Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tin ngày 31/1/2013

  • Tuyên bố "sốc" của Berlusconi về nhà độc tài Mussolini (RFI) - Sau khi dính líu vào nhiều vụ bê bối tình dục, tài chính cùng các vụ kiện tụng tư pháp liên miên và phải rời khỏi vị trí thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi lại một lần nữa nhăm nhe trở lại chính trường. Lần này, cựu thủ tướng Ý lại có tuyên bố khiến dư luận và giới chính trị phẫn nộ khi ca ngợi công trạng nhà độc tài Mussolini đối với đất nước trong quá khứ.
  • Quân đội Ai Cập được trao quyền hạn rộng rãi để vãn hồi trật tự (RFI) - Trước những vụ biểu tình bạo động kéo dài tại Ai Cập, đã khiến hơn 50 người chết, bên cạnh việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh miền Tây Bắc, chính quyền Tổng thống Morsi đã phải cầu viện quân đội đứng ra vãn hồi trật tự. Quân đội giờ đây có những quyền hạn rộng lớn, không khác gì thời chế độ Mubarak, có quyền bắt giữ và thẩm vấn bất kỳ ai.
  • Thượng viện Mỹ phê chuẩn bổ nhiệm John Kerry làm Ngoại trưởng (RFI) - Theo AFP, tối hôm qua 29/01/2013, Thượng viện Mỹ với đại đa số, đã nhất trí thông qua việc bổ nhiệm ông John Kerry, 69 tuổi, vào vị trí lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, thay thế cho bà Hillary Clinton rời khỏi vị trí Ngoại trưởng sau bốn năm nhiệm kỳ đầu của tống thống Barack Obama.
  • Fukushima : Nhật Bản tăng tốc tháo gỡ 4 lò phản ứng hạt nhân (RFI) - Đẩy nhanh việc tháo gỡ 4 lò phản ứng nguyên tử bị hư hại ở nhà máy điện Fukushima, tăng cường an toàn cho các cơ sở hạt nhân, giúp đỡ các vùng và ngành công nghiệp nguyên tử bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai động đất sống thần ngày 11/03/2011 : Đây chính là các ưu tiên mà tân chính phủ Nhật Bản vừa nêu bật trong ngân sách tài khóa 2013-2014 của mình.
  • Hàn Quốc đặt thành công vệ tinh lên quỹ đạo (RFI) - Hôm nay 30/01/2013, Hàn Quốc đã trở thành một trong những cường quốc không gian châu Á sau khi đặt thành công lên quỹ đạo một vệ tinh nhân tạo, được sử dụng để thu thập dữ liệu về những tia bức xạ vũ trụ.Tên lửa đẩy KSLV-I do Nga và Hàn Quốc chế tạo đã được phóng từ căn cứ Naro vào lúc 16 giờ, giờ địa phương và 9 phút sau đó đã đặt thành công vệ tinh STSAT-2C lên quỹ đạo.
  • Hải quân Thái đẩy ngược ra biển 200 thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện (RFI) - Theo một lãnh đạo ngành Hải quân Thái Lan xin giấu tên được AFP trích dẫn vào hôm nay, 30/01/2013, một chiếc tàu với hơn 200 thuyền nhân người Rohingya đã bị chận lại vào hôm qua tại một vùng cách bờ biển Thái độ 40 km. Hải quân Thái Lan, theo nguồn tin này, đã cung cấp lương thực và nước uống cho các thuyền nhân đó trước khi « đẩy họ qua một nước thứ 3 ».
  • Manila thông báo mua chiến đấu cơ của Hàn Quốc (RFI) - Theo AFP, phát ngôn viên chính phủ Philippines hôm nay 30/01/2013 thông báo Manila sẽ mua 12 chiến đấu cơ của Hàn Quốc loại FA-50 để tăng cường khả năng cho quân đội trong bối cảnh các tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc vẫn đang căng thẳng.
  • Miến Điện được khen có tiến bộ về tự do báo chí (RFI) - Theo bản xếp hạng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí năm 2013, vừa được công bố hôm nay, 30/01/2013, Miến Điện đã tăng 18 hạng và kể từ nay được xếp thứ hạng 151 trên tổng số 179 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam vẫn nằm ở thứ hạng 172, gần chót bảng.
  • Ca khúc và thơ (VOA) - Trong bài 'Cái chết của một nghệ sĩ' tôi có viết là tôi không thích nghe nhạc, nhất là ca khúc. Tại sao?
  • VN 'không có tự do báo chí' (BBC) - Miến Điện là quốc gia duy nhất có tiến bộ về tự do báo chí, ngược hẳn các quốc gia châu Á, trong khi Việt Nam xếp gần chót bảng.
  • Syria tìm thấy nhiều thi thể ở Aleppo (BBC) - Hàng chục thi thể nam thanh niên 'bị hành quyết' trước khi chết được tìm thấy ở thành phố mạn Bắc Syria, Aleppo theo các nhà hoạt động.
  • VN 'khá lúng túng' vì ông Quân (BBC) - Chủ tịch Đảng Việt Tân, cho rằng lý do chủ yếu khiến Việt Nam bất ngờ thả ông Nguyễn Quốc Quân là do sức ép quốc tế.
  • Vợ ông Nguyễn Quốc Quân vui mừng (BBC) - Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông.
  • NS Phạm Duy ở VN 'sướng hơn ở Mỹ' (BBC) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, nói ông "quá khiếp" hận thù ở Mỹ và thấy "sướng hơn" khi về VN.
  • 'Sai lầm vì học mót' (BBC) - Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định kinh tế Việt Nam khó khăn vì ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế và khối doanh nghiệp nhà nước.
  • Thế giới 24h: Philippines bất ngờ mua phi cơ (BaoMoi) - Philippines tăng cường sức mạnh không quân giữa lúc đang căng thẳng với Trung Quốc; Hàng chục thi thể có dấu hiệu bị hành quyết được tìm thấy ở Syria... là những tin nóng.
  • Philippines tậu 12 chiến đấu cơ mới (BaoMoi) - Philippines sẽ mua 12 chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc để củng cố quân đội còn lạc hậu của mình, trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc gia tăng.
  • Tranh chấp Biển Đông khiến Mỹ gặp thách thức (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ hai giữa lúc phải đối mặt với những căng thẳng mới ở Biển Đông. Đồng minh thân cận là Philippines đã quyết định đem tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
  • Philippines mua 12 chiến đấu cơ của Hàn Quốc (BaoMoi) - (Dân trí) - Người phát ngôn chính phủ Philippines hôm nay 30/1 cho hay nước này sẽ mua 12 chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc để củng cố cho lực lượng quân đội vốn lạc hậu nhất khu vực của nước này, trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc vẫn dai dẳng.
  • Trung - Nhật gia tăng quân lực (BaoMoi) - Trong khi Nhật Bản thành lập đội đặc nhiệm, triển khai tàu tuần tra để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc cũng điều sư đoàn không quân đóng chốt tại căn cứ duyên hải phía Đông Nam.
  • Cộng đồng mạng Việt Nam tẩy chay WeChat (BaoMoi) - (Dân trí) - WeChat, một trong những ứng dụng chat và gọi điện miễn phí trên smartphone, có nguồn gốc từ Trung Quốc đang bị cộng đồng mạng tại Việt Nam tẩy chay sau khi có tin ứng dụng này đã âm thầm đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ trong phiên bản tiếng Trung Quốc.
  • Trung Quốc "tuần tra thông thường" ở đảo Điếu Ngư (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, ngày 30/1, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết các tàu hải giám của nước này tiếp tục hoạt động "tuần tra thông thường" tại vùng biển xung quanh quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (30/1) (BaoMoi) - Trung Quốc ngang nhiên đưa hạm đội tàu đến Hoàng Sa, Kim Jong-un triệu tập hội nghị đảng bất thường, hay 79 thi thể bị hành quyết và thả trôi sông tại Syria... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • Nhật muốn gặp gỡ cấp cao với Trung Quốc (BaoMoi) - TPO – Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua 29–1 đề xuất tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhằm cải thiện mối quan hệ song phương đã bị ảnh hưởng do tranh chấp quần đảo Senka/Điếu Ngư.
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe .
  • Philippines đưa thêm quân đến Trường Sa? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn nguồn tin từ một quan chức tình báo quân đội cấp cao của Philippines cho biết nước này đã tăng số quân triển khai ở 5 đảo, 2 bãi cát và 2 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên Biển Đông.
  • Trung Quốc quyết giữ ‘lưỡi bò’, Nhật Bản lập đội bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - Trong khi Trung Quốc tỏ rõ tham vọng bành trướng trên Hoa Đông và Biển Đông bằng việc cải tạo 11 tàu khu trục thành tàu hải giám trong thời gian gần đây, Nhật Bản cũng đã chính thức quyết định thành lập lực lượng đặc biệt để nâng cao năng lực giám sát ở những vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.
  • Đặc nhiệm Nhật Bản canh kín Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) ngày 29/1 quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 600 quân nhằm nâng cao năng lực giám sát trên vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Trung Quốc.
  • Trung Quốc điều sư đoàn không quân chủ lực "cắm chốt" Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Sư đoàn không quân chủ lực của đại quân khu Nam Kinh ra bố trí tại một căn cứ không quân duyên hải Đông Nam, Trung Quốc và tăng cường huấn luyện khẩn cấp đối phó với các tình huống căng thẳng trên Biển Hoa Đông, Tết Nguyên đán cũng không được nghỉ.
  • Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Trung Quốc ra tòa cùng Philippines (BaoMoi) - PN - Ngày 29/1/2013, tân Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Edward Royce đã lên tiếng khuyến cáo Trung Quốc nên đối mặt với đơn kiện của Philippines liên quan tới "đường lưỡi bò” mà Trung Quốc dùng để khoanh hầu hết Biển Đông cho mình. “Tốt nhất là Trung Quốc nên tham gia tiến trình này”, vị dân biểu Cộng hòa đại diện cho bang California tuyên bố tại Manila, sau cuộc gặp với Ngoại trưởng nước chủ nhà Albert del Rosario.
  • Mỹ 'chống lưng' Philippines kiện TQ về Biển Đông (BaoMoi) - TPO – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 29–1 bày tỏ sự ủng hộ Philippines khi quyết định đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, tờ Philstar đưa tin.
    Ngoại trưởng Philippines (phải) tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Edward Royce .
  • Nhật Bản lập đội đặc nhiệm giám sát Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TPO – Cảnh sát Biển Nhật Bản (JCG) ngày 29–1 quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm nâng cao năng lực giám sát trên vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Trung Quốc.
    Tàu của cảnh sát Biển Nhật Bản dùng vòi rồng đuổi tàu cá Trung Quốc hôm 24 –1.
  • Nhật Bản lập đơn vị bảo vệ quần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản ngày 29/1 đã thành lập một lực lượng đặc biệt nhằm nâng cao năng lực giám sát, tập trung bảo vệ vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin thời tiết nguy hiểm trên biển: Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh suy yếu và biến tính nên ở khu vực vịnh Bắc Bộ có sương mù và sương mù nhẹ làm cho tầm nhìn xa giảm xuống dưới 1km. Ở khu vực phía Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Các tỉnh miền Bắc có mưa, đêm và sáng trời rét.
  • Nhật lập đội đặc nhiệm tuần tra Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) - Để tăng cường đảm bảo an ninh xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm phản ứng nhanh gồm 600 người.
Bản tin tiếng Anh


  • China's first luxury cruise liner ready to make waves (Washington Post) - China's first luxury cruise liner, the Henna, left the southern resort island province of Hainan for her maiden voyage on Saturday, marking what experts say is a major breakthrough for the cruise industry.
  • Deals signed for yuan loans (Washington Post) - The first batch of cross-border yuan loans agreements were signed after the Chinese government approved the Qianhai area in Shenzhen to test a freer yuan.
  • Toy makers feel pinch of decrease in exports (Washington Post) - Traditional toy makers in China say they are being hit hard on two fronts: a dramatic fall in exports and a huge rise in the popularity of electronic toys.
  • Chemical residue in NZ milk raises concerns (Washington Post) - Tests are being urged on dairy products imported from New Zealand to see whether they have traces of a toxic chemical, despite reassurances from the country that such products are safe.
  • Train tickets in short supply (Washington Post) - Transport authorities have taken contingency measures to ensure the smooth movement of people during the world's largest annual migration that started on Saturday, but train tickets are still hard to get because of the gap between supply and demand.
  • Chief's self-styled approach pays off (Washington Post) - Ji Wenhong started his career as an exporter in Shenzhen in 1992, but now his new role is an importer, as CEO of China's global online fashion reseller Xiu.com Inc.
  • Some things old, some things new (Washington Post) - While the traditional family structure and values have changed in recent decades, but some things never change.
  • Premier underscores inflation issue (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Wednesday stressed that issues regarding consumer prices should never be underestimated, though the country's inflation has remained moderate.
  • 12 dead in NE China mine accident (Washington Post) - Death toll rose to 12 Wednesday afternoon from a coal mine accident in Northeast China's Heilongjiang province, local authorities said.
  • China willing to consolidate trust with ROK (Washington Post) - China is willing to further consolidate mutual trust with the Republic of Korea and work together to maintain peace and stability in Northeast Asia, said a senior Chinese leader.
  • China to prioritize strategic ties with Russia (Washington Post) - The new Chinese leadership will prioritize the development of the comprehensive strategic partnership between Russia and China, a senior Chinese leader said on Monday.

Đảng Dân chủ Việt Nam trao đổi về sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam

 
VRNs (31.01.2013) – Sài Gòn - Chào quý vị, nhà cầm quyền Việt Nam đang kêu gọi toàn dân góp ý trong bản sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Nhân sự kiện này chúng tôi có mời các chính đảng và trí thức tham gia các cuộc phỏng vấn về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Hôm nay mời quý vị theo dõi cuộc trả lời phỏng vấn của cô Hoàng Lan, đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam về vấn sửa đổi Hiến pháp này.
Thomas Việt: Chào cô Hoàng Lan, đại diện Ban nghiên cứu pháp luật đảng Dân Chủ Việt Nam, như cô đã biết Đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi có công bố bản ”Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013“ và đang mời gọi toàn dân đóng góp ý kiến. Tôi cũng thấy Đảng Dân chủ Việt Nam đưa ra “Bản đề xuất khung soạn thảo hiến pháp của toàn dân“ cách đây cũng không lâu. Cô có thể cho biết những điểm chưa khóp của hai văn bản này là như thế nào?
Hoàng Lan, Đảng Dân Chủ Việt Nam: Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù có vài thay đổi nhỏ, vẫn giữ nguyên nền tảng chuyên chính theo mô hình Xô-viết: hiến định hóa độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ chuyên chính vô sản, cơ chế dân chủ tập trung, hình thức sở hữu toàn dân và làm chủ tập thể. Như nhiều trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng, bản dự thảo này có nhiều dấu hiệu bóp nghẹt nhân quyền, với các quy định cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” hay mập mờ “nhân dân có quyền… theo quy định của pháp luật”. Đặc biệt, bản dự thảo này tiếp tục né tránh việc trả lại quyền làm chủ cho nhân dân, cụ thể là qua việc giữ nguyên điều 4, không quy định trưng cầu dân ý để phúc quyết hiến pháp, và duy trì hình thức sở hữu toàn dân. Hiến pháp là nền tảng tối quan trọng để xây dựng quốc gia. Hiến pháp được coi là khế ước xã hội qua đó nhân dân thoả thuận trao quyền cho nhà nước và định ra các thiết chế của nhà nước đó. Vì là một khế ước giữa nhân dân và nhà nước, quá trình làm ra bản hiến pháp cần có sự tham dự của nhiều thành phần trong xã hội, chứ không phải do một đảng chính trị áp đặt và tự soạn thảo.
Khung hiến pháp mà Đảng Dân chủ Việt Nam đưa ra là các nguyên tắc của một mô hình hiến pháp và nhà nước dân chủ: quy trình làm ra bản hiến pháp với sự phúc quyết của toàn dân, bầu cử tự do công bằng, các điều khoản nhân quyền tiến bộ, cơ chế phân quyền giữa các ngành quyền lực nhà nước ở trung ương, cũng như cơ chế phân quyền giữa trung ương và địa phương, và một cơ chế bảo hiến để thực thi hiến pháp và bảo vệ nhân quyền.
Thomas Việt: Giải pháp đề xuất để thỏa mãn cả đôi bên là ra sao, thưa cô Hoàng Lan?
Hoàng Lan: Vấn đề không phải thoả mãn các lực lượng chính trị, mà là được sự chấp thuận của nhân dân. Trong lần sửa đổi hiến pháp này, Việt Nam nhất thiết cần có phúc quyết hiến pháp để nhân dân lên tiếng phán quyết cuối cùng.
Gần đây các trí thức trong nước cũng đưa ra Bản kiến nghị về sửa đổi hiến pháp và một bản dự thảo hiến pháp. Qua bản dự thảo và kiến nghị này, có thể thấy rõ nhu cầu hiến pháp dân chủ ở Việt Nam. Giới cầm quyền không nên trì hoãn thêm nữa, mà cần tiến hành quy trình sửa đổi hiến pháp dân chủ với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội và phúc quyết của toàn dân, để thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân.
Thomas Việt: Tại sao Đảng Dân Chủ Việt Nam thời gian qua thúc đẩy vấn đề Hiến pháp dân chủ rất nhiều? Mối liên hệ giữa Hiến pháp dân chủ và những vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam là như thế nào, thưa Cô?
Hoàng Lan: Nói chuyện hiến pháp không có nghĩa là nói chuyện lý thuyết hay chuyện lý tưởng nói chung. Trước tiên, nhiều người đã thấy là Việt Nam hiện nay cần một cơ chế pháp luật chuẩn mực để bảo vệ người dân trong cuộc sống thường nhật. Những sự việc đau lòng trong xã hội đều là hệ quả của việc thiếu vắng thượng tôn pháp luật trong xã hội – tức là không đặt pháp luật và Hiến pháp làm nền tảng trong các quan hệ xã hội và trong quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Những sự việc gây bức xúc trong dư luận xã hội như việc các quy định hành chính gây khó khăn cho người dân, hạn chế đăng kí xe máy, hạn chế nhập cư bằng chế độ hộ khẩu, thu hồi đất đai mà không được đồng thuận của người dân hay bồi thường thỏa đáng, nhiều sự việc người dân chết trong đồn công an mà không có ai chịu trách nhiệm, đều là những biểu hiệu của giới cầm quyền và hệ thống công quyền coi thường luật pháp, ỷ thế chèn ép nhân dân mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nói như vậy có nghĩa là Hiến pháp dân chủ đang là điều mà xã hội Việt Nam đang cần để giải quyết các khó khăn còn tồn tại dai dẳng lâu nay. Thứ nhất, bởi vì hiến pháp chuẩn mực tạo khung pháp lý nền tảng cho việc thông qua chính sách và pháp luật để thực hiện các cải cách cần thiết. Ví dụ, các chính sách, các bộ luật hợp lòng dân sẽ không thể được thông qua, nếu như Quốc hội không được nhân dân bầu ra qua bầu cử tự do công bằng. Mà chỉ có Hiến pháp dân chủ mới xiển dương quyền làm chủ của nhân dân, quyền bầu cử tự do công bằng và các quyền chính trị dân sự cơ bản khác như quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, v.v. để nhân dân thực thi quyền làm chủ, từ đó bầu ra những đại diện thay mặt mình làm ra chính sách và pháp luật.
Thứ hai, Hiến pháp dân chủ không thể thiếu sự hòa hợp dân tộc, bởi việc này không thể có nếu một nhóm người có quyền áp đặt những nguyên tắc và giá trị cơ bản cho toàn xã hội mà không được nhân dân đồng lòng. Chẳng hạn, một bản hiến pháp chỉ ca ngợi một ý thức hệ chính trị hay một nhân sinh quan nhất định nào đó vô hình trung không thừa nhận những cá nhân và lực lượng chính trị cổ võ cho những giá trị khác. Thế nhưng, tôn trọng và bảo đảm sự khác biệt lại là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp dân chủ.
Đảng Dân chủ Việt Nam cho rằng hòa hợp dân tộc không thể tiếp tục trì hoãn cũng như một hệ thống chính trị thượng tôn pháp luật, một hệ thống pháp luật chuẩn mực bắt đầu bằng bản Hiến pháp dân chủ là điều cần phải được thiết lập và thực thi, để bắt đầu hóa giải những bất công dai dẳng trong xã hội. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi công dân đối với vấn đề cấp bách hiện nay mà còn là trách nhiệm xây dựng nền tảng pháp lý cho các thế hệ mai sau và tương lại của cả dân tộc.
Thomas Việt: Theo cô thì tại sao phải thay đổi bản Hiến pháp hiện hành, bản Hiến pháp 1992?
Hoàng Lan: Đảng Dân chủ Việt Nam đã phân tích điều này rất rõ ràng trong văn bản “Tại sao cần sửa đổi căn bản và toàn diện Hiến pháp.” Tựu trung lại, mô hình hiến pháp và cơ chế nhà nước hiện nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời đại kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và ý thức về quyền làm chủ của nhân dân ngày càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Việt Nam cần có hiến pháp dân chủ thay vì hiến pháp do một đảng áp đặt, cần có cơ chế nhà nước với phân quyền thay vì tập trung quyền lực, cần có cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập, cần có hệ thống tòa án độc lập và chuyên nghiệp thay vì hệ thống tòa án phụ thuộc vào các cơ quan chính trị trung ương và địa phương… Đó chỉ là vài ví dụ trong các nhu cầu hiến pháp hiện tại mà cơ chế Hiến pháp 1992 cũng như bản dự thảo Hiến pháp hiện nay không đáp ứng được.
Thomas Việt: “Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013″ đã thay đổi so với bản Hiến pháp năm 1992 chưa? Những điểm nào là chưa và cần phải thay đổi hay thậm chí xóa bỏ hay thêm những điều khoản nào, thưa Cô?
Hoàng Lan: Về cụ thể, các trí thức trong và ngoài nước đã có các bài phân tích rất kỹ và thuyết phục mà dư luận quan tâm có thể tham khảo.
Về mặt nguyên tắc, Đảng Dân chủ Việt Nam cho rằng nhãn quan chính trị trong bản dự thảo hiến pháp không có thay đổi đáng kể. Như văn bản mà Đảng Dân chủ đưa ra “Vấn đề xã hội và sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam” cách đây vài ngày, nếu những nguyên tắc quan trọng mà dư luận đang đòi hỏi không được đáp ứng, thì những thay đổi nhỏ nhặt khác đâu có ý nghĩa gì. Các nguyên tắc quan trọng đó là quyền phúc quyết hiến pháp, trả lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân qua việc bỏ điều 4 Hiến pháp 1992 và công nhận sở hữu đất đai tư nhân.
Thomas Việt: Theo Đảng Dân Chủ thì nhân dân Việt nên làm gì để có một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ và công bằng cho mọi dân Việt, kể cả các anh em thuộc dân tộc ít người?
Hoàng Lan: Trí thức, thanh niên, các lực lượng chính trị nói riêng và nhân dân nói chung cần thống nhất về quan điểm, bày tỏ quan điểm này một cách công khai và kiên trì, đồng thời chú ý đến nguyện vọng của các nhóm thiểu số trong xã hội, như các dân tộc ít người.
Dân chủ là đồng hành chứ không chỉ ủng hộ. Quyền làm chủ của nhân dân sẽ không có ý nghĩa gì nếu nhân dân không lên tiếng, hành động và phối hợp vận động cho quyền lợi và nguyện vọng của họ và sự công bằng cho xã hội.

Thomas Việt: Cảm ơn cô Hoàng Lan.
Thomas Việt (VRNs)

Thư góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp của GS Đàm Thanh Sơn bị vứt bỏ

Giáo sư vật lý nổi tiếng thế giới Đàm Thanh Sơn
Giáo sư Đàm Thanh Sơn

Giáo sư bị bịt miệng 
Giáo sư Đàm Thanh Sơn, nhà khoa học nghiên cứu vật lý nổi tiếng trên thế giới, có gửi ý kiến góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp tới trang web Dự thảo online của Quốc hội. Ông có ý kiến ở hai điều của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp: điều 42 giữ nguyên quy định về "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" và điều 70 về "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước", bỏ quan điểm "tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam". Toàn văn thư góp ý của ông ở đây. Điểm đáng nói ở đây là trang web Dự thảo online của Quốc hội đã bỏ ý kiến thứ 2 của Giáo sư Đàm Thanh Sơn về điều 70, chỉ đăng ý kiến của ông về điều 42. Giáo sư Đàm Thanh Sơn đã gửi thư nhiều lần tới người quản trị của trang mạng Dự thảo online hỏi về phần ý kiến góp ý của ông bị cắt bỏ nhưng cho đến nay ông vẫn chưa nhận được thư trả lời.

Ôi, cái gọi là góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp và "không có gì cấm kỵ" là thế đấy. Chợt nhớ ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH ngày xưa từng nói: "Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm". Thực tiễn luôn là thước đo chân lý. 
Đông A
(Blog Đông A
--------------------
Thư dưới đây đã được chuyển đến trang “Dự thảo online” (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013. Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” (xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời.

Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây. Bức thư có phạm vi hạn chế, chỉ nói đến một số thay đổi trong bản Dự thảo mà tôi thấy làm cho chất lượng của Hiến pháp giảm đi rất nhiều. --- Đàm Thanh Sơn.

.Đàm Thanh Sơn: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (22/1/2013)

Kính gửi ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban dự thảo, sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng kính gửi ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Uỷ ban dự thảo, sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về việc: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi, Đàm Thanh Sơn, xin bày tỏ sự trân trọng với công sức của các ông và các thành viên của Uỷ ban trong việc viết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Tôi rất vui mừng khi thấy Điều 1 của bản này khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ. Trên tinh thần đóng góp xây dựng, tôi có hai đề nghị sau về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp:

1) Điều 42 (sửa đổi, bổ sung điều 59): tôi đề nghị giữ nguyên nội dung điều 59 của Hiến pháp hiện hành (bản 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Lý do: Điều 42 trong bản dự thảo chỉ quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, bỏ nhiều quy định có trong điều 59 của bản Hiến pháp hiện hành, đặc biệt là quy định “Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí”, một điều Việt Nam đã cam kết khi tham gia Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc.

2) Điều 70 (sửa đổi, bổ sung điều 45): tôi đề nghị giới hạn đến mức tối thiểu những sửa đổi trong điều này. Cụ thể, tôi đề nghị:

“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Tôi đề nghị như vậy vì những lý do chính sau đây:

a) Trong điều 70 của dự thảo có quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”. Còn điều 45 của Hiến pháp hiện hành quy định “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân”. Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý.

b) Tương tự, điều 70 của dự thảo còn quy định một trong những nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang là “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân”. Điểm này cũng không hợp lý vì các từ “Đảng” và “Nhà nước” được đặt lên trước “nhân dân”.

c) Ngoài ra, điều 70 của dự thảo đưa “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vào thành một nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang. Theo tôi, các lực lượng vũ trang Việt Nam chỉ có thể hoạt động ở nước ngoài trong những trường hợp rất hãn hữu, và chỉ khi các hoạt động đó phục vụ nhiệm vụ “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, đã quy định ở trước. Tôi e rằng việc đưa “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vào Hiến pháp sẽ làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, có thể gây hiểu nhầm là Việt Nam không tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Cám ơn sự chú ý của các ông và của Uỷ ban.

Kính thư,

Đàm Thanh Sơn.

Chicago, Hoa Kỳ
(hienphap.wikispaces.com)

Hội nghị Thành Đô: Hậu họa cú mắc lừa con số 13

Blog Bùi Văn Bồng: Trong một buổi lễ kín đáo tại PhnomPenh ngày 23/01/2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), đã ký kết một thỏa thuân về hợp tác quân sự song phương. Bắc Kinh sẽ tài trợ cả trăm triệu đô la cho Phnom Penh để mua vũ khí của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục công tác huấn luyện cho quân đội Cam Bốt. Theo giới phân tích, sự tăng cường đáng kể hợp tác quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh chắc chắn sẽ làm cho hai láng giềng lớn của Cam Bốt là Thái Lan và Việt Nam lo ngại…
Đối với Việt Nam, thái độ thân Trung Quốc của Cam Bốt, phá hoại lập trường thống nhất của ASEAN trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông, thể hiện trong suốt năm 2012 vừa qua, đã cho thấy là Phnom Penh sẵn sàng vì lợi ích riêng của mình mà quên đi quyền lợi chung của toàn khối, kể cả của nước bạn đã từng giúp Cam Bốt thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ.
Mặt khác, trong lãnh vực quân sự, chắc chắn Việt Nam chưa quên thời kỳ Trung Quốc chi viện ồ ạt cho lực lượng Khmer Đỏ để tấn công vào sườn phía Nam của Việt Nam. Vào thời đó, rõ ràng là hợp tác quân sự Trung Quốc-Cam Bốt rất chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra là liệu lịch sử có tái diễn hay không ?
        
Suy cho cùng, đây là hậu họa mà “cái dây kinh nghiệm” quá dài ngoằng từ Hội nghị Thành Đô 9-1990 rút hoài chưa hết, mà đến nay càng rút càng thấy nó dài thêm, còn đủ thứ bùng nhùng. Riêng về âm mưu của Trung Quốc muốn thôn tính Campuchia để tiếp tục cắm chốt phía Tây Nam ép Việt Nam và Lào, đến nay hầu như chưa mấy ai trong giới lãnh đạo của ta nhận rõ nguy cơ “cánh quân ddánh tập hậu” nguy hiểm này. Nó được thiết kế từ Hội nghị Thành Đô. Thực chất Hội nghị Thành Đô là Việt Nam bị cú lừa ngoạn mục bởi con số 13 mà Trung Quốc đưa ra. Đến nay, Trung Quốc đã ngày càng thắng thế trong âm mưu này. Với Việt Nan lúc đó, Trung Quốc đưa ra “16 chữ vàng và 4 tốt”, tức 16+4. Còn Việt Nam bị Trung Quốc lừa bởi một phép cộng: 6+2+2+2+1 = 13, giải quyết vấn đề 'nhân sự' thượng đỉnh cho Campuchia. Vậy, con số 13 mà Việt Nam bị lừa ngọt xớt là gì? BVB xin trích giới thiệu một đoạn trong “Hồi ức và suy nghĩ” (Hồi ký) của nhà ngoại giao kỳ cựu Trần Quang Cơ:

Ảnh Hội nghị Thành Đô
Trần Quang Cơ - “Hồi ức và suy nghĩ”

… Bắc Kinh triệu tập cuộc họp Thành Đô một cách rất trịch thượng. Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy chỉ báo trước có 5 ngày, yêu cầu ngày 2-9-1990 phải có mặt ở Thành Đô, lại là ngày Quốc khánh chẵn của Việt Nam. (Tân Hoa Xã).
                 
Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9-1990 rằng: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Một lời than não nề. Một lời cảnh báo đến vẫn nay còn có giá trị.
                  
Sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc những năm 1976 -1979, rồi chiến sự ở Campuchia kéo dài đến cuối năm 1988, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ phức tạp từ xa xưa, khi bạn, khi thù, đến đây lại có bước ngoặt, từ chiến tranh quyết liệt, từ đối đầu chuyển sang bình thường hóa, rồi từ bình thường hóa chuyển nhanh sang tình hữu nghị «16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt», trên thực tế là phía lãnh đạo Việt Nam chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với thế lực bành trướng nước lớn.
                 
Thái độ này được các nhà trí thức yêu nước và bà con ta gọi là thái độ “hèn với giặc, ác với dân”, từ sự kiện Thành Đô đến nay đã kéo dài 22 năm.
                 
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủnghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.
                
Ngay sau khi ở Thành Đô về, ngày 05/09/1990 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và anh Lê Đức Anh đã bay sang Nông Pênh thông báo lại nội dung cuộc gặp cấp cao Việt-Trung với BCT Campuchia. Để thêm sức thuyết phục Nông Pênh nhận Thỏa thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia:
                
Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc. “Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.
               
Nhưng câu trả lời của Heng Somrin thay mặt cho lãnh đạo CPC, vẫn là: “Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC giải quyết”. Về “giải pháp đỏ”, Nông Pênh nhận định ý đồ của Trung Quốc không muốn 2 phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực hiện giải pháp đỏ vì giải pháp đỏ trái với lợi ích của TQ. Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục bạn:
               
Ta nói giải pháp đỏ nhưng là giải pháp hồng, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khơ-me đỏ. Vấn đề tranh thủ Khơ-me đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến lược…Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc kéo Khơ-me đỏ trở về … Ta đừng nói với Trung Quốc là làm giải pháp đỏ, nhưng ta thực hiện giải pháp đỏ. Có đỏ có xanh, nhưng thực tế là hợp tác 2 lực lượng cộng sản.
                 
Nguyễn Văn Linh bồi thêm:
              
- Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ, TQ muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép TQ nên TQ cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp đỏ.
Theo báo cáo của Đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn CPC đối với ta từ sau Thành Đô đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏra bị lệ thuộc vào Việt Nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định khác với sự gợi ý của ta trên nhiều việc.
Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã bị mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
- Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề CPC và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
- Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
- Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
Ngày 07/09/1990 BCT đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt-CPC sau đó, và quyết định ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ TQ thông báo lại lập trường của Nhà Nước CPC; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với CPC. Nếu có ai hỏi về công thức 6+2+2+2+1, nói không biết.
           
Báo Bangkok Post ngày 19/9/90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thỏa thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần HĐDTTC của Campuchia gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khơ-me đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk. Thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức chủ tịch Hội đồng. Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24/10/1990, đã xác nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ánh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10/9/90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục Nông Pênh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc Nông Pênh đã có“một thái độ thiếu hợp tác (uncooperative)”.
              
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp đỏ”, v.v…
                
Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi BCT họp (15-17/05/1991) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và về việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, cuộc gặp cấp cao Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có câu “có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”. Cuộc họp này có mặt đầy đủ tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, các ủy viên BCT Đỗ Mười, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
                 
Anh Tô nói:
              
- Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu hơn thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì đây là tự kiểm điểm. Tôi ân hận ở hai chỗ. Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói trước là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng… Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh em bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus”, còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm, nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản Thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì có thể ta có cách bàn thêm với họ. Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thỏa thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời tổng bí thư, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ta sang gặp tổng bí thư và chủ tịch Quốc vụ viện, họ lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng cơ hội lớn nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của bạn CPC, rất gay gắt. Tôi hiểu là bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho là ta làm sau lưng, có hại cho người ta.
                  
Anh Linh:
                  
- Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tínhđến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khơ-me đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
                       
Anh Thạch:
                   
- …Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Nông Pênh, Hun-xen nói là trong biên bản viết là hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1, nhưng băng ghi âm lại ghi rõ là anh Linh nói “Không có vấn đề gì”.Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu? Tại Tokyo tháng 6/1990, Sihanouk và Hun-xen đã thỏa thuận thành phần SNC gồm 2 bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang Nông Pênh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc theo “consensus” trong SNC, anh Hun-xen nói riêng với tôi: chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng là Campuchia bị Việt Nam và Trung Quốc ép. Như vậy dù là “consensus” cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Nông Pênh thắc mắc nhiều với ta. Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô, và nói họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy, Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta.
                 
 Hôm sau, BCT họp tiếp, anh Mười nói: Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hun-xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thành Đô thì tốt hơn…
                    
Anh Tô:
                
- Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào? ở Thành Đô điều ta làm có thể chứng minh được, nhưng Campuchia cho là ta giải quyết trên lưng họ.Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận về sau này sẽ để lại hậu quả.
                       
Anh Mười:
              
- …Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Bạn Campuchia nghĩ gì ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của Campuchia.
                        
Anh Thạch:
                       
- Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô “consensus” (nguyên tắc nhất trí).
                        
Anh Võ Văn Kiệt:
                  
- Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.
                   
Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: Mình hớ, mình dại rồi mà cũng còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái lý đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.
                  
Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Nông Pênh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28/2/1991, Hun-xen phát biểu:
                  
“Như các đại biểu đã biết, vấn đề Hội đồng Dân tộc Tối cao này rất phức tạp chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không ít đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến nó thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.
                 
Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Nông Pênh, ngày 28/9/1990, Hun-xen đã có những ý khá mạnh khi nói về thoả thuận Thành Đô: Khi gặp Sok An ở Băng Cốc hôm 17/9, TQ dọa vàđòi SNC phải công nhận công thức mà VN và TQ đã thỏa thuận. Nhưng Nông Pênh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trảlời TQ là ý này là của VN không phải của Nông Pênh.
                    
Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, trái lại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thếsẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó chậm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.
                 
Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện giải pháp đỏ ở Campuchia là không phù hợp với Nghị Quyết 13 của Bộ Chính Trị mà còn gây khó khăn cho ta trong việc đa dạng hóa quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó để bôi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
                 
Cùng với việc ta thúc ép Nông Pênh đi vào giải pháp đỏ, việc ta thỏa thuận với Trung Quốc về công thức HĐDTTC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của bạn Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ của ta với Campuchia và Lào…
Trần Quang Cơ
(Blog Bùi Văn Bồng)

Pháp quyền và thịnh vượng

Qua ba chương trình liên tiếp, mục Diễn đàn Kinh tế đã tìm hiểu vì sao các nước trên thế giới từng có lúc gặp cảnh nghèo khổ rồi phát triển mạnh về kinh tế, mà cũng có lúc từ sự phồn thịnh lại tụt vào tình trạng nghèo đói.


(AFP photo) Tòa nhà Empire State, New York. Ảnh minh họa.

Vũ Hoàng đi vào phần kết với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á châu Tự do, về những quy luật của sự giàu nghèo.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Khởi đi từ chương trình đầu tiên của năm 2013, khi đề cập về quy luật của sự giàu nghèo giữa các quốc gia, chúng ta đã lần lượt tìm hiểu nhiều khía cạnh khác biệt về sự thịnh vượng, nào là địa dư hình thể và tài nguyên thiên nhiên, nào là dân số rồi dân trí, và cả văn hóa lẫn di dân, v.v....

Qua các chương trình này, chúng tôi nghiệm thấy một số yếu tố đáng chú ý là cách đo đếm về thống kê để so sánh sự giàu nghèo của các nước qua nhiều thời kỳ khác nhau, rồi có một số quốc gia tương đối khá giàu rồi lại bị tụt hậu trong nhiều thế kỷ, như trường hợp Trung Quốc. Có quốc gia như Nhật Bản thật ra còn nghèo và ít tài nguyên mà lại vươn lên rất nhanh thành một nền kinh tế thịnh vượng và tiên tiến. Vì sao lại như vậy?

Thưa ông, khi kiểm lại thì ta thấy quốc gia nào trên mặt địa cầu đều đã từng là một nước nghèo, chẳng khác gì các nước mà ngày nay ta gọi là chậm tiến hay chưa phát triển, thế rồi họ lại thành trù phú phồn thịnh. Như vậy, vấn đề đáng chú ý và tìm hiểu ở đây không phải là sự nghèo khốn mà là sự thịnh vượng. Ta sẽ đi vào phần kết để tìm ra cái gì đã tạo ra sự thịnh vượng đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì đây là một đề tài bao quát nên ta sẽ tập trung dần vào các yếu tố then chốt như khi tìm một cái đòn bẩy rồi suy tính về điểm tựa và điểm động để hiểu ra quy luật vận hành của sự phồn thịnh. Tôi xin tạm lấy một thời điểm làm cơ sở suy tư vì có thể đánh dấu thời kỳ sau này ta gọi là Hiện đại. Đó là năm 1789, khi Pháp và Mỹ có cuộc cách mạng làm thay đổi vận mệnh quốc gia. Đó cũng là năm của chiến thắng Đống Đa khi Quang Trung Hoàng đế đại thắng trong có năm ngày một lực lượng xâm lăng đông đảo gấp bội của nhà Mãn Thanh.

Chiến thắng Đống Đa năm 1789 là hình thái chiến tranh cổ điển giữa hai nước và có nhiều nguyên nhân sâu xa dù Việt Nam khi đó chưa thống nhất. Trước đấy, vào thời nội chiến Trịnh Nguyễn rồi giữa nhà Nguyễn với Tây Sơn, Việt Nam đã tiếp xúc với các nước Tây phương và nói chung thì chẳng thua kém gì nhiều. Nhưng so với Âu Châu Việt Nam lại tụt hậu sau khi thống nhất nên đúng 70 năm sau trận Đống Đa thì không cưỡng nổi sức ép của Pháp khi họ tấn công Việt Nam và bắn đại bác vào Đà Nẵng năm 1859. Cái gì đã xảy ra là điều ta nên tìm hiểu...

Năm 1789 cũng là khi nền quân chủ Pháp bị khủng hoảng về nhiều mặt. Cái nhân có thể là tôn giáo hay chính trị, nhưng cái duyên, hay yếu tố châm ngòi cho một chuỗi biến động sau đó, lại là kinh tế khi công khố kiệt quệ nên triều đình phải triệu tập hội nghị có sự hiện diện của một đẳng cấp mới, Đệ tam Đẳng cấp, là đại diện cho sức mạnh kinh tế và thực tế tài trợ cho công cuộc phát triển quốc gia. Chính là hội nghị này mới làm tan rã chế độ quân chủ và mở ra cuộc cách mạng. Bảy chục năm sau, nước Pháp bị kiệt quệ ấy đã khuất phục được nước ta.
Nói ra thì kỳ chứ cuộc Cách mạng Độc lập của Mỹ khởi đi từ một chuyện nhỏ mà có ý nghĩa và hậu quả lớn lao. Chuyện nhỏ vì chỉ là vấn đề thuế khóa của các thuộc địa Anh. Mà hậu quả lớn lao là khi đã đóng thuế, tức là góp phần xây dựng quốc gia, thì người ta có quyền tham gia vào tiến trình quyết định về chính trị, nghĩa là đổi lại luật chơi và xây dựng nền tảng pháp chế khác.

Chuyện Việt Nam

000_Hkg8093802-250.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (P) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tham dự phiên khai mạc cuộc họp Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 12 năm 2012. AFP photo

Vũ Hoàng: Ông hay có lối trình bày lung khởi về bối cảnh rồi tập trung vào chuyện then chốt nhất. Trong ba thí dụ vừa nhắc lại cho thính giả, ông nhấn mạnh đến cái quyền được đại diện để tham gia vào tiến trình quyết định và từ đó xây dựng nền tảng pháp chế khác. Đấy là tiến trình mà sau này chúng ta gọi là dân chủ. Nhưng trường hợp của Việt Nam thì sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngày nay, chúng ta đều có thể hiểu rằng kinh tế chính là sự chọn lựa. Mà cái quyền chọn lựa giải pháp có lợi nhất cũng là một động lực của thịnh vượng và phát triển.

Đàng Trong của nước Nam trong thời Nội chiến Nam Bắc là nơi mà người ta đã có quyền tự do tương đối trong sự chọn lựa nên thật sự đã trở thành một nước thịnh vượng của Đông Nam Á. Nhưng khi nước Nam thống nhất từ thời Gia Long thì ta lại trở về trật tự cũ trên cả nước, lại theo mẫu mực tù túng lạc hậu của nhà Thanh, nên triều đình quyết định tất cả trong sự hỗn loạn và bất mãn chung của xã hội ở dưới, để rồi xứ sở kiệt quệ dần cho đến khi bị nước Pháp khuất phục. Kỹ thuật chiến tranh, hay đại bác và pháo hạm không giải thích được tất cả. Chính là sự lạc hậu tù túng mới khiến xứ sở không thể canh tân và nâng cao được dân trí và mở ra nhiều chọn lựa khác.

Khi kiểm lại chuyện Âu-Mỹ-Á từ thời Hiện đại, sau khi nhớ đến sự thăng trầm thịnh suy của các nước, ta thấy ra một yếu tố quyết định then chốt nhất trong tiến trình làm cho quốc gia trở thành thịnh vượng. Đó là nền tảng pháp lý hay luật lệ pháp chế.

Vũ Hoàng: Chúng ta tiến dần vào điểm then chốt mà ông gọi là pháp chế. Thưa ông, nó thể hiện như thế nào trong thực tế kinh tế?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chiến tranh hay loạn lạc hoặc tình trạng vô luật pháp tại vùng núi non hiểm trở là những trở ngại cho sinh hoạt kinh tế. Cho nên tối thiểu thì kinh tế cần đến sự ổn định và một nền tảng pháp quyền chung cho mọi người ở mọi nơi mà không quá tốn kém khi áp dụng.

Các chế độ độc tài có thể bảo đảm được sự ổn định ấy bằng một hệ thống luật lệ hà khắc và một bộ máy cưỡng hành to lớn cồng kềnh. Liên bang Xô viết đã có sự ổn định tốn kém này trên một lãnh thổ có nhiều tài nguyên, cho nên nếu so sánh với thời đại của các Sa hoàng của họ, thì nước Nga có thể giàu hơn trước. Nhưng so với Âu Châu thì vẫn là một xứ nghèo đói và 70 năm sau thì kinh tế tự sụp đổ dưới sức nặng của hệ thống kiểm soát và bộ máy sản xuất kiệt quệ vì chế độ tập trung quản lý, tức là một chế độ triệt tiêu cái quyền chọn lựa kinh tế của người dân.
Chính là sự lạc hậu tù túng mới khiến xứ sở không thể canh tân và nâng cao được dân trí và mở ra nhiều chọn lựa khác.
Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Cứ như vậy thì ta tiến dần đến trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam khi nói đến yêu cầu ổn định bằng luật lệ và yêu cầu phát triển bằng chế độ pháp quyền. Thưa ông, có phải là kinh tế hai xứ này đã thịnh vượng hơn trước là nhờ có hệ thống luật lệ thông thoáng hơn chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng hai quốc gia này có thịnh vượng hơn khi so với chính mình trong quá khứ. Chứ so với các nước khác thì vẫn còn rất nghèo mà lại không có tương lai vì chính hệ thống pháp quyền của họ. Tôi xin được lần lượt giải thích.

Chúng ta đều biết kinh tế chỉ tăng trưởng và tạo ra của cải khi có sự ổn định, không bị chiến tranh. Nhưng hệ thống luật lệ và chế độ pháp quyền của hai xứ ấy có thể giúp người dân khỏi chết đói chứ không thể làm quốc gia phú cường được vì bản chất thiên lệch của nó. Chế độ pháp quyền này có mục tiêu ưu tiên là đảm bảo quyền lực đảng hơn là bảo vệ pháp quyền nhà nước, nôm na là đảng vẫn cao hơn nhà nước, như được ghi trong hiến pháp lạc hậu của họ.

Thuần về kinh tế thì hậu quả của chế độ pháp quyền có kỳ thị đó là những gì? Trước hết, nó gây tốn kém vì nhiều lãng phí trong chọn lựa, tức là phải tốn nhiều công sức hơn xứ khác để tạo thêm một sản phẩm. Mà đằng sau những thống kê về sản lượng hay lợi tức bình quân thì tốn sức của ai và để cho ai hưởng? Câu hỏi đó cho thấy là ngoài sự tốn kém hay phản kinh tế lại còn có sự bất công vì đào sâu khoảng cách giàu nghèo trong sự tăng trưởng. Vừa rồi, chính lãnh đạo Trung Quốc đã xác nhận chuyện bất công này khi công bố chỉ số Gini, là khác biệt đào sâu giữa các nhóm ngũ phân hay 20% giàu nhất và nghèo nhất trong xã hội.

Thứ ba là chế độ pháp quyền này dung dưỡng nạn tham nhũng vì tạo ra cơ hội trục lợi bất chính của những kẻ nằm trong, hoặc có quan hệ với, hệ thống quyết định kinh tế. Tham nhũng cũng là một biểu hiện của bất công vì không có tiền đút lót là không có cơ hội làm giàu, nên cơ hội làm giàu chỉ dành cho một thiểu số. Một quốc gia không thể phát triển và người dân không có được sự thịnh vượng khi mà chế độ pháp quyền lệch lạc lại thực tế định chế hóa hành vi tham nhũng. Mà chưa hết....

Nạn tham nhũng

Vũ Hoàng: Ông vừa đưa ra một số phê phán nghiêm khắc mà chính xác về những nhược điểm nay đã được công khai hóa về chế độ pháp quyền của Trung Quốc và Việt Nam. Như sự tốn kém rất nhiều công sức đầu tư để tạo thêm một sản phẩm qua hệ số người ta gọi là ICOR, hoặc những bất công xã hội và sự xuất hiện của một tầng lớp tư bản đỏ các đại gia hay Thái tử đảng sống phè phỡn trên sự lầm than còn quá lớn của xã hội. Hoặc như nạn tham nhũng mà ông gọi là được định chế hóa. Vậy mà ông còn nói là chưa hết! Chế độ này còn nhược điểm nào khác?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng sự thiên lệch và mờ ám của nó còn tác động vào chính sách kinh tế để bảo vệ quyền lợi cho một khu vực hay thành phần kinh tế và mặc nhiên gây thiệt hại cho đa số còn lại. Quốc gia không thể thịnh vượng, người dân không thể giàu có và chế độ này không có tương lai chính là vì lý do đó.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Trung Quốc và Việt Nam là những thí dụ mà ai cũng biết. Chế độ kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc hoặc kế hoạch cấp cứu khu vực bất động sản bị nạn bong bóng đầu cơ tại Việt Nam là loại thí dụ khác. Cứu những ai và bỏ những ai và với tài nguyên công quỹ bị mắc nợ đến chừng nào là loại vấn đề về chính sách. Đằng sau các thống kê mờ ám, nó cho thấy tình trạng thiếu bình đẳng và minh bạch của chế độ pháp quyền lệch lạc.
Tình trạng cướp đất hay bồi thường không thỏa đáng khi giải phóng mặt bằng cho cái gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa là biểu hiện khó chấp nhận được của cả hai chế độ tự xưng là "xã hội chủ nghĩa".
Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Căn bản nhất, chế độ ấy vẫn chưa xác định và bảo vệ quyền tư hữu, cụ thể là quyền tư hữu một phương tiện sản xuất cần thiết là đất đai. Tình trạng cướp đất hay bồi thường không thỏa đáng khi giải phóng mặt bằng cho cái gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa là biểu hiện khó chấp nhận được của cả hai chế độ tự xưng là "xã hội chủ nghĩa".

Thực chất thì đấy là chủ nghĩa tư bản hoang dại và vô pháp trong khi các nước theo tư bản chủ nghĩa đều trước tiên xây dựng pháp quyền nhà nước và bảo vệ quyền tư hữu để mọi người có thể kinh doanh và làm giàu nhờ sự hợp tác trong tinh thần tin cậy lẫn nhau. Nếu chỉ tin nhau trong một phạm vi rất nhỏ hẹp của gia đình và thân tộc thì làm sao có thể thịnh vượng khi cần làm ăn với thế giới bên ngoài? Có thể là kỳ sau mình sẽ kết thúc loạt bài này bằng cái quyền chọn lựa, trước mình khi ăn Tết và chúc nhau an khang thịnh vượng.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và xin hẹn quý thính giả kỳ sau.
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

 Việt nam không có tự do báo chí

Phúc trình Chỉ số Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF)
Phúc trình Chỉ số Tự do Báo chí của Tổ chức RSF cho thấy xu hướng xấu đi tại châu Á, trừ Miến Điện

"Cuộc cách mạng giấy" của Miến Điện đã đem lại cải thiện đột ngột cho tự do thông tin tại một đất nước khá ngặt nghèo, trái ngược với xu thế tồi tệ đi tại nhiều nước khác ở châu Á, theo phúc trình của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vào hôm thứ Tư.

Nhờ "những thay đổi đáng kể này" Miến Điện xếp thứ 151 trong tổng số 179 quốc gia được xếp hạng theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2013 do tổ chức RSF thực hiện, vượt lên 18 bậc so với năm ngoái.

"Không còn phóng viên hay nhà bất đồng chính kiến thể hiện qua internet nào bị giam giữ trong các nhà tù của chính quyền độc tài quân nhân cũ nữa," RSF nói.

Hồi tháng Tám, Miến Điện tuyên bố chấm dứt kiểm duyệt trước khi ấn bản, một cột mốc sau nhiều thập niên chịu sự kiểm soát của chế độ quân nhân khi chế độ này chấm dứt vào năm 2011.

"Cải tổ pháp lý chỉ mới bắt đầu nhưng những bước đi mà chính phủ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông, nhu xóa bỏ kiểm duyệt trước khi in ấn và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong được trở về, là những bước đi đầy ý nghĩa tiến tới tự do thông tin thực sự," RSF nói.

Tụt hạng

Tự do thông tin phát triển tại Miến Điện trái ngược hẳn với tình trạng đàn áp thông tin ngày một tồi tệ hơn tại châu Á, vẫn theo tổ chức có trụ sở tại Paris này.

Nhật Bản tụt đáng kể, từ đứng thứ 22 xuống thứ 53 vì kiểm duyết tin liên quan tới vụ nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá do sóng thần tại Fukushima.

Bắc Hàn (đứng thứ 178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168) cũng bị đặt ở cuối bảng xếp hạng vì họ "từ chối không cho phép công dân của mình quyền tự do được thông tin," RSF nói.

"Việc ông Kim Jong-Un nắm vị trí người đứng đầu Vương quốc Khép kín này đã không thay đổi mức độ kiểm soát hoàn toàn của chế độ đối với tin tức và thông tin," RSF lưu ý khi muốn nói tới kiểm soát của nhà nước cho chính phủ Bắc Hàn thực hiện.

Malaysia tụt 23 bậc, xuống thứ 145, mức thấp nhất từng có cho nước này, "vì việc tiếp cận thông tin đang trở nên ngày một hạn chế".

Tiểu lục địa Ấn cũng tụt mạnh, khi các nhà báo trong vùng bị đe dọa bằng bạo lực.

Tại Ấn Độ (140), "giới chức trách nhất quyết duy trì kiểm duyệt mạng và áp đặt thêm nhiều cấm đoán, trong khi bạo lực chống lại các nhà báo không bị xử lý, khu vực Kashmir và Chhattisgarh trở nên ngày càng cô lập".

Sau "Mùa xuân Ả Rập" và các phong trào biểu tình khác đã đem lại nhiều thay đổi trong Chỉ số 2012, năm nay "đánh dấu việc quay trở lại chỉ số vẫn thường thấy", theo phúc trình của RSF.

Turkmenistan (177), Eritrea (179) và Bắc Hàn (178) là ba nước cuối bảng, cùng với Syria (176), Somalia (175) và Iran (174), trong khi Phần Lan, Hà Lan và Na Uy, tiếp tục chiếm giữ ba vị trí hàng đầu trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí này.
(BBC)

Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới

30.01.2013
WASHINGTON, D.C. — Việt Nam tiếp tục đứng thứ 172/179 quốc gia được đánh giá trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) thực hiện. Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp này nhận xét rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và Việt Nam từ vị trí thứ ba đã nhảy lên hàng thứ hai trong danh sách các nước cầm tù nhiều cư dân mạng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, cho biết:

Ông Benjamin Ismail: Dù vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 không thay đổi so với bảng xếp hạng 2011-2012, tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang xuống dốc tệ hại. Nói về thứ hạng, ở vị trí như Việt Nam 172/179 quốc gia được đánh giá, tức thuộc nhóm 10 nước có nền tự do báo chí tệ nhất trên thế giới, không dễ bị rớt hạng xuống thấp hơn nữa.

VOA: Thứ hạng của Việt Nam không thay đổi so với năm ngoái, vì sao tình hình tự do báo chí tại Việt Nam năm qua lại bị đánh giá là tuột dốc thay vì là vẫn y nguyên như năm trước?

Ông Benjamin Ismail: Do vị trí thứ hạng là một dữ liệu tương đối. Vì phương pháp nghiên cứu của chúng tôi năm nay có thay đổi, cho nên không thể so sánh điểm số khảo sát của Việt Nam năm nay so với năm ngoái, nhưng tình hình thực tế thì xuống dốc so với năm trước. Chúng tôi cũng cập nhật con số các cư dân mạng bị cầm tù tại Việt Nam từ các thông tin mới mà chúng tôi có thể xác nhận. Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có số cư dân mạng bị cầm tù nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Đối chiếu trên tỷ lệ dân số, thì Việt Nam là nhà tù lớn nhất thế giới đối với cư dân mạng. Năm trước, Việt Nam giữ vị trí hàng thứ ba trong danh sách các nước giam cầm nhiều công dân mạng nhất trên thế giới, sau Trung Quốc và Iran, nhưng đã vọt lên hàng thứ hai trong năm vừa qua. Tại Việt Nam hiện có 34 cư dân mạng bị cầm tù và ít nhất 12 blogger hay công dân mạng đã bị tuyên phạt với các bản án lên tới mức cao nhất 13 năm tù trong khi số ký giả hay cư dân mạng bị giam cầm trong năm trước là khoảng 19 người. Điều này chứng tỏ sự đàn áp của đảng cộng sản Việt Nam đối với quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân ngày một gia tăng.
Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có số cư dân mạng bị cầm tù nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Đối chiếu trên tỷ lệ dân số, thì Việt Nam là nhà tù lớn nhất thế giới đối với cư dân mạng...Việt Nam hiện có 34 cư dân mạng bị cầm tù và ít nhất 12 blogger hay công dân mạng đã bị tuyên phạt với các bản án lên tới mức cao nhất 13 năm tù...
Benjamin Ismail, RSF

VOA: Những điểm nào được xem là đáng lưu ý nhất về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm qua, thưa ông?

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức RSF Benjamin Ismail.

​​Ông Benjamin Ismail: Hoàn toàn không có chỗ cho bất kỳ một sự chỉ trích nào đối với nhà cầm quyền, các chính sách của nhà nước, hệ thống chính trị, hay các quan chức nhà nước. Các bản án dành cho những blogger trong nhóm 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin lành gần đây thật sự gây phẫn nộ công luận. Việt Nam cáo buộc đảng Việt Tân ở hải ngoại là khủng bố và bất kỳ ai có liên hệ với đảng phái này đều bị Hà Nội dán nhãn khủng bố rồi cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Trong số những nhà bất đồng chính kiến trên mạng và những blogger bị tù đày có trường hợp của blogger Paulus Lê Văn Sơn. Việt Nam cáo buộc Sơn đã tham gia khóa huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức ở Thái Lan cuối tháng 7/2011 nhưng thật ra đó là khóa huấn luyện kỹ năng báo chí độc lập do chính tổ chức Phóng viên Không biên giới của chúng tôi tổ chức. Chúng tôi có thể cung cấp bằng chứng, vật chứng để xác minh điều này. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ hủy bỏ bản án cho blogger Lê Văn Sơn vì nó dựa trên những lời cáo buộc sai sự thật.
Tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang xuống dốc tệ hại. Nói về thứ hạng, ở vị trí như Việt Nam 172/179 quốc gia được đánh giá, tức thuộc nhóm 10 nước có nền tự do báo chí tệ nhất trên thế giới, không dễ bị rớt hạng xuống thấp hơn nữa...
Benjamin Ismail.

VOA: Bảng Chỉ số về Tự do Báo chí trên thế giới của tổ chức Phóng viên Không biên giới có giá trị và vai trò như thế nào so với các khảo sát khác của những tổ chức bảo vệ nhân quyền khác?

Ông Benjamin Ismail: Bảng xếp hạng này rất quan trọng vì kể từ khi ra đời năm 2002 tới nay, chúng tôi hằng năm đều cải tiến phương pháp khảo sát, nghiên cứu. Năm nay số câu hỏi trong bảng khảo sát đã được tăng lên gấp đôi từ 40 câu trong năm trước lên thành 80 câu năm nay. Chúng tôi phối hợp các dữ kiện thống kê, các nguồn thông tin thu thập được trong cả năm, và nhận xét từ giới ký giả, giới chuyên gia phân tích kể cả các chuyên gia trong giới truyền thông và các chuyên gia chuyên nghiên cứu về Việt Nam, giới blogger, giới hoạt động nhân quyền cả trong và ngoài nước về mức độ tự do báo chí của từng quốc gia một.

VOA: Cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Trong số 10 nước chót bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013, sau Việt Nam là Trung Quốc, Iran, Somalia, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea. Trong khu vực Châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, và Bắc Triều Tiên bị xem là các nước không có dấu hiệu cải thiện về tự do báo chí.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới chuyên cổ xúy và bênh vực cho quyền được thông tin và thông tin của mọi người trên toàn cầu. RSF có trụ sở chính ở Paris (Pháp) cùng với các văn phòng quốc tế tại 10 nước trên thế giới, với hơn 150 ký giả ở khắp năm châu.
Trà Mi-VOA

Miến Điện được khen có tiến bộ về tự do báo chí

Miến Điện tăng 18 hạng trên danh sách của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí (REUTERS)
Miến Điện tăng 18 hạng trên danh sách của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí (REUTERS)

Theo bản xếp hạng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí năm 2013, vừa được công bố hôm nay, 30/01/2013, Miến Điện đã tăng 18 hạng và kể từ nay được xếp thứ hạng 151 trên tổng số 179 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam vẫn nằm ở thứ hạng 172, gần chót bảng.

Trong phần trình bày về bảng xếp hạng nói trên, Phóng viên không biên giới nhận định: “ Nếu như các cải tổ về lập pháp chỉ mới được khởi động, thì các biện pháp của chính phủ Miến Điện nhằm hỗ trợ báo chí, việc bãi bỏ chế độ kiểm duyệt và việc cho phép các tờ báo lưu vong trở về nước đã là những bước tiến đáng kể. ”

Chính phủ lên cầm quyền thay thế tập đoàn quân phiệt giải thể tháng 3 năm 2012 cũng đã trả tự do cho nhiều phóng viên bị cầm tù. Miến Điện nay không còn nằm trong số các quốc gia được thể hiện bằng màu đen trên bản đồ thế giới về tự do báo chí nữa, khác với nhiều nước ở châu Á. Trong số 45 nước cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2013, có đến 15 quốc gia thuộc châu Á.

Theo Phóng viên không biên giới, các nước như Bắc Triều Tiên ( hạng 178/179 ), Trung Quốc ( 173 ), Việt Nam ( 172 ) và Lào ( 168 ) vẫn không cho người dân hưởng quyền tự do được thông tin. Nói chung, tình hình tự do báo chí của bốn quốc gia Cộng sản đó vẫn không có gì thay đổi.

Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc, những người làm công việc thông tin trên Internet, các blogger và các công dân mạng, vẫn bị đàn áp ngày càng dữ dội. Theo Phóng viên không biên giới, trước sự lớn mạnh của các mạng xã hội và khả năng huy động của các mạng này, chính quyền đã gia tăng kiểm soát các thông tin “nhạy cảm” và rút ngay các thông tin này khỏi mạng Internet.

Trong vòng chưa tới một năm, ngành tư pháp Việt Nam đã kết án tù 12 blogger và nhà đối lập sử dụng mạng, với những bản án lên tới 13 năm tù, và như vậy Việt Nam hiện là nhà tù đứng hàng thứ hai thế giới về giam giữ các công dân mạng, chỉ sau Trung Quốc.

Phóng viên không biên giới cũng ghi nhận là trong năm qua, tình hình tự do báo chí ở châu Á nói chung có xu hướng đi xuống. Đặc biệt là Nhật Bản đã sụt hạng nhiều nhất, từ hạng 22 đã tụt xuống hạng 53, vì chính quyền Tokyo đã ngăn chận mọi thông tin độc lập về các chủ đề có dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến tai nạn hạt nhân Fukushima.

Tình hình tự do báo chí của Cam Bốt cũng tồi tệ hơn khiến nước này bị sụt 26 hạng và nay được xếp thứ 143, thứ hạng chưa từng có đối với nước này. Kể từ năm 2011, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các đài phát thanh độc lập của Cam Bốt và của nước ngoài bị kiểm duyệt ngày càng nặng nề. Nhiều nhà báo tố cáo chính quyền đã bị giết chết hoặc đe dọa tính mạng.

Malaysia cũng bị sụt đến 13 nấc, rơi xuống hạng 145, vì chính quyền nước này tiếp tục chà đạp các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền được thông tin.
Thanh Phương (RFI)

Kinh tế nhà nước 'chiều quá, sinh hư'


Được nhiều ưu đãi, nhưng khu vực quốc doanh không những chỉ đóng góp phần nhỏ trong nền kinh tế mà còn gây nhiều nợ nần, thất thoát

Hãng thông tấn Pháp AFP ngày 30/1 có bài viết nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, cho rằng các khó khăn là hậu quả của sai lầm trong quản lý khối doanh nghiệp nhà nước.

Bài viết với tựa đề "Khối quốc doanh Việt Nam là khối ung thư của nền kinh tế" nhận xét các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là lý do của sự chỉ trích từ công chúng về khủng hoảng hệ thống mà đảng cầm quyền không thể sửa chữa.

Theo số liệu của AFP đưa ra, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 45% vốn đầu tư, 60% vốn vay từ ngân hàng thương mại, 70% tiền tài trợ phát triển và chiếm 70% nền kinh tế.

Tuy nhiên khu vực này chỉ đóng góp 30% tăng trưởng GDP, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp Nhà nước còn chịu trách nhiệm cho khối nợ 61 tỷ đôla, bằng một nửa số nợ công của Việt Nam hiện tại.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 30 trong số 85 các doanh nghiệp Nhà nước cỡ lớn có nợ gấp ba tới 10 lần số vốn.

Báo chí trong nước thời gian gần đây đang đồn đoán rằng EVN và Vinacomin là hai doanh nghiệp Nhà nước có nguy cơ sụp đổ, sau Vinalines và Vinashin, và đang tồn tại nhờ ưu đãi của nhà nước.

AFP dẫn lời một đại biểu Quốc hội giấu tên nói khối doanh nghiệp Nhà nước đã "trở thành một khối ung thư của nền kinh tế."

'Học mót'

Trả lời phỏng vấn BBC cùng ngày 30/1, tiến sỹ - kinh tế gia Nguyễn Quang A cho rằng tình hình kinh tế trong năm qua và năm nay "rất khó khăn".

"Khu vực doanh nghiệp Nhà nước đóng góp đáng kể vào khó khăn này," ông A nói.

Nhiều ý kiến của giới chuyên gia cho rằng các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là mô hình lấy ý tưởng từ các tập đoàn Chaebol của Nam Hàn dưới thời cố tổng thống Park-Chung Hee.

Tuy nhiên sai lầm trong cách ưu đãi, quản lý các tập đoàn này cũng đã gây cho Nam Hàn những thiệt hại nặng nề trong thập niên 90.

Trước câu hỏi tại sao Việt Nam lại lặp lại những sai lầm của Nam Hàn dù đã có nhiều năm chứng kiến bất cập của mô hình ấy, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:

"Tôi nghĩ là người ta nghĩ rằng khi Nhà nước là chủ sở hữu thì sẽ dễ nói hơn là các doanh nghiệp tư nhân ở Nhật và Hàn Quốc."

"Bản thân các mô hình đó của Nhật và Hàn Quốc bây giờ cũng không còn hợp lý nữa."

"Rất đáng tiếc là người ta đã học mót kiểu như thế."

Theo ông Quang A, điều chủ yếu làm các doanh nghiệp Nhà nước là do "một mình thủ tướng điều khiển", "lại là doanh nghiệp Nhà nước, không phải là doanh nghiệp tư nhân nên không có động lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, không có lợi nhuận."

"Bên cạnh đó lại được Nhà nước ưu đãi bằng các nguồn vốn vay, bằng hợp đồng, bằng các dự án."

'Con trọc phú'


Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào nằm trong môi trường tạo tâm lý ỷ lại đều không hoạt động hiệu quả

Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu sự hiện hữu của các nhóm lợi ích xuất nguồn từ sự ưu ái đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang ngày càng lớn có đủ để chống lại cải cách không, ông A nhận xét rằng "việc ưu ái tạo tâm lý ỷ lại."

"Giống như một đứa trẻ con, con của một ông trọc phú có bố mẹ là nhà giàu. Nuông chiều con quá thì con hư là chuyện bình thường," ông nói.

Ông A cho rằng những ưu đãi như vậy thì "không chỉ với doanh nghiệp Nhà nước mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong một môi trường tạo tâml ý ỷ lại như thế thì đều hoạt động không hiệu quả."

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước do chính quyền cử ra, cất nhắc, nên "họ có động lực chạy theo đường chính trị nhiều hơn."

"Ở Việt Nam thấy nhiều ông Bộ Trưởng, thậm chí Phó thủ tướng lúc trước cũng là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc một tổng công ty nào đó." Ông dẫn chứng.

"Bản thân chính quyền muốn dùng những doanh nghiệp như vậy như là công cụ của mình để điều khiển nền kinh tế."

"Những chuyện như vậy giúp chúng ta hiểu được tại sao có những nhóm đặc lợi ảnh hưởng đến chính sách, khiến việc cải cách, cơ cấu tiếp theo rất khó."

"Các lợi ích đan xen lẫn nhau, chằn chịt, ràng buộc lẫn nhau. Nó trở thành một thế lực làm cho việc cải tổ rất khó khăn."

"Chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra đường lối kinh tế là đường lối không đúng, phải sửa đi, thì chừng ấy cải tổ sẽ rất nhanh chóng."
(BBC)

 Khu vực Nhà nước, "khối u ung thư" của một nền kinh tế kiệt quệ

Cảnh chợ Đồng Xuân tại Hà Nội 21/12/2012 (REUTERS) 
Thiếu minh bạch, quản lý kém cõi, tham nhũng, đứng bên trên luật pháp, các tập đoàn Nhà nước của Việt Nam chưa bao giờ bị chỉ trích nặng nề như thế. Khu vực Nhà nước nay được mô tả như là “khối u ung thư” của một nền kinh tế đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đó là nhận định của hãng tin AFP trong bài bình luận đề ngày hôm nay, 30/01/2013.
Hơn 25 năm sau khi tung ra chính sách mở cửa, chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, chính phủ nay đang đối diện với những doanh nghiệp Nhà nước mà cho tới nay vẫn chưa được cải tổ.
Trả lời phỏng vấn AFP, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng “ khu vực Nhà nước là một sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế tồi tệ đến thế.” Ông Nguyễn Quang A mô tả khu vực Nhà nước như là “đứa trẻ được các nhóm lợi ích nuông chiều”. Theo ông, vì quyền lực và quyền lợi của họ, một số người không muốn cải tổ khu vực này, mà bằng mọi giá tìm cách duy trì nguyên trạng.
AFP nhắc lại là ở Việt Nam hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp Nhà nước, chiếm 45% đầu tư, thu hút 60% nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại và sử dụng đến 70% viện trợ phát triển ODA, nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu tính luôn cả các công ty gia công cho khu vực Nhà nước và các doanh nghiệp do cán bộ công chức nắm giữ, khu vực này chiếm tới 70% hoạt động sản xuất.
Thế mà, khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng suy yếu. Các tập đoàn Nhà nước nay nợ tổng cộng 61 tỷ đôla, tức là phân nửa tổng số nợ công của Việt Nam. Sau các tập đoàn như Vinashin , thua lỗ hơn 4,4 tỷ đôla, hay Vinalines, nợ hơn 1 tỷ đôla, trong những tháng qua, có những tin đồn rằng nhiều tập đoàn Nhà nước khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hay Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Vinacomin, cũng đang bệnh rất nặng.
Khi lên cầm quyền vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó được xem như là một nhà cải tổ sáng giá, đã có tham vọng xây dựng những tập đoàn theo kiểu các Chaebol của Hàn Quốc. Nhưng rốt cuộc, những tập đoàn đó đều gian dối sổ sách kế toán, đầu tư bừa bãi, chiến lược mù mờ, một số lãnh đạo tập đoàn thì sống xa hoa không phải bằng tiền lương chính thức của họ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thừa nhận rằng có đến 30 trong số 85 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất có món nợ cao gấp từ 3 đến 10 lần so với vốn của các doanh nghiệp này.
Cho nên, theo AFP, chính phủ Hà Nội không còn giải pháp nào để thúc đẩy một guồng máy đang bị tắt nghẽn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất từ 13 năm nay. Lạm phát ở mức 7% vẫn là mối đe dọa đối với Việt Nam. Nói chung, mô hình mang tính lý thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN” đang chao đảo.
AFP trích lời một đại biểu Quốc hội, xin được miễn nêu tên, nhận định: “ Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn cứ van xin trợ cấp của Nhà nước để tồn tại và như vậy đang trở thành một khối u ung thư đối với nền kinh tế. Việc cải tổ rất chậm bởi vì gặp sự chống đối rất mạnh. Hàng tỷ đôla đã bị mất, thế mà chẳng có ai bị đưa ra tòa.”

Thanh Phương (RFI)

Kinh tế VN: ‘Sai lầm vì học mót’

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định kinh tế Việt Nam khó khăn vì ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế và khối doanh nghiệp nhà nước.

Ông nói chuyện với BBC nhân việc hãng thông tấn Pháp AFP ngày 30/1 có bài viết nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, cho rằng các khó khăn là hậu quả của sai lầm trong quản lý khối doanh nghiệp nhà nước.

Trả lời phỏng vấn BBC cùng ngày 30/1, tiến sỹ - kinh tế gia Nguyễn Quang A cho rằng tình hình kinh tế trong năm qua và năm nay "rất khó khăn".  
"Khu vực doanh nghiệp Nhà nước đóng góp đáng kể vào khó khăn này," ông A nói.

Trước câu hỏi tại sao Việt Nam lại lặp lại những sai lầm của Nam Hàn dù đã có nhiều năm chứng kiến bất cập của mô hình ấy, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:

"Tôi nghĩ là người ta nghĩ rằng khi Nhà nước là chủ sở hữu thì sẽ dễ nói hơn là các doanh nghiệp tư nhân ở Nhật và Hàn Quốc."

"Bản thân các mô hình đó của Nhật và Hàn Quốc bây giờ cũng không còn hợp lý nữa."

"Rất đáng tiếc là người ta đã học mót kiểu như thế."

Theo ông Quang A, điều chủ yếu làm các doanh nghiệp Nhà nước là do "một mình thủ tướng điều khiển", "lại là doanh nghiệp Nhà nước, không phải là doanh nghiệp tư nhân nên không có động lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, không có lợi nhuận."

"Bên cạnh đó lại được Nhà nước ưu đãi bằng các nguồn vốn vay, bằng hợp đồng, bằng các dự án."
(BBC)

Trục xuất Nguyễn Quốc Quân khỏi Việt Nam

Ông Nguyễn Quốc Quân
Theo Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, ngày 30/1/2013, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã quyết định trục xuất khỏi Việt Nam đối với Nguyễn Quốc Quân, sinh ngày 20/11/1953, tại Hà Nội, quốc tịch Mỹ, tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân.”
Trước đó, ngày 17/4/2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã phát hiện, bắt giữ Nguyễn Quốc Quân về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 - Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan An ninh điều tra đã thu được tài liệu phản ánh về hoạt động vi phạm pháp luật của Nguyễn Quốc Quân.
Đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình; xin được khoan hồng để trở về Mỹ đoàn tụ gia đình.
(TTXVN).

Nguyễn Quốc Quân 'không nhận tội'


Ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt hồi tháng Tư vì tội 'khủng bố', nhưng sau đó đổi sang tội danh 'lật đổ chính quyền'

Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân.

Bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, nói chuyện với BBC ngay sau khi trò chuyện với chồng qua điện thoại ngày 30/1.

Đến cuối ngày 30/1, máy bay đã đưa ông Quân từ Việt Nam sang Đài Bắc và dự kiến ông sẽ sớm về đến Mỹ.

Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Quân đã "nhận tội" và muốn được khoan hồng để về đoàn tụ với gia đình.

Nhưng bà Hương nói: "Nếu anh nhận tội, anh đã về từ chín tháng trước."

"Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó."

Sức ép

Trong khi đó, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, cho rằng lý do chủ yếu khiến Việt Nam bất ngờ thả ông Nguyễn Quốc Quân là do sức ép quốc tế, đặc biệt sau vụ xử 14 người Thiên Chúa giáo ở Nghệ An.

Việt Nam trục xuất ông Quân, bị bắt từ tháng Tư năm ngoái, hôm 30/1 và ông được đưa lên máy bay rời Việt Nam cùng ngày.

"Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phần nào bị bất ngờ trước phản ứng mạnh mẽ, nên khá lúng túng. Họ phải hoãn phiên xử anh Quân ngày 22/1 và một tuần sau, thả anh Quân."

Hồi tháng Tư, Bộ Công an Việt Nam loan báo đã bắt tạm giam ông Quân, thành viên Đảng Việt Tân bốn tháng vì họ phát hiện "âm mưu" của ông Quân định kích động biểu tình chống chính quyền nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4.

Báo Công an Nhân dân lúc đó đã đăng bài với tiêu đề ‘Thất bại mới của tổ chức phản động Việt Tân’, lên án "bản chất cố hữu’ của Việt Tân và ông Quân là khủng bố.

Bài báo nhắc lại ông Quân đã từng bị kết tội "khủng bố" một lần vào năm 2006 khi ông từ Campuchia xâm nhập vào Việt Nam phát tán truyền đơn và bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án 6 tháng tù.

Vào tháng Tám, chính quyền Việt Nam gỡ cáo buộc khủng bố theo điều 84 Bộ Luật hình sự đối với ông mà thay vào đó là tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79.

Thời gian qua, Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi trả tự do cho ông Quân với lý do ông chỉ là một nhà đấu tranh cho cải cách dân chủ bất bạo động ở Việt Nam.
(BBC)

 Nhà văn Hoàng Tiến cây bút bất đồng chính kiến VN qua đời

Nhà văn Hoàng Tiến
Nhà văn Hoàng Tiến là
thành viên của khối 8406
Một cây bút bất đồng chính kiến và nhà hoạt động vì dân chủ được biết đến ở Việt Nam, ông Hoàng Tiến, vừa qua đời tại Hà Nội, ở tuổi 80.
Nhà văn Hoàng Tiến, một thành viên của phong trào dân chủ, khối 8406, cựu chiến binh từ thời kỳ 'kháng chiến chống Pháp' ở Việt Nam, qua đời hôm thứ Hai, 28/1/2013 sau thời gian lâm bệnh nặng.
Hôm 30/1, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến từng quen biết ông Hoàng Tiến, nói với BBC, đám tang của nhà văn, dự kiến tổ chức vào ngày thứ Sáu tại một nhà tang lễ bệnh viên quân đội, có thể chịu sự 'theo dõi' chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Ông nói: "Đám tang hôm này, chắc chắn công an, họ sẽ theo dõi một cách dày đặc, và những người đi dự đám tang chắc chắn sẽ lọt vào trong tầm ngắm của công an.
"Nhưng còn việc có xảy ra xô xát, hay xảy ra cái gì không, thì còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể," ông dự đoán.
Nhìn lại 'quá trình hoạt động' suốt cuộc đời của ông Hoàng Tiến, Tiến sỹ Thanh Giang cho biết cây bút bất đồng chính kiến từng 'tham gia những năm đầu của cách mạng,' khi ông là thiếu sinh quân.
'Tấm gương đấu tranh'
Tiến sỹ Giang cho rằng ông Tiến là một tấm gương cho các thế hệ bất đồng chính kiến ở trong nước. Ông nói:
"Ông là một trong những người phát biểu những ý kiến bất đồng chính kiến vào loại sớm ở trong nước. Và ông cũng là người đã đứng ra bênh vực nhà sinh vật học Hà Sỹ Phu, khi ông Hà Sỹ Phu bị nhà cầm quyền đem ra xử một cách không đúng."
"Từ đó, ông đã cùng với cụ Hoàng Minh Chính, sát cánh với một số anh em trong lứa cùng với Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc..., đấu tranh cho dân chủ hóa ở Việt Nam."
"Ông là một con người khảng khái, không chịu khuất phục và nêu tấm gương cho nhiều thế hệ sau này, sẵn sàng đấu tranh cho dân chủ, tự do cho xã hội Việt Nam."
Được biết, sau thời gian tham gia quân ngũ, nhà văn Hoàng Tiến làm giảng viên Trường Đại học Sân Khấu và Điện ảnh ở Hà Nội. Ông có nhiều bài viết, phát biểu về chủ đề dân chủ, nhân quyền, dân chủ hóa, cải cách chính trị, thể chế ở trong nước.
Ông từng công khai yêu cầu nhà nước và đảng cộng sản tiến hành 'trưng cầu dân ý' về vị thế của đảng, yêu cầu thay Hiến pháp trên tinh thần do người dân soạn thảo, phúc quyết.
Ông cũng ký tên, tham dự vào nhiều thư, kiến nghị, đề xuất công khai của các nhóm trí thức, nhân sỹ và quần chúng, đề nghị nhà nước có các biện pháp mạnh mẽ và cụ thể nhằm 'bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ' trước các nguy cơ xâm phạm của nước ngoài.
Nhà văn cũng từng cho truyền thông mạng trong nước và hải ngoại hay về việc bản thân bị 'xách nhiễu và đàn áp' do tiếp tục hoạt động và lên tiếng đòi 'dân chủ, nhân quyền.'

(BBC)

 

 Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành

Jason Gibbs và Phạm Duy
"Mày phải bỏ cái tính "chơi" của mày đi."
Phạm Duy kể lại những lời này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói với ông năm 1950 lúc ông lên Việt Bắc tham dự Đại hội Văn nghệ Nhân dân. Điều may cho chúng ta, những người yêu nhạc Việt, là Phạm Duy đã biết rằng mình không thể nào bỏ "tính chơi" ấy. Lãnh đạo văn nghệ của Việt Minh đã nhận ra tài năng của ông và muốn khai thác tài năng ấy. Họ ưu đãi Phạm Duy cho kết nạp Đảng, làm đại diện liên hoan ở nước ngoài, được thưởng huân chương và thành một cán bộ văn nghệ đàng hoàng. Lúc ấy Phạm Duy đang ăn lương của Việt Minh. Ông đã lưu diễn và đi thực tế nữa để sáng tác những tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc kháng chiến ấy. Song, mặc dù ông thuộc vao cơ chế, Phạm Duy có ca một tính độc lập.
Còn tính chơi ấy có thật. Lãnh đạo bảo phải "khai tử" một bài ca "chơi" nói về một cuộc tình là "Bên cầu biên giới" nhưng Phạm Duy thấy khó chịu và không chấp nhận. Tất nhiên chỉ nói đến "tính chơi" không thể nào đủ và xứng đáng khi nghĩ đến ông. Ông tôn trọng nghệ thuật của mình, tôn trọng dân Việt Nam và nhân loại nữa. Tôi nghĩ như thế thực sự phải gọi là tính nghiêm túc.
Lúc bấy giờ mọi người ở vùng kháng chiến đều biết đến ca khúc của Phạm Duy. Đây là bởi vì các bài ca của ông viết hay và kịp thời, và còn nữa vì ông là một diễn viên rất hấp dẫn đi lưu diễn khắp miền Bắc. Dù không mở lớp, Phạm Duy đã thành một thầy giáo dạy môn sáng tác cho bao nhiêu thanh niên thời kháng chiến (và các thế hệ sau). Chính Phạm Duy tìm cách khai thác kho nhạc dân gian làm cho nền nhạc kháng chiến có "tính dân tộc" theo chủ trương của lãnh đạo văn nghệ. Cùng thời với Phạm Duy đa số nhạc sĩ Việt chỉ viết hành khúc, hay ca khúc nửa cổ điển. Tôi nghĩ rằng Phạm Duy dễ gần với nhạc dân gian vì ông dễ hòa với dân, và vì ông có sức quan sát rất tinh vị. Hồi đó, ông chưa thực sự nghiên cứu nhưng được thâm nhập văn hóa dân gian một cách rất tự nhiên.
Chắc vì biết mình có tiếng ham chơi nên ông nhận đi một chuyến đi mạo hiểm vào miền Trung Bắc, khu mà Pháp từng gọi là "la rue sans joie." Điều lạ là người "chịu chơi" này (tôi nói đùa vì biết Phạm Duy không bia rượu chè) sắp lấy vợ nhưng hoãn lại đám cưới của mình để đi thực tế. Trong Hồi ký Phạm Duy cũng nói rằng ông đã muốn chứng tỏ sự "can đảm" và "vinh dự" của mình cho người vợ tương lai.
Trong vùng miền Trung ấy, Pháp đàn áp quân và dân rất khốc liệt. Hiện nay vùng đất này vẫn còn nhiều chiến tranh, nhưng cũng có phóng viên đến, ghi và phát hành sự tàn ác của chiến tranh và đau khổ của dân thường trước lương tâm của dân khắp thế giới. Nhưng trong cuộc chiến chống Pháp không có phóng viên nào vào chiến khu để kể đến nỗi đau khổ ấy. Chỉ có nghệ sĩ với cây đàn.

"Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương"
Nhắc đến chuyến đi này Phạm Duy mô tả một cảnh tượng "không một bóng trai." Bài ca "Mười hai lời ru" vẽ hình ảnh các mẹ ôm các con trai bị giết trong lòng. Lúc bấy giờ chính sách văn hóa của Việt Minh là chủ nghĩa thực tế xã hội. Nghĩa là phản ánh thực tế nhưng tô điểm thêm để làm thông điệp theo nhu cầu thời đại. Nhạc Phạm Duy không son phấn. Ông soạn những lời mộc mạc để diễn tả hành động của một "Bà mẹ Gio Linh."Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Bài ca này có quân thù nhưng không có hận thù - và không có lời chiến đấu và căm hờn nữa. Phạm Duy viết về cử chỉ nhân đạo và dũng cảm của bà mẹ này. Tác dụng của lời ca cảm động này quá mãnh liệt và gây được ấn tượng sâu sắc đến bây giờ. Tôi đã nói về bài hát này với một người ái mộ nhạc Phạm Duy mà cũng đã theo Việt Minh đến cùng. Ông ấy nói "ai nghe cũng phải khóc.
Nhưng đây không phải là giọt lệ đầu hàng mà là giọt lệ đồng cảm và thúc đẩy. Trong Hồi ký Phạm Duy viết rằng bài ca "Bà mẹ Gio Linh" "bị phê bình là tiêu cực." Nhưng ông cũng bị phê bình nữa khi về thành (dinh tê) và đặt lời ca mới với chủ đề "Bà mẹ nuôi." Ông bảo với tôi là lúc về thành nếu hát lời ca nguyên bản ông sẽ bị bắt đi tù. Ông tự hào với giai điệu của mình phản ánh nhạc miền Trung và đặt lời mới vì rất thích giai điệu ấy. Còn bài ca ấy phản ánh thời vẻ vang nhất của ông.
"Bà mẹ Gio Linh" là một trong những tác phẩm sớm nhất của ông được cấp phép phổ biến ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 7 2005 theo Quyết định 47 của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn. Có người ở hải ngoại phê bình Phạm Duy vì ông về quê ở. Song Phạm Duy, dù yêu hòa bình, đã về Việt Nam để tranh đấu - tranh đấu cho sự nghiệp của mình.
Gặp ông ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 tôi không thể nào quên Phạm Duy tâm sự với tôi bằng tiếng Anh - "How I suffer!" (Tôi đau khổ biết bao!). Được về quê là một niềm hạnh phúc, nhưng ông cũng phải xa cháu chắt yêu quý của ông, không được hưởng niềm an ủi của tổ ấm gia đình. Ông hiến thân cho các con tinh thần của mình.

Phạm Duy có trường ca Con đường cái quan mô tả đất nước thống nhất trong âm thanh
Con đường cái quan
Trước khi qua đời, tin tức mới nhất về Phạm Duy được đăng là bài "Cấp phép thêm 8 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy" trên báo Người Lao Động ngày 16 tháng 1 2013. Tin đáng mừng là tám trong mười bài Đạo Ca của ông được biểu diễn trong nước Việt. Phạm Duy phát biểu trong bài báo rằng đây "là những ca khúc nói về đạo làm người, về tình thương, lòng nhân ái và sự tu tâm dưỡng tính." Điều đáng buồn là chưa có quyết định nào về hai bài Đạo ca bỏ sót lại là "Quan Thế Âm" và "Một cành mai."
Một bạn của Phạm Duy là Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho bài "Một cành mai" (nói) về Nhất Chí Mai (tức Phan Thị Mai). Nhất Chí Mai là một trong những đệ tử ban đầu của Dòng tu Tiếp Hiện của Thích Nhất Hạnh sáng lập. Là tín đồ của Phật giáo nhập giới, cô theo gương mẫu của người Mỹ phái Quaker Norman Morrison và tự thiêu để đòi hòa bình. "Sống mình không thể nói / Chết mới được ra lời!" là lời di chúc của cô.
Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho Phạm Duy viết bài ca này (và bài ca này nói) về sự bắt nguồn của tàn phá trong chiến tranh là nằm ở trong thái độ mỗi chúng ta.
Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe.
Loài người chỉ tìm được ân tình và hòa bình khi không còn "hận thù" và "hờn căm" với nhau. Như thế thật sự là "đạo làm người." Hai ông sử dụng đến ngôn ngữ và hòa âm với ý giúp người được hòa với người.
Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!
Có lẽ tác phẩm kiệt tác của Phạm Duy là bản cantata (trường ca) Con Đường Cái Quan. Một kỷ niệm khó quên là lúc cách đây hơn 15 năm tôi được xem các sinh viên của University of California at Berkeley Vietnamese Student Association (Hội Sinh Viên Việt Nam Đại Học California tại Berkeley) làm một Chương trình Văn nghệ theo tác phẩm này. Đại hộc California tại Berkeley là một trong những trường đại học uy tín nhất trên thế giới. Các sinh viên trường này rất giỏi, nhưng tất nhiên các sinh viên gốc Việt được "Mỹ hóa" khá nhiều rồi. Họ (các diễn viên và tổ chức chương trình ấy) chắc đã thành những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong xã hội Mỹ. Họ làm các chương trình này để tỏ sự tự hào về quê mình và văn hóa mình, và để chia sẻ với các bạn hữu, nhất là bạn hữu người Mỹ chính gốc.
Con Đường Cái Quan là một tác phẩm rất xứng đáng cho chương trình của các sinh viên Mỹ gốc Việt. Các sinh viên toàn là tài tử lên sân khấu với sự giúp đỡ của một vài nghệ sĩ cổ nhạc từ San Jose ra. Qua các tiết mục của tác phẩm này họ được hiểu biết đến từng miền quê, đến phong tục tap quan, cách nói, âm nhạc của các miền. Phạm Duy viết tác phẩm này lúc mà người Việt chưa được sống chung với nhau trong hòa bình. Ý chính của Phạm Duy lúc viết Con Đường Cái Quan là tìm cách để làng quê của ông được thống nhất trong âm thanh và hòa âm mặc dù hòa bình chưa được đến.
Hòa bình đến cũng đã khá lâu rồi, nhưng chưa chắc hận thù và căm hờn đã hết. Con Đường Cái Quan đã được cấp phép được phổ biên ở xứ Việt theo Quyết định số 8 ngày 21 tháng 11 2005 (tất nhiên tác phẩm này đã được hát thoải mái ở không biết mấy chục nước khác rồi). Rồi tác phẩm này bị rút phép vài tháng sau với Quyết định số 35 ngày 8 tháng 5 năm 2006. Đã có những người với tấm hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam như các giáo sư Trần Văn Khê và Dương Trung Quốc viết thư cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch xin kiệt tác của Phạm Duy được đến với quần chúng trên quê hương là nơi chôn rau cắt rôn của tác giả. Tôi thì đề nghị Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch làm một chương trình truyền hình Con Đường Âm Nhạc để tưởng niệm Phạm Duy và biểu diễn toàn bộ tác phẩm này.
Người rong chơi
Ở trên đây tôi đã viết nhiều đến một Phạm Duy một nhà sáng tác nghiêm túc và đã sáng tác những tác phẩm đích thực với ý nghĩa sâu xa. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quên "tính chơi" của ông Phạm Duy. Chắc ông Nguyễn Xuân Khoát muốn nói đến quan hệ Phạm Duy với phái nữ - một mối quan hệ đa dạng đã để lại cho chúng ta vô số những tình khúc sẽ sống mãi với thời gian.
Chữ "chơi" thường có nghĩa như giải trí hay nghỉ ngơi thì cũng dễ bị coi như lười biếng hay vô tích sự. Phạm Duy lại là một người sống và làm việc hết mình và suốt đời vì nghệ thuật mình. Song chữ "chơi" cũng kết hợp với sự gần gũi của người với người, với sự vui chung. Là thêm một kiểu để loài người được hòa hợp với nhau. Phạm Duy đã sáng tạo hai thể loại nhạc chơi đặc biệt phải gọi là "thí nghiệm" vì hình như chưa được nhiều nhạc sĩ khác khai thác là các Vỉa Hè Ca và Tục Ca. Việt Nam cần đến những ca khúc như thế vượt qua cái khuôn khổ thiên nhiên - rừng, gió, mưa, sông / mây trôi và không đề cập đến đời thực của các thành phố. Tất nhiên chắc phải đợi lâu đến khi các Vỉa Hè Ca và Tục Ca được cấp giấy phép ở xứ Việt. Nhưng ngôn ngữ dung tục của vỉa hè, các hẻm, các ngõ thuộc văn hóa dân gian của thời đại này mà chỉ dược nghe trong những tác phẩm rap hiện nay. Phạm Duy một lần nữa là kẻ tiền phong mặc kệ các "đạo đức giả."
Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương. Hiện nay, ai sẽ nuôi trồng các ca khúc của ông? Nhạc của Phạm Duy chủ yếu còn sống và sẽ sống trong trái tim của mọi người yêu nhạc Việt. Tình yêu đó được chứng minh qua thị trường âm nhạc. Về nước Phạm Duy làm một việc rất khôn là bán tác phẩm của mình cho một công ty đủ vốn để đầu tư và đấu tranh cho sự nghiệp ông. Còn các ca sĩ làm một vai trò rất quan trọng để nuôi trồng vườn âm nhạc này lúc nào họ xin phép sử dụng đến các tác phẩm. Nhưng chính chúng ta cũng phải lên tiếng cho quyền nghe các tác phẩm của Phạm Duy. Dù đã xa khuất ông để lại một kho tàng âm thanh sẽ lưu lại mãi với chúng ta.
* Bài viết được viết tác giả viết thẳng bằng tiếng Việt. Ông là một tiến sĩ âm nhạc người Mỹ, nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ thời tiền chiến cho tới nay. Tác phẩm Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam được dịch và in ở Việt Nam năm 2008.

Vì sao Tưởng Giới Thạch lại chọn Đài Loan?

Đài Loan có điều kiện độc đáo là hòn đảo ven biển lớn nhất Trung Quốc, khí hậu rất tốt, sản vật phong phú, lại có nhiều mỏ các loại.
Trước những thất bại thảm hại trong cuộc nội chiến 1946-1949, Tưởng Giới Thạch đã có nhiều tính toán về nơi có thể sinh tồn cuối cùng. Ít nhất ông ta có 3 lựa chọn: Một là chuyển quân đội Quốc dân đảng tới Tây Khang xây dựng căn cứ địa, lấy Tây Xương làm trung tâm với chỗ dựa là vùng Tây Nam rộng lớn. Hai là lui ra đảo Hải Nam, lấy đảo này làm trung tâm dựa vào vùng ven biển Đông Nam làm trận địa cố thủ cuối cùng. Ba là lấy Đài Loan làm nơi sinh sống cuối cùng.
Tưởng Giới Thạch (ngồi bên trái) cùng các nguyên thủ quốc gia Mỹ và Anh.
Trong khi suy tính được mất, lợi hại của ba nơi này, Tưởng Giới Thạch luôn nghĩ tới chuyến thăm Đài Loan tháng 10/1946 cùng với Tống Mỹ Linh.

Trong chuyến thăm đó, hai vợ chồng họ đã đánh giá riêng với nhau về tình hình hòn đảo này: “Chưa bị phần tử cộng sản thẩm thấu, có thể coi như một mảnh đất sạch, từ nay trở đi nên tích cực xây dựng, có Đài Loan sẽ có tất cả”.

Ngoài ra, Đài Loan còn có điều kiện độc đáo là hòn đảo ven biển lớn nhất Trung Quốc, khí hậu rất tốt, sản vật phong phú, lại có nhiều mỏ các loại. Hơn nữa, sau khi bị người Nhật chiếm đóng lâu dài, kinh tế Đài Loan dù tách dời đại lục vẫn tồn tại độc lập, tự thành nền kinh tế riêng.

Ngoài ra, dù chỉ cách đại lục một eo biển rộng hơn 100km, nhưng nếu cộng sản không có hải quân, không quân hiện đại thì rất khó vượt qua.

Ngày 23/4/1949, sau khi quân Giải Phóng Trung Quốc đột phá “phòng tuyến Trường Giang” mà Tưởng Giới Thạch dày công xây dựng, đã chiếm thủ đô Nam Kinh, một nửa giang sơn Giang Nam của Quốc dân đảng đứng trước nguy cơ mất nốt. Tưởng Giới Thạch lập tức triệu tập hội nghị quân sự khẩn cấp tại Triết Giang.
Tưởng Giới Thạch (trái)
Trong hội nghị, Tưởng đã dẫn lời di huấn của Tôn Trung Sơn: “Ngoại chiến không ra khỏi Xuyên (Tứ Xuyên), nội chiến không ra khỏi Loan (Đài Loan)”. Sự linh nghiệm của câu “Ngoại chiến không ra khỏi Xuyên” đã có 8 năm chiến tranh chống Nhật chỉ ẩn náu ở núi Nga My, Tứ Xuyên chứng thực.

Hiện nay, trước tình cảnh nguy cấp này, lời thánh “Nội chiến không ra khỏi Loan” chắc là đáng tin. Trước khi kết thúc hội nghị, Tưởng Giới Thạch quả đoán tuyên bố: “Rút ra giữ Đài Loan, thành lập căn cứ “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”.

Tiếp đó, Tưởng Giới Thạch sử dụng một loạt biện pháp đối phó. Ra lệnh cho chủ lực hải lục, không quân Quốc dân đang chuyển xuống phía nam, lấy Đài Loan làm trung tâm, đặt trọng điểm kinh doanh tạo Thượng Hải vùng ven biển Phúc Kiến và vùng Tây Nam.

Ngày 24/12 cử tâm phúc Trần Thành làm chủ tịch tỉnh Đài Loan, Tưởng Kinh Quốc làm chủ nhiệm Tỉnh đảng bộ, và ngay sau đó lại cử Trần Thành kiêm chức Tổng tư lệnh đội cảnh bị Đài Loan và Chủ nhiệm Tỉnh đảng bộ.

Ngày 18/1/1949, Tưởng Giới Thạch lại cử một tâm phúc nữa là Thang Ân Bá làm Tổng Tư lệnh cảnh bị Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu giao cho Thang chỉ huy 40 vạn đại quân để phòng khi “Trung Quốc đại lục phát sinh ý ngoại vẫn có một đạo quân đáng tin cậy cùng theo chính phủ rút ra Đài Loan”, ngoài ra còn ra lệnh mang 320 triệu USD vàng, bạc và đôla tiền mặt ra giữ tại Đài Loan.

Đài Loan hôm nay
Tháng 11/1948, trước sự phát triển của tình hình Trung Quốc, Thượng nghị viện Mỹ đã yêu cầu Hội nghị Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đưa ra dự đoán: “Một khi đảng Cộng sản Trung Quốc  lâm vào cảnh chính quyền chịu sự chỉ huy của Kremlin, tình hình này sẽ sản sinh ra ảnh hưởng chiến lược như thế nào đối với an ninh của Mỹ?”.

Qua thảo luận, hội nghị Tham mưu trưởng liên quân Mỹ ngày 24/11đã hình thành bản Bị vong lục có tên là “Ý nghĩa chiến lược của Đài Loan” nộp lên thượng viện. Bị vong lục này đã đưa ra kết luận sau: Nếu như có thể ngăn chặn sự thống trị của cộng sản đối với Formose (tức Đài Loan) thì có lợi nhất cho lợi ích quốc gia.

Tuy vậy suy tính tới phòng tuyến toàn cầu của Mỹ quá dài, lực bất tòng tâm, kiến nghị tranh thủ thông qua thủ đoạn ngoại giao và kinh tế ngăn chặn cộng sản thống trị Đài Loan. Vì mục tiêu này, pháp bảo thực tế và có thể thực hiện được trước mắt là cách ly những hòn đảo này với đại lục Trung Quốc.

Sau đó Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ đã vạch ra phương án “cách ly” bốn mục: thứ nhất, đàm phán với Quốc dân đảng, quân Mỹ trực tiếp chiếm đóng Đài Loan; thứ hai, ký hiệp định với Quốc dân đảng để nước Mỹ có “tô giới và căn cứ”; thứ ba, “ủng hộ chính quyền quốc dân đảng và tàn dư của nó tại Formose, thừa nhận chúng là Chính phủ Trung Quốc; thứ tư, “ủng hộ những người không cộng sản bản địa tiếp tục khống chế Formose”, “không làm cho Formose trở thành đất tị nạn của phần tử tàn dư trong chính quyền Quốc dân đảng”.

Xuất phát từ suy tính chính trị, để bảo vệ lợi ích của tập đoàn mình và điều quan trọng hơn là để bảo đảm chắc chắn an ninh cho mảnh đất dung thân cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đã kiên quyết chế tài lập trường nói trên của Mỹ.

Ngoài ra theo ghi chép trong nhật ký của Tưởng Kinh Quốc, thì Tưởng Giới Thạch đã từng chỉ thị: “Anh, Mỹ sợ rằng ta không thể cố thủ Đài Loan, bị cộng sản chiếm đoạt rồi rơi vào phạm vi thế lực của nước Nga, khiến tuyến các đảo trên Thái Bình Dương bị vỡ, nên rất muốn ta giao cho Mỹ quản lý, còn Anh đứng sau tích cực thao túng, nhằm gián tiếp tăng cường thanh thế của họ tại Hồng Kông.

Đối với vấn đề này phải suy tính sao cho chu đáo nhất, với Mỹ cần kiên quyết biểu thị, ta nhất định tử thủ Đài Loan, bảo vệ chắc chắn lãnh thổ, sẽ làm hết thiên chức đối với quốc dân của ta, quyết không thể giao cho đồng minh. Nếu còn muốn giúp lực lượng ta cùng phòng thủ thì không được từ chối”.

Đứng trước Tưởng Giới Thạch vừa cứng rắn vừa ngoan cố, người Mỹ không biết làm thế nào đành phải nghe theo.

Không lâu sau, trước sức tấn công ồ ạt của quân giải phóng Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan. Mặc dù đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng rốt cuộc Tưởng Giới Thạch đã thực hiện được điều mong muốn: Đài Loan quả đã là mảnh đất sinh tồn cuối cùng của ông ta.
(GDVN) 

Lao kháng thuốc : Tìm hiểu căn bệnh và cách đối trị

Lây nhiễm đến gần 10 triệu người và khiến gần 1,5 triệu người chết trên thế giới hàng năm, bệnh lao vẫn là một trong các căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại. (DR)
Lây nhiễm đến gần 10 triệu người và khiến gần 1,5 triệu người chết trên thế giới hàng năm, bệnh lao vẫn là một trong các căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại. (DR)

Việc xuất hiện các loại vi trùng lao kháng thuốc và tình trạng điều trị yếu kém tại nhiều khu vực và quốc gia khiến lao tiếp tục là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới, với gần 1,5 triệu người/năm. Riêng ở Việt Nam, theo một số liệu thống kê trong nước, mỗi năm có khoảng gần 200.000 người mắc lao, trong đó có khoảng 5.000 đến 6.000 người bị vi trùng lao kháng thuốc, và gần 30.000 người chết do bệnh lao nói chung.

Để chuyển đến quý thính giả một số hiểu biết cơ bản về bệnh lao, đặc biệt là bệnh lao kháng thuốc, tạp chí Y học của RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, trưởng Bộ môn Sinh lý học - Thăm dò chức năng thuộc bệnh viện Cochin (Paris), kiêm giáo sư Université Paris Descartes. Sau đây là phấn phỏng vấn Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn.

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn lưu ý bệnh lao là một trong các bệnh thông thường nhất. Theo một số thống kê gần đây của Liên Hiệp Quốc, 1/3 nhân loại đang hoặc đã bị nhiễm vi trùng lao. Lao là loại vi trùng rất dễ lây lan. Dù bệnh lao không còn gây tử vong ở mức độ rất cao như xưa nữa, nhưng vẫn còn là nguyên nhân tử vong lớn.

Để trị vi trùng lao, hai loại thuốc kháng sinh hay trụ sinh thường được sử dụng là isoniaziderifampicine. Hiện tượng « lao kháng thuốc » (multirésistance - MDR) có nghĩa là hai loại thuốc trên không còn hiệu quả để khắc phục được loại vi trùng lao này. Bên cạnh lao kháng thuốc, còn có trường hợp ít hơn về số lượng, nhưng đáng lo ngại hơn là « lao đa đề kháng » (ultrarésistance - XDR), có nghĩa là loại vi trùng này không những kháng lại hai thuốc kể trên, mà kháng cả nhiều loại thuốc khác tương đối mạnh hơn. Dĩ nhiên, lao đa đề kháng nguy hiểm hơn lao kháng thuốc nhiều.
Cơ chế kháng thuốc và cách đối trị thông thường

RFI : Xin Bác sĩ cho biết cơ chế của việc kháng thuốc và cách đối trị.

BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Vấn đề kháng thuốc của một con vi trùng với thuốc trụ sinh là điều thường gặp phải với các bệnh nhiễm trùng nói chung. Các bác sĩ thường khuyến cáo nên dùng thuốc đúng lúc và đúng liều. Đúng lúc : chỉ dùng khi cần. Đúng liều : liều đủ mạnh để khắc phục hoàn toàn các vi trùng.

Kháng sinh là thuốc ức chế men của vi trùng, là con đường khiến vi trùng sinh sôi này nở. Riêng đối với vi trùng lao, thuốc kháng sinh cùng lúc phải ức chế hai, ba hoặc nhiều chất men, chứ không chỉ một men như đối với các vi trùng thông thường khác. Vì thế, trong một chương trình bài trừ lao, thì ngay lúc đầu, chúng ta cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, để bảo đảm được việc ức chế cơ cấu sinh sôi nảy nở của vi trùng.

Nếu không áp dụng đúng chuyện đó, mà chỉ dùng một loại thuốc, hay tuy dùng nhiều loại thuốc, nhưng bệnh nhân quên uống thuốc hoặc quên uống đủ liều, thì có một số vi trùng thoát được khỏi sự tấn công của các thuốc, và tiếp tục tồn tại trong cơ thể. Bên cạnh đó, các men của vi trùng lại có khả năng biến dạng so với thuốc, nên một khi vi trùng đã biến dạng rồi, thì thuốc không còn tác dụng. Đó là con đường dẫn đến việc xuất hiện các vi trùng kháng thuốc (MDR).

Việc xuất hiện vi trùng lao đa đề kháng (XDR), tức là kháng lại nhiều thuốc kháng sinh là việc đáng lo ngại. Vì ngày nào tồn tại loại vi trùng mà không thuốc trụ sinh nào tiêu diệt được, thì nó có thể là nguy cơ đe dọa cho cả nhân loại.

(…) Hiện nay, các tổ chức y tế quốc tế đã lập ra các bệnh viên chuyên để phát hiện các trường hợp đa đề kháng. Một khi phát hiện được một giống lao đa đề kháng, sẽ áp dụng các loại kháng sinh vốn được dự trữ riêng để dùng trị những loại vi trùng này.

Các vi trùng đa đề kháng không mạnh hơn là vi trùng bình thường. Chúng chỉ trở nên hết sức nguy hiểm, do « lờn » thuốc (các thuốc thông thường). Chính vì vậy, cần phải phát hiện rất sớm các trường hợp này và tiến hành điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị tương ứng.

(…) Bên cạnh việc chú ý đến các trường hợp lao kháng thuốc và đa đề kháng, cần quan tâm trước hết đến các ca bệnh lao thông thường. Hiện tại, chúng ta chưa có được một loại thuốc ngừa lao thực sự hữu hiệu. Cho nên, tuy đã trích ngừa/tiêm chủng, vẫn nên cảnh giác trước nguy cơ bị nhiễm. Ví dụ như giữ các thói quen vệ sinh, như rửa tay… để tránh bị nhiễm vi trùng từ những người mang vi trùng. Phải chẩn bệnh nghiêm túc đối với những người có khả năng bị lao. Và khi mắc bệnh, thì phải điều trị đúng theo quy trình. Nếu làm được đúng theo những điều này, thì lao kháng thuốc, ít có nguy cơ tăng trưởng như chúng ta thấy hiện nay.
Hiểu lịch sử tiến hóa của vi trùng để có cách đặc trị dứt điểm

RFI : Vừa rồi báo chí có đưa tin về phát hiện mới quan trọng của các nhà nghiên cứu Pháp về tiến trình phát triển của vi trùng lao. Xin Bác sĩ cho biết đôi điều về chuyện này và ý nghĩa của nó đối với trị liệu.

BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Mới đây các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille đã chứng minh rằng : vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis), tác nhân của phần lớn trường hợp nhiễm lao hiện nay, thuộc về một gia đình các vi trùng lao lớn hơn, trong đó có một loại mang tên Mycobacterium canettii (M. canettii). Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù loại M. canettii xuất hiện trước, nhưng đến hiện nay, thì số lượng của loại này ít hơn loại M. tuberculosis.

Các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille rút ra kết luận là, sở dĩ vi trùng M. tuberculosis phát triển mạnh, là vì nó có khả năng biến đổi các men của mình, giúp nó có thể tồn tại từ thưở khai thiên lập địa cho đến nay. Một khi chúng ta nắm được cơ chế khiến con vi trùng biến dạng, thì chúng ta có thể tìm được các loại thuốc đặc thù để khắc chế các cách biến dạng của vi trùng.

Chúng ta có thể hình dung là, mỗi loại thuốc chống lao cũng giống như một loại chìa khóa, nếu đưa vào đúng ổ khóa thì không cho các vi trùng thoát ra khỏi tế bào và bành trướng trong cơ thể bệnh nhân. Nếu vi trùng có khả năng làm biến dạng ổ khóa, mà chúng ta vẫn dùng chìa khóa thông thường để tác động, thì chìa khóa đó không còn công hiệu nữa. Nếu hiểu được cái cơ chế làm biến dạng ổ khóa của vi trùng, tùy theo việc dùng đúng hay không đúng mức các chìa khóa, thì chúng ta cũng có thể hiểu được cách thức làm thế nào để thay đổi chìa khóa cùng nhịp độ với sự biến dạng của ổ khóa ở vi trùng.

RFI xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.

Trọng Thành (RFI)

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn qua vụ kiện của Philippines

RFA-30-01-2013
Mới mở đầu năm 2013, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, nhất là sau vụ Philippines quyết định đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.


(Source UNCLOS) Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)

Các học giả Philippines cho rằng bằng việc làm này, Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó khi phải giải thích về lập trường của mình trong tranh chấp này trước một Tổ chức đa quốc gia. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.

Philippines quyết định đưa TQ ra toà án quốc tế

Hôm 22 tháng giêng, chính phủ Philippines chính thức thông báo nước này quyết định kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa hai nước. Đây là một bước đi đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước nhưng chỉ chưa biết vào lúc nào. Thời điểm mà Philippines đưa ra quyết định này có những nguyên nhân và ý nghĩa nhất định.

Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos hôm 26 tháng giêng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói tàu Trung Quốc gần đây đã ngăn tàu cá của Philippines vào tránh bão tại khu vực bãi cạn Scarborough Shoal đang tranh chấp giữa hai nước. Trong một vụ việc gần đây, ông cho biết cá tàu Trung Quốc đỗ cách 2 tàu cá của Philippines 10 mét, sử dụng loa, còi để đuổi các tàu của Philippines đi chỗ khác. Tổng thống Philippines nói những vụ việc gần đây trên biển Đông đã khiến chính phủ Philippines phải chính thức thông báo với Bắc Kinh hồi tuần trước đó rằng Philippines sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.

Tổng thống Aquino nói rằng Philippines đã cố gắng làm giảm nhẹ tình hình , cố gắng làm theo các đề nghị của Trung Quốc… giúp họ trong quá trình chuyển giao. Nhưng thay vì giảm nhẹ thì căng thẳng vẫn leo thang.

Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer nói chuyện tại đài RFA năm 2011

Trong bài viết của mình đăng trên blog cá nhân gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định:
Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo Senkaku.
Giáo sư Renato Cruz
Philippines hiện đang phải đối mặt với ít nhất hai khó khăn nếu không có hành động. Thứ nhất, Trung Quốc đã gần như sát nhập khu vực bãi cạn Scarborough shoal và các bãi đá khác ở biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Philippines. Trung Quốc cũng đã tuyên bố là nước này sẽ duy trì tàu hải giám của mình mãi mãi tại Scarborough Shoal. Trung Quốc đã đặt barrier ở lối vào bãi, ngăn chặn các ngư dân Philippines vào đây. Trung Quốc thường xuyên đuổi các tàu của Philippines khỏi khu vực xung quanh các bãi mà Trung Quốc đang chiếm bao gồm Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef, và Subi Reef.

Nếu Philippines không hành động có nghĩa là sự hiện diện của Trung Quốc là cố định. Trung Quốc sẽ được tự do chiếm đóng và xây dựng trên các bãi đá trong khu vực. Thứ hai là bởi vì tiến trình đi đến một bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông của ASEAN đang bế tắc, sẽ không có một kiềm chế nào đối với Trung Quốc. Nếu Philippines tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động một cách tồi tệ.

Từ năm 1995, Philippines cũng đã đưa vấn đề tranh chấp này ra với Trung Quốc nhưng không thành công. Đến bây giờ Philippines đã sử dụng hết các biện pháp ngoại giao và chính trị cần thiết để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc.

Trong khi đó, giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle của Philippines cho rằng, hành động này của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó.

Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo Senkaku. …. Họ muốn giải quyết vấn đề về Senkaku qua công ước luật biển quốc tế mà lại không muốn áp dụng công ước đó với biển Đông.

Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông
Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông. Courtesy usnvyseal

Vụ kiện tạo hy vọng cho các nước có tranh chấp với TQ

Trước đó vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã nộp đơn lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên bố thềm lục địa trên biển Hoa Đông là phần kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Senkaku, mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư. Mới đây hãng tin Reuteurs cho biết Ủy ban này của Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong cuộc họp của cơ quan này tại New York từ ngày 15 tháng 7 đến 30 tháng 8 tới. Nhật Bản cũng đã lên tiếng khẳng định Senkaku là một phần lãnh thổ của Nhật Bản dựa trên các bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế.
Bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer
Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, vụ kiện này giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý bởi Tòa Trọng tài theo quy định của Công ước về luật biển 1982. Trung Quốc và Philippines phải chọn 5 thành viên trọng tài cho tòa. Sau khi thủ tục này được hoàn tất, Trung Quốc phải có nghĩa vụ trả lời những gì mà Philippines đã nêu trong đơn kiện. Tuy nhiên, với tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định biển hay liên quan đến vùng nước lịch sử và danh nghĩa lịch sử.

Với tuyên bố năm 2006, Trung Quốc cũng có thể từ chối tham gia vào các thủ tục tòa trọng tài.  Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, dù Trung Quốc có quyết định tham gia hay không thì tòa trọng tài cũng có thể thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho Philippines thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, và cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.

Thủ tục xem xét vụ kiện của tòa trọng tài có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm trước khi có quyết định cuối cùng. Khó có thể đoán trước được quyết định của tòa sẽ là như thế nào nhưng theo giáo sư Renato Cruz de Castro, vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về hành động của Trung Quốc.

Nó sẽ mất khoảng 4 năm trước khi có quyết định từ tòa. Nhưng mọi người đã bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của Trung Quốc về vai trò của một tổ chức đa quốc gia và sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.

Vụ kiện này cũng đặt ra những hy vọng cho các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông như Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.
 

Thông tin về tình trạng biệt giam anh Trần Huỳnh Duy Thức

Tôi vừa nhận được thông tin dưới đây từ nhiều anh em bạn tù khác nhau ở trại giam Xuân Lộc vừa mãn hạn tù trở về. Theo những người này cho biết thì tình trạng bị cô lập, cách ly của anh Thức ở trại giam Xuân Lộc ngày càng nghiêm trọng. Anh ấy đã bị biệt giam một mình trong một phòng nhỏ từ tháng 8-2012 đến nay. Gần đây trại giam siết điều kiện sinh hoạt của anh ấy ngày càng tệ hơn. Không được ra ngoài nấu ăn, mỗi ngày chỉ mở cửa một chút vào giờ phát cơm. Họ còn không cho anh ấy nhận sách báo từ gia đình gửi vào như trước.
Điều đáng nói là cách đây vài tuần ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng bị chuyển về K1 trại giam Xuân Lộc. Lý do là vì ông ấy không thể ở khu chung (không cách ly và điều kiện sinh hoạt thoải mái) do những người tù ở đó hay sỉ vả ông ấy là đồ tham ô, tham nhũng, nên trại giam bố trí cho ông ấy ở khu cách ly chỗ anh Thức. Nhưng ông ấy lại được ở phòng to, điều kiện sinh hoạt rất thoải mái, được mở cửa suốt ngày, được điện thoại về nhà, sách báo không hạn chế và nhiều ưu đãi khác.
Các anh em tù nhân ở đó rất bất bình nói rằng tội tham ô lại được ưu đãi, còn chính trị thì bị ngược đãi như anh Thức. Cũng theo anh em bạn tù trên cho biết rằng vài tháng trước nhiều người định tuyệt thực để đấu tranh yêu cầu trại giam không được biệt giam anh Thức. Nhưng trong một lần gặp anh Thức trên đường đi thăm gia đình (từ khu cách ly đi ra khu nhà gặp gia đình phải đi ngang khu chung), các bạn ấy hỏi thì anh Thức nói không nên tốn sức khỏe của mọi người để làm việc đó. Anh Thức nói sẽ từ từ giải quyết.
Bác Huỳnh, thân phụ của anh Thức cũng cho biết vài tuần trước đi thăm anh, anh nói rằng có một thời gian ngắn anh ở chung phòng với anh Phan Ngọc Tuấn (người bị kết án 5 năm theo điều 88 ở Phan Rang) nhưng sau đó thì mỗi người lại bị nhốt riêng trong một phòng nhỏ. Anh Thức cũng kể là có thấy ông Huỳnh Ngọc Sỹ trong khu cách ly.
Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của anh Thức. Do vậy rất mong sự lên tiếng của cộng đồng.
Trân trọng cảm ơn,
Lê Thăng Long
* Bài do tác giả gửi tới TTHN

Ông Nguyễn Bá Thanh: Người ta làm sai thì từ chức, mình làm sai thì nhơn nhơn

Ông Nguyễn Bá Thanh nói hơi khó nghe, nhưng cái băng này thì nghe rất rõ. Lần đầu tiên nghe ông Thanh nói chuyện, thật là vui. Vui nhất là đoạn này: “Ông tưởng ông ngon lắm đấy, ông tưởng họ kính nể, họ chắp tay, họ bái phục ông á? Người ta làm sai thì từ chức, mình làm sai thì nhơn nhơn, tỉnh queo, không có vấn đề gì. Biểu anh từ chức thì ảnh không từ.” Hi hi, người ta đồn cuộc chiến Ba- Bá nghe cũng có lý.
(Quê Choa) 
 

Ba Thánh: Họ dùng tôi để lấp lỗ châu mai

Ba Thánh: Thật tâm tao cũng chả ham hố đâu, nhưng đại thần Cơ mật viện điều thì phải đi thôi. Chả biết có nên cơm cháo.
Phot_Phet: Chưa gì bác em đã xoắn. Cứ đúng nhiệm vụ, chức trách mà làm. Sau lưng bác em là bần nông chốc mép. Họ kỳ vọng ở bác em nhiều.
Ba Thánh: Chả có gì đáng để kỳ vọng đâu. Một con ốc vít như tao không thể bịt được lỗ thủng hệ thống của đoàn tàu Xuống Hố Cả Nút. Chúng đấm đá nhau và tao bỗng chốc biến mẹ thành khiên lẫn giáo.
Phot_Phet: Nghĩa là?
Ba Thánh: Vừa đỡ, vừa đâm. Chấm hết!
Phot_Phet: Em lại tưởng bác em là cái xẻng cơ chứ. Chả phải bác em tuyên ngôn là hốt tất còn gì. Bác em mà mần được thế thì quá là...Hốt Tất Liệt. Cũng có thể khai nên công nghiệp để đời nhưng cũng có thể liệt toàn bộ các cơ quan đoàn thể hế hế.
Ba Thánh: Đấy mày xem, mới đánh tí giặc mồm thôi mà đã nhốn nháo vả tao đôm đốp.
Phot_Phet: Bác em đếch gì phải đánh giặc mồm, cứ thượng phương bảo kiếm mà chém chả phải oách mấy lị chính danh hơn sao?
Ba Thánh: Đã đâu với đâu đâu. Gươm thì trao rồi nhưng quân tướng đã có đứa nào. Tao sợ nhất lũ ô hợp nhặt nhạnh, cắt bổ đó. Quân không tinh thì tướng cũng...bằng lồn.
Phot_Phet: Úi dồi ôi, bác em bậy thế. Hóa ra chưa binh bố, trận mạc gì ạ?
Ba Thánh: Chưa, còn phải chờ. Nên tao phải đánh giặc mồm là thế. Mày có ý gì hay không?
Phot_Phet: Theo em thì lập ra cái nội vụ phủ này cho bác cũng chả để làm đéo gì. Thay vì thế tăng quyền hạn và cơ chế kiểm soát cho bô lão Diên Hồng hội nhẽ hay ho và pháp trị hơn nhiều. Vửa chính danh lại mang tính đại diện.
Ba Thánh: Tao cũng nghĩ thế. Cân bằng và kiểm soát quyền lực không gì tốt hơn là giao cho Diên Hồng hội. Mỗi tội bọn ấy ngu và lười quá, lại kém chuyên môn và hay a dua. Chả biết đếch gì ngoài vỗ tay và ngủ gật.
Phot_Phet: Thế bác em có chương trình hành động cụ tỉ gì chưa?
Ba Thánh: Cứ chiểu theo chức trách, nhiệm vụ mà làm thôi. Nhưng tao ngại thằng cụ mày, Cả Chọng í. Mần mạnh quá thì cụ cho là phá, mần nhẹ thì đéo ai kinh. Nhẽ mần vừa vừa. Còn như thế nào là vừa vừa thì tao cũng chịu. Đánh chuột mà không được làm vỡ bình, mẹ, khó ngang lên giời.
Phot_Phet: Em đồ không khéo bác em còn bị mượn tay giết gà ấy chứ.
Ba Thánh: Thì tao lạ đếch. Nhưng phận sự thì cứ phải làm thôi. Chứ tao thật, để giết được hết lũ gà ngóe đó thì phải mất vài rừng gươm đao, chưa kể đến việc mất hết cán bộ lấy ai làm việc.
Phot_Phet: Bác em tin là quân tử vung gươm thì tiểu nhân đầu rơi, máu đổ?
Ba Thánh: Cũng chả mấy tin. Không cẩn thận đầu tao còn bay trước.
Phot_Phet: Nguy nhỉ?
Ba Thánh: Tại cụ mày cả đấy. Đánh đéo được nên lấy tao lấp lỗ châu mai. Toàn những nơi hòn tên mũi đạn mà không sắm tao bộ khiên đỡ mà toàn trang bị sấm truyền với nghị quyết thì ăn thua mẹ gì. Đánh trận chứ có phải chuyện cúng bái mới hóa vàng đâu mà ngồi đó khấn rồi đốt.
Phot_Phet: Chả qua cụ em cũng chả có cách gì, lực bất tòng tâm nên hay dựa tâm linh, bắt quyết.
Ba Thánh: Mày nên nhớ, lũ gà ngóe kia chúng thành tinh hết rồi, ngồi đó mà bắt ma. Vớ va vớ vỉn!
Phot_Phet: Bác em mà cao tay ấn thì An-nam hồng phúc muôn đời, nhẽ phải khắc bia dựng tượng.
Ba Thánh: Có phải tượng bia nào cũng tử tế cả đâu. Chỉ mong làm được việc gì đó để con cháu chúng mày có miếng mà đút vào mồm. Chứ tình trạng như này thì đến cứt cũng không có mà cắn. Rồi lại kéo nhau Xuống Hố Cả Nút.
Phot_Phet: Thế nhẽ hay hơn, bác em nhể?
Ba Thánh: Nên tao cũng cố chơi nốt ván cờ tàn. Cố gắng không để bị chiếu tướng, bắt vua.
Phot_Phet: Theo em thì cứ để cho chiếu tướng, bắt vua. Thua đi rồi đánh ván mới. Đỡ mất thời gian và nặng đầu. Cờ thế rồi thì đằng đếch nào chả thua mà bác em phải giữ.
Ba Thánh: Mày đúng loại phản động. Đừng dạy tao việc đánh cờ, đó có vẻ là môn thể thao mà giới quan trường chơi giỏi nhất.
Phot_Phet: Các bác cứ mải đánh cờ thế thì bần nông bọn em nhẽ chốc mép muôn đời?
Ba Thánh: Đời là ván cờ thôi. Tiếc là bần nông chúng mày lại luôn cầm...quân đen. Thế thôi nhé, đến giờ tao chém gió hội nghị rồi.
Phot_Phet: Bác em ngược đi. Em cũng lặn sắm tết đây.

Phọt Phẹt

Hai Bộ trưởng nói gì về kết luận thanh tra tại Đà Nẵng?

Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm đất đai và phản ứng của Đà Nẵng là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/1. 
Trước hết theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, công tác thanh tra là việc làm thường xuyên của Chính phủ. Theo quy định hàng năm thanh tra sẽ có kế hoạch thanh tra định kỳ, ngoài ra còn có cả thanh tra đột xuất.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, công bố kết luận thanh tra tại Đà Nẵng là bình thường

“Việc thanh tra ở Đà Nẵng cũng giống như nhiều cuộc thanh tra khác. Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã có 27 kết luận và đã công bố 26 kết luận. Sang năm 2012 trong số mấy chục cuộc thanh tra đã có 24 kết luận, trong đó công bố 20 kết luận, còn một số nội dung rất nhỏ liên quan đến an ninh quốc phòng, có nội dung cần thầy phải làm rõ tiếp. Thanh tra ở Đà Nẵng là cuộc thanh tra bình thường, công bố kết luận cũng là việc bình thường theo quy định pháp luật” – Bộ trưởng Đam khẳng định.
Trước phản ứng của Đà Nẵng với kết luận thanh tra, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ chỉ biết qua kênh báo chí và chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhấn mạnh, Chính phủ rất cầu thị, có trách nhiệm trước thông tin báo chí phản ánh. Vì vậy Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo về những nội dung báo chí đưa.
“Theo luật Thanh tra và Nghị định hướng dẫn thi hành luật Thanh tra, không có khái niệm phúc tra, mà chỉ có khái niệm thanh tra lại, nhưng chỉ đối với kết luận của thanh tra các bộ, tỉnh thành, còn Thanh tra Chính phủ không có khái niệm thanh tra lại” – Bộ trưởng Đam nói.
Cùng trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, sau khi thanh tra có kết luận sẽ trình Chính phủ. Nếu Chính phủ phê chuẩn thì kết luận đó sẽ được thông báo công khai trong vòng 10 ngày. Việc làm này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. 
“Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí sẽ đưa tin để thể hiện chức năng nhiệm vụ, và đưa tin trung thực, minh bạch, không gây hiểu lầm. Nếu không sẽ trở thành cơ hội để các thế lực thù địch nói xấu, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền trung ương với địa phương” – Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
(Infonet)

Nguyễn Đại - Mất ăn mất ngủ vì Bắc Triều Tiên

Một thiếu nữ Bắc Triều tiên
Như lời ông đại tá – PGS – TS Trần Đăng Thanh (*) thì ta phải học tập Bắc Triều Tiên (BTT): “có vũ khí nguyên tử làm thế giới mất ăn mất ngủ”. Tôi không hiểu làm cho người khác mất ăn mất ngủ thì có gì hay mà phải học! Không biết có ông bố nào dạy con “mày phải học thằng ăn trộm, ăn cướp có nghề, nó làm cho nhân dân mất ăn mất ngủ!” không. Nói như ông Thanh sao hồi trước ta không học luôn Polpot, Hitle vì làm TG mất ăn mất ngủ cho nó tiện. Trong khi bao nhiêu nước có rất ít sức mạnh quân đội mà họ vẫn sống văn minh, sống đàng hoàng, giàu có thì không học. Có sức mạnh quân đội để… canh giữ cho hòa bình thế giới thì còn đáng học, chứ ai lại đi học thằng Chí Phèo làm cả làng Vũ Đại mất ăn mất ngủ bao giờ!
Tuy nhiên, có một thực tế là những người có lương tri đang mất ăn mất ngủ vì chuyện ăn thịt người ở BTT. Cách đây vài chục năm, Mao Trạch Đông đã đưa nhân dân Trung Quốc vào hoàn cảnh phải ăn thịt người trong thời kỳ đại nhảy vọt thì nay đến phiên BTT.
Câu chuyện Triều Tiên là một thực tiễn rõ nét nhất về sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài. Cùng con người, cùng tố chất, cùng hoàn cảnh địa lý, thế mà kinh tế chênh lệch khủng khiếp. Nam Triều Tiên (NTT) là nền kinh tế lớn nằm trong TOP 10 thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 25.000 USD, GDP khoảng 900 tỷ USD. Bắc Triều Tiên (BTT) thì đang đối diện với nạn đói, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 USD và GDP khoảng 20 tỷ USD.
Nếu như những “tuyên truyền viên” còn có lý do cho rằng miền nam Việt Nam giàu hơn miền bắc là do “tiền của Mỹ” thì chắc hẳn chẳng còn lý do gì cho câu chuyện Triều Tiên nói trên. “Do NTT được Mỹ đầu tư ư?” Thì nước nào muốn phát triển chẳng cần đầu tư! Có chính sách tốt, có kinh tế thị trường lành mạnh thì người ta mới đầu tư! Mà BTT cũng được Trung Quốc đầu tư đấy chứ. “Do BTT bị cấm vận ư?” Thế tại sao người ta cấm vận? Rừng rú, mọi rợ, tàn ác thì có quốc gia văn minh nào dám đến gần. Nói “nghèo do cấm vận” chẳng khác gì tự thú “tao khốn nạn nên người ta lánh xa tao”. “Do đổ tiền làm tên lửa hạt nhân ư?” Dân thì đói nhăn răng còn anh thì vét cạn tiền chơi tên lửa! Y như Liên Xô thời trước. Mỹ làm ra 10 đồng, chi 3 đồng vô vũ khí và lên mặt trăng. Liên Xô làm ra 3 đồng, chi luôn 3 đồng vô vũ khí và lên mặt trăng cho không thua kém bọn tư bản. Lên tới mặt trăng thì đất nước tan rã.
Như trên đã nói, BTT và NTT chỉ khác nhau ở một thứ là chế độ chính trị, còn lại các điều kiện khác là như nhau. Cả 2 có điểm xuất phát như nhau tính tại thời điểm 1953 – năm kết thúc nội chiến, văn hóa như nhau, trí tuệ như nhau. Quái lạ là ở BTT, điều kiện chính trị… ưu việt hơn NTT nhiều:
Được trang bị chủ nghĩa Mác – Lê nin vô địch, sau đó phát triển thành chủ nghĩa Chủ Thể
Có một người cầm lái vĩ đại là Kim Nhật Thành, vĩ đại đến nỗi trở thành chủ tịch vĩnh viễn.
Nếu nói về ổn định chính trị thì chẳng có quốc gia nào bì lại với BTT. Kim ông nắm quyền đến chết truyền ngôi cho Kim cha. Kim cha nắm quyền đến chết truyền ngôi cho Kim con hiện nay. Không hề có cạnh tranh, quyền lực cha truyền con nối, rất ổn định.
Có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của một đảng duy nhất đỉnh cao trí tuệ là Đảng Lao Động Triều Tiên.
Có một sự đoàn kết nhất trí cao độ. Có khoảng 100 đầu sách ca ngợi Kim ông, 70 đầu sách ca ngợ Kim cha. Bầu cử quốc hội ở BTT luôn đạt 99% phiếu ủng hộ ứng cử viên… duy nhất thuộc Đảng Lao Động.
Đặc biệt ưu việt internet, điện thoại di động bị cấm cho nên nhân dân không bị nước ngoài đầu độc. Người dân yêu thương lãnh tụ còn hơn cha mẹ của mình. Lãnh tụ chết là kéo nhau ra ngoài đường khóc tè le toét loét. Thậm chí lãnh đạo chưa chết, đi thăm trường học, giáo viên và học trò cũng khóc hu hu.
Không chỉ nhân dân, đến cả trời đất cũng thương yêu lãnh tụ. Sự ra đời của Kim Chính Nhật tại núi Paektu đã được báo trước bởi một con chim nhạn, và một điềm triệu là sự xuất hiện của một cầu vồng đôi bắc qua núi cùng một ngôi sao mới trên bầu trời.
Nói chung, thể chế chính trị của BTT là cực kỳ ưu việt. Còn NTT thì chỉ có một thể chế bình như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có. Đó là nền chính trị đa đảng, nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng Thống (dân chủ không tập trung). NTT khác BTT chỉ có thế và giàu có gấp 40 lần BTT.
Có những điều khó giải thích đến độ phải dùng đến tâm linh. Tại sao đất nước BTT nghèo đói thì giải thích được. Nhưng người dân BTT có tội tình gì với trời đất mà phải khốn nạn đến thế để cha con họ Kim giàu sụ (tài sản khoảng 4 tỷ USD) thì đúng là chịu!

Quả là BTT làm thế giới mất ăn mất ngủ.
Nguyễn Đại
30/1/2013 

10 cách ăn uống tuyệt vời để giảm huyết áp

Huyết áp ổn định là một trong những bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài thuốc, bạn có thể kiểm soát huyết áp thông qua nguồn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ăn nhẹ với sữa chua
Sữa chua giúp kiềm chế các cơn đói và làm giảm nguy cơ cao huyết áp đến 31%. Nghiên cứu từ hiệp hội Tim Mạch Mỹ (AHA) cho biết với sữa chua ít béo, bạn có thể tăng cường khả năng tiêu thụ calo trong ngày, làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Chọn sữa chua Hy Lạp để tăng protein trong cơ thể hàng ngày, bạn sẽ duy trì cảm giác no và ngăn chặn các bữa ăn thiếu lành mạnh dễ làm bạn tăng cân.
Tích cực với các cây họ đậu
Ăn một chén đậu như đậu xanh, đậu lăng, và họ hàng nhà đậu khác có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện khả năng kiểm soát huyết áp, theo nghiên cứu bởi Archives of Internal Medicine (chưa đề cập đến việc chúng có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2). Trong nghiên cứu, các loại đậu tăng 4.5 điểm về áp lực máu tâm thu (đó là một con số lớn) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim khoảng 1%.
Dầu mè, dầu vừng
Rau quả là thức ăn tuyệt vời, kể cả trong món chính hay món phụ, bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát lượng dầu của mình. Thay vì chế biến với dầu thực vật, bạn có thể pha trộn vừng với dầu cám gạo để sử dụng. Đó là sự pha trộn hiệu quả làm giảm lượng cholesterol bao gồm cả cholesterol LDL. Những người sử dụng hai muỗng canh với sự pha trộn của vừng và dầu cám gạo hàng ngày (để nấu ăn, trộn salad…) có thể thấy huyết áp tâm thu giảm trung bình 16 điểm và cholesterol toàn phần của họ giảm 18%.
Các món soup lạnh
Món soup chứa cà chua, dưa chuột, tỏi, dầu ô liu và nhiều thực phẩm khác được chứng minh làm giảm 2 điểm của huyết áp tâm thu, 2.6 điểm huyết áp tâm trương, nghiên cứu mới nhất trên Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases. Hợp chất polyphenol cụ thể trong các món soup, bao gồm các hóa chất và hợp chất chống oxy hóa có thể điều chỉnh huyết áp cân bằng trong cơ thể bạn.
Lựa chọn Cacao nóng cho bữa sáng
Thay vì cà phê, bạn hãy bắt đầu ngày mới từ 2 đến 3 muỗng bột ca cao và sữa ít chất béo. Bột ca cao có thể cắt giảm 2 đến 3 điểm huyết áp của bạn và flavanol, hóa chất thực vật tự nhiên trong ca cao, hỗ trợ các mạch máu hoạt động tốt hơn. Khi mạch máu lưu thông tốt, căng thẳng không dễ xuất hiện trong hoạt động của trái tim vì nó giải thoát áp lực trong cơ thể và không làm huyết áp của bạn cao vọt.
Nhâm nhi nước trái cây giàu chất chống oxy hóa 
Bạn có thể thưởng thức một ly nước ép việt quất không đường với hàm lượng calo thấp, giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đến 3 điểm, theo nghiên cứu của AHA. Các chất chống oxy hóa cũng giúp điều chỉnh áp lực máu, quả việt quất còn có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường liệu (UTIs).
Ăn khoai lang tím
Khoai lang tím làm huyết áp tâm thu sụt giảm 3.5 % theo báo cáo trên tạp chí Hóa Học Nông Nghiệp và Thực Phẩm ACS. Khoảng 300 calo trong 1.5 đến 2 ly khoai tím trong ngày sẽ không gây tăng cân. Ăn khoai tây tím là liều thuốc tự nhiên nhất để điều trị cao và kiểm soát huyết áp.
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống với 2.200 mg natri mỗi ngày có thể làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ phát triển cao huyết áp 21 – 32% . Tiêu thụ nhiều hơn 2.200 mg muối mỗi ngày có thể là nguyên nhân gây ra 20 – 40% trong các trường hợp về huyết áp cao.
Chuyên gia dinh dưỡng Katherine Patton, tại bệnh viên Cleveland hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại với lượng muối như:
- Người dưới 51 tuổi không có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường, có thể sử dụng 2.300 mg natri mỗi ngày.
- Người dưới 51 tuổi hoặc bất kì ai có tiền sử huyết áp cao, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng muối ăn khoảng 1.500 mg.
Uống một ly rượu vang mỗi ngày
Rượu vang đỏ không cồn và cắt giảm khoảng 6 điểm huyết áp của bạn, 2 điểm từ huyết áp tâm trương. Chúng giúp bạn làm giảm nguy cơ bệnh tim 14% và đột quỵ 20%, nghiên cứu mới từ AHA. Các polyphenol làm giảm huyết áp được bảo quản trong rượu vang đỏ tốt hơn trong các loại rượu chứa cồn.
Bổ sung thêm lựu
Trước khi bạn vào phòng tập thể dục hoặc máy chạy bộ, bạn nên ăn lựu. Các vitamin C, kèm chất chống oxy hóa trong lựu tốt để bạn duy trì huyết áp, tăng cường độ của các họa động để đốt cháy calo nhiều hơn, theo các nhà nghiên cứu tại Viện tim mạch Penn State Hershey.
(Sưu tầm)

Ngệ An: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên

Theo kết quả thống kê từ Sở Nội vụ Nghệ An, hiện một số sở, ban ngành cấp huyện đang tồn tại một nghịch lý, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Có trường hợp ở một phòng ban, chỉ có 1 nhân viên, nhưng có tới... 3 cán bộ lãnh đạo.
Đơn cử như ngay chính trường hợp của Sở nội vụ tỉnh Nghệ An, với 31 biên chế nhưng đã có tới 19 lãnh đạo gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Phòng Công chức viên chức của Sở hiện có 4 biên chế thì có tới 3 lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, và chỉ có 1 nhân viên để giao phụ trách các công việc cần thiết.
Theo kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, tại Phòng Tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang có 15 người thuộc diện biên chế, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Sở này ngoài giám đốc còn có đến 6 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực như lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thú y, kiểm lâm...

Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn hiện nay có 4 biên chế thì tất cả đều là "sếp", gồm: 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người, phải làm văn bản xin ý kiến của Sở Nội vụ. Tuy nhiên, một thực trạng chồng chéo, bất hợp lý đang diễn ra tại các ban nghành cấp huyện ở tỉnh Nghệ An lại được hiểu là do có chủ trương.
Chiều ngày 30/1/2013, trao đổi với PV Dân trí, bà Cao Thị Hiền - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết, việc một số sở có đến 6 phó phòng là có thật. “Ví như tại Sở Nông nghiệp hiện nay, Phòng Kế hoạch Tổng hợp có tới 6 phó phòng. Tuy nhiên, 6 phó phòng này là do nhập lại từ 3 sở trước đây là Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Thủy lợi lâm nghiệp cũ. Nhưng, tất cả 6 phó phòng này phụ trách 6 mảng khác nhau và mỗi người một nhiệm vụ riêng”, Bà Hiền cho biết.
Cũng theo bà Hiền, sắp tới Sở Nội vụ sẽ đề nghị tỉnh và các sở liên quan sắp xếp lại cơ cấu cán bộ quản lý lãnh đạo để hợp lý hơn trong công tác quản lý cũng như trong thực thi nhiệm vụ của các Sở, ban ngành.

Nguyễn Duy
(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét