Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Tin thứ Tư, 30-01-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tặng quà tết tại đảo Lý Sơn (TN).
1- Câu lạc bộ bóng đá NO-U FC (Thành). “Về cụm từ FC là viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Football Club, một sự hài hước được nhiều người nói đến là Fuck China không là chủ trương của chúng tôi. Chúng tôi, cùng loài người tiến bộ trên hành tinh đều là những người yêu chuộng hòa bình và có quan điểm sống thân thiện cùng nhân dân Trung Quốc, không thù hận với người dân lương thiện Trung Quốc”.  - Ảnh đẹp: TRƯỜNG SA VUÔNG CẢ HOA BÀNG (Mai Thanh Hải). =>
- Cú huých cần thiết (Phương Bích).  – LÀM SAO MÀ CÓ “ĐỐI THOẠI NHÂN DÂN”? (Bùi Văn Bồng). “Những đợt ngăn chặn, bắt bớ người dân yêu nước tham gia mít tinh, biểu tình chống Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền đất nước lại bị quy chụp là ‘chống Nhà nước Việt Nam’, rồi bắt bớ, ngăn chặn, răn đe, rung dọa đủ kiểu. Nhiều người bị công an ‘khoanh lại’ theo dõi, tìm cớ bắt bớ, truy dẹp. Các kênh thông tin nói về biển đảo cũng rà soát kỹ từng dòng, tưng câu chữ, vậy lấy đâu ra ‘Đối thoại nhân dân’? Bưng bít hết, cấm hết, dân biết mô tê chi mà ‘đối thoại’, mà đối thoại với ai?
- Võ Trung Hiếu: DỰ CẢM (Quê Choa). “Rồi sẽ có một ngày/ Con chợt thấy bản đồ thành phố thân yêu/ Không còn những con đường mang tên Ngô Quyền, Yết Kiêu, Quang Trung, Bà Trưng, Bà Triệu/ Thay vào đó là những cái tên Vương, Tôn, Lý, Quách, Giả, Ưng, Uông, Liễu …/ Con sẽ đau nhói thẫn thờ hay chỉ ngồi há hốc ngạc nhiên ?
- Căng thẳng Biển Đông: Thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ (VOA).  – Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (NLĐ).  – Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông (RFI). Dân biểu Ed Royce: “Tốt nhất là Trung Quốc nên tham gia vào tiến trình (tranh tụng) để chúng ta có thể tiến bước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. - Mỹ kêu gọi Trung Quốc nên cùng Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án  (Sống mới). - Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (TN). - Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình “quyết không đổi chác” (GDVN).
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ Philippines kiện “đường lưỡi bò” (PT). - Philippines kiện Trung Quốc: Thách thức hay cơ hội đối với Tổng thư ký ASEAN là người của … (đảng CS) VN (Sống mới).
Trung Quốc đã cải tạo 11 tàu chiến thành tàu hải giám tranh biển đảo (GDVN).- Trung Quốc tập trận bắn tên lửa chống tàu ra Biển Đông (PN Today). - Trung Quốc đã cải tạo 11 tàu chiến thành tàu hải giám tranh biển đảo (GDVN).
- Đài Loan ‘nhắc nhở’ Philippines về Biển Đông (VOA).
Trung, Nhật lại “diễu võ dương oai” trên biển (VnMedia). - Nhật Bản lập đội “phản ứng nhanh” Senkaku với 600 quân, 12 tàu (GDVN). - Bước ngoặt trong quan hệ Trung – Nhật? (SGTT). - Chiến tranh Nhật – Trung còn cách bao xa? (Infonet).
- TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ: Nhật lập đơn vị tuần tra đặc biệt (PLTP). - Nhật lập lực lượng đặc trách bảo vệ Senkaku (RFI). – Nhật sắp có đội đặc nhiệm tuần tra biển (BBC). “Chúng tôi thấy cần phải điều tàu kích cỡ lớn để đối phó với việc tàu của chính phủ Trung Quốc ngày càng hiện diện thường xuyên hơn ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku…” - Ngân sách Nhật Bản 2013-2014 : Chi phí quốc phòng tăng 0,8% (RFI). – Trung Quốc lo ngại kế hoạch tăng cường quân sự của Nhật Bản (Sống mới).  - Ông Abe đề xuất hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật (TTXVN). - Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng (TP).
- Siêu cường lao vào đua tên lửa hạt nhân (VNN).
- Tin về gia đình Ls Lê quốc Quân (Nguyễn Tường Thụy). – LS Trần Thu Nam được chấp thuận bào chữa cho LS Lê Quốc Quân (RFA).
- Blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam (RFA).
- Toà án Phú Yên mù mờ về tội danh “phản động” của nhóm “Công án Bia Sơn” (RFI). – Phỏng vấn TS Nguyễn Văn Huy, nhà nghiên cứu dân tộc học ở Paris, Pháp: ‘‘Công án Bia Sơn’’ là một vụ án ‘‘tạo dựng’’ (RFI).  – Prozess in Vietnam: 22 Dissidenten droht die Todesstrafe (Spiegel). TS Phạm Duy Nghĩa: “Spiegel (Tấm gương), một tuần báo uy tín ở Đức, hầu như cả năm mới có một cái tin nhỏ nhoi về VN, mà lại là tin 22 người chống chế độ có thể đối mặt với án tử hình ở Phú Yên. Buồn”.
Tình cảnh tín đồ PGHH Nguyễn Văn Lía hiện nay (RFA). “Bây giờ họ chuyển cha tôi sang ở chung với 80 người. Cha tôi nằm chỗ bề ngang có 5 tấc. Cha già, lớn tuổi rồi mà họ để cho cha tôi nằm ngay chỗ TV ồn ào tối ngày sáng đêm nên sức khoẻ cha tôi ngày càng yếu thêm”.
- Về Lô Thanh Thảo:  Phạm tội vì người bạn làm quen trên mạng  (QĐND). Đây là “tội” của Thảo: “… ngày 26-3-2012, Thảo đã đến đường Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh để tìm cách quay cảnh người khiếu kiện nhưng bất thành. Ngày hôm sau, Thảo đến Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng đóng tại quận Bình Tân để chụp ảnh người khiếu kiện tập trung trong khu vực cấm thì bị Công an quận Bình Tân bắt giữ…”
  -
- Fountain Valley không đón đoàn cộng sản? (BBC). “Thêm một thành phố tại California nói họ không có kế hoạch đón một phái đoàn quan chức thương mại cộng sản từ Việt Nam“. - Phòng Thương mại Fountain Valley sẽ không đón phái đoàn Việt Nam. Phó Thị trưởng nói, chuyến thăm sẽ gửi một thông điệp sai tới cộng đồng: Fountain Valley chamber won’t host Vietnamese delegation – Mayor pro tem says visit would send wrong message (OC Register).
- Lê Bình Nam: Hy vọng một mùa xuân cho dân tộc Việt Nam bắt đầu (DĐCN).  – Nếu không đa đảng nhanh thì không những đảng mất… (DĐCN).  – HỒ CHÍ MINH VÀ TITO VIỆT NAM ? (TNM).
H1- Ở ĐỒN MANG CÁ THÍCH HƠN Ở NHÀ (Mai Xuân Dzũng). “Các tấm vải màu tang trắng viết bằng sơn ngầu đỏ, các tấm vải màu tang vàng: ‘Giết quân cướp đất’ là gì nếu không phải là thể hiện sự thù hận ? Chẳng thể cổ vũ cho bạo lực nhưng rõ ràng người nông dân đã bị dồn đến bờ tuyệt vọng và buộc phải chọn giải pháp cuối cùng: Chiến đấu để tồn tại. Nông dân không có ai bảo vệ, luật pháp không phải là thứ để bảo vệ họ”.  - Dân Dương nội quyết giữ đất (Xuân VN).
- Xin giúp đỡ khẩn thiết cho dân oan ở Vườn hoa Lý Tự Trọng (Nguyễn Tường Thụy). “Nhìn cảnh họ chui trong những túp lều, nằm trên nền vườn hoa lạnh giá trong cái rét tháng Chạp này, tôi thấy đau quặn thắt trong lòng. Người ta nói ‘đêm nằm bằng năm ở’. Thế mà họ phải chịu cảnh này quanh năm, mùa nóng cũng như mùa rét”. – Làm sao che nổi cái lạnh mùa đông? (Chuacuuthe).
Nỗi đau mang tên sổ đỏ ở huyện Từ Liêm bị trở thành… “trò đùa” (DT).
- Cư dân Hà nội biểu tình bằng xe hơi ! (Xuân VN).
- ‘Cầu Nhật Tân chậm tiến độ, bị đòi bồi thường là đáng tiếc’ (GDVN).
- Lấy ý kiến dân về luật Đất đai sửa đổi (VNN). Sửa đổi luật Đất đai 2003 là một yêu cầu cấp bách khi mà nhiều quy định trong luật đã trở nên bất cập trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay, biến đất đai thành vấn đề chiếm tới 70% các khiếu nại, tố cáo của công dân”. Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (DV).  - Hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trước 10.5.2013 (LĐ).
-  DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 9) (BoxitVN). Đã có 1.742 người ký tên. Riêng trên trang Ba Sàm này đã có gần 1.000 phản hồi, cả tại bản Kiến nghị và rải rác trong các bản tin hàng ngày.  Mục “Trưng cầu dân mạng”, ở đầu cột phải, đến sáng nay cũng đã có gần 8.200 ý kiến, trong đó 93% nhất trí bỏ Điều 4 Hiến pháp, “không chấp nhận Đảng CSVN “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đáng chú ý, trong danh sách mới nhất ký tên vào bản Kiến nghị có tên cựu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển, như vậy, cùng với cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, đã có sự tham gia của hai vị cựu quan chức hàm bộ trưởng trong lĩnh vực pháp luật, của cả Quốc hội và Chính phủ. Ngoài ra, xin được “bật mí”, là có ít nhất một vị cựu “tứ trụ triều đình” đã nghiên cứu kỹ và  có những ý kiến ủng hộ bản Kiến nghị này.
- Nguyên Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (BoxitVN).  -TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 (NVCL). - Thông báo! ! ! TIN VUI TRƯỚC GIỜ TUYỆT VỌNG ! (DĐCN). Thông tin trong bài không được thuyết phục, ví như “Cục 2″, “Cục 5″ nào, bởi vì mỗi một Tổng cục trong 2 cơ quan này đều có các đơn vị có tên tương tự. Thêm nữa, sao lại có Bộ Quốc phòng ở đây?
- QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN: “Theo pháp luật”, “theo luật”? (PLTP). - TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân (ND).
- Đừng lừa mãi ông cầm quyền ạ (DĐCN). “Đừng có thấy dân đồng ý với bản dự thảo 2013 do các trí thức (của dân) soạn không theo ý đảng mà nhặng lên sợ ‘thế lực thù địch’ cu nhà báo quân đội ‘nhân dân’ ạ.  Các cậu nếu thực tâm muốn bảo đảm cho hiến pháp sắp tới được ‘DÂN CHỦ – CÔNG BẰNG – VĂN MINH ‘ thì nên đăng cả 2 dự thảo lên các báo ấy để dân chọn lấy 1 xem cái nào ưu việt hơn”.
Cũng như nhiều bản kiến nghị, thư ngỏ trong mấy năm qua gửi tới các nhà lãnh đạo, cơ quan nhà nước VN, bản Kiến nghị lần này để có được nhiều hay không sự đồng thuận, tham gia từ người dân, giới nhân sĩ trí thức thuộc các thành phần, hoàn cảnh khác nhau, các blog, trang mạng tự do với những quan điểm khác nhau, … là vấn đề đáng suy ngẫm. Nhiều lý do để có nhiều ít sự đồng thuận, tham gia đó, nhưng với riêng bản Kiến nghị mới đây, có vài điều cần trao đổi.
Trước hết, với chủ đích và nội dung Kiến nghị – tác động cơ bản đến thượng tầng kiến trúc chính trị đất nước, có những đề xuất rất mạnh dạn – việc hình thành được nó, có được một số chuyên gia xây dựng nên 2 văn bản, để có nhiều nhân vật tên tuổi, uy tín thuộc nhiều thành phần tham gia ngay từ ban đầu (tạm gọi là “khởi xướng – 72 người), thống nhất quan điểm về nội dung là điều rất quan trọng và không dễ chút nào, trong hoàn cảnh hiện nay.
Thế nhưng, muốn đạt được yêu cầu thứ nhất, lại dễ ảnh hưởng không thuận lợi cho những yêu cầu khác cũng quan trọng không kém về mặt nào đó. Ví như nếu có hiện tượng không trao đổi trước được với nhiều vị có kiến thức sâu rộng, uy tín nhất định trong cộng đồng, như những lần kiến nghị khác, là có những lý do “kỹ thuật” dễ đoán được.
Có bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm bản Kiến nghị là một sáng kiến rất tốt của những người khởi xướng, nhằm cùng với người dân bổ sung kiến thức, nâng cao dân trí. Làm được vậy cũng là thực hiện lời nói đi đôi với việc làm, không chỉ đòi hỏi nhà nước thay đổi, mà còn tạo ra thứ khuôn mẫu, vạch ra rõ ràng con đường phải đi.
Lại có những khó khăn, có khi chỉ vì ai đó thiếu thực tế, thiếu hiểu biết tình hình một chút, hay chỉ vì mặc cảm, tự ái, hiểu nhầm … hoặc do sự an toàn của mình mà không bày tỏ tán đồng bản Kiến nghị. Với bản Dự thảo Hiến pháp, chỉ mang tính chất tham khảo, những người khởi xướng khó có thể “nhồi” vào đó nhiều đòi hỏi thay đổi căn bản, như quốc kỳ, quốc hiệu v.v.., cũng là để tránh tạo căng thẳng không cần thiết. Nhưng cũng có thể có người lại quá chú tâm vào những nội dung đó, để rồi “quay lưng”.
Về đối tượng nhắm tới của bản Kiến nghị cũng có những quan điểm khác nhau. Nhiều người cho là có biết bao nhiêu kiến nghị, góp ý rồi, mà nhà nước này có thay đổi, có động thái lịch sự tối thiểu là trả lời đâu, vậy thì làm tiếp chỉ hoài công. Nhưng ngược với quan điểm đó là cái nhìn về phía người dân, mọi tầng lớp, thành phần khác nhau, họ rất cần nâng cao kiến thức nói chung, rất cần được khích lệ, cùng cố kết với nhau trong một cách thức tranh đấu cho quyền của mình. Những bản kiến nghị, góp ý thời gian qua đã đáp ứng được rất tốt đòi hỏi đó. Kể cả với hệ thống chính trị hiện hành cũng đã có những động thái thay đổi ít nhiều, nếu theo dõi sát thông tin là có thể nhận ra.
Vài blog, trang mạng có tiếng thường đăng lại, đề cập các hoạt động đấu tranh cho chủ quyền, dân chủ nhưng lại tỏ ra thiếu “hào hứng” với bản Kiến nghị này. Ngoài những lý do nho nhỏ, như vài phỏng đoán ở trên, thì một biểu hiện rất cần bàn tới và góp ý, đó là thái độ cục bộ, vì lợi ích riêng; họ mắc phải vấn đề mà chính mình vẫn từng phê phán với báo chí nhà nước cộng sản. Một phần vì điều này mà đã làm cho nhiều tổ chức chính trị ngoài nước xung khắc với nhau, mất chính danh và tan rã.
- Blogger Phạm Nguyên Trường bình luận trên FB: “Các bạn dư luận viên có phụ cấp và không có phụ cấp trước khi còm và phản còm rất nên đặt tay lên ngực mà tự hỏi rằng, ta đứng về phe nào? Ta đứng về phe nước mắt (chữ của nhà thơ, dịch giả Dương Tường) hay ta đang bợ đít cho những thằng mặt nhẵn như cái mông đít, chỉ xứng đáng làm bàn cầu trong toilet nhà bà Dương Thu Hương? Bởi vì một lúc nào đó những bộ mặt mẹt, trơ tráo kia có thể quay sang cắn xé bạn, làm cho bạn trở thành thân tàn ma dại đấy”. Mời xem lại một bài viết cũ của tác giả, nói về một “dư luận viên” cao cấp: Đọc Nguyễn Hoà nhớ Erich Fromm và vài việc khác (Talawas). – Còn đây là bài viết của DLV đó: “Ða nguyên, đa đảng” có phải là “chiếc đũa thần” để chấn hưng và phát triển đất nước? (ND).  - MỜI CÁC DƯ LUẬN VIÊN LÊN TIẾNG VỀ VIDEO: THỦ TƯỚNG ĐỨC ANGELA MERKEL LÀM LƠ CHỦ TỊCH CUBA RAUL CASTRO (TSYG).
- Huy Đức – Nguyễn Tấn Dũng và kinh tế tập đoàn [*] (Dân Luận). – Thư gởi Đồng chí X! (VLB).   – Nghe âm thanh: Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng ám chỉ trực tiếp “đồng chí X”? (Cầu Nhật Tân). Có lẽ bài phát biểu này đã được thực hiện trước Hội nghị TƯ 6, của ông Thanh bí thư Đà Nẵng, không phải ông Thanh trưởng Ban Nội chính.  - Tham nhũng, ăn cắp của dân không dễ thoát, xem đây: Cuộc truy lùng 6 tỷ USD của nhà độc tài Philippines (VNE).  – “Tham quan” hay… “quan tham”??? (DT).
- Không xét lại kết quả thanh tra Đà Nẵng (BBC).  – Không thanh tra lại về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng (VNE). – Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng (VNN). – “Không thanh tra lại về những sai phạm đất đai ở TP. Đà Nẵng” (GDVN). - Không “phúc tra” kết luận thanh tra Đà Nẵng (TN).  - Kết luận thất thoát 3.400 tỷ: Chính phủ chưa nhận được báo cáo của Đà Nẵng (DT). - Sai phạm nghìn tỷ ở Đà Nẵng: Thủ tướng chưa nhận được báo cáo (VietQ). - Xác định vị trí việc làm để loại bỏ “chạy” công chức (TP).
2- Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines): Bán tàu, giảm số lượng doanh nghiệp vẫn lỗ hơn 2.400 tỉ đồng (SGTT). =>
- Vụ ba cây sưa bị đốn hạ tại Quảng Bình: Đề nghị cách chức giám đốc và phó giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (SGTT). - Đề nghị cách chức giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (TP).
Ninh Thuận: Khiển trách ba phó chủ tịch huyện Bác Ái (PLTP). – VỤ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI: Bắt thêm một giám đốc (PLTP).
Doanh nhân đòi lại tiền đút lót 320 quan chức vì không trúng cử (GDVN).
Ông Cao Minh Quang về viện Dược liệu làm gì? (VietQ). - Dấu hiệu trù dập trong việc thay TGĐ Cty Chiếu sáng Hà Nội (TP).
- Bùi HoàngTám: 840 ngàn “quả mìn” mang tên… “công chức”! (DT). - Cơ quan nào cũng có người nhàn rỗi (VNN). Ông Vũ Đức Đam: “Mỗi vị trí trong hệ thống đều có thước đo rõ ràng, chuẩn mực chính xác thì khi đó tất cả hiện tượng tiêu cực như chuyện chạy công chức sẽ không còn”. Rất đúng! Nguyên tắc này còn đúng hơn cho việc điều hành quốc gia. - Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (TN). - Lương thấp sao giữ được nhân tài ? (TN). - “Vì lòng tham, nhiều người còn gợi ý tặng quà to hơn” (Infonet).
- GHI Ở ĐƯỜNG MẬU THÂN (Bùi Văn Bồng). – Câu chuyện 2 Bà Mẹ Việt Nam (DLB). “Mẹ vẫn sống bên người chồng đã mất/ Chết trên ngọn đồi trong trận Khe Sanh/ Dù tháng năm trôi Mẹ vẫn giữ mộ xanh/ Trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa xưa ấy/ Dù Suối Máu, Hàm Tân hay Việt Bắc/ Bao nỗi gian truân Mẹ vẫn tìm con”.
- Giấy công nhận gia đình văn hóa (Phương Bích). “Ngồi ngẫm thế này, gia đình văn hóa là viết tắt câu gia đình có văn hóa. Vậy nhà mình không có cái giấy đó, nghĩa là gia đình mình không có văn hóa!”. Đúng là quan niệm “văn hóa” ở xứ mình cũng khác với xứ người, phải được đảng và nhà nước công nhận thì mới “có văn hóa”! Các gia đình bên Tây, bên Mỹ… đâu có được cấp các loại giấy này, nên dân xứ họ đều “vô văn hóa”! Họ không có ĐCS nên không ai công nhận gia đình họ có văn hóa. Nhờ “ơn đảng” mà một số bà con ở xứ ta được cấp “giấy công nhận gia đình văn hóa” nên ta mới có văn hóa! – Nhà trường đưa con người tự nhiên thành con người văn hóa, con người xã hội (GD&TĐ). Nhưng phải được đảng và nhà nước “công nhận gia đình văn hóa”, cấp giấy đàng hoàng thì mới… có văn hóa.
- Còn đây là một “nét đặc trưng” văn hóa chỉ có ở xứ ta và các nước XHCN: Thư bạn đọc góp ý…Loa Phường (Hiệu Minh). “Nếu được, theo tôi nên chấm dứt sứ mạng lịch sử của cái loa phường. Vì đó là sản phẩm của thời chiến tranh, bao cấp. Thời mà cả phường chỉ có vài cái radio. Gần nửa thế kỷ trôi qua, dân trí đã được nâng cao, phương tiện thông tin tràn ngập, nhà nào cũng có tivi, intenet.v.v… Nên cái loa phường thực sự là không có tác dụng gì (thậm chí phản tác dụng). Nên trả lại một không gian trong lành, bình an cho mỗi buổi sáng sớm. Và bớt đi một khoản chi phí đáng kể cho xã hội”.  – GS HOÀNG CHƯƠNG: PHẢN VĂN HÓA TRONG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA NGÀN TỶ (Phạm Viết Đào).
Đỗ Trường – Những đứa con lạc loài (Dân Luận). “Có lẽ chẳng còn gì bi hài hơn, giữa thành phố Sài Gòn tráng lệ, người ta bắt gặp hình ảnh bệnh nhân nhi phải bò từ gầm giường ra để chào bà bộ trưởng y tế. Không biết trong đầu bà bộ trưởng khi đó nghĩ gì, nhưng nhìn mặt bà vẫn thấy tươi rói. Tôi thấy nóng mặt, nhưng ông phó cối hàng xóm nhà tôi, người đã trải qua ba cuộc chiến bảo: Ông buồn cười thật, người chui gầm giường có phải con cháu bà ấy đâu mà bắt mặt bà ấy đổi sắc. Con cháu những người có quyền nhiều tiền, gửi hết sang mấy thằng tư bản đang giãy chết từ lâu rồi”. Còn đây là những đứa con “tình nguyện” lạc loài nơi xứ người:  TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC RẤT CÓ VẤN ĐỀ !(TSYG).
Ưu tiên số một là giúp người thu nhập trung bình có nhà (LĐ).
Một phạm nhân tử vong bất thường (TN). – Vụ lực lượng chức năng xông vào nhà, đập chết hàng chục con gà ở Cần Thơ: Đề nghị xử lý hình sự người đập chết gà (LĐ). - Nguyên thượng sĩ công an dâm ô bất ngờ… tâm thần (TP). - CSGT tiếp tục hành xử khó hiểu (Sống mới).
Khổ vì quy định lỗi thời – Kỳ 2: 7.000 đồng/ngày tiền son phấn (TN). - Sự lạc hậu được mặc định (TN).
Năm 2012, Vinalines lỗ 2.439 tỉ đồng (TN).
- Đầu tư cao tốc Việt Nam cao nhất 28,2 triệu USD/km (VNN).
- Bá Tân: Tâm tình cùng Hà Tĩnh (Nguyễn Thông).
3<- “Bên thắng cuộc” viết cho ai? Ai cần đọc BTC? (Gocomay). – Ông Minh Diện bổ sung thông tin cho BTC phần 1: ÔNG ĐỖ MƯỜI “ĐẺ RA” LÝ MỸ (Bùi Văn Bồng). Ông Đ.M.: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai  đế quốc Mỹ…
- Tiếp tục thông tin sự thật về Hiệp định Paris (27.01.1973) (Chuacuuthe).
- Paulo Thành Nguyễn: Thư ngỏ hợp tác kinh doanh: Nói không với sản phẩm độc hại Trung Quốc (No China Shop).
- Nhân vật bất đồng chính kiến TQ Trần Quang Thành được tuyên dương ở Mỹ (VOA).
- Quân đội Trung Quốc bị tham nhũng đe dọa nghiêm trọng (RFI). “…quân đội Trung Quốc là một ‘guồng máy khép kín’ và quân đội có quyền lực mạnh hơn chính phủ. Tệ hơn nữa là vì các tướng lãnh Trung Quốc không chấp nhận để cho một cơ quan độc lập chống tham nhũng giám sát, thanh tra nội bộ quân đội”. - Không ai kiểm soát quân đội TQ làm ăn? (BBC). – TQ thực sự nghiêm túc chống tham nhũng? (BBC). - Quảng Đông thí điểm hệ thống chống tham nhũng (TP). - Trung Quốc bất ổn bên trong, ai được lợi? (Daily Beast/ TVN).
- Miến Điện xóa bỏ lệnh cấm tụ tập (BBC). “…đây là luật cơ bản, cũng giống như luật tự do bày tỏ chính kiến, đều được đảm bảo bới hiến pháp”.
- Nhà văn Hoàng Tiến đã qua đời (DLB). “Ông là một trong những người tiên phong tham gia Khối 8406 vào những ngày đầu phong trào mới thành lập. Ông không ngừng lên tiếng tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền, đòi hỏi đảng và nhà nước VN thực hiện Trưng cầu dân ý về việc đảng và nhà nước Việt Nam đã ký những hiệp ước dâng đất cho Trung quốc”. – Cây bút bất đồng chính kiến VN qua đời (BBC). TS Nguyễn Thanh Giang: “Ông là một con người khảng khái, không chịu khuất phục và nêu tấm gương cho nhiều thế hệ sau này, sẵn sàng đấu tranh cho dân chủ, tự do cho xã hội Việt Nam”. – Tưởng nhớ Nhà văn Hoàng Tiến (Phạm Hồng Sơn).
- Năm 2013: Vinalines dự kiến lỗ 2.100 tỉ đồng (TT). – Viết tiếp vấn đề các tàu bị “xẻ thịt”: Giải pháp nào cho những “đống rác” trên biển? (LĐ).
KINH TẾ
Để nền kinh tế thoát khỏi “ma trận” (VnEco).
- Phó Thống đốc: Tỷ lệ nợ xấu đã giảm  (Gafin). - Chủ tịch Agribank: ‘Làm ngân hàng mà không cho vay, lấy gì ăn’ (VNE). - “Nợ xấu trên 3% sẽ tuýt còi, giảm quyền…” (TP).  - Sacombank và Eximbank dự định sáp nhập (BBC). - Eximbank và Sacombank tính chuyện hợp nhất (SGTT). - Eximbank và Sacombank thỏa thuận sáp nhập (PLTP). - Eximbank và Sacombank hợp tác tăng năng lực cạnh tranh (LĐ), chứ không phải có gì khuất tất, nguy hiểm phía sau?
 - Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều chỉnh lãi suất (Gafin). - Sẽ chấm dứt tình trạng lợi nhuận “ảo” của các ngân hàng (DDDN). - Tín dụng ước giảm 1,06% trong tháng đầu năm (Gafin). - VietinBank triển khai thanh toán hóa đơn qua Internet (DDDN).
Cứu bất động sản là cơ hội hỗ trợ người nghèo (PT). - TP.HCM xây dựng phương án hỗ trợ bất động sản (PLTP). - Bộ Xây dựng bác thông tin 80% doanh nghiệp BĐS có lãi (LĐ).
- ‘CPI tháng 1 cao bất thường là một tín hiệu cảnh báo…’ (NDH Money).  - Lo lạm phát hay lo giảm phát? (VnEco).
- Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm thuế bao nhiêu cho vừa? (TP).
- Du khách Việt mang 3,5 tỉ USD ra nước ngoài  (PLTP). - Khách Việt chi 3,5 tỉ USD du lịch nước ngoài (TN).  - Thị trường đổi tiền lẻ: đông kẻ bán, ít người mua (Sống mới).
- Đại gia giật mình khi bị đàn em vượt mặt (VEF).
4
Hàng nhái ngập Móng Cái (TN). Hàng nhái các thiết bị vệ sinh có thương hiệu nổi tiếng => 
Phó TGĐ TopCare bày kế để “NTD thắt lưng buộc bụng” phải móc ví (GDVN).
Tết Việt – hàng Việt: Tìm đầu ra cho sản phẩm địa phương (TT).
“Soán ngôi” Mỹ, khổ đau đang chờ Trung Quốc? (StockBiz).
Abenomics – Chính sách kinh tế mới của Nhật Bản (PT).
- Apple sẽ sớm tắt hào quang nếu không thay đổi (Sống mới).

- Hàng giả, hàng nhái tấn công nông thôn: Nông thôn – “túi” chứa hàng giả khổng lồ! (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Bộ VHTTDL nói về đề án gần 11.000 tỉ đồng: Nhiều địa phương “đòi” chỉ để cho “oai” (LĐ).
Trùng tu ở làng cổ Lộc Yên (TN).
Dâng mai cho nghĩa sĩ Tây Sơn (TN).
280. NHÀ BÁC HỌC NGUYÊN VĂN HUYÊN VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM (Hà Văn Tấn/ VSK).
Tác giả “Việt Nam – một thiên lịch sử truyền hình” qua đời (LĐ).
- Bộ VHTTDL nói về đề án gần 11.000 tỉ đồng: Nhiều địa phương “đòi” chỉ để cho “oai” (LĐ).
- Nguyễn Hoàng Đức: Trèo qua đống rơm mới thành nhà văn (Nguyễn Tường Thụy).
- CHỦ TỊCH HỮU THỈNH: HỘI NHÀ VĂN KHÔNG PHẢI LÀ ” VẬT TẾ THẦN ” ĐỂ CHO AI ĐÓ… “NÉM ĐÁ”… (Nguyễn Tường Thụy). - NGUYỄN QUANG THIỀU BÁO CÁO VỀ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 (Nguyễn Trọng Tạo). TRỊNH KIỂM: AI ĐÃ ĐẨY NHÀ VĂN Y BAN TỪ “NGUYÊN ĐƠN TỐ CÁO” VIỆC NÀY SANG “BỊ ĐƠN TỐ CÁO” VIỆC KHÁC  .  - CHÂN THÀNH XIN LỖI NHÀ VĂN Y BAN, MỘT VIỆC KỊP THỜI, ĐÀNG HOÀNG VÀ TỬ TẾ CỦA NHÀ VĂN VŨ HỒNG (VC+)
- Thơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2011) – Phần1/4. - Phần 2/4. Phần 3/4. Phần 4/4  (PBVH)
-  NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THUỘC THƠ (Hồ Như Hiển).
- MỐI TÌNH ĐẦU CỦA CHẾ LAN VIÊN (VC +).  - Hai nhà thơ ra đi cùng ngày (TN).
Người mua bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” 300 triệu đồng nói gì? (DV). - Tác giả “Ở hai đầu nỗi nhớ”: Muốn hét vang hai tiếng: “Cảm ơn!” (DV). Xem lại bài đã điểm ngày 21/1/2013:  Tôi muốn hét vang lên hai tiếng: Cảm ơn! (Quê Choa).
- KHỔNG ĐỨC: TÍNH CHẤT TỒN TẠI CỦA TÁC PHẨM (VC+).
- CÓ MỘT NGƯỜI NGA SUỐT ĐỜI DỊCH, QUẢNG BÁ VĂN HỌC VIỆT NAM (VC+).
Diễn đàn này đứng về phía những phá vỡ và những mở đường – Diễn đàn này đón đợi những mặt trời (PBVH). Ngoại vi như là nơi kháng cự (Hải Ngọc dịch).Những suy tư về lối viết(PBVH)
- Áo đỏ bắt đèn (Nguyễn Ngọc Tư).
- Nguyễn Hưng Quốc: Cái chết của một người nghệ sĩ (VOA’s blog).  - PHẠM DUY – KẺ QUI HÀNG, ĐÃ CHẾT TỪ NĂM 2005 … (TNM).  – Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại thời thơ ấu (BBC). – Nguyễn Hùng: Phạm Duy mơ về ‘một ngày như thế’ (BBC). – Bùi Văn Phú: ‘VN hai câu nói sau cùng khi lìa đời’ (BBC). - Nhà thơ Phạm Thiên Thư nói về Phạm Duy: “Trôi theo” dòng đời lặng lẽ (TN). - Hai đêm nhạc Tuấn Ngọc – Từ Công Phụng (TN). - Phạm Duy giữa Tục ca và Thiền ca (TP).
5<- Anh hùng Hồ Giáo – Kỳ 3: Về Nam (TN).
Fan bức xúc vì cả Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn quảng bá cho WeChat TQ (GDVN).
Kịch tết Quý Tỵ: Duyên dáng, nhiều sắc màu (PLTP). - Ba điểm nhấn của Đường sách tết 2013 (SGTT). - Tết và kỷ niệm (RFA).
- Mai vườn Đông Mỹ còn không? (TVN).
- Bánh chưng vượt biển, cưỡi mây xuất ngoại (TVN).
- Cái nách Ngọc Quyên và thông điệp của “người trồng cải” (Đào Tuấn). “Cái nách của Ngọc Quyên và tình trạng “trần truồng” của đại gia chè đang chỉ mang đến một thông điệp duy nhất: Những người trồng cải đang cho bạn đọc của mình ăn một loại rau chứa đầy chất độc”.
- Nhiều người yêu cũ lập gia đình trước Tết nguyên đán (Tin khó tin).
- Quảng cáo của VW Ngớ ngẩn hay kì thị? (Sống mới).

- NHỚ ANH TÔ NHUẦN (Văn Công Hùng).
- Chết dở tục quê (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng GD ĐH (GD&TĐ). - Có còn mùa tuyển sinh èo uột? (LĐ). - Các trường TCCN khó tuyển sinh: Cần thay đổi quan niệm bằng cấp (PT).
- ‘Đại học tư thục nên đào tạo chuyên 1 khu vực nghề’ (GDVN).
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục: 40% là cơ sở đào tạo ngắn hạn (LĐ).
- Dạy Văn phải hướng tới chủ thể người học (GD&TĐ).
- Sách giáo khoa:  Những quyết sách thiếu thuyết phục: Làm chương trình không có tổng chỉ huy (TN). - Rèn cho học sinh biết cách tự học và đọc thêm tài liệu (GD&TĐ). Học sinh ở Mỹ ngay từ khi học lớp mẫu giáo (kindergarten – 5 tuổi) đã bắt đầu làm quen với đọc. Bài tập về nhà mỗi ngày thường là cha mẹ đọc cho các em nghe trong thời gian 30’-45’, thời gian cũng như mức độ khó của sách (cần nhiều vốn từ dựng) tăng dần khi các em lên lớp cao hơn.
- Lưu Hà Sĩ Tâm: Cuối năm bàn về nuôi dạy con trẻ và chất lượng con người của xã hội ta (BoxitVN- Những đứa trẻ chết vì kỳ vọng của cha mẹ (GDVN).
- Rà soát ngay chính sách cho học sinh bán trú (GDVN). – Đối tượng được miễn học phí (LĐ).
Những sự kiện giáo dục gây sốt trên facebook (VNN).
Xót lòng cảnh học sinh vượt suối đến lớp (KP).
Thầy giáo mù lập mái ấm cho trẻ khuyết tật (SGTT/DT).
- Iran: Đưa khỉ vào vũ trụ thành công (AP/ GD&TĐ). – Iran sẽ sớm đưa người lên vũ trụ (VnMedia).

- Huyện Krông Pách (Đăk Lăk): Phụ huynh bức xúc tình trạng lạm thu (DV).
- Kỷ luật học sinh, chọn cách nào? - Kỳ cuối: Nên bỏ quy định đuổi học (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
H2- CHÚNG NÓ ĂN UỐNG THẾ NÀY ĐÂY, THƯA THỦ TƯỚNG!.. (Mai Thanh Hải). =>
- Cảnh hoang tàn trên con tàu nghìn tấn không người lái (VNE). Blogger Nguyễn Thông bình trên FB: “Vụ cái tàu mấy ngàn tấn vô chủ trên biển Thanh Hóa cần phải được làm rõ những ẩn khuất sau sự bỏ mặc ấy. Chả ai tự dưng đem mấy chục tỉ ném ra biển. Rồi nín khe một cách rất bí hiểm“. - Công ty Hải Đông tiếp tục bỏ rơi tàu “vô chủ” (TN). - Vụ con tàu hoang ở Thanh Hóa: Đơn vị bảo hiểm đã vào cuộc (LĐ).
Chính phủ họp thường kỳ tháng 1: Thủ tướng đề nghị giảm giá vé tàu, xe tết (PLTP). - Chung nhau giải bài toán tết thời khó khăn (SGTT). - Nông Dân với Tết Quý Tị (RFA). “Ở thôn quê mình nó không như ở thành thị có tiền mới mua mới ăn được, … , thí dụ anh mua bất cứ vật gì người ta nôm na hạ nêu mới trả, còn chỗ em thì gặt lúa xong mới thanh toán. Cũng vui vẻ như mọi năm gọi là ăn trước trả sau”.
- Nữ sát thủ khai là bồ nhí của Giám đốc doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên (GDVN).  – Kiều nữ giết đại gia chè Thái Nguyên có ý định tự sát (VTC).
- Bắt khẩn cấp 3 đối tượng bắn chém loạn xạ vào nhà dân (ANTĐ).
Không hợp thức hóa mại dâm (TP). - Những được mất từ ý tưởng quy hoạch “phố đèn đỏ” (SGTT). – Hà Văn Thịnh: Hợp pháp hóa ‘phố đèn đỏ’, nên không? (TVN).
- Người trẻ chỉ cần ‘tồn tại và duy trì nòi giống’! (TVN).
- Chùa đang xây bị sập, 5 người bị thương (Sống mới).
- Di dân bất hợp pháp có cơ hội trở thành công dân Mỹ (Người Việt). Xứ ta thì ngược lại, một số công dân VN sống hợp pháp trên đất nước VN, nhưng đôi khi không được công nhận là công dân VN, mà phải “sống chui” trên đất nước mình.
- Cựu dân biểu Australia chạy bộ 3.000 km dọc Việt Nam (VOA). “Tôi thực hiện hành trình chạy dọc theo chiều dài Việt Nam để ủng hộ các nỗ lực thiện nguyện của Hội chữ Thập đỏ Australia tại Việt Nam nhằm mang lại nước uống sạch và điều kiện vệ sinh sạch sẽ cho một số vùng ở nước này, những nơi người dân không có nước sạch để uống”.
Hàng ngàn người Úc sơ tán do lũ (TN).
- Khói bụi trùm kín bầu trời Bắc Kinh (BBC).

QUỐC TẾ
- 10 năm sau cuộc chiến Iraq: ‘Khẩu súng bốc khói’ ở đâu? (PT).
- Thế giới 24h: Thiếu tiền, bán chuyên cơ tổng thống (VTC).
- Tòa Ấn Ðộ bác yêu cầu dời địa điểm phiên xử vụ án hiếp dâm (VOA).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 29/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 30/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 29/01/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 29/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 29/01/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 29/01/2013; + Thể thao sáng – 30/01/2013; + 360 độ Thể thao – 29/01/2013; + 7 ngày công nghệ – 29/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 29/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 29/01/2013; + Về quê – 29/01/2013; + Tiêu điểm – 29/01/2013; + Thế giới góc nhìn – 29/01/2013; + Thời sự 12h – 29/01/2013; + Thời sự 19h – 29/01/2013.
Chào buổi sáng – 30/01/2013.  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/01/2013.

1580. MỸ KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ ÁPGANIXTAN VÀ CHÂU PHI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 19/1/2013

MỸ KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ ÁPGANIXTAN VÀ CHÂU PHI

TTXVN (Niu Yoóc 17/1)

 Sau chuyến thăm Mỹ vừa kết thúc của Tổng thng Ápganixtan, Hamid Karzai, tờ “Chính trị thế giới” -có bài viết cho rằng dù có tn kém bao nhiêu chăng nữa, và cho dù có “rút hết quân” vào năm 2014 như đã cam kết, Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng này. Và cũng như vậy, Mỹ cũng sẽ bám mãi vào những lợi ích của mình tại châu Phi, mà bằng chứng là quyết định mới nhất về việc cho triển khai quân tăng cường tại Trung Phi. Dưới đây là nội dung bài viết:

Từ kéo dài sự có mặt tại Ápganixtan sau 2014…

Trong khi thời hạn cuối cùng vào năm 2014 chấm dứt các chiến dịch của NATO tại Ápganixtan đang đến gần, Chính quyền Obama đang chuẩn bị tiếp tục hiện diện về quân sự trong một thời hạn không xác định trong tương lai.

Theo tờ The New York Times”, Tướng John Allen, Tổng Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Ápganixtan, đã trình lên Lầu Năm Góc ba phương án cho cái gọi là thời kỳ hậu rút quân chiến đấu vào cuối năm 2014. Một trong ba phương án trên muốn duy trì mức quân Mỹ là 6.000 người, phương án thứ hai cần 10,000 người và phương án thứ ba chủ trương có 20.000 lính Mỹ luôn có mặt tại chiến trường này sau năm 2014. Như các nhà lãnh đạo giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ đã giải thích, điểm trọng tâm của ba phương án trên là tiếp tục sự có mặt của quân biệt kích thuộc các lực lượng đặc biệt để tiêu diệt quân nôi dậy. Các lực lượng Mỹ bổ sung sẽ được sử dụng để tăng cường cho các lực lượng an ninh Ápaanixtan nhờ một sự yểm trợ trên không, hậu cần cũng như đào tạo. Tất cả những điều này vẫn tiếp tục được biện minh với cái cớ giả tạo là tiến hành cuộc chiến tranh chống khủng bố. Trên thực tế, trong suốt hơn 12 năm qua, Ápganixtan đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chiến dịch để thiết lập ảnh hưởng và quân đội Mỹ có mặt ở khắp nơi trong khu vực trong một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo.
Tổng thống Obama đã biến cuộc xung đột thành “cuộc chiến tranh Afpak” (tức là cuộc chiến tranh Ápganixtan-Pakixtan) bằng cách tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay do thám không người lái được thực hiện từ nước Pakixtan láng giềng. Rõ ràng, Ápganixtan là một yếu tố chủ chốt trong các dự án do Lâu Năm Góc đưa ra để tiến hành cuộc chiến tranh chống Iran. Ápganixtan cũng như là một tiền đồn thuận tiện để thực hiện những mưu đồ và những mánh khóe của Mỹ tại các nước cộng hòa Trung Á. Duy trì Apganixtan như một bán thuộc địa của Mỹ có nghĩa là ủng hộ chế độ mua chuộc được của Tổng thống Ápganixtan Hamid Karzai. Mục tiêu thực sự duy trì một lực lượng lớn các binh lính của các lực lượng đặc biệt Mỹ, được biết đến với các cuộc oanh kích vào ban đêm và những vụ giết người hàng loạt, là hăm dọa và khủng bố người dân, vi những người này về cơ bản phản đối sự chiếm đóng của nước ngoài. Con số ngày càng tăng các vụ rắc rối được gọi là “quân xanh chống quân xanh” – các binh lính và cảnh sát Ápganixtan quay súng chống lại quân chiếm đóng nước ngoài – cho thấy nỗi tức giận và một thái độ thù địch ngày càng lớn đối với sự có mặt liên tục của Mỹ.

Những đề nghị của Allen được dùng làm điều kiện tiên quyết cho các cuộc họp vừa diễn ra tại Oasinhtơn giữa hai Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Ápganixtan Hamid Karzai khi ông Karzai có chuyến thăm chính thức tới Mỹ, về những thể thức của sự hiện diện về quân sự của Mỹ sau năm 2014 Dù các phương tiện thông tin đại chúng của cả hai bên đều cho rằng đây là các cuộc thương lượng giữa các nhà lãnh đạo của hai Nhà nước có chủ quyền, song thực ra nó là một sự bóp méo thô bạo và phi thực tế, vì Karzai và chính phủ của ông ta phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào viện trợ quốc tế, trong đó Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Các lực lượng an ninh Ápganixtan được Mỹ và các đồng minh mua chuộc và trả tiền và các lực lượng này dựa vào viện trợ quân sự của nước ngoài. Theo điều tra mới đây của Lầu Năm Góc, chỉ có một trong số 23 lữ-đoàn Ápganixtan có thể hoạt động; một cách độc lập, còn lại đều cần người nước ngoài “chống lưng” cả về tiền bạc lẫn kỹ thuật tác chiến.

Chính quyền Obama nói rằng quân đội và nhân viên Mỹ sẽ duv trì một quyền miễn trừ về pháp lý sau năm 2014 theo luật pháp Ápganixtan. Mỹ đã tuyên bố không có ý định đóng căn cứ quân sự thường trực ở Ápganixtan. Nhưng các căn cứ liên doanh với phía chủ nhà, nơi nhân viên Mỹ có toàn quyền tự do hành động đã đáp ứng những nhu cầu của Lầu Năm Góc. Mỹ và các đồng minh sẵn sàng trả tiền cho một quân đội Ápganixtan thực ra là để phục vụ cho những lợi ích của Mỹ, chứ không phải để tăng cường cho vị trí của chế độ mà họ đang phụng sự.
Ápganixtan từng là một mảnh đất thử nghiệm đối với chủ nghĩa thực dân mới của thế kỷ 21. Sự chiếm đóng đã được dùng làm mô hình cho các hoạt động của Mỹ ở Irắc, Libi và hiện đang ở Xyri chừng nào Mỹ vẫn tìm cách mở rộng sự bá quyền về kinh tế và chiến lược của mình tại các khu vực giàu dầu lửa ở Trung Đông và Trung Á. Quân đội Mỹ và các cơ quan phản gián Mỹ là những bậc thầy trong nghệ thuật hăm dọa, khủng bố và sát hại những người thù địch với Mỹ, thuê tiền bọn lính đánh thuê và các nhân viên địa phương, gây ra những xung đột bộ tộc và sắc tộc, lập ra và duy trì các chính phủ dễ bảo phục vụ cho những lợi ích của Mỹ. Công nghệ có thể hiện đại hơn, nhưng các kỹ thuật thì giống với các kỹ thuật của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở thế kỷ 19 một cách kỳ lạ.

Các cuộc can thiệp của Mỹ tại Libi và trước đó là Irắc đã cho thấy tính chất thực sự của “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố” của Mỹ. Để có thể lật đổ các chính phủ ở Libi và Irắc, Lầu Năm Góc và CIA đã dựa chủ yếu vào sự giúp đỡ của các dân quân Sunni Hồi giáo, kể cả những người có quan hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaeda. Trong nhiều trường hợp, tài chính và vũ khí là do các đồng minh ở vùng Vịnh Pécxích của Mỹ cung cấp.

Ápganixtan mâu thuẫn với những khẳng định nói rằng Mỹ mang nền dân chủ đến cho khu vực Trung Đông. Các cuộc bầu cư gian lận, và Mỹ đã tạo ra ờ đấy một Quốc hội như một cái giỏ cua với những phe phái cạnh tranh nhau thân Mỹ bao gồm các thủ lĩnh chiến tranh và các nhà lãnh đạo quân sự chính quy. Nếu một cuộc trưng cầu ý dân diễn ra về sự chiếm đóng quân sự của nước ngoài, thì kết quả chắc chắn sẽ là một đa số áp đao phản đối. Tất cả những điều này được dùng làm mô hình đã được Mỹ áp dụng tại Libi và đang ra sức thực hiện tại Xyri. Sự phản đối cuộc chiếm đóng Ápganixtan không chỉ giới hạn ở Ápganixían. Các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện tại Mỹ và các nước đồng minh đã nhiều lần cho thấy rằng đa số đều phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ nhân danh “nền dân chủ” ở Libi và Irắc. Hậu quả là tình hình căng thẳng ngày càng trầm trọng trên toàn cầu và mối nguy hiểm ngày càng lớn về một cuộc xung đột thế giới.

…đến triển khai quân ở Cộng hòa Trung Phi

Mỹ đang gửi thêm quân tới Cộng hòa Trung Phi (CAR) trong khi các dân quân chống chính phủ đang tiến tới thủ đô Banghi. Cuộc can thiệp nằm trong một sự tăng cường các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với toàn châu Phi trong khi Mỹ và các đồng minh châu Âu nỗ lực duy trì sự thống trị chiến lược của họ đối với châu Phi và sự kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với Pháp, Mỹ đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Cộng hòa Trung Phi trước khi một cuộc tấn công của quân phiến loạn đe dọa lật đổ chính phủ của Tổng thống Francois Bozize.

Cộng hòa Trung Phi nằm trong số vài nước ở khu vực Trung Phi có ít nhất hàng trăm quân thuộc các lực lượng đặc biệt của Mỹ đang hoạt động, mạo xưng là để chống các binh lính của quân đội kháng chiến của các lãnh chúa. Ngày 29/12/2012, tại Quốc hội, Tổng thống Obama cho biết ông đã yêu cầu một “lực lượng an ninh canh gác” gồm 50 binh lính cho Cộng hòa Trung Phi bằng cách nhắc lại rằng chính tình hình an ninh xấu đi đã dẫn đến việc rút nhân viên sứ quán Mỹ cũng như các công dân Mỹ khác khỏi Banghi. Tháng 12/2012, chính phủ của Tổng thống Bozizé đã bị mất quyền kiểm soát ở phần lớn nước cộng hòa Trung Phi. Một liên minh giữa các dân quân chống chính phủ đã chiếm các thành phố ở khắp miên Bắc và miền Đông đất nước. Liên minh này tố cáo chính phủ hủy bỏ các hiệp ước hòa bình năm 2007 – 2008. Một số cư dân ở Banghi phải trốn khỏi đất nước vì sợ một cuộc tấn công của quân phiến loạn trong khi giá thực phẩm cơ bản tăng hơn 25%.

Cộng hòa Trung Phi là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở đây chưa đầy 50 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ rất cao. Đa số trong số 4,5 triệu dân ở Cộng hòa Trung Phi sống bằng nghề nông. Sự tương phản lớn giữa nạn nghèo đói cùng cực của người dân tại nước này và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào – trong đó có kim cương, vàng, urani, gỗ và dầu lửa – cho thấy di sản bị tàn phá của chế độ thực dân và sự áp bức của để quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng để củng cố thêm các hoạt động quân sự của mình ở châu Phi. Việc triển khai quân ở Cộng hòa Trung Phi diễn ra vài ngày sau khi có thông báo của quân đội Mỹ rằng một lữ đoàn vũ trang đặc biệt gồm khoảng 3.500 binh lính Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động liên tục ở khắp nơi tại châu Phi. Lữ đoàn này mới được thành lập theo quyết định của Tổng thống Obama nhằm tăng cường và mở rộng hoạt động của các lực lượng Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) được thành lập vào năm 2007.

Một làn sóng đổ xô tới châu Phi đang diễn ra. Việc Mỹ theo đuổi các mục tiêu dầu lửa và nhằm vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này là nằm trong quyết định của Chính quyền Obama đối trọng với ảnh hưởng chiến lược ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình
Dương. Trong những năm qua, Bắc Kinh đã có mối quan hệ chặt chẽ về ngoại giao và kinh tế với nhiều nước châu Phi. Việc triển khai quân Mỹ rất có thể sẽ nhanh chóng biến thành một cuộc can thiệp quan trọng. Những cái cớ được đưa ra thật là dễ dàng, đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nước này và vai trò của các phần tử theo trào lưu chính thống Hồi giáo trong các lực lượng của liên minh chống chính phủ. Việc các dân quân liên quan đến mạng lưới khủng bố Al Qaeda chiếm đóng Bắc Mali, Tây Phi đã tạo cớ cho việc chuẩn bị một cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài. Cùng với Pháp, Mỹ đã giữ vai trò tiên phong trong hành động ủng hộ một cuộc can thiệp vào Mali, sau đó là gây mất ổn định tại nước này do các hoạt động thay đổi chế độ tại nước Libi láng giềng. Tổng thống Bozize của nước Cộng hòa Trung Phi đã khuyến khích Mỹ và Pháp tiến hành can thiệp chống các lực lượng phiến loạn. Và lời kêu gọi ấy đang được Mỹ coi là cái cớ tốt nhất để tăng cường hơn nữa sự có mặt của họ tại châu lục này./.

1581. KINH TẾ SẼ CHI PHỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH ĐƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 19/1/3013

KINH T SẼ CHI PHỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƯỜNG QUC KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH ĐƯƠNG

TTXVN (Niu Đêli 18/1)
Phân tích mi quan hệ giữa các cường quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh hiện nay, nhà phân tích chính trị chiến lược kỳ cựu n Độ, ông KE V. Kesavan, đã có bài viết đăng trên tạp chí “Eurasia Review ”, s ra gần đây nhận định sự ràng buộc kinh tế sẽ cải thiện quan hệ giữa các cường quốc khu vực này.          
Theo tác giả, trong những năm gần đây, vấn đề an ninh hàng hải đã thể hiện tầm quan trọng to lớn do sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của con người vào biển cả. Lịch sử cho thấy nhiều quốc gia luôn cố gắng tăng cường sức mạnh bằng cách kiểm soát vùng biển chiến lược trên thể giới. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc đối đầu hai cực giữa Mỹ và Liên Xô đã mở rộng ra các đại dương và mỗi bên đều tìm cách “thiết lập đế chế riêng” của mình. Điều này đã tạo ra thế cân bằng giữa các thế lực một cách đáng lo ngại nhưng ít nhất vẫn có một sự ổn định nào đó đối với việc duy trì các tuyến đường biền, tự do hàng hải và nhiều vấn đề khác. Sự sụp đổ của cấu trúc Chiến tranh Lạnh đã nhanh chóng xóa bỏ thế cân bằng nói trên, tuy nhiên đã dẫn đến “một thỏa thuận hàng hải” đầy linh hoạt. Từ sau đó, các vấn đề phi quân sự và phi truyền thống của an ninh hàng hải ngày càng được chú trọng. Có hai giai đoạn phát triển diễn ra sau đó và mang lại “bức tranh mới” trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ nhất là sau khi giành tự do, hầu hết các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nỗ lực thực hiện nhiệm vụ tái thiết nền kinh tế. Trong những năm đầu, các quốc gia đều triển khai chiến lược kinh tế hướng nội để xây dựng đất nước, Nhưng sau Chiến tranh Lạnh, đã có sự chuyến hướng rõ rệt trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước này và họ bắt đầu thông qua các chương trình tự do hóa nền kinh tế dựa trên cơ chế kinh tế thị trường tự do. Sự thay đổi này đã tạo ra “bước đột phá” chưa từng có trong hoạt động kinh tế dọc khắp vùng Nam Đông Biển Đông và Ấn Độ Dương. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng với các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ khởi động quá trình gia nhập mạng lưới thỏa thuận đối tác kinh tế và tự do thương mại rộng khắp; kết quả là toàn bộ khu vực này đang chứng kiến làn sóng thương mại, công nghệ và đầu tư lớn chưa từng có trong lịch sử. Đường cong tăng trưởng ngày càng cao của các nước đã được xác định nhờ nguồn cung năng lượng ổn định từ khu vực Tây Á.
Theo nhận định của ông KV.Kesavan, bất cứ sự bất ổn nào xảy ra với nguồn cung này đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế. Trong bối cảnh này, các nước đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của tuyến đường biển đi qua vùng Đông Nam Á mà eo biển Malacca là một ví dụ điển hình. Mồi năm có tới 60.000 tàu bè qua lại eo biển này. Điểm thắt cổ chai này là nơi kết nối quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Biển Hoa Nam (Biển Đông). Nguồn cung Tây Á chiếm tới 70­-75% nhu cầu năng lượng của các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và khối ASEAN hay nói cách khác phần lớn nhu cầu năng lượng của các “ông lớn” châu Á phụ thuộc vảo nguồn cung phía Tây. Trong những năm tới khi nhu câu năng lượng tăng cao, áp lực nguồn cung đối với các nước Tây Á cũng sẽ gia tăng theo. Vì vậy, bắt buộc các nước Tây Á phải gìn giữ hòa bình, ổn định chính trị và duy trì an ninh tại các tuyến đường biển.
Thứ hai là quá trình tăng trưởng liên quan đến những thay đổi lớn về quyền kiểm soát hàng hải sau khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực vào năm 1994. Các quốc gia vốn trước đó đã từng thực hiện các hoạt động hàng hải “vô kỷ luật mà chẳng mấy bận tâm tới các nước láng giềng đã vấp phải những nguyên tắc vô cùng nghiêm ngặt. Theo UNCLOS, mỗi quốc gia được công nhận có: (a) vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở; (b) thêm 12 hải lý nữa tiếp giáp lãnh hải mà các nước có thể áp dụng hình phạt đối với những hành vi vi phạm hải quan cũng như luật nhập cư của họ trong phạm vi lãnh thổ; (c) vùng thềm lục địa tối đa 350 hải lý và (d) vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở và trong khu vực này, các nước có quyền khai thác tài nguyên và thực hiện tất cả các hoạt động liên quan cũng như có thẩm quyền đối với các cấu trúc nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển tại đây. Đă có rất nhiều vấn đề phát sinh giữa các quốc gia do tranh chấp biên giới tại EEZ, tuyên bố lãnh thổ của vùng đặc quyền kinh tế đối với các đảo tại Nam và Đông Biển Đông.
Đối với Biển Đông
Khu vực Biển Đông đã trở thành “tâm điểm” căng thẳng của thế giới do các cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc quyết tâm theo đuổi các tuyên bố lãnh thổ của mình tại khu vực Biển Đông và điều này đã tạo nên mối hoài nghi và mất đoàn kết giữa các Quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, sau năm 2000, Trung Quốc dường như đã “khôn ngoan” hơn, do đó một bản tuyên bố đã được ký kết giữa các bên tại Biển Đông vào năm 2002. Theo bản tuyên bố này, Trung Quốc đồng ý sẽ không sử dụng vũ lực, tôn trọng quyền tự do hàng hải của các nước và sẽ từ bỏ việc xâm lấn các quốc đảo và quần đảo khác. Sự kiện này là “một bước tiến’ cải thiện bầu không khí trong khu vực cũng như giúp các nước Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin thực hiện các cuộc khảo sát chung về tài nguyên biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Thật không may, xu hướng này chỉ có tính chất tạm thời và Trung Quốc sớm quay về các chính sách hiếu chiến trước đó. Trong những năm gân đây, Trung Quốc không ngừng tăng cường các cuộc tuần tra trên biển với lý do giám sát vùng EEZ, bảo vệ ngư dân và quan sát các hoạt động của các tàu đánh cá nước ngoài. Hơn thế nữa, các cuộc tập trận hải quân Trung Quốc ngày càng gia tăng tại khu vực biển, làm dấy lên làn sóng biểu tình mạnh mẽ tại các nước như Malaixia và Inđônêxia. Quân đội Trung Quốc đã triển khai tàu chiến đến vùng Biển Đông. Điều này dẫn đến việc cả Mỹ và Trung Quốc đều phản đối mạnh mẽ các hoạt động hải quân của nhau. Kể từ năm 2010, trong mỗi cuộc họp của Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đều tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông, đồng thời hối thúc Trung Quốc và ASEAN có những hành động tích cực hơn nữa thiết lập và xây dụng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Mỹ, Nhật Bản và các đồng minh khác đang tạo áp lực và buộc Trung Quốc phải đưa ra các tuyên bố lãnh hải tại Biển Đông dựa trên cơ sở luật quốc tế thay vì sử dụng các sự kiện lịch sử hay những hành động đe dọa ở khu vực này. Bà Clinton còn kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN phải hình thành một Bộ quy tắc ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế (gọi tắt là COC).
Việc xây dựng lực lượng hải quân mới đóng trên đảo Hải Nam nơi mà Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm, tên lửa hiện đại nhất và bố trí tàu sân bay đã tạo ra ngày càng nhiêu “mối lo ngại” đối với các nước ASEAN. Động thái của Trung Quốc đã buộc các nước ASEAN tìm kiếm và mong muốn sự hiện diện của Lực lượng hải quân của Mỹ ở khu vực này như là lá chắn bảo vệ” chống lại sự đe dọa từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, Frung Quốc coi sự hiện diện của Mỹ là “hành động can thiệp” không chính đáng và kiên quyết thỏa hiệp song phương với các nước ASEAN về những vấn đề có liên quan. Đáng chú ý, Nhật Bản lại có thái độ tích cực với yêu cầu này của Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản không hề liên quan, nhưng tuyến đường biển của khu vực chiếm 90% lượng cung dầu thô
cho Nhật Bản, và là nhân tố quan Trọng cho nền kinh tế nước này. Nhật Bản đã đề nghị hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước ASEAN và cùng nhất trí cung cấp tàu tuân tra cho Philippin cải thiện năng lực giám sát trên biển của nước này. Thêm vào đó, Nhật Bản sẽ tăng cường thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam, Xinhgapo, Malaixia và Inđônêxia. Quôc gia Đông Bắc Á này cũng mong muốn ASEAN tiếp tục duy trì sự
đoàn kết và cùng nhau tiếp cận các vấn đề hàng hải thay vì đối phó đơn lẻ với Trung Quốc. Hơn nữa, Nhật Bản lo ngại rằng nếu Trung Quốc thành công trong viẹc thiết lập chủ quyền đối với một số đảo với sức mạnh và luôn coi mình là nước lớn thì Trung Quốc có thể áp dụng các “chiến thuật tương tự trong việc tranh chấp quần đảo Seiikaku/Điếu Ngư, điều mà Mỹ Nhật Bản và ASEAN coi có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ tại khu vực. Đối với các nước này, họ cho rằng quan trọng là phải làm thế nào buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đám phán nhằm thiết lập và duy trì một thoả thuận lâu dài. Trong khi đó, Tôkyô đang muốn tổ chức một cuộc họp đặc biệt với các nước ASEAN về vấn đề an ninh hàng hải vào năm 2013.
Đối vi Biển Hoa Đông
Tranh chấp đáo Takeshima/Dokdo đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Và đến nay có rất ít triển vọng về một giải pháp cho vấn đề này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Đài Loan, Thực tế, quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc và Đài Loan phản đối quyền sở hữu lãnh thổ của Nhật Bản tại quần đảo này (bao gồm 5 đảo . nhỏ là Uotsurijima, Kita-Kojima, Minami-Koj ima, Kubajima và Taishojima, năm ở rìa phía Đông của Biển Hoa Đông với tổng diện tích khoảng 7 km2. Trong đó, Uotsurijima là đảo lớn nhất nằm trải dài 170km vê phía Đông Bắc Đài Loan và 410km về phía Tây quần đảo Okinawa. Không có cư dân sống trên đảo này.
Cả Trung Quốc và Đài Loan đều không phản đổi quyền sở hữu của Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư cho đến những năm 1970 khi Ủy Ban kinh tế châu Á và Viễn Đông của Liên hợp quốc tìm ra những dữ liệu quý giá về dầu khí và các tài nguyên khác xung quanh quần đao này. Theo Nhật Bản, từ sau năm 1885, Chính phủ nước này thường xuyên tiến hành khảo sát tại đây thông qua các tổ chức chính thức của Okinawa. Các cuộc khảo sát cho thấy không hề có cư dân sống trên các đảo và chẳng có số liệu nào cho thấy sự kiểm soát của Trung Quốc tại đây. Trong khi đó Trung Quốc lại dẫn chứng về quyền sở hữu của họ trên các đảo này từ thế kỷ 15 và nói rằng quần đảo Điếu Ngư không thuộc quyền sở hữu của nước nào. Vào đầu năm 1900, một công ty tư nhân đã xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trên đảo Uotsurijima và sau khi kinh doanh thất bại, quần đảo này vô hình trung bị bỏ hoang cho đến khi nó được bán cho Kunioki Kurihara của quận Saitama vào những năm 1970. Sau khi Nhật Bản thất bại trong Thế chiến thứ Hai, Điếu Ngư dưới quyền cai quản của Mỹ như là một phần quản lý dân sự quần đảo Ryukyu. Cho đến năm 1972, quần đảo này đã được trả lại cho Nhật Bản là một phần của quận Okinawa.
Mặt dù Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, song không khơi lại tranh cãi khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc cảnh báo rằng sự phát triển kinh tế của nước này chỉ có thể diễn ra trong một bầu không khí hòa bình với các nước láng giềng. Ông tin tưởng rằng giải pháp giải quyết các tranh chấp tốt nhất có thể là để lại cho cho thế hệ sau này. Thực tế cho thấy cả Trung Quốc và Nhật Bản đã không hề ấn định ranh giới với khu vực EEZ tại Biển Hoa Đông, thay vào đó họ lại tạo ra sự căng thẳng và cáo buộc lẫn nhau về các vi phạm quyền kiểm soát hàng hải. Nhật Bản nghi ngờ Trung Quốc đang khai thác trái phép các tài nguyên biển thuộc về EEZ của họ. Năm 2008 Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tạm thời hợp tác trong việc khai thác tài nguyên biển cho đến khi thỏa thuận lâu dài được ký kết. Nhưng thỏa thuận này đã
không đi đến thành công do thiếu sự đồng thuận của cả hai bên. Từ sau đó Trung Quốc không ngừng tăng cường hoạt động hàng hải tại Biển Đông điều này làm quan hệ song phương trở nên tồi tệ. Thang 9 năm 2010 tàu của Trung Quốc đã va chạm với đội tàu tuần tra của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, gây ra căng thẳng về ngoại giao, trước đó thuyền trưởng Trung Quốc đã bị phía Nhật Bản bắt giữ, gây ra rạn nứt trong quan hệ hai nước.
Và gần đây nhất, tháng 9/2012, quan hệ song phương Trung-Nhật một lân nữa trở nên căng thẳng khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoa quần đảo này. Trung Quốc đã phản ứng theo nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên các cuộc biểu tình bạo lực cua người dân Trung Quốc nổ ra ở khắp đất nước, tấn công vào người Nhật Bản cũng như tài sản của Nhật Bản ở Trung Quốc. Các công ty, nhà máy của Nhật Bản đã phải đóng cửa. Trung Quốc đã hủy một số sự kiện quan trọng kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao hai nước. Sau đó, một số cư dân Trung Quốc từ Hồng Công và Đại lục đã đổ bộ lên đảo Senkaku và bị lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản buộc rời khôi đảo. Đáp lại, Trung Quốc đã cử đội tàu hải giám tới khu vực biển gần với Senkaku gây căng thăng trong khu vực. Mối quan hệ Trung-Nhật đã xuống tới mức Thấp nhất chưa từng có và đã có một số tiếng nói từ phía Trung Quôc muốn dùng sức mạnh quân sự chiếm lại đảo trên. Trong bối cảnh đó Mỹ đã tuyên bố họ có nghĩa vụ đứng về phía Nhật Bản kể từ khi quần đảo Senkaku năm dưới quyền kiểm soát hiệu quả của Nhật Bản. Trung Quốc không đồng ý với quan điểm này. Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng “Hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ-Nhật là kết quả của thời kỳ Chiến tranh Lạnh va không nên gây tổn hại lợi ích của các bên thứ ba trong đó có Trung Quốc”.
Cuối cùng, tác giả nhận định rằng mặc dù quan hệ song phương Trung-Nhật đã trở nên vô cùng tồi tệ kể từ khi bình thường hóa, song trên thực tế, cả hai nước đều nhận thức được rằng họ đã phải trả giá đắt cho cuộc tranh chấp này. Tổng kim ngạch song phương hiện đạt 350 tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xu hướng căng thẳng này không được giải quyết kịp thời. Điều này cũng xảy ra tương tự với hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc. Trong khi đó, có một số báo cáo cho rằng các nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm kiếm địa điểm thay thế. Trước nguy cơ đó, và nhận thức được vấn đề, Trung Quốc đã cho phép một đoàn doanh nghiệp, văn hóa và chính trị dẫn đầu là cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Yohei Kono đến thăm nước này và được một Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc tiếp. Mặc dù các cuộc đối thoại giữa hai bên đã rất căng thẳng nhưng hy vọng rằng quan hệ sẽ được cải thiện trong tương lai gần./

Huy Đức - Nguyễn Tấn Dũng và kinh tế tập đoàn [*]

Đoạn trích sau từ cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính nói về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thành lập hàng loạt các tập đoàn kinh tế quốc doanh - hay còn gọi là Quả Đấm Thép. Ban Biên Tập Dân Luận xin giới thiệu trích đoạn này tới độc giả, trong bối cảnh xã hội đang đặt câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm về những con số lỗ lã và thất thoát khổng lồ ở các tập đoàn kinh tế quốc doanh.
Tác giả Huy Đức có chú thích rõ các nguồn tin sử dụng trong cuốn sách, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài báo này, chúng tôi không đăng các chú thích này, mời độc giả tham khảo trong sách. Độc giả có thể mua cả hai tập sách này trên Smashwords hoặc Amazon.com theo hướng dẫn trên Facebook.
Cho dù trong Bộ chính trị khóa X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.

Người kế nhiệm

Theo ông Phan Văn Khải, khi thăm dò ý kiến chuẩn bị nhân sự cho Đại hội X, các ban ngành đánh giá ông Vũ Khoan cao hơn. Một trong những “ban, ngành” nhiệt tình ủng hộ ông Vũ Khoan là Ban Nghiên cứu của thủ tướng. Thời ông Phan Văn Khải, trước khi chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước. Các văn bản hay bị Ban Nghiên cứu có ý kiến lại thường được đưa lên từ Văn phòng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Khải thừa nhận, thâm tâm ông cảm tình với ông Vũ Khoan hơn, tuy nhiên, phần vì Vũ Khoan bị coi là thiếu thực tế trong nước, phần vì ông đã lớn tuổi - Vũ Khoan sinh năm 1937, cùng năm sinh với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An - nên việc giới thiệu ông là gần như không thể. Nhưng, chủ yếu, theo ông Khải: “Tương quan lực lượng không cho phép”.
Ngày 28-6-2006, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Trước khi rời nhiệm sở, ông Phan Văn Khải tổ chức một buổi gặp mặt toàn thể Ban Nghiên cứu với sự có mặt của thủ tướng mới được bầu Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp lời ông Phan Văn Khải, trong một diễn văn ngắn, ông Dũng cũng đã dùng những từ ngữ tốt đẹp để nói về Ban Nghiên cứu và tương lai cộng tác giữa ông và các thành viên. Cũng trong cuộc gặp này, ý tưởng hình thành văn phòng thủ tướng trong Văn phòng Chính phủ đã được cả ông Khải và ông Dũng cùng ủng hộ.
Trong đúng một tháng sau đó, công việc của Ban vẫn tiến hành đều đặn. Chiều 27-7-2006, ông Trần Xuân Giá được mời lên phòng thủ tướng. Ông Giá nhớ lại, đó là một cuộc làm việc vui vẻ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Giáo sư Đào Xuân Sâm, lúc ấy đã lớn tuổi, nghỉ hưu và ông cũng tỏ ra không bằng lòng với việc Tiến sỹ Lê Đăng Doanh vẫn hay phát biểu với vai trò thành viên của Ban Nghiên cứu. Cuộc nói chuyện kéo dài tới 17 giờ ngày 27, Thủ tướng thân tình đến mức ông Giá tạm thời gạt qua kế hoạch nghỉ hưu và trở về ngồi vẽ sơ đồ tổ chức văn phòng thủ tướng và chuẩn bị kế hoạch củng cố Ban Nghiên cứu.
Hôm sau, ngày 28-7-2006, khi ông Trần Xuân Giá đến cơ quan ở đường Lê Hồng Phong thì thấy Văn phòng vắng vẻ, nhân viên lúng túng tránh nhìn thẳng vào mắt ông. Ông Trần Xuân Giá làm tiếp một số việc rồi về nhà. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, ông nhận được quyết định nghỉ hưu và quyết định giải thể Ban Nghiên cứu do văn thư mang tới. Cả hai cùng được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày 28-7-2006, tức là chỉ ít giờ sau khi ngồi “hàn huyên” với ông Trần Xuân Giá. Theo ông Giá thì ông là người cuối cùng trong Ban Nghiên cứu nhận được quyết định này.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau năm 1949. Mới mười hai tuổi đã theo cha vào “bưng” làm liên lạc, ông biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội.
Ngày 30-4-1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung úy, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Đầu thập niên 1980, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi ấy, tôi là Phó chính ủy Quân khu IX, trực tiếp gắn quân hàm thiếu tá cho anh Nguyễn Tấn Dũng. Năm 1981, khi anh Dũng bị thương ở chiến trường Campuchia, tôi cho anh về nước đi học”. Năm 1983, từ trường Nguyễn Ái Quốc trở về, ông Dũng ra khỏi quân đội, bạn bè của cha ông, ông Nguyễn Tấn Thử, đã bố trí ông Dũng giữ chức phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Nhưng vị trí giúp ông có một bước nhảy vọt trong con đường chính trị là chức vụ mà ông nhận sau đó: bí thư Huyện ủy Hà Tiên.
Sau Đại hội V, ông Lê Duẩn có ý tưởng cơ cấu một số cán bộ trẻ và một số cán bộ đang là bí thư các ‘pháo đài huyện’ vào Trung ương làm ủy viên dự khuyết như một động thái đào tạo cán bộ. Ông Nguyễn Đình Hương580 nhớ lại: “Trước Đại hội VI, tôi được ông Lê Đức Thọ phân công trực tiếp về địa phương gặp các ứng cử viên. Phía Nam có anh Nguyễn Tấn Dũng, bí thư huyện Hà Tiên, cô Hai Liên, bí thư huyện ủy Thống Nhất, Đồng Nai, cô Trương Mỹ Hoa, bí thư quận Tân Bình; phía Bắc có cô Nguyễn Thị Xuân Mỹ, bí thư Quận ủy Lê Chân, Hải Phòng”. Sau Đại hội VI, ông Nguyễn Tấn Dũng rời “pháo đài” Hà Tiên về Rạch Giá làm phó bí thư thường trực rồi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
Trước Đại hội Đảng lần thứ VII, khi chuẩn bị cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ Kiên Giang, ông Lâm Kiên Trì, một cán bộ lãnh đạo kỳ cựu của tỉnh từ chức, mở đường cho ông Nguyễn Tấn Dũng lên bí thư. Theo ông Năm Loan, khi ấy là ủy viên thường vụ, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang: “Ông Đỗ Mười vào T78, triệu tập Thường vụ Tỉnh ủy lên họp, duyệt phương án nhân sự và quyết định đưa Nguyễn Tấn Dũng lên làm bí thư”. Năm ấy ông Dũng bốn mươi hai tuổi.
Trong một nền chính trị, mà công tác cán bộ được giữ bí mật và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn của một vài nhà lãnh đạo, các giai thoại lại xuất hiện để giải thích sự thăng tiến mau lẹ của một số người. Trong khi dư luận tiếp tục nghi vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ”581, một “huyền thoại” khác nói rằng, cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chết trên tay ông Lê Đức Anh” và trước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu IX Lê Đức Anh. Trên thực tế, cha ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Tấn Thử, thường gọi là Mười Minh, đã mất trước khi hai ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh đặt chân xuống Quân khu IX.
Ngày 16-4-1969, một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá làm chết bốn người trong đó có ông Nguyễn Tấn Thử khi ấy là chính trị viên phó Tỉnh đội. Một trong ba người chết còn lại là ông Chín Quý, chính trị viên Tỉnh đội. Trong khi, đầu năm 1970, ông Lê Đức Anh mới được điều về làm tư lệnh Quân khu IX còn ông Kiệt thì mãi tới tháng 10-1970 mới xuống miền Tây. Họ có nghe nói đến vụ ném bom làm chết ông Chín Quý và ông Mười Minh nhưng theo ông Kiệt thì cả hai ông đều chưa từng gặp ông Mười Minh Nguyễn Tấn Thử. Mãi tới năm 1991, trong đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ Kiên Giang, ông Võ Văn Kiệt mới thực sự biết rõ về ông Nguyễn Tấn Dũng và cho tới lúc này ông Kiệt vẫn muốn ông Lâm Kiên Trì, một người mà ông biết trong chiến tranh, tiếp tục làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Ông Nguyễn Tấn Dũng được điều ra Hà Nội tháng 1-1995, ông bắt đầu với chức vụ mà xét về thứ bậc là rất nhỏ: thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trước Đại hội VIII, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi làm nhân sự Bộ Chính trị, anh Nguyễn Tấn Dũng gặp tôi, nói: ‘Anh em miền Nam yêu cầu tôi phải tham gia Bộ Chính trị’. Trong khi, thứ trưởng thường trực là anh Lê Minh Hương thì băn khoăn: ‘Ngành công an không thể có hai anh ở trong Bộ Chính trị’. Tôi bàn, anh Lê Minh Hương tiếp tục ở trong Bộ Công an, anh Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang Ban Kinh tế”.
Tháng 6-1996, ông Dũng được đưa vào Bộ Chính trị phụ trách vấn đề tài chính của Đảng. Cho dù, theo ông Lê Khả Phiêu, ông Dũng đắc cử Trung ương với số phiếu thấp và gần như “đội sổ” khi bầu Bộ Chính trị nhưng vẫn được đưa vào Thường vụ Bộ Chính trị, một định chế mới lập ra sau Đại hội VIII, vượt qua những nhân vật có thâm niên và đang giữ các chức vụ chủ chốt như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải. Ông Nguyễn Đình Hương giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng được ông Đỗ Mười đưa đột biến vào Thường vụ Bộ Chính trị chỉ vì ông Đỗ Mười có quan điểm phải nâng đỡ, bồi dưỡng, con em gia đình cách mạng. Tấn Dũng vừa là một người đã tham gia chiến đấu, vừa là con liệt sỹ, tướng mạo cũng được, lại vào Trung ương năm mới ba mươi bảy tuổi”.
Ngay cả khi đã ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một con người hết sức nhã nhặn. Ông không chỉ cùng lúc nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, mà những ai biết ông Dũng vào giai đoạn này đều tỏ ra rất có cảm tình với ông. Theo ông Phan Văn Khải: “Nguyễn Tấn Dũng được cả ba ông ủng hộ, đặc biệt là ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Tấn Dũng cũng biết cách vận động. Năm 1997, trước khi lui về làm cố vấn, cả ba ông thậm chí còn muốn đưa Tấn Dũng lên thủ tướng, tuy nhiên khi thăm dò phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương cho cương vị này, ông chỉ nhận được một lượng phiếu tín nhiệm thấp”.

Kinh tế tập đoàn

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, tháng 4-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được Bộ Chính trị phân công làm tổ trưởng biên tập “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010”. Khi chủ trì các buổi thảo luận, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đưa vào văn kiện chủ trương tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo hướng kinh doanh đa ngành.
Theo ông Trần Xuân Giá, tổ phó biên tập: “Cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành là ngược lại với chủ trương lâu nay của chính phủ nên chúng tôi không dự thảo văn kiện theo chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đến gần đại hội, ông Dũng cáu, ông viết thẳng ra giấy ý kiến của ông rồi buộc chúng tôi phải đưa nguyên văn vào Báo cáo, phần nói về doanh nghiệp nhà nước: Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.
Lúc ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương để tiến đến chiếc ghế thủ tướng. Ông khát khao tạo dấu ấn và nôn nóng như những gì được viết trong Báo cáo Kinh tế mà ông chủ trì: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Mặc dù từ năm 1994, Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói đến việc “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh” nhưng cho đến năm 2005, Việt Nam chưa có một tập đoàn nào ra đời. Cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải cho thành lập hai tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam ngày 26-12-2005 và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin ngày 15-5-2006.
Hai tháng sau khi nhận chức, ngày 29-8-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn, PetroVietnam, ngày 30-10-2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su, ngày 9-01-2006 thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Tốc độ thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có chững lại sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết một thư ngỏ đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, yêu cầu thận trọng vì theo ông, trong khi những yếu kém của mô hình tổng công ty 90, 91 chưa được khắc phục mà lại làm phình to chúng ra bằng các quyết định hành chính là không hợp lý. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Các doanh nghiệp nhà nước của ta có truyền thống dựa vào bao cấp nhiều mặt, không dễ từ bỏ thói quen cũ, nếu từ bỏ thói quen cũ cũng không dễ đứng vững trong thế cạnh tranh… Không có gì đảm bảo khi các tập đoàn được thành lập sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hiện nay”.
Trong khoảng thời gian từ khi ông Võ Văn Kiệt mất, tháng 6-2008, cho đến năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kịp nâng số tập đoàn kinh tế nhà nước lên con số mười hai. Nhưng chính sách cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành chứ không phải số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước mới là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Theo ông Phan Văn Khải: “Khi thành lập Tập đoàn Vinashin, tôi nghĩ, đất nước mình có bờ biển dài hơn 3.000km, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là cần thiết nhất là khi ngành công nghiệp này đang được chuyển dịch từ các nước Bắc Âu về Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính tôi quyết định đầu tư cho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu USD. Nhưng, sau đó thì không chỉ Vinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu cũng thấy đất đai của Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”.
Theo ông Trần Xuân Giá: “Ông Nguyễn Tấn Dũng coi doanh nghiệp nhà nước như một động lực phát triển, nhưng phát triển doanh nghiệp nhà nước theo cách của ông Dũng không hẳn chỉ để làm vừa lòng ông Đỗ Mười”. Cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng như tháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại thường bắt đầu từ ngân sách. Ông Phan Văn Khải giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tấn Dũng muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.
Theo ông Trần Xuân Giá: “Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007”. Cho tới lúc đó những ý kiến can gián thủ tướng cũng chủ yếu xuất phát từ các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu như Trần Xuân Giá, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan. Nhưng tiếng nói của họ không còn sức mạnh của một định chế sau khi Ban Nghiên cứu đã bị giải tán. Cả ba sau đó còn nhận được các khuyến cáo một cách trực tiếp và nhiều cơ quan báo chí trong nhiều tháng không phỏng vấn hoặc đăng bài của những chuyên gia này.
Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 51% trong năm 2007. Kết quả là lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Các doanh nghiệp, các ngân hàng bắt đầu nhận ra những rủi ro, từng bước kiểm soát vốn đầu tư vào chứng khoán và địa ốc. Nhưng đầu năm 2008, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như hoảng sợ khi lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng và những “liệu pháp” được đưa ra sau đó đã khiến cho nền kinh tế dồn dập chịu nhiều cú sốc.
Cuối tháng 1-2008, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%. Để có ngay một lượng tiền mặt lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, các ngân hàng thương mại cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%. Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Áp lực tiền bạc đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng.
Thoạt đầu, các tổng công ty nhà nước rút các khoản tiền đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần. Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỷ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ Nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại, nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này. “Cơn khát” tiền toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng có khi lên tới trên 40%.
Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất lên tới 24 - 25%, cao hơn nhiều mức mà Luật Dân sự cho phép. Các doanh nghiệp cũng “khát” tiền mặt, tình trạng bán hàng dưới giá, hoặc vay với lãi suất cao đang khiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. Không có gì ngạc nhiên khi lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nói là chống lạm phát, nhưng đã trực tiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt các ngân hàng trong tình thế phải nâng lãi suất.
Ngày 25-3-2008, Ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tín dụng. Khoản tiền này theo nguyên tắc phải được chuyển vào Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ mười năm trước, theo “sáng kiến” của Bộ Tài chính, nó đã được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay. Một mặt, nó tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, một mặt làm cho nền kinh tế lập tức rơi vào khủng hoảng do tín dụng bị cắt đột ngột và những khoản vay còn lại thì phải chịu lãi suất cao.
Thị trường chứng khoán nhanh chóng hiển thị “sức khỏe” của nền kinh tế. Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng vì đã xuống đến đáy nhưng chỉ hai mươi ngày sau, 25-3-2008, chỉ số VN-index chỉ còn 492 điểm. Ngày 5-12-2008, VN-index chỉ còn 299 điểm. Xuất khẩu quý 1-2008 vẫn tăng 23,7%; nhập khẩu tăng 60,7%. Tại Sài Gòn, kinh tế vẫn tăng trưởng khá, ngân sách quý I vẫn thu tăng 72,6%. Nhưng các biện pháp chống lạm phát đã làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh hơn nửa năm trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu.
Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng lên cho dù điều này là vô vọng vì ở giai đoạn này, đóng góp của khu vực tư nhân cho nền kinh tế đã vượt qua con số 50% GDP của Việt Nam. Dù vậy, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hành chánh hòng kiểm soát trần lãi xuất, kiểm soát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.
Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho một nhà đầu tư của Nhật thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủ tướng Phan Văn Khải trao lại cho ông Dũng là một Việt Nam đã hoàn thành thủ tục để gia nhập WTO. Trong khoảng thời gian 1996-2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian 2001-2005, lạm phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương: 7%.
Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục: 8,5% vào tháng 12-2007; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8-2008 lên tới 28,2%. Tháng 3-2009, tăng trưởng GDP rơi xuống đáy: 3,1%. Trong sáu năm ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát. Năm 2007 GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng trưởng giảm xuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn 6,52% do các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm phát tăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%. Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999. Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không lối thoát.
[*] Tựa đề đoạn trích do Ban Biên Tập Dân Luận đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét