Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Tin Chủ Nhật, 25-11-2012

NÓNG! –  Thư khẩn: Kính gửi các bác, các anh chị, các bạn v/v TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN (dự thảo)  - (Người lót gạch). “Chúng tôi cùng nhân dân cả nước sát cánh với Nhà nước quyết làm tất cả mọi việc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia về các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông …” ? Những người ký tên “quyết”, hay cả nhà nước cũng “quyết”? “Sát cánh” với nhà nước nếu như nhà nước “quyết”, hay là “sát cánh” bất kể nhà nước có “quyết” hay không?
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- VN đóng dấu ‘hủy’ hộ chiếu của TQ (BBC).   – Không đóng dấu thị thực 111 hộ chiếu của du khách Trung Quốc (NLĐ).  - Philippines, Việt Nam, và Đài Loan phản đối bản đồ trong hộ chiếu mới của Trung Quốc (WP/ TCPT). - Lưỡi bò và dấu hủy (TP). – Lào Cai: Biên phòng Việt Nam từ chối đóng dấu thị thực vào hộ chiếu “lưỡi bò” (DT). Thị thực rời đã được Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cấp đổi cho công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in đường lưỡi bò. =>
Không đóng dấu vào hộ chiếu có “đường lưỡi bò” (TN).  - ĐÓNG DẤU “HỦY” VÀO HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ TQ: CÁC BÁO “NHỚN” ĐÂU CẢ RỒI ? (TSYG).  – Phỏng vấn ông Nguyễn Hùng Cường, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội: Hộ chiếu in “đường lưỡi bò” không có giá trị pháp lý (PLTP).
Tăng cường kiểm tra hộ chiếu ‘đường lưỡi bò’của Trung Quốc (TP).  - Đỗ Hùng: Cái giá của cuồng vọng (TN).  – Cái hộ chiếu lưỡi bò (Võ Nhật Thủ).  – Bọn Trung Quốc nó coi mình không ra gì (Nguyễn Thông). – Hà Văn Thịnh: Nhân nhượng nữa là vực thẳm của thảm họa! (BoxitVN).  – GIA ĐÌNH TÔI QUYẾT CHỐNG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ(Tễu).  - CỰC LỰC PHẢN ĐỐI VIỆC TRUNG QUỐC IN HÌNH BẢN ĐỒ LƯỠI BÒ LÊN HỘ CHIẾU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC  – (Nguyễn Phú). - Tôi yêu Việt Nam: Cả nước cùng nhau xác định chủ quyền (DLB).
- Đào Tiến Thi: Đâu là cái gốc để “hoá giải” đường lưỡi bò? (BS). “Bây giờ đã đến lúc phải xác định rõ: Trung Cộng là bạn hay là thù? Nếu là bạn thì bạn ở mức nào? Xưa nay chưa có cá nhân/ quốc gia nào cố chơi với một cá nhân/ quốc gia kia bằng mọi giá, dù bị ‘thằng bạn’ chơi xấu bất cứ cách nào.  Giải quyết cái gốc của đường lưỡi bò cũng như mọi trò xỏ lá của Trung Cộng là xác định lại mối quan hệ với Trung Cộng”. Những kế mà cư dân mạng hiến chỉ là đối phó tình thế, còn muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải biết nguyên nhân sâu xa, nếu không, thì có “quyết” bao nhiêu cũng không “giải” được.
- Ông Dương Danh Dy: Không thể để ‘chuyện đã rồi’ (BBC).  Xin bàn tiếp vụ “hộ chiếu lưỡi bò”, trước hết bằng việc không tán thành 4 ý không ổn trong bài của cựu cán bộ ngoại giao VN tại TQ, ông Dương Danh Dy.
Thứ nhất, ông DDD cho rằng phản ứng của VN bằng việc “đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm ‘yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ bản đồ chín đoạn trong hộ chiếu phổ thông điện tử’ ’có thể coi là đúng mức’“, “bởi vì ‘gửi công hàm’ thể hiện mức độ phản đối cao hơn là ‘trao đổi, giao thiệp’”. Như nhiều lần chúng tôi lưu ý, việc “trao” công hàm được thực hiện ra sao, hầu như chưa bao giờ được báo chí, hay đúng hơn là BNG VN  ”tiết lộ”. Nay ông DDD vội vừa lòng, vậy xin thử đưa ra vài giả thiết của cái việc gọi là “trao” này. 1- Khả năng bộ ngoại giao VN “xin phép” vào tòa đại sứ TQ để “trao”. Làm vậy thì quá hèn hạ! 2- Yêu cầu TQ cử nhân viên ngoại giao tới BNGVN để tiếp nhận công hàm. Đỡ hèn hơn chút ! 3- Triệu đại sứ TQ tới bộ ngoại giao VN để trao, nhưng muốn giữ thể diện cho “bạn” (chó má !), nên chủ trương không công bố việc “triệu”, mà chỉ nói ỡm ờ là “trao”. Tạm được, nhưng vẫn hèn ! 4- Rất ngô nghê, khó xảy ra, nhưng vẫn phải nói, là “trao” ở một địa điểm nào đó tại Hà Nội. Thiết tưởng chỉ là người dân thường, nhưng nếu theo dõi nhiều thông tin qua đài báo nhà nước, cũng có thể biết các quốc gia khác khi trao công hàm phản đối, thường triệu đại sứ nước hữu quan tới bộ ngoại giao, còn VN với TQ thì không, vậy sao ông cựu quan chức ngoại giao DDD không nhận ra cái sự “lạ” này ?
Thứ hai, ông DDD cho là do có thỏa thuận VN-TQ “công dân mỗi nước mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao khi sang nước bên kia đều được miễn thị thực” nên không ngại chuyện này “ảnh hưởng tới nhân viên hai nước đang công tác tại nước bên kia”. Ở đây, có lẽ ông DDD quên 2 điều. 1- Dù không cần cấp thị thực, nhưng những người mang tấm hộ chiếu hỗn xược vi phạm luật pháp VN đó lại không bị xử lý, tối thiểu bằng việc tịch thu, tạm giữ hộ chiếu, thì cũng là một biểu hiện nhân nhượng của VN. 2- Nếu không có biện pháp cương quyết và nhất quán, sẽ xảy ra hiện tượng cơ quan an ninh cửa khẩu đóng dấu chứng thực nhập, xuất cảnh VN lên tấm giấy hộ chiếu đó, sẽ là một sự công nhận nó, thì rất nguy.
Thứ ba, ông DDD phản đối ý kiến nào đó lo ngại là nếu không cấp thị thực cho hàng triệu thứ “hộ chiếu lưỡi bò” đó thì sẽ thiệt hại kinh tế. Việc phản đối này là hợp lý, song việc bàn tới điều này là … rất thừa và không thực tế. Lý do của việc “do dự” của ai đó (trong giới lãnh đạo VN) như ông DDD nêu, không phải vì mấy trăm triệu đô la như ông nghĩ. Ở tầm cỡ của ông, trong một bài viết quan trọng, cần gợi ý những lý do sâu xa từ giới chức lãnh đạo cao nhất của VN mới là đúng “tử huyệt”. Nếu có chuyện không cấp thị thực cho những tấm “hộ chiếu lưỡi bò”, thì việc này cũng không thể và không nên kéo dài chút nào. Ta vẫn có thể cấp thị thực rời cơ mà ?! Điều này liên quan tới ý không ổn tiếp …
… Thứ tư, ông DDD khuyên nên không cấp cả thị thực rời, nếu như ta phản đối mà họ vẫn sử dụng “hộ chiếu lưỡi bò”. Đây cũng là gợi ý một giải pháp, mềm dẻo hơn của ông DDD. Đó là tạm giữ tất cả các “hộ chiếu lưỡi bò”, rồi cấp thị thực rời. Khi xuất cảnh, nếu khách muốn lấy lại hộ chiếu thì phải trở lại đúng cửa khẩu khi vào. Trước hết, suy cho cùng trong việc này, người dân TQ không có lỗi, vậy hãy cố hết sức bảo đảm quyền lợi cho họ, cũng là một hình thức nói cho họ biết, chính quyền nước họ đã sai như thế nào. Đồng thời giải pháp này cũng hạn chế thiệt hại cho hai nước, lại vẫn bảo đảm giữ chủ quyền biển đảo của ta. Sau giải pháp đó, nếu phía TQ vẫn không hủy bỏ thứ “hộ chiếu lưỡi bò” đó, ta có thể áp dụng biện pháp rắn như ông DDD nêu.
Trở lại đánh giá về giải pháp và ý thức của giới chức VN quanh vụ việc này. Thứ nhất, tiếp thêm một biểu hiện đáng ngờ nữa, sau những gì đã nêu sáng qua. Đó là, phải chăng họ đã biết trước cuộc họp báo chiều 23/11/2012 nhiều ngày, nhưng ém nhẹm? Chỉ tới khi báo chí phương Tây đưa tin về tấm hộ chiếu đó, họ mới vội vàng “trao” công hàm, rồi mới trả lời trong họp báo?
Thứ hai, là những hành động của phía VN tại các cửa khẩu. Qua vài tin ngắn ngủi, thiếu rõ ràng trên báo, thấy ngay chuyện lạ là việc xử lý các “hộ chiếu lưỡi bò” đã xảy ra từ ngày nào, có phải chỉ từ 23/11 như báo đưa hay không? Nếu chỉ từ 23/11 thì liệu đã bỏ lọt, đóng dấu công nhận cho bao nhiêu ngàn, vạn tấm hộ chiếu tương tự? Hơn nữa, mới đề cập tới 2 cửa khẩu, mà đã có sự bất nhất trong xử lý. Ở Lào Cai thì “đóng dấu hủy” hộ chiếu và “đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời”. Còn ở Móng Cái thì “chỉ cấp thị thực rời”, nhưng lại không nói có hủy các “hộ chiếu lưỡi bò” hay không.
Hãy nhìn sang Ấn Độ mà xấu hổ và đáng ngờ cho giới chức trách nhiệm ở VN. Theo báo đưa tin, Ấn Độ đã tính trước từ khá lâu, đã in sẵn tấm visa rời có hình bản đồ nước này xác nhận chủ quyền lãnh thổ mà phía TQ vẫn tranh chấp. Phải chăng chính quyền VN không biết trước và đã không tính phương án đối phó tương tự như họ, hay là đã biết, đã bàn, nhưng rồi không thống nhất, cố tình để cho tình trạng lúng túng đến vậy? - Ấn Độ đáp trả việc Trung Quốc in bản đồ trên hộ chiếu (VOA). - Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu “áp đặt chủ quyền” của Trung Quốc (RFI).  - Đáp lại Trung Quốc, Ấn Độ in bản đồ lên thị thực (GD&TĐ).
Và, một tin tối qua không thể không điểm lại, để nói tới sự tương phản trong thái độ và hành động của giới cầm quyền, một bên là với người dân nước mình, một bên là với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc: Diễn tập trấn áp bạo loạn (VNE).  Trong khi lúng túng, mập mờ trước hành động xâm phạm chủ quyền vô cùng nghiêm trọng của ngoại bang bành trướng, thì họ lại rất bài bản, công phu và hiểm độc, từ nhiều năm qua tìm mọi cách lập lờ gắn hàng vạn cuộc khiếu kiện của người dân lành khốn khổ vì bị chính bộ máy tham nhũng của họ cướp đất với những hoạt động vũ trang khủng bố tàn bạo từng xảy ra trên thế giới, nhưng chưa bao giờ có và hầu như khó có thể xảy ra ở VN. Không thể nói hết mức độ nguy hiểm, tàn bạo với dân tới đâu khi gắn hai hiện tượng hoàn toàn khác, trái ngược nhau này lại làm một!   =>
- Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của “Thành phố Tam Sa” ngoài Biển Đông (RFI).
- Tranh chấp Biển Đông cũng lan đến một hội nghị tại thủ đô Azerbaijan (RFI).
Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ cuối) (Petrotimes). - Tàu ngầm và trò chơi mèo vờn chuột (TN).
Philippines kiên định về tranh chấp với Trung Quốc (TTXVN). - ASEAN và chuyện ‘quốc tế hóa’ Biển Đông (TVN).
- Thái Lan, đồng minh lâu đời của Mỹ đang bị Trung Quốc cám dỗ (RFI).
- Người dân Nhật ngày càng không ưa Trung Quốc (Infonet/Zing).
- Obama tại Phnông Phêng: thế Biển Đông đã hình thành (DLB).
- Phiên tòa xử 2 nhạc sĩ nhìn dưới góc độ pháp luật Việt Nam (Chuacuuthe). – “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ (VongNgayXanh12).
- Tưởng Năng Tiến: Biển nợ & Biển sợ (pro&contra).
- Sắp xét xử vụ “Công Án Bia Sơn” (RFA).
- Tỉnh An Giang tiếp tục tấn công Phật giáo Hòa Hảo qua phiên tòa phúc thẩm (Chuacuuthe).
- Thông báo mời tham dự Phiên tòa xét xử vụ giang hồ khủng bố dân Văn Giang vào ngày 30/11/2012 (TT Văn Giang). – Huỳnh Văn Úc: Chặn đường kêu oan (Nguyễn Tường Thụy). – Thư giãn Chủ nhật – Cây Bần (BoxitVN).
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đến nơi đến chốn (SGGP), nhất là những khiếu nại “tôi” đã ăn sống nuốt tươi 160ha đất tái định cư tại Thủ Thiêm từ nhiều năm trước, CTN Nguyễn Minh Triết nhiều lần hứa đề nghị chính phủ xử lý, nhưng Thanh tra chính phủ đẩy xuống Thanh tra HCM.
- Văn Hóa Từ Chức – Quan điểm của một nhà bình luận chính trị (VOA). “Các cơ quan hữu trách đưa ra những con số thống kê là khoảng 400 ngàn tỉ, tương đương với khoảng 20 tỉ đôla (bị thất thoát), thế thì tại sao lại không có người chịu trách nhiệm là như thế nào? Trước đây ở Cầu Tre có một người chỉ có giật hội có 1 tỉ đồng Việt Nam thôi, mà người ta kêu án xử tử!” - Lời tuyên thệ (LĐ).

- Báo chí sẽ mở chuyên trang, chuyên mục về sửa đổi Hiến pháp (Infonet). Báo chí nhớ hỏi ý kiến dân về việc hủy bỏ hay tiếp tục giữ Điều 4 Hiến pháp. – Chu Mã Giang: Cướp cò…mồm (Trần Nhương).  - Tổ chức hệ thống tòa án, viện kiểm sát 4 cấp (SGGP).
Tổng Bí thư chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng (DV). – Phòng ngừa tham nhũng từ những việc nhỏ nhất (NLĐ). – Dùng tiền Nhà nước cho lợi ích nhóm? (ĐV). – Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Tham nhũng và thủy điện đều đáng lo (TP).  – 7 ĐIỀU CẤM CHÓ KHÔNG ĐƯỢC LÀM (Nguyễn Văn Thiện).
<- Chữa quá tải bệnh viện bằng “hệ thống chính trị“? (Gocomay) và bằng cái lưỡi giả dối xoen xoét trước quốc hội của bà Bộ trưởng Y tế đã từng vi hành ở bệnh viện công (TN).
Cử tri bức xúc tiêu cực trong ngành y tế (TN). - Bảo hiểm y tế – những bất cập cần điều chỉnh (GD&TĐ).
- Thẩm định dự án thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A: “Tôi rút khỏi hội đồng để tránh bị hiểu lầm” (SGTT).  – 411 triệu USD xây dựng thủy điện Trung Sơn (Petrotimes). - Thủy điện Sông Tranh 2: Nhà khoa học và chính quyền: Mệt mỏi với nhau (PLTP). Như tin từ báo giới đã đưa về cái lệnh từ “trên”: không được đề cập tới những vấn đề liên quan mất an toàn của thủy điện Sông Tranh 2 nữa, nên bà con Bắc Trà My ráng sống trong sợ hãi, chịu chấp nhận không được cả nước chia sẻ. Sáng nay cố tìm trên mạng, mới chỉ có duy nhất một bài, nhưng chỉ đề cập tới việc Dân khu vực động đất trả nhà tái định cư (TN). - Hơn 400 triệu USD xây thủy điện Trung Sơn trên sông Mã (VnE).
- Phỏng vấn bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Nghị định 71/CP về xe “chính chủ”: Sai luật, không khả thi (NLĐ). - Cảnh sát giao thông… chống chế (PLTP).  – Alex Định Trương, người Mỹ gốc Việt, Texas, Mỹ: Không nên nặng nề chuyện “chính chủ”   –  Quản lý yếu kém, sao bắt dân gánh? (PLTP).
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Luật Thủ đô và Công viên Thống Nhất   -  Ra luật bắt bí người dân (PLTP).
- Hoàng Hưng: Mỹ thuật và chính trị ở Việt Nam hiện nay (BoxitVN).
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 39) – Cầm quyền hay cầm tiền ? (Nhật Tuấn).
- Hoàng Kim: “Liên kết bốn nhà” và “cánh đồng mẫu lớn”, những chiếc bánh vẽ xưa và nay (BoxitVN).
NGHỊCH LÝ ĐƯƠNG ĐẠI (Bùi Văn Bồng).
- Chánh văn phòng Sở bị cách chức vì lấn chiếm lề đường (VNE).
- Truy tố hai cán bộ “phù phép” đất nông nghiệp thành đất ở (PL&XH).
- Cán bộ đem bán nhà thuê (TT).
2013: Hà Nội sẽ không có băng nhóm “xã hội đen” (VnM).
- Minh Diện: CÂU HỎI CÒN BỎ NGỎ – (Bùi Văn Bồng).
- 8. Nhiệm vụ vẻ vang (Quê Choa).
- Minh Diện: CON NUÔI SÁU ĐỤC (Bùi Văn Bồng).
- Chú Sáu Dân trong ký ức chúng tôi – Kỳ cuối: Người bạn của văn nghệ sĩ (PLTP).
- Nguyễn Thanh Sơn: Cái chết của báo chí (Tao Bug).
Bắc Kinh bất lực trước làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng (RFI). – Thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại Thanh Hải (RFI). Người Tây Tạng lưu vong biểu tình tưởng niệm các nạn nhân tự thiêu => 
Trung Quốc hứa bớt sử dụng nội tạng tử tội (Người Việt).  - 2000 Người Hoa Ký Tên Kiến Nghị Thả Tự Do cho Học Viên Pháp Luân Công (ĐKN).
- 50 năm ‘Nạn Ðói Vĩ Ðại’ của Mao Trạch Ðông (Người Việt). – Trần Mạnh Hảo: Trung Quốc vĩnh biệt Mác – Lê – Mao (Nguyễn Tường Thụy).
- Câu chuyện một trường đại học (Người Việt). “Hồi trước khi đến Miến, tôi thương cho một dân tộc văn minh bị một nhóm lãnh đạo ngu dốt cầm quyền. Ngày nay nhìn về Miến tôi lại nghĩ mà tủi thân cho dân tộc Việt Nam mình”. – Thư giãn Chủ nhật – Những bức hình biết nói về Tổng thống Obama (BoxitVN). – Cơ hội Myanmar (TN).
- Nga thả một nhà vật lý bị quy tội làm gián điệp cho Bắc Kinh (RFI).
- Huỳnh Ngọc Tuấn: “Lạy ông con ở bụi này” (DLB). “Qua bản án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế với Việt Khang, đảng CSVN đã để lộ nguyên hình là một thế lực đồng lõa với ngoại bang để chống lại dân tộc, họ đã tự nguyện nhận mình là ‘kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’ như lời trong ca từ bài hát. Còn nếu trong tâm thức của những người CSVN không có mặc cảm tội lỗi bán nước thì hà cớ gì bắt tội bài hát và tác giả của nó?… Đúng là ‘lạy ông con ở bụi này’.”
- TIN VUI SANTA ANA CẤM CỬA VIỆT CỘNG (Sơn Trung). Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chiêu dụ “Việt kiều yêu nước” hôm 17/10 tại TP Garden Grove, Quận Cam. Ảnh do 1 CTV ở hải ngoại cung cấp.  (Từ trái qua: Nguyễn Phương Hùng – đội nón – KBC Hải ngoại, Phó Tổng lãnh sự Lê Thu Hà, Tổng lãnh sự Nguyễn Bá Hùng, Đinh Viết Tứ, Lệ Hằng vợ của Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Thanh Sơn, vợ chồng Phùng Tuệ Châu).
Còn đây là ảnh ngài thứ trưởng đến Houston, Texas, chiêu dụ bà con bên đó. Sau đó thì phái đoàn của ngài bay qua Quận Cam, được biết Thành phố Garden Grove và TP Westminster ở Quận Cam đã từng ban hành “Nghị quyết Tẩy chay các Viên Chức CSVN đến Thành phố”, nên để xuất hiện trước công chúng, phái đoàn phải xin phép thành phố 14 ngày trước khi đến. Do sợ cộng đồng biết tin sẽ kéo đến biểu tình chống đối, nên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và phái đoàn phải âm thầm vào nhà vợ chồng bà Phùng Tuệ Châu. Ảnh: Thứ trưởng Sơn chụp với Phùng Tuệ Châu và Nguyễn Phương Hùng. Tin, ảnh do 1 CTV cung cấp.

- Bài bình luận công phu mà không có tên tác giả: Nụ cười của ông Ôn Gia Bảo và tương lai ASEAN (Infonet).   - ASEAN có cần xem xét lại nguyên tắc đồng thuận? (DT).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4, TP Hồ Chí Minh (QĐND). Thọc léc “đồng chí X”: “… nhiều cử tri tiếp tục đề cập đến những bất cập tồn tại như: … văn hóa từ nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo …”. “Cử tri Nguyễn Minh Giới, phường 6 cho rằng: Văn hóa từ chức là điều tốt đối với đội ngũ cán bộ, không cán bộ nào không có thiếu sót, nhưng nếu phạm lỗi nhiều thì nên từ chức”.  - Mời đối chiếu với nội dung trên VTV-Thời sự 19h tối nay, không có một chi tiết nào nói tới “văn hóa từ nhiệm”, “từ chức”Audio CTN Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri. Cũng tối nay, có tin từ báo giới cho biết, cử tri có ý kiến rất nhiều và mạnh mẽ, nhưng bác Chủ tịch thì … im re! 
- Nguyễn Quang Thân: Tổng công trình sư, ông đang ở đâu? (PN). “Nếu ông về Trà My chắc là sẽ được tiếp đón nồng hậu”.
- Trò bẩn của TQ: Đổ xô gom lá điều khô bán cho thương lái (TT). “Ở ta đã có tình trạng người ta không mua cả con trâu, con bò mà chỉ mua móng nên dân tìm móng trâu, móng bò để bán. Bây giờ thương lái đặt ra chuyện mua lá điều khô làm phân, người dân cần tiền đi hái lá tươi phơi khô bán thì không khéo lại phá hoại sản xuất nên cần phải cảnh giác“.
KINH TẾ
- Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Kiên: Trong khó khăn, chọn phương án ít xấu nhất là tối ưu (QĐND).
Những cái nhất… nghẹn ngào (Công thương).
- DNNN THOÁI VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÀNH: Mua đắt, bán rẻ (NLĐ).  – Thất thoát, lãng phí ở các DNNN: Khó quy trách nhiệm đến cùng (ĐĐK).
- Lạm phát VN cao nhất trong nửa năm (BBC). – Việt Nam : lạm phát tăng nhanh trong tháng 11 (RFI).
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN (QĐND). – Thủ tướng yêu cầu EVN thoái toàn bộ vốn khỏi ABBank (DT). - Đến hết năm 2015, EVN phải hoàn thành việc thoái vốn (SGGP).
- Nan giải trái phiếu doanh nghiệp (VnEco).
- ‘Dòng tiền đen’ ám ảnh ‘bong bóng’ nợ xấu ngân hàng! (Petrotimes).
<- Ngân hàng Nhà nước có định hướng được doanh nghiệp mua vàng các thương hiệu khác SJC…? (PL&XH).
- Từ 2015, tiêu thụ xăng E5 trên toàn quốc (NLĐ).  - Cuối 2015, tất cả phương tiện cơ giới dùng xăng E5 (SGTT).  – Gần nửa triệu lít xăng “tạm nhập” rồi đánh tráo (PL&XH).
- Tìm cách “phá băng” thị trường bất động sản (Tin tức).
Chứng chỉ mới cho cá tra (DĐDN).
Suy thoái, hàng tỷ đô vẫn rót vào casino (VNN).
Độc chiêu dụ khách chỉ có ở Việt Nam (VNN).
Công ty xi măng 160 triệu của Đài Loan than phiền vì phía Việt Nam đổi ý (VOA).
- EU bất đồng về ngân sách (NLĐ).
Giá vàng nhiều khả năng tiếp tục tăng trong tuần tới (VnEco).
Airbus cung cấp 60 máy bay A320 cho Trung Quốc (DV).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- 210. UY MINH VƯƠNG LÝ NHẬT QUANG (Việt sử ký).
- Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức: Văn Học Mậu Dịch cạn vốn hay phá sản? (Nguyễn Tường Thụy).
- Bài tham gia cuộc “thi” dịch văn xuôi ra thơ Đường luật (phần 4) (Nguyễn Tường Thụy).
- Để văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực: Tác phẩm văn học tầm cỡ – Những suy tư, trăn trở (QĐND).
- Phong danh hiệu NSND, NSƯT: Tôn vinh chứ không phải ban ơn (ĐĐK).
- Bảo tồn di sản nghệ thuật làm gốm Chăm Bàu Trúc (TTXVN).
CHO TÔI VỀ VỚI THIÊN ĐƯỜNG CỔ TÍCH (Nguyễn Trọng Tạo).
VĂN CHƯƠNG… CHỢ (Phạm Viết Đào).
Mẹ và Quê hương (Lê Khả Sỹ).
NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN NGUYÊN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ LÊN TIẾNG: “GIẢI TÁN TẠP CHÍ NHÀ VĂN LÀ VIỆC LÀM KHÔNG THỎA ĐÁNG” (Văn chương +).
- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012: Khát vọng hội nhập (QĐND).
Cựu chiến binh U80 mê viết sử (DV). - Nhận diện “vũ khí sát thương mềm”VN khiến lính Mỹ… “mất vía” (Kiến thức).
- Nhạc cổ điển không quá khó nghe (PN).
- NSƯT Việt Anh: Người diễn bằng ngẫu hứng (NLĐ).
- Bài vọng cổ vua : Tình anh bán chiếu (RFI).
- Những nhân vật sống đẹp của showbiz(PL&XH).  - Vietnam Idol 2012: “thừa biết” mà vẫn sốc (TT).
Muôn dặm đường xe đạp (TT).
- Người đẹp CH Czech đăng quang Hoa hậu Trái đất 2012 (TN).  – Ngắm vẻ gợi cảm của tân Hoa hậu Trái đất 2012 (VNN). =>
- Những ngày Hạ Long (kiểm điểm thơ) (Trần Nhương).
- Thể hiện sự hâm mộ đúng cách! (QĐND).
Dấn thân như… tăng ni (TP).
Phim hành động cuối của Thành Long (TN).
- ”Tình yêu Liên Xô”: Triển lãm về trí thức Pháp – Nga thế kỷ XX (RFI).
- Minh tinh Larry Hagman của phim “Dallas” qua đời (VOA).
Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì? (Kiến thức).
Cái xấu và niềm tin bị mất! (Petrotimes).
Tìm thấy mật thư thế chiến II từ chân bồ câu chết (TTXVN).
Việt Nam-Myanmar 1-1: Thất vọng (TT). - Lê Công Vinh cô đơn trên hàng công đội tuyển (DV).  - HLV Phan Thanh Hùng thất vọng về các học trò (VNN). – Chùm ảnh tuyển Việt Nam hòa Myanmar trong cơn mưa (DV). - Bình luận Việt Nam 1-1 Myanmar: Gian nan thử bản lĩnh (Bóng đá). - 5 điều rút ra từ trận Việt Nam 1-1 Myanmar (GDVN).
- Những thắc mắc quanh danh sách Quả bóng vàng FIFA 2012 (VOA).  - Tuần biến động của Ngoại hạng Anh (BBC).

- Ghi chép về hình thể của người Việt – Kỳ 3: Biến đổi về thể chất người Việt (TTVH).

Tối nay khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2 (TP).   – Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2012: Cơ hội tiếp cận điện ảnh thế giới (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tiền cho nghiên cứu khoa học Chi 15.000 tỉ đồng: hiệu quả đến đâu? (TT).
- Sinh viên Sư phạm hoài nghi về nghề (DT).
-  Nới thời gian, nhiều ngành học vẫn đóng cửa (TN).
<- Vì sao trường ta ‘sính’ thầy Tây? (Petrotimes). – Nở rộ giáo viên ngoại dạy tiếng Anh: Kỳ 1: Sống tốt ở Việt Nam   –   Kỳ cuối: Một tuần là có việc (TT/ SGTT).
- Báo động vốn ngoại ngữ của SV ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN (TTVN/ Soha).
Ngậm ngùi vì thầy … sang quá ! (GD&TĐ).
- “Bông hoa” cho giáo viên dạy người khuyết tật (ĐĐK).
- GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO GIỚI TRẺ (QĐVN).
- LÀM CHỦ CẢM XÚC (Tâm Sáng).
- Hóa giải mâu thuẫn gia đình về việc nuôi dạy con (GDVN).
- Chiếc ghế trống (Tin tức).
Thiếu hụt nhà bán trú dân nuôi cho học sinh miền núi (GD&TĐ).
Sinh viên “buộc bụng” tiếp lửa cho tuyển Việt Nam (DV).
Theo dấu người xưa – Vị tiến sĩ một đời oan khuất (TN).
Phải về thôi… (TT).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hai ngày vây bắt cướp biển của cảnh sát biển Việt Nam (NLĐ).
Một trường hợp nghi mắc bệnh lạ (TN).  – Quảng Ngãi: Một bệnh nhân nghi mắc bệnh “lạ” (KP).
- Áo ngực Trung Quốc gây ung thư – nỗi sợ hãi đã quay trở lại (Petrotimes).  – Đột kích tổng kho vải Trung Quốc giữa chợ Ninh Hiệp (ANTĐ).
- Tá hỏa thấy sinh vật lạ lổn nhổn trong lòng lợn (DV). – Hơn 300 con heo sữa bốc mùi “suýt” vào tiệc cưới (Kiến thức).
- VỤ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT ÔM CON, NHẢY LẦU Ở HÀN QUỐC: “Con tôi bị chồng bạo hành nhiều lần” (PNTP).  – Mẹ cô dâu Việt nhảy lầu từng thấy cô bị đánh (TT).   -  Cô dâu bị đối xử tệ bạc (?) (TT).- Nghi án cô dâu Việt ôm hai con nhảy lầu vì bị bạo hành (VNE). - Cô dâu Việt ôm hai con nhảy lầu: Xót xa mơ ước đổi đời (TP). - Xót xa dâu Việt xứ người (PN Today). =>
- Cây xăng cháy, nổ, khách đổ xăng chạy tán loạn (TT).  - TP HCM: Cháy cây xăng, người dân hoảng loạn (VOV). - Một cây xăng bị thiêu rụi (TN). – Gia Lai: Xe máy đang dựng, bỗng dưng bốc cháy (DT).
- Hà Nội rúng động vụ nổ súng giữa đêm khuya (TP).
Công an không quân hàm, số hiệu (TN).
- Già làng “cầm trịch” phong trào xóa bỏ hủ tục ở Đồng Chụa (CAND).
- Quái nhân ‘Hà Thành kể chuyện ‘nhặt vợ’ ở bãi rác (VNN).
Người đồng tính tìm hôn nhân vỏ bọc (TT).
Hai vợ chồng, hai chân và hai đứa con (TP).
- Xin đừng chối bỏ cuộc đời con! (Petro Times).
- Cô gái 5 năm không ăn cơm, chỉ ăn hoa quả (Kiến thức).
- Gắn đời với xích lô (NLĐ).
- Tin nhắn sex hoành hành (NLĐ).
- “Xã đu dây” qua sông (GĐ).
- Video: Xây dựng nông thôn mới nhìn từ một cuộc vận động thanh niên (VTV).
Một luật sư bị côn đồ đánh trọng thương (TN).
Bắt vụ buôn lậu ngà voi trị giá gần 5 triệu USD (TN).
Kế hoạch phát triển Great Barrier Reef được chấp thuận tại Australia (VOA).
- Trung Quốc: Sập mỏ than do nổ khí làm 18 người thiệt mạng (VOV).
- Nga: Lái xe say rượu sẽ phạt 320 triệu đồng, 15 năm tù (TP).
- Biến đổi khí hậu : Báo động đỏ khắp nơi (RFI).


Ly kỳ cụ bà 3 lần ‘bật nắp quan tài sống lại‘ (ĐV). Ôi! Sao lại không phải là bác Hồ ta nhỉ?
QUỐC TẾ
<= Photo by Jack Kurtz/Getty Images. - Đại biểu tình tại Thái Lan (TN).  - Bangkok lại rung chuyển vì biểu tình (TT).   – Hằng ngàn người biểu tình chống chính phủ Thái Lan về tham nhũng (VOA).  – Thái Lan: Nhóm Pitak Siam biểu tình yêu cầu TT Yingluck Shinawatra từ chức (RFA).  – Bangkok : Hàng chục ngàn người biểu tình đòi lật đổ chính phủ (RFI). Ở VN mà biểu tình đòi lật đổ chính phủ thì chắc phải xây thêm nhà tù, chứ nhà tù nào chứa cho hết?
- Đụng độ trong biểu tình ở Thái Lan (BBC).   – Cảnh sát Thái Lan bắn lựu đạn cay tại cuộc biểu tình ở Bangkok (VOA).  – Thái Lan: Cảnh sát đụng độ người biểu tình (NLĐ).  – Biểu tình ở Bangkok, 17 người bị thương (TT). – Phe đối lập ở Thái Lan tuyên bố kết thúc biểu tình (TTXVN). Đánh nhanh, rút gọn?
- Biểu tình ôn hòa chống tổng thống Morsi tại Cairo (RFI) - Tổng thống Ai Cập muốn trở thành Mubarak? (TT). – Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Ai Cập (VOA).  – Hội đồng tư pháp Ai Cập chỉ trích hiến pháp mới (TTXVN). - Độc quyền để giữ quyền (TN): Ai Cập trở thành tâm điểm chú ý khi đóng vai trò quan trọng để đem đến lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
- Giao tranh bùng nổ ác liệt giữa chính phủ và phe nổi dậy Syria (VOA). – Người Kurd ở Syria hợp nhất chống phe nổi dậy (QĐND).  – Nhiều nước phản đối NATO triển khai tên lửa Pa-tri-ốt giáp giới Xy-ri (QĐND). - Cuộc chạy đua vũ trang dẫn Syria về đâu? (TVN).
- Đánh bom ở Pakistan làm chết 6 người (BBC). - Pakistan: 7 người chết trong vụ tấn công một đám rước của người Shia (VOA).
- Hoa Kỳ hủy hội nghị phi hạt nhân hóa Trung Đông (VOA).
- Iran cáo buộc Mỹ xâm phạm không phận (TN).
- Nhật Bản: Canh bạc nguy hiểm (NLĐ).
- Mỹ chúc mừng tổng thống Sierra Leone tái đắc cử (VOA).
- Liên hiệp quốc đả kích Nga về vấn đề tra tấn (VOA). - Tranh cãi về nhà mới của Hạm đội biển Đen (ĐV).  - Pháo binh Nga nhận 300 đơn vị vũ khí (ĐV).
- Chủ tịch Châu Âu: Có điều kiện để đạt thỏa thuận ngân sách EU (VOA). – Đàm phán về ngân sách chung Liên Hiệp Châu Âu thất bại (RFI).
Cựu bộ trưởng kiện tỷ phú đòi cha cho con (DV).
Đức Giáo Hoàng tấn phong sáu Hồng Y không phải là người Châu Âu (VOA).
Tổ chức khủng bố Tây Ban Nha sẵn sàng thảo luận về việc giải thể (VOA).
- Nam Triều Tiên: Ứng cử viên sáng giá rút khỏi cuộc đua tổng thống (VOA).
- Lãnh đạo Phi châu họp về khủng hoảng phiến quân CHDC Congo (VOA).
- Thứ ba tới sẽ khai quật hài cốt ông Yasser Arafat (VOA).
- 10 khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới (kỳ 2) (Infonet).
“Tử Cấm Thành” châu Âu và chuyện quyền tự do (TVN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 24/11/2012;  + Trang địa phương – 24/11/2012;  + Sự kiện và bình luận – 24/11/2012;  + Câu chuyện văn hóa – 24/11/2012;  + Nông thôn mới – 24/11/2012;  + Thời sự 12h – 24/11/2012;  + Thời sự 19h – 24/11/2012.

1412. Một người « cực đoan » phục thiện xin đặt một số câu hỏi

Tác giả: André Menras Hồ Cương Quyết Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao
Đọc một vài bài báo mới đây về quan hệ với Trung Quốc, người trung thực với chính mình tất nhiên phải xem lại quan điểm của mình và tự hỏi : tại sao những người có đầy đủ thông tin, trong đó có những người trung thực, có đầu óc khoa học, lại có thể nghĩ chúng ta « cực đoan » trong vấn đề Trung Quốc ? *
Phải chăng chúng ta chủ quan ? quá khích ? quốc gia cực đoan ? hiếu chiến ? bài Hoa vì nguyên tắc ? Chúng ta có chọn lựa xứng đáng, công dân và yêu nước, nào khác không hay chỉ có một chọn lựa, là kháng cự ? Phải chăng là « cực đoan » khi chúng ta nghĩ và nói rằng đừng trông chờ một điều tốt đẹp gì ở nhà cầm quyền Trung Quốc ; rằng mối tình hữu nghị mà họ phô trương chỉ là một trò đạo đức giả luôn luôn bị thực tế vạch trần ; rằng bản chất bành trướng của họ được nuôi dưỡng bằng bạo lực, bất chấp pháp luật, bằng uy hiếp vũ trang, bằng bắt chẹt về kinh tế ; rằng kháng cự lại áp lực ghê gớm của họ là yêu nước, lòng yêu nước lành mạnh, chính đáng, không thể nào khác ; rằng những ai đàn áp thanh niên, sinh viên, nghệ sĩ, trí thức, nông dân đang kháng cự, những người đó cố ý hay vô tình đã phục vụ cho chính sách của Bắc Kinh và mở đường cho một cuộc xâm lược nghiêm trọng hơn ?
Khẳng định như vầy là « cực đoan » sao ? Xin hãy vui lòng xem xét những câu hỏi dưới đây, vui lòng trả lời chuỗi câu hỏi ấy với lương trị của mình. Đó là những câu hỏi mà tôi đặt ra cho mình để tự vấn niềm tin. Dưới đây chỉ là một danh sách không đầy đủ. Chúng ta còn phải đặt thêm nhiều câu hỏi về những loại hình xâm lược khác, tinh vi hơn, thâm sâu hơn, liên quan tới xã hội, văn hóa, chính trị, áp lực kinh tế, mua chuộc chính trị … Danh sách như vậy sẽ quá dài…

* Có hay không, việc quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974, cướp đi 54 mạng sống của quân nhân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ không gian đảo này ?
* Cuộc xâm lược ấy có vi phạm pháp luật quốc tế thừa nhận chủ quyền của Việt Nam cộng hòa trên quần đảo này ?
* Cuộc xâm lược ấy được tiến hành dưới danh nghĩa gì ? Nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ? Nói cách khác, phải chăng đó là hành động nằm trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam, hay là một hành động xâm lược của Trung Quốc, phục vụ đơn thuần cho Trung Quốc ?
* Suốt gần bốn chục năm qua, ngư dân Việt Nam có bị cấm đoán đánh cá tại không gian biển đảo ở Hoàng Sa hay không ?
Những ngư dân bán mảng tới đó có bị tông tàu, đánh đắm tàu trong đêm tối, bắt bớ, hành hạ, giam cầm một cách vô nhân đạo, tống tiền, cướp đoạt công cụ đánh bắt và/hay tàu thuyền, dùng bạo lực bắt phải ký vào những tài liệu mà họ không hiểu nghĩa, trong đó viết là họ thừa nhận đã vi phạm không gian chủ quyền của Trung Quốc ?
* Có hay không những chứng nhân, những chứng từ viết về những sự việc hai năm rõ mười này ?
* Những hành động có phối hợp như thế, nhằm vĩnh viễn xua đuổi ngư dân Việt Nam ra khỏi vùng biển từ thời cha ông, nhằm chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này, có phải là hành động có tính chất khủng bố Nhà nước hay không ?
Xét về mặt lịch sử, pháp luật quốc tế về quyền biển, các quyền con người và quyền của các dân tộc, chúng ta có thể khẳng định hay không rằng, với chính sách ấy, nhà cầm quyền Trung Quốc thực tế là những kẻ sống ngoài vòng pháp luật của cộng đồng quốc tế ?
* Trên thế giới này, ngoài nước Trung Hoa của Bắc Kinh, có nước nào nhân danh tình hữu nghị, hòa bình và pháp luật, mà tiến hành những hành động bạo lực vũ trang chống lại một nước láng giềng và thường dân lao động của nước đó một cách trực tiếp, giữa ban ngày ban mặt, và có hệ thống như vậy không ?
* Trên thế giới này, có một nước độc lập nào có thể dung thứ cho một nước khác gây ra những tội ác như vật đối với hàng nghìn công dân lao động trên biển trong vùng biển mà nước ấy tuyên bố thuộc chủ quyền của mình ?
* Có đúng là năm 2002, tại Phnom Penh, Bắc Kinh đã ký Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử trên biển Đông Nam Á với 8 nước ASEAN duyên hải ?
* Trong bản Tuyên bố ấy, Bắc Kinh có cam kết hành động theo đúng Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đúng luật về quyền biển, theo đúng pháp luật quốc tế về quan hệ giữa các nước, theo đúng nguyên tắc cùng chung sống hòa bình ?
* Họ có tôn trọng sự cam kết đó không ?
* Trong bản Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết tôn trọng quyền tự do giao thông trên vùng biển và vùng trời của biển Đông Nam Á không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Sự cố đe dọa đối với các con tàu của Hoa Kì USNS Impeccable, tàu Airabat của Ấn độ vân vân có phải là điển hình của sự tôn trọng ấy không ?
* Trong bản Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết giải quyết các bất đồng về chủ quyền trên không gian biển đảo bằng phương pháp hòa bình, không sử dụng lực lượng vũ trang không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Cuộc tấn công vào các tàu Bình Minh 2 và Viking 2 tại vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam phải chăng là điển hình của sự tôn trọng ?
* Trong bản Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết không làm cho tình hình thêm phức tạp bằng những công trình xây dựng mới, những cuộc định cư dân vào những vùng tranh chấp hay không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Việc củng cố vật chất và hành chính những căn cứ Trung Quốc ở Hoàng Sa, việc xây dựng những vị trí mới ở Trường Sa, việc mời các công ti nước ngoài đấu thầu những lô thăm dò dầu khí trong Vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, việc triển khai vật chất và kĩ thuật một mạng lưới viễn thống và kiểm sát điện tử không gian biển đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và gọi tên là « Tam Sa » phải chăng là những điển hình của sự tôn trọng ?
* Trái ngược với hành động nói trên, Bắc Kinh có nhiều lần khẳng định ý muốn đàm phán với ASEAN về một bộ Luật ứng xử (COC) có giá trị pháp lí đối với quan hệ và hành động của các quốc gia hữu quan trong khu vực không ?
* Đồng thời, có phải Bắc Kinh đã gây sức ép mạnh mẽ, bằng đô la, bằng cung cấp vũ khí, xây dựng miễn phí những cơ sở hạ tầng… với Cam Bốt để ngăn chận việc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, và để áp đặt việc từ chối đàm phán công khai và đa phương ?
* Ai là nước duy nhất có lợi trong việc không « quốc tế hóa » tình hình Biển Đông Nam Á, và từ nhiều năm nay, đã ra sức thực hiện mục tiêu đó ?
* Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có dùng sức mạnh kinh tế của mình như một vũ khí săng-ta nhằm hỗ trợ cho chính sách xâm lược của họ hay không ? Nếu vậy, họ có tôn trọng những lời cam kết thương mại mà họ đã ký hay không ? Họ là những đối tác đáng tin cậy hay là mối họa tiềm ẩn ?
Thái độ của Trung Quốc có bao giờ thay đổi không ?
Có bao giờ, dù chỉ một lần, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngỏ ý tiếc về cái chết của 54 quân nhân bị giết ở Hoàng Sa năm 1974, của 64 bộ đội bị giết ở Gạc Ma năm 1988, của hàng chục nghìn bộ đội Việt Nam đã hi sinh ở Campuchia để ngăn chận bàn tay tội ác của bọn tay sai Bắc Kinh, của hàng nghìn thường dân Việt Nam bị giết trong cuộc xâm lăng 1979, của hành chục ngư dân bị bắn chết hay mất tích ở khu vực Hoàng Sa vào những ngày trời yên biển lặng ?
Có bao giờ, dù chỉ một lần, họ đề nghị bồi thường về những tội ác ấy không ?
Hay là, ngược lại, họ vừa xâm lược vừa có những hành động khiêu khích, phỉ báng đối với các nạn nhân, đối với nhân dân Việt Nam ?
Mọi người đều biết cộng đồng người Hoa không làm gì mà không có đèn xanh của Bắc Kinh. Vậy thì, có đúng là ngày 19 tháng 1 năm 2004, tức là ngày kỉ niệm 30 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, người Hoa ở Đà Nẵng đã khai trương lễ hội hoa đăng với 30 bó hoa sáng đèn ?
Có đúng là năm 2008, đông đảo người Hoa từ Chợ Lớn đã tụ tập chào đón ngọn đuốc Thế Vận Hội (sẽ tổ chức ở Bắc Kinh) trong khi công an cảnh sát cấm người Việt tụ tập ở lề đường ?
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, tức là ngày kỉ niệm 30 năm cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, không phải cộng đồng người Hoa ở Hà Nội đã tổ chức lễ hội hoa đăng đó sao ?
Không phải viên cựu đại sứ của Bắc Kinh ở Hà Nội, năm 2010, đã phát biểu hăm dọa trên đài VTV1, đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, rằng « hợp tác (với Trung Quốc) thì thành công, chống lại thì thất bại » đó sao ?
Có báo đài nào ở Việt Nam đe dọa, phỉ báng nhân dân Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay không ?
Và ngược lại, báo đài Trung Quốc thì sao ?
Nhưng chắc bạn sẽ nói, đó là chuyện đã qua. Vậy chúng ta hay khoan dung và cởi mở, chúng ta hãy nhìn vào hiện tại, hãy « cấp tín dụng » cho tương lai, và chúng ta hãy tự hỏi :
Ngày nay, trong thái độ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, có sự việc cụ thể nào, sự việc trên thực địa nào cho phép ta nghĩ rằng họ đã từ bỏ giấc mơ thiên triều về cái lưỡi bò chiếm hữu 80% diện tích Biển Đông Nam Á ?
Cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc với hình vẽ cương vực Trung Quốc bao gồm cả lưỡi bò, không tương đương với một lời khai chiến khiêu khích đối với chủ quyền của các nước ven biển, đối với quyền tự do giao thông quốc tế đó sao ?
Khẩu hiệu của Bắc Kinh « nước giàu, quân mạnh » phải chăng là để làm cho các nước láng giềng, và cả thế giới, an tâm về hòa bình và an ninh trong những năm tới đây ?
Các cuộc xung đột với Philippines và Hoa Kì ở bãi Scarborough, với Nhật Bản và Hoa Kì ở Quần đảo Senkaku dường như đã làm tạm ngưng các cuộc gây hấn đối với ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, dường như Bắc Kinh phải trang điểm cho hình ảnh Trung Quốc đối với dư luận quốc tế. Bạn có nghĩ rằng tình hình đó sẽ kéo dài không ? Sẽ không xảy ra cảnh tàu thuyền bỗng dưng đắm chìm đáy biển, ngư dân trời yên biển lặng mà bỗng mất tích ? Rằng những vụ bắt bớ, đánh đập tra hỏi, giam cầm, ăn cướp hay phá hỏng thiết bị, tàu thuyền sẽ chấm dứt ? Rằng lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc hằng năm từ ngày 15.5 đến ngày 1.8 sang năm 2013 sẽ được bãi bỏ ?
Nếu tất cả những điều ấy xảy ra, thì tôi xin thú thật và xin lỗi : tôi quả là đã « cực đoan ». Mong sao sẽ được cung cấp những sự việc cụ thể để tôi hoài nghi những xác tín của mình, để tôi hoan nghênh những biểu hiện tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam của sự hợp tác Việt – Trung ! Còn nếu ngược lại, thì tôi xin kiên trì và tự hào với danh hiệu « cực đoan ».
Không một chút ác cảm nào với nhân dân Trung Quốc, nhưng với tất cả mối tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, tôi vẫn sẽ gọi con mèo là con mèo, tôi sẽ tiếp tục dẫn chứng một cách vững chãi rằng chính sách của lãnh đạo Bắc Kinh chưa hề thay đổi, rằng đó là mối hiểm họa cho nhân dân toàn khu vực, kể cả nhân dân Trung Quốc, và nhất là đối với nhân dân Việt Nam, phải giáp mặt với tham vọng của họ.
Tôi sẽ tiếp tục nói rằng Đảng cộng sản Việt Nam, một mình quyết định sinh mệnh của đất nước, không thể cứ ngăn cấm nhân dân mình biểu thị ý chí kháng cự lại những cuộc gây hấn của Bắc Kinh, cứ tiếp tục mối quan hệ gọi là hữu nghị, mà căn cứ vào bảng kê khai trên đây, phải gọi là lệ thuộc, với một đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn không còn dính dáng gì với lí tưởng cộng sản, bởi vì nó hung bạo, thối nát, lừa lọc và nguy hại cho hòa bình khu vực, cho hòa bình thế giới.

1413. Đâu là cái gốc để “hoá giải” đường lưỡi bò?

Đào Tiến Thi 24-11-2012
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật
(Hoạ phúc có nguồn, phải đâu một buổi)
Nguyễn Trãi
Mấy hôm nay cả báo “lề phải” lẫn “lề trái” xôn xao chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản (Trung Cộng) đưa bản đồ có đường lưỡi bò vào hộ chiếu. Không ít người hiến kế cho Chính phủ ta giải pháp để “hoá giải” hành động thâm độc này.
Tôi thì nghĩ hơi khác. Tôi đặt ra giả thiết đây có thể chỉ là động tác của con mèo vờn con chuột mà thôi. Trước khi ăn thịt, con mèo thường vờn con chuột, động tác thật giả lẫn lộn. Biết đâu nó tung chưởng này chỉ để làm ta cuống lên (vì rõ ràng nếu để hộ chiếu in hình lưỡi bò của người Tàu ra vào Việt Nam thì cả 90 triệu người Việt Nam chỉ còn cách đeo mặt mo, chứ chưa nói đến sự nguy hiểm về chủ quyền), còn mục tiêu thực sự nó biết đâu lại nhằm vào việc khác? Chính phủ ta cuống lên, và thế là muốn Trung Cộng bỏ cái hình lưỡi bò này, biết đâu lại phải đánh đổi một cái gì đấy nguy hiểm hơn về sau? Cho nên muốn có giải pháp triệt để thì phải duyệt lại tất cả mối quan hệ với Trung Cộng từ khi “bình thường hoá” (1991), đặc biệt là từ 2009 đến nay, chứ không phải đối phó từng việc, để ngày càng lạc vào trận đồ bát quái, không biết đâu mà lần.
Bản đồ Trung Quốc có vẽ cái lưỡi bò trên Biển Đông do chính phủ Trung Hoa Dân quốc (của Tưởng Giới Thạch) công bố lần đầu năm 1947, trong suốt một thời  gian dài (1947 – 2009) không mấy ai biết. Nhưng ngày 7-5-2009, chính phủ Trung Quốc cộng sản (Trung Cộng) đã chính thức trình bản đồ này lên Liên hợp quốc để đòi chủ quyền. Theo đường lưỡi bò đó, khoảng  80% diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc, 4 nước (Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei) chia nhau phần còn lại, trung bình mỗi nước được 5% Biển Đông! Đường lưỡi bò bao trùm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Như vậy, để đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thì không thể tách rời việc đòi xoá bỏ đường lưỡi bò này. Và với Việt Nam, không chỉ là mất hai quần đảo, không chỉ là mất một vùng biển giàu tài nguyên mà còn bị bịt mất đường ra thế giới.
Sau khi Trung Cộng đệ trình, 4 nước liên quan, trong đó có Việt Nam, lên tiếng bác bỏ. Tuy nhiên trong suốt năm 2009 và 2010, dư luận Việt Nam vẫn không mấy quan tâm. Cuối tháng 10-2009, tôi có dịp đi Trung Quốc, ngồi trên máy bay của hãng hàng không Southern China, tôi thấy trước mỗi ghế đều có những cuốn tạp chí, tờ rơi quảng cáo, trong đó bao giờ cũng có vài ba bản đồ vẽ hình lưỡi bò. Nhìn mà căm phẫn, nhưng cả đoàn Việt Nam của tôi hơn hai chục người chả ai bận tâm hết. Tôi hỏi một đồng nghiệp ngành sử có chuyên môn sâu về biên giới, lãnh thổ, anh ấy bảo, đại ý: cái đường ấy không có giá trị gì, không ai công nhận cả. Lúc ấy tôi không tin hoàn toàn nhưng cũng có phần tin, phần vì báo “lề trái” lúc ấy chưa phát triển, chả có người nào phân tích cho mình thấy mối nguy hiểm của nó, còn báo “lề phải” thì giấu nhẹm tất cả các chuyện về Biển Đông liên quan đến Trung Quốc. Cần nói thêm rằng năm 2009 có mấy sự kiện đáng nhớ: 1. Ngày 4-9, ông Đào Duy Quát, lúc ấy làm Tổng biên tập báo điện tử Đảng CSVN, không biết vô tình hay hữu ý, đăng tin Trung Quốc tập trận trên vùng biển Hoàng Sa, tin đó chép nguyên từ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nhưng không dẫn nguồn, cho nên bài báo nói đúng giọng Trung Quốc, tức là ca ngợi cuộc tập trận này. May mà dư luận kịp phát hiện và sau đó bài báo được gỡ xuống. 2. Báo Du lịch số Xuân Kỷ sửu đăng 2 bài về Hoàng Sa (bài thơ Hận Nam Quan của Hoàng Cầm viết từ trước 1945 và bài Tản mạn cho đảo xa của Trung Bảo, con trai Phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân), cả hai bài lúc đó bị coi là “nhạy cảm”, tác giả và lãnh đạo toà báo bị quy “sai phạm nghiêm trọng”. Phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân bị cách chức, bị thu thẻ nhà báo và toà báo bị đình bản 3 tháng (thực tế còn dài hơn nhiều). 3. Vụ bắt giữ và trấn lột ngư dân Việt Nam lớn chưa từng thấy: cuối tháng 9-2009, 17 tàu thuyền với hơn 200 ngư dân vào tránh bão tại Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh đập, tịch thu phương tiện, tuy nhiên báo chí im lặng cho đến khi họ thoát chết trở về mới công bố và sự phản đối sau đó cũng chỉ ở cấp… Hội Nghề cá.
Nghĩa là năm 2009 thảm lắm. Sang năm 2010, sự khủng bố trên Biển Đông của Trung Cộng tiếp tục gia tăng. Nhưng báo chí ta lúc này cũng được phép đưa tin về các vụ trấn lột, cướp bóc này. Tuy nhiên nhiều vụ đâm chìm tàu ngư dân thì thủ phạm chỉ được nói là “tàu lạ”, mặc dù dân ta ai cũng biết “tàu lạ” là ai. Vào khoảng giữa năm 2010, vào lúc Quốc hội đang họp, tình hình biển Đông khá căng thẳng, một số đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vấn đề ra thảo luận nhưng ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội lúc đó, gạt đi với lý do “tình hình Biển Đông không có gì mới”.
Nghĩa là năm 2010 thái độ Chính phủ ta có khá hơn 2009 nhưng vẫn lừng chừng, không cản được các hành động gây hấn của Trung Cộng. Từ 2011 đến nay, tình hình trở nên nghiêm trọng, điển hình là mùa hè năm 2011 Trung Cộng 2 lần  xông thẳng vào vùng biển của ta cắt cáp tàu thăm dò dầu khí và hè năm 2012 thì rao bán 9 lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam và đưa sau đó hàng nghìn tàu đánh cá tràn ra Biển Đông, trong đó có vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Không nỡ ngồi nhìn cảnh mất nước đã đến quá gần, và trước mắt là cả dân tộc với gần 90 triệu người bị xúc phạm danh dự, hàng nghìn người ở Hà Nội và Sài Gòn đã xuống đường biểu tình. Chính phủ có tiến bộ hơn hồi 12-2007 một chút là ban đầu chỉ tìm cách hạn chế, rồi đàn áp nhẹ, và cuối cùng mới đàn áp triệt để, bằng cả bắt bớ, bỏ tù, lẫn dùng truyền thông để xuyên tạc, vu cáo.
Nghĩa là 2011 và 2012 tinh thần chung của cả dân lẫn Chính phủ Việt Nam có khá hơn 2010, nhưng bàn tay của Trung Cộng cũng tàn bạo hơn, nguy hiểm hơn.
Điểm qua tình hình trên để thấy rằng:
1. Trong khoảng từ 2010 đến nay, để đối phó với Trung Cộng, thái độ của Chính phủ cũng có chuyển biến, nhưng các hành vi phản ứng ấy không tương xứng với sự gia tăng các hành động xâm lược của Trung Cộng, do đó không có tác dụng ngăn cản hoặc tác dụng không đáng kể. Cho nên phần được luôn thuộc về Trung Cộng. Có người đã nhận xét, Trung Cộng gặm dần nước ta theo kiểu “ba bước tiến, hai bước lùi”, cứ mỗi lần gây hấn họ lại tiến thêm được một bước trên bước đường thôn tính hoàn toàn nước ta.
2. Sự phản ứng của ta luôn luôn là muộn màng. Ví dụ, trên lĩnh vực truyền thông, bốn năm trước là cấm tuyệt đối, rồi dần dần được đưa tin dè dặt, và từ mấy tháng gần đây, các báo chính thống còn được thoải mái đăng bài nói về các chứng cứ lịch sử và pháp lý chủ quyền của ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc đáng hoan nghênh nhưng đáng lẽ phải làm từ lâu, làm thường xuyên, công bố cho cả thế giới biết, chứ đến bây giờ mới làm và chỉ ta biết với ta là quá muộn và quá ít[1]. Tuy nhiên hành động biểu tình chống Trung Cộng xâm lược vẫn bị xiết chặt. Cứ theo đó có thể suy ra rằng: đến lúc nào đó, khi tình hình nguy ngập (như Trung Cộng mang quân sang đánh), dẫu Chính phủ không đàn áp thì biểu tình lúc đó không còn tác dụng nữa.
3. Những sự đối phó của Chính phủ với Trung Cộng thường tách rời ý chí của nhân dân. Ví dụ khi Chính phủ ra tuyên bố phản đối một hành động xâm phạm của Trung Cộng, nhưng ngay sau đó người dân biểu tình hay có bất cứ hành động nào để ủng hộ chủ trương đó của Chính phủ thì Chính phủ lại thẳng tay đàn áp! Như vậy hai sức mạnh tự triệt tiêu lẫn nhau. Sự quái gở đó khiến Trung Cộng chẳng những không sợ mà còn được cười thầm trong bụng, được đà lấn tới và khoét sâu thêm căn bệnh. Điều quan trọng hơn, qua cách hành xử này, nhân dân không thể không đặt vấn đề: Chính phủ có thật lòng chống xâm lược hay chỉ chống lấy lệ? Theo quan sát của tôi, Trung Cộng càng ngang ngược xâm phạm chủ quyền Việt Nam, thì Chính phủ với nhân dân càng xa nhau, điều này trái hẳn với truyền thống Việt Nam: mỗi khi có ngoại xâm thì sự cố kết nhân dân với nhà nước càng cao.
4. Mỗi khi có hành động gây hấn của Trung Cộng, Chính phủ ít nhất cũng có một động tác nào đó để phản đối nhưng kèm theo đó, vẫn thường nêu một lập trường mang tính kiên định là “tiếp tục quan hệ hợp tác, hữu nghị” với nhà nước Trung Cộng. Điều này có lẽ chỉ có quan hệ Việt – Trung (ngày nay) mới có kiểu quan hệ như thế. Như thế thì “một giây một buộc ai giằng cho ra”? Chỉ riêng việc để hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam đã đủ giết chết nền sản xuất của Việt Nam. Chỉ riêng hàng hoá, thực phẩm đầy chất độc của Trung Quốc đã đủ đầu độc dân tộc Việt Nam, khiến dân tộc này tiêu vong dần. Chỉ riêng để Trung Cộng chiếm lĩnh những vị trí chiến lược, để người Trung Quốc tự do ra vào Việt Nam thì chính quyền Trung Cộng đã đủ xiết cổ Việt Nam, nếu Việt Nam trái ý. Cái gốc vấn đề này do đâu? Câu nói của ông Đinh Kim Phúc mới đây rất đáng để tất cả (chính phủ và nhân dân) suy nghĩ: “Một khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi, và một khi Việt Nam xem tình hữu nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi thì Việt Nam sẽ mất tất cả”.
Bây giờ đã đến lúc phải xác định rõ: Trung Cộng là bạn hay là thù? Nếu là bạn thì bạn ở mức nào? Xưa nay chưa có cá nhân/ quốc gia nào cố chơi với một cá nhân/ quốc gia kia bằng mọi giá, dù bị “thằng bạn” chơi xấu bất cứ cách nào.
Giải quyết cái gốc của đường lưỡi bò cũng như mọi trò xỏ lá của Trung Cộng là xác định lại mối quan hệ với Trung Cộng. Và cùng với nó là thay đổi cách hành xử với nhân dân, vì chỉ khi có nhân dân làm hậu thuẫn thì Chính phủ mới đủ can đảm và đủ sức mạnh đương đầu với giặc ngoại xâm.


[1] Thực ra Chính phủ ta đã làm rất mạnh mẽ giai đoạn 1979 – 1988, tức là sau cuộc xâm lược biên giới của Trung Quốc cho đến khi chúng cướp chiếm đảo Gạc-ma thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên sau đó lại bị khoá kín, cho đến năm 2009, ai nói ra vẫn bị tội, thành ra một bộ phận dân ta không hề biết. Đến nỗi mà năm ngoái, một sỹ quan công an khi thẩm vấn người biểu tình bị bắt còn hỏi “Gạc-ma là cái gì?”

Sự cực đoan trong tinh thần nhược tiểu

Trương duy Nhất

co 6 sao 1
—Người VN nhạy cảm với TQ không có gì sai, nhưng nhạy cảm trong tâm thế nhược tiểu và bi kịch hóa thì chẳng có gì sáng sủa cả. Muốn thoát khỏi nỗi nhục nhược tiểu thì từng con người phải tự thoát ra khỏi cái tâm thế nhược tiểu khốn nạn trong chính bản thân, đừng bao giờ tự khinh bỉ và hạ thấp mình nữa- Bài của tác giả Trương Thái Du.
co 6 sao 1
          Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Việt Nam vừa rồi, cờ lục tinh đã được sử dụng.
          Một làn sóng công kích lá cờ này tấp nập khắp nơi, từ BBC trở đi. Ai cũng cho rằng ngôi sao to trên cờ VN đã biến thành ngôi sao nhỏ thêm vào lá cờ TQ. Tại sao không nghĩ rằng ngôi sao to của VN đã đẩy ngôi sao vừa của TQ xuống? Sao không diễn giải ý nghĩa của lá cờ như sau: “VN là một mắt xích quan trọng trong khu vực, nếu không làm vừa lòng VN, con đường vươn ra biển lớn của TQ sẽ khốn đốn. Do đó ngũ tinh của TQ phải nâng độc tinh của VN ở trên”.
Người VN nhạy cảm với TQ không có gì sai, nhưng nhạy cảm trong tâm thế nhược tiểu và bi kịch hóa thì chẳng có gì sáng sủa cả.
Khi nghe tin nhân chuyến thăm VN, họ Tập đã cho chủ nhà vay 300 triệu USD, người bạn đồng nghiệp của tôi giải thích do chúng ta còn nghèo. Tôi đã vặc lại: “Nghèo gì mà nghèo lâu thế. Chỉ nên nghèo một đời thôi chứ. Đừng để con cái chúng ta phải dùng lại câu ấy”.
Nếu không phải bà Doan đón Tập Cận Bình như thế này:
xijinping1
          Mà là một người VN cao cấp hơn vị trí ông Tập, như ở Thái Lan:
xijinping2
Chắc là còn khối lý do để người ta khích bác.
Đất nước VN muốn thoát khỏi nỗi nhục nhược tiểu thì từng con người phải tự thoát ra khỏi cái tâm thế nhược tiểu khốn nạn trong chính bản thân và đừng bao giờ tự khinh bỉ và hạ thấp mình nữa.
TRƯƠNG THÁI DU
_______________
(nguồn: blog Trương Thái Du)

Hoan hô CA biên phòng Lào Cai, Móng Cái :Đóng dấu “hủy” vào hộ chiếu có đường lưỡi bò

Nguyễn quang Lập

Thân Hoàng- Hoàng Thảo

    NQL: Không rõ có chủ trương từ trên xuống không? Nếu có chủ trương tại sao không tuyên bố? Nếu không chủ trương thì liệu việc làm tuyệt vời của cửa khẩu Lào Cai, Móng Cái liệu có bị ngăn chặn không? Xin chờ hồi sau sẽ rõ.
   Trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23-11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía VN đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.
     Trung tá Trần Việt Huynh – đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai – cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.
Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện hình bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc.
“Biên phòng Móng Cái đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào VN sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào”, đại diện đồn biên phòng số 7 khẳng định.
Theo đồn biên phòng số 7, ban đầu người Trung Quốc chưa có phản ứng gì về biện pháp mới này từ phía VN. Tuy nhiên, “về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”, đại diện đồn biên phòng số 7 nói.
Theo báo TT, đầu đề của NLG

“Tử Cấm Thành” ở Châu Âu và câu chuyện quyền tự do (TVN)Như công xã Paris hình thành với lý tưởng về một xã hội riêng của giai cấp vô sản, Christiania được coi là mô hình “xã hội lý tưởng” của những người tự do, bài xích chủ nghĩa vật chất và tiêu dùng. Nó được xây dựng lên từ năm 1971, khi làn sóng “mùa hè tình yêu” (Summer of Love), phong trào nổi loạn của giới trẻ Mỹ, lan sang châu Âu. Ban đầu chỉ là một khu đất quân sự bỏ hoang, những người vô gia cư, dân hippie, và cả những ai chán ghét xã hội hiện tại, đạp đổ bức tường ngăn và bắt đầu cuộc “thử nghiệm xã hội” của riêng mình. Chính phủ Đan Mạch qua nhiều nhiệm kì đã cố gắng xóa bỏ khu “tự trị” này, đặc biệt là khi giá bất động sản ở Copenhagen tăng chóng mặt. Tuy vậy, mọi cố gắng đều thất bại, và chính phủ buộc phải chấp nhận sự tồn tại của một “xã hội trong lòng xã hội.”
Đan Mạch nên qua VN “tự do dân chủ” gấp triệu,gấp vạn lần chế độ dân chủ tư sản hay mấy Quốc gia Tư bản , mà học cái cách muốn lấy nhà cữa,ruộng đất …gấp trăm , ngàn lần cái chỗ này bên Quí Quốc dễ ẹt hà,lấy rồi bỏ cho cỏ mọc….cũng chả sao cả. Có bi nhiêu mà lấy không được!!? Cứ kết tội số người này”tụ tập đông người” “tổ chức lật đổ nhà cầm quyền” “nghe bọ phản động xúi”….hàng vạn cách- Qua CHXHCNVN học nhanh lên và học được thì đổi luôn CHXHCN Đan Mạch thế là xong 30 giây,tha hồ mà lấy, mà cưỡng chế theo “pháp lực”.
Cử tri bức xúc tiêu cực trong ngành y tế -Thanh Niên >>>> Bộ trưởng Y tế đã từng vi hành ở bệnh viện công —-Quốc hội và hai chữ “giá như” - Lao Động   —-Phòng ngừa tham nhũng từ những việc nhỏ nhất - Người Lao Động
Dùng tiền Nhà nước cho lợi ích nhóm? - (Đất Việt) Việc thành lập công ty mua bán nợ thực chất là Nhà nước phải dùng một khoản tiền thuế của nhân dân để giải quyết cho một số lợi ích nhóm, điều này..    Tiền thuế của Nhân dân đóng hàng ngày,nhà nước nào trên Trái đất này có tiền???Nếu Nhân dân đéo đóng thuế.???   ‘Năm 2015 EVN hoàn tất thoái vốn khỏi ngoài ngành’ - VnExpress
Mẹ cô dâu Việt nhảy lầu từng thấy cô bị đánh  - TTO – Cô dâu Hàn Quốc Võ Thị Minh Phương, ôm hai con nhỏ nhảy từ lầu 18 ở một chung cư tại Busan Hàn Quốc, được xác định quê ở Hòa An, Phụng Hiệp,…   —–Thanh Niên -Bi kịch cô dâu Việt ôm 2 con nhảy lầu
Thanh Niên -Dân khu vực động đất trả nhà tái định cư   —Mẫu Sơn rét đậm (TN)   —Đề nghị rút ngắn thời hạn tạm giữ, tạm giam (TN)
Nghị định 71/CP về xe “chính chủ”: Sai luật, không khả thi (NLĐ) -Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhận định như vậy và cho rằng mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước
Sắp xét xử vụ “Công Án Bia Sơn” (RFA)   —-Thái Lan muốn xây nhà máy lọc dầu 29 tỷ đô la tại Bình Định (RFA) 

Hành động in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là cực kỳ thâm hiểm(GDVN)   —-Trung Quốc ngang nhiên phát hành trái phép bản đồ quần đảo Hoàng Sa(GDVN)  —-Hộ chiếu mới: Thế giới lên án, Trung Quốc phớt lờ  (GDVN)
ASEAN và chuyện ‘quốc tế hóa’ biển Đông (VNN) – Sau việc nhiều nước ASEAN phản ứng trước tuyên bố về sự đồngthuận ASEAN trong việc ‘không quốc tế hóa Biển Đông’ từ nước chủ tịchCampuchia, giờ là thời điểm để ASEAN “lột xác” nếu không muốn tiếp tụcgiam hãm trong sa mạc của chính mình.
“Indonesia đã sai lầm vì Trung Quốc quá ngạo mạn” (TTXVN) - ….Trưởng khoa Khoa học Chính trị và Xã hội, Đại học Pelita Harapan của Indonesia, ông Aleksius Jemadu nhận xét: “Mặc dù có ý định tốt, song cần phải thực tế, bởi chúng ta (Indonesia) đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của mình và tính toán nhầm những ý định của Trung Quốc.”…
Kiên định với Trung Quốc (TTXVN) -Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói phải kiên định lập trường trong bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc.   —–Philippines tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc   (NLĐO) – Trò chuyện tại Học viện Quân sự Philippines, Ngoại trưởng nước này Albert del Rosario kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự tương lai phải kiên định lập trường trong bất cứ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc.
10 phát ngôn ấn tượng tại nghị trường(GDVN)   —-Vay tiền ngân hàng và “lại quả” cán bộ tín dụng(GDVN)  
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Tham nhũng và thủy điện đều đáng lo (VNN)   —Hơn 400 triệu USD xây thủy điện Trung Sơn trên sông Mã (VnEx)
Chi 15.000 tỉ đồng: hiệu quả đến đâu?   TT – Khoa học và công nghệ được ưu tiên dành đến 2% tổng chi ngân sách hằng năm. Như năm 2012 dành khoảng 15.000 tỉ đồng cho lĩnh vực này. Thế nhưng, vì sao “gặt” chưa tương xứng với những gì đã “gieo”?   —Tập đoàn lỗ khủng: Trăm sự tại khách quan? (TP)

-6 lý do khiến người Việt còn nghèo  (GDVN)   —-Đời… nhập cư(TBKTSG) – Hơn 60% số người rời quê hương lên thành phố do không hài lòng với công việc và mức thu nhập ở quê. Họ hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Việc di cư của người dân gắn với ước mơ “đổi đời” nơi phố thị, nhưng thực tế lại không như mong đợi…  =====>>>
Sụt lún bất thường ở Lâm Đồng  (TN) -Hàng ngàn mét vuông đất đang trồng cà phê xanh tốt của dân ở xã Lộc Ngãi (H.Bảo Lâm, Lâm Đồng) bất ngờ bị sụt lún sâu cả chục mét…Phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay bị hành hung (NLĐ)
Làm đúng mà vẫn sợ thì còn gì mà tin   SGTT.VN – Mừng cho một số tài xế. Nhờ lắp camera hành trình trên ôtô mà nhiều người đã tránh được việc bị cảnh sát giao thông (CSGT) “ép” mắc những lỗi mình không phạm và thoát được việc bị phạt “oan”, nhất là khi mức phạt tăng lên gấp bội theo nghị định 71 có hiệu lực từ hôm qua, 22.11.    —-CSGT dẫn đầu danh sách tham nhũng: Chưa công bằng! (NLĐO) – Đồng ý rằng CSGT là lực lượng nhận hối lộ phổ biến nhất nhưng theo nhiều bạn đọc đó chỉ là tham nhũng vặt. Tham nhũng trong các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước mới thật sự đáng sợ, đang làm suy yếu kinh tế nước nhà, mất lòng tin trong nhân dân.
Ai quản lý doanh nghiệp nhà nước?  (TBKTSG Online) – Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được coi là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và trong thực tế, DNNN “thống trị” nhiều ngành kinh tế quan trọng như viễn …  Ai trồng khoai đất nầy?
Xe cũ muốn bỏ, bỏ đâu?  (TBKTSG Online) – Theo một bản tin vừa được báo chí đăng tải, từ đầu năm 2017, các loại xe mô tô có mức tiêu chuẩn khí thải thấp hơn Euro 3 và ô tô thấp hơn Euro 4 sẽ bị loại bỏ. Đây là một trong những nội dung trong bản dự thảo quyết định của Thủ tướng ..

Kinh tế

Doanh nghiệp vận tải phá sản nhiều hơn, kinh tế sẽ bị bóp nghẹt (SGTT)   —Tái cơ cấu ngân hàng ‘vướng’ vì cổ đông chống đối (VNN)
Doanh nghiệp chuẩn bị hàng tết trong lo âu   SGTT.VN – So với xu hướng chung là mức dự trữ hàng tết mỗi năm luôn cao hơn năm trước 20 – 30%, thậm chí có lúc lên đến 45%, thì lượng hàng dự trữ bán tết đợt này ở nhiều doanh nghiệp chỉ tăng 5 – 10%.
Suy thoái, hàng tỷ đô vẫn rót vào casino (VEF)   —-Thay lãnh đạo DNNN để tái cơ cấu (VEF)  -Nhân tố con người là lực cản lớn nhất trong tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Để tạo đột phá cho tiến trình tái cơ cấu DNNN cần bắt đầu từ lãnh đạo, thậm chí thay thế lãnh đạo DN để có động lực và tuy duy phát triển mới.   Nhưng đây cũng là mánh “ve sầu thoát xác”-Phẻ re,no rồi giọt họp lý!!
Nhà đất ‘chết lặng’ cuối năm   (VEF.VN) – Mặc dù đã cuối năm nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên. Với phân khúc nhà đất biệt thự, liền kề tại các khu đô thị mới, giá không chỉ giảm mà tính thanh khoản rất kém.
Thị trường vàng: Vì sao rối loạn? (VNN) -…- Thuế là gì, là công cụ để điều tiết thị trường và công cụ thu ngân sách. Nhưng trong tình trạng NHNN đang mặc kệ thị trường như hiện nay thì công cụ điều tiết thị trường là vô nghĩa. Chỉ còn mỗi một cái là để thu ngân sách. Thu ngân sách cũng chưa chắc đã làm được vì toàn bộ hoạt động trên thị trường vàng không kiểm soát được, người ta vẫn làm loạn lên thì đánh thuế kiểu gì….

Thế giới

Thái Lan: Nhóm Pitak Siam biểu tình yêu cầu TT Yingluck Shinawatra từ chức (RFA)   —Hằng ngàn người biểu tình chống chính phủ Thái Lan về tham nhũng (VOA)   —-Phe nổi dậy Syria sắp kiểm soát căn cứ quân sự Sheikh Suleiman (RFA)
Dân Nhật bớt có cảm tình với Trung Quốc(RFA)   —-Hơn 80% người Nhật không ưa Trung Quốc  (NLĐ) —–Trung Quốc: nổ khí gas ở nhà hàng, 14 người thiệt mạng(RFA)   —-Thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại Thanh Hải (RFI)
Pakistan: đánh bom làm 7 người Shiite thiệt mạng tại một đám rước Hồi giáo(RFA)
Larry Hagman, nam diễn viên nổi tiếng thế giới qua vai diễn triệu phú dầu lửa J.R. Ewing trong bộ phim truyền hình Dallas
Hoa Kỳ hủy hội nghị phi hạt nhân hóa Trung Đông (VOA)   —Minh tinh Larry Hagman của phim ‘Dallas’ qua đời(VOA) =====>>>
Tổ chức khủng bố Tây Ban Nha sẵn sàng thảo luận về việc giải thể (VOA)  —Đức Giáo Hoàng tấn phong sáu Hồng Y không phải là người Châu Âu(VOA)
Kế hoạch phát triển Great Barrier Reef được chấp thuận tại Australia (VOA)  -Một chính phủ tiểu bang tại Australia đã chấp thuận một kế hoạch phát triển du lịch khổng lồ gần khu vực Great Barrier Reef, một hành động đã làm các nhà bảo vệ môi trường tại Australia tức giận.
Nga thả một nhà vật lý bị quy tội làm gián điệp cho Bắc Kinh (RFI)   —Đàm phán về ngân sách chung Liên Hiệp Châu Âu thất bại (RFI)  —Biểu tình ôn hòa chống tổng thống Morsi tại Cairo (RFI)
Báo Nga thực sự lo ngại Trung Quốc sao chép máy bay chiến đấu Su-35(GDVN)   —TQ: Vẫn còn 4 quan chức “dính” clip sex chưa bị cách chức(GDVN)
TQ: Nữ phóng viên tố mang thai 7 tháng vẫn bị quan chức cưỡng dâm(GDVN)   —-Philippines mạnh tay chi tiền mua máy bay chống ngầm hiện đại(GDVN)  —Bangladesh: Cháy xưởng may, 121 người thiệt mạng (VN+)

Văn hóa – Xã hội - Giáo dục – Khoa học

Bài vọng cổ vua : Tình anh bán chiếu
Mưu sinh đêm  (TN) -Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều sinh viên phải làm thêm vào buổi tối để có tiền trang trải cuộc sống, nhưng không dễ tìm việc như mọi năm…Biến ĐTDĐ thành máy phát Wi-Fi (PL)


Ngắm vẻ gợi cảm của tân Hoa hậu Trái đất 2012 (VNN)  -Tereza Fajksova – tân Hoa hậu trái đất 2012 năm nay 23 tuổi. Cô cao 1m79, nặng 59 kg, hiện đang là sinh viên chuyên ngành Quản trị công (Public Administration).====>>>
Buồn cho cái xe đạp điện -Đại Đoàn Kết   —Một luật sư bị côn đồ đánh trọng thương (TN)   —-Bắt quả tang đối tượng mua bán bằng đại học giả (PL)

  <<<===Mỹ nhân game nóng bỏng nhất VN: Ngọc Trinh, Elly Trần (P2) (GDVN)
Nổ nhà hàng ở Trung Quốc (TN)    —TP.HCM: Bắt xe chở 1,4 tấn heo sữa nghi bị bệnh (NLĐ)   —Bắt kẻ dùng xẻng đánh chết người (NLĐ)
Mua vũ khí, lảng vảng khắp các ngân hàng ở miền Tây (NLĐO)   —-Đến chơi, hiếp dâm con chủ nhà (NLĐ)

Rượu ngon Trung Quốc có chất độc hại (BBC) -Xét nghiệm cho thấy rượu Thiêu tửu Trung Quốc chứa các chất hóa dẻo độc hại.
Nổ súng kinh hoàng, 2 người thương vong tại đường Yên Phụ (GDVN)  —Thanh toán bằng chất nổ, 1 người chết, 3 người trọng thương  (TT)   —Tin mới nhất vụ nổ súng giữa đêm khuya Hà Nội (TP)
Tin nhắn sex hoành hành(GDVN)   —-Bơm mông, thổi ngực để thành … búp bê ‘đực’ (VNN)
Mua xăng 500.000 đồng bị ăn gian 300.000 (VnEx)
Bị chém lìa bàn tay vẫn không để cướp chạy (NLĐ)
Thiệt mạng vì mang mìn đi đòi nợ (NLĐO)   —Cãi nhau ở tiệc cưới, ra quán nước bị đâm chết (NLĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét