Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tin ngày 21/12/2012

  • Hàn Quốc có nữ tổng thống đầu tiên (RFI) - Thời sự châu Á có lẽ là duy nhất được các tờ báo chính ra ở Pháp hôm nay quan tâm đó là sự kiện bà Park Geun- hye đắc cử tổng thống Hàn Quốc, 33 năm sau khi cha bà, tổng thống độc tài Park Chung-hee bị ám sát. Sự kiện thu hút nhiều báo chí một phần cũng bởi cái tên ứng cử viên Park Geun-hye luôn gắn với cụm từ « con gái nhà độc tài » và giờ đây bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền nam bắc đối đầu nhau từ hơn nửa thế kỷ nay.
  • Bốn quan chức cao cấp Mỹ bị mất chức vì vụ Benghazi (RFI) - Hôm qua thứ Tư 20/12/2012, theo AFP, một trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phải từ nhiệm, đồng thời ba viên chức khác đã bị cách chức, tiếp theo việc công bố một báo cáo, chỉ trích Bộ Ngoại giao Mỹ đã không bảo đảm được an ninh cho lãnh sự quán tại Benghazi, trước cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan ngày 11/09/2012.
  • Tại Algeri, tổng thống Pháp thừa nhận các đau khổ do chế độ thực dân gây ra (RFI) - Hôm nay, 20/12/2012, 50 năm sau ngày độc lập của Algeri, tổng thống Pháp François Hollande đã long trọng tuyên bố trước Quốc hội Algeri, thừa nhận các đau khổ do chế độ thực dân Pháp gây ra tại quốc gia này. Di sản thực dân Pháp tại Algeri là một vấn đề tế nhị. Như đã tuyên bố trước, tổng thống Pháp không có lời xin lỗi, nhưng ông công nhận các tội ác của lực lượng chiếm đóng Pháp trong hơn một thế kỷ cai trị tại Algeri. 
  • Năm blogger Việt Nam được Human Rights Watch vinh danh (RFI) - Theo tin từ tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm nay 20/12/2012, có năm blogger người Việt trong tổng số 41 nhà tranh đấu từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng Hellman/Hammett. Đó là các blogger Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, J.B.Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú.
  • Tham vọng khu vực của Trung Quốc : Động lực kết nối Ấn Độ và Đông Nam Á ? (RFI) - Kể từ hôm nay, 20/12/2012, và liên tiếp trong hai ngày, tại New Delhi, Ấn Độ và ASEAN ​​sẽ long trọng kỷ niệm 20 năm hợp tác. Tuy nhiên, Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai bên lần này không chỉ là để ca ngợi quá khứ, mà còn nhằm vẽ ra một lộ trình tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế song phương trong tương lai.
  • Hy Lạp bị tố cáo đối xử vô nhân đạo với dân nhập cư trái phép (RFI) - Ngày hôm nay, 20/12/2012, tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International - Ân Xá Quốc Tế - tố cáo cách hành xử vô nhân đạo của chính quyền Hy Lạp đối với những người nhập cư trái phép, thậm chí đe dọa sinh mạng của họ, khi xua đuổi ra ngoài khơi các thuyền bè của những người vượt biên.
  • Cựu thủ tướng Abhisit bị cáo buộc tội sát nhân : Thái Lan có thể lại gặp bất ổn (RFI) - Tại Thái Lan, cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva và cựu Phó thủ tướng Suthep Taugsuban đã bị Cục Điều tra Đặc biệt DSI, một bộ phận của ngành Cảnh sát Thái Lan với chức năng gần giống cơ quan FBI của Mỹ thẩm vấn. Cuộc thẩm vấn dựa trên một hồ sơ cáo buộc về tội sát nhân do chính DSI thiết lập, liên quan đến chiến dịch đàn áp phong trào biểu tình chống chính phủ vào tháng Tư và tháng Năm năm 2010, thời hai ông Abhisit và Suthep đứng đầu chính phủ.
  • Trung Quốc : Gần 1.000 thành viên giáo phái bị bắt (RFI) - Theo tờ Tân Kinh báo xuất bản tại Bắc Kinh hôm nay 20/12/2012, gần một ngàn tín đồ của giáo phái « Thượng đế toàn năng », một giáo phái Thiên chúa giáo đã tiên đoán nhiều tai họa sẽ diễn ra vào ngày tận thế theo lịch của người Maya ngày 21/12, đã bị bắt tại nhiều tỉnh của Trung Quốc.
  • Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN khai mạc (RFI) - Lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á đã tề tựu về New Delhi để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ diễn ra trong hai ngày, kể từ hôm nay, 20/12/2012. Theo dự kiến, hai bên sẽ thông qua một thỏa thuận tự do thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, và một văn kiện làm nền tảng cho việc tăng cường và mở rộng quan hệ song phương nhiều lĩnh vực : năng lượng, thương mại, an ninh, văn hóa …
  • HRW kêu gọi Lào trả tự do cho 1 nhà hoạt động nhân quyền (RFI) - Hôm nay 20/12/2012, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Vientiane phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Sombath Somphone. Trong khi đó, chính quyền Lào thông báo không hay biết về nguyên nhân mất tích của ông Sombath.
  • Trung Quốc muốn mua bốn tàu ngầm của Nga (RFI) - Theo nhật báo Kommersant được AFP đưa lại hôm nay 20/12/2012, Trung Quốc muốn mua bốn chiếc tàu ngầm do Nga chế tạo loại Amour-1650, với giá tổng cộng hai tỉ đô la. Tờ báo Nga dẫn các nguồn tin thân cận với công ty chuyên xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết, hai nước đã ký một thỏa thuận khung, và hợp đồng chính thức sẽ được ký kết kể từ năm 2015.
  • Hoa Kỳ chuẩn bị hợp tác quân sự với Miến Điện (RFI) - Theo AFP hôm qua 19/12/2012, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho biết Washington dự định bước đầu hợp tác quân sự với Miến Điện, nhằm cổ vũ làn sóng cải cách của tân chính quyền Miến Điện. Việc hợp tác quân sự song phương sẽ được tiến hành « từng bước một ».
  • Mỹ sắp triển khai tàu chiến và thiết bị quân sự hiện đại nhất qua Châu Á (RFI) - Một quan chức cao cấp bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua (19/12/2012) đã tiết lộ : Trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" đã được loan báo, Hoa Kỳ sẽ đưa một số chiến hạm mới nhất cùng nhiều loại vũ khí tối tân qua vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo một số nguồn tin quốc phòng khác, kế hoạch triển khai này sẽ khởi sự ngay từ tháng Ba năm 2013.
  • Ca sĩ Duy Quang qua đời tại Hoa Kỳ (BBC) - Ca sĩ Duy Quang, con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng, vừa qua đời tại Hoa Kỳ sau một thời gian chữa trị ung thư gan.
  • Lãnh đạo tối cao Iran lên Facebook (BBC) - Ông Ayatollah Khamenei vừa có tài khoản trên Facebook mặc dù trang này bị chặn ở Iran với cáo buộc là 'vũ khí mềm của phương Tây'.
  • Nhìn lại một thời đen tối (BBC) - Cây bút Huỳnh Ngọc Chênh, đang sống ở Sài Gòn, nhận xét về tập một bộ sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức.
  • Nam Hàn có nữ tổng thống (BBC) - Ủy ban bầu cử nói con gái của nhà cựu độc tài Park Chung-hee giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Nam Hàn.
  • Obama kêu gọi cải tổ luật dùng súng (BBC) - Tổng thống Obama kêu gọi đưa ra “những đề xuất cụ thể” để kiểm soát súng vào cuối tháng Một và nói rằng “lời nói phải dẫn tới hành động”.
  • Việt Nam hủy bỏ game 'lưỡi bò' (BBC) - Một game online phổ biến ở Việt Nam vừa bị ngừng do có nội dung 'liên quan đến vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam'.
  • BBC thay ban biên tập Newsnight (BBC) - BBC thay toàn bộ ban biên tập của chương trình thời sự truyền hình Newsnight vì kết luận điều tra nói có lỗi hệ thống.
  • Thảm trạng Sandy Hook và vấn đề giáo dục (BBC) - Chừng nào vấn đề giáo dục và môi trường xã hội, vật chất cũng như tinh thần của trẻ em chưa được đặt ra trên một tầm vóc quy mô để chấn chỉnh những hệ lụy của nó thì không có giải pháp dứt khoát để ngăn các vụ bạo động bằng súng.
  • Duy Quang: giọng hát tình ca sinh viên (BBC) - Nhớ lại giọng hát tình ca sinh viên của ca sĩ Duy Quang, con trai nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng, người vừa qua đời tại Mỹ.
  • Trung-Nhật 2012: Sóng dữ biển Hoa Đông (BaoMoi) - Trung - Nhật có lẽ đã không dự tính được dấu mốc 40 năm quan hệ song phương lại trở thành dấu mốc đầy đáng tiếc khi "cơm không lành, canh chẳng ngọt" với tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, đẩy hai bên vào thế căng thẳng, lạnh nhạt, thậm chí cận kề đối đầu.
  • Mỹ đưa vũ khí đến châu Á-TBD,đòi TQ cắt giảm hạt nhân (BaoMoi) - (Phunutoday) - Mỹ sẽ đưa vũ khí tối tân đến châu Á - TBD trong bối cảnh TQ đang căng thẳng với nhiều quốc gia láng giềng; Nhật Bản đẩy mạnh tuần tra tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư... là tin tức thời sự chính ngày 20/12.
  • Ấn Độ nhắc nhở Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, New Delhi đã lại nhắc nhở Bắc Kinh là phải tôn trọng quyền của các nước được tự do lưu thông trên vùng Biển Đông – nơi đang có 5 quốc gia tranh chấp chủ quyền là Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc.
  • Khó xảy ra chiến tranh ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc có thể sẽ tăng cường tuần tra tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư song ít có khả năng nước này sẽ sử dụng vũ lực để chiếm vùng lãnh thổ này, theo Báo cáo An ninh Trung Quốc của một tổ chức nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Nhật.
  • Ấn Độ thách thức Trung Quốc (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nằm bên cạnh Trung Quốc và đang tranh chấp chủ quyền với nước này, Ấn Độ đang đứng ngồi không yên giữa bối cảnh khu vực có nhiều bất ổn.
  • Đóng cửa trò chơi vì có “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - Ngày 19/12, Công ty Vinagames (VNG) thông báo trên trang chủ thông tin chính thức ngừng phát hành trò chơi Chinh Đồ tại Việt Nam, sau khi bị các game thủ phản đối dữ dội vì trong game này có để hình ảnh “Đường lưỡi bò”.
  • Ngừng phát hành games có bản đồ “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - Từ 19-12, Công ty CP Vinagames (VNG) được yêu cầu phải ngừng phát hành chính thức phiên bản games "Chinh Đồ”, do xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò” trong games. Hình ảnh này thể hiện vùng Biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhưng lại nằm trong "đường lưỡi bò” của Trung Quốc, đã được dư luận quốc tế lên án từ nhiều năm qua.
  • Ẩn số Shinzo Abe trước một Trung Quốc gây hấn (BaoMoi) - Theo những kết quả cập nhật trong buộc bầu cử Thủ tướng tại Nhật Bản hiện nay, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần như đã chắc chắn đánh dấu sự trở lại chính trường của mình bằng những chiến thắng thuyết phục.
  • Miền Bắc rét đậm (BaoMoi) - (Dân trí) - Không khí lạnh gây rét đậm, rét hại tại một số địa phương vùng núi; khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 15 độ C.
Bản tin tiếng Anh


  • Yili to produce milk powder in New Zealand (Washington Post) - Inner Mongolia Yili Industrial Group Co Ltd, the Chinese dairy giant, announced plans on Tuesday to produce 47,000 tons of baby milk powder annually in New Zealand after buying all of the shares of a New Zealand dairy company.
  • Fungus trade problems remain despite rules (Washington Post) - In one area of the Tibet autonomous region, marriages of convenience by couples trying to get their hands on valuable caterpillar fungus were so common that authorities introduced rules to put a stop to it.
  • Uncertainty looms amid slow recovery (Washington Post) - China will face a complicated and uncertain situation abroad next year amid expectations that the global economy will grow slowly, according to the conclusions of an annual economic meeting.
  • Booming yachting industry attracts top clubs (Washington Post) - The booming yachting industry in China is attracting attention of major European industry players who are seeking to tap the growing interest of China's wealthy for the luxury lifestyle.
  • Sparks of genius (Washington Post) - A recent science and technology exposition suggests creativity is flashing at many of China's universities.
  • Drill helps school prepare for potential attacks (Washington Post) - In an anti-violence exercise at a primary school in Jinan city, capital of East China's Shandong province, a teacher and students try to stop an intruder from entering a classroom, on Dec 18, 2012.
  • Last tomb standing in construction site relocated (Washington Post) - The last standing tomb is finally to be relocated from a construction site in Longpu village to the neighboring village of Laofen, in Taiyuan, the capital city of Shanxi province.
  • That last supper (Washington Post) - With the Mayan calendar predicting the end of times according to some prophets, we asked gourmets what their final repast would be and who they would share it with.Warm hearth, global appeal
  • Love is forever (Washington Post) - To capture an extra dose of luck, lovebirds across China and beyond rushed to tie the knot on Dec 12, 2012. Record numbers of marriages were reported.
  • Policies on HK, Macao unchanged: Xi (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Thursday stressed that the central authorities' policies on Hong Kong and Macao will not change after the transition of power.
  • China launches Turkish satellite (Washington Post) - A Turkish Earth observation satellite was successfully sent into space from Northwest China early Wednesday morning, marking the completion of this year's space launches.
  • China starts deep Antarctic expedition (Washington Post) - A Chinese expedition team prepares to depart from the Zhongshan Research Station for the Kunlun Research Station, China's deepest station in Antarctica, on Dec 16, 2012. The 24-strong team will conduct China's 12th expedition to the inland Antarctic icecap.
  • Chinese Navy ships visit Sydney (Washington Post) - Three Chinese navy ships returning home from counter-piracy operations in the Gulf of Aden have arrived in Sydney as part of a four day port visit, local media reported on Tuesday.
  • Chinese leadership vows to avoid pomp (Washington Post) - Chinese leaders must avoid pomp and circumstance, and take concrete actions to win public trust, said a statement issued Sunday.
  • Reform pledged at meeting (Washington Post) - Cutting tax and helping more rural workers settle in cities will be among the reforms pursued through steady economic growth, top policymakers said.

Việt Nam 'gần cuối bảng về độ hạnh phúc'

Người bán hàng rong đẩy xe trên phố ở Hà Nội hôm 14/9/2012
Người Việt Nam được cho là kém hạnh phúc so với hơn 100 nước khác

Một khảo sát vừa công bố của Gallup nói người Việt Nam xếp thứ 121/148 nước và lãnh thổ về độ hạnh phúc, ngang với Nga, Iran và Palestine nhưng trên Singapore, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số 10 nước đứng đầu về chỉ số hạnh phúc có hai nước trong khối ASEAN - Thái Lan và Philippines xếp thứ sáu và thứ tám.

Bảy trong số tám nước còn lại trong top 10 nằm ở Mỹ Latin với Panama, Paraquay, El Salvador, Venezuela chiếm các vị trí nhất, nhì, ba, tư.

Gallup nói họ đã hỏi 1000 người dân tại mỗi trong số 148 nước và vùng lãnh thổ được khảo sát trong năm 2011.

Các câu hỏi chính bao gồm:
  • Bạn có nghỉ ngơi thoải mái ngày hôm qua không?
  • Bạn có được đối xử một cách tôn trọng trong suốt cả ngày hôm qua không?
  • Bạn có mỉm cười và bật cười nhiều trong ngày hôm qua không?
  • Bạn có học hay làm điều gì thú vị ngày hôm qua không?
  • Thế còn các thú vui thì sao?
Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc khối G8 nằm ở các vị trí khác nhau trong bảng xếp hạng: Canada - 11, Anh -30, Hoa Kỳ - 35, Đức - 50, Pháp - 51, Nhật Bản - 59, Ý - 90 và Nga - 118.

Các nước đứng cuối bảng theo thứ tự từ đáy lên là Singapore, Armenia, Iraq, Georgia, Yemen, Serbia, Belarus, Lithuania, Madagascar và Afghanistan.

'Việt Nam là sướng'

Tin Việt Nam đứng gần cuối bảng về chỉ số hạnh phúc cũng được trang tin Bấm VnExpress của Việt Nam đưa lại với tít 'Người Việt ít hạnh phúc'.

Còn một nhà báo tại Sài Gòn bình luận trên mạng xã hội: "Tin hay không thì tùy nhưng theo kết quả khảo sát vừa công bố của Viện Gallup, dân Việt hài lòng với cuộc sống hơn dân Singapore nhưng bất hạnh hơn dân Lào, Cam bốt và tất cả các nước ASEAN còn lại."

Trong khi đó một số độc giả của Bấm BBC trên Facebook, hầu hết là những người trẻ tuổi, cũng có những bình luận của riêng mình.
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Nguyen Thanh Hung trên Facebook của BBC Tiếng Việt

"Ngày hôm qua là ngày tồi tệ của mình, hỏi hôm khác thì hầu hết là mình cười và hạnh phúc" - đó là lời của Nguyễn Thùy Linh.

William Truong viết: "Người Việt Nam ít khi nào thú nhận điều không tốt về họ, hoặc trả lời đại cho qua - chẳng trách cái Viện Gallup này nhầm lẫn."

Nguyen Thanh Hung nhận xét: "Có đi nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu, ở Việt Nam tâm lý hưởng thụ còn nặng.

"Các bạn đang quen sáng ăn bún phở, trưa cơm văn phòng, chiều bia bọt, tối cà phê?

"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."

Hồi giữa năm nay Bấm báo chí Việt Nam dẫn một khảo sát khác nói người Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về hạnh phúc, chỉ sau Costa Rica.

Một số độc giả BBC cũng chỉ ra điều này và Trần Hùng bình luận: "Hạnh phúc là đúng rồi, sáng làm, chiều cà phê, tối nhậu, zô zô thế sao không vui, bia tiêu thụ nhiều mà không hạnh phúc sao được?"

'Con đường nguy hiểm'

Hãng tin AP của Hoa Kỳ dẫn lời một số chuyên gia nói rằng sự thịnh hành của chỉ số hạnh phúc có thể là "con đường nguy hiểm vốn có thể cho phép các chính phủ dùng cảm nhận tích cực của công chúng như cái cớ để phớt lờ các vấn đề".

Một số người trả lời phỏng vấn AP nói lý do các nước ở khu vực này lọt vào top 10 có thể do tính cách lạc quan của họ chứ không nhất thiết phản ánh mức sống hay tình trạng kinh tế.
"Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề."
Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay

"Phản ứng tức thời của tôi là điều này [độ lạc quan] bị ảnh hưởng bởi thiên lệch văn hóa" - đó là nhận xét của Eduardo Lora, người từng nghiên cứu thước đo thống kê về hạnh phúc khi còn là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.

Ông Lora cũng nói: "Các tài liệu thống kê cho thấy một số nền văn hóa thường phản ứng trước bất kỳ dạng câu hỏi nào theo cách tích cực hơn."

AP cũng hỏi người dân tại Panama, Paraguay, hai nước đầu bảng và Singapore, đứng cuối bảng.

Công nhân xây dựng Carlos Martinez nói ông không vui vì tội phạm gia tăng nhưng hạnh phúc về gia đình:

"Nhìn chung tôi hạnh phúc vì đây là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, một đất nước có vai trò quan trọng trên thế giới.

"Chúng tôi là người Caribbe, chúng tôi thích ăn mừng, ăn ngon và sống càng lành mạnh càng tốt. Ở đây có nhiều cơ hội, chỉ cần phải hy sinh hơn một chút thôi."

Còn Richard Low, một doanh gia ở Singapore nói: "Chúng tôi làm như chó mà được trả lương chết đói. Gần như chẳng có thời gian để đi nghỉ hay nghỉ ngơi nói chung vì người ta luôn phải lên kế hoạch - khi nào thì thời hạn chót hay cuộc gặp tiếp theo sẽ đến."

Trong khi đó Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay nói: "Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề.

"Chúng ta phải tự cười chính bản thân thôi."
(BBC)

Mang ơn Trung Quốc đến bao giờ?

Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách? (RFA)

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok – 2012-12-20
Dư luận trong nước tiếp tục có những ý kiến xoay quanh bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh, đại tá phó giáo sư- tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia, Bộ Quốc Phòng vào ngày 19 tháng 12 vừa qua ở Hà Nội.
Photo by Lê Quang Nhật -Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ. Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (đã bị gỡ xuống).
Gia Minh ghi nhận một số nhận định về các vấn đề mà ông Trần Đăng Thanh nêu ra.
Chuyện ơn nghĩa
Bài nói chuyện dài 24 trang khổ giấy A4 được chú ý đến mấy ý chính. Thứ nhất là Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông vì nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào cũng như tầm quan trọng của vùng biển này.
Đối với chuyện ân nghĩa đối với Trung Quốc, thì nhiều ý kiến lâu nay đều cho rằng tất cả đã được giải quyết sòng phẳng chứ không phải dây dưa mãi như yêu cầu của ông đại tá Trần Đăng Thanh đưa ra.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến năm 1987, nói rõ về chuyện Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam cũng như chuyện ‘ân oán’ sòng phẳng ra sao:
Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với TQ về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng TQ từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông ?
Bài nói chuyện của Ô.Trần Đăng Thanh
…Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông ?
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của Trung Quốc chứ không phải chỉ đơn thuần ‘vô tư’ giúp Việt Nam đâu. Cho nên cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ của chúng tôi, khi lợi ích của Trung Quốc không còn ‘sợ’ Mỹ nữa mà liên kết với Mỹ thì thái độ đối với Việt Nam của Trung Quốc không còn ‘hữu ái’, không còn thân thiện nữa đâu bởi vì họ làm ăn với Mỹ trên lưng của chúng tôi rồi. Từ khi Trung Quốc trở mặt đánh chúng tôi rồi, tôi cho rằng không còn ơn nghĩa gì nữa. Ơn nghĩa gì mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi thì còn ân nghĩa gì nữa! Bây giờ anh còn nợ máu với chúng tôi.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng đưa ra trình bày về việc Trung Quốc và Liên xô thuộc khối xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam trong cuộc chiến ý thức hệ trước đây và sự có lợi cho các bên thế nào:
Đúng là trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì Trung Quốc và Liên xô là hai nước trong khối đồng minh xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa rất nhiều trong cuộc chiến tranh này. Vấn đề có mang ơn hay không, chúng ta phải phân tích trong toàn diện cuộc chiến tranh ý thức hệ từ sau năm 1945.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. Nguồn báo chí TQ
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. Nguồn báo chí TQ
Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã viện trợ sức người, sức của cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông.
Ơn nghĩa gì mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi thì còn ân nghĩa gì nữa! Bây giờ anh còn nợ máu với chúng tôi
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Vấn đề này trong thời đại cuộc chiến tranh lạnh, hay nói cách khác là cuộc chiến tranh ý thức hệ, chúng ta thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học giải mã xem cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh gì. Tôi thấy rằng cuộc chiến tranh này là cuộc nội chiến được quốc tế hóa; do đó việc Trung Quốc hay Liên xô viện trợ để chống Mỹ, chẳng qua để tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ cho ý thức hệ.
Nhìn lại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Bắc Kinh tháng hai năm 1979, chúng ta thấy có nên mang ơn hay không? Việc ơn nghĩa, chúng ta rất sòng phẳng, nhưng đối với tập đoàn phản động Bắc Kinh và cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía bắc ( tháng 2 năm 1979), và dùng bọn phản động Pon pot- Ieng Sary tạo ra một gọng kềm ở biên giới phía Tây- Nam tiến hành cuộc chiến tranh
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc.
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc. AFP
diệt chủng không những đối với nhân dân Kampuchia và còn đối với nhân dân Việt Nam, thì thử hỏi có cần phải mang ơn Bắc Kinh hay không?!
Trung Quốc đã viện trợ…nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông
Ô. Đinh Kim Phúc
Phân định rõ bạn thù
Trong thời kỳ chiến tranh trước đây, cũng như sau này nhiều người Việt Nam được cử sang học tập tại Trung Quốc theo diện chính sách như kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tuy nhiên đến nay bà này cho biết cần phải thấy rõ bản chất của sự việc nhằm rạch ròi nghĩa ơn và việc lợi dụng sự giúp đỡ để hòng đạt được những mưu đồ khác:
Có người nói rằng; tình bằng hữu truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực sự chuyện đó đã gieo vào lòng nhiều người. Có lúc chúng tôi cũng đã nghĩ như vậy, tin như vậy. Việc chúng tôi hiểu ra được ‘không phải vậy đã là khó. Những người mà quyền lợi gắn liền với chuyện đó thì họ thấy nghe ra vô lý. Cho nên những người có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu, nghe ngóng thì ‘giác ngộ’ nhiều hơn; nhưng có những người cứ chịu ‘mũ ni che tai’, và nghe theo câu mà đến bây giờ, ngày hôm nay vẫn có người phân tích ‘người Mỹ là kẻ thù hay người Trung Quốc là kẻ thù’. Chuyện đó thật tế nhị!
Giờ phút này những người lên tiếng chống đối TQ kiên định nhất như TT. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên ĐS-Việt Nam tại TQ, hay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên TLS-VN tại TQ. Điều đó không phải không có lý do đâu, vì họ quá hiểu, quá nắm chắc bản chất của người TQ.
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Tại sao tôi là người từng học ở Trung Quốc- nếu phải mang ơn, tôi phải mang ơn rất nhiều; nhưng mà tôi hiểu ra: họ đã nuôi chúng tôi, đã cho chúng tôi ăn học và đã cố tình ve vãn, lôi kéo chúng tôi ra sao; chúng tôi là người hiểu hơn ai hết. Tại sao trên đất nước Việt Nam vào giờ phút này những người lên tiếng chống đối Trung Quốc kiên định nhất như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, hay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc. Điều đó không phải không có lý do đâu, vì họ quá hiểu, quá nắm chắc bản chất của người Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho biết phải căn cứ vào thực tế để định rõ kẻ ai là thù và ai là bạn, chứ không thể nói như ông đại tá Trần Đăng Thanh rằng Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam:
Hiện nay không có biểu hiện Mỹ lại xâm chiếm hay nô dịch chúng tôi; nhưng hiện nay biểu hiện xâm lấn và nô dịch chúng tôi là từ Trung Quốc. Thì người ta phải xem xét sự việc thực tế để định ai là thù ai là bạn chứ.
Lòng Dân hay ý Đảng?
Một điểm kết của bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh là người dân phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính phủ Hà Nội. Các trường đại học không được để sinh viên tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà ông này cho là bất hợp pháp.

Theo dòng thời sự:

Sự nghiệp nữ tổng thống Nam Hàn đầu tiên


Bà Park Geun-hye thuộc đảng Saenuri, tức Đảng Tiền tuyến, sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn, quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng giới cao nhất trong thế giới phát triển.

Bà Park, 60 tuổi, là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee.

Ở tuổi 22, bà đã được đưa vào hoạt động chính trị và trở thành đệ nhất tiểu thư Nam Hàn khi thân mẫu bà bị chết hồi năm 1974 trong vụ ám sát do Bắc Hàn thực hiện, nhắm vào ông Park Chung-hee.

Trong vòng năm năm, bà đã đón tiếp các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tại Tòa nhà Lam, tư dinh tổng thống Nam Hàn.

Cha bà, người lên nắm quyền trong cuộc đảo chính quân sự hồi 1961, đã lãnh đạo đất nước cho tới khi bị chính giám đốc tình báo của mình ám sát chết năm 1979.

Một số người nói sự liên hệ giữa bà với người cha, và những gì bà đã trải qua khi làm đệ nhất tiểu thư, đã giúp bà vượt qua được một số những thiên kiến trong một phần các cử tri nam.

Tuy nhiên, trong khi được ghi nhận là có công thúc đẩy nền kinh tế của Nam Hàn thì ông Park cũng đã bị cáo buộc là đã tàn nhẫn đè nát phe bất đồng chính kiến và trì hoãn phát triển dân chủ.

Di sản gia đình của Park Geun-hye đã làm lu mờ sự nghiệp chính trị của bà. Vào tháng Chín, bà đã xin lỗi công khai về các vi phạm nhân quyền diễn ra dưới thời cha bà cầm quyền.

Nam Hàn phản ứng mạnh khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn mới đây.

Tuy nhiên, bà cũng nói cuộc đảo chính năm 1961 là cần thiết.

Thận trọng về bán đảo Triều Tiên

Park Geun-hye lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Nam Hàn hồi năm 1998.

Bà đã tìm cách tranh ghế tổng thống hồi năm 2007, nhưng đảng của bà thay vì chọn bà đã đề cử ông Lee Myung-bak, người sau đó đã giành chiến thắng.

Bà có bằng kỹ sư từ Đại học Sogang ở Seoul và bằng danh dự ngành văn chương từ Đại học Moonward của Đài Loan.

Bà chưa lập gia đình, điều khiến bà trở thành đối tượng được bình luận trong xã hội bảo thủ của Nam Hàn.

Nam Hàn đã trải qua thời kỳ độc tài quân sự Park Chung-hee (trái), người là cha bà Park Geun-Hye

Nhiều người hy vọng việc một phụ nữ giữ vị trí tổng thống sẽ giúp phá vỡ thói gia trưởng của xã hội Nam Hàn vốn nặng văn hóa Khổng giáo, các nhà phân tích nói.

Trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, bà Park cam kết ưu tiên "hòa giải dân tộc", và cải thiện "dân chủ kinh tế" và phúc lợi xã hội.

Bà cũng cam kết tái phân bố của cải, cải tổ các tập đoàn kinh tế lớn nhất đất nước và tăng quan hệ với Bắc Hàn.

Nhưng bà cũng được cho là thận trọng hơn trong mọi vấn đề so với ứng viên mà bà vừa đánh bại, ông Moon Jae-in.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bà sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, là chính sách được áp dụng trong nhiệm kỳ năm năm của Tổng thống Lee.
(BBC)

Chaebol - Khổng lồ già nua?

Hai ứng viên tổng thống: Bà Park Geun-hye và ông Moon Jae-in

Các tập đoàn khổng lồ được điều hành bởi các gia đình quyền lực của Nam Hàn là mục tiêu phổ biến trong thời điểm tranh cử - "chỉ trích Chaebol" là một chiến lược chính trị cũ kĩ lâu nay. Tuy nhiên với xu hướng ngày càng đi lên của khoảng cách giàu nghèo, vật giá tăng nhanh đã đưa lời kêu gọi cải cách vào tâm điểm của cuộc tranh cử năm nay với cả hai cánh tả, hữu trong chính phủ.

Park Geun-hye là ứng cử viên từ đảng theo đường lối bảo thủ Saenuri, là con gái của người đàn ông có công xây dựng nền kinh tế chuyên về xuất khẩu của Nam Hàn (đồng thời cũng là người bị lên án vì sự đàn áp những nhà hoạt động dân chủ). Cũng như phe đối lập, bà cũng đặt "kinh tế dân chủ" vào trọng tâm cuộc vận động tranh cử của mình.

"Chúng ta đã không dành cho sự công bằng đủ quan tâm", bà nói với báo chí tháng trước. "Những tập đoàn lớn có thể đầu tư và tạo việc làm, nhưng họ cũng có những mặt tiêu cực - họ tập trung vào công việc kinh doanh giữa những nhóm nhỏ của riêng mình, họ lấy đi công nghệ từ các công ty nhỏ và thao túng giá cả."

Củng cố hình ảnh

Samsung
Nhân viên Samsung đi làm từ thiện

Những tập đoàn lớn của Nam Hàn - những cái tên phổ biến như Samsung, Hyundai và LG đóng góp vào khoảng một nửa tống sản phẩm quốc nội của nước này.

Những tập đoàn này được cho là đầu tàu cho sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Nam Hàn.

Tuy nhiên cách kinh doanh của các tập đoàn này bị chỉ trích vì góp phần đẩy các công ty vừa và nhỏ vào đường cùng, khiến nhiều việc làm cũng bị mất đi.

Điều này làm hình ảnh của các Chaebol bị ảnh hưởng tại quê nhà, mặc dù xuất hiện sáng loáng ở nước ngoài.

Won Gi Joon đang điều hành một quỹ từ thiện để vận động các công ty đóng góp một phần lợi nhuận kinh doanh trở lại xã hội.

Ông nói rằng các công ty lớn đang ngày càng ý thức rõ hơn nhu cầu cần thay đổi để bảo vệ hình ảnh.

"Chúng ta đang ở trong một thời điểm mà, dù muốn hay không, các công ty lớn sẽ phải chi nhiều hơn để củng cố hình ảnh của mình," ông nói với BBC. "Nếu không làm được điều đó, tôi nghĩ rằng sẽ khó để họ kinh doanh và tồn tại ở Nam Hàn, bởi lẽ xã hội tại đây đã trưởng thành hơn rất nhiều."

Kinh tế dân chủ

"Dân chủ chính trị tại Nam Hàn đã dẫn đến nhu cầu dân chủ đối với xã hội và kinh tế"
Moon Jae-in, ứng viên tổng thống Nam Hàn

Khoảng cách giàu nghèo tại Nam Hàn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Ngày hôm nay, tầng lớp giàu có nhất trong xã hội giàu hơn khoảng 5,7 lần so với tầng lớp nghèo nhất; cao hơn 5,38 lần so với năm 2006.

Một ứng cử viên tổng thống (đã bị loại) đã từng gọi Nam Hàn là đất nước với hai phiến bản: một Nam Hàn với tăng trưởng và cơ hội, còn một Nam Hàn thì không.

Tổ chức của Gi Joon đã giúp thiết lập sự liên kết hiếm hoi giữa hai bên, tạo cơ hội cho các tập đoàn lớn đóng góp than cho các hộ gia đình nghèo để sống qua mùa đông. Tại một đất nước công nghệ cao, nền kinh tế lớn của khối G20 này, không phải ai cũng có nhà với hệ thống sưởi.

Điều thúc đẩy thay đổi lần này, theo ý kiến của nhiều người, đó là sự trưởng thành và tập trung hơn của chính trường Nam Hàn.

"Dân chủ chính trị tại Nam Hàn đã dẫn đến nhu cầu dân chủ đối với xã hội và kinh tế," ông Moon Jae-in, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Thống nhất nói.

Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta lúc này, đó là xây dựng một "Nhà nước phúc lợi". Đây là điều mà chúng ta không thể làm cách đây 10 năm, bởi nói ra thì có lẽ họ đã cho chúng ta là "những kẻ cánh tả". Tuy nhiên với sự thống nhất chính trị hiện nay, chúng ta có đủ các điều kiện để tiến đến một nhà nước phúc lợi."

'Tự tiết chế'

Samsung
Samsung là một trong những Chaebol hàng đầu của Nam Hàn

Kim Sung-joo là người được sinh ra, và sau đó bị cách ly từ một trong những gia đình quyền lực nhất Nam Hàn.

Giờ đây, ở vị trí lãnh đạo của một trong những doanh nghiệp hàng đầu Nam Hàn, bà tự miêu tả mình là một "Chaebol cánh tả" - người ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Những gã khổng lồ già nua của nền kinh tế Nam Hàn cần phải cải cách nhanh hơn, bà nói - nếu không muốn bị ép phải thay đổi.

"Tôi hy vọng là lần này các gia đình Chaebol có thể tỉnh giấc trước chính phủ," bà nói với BBC. "Tôi hy vọng họ sẽ ý thức được là những Chaebol không đến từ đời cụ nội mình, mà từ công sức và giọt mồ hôi của những người lao động."

"Họ phải học cách tự tiết chế. Ví dụ như Bill Gates, người đóng góp những khoản tiền khổng lồ cho xã hội. Tất cả những đồng tiền chúng ta có, thực ra không thuộc về chúng ta - chúng ta chỉ là những người canh giữ. Và tôi tin rằng thế hệ trẻ của những gia đình Chaebol này có thể hiểu được điều đó."

Những chính sách cải cách đang được nhắc đến bởi các ứng viên bao gồm giới hạn của sở hữu chéo, các đầu tư có liên quan cũng như giới hạn loại ngành công nghiệp mà các nhóm đầu tư lớn có thể tham gia.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế xuất khẩu của Nam Hàn đang phải chứng kiến nhiều quan ngại về tăng trưởng, có vẻ như sự quyết tâm cải cách của phe bảo thủ đang dịu đi.

Việc cải cách các tập đoàn lớn và điều phối giàu nghèo có thể là điều cấp bách đối với cả hai đảng, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn mà suy thoái kinh tế thế giới đang gây ra, điều mà nhiều người đi bầu quan tâm nhất, lại quay trở lại là tăng trưởng.

Dù sao đi nữa, suy thoái kinh tế sẽ không giúp ích cho ai, cả người giàu lẫn nghèo.

Tuy nhiên tại một đất nước phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp để có được một nửa sự tăng trưởng hiện tại, suy thoái kinh tế chỉ khiến cho thực trạng này dấn sâu hơn.

Giống như một nhà bình luận đã nói gần đây, người ta không lo lắng về độc quyền chính trị nữa, mà chỉ lo về độc quyền kinh tế.
Lucy Williamson
(BBC), Seoul

Quan chức an ninh ngoại giao Mỹ từ nhiệm

Đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens bị thiệt mạng ở Benghazi hồi 11/9/2012

Một quan chức ngành an ninh Hoa Kỳ từ nhiệm và ba người khác bị đình chỉ sau khi bản báo cáo đầy đủ về vụ tấn công tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Benghazi được công bố.

Trưởng đội an ninh ngoại giao Eric Boswell đã từ nhiệm và ba quan chức không được nêu tên khác bị cho tạm ngưng việc.

Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya, ông Christopher Stevens và ba quan chức khác bị thiệt mạng trong cuộc tấn công ngày 11/9/2012.

Bản báo cáo nội bộ viết, lý do dẫn tới thương vong là do an ninh “cực kỳ lỏng lẻo”.

Tuy nhiên, báo cáo cũng không nói rõ có cá nhân nào phải chịu kỷ luật vì chuyện này.

“Ủy ban Truy cứu Trách nhiệm nhìn nhận những đóng góp của bốn nhân quan chức trên, ba trong số họ thuộc Phòng An ninh Ngoại giao, và một người thuộc Phòng châu Á sự vụ,” người phát ngôn Victoria Nuland nói.

“Ngoại trưởng chấp thuận đơn xin từ chức của ông Eric Boswell... Ba quan chức còn lại đã nhận quyết định đình chỉ công việc.”

Truyền thông Hoa Kỳ nêu tên một trong những người phò tá ông Boswell, Charlene Lamb, và Raymond Maxwell, phó trợ lý khu vực Maghreb, trong số quan chức bị đình chỉ.

Ông Christopher Stevens tử vong do hít phải khói do bị kẹt lại một mình trong tòa nhà đang cháy, sau khi một nhóm người có vũ trang càn quét tòa công sứ.

'Gần như không thể'

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton yêu cầu cung cấp tài chính nhằm tăng cường an ninh

Báo cáo của Ủy ban kết luận có sự “thiếu minh bạch, phản ứng chậm và thiếu chỉ đạo” ở một số quan chức cao cấp.

Nhưng bản báo cáo cũng ghi “không có nguyên do” cho thấy bất kỳ cá nhân cụ thể nào “chỉ đạo sai hoặc cố tình bỏ qua” trách nhiệm của mình.

Ủy ban Truy cứu Trách nhiệm cho rằng, không có tình báo “trực tiếp, cụ thể” trong vụ tấn công và đe dọa tòa công sứ ngày 11/9/2012 .

Cuộc điều tra kết luận, nhân sự của Hoa Kỳ “làm việc bằng lòng dũng cảm và tinh thần sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để bảo vệ đồng nghiệp trong tình huống gần như không thể”.

Nhưng nhiệm vụ ở Benghazi bị cản trở do thiếu nguồn lực.

An toàn của tòa lãnh sự phụ thuộc vào lực lượng vũ trang, nhưng họ lại là những người lính địa phương có “kỹ năng nghèo nàn”, và nhóm bảo vệ được thuê thì “không được dùng đúng chỗ”, báo cáo viết.

Trong một lá thư gửi Quốc hội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói bà chấp thuận toàn bộ 29 đề nghị mà bản báo cáo đưa ra.

Bà cũng vạch ra một số bước mà bộ ngoại giao Mỹ cần thực hiện, trong đó có việc đưa thủy quân lục chiến tới các tòa lãnh sự ở nước ngoài và cảnh báo trước cho các quan chức chính phủ về những chức vụ “nguy hiểm cao”.

Thêm vào đó, bà nói chính phủ cũng yêu cầu quốc hội cung cấp thêm tài chính nhằm tăng cường an ninh.
(BBC)

Gần 1.000 thành viên một giáo phái bị bắt giữ tại Trung Quốc

Lính Trung Quốc phá vỡ các quả phao mà giáo phái Thượng đế toàn năng xây dựng để đối phó với trận đại hồng thủy (REUTERS)
Lính Trung Quốc phá vỡ các quả phao mà giáo phái Thượng đế toàn năng xây dựng để đối phó với trận đại hồng thủy (REUTERS)
Theo tờ Tân Kinh báo xuất bản tại Bắc Kinh hôm nay 20/12/2012, gần một ngàn tín đồ của giáo phái « Thượng đế toàn năng », một giáo phái Thiên chúa giáo đã tiên đoán nhiều tai họa sẽ diễn ra vào ngày tận thế theo lịch của người Maya ngày 21/12, đã bị bắt tại nhiều tỉnh của Trung Quốc.
Ngoài 400 người đã bị bắt tại tỉnh Thanh Hải hôm thứ Ba 18/12, có 357 thành viên khác của giáo phái trên « là đối tượng bị điều tra và đã bị trừng phạt » tại Quý Châu, một tỉnh nghèo ở miền tây nam.
Cũng theo Tân Kinh báo, thì 37 tín đồ cũng đã bị bắt ở thành phố Phật Sơn gần Quảng Đông, trong đó có 27 người bị tống giam; và mấy chục thành viên khác bị câu lưu ở thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô, trong số đó 11 người vẫn đang bị giam giữ. Nhiều vụ bắt bớ khác cũng diễn ra ở Nội Mông, Giang Tây, Phúc Kiến và Tân Cương.
Tân Kinh báo cho biết thêm, Thượng đế toàn năng được thành lập vào đầu thập niên 90 ở Hà Nam, bị xếp vào danh sách các giáo phái cấm hoạt động từ năm 1995, và người sáng lập là Triệu Vệ Sơn (Zhao Weishan) đã bỏ trốn sang Mỹ.
Hôm thứ Hai 17/12, tờ Global Times nói rằng giáo phái này đã kêu gọi các thành viên lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc – bị gọi là « đại xích long » – và đảm bảo rằng một kỷ nguyên mới sắp đến với một Thượng đế là nữ giới. Theo thông điệp của giáo phái được Global Times trích dẫn, thì « Một đại nhãn đã xuất hiện ở Mặt Trời ngày 09/12 tại Bắc Kinh, và nữ Thượng đế đã hiện hình. Những trận đại hồng thủy và địa chấn sẽ xảy ra ở khắp nơi trên thế giới ».
Còn theo kênh truyền hình nhà nước CCTV, thì từ đầu tháng 12, Thượng đế toàn năng đã tổ chức các cuộc hội họp công khai, phân phát truyền đơn và dán áp-phích tại hai thành phố ở Thanh Hải.
Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn thẳng tay đàn áp tất cả các tổ chức nào dám thách thức chế độ. Vào cuối thập niên 90, phong trào Pháp luân công có nhiều triệu tín đồ đã bị cấm hoạt động, và các thành viên bị trấn áp sau khi đã biểu tình trong im lặng quanh Trung Nam Hải.
Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc thường đàn áp các phong trào tôn giáo mưu toan lật đổ chế độ, và có khi các phong trào này cũng thành công. Hồi thế kỷ 19, cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc chống lại triều đình Mãn Thanh, do Hồng Tú Toàn (Hong Xiuquan), một người tự xưng là em trai của Chúa Giêsu lãnh đạo, đã từng chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn ở miền nam Trung Quốc.

Tham vọng khu vực của Trung Quốc : Động lực kết nối Ấn Độ và Đông Nam Á ?

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - India tại New Delhi 20-22/12/2012 (REUTERS)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – India tại New Delhi 20-22/12/2012 (REUTERS)
Kể từ hôm nay, 20/12/2012, và liên tiếp trong hai ngày, tại New Delhi, Ấn Độ và ASEAN ​​sẽ long trọng kỷ niệm 20 năm hợp tác. Tuy nhiên, Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai bên lần này không chỉ là để ca ngợi quá khứ, mà còn nhằm vẽ ra một lộ trình tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế song phương trong tương lai.
Theo giới phân tích, tham vọng khống chế toàn khu vực của Trung Quốc trong những năm gần đây, chính là chất xúc tác thúc đẩy tiến trình xích lại gần nhau hơn giữa cường quốc Nam Á và 10 nước Đông Nam Á.
Khi đến New Delhi vào hôm nay để họp mặt với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, chắc chắn là các nhân vật như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Cabauatan Binay hay Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Indonesia Yudhoyono… đều có chung trong đầu nỗi quan ngại trước tình hình căng thẳng ngày càng tăng ngoài Biển Đông sau một loạt hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á rất muốn Ấn Độ, dẫu sao cũng là một cường quốc nặng ký, đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực, giúp họ bớt lệ thuộc vào ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Theo Bhaskar Roy, một chuyên gia phân tích chiến lược tại New Delhi thuộc nhóm nghiên cứu SAAG (Phân tích Nam Á), ASEAN muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn đang thống trị khu vực cả về chính trị lẫn kinh tế. Đối với nhà nghiên cứu này : « ‘Bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ’ là một điều không ổn, nhất là với thái độ hống hách mà Trung Quốc đang bộc lộ. Do đó, rõ ràng là (ASEAN) đang thăm dò nhiều hướng thoát ». Ấn Độ chính là một trong những hướng này.
Một chuyên gia khác, Tiến sĩ Subhash Kapila, cũng thuộc nhóm SAAG giải thích : « Ảnh hưởng Trung Quốc đang tỏa rộng trong khu vực Đông Nam Á tạo ra các mối quan ngại về an ninh sau những biểu hiện đe dọa ngày càng nhiều đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm các thế lực đối kháng và các nước đối trọng trong khu vực để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Quả đúng là Hoa Kỳ đã xoay trục chiến lược qua khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng họ cảm thấy chưa đủ sức tại Đông Nam Á vì các cam kết quân sự bị trải rộng ra những nơi khác. Các nước Đông Nam Á ngày càng xem Ấn Độ như là một ‘thế lực đối trọng khu vực’ tại châu Á. »
Nước ASEAN hăng hái nhất trong việc liên kết với Ấn Độ lẽ dĩ nhiên là Philippines. Trong bài trả lời phỏng vấn được nhật báo Ấn Độ Times of India đăng tải vào hôm qua trước lúc ông lên đường qua tham gia Hội nghị Thượng đỉnh tại Ấn Độ, Phó Tổng thống Philippines, Jejomar Cabauatan Binay, đã hoan nghênh phát biểu mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, theo đó lực lượng của ông sẵn sàng triển khai tại Biển Đông khi cần thiết.
Thái độ hoan nghênh được Manila công khai biểu lộ có lẽ cũng là hy vọng của Việt Nam, nước hiện đang hợp tác với Ấn Độ trong lãnh vực dầu khí cũng như là quốc phòng. Nhiều nguồn tin trùng hợp đã nhắc đến việc phía Việt Nam muốn mua tên lửa Brahmos hiện đại của Ấn Độ, và muốn New Delhi đẩy mạnh việc huấn luyện lực lượng tàu ngầm cho Việt Nam.
Nhận định chung của giới quan sát là nguyện vọng của phía ASEAN được Ấn Độ tiếp nhận môt cách tích cực trong bối cảnh New Delhi rất muốn thúc đẩy chính sách Hướng Đông của mình để tìm vị trí tương xứng tại một vùng đang phát triển, nhưng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc. Riêng về mặt thương mại chẳng hạn, trao đổi ASEAN – Trung Quốc vào năm ngoái lên đến 363 tỷ đô la, cao hơn gấp 4 lần trị giá mậu dịch Ấn Độ – ASEAN.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là ‘nạn nhân’ của tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, không chỉ tại Biển Đông với việc tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ làm ăn với Việt Nam bị Trung Quốc hù dọa, hay tàu hải quân Ấn Độ bị sách nhiễu khi đi lại trong vùng, mà cả tại Ấn Độ Dương, vùng ảnh hưởng truyền thống của New Delhi.
New Delhi còn bị Bắc Kinh « chơi trội » khi hai vùng đất mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền bị biến thành lãnh thổ 100% Trung Quốc trong bản đồ in trên hộ chiếu mới được Bắc Kinh cho lưu hành.
Trong một chừng mực nào đó, có thể nói là chính tham vọng khu vực của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy khối Đông Nam Á tìm đối trọng nơi cường quốc Nam Á, trong lúc Ấn Độ thì tăng tốc độ « Hướng Đông ».

Các blogger Việt Nam được vinh danh vì dấn thân cho nhân quyền

 
Ông Brad Adams, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett
Năm blogger Việt Nam có tên trong danh sách 41 cá nhân xuất sắc đến từ 19 quốc gia, được trao Giải Hellman/Hammett hôm nay, một giải thưởng cao quý để vinh danh lòng can đảm và tính bất khuất những người cầm bút trước áp lực của các vụ đàn áp chính trị.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết các blogger được nhận Giải năm nay gồm có Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú.
Ông Brad Adams, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, nói: “Như tất cả những người Việt Nam khác tìm cách thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger phải chịu áp lực ngày càng tăng của các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.”
Ông Adams nói tiếp: “Bằng cách vinh danh 5 nhân vật dũng cảm này, những người đã chịu đựng nhiều gian khổ và đối mặt với những nguy cơ vẫn đang đe dọa các quyền cơ bản của họ, chúng tôi lấy làm vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản, không cho tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.”
Human Rights Watch nói những người Việt được trao Giải Hellman/Hammett năm nay phản ánh tính đa dạng của các thành phần trong xã hội Việt Nam mà những tiếng nói phê bình và quan tâm bị chính quyền Việt Nam tìm cách dập tắt, như nhà vận động cho tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh, nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng, tức là blogger Phan Kiến Quốc, nhà báo tự do Vũ Quốc Tú, bút danh Uyên Vũ, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà phê bình chính xã hội trẻ, cô Huỳnh Thục Vy. Tất cả 5 người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, những người lên tiếng đặt nghi vấn về các chính sách của nhà nước, phơi bày tệ nạn tham nhũng trong hệ thống chính quyền, hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ để thay thế chế độ cai trị độc đảng.
Trong số những người Việt Nam được trao Giải Hellman/Hammett năm nay, có ông Huỳnh Ngọc Tuấn, và con gái của ông. Ông Tuấn, một nhà văn, và con gái, cô Huỳnh Thục Vy, một blogger trẻ nổi tiếng, đã viết nhiều bài viết phơi bày bất công xã hội, đề cao nhân quyền, dân chủ và cổ vũ hệ thống đa đảng, một xã hội pháp quyền, đồng thời ủng hộ các nhà hoạt động đang bị cầm tù.
Hôm 16 tháng 12 vừa rồi, cảnh sát tại phi trường Tân Sơn Nhất đã tịch thu hộ chiếu và cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu, em trai cô Huỳnh Thục Vy, đáp máy bay sang Hoa Kỳ để thay mặt cha và chị, nhận Giải Hellman/Hammett.
Trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ mới đây, Đại diện cao cấp của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả, ông Shawn Crispin đề cập tới môi trường hoạt động của các blogger và nhà báo ở Việt Nam. Ông nói có một số đề tài cấm kỵ mà các nhà báo và giới blogger biết sẽ phải nhận lấy hậu quả, nếu dám vượt qua điều mà ông gọi là “giới hạn đỏ”. Ông Shawn Crispin nói:
“ Nếu lần theo đường dây tham nhũng lên tới tận các cấp lãnh đạo cao hơn, chẳng hạn nếu viết một bài báo chỉ trích các giao dịch làm ăn của ái nữ Thủ Tướng Việt Nam chẳng hạn, đó là loại đề tài mà ngay cả các ký giả nước ngoài cũng biết là lĩnh vực cấm. Ngay cả những người biết chuyện cũng cố tránh, không muốn phơi bày, trong khi câu chuyện lại rất đáng bị phơi bày ra trước ánh sáng.”
Giải thưởng Hellman/Hammett là một giải thưởng thường niên được trao cho giới cầm bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc các hành vi vi phạm nhân quyền. Phần thưởng bằng tiền mặt lên tới 10.000 đôla một người, là nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm bất đồng với chính phủ của họ, hay vì đã chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hay viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Nguồn: HRW- VOA Interview with CPJ Senior Representative

VN: 1 trong những nước mua võ khí của Nga nhiều nhất

Việt Nam và Mỹ

Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 13/8/2011.
 Nguyễn Hưng Quốc  -19.12.2012 - VOA
Trên nguyên tắc, có lẽ không có nước nào hân hoan chào đón chính sách trở lại châu Á của Mỹ cho bằng Việt Nam.

Hân hoan vì đó là điều Việt Nam cần nhất hiện nay. Để đương đầu với âm mưu bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam cần nhất ba điều kiện: một là lòng dân, hai là tiềm lực quân sự và ba là đồng minh. Chính quyền Việt Nam đã hy sinh điều kiện thứ nhất vì không dám chấp nhận rủi ro dẫn đến xu hướng dân chủ hoá và cũng không dám chống lại các sức ép từ phía Trung Quốc. Việt Nam chỉ cố gắng tập trung vào điều kiện thứ hai, nhưng do ngân sách giới hạn, các thứ vũ khí Việt Nam có thể mua sắm được chỉ là một phần rất khiêm tốn so với Trung Quốc; hơn nữa, do nhiều ràng buộc từ Mỹ, Việt Nam cũng không thể mua sắm được những trang thiết bị hiện đại nhất mà họ đang cần. Bởi vậy, điều kiện thứ ba trở thành thiết yếu. Trong mấy năm qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm đồng minh, từ các quốc gia trong khối Đông Nam Á đến Nga, Ấn Độ và Úc. Tuy nhiên, rõ ràng không có quốc gia nào trong số đó thực sự là đối thủ của Trung Quốc. Và cũng không có nước nào vì Việt Nam sẵn sàng chấp nhận đối đầu với Trung Quốc trừ phi họ nhận được sự đồng ý và hỗ trợ từ một nước thứ ba: Mỹ. Do đó, có thể nói, với Việt Nam, đồng minh duy nhất có thể giúp đỡ trên thế trận với Trung Quốc chính là Mỹ. Không có nước nào khác.
Ngay cả khi chính quyền Việt Nam đã chuẩn bị tinh thần để bán mình cho Trung Quốc, họ cũng vẫn cần Mỹ. Để ít nhất có lý do cò kè giá cả trong cuộc bán mình ấy.
Dĩ nhiên, Mỹ cũng cần Việt Nam.
Ở vùng châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã có sẵn một số đồng minh chiến lược: Úc, Nhật, Hàn Quốc và Philippines. Trong các nước này, nước được Mỹ tin cậy nhất chắc chắn là Úc, kế tiếp là Philippines; nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất là Nhật. Riêng Hàn Quốc, tuy có quan hệ rất gần gũi với Mỹ, có lẽ sẽ không đóng được vai trò gì quan trọng trong trận chiến Mỹ – Trung, nếu trận chiến ấy xảy ra, lý do là, trong trường hợp đó, Trung Quốc đã có sẵn một lá bài vô cùng hữu hiệu để ngăn chận, thậm chí, phá hoại Hàn Quốc: Bắc Hàn. Mỹ đang ráo riết tìm kiếm một số đồng minh khác. Ấn Độ, một nước lớn, ngay bên cạnh Trung Quốc, vốn là đối thủ của Trung Quốc, chắc chắn sẽ là mục tiêu đầu tiên. Có điều, Ấn Độ, một mặt, lúc nào cũng ở tình trạng bị phân hóa trầm trọng, mặt khác, vốn có truyền thống phi liên kết từ lâu; lại bị lấn cấn bởi quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, ít có hy vọng nhiệt tình đi với Mỹ trừ trường hợp họ bị Trung Quốc trực tiếp đe dọa. Trong các nước thuộc khối Đông Nam Á, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan khá lừng chừng. Chỉ có Indonesia, Malaysia và Việt Nam là còn để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ.
Tuy nhiên, nếu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, mặt trận đầu tiên chắc chắn là trên Biển Đông; ở đó, nước có vị trí chiến lược quan trọng nhất chính là Việt Nam. Có thể nói một cách đơn giản thế này: Mỹ sẽ thua trận ở Biển Đông nếu Việt Nam, một cách tự nguyện hay bị cưỡng bức, để mất Trường Sa và vùng biển của mình. Việt Nam, do đó, dù muốn hay không, cũng trở thành một tiền đồn của Mỹ ở vùng châu Á – Thái Bình Dương trong các thập niên sắp tới. Như thời Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ là một thứ quan hệ đầy oái oăm và trắc trở. Oái oăm: đó là thứ quan hệ giữa hai cựu thù. Người ta hay nói: Mỹ không có bạn hay thù vĩnh viễn. Tất cả đều có tính giai đoạn. Bởi vậy, các xung đột đẫm máu trước năm 1975 sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến các nỗ lực xây dựng quan hệ đồng minh mới giữa hai nước. Nhưng vấn đề giữa hai nước chủ yếu là vấn đề tâm lý và ý thức hệ. Về tâm lý: người ta có thể không còn thù nghịch với nhau, nhưng cũng chưa sẵn sàng để tin cậy nhau. Về ý thức hệ, người ta vẫn còn đối nghịch nhau. Sự đối nghịch ấy trở thành trầm trọng hơn ở những bảng giá trị mà hai quốc gia theo đuổi, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Ai cũng biết, trong nhiều trường hợp, chính phủ Mỹ sẵn sàng bất chấp vấn đề nhân quyền trong quan hệ quốc tế. Nhưng trường hợp đó có lẽ sẽ không xảy ra đối với Việt Nam. Lý do, bất cứ quan hệ nào đối với Việt Nam cũng đều trở thành mối quan tâm của đại đa số dân chúng nước Mỹ, nơi những vết thương về tâm lý vẫn chưa lành lặn hoàn toàn. Dân chúng Mỹ có thể làm ngơ trước các quan hệ bất thường giữa chính phủ Mỹ với nhiều quốc gia độc tài khác, ví dụ như Pakistan hiện nay. Nhưng họ sẽ không thể làm ngơ nếu nước ấy là Việt Nam, nơi 58.000 lính Mỹ đã bỏ mạng và hàng trăm ngàn người khác bị thương cho lý tưởng dân chủ. Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ không thể bất chấp các vết thương tâm lý ấy. Điều đó sẽ trở thành một khó khăn lớn cho Việt Nam.
Có thể nói, một cách tóm tắt, hai khó khăn lớn nhất để Việt Nam có thể trở thành đồng minh của Mỹ trong trận chiến chống lại Trung Quốc là:
Thứ nhất, Việt Nam phải thuyết phục được phần lớn dân chúng Mỹ là họ chấp nhận một số bảng giá trị chung của loài người văn minh hiện nay, nghĩa là, ít nhất, tôn trọng nhân quyền và bảo đảm các điều kiện tối thiểu của dân chủ.
Nhưng chấp nhận nhân quyền và dân chủ, dù một cách chừng mực, cũng có nghĩa là chấp nhận nguy cơ mất sự độc quyền của đảng và cùng với nó, vô số các quyền lợi khác của họ.
Thứ hai, trong mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Mỹ, như đã phân tích ở trên, con đường tiến tới liên minh không thể chỉ giới hạn giữa hai chính phủ, mà phải mở rộng ra cả hai dân tộc, nghĩa là phải công khai. Nhưng công khai thì sẽ bị Trung Quốc phá. Phá bằng ngoại giao và kinh tế không được thì họ dùng biện pháp quân sự trước khi Mỹ có bất cứ cam kết nào với Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Các quan hệ Sô Viết – Trung Quốc và cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam năm 1979

20/12/2012 / -TC Phiatruoc
Ngô Bắc
Gió-O
Lời Người Dịch:  Dưới đây là bản dịch bài tham luận của tác giả Bruce Elleman, đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996 tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas.  Vì là văn nói, nên các chú thích về nguồn tài liệu tham khảo được ghi ngay sau dữ kiện nơi thân bài, thay vì được sắp xếp như các cước chú ở cuối bài văn viết.
***
Tác giả Gerald Segal, trong quyển sách của ông nhan đề Defending China, đã kết luận rằng cuộc chiến tranh năm 1979 của Trung Quốc đánh Việt Nam là một sự thất bại hoàn toàn: “Trung Quốc đã thất bại không buộc được một sự triệt thoái của Việt Nam ra khỏi [Căm Bốt], đã thất bại không chấm dứt được các vụ đụng độ ở biên giới, đã thất bại không tạo được sự nghi ngờ trên sức mạnh của quyền lực Sô Viết, đã thất bại không xóa tan được hình ảnh về Trung Quốc như một con hổ bằng giấy, và đã thất bại không lôi kéo được Hoa Kỳ vào một liên hiệp chống Sô Viết”.
Trong một nỗ lực để thách đố lại quan điểm này cho rằng chính sách của Bắc Kinh đã là một sự thất bại, bài viết này sẽ gắng sức để tái lượng giá vai trò trung tâm mà các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết đã đóng giữ trong quyết định của Trung Quốc để tấn công Việt Nam.  Quan trọng nhất, bài viết sẽ cố gắng trình bày rằng việc ấn định thời biểu cho cuộc tấn công hôm 17 Tháng Hai của Trung Quốc vào Việt Nam được nối kết với sự kỷ niệm hàng năm lần thứ 29 bản Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc và Sô Viết năm 1950.
Mặt trận Lạng Sơn tháng 2, 1979
Mặt trận Lạng Sơn tháng 2, 1979
Người ta phải nhớ lại rằng vào ngày 14 Tháng Hai, 1950 Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã ký kết một hiệp ước có hiệu lực 30 năm bao gồm cả các nghị định thư bí mật ủng hộ vai trò của Liên Bang Sô Viết (LBSV) như nước lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới.  Khi sau này Mạc Tư Khoa cự tuyệt không tái thương thảo về các sự tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Sô Viết, sự kiện này đã dẫn dắt đến các vụ đụng độ ở biên giới Trung Quốc – Sô Viết, quan trọng nhất là vào cuối thập niên 1960.
Các học giả Tây Phương tất cả đều thường quên rằng ngay trong suốt thời kỳ căng thẳng này giữa Trung Quốc và Sô Viết, bản Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương Trung Quốc-Sô Viết 1950 vẫn còn đầy đủ hiệu lực trong suốt toàn thể thời kỳ của sự xáo trộn.  Ít nhất từ quan điểm của Bắc Kinh, hiệp ước Trung Quốc – Sô Viết 1950 đã là một công cụ quan trọng xuyên qua đó Mạc Tư Khoa đã cố gắng hành xử “bá quyến” của nó trên Trung Quốc.
Mạc Tư Khoa rõ ràng quan tâm đến những gì có thể xẩy ra khi hiệp ước Trung Quốc – Sô Viết đáo hạn 30 năm của nó.  Bắt đầu từ năm 1969, LBSV thường xuyên thúc dục Trung Quốc thay thế hiệp ước 1950 bằng một hiệp định mới.  Trong năm 1978, các lực lượng Sô Viết được gia tăng dọc các biên giới Trung Quốc – Sô Viết và Trung Quốc – Mông Cổ.  Mạc Tư Khoa cũng đã tìm cách buộc Bắc Kinh phải đi đến sự thỏa thuận bằng việc tăng cường các quan hệ ngoại giao với Hà Nội, ký kết một hiệp ước phòng thủ hai mươi lăm năm với Việt Nam vào ngày 3 Tháng Mười Một, 1978.
Tuy nhiên, thay vì lùi bước, Trung Quốc đã loan báo ý định của nó nhằm xâm lăng Việt Nam vào ngày 15 Tháng Hai, 1979, ngay chính ngày đầu tiên mà nó có thể chấm dứt một cách hợp pháp Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết 1950 và Trung Quốc đã tấn công ba ngày sau đó.  Khi Mạc Tư Khoa không can thiệp, Bắc Kinh đã tuyên bố công khai rằng LBSV đã không giữ đúng nhiều lời hứa hẹn của LBSV nhằm trợ giúp Việt Nam.  Sự thiếu sót của LBSV để ủng hộ Việt Nam khiến cho Trung Quốc bạo dạn hơn để loan báo hôm 3 Tháng Tư, 1979 rằng nó đã có ý định chấm dứt bản Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc và Sô Viết năm 1950.
Thay vì làm việc dưới sự giả định rằng cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc vào Việt Nam là một sự thất bại hoàn toàn, bài viết này sẽ cố gắng giải trình rằng một trong các mục đích ngoại giao chính yếu đàng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là nhằm phơi bày các sự cam kết của Sô Viết về sự ủng hộ quân sự cho Việt Nam là một sự lừa bịp.  Nhìn dưới ánh sáng này, chính sách của Bắc Kinh thực sự đã là một sự thành công về ngoại giao, bởi vì Liên Bang Sô Viết đã không tích cực can thiệp, chính vì thế phô bày các giới hạn thực tế của thỏa ước quân sự giữa Sô Viết – Việt Nam.  Kết quả, bài viết này sẽ nêu ý kiến rằng Trung Quốc đã đạt được một thắng lợi chiến lược bằng việc tối thiểu hóa khả tính tương lai về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận chống lại LBSV và Việt Nam và một chiến thắng ngoại giao bằng việc chấm dứt Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950.
Bài viết này cũng sẽ tái lượng giá lời tuyên bố của Bắc Kinh rằng sự thiếu sót không can thiếp của LBSV chống Trung Quốc đã chứng tỏ rằng LBSV chỉ là một “con gấu bắc cực bằng giấy”.  Các tài liệu văn khố được giải mật gần đây tại LBSV có chiều hướng ủng hộ cho lời tuyên bố của Trung Quốc, nêu lên câu hỏi quan trọng là liệu vào năm 1979 Bắc Kinh đã sẵn xác định một cách chính xác các triệu chứng ở Viễn Đông cho sự suy đồi nội bộ của Mạc Tư Khoa – cùng sự suy đồi sau hết dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sô Viết năm 1991 – vài năm trước khi bằng chứng tương tự của sự suy đồi này trở nên khả cung tại chiến trường Âu Châu.  Nếu đúng thế, khi đó có khả tính hiện hữu rằng “bước khởi đầu của sự kết thúc” Cuộc Chiến Tranh Lạnh thực sự đã xảy ra tại Á Châu.

Lược Sử Các Quan Hệ Trung Quốc – Sô ViếtCho Đến Cuối Thập Niên 1960

Các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết cho đến cuối thập niên 1960 bị hư hỏng không chỉ bởi sự bất đồng sâu sắc về quy chế của vùng Ngoại Mông, mà còn bởi nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết.  Trong thực tế, các sự xung đột này làm ung thối bên dưới bề mặt của các quan hệ Nga – Hoa trong hơn một thế kỷ, suốt từ khi Đế Quốc Nga đã ép buộc Trung Quốc phải ký kết một loạt các hiệp ước nhượng lại cho Nga các vùng đất bao la.  Theo quyển sách sắp xuất bản nhan đề Imperial Rivals (Các Đối Thủ Đế Quốc) của S. C. M. Paine, “Đối với Trung Hoa, các sự mất mát lãnh thổ thực sự thì khổng lồ: một khu vực vượt quá diện tích bên phía đông sông Mississippi của Hoa Kỳ đã chính thức trở thành lãnh thổ của Nga hay, trong trường hợp của Ngoại Mông, là vùng đất bảo hộ của Sô Viết”.
Tiếp theo sau cuuộc Cách Mạng năm 1949 của Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã du hành sang Mạc Tư Khoa để điều đình một hiệp ước chính thức với Stalin.  Sau hai tháng, Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh, và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc – Sô Viết được hoàn tất và ký kết hôm 14 Tháng Hai, 1950.  Thời hạn của bản hiệp ước này là ba mươi năm và điều khoản số sáu quy định một cách đặc biệt rằng nếu không bên kết ước nào loan báo ý định của mình muốn chấm dứt bản hiệp ước trong năm sau cùng của nó, khi đó liên minh sẽ tự động được triển hạn cho năm năm nữa.
Trong thực tế, các phiên bản được ấn hành của bản hiệp ước Trung Quốc – Sô Viết này đã không bao hàm nhiều nghị định thư bí mật.  Tạp Chí Dự Án Lịch Sử Quốc Tế Về Chiến Tranh Lạnh, số Mùa Đông 1995 bao gồm một bài viết gồm sự trình bày của họ Mao về các cuộc thương thảo Trung Quốc – Sô Viết bí mật:
Trong các cuộc thương thảo, theo đề xướng của Stalin đã có một nỗ lực được tiến hành bởi Liên Bang Sô Viết để đảm nhận quyền sở hữu độc nhất Đường Hỏa Xa Changchun (tức Harbin, ?Trường Xuân) của Trung Quốc.  Tuy nhiên, sau đó một quyết định đã được đưa ra về việc khai thác chung …Đường Hỏa Xa, ngoài những gì mà CHNDTQ đã trao cho LBSV căn cứ hải quân tại Hải Cảng Port Arthur, và bốn công ty cổ phần hỗn hợp được thiết lập tại Trung Quốc.  Theo đề xuất của Stalin, … Mãn Châu và Tân Cương trong thực tế được biến thành các khu vực chịu ảnh hưởng của Sô Viết.
Chính vì thế, mặc dù các phần công bố của Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 đã được hay biết từ lâu, một số lượng không được xác định các nghị định thư bí mật cũng đã được ký kết, cho đên nay, các bản sao của các nghị định thư này chưa hề được ấn hành. (Bruce Elleman, “The End of Extraterritoririality in China: The Case of the Soviet Union, 1919-1960”, Republican China (sắp được ấn hành, Mùa Xuân 1996).
Vào ngày 15 Tháng Hai, 1950, họ Mao cũng miễn cưỡng đồng ý “quy chế độc lập” của MPR (Mongolian People’s Republic: Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ: CHNDMC).  Tuy nhiên, sự nhìn nhận này còn lâu mới là việc thừa nhận sự độc lập hoàn toàn của Mông Cổ ra khỏi Trung Quốc, bởi họ Mao tin tưởng một cách vững chắc rằng chính phủ Sô Viết trước đây đã hứa hẹn trao trả Mông Cổ lại cho Trung Quốc.  Dựa trên các sự phàn nàn sau này của họ Mao, họ Mao hẳn đã phải nhận được các sự bảo đảm của Stalin về quy chế của Mông Cổ, cũng như về vị trí chính xác của các biên giới Trung Quốc – Mông Cổ và Trung Quốc – Sô Viết, sẽ được thảo luận trong các phiên họp tương lai.  Chính vì thế, sự cự tuyệt của Mạc Tư Khoa để mở các cuộc thương thảo với Bắc Kinh sau rốt đã dẫn đến các sự đụng độ biên giới trong các thập niên 1950 và 1960.  Mặc dù biên giới Trung Quốc – Mông Cổ đã được giải quyết trong năm 1962, họ Mao đã công khai tố cáo các sự xâm lấn của Sô Viết vào lãnh thổ của Trung Quốc và ông ta đã phản đối sự kiểm soát của Sô Viết tại Mông Cổ: “Liên Bang Sô Viết, lấy cớ bảo đảm cho nền độc lập của Mông Cổ, thực sự đã đặt xứ sở này dưới sự thống trị của nó”.
Vào cuối thập niên 1960, trong một loạt các biến cố biên giới dọc các con sông Ussuri và Amur, QĐGPNDTQ đã biểu lộ một sự kiên cường đáng ngạc nhiên chống lại Hồng Quân [Sô Viết].  Các vụ xung đột này này có phạm vi nhỏ và kết cuộc cho thấy là không ngã ngũ, nhưng chúng đã dẫn dắt đến các vụ xung đột lãnh thổ sau này tại Tân Cương dọc theo biên giới của Trung Quốc với LBSV.
Mặc dù sự căng thẳng trong các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết thì lớn lao đên nỗi nhiều học giả Tây Phương đã đề cập đrến nó như một “sự rạn nứt”, bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 vẫn tiếp tục hiện hữu.  Trong thực tế, bản hiệp ước này, bao gồm cả các điều khoản đã được phổ biến một cách công khai và các nghị định thư bí mật, vẫn còn là nền tảng trên đó các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết dựa vào.  Tuy nhiên, nền tảng này đã bất ổn định ngay từ lúc khởi đầu, bởi LBSV đã từ chối không chịu giao hoàn các phần đất giành đoạt phi nghĩa của Nga thời Sa Hoàng cho giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.  Điều có thể tranh luận rằng chính điều này, hơn bất kỳ lý do nào khác, đã dẫn dắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến việc kết án “chủ nghĩa bá quyền” của Sô Viết tại vùng Viễn Đông.  Cũng chính vấn đề này đã nhất thiết làm chua chát các quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam trong thập niên 1970.

Các Quan Hệ Trung Quốc – Sô Viết Trong Thập Niên 1970

Các cuộc tranh chấp biên giới Trung Quốc – Sô Viết hồi cuối thập niên 1960 đặc biệt đáng lo âu cho Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, bởi cả LBSV lẫn Trung Quốc giờ đây đều là các nước có vũ khí hạt nhân; rõ ràng một sự đồng thuận không chính thức đã được đạt tới là không bên nào sẽ vận dụng đến không lực. (Christian F. Ostermann, “New Evidence on the Sino-Soviet Border Dispute”, Cold War International History Project Bulletin, Issue 5 (Spring 1995), 186-193).
Tuy nhiên, các vụ xung đột biên giới Trung Quốc – Sô Viết này đã có các tác động xã hội khổng lồ, buộc cả hai nước phải chuyển hướng các tài nguyên khan hiếm vào việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân khả hữu hay cho sự leo thang quân sự tương lai dọc theo các biên giới chung của hai nước.  Niềm tin tưởng mới tìm thấy của QĐGPNDTQ rằng nó có thể đối đầu với Hồng Quân cũng đã mang lại cho Bắc Kinh cơ hội trong năm 1971 để chấp nhận một đề nghị chính sách ngoại giao mới bằng việc phát huy các quan hệ thân hữu với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Trung Quốc đã rán sức để cải thiện các quan hệ của nó với Nhật Bản, đã ký kết một hiệp ước trong Tháng Tám 1978 rõ ràng có tính chất chỉ trích chính sách ngoại giao của Liên Bang Sô Viết tại Á Châu bằng cách kết án một cách cá biệt “chủ nghĩa bá quyền”.  Sau cùng, các căng thẳng Trung Quốc – Sô Viết cũng đã làm sinh sôi một số các cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Đông Nam Á, chẳng hạn như cuộc xung đột cuối thập niên 1970 giữa Căm Bốt và Việt Nam, cũng như buộc Trung Quốc [sỉc, nhiều phần là LBSV mới đúng nghĩa của câu văn, chú của người dịch] phải chấp nhân vai trò của Trung Quốc như một quyền lực trong vùng, được thể hiện rõ nhất bằng cuộc xâm lăng của nó trong năm 1979 vào Việt Nam để triệt hạ ảnh hưởng gia tăng của LBSV.
Trong suốt thập niên 1970, các căng thẳng Trung Quốc – Sô Viết vẫn còn ở cao độ.  Trong thời kỳ này, Mạc Tư Khoa đã cố gắng để thuyết phục Bắc Kinh thương thảo một hiếp định mới sẽ hoặc ủng hộ, hay ngay cả thay thế, cho Hiệp Ước Năm 1950 giữa Trung Quốc – Sô Viết.  Khởi đầu trong năm 1969 và 1970, Mạc Tư Khoa đã đề nghị rằng hai phía hứa hẹn không tấn công nhau, và đặc biệt không bao giờ vận dụng tới các vũ khí hạt nhân.  Tuy nhiên, khi Bắc Kinh không bày tỏ bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thỏa thuận này, Mạc Tư Khoa đã đề nghị trong năm 1971 rằng hai nước sẽ ký kết một hiệp ước mới sẽ cùng từ bỏ [sử dụng] vũ lực.  Sau đó, trong năm 1973, Mạc Tư Khoa đã bày tỏ sự quan tâm của nó bằng việc đề nghị một cách cá biệt rằng hai nước ký kết một thỏa ước bất tương xâm; Bắc Kinh tiếp tục tảng lờ các đề xuất của Mạc Tư Khoa.
Khi sự chấm dứt thời hạn 30 năm Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết đến gần, các nỗ lực của LBSV để thay thế bản hiệp ước này đã gia tăng một cách quyết liệt.  Thí dụ, vào ngày 24 Tháng Hai, 1978, Mạc Tư Khoa đã đề nghị một cách công khai rằng hai chính phủ công bố một tuyên bố về các nguyên tắc sẽ điều hành các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết.  Lời tuyên bố về các nguyên tắc này sẽ bao gồm: 1} sự bình đẳng, 2) sự tôn trọng hỗ tương chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, 3) việc bất can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, và 4) việc không sử dụng vũ lực.  Mạc Tư Khoa rõ ràng đã hy vọng rằng một bản tuyên bố như thế có thể được dùng để thay thế cho bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 để điều hòa các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết.  Mục đích tối hậu tcủa các đề nghị của LBSV, tuy thế, rõ ràng để giới hạn, hay có lẽ còn làm giảm bớt, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc khắp Á Châu.  (Theo tác giả Chang Pao-min, khía cạnh này trong các chính sách của Sô Viết đối với Trung Quốc thì có tính chất hấp dẫn nhất đối với phía Việt Nam, còn trích dẫn một viên chức Việt Nam có tuyên bố như sau: “Có một quyền lợi Sô Viết mạnh mẽ cụ thể nhất trùng hợp với các quyền lợi của Việt Nam – giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc tại phần đất này của thế giới”. Chang Pao-min, Kampuchea Between China and Vietnam (Singapore, Singapore University Press, 1985), 46-47).
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cự tuyệt tất cả các đề nghị của Mạc Tư Khoa, và trong suốt thập niên 1970, sự kết án của Trung Quốc đối với LBSV đã trở nên lớn giọng hơn.  Thí dụ, trong Tháng Hai 1974, Mao Trạch Đông đã công khai kêu gọi một liên hiệp “thế giới thứ ba” chống lại điều được gọi là “thế giới thứ nhất”, trong trường hợp này gồm cả LBSV lẫn Hoa Kỳ.  Tuy nhiên, sau khi có sự từ trần của họ Mao, một bản tin ngày 1 Tháng Mười Một 1977 của tờ Nhân Dân Nhật Báo, đã xác định LBSV là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ giờ đây được xem là một đồng minh.  Tất cả các nước cộng sản – kể cả đặc biệt Việt Nam (“Sự suy đồi trong các quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc sau năm 1975 và sự xếp hàng thân Sô Viết hiện thời của Việt Nam có thể dõi tìm nơi sự kháng cự của Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc buộc Việt Nam phải lựa chọn phe cánh”, Ramesh Thaku[r] và Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (New York, St. Martin’s Press, 1992), 287) – cũng đều được xem là các đồng minh tiềm năng trong một “mặt trận thống nhất” đề nghị chống lại LBSV.  Sau cùng, vào ngày 26 Tháng Ba, 1978, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đòi hỏi rằng Mạc Tư Khoa, ngoài việc thừa nhận sự hiện hữu của “các khu vực tranh chấp” dọc biên giới Trung Quốc – Sô Viết, phải triệt thoái hoàn toàn các bộ đội Sô Viết ra khỏi Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ, cũng như rút quân lùi xa khỏi toàn thể biên giới Trung Quốc – Sô Viết.
Trong sự đáp ứng với các đòi hỏi của Trung Quốc, Leonid Brezhnev, Tổng Bí Thư Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết (ĐCSLBSV), đến thăm viếng vùng Siberia (Tây Bá Lợi Á) hồi đầu Tháng Tư 1978, và có loan báo rằng trang thiết bị mới, tân tiến hơn đã được cung cấp cho các đơn vị hỏa tiễn dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết.  Các vũ khí mới này, Brezhnev loan báo, sẽ là công cụ trong việc “bảo toàn cho chính chúng ta và các nước thân hữu xã hội chủ nghĩa của chúng ta chống lại sự xâm lược khả hữu, bất kể nguồn gốc từ đâu”.  Không lâu sau đó, vào ngày 12 Tháng Tư, 1978, Ulan Bator [thủ đô của Mông Cổ, chú của người dịch] cũng công khai phản đối các đòi hỏi của Bắc Kinh, tuyên bố rằng các binh sĩ Sô Viết bổ túc đã được đồn trú dọc biên giới Trung Quốc – Mông Cổ theo lời yêu cầu của Mông Cổ nhằm dáp lại các sự tập trung bộ đội Trung Quốc gia tăng tại phía nam biên giới.
Như các biến cố này đã phô bày hoàn toàn rõ ràng, vào năm 1978 các căng thẳng biên giới Trung Quốc – Sô Viết đã gia tăng cường độ một cách mạnh mẽ, chính yếu bởi các sự tập trung binh sĩ Sô Viết nhiều hơn dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết và tại Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ. Ở một mức độ rộng lớn hơn, tình trạng này có thể được giải thích bởi các nỗ lực liên tục của Mạc Tư Khoa nhằm áp lực Bắc Kinh không được chấm dứt bản Hiếp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950, vốn có thể bị kết thúc ngay trong lần đầu tiên vào năm 1979, hay – tốt hơn nữa – thương thảo một hiệp ước mới nhằm phác họa các nguyên tắc trên đó các quan hệ tương lai của Trung Quốc – Sô Viết sẽ được đặt đinh.  Lời loan báo của Brezhnev rằng ông ta có ý định sử dụng các lực lượng Sô Viết chống lại Trung Quốc nhân danh “các nước thân hữu xã hội chủ nghĩa” của Mạc Tư Khoa cũng là một sự cảnh cáo cho Bắc Kinh không được nhúng tay vào CHNDMC cũng như các đồng minh của Mạc Tư Khoa tại Đông Nam Á.
Trung Quốc đã không chỉ không nhượng bộ dưới áp lực quân sự và ngoại giao của LBSV, mà Bắc Kinh kế tiếp đã cố gắng sử dụng áp lực ngoại giao lên trên Mạc Tư Khoa bằng cách gắng sức để củng cố các quan hệ của nó với cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.  Điều có thể gây tranh luận rằng chính sách của Bắc Kinh đã thành công hơn trong hai đường lối, đưa đến việc Bắc Kinh đã ký kết hai hiệp định đánh dấu lịch sử với cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Đông Kinh.  Đối với Mạc Tư Khoa, điều hẳn phải xem rõ ràng rằng các hiệp định mới của Trung Quốc là nhằm chống lại LBSV, bởi – ít nhất trong trường hợp bản hiệp ước Trung – Nhật – hai bên đã kết án một cách cá biệt “chủ nghĩa bá quyền”, một khẩu hiệu hay được Trung Quốc sử dụng để chỉ chính sách bành trướng của Sô Viết.  Sự đáp ứng của LBSV là tăng cường các quan hệ ngoại giao của nó với tất cả các nước Đông Nam Á giáp ranh với Trung Quốc, và quan trọng nhất trong các nước đó, Việt Nam.
Các Quan Hệ Trung Quốc – Sô Viết và Việt Nam Cho Đến Tháng Hai Năm 1979
Mặc dù Trung Quốc không phải là một nước tham dự vào cuộc xung đột Việt Nam trong các thập niên 1960 và 1970, sự ủng hộ vật liệu và kinh tế của Trung Quốc cho Việt Nam đã đóng một vai trò quan yếu.  Trung Quốc đã không chỉ gửi các binh sĩ sang Việt Nam để trợ giúp việc duy trì các tuyến tiếp tế, sự ước lượng của Bắc Kinh về sự hỗ trợ của nó cho Hà Nội từ 1950 đrến 1978 đã vượt quá 20 tỷ [MỹKim?] (King C. Chen, China’s War with Vietnam, 1979 (Stanford, CA, Hoover Institution Press, 1987).  Vì thế, thật không khó khăn để hiểu rằng tại sao Bắc Kinh lại có thể động lòng trước các quan hệ được cải thiện giữa Mạc Tư Khoa và Hà Nộivào cuối thập niên 1970.
Điều này đặc biệt đúng sau khi hai nước ký kết một hiệp ước phòng thủ hỗ tương vào ngày 3 Tháng Mười Một năm 1978 đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.  Theo một học giả, liên minh Sô Viết – Việt Nam này biến Việt Nam thành “mấu chốt” trong “nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc” của LBSV.  (Robert A. Scalapino, “The Political Influence of the USSR in Asia”, trong sách biên tập bởi Donald S. Zagoria, Soviet Policy in East Asia (New Haven, Yale University Press, 1982), 71).  Vì thế, theo quan điểm của Bắc Kinh, mưu toan của mạc Tư Khoa nhằm bao vây Trung Quốc về mặt ngoại giao rõ ràng trên bờ của sự thành công.  Sự nhận thức này đã châm ngòi cho cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam trong Tháng Hai 1979.
Mặc dù các quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 nói chung tốt đẹp, các sự khác biệt về chính sách giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xa cách hơn sau sự sụp đổ của Sàigòn hồi Tháng Tư 1975.  Trong Tháng Chín năm đó, Lê Duẩn, tổng bí thứ của ĐCSVN, đã du hành sang Bắc Kinh và trong hàng loạt các cuộc gặp gỡ sau khi Lê Duẩn đến nơi, điều trở nên rõ ràng rằng Trung Quốc rất quan tâm về các quan hệ chặt chẽ của Việt Nam với LBSV.  Mặc dù các quan hệ tiếp tục xấu đi trong những năm kế tiếp, sự rạn nứt giữa Trung Quốc và Việt Nam đầu tiên chỉ trở nên rõ ràng khi hàng nghìn dân gốc Hoa bắt đầu chạy trốn khỏi Việt Nam trong mùa xuân và mùa hạ năm 1978.  Ngoài ra, các sự tranh chấp lãnh thổ tại Quần Đảo Trường sa, cũng như trên cuộc xâm lăng gần đó của Việt Nam vào Căm Bốt, cũng đã làm gia tăng các sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong khi đó, các dấu hiệu gia tăng của sự hợp tác Sô Viết – Việt Nam cũng đã xuất hiện trong mùa hè 1978, khi Việt Nam yêu cầu trở thành một thành viên của khối COMECON.  Ngoài ra, các nguồn tin chính phủ tại Hoa Kỳ có tường thuật rằng vào Tháng Tám 1978 có đến 4000 cố vấn Sô Viết có mặt tại Việt Nam.  Trong Tháng Chín 1978, LBSV khởi sự việc thực hiện các chuyến chở vũ khí nhiều hơn sang Việt Nam, cả bằng đường hàng không lẫn đường biển, bao gồm “máy bay, hỏa tiễn, xe tăng, và đạn dược”.  Sau cùng, tất cả các dấu hiệu này của việc cải thiện các quan hệ Sô Viết – Việt Nam đã thành tựu vào ngày 3 Tháng Mười Một 1978, khi Việt Nam và LBSV ký kết một Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác.  Không có gì nghi ngờ rằng bản hiệp ước này được nhắm vào Trung Quốc, bởi điều thứ sáu tuyên bố rằng Việt Nam và LBSV sẽ “tức thời tham khảo lẫn nhau” nếu một bên bị “tấn công hay bị đe dọa tấn công … nhằm loại trừ mối đe đọa đó”.  Theo sự tường thuật, bản hiệp ước này cũng bao gồm một nghị định thư bí mật chấp thuận các cho lực lượng quân sự Sô Viết được tiếp cận các “phi trường và hải cảng” của Việt Nam. (Ramesh Thaku[r] and Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (New York, St. Martin’s Press, 1992), 61).
Mặc dù Việt Nam tuyên bố rằng nó đã ký kết bản hiệp ước này với LBSV để chặn đứng các hành vi của “phe phiêu lưu” Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh chắc chắn đã nhìn điều này như một phần trong các nỗ lực của Mạc Tư Khoa để áp lực Trung Quốc phải lùi bước và tải lập các điều khoản bất bình đẳng của Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950.  Nếu LBSV đã có khả năng thiết lập một bàn đạp tại Đông Nam Á, nó có thể thúc vào cạnh sườn của Trung Quốc ở cả hai biên giới phía bắc lẫn phía nam.  Nếu thành công, chính sách này có thể mang lại cho Mạc Tư Khoa đủ đòn bẩy để buộc Bắc Kinh phải tái tục, hay ít nhất tái thương thảo, Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 theo các điều kiện của Mạc Tư Khoa.  Một chỉ dấu ban đầu của mối quan tâm của Bắc Kinh về Hiệp Ước Sô Viết – Việt Nam được phát biểu bởi tờ Nhân Dân Nhật Báo cảnh cáo rằng Mạc Tư Khoa đang sử dụng Việt Nam chống lại Trung Quốc như nó đã cố gắng  trước đây – và đã thất bại – trong việc dùng Cuba để tạo áp lực ngoại giao lên trên Hoa Kỳ.  Bắc Kinh cũng cảnh cáo rằng mục đích tối hậu của Mạc Tư Khoa là “đặt toàn thể Đông Dương dưới sự kiểm soát của nó”.
Qua việc ký kết bản hiệp ước phòng thủ Sô Viết – Việt Nam hôm 3 Tháng Mười Một 1978, LBSV đã hy vọng sử dụng các quan hệ của nó với Việt Nam để phá hỏng cơ mưu và vượt thắng Trung Quốc.  Mối quan tâm chính yếu của Trung Quốc rằng nếu các chính sách của LBSV tại Việt Nam thành công, khi đó chính quyền Sô Viết có thể buộc được một sợi dây thòng lọng quân sự và chiến lược vào cổ Trung Quốc.  Suốt từ khi có sự rạn nứt Nga – Hoa, và đặc biệt kể từ khi có các cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Sô Viết hồi cuối thập niên 1960, mục đích chủ yếu của Bắc Kinh đã là việc xây dựng tiềm năng quân sự của chính nó nhằm đối phó với Hồng Quân Sô Viết, một mục đích mà phần lớn nó đã đạt được từ khoảng giữa đến cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 khi quân số của QĐGPNDTQ được tường thuật đã vươn tới 3.6 triệu quân.  Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gắng sức để thúc vào cạnh sườn Mạc Tư Khoa bằng việc chính thức bình thường hóa các quan hệ của nó với Hoa Thịnh Đốn hôm 1 Tháng Một 1979.  Tác giả Ramses Amer đã kết luận rằng các liên minh mới của LBSV và Trung Hoa đã được nối kết một cách chặt chẽ: Chính vì thế hai liên minh chiến lược đã được tạo lập trong những tháng cuối cùng của năm 1978, một liên minh Sô Viết – Việt Nam, và một liên minh Trung Quốc – Mỹ, và chúng sẽ chế ngự trong khoảng một thập niên”.
Như một kết quả của sự tiến lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ hồi đầu năm 1979, mối quan tâm của Mạc Tư Khoa về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận với các lực lượng của khối NATO do Mỹ cầm đầu tại phía tây và các lực lượng Trung Quốc tại phía đông được nâng cao.  Điều này có thể đã thuyết phục Mạc Tư Khoa gia tăng sự ủng hộ của nó cho cuộc xâm lăng đang tiếp diễn của Việt Nam vào Căm Bốt, một biến cố mà tác giả Robert Ross đã nối kết một cách chặt chẽ với cuộc tấn công sau đó của Trung Quốc vào Việt Nam khi ông lập luận rằng sự tan vỡ của đồng minh thân cận của Trung Quốc tại Căm Bốt khiến cho Bắc Kinh phải lo ngại rất nhiều.  Trong khi Bắc Kinh không sẵn lòng can thiệp một cách trực tiếp tại Căm Bốt để chặn đứng sự xâm lấn của V9ệt Nam, cuộc xâm lăng quân sự của Trung Quốc vào vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc – Việt Nam trong thực tế đã “đồng bộ” một cách chặt chẽ với cuộc xâm lăng của Việt Nam tại Căm Bốt.  Tác giả Ross còn kết luận thêm rằng các cuộc tranh chấp đang tiếp diễn tại Căm Bốt và biên giới Trung Quốc – Việt Nam đã có một “sự liên kết cơ hữu”, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cảnh cáo Việt Nam đừng suy nghĩ một cách sai lầm rằng Trung Quốc thì “yếu ớt và dễ bị bắt nạt”.
Tuy nhiên, trong sự phân tích cuối cùng, Việt Nam là một nước tương đối nhỏ cả về mặt dân số lẫn sức mạnh quân sự, và rất có thể sự đến nơi đột ngột của các số lượng to lớn các cố vấn Sô Viết – ước lượng 5000 đến 8000 người vào giữa năm 1979 – và các số lượng khổng lồ các đồ tiếp tế quân sự đã báo hiệu không tốt cho an  ninh chiến lược tức thời của Trung Quốc; chính vì thế, theo tác giả King C. Chen, “Nếu không có liên minh Sô Viết – Việt Nam, cuộc chiến tranh mười sáu ngày giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể đã không được giao tranh”.  Trong một sự nhìn nhận rõ ràng rằng sự hợp tác quân sự của LBSV với Việt Nam đã khiến Trung Quốc lo ngại sâu xa, Đặng Tiểu Bình đã công khai thừa nhận rằng “liên minh quân sự” mới này giữa Sô Viết và Việt Nam thực sự đúng là một phần trong mục đích trong trường kỳ của LBSV mong muốn “bao vây Trung Quốc”.
Tiếp theo sau sự ký kết bản Hiệp Ước Sô Viết – Việt Nam hôm 3 Tháng Mười Một 1978, Bắc Kinh đã phải tìm kiếm một phương cách để phá vỡ mưu toan bao vây Trung Quốc của Sô Viết.  Chính từ đó, nỗi lo sợ bị ép hai bên sườn bởi Mạc Tư Khoa đã là công cụ trong việc thúc đẩy Bắc Kinh phải hành động.  Rõ ràng, bước tiến đầu tiên của Trung Quốc là trắc nghiệm quyết tâm của LBSV để xem là liệu nó có làm đúng theo hiệp ước của nó với Việt Nam hay liệu nó sẽ lùi lại và chấp nhận sự thất bại.  Đặng Tiểu Bình còn được tường thuật có nói với Tổng Thống Carter trong Tháng Một 1979 rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ “làm sụp đổ các tính toán chiến lược của Sô Viết …”  Hậu quả, ngay tác giả Ross đã kết luận rằng theo chân sự chiếm đóng thành công của Việt Nam tại Căm Bốt, chính sự “bao vây phát sinh của Sô Viết nhắm vào Trung Quốc đã nhất thiết tạo ra một cuộc xâm lăng hạn chế vào Việt Nam”.
Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979
Các lực lượng Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam hôm 17 Tháng Hai năm 1979.  Mặc dù các động lực xác thực nằm dưới cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn còn được mở ngỏ cho sự giải thích, mối quan ngại của Bắc Kinh rằng hiệp ước phòng thủ hai mười lăm năm của Mạc Tư Khoa với Hà Nội có thể dẫn dắt đến việc quân sự hóa của Sô Viết vùng biên giới Trung Quốc – Việt Nam chắc chắn đã là một yếu tố quan trọng; Mạc Tư Khoa có thể cũng đã hy vọng rằng bản hiệp ước của nó với Hà Nội sẽ làm chuyển hướng các bộ đội Trung Quốc khỏi miền bắc, do đó làm suy yếu sự phòng thủ quân sự của Trung Quốc dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết.
Tuy nhiên, các hy vọng của Mạc Tư Khoa đã bị tan tành khi Bắc Kinh quyết định tiến đánh Việt Nam.  Chỉ sau ba tuần lễ giao tranh, Trung Quốc đã triệt thoái và các tranh chấp trên biên giới Trung Quốc – Việt Nam vẫn còn chưa được giải quyết.  Đối với phần lớn các người bên ngoài, hành động quân sự của Trung Quốc chính vì thế rõ ràng là một sự thất bại.  Nhưng nếu mục đích thực sự đàng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là nhằm bộc lộ các sự bảo đảm của Sô Viết về sự ủng hộ quân sự cho Việt Nam là một sự dối trá, khi đó sự từ khước của LBSV để can thiệp đã chấm dứt một cách hữu hiệu bản hiếp ước phòng thủ Sô Viết – Việt Nam.  Chính vì thế, Bắc Kinh đã đạt được một thắng lợi chiến lược rõ ràng bằng việc phá vỡ sự bao vây của Sô Viết và bằng việc loại trừ sự đe dọa của Mạc Tư Khoa về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trân.
Vào ngày 15 Tháng Hai, 1979, không chỉ là ngày đánh dấu 29 năm sự thỏa thuận của họ Mao và Stalin về Mông Cổ mà còn là ngày đầu tiên mà Trung Quốc có thể chính thức loan báo sự chấm dứt bản Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Sô Viết – Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã hoạch định để thực hiện một cuộc tấn công hạn chế đánh Việt Nam.  Để ngăn cản sự can thiệp của Sô Viết nhân danh Việt Nam, họ Đặng đã cảnh cáo Mạc Tư Khoa trong ngày kế đó rằng Trung Quốc đã chuẩn bị một cuộc chiến tranh toàn diện chống lại LBSV; trong sự chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đã đặt toàn thể binh sĩ của nó dọc theo biên giới Trung Quốc – Sô Viết vào sự báo động chiến tranh khẩn cấp, thiết lập một bộ chỉ huy quân sự mới tại Tân Cương, và còn cho di tản khoảng 300,000 thường dân ra khỏi biên giới Trung Quốc – Sô Viết (Chang Pao-min, Kampuchea Between China and Vietnam (Singapore, Singapore University Press, 1985), 88-89).
Ngoài ra, khối các lực lượng ứng chiến của Trung Quốc (nhiều đến nửa triệu binh sĩ) được đồn trú dọc biên giới của Trung Quốc với LBSV. (Robert A. Scalapino, “Asia in a Global Context: Strategic Issue for the Soviet Union”, trong sách biên tập bởi Richard H. Solomon và Masataka Kosaka, The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA, Auburn House Publishing Company, 1986), 28).
Như hứa hẹn, cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc đánh Việt Nam khởi sự hôm 17 Tháng Hai, 1979, trong vòng ba ngày kỷ niệm lần thứ 29 bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950.  Như họ Đặng đã loan báo, ngay từ bước khởi đầu Trung Quốc đã thực hiện một hoạt động hạn chế chống lại Việt Nam.  Không chỉ nhiều binh sĩ thiện chiến nhất của Trung Quốc được đồn trú dọc biên giới Trung Quốc – Sô Viết, Bắc Kinh còn quyết định không điều động khoảng 500 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ mà nó đã cho đồn trú trong khu vực.  Để đáp ứng lại cuộc tấn công của Trung Quốc, LBSV đã phái vài tàu hải quân và khởi sự một cuộc không vận vũ khí Sô Viết sang Việt Nam.  Vào ngày 22 Tháng Hai 1979, Đại Tá N. A. Trarkov, tùy viên quân sự Sô Viết, tại Hà Nội, còn đe dọa rằng LBSV sẽ “thi hành các trách vụ của nó chiếu theo bản hiệp ước Sô Việt – Việt Nam”; tuy nhiên, ở các nơi khác, các nhà ngoại giao Sô Viết có nói rõ rằng LBSV sẽ không can thiệp chừng nào cuộc xung đột vẫn còn được hạn chế.  (John Blodgett, “Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power?”, trong sách biên tập bởi Rodney W. Jones và Steven A. Hildreth, Emerging Powers Defense and Security in the Third World (New York, Praeger Publishers, 1986), 98).  LBSV rõ ràng không có ý định mạo hiểm vào một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc vì Việt Nam.
Sau ba tuần lễ giao tranh dữ dội, Trung Quốc có thể tuyên bố rằng nó đã chiếm đoạt được ba trong sáu tỉnh lỵ của Việt Nam – Cao Bằng, Lạng Sơn, và Lào Cai – nằm giáp ranh với Trung Quốc.  Mặc dù các lực lượng Trung Quốc có tổng số hơn một phần tư triệu quân, phía Việt Nam đã dùng các chiến thuật để cướp đi một thắng lợi mau chóng của phía Trung Quốc.  Khi Bắc Kinh loan báo ý định của nó để triệt thoái các bộ đội của nó hôm 5 Tháng Ba, 1979, vì thế, rõ ràng là các mục đích chủ yếu của cuộc tấn công này vẫn chưa đạt được; tức, tiềm năng quân sự của Việt Nam chưa bị tổn hại nghiêm trọng bởi Trung Quốc.  Từ đó về sau, biên giới Trung Quốc – Việt Nam vẫn còn căng thẳng khi, sau chưa đầy ba tuần lễ giao tranh, Trung Quốc triệt thoái khỏi Việt Nam.
Đối với nhiều quan sát viên bên ngoài, điều rõ ràng rằng cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam đã là một sự thất bại trọn vẹn và tổng quát.  Nhưng như tác giả Banning Garrett đã nhận xét một cách chính xác, “phía Trung Quốc đã chứng tỏ rằng họ đã có thể tấn công một đồng minh của Sô Viết mà không có sự trả đũa từ “con gấu bắc cực bằng giấy”.  (Banning Garrett, “The Strategic Triangle and the Indochina Crisis”, trong sách biên tập bởi David W. P. Elliott, The Third Indochina Conflict (Boulder, CO, Westview Press, 1981), 212).
Trong thực tế, bằng việc chứng minh rằng LBSV sẽ không tích cực can thiệp nhân danh Việt Nam, Trung Quốc vững tin rằng sự chấm dứt của nó bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 cũng sẽ không dẫn đến chiến tranh.  Kết quả, vào ngày 3 Tháng Tư, 1979, Bắc Kinh đã loan báo các ý định của nó nhằm chấm dứt bản Hiệp Ước Thân Hữu, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc – Sô Viết năm 1950.  Từ đó về sau, mặc dù các cuộc thương thuyết giữa Trung Quốc và Sô Viết được mở ra một cách chính thức trong Tháng Mười 1979, cuộc xâm lăng của Sô Viết vào A Phú Hãn đã mang lại cho Trung Quốc một duyên cớ để bãi bỏ các cuộc họp tương lai, theo đó loại trừ bất kỳ nhu cầu tức thời nào để thương thảo một hiệp ước ngoại giao mới giữa Trung Quốc và Sô Viết.
Bởi vì các động lực đích thực nằm dưới cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn chưa được rõ, các học giả nghiên cứu cuộc xung đột này đã đề xướng ra nhiều lý thuyết vững chắc khả tín.  Có lẽ lý thuyết thông thường nhất rằng Trung Quốc mong muốn “trừng phạt” Việt Nam vì việc xâm lăng Căm Bốt, một khu vực trước đây đã từng được xem là một nước triều cống đối với đế quốc Trung Hoa.  Các vấn đề khác giữa Trung Quốc – Việt Nam, chẳng hạn như các sự tranh chấp lãnh thổ tại Quần Đảo Trường Sa và cuộc di cư ồ ạt của dân gốc Hoa từ Việt Nam, cũng đã được phác họa như có đóng giữ một vai trò quan trọng.  Tuy nhiên, điều khả tín nhất là một số tương đối nhỏ các nhà học giả đã lập luận rằng quyết định của Việt Nam để phát huy các quan hệ gần gủi hơn với LBSV đã là lý do chính yếu đàng sau cuộc tấn công của Trung Quốc.
Trong số các học giả này, các người đã nêu giả thuytết rằng các hành động của Trung Quốc là một sự đáp ứng đối với bản hiệp ước phòng thủ Sô Viết – Việt Nam ngày 3 Tháng Mười Một 1978, đã có một loạt rộng lớn các sự giải thích về việc liệu chính sách của Trung Quốc đã là một sự thành công hay thất bại.  Thí dụ, theo tác giả Gerald Segal, chính sách của Trung Quốc đã thất bại bởi vì nó đã không đặt bản hiệp ước phòng thủ Sô Viết – Việt Nam vào sự “trắc nghiệm tối hậu”.  Tác giả Robert Ross cũng đã kết luận rằng chính sách của Trung Quốc là một sự thất bại, mặc dù ông tích cực hơn Segal bằng việc cho rằng cuộc chiến tranh Trung – Việt là lần đầu tiên kể từ năm 1949 mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực khi lãnh thổ của nó không bị đe dọa một cách trực tiếp, chính vì thế chứng tỏ rằng Trung Quốc giờ đây có khả năng để “hành động như một quyền lực cấp vùng với các quyền lợi cấp vùng”.  Sau cùng, tác giả Banning Garrett và Nayan Chanda thì tích cực hơn, ít nhất công nhận các lời tuyên bố của Trung Quốc rằng cuộc chiến tranh Trung – Việt dở dang đã là một sự thành công bởi nó chứng tỏ rằng LBSV là một “con gấu bắc cực bằng giấy”vì Mạc Tư Khoa từ khước không thi hành các nghĩa vụ theo hiệp ước của nó nhân danh Hà Nội.
Có lẽ quan điểm tích cực nhất về cuộc xung đột Trung – Việt đến từ tác giả Chang Pao-min.  Theo tác giả Chang, khi người ta cứu xét cuộc xung đột này từ một quan điểm của Bắc Kinh, khi đó bản hiệp ước phòng thủ Sô Viết – Viết Nam năm 1978 đã là một sự đe dọa rõ ràng đến an ninh của Trung Quốc.  LBSV đã không chỉ hy vọng sử dụng hiệp ước này để dựng lên một “Hệ Thống An Ninh Tập Thể Á Châu” nhắm vào Trung Quốc, nhưng các quan hệ quân sự của nó với Việt Nam được mô tả như một mưu toan để “đe dọa và nỗ lực nhằm trói buộc Trung Quốc từ phía nam”; trong khía cạnh này, Việt Nam được mô tả trong các lời tuyên bố sau này của Trung Quốc như là “con dao mà Liên Bang Sô Viết kề sau lưng Trung Quốc”.  Do đó, như tác giả Chang nhận xét, cuộc xung đột Trung – Việt phải được nhìn như một phản ứng trước mưu toan của Liên Bang Sô Viết muốn dùng Việt Nam “để ngăn chặn và bao vây Trung Quốc tại Đông Nam Á … [chính vì thế đặt ra] một sự đe dọa nghiêm trọng cho cạnh sườn phía nam của Trung Quốc”.
Các lập luận trình bày trong bài viết này có khuynh hướng ủng hộ quan điểm rằng cuộc chiến tranh Tháng Hai 1979 của Trung Quốc với Việt Nam đã là một sự thành công.  Một khi Bắc Kinh tin tưởng rằng Mạc Tư Khoa sẽ không can thiệp nhân danh Hà Nội, điều này khiến cho Bắc Kinh mạnh dạn để đoạn tuyệt hoàn toàn với Mạc Tư Khoa; sự đoạn tuyệt này có thể nhận thấy rõ nhất trong lời loan báo hôm 3 Tháng Tư 1979 của Bắc Kinh rằng nó có ý định chấm dứt bản Hiệp Ước Sô Viết – Trung Quốc năm 1950.  Như bằng chứng cuối cùng rằng các chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam được nối kết một cách rối rắm với LBSV, tác giả Amers đã ghi nhận nhận một cách xác thực rằng quyết định năm 1988 của Trung Quốc về việc gỡ bỏ các quan hệ biên giới của nó với Việt Nam ra khỏi vấn đề Căm Bốt tuơng ứng gần như chính xác với các nỗ lực của Gorbachev nhằm bình thường hóa các quan hệ với Trung Quốc và cải thiện các quan hệ của LBSV với các quốc gia thuộc khối ASEAN.  Chính vì thế, bằng việc phá vỡ sự bao vây của Sô Viết và loại trừ được mối đe dọa của Mạc Tư Khoa về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận, Trung Quốc đã đạt được một thắng lợi chiến lược quan trọng đối với LBSV.
LBSV Có Phải Là “Con Gấu Bắc Cực Bằng Giấy”?
Các học giả Tây Phương gần như nhất trí kết luận rằng cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc vào Việt Nam là một sự thất bại.  Thí dụ, theo tác giả Gerald Segal, “cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 đã là một sự thất bại trong chính sách ngoại giao quan trọng nhất kể từ 1949”.  Tác giả Robert Roos đã đồng ý phần lớn, phát biểu: “Sự thất bại trong chính sách của Trung Quốc nhấn mạnh vai trò mơ hồ của quyền lực cấp vùng trong chính trị quốc tế đương đại”.  Gần đây nhất, tác giả Ellis Joffe, một chuyên viên về QĐGPNDTQ tại Đại Học Hebrew University tại Jerusalem, đã kết luận: “Trung Quốc bị tổn thương bởi các biện pháp hạn chế chống lại Việt Nam hồi năm 1979.  Trung Quốc tìm cách giảng dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc một bài học”. (“Strait of Uncertainty Taiwan braves increased pressure from China”, Far Eastern Economic Review, 8 Tháng Hai 1996, 20-21.)
Các sự lượng định tiêu cực này của Tây Phương thì tương phản một cách sắc nét với các lời tuyên bố của chính Bắc Kinh rằng cuộc chiến tranh năm 1979 của nó chống lại Việt Nam là một sự thành công, bởi vì quyết định của Mạc Tư Khoa không can thiệp chứng tỏ rằng LBSV chỉ là một “con gấu bắc cực bằng giấy”.  Bắc Kinh rõ ràng sẵn lòng hậu thuẫn lời tuyên bố này bằng hành động, khi nó không chỉ loan báo sự chấm dứt bản Hiệp Ước Sô Viết – Trung Quốc năm 1950 mà rồi sau này còn chuyển đến Mạc Tư Khoa ba điều kiện tiên quyết cho việc cải thiện các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết.  Ba điều kiện tiên quyết này gồm: 1) triệt thoái bộ đội Sô Viết ra khỏi biên giới Trung Quốc – Sô Viết và Mông Cổ, 2) triệt thoái binh sĩ Sô Viết ra khỏi A Phú Hãn, và 3) đình chỉ sự ủng hộ của Sô Viết cho sự xâm nhập của Việt Nam vào Căm Bốt.  (Yao Wengin, “Soviet Military Deployments in the Asia-Pacific Region: Implications for China’s Security”, trong sách đồng biên tập bởi Richard H. Solomon và Masataka Kosaka, The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA., Auburn House Publishing Company, 1986), 103.)
Vì thế, ngoài việc chấp nhận một vị thế khẳng định hơn trong các quan hệ của nó với LBSV, các lân bang phía nam của Trung Quốc cũng buộc phải đối xử với Trung Quốc với nhiều sự nể trọng hơn; theo một báo cáo năm 1986, bởi Hà Nội bị thua ván cờ năm 1979 rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ thực sự tấn công, Việt Nam, “bị trừng phạt bởi kinh nghiệm năm 1979, giờ đây đồn trú 700,000 quân chiến đấu tại phần phía bắc của xứ sở”. (Karl D. Jackson, “Indochina, 1982-1985: Peace Yields to War”, trong sách đồng biên tập bởi Richard H. Solomon và Masataka Kosaka, The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA., Auburn House Publishing Company, 1986), 206.)
Vai trò khẳng định hơn của Trung Quốc tại Á Châu trong suốt thập niên 1980 vì thế khiên ta nghĩ rằng Bắc Kinh đã thực sự tin tưởng rằng nó đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979.  Chính từ đó, mặc dù tác giả Nayan Chanda và các tác giả khác cảnh cáo rằng các lời tuyên bố của Trung Quốc rằng LBSV đã chỉ là một “con gấu bắc cực bằng giấy” có thể hoàn toàn là sự tuyên truyền, các hành động của chính Bắc Kinh cho thấy rằng họ tin tưởng một cách vững chắc quan điểm này.  Chính vì lý do này mà các cuộc thảo luận gần đây về thời điểm khi mà Cuộc Chiến Tranh Lạnh thực sự được chấm dứt sẽ rõ ràng có một sự liên quan trực tiếp đến sự xác quyết năm 1979 của Bắc Kinh rằng Mạc Tư Khoa đã sẵn quá yếu kém để giao chiến.  Trong thực tế, theo cái nhìn của Trung Quốc, sự thất bại của LBSV không can thiệp nhân danh Việt Nam trong năm 1979 đã là bằng chứng tích cực rằng Mạc Tư Khoa đã không còn lòng dạ để chiến đấu một cuộc chiến tranh quan trọng; nói cách khác, kỷ nguyên nguy hiểm nhất của Chiến Tranh Lạnh đã sẵn qua đi.
Cho đến nay, cuộc thảo luận phổ quát rằng liệu Cuộc Chiến Tranh Lạnh đã thực sự bị vượt qua sớm hơn sự sụp đổ của Bức Tưiờng Bá Linh năm 1989 vốn xoay quanh các lời tuyên bố được đưa ra bởi viên Tướng 4 Sô Viết bốn sao Anatoly Gribkov, cựu tham mưu trưởng Thỏa Ước Warsaw hồi đầu thập niên 1980.  Gribkov đặt các lập luận của ông trên sự kiện rằng vào Tháng Mườì Hai năm 1981, Bộ Chính Trị Sô Viết rõ ràng đã đánh mất ý chí chính trị để sử dụng vũ lực nhằm giữ vững sự kiểm soát đế quốc mở rộng của họ.  Sự lượng định này được dựa tre6n sự từ khước của Bộ Chính Trị không gửi binh sĩ đến Ba Lan để phá tan một sự nắm quyền bính của phe dân chủ, một dấu hiệu của sự suy yếu mà Gribkov vạch ra như bằng chứng rằng LBSV đã thực sự “thua” Cuộc Chiến Tranh Lạnh ngay từ 1981.  (The Two Trillion Dollar Mistake”, Worth, (February 1996), 78-83/128-129.)
Biên bản một phiên họp của Bộ Chính Trị Sô Viết từ ngày 10 Tháng Mười Hai 1981 được giải mật gần đây có khuynh hướng hậu thuẫn cho sự tuyên xác của Gribkov, qua việc phô bày rằng giải pháp gửi binh sĩ chống lại đảng “Liên Đới: Solidarity” của Ba Lan được bác bỏ một cách nhất trí bởi Mạc Tư Khoa vì có sự bất trắc quá to lớn.  (Cold War International History Project Bulletin, Issue 5 (spring 1995), 135-137).  Ngoài ra, các biên bản này cũng tiết lộ rằng Bộ Chính Trị đã cứu xét một cách nghiêm trọng sự thoái bộ tại vùng Viễn Đông qua việc ra lệnh rút quân Sô Viết ra khỏi Mông Cổ; nếu Mạc Tư Khoa thực sự thi hành kế hoạch này, khi đó nó đã nhượng bộ một trong ba điều kiện tiên quyết của Bắc Kinh cho việc cải thiện các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết.
Các tài liệu Sô Viết này, và các tài liệu khác tương tự như chúng, rõ ràng hậu thuẫn cho lời xác quyết của Gribkov rằng vào năm 1981 giới lãnh đạo Sô Viết đã sẵn mất khả năng sử dụng vũ lực hầu chống đỡ đế quốc Sô Viết đang tan tành.  Chính cùng lý luận này cũng có thể áp dụng cho cuộc xung đột Trung – Việt năm 1979, bởi cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam rõ ràng đặt ra một sư đe dọa thực sự cho an ninh và sự ổn định của khu vực ảnh hưởng của Sô Viết tại Đông Nam Á.  Chính sự kiện rằng Bộ Chính Trị Sô Viết từ khước không chu toàn các nghĩa vụ theo hiệp ước của nó với Việt Nam và đã từ chối can thiệp chống lại Trung Quốc khiến ta nghĩ rằng lập luận của Gribkov cho rằng Bộ Chính Trị Sô Viết đã mất ý chị chính trị để duy trì đế quốc của nó lại với nhau bằng vũ lực cũng có thể áp dụng một cách đồng cân sức – nếu không phải nhiều hơn – cho kết cuộc của cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979.
Sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh năm 1989 và sự tan rã không ngờ của LBSV năm 1991 đòi hỏi một sự lượng định mới về tác động của các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết trên cuộc xung đột Trung – Việt Tháng Hai 1979.  Một khía cạnh của sự lượng định này phải được cứu xét liệu lời tuyên xác năm 1979 của Trung Quốc rằng LBSV đã sẵn là một “con gấu bắc cực bằng giấy” giờ đây có vẻ khả tín hơn chiếu theo sự giải tán sau này của LBSV.  Mặc dù lời tuyên xác của Gribkov rằng Chiến Tranh Lạnh đã sằn bị vượt qua năm 1981 có thể sớm hơn nhiều thời hạn mà phần lớn các học giả Tây Phương sẵn lòng chấp nhận, nó đi sau vài năm theo cái nhìn của Trung Quốc.  Vì thế, trong sự hậu xét, hạn kỳ 1979 của Trung Quốc không chỉ có vẻ khả tín, mà đối với các học giả tương lai, một ngày nào  dó, thời điểm 1979 có thể chứng tỏ rằng còn chính xác hơn năm 1981.  Nếu như thế, khi đó Bắc Kinh phải được dành cho công lao thích đáng cho việc xác định một cách chính xác các triệu chứng Viễn Đông trong các nhược điểm nội tại của Mạc Tư Khoa sớm hơn hai năm trước khi các dấu hiệu tương tự trở nên nhận thức được bởi khối Tây.  Điều này khi đó nêu lên câu hỏi liệu “bước khởi đầu của sự kết thúc” Chiến Tranh Lạnh đã thực sự xảy ra trong năm 1979, do kết quả của sự từ khước của Mạc Tư Khoa chấp nhận sự thách đố trơ tráo của Bắc Kinh đối với ưu thế quân sự của LBSV tại Viễn Đông hay không.
Kết Luận
Các cuộc nghiên cứu trước đây về cuộc xung đột Trung – Việt ngày 17 Tháng Hai 1979 nói chung phác họa các hành động của Trung Quốc như một sự thất bại tuyệt đối.  Bài viết này, ngược lại, đã nỗ lực để tái lượng giá cuộc chiến tranh Trung – Việt dưới khía canh các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết bằng việc liên kết cuộc xung đột này với lần kỷ niệm 29 năm ngày ký kết Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc – Sô Viết hôm 14 Tháng Hai năm 1950.  Như một kết quả trực tiếp của quyết định của Sô Viết không can thiệp nhân danh Việt Nam, Trung Quốc trở nên tin tưởng rằng LBSV thiếu mất ý chí chính trị để vận dụng đến chiến tranh hầu chống đỡ khu vực ảnh hưởng của Sô Viết tại Á Châu.  Sự tin tưởng này đã dẫn dắt Bắc Kinh đến việc thông báo Mạc Tư Khoa hôm 3 Tháng Tư 1979 rằng Trung Quốc có ý định chấm dứt bản Hirệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 khi đạt tới hết thời hiệu 30 năm của nó vào năm 1980.
Từ 1950 cho đến 1979, Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh, và Trợ Giúp Hỗ Tương Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 đã là nền tảng trên đó các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết được đặt định.  Mặc dù các phần được công bố của bản hiệp ước này được cung cấp từ lâu, nội dung đích thực của các nghị định thư bí mật đính kèm bản hiệp ước này phần lớn vẫn chưa được hay biết.  Tuy nhiên, với các nghị định thư bí mật này liên hệ đến các sự tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc – Sô Viết khá rõ ràng, và trong các thập niên 1950 và 1960 các sự tranh chấp biên giới thường xuyên giữa LBSV và Trung Quốc đã phản ảnh mức độ căng thẳng mà các nghị định thư bí mật đã sản sinh ra.  Mặc dù không có một trong các cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Sô Viết nào được phép để leo thang thành chiến tranh toàn diện, Bắc Kinh tiếp tục trắc nghiệm quyết tâm của LBSV để xem liệu nó có vận dụng đến vũ lực hầu chống đỡ cho các điều khoản của Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 hay không.  Chính từ đó, trong quan điểm của Bắc Kinh, bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 đã là công cụ trọng yếu qua đó Mạc Tư Khoa đã cố gắng để hành sử “bá quyền” của nó trên Trung Quốc và khắp phần còn lại của Á Châu.
Ngược lại, Mạc Tư Khoa rõ ràng quan tâm đến những gì có thể xảy ra khi Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết đạt tới thời hiệu 30 năm của nó.  Khởi sự trong năm 1969, LBSV thường xuyên thúc dục Trung Quốc thay thế bản hiệp ước này bằng một thỏa ước nới.  Để buộc Bắc Kinh lùi bước, Mạc Tư Khoa đã không chỉ gia cố các biên giới Trung Quốc – Sô Viết và Mông Cổ, nó còn thực hiện áp lực Trung Quốc từ phía nam, bằng việc hoàn tất một hiệp ước liên minh với Việt Nam.  Chính từ đó, sự cải thiện các quan hệ Sô Viết – Việt Nam, lên đến cực điểm với sự ký kết hiệp ước phòng thủ Sô Viết – Việt Nam hôm 3 Tháng Mườu Một 1978, có thể được nối kết một cách trực tiếp với các quan hệ đang tồi tệ của Trung Quốc với LBSV vào cuối thập niên 1970.  Tuy nhiên, thay vì lùi bước, Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam hôm 17 Tháng Hai, 1979, chỉ ba ngày sau lễ kỷ niệm thứ 29 ngày ký kết bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950.  Khi Mạc Tư Khoa từ khước can thiệp nhân danh Hà Nội, Bắc Kinh đã quyết định rằng Bộ Chính Trị Sô Viết sẽ không vận dụng đến chiến tranh để buộc Trung Quốc phải duy trì bản Hiệp Ước Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 và như thế đà mạnh dạn loan báo hôm 3 Tháng Tư 1980 rằng nó có ý định chấm dứt bản hiệp ước này.
Một trong các mục đích chính yếu của Bắc Kinh trong việc tấn công Việt Nam là nhằm bảo đảm rằng Trung Quốc không bị bao vây cả phía bắc lẫn phía nam bởi các lực lượng Sô Viết.  Cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc vào Việt Nam, bất kể các sự khuyết điểm hiển nhiên của nó, đã đạt được mục tiêu chiến lược này bởi sự từ khước của LBSV để can thiệp nhân danh Việt Nam đã triệt hạ mối đe dọa một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận với LBSV và Việt Nam.  Trên bình diện ngoại giao, Trung Quốc cũng giành đạt được một chiến thắng rõ ràng chống lại các mưu toan của Sô Viết nhằm áp lực Trung Quốc tiến tới việc ký kết một hiệp ước mới để thay thế hay bổ túc bản Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh, và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc – Sô Viết ngày 14 Tháng Hai, 1950.  Sau cùng, khi nhìn lại sau này, sự tuyên bố của Trung Quốc rằng LBSV thực sự chỉ là một “con gấu bắc cực bằng giấy” rõ ràng khá chính xác, và chính vì thế tương trưng có lẽ cho dấu hiệu bên ngoài đầu tiên rằng đế quốc Sô Viết đã bị đe dọa bởi sự tan rã bên trong, một sự tan rã chỉ trở nên hiển hiện mười năm sau này với sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh và với sự giải tán của LBSV năm 1991./-
Nguồn: Bài tham luận của tác giả Bruce Elleman, đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996 tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas

Ba Lan khuyến khích dân nhập cư làm ăn

Hàng quần áo của người Việt ở Warsaw, Ba Lan

Ba Lan là một trong những nước có xã hội ít pha trộn văn hóa nhất, nhưng có thể đoạt ngôi vô địch trong số các quốc gia có làn sóng nhập cư mới nhiều nhất.

“Lần đầu tiên tới đây, tôi rất sợ phải đi ra ngoài, lúc nào cũng để ý xung quanh xem có cảnh sát không. Tôi sống trong cảnh sợ hãi thường trực”.

Câu chuyện về thân phận nhập cư trái phép của anh Quí cũng không phải hiếm trên đất châu Âu. Nhưng anh muốn xin vào một đất nước vốn không được coi là điểm thu hút dân nhập cư – Ba Lan.

Anh đến từ Việt Nam và cũng là một trong những cộng đồng dân thiểu số lớn nhất ở Ba Lan. (Quan hệ hai nước từng có điểm chung là chủ nghĩa cộng sản.)
"Chúng tôi đặt tên con theo tiếng Ba Lan, bởi vì chúng tôi yêu Ba Lan và thấy gắn bó với đất nước này."
Anh Quí, và chị Thiêm, người Việt nhập cư ở Ba Lan

Quí chuyên buôn bán quần áo ở Warsaw. Trong những ngày này, anh đã có quầy hàng riêng của mình, gia đình, và căn hộ trong tòa nhà cao tầng ở khu ngoại ô Warsaw... và tâm trí bình yên.

Anh giờ là công dân hợp pháp, được hưởng ân xá hồi đầu năm nay do chính phủ mới nhận ra rằng, nền kinh tế của họ cần những người như anh.
Anh nói, anh thấy mình như trút được gánh nặng trên vai.

Quí và vợ, chị Thiêm, gặp nhau ở Ba Lan, cả hai cùng rất tự hào với địa vị mới của mình và với đất nước đã công nhận họ.

“Chúng tôi đặt tên con theo tiếng Ba Lan,” họ nói, “bởi vì chúng tôi sống ở Ba Lan, chúng tôi yêu Ba Lan và thấy gắn bó với đất nước này”. Họ cũng bàn chuyện tương lai xem cho con đi học ở đại học nào ở Ba Lan.

Thủ đô chuyển mình

Chỉ cần đi một hoặc hai cây số ra khỏi trung tâm lịch sử của Warsaw là dễ dàng thấy được sự thay đổi sâu sắc của thủ đô này.

Paul Norris cùng gia đình di cư từ Anh quốc

Chợ Bakalarska đầy rẫy hàng quần áo, đồ điện tử và thực phẩm, là trung tâm bán lẻ của hầu hết những ai không phải người Ba Lan.

Âm nhạc và giọng nói của người Việt, người Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ukraine và Belarus là minh chứng cho sự pha trộn sắc tộc mới mà trước đây người ta khó hình dung nổi.

Trong hai năm gần đây, số trường hợp đăng ký xin giấy phép lao động ở Ba Lan đã tăng gấp đôi.

Khảo sát của Eurostat cho thấy chỉ có 0.1% người dân Ba Lan được sinh ra ở nước ngoài, con số thấp nhất ở khối Liên minh châu Âu.

Trước Thế chiến II, một phần tư dân số Ba Lan là người Do Thái, Đức hoặc Ukraine. Nhưng tới năm 1947, những người này đã hoặc bị giết hại hoặc bị trục xuất.

Thời Liên Xô làm chủ Đông Âu, Ba Lan bị mất tự chủ, và người ta phải giữ lấy tinh thần dân tộc và tín ngưỡng Công giáo để duy trì chủ nghĩa dân tộc. Chính chủ nghĩa cộng sản và sự trấn áp phần nào giúp họ tạo dựng bản sắc riêng.

Nhưng có nhiều nhân tố cho thấy nền văn hóa thuần chất Ba Lan của họ có thể sẽ không trọn vẹn trong tương lai.

Trong khi hầu hết các nền kinh tế châu Âu đang chậm lại, Ba Lan lại tăng trưởng đều. Đây là quốc gia duy nhất trong 27 thành viên khối Liên minh châu Âu tránh được cuộc khủng hoảng 2008-2009 và vẫn giữ vững được xu hướng này.
Trong khi đó, Ba Lan thiếu lao động do hàng triệu người rời đất nước.

Ba Lan là một trong những nước châu Âu tránh được cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009

Chủ nhân của chính sách nhập cư là Rafal Rogala, dường như ý thức rất rõ sự thay đổi này.

“Tôi thấy tự hào”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói, “rằng Ba Lan đang là điểm đến cho dân nhập cư kinh tế. Chúng tôi rất hiểu họ bởi cho tới giờ, chúng tôi là dân di cư kinh tế.

“Chôn chặt bên trong chúng tôi là tính cởi mở với người nước ngoài. Chúng tôi hiểu nhu cầu cải thiện số phận của họ và xây dựng cuộc sống ở nơi khác. Vấn đề đặt ra lúc này là giáo dục, để người dân chúng tôi quen với việc Ba Lan là điểm đến cho rất nhiều người nước ngoài muốn tới sống và làm việc”.

Điều kiện kinh tế

Ông Rogala thừa nhận rằng, dân nhập cư không phải là điều mà họ lựa chọn, trong tình hình kinh tế hiện nay.

Ông nói có một số hạn chế từ phía các chính trị gia Đông Âu, những quốc gia đã từng trải qua diễn biến tương tự. Và mô hình của Anh quốc không phải là cách ông muốn học theo.

Ông nói, bằng mọi giá, “chúng tôi không muốn mình trở thành xã hội đa văn hóa. Cả thủ tướng Merkel và tổng thống Sarkozy đều thừa nhận chủ nghĩa đa văn hóa đã không qua được bài kiểm tra”.
"Chúng tôi cần những người nhập cư chăm chỉ, những người thiết tha muốn đóng góp cho đất nước này."
Krystyna Iglicka, cố vấn chính phủ về người nhập cư

Phía bên kia, dân nhập cư mới của Ba Lan đầy những điều đáng ngạc nhiên như câu chuyện nói trên của gia đình người Việt Nam.

Ở Wroclaw, thành phố lớn thứ tư Ba Lan, khoảng 300 km ở phía đông nam thủ đô, hàng trăm người nước ngoài từ các quốc gia giàu nhất thế giới tụ họp trong bữa tiệc Giáng sinh ở phòng thương mại của thành phố.

Giới ngân hàng Hoa Kỳ kết nối với nhân viên ngành quan hệ công chúng của Đức và các sếp lớn người Đan Mạch chuyên về phần mềm, những người gần đây coi Ba Lan là nhà.

Họ kể với nhau về nhà cao cửa rộng, các câu lạc bộ chơi gôn, đi xem hát và những bữa tối sang trọng.

Bốn tháng trước, Paul Norris tới Wroclaw từ Surrey, Anh quốc, với vợ người Pháp, Catherine, và hai đứa con. Ông tận hưởng vị trí mới của mình là trưởng nhóm công nghệ thông tin đang lên của chi nhánh Credit Suisse đặt tại đây.
Emilie, 10, và Louis, 8, đang thích thú theo học tiếng Ba Lan ở trường quốc tế.

Có thể Catherine chật vật hơn với cuộc sống ở Ba Lan, nhưng bản thân cô cũng thấy vui vì quyết định chuyển nhà này.

“Tôi được gặp rất nhiều người Ba Lan tốt bụng,” cô nói.

Gia đình anh Quí ở Ba Lan

“Lúc đầu tôi nghĩ họ hơi bất lịch sự ở các cửa hàng, không dễ tính hơn với người nước ngoài. Nhưng tôi nghĩ họ thích riêng tư và tôi cần hiểu về họ nhiều hơn.

“Tôi bắt đầu đọc về lịch sử Ba Lan và họ từng là một phần của biết bao đế chế, ai cũng muốn một phần của đất nước này. Thế nên cũng dễ hiểu là những người lớn tuổi hay đề phòng hơn.”

Gia đình họ đang bàn bạc xem sẽ ở Ba Lan bao lâu. Họ không đặt kế hoạch lâu dài.

Giáo sư Krystyna Iglicka là nhà kinh tế ở trường Thương mại và Luật ở Warsaw, và là cố vấn chính phủ về người nhập cư.

“Chúng tôi cần những người nhập cư chăm chỉ,” bà nói, “những người thiết tha muốn đóng góp cho đất nước này. Mỉa mai thay, số người chúng tôi cần bằng đúng với số người các bạn [Anh quốc] lấy của chúng tôi hồi năm 2004.”

Như ở đông Âu đâu đâu cũng có “thợ hàn Ba Lan”, bà nói, thì ở Ba Lan có những người chuyên làm nghề trông trẻ người Ukraine, và thợ xây người Belarus.
Và bà mong rằng sẽ còn có những thành phần ưu tú nữa.

Nhờ có thành công về kinh tế, bộ mặt của Ba Lan có thể sẽ vĩnh viễn thay đổi.
Paul Henley
(BBC) News

Trung Quốc muốn mua bốn tàu ngầm của Nga

Trị giá hợp đồng 4 chiếc tàu ngầm của Nga lên đến 2 tỷ đô la (AFP)
Trị giá hợp đồng 4 chiếc tàu ngầm của Nga lên đến 2 tỷ đô la (AFP)

Theo nhật báo Kommersant được AFP đưa lại hôm nay 20/12/2012, Trung Quốc muốn mua bốn chiếc tàu ngầm do Nga chế tạo loại Amour-1650, với giá tổng cộng hai tỉ đô la. Tờ báo Nga dẫn các nguồn tin thân cận với công ty chuyên xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết, hai nước đã ký một thỏa thuận khung, và hợp đồng chính thức sẽ được ký kết kể từ năm 2015.

Theo dự án trên, thì Nga và Trung Quốc mỗi nước sẽ sản xuất ra hai chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel theo thiết kế của Nga. Amour là phiên bản để xuất khẩu của loại tàu ngầm Lada, có chiều dài 66,8 mét, có thể du hành với thủy thủ đoàn 35 người trong vòng 45 ngày liên tục, trong đó có 25 ngày dưới đáy biển.

Cũng theo tờ Kommersant, nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất hành tinh là Ấn Độ cũng muốn mua sáu chiếc tàu ngầm loại này.

Hôm thứ Hai 17/12/2012, Tổng thống Vladimir Putin đã loan báo việc xuất khẩu khí tài quân sự của Nga – nhà cung cấp vũ khí đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ - có thể vượt quá 14 tỉ đô la trong năm 2012, một con số kỷ lục.

Theo một công trình nghiên cứu của Viện Quốc tế Nghiên cứu vì Hòa bình ở Stockholm (Sipri) công bố vào tháng Ba, lượng vũ khí buôn bán trên thế giới trong giai đoạn 2007-2011 cao hơn thời kỳ 2002-2006 đến 24%, chủ yếu là do nhu cầu ở châu Á tăng cao.
Thụy My (RFI)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét