- VTV-Thời sự: - Từ đầu chương trình, không nghe giới thiệu tin về “Thông cáo báo chí” của người phát ngôn BNG. Như tối qua đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri Hải Phòng … A! Không phải … mà là cùng một số lãnh đạo các bộ làm việc với Hải Phòng. Lạ há?! Thăm nhà máy đóng tàu Z189, vẫn chỉ đạo cần đóng những tàu to để vươn ra biển lớn …
A! Đây rồi! Có tiếp xúc cử tri, đúng là ở Quận Hồng Bàng. Một điêu độc đáo hiếm thấy là toàn bộ nội dung cuộc tiếp xúc đã được phóng viên, BTV “tóm lược” khá dài, còn đại biểu quốc hội Nguyễn Tấn Dũng và 5-6 ông bà cử tri thì chỉ thấy mấp máy môi, không được nghe tiếng phát biểu. Mời bà con nghe: Thủ tướng tiếp xúc cử tri . Thú vị là khi nói về “lợi ích nhóm”, thủ tướng đã lưu ý, có những nhóm lợi ích không vì lợi riêng, mà vì lợi ích chung thì nên khuyến khích. Hic! Chắc là nhóm lợi ích của … “đồng chí X”?
Trở lại với người phát ngôn. Có 1 điều lạ là bản tin của VNN đã được sửa lại cho rõ tuyên bố của người phát ngôn là thông qua một “Thông cáo báo chí” bằng văn bản, gửi cho các báo, thế nhưng, bản tin trên Dân trí thì không phải vậy: “Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động trên của phía Trung Quốc, ngày 4/12/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ …”, hay “… ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh”.
VTV-Thời sự đã đưa tin phản ứng của người phát ngôn. Lại cũng “trả lời câu hỏi của báo chí”, nhưng chẳng có hình ảnh gì, chỉ có cô phát thanh viên đọc thôi. Vậy là có thể đi tới kết luận rằng: Một màn kịch vụng về, dối trá và hèn hạ!
—-
Đây rồi … TIN SỐT DẺO! - Tàu TQ cố tình gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 (VNN). “Chiều nay, 4/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã phản ứng trước một loạt động thái Trung Quốc, trong đó mới nhất là việc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02″. Thế nhưng, vẫn chưa rõ “Ngày 3/12, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm …” là gặp ở đâu, có phải ngoài quán hay thực sự có triệu đại sứ nó tới như VNExpress … lỡ đưa?
Buồn cười nữa, là người phát ngôn này “phản ứng” và “cho biết” từ cái xó xỉnh nào, trong một cuộc họp báo quốc tế hay là chui trong phòng kín trả lời nhà báo gọi điện tới? Thế là đành phải liên lạc với “tay trong” tìm hiểu. Hóa ra là ông này ngồi nhà, phát đi “Thông cáo báo chí“. Càng chứng tỏ các bác này quá là cà cuống rồi, sợ họp báo bị hỏi ngược xuôi rồi thò cái đuôi ra chứ gì? Thương quá!
SƯỚNG CỰC!? - Việt Nam triệu đại diện Trung Quốc để phản đối vụ Bình Minh 02 (VNE). Sự kiện hiếm có lâu nay! Có điều xin hỏi Bộ Ngoại giao, đại diện đó là cấp gì, có phải thằng … “văn thư” không? Lần sau ráng uống trước mấy viên tăng lực, triệu luôn thằng đại sứ Khổng Huyền Hựu tới cho vui, nha. “Ngay sau khi tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02, bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp cùng các bộ Quốc phòng, Công an để xem xét đánh giá sự việc…“ “Ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối một loạt sự việc trên”. Đề nghị các báo phỏng vấn đại diện Bộ Ngoại giao để làm rõ vụ “triệu đại diện” này coi thực hư, chi tiết ra sao. Mới sáng nay thấy cái tin ỡm ờ của TTXVN, rồi Tiền phong đăng lại, giật tít hoành tráng, giờ nghe thêm tin khó tin này, lại càng thêm nhiều thắc mắc.
- Một độc giả thân thiết gọi điện cho biết trước đó ít phút, trang VNExpress để cái tựa là “triệu đại sứ”, rồi sau đó sửa lại thành “triệu đại diện”. Thử tìm lại trên mạng thì có cái này: Việt Nam triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối vụ Bình Minh 02 (Xã luận). Có vẻ như trang web này lấy lại nguyên văn của VNExpress, nhưng giấu nguồn, sửa nội dung theo kiểu ăn cắp.
Cố tìm thêm, thì … đây rồi, vẫn còn dấu vết trên mạng: Việt Nam triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối vụ Bình Minh 02. “Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua triệu Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối về việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, trong khi các lực lượng chức năng Việt Nam tăng cường biện pháp bảo vệ tàu hoạt động trên biển.”
Phát hiện báo Người lao động đã đăng lại tin của VNE : Việt Nam triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ Bình Minh 02.
-Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, những thông tin liên quan tới “triệu đại sứ” hay “triệu đại diện” Trung Quốc để trao công hàm phản đối là thông tin mang tính chất nội bộ, thế nhưng có báo lại đã “phá rào” đưa lên. Hài vãi! Sáng nay có cuộc giao ban báo chí hàng tuần, không rõ vụ này có được đưa ra trao đổi hay không.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- GS Carl Thayer: ‘VN nên có dấu riêng đặc trị ‘hộ chiếu lưỡi bò’ (ĐV). Chí lý! Nó cũng tương tự như biện pháp của Ấn Độ. Nhưng tiếc rằng giới chức VN không muốn làm vậy. Họ muốn giả ngô giả ngọng, chấp nhận hành động chuẩn bị bằng chứng pháp lý của Tàu, dụ khị công luận bằng vài thông tin “cấp thị thực rời”, trong khi có thể đã có hàng ngàn lượt tấm “hộ chiếu lưỡi bò” được đóng dấu visa, dấu nhập xuất cảnh của VN, rồi sẽ là hàng triệu trong thời gian tới, giúp cho TQ bằng chứng pháp lý mạnh mẽ về sự xác nhận không thể chối cãi của VN về lãnh hải cho TQ, vô hiệu hóa những bằng chứng com cóp được bao lâu nay do tổ tiên để lại.
- TP: Hệ thống hóa tài liệu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
dễ trở thành vô nghĩa khi hàng vạn, triệu visa được đóng trên “hộ chiếu
lưỡi bò” của TQ mà không luận không có cách gì biết được.
- Tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn Việt Nam (CP). – Phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông (TTXVN). – Trung Quốc phải chấm dứt ngay những việc làm sai trái (TT). – Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm sai trái (DT). – Phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (VNE).
- Tư lệnh Hải quân Ấn Độ: Sẵn sàng bảo vệ các lô dầu được Việt Nam cho khai thác (ĐV). – Ấn Độ “sẵn sàng điều quân ra biển Đông” (NLĐ).
- Hạ thủy tàu phục vụ giàn khoan (TT).
- Tàu hải giám Trung Quốc quay lại Senkaku (NLĐ). – Trung Quốc phản đối Mỹ bảo vệ Nhật về Senkaku/Điếu Ngư (VOV). – Trung Quốc ‘giãy nảy’ vì Mỹ coi Senkaku thuộc Nhật Bản (Petrotimes).
- Đập thủy điện không tự nhiên vỡ! (Petrotimes).
- Phó Thủ tướng phê bình hai bộ (VNN).
- Những phát ngôn ấn tượng của ông Nguyễn Bá Thanh (KT). – Kinh tế Đà Nẵng gặp “khó khăn chưa từng có” (VnEco).
- Cũng một cái tin đưa, nhưng VNN và Tiền phong cẩn trọng hơn Lao động: – Giám đốc Đài PTTH Long An chết trong tư thế treo cổ (TP). – Giám đốc đài PTTH Long An chết do treo cổ? (VNN). - Bí ẩn đằng sau vụ GĐ Đài truyền hình tự tử (KP).
- Con tử tù làm CMND mới không cần ghi tên cha mẹ
(Infonet/TP). Ngô nghê hết sức! Ra điều “nhân đạo” nhưng thực tình phá
luật bừa bãi, trong khi lại không giải quyết được vấn đề, sinh nghi ngờ
vu vơ cho những ai không có tên cha mẹ trên CMTND.
- Sẽ khắc phục triệt để rò rỉ nước tại hầm Kim Liên (TTXVN). – Hầm Kim Liên rò nước đúng “vết thương cũ” (ANTĐ). – Hầm Kim Liên nứt, thấm: Kịch bản nào xấu nhất? (VTC). – Vì sao cao tốc, đại lộ nghìn tỷ “đua nhau” nứt? (VnMedia). – Bộ Tài chính ép dân hưởng lợi,cao tốc cuống cuồng xuống cấp (PN Today).
- Yonhap: Triều Tiên đã lắp xong tầng tên lửa thứ hai (TTXVN). – Triều Tiên tiết lộ chi tiết thời gian phóng tên lửa (VNN). – Hàn Quốc dùng ngoại giao ngăn Triều Tiên phóng tên lửa (TT).
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa đất nước đi về đâu? (Kami -RFA)
Khi Trung quốc in đường ‘lưỡi bò’ trên hộ chiếu (Kami -RFA)
Cái hộ chiếu mang hình lưỡi bò và khu vực nhạy cảm (Viettusaigon -RFA)
Khi lòng tự hào, tự tôn dân tộc đang mất dần… (Song Chi -RFA)
Con rối của người khổng lồ (phần 3) (Trần vinh Dự -VOA) ->>>>Con rối của người khổng lồ (phần 2) >>>Con rối của người khổng lồ
Tư duy lạc điệu? (Nguyễn Giang -BBC)
Hội chứng “EM Ở CẦN THƠ” (?!) (Buivanbong)
… SẦU OÁN VÌ TÂM THỨC ! — MINH DIỆN -(Buivanbong)
Trí thông minh để làm gì (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -“Chỉ
một người dân Trung Hoa mới có đầu óc nghĩ ra được mưu kế như vậy!” Ðó
là một câu khen ngợi bật ra trong quán cà phê, sau khi bà con bàn chuyện
“hộ chiếu lưỡi bò.”Trung Quốc muốn dẫn đầu thế giới về “Internet of Things” (Nguoiviet) - Tại “Le Web”, hội nghị kỹ thuật lớn nhất ở Âu Châu họp tại Paris từ ngày 4 đến 6 Tháng Mười Hai, người ta chờ đợi những sáng kiến và thành tựu mới sẽ được trình bày.
Chuyện hướng nội và hướng ngoại của Hoa Kỳ (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet)
Không còn là dự đoán kinh tế nữa (AlanPhan -Diễn đàn X-Cafe/Nguoiviet)
Từ Sông Tranh 2 đến điện hạt nhân Ninh Thuận (Nguoiviet)
Chủ quyền mất dần, nhục cũng thành quen (Song Chi -Nguoiviet)
Thiện Tùng – Tản mạn về mãi dâm (X-Cafevn)
70% người Việt Nam lên mạng Internet để tán gẫu (NV) —-Kiều hối về Sài Gòn tăng $200 triệu so với 2011 (NV)Trò truyện với Khuê Tú (20 tuổi), Uỷ viên Nhân quyền của Liên Hội người Việt tại Canada (phần 2) (RCTM) —-An Cư chẳng có, Lạc Nghiệp cũng không (RCTM)
Hai bộ bị Phó Thủ tướng phê bình (VNN) —-‘Đại gia’ dùng tiền Nhà nước ra nước ngoài đánh bạc (VNN)
Những chuyện nhỏ… không như con thỏ (TVN) – Sự cố sập một thủy điện nhỏ, hay những khoản “tiêu cực vặt” trong ngành CSGT không hề “nhỏ như con thỏ” – mượn ngôn ngữ xì tin thông dụng hiện nay.
Chê việc, công nhân thuê người ‘thế mạng’ (VEF) —-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm(TNO)
Phải nhanh chóng có giải pháp (TN) -Thủ
tục rườm rà, tình trạng tập trung bệnh nhân vào các thành phố lớn… là
nguyên nhân của cảnh chờ đợi khi khám bệnh, đó là ý kiến của nhiều bạn
đọc sau khi Thanh Niên số ra ngày 3.12 đăng bài Đổ bệnh vì chờ khám bệnh.
- ‘Kinh tế Việt Nam cần một liều thuốc niềm tin’ (VNE). – HSBC: Kinh tế Việt Nam hiện khác hẳn năm 2011 (VnEco).
- Doanh nghiệp chết, ngân hàng cũng băng hà (VNN). – Ủy ban Giám sát Tài chính: Doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn (vinacorp). – “Hạ lãi suất huy động, cơ bản thêm 1% để cứu DN” (TTXVN). – Ủy ban Giám sát tài chính kiến nghị giảm lãi suất (TBKTSG). – Lần đầu tiên ngân hàng tự áp trần lãi suất cho vay (VnEco).
- Giá vàng xuống mức thấp nhất một tháng (Tin tức).
- EVN đi mua ngoài hơn một nửa sản lượng điện (VnEco). – Năm 2011: Bán 1 kwh, EVN lỗ 56 đồng (Đầu tư). – Giá điện sẽ nâng từng bước theo thị trường (CP). – Tăng giá điện, hãy sòng phẳng với dân (ĐV).
VĂN HÓA-THỂ THAO- UNESCO xét hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (QĐND).
- Các nghệ sĩ điện ảnh hàng đầu VN… mếu máo kêu cứu (ĐV). – Xung quanh việc Hãng phim truyện Việt Nam kêu cứu về Hồ Tây bị xâm phạm (PLXH).
- Điện ảnh Việt lại nói lời xin lỗi! (Petrotimes).
- Nghệ sĩ Văn Hiệp đã trượt ưu tú vì… (VOV).
- Gặp một Beethoven đau khổ tột cùng (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- “Khan hiếm” công trình xét trao Giải thưởng NN và Giải thưởng Hồ Chí Minh (KP).
- Đến trường trên… xe ba gác (DT).
- Đã có kết luận nghi án giáo viên đâm kim vào tay bé mầm non (GDVN). – Giáo viên mầm non: Bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm (DT).
- Trồng rau trên Mặt Trăng (TQ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Rợn người khi nghĩ mình đã ăn thực phẩm… thối (ANTĐ).
- Vụ triệt phá sới bạc lớn nhất miền Bắc: Chủ sới dùng công nghệ để “bịp” (TN). – Vì sao con bạc vào sới của Đức “vẩu” đều ra về tay trắng? (DV). – Phà Rừng lộn xộn đỏ đen và đò ngang kéo khách (PLVN).
- Vô cảm với bữa ăn không thịt (ĐV).
- Nghệ An: Ám ảnh làng góa bụa nơi đại ngàn (DT).
- Vào vườn quốc gia săn thú, bị súng cướp cò tử vong (NLĐ). – Đủ trò hãm hại tại “lò nướng thịt chim” miền Trung (PN Today).
TP.HCM: Đề xuất ra nghị quyết chống cướp giật (VNN)) -Cho
rằng nạn cướp giật đang trở nên “tàn bạo, táo tợn”, nhiều đại biểu HĐND
TP.HCM đề nghị ra nghị quyết lấy 2013 là “Năm an toàn trật tự xã hội”.
Nổ đầu đạn sót lại từ thời chiến Việt Nam, 4 trẻ em thiệt mạng (VOA) —FBI truy lùng một người mẹ gốc Việt tình nghi muốn giết con (NV)
VTC – Ảnh chế sữa đậu nành, xem không dám ăn —-Dân Việt – Phát hiện hàng trăm cân thịt thối chuẩn bị tiêu thụ
Ớn lạnh “đặc sản” của học trò - (Dân trí) – Một trong những thói quen khi ăn món phá lấu tại cổng trường là… thò tay vào bát nhặt ra vài sợi lông heo. Vậy nên chuyện múc nước dùng bằng chiếc… —Rùng mình với clip cô giáo “quất” học sinh bằng roi ngay tại lớp - Báo Giáo dục Việt Nam
Gái 14 tuổi đã 3 đời chồng (VNN) —–Bộ Công an nói về vụ bắt sới bạc “khủng”(VNN) —‘Làm chuyện vợ chồng” với nữ sinh, dính 4 năm tù(VNN)
Mẹ cắn đứt ngón tay con vì mê tín – Pháp luật TPHCM - Do nghe cắn đứt ngón tay con để dễ nuôi, người mẹ hành động dại dột khiến trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. —-Bé gái sơ sinh tím tái giữa cánh đồng - VnExpress —–Đàn ông Việt Nam đang bị yếu sinh lý? - Kienthuc.net.vn
Trút xiêm y điều khiển giao thông giữa phố (VNN) —-Uất ức của nữ sinh bị đánh, xé áo rồi quay clip (VNN)
Mỳ tôm chiên sấy trăm độ vẫn có đỉa? (VEF.VN) – Gần đây, hết tin tồn có đỉa trong sữa, rồi bim bim… Giờ trên các trang mạng xã hội và trên các diễn đàn lại râm ran tin đồn trong mỳ gói có đỉa. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang… —-Tạm đóng cửa lò bánh mì để làm rõ vụ ngộ độc hàng loạt (TNO)
Mít non chín thơm nhờ tiêm thuốc lạ(VNN) —-Hô biến mác gia công 500 đồng thành hàng hiệu xách tay(VNN) —-Những thú vui ‘đốt tiền’ thời bão giá của nhà giàu HN(VNN) —–Mẹ ‘bóp miệng’ chi tiền triệu sắm hàng ngoại cho con(VNN) —-Bí mật cuộc đời gã ăn xin kiếm 3 triệu/ngày(VNN)
Bí mật trong quán tẩm quất thư giãn ở ‘phố sướng’(VNN) —–Cảnh báo nguy cơ nhiễm xạ từ máy X-quang TQ(VNN) —-Không nhậu nên bị chửi, vợ đâm chết chồng (TN)
- LHQ ngừng hoạt động tại Syria (Tin tức). – Đức cảnh báo Syria không nên dùng vũ khí hóa học (TTXVN). – Tổng thống Syria lại bị cấp dưới phản bội (VnMedia).
- Trở thành ‘quốc gia quan sát viên’ của LHQ, Palestine được gì? (Petrotimes).
- Ngoại trưởng Nga Lavrov bị thương khi chơi thể thao (TTXVN). – Nga phủ nhận tin đồn Ngoại trưởng Lavrov bị gãy tay (GDVN).
Quốc sách hàng đầu
Quốc sách
hàng đầu của Việt Nam
là gì?
Quốc sách
hàng đầu của Việt Nam
là giáo dục.
Vấn đề là quốc sách hàng đầu ấy được thực hiện như thế nào ở Việt Nam? Xin thưa, người ta đã làm nhiều lắm. Toàn là sáng tạo. Luôn là đoàn kết. Sự đồng lòng nhất trí luôn có được từ trên xuống dưới để thực hiện các chính sách nhà nước đưa ra. Cho dù ban đầu có người nọ người kia có các ý kiến phản biện, đôi khi khá là gay gắt nhưng vì cực hiếm khi có ai dám nói điều mình nghĩ một cách ngay thẳng về những vấn đề cơ bản quan trọng nhất nên chung cuộc các chính sách quyết định vẫn được đưa ra và thi hành bởi kết quả nhất trí.
Độc tố Mác Lê
Mao toàn trị
Đang mỗi ngày
phát tán di căn
Các chức sắc
“cựu, nguyên” góp ý
Dễ gì dốc cạn
nỗi băn khoăn?
Ông chú thích
“Nhiều vị chức sắc “cựu, nguyên” thấu hiểu được vấn đề, nhưng vì là nguyên, là
cựu nên phải rất lựa lời, tránh những điều cốt lõi nhất được cho là nhạy
cảm, tế nhị, nói sao cho dễ lọt tai, và để lần sau được mời tham gia góp ý kiến
tiếp.”
Quả vậy, khi
vấn đề cốt lõi nhất đã bị tránh đi, rồi ai cũng tự chụp lên đầu mình cái mũ
khôn ngoan, vẫn trung thành với đảng chứ không phải là bọn phản động đòi dân
chủ đa nguyên thì những điều mà họ nói, cách mà họ nói chỉ còn tác dụng trang
trí thêm cho nền “dân chủ tập trung” của Việt Nam, góp phần củng cố vị trí độc
tôn của đảng cộng sản và chế độ độc tài của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Nền giáo dục
của Việt Nam
hoàn toàn nằm trong cái khối u khổng lồ và hôi thối của chủ nghĩa Mác Lê Mao
này. Mọi cách chữa trị cải tạo nó từ trước đến nay đều chỉ là những ý kiến và
biện pháp sao cho điều cốt lõi vẫn phải được giữ nguyên, là: mục tiêu, phương
pháp giáo dục, lãnh đạo giáo dục và người làm giáo dục, tất cả vẫn phải và chỉ
được tồn tại và phát triển trong cái khối u độc tố Mác Lê Mao ấy. Cuối cùng và
đặc biệt nhất là tất cả những chính sách giáo dục đã được ban hành đều thành
công tốt đẹp mỗi khi các cấp cơ quan nhà nước tổng kết về tình hình giáo dục.
Những tổng kết thắng lợi vẻ vang này mặc kệ và bất chấp tất cả sự dối trá, tha
hóa biến chất rõ ràng của nghành giáo dục đến nỗi những em bé học tiểu học còn
biết tự tay cầm phong bì tiền để “kính biếu” cô giáo. Đến nay, sau hơn nửa thế
kỷ chính quyền cộng sản cai trị trên đất nước Việt Nam tất cả những trí thức
lớn danh tiếng của đất nước đều phải đồng lòng nhất trí mà thừa nhận rằng văn
hóa Việt Nam đã và đang suy đồi, vong bản, bế tắc và ngớ ngẩn chưa từng thấy
trong lịch sử dân tộc.
Vì đâu nước Việt Nam chúng ta lại trở nên như vậy khi mà chúng ta vẫn luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống hiếu học với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Đến thời thuộc địa, Việt Nam là nơi có những thành phố thịnh vượng và đẹp nhất đông nam á. Từ khi cộng sản cầm quyền cai trị thì nhân dân ta luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hết cuộc cải cách này đến cuộc cải cách khác trong mọi lĩnh vực mà cuộc cải cách nào cũng thành công tốt đẹp mỹ mãn hoặc hơn cả mỹ mãn. Thậm chí sự thành công ấy của Việt Nam đã biến Việt Nam thành anh hùng của thế kỷ, thành lương tâm của thời đại, đến nỗi ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đương nhiệm năm 2008 còn cười tươi như hoa mà phát biểu “Rất nhiều người nước ngoài ước mong được đến Việt Nam sinh sống.”
Hình minh họa
Vì đâu nước Việt Nam chúng ta lại trở nên như vậy khi mà chúng ta vẫn luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống hiếu học với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Đến thời thuộc địa, Việt Nam là nơi có những thành phố thịnh vượng và đẹp nhất đông nam á. Từ khi cộng sản cầm quyền cai trị thì nhân dân ta luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hết cuộc cải cách này đến cuộc cải cách khác trong mọi lĩnh vực mà cuộc cải cách nào cũng thành công tốt đẹp mỹ mãn hoặc hơn cả mỹ mãn. Thậm chí sự thành công ấy của Việt Nam đã biến Việt Nam thành anh hùng của thế kỷ, thành lương tâm của thời đại, đến nỗi ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đương nhiệm năm 2008 còn cười tươi như hoa mà phát biểu “Rất nhiều người nước ngoài ước mong được đến Việt Nam sinh sống.”
Những ngôn từ
ở trên có lẽ khiến quý vị có cảm tưởng đang nghe một cái băng rè. Đúng vậy. Cái
đoạn băng ấy đã in vào cuộc đời tôi, không chỉ là tuổi thơ, thời đi học, mà
ngay đến tận bây giờ. Không chỉ riêng tôi, mà hàng triệu học sinh và
người dân Việt Nam đang bị tẩy não, nhồi nhét để trở thành những con gà công
nghiệp được nhuộm đỏ từ đầu đến chân, hoặc là những con gà chọi nếu như người
đó “chẳng may” lại có những năng khiếu đặc biệt được chọn làm gà chọi của nền
giáo dục cộng sản Việt Nam. Nền giáo dục ấy đã tạo ra những người có bằng cấp
nhưng kiến thức trống rỗng, lệch lạc và phiến diện với một phông văn hóa nghèo
nàn, lạc hậu, ngô nghê và đầy tự ti khi có dịp bắt buộc phải thể hiện nó ra với
bạn bè thế giới.
Từ khi còn bé
thơ, thậm chí còn chưa biết nói sõi, trẻ em Việt Nam đã được dạy sùng bái lãnh tụ
bằng những bài hát, bài thơ ca ngợi đảng cộng sản và Hồ Chí Minh. Sự dạy ấy
phải nói đúng là sự nhồi sọ và tẩy não được thực hiện trường kỳ cho đến mãi mãi
(nếu như cái chế độ độc tài cộng sản vẫn chưa sụp đổ). Đồng thời với những bài
hát, bài thơ ấy là muôn vàn cách mà nhà cầm quyền dùng để dìm nát, tiêu diệt
tinh thần cầu thị tiến bộ thật sự ở con người, đó là tinh thần dân chủ. Từ đó,
nền giáo dục Việt Nam
chỉ còn có thể đào tạo ra những con người có thể có kiến thức, có chuyên môn
nhưng thiếu văn hóa và không có tính độc lập. Con người ấy dù có tài giỏi đến
đâu trong địa hạt chuyên môn của mình nhưng luôn bị lệ thuộc và sai khiến bởi
nhà cầm quyền, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Từ gốc rễ,
người dân Việt Nam
đã không có tự do tư tưởng vì tư tưởng đã được đảng cộng sản chọn giùm học
thuyết cộng sản chủ nghĩa xã hội của Các Mác Lê Nin Mao Trạch Đông. Cái lần
chọn ấy, cộng sản đã quyết chọn một lần cho mãi mãi, chọn một lần cho tất cả,
có chết cũng không thay đổi. Cho dù những đồng đảng khác đã chết sặc từ lâu với
cái học thuyết ấy, chết đau đớn, chết hổ thẹn, chết nhục nhã, chết trơ trẽn,
chết mà không ai thương vì thương không nổi nhưng cộng sản Việt Nam vẫn quyết
tâm quyết tử đeo bám cái chủ nghĩa dị hợm bệnh hoạn ấy đến cùng. Giờ đây học
thuyết ấy còn được bổ sung thêm cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cái tư tưởng
này theo lời chính Hồ Chí Minh đã nói, rằng “Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư
tưởng của Mao Trạch Đông.”. Nếu không thích hoặc muốn thay đổi thì chỉ có con
đường duy nhất là trở thành “phần tử phản động, thế lực thù địch” trong mắt nhà
cầm quyền.
Buồn thay!
Tiếc thay! Hận thay! Ở Việt Nam, nền giáo dục - lĩnh vực quan trọng nhất trong
sự phát triển con người và xã hội lại lấy chủ nghĩa Mác Lê Mao, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm tư tưởng duy nhất của giáo dục, tuyệt đối không được có bất kỳ một tư
tưởng nào khác dù chỉ là manh nha, bóng gió xa xôi. Sự thảo luận-cốt lõi của
một nền giáo dục chân chính, của khoa học thật sự, đã bị triệt tiêu từ gốc rễ
khi con người bị hoặc tự trói chặt mình trong một thứ tư tưởng duy nhất là Mác
Lê Mao Hồ, cái thứ tư tưởng mà không có tư tưởng gì còn tốt hơn là có nó. Tôi
không thấy một tia sáng nào trong nền giáo dục Việt Nam khi mà nhà cầm quyền
cùng với đám văn nô bồi bút là những kẻ trí thức lưu manh giả hiệu đã tiến sâu
thêm vào sự độc tài trong giáo dục khi họ đưa cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh
thành một môn học chính quy trong nhà trường, tồi tệ hơn nữa nó còn là môn học
bắt buộc phải đạt trên 5 điểm thì mới đủ điều kiện thi tốt nghiệp đại học. Với
một số trường, khoa chuyên nghành nhân văn, xã hội, nó còn là môn thi bắt buộc
trong kỳ thi tốt nghiệp.
Không có tự do
tư tưởng thì không có tự do thảo luận. Thảo luận mà không được tự do thì thảo
luận để làm gì? Thật ra ở Việt Nam,
có mấy khi thảo luận thật sự là thảo luận. Thảo luận chỉ là để a dua nịnh bợ,
để nhất trí trăm phần trăm với những gì “trên” đã thả xuống.
Dù vậy, lãnh
đạo nhà nước, quan chức nghành giáo dục, các trí thức, học giả cứ quanh quẩn
quẩn quanh năm nào cũng đòi cải cách giáo dục bằng cách đặt ra những câu hỏi
và những câu trả lời, rằng thì mà là:
- Chúng ta
có triết lý giáo dục hay không? Nếu không thì tại sao không? (Câu
này hiểu được chết liền!) Nếu có thì nó là cái gì? Có còn thích hợp hay không?
Hay là phải thay đổi?;
- Vấn đề đào tạo con người trong giáo dục chúng ta làm thế nào? Có ổn không? Có cho ra sản phẩm tốt không? (Hỏi như một tên ngốc cởi trần mặc quần ngố!);
- Việc nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong giáo dục đã được chúng ta thực hiện nghiêm túc chưa? (Kẻ nào đặt ra câu hỏi này phải bị xử bắn!);
- Chúng ta đã đầu tư cho ngân sách đúng mức chưa? Có đúng trọng tâm không? Học phải đi đôi với hành, nhưng cái phần hành chúng ta đã làm được đến đâu hay chỉ là hình thức?;
- Chúng ta đã lấy học sinh làm trung tâm của giáo dục chưa? Hay vẫn chỉ là việc dạy và học một chiều? Học sinh của chúng ta có độc lập và năng động trong tư duy chưa?
- Nền giáo dục của chúng ta có đáp ứng được thực tiễn xã hội và cuộc sống đòi hỏi không? Hay việc dạy và học vẫn còn xa rời thực tế ..v..v..
Ôi! Những câu hỏi
mới hãi hùng làm sao! Nó hãi hùng và phát ngấy đến tận óc vì nó luôn được hỏi
đi hỏi lại, nhắc đi nhắc lại năm này qua năm khác, hội thảo nọ đến hội nghị
kia, kỳ họp trước tới kỳ họp sau bởi những con người nắm quyền sinh sát, nắm
vận mệnh văn hóa tri trức của cả dân tộc.
Vì thế mà ở
Việt Nam hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu này,
khát khao cháy bỏng của người dân Việt Nam có thể xếp trong ba giấc mơ
vàng sau:
- Với
giới nhà giầu con cháu quan chức, đại gia là cho con cái du học hoặc học
trường quốc tế.
- Với giới bình dân là cho con học ở trường có cây xanh, sân chơi tương đối rộng rãi và nhà vệ sinh thì tương đối sạch sẽ.
- Với giới nhà nghèo vùng miền sâu xa là được học ở trường mà bữa ăn “Cơm có thịt”.
(Lại nhớ đến dự án lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” của nhà báo cựu phó tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn nộp đơn từ tháng 5 đến nay không biết tăm hơi thế nào rồi? Ở Việt Nam bây giờ, muốn giúp chén cơm các em học sinh nghèo một miếng thịt cũng phải có giấy phép của nhà nước, nếu không 99% bạn sẽ trở thành “thế lực thù địch” của chính quyền.)
Tôi tin những
vị lãnh đạo nhà nước, những quan chức nghành giáo dục, các trí thức, học giả
nhân sỹ ấy đều hiểu rất rõ nền giáo dục Việt Nam tại sao lại tệ hại như bây
giờ với những sản phẩm giáo dục hư hỏng ngày càng ra lò nhiều hơn. Câu trả lời
thật đơn giản, vì dưới sự cai trị độc tài của đảng cộng sản, nền giáo dục
Việt Nam
không dạy người ta sự thật, không cho người ta nói thật và trừng phạt khi người
ta dám nói thật.
Không có
sự thật thì còn giáo dục cái gì nữa!
Mỗi người
chúng ta đành phải tự giáo dục mình.
Hãy đi tìm sự
thật!
Hãy chấp nhận
sự thật dù có đau đớn đến mấy vì nỗi đau ấy rồi cũng sẽ qua!
Hãy bảo vệ
sự thật một cách dũng cảm bằng tình yêu thương, bằng trách nhiệm liên đới!
Khi một người
tự giáo dục bản thân mình thì đồng thời họ cũng giáo dục người khác! Đó mới là
giáo dục thật sự!'
(HaNoi, 27-11-2012)
Đặc sản cướp Sài Gòn cuối năm con Rồng
Cứ đến những
ngày cuối năm, địa phương nào cũng có những món đặc sản mang ra bày bán kiếm
tiền tiêu Tết. Từ Bắc chí Nam đủ thứ đặc sản, từ măng vùng núi, hải sản vùng
biển, nem ché miền Trung, cốm làng Vòng, bưởi Lai Vung... không thể nào kể hết.
Nhưng những
năm gần đây, nhất là năm con Rồng này, có nhiều thứ đặc sản đang được người bán
hàng “thay họ đổi tên” một cách “khoa học”. Chỉ kể riêng những loại trái cây có
xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) đang bị các bà nội trợ tẩy chay vì đụng vào thứ nào
cũng có chất độc. Bởi những món hàng đó mang từ bên Tàu sang, qua nhiều ngả,
nhiều ngày, phải tẩm một thứ gì đó vào để giữ lâu và nguy hiểm hơn là làm cho
những trái cây đó có màu sắc tươi tắn bắt mắt hơn, nên họ không từ nan tẩm vào
mọi chất “hóa học”, dù biết nó sẽ nguy hại cho sức khỏe con người. Biết đâu, đó
lại là sự cố ý của mấy anh bạn láng giềng vốn nổi tiếng là thâm hiểm. Hàng TQ
bị tẩy chay thì còn buôn làm giả thành hàng Việt Nam hoặc hàng Mỹ hàng Nhật.
Ngay cả nước giải khát cũng bị làm giả từ nước lạnh pha tí màu xanh đỏ, sữa
cũng giả, còn rượu thì hầu hết là giả. Một chai rượu Tây thật, pha chừng vài
lít nước lạnh thành năm bảy lít.
Cho nên đặc
sản ngày nay trở thành hàng giả rất nhiều. Chưa nói đến kỹ thuật biến cá chết,
thịt heo thịt gà chết thành thịt sống, tôm khô cũng được nhuộm màu, cua đồng
cũng bắt bằng thuốc trừ sâu… Cái gì cũng có độc dù là hàng chính cống từ nhà
quê mang ra.
Đấy là sơ qua
về thức ăn đồ uống, tôi không thể dài dòng về vấn đề này, tôi tin rằng bạn đọc
dù ở nước ngoài cũng đã biết quá rõ. Cho nên, tôi có một số bà con và vài ông
bạn tôi từ nước ngoài về VN không biết ăn thứ gì không có độc. Ông bà nào
thường cũng chuẩn bị một lô thuốc mang theo chống tiêu chảy, chống đau bụng,
chống nhức đầu, chống cảm sốt vì thời tiết, chống dị ứng… Mọi sự đề phòng là
không thừa, bởi thuốc VN cũng chưa chắc đã có công hiệu.
Nhưng có một
thứ mà các ông bà không đề phòng và dù có đề phòng cũng chẳng được. Đó là nạn
cướp giật kinh hoàng tại thành phố (TP) lớn nhất nước này.
Đặc
sản cướp Sài Gòn cuối năm con Rồng
Nạn trộm cắp ở
VN nhiều năm nay đã trở thành một vấn nạn lớn cho mọi người dân từ thành thị
tới thôn quê. Cướp tiệm vàng giữa ban ngày, giết người cướp của ban đêm, cướp
vào nhà lầu, cướp ở xóm nhà lá, cướp ngay tại đường phố, cướp từ sợi dây chuyền
vài chỉ đến cái xe gắn máy… Người làm trộm cắp của chủ, bảo vệ trộm đồ của công
ty, cháu giết bà vì vài trăm ngàn. Đời sống thiếu an ninh, cho dù cơ
quan chức năng có ra sức dẹp cũng chẳng nơi nào yên tĩnh. Nhiều người đã cho
rằng “còn lọan hơn thời loạn”.
Nhất là vào
dịp cuối năm, ông bà ta đã gọi là “tháng củ mật” phải đề phòng trộm cướp. Nhưng
nạn trộm cướp mỗi ngày một lộng hành thêm. Nhất là năm nay, vừa vào dịp cuối
năm, nạn cướp giật ở Sài Gòn đã hoành hành dữ dội. Cứ hở ra là bị cướp. Có rất
nhiều kiểu ăn cướp “hiện đại”, bạn không ngờ tới.
Theo báo cáo
của Công an TP Sài Gòn, trong 9 tháng đầu năm 2012, trên toàn TP Sài Gòn đã xảy
ra gần 850 vụ cướp giật. Mỗi ngày tại TP xảy ra ít nhất là 3 vụ cướp giật. Đây
chỉ là con số thống kê được từ những vụ cướp giật cơ quan chức năng đã khám phá
và số vụ cướp do nạn nhân trình báo. Còn rất nhiều vụ do nạn nhân bị giật nhưng
không trình báo hoặc chưa điều tra ra, hoặc không bao giờ điều tra ra được. Con
số ấy chắc chắn là nhiều hơn con số biết nói 850 vụ.
Bọn cướp ngày
nay rất dữ tợn, sẵn sàng “xả dao”, liều chết khi nạn nhân chống cự, bởi vậy,
những vụ cướp táo tợn này không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho người dân mà
còn bị nguy hiểm về tính mạng. Bọn chúng còn bày đủ nhiều chiêu trò để đến gần,
đe dọa “con mồi”, đánh lừa những người xung quanh. Đây là một thí dụ:
Cướp
kiểu “danh chính ngôn thuận”
Ngay giữa
đường phố đông người, một ông ăn diện rất bảnh bao, túm lấy chiếc xe SH giá năm
bảy chục triệu của một bà sồn sồn, tát bà ta một cái và kêu ầm lên:
- Con này, mày
lấy xe của tao đi từ sáng tời giờ, mày chở trai, tao thấy, bây giờ mới bắt được
mày. Đưa xe cho tao đi làm rồi về tao tính sổ với mày sau”.
Thế là người
bị tát ngã xuống, anh “chồng” leo lên xe bỏ đi. Người đàn bà lồm cồm bò dậy,
mặt mũi còn tái xanh, chưa kịp hoàn hồn, lắp bắp phân bua với mọi người “Tôi có
biết thằng đó là ai đâu”. Lúc đó mọi người mới té ngửa ra đó là một màn cướp.
Tên cướp
Nguyễn Ngọc Tuấn bị bắt giữ giữa dòng người và xe cộ đông đúc
Đó là cảnh
cướp xe giữa chỗ đông người rất “danh chính ngôn thuận”. Cảnh sát cũng chịu
thua. Kẻ cướp chạy về một tỉnh nào đó làm giấy tờ giả, bán chác hay cầm cố rồi,
thì đến mười năm sau cũng chưa chắc đã kiếm ra.
Đấy chỉ là một
trong số những màn kịch thiên biến vạn hóa mà bọn trộm cướp ở Sài Gòn “sáng
tác” ra. Hơn hẳn những “mô típ” cũ rích trong những cuốn phim Hàn Quốc đang
chiếu hà rầm trên các đài truyền hình tại VN. Nếu là chủ hãng phim Hàn Quốc,
tôi về VN kiếm mấy thằng ăn cướp này sáng tác kịch bản, còn ngoạn mục hơn nhiều.
Cướp
Sài Gòn “mê” Việt kiều
Lại xin nhắc
các bạn một điều là bọn cướp giật rất “mê” các ông bà từ nước ngoài về VN, ở
đây thường gọi chung là “Việt kiều”. Gặp được “con mồi” từ nước ngoài về, chúng
coi như vớ được “món bở”. Chúng rất tinh ranh, bạn có “hóa trang” thành người ở
VN chính hiệu, ăn mặc như người Sài Gòn, nhưng chỉ nhìn vẻ mặt, làn da và bất
cứ một thứ trang sức hoặc đồ dùng nào lộ ra như giày dép, mũ, đồng hồ… là chúng
có thể xác định được bạn là người từ nước ngoài về. Chúng chỉ theo dõi bạn một
đoạn đường là có thể ra tay.
Tang vật thu
giữ trong người và cốp xe của Tuấn
Hoặc một thí
dụ khác, bất thình lình bạn bị một cô gái, ăn diện rất thời trang, túm áo la
toáng lên: “Anh bỏ mẹ con tôi, anh đi với gái, anh phải về, anh đưa bóp tôi xem
anh lấy tiền của tôi, còn không”.
Cuộc dằng co
diễn ra chớp nhoáng, bạn bị một hai tên con trai ra cái điều “anh hùng cứu mỹ
nhân”, xúm vào hành hung; trong khi cô gái vẫn đóng vai giả là vợ hoặc bồ của
bạn khóc lóc om xòm. Bạn chưa kịp trấn tĩnh, phân trần thì đã bị lột sạch điện
thoại, đồng hồ và cả cái bóp trong túi nữa. Khi chúng đã “thanh toán” xong, leo
lên xe bỏ đi, bạn chưa kịp trấn tĩnh, phân trần với người đi phố hoặc đi báo CA
thì chúng đã cao chạy xa bay mất tiêu rồi. Nếu mang chuyện này về Mỹ, Úc, Canada
kể lại với mọi người, chắc khó ai tin. Bà xã bạn có thể còn đặt ra năm mười cái
dấu hỏi: “Nếu anh không có gì với nó, làm sao nó dám túm áo anh được?” Bạn cãi
thế nào?! Mệt thật đấy.
Những
vụ cướp của người nước ngoài mới xảy ra
Trên Thời báo
kinh tế Sài Gòn, Tổng Giám Đốc một công ty lữ hành quốc tế (đề nghị giấu tên),
cho biết, chỉ trong vòng 15 ngày (từ 15/9 đến 30/9/2011), khách du lịch của
công ty ông đã bị cướp giật đến 9 lần. Những vụ cướp giật này xảy ra tại những
nơi thăm viếng chính làm doanh nghiệp và cả khách du lịch hết sức lo lắng.
- Gần đây nhất
là vụ cướp dây chuyền “ngàn đô” của một bà từ nước ngoài về VN vào trưa 26-11
tại đường An Dương Vương, quận 5, Sài Gòn. Thủ phạm là tên Diệp Xương Đạt (SN
1989, ở quận 10, TP. Sài Gòn).
Lúc đó, Đạt một mình đi xe gắn máy trên đường An Dương Vương, để “săn
mồi”. Sau đó, hắn rú ga, ép sát lề, rồi giật phăng sợi dây chuyền trị giá 1.300
USD của bà Nguyễn Thanh Loan (SN 1969, Người Úc gốc Việt) khi bà này đang ngồi
sau xe gắn máy do chồng lái.
Tên cướp Diệp
Xương Đạt và sợi dây chuyền vừa cướp giật nhưng không thoát
- Tối 25/11
vừa qua, tại đường Nguyễn Lương Bằng, Quận 7, anh Han Youn (30 tuổi, quốc tịch
Hàn Quốc) đang đi bộ trên vỉa hè cũng bị tên Nguyễn Tuấn Em (21 tuổi) giật điện
thoại di động (trị giá 16 triệu đồng) rồi lên xe đồng bọn là Phạm Bá Vinh (19
tuổi) tẩu thoát.
Vụ
cướp dã man mới nhất làm dân Sài Gòn run sợ
Vào tối 24-11
vừa qua, vụ cướp táo tợn chặt đứt khuỷu tay nạn nhân xảy ra ở chân cầu Phú Mỹ
(Quận 2, TP Sài Gòn) đã thực sự đẩy nỗi sợ hãi về tình trạng bị cướp giật tài
sản của người dân ở thành phố này lên cực độ. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Ngọc
Thúy (28 tuổi, ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2).
Được biết, chị
Thúy bị 2 tên đi xe máy chạy ép sát, sau đó, tên ngồi sau mặc áo đen vung dao
chặt thẳng vào khuỷu tay phải chị.
Hậu quả là nạn nhân bị ngã xuống đường, tay phải gần như đứt lìa. Sau
khi hạ gục được nạn nhân, 2 tên cướp đã cố cướp xe SH của chị Thúy. Không chỉ
có thế, 2 tên khác còn giật luôn túi xách chị mang trên người (đựng 5 triệu
đồng) rồi bỏ chạy.
Chị Nguyễn
Thị Ngọc Thúy, nạn nhân của vụ chặt tay, cướp xe SH đang nằm trong bệnh viện.
Bốn ngày sau,
người phụ nữ bị nạn mới có thể diễn tả lại cảnh kinh hoàng ấy. Tại phòng hậu
phẫu, gương mặt vẫn xanh xao, người phụ nữ 28 tuổi đã có đủ sức khỏe có thể trò
chuyện cùng những người đến thăm hỏi. Nhúc nhích các ngón của bàn tay bị cướp
chém, chị cho hay đã có thể cử động từng ngón theo yêu cầu của bác sĩ.
Nhớ lại câu
chuyện xảy ra đêm 24-11, chị Thúy cho biết hôm ấy khoảng 8 giờ tối, chị dự xong
tiệc cưới trên đường từ quận 7 về nhà ở quận 2 thì nhóm cướp xuất hiện. Chị kể:
“Đoạn đường không quá vắng, xe của chúng chạy song song xe tôi. Tôi cũng không
chú ý mà chỉ lo chạy, đến khi chúng vung dao chém tôi mới biết mình bị cướp”.
Chị Thúy cho biết thêm, tên cướp chém nhát thứ nhất thì bàn tay chưa đứt rời,
đến nhát chém thứ hai thì bàn tay chỉ còn dính lại cánh tay bởi một mảng da.
Chị nhắm mắt
nhớ lại, giọng còn run: “Thấy bàn tay phải lủng lẳng, tôi lấy tay trái vừa cầm
bàn tay phải vừa kêu cứu, nhát chém rất ngọt nên khi ấy không hề thấy đau đớn”.
Cô gái còn ôm
cánh tay giằng co với tên cướp đang dựng chiếc xe SH của cô lên nổ máy định tẩu
thoát.
Nhưng xe SH
của chị Thúy không nổ máy, một người đi đường giúp cô đuổi bọn cướp. Nhóm cướp
bỏ chạy, còn nạn nhân được người dân đưa đến bệnh viện. May mắn, chị Thúy có hy
vọng bình phục trong vài tuần sắp tới. Băng cướp tàn bạo này sau đó đã bị bắt.
Chị
Thúy không phải là nạn nhân đầu tiên
Bốn tên cướp
trong vụ chém đứt tay nạn nhân để cướp xe SH xảy ra tối 24-11 và vũ khí gây án.
Theo điều tra,
chị Thúy không phải là nạn nhân đầu tiên bị băng nhóm chuyên “chém trước, cướp
sau”. Luông thú nhận vào đêm 4-11, thấy anh Trường (35 tuổi) đi xe SH trên
đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) đã đuổi theo tìm cơ hội ra tay. Đến đoạn vắng
gần cầu Cống Dinh, 2 tên trong nhóm phóng lên áp sát và rút mã tấu chém liên
tiếp vào hông, lưng và bả vai khiến anh Trường ngã xuống đường. Nạn nhân nhanh
trí rút chìa khóa bỏ chạy, tri hô nên nhóm cướp phải rút lui.
Cũng trong đêm
đó, khi phát hiện đôi nam nữ đi xe máy song song đến gần cầu Cống Dinh, băng
cướp lại bám theo. Chúng ép xe, chém vào vai người thanh niên và một nhát vào
hông cô gái để cướp chiếc Air Blade và một điện thoại.
Còn rất nhiều
vụ cướp táo tợn xảy ra trong thời gian này
Xin tạm kể
vài vụ điển hình:
- Lao vào đám
cưới cướp dây chuyền cô dâu
Vụ này vừa xảy ra ngày 25/11 ở Bình Chánh, TP Sài Gòn. Cô dâu đang cười
tươi bỗng thét lên sợ hãi vì bất ngờ bị giật sợi dây chuyền, khi đang cùng một
người bạn gái tạo dáng chụp hình trước rạp đám cưới. Giữa chốn đông người mà
tên cướp không hề sợ hãi, vẫn phóng xe lướt qua, thẳng tay giật dây
chuyền trên cổ cô dâu. Vì quá bất ngờ, cô dâu với tay theo nhưng không nắm kịp
sợi dây chuyền, đành vô vọng nhìn theo. Hai họ choáng váng, không ai ngờ những
tên cướp bây giờ lại liều mạng đến thế.
Tên cướp lao
vào đám cưới giật sợi dây chuyền của cô dâu trước hai họ.
- Sáng 23-11,
chị Nguyễn Thị Phượng (36 tuổi, ngụ quận Tân Phú) đi bộ trên lề đường Trần Hưng
Đạo (quận 5), đeo túi trên vai. Bất ngờ từ phía sau, tên cướp đi xe tay ga lao
đến cướp chiếc túi. Cú giật mạnh, bất ngờ làm chị bị kéo theo một đoạn rồi ngã
sõng soài trên lề đường.
- Đúng một
tháng trước, Cao Trung Lập (28 tuổi, ngụ Quãng Ngãi) đã đâm chết một nam
sinh sau khi giật ba lô đựng laptop của anh này. Một cảnh sát xông vào truy bắt
Lập cũng bị hắn đâm trọng thương.
Vào lúc 11g ngày 17-9, một nam sinh và bạn gái đi xe tay ga trên đường
Cộng Hòa, hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ về Trường Chinh. Khi tới đoạn gần
đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) vài chục mét, họ bị Lập từ phía sau áp sát, giật
túi đựng laptop.
Hiện trường
nơi Lập đâm chết nam sinh, đâm gục cảnh sát.
Đôi nam nữ tri
hô “cướp cướp” rồi phóng xe truy đuổi. Tới ngã tư, người thanh niên tông vào xe
tên cướp khiến hắn ngã xuống đường. Cuộc vật lộn giữa tên cướp và nạn nhân diễn
ra quyết liệt trước sự chứng kiến của rất đông người đi đường. Trong lúc giằng co,
Lập rút dao đâm nhiều nhát vào cậu thanh niên. Dù máu ra đẫm áo, cậu nam sinh
vẫn cố gắng ôm chặt tên cướp. Lúc này, một công an lao vào hỗ trợ nạn nhân đã
bị Lập đâm gục.
Sau khi viên
cảnh sát không thể truy đuổi, người dân hai bên đường Hoàng Hoa Tham đồng loạt
lao ra đuổi bắt Lập, giao cho công an. Lúc này, do vết thương quá nặng, nam
sinh đã chết trước khi đến bệnh viện.
Đó chỉ là sơ
lược những vụ cướp bóc giữa đường phố gần đây. Còn hàng trăm, hàng ngàn vụ trộm
cắp khác nữa đã và đang tiếp tục diễn ra vào những ngày cuối năm này.
Đi tìm nguyên
nhân: do kinh tế khó khăn và sự phân hóa xã hội
Chưa bao giờ,
người dân cảm thấy bất an như lúc này. Kẻ cướp ngày càng táo tợn, liều lĩnh
hơn. Vì sao lại có tình trạng này?
Ông Nguyễn
Thành Tài, nguyên phó chủ tịch Thường trực UBND TP Sài Gòn, nhận định: “Nguyên
nhân khách quan là tình hình kinh tế khó khăn, dẫn đến thất nghiệp, mất việc
làm và đặc biệt đối với TP Sài Gòn là dòng thác nhập cư quá nhiều.
Từ đó dẫn đến
tình trạng thiếu việc làm, chỗ ở nên đây là cơ hội phát sinh tội phạm. Bên cạnh
đó là sự phân hóa xã hội, như phân hóa giàu - nghèo, phân hóa giữa các vùng
miền và những tồn tại này không được giải quyết nên bộc phát những vấn đề xã
hội”.
Sự cách biệt
giữa người quá giàu, kẻ quá nghèo khổ đã tạo nên tâm trạng “chỉ có đi ăn cướp
của anh giàu, anh có của, mới sống nổi”.
Ông Trương Lâm
Danh (Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Sài Gòn) nhân định:
“…Do kinh tế
khó khăn, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ có dấu hiệu giải
thể, ngưng sản xuất, sa thải khá nhiều công nhân. Tình hình thiên tai bão lũ ở
một số địa phương dẫn đến việc di dân ồ ạt vào TP. Dân TP đã đói, càng đói.
Một vấn đề
quan trọng nữa là việc giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội,
việc chọn lọc, định hướng cho các em khi xem các sản phẩm game online, phim
ảnh. Cứ mở ti vi ra thì thấy phim đều có nhiều cảnh bạo lực, chém giết, yêu dở
dang, thù hận. Còn các em mới lớn, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường,
học hành không đến nơi đến chốn, thiếu suy nghĩ. Buồn chán không có việc làm,
không chịu làm nghề bốc vác, bưng bê nên dễ sa ngã.
Các phạm nhân
hầu hết đều còn rất trẻ, muốn có tiền ăn chơi nên tạo thành các băng nhóm trộm
cắp, cướp giật. Vụ chém cô gái cướp xe máy SH trên đường dẫn cầu Phú Mỹ (quận
2), tên cướp mới chỉ sinh năm 1993 cầm đầu một nhóm có tiền án tiền sự gây án…
Một nguyên
nhân khác là thành phần trộm cướp, ma túy ở các trại giam được trở lại hòa đồng
cùng xã hội, vẫn “ngựa quen đường cũ”, làm nguy hại cho xã hội hơn. Mặt khác,
sự trừng phạt của luật pháp chưa nghiêm, chưa đủ làm bọn trộm cướp chùn tay.
Một vài năm tù đối với chúng chẳng còn có nghĩa gì nữa. Cần phải có hình phạt
nghiêm khắc hơn.
Công An tăng
cường tuần tra
Trước tình
trạng tội phạm cướp giật tăng cao dịp cuối năm, Công an TP Sài Gòn đã chỉ thị
cho cảnh sát (CS) hình sự, CS cơ động, CS giao thông và cả lực lượng địa phương
đều phải tập trung tăng cường tuần tra kiểm soát, chốt chặn những khu vực
“nóng”.
Chỉ trong 4
ngày ra quân trấn áp tội phạm, Công an TP đã khám phá được 45 vụ án và bắt 50
người có liên quan. Riêng số tội phạm về xâm hại tài sản (cướp, cướp giật, trộm
cắp) chiếm 40 vụ và bắt 47 tên. Theo đại diện của công an TP, dịp gần tết chính
là thời điểm tội phạm tăng cao.
Người dân chỉ
còn biết khuyên nhau tự bảo vệ mình
Bên cạnh thái
độ hoang mang sợ hãi xen lẫn căm phẫn trước hành vi tàn bạo của những tên cướp,
người dân Sài Gòn chỉ còn biết khuyên nhủ, dặn dò nhau: Bây giờ, ra đường phải
tuân thủ các quy tắc: Không đi xe xịn, không ăn vận đẹp, không đeo nữ trang,
không dùng điện thoại đắt tiền ngoài đường… để thu hút kẻ cướp.
Ngoài ra,
người đi đường không nên mang ví, túi xách treo lủng lẳng, không mang tiền mặt
quá nhiều trong người, nếu có phải đi giao dịch với số tiền lớn thì nên đi taxi
mới mong an toàn khi ra đường. Hở ra là mang họa ngay.
Đúng là một
thứ “đặc sản” cho người dân Sài Gòn vào cuối năm con Rồng này. Đành sống chung
với cướp vậy.
Văn QuangViết từ Sài Gòn, ngày 30.11.2012
Trung Quốc khống chế Việt Nam trên lãnh vực Văn Hóa
Trong hai bài trước chúng tôi đã ghi lại những nét chính mà Trung Quốc muốn kiểm soát và thao túng nền kinh tế, chính trị Việt Nam.
Chùa Bái Đính nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
Hôm nay xin được chia sẻ những yếu tố văn hoá mà Trung Quốc đã dùng để xâm lấn một cách âm thầm làm cho Việt Nam trở thành môt phiên bản của Bắc Kinh nhằm phục vụ kế sách bá quyền đại hán của họ. Mặc Lâm có bài viết về vấn đề này.
-Trong
tình hình hiện nay cái chữ “xâm lăng”, phải nói như thế, về mặt văn hoá
của Trung Quốc và một sự chống chõi yếu ớt, nhu nhược của những người
làm công tác văn hoá ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động.
Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung ương cũng như các địa phương, thời lượng phát sóng dày đặc các phim của Trung Quốc. Bây giờ đang là mùa trung thu, cũng như suốt cả năm đồ chơi trẻ con phải nói 80% là của Trung Quốc.
Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung ương cũng như các địa phương, thời lượng phát sóng dày đặc các phim của Trung Quốc. Bây giờ đang là mùa trung thu, cũng như suốt cả năm đồ chơi trẻ con phải nói 80% là của Trung Quốc.
Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung
Nhận
xét vừa rồi của TS Nguyễn Xuân Diện, một chuyên gia Hán nôm và cũng là
người am hiểu văn hoá Trung Quốc cho thấy một vấn đề thật sự cần nhìn
lại không những của những người cán bộ làm văn hoá mà còn của cả xã hội
để dần dần thoát ra khỏi hệ luỵ này.
Những ý thức tự ti, tự huỷ
Nói đến văn hoá Việt Nam
không hiếm người cho rằng 4 hay 5 ngàn năm văn hiến gì thì cũng xuất
phát từ Trung Quốc. Cái nhìn thiển cận ấy âm thầm kéo dài từ nhiều thế
kỷ trong lòng một bộ phận rất lớn của xã hội chưa có một phản biện đứng
đắn dài hơi và thuyết phục của các nhà nghiên cứu văn hoá Việt để chuyển
tải tới cộng đồng, tức là những con người đang sống, đang va chạm trực
tiếp với thế giới thật mà chung quanh đầy dẫy hình ảnh, ngôn từ, thói
quen, phong tục và ngay cả lối sống đều mang đậm nét TQ.
Nhiều
nhà văn hoá học cảm thấy cô đơn khi chấp nhận dấn thân vào khu rừng rậm
quá nhiều thói quen không thể từ bỏ của người Việt. Những thói quen bị
quán tính hoá ấy bao trăm năm qua đã ăn sâu, biến nền văn hoá bên ngoài
trở thành văn hoá Việt mà không một ý thức nào còn lại để cảnh giác rằng
chúng ta đã đi quá xa, ở quá lâu và lệ thuộc quá nhiều vào nền văn hoá
tưởng là đã được Việt hóa ấy.
Hàng bán đồ chơi Trung Thu ở Hà Nội.
Nhặt ra cho hết những vô lý, bất cập mà người Việt hoà mình vào dòng văn hoá phương Bắc không khó, tuy nhiên thuyết phục và biến cải thói quen cho người dân bình thường nhất lại là một việc làm không dễ trong vòng vài chục năm. Điều này một lần nữa cho thấy nền văn hoá Việt Nam đang có vấn đề mà rất nhiều cán bộ văn hoá không những không nhận ra mà còn vô tình hay hữu ý, thúc đẩy người dân chấp nhận nó như chấp nhận một việc hiển nhiên, một điều mà dân tộc đã gần gũi gắn bó hàng ngàn năm.
Vay mượn nguy hiểm…
Gắn
bó và gần gũi không có nghĩa là bị đồng hoá. Lại càng không có nghĩa
nếu không chấp nhận thì đi ngược lại với sự thật vì nền văn hoá ấy đã
bám rễ vào văn hoá Việt.
Văn hoá thuần Việt xuất hiện rõ nét nhất trên những hoa văn, phù điêu của các ngôi chùa cổ. Những nét thủ công nghệ thuật ấy phát xuất từ ý thức sâu sắc muốn thoát ra làn sóng đô hộ văn hoá của phương Bắc làm nên nét đặc thù văn hoá phương Nam.
Văn hoá thuần Việt xuất hiện rõ nét nhất trên những hoa văn, phù điêu của các ngôi chùa cổ. Những nét thủ công nghệ thuật ấy phát xuất từ ý thức sâu sắc muốn thoát ra làn sóng đô hộ văn hoá của phương Bắc làm nên nét đặc thù văn hoá phương Nam.
Các công trình đền chùa đình miếu bây giờ có cái đang xây dựng mới, cũng có cái tu sửa thì vẫn đậm chất Trung Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Các phim Trung Quốc được quảng cáo đầy trên mạng và tại các rạp chiếu phim.
Tổ
tiên ta cản ý thức điều này bao nhiêu thì các thế hệ sau lại thờ ơ với
nó bấy nhiêu. Nhiều ngôi chùa gần đây không thể gọi là chùa của người
Việt được nữa mà phải thành thật nhận rằng nó được mang nguyên mẫu từ
Trung Quốc hay Đài Loan sang. Từ kiến trúc tới tượng thờ, nhất nhất đều
mang họa tiết Trung Quốc và người ta không dấu tự hào khi cho rằng đã
bắt chước giống với bản sao từ nguyên mẫu. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia
sẻ các quan sát của ông:
Tháp chuông ở Đồng Lộc
-Các
công trình đền chùa đình miếu bây giờ có cái đang xây dựng mới, cũng có
cái tu sửa thì vẫn đậm chất Trung Quốc. Chúng tôi lấy thí dụ như công
trình chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay là công trình Đại Nam Lạc Cảnh ở
Bình Dương không có yếu tố Việt Nam
ở trong đó. Đây là những ngôi chùa rất là đồ sộ mang dấu ấn của Trung
Quốc rất rõ. Một đài tưởng niệm liệt sĩ là 10 cô gái ở Đồng Lộc, cái
tháp chuông ở Đồng Lộc lại là phiên bản của Hoàng Hạc Lâu bên Trung
Quốc.
Hoàng Hạc Lâu bên Trung Quốc.
Ngay cả Bảo tàng Hà Nội là một bảo tàng vừa mới xây dựng xong cũng là một mô hình copy từ một công trình kiến trúc ở Thượng Hải.
…cùng quán tính và tư duy theo đuôi
Điều
nguy hiểm nhất là chính những cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý văn
hoá lại không thấy có gì sai trái khi hình ảnh Trung Hoa tràn ngập Việt Nam. Nhiều quan chức còn cho rằng đó là tâm lý hàng ngàn năm nay của dân chúng và không thể thay đổi.
Phim ảnh là một ví dụ dễ thấy nhất về tính chay lười tư duy của ngừơi làm văn hoá hôm nay. Những bộ phim Trung Quốc dài nhiều chục tập giết thời gian của biết bao người trẻ tuổi? Lịch sử Việt Nam không ngoi lên nổi trong ý thức học sinh bởi tên tuổi các vua chúa Trung Hoa đã ăn sâu vào tiềm thức họ qua các phim lịch sử Trung Quốc. GSTS Nguyễn Đăng Hưng, mặc dù xa tổ quốc bao nhiêu năm nhưng khi trở vê ông vẫn muốn sinh viên của ông phải biết rõ lịch sử nước nhà hơn bất cứ điều gì khác, ông kể:
Phim ảnh là một ví dụ dễ thấy nhất về tính chay lười tư duy của ngừơi làm văn hoá hôm nay. Những bộ phim Trung Quốc dài nhiều chục tập giết thời gian của biết bao người trẻ tuổi? Lịch sử Việt Nam không ngoi lên nổi trong ý thức học sinh bởi tên tuổi các vua chúa Trung Hoa đã ăn sâu vào tiềm thức họ qua các phim lịch sử Trung Quốc. GSTS Nguyễn Đăng Hưng, mặc dù xa tổ quốc bao nhiêu năm nhưng khi trở vê ông vẫn muốn sinh viên của ông phải biết rõ lịch sử nước nhà hơn bất cứ điều gì khác, ông kể:
-Nay tôi về sống tại Việt Nam
thì tôi lại thấy ảnh huởng của văn hoá Trung Quốc nhất là qua phim ảnh
nó lại rất tràn lan và dữ dội, tôi cho rằng đây là đìêu không bình
thường. Riêng bản thân tôi tôi có phản ứng là không xem phim Trung Quốc
nữa.
GSTS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi
rất buồn khi qua các buổi phỏng vần tuyển chọn các em sinh viên của các
lớp vào học với tôi, khi tôi tuyển sinh thì luôn luôn phỏng vần họ.
Trong cuộc phỏng vấn không những kiểm tra về toán về sinh học, cơ học mà
tôi còn kiểm tra về hiểu biết chung trong đó có kiểm tra về đại lý và
lịch sử.
Tôi rất buồn các bạn trẻ Việt Nam đã có bằng kỹ sư rồi, đã học bốn năm năm đại học rồi thế mà hiểu biết rất ít về lịch sử Việt Nam nhất là lịch sử dân tộc. Nhiều khi họ cho tôi cảm giác là họ hiểu lịch sử Trung Quốc rõ hơn qua các phim ảnh Trung Quốc. Họ hiểu rất rõ nhà Thanh, họ hiểu rất rõ những chuyện các anh hùng Trung Quốc trong khi những anh hùng của Việt Nam thì rất kém.
Tôi rất buồn các bạn trẻ Việt Nam đã có bằng kỹ sư rồi, đã học bốn năm năm đại học rồi thế mà hiểu biết rất ít về lịch sử Việt Nam nhất là lịch sử dân tộc. Nhiều khi họ cho tôi cảm giác là họ hiểu lịch sử Trung Quốc rõ hơn qua các phim ảnh Trung Quốc. Họ hiểu rất rõ nhà Thanh, họ hiểu rất rõ những chuyện các anh hùng Trung Quốc trong khi những anh hùng của Việt Nam thì rất kém.
Học giả và lý thuyết đô hộ
Kiến
trúc sư Trần Thanh Vân, một chuyên gia có tuổi nghề làm việc tại Trung
Quốc nhiều chục năm nhận xét những gì mà học giả Trung Quốc đang theo
đuổi một cách kiên trì với mục đích đạp đổ nền văn hoá Việt Nam để sáp
nhập tất cả vào kho tàng văn hoá vốn đã giàu có của họ, bà nói:
Chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên VN cho phim Việt Nam Lý Công Uẩn.
-Những
người mang tiếng là nhà văn hoá Trung Quốc đã phát biểu những cái không
có cơ sở văn hoá, không hiểu vể lịch sử và nói bậy thì tôi cho những
cái đó mình không có gì phải sợ, Ví dụ như chuyện nền văn minh lúa nuớc.
Tại sao nền văn minh lúa nứơc lại ở Việt Nam? Vì Việt Nam
là vùng trũng, tập trung nhiều nứơc còn Trung Quốc làm gì có chuyện đó!
Nó ở vùng đất khô cằn, vùng thảo nguyên thì làm sao nó sang dạy ta
trồng lúa nước được?
KTS Trần Thanh Vân
Rồi
những nhà nghiên cứu trống đồng cũng bị nó nói là trống đồng của nó.
Những trống đồng đó có niên đại bao nhiêu năm? Mới có năm ngoái hay là
tháng trước thôi! Trong khi trống đồng Đông Sơn đào lên từ bao giờ? Các
nhà nghiên cứu khảo cổ họ biết thừa, rõ ràng là chỉ lừa đựơc người không
biết mà thôi.
Những nhận xét đắng lòng
Nhà giáo Phạm Toàn nhìn lại văn hoá Việt Nam
trong thời gian hiện tại mà không khỏi xót xa. Có thể cái nhìn của ông
chỉ là một góc của vấn đề nhưng lại là góc bén nhất, quan trọng nhất đối
với những ai còn nặng lòng với văn hoá Việt:
-Bây giờ cái nền văn hoá ấy đương trong cơn đại khủng hoảng. Đại khủng hoảng ở chỗ: Bây giờ không có tác phẩm nào để đời cả. Không có bài thơ nào mà thanh niên chuyền tay nhau cả. Không có bài hát nào người ta đi đường lầm rầm người ta hát cả. Không có câu thơ nào mà hai người yêu nhau thủ thỉ với nhau cả. Bây giờ không có bức tranh nào đẹp hết! Còn tượng thì tượng nào cũng như tượng nào. Không một vở kịch nào người ta mời nhau đi xem cả. Không bản giao hưởng nào người ta đòi nhau đi nghe cả! Thậm chí xiếc hay người thì người ta lại sang Pháp diễn mà không diễn trong nước nữa bởi vì diễn ở Pháp hàng tháng trời người ta sống rất đàng hoàng.
-Bây giờ cái nền văn hoá ấy đương trong cơn đại khủng hoảng. Đại khủng hoảng ở chỗ: Bây giờ không có tác phẩm nào để đời cả. Không có bài thơ nào mà thanh niên chuyền tay nhau cả. Không có bài hát nào người ta đi đường lầm rầm người ta hát cả. Không có câu thơ nào mà hai người yêu nhau thủ thỉ với nhau cả. Bây giờ không có bức tranh nào đẹp hết! Còn tượng thì tượng nào cũng như tượng nào. Không một vở kịch nào người ta mời nhau đi xem cả. Không bản giao hưởng nào người ta đòi nhau đi nghe cả! Thậm chí xiếc hay người thì người ta lại sang Pháp diễn mà không diễn trong nước nữa bởi vì diễn ở Pháp hàng tháng trời người ta sống rất đàng hoàng.
Khi thuê mượn và giao cho đạo diễn người Trung Quốc thì họ áp dụng văn hoá của họ vào phim và chỉ đặt cái tên là phim Việt Nam mà thôi. Ngay cả tình tiết, tâm lý đều là Trung Quốc cả.
GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng:
-Quyền lực mềm chính là gì? Chính là Trung Quốc dùng ảnh hưởng phim ảnh trong khi hiện nay tình trạng phim ảnh Việt Nam nhất là phim lịch sử rất ít. Phải thuê mượn người ta mà kết quả thì ai cũng biết. Khi thuê mượn và giao cho đạo diễn người Trung Quốc thì họ áp dụng văn hoá của họ vào phim và chỉ đặt cái tên là phim Việt Nam mà thôi. Ngay cả tình tiết, tâm lý đều là Trung Quốc cả. Ngay cả xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi nhắc tới những chiến thắng của Nhà Lý nhà Tiền Lê nhưng chỉ coi đó là vấn đề nội bộ chém giết nhau cho thấy đây là một di hại vô cùng thâm độc.
-Quyền lực mềm chính là gì? Chính là Trung Quốc dùng ảnh hưởng phim ảnh trong khi hiện nay tình trạng phim ảnh Việt Nam nhất là phim lịch sử rất ít. Phải thuê mượn người ta mà kết quả thì ai cũng biết. Khi thuê mượn và giao cho đạo diễn người Trung Quốc thì họ áp dụng văn hoá của họ vào phim và chỉ đặt cái tên là phim Việt Nam mà thôi. Ngay cả tình tiết, tâm lý đều là Trung Quốc cả. Ngay cả xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi nhắc tới những chiến thắng của Nhà Lý nhà Tiền Lê nhưng chỉ coi đó là vấn đề nội bộ chém giết nhau cho thấy đây là một di hại vô cùng thâm độc.
TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện:
Bây
giờ xu hướng của họ là tư tưởng đại hán bành trướng. Tôi cảm thấy bây
giờ nó bắt đầu như thời gian 1.000 năm Bắc thuộc nhưng bây giờ thì kiểu
khác. Nó bắt đầu rồi chứ không phải là manh nha nữa.
Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa:
-Bây giờ xu hướng của họ là tư tưởng đại hán bành trướng. Tôi cảm thấy bây giờ nó bắt đầu như thời gian 1.000 năm Bắc thuộc nhưng bây giờ thì kiểu khác. Nó bắt đầu rồi chứ không phải là manh nha nữa. Bắt đầu bằng những chính sách của họ và ngay bản thân những chính sách của mình nữa đã thể hiện rằng thời kỳ Bắc thuộc đã bắt đầu nhưng dưới hình thức khác.
-Bây giờ xu hướng của họ là tư tưởng đại hán bành trướng. Tôi cảm thấy bây giờ nó bắt đầu như thời gian 1.000 năm Bắc thuộc nhưng bây giờ thì kiểu khác. Nó bắt đầu rồi chứ không phải là manh nha nữa. Bắt đầu bằng những chính sách của họ và ngay bản thân những chính sách của mình nữa đã thể hiện rằng thời kỳ Bắc thuộc đã bắt đầu nhưng dưới hình thức khác.
Ước
gì cả xã hội từ đây sẽ xem vấn đề văn hoá Trung Quốc với một tâm thức
khác, tỉnh táo và công bằng hơn đối với văn hoá Việt Nam vốn dĩ đã và
đang bị làm cho nghèo đi do vô tình, do lợi nhuận hay do nhận thức dễ
dãi mà nền văn hoá ấy đang dần dà trở thành gánh nặng hơn là di sản quý
giá của dân tộc cần được giữ gìn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét