- Đại đức Thích Giác Nghĩa: Trụ trì chùa ở Trường Sa là việc tiến tu, tạo nghiệp (CAND). – Sắp diễn ra triển lãm “Biên giới và biển đảo Việt Nam” (GD&TĐ). – CLB bóng đá No-U thi đấu giao hữu tối 23/11/2012 (Thành). - Tiếp nhận bản đồ bưu chính TQ không có Hoàng Sa (VNN). =>
- Người HN nói về hộ chiếu ‘lưỡi bò’(BBC). - Hoan hô ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt: Hộ chiếu « lưỡi bò » Trung Quốc: Đã đến lúc phải có những giải pháp quyết liệt hơn (RFI). “Thậm chí giả sử khách Trung Quốc mà có đông tới mức có thể áp đảo chăng nữa, thì cũng không phải vì cái chuyện đó mà chúng ta có thể bán rẻ chủ quyền lãnh thổ, cũng như uy tín của cả đất nước“. – Đường lưỡi bò và chiếc lưỡi của những con bò (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).”Rốt cuộc là lãnh thổ teo dần, sinh mệnh đất nước ngàn cân treo đầu sợi tóc. Và ở đó, nguy hiểm nhất lại là lưỡi những con bò ngay trong đất nước Việt Nam“. – Chủ quyền và “hảo hảo” – bên nào nặng hơn? (Hữu Nguyên). - HỘI CHỨNG STOCKKHOLM - (Thùy Linh).- Nhìn lại vấn đề Biển Đông sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21 (Trần Kinh Nghị). – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh: “Biển Đông là mối quan tâm chung của cả khu vực” (TTXVN).
- Vụ Hộ chiếu “Lưỡi Bò” – LẬP TRƯỜNG PHẢI VỮNG, CHÍNH KIẾN PHẢI RÕ (Bùi Văn Bồng). – Nguyễn Trọng Quyết: CÓ MỘT TRUNG HOA KHỐN KHỔ BỞI CÁI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ? (Phạm Viết Đào). - CƠ QUAN LÃNH SỰ VIỆT NAM KHÔNG ĐÓNG DẤU THỊ THỰC NHẬP CẢNH VÀO HỘ CHIẾU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA CÔNG DÂN TRUNG QUỐC (Phạm Viết Đào).
- Biển Đông và ‘hành động nham hiểm’ của Bắc Kinh (Financial Times/ TCPT). – Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc (DT). – Cảnh giác hộ chiếu “lưỡi bò” (SK&ĐS). - Việt Nam từ chối hộ chiếu ‘lưỡi bò’ (Telegraph/ ĐV). “Nhân viên phụ trách nhập cảnh vào Việt Nam từ chối đóng dấu lên hộ chiếu có bản đồ hình lưỡi bò’ và thay vào đó là đóng thị thực vào một quyển riêng biệt khác”.
- Quan ngại về hộ chiếu in “đường lưỡi bò” (TN). Thật nguy hiểm nếu như tin vào lời phán đại của “các chuyên gia quốc tế đều nhận định bản đồ Trung Quốc có in hình đường 9 đoạn trong hộ chiếu mới không mang bất cứ giá trị pháp lý nào như chính bản thân yêu sách ‘đường lưỡi bò’“, kể cả khi ”các nước tham gia tranh chấp đóng dấu xác nhận vào hộ chiếu …”
<- Thêm một hành động thâm độc của Trung Quốc (TT). “Trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23-11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía VN đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.”
Có một chuyện liên quan rất đáng chú ý, nhưng không hiểu sao từ chiều qua tới sớm nay hình như mới chỉ có tờ Sài Gòn Tiếp thị đưa tin: Biển Đông: “Quốc hội họp kín nhưng cử tri hỏi thì sẽ trả lời”.
Như lời bình luận sáng qua chúng tôi đã đặt dấu hỏi, là liệu có vị đại biểu quốc hội nào trong ngày họp cuối cùng (hôm qua) đưa ra yêu cầu quốc hội nán lại thêm để bàn về một nghị quyết khẩn cấp, làm kim chỉ nam cho chính phủ xử lý vấn đề “hộ chiếu lưỡi bò” rất nguy hiểm này. Thế rồi tới tối, đọc cái tin mù mờ về cuộc “họp kín” của Quốc hội “về tình hình Biển Đông”, với lời giải thích cũng mù mờ của ông chủ nhiệm VPQH, nửa mừng, nhưng lại nửa … buồn thay cho cái chính thể này.
“Mừng” vì hình như cũng có đại biểu quốc hội đã chủ động nêu ra vụ “hộ chiếu lưỡi bò” từ chiều hôm trước, để rất có thể cuộc họp bí mật đó chính là để bàn, hoặc để quốc hội được lãnh đạo đảng, chính phủ giải thích, trấn an. Thậm chí “mừng” nữa khi cố tưởng tượng rằng, phải chăng các vị lãnh đạo đảng, nhà nước này đã được biết trước, đã bàn bạc và có giải pháp sáng suốt đối phó với “hộ chiếu lưỡi bò”, nhưng vì “tế nhị” với “bạn” (chó má!) nên sắp xếp để cho một vài vị đại biểu quốc hội chủ động đưa ra đề nghị nhóm họp “bí mật”, để phổ biến, bàn biện pháp …
Thế nhưng, cái “mừng” đó chỉ là thoáng qua, chỉ là cảm giác vớt vát cho hàng loạt thực tế rất đáng … ngờ, phủ nhận, dập tắt tia hy vọng về một bộ máy lãnh đạo sáng suốt, có trách nhiệm và dũng cảm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặt lợi ích Dân tộc lên trên lợi ích của một thứ … “nhóm lợi ích” khổng lồ-ĐCSVN, với ”16 chữ vàng”, “4 tốt” cùng kẻ giờ đây đã quá rõ là kẻ thù nguy hiểm nhất của Dân tộc Việt Nam.
Tại sao “đáng ngờ”? Trước hết, một điều dễ hiểu là khó có thể tin được những người có trách nhiệm trong đảng, nhà nước VN cho tới ba bữa qua mới biết trò “hộ chiếu lưỡi bò” này. Đâu rồi bộ máy tình báo của cả Bộ Công an lẫn Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, để không biết trước phía TQ đã âm thầm chuẩn bị từ lâu? Có không giải pháp đối phó nếu như đã có tin tức tình báo về vụ này? Cái “đáng ngờ” thứ nhất này liên quan tới năng lực.
Đáng ngờ thứ hai liên quan tới “ý thức”. Tức là có thể có năng lực, biết trước được đối phương sẽ ra đòn hiểm này, nhưng trong ý thức, đã xác định là chấp nhận … ăn đòn dập mặt, có thể dẫn tới thất bại hoàn toàn trong tương lai, mất đảo, mất biển, để đổi lại kiếm chác được vài lời hứa cũng rất đáng ngờ, những hỗ trợ rẻ rúng về tinh thần, cho lợi ích một vài cá nhân trong giới lãnh đạo trong cuộc đấu đá nội bộ vẫn đang diễn ra, cho một chính thể đang có nguy cơ sụp đổ v.v..
Nếu chỉ do năng lực kém, thì có thể sẽ được thể hiện trong hành động đối phó lúng túng, và gần đây có vẻ như hiện tượng này khá rõ. Thế nhưng, sự “lúng túng” cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng cố che đậy hành động thỏa hiệp, sợ bị dư luận nhân dân cả nước, bạn bè trong AEESAN và quốc tế biết, thậm chí là “đóng kịch”.
Còn sự yếu kém về “ý thức” thì đã quá rõ. Từ nhiều tháng trước, đã có một chỉ thị ở cấp rất cao của đảng, là dù tình hình có thế nào thì vẫn phải duy trì tất cả các hoạt động tuyên truyền, đối ngoại giữ “tình hữu nghị” với “bạn vàng”. Bên cạnh đó là mệnh lệnh nghe có vẻ nhẹ hều, mà ghê gớm đến khó lường, là “không để xảy ra” biểu tình chống TQ.
Dày đặc, vội vã những vụ bắt bớ, xử án kín, buộc tội vu vơ, xử tù nặng nề những người đấu tranh cho chủ quyền mà không có một động thái nào tỏ ra muốn can gián, chỉnh đốn lại từ cấp cao nhất, ngay trước Đại hội 18 ĐCSTQ, trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” này. Những hoạt động qua lại dập dìu, thân ái, từ báo giới, đoàn thanh niên, … hai nước cho tới cuộc gặp gỡ gần đây của thủ tướng VN với họ Tập để rồi sau đó là cú “thoát hiểm” của “đồng chí X”, và cuộc “triều kiến” nhanh nhảu chúc mừng thành công của Đại hội 18 ĐCSTQ của trưởng ban Đối ngoại Hoàng Bình Quân; chưa kể đến những hoạt động “hữu nghị” khá “kín đáo” khác mà báo chí VN không biết hoặc không được đưa tin, nhưng báo TQ vẫn đưa. Những động tác “lùi dần” về ngoại giao trước những hành động lấn lướt của TQ, mà trong bình luận sáng qua đã nêu, thêm vào đó là không hề có những trả đũa ngoại giao, hạ cấp, tạm hoãn các hoạt động song phương cần thiết mỗi khi phía TQ có hành động xâm phạm chủ quyền VN … Không hiếm những vụ người TQ xâm phạm lãnh hải đã bị bưng bít hoặc rơi vào im lặng. Nhiều bài báo, bằng lối này hay lối khác như muốn xoa dịu, đánh lạc hướng dư luận trước những biểu hiện mù mờ, thỏa hiệp về chủ quyền, mà gần đây nhất là trên tờ Pháp luật TPHCM và Tuần Việt Nam, đi liền sau Nghị quyết TƯ 6, trong đó nhấn mạnh tới việc phải tăng cường sự góp mặt của đội ngũ những cây viết có uy tín, năng lực nhằm định hướng dư luận. Tất cả là trả lời rõ ràng nhất cho sự “đáng ngờ” về ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.
Để kết thúc phần bình luận hôm nay, tập trung chủ yếu vào đánh giá thái độ, năng lực nhà cầm quyền trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” này, mà chưa bàn tiếp tới giải pháp đối phó, xin tạm một gợi ý: hãy lưu tâm đến Luật Biển VN, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là có hiệu lực. Nếu nhà cầm quyền VN không cương quyết áp dụng luật này cùng Bộ luật Hình sự VN, Luật Dân sự để xử lý vụ “hộ chiếu lưỡi bò”, rất có thể chính họ sẽ vướng vào những vụ kiện của dân chúng, đòi khởi tố hình sự vì đã vi phạm Luật Biển, thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ, để xảy ra những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo VN. - Trung Quốc tiếp tục ngang ngược vẽ bản đồ “Tam Sa” (Infonet). - Trung Quốc thách thức dư luận với bản đồ “Tam Sa” (TTXVN).
Bổ sung, độc giả Hòa phản hồi: “Tôi nghĩ còn 1 khía cạnh nữa trong vụ hộ chiếu Tàu. Đó là cách xử sự của nước thứ ba ít hoặc không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Tàu. Chẳng hạn một người mang hộ chiếu Tàu vào Mỹ thì Mỹ sẽ cấp visa lên hộ chiếu đó? Nếu vậy thì mặc dù Mỹ đã tuyên bố không đứng về bên nào nhưng lại thành ra công nhận bản đồ của Tàu. Rồi hàng trăm quốc gia lớn nhỏ (trong đó có Nga, Anh,Brazil,…), hoàn toàn không liên quan (và có lẽ không quan tâm) đến tranh chấp lãnh thổ cũng cấp visa lên hộ chiếu đó ?! Thật sự Tàu đã đi một bước đi thâm độc và cũng tạo ra một tiền lệ khó lường hết hậu quả trong ngoại giao thế giới.”
- “Đường lưỡi bò” trong hộ chiếu: Đi ngược với cái gọi là ‘giải pháp hòa bình’ (TP). Hoan hô “Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lich sử TP Đà Nẵng: Đề xuất cơ quan chức năng không cho nhập cảnh người mang hộ chiếu Trung Quốc có đường lưỡi bò.”
- Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ (BBC). – Ấn Độ trả đũa hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc (NLĐ). - Ấn Độ phản đối hộ chiếu mới của Trung Quốc (SGGP). - Ấn Độ gậy ông đập lưng ông với hộ chiếu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc (TP).
- Đài Loan cũng phản đối hộ chiếu “lưỡi bò” (NLĐ). – Hộ chiếu ‘lưỡi bò’: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa (ĐV). – Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc (RFI). Bài này được BoxitVN đăng lại với cái tựa dữ dội và lời bình chi tiết: Thủ đoạn thâm hiểm nhưng bản chất du côn phơi bày quá rõ. Đoạn bàn “Chỉ có mỗi đề xuất mua lại bản quyền biểu tượng “No U” đang lưu hành rộng rãi trong dân (mà khởi đầu là của TS Nguyễn Quang A) để khắc dấu đóng vào hộ chiếu của chúng là xem ra hợp lý nhất”, tuy thể hiện rất tích cực, song nghe chừng hơi “dân dã” quá.
<- Chuyến công du hỏa tốc của Tổng thống Hoa Kỳ sang ĐNÁ (RFA). – Hoa Kỳ tái cân bằng chính sách ngoại giao tại châu Á Thái Bình Dương (VOA). – Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP (RFA).
- Trung Quốc muốn gì ở Thái Lan? (PLTP). Rồi Lào nữa, tin điểm tối qua: - Trung Quốc giúp Lào xây đường sắt 7 tỷ USD (VNE). Nhưng hãy xem có phải chỉ là trò mèo: Mua 5 triệu tấn gạo Thái mỗi năm, chỉ là… ghi nhớ (SGTT).
- Hàn Quốc chuẩn bị nghiên cứu chế tạo tàu sân bay ứng phó Trung-Nhật? (GDVN).
- VN nổ súng bắt ‘hải tặc’ ở Biển Đông (BBC). – Việt Nam bắt 11 người bị nghi là cướp biển (VOA). – Video: Bắt cướp biển (VTV). - 11 hải tặc bị Cảnh sát biển Việt Nam bắt sống như thế nào? (TP). - Trấn áp hải tặc trên vùng biển Việt Nam (TN).
- CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VỚI CÁC THẾ LỰC LÁI BUÔN, TỪ ĐẤT LIỀN RA HẢI ĐẢO, MÀ DAI DẲNG NHẤT LÀ CÁC TRỞ LỰC HOA THƯƠNG (Văn chương +).
- Quốc dân Việt Nam giáng tam điều (DLB).
- Tòa án Văn Giang sẽ xét xử vụ giang hồ khủng bố dân vào 30 tháng 11 (Xuân VN).
- Trần Văn Huỳnh: Cần bao nhiêu thế hệ nữa (DLB). “Phải hy sinh bao nhiêu thế hệ nữa để có được tương lai mai sau tươi sáng? Hai thế hệ đầu tiên đã hy sinh tính mạng và xương máu cho tổ quốc rồi tiếp tục sống và cống hiến bằng sức lao động chân chính của mình. Nhưng hai thế hệ con, cháu của họ vẫn chưa được sống trong một hiện tại tốt đẹp. Họ sắp trở về với tổ tiên, nhưng vẫn chưa nhìn thấy được một tương lai tươi sáng, chí ít bằng một niềm hy vọng khả dĩ”. – Nhà nước xem nhẹ Dân! – Dân há trọng chính quyền? (DLB).
- Quốc hội giao trọng trách mới cho Chính phủ trong năm 2013 (VnM). - Nói và làm (TN).
- Chưa lập cơ quan độc lập chống tham nhũng (PLTP). - Quốc hội VN bỏ Ban chống tham nhũng (BBC). – Thủ tướng hết nắm Ban chống tham nhũng (BBC). – Đảng chỉ đạo chống tham nhũng ‘là có lý’ (BBC). – Thiện Tùng – Luận về tham nhũng (Dân Luận). - Trạng chết, Chúa cũng…? (Petrotimes). - Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng (TP).
- Kỳ Duyên: ‘Khóa môi’ và… từ chức (TVN). “… chính quyền huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phải tuyên bố từ nay, huyện sẽ không đón tiếp các đoàn đến kiểm tra và xem xét hiện tượng động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 nữa, vì không giải quyết được việc gì.” Nghe tin ông quan huyện vì dân có phát ngôn này cũng đang bị phiền vì lời ăn tiếng nói không theo “định hướng”. Mong báo giới hãy quan tâm, bảo vệ ông!
- BA MẨU CHUYỆN VỀ ” TỪ CHỨC” (Trần Kỳ Trung). – Kinh! Từ kẻ trộm chó đến ông Thủ tướng Dũng (RFA’s blog). “Cái khác của ông Thủ tướng Dũng với kẻ trộm chó là, kẻ trộm chó còn phải lo lót cho công an, còn sợ bị tù nếu công an chịu làm việc nghiêm túc. Còn ông Dũng có cả một đám lâu la, tay chân bộ hạ là đủ các loại công an từ lớn cho đến bé. Như vậy ông còn phải sợ ai?!”
- Quốc hội kêu gọi người dân tham gia sửa Hiến pháp (DV). – Hiến pháp: ai sửa, ai đổi?(DLB). - Từ 2-1-2013 lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp (TP). - Bế mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13: Thông qua 5 nghị quyết quan trọng (TN).
- Xóa tiêu cực trong sở hữu chéo ngân hàng (RFA). “Bộ Luật hình sự của Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là tội hình sự. Tức là tôi có nhiều tiền, tôi mua cổ phiếu của ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng, luật Việt Nam không cấm…Và hành vi mà tôi có nhiều tiền tôi mua cổ phiếu ngân hàng hoặc tham gia vào nhiều ngân hàng với tỷ lệ sở hữu cao đấy không phải là tội hình sự”. Từ trái, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương Mại Á Châu ACB Trần Xuân Giá, và 2 cựu Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang. =>
- Nếu cứ quyết xây thủy điện Đồng Nai 6-6A, rồi sẽ phải trả giá! (NLĐ). – Hình ảnh về thủy điện cuối cùng trên sông Đà (VNN).
- Thư ủng hộ Kiến nghị của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (boxitVN). - Ngắc ngoải điện gió (TT).
- Xác định rõ các dự án thủy điện phải dừng (TP).
- Sai phạm hàng chục tỷ đồng ở dự án thủy điện Sê San 4 (TP).
Có lẽ thông tin bữa qua về chỉ đạo của “trên” liên quan thủy điện Sông Tranh 2 là đúng, sáng nay đã thấy vắng bóng tin bài.
- Con tàu ma (DV).
- Xã bắt dân đóng góp 20 khoản phí: Biết sai vẫn làm (DV).
- Phía tả của cỗ xe cầu hiền (Đào Tuấn). - Giám đốc Công ty TNHH Tuần Châu Bùi Đình Quyên TỐ CÁO UBND phường Hùng Thắng THAM NHŨNG chiếm đất (TTXVA).
- Chuyển cơ quan điều tra vụ buôn lậu gần nửa triệu lít xăng (TN).
- Hải quan lập ‘đường dây nóng’ tiếp nhận thông tin cán bộ nhũng nhiễu (TP). - Chứng nhận lãnh sự: Cần giảm chờ đợi cho dân (TT).
- Chủ tịch tỉnh Bình Phước ủy quyền điều hành cho cấp phó (DV).
- Một thẩm phán nhờ ‘xã hội đen’ giúp chuyện cá nhân (TP).
- “Khai tử” xe máy không đạt chuẩn (NLĐ). - Tu chi nữa (SGTT). “Ăn một món ngon cũng có nghĩa ăn mầm bệnh. Ra đường thì đầy dẫy hiểm nguy, vừa sợ cướp, sợ hung thần đường phố, sợ cả công an! Thầy chưa biết đó thôi, đường không đủ mà đi nhưng sơ hở lấn làn là ăn biên bản, xử theo nghị định 71 đi đứt cả tuần lương, vui chưa thấy lo đã nhãn tiền!”
- Việt Nam muốn giảm thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc mà không giảm được (VOA).
- Chặn gà lậu – nhiệm vụ bất khả thi ! (Lê Dũng). – Video: Thú y HN trả lời về kiểm soát gà thải, gà lậu (VTV).
- Chết dưới tay Trung Quốc Chương III – Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ thơ từ trong nôi (boxitVN).
<- Quan Trung Quốc mất chức vì băng sex (BBC). – Bị bắt vì quỳ lạy Ôn thủ tướng (BBC). – Thủ tướng tương lai của Trung Quốc muốn ưu tiên thị trường (RFI). - Bí thư quận ủy bị cách chức vì clip sex (VnM). - Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trước những thử thách lớn (boxitVN).
- TRUNG QUỐC XUẤT HIỆN 5 TRUNG ƯƠNG: LUẬN VỀ NGŨ MÃ TRUNG ƯƠNG CÙNG MÀU SẮC CỦA NÓ (Boxun).
- Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng hỏa tiễn tầm xa mới (RFI). – Hàn Quốc tập trận tại đảo bị Bắc Triều Tiên pháo kích 2 năm trước (RFI). – Nam Triều Tiên đánh dấu vụ Yeonpyeong bị pháo kích (VOA). - Bình Nhưỡng sắp phóng tên lửa (PLTP). - Triều Tiên “chuẩn bị phóng tên lửa” (TN).
- Andreas Lorenz: Một châu Á đầy xung đột (Phan Ba).
KINH TẾ
- Kinh tế 10 tháng qua tăng trưởng chậm so với nhiều năm trước (VOV).
- Duyệt đề án tái cơ cấu EVN với vốn điều lệ 143.404 tỷ (VnEco).
- Vực dậy kinh tế biển TPHCM (NLĐ).
- Mức Thuế thu nhập cá nhân mới giúp người lao động dễ thở hơn (ANTĐ).
- ‘Phải đảm bảo giá vàng trong nước sát với thế giới’ (VnE). - Chứng khoán đang rẻ như hành lá (PLTP). - Quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán sẽ không còn… cho vui (VnEco).
- Cổ đông lớn thiếu hợp tác để tái cơ cấu ngân hàng (TN). - Cổ phiếu ngân hàng kéo VN-Index đi xuống (TBKTSG).
- Thái Lan định xây nhà máy lọc dầu lớn ở Việt Nam (VOA). – Thái Lan muốn rót gần 29 tỷ USD cho dự án lọc dầu tại Việt Nam (VnEco).
- Đua nhau giảm giá (NLĐ). - Doanh nghiệp chuẩn bị hàng tết trong lo âu (SGTT).
- Làn sóng đổi chủ doanh nghiệp thuỷ sản (TP).
- Thứ Sáu Đen mở màn mùa mua sắm ở Mỹ (VOA). – Người Mỹ ngủ ngoài đường đón Black Friday (VNE). Hầu như không còn một chỗ đứng trong cửa hàng Wal-Mart ở thành phố Tampa, Florida.=>
- Rượu ngon Trung Quốc chứa chất độc hại (BBC).
- Cơ quan thẩm định tài chính SP đánh giá tốt nỗ lực của Pháp (RFI).
- Thượng đỉnh EU không đạt được thỏa thuận về ngân sách (VOV).
- Nga dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò của Anh sau 16 năm (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Sẽ thông thủy Tam Cốc với Tràng An và Hoa Lư (TP).
- Bảo tồn di tích Ly cung Trần – Hồ (TN). - Nhiều phát hiện khảo cổ mới tại Thành Hoàng Đế (TTXVN). - Công bố bảo vật quốc gia (DV).
- 209. ĐÔ THỐNG THƯỢNG TƯỚNG QUÂN LÊ PHỤNG HIỂU (Việt sử ký).
- Tái hiện hình ảnh gia đình Hà Nội xưa ở khu phố cổ (TTXVN).
- Nhiều hoạt động kỷ niệm “Điện Biên Phủ trên không” (DV).
- [NGHỆ THUẬT MỚI + VĂN CHINH + NGUYỄN KHOA ĐIỀM], KHÔNG THỂ KHÔNG THỐT LÊN: “ỐI GIỜI ƠI! MUA DANH BA VẠN BÁN DANH BA ĐỒNG!” (Văn chương +).
- YÊU THỜI …ĐỒ ĐỂU ( KỲ 12) (Nhật Tuấn).
- Hà Nhật: Gặp thơ LÊ ĐẠT một thời(Lê Thiếu Nhơn). - KEVIN BOWEN: THƠ TÌM ĐƯỜNG TRỞ LẠI THẾ GIỚI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Văn hóa nhận lỗi (Góc phiễu phão) (Phạm Ngọc Tiến).
- Đời phu trầm và luật rừng nghiệt ngã (TVN).
- Làm Thế Nào Giúp Con Cái Kết Bạn (Sống Magazine).
- Cải lương sống trên internet (NLĐ).
- Người “modec” trong tư duy (SK&ĐS).
<- “Nhà Đà Lạt học” nói về đồng hồ “khủng” trong dinh thự (KT).
- Phật giáo Việt Nam hộ quốc, an dân (TP) thật không?
- Thiền chồng, thiền vợ (Sống Magazine).
- Sự thật về ngày tận thế 21 tháng 12, 2012 (Sống Magazine).
- Limelight : 60 năm bộ phim Ánh đèn màu của Chaplin (RFI).
- Wassily Kandinsky bàn về các đại diện tiền thân của hội hoạ trừu tượng (Nguyễn Đình Đăng).
- Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ tiếp nhận cây thông Giáng Sinh của Tòa Bạch Ốc (VOA).
- Tình hình đội tuyển bóng đá VN tại AFF Cup (RFA).
- Sau 40 năm tủi hổ, hy vọng mới cho bóng đá Miến Điện (Dân Luận).
- Lãnh đạo Chelsea dưới thời Abramovich (BBC).
- Khai mạc AFF Cup, Việt Nam – Myanmar: Phải thắng! - Vị thế bóng đá Việt Nam ở đâu? (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Căn bệnh “khó chữa” của ngành giáo dục (Petrotimes).
- Học sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế sẽ được tuyển thẳng vào đại học (GD&TĐ). - Hiệu trưởng “tạm quyền”… vô thời hạn của ĐH Chu Văn An (DT).
- Tựa hay! 1 phiếu bé ngoan đang ‘cõng’ bao nhiêu người lớn ‘hư’? (VTC). Chắc là cõng cả một thế hệ, một chính thể?
- Thanh Hóa: Được cấp sai tiền miễn giảm học phí, hàng trăm SV lo lắng (DT).
- Nở rộ giáo viên ngoại dạy tiếng Anh – Kỳ cuối: Một tuần là có việc (TT). Thầy giáo Mark Cooper, người Anh, dạy tiếng Anh tại cơ sở Apollo (Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) =>
- Mô hình Học viện vệ sinh đầu tiên đi vào hoạt động tại Vĩnh Long (DT).
- Cô gái xứ Nghệ mang khát vọng du học từ… đồng ruộng (GDVN).
- Hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng và đại học tại tiểu bang California – Kỳ 2: Hệ thống đại học California (Sống Magazine). Mời xem lại: Kỳ 1: Hệ Thống Cao Ðẳng Cộng Ðồng.
- VN thiếu bác sĩ và dịch vụ tâm lý trị liệu (BBC).
- Cuộc tranh luận đầu tiên về triết lý giáo dục ở Athens: Bài 3: Trào lưu du giáo (Tia Sáng).
- Nữ doanh nhân lập ‘lò luyện các nhà lãnh đạo’ (VnE).
- Vì sao ‘đảo ma’ bí ẩn trên Thái Bình Dương biến mất? (VTC).
- Robot đuổi chim tại Hàn Quốc (VnE).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tận mắt xem lũ chuột ‘oanh tạc’ cuộc sống sinh viên (VTC). – Ký túc xá sinh viên: Hoang mang vì nỗi lo chuột cắn (Soha). – Không nên quá hoang mang về bệnh do virus Hanta từ chuột (VOV). – Video: Ý kiến nhà khoa học nói về bệnh từ chuột (VTV).
- Video: Nguồn nước có phải nguyên nhân gây ung thư (VTV).
- Cô dâu Việt tại Hàn Quốc ôm 2 con nhảy lầu tự tử (DT). - Cô dâu Việt tại Hàn Quốc ôm 2 con nhảy lầu tự tử như thế nào? (TP). - Vụ Một phụ nữ Việt ôm con nhảy lầu tự tử ở Hàn Quốc: Điều tra theo hướng bị bạo hành (TT).
- Tổ chức đánh bạc dưới vỏ bọc trò chơi điện tử (TT).
<- Áo lót Trung Quốc chứa chất gây ung thư (NLĐ). – Bát nháo… áo ngực! (SK&ĐS). - Bất lực ngăn chặn bắt cua đồng bằng… thuốc sâu (DV).
- Bi kịch con đại gia (GDVN).
- Sụt lún đất gần hồ thủy lợi Đắk Long Thượng (TN). – Lâm Đồng: Đất nứt toác, sụt lún nghiêm trọng (VNN).
- Hàn Quốc: Một phụ nữ Việt nhảy lầu tự tử cùng hai con (Infonet).
- Mỹ giúp Quảng Nam thực hiện dự án “Lá Chắn Xanh” (RFA).
- Việt Nam, Nam Phi sắp ký kết thỏa thuận chống săn lậu tê giác (VOA).
- Bắc Cực sẽ bị ô uế hàng thế kỷ vì chất thải phóng xạ (RFI).
QUỐC TẾ
- Israel bắn chết một người Palestine (VOA). – Israel rút bớt quân khỏi khu vực giáp với Dải Gaza (TTXVN). – Mursi giữa tán dương và chỉ trích (NLĐ). – Palestine tiếp tục được Trung Quốc hậu thuẫn (VOV). – Nga điều tàu chiến tới Dải Gaza để sơ tán công dân (TTXVN). – Cuộc sống trên Dải Gaza (VNN). - Sớm hay muộn Israel sẽ tiến vào Gaza tiêu diệt Hamas (GDVN).
- Giao tranh dữ dội ở hướng nam thủ đô Syria (VOA). – Tổng thống Syria hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran (TTXVN). – Syria: Yêu cầu triển khai tên lửa Patriot của Thổ Nhĩ Kỳ là « khiêu khích » (RFI). – Trung Quốc tìm cách đứng bên lề cuộc khủng hoảng ở Syria (VOA). - Dải Gaza – Chủ đề chính trong cuộc gặp Syria và Iran (VOV).
- Đối lập Ai Cập xuống đường lên án Tổng thống Morsi thâu tóm quyền lực (RFI). – Ai Cập chuẩn bị biểu tình sau khi tổng thống tự cho mình quyền hành (VOA). – Người biểu tình đốt văn phòng của nhóm Huynh đệ Hồi giáo (VOA).
- Cảnh sát Thái lo bà Yingluck bị bắt cóc (NLĐ). – 17.000 nhân viên an ninh ở Bangkok chống biểu tình (TTXVN). – Thái Lan áp dụng quyền hạn khẩn cấp trước cuộc biểu tình chống chính phủ (VOA). - Căng thẳng tại thủ đô Bangkok (TN). - Thái Lan lại đối mặt với bất ổn chính trị (SGGP).
- Ai Cập: Biểu tình bạo động sau khi TT Morsi tự trao các quyền hạn rộng rãi (VOA). - Biểu tình phản đối tổng thống Ai Cập (PLTP).
- Nga cảnh báo về triển khai tên lửa Patriot tại Trung Đông (TT).
- Quốc hội Sri Lanka luận tội một Chánh án Tòa án Tối cao (VOA).
- Thái Lan siết chặt an ninh tại thủ đô Bangkok (DT).
- Khủng hoảng đảng UMP : Cựu thủ tướng Pháp A. Juppé làm trung gian (RFI). Jean-François Copé (trái) và François Fillon (phải), ở giữa là ông Alain Juppé, 03/05/2012 =>
- Pháp sử dụng hơi gas cưỡng chế đất xây sân bay (TTXVN).
- Vụ án thảm sát tại Philippin kéo dài đã 3 năm (VOA).
- Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy có thể bị khởi tố (VNN).
- Nghị sĩ Anh bị chỉ trích vì đi nước ngoài quá nhiều (TTXVN).
- Một tướng lãnh CHDC Congo bị đình chỉ công tác vì buôn lậu võ khí (VOA).
- Bom tự sát giết chết 2 người ở Afghanistan (VOA).
- Hội nghị thượng đỉnh về Ngân sách của EU (VOA). – Thượng đỉnh Châu Âu về ngân sách thất bại do quá nhiều bất đồng (RFI).
- 10 khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới (kỳ 1) (Infonet/ Zing).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 23/11/2012; + Cà phê sáng – 23/11/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 23/11/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 23/11/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 22/11/2012; + Ý kiếnnhà khoa học nói về bệnh từ chuột; + Nguồn nước có phải nguyên nhân gây ung thư; + Thú y HN trả lời về kiểm soát gà thải, gà lậu; + Bắt cướp biển; + Nước mỹ với ngày đại giảm giá – 23/11/2012; + Cuộc sống thường ngày – 23/11/2012; + Thời sự 12h – 23/11/2012; + Thời sự 19h – 23/11/2012.
1409. Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết
Sở hữu đất đai: Để dân phúc quyết
Nguyễn Quang AKhái niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân là hư vô, nhà nước đại diện chủ sở hữu là mâu thuẫn. Đó là nội dung cơ bản của ý kiến của đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) tại phiên thảo luận về dự thảo Luật đất đai ngày 19-11-2012.
Ý kiến này không khác ý kiến của ông Dương Trung Quốc đã nêu ra từ lâu trên diễn đàn Quốc hội: quyền sở hữu toàn dân là hư quyền. Trong phiên thảo luận trên có 52 đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến. Tuyệt đại đa số đồng ý với quy định hiện hành, được khẳng định lại trong dự thảo Luật đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Cũng có một số đại biểu có vẻ nhất trí với sở hữu toàn dân trong câu mào đầu nhưng nội dung phát biểu lại toát ra là về cơ bản họ cũng nghĩ như đại biểu Hà Sĩ Đồng. Đó là các ý kiến của các đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu), Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình). Ý kiến của ông ông Hà Sỹ Đồng chiếm chưa đầy 2%, nếu tính cả 3 vị sau cũng chỉ đạt 7,7% số ý kiến. Nếu ông Dương Trung Quốc vẫn giữ ý kiến của mình, thì những người có ý kiến như các ông vẫn chiếm thiểu số rất nhỏ.
Nhưng ý kiến đa số, dẫu là tuyệt đại đa số, hoàn toàn không có nghĩa là ý kiến đó đúng, đại diện cho ý chí của nhân dân. Lịch sử thế giới và lịch sử nước ta đã chứng kiến vô vàn ý kiến đa số là sai.
Nhận ra tầm quan trọng của Luật đất đai, nên phiên thảo luận ngày 19-11-2012 của Quốc hội đã được truyền hình trực tiếp và người ta cũng hứa sẽ lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Phải nhắc lại, khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai là khái niệm xa lạ, mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ ngày 18-12-1980 (Điều 19 Hiến pháp 1980). Trước đó khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã khoảng một thập kỷ, và mới chỉ tồn tại ở nước ta 31 năm qua. Ở Việt Nam trước đây và ở hầu hết các nước trên thế giới, thường có 3 loại quyền sở hữu đất rạch ròi: sở hữu nhà nước (chứ không phải toàn dân); sở hữu cộng đồng; sở hữu tư nhân (của cá nhân và tổ chức tư nhân).
Việc thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn đã gây ra quá nhiều hệ lụy. Ảnh: TL
Chỉ có các thể nhân và pháp nhân (nói
nôm na là các đối tượng có thể bị kiện) mới có thể là chủ sở hữu của bất
cứ thứ gì. Nhà nước, các tổ chức có tư cách pháp nhân là các pháp nhân,
các cá nhân là các thể nhân và họ có thể và chỉ họ mới có thể là các
chủ sở hữu. Toàn dân nghe có vẻ cao sang nhưng không là pháp nhân cũng
chẳng là thể nhân nên không thể là chủ sở hữu được. Phần rất lớn đất
đai, hầm mỏ thuộc sở hữu nhà nước, hãy ghi nhận điều đó và đừng đánh
tráo khái niệm thành sở hữu toàn dân. Như thế ông Dương Trung Quốc và
ông Hà Sỹ Đồng hoàn toàn đúng và đa số thì sai.Nhiều người cho rằng giữ nguyên quy định cũ là hợp với Hiến pháp, hợp với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Rất đáng tiếc chúng ta chưa có hiến pháp theo đúng nghĩa, tuy có một văn bản gọi là Hiến pháp do Quốc hội thông qua. Cần có những thảo luận sâu rộng về Hiến pháp, về lập hiến và chủ nghĩa hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp.
Hãy để cho nhân dân quyết định và việc phúc quyết phải được tổ chức theo các thủ tục minh bạch, có các lựa chọn khả dĩ được trình bày mạch lạc, được thảo luận công khai trong một khoảng thời gian đủ để người dân tham gia và hình thành quyết định của mình. Thiếu sự thảo luận, thiếu các lựa chọn khả dĩ được trình bày mạch lạc, và nhất là thiếu thủ tục bỏ phiếu minh bạch, thì mọi sự “phúc quyết” đều vô nghĩa.
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thật sự coi trọng quyết định của nhân dân, tôi đề nghị hãy để dân quyết định về sở hữu đất đai với 2 lựa chọn khả dĩ: a) đất đai thuộc sở hữu toàn dân (như dự thảo Hiến pháp và dự thảo Luật đất đai); và b) có đất thuộc sở hữu nhà nước, có đất thuộc sở hữu cộng đồng và có đất thuộc sở hữu tư nhân (của cá nhân, tổ chức tư nhân).
Tương tự, một số điều hết sức căn bản khác của Hiến pháp mà nhiều người cho là “nhạy cảm” cũng nên để nhân dân thảo luận rộng rãi, hình thành các lựa chọn khả dĩ khác nhau được trình bày thật mạch lạc và sau đó đưa ra trưng cầu dân ý (về từng lựa chọn) để nhân dân phúc quyết. Nếu chỉ có một lựa chọn thì nêu rõ: đồng ý hay không đồng ý.
Những lựa chọn nào được đa số cử tri tán thành được ghi vào hiến pháp, những lựa chọn bị đa số nhân dân bác bỏ thì không được đưa vào dưới bất cứ hình thức trá hình nào.
Về thủ tục phúc quyết, quan trọng nhất là vấn đề bỏ phiếu và kiểm phiếu. Phải công khai, minh bạch, có sự giám sát mọi chi tiết (trình bày các lựa chọn; lập phiếu xin ý kiến nhân dân; tổ chức; kiểm phiếu; công bố kết quả; vân vân) bởi các đại diện khác nhau của nhân dân và báo giới (thậm chí của quan sát viên quốc tế, thí dụ của Liên Hiệp Quốc). Joseph Stalin đã từng nói đại ý “không quan trọng là những ai bỏ phiếu, quan trọng là ai là những người kiểm phiếu”. Chúng ta không nên và không thể “học” Stalin, Liên Xô về những thủ đoạn này.
Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Ai cũng nói như vậy. Hãy để người dân thực sự quyết định số phận của mình bằng cách tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận về Hiến pháp, về các luật cơ bản của đất nước chứ không chỉ riêng về luật đất đai.
Làm được như vậy hay chí ít có một lộ trình rõ ràng để làm như vậy sẽ khơi dậy các nguồn lực to lớn của nhân dân để xây dựng một “nhà nước của dân, do dân và vì dân” thực sự.
N.Q.A
Ghi chú: những chữ màu đỏ là bị cắt bỏ từ bản gốc khi biên tập.
1410. TRUNG QUỐC XUẤT HIỆN 5 TRUNG ƯƠNG: LUẬN VỀ NGŨ MÃ TRUNG ƯƠNG CÙNG MÀU SẮC CỦA NÓ
TRUNG QUỐC XUẤT HIỆN 5 TRUNG ƯƠNG: LUẬN VỀ NGŨ MÃ TRUNG ƯƠNG CÙNG MÀU SẮC CỦA NÓ
Tác giả: Tạ Tuyển Tuấn (GS ĐH State University New York)Người dịch : XYZ
21-11-2012
Đại hội 18 kết thúc, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn, liệu có thể giải quyết nổi vấn đề “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” được không?
Cái gọi “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” là lời của Tạ Tuyển Tuấn khi nhận điện thoại phỏng vấn vào 4.2012, khi ấy là để “giải mã vụ Bạc Hy Lai”: (Cuộc đối thoại giữa người [nước] Tần với hồn [nước] Sở, năm 2012)
1.
Người Tần: Nên giải mã vụ Bạc Hy Lai ra sao?
Hồn Sở: Hiển nhiên là vụ Bạc Hy Lai đánh dấu “sự thống trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đi vào thời kỳ cuối”.
Theo “Thuyết 70 năm” của tôi đưa ra vào năm 1996, các chính quyền nói chung thường cứ khoảng 70 năm lại xảy ra một lần lột xác, thậm chí ngay cả nước Mỹ cũng đã xảy ra sự tan rã khi lập nước được 78 năm, cuộc Nội chiến Hoa Kỳ đã cải tổ lại. Đại cách mạng Pháp năm 1789 cho đến khi tái thiết nước cộng hòa cũng mất mất 78 năm. Cách mạng Dân chủ Nga thất bại (Liên Xô thành lập) cho đến khi tái thiết dân chủ (Liên Xô tan rã) cũng là 70 năm, Trung Hoa Dân quốc thành lập (năm 1912) cho đến khi dân chủ hóa (năm 1987) cũng là hơn 70 năm.
2.
Người Tần: Có người bảo nếu như
không có chuyện Bạc Hy Lai tới Trung ương “xướng hồng đả hắc” giữa hai
kỳ đại hội, thì sự thể sẽ không đến nỗi nghiêm trọng đến thế, ngươi đồng
ý chứ?Hồn Sở: “Xướng hồng đả hắc” mưu đồ phục dựng phong trào cộng sản trong xã hội, mà chủ nghĩa cộng sản thì lại là hiện tượng đặc hữu khi một nhà nước phát sinh khủng hoảng, thậm chí phát sinh phá sản xã hội. Mảnh đất dung dưỡng “xướng hồng đả hắc”, được thực hiện trong sự mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc là có sự phân cực nghiêm trọng, nên không thể có cách gì để thúc đẩy việc xây dựng chính quyền lập hiến. Việc Bạc Hy Lai tới Trung ương “xướng hồng đả hắc” giữa hai kỳ đại hội, xét về chủ quan có thể là để chạy tội cho mình, còn xét về khách quan là sự thách thức với đường lối hiện hành của Trung ương, kích phát sự khủng hoảng toàn diện của xã hội Trung Quốc.
3.
Người Tần: Vụ Bạc Hy Lai nổ ra
vào lúc này, đúng thời điểm Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc sắp sửa
chuyển giao chính quyền, liệu có mối liên hệ gì chăng? Hồn Sở: Có chứ. Đảng cộng sản Trung Quốc trước năm 1989 đã hoàn thành chính biến bằng việc thay thế lớp lãnh đạo hàng đầu của thê đội kế cận, như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu là vật hy sinh của Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là vật hy sinh của Đặng Tiểu Bình. Song sau vụ đại thảm sát 4.6, tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sụt giảm, người ta đã không dám bàn luận gì về tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa nữa; để giữ ổn định cho đại cục, đã không còn dám triệt hạ lớp lãnh đạo hàng đầu nữa, thế là quay sang triệt hạ các ủy viên Bộ Chính trị và quan chức cấp cao địa phương. Năm 1990, triệt hạ anh em Dương Thượng Côn và người đứng đầu Bắc Kinh Trần Hy Đồng, năm 2006 triệt hạ người đứng đầu Thượng Hải Trần Lương Vũ, đều thuộc dạng trên, còn lần này là đến lượt người đứng đầu Trùng Khánh, Bạc Hy Lai.
4.
Người Tần: Sự nghiệp chính trị đã
đưa đẩy Bạc Hy Lai đếnbước này, điều này có liên quan đến tính cách của
ông ta, báo chí nước ngoài cũng từng ví Bạc Hy lai là “ Macbeth phương
Đông”, ngươi nhìn nhận con người Bạc Hy Lai ra sao?Hồn Sở: Sự kiện Bạc Hy Lai là “thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa” lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị cao nhất của Trung Quốc. Điều này đã quyết định sự khác nhau rất xa giữa thời Tập Cận Bình với thời Hồ Cẩm Đào. Bởi Tập Cận Bình cũng giống như Bạc Hy Lai là đều xuất thân từ Hồng Vệ binh. Những người thuộc thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa khác với những người thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào đã được định hình từ trước Đại Cách mạng Văn hóa và khá mực thước nề nếp trong việc tuân thủ thói nô lệ rất phổ biến trước Đại Cách mạng Văn hóa; và cũng khác với những người thuộc thế hệ Giang Trạch Dân đã từng chứng kiến một xã hội tự do trước ngày giải phóng, tư tưởng vẫn chưa đến nỗi cứng nhắc hoàn toàn. Đặc điểm xử thế của thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa là chí lớn tài mọn, lựa chiều, nhưng năng lực thích ứng xã hội lại hết sức mạnh. Cực khổ và dã tâm là chủ đề chính trong cuộc sống của họ, cho nên có ví họ với ”Macbeth” trong vở bi kịch của Shakespeare là có ý vị riêng của nó.
5.
Người Tần: Có phải sự kiện Bạc Hy Lai đã trở thành cuộc chiến trên mạng mà các thế lực thông qua báo chí nước ngoài để tung tin thất thiệt?Hồn Sở: Sự tấn công và phòng thủ giữa phe này với phe kia đã quyết định việc tiếp theo đây sẽ còn những “quả bóng” nào bị hất ra nữa. Về những phương diện này thì hiện tại chỉ mới là khúc dạo đầu, các màn tiếp sau sẽ càng ngày càng hay. Tóm lại, hỗn chiến nhiều phe, tin đồn chủ đạo sẽ là cảnh dự diễn về biến động chính trị trong nay mai ở Trung Quốc. Còn do Trung Quốc thực thi phong tỏa báo chí, cho nên chiến trường chính của trận quyết chiến sẽ được dời ra hải ngoại, điều này rất giống với những năm cuối triều Thanh là chiến trường chính của trận quyết chiến nằm trong tô giới. Bởi vì ở tô giới có tự do ngôn luận được quyền bất khả xâm phạm cho nhân viên ngoại giao [i] bảo vệ, nên được làm báo.
6.
Người Tần: Sự kiện Bạc Hy Lai có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển nay mai của nền chính trị Trung Quốc?Hồn Sở: Sự kiện Bạc Hy Lai cho thấy Trung Quốc đang ở giữa ngã tư đường.
Một lựa chọn là “lui về Chủ nghĩa Cộng sản”, tiếp tục xướng hồng đả hắc. Hiển nhiên, đường này đã bị chặn: Không chỉ không đi qua được từ trước Đại Cách mạng Văn hóa, với kết cục là đã nổ ra Đại Cách mạng Văn hóa, mà còn ngay cả trong Đại Cách mạng Văn hóa đã dốc hết mọi nỗ lực tiến hành khủng bố đỏ cũng vẫn không thành công. Ở lần cuối cùng này, Bạc Hy Lai cũng vẫn không đi qua được, lại còn bị đeo thêm tội danh phạm tội hình sự, còn bi thảm hơn nhiều so với gia tộc Mao Trạch Đông.
Một lựa chọn khác là kiên trì đường lối hiện hành, duy trì mở cửa cải cách, 3 đại diện, quan điểm phát triển khoa học… Hiển nhiên, đường này cũng đã bị chặn: Nếu không thì đã không có chuyện bôi râu đánh phấn nhảy lên vũ đài của Bạc Hy Lai và toàn dân nhất loạt vỗ tay. Đó là vì cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình đã trải qua hơn 30 năm, đã để lại cực nhiều tệ hại, khiến cho người dân sục sôi oán giận mà đã thúc đẩy “sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi vào thời kỳ cuối”.
7.
Người Tần: Rồi Trung Quốc sẽ đi về đâu?Hồn Sở: Biện pháp duy nhất hiện giờ chính là vứt bỏ đường lối hủ bại “chỉ cải cách kinh tế không cải cách chính trị”, dùng phương thức phổ thông đầu phiếu, thông qua các biện pháp dân chủ và pháp trị để giải quyết những vấn đề xã hội mà phái xướng hồng đả hắc có ý đồ giải quyết.
Nhưng, điều này nói thì dễ mà làm thì khó.
Đó là bởi vì, Trung Quốc hiện giờ đã xuất hiện 3 Trung ương, khiến cho bất kỳ quyết sách nào cũng không thể quán triệt chấp hành được:
(1) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, về nhưng chưa hưu;
(2) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, sắp về hưu;
(3) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 5 đại diện là Tập Cận Bình, sắp lên nắm quyền.
Thực ra, sở dĩ sự kiện Bạc Hy Lai lại phát triển tới bộ dạng khó lòng dẹp bỏ được như ngày hôm nay, chính là bởi sự níu kéo nhau giữa “3 Trung ương” này đã tạo nên cảnh tượng hỗn loạn quyền lực phân tán lung tung.
……
Hiện giờ đã quá nửa năm rồi, Đại hội 18 đã kết thúc, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn, vậy liệu có thể giải quyết được về căn bản vấn đề “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” hay không?
Rất nhiều ý kiến khác nhau, hãy thử chờ xem.
Song xem xét một cách sơ bộ, bất kể là trong cái “hồ lô” của Hồ Cẩm Đào có bán thứ thuốc gì, sự rút lui hoàn toàn của cá nhân Hồ Cẩm Đào liệu có thực sự giải tán được cái “Trung ương” mà ông ta lãnh đạo từ trước hay không, thì chỉ riêng ý chí của cá nhân Hồ Cẩm Đào không thôi sẽ không thể chuyển dịch được. Bởi vì Hồ tuy đã rút lui hoàn toàn, nhưng thế lực ngầm của ông ta vẫn còn. Vả lại, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn liệu có giải tán được cái “Trung ương” mà Giang Trạch Dân lãnh đạo hay không lại càng là cả một vấn đề.
Có một vấn đề bị mọi người bỏ qua rất đáng lưu ý:
Trung Quốc đại lục hiện nay, ngoài Trung ương thế hệ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, Trung ương thế hệ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, Trung ương thế hệ 5 đại diện là Tập Cận Bình ra, còn có 2 Trung ương khác nữa: Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình.
Xin được nói trước về Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, tuy nhân viên ở đó phần lớn đều đã chết, nhưng ảnh Mao Trạch Đông vẫn còn treo trên Thiên An Môn, không chỉ âm hồn bất tử, mà nhân khí vẫn còn trong lớp trẻ, thậm chí còn từ đó mà tâng lên một đồng chí lãnh tụ mới Bạc Hy Lai, lại có thể xướng hồng đả hắc, ăn nhậu đĩ điếm cờ bạc giống như Mao Trạch Đông. Mặc dù hiện giờ Bạc Hy Lai thân đang trong tù, nhưng vẫn còn lưu lại “núi xanh còn, lo gì không có củi đốt”. Ngay cả khi đã bị bức hại rồi, người kế cận cũng vẫn còn ở Trung ương.
Xin được nói sang Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình, nhân viên ở đó tuy không nhiều, nhưng cả Kiều Thạch, Vạn Lý, Lý Thụy… đều vẫn còn. Lại có thêm các đại danh Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương… cùng thế lực tàn dư của nó, mà chiếm lĩnh cao địa đạo đức thì quyết không đâu có thể sánh được với Trung ương thứ 3 của thế hệ kế tiếp Giang Trạch Dân.
Một khi thời cơ đến, các hạt nhân lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ 1, thứ 2 của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, cho dù không thể “tro tàn lại cháy”, thì cũng vẫn phát huy được “tác dụng kìm giữ”.
Trung Quốc đã xuất hiện 5 Trung ương, vì thế mà ở Trung Quốc đại lục tràn ngập những ngòi nổ của 5 hệ thống.
Căn cứ theo tư tưởng tuần hoàn ngũ sắc trong thuyết Âm dương Ngũ hành của Trung Quốc, có thể phân tích về màu sắc của 5 Trung ương như sau:
Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, màu đỏ; Nam phương xích hỏa đích bạo lực sát khí đằng đằng.
Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình, màu trắng; Tây phương bạch kim đích hoàn hương đoàn phản công đảo toán.
Trung ương thế hệ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, màu đen; Bắc phương hắc thủy đích bái kim đoàn hắc kim chỉnh trị.
Trung ương thế hệ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, màu xanh; Đông phương thanh mộc đích tam dân đoàn diện khổng thiết thanh.
Phương vị và màu sắc trong thuyết Âm dương Ngũ hành: Nam phương hỏa, màu đỏ; Tây phương thủy, màu đen; Đông phương mộc, màu xanh; Trung ương (chính giữa) thổ, màu vàng.
Trung ương thế hệ 5 đại diện là Tập Cận Bình, hiện giờ vẫn chưa biết được là “sắc” gì “đoàn” gì, nhưng theo bảng sắp xếp ngũ sắc, thì hiện tại chỉ còn lại 1 màu: màu vàng.
Về màu vàng này có thể có 2 cách giải thích: Một là giải thích “màu vàng” theo truyền thống: Thi hành nhân chính, trường trị cửu an; hai là giải thích “màu vàng” theo hiện đại: Hoàng đổ độc [ii]. Hà khứ hà tòng, quân tử tư chi.
Nếu như có thể “thi hành nhân chính, trường trị cửu an” được, thì Trung ương này sẽ thủ tiêu được 4 Trung ương còn lại, sẽ được coi là Trung ương chân chính. Còn nếu không, thì “Ngũ hồ loạn Hoa” thời cổ đại chắc hẳn sẽ tái hiện lại trong cương vực ngày nay bằng bọn nô tài Hồ nhân, Mác-Lê. Mà cơ chế khởi động của Trung ương ấy chính là “tiến trình dân chủ hóa trong Đảng” đang ngày càng lớn mạnh.
[i] Nguyên văn: “Trị ngoại pháp quyền”.
[ii]
Nguyên văn chữ Hán: 黄赌毒. “Hoàng” là dâm dục; “đổ” là cờ bạc; “độc” là
buôn bán và nghiện hút các thứ độc hại. Ở Trung Quốc, “hoàng đổ độc” là
những hoạt động bị pháp luật nghiêm cấm, là những đối tượng bị chính
phủ đánh chủ yếu.
Nguồn: Boxun
Bản tiếng Việt © BS2012
Nguồn: Boxun
Bản tiếng Việt © BS2012
1411. Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn
Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn
Thụy My23-11-2012
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho phát hành loại hộ chiếu điện tử mới, trong đó có in bản đồ có hình lưỡi bò, biểu thị yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Ấn Độ đã nhanh chóng lên tiếng phản đối với các mức độ khác nhau.
Về phía người dân Việt Nam, thủ đoạn mới của Trung Quốc cũng đã làm cho dư luận hết sức xôn xao. Vừa trở về từ Ấn Độ và Nepal hôm nay 23/11/2012, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này, với tư cách một công dân Việt.
RFI : Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Thưa ông, ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động Trung Quốc in bản đồ có hình lưỡi bò lên hộ chiếu ?
Ông Nguyễn Văn Mỹ : Tôi vừa đi công tác ở Ấn Độ và Népal, nên chỉ mới nắm thông tin một cách tổng quát thôi. Nhưng điều đó thì bản thân tôi không hề ngạc nhiên, chỉ có điều họ đưa ra như vậy là rất sớm. Tức là chuyện đó trước sau gì cũng làm thôi. Mà phải chăng đây là cái món quà đầu tiên ra mắt thế giới của Tập Cận Bình.
Tại sao tôi không ngạc nhiên ? Bởi vì thật ra tham vọng của Trung Quốc thể hiện rẩt là rõ. Một mặt thì họ nói rằng họ không gây chiến, họ hết sức ôn hòa và tôn trọng các nước khác ; mà họ luôn luôn làm ngược lại. Tức là trong khi những tranh chấp đó chưa hề được giải quyết thì họ đơn phương tuyên bố là cái đó của họ. Mà điều này là trái với thông lệ ngoại giao, thể hiện tinh thần nước lớn. Người Việt mình dùng cái từ là « cả vú lấp miệng em » đó. Cái này gần như là bản chất của Trung Quốc.
Tháng trước tôi vừa đi Quảng Châu và Hải Nam về. Thì phải nói rằng là Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế cũng như quản lý. Nhưng mà bên cạnh đó thì cũng đó những điều mà người nước ngoài họ rất là khó chịu.
Cái tinh thần bài Nhật, được hiểu ngầm gần như được sự hậu thuẫn của chính quyền, rất là quyết liệt. Hướng dẫn viên địa phương khuyến cáo chúng tôi không nên vào các nhà hàng Nhật để ăn, không vào các cửa hàng của Nhật để mua bán, bởi vì có thể bị hiểu lầm là người Nhật, và có thể bị hành hung. Một cái đất nước nếu mà có tinh thần tôn trọng nhau thì không thể giải quyết bằng cái kiểu đó được !
Việc thứ hai, tại sao tôi bảo là không ngạc nhiên. Bởi vì chúng tôi đi làm việc, khi vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc thì thấy một điều rất là rõ. Sau lưng bàn làm việc của nhân viên họ, và đặc biệt lãnh đạo của họ, luôn luôn có cái bản đồ hình lưỡi bò to đùng ! Và trên tất cả các tài liệu do họ phát hành, từ du lịch cho tới kinh tế…luôn luôn có hình lưỡi bò.
Họ kêu gọi đàm phán nhưng bản thân họ không thèm đàm phán, họ xem như cái đó đương nhiên là của họ rồi. Và tôi cho rằng đó là thái độ thách thức không chỉ Việt Nam, mà thách thức cả thế giới, khó mà chấp nhận được.
Trung Quốc có rất nhiều mặt mạnh, và thật ra nếu họ ôn hòa, thật lòng tôn trọng các nước khác một chút, thì họ có thể làm bá chủ thế giới, thay vì cái thái độ mà mình gọi là hung hăng, hiếu chiến hiện nay. Thái độ của họ rất thiếu tôn trọng các nước khác, kể cả những nước láng giềng có bề dày truyền thống hữu nghị như Việt Nam thì họ cũng chẳng thèm tôn trọng.
Cho nên đó là thách thức của cả thế giới. Và Trung Quốc họ làm là có ý đồ rõ ràng, bài bản từ đầu tới cuối. Một cái chiến lược có thể nói là trong vòng bao nhiêu năm, chứ không phải là làm một cách tự phát, theo nhiệm kỳ hoặc là theo một cá nhân nào đó.
RFI : Như vậy theo ông Việt Nam phải đối phó như thế nào ?
Trong những năm kháng chiến chống Pháp trước đây, Hồ Chí Minh có nói một ý rất hay, là « Chúng ta càng nhu nhược thì kẻ thù càng lấn tới ». Hiện nay mình chưa nói Trung Quốc là kẻ thù, nhưng rõ ràng trong quan hệ đối ngoại song phương cũng vậy. Mình càng nhu nhược thì đối phương họ càng lấn tới. Và cha ông mình cũng thường nói là « Mềm nắm, rắn buông ».
Thì tôi nghĩ rằng có lẽ đã đến lúc mình phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Bởi vì mình là người đụng chạm trực tiếp nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất, chứ còn các nước khác không bị trực tiếp như mình. Cho nên coi như mình là nạn nhân đi, mà mình không lên tiếng mạnh mẽ, mình phản ứng một cách yếu ớt, hoặc là chấp nhận chuyện đó là bình thường, thì khó mà đòi hỏi thế giới, bạn bè đồng tình ủng hộ mình. Và nhân dân sẽ trách Nhà nước là tại sao những việc như thế mà chúng ta lại không có cách gì hành xử.
Thật ra mình làm cái này không phải chỉ cho mình không thôi, mà cả cho những nước đang bị Trung Quốc o ép, cho cả bạn bè thế giới, và thậm chí giúp đỡ nhân dân Trung Quốc. Bởi vì suy nghĩ thật lòng, tôi cũng có qua Trung Quốc, có tiếp xúc thì không phải là người Trung Quốc nào cũng nghĩ như thế đâu. Họ cũng muốn hòa bình, hữu nghị anh em. Nếu càng sa vào những tranh chấp quyết liệt như thế, thì tất cả đều bị thiệt hại. Và điều đó là mình cũng giúp cho nhân dân Trung Quốc tránh khỏi những chuyện bị đầu độc, bị nhồi nhét những điều không có thực của lịch sử.
RFI : Về mặt cụ thể, không biết lượng khách du lịch Trung Quốc mỗi năm vào Việt Nam là bao nhiêu, chẳng lẽ không cho họ vào ? Còn nếu cho thì coi như mặc nhiên chấp nhận bản đồ hình lưỡi bò của họ, có phải không thưa ông?
Cái đó thì vì mình không phải là Nhà nước, mình chỉ có ý kiến thôi. Còn Nhà nước chắc họ cũng có những phương án đối phó, chưa biết là thế nào, và dựa trên cơ sở nào thôi. Nhưng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay đông nhất là đường bộ, đi qua ngõ các cửa khẩu bằng giấy thông hành. Và lượng khách này thật ra là khách đi chơi qua Việt Nam, thì không phải là khách quan trọng đâu.
Lượng khách đi bằng đường hàng không qua Việt Nam cũng không phải là nguồn khách lớn tới mức mà chúng ta sợ bị ảnh hưởng, và chi tiêu của họ cũng không phải là nhiều. Khách Trung Quốc đi đến đâu thì ồn ào, và xin lỗi là, khách châu Âu họ cũng ngại, họ tránh ra. Thậm chí giả sử khách Trung Quốc mà có đông tới mức có thể áp đảo chăng nữa, thì cũng không phải vì cái chuyện đó mà chúng ta có thể bán rẻ chủ quyền lãnh thổ, cũng như uy tín của cả đất nước.
Cho nên theo tôi, mình không phải là Nhà nước, thì mình không thể đề ra chủ trương, nhưng nếu với tư cách công dân thì mình có quyền kiến nghị. Còn nghe hay không là chuyện quản lý của Nhà nước, đó là chuyện khác nữa. Tổ tiên mình đã dạy rồi, mềm nắm rắn buông. Khi có tranh chấp thì chúng ta mềm mỏng, kiên nhẫn nhưng mà không nhu nhược. Và chúng ta càng nhún nhường thì có khi đối thủ lại càng lấn tới – đây là quy luật của cuộc sống rồi, và nó chỉ bất lợi cho mình thôi.
Bản thân tôi trước hết với tư cách công dân, tôi nghĩ rằng có mấy biện pháp mình có thể thực hiện. Một là, việc đầu tiên về phía Nhà nước, mình sẽ gởi công hàm phản đối – chuyện đó là đương nhiên rồi – và thông báo lộ trình cho họ. Nếu trong vòng bao lâu mà anh vẫn sử dụng cái hộ chiếu đó, thì tôi sẽ không cấp nhập cảnh cho anh. Cái thứ hai, trong lúc chờ thay đổi hộ chiếu, mình có thể sẽ thu hồi cái hộ chiếu đó không cho sử dụng, cấp tạm cho một cái giấy thông hành gì đó, rồi về mình trả lại.
Tôi nghĩ rằng từ chối khách Trung Quốc cũng không có gì ghê gớm cả. Chính cái thái độ hung hăng của Trung Quốc đã làm cho một lượng khách du lịch Việt Nam cũng không muốn đi Trung Quốc. Người Trung Quốc tự làm cô lập mình – mất một lượng khách khá lớn đến Trung Quốc, mất một lượng bạn bè lâu nay có tình cảm với nhân dân Trung Quốc, qua những thành tựu mà họ đạt được về quản lý, về kinh tế…
Mất một lượng khách khá lớn từ Việt Nam và từ các nước có mâu thuẫn trực tiếp, với lại cả những người bình thường nữa. Bây giờ làn sóng không thích người Trung Quốc không phải chỉ có ở Việt Nam và Đông Nam Á không đâu, mà nó lan ra cả châu Phi ! Cả châu Âu, cả Mỹ. Thì cái đó lợi bất cập hại.
Cho nên tôi nhắc lại là đã đến lúc mình cần có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát hơn, để khẳng định chủ quyền. Chúng ta không hung hăng, mình hết sức là kiên nhẫn, nhưng không có nghĩa là bạc nhược. Anh nói một đằng làm một nẻo thì dù tôi là nước nhỏ hơn, nhưng mà về mặt pháp luật tôi bình đẳng. Sau lưng Việt Nam có cả nhân dân thế giới nữa mà. Ở cái thời đại hiện nay, không phải như hồi xưa mà muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.
RFI : Tóm lại là theo ông, chính quyền Việt Nam cần có thái độ dứt khoát và căn cơ hơn ?
Đã đến lúc mà chúng ta, về phía Nhà nước, cũng cần phải có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc giáo dục. Đền Preah Vihear tranh chấp với Thái Lan, thì tôi đi qua Campuchia tôi thấy tất cả trên toàn lãnh thổ Campuchia họ trương một cái pa-nô « Preah Vihear là của chúng ta ! ». Thì tại sao mình không dám trương một cái bảng to đùng « Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam » trên khắp cả nước Việt Nam ?
Mình có chứng minh lịch sử, thì tại sao Trung Quốc họ làm như thế mà mình không làm ngược lại cho nhân dân mình biết cái chuyện đó là chuyện không đúng. Và không chỉ làm với nhân dân trong nước mà còn với nhân dân thế giới biết rằng, chuyện đó là người Trung Quốc sai. Chứ không thể bây giờ Trung Quốc muốn làm gì thì làm, còn ta thì cứ im lặng. Im lặng ở đây không phải là vàng nữa, mà có nghĩa sẽ là bùn !
Với tư cách công dân thì tôi muốn là có thái độ mạnh mẽ, dứt khoát hơn, chứ không thể làm theo kiểu đối phó hiện nay. Từ trong tài liệu sách giáo khoa, trong các văn bản gởi ra nước ngoài, tất cả mọi cái…nếu Trung Quốc họ không đưa vào, ta tranh chấp thì ta tôn trọng. Nhưng vì Trung Quốc đã làm như thế bao nhiêu năm nay rồi.
Thậm chí tôi nhớ là trong một lần vào Việt Nam để giới thiệu chương trình du lịch Trung Quốc tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh, thì người Trung Quốc đưa ngay tài liệu có đường lưỡi bò vào trong đó luôn. Không ai để ý, nhưng tới lúc về nhà mình mở tài liệu ra mới hết hồn. Thì phải nói là họ ngang ngược không còn chỗ nào mà nói nữa cả !
Nhân dân Việt Nam sẽ có những phán xét đối với những chính sách của Nhà nước trong việc đối phó. Mà đừng hy vọng rằng Trung Quốc thay đổi. Rất khó, cực kỳ khó !
Hồi nãy tôi có nói mình sẽ thông báo cho họ một thời hạn để họ thay đổi. Đó là về mặt pháp lý mình phải làm cho đúng thủ tục, chứ không phải đùng một cái mình ngưng không cho người ta vô, và để người ta không trách mình sau đó. Chúng tôi đã có thời hạn cho anh rồi, mà anh vẫn khăng khăng như thế thì thôi.
Anh vô nhà tôi mà anh lại bảo là nhà của anh thì ai mà chấp nhận. Ai mà lại đi tiếp một cái người, mà xin lỗi, phải dùng cái từ hơi nặng là, ai mà đi tiếp kẻ cướp bao giờ !
RFI : Xin rất cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.
Nguồn: RFI – Việt ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét