Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG TRONG NGÀY

Chủ quyền và “hảo hảo” – bên nào nặng hơn?

Hữu Nguyên
Nếu không có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 người Việt Nam ngày nay chắc khó có thể biết được bản chất nghiêm trọng đàng sau mối quan hệ được ví như “môi với răng” trong một thời gian dài. Nguồn tư liệu chính thống do Nhà nước Việt Nam bạch hóa sau cuộc chiến 1979 về quan hệ Việt – Trung cho thấy một sự thật không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng hay cố tình vẽ ra.
Trung Quốc không bao giờ là “bạn vàng”,  mà thường xuyên, trong một mưu đồ rất nhất quán, kiên trì luôn trở thành kẻ chọc gậy bánh xe trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam kể từ năm 1949, khi nhà nước cộng sản Trung Quốc được thành lập. Vài sự kiện lớn được bạch hóa từ thông tin chính thống của nhà nước Việt Nam cũng đủ thấy rõ điều này: “phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneve năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988”…
Trong thực tế, các hành động gây hấn ngày càng gia tăng và ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây càng cho thấy mưu đồ trước sau như một của họ là bằng mọi cách, mọi giá, mọi thủ đoạn để áp đặt từ địa vị pháp lý cho tới trên thực tiễn yêu sách “đường lưỡi bò” liếm trọn hầu như toàn bộ Biển Đông. Mặc dù yêu sách này bị phản đối bởi hầu như toàn bộ thế giới (trong đó có không ít những học giả đang là công dân Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc) vì sự mơ hồ, hoang tưởng và không thể đáp ứng tối thiểu các tiêu chuẩn dành cho một tuyên bố về chủ quyền như thông lệ và luật pháp quốc tế.
Thế nhưng Bắc Kinh vẫn bất chấp. Và mới đây nhất họ không ngần ngại in hình bản đồ có “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu Trung Quốc phát hành cho hàng chục triệu công dân của họ đồng hành với “đường lưỡi bò” đi khắp hoàn cầu. Tất nhiên, trong đó có cả các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền nghiệm trọng bởi cái đường phi lý và phi pháp này.
Một nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc đã nhanh chóng đưa ra nhận định: “Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ hình lưỡi bò bao gồm hơn 80% diện tích Biển Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Bởi vì theo ông Phúc: “đây là một thách thức rất lớn đối với tất cả những ai quan tâm, những ai có tiếng nói, những ai có quyền lợi trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông”.
Còn tờ báo Anh Financial Times, cơ quan truyền thông quốc tế đầu tiên lên tiếng về vụ việc này ngay từ hôm  21/11/2012 đã cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể nào hài lòng trước việc các viên chức ngoại giao và cửa khẩu của họ đều bị buộc phải mặc nhiên công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi cấp visa hay đóng dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của một công dân Trung Quốc.
Trở lại vấn đề liên quan tới các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Trong khi giới chức Việt Nam luôn cam kết chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán, bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ, Công ước quốc tế về Luật Biển, Tuyên bố DOC, cũng như các thỏa thuận khác giữa các nước có liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc… thì Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố, với quần đảo Hoàng Sa họ không có gì để đàm phán với Việt Nam cả.
Đồng thời với gần như toàn bộ Biển Đông họ tuyên bố chủ quyền bằng yêu sách “đường lưỡi bò”. Thực thi cái gọi là chủ quyền lịch sử, không thể tranh cãi này họ không ngừng gia tăng các hoạt động chấp pháp như kiểm ngư, hải giám; ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên hầu hết vùng Biển Đông; tịch thu tàu thuyền, tài sản, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực;  phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí cua Việt Nam; thành lập thành phố Tam Sa và  bộ máy hành chính bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; tổ chức tập trận, đưa tàu chiến vào Biển Đông, bắn đạn thật, đổ bộ chiếm đảo; gọi mời nhà thầu quốc tế tham gia thăm dò và khai thác 9 lô dầu khí trên Biển Đông xâm phạm nghiêm trọng khu vực thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam;…
Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố là Trung Quốc phải tiếp tục xác quyết chủ quyền trên các lãnh thổ đang tranh chấp với tư cách một nước đang trở thành “cường quốc hải dương”. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, đó là tàu Liêu Ninh, nhưng đây là tàu cũ mua lại từ Ukraina và được đại tu lại. Sự kiện này tuy vậy đã được mô tả những là một “bước đi ngàn dặm” mang tính biểu tượng cho sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc, trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng lo ngại trước sự bành trướng thế lực của Bắc Kinh.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy khi bình luận về một số nội dung trong báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ 18  Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho biết: “Ngoài những lời “hoa mỹ” nói về đường lối “yêu chuộng hòa bình”, muốn “chung sống tốt với các nước xung quanh, và các nước đang phát triển” như vẫn thường nói ra, báo cáo đã thẳng thừng nêu “…thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới…” chứ không còn nêu “thế giới đa cực” hoặc “một siêu đa cường” như truớc đây vẫn nói. Điều này cho thấy về đại thể Trung Quốc sẽ không “né tránh” Mỹ nữa mà trong tương lai những ma sát thậm chí xung đột Trung-Mỹ sẽ gia tăng và gay gắt hơn. Tôi cũng xin nói ngay ở đây: qua phương châm “quán triệt… sự chỉ đạo của chiến lược tăng cường quân sự tiến cùng thời đại, quan tâm chú trọng cao độ tới an toàn biển…”, ta có thể dự báo rằng biển đảo, mà trước hết là Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ là nơi Trung Quốc tiếp tục dòm ngó và rất có thể là nơi họ “kiếm cớ lấn chiếm” với quy mô lớn. Câu nói “hòa thuận với các nước xung quanh” sẽ chỉ là những lời lừa bịp”.
Sau Hội nghị Trung ương 6 và một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tuyên bố: “Trên tinh thần đồng chí, anh em và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, hai bên cần bàn bạc, thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; không để vấn đề về Biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”.  Tuyên bố của ông Dũng xảy ra cùng lúc với chủ trương của Nhà nước Việt Nam tiếp tục làm khó người dân phản đối các động thái hung hãn và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Khi nói “không để vấn đề về Biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, phải chăng ông Dũng đã gián tiếp đưa ra thông điệp cho Trung Quốc biết là lãnh đạo Việt Nam đặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên trên tranh chấp chủ quyền?
Quan điểm này của ông Dũng xem ra khá mâu thuẫn với những gì mà các nhà lãnh đạo tiền bối của ông từng tuyên bố. Chẳng hạn như của cựu Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi khẳng định lại một lần nữa, giữ độc lập, chủ quyền đất nước là mục tiêu, là nhiệm vụ tối thượng, số một, quan trọng nhất. Chúng ta luôn muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị nhưng quyết không đổi chủ quyền để lấy những điều đó. Hòa bình, hợp tác ngang bằng với chủ quyền là cách nói, là mưu đồ của Trung Quốc. Chúng ta nhất quyết không đổi chủ quyền, không đổi đất đai, biển đảo Tổ quốc để lấy hòa bình”.
Còn Chủ tịch nước đương nhiệm Trương Tấn Sang cũng trong cùng thời điểm tương tự với ông Nguyễn Tấn Dũng đã có quan điểm hầu như ngược lại với Thủ tướng: “Quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước là không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thì từ ý thức đến hành động của chúng ta hết sức đầy đủ, nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền vẫn luôn được tiến hành thường xuyên, không có gì thay đổi. Nhưng trong điều hành cũng có thể chúng tôi có lỗi chuyện này chuyện nọ, không loại trừ, nhưng ý thức cũng như hành động không bao giờ tách khỏi lập trường, quan điểm: chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Một khi khẳng định “chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”, thì việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi đất nước, trong đó bao gồm chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và khu vực thềm lục địa ở Biển Đông, phải là nhiệm vụ, là trách nhiệm và là ưu tiên cao nhất của lãnh đạo Việt Nam.
Có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp hòa bình và tình hữu nghị đơn phương được không một khi giặc đã ngấp nghé trong sân nhà chúng ta? Cha ông ta từng nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chúng ta muốn hòa bình và chỉ có hòa bình khi kẻ xâm lược biết rõ rằng chúng sẽ bị đánh tơi bời không còn manh giáp, một khi chúng muốn biến dã tâm cướp bóc thành hiện thực.
Các bô lão ở Hội nghị Diên Hồng cách nay hơn 720 năm chắc sẽ không đồng thanh cùng hạ quyết tâm “chiến”, khi được triều đình mời đến để hỏi “hòa hay chiến”, nếu cả triều đình cũng như toàn thể dân chúng Đại Việt đều mê muội coi trọng quan hệ “môi răng” với quân xâm lược hơn là quyết tâm bảo vệ từng tất đất núi sông của cha ông để lại.
Được đăng bởi

TRONG KHI ĐÓ:

Sóc Trăng diễn tập chống ‘bạo loạn’

BBC
Tình huống con tin bị đưa xuống gheCuộc diễn tập có tình huống bắt cóc con tin đưa xuống ghe. (Ảnh: VnExpress)
Tỉnh Sóc Trăng thuộc Nam phần Việt Nam vừa tổ chức một cuộc diễn tập để chuẩn bị khả năng đối phó với các hành vi bạo động nhằm lật đổ chính quyền có thể có trong tương lai, báo chí trong nước đưa tin.
Cuộc diễn tập này diễn ra vào sáng thứ Bảy ngày 24/11 và quy tụ các các cơ quan sức mạnh như công an, quân đội và lực lượng biên phòng địa phương.
Đây là cuộc diễn tập theo sự chỉ đạo của Bộ Công an. Đích thân thứ trưởng Công An là Trung tướng Trần Việt Tân đã đến thị sát buổi diễn tập này.

Chống tập trung đông người

Tên gọi chính thức của buổi diễn tập này, theo Thông tấn xã Việt Nam, là ‘Phương án phòng chống tập trung đông người, phá rối an ninh trật tự, bạo loạn, khủng bố cấp tỉnh’ với mã số là KB-ST 12.
Như thế, có thể thấy mục tiêu của cuộc diễn tập này là ‘các cuộc tập trung đông người’ mà giới chức Việt Nam hiện đang rất lo ngại rằng có thể trở thành hành động lật đổ chính quyền.
Theo kịch bản buổi diễn tập, đầu tiên xuất hiện biểu tình tại một số huyện, thị và thủ phủ của tỉnh với đông đảo người dân tập trung trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sau đó, Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng họp bất thường để bàn đối sách giải quyết trong khi các cơ quan chức năng tỉnh ra kêu gọi và yêu cầu người dân trở về nhà.
Cuộc biểu tình sau đó leo thang thành một cuộc tấn công để chiếm Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và bắt giữ quan chức làm con tin. Đây là tình huống chủ chốt của cuộc diễn tập này.
Lực lượng công an bao vây Đài phát thanh và truyền hình tỉnh để giải cứu con tin. Sau khi đáp ứng yêu cầu đưa ghe cho những người giữ con tin để thoát bằng đường sông, công an đã tiến hành giải cứu con tin trên sông, bắt giữ ‘bọn khủng bố’ và giải tán rốt ráo cuộc biểu tình.
Hình ảnh được đăng tải trên trang mạng VnExpress cho thấy cuộc giải cứu con tin diễn ra với sự phối hợp của cảnh sát đường thủy chạy ca nô và một số công an đu dây trên sông để tấn công từ trên không.
“Cuộc diễn tập này sát với tình hình thực tế có thể xảy ra tại địa phương cũng như ý đồ của các thế lực thù địch.”
Nguyễn Trung Hiếu, chủ tịch tỉnh Sóc Trăng
Theo kịch bản thì ‘các thế lực thù địch phản động’ đứng ra ‘hỗ trợ phương tiện vũ khí’ cho những người biểu tình.
Cũng theo hình ảnh trên VnExpress thì đây là một cuộc diễn tập quy mô với sự tham gia của đông đảo công an và người dân.
Theo đó công an đã dùng dùi cui, lựu đạn cay và vòi rồng để trấn áp những người biểu tình.

‘Thực tế có thể xảy ra’

Báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Trung Hiếu, chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, nhận xét rằng cuộc diễn tập này sát với ‘tình hình thực tế có thể xảy ra tại địa phương’ cũng như ‘ý đồ của các thế lực thù địch’.
Ông Hiếu cho rằng cuộc diễn tập đã nâng cao ‘tinh thần sẵn sàng chiến đấu’, ‘khả năng tác chiến’ và ‘sự hiệp đồng’ của các cơ quan khi xảy ra chuyện.
Sóc Trăng là tỉnh nằm ngay các cửa đổ ra biển của sông Hậu, một trong hai nhánh chính của sông Mekong đổ vào lãnh thổ Việt Nam. Đây là một tỉnh nghèo và có đông đảo người dân Khmer sinh sống.
Cuộc diễn tập ở Sóc Trăng cũng có sự chứng kiến và theo dõi của lãnh đạo công an của các tỉnh trên toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi kinh nghiệm.
Cách nay hơn hai tháng, Bộ Công an cũng tổ chức một cuộc diễn tập tương tự nhằm vào ‘đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn’ ở tỉnh miền bắc Điện Biên với sự tham gia của 3.500 người.
Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được nhà chức trách Việt Nam đánh giá là các địa bàn trọng yếu cần cảnh giác trước các ‘nguy cơ bạo loạn, lật đổ’.

CÒN ĐÂY LÀ PHẢN ỨNG CỦA 1 NƯỚC RẤT NHỎ:

Philippines kêu gọi quân đội bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Soái hạm hiện nay của hải quân Philippines là một chiếc tàu tuần tra cũ của lực lượng tuần duyên Mỹ được mua lại vào năm 2011.,
Soái hạm hiện nay của hải quân Philippines là một chiếc tàu tuần tra cũ của lực lượng tuần duyên Mỹ được mua lại vào năm 2011., -REUTERS/Philippine Navy Handout
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua, 24/11/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi các lãnh đạo quân sự tương lai của nước này phải « kiên định lập trường » trong mọi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông (Manila gọi là Biển Tây Philipines).
Ông del Rosario đã tuyên bố như trên khi nói chuyện với các học viên Học viện Quân sự Philippines hôm thứ sáu vừa qua. Đây là trường đào tạo những sĩ quan chỉ huy cho các binh chủng quân đội Philippines. Ngoại trưởng Philippines khẳng định: « Cái gì của chúng ta là của chúng ta và chúng ta phải đứng lên để bảo vệ những gì thuộc về chúng ta. ». Trong bài nói chuyện đó, ông del Rosario đã nêu lên những thách thức mà Philippines phải đối mặt trong việc bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền của nước này trên Biển Đông.
Philippines là một đồng minh rất thân cận với Hoa Kỳ, nhưng quân đội được trang bị rất kém của nước này khó mà đương đầu với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Soái hạm hiện nay của hải quân Philippines là một chiếc tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ, đã có từ 45 năm nay, mà Manila vừa mua lại vào năm ngoái. Theo tin của nhật báo Philippines Daily Inquirer hôm nay, 25/11, trong năm 2014, có thể là lực lượng tuần duyên Philippines sẽ mua thêm 12 tàu tuần tra từ Nhật Bản. Từ năm 1990 cho đến nay Tokyo vẫn giúp Manila hiện đại hóa lực lượng tuần duyên Philippines.
Một phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Phillipines hôm nay vừa tuyên bố là chiếc tàu tuần tra BRP Pampanga đang « được sẵn sàng triển khai » đến vùng đảo Scarborough trên Biển Đông. BRP Pampanga là một trong các tàu của Philippines tháng 4 vừa qua đã đối đầu với tàu Trung Quốc ở khu vực đảo Scarborough, mà Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham và khẳng định chủ quyền. Chiếc tàu này hiện chỉ chờ lệnh của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Philippines là khởi hành ngay trở lại khu vực này.
Giữa tháng sáu vừa qua, tổng thống Bengnino Aquino đã ra lệnh rút các tàu Philippines ra khỏi khu vực Scarborough, với lý do chính thức là do thời tiết xấu và cho tới nay chưa có tàu nào quay trở lại khu vực này. Hôm thứ sáu vừa qua, Ngoại trưởng Albert del Rosario khẳng định là hiện Trung Quốc vẫn duy trì ba chiếc tàu ở khu vực Scarborough.
Chính phủ Manila tỏ thái độ kiên quyết trên vấn đề chủ quyền Biển Đông vào lúc mà Trung Quốc bị các nước Philippines, Việt Nam và Đài Loan phản đối kịch liệt sau khi Bắc Kinh phát hành một hộ chiếu mới trên đó có in bản đồ mang tính áp đặt chủ quyển lãnh hải trên Biển Đông. Philippines cũng là quốc gia đã đề ra sáng kiến mở một cuộc họp riêng với ba nước khác có tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa với Trung Quốc, đó là Việt Nam, Malaysia và Brunei. Bốn nước này sẽ họp lại vào ngày 12/12 tới.

Trung Quốc vĩnh biệt Mác – Lê – Mao

Trần Mnh Ho        -Nguyentuongthuy blog                               
Lời đề từ trích của Tân Tử Lăng :
(“Văn trị” của Mao thật hồ đồ. Ông ta đã phá hoại một thế giới cũ, nhưng lại không xây dựng nổi một thế giới mới. Mao muốn đưa mọi người lên thiên đường, song lại đẩy họ xuống địa ngục…Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến. ..“chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm Lenin, Stalin Mao Trạch Đông… lầm đường lạc lối…)…( trích trong cuốn “Mao Trạch Đông – ngàn năm công tội” của đại tá quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Tân Tử Lăng được in công khai tại Trung Quốc, Thông Tấn xã Việt Nam dịch và xuất bản năm 2009)
Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vừa qua là đại hội vĩnh biệt ba ông tổ của chủ nghĩa xã hội (không tưởng): Marx, Lenin, Mao Trạch Đông. Trong tất cả các văn kiện chính thức của đại hội này, không hề nhắc đến ba tên tuổi từng được cho là vĩ đại của Marx, Lenin, Mao, được tôn thờ ở Trung Quốc (và thờ ở Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cămpuchia của Khờ me đỏ…). Các văn kiện của đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đều khẳng định: Đảng đi theo lý luận Đặng Tiểu Bình, nguyên tắc “ba đại diện” (của Giang Trạch Dân…nhưng tên ông này không được nhắc đến – chú của TMH) và xã hội học tập (thuyết của Hồ Cẩm Đào – nhưng tên ông này không được nhắc đến – chú TMH). Đến diễn văn bế mạc của tân chủ tịch đảng, chủ tịch nước kiêm người đứng đầu quân ủy trung ương Tập Cận Bình thì mệnh đề “xã hội học tập” của Hồ Cẩm Đào không được nhắc đến, chỉ nhắc đảng cộng sản Trung Quốc đi theo lý luận Đặng Tiểu Bình, nguyên tắc “ba đại diện” mà thôi. Thậm chí, sau diễn văn bế mạc và nhậm chức, Tập Cận Bình khi giới thiệu sáu vị trong thường vụ bộ chính trị đứng sau mình đã tránh dùng từ “đồng chí” mà dùng từ “đồng nghiệp”…
Vậy lý luận Đặng Tiểu Bình là gì? Thưa là thuyết “Mèo luận”: nôm na gói trong mấy từ mà họ Đặng đã phán sau khi Mao chết (1976): “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”…Diễn nôm thuyết “Mèo luận” của Đặng là: tên gọi chế độ là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa không quan trọng, miễn là chủ nghĩa nào làm cho Trung Quốc thoát khỏi chết đói, thoát đại loạn, thoát khỏi các học thuyết phản động và tồi tệ rất xấu xa đốn mạt của Mao Trạch Đông. Sau khi cùng Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong và các lão tướng dẹp bỏ bè lũ bốn tên, Đặng Tiểu Bình lập thuyết “Mèo luận”: dương ngọn cờ Mao Trạch Đông để xóa bỏ tư tưởng Mao, dương ngọn cờ chủ nghĩa xã hội để dẹp bỏ chủ nghĩa xã hội, đưa nước Trung Hoa đỏ vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa từ năm 1978. Về thực chất, Đảng cộng sản Trung Quốc dưới lý thuyết thực dụng “Mèo luận” nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình, đã chôn vùi chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông ngay từ năm 1978, năm xóa bỏ kinh tế quốc doanh bao cấp để thực thi kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn còn dùng chiêu bài Mác-Lê-Mao hay chiêu bài “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” để ngụy trang.
Cù Thu Bạch (1899-1935) một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, từng là Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc năm 1927, 1928, 1930,1931 (là một trong ba người được cho là thiểu năng trí tuệ đã ngu ngốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Trung Quốc: Trần Độc Tú “1879-1942”, Lý Đại Chiêu “1888-1927”) thuở sinh thời đã có bài thơ rất lạ, tuồng như là lời sấm về số phận của Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau :
Đó là bài thơ “A di đà Phật”: một bài thơ đẫm chất Thiền của họ Cù:
A di đà phật (Người dịch: Lương Duy Thứ, Nam Trân)
“Đừng suy đoán
Đừng bận tâm
Tìm chi cái không biết
Bàn chi cái tối tăm
Vết thương trong ngày
Lấy mộng ban đêm hàn gắn
Ngày của ngày mai
Tự nhiên sẽ đến …”
Con đường hũ nút đi tìm thế giới không có thật của giai cấp vô sản bằng vũ lực đấu tranh giai cấp, chuyên chế vô sản, xóa bỏ hoàn toàn quá khứ (lịch sử) nhân loại, xóa bỏ tư hữu, tiêu diệt tư bản đầy máu và nước mắt của các đảng cộng sản theo Mác Lê nin ( và theo Mao) đúng như câu thơ sấm truyền của Cù Thu Bạch tiên sinh: “Tìm chi cái không biết/ Bàn chi cái tối tăm/ Vết thương ban ngày/ Lấy mộng ban đêm hàn gắn”.
Mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là thiên đường không có thật trên trần gian: một xã hội phi biện chứng (Hegel đã truyền cho Marx cái ý tưởng ngu ngốc nhất của mình: đến thiên đường cộng sản, phép biện chứng sẽ biến mất); cái ác, cái xấu, cái giả trá của con người hoàn toàn biến mất, con người hóa những ông thánh, bà thánh, không cần làm việc, chỉ cần ngồi hưởng thụ: “làm theo năng lực, hưởng theo như cầu”. Năng lực có hạn, còn nhu cầu của con người thì vô biên.
Đại đồng cộng sản là một xã hội không có nhà nước, không có quốc gia, không có gia đình, không có chính quyền, không có pháp luật, không có tòa án, không có quân đội, công an, đảng phái, không tôn giáo, không hôn nhân, không có đau khổ , không cô đơn, không có ngân hàng, không có cá nhân, không có cái tôi; ra đường không biết bà ấy, cô ấy là vợ tôi hay vợ anh vì quyền sở hữu bị xóa bỏ; xe hơi, nhà cửa đẹp sang trọng là thế nhưng không còn khái niệm của anh hay của tôi mà là sở hữu toàn dân; tất cả tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là sở hữu toàn dân; rồi thì vợ chồng toàn dân, con cái toàn dân, tình nhân toàn dân, cười vui toàn dân, làm tình toàn dân, cực khoái toàn dân, không còn cái gì gọi là riêng tư nữa; vì đây là xã hội của các vị thánh mà, hoàn toàn không có quan niệm sở hữu, không còn biện chứng tự nhiên và xã hội, chỉ có ngày mà không có đêm, chỉ có cười mà không có khóc, chỉ có vui mà không có buồn, chỉ có sống mà không có chết, chỉ có dương mà không có âm, chỉ có ăn mà không có ỉa ( xin lỗi vì lúc đó theo Marx, lịch sử loài người dừng lại trong cái tuyệt đối, mọi sự hôi thối quyết không được phép tồn tại, tất cả đều thơm điếc mũi kể cả đồng chí bọ xít, phép tương đối của Alb. Einstein đã cáo chung, phép biện chứng đã biến mất theo Hegel-Marx)…
Anh và chị cũng không còn được sở hữu chính mình: anh và chị, tức cái tôi của mỗi người, cái cá thể đã biến mất, nên anh và chị đều là sở hữu toàn dân. Có người cắc cớ chợt ngứa miệng hỏi anh: cái bàn tay của anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân! Cái đầu của anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân! Cái ý nghĩ (tư duy) trong đầu anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân! Cái con chim trong quần anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân!
Đã bảo đến đại đồng cộng sản không còn khái niệm sở hữu, tư hữu nữa mà, hỏi hoài à ! Từ “của” không còn tồn tại, từ “sở hữu”, từ “cá nhân”, từ “cái tôi” hoàn toàn biến mất, biến mất cả “sở hữu động từ, sở hữu danh từ” trong các thứ tiếng châu Âu… Người ta cũng sẽ không còn đọc nổi cuốn “Tư bản luận” của Marx nữa vì lúc đó các sở hữu động từ, sở hữu danh từ trong tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh …nơi cuốn sách này đều tự động biến mất…
Xã hội thiên đường cộng sản của Mác Lê Mao là một xã hội bánh vẽ, một xã hội phi nhân như thế, lếu láo như thế, bịa đặt tức cười đến con nít cũng không tin nổi như thế mà trời ơi, đã có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người tin theo, hay bị bắt buộc phải tin theo, vì các đồng chí vô sản sẽ nện búa lên đầu anh, lấy liềm quặp vào cổ anh và hét lên: mày không tin vào thuyết cộng sản của chúng tao, chúng tao sẽ giết mày.
Chao ôi, chỉ có những người mất trí mới tin vào mục tiêu hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản, một học thuyết “tối tăm” như bài thơ trên đã chỉ ra, một học thuyết hoàn toàn phi nhân đã giết chết hàng nhiều trăm triệu người trên thế giới như báo chí quốc tế mà tác giả cuốn “ Mao Trạch Đông ngàn năm cộng tội” là Tân Tử Lăng đã dẫn chứng trong sách của mình :
History’s Largest Killing Regimes
(Những chế độ giết người khủng khiếp nhất trong lịch sử):
Communist China 80,000,000
Soviet Union 60,000,000
Nazi Germany 20,000,000
Imperial Japan 5,000,000
Communist Vietnam 2,500,000
Communist North Korea 2,500,000
Communist Cambodia 2,000,000
Communist Yugoslavia 2,000,000
Chúng tôi xin trích một số đoạn trong cuốn “ Mao Trạch Đông – nghìn năm công tội” của đại tá Tân Tử Lăng được in công khai tại Trung Quốc, bản Tiếng Việt do “ Thông tấn xã Việt Nam” dịch và xuất bản năm 2009, có bày bán công khai :
“Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê[1], Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho 77.000.000 người, và người đứng thứ hai là Iosif Vissarionovich Stalin với 43.000.000 người.[2]
Cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn đọc tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.
Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.
Chúng tôi xin trích một số đoạn trong tác phẩm trên để bạn đọc thấy rõ “thiên đường xã hội chủ nghĩa thực ra là địa ngục trần gian” như sau :
“Kinh điển để Mao cải tạo xã hội chủ yếu là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Tư tường chủ nghĩa xã hội không tưởng của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” kết hợp với quan điểm “đại đồng” của Trung Quốc hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội không tưởng Mao Trạch Đông. Sự phát triển của nó là Mác + Tần Thuỷ Hoàng (lời Mao Trạch Đông), thêm thắt nhiều thứ mang tính chất phong kiến, cuối cùng biến chất thành chủ nghĩa xã hội phong kiến
“Chương 9
Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người” :
“Đến khi Lý phản ánh ý kiến của La Long Cơ rằng ở Trung Quốc hiện nay “tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác-Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản, người mù chỉđường người sáng mắt”, thì Mao nổi giận dữ dội.”
“Theo thống kê chính thức, trong cuộc đấu tranh này, có 552.877 trí thức bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai (1980), chỉ có 96 người thật sự là phái hữu, chiếm 1,8 phần vạn, nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.”
“Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể chỉ nói đến dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thuỷ Hoàng”
“Chương 18
Địa ngục trần gian” :
“Trong 4 năm sau khi Mao tuyên bố thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (tháng 9-1959) Trung Quốc đã xảy ra thảm kịch làm 37,55 triệu người chết đói (số liệu chính thức được giải mật theo quyết định của Bộ chính trị ĐCSTQ tháng 9-2005), nhiều hơn cả số người chết trong Chiến tranh thế giới II. Đây là cuộc thử nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng thời gian dài nhất, quy mô lớn nhât, thiệt hại thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”
“Khi chân lý trong tay, Mao có thể bao dung các đối thủ, đoàn kết phe phản đối. Thường khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai rồi, thì ông ta không thể bao dung phái phản đối, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết, để trừ hậu hoạ. Đó là lý do vì sao Mao tàn bạo đến tận cùng đối với những người bạn cũ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Bành Chân, Đào Chú…”
“Chưa một nhà thống trị nào có thể lợi dụng học sinh làm điều xấu. Chỉ có Mao Trạch Đông làm nổi việc này. Mao đã lợi dụng học sinh làm rối loạn cả xã hội, lật đổ cơ quan đảng và chính quyền các cấp, mượn bàn tay học sinh để giày vò các bạn chiến đấu hôm qua, đối thủ chính trị hôm nay.”
“Khởi đầu bằng việc đập phá tượng Thích ca mâu ni trên Phật Hương Các ở Di Hoà Viên, Hồng vệ binh đã phá hoại 4.922 trong số 6.843 di tích cổở Bắc Kinh. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 10 triệu nhà bị lục soát, trong đó Bắc Kinh 11,4 vạn, Thượng Hải 10 vạn. Nhà riêng nguyên Bộ trưởng Giao thông Chương Bá Quân bị Hồng vệ binh chiếm làm trụ sở, hàng vạn cuốn sách ông lưu trữ bị chúng đốt suốt ngày đêm để sưởi ấm. Hơn 200 sinh viên Đại học Sưphạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ của nhiều nhân vật lịch sử hoặc danh nhân như lăng Viêm đế, mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng. Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… bị đập phá.”
“Mao còn tạo ra cuộc khủng bố đỏ, cho Hồng vệ binh nông dân thả sức giết hại “kẻ xấu” (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phái hữu, nhà tư bản, xã hội đen) để áp chế sự phản kháng của nhân dân. Chỉ riêng hạ tuần tháng 8-1966, nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn người bị đập chết tươi.”
“Nhiều người khi ấy đã được chứng kiến những cuộc tắm máu, những kiểu giết người cực kỳ man rợ như thời trung cổ. Ôn lại chuyện trên, cựu Hồng vệ binh Trần Hướng Dương sau này viết:
“Vì sao những đứa trẻ mười mấy tuổi đầu lại dã man giết người không chớp mắt như vậy? Vì từ nhỏ đã được giáo dục hận thù. Thù địa chủ, thù nhà tư bản, thù Quốc Dân Đảng: Trả thù bằng thủ đoạn tàn nhẫn là thiên kinh địa nghĩa, vấn đề duy nhất là không biết chĩa vào đâu. Kè thù bên cạnh đã bị các bậc tiền bối quét sạch rồi, còn lại Tưởng Giới Thạch và đế quốc lại ở quá xa, không với tới được. Đại cách mạng văn hoá vừa nổ ra, mới đột nhiên biết quanh mình còn ẩn náu nhiều kẻ thù, chúng tôi vui mừng đến phát cuồng, bao nhiêu sức lực dồn nén dều bung ra. Sự cuồng loạn ấy chẳng những hiện nay không mấy ai tin, mà ngay bản thân chúng tôi nhớ lại cũng không dám tin nữa. Những việc làm xấu xa của Hồng vệ binh thật đáng nguyền rủa, nhưng chúng tôi cũng có đủ tư cách lớn tiếng hỏi lại: ai đã giáo dục chúng tôi thành những thằng điên?”
“Băc Kinh “nêu gương”, những vụ tàn sát lan ra cả nước. Huyện Đạo ở Hồ Nam là một trong những điển hình. Khắp nơi là những bố cáo giết người của “toà án tối cao bần nông và trung nông lớp dưới”, những khẩu hiệu kêu gọi giết sạch 4 loại người, (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phái hữu, trí thức, nhà văn, nghệ sĩ…).”
“Trong hai tháng 7 và 8 năm 1967, Quan Hữu Chí, Trưởng ban vũ trang khu Thanh Đường đã chỉ huy dân quân dùng cuốc xẻng, súng bắn chim, gậy gộc giết hại 207 người, kể cả trẻ em. Do công lao trên, y được bầu là “phần tử tích cực học tập và vận dụng tư tường Mao” cấp tỉnh năm 1967. Viên Phủ Lễ, Khu trưởng Lâm Phô tổ chức 120 dân quân nòng cốt trong ba ngày giết 569 người.”
“Trần Đăng Nghĩa, Chủ tịch Hội Bần nông Đại đội sản xuất Hạ Tưởng là thủ phạm chính trong một vụ giết người, cưỡng dâm tập thể. Thấy vợ mới cưới của con em địa chủ Trần Cao Tiêu xinh đẹp, y sinh lòng ghen ghét và sớm có ý đồ bất lương, thì nay thời cơ đến. Tối 26-8-1967. Nghĩa cho gọi Tiêu đến trụ sở đại đội và trói nghiến lại. Y cầm giáo đâm một nhát vào dùi anh Tiêu, rồi khoát tay ra hiệu. 7,8 dân quân xông vào dùng gậy đập anh Tiêu chết tươi. Để chứng tỏ mình “kiên quyết cách mạng”, y dùng mã tấu cắt đầu anh Tiêu, cùng hai con em địa chủ, phú nông khác cũng vừa bị đánh chết. Chị Tiêu (xuất thân bần nông) sợ quá trốn về nhà mẹ đẻở làng khác, Nghĩa cho dân quân bắt chị trở lại, y tuyên bố các nơi khác vợ địa chủ đều phải “phục vụ tập thể bần nông”.
“Sau khi cơm no, rượu say, Chủ tịch Hội Bần nông và dân quân, tất cả 12 tên, luân phiên cưỡng hiếp chị Tiêu khi ấy đang mang thai 3 tháng. Xong xuôi. Nghĩa không quên thực hiện “chính sách của ĐCSTQ”: cho dân quân khiêng nạn nhân đã ngất xỉu đến nhà bần nông Trần Nguyệt Cao, buộc chị làm vợ người nông dân già độc thân này.”
“Tối 17-10-1969, Lưu Thiếu Kỳ hơi thở thoi thóp, mũi cắm ống xông, họng gần ống hút đờm, phủ một tấm chăn, được cáng lên máy bay quân sự, bí mật đưa đến Khai Phong. Nơi cuối cùng giam giữ Lưu Thiếu Kỳ này nguyên là kho bạc của một ngân hàng từ trước năm 1949, các cánh cửa là những tấm thép dày, chấn song cửa sổ to đùng. Hai trung đội được cử canh giữ ngày đêm, với 4 khẩu súng máy đặt trên các nóc nhà xung quanh đề phòng bất trắc.”
“6 giờ 40 phút sáng 12-11-1969, ngày thứ 27 sau khi bị đưa đến lưu đày ở Khai Phong, Lưu Thiếu Kỳ qua đời trong tinh trạng không được cấp cứu. Khi Lý Thái Hoà, vệ sĩ của ông năm xưa đến nhận xác, thi hài vị Chủ tịch nước đặt trên nền đất dưới gian hầm, chân tay khẳng khiu, đầu tóc rối bời, miệng mũi méo xệch, máu ứ bên khoé mép. Người vệ sĩ dùng kéo xén bớt mái tóc bạc dài gần hai gang tay, sửa sang chòm râu, mặc quần áo, xỏ giày cho ông. Nhân viên chuyên án chụp ảnh để mang về trình Mao, Giang. Sau đó, họ đặt thi hài Lưu Thiếu Kỳ trên xe quân sự nhỏ, chân thò ra ngoài, bí mật đưa đi hoả táng, dưới cái tên “Lưu Vệ Hoàng, không nghề nghiệp”.”
“Gần 3 năm sau, ngày 16-8-1972, mấy người con của Lưu Thiếu Kỳ xin thăm cha mẹ, Mao Trạch Đông phê vào báo cáo của Tổ chuyên án: “Bố đã chết, có thể thăm mẹ”.”
“Lịch sử phải ghi bằng dòng chữ to đậm: Mao Trạch Đông chà đạp Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, giam cầm trái phép Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và hàng trăm hàng ngàn cán bộ cao cấp khác, hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên quần chúng vô tội) và bức hại Người và các đồng chí khác của Người một cách man rợcho đến chết.”
“sai lầm của Mao làm chết đói 37,55 triệu người. Một lãnh tụ đảng luôn miệng nói giải phóng nhân dân, phục vụ nhân dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân phạm tội ác lớn như vậy, mà lại cự tuyệt nhận sai lầm, không từ chức, lại phát động Đại cách mạng văn hoá, cách chức, đánh đổ, thậm chí dồn vào chỗ chết khoảng trên 80% đảng viên cộng sản chính trực”
“37,55 triệu người chết đói là sự thật lịch sử không gì bác nổi chứng minh rằng lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mao là chủ nghĩa xã hội giả hiệu phản động nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Mỗi khi nghĩ đến điều này, Mao rùng mình ớn lạnh.”
“những lý luận của Mao như phòng, chống xét lại, ngăn chặn chủ nghĩa tư bản phục hồi, tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản… đều trởthành dối trá, bịp bợm.”
“Mao Trạch Đông những năm cuối đời tâm địa tối tăm, giả dối, xảo trá, vừa không từ bất cứ việc làm xấu xa nào, lại muốn để lại tiếng thơm muôn thuở”
“Ngồi trên đỉnh kim tự tháp tác oai tác quái, bức hại cán bộ lãnh đạo các cấp, lừa bịp toàn đảng, toàn quân, toàn dân, không chỉ là tứ nhân bang” (lũ bốn tên), mà là “ngũ nhân bang”, do Mao Trạch Đông làm bang chủ.”
“Ba năm Đại tiến vọt, cả nước có 37,55 triệu người chết đói tồn thất khoảng 120 tỉ NDT. Mười năm Đại
cách mạng văn hoá, theo Diệp Kiếm Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội nghị công tác Trung ương ngày 13-12-1978, có 20 triệu người chết, 100 triệu người bị đấu tố, lãng phí 800 tỉ NDT.”
“Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên an môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông”
Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.
« Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.
Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa, lên án Mao Trạch Đông là bạo chúa tàn ác nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử Trung Quôc và lích sử thế giới, vượt xa các bạo chúa khác như Tần Thủy Hoàng, Thành Cát tư hãn, Stalin, Hit le…
Viết đến đây, chúng tôi ngậm ngùi thương đất nước mình, dân tộc mình hình như trong quá khứ đầu thế kỷ hai mươi đến nay không còn người thông tuệ, sáng suốt đưa dân tộc, đất nước thoát khỏi những tà thuyết đã gây nên hàng triệu cái chết cho đồng bào, gây đau khổ tang tóc vô cùng tận cho quê hương ta. Xin quý vị độc giả cùng chúng tôi đọc lại nguyên lý dưới đây trong cương lĩnh của đảng Lao động Việt Nam trong đại hội đảng năm 1951 tại Việt Bắc để biết đất nước ta vì sao nên nỗi :
“Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”
Người viết bài này xin trích lời của Tân Tử Lăng- tác giả sách vừa dẫn để kết thúc bài viết :
“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông – những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa…Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dân chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội…” ( tức Quốc tế 2, tiền thân của các đảng xã hội, công đảng châu Âu bây giờ và một phần đảng dân chủ Mỹ- Chú của TMH).
Đảng cộng sản Trung Quốc trong đại hội lần thứ 18 vừa qua, đã thực hiện mơ ước của Tân Tử Lăng là vĩnh biệt ba ông tổ : Marx-Lê-Mao. Có lẽ đến đại hội thứ 19, đảng cộng sản Trung Quốc mới đổi tên là Đảng Dân chủ xã hội như mơ ước của Tân Tử Lăng chăng ?
Hi vọng truyền thống bắt chước đảng cộng sản Trung Quốc của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn được tiếp tục, để bỏ tên hai ông kễnh Marx-Lenin ra khỏi cương lĩnh chính trị của mình mà tự do hóa, dân chủ hóa đất nước Việt Nam đang từng ngày bị bá quyền Trung Quốc xâm lược từ tư tưởng chính trị đến đất đai biển trời Tổ Quốc; mong lắm thay !
Sài Gòn 24-11-2012
TMH
Tác giả gửi qua email

Việt Nam nợ hơn 100 tỷ đô la

- BBC
Đô laNợ công của Việt Nam ở mức 115-129 tỷ đô la Mỹ
Chuyên gia thống kê Việt kiều hàng đầu Vũ Quang Việt đã đưa ra ước tính nợ công của Việt Nam dựa trên các số liệu chính thức mà Hà Nội mới công bố.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, nói các số liệu của Việt Nam chỉ có cho năm 2011 và cũng không đầy đủ nhưng nó cho thấy những thông tin căn bản về tình trạng nợ nần của Việt Nam.
Theo bài viết được cập nhật lần cuối hôm 25/11 trên trang Bấm Diễn đàn, ông Việt nói tổng số nợ công của Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn đạt gần 122 tỷ đô la.
Nợ công theo chuẩn quốc tế được hiểu là nợ của chính phủ cộng thêm nợ do chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Việt Nam không coi nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một phần của nợ công và do đó không tính khoản hơn 62 tỷ đô la của khối này vào nợ quốc gia.
Theo cách tính của Việt Nam, Tiến sĩ Việt nói, nợ công ở mức gần 67 tỷ đô la Mỹ, tức 55% GDP.
Nhưng ông Việt cho rằng nợ theo định nghĩa quốc tế phù hợp với tình hình ở Việt Nam và viết:
“Chính vì nhà nước làm chủ sở hữu của DNNN do đó mà nhà nước không thể phủi tay để chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản, như ta đã thấy là nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các DNNN khác phải trả.”
Nợ gấp 10 lần vốn
Ông Việt nói nợ công của Việt Nam có thể thấp hơn con số mà ông ước tính khoảng 14 tỷ đô la do có thể có sự trùng lặp giữa nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và nợ do chính phủ bảo lãnh.
“Nếu không giảm được lạm phát, qua đó giảm lãi suất thì doanh nghiệp nói chung khó có khả năng sống còn.”
Tiến sỹ Vũ Quang Việt
Ông cũng dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói có tới 30 tập đoàn và tổng công ty có số nợ lớn gấp ba lần vốn chủ sở hữu.
Trong số này có tám doanh nghiệp nợ gấp 10 lần vốn và 10 doanh nghiệp nợ từ 5-10 lần.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt nhận định: “Như vậy có lẽ 30 tập đoàn này đã mất khả năng trả nợ.
“Nếu không giảm được lạm phát, qua đó giảm lãi suất, thì doanh nghiệp nói chung khó có khả năng sống còn.”
‘Phát triển bong bóng’
Theo Tiến sĩ Việt, nếu lấy 8,8% là tỷ lệ nợ xấu thì số nợ xấu trong nợ công của Việt Nam là hơn 11 tỷ đô la.
Ông nói con số này là ‘rất lớn’ và ‘vượt ngoài sức chịu đựng của ngân sách’ mà tổng thu của năm 2011 đạt gần 34 tỷ đô la Mỹ.
Cựu chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đặt câu hỏi: “Không lẽ ngân sách chỉ dùng để trả nợ xấu? Hay in tiền tạo lạm phát?”
Tiến sĩ Việt cũng nêu tình trạng phát triển dựa vào vốn vay thay vì vốn tự có ở Việt Nam và nói tình trạng “bơm tiền quá lố” khiến kinh tế Việt Nam “phát triển bong bóng”.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình HuệBộ trưởng Vương Đình Huệ nói có tới 30 doanh nghiệp nhà nước nợ gấp 3-10 lần vốn chủ sở hữu
Ông cũng nhận định: “Tín dụng của hệ thống ngân hàng được phân phối chủ yếu (51%) vào những hoạt động dịch vụ không rõ ràng.
“Những hoạt động này có thể là những hoạt động đầy rủi ro như chứng khoán, mua địa ốc (khác hoàn toàn với hoạt động xây dựng tạo ra việc làm), lập ngân hàng, v.v.
“Có thể nói dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất.”
Ông Việt cũng khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê cần đưa ra các con số về phân phối tín dụng thường xuyên hơn vì nó cho thấy hệ thống ngân hàng phục vụ ai trong nền kinh tế.
Số liệu, theo ông, cũng cần được công bố hàng quý chứ không thể để tiếp tục tình trạng vào cuối năm 2012 mới biết số liệu của năm 2011.

Dân nói với ông Sang về văn hóa từ chức

 – BBC
Chủ tịch nước Trương Tấn SangÔng Sang và các Đại biểu Quốc hội có các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ tư của Quốc hội
Người dân thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập tới văn hóa từ chức và tình trạng tham nhũng tràn lan khi gặp gỡ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các Đại biểu Quốc hội khác hôm 25/11, theo báo Quân đội Nhân dân.
Cuộc gặp với cử tri quận 4 diễn ra theo sau kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIII.
Báo Quân đội Nhân dân đưa tin: “Cử tri Nguyễn Minh Giới, phường 6 cho rằng: Văn hóa từ chức là điều tốt đối với đội ngũ cán bộ, không cán bộ nào không có thiếu sót, nhưng nếu phạm lỗi nhiều thì nên từ chức.
“Nhà nước cần có cơ chế giám sát chặt chẽ thu nhập cá nhân của đội ngũ cán bộ, thực hiện kê khai tài sản phải trung thực.
“Việc lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với các vị trí lãnh đạo do dân bầu thì nên phân cấp mức độ tín nhiệm cho rõ ràng như tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp… tránh tình trạng mù mờ, dĩ hòa vi quý.”
Trong kỳ họp thứ tư, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cần hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam.
Ông Dũng, người bị chỉ trích nhiều vì tình trạng kinh tế đi xuống của Việt Nam và cũng được cho là bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, nói ông chỉ làm nhiệm vụ được Đảng Cộng sản giao phó.
Lần cuối cùng một Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam từ chức vì nhận sai lầm về đường lối xảy ra cách đây gần 60 năm khi Cố Tổng Bí thư Trường Chinh rời bỏ chức vụ vì sai lầm trong Cải cách ruộng đất.
Tham nhũng lớn nhỏ
Một cử tri khác ở phường 3 được Bấm Quân đội Nhân dân dẫn lời nói với ông Trương Tấn Sang và các Đại biểu về vấn đề tham nhũng.
Ông Hoàng Hữu Việt nói: “Tham nhũng của đất nước có hơn 60.000 vụ mà số lượng phát hiện được của các cơ quan chức năng thì quá ít.
“Hiện nay đang có hiện tượng biến vụ việc tham nhũng to thành nhỏ, vụ nhỏ hóa thành không.
“Việc xử lý cấp trên không nghiêm, cấp dưới cũng không sợ. Điều này khiến người dân rất lo lắng và bức xúc.”
Quốc hội Việt Nam trong kỳ họp vừa kết thúc đã quyết định không thành lập ủy ban độc lập chống tham nhũng mà đồng ý với việc lập ban chống tham nhũng dưới quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn là người có vai trò cao nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Báo Quân đội Nhân dân nói cũng trong ngày 25/11, ông Sang và các Đại biểu Quốc hội còn tiếp xúc với cử tri quận 3 ở thành phố Hồ Chí Minh

Có phe nhóm hay không trong Quốc hội?

 – BBC
GS Nguyễn Minh Thuyết tin rằng trong Quốc hội và BCH Trung ương Đảng có các trung tâm quyền lực khác nhau
Cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng trong Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay có tồn tại các nhóm lợi ích, hay các trung tâm quyền lực, và ông cảnh báo “một bộ phận không nhỏ” đảng viên thoái hóa biến chất có thể “thắng” nếu không bị loại trừ.
Trong cuộc trao đổi tuần này với BBC Việt ngữ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói về đề tài thực chất là các “phe nhóm nội bộ” này:
“Ở nước nào cũng thế thôi. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Khi bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo thì thế nào cũng có sự tác động của khá nhiều yếu tố và không loại trừ các yếu tố gắn với các nhóm lợi ích.”
“Theo Nghị quyết trung ương 4 của Đảng Cộng sản thì một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Nếu đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm mà không cải thiện thì bỏ phận không nhỏ đã thắng.”
Mở đầu cuộc trao đổi, Giáo sư Thuyết cho biết đánh giá của ông về tính khả thi hay không của việc lấy phiếu tín nhiệm và ông cũng cho biết đánh giá riêng của mình về toàn bộ phiên họp mới nhất của Quốc hội lần này.
“Kỳ họp thứ 4 này tôi thấy là không khí sinh hoạt dân chủ ở Quốc hội cũng được phát huy. Nhiều đại biểu đã có những ý kiến phân tích vấn đề khá sắc sảo. Cũng có những đại biểu có ý kiến rất thẳng thắn,” ông nói.

Indonésia sẽ là « công xưởng mới» của thế giới

Indonesia có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn và giá lao động rẻ.
Indonesia có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn và giá lao động rẻ. REUTERS/Beawiharta/Files
Mấy năm qua, các qui định tăng lương cho công nhân tại Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cuốn gói khỏi nước này để tìm đến những thị trường lao động khác rẻ hơn, và thị trường các nước Đông Nam Á là một điểm đến lý tưởng. Tuần san L’Express có bài ghi nhận hiện tượng này tại Indonésia, một trong những nước đầu tàu kinh tế của Asean. Bài viết chạy dòng tựa đáng chú ý : «Indonésia : Đổ xô đến tìm thị trường giá rẽ ».
Tờ báo nhận định, Indonésia ngày càng có dáng dấp của một « công xưởng » mới của thế giới bởi nhiều tập đoàn công nghiệp của Châu Âu và thế giới đang đổ dồn đến thị trường này. Từ năm 2004, chính phủ Indonésia đã bắt đầu nhiều chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư nước ngoài như đơn giản hóa thủ tục lập doanh nghiệp, thành lập các đặc khu kinh tế theo kiểu Trung Quốc, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thuế khóa… Kết quả là nhiều đại gia công nghiệp đã tìm đến Indonésia trong đó có cả doanh nghiệp Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu trong những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất ô tô, công nghệ viễn thông…
L’Express ghi nhận, từ nhiều tháng nay, quá trình này đã được Indonésia tiếp tục thúc đẩy nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, với lợi thế là chính trị tương đối ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển nhanh (tăng trưởng 6%/năm kể từ năm 2007), nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn với 200 triệu nhân khẩu. Năm nay, đầu tư nước ngoài tại Indonésia có thể đạt đến 25 tỷ đô la, tức tăng 24% so với năm 2011 và ước tính sẽ đạt 33 tỷ đô la vào năm 2014.
Lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn
Tìm hiểu nguyên nhân Indonésia làm say đắm các nhà đầu tư nước ngoài, L’Express cho biết, đó là do giá nhân công ở nước này còn rất thấp. Chẳng hạn như trong ngành may mặc, giá lao động tại Indonésia chỉ có 1,08 đô la/giờ, tức rẽ hơn 2 lần so với Trung Qu ốc và thấp hơn 30 lần so với Nhật Bản. Vì thế các nhà đầu tư đã bắt đầu cuốn gói khỏi Trung Quốc để tìm để khai thác thị trường giá rẻ hơn ở Indonésia.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn bị thu hút bởi thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn tại Indonésia với 200 triệu người. Nhiều nhà đầu tư đến Indonésia không phải để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu sang thị trường khác mà là tranh thủ khai thác chính thị trường tiêu thụ tại Indonésia. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu có thu nhập hơn 3 000 đô la/năm tại Indonésia hiện đang tăng nhanh, ước tính đến năm 2030 sẽ chiếm đến 1/3 dân số. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu tại Đông Nam Á nói chung cũng đang tăng nhanh, tạo thành một thị trường béo bỡ cho các nhà sản xuất.
Đầu tư nước ngoài tăng, Indonésia dĩ nhiên có nhiều lợi ích nhất là có thể giải quyết được hồ sơ việc làm vốn là một cái gai đang làm nhức nhối các nước giàu có ở phương Tây. Tuy nhiên, L’Express cảnh báo hãy coi chừng kịch bản cuộc khủng hoảng năm 1997 lập lại theo đó các nhà đầu tư sẽ cuốn gói ra đi cũng vội vã như khi họ đến. Tờ báo chỉ ra một số hạn chế của Indonésia để giải thích cho cảnh báo này: nạn thạm nhũng hoành hành làm mất lòng tin nhà đầu tư hay như tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế… Trong bối cảnh đó, từ mấy tháng nay, công nhân Indonésia bắt đầu nổi lên đòi tăng lương, nguy cơ xung đột xã hội đang gia tăng.
Người Đài Loan lo sợ bị Trung Quốc « thôn tính »
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan thời gian qua có nhiều dấu hiệu khả quan, nhất là trên hồ sơ kinh tế. Sự khả quan này có cho phép hy vọng sự hợp nhất hai miền eo biển Đài Loan trong thời gian tới hay không ? Tờ China Times tại Đài Bắc có bài giải đáp với dòng tựa : «Điều kiện duy nhất, đó là dân chủ ».
Tờ báo nhắc lại, từ khi lên nắm quyền hồi năm 2008, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã không ngừng cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Nào là thiết lập các đường bay trực tiếp, nào là tăng cường hợp tác kinh tế, nào là tăng cường viếng thăm lẫn nhau của các quan chức, nào là thảo luận về hợp tác quân sự… Tất cả là dấu hiệu cho thấy hai bên đang có nhiều đồng thuận trong bối cảnh trao đổi thương mại song phương rất sôi động.
Ấy thế nhưng, người dân Đài Loan ngày càng tỏ ra nghi ngại đối với Bắc Kinh, và ngay cả với chính sách còn mập mờ của chính phủ Đài Bắc đối với Trung Qu ốc Đại Lục. Nguyên nhân trước tiên đến từ sự tương phản trong tình hình kinh tế giữa hai nước. Kinh tế Đài Loan thời gian qua u ám với tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi đó kinh tế Trung Qu ốc phát triển nhanh chóng và hiện đã trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế thế giới. Từ đó, vị thế Trung Qu ốc trên trường quốc tế ngày càng lớn. Tất cả gây lo ngại cho Đài Loan trong căng bằng quan hệ với Bắc Kinh, các doanh nghiệp Đài Loan sợ bị lệ thuộc vào doanh nghiệp Trung Qu ốc, từ đó người Đài Loan sợ rằng từ lệ thuộc kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc vào chính trị.
Trong bối cảnh đó, người Đài Loan cảm thấy thất vọng đối với chính sách điều hành kinh tế của chính phủ mình, và nghiêm trọng hơn là chưa hiểu rõ ràng về chính sách thật sự của Đài Bắc trong quan hệ với Bắc Kinh. Theo tờ báo chính sách này còn mập mờ theo kiểu « Không hợp nhất, không độc lập và cũng không dùng đến quân sự », và từ « không công nhận lẫn nhau » đến « không phủ nhận lẫn nhau ». Tờ báo cho rằng, chính phủ Đài Loan hiện tại nên ưu tiên hoạch định rõ ràng chính sách để tránh được sức ép đến từ nền kinh tế Trung Qu ốc và nên tiến hành tăng cường sự đồng thuận giữa những người Đài Loan để có thể huy động họ xung quanh một mục tiêu chung để cùng nhau giúp Đài Loan vượt qua gian khó.
Tờ báo nhắc lại, trong đại hội 18 vừa rồi của Đảng Cộng Sản Trung Qu ốc, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đề cập đến dự định ký « thỏa thuận hòa bình giữa hai bờ » đúng theo lời kêu gọi của tổng thống Mã Anh Cửu. Tờ báo cho rằng, thỏa thuận này sẽ giúp đạt được hòa bình lâu dài cho hai phía, thế nhưng theo tờ báo, vấn đề quan trọng nhất là Đài Loan phải làm sao đừng bị cám dỗ bởi nền kinh tế Trung Qu ốc mà hãy biết chọn lựa những hồ sơ thương thảo có lợi cho người Đài Loan. Nói cách khác là Đài Loan phải chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trong thương thảo với Bắc Kinh.
Hồ sơ chính yếu nhất để có thể làm nền cho tất cả các chủ đề thương thảo với Bắc Kinh, ngay cả đối với chủ đề thống nhất hai bờ, theo tờ báo đó chính là vấn đề dân chủ tại Trung Qu ốc. Tức là, tờ báo cho rằng, Trung Qu ốc trước hết phải tiến hành cải cách dân chủ, và khi có dân chủ rồi thì mới tình đến chuyện thương thảo về việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan.
Bàn về chủ đề này, Courrier International cho rằng, hiện tại Đài Loan và Trung Qu ốc hai bên đang theo đuổi lập trường riêng của mình, Trung Qu ốc thì dựa vào thế mạnh kinh tế còn Đài Loan thì dựa vào thế mạnh dân chủ. Nhiều mô hình đang được đưa ra cho viễn cảnh thống nhất đó là « một nhà nước hai khu vực », « một nước hai bờ »… thế nhưng, tờ báo nhấn mạnh, mô hình « một nhà nước hai chế độ » đang áp dụng tại Hồng Kong đã cho thấy sự thất bại của Bắc Kinh, đó là ở Hồng Kong, Bắc Kinh chỉ có thể kiểm soát được quyền lực chứ không kiểm soát được người dân. Theo thăm dò, hiện chỉ có 12,6% người Hồng Kong cho rằng mình là « người thuộc Trung Qu ốc ». Từ đó, Courrier International kết luận : «Lối ra cho cuộc thương thảo giữa hai bờ eo biển là hoàn toàn không chắc chắn ».
Chiến tranh mạng đang đe dọa thế giới
Ở thời đại Ipad, Iphone ngày nay, chiến tranh đã bước vào thế giới ảo với những thủ thuật hacker có thể đe dọa an ninh của mỗi quốc gia. Tuần san L’Express có bài nhìn nhận khái quát về chủ đề nhạy cảm này với dòng tựa : « Điện Elysée đã bị tin tặc tấn công như thế nào ? ».
Tờ báo nhắc đến điện Elysée vì hồi tháng 5 rồi, trước vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, hệ thống máy vi tính của Điện Elysée đã bị tin tặc tấn công, máy tính của các cố vấn thân cận tổng thống đã bị lục lọi, nhiều hồ sơ bí mật đã bị chép. Rất khó xác định nguồn gốc của thủ phạm, vì thường bọn tin tặc hay tấn công thông qua đường truyền của một nước trung gian. Tuy nhiên, do trình độ tinh vi và qui mô tấn công mà các nhà điều tra có thể rút ngắn được danh sách những nước bị tình nghi, và tập trung vào một số nước phát triển mạnh về công nghệ tin học. Theo L’Express, đến giờ phút này có rất nhiều khả năng nước thủ phạm chính là một nước đồng minh lâu đời của Pháp: Hoa K ỳ.
Đến với Tổ chức Hiệp ước liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles, L’Express kể rằng, theo một quan chức an ninh của NATO, đêm nào cũng vậy, cứ khoảng 1h sáng thì trên màn hình theo dõi hacker hiện lên hàng chục điểm sáng từ Trung Qu ốc, tức là tính theo giờ Trung Qu ốc, thì các hacker bắt đầu tấn công khi họ đến làm việc vào buổi sáng và ngừng tấn công khi hết giờ làm việc.
Tờ báo cũng dẫn lời của một nhân viên mật vụ Hoa K ỳ cho hay, thường thì các cuộc tấn công mạng giảm hẳn vào những ngày lễ tại Trung Qu ốc. L’Express cũng nhắc lại vụ việc năm 2010, Hoa K ỳ dùng tin tặc để tấn công hệ thống máy tính của các nhà máy li tâm được dùng để làm giàu Uranium tại Iran. Vấn đề an ninh mạng trở nên quan trọng đến mức mà bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa qua đã tuyên bố rằng, hiện tại một vài nước có khả năng gây ra một « vụ Pearl Habor trên mạng ». Theo ông, hậu quả sẽ còn tệ hại hơn thảm họa 11/9. Tổng thống Obama thì cảnh báo : đe dọa từ mạng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với quốc gia.
Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng : Tấn công trên mạng cũng nguy hiểm như chiến tranh vậy. Thủ tướng Anh David Cameron thì thông báo dành cho an ninh mạng một ngân sách lên đến 626 triệu euro. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng, tấn công mạng qui mô lớn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tịch Trung Qu ốc Hồ Cẩm Đào thừa nhận : an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh mạng đang trở thành những vấn đề hốc búa. Thủ tướng Israel Benyamin Netannyahou tuyên bố phát triển một hệ thống qui mô để chống tin tặc.
Pháp : Báo động nạn phụ nữ bị cưỡng hiếp
Tập chí Le Nouvel Observateur số ta tuần này dành hồ sơ đặc biệt thông tin về vấn nạn phụ nữ tại Pháp bị cưỡng hiếp với dòng tít lớn gây chú ý : « Hiếp dâm : họ lên tiếng ». « Họ » ở đây chính là những phụ nữ từng là nạn nhân bị cưỡng hiếp. Hồi năm 1971, Le Nouvel Observateur đã đăng bản tuyên ngôn của 343 phụ nữ tuyên bố công khai với mọi người là mình đã từng bị cưỡng hiếp. Rồi hôm nay, một lần nữa Le Nouvel Observateur cho đăng bản tuyên ngôn của 313 phụ nữ Pháp có cùng cảnh ngộ nói trên. Le Nouvel Observateur giải tích, quyết định cho đăng bản tuyên ngôn này là vì vấn nạn hiếp dâm hiện đang đáng báo động tại Pháp. Theo điều tra, mỗi năm ở Pháp có đến 75 000 phụ nữ bị cưỡng hiếp, nói cách khác cứ mỗi 8 phút là tại Pháp xãy ra một vụ hiếp dâm.
Theo tờ báo, có đến 80% vụ cưỡng hiếp có thủ phạm là người có quan hệ máu mủ hay bạn bè và thậm chí là người yêu. Vì thế, do những ràng buộc về tình thân, mà nạn nhân thường hay im hơi lặng tiếng không dám tố cáo vụ việc. Còn nếu nạn nhân có can đảm tố cáo, thì bước đường đi lại tòa án cũng lắm gian nan, có khi không thu được kết quả mà còn bị tủi nhục thêm vì vụ việc bị công khai.
Cái khó nhất đó là nạn nhân bị người thân cưỡng hiếp, do không tố giác liền mà phải đợi hàng năm trời sau mới tố giác, nên việc tìm bằng chứng là hết sức khó khăn. Thêm vào đó, việc chứng minh việc hai bên có đồng tình quan hệ với nhau hay không cũng là một vấn đề hốc búa. Theo tờ báo, ở Pháp, các vụ cưỡng hiếp thì thường được xem là tội nhẹ, chỉ có từ 1 đến 2% thủ phạm là bị đem ra xét xử hình sự trước tòa đại hình.
Thêm vào đó, vấn đề là hiếp dâm không được xã hội Pháp quan tâm đúng mức. Phụ nữ thì ngại ngần không dám nói, chỉ có 1/8 nạn nhân là dám đi kiện cáo. Bản tuyên ngôn lần này vì thế nêu rõ : chúng tôi tuyên bố là đã từng bị cưỡng hiếp, đã đến lúc phải lên tiếng vì đó là điều kiện tiên quyết để loại trừ nạn hiếp dâm.

Tôi yêu Việt Nam: Cả nước cùng nhau xác định chủ quyền

Dân Làm Báo - Trung Quốc lại tiếp tục thủ đoạn xâm lược bằng chiêu thức “cắm dùi”. Sau bảng hiệu “Tam Sa”, Đường lưỡi bò trên hộ chiếu là trò mới nhất. Phản đối, lên án tập đoàn bành trướng là điều cần nhưng không đủ. Việt Nam phải chủ động để xác định chủ quyền quốc gia một cách mạnh mẽ và rộng khắp; trong đó bên cạnh vai trò của nhà nước còn có sự tham gia của nhân dân Việt Nam là những người chủ của đất nước. Trước vụ việc “hộ chiếu lưỡi bò” Trung Quốc, từ  quần chúng cho đến nhà nước Việt Nam có thể:
Phía người dân Việt Nam:
Đất nước không phải của riêng ai. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ tiên và gia tài để lại cho thế hệ mai sau là quyền của mọi công dân. Trong hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, trong khuôn khổ quyền công dân được quy định bởi Hiến pháp, chúng ta có thể: 
1. Cùng nhau tự phát, phát động phong trào Tôi Yêu Việt Nam qua đó xác định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là của Việt Nam.
2. Tự thiết kế, đa dạng những mẫu áo có hàng chữ “Tôi Yêu Việt Nam – Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam”. 
3. In trên áo và mặc ở chốn công cộng.
4. Dán vào mũ bảo hiểm.
5. In thành bảng viết, biểu ngữ và treo trước nhà của mình.
6. Rủ bạn bè cùng nhau chụp hình nơi công cộng với biểu ngữ, bản viết sau đó phổ biến trên mạng.
7. Rủ bạn bè cùng thực hiện một trang dữ kiện về tình hình Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông và đem đến các trường Trung Học, Đại Học để chia sẻ thông tin với các bạn trẻ. Khi đi mặt áo No-U, áo với hàng chữ Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.
8. Phát triển phong trào No-U đang có tại Hà Nội và Sài Gòn thêm nhiều thành viên, sinh hoạt đa dạng, đồng thời mở rộng phong trào No-U đến các tỉnh thành khác, đặc biệt là môi trường sinh viên, học sinh.
9. Tiếp tục tham gia và đẩy mạnh phong trào “Tẩy chay sản phẩm độc hại của Trung Quốc”
10. Thực hiện mọi sáng kiến cá nhân, nhóm, gặp gỡ, bàn thảo biến lòng yêu nước, ý thức công dân thành hành động cụ thể.
Phía nhà nước Việt Nam:
Đất nước Việt Nam là sở hữu của gần 90 triệu người dân Việt. Trong khi đó, nhà nước với vai trò được quy định bởi hiến pháp, bên cạnh những phản ứng ngoại giao, có thể đẩy mạnh những chiến dịch để bày tỏ thái độ dứt khoát trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và biển đảo: 
1. Tại tất cả các cổng hải quan nơi người ngoại quốc trình hộ chiếu, treo bản lớn với hàng chữ Việt, Anh, Pháp, Trung: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
2. Cùng vị trí, treo bản đồ xác định Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển Đông thuộc chủ quyền VN.
3. Khi người Trung Quốc đến Việt Nam, ngay tại chỗ vẽ hình lưỡi bò trên hộ chiếu, đóng con dấu lớn với hàng chữ bằng tiếng Việt, Trung khẳng định vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
4. Khắp Thủ đô và tỉnh thành treo các biểu ngữ xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
5. Tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là tại các phiên họp quốc hội, treo biểu ngữ xác định chủ quyền để thể hiện ý nguyện của toàn dân mà các đại biểu quốc hội đang đóng vai trò đại diện cử tri.
6. Tất cả các trang quảng cáo du lịch Việt Nam, các ấn phẩm tiếp thị du lịch đều có những hình ảnh, khẩu hiệu xác định chủ quyền.
7. Các đặc phẩm hàng không phát cho khách trên các chuyến bay quốc tế (Heritage), mỗi số đều có một bài viết về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong đó xác định chủ quyền của Việt Nam.
8. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí, giáo dục, du lịch tổ chức cuộc thi thơ, nhạc, tranh, ảnh, biếm hoạ về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.
9. Phát hành bản đồ Việt Nam khổ lớn, xác định chủ quyền biển đảo và treo trong tất cả các lớp học ở mọi cấp. Bên cạnh là những câu viết xác định chủ quyền để nâng cao ý thức và sự quan tâm của học sinh, sinh viên.
10. Bày bán những bản đồ này ở mọi hiệu sách.
Tất cả việc làm này đều nằm trong khả năng của mỗi cá nhân hoặc nhà nước; thể hiện tinh thần dứt khoát, thái độ chủ động trong việc xác định và bảo vệ chủ quyền quốc gia; phù hợp với chính sách ngoại giao của một quốc gia văn minh, tự trọng nhưng cương quyết khi toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa.
__________________________________
* Những hình ảnh trong bài là ảnh minh họa

Hộ chiếu ‘lưỡi bò’: Cháy nhà ra mặt chuột

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn (Danlambao) - Tối 22-11-2012, khán giả màn hình nhỏ của VTV1 đã thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.
Ba câu hỏi đã được đặt ra: Những cuốn hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò bắt đầu được lưu hành từ bao giờ? Đã có bao nhiêu người Trung Quốc dùng hộ chiếu này để vào Việt Nam? Tại sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam không khăng định: “Những người Trung Quốc nào dùng hộ chiếu có in hình lưỡi bò sẽ không được nhập cảnh vào Việt Nam”.
Hôm sau “gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23/11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng Việt Nam đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh” và “Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào,đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định” (Báo Tuổi Trẻ ngày 24-11-2012).
Chẳng nhẽ các cửa khẩu vào Việt Nam chỉ có hai cửa khẩu ở Lào Cai và Móng Cái?
Tôi đã từng đi qua cửa khẩu Lạng Sơn, có lúc thấy vài chục tới hơn trăm người cùng làm thủ tục xuất hoặc nhập cảnh ở cửa khẩu này. Tương tự ở các sân bay như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,… tôi cũng thường thấy nhiều người nước ngoài trong đó có người Trung Quốc làm thủ tục xuất nhập cảnh ở những nơi đó.
Vậy sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố phản đối việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in hình lưỡi bò, mới chỉ có bộ đội biên phòng ở Lào Cai và Móng Cái thực thi quyền bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước mình? Còn ở các cửa khẩu khác thì những người Trung Quốc mang hộ chiếu có hình lưỡi bò vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam ư? Hơn nữa trước buổi tối 22-11-2012 ở hai cửa khẩu này những người Trung Quốc mang hộ chiếu có in hình lưỡi bò vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam à? Đặc biệt ai đã cấp visa cho người Trung Quốc không có hộ chiếu ngoại giao dùng hộ chiếu có in hình lưỡi bò vào Việt Nam.
Tất cả những câu hỏi trên đều có thể được trả lời rằng:
Đã có người Trung Quốc mang hộ chiếu in hình lưỡi bò nhập cảnh vào Việt Nam từ lâu rồi. Mà visa vào Việt Nam do các văn phòng lãnh sự thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cấp – đây là sự sai lầm không được phép có và không một người Việt Nam yêu nước nào có thể tha thứ cho người đã cấp visa. Phản ứng với sự khiêu khích trắng trợn này của Trung Quốc rất chậm trễ, và không thống nhất trong hành động của các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh – quốc phòng quốc gia. Nó chứng tỏ rằng sự tùy tiện thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị này, cũng như sự lãnh đạo lỏng lẻo của các cấp lãnh đạo mà đứng đầu là Hội đồng an ninh quốc gia.
Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn

Danlambao 26/11/2012

"Lạy ông con ở bụi này”

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) – Trước tiên xin được kể một câu chuyện dân gian VN: “Ở một làng nọ có một người phụ nữ nghèo bị mất trộm gà, vừa tiếc của vừa uất ức bà ta chửi cái “thằng nào đó” đã ăn trộm con gà của bà với tất cả những lời lẽ cay nghiệt và sự nguyền rủa độc địa kinh khủng nhất, bà còn lôi cả tổ tiên dòng họ ra để chửi… ở bên này tên trộm cũng tức “ói máu” vì chỉ trộm “có một con gà” mà bị chửi đến mấy ngày liền.

Sửa đổi hiến pháp – Còn lòng dạ… của đảng có sửa được không?

Ông Bút (Danlambao) - Câu hai của tựa đề tôi bỏ lửng một tĩnh từ, vì lòng tự trọng, và mong người cộng sản có đủ kiên nhẫn, nhìn thực tế vào những việc đảng đã làm đối với dân tộc này. Kể từ ngày hôm nay 25/11/2012 ngược trở về ngày 03/2/1930, đảng đã lừa dối nhân dân, nhiều như lá rừng không thể đếm được. Những điều lừa dối, có khi làm người ta tin thực sự, ví dụ: bác và đảng nói: Nhân dân miền Nam, bị Mỹ ngụy bóc lột, đến nỗi cái quân đùi cũng không có mà mặc. Tội nghiệp, sau 30/4/1975 bà con miền Bắc đem vào từng chiếc chiếu “đã qua sử dụng”, từng chục chén mẽ, trên hành trình vào Nam, chắc bà con tưởng tượng ra nhiều cảnh tượng thê lương ghê gớm lắm, bởi miền Bắc nhân dân làm chủ, không ai bóc lột, còn nghèo đến mức này, huống gì miền Nam.

Tự do và quốc gia

Milton Friedman – Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Trong đoạn được trích dẫn nhiều trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Kennedy nói, “Hãy đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho ta-hãy hỏi ta có thể làm gì cho quốc gia.” Cả hai vế của câu tuyên bố này đều không diễn tả mối quan hệ giữa công dân và chính quyền mà xứng đáng với những lý tưởng của người tự do trong xã hội tự do. “Quốc gia có thể làm gì cho ta” có tính gia trưởng ấy ám chỉ chính quyền là cha, công dân là con, một quan điểm không hợp với niềm tin của người tự do về trách nhiệm của chính mình đối với số phận của chính mình. “Ta có thể làm gì cho quốc gia” có tính lệ thuộc ấy ám chỉ chính quyền là chủ hay thần thánh, công dân là đầy tớ hay tín đồ nhiệt tâm.

Không thể để ‘chuyện đã rồi’

Dương Danh DyXin hỏi những vị còn do dự chưa dám có quyết sách dứt khoát không công nhận loại hộ chiếu vi phạm chủ quyền Việt Nam đó, không cấp thị thực cho bất kỳ ai mang hộ chiếu loại này rằng, chẳng lẽ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của chúng ta chỉ đáng giá có ngần ấy đôla thôi ư?… Trước việc Trung Quốc làm hộ chiếu phổ thông điện tử mới có in hình “đường lưỡi bò”, bước đầu chúng ta yêu cầu họ hủy bỏ. Nếu họ ngoan cố cho công dân nước họ sử dụng hộ chiếu loại này để đi sang Việt Nam, chúng ta quyết không công nhận, quyết không cấp thị thực dù là “trên một tờ giấy tách rời với hộ chiếu.”…

Trung Quốc vĩnh biệt Mác-Lê-Mao

Lời đề từ trích của Tân Tử Lăng:
(“Văn trị” của Mao thật hồ đồ. Ông ta đã phá hoại một thế giới cũ, nhưng lại không xây dựng nổi một thế giới mới. Mao muốn đưa mọi người lên thiên đường, song lại đẩy họ xuống địa ngục… Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến…“chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm Lenin, Stalin Mao Trạch Đông… lầm đường lạc lối…)… (trích trong cuốn “Mao Trạch Đông – ngàn năm công tội” của đại tá quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Tân Tử Lăng được in công khai tại Trung Quốc, Thông Tấn xã Việt Nam dịch và xuất bản năm 2009).

Obama tại Phnông Phêng: thế Biển Đông đã hình thành

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Cụm từ “thế Biển Đông” có lý do lịch sử, cần có một chút giải thích. Đọc lịch sử TQ, ta gặp các cụm từ: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc. Xuân Thu là giai đoạn lịch sử của TQ từ 722 đến 481 TCN, khi hơn 170 bộ tộc nhỏ tại bắc TQ hiện nay gây chiến tranh liên miên nhằm thôn tính lẫn nhau. Chiến Quốc là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ thứ thế kỷ thứ 5 TCN đến nhà Tần thống nhất 7 nước 221 TCN. Tình hình chính trị, vị thế của các quốc gia thời Xuân Thu, Chiến Quốc tác động lên nhau đã tạo nên các khái niệm: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc.
Thế Biển Đông trong bài này được hiểu theo nghĩa này.

Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của “Thành phố Tam Sa” ngoài Biển Đông

Trọng Nghĩa (RFI) - Kể từ hôm nay, 24/11/2012, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là thành phố Tam Sa. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền – và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Giấc mơ Lưỡi Bò…

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Đêm qua nằm ngủ em mơ gặp, không phải “gặp bác Hồ”, mà gặp các chú Công an Nhân dân đang xét hộ chiếu “người lạ” và thấy tên nào mang hộ chiếu có in hình lưỡi bò là các chú ấy bắt lên xe chở về biên giới phía Bắc.
Chu choa mẹ ơi, em thấy nhiều vô số kể, người ơi là người, xe ơi là xe; còn đông hơn hồi miền Nam sắp được giải phóng hoàn toàn khỏi các thế lực thù địt, và xe chạy lên hướng bắc thì nườm nượp không thua gì sau “Đại thắng mùa Xuân”, chỉ khác là hôm nay xe chở người chứ không phải TV, tủ lạnh, xe máy, xe đạp tạp nhạp hằm bà lằng đủ thứ… “phỏng” được cách đây xấp xỉ 38 năm.

Thông báo mời tham dự Phiên tòa xét xử vụ giang hồ khủng bố dân Văn Giang vào ngày 30/11/2012

Nhân dân Văn Giang xin trân trọng thông báo: Ngày 30 tháng 11 này, Hưng Yên sẽ mở lại phiên tòa xét xử đám côn đồ đã khủng bố nhân dân Văn giang gây đổ máu đợt tháng 7 vừa qua. Nhân dân Văn Giang rất mong muốn được đón các nhà báo và bà con khắp mọi nơi về Văn Giang tham dự phiên tòa, chứng kiến và ủng hộ.

Giới truyền thông, nghệ sĩ trả giá cao cho tự do ngôn luận

Olivia Ward (Dân Làm Báo lược dịch)57 người – trong đó có 32 nhà báo – đã bị phục kích bởi một đám đông vũ trang, bị đạn bắn vào người xối xả, và trong một số trường hợp bị hãm hiếp và chặt đầu, trước khi họ bị ném vào các ngôi mộ tập thể được đào vội vàng… Ít nhất 600 nhân viên ngành truyền thông đã bị giết chết trong thập niên qua…

Những tín hiệu vui từ quốc nội

Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Thời gian gần đây công luận trong nước và thế giới đặc biệt quan ngại về những vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và tầng suất ngày càng cao của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhiều cá nhân và tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam cũng như các tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International… đều cảm thấy ái ngại khi trước bản án mà tòa án của công sản Việt Nam vừa tuyên phạt hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vào ngày 30 tháng 10 vừa qua cũng như về vụ bắt giữ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên hai tuần lễ trước đó.

Nghị định 71/CP về xe “chính chủ”: Sai luật, không khả thi

NLĐ – Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhận định như vậy và cho rằng mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước

Phóng viên bị rượt đánh trước mặt công an

Hiện trường vụ việc
TTO – 21g hôm 24-11, phóng viên Nguyễn Đức Khánh (bút danh Đức Khánh) của báo Nông Thôn Ngày Nay, văn phòng tại Cần Thơ, đã bị một nhóm côn đồ đuổi đánh khi phóng viên này chụp hình một ôtô gây tai nạn.

‘Mùa giáo sư’

Nguyễn Đăng Tấn (TuanVietnam)Không phải tất cả cả số lượng GS, Phó GS trên đều trực tiếp giảng dạy. Phần đông là ở các Viện đến những cơ quan công quyền. Nghịch lý này có lẽ chỉ ở Việt Nam vì nhiều GS, Phó GS lại không gắn với nghề “Thầy”… Chính cái nghịch lý ấy nên xẩy ra chuyện “chạy”. Nếu cần có tiến sỹ người ta cũng có thể chạy được. Mua cũng có, học trường “rởm” để lấy bằng cũng có. Nhiều người đã chạy cả ra nước ngoài để lấy bằng “rởm” đó sao. Và một nghịch lý nữa, có người dùng bằng “rởm” bị kỷ luật, nhưng cũng có người không thấy ai “sờ đến”, vẫn cứ lên chức lên quyền. Sao lại “nhất bên trọng nhất bên khinh” vậy nhỉ?…

Tổng hợp tin việc không đóng dấu thị thực “hộ chiếu lưỡi bò” TQ

“Sau khi phát hiện người dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu điện tử có in chìm đường lưỡi bò phi pháp và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam vào tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) để nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, chúng tôi đã lập tức báo cáo sự việc lên Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng…”

7 điều cấm chó không được làm

Nguyễn Văn Thiện – Nhà mình vừa mua hai chú cún, rất đẹp mã nhưng hơi hỗn láo. Cả nhà đến mệt vì chúng, chúng làm đủ trò, phá đủ thứ, cắn xé nhau suốt ngày. Thành thử mình phải soạn một văn bản cấm và hàng ngày, trước mỗi bữa ăn, mình đọc cho nó nghe, và hình như, các cún ta cũng hiểu được phần nào. Phải kiên trì giáo dục mới được. Sau đây là những điều cấm kị đối với các cún nhà mình, viết ra để những ai vừa mua chó cùng tham khảo cho vui nhé:

Quốc dân Việt Nam giáng tam điều

Nguyễn Nhơn (Danlambao) - “Thập bát hội đại” Tàu đỏ vừa kết thúc. Giới trí thức Trung Hoa nào ngóng cổ trông đợi cái gọi là “Cải cách Dân chủ” thì tâm trạng cũng áo não giống như người Việt Nam đồng cảnh ngộ, vừa thất vọng vừa cười ra nước mắt về cái “hội đại” Trung Ương số 6 gọi là “chỉnh đốn” của cộng đảng An nam!

Hiến pháp: ai sửa, ai đổi?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Đảng xem “dự thảo sửa đổi Hiến Pháp mới”, gạch đít tô đỏ điều 4 phê vào 2 chữ “giữ nguyên” rồi “vung tay”. Quốc Hội thấy thế cũng im lặng gật đầu “khoanh tay”. Nhà nước hiểu ý, chi ngân sách “mạnh tay”. Bộ thông tin văn hóa in ấn phiếu “đồng ý” “liền tay”. MTTQ rôm rả hè nhau ôm xuống phát cho dân, trợn mắt “chỉ tay”. Nhân dân “rùng mình” đành nhắm mắt “xuôi tay”. 700 tờ báo, truyền thanh truyền hình thi nhau “vỗ tay”. Bộ Ngoại Giao công bố với Quốc tế, “Nhân dân ta” ký phiếu “đồng ý Hiến Pháp” mới 99% bằng cả “hai tay”!?… Còn trong các trại giam đột biến tăng lên số “can phạm” can tội tuyên truyền chống phá sửa đổi Hiến Pháp “phá hoại khối đại đoàn kết” CHXHCN/VN – bị còng cả “hai tay, hai chân”!…

Nhà nước xem nhẹ Dân! – Dân há trọng chính quyền?

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Ở đây tôi chỉ dùng từ nhà nước, chính quyền mà không dùng từ đảng và tôi cũng thiết nghĩ dân ta cũng nên gấp rút loại từ đảng ra khỏi sự suy nghĩ, loại nó ra khỏi sinh hoạt đời thường cũng như mọi sinh hoạt khác trong xã hội. Bởi đảng chỉ là tập hợp một số quần chúng nhân dân, một tập thể nhỏ trong xã hội cùng chung một đường lối, tư duy, cùng chung một chí hướng nên gọi là đồng chí với nhau. Mục tiêu lý tưởng và đường lối, cương lĩnh của đảng chỉ đúng với khối quần chúng đó mà thôi và cũng chỉ nhất thời nào đó chứ không là vĩnh viễn.

Tâm sự đời Ếch



Giết người man rợ đến ‘văn minh’

Le Nguyen (Danlambao) - Bản chất phản ứng có điều kiện của người cộng sản là giết lầm hơn bỏ sót khác với phần đông những người phi cộng sản, nói đúng hơn là người quốc gia, chủ trương bỏ sót hơn giết lầm. Chính tư duy”giết lầm hơn bỏ sót”cộng với ngu dốt, rừng rú nên cộng sản cực kỳ tàn độc, giết người bừa bãi không gớm tay, chỉ cần nghi ngờ là có thể “giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ…”(1)

Phản đối hộ chiếu ‘lưỡi bò’

Biếm họa KuocKuoc (Danlambao)

Ba mẩu chuyện về “từ chức” – Phút thư giãn

Trần Kỳ Trung - Chúng tôi cho bà con phát biểu, bà con cũng không phát biểu, sau này không thắc mắc, thưa kiện nữa nhé. Bây giờ đến lượt chúng tôi có ý kiến. Xét và ký quyết định cho ông Ba từ chức là chúng tôi. Nhưng nếu như… ông Ba từ chức thì làm sao khắc phục được hậu quả trên. Nên chúng tôi đã thống nhất ý kiến, ông Ba nên ở lại, bao giờ khắc phục được hậu quả, lúc đó từ chức cũng không muộn! Chúng tôi vừa là lãnh đạo cấp trên của ông Ba ,vừa là họ hàng thân thuộc, sẽ theo dõi sát sao việc này, rồi báo cáo cho bà con biết…
                                                                                                                                                                                                  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét