Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Tin này đã điểm hôm qua, nay điểm lại theo đề nghị của Văn phòng LS Vì dân: DÂN Ở MỸ ĐÌNH KHIẾU NẠI – CÔNG TY CỔ PHẦN TID CỦA AI MÀ ƯU ÁI THẾ?
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Mở cửa hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long (VNE).
- Dòng nhạc bán cổ điển: Niềm hy vọng chính đáng của công chúng Việt (SK&ĐS).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đặc cách đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho 2 trường hợp (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
“Choáng” với giá thuốc trúng thầu (LĐ).
Người 60 tuổi ở Hà Nội được giảm giá khi đi xe buýt (VnMedia). nhưng “chỉ áp dụng cho những người có hộ khẩu ở Hà Nội”.
Kiều nữ Việt với “độc chiêu” biến hàng hiệu thành…tiền (VNN) -  Hàng hiệu có đất sống còn bởi trong cuộc đổi chác với đại gia, nhiều người đẹp showbiz Việt có thể biến nó thành tiền mà vẫn né được tiếng…thực dụng. >>>>Đại gia “qua đêm” với chân dài bằng hàng hiệu>>>>“Hàng hiệu không lấp đầy được khoảng rỗng văn hóa”>>>>Sao Việt cay đắng khi mua phải hàng hiệu nhái>>>>Người nổi tiếng bức xúc vì hàng hiệu giá bèo
Clip:Ổ nhóm giả què thu nhập nghìn USD một tháng “đua xe lăn” trên phố (GDVN)  –Thời sự trong ngày: Dùng súng cướp tiệm vàng (VNN)
Mạnh tay với bọn cướp giật (NLĐ)   —Lật xe khách, 1 người chết, 7 người bị thương (TN)-Nghệ An  —Malaysia xử kẻ cưỡng hiếp 2 cô gái Việt (TN)  —Lại một nam sinh bị đâm chết (TP)    — Bị đâm chết vì… rủ nhậu (NLĐ) —–Tạm giữ hàng nghìn ‘hàng hiệu’ giá bèo nhập từ Trung Quốc (TP)
Đi đâu vào “ngày tận thế”?(TNO)  Ngày 21.12.2012, nhiều người đi tìm nơi trú ẩn an toàn, nhưng cũng nhiều người khác, từ Delhi (Ấn Độ) đến Sydney (Úc) lại chuẩn bị tiệc tùng thâu đêm suốt sáng như chẳng có ngày mai…
Xe ben mất thắng cán 2 xe máy, 1 người chết (NLĐ)  —-Cháy căn nhà khóa trái, 2 xe máy thành than (NLĐO)  —Bị lừa tiền tỉ, vợ chồng trẻ đóng cửa tự vẫn(NLĐ)  –=Trộm vặt bị phát hiện, chém chết thai phụ (NLĐO)  —Cho hai bé gái xem phim sex rồi giở trò đồi bại(NLĐ)

QUỐC TẾ

Exxon khoan dầu ở Iraq, gây nguy cơ nội chiến trầm trọng (NV)   —Chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 12 này?(RFA)   —-Ấn Độ: dân chúng phẫn nộ vì vụ hiếp dâm trên xe buýt.(RFA)  —-Cam Bốt tìm cách kiểm soát việc sử dụng internet của người dân  (RFI)  —NATO: hải tặc Somalia không bắt tàu nào trong sáu tháng qua (NV)
Trung Quốc muốn đi trước Mỹ giành quyền kiểm soát Ấn Độ Dương(GDVN)    —-Ấn Độ muốn triển khai lữ đoàn bộ binh độc lập đề phòng Trung Quốc (GDVN)
Mỹ đang nghiên cứu máy bay thế hệ thứ sáu “thay đổi quy tắc trò chơi”(GDVN)   —Ảnh độc: Mỹ thử thành công vũ khí khủng nhất thế giới (GDVN)   ——Nước Nga chống chọi với đợt lạnh kỷ lục – 50 độ C (GDVN)
Có nhiều nhà báo bị sát hại trong năm 2012 (RFA)    —-Nga bán chiến đấu cơ trị giá 7,5 tỷ đô-la cho Ấn Độ(RFA)     — Quốc tế kêu gọi Nga ngưng truy bức các quyền tự do dân sự (VOA)-   —Quốc hội Nga không cho người Mỹ nhận con nuôi (VOA)—-Philippines: tòa bác đơn xin hoãn thi hành án của bà Arroyo(RFA)    —-Đài Loan bán cho cty TQ 30% cổ phần cảng container(RFA)   —-Ba luật sư tòa án xử Khmer Đỏ từ chức(RFA)
Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội hành động để kiểm soát súng ống (VOA)   —Ba giới chức bộ Ngoại giao Mỹ từ chức vì vụ Benghazi (VOA)
Mỹ sắp triển khai tàu chiến tối tân, siêu vũ khí ở châu Á- Thái Bình Dương -TPO – Mỹ có kết hoạch triển khai một số tàu chiến tối tân và vũ khí công nghệ cao khác đến Châu Á-Thái Bình Dương, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hôm qua, 19-12.
‘Tiểu Hồ’ trở thành Bí thư tỉnh giàu nhất Trung Quốc (TP)
Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Ban lãnh đạo Trung ương Trung Quốc khóa mới không thay đổi kiên trì phương châm hữu nghị với Nga (CRI)

Người Việt học được gì ở những cuốn sách “Dạy làm giàu”?

 

 
Bìa cuốn “Bí quyết làm giàu” của Napoleon Hills.

Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế…
Từ phố sách Đinh Lễ cho tới những hiệu sách cũ ở khắp Hà thành, chỉ với giá mươi, mười lăm ngàn một cuốn, đâu đâu bạn cũng bắt gặp những cuốn sách dạy làm giàu, sách doanh nhân. “Đắc nhân tâm”, “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” cùng hằng trăm đầu sách khác, mỗi cuốn đều liệt kê ít nhất 50 cho đến 500 người đã làm giàu dựa trên những gì được viết trong sách. Ấy vậy mà ở đất nước chúng ta vẫn chẳng thấy có ai lên tiếng nói lời tri ân với tác giả những cuốn sách ấy? Phải chăng vì chưa có ai “học và làm theo sách” mà thực sự thành công?
Những ai đã đọc qua ít nhất một cuốn sách như thế đều nhận thấy rằng, gần như tất cả những nhân vật thành đạt được dẫn dụ trong sách đều đến từ Mỹ! Vâng, những cuốn sách được coi là hay nhất mọi thời đại, bán chạy nhất mọi thời đại hầu như đều truyền đi một thông điệp: Nước Mỹ là nơi tốt nhất để thực hành những gì đã đọc. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là những cuốn sách ấy với chúng ta chỉ để “đọc chơi”. Để chứng minh điều này, xin mời tất cả những ai đã đọc cuốn “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” của Nalopeon Hills cùng lật lại bản danh sách 55 sự biện minh bắt đầu bởi chữ “nếu” được đề cập tới trong cuốn sách, hẳn sẽ thấy tất cả mọi lý do: “Nếu như tôi sinh sống ở một nơi khác. Nếu như tôi đang ở một hoàn cảnh khác” đều chỉ là ngụy biện. Vậy nguyên nhân đích thực: Tại sao chúng ta cầm công thức làm giàu trên tay mà vẫn không giàu?
Trước hết phải nói ngay là: Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế. Bernard Arnault, ông chủ thương hiệu Louis Vuitton nổi tiếng đã chia sẻ công thức làm giàu của mình dựa trên một kế hoạch mới chỉ xuất hiện trong đầu: “Khi có điều gì đó bạn cho rằng có thể thực hiện được, thì phải bắt tay vào ngay. Ở Pháp có rất nhiều người sở hữu ý tưởng hay, nhưng hiếm khi những ý tưởng đó được biến thành hiện thực”. Đây chính là vấn đề đầu tiên của chúng ta, không chịu suy nghĩ và khi có kế hoạch rồi thì lại không muốn triển khai.
Điều thứ 2 đã cản trở chúng ta trở nên giàu có như những người được nhắc đến trong sách: Thiếu quyết đoán và sợ bị chỉ trích. Như đã nói ở trên, người Việt có tâm lý hùa theo đám đông, gạt đi suy nghĩ của riêng mình. Việc dân ta hết lao đầu vào vàng, cổ phiếu, bất động sản khi thấy người người bỏ tiền vào thì cũng hùa theo đã là minh chứng rõ ràng nhất. Chúng ta không thiếu ý tưởng hay, lạ nhưng phần lớn đều “chết yểu” vì người khơi gợi nên đều không chịu được áp lực từ xung quanh. Thật đáng buồn là chúng ta đã cho phép mọi người gây ảnh hưởng tới mình nhiều đến mức nó đủ giết chết khát vọng của chúng ta. Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng vậy, một ý tưởng hay trước khi thành công rực rỡ đều phải sống sót trước những sự chỉ trích. Không ai nghĩ ôtô trở nên giá rẻ nếu như Henry Ford không quyết tâm thực hiện, bỏ qua sự chế nhạo của người đời. Larry Ellison – Chủ tịch của Oracle, hãng công nghệ cạnh tranh với Microsoft đã thẳng thắn tuyên bố rằng: “Khi sáng tạo, hãy chuẩn bị đối mặt với việc mọi người sẽ gọi bạn là kẻ điên rồ”.
Tiếp theo là sợ thất bại, nó ám ảnh chúng ta chẳng kém gì sợ cái chết. Thất bại đồng nghĩa là mất hết, từ thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, thất bại vẫn tồn tại một lý do xứng đáng để chúng ta mạo hiểm. Thất bại chính là bí quyết để thành công, thất bại không đồng nghĩa với việc cánh cửa làm giàu sẽ khép lại mà chỉ làm con đường dài ra một chút mà thôi. Steve Job từng thất bại ê chề, thậm chí còn bị đuổi khỏi công ty của chính mình rồi mới xây dựng được nên thương hiệu Apple hùng mạnh bây giờ. Thomas Eldison phải trải qua 10.000 thí nghiệm thất bại mới tìm ra công thức hoàn hảo cho chiếc bóng đèn hiện nay. Khi không hiểu được triết lý đánh đổi đơn giản này, thì bạn đừng vội bắt tay làm việc gì vì chính trong suy nghĩ bạn đã thấy mình thất bại thì bạn sẽ thất bại.
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc chúng ta không thể làm giàu. Nhưng buồn cười nhất là lý do phải chờ cơ hội đến, thậm chí nó đến mà chúng ta vẫn không buồn nắm bắt. Ai cũng biện minh cho việc mình không thể làm giàu được bằng cái lý lẽ rất Việt Nam là “Tài lộc chưa phát thì đành chịu thôi”. Thế cơ hội, tài lộc ở đâu mà ra, nếu trời không cho thì cứ ngồi đợi à, hay trời cho rồi mà vẫn không biết? Xin thưa là chính những ý tưởng, kế hoạch mà chúng ta đã nghĩ, đã vạch ra đã là cơ hội và lộc trời rồi. Chúng ta chỉ việc bắt tay thực hiện cho đến khi phát mà thôi. Lúc đó mới hiểu được là lộc trời có thật nhưng tồn tại dưới một hình thức khác chứ không giống một cơn mưa tiền bất chợt đổ xuống trần nhà chúng ta.
Nói thế này cho dễ hình dung: Cùng được tiếp cận internet, song chúng ta và nhiều cư dân ở các quốc gia khác đã có những điểm khác nhau ở cách sử dụng internet. Nhiều người đã sử dụng máy tính và internet để tạo ra những tài sản khổng lồ. Google, Youtube, Facebook, các sản phẩm của Microsoft, hay những sản phẩm hiếm hoi trong nước như phần mềm diệt virus Bk, cùng các phần mềm ứng dụng khác. Trong khi chúng ta lại lên mạng chú ý đến những tin tức hằng ngày để theo đuôi các ngôi sao xem có scandal mới nhất và tải về máy phim ảnh khiêu dâm. Về điều này chúng ta “vinh dự” có mặt trong top 3 nước tìm kiếm sex nhiều nhất trên internet. Vậy đấy, tất cả đều có cơ hội làm giàu như nhau, nhưng chúng ta lại sử dụng vào mục đích khác trong khi vẫn biện minh là “đang chờ thời cơ đến”
  Trần Đức Nhân

Vấn đề nằm ở dòng tiền!
Trước khi bàn chuyện giải cứu bất động sản, cần chẩn bệnh cho đúng tình thế khó khăn của khu vực này, nếu không các đề xuất giải cứu chỉ là chuyện viển vông.
Dòng tiền, chứ không phải là lời lỗ, mới là yếu tố quyết định trong nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp, dù ngồi trên đống tài sản khổng lồ, làm ăn vẫn đang có lãi nhưng gặp vấn đề với dòng tiền cũng có thể lâm vào cảnh phá sản về mặt kỹ thuật. Chuyện này càng đúng với ngành bất động sản.
Một doanh nghiệp có trong tay 30 tỷ đồng, vay ngân hàng thêm 70 tỷ đồng để làm một dự án xây căn hộ trị giá 100 tỷ đồng. Doanh nghiệp này trông chờ vào dòng tiền thu về khi bán các căn hộ, tính ra có thể bán được với giá 150 tỷ đồng để trả tiền cho ngân hàng, thu hồi vốn và lãi. Nay bỗng dưng thị trường căn hộ đóng băng, bán không ai mua, ắt dòng tiền bị thắt nghẽn, nợ vay ngân hàng thành nợ xấu, nguy cơ phá sản gần kề dù tài sản vẫn còn đó.
Bức tranh này, cũng là bức tranh tương tự của hiện tượng bong bóng bất động sản ở nhiều nước, đang là tình trạng phổ biến của nhiều doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Nhưng dòng tiền bất động sản ở Việt Nam có những đặc điểm khác các thị trường khác – và đây chính là nút thắt của thị trường.
Ở các nước, mỗi khi làm dự án bất động sản, người ta tính toán với dòng tiền dự tính thu về trong 20, 30 năm hay dài hơn nữa. Cho dù sau này chủ đầu tư bán dự án lại cho ngân hàng thì kỳ vọng về dòng tiền luôn gắn với một thời gian rất dài.
Ở Việt Nam, vào thời kỳ “người, người, nhà nhà” nhảy vào kinh doanh bất động sản, người ta xây dựng dự án rất lạc quan, rất ngắn hạn, vòng đời dự án ngắn, dựa trên lượng cung ảo, tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao ngất; họ kỳ vọng vào một dòng tiền nóng hổi chảy nhanh về túi ngay sau khi hoàn thành dự án. Bởi thực tế lúc đó cho thấy kỳ vọng như thế không có gì quá đáng. Dự án còn trên giấy đã bán thu tiền. Nhà chỉ mới đổ xong móng, đã có hàng ngàn người chen nhau mua. Người mua hầu như là người đầu tư, mong tìm chênh lệch giá khi mua bất động sản nên mua bằng tiền của chính họ, mua trả hết chứ không có chuyện trả dần trong 20, 30 năm. Nay thị trường đóng băng, chênh lệch giá không còn, lập tức dòng tiền nóng này biến mất, chủ đầu tư lâm vào bế tắc ngay. Nếu họ xây dựng dự án với tầm nhìn 20, 30 năm chưa chắc đã khó khăn như hiện nay.
Chính vì đặc điểm này nên trước đây thị trường bất động sản Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao – người ta liều lĩnh vay tiền và ngân hàng liều lĩnh cho vay làm dự án trong khi vốn của chủ đầu tư là không đáng kể bởi ai nấy đều nghĩ sẽ thu hồi vốn rất nhanh. Bong bóng vỡ, tiền không về nhanh như mong đợi trong khi lãi suất cao đang đè nặng thị trường và đồng thời đe dọa luôn sức khỏe của các ngân hàng thương mại.
Nhiều doanh nghiệp rót tiền từ lãnh vực kinh doanh chính của mình, có thể là chế biến thủy sản, đóng tàu, làm đồ gỗ… vì cứ nghĩ đẩy một dòng tiền ổn định, chắc chắn vào nơi sẽ tạo ra dòng tiền thu hồi nhanh, lãi cao gấp mấy lần là chuyện khôn ngoan. Nào ngờ, dòng tiền thu hồi nhanh không tồn tại mà dòng tiền ổn định của ngành nghề kinh doanh chính cũng bị ảnh hưởng theo.
Gom những yếu tố này lại, chúng ta thấy ngay đặc điểm nữa của thị trường bất động sản Việt Nam: đó là sự dắt đây, sự dính líu của thị trường đến nhiều khu vực khác của nền kinh tế. Dòng tiền bất động sản cạn kiệt làm ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều dòng tiền khác. Bất động sản từng là nguồn cơn của khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ. Ở Việt Nam bất động sản cũng đang và sẽ là ngòi nổ nhiều cơn chấn động khác. Trước tiên là các ngân hàng, liên quan trực tiếp khi cho vay kinh doanh bất động sản hay liên quan gián tiếp khi nhận tài sản thế chấp là bất động sản – tất cả thể hiện thành vấn nạn nợ xấu đang là gánh nặng cho cả nền kinh tế. Thứ đến là các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành, ở đây là vào bất động sản, với những khoản thiệt hại khổng lồ, khó giải quyết. Báo chí đang đăng tải những câu chuyện liên quan đến nút thắt dòng tiền bị nghẽn ở mọi nơi, mọi lãnh vực. Từ chuyện doanh nghiệp thủy sản vỡ nợ vì đổ vốn vào bất động sản đến chuyện ngân hàng phát mãi nhiều dạng nhà dưới giá thị trường; từ chuyện tồn kho các sản phẩm liên quan đến xây dựng đến doanh nghiệp nợ nần lẫn nhau vì bất động sản.
Nếu không giải quyết dòng tiền cho bất động sản, chính ngân sách nhà nước cũng sẽ khó khăn. Ví dụ thu tiền sử dụng đất năm 2011 lên đến trên 50.000 tỷ đồng trong khi 9 tháng đầu năm 2012, khoản thu này chỉ còn 23.000 tỷ đồng. Ngân sách nhiều địa phương trông chờ vào khoản thu tiền sử dụng đất này, nay không có để thu thì mất cân đối ngân sách đương nhiên sẽ xảy ra.
Trong bối cảnh đó, chúng ta sẽ thấy ngay sự phi lý của nhiều đề xuất giải cứu bất động sản. Ví dụ có nơi đề nghị nhà nước bỏ ra vài ngàn tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho người mua nhà. Ngân sách đang cạn kiệt lại trông chờ tiền bù lãi suất từ két sắt nhà nước! Càng phi lý hơn với đề xuất địa phương bỏ tiền ra mua nhà, sau này bán lại cho dân! Các địa phương đang tính chuyện phát hành trái phiếu để trang trải chi tiêu, lấy đâu ra tiền mua nhà?
Các đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, chia nhỏ căn hộ cho dễ bán cũng khó lòng có tác dụng vì nhắm đến người mua có nhu cầu thực sự trong khi đối tượng mà nhiều dự án nhắm đến là người mua đầu cơ, trả tiền ngay để tạo ra dòng tiền như đề án nguyên thủy của họ. Các đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thời điểm nộp tiền sử dụng đất e rằng chẳng có hiệu quả gì nhiều so với kỳ vọng dòng tiền nóng thu hồi nhanh của nhiều chủ đầu tư.
Giải pháp cho thị trường bất động sản, do những yếu tố nói trên, ắt phải đến từ bản thân các doanh nghiệp bất động sản: thay đổi hoàn toàn những tính toán tài chính cho dự án, dựa vào dòng tiền, nay phải kéo dài ra 20, 30 năm, để trang trải vốn vay, thu hồi vốn. Thay đổi đó có thể sẽ thể hiện bằng nhiều hình thức. Giảm giá bất động sản mạnh hơn nữa, đến 30% như nhiều phân tích, để chuyển đổi được đối tượng người mua, là người thật sự có nhu cầu. Từ đó các giải pháp nhắm đến việc kích thích sức mua như giảm thuế mới có tác dụng. Bán lại dự án cho các định chế tài chính có khả năng lập kế hoạch với dòng tiền dài hơi hơn. Dĩ nhiên mức chiết khấu phải cao mới bán được. Hợp tác thật sự với các ngân hàng để tính toán lại dòng tiền qua cơ chế mua trả góp như các thị trường bất động sản nước ngoài.
Dù sao, các bên liên quan trên thị trường bất động sản phải nhận ra một thực tế: đã nhiều năm họ đã có những ảo tưởng về sự bền vững của thị trường nên góp sức thổi bong bóng ngày càng to và cũng đã có lúc thu lợi lớn. Nay họ phải gánh chịu phần chính khi bong bóng xẹp bằng cách tự điều chỉnh. Không thể bắt ngân sách nhà nước gánh chịu qua các biện pháp như giảm thuế vì như thế sẽ không công bằng với người dân. Càng không thể đòi chuyển các dòng tiền đang lành mạnh sang bù đắp cho dòng tiền bất động sản, như một số đề xuất, bởi đó chính là thể hiện rõ nhất của tác hại từ nhóm lợi ích.

Chiến lược của Hoa Kỳ trong thời buổi phải thắt lưng buộc bụng ngân sách

Thụy Nguyễn

Nhân đọc bài Ngoại giao nước đôi, lợi hay hại?  của nhà làm phim ảnh Song Chi thấy có đoạn viết như sau: Mới đây, Tổng thống Barack Obama hồ hởi đến thăm Myanmar để tán thành những bước đổi mới ngoạn mục về đường lối chính trị của nước này, trong khi ông không hề muốn ghé Việt Nam. Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2012 bị lùi lại, mà theo các nhà bình luận chính trị, là một dấu hiệu của sự lạnh nhạt trong mối quan hệ Việt – Mỹ.
Không phải chỉ lạnh nhạt không thôi đâu, mà là: VN không còn là một vị trí nằm trong dự tính chiến lược của Mỹ nữa. Có thể thấy sự kiện này trong bài viết với tựa đề Strategy in a time of Austerity (tạm dịch là Chiến lược trong thời buổi phải thắt lưng buộc bụng ngân sách) của tác giả Andrew F. Krepinevich là President of the Center for Strategic and Budgetary Assessments (tức Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về chiến lược và các dự tính về ngân sách), được đăng trong Foreign Affairs số November/December 2012.
Bài này khởi đầu bình luận về sự tiêu hao ngân sách quốc phòng của Mỹ (declining resources) vì chiến tranh ở Afghanistan và Iraq: Nhằm bảo vệ tinh mạng của lính, Ngũ giác đài đã mất hơn 40 tỷ USD để chế tạo hàng ngàn xe bọc sắt hạng nặng có thể chịu sức công phá của mìn, cộng thêm với hơn 20 tỷ USD khác để phát triển các phương tiện tìm dò các loại mìn không mấy tinh vi mà phiến quân đặt trên các lộ di chuyển (Trích: To protect its troops from the ennemy’s use of cheap roadside bombs in Afghanistan and Iraq, the Pentagon spent over $40 billion on thousands of new heavily armored vehicles, along with over $20 billion to better detect the bombs). Trong khi phải đối chất với các gia tăng thử thách (growing Challenges) tạo nên bởi cái chiến lược gọi là chống tiếp cận và không nhượng địa A2/AD (anti-access/area-denial) của Trung cộng và phần nào cả Iran (là nước có chương trình cùng một loại phát triển chiến lược nhưng nhỏ hẹp hơn về bình diện).
Mỹ không còn độc quyền nắm giữ kỹ thuật chế loại bom có thể được hướng dẫn chính xác đến mục tiêu gọi là precision-guided munition or Smart bomb. Ngày nay, mặc dầu chưa tinh vi bằng nhưng Trung Cộng cũng biết làm bom này để có thể dùng chống tiếp cận (anti-access) tức không cho tàu chiến Mỹ và đặc biệt là các hàng không mẫu hạm đến gần, cũng như có tầm khả năng bắn phá tới các căn cứ tiếp liệu của Mỹ. Trong cái gọi là phương án không nhượng địa (area-denial),  Trung Cộng cũng đang tìm cách chế tạo loại chống hỏa tiễn (anti-missile) cũng như phát triển cách phá sóng phát từ vệ tinh (antisatellite) để có thể phá hệ thống truyền thông (information and communications systems) nhằm chặn không cho hỏa tiễn đối phương có thể đáp xuống phá các mục tiêu trên đất liền.
Ngoài ra, Trung Cộng còn phát triển cả vũ khí để gây chiến tranh mạng (cyberwarfare) nhằm phá các hệ thống tối quan trọng trong kinh tế Mỹ, từ các mạng điện, các hệ thống dẫn năng lượng cho đến các hệ thống tài chính và thương mại điện tử (critical infrastructure behind every thing from the United States’power grid and energy pipelines to its financial systems and e-commerce), nhưng vẫn còn thua thứ vũ khí mạng tiên tiến (advanced cyberweapons) sản xuất một loại vi khuẩn gọi là Stuxnet virus của Mỹ.
Năng lượng quốc tế trong tương lai là nằm dưới lòng biển. Trước, xe có thể đi ngầm một cách độc lập ở dưới biển (autonomous underwater vehicles) hoặc tàu ngầm điều khiển bởi người máy (robotic submersibles) thì chỉ có Hải quân các nước tiến bộ mới có, nhưng nay thương mại dân sự cũng đã có (Once the possession of only the most advanced navies, autonomous underwater vehicles, or robotic submersibles, are now commercially available and capable of carrying explosives), mà [bọn khủng bố] có thể mua để nhồi chất nổ đem phá hạ tầng cơ sở nằm dưới đáy biển. Như vậy có nghĩa là trong tương lai Hoa Kỳ cũng sẽ phải dành ngân sách để phát triển cách để phòng vệ cả ở dưới biển.
Câu hỏi được đặt ra với giới có thẩm quyền Mỹ trước những thử thách lớn nêu trên: Làm sao thu ngắn khoảng cách (reducing the gap) giữa nhu cầu chiến lược và tài nguyên giới hạn, trong một chiều hướng với các nguy cơ ở tầm có thể chấp nhận được? (What objectives does it leave out, and what greater risks does it accept in order to narrow the gap between strategics objectives and resource limitations?). Một số giải pháp được đề ra như sau:
- Giảm Lục quân vì chi tiêu cho quân chủng này rất đắt (lương lính cộng với các quyền lợi quân nhân được hưởng rất cao), nhưng lại không hữu ích lắm, bởi sau khi chiếm được đất đai  thì cũng còn phải làm công việc bình định. Mà nói bình định một nước với cả tỷ người như Trung Cộng thì cũng như nói chuyện hão huyền trên mây (hay trên cung trăng (moonshine). Do đó, trong tương lai mục tiêu cuộc chiến của Mỹ sẽ không phải là để chiếm đất mà là chỉ để có thể tự do đi lại trên các tuyến huyết mạch (not conquest but access). Trong dự tính này thì Mỹ sẽ rút quân khỏi Nam Hàn vì họ nghĩ nước này với dân số gấp đôi Bắc Hàn, lại thêm giàu có hơn, có thể tự lực phòng thủ.
- Mỹ cũng sẽ yêu cầu các đồng minh có khả năng kinh tế như Nhật, Nam Hàn, Taiwan, Úc và các nước dầu hỏa Trung Đông đóng góp bằng cách tăng ngân sách quốc phòng nhằm phát triển các loại hỏa tiễn tầm trung (Medium range missile) để lập hệ thống phòng thủ địa phương gọi là không nhượng không gian và biển (local air-and sea-denial network), trong khi Mỹ sẽ tập trung để phát triển các vũ khí tầm xa (ie. Long range missile) nhằm làm bọc hậu. Tức là Trung Cộng phải coi chừng vì nếu gây chiến, bước đầu sẽ phải đánh với các nước chung quanh trước, chưa chắc đã thắng được mà còn có thể bị chủ lực của Mỹ được bảo vệ ở phía sau tống cho một “cú gia ơn” – coup de grâce (trong lúc anh đang bị thương để giải thoát cho xuống âm phủ).
- Mỹ cũng sẽ khai thác các lợi điểm địa dư để kiến trúc một vòng phòng thủ Tây Thái Bình Dương dựa trên cái gọi là chuỗi các đảo tiền phong (tức một loại tiền đồn), bắt đầu từ các đảo Kuril băng qua Nhật…đếnTaiwan và Philippines (it would also exploit regional geography. A U.S. defence architecture in the western Pacific based along the so-called first island chain (from the Kuril Islands, through Japan and the Ryukyu Islands, to Taiwan and the Philippines), đây cũng như vẽ đường ranh giới cảnh báo Trung Cộng không nên vượt qua. Sự kiện này cho thấy là Việt Nam không nằm trong kiến trúc phòng thủ của Mỹ (có thể vì chính sách ngoại giao ỡm ờ, nước đôi lâu nay của chính Việt Nam), và hệ luận có thể rút ra về một viễn ảnh không xa của đất nước là gì thì hẳn ai cũng dự đoán được, nếu không như Miến Điện cải tổ kịp thời.
- Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nâng cấp vũ khí nguyên tử (như arme de dissuasion), v.v.
T.N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

“Choáng” với giá thuốc trúng thầu

(LĐ) - Số 298 - Thứ năm 20/12/2012 15:22
Việc phân phối lòng vòng, qua nhiều tầng nấc trung gian đã đẩy giá thuốc ở Việt Nam lên cao gấp 2 - 3 lần, thậm chí hàng trăm lần. Điều này đang xảy ra phổ biến trong các nhà thuốc bệnh viện.
Trong khi đó, giá thuốc ngoại khi nhập vào Việt Nam không cao hơn so với mặt bằng giá thuốc tại một số nước trong khu vực. Đây là kết quả khảo sát của Bộ Y tế.

Cùng một loại thuốc: Chênh lệch "khủng"!


BS Lưu Thị Thanh Huyền - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM - cho biết, cùng một loại thuốc, tên thương mại, nhà sản xuất, hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế, nhưng giá thuốc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) có sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở khám - chữa bệnh của TPHCM cũng như giữa các tỉnh, TP. BS Huyền dẫn chứng, cùng một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt có hoạt chất paracetamol (có 18 sản phẩm của 18 cơ sở sản xuất trong nước và một loại thuốc ngoại với tên gọi khác nhau), nhưng kết quả trúng thầu tại các bệnh viện có đến 16 giá khác nhau, thấp nhất 85 đồng/viên, cao nhất 900 đồng/viên. Cụ thể, một nhóm có giá trúng thầu từ 85-140 đồng/viên, nhóm có giá trúng từ 140-420 đồng/viên và nhóm có giá trúng từ 420-650 đồng/viên. Riêng loại thuốc ngoại có giá trúng thầu 900 đồng/viên.

Một ví dụ khác, kháng sinh chích Meropenem 1gr có đến 10 giá khác nhau vì có nhiều tên thương mại: Thuốc của Ý trúng thầu hơn 800.000 đồng/lọ, của VN 714.000 đồng/lọ, còn của Ấn Độ giá gần 550.000 đồng/lọ. Điều đáng nói, cùng một nhà sản xuất, thế nhưng, giá thuốc Supercef (Cefepim) 1gr trúng thầu vào các BV năm 2010 chênh lệch tới 23%.

Chẳng hạn, thuốc Planitox 500mg (Hàn Quốc) trúng thầu vào BV Nguyễn Tri Phương giá 2.405.000 đồng/lọ và BV Q.Thủ Đức đã đội lên 2,5 triệu đồng/lọ. Thuốc Bernodan (Indonesia) trúng thầu vào BV An Bình 15.000 đồng/ống, trong khi vào BV Q.Thủ Đức 22.000 đồng/ống. Thuốc Sinraci 500mg (Hàn Quốc) trúng thầu vào BV Trưng Vương giá 240.000 đồng/lọ, nhưng vào BV Q.Thủ Đức 275.000 đồng/lọ.

Không chỉ thuốc ngoại, ở nhóm thuốc nội khi vào các BV cũng có giá “nhảy múa” với biên độ chênh nhau lớn. Chẳng hạn, cùng là thuốc BBD 25mg, trúng thầu vào BV Từ Dũ 900 đồng/viên, còn vào BV Hùng Vương 3.500 đồng/viên- cao gần gấp 4 lần. Cùng thuốc Aubactam 1gr/200mg, trúng thầu vào BV Từ Dũ 24.500 đồng/lọ, nhưng vào BV Chấn thương- Chỉnh hình là 32.000 đồng/lọ...

"Vừa đá bóng, vừa thổi còi"

Trong khi Bộ Y tế quy định, giá thuốc tại các nhà thuốc BV chỉ bằng hoặc thấp hơn giá bên ngoài và áp dụng thặng số để khống chế giá; tuy nhiên, trên thực tế giá thuốc vào BV cũng cao ngất ngưởng, đó là chưa kể đến các loại thuốc biệt dược, vaccine chỉ được bán hoặc tiêm phòng tại các BV hoặc cơ sở y tế được phép.

Khảo sát giá thuốc trúng thầu của các BV tại TPHCM năm 2011, Bảo hiểm xã hội TP đã phát hiện nhiều loại thuốc trúng thầu có sự chênh lệch giá rất lớn và bất hợp lý, nên đã có văn bản gửi Sở Y tế TP thông báo về tình trạng này và chỉ chấp nhận thanh toán nếu giá thuốc trúng thầu cùng loại vào bệnh viện này chênh lệch với bệnh viện khác dưới 5%.

Lý giải cho điều này, nhiều BV cho rằng, nguyên nhân giá thuốc chênh lệch là do đấu thầu riêng lẻ, cùng một loại thuốc nhưng có tên thương mại và nhà sản xuất khác nhau, nên mỗi cơ sở khám - chữa bệnh trúng thầu mỗi giá khác nhau. Vả lại, việc cùng một loại thuốc nhưng giá chênh lệch là do tuỳ thuộc vào số lượng đặt hàng của các BV. “Không thể nào BV tôi mua 1.000 viên lại có giá bằng với BV khác mua 100.000 viên”- một giám đốc BV phân trần.

Một nghiên cứu của Cục Quản lý dược Việt Nam (Bộ Y tế) cho thấy, nếu vào năm 2001 tiền thuốc bình quân/đầu người tại nước ta là 6USD, thì đến năm 2007 con số này tăng vọt lên 13,39USD và đến năm 2012 là 27,6USD. Dự kiến, con số sẽ còn tăng đến mức 33,8USD vào năm 2014. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là giá thuốc quá cao!

Dẫn chứng cho điều này, theo BS Thanh Huyền, năm 2011 Quỹ BHYT chi trả 25.000 tỉ đồng chi phí khám - chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, riêng TPHCM chi trả hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó, 60% chi phí khám- chữa bệnh BHYT là chi cho tiền thuốc. Điều này thể hiện rõ trong năm 2011 số lượng người tham gia BHYT tuy chỉ tăng 7% so với năm 2010, nhưng chi phí khám - chữa bệnh trong năm 2011 lại tăng gấp 3 lần (21%) năm 2010. Nếu BV, bác sĩ lựa chọn thuốc thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả sẽ hạn chế lãng phí do sử dụng thuốc bất hợp lý.

Lâu nay, vấn đề quản lý giá thuốc được Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận là: Bộ Y tế “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Giá thuốc khó quản lý nổi do Bộ Y tế quản lý quá nhiều khâu như sản xuất, kinh doanh, cho phép vào danh mục BHYT, kê đơn điều trị. Để hạn chế tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành thông tư mới, theo đó, các thuốc này sẽ bị khống chế lãi suất từ giá nhập khẩu, giá gốc đến giá bán lẻ, chỉ cho phép lợi nhuận được chấp nhận từ 20-30%. Sự khống chế mức chênh lệch lãi suất nhằm ngăn chặn tình trạng thuốc phân phối lòng vòng, qua nhiều tầng nấc, đẩy giá cao bất hợp lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thông tư trên cũng chỉ giải quyết được phần ngọn.

Để tính đến phương án lâu dài, Bộ Y tế đã đề nghị chuyển việc quản lý giá thuốc về cơ quan quản lý giá chuyên ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương..,. với hy vọng là giá thuốc có thể vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc chuyển cho các cơ quan trên quản lý giá mặt hàng thuốc là điều không phải dễ, khi trên thị trường VN hiện có gần 20.000 mặt hàng thuốc đang được cấp phép lưu hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét