Năm người VN được giải nhân quyền
Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố trao giải
Hellman/Hammett cho năm cây bút ở Việt Nam trong số 41 nhân vật từ
19 nước.
Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch hôm 20/12/2012.
Ông Lawrence Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.
Một ban tuyển chọn sẽ trao giải thưởng bằng tiền (grants) để trợ giúp những cây bút vốn vì công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.
Năm nay, Human Rights Watch cũng trao giải thưởng cho một số nhà hoạt động tại Trung Quốc, gồm Vương Lực Hống, Tề Sùng Hoài, Hoàng Kỳ, Tôn Văn Quảng và Hà Đức Phổ.
Ngoài ra, còn có các cây viết và nhà vận động Huuchinhuu Govruud (người Nội Mông), Memetjan Abdulla và Gulmire Imin (người Hồi giáo Uighur) cũng từ Trung Quốc được trao giải.
Ngoài, ra còn có bốn nhà hoạt động Tây Tạng được trao giải ẩn danh vì lý do an ninh của họ.
Trong các nước ASEAN, bên cạnh Việt Nam, tại Indonesia có hai nhân vật, nhà thơ, nhà báo Putu Oka Sukanta và nhà vận động cho người Papua là Dominikus Sorabut được trao giải năm 2012.
Họ cũng thường nói chính quyền Việt Nam đàn áp những người lên
tiếng chất vấn chính sách nhà nước, tố cáo tham nhũng, hay kêu gọi
cải cách dân chủ, điều nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ.
Gần đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế nêu lên hiện tượng công an Việt Nam theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh những người bị quy kết là ‘nguy hiểm’ cho an ninh quốc gia.
Trong một diễn biến liên quan với hai người được nhận giải trong cùng một nhà, hôm 16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Bấm Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy và tịch thu hộ chiếu của Hiếu dù ông đã có visa đi Mỹ.
Năm nay, Human Rights Watch cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời khi lưu vong tại Mỹ hồi tháng 10 vừa qua.
Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett từng bị phái hữu tại Mỹ truy bức vì coi họ là ‘cộng sản’.
Trị giá của giải thưởng này là 10 nghìn USD cho một người, và từ 23 năm qua, đã có trên 750 người trên toàn thế giới được giải.
Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch hôm 20/12/2012.
Ông Lawrence Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.
Một ban tuyển chọn sẽ trao giải thưởng bằng tiền (grants) để trợ giúp những cây bút vốn vì công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.
Năm nay, Human Rights Watch cũng trao giải thưởng cho một số nhà hoạt động tại Trung Quốc, gồm Vương Lực Hống, Tề Sùng Hoài, Hoàng Kỳ, Tôn Văn Quảng và Hà Đức Phổ.
Ngoài ra, còn có các cây viết và nhà vận động Huuchinhuu Govruud (người Nội Mông), Memetjan Abdulla và Gulmire Imin (người Hồi giáo Uighur) cũng từ Trung Quốc được trao giải.
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng”
Lawrence Moss
Trong các nước ASEAN, bên cạnh Việt Nam, tại Indonesia có hai nhân vật, nhà thơ, nhà báo Putu Oka Sukanta và nhà vận động cho người Papua là Dominikus Sorabut được trao giải năm 2012.
‘Cản trở có hệ thống’
Human Rights Watch, tổ chức chuyên giám sát tình hình nhân quyền trên thế giới có trụ sở tại Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do hiến định như tự do ngôn luận, tự do lập hội ôn hòa.
Lillian Hellman (1905 -1984) từng bị truy bức vì quan điểm thiên tả ở Mỹ
Gần đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế nêu lên hiện tượng công an Việt Nam theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh những người bị quy kết là ‘nguy hiểm’ cho an ninh quốc gia.
Trong một diễn biến liên quan với hai người được nhận giải trong cùng một nhà, hôm 16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Bấm Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy và tịch thu hộ chiếu của Hiếu dù ông đã có visa đi Mỹ.
Năm nay, Human Rights Watch cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời khi lưu vong tại Mỹ hồi tháng 10 vừa qua.
Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett từng bị phái hữu tại Mỹ truy bức vì coi họ là ‘cộng sản’.
Trị giá của giải thưởng này là 10 nghìn USD cho một người, và từ 23 năm qua, đã có trên 750 người trên toàn thế giới được giải.
Tô Hải : “CHUI” TIẾNG VIỆT CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
To-hai blog
…cuộc đấu đá của những anh hết xí quách nên cái đầu, cái miệng xem chừng đã cứng đờ hết rồi! Đặc biệt, không một anh to nào dám nói đến hai chữ Biển-Đảo, càng không bao giờ dám gọi lên bốn tiếng Hoàng Sa-Trường Sa cũng như tránh cả cái tên húy của ông bạn 4 tốt 16 chữ vàng! Thật kỳ lạ!!!
Ngày 14/12/2012“CHUI” TIẾNG VIỆT CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Chữ “chui” trong tiếng Việt quả là có 1001 cách định nghĩa! Lúc nó là danh từ, lúc động từ, lúc trạng từ, lúc tĩnh từ. Nó cũng mang theo một ý nghĩa cực xấu cũng như…cực tốt tùy theo, bối cảnh kinh tế, chính trị, lịch sử của đất nước Việt Nam này kể từ 1945 đến nay!
Tóm lại, vào thời tớ đi học “chui” thì chữ “chui” chỉ được hiểu như một động từ: “chui luồn”, “voi chui qua lỗ kim”, “chó chui qua giậu” hoặc thâm thúy hơn “chui” dùng để chỉ những kẻ hay nịnh quan trên như “chui háng quan phủ, quan huyện”…nhưng vẫn mang theo hình tượng “phải rúc đầu qua một cái khe hẹp nào đó”!
Nhưng kể từ ngày “cách mạng mùa thu”, mình đã chứng kiến cả ngàn phát minh mới về chữ nghĩa,(không kể chữ nghĩa mượn của Tầu) chưa từng được nghe, được đọc bao giờ, thì… chữ “chui” là một chữ nhiều ý nghĩa và nhiều cách diễn giải nhất!
“Chui”, ngoài cái ý nghĩa….tích cực và đẹp đẽ chưa từng có lại còn mang một ý nghĩa tố cáo những điều vô lý mà người “chui” phải tìm cách để thoát ra khỏi những sự ép buộc duy ý chí, cực kỳ bất công của một tập thể, của một chính sách hay đơn giản chỉ là một sáng kiến (hay tối kiến?) của một cá nhân nào đó!!!
Thật vậy! Với dân miền Bắc vào thời “tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” thì …nếu không chui chắc đã…chết đói cả nút!
Chắc mọi người đã biết mình muốn nói đến:
Cuộc “CHUI VĨ ĐẠI” thứ nhất mà nông dân các hợp tác xã miền Bắc VN đã noi gương Vĩnh Phú (nhờ sự hy sinh mất hết của ông Kim Ngọc) mà lặng lẽ “khoán chui” để khỏi phải đóng xong “thóc không thiếu một cân cho tiền tuyến” là trắng tay!
Sau khi bị đánh liên tiếp 2 số báo hết cả 2 trang ruột của báo Nhân Dân, ông Kim Ngọc đã mất hết, nhưng có cái lạ là ….mãi sau này khi người ta gọi cái chủ trương “chui” của ông Kim Ngọc (thực chất là trả lại trâu bò, ruộng vườn cho nông dân) là “khoán 10” thì người coi khoán chui là “mất đảng tính”, cũng đã cùng cả triệu nông dân “chui” qua mọi chính sách ruộng đất lớn của đảng-nhà-lước một cách vui vẻ, đồng tình! Chỉ có điều chẳng có học trò trung thành nào của Xít-của Mao thèm… phê và tự phê cái chủ trương “phá hoại sản xuất- làm nghèo đất nước” bằng bất cứ cái nghị quyết 4, 5, 6 nào và cũng chẳng thèm phục hồi cho ông Kim Ngọc …
Cho mãi đến những năm 2.000 hậu duệ của các nhân vật đã quá vãng mới …. “lờ đi cho” việc làm phim, viết truyện về cái vụ CHUI VĨ ĐẠI những năm 1960-70 đã cứu đói cho cả dân miền Bắc!
Rõ ràng “Chui” nghe có vẻ..hèn hèn một chút nhưng nó đã đóng vai trò to lớn và vinh quang cho dân tộc hơn những chủ trương công khai về ruộng đất mà các “học trò trung thành của Xít, của Mao” đã đem áp dụng để làm khổ toàn dân Việt Nam tận những ngày nào!
Cuộc chui vĩ đại thứ 2 – Đó là phá tan những quyết định vừa giáo điều, vừa ngu dốt vừa điên khùng thậm chí có mầu sắc phản động, phá hoại làm cho nhân dân Sài gòn thêm căm thù “cách mạng” bởi cách “Ngăn sông cấm chợ” quái đản!!!
Một ki-lô gạo, một gói tôm khô mang về Saigon cũng bị tịch thu giọc đường! Bản thân mình cũng bị tịch thu mấy cân gạo thù lao cho cả tháng trời dạy một lớp sáng tác ở Cần Thơ! Một “đồng chí dân quân” có súng đã chĩa vào xe bọn mình và nói: ”Cấm mang lương thực tiếp tế cho bọn…phản động! Cán bộ cách mạng đã có đảng-chính phủ…lo”! Chao ôi! Lúc ấy mình chẳng phải “ngụy” chẳng phải “phản động” mà sao muốn kéo cổ cả mấy cái thằng ra những quyết định điên khùng ấy ra pháp trường đến thế!
May thay! Có mấy ông “đồng chí to”, vì trách nhiệm với lương dân mình cai trị đã quyết tâm …CHUI qua mọi chính sách bất nhân của Trung Ương (sự thật chỉ là sự “nổi hứng” hoặc “sáng kiến” tài tình của một vài ông nào to nhất nước).
Mọi hàng rào ngăn cản bọn “tư thương phá hoại cách mạng” đã được “lẳng lặng” phá bỏ. Hàng đoàn xe của bà Ba Thi đã được đưa xuống đồng bằng sông Cửu Long gạo thóc đang thừa mứa để giải phóng cái dạ dày của dân Sài gòn khỏi hàng tạ bo-bo không sao tiêu nổi! Cuộc “Chui” này cứ ngày một phát triển mà kẻ đề ra ngăn sông cấm chợ, để mà tiến nhanh tiến lẹ lên “Xã Nghĩa” cũng như người chỉ đạo vả cà triệu người “chui” để tồn tại không thấy ai bị động chạm bởi bất cứ ngại cốt, ngại quyết nào! Rõ ràng ngày ấy đúng là: CHUI MUÔN NĂM! Chui là…vô cùng sáng suốt!
Sau này cũng có nhiều thứ “chui” nhưng trừ xuất cảnh “chui” bằng cách mua bãi vượt biển thì hầu hết chui đều mang ý nghĩa…tiêu cực!
Thôi thì đủ thứ chui: học chui, dạy chui, bằng cấp chui, chữa bệnh chui, vé xe đò, tầu hỏa chui, thậm chí “nghệ sỹ”, “tác phẩm chui”, “biểu diễn chui”, triển lãm chui”…đều tràn lan khắp nền kinh tế thị trường định hướng XHCN! Nhưng nhìn chung thì, “Chui” bắt đầu mang nhiều mầu sắc…loạn, vô chính phủ,…
Cho đến hôm nay, tớ lại thấy cần phải hoan nghênh một hành động “chui” đáng biểu dương nữa vì tính tích cực khó chối cãi của nó! Nó xảy ra ngay trên quê hương của nguyên Tổng Bí Thư Phan Đăng Lưu và nhiều danh nhân khác mà mình nhớ không hết!
Đó là “Yên Thành, Nghệ An đã vươn lên làm giầu bằng…”xuất cảng lao động chui” (xem ảnh 1)
Chui thế này thì cả nước cũng nên….”chui” |
Chính chủ tịch UBND xã Đô Thành có cái tên họ khá kêu Hồ Chí Cường đã trả lời không ngần ngại phóng viên T.Trẻ 15/1/2012: “Xã tôi có 8.000 lao động nhưng có tới…2.000 người đi…xuất khẩu lao động! Toàn xã có 2.000 nhà 2 tầng! Xe hơi “mua chơi” có trên 100 chiếc, mua làm ăn bên Lào 100 chiếc! Tất cả những sự đổi đời này theo ông nhờ….“bứt phá tư duy” để XKLĐ chui!”
Mặc dầu bài báo có nêu lên cái sự cần cảnh giác với mọi sự lừa đảo bằng một mẩu bổ xung in ngay bên cạnh: “Coi chừng ôm nợ” nhưng toàn bài báo toát lên một ý đồ: MUỐN GIẦU CÓ CẦN PHẢI BỨT PHÁ TƯ DUY ĐỪNG TRÔNG MONG GÌ VÀO ÔNG NHÀ NƯỚC!
Kể ra cái chuyện bứt phá bằng chiến thuật “Chui” này, nếu có phần nào đó tiêu cực thì ít nhất nó cũng gióng hồi chuông cảnh cáo: “NHÀ NƯỚC CÁC ANH LÀM CÁI CHI CŨNG CHẲNG BẰNG NGƯỜI DÂN CHÚNG TÔI!”
Ừ đúng thiệt! Cứ thử tìm xem nơi nào nhờ Nhà nước Xuất Cảng Lao Động mà sánh nổi với Yên Thành đi! Nếu ai tìm thấy thì tớ xin ….“tự xử” ngay tức khắc!
Ngày 16/12/2012
MIỆNG NHÀ QUAN CÓ GANG CÓ THÉP,…
CÒN MIỆNG NHÀ VUA?
Thì … mà thôi! Kẻo viết lên thành chữ nghĩa dễ bị coi là …thiếu văn hóa hoặc quá bình dân!
Mình nghĩ lại hơn sáu mươi năm từng nghe các lời dạy dỗ của các lãnh tụ để quán triệt chấp hành lúc bảo đen thì …đen, lúc bảo đỏ thì đỏ, lúc bảo tốt thì…dạ tốt! Còn lúc bảo xấu thì …Dạ Xấu!. Tất cả đều có lý của lãnh đạo và phải tuyệt đối tuân theo.
Tỉ như: Khi thì… đi cả hai giây giữ kẽ cả với Tầu với Liên Xô. Khi thì … sau nghị quyết IX bỗng ầm ầm nổi lên cơn xét lại! Rồi bỗng dưng lại theo Nga, chửi Tầu là “quân bành trướng, kẻ thù nguy hiểm nhất”, rồi ít lâu lại…quay về: đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng ….
Đường lối chính trị (nếu họ có) cứ xoay như chong chóng…làm cho chính tớ đôi khi cũng thấy “thương” cho các bố thời cuộc bắt buộc, nên đành phải “thay dạ đổi lòng”. Miễn sao cái dân tộc này tồn tại!
Tuy nhiên, đến thời đại kinh tế mô-đéc này, phương tiện truyền thông phát triển như vũ như bão, chẳng lẽ các ông to không chiếm lãnh màn ảnh thì để ai đây? Thế là cứ phải thay nhau phát biểu, viết bài..(hoặc nhờ thư ký viết) với tần số mà không một ngôi sao Hollywood, một lãnh tụ chính trị nào có thể chiếm làn sóng nhiều thời gian bằng!….Và thế là nói dài, nói dai và….nói dại!
Gần đây, sau vụ Nghị Quyết 4 chẳng “rớ” tới ai, các ông vua, bà chúa lại càng thay nhau đi khắp nơi đăng đàn, hướng dẫn, chỉ đạo, giải thích…về những điều mà càng nghe họ nói, càng thêm…buồn cười cho trình độ của các vị ấy! Sao mà nó bết bát thảm thương đến thế???
Chỉ xin kể những gì mà các vị ấy mới “nhả ngọc phun châu” trong các hội nghị, trong các cuộc tiếp xúc với người dân gần đây nhất để thấy:
1- Các vị đã quả thật “hết xí quách”, chẳng có tìm ra bất cứ một thứ lý luận gì, chẳng “đột phá” được cái quái gì ngoài những điều các vị tiền nhiệm đã “giáo dục” chúng tôi cả! Tất cả những lời khuyên cho thanh niên, cho đảng viên cho cán bộ, …nghe sao mà nó cứ ngượng nghịu thế nào ấy, không như các ông Sáu Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng…xưa kia cùng mặc bà ba nâu, cùng hút chung một cái điếu cày với lũ tớ, nhất là “các vị bây giờ” lại cứ nhắc lại những điều mà “các vị quá cố” đã nói cả ngàn lần khi xửa khi xưa kia rồi.
Ví dụ: “Là thanh niên cần phải có hoài bão”!
hoặc “Thanh niên là rường cột của nước nhà“
và…rồi…cứ thế phát triển ra cả 2, 3 trang báo hoặc chiếm sóng đến cả tiếng đồng hồ về ba cái chuyện “Hình vuông có 4 cạnh”, “Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” trên khắp các đài tivi trong những giờ vàng!!!
2- Tóm lại những vị này… “Nói Lắm Nhưng Mà Để …chẳng Nói Gì” (vì có gì trong óc đâu mà nói?)
3-Chỉ có một ông chủ tịch [nước] Trương Tấn Sang là mỗi lần nói đều làm cả nước lẫn thế giới phải chú ý. Chính ông Sang là người dám đi tiên phong vạch mặt “bầy sâu” (tuy vô danh), Cũng chính ông đã đánh động cho toàn dân biết “có những kẻ muốn cõng rắn cắn gà nhà”…v.v…
Riêng cuộc gặp mặt cử tri ngày 14/12 thì ông Sang đã lần đầu dùng…“ngôn ngữ lề trái” để phê phán những kẻ sâu mọt hại dân còn căng hơn các blogger nổi tiếng nhiều.
Hãy nghe ông chủ tịch này nói:
-Về việc bỏ phiếu tín nhiệm: Ông báo động trước về các vụ “chạy”, các cuộc “vận động nháy nháy”, “móc ngoặc với nhau, được anh được tôi”. Ông cũng quyết tâm “để cho Dân có ý kiến trước, Đảng có ý kiến sau…”. Nếu Đảng có ý kiến trước thì khó cho Nhà Nước, khó cho đại biểu ….”. Rồi sẽ có người nói: ”Đảng có ý kiến như thế này các vị đại biểu nên chú ý”…thì lại thất bại nữa!”
-Vê việc bầu cử thì ông Sang nói: ”Phải dẹp kiểu bầu cử “dân chủ giả dối” kiểu gợi ý rằng số 1, số 3, số 5 phải đậu nhé! Thôi tiêu nữa rồi! bầu chi nữa, dẹp đi cho khỏi tốn tiền của nhân dân!”
Riêng về cái chuyện Vô hiệu của nghị quyết TƯ 4 thì ông phát biểu công khai ”Mấy ông kẹ sai phạm cứ mang ra mà trị, chứ thế này không được đâu, cứ dung dưỡng nhau là chết!”
Tất cả những gì ông nói đều có sự trả lời mà tớ nghĩ là…cực…trái chiều!
Xin dẫn chứng :
Ông Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch “cơ quan quyền lực cao nhất nước” đã cảnh báo về việc bỏ phiếu tín nhiệm: ”Khi đưa người ta ra để bỏ phiếu tức là đã biết người đó là ông A, B, C. Đã phải đưa ra bỏ phiếu thì đến 80% sẽ bị miễn nhiệm, Như vậy phải phối hợp ngay với Ban Tổ Chức Trung Ương với Bộ Chinh Trị cho ý kiến về người thay thế để bầu luôn không chờ lâu! Quyền lực phải được liên tục, chứ với chức danh quan trọng như vậy không được bỏ trống!”….(Y hệt thời ông trả lời quốc hội khóa trước: “chặt chém hết lấy ai làm việc???!!!)
Còn ông Ba Dũng thì ngay 2 ngày sau đó, nhân đến chỉ đạo Hội Nghị Công An toàn quốc đã lớn tiếng kêu gọi dùng các thứ kỹ thuật và luật pháp để đánh vào cái bọn “lực lượng thù địch” đang âm mưu làm nội bộ ta phân tâm ….chia rẽ, làm cho nhân dân mất tin tưởng vào cái Đảng của ông ấy. Cuối cùng ông ta nói vống lên đến 1/3 dân chúng Việt Nam đang xử dụng Internet nên phải huy động mọi lực lượng dẹp tan Nó!(Chú ý Nó: đại danh từ ở số ít)….không để tồn tại những tổ chức đối lập!
Nghe xong, mình có cảm giác: Hai ông đang có gắng dựa trên địa bàn của mình để chĩa mũi dùi vào dọa nhau trong tầm quyền lực sẵn có!!!
Còn ông Hùng thì ….bên nào cũng có đóng góp ít nhiều, ý kiến tí ti tiến tí ti lùi, lắm lúc chẳng hiểu ông đứng ở chỗ nào nữa!
Tóm lại: Tớ để ý thấy đúng là cuộc đấu đá của những anh hết xí quách nên cái đầu, cái miệng xem chừng đã cứng đờ hết rồi! Đặc biệt, không một anh to nào dám nói đến hai chữ Biển-Đảo, càng không bao giờ dám gọi lên bốn tiếng Hoàng Sa-Trường Sa cũng như tránh cả cái tên húy của ông bạn 4 tốt 16 chữ vàng! Thật kỳ lạ!!! Hình như tội tình gì thì cũng đã giao cho anh Lương Thanh Nghị giơ đầu chịu báng cả!
Ngày 17/12/2012
CHO TÔI VÀO ĐẢNG TỰ DO DÂN CHỦ VỚI
Thú thiệt, kể tù ngày hôm 16/12 khi xảy ra cái vụ thảm sát trường học ở Newton (Connecticut), mình đã tập trung toàn bộ vào tình hình quốc tế ….Và mình bỗng nhận thấy:
1- Vũ khí đang trở thành một tai họa cho cả loài người. Vì chưa bao giờ vũ khí nguy hiểm giết người hàng loạt lại nằm trong tay nhiều thằng điên, thằng tân phát xít như bây giờ!
2-Có những thằng trẻ con điên như Adam Lanza nhưng cũng có những thằng khùng già hơn nó từ 10 đến 45 tuổi, nhưng đang nắm trong tay hàng loạt kỹ thuật giết người, đang hung hăng đe dọa cả thế giới: ”Phen này chết cùng chết! Xem chúng mày làm gì được ông!” Đó là thằng nhóc Ủn ở Bắc Hàn và bọn quan thầy nó! Nó đang tổ chức ăn mừng thắng lợi vĩ đại của khoa học kỹ thuật quân sự. Nó đang huênh hoang khoe khoang: có đủ tên lửa có khả năng bắn đến tận Washington và sẽ còn thử cả tên lửa lẫn bom hạt nhân nữa! Thách thằng nào dám làm gì đấy! Đằng nào không chết vì hạt nhân thì cũng chết vì…đói! Vậy thì sợ cái đếch gì!
Cứ nghe và nhìn những gì mà bọn nó huênh hoang ca ngợi sự “thành thật (?) “dũng cảm” và “khôn ngoan” của Đại Thống Soái Kim Jong Un và tên Jang Chol chủ tịch Viện Hàn Lâm khoa học Triều Tiên đe dọa “sẽ có nhiều cuộc thí nghiệm thành công hơn nữa…..”mà muốn nôn mửa! (xem ảnh 2)
Một thằng điên làm cả nước phát khùng? |
-Cuộc đưa vệ tinh lên quỹ đạo thành công vừa qua của Bắc Triều Tiên đã làm đảo lộn mọi quan niệm “kiên trì chiến lược” (patience stratégique) của ông Obama !…Người ta đã vạch ra cái thái độ chính trị theo đó, “qua Trung Quốc hạn chế sự hung hăng của Bắc Triều Tiên” là sai lầm nguy hiểm!
Thậm chí ngay người Hàn, người Nhật bị xua đuổi, phá phách ở bên Tầu (xem ảnh 3) cũng đòi hỏi phải có một sự lật lại mọi vấn đề lâu nay bị gò bó.
Điển hình là hiến pháp Nhật, sau đại chiến thứ 2 đã bị trói chặt chân tay của một “cường quốc thừa sức cho những kẻ hỗn xược một bài học!” Người Hàn cũng nói cạnh nói khóe sự “hòa hoãn không nên có” của những người lãnh đạo đã đi theo người Mỹ quá ngoan ngoãn dễ dàng! Và ngày 19/12 này sẽ rõ: Nhân dân Hàn Quốc có “nhún nhường” mãi hay không ?
Và tất cả đã có mòi thay đổi khi hôm qua 16/12/2012, nhân dân Nhật đã dồn phiếu cho Đảng Tự Do Dân Chủ, xu hướng Quốc Gia Dân Chủ hữu khuynh. Sau thắng lợi tuyệt đối vừa qua, ông Shinzo Abbe người sẽ thay ông Noda đã tuyên bố ngay: “Senkaku là của nước Nhật! Đây là một vấn đề không có gì mà thương lượng!” và ông hứa hẹn sẽ thay đổi hiến pháp bỏ đi những điều khoản về một cơ quan nặng về phòng vệ mà thay vào đó một Bộ Quốc Phòng danh chính ngôn thuận với đầy đủ mọi phương tiện sẽ đánh tan mọi mưu đồ xâm lược của bất cứ kẻ thù nào! Tuy nhiên ông cũng rất “chính trị” khi đưa ra ý kiến có lợi cho cả hai bên về kinh tế…là: sẵn sàng đàm phán để bình thường hóa giữa hai nước …
Vậy mà Hoàn Cầu báo (Globe times) hôm 15/12 không hề dịu giọng. Không những thế họ còn lôi cả đời ông nội của ông Abbe là Nohoshuki Kishi ra để tố là tội đồ chiến tranh loại…một và hô hoán hãy nhanh chóng ra tay ngăn chặn những ý đồ của những “tội phạm Nam Kinh” năm nào!
Người Nhật chịu đựng sự sỉ nhục mãi thế này hay sao ? - Ông Abbe sẽ không để tình trạng bó tay vì hiến pháp sau chiến tranh |
Chẳng hiểu các nhà chính trị, các nhóm lợi ích, mừng hay lo …? Chứ mình thì….
Mấy hôm nay, bỗng có một “giấc mơ dại dột”! Nếu được đứng trong Đảng ông Abbe, mình sẽ ủng hộ ông “oánh”! “Oánh cho bọn ngông cuồng phương Bắc biết mặt, dù cả chú Ủn cũng nhân dịp này sẽ phóng bừa ra mấy quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để rồi chết hẳn, chết hết, đỡ phải lo làm kinh tế nó khó vô cùng! Và dù chiến tranh có xảy ra, mình vẫn chấp nhận chết ngay hôm nay còn hơn cứ sống ngắc ngoải mà tức đến….chẳng chết được như thế này!
ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc: ‘Xin lỗi nhiều quá thì thành mị dân’
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cảnh báo hội chứng xin lỗi để che đậy
sai phạm trong hàng ngũ lãnh đạo chính quyền và gợi ý bổ sung hình
thức tuyên thệ.
Trả lời báo Tuổi Trẻ về điều được mô tả là hiện tượng xin lỗi được nhiều vị lãnh đạo đưa ra gần đây trên cả diễn đàn Quốc hội lẫn Hội đồng Nhân dân các địa phương, nhà sử học Dương Trung Quốc nói ông cho rằng đây là hiệu ứng của các nghị quyết trung ương 4 và 6 tập trung vào nỗ lực phê và tự phê.
“Trước đây, việc nhận trách nhiệm và xin lỗi là khá nặng nề, nhưng khi người ta thấy nhận trách nhiệm và xin lỗi mà không ai bị làm sao cả nên có người động viên nhau hoặc tự động viên mình là "thôi, nhận trách nhiệm cho nó xong đi".
Dân biểu gây nhiều chú ý tại Quốc hội với đề xuất mà ông gọi là “đoạn tuyệt với lời xin lỗi” khi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây nói “những người có chức trách thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo pháp luật".
Trả lời báo Tuổi Trẻ về điều được mô tả là hiện tượng xin lỗi được nhiều vị lãnh đạo đưa ra gần đây trên cả diễn đàn Quốc hội lẫn Hội đồng Nhân dân các địa phương, nhà sử học Dương Trung Quốc nói ông cho rằng đây là hiệu ứng của các nghị quyết trung ương 4 và 6 tập trung vào nỗ lực phê và tự phê.
“Trước đây, việc nhận trách nhiệm và xin lỗi là khá nặng nề, nhưng khi người ta thấy nhận trách nhiệm và xin lỗi mà không ai bị làm sao cả nên có người động viên nhau hoặc tự động viên mình là "thôi, nhận trách nhiệm cho nó xong đi".
Dân biểu gây nhiều chú ý tại Quốc hội với đề xuất mà ông gọi là “đoạn tuyệt với lời xin lỗi” khi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây nói “những người có chức trách thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo pháp luật".
“Do đó khi sai sót, sai phạm, sai lầm thì cần căn cứ theo pháp luật,
theo quy định của Nhà nước để xử lý. Hoặc bản thân anh thấy năng lực
không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì anh có thể xin từ chức.
"Lời xin lỗi cũng có thể bị lạm dụng để che đậy sai phạm, xin lỗi nhiều quá thì thành mị dân, lợi dụng lòng thương của người khác" - Dân biểu Dương Trung Quốc
“Người có lỗi biết nhận lỗi và xin lỗi là đáng trân trọng. Nhưng quan
trọng hơn là hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết chuộc lỗi do mình gây
ra.
“Mặt khác, lời xin lỗi cũng có thể bị lạm dụng để che đậy sai phạm, xin
lỗi nhiều quá thì thành mị dân, lợi dụng lòng thương của người khác.
Trong những trường hợp như vậy, chúng ta khó có thể chấp nhận những lời
xin lỗi suông”, ông Dương Trung Quốc nói thêm.
'Tuyên thệ'
Trong phiên chất vấn trước quốc hội vào giữa tháng 11 năm nay, Đại biểu
Dương Trung Quốc đưa ra câu hỏi có thể xem là ‘chưa có tiền lệ’ với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông nhắc nhở người đứng đầu chính phủ rằng "Đã đến lúc phải đề cao
trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi," khi nói về việc
ông Dũng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập
đoàn Nhà nước.
Ông Dương Trung Quốc nói: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể
hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn
đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn
hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được
điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
"Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới
một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay
không?", ông hỏi Thủ tướng Dũng.
Về phần mình, ông Dũng khi đó một lần nữa khẳng định ông “nghiêm túc
nhìn nhận trách nhiệm của người đứng đầu về tất cả hạn chế, yếu kém
trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có yếu kém trong giám sát, kiểm tra
hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước”.
Ông cũng dẫn tới việc Quốc hội đã bỏ phiếu bầu ông làm Thủ tướng Chính
phủ nên ông “sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, BCH
Trung ương Đảng, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất"
"Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái
thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó…. Tôi sẽ tiếp tục
thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm
qua.”
Trả lời phỏng vấn với báo Bấm Tuổi Trẻ,
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh về “những quy định mở
đường cho việc hình thành văn hóa từ chức, như việc tới đây đại biểu sẽ
sử dụng lá phiếu tín nhiệm của mình để đánh giá những người giữ trọng
trách trong bộ máy”.
Tuy nhiên ông nói rằng ông có thêm một đề nghị rằng “có thể tới đây
Quốc hội sửa hiến pháp thì cần quy định trong đó hình thức tuyên thệ
hoặc tuyên hứa đối với những người được bầu giữ trọng trách của đất
nước”.
“Việc đưa ra lời tuyên thệ ấy sẽ thiêng liêng và người ta phải luôn giữ
gìn để không phạm vào lời thề của mình, còn nếu không thực hiện được
lời thề, lời hứa thì cách tốt nhất là nên từ chức để rút lui”, ông nói.
(BBC)
(BBC)
Những bí ẩn trong quan hệ Trung - Việt
Tờ Văn Hối
báo, ở Hong Kong, nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình "dạy cho Việt
Nam một bài học" hồi 1979, tờ này nói Trung Quốc cần "giảng cho
Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận." Trước bối cảnh quan
hệ Trung - Việt càng lúc càng phức tạp, bài học Đặng Tiểu Bình lần thứ
hai có khả năng xảy ra. Tác giả gửi lại bài nghiên cứu viết từ 2004 liên
hệ đến sự kiện họ Đặng đã "dạy cho Việt Nam bài học thứ nhất" để độc
giả nhận định.
Cách đây gần 25
năm (*), đúng vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Quân đội giải phóng nhân
dân Trung Quốc đã tràn xuống các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam. Hổ
trợ bởi trọng pháo và xe tăng, bộ binh Trung Quốc đã thọc sâu hơn 8 cây
số, chiếm giữ các vùng thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngày 5 tháng 3,
mười chín ngày sau đó quân đội Trung Quốc bắt đầu rút lui, để lại sau
lưng các làng mạc đã bị phá họai và tiêu hủy tang thương. Đặng Tiểu Bình
tuyên bố, chiến dịch dạy cho Hà Nội một bài học chính thức chấm dứt.
Trong suốt những năm 1980, quan hệ Bắc
Kinh - Hà Nội chuyển sang giai đoạn chiến tranh lạnh, mà Hà Nội đã từng
gọi là cuộc chiến tranh phá hoại muôn mặt. Hà Nội cáo buộc Trung quốc đã
liên tiếp thực hiện các hoạt động xâm lấn, các hoạt động tình báo và
gây rối bao gồm việc thả mìn trên sông, và một số vùng biển. Quân đội
Trung quốc cũng đã bắn trọng pháo qua các vùng lân cận, tìm cách phá hủy
mùa màng ở các vùng miền núi, các trạm liên lạc và giao thông....Lo sợ
cuộc xâm chiến lần thứ hai có thể xảy ra, Hà Nội đã dàn hơn nữa triệu
quân (500,000.00) dọc theo các tỉnh phía Bắc, đặt quân đội trong tình
trạng báo động.
Ngược lại, Trung Quốc cũng đã trải hơn
bốn trăm ngàn quân (400,000.00) đóng ở các vùng biên giới, liên tục thao
dượt quân sự trên các vùng đảo Hải Nam và không ngừng gia tăng áp lực
quân sự về phía Hà Nội.
Mối bất hoà đôi bên đã âm ỉ từ lâu. Theo
Hà nội, qua cuốn bạch thư công bố 1979 thì Bắc Kinh đã chèn ép Hà Nội
trên một số lãnh vực và hứa hẹn thì nhiều nhưng chẳng cho bao nhiêu. Tuy
nhiên vì cầu cạnh viện trợ trong cuộc chiến trước 1975 nên Hà Nội đành
ngậm bồ hòn. Tháng 4 năm 1965, khi chiến sự tại Việt Nam đang trên đà
leo thang, Lê Duẩn, lúc công du tại Bắc Kinh đã kêu gọi Bắc Kinh gia
tăng viện trợ quân sự không những vật chất mà luôn cả nhân sự nữa.
Lê Duẩn: Chúng tôi
cần nhiều phi công tình nguyện, bộ đội tình nguyện và các tình nguyện
viên khác, bao gồm cả đơn vị thuộc cầu cống và đường xá.
Liu Shaoqi: Chúng
tôi chủ trương yễm trợ quý quốc hết sức mình. Chúng tôi sẽ viện trợ bất
cứ điều gì Việt nam cần và chúng tôi đang trong vị trí chuẩn bị điều
này. Nếu quý quốc không mời, chúng tôi sẽ không đến. Tuy nhiên nếu mời
quân đội Trung Quốc vào Việt Nam thì chúng tôi sẽ gửi quân. Mọi chuyện
tùy thuộc vào quý vị.
Lê Duẩn: Chúng tôi
mong muốn phi công tình nguyện Trung quốc đến Việt nam để thực hiện bốn
nhiệm vụ sau: làm hạn chế việc Mỹ thả bom ở các khu vực phía Nam thuộc
vĩ tuyến 19 hoặc 20, làm nhiệm vụ bảo vệ Hà nội, bảo vệ các điểm giao
thông trọng yếu, và làm tăng tinh thần của nhân dân Việt Nam. (1)
Tuy nhiên đến khi Hà nội chính thức yêu
cầu gửi phi công yểm trợ thì phía Trung Quốc qua nội dung bức thư hồi
tháng 7 năm 1965 lại trả lời là : thời điểm chưa thuận tiện để phi công Trung quốc sang chiến đấu tại Việt Nam. (2)
Cũng trong lần tiếp kiến tháng 6 năm
1973, giữa Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị với Chu Ấn Lai. Khi
Việt nam đặt lại vấn đề viện trợ nhà máy lọc dầu mà Trung Quốc đã hứa
hẹn trước đó, Trung Quốc đã tìm cách từ chối khéo.
Lê Duẩn: Chúng tôi
muốn có nhà máy lọc dầu đa dạng với lưu lượng sản xuất cở 3 triệu tấn
mỗi năm để chúng tôi có thể sản xuất xăng dầu, nhựa. Thủ tướng Chu lần
trước có cho biết là nhà máy loại này có thể sản xuất ra hàng trăm sản
phẩm khác nhau. Tôi rất sung sướng và đã trình bày lại Bộ Chính Trị. Ai
nấy đều phấn khởi cả vì đây là một viện trợ vô giá. Tuy nhiên sau đó
được biết là phía Trung Quốc chỉ có thể giúp chúng tôi sản xuất vài loại
dầu thôi, vì vậy tôi hết sức thất vọng. Lần này, tôi đặt vấn đề trở
lại, hy vọng Chủ tịch Mao có thể tặng Việt nam nhà máy này. Nhà máy này
hết sức quan trọng đối với chúng tôi, mong là lần này tôi không bị thất
vọng.
Chu Ấn Lai: Tôi
thực sư đã không cẩn thận khi trình bày chuyện trên lần trước. Tôi quá
hồ hởi và đã bị hố từ phía nhà máy lọc dầu Chân Trời Đỏ. Tôi cũng đã nói
chuyện này với bên phiá bạn Phi Châu nữa, kể cả vua Haile Selassie của
nước Ethiopia. Bây giờ thì tôi hiểu là điều này không dễ dàng thực hiện
đâu. Người lãnh đạo về dự án trên đã chết rồi, hơn nữa chúng tôi chưa
thành công trong việc giải quyết các phế liệu từ nhà máy. Chúng tôi cố
gắng hết lòng, nếu thất bại có thể phải gửi cán bộ ra ngoại quốc để học
hỏi thêm. Những vấn đề khác như dùng phế liệu để nuôi cá, nuôi vịt hoặc
làm phân bón đều không thành công. Tôi được báo cáo lại là ở Canada họ
đã phải đốt cháy phế liệu này, và riêng Nhật vẫn chưa tìm ra cách giải
quyết. Làm thế nào mà chúng ta có thể hơn các nước khác được ? Mọi
chuyện đều tạo dựng ra bởi đám ngườI xấu cả......
Lê Duẩn: Tôi phải
cho Thủ tướng biết điều này, là phía ngườI Nhật đã đồng ý viện trợ chúng
tôi nhà máy có thể sản xuất đến 4 tấn hàng. Tuy nhiên chúng tôi mong
muốn được giúp đỡ từ phía Trung quốc hơn.
Chu Ấn Lai: Họ có nói tốn phí bao nhiêu không?
Lê Duẩn: Không, nhưng họ cho biết là sẽ gửi chuyên viên đến để khảo cứu và sau đó sẽ tiến hành việc xây dựng nhà máy. (1)
Trung Quốc tiết lộ là kể từ năm 1965 đến
1973 đã có hơn ba trăm ngàn (300,000.00) quân Trung Quốc hiện diện tại
Bắc Việt, chưa kể những phí tổn mà Bắc Kinh đã phải chi tiêu riêng cho
việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, thuốc men và thực phẩm xuyên qua ngõ Cam
Bốt cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Khi quân đội Trung Quốc
rút khỏi Hà Nội hồi cuối tháng 8 năm 1973, số tử vong của quân Trung
Quốc đã có hơn 1000 người và có tới 4200 người bị thương tật. (3)
Trong cuộc trao đổi giữa Mao Trạch Đông
với Phạm Văn Đồng và Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh). Bắc Kinh cho biết đã
phải trả tiền lộ phí cho Sihanouk lên đến hơn 20 triệu mỹ kim mỗi năm.
Mao Trạch Đông: Cũng cần phải trả tiền lộ phí, và điều này rất cần thiết.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi phỏng chừng số tiền này còn lớn hơn tiền viện trợ của Mỹ
Mười Cúc: Trước kia,
Mỹ viện trợ cho Cam Bốt 20 triệu mỹ kim một năm. Bây giờ số tiền Trung
Quốc trả cho Sihanouk chi tiêu lộ phí và mua lúa gạo đã hơn 20 triệu
rồi. Bằng cách giúp đỡ chúng ta, Sihanouk vừa hưởng lợi vừa được tiếng
tốt.
Phạm Văn Đồng: Sihanouk cũng được lợi về mặt quân sự vì chúng ta đã phòng ngự dùm Cam Bốt mặt phiá đông kề biên giới của Nam Việt Nam. (4)
Trung quốc phải trả tiền không những
riêng cho Sihanouk mà còn luôn cả Lon Nol nữa khi mượn đất Cam Bốt để
vận chuyển và tiếp tế vũ khí cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
Việt Nam. Cuộc tiếp kiến giữa Chu Ấn Lai, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Lê
Thanh Nghị tại Bắc Kinh hồI tháng 7 năm 1973 cũng đề cập đến vấn đề này:
Lê Duẩn: Những người anh em Cam Bốt đã có những tiến bộ đáng kể, họ đang đạt nhiều thắng lợi.
Chu Ấn Lai: Cũng
vẫn còn nhiều trở ngại. Tôi nhớ là năm ngoái khi Lon Nol qua Bắc Kinh
để dự lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày quốc khánh Trung Quốc đã gặp thủ tướng
Phạm Văn Đồng. Lúc đó Lon Nol vẫn còn nhiều quyền lực lắm, ông ta đang
kiểm soát tất cả các cuộc vận chuyển hàng tiếp tế qua miền Nam Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Chúng ta đã không dự phòng điều này, tuy nhiên cũng đáng đời Lon Nol
Chu Ấn Lai: Sự
việc luôn luôn xảy ra bất ngờ. Lúc đó Việt Nam đã xây dựng được căn cứ
quân sự bí mật tại Cam Bốt, chúng tôi chưa biết nhưng Lon Nol lại biết,
vì vậy khi ông ta đòi phải trả tiền cho việc mượn đường vận chuyển hàng
tiếp tế qua ngõ Cam Bốt, Trung Quốc cũng đã phải đóng cho ông ấy. (1)
Liên hệ giữa Liên Sô và Trung Quốc cũng
góp phần ảnh hưởng đến tình hữu nghị Trung - Việt. Sau cuộc rạn nứt về ý
thức hệ năm 1963, Trung Quốc và Liên Sô đều muốn lôi kéo Hà Nội về phía
mình. Năm 1964, khi Khrushcev bị lật đổ, Chu Ấn Lai và phái đoàn Trung
Quốc đã viếng thăm điện Cẩm Linh. Tại đây, các nhà lãnh đạo Cẩm Linh đã
đề nghị Bắc Kinh nên lật đổ Mao Trạch Đông, cũng giống như họ đã làm đối
với Khrushcev. Chu Ấn Lai giân dử phản ứng lại và cho rằng Liên Sô đã
nhục mạ chủ tịch Mao, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và
chính cá nhân của họ Chu (5)
Sau chuyến đi đó, họ Chu đã thố lộ cùng với Hồ Chí Minh và Lê Duẫn
là: những nhà lãnh đạo mới của Liên Sô chẳng có thay đổi gì cả ngoại trừ
chủ nghĩa của Khrushcev.
Trung quốc hoàn toàn muốn Hà nội
đi theo quỹ đạo của họ nhằm chống lại Liên Sô. Ngược lại, Liên Sô cũng
không ngừng gia tăng ảnh hưởng của Liên Sô lên Hà Nội. Trong cuộc viếng
thăm Hà nội hồi tháng 2 năm 1965 cùng với một số chuyên viên về hoả
tiển, bộ trưởng ngoại giao Nga đã kêu gọi Hoa kỳ nên rút quân khỏi miền
Nam Việt Nam và hứa hẹn sẽ gia tăng viện trợ cho cuộc chiến của Bắc
Việt.
Hà nội có khuynh hướng thân thiện với
Moscow hơn sau cuộc đảo chánh Khrushcev, vì lúc đó Hà nội cần các kỷ
thuật cao về phòng không để đối đầu với các cuộc oanh tạc từ phía Hoa
Kỳ, mà Trung Quốc đã không đủ khả năng cung ứng. Lo sợ Hà Nội
chạy theo Liên Sô, chính Đặng Tiểu Bình đã bí mật đến Hà nội để hứa hẹn
là sẽ viện trợ 1 tỷ dollars mỗI năm cho Việt Nam.
Hà nội cũng cho là Trung Quốc đã cố tình
tìm cách ngăn chận và làm chậm trể hàng viện trợ từ phía Liên Sô khi
phải nhờ vận chuyển hàng đi qua Trung quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao
Trung quốc Qiao Guanhua than phiền với đại sứ Bắc Việt tại Bắc kinh hồi
tháng 5 năm 1967 về vấn đề hàng viện trợ của Nga như sau:
Qiao Guanhua: Tôi
có một vấn đề cần phải bàn thảo cùng với đại sứ. Đó là chuyện liên hệ
đến hàng viện trợ của Liên Sô. Ngày 6 tháng 5 năm 1967, chúng tôi đã
được thông báo từ Hà nội và luôn cả tại Bắc kinh từ thứ trưởng Nghiêm Bá
Đức và đồng chí Phạm Thanh Hà là trong hai tháng 5 và 6, phía Liên Sô
sẽ viện trợ 12 chiếc Mig-17 và 12 Mig-21 cho Việt Nam và quý quốc cần
chúng tôi giúp đở cho việc vận chuyển qua Trung Quốc. Tuy nhiên ngày 9
tháng 5 khi đồng chí Pham Thanh Hà chính thức cho biết là sẽ nhờ vận
chuyển 24 chiếc Mig này qua đường tàu hỏa. Thì ngược laị, phía Liên Sô
thông báo với chúng tôi hôm ngày 8 là họ sẽ sử dụng máy bay AN-12 bay
trên không phận Trung quốc để chở 24 chiếc Mig này. . . . ..Phía Trung
Quốc đã nghiên cứu đề nghị này rất kỷ lưởng, chúng tôi quyết định đồng ý
đề nghị vận chuyển bằng đường xe lửa của đồng chí Pham Thanh Hà, nhưng
không chấp nhận đề nghị từ phía Liên Sô chuyên chở bằng đường hàng
không.(1)
Sau 1975, mối bất hòa càng trở nên sâu
đậm. Hàng loạt các biến cố xãy ra làm đổ dầu thêm lữa đã dẫn đến cuộc
tấn công biên giới phiá Bắc. Trung quốc tỏ thái độ không bằng lòng và
công khai phản đối Hà nội trước một số sự kiện như : Vụ Hà Nội đối xử tệ
bạc với người Hoa năm 1978, vụ chiếm Nam Vang năm 1978 , vụ tranh dành
chủ quyền ranh giới phía Bắc, vụ Hà Nội ký hiệp ước hữu nghị và liên
minh quân sự với Liên Sô 1978, và nhất là các cuộc trạm chán ở biển Đông
về chủ quyền đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vùng đảo theo lượng giá của Cục
Địa Chất và Khoáng Sản Trung Quốc thì chỉ riêng Trường Sa cũng đã có
trử lượng tới 17.7 tấn dầu khí và hóa chất, đứng hàng thứ tư lớn nhất về
trử lượng trên thế giới và gần gấp hai lần trử lượng của quốc gia
Kuwait. (7)
Tháng 1 năm 1974, Hải Quân Trung Quốc
bất thần tấn công và chiếm giữ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa do Hải
Quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ. Năm 1975, khi làm chủ được Saigon, Hà Nội
đã lập tức đem quân ra chiếm đóng tổng cộng được 21 đảo nhỏ thuộc khu
vực Trường Sa, vùng đảo mà Trung Quốc đã chính thức xác nhận chủ quyền
trước năm 1975. Hà Nội bắt đầu đòi chủ quyền các vùng đảo này khi đã
hoàn toàn chiếm được miền Nam Việt Nam . Trước đó, khi Trung Quốc tuyên
bố chủ quyền, Hà Nội đã im lặng để được nhận viện trợ quân sự. Năm 1958,
chính Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã xác nhận chủ quyền của Trung
Quốc trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Sau cuộc giao tranh ở biên giới Trung -
Việt năm 1979, đến năm 1988, Hải Quân Trung Quốc và Việt Nam lại trực
tiếp đụng độ một lần nữa trên biển Đông, tại vùng đá ngầm Johnson thuộc
khu vực Trường Sa.Cuộc chạm trán lần này đã làm Hà Nội chìm hết hai tầu
chiến và thiệt mạng hơn 70 thủy thủ. Hà Nội đã tìm cách tái chiếm được
hai trong số sáu đảo san hô đã từng bị Trung Quốc chiếm đóng sau
đó. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Zhu Bangzao họp báo và
tuyên bố về sự việc trên như sau: Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải
lập tức rút quân ra khỏi các vùng đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc đã
bị Việt Nam chiếm giữ bất hợp lệ, dẹp bỏ những căn cứ xây cất và phải
đãm bảo là không để những hành động tương tự xảy ra trong tương lai. (8)
Cùng lúc, những xung đột ở phía biên
giới Tây Nam Việt Nam giữa Hà Nội và Nam Vang càng lúc càng tăng cường
độ. Các mâu thuẩn về biên giới, cộng với chính sách ngoại giao đối đầu
của Pol Pot đã làm CSVN phải tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt vì sợ
bị nằm trong thế gọng kềm với Trung Quốc và Cam Bốt. Trước khi quyết
định tấn công Nam Vang năm 1978, Hà Nội đã tìm nhiều giải pháp để giải
quyết những xung đột, kể cả việc mưu sát Pol Pot. (9)
Tháng 9 năm 1977, vài ngày trước khi ra
lệnh tấn công vào các làng dọc theo biên giới Miên-Việt, Pol Pot trong
lần xuất hiện đầu tiên tại Nam Vang đã công khai xác nhận sự hiện hữu
của Đảng CS Cam Bốt, đồng thời trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh cũng vào
tháng 9 năm 1977, Pol Pot đã tường trình lại tình hình Miên Việt cho
Hoa Quốc Phong.
Pol Pot: Nga Sô, Cu
Ba và Việt Nam đang cùng cộng tác để chống lại chúng tôi ở các khu vực
biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng họ đã cài người của họ nằm vùng trong
quân đội của chúng tôi. Ở cấp độ trung ương, họ có năm người, ở cấp sư
đoàn có chừng 4 đến 10 người và họ cũng có cán bộ của họ ở các vùng tỉnh
khác nữa. Kể từ tháng 9 năm 1975, Việt Nam đã có kế hoạch tấn công Nam
Vang, Preyveng và các tỉnh gần biên giới. Họ đã từng ám sát cán bộ lãnh
đạo của chúng tôi bằng súng ám sát và thuốc độc. Họ đã nhiều lần bỏ
thuốc độc vô thức ăn tuy nhiên chúng tôi may mắn đã không ăn. Thái lan,
Nga và Việt Nam cùng chủ mưu. Chúng tôi cũng nắm được tài liệu cho thấy
là có cả Hoa Kỳ và Việt Nam cùng cộng tác trong vụ này.......Chúng tôi
cũng hiểu là quân đội Việt Nam không còn mạnh nữa, họ bây giờ phụ thuộc
nhiều vào hỏa lực mạnh như trọng pháo, xe tăng và máy bay. Bộ đội của họ
không còn muốn đánh nhau, nhiều người từ phía Bắc đã lấy thêm vợ ở
phía Nam và vì vậy họ không còn ham chiến nữa. Cam Bốt không sợ phải
đánh nhau với Việt Nam, nhưng chúng tôi không an tâm trước mối đe dọa
liên tục từ họ... (1)
Tháng 4 năm 1975, Hà Nội làm chủ
được Saigon. Năm tháng sau, tháng 9 năm 1975, phái đoàn cao cấp đảng
CSVN do Lê Duẩn, tổng bí thư đảng chính thức qua Trung Quốc để tham vấn.
Trong cuộc hội kiến giữa lảnh đạo hai nước, Đặng Tiểu Bình đã than
phiền và đặt vấn đề với Lê Duẩn về một số dư luận bất lợi đối với Trung
Quốc:
Đặng Tiểu Bình: Có
một vài dấu hiệu không tốt xảy ra trong quan hệ hai nước. Một số là
những chuyện đã có từ thời chủ tịch Hồ còn sống. Chúng tôi phải nói
thẳng rằng là không lấy làm dể chịu cho lắm khi đọc trên báo chí
Việt Nam cũng như biết về quan điểm của nhân dân Việt Nam. Sự thật là
quý vị đã nói quá đáng về mối đe dọa phương Bắc. Đối với Trung quốc, mối
đe dọa phương Bắc chính là sự hiện diện của quân đội Liên Sô ở biên
giới phía Bắc, tuy nhiên đối với Việt Nam thì có nghĩa là Trung Quốc.
Lê Duẩn: Chúng tôi không nói như vậy đâu.
Đặng Tiểu Bình: Tôi
vẫn còn nhớ cuộc hội kiến giữa chủ tịch Hồ, tôi và thủ tướng Chu Ấn
Lai. Ông Hồ có nhắc đến việc này rồi. Lúc đó, chúng tôi có hàng trăm
ngàn quân đóng ở Quảng Đông và Quảng Tây. NgườI Việt và quý cán bộ dùng
lịch sử để ám chỉ hiện tại, nói đến mối đe dọa từ phương Bắc. Câu hỏi
đối với vị trí của Liên Sô cũng được đặt ra. Thủ tướng Chu đã nói thẳng
với chủ tịch Hồ là: chính Việt Nam đang đe dọa Trung Quốc. Riêng tôi,
tôi đã nói với chủ tịch Hồ là ông có nghỉ rằng chúng tôi đe doạ quý quốc
không? Nếu đúng chúng tôi sẽ rút quân hết từ Quảng Đông, Quảng Tây và
chuyển lên biên giới Trung - Nga. Lý do chúng tôi muốn có quân đội trú
đóng ở đó chỉ vì dự phòng tình huống có thể xảy ra như chiến tranh Triều
Tiên trước kia thôi. Chúng tôi phải đề phòng một cuộc tấn công từ phía
ngườI Mỹ. Chủ tịch Hồ có cho ông biết về cuộc họp đó không?
Lê Duẩn: Thú thực, chúng tôi không biết gì cả về chuyện này từ phía chủ tịch Hồ. Tuy nhiên tôi có nghe qua về một vở kịch.
Đặng Tiểu Bình: Thời
đó đã có một vài bài báo và dư luận làm tổn hại liên hệ đôi bên. Chúng
tôi đã cho chủ tịch Hồ biết về quan điểm của chúng tôi. Chủ tịch Hồ đã
trả lời là: ông không đồng ý khi cho rằng Việt Nam đe dọa Trung
Quốc. Ông Hồ cũng không đồng ý với việc rút quân ra khỏi hai tỉnh
này. Tuy nhiên, khi tình thế thay đổi chúng tôi đã quyết định rút quân.
Những năm gần đây, sự việc như vậy vẫn tiếp diễn và dường như có chiều
hướng gia tăng. Mối đe dọa từ phương Bắc vẫn là luận điệu chính, kể cả
trong sách vở của qúy quốc. Chúng tôi cảm thấy không bằng lòng đối với
vấn đề này. Quan hệ giữa đôi bên rất rõ ràng, chúng tôi không thôn tính
một tất đất nào của quý quốc cả. (1)
Cuộc tiếp kiến giữa Lê Duẩn và Đặng Tiểu
Bình sau 1975 đã cho thấy dấu hiệu rạn nứt càng lúc càng trầm trọng. Họ
Đặng đã không che đậy và vòng vo giống như các cuộc tiếp kiến trước đó,
ông đã bày tỏ sự bất mãn cũa mình đối với Lê Duẫn. Tuy nhiên, phải mất
bốn năm sau Đặng Tiểu Bình mới có cơ hội trút hết cơn giận khi ông ra
lệnh cho quân đội nhân dân Trung Quốc tràn qua biên giới Hoa-Việt để dạy
cho Hà Nội một bài học đẫm máu.
Nguồn: Trần Nam/conongviet
Hoa Kỳ chuẩn bị hợp tác quân sự với Miến Điện
Theo AFP hôm qua 19/12/2012, một giới chức quốc phòng cao cấp của Mỹ cho
biết Washington dự định bước đầu hợp tác quân sự với Miến Điện, nhằm cổ
vũ làn sóng cải cách của tân chính quyền Miến Điện. Việc hợp tác quân
sự song phương sẽ được tiến hành « từng bước một ».
Giới chức Mỹ xin giấu tên tuyên bố : « Chúng tôi ủng hộ chủ trương : Một
mối quan hệ quân sự thận trọng và có trọng điểm, là tích cực đối với
các cải cách tại Miến Điện ». Giới chức quân sự Mỹ giải thích thêm, hợp
tác quân sự với chính quyền Naypyidaw sẽ diễn ra trong một « tương lai
gần ». Mỹ sẽ hỗ trợ Miến Điện trong các hoạt động phi tác chiến như tập
huấn quân y, trợ giúp nhân đạo, cũng như hỗ trợ cải cách bộ máy quản lý
quốc phòng.
Mới đây, hai viên chức Lầu Năm Góc đã tới Miến Điện trong đoàn công du
của Bộ Ngoại giao Mỹ để thảo luận về khả năng hợp tác giữa hai nước.
Hồi tháng 10/2012, Washington cho biết sẵn sàng mời Miến Điện tham gia
cuộc tập trận tại Thái Lan, giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh, vào năm
tới 2013 với tư cách quan sát viên.
Quan hệ song phương Hoa Kỳ - Miến Điện hoàn toàn thay đổi về chất, kể từ
khi chính quyền gồm những cựu quân nhân theo đường lối cải cách lên
thay thế tập đoàn quân sự vào đầu năm 2011. Quan hệ nống ấm giữa hai bên
được đánh dấu đặc biệt với chuyến công du của tổng thống Barack Obama
tới Miến Điện vào ngày 19/11/2012, tức là chỉ một tuần sau khi ông tái
đắc cử. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân tới
quốc gia Đông Nam Á này.
(RFI)
Mỹ sẽ mang những vũ khí hiện đại nhất đến châu Á
Hôm qua, một quan chức quân đội Mỹ cho
biết nước này sẽ triển khai các vũ khí khí tài công nghệ cao tân tiến
nhất của nước này bao gồm tàu ngầm và tàu chiến tới các căn cứ quân sự
Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tờ PressTV (Iran) dẫn lời của vị quan
chức trên cho biết kế hoạch điều động này là một phần trong chiến lược
của Hoa Kỳ nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực này.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72) loại Nimitz của Mỹ đang chạy trên biển Ả rập ngày 5/4/2012. |
“Những gì mà các bạn sắp chứng kiến sẽ
là một phần trong chiến lược lớn hơn, Thái Bình Dương sẽ là nơi nhận
được những vũ khí khí tài tân tiến nhất”, ông này nói.
Cũng theo vị quan chức này, trong số
những vũ khí tối tân được Mỹ điều động đến khu vực châu Á – Thái Bình
Dương trong những năm sắp tới có máy bay săn tàu ngầm P-8, tên lửa hành
trình, tàu ngầm loại Virginia, tàu chiến đấu ven biển và chiến đấu cơ
tiêm kích tàng hình F-35.
Hôm 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon
Panetta cũng đã nói rằng Hoa Kỳ dự định triển khai chiến đấu cơ F-35 tới
căn cứ không quân Iwakuni tại tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản vào năm 2017.
Hồi tháng 6, Hoa Kỳ thông báo kế hoạch
đến năm 2020 sẽ điều chuyển phần lớn tàu chiến hải quân của nước này tới
khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại hội thảo an ninh thường niên diễn ra
ở Singapore ngày 2/6, Bộ trưởng Panetta cho biết đến năm 2020, Lầu Năm
Góc sẽ điều động thêm 6 tàu sân bay và phần lớn tàu tuần dương, tàu khu
trục, tàu ngầm và tàu chiến đấu nhỏ tới khu vực này.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ triển khai thêm
các tàu ngầm và máy bay chiến đấu cùng với các hệ thống chiến tranh
điện tử và thông tin liên lạc tân tiến tới châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù khẳng định rằng sẽ mất nhiều năm
để hoàn thành công cuộc điều chuyển, ông Panetta tuyên bố rằng các vấn
đề và kế hoạch cắt giảm ngân sách của Washington sẽ không cản trở gì tới
chiến lược quân sự mới này.
Dự kiến động thái này của Mỹ sẽ làm gia
tăng căng thẳng với Trung Quốc do chiến lược dịch chuyển lấy châu Á làm
“trọng tâm” của Washington được một số nhà bình luận coi là nỗ lực của
Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc trên con đường vươn lên thành một cường quốc
thế giới.
Bắc Kinh đã bày tỏ lo ngại trước sự hiện
diện ngày càng tăng của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương. Hồi tháng
1, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh cáo Washington không được
“giễu võ giương oai” và cho rằng bất kỳ hành động nào của Hoa Kỳ đi theo
chủ nghĩa quân phiệt sẽ “đe dọa nền hòa bình”.
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét