Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Tin Chủ Nhật, 02-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hà Đình Sơn: Nhà nước cần phải lựa chọn một đường lối đối ngoại trung thực vì lợi ích đất nước - (BoxitVN).  - TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI “HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ” – BẢN TIẾNG HOA, TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG NHẬT.
6<- Thế giới tiếp tục phản đối “đường lưỡi bò” in trên hộ chiếu của Trung Quốc (Petrotimes).
Kiểm ngư tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển (TN). - Tuyên truyền sâu rộng chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (SGGP). - Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước (SGGP).
- “Trung Quốc có thể châm ngòi xung đột Biển Đông” (VnMedia). – Philippines và Đài Loan lên án kế hoạch chặn xét tàu trên Biển Đông của Trung Quốc (RFI).
Tàu Cảnh sát biển Ấn Độ thăm TP HCM (VOV).
- Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật Bản trên vấn đề Senkaku/Điếu Ngư (RFI). – Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc (VOA). – Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh hải với TQ (AFP/ GDVN). - Senkaku/Điếu Ngư: Mỹ ủng hộ đồng minh Nhật (PLTP).
- Còn gì nữa mà Đánh thức Bản Giốc (NLĐ). – Song Chi: Chủ quyền mất dần, nhục cũng thành quen (Người Việt).
- Phùng Liên Đoàn: TÔI MƠ GIẤC MƠ VIỆT NAM: MỘT XÃ HỘI THỊNH VƯỢNG, TỰ DO, DÂN CHỦ, VĂN MINH - (BoxitVN).
- Hà Sĩ Phu – Tiến lên trong đa dạng (Dân Luận). “Phải chăng điều thiện cũng nên có nhiều dạng ứng xử nặng nhẹ khác nhau, mỗi dạng có công chúng riêng, thậm chí cũng ‘phê và tự phê’ công khai (xin đừng cười) cho cái thiện càng thêm mạnh, không coi đó là mâu thuẫn. Có lẽ nên cảm ơn kẻ đã gây cho đất nước ta tình trạng lâm nguy, khiến những người Việt Nam đang rất khác nhau bỗng cùng tỉnh ra và gần nhau lại”.
- Nghịch lý cuộc đời trong Xã Hội Chủ Nghĩa (DLB).
- 02/12/2012: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sinh nhật lần thứ ba trong tù (Nguyễn Tường Thụy).
- 221. Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN (VSk).  - Linh mục Chân Tín qua đời (RFA). – Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012 (Chuacuuthe).  – Mời xem lại: Linh mục Chân Tín yêu cầu vào trại giam để ban nghi lễ tôn giáo cho Chị Tạ Phong Tần.
- Mục sư Nguyễn Công Chính và ông Phan Ngọc Tuấn bị chuyển trại giam (DLB).
-  Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai? (Nguyễn Tường Thụy). Ông Hoàng Quốc Vệ phó chủ tịch huyện: ”Vua Hùng ở ngoài Bắc, không liên quan gì đến Đức Phổ. Đây là đất của Chiêm Thành (!?). Nhưng kẻ nào cho mình là con Rồng, cháu Tiên cần tiêu diệt.”
H1- Thành lập Hội đồng Huynh trưởng Cấp Tấn Gia Đình Phật tử Việt Nam – Về xuất xứ một tấm hình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Ô. Mai Chí Thọ do Công an chụp năm 1990 (TN Phật giáo). “Ba lần thỉnh mời qua ba cuộc gặp gỡ Bộ trưởng Mai Chí Thọ, Hòa thượng Kim Cương Tử, và 5 vị chuyên gia nghiên cứu, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đều khước từ. Hòa thượng bảo rằng tôi là người bị quản chế theo luật pháp của các ngài. Việc trước tiên là phải đưa tôi ra tòa án xét xử công minh xem tôi bị tội gì”. =>
- Về “anh hùng” Nguyễn văn Bé: Vẽ và xóa anh hùng (DLB).
- Một quả trứng, một con bò, một quốc gia (DLB).
- Nguyễn Thành Lê – Vì sao báo Người Cao Tuổi không có tin về vụ án ở Văn Giang? (Dân Luận). – Hà Nội sẽ thắt chặt quản lý đất đai (ĐĐK).
- Không chỉ một vị Cử tri hỏi Tổng bí thư về “bộ phận không nhỏ” (VnEconomy). Có lẽ phải đề nghị đảng, nhà nước thay đổi lại cái khái niệm này. Chữ “bộ phận” dễ lầm với “bộ … dưới”, còn chữ “không nhỏ” coi chừng lẫn với … “thằng nhỏ”. Không là mỗi khi dân hỏi lãnh đạo, lại tưởng hỏi thăm sức khỏe … “thằng nhỏ”, nay bảo nó có còn chịu nghe như bác “Răng chắc” không. Rất nguy!  - MỘT – TRONG “MỘT BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ…” (Bùi Văn Bồng).  – Cử tri muốn biết rõ số cán bộ thoái hóa, biến chất (VNE).  – Cử tri mong chống tham nhũng phải mạnh hơn nữa (NLĐ).
Tổng Bí thư: Trước hết là cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe…“đồng chí X” (VOV).   – Bài này PetroTimes lấy lại từ trang web Chính phủ và TTXVN: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri ở Hà Nội .  - Tự phê bình và phê bình trước tiên là để cảnh tỉnh, răn đe và ngăn chặn (HNM).  - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội (LĐ). - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghị quyết T.Ư 4 liên quan đến sự tồn vong của Đảng (TN).- Tổng Bí thư: Cảnh tỉnh những người quên nguy cơ với nước, với Đảng (TP). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phê bình mà không sửa thì sẽ kỷ luật (PLTP).
Thất thoát cả trăm nghìn tỷ đồng, sao chỉ một lời xin lỗi là xong? (ĐV).  - Toàn dân đang bàn việc nước … (TT) nát nước mà thấy hết nước, sắp mất nước!  Vì “Không thấy một bộ phận suy thoái đâu cả”, “Tại sao không kỷ luật được ai?”, “Không ngăn chặn được “một bộ phận không nhỏ” thì hỏng hết”.
Phải công phu điểm cho hết tin, bài trên các báo về cuộc tiếp xúc cử tri này, trước hết để độc giả so sánh giữa các báo, đài. Tối qua có 6 bài, thì bài của VNN là khá nhất, tệ nhất là của VTV. Ngoài ra, cũng có một thắc mắc. Đó là trước tình hình rất cần chuyển tới người dân, đảng viên những thông điệp rõ hơn, mạnh hơn, sau một hội nghị TƯ đầy thất vọng, trước thực trạng lời hay ý đẹp của lãnh đạo đã bị báo chí cố tình cắt xén, bóp méo đến như vậy. Chưa kể rất nhiều ý kiến mạnh mẽ của cử tri góp phần hậu thuẫn, thiết tưởng ông TBT, qua bộ máy giúp việc của mình, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng TƯ Đảng, Ban Tuyên giáo, phải ra chỉ đạo thay đổi cách đưa tin của báo, đài. Chẳng hạn như, có thể yêu cầu đích danh một số báo điện tử cho đăng toàn bộ nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri. Vẫn biết cách làm đó như “con dao hai lưỡi”, góp phần minh bạch hóa cái thế giới tù mù, mờ mịt mà ông và cả hệ thống của ông đang cố bám vào để duy trì sự tồn vong của chế độ; nhưng nếu quá sợ mà lẩn mãi trong đó, thì cũng sẽ dễ chết vì chính nó.
- QĐND: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Quân khu 4 và Nghệ An, hay là chủ yếu để dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Kim Liên; dâng hương, dâng hoa tại nhà thờ cụ Nguyễn Sinh Nhậm (ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minh), thắp hương tại mộ Cụ Hà Thị Hy, bà nội Bác Hồ và mộ Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh”, xin các cụ phù hộ, độ trì? – Lực lượng vũ trang Quân khu 4 phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn (TC QPTD). “… xử lý kịp thời các tình huống, không để xảy ra ‘điểm nóng’; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch…
- Thủ tướng trả lời phỏng vấn Bloomberg (ĐV). – Thủ tướng: Lạm phát 2013 sẽ thấp nhất trong một thập kỷ (VnEconomy).  -  Nghệ An cần khai thác tốt hơn tiềm năng nông nghiệp (TN).
2
Bị cuốn hút vào bàn luận vụ “hộ chiếu lưỡi bò” nên trễ hẹn với bà con chuyện bình tiếp màn chất vấn thủ tướng của ông nghị Dương Trung Quốc. Mời xem lại các lời bình ngày  15, 16, 17, 18, 20, 22/11. Trong 6 phần bàn luận trước, chúng tôi chỉ đi vào mổ xẻ hệ quả của nội dung chất vấn, mà thiết nghĩ không cần quan tâm lắm tới câu hỏi chẳng bao giờ trả lời được là đằng sau hành động rất bất ngờ đó của ông DTQ là cái gì. Một số độc giả quá bực bội với lối trấn an dư luận của ông DTQ ngay sau lời “nhận lỗi” của ông Thủ tướng rằng người dân có thể yên tâm tin tưởng, nên đã đặt ra nghi vấn phải chăng đây là màn gỡ gạc tai tiếng sau khi bị chỉ trích, thậm chí có độc giả còn cho đó chỉ là màn kịch được giàn dựng.
Thế nhưng, độc giả Vũ Minh Tuấn có 1 phát hiện rất thú vị, khi cho rằng, phải chăng vì biết sẽ rất khó để thực hiện được một cuộc chất vấn thẳng thắn trong tình hình hiện nay, với ông chủ tọa mà bản chất nhiều người đã quá biết lại đang ngồi đó, ông DTQ đã làm một cú lừa ngoạn mục? Ông “lừa” bằng cách như trơ trẽn “nâng bi” TT giữa lúc công luận quá biết “đồng chí X” là ai, bằng tuyên bố thông điêp của thủ tướng làm an lòng dân”. Thế là “đồng chí X”  cùng chiến hữu Hùng hói quá yên tâm với ông nghị vốn được dân chúng rất quan tâm này. Ông đã được sắp xếp đăng đàn chất vấn ngay từ đầu, với hy vọng dẹp tan vài ba nghị gật nhưng còn chút ngang bướng, muốn làm vừa lòng dân đang nổi giận. Và rồi … màn diễn gọi là “chất vấn” đã phải vội vã khép lại theo cái cách cũng trơ tráo hiếm thấy.
Ông nghị DTQ vốn là một trí thức, nhưng từ lâu ông cũng lại như một “chính trị gia” rồi. Trí thức thường cả tin, ít nghĩ tới thủ đoạn, còn giới chính trị thì ngược lại. Phải sống với hai con người trái ngược đó trong mình quả không dễ. (Mời tham khảo: Quyền lực và tri thức - cuối trang).
Hy vọng một ngày nào đó, “sử gia” Dương Trung Quốc sẽ ngồi lại viết riêng cho mình vài trang sử, trong đó có câu chuyện “chất vấn đ/c X”.
Tham nhũng đánh cắp lòng tin (Petrotimes). Còn đây mới là “lãng phí”, nhưng tham nhũng sẽ đi liền theo: Đăng cai Asiad: Lỗ lãi mặc bay (PLTP).
UBKTTƯ đến Bình Phước thông báo kết luận kỷ luật (PLTP). – Bệnh quyền lực hình thức (ĐĐK).
Nguyên Chủ tịch Sacombank: Những thăng trầm nơi cõi tạm (DV).
Lật lại vụ án cơ sở massage Tân Hoàng Phát (TN).
- Pháp khuyến cáo Việt Nam lập Hội đồng Bảo hiến cần lộ trình cụ thể (ND).
- Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Tiếp tục thu hút phản biện (ĐĐK).
Phát hiện nhiều người Trung Quốc làm việc “chui” (TN).
- Khi muốn nói gian, làm “QUAN” mà… - (BoxitVN)
Bầm dập sau khi gây sự với trưởng công an xã (TP).
- Con rể làm sai, bố vợ bị… kiểm điểm (ĐV).
- Bài học “xe chính chủ” (NLĐ). PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN nói câu chuyện này “có thể tạm khép lại sau khi lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thông báo việc Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan tạm dừng áp dụng quy định xử phạt, chờ thông tư hướng dẫn”. “Khép” sao được khi một cái nghị định của chính phủ được soạn thảo công phu mà hóa ra là thứ nhăng nhít, đáng ra phải sửa ngay, lại tìm cách “chỉnh” bằng … miệng của ông Đam: “trong lúc chờ, không xử phạt”.
Tệ hơn nữa là bây giờ lại giao cho Bộ Công an ra thông tư hướng dẫn, mà thực chất là cố tìm cách vặn vẹo một cái sai cho có vẻ đỡ sai. Cứ lối làm văn bản dưới luật kiểu đó hoài thì còn tốn tiền ngân sách, khổ dân, bộ máy thực thi lợi dụng nhũng nhiễu, mà dân thì càng khinh nhời pháp luật. Ông Chính phủ đã vậy với “xe chính chủ”, lại còn được ông Nông nghiệp bồi thêm cho câu chuyện hài bằng màn “chó, mèo chính chủ”. Coi chừng thằng Hitler nó lại phát điên nữa đó!  Xin mời bà con thư giãn 1 chút cho đỡ tức: ĐA TẠ CHÍNH PHỦ! Nghĩ ra trò “xe chính chủ” (NCTG).  - Tây không “ngán” Nghị định 71 (TN) vì CSGT không có … phiên dịch?
- Phí sử dụng đường bộ thấp hơn dự kiến (VnEconomy).  - Sử dụng Quốc huy chưa đúng: Cần chấn chỉnh ngay! (DV).  - Đà Nẵng hết tiền chống ngập (TN).
- 220. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 1 (Diễn đàn). Hồi ký của cựu Đại sứ VN tại Campuchia Huỳnh Anh Dũng.
- Lãnh đạo Việt Nam và Myanmar ra tuyên bố chung (SGTT).  – Việt Nam – Myanmar: AI PHẢI HỌC AI? (Bùi Văn Bồng).
- Bà Aung San Suu Kyi phản đối chính phủ Myanmar đàn áp người biểu tình (Người Việt). – Cảnh sát Miến Điện xin lỗi đã đàn áp biểu tình chống mỏ đồng Trung Quốc (RFI).
- Thủ tướng tương lai Trung Quốc bị tố cáo là thủ phạm gây dịch Sida tại Hà Nam (RFI). Vào thời gian năm 1999 đến 2004, Lý Khắc Cường làm tỉnh ủy Hà Nam cũng là lúc xảy ra một vụ tai tiếng ‘bán máu nhiễm siêu vi HIV’. Hàng chục ngàn nông dân nghèo đã bị lây nhiễm trong khuôn khổ một chiến dịch ‘mua máu’ do chính quyền tổ chức để cung cấp cho các công ty y dược”. 
3
Mạng xã hội – ‘sát thủ’ của các dâm quan Trung Quốc (TP). - Hàng loạt quan chức Trung Quốc “ngã ngựa” vì… bẫy tình (ANTĐ). - Trung Quốc ủi đổ nhà không chịu di dời (BBC). Ngôi nhà bị ủi đổ sau khi có sự thỏa thuận đền bù cuối cùng giữa chính quyền và chủ nhà =>
- Bộ Ngoại giao Mỹ gặp thân nhân những người Tây Tạng tự thiêu (RFI).
- Huỳnh Văn Úc: Giải Hòa bình Khổng Tử (Nguyễn Tường Thụy).
- Triều Tiên thề phóng tên lửa (TN). – Triều Tiên loan báo phóng tên lửa tầm xa vào tháng 12 (AFP/ DT). – Bắc Hàn phóng rocket tầm xa vào tháng 12 (BBC). – Bình Nhưỡng sẽ phóng hỏa tiển tầm xa vào trung tuần tháng 12 (RFI). – Hoa Kỳ lên án kế hoạch phóng rốckết của Bắc Triều Tiên (VOA). - Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng tên lửa (TN). - Nhật ra lệnh sẵn sàng phá hủy tên lửa Triều Tiên (TTXVN).
Dân Hàn bị chia rẽ bởi cuộc bầu cử tổng thống (TP).

- CHÍNH PHỦ 16 CHỮ VÀNG BỐN TỐT VẪN IM RE Ư? Ê chề quá! (Ngô Đức Thọ). “THAN ÔI CÁI CHÍNH PHỦ luôn mồm nói 16 CHỮ VÀNG (cực bẩn thỉu) KIA VẪN IM RE NHƯ NGẬM HỘT THỊ! Sao mọi người phải chịu cảnh nhục nhã ấy?? Nhân dân hiện thời và LỊCH SỬ sẽ phán quyết các người! Hãy suy nghĩ cho kỹ. Có những quy tắc chuẩn mực chứ không phải bỏ ngoài tai cả, muốn làm gì thì làm đâu!
- Một sự ly dị dứt khoát (Tổ Quốc) (TQ 147) (Thông Luận). “Hiện trạng Việt Nam có thể tóm lại như sau: một thủ tướng đã bộc lộ rõ ràng sự bất tài và tham ô vẫn nắm chặt được chính phủ, một chính phủ tồi dở và tham nhũng vẫn lấn áp được đảng cộng sản, và một đảng cộng sản không còn là một đảng cầm quyền đúng nghĩa nhưng vẫn ngoan cố đòi giữ độc quyền lãnh đạo đất nước vô thời hạn”. – Thùng không đáy (Nguyễn Thông).
- Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối (ĐHLV). “… nếu ai có nhu cầu cần giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm làm sao ra khỏi ĐCSVN không bị hụt hẫng, bị gia đình – thân hữu ở cơ quan (ví dụ: quân đội, công an, tuyên giáo) xa lánh thì hãy nhanh chóng liên lạc với tôi. Nói một cách khác chúng ta ‘bắt sóng’ để tìm đến nhau, cùng sinh hoạt trong một mái ấm CLB ‘Bạn giúp Bạn’ nhằm vượt qua những trắc trở trong cuộc sống phải đối mặt sau khi ra khỏi ĐCSVN và sự dằn vặt về tư tưởng bấy lâu nay hay những biểu hiện khó khăn khác”.
- Minh Diện: CÁN CÂN CÔNG LÝ BỊ BẺ CONG (?!) (Bùi Văn Bồng).
- Luật sư Lâm Lễ Trinh mạn đàm với cựu đổng lý Quách Tòng Đức: 9 năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm   –   Đọc bài “Hãy để cho VNCH lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” Của Tiên sa (ĐCV). – Hạt Ươm Hư [1] (ĐCV).

KINH TẾ
- Chuyện lạ: Giảm giá lãi lớn thoát phá sản (VEF).
Âm mưu biến thị trường vàng thành chợ cóc (Vef).
- Hàng giả, hàng nhái: Người tiêu dùng bị thiệt (ĐĐK).
Bảo lãnh thanh toán, lắm lúc ‘có cũng như không’! (Petrotimes).
4<- Trung Nguyên: Vì sao Nestlé muốn xoáy sâu vào sự kiện 9 năm trước? (GDVN).
Yến sào ‘gãy cánh’ vì khủng hoảng kinh tế (Vef).
Mực, bạch tuộc Việt Nam được ưa chuộng tại Hàn Quốc (CT).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 6: Làm đồ ăn chay (TN).
- Thị trường Nga mở cửa với doanh nghiệp Việt (ĐĐK).
- Myanmar và Brunei: thị trường tiềm năng với VN (TT).


- Uy tín ngân hàng (TTVN/CafeF).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 219. TỪ THỨC (VSk).
Phát hiện dấu vết con người tại hang động ở Thanh Hóa (TTXVN/ DV).
- Cao Tự Thanh: Dành cho K17: Mạch đạo dòng đời (Nguyễn Thông).
Cổ vật giữa lòng Đà Nẵng: Kiếm Tây Sơn và thuyền độc mộc (TN). - Hiến tặng gốm cổ và kiếm trận quý hiếm (TP).
- Trịnh Kim Thuấn: Phiếm luận chuyện tiếu lâm: cầm chầu   –   Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 87) (Trần Nhương).
Nhiều tác phẩm kinh điển hồi sinh sau giấc ngủ dài (ĐV).
Bản lĩnh đàn bà – Truyện ngắn của Phan Thị Thanh Nhàn (TN).
- Lê Hồ Quang: Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (PBVH). - Nguyễn Thành: Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại – một số bình diện tiêu biểu.
- Làm sao đàn ông vẫn lấy được vợ?   –   12 triệu con tim tan vỡ và những hệ lụy xã hội (Tin khó tin).
- Hoàng Nhất Phương – Life of Pi – Cuộc Đời của Pi (Dân Luận).
- “NCB” bàn về Thumbs up/down (Hiệu Minh).
5
- Bài thơ tớ thích: NỬA VỜI (Hồ Như Hiển).
Thi Thơ – rong ruổi cùng nhiếp ảnh ý tưởng (TP). =>
- Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn: Tôi khiếm khuyết nhưng vẫn thấy đủ đầy (TT).
- Cách nhận ra tôn tượng Phật Thích Ca và A Di Đà (Kiến thức).
- Triều Tiên tuyên bố phát hiện hang của kỳ lân (GDVN).
- Tìm thấy cung điện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng (TTXVN/ GDVN).
- Unesco xem xét đề nghị xếp hạng 60 di sản phi vật thể của nhân loại (RFI).
Xác định lại tuổi của nền văn minh Ấn Độ (SGGP).
- Psy bị gán là “thủ phạm” gây ra ngày tận thế (TN). – Ngày tận thế, nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà sáng tác (RFI). – Người Việt không sợ ngày tận thế (VNE).
- Vấn nạn “cừu đen – cừu trắng” ở tuyển Việt Nam (TN). – Đá bóng và bong bóng (NLĐ).  – ‘Thất bại AFF là một sự xúc phạm’ (BBC).   – Phải trẻ hóa lực lượng (NLĐ). - Báo chí khu vực nói về ĐT Việt Nam: Khi thời thế đổi thay (Bóng đá). - Vấn đề của đội tuyển Việt Nam: Tự thua (PLTP). - PHẠM XUÂN NGUYÊN: Vậy thì ai có lỗi? Ai từ chức? (PLTP).

- TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ (tiếp) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chỉ là phù vân (Alan Phan).
- MÃ LAI VÀI CHUYỆN (Văn Công Hùng).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thanh tra giáo dục nhìn từ góc độ cơ chế (GD&TĐ).-
Tổng kết đợt đánh giá của ADB về dự án phát triển GV THPT và TCCN: Cần sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn (GD&TĐ).
Nỗi lòng trường ngoài công lập (VNN/TBKTSG).
Hà Nội quy hoạch mạng lưới các trường học (Petrotimes).
Cấp phép dạy thêm học thêm lại cần… chính chủ (GDVN).
Nói, nói và nói! (NLĐ).
Cô gái tí hon ôm khát vọng đến trường (DV).
Dao sắc không gọt được chuôi (GD&TĐ). - Làm rõ clip đánh nữ sinh tung lên mạng (PLTP). - Truy tố một học sinh lớp 8 về hành vi giết người (TN).
Vụ “TGĐ ôm tiền bỏ trốn”: Xử lý chậm trễ, dễ lặp lại bản sao Melior (CAND).
- Chàng trai gốc Việt đoạt giải thưởng lớn hàng hải (GDVN).
6<- Nữ sinh Việt đỗ 6 trường đại học danh tiếng ở Mỹ (DV). “Cô nữ sinh Việt Nam này đã khiến nhiều người phải ngưỡng mộ và thán phục khi cùng lúc đỗ 6 trường đại học danh tiếng ở Mỹ gồm Yale, MIT, Harvard, Brown, UCLA, Ucberkeley”. Mặc dù tiêu chí chọn vào các trường ĐH ở Mỹ có đôi chút khác nhau, nhưng về học lực, chủ yếu dựa vào điểm trung bình (GPA) ở các năm PTTH và điểm thi SAT (Scholastic Assessment Test), ACT (American College Testing), nên khi một em có đủ số điểm vào 1 trường ĐH danh tiếng ở Mỹ, thì số điểm đó có thể đủ để được nhận vào các trường ĐH nổi tiếng khác.
Lưu ý: Ivy League schools dùng để chỉ các trường ĐH danh tiếng ở miền Đông Bắc, Hoa Kỳ, mà giới nhà giàu cho con vào học như ĐH Harvard, Priceton, Penn, Yale, Cornell, Brown, Columbia, Dartmouth. Mặc dù MIT, UCLA, UC Berkeley… cũng rất nổi tiếng nhưng không thuộc nhóm Ivy League schools.
Không được tự chủ, nhà khoa học… than! (PLTP).
- Trung Quốc: Nền giáo dục ‘ngã giá’ (TVN).
- Khám phá công nghệ nhuộm vàng thật lên tóc (TN/ DV).
- Ngỡ ngàng: Bay nửa vòng Trái đất chỉ mất 4 giờ (TN/ DV).
- Hành tinh như Trái đất phổ biến hơn ta vẫn nghĩ (TN).

- Nguyễn Lân Dũng: THẦY CHIỂN CỦA CHÚNG TÔI (Nguyễn Trọng Tạo).

- Soạn SGK mới, 70.000 tỷ đồng hay để xã hội hóa? (ĐV) (bó tay, năm nào cũng đốt 1 núi tiền mà chả hiểu cải cách hay cải gì????).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ngày Thế giới Phòng chống Aids (BBC). – TT Anh kêu gọi hiểu biết hơn về HIV/Aids (BBC). – Dịch bệnh Sida vẫn còn nghiêm trọng, dù có nhiều tiến bộ lớn (RFI). – Liên Hiệp Quốc lạc quan hơn về tình hình HIV/AIDS thế giới (VOA). – Người bị nhiễm HIV: Từ tuyệt vọng đến hy vọng (ĐV).
- Dành cho người khuyết tật: NSND Kim Cương nhảy Gangnam style (NLĐ).
- Cảnh giác trước hiện tượng môi giới xuất khẩu lao động (CAND). - Tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho người lao động về nước đúng hạn: Nói không với tiêu cực, lừa đảo (SGGP).
- “Thành phố mang tên bác” 37 năm sau: TP.HCM: Liên tiếp xảy ra những vụ cướp liều lĩnh (PN Today).   - Nín thở xem CA bắt cướp cố thủ trong nhà dân (GDVN).
- Cuộc truy bắt kẻ đào trộm mồ mả… làm tỷ phú (Kiến thức).
- Buôn lậu lại bùng phát (NLĐ).
7- “Chế” mắm tép chưng thịt từ… mắm tôm, phẩm màu, dầu hào Trung Quốc (DV). - Hãi hùng công nghệ sản xuất mắm tép chưng thịt (Petrotimes).
Những người đàn bà gánh cá ngừ đại dương (TP). =>
Một nhà sư tự thiêu tại chùa (TN).  - Những người… không ăn cơm (NLĐ).
- Đem hơi thở sông nước Cửu Long đến giữa lòng thành phố (TN).
- Truy tìm kẻ chặt 15 cây nghiến cổ thụ ở VQG gia Ba Bể (ND).
- Phẫn nộ tột cùng hình ảnh chú voi bị chặt nửa đầu để lấy ngà (GDVN).
- Tạm giữ hình sự 103 đối tượng trong vụ đánh bạc ở Bắc Ninh (CAND). - Ngay ngáy lo cướp (TN).
- Lộ diện đồng chủ nhân giải độc đắc 12.000 tỷ đồng (DT).
- “Dựng tóc gáy” với người đàn ông sống cùng hổ (Xinhua/ DT).
- Dân làng Serbia sợ ma cà rồng “hồi sinh” (NLĐ).
- Úc tìm kiếm bé trai bị cá sấu tấn công (BBC).
- Úc : Vỏ bao thuốc lá phải theo một mẫu duy nhất (RFI).

- Đọc mà đau: Một chỗ nương tựa (Nguyễn Ngọc Tư). “Thảm kịch của cô dâu Việt này có một lộ trình rõ ràng, phơi trắng ra dưới nắng, đâu phải như phim kể về đứa con giả vờ mình có đời sống hạnh phúc, cho cha mẹ yên tâm vui hưởng tuổi già”.

QUỐC TẾ
- Biểu tình chống và ủng hộ Tổng thống Ai Cập (RFI). – Phe Hồi giáo Ai Cập biểu tình ủng hộ Tổng thống Morsi (VOA).
- Liệu nâng quy chế nhà nước cho Palestine có sẽ mang lại thay đổi? (VOA). – Mỹ chỉ trích kế hoạch của Israel xây thêm khu định cư ở Palestine (VOA). - Israel định xây thêm nhà ở Bờ Tây (TN). - Israel trả đũa với 3.000 căn nhà ở Palestine (PLTP).
- Đối lập Syria chuẩn bị bổ nhiệm thủ tướng (RFI). - Mỹ sẽ công nhận phe đối lập tại Syria (VOV).
Tại sao Mỹ gia tăng sức ép với Iran? (VOV).
Trung Đông, “gọi giật” ông Obama quay trở lại (TTCT).
- Phiến quân rút khỏi thành phố chính ở miền đông CHDC Congo (VOA).
8<- Hải tặc Somalia thả 4 thuỷ thủ Nam Triều Tiên (VOA).
- TT Obama hối thúc quốc hội triển hạn chương trình giảm thuế cho giới trung lưu (VOA).  – Hillary Clinton tự ‘chấm điểm’ (VNN). - Mỹ mua vũ khí Nga: giữa đường “gãy gánh” (TN).
- Tổng thống Mexico Calderon trao quyền cho ông Pena Nieto (VOA).
- Kuwait bầu quốc hội (VOA).
- Ấn Độ truy điệu cựu Thủ tướng Gujral (VOA).
- Bắc Triều Tiên sẽ phóng rocket trong tháng 12 (VOA).
- 9 người chết vì tuyết lở ở vùng Kashmir thuộc Pakistan (VOA).
- Máy bay Congo rớt gần Brazzaville làm 30 người thiệt mạng (VOA).
- Tấn công bằng phi đạn giết một phần tử chủ chiến tại Pakistan (VOA).
Nga: Phương Tây thúc đẩy dân chủ bằng ‘máu, sắt’ (TTXVN).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 01/12/2012; + Trang địa phương – 01/12/2012; + Sự kiện và bình luận – 01/12/2012; + Câu chuyện văn hóa – 01/12/2012; + Thời sự 12h – 01/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 01/12/2012; + Thời sự 19h – 01/12/2012.

 

1429. VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: TRANH CHẤP, NGUY CƠ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/11/2012

VN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: TRANH CHẤP, NGUY VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO

TTXVN (Luân Đôn 27/11)

Cui tháng10 vừa qua, Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vn đ quc tế) đã t chức buổi trao đổi với chủ đề: Biển Nam Trung Hoa (Bin Đông): Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao.
Tại bui trao đi này, Lord Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã có những phân tích đánh giá về những nội dung trên. Dưới đây là bài phát biu của hai chuyên gia ở hai viện nghiên cứu có uy tín đặt trụ sở tại Luân Đôn:
Phần trình bày của ông Lord Williams, quyền chủ nhiệm Chương trình châu Á của Chatham House:
Về chủ đề này, tôi tập trung vào một số ý như sau: có nhiều tranh chấp và chủ yếu là tranh chấp giữa những nước có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và một số ít ở Hoàng Sa, những tranh chấp này liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối ASEAN là Việt Nam, Brunây, Philíppin và Malaixia. Tôi tin rằng có nhiều mối nguy hiểm và những nguy cơ này ngày càng gia tăng, Đây là nơi đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ trong quá khứ, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây có thêm sự xung đột giữa Philíppin và Trung Quốc. Đây cũng là nơi mà hai cường quốc chính là Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện. Trung Quốc có những lý do rõ ràng, còn Mỹ, dù nước này chưa bao giờ quay lưng lại với châu Á-Thái Bình Dương nhưng nay đang thể hiện quyết tâm trở lại châu Á mạnh mẽ hơn. Cuối cùng là các giai pháp ngoại giao, đây là điểm mấu chốt của vấn đề bởi theo tôi hình như chưa có nhiều giải pháp ngoại giao.
Nói về các tranh chấp, phải nói đây là những tranh chấp đã có từ lâu đời. Chúng là những nguyên nhân gây xích mích giữa Trung Quốc và 4 nước ASEAN, những nước cùng tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, đặc biệt là xích mích giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong những ngày tháng cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã nhân cơ hội này chiếm quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền miền Nam năm 1974. Sau đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam lại xảy ra một cuộc chiến lớn vào năm 1979 nhưng không có sự can dự của hải quân trong cuộc chiến này. Gần một thập kỷ sau đó, lại có một cuộc đụng độ gay gắt nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra vào năm 1988, kết quả là phía Việt Nam có 70 người thiệt mạng.
Nhưng tại sao những vấn đề này lại trở nên nóng bỏng và quyết liệt trong thời gian gần đây? Tôi nghĩ có một số nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là kinh tế, Tất cả các bên tuyên bố chủ quyền đều tin rằng khu vực Biển Đông này có nhiều trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và tất cả họ đều muốn tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên này. Một nguyên nhân kinh tế nừa là vùng ven biển ở nhiều nước đã bị việc đánh bắt hải sản làm cho kiệt quệ và các tàu cá phải ra khơi xa hơn. Đặc biệt Trung Quốc là nước đang phải đương đầu với vấn đề này, nước này có dân số quá lớn, khó đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp lương thực và thực phẩm.
Những tranh chấp trên lại càng quyết liệt do căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương.
Ngay cả trước khi Mỹ chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ của hai nước này cũng đã căng thẳng trong những năm gần đây về nhiều vấn đề như kinh tế, sứ quán Trung Quốc ở Bêôgrát bị ném bom năm 1998, và vụ máy bay do thám Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001. Mối quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ phức tạp và ngày càng khó khăn hơn trong tương lai.
Một sự việc gây ấn tượng mạnh là thất bại của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào tháng 7/2012. Sau khi hội nghị kết thúc, một điều bất thường xảy ra trong lịch sử 45 năm của ASEAN là không đưa ra được thông cáo chung hoặc bất cứ sự đồng thuận nào. Không có được thông cáo chung là do họ không có được sự nhấí trí về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù hầu hết các thành viên, bao gồm cả những nước không có tuyên bố chủ quyền như Inđônêxia cũng đồng cảm với các nước có tuyên bố chủ quyền. Việc không đạt được sự đồng thuận này là kết quả của sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc thông qua một nước ASEAN – Campuchia – hiện trong thời điểm này là nước thân cận nhất với Trung Quốc can dự vào. Điều đó đã làm mất đi sự đồng thuận và làm cho khối này khó có được một vị thế chung. Sự gây hấn của Trung Quốc thông qua Campuchia, tại hội nghị ở Phnôm Pênh hoàn toàn là một bước phát triển rất đáng chú ý và điều này đã được nói đến nhiều trong khu vực.
Tất cả các nước ASEAN đều có người Hoa sinh sống và có một nhân tố trong những tranh chấp là thái độ chống người Trung Quốc thể hiện ở nhiều cuộc biểu tình tại các thủ đô của các nước Đông Nam Á.
Lấy Inđônêxia làm ví dụ. Là nước lớn nhất trong ASEAN và không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc nhưng Inđônêxia vẫn e ngại khi nhìn thấy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và khi điểm cực nam trong tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đã đến rất gần vùng lãnh hải của Inđônêxia. Trong lịch sử Inđônêxia cũng là nước gặp nhiều vấn đề về quan hệ với Trung Quốc. Hai nước này đã không có quan hệ ngoại giao trong 1/4 thế kỷ, từ năm 1965 đến 1990 và gần đây vào năm 1998, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Inđônêxia…
Một trong những điều đáng lo ngại là sự Hiện đại hóa vũ khí đặc biệt là tàu ngầm của nhiều nước ASEAN. Có sự tranh đua giữa các nước ASEAN trong việc mua tàu ngầm của Hàn Quốc, Pháp, Đức và Thụy Điển.
Tôi thấy không có nhiều giải pháp ngoại giao. Điều này sẽ còn gặp nhiều trở ngại hơn nữa trong ASEAN trong việc tạo ra một vị thế chung, tiếp theo sau hội nghị ở Phnôm Pênh.
Inđônêxia được cho là có đóng một vai trò điều phối trong vấn đề này nhưng vị thế của họ chưa đạt được như vậy và họ đồng cảm với các thành viên của ASEAN. Nhóm Khủng hoảng Quốc tế trong một báo cáo gần đây về khu vực có gợi ý về một mô hình nhóm các bộ trưởng của ASEAN nhưng tôi thấy mô hình này cũng không khả quan. Còn Michael Wesley, trước đây là chuyên gia của Viện Lowy ở Xítni, cho rằng Ôxtrâylia có thể đóng vai trò làm cầu nối đưa ra một giải pháp cho tình hình sẽ ngày càng căng thẳng hơn này. Tuy nhiên, vì Ôxtrâylia là đồng minh thân cận với Mỹ nên chắc chắc Trung Quốc sẽ không coi Ôxtrâylia là một trung gian trung lập.
Ngoài ra, không có nhiều khả năng khác. Có một hướng mà tôi đưa ra được gọi trong Hiến chương của Liên hợp quốc là “những thẩm quyền” của tổng thư ký. Ví. dụ như trước đây, dưới thời Tống thư ký Perez de Cúella, Liên hợp quốc đã đóng vai trò hỗ trợ Liên bang Xôviết rút quân khỏi Ápganixtan trong năm 1989. Tôi cho ràng các nước ASEAN sẽ đồng ý với giải pháp có vai trò của Liên hợp quốc, nhưng đối với Trung Quốc sẽ khó thuyết phục về phương án này. Thời gian trôi đi, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ thấy không dễ chịu nểu quan hệ có vấn đề với các nước ASEAN, các nước châu Á láng giềng và hy vọng lúc đó có thể tìm đến các giải pháp ngoại giao.
Phân tích đánh giá của ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):
Trong khi ông Lord Williams tập trung vào giải pháp ngoại giao và tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo thì tôi lại phân tích nhiều hơn về việc mua sắm thiết bị quân sự, động thái của các lực lượng bán quân sự và điều đó có ý nghĩa gì đối với giải pháp ngoại giao cũng như là tình hình ở Biển Đông.
Trước hết phải nói là có một quá trình mua sắm vũ khí quân sự chưa từng thấy đang diễn ra ở Đông Á nói chung, và ở một phạm vi nào đó ở Đông Nam Á. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, việc mua sắm vũ khí đã được thực hiện nhiều ở Đông Nam Á, sau đó bị thu hẹp lại do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Lúc đó đã có nhiều thảo luận đề cập đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và có những phản ứng trái chiều về vấn đề này. Và hiện nay, lại đang diễn ra thảo luận về một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Tôi cho rằng đó chủ yểu xuất phát từ động cơ hành động phản ứng mà chúng ta chứng kiến trong một số vụ mua sắm trang thiết bị quân sự trong khu vực. Ông Lord Williams đã đề cập đến việc mua tàu ngầm. Tàu ngầm là loại thiết bị rất hữu hiệu. Hiện Việt Nam đang mua một số tàu ngầm vì không thể cạnh tranh được với những đội tàu trên biển hiện đại hơn nhiều của Trung Quốc. Do vậy có bằng chứng cho thấy có những động cơ hành động phản ứng và do đó theo lý thuyết là có một cuộc chạy đua vũ trang.
Nhưng cũng có trường hợp mua tàu ngầm lại không nhất thiết vì lý do đó hoặc không phải do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ví dụ như Malaixia, đã mua 2 tàu ngầm trong những năm gần đây, không hẳn vì Trung Quốc mà có lẽ là vì Xinhgapo, nước đối thủ trong khu vực trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù điều này không được công khai thừa nhận nhưng có thể đó là động cơ chính khiến Malaixia mua tàu ngầm.
Philíppin thì lại bắt đầu trang bị vũ khí cho mình qua việc xem xét những tàu do Mỹ tài trợ. Nhưng đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và chồng chéo, do đó về bản chất khó mà coi đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Tuy nhiên, đã có nhiều vụ việc thường liên quan đến tàu bán quân sự hàng hải cho thấy có sự quyết đoán hơn của Trung Quốc và tình trạng căng thẳng hơn ở khu vực này nói chung. Thuật ngữ “sự quyết đoán” là một trong những tranh ỉuận mang tính học thuật lớn khi nói đến những hoạt động của Trung Quốc gần đây. Trung Quốc không cho rằng họ hiếu chiến, mà họ chỉ phản ứng lại trước những khiêu khích khác. Tôi có một chút đồng cảm với tuyên bố này. Những vụ xô xát của các lực lượng bán quân sự xảy ra trên biển liên quan đến việc cắt cáp thăm dò, hoặc các tàu tuần tra, ở Việt Nam trong năm 2011 một phần liên quan đến thực tế rằng Việt Nam và Philíppin sẽ có nhiều hoạt động thăm dò dầu khí trong thời gian tới, và bắt đầu thay đổi hiện trạng trong một phạm vi nào đó. Chưa rõ liệu Trung Quốc có quyết đoán hay không, nhưng một điều chắc chắn là nước này đã tự tin hơn trong việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và chính sách ngoại giao nói chung của mình.
Việc sử dụng lực lượng bán quân sự trên biển này còn gọi là “ngoại giao hàng hải cưỡng chế”, hay còn gọi là “ngoại giao bán pháo hạm”, nghĩa là dùng lực lượng cưỡng chế để bắt ép hoặc cản trở các đối thủ thông qua sử dụng các đội tàu không có vũ trang. Và đây chính là hình thức của lực lượng tiềm ẩn đang được sử dụng tại đây.
Việc sử dụng các lực lượng bán quân sự trên biển chứ không phải pháo hạm là rất hiệu quả, đặc biệt đối với Trung Quốc do ba nguyên nhân chính sau:
Trước hết, vì là tàu không trang bị vũ khí nên tất nhiên phi quân sự hóa tình hình và không cho phép bất cứ khả năng nào làm leo thang quân sự.
Thứ hai, đây là cách thức rất hữu hiệu để Trung Quốc củng cố tuyên bố về chủ quyền của mình. Chúng đóng vai trò như là một tuyên bố chủ quyền trên thực tế và của chính họ, mặc dù họ không có tài liệu liên quan đến chủ quyền chính thức đối với các khu vực này. Việc huy động các đội tàu bán quân sự trên biển giống như đưa một xe cảnh sát đến một ngôi làng ở vùng biên giới có tranh chấp bằng việc có chiếc xe cảnh sát hiện hữu ở đó, nó chứng tỏ rằng bạn phải có quyền lãnh thổ ở khu vực đó. Nó không có cơ sở pháp lý nhưng đó là sự hiện diện thực tế để duy trì chủ quyền.
Cuối cùng, đặc biệt là theo quan điểm của Trung Quốc, sử dụng các hình thức bán quân sự hàng hải sẽ tránh bị lên án là thái độ đạo đức giả. Các lực lượng bán quân sự trên biển không có vũ trang không gặp trở ngại về pháp lý trong việc huy động và rất dễ dàng đóng vai vì những mục đích hòa bình hơn là cho bất cứ lý do hiếu chiến nào.
Người ta cho rằng có lo ngại về việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và điều đó có nghĩa là họ có thể làm giảm các rào cản dẫn đến bạo lực hoặc sử dụng bạo lực. Họ dễ dàng mua sắm trang bị và duy trì. Đó là những chiếc tàu hoàn toàn rẻ tiền nếu so với những đội tàu rất đắt tiền hiện đang được sản xuất. Họ có khả năng lớn hơn trong việc có những hành động gây hấn…
Do đó tôi cho rằng có thể tiếp tục có sự đối đầu của các lực lượng bán quân sự hàng hải không có vũ trang. Những nguyên nhân khác nhau này làm cho các nước trong khu vực theo đuổi những hình thức ngoại giao cưỡng bức đặc biệt.
Nhưng cũng có thực tế rằng việc sử dụng các lực lượng bán quân sự cho thấy không có nước nào thực sự tìm kiếm một giải pháp dựa trên xung đột. Đúng là những hoạt động này thường được hỗ trợ bởi các mối đe dọa tiềm tàng của lực lượng quân sự. Lấy ví dụ ở Biển Hoa Đông, việc triển khai gần đây các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi một cuộc diễn tập quân sự, diễn tập bắn đạn thật, nơi họ đã bắn 40 tên lửa ở vùng Biển Hoa Đông như là một minh chứng và nhắc nhở về sự có mặt của lực lượng quân sự Trung Quốc và chúng có thể được sử dụng và huy động nếu cần thiết.
Tuy nhiên, xung đột dường như không thế xảy ra trong khu vực tại thời điểm này vì một loạt lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là hậu quả tiềm tàng của xung đột, cả về con người và tài chính. Còn nguyên nhân khác thì tôi không chắc chắn liệu hoạt động quân sự sẽ diễn ra như thế nào ở Biển Đông hiện nay. Ông Lord Williams đã đề cập đến sự kiện năm 1974 và chiếm quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 là năm đầu tiên Trung Quốc tiến vào quần đảo Trường Sa và đã xây dựng nhiều công sự ở đó, Nhưng bây giờ đối với Trung Quốc, việc tiến hành bất cứ hoạt động nào đối với các bên có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa sẽ ngày càng phức tạp…
Cuối cùng là sự hiện diện của Mỹ và chiến lược chuyển hướng sang châu Á của nước này.
Tôi cho rằng việc sử dụng các lực lượng hàng hải bán quân sự là một tín hiệu ngầm của Trung Quốc và các nước khác rằng nhiều con đường ngoại giao vẫn còn để ngỏ và chúng ta không thể tránh khỏi hướng tới một số loại xung đột giữa những quốc gia khác nhau, ngay cả khi họ trạng bị cho mình chính sách bảo hiểm có vũ khí. Quan điểm này hơi trái ngược với những gì ông Lord Williams đã nói.
Nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực khác nhau mà tiến bộ về ngoại giao có thể đạt được thông qua việc làm rõ các tuyên bố hợp tác ở Biển Đông—những lĩnh vực này vẫn còn rất không rõ ràng, đặc biệt về đường đứt khúc chín đoạn của Trung Quốc, nhưng không có quốc gia nào không liên quan ở đây. Việt Nam không xác định những đảo nào thực sự thuộc quần đảo Trường Sa. Philíppin có nhóm đảo Kalayaan nhưng lại chưa rõ ràng liệu đó có phải là một tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế hay không. Việc làm rõ liệu những chi tiết là đảo hay bãi đá theo qui định của luật hàng hải sẽ rất hữu ích. Thảo luận về chủ quyền hàng hải một cách hợp tác hoặc thực hiện nguồn tài nguyên chung sẽ là một cách tốt để thực hiện điều này. Đã có nhiều thảo luận ở hậu trường về Bộ Quy tắc ứng xử sẽ là công cụ ràng buộc pháp lý và xây dựng dựa trên Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002. Vì vậy, việc hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử sẽ tiếp tục cho thấy các quốc gia đang tìm kiểm một hướng đi hòa bình, để nếu không giải quyết được, thì ít nhất cũng gác lại những tranh chấp này trong thời điểm hiện nay.
Đây là một quan điểm mà không nhất thiết phải phù hợp với những gì báo chí nói về Biển Đông, hoặc ở một chừng nào đó ở Biển Hoa Đông, vào thời điểm hiện nay, nhưng tôi cho rằng đó là điều sẽ hình thành nên khuôn khổ ngoại giao ít nhất là trong vài năm tới./.

1430. PHILÍPPIN THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/11/2012

PHILÍPPIN THAY ĐI PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYT VẤN Đ BIN ĐÔNG

TTXVN (Hồng Công 27/11)

Theo báo mạng Asia Times Online, trong phiên họp mới đây của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario đã có một bài phát biểu rõ ràng nhằm tập hợp sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho vị thế về mặt luật pháp của Philíppin trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Philíppin nêu rõ: “Hiện nay Philíppin đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất về lãnh hải và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hiệu quả trong bảo vệ môi trường biển. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) chưa bao giờ liên quan nhiều như hiện nay. Theo UNCLOS, tất cả các quốc gia cần tuân thủ nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp hòa bình, mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực”.
Trong một ngụ ý nhằm chỉ trích hành động cứng rắn của Trung Quốc, ông del Rosario đã kêu gọi một “cách tiếp cận trên cơ sở luật pháp” để tránh cho các quốc gia yếu hơn bị buộc phải chấp nhận rằng “kẻ mạnh luôn đúng”. Bài phát biểu của ông del Rosario là một lời kêu gọi sự can thiệp quốc tế nhiều hơn, đồng thời thể hiện Philíppin là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ là một công cụ cho “sự hiện diện” của Mỹ tại châu Á nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Thiếu khả năng ngăn cản đáng kể, Philíppin đã đầu tư nhiều thời gian và công sức cho nỗ lực ngoại giao, đặc biệt là tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN vừa diễn ra tại Campuchia với sự tham dự của các lãnh đạo trên thế giới trong đó có Tổng thốngMỹ Barack Obama, đã có những đánh giá sát hơn về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Hồi đầu năm, 10 nước thành viên ASEAN đã thể hiện sự bất đồng thường thấy khi không thể ra một thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 do quan điểm không đồng nhất đối với vấn đề Biển Đông. Trong khi Manila thể hiện quyết tâm sử dụng mọi sức mạnh của quốc gia trong đó có cả quan hệ quân sự với Mỹ đế bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông, những nỗ lực ngoại giao cũng được đặt vào trọng tâm chiến lược tổng thể của Philíppin.
Có ba lý do cho sự thay đổi chiến lược này: Sự không chắc chắn lâu nay về phạm vi cam kết của Mỹ trong hỗ trợ quốc phòng cho Philíppin, đặc biệt là trong việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ. Tầm quan trọng ngày càng tăng của việc khôi phục quan hệ với Trung Quốc, tạo đà cho mối quan hệ tốt hơn với đội ngũ lãnh đạo mới tại Bắc Kinh. Sự tự tin hơn đối với cách tiếp cận đa phương từ ASEAN, với việc Brunây (một bên liên quan đến mâu thuẫn hiện nay tại Biển Đông) sẵn sàng tiếp quản vai trò Chủ tịch ASEAN từ Campuchia (một đồng minh trung thành của Trung Quốc). Trong những tháng gần đây, nỗ lực ngoại giao của Philíppin đã tăng lên rất nhiều. Một mặt, Philíppin thúc đẩy đối thoại song phương trực tiếp với Trung Quốc sau khi đã có nỗ lực ngầm ngăn chặn trước đó, vốn làm gia tăng bất đồng và chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo của Philíppin. Những tín hiệu gần đây cho thấy chính quyền của Tổng thống Philíppin Aquino III muốn tạo ra một bầu không khí tích cực hơn trong thời kỳ nhạy cảm chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc.
Do tầm quan trọng của quan hệ kinh tế song phương, Philíppin trở nên thận trọng hơn trong kế hoạch thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Philíppin, nhận thức rõ về sự quan sát thận trọng và kiên trì của Trung Quốc, đã hạ giọng một cách đáng kể trong những phát biểu của mình.
Manila luôn cổ gắng làm giảm những quan ngại chiến lược của Trung Quốc với việc bảo đảm rằng các cuộc tập trận chung với Mỹ đơn thuần là hành động phòng thủ tự nhiên chứ không nhằm vào Trung Quốc. Philíppin nhẩn mạnh rõ ràng rằng hợp tác quân sự với Mỹ tập trung chủ yếu vào các vấn đề an ninh phi truyền thống hơn là nhằm vào tranh chấp tại Biển Đông.
Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất của Philíppin đến từ việc tổ chức Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần thứ ba, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu cũng như đại diện cấp cao đến từ khắp khu vực Thái Bình Dương. Diễn đàn đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho Manila trong việc tập trung nỗ lực của ASEAN về vấn đề an ninh trên biển, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đoàn kết và tăng cường hợp tác trong khu vực.
Trước đó, Manila đã thất bại trong việc giành được sự hỗ trợ hiệu quả cho các đề xuất ngoại giao, đặc biệt là liên quan đến Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong suốt thời gian diễn ra Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) 2011 tại Inđônêxia. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2012 tại Campuchia – dưới áp lực rõ ràng của Bắc Kinh – thậm chí đã bế tắc trong việc đưa ra kết luận về tranh chấp hiện nay trên Biển Đông trong bản tuyên bố chung.
Với nguy cơ COC bị quên lãng và những mối quan ngại ngày càng tăng về sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN, Philíppin quay trở lại tập trung cho nỗ lực ngoại giao và hướng tới một sự tiếp cận đoàn kết hơn trong khu vực.
Hp tác hàng hải
Nsày 3/10, Philíppin đã đăng cai tổ chức AMF lần thứ ba, nơi tập trung các quan chức ngoại giao kỳ cựu khu vực Đông Nam Á trong 3 ngày nhằm tập trung vào các vấn đề trong quan hệ hàng hải như kết nối hàng hải, môi trường biển, chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, đánh bắt thủy sản và an ninh trên biển.
Diễn đàn thành lập dựa trên kết luận tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6, khi các nhà lãnh đạo EAS nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và an ninh trên biển. Bên cạnh vai trò là diễn đàn chính của khu vực thảo luận về các vấn đề hàng hải, AMF năm nay cũng là Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF) lần đầu tiên, với sự tham dự của tất cả 18 nước thành viên của EAS mở rộng.
Trong ngày cuối cùng của diễn đàn, thành phần tham dự được mở rộng với các đại diện trong nhiều lĩnh vực như các học giả, các doanh nghiệp tư nhân và quan chức chính phủ từ 8 nước đối tác của ASEAN là Ôxtrâylia, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Niu Dilân. Đáng chú ý, trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối tiết lộ danh tính đại diện tham dự diễn đàn, trong khi đó có những tín hiệu cho thấy đại diện của Nhật Bản nỗ lực đưa ra bàn thảo vấn đề tranh chấp với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông.
Các quan chức của Philíppin đã nêu rõ mục tiêu của diễn đàn. Trợ lý Ngoại trưởng Philíppin Raul Hernandez khẳng định: “Philíppin muốn các đổi tác tham gia thảo luận một cách tích cực về các vấn đề liên quan đến hàng hải và tìm ra những phương cách và biện pháp để tăng cường các hoạt động nhằm bảo đảm hợp tác và an ninh hàng hải tại Đông Á”.
Philíppin đồng thời bày tỏ mong muốn thảo luận cởi mở các vấn đề nhạy cảm với Mỹ và Trung Quốc, trong khi tập hợp sự ủng hộ từ các thành viên ASEAN cũng như các đối tác chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương cho việc xây dựng an ninh cụ thể cho các tranh chấp lãnh hải hiện nay. Do vậy, Philíppin muốn công khai các tranh chấp hiện tại để tạo nên sự cấp thiết cho việc bắt buộc thực hiện COC.
Diễn đàn cũng nhấn mạnh vấn đề “tự do hàng hải” liên quan đến các tranh chấp. Năm 2010, tại ARF ở Hà Nội, Mỹ đã cho thấy sự ủng hộ Việt Nam và Philíppin khi gián tiếp chỉ trích hành động cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Oasinhtơn cũng xác định “tự do hàng hải” là quyền lợi của các quốc gia, chiếm một vị trí trung tâm trong các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông.
Trước diễn đàn, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ sự ủng hộ của Oasinhtơn đối với mục tiêu và cách thức tổ chức diễn đàn với tuyên bố: “Tất cả 18 nước thành viên EAS đều được mời tham dự các cuộc thảo luận chuyên sâu về việc cải thiện sự an toàn trên biển trong khu vực, chống lại nạn cướp biển, bảo vệ môi trường và chúng ta vui mừng với những đối thoại không chính thức gần đây giữa ASEAN và Trung Quốc, khi các bên tiến tới một bộ quy tắc ứng xử toàn diện trên Biển Đông như là một giải pháp nhằm tránh những căng thẳng tại khu vực trong tương lai”.
Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của AMF, Phó Tổng thống Philíppin Jejomar Binay cũng tham dự diễn đàn. Trong bài phát biểu chủ chốt của mình, ông Jejomar Binay đã sử dụng những ngôn từ ôn hòa hơn trong vấn đề họp tác hàng hải bằng việc nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế những thách thức an ninh phi truyền thống đang gia tăng trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định của việc vận chuyển năng lượng trên các tuyến hàng hải quan trọng. Phó Tổng thống Jejomar Binay cũng nhấn mạnh ích lợi của AMF như là một nền tảng cho sự hợp tác chiến lược trên biển. Ông Jejomar Binay nêu rõ: “Bảo đảm giao thông trên biển và chống cướp biển có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc bảo đảm tự do và an toàn hàng hải tại khu vực Đông Nam Á. Để không chồng chéo công việc của các cơ quan liên quan của ASEAN, AMF cần trở thành một nền tảng hợp tác toàn diện cho các cam kết chiến lược”.
Do những vấn đề nhạy cảm trong lịch trình, ban đầu các vấn đề về tiềm năng hợp tác giữa các nước thành viên đã được thảo luận kín. Tuy nhiên, tuyên bố của Chủ tịch AMF lần thứ 3 đã đề cao hai điểm; (1) tầm quan trọng của các bên tham dự với việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như Nguyên tắc sáu điểm mới đây của ASEAN tại Biển Đông; và (2) sự công nhận của các bên tham gia về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn.
Trong ngày đầu tiên của diễn đàn, Philippin đã thúc đẩy một đề xuất về hệ thống chia sẻ thông tin trong khu vực để bảo vệ toàn bộ các khu vực biển Đông Nam Á chống lại tất cả các thách thức, trong đó có buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí, buôn người, đánh bắt thủy sản trái phép và biến đổi khí hậu. Theo đề xuất, hệ thống sẽ “cung cấp các thông tin liên quan và hữu ích một cách kịp thời để các cơ quan đưa ra hành động thích hợp nhằm chống lại các nguy cơ an ninh phi truyền thống trên biển”.
Để tránh xung đột và bảo đảm sự cam kết của các bên tham dự với các vấn đề hiện đang mâu thuẫn, đề xuất đã sử dụng những ngôn từ chung chung. Đặc biệt, đề xuất này không chỉ rõ nhừng cơ chế “chia sẻ thông tin” và không đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông. Rõ ràng khi viễn cảnh của COC vẫn còn mơ hồ. Philippin đã muốn thông qua con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề an ninh hàng hải và sự cần thiết đặt vấn đề hợp tác vào trọng tâm các cuộc thảo luận chính thức tại khu vực.
***
TTXVN (Băngcc 27/11)
Tờ “Dân tộc” của Thái Lan ngày 26/11 đăng bài bình luận của Termsak Chalermpalanupap cho rằng bây giờ là thời đim thích hp đbắt đầu làm rõ các tranh chấp trên Biển Đông. Tác giả hiện là nghiên cu sinh tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Học viện ISEAS. Sau đây là nội dung bài báo:
Philíppin đã đưa ra sáng kiến mời Việt Nam, Brunây, Malaixia và Trung Quốc tham dự một cuộc họp tại Manila liên quan tới các tranh chấp trên Biển Đông. Được biết Trung Quốc đã từ chối lời mời, nhưng Brunây, Malaixia và Việt Nam sẽ cử quan chức cấp cao tham dự. Cuộc gặp này sẽ xem xét những khía cạnh sau:
1. Liên quan tới cả sáu thành viên ASEAN khác
Biển Đông có nhiều vấn đề hơn chỉ là các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền. Có những vấn đề cũng liên quan tới tất cả các nước ASEAN như làm thế nào để thuyết phục Trung Quốc bắt đầu thảo luận một cách chính thức về dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Cái mà chúng ta đang thấy là một tình trạng nghịch lý. ASEAN muốn sớm có kết luận về vấn đề COC nhằm khôi phục lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc nói sẽ cùng ASEAN bàn về dự thảo COC “chỉ khi các điều kiện chín muồi”. Lần đầu tiên Bắc Kinh muốn xây dựng lại lòng tin bằng việc thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) hiện nay.
Ngoài sáu nước ASEAN khác, cuộc họp tại Manila của 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền vào ngày 12/12 này sẽ cho thấy sự thống nhất của ASEAN. ASEAN được coi là đang chịu những thất bại nghiêm trọng trong cả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 21 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 45 vì những bất đồng xung quanh Biển Đông.
2. Làm thế nào để DOC hiệu quả hơn?
Tất cả các bên trong DOC (10 nước ASEAN và Trung Quốc) đều phải đồng ý rằng DOC đã thất bại trong việc cải thiện tình hình trên Biển Đông. Liệu còn có cái gì thêm nữa để có thể tránh được sự đối đầu và hành động đơn phương trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông, điều có thể dẫn tới các cuộc xung đột và leo thang vũ trang?
3. Xác định rõ ai tuyên bố chủ quyền ở nơi nào
Đây sẽ là lần đầu tiên 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể làm rõ với nhau về việc họ tuyên bố chủ quyền ở những địa điểm nào. Tuyên bố của Brunây ở các bãi ngầm Louisa và bãi cạn Rifleman là rất nhỏ và ít được nhắc tới như một nước tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp trên Biển Đông. Việt Nam, được biết, là có tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhưng chưa rõ liệu họ có tuyên bố chủ quyền bãi ngầm Scarborough, nơi đang có những tranh cãi nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philíppin kể từ tháng 4 hay không. Malaixia là một bên nữa có tuyên bố chủ quyền ở một nửa phía Nam của Trường Sa.
4. Dựa trên cơ sở nào?
Một điều cũng hữu ích là dựa trên cơ sở nào để mỗi nước có thể tuyên bố chủ quyền một khu vực biển tranh chấp trong Biển Đông. Việt Nam dường như sẽ sử dụng “quyền lịch sử” rất giống với Trung Quốc trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng “quyền lịch sử” chưa được trực tiếp công nhận trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
5. Thỏa thuận về những gì được tuyên bố
Một vấn đề khác cũng quan trọng hơn cả vấn đề kỹ thuật là cố gắng thỏa thuận về cơ sở pháp lý và kỹ thuật của từng địa điểm đang tranh chấp xem liệu đó là một hòn đảo, một bãi đá, một bãi ngầm hay một cơ sở nhân tạo. Theo Công ước LHQ về luật biển, chỉ có hòn đảo nào – một khu đất được hình thành tự nhiên và bao quanh bởi nước, nổi trên mặt nước khi thủy triều lên và có thể sinh sống hoặc duy trì được cuộc sống kinh tế tự túc – mới có quyền tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (lên tới 200 hải lý) hoặc thềm lục địa. Quyết định của Tòa án quốc tế ngày 19/11 về trường hợp giữa Nicaragoa và Côlômbia đã chỉ ra rằng tòa án thế giới không ủng hộ việc các hòn đảo (thuộc về Côlômbia) được trao quá nhiều quyền lợi kinh tế hoặc sẽ xâm lấn vào khu vực đặc quyền kinh tể của các nước ven biển (như Nicaragoa).
6. Giải mã tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc
Một vấn đề quan trọng nữa sẽ được thảo luận là đường chín đoạn nổi tiếng trong tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, cái cắt ngang các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển trên Biển Đông, bao gồm đảo Natuna Besar ngoài khơi của Inđônêxia. Trung Quốc vẫn chưa xác định cơ sở hình thành đường chín đoạn hình chừ U, hay còn gọi là “lưỡi bò” này. Nếu nó mô tả đường biên giới biển của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải có cơ sở pháp lý đằng sau đường chín đoạn đó. Một hàm ý nghiêm trọng là Trung Quốc có thể tuyên bố có quyền pháp lý quy định hoạt động hàng hải hoặc các hoạt động khác trong hầu hết các khu vực trên Biển Đông.
Điều này rõ ràng không chỉ gây lo ngại cho 4 nước ASEAN tuyên bố chủ quyền mà còn cho toàn bộ các thành viên ASEAN, cũng như các nước khác sử dụng các tuyến đường biển quốc tế trên Biển Đông vì mục đích vận tải và thương mại.
7. Các hoạt động quân sự trên Biển Đông
Đây là một vấn đề nữa gây lo ngại cho tất cả các nước thành viên ASEAN. Điều gì sẽ diễn ra với các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia ven biển, nhưng nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý? Nhiều nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam và Inđônêxia, không cho phép các hoạt động quân sự bí mật của các tàu chiến nước ngoài trong các khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, Mỹ, nước vẫn chưa phê chuẩn Công ước về luật biển, lại khẳng định rằng các tàu chiến của họ có “quyền tự do hàng hải” bên ngoài vùng lãnh hải của tất cả các nước duyên hải trên Biển Đông. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nước ASEAN cần có một lập trường chung.
8. Vai trò của Đài Loan là gì
Một vấn đề khác mà các nước ASEAN có thể giải quyết một cách tập trung là làm thế nào để giải quyết với Đài Loan. Đài Loan đang chiếm đảo Itu Aba hay còn gọi là Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa. Các quan chức và các học giả Đài Loan đã tham gia Hội thảo Track 1.5 về việc xử lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông, do Inđônêxia tổ chức trong 22 năm qua. Đài Loan hiện muốn được quốc tế công nhận như là một bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và một số còn muốn tham dự soạn thảo COC.
9. Tiến tới cùng phát triển
Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình những năm 1980 đã đề nghị gác lại tranh chấp tuyên bố chủ quyền và cùng tham gia phát triến trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng lời đề nghị này không được các nước tuyên bố chủ quyền khác đáp lại bởi họ cho rằng Trung Quốc làm như vậy là muốn khẳng định toàn bộ các khu vực biển đằng sau đường lưỡi bò thuộc về nước này.
Để lời đề nghị này hấp dẫn hơn, Trung Quốc có thể đưa ra một tuyên bố mới thể hiện việc chấp nhận lời đề nghị trên của Trung Quốc để cùng phát triển sẽ không làm khó bất kỳ một quốc gia tuyên bố chủ quyền nào khác trên Biển Đông. Đây là giải pháp được cả ASEAN và Trung Quốc xây dựng nhằm tạo khả năng để Trung Quốc ủng hộ một Khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân.
Sự phát triển chung như vậy có thể bắt đầu ở những khu vực chỉ có hai nước tuyên bố chủ quyền như bãi ngầm Scarborough giữa Trung Quốc và Philíppin hay khu vực Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam.
10. Cần cách tiếp cận mới
Tranh chấp sẽ trở nên phức tạp bằng những tuyên bố chồng lấn trong khu vực kinh tế biển cũng như gia tăng những đòi hỏi về bản chất của từng địa điểm tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp. Mỗi bên tuyên bố chủ quyền vì vậy đều cố gắng hành động đơn phương nhằm củng cố tính hợp lệ của các tuyên bố của mình nhằm tận dụng tối đa lợi thế của nó.
Như vậy là một giải pháp đều thắng là không thể.
Điều cần thiết hiện nay là cần một cách tiếp cận mới, một cách suy nghĩ mới với vấn đề là: mỗi bên tuyên bố chủ quyền có thể làm gì để từ bỏ tuyên bố nhằm tạo điều kiện phát triển một giải pháp mới để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo một phương thức cùng thắng?./.

1431. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỸ DUY TRÌ LẬP TRƯỜNG TRUNG LẬP TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 29/11/2012

LÀM TH NÀO Đ MỸ DUY TRÌ LẬP TRƯỜNG TRUNG LẬP TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

(Tạp chí Quan hệ Quốc tế Hiện đại – s 8/2012 – Trung Quốc)
Điều then chốt của vấn đề Biển Đông hiện nay là “một đối phó với hai”, tức là Trung Quốc đồng thời phải đối mặt với mâu thuẫn chủ quyền với các nước như Việt Nam, Philíppin… và mâu thuẫn về quyền lợi biển với Mỹ. Hai mâu thuẫn này tuy tính chất không giống nhau nhưng thường đan quyện vào nhau, không tách rời ra được, tạo nên sự bị động chiến lược của Trung Quốc.
Muốn giải quyết tình hình khó khăn này, cần phải phân rõ mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, tách rời hai mâu thuẫn này ra. Do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin đã “nóng lên”, liên quan đến lợi ích cốt lõi và tinh thần dân tộc của các nước, khiến không gian thỏa hiệp của hai bên bị thu hẹp lại, do đó mâu thuẫn này trước mắt được coi là mâu thuẫn chủ yếu cần phải tập trung tài nguyên chiến lược và trí tuệ chiến lược để đối phó, trong một thời gian nhất định khó giải quyết triệt để, cần phải kiên trì bên bỉ. Trong khi đó, việc tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc và Mỹ cho dù có thể ảnh hưởng một cách toàn diện đến môi trường xung quanh và an ninh quốc gia của Trung Quốc, nhưng hai bên vẫn có không gian thỏa hiệp, vì thế trong giai đoạn hiện nay mâu thuẫn này được coi là mâu thuẫn thứ yếu (đương nhiên, mâu thuẫn chủ yếu hay mâu thuẫn thứ yếu đều có thể thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của điều kiện không gian và thời gian). Từ ý nghĩa này mà nói, việc hiện nay cần phải đột phá tình hình khó khăn về an ninh trong vấn đề Biển Đông, khiến Mỹ duy trì lập trường trung lập đã trở thành nhu cầu tất yếu chiến lược, và điều này không còn là ảo tưởng chiến lược theo mong muốn chủ quan.
Trước tiên, Mỹ không có đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, giữa Trung Quốc và Mỹ không tồn tại mâu thuẫn chủ quyền, đây là tiền đề quan trọng có thể khiến Mỹ duy trì lập trường trung lập. Đương nhiên, cho dù Mỹ không có nhu cầu đòi hỏi chủ quyền, nhưng lại có chủ trương về quyền lợi biển, và hy vọng duy trì địa vị chủ đạo trên biển thậm chí toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để đạt được mục tiêu này Mỹ sẽ ra sức lợi dụng các mâu thuẫn để kiềm chế Trung Quốc, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc mở rộng lợi ích trên biển do sự trỗi dậy đưa tới. Nhưng nhà cầm quyền Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh, Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc với tư cách là nước lớn châu Á-Thái Bình Dương thậm chí nước lớn thế giới; lãnh đạo Trung Quốc cũng nhiều lần bày tỏ, Trung Quốc hy vọng Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dựng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nói cách khác, lãnh đạo hai nước đã mở ra không gian rất lớn trong việc chung sống hoà bình giữa hai nước Trung-Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, “Thái Bình Dương đủ rộng, hoàn toàn có tiếp nhận cả hai nước Trung Quốc và Mỹ”. Việc thông qua các cơ chế như đối thoại cấp cao, tham vấn về công việc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự hợp tác có hiệu quả trong một số vấn đề cụ thể, tìm ra con đường chung sống tốt đẹp giữa hai nước tại khu vực châu Á-Thái Binh Dương chính là đáp án mà hai bên Trung-Mỹ cần cố gắng tìm kiếm.
Thứ hai, chủ trương chính sách của Mỹ về vấn đề biển Đông tuy có mặt mâu thuẫn xung đột với Trung Quốc, nhưng cũng không thiếu không gian thỏa hiệp thậm chí là hợp tác. Nhìn vào một loạt những phát biểu gần đây của các quan chức cấp cao chính phủ Mỹ như cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta… và của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ cho thấy chủ trương chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông có thể khái quát thành những điểm dưới đây: không có đòi hỏi về chủ quyền; trong vấn đề tranh chấp chủ quyền không giữ lập trường cũng không đứng về bên nào; ủng hộ việc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp; phản đối việc lựa chọn biện pháp quân sự hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; thúc giục các bên tôn trọng luật pháp quốc tế bao gồm “Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển”; tự do hàng hải; lợi ích thương mại không bị ảnh hưởng; đưa ra sự bảo hộ an ninh cần thiết cho các nước đồng minh; duy trì trật tự an ninh và thương mại trên biển ở khuvực châu Á-Thái Bình Dương v.v…
Chủ trương chính sách nêu trên của Mỹ tồn tại xung đột hiện thực hoặc tiềm tàng với Trung Quốc írên ba mặt sau:
-                     Về vấn đề “tự do hàng hải”, Mỹ nhấn mạnh, dựa vào những quy định có liên quan của luật pháp quốc tế và cách làm nhất quán của Mỹ tại các khu vực biển khác trên thế giới, Mỹ có thể triển khai các hoạt động bao gồm việc trinh sát quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc giống như tại vùng biển quốc tế, theo đuổi cái gọi là “tự do tuyệt đối”. Trung Quốc tuy cũng ủng hộ “tự do hàng hải”, nhưng phản đối Mỹ triển khai các hoạt động quân sự như “tiếp cận do thám” mang tính thù địch rõ rệt.
Về vấn đề “phương thức giải quyết”, Mỹ chủ trương Trung Quốc cùng với các nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông vận dụng phương thức đối thoại đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền, và thúc giục Trung Quốc ký kết “Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông”, Trung Quốc thì lại nhấn mạnh giải quyết song phương, không chỉ bởi kinh nghiệm thành công trước đây mà còn bởi tranh chấp với các nước liên quan không hoàn toàn giống nhau, vì vậy giải quyết song phương phù hợp với thực tế hơn.
-                     Về vấn đề “can thiệp quân sự”, “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Philíppin” ký kết năm 1951 đã cung cấp cơ sở pháp lý cho việc Mỹ can thiệp quân sự vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philíppin; một khi Trung Quốc và Philíppin xảy ra xung đột quân sự, Mỹ có can thiệp hay không, can thiệp khi nào, can thiệp như thế nào… đã trở thành vấn đề cần phải đối phó giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong ba mâu thuẫn lớn này, phương thức “giải quyết đa phương” vốn chỉ là một sáng kiến trong chính sách của Mỹ, nhưng gần đây thái độ của Mỹ tỏ ra cứng rắn, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mv Nuland tuyên bố “Những nỗ lực tìm cách chia để trị, cuối cùng đã đưa tới cục diện tranh giành giữa các bên đòi hỏi chủ quyền, sẽ không mang lại kết quả mà chúng tôi mong muốn”, công khai phê phán chủ trương “giải quyết song phương” .của Trung Quốc, điều này làm tăng thêm trở ngại và biến số trong việc thông qua đàm phán để giải quyết tranh chấp. Nhưng về tổng thể mà nói, sáng kiến “giải quyết đa phương” của Mỹ không mang ý nghĩa thực chất, cũng không có tính ép buộc, có thể thông qua các kênh ngoại giao để hóa giải, điều cần xem xét nhiều hơn là thiện chí đàm phán giữa Trung Quốc và các nước liên quan. Trong ba mâu thuẫn lớn nêu trên, vấn đề can thiệp quân sự của Mỹ là nguy hiểm nhất. Quan hệ đồng minh Mỹ-Philíppin và sức ép chính trị trong nước Mỹ khiến cho việc can thiệp quân sự của Mỹ vào tranh chấp chủ quyền như đối với bãi đá ngầm Scarborough có thể sẽ xảy ra, nhưng nhìn vào thái độ hiện nay của Mỹ, thì việc cố gắng tránh bị lôi cuốn vào tranh chấp quân sự vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong chính sách của Mỹ. Cho dù nhìn về lâu dài, việc trực tiếp đối kháng quân sự trên biển với Trung Quốc cũng không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ. Do đó, tuy đây là vấn đề nghiêm trọng, nhưng điều cần xem xét nhiều hơn là ở khả năng dự phòng và quản lý khủng hoảng của Trung-Mỹ, cũng như việc nâng cao thực lực quân sự của Trung Quốc.
Mâu thuẫn chủ chốt chính là vấn đề “tự do hàng hải”. Những năm gần đây, va chạm hoặc xung đột trong vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc như “sự kiện máy bay va nhau” (năm 2001), “sự kiện tàu USNS Impeccable” (năm 2009).,. đều liên quan đến vấn đề này. Sự thực, giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề này cũng không hoàn toàn đối lập nhau. Quân đội Trung Quốc coi hoại động “tiếp cận do thám” của Mỹ ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc là một trong ba trở ngại lớn của việc giao lưu quân sự song phương. Mỹ thì lại cho rằng đây là quyền lợi mà luật pháp quốc tế thừa nhận. Trên thực tế, Trung Quốc không phản đối “tự do hàng hải”, thậm chí đối với một số hoạt động mạng tính chất quân sự không phải lúc nào cũng phản đối, điều mà Trung Quốc phản đối là việc do thám quân sự với tần suất cao và ở nhiều cấp độ của Mỹ và thái độ thù địch trong chiến lược đối với Trung Quốc được thể hiện đằng sau những sự việc này. Phía Mỹ đã đưa ra sự biện hộ rằng Mỹ hoan nghênh tàu chiến Trung Quốc đến vùng đặc quyền kinh tế Mỹ, và nói rằng sớm muộn cũng có ngày tàu chiến Trung Quốc sẽ đi ra thế giới, sẽ đối mặt với vấn đề giống như vấn đề của Mỹ tại vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, do đó hy vọng Trung Quốc nhìn xa trông rộng, linh hoạt thiết thực, “dành cho mình một con đường sau này”. Những quan điểm này xem ra rất có lý, nhưng có một sự thực dễ thấy là, nó coi thường quyết tâm của Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình và truyền thống cơ bản của ngoại giao Trung Quốc. Dù cho hải quân Trung Quốc sau này sẽ đi ra bên ngoài, nhưng cũng không đến vùng đặc quyền kinh tế của nước khác tiến hành do thám quân sự một cách liên tục và có ý đồ như vậy. Do đó, phương hướng tiếp theo mà hai nước Trung-Mỹ cần cùng nhau cố gắng đó là dưới tiền đề lớn ủng hộ nguyên tắc “tự do hàng hải”, triển khai trao đổi và thảo luận một cách chân thành về nội hàm cụ thể và cách lý giải của mồi bên về “tự do hàng hải” và có thể bàn về những phương thức mang tính xây dựng như tập trận chung… để tạo ra sự giao lưu trao đổi một cách lành mạnh.
Cuối cùng, lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ nhất trí đồng ý cùng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Mối quan hệ kiểu mới giữa quân đội hai nước và mối quan hệ kiểu mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nằm trong mối quan hệ nước lớn kiểu mới này. Trước mắt, chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đang theo đuổi phù hợp với sự “tái cân bằng” chiến lược ở các cấp độ khác nhau trong mục tiêu chung của cục diện châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo, và tập trung vào việc tái bố cục” chiến lược châu Á-Thái Bình Dương kéo dài từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Trung Quốc là trọng điểm quan tâm của Mỹ, nhưng không phải toàn bộ, điều này có sự khác biệt tương đối lớn so với việc kiềm chế Liên Xô và đối kháng Mỹ-Xô theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Cũng như vậy, chiến lược châu Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc theo đuổi cũng không phải là bài xích “Chủ nghĩa Monroe kiểu châu Á” của thế lực Mỹ, mà là theo đuổi một thể cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương chung sống hoà bình giữa các nước bao gồm cả Mỹ. Trung Quốc và Mỹ cần phải tăng cường tư duy mới cùng nhau xây dựng và cùng nhau phát triển, lấy việc giao lưu trao đổi lành mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm điều kiện để xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ. Từ ý nghĩa này mà nói, việc Mỹ liệu có thể duy trì lập trường trung lập chiến lược trong vấn đề Biển Đông hay không chính là hòn đá thử vàng để thử nghiệm việc Mỹ có muốn cùng Trung Quốc và các nước khác xây dựng trật tự mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không./.

1432. ASEAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm,ngày 29/11/2012

ASEAN TRONG MI QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TRUNG QUỐC

TTXVN (Angiê 25/11)
Khi bàn về mối quan hệ giữa một bên là các nước ASEAN và Trung Quốc và bên kia là các nước này với Mỹ, tạp chí “Địa chính trị” nhận xét các cuộc cãi vã giữa con người với con người – dù họ thuộc nền văn minh nào, nền văn hóa nào, dù về phương diện chiến lược hay chỉ đơn thuần có tính chất kinh tế và thương mại – nhằm mục đích tìm kiếm ảnh hưởng thường để phục vụ cho nguyện vọng bá quyền của mình, đôi khi được thể hiện bằng các vụ đụng độ rất bình thường nhưng trái ngược hẳn với quy mô của các kế hoạch có liên quan.
Tại Phnôm Pênh vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 với những dấu hiệu kín đáo và được kiềm chế, nhưng không kém phần xác thực về tình trạng đối địch giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng rõ ràng hơn trong các vấn đề nhân quyền, quyền tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ngay sau đó, ngày 20/11/2012, Bộ trưởng Thông tin Campuchia, Khieu Kanharith, tung lên mạng Facebook một lời bình luận lạ lùng, trong đó có đoạn viết: “Phái đoàn Trung Quốc và Mỹ khi rời Phnôm Pênh lại xảy ra bất đồng khi máy bay của họ cất cánh khỏi sân bay Phnôm Pênh vì người Mỹ cho máy bay của mình chặn đường máy bay của Trung Quốc. Sự việc này khiến Campuchia phải đau đầu”.
Vụ việc có thể chỉ là đáng buồn cười nếu không thể hiện đây là một cuộc ganh đua ngày càng quyết liệt giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh khiến các nước ASEAN lâm vào thế kẹt, đồng thời nếu không cho thấy sự yếu kém của nhà chức trách tại sân bay Phnôm Pênh không có khả năng buộc các phi công phải tôn trọng kỷ luật và trật tự xuất phát. Theo chỉ huy lực lượng biên phòng tại Phnôm Pênh, máy bay nào sẵn sàng trước sẽ được xuất phát trước. Chiếc chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, vì kết thúc thủ tục trước chiếc chuyên cơ của Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, nên đã sẵn sàng cất cánh, trong khi máy bay của hang Southern có thể tưởng mình có quyền bỏ qua luật lệ ở đất nước tràn ngập các món quà được Trung Quốc tặng, di chuyển để vượt lên đầu. Nhưng tổ lái chiếc B747 của Mỹ dường như không muốn thế. Từ đó xảy ra vụ việc gây ra không ít lời bình luận giễu cợt ở Phnôm Pênh và khó có thể tưởng tượng ra một biểu tượng kình địch nào hay hơn xảy ra trong vùng.
Campuchia nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, nhưng cũng là mục tiêu của Chính quyền Obama. Từ Thái Lan và Mianma đến Campuchia để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Tổng thống Obama hoan nghênh các nhà lãnh đạo Mianma đã từ bỏ chế độ độc tài và nồng nhiệt ôm hôn bà Aung San Suu Kyi trước đông đảo các nhà báo tỏ thái độ thích thú. Cần phải nói rằng đất nước này vừa xa lánh Bắc Kinh sau hơn 20 năm duy trì mối quan hệ ưu đãi do Mỹ và châu Âu áp dụng chính sách loại trừ đối với chế độ Rănggun vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Tại Phnôm Pênh, bầu không khí lại trái ngược, căng thẳng lên đến cao độ. Thủ tướng nước chủ nhà, Hun Sen, dưới ảnh hưởng chính trị nặng nề của Trung Quốc, nước vừa tặng Campuchia một món quà 50 triệu USD và đảm nhận toàn bộ chi phí lễ tang cựu vương Sihanouk qua đời ngày 14/11 tại Bắc Kinh, nằm trong tầm ngắm của Nghị viện châu Âu, Quốc hội Mỹ, Thượng viện Ôxtrâylia và nhiều tổ chức phi chính phủ, vì liên tiếp vi phạm nhân quyền. Đồng thời, Đảng nhân dân Campuchia (CPP), vừa là người nối nghiệp Khơme Đỏ vì tách khỏi đây, vừa là người nối nghiệp Việt Nam là nước đưa họ lên nắm quyền ở Phnôm Pênh hồi tháng 1/1979 và vẫn cầm quyền liên tục cho đến nay – trừ một thời kỳ ngắn từ năm 1992 đến năm 1997, trở thành mục tiêu của Chính quyền Obama.
Từ nay, Oasinhtơn muốn mối quan hệ của mình với Phnôm Pênh phụ thuộc vào việc tái lập một số nguyên tắc dân chủ, như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do bầu cử và tính độc lập của ngành tư pháp, vốn là những vấn đề đang bị Phnôm Pênh chà đạp. Trong khi đó, đảng CPP từ năm 1992 tiến hành hơn 300 vụ ám sát chính trị bị tổ chức phi chính phủ Human Right Watch (To chức Theo dõi nhân quyền) tố cáo trong một bản cáo cáo. Một trong số các nhà lãnh đạo tổ chức này gây áp lực với Nhà Trắng để Tổng thống Obama không đến Phnôm Pênh.
Điều đó giải thích tại sao Mỹ có kế hoạch phản công ở Đông Nam Á. Thái độ cứng rắn rõ ràng của Mỹ được thể hiện tại Campuchia, nước từ thời Chính quyền Bush được coi là một đồng minh chống khủng bố, trong khuôn khổ phản ứng rộng rãi của Oasinhtơn tại các khu sân sau của Trung Quốc là các nước Đông Nam Á. Từ cuối năm 2011, Nhà Trắng quả thực đã bắt đầu chống lại các chính sách của Trung Quốc trong vùng. Trong khi đó, trong suốt năm 2011, các chính sách này được hỗ trợ bởi sự đồng lõa hoàn toàn của Phnôm Pênh, nước là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhằm mở rộng nhãn quan của Bắc Kinh trong việc giải quyết bất đồng ở Biển Nam Trung Hoa.
Trong khi Manilla, Hà Nội và Oasinhtơn chủ trương tiến hành thương lượng nhân danh ASEAN, Bắc Kinh, với chiến lược được Chính quyền Hun Sen bảo vệ một cách có hệ thống trong thời kỳ làm chủ tịch íổ chức này, xoay quanh ỉuận điệu lên án chính sách can thiệp có hệ thong của Mỹ và coi nước này là kẻ thâm nhập, đồng thời chủ trương thương lượng từng điểm một. Nhưng tính chất phi đối xứng giữa người mạnh và kẻ yếu là quá rõ ràng do chênh lệnh về sức mạnh và khả năng gây sức ép kinh tế, thương mại và quân sự mà Trung Quốc có khả năng tiến hành đối với mồi nước bị tách riêng ra.
Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại Phnôm Pênh, Tổng thống Obama thận trọng giữ khoảng cách với Thủ tướng Hun Sen và không cười khi chụp ảnh chung với ông này, trái ngược hẳn với những cử chỉ ôm hôn nồng nhiệt mà ông thể hiện đối với bà Aung San Suu Kyi trước đó mấy ngày và hình ảnh đó được lan truyền trên toàn thế giới. Bầu không khí lạnh nhạt còn thể hiện rõ ràng hơn trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Hun Sen, tuy phải được giữ bí mật, song được ông Ben Rhodes, Phó cố vấn Nhà Trắng về truyền thông, tiết lộ một cách có chủ ý cho báo chí. Rõ ràng là trong con mắt của Chính phủ Mỹ, Campuchia trở thành kẻ gây vướng víu cho ASEAN và đi ngược lại hẳn với tiến trình của Mianma. Campuchia đi theo chính sách cứng rắn về chính trị khép kín vì được Bắc Kinh đối xử hậu hĩ, còn Mianma xa lánh người bảo trợ Trung Quốc cũ và bắt đầu mở cửa chính trị – điều này vẫn còn cần phải được khẳng định- được Tổng thống Obama đến tận nơi khích lệ.
Thái độ khó chịu rõ ràng của Chính phủ Mỹ đối với Phnôm Pênh có thể càng tăng thêm khi một lần nữa và là lần thứ hai trong vòng 5 tháng, Chính phủ Campuchia định tác động vào các cuộc thảo luận theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, khi ông khẳng định rằng ASEAN đã đạt được đồng thuận về “phi quốc tế hóa” vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Nhưng Manilla đã phủ nhận tin này. Tuy nhiên, việc xác định bất đồng lại không rõ ràng. Trung Quốc muốn tham gia các cuộc thảo luận của ASEAN để hoạch định một lập trường chung, thận trọng giữ Mỹ ở khoảng cách, trong khi một số nước như Philíppin, Việt Nam muốn tổ chức khu vực này quyết định mà không có Trung Quốc tham dự.
Philíppin, nước phản kháng Trung Quốc về chủ quyền đối với bãi đá ngầm Scarborough – Hoàng Nham theo tiếng Trung Quốc – nằm cách đảo Hải Nam 500 hải lý về phía Đông và cách đảo Luzon 130 hải lý về phía Tây, từ chối thương lượng trực tiếp với Trung Quốc và muốn đưa các nước ASEAN tham gia. Nhưng Việt Nam, tuy cũng rất tức giận trước Trung Quốc, song lại im lặng một cách khó hiểu – Việt Nam bày tỏ bất đồng một cách kín đáo khi nói chuyện riêng, trong khi Ngoại trưởng Philíppin Rosario định kéo Việt Nam vào cuộc tranh cãi chung nhưng không thành công.
Tại Phnôm Pênh, bà Phó Oánh, Thú trưởng Ngoại giao, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, trình bày lý lẽ của Trung Quốc, biện hộ cho sự hòa dịu theo phương cách quen thuộc của Trung Quốc, lẩn tránh các cuộc tranh luận công khai về các điểm khó gây tranh cãi. Sau khi tái khẳng định bãi đá ngầm Huangyan là lãnh thổ Trung Quốc, bà nói Bắc Kinh không muốn đưa cuộc tranh cãi này ra trước một tổ chức quốc tế và nói thêm – chính là để phê phán trực tiếp Oasinhtơn – rằng “gây căng thẳng trong vùng không phải là ý hay”. Nhưng trong tháng 4/2012, cũng chính bà Phó Oánh khẳng định lập trường của Trung Quốc một cách ít ngoại giao hơn vì cũng nói theo lời đe dọa của “Global Times”, một tờ báo theo khuynh hướng rất dân túy, hồi tháng 9/2011 khuyến cáo Bắc Kinh nên “trừng phạt Hà nội và Manila”. Khi đó, bà nói rằng Trung Quốc đã “sẵn sàng cho mọi khả năng”.
Còn Mỹ, từ ngày 17 đến ngày 30/4/2012, đã tiến hành tập trận chung ớ đảo Palawan với Philíppin với chủ đề “chiếm lại một hòn đảo bị lực lượng thù địch chiếm giữ”. Lần này, Mỹ tránh xa các cuộc tranh cãi về vấn đề chủ quyền vì biết các cuộc tranh cãi về lãnh thổ chứa đựng nguy cơ can dự quân sự cao đến mức nào. Nhưng cuộc tranh đua giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á không chỉ dừng lại ở vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Oasinhtơn hiểu được mối nguy hiểm chỉ bày tỏ thái độ bằng đe dọa quân sự nên, từ mùa Xuân vừa rồi, đưa ra một chiến lược thương mại đồ sộ.
Đáp lại khu vực trao đổi mậu dịch tự do rộng lớn Trung Quốc-ASEAN, trong đó một phần đã có hiệu lực từ tháng 1/2010 với sáu nước đi trước (Xinhgapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và Philíppin) trong khi chờ bốn nước khác (Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma) vào tháng 1/2015, Chính phủ Mỹ đưa ra dự án Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương bao gồm nhiều hiệp định trao đổi mậu dịch tự do giữa các nước nằm cạnh Trung Quốc và một mạng lưới các đối tác bao gồm Mỹ và nhiều nước vùng Thái Bình Dương và hai miền châu Mỹ.
Thái Lan thể hiện mối quan tâm đến dự án này trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, trong khi các quan chức Việt Nam, Malaixia, Xinhgapo thảo luận vấn đề này với phía Mỹ tại Phnôm Pênh. Mêhicô, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đồng ý tham gia. Vì Oasinhtơn đã có các hiệp định trao đổi mậu dịch tự do với nhiều nước ở hai bờ Thái Bình Dương – trong đó có Xinhgapo, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Canada, Chilê, Côlômbia, Mêhicô, Pêru và nhiều nước Trung Mỹ khác – nên hành động này rõ ràng là nhằm đáp lại các chiến lược thương mại quy mô của Trung Quốc. Dự án này là mệnh lệnh đối với Nhà Trắng và áp lực đối với các doanh nhân, còn Bắc Kinh phải tuân thủ quy định của thị trường, không được thao túng đồng tiền của mình, hay phải tôn trọng quyền sở hữu. Các vấn đề này được Tổng thống Obama nói rõ trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawai hồi tháng 11/2011.
Nhưng khung cảnh bây ,giờ lộn xộn hơn và các sáng kiến đối chọi nhau nhiều hơn. Trong vấn đề tự do trao đổi thương mại, không rõ tất cả các kế hoạch đối chọi nhau làm thế nào để có thể gắn kết được với nhau. Thêm vào đó, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, cho biết các nước thành viên tổ chức này từ năm 2013 sẽ thương lượng với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân và ôxtrâylia, một kế hoạch cạnh tranh với dự án Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Mỹ. Ngay lập tức, Canbơrơ hoan nghênh sáng kiến này.
Hiện đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng căng thẳng nghiêm trọng hơn, về cả chiến lược lẫn thương mại, và lại càng căng thẳng hơn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ở trong nước nên không có khả năng đối kháng với chủ nghĩa dân tộc trong dư luận nếu từ bỏ các yêu sách chủ quyền của mình. Trong bối cảnh đó, không biết Oasinhtơn có thành công trong việc huy động một cộng đồng các nước khác biệt nhau về văn hóa, chính trị và kinh tế không, về cơ bản, các nước này vẫn lưỡng lự khi phải quyết định theo hẳn bên này hay bên kia vì họ muốn giữ được cả hai: với Trung Quốc để buôn bán và làm giàu, với Mỹ để bảo đảm an ninh trong trường hợp ảnh hưởng của Bắc Kinh trở thành mối đe dọa.
Ngoài ra còn có một thực tế khác nữa. Khó có thể cân bằng được với ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vùng vốn tồn tại trên cơ sở sự có mặt từ ngàn đời của các mạng lưới người Trung Quốc hải ngoại, cho dù xu hướng tích lũy về lượng – vốn gắn chặt với các chiến lược thương mại của thương nhân Trung Quốc – quả thực có nguy cơ gây ra ở đâu đó phản ứng khó chịu của người địa phương, một vấn đề xảy ra nhiều trong lịch sử của vùng này, như ở Việt Nam, Inđônêxia và Malaixia. Vùng này cũng có đặc điểm là sự đan xen kỳ lạ giữa các nền văn hóa đôi khi đối chọi nhau, mà các ban lãnh đạo chính trị phải thích ứng. Điều này không thuận lợi cho chiến lược của Oasinhtơn vốn rất rành mạch giữa cái tốt và cái xấu.
Tại vùng đất rộng tới 5 triệu cây số vuông này, với 610 triệu dân, nằm vắt ngang giữa lục địa Á-Âu và Biển Nam Trung Hoa, bao gồm các vùng lãnh thổ nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và với các quần đảo rộng lớn khó có thể kiểm soát được, những chiếc nôi văn hóa ngàn đời của đạo Hinđu, đạo Phật và của Trung Quốc bị cạnh tranh bởi tỷ lệ rất lớn người theo đạo Hồi cải đạo từ thế kỷ 8. Những khẳng định mang tính chất tôn giáo của các cộng đồng Hồi giáo – đôi khi kình địch giữa họ với nhau nhưng thường khá độ lượng đối với các thiểu số tôn giáo khác – có lúc là động lực dẫn đến các phong trào ly khai, là các yếu tố gây bất ổn tiềm tàng ở Inđônêxia, Philíppin và Thái Lan. Trong khi đó, ở Mianma, sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi hiện đang là nạn nhân của tâm lý phân biệt chủng tộc gần giống vói thanh lọc sắc tộc và diễn ra thường xuyên đến mức làm tổn hại tới hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi.
Ở phần lớn các nước, dân chủ và tôn trọng nhân quyền – vốn là những chuẩn mực để Chính quyền Obama ủng hộ về chính trị – chỉ được tôn trọng một cách không đều đặn và ở đâu đâu cũng vẫn còn tình trạng mập mờ chính trị núp sau vẻ bề ngoài luật pháp tạo điều kiện cho các mạng lưới của Trung Quốc thâm nhập. Trong khi đó, chiếc hố ngăn cách ngày càng sâu giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, gây nguy cơ bất ổn chính trị tiềm tàng. Tỷ lệ người sống ngoài lề xã hội quả thực rất cao ở nhiều nước trong vùng (tại Inđônêxia, mục tiêu chiến lược của Nhà Trắng để tạo đối trọng với Trung Quốc, hơn 100 triệu người sống với chưa đến 60 USD/tháng, trong khi ở Việt Nam, số này là hơn 30 triệu người). Trong bối cảnh đó, có thể thấy được khó khăn trong việc huy động một liên minh xoay quanh chuẩn mực quy định của pháp luật để thay thế chiến lược gây ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Cuối cùng, vùng này vẫn còn hai đảng cộng sản cầm quyền ở Lào và Việt Nam, khuynh hướng độc đảng ở Xinhgapo, Malaixia và Campuchia và, trên tất cả là việc quân đội nắm chắc quyền lực ở Inđônêxia, Philíppin và Thái Lan, những nước lợi dụng chủ nghĩa đại dân tộc chính trị hay tôn giáo để tăng cường quyền lực của mình, trong tình hình tồn tại tình trạng gần như tự chủ chính trị so với chính phủ trung ương.
Khó khăn trong việc quy tụ toàn vùng đằng sau Mỹ hay thậm chí tạo ra sự gắn kết trong ASEAN, trong bối cảnh kình địch chiến lược sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ, bộc lộ theo cách gần như khôi hài ở Thái Lan. Nước này vừa đón tiếp, trong một quãng thời gian không cách xa nhau lắm, cả Tổng thống Mỹ – nước mà Băng Cốc là một trong những đồng minh quân sự lâu đời nhất – lẫn Thủ tướng Trung Quốc – nước vừa kết thúc một chương trình xây dựng hạ tầng ở Thái Lan và một dự án Trung Quốc-Thái Lan cùng hỗ trợ Mianma.
TTXVN (Hồng Công 28/11)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (Hồng Công) số ra ngày 22/11, ngay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.
Sự thất vọng và mỉa mai là điều rõ ràng, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nêu ra “bài toán” chưa có lời giải đằng sau những mối quan hệ phức tạp của Trung Quốc với ASEAN.
Đầu tiên, ông Tần Cương nói về một bài toán phải tính đến hội nghị cấp cao Đông Á của ASEAN – cơ chế “10+8” – 10 nước ASEAN và 8 cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, ông Tần Cương nói rằng có “một bài toán khác” bên trong bản thân ASEAN. “Đó là bài toán 10+2,” ông Tần Cương nhấn mạnh, một ám chỉ rõ ràng nhằm vào Philíppin và Việt Nam, hai quốc gia ASEAN mà Bắc Kinh lo ngại đang thực hiện chiến dịch quốc tế hóa những tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. “Và cái nào lớn hơn?” Ông Tần Cương tự đặt câu hỏi tu từ bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á vừa diễn ra tại Phnôm Pênh.
Thật không may, các nước ASEAN đang cảnh báo rằng những cách “cách giải toán chính trị” đang tiến hành hiện nay không đơn giản như vậy, khi khu vực Đông Nam Á phát hiện ra rằng họ bị lôi kéo vào sự đối địch chiến lược mở rộng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức đang ngày càng gia tăng từ ASEAN xung quanh tranh chấp Biển Đông khi một năm đầy tranh cãi của Campuchia trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN chấm dứt. Mặc dù đã gặp nhiều khó khăn, ít nhất thì trong ngắn hạn, thời gian 1 năm Campuchia làm Chủ tịch ASEAN là điều tốt cho Bắc Kinh.
Campuchia, một nước nhận viện trợ của Trung Quốc trong thời gian dài, đã bị cáo buộc thực hiện những mệnh lệnh của Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm trì hoãn sự tập trung đang được tăng cường của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, cần phải nhớ rằng, mục đích cuối cùng của Trung Quốc là muốn dàn xếp việc giải quyết những tranh chấp cụ thể với từng nước có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – điều mà hầu hết các chuyên gia phân tích tin rằng sẽ có lợi rõ ràng cho Bắc Kinh.
Đầu tiên, Campuchia đã gây ra sự đổ vỡ lịch sử của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7 vừa qua, khi những tranh cãi về việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông như thế nào đã gây ra những hiềm khích chưa từng có tiền lệ giữa các nước thành viên ASEAN. Trong nhiều thập kỷ, ASEAN luôn đặt sự đồng thuận lên trên tất cả. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại của hiệp hội này, các Ngoại trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được một thông cáo chung.
Sau thất bại đó, các nhà lãnh đạo đã đến Phnôm Pênh với quyết tâm thúc đẩy tiến triển về một Bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhằm quản lý tốt hơn những căng thẳng trong vấn đề này. Đến nay, tất cả vẫn dừng ở mức quyết tâm không để vấn đề này làm sa lầy các vấn đề khác như kinh tế, thương mại và hội nhập.
Hôm 17/11 vừa qua, Campuchia, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7, đã tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức nhất trí từ nay trở đi không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ là diễn đàn duy nhất cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố mà Campuchia đưa ra đã làm dấy lên nhiều nghi vấn, và thỏa thuận mà Campuchia nói đến trên thực tế không tồn tại.
Với việc các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đến từ Nhật Bản, ôxtrâylia, tập trung tại Phnôm Pênh với quyết tâm nêu lên sự cần thiết phải giảm bớt những va chạm trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thì đó là một thỏa thuận đáng chú ý, và là một chiến thắng dành cho nỗ lực vận động hậu trường của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sự đồng thuận mà Campuchia rêu rao chỉ kéo dài chưa đầy một ngày. Phái đoàn Philíppin do Tổng thống Benigno Aquino dẫn đầu, đã lên tiếng phản đối, tố cáo Campuchia xuyên tạc và cảnh báo rằng không có một thỏa thuận nào như vậy, đồng thời khẳng định quyền tìm kiếm sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nếu như Manila cảm thấy rằng chủ quyền quốc gia của họ bị đe dọa.
Sự đoàn kết của ASEAN lại bị phá vỡ và Biển Đông dường như đã quay trở lại chương trình nghị sự toàn cầu mở rộng, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh , Các phái viên ASEAN đã xác nhận rằng không có thỏa thuận chính thức nào về việc hạn chế các cuộc thảo luận liên quan vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Cuối cùng, một số người trong cuộc đã bị ngạc nhiên bởi sự đổi hướng của những sự kiện, Trên hết, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, một cựu chỉ huy Khơme Đỏ giờ đây được coi là nhân vật lãnh đạo cuối cùng thiên về bạo lực chính trị tại Đông Á – không chỉ nổi tiếng về sự xảo quyệt ngoại giao của ông ta. Khi các phái viên được đưa đến Cung điện Hòa bình của Hun Sen do Trung Quốc xây dựng, họ phát hiện trên những bức tường giăng đầy những băng rôn ca ngợi mối quan hệ “trường tồn” của Campuchia với Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Những băng rôn đó sẽ được giữ lại cả tuần, ngay cả khi các nhà lãnh đạo 16 quốc gia khác có những phát biểu tại Cung điện Hòa Bình.
Những người quan sát kỹ hơn sẽ thấy những hàng binh sĩ vây quanh các con phố với những khẩu súng trường kiểu 097 và xe môtô do Trung Quốc sản xuất.
Báo chí địa phương thì tràn ngập thông tin trong cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, Ôn Gia Bảo đã cam kết thực hiện thỏa thuận viện trợ 50 triệu USD cho Campuchia, một cam kết giá trị nhất trong số những thỏa thuận tổng trị giá 500 triệu USD mà Trung Quốc đã đưa ra hồi tháng 9 trong tất cả các lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, từ phát triển mở rộng, đến kinh tế và thương mại. Những thỏa thuận này đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác quốc tế quan trọng nhất của Campuchia.
Một phái viên ASEAN tuyên bố: “Chắc chắn Hun Sen đã thực hiện nhiệm vụ mà Trung Quốc giao cho trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó chỉ giúp Bắc Kinh trì hoãn, chứ không phải là thành công hoàn toàn. Nó cũng dẫn đến một quyết tâm đã được làm mới để đưa các cuộc đàm phán quay trở lại đúng hướng và có thể tiến triển hơn. Mọi người đều muốn nhặt những mảnh vỡ lên và tiến về phía trước”.
Trong khi mối quan hệ với Campuchia vẫn mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, các quan chức và học giả Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh những thách thức phía trước khi chức Chủ tịch luân phiên ASEAN được chuyển cho Brunây.
Vương quốc giàu dầu mỏ này – chế độ quân chủ hoàn toàn cuối cùng ở Đông Nam Á – sẽ là một “cục than nóng” đầy khó khăn đối với Trung Quốc. Dù là một nước khá lặng lẽ trong ASEAN, nhưng Brunây là một trong 4 đối thủ tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bên cạnh Philippin, Việt Nam và Malaixia.
Xinhgapo – nước muốn thấy tiến triển trong năm tới về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông – và các quốc gia khác đã kín đáo giúp đỡ Brunây để nước này sẵn sàng quay trở lại ánh đèn sân khấu ngoại giao.
Một sự phức tạp tiềm tàng là việc xoay vòng chức Tổng Thư ký ASEAN – một vị trí ít quyền lực nhưng có ảnh hưởng đáng kể. Cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surin Pitsuwan đã trao lại chức vụ này cho nhà ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, người sẽ nắm giữ chức vụ này trong 5 năm.
Ông Lê Lương Minh, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Liên hợp quốc, dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ sự thúc đẩy của ASEAN đối với Bộ quy tắc ứng xử về vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của tổ chức này.
Cựu Tổng Thư ký Surin Pitsuwan đã có những lúc có vẻ như miễn cưỡng đi vào những chi tiết về căng thẳng Biển Đông, ngoài những lời kêu gọi nhẹ nhàng về sự đoàn kết. Khi bầu không khí “tăng nhiệt”, ông Surin đã lẩn tránh báo chí.
Tuy nhiên, tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh sẽ có nguy cơ bị chỉ trích nếu như ông này quá thẳng thắn trons việc thể hiện lập trường của Hà Nội chống Trung Quốc.
Vị trí Tổng Thư ký ASEAN vẫn là một điều gì đó cho thấy một công việc có tiến triển và là một cơ hội cho ông Lê Lương Minh biến điều đó trở nên quan trọng hơn. Như một số học giả đã nhấn mạnh, ASEAN cần nhiều hơn ở một vị tướng, thay vì chỉ là một thư ký.
Những vấn đề mà ông Lê Lương Minh sẽ phải đối mặt ít nhất không là gì khác ngoài một cuộc chiến vì tinh thần của ASEAN. Lại một lần nữa ASEAN thấy mình đứng ở trung tâm của các đổi thủ hùng mạnh như thời kỳ cao trào của thời Chiến tranh Lạnh. Và dĩ nhiên là không ai muốn thấy lại kỷ nguyên đẫm máu đó.
Theo cách nói khoa trương của Oasinhtơn, việc Mỹ tái can dự khắp Đông Nam Á là một phần của nỗ lực nhằm định hình sự trỗi dậycủa Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tuân theo các quy chuẩn quốc tế. Với sự thận trọng đáng kể, Mỹ đã củng cố những nỗ lực của các nước ASEAN trong việc phối hợp và tổ chức những phản ứng ngoại giao đối với những thách thức từ phía Trung Quốc. Ví dụ, trong khi Philíppin công khai đứng ra phản đối, những nước khác đang giúp đỡ ở hậu trường.
Về phía Trung Quốc, các quan chức và học giả nước này đã cho thấy rõ ràng rằng ở hướng ngược lại, họ quyết tâm định hình sự trỗi dậy của ASEAN. Trung Quốc cần phải không bị đe dọa, kiềm chế hay thách thức tại sân sau hàng hải của riêng họ, và những tranh chấp song phương phải không trở thành chủ đề để nước ngoài can thiệp.
Như Giáo sư Tra Đạo Quýnh của Đại học Bắc Kinh (Hồng Công) đã nóigần đây, Trung Quốc không quan tâm đến một ASEAN bị chia rẽ, nhưng Trung Quốc phải cẩn thận, trong thời gian dài ASEAN không phát triển giống như một Liên đoàn Arập ngày càng quyết đoán và theo chủ nghĩa can thiệp. Giáo sư Tra Đạo Quýnh nói rằng Trung Quốc có một lợi ích chiến lược ở trong khối ASEAN vững mạnh, đoàn kết và có khả năng dẫn dắt các cuộc họp của khu vực mà không có các cường quốc bên ngoài, nhưng Trung Quốc phải duy trì được chương trình nghị sự lâu dài là kiến tạo hòa bình và tránh xung đột, thay vì làm bất kỳ điều gì quyết liệt hơn. Theo Giáo sư Tra Đạo Quýnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn thấy việc hình thành một nhóm các nước “đấu tranh bằng hành động quân sự bên trong bản thân nhóm đó hoặc chống lại các nước khác ở bên ngoài”.
Một số nước ASEAN rõ ràng muốn Trung Quốc nhận thức rõ hơn về sức mạnh của nước này, và từ bỏ những hành động gần đây vì những mối quan hệ tốt đẹp.
Theo hãng tin Bloomberg, khi Tổng thống Philíppin Aquino trở về Manila sau khi đưa ra một lời kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp, nhà lãnh đạo này đã khẳng định rằng chính phủ của ông vẫn muốn Trung Quốc “trở thành ví dụ về sự khôn ngoan và đi đầu trong việc tìm kiếm hòa bình”. Tổng thống Aquino nói: “Khu vực của chúng ta có nhiều nơi rất khác nhau và sự hài hòa của khu vực có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi việc làm chệch hướng chính trị, quân sự hoặc sức mạnh kinh tế”.
Chỉ cách đây 4 năm, Trung Quốc đã thành công trong việc giữ cho các nước ASEAN chính thức yên lặng trong vấn đề Biển Đông. Những sự kiện gần đây đã chứng tỏ rằng bất chấp những nồ lực đáng kể, những tính toán giờ đây đã trở nên phức tạp hơn nhiều./.

1433. Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền

HRW/ Strategic Review

Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền


1Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)
07-11-2012
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.” Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử.
Nhưng lời phát biểu trên của ông Dũng không gây được nhiều chú ý, vì nhiều sự lạ đời và đạo đức giả hơn thế từng được tuyên bố tại các hành lang cũng như trong các phòng họp của ASEAN nhiều năm qua. Đa số các quan sát viên cho rằng Việt Nam chỉ đơn giản là lại hành xử với vai trò lãnh đạo một nhóm trong ASEAN, được gọi là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đều có chính quyền độc đoán hà khắc, luôn cùng nhau cố gắng hạn chế những ý kiến chỉ trích và tìm cách gỡ bỏ rào cản kinh tế của các đối tác đối thoại của ASEAN, như Úc, Canada, Mỹ và Liên minh Châu Âu nhằm vào Myanmar.

Chỉ hơn sáu tháng sau, vào ngày mồng 7 tháng Mười Một năm 2010, Myanmar tổ chức bầu cử nghị viện, trong đó 25 phần trăm tổng số ghế được dành cho quân đội. Cuộc bỏ phiếu này không thể nói là tự do hay công bằng, do đã được dàn xếp trước để đảm bảo thắng lợi áp đảo của Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển, một tổ chức chính trị được quân đội hậu thuẫn.
Vào thời điểm Thủ tướng Dũng đưa ra lời phát biểu nêu trên, Myanmar đang có bảng thành tích tệ hại – như quân đội nắm chính quyền suốt từ năm 1962, bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa bình đang bị quản chế tại gia, hàng trăm tù nhân chính trị đang bị giam giữ, các cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, luật pháp hà khắc, các quyền dân sự và chính trị luôn bị đè nén, khiến quốc gia này trở thành “trường hợp cá biệt,” thậm chí ngay cả khi so với các nước láng giềng trong khối ASEAN.
Vì vậy, ít người có thể hình dung được, chỉ hai năm sau đó, các nhà hoạch định chính sách và giới báo chí lại phải công khai so sánh Việt Nam với Myanmar để xem quốc gia nào đáng bị gọi là quốc gia vi phạm nhân quyền tệ nhất ASEAN – một biệt danh chẳng ai muốn có. Đương nhiên, đây là một động thái ít nhiều mang tính chất trò chơi ngoại giao, vì đối với các nạn nhân thì bị vi phạm nhân quyền, dù ở đâu cũng tệ cả.
Nhưng khi Myanmar đang hướng tới chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, những người quan tâm về nhân quyền trong khu vực đương nhiên tự vấn rằng liệu có thể diễn ra một cuộc đua giữa Myanmar và Việt Nam để tránh làm kẻ đội sổ, dẫn đến những cải thiện về thành tích nhân quyền ở cả hai nước này hay không. 
Những tiến bộ của Myanmar
Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng Myanmar dưới chính quyền của Tổng thống Thein Sein đã có những bước tiến quan trọng để thay đổi bảng thành tích cũ vốn rất tồi tệ về nhân quyền của mình. Nổi bật nhất là việc dỡ bỏ những hạn chế và cho phép bà Aung San Suu Kyi cùng các cộng sự trong Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LĐQGDC) ra tranh cử trong cuộc bỏ phiếu ngày mồng 1 tháng Tư năm 2012. Có tổng số 43 thành viên của LĐQGDC trúng cử, chỉ tương đương với gần 7 phần trăm số ghế trong nghị viện. Tuy nhiên, thắng lợi đó là một bước khởi đầu quan trọng cho cuộc bầu cử năm 2015, khi có 75 phần trăm tổng số ghế trong Nghị viện sẽ được định đoạt bằng lá phiếu.
Nhưng cũng có nhiều bước cải cách ở Myanmar chỉ mang tính hình thức, theo kiểu tay này đưa thì tay kia giật lại. Ví dụ như hơn 600 tù nhân chính trị, trong đó có các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Min Ko Naing và các nhà hoạt động khác, từng lãnh đạo cuộc nổi dậy vì dân chủ năm 1988, danh hài Zargana và các lãnh tụ dân tộc thiểu số như nhà lãnh đạo dân tộc Shan, Khun Htun Oo – được thả, một động thái được quốc tế hoan nghênh. Nhưng rất ít người trong số đó được phép ra khỏi Myanmar – nghệ sĩ Zargana là trường hợp ngoại lệ, vì chính quyền Myanmar từ chối cấp hộ chiếu cho họ. Chính quyền Myanmar cũng vẫn im hơi lặng tiếng về trường hợp của hàng trăm tù nhân chính trị khác, không được nổi tiếng bằng số người nêu trên, hiện đang còn trong vòng kiềm tỏa của hệ thống ngục tù bí hiểm của quốc gia này. Tổ chức Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (HTTNCT) có trụ sở tại Thái Lan, do những cựu tù nhân chính trị Myanmar đang sống lưu vong thành lập, cho biết hiện có ít nhất 394 tù nhân nữa đang bị giam giữ, chưa tính 424 trường hợp khác đang được HTTNCT xác minh, tính đến ngày mồng 1 tháng Chín năm 2012. Một nhóm khác ở Yangon, Mạng lưới Cựu Tù nhân, đã tiến hành phỏng vấn những người mới ra tù và ước tính hiện có tới 445 tù nhân chính trị đang bị giam giữ. Những người quan sát hiểu biết tình hình nhận xét rằng có nhiều khả năng tù nhân chính trị người dân tộc thiểu số không nằm trong bất kỳ danh sách nào, nhất là những người Hồi giáo Rohingya từ các bang Arakan và Kachin ở các vùng xa xôi phía Bắc, và họ cũng cần phải được phóng thích. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, và đảm bảo rằng tất cả các tù nhân chính trị đều được thả hết, chính quyền Myanmar cần chấp thuận việc thành lập một ủy ban kiểm tra có thành phần quốc tế tham gia để thống kê tổng số tù nhân chính trị đang bị giam giữ một cách triệt để và độc lập.
Chính quyền Myanmar đã ký các thỏa thuận ngừng bắn với nhiều nhóm sắc tộc tự trị có vũ trang, kể cả nhóm Liên minh Dân tộc Karen (LMDTK), là nhóm đã tiến hành một trong những phong trào nổi dậy lâu nhất trên thế giới. Ông Aung Min, đại diện cho Văn phòng Tổng thống, đã gặp gỡ các lãnh tụ dân tộc thiểu số, các nhà hoạt động dân chủ lưu vong, các tổ chức phi chính phủ và nhiều tổ chức khác để thúc đẩy hòa giải với hàng loạt cuộc họp, điều mà chỉ hai năm trước đây không ai có thể tưởng tượng nổi. Các nhân vật lưu vong lâu năm, như nhà hoạt động công đoàn Maung Maung, cựu lãnh đạo sinh viên Naing Aung và Moe Thee Zun và nhà hoạt động chính trị quốc tế Thaung Htun đã được phép trở về Myanmar.
Các thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm sắc tộc thiểu số vẫn còn mong manh, và chưa dẫn đến việc cắt giảm quân số ở các vùng dân tộc thiểu số hay các cuộc đàm phán có trọng lượng để hòa giải lâu dài. Các vấn đề chính trị quan trọng như phân quyền, quan hệ giữa các bang và nhà nước liên bang, và việc chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền trong quá khứ chưa được đặt lên bàn đàm phán. Quân đội vẫn tiếp tục cưỡng ép lao động không công, tham gia các vụ tống tiền và lạm dụng, nhất là đối với những người dân thường thuộc các sắc tộc thiểu số. Và ở bang Kachin, nơi tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt giữa Quân đội Kachin Độc lập và lực lượng của chính quyền Myanmar, không có mấy thay đổi rõ rệt trong chiến thuật của Quân đội Myanmar nhằm mục tiêu vào dân thường và gây ra những vụ lạm dụng nhân quyền trầm trọng.
Một dấu hiệu khả quan hơn là Myanmar đã ký kết thỏa thuận có tính ràng buộc, kèm theo kế hoạch hành động chi tiết, với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc chấm dứt lao động cưỡng ép, và với tổ công tác Liên Hiệp Quốc về chấm dứt sử dụng trẻ em làm chiến binh. Ngày mồng 3 tháng Chín, Quân đội Myanmar thả đợt đầu tiên gồm 42 chiến binh trẻ em về cho cha mẹ và người thân chăm sóc. Một loạt các văn bản pháp luật cũng được sửa đổi để đảm bảo các quyền tự do rộng hơn, ví dụ như cho phép tụ tập ôn hòa nơi công cộng và thành lập các công đoàn. Ngày 20 tháng Tám, chính quyền tuyên bố chấm dứt kiểm duyệt trước khi xuất bản, một bước tiến quan trọng đặt nền móng cho tự do báo chí – mặc dù cũng trong ngày đó, Bộ Thông tin Myanmar ra hướng dẫn chi tiết cho hoạt động truyền thông, trong đó có điều khoản nghiêm cấm phê phán chính phủ hay các chính sách của chính phủ.
Rõ ràng là vẫn còn nhiều việc phải làm, vì hàng loạt quy định pháp luật hà khắc từng được sử dụng để đối phó với các nhà hoạt động chính trị vẫn còn nguyên hiệu lực – có thể kể tên một số ít trong đó như: Đạo luật về Hội họp Bất hợp pháp [Unlawful Association Act], Luật Bảo vệ Nhà nước [State Protection Law] và Đạo luật về Tình trạng Khẩn cấp [Emergency Provisions Act]. Vẫn có những rủi ro về nguy cơ đảo ngược tiến trình cải cách, đặc biệt là khi xem xét vai trò của Quân đội Myanmar trong lịch sử, và quyền lực được Hiến pháp 2008 trao, khiến quân đội tiếp tục nằm ngoài tầm kiểm soát của một chính phủ có danh nghĩa dân sự. Tuy vậy, chính quyền của Thein Sein có vẻ đã đáp ứng được phần lớn những mong đợi của cộng đồng quốc tế về đường lối dân chủ hóa. Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Canada đua nhau đình chỉ hoặc gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế kéo dài nhiều năm qua, bất chấp sự phản đối của các nhà vận động nhân quyền ở Myanmar và quốc tế, vốn nhận định rằng một tiến trình gỡ bỏ từng bước sẽ giữ được sức ép tốt hơn để đảm bảo các bước cải cách phải được duy trì.
Trên thực tế, các thay đổi nói trên đã tạo đà cho những cải cách bền vững hơn, nhưng đồng thời cũng gây ra tâm lý siêu lạc quan kiểu “cơn sốt vàng” trong một bộ phận của cộng đồng quốc tế về một “đất nước Myanmar mới.” Liệu Quân đội Myanmar có chấp nhận tiếp tục lộ trình đó hay không vẫn còn là câu hỏi lớn, nhất là nếu và khi tiến trình cải cách bắt đầu động chạm đến các thỏa thuận làm ăn giữa các sĩ quan quân đội cùng các thương gia bè phái nhiều vây cánh. Phe cứng rắn và bảo thủ trong quân đội vẫn còn quyền lực để có thể kìm hãm, thậm chí đảo ngược những nỗ lực cải cách. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Thein Sein sẽ nắm quyền đến năm 2015, giới đầu tư nước ngoài đang đặt cược rằng cỗ xe cải cách sẽ tiếp tục tiến lên phía trước. 
Bước thụt lùi của Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, Myanmar vẫn còn rất nhiều việc dang dở phải làm, dù đã có xu hướng đi lên xét về góc độ tôn trọng nhân quyền. Trong khi đó, Việt Nam đang lún nhanh hơn vào bãi lầy phát triển kinh tế và nhân quyền. Phải chứng kiến những bước tiến hướng tới cải cách của Myanmar chắc hẳn gây cảm giác không mấy dễ chịu cho một số nhà lãnh đạo ở Hà Nội. Dù gì chăng nữa, suốt hơn một thập kỷ qua, Myanmar luôn dễ dàng giành danh hiệu quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong khối ASEAN. Đây quả là một thành tích đáng kể trong nhóm các quốc gia, được các nhà phê bình đặt cho cái tên thích hợp là “câu lạc bộ các nhà độc tài” từ khi được thành lập vào năm 1967, gồm năm nhà lãnh đạo độc tài của Philippines,
Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan, sau này gộp thêm Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, và các nhà lãnh đạo chuyên chế từ Việt Nam, Lào, Singapore, Brunei và Malaysia.
Nhưng giờ đây, khi Myanmar đang thực hiện cải cách, giới ngoại giao và tài trợ quốc tế ở Hà Nội đang tự hỏi liệu Việt Nam có được phong là “ca nhân quyền tuyệt vọng nhất” của ASEAN hay không? Không có gì lạ khi giới lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội không mấy dễ chịu trước viễn cảnh bị soi gáy như thế.
Dù chính phủ cả hai quốc gia đều có bảng thành tích nhân quyền tệ hại, nhưng kể từ sau năm 1988, Việt Nam và Myanmar được đối xử khác hẳn, với rất nhiều ưu đãi được dành cho Việt Nam. 1988 là một năm đầy sự kiện với cả hai quốc gia. Myanmar đàn áp dã man những người biểu tình dân chủ ở Rangoon và các thành phố khác vào tháng Chín năm 1988, giết chết khoảng 3000 người theo ước tính hoặc nhiều hơn thế, và buộc hàng ngàn người khác phải chạy trốn vào rừng hay xa hơn nữa. Ngay hôm trước ngày khởi đầu chiến dịch đàn áp, các tướng lĩnh Myanmar thành lập một chính quyền quân phiệt mới, gọi là Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (HĐKPTTLPLB). Nhưng sức ép quốc tế bắt đầu gia tăng sau khi bà Aung San Suu Kyi bị quản chế tại gia vào năm 1989 và đảng của bà không được nhận bàn giao quyền lực dù đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1990. Đầu tư nước ngoài càng ngày càng bị thắt chặt, hạn chế và kiểm soát vì các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế và phong trào dân chủ nội địa của Myanmar thúc đẩy chính sách gây sức ép và cấm vận, và cuối cùng giành được sự ủng hộ của nhiều chính phủ phương Tây.
Trong cùng năm đó, Việt Nam tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Campuchia, và hoàn tất việc rút quân vào năm 1989, khởi đầu cho tiến trình chấm dứt nội chiến ở Campuchia đánh dấu bằng việc ký kết Hiệp định Hòa bình Paris, và bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam vào năm 1995. Một sự kiện khác không kém phần quan trọng là việc Hà Nội triển khai chính sách đổi mới, nhằm mở cửa nền kinh tế, khiến nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ hào hứng đầu tư vào Việt Nam đã tạo sức ép thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Việc thiếu vắng một nhân vật đối lập có khả năng tập hợp được mọi người như Aung San Suu Kyi đặt các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam vào thế cực kỳ bất lợi, giữa lúc các nhà đầu tư đang hăm hở tin rằng Việt Nam sẽ là con hổ kinh tế mới ở Châu Á. Các tập đoàn nước ngoài đổ xô đến tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn nhân công giá rẻ và một lực lượng lao động cần cù. Cơn sốt này đã gạt ra ngoài lề những mối quan ngại lớn về nhân quyền liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam và thái độ không chấp nhận bất kỳ một hình thức đối lập nào của đảng này. Từ khi đất nước được thống nhất vào năm 1975, ĐCSVN chưa hề ngần ngại vi phạm nhân quyền khi thấy vị trí hay đặc quyền của mình bị thách thức.
Sau khi Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền vào năm 2006, có thể thấy rõ sự gia tăng của những xu hướng sau đây. Một là, chủ nghĩa bè phái và tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước cùng nạn dịch thâu tóm đất đai của những nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều vây cánh đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa phẫn nộ của người dân đối với các quan chức ĐCSVN đã và đang lợi dụng chức vụ để làm giàu cho bản thân. Hai là, ông Dũng đã sử dụng các đồng minh trong Bộ Công an (BCA) cố gắng bưng bít mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, và nhờ mối quan hệ chặt chẽ với bộ này đã khiến ông ta trở thành một trong những thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong giai đoạn gần đây.Và ba là, khi các tiếng nói thách thức nền chính trị độc đoán và chủ nghĩa tư bản bè phái xuất hiện ngày một nhiều, chính quyền gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, khiến nhân quyền càng bị coi thường. Trong khi lạm phát tăng cao, dẫn đầu là giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, tốc độ đầu tư chậm lại vì nhu cầu hàng xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ đang yếu đi do nền kinh tế gặp khó khăn, ngày càng có nhiều bức xúc với chính phủ, để rồi vấp phải sự đối phó của một nhà nước chỉ biết chăm chăm lo ổn định trật tự.
Kết quả là những người cầm bút, viết blog độc lập, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động từng thắc mắc về chính sách nhà nước, phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức, chống lại việc tịch thu và cưỡng chế đất đai, đòi hỏi tự do thực hành tín ngưỡng hay đòi hỏi các giải pháp dân chủ thay thế nền cai trị độc đảng, thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, giam giữ không cho tiếp xúc với bên ngoài tới một năm hoặc lâu hơn mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý, và bị xử trong các phiên tòa một-ngày, với mức án tù ngày càng nặng hơn vì những tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia.
Đàn áp có tính sáng tạo
Các điều luật về an ninh quốc gia được đặt tên như trong tiểu thuyết của George Orwell. Điều 79, có nội dung cấm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” có thể mang đến án tử hình. Điều 87, “phá hoại chính sách đoàn kết,” hay điều 88, “tuyên truyền chống nhà nước” có thể đưa người vi phạm vào tù từ 15 đến 20 năm. “Phá rối an ninh” theo điều 89 có thể dẫn đến 15 năm tù. Kể cả khi rời khỏi đất nước, chính quyền cũng không tha thứ cho kẻ vi phạm và có thể xử tới án tù chung thân theo điều 91, “trốn ra nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.” Và nếu không khép được vào tội nào khác, vẫn còn có điều 258 có thể dùng trong mọi trường hợp để xử tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” với mức án lên tới bảy năm tù.
Xem xét hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cho thấy các điều luật nói trên thường xuyên được sử dụng để hình sự hóa các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đưa đến các án tù lâu năm cho các nhà hoạt động; tra tấn trong giai đoạn tạm giữ trước khi xét xử là chuyện thường xảy ra; có các chiến dịch được dàn dựng bài bản để đe dọa và sách nhiễu các nhà hoạt động; kiểm duyệt báo chí rộng khắp và ngày càng gia tăng nỗ lực nhằm giám sát và hạn chế những ý kiến phê bình trên mạng internet; thường xuyên chà đạp quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; sử dụng có hệ thống lao động cưỡng ép trong các trung tâm cai nghiện ma túy và các trại được gọi là cải tạo.
Hoạt động của các nhà tù và hệ thống trại giam của Việt Nam, nhất là ở các vùng xa, vẫn còn là điều hết sức bí ẩn, khiến việc thống kê tổng số tù nhân bị giam giữ vì lý do chính trị trở nên rất khó khăn, nhưng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính con số này phải lên tới hàng trăm.
Trong năm 2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được chính quyền Việt Nam đã xử ít nhất 33 nhà bất đồng chính kiến và hoạt động các mức án tù lâu năm, kèm theo các hình phạt bổ sung như quản chế hoặc hạn chế ngặt nghèo quyền tự do đi lại sau khi được thả. Những người này bị truy tố chỉ vì đã thi hành các quyền tự do được ghi nhận trong Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và các điều 18 (tự do tôn giáo và tín ngưỡng), 19 (tự do ngôn luận), 21 (quyền nhóm họp ôn hòa) và 22 (tự do lập hội) của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, đã được Việt Nam tham gia ký kết từ ngày 24 tháng Chín năm 1982 nhưng thường xuyên lờ đi không thực thi. Ngoài các vụ trên, danh sách vẫn còn dài nữa – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang giám sát thêm 49 trường hợp khác hiện đang bị giam giữ chưa xét xử vì các lý do chính trị và tôn giáo, trong đó có hai nhạc sĩ, bốn blogger, ba mươi lăm nhà hoạt động tôn giáo, hai nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động và bốn nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai.
Chính sách đàn áp thể hiện rõ trong các trường hợp như vụ xử tù bốn thanh niên Công giáo trước đó chưa được ai biết đến ở thành phố Vinh miền trung thuộc tỉnh Nghệ An, với lý do họ phát tán truyền đơn “dân chủ.” Họ bị tạm giam từ năm đến mười tháng, sau đó bị kết án lên đến ba năm sáu tháng tù giam tại phiên tòa vào ngày 24 tháng Năm. Cũng có những vụ đang còn dở dang như vụ ba blogger công dân nổi tiếng gồm Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Phan Thanh Hải (blogger Anhbasg) và Tạ Phong Tần, những người cùng nhau thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do năm 2007, rồi chẳng bao lâu sau đó bị chính quyền đàn áp. Một diễn tiến bi thảm của vụ này là vào tháng Bảy, thân mẫu bà Tạ Phong Tần, cụ Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu để phản đối sự sách nhiễu của lực lượng an ninh đối với con gái và gia đình bà, khiến phiên tòa xử họ lại phải hoãn thêm lần nữa. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhắc đến vụ việc này khi bà phát biểu tại cuộc họp báo trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng Bảy năm 2012 rằng “chúng tôi quan ngại về sự cản trở quyền tự do ngôn luận trên mạng và phiên tòa sắp tới xử những người sáng lập nhóm gọi là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.”
Nhưng các tù nhân chính trị khác, như nhà thơ và nhà vận động chống tham nhũng Nguyễn Hữu Cầu, năm nay đã 65 tuổi, dường như đã bị phần lớn thế giới bên ngoài lãng quên. Ông đã phải ở tù 35 năm kể từ năm 1975 – lần đầu từ năm 1975 đến 1980 trong một trại cải tạo, lần thứ hai từ năm 1982 đến giờ do đã phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức địa phương. Dù ông đã mất gần hết thị lực và thính lực, nhưng chính quyền không đưa ra dấu hiệu nào thể hiện ý định sẽ thả ông. Những người khác, như linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, do quá nổi tiếng nên các nhà ngoại giao nước ngoài còn được phép thỉnh thoảng đến thăm. Cha Lý đã bị đột quỵ nhiều lần trong tù vào năm 2009, khiến tay và chân bên phải bị liệt, nhưng chính quyền từ chối phóng thích ông trước hạn tám năm tù giam vì lý do sức khỏe. 
Kiểm soát các hội đoàn
Chính quyền Việt Nam không hề giấu giếm nỗ lực để bảo đảm mọi tổ chức, hội đoàn phải hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước. Vì lý do đó, các đảng chính trị lưu vong, những người lao động muốn thành lập công đoàn riêng tách khỏi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do nhà nước quản lý, và những người viết blog như nhóm Câu lạc bộ Nhà báo Tự do luôn phải đi giữa các làn đạn sách nhiễu, bắt bớ và tù đày. Ví dụ như, vào ngày 17 tháng Tư, công an bắt Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ và là ủy viên trung ương của đảng đối lập lưu vong Việt Tân, khi ông đang nhập cảnh vào Việt Nam và truy tố ông theo điều 84 bộ luật hình sự về tội hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, sau khi công bố tội danh ban đầu trên báo chí, chính quyền lại thôi không truy tố ông về tội khủng bố mà áp dụng điều 79, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Chính quyền dành sự quan tâm và “chăm sóc” đặc biệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập đứng tách khỏi các định chế tôn giáo đã đăng ký và chịu sự kiểm soát của nhà nước. Trong năm vừa qua, các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành tại gia ở Tây Nguyên và các vùng khác, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đều bị chính quyền truy bức. Trong năm 2011, các giáo xứ Công giáo tổ chức lễ thắp nến cầu nguyện trước phiên tòa xử nhà hoạt động pháp lý và bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ thu hút được hàng ngàn người tham gia, không khỏi khiến chính quyền giật mình. Các vị chức sắc tôn giáo bị quản chế tại gia gồm có Đức Tăng thống GHPGVNTN Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai lãnh đạo Phật giáo Hòa Hảo Lê Quang Liêm và Võ Văn Thanh Liêm. Trong tháng Bảy năm 2011, các vị chức sắc Công giáo Dòng Chúa Cứu thế, cha Phạm Trung Thành và cha Đinh Hữu Thoại bị cấm rời khỏi Việt Nam. Ngoài ra, hàng chục người Thượng ở Tây Nguyên từng tham gia vào phong trào nhà thờ Tin lành Đềga vẫn đang bị cầm tù.
Những người hoạt động tôn giáo thường bị xử các mức án nặng nề. Ví dụ như, vào ngày 13 tháng Chạp năm 2011, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân bị xử tổng cộng tám năm tù giam, cộng thêm năm năm quản chế. Vào ngày 26 tháng Ba năm 2012, một phiên tòa xử mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính 11 năm tù về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 bộ luật hình sự. Có ít nhất 35 nhà hoạt động tôn giáo khác đang bị tạm giam chờ xét xử.
Chìa khóa của việc vận động mọi người tham gia vào các vấn đề như cưỡng chế đất đai, tự do tôn giáo, nhân quyền hay đa nguyên chính trị, chính là khả năng chia sẻ thông tin. Hệ thống kiểm duyệt của nhà nước đối với đài phát thanh, truyền hình và báo in từng khiến cho việc này rất khó thực hiện ở Việt Nam, cho đến khi giải pháp thông tin điện tử được mở ra qua mạng Internet. Ước tính khoảng 34 phần trăm người dân Việt Nam đang sử dụng mạng Internet, tính đến tháng Hai năm 2012, khiến cuộc chiến về tự do ngôn luận giờ đây chủ yếu diễn ra trên mạng.
Trong khi Myanmar đang ngày càng cởi mở hơn về mạng Internet, chính quyền Việt Nam lại có động thái siết chặt bằng một dự thảo nghị định làm gióng lên hồi chuông báo động của các công ty Internet toàn cầu như Google và Yahoo cũng như những người vận động cho tự do ngôn luận.
Dự thảo nghị định này có thể được đưa ra Quốc hội Việt Nam xem xét trong kỳ họp sắp tới, thể hiện ý định áp đặt bàn tay kiểm soát mạng Internet với lý do quen thuộc là an ninh quốc gia, qua những quy định nghiêm cấm một số nội dung, với ngôn ngữ lỏng lẻo và mơ hồ.
Cái bẫy lớn được giăng sẵn cho các blogger và các nhà vận động trên mạng với các quy định cấm chống đối chính quyền, hay đăng tải các thông tin gây “phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội” hay “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” hoặc “gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc và tôn giáo.” Nếu như thế vẫn chưa đủ, thì các thông tin bị coi là “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân” sẽ được vận dụng để khép tội hình sự.
Trước thực tế nhu cầu sử dụng Internet đang phát triển nhanh, kể cả nhu cầu sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, mà người dùng Internet ở Việt Nam có thể truy cập được bằng cách lách qua hệ thống tường lửa do chính quyền dựng vẫn còn nhiều sơ hở, và không khí sôi nổi của các diễn đàn bình luận và trao đổi về các vấn đề gai góc đối với nhà nước, có lẽ một cuộc đụng đầu lớn sẽ xảy ra trong tương lai không xa.
Ai thắng ai? 
Khởi đầu thập niên này, Việt Nam và Myanmar vẫn là đồng minh lâu năm, cùng tâm đắc với câu cửa miệng của ASEAN là “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” và cùng phải chịu những lời chỉ trích từ nước ngoài về hồ sơ nhân quyền. Nhưng giờ đây, hai nhà nước càng ngày càng như hai con tàu ngược chiều đã vượt qua điểm gặp nhau giữa đại dương, mỗi bên đi theo hướng trái ngược nhau về nhân quyền. Đến năm 2015, khi cuộc bầu cử toàn quốc ở Myanmar mở ra khả năng chuyển giao quyền lực thực sự bằng hòm phiếu, có lẽ Thủ tướng Dũng sẽ hối tiếc về lời phát biểu của mình năm 2010, với chủ đích khích lệ Myanmar đi theo con đường dân chủ hóa – nhất là khi chính người dân Việt Nam sẽ thắc mắc bao giờ thì Việt Nam sẽ thực hiện được điều đó.
Nguồn: Race to the bottom: Burma and Vietnam head in opposite directions on human rights (HRW). Tạp chí Strategic Review, Vol 2 – No. 4, tháng Mười – tháng Mười Hai, 2012. Bài được viết trước các vụ xử ba blogger Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần và hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí.
Bản tiếng Việt do ông Phil Robertson gửi tới trang BS.

219. TỪ THỨC

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

TỪ THỨC

TS. LÃ DUY LAN
Thời nhà Trần, ở Tiên Du – Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay) có viên quan huyện trẻ tuổi hào hoa phong nhã, tên gọi Từ Thức, quê ở Hoá Châu (nay là vùng ven biển Nga Sơn – Thanh Hoá). Cha là quan Đại thần đã nghỉ hưu, nên theo điển lệ chàng được tập ấm, bổ dụng chức tri huyện.
Trái với số đông các đồng sự, thời ấy cũng như về sau, chỉ nhăm nhăm vào hai việc là bóp nặn dân đen và nịnh nọt quan trên, ngõ hầu mau thăng quan tiến chức để có thêm cơ hội vơ vét và hưởng bổng lộc, Từ Thức lại là người không bao giờ màng đến danh lợi, có lòng thương người và xét xử các việc công minh. Những vụ kẻ giàu ức hiếp người nghèo hoặc những anh chồng vũ phu đối xử tàn nhẫn với vợ, đều bị chàng nghiêm trị. Ở công đường, ngoài những vụ xử kiện, còn mọi giấy tờ sổ sách khác thảy đều làm cho chàng chán ngán, chỉ làm một cách chiếu lệ, qua loa, có khi công văn chậm trễ đến cả tháng trời. Quan trên đã có lần nhắc nhở, nhưng xem ra chàng cũng chẳng thay đổi gì nhiều.

Thật vậy, chí hướng của Từ Thức đã không đặt vào con đường danh lợi. Làm quan đối với chàng chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ, do triều đình bổ dụng, và cũng do phụ thân nhắc nhở một phần. Là trang phong lưu công tử, chữ nghĩa đầy bồ, chàng chẳng muốn cầu cạnh một ai, lại cũng chẳng muốn ép mình vào vòng khuôn phép. Là người giàu lòng trắc ẩn, chàng không nỡ ngồi hưởng vinh hoa phú quí trong khi trăm họ đang rên xiết dưới ách sưu cao thuê nặng và điêu đứng nhiều bề về nỗi lắm bận thiên tai.
Ở giữa đám quan trường và thuộc hạ đông đúc, chàng chẳng tìm được bạn tâm giao, cho nên những khi rỗi rãi, thường chỉ một mình uống rượu ngâm thơ, hoặc cao hứng lên thì mượn cây đàn để giải khuây nỗi niềm tâm sự. Cũng có khi, vào khoảng giêng hai tháng rộng ngày dài, là mùa hội hè của dân chúng, chàng hay cải trang làm một nho sĩ, đi lẫn vào trong đám chúng sinh, đến thăm viếng vãn cảnh chùa, hoặc dạo chơi ở những nơi danh lam thắng cảnh.
*
Thuở ấy, ở hạt Tiên Du có chùa Phật Tích là ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng. Trước sân chùa có trồng một cây mẫu đơn rất lớn, quanh năm cành lá xanh tốt xum xuê. Cây mẫu đơn lại trổ hoa đúng vào dịp hội làng, cho nên khắp nơi dân chúng kéo về trảy hội đông như mắc cửi. Người người náo nức, ai ai cũng muốn được tận mắt nhìn ngắm cây hoa. Quả là danh bất hư truyền, vô vàn những cụm hoa màu đỏ tươi, nảy đều trên nền lá màu xanh thẫm, đầy đặn, tựa như một mâm xôi gấc cực kỳ lớn mà trời phật đã gia ân, ban phước ban lộc xuống cho mọi người. Nhưng vẫn chưa hết, cùng với vẻ đẹp diệu kỳ, còn là một mùi hương thơm ngát, lan toả ra trong không khí khắp bốn xung quanh, quấn quýt theo mỗi bước chân của du khách bộ hành đến dự hội.
Cây hoa đã gắn bó với ngôi chùa, tôn lên vẻ đẹp và làm cho phong cảnh nhiễm thêm màu huyền bí. Người ta đồn rằng, có cả Phật tổ và chư tiên thỉnh thoảng cũng giáng lâm xuống thưởng ngoạn nơi đây. Người ta cũng đồn rằng, nếu ai được nhìn thấy cây hoa một lần vào độ đang nở thì trong năm sẽ làm ăn thịnh vượng, tránh khỏi mọi lo phiền, đau ốm, và con trai sẽ mau lấy vợ, con gái sẽ chóng đắt chồng…
Thật là nhiều những lời đồn đại! Và bỗng nhiên cây hoa đã trở thành một vật linh thiêng vào bậc nhất. Con trai con gái tấp nập tìm về, và trong số họ, không thiếu những kẻ nhố nhăng nhiễu sự, những kẻ chuyên “đục nước béo cò”. Họ cố tình gây ra những cảnh chen lấn xô đẩy và gào thét ầm ĩ, để nhân đó mà làm các trò bậy bạ hoặc móc túi, làm cho chốn linh thiêng bỗng chốc bị ô nhiễm bởi thói bỉ lậu và mùi vị kim tiền.
Để “dẫn lối chúng sinh”, hay như bây giờ, là để “giữ gìn trật tự công cộng”, nhà chùa đã cử hẳn ra hai vị sư nam, thực lực lưỡng khoẻ mạnh, làm nhiệm vụ coi sóc cây hoa và chỉ dẫn người xem, nhưng nhiều khi, cảnh chen lấn xô đẩy vẫn cứ xảy ra. Thấy vậy, nhà chùa bèn đặt ra một lệ là hễ ai làm gãy một cành hoa, sẽ bị xử phạt một khoản tiền rất lớn. Lệ đặt ra thì đúng, nhưng khi xử lý cũng thật cứng nhắc, như sau này sẽ rõ.
*
Lần ấy, vào khoảng tháng hai năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ ba (1390), trong mùa hội làng, bỗng có một cô gái xinh đẹp tuyệt vời, không biết từ đâu tới trẩy hội. Cô gái vào chùa dâng lễ vật và thắp hương khấn vái, rồi đi ra ngắm hoa như mọi người. Cũng như thường vẫn diễn ra, khi phát hiện thấy cô gái, đám thanh niên anh chị liền xô tới bám xung quanh và buông ra những lời chọc ghẹo. Cô gái đỏ bừng mặt, vội len vào chỗ đông người. Lập tức, một cảnh chen lấn xô đẩy náo loạn diễn ra. Trẻ con, ông già, bà già bị ngã dúi dụi, tiếng kêu khóc rên la inh ỏi. Cô gái bị đẩy đến sát cây hoa, và để giữ thăng bằng trước làn sóng người xô tới, đã bíu vào một cành hoa, nhưng tiếc thay, do sức xô đẩy quá mạnh, cành hoa mà cô gái bám vào đã bị gãy.
Chỉ vừa mới nghe tiếng “rắc” và thấy cành hoa lả xuống là đám thanh niên bám quanh cô đã nhanh chóng đánh bài chuồn và lủi nhanh như chuột. Những người khác cũng dãn cả ra. Thế là chỉ còn lại một mình cô và cành hoa bị gãy. Cô gái luống cuống chưa hiểu sự tình thế nào thì lập tức hai vị sư nam có mặt. Cô gái bị điệu ngay về gian nhà nhỏ mé sau chùa, ở đó cô sẽ phải bỏ tiền ra nộp phạt.
Nhưng khi hỏi đến tiền thì cô gái sờ vào túi và lắc đầu. Hỏi đến quê quán thì cô trả lời là ở rất xa. Thế là người ta giữ cô lại, để chờ người nhà tìm đến chuộc về. Thấy cảnh tượng như thế, dân chúng thập phương tỏ lời ta thán, luận bàn. Họ cám cảnh cho cô gái, sao xinh đẹp là thế mà bỗng đâu phải chịu lấy tai ương. Họ cũng phàn nàn về nhà chùa, luật lệ đặt ra sao mà cứng nhắc, không tìm kẻ chủ mưu gây ra chen lấn xô đẩy, mà lại đi bắt người chẳng có tội tình gì. Tuy thế, dẫu có nghe đủ những lời chê trách thế nào, thì những vị sư coi chùa cũng vẫn làm ngơ, và cô gái cũng chẳng được thả ra, bởi vì luật lệ dầu sao cũng vẫn là luật lệ!
Chừng một tiếng đồng hồ sau khi cô gái bị giam giữ, thì quan huyện Tiên Du xuất hiện, nhưng trong trang phục một nho sinh và không có lính đi kèm, nên cũng chẳng mấy ai để ý tới. Từ khi trị nhậm huyện đường, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này, Từ Thức lại ra chùa Phật Tích, trước thì cúng Phật còn sau là ngắm hoa để thử cầu may một lần trong năm xem sao.
Nhưng khi từ Phật điện bước ra sân ngắm hoa thì Từ Thức nghe thấy những lời dân chúng bàn tán. Chàng lắng nghe rồi lẳng lặng đi về phía nhà sau chùa, ở đó có cô gái đã bị giam giữ.
Cô gái lúc đó đang cúi mặt xuống và dáng điệu ủ rũ tựa như tàu lá héo. Tuy vậy, khi cô ngẩng mặt lên thì Từ Thức lập tức nhận ra đó là một vẻ đẹp thiên thần.
Trong nỗi buồn, vẻ đẹp ấy mang thêm một sắc điệu thánh thiện, khiến cho chàng cảm thấy choáng váng như bị hớp hồn. Chưa bao giờ chàng thấy một người con gái nào lại đẹp đến như thế. Một thoáng thẫn thờ hiện trên nét mặt, nhưng rồi chàng cũng trấn tĩnh lại được, và hỏi han hai bên đương sự xem sự thể ra sao. Sau khi nghe rõ câu chuyện, chàng sờ vào trong túi tìm tiền, nhưng khi rút ra đếm thì chỉ thấy có vài đồng bạc lẻ – số tiền quá ít so với lệ phải nộp.
Ngay lập tức, chàng cởi chiếc áo khoác đang mặc trên người. Đó là chiếc áo gấm màu trắng sang trọng mà chàng mới may dạo cuối năm ngoái, trị giá đến một lượng vàng, hôm nay do trời lạnh nên chàng mặc vào để đi xem hội.
Đặt chiếc áo lên bàn, chàng nói:
- Xin gửi hai sư huynh chiếc áo này làm tin. Ngày mai tôi sẽ đem tiền đến chuộc, còn nếu không, coi như tôi đã nộp phạt bằng chiếc áo. Xin hai sư huynh thả cô gái này ra.
Thật đột ngột, hai vị sư nam chẳng kịp có phản ứng gì, chỉ kinh ngạc đưa mắt nhìn nhau rồi lại kinh ngạc nhìn chàng trai trẻ. Họ không hay biết đó là quan huyện Tiên Du. Họ nói với cô gái: “Thôi, cô về đi”, rồi vái nhẹ chàng nho sinh, cầm chiếc áo, đoạn, bước ra ngoài. Trên mặt của cả hai người đều thấy thoáng một nét buồn – chắc là nỗi buồn của thân phận.
Từ Thức tiến lại gần cô gái. Nàng e lệ cúi đầu, miệng nói lời cảm tạ còn tay chắp lại toan vái. Chàng vội vã đưa tay làm dấu ngăn lại, đoạn cả hai, kẻ trước người sau, bước ra phía cổng chùa, trước con mắt ngạc nhiên thán phục của mọi người.
Họ không nói với nhau một lời nào trên suốt chặng đường đi. Chỉ có tiếng bước chân nhẹ nhàng lướt trên nền đất điểm lá. Khi vừa ra ngoài cổng chùa, nàng bỗng vượt lên rồi quay lại phía chàng, chắp cả hai tay: “Xin đa tạ quí nhân. Hẹn có ngày gặp lại!” Vừa nói xong, nàng đã quay mặt, rồi đi lẫn ngay vào trong đám đông, được một lúc sau thì khuất dạng.
Sự việc diễn ra quá ư đột ngột, khiến cho chàng Từ Thức chết lặng hẳn người, chẳng kịp đôi hồi, chỉ còn biết dõi mắt nhìn theo và trong lòng cũng rộn lên muôn điều ngàn nỗi. Đến khi tầm mắt không còn phân biệt được gì, thì chàng cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Tưởng như trời đất bỗng đâu nghiêng ngả quay cuồng, và chàng phải đứng tựa vào cổng chùa để giữ cho khỏi ngã. Ôi! Thế  mới biết, cõi nhân gian này mới nhỏ bé và tội nghiệp làm sao! Cõi nhân gian này cũng thực mông lung đầy niềm bất trắc thế nào vậy!
Trở lại huyện đường, Từ Thức sống như trong mộng ảo, chẳng thiết tha gì đến công việc. Hình bóng người đẹp in hằn lên mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ của chàng. Chàng cảm thấy cuộc đời này sao mà nhàm chán vô nghĩa. Cuộc đời làm quan của chàng lại càng nhàm chán vô nghĩa hơn nữa. Lúc nào cũng phải nghiêm trang, phải tuân thủ theo giờ giấc răm rắp. Lại phải tỏ ra khúm núm quỵ luỵ trước quan trên, ra thưa vào bẩm. Đấy là còn chưa kể đến hàng đống sổ sách, công văn, giấy tờ phải ghi, phải đọc và phải thực hiện…
Tin tức người đẹp lại vẫn tuyệt nhiên chẳng thấy ở đâu. Không thể hỏi han, không thể viếng thăm nên cũng không thể hi vọng. Từ Thức vô cùng buồn bã. Trong thời gian có mấy tháng mà chàng làm đến cả ngàn bài thơ để diễn tả nỗi cô đơn và nỗi buồn của mình. Ôi! Những kẻ sĩ si tình, khi lâm vào hoàn cảnh ấy thì còn có thể bộc bạch lòng mình bằng cách nào khác được?
Kể ra thì nỗi buồn cũng không đến nỗi làm chàng Từ Thức ngã qui. Chàng vẫn có thể gắng gượng để lo phận sự của mình. Tuy nhiên, có một lần quan trên đến thanh tra, thấy công văn để ùn tắc lâu quá, đã nghiêm nét mặt lại mà khiển trách:
-  Thân phụ thầy đã làm đến Đại thần mà thầy lại không làm nổi một chức Tri huyện hay sao?
Lúc ấy Từ Thức đỏ bừng mặt, lặng yên không nói năng gì, nhưng đêm về, nghĩ lại thấy hổ thẹn trong lòng: Làm trai mà để nhục cho cha mẹ thì thực là mang tội bất hiếu. Lại nghĩ, bản tính mình vốn không có duyên phận với nghề làm quan, thì chẳng thà lui về quê là hơn. Ở lại chỉ bận chuốc thêm lấy bực mình, và biết đâu, lại chẳng chuốc thêm lấy tai vạ. Khi mà lưng không uốn thì lộc cũng nên từ – ấy là cái lẽ đời mà mình cần phải tuân thủ.
Ngay đêm hôm đó, Từ Thức viết đơn từ quan. Mấy ngày sau, bàn giao xong công việc, chàng ghé qua thăm chùa Phật tích một lần cuối cùng, rồi nhẹ bước về quê, trong lòng chẳng mảy may hối tiếc.
*
Gia tư nguyên quan đại thần họ Từ, phụ thân của chàng, dĩ nhiên cũng thuộc loại bề thế, sang trọng, đầy những toà ngang dẫy dọc. Biết tính con ngay từ ngày còn bé nên người cha cũng chỉ nhắc nhở qua loa, còn để mặc cho chàng sống theo sở nguyện, miễn sao không làm điều gì tổn hại đến luân thường đạo lý. Ông còn có mấy người con trai nữa nên cũng chẳng lo không có người để mở mày mở mặt với hậu thế sau này.
Trở về quê, Từ Thức sống những ngày an nhàn, thanh thản. Chỉ có người đẹp ở chùa Phật Tích là thỉnh thoảng lại gợi nỗi sầu muộn trong trái tim chàng. Những lúc như thế, chàng thường dạo chơi trong vùng, đến những nơi có phong cảnh đẹp để cho khuây khoả.
Ở vùng Hoá Châu quê hương của chàng, lại là nơi có rất nhiều phong cảnh đẹp. Núi Chính Trợ uy nghiêm, đầy vẻ trầm tư. Động Lục Vân huyền bí, lung linh những màu sắc diệu kỳ. Còn sông Lãi thì uốn lượn, lúa ngô xanh tốt đối bờ. Cửa Nga Sơn quanh năm lộng gió, sóng biển dâng lên cuồn cuộn, và thấp thoáng bóng thuyền bè… Hồn thơ lúc nào cũng lai láng, đến nơi nào Từ Thức cũng có thơ đề vịnh. Duy có điều, trong tất cả các bài thơ, đều thấy phảng phất một nỗi buồn.
Một hôm vào khoảng tháng hai khí trời thoáng đãng, Từ Thức dậy từ rất sớm ra cửa Thần Phù ngắm cảnh. Bỗng đâu ở phía khơi xa có đám mây ngũ sắc hợp lại, kết thành hình đoá hoa sen rực rỡ. Chưa thấy sự lạ như thế xảy ra bao giờ, Từ Thức vội vàng chèo thuyền ra xem, nhưng đến nơi lại thấy đấy là một trái núi tuyệt đẹp. Từ kinh ngạc tự nhủ thầm: “Ta đã từng du ngoạn khắp mọi nơi. Những thắng cảnh ở miền đông nam này có chỗ nào mà ta chưa đặt chân tới? Không biết trái núi này từ đâu lại hiện ra ở ngay trước mắt mình. Có lẽ thần tiên hoá phép ra như thế chăng?”
Nghĩ đoạn, Từ Thức liền kéo thuyền lên bãi, nhưng khi ngẩng lẽn thì lại thấy trước mặt lại là một vách đá dựng đứng, cao đến ngút tầm mắt, xung quanh có lớp lớp rêu phong và cây cối um tùm. Đang băn khoăn chưa biết thế nào thì bỗng đâu Từ nghe có tiếng “chát” rất lớn, rồi thấy vách đá tự nhiên nứt ra một cái hang, hình vòng tròn, rộng đến chừng một trượng. Từ đánh bạo bước ngay vào hang vì nghĩ rằng hẳn trời đất có tình có ý chi đây, nên mới biến hoá ra như vậy.
Nhưng khi Từ Thức bước vào cửa hang và đi được vài bước thì bỗng thấy trời đất tối sầm. Ngoảnh lại Từ thấy cửa hang tự nhiên đã khép kín miệng lại. Đánh liều, Từ cũng đành mò mẫm bước đi, nhưng càng đi lại càng thấy chột dạ. Hang đã sâu lại trơn nhẵn, thành thử vừa đi Từ vừa phải vịn tay theo từng mô đá cho khỏi ngã. Nghĩ phen này chắc phải rơi xuống địa ngục, thì vừa lúc tay Từ sờ thấy một khe nhỏ hướng lên phía trên. Mừng quá, Từ vội vàng bám vào vách đá trườn lên, và càng trườn lên, Từ càng có cảm giác như khe đá được nới rộng thêm ra, và một lúc sau, đã thấy ánh sáng le lói ở phía trước mặt. Từ vẫn gắng gượng leo tiếp, được một lúc nữa thì tự nhiên ánh sáng ở đâu ập tới. Thế là đã ra khỏi miệng hang, và bây giờ, trước mặt Từ hiện ra một quang cảnh vô cùng choáng ngợp, vô cùng lộng lẫy, chưa từng thấy bao giờ. Đấy là hàng dẫy những toà lâu đài và thành quách được dát toàn bằng vàng bằng bạc, và ở phía trước mỗi lâu đài đều có treo đèn lồng lớn bằng ngọc bích. Có lẽ là chốn thần tiên – Từ Thức xiết bao sửng sốt bàng hoàng.
Đang dõi mắt ngắm nhìn cảnh vật, Từ chợt thấy có một cô gái mặc áo xanh đến thi lễ ở ngay trước mặt, rồi nói:
- Xin chào công tử. Phu nhân chúng tôi có lời mời công tử lại thăm nhà.
Từ đáp lễ rồi đi theo cô gái. Sau khi vòng quanh một bức tường phủ gấm, lại bước qua một khung cửa điểm ngọc, trước mặt Từ bây giờ là một cung điện nguy nga, toả ánh sáng lung linh, huyền ảo.
Một bà tiên đang ngồi trên giường thất bảo khảm ngọc lưu ly, bước ra cửa đón chàng. Khi hai bên thi lễ xong, bà mời Từ ngồi xuống chiếc giường nhỏ bên cạnh làm bằng gỗ đàn hương có khảm ngọc trai. Bà tiên mời Từ uống nước, rồi nói:
- Từ ngày con gái ta lâm nạn được công tử cứu giúp đến nay, tính theo lịch hạ giới, đã trọn một năm. Bây giờ mới có dịp mời công tử đến để trả ơn, xin công tử thứ lỗi cho.
Từ vội thưa lên:
- Thưa quí phu nhân, người dạy quá lời. Kẻ hàn sĩ làm việc nghĩa, ấy cũng là theo lẽ tự nhiên thôi. Chỉ hiềm một nỗi khi ấy cô nương lại ra đi đột ngột, khiến cho trong lòng lúc nào cũng tơ tưởng nhớ mong. Bây giờ nêu được gặp lại thì thực có vui mừng nào bằng.
Bà tiên mỉm cười, ra hiệu cho cô hầu gái. Một lát sau, có một nàng tiên dáng điệu thướt tha bước lại.
Vừa trông thấy người đẹp, Từ Thức đã bồi hồi xúc động. Dung quang nàng cũng vẫn như ngày trước, còn vẻ vui tươi thì đã tăng thêm gấp bội phần.
Bà tiên trỏ vào con gái, bảo:
- Con gái ta đây là Giáng Hương. Chuyện năm ngoái về nó đã thưa lại. Xưa nay, ơn cứu mạng thì báo đáp suốt đời. dù luật trần gian hay luật trên trời, cũng đều như vậy cả. Nếu công tử không chê, xin hãy ở lại cùng Giáng Hương nên vợ nên chồng, để cho trọn tình vẹn nghĩa.
Thực là lời nói như cởi tấm lòng, Từ Thức chẳng có vui mừng nào hơn thế nữa. Chàng bước ra khỏi giường, đến quì xuống trước mặt bà tiên và xin nhận làm nhạc mẫu.
Ngày cử hành hôn lễ của Từ Thức – Giáng Hương thực là một ngày hội chư tiên tưng bừng. Dưới trần gian, dẫu các hạng vua chúa lấy vợ lấy chồng thì cũng không thể nào so sánh. Mỗi vị tiên mang một loại trang phục khác nhau, đều cực kỳ sang trọng và trang nhã, lại cưỡi trên mình những con vật quí mà dưới trần chỉ mới được nghe tên. Mỗi khi một cơn gió thổi ào tới cùng với mùi hương trầm thơm ngát, là lại thấy một vị tiên mới xuất hiện.
Khi các chư tiên đã tề tựu đông đủ thì yến tiệc được bầy ra, nhanh cũng chỉ trong một thoáng. Đầy các của ngon vật lạ và sơn hào hải vị ở dưới cõi trần cũng chẳng sánh bằng. Các thức ăn lại được bày trên bát đĩa bằng thạch và được đặt trên mâm vàng mâm bạc. Khi các chư tiên mở rượu khai vị thì mùi hương thơm ngào ngạt lan toả ra khắp cả bầu trời.
Các tiên lần lượt đến chúc mừng cho ngày vui và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Vẻ hào hoa thanh lịch hiện ra trong mỗi ánh mắt, nụ cười. Để đáp lại, Giáng Hương, Từ Thức biểu hiện những cử chỉ cũng thực muôn phần duyên dáng, nhã nhặn.
Sau bữa tiệc, các chư tiên cùng nhau múa hát tưng bừng. Những vũ điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, hoà quyện trong tiếng nhạc trầm bổng du dương, tưởng chừng như cuộc vui rồi sẽ kéo dài ra mãi thời gian và ra khắp không gian.
Từ Thức nhân đó khẽ bảo với Giáng Hương:
- Có lẽ các chư tiên cũng đều có lòng vật dục như con người ở dưới cõi trần chăng?
Giáng Hương nghiêm sắc mặt lại, trả lời:
- Xin chàng chớ nên nghĩ như thế. Chỉ có riêng mình thiếp là lòng còn vướng bụi trần. Chứ các chư tiên khác đều là do khí huyền nguyên của trời đất mà sinh ra cả.
Nghe thấy thế Từ Thức xiết bao kinh ngạc, nhưng không để lộ ra nét mặt bên ngoài. Lại chợt nghĩ dẫu sao thì mình cũng còn có niềm tin tưởng: về cốt cách, Giáng Hương chẳng đã có điểm tương đồng với mình đó sao?
Sau hôn lễ, Từ Thức tập làm quen dần với đời sống nơi tiên cảnh, sẵn nếp hào hoa phong nhã, chàng có cách ứng xử hợp tình hợp lý, khiến cho nhạc mẫu vừa ý và Giáng Hương cũng thực đẹp lòng. Lại sẵn hồn thơ lai láng, có lần chàng vảy bút làm đến cả chục bài thơ, mà bài thơ nào cũng thuộc loại “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” cả. Còn khi cao hứng lên thì chàng đàn hát cũng thực mê mẩn, say sưa. Những ngón đàn tuyệt kỹ của chàng khiến cho các chư tiên nghe thấy cũng đều phải thán phục, lắc đầu. Ôi! Những ngày sống vô tư lự, sống hết mình của chàng mới thực sung sướng, mới thực hoàn mỹ làm sao! Chẳng bao giờ phải lo đến chuyện sinh kế. Muốn có thứ gì chỉ cần hoá phép ra một lần là đủ. Cũng chẳng bao giờ có sự ganh ghét, đố kỵ, là những thói xấu xa, phàm tục của người đời. Ở nơi tiên cảnh, cảnh đã đẹp như gấm như hoa, còn các chư tiên thì đối xử với nhau lại thực khoan hoà, độ lượng, chẳng thế mà cả loài người đã từng mơ ước, thèm khát đời sống ấy đó sao?
Thế nhưng cuộc sống ấy lâu dần hoá ra lại là không thích hợp với chàng Từ Thức. Không phải ngày nào cũng làm thơ, ngày nào cũng ca hát vui vẻ được, của ngon vật lạ ngày nào cũng có, nhưng vì thế mà lại thành ra tầm thường. Bạc vàng châu báu dùng mãi rồi cũng chẳng thấy sang thấy quí nữa. Đã thế, các chư tiên ở đây còn có bầu bạn xum vầy, chứ Từ Thức thì biết chuyện trò, chia sẻ làm sự cùng ai, chẳng lẽ lúc nào cũng quấn quýt bên vợ? Hoa lá cỏ cây, con đò bến nước, và nhiều thứ khác…, đành rằng chỉ cần hoá phép ra là có, nhưng bất chợt cặp mắt muốn nhìn, thì nào có thấy đâu! Lại còn cha mẹ, anh chị họ hàng làng xóm nữa, làm sao chàng có thể nguôi quên được họ! Đấy là còn chưa kể đến bao nhiều công việc làm ăn sinh sống và những nỗi lo toan, mà cho dù cực nhọc, cho dù khốn khó, thì dẫu sao cũng vẫn là nguồn động viên, là nguồn hy vọng và sự kích thích năng lực của con người. Thiếu những thứ đó, con người tưởng được thanh nhàn, tưởng được nghỉ ngơi, nhưng hoá ra lại làm cho chân tay bải hoải, và đầu óc tâm hồn cũng trở nên ngưng trệ, trống rỗng.
Chung qui, cũng chỉ tại chàng Từ Thức vẫn còn mang nặng kiếp người, chứ chưa thể khoác ngay “lốt” tiên vào cho mình được. Xem thế đủ biết, kiếp trần này thật nặng nợ mà cũng thật nặng tình biết bao, không thể vứt bỏ đi, để thay vào đó là một kiếp tiên cho dù là hoàn hảo được!
Sau đó mấy tháng, nỗi buồn mới chỉ bất chợt nhen nhóm ở trong lòng Từ Thức, nhưng sau một năm, thì nỗi buồn ấy đã hiện ra bên ngoài nét mặt, nên tránh sao khỏi cặp mắt nhìn và xét đoán của Giáng Hương. Một hôm nàng hỏi chồng:
- Chẳng hay thiếp đối với chàng có điều gì không phải, nên chàng mới tỏ ra không hài lòng như thế?
Lúc đầu Từ Thức còn chối quanh, nhưng về sau chàng cũng đành phải thú thật:
- Chẳng dấu gì nàng, ở đây tuy là miền cực lạc, nhưng dẫu sao nhiều khi tôi vẫn còn cảm thấy canh cánh trong lòng.
Giáng Hương nghe thấy thế, buồn bã nói:
- Vậy… hoá ra là chàng nhớ nhà, nhớ quê hương, chẳng thể dứt bỏ đi được! Thế mà thiếp cứ tưởng bấy lâu nay chàng đã một lòng một ý với thiếp rồi! Thôi việc này là tuỳ chàng… Làm sao thiếp có thể thay thế được cho ước muốn của chàng!
Mấy ngày sau, Từ Thức xin phu nhân cùng với Giáng Hương, cho chàng được trở lại thăm quê hương một lần.
Phu nhân dịu dàng nói:
- Chẳng hay con đã suy nghĩ kỹ càng cả chưa?
Từ Thức im lặng hồi lâu, rồi cung kính đáp:
- Thưa nhạc mẫu, con đã suy nghĩ kỹ càng rồi.
Phu nhân đứng dậy, phất tay một cái, tự nhiên một cỗ xe cẩm vân lướt đến trước thềm. Phu nhân chỉ chiếc xe, nói:
- Ta tặng con vật này để đi đường xa cho đỡ mệt nhọc. Thôi chúc con lên đường may mắn…
Nói rồi phu nhân lui gót vào phòng trong. Lúc ấy Giáng Hương mới tiến lại phía chàng:
- Thiếp tưởng sẽ được cùng chàng ăn đời ở kiếp, nhưng nào ngờ bây giờ phải đứt gánh giữa đường…
Nói đoạn, nàng rút từ ống tay áo ra một bức lụa cuốn, đưa cho chàng, rồi nói tiếp:
- Xin gửi chàng vật này. Khi về tới cõi trần thì chàng hãy mở ra đọc. Gọi là một chút kỷ niệm của thiếp…
Vừa nói, nước mắt nàng vừa lã chã tuôn rơi. Chàng cũng thấy mình nước mắt vòng quanh, phải đưa khăn lên để thấm.
Xe cẩm vân chỉ thoáng chốc đã đưa Từ Thức về đến trước nhà. Nhìn quanh, thấy cảnh núi non, sông suối cũng vẫn như xưa, nhưng làng mạc, nhà cửa thì đã đổi thay, hoạ hoằn lắm mới có một chút dấu vết của ngày trước. Từ Thức cảm thấy bùi ngùi trong dạ. Đường làng tuy có nhiều người đi lại, nhưng nhìn ai chàng cũng thấy lạ lùng, vì chưa từng gặp mặt bao giờ. Chợt có một ông lão râu tóc bạc phơ tiến lại gần, chàng bèn đến cầm lấy tay, hỏi han. Cụ già nói:
- Thuở bé tôi có nghe nói em ông cụ tam đại nhà tôi cũng có tên như ông, nhưng đã đi ra biển, rồi không thấy trở về nữa. Tính ra từ đó đến nay cũng đã hơn một trăm năm rồi…
Nghe thấy thế, Từ Thức xiết bao bàng hoàng, rồi bỗng như bừng tỉnh, và chợt hiểu rõ sự tình. Thì ra một năm trên tiên cảnh bằng cả trăm năm ở dưới mặt đất, trách chi mà chẳng vật đổi sao dời. Chàng chào ông lão, rồi toan bước lại gần cỗ xe, nhưng ngay lập tức, cỗ xe đã hoá ra một con chim loan, bay đi mất.
Từ Thức tìm đến tấm lụa vẫn để ở một bên tay áo, nhớ tới lời Giáng Hương dặn dò, chàng bèn mở ra xem. Khi đọc đến hai chữ “vĩnh biệt” ở cuối thư, thì chàng hiểu rằng, con đường trở lại cõi tiên của chàng từ nay đã hoàn toàn không còn nữa.
Chàng lững thững bước ra khỏi làng, rồi cứ như thế mà đi mãi, đi mãi…
*
Người các đời sau đã bàn luận khá nhiều về câu chuyện chàng Từ Thức này. Chẳng mấy ai không tiếc cho chàng: sao không ở lại cõi tiên mãi mãi?
Nhưng có lẽ cũng chẳng mấy ai thực sự thông cảm với chàng: Hễ cứ muốn từ bỏ cõi trần là trong lòng thanh thản là có thể thực hiện được hay sao?
Ôi! Cõi trần! Phải chăng đó chính là định mệnh, là số kiếp của con người ta?
* Nguồn:NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

220. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 1

Diễn đàn
LỜI TÒA SOẠN
Campuchia một lần nữa lại trở thành vấn đề thời sự nóng hổi trong mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc. Tài liệu mà Diễn Đàn giới thiệu với bạn đọc là một chứng từ soi sáng quá khứ gần trong quan hệ tay ba Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc. Đó là hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng, một nhà ngoại giao (cựu đại sứ Việt Nam ở Nông Pênh) và chuyên gia về các vấn đề Campuchia nay đã về hưu. Theo một thông lệ, các nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam được Bộ ngoại giao yêu cầu viết hồi ký, lưu trữ trong văn khố để tham khảo nội bộ.

Vì hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng đã ghi lại cẩn trọng những sự kiện xảy ra cách đây 1/4 thế kỉ, và trích dẫn nhiều tài liệu nội bộ quan trọng, chúng tôi quyết định công bố tài liệu này. Nói khác đi, đây là một ngoại lệ của đường lối biên tập của Diễn Đàn là chỉ đăng những văn bản có sự đồng ý của tác giả hay những văn bản có nguồn gốc công khai. Chúng tôi tin rằng tác giả và độc giả hiểu rõ động cơ của sự “phá rào” này. Sự thật, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phá lệ : trước đây, Diễn Đàn đã lấy trách nhiệm công bố hồi ký của ông Trần Quang Cơ - cũng không phải ngẫu nhiên nếu tài liệu này liên quan tới cùng vấn đề : quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia.
Để tôn trọng nguyên tác, chúng tôi công bố tài liệu đã nhận được dưới dạng .pdf, độc giả có thể đọc hay truy nạp bằng cách bấm vào ô hình ở cuối trang.
Diễn Đàn

GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)

Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia
LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn 1975-1991 là một thời kỳ lịch sử đặc biệt về công tác đối ngoại của Việt Nam (VN) mà trong thời gian đó, vì vấn đề Campuchia (CPC) liên quan đến quan đến quan hệ Việt-Trung, nước VN một lần nữa lại bị chảy máu. Về đối ngoại, VN bị cô lập về chính trị, bị bao vây về kinh tế trong khi đó chúng ta phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội rất trầm trọng ở trong nước. Từ 1978 đến 1989, lần thứ ba, VN đưa quân vào CPC (chưa kể thời gian ngắn quân ta lại trở lại từ tháng 10/1989 đến đầu 1991), trong 3939 ngày có mặt giúp CPC, hơn mười vạn chiến sĩ VN đã ngã xuống và bị thương (con số hy sinh được công bố là 60.000), 200.000 chiến sĩ quân tình nguyện, 10.000 chuyên gia quân dân, chính, đảng, các ngành trong đó có 4 Uỷ viên Bộ Chính trị (BCT) và Ban Bí thư (Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Trần Xuân Bách), 9 Uỷ viên Trung ương Đảng [Cộng sản Việt Nam] (Nguyễn Côn, Vũ Oanh, Bùi San, Đỗ Chính, Trần Trọng Tân, Phạm Bái…), 2 Phó Thủ tướng (Nguyễn Côn, Phan Trọng Tuệ), 30 Thứ trưởng, 54 Thường vụ Tỉnh uỷ đã từng có mặt và trực tiếp làm nhiệm vụ ở CPC.
Với việc ta đưa quân vào CPC, ta đã lật đổ bè lũ Pol Pot; giữ yên bờ cõi phía Tây- nam Tổ quốc; giúp CPC xây dựng Đảng, chính quyền, quân đội; xây dựng được một bước quan hệ hữu nghị VN-CPC, nhưng cái giá mà VN phải trả là vô cùng to lớn với những hậu quả lâu dài, chưa lường hết được. Vấn đề CPC càng đi sâu vào giải pháp chính trị, càng rất phức tạp, nhiều lúc đã làm cho nội bộ ta có ý kiến rất khác nhau.
Với những hiểu biết và tư liệu vốn có của mình, tôi cố nhớ, ghi lại và mô tả thật khách quan, trung thực những diễn biến trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.

Trong quá trình viết, có những lúc tôi không muốn tiếp tục viết nữa vì hơn mười năm đó, vì vấn đề quan hệ với Trung Quốc (TQ) và vấn đề CPC mà trong nội bộ Đảng ta có sự bất hòa, điều này cũng dễ hiểu vì vấn đề cực kỳ phức tạp, diễn biến vô cùng quanh co, lại phát triển trong tình hình có sự đảo lộn cực kỳ to lớn ở Liên Xô và Đông Âu sau gần nửa thế kỷ, cho nên việc nhận thức tình hình không đơn giản, có những vấn đề cần có thời gian mới có thể nhận thức đúng được.
Chính vì vậy, những trích dẫn của tôi trong tài liệu này là nhằm phản ảnh thật khách quan những suy nghĩ của lãnh đạo ta lúc đó, không nhằm phê phán cá nhân bất cứ đồng chí (đ/c) nào. Tôi cố gắng trình bày lại thật trung thực sự hiểu biết của mình do điều kiện công tác mà tôi được biết để khi có điều kiện, Đảng ta nhìn lại, đánh giá thật khách quan diễn biến của hơn mười năm vô cùng khó khăn đó nhằm rút ra những bài học cho công việc hiện nay và sau này nhất là trong công tác đối ngoại.
Tài liệu lịch sử này, tôi cố viết… lại trong thời điểm hiện nay vì rằng sợ để lâu không thể nhớ lại được nữa và tư liệu có thể mất mát đi. Điều tôi mong muốn là những tư liệu lịch sử này sẽ được sử dụng để ta đánh giá đúng diễn biến phức tạp của thời kỳ lịch sử đó, không để vì những tư liệu này mà lại một lần nữa, khơi lại hoặc gây bất hòa trong nội bộ Đảng ta. Đó là điều tâm huyết của tôi.

Hà Nội, mùa hè năm 1995
HUNH ANH DŨNG

I. GIAI ĐOẠN 1975-1978: NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ

Trước khi đi vào giai đoạn 1975-1978, cần nhắc lại những diễn biến trong quan hệ VN-CPC giai đoạn chống Mỹ 1970-1975. VN, CPC, Lào cùng một chiến trường đánh Mỹ nhưng quan hệ VN-CPC, ngay từ lúc này khi 2 nước còn dựa vào nhau chiến đấu, đã bộc lộ những mâu thuẫn. Sau đảo chính của Lon Nol (1) 18/3/1970, khi quân đội ta vào CPC, bọn Pol Pot (2) đã tuyên truyền trong nhân dân CPC rằng “VN là khách không mời mà đến”, không cho ta đóng quân trong làng... Tại những cuộc hội đàm giữa Pol Pot với đ/c Lê Duẩn vào cuối tháng 3 đầu tháng 4/1970 về việc ta giúp CPC thì ngay từ lúc này khi Pol Pot còn yếu, cần sự giúp đỡ của ta, Pol Pot đã có ý muốn hạn chế sự có mặt của ta ở CPC, hạn chế lực lượng vũ trang ta ở CPC, ngăn cản ta trong việc tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, quân sự cho CPC, muốn “VN chỉ giúp vật chất, giúp vũ khí thôi”, “Việt kiều chỉ giúp vận chuyển vũ khí”; trong chiến đấu “VN giúp súng cối và có lực lượng bao vây bên ngoài, hỗ trợ nhân dân và lực lượng CPC bên trong nổi dậy, làm như thế mới bảo đảm “sạch sẽ về chính trị”.
Trên chiến trường trong tháng 3, 4/1970, do có sự thoả thuận của Nuon Chea (3) và Suvanna (?), quân đội ta ở CPC đánh mạnh thắng nhanh, giải phóng và tổ chức chính quyền ở 4-5 tỉnh. Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 9/1970, Pol Pot đề ra 4 bài học “kinh nghiệm thất bại” của cách mạng CPC trong kháng chiến chống Pháp và “kinh nghiệm thành công” trong 16 năm hòa bình, trung lập để hạn chế ta. Bốn bài học đó là:
1) Phải tự mình quyết định vận mệnh mình, quyết không được để cho sai lầm lịch sử để cho người khác giải quyết thay vận mệnh mình xẩy ra một lần nữa.
2) Kiên quyết không được giao lại thành quả cách mạng tốt đẹp của mình cho giai cấp bóc lột. Hiện nay những cường quốc lớn và một số nước khác còn có tư tưởng cũ vẫn muốn và đương cố tìm trăm phương nghìn kế để quyết định vận mệnh dân tộc CPC thay cho người CPC.
3) Lực lượng là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong đấu tranh cách mạng.
4) Phải nêu cao lập trường độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh.
“Vì không có 4 kinh nghiệm đó nên kết quả kháng chiến chống Pháp bằng không. Trong đấu tranh vì độc lập, hòa bình, trung lập, tuy CPC làm đơn độc mà vẫn thắng, nhờ: “nắm vững lập trường độc lập dân chủ, tự lực cánh sinh và chịu đựng gian khổ; tự xây dựng được lực lượng cách mạng của mình về mọi mặt và giữ vững lập trường tự mình định đoạt vận mệnh của mình”.
Bài học lực lượng là quyết định,  không thương lượng, không khoan nhượng này chi phối rất sâu sắc đường lối của Khmer Đỏ. Thắng lợi chống Mỹ chỉ bằng đấu tranh vũ trang không đấu tranh chính trị, không đấu tranh ngoại giao đã củng cố thêm tiềm thức của Khmer Đỏ về vấn đề này. Điều này mới lý giải được tại sao sau này Pol Pot kiên quyết từ chối không thương lượng với VN và vì sao mặc dù đã ký Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991 nhưng Khmer Đỏ lại không thi hành.
Từ sau Hội nghị tháng 9/1970, trong thực tế, nhóm Pol Pot đã từng bước hạn chế hoạt động của lực lượng VN trên đất CPC như: gây khó khăn và hạn chế hành lang tiếp tế của ta trên đất CPC, hạn chế nhân dân bán lúa gạo cho ta, hạn chế bộ đội ta hợp tác đánh Chenla I năm 1971 phối hợp chiến dịch đường 9 Nam Lào, có nơi đã giết liên lạc, giết cán bộ VN đi lẻ và tổ chức cướp kho tàng ta ở CPC nhất là khu Tây-nam CPC do Ta Mok (4) đứng đầu, có lúc lực lượng hai bên đã bắn nhau như ở [các tỉnh] Takéo, Kandal… Họ giải tán lực lượng vũ trang của Việt kiều, hạn chế Việt kiều hoạt động cách mạng, có nơi gây khó khăn và đuổi Việt kiều về nước, giết hại và cướp tài sản Việt kiều, Lon Noi đã “cáp Duôn”(5) nhưng Khmer Đỏ cũng kích động hằn thù dân tộc và cũng chủ trương “cáp Duôn”. Họ hạn chế hoạt động của số cán bộ CPC tập kết ở VN về, tập trung lại và diệt dần. Họ bỏ chính sách đối với vợ con cán bộ CPC đang ở miền bắc VN. Một số cán bộ CPC có quan điểm khác, có thái độ chống lại thì bị trấn áp, buộc phải ly khai tổ chức.
 1.1 Từ 1973 đến 17/4/1975
 Trong khi cuộc kháng chiến VN, Lào đi vào giai đoạn kết thúc thì CPC quyết đánh đến cùng; đánh để nổi bật vai trò cuộc kháng chiến CPC thật sự là Khmer chứ không phải lệ thuộc VN. Họ chủ trương không đàm phán, cho rằng không muốn “làm cái đuôi VN” và ngại “kiểu Gienève 1954 tái diễn”. Sau khi Mỹ đơn phương ngừng ném bom [bằng] B-52 (8/1973), cuộc chiến đấu đã chắc chắn, nhóm Pol Pot chủ tâm hạn chế ảnh hưởng và hoạt động của Sihanouk (6); kiên quyết đẩy lực lượng VN ra khỏi đất CPC, phá hành lang tiếp tế, hạn chế bán lương thực cho ta, tổ chức quần chúng làm mít tinh chống VN, đòi lực lượng VN rút về, đánh cướp các kho tàng và các đơn vị bộ đội ta ở CPC, thậm chí đánh vào trại thương binh của ta… gây khó khăn cho ta trong việc di chuyển quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Tính từ 1970 đến 4/1975, bọn Pol Pot đã gây ra 174 vụ làm ta chết 301 người, 233 bị thương, 38 mất tích. Nơi nào không chấp hành việc chống VN thì họ tàn sát khủng bố dã man, như cuối 1973 đã giết chết 1 Uỷ viên Trung ương, 11 tỉnh uỷ viên, rất nhiều cán bộ và nhân dân ở tỉnh Koh Kong. Về mặt đối ngoại, họ dựa vào TQ là chính, phê phán VN xét lại, nửa vời và cố đưa ra thực hiện những chủ trương hoàn toàn khác VN; họ phê phán phương châm đấu tranh của VN kết hợp vũ trang với đấu tranh chính trị, binh vận trong khi họ đánh đến đâu thì di dân đến đấy, giết hết tù binh, thực hiện công xã và không dùng tiền ngay từ năm 1974; họ không quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (trừ Anbani và Rumani); trong khi 3 nước Đông Dương đã có Hội nghị cấp cao 3 nước, 4 bên (thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam) thì họ muốn họp Hội nghị 5 nước, 6 bên (thêm TQ và Bắc Triều Tiên) với ý đồ để TQ nắm ngọn cờ.
 1.2 Năm 1975 – 1976
 Sau chiến thắng 17/4/1975, bọn Pol Pot đã nêu 8 yếu tố thắng lợi là: có đường lối chung, có nhân dân, có lực lượng vũ trang, có kinh tế độc lập, tự chủ, có cơ sở cách mạng rộng khắp, có đường lối độc lập tự chủ, không liên kết, nội bộ đoàn kết nhất trí và có quốc tế giúp đỡ. Họ cố tình phủ nhận các yêu tố khách quan và bối cảnh lịch sử quốc tế đối với chiến thắng của CPC; đặc biệt là không đếm xỉa đến sự giúp đỡ về mọi mặt của ta, kể cả sự hy sinh của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta trên đất CPC.
Trong bối cảnh như vậy, ngay sau khi ta vừa giải phóng miền Nam 30/4/1975, họ đã tiến hành những hành động xâm lấn biên giới và không ngừng làm xấu đi quan hệ 2 nước.
Ngày 4/5/1975, một tiểu đoàn CPC đổ bộ lên đảo Phú Quốc.
Ngày 8/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công nhiều địa phương thuộc tỉnh Hà Tiên và Tây Ninh.
Ngày 10/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công đảo Thổ Chu của VN và bắt đi 515 dân trên đảo. Thực hiện quyền tự vệ của mình, quân đội ta đã đánh trả và truy kích chúng đến tận nơi xuất phát là đảo Wai (7), bắt giữ một số tù binh.
Ngày 2/6/1975, đ/c Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đi Phnom Penh gặp Pol Pot, Nuon Chea và Ieng Sary (8). Ngày 12/6/1975, Pol Pot thăm bí mật Hà Nội, cho việc họ tấn công đảo Thổ Chu là do “không rành địa lý”, đề nghị ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị nhưng lờ đi đề nghị của ta về đàm phán ký Hiệp ước biên giới. Ngày 3/7/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh gặp lại Nuon Chea ở Phnom Penh và ngày 10/8/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh một lần nữa đi Svay Rieng gặp Nuon Chea để xử lý vụ đảo Wai và về quan hệ 2 nước, ta đồng ý trao trả số tù binh CPC (800 lính) bị ta bắt ở đảo Wai nhưng phía họ vẫn không trao trả cho ta 515 dân bị bắt ở Thổ Chu.
Trong bối cảnh đó, ngày 26/5/1975, Pol Pot đi thăm bí mật TQ (mãi đến tháng 9/1977, họ mới công khai chuyến đi này). Ngày 12/8/1975, TQ đón tiếp trọng thể Khieu Samphan (9) thăm chính thức TQ. Dịp này, Mao và Đặng đã tiếp Khieu; trong diễn văn chiêu đãi Khieu, Đặng ám chỉ Liên Xô bành trướng và tìm sự có mặt ở Đông-nam Á. Trong lúc đó, khi tiếp đ/c Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (14/8/1975), Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm nói nhiều đến khó khăn của TQ, không đáp ứng yêu cầu viện trợ mới, chưa trả lời về hợp tác kinh tế 1976- 1980 và nói là VN đã thu được 5 tỷ đô la chiến lợi phẩm. Ngày 24/9/1975, trong hội đàm với đoàn Đảng và Chính phủ ta thăm TQ, Đặng Tiểu Bình nói “…Về nhận định tình hình quốc tế, hai bên có khoảng cách khá xa; về đường lối chiến lược quốc tế hoặc về những vấn đề cụ thể, hai bên có sự khác nhau rất lớn”; và TQ bắt đầu công khai ủng hộ nhóm Pol Pot, ngày 7/10/1975, Lý Tiên Niệm nói với Đại sứ Vũ Ngọc Hồ ([chính phủ Cách mạng Lâm thời] miền Nam VN) ca ngợi Đảng CPC và nói Đảng CPC có uy tín cao trong nhân dân, cứ đè nén thì họ không chịu đâu, một dân tộc giác ngộ, bất cứ nước lớn nào xâm lược thì họ chống lại vì trong tay họ có chân lý.
Từ tháng 12/1975, tình hình biên giới VN-CPC lại căng lên ở Gia Rai, Kon Tum và Đắk Lắk nhất là khu vực Bu Prang [nay thuộc tỉnh Đắk Nông]. Bọn Pol Pot tiến hành tấn công vào đồn số 6 công an biên phòng ở Đắk Lắk, giết hại một số đ/c của ta.
Ngày 5/1/1976: Pol Pot công bố Hiến pháp mới của CPC Dân chủ. Cũng ngày 5/1/76, đ/c Phạm Văn Xô (Hai Xô) ở Trung ương Cục (TWC) sang Phnom Penh thăm bí mật. Ngày 17-18/1/1976, đ/c Bảy Cường (Phạm Hùng) sang thăm bí mật CPC được Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary đón tiếp rất trọng thể.
Cần phải nói rằng cũng giống như TQ, bọn Pol Pot tìm cách chia rẽ nội bộ ta, rất tranh thủ các đồng chí miền Nam (TWC) và phê phán các đ/c miền Bắc. Mặt khác, trong nội bộ ta, TWC miền Nam và Trung ương [Đảng] Hà Nội cũng có cách đánh giá khác nhau về tập đoàn Pol Pot, về tính chất cuộc chiến tranh biên giới ở Tây-nam. Về cuộc chiến tranh ở biên giới Tây-nam, TWC nặng cho rằng nguyên nhân là do địa phương ta xâm phạm biên giới CPC, do buôn lậu chứ không phải do Pol Pot khiêu khích. Cũng chính vì vậy mà ở trong Nam thiếu cảnh giác, bị thiệt hại nặng khi Pol Pot tấn công, ví dụ ngày 30/9/1977, Pol Pot tiến công toàn tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, đánh vào khu vực TWC cũ (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh) giết hại 1.000 đồng bào ta; mặc dù tin này được dự báo trước nhưng Quân khu 7 không tin, nói là chỉ chuyện vặt ở biên giới, Tư lệnh Quân khu 7, Tướng Trần Văn Trà vẫn bình thản ở thành phố Hồ Chí Minh, khi bị tấn công mới bị động đối phó (10). Nhân đây cũng nói thêm rằng khi thành lập và tổ chức bộ máy giúp CPC năm 1978, đ/c Lê Đức Thọ không sử dụng các cán bộ TWC cũ vốn quen thuộc và giúp Đảng CPC từ nhiều năm mà tuyệt đại đa số các đ/c phụ trách chuyên gia, dầu là các đ/c mới, ở miền Bắc vào.
Trở lại vấn đề biên giới VN-CPC, tiếp theo những sự kiện xung đột ở Đắk Lắk, tháng 3/1976, Nuon Chea, Phó Bí thư Đảng CPC gửi thư cho đ/c Phạm Hùng đề nghị có cuộc gặp cấp cao 2 Đảng về vấn đề biên giới và đề nghị có cuộc gặp trù bị để chuẩn bị cho gặp cấp cao. Ngày 6/4/76, Trung ương Đảng ta điện cho Trung ương Đảng CPC tán thành đề nghị đó và thoả thuận cuộc gặp sẽ tiến hành vào tháng 6/76. Từ 4 đến 18/5/1976, đ/c Phan Hiền, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu đoàn trù bị VN thăm CPC; tại cuộc họp trù bị này, phía Pol Pot đòi lấy đường biên giới trên đất liền theo bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 nhưng đòi ta chấp nhận bản bản đồ đã bị cạo sửa 9 chỗ (11) và đòi lấy đường Brévié (12) làm đường biên giới biển nên cuộc đàm phán thất bại và không tiến hành được gặp gỡ cấp cao 2 Đảng. Hai bên chỉ thoả thuận được 3 biện pháp: tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; mọi va chạm phải giải quyết trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau; Ban liên lạc 2 bên tiến hành điều tra các vụ va chạm và gặp nhau để giải quyết.
 Cũng năm 1976, có mấy sự kiện nữa đáng chú ý:
 -      Trong nội bộ CPC: tháng 1/1976, Pol Pot tiến hành Đại hội IV của Đảng; tổ chức tổng tuyển cử (20/3/1976); ép Sihanouk và Pen Nút từ chức Quốc trưởng và Thủ tướng, lập Chính phủ mới. Ngày 27/9/1976, Pol Pot tạm nghỉ vì “lý do sức khoẻ” thôi giữ chức Thủ tướng và Nuon Chea làm Quyền Thủ tướng và Quyền Tổng bí thư.
Phải chăng có đấu tranh nội bộ CPC? Điều này gây nhiều tranh luận trong các cơ quan Trung ương của ta theo dõi vấn đề CPC, có ý kiến cho rằng có đấu tranh giữa một bên là Pol Pot, Ieng Sary còn bên kia là Nuon Chea, Suvanna vốn có quan hệ tốt với VN. Điều trùng hợp nữa là sự kiện này diễn ra khi Mao Trạch Đông chết (9/9/1976) và sự kiện “bè lũ 4 tên” ở TQ, phía CPC tổ chức 7 ngày quốc tang, Pol Pot đọc diễn văn coi tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Marx-Lenin ngày nay, đề cao thuyết 3 thế giới và đề cao công lao Mao Trạch Đông đồng thời phê phán Lâm, Lưu, Đặng. Một nguồn tin khác nói sự thật việc Pol Pot “nghỉ ốm” chỉ để về Kompong Thom trấn áp lực lượng chống đối và củng cố căn cứ chúng ở đây (Kompong Thom cũng là quê Pol Pot). 
-     Quan hệ CPC-TQ vốn chặt chẽ trong những năm 1970-1975 tiếp tục được đẩy mạnh với việc Tổng tham mưu phó TQ Vương Thượng Vinh thăm CPC (2/1976), ký Hiệp định TQ viện trợ quân sự cho CPC và tháng 3/1976 ký Hiệp định Chính phủ TQ viện trợ không hoàn lại cho CPC trị giá 140 triệu Nhân dân tệ và 20 triệu USD.
Trong khi đó, quan hệ Việt-Trung lạnh nhạt dần, TQ không thực hiện các công trình đã ký kết, trì hoãn việc ta sử dụng tiền vay của TQ đồng thời trong năm 1975, lại gây ra vi phạm 814 vụ ở 102 điểm trên biên giới 2 nước. Dịp Đại hội IV Đảng ta (12/1976), TQ từ chối cử đoàn sang dự, đưa tin sơ sài, điện mừng không ca ngợi Đảng ta.
Quan hệ Việt-Mỹ có điểm đáng chú ý là 10/01/1976, Liên Xô chuyển cho ta ý kiến của Kissinger về bình thường hóa quan hệ và ngày 26/3/1976, Kissinger gửi công hàm cho VN bày tỏ Mỹ sẵn sàng thảo luận phát triển quan hệ với VN và 15/11/1976, Mỹ phủ quyết VN gia nhập LHQ.
Ở Đông-nam Á, các nước ASEAN họp Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ở Bali và ký Hiệp ước Bali (23/01/1976). Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (24/6/1976) hoan ngênh VN thống nhất và hy vọng phát triển quan hệ tay đôi với VN. Về phần VN, ngày 5/7/1976, ta tuyên bố chính sách 4 điểm với các nước Đông-nam Á, nội dung như sau:
1)     Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
2)     Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào nước kia và các nước khác trong khu vực.
3)     Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác KHKT và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
4)     Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông-nam Á, góp phần vào hòa bình thế giới.
Bốn điểm đó bao hàm ý của ta không chấp nhận khái niệm ZOPFAN và ta (cũng như Liên Xô) vẫn cho ASEAN là tổ chức quân sự, tay sai Mỹ trong khi đó TQ ra sức tranh thủ ASEAN, công khai tuyên bố “ASEAN không phải là một liên minh quân sự”. Tình hình này diễn ra khi TQ bắt đầu công khai coi “chủ nghĩa bá quyền Liên Xô là nguồn gốc chính của sự đe dọa đối với Đông-nam Á ” và phê phán luận điểm an ninh tập thể châu Á của Báo cáo chính trị tại Đại hội 25 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 3/1976).
(Còn tiếp)
—–
Ghi chú:
1    Lon Nol (lŏn nōl) , 1913–85, Cambodian general and political leader. He became defense minister and army chief of staff in 1955 in Norodom Sihanouk’s government. He served as premier (1966–67) under Sihanouk. In 1970, he led the coup that deposed Sihanouk, and assumed control of the government. He attempted unsuccessfully to suppress the Communist Khmer Rouge guerrillas, and his efforts plunged the country into civil war. After temporarily relinquishing power, he seized control in 1972 and suspended the constitution. Due to his inept leadership and anti-Communist fervor, he was forced to leave the country in 1975, when the Khmer Rouge advanced on the capital city. He settled in Hawaii.
2   Saloth Sar (May 19, 1925April 16, 1998), better known as Pol Pot (short for Politique Potentielle, French for “potential politic”), was the ruler of the Khmer Rouge and the Prime Minister of Cambodia (officially Democratic Kampuchea during his rule) from 1976 to 1979, having been de facto leader since mid-191975. During his time in power Pol Pot instigated an aggressive policy of relocating people to the countryside in an attempt to purify the Cambodian people as a step toward a communist future. The means to this end included the extermination of intellectuals and other “bourgeois enemies”. Today the policies of his government are widely blamed for causing the deaths of perhaps 1.5 million Cambodians. In 1979, he led Cambodia into a disastrous war with Vietnam which led to the collapse of the Khmer Rouge government.
3   Nuon Chea, real name Long Bunruot, also known as “Brother Number Two” in the government of Democratic Kampuchea, was Deputy General Secretary of the Communist Party and chief lieutenant to Pol Pot during the Khmer Rouge era.
4    Ta Mok, which means “Grandfather Mok” in Khmer, was the nom de guerre of Chhit Choeun (c. 1926 – 21 July 2006), a senior figure in the leadership of the Khmer Rouge. His name has also been reported as Ek Choeun, Oeung Choeun and Ung Choeun, and he was also known as “Brother Number Five”.
5   Cáp duồn. Khm: cắp duôn = chặt người Việt. Ngày xưa khi Kampuchia đánh nhau với VN, lúc xông trận họ la „cắp duôn“ tức là chém hay chặt người VN (cho chết). Mỗi khi có cuộc nổi loạn của một „sóc“ (xóm làng) người Khmer chống lại dân Việt, người Việt thường thông báo nhau là coi chừng bị họ „cáp duồn“.
6   King-Father Norodom Sihanouk (born October 31, 1922), King of Cambodia until his abdication on October 7, 2004, is now “King-Father (Khmer: Preahmâhaviraksat, see Names and titles section below) of Cambodia,” a position in which he retains many of his former prerogatives as constitutional king.
7    Poulo Wai (Đảo Trọc) và Koh Tang, nguyên là lãnh thổ VN, nằm trong vịnh Phú Quốc, bị Khmer Đỏ chiếm sau tháng 4-1975.
8   Ieng Sary [the initial letter of the first name is "I" as in "income"] (born 1922 or 1925), a powerful figure in the Khmer Rouge was the deputy Prime Minister and Foreign Minister of Democratic Kampuchea from 1975 to 1979.
He was born in South Western Vietnam bordering Cambodia and changed his name from the Vietnamese Kim Trang when he joined the Khmer Rouge. He was the brother-in-law of the Khmer Rouge leader Pol Pot. Ieng Sary and Pol Pot studied together in Paris. Whilst there, Sary rented an apartment in the Latin Quarter, a hotbed of student radicalism. He and Pol Pot met with French communist intellectuals, and formed their own cell of Cambodian communists. This nucleus was the foundation of the Khmer Rouge leadership that would take control of the country in 1975.
9    Khieu Samphan (born July 27, 1931) was the president of the state presidium of Democratic  Kampuchea (Cambodia) from 1976 until 1979. As such, he served as the country’s head of state and was one of the most powerful officials in the Khmer Rouge movement, though Pol Pot was the group’s true political leader and held the most extensive power.
10    Theo lời Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Cục phó Cục tác chiến Bộ Quốc phòng lúc bấy giờ. TG.
11     Có lã đây là đề nghị cũ của Sihanouk. Từ năm 1964 – 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị VN công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.
12    ngày 31 tháng 1 năm 1939, Toàn-Quyền Brévié xác-định đường phân-định chia khu-vực biển giữa hai xứ bảo- hộ Cambodge và thuộc-địa Nam-Kỳ như sau: “một đường thẳng góc với đường bờ biển tạo thành một góc 140 Grade với đường vĩ-tuyến Bắc… đường phân-dịnh được xác-định như trên đi vòng qua phía Bắc đảo Phú-Quốc, cách những điểm cực Bắc của đảo nầy 3 Km”. Nhưng qua thông-tri nầy ông Brévié cũng đã thận-trọng chính- thức ghi thêm rằng đường nầy chỉ sử-dụng cho “hành-chánh và cảnh-sát” và nó không dùng để phân-định giữa xứ thuộc-địa Nam-Kỳ và xứ bảo-hộ Cambodge.
Hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: Đường của Pôn Pốt; đường của VN Cộng hòa; đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sĩ công pháp quốc tế về “Những vùng Biên giới của Cambodge” bảo vệ ở Paris năm 1965 sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk; đường của các học giả Hoa Kỳ.

221. Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN

1Linh mục Stêphanô CHÂN TÍN 

(15.11.1920 – 1.12.2012)
Nguyễn Ngọc Giao
Linh mục Chân Tín vừa qua đời lúc 16g05 ngày 1 tháng 12 năm 2012, thọ 92 tuổi.
Ông là một nhà chân tu, một trí thức suốt đời dấn thân cho độc lập, tự do, dân chủ và quyền con người.
Chân Tín sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày 02.08.1944, “khấn” lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế ; ngày 06.06.1949, lãnh sứ vụ linh mục.

Năm 1963, ông được Giáo hội bổ nhiệm làm giám đốc nguyệt san Đức Mẹ. Năm 1969, cùng với linh mục Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan và một số linh mục, thân hữu tiến bộ, ông xuất bản tạp chí Đối Diện. Tạp chí này (có lúc phải đổi tên là Đứng Dậy, vẫn hai chữ cái viết tắt ĐD) sẽ là một ngọn cờ của phong trào đô thị miền Nam Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kì, chống lại chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, chống tham nhũng và bất công xã hội. 
Năm 1970, cũng với linh mục Nguyễn Huy Lịch (dòng Đa Minh), linh mục Nguyễn Ngọc Lan (cùng Dòng Chúa Cứu Thế), giáo sư Lý Chánh Trung (Công giáo), Chân Tín lên tiếng “xác tín” về việc công an Sài Gòn tra tấn sinh viên… khiến chính quyền N.V. Thiệu phải chùn tay, trả tự do cho một loạt sinh viên, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm. Phong trào đấu tranh của sinh viên đô thị miền Nam từ đây phát triển nhảy vọt. Trước và sau ngày kí kết Hiệp định Paris (27.1.1973), linh mục Chân Tín là một trong những nhân vật có uy tín của “thành phần thứ ba”, và và là ngọn cờ cho cuộc đấu tranh đòi tự do cho tù nhân chính trị.
Sau ngày 30.4.1975, quan hệ giữa xu hướng Công giáo tiến bộ và chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu trong niềm hân hoan, vai trò cầu nối giữa chính quyền và giáo hội Công giáo của nhóm Công giáo tiến bộ rõ ràng có nhiều triển vọng. Tạp chí Đối Diện và nhật báo Tin Sáng (của dân biểu Ngô Công Đức) là hai tờ báo nhanh chóng được phép tái bản. Nhưng đó là quyết định cá nhân của ông Trần Bạch Đằng, phụ trách tuyên huấn Miền Nam. Quyết định này bị ông Lê Đức Thọ lên án là hữu khuynh (từ đó, bắt đầu sự đi xuống của hoạn lộ cách mạng của ông Trần Bạch Đằng). Việc đóng cửa hai tờ báo này chỉ còn là vấn đề thời gian (Đối Diện năm 1978, Tin Sáng năm 1980). Đường lối tả khuynh của ĐCSVN về kinh tế, chính trị cũng như về tôn giáo lại được nuôi dưỡng bằng mối lo sợ trước “bóng ma Công giáo” xuất hiện ở Ba Lan (Công đoàn Solidarnosc, vai trò của giáo hoàng Gioan-Phaolồ II). Trong nội bộ những linh mục tiến bộ, sự phân hóa từng bước biến thành đối nghịch giữa một bên là nhóm LM. Trương Bá Cần (chủ trương báo Công giáo & Dân tộc) và nhóm LM. Chân Tín & Nguyễn Ngọc Lan.
Hi vọng hòa hoãn, nếu không nói là hòa giải, trong mấy năm đổi mới đã tan biến khi tổng bí thư chuyển hướng thành co cụm vào mùa hè 1989, với cuộc thảm sát Thiên An Môn và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ba Lan. Tháng 5.1990, linh mục Chân Tín bị chính quyền quản thúc 3 năm tại Cần Giờ (ông Nguyễn Ngọc Lan, đã xuất tu và lập gia đình, bị quản chế tại gia). Năm 1993, ông trở về Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, nhưng vẫn liên tục bị chính quyền o ép, thậm chí còn dùng những biện pháp thô bạo, bỉ ổi (năm 1998, khi ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên lão thành, từ trần, Nguyễn Ngọc Lan chở Chân Tín bằng xe máy đi viếng, trên đường đi bị công an mặc thường phục tông xe, bị thương khá nặng).
Chính sách tệ bạc của chính quyền không thể làm lay chuyển linh mục Chân Tín. Cho đến những tháng chót của cuộc đời, mặc dù bệnh nặng, ông vẫn kiên định lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người.
Người ta có thể không chia sẻ với Linh mục Chân Tín mọi ý kiến chính trị và nhận định về tình hình đất nước, nhưng không ai có thể phủ nhận sự trong sáng của lòng yêu nước và lí tưởng dân chủ, tự do, công bằng của ông.
N.N.G.

QUYỀN LỰC VÀ TRI THỨC

talawas

Quyền lực và tri thức

Nguyễn Hữu Vinh
.
17.8.2007
.
Đó là hai “thế lực” tựa như hai đối cực âm-dương tạo nên sức mạnh hoặc gây ra đổ vỡ tùy theo mức gắn kết, xung đột, trong mỗi con người hay trong một tập thể, một xã hội. Một mối quan hệ ở tầm cao hàm chứa nhiều ý nghĩa triết học-chính trị-xã hội, có cả sự đan xen, pha trộn lẫn nhau từ hai phía, nhưng trong bài này chỉ xin khơi gợi, liệt kê một số điểm đặc trưng, nổi bật trong hai đặc tính của mối quan hệ này trong môi trường xã hội Việt Nam thời hiện đại. Đó là tính tương hỗxung đột giữa quyền lực và tri thức.
.
Có thể có những nhận định dễ gây tranh cãi. Nhưng “tranh cãi” là cần thiết, nhất là với một chủ đề còn hầu như bị bỏ ngỏ (có lẽ do né tránh?), mà người viết lại chưa từng thuộc về tầng lớp đại diện cho hai đối cực này, tức giới trí thức và lãnh đạo chính trị, chỉ như kẻ đứng ngoài quan sát.
1. Khái niệm: phạm vi trao đổi ở đây là mối quan hệ vừa gắn kết tương hỗ, vừa đầy những xung đột hủy hoại giữa cái sự thích, cần quyền lực với nhu cầu, khả năng về tri thức ngay trong từng con người, và, giữa hai loại người đại diện cho hai “thế lực” đó – một trong giới lãnh đạo, một trong giới trí thức. Để thuận tiện cho việc bàn luận và sát với thực tế xã hội Việt Nam thời này, các khái niệm về quyền lực, tri thức, trí thức trong bài này sẽ không bó hẹp so với định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt, nhưng cũng tương đối hơn so với những cách nhìn nghiêm khắc của xã hội.
- Quyền lực [1] có thể chỉ là cái tâm lý ham muốn và năng lực, điều kiện thành kẻ “đầu đàn” trong một con người; nhưng cũng để chỉ một lớp người đứng đầu từ một doanh nghiệp, đoàn thể cho tới cơ quan, địa phương, quốc gia (tức là người lãnh đạo, cầm quyền).
- Tri thức [2] vốn kiến thức cao về văn hoá, khoa học ở từng con người, có được bằng học hỏi, kinh nghiệm; cũng là nói tới những con người có tri thức, đồng thời làm việc trong môi trường văn hoá, khoa học thuần túy (giới trí thức [3]), nó không còn bó hẹp như xưa, nặng về “văn”, mà nay rộng hơn rất nhiều, về triết học, kinh tế, khoa học tự nhiên, sản xuất, kinh doanh … và cả về nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.
2. Bối cảnh. Yếu tố hình thành, tác động tới mối quan hệ quyền lực-tri thức:
a. Tư tưởng:
Một xã hội chịu ảnh hưởng Nho giáo (nhưng hời hợt, méo mó, đang lúc suy tàn, nhiều xung đột với văn hoá, tín ngưỡng bản địa), giao thoa cùng triết lý Phật giáo, rồi Ki-tô giáo.
Vừa mới háo hức tiếp thu ánh sáng của nền văn minh, triết học phương Tây, lại đã bước hẳn qua hệ thống triết-chính trị-kinh tế học Marx đồ sộ (đã được tối giản, biến cải đi đáng kể); cố gắng “Việt hoá” nó nhưng kỳ thực là qua “lăng kính” phong kiến Nho giáo để diễn giải, “vận dụng”.
Những ảnh hưởng trên lại rất khác nhau giữa nhiều vùng, đặc biệt hai miền Nam-Bắc.
b. Tập quán:
- Bế quan tỏa cảng, trọng nông, coi thường thương mại, mông muội về khoa học. Tri thức qua học vấn rất hẹp, cách lĩnh hội thụ động, lại thường để nhắm đạt được địa vị xã hội, có quyền lực (sẽ hạn chế nhiều đến việc tiếp cận tri thức).
- Đặc biệt nặng tư tưởng “trung quân”, thói công thần, gia trưởng (sẽ ảnh hưởng rất xấu tới lối lãnh đạo).
- Nhận thức về dân chủ từ rất mơ hồ trong quá khứ tới lầm lẫn trong hiện tại.
- Việc hình thành một giới trí thức ưu tú, độc lập hẳn với quyền lực nhà nước chỉ mới (một thời) manh nha.
- Sợ, thù ghét sức mạnh của tri thức lại là bản tính ở những người cầm quyền còn mang nặng đầu óc tiểu nông. Ngược lại, trong dân chúng tầng lớp nho sĩ lại được trọng vọng.
c. Thiết chế:
- Đầy khó khăn, lúng túng do không có bước chuyển tiếp như nhiều quốc gia quân chủ chuyên chế khác (chuyển dần sang quân chủ lập hiến, đại nghị). Lại tổ chức một mô hình nhà nước, xã hội khép kín nhằm phục vụ chiến tranh, “nhiệm vụ quốc tế” và chiến tranh lạnh, kéo dài cả trong nhiều năm sau hoà bình. Bỏ qua hẳn giai đoạn phát triển TBCN, tàn phá cả những mầm mống của nó, để rồi phải quay lại xây dựng từ đầu.
- Cố công vừa thiết kế vừa vội ảo tưởng dựng đền đài rực rỡ, trong khi thực chất “đền đài” đó lại chỉ như một thứ chiến lũy kiên cố đã từng (và chỉ) thích hợp cho một xã hội thời chiến (mà thôi).
- Vừa chính trị hoá tôn giáo, lại vừa tôn giáo hoá học thuyết nên dễ lẫn lộn giữa chủ thuyết chính trị với niềm tin tôn giáo, giữa lý tưởng xa vời với thực tại. Tri thức văn hoá, khoa học èo uột bị “kẹt” ở giữa hai thứ pha trộn “thần quyền”-thế quyền.
- Lệ thuộc, gắn kết quyền lợi mà không có cơ chế độc lập giữa tri thức với quyền lực. Tri thức đã không được coi trọng, gần như thứ “trang sức” cho xã hội và giới quyền lực, nên nhìn chung trí thức chưa từng trở thành một “thế lực” thực sự, có phẩm chất đúng như nó phải có. Họ được “hưởng lương”, cấp “kinh phí”, chọn đi “dự hội thảo nước ngoài”, xét “học hàm học vị”… tất cả đều từ nhà nước; nửa giống cái bóng, nửa như cây tầm gửi của quyền lực với đầy mâu thuẫn nội tại. Thậm chí có lúc trong giới lãnh đạo, thành phần xuất thân từ trí thức tinh hoa chiếm vị trí đáng kể, nhưng rồi vì nhiều lý do (đều có nêu trong bài này) đã không được tin dùng.
- Từ hệ thống luật, cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, ngôn luận, cho đến hội đoàn quần chúng đều yếu kém, nặng về hình thức… hệ quả của lối “nhà nước hoá”, “chính trị hoá” mọi mặt đời sống xã hội.
- Từng có những “thử nghiệm” cả hình mẫu nhà nước quân chủ lập hiến, lẫn nền cộng hoà khá hiệu quả, nhưng lại không được nghiên cứu để đúc rút cái hay, dở áp dụng cho sau này (thậm chí còn bị xoá sạch, phủ nhận hoàn toàn).
- Từ những bất bình thường trên, những khái niệm về giai cấp, tầng lớp, lực lượng, thành phần … trong xã hội đã không đúng với bản chất thực của nó. Chỉ có ở đó những con người lệ thuộc hoàn toàn vào nhà nước, và những cá thể tuy đơn lẻ ngoài xã hội nhưng cũng phải chịu mối ràng buộc nhằng nhợ với chính quyền dưới nhiều hình thức.
Trong bối cảnh đó, mối quan hệ giữa quyền lực và tri thức luôn chịu ảnh hưởng rất không tốt (nhiều xung đột hủy hoại hơn là tương hỗ tích cực).
3. Xung đột: là chủ yếu khi những yếu tố nền tảng từ tư tưởng, tập quán, cho tới thiết chế đều có nhiều bất lợi. Tuy có cả những tác động kích thích phát triển, song, yếu tố hủy hoại vẫn là chính.
- Khao khát quyền lực và ham muốn hiểu biết (tri thức) là những bản tính tự nhiên, nhưng chúng không luôn “song hành”. Càng văn minh hơn, loài người càng có nhu cầu hiểu biết hơn, nhưng xã hội lại ít đi cái nhu cầu phải có con người cùng bộ máy quản lý. Cũng vậy, trong nội tại một con người, vốn tri thức càng cao thì càng ít đi bản tính thích điều khiển kẻ khác. Còn ở người phát triển năng lực lãnh đạo hoặc nắm nhiều quyền lực thì thường có xu hướng coi thường, ngại học hỏi nâng cao vốn kiến thức văn hoá, khoa học, không nhận thức được chúng đóng vai trò rất quan trọng, bổ trợ cả cho phương pháp lãnh đạo (cũng là một thứ tri thức).
- Xung đột nguy hiểm nhất là ở trong cách nhìn nhận xuyên suốt được “chính trị hoá” tuyệt đối về bản chất và vai trò của giới trí thức, coi trí thức (nhất là diện “lưu dung”, hay “tiểu tư sản”, cả “Việt kiều” nữa) là lực lượng thiếu kiên định trong lập trường đấu tranh cách mạng, kém “chịu khó chịu khổ”, thậm chí “nhiễm nọc độc tư bản”, tư tưởng “diễn biến hoà bình” v.v… Quan điểm cách mạng này ngay từ đầu đã được “nhồi” vào tư tưởng của “giai cấp” công nhân và nông dân, để rồi bằng những biến báo sách lược từng lúc, nó có được nhiều cách che đậy thì vẫn không hề thay đổi bản chất. Còn sự kiên định của người trí thức chân chính trong lập luận, tranh đấu cho quan điểm học thuật thì đương nhiên là bị xem thường tựa như xem thường vai trò to lớn của họ đối với xã hội. Nếu nhìn vào sâu thẳm trong quan điểm giai cấp, được trang bị thêm bằng cả lối đố kỵ tiểu nông, thì trí thức chính là kẻ thổi hồn vào sức phát triển công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa thù địch, phát kiến ra những sản phẩm văn hoá tinh thần “sa hoa, đồi trụy” làm lung lạc thêm ý chí đấu tranh giai cấp.
Kết cục của việc nuôi dưỡng mối xung đột này là đã đem tới một thành quả mỹ mãn cho phép cai trị khôn ngoan, đó là tạo ra hố ngắn cách giữa hai thực thể sung mãn để tránh “mầm tai hoạ”, một tựa như cơ bắp cường tráng, một là bộ óc thông tuệ.
Với cách nhìn này thì từ đây lại đẻ ra thêm những mâu thuẫn mới thuộc về hai mệnh đề đối nghịch, là “nền kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Giới trí thức sẽ buộc phải đóng một lúc hai vai, mang hai bộ mặt tương phản trong cái nhìn của quan điểm giai cấp kiên định – vừa phải là “tinh hoa” của thể chế xã hội chủ nghĩa, lại vừa gieo mầm sáng tạo cho nền kinh tế thị trường.
Trong mối xung đột này còn có mâu thuẫn nội tại của những trí thức và người có nguồn gốc trí thức tham gia cách mạng. Họ phải tự “gột rửa” tư tưởng, phỉ nhổ vào gia thế, đau đớn hoặc hồ hởi chối bỏ bản chất đáng tự hào của mình để được “dấn thân”. Khi nhìn rõ thành quả của cuộc “dấn thân” đó, họ dễ thất vọng.
- Xung đột gây hậu quả tức thì và nặng nề ở ngay trong lòng giới lãnh đạo, đó là giữa những người có thể trải đời, thậm chí nhiều công trạng nhưng ít được học tới nơi tới chốn với những người có tri thức trội hơn hẳn, cụ thể là giữa người có chuyên môn với người không có chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách. Đi liền đó là xung đột giữ hai nhóm này trong thái độ đối với giới trí thức và quan điểm phát triển văn hoá, khoa học, đường lối xây dựng đất nước (thậm chí cả đường lối tiến hành chiến tranh nữa).
- Xung đột dễ thấy nhất nằm ngay trong vị thế của mỗi bên. Với quyền lực, đó là hiện thân của sức mạnh, quyền sinh sát, định đoạn số phận của kẻ khác thông qua toàn thể bộ máy cai trị. Còn tri thức là hình ảnh của phụng sự, nương nhờ, yếu ớt và lệ thuộc với hệ thống, luật lệ cường quyền.
- Xung đột từ bản chất trái ngược trong sức mạnh đặc thù của mỗi bên: giới lãnh đạo suy nghĩ, hành xử rồi nhận được kết quả cho mọi quyết định thường là tức thì, rất rõ rệt, mang tính thực tế, hữu dụng và đặc biệt là chúng có tác động rất lớn lên đời sống xã hội (có thể gia ân hay là đày đoạ cả triệu con người). Ngược lại, thành quả đem tới từ giới trí thức có thể lớn (nhưng không đến nỗi đảo lộn xã hội), giá trị tốt/xấu trong lâu dài nhưng thường tản mát, ngấm dần, khó thấy rõ,… có thể trong cả thế kỷ, nhiều khi lại ẩn khuất ngay trong mỗi quyết định của giới lãnh đạo. Giới lãnh đạo thích hành xử bằng mệnh lệnh và đòi hỏi sự tuân phục theo khuôn phép để giữ quyền uy, trái ngược với nhu cầu đương nhiên cần được tự do tư duy sáng tạo, độc lập tìm tòi phát minh, khích lệ cảm hứng… ở giới trí thức.
- Kẻ có tri thức cao thường dễ coi khinh nhưng lại hay khiếp nhược, dè chừng kẻ nắm quyền lực. Trong môi trường tri thức trong sáng, họ khó hiểu được hậu trường quyền lực bí hiểm, tàn khốc để ít nhiều cảm thông với thân phận kẻ cầm quyền không phải lúc nào cũng được hành động theo đạo lý, nhất là dưới những thiết chế chứa nhiều nghịch lý; càng khó đánh giá bản chất thực con người. Nhạy cảm, cả tin, dễ tổn thương, họ thường phản ứng vội vã trước những quyết định cứng rắn của giới lãnh đạo trong khi chưa “giải mã” được sự việc có thực là dại dột, hoặc vụ lợi, hay đó chính là kết quả của một bài toán nan giải trên chính trường không dễ nói ra (là sự “đổi chác chính trị” giữa các xung hướng, phe phái, hoặc phải chấp nhận hy sinh lợi ích nhỏ, trước mắt, mang tiếng xấu để đạt mục đích lớn lâu dài). Mặt khác, họ ít khi ý thức được rằng trong mỗi con người cũng rất cần cái năng lực lãnh đạo (quản lý), để vừa hợp tác làm việc trong nghiên cứu, sáng tạo, vừa dễ cảm thông lẫn nhau với những người cầm quyền.
- Trong môi trường mà thông tin càng bị bưng bít, kém minh bạch thì điều kiện để có sự thông hiểu giữa hai bên càng khó khăn hơn. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn khi giới cầm quyền càng cố giấu kín các thủ đoạn, quyết định chính trị thì càng mất đi sự ủng hộ (cả tinh thần lẫn trí tuệ), thậm chí gây chống đối từ giới trí thức, kéo theo đó là dân chúng.
- Kẻ nắm quyền lực càng kém cỏi thì càng cố che đậy bản chất trước người có tri thức, coi họ như kẻ soi lưng nguy hiểm nhất, bằng lẩn tránh lắng nghe, sử dụng mánh lới lừa mị và bạo quyền độc đoán. Họ sợ tri thức hấp dẫn sẽ nâng cao dân trí, cùng giới trí thức giỏi dễ lôi kéo, tranh thủ và làm ngọn cờ phản kháng trong dân chúng (bởi có khả năng hơn để phát hiện bản chất của họ), hơn là nhìn thấy vai trò làm cầu nối giữa lãnh đạo với quần chúng, và tính hướng thiện lành mạnh cho toàn xã hội.
- Người có tri thức cao mà được đặt vào vị trí lãnh đạo thì thường có thiên hướng mềm dẻo, chịu lắng nghe thay vì cứng rắn, độc đoán trong xử lý tình huống chính trường. Nếu ở môi trường dân trí, văn minh dân chủ còn chưa cao, hay thiếu trợ thủ tốt, hoặc trong một xã hội thời chiến khắc nghiệt thì họ sẽ rất dễ thất bại, trở thành bù nhìn, đơn giản là thuật cai trị ở đây đôi khi cần sự tàn nhẫn, tinh quái. Họ không được tin cậy, dễ bị chèn ép, cô lập, vô hiệu hoá, chỉ được giữ vị trí ít trọng yếu, thậm chí còn có thể là “con mồi” của những âm mưu đen tối ngay trong giới quyền lực của mình (với kẻ nắm quyền lực: càng nghèo tri thức càng giàu thủ đoạn).
- Song quyền lực hấp dẫn tới độ từng được ví như một thứ ma tuý, nó tha hoá tri thức bằng cách lung lạc ngay cả những học giả đáng kính. Với họ, danh vọng, sự nể trọng cũng là một thứ quyền lực, một khi say mê, họ mất dần bản chất đáng quý, dễ bị sai khiến để trở thành kẻ đầu têu phá hoại cả môi trường tri thức trong sáng.
- Trái ngược về phương pháp làm việc: lãnh đạo cần được tập trung quyền lực, quyết đoán, cả độc đoán muốn mọi mệnh lệnh của mình (chứ không phải là luật pháp) phải được tuân thủ tuyệt đối, nhưng dễ trả giá rất lớn cho mỗi “thể nghiệm” nếu quá đề cao phương pháp này. Họ thường có xu hướng ra quyết định, mệnh lệnh, sau đó mới suy nghĩ, lắng nghe về tính đúng đắn và hệ quả, còn ở nhà khoa học, lối làm việc khoa học thì ngược lại. Giới trí thức rất cần không khí dân chủ, suy nghĩ độc lập và có ý kiến trái ngược, nhiều chiều, được chứng minh bằng thực nghiệm công phu hoặc đánh giá qua công luận. Không hiểu điều này, người lãnh đạo sẽ thiếu hẳn tính sáng suốt, đúng đắn nhờ các luận cứ khoa học cho mỗi quyết định của mình.
- Từ đó, thường nảy sinh mâu thuẫn lớn một khi giới lãnh đạo có những quyết định không dựa trên cơ sở khoa học, thực tế cuộc sống, nguy cơ gây tổn thất nghiêm trọng cho toàn xã hội. Người trí thức nhận ra điều này, nhưng có can gián không, tới mức độ nào, theo cách khéo léo ra sao … là một mâu thuẫn khó giải. Kể cả khi đã thất bại, có kẻ chịu trách nhiệm không, đó là ai, nhận trách nhiệm theo cách gì, có rút kinh nghiệm cho sau này không … cũng thường gây nên những xung đột từ hai phía và lại báo hiệu một tổn thất mới nữa bắt đầu, vì kẻ nắm quyền lực trong tay ít khi chịu thừa nhận sai lầm, nhất là sai lầm lớn.
- Mâu thuẫn trong ý thức về “công trạng” và vai trò đối với xã hội, nhất là trong một đất nước ở vào những giai đoạn chuyển tiếp. Giới quyền lực quen tự coi mình là “nhân vật chính” trong việc giành và giữ chính quyền; nhưng với xây dựng, phát triển đất nước thì lại không đơn giản như vậy. Thời chiến không thể như thời bình, “chính quyền” không đồng nghĩa với “đất nước”. Tiếc thay, một khi phải trải qua cuộc chiến quá dài, quá khốc liệt, với công tích quá lớn, người ta dễ bỏ qua điều này.
- Mâu thuẫn trong cái nhìn, cách “sử dụng” trí thức của giới lãnh đạo. Một mặt vừa thấy tầm mức quan trọng của những sản phẩm trí tuệ với toàn xã hội, cần được khích lệ, đề cao. Nhưng lại lo sợ những tư tưởng văn minh tiến bộ, sức cuốn hút, tầm ảnh hưởng sâu rộng của trí thức trong dân chúng sẽ như một đối thủ nguy hiểm nhất tấn công tuy ngấm ngầm, êm ái nhưng trực diện vào dinh lũy u tối, bảo thủ, đe doạ tới “tính đúng đắn” không thể được phủ định trong mọi quan điểm của mình. Lúng túng này thể hiện rõ nhất khi giới lãnh đạo không có được đường lối sát hợp cho những khác biệt của từng giai đoạn lịch sử, họ (vô tình, hoặc có chủ tâm) lẫn lộn giữa thời chiến, với thời bình, giữa giai đoạn chính quyền còn non trẻ, thời còn “bế quan tỏa cảng”, với thời đại thông tin, khoa học phát triển cao độ, giao thương quốc tế rộng mở. Giới quyền lực cũng hiểu rõ dần, nhưng vẫn có thể không chịu thay đổi (vì lo sợ, vì lòng tham), rằng “trói” những tư tưởng tiến bộ của người trí thức đương nhiên cũng sẽ “trói” luôn cả sức sáng tạo văn hoá, khoa học ở họ, kéo theo một xã hội không những lụn bại về kinh tế, mà còn tha hoá đạo đức, mất đi những truyền thống dân tộc tốt đẹp … Nên thay vì tự nâng cao tri thức, năng lực của mình để tránh khỏi bị đào thải, họ lại chọn cách dìm dập trí thức để mong có cảm giác bình an trước mắt, bất chấp hành động đó sẽ kéo lùi bước phát triển xã hội, gây ra những mối hoạ lâu dài khó lường. Chỉ đến khi đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, hoặc với đe dọa của ngoại bang, họ mới cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng, dễ buông xuôi, vì những trí thức tinh hoa, dân chúng nhiệt tâm đều đã phải ngoảnh mặt, im tiếng từ lâu.
- Mâu thuẫn ngay trong tâm thức của nhiều người lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, lối tư duy khoa học, song không thể vùng vẫy trong môi trường quá xa lạ với mình. Họ buộc phải lựa chiều, đưa ra những quyết định trái với lương tâm, song cho là không thể không làm, chỉ còn cách giảm bớt chút ít hậu quả xấu. Họ phải sống hai mặt, khi thoát ra khỏi môi trường đó, họ mới bộc lộ dần bản chất thực, nhưng lại không dễ lấy lại lòng tin dân chúng và giới trí thức. Dễ lẫn lộn với số này là những người có đủ khôn ngoan để nhận thức được mọi điều tốt xấu, nhưng bản chất xấu xa ích kỷ đã làm hỏng họ, rồi khi hết quyền lực mới có điều kiện để nhìn lại tất cả để thức tỉnh. Cô độc, chút cảm giác tội lỗi, sợ bị hậu thế nguyền rủa, họ tìm đến những hành động sám hối.
- Ngoài mặc cảm thiếu tri thức, giới quyền lực còn bị thứ mặc cảm kém đạo đức, vì kẻ có quyền đương nhiên có và dễ hám lợi, còn kẻ có tri thức cao thường là chuyên tâm “chữ nghĩa”, sống cao ngạo. Trong con mắt đại chúng, hình ảnh của quyền lực cũng thường gắn liền với thói tham lam, tàn ác, với tư tưởng phong kiến bảo thủ lạc hậu; ngược lại, hình ảnh tri thức lại đi liền với sự hy sinh thánh thiện, với văn minh dân chủ tiên tiến. Đó sẽ là thứ mặc cảm thù ghét của kẻ mạnh, dễ phát triển những hành động cứng rắn để “tự vệ”, xoá nỗi tự ti bằng tìm kiếm sự “tôn trọng” qua nỗi khiếp sợ bị trấn áp. Điều này lại dễ nhập nhằng với cái gọi là giữ “trật tự”, “ổn định” chính quyền, … Từ đây, người lãnh đạo càng có xu hướng xa rời giới trí thức và dân chúng. Để cứu vãn, họ bằng mọi cách tạo lối sống hai mặt và trang bị ít vốn liếng “tri thức” làm nền. Người có bản lĩnh không lẩn tránh nhìn nhận thực tế này và cố công để cải thiện tình hình một cách thực chất.
Song, mâu thuẫn cũng lại như một thứ xúc tác cho phát triển nếu biết điều hoà nó, cùng với xu hướng đi tới một xã hội văn minh dân chủ, những mâu thuẫn nêu trên sẽ giảm dần, ít đi tính đối kháng, còn lại những mâu thuẫn mang lại nhiều lợi ích.
4. Tương hỗ: thế nhưng quyền lực và tri thức lại có những nhu cầu và khả năng gắn kết; khi được vậy, nó tạo nên sức mạnh rất lớn (nhưng vẫn có tính hai mặt – tốt, xấu cho lợi ích chung).
- Trước hết, trong một con người, nếu vừa có vốn tri thức cao, lại có bản lĩnh cai trị sắc sảo thì đó chính là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Tuy nắm trong tay quyền lực, nhưng vẫn ý thức được cái sức mạnh của tri thức, để mà học hỏi, đồng thời quy tụ được những mưu sĩ giỏi quanh mình. Biết lắng nghe, chịu phê phán chỉ trích. Họ cũng có khả năng (và đôi khi buộc phải) sử dụng thủ đoạn chính trị, theo lối “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Tri thức cho họ cả cái khôn ngoan lẫn cái đạo lý trong mỗi quyết định chính trị. Quyền lực trong tay lại đóng vai trò làm kẻ bảo hộ cho những ý tưởng sáng tạo mới để được thực thi, cả trong văn hoá, khoa học lẫn chính trị.
- Một bộ máy dẫu có mạnh về nội trị, nhưng nếu không tập hợp được tri thức thì rồi cũng tự mục ruỗng vì những cách “trị” cứng rắn độc đoán chỉ tạo ổn định nhất thời, còn mặt trái là triệt tiêu sáng tạo văn hoá, khoa học, phung phí tài nguyên của cải, chất xám …, làm tha hoá dần chính tầng lớp trí thức tinh hoa, nản chí dân chúng trong lâu dài. Giới trí thức chính là “cầu nối” tốt nhất (để có sự am hiểu, cảm thông) giữa giới cầm quyền và dân chúng.
- Ở những con người có tri thức, vừa biết độc lập suy nghĩ, nhưng lại biết cảm thông phần nào với giới lãnh đạo, tìm tiếng nói cho lợi ích chung thì không những phát triển được tri thức áp dụng cho cuộc sống, dự báo hướng đi xã hội, cảm nhận sớm những sai lầm, mà còn giúp nhà lãnh đạo có những phương pháp cai trị “có văn hoá” hơn (tức “giáo hoá”, hạn chế bớt cái ác tâm trong họ, tăng thêm nhận thức về tự do, dân chủ trong thuật cai trị). Khi đóng vai trò là những cố vấn sát cánh bên nhà lãnh đạo, họ còn có tiếng nói quyết định trong nhiều vấn đề.
- Nhưng một tập thể, một xã hội có đông đảo tầng lớp trí thức tài giỏi mà không có được sự dẫn dắt, tập hợp của người lãnh đạo anh minh, bằng đường lối sáng suốt thì rồi cũng dễ bị phân rã, mai một.
- Một xã hội được dẫn dắt bởi những con người có tầm hiểu biết văn hoá, khoa học sâu rộng sẽ có được những đường lối sáng suốt, không những hạn chế được thói xấu trong giới cầm quyền, mà còn khích lệ không khí ham học hỏi nâng cao dân trí, lối sống lành mạnh, thái độ tôn trọng tri thức trong toàn xã hội.
- Một người lãnh đạo kém cả tri thức văn hoá, lẫn nhân cách, nhưng nếu luôn nhận được trợ giúp của những trí thức giỏi và công tâm thì cũng sẽ có biến chuyển tích cực nào đó. Cũng tương tự, xu hướng trong giới cầm quyền cố gắng “trang sức” bằng chút vốn liếng tri thức, tuy có là giả tạo, nhưng cũng ít nhiều dần bớt đi những mặt tiêu cực trong họ (“… gần đèn thì rạng”).
- Không có mấy vốn tri thức cần thiết, nhưng lại có thiện tâm, thái độ cầu thị thì vẫn có thể là người lãnh đạo tốt. Tính tương hỗ ở đây vừa là trong nội tại một con người, vừa là giữa người cầm quyền “ít học” nhưng biết dùng người, chịu lắng nghe với giới trí thức hậu thuẫn. Đây cũng có thể là tiền đề để dần có một chế độ mà những người lãnh đạo đều có vốn tri thức cao (những “nhà kỹ trị”) thay vì toàn những “nhà chính trị” thuần tuý (ít “chữ” nhiều mưu).
- Một khi thất bại, mắc sai lầm trong đường lối, giới trí thức chính là chỗ dựa quan trọng nhất cho người lãnh đạo hiệu chỉnh lại, lấy lại lòng tin trong dân chúng.
- Tuy nhiên, tính tương hỗ cũng có những mặt trái. Đó là lối tương hỗ mang tính thỏa hiệp chịu khuất phục, chấp nhận dùng tri thức, uy tín của giới trí thức phục vụ cho tham vọng quyền lực ích kỷ của người lãnh đạo, bất chấp lợi ích của đông đảo dân chúng. Khi đã hoàn toàn “thuần hoá” được giới trí thức, dẫn dắt họ hướng mọi sản phẩm trí tuệ vào mục tiêu củng cố quyền lực, thì người thụ hưởng các sản phẩm đó là dân chúng ắt sẽ dễ bị điều khiển hơn. Điều này có liên quan tới bản chất thường là “phi chính trị”, chịu lệ thuộc của tri thức, góp phần củng cố sức mạnh của quyền lực dù cho nó là loại quyền lực gì (chính đáng hay phi nhân tính).
- Mặt trái lớn hơn, đó là bằng vốn tri thức kha khá, có thể cả bằng hào quang của uy tín, công trạng sẵn có của mình, giới cầm quyền dễ giành được lòng tin tuyệt đối nơi công chúng và cả giới trí thức, để rồi mù quáng hoang tưởng mà mắc sai lầm lớn về đường lối, đưa cả xã hội xuống vực thẳm, vì không còn có kẻ đứng ngoài mà can gián.
- Cũng nguy hại không kém nếu như tạo ra được một thiết chế trói buộc, gắn kết chặt chẽ quyền lợi giữa hai “thế lực”. Lúc đó, tính tương hỗ chỉ là giả tạo, tính xung đột bị triệt tiêu dần (mặt tích cực của nó cũng không còn). Thiết chế này càng có cơ bền vững trong hoàn cảnh chiến tranh, do hai “thế lực” tạm gác lại những xung đột, tìm sự tương hỗ để nhắm vào một mục tiêu chung.
- Một mặt trái khác ở giới lãnh đạo trong tính tương hỗ là khi có chút ít vốn liếng “chữ nghĩa” sẽ giúp họ có được lối cai trị tinh vi xảo quyệt, mị dân hơn, che giấu những dã tâm nấp sau những quyết định có vẻ hào hiệp.
- Ngay trong lòng giới lãnh đạo, có những người có tri thức cao nhưng không nắm thực quyền và những người kém học thức nhưng lại ranh mãnh, nhiều quyền uy. Nếu giữa họ có được sự tương tác thì sẽ tránh được xung đột gây đổ vỡ (song, tình trạng này cũng có cả hai chiều hướng tốt hoặc xấu cho lợi ích chung, lâu dài).
Tuy là hai đối cực, thì quyền chủ động giải quyết mâu thuẫn luôn nằm trong tay giới lãnh đạo, người nắm thực quyền, nhưng khả năng để phát hiện, cảnh báo và tìm ra cách điều hoà mâu thuẫn lại ở nơi giới trí thức, ở người trội hơn hẳn về học thức.
5. Những hệ quả xấu: trong một tập thể hay xã hội, khi mối quan hệ quyền lực-tri thức này không tốt, lại thiếu truyền thống hợp tác khăng khít thì sẽ nảy sinh nhiều rối loạn, nhiều biểu hiện xấu đến từ cả hai phía.
a. Lãnh đạo: có xu hướng khuyến khích những điểm yếu, tính xấu trong giới trí thức, vừa để dễ điều khiển, hạn chế chống đối, lại vừa vây bè kéo cánh phục vụ tham vọng tranh đoạt ngôi vị của mình. Họ càng nắm trong tay quyền lực lớn nhưng lại kém tri thức văn hoá thì càng dễ tha hoá đạo đức, nhiều thủ đoạn tinh vi, đê tiện. Họ đặt nặng sự ổn định hơn hẳn với yêu cầu phát triển.
+ Bản tính:
- Không thủy chung, lật lọng: khi chưa nắm được quyền lực thì tranh thủ bằng mọi cách, đến lúc có trong tay rồi thì lại coi rẻ, vùi dập người tài.
- Dối trá: coi như cứu cánh để tự vệ trong môi trường tranh giành quyền lực tàn khốc.
- Nịnh bợ và ưa nịnh, gia trưởng, thích mệnh lệnh để tỏ ra “quyết đoán”, nại cớ phải “giữ ổn định” tình hình.
- Hèn đớn: không dám chịu trách nhiệm, xu thời, vây bè kéo cánh.
- Sợ học hỏi, nhưng lại cố trang sức cho mình những nhãn mác tri thức. Tìm đủ cách che giấu tính xấu (ích kỷ, đố kỵ, thù vặt …), khiếm khuyết về năng lực.
- Sợ sự phát triển tri thức chung ắt sẽ tạo nên hệ thống kiểm soát khoa học, chặt chẽ, hạn chế quyền lợi, mất quyền lực, dễ bộc lộ điểm yếu.
- Tham lam: cả về vật chất lẫn uy quyền, danh vọng, cũng là nhu cầu để củng cố quyền lực.
+ Hành động:
- Hiểm độc hơn cả là dùng mọi thủ đoạn kìm hãm phát triển dân trí để dễ bề cai trị; từ hệ thống giáo dục cho tới mọi sinh hoạt văn hoá tính thần, rồi những biện pháp tinh vi o ép giới trí thức trong từng hoạt động sáng tạo, bắt dập theo khuôn mẫu chung cho mỗi “đứa con tinh thần” của họ, hướng mọi con người, sản phẩm của tri thức vào phục vụ việc củng cố quyền lực.
- Gom từng cá nhân, mọi hoạt động, các điều kiện đãi ngộ … vào trong những mô hình tổ chức khác nhau thuộc bộ máy quyền lực để dễ bề kiểm soát, điều khiển. Tập trung hoạt động tri thức nhiều hơn vào những lĩnh vực “vô hại” (khoa học tự nhiên), hạn chế hoặc đặt ra những nguyên tắc cứng nhắc, vạch làn ranh bắt buộc cho các ngành bị coi là “nhạy cảm” (triết học, văn học, lịch sử, kinh tế …). Từ đây hình thành một thái độ phổ biến tự cho mình là chủ nhân ông, coi trí thức như một thứ nô bộc, những kẻ làm công ăn lương, chịu sai khiến.
- Bưng bít, điều tiết thông tin để hạn chế ảnh hưởng; ràng buộc, tạo sự lệ thuộc về đời sống vật chất để dễ biều khiển.
- Phân biệt đối xử, kỳ thị, gây chia rẽ, nghi ngờ, kèn cựa danh tiếng, quyền lợi ngay trong giới trí thức (gọi là “chia để trị”, cũng là cách làm tha hoá) để dễ kiểm soát.
- Kích thích tính sĩ diện, háo danh (“bệnh” của giới sĩ phu phong kiến) bằng đủ loại “phẩm tước”, ban ân sủng bằng chức vị (có quyền lực), để vừa hạn chế được ý kiến trái chiều vừa tạo sức gắn kết, thêm “trang sức” cho bộ máy.
- Từ đó tìm cách “trí thức hoá” những hành động “phản trí thức” bằng sử dụng đội ngũ trí thức xu nịnh để làm cái việc gọi là “nâng tầm lý luận”, ngụy trang cho những quan điểm bảo thủ, kìm hãm phát triển xã hội.
- Khuyến khích, nuôi dưỡng những kẻ xu nịnh vây quanh, vừa hạn chế, vô hiệu hoá tác động phê phán của giới trí thức vừa gây cảm giác uy quyền … bằng cách định ra những tiêu chuẩn phi lý, nặng về hình thức, giả tạo, thậm chí phản khoa học để đánh giá con người, công việc . Từ đó làm cho những người càng thực tài càng dễ bị mắc lỗi vặt, rồi sinh mặc cảm, kìm hãm tài năng, khuyến khích bản tính dối trá, ươn hèn. Tạo ra bộ máy quan liêu, hệ thống kiểm soát rối rắm để vừa giảm bớt ảnh hưởng của trí thức trong quần chúng, cản trở phát triển, vừa ràng buộc lợi ích với mình.
- Lợi dụng nhiệt tình say mê khoa học, lòng vị tha, dễ tin người, để rồi gài bẫy, khống chế hay thanh trừng. Hoặc giả vờ có những tư tưởng tiến bộ để khích động, tạo điều kiện cho những người nhẹ dạ dễ bộc lộ suy nghĩ thầm kín, từ đó tìm cách phân loại để “xử lý”.
- Tận dụng kiến thức của họ và uy tín sẵn có trong quần chúng để lôi kéo vào những cuộc đấu đá tranh giành ngôi vị, củng cố quyền lực.
- Đề cao lối “đóng cửa bảo nhau”, “đoàn kết nhất trí”, rồi thanh lọc kẻ có tư cách, năng lực nổi trội bằng chụp mũ cho “tội” kiêu căng, phá hoại đoàn kết…
- Tìm cách vùi dập những cá nhân nổi trội, kiệt xuất trong giới trí thức có thiên hướng lãnh đạo (hay đã được vào vị trí lãnh đạo) vì lo sợ đó là mầm lấn át, tiếm quyền mình, hoặc giợ giúp đối thủ.
- Bằng mọi cách làm mất chỗ dựa, mối liên kết của trí thức ngay trong giới lãnh đạo. Chỗ dựa này chính là những người biết cầu thị, có tư tưởng tiến bộ, người có vốn tri thức cao.
- Mua chuộc bằng chính sách “củ cà rốt”, ban cho những chương trình nghiên cứu vô bổ nhưng dễ kiếm lợi lộc.
- Khi còn yếu thế, phạm nhiều sai lầm thì tranh thủ ve vãn, tới lúc mạnh lên lại coi rẻ, hành xử thô bạo.
Kết quả là hình thành nên một môi trường tri thức giả tạo, tưởng làm yên lòng dân chúng nhưng ngấm ngầm nguy cơ mục ruỗng sụp đổ trong lâu dài.
b- Trí thức: hình thành một lớp trí thức-công chức, mang chất hãnh tiến hám quyền lực, thực dụng tiểu nông, lẫn tính háo danh, xu thời của giới hủ nho phong kiến:
- Không dễ hiểu thấu những chủ thuyết lẫn môi trường chính trị đầy phức tạp, nhiều trí thức đặt vào đó niềm tin chân thành, cống hiến hết mình, để rồi tới khi nhận ra sự thật, rất khó khăn để họ tự thừa nhận đã sai lầm. Từ đó, một cuộc sống hai mặt, đầy mâu thuẫn giằng xé lại bắt đầu trong họ.
- Phổ biến nhất là tâm lý thụ động, cam phận “giá áo túi cơm”, nhiều khi “nhắm mắt đưa chân” làm điều trái ý muốn để được yên thân tồn tại. Thay vì vạch ra cái phi lý thì họ lại phụ họa với những mệnh lệnh sai lầm của giới lãnh đạo, rồi tự vấn lương tâm bằng chính tư tưởng “trung quân” cũ kỹ.
- Hám danh lợi, mất đi niềm say mê khoa học. Sống đạo đức giả, hèn hạ để dễ bề thăng tiến.
- Tệ hơn thì dựa dẫm, xu nịnh, nấp bóng “bề trên” để làm “lính xung kích” thanh loại người tài, trung thực ngay trong giới của mình. Hy vọng thoát khỏi sự khinh miệt, lại có ích hơn cho sứ mệnh được giao, họ khôn khéo lớn tiếng “tranh đấu”, đánh vào những điểm vô hại của giới quyền lực.
- Khuynh loát bộ máy lãnh đạo kém năng lực, từ việc ra chủ trương chính sách cho tới khâu điều hành.
- Nảy sinh tham vọng quyền lực, rồi khi có được thì chính họ lại trở nên lợi hại, hiểm độc, nghiệt ngã nhất với giới của mình. Biết rằng ít nhiều sẽ chịu miệng lưỡi chê cười của thế gian, nên khi hết quyền lực thì xoay sở tìm đường “trở lại” với giới trí thức.
Những “trí thức đổi ngôi” này thường rơi vào những người hạn chế về năng lực chuyên môn (văn hoá, khoa học), nhưng lại có “năng khiếu” cai trị, hoang tưởng tài năng hoặc khao khát hưởng thụ nên cố tìm lối rẽ để khẳng định vị thế, hoặc dễ bị lợi dụng làm công cụ cho giới quyền lực.
- Trong một môi trường đậm đặc không khí chính trị, có thể xuất hiện những trí thức hăng hái đi đầu, chấp nhận hy sinh quyền lợi, tạm quên thế giới tri thức thuần khiết của mình để lao vào giải quyết xung đột với giới quyền lực. Trong họ có những người nhiều tố chất chính trị, nên cũng rất dễ trở thành kẻ độc tài, công thần, háo danh… những thói phổ biến nơi giới quyền lực. Đơn giản vì họ thiếu bản lĩnh để chống lại sức hấp dẫn của quyền lực, mà chí ít danh vọng từ tiếng tăm cũng là một thứ (khởi đầu của) quyền lực.
Từ những hệ quả xấu này mà dần dần sự khác biệt căn bản giữa hai thứ quyền lực và tri thức sẽ không còn đáng kể nữa, chúng “hoà hợp”, xoắn xuýt với nhau, sống cộng sinh, tạo vẻ bên ngoài êm ấm. Ở trong một con người, đó là kẻ cũng có chút vốn tri thức, nhưng chỉ cốt để “đánh bóng” mình, phục vụ tham vọng địa vị, quyền lợi. Ở một tập thể, hay một chính thể, đó là lối “chung lưng đấu cật” giữa người cầm quyền và giới trí thức, cùng tồn tại trong một mối lợi chung trên đầu dân chúng. Đó chính là lúc mặt trái của tính tương hỗ phát huy tác dụng. Lúc này, sức mạnh quyền lực được tăng lên, xã hội ổn định giả tạo, nhưng sức phát triển xã hội lại bị kìm hãm ghê gớm, nhìn về lâu dài có những nguy cơ khủng hoảng.
Như trong một cơ thể có sức vóc gân guốc, rất cần một bộ óc minh mẫn, hiểu biết, với trái tim nhân ái, nếu không, kẻ “vai u thịt bắp” kia rất dễ thành một thứ tội đồ, với lối sống bệnh hoạn, trước hết làm suy kiệt rồi tự hủy hoại chính mình.
Nếu lần giở những trang lịch sử Việt Nam chỉ trong 100 năm qua, sẽ thấy nuối tiếc biết chừng nào trong cái sự hoang phí, tàn phá ghê gớm tài năng tri thức, cả bỏ lỡ những cơ hội phát triển vô cùng quý giá. Để cho tới tận hôm nay phải xót xa lo lắng khi tận mắt rõ cái sự quáng quàng cho kịp đạt mục tiêu choáng ngợp là hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020 (tức chỉ còn có 13 năm nữa thôi); trong khi cứ thấy nhan nhản mọc lên nhiều khu công nghiệp “rỗng”, để đến cái ốc vít đúng tiêu chuẩn quốc tế lại vẫn chưa tự làm được nổi. Cùng “toa rập” còn có những đô thị nối đuôi nhau “thăng hạng”, mở rộng ra nham nhở, để đẩy khỏi ruộng vườn rồi lại “nuốt” vào trong mình hàng triệu nông dân lũ lượt kéo lên lay lắt kiếm sống, tìm lẽ công bằng vì mất đất, vì nghèo túng. Nông sản còi cọc trên những vuông đất tẻo teo của cuộc “cách mạng dồn điền đổi thửa” trong vô định, rồi đã lại loay hoay “hạn điền”, vật vã với sâu rầy dịch bệnh liên miên, cõng trên lưng hàng chục khoản phí-lệ phí quái gở … làm sao cạnh tranh nổi với nông sản Tây, Tàu sau “hội nhập”? Còn giáo dục mãi cứ như vùng vẫy trong vũng lầy, cung cấp ngàn vạn công chức bằng cấp rởm, nhiều vô kể đến đáng ngờ các quan chức có học hàm học vị tới giáo sư, tiến sĩ. Thêm nghịch cảnh bi hài khi giới trí thức bội thu chưa từng thấy những danh hiệu “ưu tú”, “nhân dân”, huân huy chương, có phải để làm vũ khí “tuyên chiến” trường kỳ với đủ thứ giặc dã lạ đời, nào là tham nhũng-”nội xâm”, “bệnh” gian dối, thành tích, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…?
Trong khi đó thì vẫn có trăm ngàn trí thức người Việt ở ngoài đang đếm từng ngày mong những đổi thay, ít ra là được như những năm đầu đất nước độc lập, để trở về…
Tri thức bị mỉa mai, bôi nhọ. Quyền lực như đang diễn trò. Thế mà trớ trêu, nếu nhìn kỹ hơn thì hình như giờ đây hai đối cực này lại đang tương hợp, chứ không mấy xung đột, hơn bao giờ hết.
_________
Chú thích
[1] Quyền lực: quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2007)
[2] Tri thức: những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội
[3] Trí thức: người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2007)
© 2007 talawas

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét