Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat (GDVN). “Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật!”.   - 2 ca sỹ The Voice ngô nghê quảng bá cho sản phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo? (PT).
- “…thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước” bằng cách Trục xuất đối tượng Nguyễn Quốc Quân ra khỏi VN (TTXVN).
- Điện thư chia buồn gửi Gia đình Nhà văn Hoàng Tiến (Ba Sàm). Của Nhóm thân hữu Đà Lạt cùng các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh.
KINH TẾ
Khi ngân hàng không dám cho vay (VnEco).   – Tăng trích lập dự phòng rủi ro: Ngân hàng kêu khó (KTĐT).  - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 30-1-2013: cứ đi sẽ đến?(VF).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phỏng vấn nhà thơ Vũ Quần Phương: Trong văn chương khó có đáp số rõ ràng (CAND).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TP.HCM: Đề xuất nhiều giải pháp chống ngập (PNTP).  – Báo cáo cuối kỳ dự án chống ngập nước khu vực TP.HCM: Sống chung với nước (SGTT).  - TP HCM cần chiến lược quản lý rủi ro chống ngập tổng hợp (PT).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Ai Cập triển khai quân đội trên các đường phố: Nguy cơ tái diễn nội chiến và tranh giành quyền lực (CAND).

Gặp lại người "xé luật, phá rào" để cứu đói

“Thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đất nước thừa gạo xuất khẩu mà lại có con cháu phải ăn khoai đến trường, tôi thấy thắt lòng” - ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy TP.HCM xúc động tâm sự. Ông là người từng trực tiếp đi cứu đói dân thời khó khăn.
Đang vật vã chống chọi căn bệnh ung thư ở tuổi 88, nhưng ông Nguyễn Thành Thơ (tức Mười Thơ) vẫn nhớ mồn một, thậm chí từng chi tiết những chuyện xảy ra cách đây hàng chục năm.
Những điều trông thấy
Ông Mười Thơ đau đáu kể mình từng là chứng nhân của nhiều nạn đói kém, từ nạn đói khủng khiếp năm 1945 đến các đợt đói hụt bữa rải rác thời kỳ kháng chiến. Nhưng trận đói Thanh Nghệ Tĩnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) hồi đầu thập niên 1980 vẫn ám ảnh ông mãi, vì chính ông là người đã được trung ương cử đi xem xét, cứu đói. Ông đi cứu đói, được ăn cơm chế độ công vụ mà nghẹn ngào không nuốt nổi khi nhìn cảnh bà con phải ăn cả lá khoai mì, rễ rau má cầm hơi...
Lần giở lại những tấm ảnh ố màu thời gian, ông Mười Thơ bùi ngùi nói: “Một hôm, Ban Bí thư kêu tôi đến, cho biết tình hình nhân dân Thanh Hóa, Nghệ An đói rất dữ. Nhân dân Bình Trị Thiên cũng đói nhưng ở mức thấp hơn”. Ông kể khi nhận nhiệm vụ đi xem xét, cứu đói cho đồng bào, chính người bạn Trần Bạch Đằng lúc đó đang học ở Hà Nội cũng lo cho ông.
Đêm trước hôm đi, ông Trần Bạch Đằng thức với bạn đến 3g sáng, nói những lời thẳng bụng như hồi còn nằm bưng kháng chiến: “Bao Công được vua giao đi cứu đói, có lệnh tiễn. Các quan phải quỳ, bảo mở kho cứu đói, họ thi hành răm rắp. Còn mày đi cứu đói không có gì thì làm sao làm được?”. Thấy bạn lo cho mình, ông Mười Thơ cười nhưng trong bụng cũng rất căng thẳng.
Về đến Thanh Hóa, ông Mười Thơ xuống ngay với dân. Đến giờ, nhiều năm đã trôi qua, ông vẫn không thể quên được những gì mình nhìn thấy. Trong một gia đình mà ông đi từ đầu nhà ra sau bếp không thể tìm thấy thức gì có thể bỏ vào miệng được. Người con trai run run thắp nén hương cho cha mới mất, rồi nghẹn ngào tâm sự: “Bố tôi trăng trối rằng trước sau gì thì ông cũng chết, chỉ thương đám con cháu đang chịu cảnh đói khát”.
Buổi tối đó, ông Mười Thơ không thể ăn cơm. Mỗi lần ông nuốt lại nghẹn ở cổ. Ông hỏi thẳng địa phương có gạo dự trữ để chia sẻ cho dân không. Họ gọi điện thoại một lát, rồi trả lời: “Chỉ có dự trữ đủ cho cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước ăn thôi”.

Ông Mười Thơ (đứng giữa) trong một lần đi thăm sản xuất ở Thanh Hóa sau nạn đói - Ảnh do nhân vật cung cấp
Các ngày sau, ông tiếp tục đi xuống dân và gặp nhiều tình cảnh đói đến thắt lòng. Có nhà một bà cụ từ trước đến sau chỉ thấy thúng lá cây mà chính ông cả đời nằm rừng, lang thang khắp bưng biền kháng chiến cũng không hiểu nó có ăn được hay không. Có nhà, người già và phụ nữ mang thai, trẻ em nheo nhóc cả chục đứa nhưng trong bếp chỉ còn một, hai củ khoai lăn lóc. Có phụ nữ đang kỳ cho con bú vẫn phải nhường khoai cho chồng ăn để có sức đi làm. Đến lúc đói quá, người phụ nữ này xỉu luôn trên chõng tre, mặc đứa bé ngằn ngặt khóc day vú mẹ.
Ông Mười Thơ ngược lên các huyện miền núi. Ở Con Cuông, Nghệ An, tình trạng đói cũng trầm trọng. Tuy nhiên, dân rừng còn đào củ này củ nọ. Ở đồng bằng, cái đói gay gắt, dữ dội hơn. Ông ra chợ gần ga xe lửa, thấy có người tranh nhau mua được vài lon “nhảy dù” (gạo lậu). Lúc đong gạo bán, bị rớt ra vài hột, người ta lại tranh nhau nhặt. Gạo lẫn trong đất, lẫn cả mồ hôi, nước mắt người đói!
“Tôi chỉ biết làm sao cho dân hết đói”
Ông Mười Thơ kể chính hình ảnh hạt gạo “nhảy dù” được lén lút đong bán ngoài chợ đã làm ông lóe lên suy nghĩ: “Thực tế đâu phải nơi nào cũng thiếu gạo. Nơi này thất mùa thì cũng có nơi kia trúng. Vấn đề ở chỗ hạt gạo bị ngăn sông cấm chợ, nơi thừa không đến được nơi thiếu thôi”. Tuy nhiên, chính nhận thức này đã làm ông bị “bầm giập”.
Nhiều báo cáo chính thức chỉ nói nguyên nhân đói thất mùa, giáp hạt, tránh hết nguyên nhân do cơ chế làm tắc nghẽn lưu thông. Riêng ông thì phân tích thẳng: một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nạn đói là hạt gạo bị cản đường, không ra chợ, không đến được người cần. Nơi thừa gạo không biết bán cho ai, nơi thì đói mà không kiếm đâu ra được hạt gạo để ăn. Một số cán bộ từ địa phương đến trung ương chỉ trích ông dữ dội vì dám động vào vấn đề cơ chế, chính sách. Ông trả lời ngắn gọn: “Tôi được phân công đi cứu đói. Tôi chỉ biết nhiệm vụ làm sao cho dân hết đói. Nếu có gì sai, mình tôi chịu trách nhiệm”.
Từ nhận thức của mình, ông Mười Thơ triệu tập các cuộc họp để lắng nghe lòng dân, đồng thời thông báo ban cứu đói sẽ mua gạo từ miền Nam ra phân phối cho đồng bào. Ai có tiền thì chuẩn bị. Ai có hàng hóa đan lát gì thì gửi xe tải vào Nam bán để lấy tiền đong gạo. Rồi ông gọi điện cho bí thư huyện Bình Chánh (TP.HCM) chuẩn bị tập kết gạo để xe của ban cứu đói vào lấy.
Vài ngày sau, đoàn xe tải đầu tiên vào đến Bình Chánh. Họ gọi điện báo cho ông Mười Thơ vẫn đang túc trực ở Thanh Hóa rằng TP.HCM đã chuẩn bị gạo rồi, chỉ còn lo các trạm kiểm soát trên đường đi thôi. Ông Mười Thơ nhấn mạnh: “Cứ nói rõ ràng đây là gạo cứu đói của trung ương cho đồng bào Thanh Nghệ Tĩnh. Nếu ai làm khó dễ gì, tôi sẽ đến thẳng đó”.
Ít ngày sau, gạo miền Nam đã đến được với người đói. Ban cứu đói vui như hội. Các đoàn xe tải quay vòng liên tục, kể cả xe lửa cũng được chở. Sau vài tuần, nạn đói dịu xuống, nhưng lúc này lại xuất hiện một ý kiến cứng nhắc: chỉ cho mỗi hộ mua tối đa 1 tạ gạo để đề phòng “đầu cơ”. Là người sâu sát, hiểu rõ nhu cầu thực tế đồng bào, ông Mười Thơ buồn lắm. Ông nghĩ mãi mới tìm ra cách lách quy định này: “Bà con mua gạo xong cứ im lặng vác về nhà rồi quay ra mua tiếp”. Vậy là nhiều nhà đã “quay vòng” mua được vài tạ gạo, con cái được cầm chén cơm mà mừng đến phát khóc.
Cái gì lợi cho dân thì làm!
Sau lần cứu đói Thanh Nghệ Tĩnh này, ông Mười Thơ về phụ trách Hội Nông dân VN. Đây cũng là dịp để ông tìm hiểu, giúp đỡ đời sống người dân các vùng miền đang gặp khó khăn. Đến đâu ông cũng hỏi thẳng vào lòng dạ người dân. Và ông luôn nghĩ ra nhiều cách giúp dân, trong đó có cả những cách không đúng quy định lúc đó.
Nhiều cán bộ địa phương đi theo rất cảm ơn ông chuyện này, nhưng không ít người khó chịu, thậm chí lặng lẽ làm báo cáo về ông. Họ nói cán bộ trung ương gì mà cứ hay hỏi dân những câu “nhạy cảm”, cứ đòi “xé luật, phá rào” này nọ. Ông Mười Thơ biết hết nhưng vẫn quyết tâm làm. Đi kháng chiến từ nhỏ, đến nay đã 88 tuổi, ông trải thăng trầm nhiều chức vụ, công việc khác nhau. Thời gian và sự gần dân đã đủ để ông nghiệm thấu xương tủy câu nói cái gì lợi cho dân, được lòng dân thì làm.
Chiều cuối năm, ngồi tâm sự chuyện đời, chuyện người, ông Mười Thơ rất mệt nhưng vẫn không muốn nghỉ. Ông kể ngày trước hai con ông chảy cả máu đầu vì giành nhau chén cơm trắng. Bạn thân ông thiếu ăn, đến đá cửa nhà ông hỏi: “Mười Thơ, gạo đâu mà ăn mày?”. Ông phải đem bao gạo chế độ của vợ con ra chia cho bạn. Đến giờ, ông đọc báo thấy con em mình không có cơm ăn mà buồn lắm. Thời khó khăn còn san sẻ, đùm bọc nhau được. Thời kỳ gạo thừa này mà để tình trạng đó xảy ra thì đau xót quá!

(Tuổi trẻ)

Sự thật đằng sau vụ Nhật Bản bắt Việt Nam đền 200 tỉ

Một kỹ sư làm thuê cho nhà thầu Nhật Bản tiếp chuyện: nói thật, bọn em có được vị gì đâu. Toàn đi lo cho các sếp hưởng. Bọn em làm bên dưới nhục lắm. Nhà thầu ở đâu cũng phải bỏ tiền nuôi chính quyền. Mất mấy cái cừ sắt thôi, muốn lấy lại cũng bị vòi cả trăm triệu. Muốn thằng Hà Nội (UBND TP) nó triệu tập họp các sở ban ngành giải quyết cho cái đường điện, công trình ngầm à? Chi mỗi cuộc họp không bao giờ dưới 200 triệu (chưa tính phong bì riêng cho sếp nhớn). Không chi tiền à? Nó chơi xỏ lá ngay. Mặt bằng kia có rồi, các ngài cứ vào đi. Đúng là có mặt bằng thật nhưng nó chơi đểu bố trí lối vào rất nhỏ thì làm gì được? Hoặc nó cố tình bố trí mặt bằng thi công kiểu xen kẽ với dân nên không thể tổ chức xe máy thi công ồ ạt được. Hoặc nó giao mặt bằng nhưng đường điện 110KV vẫn vắt vẻo trên đầu thì bố thằng nào dám đưa xe máy vào. Hoặc công trình ngầm vẫn còn dưới đất. Đi đến đâu cũng phải rắc tiền. Quan anh ở trên Bộ GTVT biết vậy nhưng chịu bọn Hà Nội vì đây là địa bàn làm ăn của chúng nó. Về sau, các anh Bộ thương tình mới cho “cái cơ chế”. Các chú cứ làm cái phiếu kê lên. Đơn giá các hạng mục “thổi” lên mức “thực tế” cho anh, không cần theo đơn giá định mức Việt Nam (đương nhiên phải cho các quan anh gửi phần vào trong đó). Gửi lên Bộ, lên Chính phủ sẽ có người lo tiếp.

Cầu vượt sông Hồng lẽ ra phải hoàn thành tháng 10 tới nhưng nay các trụ mố vẫn sừng sững giữa sông. Ảnh: Trọng Đảng
Cầu vượt sông Hồng lẽ ra phải hoàn thành tháng 10 tới nhưng nay các trụ mố vẫn sừng sững giữa sông. Ảnh: Trọng Đảng
Chỉ vẻn vẹn vài ngày sau khi nhận được ”công văn” đòi đền bù 200 tỉ, các ngài Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT xoắn xuýt bỏ hết cả công việc đã lên lịch theo tuần, chạy đôn chạy đáo rào chỗ này, lấp chỗ kia. Rồi cuộc họp với Hà Nội cũng được thiết kế chóng vánh để các bên cùng lo đại sự. Tác phong khẩn trương chưa từng có này thật trái ngược với thói lề mề, hách dịch, vô trách nhiệm, coi thường dân mỗi khi dân có đơn từ cần đến sự quan tâm của các quan. Nói thật không ngoa, cái cỗ máy chính quyền bây giờ nó chạy bằng đô-la, cứ rót đô-la vào là nó vận hành trơn tru. Bộ máy truyền thông cũng được huy động để rào trước đón sau. Vụ Quan hệ quốc tế với Ban 85 thì chạy như cờ lông công để “kết nối” với “bạn” (tức phía Nhật Bản). Dường như sợ nhà thầu nước bạn bị thiệt thòi, cũng ngay lập tức, ngài Bộ trưởng VP Chính phủ cầm con triện Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kết hợp với UBND TP Hà Nội chủ động làm việc với phía nhà thầu, đảm bảo tiến độ. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý Bộ GTVT và chính quyền TP Hà Nội phải hài hòa lợi ích. Chỉ mấy ngày nữa thôi, Bộ Tài chính sẽ được lệnh chi mà không cần hỏi. Lý do ư? Đảm bảo tiến độ công trình thế kỷ lớn nhất Đông Nam Á, tránh sứt mẻ quan hệ quốc tế. Hợp lý quá đi chứ. Một điều chắc chắn rằng không ai dám công khai từng hạng mục cái món đền bù 200 tỉ kia.
Là nạn nhân chính trong mớ bòng bong tiến độ GPMB này nhưng vài trăm hộ dân tại cầu Nhật Tân không có được vinh hạnh nhận được sự quan tâm khẩn trương của các cấp chính quyền như nhà thầu nước ngoài kia. Hàng chục cuộc họp đã diễn ra chỉ để giải quyết quyền lợi của nhà thầu nước ngoài chứ không có ai màng đến việc giải quyết quyền lợi chính đáng cho hàng nghìn dân nơi đây.

(Cầu Nhật tân)

Bản bào chữa của LS. Nguyễn Thị Dương Hà cho nhà báo Dương Tiến trong vụ án liên quan đến Nguyễn Bá Thanh tham nhũng

Thưa Hội đồng xét xử,
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và qua diễn biến tại phiên Tòa, tôi có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng thân chủ tôi, ông Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, nguyên Trưởng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, không phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ Luật hình sự như Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt Tòa án thành phố Đà Nẵng) do Thẩm phán – Phó Chánh án Nguyễn Thành làm chủ toạ HĐXX đã tuyên tại Bản án hình sự sơ thẩm số 16/2009/HSST ngày 07/8/2009 (sau đây gọi tắt Bản án).
Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…”, Điều 51 BLTTHS quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Rồi các Điều 68, 137 BLTTHS quy định về lời khai của người bị hại, Điều 191 BLTTHS quy định sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa… Như vậy theo pháp luật hình sự, tội phạm được xác định bởi người bị hại, không có người bị hại thì không có tội phạm.
Chắc chắn “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” không thuộc các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và vì thế người bị hại bởi tội phạm này chắc chắn không chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, đồng nghĩa với việc người bị hại phải lên tiếng về tội phạm bằng cách này hay cách khác. Thế nhưng trong toàn bộ hồ sơ của vụ án liên quan đến ông Dương Tiến không có bất cứ dấu vết nào dù là nhỏ nhất cho thấy có người bị hại như đơn tố cáo, lời khai, của người bị hại tại Cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của ông Dương Tiến. Do đó hoàn toàn không có việc ông Dương Tiến phạm tội. Nói cách khác, việc Tòa án thành phố Đà Nẵng xét xử ông Dương Tiến là hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội và bản án mà Tòa án này tuyên đối với ông Dương Tiến là bản án trái pháp luật!
Với lý do trên, tôi trân trọng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên ông Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, không phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đình chỉ vụ án đối với ông Dương Tiến và phục hồi cho ông Dương Tiến mọi quyền và lợi ích hợp pháp.<
Thưa Hội đồng xét xử,
Như vậy, về nguyên tắc, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ của tôi là ông Dương Tiến do trong vụ án không có người bị hại. Thế nhưng để những quyền cơ bản của công dân quy định tại Điều 69 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin…), Điều 71 (Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm), Điều 74 (Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước… hoặc bất cứ cá nhân nào) của Hiến pháp được bảo vệ tuyệt đối, tôi thấy cần thiết phải chứng minh Tòa án thành phố Đà Nẵng đã cố tình kết án oan công dân Dương Tiến như thế nào.
Tại Bản án trong phần “Xét thấy”, Tòa án thành phố Đà Nẵng luận tội ông Dương Tiến như sau: “Đối với Dương Tiến, với tư cách là phóng viên, trưởng Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng. Dương Tiến cũng là một trong những người cung cấp tài liệu cho Đinh Công Sắt tán phát thông qua việc gọi Đinh Công Sắt ra Hà Nội vào ngày 14/5/2007 để hỗ trợ tiền và đưa cho Sắt 02 công văn số 73,77 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, bảo Sắt photo và mang 02 tài liệu này về tán phát tại Đà Nẵng. Ngoài những hành vi trên, từ ngày 17/5/2007 đến ngày 19/5/2007, Dương Tiến còn trực tiếp vào Đà Nẵng để theo dõi, nắm tình hình dư luận về bài báo của Dương Tiến viết về Đà Nẵng cũng như kết quả tán phát công văn số 73,77 của Đinh Công Sắt. Tại đây, Dương Tiến còn tiếp tục cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo. Qua xem xét hành vi phạm tội của Dương Tiến, Hội đồng xét xử thấy rằng Dương Tiến cũng là một trong những bị cáo đã thực hiện tội phạm một cách tích cực, đặc biệt là việc trực tiếp cung cấp công văn 73,77 để Đinh Công Sắt tán phát”.
Như vậy, để có thể tuyên ông Dương Tiến phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ Luật hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quy cho ông Dương Tiến ba hành vi sau:
1. Viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng” (bài “Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?” đăng trên báo CATPHCM ngày 10/5/2007).
2. Đưa cho Đinh Công Sắt 02 công văn số 73,77 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, bảo Sắt photo và mang 02 tài liệu này về tán phát tại Đà Nẵng.
3. Cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo.
Thế nhưng cả ba hành vi này hoặc là bịa đặt, không có trong Cáo trạng hoặc không thuộc hành vi bị pháp luật cấm nên không thể là chứng cứ kết tội ông Dương Tiến như trình bày sau đây.
1. Hành vi “viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng” là bịa đặt, không có trong Cáo trạng.
Để xác định ông Dương Tiến có hay không có hành vi viết báo không đúng sự thật nhất thiết phải căn cứ vào Luật Báo chí. Thực vậy, Khoản 2 Điều 9 Luật Báo chí quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình”. Thế nhưng đã không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào khiếu nại, yêu cầu báo Công an thành phố Hồ Chí Minh và cá nhân ông Dương Tiến cải chính, xin lỗi sau khi bài “Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?” được đăng, đồng nghĩa bài báo này của ông Dương Tiến không có thông tin sai sự thật. Báo cáo số 200/BC/PX 21 ngày 26/11/2009 của Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh gửi Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định:
“Trên báo CATP năm 2007, ông Dương Tiến chỉ viết 1 bài báo về Đà Nẵng tựa đề “Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?” đăng trên báo CATP ngày 10/5/2007, nội dung phản ánh một số bức xúc của người dân Đà Nẵng trong đền bù và giải phóng mặt bằng. Cuối bài viết, với tinh thần khách quan và xây dựng, tác giả cũng đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ để xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm và những ai lợi dụng khiếu nại tố cáo không đúng sự thật. Từ khi bài báo đăng cho tới nay, báo CATP không hề nhận được bất cứ công văn, đơn thư của cơ quan, cá nhân nào ở TP Đà Nẵng khiếu nại về nội dung bài viết trên. Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí như Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin – Truyền thông TP Hồ Chí Minh cũng không hề có ý kiến phê bình hoặc lưu ý rút kinh nghiệm đối với bài báo trên. Trong bản Cáo trạng số 20/CT-KSĐT-TA ngày 18/6/2009 của Viện KSND TP Đà Nẵng đề nghị truy tố ông Dương Tiến cũng không hề đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, trong bản án số 16/2009/HSST ngày 7/8/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng lại ghi: “Đối với Dương Tiến, với tư cách là phóng viên, trưởng Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng”. Việc Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết luận như trên theo báo CATP là không có cơ sở thực tế và pháp lý”.
Để cho hết nhẽ, giả thiết báo chí thông tin sai sự thật và tổ chức, cá nhân có liên quan đã yêu cầu báo chí cải chính mà cơ quan báo chí vẫn không cải chính thì vụ việc sẽ được giải quyết bằng biện pháp hành chính, dân sự chứ không thể bằng biện pháp hình sự và đây chính là biện pháp cần thiết để bảo vệ Quyền tự do báo chí đã được Hiến pháp quy định. Thực vậy, Khoản 4 Điều 9 Luật Báo chí quy định: “Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án”.
Như vậy, bằng việc bịa đặt cho ông Dương Tiến hành vi “viết bài không đúng sự thật…”, Tòa án thành phố Đà Nẵng đã có hành vi “vu khống” ông Dương Tiến và không những thế, còn xâm phạm trắng trợn tố tụng hình sự khi lấy hành vi bịa đặt này làm căn cứ để xét xử ông Dương Tiến. Thực vậy, Theo Điểm a Khoản 1 Điều 166 BLTTHS (Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng), Điểm 2 Điều 178 BLTTHS (Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ Tội danh và điều khoản của BLHS mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo) và Điểm a Khoản 1 Điều 179 BLTTHS (Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được) thì đối tượng xét xử của Tòa án là hành vi phạm tội được Viện kiểm sát nêu trong Cáo trạng và Tòa án có quyền trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung hành vi mà theo Tòa án có dấu hiệu phạm tội. Nói cách khác, Tòa án không có quyền xét xử hành vi mà Viện Kiểm sát không đề nghị. Chính vì vậy, Điều 196 BLTTHS quy định giới hạn của việc xét xử như sau: “Toà chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố”.
Việc ông Dương Tiến viết bài đăng trên báo Công an TP Hồ Chí Minh được Cáo trạng đề cập như sau: “Tiến đã gặp Sắt và Thăng nhiều lần để nắm tình hình phản ứng của dư luận nhân dân thành phố khi đọc bài báo do Tiến viết về khiếu kiện ở Đà Nẵng đăng trên báo Công an TP Hồ Chí Minh số ra ngày 10/5/2007”. Do đó, việc Tòa án thành phố Đà Nẵng đưa hành vi “viết bài không đúng sự thật” không hề có trong Cáo trạng ra xét xử là vi phạm Điều 196 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử, đồng nghĩa Tòa án này cố ý “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” đối với ông Dương Tiến.
Đến đây một câu hỏi được đặt ra là tại sao Tòa án thành phố Đà Nẵng lại liều lĩnh và trắng trợn bịa đặt cho ông Dương Tiến hành vi “viết bài không đúng sự thật…”? Câu trả lời chỉ có thể là do áp lực phải kết tội ông Dương Tiến cho bằng được nhưng nếu chỉ với hành vi liên quan đến hai công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng thì không thể quy ông Tiến vào hành vi “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” (các quyền này bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội…) nên Tòa án thành phố Đà Nẵng đành nhắm mắt làm liều, có bịa đặt như vậy thì mới quy được ông Tiến vào hành vi “lợi dụng quyền tự do báo chí” và trên cơ sở đó mới hòng khép ông Tiến vào tội danh “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ…”! Thực vậy, tại bản án trong phần luận tội ông Tiến như trên đã nêu, hành vi “viết bài không đúng sự thật…” được đính với “Lợi dụng quyền tự do báo chí” còn hành vi liên quan đến hai công văn số 73 và 77 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng không thấy được đính với “Lợi dụng” bất cứ quyền tự do, dân chủ cụ thể nào!
2. Hai công văn số 73 và 77 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng không có nội dung sai sự thật và không phải tài liệu bị pháp luật cấm lưu hành.
Điều hiển nhiên là để có thể kết luận việc ông Dương Tiến đưa 02 công văn số 73 và 77 của VKSND TP Đà Nẵng cho Đinh Công Sắt để rồi Sắt photo và tán phát là hành vi “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì Tòa án thành phố Đà Nẵng bẳt buộc phải chứng minh hai tài liệu này có nội dung sai sự thật vì chỉ có sai sự thật thì việc lưu hành hai tài liệu này mới có khả năng xâm phạm quyền, lợi ích của người khác. Thế nhưng tại Bản án Tòa án thành phố Đà Nẵng đã không hề đả động đến nội dung của 02 công văn số 73 và 77 của VKSND TP Đà Nẵng cũng như không có bất cứ kết luận “vo” nào là hai tài liệu này có nội dung sai sự thật. Do đó, việc Tòa án thành phố Đà Nẵng kết án ông Dương Tiến là hoàn toàn không có cơ sở và vì vậy là hành vi cố ý “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” đối với ông Dương Tiến.
Mặc dầu vậy, một khi 02 công văn số 73 và 77 của VKSND TP Đà Nẵng đã được Tòa án thành phố Đà Nẵng đặt lên bàn xử án thì không thể không làm rõ nội dung hai tài liệu này là đúng hay sai sự thật. Đó là Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 gửi Lãnh đạo VKSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 gửi Đ/c Viện trưởng VKSNDTC và Đ/c Phan Diễn, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cả hai đều đề cập đến việc ông Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (hiện là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội) đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam. Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam… Với các tài liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban Kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Cưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Cưng mà không điều tra, xử lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.
Do không có bất cứ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào cho đến thời điểm diễn ra phiên tòa phúc thẩm này kết luận 02 công văn số 73 và 77 của VKSND TP Đà Nẵng có nội dung sai sự thật cũng như không có bất kỳ dấu “Mật” nào đóng trên hai công văn này nên hai công văn này tuyệt nhiên không phải là tài liệu bị pháp luật cấm lưu hành. Vả lại ông Dương Tiến không công tác tại VKSND TP Đà Nẵng, báo Công an thành phố Hồ Chí Minh nơi ông công tác không phải là địa chỉ đến của 02 công văn số 73 và 77 của VKSND TP Đà Nẵng nên càng không có ràng buộc nào đối với ông Dương Tiến trong việc lưu hành hai công này. Do đó việc ông Dương Tiến đưa cho Đinh Công Sắt xem và việc Sắt photo và lưu hành hai công văn này không có gì là trái pháp luật.
Mặc dầu vậy, vẫn phải khẳng định rằng Tòa án thành phố Đà Nẵng đã vu khống ông Dương Tiến với kết luận ông Dương Tiến “bảo” Đinh Công Sắt photo và mang 02 tài liệu này về tán phát tại Đà Nẵng. Chứng cứ làtại hai phiên toà sơ thẩm trước, ngày 22-23/9/2008 và ngày 6-7/8/2009, Đinh Công Sắt luôn khẳng định việc photo và phát tán hai công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng là do Sắt tự ý làm, không bị ai xúi giục.
Ngoài ra, Tòa án thành phố Đà Nẵng đã tự mâu thuẫn khi kết luận như vậy. Tại Bản án có ghi: “Nguyễn Trịnh Thăng do quen biết với Dương Tiến (Trung tá, Trưởng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội) nên Linh đã bảo Thăng dẫn Sắt đến gặp Dương Tiến để đưa đơn. Thăng đồng ý và trực tiếp dẫn Sắt đến Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ở 175 Nguyễn Thái Học – Hà Nội để gặp Tiến. Tại đây Sắt đưa Dương Tiến đơn tố cáo nêu trên do Sắt ký tên”. Như vậy, Đinh Công Sắt là người chủ động tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh với nhà báo Dương Tiến như Tòa án thành phố Đà Nẵng thừa nhận thì không thể có chuyện ngược lại là ông Dương Tiến “bảo” Sắt photo và phát tán hai công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng, tức biến Đinh Công Sắt thành người thụ động trong việc tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh!
Nhân đây cần khẳng định rằng chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải là việc riêng của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng nghĩa hoạt động của các cơ quan này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của người dân và của xã hội thông qua báo chí. Để nói việc ông Dương Tiến đưa cho Đinh Công Sắt xem hai công văn số 73 và 77 của Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng là hoàn toàn chính đáng và cần thiết, không chỉ trao đổi thông tin để chống tham nhũng có hiệu quả hơn mà còn để giám sát chính quyền nói chung, cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng trong đấu tranh chống tham nhũng!
Điều đáng lưu ý là ngoài hai công văn 73,77 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng, theo ông Trần Văn Thanh, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an tại Bản trình bày ngày 03/11/2008 làm theo yêu cầu của tổ công tác liên ngành kèm theo công văn 3429/VKSTC-V2 ngày 30/10/2008 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, còn có nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở và đề xuất xử lý, như:
Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của Bộ Công an xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can và việc Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố để điều tra là vi phạm Điều 103, 104 BLTTHS, có dấu hiệu vi phạm Điều 294 BLHS.
Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “Tội nhận hối lộ” là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 BLHS là 20 năm. Do hành vi tham nhũng được nêu tại hai công văn 73 và 77 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng và các văn bản nêu trên của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và của Bộ Công an chưa được khởi tố để điều tra theo luật định nên mọi tố cáo về hành vi tham nhũng này vẫn luôn có giá trị và cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục giải quyết.
3. Hành vi “cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo” là bịa đặt, không có trong Cáo trạng.
Trước hết, Tòa án thành phố Đà Nẵng hoàn toàn khuất tất khi nói ông Trần Đình Bá có bài viết với những nội dung không đúng sự thật nhưng lại không nêu ra được bài viết đó có tiêu đề gì. Trên thực tế, bài viết của ông Trần Đình Bá có tiêu đề “Phải chăng hàng loạt những tố cáo về ông Nguyễn Bá Thanh là không có cơ sở” và cho đến thời điểm này không có bất cứ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào kết luận bài viết của ông Trần Đình Bá có nội dung sai sự thật, đồng nghĩa Tòa án thành phố Đà Nẵng đã có hành vi bịa dặt. Điều đáng lưu ý là trong Cáo trạng và ngay trong phần “Nhận thấy” của Bản án, không hề có chi tiết “Dương Tiến còn tiếp tục cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo”. Do đó, việc Tòa án thành phố Đà Nẵng đưa hành vi vừa bịa đặt vừa không hề có này trong Cáo trạng ra xét xử để kết án ông Dương Tiến không những vi phạm Điều 196 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử mà còn là hành vi cố ý “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” đối với ông Dương Tiến và “vu khống” đối với ông Trần Đình Bá!
Thưa Hội đồng xét xử,
Không nghi ngờ gì nữa, bằng việc xâm phạm trắng trợn tố tụng hình sự và bịa đặt chứng cứ để kết tội ông Dương Tiến thể hiện tại Bản án hình sự số 16/2009/HSST ngày 6-7/8/2009, Tòa án thành phố Đà Nẵng là điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp, làm oan người vô tội.
Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị Hội đồng xét xử:
1. Tuyên ông Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, không phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đình chỉ vụ án đối với ông Dương Tiến và phục hồi cho ông Dương Tiến mọi quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với các thành viên Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 6-7/8/2009 về “Tội truy cứu trách trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự.
Tôi chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử và tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa này đã chú ý lắng nghe.
Người bào chữa
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà
24 Điện Biên Phủ – Hà Nội
ĐT: 04.39902269, 0983345392.
 Nguồn: bauxitevietnam.info/c/20576.html

Wikileaks: Nguyễn Bá Thanh từng bị chặn đường chuyển công tác rà Hà nội

Vì bị chặn đường chuyển ra Hà Nội, viên bí thư chủ tịch Ðà Nẵng đánh đòn nặng nề để trả thù kẻ địch trong đó có cả một thiếu tướng công an.
Ðiều này được tường thuật lại trong một công điện đánh đi từ Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn đề ngày 1 tháng 4, 2009, với tựa đề “Người khổng lồ chính trị thoát án tham nhũng, còn công an và phóng viên thì đi tù.”
Vụ án xử Thiếu Tướng Trần Văn Thanh tới nay vẫn còn nhiều người nhớ. Ðó là phiên xử mà viên tướng công an, tuy đang bệnh hôn mê liệt giường, vẫn bị đẩy vào phòng xử với đầy đủ dây nhợ và máy trợ thở oxygen, để bị nghe tố cáo và tuyên án. Bàn tay đằng sau vụ xử dã man ấy được bức công điện khẳng định là ông Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch Hội Ðồng Nhân Dân và bí thư Thành ủy Ðà Nẵng.
Gọi ông Nguyễn Bá Thanh là “người khổng lồ chính trị” là đúng. Vào đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1980, ông đi từ chức vụ phó bí thư huyện ủy leo dần lên tới chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Ðà Nẵng từ năm 1995 và nắm quyền tại đó cho tới nay, lúc đầu trong vai trò chủ tịch UBND, sau đó qua chủ tịch Hội đồng Nhân dân và bí thư Thành ủy. Là bí thư thành ủy, ông Thanh cũng trở thành ủy viên trung ương đảng.
Ở Ðà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh là một ông vua con. Quyền tổng lãnh sự Charles Bennett gọi ông này là “chủ nhân của đất và gió”. Ông kể lại:
“Những nhà đầu tư phát triển địa ốc nào dại dột xây cất vườn tược trước khi hỏi ý Bá Thành là trồng cây gì và lối đi xây làm sao, chẳng hạn, sẽ bị đóng cửa và phải bới lên xây lại từ đầu.”
“Những nhà đầu tư nào không chịu nói chuyện trước với Nguyễn Bá Thanh từ trước khi nộp đơn, đều nói rằng họ chẳng bao giờ được cấp giấy phép,” công điện cho biết.
Ông vua con còn đặt hàng một bài hát chính thức cho thành phố - công điện không nói tên, nhưng đó là bài “Ðà Nẵng tôi yêu” với lời thơ Nguyễn Bá Thanh. Bài hát này ca ngợi Ðà Nẵng, từ đất lên tới gió và tất cả mọi thứ ở giữa. Nhưng ở Ðà Nẵng người ta truyền miệng một bản “lời 2” trong đó nói tài sản của ông Thanh gồm từ đất lên tới gió và tất cả mọi thứ ở giữa, chừa lại một con chim. Con chim này, bản công điện viết, là tài sản ông Hoàng Tuấn Anh, chủ tịch UBND thành phố. (Ông Hoàng Tuấn Anh sau này là bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch.)
Ngược lại, bức công điện viết, nếu nhà đầu tư nào chịu chơi đúng luật của Thanh, mọi loại giấy tờ sẽ dễ dãi và suôn sẻ, hơn tất cả chỗ nào khác tại Việt Nam. “Các nhà đầu tư ngoại quốc cho biết thành phố hứa hẹn rất nhiều và luôn giữ lời,” công điện viết. Ông Thanh được cho là không ăn hối lộ trực tiếp, mà làm giàu bằng cách mua rẻ đất của dân rồi bán lại cho các nhà đầu tư, theo lời giới làm ăn ở Ðà Nẵng thuật lại cho TLS Mỹ.
Tuy làm vua một cõi, nhưng ông Thanh vẫn muốn leo lên chức vụ cao hơn. Bản công điện cho rằng ông Thanh muốn đi, là vì không muốn bị ép về hưu khi nhiệm kỳ chấm dứt năm ông 57 tuổi và không thể ở lại thêm 5 năm nữa. Tuy nhiên, nhận định này của quyền TLS Bennett không đúng: Ông Thanh vẫn có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ tới năm 62 tuổi, vì phải tới 65 tuổi mới đụng hạn hưu của một ủy viên trung ương.
Ðường vào Hà Nội bị chặn
Với ý đồ chính trị muốn leo cao nữa, ông Thanh biết rằng ông không thể ngồi mãi một chỗ không bước chân ra khỏi Ðà Nẵng. Cơ hội đến với ông năm 2008.
Vào tháng 8 năm đó, chính quyền Việt Nam sáp nhập tỉnh Hà Tây (tự nó đã gồm hai tỉnh Hà Ðông và Sơn Tây thời xưa) vào thành phố Hà Nội. Chỉ qua một đêm, Hà Nội bỗng lớn lên gấp 3 lần diện tích cũ, và bỗng có một chỗ trống cho một phó chủ tịch phụ trách vùng đất mới sáp nhập.
Theo lời công điện, ông Thanh vận động trung ương đảng để được đặt vào chỗ đó. Vào tháng 7 năm 2008, trong lúc chuẩn bị mở rộng Hà Nội, trung ương đảng đề nghị ông Thanh vào ghế phó chủ tịch mới có. Nhưng phía thành phố Hà Nội lại không thích bị một người từ nơi khác vào làm phó chủ tịch Hà thành. Ðể có thể vận động Bộ Chính Trị đi ngược lại “đề nghị” của trung ương đảng, họ lại lôi ra vụ án tham nhũng dính líu tới ông Thanh.
Nhận định này của viên quyền tổng lãnh sự cần phải xét lại. Ghế phó chủ tịch, dù của thủ đô Hà Nội và phụ trách một miếng đất rộng lớn, vẫn không cao bằng ghế chủ tịch Ðà Nẵng. Khác với vị trí lúc đó của ông Thanh là chủ tịch Ðà Nẵng và ủy viên trung ương, nếu “xuống” ghế phó chủ tịch Hà Nội sẽ không thể là ủy viên trung ương.
Theo dư luận thời bấy giờ, cái ghế ở Hà Nội mà ông bí thư Thanh muốn, không phải là phó chủ tịch thành phố, mà là một chân đại biểu Quốc Hội.
Dù vì động cơ nào, tin tức về vụ tham nhũng này được tuồn ra cho giới báo chí và blogger, kể cả báo Công An. Ông Thanh bị tố cáo nhận hối lộ 4 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 200,000 đô la Mỹ) hồi năm 2007 khi giải tỏa đất. Tin tức cũng rộ lên về người dân oan viết thư tố cáo lên thủ tướng rồi bị chết bí hiểm.
Một doanh gia ngân hàng, người Singapore làm ăn tại Ðà Nẵng, giải thích về vụ này cho TLS. Theo ông này, tuy đảng Cộng Sản vẫn biết về sự tham nhũng của ông Thanh, nhưng họ sẽ không làm gì, thứ nhất là “vì mức độ tham nhũng của ông Bá Thanh không quá đáng và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thành phố,” và thứ nhì là “ông chia phần làm giàu cho rất nhiều thế lực chính trị ủng hộ”.
Chuyện tham nhũng ngày xưa bị đem ra xem lại, theo ông này, chỉ là vì quan chức Hà Nội không thích người ngoài nhảy vào nhận một chức vụ trong thành phố của họ. Và họ đã thành công. Bộ Chính Trị ra chỉ thị chính quyền Hà Nội mới chỉ gồm nhân sự chính quyền Hà Nội và Hà Tây cũ.
Khi trâu bò húc nhau, ruồi muỗi phải chết. Trong vụ này, “ruồi muỗi” không phải là từ chính xác để miêu tả nạn nhân - vì chính những nạn nhân cũng có thế lực.
Ngày 24 tháng 2 năm 2009, nhiều tháng sau khi ông Thanh đã lỡ chuyến tàu ra Hà Nội, công an Ðà Nẵng ra tay truy tố nguyên chánh thanh tra Bộ Công An Việt Nam, Thiếu Tướng Trần Văn Thanh. Ông này là người đứng đầu cuộc điều tra vụ án tham nhũng.
Ông Thanh bị tố cáo là đứng đầu một âm mưu triệt hạ uy tín lãnh đạo Ðà Nẵng. Ba con “ruồi muỗi” khác đã bị truy tố từ trước đó, gồm cựu thiếu tá công an Ðinh Công Sắt; trung tá công an Dương Ngọc Tiến là trưởng đại diện báo công an TP. HCM tại Hà Nội; và ông Nguyễn Phi Duy Linh, một người bạn thân của Tướng Thanh.
Vụ án ông Sắt, ông Tiến, lẽ ra diễn ra tháng 9 năm 2008, nhưng bất ngờ vào tháng 8 năm đó (là lúc Hà Nội mở rộng) phiên tòa dời lại vì hai ông Sắt và Tiến đều khai ra người chủ mưu là Tướng Thanh.
Ông Sắt bị tố cáo “rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín lãnh đạo Ðà Nẵng”. Công điện không nói, nhưng theo đài RFA, những tờ “truyền đơn” này thật ra là công văn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Ðà Nẵng gửi Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao và ông Phan Diễn (lúc đó là bí thư Thành ủy Ðà Nẵng). Cả hai công văn đều đề cập việc ông Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ 4.4 tỷ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Ðà Nẵng.
Ông Tiến và ông Linh bị tố cáo đã hỗ trợ cho ông Sắt trong việc phân phát những công văn này. Tội danh của họ là “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Phiên tòa “dã man”
Phiên tòa mở màn tháng 7 năm 2009 tại nhà hát Trưng Vương. Khi đó, mặc dù Tướng Trần Văn Thanh bị tai biến, nhưng tòa vẫn ra lệnh phải đẩy ông này từ bệnh viện lên xe cứu thương đưa vào nhà hát, trong tình trạng hôn mê, phải thở bằng máy oxygen và phải truyền dịch. (Trong một bài viết mang tựa đề “Chánh án tòa Ðà Nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền” đăng trên Bô Xít Việt Nam và được đăng lại nhiều nơi, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ gọi đây là “hành vi dã man chưa từng thấy trong lịch sử pháp đình hiện đại.”)
Tướng Thanh là người gốc Ðà Nẵng và “có tiếng lương thiện,” bức công điện viết. Trước khi làm chánh thanh tra Bộ Công An, ông là giám đốc công an Ðà Nẵng. Bức công điện kể lại nguồn gốc vụ án tham nhũng:
“Năm 2000, ông Thanh khi đó là đại tá bắt giữ một nhà thầu về tội hối lộ trong công trình xây dựng cầu sông Hàn. Nhà thầu này (công điện không nói tên, nhưng là ông Phạm Minh Thông) bị kết tội 13 năm tù.” Ông Thông khai là đã hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh. Phía công an và viện kiểm sát muốn truy tố ông bí thư, nhưng không được.
Ông bí thư tìm cách trả thù, thì ông công an chạy ra khỏi Ðà Nẵng. Mặc dù bị chủ tỉnh đì, ông công an Thanh ra được Hà Nội, được lên lon, và trở thành chánh thanh tra. Ông Tướng Thanh trở thành công cụ lý tưởng để kẻ thù ông bí thư Thanh lôi kéo.
Ðiều xui xẻo cho ông công an Thanh, là cuộc điều tra đã không được chuẩn bị đúng luật. Bức công điện nêu thí dụ: “Trong cuộc điều tra năm 2000, Tướng Thanh là người trực tiếp lấy cung nhiều nhân chứng quan trọng chống ông Bá Thanh, kể cả ông nhà thầu.” Nhưng thay vì cho người khai viết tay biên bản, ông cho đánh máy biên bản rồi cho nhân chứng ký tên.
Mặc dù đây là chuyện ai cũng làm, “nhưng riêng trong vụ này, điều này khiến Tướng Thanh bị hở sườn”. Khi người của Bí thư Thanh nói chuyện thẳng với những nhân chứng này, “phép lạ” là họ đều lắc đầu và chối rằng ông Tướng Thanh tự ý đánh máy tờ khai rồi ép họ ký.
Ông tướng, bị lôi vào tòa trên băng ca trong lúc hôn mê, thở bằng máy, đang truyền dịch, bị tuyên án 18 tháng tù treo. Lên phúc thẩm (cũng tại Ðà Nẵng), Viện Kiểm Sát yêu cầu đình chỉ vụ án với ông Tướng Thanh nhưng tòa phúc thẩm vẫn tuyên bố ông tướng có tội, chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì lý lịch tốt. Cuối cùng, phải tới khi Tướng Thanh gởi đơn lên giám đốc thẩm, ông mới được tuyên bố vô tội.
Cựu Thiếu Tá Ðinh Công Sắt bị tuyên án 12 tháng tù treo. Trung Tá Dương Ngọc Tiến bị 17 tháng 5 ngày tù, ngang với thời gian tạm giam. Ông Nguyễn Phi Duy Linh bị 36 tháng tù.
Mục đích? Dằn mặt công an nhúng tay vào đấu đá
Vụ án “dã man” nhưng rồi kết thúc với những án treo dành cho công an, được viên quyền tổng lãnh sự cho là một hành động dằn mặt. Ông Bennett nói không ai thắng trong vụ. Thua nặng nhất là báo chí, “Như vụ PMU 18, báo chí nằm trong hạng ‘ruồi muỗi’ bị giết trong vụ húc nhau của người khổng lồ.”
Quyền TLS Bennett cho rằng mặc dù Bí thư Thanh tạm thắng, ông vẫn bị dừng chân tại chỗ ở Ðà Nẵng. “Vì có tiếng tham nhũng và tương đối bị cô lập ở Ðà Nẵng, nếu ông không tìm được đường tới thì có thể gặp nguy khi quyền lực và ảnh hưởng của ông bị thuyên giảm.”
Nhưng lý do ông Bí thư Thanh truy tố được một tướng, một nhân vật của Bộ Công An, là vì ông lôi kéo được thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản là phải duy trì nguyên tắc quan trọng về vai trò của công an trong hệ thống cộng sản. Công điện viết:
“Sau khi bị thua nhục nhã tháng 7 năm 2008, ông (Bá Thanh) muốn trả thù và thuyết phục được các nhân vật cao cấp khác trong ÐCSVN là, cũng như trong vụ PMU 18, Bộ Công An và báo chí bị dạy cho bài học là không được nhúng vào các cuộc tranh chấp chính trị nội bộ.”
Nói cách khác, phe phái trong đảng cộng sản có thể đấu đá nhau, nhưng các loại công cụ như công an, báo chí, không được dính vào.

Vũ Qúy Hạo Nhiên
(Người Việt) 

Chính trị – Xã hội

Báo Giáo dục Việt Nam -Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat  —-TQ ’không đổi chác’,ngấm ngầm đưa bản đồ lưỡi bò vào VN - Phunutoday.vn
Trung Quốc sắp tập trận trên biển Thái Bình Dương -VnExpress - Ba tàu chiến Trung Quốc vừa khởi hành từ cảng quân sự tại thành phố Thanh Đảo, phía đông nước này, để tham gia diễn tập tại Biển Đông và Hoa Đông.   —Hạm đội Nam Hải kéo tàu chiến ra sát Scarborough tập trận - Báo Giáo dục Việt Nam
Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam (RFI)   —Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới (VOA)  —-VN ‘không có tự do báo chí’ (BBC) -Miến Điện là quốc gia duy nhất có tiến bộ về tự do báo chí, ngược hẳn các quốc gia châu Á, trong khi Việt Nam xếp gần chót bảng
Căng thẳng Biển Đông: Thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ(VOA)
Việt Nam trả tự do và trục xuất TS Nguyễn Quốc Quân (RFA)   —-Tình cảnh tín đồ PGHH Nguyễn Văn Lía hiện nay (RFA)
Nguyễn Quốc Quân ‘không nhận tội’ (BBC) –  Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà ‘không nhận tội’, trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông.   —Vợ ông Nguyễn Quốc Quân vui mừng (BBC/nghe)
VN ‘khá lúng túng’ vì ông Quân (BBC/nghe) -  Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, cho rằng lý do chủ yếu khiến Việt Nam bất ngờ thả ông Nguyễn Quốc Quân là do sức ép quốc tế, đặc biệt sau vụ xử 14 người Thiên Chúa giáo ở Nghệ An.
- Tin về gia đình Ls Lê quốc Quân (Nguyễn Tường Thụy)
LS Trần Thu Nam được chấp thuận bào chữa cho LS Lê Quốc Quân (RFA)  —Blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam(RFA)
‘‘Công án Bia Sơn’’ là một vụ án ‘‘tạo dựng’’ (RFI)  —Ban Tôn Giáo Chính Phủ ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp 1992?(RFA)
Nhà văn Hoàng Tiến

Cây bút bất đồng chính kiến VN qua đời (BBC) – Một cây bút bất đồng chính kiến và nhà hoạt động vì dân chủ được biết đến ở Việt Nam, ông Hoàng Tiến, vừa qua đời tại Hà Nội, ở tuổi 80.

Nhà văn Hoàng Tiến là thành viên của khối ‘dân chủ 8406′===>>>
Fountain Valley không đón cộng sản? (BBC) –  Thêm một thành phố tại California nói họ không có kế hoạch đón một phái đoàn quan chức thương mại cộng sản từ Việt Nam.
Hy vọng một mùa xuân cho dân tộc Việt Nam bắt đầu (DĐCN)—-Nếu không đa đảng nhanh thì không những đảng mất… (DĐCN)
125 ngàn người Việt lâm nạn đói(RFA)  —Văn phòng chính phủ không xét lại kết luận thanh tra tại Đà Nẵng(RFA)   —-Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng (VNN) -Theo luật định, việc thanh tra lại chỉ tiến hành đối với kết luận của các bộ, tỉnh. Khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thì không tổ chức thanh tra lại.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã khép lại một cuộc đời tài hoa và… (Viettusaigon-RFA)
Phạm Duy ở VN ‘sướng hơn ở Mỹ’ (BBC/nghe) – Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, nói ông “quá khiếp” hận thù ở Mỹ và thấy “sướng hơn” khi về VN.
Giấc mơ hòa hợp chưa thành (BBC) -Phạm Duy ‘thích rong chơi’, để tạo niềm vui chung giữa người với người trong giấc mơ hòa hợp.
Giấc mơ Phạm Duy (BBC) – ‘Việt Nam Việt Nam’ và sự hòa hợp lòng người chưa tới.
Nhiều ca sĩ có thể bị cấm diễn ở VN (BBC) – Các ca sỹ tham gia chương trình Asia 71, như Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, có thể bị chính phủ Việt Nam cấm diễn.
Ca sĩ hải ngoại nói xấu đất nước bị cấm diễn ở Việt Nam - (VietQ.vn) – Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) và Sở Văn hóa, Thể thao & du lịch TP.HCM cho biết, sẽ ngừng cấp phép biểu diễn tại Việt Nam đối với một số ca sĩ…   —-Thanh Tuyền, Tuấn Vũ bị ngừng cấp phép biểu diễn tại VN (VNN)
‘Sai lầm vì học mót’ (BBC/nghe) -  Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định kinh tế Việt Nam khó khăn vì ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế và khối doanh nghiệp nhà nước.
Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp (VNN) -Ngày 30/1, tại TP.HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chức sắc, nhà tu hành của một số tổ chức tôn giáo góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ghi hình, phát sóng công khai công chức chơi game trong giờ làm việc - Dân Trí  —-840 ngàn “quả mìn” mang tên… “công chức”! - Dân Trí
VOV Online  -Hơn 2/3 cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc  —-Vietnam Plus -Báo chí nước ngoài là cầu nối Việt Nam và thế giới
Nhật giúp Việt Nam đào tạo công chức (VNN)   —Người trẻ chỉ cần ‘tồn tại và duy trì nòi giống’! (TVN)  —-Hợp pháp hóa ‘phố đèn đỏ’, nên không? (TVN)   —-Hài hước nông dân đi máy bay như… đi xe đò (VEF)
Khách du lịch quốc tế: Tính sao cho đúng? (VEF) -    —-Chung cư ‘ổ chuột’ từng là cao ốc đẹp nhất Sài Gòn (BĐS)
Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội nghiên cứu sáng kiến “bùi nhùi”(TNO) Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hà Nội nghiên cứu áp dụng phương thức dùng bùi nhùi để trấn áp hiện tượng đua xe như cách làm của CSGT Thanh Hóa.
UBND tỉnh Thanh Hóa phải bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Tâm (TN)   —Dân khốn khổ vì trót bỏ lúa trồng cây cảnh(TN)
Sự lạc hậu được mặc định  (TN) – Thật khó có thể tin được một vận động viên bắn nỏ hoặc kéo co tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh mà mỗi ngày chỉ được “bồi dưỡng” 8.000 đồng. Cũng như một giáo viên tham gia kỳ thi “giáo viên dạy giỏi” mỗi ngày chỉ được uống 300 đồng tiền nước thì là chuyện quá khôi hài.  —Thiếu thực tế (TN)
Chung nhau giải bài toán tết thời khó khăn   SGTT.VN – Mấy năm nay, để đón tết giữa tình hình kinh tế chung lắm khó khăn, nhiều gia đình cố gắng thu vén để tìm cách ăn tết sao cho tiết kiệm mà vẫn tươm tất, bằng cách dựa vào tình làng nghĩa xóm, chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Một cơ cấu đang tan rã (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Ðầu năm 2013 một nhà kinh tế mới qua đời nhưng ít được báo chí ở Mỹ loan tin. Ông là một người đã tiên đoán tình trạng khiếm hụt ngân sách và nợ chồng chất gây tê liệt trong chính quyền và Quốc hội từ hai năm nay; tháng tới lại sẽ tái diễn.
Nguyên Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 – (Boxitvn)
Cuối năm bàn về nuôi dạy con trẻ và chất lượng con người của xã hội ta -Lưu Hà Sĩ Tâm- (Boxitvn)
1581. KINH TẾ SẼ CHI PHỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH ĐƯƠNG – (ABS)
1580. MỸ KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ ÁPGANIXTAN VÀ CHÂU PHI- (ABS)
1579. Đừng bảo Đảng hèn! (Đồng phụng Việt /ABS)
LÀM SAO MÀ CÓ “ĐỐI THOẠI NHÂN DÂN”? (Bùi Văn Bồng)-….Cái biện pháp có vẻ đùng bài bản và hợp lý đó có được thực hiện không? Chủ trướng nhún nhường, nhũn nhặn đến mức nhu nhược, nhưng bưng bít thông tin về biển đảo. Những đợt ngăn chặn, bắt bớ người dân yêu nước tham gia mít tinh, biểu tình chống Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền đất nước lại bị quy chụp là “chống Nhà nước Việt Nam”, rồi bắt bớ, ngăn chặn, răn đe, rung dọa đủ kiểu. Nhiều người bị công an “khoanh lại” theo dõi, tìm cớ bắt bớ, truy dẹp. Các kênh thông tin nói về biển đảo cũng rà soát kỹ từng dòng, tưng câu chữ, vậy lấy đâu ra “Đối thoại nhân dân”? Bưng bít hết, cấm hết, dân biết mô tê chi mà “đối thoại”, mà đối thoại với ai?….
Xin giúp đỡ khẩn thiết cho dân oan ở Vườn hoa Lý Tự Trọng (Nguyễn Tường Thụy)

Kinh tế

Quốc doanh: căn bệnh ung thư của kinh tế Việt Nam (RFA)   —–Khu vực Nhà nước, “khối u ung thư” của một nền kinh tế kiệt quệ (RFI)
BT Vũ Đức Đam: cứu bất động sản không phải là giải cứu người giàu(RFA)   —17 ngàn doanh nghiệp xây dựng thua lỗ(RFA)
Kinh tế nhà nước ‘chiều quá, sinh hư’ (BBC) – Các khó khăn của kinh tế Việt Nam là hậu quả của sai lầm trong quản lý khối doanh nghiệp nhà nước?
Viettel nộp ngân sách nhà nước 12.000 tỷ đồng - Báo Hải Quan   —–Tiền Phong -Đánh thuế dân giữ vàng sẽ phản tác dụng   —   Tiền Phong  ‘Ghế’ Thống đốc mỗi lúc một nóng  —-Quảng Nam tiêu hủy 100 triệu đồng tiền giả - VOV Online
Sức Khỏe Đời Sống -Dừng 85 dự án bất động sản ngoại chậm tiến độ   —‘Không xây nhà xã hội theo đề xuất của DN’ (BĐS)—–Không có chuyện “80% doanh nghiệp bất động sản đang có lãi” (SGTT)   —-Dự án bất động sản biến thành chợ chim cảnh (NLĐ)
Thực phẩm xa xỉ vẫn lắm người mua (VNN)  —-Năm 2012, Vinalines lỗ 2.439 tỉ đồng (TN)    —-Bán tàu, giảm số lượng doanh nghiệp vẫn lỗ hơn 2.400 tỉ đồng(SGTT)   —-Từ ngày 20.2, bắt đầu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (TN)   —-Đìu hiu thị trường ông Công ông Táo  (TNO)—Hà Nội: đón tết với nhiều kiểu tiết kiệm (SGTT)

Thế giới

Khai mạc Diễn đàn Hỗ trợ và Phát triển Quốc tế Châu Á TBD (RFA)
Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh lần đầu tiên(VOA)  —Nam Hàn phóng vệ tinh thành công (BBC)
Tổng thống Ai Cập rút ngắn chuyến công du Châu Âu(VOA)   —Xung đột chính trị đẩy Ai Cập đến bờ vực thẳm (RFA)  —Quân đội Ai Cập được trao quyền hạn rộng rãi để vãn hồi trật tự  (RFI)    —Ai Cập đứng trước nguy cơ “sụp đổ” (TNO)
Tổng thống Obama công bố mục tiêu cải tổ di trú(VOA)    —Ngoại trưởng Clinton hy vọng về việc hồi sinh hòa đàm Trung Ðông(VOA)  —Thượng viện Mỹ phê chuẩn bổ nhiệm John Kerry làm Ngoại trưởng (RFI)
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc cảnh báo Syria đang tan vỡ(VOA)  —-VOV Online -NATO không thiết lập vùng cấm bay đối với Syria—-Syria đang bị hủy diệt từ từ (TN)
Nhân vật bất đồng chính kiến TQ Trần Quang Thành được tuyên dương ở Mỹ(VOA)    —-Nhà đấu tranh nhân quyền TQ được trao giải Nhân Quyền (NV) – Ông Chen Guangcheng (Trần Quang Thành) nhà đấu tranh cho nhân quyền Trung Quốc (thứ ba từ trái) cùng vợ là bà Yua Weijing (thứ hai từ phải) sau khi được trao giải Nhân Quyền Tom Lantos ngày 29 Tháng Giêng, 2013 tại Washington, DC.
Không khí Bắc Kinh ô nhiễm : chính quyền khuyên dân đừng ra ngoài (RFI)  —-Cam Bốt, cơ nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng (RFI)
‘Không ai kiểm soát?’ (BBC) –  TQ thiếu cơ chế phát giác tham nhũng về làm ăn trong quân đội.
‘Cả hổ lẫn ruồi’ (BBC) – Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiêm túc chống tham nhũng?
Phiên xử Bạc Hy Lai (BBC) – ‘Phiên tòa thế kỷ’ được so sánh với vụ án “Bè lũ bốn tên”.
Trung Quốc bất ổn bên trong, ai được lợi? (TVN) – TheDailyBeast-  Khi Trung Quốc phát triển cũng là lúc họ phải đối mặt với nhiều mối hiểm họa khôn lường, từ nội biến cho tới chiến tranh với nước khác – Nhà Hán học Cheng Li nhận định.
Trung Quốc sẽ ủng hộ tiến trình hợp nhất của ASEAN? (RFA)   –Thủ tướng Nhật đề nghị họp thượng đỉnh với Trung Quốc (RFA)   —Ngân sách quốc phòng Nhật lên tới 52 tỉ đô la (RFA)  —Fukushima : Nhật Bản tăng tốc tháo gỡ 4 lò phản ứng hạt nhân (RFI)    —-Xem vũ khí “khủng” Nhật điều tới Senkaku (VNN)
Một cựu viên chức Ukraina sát hại 1 nhà báo bị kết án tù chung thân(VOA)   —Park Geun Hye – nữ Tổng thống “5 nhất”  (SGTT)
Bà Suu Kyi, Park Geun-hye gặp nhau tại Seoul(VOA)   —-Miến Điện lại được cho vay sau 25 năm gián đoạn(VOA)   —Miến điện bỏ luật cấm tụ họp (RFA)   —-Miến Điện được khen có tiến bộ về tự do báo chí (RFI)  —Hải quân Thái đẩy ngược ra biển 200 thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện (RFI)
Manila thông báo mua chiến đấu cơ của Hàn Quốc (RFI)  – —Philippines mua 12 máy bay FA-50 của Hàn Quốc - Vietnam Plus—Hàn Quốc đặt thành công vệ tinh lên quỹ đạo (RFI)
Tuyên bố “sốc” của Berlusconi về nhà độc tài Mussolini  (RFI)  —Google công bố bản đồ các trại giam ở Bắc Triều Tiên (RFI)   —-Vietnam Plus -Châu Á-TBD hối thúc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết
Exxon giành lại vị trí công ty giá trị nhất từ tay Apple(VOA)  —Ca cúm gia cầm thứ tư trong năm gây lo ngại tại Campuchia(VOA)
Hai người chết do chiếc tàu chở người tị nạn Sri Lanka hỏng máy (RFA)   —-Châu Á chuẩn bị đón du khách (RFA)
Doanh nhân Anh lo ngại Luân Đôn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu  (RFI)  –Nga đình chỉ hợp tác với Mỹ trong việc chống buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức (RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Tỉnh nào nhiều học sinh giỏi nhất nước năm 2013?- (VTC News)  —-Lo trẻ Việt bị Tây hóa? - Người Lao Động   —-Lập facebook bêu xấu thầy vào nhà nghỉ với trò - Người Lao Động

Nữ cảnh sát giao thông bị sàm sỡ  -Lao Động   —-Vietnam Plus  -Bắt thêm 1 công an giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn  —-Vụ nguyên thuợng sĩ công an sàm sỡ thôn nữ: Rối loạn hành vi tình dục - - Giadinh.net
Đường thành danh của đại gia chè Thái Nguyên -VnExpress - Dáng người gầy gò, gương mặt mang nét khắc khổ, ông Bình là chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc loại lớn nhất Thái Nguyên.  —–Lời khai của ‘kiều nữ’ sát hại đại gia chè Thái Nguyên - Zing
Hành trình truy bắt cặp đôi giết đại gia chè (VNN) -Rà soát, tổ trinh sát biết Kiều đi cùng một nam thanh niên có thể là đối tượng tham gia gây án chạy về hướng miền Trung.   —Đại gia đột tử vì tắm biển, lộ món nợ tiền tỷ (VNN)   —-Những cái chết bí ẩn của “đại gia” Việt (VNN)
Vợ chạy sô, mẹ cầm cố tài sản, Cường đô la sắm xe 15 tỷ? (VEF)
Giám đốc bưu điện nhắn hàng trăm tin chửi bới, đe dọa   - (Kienthuc.net.vn) – “Trong thời gian dài, tôi rất lo âu, sợ hãi vì nhận được những tin nhắn có nội dung dọa chém giết”, chị Phạm Thị Thúy Ngọc, Giáo viên trường THCS Sơn Tình…
Lao vào thiếu nữ cướp tiền ngay giữa phố -VnExpress   —Giadinh.net -Sát thủ “nhí” cứa cổ tài xế taxi để rửa hận   —Đâm 6 nhát, cướp xe Air Blade (VNN)   —-Đâm thẳng xe bồn, tài xế xe con chết thảm(VNN)   —Xóa sổ “chợ ma túy” lớn ở Sài Gòn(VNN)
Mực khô nghi làm bằng nhựa cháy khét lẹt (VNN)   —Cảnh giác với những thực phẩm Tết siêu bẩn (VNN) – Tin liên tiếp về gà thải Trung Quốc, thịt trâu bò chết tẩm gia vị thành bò khô, giò chả trộn hàn the, bóng bì tẩy oxy già, bánh kẹo giả… trong những ngày cận Tết khiến người tiêu dùng tiếp tục nơm nớp với nỗi lo   —Phát hiện nhóm chất bảo quản Nitrit trong bắp luộc (TN)   —Bánh mứt Tết: Hàng dỏm ngập chợ (NLĐ)
“Ngã ba đen” gần Học viện Cảnh sát Nhân dân (VNN)    —Bênh anh trai, đâm chết bạn nhậu (TN)  —Bắt 2 tên đâm người cướp xe (NLĐ)
Axít – Sát thủ tàn độc (NLĐ) -Để hãm hại, trả thù nhau hoặc giải quyết khúc mắc, ân oán trong cuộc sống, với vài chục ngàn đồng, người ta đã có thể dùng axít hủy hoại cuộc đời của người khác, khiến nạn nhân của đòn thù oan nghiệt này sống trong đau khổ tột cùng…
UBND nghỉ làm việc sớm đi ăn giỗ!  (NLĐO)- Khoảng 16 giờ 5 phút ngày 30-1, một số người dân đến UBND xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) liên hệ làm việc thì không thấy một bóng người ở cơ quan này.
Giả làm “con chiên” để trộm gần 1 tỉ đồng trong các nhà thờ (NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét