<- Ảnh: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam (VTC). – Trưng bày 21 phiến đá chủ quyền Trường Sa (VNE). – 370 tác phẩm khẳng định chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam (GD&TĐ). - Tủ sách biển Đông: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông (ĐV). - Mạng lưới y tế biển đảo: Mong manh trước con sóng lớn (GD&TĐ). - Việt kiều cung cấp tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa (VOV).
- Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn, bàn về “hộ chiếu lưỡi bò”: Cháy nhà ra mặt chuột (Nguyễn Tường Thụy).- Philippines kêu gọi quân đội bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông (RFI). – Chúng ta đang đối mặt với một nước lớn và ngạo mạn: Indonesia ‘thất bại’ vì ảo tưởng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc (TP). – Trung Quốc tìm kiếm sự chia rẽ trong khối ASEAN (WSJ/ TCPT).
- TRUNG QUỐC PHÁT HÀNH HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ ĐÃ HƠN NỬA NĂM NAY RỒI… (TSYG). Bài trên Tân Hoa xã: China maps out territorial claim on new passport (Xinhua). Lưu ý, trong bài có câu: “…which according to British newspaper Financial Times, is seen as recognition of China’s territorial claims.” Nghĩa là, “… theo báo Financial Times của Anh, được xem như công nhận yêu sách lãnh thổ của TQ”.
Báo Financial Times không viết như vậy, mà nguyên văn trên báo Financial Times là: “… China is trying to force their immigration officials to implicitly recognise Chinese claims every time a Chinese citizen is given a visa or an entry or exit stamp in one of the new passports.” Nghĩa là: “… Trung Quốc đang cố buộc các viên chức di trú thừa nhận yêu sách của họ mỗi khi một công dân Trung Quốc xuất trình visa nhập/ xuất cảnh với hộ chiếu mới”.
- CHẲNG LẼ ĐI UỐNG THUỐC CHUỘT ?! – (Bùi Văn Bồng).
Ba bài viết trên đã được đăng lại cùng lời bình với tựa đề: 1414. Mối nghi ngờ quá lớn về các động thái của chính quyền VN trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ.
- CTN tiếp xúc cử tri: Cử tri bức xúc chuyện ‘hộ chiếu lưỡi bò’ TQ (VNN). “… bức xúc trước tệ nạn tham nhũng vẫn nghiêm trọng, chưa xử lý được người đứng đầu làm thất thoát tài sản, và bức xúc nhất vẫn là ‘nhóm lợi ích’ mà Nghị quyết Trung ương 4 đã nhận định”. “Nhưng nhóm lợi ích chưa chỉ ra được địa chỉ cụ thể”, Thế nhưng Chủ tịch nước chỉ “cám ơn các cử tri đã đóng góp những ý kiến tâm huyết” rồi bái-bai ra về? Nghe tin từ 1 nhà báo tham dự cho biết sự việc xảy ra đúng như vậy. Còn các báo Quân đội ND, TTXVN, VTV, PNTPHCMthì hoàn toàn không thấy phản ánh ý kiến cử tri về vụ “hộ chiếu lưỡi bò”. - Kiến nghị đưa vấn đề biển Đông vào Hiến pháp (TN). - Cử tri kiến nghị: Quảng bá hình ảnh đất nước có quần đảo Hòang Sa, Trường Sa (SGGP).
- ‘Hộ chiếu lưỡi bò’ của Trung Quốc bị chỉ trích (VOA). - Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên thách thức cộng đồng quốc tế (ĐĐK). - TQ nối tiếp hành động sau trò láu cá hộ chiếu (PN Today). - Mail từ THUẬN ÂN (NYC) về hành động đóng dấu “hủy” của cửa khẩu Lào Cai lên hộ chiếu “lưỡi bò” của TQ (Người Lót Gạch). - Cần từ chối người dùng hộ chiếu in hình “lưỡi bò” (DV). “‘Về việc biên phòng của ta ở Lào Cai không cho phép những người Trung Quốc mang hộ chiếu này nhập cảnh vào VN, tuy nhiên vẫn đóng dấu vào tờ thị thực nhập cảnh rời cho những người này, làm như vậy là chưa triệt để. “Theo tôi, đã làm là phải dứt khoát, từ chối thẳng luôn’ – ông Dy nói.”
- Hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh (BBC). – Chiến đấu cơ Trung Quốc đáp thành công trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (RFI). – Lộ ảnh – video tiêm kích J15 cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh(Petrotimes). - Đừng tự sướng kiểu Báo TQ bái phục khả năng của đặc công Việt Nam (II) (PNTD). Mà hãy nói là nó đang tìm cách “hiểu địch để đánh địch”.
- Trung Quốc khâm phục sức mạnh của Phòng không – Không quân Việt Nam (ANTĐ). Trong chiến tranh, ta đã từng mạnh thế này, thì bây giờ chắc ta không còn lo sợ sẽ không thể lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa? Càng ngày lại càng nhiều bài "thẩm du tinh thần" kiểu thế này, hay như câu của các cụ là "Thùng rỗng kêu to"?????????????
- Sóc Trăng diễn tập chống ‘bạo loạn’ (BBC). “Theo kịch bản thì ‘các thế lực thù địch phản động’ đứng ra ‘hỗ trợ phương tiện vũ khí’ cho những người biểu tình… Theo đó công an đã dùng dùi cui, lựu đạn cay và vòi rồng để trấn áp những người biểu tình”. => Có nên mang ra Hoàng Sa áp dụng thử nhỉ????
- Công bộc và “văn hoá thực thi” (ĐĐK). – Kiêm nhiệm thì kiệm lời (VNN). - Cử tri chưa đồng tình với một số quy định mới (PN). – Quốc hội và hai chữ “giá như” (Đào Tuấn). “Có thể việc họp kín của QH, không chỉ ở Việt Nam, là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường. Giá như QH sẽ không còn những phiên họp kín”. – Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Có phe nhóm hay không trong Quốc hội? (BBC).
- Cử tri muốn biết nhóm lợi ích là ai, ở đâu? (LĐ). – Dân nói với ông Sang về văn hóa từ chức (BBC). – Lê Diễn Đức: Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam (RFA’s blog). Tếu! - Minh Diện: ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM ĐỂ NÉ TRÁNH ? (Bùi Văn Bồng). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Quan trọng là nhận ra khuyết điểm và nghiêm túc sửa chữa” (PN). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nếu ai không tự giác thực hiện thì phải kỷ luật (TP). - Không làm được việc thì phải nghiêm khắc kỷ luật (PLTP).
- Ban hành nghị quyết Bộ Chính trị về bảo hiểm xã hội (TTXVN). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”. Các nước “tư bổn giãy chết” không có đảng lãnh đạo đối với bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, nên không có cụ già, trẻ em lang thang ăn xin ngoài đường, người dân vào bệnh viện không phải nằm ngoài hành lang, cũng không phải đưa phong bì cho bác sĩ. Đảng ta thật vĩ đại!
Mời bà con xem một số hình ảnh của một bệnh viện ở xứ “giãy chết” (bấm vào hình bên trái, sau đó bấm vào mũi tên bên phải để xem hơn chục hình khác bên trong bệnh viện). Đây chỉ là 1 bệnh viện trung bình mà người dân bình thường nào cũng có thể vào điều trị mỗi khi bị bệnh. – Nạn “phong bì” sẽ bị đẩy lùi nếu… đảng bớt… lãnh đạo (PL&XH). - Nghiên cứu nạn đưa phong bì tại bệnh viện (TT). Người đặt cái tựa bài không nghĩ rằng chính mình có thể đã từng là nạn nhân của cái “nạn” này, vậy mà xài từ “nạn đưa”, khác gì những người “đưa” là thủ phạm chính của nạn đó. Nói rằng “nạn vòi tiền bồi dưỡng” thì oan cho nhân viên y tế lắm hay sao?
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Đồng Tháp: Cần lấy nông nghiệp làm trọng tâm phát triển để tiếp tục đói nghèo và tiến nhanh lên “thiên đường XHCN” (ĐĐK). “Tổng Bí thư nói: Nông dân Việt Nam luôn trung thành, ủng hộ, tin tưởng ở Đảng”. Cụ Tổng nói chuyện huề vốn. Làm gì có chuyện nông dân VN không “trung thành, ủng hộ, tin tưởng ở đảng”? Không tin thì ông cứ hỏi thử xem có người dân nào dám nói không trung thành, không ủng hộ đảng hay không? Sẽ bị biến thành “thế lực thù địch, phản động” ngay lập tức!
- Chủ tịch Nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ (LĐ). - Thủ tướng chỉ bổ nhiệm chức Chủ tịch tại doanh nghiệp nhà nước (DT).
- Vũ Cao Đàm: Lại bàn về quan hệ giữa khoa học và chính trị (boxitVN). - Thu hút công nghệ cao: “hồn Trương Ba, da hàng thịt” (SGTT).
- Từ đặc thù đến đặc quyền (TVN).
- Phải triệt tham nhũng tận gốc! (NLĐ). - Ngại bị gọi tên tham nhũng (TP).
- Cướp miếng ăn của dân giữa nôi cách mạng Việt Bắc (Cầu Nhật Tân). “… động cơ chính của UBND tỉnh Cao Bằng đã rõ, nó được guồng lái bởi lợi ích ‘sân sau’ hay gọi là lợi ích nhóm. Bộ máy chính quyền, công an được dân đóng thuế để nuôi lại trở thành công cụ phục vụ lợi ích của một số bố già. Tập đoàn sâu mọt này đang hàng ngày chọc vòi vào hút máu mủ nhân dân bằng những cách ti tiện nhất. Những con sâu, tưởng chỉ có ở Trung ương, ở Bộ Chính trị thì nay đã sinh sôi nảy nở thành bầy lan ra khắp nơi biên viễn này”. – CÂU ĐỐI XƯA VÀ NAY (NQ&TD).
- Video: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời về vấn đề nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty (VTV) => Ông này sửa từ "không hiệu quả" thành "chưa hiệu quả" khi đề cập đến hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn, TCTy có vốn nhà nước, có điều đoạn sau thì "đánh võng" chả nói trúng cái mà dân cần hỏi, với lại.... "kịch vẫn chỉ là kịch"....
- TÂM TƯ GỬI ĐẾN MỌI NGƯỜI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐI TÌM CÔNG LÝ OAN SAI (Bùi Hằng). - Minh Hằng – Trăng vẫn sáng (Nguyễn Tường Thụy).
- Việt Nam nợ hơn 100 tỷ đô la (BBC). “… ông Việt nói tổng số nợ công của Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn đạt gần 122 tỷ đô la”. - Mời xem lại bài của TS Vũ Quang Việt, có đính chính cuối bài: Nợ công, nợ ngân hàng của Việt Nam được hé mở + đính chính (Diễn Đàn). - Nga nợ nước ngoài gần 41 tỷ dollar: NGA NỢ NƯỚC NGOÀI ÍT HƠN VIỆT NAM ? (TNNN/ Phạm Viết Đào). Chắc chắn rồi.
- Ông Nguyễn Vũ Trung bị loại khỏi Hội đồng thẩm định Đồng Nai 6, 6A (NLĐ). - DA thủy điện Đồng Nai 6&6A không thể là công trình Quốc phòng (TP). – Vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (TT). “Ông Thanh (chủ đầu tư dự án) nhắc đi nhắc lại công trình đảm bảo chất lượng, việc vỡ đập là do tài xế chạy xe ben Dongfeng của Trung Quốc chở 60 tấn, quá tải va vào” - “Xe ben đụng vỡ… đập thủy điện!” (TT). Rút kinh nghiệm từ vụ này, khi có nhà máy điện hạt nhân chớ cho loại xe khủng đó hoạt động gần khu vực lò phản ứng. – Dự án hồ chứa nước Krông Buk hạ sai phạm trong chi trả bồi thường(PLVN).
Xin được tiếp tục loan báo: Mấy ngày nay, quán triệt chỉ đạo, đe nẹt từ “trên”, tại thủy điện Sông Tranh 2/Bắc Trà My, tụi “các thế lực thù địch” tên là ”Động đất”, “Nứt đập” đã phải lui quân. Nhân dân toàn khu vực đã được sống bình yên trong … âm thầm sợ hãi. Bà con đừng cố công tìm trên mạng thông tin quanh vụ này. Nếu có sự cố chết người nhiều gấp mười, gấp trăm lần sập cầu Cần Thơ năm xưa, thì chắc chắn cũng chỉ là do mấy thằng … “Cơ chế”.
<- Người dân phản đối khai thác titan (PLTP). - Tạm dừng khai thác cát khu vực bị dân phản đối (TN).
- Nguyễn Quang Thân: Liệu có phải chào thua? (DV). “Trong quá khứ với chế độ hộ khẩu cho Hà Nội tưởng ruồi không chui lọt, nhưng rồi phải sửa vì áp lực cuộc sống và trước khi sửa thì dân nhập cư đã tràn ngập thủ đô. E rằng, Luật Thủ đô vừa được thông qua một cách chật vật ở lần này liệu có làm nổi một việc mà suốt mấy thập kỷ trước đã chào thua?”.
- Tại sao sẽ có bao cấp trở lại? (DĐKTVN). “Sau này, chỉ cần trả lương tháng cao hơn 9kg gạo 1 chút, thì khối gì dân thất nghiệp chịu làm. Và thế là trở lại thời 1975-1987, trong sự hoan nghênh vui vẻ của mấy chục triệu người nay không có việc làm, không tiền mua gạo. Tôi SỢ sẽ có ngày đó, ngày dân chúng VN hoàn toàn tê liệt mọi ý chí phấn đấu, chỉ muốn có việc làm CP, ‘vô biên chế, hàng tháng đem về 9 kg gạo, chút muối, nước mắm’, là vui vẻ cả nhà”.
- Nhà văn Hoàng Lại Giang: 212. AI LÀ NGƯỜI ĐỔI MỚI THỰC ? (VSK). “Tôi rất buồn là VTV1 sáng Chủ Nhật 25-11-2012 lại không nhắc gì đến nhà ‘Kiến trúc sư’ của đổi mới Trường Chinh mà lại nhắc đến ông Nguyễn Văn Linh”. – Ông Võ Văn Kiệt với vấn đề Đại đoàn kết dân tộc: Tổ quốc là của mình (ĐĐK).
- MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TỪ CUỐN TRUYỆN DÀI “ÁC MỘNG” CỦA NGÔ NGỌC BỘI (DĐTK).
- Những dự án ngàn tỉ bị… chết yểu (NLĐ).
- Lại trảm tướng, Bộ trưởng Thăng thêm phần uy vũ (PN Today). Nịnh thối! - Muốn nịnh nữa thì khen luôn ĐLT đã khai sáng Dịch vụ tìm chủ xe để sang tên (TT).
- “Nếu bà con thấy có nhiều vấn đề thì lại chưa làm vội!” (SGTT).
- “Nhiều lĩnh vực “ăn” khủng khiếp hơn cảnh sát giao thông” (NĐT).
- Xử phạt giao thông theo nghị định 71: Cảnh sát cũng kêu khó (TT). - Lo lắng về CSGT hóa trang (TN).
- Trọng án tăng vì hình phạt nhẹ (ANTD).
- Hoang tưởng có thể Làm chủ mạng xã hội để tập hợp và giáo dục thanh niên theo đảng (QĐND) chống lại các thế lực … kình địch.
- Phóng viên bị hành hung, bị truy đuổi trong sợ hãi (NĐT).
- VN dự hội nghị toàn thể các đảng chính trị châu Á (TTXVN).
- Việt Nam tăng cường hợp tác với Brunei, Myanmar (TTXVN).
- ICT: Người Tây Tạng tự thiêu nhiều vì Trung Quốc gia tăng trấn áp (RFI).
- Trần Quang Thành, « kẻ nổi loạn của năm 2012 » (RFI).
- TQ hướng tới chủ ngân hàng trong chống tham nhũng (VNN).
- Hungary lên kế hoạch dựng tường lửa kiểm duyệt Internet (RFI).
- Người Marx ngưỡng mộ (BBC). “Bản dịch của bà mở đầu: ‘Một bóng ma đáng sợ đang rình mò trên khắp châu Âu. Chúng ta đang bị ma ám, con ma của chủ nghĩa cộng sản…’”
- Nga: Ban hành, sửa đổi nhiều luật lệ để tiệt trừ tham nhũng (ĐV).
- Chuyên gia dự báo kinh tế năm 2013 sẽ sáng sủa hơn (VnEco).
- Chưa hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn nhà nước (Soha). – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sử dụng vốn chưa hiệu quả” (Gafin). – Nói và làm: Tập đoàn, đầu tàu lỗ và nợ (VEF).
- Nhận diện và giải bài toán kinh tế cuối năm: Vòng xoáy còn dài? (ĐĐK). – Tái cơ cấu PVFC để nâng cao hiệu quả kinh doanh (ND).
- ‘Ông lớn’ ngân hàng bi quan về lợi nhuận 2013 (VNE). – Lương nhân viên ngân hàng giảm mạnh (NĐT).
- Huy động vàng trong dân: Nên phát hành chứng chỉ, trái phiếu (CAND).
- “Ông điện” còn độc quyền, dân còn khổ (ĐĐK). Đập thủy điện Đăk Rông 3 bị vỡ ngày 7-10 =>
- Không ép khai thuế qua mạng (TT).
- Ì ạch cho vay tiêu dùng (TN).
- CPI tăng nhẹ: Hệ lụy của suy thoái kinh tế (VnEco).
- Tham vọng hóa dầu (TN). - Thái Lan muốn xây nhà máy lọc dầu 28,7 tỷ USD tại Việt Nam (TP).
- Bó tay với nạn chung cư xây ‘chuồng cọp’ (TN). - Sắp có tiêu chí chia nhỏ căn hộ có diện tích 25m2 (SGTT).
- Vào kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt (TT).
- Tận diệt cây kim cương vì thương lái Trung Quốc (NLĐ).
- Dùng loa phát thanh chống… gian lận xăng dầu (VTV). Trò tra tấn tai dân chúng, ô nhiễm âm thanh môi trường rất tầm bậy mà khen nức lời.
- Rút bớt lĩnh vực kinh doanh, các công ty chứng khoán tìm cách tồn tại (ĐĐK). - “Chạy nước rút” điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh (VnEco).
- Thương hiệu: Cuộc chiến sống còn (NLĐ).
- Ðể hàng Việt về thị trường nông thôn (ND). - VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng… (TP).
- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀ PHÊ (QĐND). - Chuyện những doanh nghiệp “châu chấu đá voi” (Infonet). - Điểm danh đại gia Việt kiều nổi danh bốn phương (VEF).
- Xã hội hóa KH-CN: Phải bắt đầu từ Doanh Nghiệp (ĐV).
- Indonésia sẽ là « công xưởng mới» của thế giới (RFI).
- Vũ khí kinh tế bí mật của Nhật (VNN).
- Nô lệ lao động thời hiện đại ở Hongkong (VEF).
- Nga đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Financial Times (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 96) (Nhật Tuấn).
- HỘI NHÀ VĂN VN SÁT NHẬP CÁC TẠP CHÍ ĐỂ… THỦ TIÊU? (Nguyễn Trọng Tạo).
- “TIẾNG NGHỆ” VÀ LỜI BÌNH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tiếng gọi của rừng xanh (PleikuCafe).
- Cho tôi về với thiên đường cổ tích ! (ĐH Hà Tĩnh).
<- BỒ VÀ VỢ - (Quê Choa).
- Nghiêng mình kính phục (Nguyễn Thông). Bốn năm mà thầy Thích Tâm Mẫn đã trải qua, vừa đi, vừa niệm phật, vừa cúi lạy, rõ ràng là những người bình thường khó có thể làm được. Nhưng nếu nói rằng, trong gần 90 triệu người Việt, có ai làm được thế, thật ra, có nhiều người đã làm được như thế hoặc hơn thế, nếu so sánh với những người đã và đang sống trong lao tù để đổi lấy một tương lai tốt đẹp hơn cho VN.
Qua các bài viết, sách vở mà những người tù chính trị kể lại, có lẽ 4 năm trong chốn lao tù khó khăn hơn gấp nhiều lần so với 4 năm mà thầy Thích Tâm Mẫn đã trải qua, bởi thầy còn được ăn uống đầy đủ, được hít thở không khí mỗi ngày và nhất là không bị ai đó khủng bố tinh thần hay thể xác. Nếu không có ý chí, nghị lực phi thường, không có niềm tin vào những gì mình đang làm, thì những người tù chính trị khó có thể vượt qua những năm tháng trong lao tù.
- Thị trường tranh chép – Cỡ nào cũng có (SGGP).
- Điều tra đơn vị “giả mạo” sách của nhà xuất bản (NĐT).
- Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (TTVH). – Dàn sao đứng đường dài cổ chờ thảm đỏ (VTC). – Chiêm ngưỡng những ngôi sao trên thảm đỏ LHP quốc tế Hà Nội (TTVH). – Lê Hoàng diễn hài ở lễ khai mạc LHP quốc tế Hà Nội (VNN).
- Phim cho tuổi mới lớn: Khoảng trống cần được lấp đầy (SK&ĐS).
- Nữ họa sĩ và mối tình không năm tháng với Lưu Quang Vũ (Tin tức).
- NSƯT Trần Hạnh: Bình dị giữa đời thường (ĐĐK).
- Múa Việt Nam không chỉ có Linh Nga (PL&XH).
- “Bùa mê” nghề ca hát (VNN). - Nghệ sĩ bị phạt, có nên trao giải? (PLTP).
- Vietnam’s Next Top Model 2012: Mai Thị Giang đăng quang (SGGP).
- Lê Cát Trọng Lý: “Có thể tôi không quyến rũ theo kiểu đàn bà” (NĐT).
- Obama đích thân đi mua sách (DT).
- Cái đẹp cứu thế giới (Nguyễn Đình Đăng).
- “Gangnam Style” chiếm hạng đầu trên Youtube (RFI). – Gangnam Style vô địch trên YouTube (BBC). “Video này đã thu hút hơn 814 triệu lượt người xem kể từ khi được tải lên mạng vào tháng 7/2012”. – Lại thấp thỏm vì “sao” Hàn (TN).
- Thể dục dụng cụ Việt Nam giành 2 HCV thế giới (TN). Phan Thị Hà Thanh đã làm rạng danh TDDC Việt Nam =>
- AFF Cup : Bước khởi đầu nan của đội tuyển Việt Nam (RFI). – Minh Đức hối hận vì sai lầm của mình (VNN). – Đúng là bảng… tử thần! (NLĐ). – Cái cúp con ở vùng trũng (PLTP).
- Tuyển Việt Nam siết tinh thần, quyết thắng Philippines (DV). – HLV Philippines bị cấm chỉ đạo trận gặp Việt Nam?(NLĐ). - HLV Phan Thanh Hùng: “Chỉ còn con đường thắng Philippines!” (Bóng đá). - Tuyển VN trước trận gặp Philippines: Tổn thất lực lượng (TN).
- Gian nan chuyện tác nghiệp (ANTĐ).
- Xem trận banh D.C. United gặp Houston Dynamo (Sống Magazine).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo để đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam (GD&TĐ). Một nền giáo dục tệ hại, bại hoại mà nổ ghê quá không biết ngượng! “Trong những thành tựu ấy có những thành tựu về giáo dục, đào tạo và góp phần làm nên những thành tựu ấy cũng có phần không nhỏ của các lực lượng trong ngành giáo dục, đào tạo nói chung và của đội ngũ nhà giáo nói riêng.”
- Tù mù bổ nhiệm giáo sư (TVN).
- Kéo dài xét tuyển: Bất hợp lý (NLĐ).
- Sai phạm trong liên kết đào tạo: Độ vênh quá lớn! (NLĐ).
<- Thế Trinh: giải nhất hùng biện tiếng Anh về biển đảo (TT).
- Chứng chỉ QP -AN là một trong những điều kiện xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học (QĐND). - Học nghề cho… vui (TN).
- Bất an việc đi học ở vùng động đất (DT).
- Giải thưởng Euréka lần 14-2012: Những sản phẩm từ nghiên cứu khoa học sinh viên (TT).
- Philippines sa thải 13 cảnh sát gian lận thi cử (TN).
- Ấn Độ quan ngại về các “vật thể bay không xác định” (TTXVN).
- Liệu trường học có thể tồn tại trong thời đại web? (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tháp truyền hình Nam Định đổ, VTC phải bồi thường? (PLVN).
- Nghề thử thuốc (TT).- Nhiều tai biến sản khoa, tại sao? (TT). - Cẩn trọng khi ăn cá “khủng” (TT).
- Mường Nhé: Huổi Khon – “đất dữ” đã bình yên (Tin tức).
- RÉT VỀ RỒI, CÓ LẠNH KHÔNG CON? (Mai Thanh Hải). =>
- VIDEO: Vì sao không thể ngăn nổi gà lậu? (VTV). - Người lái tàu quả cảm Trương Xuân Thức: Cơ thể đau nhưng lòng thanh thản (TT).
- Chàng trai Việt một mình tới châu Phi lập nghiệp (DV).
- Muôn kiểu đậu xe trái luật (VNE). - Táo tợn chặt tay người đi đường cướp tài sản (TT). - Khi sinh viên “Lên sòng” (ĐH Hà Tĩnh). - Tiền giả tấn công đảo Lý Sơn (ĐV). - Hút thuốc lá, bị cưa chân tay(DV). - Vụ cháy Trạm xăng ở quận Tân Bình: Trạm xăng chưa được phép hoạt động (SGGP). - Nguy cơ cháy cây xăng (TN). - Bình gas… tặc – ‘bom nổ chậm’ giữa thời bình (TP). - Lừa luật sư đến hiện trường để hành hung ? (TN). - Đạo chích nơi xóm trọ sinh viên (GD&TĐ). - Lừa bán nhà hóa giá, chiếm gần 20 tỉ đồng (TN). - Lại phát hiện thẻ cào “ma” dán mác Viettel (DT).
- Chuyện về người đồng tính lớn tuổi nhất Việt Nam (ĐV). - Chuyện chàng trai Việt sáng chế xe lăn cho cha (CATP/ the Box).
- Khoan cầu Thuận Phước để… thoát nước mưa (TT).
- Ngày Quốc tế chống Bạo hành Phụ nữ (VOA). – Ngày xóa bỏ bạo lực với phụ nữ 25/11: Những hiện vật “tố cáo” người chồng bạo lực (DT).
- Nổ mỏ than ở Trung Quốc, 18 người chết, 5 mất tích (VOA). - Cháy nhà máy may, 124 người chết (ANTĐ). - Cháy nhà máy may, ít nhất 112 người chết (TP).
QUỐC TẾ
- Hezbollah dọa bắn hàng nghìn quả rốckét vào Israel (TTXVN).- Israel nới lỏng một số biện pháp kiểm soát tại dải Gaza (VOA). - Mossad và “chiến tranh bẩn” (NLĐ). - Hamas sắp phóng thích tất cả các tù nhân của Fatah (TTXVN). - Hamas đánh giá tổn thất sau chiến sự với Israel (VOV). - Israel có thể tấn công tàu Iran bị tình nghi chở vũ khí tới Gaza (GDVN). - Palestine quyết tâm theo đuổi quy chế nhà nước tại LHQ (VOV).
- Phiến quân Syria chiếm căn cứ không quân thứ hai (TTXVN). – “NATO đưa tên lửa đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây bất ổn” (TTXVN).
- Bangkok kết thúc đại biểu tình, 61 người bị thương (TQ). – Quốc hội Thái Lan thảo luận kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Yingluck (RFI). – Dân Thái tin tưởng bà Yingluck (NLĐ).
- Biểu tình chống Tổng thống Ai Cập bước sang ngày thứ ba (VOA). – Ai Cập: các thẩm phán tham gia phong trào chống Tổng thống Morsi (RFI). – Ông Mursi bị lên án vì tự tăng quyền (BBC). - Ai Cập sa vào vòng xoáy bất ổn mới (ĐV). – Chứng khoán Ai Cập rớt giá sau khi tổng thống nắm thêm quyền hành (VOA). - Lập “Mặt trận Cứu quốc” chống tổng thống Ai Cập (TTXVN).
- Bầu cử địa phương vùng Cataluna, một thách thức đối với Tây Ban Nha (RFI). – Tây Ban Nha: Cư dân Catalonia tham gia cuộc trưng cầu dân ý (VOA).
<- Chân dung đối thủ đáng gờm nhất đối với Obama (VNN).
- Hai ứng cử viên tổng thống Nam Triều Tiên đăng ký tranh cử (VOA). – Bầu cử Tổng thống Nam Triều Tiên : Tỉ phú bỏ cuộc (NLĐ).
- Pakistan: 5 người chết, 70 bị thương vì bom trong một buổi lễ tôn giáo (VOA). - Taliban đánh bom tín đồ dòng Shiite ở Pakistan (PLTP).
- Nhà thờ ở Nigeria bị đánh bom (BBC).
- Macedonia tăng cường an ninh trước lễ kỷ niệm Albani độc lập (RFI).
- Pháp: Mở đối thoại với dân về dự án sân bay Notre Dame des Landes (RFI).
- Bangladesh : Hỏa hoạn tại xưởng may, hơn 100 người thiệt mạng (RFI). – Cháy nhà máy dệt ở Bangladesh, hơn 100 người thiệt mạng (VOA).
- Hạ viện Thái Lan chất vấn bà Yingluck (TN).
- Mỹ – Trung đua tàu không gian (TN).
- Sao Kế Đô chiếu mệnh nước Anh (SGTT).
- Brazil: Sa thải hàng loạt quan chức cấp cao tham nhũng (TP).
VTV1: + Chào buổi sáng – 25/11/2012; + Toàn cảnh thế giới – 25/11/2012; + Thời sự 12h – 25/11/2012; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 25/11/2012; + Khách của VTV3 – 25/11/2012; + Cuộc sống thường ngày – 25/11/2012; + Thời sự 19h – 25/11/2012 .
1414. Mối nghi ngờ quá lớn về các động thái của chính quyền VN trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ
Đôi lời: Mối nghi ngờ này đã được chúng tôi nêu ra ngay từ chiều 22/11, khi điểm tin khẩn trên trang báo mạng đầu tiên vừa đưa nội dung phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Kế đó, liên tục trong các bình luận của các ngày 23, 24, 25, chúng tôi cũng đã tiếp tục nêu những biểu hiện không bình thường trong phản ứng của chính quyền VN.Tâm sự y giáo
Liệu đã có chuyện giấu nhẹm từ nhiều tháng qua tình trạng người TQ nhập cảnh VN mang theo “hộ chiếu lưỡi bò”, chỉ đến khi báo chí phương Tây đề cập mới vội vàng “phát ngôn”, rồi nhá thông tin cho báo Tuổi trẻ về 111 trường hợp bị xử lý ở Lào Cai và không rõ bao nhiêu trường hợp ở Móng Cái, để rồi liên tiếp trong 3 ngày qua, tất cả các báo đã xài lại món “thuốc giảm đau” này với tâm trạng hỉ hả?
Càng đáng ngờ thêm khi ngay hôm qua, những tưởng chuyến đi “tiếp xúc cử tri”, khá bất ngờ, của CTN Trương Tấn Sang chính là nhằm tạo một duyên cớ tế nhị để gửi tới cho toàn thể đồng bào thông điệp quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo sau vụ việc “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ đang làm dư luận cả nước sôi sục, thế nhưng lại không phải. Tin từ báo giới cho biết, ông CTN đã không có một lời nào có thể được gọi là “giải đáp”, “báo cáo”, “trao đổi” với cử tri, trước rất nhiều ý kiến gay gắt về tình hình đất nước, trong đó có vụ “hộ chiếu lưỡi bò”, khác hẳn với những phát ngôn mạnh mẽ của ông về chủ quyền biển đảo trong cuộc tiếp xúc cử tri mới hơn 1 tháng trước, ngay sau Hội nghị TƯ 6.
Chưa kể trước đó, một cuộc “họp kín” dường như là vội vã của Quốc hội liên quan vấn đề Biển Đông, ngay trước khi bế mạc kỳ họp thứ tư, đã được tiết lộ duy nhất trên tờ Sài Gòn Tiếp thị, cho tới hôm nay cũng chưa có tin tức gì làm rõ thêm. Mặc dù trong lời úp mở của ông Chủ nhiệm VPQH có đoạn “Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri.” Không lẽ đại biểu Trương Tấn Sang không “nắm được chắc nội dung cụ thể” của cuộc họp kín đó hay sao?
Vậy phải chăng tất cả những gì diễn ra trong mấy ngày qua mới chỉ nằm trong một màn diễn vụng về, của cả một vở kịch hoành tráng được gọi là … “QUY HÀNG“?
Bằng tất cả những nghi vấn đó, thử hỏi nội dung và mục đích bức thư mà một số trí thức vừa khởi xướng bản dự thảo, được đăng lên mạng chiều qua, liệu có còn thích hợp hay không? Hay là cần có một bức thư mang tinh thần rất khác, mà đối tượng nhắm tới của nó không phải là chính quyền TQ nữa? Như lời bình luận chiều qua khi điểm bức thư này, chúng tôi đã viết: “Những người ký tên ‘quyết’, hay cả nhà nước cũng ‘quyết’? ‘Sát cánh’ với nhà nước nếu như nhà nước ‘quyết’, hay là ‘sát cánh’ bất kể nhà nước có ‘quyết’ hay không?”
Kính mời độc giả suy ngẫm về điều đó qua gợi ý ngay từ tựa đề một trong ba bài viết được đăng lại dưới đây, bài của TS Nguyễn Văn Khải: “Cháy nhà ra mặt chuột“.
Ai làm “cháy nhà”, kẻ đốt nhà, hay lũ chuột, hay là cả hai?
TRUNG QUỐC PHÁT HÀNH HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ ĐÃ HƠN NỬA NĂM NAY RỒI…
Chủ nhật, 25-11-2012
Tưởng rằng vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ vừa mới xảy ra vài hôm trước khi có cuộc họp báo của bác Lương Thanh Nghị ngày 22-11-2012.
Té ra không phải như mình tưởng.
Tân Hoa Xã cho biết hộ chiếu có in đường lưỡi bò đã được phát hành ngày 15-5-2012, cách đây 6 tháng 10 ngày.
Tân Hoa Xã còn nói ý có vẻ hờn dỗi: dzụ này xảy ra từ hồi đó (hơn 6 tháng về trước) mà sao bây giờ (Việt Nam) mới “phản đối”, gây khó dễ cho công dân cầm hộ chiếu lưỡi bò Đại Hán? (Nguyên văn: Chinabegan issuing these new passports to include electronic chips on May 15, though criticsm cropped up only this week).
Có bốn câu hỏi dành cho cơ quan hữu quan Việt Nam:
1) Vì sao đã hơn 6 tháng trôi qua, đến bây giờ các vị mới công bố thông tin động trời về âm mưu nham hiểm và thâm độc của Bắc Kinh trong vụ hộ chiếu lưỡi bò, thông qua một cuộc họp báo “định kỳ”, lại chỉ (buộc phải) hé lộ khi có câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn nước ngoài là Reuters?
2) Hơn 6 tháng qua, số công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu lưỡi bò vào Việt Nam hẳn là một con số rất lớn. Các vị có nắm được con số thống kê này và có ý định công bố cho công luận biết không?
3) Ngoài hai cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai và Móng Cái, chúng ta còn có 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ VN-TQ là Chi Ma (Lạng Sơn), Hoành Mô (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng, 17 cửa khẩu quốc tế đường bộ với Lào và Cam-pu-chia, 7 cửa khẩu quốc tê đường hàng không : Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Trà Nóc, và 16 cửa khẩu quốc tế đường biển.
Sau khi vụ hộ chiếu lưỡi bò bị “vỡ lở tung tóe”, người dân được biết qua báo Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác rằng chỉ có hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái là có biện pháp đối phó, dù rằng những biện pháp này không đồng bộ và nhất quán.
Vậy thì phải chăng 44 cửa khẩu quốc tế còn lại đều khoanh tay nhìn những tấm hộ chiếu lưỡi bò thản nhiên đi qua suốt hơn 6 tháng vừa rồi mà không có chút gì phản ứng?
4) Toàn bộ sự việc cho thấy các vị đã hoàn toàn bị động (hoặc là vờ tỏ ra bị động) trong việc đáp trả âm mưu tham tàn và hiểm độc của Trung Quốc, từ việc quá chậm trễ về mặt thời gian, quá chậm về thông tin và rất lúng túng xử lý thông tin, cho đến các biện pháp đối phó hầu như là … không có biện pháp gì (hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái với 2 cách giải quyết khác nhau cho thấy sự tự phát, không đồng bộ và nhất quán trong phương thức xử lý, thiếu hẳn một sự chỉ huy thống nhất từ cấp cao hơn).
Xin hỏi câu cuối cùng: Các vị có dự định đưa ra biện pháp nào đó thiết thực, nhất quán và hiệu quả để đối phó với âm mưu quá ghê gớm này của Bắc Kinh, hay là các vị phản đối chỉ là … để phản đối mà thôi ?
Đã hơn nửa năm trôi qua. Không ai chấp nhận nổi câu trả lời “Để chúng tôi tiếp tục nghiên kíu” của các vị đâu, nhá !
Tưởng rằng vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ vừa mới xảy ra vài hôm trước khi có cuộc họp báo của bác Lương Thanh Nghị ngày 22-11-2012.
Té ra không phải như mình tưởng.
Tân Hoa Xã cho biết hộ chiếu có in đường lưỡi bò đã được phát hành ngày 15-5-2012, cách đây 6 tháng 10 ngày.
Tân Hoa Xã còn nói ý có vẻ hờn dỗi: dzụ này xảy ra từ hồi đó (hơn 6 tháng về trước) mà sao bây giờ (Việt Nam) mới “phản đối”, gây khó dễ cho công dân cầm hộ chiếu lưỡi bò Đại Hán? (Nguyên văn: Chinabegan issuing these new passports to include electronic chips on May 15, though criticsm cropped up only this week).
Có bốn câu hỏi dành cho cơ quan hữu quan Việt Nam:
1) Vì sao đã hơn 6 tháng trôi qua, đến bây giờ các vị mới công bố thông tin động trời về âm mưu nham hiểm và thâm độc của Bắc Kinh trong vụ hộ chiếu lưỡi bò, thông qua một cuộc họp báo “định kỳ”, lại chỉ (buộc phải) hé lộ khi có câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn nước ngoài là Reuters?
2) Hơn 6 tháng qua, số công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu lưỡi bò vào Việt Nam hẳn là một con số rất lớn. Các vị có nắm được con số thống kê này và có ý định công bố cho công luận biết không?
3) Ngoài hai cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai và Móng Cái, chúng ta còn có 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ VN-TQ là Chi Ma (Lạng Sơn), Hoành Mô (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng, 17 cửa khẩu quốc tế đường bộ với Lào và Cam-pu-chia, 7 cửa khẩu quốc tê đường hàng không : Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Trà Nóc, và 16 cửa khẩu quốc tế đường biển.
Sau khi vụ hộ chiếu lưỡi bò bị “vỡ lở tung tóe”, người dân được biết qua báo Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác rằng chỉ có hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái là có biện pháp đối phó, dù rằng những biện pháp này không đồng bộ và nhất quán.
Vậy thì phải chăng 44 cửa khẩu quốc tế còn lại đều khoanh tay nhìn những tấm hộ chiếu lưỡi bò thản nhiên đi qua suốt hơn 6 tháng vừa rồi mà không có chút gì phản ứng?
4) Toàn bộ sự việc cho thấy các vị đã hoàn toàn bị động (hoặc là vờ tỏ ra bị động) trong việc đáp trả âm mưu tham tàn và hiểm độc của Trung Quốc, từ việc quá chậm trễ về mặt thời gian, quá chậm về thông tin và rất lúng túng xử lý thông tin, cho đến các biện pháp đối phó hầu như là … không có biện pháp gì (hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái với 2 cách giải quyết khác nhau cho thấy sự tự phát, không đồng bộ và nhất quán trong phương thức xử lý, thiếu hẳn một sự chỉ huy thống nhất từ cấp cao hơn).
Xin hỏi câu cuối cùng: Các vị có dự định đưa ra biện pháp nào đó thiết thực, nhất quán và hiệu quả để đối phó với âm mưu quá ghê gớm này của Bắc Kinh, hay là các vị phản đối chỉ là … để phản đối mà thôi ?
Đã hơn nửa năm trôi qua. Không ai chấp nhận nổi câu trả lời “Để chúng tôi tiếp tục nghiên kíu” của các vị đâu, nhá !
—————–
Nguyễn Tường ThụyCháy nhà ra mặt chuột
Ngày 25-11-2012Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn
Tối 22-11-2012, khán giả màn hình nhỏ của VTV1 đã thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.
Ba câu hỏi đã được đặt ra: Những cuốn hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò bắt đầu được lưu hành từ bao giờ? Đã có bao nhiêu người Trung Quốc dùng hộ chiếu này để vào Việt Nam? Tại sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam không khẳng định: Những người Trung Quốc nào dùng hộ chiếu có in hình lưỡi bò sẽ không được nhập cảnh vào Việt Nam.
Hôm sau “gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23/11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng Việt Nam đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh” và “Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định” (Báo Tuổi Trẻ ngày 24-11-2012).
Chẳng nhẽ các cửa khẩu vào Việt Nam chỉ có hai cửa khẩu ở Lào Cai và Móng Cái?
Tôi đã từng đi qua cửa khẩu Lạng Sơn, có lúc thấy vài chục tới hơn trăm người cùng làm thủ tục xuất hoặc nhập cảnh ở cửa khẩu này. Tương tự, ở các sân bay như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,…tôi cũng thường thấy nhiều người nước ngoài trong đó có người Trung Quốc làm thủ tục xuất nhập cảnh ở những nơi đó.
Vậy sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố phản đối việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò, mới chỉ có bộ đội biên phòng ở Lào Cai và Móng Cái thực thi quyền bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước mình? Còn ở các cửa khẩu khác thì những người Trung Quốc mang hộ chiếu có hình lưỡi bò vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam ư? Hơn nữa trước buổi tối 22-11-2012 ở hai cửa khẩu này những người Trung Quốc mang hộ chiếu có in hình lưỡi bò vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam à? Đặc biệt ai đã cấp visa cho người Trung Quốc không có hộ chiếu ngoại giao dùng hộ chiếu có in hình lưỡi bò vào Việt Nam.
Tất cả những câu hỏi trên đều có thể được trả lời rằng:
Đã có người Trung Quốc mang hộ chiếu in hình lưỡi bò nhập cảnh vào Việt Nam từ lâu rồi. Mà visa vào Việt Nam do các văn phòng lãnh sự thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cấp – đây là sự sai lầm không được phép có và không một người Việt Nam yêu nước nào có thể tha thứ cho người đã cấp visa. Phản ứng với sự khiêu khích trắng trợn này của Trung Quốc rất chậm trễ,và không thống nhất trong hành động của các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh – quốc phòng quốc gia. Nó chứng tỏ rằng sự tùy tiện thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị này, cũng như sự lãnh đạo lỏng lẻo của các cấp lãnh đạo mà đứng đầu là Hội đồng an ninh quốc gia.
NVK
—
Bùi Văn Bồng
CHẲNG LẼ ĐI UỐNG THUỐC CHUỘT ?!
- Bưng: Bít này! Nghe tuyên bố của tớ nhé!
- Bít: Ơ, cái lão này, bạn bè với nhau biết bao nhiêu năm rồi, mà nay nói cái giọng khách sáo vậy?
- Bưng: Khách sáo cái gì, cậu thiếu trung thực, giấu giếm, tớ không chơi với cậu nữa!
- Bít: Nhưng mà chuyện gì?
- Bưng: Hứ, đã không
minh bạch, còn khéo tảng lờ! Bây giờ tớ càng hiểu, cái trò đánh trống
lảng của cậu không phải là bệnh tật gì cả, mà là cái lối sống đầy thủ
đoạn.
- Bít: (hết ngạc nhiên, gãi tai) – Mà…mà..cậu nói thẳng ra đi. To chuyện rồi đây, nguy có mất ‘quan hệ truyền thống” rồi chăng?
- Bưng: Đúng là cái lưỡi bò!
- Bít: Cậu chửi mình hả?
- Bít: Nhưng sao cậu lại nặng lời thế?
- Bưng: Nặng cái gì? Tớ nói chuyện cái “hộ khẩu lưỡi bò” của Tàu. Mà cậu bít kín hơn 6 tháng nay, bây giờ mới công bố, vì sao vậy?
- Bít: À! Ừ, dưng mà!
- Bưng: Tại sao? Ấm ớ Ba Tàu cái gì, nói đi!
- Bít: Thì, thì…Đúng là thằng Tàu nó phát hành ra cái hộ chiếu này từ ngày 15-5-2012.
- Bưng: Đó, thấy chưa,
tại sao hơn 6 tháng rồi, nay cậu mới “thòi” ra cái tin động trời như
thế? Mà đâu phải cậu tự giác tự giếc cái gì, đến khi ông nhà báo Roi-tơ
hỏi, cậu mới phải phun ra?
- Bít: Thì…thì trên không cho nói, cấm hẳn, không được ai hé ra?
- Bưng: (Không chịu được
nữa, đỏ mặt tía tai) Đấy, cái trò thủ đoạn che giấu, bưng bít, cái gì
cũng không minh bạch. Thật là tai hại. Cậu có biết hơn 6 tháng qua, số
công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu lưỡi bò vào Việt Nam hẳn là một con số
rất lớn. Các vị có nắm được con số thống kê này và có ý định công bố cho
công luận biết không? Rồi nữa, ngoài hai cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào
Cai và Móng Cái, chúng ta còn có 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ VN-TQ là
Chi Ma (Lạng Sơn), Hoành Mô (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), cửa khẩu
quốc tế đường sắt Đồng Đăng, 17 cửa khẩu quốc tế đường bộ với Lào và
Cam-pu-chia, 7 cửa khẩu quốc tế đường hàng không : Nội Bài, Tân Sơn
Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Trà Nóc, và 16 cửa khẩu quốc
tế đường biển …
- Bít: (vuốt vai Bưng) Bình tĩnh, hết sức bình tĩnh, không manh động!
- Bưng: Bỏ tay ra, vuốt cái gì, tớ nghỉ chơi với cậu luôn!
- Bít: Thôi mà, tớ cũng
như cậu thôi, con thạch sùng chạy vào góc kẹt vách tường từ lâu, nay cái
đuôi nó “thủ đoạn” ngắt ra cứ giãy bần bật. Các cụ cấm chỉ, không được
hé ra. Nay ngờ đâu ông Roi-tơ hỏi trực diện, còn giấu sao được?
- Bưng: Nếu ông Roi-tơ không hỏi, còn giấu nhẹm nữa chứ gì?
- Bít: Thì….thì…là…mà…cái… a…
- Bưng: Hứ, ấp úng! Nhưng tại sao phải giấu?
- Bít: Thì cậu biết rồi
đấy, riêng gì chuyện này, với ông bạn “16 chữ vàng, 4 tốt” bên kia biên
giới, ta vẫn phải khéo léo, nhún nhường, tế nhị, có khi còn phải nhịn
nhục từ bao đời nay rồi, có lạ gì nữa đâu!
- Bưng: Hứ, không biết nhục!
- Bít: Thông cảm đi mà!
Ráng, ráng chịu chút, đừng thế! Ông Tàu nói: “Chuyện gì thì
Việt Nam cùng chúng tôi rỉ tai nhau, cái chỗ anh em thân thiết, hữu nghị
mà! Đừng có làm toáng lên, để qua cái Đại hội 18 cho Bắc Kinh đầy cờ
hoa thành công…
- Bưng: Hứ, đúng là trò ảo!
- Bít: Ảo từ lâu rồi, bây giờ cậu mới biết à? “Cái gì có lợi cho Tàu, ta phải kiên quyết làm, cái gì có hại cho ta, ta phải kiên quyết giấu…nhẹm đi”. Hè hè…phương châm đấy!…
- Bưng: (hai tay bịt
tai, lắc đầu) Thôi, cậu đừng nói nữa, nhàm quá rồi. Thế thì còn ra cái
thể thống gì nữa? Chẳng lẽ tớ phải đi uống thuốc chuột hay sao?…
- Bít: …!
.
BVB
212. AI LÀ NGƯỜI ĐỔI MỚI THỰC ?
AI LÀ NGƯỜI ĐỔI MỚI THỰC ?
Hoàng Lại GiangĐổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có tính quyết định trong tiến trình phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản VN. Nhưng ai là kiến trúc sư của đổi mới, ai là tổng công trình sư của đổi mới, cần được khẳng định để thế hệ mai sau tránh được nhầm lẫn đáng tiếc.
Tôi may mắn được sống trong thời kì đó và cũng may mắn được cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, ít nhất là 6 năm từ năm 2000 đến 2006 để thực hiện một bộ sách về ông và những người đồng thời với ông trong suốt chiều dài lịch sử từ khi ông sinh ra cho đến khi ông về nghỉ ở 16 Tú Xương, TPHCM.
Trong suốt 6 năm gần gũi ấy, tôi chưa một lần nghe ông nhắc đến Nguyễn Văn Linh là người đổi mới. Người đổi mới mà ông hay nhắc là tổng bí thư Trường Chinh. Ông nói:
Anh
Trường Chinh là người “rất cứng” nhưng cũng chính con người ”rất cứng”
này lại là nhà đổi mới mạnh mẽ nhất. Không có uy tín của ông, không có
uy lực của ông, không có tài năng và sức thuyết phục của ông thì sẽ
không có sự đổi mới. Chúng tôi hay gọi ông là “Kiến trúc sư đổi mới”.
Còn tôi, tôi chỉ là người tiếp sức cho ông, là người thi công công trình
đổi mới.
Tôi rất buồn là VTV1 sáng Chủ Nhật
25-11-2012 lại không nhắc gì đến nhà “Kiến trúc sư ” của đổi mới Trường
Chinh mà lại nhắc đến ông Nguyễn Văn Linh.Nguyễn Văn Linh có là nhà đổi mới hay không, đổi mới ở thời nào, phản đối mới ở thời nào, tôi sẽ xin nói ở một bài khác với những cơ sở dữ liệu mà tôi có.
Trên đây là ý kiến nhỏ của tôi, có gì xin lắng nghe và trao đổi thêm cùng các bạn.
25-11-2012
HLG
—
Mời xem thêm:
127. NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990
NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN
BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990
Tác giả: Lý BằngNgười dịch: Quốc Thanh
02-05-2012
Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã Nguồn: people.com.cn
Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Qua đường liên lạc bí mật giữa hai bên Trung-Việt, từ 3 – 4.9.1990, Nguyễn Văn Linh đi cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, cùng với lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cuộc gặp mặt ở Thành Đô, sự kiện này trở thành bước ngoặt trong việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
[Năm 1986] Thứ sáu ngày 26.12, mưa u ám.
Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí
thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, thay
cho nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã qua đời vào tháng 7.
[Năm 1989] Thứ bảy ngày 26.8, mưa u ám.
Hôm nay, Việt Nam tuyên bố đã “rút quân
toàn bộ” khỏi Campuchia. Điều này tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn
đề Campuchia một cách thuận lợi, đồng thời cũng gạt bỏ được sự trở ngại
cho bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. * Bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt – Hội nghị Thành Đô
[Năm 1990] Thứ tư ngày 6.6, nắng.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đại
sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng Việt Nam. Nguyễn [Văn Linh] hi vọng
thực hiện bình thường hóa được mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng
thời mong sớm được sang thăm Trung Quốc.
Chủ nhật ngày 26.8, mưa u ám.
Về chuyến thăm nội bộ tới Trung Quốc
của các nhà lãnh đạo chính bên Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản
Việt Nam Nguyễn Văn Linh…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông
ta tỏ ý hoàn toàn tán thành.
Thứ hai ngày 27.8, mưa.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi
sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu
Bình. Xét thấy Á vận hội (Asian Games) sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, mà
cuộc gặp mặt này lại đề cập đến việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt,
đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ
được bố trí ở Thành Đô.
Thứ năm ngày 30.8, nắng.
Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi
đến Thành Đô hội đàm nội bộ với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có gửi
lời mời cho Việt Nam. Bây giờ thử xem trả lời từ Việt Nam ra sao.
Chủ nhật ngày 2.9, nắng.
Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chiếc
chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ tới sân
bay Thành Đô. Chúng tôi ngồi ô tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Nhà
khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang đợi. Đồng chí Giang
Trạch Dân đáp một chiếc chuyên cơ khác đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa
giờ. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ đêm, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân
trao đổi với nhau về phương châm của cuộc hội đàm với phía Việt Nam vào
ngày mai.
Thành Đô thứ hai ngày 3.9, nắng.
Buổi sáng, tôi ở chỗ đồng chí Giang
Trạch Dân cùng với ông ta tiếp tục nghiên cứu về phương châm của cuộc
hội đàm sẽ tiến hành với phía Việt Nam.Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tới Nhà khách Kim Ngưu ở Thành Đô, Giang Trạch Dân và tôi đón họ ở nhà một tầng số 1. Nguyễn Văn Linh mặc bộ com lê màu cà phê, mang hơi hướng phong cách học giả. Đỗ Mười thân hình còn tráng kiện, tóc bạc phơ, mặc bộ com lê màu xanh thẫm. Cả hai đều 73-74 tuổi, còn Phạm Đồng thì hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực cực kém, mặc bộ áo đại cán, giống các cán bộ lão thành của Trung Quốc.
Buổi chiều, cuộc hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh làm một bài nói dài trước. Tuy bày tỏ nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng tối cao Campuchia là chuyện cấp bách, không nên loại trừ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một sự bày tỏ thái độ về nguyên tắc, còn trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Cuộc hội đàm tiếp tục một mạch đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu mở tiệc. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh .
Thứ ba ngày 4.9, râm mát.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với
các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam. Đến đây, có thể nói những vấn đề nêu
ra trong hội nghị đã đi đến đồng thuận một cách khá thỏa mãn, cùng
quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu hội nghị.Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung-Việt tổ chức lễ ký kết ở nhà một tầng số 1 tại Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng bí thư và Thủ tướng ký. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng ngay tại chỗ cho các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, Gặp nhau cười một cái là quên ân oán). Câu thơ này là của Lỗ Tấn. Trước việc này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất vui.
Bốn giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 tới nơi.
* Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7
[Năm 1991] Thứ bảy ngày 29.6.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc,
Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố
vấn. Quan điểm chủ yếu chung của Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam là
kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu
nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội này có lợi cho việc cải
thiện quan hệ Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba ngày 30.7, nắng.
Buổi chiều, tôi hội kiến với đại diện
đặc biệt của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn và Hồng Hà. Họ
yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói để cho nhân dân
hai nước có sự chuẩn bị, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh
nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc gặp ở các cấp thứ trưởng
và bộ trưởng ngoại giao trước đã, còn về cuộc gặp cấp cao thì phía
Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày hôm sau Tổng
bí thư Giang Trạch Dân sẽ có trả lời chính thức với họ. Về việc bình
thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc bình đẳng
và hai bên cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải
quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương
mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông
đường bộ.* Thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt
Thứ ba ngày 5.11, nắng.
Năm giờ chiều, đồng chí Giang Trạch
Dân và tôi tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở
ngoài cửa phía đông Đại lễ đường nhân dân. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến
hành hội đàm. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng
chí Giang Trạch Dân nói, sau khi quan hệ hai nước đã trải qua một quãng
đường gập ghềnh, lãnh đạo hai nước Trung-Việt ngày hôm nay có thể ngồi
cùng với nhau để tiến hành cuộc gặp cấp cao là mang ý nghĩa quan trọng.
Đây là một cuộc gặp gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự
bình thường hóa trong quan hệ hai nước, tất sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối
với sự phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa mối
quan hệ hai nước Việt-Trung là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn
bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn
định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó, mở tiệc.
Thứ tư ngày 6.11, nắng.
Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, không khí rất tốt. Tôi nêu ra
trước là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đỗ Mười đã tiến hành
hội đàm rất tốt, đã trao đổi được hết ý kiến. Về vấn đề Đài Loan, thái
độ thể hiện của Võ Văn Kiệt rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về nợ, biên
giới, dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không
bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam đề xuất mới, tôi hứa
sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam trước. Về vấn đề Campuchia,
tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề
Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi
các bên phải tiếp tục nỗ lực.
Thứ năm ngày 7.11, nắng.
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại
Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa
hai nước đã được ký kết tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài. Các lãnh
đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng
chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng
Châu, Thâm Quyến…Nguồn: Ifeng.com
Bản tiếng Việt © BS2012
76. TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ
Thế nhưng mới đây, viên đại sứ này còn tiết lộ thêm mấy cuộc tiếp xúc “bí mật” nữa ngay sau đó, theo nghi thức rất lạ, mà xem ra giới chức chóp bu VN khi đó hoàn toàn không biết *. Để rồi chỉ mươi ngày sau đã có cuộc gặp cấp cao Trung-Việt tại Thành Đô đầu tháng 9/1990, qua lời mời cũng rất lạ của TQ với các vị “nguyên thủ” VN trước chuyến thăm chỉ có 5 ngày. Thực hư chuyện này tới đâu, tại sao phía TQ lại tung ra bản gọi là “hồi ký” của họ Trương vào lúc này, đó là điều cần phải làm rõ.
(Những đoạn tô đậm là do BS thực hiện để độc giả tiện theo dõi. Mời xem thêm các tài liệu liên quan ở cuối bài).
—
Mạng Báo buổi sáng Liên hợp, Trung Quốc – 中越高层成都会晤的前前后后 TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ
21-11-2011(Ghi lại việc giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước [Trung-Việt])
Tác giả: Trương Đức Duy
Người dịch: Quốc Thanh
Tóm tắt về tác giả: Sinh năm 1930 ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tại Việt Nam. Năm 1948 tham gia Đội công tác chính trị thuộc Biên khu Việt Quế[1], năm 1949 được Tung đội Biên khu Việt Quế điều vào tham gia bộ đội Việt Nam, sau đó điều vào làm trong Đoàn cố vấn chính trị, quân sự giúp Việt Nam chống Pháp của Trung Quốc. Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Năm 1964, lại được phái về giữ chức Bí thư thứ ba ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 1967, giữ các chức Thư kí Tổ chăm sóc y tế cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ tháng 7 năm 1985 đến tháng 3 năm 1983, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc; từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 3 năm 1993, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1993 về hưu cho đến nay, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.
Lời người biên tập: Năm nay nhân dịp kỉ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước hai Đảng Trung-Việt, xin đặc biệt đăng tải một bài hồi ký của tác giả viết sau ngày rời bỏ chức vụ ở Việt Nam, nhằm cung cấp cho độc giả một sự hiểu biết khá tường tận về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Chuyến bay huyền bí
Sớm ngày 3 tháng 9 năm 1990, Hà Nội – Thủ đô Việt Nam, mưa phùn lất phất.
8 giờ 10 phút (10 giờ 10 phút giờ mùa hè Bắc Kinh), một chiếc chuyên cơ Tu-134 màu bạc cất cánh từ Sân bay quốc tế Nội Bài tĩnh lặng, chầm chậm bay lên không trung, lặng lẽ hướng thẳng tới biên giới Trung-Việt. Đây là chiếc máy bay dân dụng Việt Nam đầu tiên bay tới Trung Quốc kể từ 20 năm nay, còn hành khách trên máy bay lại là các nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Có thể dự đoán được hành động này sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Tuy nhiên, trên sân bay không có đông người ra tiễn, không có nhà báo, lại càng không có cảnh tượng quần chúng. Tất cả những điều đó đã khoác lên một màu sắc huyền bí cho chuyến bay này.
Cuộc
gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990). Hàng trước từ trái
sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố
vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý
Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9), …
Chuyến đi Trung Quốc bí mật lần này của
các nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, theo lời mời của Tổng bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Ủy viên Bộ
chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện
Lý Bằng, là tới Thành Đô để tổ chức hội đàm nội bộ về vấn đề Campuchia
và mối quan hệ Trung-Việt. Những người đi theo phía Việt Nam có: Ủy viên
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Hồng
Hà, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng thứ nhất Bộ
ngoại giao Đinh Nho Liêm. Tôi với tư cách là Đại sứ Trung Quốc tại Việt
Nam đã đi theo tới và tham gia cuộc hội đàm một cách ngẫu nhiên.Máy bay bay an toàn, trong khoang rất yên tĩnh, mọi người không nói chuyện nhiều, dường như đều đang trầm tư, hình dung xem chuyến đi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Việt-Trung. Tôi nhìn từng đám từng đám mây lùi lại phía sau bên ngoài cửa sổ máy bay, trăm mối suy nghĩ, những việc đã qua hiện về trong đầu…
Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố: “Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là “Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình” và đã dùng câu thơ sâu sắc “Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em” để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước. Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh, khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn 10 năm.
Làm Đại sứ Việt Nam với đầy trọng trách
Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt. Căn cứ vào toàn bộ cục diện quốc tế, cục diện khu vực và động hướng chuyển biến về chính sách của ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Văn Linh đứng đầu, cần sớm thúc bách Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia, đồng thời giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, từ đó mà mở đường cho việc khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt. Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt.
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ?
Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam. Trong thời gian này, tôi từng thông qua con đường ngoại giao bình thường để đề xuất nguyện vọng tới thăm chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, nhưng do mối quan hệ hai nước hai đảng vẫn đang ở trạng thái không bình thường, cho nên Bộ ngoại giao Việt Nam đều không sắp xếp. Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè. Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai Đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất. Tôi trình bày theo đúng tinh thần của Trung ương là lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ và tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung-Việt, hi vọng phía Việt Nam sớm áp dụng những biện pháp thiết thực để giải quyết tốt vấn đề Campuchia…, đồng thời mở đường cho việc khôi phục mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt. Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Cam puchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới.
Lời nhắn quan trọng chuyển rõ ý
Sau đó không lâu, vào ngày 16 tháng 8, một cán bộ Viện khoa học xã hội Việt Nam là Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) tới sứ quán gặp tôi (ông cùng với mẹ tới Bắc Kinh thăm bố mình vừa về), xúc động nói: “Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kĩ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”. Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 Đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam. Làm được việc này thì mới khỏi phụ sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam và các Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôi. Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong Đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung. Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển”.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)
Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ
Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: Nếu có cơ hội, nhờ anh
chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi.Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ. Trả lời từ trong nước là phải giải quyết trước hai vấn đề mấu chốt còn lại trong vấn đề Campuchia (đó là: Việt Nam phải rút quân triệt để khỏi Campuchia và giải pháp chính trị công bằng cho Campuchia), rồi sau đó mới bố trí cuộc gặp cấp cao hai nước theo đúng trình tự và hợp lí. Bây giờ lại đã xuất hiện những tình huống và nhân tố mới, vậy tôi nên đưa ra quan điểm và kiến nghị ra sao đây? Suy nghĩ mãi, tôi thấy vẫn nên đề xuất kiến nghị tích cực hưởng ứng yêu cầu của Nguyễn Văn Linh, để lãnh đạo tham khảo ra quyết sách. Trong báo cáo, tôi chủ yếu phân tích mấy điểm sau: Một là Nguyễn Văn Linh luôn thân thiện với Trung Quốc. Việc ông ta mong sớm giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt là chân thành. Hai là vấn đề Campuchia bị để dây dưa không giải quyết, nguyên nhân quan trọng là do Nguyễn Cơ Thạch cùng Bộ ngoại giao do ông ta nắm quyền ngăn chặn khắp nơi. Nguyễn Văn Linh muốn vượt qua được tầng chướng ngại vật này thì phải có sự bàn định từ lãnh đạo tối cao của hai nước trước, rồi sau đó mới tìm cách nghĩ ra các biện pháp, điều này phù hợp với thực tế trước mắt của Việt Nam. Ba là Nguyễn Văn Linh hi vọng chúng ta mời cả Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng đi, dụng ý là để tăng thêm độ uy quyền của chuyến đi và tiện cho việc quyết ngay tại chỗ những vấn đề trọng đại, đồng thời cũng cho thấy ông hết sức coi trọng những vấn đề này. Bốn là phán đoán từ tình hình đối nội và đối ngoại mà phía Việt Nam hiện tại đang ở vào, thì với việc tổ chức hội đàm nội bộ giữa lãnh đạo hai nước vào lúc này, xác suất có thể đạt kết quả tốt là rất lớn.
Ngày hôm sau, nhận được điện trả lời chỉ thị muốn tôi phải lập tức kiểm tra độ xác thực của nội dung lời nhắn, đề xuất với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh là “đích danh Đại sứ muốn được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong một ngày gần đây”, để trực tiếp tìm hiểu ý đồ thực của Nguyễn Văn Linh. Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”. Có đồng chí nêu xem xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh. Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: “Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”. Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: “Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”.
Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê [Đức Anh] bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình. Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê [Đức Anh] mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc nào tôi cũng tiếp”. Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”. Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là: Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy. Thứ hai, bước đi đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề Campuchia là phải thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Campuchia, nhưng nếu hai đảng cộng sản ở Campuchia không thực hiện hòa giải, thì có thành lập ra Hội đồng tối cao cũng không thể thực sự giải quyết được vấn đề, các phái sẽ vẫn còn tiếp tục tranh cãi, thậm chí còn lại đánh nhau. Cho nên, cả hai phía Trung-Việt cần cùng nỗ lực khuyên giải hai đảng cộng sản ở Campuchia hòa giải, để nước Campuchia tương lai có thể bình yên được lâu dài.
Gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng”.
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại. Nguyễn [Văn Linh] nói: Trong công cuộc đấu tranh cách mạng dài lâu và trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và viện trợ to lớn từ lòng tấm chân thành của Trung Quốc. Bản thân tôi trước sau đều cho rằng, Việt Nam cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thời kì Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam năm 1976, vì không đồng tình với một vài cách làm làm xấu đi mối quan hệ Việt-Trung mà tôi đã bị chỉ trích là “hữu khuynh”. Thời kì Đại hội V năm 1982, lại chỉ vì không tán thành chính sách bài Hoa và chủ trương ở giai đoạn hiện tại cần cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại mà tôi đã bị ra khỏi Bộ chính trị. Khi ấy, tôi rất khó lí giải được vì sao lại phải áp dụng thái độ đó với Trung Quốc. Nếu như Bác Hồ còn sống khỏe mạnh, thì dứt khoát sẽ không xuất hiện chuyện quái gở như vậy. Rồi còn chính sách đối xử với người Hoa và Hoa kiều cũng là sai lầm. Người Hoa, Hoa kiều đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng của Việt Nam, khi thắng lợi rồi chúng tôi lại kỳ thị họ, xua đuổi họ, thật là cạn tàu ráo máng.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc. Ông nói, đầu tiên ông thuyết phục Ban chấp hành Trung ương kiến nghị với Quốc hội xóa bỏ những nội dung chống Trung Quốc trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Trong tình hình thế giới hiện nay, việc Việt Nam cùng với Trung Quốc, trung tâm xã hội chủ nghĩa vững mạnh, thiết lập và phát triển nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết đã trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết. Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, niềm mong mỏi ấp ủ lớn nhất của ông là tới Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 1991 sẽ thực hiện được bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, đây sẽ là một việc lớn gây phấn chấn lòng người đối với toàn Đảng toàn dân Việt Nam.
Về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh nói, ông thấu hiểu được tầm quan trọng và tính bức thiết của việc giải quyết vấn đề này, vì thế, nhiệm vụ đầu tiên mà ông dự định tới Bắc Kinh lần này là muốn thảo luận với phía Trung Quốc về vấn đề Campuchia, cho nên thử xem xét để mình ông cùng với một hai vị lãnh đạo cao cấp thân cận tới Bắc Kinh trao đổi bàn bạc trực tiếp với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng theo kiểu đồng chí, với thái độ chân thành tâm giao, nhằm tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Nguyễn Văn Linh cho rằng, khi giải quyết vấn đề Campuchia nên xem xét từ hai phương diện: Trước hết, thỏa mãn yêu cầu rộng khắp của cộng đồng quốc tế, để cho Sihanouk đứng đầu, bảo đảm cho Campuchia trong tương lai sẽ trở thành một đất nước hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết, giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước. Thứ đến, thúc đẩy các phái ở Campuchia đi đến xóa bỏ hiềm thù, hòa giải thực sự theo tinh thần hướng tới tương lai. Làm như vậy không có nghĩa là phe này đầu hàng phe kia, và cũng không tồn tại vấn đề ai thôn tính ai, mà là các phái xắn tay hợp tác để cùng tạo nên tương lai. Ông nhấn mạnh, điều hết sức quan trọng là không được để cho Campuchia trong tương lai bị rơi vào tay Mỹ, trở thành bàn đạp cho chủ nghĩa đế quốc thực hiện diễn biến hòa bình ở Bán đảo Đông Dương.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư .
Đồng ý mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ
Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày. Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh. Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Tổng bí thư Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương Duy Đức (7-1991)
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ
trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ. Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một
cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin
tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được
chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã
lại tới làm phiền anh rồi”. Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê
Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn
Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ,
xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê [Đức Anh] bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm
thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay
với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi
phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”. Khi
chuyện trò tiếp, tôi nhắc đến việc 5 nước thành viên thường trực của
Liên hợp quốc đã thông qua các văn bản khung về giải pháp chính trị cho
vấn đề Campuchia, hi vọng phía Việt Nam thể hiện sự ủng hộ rõ ràng cho
vấn đề này, đồng thời thúc đẩy phía Phnom Penh tiếp nhận. Lê [Đức Anh]
bày tỏ là đã hiểu, đồng thời nêu lại một lần nữa việc giải quyết vấn đề
Campuchia cần xem xét tới hai phương diện, một là hòa giải trong nội bộ
Campuchia, hai là thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Hi vọng cả hai
nước Việt-Trung sẽ cùng nhau nỗ lực, tạo mọi điều kiện để các phái ở
Campuchia thực hiện hòa giải.Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình. Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn. Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh. Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô. Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem. Hai vị Nguyễn [Văn Linh], Đỗ [Mười] bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: “Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này”. Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.
Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch. Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”. Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết…”
Cuộc gặp “Thành Đô” mấu chốt
Ngày 3 tháng 9, đúng 11 giờ theo giờ Bắc Kinh, chiếc chuyên cơ của phía Việt Nam hạ cánh yên ổn xuống sân bay chuyên dụng Nam Ninh. Khi tôi đưa các vị lãnh đạo Việt Nam do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu xuống máy bay, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Tề Hoài Viễn, Trợ lí Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh… đã tới đón các vị khách trước thang máy bay. Cũng là vì để bảo mật, nên các vị lãnh đạo vùng Quảng Tây đã không xuất hiện. Sân bay được bố trí hết sức chặt chẽ, chúng tôi xuống khỏi chuyên cơ của phía Việt Nam xong là lên ngay chuyên cơ của phía Trung Quốc, bay tới Thành Đô.
Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt;
Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung. Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân.
Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung.
Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch). Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ.
Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn[2] “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này. Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử.
Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội. Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: “Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!” Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam.
Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: “Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?” Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt. Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: “Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!”. Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc “Hội đàm Thành Đô”: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến”[4]
Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch thân mật chuyện trò (Trương Đức Duy làm phiên dịch năm 1960)
Thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt Để thực hiện nghị quyết của cuộc Hội đàm Thành Đô, trong vòng vài tháng sau khi trở về Hà Nội, theo chỉ thị từ trong nước, tôi đã 2 lần hẹn gặp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để giục phía Việt Nam gấp rút thúc đẩy phía Hun Sen tiếp nhận nghị quyết mà hai bên Trung-Việt đã đạt được, nhằm nhanh chóng làm cho vấn đề Campuchia có được giải pháp chính trị. Tuy nhiên, tiến trình giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia lại bị trì hoãn mất rất nhiều thời gian, để đến nỗi khiến cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định.
Vào giữa mùa hè năm sau (năm 1991), Đảng cộng sản Việt Nam họp “Đại hội VII”. Ban lãnh đạo mới đã có sự điều chỉnh rất nhiều. Nguyễn Văn Linh đã giao ban một cách suôn sẻ, điều đáng tiếc là ông chưa thể thực hiện được mong muốn ấp ủ của mình vào trước “Đại hội VII” Đảng cộng sản Việt Nam – chính thức công bố thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt trước khi rời khỏi chức vụ.
Chính vào năm đó, cùng với việc thực hiện giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia và việc thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Liên hợp bốn bên Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng được diễn ra hết sức tự nhiên. Tháng 11 năm 1991, theo lời mời của Trung ương Đảng và chính phủ nước ta, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt mới nhậm chức đã dẫn đầu “Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam” chính thức đi thăm Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo gồm Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng… đã tổ chức hội đàm chính thức với Đoàn đại biểu Việt Nam, hai bên đã ra thông cáo chung, tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng. Mối quan hệ Trung-Việt từ đây đã mở ra một trang mới.
Nguồn: 中越高层成都会晤的前前后后 - Mạng Báo buổi sáng Liên hợp.
[1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND
[2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND
[3] Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND
[4]
Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc
đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn
năm xây dựng lại -ND.Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化 - Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô - Một năm sau, bình thường hóa quan hệ.
Bản tiếng Việt © Vsk2012
155. Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều
Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều
Nguyễn Gia KiểngThứ Năm, 30 – 8 – 2012
“…Nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc thì người đó chính là Lê Đức Anh…”
Giờ này, khi mà nhiều người nghĩ và tin rằng Việt Nam chỉ còn một chọn lựa là ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc và nhanh chóng tiến đến thế đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ, chúng ta cần nhận định lại quan hệ Việt Trung một cách chính xác hơn. Lý do là vì sự thực còn phũ phàng hơn nhiều người nghĩ. Và nếu quá khứ có khả năng tiết lộ những gì có thể sẽ tới thì chúng ta phải rất cảnh giác nếu không muốn hụt hẫng một lần nữa.
Cho tới nay, theo cái nhìn của nhiều người, Trung Quốc, sau khi thất bại trong chiến tranh biên giới 1979, đã cố lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ và đã thành công; Đại Hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã là một bước đổi mới đầy hy vọng không may bị khựng lại và đảo ngược; Nguyễn Văn Linh là con người của một cách canh tân dang dở; trong nội bộ ĐCSVN đã có đấu tranh giữa hai phe canh tân thân phương Tây và bảo thủ thân Trung Quốc và sau cùng phe bảo thủ đã thắng v.v. Nhưng sự thực rất khác.
Cái nhìn này không giải thích được một cách thuyết phục tại sao ĐCSVN đã có thể đổi hẳn chính sách đối với Trung Quốc từ thế tử thù sang thế chư hầu ngoan ngoãn mà không gây ra một chấn động lớn, bằng cớ là cho đến nay ít người có thể nói một cách quả quyết ĐCSVN đã quyết định thay đổi thái độ đối với Trung Quốc vào lúc nào, hay tại sao mặc dù Việt Nam hết sức chiều lòng Trung Quốc mà Trung Quốc lại cứ tiếp tục hạ nhục và chèn ép Việt Nam. Lý do là vì nó vẫn nằm trong một logic bình thường theo đó mọi chính quyền trước hết mưu tìm quyền lợi cho đất nước mình, họ có lầm lẫn hay không là chuyện khác. Logic này không đúng trong trường hợp của quan hệ Việt – Trung như chúng ta sẽ thấy.
Nhìn lại quan hệ Việt – Trung đòi hỏi một phân tích thấu đáo những gì đã xảy ra, điều này không dễ vì sự đảo ngược quan hệ Việt Trung đã diễn ra một cách bí mật trong nội bộ của nhóm cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, nghĩa là bộ chính trị (BCT) và ban bí thư (BBT), ngay cả tuyệt đại bộ phận đảng viên cao cấp cũng không biết. Hơn nữa nó lại chủ yếu được quyết định qua những thảo luận miệng trong tập đoàn lãnh đạo mà các biên bản hoặc không có hoặc vẫn còn được giữ kín. Trong hoàn cảnh đó ta chỉ có thể dựa vào hồi ký của những người trong cuộc cuối đời hoặc có những tâm sự muốn nói ra hoặc có những ân oán giang hồ muốn thanh toán.
Tập Hối Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ là một tài liệu quí. Ít ai có điều kiện để theo dõi biến chuyển trong quan hệ Việt – Trung bằng ông. Ông chủ trì nhóm CP87 một nhóm nghiên cứu chiến lược đối ngoại của đảng vào giai đoạn chuyển hướng này. Ông cũng là thứ trưởng đặc trách vấn đề Campuchia, vấn đề gai góc nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc vào lúc đó. Ông đại diện Việt Nam đàm phán với đại diện Trung Quốc Từ Đôn Tín vào tháng 6-1990, cuộc đàm phán gay go cuối cùng trước khi chính quyền cộng sản Việt Nam thực sự đầu hàng, đúng ra là được Trung Quốc cho phép hàng phục. Quan trọng hơn, Trần Quang Cơ là một trong những người hiếm hoi có kiến thức về thế giới và bang giao quốc tế, một khả năng mà không ai trong số những lãnh tụ cộng sản cao nhất có. Tuy vậy ông Cơ chỉ là một người thừa hành ngoan ngoãn. Nếu đôi khi ông có những tâm sự u uất thì đó cũng chỉ là những trăn trở của một tôi trung. Trần Quang Cơ không có cái nhìn của người lấy quyết định, do đó ông quan tâm trước hết đến những gì thuộc phần nhiệm của mình. Vì vậy trong hồi ký này các sự kiện không được chọn lựa và sắp xếp theo tầm quan trọng đối với chính sách đối ngoại mà theo tầm quan trọng của chúng đối với cá nhân ông. Ông kể khá chi tiết những thảo luận về giải pháp Campuchia và những cuộc phỏng vấn của ông với các báo dù chúng chỉ có một giá trị rất tương đối nếu ta muốn tìm hiểu động cơ và não trạng của những người quyết định chính sách của Việt Nam vào lúc đó. Những điều Trần Quang Cơ kể lại vì vậy cần được hội nhập vào dòng thời sự của cả một giai đọan dài mới có giá trị giải thích và soi sáng.
Trước hết hãy nhìn lại một cách tổng quát quan hệ Việt Trung.
Một cách ngắn gọn có thể nói cho tới cuối thâp niên 1960 ĐCSVN đã giữ được thế cân bằng của một đứa em ngoan giữa anh cả Liên Xô và anh hai Trung Quốc, dù có phần gần với Trung Quốc hơn vì lúc đó Liên Xô không khuyến khích cuộc chiến chinh phục miền Nam mà ĐCSVN coi là mục tiêu sống còn. Năm 1957 Liên Xô còn đề nghị cho cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Nhóm “xét lại chống đảng” chung quanh ông Hoàng Minh Chính đã bị đàn áp thẳng tay vì bị tình nghi là theo đường lối “xét lại” của Khruchev. Tuy vậy sau khi triệt hạ xong nhóm bị coi là thân Liên Xô này, ban lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, vẫn duy trì quan hệ mật thiết với Liên Xô. Thế cân bằng này đã dần dần thay đổi sau khi Brezhnev lên thay Khruchev (tháng 10-1964) và chọn đường lối cứng rắn hơn trong chiến tranh lạnh, trong khi Trung Quốc suy yếu vì những tranh chấp nội bộ mà cao điểm là cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa” không còn khả năng để yểm trợ đắc lực cuộc “chiến tranh giải phóng miền Nam” của Hà Nội nữa. Sang đầu thập niên 1970, khi xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô trở thành dữ dội và Trung Quốc rõ ràng tìm cách bắt tay với Hoa Kỳ (Kissinger bí mật sang Bắc Kinh tháng 6-19971 chuẩn bị cho Nixon sang thăm Trung Quốc tháng 2-1972 mà kết quả là Tuyên Ngôn Thượng Hải mở đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước), Hà Nội chọn đứng hẳn về phía Liên Xô, và quan hệ Việt Trung dần dần chuyển từ bạn sang thù. Năm 1976 Đảng Cộng Sản Trung Quốc không gửi phái đoàn tham dự Đại Hội IV của ĐCSVN. Nước Việt Nam thống nhất chọn toàn bộ mô hình tổ chức Đảng và Nhà Nước của Liên Xô. Trung Quốc xúi dục và hỗ trợ chính quyền Khmer Đỏ gây chiến với Việt Nam, Việt Nam đem quân đánh đổ chế độ Pol Pot tháng 12-1978, một tháng sau khi gia nhập khối COMECON và ký xong hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô. Trung Quốc đem quân tấn công tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Các báo đài của hai bên mạt sát nhau thậm tệ. Trung Quốc bới móc đời tư để bôi bẩn Hồ Chí Minh trong khi Việt Nam lố bịch hóa Mao Trạch Đông như một bạo chúa quê mùa lỗ mãng không tắm, không đánh răng, khạc nhổ bừa bãi và mắc bệnh tim la. Nhân dân hai nuớc được huy động để xuống đường lên án đối phương hàng ngày. Chính quyền CSVN xua đuổi người Việt gốc Hoa.
Năm 1980 hiến pháp Việt Nam được sửa đổi để thêm vào lời nói đầu một đoạn tuyên chiến với Trung Quốc. Trong đại hội đảng V, tháng 3-1982, bản điều lệ của ĐCSVN cũng được sửa đổi với lời nói đầu đề cao cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung như một chiến công lịch sử oanh liệt. Nguyễn Văn Linh, người có công lớn trong cuộc “chiến tranh giải phóng miền Nam” bị loại khỏi bộ chính trị vì lập trường thân Trung Quốc. Nhiều công thần bị loại chỉ vì có tội là người Việt gốc Hoa. Chiến tranh biên giới giữa hai nước vẫn tiếp tục. Thế thù địch đạt đến cực điểm.
Thế rồi, một cách lặng lẽ nhưng nhanh chóng và quả quyết, tình thế đã thay đổi hẳn. Việt Nam trở thành một chư hầu khép nép của Trung Quốc. Thay đổi đã diễn ra như thế nào và vào lúc nào?
Mặc dù tình hữu nghị Việt – Trung đã nhạt dần và hầu như không còn gì vào thời điểm Đại Hội IV tháng 12-1976 nhưng ngòi nổ đã đưa đến xung đột vũ trang giữa hai nước là cuộc chiến Campuchia trong đó cả hai bên đều có những mưu tính không thú nhận. Cuộc chiến khởi đầu tháng 4-1977 khi quân Khmer Đỏ, với sự hỗ trợ và xúi dục của Trung Quốc, tấn công các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Cuối năm 1978 Việt Nam đem quân đánh chiếm Campuchia, lập nên chính quyền Heng Samrin – Hun Sen và chỉ rút quân năm 1989 trước áp lực quốc tế, đặc biệt là áp lực Trung Quốc.
Với thời gian người ta có thể nhận thấy là vào thời điểm 1977 chế độ Pol Pot là một gánh nặng cho Trung Quốc vào lúc mà Đặng Tiểu Bình muốn tìm kiếm sự hợp tác của Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Chế độ diệt chủng Pol Pot quá hung bạo và bị cả thế giới lên án như một bọn quỉ sứ, nhưng nó cũng là một chư hầu của Trung Quốc và vì thế nó khiến Trung Quốc cũng bị lên án lây. Còn gì tốt hơn cho Trung Quốc là chế độ Pol Pot bị Việt Nam tràn ngập? Trung Quốc bớt được một gánh nặng và Việt Nam, kẻ thù đáng ghét nhất của Trung Quốc, bị thế giới nhìn như một mối nguy cho vùng Đông Nam Á và bị cô lâp. Ngược lại chế độ CSVN cũng muốn đánh gục chính quyền Pol Pot và dựng lên một chính quyền chư hầu tại Campuchia. Lúc đó những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang say men chiến thắng. Họ đặt điều kiện để cho phép Mỹ được bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Họ tưởng mình vĩ đại, chủ nghĩa Mác-Lênin nhất định toàn thắng và sắp toàn thắng đến nơi, chủ nghĩa tư bản đang dẫy chết. Ý đồ tái lập Liên Bang Đông Dương như một không gian Việt Nam nới rộng là có thực chứ không phải chỉ là một bịa đặt vu khống của Trung Quốc, dù danh xưng “Liên Bang Đông Dương” không được sử dụng. Trong những năm kế tiếp cuộc xâm lăng Campuchia không ngày nào các báo đài Việt Nam không đưa tin về “ba nước Đông Dương”. Một định chế được thành lập và thường được nhắc tới là “Hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương”. Cụm từ “ba nước Đông Dương” được đưa vào lời nói đầu của hiến pháp 1980 cùng cụm từ “bọn bá quyền Trung Quốc”. Một danh xưng được đề nghị lúc đó là KALAVI (Kampuchia, Lào, Việt Nam) để chỉ thực thể bao gồm ba nước thay cho cụm từ Đông Dương.
Chính sách khôn ngoan cho Việt Nam vào lúc đó là chỉ đẩy lùi và đánh tê liệt quân Khmer Đỏ nhưng không tràn vào chiếm đóng Campuchia. Như thế Trung Quốc sẽ không khạc được khúc xương Khmer Đỏ và sẽ tiếp tục bị thế giới lên án như là quan thày của chế độ diệt chủng gớm ghiếc Pol Pot. Nhưng chính sách này ban lãnh đạo ĐCSVN không hề nghĩ đến. Họ đang say men chiến thắng và tự đặt cho mình sứ mạng cao cả là làm đội tiên phong kiên cường của phong trào cộng sản thế giới do Liên Xô lãnh đạo mà theo họ thắng lợi đã gần kề. Hơn nữa họ cũng tin một cách mù quáng vào sức mạnh của Liên Xô và họ tin Liên Xô thừa sức che chở cho họ. Tháng 11-1978 Việt Nam gia nhập khối COMECON và ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, một tháng sau quân Việt Nam tràn vào Campuchia. Các biến cố kế tiếp nhau theo một kế hoạch. Vào thời điểm này tuy kinh tế Việt Nam đang suy sụp bi đát – trong các tiệm ăn người ta cân từng bát cơm – và Hoa Kỳ không còn sẵn sàng bình thường hóa quan hệ ngoại giao không điều kiện nữa, nhưng niềm tin vào “chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng” vẫn còn nguyên vẹn vì ảnh hưởng của Liên Xô vừa mở rộng một cách ngoạn mục. Trong vòng năm năm, từ 1975 đến 1980, một loạt quốc gia theo nhau rơi vào quỹ đạo Liên Xô -Việt Nam, Lào, Somalia, Yemen, Ethiopia, Granada, Nicaragua, Angola, Afghanistan… Chính sự phình to này đã khiến Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ nhanh chóng sau đó nhưng trong nhất thời nó khiến ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam mê cuồng đến mất trí. Trong khi đó Trung Quốc dưới Đặng Tiểu Bình, ngược lại, dồn mọi cố gắng để tranh thủ sự hợp tác của phương Tây và khai thác triệt để thái độ hung hăng đắc thắng của Việt Nam để xuất hiện như một lực lượng bảo vệ hòa bình tối cần thiết tại Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình không ngần ngại tuyên bố “Trung Quốc là NATO ở phương Đông, Việt Nam là Cuba ở phương Đông”. Thực tế đã cho thấy Trung Quốc khôn ngoan bao nhiêu thì Việt Nam khờ dại bấy nhiêu. Khi Trung Quốc tấn công Việt Nam tháng 2.1979, trừ Liên Xô và một vài đồng minh, thế giới gần như cho rằng đây là hành động đúng và cần thiết.
Trung Quốc không phải chỉ đã tấn công để “dạy cho Việt Nam một bài học” rồi thôi. Quân Trung Quốc vẫn còn liên tục tấn công vào Việt Nam sau đó. Đã có hai đợt tấn công lớn sau 1980, đợt đầu trong hai tháng 1 và 2.1982, đợt sau trong từ tháng 4 đến tháng 7.1984. Đợt sau cùng này đặc biệt dữ dội, trong đó có trận Lão Sơn (hay Cao Điểm 1509, thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang). Nhiều tài liệu Trung Quốc nói rằng ba quân đoàn của họ đã đánh lui và gây thiệt hại nặng cho ba sư đoàn Việt Nam trong trận này. Lão Sơn ngày nay đã thuộc về Trung Quốc. Trận này được nhớ tới như là một chiến công lớn của quân đội Trung Quốc. Ngay sau trận đánh tổng bí thư Hồ Diệu Bang đã đến khen thưởng binh sĩ Trung Quốc. Trong Thế Vận Bắc Kinh 2008 trường đua xe đạp được đặt tên là Lão Sơn. Hoàn cảnh Việt Nam lúc đó hoàn toàn tuyệt vọng, kinh tế sụp đổ, sa lầy tại Campuchia và bị cả thế giới lên án. Liên Xô đã không cứu giúp còn khuyên Việt Nam nên hòa với Trung Quốc. Lúc đó chính Liên Xô cũng đang tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc – các cuộc thương luợng giữa hai bên đã bắt đầu từ năm 1982 – nên không thể có vấn đề Liên Xô giúp Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc. Hơn nữa, tình trạng bi đát của Liên Xô ngày càng rõ rệt: kiệt quệ về kinh tế, sa lầy về quân sự tại Afghanistan và chao đảo ngay trong nội bộ. Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Ronald Reagan đang phục hồi một cách ngoạn mục và quả quyết đánh sụp Liên Xô. Reagan thản nhiên gọi Liên Xô là “Đế Quốc Ác Quỷ” (Evil Empire) và thách thức chạy đua võ trang trong khi Liên Xô đã kiệt quệ. Trong các nước vừa lọt vào quỹ đạo Liên Xô các lực lượng chống cộng phản công dữ dội và ngày càng thắng thế. Andropov, kế vị Brezhnev từ tháng 11.1982, nhìn nhận tình trạng nguy ngập và tuyên bố nhu cầu cải tổ toàn diện, điều mà sau đó Gorbachev sẽ làm nhưng cũng không cứu được Liên Xô. Phải hiểu rằng ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã rất hốt hoảng. Cũng cần phải nói lại rằng chiến tranh biên giới hoàn toàn không phải là một chiến thắng cho Việt Nam. Trong cả ba đợt tấn công Việt Nam đã tổn thất hơn hẳn Trung Quốc; trong đợt cuối cùng trận Lão Sơn là một thất bại nặng cho Việt Nam. Cái ảo tưởng chiến thắng chỉ là một sản phẩm tuyên truyền của chính quyền CSVN. Trung Quốc đã không cải chính tuyên truyền này vì nó có tác dụng che giấu sự kiện họ lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam: Việt Nam thắng trận thì không thể mất đất. Nhưng sự thực là Việt Nam đã mất nhiều đất, trong đó có Lão Sơn, Bản Giốc, Nam Quan. Có thể lấy tháng 7.1984 như là thời điểm mà Hà Nội , sau khi thua trận Lão Sơn, không còn sức để phản công và cũng không còn chỗ dựa Liên Xô, đã quyết định cầu hòa với Trung Quốc.
Và sự hàng phục đã diễn ra một cách rất thành khẩn. Ngôn ngữ chống Trung Quốc biến mất trong diễn văn của các lãnh tụ hàng đầu, sau đó trên các báo, đài Việt Nam. Tháng 6.1985, Nguyễn Văn Linh, con người đã thất sủng vì thân Trung Quốc, được đưa trở lại bộ chính trị, để rồi một năm sau trở thành thường trực ban bí thư, nghĩa là nhân vật thứ 2 trong đảng, nhưng thực tế là nhân vật toàn quyền vì Lê Duẩn đã chết, Trường Chinh đã già nua lỗi thời. Lê Đức Thọ, người kiểm soát bộ máy đảng không còn chọn lựa nào khác là ủng hộ Nguyễn Văn Linh. Một năm sau ông Linh trở thành tổng bí thư sau Đại Hội VI. Phải hiểu rằng đây là sự hàng phục chúng ta mới giải thích được thái độ quỵ lụy của ĐCSVN đối với Trung Quốc sau đó.
Còn một chọn lựa khác cho ĐCSVN là quả quyết hòa giải với Hoa Kỳ và sáp lại với các nước dân chủ để được bảo vệ bởi công pháp quốc tế và để phát triển đất nước qua trao đổi và hợp tác với các nước giầu mạnh, nhưng chọn lựa này, vào thời điểm đó và cho tới hết thập niên 1980 không một lãnh tụ cộng sản Việt Nam nào nghĩ đến. Một lý do là vì những vết thương của cuộc chiến và của chính sách tiếp thu miền Nam vẫn còn quá mới, đảng cộng sản đã đi quá xa trong thái độ huênh hoang đắc thắng, nhiều sĩ quan và viên chức miền Nam vẫn còn trong các trại cải tạo, thế giới vẫn còn xúc động vì làn sóng thuyền nhân. Nhưng đây không phải là lý do chính.
Lý do chính là tất cả các lãnh tụ cộng sản lúc đó, không trừ môt ngoại lệ nào, đều tin một cách cuồng nhiệt vào chủ nghĩa Mác-Lênin và thù ghét dân chủ. Trong mọi trường hợp họ chỉ tìm kiếm những giải pháp trong khuôn khổ chủ nghĩa Mác-Lênin. Với logic này một khi không dựa vào Liên Xô được nữa thì chỉ còn một con đường là theo Trung Quốc. Đặc điểm chung của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam là họ rất thiếu văn hóa, họ chỉ biết có một chủ nghĩa Mác-Lênin mà họ học một cách cung kính như một giáo lý chứ không phải một cách có phê phán như một tư tưởng chính trị. Đối với họ chủ nghĩa Mác-Lênin là một tín ngưỡng tuyệt đối. Đã thế họ còn trưởng thành trong chiến tranh và được huấn luyện để không bao giờ thắc mắc về đường lối và mệnh lệnh. Đặc tính của những người thiếu văn hóa là họ thường có những xác quyết chắc nịch không thể thay đổi. Các lãnh tụ cộng sản lúc đó đều coi bảo vệ chủ nghĩa xã hội là bổn phận trước hết và trên hết. Kể cả ông Nguyễn Cơ Thạch, con người hiểu biết và sáng suốt nhất trong các thành viên bộ chính trị. Ông Thạch chỉ chủ trương mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây để đừng quá cô lập và bị Trung Quốc bắt chẹt chứ ông không hề nghĩ là phải kết bạn với những nước này. Ông Trần Quang Cơ thuật lại lời phát biểu của ông Thạch trong một cuộc thảo luận tháng 5.1987 của tổ CP87: “Phải thỏa thuận cả với Mỹ, chỉ húc đầu vào một con đường nói chuyện với Trung Quốc là không đúng.” Ý kiến này, theo ông Cơ, là một ý kiến động trời vào lúc đó, vì nói tới quan hệ với các nước phương Tây là một điều húy kỵ. Còn chính ông Trần Quang Cơ? Cuốn “Hồi ức và suy nghĩ” của ông có thể khiến người đọc nghĩ rằng ông là một người rất cởi mở, nhưng trong báo cáo trình bộ chính trị vào năm 1993 ông vẫn coi “diễn biến hòa bình”, nghĩa là chuyển hóa về dân chủ, như một mối nguy và tới năm 2000, khi viết những dòng cuối cùng của cuốn sách, ông vẫn thấy lập trường này “xem ra chưa phải đã lỗi thời”. Quan điểm của ông Cơ đáng chú ý ở chỗ ông không phải là thành viên bộ chính trị hay ban bí thư, ông chỉ là một người thừa hành và một chuyên gia và do đó có thể nói thực những gì mình nghĩ. Chính vì thế mà những gì ông nói phản ánh một cách thực thà “não trạng cộng sản” lúc đó.
Người duy nhất trong số các lãnh đạo cấp cao dám có lập trường đổi mới mạnh dạn, dù muộn màng, là ông Trần Xuân Bách. Ông là thành viên của cả bộ chính trị lẫn ban bí thư và phát biểu lập trường đa nguyên đa đảng trong một bài nói chuyện tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc tháng 1 năm 1990. Ngay sau đó ông bị kỷ luật, khai trừ khỏi cả bộ chính trị lẫn ban bí thư và cả trung ương đảng.
Có lẽ chỉ trừ ông Trần Xuân Bách tất cả bộ chính trị đều tán thành đường lối cầu hòa với Trung Quốc. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ có những người, như Nguyễn Cơ Thạch, muốn đa dạng hóa quan hệ để đừng bị cô lập và chèn ép; có những người chấp nhận phục tùng Trung Quốc nhưng vẫn còn ấm ức như Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, còn đa số hầu như không có tâm sự nào cả.
Riêng hai ông Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh thì không những chỉ chấp nhận mà còn tỏ ra rất nhiệt tình với lập trường qui phục Trung Quốc không điều kiện. Nguyễn Văn Linh vốn là một người thân Trung Quốc và đã từng bị loại khỏi bộ chính trị trong Đại Hội V, năm 1982. Trong cuộc gặp gỡ với tổng bí thư đảng cộng sản Lào Kaysone Phomvihan tháng 10.1989, Đặng Tiểu Bình trong khi phê phán nặng lời Lê Duẩn đã hết lời ca tụng Nguyễn Văn Linh, nhắc lại năm 1963 đã tổ chức đưa ông Linh sang Bắc Kinh qua ngả Hồng Kông để gặp Đặng. Việc ông trở lại bộ chính trị rồi ngay sau đó lên làm tổng bí thư đánh đấu sự toàn thắng của khuynh hướng cầu hòa với Trung Quốc. Trong tất cả mọi phát biểu của Nguyễn Văn Linh lập trường trước sau như một là phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá. Câu nói quen thuộc của ông là: “Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu của đế quốc Mỹ xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, phải cùng nhau chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa hai nước, các vấn đề khác giải quyết sau”. Lê Đức Anh cũng hăng say không kém Nguyễn Văn Linh trong lập trường qui phục Trung Quốc. Nhân vật Lê Đức Anh đặc biệt ở chỗ là ông đã được thăng thưởng rất nhanh chóng trong giai đoạn thù địch với Trung Quốc – từ đại tá lên đại tướng bộ trưởng quốc phòng và ủy viên bộ chính trị trong vài năm – nhưng lại đột ngột trở thành thân Trung Quốc sau khi Nguyễn Văn Linh trở lại cầm quyền, có lẽ là vì hai người đã thân nhau từ giai đoạn cùng chỉ huy cuộc chiến tại miền Nam. Từ khi Nguyễn Văn Linh trở lại Lê Đức Anh hoàn toàn rập khuôn theo ông Linh trong thái độ đối với Trung Quốc. Đôi khi Lê Đức Anh còn tỏ ra thù ghét “đế quốc Mỹ” và ngưỡng mộ Trung Quốc hơn cả Nguyễn Văn Linh. Thí dụ như khi sang Phnom Penh, cùng với Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, để thuyết phục chính quyền Hun Sen chấp nhận cái mà Hà Nội gọi là “giải pháp Đỏ” ông nói: “Mỹ muốn xóa cộng sản. Nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất, phải tìm đồng minh, đồng minh là Trung Quốc”. Nhờ lập trường này và sự hỗ trợ của Nguyễn Văn Linh mà Lê Đức Anh gần như trở thành nhân vật quyền lực thứ nhì trong chế độ. Tuy chỉ là quân nhân và hoàn toàn không biết gì về bang giao quốc tế ông lấn át cả ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong chính sách đối ngoại.
Ông Trần Quang Cơ thuật lại rằng trước khi ông đàm phán với đại diện Trung Quốc Lê Đức Anh đã gọi ông cho chỉ thị và ông đã nghe lời khiến ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải hỏi gằn một cách bực bội: “Vậy đồng chí theo ý kiến bộ trưởng quốc phòng hay bộ trưởng ngoại giao?”. Trong Đại Hội VII năm 1991 tuy phải nhường chức tổng bí thư cho Đỗ Mười nhưng quyền lực của ông cũng ngang ngửa với tổng bí thư. Ông là uỷ viên thường trực bộ chính trị kiêm bí thư trung ương phụ trách ba ngành quốc phòng, ngoại giao và an ninh, đồng thời là chủ tịch nước. Tại sao ông phải ôm cả ngoại giao và an ninh nếu không phải là để đảm bảo rằng chính sách phục tùng Trung Quốc vẫn tiếp tục và để bóp nghẹt những tiếng nói phản đối? Trong dịp đại hội 11 năm trước Lê Đức Anh, dù đã 91 tuổi, bỗng nhiên tái xuất hiện kêu gọi ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lên án ông Nguyễn Phú Trọng là “tay sai Trung Quốc”. Khi được một người bạn trong nước báo tin và hỏi ý kiến tôi đã trả lời: “Đừng nên lấy thái độ, nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc thì người đó chính là Lê Đức Anh”. Sau lưng Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh là những người hoặc ủng hộ tận tình lập trường hàng phục Trung Quốc hoặc chống Mỹ kịch liệt và do đó phải chấp nhận cầu hòa với Trung Quốc.
Tới đây cần giải tỏa một số lấn cấn và hiểu lầm.
Điều đáng lưu ý là cách suy nghĩ rất lạ của những người lãnh đạo cộng sản mà một cách vô tình cuốn hồi ký của Trần Quang Cơ mô tả khá rõ. Họ không lý luận một cách bình thường như người ta có thể hình dung: Trung Quốc muốn gì, sẽ làm gì, có thể làm gì, có những điểm mạnh và điểm yếu nào, có thể giúp gì hay gây thiệt hại nào cho Việt Nam, ngược lại Việt Nam có thể bị đe dọa như thế nào và có thể làm gì v.v. Họ lý luận một cách thuần túy ý thức hệ, theo đó Trung Quốc có hai mặt, một mặt xã hội chủ nghĩa và một mặt bá quyền. Trong bảy năm trời lý luận của ĐCSVN chỉ loanh quanh xem mặt nào quan trọng hơn với kết luận sau cùng là cả hai mặt đều quan trọng. Nghị quyết 13 của bộ chính trị, ngày 25.05.1988, nhấn mạnh là “phải khắc phục những tư tưởng lệch lạc chỉ thấy Trung Quốc là bá quyền mà không thấy Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội hay chỉ thấy Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội mà không thấy Trung Quốc là bá quyền”.Dầu vậy mục tiêu của Đảng vẫn là “phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau”. Trong các “vấn đề khác” có vấn đề Trường Sa vì hai tháng trước đó, ngày 14.03.1988 hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa và làm thiệt mạng hơn 60 binh sĩ Việt Nam. Cách lý luận này ngày nay nhìn lại ta có thể cho là dở hơi nhưng nó nói lên não trạng của những người lãnh đạo cộng sản vào lúc đó và nó cũng có hậu quả cụ thể là ĐCSVN chấp nhận trước những thiệt thòi và mất mát đối với Trung Quốc, vì đã chấp nhận “bình thường hóa quan hệ” dù biết trước Trung Quốc có bản chất bá quyền. Theo ông Trần Quang Cơ đây không phải là bình thường hóa quan hệ mà chỉ là lệ thuộc hóa. Vả lại, điều khó tin nhưng có thực, quyền lợi quốc gia không hề là một quan tâm của các lãnh tụ cộng sản vào lúc đó. Theo Trần Quang Cơ chỉ mãi về sau này trong cuộc họp kéo dài ba ngày của bộ chính trị từ 15 đến 17.05.1991, khi chính sách đối với Trung Quốc đã quyết định xong, câu hỏi mới được đặt ra là nên chọn đồng minh theo “lợi ích dân tộc” hay theo ý thức hệ. Và câu trả lời cũng vẫn là phải chọn đồng minh theo ý thức hệ.
Trái với một nhận định khá phổ biến, Nguyễn Văn Linh không phải là con người của của đổi mới mà là con người của Trung Quốc. Đại Hội VI, tháng 12.1986, không phải là đại hội đổi mới và một cơ hội dân chủ hóa không thành mà chỉ là đại hội của chọn lựa thần phục Trung Quốc và chống dân chủ. Cái gọi là “đổi mới” của đại hội này chỉ là rập khuôn theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc. Đại Hội VII kế tiếp là đại hội khẳng định dứt khoát sự thần phục đối với Trung Quốc, những phần tử có chút tâm sự lấn cấn với lập trường này, như Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch, đều bị loại khỏi ban lãnh đạo. Các đại hội VIII và IX chỉ tiếp tục một đường lối đã thành nền nếp. Khuynh hướng đối đầu với Trung Quốc trong đảng chỉ bắt đầu xuất hiện từ đại hội X trở đi và xuất phát từ lớp đảng viên trẻ sau hai thập niên trao đổi với phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và nhất là vì Trung Quốc quá xấc xược.
Cũng trái với một nhận định đã được phản ánh qua nhiều bài viết, kể cả của nhiều người dân chủ, Trung Quốc không hề có mưu mô lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Thực tế bẽ bàng hơn nhiều. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã nài nỉ được phụ thuộc Trung Quốc trong khi Trung Quốc xua đuổi; họ chỉ coi ĐCSVN như một bọn bội bạc và tráo trở bị dồn vào đường cùng. Trần Quang Cơ tiết lộ: “Từ năm 1980 đến năm 1988 ta đã ngót hai mươi lần đề nghị đàm phán, Trung Quốc chỉ làm ngơ”. Đúng ra là từ 1984 trở đi, khi Hà Nội thấy là không còn dựa vào Liên Xô được nữa, như chính ông Cơ kể lại trong cuốn hồi ký. Sự khẩn khoản còn gia tăng hơn nữa sau năm 1988. Việt Nam nhiều lần cầu xin Trung Quốc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội thay thế Liên Xô trong khi Trung Quốc trả lời dứt khoát là họ không có ý định bảo vệ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Ưu tiên của họ là tranh thủ sự hợp tác và các thị trường của phương Tây để hiện đai hóa và phát triển kinh tế. Một lần đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy nói công khai với quan chức Việt Nam trong buổi tiếp tân của đại sứ quán Ai Cập là “Trung Quốc không chủ trương giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội về mặt đối ngoại”. Đây phải là chọn lựa rất quả quyết của Trung Quốc nên một đại sứ mới có thể nói công khai và tự nhiên như vậy. Hà Nội muốn lập lại tình anh em xã hội chủ nghĩa trong khi Trung Quốc nói thẳng là họ chỉ có thể chấp nhận một quan hệ láng giềng “thân nhi bất cận” (thân nhưng không gần). Nhu cầu hòa giải với Trung Quốc còn mạnh đến nỗi nó khiến ban lãnh đạo CSVN thúc đẩy Lào lập quan hệ với Trung Quốc để mong nhờ Lào làm trung gian đàm phán với Trung Quốc. Họ còn cố làm một điều tưởng là vừa lòng Trung Quốc trong khi Trung Quốc không những không muốn mà còn bực mình. Đó là “giải pháp Đỏ” cho Campuchia. Sau khi Gorbachev gợi ý rằng Việt Nam nên cố gắng tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc để giải quyết cuộc xung đột tại Campuchia, ban lãnh đạo Việt Nam bèn nghĩ ra “giải pháp Đỏ”, nghĩa là thỏa hiệp giữa hai phe cộng sản Campuchia – Pol Pot do Trung Quốc đỡ đầu và Hun Sen do Việt Nam dựng lên – gạt phăng đi các lực lượng không cộng sản Sihanouk và Son Sann. Họ tưởng như thế sẽ làm hài lòng Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không chấp nhận. Bắc Kinh muốn một giải pháp do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và dành ưu thế cho các lực lượng không cộng sản bởi vì họ đang muốn tranh thủ cảm tình của thế giới và nhất là phương Tây. Ban lãnh đạo Việt Nam thật quá chậm hiểu! Và đồng minh Hun Sen của Hà Nội cũng không chấp nhận “giải pháp Đỏ” này bởi họ nhất quyết không đội trời chung với bọn Khmer Đỏ. Giải pháp này cũng phản bội cả hàng trăm ngàn bộ đội Việt Nam đã chết hoặc bị thương tật tại Campuchia dưới danh nghĩa tiêu diệt bọn diệt chủng Khmer Đỏ. Với một sự ngoan cố khó tưởng tượng, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sẽ còn cố gắng áp đặt giải pháp này lên Hun Sen trong một thời gian dài để hy vọng cùng với Hun Sen thuyết phục Trung Quốc, ngay cả sau khi đã chấp nhận giải pháp do Trung Quốc đưa ra tại Thành Đô. Kết quả là Hà Nội thất bại và còn mất luôn cảm tình của chế độ Hun Sen mà họ dựng lên.
Con đường cầu hòa đã rất nhục nhằn cho Hà Nội. Trung Quốc đã đặt ra nhiều điều kiện để chấp nhận nói chuyện về bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và mỗi khi Hà Nội thỏa mãn xong một điều kiện thì họ lại đặt ra một điều kiện mới và Hà Nội lại phải thỏa mãn. Có khi họ chỉ định cả người đại diện Việt Nam để nói chuyện với họ. Tại hội nghị Paris ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch xin gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm và được trả lời rằng Tiền Kỳ Thâm không có thì giờ để tiếp Nguyễn Cơ Thạch nhưng nếu thứ trưởng Trần Quang Cơ muốn gặp thì đồng ý. Tháng 6.1990, sau sáu năm nhẫn nhục của Hà Nội, khi Trung Quốc cuối cùng chấp nhận gửi Từ Đôn Tín, một trợ lý ngoại trưởng, sang đàm phán với thứ trưởng Trần Quang Cơ, cả Nguyễn Văn Linh lẫn Lê Đức Anh đều đã tiếp riêng đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy trước ngày Từ Đôn Tín sang để tỏ lòng kính trọng với Trung Quốc. Từ Đôn Tín đã đến một cách ngạo nghễ như một sứ giả thiên triều và tuyên bố: “Lần này tôi sang Hà Nội để xem xét nguyện vọng của các đồng chí…”. Từ Đôn Tín tự cho phép mắng ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và khi ông Thạch trả lời thì nổi giận bỏ đi. Năm sau khi Lê Đức Anh (chủ tịch nước) và Hồng Hà (trưởng ban đối ngoại trung ương đảng) sang thăm Trung Quốc họ đã xin gặp Từ Đôn Tín để xin lỗi, mặc dù trước đó ông Thạch đã bị gạt ra khỏi bộ chính trị và mất chức bộ trưởng ngoại giao để làm vừa lòng Trung Quốc. Lê Chiêu Thống cũng không đến nỗi khúm núm như thế. Nhục nhã hơn nữa cuộc gặp gỡ Thành Đô. Trần Quang Cơ thuật lại như sau: ngày 28.08.1990 đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy thông báo cho chính quyền Việt Nam biết tổng bí thư Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng muốn gặp tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Đỗ Mười cùng với cố vấn Phạm Văn Đồng để bàn về quan hệ giữa hai bên ngày 3.9.1990 tại Thành Đô (thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Đây là lệnh triệu tập chứ không phải đề nghị. Trung Quốc ấn định ngày giờ, địa điểm và những ai sang Trung Quốc. Họ cũng buộc hai nhân vật quyền lực nhất chế độ, tổng bí thư đảng cộng sản và thủ tướng, phải bỏ ngày quốc khánh Việt Nam để sang họp. Theo Trần Quang Cơ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã có mặt tại Thành Đô ngày 02.09.1990. (Theo Trương Đức Duy thì họ đến ngày 3-9). Ba ông này sau đó chấp nhận toàn bộ những gì Giang Trạch Dân và Lý Bằng đưa ra. Nhục nhằn như vậy chỉ vì Hà Nội muốn được Bắc Kinh nhận làm đàn em trong khi Bắc Kinh không cần gì cả. Và mối “quan hệ bình thường” này sẽ còn kéo dài về sau. Trong Đại Hội X, năm 2001, để lật đổ tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh buộc tội Phiêu là đã dâng đất và độc đoán, khi sang Trung Quốc đàm phán về biên giới không đem theo ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm để dễ “thậm thụt”. Nguyễn Chí Trung, trợ lý của Lê Khả Phiêu, biện hộ cho Phiêu như sau: Nguyễn Mạnh Cầm không đi vì thành phần phái đoàn Việt Nam do Trung Quốc quyết định.
Chưa hết, hiện nay mọi người Việt Nam đều phẫn nộ và thế giới cũng phẫn nộ vì cái lưỡi bò liếm hết Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng cái lưỡi bò đó do đâu mà có? Đó là vì Bắc Kinh viện cớ họ có một số đảo ở Trường Sa. Đó là những đảo mà họ đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 sau khi giết hại 64 binh sĩ Việt Nam. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao Trung Quốc không nhân dịp chiếm luôn tất cả mọi đảo của Việt Nam tại Trường Sa mà lại chỉ chiếm một vài đảo đá? Câu trả lời là họ không thể chiếm hết. Thực ra nếu chính quyền CSVN không muốn họ cũng không thể chiếm một hòn đảo nào cả. Trường Sa nằm ngoài tầm hoạt động của không quân Trung Quốc và trong tầm hoạt động của không quân Việt Nam. Các tầu chiến của Trung Quốc lúc đó cũng còn khá sơ sài và chưa đủ sức đương đầu với máy bay chiến đấu. Chính quyền CSVN hoàn toàn có thể phản công lấy lại các đảo đã mất và đuổi tàu chiến Trung Quốc ra khỏi Trường Sa nếu muốn nhưng họ đã không làm. Họ đang muốn cầu hòa với Trung Quốc bằng mọi giá.
Những ai nghi ngờ điều này có thể nhìn những gì xảy ra ngay sau đó. Ngày 14.03.1988 Trung Quốc đánh Trường Sa. Ban lãnh đạo CSVN đã im lặng. Báo chí của Đảng và Nhà Nước loan tin qua loa rồi thôi. Hai tháng sau, ngày 25.05.1988 bộ chính trị họp và ra nghị quyết 13 khẳng định phải “phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau”. Tháng 9, hiến pháp Việt Nam được tu chỉnh để bỏ đoạn coi Trung Quốc là kẻ thù. Trung Quốc không còn là kẻ thù sau khi đã đánh chiếm Trường Sa!
Chúng ta đều phẫn nộ vì sự thần phục quá đáng của Việt Nam đối với Trung Quốc nhưng ít ai ý thức rằng để được thần phục Trung Quốc đảng CSVN đã bắt nước ta trả giá rất đắt.
Nhìn lại giai đoạn lịch sử vừa qua cũng chua xót như nhìn lại giai đoạn nhà Nguyễn bị quân Pháp chinh phục hồi thế kỷ 19. Cũng bám lấy Trung Quốc và một chủ nghĩa đã lỗi thời để từ chối một thay đổi vừa đúng vừa bắt buộc. Chủ nghĩa lỗi thời lần này là chủ nghĩa Mác-Lênin thay vì Khổng Giáo. Chính trị Việt Nam vẫn giữ nguyên sự mù quáng sau một thế kỷ. Điểm khác nhau là ngày trước triều Nguyễn bám lấy Trung Quốc để chống một kẻ thù, lần này Đảng Cộng Sản bám lấy chính kẻ thù.
Người ta khó có thể không đặt những câu hỏi tương tự trong hai trường hợp.
Nếu ở thế kỷ 19 nhà Nguyễn thay vì bám lấy Khổng Giáo và ngoan cố làm chư hầu Trung Quốc mạnh dạn mở cửa ra với phương Tây?
Nếu sau năm 1975 hay vào năm 1984 thay vì bám lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và chọn làm đàn em Liên Xô rồi hàng phục Trung Quốc đảng cộng sản chọn dứt khoát chuyển hóa về dân chủ?
Gần hơn và khẩn cấp hơn, trong lúc này khi mà khả năng đất nước tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và ra khỏi bế tắc khá lớn nhưng chưa chắc chắn, là những câu hỏi nhức nhối:
Tại sao một thay đổi đột ngột và toàn diện như thế trong chính sách đối với Trung Quốc, từ chống đối hung hăng sang thần phục ngoan ngoãn, lại có thể được quyết định và thực hiện bởi một vài người lãnh đạo thiển cận mà không bị chống đối? Như vậy có thể nói tới một thành phần sáng suốt trong ĐCSVN không?
Và tại sao các trí thức Việt Nam cũng chỉ nhận ra thay đổi này khi nó đã hoàn tất? Phải đánh giá thế nào trình độ nhận thức chính trị của trí thức Việt Nam?
Sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta tránh né những câu hỏi này. Vì rất có thể chính quyền cộng sản lại sắp đưa đất nước vào ngõ cụt một lần nữa.
Nguyễn Gia Kiểng.
(Tháng 8/2012)
ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM ĐỂ NÉ TRÁNH ?
BVB - Kỳ họp Quốc hội trước, Thống đốc Bình nói: "Tôi không dùng từ "nhóm lợi ích", mà đây chỉ là "lợi ích cục bộ" (?!). Mới đây, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao
thông đường bộ nói về việc CSGT thường tìm đủ cách hạch sách, gây phiền, dọa phạt
để nhận tiền của lái xe: “Tôi cho rằng ở
đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu
thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi...”.
Ông
Tuyên muốn rạch ròi
ư? Thì đây, mời ông hãy đọc từ điển Wikipedia tiếng Việt ghi rõ: "Theo
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham
nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân.
tham ô
là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng, tham ô
sinh ra
tiêu cực trong xã hội. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của
nền kinh
tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẽo, yếu kém tạo ra
nhiều sơ hở
cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều
kiện phát
triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực
kinh tế.
"Tham
nhũng và tham ô làm nặng nề thêm tiêu cực, làm chậm sự phát
triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến
chừng mực
nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội" …Về việc này, nhà
báo Minh Diện vừa gửi bài viết sau đây đến trang BVB, xin giới thiệu
với bạn đọc:
* * *
· MINH DIỆN
* * *
· MINH DIỆN
Từ khi nhà báo Hoàng Khương, phóng viên báo
Tuổi trẻ ra tòa lãnh án bốn năm tù giam, để lại phía sau người vợ sắp sanh và đứa
con bệnh tật, những câu chuyện về mãi lộ của cảnh sát giao thông vắng bóng trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Anh em làng báo bảo nhau, thôi kệ, nhúng
vào làm gì cho mang vạ!? Và hiện tượng mang tính quy luật lại xảy ra, là khi cơ
quan ngôn luận bỏ ngỏ thì tiêu cực bùng phát, như những mảnh ruộng ngừng phun
thuốc trừ sâu, sâu mặc sức sinh sôi! Dư luận cho rằng, xử tù nhà báo Hoàng
Khương để CSGT rộng đường ngoắt nghéo nhiều kiểu phạt nhằm tăng thu nhập…
Tệ nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông đã lên tới mức báo động khi Thanh
tra chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới vừa công bố kết quả khảo sát mang
tên “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân,
doanh nghiệp, và cán bộ, công chức, viên
chức”. Theo đó bốn lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất ở nước ta là
cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Trong đó ngành cảnh
sát giao thông đứng đầu.
Kết quả trên vừa được công bố đã vấp phải sự phản đối gay gắt của thiếu
tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục cảnh sát giao thông đường bộ. Ông Tuyên
cho rằng, việc cảnh sát giao thông lấy của người lái xe và người tham gia giao
thông dăm ba chục, một vài trăm ngàn đồng
mà gọi là tham nhũng là không thỏa đáng.
Hãy nghe nguyên văn lời ông Nguyễn
Văn Tuyên: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những
tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng,
thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của
người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm ngàn mà đó là tham những
thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Cũng theo thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên thì “Tham nhũng là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền
đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải
ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó
nó dễ chấp nhận hơn”.
Có lẽ Bộ công an nên cho thiếu
tướng Nguyễn Văn Tuyên nghỉ việc một thời gian để học lại Luật phòng chống tham
nhũng ra đời từ 2005, bởi có lẽ ông Tuyên chưa được học, hoăc ông Tuyên đã quên?
Thứ nhất, về khái niệm tham nhũng rất ngắn gọn, một ngu dân
như tôi cũng hiểu: Tham nhũng theo Từ điển
Tiếng Việt là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân lấy của. Mở rộng định nghĩa đó ra, tham những được hiểu là
hành vị của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền
hạn và lợi dụng chức vụ quyền hạn nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Luật phòng chống
tham nhũng năm 2005 cụ thể hơn: “Tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. Chủ thể thực hiện hành
vi là những người có chức vụ, quyền hạn gồm: Cán bộ, công chức, sỹ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân, sĩ quan, hạ sỹ quan nghiệp
v , sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân”.
Là
một người dân mà nói về luật pháp với một ông tướng, lại tướng công an đương chức
thì chả khác gì dạy khỉ leo cây!? Nhưng kẻ hèn này cũng mạo muội nhắc ông Tuyên
rằng: Luật phòng chống tham nhũng như vậy là chi tiết rạch ròi rồi, chứ không như
ông nói là chưa rạch ròi. Cứ theo luật, thì từ anh trung sỹ đến anh trung tá đứng
chốt ngã ba, ngã tư đường phố hoặc cưỡi ô tô, mô tô tuần tra trên đường đều là
chủ thề tham nhũng. Bởi vì họ đã được trao cái quyền kiểm soát toàn bộ phương
tiện giao thông trong một không gian, thời gian họ được giao làm nhiệm vụ. Đó
là quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm rõ ràng không ai có thể bàn cãi. Với quyền ấy, một anh trung sỹ có thể thổi phạt một
ông tướng, một vị bộ trưởng chứ đừng nói gì dân đen. Quyền hành thế mà ông bảo lính
ông không có quyền không sợ người ta cười cho?
Về hành vi, ông Tuyên bảo, phải là móc nối, bớt xén tiền nhà nước mới là tham những, còn nhận của lái
xe dăm ba chục, một vài vài trăm ngàn của người tham gia giao thông không phải
là tham nhũng? Ông Tuyên đã sai lầm khi cho rằng, chỉ lấy tiền của nhà nước mới
là tham nhũng, còn lấy tiền của dân thì không. Nhưng, ngay đưa ra cái khái niệm
kỳ cục ấy, ông Tuyên cũng lờ tịt đi một thực tế là, đâu phải lính ông chỉ lấy tiền
của dân, mà họ còn trực tiếp móc tiền nhà nước. Thực tế ấy xảy ra nhan nhản trên khắp nẻo đường. Rất
nhiều người khi phạm luật, chỉ bằng một
cú nháy mắt, bắt tay, đã thỏa thuận được với cảnh sát giao thông tỷ lệ ăn chia
số tiền xử phạt. Ví dụ phạm lỗi lái ô tô chạy quá tốc độ, sai lằn ranh phải phạt
1.500.000 đồng, thì giúi cho cành sát giao thông 750.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng,
rồi vù xe đi, khỏi phải lập biên bản lôi thôi. Thế là, thay vì nộp 1.500.000 đồng
vào kho bạc nhà nước, họ móc ngoặc chia nhau, đó chằng phải đã tham nhũng, vì
tham mà sinh nhũng nhiễu, như định nghĩa trên đây là “lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân”
hay sao, thưa tướng Tuyên!?
Ông Tuyên cho rằng chỉ có dăm ba
chục đến một vài trăm ngàn không đáng gọi là tham những? Có lẽ ông Tuyên muốn
so sánh với những vụ Vinashin, Vinaline, hoặc thâu tóm ngân hàng để cho rằng
CSGT lấy của dân vài trăm ngàn không đáng gọi là tham nhũng chăng? “Dù lấy của
dân một đồng cũng là tham nhũng!”(Hồ Chủ tịch). Cho nên, tướng Tuyên đừng cố tình ‘chẻ chữ’ để
né tránh.
Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng, CSGT không thèm ăn dăm ba chục một trăm
ngàn như ông nói đâu. Nếu chỉ dăm ba chục
hoặc vài trăm ngàn thì lính ông không hăng hái quần đảo trên khắp các nẻo đường
bất kể ngày đêm mưa nắng? Tôi còn nhớ có lần thượng tướng Lê Thế Tiêm, nguyên Thứ
trường Bộ công an đã phải thốt lên: “Không biết ngoài đường có cái gì mà anh em
cảnh sát giao thông giành nhau ra ngoài đó? Cái gì, dày mỏng ra sao, tôi nghĩ
tướng Nguyễn Văn Tuyên nên mở cuộc điều tra khắc biết? Người viết bài này có thể đưa ra những con số
rất hấp dẫn, nhưng nếu không nêu bằng chứng thì sẽ can tội vu khống, mà để có bằng
chứng thì e lại như đồng nghiệp Hoàng
Khương.
Điều cuối cùng, là tướng Nguyễn Văn Tuyên thừa
nhận có tệ nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông, nhưng cho rằng, từ xưa đến nay
chúng ta gọi là hiện tượng tiêu cực thì bây giờ cứ gọi như thế dễ chấp nhận
hơn.
Quả thật, tôi không hiểu ý tứ của
tướng Tuyên thế nào, mà lại sử sụng cách cân đong từ ngữ như vậy? Không biết
ông Tuyên có hiểu một cách sơ đẳng rằng, tham nhũng, tiêu cực đều xuất phát từ
bản chất vụ lợi, nhũng nhiễu dân, đục khoét dân và nhà nước. Phải chăng trong
luật không có từ tiêu cực, nên ông Tuyên dùng nó để né hình sự hóa hành vi mãi lộ của cảnh sát giao
thông? Nếu vậy thì đáng buồn về sự hiểu
biết pháp luật của một ông tướng. Xin hãy nhớ rằng, có tham nhũng thì mới có
tiêu cực! Tham nhũng đẻ ra tiêu cực! Tham nhũng là cái gốc phát triển cái ngọn tiêu cực với bao nhiêu trạng thái khác nhau! Tiêu
cực là hệ quả của hành vi tham những chứ không phải là một mệnh đề mang tính đặc
thù.
Bởi thế đừng chơi trò đánh tráo khái niệm, chặt cái gốc tham nhũng đi, xử
cái ngọn tiêu cực bằng những cuộc kiểm điểm nội bộ trên tình đồng chí thương
yêu nhau, rồi đâu lại vào đó!
Có hòa vào những dòng người lưu thông trong các thành phố và trên các nẻo
đường đất nước mới thấy hết sự bức xúc của người tham gia giao thông, dù đi xe
máy, xe du lịch hay xe khách, xe tải. Nạn tắc đường, kẹt xe chưa hẳn đáng sợ bằng việc chặn xe làm luật của cảnh
sát giao thông. Bất kỳ chỗ nào, bất kỳ phương tiện gì đều có thể bị làm luật.
Có đoạn đường chỉ vài km mà có hai ba tốp cảnh sát giao thông. Những
chiếc xe mô tô chuyên dụng lạng lướt khắp nơi, dường như không phải để giữ gìn trật tự giao thông mà chủ yếu
là săn xe làm luật. Kết quả cuộc khào sát do Thanh tra nhà nước Việt Nam và
ngân hàng thế giới đưa ra là một thực tế khách quan, mà Bộ công an nói chung Cục
cảnh sát giao thông đường bộ nói riêng phải quan tâm, để có biện pháp cương quyết
hơn giải quyết vấn nạn đó.
Không nhìn thẳng vào sự thật, tránh né, làm giảm tính chất nghiêm trọng nạn
tham nhũng trong ngành CSGT, chẳng khác gì tạo lá chắn, là dung dưỡng cho cái xấu
ngày càng phát sinh và phát triển.
M.D (LB: nói với thằng không có tý i-ốt nào trong đầu thì khác gì "nước đổ đầu vịt" ?!!!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét