Suy nghĩ tiếp về “Thông báo Hội nghị Trung ương 6”
Giang Nam Lãng Tử – BoxitvnBVN ngay từ lúc mới thành lập đã tự mình đặt ra một giới hạn: về đối nội chỉ khoanh trong các vấn đề quốc gia, xã hội và nhà nước – là tổ chức trực tiếp quản lý xã hội, không bàn đến các hoạt động của đảng dù biết rằng đảng là lãnh đạo tối cao. Tuy vậy, cũng không thể từ chối các cộng tác viên gửi bài trao đổi về hoạt động của đảng, bởi như thế lại là vi phạm quyền tự do dân chủ trong ngôn luận – một trong những nguyên tắc thiết yếu mà mình chọn lựa và cũng là mục tiêu để phấn đấu hết mình. Vì thế, đối với những bài viết xoay quanh các chủ đề về đảng, chúng tôi xin đăng lên để bạn đọc tham khảo, nhưng phần trách nhiệm xin được dành cho tác giả. Bauxite Việt Nam |
Đọc kỹ Thông báo gồm có 8 chủ đề, Lãng Tử hôm nay chỉ bình luận mục 5 (Bữa trước Lãng Tử đã bàn về Mục 6 với tiểu luận “Tào A Man cắt tóc thay đầu”)Mục thứ 5 (trích):
5- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Đề án “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”.
Theo phương hướng đó, Hội nghị nhất trí rằng:
“Chủ động phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có tài năng thể hiện qua thực tiễn; tăng tỉ lệ cán bộ trẻ, nữ, dân tộc ít người, cán bộ khoa học – công nghệ, văn hóa, nghệ thuật; cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước. Ban Chấp hành Trung ương phải có 3 độ tuổi để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển; có cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện”.
Đảng đã quen dùng chiến thuật “quy hoạch” theo một “cơ cấu” nào đó, không phải mới mẻ, nhưng lần này tái khẳng định như một kinh nghiệm tốt cần tiếp tục.
Trung ương làm sao thì cấp dưới cũng y theo đó mà làm.
Ở Việt Nam hiện tại có một thói quen kỳ lạ, đó là thói bắt chước cấp trên y hệt.
Thực kinh hãi, sự bắt chước rập khuôn đến mức xấu hổ!
Chẳng hạn, ban đầu có một khẩu hiệu ngẫu hứng được kẻ vẽ hay cắt giấy dán ở văn phòng nào đó ở trung ương, trong một dịp lễ lạt nào đó. Như hai khẩu hiệu “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM, khẩu hiệu “MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN” có thể ban đầu từng treo ở văn phòng Ban tuyên giáo TW một dịp lễ hội hay lễ Tết nào đó, do ai đó nghĩ ra. Cấp dưới (tỉnh, thành phố, tương đương) có dịp lên cấp trên họp hành, bèn chép lấy đưa về bảo cấp dưới làm theo y hệt (sai lầm sao được chứ ?!), khẩu hiệu ngắn dễ nhớ lắm. Lãnh đạo cấp quận, huyện thị xã và tương đương lại lên chỗ văn phòng cấp trên nhìn thấy, về làm theo… Cứ như thế, kéo xuống tới cấp xã, thôn ấp, nói chung là đơn vị cơ sở. Biết bao nhiêu khẩu hiệu rác khắp nơi đô thị đến thôn cùng xóm vắng. Trên đầu ngõ các khu phố, đáng lẽ là tên địa danh khu phố hoặc đường phố cho người vãng lai dễ tìm đường/ tìm nhà thì lại chình ình một khẩu hiệu dài như thế này chạy chữ to hoành tráng trên đầu:“Cán bộ nhân dân phường ĐX quyết tâm xây dựng phường khóm trật tự văn minh xanh sạch đẹp”… Khi cần chỉ đường cho khách tìm nhà, cho xe taxi, xe ôm, xe lôi đi vào ngõ này, người chỉ đường rất lúng túng khi phải gọi tên cái biển hoành tráng đó.
Có lẽ, chẳng có văn bản trung ương nào quy định rằng trên làm gì thì dưới cứ thế mà làm (Ngoại trừ nếu đụng chạm quyền lợi cá nhân hay lợi ích nhóm / địa phương thì mới sinh ra tình trạng“trên bảo dưới không nghe”). Chính ông Hữu Thọ cựu Phó ban Tư tưởng Văn hóa đã giải thích và than phiền về sự lây lan cái khẩu hiệu “Mừng Đảng mừng xuân” và thói bắt chước ngu muội đó (bài đã đăng tải trên BVN cách đây hai năm). Vậy mà hai Tết qua rồi kể từ cảnh báo của ôngHữu Thọ, nhìn thấy các địa phương vẫn chứng nào tật nấy, nhiều nơi không hề thay đổi các khẩu hiệu vào mùa Tết ? – Hay là, họ thực hành tiết kiệm chi phí công, lấy cái năm ngoái ra treo cho đỡ tốn kém, đỡ phải nghĩ ra cái khác thay. Hữu Thọ nói thì mặc Hữu Thọ, đâu có văn bản “cấm treo” đâu nào!
Theo cái thói quen đó, Trung ương “quy hoạch” thì cấp dưới cũng “quy hoạch”, sai lầm sao được! Sai thì chúng ta cùng sai chứ. Cháy rừng cùng sưởi.
“Quy hoạch” là dự kiến sẵn, chọn sẵn nhân sự trước một vài năm. Đảng sẽ đưa ra thăm dò qua đảng viên, thăm dò quần chúng… Trong thời gian dự bị quy hoạch, nhân sự chỉ cần cố gắng đừng để xảy ra sự cố gì, cứ im lặng ngoan hiền tránh va chạm thì đến lần xét quy hoạch lần chót vẫn còn tên trong danh sách là chắc ăn. Anh (chị) ta không cần phải được giao nhiệm vụ đặc biệt để thử thách, không cần qua sát hạch gì cả. Nếu đã qua lớp chính trị cao cấp hoặc Cử nhân chính trị thì coi như ổn rồi, ngồi rung đùi. Nếu chưa có một trong hai chứng chỉ trên thì được cử đi học một lớp tại chức Cử nhân chính trị hoặc lý luận chính trị cao cấp, trung cấp trong một vài năm. Xong. Qua thăm dò ổn rồi thì vô đại hội phát phiếu bầu cũng bào đảm chắc chắn 90% kết quả đúng như “quy hoạch”, người bị rớt ắt là người không có tên trong “quy hoạch”.
Vì sao hầu như phiếu thăm dò đạt kết quả đa số là OK?
Có một thủ thuât thường được áp dụng là tung tin nhỏ giọt về nhân sự được chọn (như một tôn giáo gọi đó là người “được Chúa chọn”).
Thủ thuật sau đây còn lợi hại hơn. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý cho nhân sự được chọn. Sau một thời gian mới vô đại hội Đảng, thế là mặc nhiên anh ta được nhiều phiếu bầu. Tâm lý đa số đảng viên vô tư lắm, lại nghĩ, cân nhắc chi cho mệt, ai lãnh đạo cũng thế cả thôi. Mặt khác, thấy lãnh đạo đã chọn trước thì mình cũng chọn cho xong, vả lại cũng e ngại sự trù úm về sau.
Họ thường để Bí thư kiêm luôn thủ trưởng cơ quan, đơn vị để lấy cái nọ đỡ cái kia. Thủ trưởng cơ quan (chính quyền) đồng thời đứng đầu Đảng, quyền hành trọn gói. Ai muốn dân chủ thì nhớ câu “chạy trời không khỏi nắng”. Có lẽ người đi tiên phong là “Hoàng đế Hồ Cẩm Đào” Chủ tịch cả hai thứ luôn cho tiện điều hành. Đảng và chính quyền cứ mập mờ lẫn lộn, xuất quỷ nhập thần.
Thử nhớ lại, ngày xưa Hoàng đế, vua chúa đã tiến hành “quy hoạch Thái tử” (kế vị ngai vàng) như thế nào ?
Hoàng đế có nhiều Hoàng tử, hẳn cũng muốn chọn một Hoàng tử tốt nhất để kế vị. Hoàng đế tiến hành thao tác quy hoạch rất bài bản. Trước hết chọn các thầy giáo giỏi bồi dưỡng kèm cặp các Hoàng tử. Hoàng tử được học hỏi, rèn luyện toàn diện, văn võ song toàn. Bên cạnh sự đánh giá học lực từ thầy giáo, nhà vua còn giao nhiệm vụ cụ thể để thử thách, trắc nghiệm. Ngoài những trường hợp đặc biệt “chạy chức chạy quyền, chạy ngai vàng” của các phi tần, Hoàng hậu cùng với bọn đại thần, thái giám tạo nhóm lợi ích, nói chung việc quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng của Vua là có bài bản và chất lượng. Điều đó được chứng minh qua nhiệm kỳ nhiều năm tồn tại của người kế vị.
So với thời phong kiến xưa, việc quy hoạch cán bộ của Đảng thời nay ngon ăn, chắc ăn và dễ dàng hơn nhiều. Đi học Cử nhân chính trị, lý luận cao cấp hoặc trung cấp. Xong hay chưa xong cũng bổ nhiệm luôn để tạo không khí, tạo đà trước khi bước vô đại hội đảng bộ. “Dân trí” của đảng viên thời nay ỉu xìu lắm, chỉ lo “hoàn thành nhiệm vụ”, ngoài ra mặc kệ, sao cũng được. Sinh hoạt đảng qua loa đại khái cho xong.
Nói chung, “quy hoạch” tức là dự kiến nhân sự từ trên xuống, chỉ đạo sao cho đúng như ý muốn. Ý thức DÂN CHỦ trong Đảng bị triệt tiêu. Nào đâu có sinh hoạt bầu cử hào hứng, sôi nổi hồi hộp và thực chất như ở các nước dân chủ thực sự khác!
Do đó Mục 5 cũng chả có gì mới, sao giới tuyên truyền cứ tán Hội nghị 6 là quan trọng?!
G.N.L.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Về ”Đề nghị nghiên cứu ‘nhất thể hoá’ chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước”
V.Quốc Uy (Danlambao) - Rất
nhiều người lâu nay (và hiện nay) cứ tưởng mình là người tiến bộ, muốn
đấu tranh yêu cầu ĐCS phải “nhất thể hóa” vai trò của TBT và Chủ tịch
nước(!), và nếu ĐCS “phải” nghe theo thì coi là thắng lợi lớn!
Xin thưa ngay, đây là ý kiến dại dột hết chỗ nói. Rất dại và… rất dại (nếu là dại) hoặc rất láu cá (nếu không dại).
Ý kiến này nằm trong dòng ý kiến về nhu cầu “nhất thể hóa” hai bộ
máy đang song trùng là: Bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Để cả hai thì rõ
ràng vô lý và tốn kém, nhưng thống nhất lại có tốt hơn không? Có thể
tốt hơn, nhưng có thể vô cùng xấu, tùy thuộc sự thống nhất trên cơ sở
nào, trên nguyên tắc nào?
Nếu trên nguyên tắc “Dân làm chủ”, nghĩa là TRƯỚC HẾT cơ quan lập
pháp và hành pháp được bầu một cách dân chủ, đại diện được cho dân, SAU
ĐÓ đảng mới lấy vị Chủ tịch nước đó làm Chủ tịch đảng (TBT) thì điều đó
rất tốt.
Nhưng thực tế chế độ này không phải “Dân làm chủ” mà “Đảng làm
chủ”, chức vụ TBT của đảng luôn được đảng xác định trước với sự đồng
thuận (hay cho phép) của Trung Quốc. Chức TBT lâu nay bao giờ cũng là
nhân tố bảo thủ và theo Tàu (tức là trùm nội xâm và ngoại xâm). Nhất thể
hóa, cho vị này nắm thêm quyền Chủ tịch nước, để nhân vật tệ hại này có
“danh chính ngôn thuận” lèo lái đất nước, ký kết mọi thỏa thuận, nhất
là thỏa thuận với Tàu, thì đất nước này… TIÊU ĐỜI, thưa các quý vị.
Sự nhất thể hóa trong điều kiện bất lợi như thế chỉ chỉ là vì đảng,
là tăng quyền lực cho đảng, tức tăng sức kìm hãm tiến bộ xã hội (như
nhận định của ông Lê Hồng Hà), càng trói tay những yếu tố tiến bộ trong
ĐCS và trong nhân dân, thậm chí là tăng nguy cơ mất nước.
Khi yêu cầu “nhất thể hóa” có thể ta đã “nhắm” vào một nhân vật nào
đó chăng? Lo rằng hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng. Nếu có một MINH QUÂN thì
cho Minh quân nắm cả 2 quyền là rất tốt. Nhưng với cơ chế hiện nay chức
TBT sẽ là MINH QUÂN hay HÔN QUÂN? Câu trả lời thiết tưởng quá rõ.
Rất mong được coi đây là một ý kiến góp vào cuộc thảo luận mà nhiều người lưu tâm.
16-11-2012
’Cuộc chiến của Hà Nội’
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ San Jose
Cập nhật: 15:42 GMT – thứ sáu, 16 tháng 11, 2012
Hoa Kỳ và Việt Nam nhìn khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975
Mới đây, có tác phẩm mang tên Hanoi’s War của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên-Hằng, là một cách nhìn khác về cuộc chiến.
Như tên gọi của sách, “Cuộc chiến của Hà Nội”, đó là chiến tranh do Hà Nội chủ động, từ khởi xướng vào những năm cuối thập niên 1950 cho đến lúc thành công vào tháng 4-1975.
Hanoi’s War đưa ra tầm nhìn từ Washington, Hà Nội, Moscow và Bắc Kinh và có tiểu tựa: An International History of the War for Peace in Vietnam, vì thế sách còn là ghi nhận lịch sử quốc tế về cuộc chiến cho hoà bình ở Việt Nam trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, của xung đột Trung-Xô.
Theo tác giả, chiến tranh ở Việt Nam trong 20 năm không chỉ có Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Trung Quốc là những đại cường quốc và Bắc Việt, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những quốc gia với can hệ chính, mà cuộc chiến còn có cả hai phía miền Nam là Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam, vì lãnh đạo của họ cũng là những nhân tố trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay tìm kiếm hoà bình.
Trong ba thành phần người Việt, dù sự can dự của Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam có những lúc làm cục diện chiến tranh hay diễn tiến hoà đàm thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị.
Nhân vật chính trong Hanoi’s War không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo miền Bắc trong nhiều thập niên, từ thời chống Pháp, qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cho đến lúc ông từ trần ngày 2-9-1969. Cũng không phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên và là thân tín của Hồ Chí Minh.
Dù trên diễn đàn quốc tế, hai nhân vật trên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chính trị và các nhà sử học viết đến nhiều nhất.
‘Thống nhất miền Nam bằng bạo lực’
Hanoi’s War đưa ra hai nhân vật chính là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Quan trọng hơn cả là Lê Duẩn.Mở đầu tác giả ghi lại hình ảnh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chia tay nhau bên dòng sông Ông Đốc ở Cà Mau vào một ngày đầu năm 1955.
Đó là thời gian thi hành Hiệp định Geneve 1954 tạm chia đôi nước Việt ở vĩ tuyến 17, cho phép tự do di dân giữa hai miền trong vòng 300 ngày.
Lê Duẩn ở lại miền Nam, Lê Đức Thọ xuống tàu tập kết ra Bắc để rồi trong suốt chiều dài cuộc chiến hai nhân vật này đã trở thành trọng điểm của sách.
Vài năm ở miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung ương Cục miền Nam và đưa người của mình như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt vào nắm giữ những vai trò then chốt để điều hành cuộc chiến tại miền Nam trong tương lai.
Trở lại miền bắc, cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đã chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này.
Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoãn, không chủ trương sống chung hoà bình. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai trò quyền lực.
Tác giả nêu dẫn chứng vụ án xét lại chống đảng với Hoàng Minh Chính từ năm 1963 và nhiều người bị tù trong cuộc thanh trừng lớn nhất trong nội bộ đảng vào năm 1967.
Để tiến hành chiến tranh, sau Đại hội Đảng kỳ 3, từ năm 1960 lãnh đạo đã biến miền Bắc thành một xã hội công an trị với hàng vạn người bị bắt vì “nguy hiểm đến an ninh, trật tự xã hội”.
Vụ án “Nhạc vàng” năm 1971 là một thí dụ khác. Chính quyền Hà Nội cho rằng đang có âm mưu “diễn biến hoà bình” do Mỹ chủ trương để gây chia rẽ nội bộ đảng về chính sách chống Mỹ cứu nước.
Dựa vào nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nơi, đặc biệt là những văn khố ở Việt Nam mở ra cho giới nghiên cứu gần đây, tuy kho lưu trữ của đảng và Bộ chính trị vẫn còn đóng kín, và những tiếp xúc, phỏng vấn của tác giả với người Việt liên quan, cùng nguồn tài liệu Việt ngữ tác giả có khả năng tiếp cận, Hanoi’s War đưa ra hình ảnh rất rõ là Lê Duẩn kiên quyết chủ trương “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa” để chiếm miền Nam.
Giải pháp trung lập miền Nam cũng không được chấp nhận. Chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng của Tướng Võ Nguyên Giáp không được tán thành.
Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Lê Duẩn tuy là Bí thư thứ Nhất của đảng nhưng đã qua mặt và nắm trọn quyền hành.
Chiến tranh toàn diện
“Hiệp định Paris chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự.”
Tác giả ghi nhận những sự kiện và phân tích các quyết định dẫn đến chiến tranh qua các cuộc tổng tấn công vào miền Nam, về chính sách “Vừa đàm vừa đánh” đưa đến bản Hiệp định Ba Lê vãn hồi hoà bình cho Việt Nam – một hiệp ước không đòi hỏi bộ đội cộng sản miền Bắc rút về mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cực lực phản đối.
Bản hiệp định được ký kết ngày 27-1-1973 sau 5 năm thương thảo với Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao có chủ trương phải kiên trì vì tin rằng người Mỹ sẽ phải bỏ cuộc.
Đúng là người Mỹ cuối cùng đã nhượng bộ Hà Nội để bộ đội miền Bắc tiếp tục ở lại miền Nam. Bản hiệp định chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự.
Chính quyền Sài Gòn sụp đổ ngày 30-4-1975 trước sức tấn công bằng vũ lực của bộ đội cộng sản miền Bắc, như Lê Duẩn đã chủ trương trong suốt chiều dài cuộc chiến và cuối cùng đã đi đến thành công.
Hanoi’s War còn là một cái nhìn khác hơn với những gì giới lãnh đạo Việt Nam thường đưa ra trước đây về sự nhất trí trong những quyết định đi đến chiến tranh.
Sách vẽ lên chân dung Lê Duẩn như là một lãnh đạo Việt Nam với hai mươi năm kiên quyết chủ trương chiến tranh “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa”.
Nhưng không phải vì thế mà cơ hội cho hoà bình, phát triển và chờ ngày thống nhất của hai miền Việt Nam đã không được đưa ra.
Sau chiến thắng 30-4-1975, cũng dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn, Việt Nam lại phải trải qua những cuộc chiến tranh khác, từ phía tây với Kampuchia lên phía bắc với Trung Quốc.
Khi Lê Duẩn qua đời, ngày 15-7-1986 hàng trăm nghìn cư dân Hà Nội đã đứng dọc bên đường từ Quảng trường Ba Đình đến nghĩa trang Mai Dịch để đưa tiễn một lãnh đạo Việt Nam lâu đời nhất về với cát bụi.
Năm đó cũng là thời điểm Hà Nội bắt đầu chính sách đổi mới và đưa Việt Nam vào một tiến trình lịch sử mà nửa thế kỷ trước Việt Nam đã mất đi nhiều cơ hội do quyết tâm tiến hành chiến tranh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Hanoi’s War gắn ông Lê Duẩn vào những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt.
Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế thì có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?
Bài thể hiện cách nhìn riêng của cây bút tự do Bùi Văn Phú từ vùng Vịnh San Francisco. Cuối sách của bà Nguyễn Liên Hằng do Nhà xuất bản Đại học North Carolina cho ra năm 2012, 444 trang. Cuốn sách cũng đã được giới thiệu trên nhiều trang Bấm tiếng Anh.
Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh
Bill Hayton
Gửi cho BBC từ London
Cập nhật: 15:02 GMT – thứ sáu, 16 tháng 11, 2012
Phóng viên Bill Hayton tại Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội khi còn là phóng viên BBC
Cách đây hai tháng Học viện Ngoại giao mời tôi tới tham dự hội nghị thường niên về Biển Đông (dự kiến khai mạc 19/11 tại TPHCM).
Nay tôi đã từ bỏ hoàn toàn cố gắng tham dự.
Đây là sự thất vọng lớn vì nghị trình hội thảo rất hấp dẫn và nó đáng ra sẽ là cơ hội để hiểu đúng đắn quan điểm của Việt Nam về tranh chấp trên Biển Đông.
Nhưng giờ cuốn sách tôi viết về các tranh chấp này với các phỏng vấn ở Philippines, Singapore, Thái Lan cũng như ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới, sẽ không có cái nhìn của Việt Nam.
Tất cả chỉ vì Bộ Công an.
Tôi và một số người khác trong hai tháng qua đã gửi nhiều thư điện tử cũng như gọi điện thoại về vấn đề visa nhưng kết quả vẫn như lúc khởi đầu.
Trong tuần gần đây nhất, Học viện Ngoại giao đã cố gắng tìm giải pháp và trong vài ngày qua Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cũng cố gắng giúp đỡ.
Và hôm nay có xác nhận là Bộ Công an đã từ chối cấp visa.
Chỉ vì cuốn sách?
Lý do duy nhất mà Bộ Công an có thể có để cấm tôi là họ không thích cuốn sách tôi viết cách đây hai năm về Việt Nam, cuốn ‘Vietnam: rising dragon’ (Việt Nam: con rồng trỗi dậy).
Đây là lý do duy nhất.
Vì tôi không có liên hệ với các tổ chức bất đồng chính kiến, tôi chưa từng có âm mưu lật đổ Nhà nước hay Đảng Cộng sản Việt Nam và tôi cũng chưa bao giờ vi phạm quy định xuất nhập cảnh.
“Khi tôi là phóng viên BBC ở Hà Nội cách đây sáu năm, tôi thường xuyên ‘vi phạm’ Luật Báo chí”
Bill Hayton
Không phóng viên nước ngoài nào có thể hoạt động ở Việt Nam trong khuôn khổ các giới hạn hà khắc của Luật Báo chí.
Luật này yêu cầu mọi nhà báo nước ngoài phải báo trước với chính quyền năm ngày trước khi làm bất cứ động tác gì cho nghề báo, mọi cuộc phỏng vấn, điện thoại, mọi thư xin thông tin.
Tất nhiên điều đó là không thể thực hiện được, hạn chót đây cũng là bất khả thi. Vì vậy, mọi nhà báo nước ngoài tự nhiên cứ phải ‘phạm luật’ và chính quyền cũng nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi nào phóng viên nước ngoài viết điều gì mà Bộ Công ai không hài lòng.
Đây là một trong những lý do Việt Nam nằm ở cuối các danh sách xếp hạng tự do báo chí.
Nhưng các nhà báo nước ngoài khác lại không bị cấm nhập cảnh cho dù phạm Luật Báo chí.
Nhà báo Bill Hayton từng hoạt động tại Việt Nam
Đó là cuốn sách phản ánh Việt Nam hiện đại một cách trung thực, công bằng và chừng mực.
Nó bao gồm cả khen và chê, kể lại trung thực về hoạt động của hệ thống chính trị, cách Đảng duy trì quyền lực và họ quan hệ với thế giới bên ngoài ra sao?
Có rất ít điều trong sách có thể coi là mới với người Việt Nam bởi họ biết rõ hầu hết những điều tôi viết.
Tôi nghĩ tội của tôi là đã công khai các điều này bằng tiếng Anh để các chính phủ nước ngoài và các nhà tài trợ có thể đọc được.
Cuốn sách được nhiều người đón đọc. Ít nhất một trường đại học ở Mỹ khuyến cáo các sinh viên nghiên cứu về Đông Nam Á đọc sách này.
Chưa ai nói với tôi về bất cứ sai sót hay điều không chính xác nào và cũng không ai nói sách không công bằng hay thiên lệch.
“Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội”
Có lẽ đây cũng là lý do mà giờ tôi bị cấm vào Việt Nam.
Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội.
Và chuyện tôi viết bài này sẽ chỉ làm cho cái nhìn của Bộ Công an đối với tôi càng thêm thiếu thiện cảm.
Nhưng điều quan trọng là mọi người biết tới hành động ngăn cản tự do ngôn luận và cản trở việc công bố quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông của Bộ Công an.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Bill Hayton trong vai trò tác giả và nhà nghiên cứu về Việt Nam. BBC Tiếng Việt đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở London và nhận được bình luận rằng bài viết có “nội dung thiếu khách quan” và “không có lợi cho quan hệ Bấm Anh-Việt“.
P/V Giáo sư Vũ Tường về vụ Quốc hội VN chất vấn Thủ tướng
Professor Vũ Tường
Hoài Hương-VOA -16.11.2012
Giáo sư Vũ Tường tốt nghiệp Tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học California, Berkley, từng thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Princeton, ông hiện đang nghiên cứu và giảng dạy về Đông Nam Á tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Về cuộc chất vấn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn quốc hội Việt Nam hôm 14 tháng 11, khi ông bị phê bình với những lời lẽ khá gay gắt,
Giáo sư Vũ Tường so sánh cuộc chất vấn kỳ này với cách đây 2 năm, khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, mạnh mẽ đả kích Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Vinashin:
“Vâng, lần này thì có vẻ gay gắt nhưng mà theo tôi thì so với 2 năm trước hồi vụ Vinashin mới vỡ lở đó, thì ông Nguyễn Minh Thuyết đã nói rất là thẳng, ông yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm điểm trách nhiệm cho mạnh mẽ hơn. Lần này, tuy ông Dương Trung Quốc có nói gián tiếp tới việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, nhưng cách đặt câu hỏi của ông rất là quanh co, thành ra tôi nghĩ là không có mạnh bằng phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết cách đây 2 năm. Nhưng mà nó cũng chứng tỏ cho thấy là vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã yếu đi rất nhiều do ông bị phê bình trong cái hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam. ”
Liệu những chất vấn như thế tại quốc hội có là dấu hiệu cho thấy có một sự thay đổi về não trạng cho phép các nhà lập pháp Việt Nam đã bắt đầu muốn thực sự hành xử các quyền hạn của mình, bất chấp trên thực tế Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ ngôi vị độc tôn lãnh đạo, và dù trên nguyên tắc Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhất nước?
Giáo sư Vũ Tường: “Tôi cũng thấy là tình hình không có gì mới tại vì những khuôn mặt thường xuyên có những lời nói mạnh mẽ thì vẫn là những khuôn măït cũ, như ông Dương Trung Quốc hoặc bà đại biểu Phạm thị Loan v.v…Và quan sát thái độ của những đại biểu khác trong hội trường lúc mà ông Quốc đặt câu hỏi thì chúng ta thấy không có một cái phản ứng nào rõ rệt, chứng tỏ là đại đa số đại biểu vẫn mũ ni che tai, tức là để mặc cho ông Dương Trung Quốc muốn nói gì thì nói. Cái buổi sáng hôm nay thì chưa đủ để chúng ta nói là có một cái hướng đi mới hay một cái biến chuyển quan trọng sắp tới. Chúng ta phải chờ thêm hành động trong vài ngày tới. ”
Tuy nhiên theo Giáo sư Vũ Tường thì rõ ràng là có những áp lực ngày càng gia tăng hơn từ phía dưới, từ dân chúng, từ các báo chí lề trái, đòi hỏi các đại biểu quốc hội và các tầng lớp trí thức trong xã hội phải nói hay làm một cái gì đó để tạo ra sự thay đổi. Áp lực đó thể hiện qua những yêu cầu trên những báo chí lề trái, hoặc những vụ biểu tình của bà nông dân và công nhân.
Như vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu có phải đây chỉ là một sự dàn xếp để khoác lên một bộ mặt dân chủ cho các sinh hoạt chính trị ở Việt Nam?
Giáo sư Vũ Tường: “Cái quốc hội Việt Nam thì bản chất của nó thì nó là một trò diễn dân chủ thôi chứ nó không có thực chất, nhưng mà các câu hỏi của các đại biểu quốc hội ngày hôm nay thì tôi không nghĩ đó là một trò diễn, mà có thể họ bức xúc thật sự.”
Nhưng có người tỏ ra hoài nghi về động cơ thúc đẩy đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nhắc lại rằng sau Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Dương Trung Quốc nói “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin lỗi rồi, thì chúng ta có thể yên tâm”. Vì câu nói đó ông Dương Trung Quốc đã bị các báo chí lề trái và các trang blog chỉ trích nặng nề. Như thế có phải ông Dương Trung Quốc muốn trả lời những người chỉ trích ông?
Giáo sư Vũ Tường: “Vâng, chị có thể nghĩ như vậy. Tôi thì tôi không biết ông ấy nghĩ gì nhưng cũng có thể là ông ấy cảm thấy là ông đã bị chỉ trích vì bị hiểu sai hoặc là ông chịu áp lực phải làm một điều gì đó để cứu vãn thanh danh của ông.
Tôi nghĩ ông Dương Trung Quốc có thể có một cái hành động mạnh mẽ hơn bằng cách từ chức đại biểu quốc hội bởi vì trên lý thuyết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước mà trong trường hợp này, quốc hội không có đủ quyền hạn để buộc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, như vậy có thể nói là ông Quốc không hoàn thành nhiệm vụ của ông trong tư cách đại biểu quốc hội vì những lý do có thể ngoài quyền hạn của ông, thì một hành động mạnh mẽ hơn nữa là ông có thể từ chức. Cái gọi là văn hóa từ chức ông yêu cầu Thủ Tướng khởi động cái văn hóa từ chức đó, thì nó có thể được khởi động từ chính hành động của ông Quốc.”
Đánh giá câu trả lời cũng như phong cách của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chất vấn, Giáo sư Vũ Tường nhận định:
“Vâng, tôi nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng bị bất ngờ trước câu hỏi, thành ra phải mất vài giây thì ông ấy lấy lại được sự bình tĩnh để trả lời. Rõ ràng ông ấy không ngờ cái cách đặt vấn đề như thế của đại biểu Dương Trung Quốc, nói thẳng đến việc từ chức, nhưng sau đó thì ông ấy đã trở lại cái bài bản quen thuộc, phần đầu ông nói tới các giải pháp để cứu chữa nền kinh tế Việt Nam. Phần thứ 2 ông trở lại bài bản cũ là ‘tôi chỉ làm những việc đảng giao phó, tôi là người của đảng, tôi hành động, tôi làm theo quyết định của Đảng’. Thành ra ông ấy quay lại đổ lỗi cho đảng đã giao nhiệm vụ cho ông. Đảng không cách chức ông thì ông vẫn phải làm theo lời Đảng tức là ông phải làm Thủ Tướng.”
Giáo sư Vũ Tường nói rằng chẳng có điều gì mới lạ trong các câu trả lời của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Tức là mọi sự vẫn như cũ?
“Dạ vâng …Cái câu này cũng cho chúng ta thấy rõ hơn cái cơ chế chính trị Việt Nam là các lãnh đạo chỉ chịu trách nhiệm trước đảng của họ, chứ không chịu trách nhiệm trước dân chúng.”
LHQ tố cáo VN vi phạm luật nhân quyền quốc tế
Dân Văn Giang mời dân biểu vi hành
BBC
Dân Văn Giang nói hàng ngàn hộ dân phản đối dự án Ecopark
Thư mời gửi ngày 16/11 có đoạn: “Trong chuyến vi hành này, Quý Vị sẽ có cơ hội tìm hiểu về thực trạng dự án đường bộ liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội (dự án hạ tầng để đổi lấy 500 ha đất xây Khu đô thị tại Văn Giang); dự án Khu đô thị Ecopark; cuộc sống và nguyện vọng của những nông dân Văn Giang bị thu hồi đất; một số di tích lịch sử, văn hóa và đặc sản của Văn Giang.”
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một số xe, dự kiến chuyến vi hành có thể bắt đầu vào lúc 08h00′ và kết thúc vào hồi 14h ngày 18 tháng 11 năm 2012.
“Điểm đón trước cổng Đại học Ngoại thương.”
Một trong đại diện của hàng ngàn hộ dân, anh Phạm Hoành Sơn từ xã Phụng Công, Văn Giang nói với BBC người nông dân hy vọng các Đại biểu Quốc hội quan tâm tới đời sống của người dân địa phương.
Anh nói: “Tôi và nhân dân chúng tôi rất mong muốn các vị Đại biểu Quốc hội quan tâm đến lời mời của nhân dân chúng tôi để về nắm rõ thực trạng đời sống của nhân dân cũng như việc mở con đường đấy có đúng vì lợi ích của nhân dân hay không và cái dự án đấy có thực sự mang lại lợi ích cho nhân dân vùng dự án hay không.
“Tôi thực sự mong muốn các vị Đại biểu, nếu như thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đúng trách nhiệm của mình thì đương nhiên phải gặp.
“Còn các vị đấy có đến hay không thì quả thật đến bây giờ mình chưa dám khẳng định.”
Khi BBC liên hệ với Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, ông Doãn Thế Cường, vị phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy nói: “Chủ Nhật tôi xin lỗi tôi có chương trình, có việc rồi.”
‘Nhiệm vụ chính trị’
Anh Phạm Hoành Sơn nói các luật sư đại diện cho nông dân Văn Giang cũng đang đàm phán với lãnh đạo công ty Việt Hưng, chủ dự án Ecopark, nhằm có thỏa thuận giữa công ty và người dân.
Tuy nhiên, anh Sơn nói, Chủ tịch Hội đồng quản trị Việt Hưng Lương Xuân Hà nói công ty ông đang thực hiện “nhiệm vụ chính trị” mà chính quyền giao cho.
Nhưng anh Sơn nói chính quyền đã sai trái khi ban hành các văn bản liên quan tới dự án và việc công ty Việt Hưng thực hiện các quyết định sai trái cũng là sai.
Cựu Thứ trưởng Đặng Hùng Võ thừa nhận trình văn bản sai luật định nhưng nói vì sự phát triển của địa phương
Đại diện cho người dân Văn Giang, Luật sư Trần Vũ Hải, nói vào thời điểm ông Dũng ký phê duyệt dự án ở Văn Giang, thẩm quyền về đất đai thuộc về Chính phủ chứ không phải cá nhân Thủ tướng.
Người dân Văn Giang hôm 16/11 cũng có đơn khiếu nại đối với Bộ Tài nguyên Môi trường về việc cựu Thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký hai tờ trình về dự án Văn Giang và yêu cầu hủy hai tờ trình bị coi là trái pháp luật cũng như xử lý hậu quả mà nó gây ra.
Ông Sơn, người cũng đại diện cho người dân ký vào đơn khiếu nại, nói khoảng 1.700 hộ dân đang phản đối dự án muốn được tiếp tục trồng cây cảnh trong khuôn khổ dự án đô thị sinh thái Ecopark.
Ông nói trồng cây cảnh là nghề truyền thống nổi tiếng cả nước của Văn Giang và thậm chí thương lái Trung Quốc cũng tìm tới đây để thu mua cây cảnh.
Ông cũng nói thêm cây cảnh là một phần của dự án đô thị sinh thái Ecopark và người dân yêu cầu công ty Việt Hưng để họ đảm nhiệm phần việc này.
Mặc dù vậy, ông Sơn nói hiện nay chưa có tín hiệu gì cho thấy Việt Hưng sẽ đồng ý với đề nghị nhằm chấm dứt các khiếu kiện đã kéo dài tám năm nay.
Trong vụ cưỡng chế đất đai hôm 24/4/2012, một số xô xát đã xảy ra giữa lực lượng cưỡng chế và người dân.
Một số người đã bị lực lượng cưỡng chế hành hung trong đó có cả hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?
- Vụ ông Võ gặp dân: Bộ ‘không quan tâm’
- Điều tra vụ đánh người Văn Giang
Đại hội 18 – câu chuyện chưa hồi kết
Cập nhật: 00:55 GMT – thứ sáu, 16 tháng 11, 2012
Dàn lãnh đạo mới cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng lọt thỏm trong cái ‘sàn đua’ trải thảm đỏ ấy để ra mắt trước gần 400 ủy viên trung ương và số đại biểu còn lại.
Hai ông Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào dẫn nhau đi vòng quanh chào những người đồng chí của họ. Vẻ mặt cả hai đều bắt đầu tỏ ra mệt mỏi sau một ngày dài.
Đại hội 18 – Thập Bát Đại như người Trung Quốc gọi – đến đây mới chính thức khép lại.
Đại hội khó khăn
Không rõ trong những giây phút cuối cùng của Đại hội này các vị lãnh đạo cũ và mới nghĩ gì, nhưng trông họ bỗng nhỏ bé và bất lực.Dư luận ở bên trong Trung Quốc nói nhiều về một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt và tàn khốc, mà tiêu biểu là scandal Bạc Hy Lai, khi ‘ngôi sao đang lên của Đảng Cộng sản’ rơi không trọng lượng vào cái hố hư vô của kỷ luật Đảng.
“Đảng phải vất vả và khó khăn lắm mới tổ chức được kỳ đại hội này,” nhà vận động Thiên An Môn Lưu Tô Lý nói tại nhà ông ở phía Bắc thủ đô.
Ông Lưu, nguyên là giáo sư đại học, từng tham gia cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu năm 1989, và bị tù gần hai năm. Nay ông mở cửa hàng bán sách Vạn Thịnh, là nơi giới trí thức hay tụ họp.
“Mười năm trước, chúng tôi đã từng thực sự hy vọng khi Hồ Cẩm Đào lên làm tổng bí thư. “
Bành Định Đỉnh, người hoạt động xã hội
Chính vì những bất đồng gay gắt trong nội bộ đó, theo Lưu Tô Lý, dù lãnh đạo nào lên cũng khó có thể giải quyết được việc gì.
“Ông này ngáng đường ông kia, cuối cùng chẳng ai đưa ra được bất kỳ giải pháp nào hết.”
Trong khi đó, đang có nhiều thách thức to lớn đặt ra trước Đảng Cộng sản, mà trước hết là nạn tham nhũng, bị cho là “tồi tệ hơn thời 1989 hàng trăm lần”.
Không phải tinh mắt cũng có thể nhận thấy lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nhiều động thái ngay tại đại hội để chứng minh cho người quan sát rằng đảng của họ là một khối đoàn kết.
Con số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị rút từ chín xuống còn có bảy để dễ đưa ra quyết định hơn.
Ngay cả việc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào quyết định rút khỏi vị trí quyền lực Chủ tịch Quân ủy Trung ương sau có sáu năm nắm quyền để “về hưu toàn diện”, cũng được cho là để chứng tỏ tất cả đều đồng thuận, vui vẻ.
Tất cả diễn ra dưới con mắt theo dõi chăm chú của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người có mặt ngay từ phiên khai mạc.
‘Bóng ma trong nhà hát’
Thường vụ Bộ Chính trị đa phần là người của ông Giang, ngay cả người nay đã trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình.Ông Tập thực sự đã chiếm được cảm tình của nhiều phóng viên phương Tây vốn thiết tha tìm điều gì đó mới mẻ trong hệ thống đảng già cỗi.
Bài phát biểu, tạm gọi là ngắn gọn vì chỉ kéo dài có 15 phút, của Tập Cận Bình trước báo giới không nói về các học thuyết giáo điều mà chỉ nhấn mạnh về dân sinh và quyết tâm cải thiện hệ thống chính trị – xã hội.
Ông Tập Cận Bình, không hiểu có được phu nhân là nghệ sỹ hát dân ca tư vấn hay không, xuất hiện trước rừng ống kính một cách ung dung, tự tại, khác hẳn với người tiền nhiệm.
Phong thái của ông mang lại nhiều lời ngợi khen từ báo nước ngoài, nhưng để giành thiện cảm và uy tín với người dân trong nước, thì còn lâu mới đủ.
“Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường… có gì khác đâu!” – Bành Định Đỉnh, một người hoạt động xã hội ở Bắc Kinh, cảm thán.
“Tất cả đều từ trong một giỏ chui ra,” ông Bành lắc đầu.
“Mười năm trước, chúng tôi đã từng thực sự hy vọng khi Hồ Cẩm Đào lên làm tổng bí thư. Thế rồi, điều gì đã xảy ra?”
“Vụ Bạc Hy Lai, khi các mạng xã hội người ta nói đầy ra, Đảng vẫn còn ra rả chối. Để rồi khi vỡ lở ra, thì nội tình mới hóa ra kinh khủng tới mức nào.”
Bà Diêu Bình
“Nếu đảng không thay đổi được, thì sẽ chẳng có Đại hội 19 nữa đâu.”
Người dân thờ ơ
“Đảng Cộng sản đã trở nên quá xấu xí trong con mắt người dân,” ông Lưu Tô Lý, người từng dạy môn triết học và chính trị, nói. “Thực ra, chẳng còn gì để khiến họ vỗ ngực nhận là cộng sản nữa”.“Đảng của họ, là đảng của tư bản chủ nghĩa trong biến thể suy đồi và tồi tệ nhất!”.
Diêu Bình, một phụ nữ trí thức năm nay 67 tuổi, nói xã hội và nền chính trị Trung Quốc đầy rẫy lừa dối.
Bà Diêu, từng trải qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nói rằng Đảng cần minh bạch hóa hoạt động và chính sách của mình.
“Thí dụ vụ Bạc Hy Lai, khi các mạng xã hội người ta nói đầy ra, Đảng vẫn còn ra rả chối.”
“Để rồi khi vỡ lở ra, thì nội tình mới hóa ra kinh khủng tới mức nào. Một con người tội phạm như vậy, mà chỉ một chút nữa là ngồi trên khán đài Đại Lễ đường ngày hôm nay!”
Thực ra vẫn còn may mắn khi có những người như ông Lưu, ông Bàn hay bà Diêu, quan tâm tới đại hội.
Nhiều người Bắc Kinh nói họ không để ý tới những gì diễn ra bên trong Đại Lễ đường Nhân dân, vì “Đảng có cho chúng tôi biết đâu, tất cả là do một nhúm người quyết định”.
Dưới hàng cây ginkgo vàng rực rỡ, người lái xe taxi mở cửa, thờ ơ hỏi tôi: “Thấy đường phố thông thoáng hẳn, Đại hội kết thúc rồi à?”
“Chắc là thành công tốt đẹp chứ?”
Dư luận Trung Quốc lo ngại vụ lãnh đạo guồng máy kiểm duyệt vào Bộ Chính trị
Liu Yunshan, Propaganda Minister of China’s Communist Party Central
Committee, attends the closing ceremony of the National People’s
Congress (NPC), China’s parliament, at the Great Hall of the People in
Beijing, in this March 14, 2012 Reuters
Bản tin của AFP ngày 16/11/2012 nhắc lại, ông Lưu Vân Sơn, 65 tuổi,
trong bước đầu sự nghiệp từng là phóng viên của Tân Hoa Xã ở vùng Nội
Mông. Sau đó, trong 10 năm trời nhân vật này đã củng cố quyền lực trong
guồng máy Tuyên truyền của Đảng. Đây là tổ chức bí mật nhất và có thế
lực nhất trong hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Ông Lưu Vân Sơn nổi tiếng là một người có đường lối bảo thủ. Chính ông là người đã đề ra nhiều biện pháp kiểm duyệt thông tin đối với báo chí cũng như đối các trang mạng trên internet. Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Hồng Kông, Willy Lam nhấn mạnh : Lưu Vân Sơn chủ trương kiểm duyệt internet « không thương tiếc .
Theo lời nhà trí thức và cũng là một tiếng nói ly khai hiện đang sinh sống tại Bắc Kinh, bà Đái Tình, với việc ông Lưu Vân Sơn tham gia Thường vụ Bộ chính trị « làm tiêu tan mọi hy vọng người dân sẽ có tiếng nói để làm đối trọng với chính quyền. Trong 10 năm sắp tới các thông tin sẽ không được phổ biến một cách tự do ».
Một người sử dụng Internet lấy bí danh là Manzhi phát biểu trên mạng Vi Bác vào hôm nay cũng cho rằng ở cương vị người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng, nhiều năm qua báo chí Trung Quốc đã bị kiểm duyệt chặt chẽ. Giờ đây với việc ông Lưu được chỉ định vào Thường vụ bộ chính trị thì tình trạng « tự do ngôn luận tại Trung Quốc trong tương lai càng thêm đen tối »
Tại Trung Quốc, Đảng kiểm soát từ các tòa án đến các phương tiện truyền thông báo chí và chính sách kiểm duyệt nhằm ngăn chặn mọi tiếng nói chỉ trích chính quyền hay đường lối của Đảng.
Trong suốt thời gian diễn ra Đại hội Đảng vừa qua, tốc độ truy cập vào internet tại Trung Quốc đã bị chậm lại và người sử dụng không thể truy cập vào nhiều địa chỉ. Công cụ tìm kiếm trên mạng, là Google hầu như bị chặn. Trung Quốc hiện là nơi có cộng đồng dân cư mạng lớn nhất thế giới với gần 540 triệu người sử dụng internet.
Ông Lưu Vân Sơn nổi tiếng là một người có đường lối bảo thủ. Chính ông là người đã đề ra nhiều biện pháp kiểm duyệt thông tin đối với báo chí cũng như đối các trang mạng trên internet. Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Hồng Kông, Willy Lam nhấn mạnh : Lưu Vân Sơn chủ trương kiểm duyệt internet « không thương tiếc .
Theo lời nhà trí thức và cũng là một tiếng nói ly khai hiện đang sinh sống tại Bắc Kinh, bà Đái Tình, với việc ông Lưu Vân Sơn tham gia Thường vụ Bộ chính trị « làm tiêu tan mọi hy vọng người dân sẽ có tiếng nói để làm đối trọng với chính quyền. Trong 10 năm sắp tới các thông tin sẽ không được phổ biến một cách tự do ».
Một người sử dụng Internet lấy bí danh là Manzhi phát biểu trên mạng Vi Bác vào hôm nay cũng cho rằng ở cương vị người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng, nhiều năm qua báo chí Trung Quốc đã bị kiểm duyệt chặt chẽ. Giờ đây với việc ông Lưu được chỉ định vào Thường vụ bộ chính trị thì tình trạng « tự do ngôn luận tại Trung Quốc trong tương lai càng thêm đen tối »
Tại Trung Quốc, Đảng kiểm soát từ các tòa án đến các phương tiện truyền thông báo chí và chính sách kiểm duyệt nhằm ngăn chặn mọi tiếng nói chỉ trích chính quyền hay đường lối của Đảng.
Trong suốt thời gian diễn ra Đại hội Đảng vừa qua, tốc độ truy cập vào internet tại Trung Quốc đã bị chậm lại và người sử dụng không thể truy cập vào nhiều địa chỉ. Công cụ tìm kiếm trên mạng, là Google hầu như bị chặn. Trung Quốc hiện là nơi có cộng đồng dân cư mạng lớn nhất thế giới với gần 540 triệu người sử dụng internet.
Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang
Diệu tại Dinh Tổng thống Istana, Singapore ngày 16/11/2012.
REUTERS/Matt Rourke/Pool
Theo nguồn tin từ Đại sứ quán Mỹ ở Singapore, Ngoại trưởng Clinton
ghé quốc gia này trong hai ngày trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á ở Phnom Penh vào cuối tuần, nơi bà sẽ nhập vào phái đoàn của Tổng
thống Barack Obama.
Chương trình hoạt động của Ngoại trưởng Mỹ tại Singapore rất dầy đặc, mà quan trọng nhất là các cuộc hội đàm với đồng nhiệm K Shanmugam, Thủ tướng Lý Hiển Long, và nhất là cựu Thủ tướng lão thành Lý Quang Diệu. Bên cạnh đó, vào ngày mai, bà Clinton sẽ có bài diễn văn về chiến lược kinh tế của Mỹ.
Phát biểu với các nhà báo, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng bà Clinton hy vọng sẽ thu thập được nhiều thông tin quý báu về các tân lãnh đạo Trung Quốc nhân các cuộc tiếp xúc tại Singapore. Lý do là vì các lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á thân Mỹ này lại là những người có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.
Theo quan chức này thì giới lãnh đạo Singapore là những người có giao lưu nhiều nhất với phía Trung Quốc, vì vậy Hoa Kỳ « rất quan tâm lắng nghe quan điểm của họ đối với tiến trình chuyển đổi lãnh đạo đang diễn ra ở Trung Quốc… và muốn bàn bạc với họ về cách tốt nhất để tiếp cận các vấn đề quan trọng sắp tới đây tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, trong đó có phương cách phối hợp ngoại giao về những vấn đề tế nhị như Biển Đông ».
Theo giói quan sát, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc với bốn thành viên Hiệp hội Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei sẽ lại nổi cộm trở lại tại các hội nghị ASEAN Phnom Penh bắt đầu từ cuối tuần này, sau khi đã khuấy động Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng Bảy vừa qua.
Chương trình hoạt động của Ngoại trưởng Mỹ tại Singapore rất dầy đặc, mà quan trọng nhất là các cuộc hội đàm với đồng nhiệm K Shanmugam, Thủ tướng Lý Hiển Long, và nhất là cựu Thủ tướng lão thành Lý Quang Diệu. Bên cạnh đó, vào ngày mai, bà Clinton sẽ có bài diễn văn về chiến lược kinh tế của Mỹ.
Phát biểu với các nhà báo, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng bà Clinton hy vọng sẽ thu thập được nhiều thông tin quý báu về các tân lãnh đạo Trung Quốc nhân các cuộc tiếp xúc tại Singapore. Lý do là vì các lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á thân Mỹ này lại là những người có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.
Theo quan chức này thì giới lãnh đạo Singapore là những người có giao lưu nhiều nhất với phía Trung Quốc, vì vậy Hoa Kỳ « rất quan tâm lắng nghe quan điểm của họ đối với tiến trình chuyển đổi lãnh đạo đang diễn ra ở Trung Quốc… và muốn bàn bạc với họ về cách tốt nhất để tiếp cận các vấn đề quan trọng sắp tới đây tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, trong đó có phương cách phối hợp ngoại giao về những vấn đề tế nhị như Biển Đông ».
Theo giói quan sát, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc với bốn thành viên Hiệp hội Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei sẽ lại nổi cộm trở lại tại các hội nghị ASEAN Phnom Penh bắt đầu từ cuối tuần này, sau khi đã khuấy động Hội Nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng Bảy vừa qua.
TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á
16.11.2012 – VOA
Các giới chức Tòa Bạch Ốc trấn an những người chỉ trích
rằng Tổng thống Barack Obama sẽ không làm ngơ trước những mối quan tâm
về nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á.
Ông Obama ngày mai lên đường thực hiện chuyến công du 3 ngày đến
Campuchia, Thái Lan và Miến Điện. Đây là chuyến du hành nước ngoài đầu
tiên từ khi ông tái đắc cử, nêu bật tầm quan trọng của sự chú trọng mới
của chính phủ Mỹ đối với khu vực này.
Một số tổ chức nhân quyền nói rằng ông Obama nên hoãn lại chuyến công du đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ tới Miến Điện cho tới khi nước này thực hiện thêm các biện pháp cải cách.
Nhưng cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon nói rằng chuyến đi sẽ mang lại một cơ hội để ông Obama gây sức ép lên Tổng thống Thein Sein và những người khác có thể còn ngần ngại chưa chịu cải cách thêm.
Các viên phụ tá ở Tòa Bạch Ốc cũng cho biết ông sẽ nêu lên những mối quan tâm về những vụ vi phạm nhân quyền đã có từ lâu của Campuchia khi ông tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo khu vực tại Phnom Penh.
Bà Samantha Power, một giới chức Tòa Bạch Ốc phụ trách các vấn đề nhân quyền, nói rằng ông Obama sẽ thúc giục Thủ tướng Hun Sen tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng và chấm dứt những vụ chiếm đoạt đất đai, và những vấn đề khác.
Bất chấp phản đối của trên 60 tổ chức nhân quyền quốc tế, Đông Nam Á
dự tính thông qua tuyên ngôn nhân quyền chống lại nạn tra tấn và bắt bớ
trái phép tại khu vực ASEAN vốn tai tiếng về các vi phạm nhân quyền.
Lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam dự kiến chính thức thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN vào ngày 18/11 tới đây nhân cuộc họp thượng đỉnh thường niên của khối ở Campuchea, theo tin từ giới chức ngoại giao và các văn kiện mà hãng thông tấn AP thu thập được.
Quan chức ngoại giao của ASEAN nói bản tuyên ngôn nhân quyền này dù chưa hoàn hảo nhưng là một dấu mốc quan trọng của khu vực, giúp thúc đẩy các cải cách dân chủ tại các nước như Miến Điện, quốc gia mà cho tới nay vẫn còn bị lên án nhiều về thành tích nhân quyền tệ hại.
Nhà ngoại giao Rosario Manalo của Philippines cho rằng quan trọng là các chính phủ thiếu dân chủ trong khu vực chấp nhận bản tuyên ngôn này, vốn dĩ có thể bị phá vỡ bởi bất kỳ nước thành viên ASEAN nào.
Tuy nhiên, 62 tổ chức hoạt động nhân quyền trên thế giới bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Hội Ân xá quốc tế hôm 15/11 ra thông cáo chung, kêu gọi trì hoãn việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN vì cho rằng thỏa thuận này không đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Giới bảo vệ nhân quyền yêu cầu ASEAN phải soạn thảo lại và chỉnh sửa những sai sót trong bản tuyên ngôn nhân quyền như bỏ các điều khoản mượn danh nghĩa ‘an ninh quốc gia’ hay ‘đạo đức’ để giới hạn các quyền tự do căn bản của công dân.
Trong số những tổ chức nhân quyền lên tiếng phản đối Tuyên ngôn
Nhân quyền ASEAN có Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, một tổ chức phi
chính phủ-phi lợi nhuận của người Mỹ gốc Việt hoạt động về dân sự và
chính trị, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều
hành. Ông Thắng cho biết:
“Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN đi lùi và kéo thấp xuống các tiêu chuẩn của Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Theo nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế, nhân quyền không thể nào bị đặt điều kiện. Trong khi đó, bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN lại có những điều kiện chẳng hạn như không được can dự vào ‘chuyện nội bộ’ của các quốc gia khác. Nếu những bản Tuyên ngôn Nhân quyền mà còn bị đặt điều kiện thì các quốc gia độc tài, các chế độ độc tài sẽ mượn cớ những điều kiện ấy để giới hạn nhân quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là lý do mà chúng tôi chống lại, yêu cầu phải sửa đổi, và đang vận động để các nước ASEAN hoãn lại việc chuẩn duyệt Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN.”
Bản thảo cuối cùng của Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN có đoạn viết ‘nhân quyền và các quyền tự do căn bản’ có thể bị giới hạn ‘để đáp ứng các yêu cầu thích đáng về an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe, an toàn, và đạo đức công.’
Bản Tuyên ngôn cũng nói rằng việc thực thi nhân quyền phải được xem xét dựa trên bối cảnh của quốc gia và khu vực với các đặc điểm nền tảng khác nhau về chính trị-xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa-lịch sử, và tôn giáo.
Những người phản đối Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN khẳng định luật quốc tế không cho phép dùng các giới hạn bao quát để biện minh cho những hành vi vi phạm nhân quyền.
Giới hoạt động nhân quyền nói theo luật quốc tế, các nước thành viên ASEAN, cho dù có khác biệt về bối cảnh quốc gia và khu vực, có nghĩa vụ phải tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền tự do căn bản của con người.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo rằng tiến trình soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN đa phần được tiến hành trong vòng bí mật, nội dung văn bản ít được chia sẻ và không bao giờ được công bố công khai.
Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay từng lên tiếng bày tỏ quan ngại và chỉ trích rằng Tuyên ngôn Nhân quyền không có tính cách ràng buộc pháp lý của ASEAN được soạn thảo thiếu minh bạch, không thông qua các cuộc tham vấn công khai hợp lý.
Bà Pillay kêu gọi lãnh đạo các nước ASEAN hoãn thông qua bản tuyên ngôn cho tới khi nó được tham khảo công khai rộng rãi với các tổ chức xã hội dân sự và chỉnh sửa lại nội dung.
Tờ Jakarta Post trích dẫn phát biểu của bà Pillay nói rằng nhìn chung bản tuyên ngôn phản ánh nhân quyền căn bản nhưng có nhiều đoạn đáng quan ngại vì vi phạm đến các nguyên tắc căn bản.
62 tổ chức dân sự cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế phản đối việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN cam kết sẽ bác bỏ văn kiện này nếu nó được thông qua với nội dung hiện tại.
Họ kêu gọi các nước Đông Nam Á gửi bản thảo lại cho Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền yêu cầu phải chỉnh sửa lại trên tinh thần tuân thủ luật nhân quyền quốc tế.
Giới bảo vệ nhân quyền cho biết người dân Đông Nam Á và cộng đồng bảo vệ nhân quyền quốc tế sẽ tiếp tục dựa trên các công cụ quốc tế hiện hành để bảo vệ nhân quyền tại ASEAN.
Một vài tổ chức nhân quyền hoan nghênh việc Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN chống lại các vi phạm nhân quyền như nạn buôn người. Bản tuyên ngôn cũng nêu bật nhiều quyền dân sự và chính trị trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bao gồm ngăn cấm tình trạng tra tấn, bắt bớ tùy tiện, và nạn lao động trẻ em.
Theo dõi những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa phương, không khó nhận ra rằng Trung Quốc đang ráo riết vận dụng chiến thuật “chia để trị” đối với ASEAN nhằm phòng ngừa những bất lợi đối với mình trên vấn đề này.
Dường như chiến thuật của Trung Quốc cũng đã tỏ ra hiệu quả khi Cambodia đã “cắn câu”, nước này với cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2012 đã đóng vai trò tích cực trong việc ngăn cản vấn đề Biển Đông được đề cập tại các diễn đàn của ASEAN và các diễn đàn quốc tế khác.
Mặc dù việc làm của Cambodia đã khiến dư luận quốc tế hết sức phản cảm, nhưng lại nhận được sự cổ vũ, khen ngợi công khai, và tất nhiên kèm theo những “hỗ trợ” rất cụ thể từ phía Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn dùng đội quân tuyên truyền khổng lồ của mình công kích các nước ASEAN có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, coi hai nước này như nguyên nhân của sự mất đoàn kết trong ASEAN và tình hình bất ổn ở Biển Đông, vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa các nước ASEAN có và không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông. Sau những việc làm đó, việc Trung Quốc tiếp tục tác động, lôi kéo, vận động các nước có vai trò quan trọng (thường là nước chủ nhà) trong các diễn đàn khu vực và quốc tế để vấn đề Biển Đông không xuất hiện trong chương trình nghị sự đã không còn là một chuyện “bí mật” đối với cộng đồng quốc tế.
Trước hết, sau những gì xảy ra ở Biển Đông thời gian qua, rồi lại thêm vụ lùm xùm giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông mới đây, chuyện Trung Quốc tranh chấp biển, đảo với các nước láng giềng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Đến nay thì dù vấn đề Biển Đông có được đem ra bàn thảo ở các hội nghị quốc tế hay không thì cũng không một ai có thể tin rằng đây là “chuyện trong nhà” giữa Trung Quốc và một số nước xung quanh nữa bởi nó đã cho thấy rõ là có ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vậy thì hành động bịt miệng dư luận của Trung Quốc phỏng có ích gì hay chỉ càng chứng tỏ Trung Quốc “có tật giật mình”, việc cố gắng tìm cách “dán bùa … mèo” chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Hơn nữa, việc Trung Quốc dùng vấn đề Biển Đông để lôi kéo, chia rẽ các nước ASEAN là một việc làm lợi bất cập hại. Ngày nay ai cũng biết rằng Trung Quốc đang cố gắng vươn mình trên con đường trở thành cường quốc khu vực và thế giới theo đúng nghĩa về mọi mặt. Trong việc vươn lên ấy, Trung Quốc rất cần sự ủng hộ của quốc tế, trước hết là sự ủng hộ và hợp tác hiệu quả của khối ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có vai trò và uy tín lớn trên thế giới, với thành viên là những nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc. Có thể nói một cách không ngoa rằng Trung Quốc có khẳng định được vai trò và uy tín trên thế giới hay không thì trước hết điều đó phải được thực hiện thành công trong quan hệ của Trung Quốc với ASEAN. Một khối ASEAN đoàn kết, vững mạnh và có quan hệ tốt với Trung Quốc là tiền đề thuận lợi để Trung Quốc thực hiện giấc mộng cường quốc toàn cầu. Ấy vậy mà Trung Quốc lại đi làm cái việc “tham bát bỏ mâm” là chia rẽ, gây mất đoàn kết trong ASEAN. Thử hỏi cứ đà này thì những cơ chế hợp tác như Diễn đàn ASEAN-Trung Quốc hay sáng kiến của Trung Quốc về Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ đi đến đâu? Còn ai tin và làm theo Trung Quốc nữa? Từ đó có thể thấy rõ Trung Quốc được gì, mất gì trong cái trò “chia để trị” này.
Tóm lại, những biện pháp mà Trung Quốc đã và đang thực hiện nhằm bưng bít những xung đột đang hiện hữu cũng như những hành động ngang ngược của họ ở Biển Đông tưởng chừng như đang có tác dụng giúp Trung Quốc “ẩn náu” trước búa rìu dư luận, song thực chất lại góp phần thu hút sự quan tâm của quốc tế và phơi bày những tiểu xảo của họ trên vấn đề Biển Đông cũng như xử lý quan hệ quốc tế nói chung. Tai hại hơn, việc làm của Trung Quốc còn để lại hậu quả không dễ gì khắc phục được. Đó là họ đang làm hỏng hình ảnh của một nước Trung Quốc đang lớn mạnh cần hành động có trách nhiệm đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, làm hỏng những cơ hội thuận lợi để Trung Quốc thực sự trở thành đầu tầu của một khu vực Đông Á đoàn kết và thịnh vượng.
Người ta thường nói “Quay đầu là bờ”, thiết nghĩ Trung Quốc nên sớm trở lại con đường đúng đắn để không tự đánh mất mình trước khi quá muộn.
Trung Trực
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kể cả sau khi Thứ trưởng ngoại giao hai nước bí mật gặp nhau cuối tuần qua tại Thượng Hải.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan báo rằng vào cuối tuần trước, một nhà ngoại giao Trung Quốc -ông Liêu Lý Cường, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ đã tìm được một tấm bản đồ do một viên Đại tá người Pháp tên là Pierre Lapie và con trai vẽ từ thế kỷ XIX (năm 1832) chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku.
Ông Cường khẳng định “điều này có nghĩa là Điếu Ngư Đảo là lãnh thổ Trung Quốc”. Tân Hoa Xã cho biết tấm bản đồ này đã đánh dấu quần đảo Senkaku là “Tiaoyu-Su” mà theo phương ngữ Mân Nam ở miền nam tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc có nghĩa là “Điếu Ngư tự” (hòn đảo nhỏ Điếu Ngư) và đánh giá đây là bằng chứng mới chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Tuy nhiên, Trung Quốc có biết rằng rất nhiều tấm bản đồ của họ cũng không thể hiện Senkaku và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Thậm chí có bản đồ còn thể hiện Senkaku là của Nhật. Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, chính bản đồ thế giới của Trung Quốc xuất bản năm 1960 cũng cho thấy Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 cho thấy quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Tháng 7, việc tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phả học Việt Nam vừa qua đã tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ “HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ” (tạm dịch là Bản đồ địa dư trọn vẹn các tỉnh của triều đình nhà Thanh) xuất bản tại Trung Quốc năm 1904.
Trên tấm bản đồ này nhà Thanh đã công bố với thế giới là lãnh thổ của Trung Quốc chỉ giới hạn về phía đông là đảo Đài Loan, phía nam là đảo Hải Nam. Theo những gì mà triều đình nhà Thanh công bố thì làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa, thậm chí cũng chẳng có quần đảo Điếu Ngư, nằm ở phía đông bắc đảo Đài Loan trong bản đồ này. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng cho biết là mặt sau bản đồ có khoảng 600 chữ Hán giải thích rõ về xuất xứ, thời gian thực hiện tấm bản đồ, khi Hoàng đế Khang Hy (1654-1722), vị vua thứ tư của nhà Thanh cai trị toàn cõi Trung Quốc bắt đầu thuê các giáo sĩ phương Tây giỏi về vẽ địa đồ đi đo đạc trực tiếp tại 15 tỉnh thuộc lãnh thồ Trung Quốc, tổng hợp lại và vẽ lên tấm bản đồ này.
Tiếp theo là việc nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, chủ sở hữu tủ sách gia đình họ Trần, tháng 8 vừa qua đã công bố tập sách xuất bản dưói triều vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908) có tiêu đề là “ĐỊA DƯ ĐỒ KHẢO” (khảo cứu về dịa dư kèm theo bản đồ). Tập sách gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 tấm bản đồ chi tiết đính kèm. ĐỊA DƯ ĐỒ KHẢO có phần bản đồ chi tiết về các tỉnh phía nam của Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây có chung biên giới với Việt Nam. Đảo Hải Nam được thể hiện trên bản đồ là vùng đất cực Nam, điểm cuối cùng ở phía Nam của Trung Quốc. Không hề có một tấm bản đồ nào liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong tập sách này.
Ngày 12/10/2012, ông Trần Thắng, chủ tịch Hội Văn hoá Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã quyết định tặng cho Viện Phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng toàn bộ 80 tấm bản đồ Trung Quốc do các nhà xuất bản ở Anh, Đức, Pháp, Mỹ phát hành trong khoảng thời gian từ năm 1626 đến năm 1980. Trong đó có 70 bản đồ xác định cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và 10 bản đồ xác định rõ ràng Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ Việt Nam.
Có thể thấy, các tấm bản đồ do Nhà nước phong kiến Trung Quốc xuất bản từ lâu trong lịch sử, được đo vẽ rất công phu, chính xác và được chính các Hoàng đế Trung Hoa lúc bấy giờ quan tâm. Các tấm bản đồ đã thể hiện rất nhất quán trong việc xác định cương vực của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam. Các tấm bản đồ đã chứng minh Trung Quốc, trong lịch sử, hoàn toàn không có liên quan gì đến vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những bằng chứng lịch sử mà phía Trung Quốc không thể chối cãi.
Trung Vũ
“…Vì vậy, nếu không muốn bị họ Tập bóp mũi, những người cầm đầu đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chứ không thể cứ yếu mềm và nhút nhát như bây giờ…”
Việt Nam sẽ phải đối phó chật vật với thế hệ lãnh đạo mới của Trung Cộng do ông Tập Cận Bình lãnh đạo có chủ trương quân sự mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo.
Bằng chứng này không viển vông mà căn cứ vào lập trường của Trung Cộng đã phản ảnh tại Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 kết thúc ngày 14/11/2012 và những lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Việt Nam trong năm 2011 tại Hà Nội và ở Bắc Kinh.
Khoa học đẩy Mác –Mao ra khỏi đảng
Trước hết hãy nói về lập trường chính trị của Trung Cộng.
Đại hội quyết định “đẩy mạnh sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, nhưng “đặc sắc”, hay khác với các Chủ nghĩa xã hội chỉ thuần túy dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin như của Việt Nam như thế nào ?
Trước tiên Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) tường thuật: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã 18 lần sửa đổi Điều lệ Đảng-cương lĩnh cầm quyền của mình, xác nhận Phát triển quan khoa học cùng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) , trong bản tin đưa ra vào ngày bế mạc Đại hội 14/11 (2012) giải thích thêm: “Cốt lõi của quan niệm phát triển khoa học là lấy con người làm gốc. Đứng trước yêu cầu lợi ích chủ thể xã hội đa nguyên, là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng nâng quan niệm phát triển khoa học lên thành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, điều này không những là thành quả sáng tạo lý luận quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn thể hiện ở việc đã triển khai chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc lãnh đạo nhân dân tiến tới hoàn thành xây dựng xã hội khá giả, là sự đáp lại trang nghiêm đối với sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp.”
Bài viết của CRI còn nhấn mạnh: “Các đại biểu cho rằng, việc lấy phát triển quan khoa học và Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo cần kiên trì lâu dài của Đảng, có ý nghĩa hiện thực trọng đại và ý nghĩa lịch sử sâu xa đối với việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Các đại biểu cho rằng, Báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đưa xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục chung của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đánh dấu công cuộc xây dựng hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn mới.”
Tuy nhiên sau đó, tư tưởng “đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa mác-Lênin và Mao Trạch Đông” không còn được Lãnh đạo Trung Cộng nhắc đến như nền tảng để Trung Hoa dựa vào đó mà xây dựng xã hội phồn thịnh hơn nữa.
Nhiều quan sát viên tự hỏi: Hay là sau khi quyết định đưa “phát triển khoa học vào đảng” thì những gì “phản khoa học của Mác-Lênin và Mao” phải ra đi nên Tân Hoa Xã mới viết : “Các chủ đề cơ bản của đại hội là: “Giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, thực hiện lý luận Đặng Tiểu Bình, quán triệt tư tưởng Ba đại diện và quan điểm Phát triển Khoa học, thực hiện các chính sách cải cách và mở cửa, tăng cường nội lực, vượt qua tất cả khó khăn, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa gắn với bản sắc Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng một xã hội thịnh vượng trên mọi phương diện”.
Nhưng “Ba đại diện” là gì ?
Cha đẻ của tư tưởng “Ba đại diện” là ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa nhiệm kỳ 24/06/1989 – 15/11/2002
Họ Giang được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình đưa lên thay Triệu Tử Dươngbị thanh trừng vì quá khoan nhượng với phong trào sinh viên phản kháng ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Theo lời ông Bảo Đồng (Bao Tong), nguyên phụ tá đắc lực của ông Triệu Tử Dương viết trên Tuần báo Far Eastern Economic Review số ra ngày 06/09/2002 thì chủ trương “Ba đại diện” nhằm: Phát triển tiên tiến nhất với kỹ thuật hiện đại; Văn hoá dân tộc tiên tiến; và Phục vụ cho quyền lợi của đại chúng, thay vì chỉ tập trung vào hai thành phần nông dân và công nhân lao động như thời kỳ tiền Đặng Tiểu Bình.
(Following is the English translation of Bao Tong’s criticism of Jiang Zemin’s Three Represents — the ideal that the Communist Party should focus on representing “advanced forces of production,” or high-tech businesses and the private sector, “advanced culture,” as well as “the fundamental interests of all the people,” instead of representing the interests of farmers and blue-collar workers. –Three Represents: Marking the End of an Era-Far Eastern Economic Review-Bao Tong- 5 Sep 2002)
Chủ trương của ông Giang Trạch Dân, tuy bị cánh bảo thủ trong đảng chỉ trích tư bản hoá nước Trung Hoa, đã đưa chính sách mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiến nhanh hơn, thay đổi toàn diện bộ mặt chậm tiến và lạc hậu của Trung Hoa và đưa nước này lên hàng cường quốc về kinh tế thứ nhì Thế giới trong vòng 20 năm.
Đấy là lý do tại sao Đại hội đảng Cộng sản Trung Hoa kỳ 18, kết thúc hôm 14/11/2012, đã liên kết chặt chẽ “lý luận Đặng Tiểu Bình” với “tư tưởng Ba đại diện của Giang Trạch Dân”.
Quân sự Tàu – Việt Nam
Nhưng trước khi sang chuyện liệu Lãnh đạo mới của Trung Cộng có bóp mũi Việt Nam để chiếm ưu thể ở Biển Đông hay không thì cũng nên biết chính sách Quốc phòng mới của Bắc Kinh như thế nào.
Hôm 13/11 (2012) Đài CRI viết báo cáo Quốc phòng của Tổng Bí thư-Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã nói rằng: “Thông tin hoá” một lần nữa trở thành một trong những từ then chốt. Báo cáo nêu rõ, phải khẩn trương hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử xây dựng cơ giới hoá và thông tin hoá, nỗ lực giành được tiến triển quan trọng về xây dựng thông tin hoá vào năm 2020.”
Đề cập đến hai vùng biển Hoa Đông (Hoàng Hải) tranh chấp với Nhật Bảnvề chủ quyền ở đảo Điếu Ngư, hay Senkaku và Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông (Hoa Nam), CRI viết Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào “Còn đặc biệt nêu ra: “Quan tâm coi trọng cao an ninh biển, khoảng không vũ trụ và mạng In-tơ-nét”.”
Vẫn theo CRI: “Nội dung này đã gây tiếng vang rất lớn trong nước và nước ngoài. Dư luận nước ngoài phổ biến cho rằng, hiện Trung Quốc đối mặt với tranh chấp trên biển Hoa Đông và Nam Hải, trong lĩnh vực xây dựng quốc phòng và quân đội, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt đề ra quan tâm coi trọng “quyền lợi biển” có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trên biển, để giữ gìn hữu hiệu lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.”
Rõ ràng người Trung Hoa đã không giấu diếm ý muốn dòm ngó biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông trong thời đại cầm quyền của Tập Cận Bình.
Nhưng ý của ông Tập Cận Bình về quan hệ tổng quát và tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam ra sao?
Trong cuộc họp với Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nộingày 21/12/2011, Ông Tập Cận Bình nói rằng: “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, vì lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Tuy nhiên, Trung Hoa đã không làm như đã nói mà ngược lại họ đã thường xuyên có những hành động đàn áp, bắn phá và bắt ngư dân Việt Nam đánh bắt quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều năm qua.
Thêm vào đó và nghiêm trọng hơn là việc Trung Hoa đã thiết lập “chính quyền” ở thành phố Tam Sa vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 nhằm kiểm soát các quần đảo và vùng biển tranh chấp với một số nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Phi Luật Tân.
Vùng mà Trung Hoa gọi là Tam Sa, theo Bách Khoa Toàn Thư mở, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Theo phân cấp hành chính của Trung Hoa thì Tam Sa là một khu hành chính thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở Hoàng Sa.
Về phần mình, phía Việt Nam chỉ biết phản đối suông mà không có bất cứ hành động nào khả dĩ ngăn chận kế họach xâm lăng của Bắc Kinh. Ngay cả việc kiện Trung Hoa ra tòa án Quốc tế hay gửi Công hàm phản đối đến Liện Hiệp Quốc, như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, cũng không có!
Riêng ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã nói với họ Tập trong cuộc họp ở Hà Nội ngày 21/12/2011 rằng: “Đối với những vấn đề tồn tại hay mới nảy sinh, trong đó có vấn đề trên biển, hai bên tuân thủ nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được và nghiêm chỉnh thực hiện “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” đã ký giữa hai nước, cùng nỗ lực xử lý, giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình, không để ảnh hưởng xấu đến đại cục quan hệ, đi tới giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được…”
“…Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Trung Quốc và đây là chủ trương nhất quán, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
Không những thế, ông Trọng còn hồ hởi: “ Hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu; đặc biệt coi trọng việc giáo dục nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về tình cảm và tinh thần láng giềng hữu nghị, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.”
Họ Tập đã đến thăm Việt Nam trong tư cách Phó Chủ tịch nước Trung Hoa từ 20 đến 22/12/2011 theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Ngoài ông Trọng, họ Tập còn họp bàn về tranh chấp trên biển với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó vào ngày 13/04/2012, trong cuộc tiếp kiến ở Bắc Kinh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Tập Cận Bình đã “nhắc khéo”: “Quan hệ láng giềng là rất quan trọng, vì đã là láng giềng thì không thể thay đổi, phải ứng xử, quan hệ tốt với nhau mới sống chung ổn định lâu dài được. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rất thành công, kết quả chuyến thăm là cơ sở để hai nước triển khai thực hiện. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ Trung-Việt, luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, giao lưu cấp cao, coi trọng hợp tác thực chất và tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai quân đội.”
Khi nói như thế phải chăng họ Tập muốn nhắc phía Việt Nam hãy nhớ đến cam kết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958?
Trong Công hàm ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa bao gồm cả 2 quần đảo Hòang Sa và Trường Sa do Chu Ân Lai công bố ngày 04/09/1958.
Tài liệu chính thức của Hà Nội chứng minh nguyên văn Công hàm Phạm Văn Đồng như sau:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Phía Nhà nước CSVN cho rằng ông Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa khi gửi Công hàm này cho ông Chu Ân Lai, và rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có trách nhiệm chủ quyền Hòang Sa và Trường Sa vì khi đó là phần lãnh thồ của Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền miền Nam) nên không thể coi miền Bắc đã thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc thương thảo giữa hai bên để giải quyết tranh chấp, phía Trung Cộng luôn luôn trưng ra Công Hàm của ông Đồng để làm áp lực với Việt Nam.
Do đó, với chức vụ và quyền hành mới, giờ đây Chính phủ Việt Nam sẽ phải đối phó với ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình kiên quyết và cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa theo “lý luận Đặng Tiểu Bình”, người từng chủ trương “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông.
Cũng ý nghĩa như thế, nhóm chữ “hợp tác cùng phát triển” đã được sử dụng trong nội dung 6 điểm của thỏa hiệp “Những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 với Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào.
Ba điểm quan trọng của Thỏa hiệp là:
Điểm 2: ”Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Điều 4:” Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểm 5: “ Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”
Là cha đẻ của thuyết “gác tranh chấp để cùng khai thác”, ông Đặng Tiểu Bình cũng chính là người đã xua quân vượt biên giới đánh sang 6 tỉnh cực Bắc của Việt Nam hồi tháng 2/1979 mà ông ta bảo là “dạy cho Việt Nam một bài học”!
Trên 40.000 quân-dân Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới dài 28 ngày từ 17/02/1979 đến 16/03/1979.
Người dân Việt Nam làm sao mà quên được thảm cảnh ấy, nhất là bây giờ quân Tàu vẫn còn chiếm đóng nhiều phần đất của Việt Nammà Nhà nước Việt Nam thì không sao lấy lại được, tiêu biểu nhất là thác Bản Giốc và Ải Nam Quan!
Vì vậy, nếu không muốn bị họ Tập bóp mũi, những người cầm đầu đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chứ không thể cứ yếu mềm và nhút nhát như bây giờ.
Lỡ ra lại “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà” như Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh báo vào dịp 2/9/2012 thì sao?
Phạm Trần
Người dân bị móc túi
Theo Thống đốc, quá trình chuẩn hóa này được bắt đầu từ việc lấy SJC, thương hiệu đang chiếm khoảng 90% vàng miếng trên thị trường làm chuẩn. Khi thị trường ổn định, cũng không loại trừ khả năng Ngân hàng nhà nước sẽ có thương hiệu vàng miếng của riêng mình, cho lưu hành song song trước khi quy chuẩn hóa về một loại.
Ông Bình cho rằng, trước Nghị định 24 (ban hành tháng 11/2011), khi đó chỉ với mức chênh lệch 400.000 đồng một lượng giữa giá trong nước và thế giới, ngay lập tức có hiện tượng tư thương gom ngoại tệ chợ đen để nhập lậu, gây ảnh hưởng tới tỉ giá và tiếp đó là xuất nhập khẩu và lạm phát. Thống kê của cơ quan quản lý cho thấy mỗi năm lượng vàng nhập lậu dao động 10 – 30 tấn. Kể từ đầu năm nay, hiện tượng nhập lậu không còn nữa cho dù mức chênh giữa trong nước và thế giới thường xuyên từ 1 – 3 triệu đồng mỗi lượng. Thêm vào đó, không có hiện tượng người dân ùn ùn đi mua hay bán vàng như trước. “Do đó, tôi cho rằng không có lý do gì phải bình ổn giá vàng tại thời điểm này. Hơn nữa, vàng cũng không phải là mặt hàng nằm trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng, cũng không là mặt hàng thiết yếu phải bình ổn’ – ông Bình khẳng định.
Câu trả lời của ông Bình có lẽ mới chỉ đúng một nửa (có lẽ ở góc độ quản lý nhà nước – PV), còn trên thực tế, với những quy định hiện hành rất nhiều người dân VN với thói quen tích trữ vàng đang bị “móc túi” khi mà giá vàng phi SJC và SJC đang chênh lệch nhau tới trên 3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó chỉ các tổ chức tín dụng mới được chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC còn người dân thì chưa.
Thống đốc Bình ước tính hiện có khoảng 250 – 400 tấn vàng nằm trong dân. Cứ cho rằng hiện có khoảng 300 tấn vàng nằm trong dân tương đương với 15 tỉ USD và hiện vàng SJC chiếm 90% như ông Bình nói, sẽ có khoảng 30 tấn vàng phi SJC. Với cơ chế hai giá: giá vàng phi SJC hiện đang thấp hơn vàng SJC khoảng 3,5 triệu đồng/lượng tương đương với khoảng 8% thì những người đang nắm giữ vàng phi SJC đương nhiên bị “móc túi” khoảng 120 triệu USD tương đương với trên 2.400 tỉ đồng.
Tổ chức tín dụng lợi hàng nghìn tỉ đồng
Trước đó, trả lời bằng văn bản, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng: Việc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng thông qua sử dụng vàng miếng SJC và yêu cầu Cty SJC gia công vàng miếng cho Ngân hàng nhà nước là phù hợp, đảm bảo mục tiêu của Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, đảm bảo lợi ích cho người dân và hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay lợi ích cho Cty SJC.
Tuy nhiên thử làm một phép tính: Trong 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng. Số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn.
Giả sử các tổ chức tín dụng chỉ mua vàng phi SJC (chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ làm vậy- PV), sau đó thực hiện chuyển đổi thành vàng miếng SJC (chỉ có tổ chức tín dụng được phép chuyển đổi còn người dân thì không) để trả cho khách hàng và với mức chênh lệch giữa vàng SJC và phi SJC thời gian qua khoảng trên 3 triệu đồng 1 lượng. Lấy 3 triệu đồng X 60 X 26.500 (1 tấn vàng tương đương hơn 26.500 lượng) sẽ chênh lệch con số lên tớn hơn 4.800 tỉ. Rõ ràng không thể nói các tổ chức tín dụng không được hưởng lợi từ sự chênh lệch này.
Nếu tiếp tục duy trì cơ chế hai giá như hiện nay đối với thị trường vàng và nếu tính thêm khoảng 20 tấn vàng còn lại thì các tổ chức tín dụng có thể được lợi chênh lệch khoảng 1.600 tỉ. Tổng cộng, để tất toán số vàng đã huy động các tổ chức có thể hưởng lợi gần 6.500 tỉ đồng từ chênh lệch giá.
Một số tổ chức nhân quyền nói rằng ông Obama nên hoãn lại chuyến công du đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ tới Miến Điện cho tới khi nước này thực hiện thêm các biện pháp cải cách.
Nhưng cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon nói rằng chuyến đi sẽ mang lại một cơ hội để ông Obama gây sức ép lên Tổng thống Thein Sein và những người khác có thể còn ngần ngại chưa chịu cải cách thêm.
Các viên phụ tá ở Tòa Bạch Ốc cũng cho biết ông sẽ nêu lên những mối quan tâm về những vụ vi phạm nhân quyền đã có từ lâu của Campuchia khi ông tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo khu vực tại Phnom Penh.
Bà Samantha Power, một giới chức Tòa Bạch Ốc phụ trách các vấn đề nhân quyền, nói rằng ông Obama sẽ thúc giục Thủ tướng Hun Sen tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng và chấm dứt những vụ chiếm đoạt đất đai, và những vấn đề khác.
Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN sắp được thông qua bất chấp sự phản đối
Cao ủy trưởng Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay chỉ trích
Tuyên ngôn Nhân quyền không có tính cách ràng buộc pháp lý của ASEAN
được soạn thảo thiếu minh bạch, không thông qua các cuộc tham vấn công
khai hợp lý
Trà Mi-VOA -16.11.2012
Lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam dự kiến chính thức thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN vào ngày 18/11 tới đây nhân cuộc họp thượng đỉnh thường niên của khối ở Campuchea, theo tin từ giới chức ngoại giao và các văn kiện mà hãng thông tấn AP thu thập được.
Quan chức ngoại giao của ASEAN nói bản tuyên ngôn nhân quyền này dù chưa hoàn hảo nhưng là một dấu mốc quan trọng của khu vực, giúp thúc đẩy các cải cách dân chủ tại các nước như Miến Điện, quốc gia mà cho tới nay vẫn còn bị lên án nhiều về thành tích nhân quyền tệ hại.
Nhà ngoại giao Rosario Manalo của Philippines cho rằng quan trọng là các chính phủ thiếu dân chủ trong khu vực chấp nhận bản tuyên ngôn này, vốn dĩ có thể bị phá vỡ bởi bất kỳ nước thành viên ASEAN nào.
Tuy nhiên, 62 tổ chức hoạt động nhân quyền trên thế giới bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Hội Ân xá quốc tế hôm 15/11 ra thông cáo chung, kêu gọi trì hoãn việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN vì cho rằng thỏa thuận này không đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Giới bảo vệ nhân quyền yêu cầu ASEAN phải soạn thảo lại và chỉnh sửa những sai sót trong bản tuyên ngôn nhân quyền như bỏ các điều khoản mượn danh nghĩa ‘an ninh quốc gia’ hay ‘đạo đức’ để giới hạn các quyền tự do căn bản của công dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tại lễ nhận Giải thưởng Dân chủ Nhân quyền Châu Á 2011 do Quỹ Dân chủ Đài Loan trao tặng
“Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN đi lùi và kéo thấp xuống các tiêu chuẩn của Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Theo nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế, nhân quyền không thể nào bị đặt điều kiện. Trong khi đó, bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN lại có những điều kiện chẳng hạn như không được can dự vào ‘chuyện nội bộ’ của các quốc gia khác. Nếu những bản Tuyên ngôn Nhân quyền mà còn bị đặt điều kiện thì các quốc gia độc tài, các chế độ độc tài sẽ mượn cớ những điều kiện ấy để giới hạn nhân quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là lý do mà chúng tôi chống lại, yêu cầu phải sửa đổi, và đang vận động để các nước ASEAN hoãn lại việc chuẩn duyệt Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN.”
Bản thảo cuối cùng của Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN có đoạn viết ‘nhân quyền và các quyền tự do căn bản’ có thể bị giới hạn ‘để đáp ứng các yêu cầu thích đáng về an ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe, an toàn, và đạo đức công.’
Bản Tuyên ngôn cũng nói rằng việc thực thi nhân quyền phải được xem xét dựa trên bối cảnh của quốc gia và khu vực với các đặc điểm nền tảng khác nhau về chính trị-xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa-lịch sử, và tôn giáo.
Những người phản đối Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN khẳng định luật quốc tế không cho phép dùng các giới hạn bao quát để biện minh cho những hành vi vi phạm nhân quyền.
Giới hoạt động nhân quyền nói theo luật quốc tế, các nước thành viên ASEAN, cho dù có khác biệt về bối cảnh quốc gia và khu vực, có nghĩa vụ phải tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền tự do căn bản của con người.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo rằng tiến trình soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN đa phần được tiến hành trong vòng bí mật, nội dung văn bản ít được chia sẻ và không bao giờ được công bố công khai.
Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay từng lên tiếng bày tỏ quan ngại và chỉ trích rằng Tuyên ngôn Nhân quyền không có tính cách ràng buộc pháp lý của ASEAN được soạn thảo thiếu minh bạch, không thông qua các cuộc tham vấn công khai hợp lý.
Bà Pillay kêu gọi lãnh đạo các nước ASEAN hoãn thông qua bản tuyên ngôn cho tới khi nó được tham khảo công khai rộng rãi với các tổ chức xã hội dân sự và chỉnh sửa lại nội dung.
Tờ Jakarta Post trích dẫn phát biểu của bà Pillay nói rằng nhìn chung bản tuyên ngôn phản ánh nhân quyền căn bản nhưng có nhiều đoạn đáng quan ngại vì vi phạm đến các nguyên tắc căn bản.
62 tổ chức dân sự cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế phản đối việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN cam kết sẽ bác bỏ văn kiện này nếu nó được thông qua với nội dung hiện tại.
Họ kêu gọi các nước Đông Nam Á gửi bản thảo lại cho Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền yêu cầu phải chỉnh sửa lại trên tinh thần tuân thủ luật nhân quyền quốc tế.
Giới bảo vệ nhân quyền cho biết người dân Đông Nam Á và cộng đồng bảo vệ nhân quyền quốc tế sẽ tiếp tục dựa trên các công cụ quốc tế hiện hành để bảo vệ nhân quyền tại ASEAN.
Một vài tổ chức nhân quyền hoan nghênh việc Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN chống lại các vi phạm nhân quyền như nạn buôn người. Bản tuyên ngôn cũng nêu bật nhiều quyền dân sự và chính trị trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bao gồm ngăn cấm tình trạng tra tấn, bắt bớ tùy tiện, và nạn lao động trẻ em.
Công an VN trấn dẹp biểu tình, 1 người thiệt mạng
CHIA RẼ ASEAN, TRUNG QUỐC ĐƯỢC HAY MẤT ?
Biendong
Theo dõi những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa phương, không khó nhận ra rằng Trung Quốc đang ráo riết vận dụng chiến thuật “chia để trị” đối với ASEAN nhằm phòng ngừa những bất lợi đối với mình trên vấn đề này.
Dường như chiến thuật của Trung Quốc cũng đã tỏ ra hiệu quả khi Cambodia đã “cắn câu”, nước này với cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2012 đã đóng vai trò tích cực trong việc ngăn cản vấn đề Biển Đông được đề cập tại các diễn đàn của ASEAN và các diễn đàn quốc tế khác.
Mặc dù việc làm của Cambodia đã khiến dư luận quốc tế hết sức phản cảm, nhưng lại nhận được sự cổ vũ, khen ngợi công khai, và tất nhiên kèm theo những “hỗ trợ” rất cụ thể từ phía Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn dùng đội quân tuyên truyền khổng lồ của mình công kích các nước ASEAN có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, coi hai nước này như nguyên nhân của sự mất đoàn kết trong ASEAN và tình hình bất ổn ở Biển Đông, vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa các nước ASEAN có và không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông. Sau những việc làm đó, việc Trung Quốc tiếp tục tác động, lôi kéo, vận động các nước có vai trò quan trọng (thường là nước chủ nhà) trong các diễn đàn khu vực và quốc tế để vấn đề Biển Đông không xuất hiện trong chương trình nghị sự đã không còn là một chuyện “bí mật” đối với cộng đồng quốc tế.
Ảnh minh họa: Internet.
Một điều dễ nhận thấy là, một khi vấn đề Biển Đông và những việc làm
quá khích của Trung Quốc trong khu vực được đề cập thường xuyên tại các
diễn đàn quốc tế sẽ tạo nên sức ép rất lớn đối với Trung Quốc về dư
luận. Chính phủ Trung Quốc sẽ rất khó giải thích ngay cả với nhân dân
Trung Quốc về việc luôn bị “chỉ mặt vạch tên” trên trường quốc tế, các
hành động càn quấy của Trung Quốc tại Biển Đông cũng bị hạn chế đáng kể.
Vậy phải chăng việc Trung Quốc tìm trăm phương ngàn kế để vấn đề Biển
Đông không trở thành chủ đề trao đổi tại các diễn đàn quốc tế, và nhất
là việc chia rẽ các nước ASEAN là việc làm cần thiết và sẽ giúp đảm bảo
được lợi ích của Trung Quốc? Hiển nhiên, đây không phải là cách làm khôn
ngoan mà một nước lớn như Trung Quốc nên áp dụng.Trước hết, sau những gì xảy ra ở Biển Đông thời gian qua, rồi lại thêm vụ lùm xùm giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông mới đây, chuyện Trung Quốc tranh chấp biển, đảo với các nước láng giềng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Đến nay thì dù vấn đề Biển Đông có được đem ra bàn thảo ở các hội nghị quốc tế hay không thì cũng không một ai có thể tin rằng đây là “chuyện trong nhà” giữa Trung Quốc và một số nước xung quanh nữa bởi nó đã cho thấy rõ là có ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vậy thì hành động bịt miệng dư luận của Trung Quốc phỏng có ích gì hay chỉ càng chứng tỏ Trung Quốc “có tật giật mình”, việc cố gắng tìm cách “dán bùa … mèo” chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Hơn nữa, việc Trung Quốc dùng vấn đề Biển Đông để lôi kéo, chia rẽ các nước ASEAN là một việc làm lợi bất cập hại. Ngày nay ai cũng biết rằng Trung Quốc đang cố gắng vươn mình trên con đường trở thành cường quốc khu vực và thế giới theo đúng nghĩa về mọi mặt. Trong việc vươn lên ấy, Trung Quốc rất cần sự ủng hộ của quốc tế, trước hết là sự ủng hộ và hợp tác hiệu quả của khối ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có vai trò và uy tín lớn trên thế giới, với thành viên là những nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc. Có thể nói một cách không ngoa rằng Trung Quốc có khẳng định được vai trò và uy tín trên thế giới hay không thì trước hết điều đó phải được thực hiện thành công trong quan hệ của Trung Quốc với ASEAN. Một khối ASEAN đoàn kết, vững mạnh và có quan hệ tốt với Trung Quốc là tiền đề thuận lợi để Trung Quốc thực hiện giấc mộng cường quốc toàn cầu. Ấy vậy mà Trung Quốc lại đi làm cái việc “tham bát bỏ mâm” là chia rẽ, gây mất đoàn kết trong ASEAN. Thử hỏi cứ đà này thì những cơ chế hợp tác như Diễn đàn ASEAN-Trung Quốc hay sáng kiến của Trung Quốc về Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ đi đến đâu? Còn ai tin và làm theo Trung Quốc nữa? Từ đó có thể thấy rõ Trung Quốc được gì, mất gì trong cái trò “chia để trị” này.
Tóm lại, những biện pháp mà Trung Quốc đã và đang thực hiện nhằm bưng bít những xung đột đang hiện hữu cũng như những hành động ngang ngược của họ ở Biển Đông tưởng chừng như đang có tác dụng giúp Trung Quốc “ẩn náu” trước búa rìu dư luận, song thực chất lại góp phần thu hút sự quan tâm của quốc tế và phơi bày những tiểu xảo của họ trên vấn đề Biển Đông cũng như xử lý quan hệ quốc tế nói chung. Tai hại hơn, việc làm của Trung Quốc còn để lại hậu quả không dễ gì khắc phục được. Đó là họ đang làm hỏng hình ảnh của một nước Trung Quốc đang lớn mạnh cần hành động có trách nhiệm đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, làm hỏng những cơ hội thuận lợi để Trung Quốc thực sự trở thành đầu tầu của một khu vực Đông Á đoàn kết và thịnh vượng.
Người ta thường nói “Quay đầu là bờ”, thiết nghĩ Trung Quốc nên sớm trở lại con đường đúng đắn để không tự đánh mất mình trước khi quá muộn.
Trung Trực
TRUNG QUỐC CÓ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ QUA NHỮNG BẢN ĐỒ CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ ?
Biendong
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kể cả sau khi Thứ trưởng ngoại giao hai nước bí mật gặp nhau cuối tuần qua tại Thượng Hải.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan báo rằng vào cuối tuần trước, một nhà ngoại giao Trung Quốc -ông Liêu Lý Cường, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ đã tìm được một tấm bản đồ do một viên Đại tá người Pháp tên là Pierre Lapie và con trai vẽ từ thế kỷ XIX (năm 1832) chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku.
Ông Cường khẳng định “điều này có nghĩa là Điếu Ngư Đảo là lãnh thổ Trung Quốc”. Tân Hoa Xã cho biết tấm bản đồ này đã đánh dấu quần đảo Senkaku là “Tiaoyu-Su” mà theo phương ngữ Mân Nam ở miền nam tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc có nghĩa là “Điếu Ngư tự” (hòn đảo nhỏ Điếu Ngư) và đánh giá đây là bằng chứng mới chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Tuy nhiên, Trung Quốc có biết rằng rất nhiều tấm bản đồ của họ cũng không thể hiện Senkaku và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Thậm chí có bản đồ còn thể hiện Senkaku là của Nhật. Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, chính bản đồ thế giới của Trung Quốc xuất bản năm 1960 cũng cho thấy Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960 cho thấy quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Tháng 7, việc tiến sỹ Mai Ngọc Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phả học Việt Nam vừa qua đã tặng Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ “HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ” (tạm dịch là Bản đồ địa dư trọn vẹn các tỉnh của triều đình nhà Thanh) xuất bản tại Trung Quốc năm 1904.
Trên tấm bản đồ này nhà Thanh đã công bố với thế giới là lãnh thổ của Trung Quốc chỉ giới hạn về phía đông là đảo Đài Loan, phía nam là đảo Hải Nam. Theo những gì mà triều đình nhà Thanh công bố thì làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa, thậm chí cũng chẳng có quần đảo Điếu Ngư, nằm ở phía đông bắc đảo Đài Loan trong bản đồ này. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng cho biết là mặt sau bản đồ có khoảng 600 chữ Hán giải thích rõ về xuất xứ, thời gian thực hiện tấm bản đồ, khi Hoàng đế Khang Hy (1654-1722), vị vua thứ tư của nhà Thanh cai trị toàn cõi Trung Quốc bắt đầu thuê các giáo sĩ phương Tây giỏi về vẽ địa đồ đi đo đạc trực tiếp tại 15 tỉnh thuộc lãnh thồ Trung Quốc, tổng hợp lại và vẽ lên tấm bản đồ này.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (1904)
皇朝直省地與全圖
Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu cổ sử Trung Quốc cho biết ông đã
sưu tầm khoảng 50 tấm bản đồ hành chính Trung Quốc có niên đại sớm nhất
vào đời nhà Tống, cho đến thời Dân Quốc, và những tấm bản đồ hành chính
Trung Hoa đều xác nhận điểm cuối lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam. Ông
Phạm Hoàng Quân cho biết: “HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ” là tấm
bản đồ hành chính mang tính chính thống. Tên gọi có chữ “Hoàng triều” có
nghĩa là “triều ta” thể hiện sự thừa nhận của nhà nước đương thời. Mặt
khác, bản đồ này còn thừa kế thành quả của tấm “HOÀNG DƯ TOÀN LÃM ĐỒ”
xuất bản năm 1719, do chính Hoàng đế Khang Hy chủ trì cùng các giáo sĩ
phương Tây tiến hành quan trắc thực địa, ứng dụng kỹ thuật xác định điểm
thiên văn ba góc, trắc lượng kinh vĩ độ toàn quốc để vẽ lên tấm bản đồ
này. “HOÀNG DƯ TOÀN LÃM ĐỒ” là bức địa đồ quan trọng, là nền tảng về toạ
độ, kinh vĩ cho hầu hết các địa đồ hành chính của nhà Thanh về sau, kể
cả cho bức “HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ”. Cực nam của lãnh thổ
Trung Quốc trong HOÀNG DƯ TOÀN LÃM ĐỒ dừng lại tại Nhai Châu (tận cùng
của đảo Hải Nam) ở 18 độ 21 phút 36 giây vĩ bắc.Tiếp theo là việc nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, chủ sở hữu tủ sách gia đình họ Trần, tháng 8 vừa qua đã công bố tập sách xuất bản dưói triều vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908) có tiêu đề là “ĐỊA DƯ ĐỒ KHẢO” (khảo cứu về dịa dư kèm theo bản đồ). Tập sách gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 tấm bản đồ chi tiết đính kèm. ĐỊA DƯ ĐỒ KHẢO có phần bản đồ chi tiết về các tỉnh phía nam của Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây có chung biên giới với Việt Nam. Đảo Hải Nam được thể hiện trên bản đồ là vùng đất cực Nam, điểm cuối cùng ở phía Nam của Trung Quốc. Không hề có một tấm bản đồ nào liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong tập sách này.
Ngày 12/10/2012, ông Trần Thắng, chủ tịch Hội Văn hoá Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã quyết định tặng cho Viện Phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng toàn bộ 80 tấm bản đồ Trung Quốc do các nhà xuất bản ở Anh, Đức, Pháp, Mỹ phát hành trong khoảng thời gian từ năm 1626 đến năm 1980. Trong đó có 70 bản đồ xác định cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và 10 bản đồ xác định rõ ràng Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ Việt Nam.
Có thể thấy, các tấm bản đồ do Nhà nước phong kiến Trung Quốc xuất bản từ lâu trong lịch sử, được đo vẽ rất công phu, chính xác và được chính các Hoàng đế Trung Hoa lúc bấy giờ quan tâm. Các tấm bản đồ đã thể hiện rất nhất quán trong việc xác định cương vực của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam. Các tấm bản đồ đã chứng minh Trung Quốc, trong lịch sử, hoàn toàn không có liên quan gì đến vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những bằng chứng lịch sử mà phía Trung Quốc không thể chối cãi.
Trung Vũ
Lãnh đạo mới Trung Cộng sẽ bóp mũi Việt Nam? (Phạm Trần)
Thongluan
“…Vì vậy, nếu không muốn bị họ Tập bóp mũi, những người cầm đầu đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chứ không thể cứ yếu mềm và nhút nhát như bây giờ…”
Việt Nam sẽ phải đối phó chật vật với thế hệ lãnh đạo mới của Trung Cộng do ông Tập Cận Bình lãnh đạo có chủ trương quân sự mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo.
Bằng chứng này không viển vông mà căn cứ vào lập trường của Trung Cộng đã phản ảnh tại Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 kết thúc ngày 14/11/2012 và những lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Việt Nam trong năm 2011 tại Hà Nội và ở Bắc Kinh.
Khoa học đẩy Mác –Mao ra khỏi đảng
Trước hết hãy nói về lập trường chính trị của Trung Cộng.
Đại hội quyết định “đẩy mạnh sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, nhưng “đặc sắc”, hay khác với các Chủ nghĩa xã hội chỉ thuần túy dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin như của Việt Nam như thế nào ?
Trước tiên Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) tường thuật: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã 18 lần sửa đổi Điều lệ Đảng-cương lĩnh cầm quyền của mình, xác nhận Phát triển quan khoa học cùng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) , trong bản tin đưa ra vào ngày bế mạc Đại hội 14/11 (2012) giải thích thêm: “Cốt lõi của quan niệm phát triển khoa học là lấy con người làm gốc. Đứng trước yêu cầu lợi ích chủ thể xã hội đa nguyên, là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng nâng quan niệm phát triển khoa học lên thành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, điều này không những là thành quả sáng tạo lý luận quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn thể hiện ở việc đã triển khai chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc lãnh đạo nhân dân tiến tới hoàn thành xây dựng xã hội khá giả, là sự đáp lại trang nghiêm đối với sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp.”
Bài viết của CRI còn nhấn mạnh: “Các đại biểu cho rằng, việc lấy phát triển quan khoa học và Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo cần kiên trì lâu dài của Đảng, có ý nghĩa hiện thực trọng đại và ý nghĩa lịch sử sâu xa đối với việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Các đại biểu cho rằng, Báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đưa xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục chung của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đánh dấu công cuộc xây dựng hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn mới.”
Tuy nhiên sau đó, tư tưởng “đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa mác-Lênin và Mao Trạch Đông” không còn được Lãnh đạo Trung Cộng nhắc đến như nền tảng để Trung Hoa dựa vào đó mà xây dựng xã hội phồn thịnh hơn nữa.
Nhiều quan sát viên tự hỏi: Hay là sau khi quyết định đưa “phát triển khoa học vào đảng” thì những gì “phản khoa học của Mác-Lênin và Mao” phải ra đi nên Tân Hoa Xã mới viết : “Các chủ đề cơ bản của đại hội là: “Giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, thực hiện lý luận Đặng Tiểu Bình, quán triệt tư tưởng Ba đại diện và quan điểm Phát triển Khoa học, thực hiện các chính sách cải cách và mở cửa, tăng cường nội lực, vượt qua tất cả khó khăn, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa gắn với bản sắc Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng một xã hội thịnh vượng trên mọi phương diện”.
Nhưng “Ba đại diện” là gì ?
Cha đẻ của tư tưởng “Ba đại diện” là ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa nhiệm kỳ 24/06/1989 – 15/11/2002
Họ Giang được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình đưa lên thay Triệu Tử Dươngbị thanh trừng vì quá khoan nhượng với phong trào sinh viên phản kháng ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Theo lời ông Bảo Đồng (Bao Tong), nguyên phụ tá đắc lực của ông Triệu Tử Dương viết trên Tuần báo Far Eastern Economic Review số ra ngày 06/09/2002 thì chủ trương “Ba đại diện” nhằm: Phát triển tiên tiến nhất với kỹ thuật hiện đại; Văn hoá dân tộc tiên tiến; và Phục vụ cho quyền lợi của đại chúng, thay vì chỉ tập trung vào hai thành phần nông dân và công nhân lao động như thời kỳ tiền Đặng Tiểu Bình.
(Following is the English translation of Bao Tong’s criticism of Jiang Zemin’s Three Represents — the ideal that the Communist Party should focus on representing “advanced forces of production,” or high-tech businesses and the private sector, “advanced culture,” as well as “the fundamental interests of all the people,” instead of representing the interests of farmers and blue-collar workers. –Three Represents: Marking the End of an Era-Far Eastern Economic Review-Bao Tong- 5 Sep 2002)
Chủ trương của ông Giang Trạch Dân, tuy bị cánh bảo thủ trong đảng chỉ trích tư bản hoá nước Trung Hoa, đã đưa chính sách mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiến nhanh hơn, thay đổi toàn diện bộ mặt chậm tiến và lạc hậu của Trung Hoa và đưa nước này lên hàng cường quốc về kinh tế thứ nhì Thế giới trong vòng 20 năm.
Đấy là lý do tại sao Đại hội đảng Cộng sản Trung Hoa kỳ 18, kết thúc hôm 14/11/2012, đã liên kết chặt chẽ “lý luận Đặng Tiểu Bình” với “tư tưởng Ba đại diện của Giang Trạch Dân”.
Quân sự Tàu – Việt Nam
Nhưng trước khi sang chuyện liệu Lãnh đạo mới của Trung Cộng có bóp mũi Việt Nam để chiếm ưu thể ở Biển Đông hay không thì cũng nên biết chính sách Quốc phòng mới của Bắc Kinh như thế nào.
Hôm 13/11 (2012) Đài CRI viết báo cáo Quốc phòng của Tổng Bí thư-Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã nói rằng: “Thông tin hoá” một lần nữa trở thành một trong những từ then chốt. Báo cáo nêu rõ, phải khẩn trương hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử xây dựng cơ giới hoá và thông tin hoá, nỗ lực giành được tiến triển quan trọng về xây dựng thông tin hoá vào năm 2020.”
Đề cập đến hai vùng biển Hoa Đông (Hoàng Hải) tranh chấp với Nhật Bảnvề chủ quyền ở đảo Điếu Ngư, hay Senkaku và Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông (Hoa Nam), CRI viết Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào “Còn đặc biệt nêu ra: “Quan tâm coi trọng cao an ninh biển, khoảng không vũ trụ và mạng In-tơ-nét”.”
Vẫn theo CRI: “Nội dung này đã gây tiếng vang rất lớn trong nước và nước ngoài. Dư luận nước ngoài phổ biến cho rằng, hiện Trung Quốc đối mặt với tranh chấp trên biển Hoa Đông và Nam Hải, trong lĩnh vực xây dựng quốc phòng và quân đội, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt đề ra quan tâm coi trọng “quyền lợi biển” có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trên biển, để giữ gìn hữu hiệu lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.”
Rõ ràng người Trung Hoa đã không giấu diếm ý muốn dòm ngó biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông trong thời đại cầm quyền của Tập Cận Bình.
Nhưng ý của ông Tập Cận Bình về quan hệ tổng quát và tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam ra sao?
Trong cuộc họp với Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nộingày 21/12/2011, Ông Tập Cận Bình nói rằng: “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, vì lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Tuy nhiên, Trung Hoa đã không làm như đã nói mà ngược lại họ đã thường xuyên có những hành động đàn áp, bắn phá và bắt ngư dân Việt Nam đánh bắt quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều năm qua.
Thêm vào đó và nghiêm trọng hơn là việc Trung Hoa đã thiết lập “chính quyền” ở thành phố Tam Sa vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 nhằm kiểm soát các quần đảo và vùng biển tranh chấp với một số nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Phi Luật Tân.
Vùng mà Trung Hoa gọi là Tam Sa, theo Bách Khoa Toàn Thư mở, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Theo phân cấp hành chính của Trung Hoa thì Tam Sa là một khu hành chính thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở Hoàng Sa.
Về phần mình, phía Việt Nam chỉ biết phản đối suông mà không có bất cứ hành động nào khả dĩ ngăn chận kế họach xâm lăng của Bắc Kinh. Ngay cả việc kiện Trung Hoa ra tòa án Quốc tế hay gửi Công hàm phản đối đến Liện Hiệp Quốc, như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, cũng không có!
Riêng ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã nói với họ Tập trong cuộc họp ở Hà Nội ngày 21/12/2011 rằng: “Đối với những vấn đề tồn tại hay mới nảy sinh, trong đó có vấn đề trên biển, hai bên tuân thủ nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được và nghiêm chỉnh thực hiện “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” đã ký giữa hai nước, cùng nỗ lực xử lý, giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình, không để ảnh hưởng xấu đến đại cục quan hệ, đi tới giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được…”
“…Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Trung Quốc và đây là chủ trương nhất quán, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
Không những thế, ông Trọng còn hồ hởi: “ Hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu; đặc biệt coi trọng việc giáo dục nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về tình cảm và tinh thần láng giềng hữu nghị, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.”
Họ Tập đã đến thăm Việt Nam trong tư cách Phó Chủ tịch nước Trung Hoa từ 20 đến 22/12/2011 theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Ngoài ông Trọng, họ Tập còn họp bàn về tranh chấp trên biển với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó vào ngày 13/04/2012, trong cuộc tiếp kiến ở Bắc Kinh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Tập Cận Bình đã “nhắc khéo”: “Quan hệ láng giềng là rất quan trọng, vì đã là láng giềng thì không thể thay đổi, phải ứng xử, quan hệ tốt với nhau mới sống chung ổn định lâu dài được. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rất thành công, kết quả chuyến thăm là cơ sở để hai nước triển khai thực hiện. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ Trung-Việt, luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, giao lưu cấp cao, coi trọng hợp tác thực chất và tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai quân đội.”
Khi nói như thế phải chăng họ Tập muốn nhắc phía Việt Nam hãy nhớ đến cam kết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958?
Trong Công hàm ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa bao gồm cả 2 quần đảo Hòang Sa và Trường Sa do Chu Ân Lai công bố ngày 04/09/1958.
Tài liệu chính thức của Hà Nội chứng minh nguyên văn Công hàm Phạm Văn Đồng như sau:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Phía Nhà nước CSVN cho rằng ông Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa khi gửi Công hàm này cho ông Chu Ân Lai, và rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có trách nhiệm chủ quyền Hòang Sa và Trường Sa vì khi đó là phần lãnh thồ của Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền miền Nam) nên không thể coi miền Bắc đã thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc thương thảo giữa hai bên để giải quyết tranh chấp, phía Trung Cộng luôn luôn trưng ra Công Hàm của ông Đồng để làm áp lực với Việt Nam.
Do đó, với chức vụ và quyền hành mới, giờ đây Chính phủ Việt Nam sẽ phải đối phó với ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình kiên quyết và cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa theo “lý luận Đặng Tiểu Bình”, người từng chủ trương “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông.
Cũng ý nghĩa như thế, nhóm chữ “hợp tác cùng phát triển” đã được sử dụng trong nội dung 6 điểm của thỏa hiệp “Những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 với Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào.
Ba điểm quan trọng của Thỏa hiệp là:
Điểm 2: ”Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Điều 4:” Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểm 5: “ Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”
Là cha đẻ của thuyết “gác tranh chấp để cùng khai thác”, ông Đặng Tiểu Bình cũng chính là người đã xua quân vượt biên giới đánh sang 6 tỉnh cực Bắc của Việt Nam hồi tháng 2/1979 mà ông ta bảo là “dạy cho Việt Nam một bài học”!
Trên 40.000 quân-dân Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới dài 28 ngày từ 17/02/1979 đến 16/03/1979.
Người dân Việt Nam làm sao mà quên được thảm cảnh ấy, nhất là bây giờ quân Tàu vẫn còn chiếm đóng nhiều phần đất của Việt Nammà Nhà nước Việt Nam thì không sao lấy lại được, tiêu biểu nhất là thác Bản Giốc và Ải Nam Quan!
Vì vậy, nếu không muốn bị họ Tập bóp mũi, những người cầm đầu đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chứ không thể cứ yếu mềm và nhút nhát như bây giờ.
Lỡ ra lại “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà” như Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh báo vào dịp 2/9/2012 thì sao?
Phạm Trần
Ai thiệt, ai lợi từ vàng ?
(DĐDN) Mặc dù Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố không có lý do gì phải bình ổn giá vàng tại thời điểm này và hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay lợi ích cho Cty SJC, tuy nhiên phân tích dựa trên số liệu mà ông Bình đưa ra không khó để nhận ra rằng: người dân đang bị “móc túi” hàng nghìn tỉ đồng còn các tổ chức tín dụng thì lại được hưởng lợi rất lớn.
Trả lời thắc mắc của đại biểu Quốc hội về lý do Ngân hàng nhà nước không quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu, dẫn tới cơ chế hai giá trên thị trường, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Trước đây vàng được coi là loại hàng hóa bình thường, do đó không có cơ quan nào quản lý chất lượng. Cũng chính vì lý do này mà Ngân hàng nhà nước phải xây dựng Nghị định 24, từ đó lấy cơ sở để chuẩn hóa chất lượng vàng.Người dân bị móc túi
Theo Thống đốc, quá trình chuẩn hóa này được bắt đầu từ việc lấy SJC, thương hiệu đang chiếm khoảng 90% vàng miếng trên thị trường làm chuẩn. Khi thị trường ổn định, cũng không loại trừ khả năng Ngân hàng nhà nước sẽ có thương hiệu vàng miếng của riêng mình, cho lưu hành song song trước khi quy chuẩn hóa về một loại.
Ông Bình cho rằng, trước Nghị định 24 (ban hành tháng 11/2011), khi đó chỉ với mức chênh lệch 400.000 đồng một lượng giữa giá trong nước và thế giới, ngay lập tức có hiện tượng tư thương gom ngoại tệ chợ đen để nhập lậu, gây ảnh hưởng tới tỉ giá và tiếp đó là xuất nhập khẩu và lạm phát. Thống kê của cơ quan quản lý cho thấy mỗi năm lượng vàng nhập lậu dao động 10 – 30 tấn. Kể từ đầu năm nay, hiện tượng nhập lậu không còn nữa cho dù mức chênh giữa trong nước và thế giới thường xuyên từ 1 – 3 triệu đồng mỗi lượng. Thêm vào đó, không có hiện tượng người dân ùn ùn đi mua hay bán vàng như trước. “Do đó, tôi cho rằng không có lý do gì phải bình ổn giá vàng tại thời điểm này. Hơn nữa, vàng cũng không phải là mặt hàng nằm trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng, cũng không là mặt hàng thiết yếu phải bình ổn’ – ông Bình khẳng định.
Câu trả lời của ông Bình có lẽ mới chỉ đúng một nửa (có lẽ ở góc độ quản lý nhà nước – PV), còn trên thực tế, với những quy định hiện hành rất nhiều người dân VN với thói quen tích trữ vàng đang bị “móc túi” khi mà giá vàng phi SJC và SJC đang chênh lệch nhau tới trên 3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó chỉ các tổ chức tín dụng mới được chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC còn người dân thì chưa.
Thống đốc Bình ước tính hiện có khoảng 250 – 400 tấn vàng nằm trong dân. Cứ cho rằng hiện có khoảng 300 tấn vàng nằm trong dân tương đương với 15 tỉ USD và hiện vàng SJC chiếm 90% như ông Bình nói, sẽ có khoảng 30 tấn vàng phi SJC. Với cơ chế hai giá: giá vàng phi SJC hiện đang thấp hơn vàng SJC khoảng 3,5 triệu đồng/lượng tương đương với khoảng 8% thì những người đang nắm giữ vàng phi SJC đương nhiên bị “móc túi” khoảng 120 triệu USD tương đương với trên 2.400 tỉ đồng.
Tổ chức tín dụng lợi hàng nghìn tỉ đồng
Trước đó, trả lời bằng văn bản, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng: Việc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng thông qua sử dụng vàng miếng SJC và yêu cầu Cty SJC gia công vàng miếng cho Ngân hàng nhà nước là phù hợp, đảm bảo mục tiêu của Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, đảm bảo lợi ích cho người dân và hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay lợi ích cho Cty SJC.
Tuy nhiên thử làm một phép tính: Trong 6 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng. Số còn thiếu hiện vào khoảng 20 tấn.
Giả sử các tổ chức tín dụng chỉ mua vàng phi SJC (chắc chắn các tổ chức tín dụng sẽ làm vậy- PV), sau đó thực hiện chuyển đổi thành vàng miếng SJC (chỉ có tổ chức tín dụng được phép chuyển đổi còn người dân thì không) để trả cho khách hàng và với mức chênh lệch giữa vàng SJC và phi SJC thời gian qua khoảng trên 3 triệu đồng 1 lượng. Lấy 3 triệu đồng X 60 X 26.500 (1 tấn vàng tương đương hơn 26.500 lượng) sẽ chênh lệch con số lên tớn hơn 4.800 tỉ. Rõ ràng không thể nói các tổ chức tín dụng không được hưởng lợi từ sự chênh lệch này.
Nếu tiếp tục duy trì cơ chế hai giá như hiện nay đối với thị trường vàng và nếu tính thêm khoảng 20 tấn vàng còn lại thì các tổ chức tín dụng có thể được lợi chênh lệch khoảng 1.600 tỉ. Tổng cộng, để tất toán số vàng đã huy động các tổ chức có thể hưởng lợi gần 6.500 tỉ đồng từ chênh lệch giá.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết cho rằng Thống đốc trả lời về quản lý thị
trường vàng như vậy là chưa thuyết phục. Ông dẫn lại nghị quyết của
Quốc hội năm 2011 là phải đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới,
và nay thực tế thì đã thực hiện hay không?
Phan Nam
Phòng, chống “diễn biến hòa bình” :Không thể chấp nhận
QĐND – Thứ Ba, 13/11/2012, 20:11 (GMT+7)
QĐND -
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa xét xử vụ án “tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với hai bị cáo là Trần Vũ
Anh Bình và Võ Minh Trí.
Hai đối tượng Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đã móc nối với Vũ Trực, bí danh Hồn Việt đang cư trú tại Mỹ để lập ra nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”. Mục đích của nhóm này là tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Để các thành viên tham gia sử dụng, liên lạc với nhau, Vũ Trực và các đối tượng đã lập ra trang web “tuoitreyeunuoc…” và thành lập blog “nhacviet.tuoitreyeunuoc…” giao cho Trần Vũ Anh Bình quản lý. Đội lốt “nhạc sĩ”, thông qua trang web và blog này, Bình đã sáng tác, biên tập, phát tán nhiều bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Trần Vũ Anh Bình còn cùng với các đối tượng: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh (hiện đang bỏ trốn) làm cờ của chế độ cũ, truyền đơn có nội dung phản động rồi đem đi phát tán, sau đó quay phim và gửi cho các đối tượng phản động để phát tán lên các trang mạng nước ngoài. Võ Minh Trí đã trực tiếp sáng tác những bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam để gửi cho các trang mạng phản động ở nước ngoài…
Trước các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, Bình và Trí đều nhận tội, ăn năn hối cải, xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và hứa không tái phạm… Sau khi xem xét thái độ thành khẩn đó, HĐXX đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên phạt bị cáo Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế sau khi mãn hạn tù; Võ Minh Trí 4 năm tù giam và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn. Các đối tượng có liên quan đến vụ án này: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành, Nguyễn Thiện Khánh đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ xét xử sau.
Sự thật đã rõ như ban ngày, vậy mà, ngay sau khi phiên tòa khép lại, qua một số trang mạng nước ngoài, Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra yêu cầu: Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp và các cam kết quốc tế,… tha bổng ngay hai nhạc sĩ nói trên…
Tổ chức Ân xá quốc tế – một tổ chức phi chính phủ chuyên lợi dụng dân chủ, nhân quyền để cổ xúy, thúc đẩy tự do theo kiểu “vô chính phủ”, can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này dư luận trong và ngoài nước chẳng lạ gì. Có lẽ vì động cơ xấu xa đó mà tổ chức này đã cố tình quên rằng Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Trên tinh thần cơ bản ấy, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ quyền tự do ngôn luận của công dân (Điều 69 của Hiến pháp…). Nhưng khi thực hiện quyền đó, mọi công dân đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác và không gây tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, dân tộc.
Hành vi đội lốt “nhạc sĩ” để sáng tác, biên tập, phát tán những bài hát mang nội dung đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc của Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí và đồng bọn không chỉ vi phạm luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Vậy mà Tổ chức Ân xá quốc tế lại yêu cầu Việt Nam tha bổng ngay hai “nhạc sĩ” nói trên… Hành vi cố tình xuyên tạc sự thật để can thiệp vào công việc nội bộ ở Việt Nam của Tổ chức Ân xá quốc tế là không thể chấp nhận.
KIM NGỌC
Hai đối tượng Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đã móc nối với Vũ Trực, bí danh Hồn Việt đang cư trú tại Mỹ để lập ra nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”. Mục đích của nhóm này là tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Để các thành viên tham gia sử dụng, liên lạc với nhau, Vũ Trực và các đối tượng đã lập ra trang web “tuoitreyeunuoc…” và thành lập blog “nhacviet.tuoitreyeunuoc…” giao cho Trần Vũ Anh Bình quản lý. Đội lốt “nhạc sĩ”, thông qua trang web và blog này, Bình đã sáng tác, biên tập, phát tán nhiều bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Trần Vũ Anh Bình còn cùng với các đối tượng: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh (hiện đang bỏ trốn) làm cờ của chế độ cũ, truyền đơn có nội dung phản động rồi đem đi phát tán, sau đó quay phim và gửi cho các đối tượng phản động để phát tán lên các trang mạng nước ngoài. Võ Minh Trí đã trực tiếp sáng tác những bài hát có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam để gửi cho các trang mạng phản động ở nước ngoài…
Trước các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, Bình và Trí đều nhận tội, ăn năn hối cải, xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và hứa không tái phạm… Sau khi xem xét thái độ thành khẩn đó, HĐXX đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên phạt bị cáo Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế sau khi mãn hạn tù; Võ Minh Trí 4 năm tù giam và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn. Các đối tượng có liên quan đến vụ án này: Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành, Nguyễn Thiện Khánh đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ xét xử sau.
Sự thật đã rõ như ban ngày, vậy mà, ngay sau khi phiên tòa khép lại, qua một số trang mạng nước ngoài, Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra yêu cầu: Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp và các cam kết quốc tế,… tha bổng ngay hai nhạc sĩ nói trên…
Tổ chức Ân xá quốc tế – một tổ chức phi chính phủ chuyên lợi dụng dân chủ, nhân quyền để cổ xúy, thúc đẩy tự do theo kiểu “vô chính phủ”, can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này dư luận trong và ngoài nước chẳng lạ gì. Có lẽ vì động cơ xấu xa đó mà tổ chức này đã cố tình quên rằng Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Trên tinh thần cơ bản ấy, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ quyền tự do ngôn luận của công dân (Điều 69 của Hiến pháp…). Nhưng khi thực hiện quyền đó, mọi công dân đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác và không gây tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, dân tộc.
Hành vi đội lốt “nhạc sĩ” để sáng tác, biên tập, phát tán những bài hát mang nội dung đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc của Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí và đồng bọn không chỉ vi phạm luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Vậy mà Tổ chức Ân xá quốc tế lại yêu cầu Việt Nam tha bổng ngay hai “nhạc sĩ” nói trên… Hành vi cố tình xuyên tạc sự thật để can thiệp vào công việc nội bộ ở Việt Nam của Tổ chức Ân xá quốc tế là không thể chấp nhận.
KIM NGỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét