Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Tin thứ Bảy, 01-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất – thì đất nước chúng ta chẳng còn gì (FB Ly Thuy Nguyên). “Trước khi chú hỏi tại sao trẻ con khóc vì bọn nào lạ hoắc/ Sao chú không hỏi nền giáo dục nào khiến trẻ con phát điên/… Chú Quân này, ai cũng có những nỗi buồn thế hệ/ Thế hệ chúng tôi là cái thế hệ chẳng-còn-gì/ Cái nhục của quốc gia này, nếu mà đổ lỗi/ Cũng đừng đến lượt lũ trẻ con” . – Thư của Fan Kpop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân (linkhay.com).  Mời xem lại: Đỗ Trung Quân – Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất (FB ĐTQ/ Dân Luận).  - Bút chiến về ‘nước mắt K-pop (ĐV). (thực sự là thất vọng với một bộ phận giới trẻ bây  giờ, không quan tâm đến non sông đất nước, không quan tâm đến gia đình và bản thân, chỉ chăm chăm chạy theo những thú vui trời ơi............)
2- Kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông gây lo ngại cho khu vực (RFI).  – Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ (BBC). - Lãnh đạo ASEAN lo ngại Bắc Kinh gây căng thẳng tại Biển Đông (VOA).   – Thế giới phản ứng sau tin Trung Quốc sẽ lục soát tàu nước ngoài ở Biển Đông (VOA). - Trung Quốc “lục soát tàu thuyền” là bước ngoặt nguy hiểm (NLĐ).  Người dân Philippines phản đối hộ chiếu “lưỡi bò” trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati hôm 29-11 =>
- Độc giả Hoàng Việt Thắng cho biết: “Tôi vừa điện thoại và nghe người bà con ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói ngư dân ra khơi được biên phòng và chính quyền địa phương ‘căn dặn’ là cần để ý, nếu thấy tàu Trung Quốc (kg nói rõ là tàu dân hay tàu chính phủ) thì cố gắng ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào’. Nghe xong, tôi có cảm giác ngư dân ta bị chính các cơ quan chức năng của Việt Nam coi như những tên ăn trộm khi họ đánh bắt trên lãnh hải của ta, còn kẻ ăn cướp đã được chính quyền trao cho vị thế người chủ“.
- Trung Quốc sẽ bị chất vấn thông tin ‘lục soát tàu bè’ Biển Đông (TP). – Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông (RFI). – Mỹ, Philippines chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè ở Biển Đông (DT).
- Trong khi Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông, chính  TQ lại nói, TQ ‘coi trọng’ tự do đi lại ở Biển Đông (BBC). Phát ngôn viên BNG TQ nói như con vẹt: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế“. – CON THÚ ĐIÊN (DĐCN).

- Việt Nam mất – Biển Đông hết giá trị (DLB).  “Căn cứ theo báo Đại Đoàn Kết đã loan tải (21/06/2011), chính thức công bố của đảng Cộng Sản VN. Việt Nam đã mất 11 đảo lớn nhất trong ba nhóm đảo Cam Tuyền, An Vĩnh và Trăng Khuyết có tầm vóc chiến lược và những rạn san hô, cồn đá, 8 bãi cát cạn và 16 bãi cát ngầm, một ngư trường khổng lồ ở biển Đông nay mất trắng.
- Song Chi: Khi lòng tự hào, tự tôn dân tộc đang mất dần… (RFA’s blog).  – Sao thấy im re vậy ta? (Quê Choa). “Hãy lên tiếng phản đối và có hành động kèm theo để bảo vệ lấy chủ quyền, đó là việc làm hiển nhiên của một chính quyền biết đặt xã tắc lên trên hết.  Không có xã tắc thì không có chế độ, không có gì hết.  Hãy lên tiếng đi, hành động đi. Đừng có hy vọng hão vào 16 chữ vàng nữa quí vị ơi, khổ lắm!”. – Toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn dân. Tại sao Đảng cứ tìm cách ém nhẹm? (BVN).
- Thái thú – Tượng đái Phành Quang Thung (DLB). Vì sao Miến Điện đã và đang thay đổi rất nhanh, dám chọn Mỹ và các nước phương Tây làm bạn để thoát khỏi vòng kềm kẹp của TQ? Nếu VN không nhận ra điều này, để đất nước rơi vào vòng nô lệ của người phương Bắc, lãnh đạo CSVN sẽ chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử VN. Lịch sử rất công minh, cho dù các nhân vật lịch sử có nằm yên dưới mồ mấy trăm năm đi nữa, họ vẫn không thoát khỏi sự phán xét của lịch sử. Xem đây, các ông cho những người này là ngụy, nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng người dân: Những bài thơ của một thời (3): Người anh hùng họ Ngụy (Nguyễn Thông).
- ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH ĐÃ TIẾP HIỆU PHÓ ĐẠI HỌC QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO ? (TSYG).
- Tự mê hoặc mình bởi khẩu hiệu của đối phương (RFA). Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: … khi Trung Quốc từ năm 1979 đem 60 vạn quân đánh chúng ta giết hại đồng bào chúng ta thì tôi cho rằng đã hết tình nghĩa rồi, cái đó đã trả nợ Trung Quốc và không còn gì nữa. Tôi cho rằng ai mà nói biết ơn này khác thì đó là không phù hợp, không biết đau khổ do sự chết chóc họ mang đến cho đồng bào mình”.
- Hộ chiếu có bản đồ: hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc (RFA). “… về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi. Thí dụ như Việt Nam có hành động thì phản đối – mà phản đối cũng không hiệu quả bao nhiêu, nhưng mặt khác lại có những hành động tiếp tục hợp tác giữa 2 bên, làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không!”
- TRUNG QUỐC TIẾP TỤC LỪA ĐẢO: CHỈ TÌM QUYỀN LỰC TRÊN BIỂN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BÁ CHỦ ĐẠI DƯƠNG !? (TSYG). Tiếng Anh có câu: “Fool me once, shame on you. Fool me twice, shame on me.” Nghĩa là, bị lừa một lần là lỗi của người ta, nhưng để bị lừa lần thứ hai thì mình đã không khôn hơn “một lần mình đã dại”.
- Góp một phân tích xung quanh sự kiện Hộ chiếu lưỡi bò TQ (DLB). – Thái độ dứt khoát trước “hộ chiếu lưỡi bò” (SK&ĐS). – “Đường lưỡi bò” trên hộ chiếu vấp phải phản ứng dữ dội (Hải Quan). - Indonesia: Hộ chiếu lưỡi bò ‘phản tác dụng’, Philippines yêu cầu TQ hủy bỏ (VOA). - NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ (Bùi Văn Bồng).  – Nguyễn Tấn Cứ: Cái lưỡi bò của con bò (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nguyễn Ngọc Già – “Hộ chiếu lưỡi bò” là cơ hội tốt? (Dân Luận). “Thời cơ không chờ đợi một ai. Hãy biến thách thức nghiêm trọng trở thành cơ hội trăm năm có một để ‘quốc tế’ hóa vấn đề biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa – Trường Sa hay không là lúc này đây”.
- Hà Sĩ Phu: Tiến lên trong đa dạng (BoxitVN). “Trong mối căm giận ngút trời thấy Tổ quốc bị khinh thường, lịch sử 4 nghìn năm oai hùng bị nhạo báng, nhân dân có nguy cơ trở thành những vong quốc nô kiểu mới, giới trí thức tiến bộ không thể ngồi yên.”   – Và đây là ý kiến của một độc giả gửi tới mà sáng qua chúng tôi đã trích dẫn: Không đóng bất kỳ dấu nào vào lưỡi bò, có nghĩa là không đóng dấu hủy trên đó: nên buồn chứ không nên vui.
Để góp phần đánh giá rõ thêm thực chất đảng, nhà nước VN này muốn gì trước hành động xâm lấn trắng trợn của TQ, nhưng luôn lảm nhảm “có đảng, nhà nước lo” để quyết dập tắt bất cứ ý muốn thắc mắc của dân, muốn tự được lên tiếng chống lại lũ được gọi là “bạn vàng” kia, xin được tóm lược lại một số thông tin liên quan trong 9 ngày qua và nhận xét sơ bộ.
Trước hết là phản ứng hoàn toàn bị động có chủ đích rất đáng ngờ của người phát ngôn BNG, khi chỉ trả lời câu hỏi của nhà báo chứ không ra tuyên bố (22/11), khi bức công hàm “phản đối” được “bí mật” trao, tự bao giờ, ở đâu không ai biết.
1Rồi màn nhí nhá vài thông tin qua báo Tuổi trẻ (24/11) về xử lý 111 trường hợp “hộ chiếu lưỡi bò” nhập cảnh cửa khẩu Lào Cai, không rõ trong khoảng thời gian nào. Thế nhưng, một điều đáng ngờ thêm là tới sáng nay, tìm lại bài viết này, giật mình thấy Tuổi trẻ đã lặng lẽ xóa đi tất cả những thông tin hiếm hoi liên quan việc xử lý đó trên hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái, trong tiểu mục “Đóng dấu ‘hủy’ vào hộ chiếu có đường lưỡi bò, mà tất cả các báo khác sau đó đã phải lấy lại từ đây, dẫn đến rất nhiều bình luận khen, chê, thắc mắc về cách ứng xử của chính quyền VN. Những thông tin này còn bị xóa đi cả trên phiên bản dùng cho điện thoại di động. Thật may, bằng chứng vẫn còn nhiều trên mạng, trên cả trang web của một trường trung học.
Giữa không khí hừng hực căm hờn của dân chúng VN, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã bằng thái độ ráo hoảnh của trò “diễn biến hòa bình” với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, đổ thêm dầu vào lửa khi bắn tiếng thề nguyền trung thành với nguyên tắc “16 chữ vàng”, “4 tốt” trước đám sĩ quan lau nhau của một trường quân sự TQ sang thăm.
Ngay hôm sau, chỉ sau có nửa ngày, như thể một trò lừa đảo kẻ tung người hứng, báo chí TQ đã công bố “quy định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền ‘lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển’” mà trong đó bao gồm cả lãnh hải của VN. Người phát ngôn BNGVN chắc sẽ … “bỏ qua”.
Hé lộ của báo An ninh Thủ đô về thực tế hoàn toàn bị động của cả Bộ Ngoại giao lẫn Công an, phải để cho lực lượng Bộ đội biên phòng ở một hai cửa khẩu thúc vào lưng như lũ lừa mà vẫn như đờ đẫn, đã càng chứng tỏ một chiến lược … “quy hàng”.
Cuối cùng, không thể im lặng mãi trước một vấn đề có tính tồn vong của đất nước, trong khi bao nhiêu chuyện cỏn con mà phải đích thân Thủ tướng ra mệnh lệnh, chiều hôm kia, ông Chủ nhiệm VPCP đã phải lên tiếng, hoàn toàn miễn cưỡng và rất có dấu hiệu giàn dựng, dưới dạng “trả lời câu hỏi” của một tờ báo mạng không phải thuộc chính phủ (VNexpress). Tệ hại hơn nữa, thông tin ỡm ờ rằng “chính phủ đã chỉ đạo” mà không cho biết ông móc từ đâu ra cái “chỉ đạo” này, văn bản nào, từ cuộc họp nào v.v..  rồi biện pháp xử lý thì rất yếu ớt, càng lộ hơn dấu hiệu về những chiêu thức lòe bịp dư luận. Bởi vì, nếu không dứt khoát xử lý, được chứng tỏ ở cấp nhà nước, để làm sao có thể lưu lại được những dấu tích thể hiện hành động bác bỏ của VN trên các tấm “hộ chiếu lưỡi bò”, ví như lập biên bản tạm giữ, đóng dấu không công nhận lên đó, … thì không thể tránh được khả năng vẫn sẽ có nhiều tấm hộ chiếu bị “lọt lưới”, tức là được đóng dấu visa, dấu nhập xuất cảnh của VN lên, tạo lợi thế bằng chứng pháp lý giúp TQ sau này. 
Không mạnh mẽ tranh đấu trong hội nghị các nước ASEAN, trái ngược hẳn với Philippines cùng cảnh ngộ. Không một biểu hiện mang tính trả đũa ngoại giao trước những hành động xâm lấn ngày càng trắng trợn, mà mới chiều qua là thông tin cắt cáp tàu Bình Minh lần nữa, thậm chí còn vui vẻ, mà lặng lẽ, cử đoàn sang tham gia “liên hoan văn hóa nghệ thuật” nữa.
Rõ ràng dường như người ta đang cố tình chứng tỏ với các “bạn vàng” TQ là đảng, chính phủ VN, dù xảy ra bất cứ hành động xâm lấn, xâm lược nào từ phương Bắc, thì ở đây vẫn bày tỏ lòng trung thành nhất mực (theo một cam kết bí mật nào đó?), qua việc không có một động thái phản ứng nào để có thể được sử dụng trong tương lai tại một Tòa án Quốc tế nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của TQ trên Biển Đông. Ngày qua ngày, “nội công ngoại kích”, phía TQ liên tục, trắng trợn, có bài bản xâm lấn Biển Đông, còn phía (chính quyền) VN thì cũng rất tinh vi, kiên nhẫn tích cóp cho “bạn vàng” tất cả những bằng chứng về việc VN đã công nhận ở cấp nhà nước những cuộc xâm lấn đó; những động thái gọi là “phản đối” một cách yếu ớt sẽ không đủ yếu tố pháp lý để chống lại TQ trong một tòa án quốc tế vốn dĩ đã rất thiếu tính cưỡng hành rồi.
- Hãy xem Du khách Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh để đặt thêm dấu hỏi (LĐ). Trong 10 tháng đầu năm có “92.000 khách – tăng khoảng 46% so với cùng kỳ năm ngoái”, giữa tình trạng tranh giành khách lộn xộn thì không biết có bao nhiêu tấm “hộ chiếu lưỡi bò” bị lọt lưới?
- Thế nhưng, cũng có những thái độ hồ hởi như trong bài này: Biển Đông và báo chí: một bước leo thang (RFA). Khốn nỗi, cái “phát hiện” đó lại bao gồm cả những thông tin mà Tuổi trẻ đã phải lặng lẽ cắt bỏ như nói ở trên: “Sau phản ứng chính thức từ Hà Nội, đến ngày 24/11 hầu hết các báo điện tử đều đưa tin Cửa khẩu Lào Cai không đóng dấu thị thực nhập cảnh hơn 100 hộ chiếu có in hình lưỡi bò của du khách Trung Quốc.” Và, khác với BBC hôm qua, với nhận xét nghi ngại:“… VNExpress không nói Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo bằng văn bản hay qua các cuộc họp và những chỉ đạo này được đưa ra từ khi nào”, đài RFA này còn không nhận ra vấn đề khác thường từ trả lời của ông Chủ nhiệm VPCP.
- Kính mời bà con thêm chút niềm vui nữa cho “an dân”: Bộ Chính trị chỉ đạo phát triển huyện đảo Trường Sa (DV). - Ngày hội Mùa xuân biển đảo 2012 (TN). - Gửi xuân sớm đến biển đảo (TT). - Đào tạo thuyền trưởng và máy trưởng cho ngư dân Lý Sơn (TN).  - Kiểm ngư tham gia bảo vệ chủ quyền biển (TT).
Kế hoạch khám xét tàu thuyền của Trung Quốc sẽ làm tăng căng thẳng (ANTĐ). - Cảnh sát Trung Quốc truy đuổi tàu nước ngoài (VnMedia).- “Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông” (VnMedia). - Không quân chiến thuật Trung Quốc: Lượng nhiều, chất ít (ANTĐ).
- Trung Quốc mong Phi-li-pin chấm dứt những lời nói và hành động làm phức tạp hoá vấn đề Nam Hải (CRI).
- Nhật Bản âm thầm đổi chiến lược quân sự (ĐV). – Đảng đối lập Nhật Bản kêu gọi tăng cường tàu chiến bảo vệ đảo tranh chấp (Japan Times/ Sống Mới). - Nhật – Đài Loan thảo luận về đánh bắt trên biển (TN).
- ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Đại học Sư phạm Hà Nội: Mạc Kính Vũ trong quan hệ với Trung Quốc thế kỷ XVII (NewVietArt).
- Bản Lên Tiếng của Thân Nhân, Gia Đình Các Thanh Niên Công Giáo Sắp Bị Đưa Ra Tòa Xét Xử Vụ Án “Bỏ Túi” (TNCG).
Lĩnh án vì tuyên truyền chống Nhà nước (TP).
- Đại sứ Úc tại VN thăm HT Thích Quảng Độ (RFA).
- KHI NÀO NGÒI BÚT PHẠM CHÍ DŨNG SẼ TRỞ LẠI? (QLB).
3Xử vụ côn đồ hành hung dân Văn Giang: Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm? (DV).  Bên bị hại sẽ kháng cáo (TT). - Bất mãn về phiên toà xử vụ hành hung dân Văn Giang (RFA). Trước đây nói có mười mấy người đánh dân, nay nói chỉ có sáu người vô tình nhặt củi. Nhưng đó là những vũ khí mà họ chủ động. Họ chủ động gậy gộc, chai bia, xông vào nhà dân đánh dân; thế mà nói là không chủ động”.Nực cười toà án huyện Văn Giang (Người Buôn Gió). “Bên trong toà bảo lỗi do bị hại chửi bị cáo. Thế này bị hại thật khoẻ, dù ở khoảng cách 30m (như toà nói) ở tuổi 73 mà chửi nhau qua lại cho bọn mấy chục thanh niên nghe thấy thì tai, giọng và sức khoẻ của bị hại Lê Thạch Bàn phải ngang tầm Lý Đức”.  – Video: Phản ứng của người dân sau phiên tòa (Lê Hiền Đức). - Phiên tòa xét xử vụ đánh người ở Văn Giang: Sai tội danh, sót tội phạm? (Nguyễn Tường Thụy).  => 

- Chỉ sai có một chữ thôi (Phương Bích). “3000 văn bản ký không đúng Luật. Đấy mới là do giáo sư nói trong lĩnh vực đất đai. Còn các lĩnh vực khác thì sao? Thực là kinh hoàng! Trong cuộc đối thoại với bà con Văn Giang, giáo sư Võ cười cười bảo: chỉ sai có một chữ là giao…(đất) thôi. Nghĩa là chỉ có thu hồi, chứ không được giao. Nhưng rốt cục lại vẫn giao…”
- Phản hồi về đề nghị Thủ tướng Việt Nam từ chức (phần 2) (VOA). “92% trong Quốc hội là người của đảng. Thế cho nên, ở đây sẽ là một việc viễn vọng, mơ tưởng hão huyền nếu hy vọng là Quốc hội bầu ra thì có quyền bãi nhiệm”. Mời xem lại Phần 1.
- CẦN HIỂU RÕ ĐẢNG VIÊN VÀ ĐCSVN – MA TÚY ĐẢNG (FB ĐHLV).
- Tiền đâu giải quyết nợ xấu? (ĐĐK). Không có tiền để giải quyết nợ xấu thì đào tài nguyên lên bán. Hết tài nguyên rồi thì bán… bất cứ thứ gì mà “bạn vàng” muốn mua.  – Việt Nam ‘sẽ tập trung vào cải tổ’ (BBC).
- ƠN ĐẢNG ĐƯA ĐƯỜNG, CHỈ LỐI (!) (Bùi Văn Bồng).
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với TP.HCM (TTXVN).
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm, làm việc tại Ninh Bình, Hà Nam: Phấn đấu đưa các BV thành BV vệ tinh hiện đại trong khu vực (SK&ĐS).
“Phải sống để trả lãi ngân hàng” (SGTT). - Nợ lương, tăng giá: Công nhân đói lòng (Vef). - Lương hưu không đáp ứng đủ nhu cầu tuổi già (LĐ).
Phạt nhà máy đóng tàu trên 485 triệu đồng (TN).
- Giảm chi phí đầu tư các tuyến cao tốc: Có đảm bảo chất lượng công trình? (TT). - Buộc phải ghi đúng giá mua bán nhà, đất (PLTP). – Bất cập trong bình xét hộ nghèo tại Hà Nội: Nhà 2 tầng khang trang, thu nhập 10 triệu đồng/tháng vẫn… nghèo! (DV).
Đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường trông giữ ô tô (TP). - Tôi khẳng định: Không thu được phí xe máy! (Kiến thức). - Ô tô dưới 10 chỗ đóng phí sử dụng đường bộ 130.000 đồng/tháng (DV).
Trên 736 tỷ đồng bị tạm dừng thanh toán (SGGP). - Vụ chợ Tân Hiệp, Đồng Nai: “Lấn cấn” tiền của Nhà nước (LĐ).
- Biểu dương Thiếu tá Công an liêm khiết (CAND/ DT). Hay là 3 triệu ít quá, nhận chi cho mang tiếng?  – Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng? (NLĐ).
Truy tố cán bộ ngân hàng chiếm đoạt, lừa đảo tiền tỉ (TN). - Khiển trách nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi (TN). – PHÚ QUỐC (KIÊN GIANG): Khởi tố nguyên bí thư kiêm chủ tịch xã Cửa Cạn (PLTP).
- Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của Pháp về lập pháp, hành pháp (VOV).  – Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Myanmar kinh nghiệm xây dựng pháp luật để dân Myanmar có được dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư bản? (PLTP).
Vỡ đập hay vỡ trách nhiệm? (Petrotimes). - Hỗ trợ lắp đặt đường truyền các trạm quan trắc động đất (TN).
- ­Một số dạng thảm họa liên quan đến sự an toàn của công trình hồ chứa (Tia Sáng). – THƯ NGỎ CỦA CÁC EM HỌC SINH LỚP 1C GỬI ANH XE BEN ĐẮK MEK (Nguyễn Duy Xuân).
Hơn một nửa chiều dài sông Mê Kông có nguy cơ thành hồ chứa (TN). - Bán hồ thủy lợi ở Tây Nguyên: Sai chỉ đạo của Chính phủ (DV).
Xả chất thải xuống hồ – Không có đất xây trạm xử lý (TN). - Nguy cơ vỡ hồ chứa bùn (TN). - Dân tấn công sà lan khai thác cát (TN).
- Vụ bê bối ở báo Đại Đoàn Kết: Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng “thắt lưng buộc bụng, dài cổ” chờ công lý (Hữu Nguyên).
4<- Tin nóng: Cả xã viết đơn xin giảm án cho “kẻ sát nhân” (NĐT). Nhưng nóng … đầu thêm có lẽ là hình ảnh minh họa lại y chang hình trong bài này: - Cán bộ xã phải thuê học sinh …đánh văn bản (TP). - Mất cả năm mới làm được khai sinh (PLTP). - Đề nghị UBND huyện Võ Nhai giải quyết theo quy định pháp luật (LĐ).
Một người tâm thần bị dân phòng đánh nhập viện (PLTP). - Khởi tố vụ luật sư bị côn đồ đánh vỡ đầu (PLTP).
- Khôi phục điều tra vụ án “trụ bêtông giữa sông” (TT).
- Ngày tận thế …bất động sản (ĐTTC/ 24h).
- Lễ hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (RFA).
- Phạm Thị Hoài: Trường hợp “Bác Hồ” (pro&contra). “Trách nhiệm thật của ông ở những điểm hệ trọng của lịch sử Việt Nam cận đại cần được phơi bày rốt ráo. Còn trong sự nghiệp phá hoại văn hóa xưng hô của người Việt, vai trò thật của ông nhỏ hơn tai tiếng rất nhiều”. – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 41) – “Bác Hồ ta đó… không phải là bác Mao!” (Nhật Tuấn).
- Trung Quốc tăng tiền bồi thường cho nông dân bị tịch thu đất (RFI). - Trung Quốc tăng đền bù đất đai (TN). - Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối Đạt-lai Lạt-ma đến bất cứ nước nào tiến hành hoạt động chia cắt Trung Quốc (CRI). – Nhiều người Tây Tạng mất tích sau một cuộc tự thiêu mới (VOA). - Phùng Tiểu Cương làm phim về nạn đói ở Trung Quốc (TTXVN). - Trung Quốc: Cháu luật sư mù Trần Quang Thành bị kết án hơn ba năm tù (RFI). - Cháu của luật sư mù Trần Quang Thành bị tuyên án tù (VOA). Chú thoát thì trả thù cháu.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình giải thích “giấc mơ Trung Quốc” được giới báo bình luận sôi nổi (CRI). “Hiện nay, mọi người đều đang thảo luận giấc mơ Trung Quốc, tôi cho rằng, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa kể từ cận đại đến nay”.  - Ông Tập Cận Bình gửi thư riêng cho Kim Jong-Un (TTXVN). Chắc là để hỏi bí quyết làm thế nào chàng Un trở thành “người đàn ông quyến rũ nhất”? - Bắc Triều Tiên có thể thử tên lửa tầm xa vào tuần tới (RFI).
Công tố Hàn Quốc vướng nhiều bê bối (TN). - Xìcăngđan ngành tư pháp Hàn Quốc: Từ chức và xin lỗi người dân (TT).
- Miến Điện có báo chí tự do hơn trước (BBC). Hiện nay, báo chí Miến Điện rất tự do và sự kiểm soát của chính quyền coi như không còn tồn tại. Các tựa đề lớn trên các tạp chí tin tức hàng tuần về bà Aung San Suu Kyi xuất hiện đều, và một cựu tù nhân chính trị cũng vừa cho ra bài kể lại kinh nghiệm bị giam cầm”. Lãnh đạo ta, hết thủ tướng đến chủ tịch nước qua đó, không biết có học hỏi được gì ở những người mà ta đã từng lên tiếng khuyên bảo họ?

- Việt Nam – Myanmar thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực (VOV). “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được đến thăm Myanmar và chúc mừng Myanmar về những thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội trong thời gian qua, nhất là từ sau bầu cử Quốc hội bổ sung tháng 4/2012”. Chúc mừng người ta, vậy khi nào thì mình tự mừng cho chính nước mình?
- BÌNH MINH ĐỎ ĐANG TRỖI DẬY Ở NƯỚC NGA (Trí Nhân Media).
KINH TẾ
- Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng tiến lên CNXH? (VOV). – Buông lỏng và chèn lấn (Nguyễn Vạn Phú).
Chính phủ quyết đẩy nhanh xử lý nợ xấu (ĐTCK).
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2013 khoảng 5,5% (TN/TTXVN).
Công bố đề án tái cơ cấu thị trường tài chính (PLTP).
Sẽ giảm lãi suất cho vay (TN). - Lãi suất cho vay có thể giảm còn 10% (TP). - Lãi suất cho vay nhiều khả năng hạ (DV). - Thù lao bạc tỷ của các chủ ngân hàng lao dốc (VTC).
Độc quyền vàng miếng SJC và ẩn số tỷ giá (SGTT). - Có hay không việc lách huy động vàng? (PLTP).
- Phân loại doanh nghiệp bảo hiểm để tái cấu trúc (TTXVN). - Các tập đoàn phải thoái vốn ngành bảo hiểm (TT).
5
- Ông Bùi Kiến Thành: Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế (VnEconomy). “Nếu tôi là lãnh đạo ngân hàng trung ương, thì ngày mai lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ không quá 7%/năm. Bởi lẽ, nguồn vốn của ngân hàng trung ương là vô hạn định miễn là tôi quản lý thế nào để không xảy ra lạm phát”.  =>
- Sắp hạ lãi suất cho vay về 10%? (VEF). - Các DN nộp thuế’khủng nhất’ (TP). - Làm không lương để… chờ thời (SGTT).
DN ưu tư trước kế hoạch kinh doanh 2013 (ĐTCK). - Dự báo mức tăng lương khối doanh nghiệp giảm (DV). - Ngành tài chính dẫn đầu về tỉ lệ nghỉ việc (LĐ).
- Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại (VOV). - Việt Nam xuất khẩu 1 triệu tấn caosu thiên nhiên (LĐ).
- Dầu khí dồn sức đẩy mạnh sản xuất (Đầu tư).
- Sẽ tính giá điện theo thời gian sử dụng? (KP).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 5: Nuôi cá xứ lạnh (TN). - Kiểm soát chặt việc nuôi chồn nhung đen (DV).
Chuyển giao cảng Năm Căn cho công ty tư nhân (TN).
- Người lao động Việt Nam ở Malaysia: Phấn khởi vì được tăng lương sớm! (SGTT).
- TPHCM: Giá đất không tăng trong năm tới (DT).
- EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (TBKTSG).
- Máy tính bảng “siêu rẻ” made in India (RFI).
- Nhật thêm gói kích thích kinh tế trước bầu cử (BBC). – Nhật Bản thông qua kế hoạch kích thích kinh tế 8,5 tỷ euro (RFI).
- Tăng chất lượng thị trường chứng khoán châu Á (TTXVN).
- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực euro tiếp tục xấu đi (VOA). – Tỷ lệ thất nghiệp vùng euro lại phá kỷ lục (RFI). – Đức thông qua khoản cứu trợ 43 tỷ euro cho Hy Lạp (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 218. ĐỀN CỜN (VSK).
- Đề xuất thu phí tham quan Hoàng thành Thăng Long (GD&TĐ).
Cổ vật giữa lòng Đà Nẵng – Người đam mê tiền cổ (TN).
Lại chuyện bảo tồn “chân thực” và trình diễn “sân khấu hoá” (SGTT).
- Hoài Giang: Người xưa làm vội vã, tùy tiện hay ông GS nói vội vã, tùy tiện (Trần Nhương).
- Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ quyền (PBVH).
Trịnh Nam Sơn “4 trong 1” với “Con đường màu xanh” (TN).
- Chuyện tình anh Hùng “điên nặng” (Hiệu Minh).  – Mùa Cưới (Minh Văn).
“Thổi còi” nghệ thuật đương đại (TN). - Người đam mê mỹ thuật đương đại VN (TT).       - Đánh đu sự kiện sợ gì… thiếu văn hóa (Petrotimes).
- Thực hư chuyện chôn sống trinh nữ cùng vàng ở gò Ếch (KT).
- Nhà sư nhất bộ nhất bái đã “tạm biệt”… Thủ đô (KT).
Lạm bàn về chữ tâm, chữ tài trong nghề làm phim (Gocomay).
- Bẽ bàng phim truyện Việt (Sống Mới). – HANIFF 2012: Cọ xát mới biết mình dở (Tia Sáng). - Khán giả sẽ gặp một Xuân “tóc đỏ” mới (DT). - “Có những người đầu tư giá rẻ cho sự nổi tiếng” (LĐ).
6<- Hai nghệ sĩ Mỹ song tấu piano tại TP.HCM (TN). - Thu phí nhạc số và quyền lợi ca sĩ (TT). - NSƯT Việt Hoàn: Thăng hoa từ những tháng ngày đau khổ (DV).
- Nhà văn Trung Quốc giàu như thế nào ? (Lê Thiếu Nhơn).
- ‘Tây Ta gì cũng cần đồng cảm tâm hồn’ (BBC).
- Rolling Stones vẫn là cỗ máy kiếm tiền (BBC).
- Triển lãm Dali tại Paris : Giác quan siêu thực bén nhạy (RFI).
- Bí mật lịch sử bên trong bộ bài mạ vàng 400 năm tuổi (ĐV).
- Một đội tuyển Việt Nam vô hồn (TN).  - Việt Nam thua Thái Lan 1-3: Tận cùng thất vọng (DV).  – Việt Nam 1-3 Thái Lan: Tạm biệt AFF Cup! (VTV).  - Tuyển Việt Nam than “lực bất tòng tâm” (DV).  – Đội tuyển Việt Nam bị loại không phải cú “sốc” lớn (DT). – Không vớt được gì! (QĐND).  – NÓI THẬT LÀ… NHỤC (Văn Công Hùng).  – Trưởng đoàn Ngô Lê Bằng: “Chúng tôi tin tưởng vào HLV Phan Thanh Hùng” (DT). - ĐTVN sẽ phải họp kiểm điểm khi về nước (ANTĐ). - Tôi ngạc nhiên trước sự yếu kém của tuyển VN’ (TTVN). - Việt Nam thua Thái Lan 1 – 3: Khép lại giải đấu ê chề! (DV). - Nội bộ tuyển Việt Nam: Trò ‘bật’ thầy ngay trên sân thì thắng được ai? (GDVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 10 vấn đề “nóng” của nền giáo dục Việt Nam (GDVN).
- Đào thải là điều cần thiết nếu muốn thị trường hóa giáo dục (Sống Mới).
Trao giải thưởng cho những luận án tiến sĩ xuất sắc về lịch sử (TN).
Không có thí sinh dù kéo dài xét tuyển (TN).- Mùa tuyển sinh buồn (TT). - Kết thúc tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Đóng cửa nhiều ngành học (DV). - Xem xét đóng cửa nhiều ngành đào tạo (TP). - Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 tại ĐH Quốc gia TP.HCM: Dự kiến thi 3 môn có lựa chọn (TN).- 2013: Khối năng khiếu sẽ tuyển sinh riêng (VNN). - Giảng dạy đại học phải có kỹ năng sư phạm (TN).
- Viết tiếp bài Không tin được đó là lớp học: Bị “vạ miệng” vì cung cấp thông tin cho báo chí (PN). - Hà Nội công bố quy hoạch phát triển hệ thống trường học (GD&TĐ). - Giáo dục Thủ đô năm 2020 đến năm 2030 có gì mới? (GDVN).
- Tưởng Năng Tiến: Nhà Giáo Ưu Tú & Nhà Giáo Hại Dân (RFA’s blog).
7Bài 2: Thiếu định hướng, lạc toạ độ (SGTT). =>
Rập khuôn là… giỏi! – Kỳ 3: Thụ động trước cuộc sống (TN).
- Bình Dương: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Nhiều tín hiệu khả quan (GD&TĐ).
- ‘Chữ xấu làm khổ người khác’ (VNN). - Học sinh tiểu học không cần học thêm (GD&TĐ).
- Thực hư việc một giáo viên nước ngoài kêu cứu tại Việt Nam (GDVN). - Trường công “né” trò “quốc tế” (PLTP).
Chỉ 19% trường mầm non Đà Nẵng có phòng y tế (TN). - Hơn 14 tỉ đồng “nợ xấu” trong HS-SV Quảng Nam (TN). - Quảng Nam: giáo viên bỗng biến thành “con nợ” (TT).
- Chuyện lạ có thật về ‘Hoàng tử ếch’ của Việt Nam (TN/ ĐV).
- Đại gia Việt dạy con như thế nào? (VTC). - Cậu học trò nghèo nuôi ước mơ từ những gánh cỏ (DT).
- Sinh viên ĐH Bách Khoa chế tạo thành công thiết bị y tế (GDVN).
- Phát triển khoa học và kỹ thuật tính toán ở Việt Nam: Bài học và ý kiến (Tia Sáng).  – Cách nào để khoa học Việt Nam thành công? (VNE).
- Video: Indonesia: Đưa tiếng Anh ra khỏi CT tiểu học (VTV).
- Nhật Bản đưa robot lên vũ trụ làm bạn phi hành gia (TTXVN).
- Khoa học Mỹ giải mã thành công bộ gen của lúa mỳ (TTXVN).
- Video: Anh: Tạo ra điện khi tập thể dục ngoài trời (VTV).
- Top 10 sự kiện khoa học công nghệ năm 2012 (KP).
- Uống bia chịu ảnh hưởng của hình thể li bia (Nguyễn Văn Tuấn).
NASA chính thức bác bỏ đồn đoán “Ngày tận thế” (DV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 2 đứa trẻ sống cùng “quái nhân”: Lo ngại (KP).
9<- Tro cốt 3 mẹ con cô dâu người Việt về nước (KP).
- Bị gỗ đè, người phụ nữ cô độc chờ chết trong căn nhà rách (DT).
- Độc giả “ném đá” phòng khám sản Vạn Vạn Bảo (NĐT).
- Mỗi năm có 500.000 người bị chó cắn (VNE). - Sửa quy định tiêu hủy chó, mèo vô chủ (DV).
Biệt đội… thuốc nam (SGTT). - “Có gì… tặng nấy!” (TT).
- “Lãnh địa” của sới bạc lớn nhất miền Bắc (KP/ 24h).  – Sới bạc to nhất đất Bắc: Bắt 105 con bạc, thu 2 bao tải tiền (VOV). – Cảnh sát thu gần 6 tỷ đồng tại sới bạc chùa Dận (DV).
- Cướp giật “vây” khách sạn 5 sao (TN). – Cười ra nước mắt với cách ‘sống chung’ cùng… cướp của dân Sài thành (ĐV).
- Quý bà ngây thơ mất 40.000USD vì chiêu lừa rửa USD (ĐV).
- Qua đêm… thành tỷ phú từ trộm “báu vật” của người chết (KT).
- Lạnh lẽo tình thâm (NLĐ).
- Tôi là “Pê đê” (NLĐ).
- Bị xiết nợ, đại gia miền Tây mất 3 biệt thự (VTC).
- Không có tiền chữa bệnh, cựu nữ du kích chờ chết (KT).
- Vợ liệt sỹ kể chuyện bị con ngược đãi (NĐT).
- Dị nhân có khả năng xoay vòng nhiều nhất (NĐT).
- Nông dân điêu đứng vì liên tục mất trộm trâu bò (DT).  – Thức trắng đêm canh trâu bò (ĐV).
- Dòi trong mũi cụ ông là ấu trùng ruồi (DT).
- Chất phụ gia trong xúc xích có thể gây ung thư (PN Today).  – Vỏ kem ốc quế Trung Quốc chứa thuốc tẩy gây ung thư (VTC/ SD/ SK&ĐS). - Nở nồi “lò” chế biến thực phẩm bẩn (PLTP).
8- Rùng mình mắm tép chưng thịt siêu bẩn (ANTĐ). = >
- “Nhìn vào bữa ăn để suy ngẫm” (DT).
- Thu giữ và tiêu hủy 4,3 tấn cá nóc ở cảng Sa Huỳnh (SGTT).
- Người đàn ông trả lại ví có hàng chục triệu đồng (VNE).
- Vụ tung clip sex trong nhà vệ sinh: Để trốn lấy chồng! (Soha).
- Vụ mua bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc: Buôn bán cả thai phụ (DT). - Vụ lừa “thừa kế gia sản của tỉ phú Mỹ”: Lừa tình, lừa tiền (TN).
- Hà Nội: Người nước ngoài lái xe cứu thương tông chết người (NLĐ).
- ‘Ông già Noel’ rắc mưa tiền 100 USD (VNE).
- Ngăn chặn AIDS – thời cơ của Việt Nam (LĐ). - Việt Nam phòng chống HIV/AIDS (BBC).  – Phổ biến sử dụng Methadone giúp ngăn lây nhiễm HIV ở Việt Nam (VOA).
- Số ca nhiễm HIV ở Hy Lạp tăng mạnh (VOA).
- Video: Trung Quốc: Dịch vụ hỗ trợ người vô gia cư (VTV).
- Băng ở hai cực tan nhanh hơn do tác động biến đổi khí hậu (RFI).
QUỐC TẾ
- Syria tạm đóng internet (ĐV).  – Nhật Bản tổ chức hội nghị của Nhóm thân hữu Syria (VOA). – Nhiều nước kêu gọi cấm vận dầu hỏa Damas (RFI).  – Iran thất vọng với Tổng thống Syria Assad (NLĐ). - NATO triển khai tên lửa Patriot ở TNK vài tuần tới (TTXVN). - Mỹ cấp phương tiện thông tin cho phiến quân Syria (TTXVN). - Bóng đen tang thương bao trùm Syria (Kiến thức).
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối lệnh cấm vận của Mỹ với Iran (TTXVN).
- Ủy ban của Ai Cập chấp thuận bản dự thảo hiến pháp (VOA). – Ai Cập: Thông qua dự thảo Hiến pháp, biểu tình chống Tổng thống tiếp tục (RFI).
- Palestine trở thành Nhà nước quan sát viên Liên Hiệp Quốc (RFI). – Israel cho xây thêm nhà ở khu định cư (BBC). - Palestine nhận “giấy khai sinh” (TN). - Palestine cam kết sẽ đàm phán với Israel (PLTP). - Palestine có thể kiện Israel ra tòa án quốc tế (PLTP). - Chiến thắng của Palestine tại LHQ, nguy cơ với Israel (TP).
Điều ít biết về nữ chỉ huy đội phục kích Osama bin Laden (Petrotimes).
- Bà Suu Kyi tìm hòa giải cho dự án mỏ đồng (BBC). – Biểu tình chống mỏ đồng Trung Quốc ở Miến Điện: Aung San Suu Kyi làm trung gian (RFI). – Bà Suu Ky đề nghị điều giải vụ tranh chấp mỏ đồng (VOA).
- Tổng thống Mỹ tìm thêm quyền để chính phủ có thể vay thêm tiền (VOA).  – Tổng thống Obama đi vận động cho kế hoạch tăng thuế người giàu (VOA). – Mỹ: Susan Rice không đủ uy tín để làm Ngoại trưởng (RFI). – Ông Bill Clinton miệt mài trả nợ thay vợ (NLĐ).
H1- Bộ trưởng Panetta đề nghị tiếp tục hiện diện ở Afghanistan sau 2014 (VOA).  – Thượng Nghị sĩ John Kerry: Ông chủ mới của Lầu Năm Góc? (CAND).
- Mỹ thử nghiệm máy bay tàng hình không người lái biết suy nghĩ (DT).
- Ngoại trưởng Afghanistan đòi Pakistan thả thêm tù nhân Taliban (VOA).
<- Thái Lan: Cuộc trình diễn cân bằng địa chiến lược xuyên ba thế kỷ (Sống Mới).
- Bang giao Mỹ-Nga ‘dậm chân tại chỗ’ (VOA).
- Binh sĩ Trung Quốc và Hoa Kỳ hoàn tất diễn tập cứu nạn chung (VOA).
- Phiến quân Congo rút khỏi Goma (VOA).
- Cựu thủ tướng Ấn Độ Inder Kumar Gujral từ trần (VOA).
- Sức khỏe của ông Putin ‘không được tốt’ (VOA). - Nga sắp triển khai hệ thống do thám toàn cầu mới (TTXVN). - Tổng thống Nga V.Putin đề nghị sửa đổi Hiến pháp (TTXVN). - Sức khỏe Putin rất xấu: Tin đồn thất thiệt (VnMedia).
- Trộm táo tợn đột nhập tàu hải quân Australia “nẫng” vũ khí (DT).
Cựu Tổng giám đốc IMF dàn xếp vụ bê bối tình dục (TP).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/11/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 30/11/2012; + Thời sự 12h – 30/11/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 30/11/2012; + Cuộc sống thường ngày – 30/11/2012; + Thời sự 19h – 30/11/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 30/11/2012; + Thu mua lá điều khô chưa rõ mục đích.

218. ĐỀN CỜN

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

ĐỀN CỜN

TS. LÃ DUY LAN
Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1292, cũng nhường ngôi lại cho con, rồi xuống tóc đi tu, trở thành vị Tổ thứ nhất của phái tu Thiền Trúc Lâm với pháp danh Điều Ngự. Số người tu hành của thời đó rất đông. Nhiều người xuất gia từ bé, nhưng nhiều người đã từng lập gia đình rồi do trắc trở nhân duyên, nên mới tìm đến cửa Phật. Trong trường hợp ngược lại, nhiều vị tu hành nhưng do những hoàn cảnh đặc biệt nào đấy đưa đẩy, đã hoàn tục trở lại, thì điều ấy, xét ra cũng là lẽ thường tình mà nhà sư trụ trì ở ngôi chùa cửa Cờn là một ví dụ.

Thuở ấy, ở xã Hương Cần thuộc Quỳnh Lưu – Nghệ An bây giờ, có một ngôi chùa dựng trên một hòn đảo nhỏ ở cửa Cờn. Tiếng là chùa nhưng kiến trúc còn đơn sơ, chỉ là ngôi nhà lá ba gian ở khuất hướng gió biển và bên trong đặt vài pho tượng Phật. Trụ trì trong chùa là một vị sư ông ở độ tuổi ngoài bốn mươi và một chú tiểu nhỏ giúp việc. Hai thầy trò tình nguyện ra đây, vừa tu hành nhưng cũng vừa để giúp đỡ những người đi biển gặp nạn, vì đảo cũng thường xuyên là nơi tránh bão của dân chài.
Nhà sư vốn xuất thân là một nho sinh, đã từng lều chõng đến trường thi, nhưng do không đỗ, lại gia cảnh sa sút, nên cũng đành xếp bút nghiên, để gửi mình vào cửa Phật. Ở nơi đảo vắng, quanh năm chỉ nghe tiếng sóng vỗ bờ, lương thực chủ yếu do dân chài ghé qua cung cấp, tưởng cũng là nơi tốt nhất để có thể dứt bỏ bụi trần một cách thực hiệu nghiệm.
Vừa tu luyện vừa năng giúp người cứu người, quả là một điều kiện lý tưởng cho một vị tu hành muốn mau đắc đạo. Nhưng nào ngờ sự đời cũng thật lắm nỗi éo le, khi nhà sư đang còn là một con người khang kiện, buổi thiếu thời đã từng xây dựng nhiều mộng ước đẹp cho tương lai, thì việc có bị “nhuốm” lại bụi trần, âu đó cũng là điều cần được thể tất, như ở phần sau này sẽ rõ.
*
Thời ấy, ở Trung Quốc, nhà Kim sau khi diệt xong nhà Bắc Tống liền cho viên tướng là Trương Hồng Phạm đi đánh úp quân Nam Tống ở Nhai Sơn. Quân Nam Tống đại bại. Quân Kim thừa thắng ào ạt tràn tới kinh đô, triều đình Nam Tống vô cùng nguy ngập. Nhiều vị đại thần đã tự sát. Trong tình thế ấy, viên Tả thừa tướng Lục Tú Phu vội vã hộ giá nhà vua vừa mới lên ngôi là Đế Bính xuống thuyền để đi lánh nạn. Cả hoàng cung, các triều thần và gia quyến của họ cũng vội vã xuống thuyền. Quân hồi vô lệnh, tất cả quân lính và tướng sĩ thấy thế cũng ùa cả theo. Thuyền bè chưa kịp chuẩn bị, lại có quá nhiều người đeo bám, nên ra đến ngoài khơi, gặp phải một cơn bão không phải lớn lắm mà tất cả thuyền bè đều đã bị đắm. Số bị chết ước tính có đến hàng chục vạn người. Nhà vua, hoàng hậu, các vị đại thần… tất thảy đều chung số phận…
Chỉ có ba mẹ con một vị phu nhân, vốn là công chúa con gái út của đời vua trước, may mắn thoát nạn nhờ cùng bám vào một cây cột buồm lớn. Vị phu nhân này cũng khá lanh lợi, đã biết lấy dây ở cột buồm buộc hờ vào người, cho mình và cho hai con gái, nên đã không bị sóng biển đánh bật đi. Cả ba mẹ con cùng chiếc cột buồm theo luồng nước, trôi mãi xuống biển phương Nam, dạt đến dập dềnh bên ngoài vùng cửa Cờn, nơi có hòn đảo, ngôi chùa và nhà sư trụ trì, như ở phần trước đã nói.
Buổi sáng hôm ấy, ở cửa Cờn, cơn bão cũng đã tan. Nhà sư, như thường lệ sau khi xảy ra bão, đã ra phía đông hòn đảo để nhìn xem sự thể thế nào, thì bỗng thấy có những vật gì đó đang trôi nổi ở phía xa xa. Đoán là có người bị bão nên nhà sư quay lại lấy chiếc mảng rồi vội vã chèo đi cứu nạn. Chú tiểu lúc này vừa mới thức dậy, đang quét dọn trong chùa. Vì nghĩ chú còn bé quá, nên nhà sư cũng không gọi đi theo.
Khi mảng chèo tới nơi thì nhà sư nhận ra ba người phụ nữ, trong đó hai người còn nhỏ và một người là thiếu phụ. Chắc họ là ba mẹ con – nhà sư phỏng đoán như vậy.
Không nề hà, nhà sư vội vã kéo từng người lên mảng rồi cho mảng trở mũi vào bờ. Lúc này, cả ba người đều hoàn toàn bất tỉnh, như ba cái xác không hồn, mặt mũi chân tay tím tái, chỉ còn thoi thóp thở. Qua quần áo và cách trang điểm đầu tóc, lại đeo đầy vàng bạc, nên nhà sư hiểu họ đều là những người phụ nữ quí tộc.
Giữa thanh thiên bạch nhật, trong khi đưa chiếc mảng nhỏ vào bờ, ba người phụ nữ dường như khoả thân hoàn toàn ở ngay dưới mặt nhà sư, do quần áo lụa trắng quá mỏng bị nhúng nước đã bó sát lấy người. Và lần đầu tiên trong đời, nhà sư nhìn thấy một thân hình khác giới ở độ tuổi trưởng thành, nằm như vậy. Những cảm giác bấy lâu dường như yên ngủ trong lòng nhà sư bỗng nhiên đều như bừng thức. Nhà sư cố dùng lý trí để kìm nén, nhưng vô hiệu. Những cảm giác ấy trỗi dậy một cách tự phát, nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí. Lý trí của nhà sư chỉ có thể tỉnh táo để giữ cho mình khỏi có những hành vi quá trớn, những hành vi tội lỗi, còn sự trỗi dậy của những cảm giác ấy thì đành chịu, và nó làm cho mái chèo của nhà sư khua lên loạn xạ, phải một lúc lâu sau mới lấy lại được thăng bằng.
Vừa chèo mảng, nhà sư vừa phải nhắm mắt để khỏi nhìn thấy cảnh tượng phía trước, nhưng chỉ được một lúc, đã thấy mái chèo khua không thật hướng, nên lại phải mở mắt ra. Ba khuôn hình vẫn ở ngay trước mặt. Nhà sư lại đổi mắt đi hướng khác, nhưng cũng chẳng được bao lâu, vì nhận ra mảng đã chệch hướng bờ, nên cuối cùng lại đành phải nhìn thẳng. Và vì nhìn thẳng như vậy, nên ba khuôn hình phụ nữ vẫn luôn luôn ở ngay trước mắt. Thật trớ trêu, bởi vì chỉ còn cách ấy mới có thể đưa mảng về đúng đích. Nhà sư thấy bàng hoàng cả người, cho rằng con mắt mình đã phạm vào giới luật, và trong cơ thể mình đã có những đòi hỏi tội lỗi. Vừa khua mảng, nhà sư vừa tự lên án, xỉ vả bản thân mình, nhưng mặc dù vậy, những gì mà nhà sư nhìn thấy vẫn cứ còn lưu giữ mãi trong đầu óc, mà không cách gì có thể tẩy xoá đi được.
Hơn một tiếng đồng hồ sau mảng mới cập đảo. Nhưng hơn một tiếng đồng hồ ấy cũng đủ để làm nhà sư bải hoải còn hơn cả chục năm khổ công tu luyện. Tuy vậy, lý trí của nhà sư vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Ông gọi gấp chú tiểu rồi hai thầy trò hối hả bế từng người vào nhà bếp ở mé cạnh Phật điện. Ba cơ thể vẫn hoàn toàn bất tỉnh, lạnh ngắt, hai mắt nhắm nghiền, chỉ có nhịp thở thoi thóp là còn dấu hiệu của sự sống, cần phải sưởi ấm cho họ gấp. Nhà sư cùng chú tiểu vội đi lấy củi nhóm lửa, nhưng khi ngọn lửa bùng lên thì họ nhận thấy không thể cứ để ba người như thế mà sưởi được. Quần áo dài bằng lụa mỏng không thể đặt cạnh lửa vì lụa rất dễ bốc cháy, vả lại, họ cũng cần phải được lau qua bằng nước ngọt thì mới có thể sưởi, vì nếu không, lớp muối bám vào bên ngoài sẽ làm cho cơ thể của họ bỏng rát. Không còn cách nào khác, nhà sư đành phải quyết định cởi quần áo của họ và gỡ các đồ trang sức ra để lấy khăn tẩm nước ngọt lau qua, rồi đem quần áo dự trữ của mình và của chú tiểu mặc vào cho họ. Tình trạng ba cơ thể phụ nữ lần lượt khoả thân hoàn toàn trước mắt cả hai thầy trò, tuy là một hành động cứu người và phải làm một cách hoàn toàn bất đắc dĩ, nhưng quả thực đã gây thêm hiệu quả tai hại về mặt tâm lý với hai thầy trò, và nhất là đối với nhà sư. Những gì mà cặp mắt nhìn thấy và hai bàn tay cảm nhận được, sẽ còn lưu giữ, và sẽ làm phương hại đến quãng đời tu hành của nhà sư kể từ đó trở đi, nó làm cho nhà sư đã không thể bình thản được như trước nữa.
Tuy vậy, đấy là những điều tiếp tục xảy ra về sau này, còn bây giờ, hai thầy trò đang phải chú ý vào việc “vần” từng người quanh đống lửa để sưởi ấm cho đều. Gần tiếng đồng hồ thì ba người phụ nữ mới hồi tỉnh, mắt đã he hé mở và nhịp thở cũng mạnh dần lên. Họ đã được cứu sống.
Nhà sư bảo chú tiểu đi bắc một niêu cháo, còn tự mình cũng đi ra vườn hái lá tía tô, đem rửa rồi thái nhỏ. Khi cháo chín, nhà sư trộn lá tía tô vào, rồi cùng chú tiểu ngồi bón cho họ ăn. Ăn gần xong niêu cháo, ba người đã bình phục trở lại, tuy sức hãy còn rất yếu và trong người còn rất mỏi mệt.
Họ nhìn nhà sư, chú tiểu cùng phong cảnh, và hiểu rằng đây là nơi tu hành. Với những cặp mắt đờ đẫn nhưng trìu mến, môi họ khẽ mấp máy nói những lời như thể cảm ơn. Tuy nghe mà không hiểu gì vì ngôn ngữ bất đồng, nhưng nhà sư cũng gật gật đầu, tỏ ý tán thưởng. Ông dùng ngón tay trỏ viết mấy chữ lên không khí, thấy người thiếu phụ nhìn theo và gật gật đầu. Thế là ông bảo chú tiểu đi lấy giấy bút và nghiên mực ra để cho họ “bút đàm”. Sau cuộc bút đàm, nhà sư hoàn toàn biết rõ xuất sứ và hoàn cảnh của họ.
Những ngày sau đó, ba mẹ con người thiếu phụ ăn nghỉ tại chùa, trong gian buồng của nhà sư và chú tiểu khi trước. Còn hai thầy trò thì phải ngủ ngay tại nhà thờ Phật. Những ngày này, lại nằm trong mùa động biển nên dân chài thường ở nhà đan lưới, chẳng có mấy ai ra khơi, và do thế, cũng không có thuyền nào ghé vào đảo. Nhà sư phải dùng mảng vào bờ mấy lần để tìm mua lương thực, thực phẩm. Tuy vậy, tin tức về ba người phụ nữ lâm nạn được cứu sống thì chưa lần nào ông trò chuyện với ai. Ông chần chừ chưa quyết định bởi vì những ngày này, trong lòng ông đã thực sự xảy ra một cơn giông bão. Vả lại, nếu ông có quyết định sớm, thì trong tình trạng sức khoẻ như hiện tại, cả ba mẹ con cũng không thể vào đất liền ngay được.
Sau khi lại sức và nhận rõ hoàn cảnh hiện tại, người thiếu phụ, tuy buồn rầu nhưng vẫn luôn tỏ ra là một phụ nữ yêu kiều, duyên dáng. Ba mẹ con nàng cùng chú tiểu lo việc bếp núc, còn những lúc rảnh rỗi thì ngồi thủ thỉ chuyện trò bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình, cả hai thầy trò đều nghe nhưng không hiểu gì, tuy vậy, sự lạ lùng cũng có sức hấp dẫn riêng của nó.
Nếu trước kia, chỉ có hai thầy trò thì không khí trong chùa lúc nào cũng có vẻ trang nghiêm, thậm chí hơi buồn tẻ, còn bây giờ, do sự xuất hiện của ba mẹ con người phụ nữ, nên vẻ trang nghiêm ấy đã hết, để thay vào đó, là sự xum họp đầm ấm, tựa như không khí của một gia đình. Nhất là những lúc tất cả cùng ngồi xung quanh mâm cơm, bây giờ đã có cả thức ăn thịt cá, thì bầu không khí gia đình ấy lại càng hiện lên rõ nét. Nhà sư nhìn mọi người bằng cặp mắt trìu mến, động viên ba mẹ con hãy gắng ăn cho mau lại sức, và trong lòng ông đồng thời cũng hiện về những ý nghĩ, những tình cảm mà bấy lâu nay đã từng bị ghìm nén và bị lãng quên. Ông nhớ lại thuở bé thơ của mình được quây quần cùng chị cùng anh xung quanh bố mẹ. Ông cũng nhớ lại hồi còn trai trẻ ông đã từng mơ ước có một gia đình thật đầm ấm và vui vẻ, nhưng sau đó, chỉ do thời thế, mà bất đắc dĩ ông mới phải chọn con đường tu hành.
Trong thâm tâm, ông hoàn toàn thương cảm cho số phận của ba mẹ con người thiếu phụ. Cõi lòng của họ đã thực tan nát mà chỉ có những ai hoàn toàn thông cảm và thương yêu họ mới có thể cứu vãn được và mang lại cho họ một chút niềm vui. Ông nhận thấy tình cảm của ông đã dành cả cho mẹ con nàng và ông muốn được chia sẻ số phận cùng với họ.
Ông nhớ lại ba thân thể gần như khoả thân nằm sõng soài trên mảng. Ba thân thể ấy lại khoả thân hoàn toàn khi ông cùng chú tiểu lau người và mặc quần áo cho họ. Đấy là những việc bất đắc dĩ và trong khi làm ông không có một hành vi lợi dụng nào, nhưng tuy vậy, bây giờ nhớ lại, ông vẫn thấy bồn chồn trong người, và cảm nhận số phận đã đẩy ông sang một hướng khác, không thể còn tiếp tục cuộc đời tu hành được nữa.
Ông thấy mình đã bị “nhuốm” nặng bụi trần, không còn cách gì có thể cởi bỏ đi được. Đã nhiều đêm ông ngồi trước Phật điện, miệng tụng kinh và tay gõ mõ, mà cuối cùng mối thương cảm và những hình ảnh kia lại vẫn hiện về. Lý trí của ông đã bị khuất phục trước những tình cảm và những hình ảnh ấy. Thôi thì đành vậy, cuộc đời ông sẽ phải đổi hướng, chứ không thể ở mãi nơi đây. Giáo lý đạo Phật không thể chấp nhận một người như ông, sau khi đã có những hành vi dù không muốn, và những ý nghĩ như vậy – ông hoàn toàn hiểu như thế. Phải chi, ông là con người gầy gò yếu đuối hay một ông lão khô héo, luôn luôn sống giữa làng nước thì đã đi một lẽ, đằng này ông lại là một người đàn ông đang còn tráng kiện, đã từng một mình ra biển cứu nạn khi có sóng to bão lớn, thì việc tiếp tục ở lại tu hành sẽ là điều không thể, sau khi đã có những hành vi và ý nghĩ như thế xảy ra. Dứt khoát ông sẽ phải hoàn tục trở lại.
Khoảng chừng nửa tháng sau, khi ấy sức khoẻ của ba mẹ con người thiếu phụ đã hoàn toàn bình phục, không khí trên đảo cũng thật yên vui, đầm ấm như trong một gia đình, thì cũng là lúc nhà sư phải thực sự đương đầu tới vấn đề đưa hay không đưa ba mẹ con nàng trở vào đất liền để trình báo với quan sở tại. Nhà sư hình dung ra trước mọi việc sẽ xảy ra như thế nào.
Có thể, khi trình báo với quan huyện xong, thì huyện sẽ đưa lên phủ, rồi phủ sẽ đưa về triều đình. Cũng có thể, chỉ đến huyện hoặc phủ thôi, thì bị giữ lại. Mà dẫu có đưa đến đâu thì mẹ con nàng cũng sẽ bị xung vào làm tỳ thiếp cho người ta. Nước của nàng đã mất, nhà của nàng đã tan, tất cả các người thân thích đều không còn, thì việc bị xung làm tỳ thiếp sẽ là điều chắc chắn, không thể có chuyện và có lúc trở về cố quốc được. Những vị quan trên kia, dù ở huyện ở phủ hay ở triều đình, thì có bao giờ lại thiếu đàn bà con gái đẹp? Ấy vậy mà họ vẫn có quyền lấy thêm đàn bà con gái nữa ở các nơi khác đưa tới, trong khi đó, ông, một người hoàn toàn bình thường và khoẻ mạnh, lại không thể có cái quyền này? Thế là bao nhiêu công phu khó nhọc, kể cả sự nâng niu giữ gìn và những tình cảm trìu mến của ông, hoá ra chỉ để làm tôi tớ cho người ta thôi. Ý nghĩ ấy làm cho ông cảm thấy như bị lừa gạt, sao ở đời lại có thể bất công đến như thế?
Cũng có thể, ông vẫn suy nghĩ tiếp, chỉ vừa vào đến đất liền, trên đường giải lên huyện lên phủ thì ba mẹ con nàng sẽ bị bọn lính hay một bọn côn đồ nào đó đến cưỡng bức. Cả ba mẹ con nàng đều đẹp như thế, sẽ khó mà tránh khỏi tai vạ. Những tên cường bạo sẽ đè nghiến những thân thể kia ra để hành hạ cho đến kiệt sức mà chẳng thương tiếc gì. Ý nghĩ ấy làm cho ông cảm thấy chua chát, tựa như chính bản thân mình vừa đánh mất đi một vật gì đó thật quí giá.
Thế mà ông, chẳng lẽ ông lại để cho tất cả những điều ấy có thể xảy ra hay sao? Cuộc đời tu hành của ông, vì tất cả những gì liên quan đến ba mẹ con nàng, nên sẽ không thể còn tiếp tục được nữa, thì bây giờ đây sẽ phải tính thế nào? Chẳng lẽ ông sẽ phải sống nốt cuộc đời, sau khi đã hoàn tục trở lại, trong buồn thương quạnh vắng và trong nhớ thương vô hồi vô hạn, cho đến lúc xuống mồ? Không, ông không thể buông xuôi cho những điều ấy có thể xảy ra được. Ông phải là người che chở, là chỗ dựa vững chắc cho cả ba mẹ con nàng. Ông cảm thấy số phận ông từ nay sẽ gắn bó vĩnh viễn với số phận của ba mẹ con nàng, mà không cách gì, không thế lực nào có thể chia cắt nổi. Ông sẽ hoàn tục, sẽ mang ba mẹ con nàng và chú tiểu vào đất liền, đi đến một nơi nào đó, để làm ăn sinh sống như mọi người. Hai bàn tay săn chắc và tài sông nước của ông chắc chắn có thể đem lại một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, và ông hoàn toàn tin tưởng như vậy.
Thế là ông đã đi tới quyết định. Một buổi tối, sau khi tụng kinh niệm Phật xong lần cuối cùng, và mọi người đã đi ngủ, thì ông vẫn ngồi viết một lá thư thật dài, trong đó kể hết nông nỗi nguồn cơn và các hoàn cảnh mà mẹ con người thiếu phụ sẽ lâm phải. Cuối thư ông ngỏ lời muốn cưới nàng làm vợ rồi cùng nhau đi khỏi nơi đây. Lời trong thư của ông thật chân thành, cảm động, và ông không hề giấu nàng một điều gì. Không thể trực tiếp trao đổi bằng lời vì ngôn ngữ bất đồng, nên ông chi có cách ấy để biểu lộ tình cảm, và phấp phỏng chờ mong thư phúc đáp của nàng.
Sáng hôm sau, lựa lúc chỉ có hai người, ông trao bức thư cho nàng, rồi lên mảng vào bờ đi mua lương thực, thực phẩm như mọi lần.
Trong lúc ông đi vắng, ở nhà, tìm được lúc thuận lợi, nàng mở thư ra đọc. Vừa đọc, sắc mặt nàng vừa biến đổi đi, nó chuyển từ màu hồng sang màu tím tái. Sự việc mà trong bức thư vẽ ra thật là đột ngột quá, đối với nàng. Là người phụ nữ quyền quí vào bậc nhất nhì của một đất nước, lại quá ư nhạy cảm, nên nàng hình dung ngay ra cái cảnh vợ chồng thường dân mà bức thư đã đề cập tới. Đấy là điều nàng không thể chấp nhận, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phải chi nàng chỉ là một cô hầu, hoặc là một người xuất thân từ trong đám bình dân, thì đã đi một lẽ khác. Đằng này, đường đường là một công chúa, rồi là một mệnh phụ, từ thuở lọt lòng đã quen sống trong nhung lụa và đài các, nên nàng không thể tưởng tượng và chấp nhận nổi một đời sống thường dân. Nó là những gì tối tăm, bần hàn và nhục nhã, và từ trước đến nay nàng vẫn luôn luôn có nhận thức như vậy. Cả cuộc đời phải làm tì thiếp cho quan lại và các hạng giàu sang, cũng chỉ là tối tăm, bần hàn và nhục nhã đối với nàng. Nếu sau này có phải lâm vào hoàn cảnh ấy thì nàng cũng quyết không thể nào chấp nhận. Trong sâu thẳm cõi lòng, nàng vẫn còn le lói chút hy vọng sẽ có lúc được trở về cố quốc, nếu không còn được hưởng cuộc đời phú quí, thì chí ít cũng được sống thanh bạch cho đến hết tuổi già. Và như vậy, việc chấp nhận lấy nhà sư sau khi đã hoàn tục, đối với nàng, hoàn toàn sẽ là điều không thể.
Là người phụ nữ đã từng sống giữa một triều đình Nho giáo từ tấm bé, nên nàng cũng không có cách xử lý nào khác hơn là tuân theo tam cương ngũ thường. Khi chưa đủ ba năm, thì dù muốn, nàng cũng không thể nào tính đến chuyện tái giá được, vả lại, hình ảnh cả triều đình tan tác, người bị giết, người phải tự sát, còn số đông phải chết đuối giữa biển khơi, trong đó có cả nhà vua hoàng hậu và vị đại thần chồng nàng, bấy lâu nay vẫn luôn luôn ám ảnh mỗi giấc ngủ của nàng và trở thành những giấc mơ kinh hoàng nhất. Trong tình trạng như vậy, nàng không thể nghĩ đến chuyện tái giá, cho dù đấy có là nơi môn đăng hộ đối với mình.
Dẫu trong lòng nàng có thực sự mang ơn cứu mạng của nhà sư và nhận thấy trong các cử chỉ, hành vi của nhà sư không có điều gì khuất tất, thì nàng cũng không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân với nhà sư được. Lòng biết ơn và sự thành kính nàng vẫn luôn ghi nhớ trong lòng. Trước lúc đi khỏi nơi đây, nàng sẽ gửi lại một số đồ trang sức quí giá để tỏ lòng biết ơn, còn việc kết duyên thì dù thế nào cũng không thể có được. Nàng vẫn còn nhớ về cố quốc, và hơn nữa, còn nhớ mình đã từng là một công chúa và một mệnh phụ ở giữa một triều đình!
Sau khi suy nghĩ kỹ càng, người thiếu phụ xin chú tiểu giấy bút mực để viết một lá thư, nói thác là để gửi cho quan sở tại (tất nhiên là bằng ngôn ngữ cử chỉ). Trong thư gửi cho nhà sư, nàng trình bày hết mọi lẽ để nhà sư hiểu hoàn cảnh của mình. Nàng cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành của ba mẹ con, một mực gọi nhà sư là “ân nhân”, và “xin ân nhân không nên nghĩ đến chuyện này nữa, để khỏi sao nhãng công việc tu hành”.
Sau khi đọc xong lá thư trả lời của người thiếu phụ, nhà sư đã hoàn toàn thất vọng. Có một cái gì đó sụp đổ trong tâm hồn ông. Bao nhiêu hy vọng của ông đã tan thành mây khói, mà những hy vọng ấy mới chân thành làm sao! Nhà sư tự cảm thấy mình thực tội nghiệp, cô đơn, côi cút ở trên cõi đời này. Không thể tiếp tục cuộc đời tu hành, vì mình đã phạm giới luật, cũng không thể hoàn tục được vì như thế sẽ phải mãi mãi sống trong cô đơn, thương nhớ cho đến lúc mãn đời, và đó sẽ là một điều kinh khủng nhất!
Trước mặt nhà sư bây giờ chỉ còn là một vực sâu thăm thẳm mà ông sẽ nhảy vào đó để cho quên hết mọi sự đời. Suốt đêm sau hôm đọc lá thư, ông ngồi cầu kinh niệm Phật trước Phật điện. Mọi người đã đi ngủ hết mà ông vẫn còn ngồi như thể hoá đá. Ông xin Đức Phật tổ hãy tha thứ cho những lỗi lầm mờ tối của ông. Ông cũng xin Đức Phật tổ chấp nhận cho ông được chết để chuộc lại mọi lỗi lầm.
Gần sáng, ông uống trọn một liều thạch tín đã chuẩn bị ngay từ lúc mới nhập Phật điện. Một lúc sau thuốc ngấm, ông dẫy nhẹ mấy cái rồi từ từ khép vành mắt lại. Ba người phụ nữ và chú tiểu lúc ấy đều ngủ say, nên không ai hay biết điều gì.
Sáng hôm sau, mọi người thức dậy, thấy nhà sư đã chết. Thiếu phụ là người đầu tiên nói rằng nhà sư chắc bị cảm mạo nên mới bị chết đột ngột như thế, để cho hai con gái và chú tiểu yên tâm, còn trong thâm tâm, nàng hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân và liều thuốc độc đã giết chết ông ấy. Sau khi mai táng chu đáo cho nhà sư xong, nàng âm thầm lặng lẽ như một cái xác không hồn. Nàng tự trách mình đã là nguyên nhân gây ra cái chết ấy. Nhớ lại những việc mà nhà sư đã làm cùng lá thư mà nhà sư đã viết, nàng thấy ông là một con người hoàn toàn tử tế và đáng kính trọng biết bao. Ông là ân nhân thực sự của cả ba mẹ con nàng. Một người như thế mà bỗng nhiên phải chết! Giá như mẹ con nàng cứ bị chết đuối ở ngoài biển khơi, để nhà sư khỏi phải trông thấy, thì đâu đến nỗi một người tử tế như thế phải chết oan khốc thế này? Càng nghĩ, người thiếu phụ càng thấy xiết bao ân hận. Những ước mơ của nhà sư sau khi hoàn tục, đâu có phải là điều gì giả dối, xấu xa? Nhà sư không phải là một người quyền quí nhưng con người ông chẳng chân thành và cao quí đó sao? Giá như nàng có thể đáp ứng được ước nguyện của ông thì đâu đã xảy ra cơ sự này?
Người thiếu phụ cũng nghĩ đến tương lai mà lá thư trước đây đã thử vẽ ra. Bị ô nhục giữa đường hay bị xung làm tì thiếp thì cũng đều là nhục nhã cả. Con đường về cố quốc quả là xa lắc xa lơ, không còn chút hy vọng nào, bởi vì quân thù vừa mới đặt chân đến mà triều đình thì đã tan tành, chẳng còn ai sống sót cả. Giang sơn không thể khôi phục được, nếu có cố công tìm về thì cũng sẽ bị rơi vào tay ngoại bang, rồi làm tì thiếp hay làm kẻ hầu người hạ cho người ta ở ngay giữa quê hương của mình, và điều ấy mới thực sự là nhục nhã.
Người thiếu phụ thấy hiện ra trước mắt con đường đầy chông gai, còn mình thì hoàn toàn lẻ loi đơn độc, không có người bảo trợ. Sau cái chết của nhà sư, nàng hiểu chắc chắn rằng rồi đây mẹ con nàng sẽ chẳng tìm thấy ở đâu một con người ân cần tử tế đến như thế. Cuộc đời cả ba mẹ con nàng quả là đang ở ngay trước một ngõ cụt. Thà chẳng bao giờ thấy mình phải rời vào vòng ô nhục là hơn.
Hoàn toàn thất vọng, người thiếu phụ thấy mình không còn muốn sống thêm nữa. Nàng không ăn, không uống, suốt mấy ngày lặng lè âm thầm. Một buổi tối, khi hai con gái và chú tiểu đã ngủ say, thì nàng trở dậy, lặng lẽ bước ra khỏi nhà. Nàng đi ra phía biển, rồi cứ thế, lội mãi ra vùng nước sâu…
Sáng hôm sau, hai người con thức dậy không thấy mẹ đâu, thì vừa kêu khóc vừa bổ đi tìm. Một lúc sau, thấy xác mẹ nổi dập dềnh ở bên mép nước. Hai cô gái cùng chạy xuống, và trong nỗi đau thương vô hạn, đã cùng nắm lấy tay nhau, rồi trầm mình vào trong làn nước biếc…
Đến lượt chú tiểu đi tìm thì thấy cả ba mẹ con người thiếu phụ đã chết. Chú bàng hoàng, kinh hãi, không biết phải xử trí thế  nào. Vừa hay, lúc đó ở phía đất liền có vài cánh buồm xuất hiện. Chú ngồi chờ cho đến khi có thể vẫy tay ra hiệu được, liền làm dấu để cho thuyền tiến vào đảo. Khi các thuyền cập đảo, những người dân chài bước xuống, nghe câu chuyện chú tiểu thuật lại, ai nấy cũng đều cảm thấy xót thương. Họ cùng nhau vớt xác ba người phụ nữ lên, tìm đồ khâm liệm, rồi đem chôn ở bên cạnh ngôi mộ của nhà sư. Thật vô tình mà như hữu ý như khi còn sống nhà sư đã từng mơ ước, là từ nay số phận sẽ vĩnh viễn gắn bó cuộc đời của họ lại với nhau. Chỉ có điều, sự gắn bó ấy lại chẳng thể xảy ra ở chôn dương gian! Ôi, đó mà cũng là số kiếp của họ sao?
Chùa bấy giờ không còn người trụ trì nữa. Chú tiểu còn quá nhỏ chưa đủ khôn lớn để có thể ở lại tu luyện một mình. Vả lại, sau mấy cái chết vừa rồi, bản thân chú cũng đã quá sợ hãi. Chú xếp đồ đạc rồi theo những người dân chài vào đất liền, trở về nhà thôi không đi tu nữa.
Ngôi chùa lâu ngày cũng trở thành hoang phế, chẳng còn ai đến thăm nom. Tuy vậy, những người dân chài vẫn phải tiếp tục công việc làm ăn sinh sống của mình. Thỉnh thoảng họ vẫn phải ghé vào đảo mỗi khi xảy ra giông bão. Họ lấy làm tiếc vì không có người giúp đỡ những lúc khó khăn, như khi còn nhà sư trụ trì. Và chính những lúc như thế, họ lại càng thấm thía công lao to lớn của nhà sư…
Mấy tháng sau, dân chài trong vùng đã cùng nhau góp công góp của để dựng ngôi đền, thờ bài vị của nhà sư. Đền được dựng ngay trên nền của ngôi chùa cũ. Ba mẹ con người thiếu phụ bất hạnh cũng được lập bài vị để phối thờ. Họ tin rằng những âm hồn bơ vơ, từ nay có nơi nương tựa, sẽ phù hộ độ trì, giúp cho họ đánh bắt được nhiều tôm cá và mọi sự cũng đều tai qua nạn khỏi.
Những lời khấn nguyện của dân chài ấy, vậy mà lại thấy ứng nghiệm, cửa Cờn từ đó trở thành nơi đi về của nhiều thuyền bè đánh cá và có tiếng là một cửa biển mang lại nhiều điều tốt lành.
Trải thời gian, ngôi đền được tu bổ thêm, rồi được xây cất trở nên khang trang, đẹp đẽ. Hương khói ở đó quanh năm không lúc nào dứt. Dân đi biển mỗi khi có dịp ghé qua, đều đến đền thắp hương dâng lễ vật tưởng nhớ. Họ cầu mong sự phù hộ độ trì và cũng là để chia sẻ nỗi niềm với những con người thiên cổ…
* Nguồn:NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét