Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tin thứ Năm, 31-01-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-  Trung Quốc tiếp tục xấm lấn lãnh thổ Việt Nam (Blog 24/7-DT). “Việt Nam có sức mạnh của sự thật lịch sử, … đặc biệt là sức mạnh của lòng yêu nước trong toàn dân.” Trong các “sức mạnh” mà tác giả bài này nêu, thiếu một thứ rất quan trọng, đó là “sức mạnh” của đảng, nhà nước. Không biết cái “thiếu” đó có nằm trong chủ kiến và chủ đích của người viết?
7<- Xuân biển đảo ở đường hoa, đường sách (LĐ). - Đón xuân trên đảo (TN). - “Soi” máy bay tuần tra biển mới sắp trang bị cho VN (KT). - Tổ quốc với Hoàng Sa – Trường Sa trong thế cờ độc đáo (Nguyễn Duy Xuân). – Thơ Nguyễn Hàm Thuận Bắc: Xuân đang về Trường Sa Uyên ơi! (Nguyễn Tường Thụy). “Ngày nào giặc Tàu/ Cũng ngang ngược vào ra/ Nên trước mũi tàu của các anh/ Luôn luôn dương súng ngắm/ Nhưng đã có lệnh trên về/ ‘Không được bắn!’…
- Philippines quyết định đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế (RFA). “… dù Trung Quốc có quyết định tham gia hay không thì tòa trọng tài cũng có thể thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho Philippines thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ biển Đông”.
- Manila thông báo mua chiến đấu cơ của Hàn Quốc (RFI). – Philippines tậu 12 chiến đấu cơ mới (VNE). – Thế giới 24h: Philippines bất ngờ mua phi cơ (VNN). - Philippines bất ngờ mua thêm chiến đấu cơ (PT).  - Chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á (SGTT).
- Âm mưu hợp thức hoá đường lưỡi bò tiếp tục bị lật tẩy (Diễn Đàn). – Ông Tập Cận Bình nói về chủ quyền (TN). “Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh sẽ ‘không thỏa hiệp về chủ quyền’.”  - UNCLOS và thái độ hai mặt của Trung Quốc (PLTP). - Trung Quốc dọa Mỹ, răn đe láng giềng? (KT). - “Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng đầu, xung đột ở Biển Đông khó tránh!” (GDVN).
Trung Quốc tập trận ở Thái Bình Dương (PLTP). - Trung Quốc chuẩn bị tập trận ở Thái Bình Dương (PT). - “Vạch mặt” hạm đội tàu ngầm TQ ở biển Đông (KT). - Trung Quốc chuẩn bị tập trận ở Thái Bình Dương (VOA).  - Trung Quốc cho 3 hạm đội tập trận đối đầu (VnMedia). - 3 tàu chiến HĐ Bắc Hải kéo ra Tây Thái Bình Dương, vừa đi vừa nhả đạn (GDVN). - Ba chiến hạm mạnh nhất Trung Quốc sẽ tuần tra Biển Đông (PN Today). - Mỹ, Trung hướng về Thái Bình Dương (VOA). – Tranh chấp Biển Đông khiến Mỹ gặp thách thức (VNN).
Nhật lập thêm nhiều tầng bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư (TT). - Tàu Trung Quốc lại “tuần tra” Senkaku/Điếu Ngư (ANTĐ). - Trung Quốc đang run sợ khi Nhật quyết sửa Hiến pháp, xây quân đội?(GDVN). - Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1] (ĐCV). Sử Nhật Bản: Nhật bại trong chiến tranh nhưng thắng trong hòa bình. Lê Duẩn: Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng. Đỗ Mười: Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới. Lê Khả Phiêu: Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công.
Mỹ sẽ trực tiếp đối kháng quân sự TQ ở Biển Đông? (KT). - Đoàn Hưng Quốc: Mỹ dọn cỗ mời Tàu xơi (ĐCV). - Nga sẵn sàng tìm giải pháp cho tranh chấp với Nhật (TTXVN).
- Lễ tân quốc gia có chuyện đấy (Nguyễn Vĩnh).
2- NHỮNG CHI TIẾT HÉ MỞ ĐẦU TIÊN CỦA VỤ LÊ ANH HÙNG (Bùi Hằng). – M Lê Anh Hùng yêu cu tr con bà v ăn Tết (BoxitVN/ FB Bùi Hằng).
- Các tổ chức nhân quyền kêu gọi phóng thích blogger Lê Anh Hùng (VOA). Thực tế trước nay cho thấy Việt Nam thường dùng trại tâm thần làm nơi giam giữ những ai lên tiếng chống đối hay chỉ trích nhà nước”.
- Bắc Phong – Câu chuyện bệnh tâm thần (Dân Luận). “Bẩy mươi đơn tố cáo tham nhũng/ tay blogger này thật to gan/ chẳng lẽ hắn điếc không sợ súng/ thách thức cả guồng máy đảng đoàn/ dám vạch mặt cán bộ nhà nước/ tham nhũng đủ các cấp thành phần/ không sợ nguy hiểm đến tính mạng/ kẻ ươn hèn thì bảo hắn hâm/ thêm nữa hắn còn chống Trung Quốc/ đang hung hăng lấn chiếm biển Đông…
- Thông tin về tình trạng biệt giam anh Trần Huỳnh Duy Thức (DLB).
- Trại Bố Lá: Quản giáo lạm quyền, xúc phạm blogger Tạ Phong Tần (Chuacuuthe).
- Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân (VOA). – Việt Nam trả tự do và trục xuất TS Nguyễn Quốc Quân (RFA). – Nguyễn Quốc Quân ‘không nhận tội’ (BBC). – VN ‘khá lúng túng’ vì ông Quân (BBC). – Vợ ông Nguyễn Quốc Quân vui mừng (BBC). “Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó”.
- Câu nói đầy khí khái của bà Trần Thị Hài: 9 tháng tù như một giấc ngủ trưa (DLB).
- Nhiều ca sĩ có thể bị cấm diễn ở VN (BBC). “Ông Võ Trọng Nam khẳng định đề nghị này xuất phát từ việc các ca sỹ hải ngoại đã tham gia vào chương trình của đĩa Asia 71 mới, ‘có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam’.”UBND TP.HCM quyết trả thù các nghệ sỹ tham gia DVD Asia 71 (DLB). - Nhiều nghệ sĩ hải ngoại có thể bị cấm diễn (PLTP).
- Hát như thế này sao gọi là “xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam”? “Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên. Đừng thờ ơ, đừng làm ngơ, triệu con tim cùng bước tới. Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng”.  – TP.HCM từ chối cấp phép biểu diễn cho nhiều nghệ sĩ hải ngoại (Sống mới). Có rất nhiều người Việt hải ngoại “nói xấu” VN như các nghệ sĩ này, lãnh đạo VN nên cấm tất cả những người này về nước, để xem ở hải ngoại có bao nhiêu Việt kiều yêu đảng?
- Thổn thức cho Việt Nam – Đoàn Văn Toại (NQ&TD). – Mời xem lại: Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn (Trần Trung Đạo).
282. Việt Nam! Việt Nam! : Phim của John Ford (Việt sử ký). Phim vừa được Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam dịch và tạo phụ đề tiếng Việt.
- HẬU HỌA CÚ MẮC LỪA CON SỐ 13 (Bùi Văn Bồng). – “Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử” (BS. “… gần 40 năm sau khi đất nước thống nhất, những người lãnh đạo Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay ‘Bên Thắng Cuộc’ theo cách gọi của nhà báo Huy Đức, vẫn không đếm xỉa gì tới những bài học lịch sử vì tin là ‘đã đánh thắng Mỹ thì chuyện gì cũng làm được’. Chưa kể do thiếu kiến thức mà lại không chiụ nghe trí thức, chỉ thực thi một số giáo điều, họ trở thành thiển cận trước những xu hướng và tương quan chính trị, kinh tế toàn cầu. Hậu quả là đất nước không hoàn toàn độc lập và toàn vẹn về chủ quyền, nhân dân thì bị tước đoạt các quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài 1: Thời cơ chiến lược (PLTP).
- CHỈ SỐ TỰ DO BÁO CHÍ THẾ GIỚI 2013 – CHÂU Á TBD: VIỆT NAM KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CẢI THIỆN (RSF/ Defend the Defenders). – Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới (VOA). - Theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, VN ‘không có tự do báo chí’  (BBC). “Bắc Hàn (đứng thứ 178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168) cũng bị đặt ở cuối bảng xếp hạng vì họ ‘từ chối không cho phép công dân của mình quyền tự do được thông tin’.” - Xem danh sách đầy đủ:  2013 WORLD PRESS FREEDOM INDEX: DASHED HOPES AFTER SPRING (RSF). - Miến Điện được khen có tiến bộ về tự do báo chí (RFI). – Miến Ðiện: Ðiểm sáng ở Châu Á khi nói tới tự do báo chí (VOA).
- Báo chí nước ngoài là cầu nối Việt Nam và thế giới (TTXVN). “Bà Nguyễn Phương Nga cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới các cơ quan báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới, đem đến cho nhân dân thế giới những thông tin toàn diện, chân thực và khách quan về Việt Nam”. Nghe bà Nga nói, nhớ tới Nguyễn Khải: CÁI TÔI THẬT: CẢ ĐỜI NÓI DỐI (TNM).
HAI NHÀ BÁO TIẾP TỤC TỐ CÁO TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐINH ĐỨC LẬP (Tễu).
- Thư góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp của GS Đàm Thanh Sơn bị vứt bỏ (Wikispaces). “Thư dưới đây đã được chuyển đến trang ‘Dự thảo online’ (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013. Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” (xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời.  Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây”. – Giáo sư bị bịt miệng (Đông A).
- Phỏng vấn cô Hoàng Lan, đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam: Đảng Dân chủ Việt Nam trao đổi về sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam (Chuacuuthe).
- Hội đồng Hiến pháp: Dè dặt chứa đựng rủi ro (TVN). “…Dự thảo lại đưa ra một cơ chế ‘kiến nghị, yêu cầu, tham vấn’ hay có thể gọi là cơ chế phản biện sau. Cơ chế này không có khả năng vô hiệu hoá, dừng hiệu lực thi hành một hành vi vi hiến”. - Góp ý về Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TTXVN).  “Tại Sơn la, các đại biểu tham dự Hội nghị đều thống nhất chủ trương sửa đổi HIẾP PHÁP 1992 của Quốc hội“. Độc giả Đăng Quang bình: “Hay! Diễn biến hoà bình lan sang TTXVN rồi! Nếu vậy, sửa thành cưỡng pháp có được không nhể?
Chức sắc tôn giáo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (PLTP). - Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp (VNN). “Linh mục Phạm Thanh Liêm – Giáo tỉnh Dòng Tên đề nghị thêm nội dung ‘Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân’ vào điều khoản này”.  - Mời xem lại bài của LS Lê Trần Luật: Thế nào là trưng cầu dân ý? (Talawas/ TCPT).
- Nguyễn Trung: Hoang tưởng và hiện thực (TĐM). “… níu chặt lấy quá khứ vinh quang đang bị chính tha hóa hiện nay của Đảng làm cho phai mờ ấy bây giờ là lẽ sống của Đảng, trở thành cuộc chiến đấu đích thực của Đảng. Làm như thế, ĐCSVN khác nào lấy cái cùm đang giam hãm chính mình cùm luôn cả đất nước – nhân danh độc lập dân tộc gắn với CNXH và phải giữ vững định nhướng XHCN”.  - Bài của ông Tổng thư ký “Hội đồng Lú Lẫn”: Đảng kết tinh những tinh túy, tốt đẹp nhất của nhân dân (QĐND). Nhiều “tinh” quá, nên nó … linh tinh. Phát kinh!
- Tiến Sĩ Trần Nhơn – Nghĩ về Quốc hội, Đảng và… thời cuộc (Dân luận). “Sự thật – là những điều gian dối/ Được lặp đi lặp lại, quen dần?!/ ‘Quốc hội’ – từ lâu thành ‘Đảng hội’,/ Vẫn tưởng là Nghị viện nhân dân!?
6<- Thơ: CHÉM GIÓ (Bùi Văn Bồng). “Cái mỏ nhọn đười ươi chí choét/ Hàm răng quen đục khoét của công/ Trả lời chất vấn lòng vòng/ Sai lầm, khuyết điểm như không có gì …”
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A về kinh tế VN: ‘Sai lầm vì học mót’ (BBC). – Khu vực Nhà nước, “khối u ung thư” của một nền kinh tế kiệt quệ (RFI). TS Nguyễn Quang A: “khu vực Nhà nước là một sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế tồi tệ đến thế.” - Kinh tế nhà nước ‘chiều quá, sinh hư’ (BBC). “Chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra đường lối kinh tế là đường lối không đúng, phải sửa đi, thì chừng ấy cải tổ sẽ rất nhanh chóng”.
Khi thấy vấn đề gì sai, cần phải sửa, trước hết phải tìm nguyên nhân vì sao nó sai thì mới sửa tận gốc được, còn chưa biết nguyên nhân vì sao nó sai mà cứ hăm hở đi sửa thì chẳng khác nào “sai đâu sửa đó, mà sửa đâu sai đó”. Bị ung thư mà cho uống Tylenol hay Aspirin thì làm sao chữa hết ung thư cho được? Nhiều sai lầm vĩ mô, đã đưa đất nước tới thảm cảnh như hiện nay, ai cũng biết biết đó là do “lỗi hệ thống”, không sửa cái hệ thống mà cứ sửa con người, cũng như cái máy (machine) hư thì sẽ cho ra các sản phẩm hư (wrong products), không chịu sửa cái máy mà cứ đổi nguyên liệu (raw material) thì làm cho ra sản phẩm bình thường được?
- Những con chuột (Đào Tuấn). “Tin chót, cũng trong ngày những dòng tin con tàu “hàng ngàn tấn” bị bỏ hoang, bị trôi nổi trên biển, cũng có những dòng tin khác về một ‘doanh nghiệp’ ở Hải phòng vừa bỏ ra 14 tỷ đồng để nhập một con tàu đồng nát 6.606 tấn quốc tịch Mông Cổ về ‘xẻ thịt bán sắt vụn’. Tại sao phải bỏ ngót triệu đô để nhập về những con tàu đồng nát, trong khi vẫn để những con tàu có chủ, chở theo 2.200 tấn hàng hóa khác trôi dạt trên biển?
Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu (TP). Tham nhũng cũng ở đây!
- CHÉM VỚI BA THÁNH (Phọt Phẹt). – Trường ca cá nước lợ (Phước Béo/ DG).
- Bắt thêm thượng sỹ Công an “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn (VNN).  - Bắt thiếu úy công an liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (TN).
Thượng sĩ dâm ô trẻ em có “rối loạn trong ưa chuộng tình dục” (DV).
Thất thoát trăm tỷ, giám đốc quỹ tín dụng bị bắt (DV). - Cán bộ nhận hối lộ, tiếp tay cho lâm tặc (DV).
1
- “Thợ gắn huân huy chương” khuyên Tránh bệnh thành tích khi tuyên truyền người tốt việc tốt (VNN). “Bà Nguyễn Thị Doan lưu ý các báo đài tiếp tục thông tin, giới thiệu về những con người bình dị, thầm lặng làm những công việc khiêm tốn nhưng đem lại cho xã hội, cuộc sống những giá trị tốt đẹp”. Hoan hô bà Doan, bà muốn nói tới các blogger, những nhà báo công dân, là những người thầm lặng, làm những việc mang lại lợi ích thật sự cho dân chúng? =>
- Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng): Xin bảo lãnh cho anh em ông Vươn tại ngoại trong dịp tết (LĐ).
Người Việt bây giờ còn yêu nước như xưa? (KT).
- Tội làm hư dân (Vương Trí Nhàn). “Đọc kỹ các bài viết liên quan thì thấy trước khi dân hư, có chuyện ông phó chủ tịch huyện phá rừng. Người dân chung quanh thấy ông cán bộ to hành xử như trên (chặt tràm đào ao làm thành lãnh địa riêng ), bảo nhau ùa vào làm bậy. Đây cũng là diễn biến thấy ở nhiều nơi khác.”.
- Sao lắm quan thế? (NLĐ). Lắm quan nhưng không phải để phục vụ dân: Đóng cửa UBND để cán bộ đi ăn giỗ (Sống mới). - Nghệ An: 3 “sếp” chỉ đạo… 1 nhân viên (DT). - Lạm phát “quan” (TN). - May thiệt (PLTP). - Khi “đầy tớ” lười biếng (PLTP). - “Tôi tin chạy công chức 100 triệu là có thật, thậm chí còn nhiều hơn” (GDVN).
Chính phủ thảo luận về 7 dự án luật, pháp lệnh (TN).
- Vì sao người Việt mang tiền ra nước ngoài chữa bệnh? (Kiến thức).
- Đằng sau vụ Nhật Bản bắt Việt Nam đền 200 tỉ (Cầu Nhật Tân).
- Nhật giúp Việt Nam đào tạo công chức (VNN).
- Hoan hô Thanh niên: Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm tụ tập. Một tin ngắn nhưng chắc sẽ làm ông thủ tướng của VN nếu đọc có khi phải giật mình. Cái luật Biểu tình mà ông đề nghị với Quốc hội, nghe rất hút hồn cử tri, nay tới đâu rồi? Lại thêm cái dự thảo nghị định “cấm tụ tập đông người” ông giao các cơ quan soạn thảo (trong khi chưa có luật), thay cho nghị định cũ giờ ở đâu?
MƯỜI VẤN ĐỀ OBAMA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT NGAY BÂY GIỜ – 10 PROBLEMS OBAMA COULD SOLVE RIGHT NOW (Góc sân).
- Quốc hội TQ hứa hẹn không hoang phí (BBC). – Tòa án Bắc Kinh từ chối phúc thẩm bản án cải tạo lao động (ĐKN). – Đàn em thân tín của cựu Trùm An ninh Trung Quốc bị điều tra  (ĐKN).
Triều Tiên dọa trả đũa bằng cuộc chiến “tàn khốc” (LĐ). - Ông Kim Jong Un chỉ thị toàn bộ quân đội sẵn sàng (TTXVN). - Triều Tiên quyết liệt đối đầu các cường quốc (VnMedia).
- Huỳnh Văn Úc: Bán linh hồn cho quỹ dữ (Nguyễn Tường Thụy).
KINH TẾ
- Hy vọng Kinh tế có dấu hiệu triển vọng vào nửa sau của năm để khỏi tuyệt vọng (TTXVN). - Hai “điểm nghẽn” vẫn chưa thông! (ĐTCK). - Bắt đầu cộng hưởng! (Vietstock).
Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (VnEco).
Trách nhiệm kìm lạm phát không chỉ của NHNN (PLTP). - Không dễ kiềm chế lạm phát dưới 6% (TN).   - Lạm phát có thể lên 10% (NLĐ). - Phình nợ xấu, ngân hàng giảm lãi (TP).

3
<- Bầm dập Sacombank: Hết thâu tóm bị sáp nhập (VEF).  – Công bố tình hình quản trị tại 2 ngân hàng sắp sáp nhập (NLĐ). - Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn (TTXVN/ Gafin). - Doanh số liên ngân hàng tăng hơn 14% (Gafin). - Tăng trưởng tín dụng năm 2013: Nhìn từ bức tranh năm 2012 (TBNH/ Gafin). - ‘Ngân hàng còn rầy rà, người dân còn tiêu tiền mặt’ (VNE).  - Xót ruột phí rút tiền kiều hối (TN).
Không thể để người dân gánh sự yếu kém của ngân hàng (ĐV).
Xây dựng Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN (TTXVN). - Xác định lại chủ sở hữu DN nhà nước (PLTP).
- Lệ phí văn minh và cuộc giải cứu ông bụt (PN Today).
Ngư dân thành thị đói vốn (PLTP).
Hợp nhất sở giao dịch chứng khoán: Những phác họa ban đầu (VnEco).
‘Đại gia’ nhà đất xoay xở tự cứu mình (PT).
Các hãng bay Việt lao đao (TP).
Hỗ trợ lao động bị nợ lương: Loay hoay và bế tắc (LĐ).
Nhà nhập khẩu Mỹ phản bác vụ kiện chống trợ cấp tôm (PLTP).
Hàng trăm nghìn tấn đường tồn kho: Doanh nghiệp lỡ nhịp vì… chờ (LĐ).
Tàu hoang nghìn tấn được bảo hiểm hàng chục tỷ đồng (VNE).
- Hà Nội ký kết với 16 tỉnh về cung cấp rau, thịt sạch: Mở lối vào thị trường 10 triệu dân (DV).
Hàng nhái áp sát thủ đô (TN). - Bánh mứt Tết: Hàng dỏm ngập chợ (NLĐ).
- Bộ Xây dựng đính chính số liệu doanh nghiệp BĐS có lãi (Sống mới).
- Bất động sản Mỹ – Việt: Đồng pha, không đồng cảm (Sống mới).
- Kinh tế Mỹ bị co cụm trong 3 tháng cuối năm 2012 (VOA).
- Apple và Google bị xóa tên khỏi danh sách 20 công ty đáng tin cậy nhất (Sống mới).
VĂN HÓA-THỂ THAO
281. MỘT VÀI SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ NGÔ SĨ LIÊN (Hà Văn Tấn/ VSK).
Phê duyệt phương án phân chia hiện vật trên tàu đắm (TN).
- Giải thưởng Hội Nhà văn 2012: Chưa nhận được văn bản từ chối của 2 nhà văn (TN). - GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN 212: ĐÁNH MẤT NIỀM TIN (VC+/KTĐT). - NHÀ LLPB VĂN CHINH ĐÒI “ĐẢ” BÁO VIẾT, BÁO ĐIỆN TỬ VÀ BLOG VÌ DÁM CHÊ BAI GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 (VC+/HNV).
- VĂN HÓA NƯỚC NHÀ NỢ ĐỌNG – NỢ XẤU MỘT HỘI NHÀ VĂN ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Hưng Quốc: Cái chết của một người nghệ sĩ (VOA’s blog). – Phạm Phú Minh – Tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy  –   Trần Mộng Tú – Lời Cám Ơn Nhạc sĩ Phạm Duy   –   Hạ Long Bụt sĩ – CUNG BẬC PHẠM DUY   –   PHẠM XUÂN ÐÀI – CÁI CHẾT TRONG CA KHÚC PHẠM DUY (DĐTK).  – Phạm Duy nói về âm nhạc Việt Nam ngày ấy, bây giờ… (Đoan Trang). – Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành (BBC). – Phạm Duy qua con mắt Nguyễn Đắc Xuân (BBC). – NS Phạm Duy ở VN ‘sướng hơn ở Mỹ’ (BBC).
4
- Nguyễn Hưng Quốc: Ca khúc và thơ (VOA’s blog). “Nhìn từ góc độ thơ, tức chỉ nhìn từ góc độ ngôn ngữ sau khi tước bỏ đi các giai điệu, phần lớn các ca từ Việt Nam đều bị hai khuyết điểm trầm trọng: sáo và cũ”. 
Chấn chỉnh lệch lạc lễ hội truyền thống (SGGP). - Lễ hội đền Trần: ấn sẽ nhiều hơn (TT). - Nhập nhèm ấn đền Trần (TN). - Họp báo Lễ hội đền Trần năm 2013 (VOV). - Ấn đền Trần được phát giờ nào, ở đâu? (TP). Cảnh trộm đồ thờ tại Lễ khai ấn năm 2012 -> 
- Thôi năm nay ăn Tết Sài Gòn (TVN).
- Chuyện chưa từng biết về người hai lần gặp… ‘rồng’ (TVN).
- Hội Tâm Linh Học, thế giới của sự huyền bí? (Người Việt).
- Chữ viết thời Hùng Vương  –   Chữ Cổ VIỆT tại Quảng Tây (Bagan). – Mời xem lại: Nguồn gốc Dân Tộc Việt.
- Gái ngoan Lã Thanh Huyền và 384 “Cục đá” (Đào Tuấn).
- AI ĐI TÂY NGUYÊN GỌI MÌNH NHÉ (Thùy Linh). – TẾT SẮP ĐẾN RỒI, CON NHÉ! (Mai Thanh Hải).
- Một thực tại khác đằng sau các bức họa “thật” như ảnh chụp (Sống mới).
- Công binh: phim về lính thợ Việt Nam công chiếu tại Pháp (RFI). “Nếu như tại Pháp họ bị xem là kẻ tiện dân, thì ngay trên chính quê hương máu mủ, một khi hồi hương trong giai đoạn 1949-1952, họ lại bị đối xử như là những tên phản quốc”.
Thành Lộc: Kịch Bắc ngủ quên quá lâu (TP).
Nghệ sĩ và cái phông học thức (PT). - Bài hát yêu thích 2013 – Thay đổi để chặn khán giả ảo (SGGP).
“Ở hai đầu nỗi nhớ” được mua với giá 300 triệu đồng (LĐ).
Anh hùng Hồ Giáo – Kỳ 4: Ba Vì xanh thẳm (TN).
Khổ vì quy định lỗi thời – Kỳ 3: Ăn bánh mì… để thi đấu thể thao (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
340 tỷ đồng xây dựng xã hội học tập (PT). Tốn tiền cho những trò vá víu nhăng nhít!  - Những quyết sách thiếu thuyết phục – Kỳ 3: Nền giáo dục nặng về ứng thí (TN).
- Có 2114 học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2013 (GD&TĐ).  –  Tỉnh nào nhiều học sinh giỏi nhất nước năm 2013? (VTC). – Hà Nội nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2013 (GDVN). - GS Harold Kroto – Nobel Hóa học: Đừng tạo áp lực giải thưởng lên học sinh (TP). - Sôi động cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học (GD&TĐ).
Liên thông đi học… như không (TP). - Nhiều điểm mới trong tuyển sinh ngành công an (TT).
Làm sách mà không có tổng chỉ huy! (TN/ GDVN).
- NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 9) (Nhật Tuấn). - Thưởng tết giáo viên, nơi cao nơi thấp (TN). - Nỗi niềm thưởng Tết giáo viên vùng cao (DT).
- Kỷ luật học sinh, mỗi nơi mỗi kiểu (GDVN).
- Còn với thầy thì sao? Lập facebook bêu xấu thầy vào nhà nghỉ với trò (NLĐ). Và thầy Văn Như Cương sẽ càng tăng cường cấm học sinh Lương Thế Vinh dùng FB?
9<- Nhịn đói đến trường (TN).
Nhà Nobel dựng cột mốc cho khoa học Nano nói gì tại Việt Nam? (GDVN). - Cần những hệ thống giáo dục tách biệt với giáo điều (TN).
Người nông dân tạo ra cây ngũ quả (SGTT).
Giáo dục 24 giờ qua: Nữ phi công và robot chơi cờ tướng (GDVN).
- Những loài cây hấp thu khí độc trong nhà (DV).
- Tiền lẻ dưới 2.000 đồng có tỷ lệ nhiễm khuẩn 100% (DV).
- Lao kháng thuốc : Tìm hiểu căn bệnh và cách trị liệu (RFI).
- Dịch sốt xuất huyết lây lan rất nhanh (RFA). Sốt xuất huyết truyền qua muỗi nhưng không phải cùng loại muỗi truyền sốt rét. Nó chủ yếu đốt vào ban ngày và có khả năng thích ứng rất cao với môi trường sống đô thị. Vì thế sốt xuất huyết chủ yếu là căn bệnh của thành phố…”
- Nam Hàn phóng vệ tinh thành công (BBC). – Hàn Quốc đặt thành công vệ tinh lên quỹ đạo (RFI). – Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh lần đầu tiên (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị (Chicago Tribune/ TCPT). “Ngay cả bây giờ, khi Việt Nam nhanh chóng hiện đại hóa và từng bước trưởng thành, nếu các chú chó đi lang thang quá xa khu nhà thì ai đó sẽ túm lấy chúng và tức khắc sau đó sẽ trở thành các món ăn tối”. Đọc xong bài này chỉ có thể nói: Đất lành chim đậu, đất không lành tất cả đều… lên bàn nhậu!
5- Hỗ trợ tiền mặt gia đình sinh con gái: mất công bằng? (Kiến thức). “Sai đâu sửa đó, mà sửa đâu sai đó”.
Mười năm chưa xong một bệnh viện (TP).
THỦ TƯỚNG ƠI! ĐỪNG ĐỂ CHÚNG NÓ CỞI TRUỒNG… (Mai Thanh Hải). = >
Nhật ký từ thiện: Mang hơi ấm cuối năm đến cuối trời Tây Bắc… (GDVN).
- Những đứa trẻ bị bóc lột dã man ở Sài Gòn (VNN/ DT). Ở xứ mình có quá nhiều tổ chức chăm sóc các em như: Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em;  Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em; Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục & Chăm sóc Trẻ em… nên mới ra nông nổi này. - Gần 134 triệu đồng đến với em bé có ước mơ được “cắt lưỡi” (DT).
Cách phân biệt gà sạch và gà thải loại (LĐ). – Sơn Tây (Hà Nội): Gà Mía “dài cổ” đợi… bảo tồn (DV).
Tiếp tục kiểm tra Nitrit trong ngô (TN).
- Bữa tất niên và đêm định mệnh của Giám đốc doanh nghiệp chè Tân Cương (GDVN).  – Vụ đại gia chè bị sát hại: Nạn nhân từng quý mến hung thủ (DV). - Tổng giám đốc Procimex đột tử trong lúc tắm biển để lại món nợ hàng chục tỷ (DV). - Bi kịch hai vợ chồng bị tạt axit giữa đường (VNE).
Miệt mài lo tiền tết (LĐ). - Hành khách kêu trời vì giá vé xe khách tăng vọt (LĐ).
- Ngăn chặn khai thác than trái phép trong dịp Tết Nguyên đán: Cấp phường phải chịu trước tiên (LĐ).
- “Săn” gà Sách đỏ “độc nhất” Việt Nam (DT).
- Bán ‘vốn tự có’ đâu phải một nghề! (TVN).
- Sản phụ Á Châu sang Los Angeles sinh con, kiếm quốc tịch Mỹ (Người Việt).
- DMV Florida hủy lệnh treo bằng lái ông chồng lấy họ Việt của vợ (Người Việt).
- Sang Phnom Penh dự tiệc vô ngôn (TT/ Trương Duy Nhất).
- Choáng với cảnh “đu tàu” ở Ấn Độ (VNN).
- TQ: Rải hàng chục triệu ở ga tàu vì… quá căng thẳng  (SCMP/ VTC/ DT).
- Không khí Bắc Kinh ô nhiễm : chính quyền khuyên dân đừng ra ngoài (RFI). - Trung Quốc trên bờ vực thảm họa sinh thái (KT).
- Video: Tòa nhà bị “nuốt chửng” trong “hố địa ngục” khổng lồ ở Trung Quốc (GD&TĐ).
QUỐC TẾ
- Đặc sứ Liên Hiệp Quốc cảnh báo Syria đang tan vỡ (VOA). - Mỹ, Qatar “mưu tính giá họa cho chính quyền Syria” (TN). - Ông Ban Ki-moon kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Syria (VOV). - 12 chiến đấu cơ Israel bất ngờ không kích Syria (GDVN).
- Binh sĩ tiến vào cứ địa chót của phiến quân Mali (VOA). – Thực phẩm, xăng dầu bắt đầu khan hiếm tại miền bắc Mali (VOA). - Pháp cam kết sớm rút khỏi Mali (VOV). - Cameroon hoan nghênh chiến dịch quân sự của Pháp tại Mali (VOV).
- Thượng viện Mỹ phê chuẩn bổ nhiệm John Kerry làm Ngoại trưởng (RFI). – Thượng viện chuẩn nhận ông John Kerry làm Bộ trưởng Ngoại giao (VOA). – Tổng thống Obama công bố mục tiêu cải tổ di trú (VOA). – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chúc mừng ông John Kerry (TTXVN). Còn một số bà con hải ngoại không hứng thú gì với việc John Kerry lên làm ngoại trưởng Mỹ do ông thân với chính phủ CSVN, họ gọi ông là “thằng mặt ngựa”.
- Nga đình chỉ hợp tác với Mỹ trong việc chống buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức (RFI). – Nga rút khỏi hiệp định hợp tác chống ma túy với Mỹ (VOA).
9- Quân đội Ai Cập được trao quyền hạn rộng rãi để vãn hồi trật tự (RFI). – Tổng thống Ai Cập rút ngắn chuyến công du Châu Âu (VOA). - Thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống Ai Cập đối thoại dân tộc (VOV).
<- Báo cáo: Mùa Xuân Ả Rập không giúp cải thiện tự do báo chí (VOA).
- Fukushima : Nhật Bản tăng tốc tháo gỡ 4 lò phản ứng hạt nhân (RFI). – Các nữ võ sĩ nhu đạo Nhật Bản tố cáo bị huấn luyện viên đánh đập (RFI).
- Tuyên bố “sốc” của Berlusconi về nhà độc tài Mussolini (RFI). “Mussolini đã phải áp dụng luật kỳ thị … vì bị sức ép của Đức …. Chứ thực ra thì chế độ Mussolini cũng đã làm nhiều điều hữu ích cho nước Ý”.
- Giới chức Mỹ chỉ trích cảnh tra tấn trong bộ phim về bin Laden (VOA). – Binh sĩ Mỹ được ghép 2 cánh tay mới nói ‘thật là kỳ diệu’ (VOA).
- Hải quân Thái đẩy ngược ra biển 200 thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện (RFI).
- Khai mạc Diễn đàn Hỗ trợ và Phát triển Quốc tế Châu Á TBD (RFA).
- Tỷ phú Nam Phi dành một nửa tài sản đề làm từ thiện (VOA).
- Tòa Hà Lan bác khiếu kiện của nông dân Nigeria chống hãng Shell (VOA).
* VTV1: Chào buổi sáng – 30/01/2013.  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 30/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 30/01/2013; + 360 độ thể thao – 30/01/2013; + Nhip đập 360 độ Thể thao – 30/01/2013; + Thể thao 24/7 – 30/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 30/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 30/01/2013; + Thế giới góc nhìn – 29/01/2013; + Thời sự 12h – 30/01/2013.

Danlambao 31/1/2013

Mẹ Lê Anh Hùng viết đơn yêu cầu trả con

Bùi Thị Minh Hằng - Đơn đây! Mẹ Lê Anh Hùng yêu cầu trả con bà về ăn Tết nhá! Giờ muốn “đánh võng, đùn đẩy” gì nữa không? Cứ tiếp tục đi những kẻ Tà quyền. Các người hãy biết lấy khăn sạch mà chùi mặt chứ đừng cố làm những trò hạ tiện – dơ bẩn nữa. HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ VỚI MẸ! HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ CÙNG GIA ĐÌNH BẠN BÈ!

Hiệp định Paris: Cú lừa có thưởng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Ông Alfred Nobel ở bên kia thế giới có động… (não) mả gì không, khi nhìn hai tên đại bịp Kissinger và Thọ được hậu duệ Na Uy của ông trao cho cái giải thưởng Nobel Hòa Bình, tiếng Việt trong sáng gọi là “giải thưởng Con Cu”?

UBND TP.HCM quyết trả thù các nghệ sỹ tham gia DVD Asia 71 

CTV Danlambao – Bất chấp lệnh cấm của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM, bộ đĩa Asia ’32 năm kỷ niệm’ với ca khúc ‘Triệu con tim’ của nhạc sỹ Trúc Hồ vẫn tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Bất lực trước sự lan tỏa của DVD Asia thứ 71, UBND TP.HCM đã có những động thái nhằm trả thù vặt đối với những nghệ sỹ đã tham gia góp mặt trong chương trình ca nhạc này.

Thiếu tướng côn an Lê Văn Cương và vũ điệu Thành Đô

CTV Danlambao - Vũ rằng: “Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, rồi sau đó là kháng chiến trường kỳ chống Mỹ đến năm 1975, chúng ta được Đảng và nhân dân Trung Quốc ủng hộ rất tuyệt vời, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, an ninh, văn hóa… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ân tình này…” Và múa rằng: “có 2 điều chúng ta luôn nói công khai: thứ nhất, Việt Nam không bao giờ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc. Và thứ hai, Việt Nam không kéo bè kéo cánh, liên kết với bất kỳ quốc gia nào để chống Trung Quốc.”

CHXHCNVN “độc lập tự do hạnh phúc”!

Biếm họa Babui (Danlambao)

Thư ngỏ hợp tác kinh doanh: Nói không với sản phẩm độc hại Trung Quốc

Mọi người thân mến,
Chúng ta không cực đoan đến độ cho rằng tất cả các mặt hàng Tàu là độc hại, nhưng với cơ chế kiểm soát chất lượng lỏng lẻo và yếu kém như hiện nay thì khó mà đánh giá đâu là hàng độc hại và đâu là hàng đủ tiêu chuẩn. Mỗi sản phẩm hàng Tàu đều chứa đựng một mối nguy hiểm cho chính sức khỏe của bản thân chúng ta và những người xung quanh mình.
Và, thực tế là chúng ta không thể tẩy chay hàng độc hại Trung Quốc chỉ bằng lời nói, bằng sự bất mãn. Phải bắt đầu bằng chính hành động của mỗi người. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau xây dựng một giải pháp, và giải pháp đó phải có sự phối hợp giữa người bán và người mua.

Nhà văn Hoàng Tiến đã qua đời

Danlambao – Nhà văn Hoàng Tiến đã từ trần vào lúc 0 giờ 50 phút ngày 28/1/2013 tại Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi. Lễ truy điệu sẽ được tổ chức vào lúc 13h, ngày 1 tháng 2 năm 2013 tại nhà tang lễ Viện 354, phố Đội Nhân, Ba đình Hà Nội. Sau đó gia đình sẽ đưa ông đi làm lễ hỏa táng.

Tưởng nhớ Nhà văn Hoàng Tiến

Như Cây Tre Việt Nam – Nhà văn Hoàng Tiến, sinh năm 1933 tại Hà Nội, sau một thời gian lâm bệnh do tai biến mạch não và suy thận, đã qua đời tại nhà riêng lúc 00:50 ngày 28 tháng Một năm 2013. Gia đình kể lại Nhà văn Hoàng Tiến đã ra đi rất chủ động và thanh thản, đúng tinh thần Phật tử.
Tang lễ Nhà văn Hoàng Tiến sẽ cử hành tại nhà tang lễ bệnh viện 354, phố Đốc Ngữ – Hà Nội, 13:00-15:00, ngày 01/02/2013. Theo di nguyện, thi hài sẽ được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ Văn Điển và tro hài sẽ táng tại nghĩa trang Yên Kỳ.

Xin giúp đỡ khẩn thiết cho dân oan ở Vườn hoa Lý Tự Trọng

Nguyễn Tường ThụyTôi xin kêu hộ bà con đang nằm vất vưởng ở Vườn hoa Lý Tự Trọng, mỗi người dân Hà Nội hãy bớt đi một chiếc bánh chưng, một chút tiền tiêu vào những điều không thiết thực, các em thiếu nhi bớt đi vài đồng tiền mừng tuổi giúp đỡ những người cùng nòi giống đang gặp khó khăn hoạn nạn, nhất là trong những ngày Tết này…

Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng ám chỉ trực tiếp “đồng chí X”?

Cầu Nhật Tân - Tân Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng: ông tưởng ông ngon lắm đấy, ông tưởng họ kính nể, họ chắp tay, họ bái phục ông á? Người ta làm sai thì từ chức, mình làm sai thì nhơn nhơn, tỉnh queo, không có vấn đề gì. Biểu anh từ chức thì ảnh không từ. Cùng lắm là rút kinh nghiệm. Không có dây gì dài hơn dây kinh nghiệm đó. Rút miết mà không bao giờ hết. Năm (5) nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng (từ thời Nguyễn Văn Linh) đến nay hô hào rất mạnh, nhưng càng hô thì càng yếu kém, hô nhiều nhưng không làm được bao nhiêu. Lần này làm (chống tham nhũng) từ trên làm xuống, bắt đầu từ Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị tới Ban Bí thư, tới từng anh Ủy viên Trung ương. Không tự phê bình nữa. Không đợi anh tự nói ra để tôi nghe. Anh không nhận á? Sẽ có người chỉ ra cho anh.

Xuân đang về trên Trường Sa, Uyên ơi

(Viết tặng Nguyễn Phương Uyên)
Uyên ơi!
Xuân Quý Tỵ đang về
Trên Trường Sa xa xôi
Những tia nắng đầu xuân
Giăng giăng tràn mặt biển
Những cánh én lượn chao
Báo hiệu mùa xuân đến
Sóng êm ru mạn tàu
Lời ước hẹn
Nơi xa

Hình như có hai Thủ tướng…

MP (Blog PhuocBeo) –  Một Thủ tướng không thấu hiểu được “nổi oan” của UBND TP Đà Nẵng, và một Thủ tướng đồng thuận với chỉ đạo của thành phố trước “nổi oan” của nhân dân, mà hình như, khiếu kiện 10 đến 20 năm không phải là con số lọt tai… nếu đặt vào những phát ngôn kiểu “đã kịp thời xử lý” ra rả hằng ngày trên các báo, đài, truyền thanh, truyền hình đại chúng của các vị quan chức…

Những đứa con lạc loài

Đỗ Trường (Danlambao) – Tôi đã quen nó vào mùa gió và tuyết, lạnh đến thấu xương của những ngày giáp tết. Đường không người qua lại, trời về đêm quán xá vắng teo. Chập chờn dưới ánh đèn đường trước quán, có bóng người như đang đổ gập xuống. Không kịp mặc áo khoác, tôi chạy bổ ra khỏi cửa. Đỡ bóng đen lạnh ngắt ấy đứng dậy, mờ mờ tôi đã nhận ra hắn còn rất trẻ và cũng da vàng mũi tẹt như mình. Tôi hỏi bằng cả hai thứ tiếng Việt- Đức, nhưng có lẽ choáng và lạnh, nên hai hàm răng như dính chặt vào nhau, nên nó chỉ lắc lắc, gật gật. Dìu vào quán, xoa cho nó một chút dầu nóng, tôi hỏi có dùng một chút cháo nóng không bằng tiếng Việt. Nó không phản ứng. Tôi tương tiếp bằng tiếng Đức, nó chợp mắt gật gật.

Câu lạc bộ bóng đá NO-U FC

Blog Thành - Câu lạc bộ bóng đá NO-U được thành lập với danh nghĩa là một câu lạc bộ bóng đá nghiệp dư, câu lạc bộ của những người cùng quan điểm phản đối đường chín đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò – đường chữ U) của nhà cầm quyền Trung Quốc vạch ra trên biển Đông hòng chiếm hơn 80% diện tích trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền hợp pháp. Vậy NO-U là không chữ U trên biển Đông. Về cụm từ FC là viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Football Club, một sự hài hước được nhiều người – nhiều hãng thông tấn nói đến là Fuck China không là chủ trương của chúng tôi…

Giấc mơ của dân đen

Dân Đen (Danlambao) – Bình sinh tôi có một thằng bạn cùng chăn trâu ở quê. Hai thằng ở gần nhà lại bằng tuổi nên chơi cũng thân. Ngặt một nỗi là cụ cố của tôi lại nói con không nên thân thiết quá với thằng đó, thằng đó là một thằng sau này sẽ làm hại nhiều người. Tôi đâu tin những lời của các cụ, các cụ chỉ hay nghi ngờ, lại cái trò nhìn “cỗ lòng” của các cụ, tôi nghĩ là thế.

Chung quanh Giáo Hoàng và Nguyễn Phú Trọng

Lĩnh Nguyên (Danlambao) – Trước hết, nhìn nào tin tức trên các hệ thống truyền thông, rõ ràng đây chỉ là một cuộc thăm viếng mang tính xã giao và không chính thức. Sự xuất hiện của ông Trọng tại Vatican đã gây sửng sốt cho dư luận. Thời điểm cuộc gặp diễn ra vào ngày Thứ Ba, nhằm vào ngày nghỉ của Đức Giáo hoàng (ĐGH) mà không phải là ngày làm việc, càng chứng tỏ đây chẳng phải là chuyến thăm chính thức. Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã có công rất lớn với đảng công sản Việt Nam trong công việc vận động để ĐGH tiếp ông Trọng vào ngày 22 tháng giêng vừa qua.

Câu chuyện 2 Bà Mẹ Việt Nam

Mỗi độ xuân về lòng Mẹ nhớ
Đứa con xưa nghe chết ở chiến trường.
Lòng thầm mong rằng con chỉ bị thương,
Sẽ có ngày con lại về với Mẹ

Dư âm và mùi vị của hiệp định Paris

Biếm họa Babui (Danlambao)

Đằng sau vụ Nhật Bản bắt Việt Nam đền 200 tỉ

Cầu Nhật Tân - Một kỹ sư làm thuê cho nhà thầu Nhật Bản tiếp chuyện: nói thật, bọn em có được vị gì đâu. Toàn đi lo cho các sếp hưởng. Bọn em làm bên dưới nhục lắm. Nhà thầu ở đâu cũng phải bỏ tiền nuôi chính quyền. Mất mấy cái cừ sắt thôi, muốn lấy lại cũng bị vòi cả trăm triệu. Muốn thằng Hà Nội (UBND TP) nó triệu tập họp các sở ban ngành giải quyết cho cái đường điện, công trình ngầm à? Chi mỗi cuộc họp không bao giờ dưới 200 triệu (chưa tính phong bì riêng cho sếp nhớn).

Chỉ số tự do báo chí thế giới 2013 – Châu Á TBD: Việt Nam không có dấu hiệu cải thiện

Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên: không có dấu hiệu cải thiện 
Vietnam Humanrights Defenders - Bắc Triều Tiên (178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168), tất cả đều bị cai trị bởi nhà nước độc tài, vẫn từ chối cung cấp cho công dân của họ quyền tự do được biết. Việc kiểm soát các tin tức và thông tin là một vấn đề sống còn của các chính phủ này, họ hoảng sợ trước triển vọng của những lời chỉ trích công khai. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, người kế vị cha của ông Kim Jong Il hôm 30 tháng 12 năm 2011, có vẻ theo cách cai trị của chính quyền quân phiệt.

Hồi Ký 25/1/2013: Ngày thăm nuôi vất vả (Phần 2)

Phần 2: “Côn đồ” quấy rối
Fabookker Đinh Nhật Uy - Được Mẹ báo tin có “kẻ ác” ngồi chờ trước nhà, tôi chuẩn bị mọi thứ để đương đầu. Xong, nghĩ lại, có gì phải dè dặt chứ, bình thường thôi.
Chở Mẹ và Chị đến trại giam xong, tôi vào quán cafe ngồi chờ. Vừa đặt lưng xuống ghế chưa kịp gọi cafe thì cái tên lẽo đẽo theo sau nãy giờ cũng vào quán. Nó ngồi bàn đối diện hơi xa xa, tay cầm điện thoại chụp hình rẹt rẹt, rồi gọi điện lén lút. Tôi ngồi đó từ 8h30 sáng đến gần 12h, nó vẫn ngồi đó chờ đợi.

Vào bệnh viện: Chờ 3 tiếng, khám …30 giây

Lê Nguyễn (TP) - Hàng nghìn bệnh nhân chầu chực nhiều giờ ở bệnh viện mới có thể diện kiến được bác sĩ. Đó là tình cảnh xảy ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến cuối ở TPHCM.

Giáo xứ Cồn Sẻ phản hồi việc đưa tin thiếu chính xác của Truyền hình Việt Nam

VRNs (29.01.2013) – Quảng Bình – Vì vậy, tôi (linh mục Hoàng Anh Ngợi) và 3.360 người dân thôn Cồn Sẻ cùng với những người tham gia trục vớt:
1. Chúng tôi phản đối cách đưa thông tin trái sự thật của Đài Truyền hình Việt Nam.
2. Chúng tôi yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam sớm cải chính thông tin.
3. Đề nghị phải có kỷ luật thích đáng với những ai nhận tin và đưa tin thiếu chuyên nghiệp. Đồng thời, rút kinh nghiệm trong các hoạt động lần sau.

Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà

Mai Xuân DũngChiến tranh dẫu chưa phai mờ trong ký ức hàng triệu người, đất nước dẫu đã im tiếng súng, im tiếng gào rú của bom đạn thì hà cớ gì lại có cái “đồn Mang Cá” ở giữa vùng đất bờ xôi ruộng mật, giữa nơi mồ mả tổ tiên của người nông dân trong cái thành phố Hà Nội vì hòa bình này?…

Giấy công nhận gia đình văn hóa

Phương Bích“Hi hi! Bà chị quày quả ra về, bảo nhất định chiều tao đem ra phường giả.Ngồi ngẫm thế này, gia đình văn hóa là viết tắt câu gia đình có văn hóa. Vậy nhà mình không có cái giấy đó, nghĩa là gia đình mình không có văn hóa!”

Xuân tủi nhục

Nàng Xuân vội vã lướt ngang qua
Không kịp dừng chân khắp mọi nhà
Bản Giốc đứng buồn biên dịch lấn
Nam Quan ngồi khóc mốc dời xa

Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông

Trọng Nghĩa (RFI) - Một phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ ghé thăm Manila vào hôm nay, 29 tháng Giêng 2013, đã bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines đưa hồ sơ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc. Quan điểm hậu thuẫn kể trên đã được các dân biểu Mỹ biểu thị nhân cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Albert del Rosario cùng với các quan chức cao cấp Philippines.

“Công án Bia Sơn” là một vụ án “tạo dựng” 

Trọng Thành (RFI) - “Những chứng cứ đưa ra để tố cáo không có sức thuyết phục. Tôi nghĩ rằng đây là một vụ giả tạo, gượng ép, mà thực tế, theo nhận xét riêng của cá nhân tôi, thì đây là một hình thức để cướp đoạt tài sản của công dân…” - nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Văn Huy.

“Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”

Blog BS
01-02-2013
GS LXK
Gần đây, có hai sự kiện khiến dư luận sôi nổi: Đó là bộ sách “Bên Thắng Cuộc” với hai tập của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin, và việc kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris 1973. Những tranh cãi quanh vấn đề “quốc-cộng”, ôn lại các sự kiện đã qua sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta rút ra được những bài học và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai của đất nước và dân tộc.
Vào năm 2005, đã từng xảy ra một cuộc tranh cãi tương tự, sau khi Giáo sư Lê Xuân Khoa (*) có bài viết về tên gọi cuộc chiến đăng trên trang web của BBC. Bài này bị Biên Tập viên Nguyễn Hòa của báo Nhân Dân phản bác rồi trở thành một cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng trên diễn đàn talawas với sự tham gia của nhiều độc giả ở trong và ngoài nước. Về sau, ông Nguyễn Hoà ngưng bút chiến, khi một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lên tiếng phản bác ông qua bài Gửi Nguyễn Hoà, người đồng đội.
Nhìn chung, gần 40 năm sau khi đất nước thống nhất, những người lãnh đạo Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay “Bên Thắng Cuộc” theo cách gọi của nhà báo Huy Đức, vẫn không đếm xỉa gì tới những bài học lịch sử vì tin là “đã đánh thắng Mỹ thì chuyện gì cũng làm được”. Chưa kể do thiếu kiến thức mà lại không chiụ nghe trí thức, chỉ thực thi một số giáo điều, họ trở thành thiển cận trước những xu hướng và tương quan chính trị, kinh tế toàn cầu. Hậu quả là đất nước không hoàn toàn độc lập và toàn vẹn về chủ quyền, nhân dân thì bị tước đoạt các quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu bên trong, tham nhũng đã trở thành quốc nạn hết thuốc chữa thì bên ngoài, sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng ngày càng rõ. Trách nhiệm đối với vận mạng của đất nước nay lại trở thành vấn đề khẩn thiết đối với trí thức và người dân Việt Nam.
Qua vài sự kiện vừa dẫn, trước nhu cầu thay đổi cơ chế và chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của đất nước, chúng tôi tin rằng, ôn lại kinh nghiệm trong bốn cuộc chiến tranh trước và sau ngày thống nhất Bắc-Nam là điều cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi quyết định giới thiệu cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, của Giáo sư Lê Xuân Khoa.
Trong “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, Giáo sư Lê Xuân Khoa giới thiệu những nghiên cứu và nhận định của ông về bốn cuộc chiến tranh liên tiếp, với những thiệt hại chưa từng có về tài sản và sinh mạng của người Việt. Ngoài ra, ông còn phân tích khá kỹ lưỡng những sai lầm về chính sách và những cơ hội mà hai chủ thể quốc gia và cộng sản cũng như các cường quốc được coi là đồng minh của mỗi bên đã bỏ lỡ. Theo ông: “Có rất nhiều bài học chính trị, quân sự và ngoại giao cần phải được tìm hiểu và rút ra những kinh nghiệm khôn ngoan để cho dân tộc có thể tồn tại và phát triển, tránh khỏi trở thành nạn nhân của những chính sách cai trị sai lầm hoặc lại trở thành công cụ của những thế lực quốc tế trong những hình thức tranh chấp nóng hay lạnh trong tương lai. Ngạn ngữ Đông, Tây đều dạy rằng trong cái rủi có cái may. Cuộc chiến thảm khốc do mâu thuẫn ý thức hệ đã khiến cho hai triệu người phải bỏ nước ra đi nhưng nay đã trở thành một nguồn tài chánh và trí tuệ quan trọng có khả năng phục hồi sinh lực của dân tộc, giúp cho đất nước sớm trở nên giàu, mạnh và có một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới”.
Chúng tôi tin rằng, “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I của Giáo sư Lê Xuân Khoa sẽ có ích cho những ai mong mỏi bảo vệ chủ quyền và xây dựng một Việt Nam, giàu, mạnh, dân chủ. Chúng tôi đã đề nghị Giáo sư Khoa tái bản cuốn sách này nhưng ông cho hay, bản CD dùng để in sách đã bị thất lạc khi ông dọn nhà từ Washington D.C đến California. Vì lợi ích chung, ông đã cho phép chúng tôi được phổ biến cuốn sách trên blog Ba Sàm. Chúng tôi đã đánh máy lại toàn bộ cuốn sách và kể từ hôm nay, sẽ bắt đầu giới thiệu “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, khoảng 600 trang, gồm 10 chương và phụ lục, của Giáo sư Lê Xuân Khoa. Mời độc giả đón đọc.
——-
(*) Vài dòng về tác giả: Trước 1975, Giáo sư Lê Xuân Khoa giảng dạy Triết học Đông phương ở Đại học Văn Khoa và là Phó Viện trưởng Đại học Saigon. Sau 1975, ông là Chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center) và Giáo sư Thỉnh giảng tại trường Cao Học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) và Viện Chính sách Đối ngoại (FPI) thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Năm 1996, Giáo sư Lê Xuân Khoa về hưu. Hiện cư ngụ tại Irvine, California. Nếu cần trao đổi thêm với tác giả về nội dung liên quan đến cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, độc giả có thể gửi email về: le.khoa@cox.net.
———
MỤC LỤC
Lời Cám ơn                                                                                                                             xv
Bảng Chữ tắt                                                                                                                        xviii
Lời Mở đầu                                                                                                                             21
Phần I             Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn                                                 31
Chương 1        Quốc Gia và Cộng Sản                                                                                   33
Các phong trào chống Pháp giành độc lập và mầm mống xung đột quốc gia-cộng sản. Nguyễn Ái Quốc với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội và OSS. Chính phủ Trần Trọng Kim và Cách mạng tháng Tám. Hồ Chí Minh, Bảo Đại và Pháp. Cuộc đối đầu giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia. Hành động bội ước của Lư Hán và Tiêu Văn và sự tan rã của phe quốc gia. Nguyên nhân thất bại của các lãnh tụ quốc gia.
Chương 2        Những Yếu T Bên Ngoài                                                                              75
Những lỗi lầm của Pháp: Charles de Gaulle và đầu óc thực dân ngoan cố của giới lãnh đạo Pháp. Hồ Chí Minh và bản tạm ước 4.9.1946. Chiến tranh và những cơ hội bỏ lỡ. Pháp và giải pháp Bảo Đại: đồng sàng dị mộng. Pháp làm mất chính nghĩa của phe quốc gia. Chính sách mâu thuẫn của Hoa Kỳ.
Chủ thuyết Roosevelt và hai đường lối đối nghịch trong Bộ ngoại giao. Pháp bắt chẹt Mỹ và nghịch lý trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương từ Truman đến Eisenhower.
Chương 3        Chính sách Cải Cách Ruộng Đất                                                                    122
Đường lối của Lenin: từ tư bản lý tưởng đến vô sản chuyên chính. Trường hợp Việt Nam. Các văn kiện pháp lý và các biện pháp áp dụng trước khi đất nước chia đôi: giảm tô giảm tức, qui định thành phần nông thôn, phân chia ruộng đất, vận động quần chúng, tòa án nhân dân. Chỉnh huấn trí thức và chỉnh đốn tổ chức. Luật cải cách ruộng đất 1953. Ảnh hưởng và áp lực của Trung quốc. Thí điểm áp dụng và kết quả. Đợt cải cách triệt để 1955-1956 và hậu quả khủng khiếp của nó. Những biện pháp sửa sai.
Phần II           Chiến Tranh chống Pháp và Tị Nạn 1954                                        159
Chương 4        Hội Nghị Genève và Hai Nước Việt Nam                                                     161
Hội nghị Genève và “cú sốc” chính trị của Mendès France. Những ý đồ của Trung Quốc và Liên Xô và áp lực đối với đồng minh Cộng sản Việt Nam. Phản ứng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Bảy điều kiện của Anh-Mỹ cho những cuộc thương thuyết ở Genève. Cuộc hội kiến Mendès France-Dulles và thành công ngoại giao của thủ tướng Pháp. Sự thất bại của Bidault về giải pháp “hòa bình trong danh dự”. Mendès France công kích cộng sản Pháp. Kết quả hội nghị Genève. Phản ứng của Quốc Gia Việt Nam.
Chương 5        Bài học Chín Năm (1945-1954)                                                                      192
Cái giá của chiến thắng 1954. Những sai lầm chủ yếu của Pháp và Hoa Kỳ và các cơ hội bỏ lỡ. Ảnh hưởng đối với Quốc gia Việt Nam. Nguyên nhân thất bại của các đảng phái chính trị quốc gia và những trí thức yêu nước. Sự lựa chọn bất đắc dĩ của Hồ Chí Minh và món nợ quá lớn đối với Trung Quốc. Những lý do Trung Quốc ủng hộ Việt Minh chống Pháp. Vai trò của các cố vấn quân sự Trung Quốc. Những sai biệt cần phải giải quyết giữa tài liệu của Bắc Kinh và hồi ức của Võ Nguyên Giáp về các chiến thắng Cao Bằng, Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
Chương 6        Di tản và Định cư Tị nạn 1954                                                                 235
Những điều khoản trong hiệp định Genève và bản Tuyên cáo chung về thời hạn di cư và quyền chọn lựa nơi cư trú. Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Tị nạn hay “di tản nội địa”? Những vi phạm hiệp định Genève trong công cuộc di tản. Vấn đề chuyên chở, tiếp cư và định cư. Phủ Tổng ủy Di Cư Tị Nạn. Sự giúp đỡ của Pháp và Hoa Kỳ. Chính sách và công cuộc định cư ở miền Nam. Các giai đoạn và địa điểm định cư. Vấn đề hội nhập của dân tị nạn miền Bắc. Vấn đề tập kết quân đội Việt Minh và số dân di cư từ Nam ra Bắc. Các chương trình cứu trợ và định cư tị nạn của quốc tế.
Phần III          Nội Chiến hay Chiến Tranh ủy Nhiệm?                                           271
Chương 7        Sự Sụp Đổ của Việt Nam Cộng Hòa                                                           273
Việt Nam Cộng Hòa và vấn đề thi hành hiệp định Genève. Chính sách hậu Genève của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô đối với Việt Nam. Những chuẩn bị chiến tranh của hai miền Nam, Bắc. Mặt trận Giải phóng miền Nam. Thất bại của sách lược chống du kích của Kennedy và lợi thế cửa Hà Nội sau Hội nghị Genève về Lào. Khủng hoảng lãnh đạo ở miền Nam. Thất bại của sách lược “cây gậy và củ cà-rốt” của Johnson. Hòa đàm Paris và những mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và VNCH. Tình trạng nguy kịch của VNCH sau Hiệp định Paris. Những ngày cuối cùng của VNCH.
Chương 8        Sai lầm của Hoa Kỳ                                                                                     314
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm. Những sai lầm của “Mỹ hóa chiến tranh”. Kiểm điểm năm nguyên nhân thất bại của Hoa Kỳ theo McNamara: thuyết domino; tin tưởng sai lầm vào miền Nam; Cộng sản là yêu nước; thiếu hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam; sức mạnh giới hạn của vũ khí. Vấn đề trung lập hóa miền Nam. Sáu cơ hội chấm dứt chiến tranh: Mayflower hay Bốn điểm của Hà Nội; Tín hiệu Mai Văn Bộ; Pinta hay mười bốn điểm của Mỹ; Tín hiệu Nguyễn Duy Trinh; Sunflower hay giải pháp Kosygin Wilson; Pennsylvania và vai trò Kissinger-Aubrac.
Chương 9        Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản                                                                 361
Đối với Hoa Kỳ: hiểu sai mục đích và lề lối làm việc của Mỹ từ hội nghị Genève 1954. Nạn nhân của Liên Xô và Trung Quốc. Óc đa nghi và thái độ “lên gân”. Nhu đạo quân sự và nhu đạo ngoại giao. Lỡ cơ hội bang giao với Carter. Đối với VNCH: yêu nước hay yêu chủ nghĩa cộng sản? Bù nhìn của Mỹ hay bù nhìn của Trung Quốc? Chính sách học tập cải tạo. Đối với MTGPMN: đặc tính địa phương và quan niệm Nam, Bắc về vấn đề thống nhất. Chính sách “cưỡng bách thống nhất trong hòa bình”. Đối với Trung Quốc: “hậu phương lớn” và đầu óc bá quyền, vấn đề biên giới. Mâu thuẫn 1975-1979. Chính sách đối với người Hoa. Đối với Kam-pu-chia: so sánh quan hệ Việt-Trung và quan hệ Việt-Khmer. Lịch sử quan hệ Việt-Khmer và nguyên do xung đột. Bài học Trương Minh Giảng. Bài học chiến tranh Kam-pu-chia 1979-1989.
Chương 10      Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia                                                                 410
Thất bại của quốc gia trước sức mạnh tuyên truyền của cộng sản. Bảo Đại và Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp: cơ hội bỏ lỡ. Nhược điểm của các lãnh tụ quốc gia chống Pháp. Ngô Đình Diệm: thân thế và thành tích chống Pháp, dẹp Bình Xuyên và truất phế Bảo Đại. Những sai lầm của Ngô Đình Diệm: quan niệm trị quốc phong kiến và sứ mệnh thiêng liêng, độc tài gia đình trị và đàn áp đối lập, cải cách điền địa, khu trù mật và ấp chiến lược. Vụ Phật Giáo và kết thúc bi thảm của Đệ Nhất Cộng Hòa. Khủng hoảng lãnh đạo và bất ổn chính trị sau Ngô Đình Diệm. Đệ nhị Cộng hòa và liên danh “đồng sàng dị mộng” Thiệu- Kỳ. Kiểm điểm thành tích và sai lầm của Nguyễn Văn Thiệu. Sai lầm lớn lao và trách nhiệm chung của các tướng lãnh làm chính trị.
Lời Kết                                                                                                                                      485
Phụ Lục                                                                                                                                    499
A. Tờ chiếu của Vua Bảo Đại sau ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. Tờ chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại.
C. Bài diễn văn của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường về Cải cách Ruộng đất.
D. Thư của Tổng thống Lyndon B. Johnson gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, và Thư trả lời của Hồ Chí Minh cho Johnson.
E. Hiệp định Paris (Chương IV và V): Quyền Tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam và vấn đề Thống nhất đất nước.
Tài Liệu Tham Khảo                                                                                                             535
Danh Mục
Copyright © 2004 by Lê Xuân Khoa
Bản đánh máy © blog BS2013

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

Nhật bại trong chiến tranh nhưng thắng trong hòa bình.
Sử Nhật Bản
Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm
và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng.
Lê Duẩn
Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới.
Đỗ Mười
Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công.
Lê Khả Phiêu
Vietnamese artists perform at a Vietnam-Japan music gala in Hanoi
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lật đổ chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Ba ngày sau (11/3), Đại Sứ Nhật Yokohama đại diện Thiên Hoàng trao trả nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Đế Bảo Đại. Ngày 11/3/1945, Nam triều công bố tuyên cáo nền độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim dưới sự yểm trợ của Nhật. Nhưng chỉ 5 tháng sau (8/1945), Nhật đầu hàng Đồng Minh và đã tạo ra một khoảng trống chính trị khi quân Nhật buông súng, còn chính phủ Trần Trọng Kim chưa kịp làm gì phải buông tay. Nhân thời cơ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam có tổ chức và sách lược đã nhanh tay chiếm chính quyền, thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (2/9/1945). Từ đó, nhân danh chính quyền cách mạng, đảng Cộng Sản đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh. Thứ nhất là kháng chiến chống Pháp, khi quân Pháp trở lại chiếm Việt Nam năm 1946. Cuộc chiến này đã kéo dài 9 năm từ 19/12/1946 đến tháng 7/1954 giữa chính quyền Cộng Sản (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) với Pháp và chính phủ Bảo Đại. Và thứ nhì là kháng chiến chống Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ kéo dài 15 năm giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc với Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ ở miền Nam. Như thế năm 1945, Nhật đi vào thời kỳ tái thiết hậu chiến thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đi vào chiến tranh và mãi đến 30/4/1975, khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thắng Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới đi vào thời kỳ hậu chiến. Nhật Bản bại trận nên việc tái thiết phải đi theo chính sách của nước chiếm đóng là Hoa Kỳ. Còn Việt Nam Cộng Sản thắng trận nên đã tiến hành tái thiết và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.
Lấy mốc thời gian là 30 năm cho thời hậu chiến, chúng tôi xin ghi lại những thành quả mà Nhật Bản và Việt Nam Cộng Sản đã đạt được trong khoảng thời gian hậu chiến ấy.
A. Nhật Bản hậu chiến
Trước khi đi vào thời kỳ hậu chiến của Nhật, chúng tôi xin tóm tắt ít điều về trận chiến của Nhật ở Á Châu Thái Bình Dương:
Từ giữa thế kỷ 19 (1868), dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng, do thức thời biết học Tây Phương canh tân, nên Nhật đã thoát khỏi sự thôn tính, chiếm làm thuộc địa của những cường quốc Âu Mỹ. Nhưng khi trở thành cường quốc vào cuối thập niên 1920, Nhật cũng lại đi vào con đường bành trướng thực dân, xâm chiếm các nước Á Châu:
- Năm 1910, chiếm Cao Ly (Hàn Quốc).
- Năm 1932, chiếm Mãn Châu.
- Tháng 7/1937, xâm lăng Trung Quốc.
- Tháng 9/1940, Nhật gia nhập liên minh với Đức Quốc Xã của Hiler và Phát Xít Ý của Mussolini thành khối Trục Rome – Berlin – Tokyo.
- Tháng 7-1941, không quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) của Hoa Kỳ.
- Năm 1941, chiếm Manila, Philippines, Walk Island, Guam và Diến Điện.
Từ đầu thế chiến II (1939), Hoa Kỳ đứng ngoài chiến tranh do đạo luật trung lập (1935-1937). Nhưng từ khi Đức tấn công Anh quốc và Nhật Bản xâm chiếm mấy nước Á Châu thì chính quyền Roosevelt đã thuyết phục Quốc Hội bỏ chính sách trung lập. Khởi đầu viện trợ quân dụng cho Anh, rồi sau khi bị Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì Hoa Kỳ tuyên chiến với cả khối Trục.
Tháng giêng năm 1942, ở Washington, 26 quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Bang Sô Viết, kết thành Đồng Minh để đối phó với khối Trục.
Năm 1942, ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật thảm bại ở trận Coral Sea, và trận Midway. Sau hai trận này hải quân Hoa Kỳ lấy lại ưu thế.
Cũng năm 1942, Hoa Kỳ chiếm lại Guadal Carnal ở tây nam Thái Bình Dương, một đảo có vị trí chiến lược, không những ngăn Nhật tiến đánh Úc Châu mà còn là một bàn đạp để tấn công Nhật ở nam Thái Bình Dương. Vì thế chỉ sau một năm trận Trân Châu Cảng, chiến tranh ở Thái Bình Dương đã nghiêng về phía Hoa Kỳ.
Từ đây Nhật chuyển về thế thủ, quyết tâm giữ những đảo đã chiếm được với ý định kéo dài chiến tranh để đánh bại tinh thần Hoa Kỳ. Nhưng tướng Mac Arthur đả sử dụng chiến lược gọi là “Island hopping”, theo đó lực lượng Mỹ trập trung chiếm những đảo có vị trí chiến lược, còn để lại cho quân Nhật những đảo khác. Kết quả của chiến lược này là những đảo quân Nhật giữ đã bị cô lập, bị cắt nguồn tiếp tế, nên đã tự bị hủy.
Sau khi chiếm lại Phi Luật Tân (5-1945), quân Mỹ chiếm Okinawa, cắt Nhật làm đôi và xiết chặt chu vi phong tỏa. Trên biển, thương thuyền và tàu tiếp tế của Nhật bị tàu ngầm Mỹ tấn công, còn trên lãnh thổ Nhật thì bị B-29 thả bom tàn phá những thành phố lớn và hủy diệt những trung tâm kỹ nghệ và quân sự.
Mặc dù ở trong tình thế tuyệt vọng, với tổn thất quá lớn và bị phong tỏa, nhưng Nhật vẫn tiếp tục chiến đấu theo chủ trương của phe tướng lãnh chủ chiến là cứ để cho quân Mỹ vào Nhật và quân dân Nhật sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Vì thế Hoa Kỳ đã đề ra hai giải pháp để kết thúc chiến tranh: Thứ nhất, thực hiện một cuộc xâm lăng và thứ nhì, xử dụng một loại vũ khí mới. Theo Tổng Thống Harry Truman (Tổng Thống Roosevelt bị bệnh chết ngày 12/4/1945), thì trận chiến trên lãnh thổ Nhật cần 1 triệu quân và sẽ kéo dài tới 1946  với sự tổn thất ghê gớm cho cả hai bên, còn xử dụng vũ khí mới thì kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Cuối cùng giải pháp thứ nhì đã được chọn.
Ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử với sức tàn phá 20 ngàn tấn TNT được thả xuống Hiroshima, phá hủy 3 square miles thành phố, giết và làm bị thương trên 160.000 người. Vì không nhận được sự đáp ứng tích cực của Nhật, nên ngày 9/8 Mỹ thả trái bom thứ nhì xuống thành phố cảng Nagasaki, giết và làm bị thương khoảng 130.000.
Ngày 15/8, Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ngày 2/9 văn kiện đầu hàng được ký trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo giữa tướng Umeza đại diện Nhật và tướng Mac Arthur đại diện Đồng Minh. Sau đó hàng chục ngàn binh sĩ Đồng Minh đổ bộ vào Nhật, ghi dấu lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật bị quân đội ngoại quốc chiếm đóng.
***
Sau khi đầu hàng, Nhật được Hoa Kỳ tiếp thu và Hoa Kỳ đã thực hiện một chế độ chiếm đóng theo những điều khoản của Tuyên Ngôn Posdam giữa Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) ngày 26/7/1945 và chính sách của Hoa Kỳ đối với Nhật do Bộ Ngoại Giao, Chiến Tranh và Hải Quân soạn thảo ngày 6/9/45. Trong đó có hai điểm căn bản:
Thứ nhất, thay đổi Nhật thành một quốc gia hòa bình.
Thứ nhì, xây dựng một nước Nhật dân chủ.
Trên danh nghĩa thì đây là sự chiếm đóng của những cường quốc Đồng Minh. Nhưng thực chất thì Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và tướng Mac Arthur, tư lệnh lực lượng Đồng Minh ở mặt trận Thái Bình Dương đã được trao cho  nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Với chức vụ Tư Lệnh Tối Cao của Cường Quốc Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers – SCAP), Mac Arthur thiết lập Đại Bản Doanh ở Tokyo với 5000 nhân viên và khoảng 500.000 quân để cai trị 70 triệu dân Nhật. Nhưng đó không phải là một chính quyền quân sự mà Mac Arthur đã cai trị Nhật theo đường lối gián tiếp thông qua chính quyền Nhật, vẫn để người  Nhật cai trị người Nhật với sự chỉ đạo và chính sách của SCAP. Trong 7 năm cai trị Nhật theo chính sách này, Mac Arthur đã hoàn thành được nhiệm vụ thay đổi nước Nhật. Về cá nhân, ông được dân Nhật kính trọng gọi là “Blue- eyed Shogun”. Về chính sách, ông đã đạt được điều mà sử gia Mikiso Hane đã tổng kết là “Trong lịch sử không có dân tộc nào khác đã được đối xử nhân đạo hơn và nhận được nhiều phúc lợi hơn trong tay của những người chinh phục… Những mục tiêu mà người chiếm đóng theo đuổi không phải là trả thù hay khai thác bóc lột mà là những cải cách giúp Nhật đạt được một xã hội tự do và dân chủ”.
(Mikiso Hane, Modern Japan: A historical Survey, Westview Press, Colorado, 1986. tr. 344)
Đó là Mac Arthur của Hoa kỳ, còn Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng cũng xuất hiện một nhân vật đối tác tương xứng với Mac Arthur là Yoshida Shigeru. Ông xuất thân từ Tokyo Imperial University và đi vào ngành ngoại giao từ 1906. Trước chiến tranh, Yoshida đã giữ nhiều chức vụ ở Trung Hoa, làm Đại sứ ở Ý và ở Anh Quốc năm 1936. Vì lập trường chống chế độ quân phiệt, ông bị triệu hồi từ nhiệm sở ở London và buộc phải rời khỏi ngành ngoại giao tháng 3/1939.
Không cộng tác với nhóm quân phiệt và thêm phần bị bắt vì những hoạt động cầu hòa trong chiến tranh, nên Yoshida đã là một trong một số ít chính khách có tiếng trước chiến tranh không bị chế độ chiếm đóng thanh trừng. Vì thế ngay sau khi Mac Arthur thiết lập Tổng Hành Dinh ở tòa nhà Dai Ichi ở Tokyo, Yoshida đã được triệu lên thủ đô để nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Rồi sau đó được thỉnh cầu làm Thủ Tướng đầu năm 1946 và đã giữ chức vụ này gần 7 năm, suốt giai đoạn Hoa Kỳ chiếm đóng.
Yoshida là một chính khách bảo thủ. Vào thời kỳ đầu chế độ chiếm đóng, ông đã xếp đặt cuộc hội kiến lịch sử đầu tiên của Nhật Hoàng Hirohito với Mac Arthur và đã hết lòng bảo vệ ngôi vua. Với lập trường chống Cộng và thực dụng, Yoshida đã biết cách làm việc với Mac Arthur để đưa Nhật vượt qua giai đoạn hậu chiến quá khó khăn, đồng thời đã biết vận dụng những chính sách của SCAP để chủ động thay đổi nước Nhật và mở đường cho Nhật đi vào thế giới dân chủ.
Sau đây là mấy thành tựu lớn của Nhật sau chiến tranh:
I. Bại mà thành dân chủ
Sau khi Nhật đầu hàng, Tổng thống Harry Truman đã tuyên bố là việc chiếm đóng Nhật có hai mục đích: Thứ nhất, chuyển Nhật thành một quốc gia hòa bình bằng cách tận diệt những nhân tố đưa đến chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh. Thứ nhì, xây dựng trên nước Nhật một nền dân chủ mạnh.
Còn tướng Mac Arthur khi nhận trách nhiệm lãnh đạo nước Nhật đã có một chủ kiến là đến Nhật để “tạo dựng một quốc gia mới” và ông đã ghi một danh sách những việc phải làm như sau:
“Hủy bỏ hiến pháp Minh Trị thay vào bằng hiến pháp Mac Arthur. Nhật phải từ bỏ chiến tranh vĩnh viễn. Giáng Hoàng Đế Nhật từ thần linh xuống làm người. Tách Thần Đạo ra khỏi nhà nước. Giải phóng nông dân ra khỏi chế độ nông nô và được cấp đất. Công nhân được phép tổ chức công đoàn và đình công chống lại chủ. Giải tán Zaibatsu, hệ thống đại công ty kỹ nghệ thương mại và thay bằng một hệ thống kinh tế với những xí nghiệp nhỏ. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Xóa bỏ chế độ gia trưởng, trong đó người cha, người chồng là những ông vua nhỏ. Thanh trừng những người đã tạo ra chiến tranh. Hủy bỏ phương pháp học thuộc lòng và tôn thờ Hoàng Đế ở trường học. Mở cửa chính trị cho mọi người…”.
Qua lời của Tổng Thống Truman và qua danh sách ghi việc của tướng Mac Arthur, chúng ta hiểu một điều là nửa thế kỷ học Tây phương để canh tân từ thời Phục Hưng Minh Trị (1860), Nhật Bản đã trở thành cường quốc tính tranh bá cùng những cường quốc Tây phương, nhưng đã bỏ quên nâng cao giá trị dân chủ và vị thế con người trong xã hội Nhật Bản. Vì thế trong chương trình dựng lại nước Nhật, tướng Mac Arthur  khởi đầu đã tiến hành việc phi quân sự hóa và xây dựng chế độ dân chủ:
1. Phi quân sự hóa:
Vấn đề này gồm mấy việc:
a. Giải ngũ quân đội Nhật và hồi hương binh sĩ cùng thường dân Nhật ở ngoài nước Nhật. Việc hồi hương 3.300.000 binh sĩ và khoảng 3.200.000 thường dân đã kết thúc vào đầu năm 1948.
b. Những cơ sở quân sự Nhật ở Nhật, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương được dỡ bỏ, còn quân dụng, vũ khí bị phá hủy.
c. Thiết lập tòa án quân sự quốc tế để xử những người tạo ra chiến tranh. Việc xử án đã kéo dài từ 1946 tới 1948. Kết quả xử tử (treo cổ) 7 người trong số 25 bị cáo, trong đó có tướng Tojo, thủ tướng chiến tranh từ 1941 đến 1944. 18 người còn lại đã nhận những án tù dài hạn, nhưng đến năm 1957, những người này đã được giảm án.
d. Thanh trừng những phần tử quan trọng liên hệ đến những nỗ lực chiến tranh. Việc điều tra này đã kéo dài từ 1946 đến 1948. Kết quả là 220.000 người gồm doanh nhân, kỹ nghệ gia và cựu sĩ quan đã bị loại ra khỏi guồng máy chính quyền, hay bị cấm hoạt động trong khoảng 5 năm hay hơn.
Trên tiến trình xử tội phạm chiến tranh, số phận của Hoàng Đế Hirohito và số phận của chế độ quân chủ cũng được bàn cãi ở Nhật cũng như ở Mỹ. Nhưng tướng Mac Arthur đã nhận chân vị thế của Hoàng Đế trong lòng người dân Nhật, trong truyền thống Nhật và giá trị của ông trong việc ổn định xã hội để thực hiện những mục tiêu của việc chiếm đóng. Vì thế khi chính quyền Mỹ hỏi ông về vấn đề này, Mac Arthur đã trả lời: “Tôi tin rằng nếu Hoàng Đế bị kết tội và có thể bị treo cổ như là một tội phạm chiến tranh thì chính quyền quân sự Mỹ sẽ phải được thiết lập trên khắp nước Nhật, và chiến tranh du kích có thể sẽ bùng nổ”.
(Mikiso Hane: đd, tr. 346)
Nhiều sử gia viết về nước Nhật đã có một nhận định chung là sự sáng suốt của Mac Arthur đã cứu Hoàng Đế Hirohito và giữ yên chế độ quân chủ. Nhưng vị trí của ông và bản chất của chế độ quân chủ sẽ được thay đổi trong bản hiến pháp mới do SCAP soạn thảo để làm nền cho việc dân chủ hóa chế độ.

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. “Tiểu chiến” và chiến lược bành trướng toàn bộ Biển Đông
  2. Mỹ Úc Nhật Trung gằm ghè, Việt Nam đứng đâu?
  3. Tiến trình cách mạng 2X của thế hệ trẻ Việt Nam sau chiến tranh
  4. “Nghị” Việt Nam sướng nhất thế giới
  5. Chiến tranh thế giới thứ nhất và hôm nay
  6. Walter Cronkite, Robert Mc Namara và Chiến tranh Việt-Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét