Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Vì sao công an thành đại họa của dân?

Thi thể của cụ Hà Thị Nhung 76 tuổi, quê ở Thanh Hóa.
22.11.2012 -VOA
Sáng thứ hai 12/11/2012, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ngay trước trụ sở Phủ thủ tướng, một số bà con dân oan từ Bình Dương và Thanh Hóa tụ tập đưa kiến nghị và đơn kiện nhân cuộc họp Quốc hội đang diễn ra. Một lực lượng công an hùng hậu đã được huy động đến đàn áp. Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó. Cụ Lê Hiền Đức, một nhà giáo nổi tiếng liêm khiết và bênh vực dân oan, từng được giải thưởng quốc tế về «chống tham nhũng, lành mạnh hóa xã hội», cũng có mặt ngay sau đó và lên tiếng nói rõ trường hợp giết người của nhóm công an trước cơ quan chính phủ và cơ quan Trung ương đảng CS ngay sát đó. Cụ Hà Thị Nhung vốn là cán bộ, từng được thưởng huân chương Kháng chiến hạng hai, bị bọn cường hào CS điạ phương hiếp đáp, tịch thu sổ lương hưu, nhiều lần khiếu nại suốt 3 năm nay vẫn không được giải quyết. Lần này cụ đấu tranh quyết liệt khi được tin kỳ họp Quốc hội lần này tỏ rỏ ý chí chống tham nhũng. Không ai ngờ cụ đã bỏ mình mang theo nỗi hờn căm và oan khiên chồng chất. do hành động côn đồ của những người tự gọi là «Công an Nhân dân ».
Trước xã hội, trong mấy năm gần đây, lực lượng công an từ thoái hóa, suy đồi đã trở nên tận cùng đồi bại và hung dữ, trở nên một tai họa kiêu binh lớn cho lương dân. Tham quan ô lại và công an hung bạo là 2 thế lực đen tối câu kết với nhau trong một chế độ « hèn với giặc, ác với dân » ngày càng tàn phá tan nát xã hội Việt Nam, trở thành 2 tai họa quốc gia. Đây là một nhận định phổ biến, chính xác và sâu sắc của hầu như toàn xã hội hiện nay.
Cuộc phê bình và tự phê bình của Bộ Chính trị và Ban Bí thư đảng CS vừa qua lẽ ra phải nêu rõ tình hình cực kỳ ngiêm trọng trên đây để giải quyết tận gốc, cuối cùng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, khi không trừng phạt, không thi hành kỷ luật một ai, xí xóa cho nhau mọi tội lỗi cũ trong cuộc họp của đảng, sau đó ép Quốc hội phải tuân theo, theo kiểu hòa cả làng.
Tại Quốc hội có 2 đại biểu Đỗ Văn Đương và Võ Thị Nhung hùa theo ý của lãnh đạo, đề ra «sáng kiến» tối om là cán bộ các cấp sẽ cùng nhau long trọng «tuyên hứa» – như là tuyên thệ – từ nay trở đi xin chừa, thôi, tuyệt nhiên không ăn bẩn nữa, làm cho công luận bật cười và nổi giận.
Ai cũng biết chống tham nhũng không thể đơn thuần dựa vào lời thề, lời hứa suông, như dân gian từng nói «thề như cá trê chui ống», «hứa xong rồi lại nuốt lời như chơi». Kinh nghiêm Đông Tây, kim cổ đều cho biết lương tâm, đạo đức của con người phải kèm theo luật pháp và kỷ luật, tự giác phải được kèm theo răn đe, cưỡng chế. Chính ông tổ lý luận CS là Karl Marx chỉ ra bản chất tham lam của con người, rằng được lợi nhuận 20% là nó phấn chấn, lợi nhuận 50% là nó hăng hái, lợi nhuận 100% là nó liều lĩnh dù có thể bị tù đầy, lợi nhuận hơn 100% thì dù có thể lên máy chém nó cũng lao vào vơ vét. Càng giàu càng tham.
Công an là tai họa của dân, đó là kết luận của chính một số sỹ quan trẻ trong Bộ Công an mới đây, khi anh em tố cáo đại tướng Bộ trưởng Lê Hồng Anh, được anh em trong Bộ Công an gọi là ông Út Heo, Út Tạ, Út Hề hề, rất tự mãn do một ngày nhảy từ dân thường lên đại tướng, không một ngày luyện tập, không một buổi học hành chuyên môn, suốt 2 khóa ủy viên Bộ Chính trị, 2 khóa Quốc hội, im thin thít, không phát biểu một lần nào, không hề có ý kiến về bất cứ vấn đề gì. Chỉ biết hề hề, ăn ngon, ngủ kỹ, chuyên xem phim chưởng rồi nghe vọng cổ thâu đêm. Ông chuyên ưa thích lễ lạc, trao huân chương, phong cấp cho cấp dưới, còn những chuyện tày trời như công an giết chết người qua tra tấn hỏi cung, công an chửi bới đạp giày vào mặt dân thì ông hoàn toàn làm ngơ.
Nhưng ông Lê Hồng Anh đã không những không bị kỷ luật, còn được đưa lên làm ủy viên thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng. Quá trình suy thoái của nhóm kiêu binh tham ô này vẫn được người kế nhiệm ông là tướng Trần Đại Quang thúc đẩy, khi ông này bị tố cáo khai man bằng thi, khai man 3 năm tuổi. Do đó mà việc đánh dân, chửi dân, giết dân, móc túi dân của đoàn quân «anh hùng Núp  kết hợp với xã hội đen vẫn cứ diễn ra tàn bạo, liều lĩnh hơn.
Vụ giết người ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng dù có được đưa ra tòa án thì cũng lại chỉ là trò hề. Vì chánh án toà án tối cao vẫn là ông tướng công an Trương Hòa Bình, người đóng vai trung tâm đạo diễn các vụ án lớn, khi viên công an Vũ Văn Ninh giết ông Trịnh Xuân Tùng, cha cô Trịnh Kim Tiến, chỉ bị tù 4 năm, còn nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị tù đến 6 năm chỉ vì những bản nhạc và lời ca yêu nước. Và rồi các viên công an sát nhân sẽ được bí mật ra tù rất sớm.
Ông đương kim thủ tướng cũng từng là thứ trưởng Bộ Công an và nhiều chủ tịch tỉnh hiện cũng là tướng công an. Chế độ độc đảng cũng là chế độ công an trị.
Những bầy sâu trong ngành công an đang là đại họa của dân. Vụ giết bà cụ 76 tuổi Hà Thị Nhung đang là một dẫn chứng nóng hổi. Các ông bà nghị đang họp có ai đặt ra vấn đề này để giải quyết tận gốc hay không? Đại họa này chính do một số sỹ quan trẻ – Công an là Bạn Dân – ở ngay Bộ Công an và các tổng cục trong bộ lên tiếng cảnh báo.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Biển Đông: “Quốc hội họp kín nhưng cử tri hỏi thì sẽ trả lời”


SGTT.VN – Tại buổi họp báo chiều 23.11 để công bố kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng việc Quốc hội họp kín về tình hình Biển Đông vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và điều này là bình thường, đúng quy định.

Theo chương trình nghị sự thì vào chiều 22.11 Quốc hội họp kín để nghe báo cáo tình hình Biển Đông, vậy việc họp kín là thực hiện theo thủ tục nào: theo đề nghị của Chủ tọa, đề nghị của Chính phủ hay theo ý kiến của quá nửa số ĐBQH?

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Quốc hội họp kín chiều qua về Biển Đông là điều rất bình thường, không phải chỉ ở Việt Nam, Quốc hội mới họp kín mà trên thế giới, Nghị viện các nước cũng thế khi có nhu cầu. Cụ thể, lý do của phiên họp kín chiều qua là do trước khi báo cáo dự thảo chương trình kì họp phát đi để chúng tôi tiếp thu ý kiến đại biểu thì có đề nghị báo cáo tình hình Biển Đông. Tiếp thu ý kiến đại biểu thì chúng tôi tổ chức báo cáo để ĐBQH nghe nên việc này là đúng theo quy định.
Sau họp kín các vấn đề mà được đông đảo nhân dân quan tâm thì Quốc hội có nên có thông điệp tới cử tri, tới đây khi tiếp xúc cử tri nếu cử tri hỏi Quốc hội nghe và bàn thế nào về tình hình Biển Đông thì ông sẽ nói gì?
Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì mình sẽ trả lời.
Trong khi Quốc hội thảo luận dự thảo luật Đất đai sửa đổi thì dân Văn Giang có gửi thư đề nghị Quốc hội và ĐBQH về tiếp thu ý kiến, lắng nghe nhưng không có ĐBQH nào về, điều này khiến có ý nói trách nhiệm đại biểu với cử tri như vậy là cần phải bàn, ông bình luận gì?
Ở mỗi tỉnh đều đã có đoàn ĐBQH, trách nhiệm của đoàn đó, ĐBQH đoàn đó khi tiếp xúc đã phản ánh đầy đủ ý kiến của dân bức xúc. Trong báo cáo của chủ tịch Mặt trần tổ quốc về tổng hợp kiến nghị cử tri đã đề cập vấn đề này, trong đó yêu cầu Chính phủ tập trung giải quyết vấn đề đất đai; Trong 528 vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài thì đã giao Tổng thanh tra Chính phủ, bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm giải quyết và Văn Giang là một trong nội dung đó, dù đã được giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyết xong. Tại phiên chất vấn kỳ họp rồi cũng có nội dung này và tiếp tục yêu cầu cần được tiếp tục giải quyết những tồn tại.
Truyền hình có phản ảnh một cảnh rất đáng buồn là trong khi một đại biểu phát về một dự án luật, tại hội trường thì nhiều hàng ghế bị bỏ trống. Vậy có cơ chế nào trong nội bộ kì họp để cho ĐB tham dự hay vắng mặt?
Trong tất cả nội quy kì họp, luật Tổ chức Quốc hội không quy định ĐBQH nghỉ thế nào. ĐBQH thay mặt cho cử tri thì phải hoàn thành nhiệm vụ. Có ĐBQH có việc đặc biệt, hoặc ốm đau thì phải nghỉ. Hơn nữa, Quốc hội chúng ta có từ 60-70% là đại biểu kiêm nhiệm nên có những việc cần phải giải quyết. Khi xin nghỉ thì đã có đơn báo cáo trưởng đoàn, trưởng đoàn báo cáo với Chủ tịch Quốc hội.
Chí Hiếu (ghi)

1407. Ngộp trong núi nợ!

“Những khoản nợ lớn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là đáng báo động. Rất mong Quốc hội sớm có nghị quyết cần thiết để cải cách thể chế quản lý về tập đoàn, tổng công ty để không thể trường diễn mãi tấn bi hài kịch quá đắt giá này”.
Người lao động

Ngộp trong “núi” nợ!

Thứ Năm, 22/11/2012 21:39
TS Lê Đăng Doanh
Khoản nợ rất lớn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đặt ra hàng loạt câu hỏi nghiêm túc về trách nhiệm giải trình, quy chế công khai minh bạch, trách nhiệm quản lý vốn của chủ sở hữu, quy chế bổ nhiệm…
Báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ ngày 16-11-2012 trình Quốc hội về tình hình làm ăn của các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) Nhà nước cho thấy tình trạng tài chính không mấy khả quan, đang “ôm” một “núi” nợ phải trả rất lớn.
.
Báo cáo cho biết: “Năm 2011, tổng số nợ phải trả của TĐ, TCT là 1.292.400 tỉ đồng, tăng 18,9% so với năm 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Xét từng TĐ, TCT, có 30 TĐ, TCT tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 8 TĐ, TCT trên 10 lần.
Cơ cấu nợ phải trả của các TĐ như sau:
Điều có thể dễ dàng nhận thấy là tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, có 8 TĐ, TCT có hệ số trên 10 lần. Trong khi đó, tình trạng lỗ của các TĐ, TCT rất đáng lo ngại. Báo cáo cho biết: “Lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 TĐ, TCT đến ngày 31-12-2011 là 48.988 tỉ đồng, trong đó lớn nhất là TĐ Điện lực Việt Nam số lỗ lũy kế là 38.104 tỉ đồng (lỗ do sản xuất kinh doanh điện 11.437 tỉ đồng; lỗ do chênh lệch tỉ giá 26.667 tỉ đồng); TCT Hàng hải Việt Nam 5.738 tỉ đồng; TĐ Xăng dầu Việt Nam 2.390 tỉ đồng; TCT Xăng dầu Quân đội 566 tỉ đồng; TĐ Sông Đà 625 tỉ đồng; TCT Dâu tằm tơ 321 tỉ đồng; TCT Cà phê Việt Nam 209 tỉ đồng; TCT Trường Sơn 66 tỉ đồng; TCT Xây dựng đường thủy 871 tỉ đồng; TCT Xây dựng Công trình Giao thông 1: 35 tỉ đồng; TCT Chè Việt Nam 27 tỉ đồng; TCT Xây dựng Công trình Giao thông 6: 27 tỉ đồng; TCT Văn hóa Sài Gòn 3,4 tỉ đồng…”.
Cơ cấu nợ trong nợ phải trả (Số liệu báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty năm 2011)
Tình hình nợ cao và lỗ lũy kế như vậy rõ ràng là không bình thường, khả năng hoàn trả vốn và lãi hoàn toàn không khả quan. Trong một công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, chắc chắn các chủ sở hữu sẽ không thể chấp nhận tình trạng tài chính nguy kịch như vậy và đòi hỏi phải có thay đổi.
Thứ nhất, ai đã phê duyệt cho các TĐ, TCT vay số vốn khổng lồ đó từ các ngân hàng của Nhà nước, đã bảo lãnh cho các TĐ vay nước ngoài trong khi tình trạng nợ nần và lỗ lũy kế cao như vậy? Lý trí và hiểu biết bình thường của kinh tế thị trường không thể chấp nhận các khoản tín dụng như thế vì khả năng sinh lời và hoàn trả quá thấp. Động cơ nào đã thúc đẩy các phi vụ tín dụng bất bình thường này?
Thứ hai, vay rồi thì đầu tư vào đâu và hiệu quả thế nào? Báo cáo cho thấy đã có không ít vốn được đầu tư ra ngoài ngành, vào những lĩnh vực có rủi ro cao. “Tính đến ngày 31-12-2011, các công ty mẹ đã đầu tư vào các lĩnh vực: Chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản là 23.744 tỉ đồng, tăng 3.056 tỉ đồng (15%) so với năm 2010” – trích báo cáo. Báo cáo không cho biết hiệu quả đầu tư của các TĐ ra sao nhưng từ các nghiên cứu khác chúng ta biết hiệu quả đầu tư rất thấp, các TĐ thường cần gấp hai, ba lần tiền vốn đầu tư để tạo ra một sản phẩm đầu ra so với kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Như vậy, trách nhiệm chủ sở hữu Nhà nước về hiệu quả sử dụng đồng vốn đó đến đâu? Có ai chịu trách nhiệm về những đầu tư của Vinashin và Vinalines hay không? Người dân đặt câu hỏi không có “Vina-cho” thì làm gì có được “Vina-xin” và “Vina-chia” là ai, ở đâu vậy…! Lợi ích nhóm là những ai và ở đâu?
Rõ ràng là “núi” nợ của các TĐ, TCT Nhà nước đang đặt ra những vấn đề rất nghiêm túc về trách nhiệm giải trình, quy chế công khai minh bạch, trách nhiệm quản lý vốn của chủ sở hữu, quy chế bổ nhiệm cán bộ của TĐ và TCT. Trên thế giới, lãnh đạo TĐ, TCT được bổ nhiệm có thời hạn theo hợp đồng trách nhiệm, trong đó người được bổ nhiệm cam kết phải đạt được những kết quả gì của TĐ, TCT.
Chẳng hạn, sau khi ông Phạm Thanh Bình bị bắt giam thì ông Trần Quang Vũ được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vinashin, 3 tuần sau ông Trần Quang Vũ… cũng bị bắt. Chắc chắn, đây không phải là ưu điểm trong chính sách cán bộ lãnh đạo các TĐ và cần phải rút kinh nghiệm nghiêm túc.
.
Những khoản nợ lớn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là đáng báo động. Rất mong Quốc hội sớm có nghị quyết cần thiết để cải cách thể chế quản lý về tập đoàn, tổng công ty để không thể trường diễn mãi tấn bi hài kịch quá đắt giá này.
L.Đ.D.

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ

 BBC
Ấn Độ và Đài Loan vừa lên tiếng phản đối, tuy mỗi bên ở một góc độ khác, trước hành động của Trung Quốc cho in bản đồ về lãnh thổ và lãnh hải vào hộ chiếu của công dân họ.
Tin từ New Dehli 22/11/2012 cho hay chính phủ Ấn Độ không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình.
Chính quyền Ấn Độ cũng là nước mới nhất có ngay hành động đáp trả.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức cho biết họ phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa.
‘Cuộc chiến hộ chiếu’
Hiện chưa rõ ‘chiến tranh hộ chiếu’ này sẽ đi đến đâu vì trước đây, Trung Quốc từng gây ra tranh cãi ngoại giao sau khi chỉ cấp thị thực đính kèm, không phải loại tem dán vào hộ chiếu, cho công dân Ấn sống tại Jammu và vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Bắc Kinh lấy lý do đây là “các vùng lãnh thổ tranh chấp” dù đây là tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nước đồng minh của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng bác hồ sơ xin visa của công dân Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh, viện cớ đó chính là “lãnh thổ Trung Quốc”.
Các hãng thông tấn ghi nhận sự ngạc nhiên về vụ “tranh chấp lãnh thổ” qua hộ chiếu bùng trở lại giữa Ân Độ và Trung Quốc.
Động thái của Bắc Kinh xảy ra không lâu ngay sau khi Thủ tướng sắp từ nhiệm Ôn Gia Bảo của Trung Quốc và người tương nhiệm Ấn Độ, Manmohan Singh vừa bàn với nhau tại Campuchia bên lề Hội nghị của ASEAN về cách khắc phục mâu thuẫn biên giới.
Còn từ Đài Loan, cả Quốc Dân Đảng cầm quyền và phe đối lập gọi chuyện Trung Quốc cấp hộ chiếu cho dân chúng của họ với bản đồ ôm trọn Đài Loan, quốc gia trên thực tế không lệ thuộc chính trị vào Bắc Kinh, là “hành động khiêu khích, phi thực tế”, theo hãng tin AP hôm nay 23/11.
 
Hộ chiếu loại mới của TQ có từ tháng 5 nhưng tin về ‘bản đồ lưỡi bò’ vừa mới được công bố=>

Từ xưa tới nay, Đài Loan chưa bao giờ công nhận hộ chiếu Trung Quốc và công dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn sang Đài Loan phải xin một loại giấy thông hành riêng.
Tuy Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và Trung Hoa cộng sản đều tuyên bố chủ quyền trên cả nước Trung Quốc và vùng Biển Đông, hành động mới nhất của phía Bắc Kinh khiến chính phủ ở Đài Bắc lên tiếng nói họ “không thể nào chấp nhận thứ bản đồ đó”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc in bản đồ nước họ loại mới trong hộ chiếu điện tử (e-passport) từ tháng 5 năm nay “không nhắm vào nước nào cụ thể”.
Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc, đòi chủ quyền chiếm gần trọn Biển Đông.
Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam dự kiến có cuộc họp vào ngày 12/12 tới để bàn về Biển Đông và vai trò của Trung Quốc.

Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc

Trang trong cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình "lưỡi bò" (hay đường 9 đoạn), thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông
Trang trong cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình “lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn), thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông    REUTERS/Stringer
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan) phản đối chính quyền Hoa lục cấp hộ chiếu mới, trên đó hai danh lam thắng cảnh của Đài Loan được ghi là của Trung Quốc. Hộ chiếu mới của Trung Quốc với biểu thị yêu sách tại biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam lên án, và đang bị Ấn Độ trả đũa.
Hôm nay 23/11/2012, tại Đài Bắc, Tổng thống Mã Anh Cửu lên án Trung Quốc « đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa hai bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được ». Đây là phản ứng của Đài Loan về thủ đoạn mới của Trung Quốc trong chiến lược lấn chiếm lãnh thổ của các lân bang.
Từ hôm qua, hộ chiếu mới của Trung Quốc với đường « lưỡi bò » chiếm lĩnh 80% biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam phản đối. Ở vùng biển Hoa Đông, hộ chiếu Trung Quốc ghi hai thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan gồm Nhật Nguyệt đàm (hồ Thanh Thủy) và Thanh Thủy nhai (núi Thanh Thủy) như là hai địa danh của Trung Quốc. Bên cạnh lời phản đối của Tổng thống Mã Anh Cửu, Cơ quan Hoa lục Sự vụ của Đài Loan nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là « một nước độc lập và có chủ quyền ».
Ấn Độ trả đũa Trung Quốc
Mưu thâm bá quyền của Trung Quốc đang gặp phản ứng tương xứng từ Ấn Độ. Theo đài truyền hình NDTV của Ấn Độ, một cuộc xung khắc mới về lãnh thổ đã nổ ra giữa hai cường quốc đông dân nhất địa cầu. Chính phủ New Delhi thông báo với công luận là Trung Quốc đang cấp phát hộ chiếu mới trên đó bang Arunachal Pradesh và một vùng lãnh thổ bang Kashmir (Akssai Chin) được ghi là của Trung Quốc.
Từ lâu nay, Trung Quốc đã miễn visa cho du khách hai bang Arunachal Pradesh và Sikkim với lập luận hai bang này là của Trung Quốc. Chính sách này bắt đầu thực hiện với dân chúng Ấn Độ ở hai bang Jammu và Kashmir với lý do tương tự.
Theo đài truyền hình Ấn NDTV thì chính phủ chưa phản đối chính thức. Trên thực tế thì Ấn Độ đang chuẩn bị trả đũa theo kiểu « ăn miếng trả miếng ». Người Trung Quốc sang thăm Ấn Độ với hộ chiếu bá quyền sẽ nhận ngay tại hải quan con dấu nhập cảnh có bản đồ khẳng định đường biên giới của Ấn Độ.

Biển Đông và ‘hành động nham hiểm’ của Bắc Kinh

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Jamil Anderlini ở Bắc Kinh Ben Bland ở Phnom Penh, Financial Times
Bắc Kinh đã in bản đồ bao gồm cả Biển Đông vào trong hộ chiếu mới nhất của nước họ, làm ít nhất một trong các nước láng giềng thêm giận dữ.

Việt Nam đã có gửi khiếu nại chính thức đến Bắc Kinh về vấn đề trên. “Phía Việt Nam đã lưu ý về vấn đề này và hai bên đang thảo luận, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả”, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết.
Các quốc gia khác đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Philippines, cũng quan ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng buộc các cán bộ di trú [Philippines] thừa nhận yêu sách của họ mỗi khi một công dân Trung Quốc trình visa nhập cảnh hoặc xuất cảnh với hộ chiếu mới.
Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hiện vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã làm lu mờ một loạt các sinh hoạt trong Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương tại Campuchia, trong đó có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Những bất hòa giữa các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu tập trung về việc làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng tỏ thái độ quyết đoán hơn.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích tại Biển Đông, bao gồm cả những lãnh thổ thuộc các nước láng giềng nhỏ hơn, và trong những năm gần đây Bắc Kinh đã gay gắt hơn trong việc khẳng định những tuyên bố trên.
Phía Trung Quốc đã in ‘đường chín đoạn’ vào trong bản đồ bao gồm toàn bộ diện tích ở Biển Đông, trong đó có cả các bờ biển thuộc chủ quyền Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và một phần nhỏ của Indonesia.
Diện tích đường chín đoạn được cho là có các lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng kết hợp các hòn đảo tự trị thuộc Đài Loan, nước mà Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố là lãnh thổ của họ.
Cho đến gần đây, hầu hết các chính quyền khu vực đã nhìn nhận đường chín đoạn và bắt đầu các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Trung Quốc đã cố ý làm suy yếu quan điểm của những nước khác bằng cách đưa CNOOC, một công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc, vào hoạt động trong vùng và kêu gọi các tập đoàn nước ngoài đến đấu thầu quyền thăm dò trong các lô gần bờ biển của Việt Nam mà Hà Nội đã đã cấp phép cho ExxonMobil của Mỹ và Gazprom của Nga.
Các sự kiện trên cộng với đường chín đoạn trong hộ chiếu đã làm cho nhiều nước trong khu vự quan ngại và nghi ngờ về sự thành thật của Trung Quốc trong việc đàm phán một thỏa thuận chung.
“Đây được xem như là một sự leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc cấp hàng triệu hộ chiếu mới và hộ chiếu người lớn có giá trị đến 10 năm”, một nhà ngoại giao cao cấp tại Bắc Kinh cho biết, và yêu cầu giấu tên bởi tính nhạy cảm của vấn đề. “Nếu Bắc Kinh sau này thay đổi quan điểm thì họ buộc phải thu hồi tất cả những hộ chiếu đó”.
Bộ An ninh Trung Quốc giám sát việc thiết kế và phát hành hộ chiếu mới tại nước này, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết và từ chối bình luận thêm. Cũng như bản đồ gây nhiều tranh cãi ở Biển Đông, hộ chiếu cũng bao gồm các hình ảnh danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc và hai điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.
“Bản đồ trong hộ chiếu Trung Quốc không nhằm vào bất kỳ cụ thể một quốc gia nào”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một văn bản gởi cho Financial Times hôm thứ Tư. “Trung Quốc sẵn sàng chủ động trao đổi với các nước có liên quan”.
Từ năm 2010, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các quan điểm gay gắt hơn về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản đang kiểm soát và quản lý quần đảo Senkaku, còn được gọi là Điếu Ngư ở Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản cũng rất quan tâm về bản đồ trong hộ chiếu mới của Trung Quốc nhưng quy mô của bản đồ quá nhỏ và những hòn đảo không hiện ra rõ nên Tokyo đã không nêu vấn đề này với phía Bắc Kinh, các nhà ngoại giao quen thuộc với vấn đề Nhật–Trung cho biết.
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát hành hộ chiếu mới cách đây khoảng năm tháng và đây cũng là lần đầu tiên họ cấp chip điện tử trong hộ chiếu.
“Tôi nghĩ rằng đó là một bước rất độc của Bắc Kinh trong số hàng ngàn các hành động nham hiểm khác”, ông Nguyễn Quang A, cựu cố vấn cho chính phủ Việt Nam cho biết. “Khi người dân Trung Quốc vào thăm Việt Nam, chúng tôi phải chấp nhận nó [bản đồ] và đóng dấu vào các hộ chiếu của họ. . . Tất cả mọi người trên thế giới cần phải lên tiếng chứ không chỉ nhân dân Việt Nam”.
Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, nói rằng bao gồm các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc trong hộ chiếu mới “có thể chứng minh chủ quyền quốc gia của chúng tôi nhưng nó cũng có thể làm rắc rối thêm vấn đề đang có [giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tuyên bố lãnh thổ trong Biển Đông"]. Giáo sư Shi nói rằng có khả năng rằng quyết định bao gồm bản đồ này đã được thực hiện ở cấp Bộ trưởng chứ không phải là ở cấp lãnh đạo ở trên.
Chính phủ Đài Loan nói với Financial Times rằng họ đã “thấy” hộ chiếu mới nhưng chưa nộp đơn khiếu nại chính thức với phía Bắc Kinh.
“Trung Quốc phải đối mặt với thực tế về sự tồn tại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nền tảng độc lập của chúng tôi”, người phụ trách về Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan cho biết. “Chúng ta nên đặt sang một bên những tranh chấp và đối mặt với thực tế và cùng nhau làm việc để hướng tới sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực eo biển Đài Loan”.
Gu Yu ở Bắc Kinh, Nguyễn Phương Linh ở Hà Nội và Sarah Mishkin ở Đài Loan đã bổ sung thêm một số chi tiết trong bài viết này.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/bien-dong-va-hanh-dong-nham-hiem-cua-bac-kinh/

7 dân phòng vác tuýp nước đánh 2 người đàn ông trung niên (Bên Tàu XHCN)

(GDVN) – Những bức ảnh chụp cảnh dân phòng hành hung tập thể đối với 2 người dân được tải lên mạng là hoàn toàn đúng sự thật.
Tờ Nhân Dân nhật báo bản điện tử ngày 23/11 đưa tin, gần đây một người dân đã tải lên mạng hình ảnh 7 dân phòng đi xe công vụ mang ống tuýp nước đánh đập dã man 2 người đàn ông trung niên khiến nhiều người dân Trung Quốc phẫn nộ.
7 dân phòng Trung Quốc đánh hội đồng 2 người đàn ông
Hôm nay 23/11 nhiều tờ báo Trung Quốc đưa tin, những bức ảnh chụp cảnh dân phòng hành hung tập thể đối với 2 người dân được tải lên mạng là hoàn toàn đúng sự thật.
Sự việc xảy ra tại khu kinh tế mới thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cách đây đã khá lâu, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 21/4/2011. Hồ Hải Bằng, đội trưởng đội  dân phòng Tây An khi đi tuần tra qua khu vực này đã yêu cầu 2 người đàn ông rời khỏi khu vực chân cầu vượt đường vành đai Bắc Tam, 2 người này không nghe và đã “chửi lại” Bằng.
Kéo cả xe công vụ biển xanh, mặc đồng phục hành hung người dân
Trong khi đó một quan chức quản lý lực lượng dân phòng Tây An cho hay, 2 người đàn ông này đã dùng gậy và tuýp nước chống trả lực lượng thi hành công vụ trước buộc họ phải ra tay, không phải 7 người dân phòng này đánh dân.
Chính quyền thành phố Tây An đã quyết định cách chức đội trưởng đội dân phòng thành phố của Hồ Hải Bằng và kiểm điểm trước toàn ngành, đồng thời hy vọng 2 người đàn ông bị đánh sớm liên hệ với họ để chính quyền công khai xin lỗi.
Hồng Thủy (Nhân Dân nhật báo)

Trung Quốc buộc phải xét lại chiến lược để duy trì ảnh hưởng ở Miến Điện

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa), tổng thống Miến Điện Thein Sein (trái) và Thủ tướng Lào and Laos' Prime Minister Thongsing Thammavong tại lễ khai trương Hội chợ Trung Quốc-ASEAN tại Quảng Tây, 21/09/2012. REUTERS/China Daily
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa), tổng thống Miến Điện Thein Sein (trái) và Thủ tướng Lào and Laos’ Prime Minister Thongsing Thammavong tại lễ khai trương Hội chợ Trung Quốc-ASEAN tại Quảng Tây, 21/09/2012. REUTERS/China Daily
Sau nhiều thập niên kềm giữ Miến Điện trong vòng ảnh hưởng của mình, Trung Quốc nay buộc phải thay đối chiến lược trong bối cảnh mà nước láng giềng này đang mở cửa chính trị và giang rộng vòng tay đón tiếp Hoa Kỳ.
Bây giờ không còn giống như thời mà Bắc Kinh, với tư cách hội viên thường trực Hội đồng Bảo an, có thể dùng quyền phủ quyết để tránh cho chính quyền quân sự Miến Điện bị Liên hiệp quốc trừng phạt. Cũng đã qua rồi thời kỳ mà phương Tây cấm mọi đầu tư và thương mại với quốc gia « bất hảo » này, để Trung Quốc tha hồ mua khí đốt Miến Điện và cung cấp đủ thứ hàng hoá cho thị trường này.
Vào tháng 03/2011, tập đoàn quân phiệt đã trao quyền lại cho một chính phủ « dân sự » bao gồm các cựu tướng lãnh. Từ đó cho đến nay, chính quyền dân sự này đã tiến hành rất nhiều cải tổ chính trị và kể từ nay, Miến Điện đã được coi như là một quốc gia bình thường, thể hiện qua chuyến viếng thăm lịch sử ngày 19/11 của ông Barack Obama, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đặt chân đến Rangun.
Cuộc « tấn công » ngoại giao của Mỹ dĩ nhiên đã gây khó chịu cho nhiều người ở Bắc Kinh. Tháng bảy vừa qua, ông Viện Bằng (Yuan Peng), thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc, đã viết rằng : « Hoa Kỳ sẽ sử dụng những phương tiện phi quân sự khác để làm chậm lại hoặc cản trở đà vươn dậy của Trung Quốc ». Ông Viện Bằng cáo buộc Washington phá vỡ mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Miến Điện, Bắc Triều Tiên và Pakistan.
Về phần giáo sư Trần Kỳ (Chen Qi), chyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, thì tin tưởng rằng quan hệ song phương Trung Quốc, Miến Điện sẽ không thể ngày một ngày hai bị xóa sạch. Nhưng theo vị giáo sư này, « nếu Miến Điện được quốc tế ủng hộ nhiều hơn, thì Trung Quốc phải tỏ ra khéo léo hơn về ngoại giao ».
Mất ảnh hưởng ngoại giao đồng nghĩa với mất quyền lợi kinh tế. Các doanh nghiệp Trung Quốc nay không còn nắm độc quyền thương mại ở Miến Điện, như họ đã từng làm mưa làm gió tại nước này trong suốt hơn hai thập niên dưới chế độ độc tài quân sự Rangun.
Các tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng bị những vố rất đau : Tháng 09/2011, tổng thống Thein Sein đã đình chỉ một công trình đập thủy điện, do Trung Quốc xây và sản lượng điện là dành cho Trung Quốc. Tổng thống Thein Sein cho biết ông ra quyết định nói trên sau khi « lắng nghe » ý nguyện của người dân, vì công luận Miến Điện lúc đó rất quan ngại về những tác hại của con đập nói trên. Hành động của tổng thống Miến Điện rõ ràng đã là một bước ngoặt, cho thấy nước này không còn nể sợ anh láng giềng khổng lồ Trung Quốc nữa.
Như nhận định của nhà nghiên cứu Josh Gordon, thuộc đại học Yale, trước đây Trung Quốc có quan hệ rất hữu hảo với chính quyền quân sự, nhưng không hề tiếp xúc với xã hội dân sự cũng như người dân Miến Điện bình thường. Nay bối cảnh đã thay đổi, Bắc Kinh buộc phải xét lại cách tiếp cận đối với Miến Điện, nhất là vì dân Miến Điện có tư tưởng bài ngoại rất mạnh, nếu không khéo, họ sẽ phản ứng mạnh hơn trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo phân tích của ông Gordon, có thể là các dự án cơ sở hạ tầng và các dự án quy mô khác của Trung Quốc sẽ bớt đi, do sẽ có nhiều nước khác nhảy vào Miến Điện. Nhưng còn lâu Hoa Kỳ mới có thể chiếm được thị trường này. Hàng tiêu dùng Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn ngập đất nước 60 triệu dân này trong một thời gian dài. Hệ thống phân phối ở Mandalay, thành phố lớn nhất của miền Trung Miến Điện, sẽ vẫn nằm dưới sự chi phối của các thương gia Trung Quốc.
Vấn đề là ngoài Hoa Kỳ, Bắc Kinh nay còn phải đối phó với mối đe dọa từ Nhật Bản. Tokyo nay đã tái lập viện trợ hào phóng cho Miến Điện và tham gia vào nhiều dự án công nghiệp lớn ở nước này. Chỉ có điều khác Mỹ là Nhật Bản không ồn ào, mà lặng lẽ từng bước củng cố vị thế của họ tại Miến Điện.

Trung Quốc và chiến lược bao vây kinh tế Bắc Triều Tiên

(Trích một phần của Bài viết,nói về Trung cộng “chuẩn bị sẵn” để thôn tính Bắc Hàn như Tây tạng….)
Cây cầu ở Dandong nối liền Trung Quốc với Bắc Triều Tiên.
Cây cầu ở Dandong nối liền Trung Quốc với Bắc Triều Tiên.
DR
Trang nhất các tờ báo lớn của Paris hôm này hầu hết dành để nói về thời sự chính trị của Pháp với cuộc chiến « huynh đệ tương tàn » trong hàng ngũ đảng đối lập cánh hữu UMP. Về thời sự quốc tế, cuộc đọ sức giữa 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu về dự thảo ngân sách châu Âu 2014-2020 tại Bruxelles, thỏa thuận ngưng bắn mong manh ở Gaza là hai chủ đề chiếm nhiều trang trên các tờ báo Pháp. Liên quan đến khu vực châu Á, chỉ có tờ Le Figaro chú ý đến chiến lược « bao vây » kinh tế Bắc Triều Tiên của Trung Quốc.
Trong bài báo mang tựa đề « Trung Quốc cập bến Bắc Triều Tiên » đặc phái viên báo Le Figaro, Sébastien Faletti từ Dandong, thành phố sát biên giới hai nước cho biết Bắc Kinh đã có hẳn một chiến lược để « nhảy vào » Bắc Triều Tiên một khi đất nước còn khép kín này bắt đầu mở cửa. Cách Dandong 10 cây số, những tòa cao ốc vô cùng hiện đại đã mọc lên như nấm. Cả một thành phố với khả năng đón đến 400.000 dân đã được dựng lên. Đó là một thành phố có cây xanh, có trường học, có dịch vụ ngân hàng, phòng tập thể dục … rất đầy đủ tiện nghi. Chính quyền địa phương và trung ương Trung Quốc đã âm thầm chi ra 3,7 tỉ euro để tài trợ công trình xây dựng khổng lồ này. Nhiều người đầu tư vào khu vực này, nhưng thực tế đây hãy còn là thành phố ma, chưa có mấy ai đến ở. Giới đầu tư chôn tiền vào đây để giữ chỗ trước đợi khi Dandong « cất cánh ».
Theo lời một trong những người phương Tây hiếm hoi đến định cư trong vùng, thì « Trung Quốc đang kín đáo chuẩn bị kiểm soát kinh tế Bắc Triều Tiên với mục tiêu trở thành một vùng trái độn giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc ». Lại cũng Trung Quốc đang xây cây cầu nối liền Dandong với thành phố Sinuiju để thay thế cho những hạ tầng cơ sở đã quá cũ kỹ nhưng đấy lại nơi 70 % hàng Trung Quốc nhập vào Bắc Triều Tiên phải đi qua. Cách Dandong 800 km về phía đông bắc, cũng Trung Quốc trong một dự án đầu tư khác đã được cấp giấy phép khai thác cảng Chongjin, mở ra Thái Bình Dương.
Giáo sư Jo Dongho thuộc đại học Ewha, Seoul nhận xét : lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un coi việc cải thiện đời sống cho người dân là một ưu tiên và để đạt được mục tiêu đó, Bình Nhưỡng bắt buộc phải hướng về Bắc Kinh hay Matxcơva. Theo chuyên gia này thì Kim Jong Un « cần có tiền mặt và nếu muốn nắm được quyền lực một cách lâu dài lãnh đạo họ Kim bắt buộc phải đổi mới kinh tế ». Trong quý 1/2012 kim ngạch mậu dịch giữa Bắc Triều Tiên với Trung Quốc tăng 24 %. Bắc Kinh đang nhòm ngó các nguồn tài nguyên, như than đá, khoáng sản của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Le Figaro lưu ý độc giả rằng, người dân Bắc Triều Tiên không quên 2000 năm từng bị Trung Quốc đô hộ không muốn trở thành một chư hầu của Bắc Kinh trong nay mai. Một người am hiểu về tình hình khu vực được tờ báo trích dẫn lo ngại một khi chính quyền của dòng họ Kim sụp đổ, Bắc Kinh sẽ « Tây Tạng hóa Bắc Triều Tiên : sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên một ngày nào đó sẽ cho phép Bắc Kinh can thiệp quân sự » vào quê hương Kim Nhật Thành. Đây là kịch bản đang khiến các chiến lược gia của cả Washington lẫn Seoul cùng rất lo ngại.

Bị bắt vì quỳ lạy Ôn thủ tướng

BBC
Ôn Thủ tướng đến thăm vùng bị động đất ở Vân Nam
Truyền thông Trung Quốc đưa tin một phụ nữ ở tỉnh Vân Nam bị công an bắt giam vì quỳ xuống đường trước mặt Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi nhà lãnh đạo này có chuyến ‘thăm dân’ sau trận động đất tháng 9 vừa qua.
Cô Lương Vĩnh Lan, 29 tuổi, đã bị bắt giam vì quỳ xuống chặn đoàn công xa chở ông Ôn để đòi công lý cho một vụ cưỡng chiếm đất đai.
Hành động của cô Lương, người sống ở một làng trong huyện Di Lương đã khiến đoàn xe 30 chiếc chở ông Ôn phải dừng lại.
Theo nhật báo Shanghai Daily, bản tiếng Anh hôm 22/11/2012, cùng cô Lương còn ba nông dân khác tham gia hành động đòi nói chuyện với lãnh đạo.
Các nguồn tin Trung Quốc không nói rõ ông Ôn Gia Bảo có lắng nghe họ hay không mà chỉ tường thuật là nhóm khiếu kiện này “nói với thủ tướng được 5 phút”.
Nhưng sau sự việc xảy ra hôm 8 tháng Chín đó, cô Lương Vĩnh Lan bị công an huyện bắt ngay vì “gây rối trật tự công cộng”.
Sau một ngày đêm bị giam, cô cùng ba người kia bị chuyển sang một trung tâm tạm giữ hành chính bảy ngày liền.
Cô Lương được thả hôm 20/11, sau khi bị phạt 1000 nhân dân tệ tiền đặt cọc, theo trang Beijing News.
Chuyện xảy ra trong huyện có công thức giống như nhiều vụ cưỡng chế đất khác tại Trung Quốc.
Chính quyền mua đất nông nghiệp từ tay nông dân với giá 28 nghìn tệ một mẫu, thấp hơn giá đất ở làng bên tới 50 nghìn tệ, để trao lại cho một số dự án xây cất nhà máy.
Ông Ôn Gia Bảo, người dự kiến sẽ từ nhiệm đầu năm 2013, sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng có tiếng là gần dân.
Dân chạy động đất ở Di Lương, Vân Nam hồi tháng 9/2012
Các chuyến thăm những vùng thiên tai của ông được truyền thông Trung Quốc loan tải rộng rãi.
Trong số các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo là người hiếm có từng nêu về các vụ tranh chấp đất và cho rằng để nông dân ‘tự quản’ về đất là một giải pháp để giải quyết khiếu kiện.
Nhưng sau phá́t biểu như vậy của ông hồi tháng 2/2012 cũng không thấy chính quyền có động tác gì về hướng đó.
Gần đây có bài trên báo nước ngoài đặt câu hỏi về các dịch vụ đầu tư, làm ăn hàng tỷ đôla của Bấm thân nhân ông Ôn, khiến một phần dư luận đặt lại câu hỏi về hình ảnh của vị thủ tướng Trung Quốc.
Nhưng theo BBC Tiếng Trung tại London, vụ việc như tại Vân Nam cho thấy có sự khác biệt giữa cách thể hiện phong cách ‘gần dân’ của lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc và hành động của chính quyền địa phương.
Vụ động đất tại Vân Nam làm chết 81 người chỉ trong huyện Di Lương, nơi tập trung nhiều người thuộc dân tộc Di, miền Tây Nam Trung Quốc.

Xóa tiêu cực trong sở hữu chéo ngân hàng

Nam Nguyên, phóng viên RFA -2012-11-23
Vấn đề sở hữu chéo và nhóm quyền lợi lại hâm nóng thời sự, giữa bối cảnh 30 trong số 39 ngân hàng thương mại bị thanh tra về thực trạng tài chính và sở hữu.
AFP photo -Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.

Không vi phạm pháp luật?

Báo điện tử Dân Trí ngày 21/11/2012  nhận định : vụ “Bầu Kiên” bị bắt là câu chuyện điển hình về sở hữu chéo và lợi ích cục bộ. Tờ báo trích lời Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, theo đó sở hữu chéo là vấn đề mang tính lịch sử, và không có qui định nào cấm các ngân hàng nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng khác cũng như không cấm việc các cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác nhau.
Xin nhắc lại, ngày 20/8/2012 nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên bị bắt, hai ngày sau Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an điều tra xử lý nghiêm minh về điều ông gọi là tội phạm thâu tóm ngân hàng. Website Chinhphu.vn ngày 22/8/2012 đã đặt tựa lớn nguyên văn như sau: “Về tội phạm thâu tóm ngân hàng: Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai.” Mới đây ngày 21/11 chúng tôi vẫn truy cập được bản tin này. Tuyên bố của thủ tướng được cho là có mâu thuẫn với phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình mà Báo Dân Trí vừa trích thuật.
Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định của Thủ tướng cho rằng thâu tóm ngân hàng là một tội hình sự… hoàn toàn không phải như vậy. LS Bùi Quang Nghiêm
Ở khía cạnh luật pháp, sau vụ bắt Bầu Kiên và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Luật sư Bùi Quang Nghiêm phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM khi trả lời chúng tôi đã nhận định:
Tôi cho rằng Bộ Luật hình sự của Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là tội hình sự. Tức là tôi có nhiều tiền, tôi mua cổ phiếu của ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng, luật Việt Nam không cấm…Và hành vi mà tôi có nhiều tiền tôi mua cổ phiếu ngân hàng hoặc tham gia vào nhiều ngân hàng với tỷ lệ sở hữu cao đấy không phải là tội hình sự. Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định của Thủ tướng cho rằng thâu tóm ngân hàng là một tội hình sự… hoàn toàn không phải như vậy.”
Vẫn theo Dân Trí điện tử, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình tuy xác định sở hữu chéo không phạm luật, nhưng trong quá trình phát triển, xuất hiện tình trạng việc vay mượn, đầu tư chồng chéo lẫn nhau giữa các cổ đông của ngân hàng, các công ty con của ngân hàng vào những ngân hàng khác và tạo ra chuỗi sở hữu phức tạp…có nguy cơ khiến các ngân hàng gặp phải rủi ro.
Cùng về vấn đề này khi trả lời Đài ACTD, TS Võ Trí Thành phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từng nhận định:
sacombank-250.jpg
Chi nhánh ngân hàng Sacombak tại Hà Nội. RFA photo.
“Dưới góc độ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực có nhiều rủi ro, mà rủi ro thì thường mang tính hệ thống lan tỏa rất cao. Đứng trước vấn đề sở hữu chéo này thì khả năng giám sát của Nhà nước đối với các dòng tiền rất khó khăn.”
Theo số liệu chính thức, toàn hệ thống ngân hàng hiện nay có 2 ngân hàng chính sách, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh, ngoài ra có 39 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Chính ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần này đã xảy ra những hiện tượng bất thường gây xáo động trong thời gian vừa qua.
Với tình trạng các ngân hàng thương mại chưa công bố thông tin một cách công khai minh bạch như tiêu chuẩn quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước không thể biết rõ dòng tiền lưu thông trong hệ thống và sự đầu tư chằng chịt của dòng vốn. Trong dịp trả lời Đài ACTD, TS Vũ Đình Ánh phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường và Giá cả nhận định:
“Vấn đề của Việt Nam liên quan đến các ngân hàng hiện nay tức là sở hữu chéo và các doanh nghiệp sân sau thiếu công khai minh bạch và gần như không  kiểm soát nổi. Ai thực sự là chủ ngân hàng và người nào thực sự chi phối một định chế tài chính đến mức như thế nào và tiềm lực của người ta đến đâu thì khó mà biết được.”

Gây hại cả hệ thống ngân hàng

Cuối tháng 9, cơ quan pháp luật đã khởi tố 4 người gồm ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB), cùng hai Phó chủ tịch các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch Ngân hàng Eximbank, đồng thời là là đại diện nhóm quyền lợi của Ngân hàng Á Châu (ACB) tại Eximbank.
tran-xuan-gia-250.jpg
Từ trái, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương Mại Á Châu ACB Trần Xuân Giá, và 2 cựu Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang. RFA file.
Những gương mặt lớn của giới ngân hàng vừa nêu đều đã từ chức vài ngày trước khi bị khởi tố về tội “cố ý làm trái qui đinh Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án này được xem như có liên quan tới sở hữu chéo và phục vụ lợi ích nhóm tại một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt ông Trần Xuân Giá là cựu Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư từ 1997-2003, ông là một trong các tác giả Luật Doanh Nghiệp.
Nhận định về sở hữu chéo và phục vụ lợi ích nhóm trong vụ án Trần Xuân Giá, bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên nhóm tư vấn kinh tế thời Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“ Sở hữu chéo là một trong những vấn đề lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, do nó có thể dẫn đến tình trạng họ có thể móc ngoặc với nhau giữa một số cá nhân, thậm chí giữa một số tổ chức để tạo nên những giao dịch ảo mà chỉ mang lợi cho một số ít người lạm dụng, nhưng nó gây hại chung cho cả hệ thống ngân hàng, nó làm cho sự tin tưởng hệ thống ngân giảm đi rất mạnh trong công chúng.”
Theo lời Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình được báo điện tử Dân Trí  đưa lên mạng, Ngân hàng Nhà nước đang ráo riết xử lý vấn đề qua thực hiện hai bước. Thứ nhất là phải làm rõ được vấn đề sở hữu ngân hàng. Bước thứ hai là ban hành những qui định mới để xử lý dứt điểm các bất cập trong sở hữu thuộc hệ thống ngân hàng. Theo đó sang năm 2013, sẽ ban hành và áp dụng nhiều qui định pháp luật liên quan tới vấn đề sở hữu chéo.
Sở hữu chéo có thể dẫn đến tình trạng tạo nên những giao dịch ảo mà chỉ mang lợi cho một số ít người lạm dụng, gây hại chung cho cả hệ thống ngân hàng. Bà Phạm Chi Lan
Giải pháp hai bước của Ngân hàng Nhà nước liệu có thể thực hiện suôn sẻ hay không vì tình hình hết sức phức tạp của Việt Nam. Sở hữu chéo giữa các ngân hàng rối rắm như một nồi canh hẹ. Theo Dân Trí,  đồng tác giả Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phát hành với sự tài trợ của Chương trình Phát triển LHQ, TS Đinh Tuấn Minh nhận định, “vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng và ngân hàng trở thành sân sau của các tập đoàn kinh tế, kể cả Nhà nước lẫn tư nhân đã ở mức báo động. TS Minh phân tích, không phải tất cả các dạng sở hữu chéo đều tiêu cực, tuy nhiên trong trường hợp các Ngân hàng Thương mại có cổ đông lớn là các doanh nghiệp thì rất có thể các Ngân hàng Thương mại trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của mình.”
Những gì chúng tôi đọc được trên báo Dân Trí điện tử cho thấy, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thuơng mại mà chuyên gia nước ngoài dự đoán là 15% tổng dư nợ 2 triệu tỷ có thể còn cao hơn nhiều. Lý do là tình trạng sở hữu ngân hàng chồng chéo, việc vay mượn trong hệ thống chồng chéo đó không minh bạch, một lượng tiền lớn lao lên tới 1 triệu tỷ đang nằm trong các dự án bất động sản bị đóng băng từ vài năm qua và tổn thất rất nhiều.
Thanh tra 30 trong số 39 ngân hàng thương mại cổ phần của toàn hệ thống về thực trạng tài chính và sở hữu, theo ý kiến chuyên gia có thể dẫn tới nhiều vụ sáp nhập ngân hàng trong tương lai, cũng không loại trừ hình thức thôn tính như đã xảy ra tại Sacombank. Câu hỏi đặt ra là một khi quyền lợi nhóm là điều có thật như Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận trước Quốc hội, thì liệu các cuộc thanh tra ngân hàng thương mại có bị áp lực chi phối hay không, chưa kể khả năng mất mát đổ vỡ trong hệ thống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét