Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

TIN NGÀY 17/11/2012

  • Bầu cử Mỹ : Có tiền nhưng không chắc mua được cử tri (RFI) - Trong các cuộc vận động tranh cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ vừa qua, hàng tỉ đô la đã được cả hai đảng - đặc biệt là những người giàu có ủng hộ hai đảng này - tung ra những mong giành được phần thắng cho gà nhà. Trước những số tiền chóng mặt được tuôn ra, nhiều người sợ rằng thế lực kim tiền có thể chi phối sự lựa chọn cử tri.
  • Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông (RFI) - Ngay sau chuyến công du nước Úc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ghé Singapore vào hôm nay, 16/11/2012, nhân một chuyến thăm hai ngày trước khi đến Cam Bốt cùng Tổng thống Barack Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Theo tiết lộ của Bộ Ngoại giao, một trong những mục tiêu của bà Clinton tại Singapore là tham khảo ý kiến của đồng minh về giới lãnh đạo mới tại Trung Quốc, đồng thời tìm cách phối hợp hành động ngoại giao để tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm tại hội nghị Phnom Penh, nhất là hồ sơ Biển Đông.
  • Thủ tướng Nhật chính thức giải tán Hạ Viện (RFI) - Đúng như đã hứa, hôm nay ngày 16/11/2012, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã ra quyết định chính thức giải tán Hạ viện để bầu lại vào tháng 12, sớm hơn so với nhiệm kỳ hơn một năm.
  • Dân Văn Giang mời dân biểu 'vi hành' (BBC) - Các hộ dân Văn Giang bất đồng với dự án khu đô thị sinh thái Ecopark có thư mời các Đại biểu Quốc hội tới địa phương vào 18/11.
  • Gaza nã tên lửa vào Tel Aviv (BBC) - Các tay súng Palestine tại Gaza phóng hai tên lửa vào thành phố lớn nhất Israel nhưng không gây thương vong.
  • Căng thẳng giữa Gaza và Israel (BBC) - Chiến sự căng thẳng giữa Israel và Palestine làm hơn 20 người thiệt mạng từ cả hai phía, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ.
  • 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' (BBC) - Không thích sống xa hoa, tổng thống Uruguay sống trong nông trại với chú chó ba chân và chỉ có chiếc ôtô cũ là tài sản lớn nhất.
  • 'Cuộc chiến của Hà Nội' (BBC) - Cuốn 'Hanoi's War' của Nguyễn Liên Hằng nhìn lại cuộc chiến Mỹ - Việt và nhấn mạnh hai nhân vật Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
  • Đón gấu Panda ra đời (BBC) - Hình ảnh bầy gấu Panda con vừa ra đời ở Trung tâm gấu Panda Thành Đô, Trung Quốc.
  • Mỹ bàn về an ninh Biển Đông với ASEAN (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay tham dự cuộc họp với các Bộ trưởng ASEAN tại Campuchia, dự kiến thảo luận về vấn đề an ninh Biển Đông và hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á.
  • Hàn-Nhật nối lại đàm phán cấp bộ trưởng tài chính (BaoMoi) - Ngày 16/11, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cho hay Seoul và Tokyo sẽ nối lại đàm phán giữa các bộ trưởng tài chính hai nước, bị đình hoãn sau việc Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) hiện do Hàn Quốc quản lý ở biển Nhật Bản (Biển Đông).
  • Nhịp sống biển đông (BaoMoi) - TT - Số báo này xin giới thiệu hai ảnh tham dự cuộc thi của tác giả Nguyễn Ngọc Sâm. Để xem những ảnh khác mời bạn đọc vào địa chỉ: tuoitre.vn/nhipsongbiendong. Liên hệ với ban tổ chức qua email: nhipsongbiendong@tuoitre.com.vn.
  • Mỹ vẫn giữ thế trung lập ở Biển Đông nhưng... (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton, Australia và Mỹ giữ thế trung lập ở Biển Đông cũng như Hoa Đông nhưng hai nước nên xích lại gần nhau để bảo đảm sự trỗi dậy của Trung Quốc phục vụ tạo ổn định cho khu vực và chịu chi phối của các quy luật kinh tế, quân sự quốc tế.
  • Campuchia: Sẵn sàng cho sự kiện lớn (BaoMoi) - (HNM) - Chỉ còn chưa đầy 24 tiếng nữa (từ 17 đến 20-11) các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 21 (ASEAN-21) và các cấp cao liên quan sẽ chính thức được khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
  • Nghiên cứu Biển Đông: Biết không được quyết (BaoMoi) - "Chúng tôi như những mạch nước riêng lẻ, rất cần có sự khơi thông để hòa với nhau thành một dòng chảy lớn. Đó là chưa nói đến nghiên cứu tự phát thì thường bị cuốn theo thời sự, mà ít có một hệ thống bài bản, căn cơ", nhà nghiên cứu Hoàng Việt tâm tư.
  • Công bố chương trình hội nghị ASEAN (BaoMoi) - Ngày 15-11, Tân Hoa xã đưa tin Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã thông báo chương nghị hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan từ ngày 18 đến 20-11 tới.
  • Tàu Trung Quốc vào vùng tranh chấp (BaoMoi) - Kyodo News dẫn lời Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cáo buộc một tàu nghiên cứu của Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 15.11.
  • Thượng đỉnh Đông Á, cơ hội chia đều (BaoMoi) - Sau sự cố tại AMM 45 tháng 7 vừa qua, EAS lần này chính là cơ hội để Campuchia khôi phục lại hình ảnh về vai trò nước chủ nhà; đồng thời cũng là cơ hội để ASEAN chứng minh về sự gắn kết của cả khối.
Bản tin tiếng Anh
  • HK seeks to quell fears of asset bubbles (Washington Post) - Preventing an attack on the local currency is one thing. But avoiding property overheating is another, as Gao Changxin reports from the SAR.
  • Aviation industry flies into future (Washington Post) - China's national aviation manufacturer has launched a long-term plan spanning until 2030 to develop advanced aviation engines.
  • Attack copter takes to skies (Washington Post) - The Zhuhai Airshow, the largest showcase for the nation's aviation and aerospace industry, soared into the skies above Guangdong province with more aircraft than ever before.
  • New heights for private aircraft (Washington Post) - The demand for private aircraft is taking off to new heights in China 15 years after the country's first personal airplane hit the sky, said industry experts.
  • Int'l board plan put on hold (Washington Post) - Chinese securities regulators have decided to shelve launching an "international board" for the mainland stock market but plan to expand the renminbi investment quota for foreign financial institutions.
  • Worst snow in 50 years damages 400 greenhouses (Washington Post) - Local farmers and some 300 workers rushed to repair almost 400 vegetable greenhouses, covering an estimated area of about 23.5 hectares, which were damaged by the worst snowstorms in 50 years.
  • Floating on sheepskin (Washington Post) - Gansu boatmen keep a hardscrabble tradition alive as they ferry tourists across the Yellow River. But the boats, made buoyant with sheep skins filled with air, may be gone in a generation.
  • Tibet school finds that pairings remove barriers (Washington Post) - A middle school in Lhasa, in the Tibet autonomous region, is pairing students from different ethnic backgrounds to help them become friends and break down cultural barriers.
  • Green is new color of beauty (Washington Post) - Green progress, which President Hu Jintao emphasized in his report to the 18th National Congress of the Communist Party of China, has remained one of the hot topics among delegates in the past few days.
  • Mega homes project ready in Beijing (Washington Post) - The construction of Beijing's largest public rental housing project has been completed, and its first tenants will move in next month.
  • Shaolin monk 'flies' across wall (Washington Post) - Shi Liliang, a monk from Southern Shaolin Temple, performs a Chinese martial art stunt by walking on a wall in Quanzhou, Fujian province, Nov 12, 2012.
  • 'Eagle Dad' defends extreme parenting methods (Washington Post) - A father in Wuhan, Hubei province, dubbed "Eagle Dad" for his controversial parenting style, has dismissed critics' claims that he pushes his 4-year-old son too hard.
  • The legend of blood red porcelain (Washington Post) - Porcelain with red under glaze is distinctively different from other Chinese ceramic styles, with very flamboyant and intense colors.
  • Tumbling into China (Washington Post) - Beijing International Arts School is a big attraction for aspiring foreign acrobats.
  • Hu, Xi meet CPC delegates (Washington Post) - President Hu Jintao and Xi Jinping, the newly elected general secretary of the CPC Central Committee, met with all CPC delegates.
  • CPC congress signals balanced population growth (Washington Post) - A keynote report to the ongoing 18th National Congress of the Communist Party of China (CPC) has signaled changes in the country's population policy amid an aging society, according to experts.
  • Migrant workers get say at congress (Washington Post) - Ju Xiaolin, one of the 26 migrant workers who are delegates to the Party congress, walked into a conference room packed with reporters on Monday night wearing a suit instead of the blue uniform and safety helmet he usually has on.
  • Moving to the right side of the tracks (Washington Post) - The Slumdog Millionaire scenario only comes off on the big screen. Few of the low-income households living in the shabby, crowded and unhealthy shantytowns of Datong in Shanxi province, expect to become super-rich overnight.

 

 Thư độc giả - Anh Ba sạo, người nói láo như Cuội

Có thiệt hông đó anh Ba? Chính những việc anh Ba đang làm, đã lộ cho mọi người biết anh Ba là một kẻ độc tài, phi dân chủ. Dưới trướng anh Ba chỉ toàn là những tên xu nịnh, bất tài, xài bằng cấp giả, đục khoét của công, hành hạ, áp bức những người dân vô tội, điển hình là tên “Bộ Chưởng” chuyên môn say sỉn, phát biểu linh tinh Đinh La Thăng…

Hơn thế nữa, anh Ba chỉ toàn nhận những loại đầu bò đầu bướu vào lực lượng An ninh để trấn áp, tra tấn, bỏ tù những người có tấm lòng đối với non sông gấm vóc Việt Nam, chống giặc ngoại xâm. Dzậy mà anh Ba còn dzám tuyên bố: “khắc phục yếu kém bằng thực hành dân chủ“.

Dân chủ chỗ nào hở anh Ba? Hầu như tất cả các nước trên thế giới, ngoại trừ những nước dưới sự lãnh đạo của những tên bạo chúa độc tài, những vị nguyên thủ Quốc Gia hay những người trong bộ máy chính quyền đều có lòng tự trọng, đều từ chức nếu họ cảm thấy họ không có khả năng… Thậm chí họ xin từ chức chỉ vì họ là người đầu ngành khi nhân viên thuộc quyền phạm lỗi làm ảnh hưởng tới danh dự của Quốc Gia, mà chúng ta hay gọi là “Văn hóa từ chức”.

Anh Ba nghĩ gì, khi nền kinh tế què quặt của cả nước đang đến tình trạng phá sản, biển đảo, tài nguyên của đất nước đang bị bọn bành trướng “nước lạ” chiếm đóng, xâm phạm một cách trắng trợn dưới sự lãnh đạo một cách tài tình và sáng suốt của anh Ba và gia đình và bè lũ tay sai bán nước của anh Ba.

Anh Ba yêu quý,

Anh Ba nghĩ gì, khi ngay cả người đại diện cho dân-đại biểu Quốc Hội yêu cầu anh Ba nên bắt đầu sử dụng “văn hóa từ chức”?

Đừng nói nhăng nói cuội nữa anh Ba, chẳng hề có người dân nào muốn anh Ba tại vị cả. Chỉ có cái băng đảng thổ tả của anh Ba bầu cho anh Ba thôi. Dzậy mà anh Ba còn dám mở miệng “khắc phục yếu kém bằng thực hành dân chủ”?

Hãy từ chức đi anh Ba, và trả lại cho đất nước, cho người dân những gì mà anh Ba và gia đình kiếm chác, thu hoạch từ những nguồn tiền bất chính, không phải do thành quả, sức lao động của chính mình. Ngạn ngữ nước ngoài có câu: “Những gì thuộc về Cesar hãy trả lại cho Cesar”.

Nếu làm được điều đó, anh Ba sẽ trở thành người anh hùng dân tộc của Việt Nam, danh tiếng anh Ba sẽ lưu truyền từ nay cho đên mãi mãi về sau . Anh hùng hay trở thành một tên tội đồ, bán nước bị mọi người phỉ nhổ đều bắt nguồn từ đây. Gương Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Saddam Hussein, Gaddafi..v..v.. sờ sờ trước mắt, không thấy sao anh Ba?

Hãy thả hết những tù nhân chính trị, những người thực tâm muốn dân chủ cho đất nước để thực hành khắc phục yếu kém…như ý muốn của anh Ba, tại sao không sử dụng họ mà lại bắt bỏ tù họ? Có nghịch lý không anh Ba? Hãy thả họ trước khi từ chức nha anh Ba.

Có dám làm không anh Ba?

Bộ đội chiến trường K gửi đăng

Những tình tiết mới xung quanh vụ tiền polymer

Tại phiên tiền xét xử những quan chức công ty có dính líu đến vụ bê bối tiền polymer ở Việt Nam, đang diễn ra tại tòa án ở thành phố Melbourne, Úc, một số thông tin mới về ông Lương Ngọc Anh đã được tiết lộ.
(AFP photo) Một cựu nhân viên từ một trong hai công ty in tiền liên quan đến ngân hàng trung ương Úc rời tòa án, sau khi bị buộc tội hối lộ các quan chức châu Á để bảo đảm các hợp đồng in tiền của họ, tại Melbourne vào ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Bằng chứng nổi bật

Vụ 8 lãnh đạo công ty Securency và NPA thuộc ngân hàng dự trữ liên bang Úc đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam để nhận được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam hồi đầu những năm 2000 đã có những tình tiết mới được tiết lộ tại phiên tiền xét xử đang diễn ra ở thành phố Melbourne. Một trong các tình tiết khiến nhiều người quan tâm chính là mối quan hệ giữa đại tá an ninh Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria, Úc. Ông Lương Ngọc Anh, chính là giám đốc công ty CFTD, công ty bị báo chí Úc cáo buộc là trung gian đưa hối lộ giữa Securency với các quan chức Việt Nam.

Theo thông tin được đưa ra tại tòa, cảnh sát Victoria đã thuê ông Lương Ngọc Anh làm trung gian để bán các máy móc thử nghiệm DNA, lấy dấu tay cho cảnh sát Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002.

Nhà báo Maris Beck của tờ The Age, tờ báo phanh phui vụ bê bối của Securency với các quan chức Việt Nam, cho chúng tôi biết về tình tiết mới tại phiên tòa như sau:
Bằng chứng nổi bật nhất có lẽ là những tài liệu ghi cụ thể những khoản thanh toán trong hợp đồng của cảnh sát Victoria với công ty CFTD của Lương Ngọc Anh. - Maris Beck
“Có khá nhiều bằng chứng về mối liên hệ này. Theo tôi bằng chứng nổi bật nhất có lẽ là khi cảnh sát tiến hành kiểm tra công ty tư vấn ở Victoria họ tìm thấy những tài liệu ghi cụ thể những khoản thanh toán trong hợp đồng của cảnh sát Victoria với công ty CFTD của Lương Ngọc Anh. Các tài liệu này được ghi lại cụ thể và con số tổng cộng là ít nhất 422.000 đô la từ năm 1998 đến năm 2002. Cũng có bằng chứng được đại sứ cũ của Úc tại Việt nam đưa ra. Ông ấy nói rằng cảnh sát Victoria có các hợp đồng này và thuê Lương Ngọc Anh để thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị dễ dàng hơn trong khoảng thời gian 1998 đến 2002.”

Trong bài viết của mình đăng trên tờ The Age vào hôm 11 tháng 11, nhà báo Maris Beck viết rằng các khoản tiền trả cho công ty CFTD của Lương Ngọc Anh cho thấy có trị giá hơn 50% giá trị hợp đồng bán máy của cảnh sát Victoria.

Điều đáng chú ý là ông Lương Ngọc Anh cũng bị cáo buộc là đã nhận 15 triệu đô la tiền hoa hồng môi giới cho hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam. Cảnh sát điều tra Liên bang Úc nói với tòa án vào tháng trước rằng công ty CFTD là cánh tay của chính phủ và những khoản tiền môi giới trả cho Lương Ngọc Anh để có hợp đồng in tiên chính là những khoản tiền tham nhũng. Nhà báo Nick Mckenzie, một trong các phóng viên điều tra vụ bê bối của Securency trên tờ The Age cho chúng tôi biết:

lna250.jpg
Đại tá công an Lương Ngọc Anh, ảnh chụp trước đây. File photo.

“Vào khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, Securency nhìn đến Việt Nam như là một nơi để bán tiền Polymer. Để làm được việc này, Securency thuê Lương Ngọc Anh thuộc công ty CFTD. Ông là là người trung gian trong thương vụ này. Ông ta được cho là có mối quan hệ khăng khít với nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ, đặc biệt là Bộ nội vụ lúc đó. Ông ta được trả cực cao, khoảng 15 triệu đô la Úc, tương đương 15 triệu đô la Mỹ bây giờ để giúp Securency có được hợp đồng này ở Việt Nam. Các nguồn tin mà chúng tôi có được cho thấy khoản tiền này được dùng để bôi trơn để lấy hợp đồng. Khoản tiền này được trả cho những người có quyền ở Việt Nam.”

Các phóng viên The Age đã chỉ đích danh nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Lê Đức Thúy là người nhận một phần hối lộ trong khoản tiền này để cho con trai sang học tại Anh.

Tháng 8 năm nay, báo The Age còn nói đến tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án này. Phóng viên Nick McKenzie nói với chúng tôi sau khi bài báo được công bố như sau:

“Những gì mà các nhà ngoại giao Úc và tình báo Úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người giữ túi tiền cho thủ tướng. Ông ta lấy tiền thay mặt cho những người gần gũi với thủ tướng. Đó là những gì mà các cơ quan chức năng Úc tin và do đó chúng tôi viết về điều này trên bài báo.”

Mối quan hệ đáng ngờ?

Vậy tại sao trong phiên tiền xét xử này, các luật sư bào chữa cho 8 cựu quan chức của Securency và NPA, đã đưa ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh và cảnh sát Victoria? Hai vụ việc mới nghe dường như có vẻ không có bất cứ mối liên hệ nào. Phóng viên Maris Bec giải thích:
Luật sư bào chữa hy vọng là bằng việc công bố những mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria thì họ sẽ gây ra sự nghi ngờ về những người điều tra vụ tiền polymer. - Maris Beck
“Không có buộc tội chính thức nào được đưa ra đối với những cáo buộc đối với Lương Ngọc Anh trong vụ việc với sở cảnh sát Victoria, đây chỉ là những thông tin được đưa ra có liên quan đến một vụ án khác, tức là vụ 8 lãnh đạo cũ của Ngân hàng dự trữ liên bang Úc, những người này bị buộc tội là đã tham gia vào vụ đưa hối lộ. Trong quá trình phiên xử, tình tiết mới được đưa ra cho thấy cảnh sát Victoria có liên quan với Lương Ngọc Anh. Theo tôi hiểu, luật sư bào chữa hy vọng vào một hoặc 2 điểm. Họ hy vọng là thứ nhất với việc đưa ra mối liên hệ giữa cảnh sát Victoria và Lương Ngọc Anh, họ sẽ làm cho Lương Ngọc Anh có vẻ đáng tin cậy hơn. Bởi nếu cảnh sát Victoria còn sử dụng Lương Ngọc Anh như người đại diện của mình thì có nghĩa là Lương Ngọc Anh có tiếng và khó mà tham nhũng. Khả năng thứ hai là luật sư bào chữa hy vọng là bằng việc công bố những mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria thì họ sẽ gây ra sự nghi ngờ về những người điều tra vụ tiền polymer, mặc dù cảnh sát Victoria không liên quan gì đến việc điều tra này mà là cảnh sát liên bang. Nhưng nói vậy thì họ vẫn gây ra những câu hỏi nghi ngờ về mối quan hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Úc.”

Hiện tại phiên tòa vẫn đang tiếp tục, nhưng theo phóng viên Maris Beck thì phần lớn các bằng chứng đã được trình bày trước tòa. Phóng viên này cũng không loại trừ khả năng tòa sẽ cần có ông Lương Ngọc Anh làm chứng trước tòa nếu cần thiết nhưng cho đến lúc này vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy những thủ tục này đã bắt đầu.

Theo luật của Úc, để phán xét những người này có tội hay không có tội, quan tòa của phiên tòa lần này sẽ phải dựa vào các bằng chứng được đưa ra, cân nhắc xem các bằng chứng này có đủ nặng hay không để trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định về phiên tòa chính thức tiếp theo, nơi bồi thẩm đoàn sẽ quyết định những người đó có tội hay không. Nhà báo Maris Beck cho biết nếu quan tòa quyết định có phiên tòa chính thức thì rất có thể phiên tòa xét xử sẽ được bắt đầu vào năm tới.
Việt Hà, phóng viên RFA

Những “Chúa Chổm” phiên bản 2012

Nếu có một phiên bản đương đại về “chúa Chổm”, thì đó hẳn nhiên phải là thành ngữ “nợ như tập đoàn”

5 Tập đoàn kinh tế, 5 ông lớn được phân bổ tiền từ ngân sách nhà nước hóa ra lại là một trong những tin nóng, dù số tiền vỏn vẹn 3.700 tỷ, ít đến “không bõ dính răng”. Dường như cách nhìn nhận của báo chí, sự quan tâm của cử tri không chỉ đơn thuần là câu chuyện tiền thuế của dân được phân bổ cho các tập đoàn, dù gắn danh nhà nước- thì bản chất vẫn là những doanh nghiệp.

Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận về Hiến pháp sửa đổi, tờ Thời báo kinh tế Việt Nam công bố số lỗ của Tổng Công ty XNK xây dựng Vinaconex: Tồn kho gần 8.000 tỷ đồng. Vay và nợ ngắn hạn 5.541 tỷ. Vay và nợ dài hạn 5.714 tỷ đồng. Lỗ 9 tháng 707 tỷ đồng. Với tình trạng vừa nợ, vừa lỗ, vừa tồn kho như thế, không biết “Cánh chim đầu đàn” sẽ còn đủ sức mà bay! Và bay đi đâu!

Nhưng Vinaconex chỉ là “một ví dụ” trong tình trạng nợ chồng chất của các doanh nghiệp nhà nước. Trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ Tài chính cho biết số nợ của các Tập đoàn kinh tế (TĐKT), Tổng công ty nhà nước (TCtNN) đến cuối 2011 là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 – 5 lần.

VnEconomy dẫn lời Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: Các TĐKT, TCtNN “Đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp”.

Những cái tên được nêu như những điển hình về nợ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng (EVN cũng đang nợ nước ngoài 99.260 tỷ đồng). Tập đoàn Dầu khí (PVN) đang nợ quá hạn 1.731 tỷ đồng.  Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.027 tỷ đồng.

Nếu có một phiên bản đương đại về “chúa Chổm”, thì đó hẳn nhiên phải là thành ngữ “nợ như tập đoàn”.

Chỉ có điều “Chúa Chổm phiên bản 2012”, chả khác 2011, chả khác 2010, chả khác… “ba dấu chấm”.

Không ngẫu nhiên có đại biểu QH đề nghị cân nhắc, xác định lại vị trí, vai trò, đang được coi là “chủ đạo” của kinh tế nhà nước. Thậm chí, bản tổng hợp ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp ghi rõ cớ tới 9 ý kiến ở 8 tổ lại đề nghị không nêu tên cụ thể các thành phần kinh tế trong Hiến pháp, nên bỏ đoạn “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo…”.

3.700 tỷ được phân bổ cho 5 ông lớn, không lớn, nhưng về bản chất, đó là tiền từ thuế của dân, từ tài nguyên của đất nước, được phân cho các doanh nghiệp, chỉ hơn các DN khác ở hai chữ “chủ đạo” trong Hiến pháp.

Có thể, không quá sớm nhưng chưa thể để nghĩ đến chuyện bỏ đi hai chữ “chủ đạo” của thành phần kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nào, doanh nghiệp nào cũng chỉ gắn với hiệu quả nếu chúng được đưa vào một cơ chế cạnh tranh thực sự. Mà sự cạnh tranh, phải bắt đầu bằng việc bình đẳng về nguồn vốn, việc sử dụng tài nguyên, về cơ chế trách nhiệm. Bắt đầu bằng việc bình đẳng trong việc vay nợ, và tất nhiên là việc trả nợ.
Theo Đào Tuấn

Đào Tuấn - Khi Bộ trưởng nói không với “Nói không”

Bộ trưởng Tiến định “đấu tranh thiện- ác” bằng mong muốn “các đồng nghiệp vì lòng tự trọng hãy thay đổi”, bằng việc kêu gọi người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì.

Câu chuyện chiếc phong bì được Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Sĩ Cương dẫn lời “Trưởng khoa một Bênh viện lớn ở Thủ đô” nói thật đau lòng: “Các vị ĐBQH làm sao thì làm, bản thân chúng tôi cũng bức xúc, bệnh nhân ăn cơm từ thiện nhà chùa để có tiền đưa bác sĩ. Cứ cứ hô hào nhưng hết khóa bộ trưởng này đến khóa bộ trưởng khác tình trạng không giảm”.

Còn ĐBQH Chu Sơn Hà thì chất vấn: Cuộc vận động “Nói không với phong bì” do Bộ trưởng phát động đến giờ đã có kết quả ra sao?

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lý giải: Trong khi tôi đi công tác thì ở nhà Công đoàn ngành y tế phát động cuộc vận động. Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các đồng chí lãnh đạo Bộ, Cục đã không đồng ý sao Công đoàn làm một việc lớn như thế, phát động lớn trong toàn ngành mà không hỏi phép. Tôi nói không nên cản trở. Sự thật dù đau lòng, dù phũ phàng nhưng đó là sự thật. Để dân chúng mổ xẻ vấn đề và chúng ta sẽ giải quyết.

Và quan trọng nhất, bà Bộ trưởng khẳng định: Tôi không phát động phong trào “Nói không với phong bì”.

Không cản trở dường như khác với ủng hộ. Và nếu nói “Tôi không phát động…”, chỉ để khỏi phải đưa ra một con số về thực trạng thì có thể đó cũng là lý do khiến vẫn xảy ra phổ biến tình trạng “bệnh nhân ăn cơm từ thiện nhà chùa để có tiền đưa bác sĩ”. Bởi vấn đề lớn là dù có hay không có cuộc vận động, dù bà Bộ trưởng muốn hay không muốn thì tệ nạn này vẫn diễn ra “từ thời bao cấp”, như thanh minh của bà Bộ trưởng.

Y tế là một trong những lĩnh vực tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất. Tháng 5-2012, Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đưa ra một con số kinh ngạc về số tiền mà người dân một tỉnh miền núi phải “chi ngoài quy định” cho y bác sĩ: 5 ngàn đồng. 5 ngàn đồng là bao nhiêu? Là một cốc trà đá. Là một ổ bánh mì “không người lái”. Phải chăng đây là con số sinh động nhất về tiêu cực trong ngành y, nơi mà các vị từ mẫu bòn mót từng xu cắc, đối với những bệnh nhân rách rưới, khốn cùng thậm chí không còn nổi cả xu cắc?

Và những “khuôn mặt 5 ngàn” hôm qua đã được chính Bộ trưởng liệt kê. Đó là tình trạng: Có thì bác sĩ vui vẻ. Không có thì mặt lạnh như tiền. Đó là việc thầy thuốc nhận hoa hồng của hãng dược để ghi toa thuốc không cần thiết, kê biệt dược đắt tiền. Thậm chí không chỉ “cảm nhận được”, bà Bộ trưởng còn khẳng định “tận mắt nhìn thấy: Xếp hàng có 50 ngàn trong cuốn sổ sẽ được xếp trước”.

Trước phiên chất vấn, điều người dân mong chờ nhất là lời hứa của Bộ trưởng, rằng bao giờ thì những bệnh nhân tim mạch không phải qua đêm trong những túp lều dựng tạm ngoài sân. Rằng đến bao giờ những bệnh nhân nghèo miền núi không có hơn 5 ngàn đồng sẽ khỏi phải đưa nốt đồng tiền cuối cùng cho bác sĩ. Những câu hỏi đó đã không được trả lời. Và với lý do cuộc chiến chống nạn phong bì “như cuộc đấu tranh thiện- ác. Lâu dài, không thể một sớm một chiều được”.

Ấy thế mà, Bộ trưởng Tiến định “đấu tranh thiện- ác” bằng mong muốn “các đồng nghiệp vì lòng tự trọng hãy thay đổi”, bằng việc kêu gọi người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì. Nơi nào chứng kiến thì “chụp ảnh, ghi âm, ghi tên lại, gửi cho chúng tôi”.

Nhưng để làm gì thưa Bộ trưởng? khi “Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các đồng chí lãnh đạo Bộ, Cục không đồng ý” với “Nói không”, khi chính Bộ trưởng chỉ “Không cản trở”.

Để nhận lại một mũi tiêm đau đến thấu xương? Một khuôn mặt lạnh như tiền? Hay những lời mắng mỏ, xỉ vả, như nó vẫn diễn ra từ thời bao cấp, khi bà Bộ trưởng còn là sinh viên đã từng chứng kiến?
Theo Đào Tuấn

Từ Chức hay không Từ Chức: Vấn nạn cấp bách hiện nay của TT Dũng?

 

Đảng giao gì tớ làm đấy… vì có Đảng là "có tất cả" và hơn nữa "còn Đảng thì còn mình". Sướng thật! Chả ai hơn được đồng chí Nguyễn Tấn Dũng trong lúc này. 6 năm làm thủ tướng với châm ngôn đại khái như "ghét gian dối yêu chân thật" và phải khai trừ tham nhũng, nhưng ông chưa thâu tóm được một "con sâu" nào trong ổ tham nhũng thì một người đồng chí cấp cao đã phải thốt lên trong guồng máy chính quyền này không chỉ có một con mà là cả một "bầy sâu" đang gặm nát mảnh đất Việt Nam. Một con sâu mang bí danh "Phantom X" trong cuộc họp Trung ương Đảng kỳ 6 vừa qua làm cả nhóm túm nhau lại cũng chưa tìm bắt được nó. Thật là thần kỳ!
Trước đây, năm 2006 vào ngày Lễ nhậm chức Thủ Tướng lần nhất ông Dũng đầy tin tưởng và hùng hồn phát biểu: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay", thì 6 năm sau ông Dũng bồi hồi xúc động (cách tả người của báo Người Lao Động) diễn tả cảm xúc như muốn hát lên một bản tình ca lãng mạn trả lời câu hỏi của Đại biểu Dương Trung Quốc tại Quốc hội vào sáng 14-11: "Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng. 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay khác. Tôi cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Là 1 cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ đã hiểu rõ về tôi, cả ưu điểm, khuyết điểm, cả phẩm chất đạo đức, năng lực, sức khỏe, thương tật. Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo NN, đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng. QH cũng đã bỏ phiếu bầu tôi là Thủ tướng. Tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng".
"Bộ Chính trị, BCH Trung ương cũng hiểu rõ tôi cả về năng lực", cho dù hậu quả phá sản to lớn của Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) - một thời đã được xưng tụng là "Con Cưng" đầu đàn của ông Dũng trong mũi nhọn tiên phong về kinh tế do chính Thủ tướng chịu trách nhiệm trực tiếp, rồi đến Tập đoàn Sông Đà (TĐSĐ), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Hoá Chất Việt Nam, cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), v.v… nhưng tại Hội Đảng vừa qua họ vẫn chưa tóm bắt được kẻ bất tài "Phantom X" đang gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế quốc gia.
Chỉ riêng đứa con cưng Vinashin đã ngốn hết tiền thuế của 90 triệu dân VN là 86.000 tỷ đồng (hơn 4 tỷ Đôla), còn những Tập Đoàn Nhà Nước kể trên thêm vào con số kỷ lục thua lỗ là 30.720 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ Đôla. Cứ mỗi đợt thanh tra của Thanh tra Chính phủ thực hiện thì chính phủ của ông Dũng lại được ghi thêm kỷ lục quốc gia vào những con số nợ khổng lồ. Cách đây nửa năm, theo báo VnEconomy cho biết các doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 415.000 tỷ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ quốc gia. Tờ báo cho biết thêm "theo báo cáo thống kê mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp nằm ngoài nhà nước". Cụ thể 4 tập đoàn nhà nước nằm trực tiếp dưới trướng của ông Dũng đang mang nợ lớn nhất của quốc gia là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).
Vì thế Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2013 vừa được Quốc hội ưu đãi riêng cho ông Dũng và được thông qua ngày 15 tháng 11 để tiếp tục bơm "sức sống" vào các doanh nghiệp nhà nước: Tập đoàn Dầu khí (PVN) được bố trí 1.600 tỉ đồng, Đường sắt Việt Nam nhận 1.824,5  tỉ đồng, Tập đoàn Điện lực (EVN) được 238 tỉ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) được 25,2 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 17 tỉ đồng… Cứ theo đà này thì các Tập đoàn Nhà nước lại tiếp tục lún trong con đường lầy tham nhũng, thất thoát, lãng phí...
 
Nơi đây, một bình luận trong báo Dân Trí đặt một câu hỏi nghiêm trọng cho TT Nguyễn Tấn Dũng về tư cách lãnh đạo và lòng tự trọng: "Một cô bé Học Sinh làm mất 500.000đ tiền quỹ lớp mà phải tự tử, còn người (Nguyễn Tấn Dũng) làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ thì vẫn cho rằng mình không có gì sai?"
Mặc dù với những con số khủng khiếp về thất bại kinh tế toàn diện đã được ghi vào sổ sách, nhưng ông Dũng vẫn tiếp tục lì đòn, tươi cười cho toàn dân biết rằng: "Tóm lại là gần suốt cả cuộc đời theo Đảng, tôi không có chạy, không có xin, không có thoái thác từ chối nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm như 51 năm qua".
Trang báo Dân Trí Online đã đưa bài của tác giả Lê Chân Nhân với tiêu đề: "Lời nói suông không lọt được tai dân!" vào thứ sáu 16-11-2012 bình luận về cuộc tranh cãi tại Quốc Hội giữa ông Dương Trung Quốc và TT Nguyễn Tấn Dũng. Ông Quốc đặt ra một nan đề rất được toàn dân chú ý: đó là các quan nhà nước đừng nói suông lời xin lỗi nữa, mà hãy có hành động cụ thể hơn, hãy từ chức. Ông Dương Trung Quốc hỏi trực tiếp: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ đã có hơn 300 bình luận ghi trên trang báo. Đa số mọi người đều khen ngợi sự can đảm của đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt trọng tâm thẳng vào vấn đề. Tuy nhiên không thấy một bình luận nào dám nêu chính danh kẻ gây họa cho quốc gia là Nguyễn Tấn Dũng, nhưng mọi người đều ngấm ngầm nói đến ngôi thứ ba chính là ông Dũng và tay chân của ông một cách gián tiếp. Toàn diện nhìn chung thì người dân Việt Nam hết chịu đựng nổi cảnh lầm than đói nghèo. Một số bình luận được chọn ra nơi bài viết này để chúng ta có thể nhìn thấy tâm tư của người dân Việt Nam. Những con số ghi trước tên người viết nói đến số người đang tham gia bình luận:

7 – Lê Vô Danh - 08:09 16-11-2012
Nhiều vụ việc gây thất thoát tài sản nhà nước ai gánh chịu. Ai làm sai phải chịu trách nhiệm. Lời xin lỗi không đem lại gì hết. Ngoài từ chức phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự cho dù đó là bất cứ ai. Không thể lấp liếm trách nhiệm, đó là coi thường dân trí của người dân. Việc làm sai, ai sai dân hiểu hết!

9 – thanhthienvn2004 - 08:12 16-11-2012
Ở nước ngoài, không từ chức thì sẽ bị cách chức. Chúng ta thiếu cả 2 thứ. Thiếu cái thứ nhất do không có lòng tự trọng. Thiếu cái thứ 2 vì chính quyền không đủ mạnh: ”chẳng ai làm gì được ai”

11 – quangbinh - 08:12 16-11-2012
hoan hô ông DTQ đúng ông là những người mà dân cần và tin tưởng, vậy mà có nhưng người tham quyền cố vị vẫn cứ phớt lờ như ko nge thấy và quan trọng hơn nữa là hình như họ ko có lòng tự trọng thì phải. Một cô bé HS làm mất 500000đ tiền quỹ lớp mà phải tự tử, còn người làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ thì vẩn cho răng mình ko có gì sai.

21 – tran - 08:19 16-11-2012
Đừng để bọn tham nhũng nhân danh vì nước mà làm lợi cho riêng mình và gia đình họ. cần phải cảnh giác đề khỏi mắc bẫy bọn mở miệng ra là vì dân vì nước nhưng thực sự lại bán rẻ tổ quốc vì mục đích cá nhân!

22 – Trần Đông - 08:19 16-11-2012
Đông đảo bạn đọc của Dân Trí là các cán bộ nhà nước hưu trí tại tp. Vũng Tàu hoàn toàn tán thành nội dung bài viết “Lời nói suông không lọt tai dân” trên web Dantri. Rất trúng, rất đúng. Cảm ơn tác giả bài viết và Ban biên tập web đã phản ánh đúng tâm tư của chúng tôi.

32 – Long - 08:24 16-11-2012
Tôi hoàn toàn ủng hộ ông Quốc, chỉ mới nghi có tham nhũng mà Nga đã cách chức Bộ trưởng quốc phòng và 3 thứ trưởng quốc phòng ngay lập tức. Tai sao chúng ta không làm được. Thử hỏi nếu dân mất hết lòng tin như hiện tại thì khi có giặc ngoại xâm có còn ai xung phong ra trận nữa không?

41 – binh an - 08:29 16-11-2012
Chưa bao giờ tiêu cực xảy ra công khai như hiện nay.

43 – lê quang bá - 08:31 16-11-2012
Đảng và Quốc Hội Việt Nam cần thêm nhiều những Đại Biểu như Ông Dương Trung Quốc. Dam nói thẳng, nói sự thật vì lợi ích nhân dân. Chủ Tịch Trương Tấn Sang cũng đã từng chia sẻ rất thẳng thắn nếu cảm thấy không còn phục vụ được nữa thì nên từ chức sớm… Thế thôi, Nhân dân thực sự cần những con người như thế để lãnh đạo…

44 – Hoàng Yên - 08:32 16-11-2012
Bài viết của Lê Chân Nhân thật chí lý. Người lãnh đạo phải có đủ tài năng, đạo đức, uy tín để làm tròn trách nhiệm, phẩm chất tối thiểu là phải có lòng tự trọng. Khi lời hứa trước Đảng trước dân phải như một lời thề danh dự của một con người đúng nghĩa.

47 – Việt Đổi Mới - 08:32 16-11-2012
Trước tiên cũng có lời ca ngợi cho những phát biểu thẳng thắn của đại biểu Dương Trung Quốc, cho dù những phát biểu đó có được “sự chuẩn bị kỹ càng trước” hay không, những ai không đảm trách được công việc của mình thì nên tự rút lui cho dù nhiệm vụ đó là xin nhận hay được giao vì như vậy sẽ là việc “làm phước cho dân”. Sâu xa hơn nữa là cũng phải nhận kỹ luật để làm gương, tạo đà phát triển xã hội.

48 – Da nang - 08:32 16-11-2012
Để tham nhũng xảy ra tràn lan như hiện nay người chịu trách nhiệm đầu tiên là ai? Nhiều tập đoàn tổng công ty làm ăn thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng người chịu trách nhiệm đầu tiên là ai? Thế giới đã thay đổi nó là ” thế giới phẳng” rồi chẳng thể bưng bít được chuyện gì cả. Người dân họ biết hết những gì họ cần biết, họ biết ai thanh liêm chính trực, ai tham nhũng đục khoét hại dân hại nước, ai làm được gì cho dân cho nước, ai nói thì nhiều nhưng chẳng làm được gì cho đất nước, ai ”hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều“.

60 – Thủy lợi - 08:41 16-11-2012
Người kỹ sư xây dựng phải chịu trách nhiệm hình sự khi dự án thiết kế của mình có vấn đề mất vài tỉ đồn.g Còn người làm mất của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng sao ko thấy chịu trách nhiệm hình sự vậy trời, cần điều tra rõ vấn đề này.

62 – Hoàng Anh - 08:42 16-11-2012
Tôi hoàn toàn đồng ý về bài phát biểu của đại biểu Dương trung Quốc, có lẽ đây là bài phát biểu thẳng thắn nhất, hợp lòng dân nhất. Chỉ có chạy chức mà không có từ chức thì chúng ta đang ủng hộ tham nhũng. Cần phải thay đổi ngay từ họp quốc hội lần này.

71 – duyhoan.tkdn - 08:46 16-11-2012
Nhiều người bảo tại sao thấy sai phạm, tham nhũng, thất thoát nhiều mà không thấy ai bị kỷ luật, cách chưc, từ chức cả…

75 – Nguyen Hoang Hà - 08:48 16-11-2012
Sử sách sẽ ghi lại. Con cháu ngàn đời sẽ đọc lại lịch sử. Hãy để lại tiếng thơm cho muôn đời sau, đừng để cho con cháu chúng ta phải cảm thấy oán hận khi nai lưng ra trả nợ cho các bậc tiền bối…

76 – Vũ Thị Lan - 08:50 16-11-2012
Chúng tôi vô cùng xúc động và cảm phục ĐBQH Dương Trung Quốc, nhà báo Lê Chân Nhân và ban biên tập mạng Dân Trí đã hiểu rõ và nói lên được suy nghĩ, bức xúc của những người dân lao động chúng tôi khi nói về sự tự nguyện từ chức của vị lãnh đạo nào đó khi họ không còn uy tín và không đủ năng lực hoàn thành trọng trách trước Đảng, trước dân. Tôi tin rằng có đến 99% người dân Việt Nam đều suy nghĩ như vậy, tôi mong rằng Đảng hãy chỉ đạo một cuộc thăm dò rộng rãi nguyện vọng nhân dân để thấy rõ điều này. Tôi mong rằng mọi biện pháp đổi mới tình hình đất nước hiện nay đều phải vì quyền lợi của cả đất nước, cả dân tộc, chứ không nên e ngại vì các vấn đề tế nhị nào đó của một số cá nhân. Tha thiết Đảng hiểu được tâm tư nguyện vọng này của nhân dân.

89 – Bình Minh - 08:58 16-11-2012
Theo tôi, nếu không làm được Hãy từ chức để lấy lại danh dự cá nhân! Hãy làm những điều văn minh lịch sự như nhiều con người khác đã làm, nhiều nguyên thủ quốc gia của các nước khác đã làm.

90 – coco - 09:00 16-11-2012
ĐB Dương Trung Quốc phát biểu quá hay, nhưng theo tôi hay hơn nếu thêm vào cụm từ này “TỪ CHỨC VÀ TỊCH BIÊN TÀI SẢN” có như thế thì không còn gì bằng. Vì có một số quan khi đương chức họ cố gắng vơ vét đến khi từ chức thì họ đã trở thành đại gia rồi có từ chức cũng không sao như thế của cải của Dân của Nước vào túi họ hết rồi đến khi người khác lên thay cứ con đường đó mà đi thì có từ chức cũng thành vô nghĩa. Dân khổ vẩn hoàn khổ mà thôi.

92 – Tiến Dũng - 09:01 16-11-2012
Những vụ việc tham nhũng trong thời gian qua, đã làm cho dân chúng rất bức súc. Số tiền tham nhũng đó nếu để chia sẻ cho nhưng người nghèo, để tăng lương cho cán bộ viên chức thì dân mình bớt khổ. Có thể nói rằng đại biểu Dương Trung Quốc đã nói lên tâm tư nguyện vọng của đại đa số người dân.

99 – Mai Hồng - 09:05 16-11-2012
Cảm ơn đại biểu Dương Trung Quốc và báo Dân trí. Xã hội chúng ta đang cần nhiều hơn nữa những con người và cơ quan thông tin dám nói thẳng, nói thật. Vì tương lai của dân tộc cũng như bảo vệ, giữ gìn và duy trì sự phát triển ổn định, thịnh vượng cho đất nước, chúng ta cần đoàn kết để phát hiện và loại bỏ không thương tiếc những mầm mống có nguy cơ hủy hoại sự nghiệp quốc gia.

104 – Hà Diệp - 09:08 16-11-2012
Đúng! Đã đến lúc đoạn tuyệt với những lời xin lỗi vô cảm, thay vào đó là trách nhiệm của những người được giao trọng trách.

122 – Tám Keo - 09:14 16-11-2012
Xã hội bây giờ Mua quan bán chức diễn ra tràn lan. Ngay cả dân phòng còn sách nhiễu người bán hàng rong để bòn rút cho bằng được.

125 – Ngọc Tú - 09:18 16-11-2012
Nếu chỉ nói từ chức thôi thì tôi cho rằng vẫn còn chưa đủ vì như vậy khác nào cho người ta hạ cánh an toàn??? Phải có biện pháp trừng trị những kẻ cố tình tạo ra sai lầm (hoặc vô tình) để làm gương cho kẻ khác.

130 – minh lợi - 09:20 16-11-2012
Mình rất đồng tình với quan điểm của bác Quốc. Nếu người lãnh đạo cảm thấy không còn đảm nhận được trọng trách của đất nước, trọng trách cho dân thì nên từ chức để cho những người có năng lực, nhiệt huyết có cơ hội cống hiến.

132 – MrDuc - 09:20 16-11-2012
Ai ko có năng lực nên từ chức đi là tốt nhất như thế cũng là một hình thức giúp cho nhân dân khỏi lầm than rồi.

171 – Thanh Liêm - 09:34 16-11-2012
Cảm ơn ĐB Dương Trung Quốc.Chúng tôi, những người dân không chấp nhận lời xin lỗi Xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi… thì bao giờ đất nước mới phát triển được!

177 – Phạm Văn Tiến - 09:37 16-11-2012
Một lời xin lỗi có thể giải quyết được tất cả thì có lẽ Xã hội này miệng hoa bụng rỗng rất nhiều. Những người không làm được việc đúng là phải nên từ chức.

182 – Cao Tuấn Hải - 09:37 16-11-2012
Tôi rất đồng ý với YK của bạn QuangBinh. Một em HS trung học là lớp trưởng bị nghi ngờ làm mất 500.000 Đ của quỹ lớp quyết định tự tử để thanh minh sự trong sạch của mình. Còn người làm thất thoát của dân thì lại chối quanh.

187 – Trần Đức Duy - 09:39 16-11-2012
Cảm ơn thầy Quốc Rất nhiều… Thầy luôn là tiếng nói của dân, do dân và vì dân. Thầy vẫn luôn là tấm gương để cho các thế hệ học sinh noi theo. chúng ta hãy đấu tranh vì 1 Việt Nam vững mạnh hơn.

194 – Quoc Cương - 09:41 16-11-2012
Cảm ơn bác Quốc, theo tôi bác nên nói thêm về nội dung chống tham nhũng và xử lý hình sự vấn đề tham nhũng. Như ở nước ngoài có khi về hưu lâu rồi mà pháp luật họ phát hiện ra trong quá trình công tác mà tham nhũng họ vẫn cho đi tù như thường.

199 – Nguyễn Sự Thật - 09:47 16-11-2012
Bác Dương Trung Quốc nói rất đúng. Đã đến lúc phải thay đổi, nếu với cái đà xin lổi này thì nó trở thánh văn hóa xin lổi. Xin lổi nhiều nó trở thành căn bệnh kìm hảm đất nước Việt Nam. Các nước trên thế Giới đả lên vũ trụ mà đất nước mình khi nào cũng cứ câu đã lo cho dân cơm no. Dân đang khổ lắm các bác ạ.

206 – Người Theo Dõi - 09:49 16-11-2012
Theo tôi, “văn hóa từ chức” phải được dạy từ nhà trường, phải được thực thi từ những nghề nhỏ nhất và coi chức vụ chỉ là một nghề. Những ai không làm được việc thì chủ động xin nghỉ việc. Ai không làm được việc, làm sai thì xin thôi, nghỉ việc, từ chức. Ở Tây là chuyện bình thường nhưng ở Việt Nam thì khó, toàn nghi kỵ, nói xấu nhau, đấu đá nhau, đòi hỏi thì cao, làm việc thì kém.

225 – sinh viên học viện chính sách - 10:01 16-11-2012
Khi làm sai thì không chỉ cần sửa chữa mà còn cần nhận một hình thức kỉ luật, đó mới gọi là chịu trách nhiệm, chứ 1 câu xin lỗi thì đâu gọi là chịu trách nhiệm, câu xin lỗi không phải là điều gì đó quá to tát trong cuộc sống nên đem nó ra để trở thành hình thức kỉ luật thì thực sự không hợp lý.

235 – Trần Trong Đóa - 10:10 16-11-2012
Về vấn đề từ chức Tôi xin kể một chuyện vui tại một địa phương có người lãnh đạo xin từ chức nhưng dân không nghe vì một lý do quá trình làm lãnh đạo vị quan tham đã có đủ nhà cao cửa rộng và các bấu vật khác… Nếu cho ông này từ chức thì ông khác phải lên và ông ta lại tham ô để có nhà có xe và có các tài sản khác. Như vậy là ông ta lại tham nhũng còn hơn ông trước… Thôi đành chấp nhận phương án để ông cán bộ cũ còn hơn vì hy vọng ông ta tham nhũng ít hơn vì ông ta cũng đã có nhiều tiền của rồi…

Từ chức hay không từ chức, đó là một câu hỏi lớn cho TT Dũng về lợi ích và quyền lực. Trong 6 năm cầm quyền ông Dũng đang đưa nhóm lợi ích vào guồng máy chính quyền, ngay cả những người thân tín của mình như người con gái Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi làm tài phiệt quốc tế quản lý các mối làm ăn lớn công lẫn tư cho dòng tộc của ông Dũng, thứ đến người con trai Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi làm thứ trưởng bộ Xây dựng, cho đến cậu út Nguyễn Minh Triết, mới 23 tuổi cũng được đưa vào guồng máy cầm quyền với chức vụ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở. Theo nhận định của giới ngoại giao cho biết chủ đích của tầng lớp lãnh đạo VN luôn dành ghế sẵn cho cho con cái họ ngồi vào những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế. TT Nguyễn Tấn Dũng đang làm như thế và thực hành mạnh bạo hơn những quan lớn khác.
Báo Đất Việt đưa tin hôm 14-11 về cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM trước kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, khi đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói về mình: "Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui".
Vô tình hay hữu ý trong lúc này ông Sang nói về chính mình như muốn nhắc nhở Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự bất tài vô dụng chăng?
Giấc mơ hiện tại của ông Sang cũng là của toàn dân được bài báo đưa tin thêm: "Còn hiện tại, nhân dân chỉ biết kêu gọi những cán bộ yếu kém, không đủ năng lực và phẩm chất học tập các bậc tiền nhân, hành xử theo lối của người quân tử: không hoàn thành nhiệm vụ thì nên rút, để người khác thay, đừng nên tham quyền cố vị".
Từ chức hay không từ chức: đó chính là vấn nạn cấp bách hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hà Long
(Blog Hà Long) 

J.B. Nguyễn Hữu Vinh - Ông Nguyễn Tấn Dũng và chiếc máy cái

Còn nhớ cách đây khá lâu, một quan chức trong ngành dự trữ quốc gia ra vành móng ngựa vì tội làm hư hỏng hay thất thoát thóc gạo dự trữ quốc gia gì đó. Trước tòa, ông ta đĩnh đạc đại ý rằng:
- Thưa quý tòa, tôi từ nhỏ lớn lên đi theo Đảng, học hành được ít. Mặc dù biết mình trình độ và khả năng có hạn chế nhưng vì đây là nhiệm vụ khó khăn mà nhà nước giao thì tôi sẵn sàng nhận mà không từ chối. Lẽ ra tôi phải được thưởng vì tinh thần chấp hành nhiệm vụ, đâu ngờ lại bị đưa ra tòa.
Không chỉ cả phiên tòa, mà cả nước chuyển từ ngạc nhiên sang tức giận. Kết quảlà ông đó đi tù.
Hôm nay, tròn 51 năm cái ngày mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã “theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng”. 
Dù có tức giận ông quan chức phá hoại ở Cục dữ trữ Quốc gia đã làm thất thoát nhiều thóc gạo, vật phẩm dự trữ Quốc gia, dù có không ưa ông Nguyễn Tấn Dũng là  thủ tướng đã góp phần gây thảm họa cho nền kinh tế, đưa đời sống xã hội tiến lên bờ vực phá sản, đẩy mạnh phong trào tham nhũng “năm sau cao hơn năm trước” nhằm biến câu nói “không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức” trở thành hài hước… thì vẫn khó có thể trách hoàn toàn chỉ bản thân ông ta. Đơn giản chỉ vì các ông ấy nói có phần đúng.
Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã dặn con cháu rằng: “Chọn mặt gửi vàng” hoặc “trông người gửi của” để nhắc nhở chọn người mà giao việc, nhất là giao những trọng trách liên quan đến số phận nhiều người hoặc tài sản lớn.
Kể cũng đúng, việc giao  nhiệm vụ cho người không có khả năng để họ không hoàn thành, mà không hoàn thành là phá hoại. Lỗi đó thuộc trách nhiệm của người giao chứ đâu phải của riêng người thi hành, ông ta chỉ có một tội là thiếu kiến thức, trình độ mà thôi. Kể cả các ông ấy có tham nhũng, hư hỏng, thì trách nhiệm chính vẫn là người tổ chức, giao việc, người sử dụng.
Ông quan chức Cục dự trữ Quốc gia trước đây, cũng như ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay, có thể nói một cách khá hình tượng rằng, đó chỉ là công cụ. Một bên là công cụ của nhà nước (giao cho ông công việc ở Cục dự trữ Quốc gia) và một bên là công cụ của Đảng (giao cho ông làm Thủ tướng). Vấn đề đặt ra, là vì sao Nhà nước, Đảng lại sử dụng những người như ông quan chức Cục dự trữ năm nào và ông Thủ tướng hiện tại.
Thông thường, khi để xảy ra những vấn đề khuyết điểm có liên quan đến con người, thường có ba yếu tố: Một là tổ chức, cá nhân sử dụng không biết bản chất, năng lực người được giao việc. Hai là người được giao việc cố tình phá hoại do “suy thoái đạo đức, tư cách và phẩm chất”. Ba là không ai có thể làm tốt hơn, thay thế được người đó nên giao cho họ còn đỡ xấuhơn giao cho những người khác. Bốn là vì bản chất của tổ chức giao việc đã tạo ra con người đó và đương nhiên sẽ có hậu quả đó. Thử phân tích xem yếu tố nào đã tạo ra những con người như vậy:
Xét trong hai trường hợp nói trên ta thấy: Không thể nói rằng Đảng CS, Nhà nước không hiểu cán bộ mình. Trong mọi mặt cuộc sống của cán bộ công chức hàng năm, biết bao nhiêu cuộc họp, vô số phong trào thi đua, tổng kết, bình bầu hàng năm về mặt chính quyền, về mặt Đảng… công chức Việt Nam không thể giấu tổ chức được cái lông tơ trong người chứ chưa nói đến phẩm chất, năng lực của họ. Mặt khác, Đảng CS luôn tự hào là “đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại, là lương tâm loài người”… lẽ nào điều đơn giản đó cũng không biết thì chẳng ai tin. Chính ông Thủ tướng nói rằng: “Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.” Vậy là điều thứ nhất về năng lực cá nhân của người đó bị loại bỏ và không thể nói là Đảng và nhà nước chọn nhầm người.
Vấn đề thứ hai, do người được giao nhiệm vụ đã “suy thoái đạo đức, tư cách và phẩm chất”? Khi một người gia nhập Đảng CS, họ được đảng đánh giá là thành phần ưu tú trong xã hội trong quần chúng… Vậy tổ chức Đảng là gì mà khi họ vào đó một thời gian sau, lại hư hỏng, thoái hóa và biến chất ngày càng nhiều, càng nhanh đến mức “đe dọa sự sống còn của Đảng và Chế độ”? Cơ chế nào đã tạo ra hiện tượng đó là điều cần xem xét. Như lời quảng cáo xưa nay thì Đảng CS là “đội quân ưu tú, khoa học nhất, tiến bộ nhất, những người vào đảng là để phấn đấu vì lý tưởng quang vinh của Đảng, vì lợi ích nhân dân”… thì không thể tạo ra hàng loạt người từ quần chúng tốt trở thành “thoái hóa biến chất như vậy”. Mặt khác, những cuộc họp chi bộ hàng tháng, những phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức” những năm qua có tác dụng gì? Đặc biệt khi mà số lượng người hư hỏng, tham nhũng, suy thoái ngày càng trở thành “bộ phận không nhỏ” thì nguyên nhân phải chính từ cỗ máy đào tạo mà ra.
Thứ ba, chắc chắn sẽ không có lý khi có thể giải thích rằng về tài năng, khả năng không có ai có thể thay thế những cán bộ hư hỏng, làm hại đất nước đó. Bởi ngay từ khi “bầu chọn” từng bước, Đảng CS luôn đưa ra khẩu hiệu “Sáng suốt lựa chọn những người có tài, có đức”. Vậy chẳng lẽ khi đó Đảng đã không sáng suốt, nên chọn nhầm người không đủ cả tài lẫn đức? Và chẳng lẽ một đội quân tiên phong chỉ có vậy thôi? Điều đó là khó thuyết phục.
Thứ tư, có phải bản chất của tổ chức này đã tạo ra những con người như vậy hay không? Cứ như Thủ tướng Dũng đã nói: “Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi” và cuối cùng là “Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua”. Có lẽ đến đây, không cần phân tích nhiều hơn, khi lời nói của Thủ tướng đã chỉ đích danh rõ ràng là vấn đề ở chỗ Đảng.
Khi một người đã được giao trách nhiệm nhưng không đủ năng lực, thì tổ chức giao nhiệm vụ đó phải kịp thời chấn chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết đề phòng hậu quả. Còn khi đã không hoàn thành nhiệm vụ, gây những hậu quả lớn, thì đương nhiên, cả bộ máy, tổ chức đó phải có trách nhiệm xử lý triệt để để không gây hậu họa tiếp theo. Ở đây, khả năng, tư cách người đó đến đâu, không chỉ trong Đảng mà hầu như mọi người đã biết. Thậm chí Đảng đã chỉ rõ về tập thể thì “Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”. Còn cá nhân thì “cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm”. Nhưng Đảng vẫn “đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”?
Đến đây, người ta không khỏi thắc mắc vì lý do gì mà kéo dài tình trạng này? Đảng nói rằng “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay… “ để không kỷ luật một ai “trong thời điểm hiện nay”? Khi mà đất nước với nền kinh tế đang đứng trên bờ vực thẳm, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn tỷ đồng thất thoát, bị nhũng lạm, bị lãng phí, đời sống nhân dân đang cực kỳ khó khăn, thậm chí còn không đủ tiền để nâng lương cho cán bộ công chức… thì còn chờ thời điểm nào để ra tay?
Ông Hồ Chí Minh nói rằng: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Xem ra câu nói này trong trường hợp này chỉ đúng được một vế. Không phải Đảng CSVN không thấy vấn đề đó. Nhưng vì sao?
Đừng trách sản phẩm bị lỗi, hãy hỏi dây chuyền sản xuất
Đảng cân nhắc lợi hại, vậy ở đây Đảng để ai lợi và ai hại? Chắc chắn là người dân, đất nước sẽ nắm chắc phần “hại”, còn cái “lợi” chỉ còn là cho sự cầm quyền của Đảng mà thôi.
Chính vì bảo vệ sự tồn tại của Đảng, mà lợi ích của nhân dân, của đất nước đã bị coi nhẹ. Đảng vẫn tin dùng, vẫn tin tưởng và giao phó những việc liên quan sinh mệnh mấy chục triệu con người. Đảng vẫn đi theo con đường cũ, bằng cách vẫn sử dụng những con người bất tài, vô dụng tức là Đảng vẫn duy trì sự tham nhũng, yếu kém, khuyết điểm… Còn ông Thủ tướng, ông nói rõ rằng: “trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.” Vậy rõ ràng, ông chỉ là công cụ của Đảng CS, Đảng CS là chiếc máy cái đã tạo ra ông và những người như ông. Sao lại trách ông ta?
Sẽ không thể thay đổi khi cỗ máy cái vẫn tiếp tục dây chuyền sản xuất và đưa ra những sản phẩm cùng một tiêu chuẩn, không có ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì sẽ có một Đồng chí X, Đồng chí Y khác làm thủ tướng tương tự như vậy. Và người dân, đất nước này trong trường hợp này là con nợ, là chủ thể phải chịu hậu quả. Đối với dân, đây là hành động được coi là “gửi trứng cho ác”. Song điều đó là cơ sở để Đảng tồn tại. Đó là hai con đường ngược chiều giữa ý Đảng và Lòng dân.
Vậy thì tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức? Đừng hỏi tại sao sản phẩm bị lỗi, hãy xem lại chiếc máy cái của mình. Đừng hạch ông Thủ tướng, hãy hỏi Đảng CSVN để biết họ muốn gì?

Ngày 17/11/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(Blog NHV) 

Nhóm lợi ích – Đành phải làm chuyện nhà không có chó !

 

Nghe Thống đốc định nghĩa về lợi ích nhóm tôi ngứa ngáy cả người mất mấy ngày, chờ các chuyên gia cao thủ kinh tế ra tay vạch trần sự ngụy biện này, thế nhưng chờ mãi không thấy ai lên tiếng đành phải làm cái việc sở đoản này, như là chuyện nhà không có chó mà chỉ có mèo này vậy.

Xem phiên chất vấn của Quốc hội với Chính phủ thấy nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhấn mạnh đến “lợi ích nhóm” với một thái độ khá quyết liệt, căng thẳng như buộc người trả lời phải đề cập đến một chuyện gì đó không minh bạch, khuất tất. Thế nhưng đến khi Thống đốc trả về thế nào là lợi ích nhóm thì tất cả chưng hửng, mọi căng thẳng như rơi tỏm xuống cái hố ngơ ngác, không một tiếng vọng nào: Trả lời câu hỏi của một số đại biểu có hay không lợi ích nhóm trong hoạt động các ngân hàng thương mại, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận: “Tôi khẳng định luôn có lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực nhất định. Cả một ngân hàng chỉ phụ thuộc vào quyết định của một vài ông, kiểm soát hết hoạt động thì các khách hàng thân quen được hưởng lợi ích. Lợi ích nhóm là đó chứ đâu ! Chúng tôi đã đề nghị các bên phải xử lý bằng tài chính, nếu nghiêm trọng thì tái cấu trúc, có dấu hiệu hình sự chuyển sang cơ quan điều tra”.

Trời đất ! Như vậy là lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, là lợi dụng chức quyền chứ sao gọi đó là lợi ích nhóm được?

Cảm giác có điều gì đó không ổn, tôi tìm kiếm và ra hai hai bài khá quan trọng gần đây nhất, một của nhà báo Nguyễn Vạn Phú và một của TS Nguyễn Hữu Lam, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD), trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú thì nói rõ cái ví dụ một nhóm người thao túng hoạt động ngân hàng mà Thống đốc nói đến như một ví dụ điển hình “lợi ích nhóm là đó chứ đâu” thật ra là : “hành động vi phạm pháp luật, là phù phép của nạn thao túng, lũng đoạn thị trường. Cán bộ địa phương lợi dụng quy hoạch để cùng doanh nghiệp chiếm đất, hưởng lợi từ chênh lệch giá đất là một hình thức tham nhũng, lạm quyền chứ ở đây không có lợi ích nhóm nào cả.” http://nguyenvanphu.blogspot.com/2012/11/toi-o-loi-ich-nhom.html

Với TS Nguyễn Hữu Lam thì đó là : “Trong môi trường luật pháp thiếu minh bạch, các quy trình ra quyết định chính sách không rõ ràng, … thì các nhóm lợi ích sẽ ảnh hưởng, cấu kết, mua chuộc những người ra quyết định để hưởng chính sách về phía có lợi cho lợi ích của nhóm mình, bất chấp lợi ích của các nhóm khác, của số đông và lợi ích quốc gia”. http://www.svvn.vn/vn/news/thoisu/4815.svvn
*
Vậy là rõ, mặc dù nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã cảnh báo trước gần một tháng nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn đánh tráo khái niệm lợi ích nhóm để thoát một cuộc truy hỏi nhằm tìm ra thủ phạm đích thực khiến nền kinh tế suy thoái, cũng có nghĩa là đánh mất cơ hội giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn khái niệm lợi ích nhóm, thứ mà hơn ai hết, Quốc hội, tức các nhà làm luật, cần được hiểu rõ để không bị tác động bởi những nhóm lợi ích âm thầm hướng các điều luật mà Quốc hội thông qua về phía có lợi cho nhóm lợi ích của mình.

Nếu hiểu lợi ích nhóm chính là việc các cơ quan công quyền ra các quyết sách nhằm có lợi cho một nhóm nhỏ người nào đó bất kể đến lợi ích quốc gia, lợi ích số đông nhân dân là thứ tội đồ cần sớm được nhận diện để có những răn đe thích đáng.

Nhìn lại trước đây, vụ án Thứ trưởng Mai Văn Dâu là điển hình nhất của chuyện ra những chính sách về ngành xuất khẩu may mặc có lợi cho một nhóm người nào đó. Và chúng ta cũng nhớ như in những quyết định cho nhập xe máy nghĩa địa trong các năm 1990 đến 2000 rồi không cho, rồi lại cho đã giúp cho không ít doanh nghiệp phất lên hoặc lụn bại đi vì những quyết sách này.

Nếu quyết sách bảo hộ thị trường ô tô với những loại thuế cao ngất ngưỡng nhằm xây dựng nền công nghiệp ô tô non trẻ thoạt nghe là hợp lý, thế nhưng cuối cùng mục tiêu, như là lý tưởng này thất bại thì toàn bộ sự bảo hộ đó đã mang rất nhiều lợi ích cho các hãng ô tô đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam, tức VAMA. Với góc nhìn này thì những quyết sách đó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nhóm các nhà đầu tư nước ngoài này còn phần thiệt thì toàn bộ nhân dân Việt Nam đang gánh chịu và sẽ còn gánh chịu không biết đến bao giờ nếu lợi ích nhóm VAMA này chưa được gọi tên tính sổ thẳng ra. Các nhà ra chính sách bảo hộ này có bị tác động của nhóm lợi ích VAMA hay thực sự ngây thơ không biết là mình chặn lợi ích của dân để đem lợi cho một số nhóm người này ?
Chủ trương nâng giá điện cho bằng với thế giới hoặc khu vực, việc tính giá điện dựa trên giá của than đá, khí đốt, xăng dầu thoạt nghe là có lý nhưng vô hình trung đã che dấu thứ vô cùng lãi do giá thành vô cùng thấp là thủy điện; trong khi đây là thứ chủ yếu là các công ty cổ phần, tức tư nhân. Nhóm lợi ích từ thủy điện này liệu có tác động để đòi tăng giá cho bằng được nhằm hoàn vốn nhanh có lãi sớm ?

Thống đốc nói không có lợi ích nhóm trong việc chọn SJC làm thương hiệu độc quyền nhà nước nhưng thực tế thị trường cho thấy SJC đã được hưởng rất nhiều lợi ích trong quyết định này, trước khi quyết định có hiệu lực giá vàng SJC luôn cao ngất ngưỡng so với các thương hiệu vàng khác. Một nhà quản lý giỏi và công tâm chắc chắn sẽ nhận ra điều này và tính trước lợi ích của các bên. Không những vậy, không biết cố tình hay không các thông báo lại tỏ ra không rõ ràng để rồi cuối cùng Thống đốc đã nhận lỗi trước Quốc hội. Chỉ có vậy thôi nhưng ai lợi ai thiệt ở đây thiết nghĩ hoàn toàn có thể tính được bằng những con số cụ thể.

Cũng chuyện vàng, quyết định bình ổn giá vàng là chuyện ngay từ đầu người bình thường ai cũng hiểu là chuyện bắt có bỏ đĩa. Vàng Việt Nam liên thông với vàng thế giới, theo sát vàng thế giới, nó lên vì vàng thế giới lên , bỏ mớ tiền bình ổn chứ kịp thấy bình ổn thì vàng thế giới đã họa hơn cả mục tiêu bình ổn đặt ra.Tiền của dân thì mất nhưng vẫn đề là mất vào túi ai thì chắc chắn có thể tìm ra . Quyết định bình ổn này là do không biết con cóc sẽ nhảy hay bị nhóm lợi ích nào xúi dục ? Cũng là chuyện có thể lịch sử ghi nhớ và sẽ tìm ra tội phạm vào một ngày nào đó.

Chúng ta còn nhớ một chính sách ra, thoạt nghe như công tâm, cấm toàn bộ xe xích lô, ba gác và xe tự chế nhằm an toàn giao thông hoặc trong sạch môi trường và nhiều lý do có thể nghĩ ra khác nữa, thế nhưng thập thò ngay biên giới là những chiếc xe tải Trung Quốc loại nhỏ, xe mô tô kéo thùng chuẩn bị để nhảy vào thay thế. Không hiểu sao quyết định này sau đó không thực hiện và quên dần đi, xích lô ba gác vẫn chẳng gây nên tội đồ gì đến độ phải cấm nó, chỉ không hiểu ai đề xuất lệnh cấm này và liệu có bị nhóm lợi ích cộng cụ vận tải thay thế tác động để ra một quyết định như vậy ?

Còn có thể kể ra đây hàng trăm ví dụ khác nữa mà dấu ấn bàn tay nhóm lợi ích là có thể nhận thấy rõ đã tác động đến các nhà ra chính sách, nhất là ở các bộ liên quan đến nền kinh tế như Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành Ngân hàng.

Đã đến lúc cần có bộ luật về lợi ích nhóm trong các quyết sách, cần có một bộ phận nhận chân ra các quyết định, điều luật, chính sách chủ trương nào đó sẽ đem lợi cho ai và thiệt thòi cho ai. Cần sớm nhận ra đàng sau những lời nói hoa mỹ, những mục tiêu, ý nghĩa mục đích đẹp đẽ trong các quyết sách là những mục đích lợi ích nhóm ẩn dấu đâu đó.

Hơn ai hết Thống đốc là người hiểu rõ về tác động và tác hại của lợi ích nhóm. Không giúp Quốc hội nhận chân ra loại tiêu cực thường là nghiêm trọng hơn tham nhũng này nhằm tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt ông lại trình bày một định nghĩa lợi ích nhóm khá lệch lạc. Không hiêu ông không hiểu ý nghĩa thực của lợi ích nhóm hay ông giả lơ, nói lãng. Chuyện này mình ông biết cũng giống như các nhà ra các quyết sách bị chi phối bởi lợi ích nhóm, chỉ mình họ biết.

Nói vậy chứ lịch sử cũng sẽ biết, không gì dấu được lịch sử đâu ! 
 Hồ Trung Tú
(Blog  Hồ Trung Tú) 

Bộ trưởng Tư pháp: “Đưa Hiến pháp ra trưng cầu ý dân”

Chiều 16/11, góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường kiến nghị: đưa Hiến pháp ra trưng cầu ý dân và tán thành việc thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo Bộ trưởng Cường, nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực, bởi vậy nhân dân phải là người quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước. Hiến pháp là đạo luật gốc, việc làm ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp là việc làm hệ trọng nhất trong các việc hệ trọng của quốc gia. Do vậy Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, do nhân dân quyết định, nhân dân là chủ thể.
“Hiến pháp năm 1992 đã tái xác lập quyền công dân được quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay quyền dân chủ của công dân chưa được cụ thể hóa về luật, hoặc chưa được thực hành trong đời sống chính trị của đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 đã xác định một trong các yêu cầu sửa đổi Hiến pháp là phải đồng bộ, phù hợp với kinh tế và chính trị, phải thể chế hóa phát huy dân chủ XHCN, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị đưa Hiến pháp ra trưng cầu ý dân Ảnh ĐĐK
Bộ trưởng Tư pháp dẫn dụ hơn 100 quốc gia trên thế giới với trình độ khác nhau, họ quy định bắt buộc phải đưa sửa đổi Hiến pháp ra trưng cầu ý dân trước hoặc sau khi Quốc hội thông qua. Nhất trí về quy trình sửa đổi Hiến pháp lần này, Bộ trưởng Cường kiến nghị lấy ý kiến nhân dân như trong dự thảo Nghị quyết. Đồng thời đề nghị đưa vào dự thảo để áp dụng cho những lần sửa đổi hiến pháp sau này.
“Việc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua sẽ là sự kết hợp tốt nhất giữa thẩm quyền Quốc hội với quyền làm chủ của nhân dân. Lấy ý kiến nhân dân hi vọng Hiến pháp sẽ có đời sống lâu dài hơn. Động thái này sẽ thể hiện sự kính trọng của Quốc hội với nhân dân, với cử tri – những người bầu ra chúng ta. Điều này sẽ đem lại những hệ quả to lớn có thể góp phần trấn hưng đất nước. Quyết định của nhân dân sẽ là động lực để mỗi người thể hiện trách nhiệm cá nhân của mình” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.
Người đứng đầu ngành Tư pháp cũng thận trọng đưa ra cảnh báo, việc thực hiện trưng cầu ý dân có thể gặp phải sự chống phá của các thế lực thù địch cơ hội về chính trị. Tuy nhiên Bộ trưởng Cường cho rằng, với sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng, sự chuẩn bị chu đáo của nhà nước về mặt pháp lý, với truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn tự cường… những khó khăn phức tạp đó sẽ không khó vượt qua. Bộ trưởng Cường cũng dẫn dụ câu nói của Bác Hồ về việc tận dụng sức dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Nếu đề nghị trên được chấp thuận có nghĩa là Hiến pháp sẽ do nhân dân làm ra, sửa đổi và biểu quyết thông qua. Bên cạnh đó Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đồng tình với một số ý kiến cho rằng Hiến pháp phải được bảo vệ đặc biệt, mọi vi phạm Hiến pháp sẽ phải xử lý nghiêm minh.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện có nhiều hạn chế. Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đã đưa ra kiến nghị về sự cần thiết đưa ra một cơ chế hiến định để phán quyết về những vi phạm Hiến pháp, phù hợp với yêu cầu Đại hội Đảng thứ 10, 11 đã đề ra.
“Tôi đồng tình với quy định trong tờ trình về việc thành lập hội đồng Hiến pháp do QH thành lập, hoạt động chuyên trách độc lập. Tổ chức này sẽ giúp nhân dân kiểm tra kết luận và xử lý những vi phạm Hiến pháp trong các văn bản pháp luật cũng như các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Việc thành lập hội đồng hiến pháp sẽ tạo ra một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả để nhân dân giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, cũng là để bảo vệ quyền lợi của mình”, Bộ trưởng Cường nói.
Trước những nhận định trên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị Quốc hội giao đơn vị soạn thảo Hiến pháp tiếp tục nghiên cứu cả hai vấn đề trưng cầu ý dân và thành lập Hội đồng Hiến pháp để Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tới.
Nguyễn Dũng
(Infonet) 

Thưa Quốc hội, nhiều chuyện dân không làm được...

 
Được yêu cầu trợ giúp bộ trưởng bộ Y tế trả lời chất vấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trưởng ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, đề nghị: “Bà con nhân dân, các đại biểu quốc hội gương mẫu không ăn gà nhập lậu, bảo vệ sức khoẻ cho mình”.
Bộ trưởng bộ Y tế kêu gọi “nếu nơi nào chứng kiến cảnh đưa phong bì thì chụp ảnh, ghi lại tên điều dưỡng, bác sĩ, cán bộ y tế đó gửi cho giám đốc bệnh viện và gửi cho chúng tôi”. Dân liệu có làm được điều này?
Báo chí tường thuật đại biểu đã cười, nguyên do dễ hiểu, nằm ở chính bình luận gây cười của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau đó. Ông Hùng nói “Đại biểu quốc hội chắc cũng không thể biết con gà nào là gà không an toàn (...), còn không ăn gà là gà mất vệ sinh nhưng cũng khó biết vì gà rán, gà nướng, gà nấu cháo rồi làm sao biết được”. Trong khi đại biểu cùng nhau cười trên truyền hình thì ngoài đời sống, dân coi hay không coi cảnh đó lại đang “khóc” giữa vô vàn trái cây, rau củ, thịt cá… không biết ăn vào để sống hay để chết vì sự độc hại bí ẩn của nó. Đã vậy, mấy năm trước, trong một dự thảo nghị định liên quan đến trách nhiệm quản lý của chính mình, các nhà hoạch định chính sách của bộ Y tế còn đưa ra sáng kiến quái dị: phạt nặng những ai cố tình ăn bẩn.
Dù thanh minh mình không phải là tác giả nhưng phong trào “nói không với phong bì” đã được công đoàn ngành y tế phát động như sự thừa nhận một cách chính chủ thực tế này và dù là vài con sâu hay cả một bầy sâu thì nồi canh đã bị “rầu”. Càng coi nhiều thì càng khóc to, nhất là với cảnh bộ trưởng bộ Y tế kêu gọi “nếu nơi nào chứng kiến cảnh đưa phong bì thì chụp ảnh, ghi lại tên điều dưỡng, bác sĩ, cán bộ y tế đó gửi cho giám đốc bệnh viện và gửi cho chúng tôi”. Vì sao người dân nghèo khổ phải rút hầu bao đưa phong bì riêng để nhận dịch vụ mình đã trả phí? Vì nếu không, người thân đang bị bệnh tật hành hạ của họ có thể bị hành hạ thêm bởi sự chậm trễ, tắc trách, thiếu trách nhiệm của lương y. Tố cáo thì mang tính xây dựng đấy nhưng vấn đề là ai có điều kiện để chụp ảnh và quan trọng hơn, trong thời gian tác nghiệp và chờ giải quyết không biết kết quả thế nào, bệnh nhân có thể đã lãnh hậu quả.
Cách tiếp cận dân làm hư y bác sĩ, hư cảnh sát giao thông, hay hư cán bộ nói chung vì phong bì đang dần trở nên phổ biến trong suy nghĩ của giới quản lý nhưng trong rất nhiều tình huống được đặt tên là tham nhũng vặt, dân không thể không hư. Người muốn làm người nên cũng không dễ vì kinh nghiệm ứng dụng lời kêu gọi của bà Tuyến trong lĩnh vực giao thông cho thấy có xác suất rủi ro nhất định. Cho dù lãnh đạo cao cấp ngành công an có nói rằng người dân có quyền chụp hình, quay phim cảnh sát tác nghiệp nếu khu vực đó không có bảng cấm thì tin tức cho thấy cấp dưới dường như không ghi nhận quyền tác nghiệp của người dân, khi mà họ vẫn bị gây khó dễ. Còn với tham nhũng không vặt, không chống quyết liệt được không chỉ vì khả năng tham nhũng trong chính hệ thống chống nó hay người tham nhũng được tha nhẹ nhờ nhân thân tốt như thảo luận của các đại biểu trên diễn đàn Quốc hội, mà vấn đề còn nằm ở chỗ người dân không dám tố cáo vì sợ bị trả thù. Trên cái nền thực tế đó, đề nghị mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham của một đại biểu giống như việc xức dầu cù là cho căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Câu hỏi đặt ra là vì sao những người mang trọng trách quản lý nhà nước bị chất vấn toàn đề nghị dân những điều dân không làm được hay bản thân điều ấy không có ý nghĩa với “cục diện tình hình”? Trong khi đó, có nhiều cách khác, căn cơ hơn, lại chính thuộc trách nhiệm của họ. Ví như chuyện gà lậu, gà bẩn, đáng ra phải quản từ cửa khẩu, từ khâu lưu thông, phân phối thay vì để nó leo thẳng lên bàn ăn của người dân. Tư duy quản lý sao cho bớt việc, thuận tiện cho mình đáng phê phán không chỉ ở chỗ sự thuận tiện đó không mang lại hiệu quả mà nguy hiểm hơn, không chỉ cho dân, nó còn cho thấy thái độ thoái thác trách nhiệm mà vì trách nhiệm ấy người dân mới bầu bán, Nhà nước mới phân ông nọ bà kia ngồi ghế ấy.
Trong nhiều trường hợp, người dân có quyền nghi ngờ mục tiêu của chiếc ghế và đặt dấu hỏi lợi ích đằng sau mỗi việc hành động hay không hành động của nhà quản lý. Nhất là khi chúng không chỉ làm khó mà còn làm thiệt cho dân. Trả lời chất vấn kiểu thống đốc Nguyễn Văn Bình thì ngân hàng Nhà nước chỉ quan tâm giá vàng miếng khi nó ảnh hưởng đến vĩ mô, giờ không ảnh hưởng nữa thì giá trong nước chênh lệch giá thế giới, giá vàng SJC chênh với vàng phi SJC sao cũng được. Ngân hàng Nhà nước không quan tâm nhưng dân không thể không quan tâm đến túi tiền của mình, vốn tự nhiên bị thay đổi bởi quyết định độc quyền nhà nước đối với vàng SJC. Hay như xìcăngđan chính sách mang tên nghị định 71 mới đây, chỉ vì muốn truy thu thuế – phí chuyển quyền sở hữu xe mà nhà quản lý can thiệp cả vào quyền sở hữu tài sản (quyền định đoạt) của người dân vì cho mượn cũng là một trong những quyền định đoạt. Trả lời phỏng vấn gần đây của giới quản lý cho thấy có thể người dân sẽ bị bắt phải chứng minh là họ đã được cho mượn dù có giữ giấy tờ xe, nếu không sẽ bị phạt!
Thưa Quốc hội, có quá nhiều chuyện dân không làm được và đang bị thiệt, đừng để nhà quản lý bắt dân phải làm, phải chịu.
Nguyễn Lê
(SGTT) 

Thực hư của chuyện trả $80 lấy $800 ‘tiền Obama’

(NV) - Vài ngày qua, nhiều độc giả liên lạc với nhật báo Người Việt để hỏi về tính “khả tín” của một dịch vụ hiện đang được quảng bá khá rầm rộ trong khu vực Little Saigon. Dịch vụ này quảng cáo rằng, với một lệ phí $80, họ sẽ giúp điền đơn để giúp các vị cao niên đang lãnh tiền SSI, xin một số tiền là $800 hoặc $900 từ chính phủ liên bang.

Nhiều vị cao niên cho biết họ đã đóng lệ phí $80 để nhờ các dịch vụ làm đơn “xin tiền Obama,” tuy nhiên khi ra về thì vẫn “cảm thấy lo lắng,” “ngờ rằng mình bị lừa.”

Vậy chuyện này thực hư ra sao?

Thông tin của Sở Thuế Hoa Kỳ cho thấy, trên thực tế có một loại “credit” có tên là “Credit for the Elderly or the Disabled” (Trợ Giúp Cho Người Cao Niên hoặc Tàn Tật), dành cho giới cao niên, lợi tức thấp, hoặc đang lãnh SSI (tiền SSI được xem là một loại lợi tức).
Tài liệu số “524, Credit for the Elderly or the Disabled” do IRS cung cấp, giải thích rõ những điều kiện để lãnh “credit” này. (Hình: Người Việt)
“Credit for the Elderly or the Disabled” là một trong những trợ giúp mà giới cao niên đang thụ hưởng SSI ít biết đến, ngay cả những chuyên viên khai thuế cũng ít biết. Lý do là vì tuyệt đại đa số người đang lãnh SSI không khai thuế, và vì tiền SSI thường ở dưới mức lợi tức tối thiểu ($17,500 cho cá nhân) để bắt buộc phải khai thuế. Và vì không khai thuế nên không biết có loại “credits” này.

Tài liệu của Sở Thuế - IRS - cho thấy, để hội đủ điều kiện được trợ giúp trong chương trình nêu trên, người thụ hưởng phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, thêm vào đó phải hội đủ một trong những điều kiện sau: Phải từ 65 tuổi trở lên, tính đến cuối tháng 12 năm 2012. Trong trường hợp chưa đủ 65 tuổi, người thụ hưởng phải hội đủ thêm tất cả các điều kiện: Ðã về hưu (hoặc hoàn toàn không thể đi làm vì lý do sức khỏe) và có nhận tiền SSI trong năm 2012.

Số tiền được lãnh là tùy theo gia cảnh và tùy theo thu nhập hoặc số tiền SSI lãnh được trong năm 2011.

Thoạt nhìn thì, trên nguyên tắc, đa số cao niên hiện đang lãnh SSI “có vẻ” đủ điều kiện để được nhận credit này. Tuy nhiên, phải để ý một giới hạn lợi tức ghi rõ trong tài liệu số “524, Credit for the Elderly or the Disabled” và trong “schedule R.”

Cả hai tài liệu này đều nói, ngoài điều kiện tuổi tác và tình trạng sức khỏe, người hội đủ điều kiện để lãnh tiền còn bị xét theo một bảng giới hạn lợi tức (income limit). Giới hạn này được tính như sau: Ðương đơn không được có mức lợi tức bằng hay cao hơn $17,500 một năm cho cá nhân hay $20,000 cho vợ chồng. Trong trường hợp khác, cá nhân lãnh tiền SSI dưới $5,000 (hoặc vợ chồng lãnh SSI dưới $7,500) cũng được xem là hội đủ điều kiện về thu nhập.

Nói tóm lại, quý vị nào hiện giờ lãnh tiền SSI dưới $5000 một năm cho cá nhân (hay dưới $7,500 cho hai vợ chồng) thì mới được lãnh “credit” nói trên. Nếu không thì không đủ điều kiện.
(Người Việt)

Cái chết của Leonid Brezhnev và cuộc chiến đấu dai dẳng vì tương lai của nước Nga

Leonid Brezhnev
Theo nhiều nghĩa khác nhau, cuộc chiến đấu hiện nay cho tương lai của Nga đã bắt đầu cách đây 30 năm. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1982, Leonid Brezhnev qua đời, kéo theo sự thay đổi thế hệ trong ban lãnh đạo Liên Xô và khởi động một chu kỳ cải cách và phản cải cách ở Nga. Tất cả những chuyện đó vẫn còn chưa kết thúc.
Tên của những tay chơi cũng như ngôn từ của họ đã thay đổi, nhưng vấn đề cơ bản nhất thì vẫn như xưa: làm thế nào thực hiện những cuộc cải cách cần thiết khi chúng đó đe dọa sự thống trị của các tầng lớp tinh hoa hiện hành.
Cái chết của Brezhnev báo hiệu sự ra đi của nhóm người gọi là “Nhóm 1937” - thế hệ các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng leo lên hàng ngũ của Đảng Cộng sản sau cuộc thanh trừng của Stalin và sau đó đã cai trị đất nước trong nhiều thập niên. Cuối thời Brezhnev, nền kinh tế Liên Xô, vốn đã phụ thuộc vào xuất khẩu, đã lâm vào tình trạng trì trệ và teo lại khi giá dầu giảm. Hệ thống chính trị được cứng nhắc, tham nhũng tràn lan, và thái độ coi thường lãnh đạo được thể hiện công khai. Thế hệ tinh hoa đang lên nhất trí rằng cải cách là cực kì cần thiết.
Hai ứng viên chính thúc đẩy cho sự thay đổi - KGB và “những người tự do trung thành với chế độ”theo đường lối kĩ trị - tạo ra một liên minh không ai có thể ngờ tới. Nhưng cái liên minh kì quặc này lại được thành lập để chọn ra hai nhà lãnh đạo Liên Xô Viết: Yury Andropov (ứng viên của KGB) và Mikhail Gorbachev (ứng viên của phái kỹ trị). Và không có gì ngạc nhiên khi hai nhóm quyền lực trong điện Kremlin của Vladimir Putin là các siloviki (ý nói những người thuộc lực lượng an ninh và cảnh sát – ND) và các nhà kỹ trị. Những hậu duệ của chính cái liên minh đã đưa Andropov và Gorbachev lên đỉnh cao quyền lực trong những năm 1980 cũng đặt Putin tại điện Kremlin ngay trước thềm thiên niên kỉ này.
Trong số ra cuối tuần trước của tờ Power Vertical podcast, Mark Galeotti, giáo sư tại Đại học New York và tác giả blog In Moscow’s Shadows đã thể hiện sự tương đồng như sau:
“Andropov có thể tạo ra một liên minh của những người nhận ra rằng thay đổi là cần thiết. Đó là một liên minh có nền tảng rộng – đấy là nói theo thuật ngữ của Đảng Cộng sản Liên Xô - từ những người theo phái tự do đủ mọi loại đến những người bảo thủ mà ý tưởng về cải cách là xiết chặt quản lí và bắt công nhân phải làm việc nhiều hơn. Tất cả đều đồng ý rằng tình trạng hiện tại là không thể chịu đựng được nữa. Đó là điều gắn bó liên minh Andropov thành một khối - và chính liên minh của Andropov đã đưa Gorbachev lên. Nhưng ngay sau khi ông ta [Gorbachev] tìm cách đưa nó vào hoạt động thì rắc rối đã xảy ra. Làm sao có thể giữ được cái liên minh tạp nham đó? Putin đã nhận ra rằng một số biện pháp cai trị đã lỗi thời hay không còn tác dụng nữa. Một số năng lực sáng tạo được đưa vào sử dụng”
Tư tưởng của Andropov và tư tưởng của Gorbachev đại diện cho hai con đường để một hệ thống độc đoán đã lâm vài tình trạng trì trệ cải cách chính nó - và cả hai cuối cùng đều đi đến ngõ cụt. Mô hình Andropov, được nhà xã hội học Olga Kryshtanovskaya gọi là "độc tài hiện đại hóa", tương tự như con đường mà Trung Quốc đang theo hiện nay – cải cách kinh tế được quản lí một cách chặt chẽ nhằm hướng đến thị trường mà không có cải cách chính trị.
Do Andropov chết vào năm 1984, cuộc cải cách này không phát triển được ở Liên Xô. Nhưng đó là mô hình cai trị của Putin, một mô hình đã thể hiện hết những giới hạn của nó. Trong ngắn hạn, nó đã dẫn đến tăng trưởng và thịnh vượng. Nhưng, trong dài hạn, sự tăng trưởng và thịnh vượng sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu, và cuối cùng tầng lớp này sẽ đòi quyền tham gia vào chính trị. Phủ nhận các quyền này thì hệ thống sẽ đánh mất “năng lực sáng tạo” và cũng sẽ dẫn đến bất ổn.
Và nếu đẩy đến kết luận hợp logic của nó, mô hình Gorbachev, một mô hình có quan điểm toàn diện hơn về cải cách kinh tế và chính trị, chắc chắn sẽ giải phóng các lực lượng hướng tới chủ nghĩa đa nguyên, và cuối cùng là tiêu diệt hệ thống độc tài.
Cả hai mô hình đều sẽ làm tan vỡ liên minh siloviki và những người kĩ trị theo đường lối tự do. Trong mô hình của Andropov, sự nổi dậy của những người kĩ trị và liên minh với giai cấp trung lưu đang lên nhằm thúc đẩy thêm nữa chủ nghĩa đa nguyên, tương tự như các thành viên đã bị đẩy ra khỏi đội ngũ của Putin, thí dụ như cựu bộ trưởng tài chính Aleksei Kudrin, đang làm hiện nay. Còn nếu áp dụng một cách đầy đủ mô hình của Gorbachev thì cuối cùng siloviki cũng sẽ làm loạn - như họ đã làm hồi tháng 8 năm 1991.
Nếu Putin đi theo đường lối của Andropov trong suốt nhiệm kì đầu tiên của ông ta trong điện Kremlin từ năm 2000 đến năm 2004, thì tổng thống Dmitry Medvedev lại tạo cho người ta cảm giác là mô hình Gorbachev đã trở về. Và tháng 9 năm 2011, khi Putin loan báo sẽ trở lại điện Kremlin, đấy không phải là cuộc nổi dậy tương tự như cuộc nổi dậy chống lại Gorbachev vào tháng 8 năm 1991; nhưng động cơ thì vẫn là một: siloviki sợ mất quyền lực và đã hành động nhằm ngăn chặn, không cho thay đổi thêm nữa. Họ đã thất bại vào tháng 8 năm 1991, nhưng đã thành công hơn vào mùa thu năm ngoái. Vì vậy, ba thập niên sau khi Brezhnev chết, chúng ta đã đi hết một vòng tròn. Hệ thống này vẫn còn bế tắc, và không có gì có thể đưa được nó ra khỏi vũng lầy trong tương lai gần.
Brian Whitmore
(Blog Phạm Nguyên Trường) 

Quốc hội sẽ xử lý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra sao?

 
Bình luận 2 của chùm bài: Nguyễn Tấn Dũng một con người ghê gớm khó lường (2)
Trong phiên họp chất vấn Thủ tướng Chính phủ sáng ngày 14/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu một chủ trương điều hành trái Hiến pháp và pháp luật của Chính phủ, xin trích:” Một điểm nữa chúng tôi cũng hết sức quan tâm đó là vấn đề thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong thực thi chức trách của mình…”
Ý kiến này nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với tư cách UV Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ với các đại biểu Quốc hội là đảng viên ngoài chương trình nghị sự chính của Quốc hội thì không sao; Đáng tiếc ông lại phát biểu tại diễn đàn của phiên họp toàn thể của Quốc hội, được truyền hình trực tiếp; Đây là phiên điều trần của Thủ tướng trước Quốc hội theo luật định tại điều 109 của Hiến pháp 1992:”Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước…”Đây là một hoạt động theo quy định của luật pháp, trong khuôn khổ luật pháp và phải tuân thủ luật pháp.
Như mọi người đều biết, nguyên tắc “ Tập trung dân chủ” là nguyên tắc được quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng, xin trích nguyên văn điều này:
“Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.”
Nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong nội bộ Đảng, do vậy khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo chủ trương của Thủ tướng trong việc điều hành công tác của Chính phủ với Quốc hội: “thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong thực thi chức trách của mình…”; Điều này có nghĩa Thủ tướng và Chính phủ đã sử dụng nguyên tắc Đảng thay pháp luật nhà nước; đây là một chủ trương vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật nhà nước...
Trong Chương I: Nước CHXHCNVN: Chế độ chính trị, tại Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định rõ:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.”
Luật Tổ chức Chính phủ ban hành năm 2001 thể chế Điều 12 Hiến pháp 1992 bằng các điều sau đây:
“Điều 1
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Điều 8
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
2. Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;”
Tại Điều 4 Hiến pháp 1992 đã quy định rõ các hoạt động lãnh đạo nhà nước của Đảng:”Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…”
Do vậy việc đề ra chủ trương quản lý của Chính phủ trái pháp luật kể trên của Thủ tướng, lại được báo cáo công khai tại phiên họp toàn thể, được truyền hình trực tiếp như vậy thế nhưng đáng tiếc lại không được một cơ quan bảo vệ pháp luật nào lên tiếng, “thổi còi” ?
Nguyên tắc điều hành quản lý tập trung dân chủ trong Đảng hoàn toàn khác, thậm chí là trái với nguyên tắc điều hành, quản lý bằng pháp luật trong các hoạt động hành chính của Chính phủ; Một điều sơ đẳng của hoạt động theo nguyên tắc, pháp chế, pháp lý đó là: Mội triệu người nếu làm sai, trái với quy định của pháp luật thì vẫn phải thúc thủ, tuân thủ theo ý kiến đúng pháp luật, theo pháp luật của 1 cá nhân, bất kể cá nhân đó là ai; Không thể lấy cái số đông để áp chế theo lối thiểu số phục tùng đa số, số đông thống trị số ít của cái nguyên tắc tập trung dân chủ của cái hoạt động đảng phái...Khi Thủ tướng công khai trước Quốc hội và trước cử tri về việc chủ trương điều hành các chính sách theo nguyên tắc của bè cánh, số đông thì quả là quá hãi ?
Điều này chúng ta thấy rõ trong việc Ban chấp hành TW xử lý đồng chí X. trong hội nghị 11 vừa qua; Vì số đề nghị kỷ luật đồng chí X, theo thông tin nội bộ Đảng cho biết không là đa số nên đồng chí X. đã thoát án kỷ luật; mặc dù theo nhiều nguồn tin nội bộ thì tội đồng chí X. lý ra phải xử kỷ luật nặng; Nhờ có “ nguyên tắc tập trung dân chủ “ nên đồng chí X. vẫn sống khỏe để "theo Đảng đến coòng"?
Lấy một ví dụ khác: Một cảnh sát giao thông được giao tuần tra trên khu vực đường cấm xe đi ngược chiều; mặc dù chỉ một mình và cũng chỉ với hàm cấp là chiến sĩ thôi nhưng vẫn đủ quyền tuýt còi, lập biên bản xử phạt hành chính bất kể ai vi phạm nếu lưu thông vi phạm trên cung đường này kể cả Thủ tướng…
Thế nhưng do cung đường này số người vi phạm rất đông và phần lớn lại là Đảng viên, lại có nhiều đảng viên chức vụ to, thành ra khi anh cảnh sát giao thông này thực thi nhiệm vụ tuýt còi giữ những người vi phạm này lại thì anh đã bị cự lại tơi bời: Anh có là đảng viên không; anh có chịu sự lãnh đạo của Đảng không; Vậy thì anh phải xử chúng tôi theo nguyên tắc “ tập trung dân chủ” được quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng đó là: Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên…
Như vậy, khi đưa nguyên tắc “ tập trung dân chủ” vào việc lập trật tự trong ngành giao thông đã khiến cho loạn lên và không phạt được ai; Vậy thì Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đang ra sức làm tốt cái nguyên tắc ‘” tập trung dân chủ” trong việc điều hành công tác của Chính phủ có khác chi những ông chày cối đòi không chấp hành Luật Giao thông mà chỉ theo Điều 9 Điều lệ Đảng kia thôi ???
Với cung cách điều hành như vậy không trách công việc của Chính phủ cứ loạn cào cào lên vì cái nguyên tắc “ tập trung dân chủ ” của Đảng được “ di căn “ sang hoạt động điều hành, quản lý của Chính phủ…
Theo người viết bày này, việc hình thành "các nhóm lợi ích",  trong guồng máy Chính phủ; nhóm nào càng nắm nhiều tiền, nhiều lợi ích thì nhóm ấy càng có thế, có cơ hội nắm giữ cái công cụ "tập trung dân chủ" về phe mình; “ Thớt có tanh tao ruồi đổ đến”…rất có khả năng là mầm mồng gieo hệ lụy từ cái nguyên tắc tập trung dân chủ kia được “di căn” sang hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ…Điều này chính Thủ tướng đã công khai tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội chứ không phải do thế lực thù địch nào bịa ra nói xấu Chính phủ?
Chủ blog yêu cầu Quốc hội phải có sự chấn chỉnh ngay chủ trương vi phạm Hiến pháp và Pháp luật của Thủ tướng trong việc đang ra sức làm tốt cái nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành, quản lý công tác của Chính phủ !
Xin mời quý vị nghe lại ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu điều này tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng ngày 14/11/2012:
…Nhất là người đứng đầu các cấp các cơ quan, các đơn vị trong thực thi chức trách nhiệm vụ trước nhân dân; phải làm tốt tinh thần Nghị quyết TW 4 về vấn đề cấp bách xây dựng Đảng; trong vấn đề học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm sao bộ máy hành chính của chúng ta có được đội ngũ công chức hết lòng hết sức phục vụ nhân dân cả về đạo đức, phẩm chất lẫn năng lực.
Một điểm nữa chúng tôi cũng hết sức quan tâm đó là vấn đề thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong thực thi chức trách của mình; tiếp tục lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, của cán bộ đảng viên, của các chuyên gia trogn quản lý, trong thực thi, trong hoạch định chính sách, trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt là việc nâng cao năng lực tiếp thu các ý kiến xác đáng, sáng tạo của đảng viên, của nhân nhân, của các chuyên gia trong hoạch định, điều hành, thực thi chính sách…
Phạm Viết Đào
(Blog PVĐ) 

Vì sao Anh Tư quyết tâm hạ bệ anh Ba?

Sau hội nghị TW6 tôi phải mất khá nhiều công phu để tìm hiểu sự thật cái chuyện “kỷ luật”. Bởi vì TW khoá này mới làm có 1 năm rưởi sao lại tính án “kỷ luật”, còn khoá trước thì đại hội đã kết, đã quyết rồi. Tôi gặp nhiều Uỷ viên BCH Trung ương tìm hiểu. Hầu hết họ đều cho rằng “chỉnh đốn đảng là cần nhưng không phải làm như vậy”. Đây là mưu đồ riêng của Trương Tấn Sang mà Tổng bí thư và hơn nữa Bộ chính trị bị mắc mưu Trương Tấn Sang. Tôi viết bài phân tích dưới đây để thấy, rút ra bài học và kêu gọi mọi người có chức vụ trong đảng hãy cảnh giác.
Tại hội nghị TW6 Trương Tấn Sang luôn tìm cách để buộc phải kỷ luật cho được Nguyễn Tấn Dũng, và cùng với Trương Tấn Sang nhiều người, nhất là cư dân mạng nghĩ rằng : kỷ luật là hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức Thủ tướng, đó là sự lầm tưởng lớn. Nên nhớ rằng trước đây Trương Tấn Sang bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vẫn được đề bạt từ Trưởng ban kinh tế lên Thường trực Ban bí thư rồi Chủ tịch nước. Nếu Nguyễn Tấn Dũng có bị kỷ luật bằng hình thức nhẹ hơn là khiển trách như Bộ chính trị đề nghị thì vẫn là mức nhẹ nhất dưới mức kỷ luật mà Trương Tấn Sang đã nhận trước đây, nên không có chuyện mất chức. Vậy thì cái mong muốn của Trương Tấn Sang là gì ?
Trương Tấn Sang biết khoá tới 2 ứng cử viên Tổng bí thư nặng ký là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang mà Sang thì đã một lần nhận án kỷ luật và gần đây lùm xùm chuyện trai gái, chuyện lý lịch, chuyện mất đoàn kết nội bộ, cho nên bằng mọi giá phải bôi xấu, phải làm mất uy tín Nguyễn Tấn Dũng và nếu có án kỷ luật cho Dũng thì kỳ tới Trương Tấn Sang cầm chắc cái chức Tổng bí thư. Còn nếu như trời cho như Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm mong muốn là hạ được Dũng để 4 Sang làm Thủ tướng thì nhóm lợi ích quây quanh Sang sẽ làm mưa làm gió. May thay, trời có mắt, thánh thần có mắt, Ban chấp hành TW có mắt nên ý đồ của nhóm Trương Tấn Sang đã không thành.
Cũng cần nhìn thấy sự gán ghép áp đặt đến trơ trẻn của Trương Tấn Sang. Trong tờ trình về án kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng của Bộ chính trị đưa ra Ban chấp hành TW, Sang thuyết phục Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ghi khuyết điểm số 1 là đã để một bộ phận cán bộ đảng viên tha hoá biến chất. Nực cười thay, nếu đưa vụ này thành án kỷ luật thì người đầu tiên phải nhận không ai khác là Tổng bí thư khoá trước là Nông Đức Mạnh và ông Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, sau đó là các ông Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra (Nguyễn Văn Chi), Trưởng ban tổ chức (Hồ Đức Việt), Trưởng ban Tuyên giáo (Tô Huy Rứa) rồi mới đến các uỷ viên Bộ chính trị (trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng…)
Khi BCH trung ương phản đối, 21 ý kiến ở hội trường thì 16 ý kiến phản bác, khi đó nghe nói Trương Tấn Sang nêu ra cao kiến thôi không bỏ phiếu nữa. Sang cho rằng bằng ấy đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng nên cứ để lình bình như thế hay hơn. May thay Ban chấp hành TW đòi phải bỏ phiếu và trên 74% đã phản bác án kỷ luật của Bộ chính trị. (74% vì 175 uỷ viên TW hôm đó có 3-4 người đi công tác vắng).
Dù có quyết định của Ban chấp hành TW,Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, anh ta bàn cách tán phát nội dung tờ trình của Bộ chính trị về án kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng đến cơ sở. Có lẻ vì thế mà chúng tôi được đọc nó trên mạng và biết được sự thể. Cái đích của Trương Tấn Sang là tận dụng và phát huy tờ trình này để bêu rếu Thủ tướng. Đồng thời cùng lúc Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh, tập họp các tờ báo “hẩu” của Sang khi anh ta làm Bí thư ở TP. Hồ Chí Minh và dưới tư cách tiếp xúc cử tri cũng lại chiêu bêu rếu nói xấu Thủ tướng, hô hào dân chúng chống lại Chính phủ. Trương Tấn Sang không ngượng mồm nói rằng “dân nói là đúng, ai nói dân sai thì người đó là sai” thử hỏi Trương Tấn Sang nếu dân đó là bọn chống đảng, chống Tổ quốc như Quan làm báo thì cũng gọi là nói đúng à ? Chủ tịch nước mà hớ hênh như vậy thì nguy hiểm quá.
Trương Tấn Sang ơi, tôi là lớp trên của anh, tôi kêu gọi lương tâm anh hãy thức tỉnh. Đã làm đến Chủ tịch nước thì hãy biết đất nước đang ra sao. Kinh tế đang khó khăn, kinh doanh đang đình đốn bởi ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu, Việt Nam làm gì để vượt qua cơn bão này ? anh có biết bỏ cái mưu đồ cá nhân để chung vai với Bộ chính trị, với Chính phủ lo cho đất nước phát triển, giúp dân Việt đỡ cơn bĩ cực đói nghèo không ?.
Tôi muốn anh hãy tự kiểm điểm mình, hãy bỏ cái trò kích bác, lôi kéo, phân hoá làm mất đoàn kết nội bộ làm suy yếu chế độ,để cùng nhau vì sự tồn vong của đảng và của dân tộc.

Nguyễn Văn Việt
Cán bộ lão thành cách mạng
(Biển Đông) 

Bắt đầu thanh tra Vietinbank

Nội dung thanh tra bao gồm tín dụng, đầu tư tài chính, mua sắm, thuê tài sản, sử dụng các quỹ...

Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Trong vòng 80 ngày kể từ 15/11, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vietinbank trong giai đoạn từ 2009 - 30/9/2012. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, nếu cần thiết cơ quan thanh tra có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.
Theo ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, ngoài nội dung chủ đạo là thanh tra việc chấp hành pháp luật, đoàn thanh tra sẽ tập trung vào các hoạt động tín dụng; hoạt động đầu tư tài chính, việc mua sắm, thuê tài sản; việc sử dụng các quỹ; những nội dung khác khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Đoàn thanh tra sẽ do ông Đào Trung Kiên, Phó vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn. Ông Kiên cũng có trách nhiệm giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, theo dõi, giám sát đôn đốc đoàn thanh tra; giúp xử lý hoặc trình Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra.
Theo báo cáo tài chính quý III/2012, tổng tài sản của Vietinbank tăng 9,6% so với quý 2/2012; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 3.177 tỷ đồng và 2.414 tỷ đồng, gấp 4,23 lần và 4,27 lần so với quý II/2012. Lũy kế 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế đạt gần 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 4.500 tỷ đồng (lần lượt tăng 7,6% và 10,4% so với cùng kỳ 2011).
(VnEconomy)

Vụ Đoàn Văn Vươn: Những điều chưa kể của GS. Đặng Hùng Võ

“Sự thực mà nói thì vụ Tiên Lãng có đập vào tôi một vấn đề về búc xúc của người dân, bức xúc tới mức phải bảo vệ lợi ích bằng vũ khí tự tạo. Trái pháp luật đã rõ nhưng từ căn nguyên gì là điều nên quan tâm. Cũng như vụ Văn Giang, khi tôi nhìn thấy bà con cũng ầm ầm lên với nét mặt bức xúc thật thì chứng tỏ cũng phải có căn nguyên gì", GS. Võ chia sẻ.
Việc chứng kiến GS. Đặng Hùng Võ gặp người dân Văn Giang (Hưng Yên) trong một tâm thế đầy thiện chí và sẵn sàng lắng nghe, chúng tôi lại nhớ đến những lần ông không nề hà khi tiếp xúc với báo chí về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) dù đang rất bận rộn.
Vào cuộc từ vẻ bức xúc của người dân
Sau những chia sẻ về buổi gặp với người dân Văn Giang (Hưng Yên), khi chúng tôi đề cập đến vụ Tiên Lãng, GS. Đặng Hùng Võ nhớ lại: “Sự thực mà nói thì vụ Tiên Lãng có đập vào tôi một vấn đề về bức xúc của người dân, bức xúc tới mức phải bảo vệ lợi ích bằng vũ khí tự tạo.
Trái pháp luật đã rõ nhưng từ căn nguyên gì là điều nên quan tâm. Cũng như vụ Văn Giang, khi tôi nhìn thấy bà con cũng ầm ầm lên với nét mặt bức xúc thật thì chứng tỏ cũng phải có căn nguyên gì".
"Trong đầu tôi hiện ra câu hỏi là vì căn nguyên gì mà anh Đoàn Văn Vươn lại bức xúc đến mức như vậy. Tôi nghĩ đó hẳn là một vụ phải rất thận trọng, không thể nói hàm hồ, qua loa được. Khi báo chí đến thì tôi nói là tôi sẽ phát biểu với điều kiện là có đủ các văn bản có liên quan đến vụ này như quyết định giao đất, quyết định thu hồi đất… Có được thì tôi mới có thể phân tích pháp luật, sự kiện để tìm ra được bản chất của vụ này.
Sau một ngày tôi có đầy đủ các tài liệu mà tôi cần do báo chí đưa tới. Tôi bắt đầu nghiên cứu và nhận thấy là có biểu hiện sai pháp luật so với chính sách rất rõ ràng về giao đất nông nghiệp hiện nay. Sự thực, sai pháp luật thì sửa, việc cũng không khó lắm.

"Việc tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh, ông Vũ Mão cũng là một sự động viên tôi"
Sau đó, tôi được biết thông tin về những người làm nhiệm vụ cưỡng chế phá nhà, vườn của dân thì chính quyền lại nói rằng người dân bức xúc mà phá nhà, phá vườn của anh em người bị cưỡng chế. Tôi đánh giá dấu hiệu này rất không hay.
Chính quyền không làm gì được cho dân thì thôi, đừng làm ác rồi nói dân làm. Đây là cách tiếp cận sai về mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Chính vì lẽ đó tôi quyết định phải quan tâm đặc biệt tới vụ việc này".
Những sức ép vô hình
Khi được hỏi về những tác động, những sức ép lên mình xung quanh sau những phát biểu với chất lượng ngàn cân, khác biệt với phát ngôn của một số cán bộ tại Hải Phòng, ông Võ cho biết nhiều người đã khuyên ông nên làm đến mức độ phát hiện thôi, đừng tham gia sâu hơn. Để thời gian nghỉ ngơi cho vui. Ngay cả khi đó, vợ ông đang trong thời kỳ bụng mang dạ chửa cũng đã khuyên ông không nên nói mạnh quá mà làm khó người khác không liên quan tới mình.
"Tôi cũng có đôi phút đắn đo, suy nghĩ, và tôi thấy rằng mình phải phân tích pháp luật thật rõ ràng, ít nhất đó là một việc có ý nghĩa. Hơn nữa, việc tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh, ông Vũ Mão được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam cũng là một sự động viên tôi tiếp tục tham gia. Tôi thấy rằng, đâu chỉ mình tôi mà còn nhiều người có tâm cùng nhau lấy lại công bằng", ông Võ tâm sự.
Khi được hỏi về thời gian tham gia tìm hiểu vụ Tiên Lãng, GS. Võ cho biết: "Tôi phân tích pháp luật, mọi chuyện cũng đã mạch lạc và cũng không mất nhiều thời gian. Tôi vừa trả lời báo chí, vừa nghe ngóng thông tin từ người dân do báo chí đưa tới.
Dù tham gia như vậy nhưng tôi luôn đặt mình trong vị trí của người ngoài cuộc để có được cái nhìn khách quan nhất. Tôi cũng rất chờ đợi kết luận của Thủ tướng vì không biết sẽ thế nào. Cuối cùng, nhiều nội dung kết luận khá giống với lập luận pháp luật của tôi, tôi cũng rất vui".
Nhắc đến lời trách đùa của ông Vũ Mão với mình, ông Võ kể: "Tôi còn nhớ, trong buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt Nam khi vụ việc Đoàn Văn Vương chưa có kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ, anh Vũ Mão có nói đùa với tôi rằng: "Trong chuyện này cũng có lỗi của anh".
Tôi thấy anh ấy nói rất đúng và lúc đó tôi chỉ cười và nói rằng "đúng là tôi có lỗi vì không kiểm tra được thi hành pháp luật đất đai ở khắp nơi, việc này chắc phải xin lỗi Bộ trưởng Mai Ái Trực thôi"...
Buổi tiếp xúc với GS. Đặng Hùng Võ, chúng tôi thêm hiểu được sự vị nể và yêu quý từ mọi người với ông không chỉ bởi chuyên môn, đức độ, sự nhiệt tình... mà còn bởi một điều ông là người luôn sẵn sàng nhận lỗi một cách đầy cầu thị khi được góp ý chân thành như thế.
Hồng Chính Quang
(GDVN) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét