Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

”Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”

(tiếc quá, không nhìn được cái mẹt của tay tác giả bài này xem nó có giống ông Nghị IQ không ^:)^ )
 (GDVN) – “Là một người đang sử dụng facebook, tôi thấy rõ ràng, bên cạnh những cái lợi thì thực tế có không ít nhóm, hội được lập ra trên facebook chỉ để bêu xấu, có những hành động vượt quá kỷ cương, pháp luật, thuần phong mỹ tục…
Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam”, độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.

LTS: Thời gian qua, đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội facebook tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng còn không ít những điều hại nảy sinh từ đây. Trong ý kiến gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam, độc giả Phạm Quốc Dũng đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ những điều hại này và nêu rõ quan điểm của mình, mong muốn nên chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi:

Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Trước khi vào những ý kiến chính, tôi phải khẳng định rằng, tôi cũng là một người dùng facebook và cũng có thời được mệnh danh là “nghiền” facebook hơn cả nhiều thứ.
Với những ai dùng mạng xã hội nói chung và mạng facebook nói riêng có thể thấy sự phổ biến, phát triển nhanh chóng của nó ở Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn. Có được điều đó, chính là dựa trên những mặt lợi, tích cực của facebook.
Độc giả bày tỏ, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam (Ảnh nguồn Internet).
Theo bạn có nên chấm dứt hoạt động facebook tại Việt Nam?
  • Nên chấm dứt ngay
  • Không nên chấm dứt
  • Cần có sự kiểm soát
  • ý kiến khác
Đó là khi tham gia vào cộng đồng này, người dùng có thể thỏa sức kết nối, kết bạn với bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước và thế giới, khoảng cách địa lý ở đây dường như bị thu hẹp, thậm chí là bỏ đi. Mọi người có thể thỏa mái bày tỏ những lời chia sẻ, những tâm sự thậm chí là những quan điểm cá nhân trước một hay nhiều sự việc, sự kiện nhất định của bản thân hay xã hội mà không bị giới hạn.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Không chỉ thế, ở đây còn là một diễn đàn mở, khi không phải chỉ ý kiến một người mà nhiều khác cũng có thể tham gia cùng bình luận, chia sẻ các ý kiến, quan điểm của mình.
Nói cách khác, khi sử dụng facebook, các thành viên có thể cảm thấy được rõ nhất sự tự do, thoải mái, không bị gò bó, khuôn phép.
Những trò chơi, ứng dụng vui trên facebook cũng giúp cho người tham gia cảm thấy giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc.
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép.

Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước,
khó kiểm soát!
Không những vậy, nhiều cá nhân, facebook còn dùng lợi thế trên để chế giễu, xúc phạm từ các cá nhân bình thường đến các lãnh đạo cấp cao. Việc này, có thể khẳng định đã vượt quá xa so với tôn chỉ, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và kể cả thế giới.
“…Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam”, độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.
Có thể thấy rõ, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này.
Trên những trang facebook đó, những đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chứ….Không chỉ thế, các hội nhóm này còn kêu gọi nhiều nội dung xấu, tiêu cực, không tốt đến nhiều người bằng những hình ảnh bôi xấu cá nhân, bôi xấu lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Dù không phải là một chuyên gia Luật nhưng tôi thấy rõ ràng đây là hành vi xúc phạm cá nhân, xúc phạm lãnh đạo… cần phải bị xử lý thật nghiêm theo các qui định đã được ban hành của pháp luật.
Chưa kể những hoạt động không thể kiểm soát của các Hội, Nhóm trên facebook. Bên cạnh những Hội, Nhóm tốt thì cũng có nhiều Hội, Nhóm rất không lãnh mạnh. Họ lợi dụng facebook để nhằm tuyên truyền để xúc phạm, bôi xấu cá nhân hay tổ chức, thậm chí tuyên truyền, đưa ra những thông tin sai lệch với thực tế, đúng bản chất vấn đề nhằm làm cho cộng đồng hoang mang, lo lắng…
Việc tự do, thoải mái là tốt nhưng phải trong khuôn khổ, qui định của pháp luật cho phép, còn thực tế hiện nay, tôi thấy, việc không kiểm soát được facebook như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ xấu.
Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận.
Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
* Tít phụ do tòa soạn đặt
Độc giả Phạm quốc Dũng

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

"Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần".

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?

Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.

Sự kiện lần đầu tiên có một đại biểu Quốc hội đặt vấn đề từ chức với Thủ tướng Việt Nam đã được dư luận rất chú ý. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý trao đổi với chúng tôi về những cảm nhận của ông trong vấn đề này.

RFI : Kính chào Luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện có một đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng về việc từ chức ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước, chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng, trong khi mình lại hành xử khác đi.

Lòng tự trọng ăn sâu vào nếp văn hóa rồi, do giáo dục từ nhỏ, trong đó có cái gọi là « văn hóa xấu hổ », thấy mình làm không được thì thôi, mình rút lui. Điều này đã ăn sâu vào những nước có thể chế dân chủ và có một nền giáo dục tốt, trước tiên là giáo dục về con người.

Tôi nhớ là trước đây tôi đi học, thì nền giáo dục chế độ cũ dạy cho tôi mấy điều thôi. Đó là yêu gia đình – ông bà cha mẹ, rồi yêu thiên nhiên, và yêu đất nước, yêu tổ quốc. Yêu con người nữa – người ta lỡ bước thì mình phải giúp đỡ, vân vân.
Chính nền giáo dục đã hình thành nên tâm hồn con người, và con người sẽ biết xử lý như thế nào. Trong khi thật ra nền giáo dục của chúng ta nó nặng về chính trị, phục vụ yêu cầu trước mắt, không phải đào tạo vì con người và cho con người. Do đó có thể nói văn hóa ứng xử rất dở, trong đó có vấn đề từ chức.

Tôi nghĩ các vị lãnh đạo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về điều này. Mà tiền lệ thì cũng có trường hợp ông Lê Huy Ngọ, từ chức do trách nhiệm về vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng từ trước đến giờ chưa có một vị cấp cao nào từ chức cả, mặc dù rõ ràng so với trách nhiệm, thì trong nền kinh tế hiện nay thất thoát rất nhiều tài sản của nhân dân.

Thế thì ai phải chịu trách nhiệm ? Thậm chí tại sao không nói thẳng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đó là ai ? Tôi thì trong Đảng cũng được giáo dục là phải có địa chỉ cụ thể, mà đến phiên các vị thì các vị lại không nói cụ thể, mặc dù cả nước - toàn dân và trong Đảng đều biết vị ủy viên Bộ Chính trị đó là ai.

Điều đó làm cho Nghị quyết trung ương 4 vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ hô hào nói thẳng và nhìn thẳng vào sự thật, mà sự thật sờ sờ ra đó thì lại không chấp nhận. Khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri chất vấn thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại nói là đồng chí X, thành ra là một ẩn số. Nó làm cho người dân càng mất tin tưởng hơn nữa. Và nghị quyết này, nghị quyết kia cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi, không thể nào trở thành hiện thực được. Bởi vì cấp cao nhất không làm gương, thì làm sao các cấp dưới noi theo được. Ví dụ tình hình chống tham nhũng chẳng hạn.

Thành ra tôi nghĩ là các vị phải mạnh dạn và có lòng tự trọng. Mình đã gây đổ vỡ cho nền kinh tế, đổ vỡ cho đất nước, thì mình phải từ chức. Ví dụ trong lãnh vực giao thông vận tải, biết bao nhiêu sự cố xảy ra, nhưng ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải vẫn tại vị. Trong khi ở Hàn Quốc hay một số nước, chỉ cần một tai nạn gì đó là từ chức ngay. Hay mới đây ông giám đốc CIA của Mỹ, chỉ dính líu tới vụ bê bối tình cảm thì cũng từ chức.

Như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân. Đó là thái độ cách mạng của người cán bộ, thái độ thẳng thắn, chân thật. Chứ còn gây ra tai họa cho nền kinh tế mà vẫn bình chân như vại thì không được. Do đó đại biểu Dương Trung Quốc có gợi ý đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, mà nhiều người cũng nêu chứ không chỉ ông Dương Trung Quốc không thôi.

Nhưng tôi nghĩ là, thôi, chuyện đã qua rồi. Bây giờ đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì nên bằng hành động, vực dậy nền kinh tế, chứng minh rằng đã thấy thiếu sót của mình, và có những biện pháp hiệu quả, để đưa nền kinh tế đi lên. Chứ còn bao nhiêu lời hứa hẹn, quyết tâm, nói đến lòng tự trọng này nọ… nhưng mà không có những hành động cụ thể thì người dân không tin nữa.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho là chủ trương phát triển kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh lớn là do Đảng thông qua. Đành rằng Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không thể bắt ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh trách nhiệm một mình. Ông nghĩ sao về ý kiến này ?

Thì vấn đề xây dựng các tập đoàn đâu phải tự dưng ông Nguyễn Tấn Dũng làm được, phải thông qua Bộ Chính trị. Thành ra trách nhiệm về vấn đề tham nhũng là của cả tập thể Bộ Chính trị. Tôi nói « lỗi hệ thống » là ở chỗ đó.

Nhưng nói gì thì nói, chứ cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm ! Khuyết điểm của Bộ Chính trị là ở chỗ là thông qua chủ trương mà không giám sát, theo dõi để phát hiện những sai sót, không dám đấu tranh để chấn chỉnh lại. Để cho một mình tự tung tự tác, thì sẽ dẫn đến tai hại cho nền kinh tế của chúng ta.

Tôi nghĩ, bình thường nếu một người không được giám sát chặt chẽ, dù là trước đây tốt – ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có quá trình – nhưng do không được giám sát nên có những thiếu sót, như Bộ Chính trị trong hội nghị trung ương 6 đã phân tích.

Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.

Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người.

Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất.

Mới đây rất đau lòng : một bà cụ ở Thanh Hóa, qua xô xát với công an đã bị chết ở Hà Nội. Thì đấy, những cái chết rất là bi thảm ! Trong văn bản 157 người ký về vụ Phương Uyên, thì chúng tôi rất lo ngại. Sau nghị quyết trung ương 6, làm sao Đảng và Nhà nước phải ngăn chặn khuynh hướng dùng bạo lực, dùng các lực lượng cảnh sát, công an để đàn áp dân, để bắt bớ khi người dân có tiếng nói khác với mình.

Cái tình trạng này rất là nghiêm trọng – tình trạng công an đánh chết dân gây xúc động rất lớn ! Hay là cái hình ảnh lôi tuồn tuột hai mẹ con trần truồng ở đồng bằng sông Cửu Long…

Phải chứng minh là sau nghị quyết trung ương 6 thì Nhà nước đã có khắc phục những thiếu sót, bằng cách làm sao cho dân người ta làm chủ thật sự. Làm sao tôn trọng các quyền tự do dân chủ, và không được đàn áp những người biểu tình, đàn áp những người có ý kiến khác. Bởi vì thật ra người ta làm trong khuôn khổ của luật pháp.

Ngay cả em Phương Uyên cũng vậy thôi. Những cuộc họp báo vội vã vừa rồi cũng làm nhiều người nghi ngờ, không biết có phải thật sự như vậy hay không. Vấn đề ở chỗ là, tại sao lại đẩy những con người như em Phương Uyên, như nhạc sĩ Việt Khang đến một sự chống đối như vậy.

Tôi nghĩ là do thiếu sót của mình. Bởi vì ai tham nhũng? Rõ ràng là Đảng tham nhũng chứ ai nữa! Ai yếu ớt, nhu nhược trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Thì cũng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứ ai! Các em nói như thế là nói lên một cái thực tế, mà là thực tế nhức nhối hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được. Thay vì đối thoại với các em thì mình lại đi trấn áp, bắt bớ.

Vì vậy mà bên cạnh “văn hóa từ chức” thì còn phải xác định trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Và khi có sự cố gì xảy ra thì phải xử lý thật nghiêm minh chứ không thể bỏ qua được.

RFI : Có vẻ công việc trước mắt còn rất là bề bộn... Dân khiếu kiện khắp nơi, càng đưa ra xử những vụ bị nhà nước gọi là « âm mưu nổi dậy chống chính quyền » thì lại càng có thêm những tiếng nói phản đối. Lúc nãy ông có nói, vấn đề bây giờ là hành động, thì liệu Thủ tướng Việt Nam có dễ dàng sửa chữa sai lầm bằng hành động phù hợp lòng dân hay không ?

Vấn đề xin lỗi trước dân, từ trước đến nay (chưa có) thôi thì người dân người ta thấy cũng được. Không phải nói như ông Dương Trung Quốc trước đây là « an tâm ». Người ta không an tâm đâu, nhưng người ta thấy tình thế trước những sai lầm rất nghiêm trọng, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải nhận thiếu sót trước dân và xin lỗi dân. Điều đó không thể không làm được. Đáng lẽ phải có kỷ luật, phải cách chức …

Nhưng vấn đề ở đây là người ta trông chờ, xem thử những lời xin lỗi đó thể hiện được trên thực tế ra sao. Xin lỗi thì rất dễ, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể trong quản lý kinh tế, trong điều hành đất nước như thế nào.

Tôi cho đây là một thách thức rất lớn đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ở chỗ là sau nghị quyết trung ương 6, nếu không có những biện pháp hiệu quả, nếu giữa lời nói với việc làm không đi đôi với nhau thì người dân lại càng mất lòng tin.

Và thật ra mới có những ý kiến phản đối chứ dân chưa có ai nổi loạn đâu. Người ta có ý kiến thế này thế kia, thì tôi nghĩ rằng không nên đàn áp. Phải tôn trọng và lấy đối thoại làm chính.

Ví dụ tại sao các nhân sĩ trí thức, gồm những người có tên tuổi – và trong kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây, có cả gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu. Thì Nhà nước phải trả lời ! Đó là văn hóa – người dân người ta có kiến nghị thì phải trả lời được hay không được. Đó là một cái lịch sự tất nhiên, cái văn hóa của người lãnh đạo.

Trong khi hô hào xây dựng nền văn hóa, nhưng bản thân cách hành xử của Nhà nước và chính quyền chúng ta lại không có văn hóa. Cái điều mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gọi là « sự im lặng đáng sợ », rất là kỳ. Ngay cả với đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà thư của đại tướng cũng không được báo chí đăng, rồi cũng không được trả lời ! Như vậy là các vị lãnh đạo đã rất coi thường dân, coi thường nhân sĩ trí thức, và kể cả coi thường những vị khai quốc công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp.

RFI : Thưa ông, còn một ý kiến khác là theo nguyên tắc thì Thủ tướng phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì liệu có khuôn mặt nào khác được người dân tín nhiệm hay không ?

Bởi vì phương thức của mình nó cũ kỹ quá rồi. Từ Đảng chỉ định qua thì cũng chỉ có từng ấy người. Chứ nếu chúng ta dùng phương thức bầu cử, thì tất nhiên trong xã hội có những người tài, người ta sẽ ra ứng cử. Còn nếu tiêu chuẩn phải là ủy viên Bộ Chính trị thì hẳn nhiên là 14 vị đó thôi. Nếu mà bầu cử thật sự - vừa rồi bầu cử ở Mỹ, thì nó công khai minh bạch để người dân người ta lựa chọn.

Mà tôi nghĩ không phải là Việt Nam không có nhân tài, không phải là không có người có thể đứng ra quản lý đất nước. Nhưng do định chế chính trị hiện nay như vậy đó.

Ví dụ hội nghị trung ương vừa rồi, một trong những nội dung bàn là quy hoạch các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban chấp hành trung ương, Ban bí thư…Thì như vậy có nghĩa là Đảng đã lựa chọn trước rồi. Từ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương giới thiệu qua chính quyền, mà chính quyền, Quốc hội đại đa số là đảng viên, thì bầu cử sẽ vô nghĩa. Thành ra người ta nói là « Đảng cử, dân bầu ».
Một thể chế dân chủ thì không thể đi bằng con đường như vậy được.

Vì vậy trong góp ý sửa đổi Hiến pháp, Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng có đề nghị là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thì phải như thế nào, và ai kiểm soát Đảng, ai giám sát ? Chứ Đảng không thể là một thứ siêu quyền lực, đứng ngoài và đứng trên luật pháp được. Và đảng viên không phải là điều kiện để được làm lãnh đạo. Lãnh đạo thậm chí phải tổ chức thi tuyển đủ thứ, thông qua bầu cử… thì lúc đó nhân tài sẽ xuất hiện.

RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.
Thụy My (RFI)

VTSG - Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa hay Hà Nội?

Xin thưa, cái nơi mà Trung Quốc chiếm mạnh nhất không phải là Trường Sa, Hoàng Sa mà là Hà Nội – một nơi được xem là trung tâm đầu não của quốc gia. Cách nói này đúng hay sai và xét nó trên khía cạnh nào?
Đất nước, lãnh thổ hay chủ quyền quốc gia còn hay mất, thường người ta nhìn vào văn hóa, nhìn vào bữa ăn và nhìn vào cách ăn mặt trước khi nhìn vào bản đồ hay lá cờ của nó.
Bắt đầu từ hàng hóa, thử nhìn lại 36 phố phường và người dân ở Hà Nội, dường như không đâu không thấy bóng của Trung Quốc, thậm chí, có người còn gọi Hà Nội là một Bắc Kinh thu nhỏ.
Chỉ cần đi lướt qua Hà Nội, thứ có thể tìm thấy dễ nhất, nhanh nhất, chắc chắn là hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc đã thâm nhập, hay đúng hơn là xâm chiếm đất Hà Nội từ ngoài ngõ vào trong bếp, từ bàn ăn cho đến bàn thờ.
Ngay cả cái cửa hàng hoa trước cổng chính vào lăng Hồ Chí Minh, phần lớn hoa bán ở đây không phải là hoa của làng hoa Ngọc Hà mà là hoa nhập khẩu từ Trung Quốc. Xa hơn một chút, dường như mọi thứ bán trong khu vực lăng rộng cả ngàn hecta và quanh chùa Một Cột nằm khuất lấp, nhỏ nhoi trong khu vực lăng Hồ Chí Minh, từ cây kem cho đến bộ áo quần trẻ em, cây gậy, quà lưu niệm… Đều có nguồn gốc sản xuất Trung Quốc.
Đi dạo trên các con phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Trống, Hàng Thiếc, Hàng Than, Hàng Buồm… dường như không tìm ra loại hàng hóa nào ngoài hàng hóa Trung Quốc. Thi thoảng họa hoằn lắm mới thấy vài cửa hàng Made In Việt Nam nằm lẻ loi, không bao nhiêu người ghé đến.
Tại sao người Hà Nội lại chuộng hàng Trung Quốc? Hay là họ không còn lựa chọn nào khác?
Thật ra, hàng Trung Quốc, nếu như so sánh mẫu mã, giá cả và chất lượng, độ bền, chắn chắn nó không bằng bất kỳ một loại hàng của nước nào, kể cả Việt Nam. Ví dụ như mua một chiếc điện thoại Mobistar của Trung Quốc với giá từ 300 đến 500 ngàn đồng, nó có nhiều tính năng, mẫu mã nhìn cũng tương đối bắt mắt. Nhưng độ bền của nó thì rất tệ, hơn nữa, các tính năng khác ngoài tính năng gọi, nghe và nhắn tin, cũng tệ không kém. Cuối cùng, tính năng chính của nó vẫn là gọi, nghe và nhắn tin. Nếu so sánh giá của nó với một chiếc Nokia 8210, đời máy cũ kĩ của Nhật Bản, còn lâu Mobisatar mới sánh kịp, trong khi giá thì ngang nhau.
Áo quần, kem đánh răng, giày dép, nón mũ, thực phẩm… Thứ gì của Trung Quốc cũng có chất lượng kém và có nguy cơ độc hại, gây chết người. Nhưng nó vẫn thao túng thị trường Hà Nội.
Liệu có phải vì hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường mà người Hà Nội trở nên quen thuộc với nó và bỏ lơ mọi thứ hàng hóa khác? Chắn chắn không phải thế, vì có hai thói quen của người Hà Nội có thể biến thành con dao hai lưỡi: Nghe theo Đảng và Mua hàng ở cửa hàng truyền thống.
Vì đất Hà Nội là nơi đầu não của đảng Cộng sản, cư dân Hà Nội có thể chiếm hơn 90% liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đảng Cộng sản. Mọi hoạt động, giao lưu và nếp nghĩ của họ đều bị chi phối bởi đảng Cộng sản. Thậm chí, cho đến thời điểm bây giờ, vẫn còn nhiều người xem ông Hồ Chí Minh là thần tượng, là lãnh tụ thiên tài, là cha già dân tộc.
Đương nhiên vẫn có rất nhiều người vỡ mộng vì điều này và có một số người chưa bao giờ tin rằng ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ tốt, là cha già… Nhưng rất tiếc, những người này không phải là thành phần chi phối được cộng đồng hoặc có tác động đến cộng đồng mạnh như nhóm Cộng sản, thân Cộng sản.
Và, thói quen mua hàng ở các cửa hàng truyền thống, phần đông cư dân Hà Nội khi đi mua thuốc thì nghĩ ngay đến phố Lãn Ông, khách xa đến hỏi, họ cũng chỉ đến phố này, đi mua tư trang thì nghĩ ngay đến phố Hàng Bạc, đi mua chìa khóa, mua những gì liên quan đến kim loại thì nghĩ ngay đến phố Hàng Thiếc… Chính vì những con phố này đã ăn lậm vào tâm khảm người Hà Nội, nó trở thành bạn đồng hành của cư dân Hà Nội trong sinh hoạt hằng ngày.
Một khi hàng Trung Quốc len lỏi vào các con phố này, điều đó cũng đồng nghĩa với tâm thức người Hà Nội bắt đầu manh nha thay đổi chiều hướng theo hoạt động và nếp quen mới của nó. Một khi 36 phố phường đều nhuộm màu Trung Quốc, thì người Hà Nội nghiễm nhiên nhuộm màu Trung Quốc.
Điều này do đâu? Chắn chắn không phải chỉ do người dân không ý thức dân tộc, không tẩy chay hàng Trung Quốc. Vì không ít người dân Hà Nội rất khó chịu khi nghe ai đó nói rằng Hà Nội bị Trung Quốc hóa. Nhưng nếu hoàn toàn tẩy chay hàng Trung Quốc, họ lấy hàng gì thay thế? Vì một khi cả thành phố đều mua bán hàng Trung Quốc, vừa rẻ, dễ tìm lại vừa đủ các loại, mẫu mã. Trong khi đó, vào các cửa hàng bán đồ Việt Nam, chỉ riêng chuyện tìm cho ra một mẫu ưng ý đã khó rồi chứ chưa nói đến tìm cho ra giá hợp lý, vừa túi tiền.
Nói đến đây, lại động đến vấn đề vĩ mô, chính sách vĩ mô và cơ chế, âm mưu Trung Quốc hóa của chính quyền Hà Nội nói riêng và chính quyền trung ương nói chung. Với quan hệ “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, chính quyền Hà Nội ngang nhiên để người Trung Quốc xâm lăng vào tận bàn thờ người Việt. Điều này nói không ngoa tí nào nếu như đặt một câu hỏi: Nếu đánh thuế hàng hóa Trung Quốc ngang mức với hàng hóa các nước khác thì liệu Hàng Trung Quốc có trụ nổi ở Việt Nam? Và nếu kích thích, mở rộng sản xuất hàng Việt Nam thì hàng hóa Việt Nam có tìm ra chỗ đứng để cạnh tranh?
Có lẽ chỉ cần trong vòng một tháng, tất cả mọi hàng hóa nhập lậu của Trung Quốc bị tịch thu, hủy bỏ, và chỉ cần với ngần ấy thời gian, hàng hóa Việt Nam được ưu tiên giảm thuế, được kích cầu bằng mọi giá. Chắc chắn hàng hóa Trung Quốc không có đất sống. Nhưng người ta đã không làm thế!
Bằng chứng là chính quyền trung ương ngày càng bán rẻ mọi thứ gia tài của tổ tiên cho người Trung Quốc, từ biển đảo, tài nguyên, đất đai cho đến linh hồn. Phim Trung Quốc được chiếu vô tội vạ tại Việt Nam, các mẫu thời trang Trung Quốc trên phim truyền hình dần dần đi vào nếp nghĩ và phong cách của thanh niên Việt Nam như một thứ mẫu mực thời thượng. Hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc có thể vào thẳng thủ đô Hà Nội một cách mau chóng và an toàn…
Và, một khi nếp nghĩ, cách ăn mặc, hay xa hơn một chút là văn hóa, tư tưởng bị nhuộm màu Trung Quốc, tràn lan trên thủ đô, thì chắn chắc Trung Quốc không thèm đánh chiếm Trường Sa nữa, trước sau gì cũng rơi vào tay họ. Vì họ đã xâm lăng, chiếm cứ toàn bộ từ não trạng, tới bao tử và nhân diện của một thủ đô rộng lớn, thậm chí họ đã ngồi xổm giữa bàn Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư đảng… Mọi thứ đã răm rắp tuân phục Trung Hoa, thì nghĩa lý gì chuyện đánh để lấy Trường Sa! Không sớm thì muộn, đám vong nô cũng dâng cho họ mà thôi!
Chung qui, xét trên khía cạnh kinh tế, văn hóa và chính trị, Trung Quốc đã chiếm Hà Nội trước và mạnh hơn là chiếm Trường Sa. Họ chiếm bằng hàng giả, hàng nhái nhưng đựơc người anh em cánh hẩu tận lực che chở với cách thức làm ngơ, làm thinh như hiện nay.
Viết từ Sài gòn
(RFA Blog's) 

'Sông Tranh 2 vỡ, ai chịu trách nhiệm?'

Huyện Bắc Trà My
Chính quyền huyện nói người dân địa phương đang hoảng loạn

Lãnh đạo chính quyền huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho BBC hay người dân địa phương đang "hoảng loạn" sau trận động đất gần nhất có độ lớn 4,7 độ Richter hôm thứ Năm.

Họ cũng đặt vấn đề về ai phải chịu trách nhiệm nếu việc xây Thủy điện Sông Tranh 2 là nguyên nhân chính dẫn tới một thảm họa động đất nghiêm trọng làm chết người trong tuơng lai.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 15/11/2012, ông Huỳnh Tấn Sâm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân nói trận động đất xảy ra lúc 14 giờ 24 phút chiều cùng ngày là rất mạnh:

"Ngay tại thời điểm tôi đang nói này, thì các chấn động, tiếng nổ vẫn diễn ra. Người dân rất hoảng loạn.

"Chúng tôi đang cử cán bộ và các bộ phận hữu quan tìm hiểu, thống kê xem có thiệt hại về người và của nào không."

Khi được hỏi liệu có khả năng sẽ phải sơ tán dân trong tương lai hay không, ông Sâm nói:

"Hiện nhà nước, chính quyền các cấp ở trên và các nhà khoa học vẫn có chỉ đạo động viên, giải thích để người dân yên tâm, không đi sơ tán."

Tuy nhiên, bản thân quan chức địa phương này cũng xác nhận gia đình của ông cũng chịu ảnh hưởng bởi các trận động đất

"Nhà tôi cũng có người nhà bị ảnh hưởng, nhà cửa cũng bị nứt,

"Những nơi mà người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở gần khu vực xây thủy điện, còn ở trung tâm huyện lỵ thì ít hơn, nhưng người dân hiện rất lo lắng."

"Dân cũng hỏi thế"

Nứt nhà
Nhiều nhà dân bị nứt do tác động của động đất ở huyện này

Khi được hỏi nếu xảy ra việc vỡ đập Thủy Điện Sông Tranh do động đất nghiêm trọng trong tương lai làm nhiều người dân bị thương vong, tài sản, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng, hủy hoại, ai sẽ chịu trách nhiệm, ông Sâm nói:

"Người dân địa phương cũng hỏi chúng tôi như thế, nhưng hiện nay, cấp trên và các nhà khoa học vẫn khẳng định là nhà máy vẫn an toàn và dân chưa cần phải sơ tán."

Quan chức đứng đầu huyện Bắc Trà My cho hay người dân tin rằng có sự liên hệ giữa việc xây dựng dự án Thủy điện Sông Tranh 2 và hàng loạt các vụ động đất, chấn động địa chấn ở địa phương gần đây:

"Dân địa phương và quan sát của chúng tôi cũng thấy là từ sau khi khởi công Thủy điện đến nay, các vụ rung động, động đất xảy ra dồn dập, làm bà con rất lo lắng, tâm trạng chung là bất an.

"Người dân cũng theo dõi rất chặt chẽ các phát biểu ở trên Quốc hội mấy hôm nay, cũng nghe các vị đại biểu Quốc hội, cũng như thành viên chính phủ phát biểu về Thủy Điện và động đất, nhưng hiện tại chúng tôi cũng chưa rõ là tới đây thì động đất sẽ tiếp tục ra sao."
"Người dân địa phương cũng hỏi chúng tôi như thế, nhưng hiện nay, cấp trên và các nhà khoa học vẫn khẳng định là nhà máy vẫn an toàn và dân chưa cần phải sơ tán"
Quan chức huyện Bắc Trà My
Hôm 15/11, nhiều tờ báo ở trong nước đưa tin về vụ động đất ở huyện Bắc Trà My, trong đó, tờ VietnamNet cho rằng đây là "Động đất lớn chưa từng thấy tại Sông Tranh 2."

"Một trận động đất lớn chưa từng thấy tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2... khiến mặt đất rung chuyển, kèm theo là những tiếng nổ lớn trong lòng đất," tờ báo này viết.

Hôm thứ Năm, Viện Vật lý Địa cầu từ Hà Nội đã ra thông báo về trận động đất mới nhất tại huyện này. Thông báo cho biết:

"Vào hồi 07 giờ 24 phút 00 giây (giờ GMT) tức 14 giờ 24 phút 00 giây (giờ Hà Nội) ngày 15 tháng 11 năm 2012 một trận động đất có độ lớn 4.7 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,35 độ vĩ Bắc, 108,10 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 6 km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam."

Theo đánh giá của Viện này, động đất gây nên rung động trên cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh.

Thông báo còn nói thêm rằng Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cùng Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất.
(BBC)

Lo ngại sửa đổi Luật Luật sư ở Việt Nam

Chủ tịch Phòng Thương mại Âu châu tại Việt Nam, ông Preben Hjortlund

Phòng Thương mại Âu châu (Eurocham) và Phòng Thương mại Úc (Auscham) bày tỏ quan ngại về Dự thảo Sửa đổi Luật Luật sư dự kiến sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam, ông Preben Hjortlund viết “Nếu các điều khoản sửa đổi Luật Luật Sư được thông qua, các sửa đổi đó sẽ đe dọa đến khả năng hoạt động lâu dài của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
"Các sửa đổi này, nếu được thông qua, về tổng thể sẽ tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư tại Việt Nam" - Preben Hjortlund, Chủ tịch Eurocham Việt Nam
“Các sửa đổi này cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cần đến các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam và đặc biệt về tổng thể sẽ tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư tại Việt Nam”, ông Hjorlund nói trong thư đề ngày 01/11/2012.

Auscham trong khi đó nói "việc giải thích mở rộng các điều khoản sửa đổi theo đó giới hạn phạm vi hành nghề của các văn phòng luật nước ngoài tại Việt Nam có thể sẽ làm giảm hoạt động kinh doanh của Úc tại đây".

“Thực hiện một biện pháp hạn chế, bảo hộ trong thời điểm khó khăn về kinh tế có thể là những bước tụt lùi cho Việt Nam và sẽ gửi ra một tín hiệu nguy hiểm cho các nhà đầu tư nước ngoài”, ông John Burns, Chủ tịch Auscham tại Việt Nam viết trong thư đề ngày 02/11/2012 gửi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

BBC được biết Phòng Thương mại Hoa Kỳ sắp gửi một thư tới nhà chức trách Việt Nam trình bày quan ngại tương tự.

‘Sân chơi bình đẳng’

Đại biểu Quốc hội sẽ được lấy ý kiến để theo dự kiến thông qua Luật Luật sư sửa đổi vào tuần sau.

Phản ứng của các phòng thương mại kể trên diễn ra sau khi 18 công ty luật Việt Nam vào ngày 19/09/2012 gửi kiến nghị tới các cơ quan của Quốc hội và Bộ Tư pháp nói rằng "Việt Nam còn thiếu cơ chế cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và tuân thủ pháp luật giữa tổ chức luật sư nước ngoài và tổ chức luật sư Việt Nam".

“Luật Luật sư hiện hành còn thiếu các giải pháp mang tính chiến lược phát triển luật sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chưa phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam”.
"Luật Luật sư có quy định cấm luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam nhưng không đưa ra cơ chế quản lý, giám sát điều này" - Kiến nghị của 18 công ty luật Việt Nam
“Luật Luật sư có quy định cấm luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam nhưng không đưa ra cơ chế quản lý, giám sát điều này. Luật Luật Sư cũng cấm hãng luật nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam.

"Trên thực tế có nhiều tổ chức luật sư nước ngoài đã tham gia tư vấn luật Việt Nam, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đàm phán, đòi nợ và chỉ thuê luật sư Việt Nam làm nhà thầu phụ trong giai đoạn tố tụng trước tòa"

Bản kiến nghị của các công ty luật Việt Nam nói thêm rằng “một số qui định và thiếu sót được đề cập trong Luật luật sư không những không phù hợp mà còn gây cản trở cho một nghị quyết của Bộ Chính trị”.

'Rất thất vọng'
"Một vài trong số các đề xuất trong bản kiến nghị không nhất quán với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế Giới" - Phản hồi của 12 công ty luật nước ngoài
Một thực tế đáng chú ý là một số văn phòng luật Việt Nam hiện có sử dụng luật sư nước ngoài. Tương tự, hãng luật nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có khá nhiều luật sư Việt Nam hành nghề tại đây.

Phản hồi lại bản kiến nghị của các công ty luật Việt Nam, 12 hãng luật nước ngoài vào ngày 24/10/2012 đã gửi thư tới các cơ quan của Quốc hội và Bộ Tư pháp nói họ "rất thất vọng về nội dung kiến nghị của 18 công ty luật Việt Nam"

"Một vài trong số các đề xuất trong bản kiến nghị không nhất quán với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) và biểu cam kết dịch vụ mà Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO năm 2007".

Các hãng luật nước ngoài mô tả điều họ gọi là "Uy tín của chúng tôi giúp nâng cao mức độ tín nhiệm và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực như là một điểm đến để đầu tư".

"Việc Việt Nam đi ngược lại với các xu thế đó sẽ không chỉ là quay lại tự cô lập mình về ngành nghề pháp lý mà còn gửi ra cho cộng đồng đầu tư quốc tế một thông điệp tại thời điểm nhạy cảm hiện nay khi tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước đang rất căng thẳng", các công ty luật nước ngoài nói trong thư.

'Sang sân Quốc hội'

12 công ty luật nước ngoài cũng mô tả điều họ gọi là “Nhiều công ty trong số chúng tôi đã được “địa phương hóa” và ngày càng mang đậm bản chất Việt Nam hơn nhờ có nhiều luật sư Việt Nam đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong các công ty luật chúng tôi...

"Đề xuất sửa đổi về cơ bản đã được hoàn thiện và quá trình bây giờ có thể xem là được chuyển sang sân của Quốc hội rồi" - Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ Trợ Tư Pháp
Một trong các quan ngại mấu chốt, theo giới quan sát, đối với các hãng luật nước ngoài là liệu các luật sư Việt Nam làm việc cho các công ty luật nước ngoài có được phép tiếp tục tham gia soạn thảo các hợp đồng thương mại và điều lệ kinh doanh …theo tinh thần của Luật Luật sư sẽ được sửa đổi hay không.

Trả lời BBC ngày 14/11, bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ Trợ Tư Pháp, cho biết “Thư kiến nghị của các văn phòng luật sư Việt Nam cũng chỉ là một góp ý bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng có quyền được góp ‎ý.

"Sửa đổi gì thì cũng phải theo nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội và cam kết của Việt Nam với WTO.

“Đề xuất sửa đổi về cơ bản đã được hoàn thiện và quá trình bây giờ có thể xem là được chuyển sang sân của Quốc hội rồi", bà Yến nói thêm.

BBC đã liên lạc với Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc Hội Phan Trung Lý để tìm hiểu diễn biến mới nhất về chủ đề trên. Ông Lý từ chối bình luận và nói "Tôi không phụ trách vấn đề này".

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội theo dự kiến sẽ xem xét lấy ‎ý kiến của các đại biểu quốc hội về dự luật sửa đổi này vào ngày 20/11.
Nguyễn Hoàng
(BBC) tiếng Việt 

Đỗ Nam Hải - Phải thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam!

Đỗ Nam Hải và Nguyễn Hộ
Chúng ta không đoàn kết, dân tộc đã bị phân hóa sâu sắc và toàn diện! Chúng ta không thắng lợi, đất nước đã bị thất bại cả trong xây dựng và cải tạo, với hàng loạt các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội nối tiếp nhau phá sản! Chúng ta không tiến lên, chúng ta đã bị tụt hậu toàn diện và quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới! Mà vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là: cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước!...
*
I – Những cảm xúc về ngày 30/4/1975:
Đường giải phóng mới đi một nửa
Nửa mình còn trong lửa nước sôi
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông
(trích: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu – 1960)
Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, ông có nhiều bài thơ mà nội dung của chúng gắn chặt với các Nghị quyết, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Miền Nam chính là phần Nửa mình còn trong lửa nước sôi mà ông muốn thể hiện trong 4 câu thơ trên. Bài thơ này được ông sáng tác sau khi Nghị quyết 15 của Đại hội II - Đảng lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) ra đời gần 1 năm. Trong Nghị quyết có đoạn:
“Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang…”
Ngay sau đó là sự thành lập Đường 559, tháng 5/1959, tiền thân của Đường mòn Hồ Chí Minh sau này để đưa người và vũ khí vào miền Nam; là cuộc đồng khởi ở Bến Tre, cuối năm 1959 đầu 1960; là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, 20/12/1960; thành lập Quân Giải phóng miền Nam, 15/2/1961, thành lập Đường Hồ Chí Minh trên biển, 23/10/1961,... Tất cả là để thực hiện đến cùng những nhiệm vụ mà Nghị quyết 15 trên đã chỉ ra.
Rồi ngày 30/4/1975 đến. Nhớ lại buổi trưa hôm đó ở Hà Nội, cả lớp 9 chúng tôi đang học tiết cuối thì thầy giáo dạy sử chạy dọc hành lang hét lớn: “Sài Gòn giải phóng rồi, miền Nam giải phóng rồi, các em ơi!”. Cả lớp, rồi cả trường tôi bỗng chốc như vỡ òa. Mọi người cùng đổ xuống sân trường reo hò ầm ĩ trong không khí rộn ràng của ngày hội lớn. Ai nấy đều vui mừng khôn xiết, nhiều người rưng rưng nước mắt. Tất cả đều hướng về Sài Gòn, về miền Nam thân yêu. Trong khung cảnh đó, tự nhiên tôi nghĩ đến những lời của bài hát Em đi thăm miền Nam mà lũ trẻ chúng tôi ở miền Bắc thời đó rất thích:
Em chỉ mong một ngày thống nhất
Khi ấy không còn nhịp cầu cách ngăn
Đoàn em múa cười xúm quanh Bác Hồ
Thiếu niên hai miền chung sống ngày tự do.
Nhiều ông bố, bà mẹ cũng đã dùng bài hát này để làm điệu hát ru con. Cuối năm 1975, tôi theo gia đình vào miền Nam. Qua thực tế, tôi và những người bạn cũng mới từ miền Bắc vào như tôi đều rất ngỡ ngàng khi nhận ra rằng: đa số người dân miền Nam mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, tiếp xúc lại không hề có nhu cầu về cuộc “giải phóng” này! Nhớ là hồi đó, tôi đã tự hỏi mình: vậy thì cái phần Nửa mình còn trong lửa nước sôi là “nửa” nào?
II – Sự nguy hiểm của chế độ chính trị độc đảng toàn trị đối với dân tộc Việt Nam:
Hơn 1 năm sau ngày 30/4/1975, Nghị quyết Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), tháng 12/1976 có đoạn: “Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã toàn thắng... Thắng lợi ấy làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất và dài ngày nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của tên đế quốc đầu sỏ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, thu hẹp và làm suy yếu hơn nữa hệ thống đế quốc chủ nghĩa, củng cố tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam châu Á, mở rộng và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các lực lượng cách mạng trên thế giới.”
Đối với những người lãnh đạo trong ĐCSVN, họ coi như đã đi trọn vẹn con “đường giải phóng” mà Tố Hữu đã đề cập trong đoạn thơ trên. Và kể từ đây thì Đường lên chủ nghĩa xã hội thênh thênh rộng mở. Chúng ta đoàn kết, chúng ta xây dựng, chúng ta cải tạo, chúng ta tiến lên! Thế nhưng, hơn 37 năm đã trôi qua, nếu đối chiếu với hiện tình Việt Nam hôm nay với những “quyết tâm chính trị” kia của ĐCSVN thì ai cũng thấy là kết quả đã lộn ngược: Chúng ta không đoàn kết, dân tộc đã bị phân hóa sâu sắc và toàn diện!
Chúng ta không thắng lợi, đất nước đã bị thất bại cả trong xây dựng và cải tạo, với hàng loạt các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội nối tiếp nhau phá sản!
Chúng ta không tiến lên, chúng ta đã bị tụt hậu toàn diện và quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới!
Mà vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là: cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước!
Cũng trong khoảng thời gian trên, Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đứng đầu là Liên Xô đã sụp đổ tan tành. Bốn nước còn sót lại là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba đều có điểm xuất phát thấp hơn hẳn những nước kia, và nay thì hết thảy đều trong cảnh chợ chiều, rã đám. Nó đang lụi tàn hàng ngày hàng giờ, xét cả về 2 mặt quan hệ sản xuất cũng như tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “xã hội chủ nghĩa”. Những luận điểm đại loại như: Dưới chủ nghĩa xã hội, Quy luật năng suất lao động không ngừng tăng lên, để từ đó: Của cải xã hội tuôn ra rào rạt mà các nhà lý luận Mác xít vẫn thường rao rảng không biết nhàm chán thì nay, nó chỉ còn là trò cười ra nước mắt đối với những người dân sống trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa.
Trên chính trường Việt Nam, những người lãnh đạo trong ĐCSVN qua nhiều thế hệ, trước sau như một đều cương quyết không chấp nhận sự ra đời và không chấp nhận sự cạnh tranh với các đảng phái khác. Điều này chính là nguyên nhân gốc nảy sinh ra một hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương và cơ sở cực kỳ tàn ác, chuyên quyền, hư hỏng, tham nhũng và lãng phí.
Ngay cả ông Trương Tấn Sang, hiện là Ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN, Chủ tịch nước CHXHCNVN trong tháng 5/2012 vừa qua cũng đã phải thừa nhận một phần về hiện tình đất nước: So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công... Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm...
Ở Việt Nam hôm nay không phải như Lê Nin từng nói: Cách mạng là sự nghiệp, là ngày hội của quần chúng mà chính tham nhũng mới thật sự “là ngày hội, là sự nghiệp” của nhiều người! Chỉ có điều là khi mà "sự nghiệp" của họ càng "đại thành công" bao nhiêu thì sự nghiệp của cả dân tộc lại càng đại thất bại bấy nhiêu!
Như trong bài Việt Nam Đất Nước Tôi, viết vào tháng 6/2000 tôi cũng đã có dịp trình bày: Khi nồi canh có một con sâu đã là "rầu" rồi, nhưng nếu nồi canh ấy đầy sâu thì vấn đề là phải xét lại chính "người nhặt rau", hay nói chính xác hơn là phải xét xem tại sao lại có cái "cơ chế nhặt rau" tai hại ấy! Theo tôi, nếu không có sự thay đổi sớm thì một nền kinh tế Việt Nam với nợ nần lút đầu, mất khả năng chi trả; đất nước bị xé lẻ ra để bán; vốn trong các xí nghiệp quốc doanh hoặc các liên doanh có một bên góp vốn thuộc sở hữu nhà nước chuyển dần sang tư nhân bằng nhiều cách khác nhau là sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn tới nguy cơ mất nước kiểu mới.
... Cũng từ sự bất lực trước quốc nạn tham nhũng, cộng với sự bất lực trước quốc nạn buôn lậu và sự cực kỳ lãng phí của công đã làm cho nạn hàng giả, hàng nhập lậu trốn thuế tràn vào bóp nghẹt hàng nội địa. Hậu quả là sản xuất đi xuống và nạn thất nghiệp đi lên. Nó đẩy hàng triệu nông dân Việt Nam - thành phần chiếm gần 80% dân số từ các vùng thôn quê đổ về những thành phố để kiếm sống lây lất qua ngày; đẩy hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam phải bỏ học để vào đời sớm và cũng đẩy hàng trăm ngàn những cô gái Việt Nam phải bước vào cuộc sống dưới ánh đèn đêm,...
Trong chế độ độc đảng toàn trị, với bộ máy “chuyên chính vô sản” đồ sộ nắm trong tay đã cho phép nó có khả năng thủ tiêu mọi ý kiến phản biện xuất phát từ lòng dân tộc. Đặc biệt là những ý kiến phản biện đến tận cùng, liên quan đến chế độ chính trị lỗi thời, phản dân chủ và phản dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Đó là nguyên nhân gốc dẫn tới mọi mối quốc nạn và quốc nhục mà dân tộc ta đã và đang phải trải qua. Vì vậy, cái xấu cái ác đã ngày càng lộng hành ngang ngược mà không có một bộ phanh, một lực lượng dân tộc nào làm đối trọng, khả dĩ có thể kìm hãm được.
Nhìn vào những tổ chức chính trị, xã hội lớn ở Việt Nam hiện nay như: Quốc Hội nước CHXHCNVN, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hay Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN,... chúng ta càng thấy rõ hơn cho nhận định này. Thực chất, đó cũng chỉ là những cụm cây cảnh không hơn, không kém nhằm tô vẽ thêm cho cái gọi là “Vườn hoa dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thôi. Sự kiện có quyết định kỷ luật hay không kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị” tại Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào đầu tháng 10/2012 vừa qua là một ví dụ khá điển hình: nhân dân tẽn tò, đảng viên tẽn tò, làm gì nhau nào!
Ở Việt Nam, nếu ai phản biện và muốn có sự thay đổi về chất chế độ chính trị thì ngay lập tức, toàn bộ cái hệ thống chính trị kia sẽ vội lu loa lên rằng: Đó là bọn phản động cực đoan trong nước, ham danh hám lợi bị các thế lực thù địch bên ngoài mua chuộc, lôi kéo, giật dây để thực hiện diễn biến hòa bình. Ý đồ của chúng là lợi dụng các quyền tự do dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp để phá hoại Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân. Mục tiêu cuối cùng của chúng là lật đổ chế độ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam.
Tất nhiên, “bọn phản động” sẽ bị “cỗ máy nghiền” vào cuộc để “bề hội đồng”, với vô số những chiêu trò độc ác, tiểu nhân. Trong khi những người bị đàn áp không hề có một tấc sắt, một gam thuốc nổ trong tay thì bên kia là một lực lượng hùng hậu, với súng đạn, nhà tù và “một nền pháp trị xã hội chủ nghĩa tam quyền... nhập một”! Ai là người trong cuộc, ắt là hiểu rất rõ điều này!
Đúng như Milovan Djilas (1911 – 1995), nguyên là Phó tổng thống Nam Tư dưới thời Tổng thống Josept Tito đã viết trong cuốn sách Giai Cấp Mới của ông như sau: Các nhà cách mạng và các cuộc cách mạng không bao giờ từ chối sử dụng các biện pháp vũ lực và đàn áp. Nhưng chưa có cuộc cách mạng nào, chưa có nhà cách mạng nào lại sử dụng bạo lực một cách có ý thức, đưa bạo lực thành hoàn thiện, thành công việc thường ngày như những người cộng sản.
Xét trong toàn Hệ thống xã hội chủ nghĩa, sự tập trung quyền lực ở mức độ cao chưa từng có trong lịch sử loài người vào trong tay duy nhất một Đảng cộng sản cầm quyền. Sau đó lại dồn tiếp cho một nhóm người chính là mảnh đất thuận lợi dẫn tới tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nó đã sản sinh ra những nhà lãnh đạo độc đoán chuyên quyền, sẵn sàng đem cả dân tộc ra để đánh những canh bạc xả láng. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ ngày 2/9/1945 đến nay thì “nhân dân anh hùng” xét cho cùng chỉ là công cụ đáng thương để cho các thế hệ lãnh đạo trong ĐCSVN nối tiếp nhau lừa mỵ, bóc lột và sẵn sàng hy sinh họ. Trước đây trong chiến tranh là vậy và nay, khi các cuộc chiến tranh đã lùi xa nhiều năm rồi cũng vẫn là như vậy!
III – Những lời thay cho kết luận:
Cách đây khoảng 40 năm, có một người lính ra đi từ mái tranh nghèo từ vùng quê Thái Bình. Ngày 29/4/1975, anh đã ngã xuống tại vùng đất Củ Chi - Cửa ngõ Sài Gòn. Người mẹ già của anh hơn 30 năm khóc con Nước mắt tưởng khô, mấy chục năm không khô nổi. Những đồng đội của anh sau những cố gắng đã giúp đưa được hài cốt của anh về quê. Mẹ anh và gia đình muốn để anh ở nhà trống kèn một ngày một đêm rồi mới đưa anh ra nghĩa trang huyện. Lúc ra đi, con mẹ là một thanh niên cường tráng; nay trở về, con mẹ là một hình hài bé thơ. Một bài thơ do đồng đội của anh làm, có tên Đêm cuối cùng mẹ ru con đã ra đời trong dịp ấy:
... Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn
Ngủ đi con
Đêm nay mẹ ru con lần cuối...
Có lẽ không ai trong chúng ta khi đọc những vần thơ trên lại không khỏi xúc động đến rơi nước mắt, cho dù trong chiến tranh họ từng ở phía bên này hay phía bên kia. Thời gian như một phép mầu đã giúp cho tình tự dân tộc và tính nhân bản của người Việt Nam dần được phục hồi và chiến thắng tất cả. Nó có khả năng hàn gắn được tốt những vết thương của một thời đã bị cuộc chiến tranh lâu dài gây ra. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nhưng một điều cũng rất hợp với quy luật là: khi những vết thương ngày càng được hàn gắn tốt bao nhiêu thì lại càng bộc lộ sâu sắc hơn mâu thuẫn cơ bản trong lòng dân tộc ta hôm nay bấy nhiêu. Đó là mâu thuẫn giữa đại bộ phận dân tộc với một thiểu số nắm thực quyền đang cố duy trì cái thể chế chính trị độc đảng toàn trị ở Việt Nam. Mâu thuẫn này là đối kháng, không có cơ sở dung hòa, khi mà nguyên nhân sinh ra nó vẫn còn nguyên!
Theo tôi, con đường đúng đắn duy nhất của dân tộc ta hôm nay là phải dân chủ hóa được thực sự đất nước bằng con đường hòa bình, bất bạo động. Cụ thể là phải thay thế được một cách triệt để chế độ chính trị ở Việt Nam. Rằng: Muốn chống áp bức, bất công, đói nghèo, tụt hậu; muốn hoàn thành những mục tiêu của một nước Việt Nam mới nhằm hòa nhập được tốt vào thế giới hiện đại; ngoài con đường dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác!

Việt Nam, tháng 11/2012.
Đỗ Nam Hải 
(Phương Nam)  

Minh Diện - Tá hỏa khẩu khí Bình Thống đốc

 
Khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, về sự bê trệ của thị trường vàng trong nước thời gian vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, nhà nước đã mua vào được khoảng hơn sáu chục tấn vàng, số vàng trong dân còn khoảng 250 đến 300 tấn, và ông  Bình bảo bây giờ không cần thiết sự liên thông giá vàng thế giới!?
Là người quản lý tiền bạc, đòi hỏi phải hết sức chuẩn xác, nhưng Thống đốc Bình lại vượt qua cả thuyết tương đối của Anh-xtanh, thường đưa ra những con số mập mờ, từ giá cả, lạm phát đến tình trạng nợ xấu, khiền người ta nghi ngờ trình độ năng lực và sự trung thực của ông. Là một Thống đốc,  ông Nguyễn Văn  Bình lại rất hay quay quắt, tiền hậu bất nhất, khiến người ta không tin vảo chính sách tiền tệ của Nhà nước.
          
Nghe ông Bình nói Nhà nước đã mua vào hơn 60 tấn vàng, người ta tự hỏi lấy tiền đâu mua số vàng đó? Mua vào để bình ổn giá, hay góp lửa đốt nóng thêm giá vàng trong nước?
         
Những người am hiểu, đặt câu hỏi rất thiết thực, là không biết với số vàng vừa mua vào, ông Bình và phe nhóm của ông,  đã cân đối được số vàng các ông đã  bán ra hồi đầu năm hay chưa?
          
Hồi đó, nhóm ông Bình, đã chơi một cú lừa dân rất ngoạn mục: Tung vàng ra bán, nhằm tạo một cơn mưa vàng, kéo giá  xuống, rồi tung tiền ra hốt lại. Họ đinh ninh sẽ ăn một quả đậm, vì đánh vào tâm lý “cao mua vào, hạ bán ra” tồn tại rất lâu rồi. Nhưng cú đó, Bình và phe nhóm thất bại, vì có sự liên thông giá vàng thế giới. Người dân chả dại gì mang vàng bán rẻ hơn thế giới, khi thứ kim loại ấy luôn có giá trị bền vững.
         
Không lừa được dân, Bình và phe nhóm liền trút giận lên đầu dân. Đầu tiên là hì hục  đào bới cái đống rác cũ, lôi lên cái chính sách “độc quyền quản lý vàng” đã bị chôn vùi khiến không ai ngửi được. Thấy không ổn, xoay sang cấm kinh doanh vàng miếng. Cũng không xong, bày trò chỉ cho phép lưu thông một loại vàng chính hiệu SJC, rồi  mè nheo vàng nhái, vàng móp, vàng méo để đổi chác, sửa chữa kiếm chác.
           
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong âm mưu lừa dân gom vàng của Nguyễn Văn Bình và phe nhóm, là sự liên thông vàng quốc tế. Vì vậy, bây giờ Bình  tuyên bố chấm dứt sự liên thông ấy. Hạn chế thông tin, xiết chặt quản lý hành chính, cấm cản, bắt bớ để nắm độc quyền, đó là lối mòn tư duy và hành động lặp đi lặp lại.
           
Bằng biện pháp đó, Nguyễn Văn Bình đã công khai tuyên bố “Bế quan tỏa cảng” một mình một chợ, nhổ toẹt vào cái gọi là mở cửa, hòa nhâp, khỏi cần WTO Tê Oét gì nữa!?
         
Viên thống đốc ngân hàng được Tạp chí Glbai Finenec bình chọn là một trong mười thống đốc tồi tệ nhất thế giới đầy kiêu căng, ngạo mạn, nói bô bô trước các đại biểu quốc hội : “Tôi có lần nói đùa với chủ tịch Quốc hội, là em chỉ cần một nửa giải Nobel…” (sinh mệnh đất nước, đời sống người dân bị ông đem ra làm trò đùa ngang phè, trơ tráo một cách tồi tệ như thế à?).  Chao ôi, mới sướng miệng làm sao!? Gải Nobel chắc cũng ngang hàng với giải Nobel hụt thơ thiền của Hoàng Quang Thuận chăng?!
            
Giữa chốn tôn nghiêm, giữa lúc cả nước nóng bỏng vỉ tiền mất giá, vàng đảo điên, hàng trăm ngàn doanh  nhiệp phá sản, dân khốn đốn, chính sách tiền tệ sai lầm, chắp vá, bất cập, mà một Thống đốc bỡn cợt, cười hềnh hệch  trên đau khổ, đói nghèo của dân chúng!
        
Ông chủ tịch Quốc hội nào mà thân mật để cấp dưới có thể  vui đùa suồng sã như vậy nhỉ?
        
Trên thế giới hiên nay có còn cái giải thưởng Nobel nào, mà rẻ rúng đến mức một kẻ đạo thơ,  một bộ trưởng “thiểu năng trí tuệ” làm bừa nói ẩu, một thống đốc ngân hàng “tổi tệ nhất thế giới” cũng gửi gắm ước mơ và đặt kỳ vọng?
           
Nguyễn Văn Bình giơ tay chỉ vảo đầu mình, như nói với mọi người, rằng “Như ta đây chính  là đỉnh cao trí tuệ” vì ta đã phát hiện ra bộ lý thuyết “ba bất khả thi” (xem ra cũng có nét bắt chước, na ná như thuyết “ba đại diện” mới xuất hiện trong Báo cáo chính trị tại Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc). Ông Bình tỏ ra khoái chí với “ba bất khả thi” như một phát kiến đại tài: Không cùng một lúc, vừa kiềm chế lạm phát, vừa tăng trưởng, vừa ổn định tỷ giá…
           
Tại sao ông Nguyễn Văn Bình không ngoảnh mặt lại, hỏi một người tiềm nhiệm, là  tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, xem 20 năm trước ông ta đã giải bài toán  ấy như thế nào làm cho đồng tiền Việt Nam có giá trở lại, giúp GDP tăng, giũ tỷ giá ổn định,  khi  trước đó tất cả đã gần nát bấy?
            
Nhưng, tôi không hy vọng Cao Sỹ Kiêm có thể giúp Nguyễn Văn Bình được kế hay, bởi muốn vậy phải thay đổi, mà thay đổi một người đã khó, thay đổi một nhóm, một băng càng khó, đàng này  cả một hệ thống?
           
Bởi vậy ông Nguyễn Văn Bình cứ tha hồ bỡn cợt, trơ tráo, “tiếu lâm hóa nghị viện”, và dù ông có là một trong mười Thống đốc ngân hàng tồi tệ nhất thế giới ông vẫn có quyền mơ ước giật giải Nobel cùa…Việt Nam!

Minh Diện
(Blog BVB) 

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Bệnh nhân tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh
Cả bệnh nhân và bác sĩ đều nói người nhà bệnh nhân đưa phong bì vì cho rằng "có đưa mới yên tâm"

Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi "không đưa phong bì" tại diễn đàn Quốc Hội vào hôm qua, khiến dẫn tới tranh luận về nguyên nhân của tình trạng tiêu cực này và vai trò trách nhiệm Bộ Y tế và nhà nước trong vấn đề này.

Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Minh Hải tại Hà Nội cho rằng thực hiện việc này là rất khó và hiện nay có thể nói là mới đang ở giai đoạn "hô khẩu hiệu" vì một khi mức lương của y bác sĩ còn quá thấp, không đủ sống, thì khi được biếu phong bì dù biết là sai họ vẫn phải nhận.

Tuy nhiên bác sĩ Hải cho biết một số bác sĩ mở phòng mạch tư khám thêm ngoài việc đi làm tại bệnh viện và khi với mức thu nhập cao hơn, đủ sống, trên thực tế họ đã không còn nhận phong bì từ bệnh nhân.

Ngoài ra còn là chuyện đã thành thói quen từ phía gia đình bệnh nhân là đã vào bệnh viện là "người nhà bệnh nhân cứ đưa, có đưa thì mới yên tâm", bác sĩ Hải nói thêm.

"Nhưng văn hóa phong bì không phải chỉ có ở ngành y tế, đến xin học cho con cũng phải có phong bì," bác sĩ Hải nói.

Muốn chấm dứt tình trạng đưa phong bì như kêu gọi của Bộ trưởng Y tế thì ngoài chuyện cần nâng lương cho nhân viên y tế, còn phải có các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trung ương và đồng thời nâng cao nhận thức của người dân.

"Giáo dục và Y tế là hai ngành có tính đặc thù vì thế cần có những chính sách của nhà nước như tăng lương cho ngành y tế," theo quan điểm của bác sĩ Hải.

Việc bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này.

Ngoài ra để thay đổi được một thói quen đã định hình từ lâu này chính người dân cũng cần được nâng cao nhận thức mới có hy vọng "nói không với phong bì" như lời Bộ trưởng Y tế kêu gọi.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thủy, một người chuyên trông người ốm tại bệnh viện và cũng từng đưa con đi bệnh viện, nói với BBC Việt Ngữ mọi người thường cho rằng phải đưa phong bì mới được bác sĩ đối xử tốt và cho thuốc tốt.

Chị Thủy giải thích việc chữa bệnh theo con đường qua bảo hiểm thường rất chậm và rất nhiều thủ tục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh chọn "đưa phong bì" để có thể được điều trị nhanh hơn và tốt hơn.

"Tình trạng đút lót phong bì như vậy không thể gọi là cảm ơn được. Nếu mua quà như hoa quả chẳng hạn để tặng cả một kíp trực, hay kíp làm việc của Khoa đó thì mới gọi là cảm ơn," chị Thủy nói.
(BBC)

Cẩn thận với các thực phẩm gây ung thư

Trong vài tuần gần đây, thông tin về việc mì gói Nongshim của Hàn Quốc có chứa chất gây ung thư đã và bị thu hồi tại một số nước đã gây lo ngại cho nhiều người.

Một trong nhiều loại mì Nongshim bán trên thị trường (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp cho thấy không chỉ có mì Nongshim có chứa chất gây ung thư, bởi chất benzopyrene trong mì Nongshin còn có thể tìm thấy khá phổ biến trong nhiều sản phẩm khác, đó là chưa kể các chất khác trong thực phẩm cũng có liên quan đến bệnh ung thư.

Chất Benzopyrene không chỉ có trong mì

Có thể nói một trong những thông tin được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất trong vài tuần gần đây chính là tin về việc phát hiện chất benzopyrene trong mì Nongshin của Hàn quốc. Giới chức y tế của một số các quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, và Philippines đã phải lên tiếng cảnh báo về mì Nongshim vì tác hại gây ung thư của chất benzonpyrene. Một số quốc gia thậm chí còn cấm bán loại mì này, điển hình là Thái lan và Philippines. Một số siêu thị tại Việt Nam cũng đã tạm thời ngưng bán một số loại mì gói của Nongshim, như neoguri hot và Neoguri mild.

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch hội ung thư Việt Nam cho biết đây là chất được xếp vào nhóm 1 gây ung thư và có thể còn tìm thấy ở các sản phẩm khác:

"Cái chất đó là chất gây ung thư thực sự và người ta sắp nó vào nhóm 1, đó là rõ ràng rồi. nhưng vấn đề người mình nghe thấy nó gây ung thư thì về an toàn thực phẩm thì người ta rút thực phẩm đó là đúng…: nó là một trong những chất gây ung thư nằm trong thuốc lá."

Chất benzopyrene được cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ xếp vào danh sách các chất gây ô nhiễm. Chất này cũng có thể được tìm thấy trong nước mặt, nước máy, nước mưa, nước ngầm, và nước thải. Hóa chất này xuất hiện từ việc đốt cháy cây, gỗ, hay than. Trong nhà, nguồn của benzopyrene đến từ lò sưởi nơi củi bị đốt, từ bếp lò và từ khói thuốc lá. Vì vậy đây là chất sinh ra trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm chứ không phải đơn thuần là một chất trong bảo quản. Người ta cũng có thể tìm thấy chất này trong thịt nướng cháy.

Xét về hậu quả lâu dài, chất benzopyrene có khả năng gây các bệnh ung thư da, phổi, và bàng quang ở người và động vật.

Nhiễm benzopyrene như thế nào?

Người ta có thể nhiễm benzopyrene theo nhiều con đường: có thể là do tiếp xúc từ không khí, từ nước hay từ đất gần nơi rác thải hoặc những khu vực bị ô nhiễm.

Người tiêu dùng có thể bị nhiễm chất này do ăn các thực phẩm có chứa benzopyrene. Không chỉ mì Nongshim có chứa benzopyrene mới là nguồn thực phẩm duy nhất có thể khiến người tiêu dùng nhiễm chất này. Chất benzopyrene cũng có thể tìm thấy trong các đồ ăn khác như bột mì, bánh mì, rau quả, thịt chế biến, đặc biệt là trong thịt nướng cháy.

Chất benzopyrene cũng có đặc biệt là trong thịt nướng cháy. Source dieutri-ungthu-org

Người tiêu dùng cũng có thể bị nhiễm benzopyrene từ nước uống hoặc sữa bò có nhiễm benzopyrene. Trẻ em uống sữa mẹ cũng có nguy cơ bị nhiễm benzopyrene nếu mẹ sống gần khu vực rác thải nơi có benzopyrene.

Những hóa chất có khả năng gây ung thư bao gồm benzopyrene, khi vào cơ thể trong một thời gian dài sẽ tích tụ dần và gây đột biến gene, dẫn đến ung thư. Bác sĩ Phạm Đình Lựu, Chủ nhiệm bộ môn sinh lý Y học, đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh giải thích:

"Cái gì mà kích thích nhiều lần lên một cơ quan bộ máy thì nó làm cho tế bào dễ bị đột biến gene. Bình thường tế bào đều có DNA nhưng khi đột biến thì những gene gây ung thư tạo các tế báo bất bình thường. Ví dụ hút thuốc lá nhiều thì khói thuốc lá vào phổi thì gây ung thư phổi. Ví dụ trong mì của Hàn Quốc chẳng hạn, người ta nói có chất gây ung thư thì hóa chất đó gây đột biến gene. Hóa chất nào gây đột biến gene thì nó gây ung thư."

Thời gian từ nhiễm benzopyrene đến bị ung thư là cả một quá trình lâu dài và tích lũy. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng giải thích thêm:

"Tuy nhiên muốn gây ung thư thì phải có thời gian lâu lắm, ví dụ trong thuốc lá có chất này gây ung thư thì phải hút thuốc thời gian lâu dài và hút nhiều nữa thì mới gây ung thư, cho nên không thể nói chất gây ung thư mà ăn vào liền một cái thời gian ngắn gây ung thư đâu. Nên người nào ăn đúng mì đó thì cũng không hoảng quá vì nó chưa đủ thời gian, chưa đủ liều lượng lâu dài. Nhưng ngưng ăn và tránh dùng sản phẩm là điều đúng. Nói chung không quá hoảng sợ."

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Kê, nguyên Viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng, thường thì hàm lượng những chất có khả năng gây ung thư như benzopyrene trong thực phẩm không cao nên khả năng gây bệnh ngay lập tức trong giai đoạn ngắn là hiếm:

Nguồn của benzopyrene cũng đến từ thuốc lá. AFP

"Ung thư thì tùy, thời gian thì lâu lắm, mà hàm lượng người ta đưa thì chỉ vượt quá hàm lượng cho phép một ít thôi chứ không nhiều. Nó tích lũy. Những hóa chất vào thì không gây ung thư ngay đâu, có khi 5, 10 năm có khi 20 năm, có khi 50 năm chứ không gây ngay. Cho nên nói là để mình cảnh giác thế thôi. Chứ chất đó nó gây ung thư ngay như nhiễm vi sinh vật hay độc tố gây bệnh cấp tính ngay, đó là thuộc về mãn tính, nó chậm."

Mới đây, cơ quan thuốc và thực phẩm Hàn Quốc cũng đã tiến hành những xét nghiệm về chất benzopyrene trong các gói mì của Nongshin và cho biết hàm lượng chất này trong mì không cao, thậm chí cực thấp để có thể gây hại cho người.

Chất gây ung thư không chỉ có benzopyrene

Trên thực tế, bên cạnh mì gói Hàn quốc có chứa benzopyrene, các sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng hàng ngày cũng còn có thể chứa các chất có khả năng gây ung thư về lâu dài. Điển hình là thuốc lá được cho có chứa đến hơn 60 chất gây hại cho người trong đó có benzopyrene. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cho biết:
Chế độ ăn mà muối mặn quá, nitrad nó vào người nó thành chất nitroxamin thì là một chất gây ung thư. - Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng
"Các ung thư khác ở nam giới là ung thư thanh quản, ung thư họng, ung thư thực quản thì trong 10 loại thường gặp ở đàn ông thì đều liên hệ với thuốc là chứ không phải chỉ có ung thư phổi…..Gây ung thư phổi nhiều và ung thư ở các vùng mà khói thuốc đụng chạm tới gồm có lưỡi, niêm mạng miệng, và thanh quản, ung thư họng. Nhưng các ung thư khác là ung thư ruột, bàng quang và tụy cũng bị ảnh hưởng. Còn phụ nữ hút thuốc thì tăng nguy cơ cổ tử cung và ung thư vú và thường thì người ta không ngờ chuyện này. Khói thuốc nó lan truyền khắp cơ thể đụng chạm tới tất cả các tế bào của cơ thể, và nó đi đến nhân tế bào…"

Bên cạnh đó, là một số các sản phẩm khác mà các bác sĩ khuyên người tiêu dùng nên cẩn trọng không nên quá lạm dụng ví dụ như thịt hun khói. Nói về các sản phẩm có thể có chứa chất gây ung thư, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng giải thích:

"Những cái xúc xích, hamburger thì người ta giải thích là người ta phải dùng muối nhiều vì phải muối, giống như mình khô mắm vì để dành được lâu. Nếu ăn chế độ mặn như thế thì lâu không tốt. Đối với ung thư thì dễ gây ung thư bao tử, ung thư ruột, cái cơ chế nó khác chứ không phải là chất gây ung thư. Chế độ ăn mà muối mặn quá, nitrad nó vào người nó thành chất nitroxamin thì là một chất gây ung thư. Nó không mang chất đó nhưng nó phối hợp trong người.
Một số các loại hạt như đậu, lạc bị mốc được cho là những sản phẩm nếu dùng nhiều cũng có thể gây ung thư...nấm mốc phát triển trên các loại hạt là nguyên nhân chủ yếu sinh ra chất aflatoxin rất độc, gây tổn thương gan và là thủ phạm gây ung thư gan. - Giáo sư Nguyễn Thị Kê
Một số các loại hạt như đậu, lạc bị mốc được cho là những sản phẩm nếu dùng nhiều cũng có thể gây ung thư. Theo Giáo sư Nguyễn Thị Kê, nấm mốc phát triển trên các loại hạt là nguyên nhân chủ yếu sinh ra chất aflatoxin rất độc, gây tổn thương gan và là thủ phạm gây ung thư gan.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm xanh, nấm mũ đều chứa chất aflatoxin. Chất này khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới ga nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B và ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin thì có thể tăng nguy cơ ung thư cao hơn 60 lần so với người bình thường.

Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam phát hiện áo ngực nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH), cũng là chất có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài.

Mới đây, cơ quan thuốc và thực phẩm Hàn Quốc đã lên tiếng chấn an dư luận khi nói rằng hàm lượng chất benzopyrene có trong các sản phẩm mì Nongshin đã được kiểm tra là rất thấp, không có đủ khả năng gây hại cho người. Tuy nhiên, tại các nước như Thái Lan, lệnh tạm ngưng bán mặt hàng này vẫn đang có hiệu lực. Các bác sĩ khuyên người tiêu dùng dù sao cũng nên cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm đã bị cảnh báo, mặc dù hàm lượng các chất gây hại thấp.

Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Việt Hà, phóng viên R

Một số tập đoàn đã được “chia tiền” ngân sách năm 2013

PVN được bố trí vốn 1.600 tỉ đồng, EVN được 238 tỉ đồng, Đường sắt Việt Nam được hơn 1.800 tỉ đồng…Trong khi 300.000 hộ đồng bào thiểu số chưa có đất ở, đất sản xuất thì chưa được phân bổ tiền vì phải chờ phê duyệt

Với 90,96% số phiếu tán thành, sáng nay, QH đã thông quaNghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2013.

Theo đó, Tổng số thu cân đối ngân sách TƯ  là 519.836 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 296.164 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 681.836 tỷ đồng.

Nghị quyết nêu rõ, QH giao Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản và các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2013; hạn chế tối đa khởi công dự án mới; Sử dụng khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tăng nguồn cải cách tiền lương năm 2013; Kiểm soát chặt chẽ các khoản giao cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức thực hiện, bảo đảm hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí; tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm khả năng trả nợ, sử dụng vốn hiệu quả.

Trong báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban KT và NS của QH Phùng Quốc Hiển trình bày có nhắc đến một số khoản mà các tập đoàn kinh tế, TCTy Nhà nước được “hỗ trợ”.

Tập đoàn Dầu khí được bố trí 1.600 tỷ đồng (Mức được cho là “thấp hơn nhiều so với mức bố trí các năm trước”.

Tập đoàn Điện lực (EVN): 238 tỷ đồng.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 25,2 tỷ đồng.

Đường sắt Việt Nam 1.824,5 tỷ đồng …

Theo ông Phùng Quốc Hiển, để khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, UBTVQH đề nghị các cơ quan của Quốc hội giám sát chặt chẽ các khoản kinh phí trên trên cơ sở “bảo đảm hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí…”.

Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng mặc dù các chỉ tiêu về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép, song nợ Chính phủ bảo lãnh trong kế hoạch 2013 tăng khá nhanh; nợ nước ngoài của doanh nghiệp có mức tăng lớn so với ước thực hiện năm 2012. UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá về quy mô, hiệu quả của các khoản vay của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; Nợ của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả, bảo đảm tránh hệ luỵ trong trường hợp các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ. Ủy ban thường vụ QH cũng đề nghị Chính phủ thường xuyên báo cáo Quốc hội về vấn đề nợ công.

Hiện có khoảng trên 300.000 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở, đất sản xuất . Đối với đề nghị phân bổ ở mức hợp lý NSTW năm 2013 để bố trí vốn cho Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016 (thuộc Chương trình 134), UBTVQH cho rằng: Đến nay Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016 đang được các bộ, ngành thẩm định; Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt nên chưa có căn cứ để phân bổ NSTW cho Chương trình này.
Theo Đào Tuấn

Phó Thủ tướng và con gà lậu

Sinh kế của nông dân, miếng ăn của nhân dân không bao giờ là chuyện nhỏ.

Xuất hiện chỉ ngắn ngủi trong 7 phút tại nghị trường, và vấn đề đưa ra là “con gà nhập lậu”, không ai buộc phải xin lỗi, cũng chẳng ai thúc ép phải hứa hẹn, nhưng hóa ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lại là thành viên Chính phủ thuyết phục được cử tri và nhân dân nhất. Trước hết là ở thời hạn mà ông cam kết “Hết 2013 sẽ ngăn chặn cơ bản gà nhập lậu vào VN”.

Cử tri và nhân dân tin tưởng cam kết của Chính phủ vì sự gãy gọn từ những thông điệp tưởng như đơn giản của Phó Thủ tướng.

“Cứ 1000 con gà nhập có nghĩa 1000 con gà trong nước không thể tiêu thụ”.
Nghe câu này của ông, hẳn nhiều nông dân sẽ khóc. Dịch “bài trứng” năm kia, dịch cúm gà năm ngoái, dịch gà lậu hiện thời đang đẩy những nông trại, những người nông dân nuôi gà vào cảnh khốn quẫn, táng gia bại sản với thứ duy nhất còn lại là những món nợ chồng chất không thể trả nổi. Quả trứng nhạy cảm với tin đồn một, con gà nhạy cảm với dịch cúm hai, thì người nông dân nhạy cảm với sự “bài gà” 10 lần, 100 lần. Bởi con gà là sinh kế, là miếng cơm manh áo của không ít nông dân.

Những con gà nhập lậu đang không chỉ gây tổn hại về kinh tế khi đó là thứ “gà trốn thuế”. Cũng không chỉ là mầm gây cúm suốt dọc “hai hành lang gà lậu”, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi các cuộc kiểm tra cho thấy có tới 20% lượng tồn dư vượt mức cho phép- như lời Phó Thủ tướng. Mà câu chuyện từ những con gà nhập lậu còn là câu chuyện kỷ cương bị buông lỏng khi “Đường dây nhập gà lậu cả nước (chỉ có) không quá 20 chủ hộ”, khi chiếc xe chở gà là “xe chuyên dụng” chạy rầm rầm ngoài quốc lộ chứ không phải con kiến lẫn trong cỏ. Nói lớn hơn là sự bất an của những người ăn gà và sự khốn quẫn của người nuôi gà chân chính.

Có một chi tiết rất nhỏ, không ồn ào nhưng cử tri, nhân dân và đặc biệt là nông dân thực sự quan tâm và ghi nhận. Đó là việc Phó Thủ tướng tận thân thị sát tại chợ Hà Vỹ để nhìn ra được nhiều sự thật.

Thực tế bao giờ cũng là người thầy tận tụy nhất của chính sách. Và chỉ có thực tế mới giúp Phó Thủ tướng quyết liệt ràng buộc trách nhiệm để chính quyền cấp xã không tiếp tay cho việc buôn lậu gà, để các trưởng đồn biên phòng phải chịu trách nhiệm nếu để gà nhập lậu qua địa bàn của mình, để một thành viên Chính phủ cất lời kêu gọi nhân dân không ăn gà nhập lậu mà trước hết “ĐBQH gương mẫu không ăn gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe của mình”.

Hẳn có người sẽ thắc mắc vì sao một tầm cỡ Phó Thủ tướng lại phải “xuất tướng” đi diệt “con gà nhập lậu”. Nhưng Phó Thủ tướng cứ yên tâm vi hành, cứ yên tâm “xuất tướng”, bởi cử tri và nhân dân sẽ ghi nhận ông. Sinh kế của nông dân, miếng ăn của nhân dân không bao giờ là chuyện nhỏ.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Đại biểu Quốc hội thách thức quyền lãnh đạo

(Bloomberg News) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng ông sẽ tiếp tục ở lại vị trí hiện hành mặc dù các đại biểu Quốc hội chỉ trích về cách ông điều hành nền kinh tế trong thời gian vừa qua.
Đại biểu Quốc hội yêu cầu Thủ tướng giới thiệu “văn hóa từ chức” và cung cấp các biện pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế trong cuộc chất vấn trực tiếp trên truyền hình nhà nước ngày hôm qua. Ông Dũng nói rằng ông không bao giờ “từ chối với bất kỳ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó”, cố ý đề cập đến việc ông được các Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm lên chức vụ này.
Các suy đoán về tương lai chính trị của ông Dũng đã gia tăng trong bối cảnh có nhiều phê phán về cách ông quản lý nền kinh tế, trong đó bao gồm cả việc thất bại cải cách các doanh nghiệp nhà nước và giải quyết vấn đề tham nhũng trong giới chính trị thân hữu. Hồi tháng ông Dũng trước đã xin lỗi về những thiếu sót của chính phủ, một tuần sau khi người đứng đầu Đảng Cộng sản thừa nhận các lãnh đạo cao cấp đã “mắc sai lầm lớn”. Việc nhận lỗi đã làm nhiều người quan tâm vì quốc gia này đang đối mặt với các biến động chính trị nghiêm trọng cũng như trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
“Những gì đang được phơi bày ở đây một mặt là khoảng cách lòng tin giữa các yếu tố khác nhau và ngày càng có nhiều tiếng nói trong đảng và bộ máy nhà nước, mặt khác là những lãnh đạo chóp bu ở đỉnh cao quyền lực, đặt biệt là muốn đưa ông Dũng ra để trừng phạt”, Jonathan London, trợ lý giáo sư tại Cục Nghiên cứu châu Á và quốc tế thuộc City University ở Hồng Kông nói.
Trước những lời chỉ trích của các đại biểu Quốc hội, ông Dũng tuyên bố sẽ cải thiện việc giám sát các tập đoàn nhà nước, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của các ngân hàng và giúp giảm thuế vào năm 2013 với các công ty đang gặp khó khăn. Các đại biểu cũng kêu gọi ông Dũng thay các lời xinh lỗi bằng văn hóa từ chức.
‘Văn hóa từ chức’
“Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức [với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm]“, đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn. Các ý kiến trên không phải là lời yêu cầu Thủ tướng phải từ chức, ông Quốc nói với Bloomberg News qua điện thoại sau phiên chất vấn.
Việt Nam đang phấn đấu để phục hồi nền kinh tế giữa lúc tăng trưởng đang mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến năm nay, và ngăn chặn nợ xấu hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tình hình nợ xấu gia tăng hiện đang đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính và đã khiến các ngân hàng không muốn cho vay, làm hạn chế các hoạt động của các doanh nghiệp và mức tiêu dùng trong nước.
Hai đại biểu khác tại phiên chất vấn ngày hôm qua đã thách thức ông Dũng, trong đó bao gồm cả vấn đề ông Dũng thất bại việc giải quyết những thiếu soát tại các công ty nhà nước. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho biết, “một số thành phần nghĩ rằng các biện pháp [của ông Dũng] đề ra đối với việc sửa chữa những hậu quả trên vẫn chưa đủ. Và họ đang thiếu kiên nhẫn”.

Thách thức quyền lãnh đạo
Hai đối thủ chính, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang sử dụng vấn đề suy thoái kinh tế để thách thức sự lãnh đạo của ông Dũng, Tuong Vu – phó giáo sư tại Đại học Oregon cho biết hồi tháng trước. Ông Vu nói rằng mạng lưới cạnh tranh trong đảng đang ganh đua quyền lực và tiền bạc đến từ các nguồn doanh số tiêu thụ, từ các dự án xây dựng và giấy phép độc quyền trong các ngành công nghiệp như ngân hàng và năng lượng.
Trong tháng Chín vừa qua Thủ tướng đã ra lệnh một cuộc đàn áp đối với các blog khi họ tấn công khả năng lãnh đạo và cáo buộc ông tham nhũng. Theo Carl Thayer, giáo sư chính trị tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, thì một số người đồn đoán hồi tháng trước tháng rằng ông Dũng có thể bị bãi nhiệm trong buổi họp hội nghị trung ương của Đảng Cộng sản.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “trì trệ” do các khoản nợ xâu tăng cao và hàng hóa bị tồn kho không bán được tại nhiều công ty. Ông Dũng nói đó là “vật chướng ngại” chính khiến kinh tế không thể phục hồi. Ông nói rằng chính phủ sẽ xem xét một gói ưu đãi miễn thuế trong nửa đầu năm 2013 nhằm giúp các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cản trở bởi nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, trong khi ngân hàng thì kiềm hãm vốn cho vay do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ông Dũng nói. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói trước Quốc hội hôm 13 tháng Mười một rằng tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30 tháng Chính là khoảng 8,82%.

Nick Heath - Bloomberg News
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
* Tựa đề do CTV đặt lại từ bài Vietnam Premier Pledges to Aid Companies, Boost Economy.
© Bản tiếng Việt TCPT 

Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định dự án casino Vân Đồn 

(miễn bình luôn, ...)

Theo nguồn tin của VnEconomy, hôm 14/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về các đề xuất, ý kiến của các bộ, ngành liên quan tới dự án casino ở Vân Đồn.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBNN tỉnh Quảng Ninh cho biết, buổi làm việc này để Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định lại các đề xuất, ý kiến từ các bộ ngành về dự án casino tại khu kinh tế Vân Đồn.

Theo ông Hậu, là một khu kinh tế, phát triển nhiều về du lịch thì nhất định phải có các sản phẩm về du lịch, trong đó có casino.

Ông nói, trước mắt, casino ở góc độ hành lang pháp luật thì chủ yếu vẫn dành cho người nước ngoài, vì thế nếu có mở casino cũng mới chỉ dành cho người nước ngoài, không cho người Việt Nam vào chơi. Theo ông, trong phát triển kinh tế không bao giờ có lợi 100%. Có cả lợi và hạn chế, tuy nhiên phải xem mặt tích cực là bao nhiêu.

“Dự án casino tại Vân Đồn tôi nghĩ tích cực là rất nhiều, còn hạn chế thì rất ít”, ông nói.

Và vì thế, “theo tôi casino ở Vân Đồn là nên làm, làm càng sớm càng tốt”, ông Hậu đưa quan điểm.

Trước đó, trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố danh mục 18 dự án kêu gọi đầu tư, trong đó dự án khu vui chơi giải trí phức hợp tại Vân Đồn với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD và dự án sân bay quốc tế Vân Đồn với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD là những dự án quan trọng nhất.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh hồi đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tỉnh này cần "hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành của Trung ương và các địa phương liên quan" để triển khai hàng loạt công việc quan trọng.
(VnEconomy) 

Nhóm lợi ích 4S -Yến-Tâm và dâm cụ Phê đã bắt đầu như thế nào?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 16 tháng mười một năm 2012

 Trong một lần họp gia đình để chọn hướng “đầu tư buôn vua” năm 1991, Đặng Văn Được (cha đẻ của Tâm và Yến) vốn là lão thành cách mạng đã nhận xét: “4Sang là thằng mặt dày, chịu khom lưng, ngôn từ gian xảo, lòng dạ trí trá và đặc biệt là “lí lịch sạch” nên có thể “đầu tư” cho nó”. Tâm và Yến nghe câu này như bắt được vàng, quyết tâm ra tay bắt “con giống 4Sang” về nuôi dạy trong nhà. Yến và Tâm quyết định biến Sang thành một con rối “bảo gì nghe nấy” bằng công nghệ vỗ béo theo truyền thống nuôi heo của gia đình, 4Sang đã chui dưới váy của Yến từ lúc còn là Quyền Chủ tịch UBND TP.HCM (tham khảo phần Yến tự nói về việc này trên QLB) cho đến lúc trở thành Chủ tịch nước như ngày nay.
Sự vỗ béo của Yến và Tâm dành cho con giống 4Sang từ vụn vặt như vài kg thịt rừng, dăm chai rượu ngoại, đến giúp đỡ tiền bạc và tác động để đưa hai đứa con “thiểu năng, học hành ngu đần dốt nát và không làm nên tích sự gì” (theo lời Yến) của 4Sang đi du học để tránh xấu hổ vì con cái kém cỏi. Bất cứ lúc nào Yến và Tâm đi Anh gặp con gái 4Sang hay đi Singapore gặp con trai 4Sang đều vứt cho “bọn đầu đất” vài ngàn USD để “ăn bơ sữa cho đỡ ngu dốt”. Gần đây Yến còn bạo tay chi tiền để mua cho “thằng con ngu ngơ đầu đất” của 4Sang một căn hộ hơn 1 triệu đô la tại Singapore. Trong căn nhà 51m2 của 4Sang, từ cái móc áo đến cái sọt đựng rác đều do Yến và Tâm mua cho, chị Tư cần tiền để làm gì Yến đều cho, từ vài triệu đồng đến hàng chục ngàn USD và biến chị Tư từ một con nhà quê (theo lời Yến) thành một mụ đàn bà ăn diện se sua đua đòi.
Chưa hết, với sự giúp đỡ về tiền bạc và móc nối của Yến và Tâm, 4Sang đã leo lên chức Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND, rồi lên Bí thư Thành Ủy TPHCM. Đổi lại 4Sang đã dùng quyền hành của mình để trả ơn tối đa cho các hoạt động kinh tế của Yến và Tâm tại TPHCM: từ mạnh tay cướp đất bằng cách bồi hoàn với giá rẻ mạt của dân cho Yến và Tâm làm khu CN, đến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển đô thị Tp.HCM để gom vốn của Nhà nước cho Yến và Tâm với lãi suất bằng không, nói thẳng là nhóm lợi ích Sang-Yến-Tâm tham nhũng thông qua việc tài trợ vốn này, đồng thời với vị trí Bí thư Thành Uỷ TPHCM, 4Sang đã tạo áp lực với các ngân hàng để giúp Yến và Tâm kê khống giá trị tài sản thế chấp ngân hàng (là nguồn gốc của số nợ xấu 500 triệu USD mà Tâm vừa thừa nhận vì giá trị thật của tài sản Yến và Tâm ăn cướp thực chất chưa đến 100 triệu USD), giúp Yến và Tâm bơm giá trị cổ phiếu lên nhiều lần và ép buộc các đối tượng đang chạy chọt hối lộ cho 4Sang thông qua con đường mua cổ phiếu của Yến và Tâm với giá cắt cổ (hiện nay giá các cổ phiếu này đã trở về với giá trị thật của nó, rẻ mạt, thua một ly trà đá, đầu tư 100 đồng nay chỉ còn chưa tới 2 đồng). Liên minh ma quỷ Tâm-Yến-Sang kiếm được gần 10.000 tỷ, chỉ trong vài, ba năm, Yến và Tâm đã chiếm lĩnh danh sách những người giàu nhất Việt Nam và đã thật sự biến 4Sang thành một con rối chính trị cho các dã tâm của bọn họ.
"Heo" Trương Tấn Sang được Yến, Tâm vỗ béo, bao giờ sẽ được chị em nhà họ Đặng đưa vào "lò mổ"?
Lúc đầu, 4Sang thật sự là một con heo trong chuồng của Tâm và Yến, Yến vén váy bên nào thì ngoan ngoãn chui vào bên đó, biểu đứng thì đứng, biểu nằm thì nằm cho đến khi 4Sang gặp Năm Cam, bị 5 Cam lôi kéo vào con đường sa đoạ tửu sắc và mắc sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc Yến và Tâm phải chạy chọt hàng triệu USD để 4Sang chỉ bị cảnh cáo tại Hội nghị TW7 Khoá IX vì “chưa làm tròn trách nhiệm chỉ đạo điều tra ngăn chặn Năm Cam và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ”.
Vốn là dân “cách mạng bưng biền”, lấy vợ nông dân quê mùa nên 4Sang đến lúc là Bí thư Thành Ủy TPHCM vẫn chưa nếm mùi “nhất dạ đế vương của đại gia thứ thiệt đất Sài Gòn”. Vốn thông minh nên Năm Cam rà được gu này của 4Sang, trong một lần ăn nhậu thân mật với 4Sang để đút tiền hối lộ, Năm Cam đã giới thiệu vũ nữ Tuyết Nhung – một mỹ nữ sở hữu một khuôn mặt cực đẹp, da trắng như tuyết và rất biết lẳng lơ, cùng với thân hình cực kỳ quyến rũ khiến nhiều đại gia Sài Gòn chết mê chết mệt đến mức tán gia bại sản. Đặc biệt cô này nổi tiếng với các chiêu thức làm tình chết người đậm chất hoang dã đã làm 4Sang mê tơi ngay từ lần lên giường đầu tiên. Từ đó, Năm Cam khai thác yếu điểm mê gái đẹp ẩn giấu sâu bên trong con người của 4Sang để bày các trận ăn chơi sa đoạ khiến 4Sang mê muội và làm ngơ các báo cáo về các tội ác của băng nhóm Năm Cam do CA TPHCM trình lên xin chủ trương triệt hạ. Sự làm ngơ này đã dẫn đến hậu quả vụ Năm Cam phải do Trung ương cử người vào xử lý, giám đốc CA TPHCM thời đó là 5Huy bị thí tốt. Lúc Năm Cam bị bắt 4Sang không hề hay biết vì đang cho 02 nữ nhạc công của Năm Cam “mượn kèn để thổi” trên giường. Trước đó, 4Sang đã nhiều lần “mê L.” gây hoạ, hiếp dâm Võ Thị Thu Hồng và trù dập chồng Thu Hồng đã bị tố cáo khắp nơi.
Không thể mô tả được sự tức giận của Yến trong vụ việc, dù đã nuôi 4Sang ngập miệng nhưng Yến không ngờ 4Sang lại “mê L.” đến mức gây hoạ như vậy, Yến cũng đã trách móc 4Sang rất nhiều vì “mê L. mà chả bảo Yến”, Yến cũng đâu tiếc gì. Sau vụ việc, 4Sang bị TW cho ngồi chơi xơi nước 03 năm tại vị trí Trưởng ban Kinh tế TW. Thấy 4Sang ăn không ngồi rồi, chán nản có thể tiếp tục làm bậy dẫn đến hậu quả mất trắng các khoản đầu tư nên Yến đã bàn với Tâm để vén váy ra lệnh cho 4Sang “cất kèn” và tiếp tục chiến đấu để leo lên cao hơn để tiếp tục phục vụ các mưu đồ của chúng. Yến và Tâm đã bỏ ra rất nhiều tiền cho Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu để lo lót cho 4Sang cái ghế Thường trực Ban Bí thư TWĐ năm 2006 nhằm mục đích cắt đuôi lùm xùm ở TPHCM và tiếp tục thu hồi cả vốn lẫn lời trong phi vụ “nuôi heo” này.
Qua vụ việc này, Yến lại bắt sóng được với ông bác Lê Khả Phiêu mà Yến và Tâm hay gọi là “cụ Phê”. Lê Khả Phiêu (LKP) xứng đáng được gọi là “dâm cụ” vì ngoài tham lam và tàn ác, dâm cụ Lê Khả Phiêu còn rất nổi tiếng cực kỳ mê gái với vụ “chơi gái Tàu mất nước” thường được báo mạng đặt cho biệt hiệu là “Dâm cụ Lê Khả Phiêu – sướng con cu, mù con mắt” này khi ngoài nộp tiền còn phải “đem L. ra mời cụ xơi” nhiều lần để lo vụ 4Sang và tranh thủ ông này (sẽ có một bài riêng cho vụ “em mời bác Phê xơi L. em” này). Cặp đôi “em phê cụ cũng phê” này đã lợi dụng tình, tiền và quyền lực lẫn nhau, Yến đã từ đây đưa 4Sang lên vị trí Chủ tịch nước, còn LKP muốn kiếm tý từ Yến và Tâm nên đã bày mưu tính kế để đưa 4Sang lên chức Tổng bí thư. Âm mưu này sau đó đã phải điều chỉnh vì không thể đánh nổi Nguyễn Phú Trọng, một con người thật sự trong sạch, không tỳ vết và rất kiên định trước sau như một với Đảng. Tâm-Yến-Sang-Phiêu chuyển sang “mục tiêu số 2” là Ba Dũng (3D), một người mà quyền lực đang không ngừng gia tăng, không ngại va  chạm và “làm nhiều ắt có sai nhiều”, bè lũ này cho rằng đánh 3D chắc chắn sẽ thành công. Tâm-Yến-Sang-Phê (Phiêu) tiếp tục tìm cách mua chuộc và lôi kéo Nguyễn Phú Trọng nhưng không thành công, cuối cùng phải dùng đến chiêu thức chỉnh đốn Đảng để lôi kéo NPT vào cuộc do Phiêu nắm được đặc điểm “trung kiên với Đảng đến chết” của Nguyễn Phú Trọng. Chỉ vì một chút mất cảnh giác, Nguyễn Phú Trọng đã sa bẫy “mượn đao Đảng chém 3D” của Tâm-Yến-Sang-Phiêu, đến giữa HNTW6 Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra việc mình bị lợi dụng nhưng đã quá trễ để rút lui đành phải tiếp tục dấn bước. Tại phát biểu bế mạc HNTW6, Nguyễn Phú Trọng đã phải khóc khi phát biểu, ít ai biết rằng ông khóc cho chính sự “ngây thơ” của mình đã bị lợi dụng cho những mưu đồ thâm độc và khóc vì vui mừng là HNTW6 đã sáng suốt ngăn chặn âm mưu này ngay từ trong trứng nước. Thật ra mà nói, Nguyễn Phú Trọng tránh được cú lừa thế kỷ này là do ông thật sự liêm khiết, tính tình thật thà “một lòng với Đảng” nên mới tránh được việc bị lợi dụng để gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Ngay sau HNTW6, Nguyễn Phú Trọng đã giữ khoảng cách nhất định và đang hết sức dè chừng các âm mưu tiếp theo của bè lũ 04 tên Tâm-Yến-Sang-Phiêu
Thất bại nặng nề sau HNTW6, mất sạch tiền huy động từ dân ở Ngân hàng Phương tây và Ngân hàng Nam Việt, Yến và Tâm phải trốn biệt tích do bị vạch mặt đứng sau Quan Làm Báo, đổ bể nợ nần và làm ăn phi pháp. Những tưởng sẽ lấy được vốn lẫn lãi và lên ngôi, ai dè mất lại mất quá nhiều nên Tâm-Yến-Sang như con bạc khát nước mất nhiều nên hoá liều và quyết tâm gỡ một lần nữa. Lần này chúng dốc hết toàn lực, đặt cược cả sự nghiệp chính trị, cơ đồ và cả sinh mạng của mình – “một xanh cỏ, hai đỏ ngực”. Nhưng chiến dịch lần này là gì đây? Một mũi tên trúng nhiều đích: 4Sang sẽ lên ngôi thủ tướng – thu về cả chì lẫn chài, trả thù được 3D và đặc biệt là trả mối thù với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, người luôn lù lù xuất hiện kịp thời ngăn cản các âm mưu thâm độc của chúng hết lần này đến lần khác. Nếu thất bại số phận nào đang chờ đợi chúng ? ….

Vũ Quy - 0909306868
(Tham khảo từ nhiều nguồn)
(Blog DHĐ)
* Bài viết từ một trang blog trên mạng, được đăng lại với mục đích mang thông tin đến cho bạn đọc khảo cứu tính trung thực. TTHN không chịu trách nhiệm về sự chính xác của bài viết và không phản ảnh quan điểm của trang TTHN.

Quyết đấu Trung cổ và đối thoại Văn Giang – Hùng Võ

Quyết đấu tay đôi (duel), thường bằng kiếm hoặc súng, để tự giải quyết một hận thù, một khúc mắc, bất đồng giữa hai cá nhân, không cần viện tới phân xử của các thiết chế chính thống/nhà nước, là một tập tục xuất hiện từ thời Trung cổ ở châu Âu và trở nên thịnh hành trong giới có vị thế xã hội cao (hiệp sĩ, thượng lưu-gentlemen, chính trị gia,…) tại châu Âu trong thời Phục Hưng. Sau đó quyết đấu tiếp tục phát triển sang Bắc Mỹ và duy trì cho tới tận cuối thế kỷ XIX. Nguyên tắc của quyết đấu có nhiều điều khoản và biến thể và từng được lập thành các bộ qui tắc (code) có tính phổ quát trong dân chúng ở nhiều quốc gia châu Âu và thậm chí còn được nhà nước pháp điển hóa như ở Pháp trong thời Phục Hưng. Nhưng tựu trung, quyết đấu dựa trên ba nguyên tắc: bình đẳng, minh bạch và chính trực. Vũ khí và điều kiện thực hiện cho cả hai bên là hoàn toàn như nhau. Cuộc quyết đấu được thực hiện dưới chứng giám của thân hữu của cả hai bên. Cả hai đều coi sự chính trực – tuân thủ tuyệt đối các điều kiện đã được thỏa thuận, dù biết chắc nhiều phần sẽ phải bỏ mạng vì sự tuân thủ đó, làm cái đích phải đạt được. Tuy nhiên mục đích cao nhất của quyết đấu không phải là hạ sát đối thủ mà chỉ nhằm phục hồi danh dự hay chứng minh cho phẩm giá toàn vẹn của mình. Do đó bên thua (nhưng sống sót) của một cuộc quyết đấu không bao giờ ấm ức hay phàn nàn điều gì về bên thắng và sau một cuộc quyết đấu mọi khúc mắc, hận thù giữa hai bên đều coi như không còn. Không bên nào còn có thể coi thường bên kia. Đa phần xã hội đương thời khi đó không lên án người sống sót duy nhất trong quyết đấu là kẻ giết người và cũng không có ai phê phán người bỏ mạng là kẻ dại dột.
Tính chất cao thượng của quyết đấu chắc chắn đã nằm trong khối di sản đồ sộ và sáng rực của thời Phục Hưng châu Âu: đặt danh dự, nhân phẩm con người lên tất cả. Khi danh dự bị tổn thương hoặc bị nghi ngờ người ta sẵn sàng lấy tính mạng hoặc chấp nhận đối mặt với thử thách tính mạng để bảo tồn, phục hồi danh dự bất kể danh giá, chức tước to lớn, bổng lộc, hạnh phúc ngất trời đang tận hưởng hay sự nghiệp, tương lai rực rỡ đang nằm ngay trong tầm tay. Évariste Galois, thiên tài toán học Pháp đầu thế kỷ XIX, đã phóng vội những suy tư kiệt xuất về toán học ra lề bức thư tuyệt mệnh trong đêm cuối cùng trong tuổi 21 trước khi đi quyết đấu. Chính trị gia lập quốc, luật gia lập hiến, bộ trưởng tài chính đầu tiên của Mỹ Alexander Hamilton không ngần ngại nhận lời đấu súng từ đương kim phó tổng thống Mỹ Aaron Burr. Bốn thủ tướng Anh [i] trong thế kỷ XVIII, XIX, hai người vẫn đang trên ghế thủ tướng, đã tham gia quyết đấu. Tổng thống Abraham Lincoln  cũng là người đã từng vui vẻ đi thẳng tới một cuộc quyết đấu súng. Pushkin tài hoa và lãng mạn đã viết nhiều về quyết đấu và cuối cùng cũng từ giã cuộc đời bằng đấu súng chỉ vì không muốn danh dự phải dính chút đàm tiếu.
Cuộc đối thoại giữa những nông dân huyện Văn Giang – Hưng Yên với ông Đặng Hùng Võ cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi Trường ngày 08/11 mới đây, ở một vài phương diện nào đó, có thể được coi là một cuộc “quyết đấu” nhằm giải quyết mâu thuẫn quan điểm giữa hai bên về tính pháp lý của một số văn bản do chính ông Đặng Hùng Võ đã ký khi tại chức và phục hồi lại phần nào danh dự cho những người nông dân bị nhiều cáo buộc bất công khi quyết giữ đất. Nhưng cuộc “quyết đấu” Văn Giang – Hùng Võ có vài điểm đặc biệt cần ghi nhận.
Thứ nhất, bên đưa ra lời thách đấu là phía nông dân Văn Giang – những người không thuộc giới thượng lưu hay gentlemen dù được gọi là những “ông bà chủ”. Thứ hai, việc nhận lời thách đấu (dù hơi muộn [ii]) của ông Đặng Hùng Võ, chuyện hết sức bình thường đối với giới thượng lưu châu Âu, Bắc Mỹ cổ điển, nhưng là một sự kiện, một ứng xử đặc biệt trong giới (cựu) quan chức và cả toàn bộ giới có địa vị xã hội cao của Việt Nam hiện nay. Và nếu chiểu theo những im lặng, lạnh tanh đáp lại vô số những bản kiến nghị, đơn cầu khẩn, thư riêng, đơn xin, lời nhắn nhủ công khai hay đã được để ngỏ gửi cho giới lãnh đạo quốc gia từ gần 60 năm qua thì việc nhận lời và thực hiện cuộc “quyết đấu” của ông Đặng Hùng Võ với nông dân Văn Giang còn có một ý nghĩa đột phá, có giá trị tiên phong, lịch sử. Thứ ba, cơ sở cho cuộc “quyết đấu” Văn Giang – Hùng Võ ngày 08/11 là hệ thống pháp luật hiện hành và điểm kết thúc cho cuộc “quyết đấu” chỉ là việc làm rõ bên đúng, bên sai trên phương diện pháp lý. Cuối cuộc “quyết đấu” ông Đặng Hùng Võ, dù có chút tránh né [iii], đã thẳng thắn thừa nhận là sai và đã công khai xin lỗi nông dân Văn Giang. Nhưng chỉ sau 04 ngày, trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đặng Hùng Võ lại nói: “Khi người dân bắt phải theo luật một cách cứng nhắc trên giấy tờ thì tôi phải thừa nhận là sai. Tôi không thể nói là đúng theo lôgíc hình thức.” Không hiểu ông Hùng Võ, một công dân thuộc dạng đẳng cấp cao trong xã hội Việt Nam hiện nay, một cựu nhân viên cao cấp Chính phủ (cơ quan hành pháp-thực thi pháp luật) của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ý gì khi phàn nàn về việc người dân yêu cầu bản thân ông phải tuân thủ chặt chẽ các văn bản pháp luật? Còn “lôgíc hình thức” [sic!] mà ông Hùng Võ nêu ra là gì, có liên quan gì đến vấn đề đúng hay sai trên cơ sở pháp luật? Hay ông Hùng Võ đã không hoàn toàn tỉnh táo khi phát ra những lời đó? Vậy hóa ra “hiệp sĩ” Hùng Võ trong cuộc “quyết đấu” ngày 08/11/2012 vừa qua chưa phải là người nhất quán, chính trực hay không phải là người có tinh thần tỉnh táo, ổn định?
Truyền thuyết và sử sách châu Âu thường kể lại rằng người chuẩn bị được phong tước vị “hiệp sĩ” (knight) phải nhận ba cái tát vào mặt để ghi nhớ đó là lần cuối cùng được lơ là, thờ ơ trong việc giữ gìn danh dự, nhân phẩm. Và từ đó luôn phải hành xử tuyệt đối cao thượng, không bao giờ được thoái thác trách nhiệm hay bao biện, lẩn tránh lỗi lầm.
Ngày nay tập tục quyết đấu Trung cổ và nghi thức ba cái tát coi như đã “tuyệt chủng” nhưng truyền thống cư xử cao thượng, trọng chính trực, danh dự, coi phẩm giá con người là điều thiêng liêng trước mọi thứ vẫn được lưu lại và hiển hiện rất rõ trong các xã hội dân chủ Tây Âu, Bắc Mỹ hiện thời và truyền thống đó cũng đã được truyền sang cả những quốc gia thành thật áp dụng mô hình chế độ dân chủ – mô hình chính trị đã tiếp nhận và đến lượt nó lại củng cố thêm cho truyền thống trọng sự chính trực, phẩm giá, danh dự con người. Không phải ngẫu nhiên mà ở những nước đó giới có vị thế cao trong xã hội luôn từ chức khi thanh danh bị thương tổn hay mới chỉ bị chạm nhẹ một chút dù là họ đang giữ chức tổng thống, thủ tướng, sếp lớn của cơ quan trọng yếu quốc gia hay tổng giám đốc của các công ty, tập đoàn lừng lẫy thế giới.
Nhưng văn hóa, truyền thống và phát triển là câu chuyện của những khác biệt và tự ái dân tộc. Một trăm quốc gia sẽ có hơn một trăm nền văn hóa và hơn một trăm cách phát triển khác nhau và rất dễ mâu thuẫn, xung đột, rất dễ bị qui cho là dạy đời hay sính ngoại nếu lấy văn hóa, phát triển của nước này làm chuẩn mực cho nước khác. Song, dù văn hóa nào và phát triển nào nếu không lấy hoặc không học lấy mục đích cần tiến tới là chính trực, phẩm giá, danh dự con NGƯỜI thì nền văn hóa ấy, sự phát triển đó rất có thể sẽ chỉ đi tới một xã hội của một giống loài có tên là: IỜƯGN.
Phạm Hồng Sơn

[i] Hai người đang giữ chức thủ tướng: William Pitt the Younger (1759 –1806), 2 nhiệm kì thủ tướng (1783-1801; 1804-1806), quyết đấu năm 1798; Arthur Wellesley, 1st Duke of Wellington (1769-1852), nhiệm kì Thủ tướng 1828-1830, quyết đấu năm 1829. Hai thủ tướng khác: William Petty-FitzMaurice, 2nd Earl Shelburne  (1737-1805), nhiệm kì thủ tướng (1782-1783), quyết đấu năm 1780; George Canning (1770 –1827), nhiệm kì thủ tướng (10/04/1827-8/08/1827), quyết đấu năm 1809.
[ii] Lá thư chất vấn của nông dân Văn Giang gửi ông Đặng Hùng Võ đề ngày 25/10/2012 và ra hạn trong một (01) tuần ông Đặng Hùng Võ phải có giải trình hoặc đối thoại nếu không sẽ bị người dân Văn Giang khởi kiện ra tòa. 14 ngày sau cuộc đối thoại mới được tổ chức.
[iii] Theo tường thuật của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người có mặt tại cuộc đối thoại, thì “sau hơn hai giờ trao đổi ông vẫn không nhận mình sai khi ký các tờ trình” mặc dù “Mỗi lần ông thanh minh hay giải thích khá lòng vòng, thì luật sư hay bà con nông dân đưa ra những lý lẽ, bằng chứng bằng các điều khoản của luật, nghị định, thậm chí thông tư của chính Bộ của ông để bác lại.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng đồng chí Tập Cận Bình

Ngày 15/11, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có Điện mừng gửi tới đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Toàn văn bức điện như sau:
"Nhân dịp Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân danh cá nhân, tôi xin gửi đến Đồng chí lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Tôi rất vui mừng trước sự thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đồng chí làm Tổng Bí thư, nhân dân Trung Quốc anh em nhất định thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội đề ra, tiếp tục giành thêm nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng củng cố và phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp rất quan trọng của cá nhân Đồng chí đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước chúng ta. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cương vị và trọng trách cao cả của mình, Đồng chí sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta phát triển lên tầm cao mới.
Chúc Đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công"./.
(Chinhphu.vn)  

Đảng CSTQ và quan hệ với bên ngoài

Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh
Đại hội 18 vừa khép lại ở thủ đô Bắc Kinh, với dàn lãnh đạo mới chuẩn bị ra mắt báo giới và người dân. BBC có phỏng vấn nhanh với ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Hà Nội.

Ông Dương Danh Dy: Tôi muốn đề cập tới việc thay đổi một số người lãnh đạo chủ yếu trong quân đội.

Từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các Đại Hội 8, 9, 10… cho đến Đại hội 18, tổng cộng là 11 lần Đại hội.

Trừ Đại hội 8 tiến hành năm 1956 tôi không theo dõi vì lúc đó còn đang tại ngũ, còn từ Đại hội 9 (năm 1969) cho tới các Đại hội sau (tất nhiên là cả Đại hôi 18 này), có lúc tôi là chân “điếu đóm” cho các bậc đàn anh, có lúc là một trong những người chủ trì báo cáo, và có lúc tiến hành “nghiên cứu, nhận định một mình” vì đã nghỉ hưu, không còn “quân” để chỉ huy và cũng chẳng cần phải báo cáo ai.

Trong hơn 40 năm với 10 lần Đại hội đó, có một hiện tượng xảy ra trước Đại hội mà theo tôi, một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chưa coi trọng đúng mức: đó là trước ngày khai mạc Đại hội không lâu, Trung Quốc đã thay đổi cả 4 người đứng đầu 4 Tổng Cục của quân đội là Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị, Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần, Chủ nhiệm Tổng Cục Trang bị, và bầu bổ sung 2 Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương.

Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử quân đội Trung Quốc.

Xin nhắc lại rằng trong 10 năm Cách mạng Văn hoá, quân đội Trung Quốc đã đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí là “lộng quyền”.

Ngay cả Mao Trạch Đông có lúc có phần e nể, chỉ sau khi Lâm Bưu tổ chức đảo chính hụt (tháng 9/1971) và phải đến 2 năm, để hạn chế quyền lực của các tướng lĩnh, tháng 10/1973 Mao Trạch Đông mới quyết định chuyển đổỉ vị trí lẫn nhau giữa 8 Tư lệnh đại quân khu.

Xin chú ý là chỉ điều động khỏi đại quân khu đang chỉ huy tới làm tư lệnh ở một đại quân khu khác chứ không bị mất chức hay được thăng chức.

BBC: Vâng nhưng điều trên có ý nghĩa gì, thưa ông?

Ông Dương Danh Dy: Qua sự việc trên, có thể dự đoán: Một số người lãnh đạo chủ chốt trong quân đội Trung Quốc trước đó đã có những bất đồng, phản đối hay chống đối … ban lãnh đạo đảng, khiến Hồ Cẩm Đào và đa số người trong ban lãnh đạo không thể không cương quyết gạt bỏ họ và thay bằng người mới.

Nếu quả như vậy thì dự đoán trước đó: quân đội Trung Quốc muốn thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng cộng sản là đúng, và từ nay quân đội Trung Quốc sẽ “bị trói chặt” hơn.
"Quân đội Trung Quốc với chủ trương “ nước giầu quân mạnh” sẽ nguy hiểm gấp nhiều lần hơn." - Chuyên gia Dương Danh Dy
Nếu kể thêm việc thay đổi chỉ huy lực lượng cảnh sát vũ trang tại 9 tỉnh, thành phố, trong đó có Thượng Hải… cũng như sự thay đổi tư lệnh một số quân khu tỉnh trong cùng thời gian này thì tình hình “càng nghiêm trọng”.

Những người mới lên chức đều từng giữ các chức vụ có thể nói là khá quan trọng trong quân đội, qua sơ yếu lý lịch được biêt họ đều là những “quân nhân thực thụ”.

Điều này cho thấy, quân đội Trung Quốc với chủ trương “ nước giầu quân mạnh” sẽ nguy hiểm gấp nhiều lần hơn.

Tuy có những sự việc trên, nhưng có thể khẳng định, xu hưóng, hành động … “muốn thoát ly sự lãnh đạo của ĐCSTQ” trong quân đội Trung Quốc vẫn còn.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó vẫn sẽ tiếp tục.

BBC: Trước Đại hội, ông Tập Cận Binh “biến mất” trong gần nửa tháng. Theo ông việc này có liên quan tới các đấu đá nội bộ hay không?

Ông Dương Danh Dy: Dư luận thế giới đã bàn tán sôi nổi về sự kiện này với nhiều dự đoán.

Ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình được trông đợi sẽ trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản

Có ba loại tư liệu phán đoán tình hình lấy từ trên mạng. Không rõ độ tin cẩn đến đâu, xin mạnh dạn nêu để tham khảo:

Có tin cho rằng Tập Cận Bình bị mưu sát bằng cách cố tình gây ra tai nạn ô tô, nhưng may không việc gì, chỉ bị tổn thương ở lưng.

Cũng có tin trong một cuộc họp hẹp, do bất đồng ý kiến xảy ra xô xát, Tập Cận Bình đứng ra can, bị thương ở lưng.

Từ một bức thư của Tập Cận Bình, được biết khi đi tắm do sơ suất ông ta bị thưong ở lưng, nên phải ngừng hoạt động gần nửa tháng

Qua ba tin trên có thể nói, việc Tập Cận Bình có vấn đề ở lưng nên không thể công khai hoạt động là đúng. Còn vì sao “lưng đau” chưa thể khẳng định.

BBC: Xin đề cập tới vụ ông Bạc Hy Lai, ảnh hưởng của vụ này tới Đại hội Đảng ra sao ạ?

Ông Dương Danh Dy: Vụ này xảy ra từ tháng 3 năm 2012, nhưng cho đến sát ngày Đại hội 18 họp, mới kết án được vợ Bạc và khai trừ ông ta khỏi Đảng.

Nếu so sánh với việc trong những năm cuối của thể kỷ trước, ĐCS Trung Quốc đã xử lý Trần Hy Đồng, UV BCT, Bí thư thành uỷ Bắc Kinh và Trần Lương Vũ, UV BCT, Bí thư thành uỷ Thượng Hải - những người tuy ngang về chức vụ Đảng nhưng nắm quyền ở thành phố quan trọng hơn, một cách nhanh chóng và triệt để (khai trừ Đảng và xử tù giam trên mười năm).

Có thể thấy, lợi ích nhóm trong tầng nấc cao thể hiện khá rõ và so sánh lực lưọng giữa các nhóm lợi ích không chênh lệch nhiều quá…

Mấy sự việc xẩy ra trước Đại hội nói trên cho thấy tình hình nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc là không bình thường, nhưng để khai mạc được Đại hội, tầng lớp cao(bao gồm cả quân đôi) đã có sự thỏa hiệp mới.

Một trong những thoả hiệp quan trọng, được thể hiện trong Báo cáo chính trị. (Xin xem bài trả lời phỏng vấn “ Bấm Báo cáo chính trị và giấc mộng bá quyền” trên BBC ngày 13/11/2012)

Thỏa hiệp thứ hai là nhân sự cấp cao. Danh sách các UV BCT, nhất là mấy UV thường vụ BCT mới vừa được công bố không ngoài dự kiến.

Dư luận quốc tế đã, đang và sẽ có khá nhiều bình luận về những nhân vật chủ chốt sẽ lãnh đạo đất nước Trung Quốc trong 5 năm (và có thể trong 10 năm) tới.

BBC: Ông có suy nghĩ gì về quan hệ Trung-Việt trong bối cảnh mới này?

Ông Dương Danh Dy: Tôi chỉ có đề nghị nhỏ: xin đừng quá nhấn mạnh tới những đấu tranh nội bộ và đừng gửi gắm “hy vọng tốt lành” vào người lãnh đạo nào đó trong ban lãnh đạo mới Trung Quốc.

Bởi vì đấu tranh nội bộ, phe nhóm tại Trung Quốc không bao giờ kết thúc, nhưng cần thấy rằng không nhóm lợi ích nào ở Trung Quốc dám để cuộc đấu tranh của lợi ích nhóm mình tổn hại đến lợi ích dân tộc.

Dù có mâu thuẫn và mâu thuẫn gay gắt, nhưng họ đều nhất trí trước lợi ích dân tộc.
"Bất kỳ lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đều là những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Có khác nhau chỉ là phần “thái độ” mà thôi."
Ví dụ cuộc chiến tranh biên giới với Liên Xô năm 1969 đã xảy ra trong thời Cách mạng Văn hóa, đấu tranh nội bộ Trung Quốc đang ở vào thế “một mất một còn”, thế mà họ vẫn nhất trí gây sự được.

Bất kỳ lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đều là những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Có khác nhau chỉ là phần “thái độ” mà thôi.

Có một số nhân xét cho rằng Chu Ân Lai là người “biết điều”. Nhưng thực ra chính ông ta là người đầu tiên mang vấn đề Đông Dương, trong đó Việt Nam là chính ra để thương lượng, mà cả… với mấy nước lớn phương Tây lúc đó nhằm thu lợi cho Trung Quốc.

Và cũng chính ông ta là người chủ trì vạch kế hoạch chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1 năm 1974. Cái khác nhau giữa ông ta và Đặng Tiểu Bình chỉ là vẻ ngoài.

Vì vậy xin đừng nhầm tưởng là Ban lãnh đạo mới Trung Quốc sẽ “ôn hoà” hơn, “khả quan” hơn… Ta đã thấy Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều cùng một xu hướng và chắc chăn trong tương lai Tập Cận Bình cũng thế mà thôi.

Thế giới tiến bộ, các nước xung quanh Trung Quốc và nhân dân Việt Nam đang đứng trước những vấn đề cũ nhưng chắc chắn sẽ được ban lãnh đạo mới của Trung Quốc gây ra bằng những thủ đoạn mới với qui mô lớn hơn, nguy hiểm hơn.
(BBC)

Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đa số có xu hướng bảo thủ

Thường vụ Bộ Chính trị mới Đảng Cộng sản Trung Quốc : nhiều nhân vật bảo thủ như Lưu Vân Sơn, (thứ 5).Ảnh chụp trước cuộc họp báo, ngày 15/11/2012
Thường vụ Bộ Chính trị mới Đảng Cộng sản Trung Quốc : nhiều nhân vật bảo thủ như Lưu Vân Sơn, (thứ 5). Ảnh chụp trước cuộc họp báo, ngày 15/11/2012 (Reuters)

Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc bao gồm nhiều nhân vật xu hướng bảo thủ hơn là những lãnh đạo chủ trương cải cách. Đó là nhận định chung của các nhà phân tích hôm nay, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố danh sách 7 uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Những người quan sát diễn tiến Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua đều nhận thấy ảnh hưởng rất lớn của ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư Đảng từ năm 1989 đến 2002. Thế lực của ông Giang Trạch Dân dường như đã tác động lên các cuộc thương thuyết, mặc cả chọn ban lãnh đạo mới.

Theo nhận định của ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư chính trị học tại Hồng Kông, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc có phần nào giống như là một băng của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã mất rất nhiều ảnh hưởng.

Giáo sư Cabestan cho rằng đây không phải là một êkíp sẳn sàng đề ra những cải tổ rất quan trọng, hoặc nếu có, thì sẽ chỉ là những cải tổ về mặt kinh tế, vì Trung Quốc đang rất cần. Nhưng về mặt chính trị, đây là những nhân vật rất bảo thủ, đặc biệt là các ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, hay ông Trương Đức Giang, bí thư thành ủy Trùng Khánh. Trong khi đó, những nhân vật có xu hướng cải cách như bí thư Quảng Đông Uông Dương hay Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều lại không được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị.

Trả lời AFP, ông Willy Lam, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại trường Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông, cũng nhận xét là các thành phần bảo thủ đang chiếm ưu thế trong ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ông Willy Lam dự báo là những nhân vật trung thành với Giang Trạch Dân có thể sẽ khó mà ngả hẳn theo Tập Cận Bình. Cho nên, sẽ có những va chạm, xung khắc và cãi vã giữa bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Về phần ông Joseph Cheng, một nhà phân tích thuộc đại học City University, Hồng Kông, cũng cho rằng thành phần Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc mang nặng dấu ấn bảo thủ, với đa số là những tay chân thân tín của Giang Trạch Dân.

Ông Alberto Forchielli, thuộc công ty Mandarin Capital Partners ở Thượng Hải, được hãng tin Reuters trích dẫn, không chờ đợi sẽ có nhiều thay đổi với ban lãnh đạo mới. Theo nhận định của ông Forchielli, về mặt chính sách, Đại hội Đảng lần thứ 18 thể hiện sự tiếp nối. Ban lãnh đạo mới sẽ hành động rất thận trọng, ít ra là trong việc tái cơ cầu kinh tế và tài chính.

Hiện giờ, chưa ai biết những định hướng chính trị thật sự của Tập Cận Bình và êkíp của ông. Đối với ông Orville Schell, thuộc tổ chức Asia Society ở New York, Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như chưa xác định được là bước cải tổ kế tiếp sẽ như thế nào, cho nên họ đã đi đến đồng thuận là trước mắt phải tỏ ra rất thận trọng. Việc chọn Tập Cận Bình làm Tổng bí thư cũng là kết quả của sự thỏa hiệp, một giải pháp được cả hai phe Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân chấp nhận.

Tóm lại, với một ban lãnh đạo mà đa số xu hướng bảo thủ như vậy, không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi lớn ở Trung Quốc trong những năm tới. Tuy nhiên, như bản thân ông Tập Cận Bình đã nhìn nhận hôm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối diện với nhiều « thách thức nghiêm trọng », nhất là nạn tham nhũng tràn lan, với nỗi bất mãn ngày càng dâng cao của người dân nghèo trước những « quý tộc đỏ ». Đến một lúc nào đó, mô hình hiện nay Trung Quốc sẽ đi đến mức giới hạn và tân lãnh đạo của nước này sẽ phải đề ra một mô hình khác. Ông Tập Cận Bình sẽ có đủ bản lãnh đề làm điều đó hay không ? Thời gian sẽ trả lời.
Thanh Phương (RFI)

Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương, một năm sau ngày được Mỹ công bố

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012.
Một năm trước đây, Hoa Kỳ thông báo chính sách tái định vị tại châu Á Thái Bình Dương, gián tiếp xem Bắc Kinh là mối đe dọa trong tương lai. Một năm sau, tình hình có nhiều dấu hiệu thuận lợi cho Hoa Kỳ : Tổng thống Obama tái đắc cử vẻ vang, Miến Điện tìm cách thoát gọng kềm Trung Quốc vào lúc Bắc kinh không còn che dấu tham vọng bá quyền trước công luận quốc tế qua tranh chấp với Nhật Bản và kế hoạch làm « cường quốc biển ».
Cách nay đúng một năm, tại Quốc hội Liên bang Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo với công luận thế giới là « với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ làm nhiệm vụ lâu dài xây dựng tương lai cho khu vực ».
Hai tháng sau, chiến lược châu Á Thái Bình Dương được chính thức loan báo : tăng cường Thủy Quân Lục Chiến, hải quân, không quân. Vào năm 2020, 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ được bố trí  tại Thái Bình Dương và còn 40% tại Đại Tây Dương.
Về nguyên tắc, Mỹ sẽ gia tăng tập trận với đồng minh khu vực, thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng và quan tâm nhiều hơn đến châu Á.
Một năm sau, kế hoạch tái định lực lượng về châu Á đã được thực hiện với nhiều bước cụ thể. Theo báo New York Times, một đại đội Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên đã đến Úc từ tháng tư năm nay. Mùa xuân tới, các hạm đội cận chiến duyên hải sẽ đến Singapore để theo dõi hoạt động hải quân Trung Quốc. Quan hệ quốc phòng của các nước đồng minh trong khu vực từ hợp tác song phương với Mỹ hay giữa các quốc gia trong vùng với nhau như Úc với Indonesia, giữa Nhật Bản với Philippines, giữa Philippines với Úc đã được tăng cường. Vòng đai án ngữ Trung Quốc sẽ được mở rộng lên tận Ấn Độ dương theo như chủ đề thảo luận trong hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Úc tại Perth ngày hôm qua 14/11/2012.
Về chính trị, chiến lược tái định vị của Washington cũng ghi dấu nhiều thuận lợi : Tổng thống Mỹ Obama ngồi lại tại Nhà Trắng thêm 4 năm trong lúc Bắc Kinh, với một ban lãnh đạo mới thuộc loại bảo thủ, có khả năng bị mất một đồng minh tại Đông Nam Á là Miến Điện.
Lực lượng tác chiến với 320.000 quân hiện nay mà nòng cốt là Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ được tăng cường. Với kế hoạch giảm quân tại Afghanistan, Hoa Kỳ có thừa lực lượng trừ bị .
Tuy không một lãnh đạo Hoa Kỳ và đồng minh châu Á nào công khai xem Trung Quốc là đối thủ, nhưng đã có rất nhiều những cuộc tập trận chung trong khu vực, kể cả chiến dịch thao dợt hàng năm Rim-Pac, Vành đai Thái Bình Dương, với việc Nga được tham dự nhưng Trung Quốc không được mời. Để xoa dịu phản ứng của Bắc Kinh, Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia vào năm tới.
Trong trung tuần tháng 11 này, sinh hoạt ngoại giao của Hoa Kỳ rất nhộn nhịp : Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương đến Úc, Tổng thống Obama đến Cam Bốt , Thái Lan và lần đầu tiên từ nửa thế kỷ qua, một vị tổng thống Mỹ đến Miến Điện.
Theo nhà phân tích địa lý chiến lược Mỹ Benjamin Shobert, Giám đốc viện nghiên cứu chiến lược Rubicon Strategy Group, trong cuộc đọ sức với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong. Nếu thật sự vì quyền lợi quốc gia, Bắc Kinh sẽ phải đi theo con đường tây phương vạch ra : càng ngày càng phải cởi mở hơn, phải cải cách sâu rộng hơn.
Một năm sau khi loan báo chiến lược tái định vị, từ nguyên tắc đến thực tế, Hoa Kỳ và đồng minh châu Á đã làm được gì và những bước kế hoạch tới ra sao ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
Nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney
15/11/2012
Nghe (12:34)
More
« Những sinh hoạt chính trị, bang giao quốc tế , ngoại giao, an ninh quốc phòng trong tuần lễ này thật sự rất quan trọng vì diễn ra sau khi Tổng thống Obama tái đắc cử thêm nhiệm kỳ bốn năm và đúng vào thời điểm mà Bắc Kinh cũng có thay đổi lãnh đạo với ông Tập Cận Bình làm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với một ban thường vụ bộ chính trị gồm 7 người mới.
Cách nay đúng một năm, Tổng thốg Obama đọc diễn văn tại quốc hội Úc tại Canberra để công bố bản « Tuyên bố Thái Bình dương » và sau đó vào tháng giêng năm 2012 thì tổng thống Obama và bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta công bố chính sách « định vị mới » tăng cường hiện diện quân sự Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương, chuyển quân số hải quân từ châu Âu Bắc Đại Tây Dương sang châu Á Thái Bình Dương từ tỷ lệ 50-50 sang 40-60.
Từ nguyên tắc đến thực tế thì chúng ta thấy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã đến căn cứ Darwin để tập huấn từ tháng 4/2012 và sẽ được thay quân vào tháng 4/2013. Sự kiện cụ thế này đã gây quan ngại cho Trung Quốc…
Các dữ kiện khác cho thấy Hoa Kỳ nhứt tâm thực hiện chính sách định vị mới diễn ra nhân hội nghị Ausmin giữa ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Úc tại thành phố Perth ngày 14/11/2012 : vấn đề định vị Thái Bình dương mở rộng sang Ấn Độ Dương. Thứ nhất, Hoa Kỳ khuyến khích Ấn Độ theo đuổi chính sách hướng về phương Đông và khuyến khích Úc thực hiện chính sách hướng về phía Tây, về Ấn Độ Dương. Hoa Kỳ khuyến khích Úc và Ấn Độ tập trận chung về hải quân.
Về không gian mà ông Leon Panetta gọi là « biên giới mới » thì với sự đồng ý của Úc, Hoa Kỳ sẽ thiết lập một giàn ra-đa cực mạnh với tầm phủ sóng rộng lớn để có thể theo dõi hỏa tiễn của Trung Quốc... Căn cứ hải quân và không quân ở bắc và tây bắc Úc sẽ được canh tân để đón tiếp trang thiết bị, phi cơ tối tân của Mỹ.
Cũng trong chính sách tái định vị này, có một biến chuyển rõ rệt nhất mà cách nay một năm người ta không dự trù được đó là tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện…. sự cải cách mà Tổng thống Thein Sein nói là ‘ không thể đảo ngược’...
Lưu Tường Quang / Tú Anh
(RFI) 

Tiếng kêu cứu của anh Đoàn Huy Chương

Anh Đoàn Huy Chương, người hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của công nhân tại Việt Nam và bị án tù 7 năm, đang bị cán bộ trại giam bức ép nhận tội.

Bị ép nhận tội

Tuy nhiên vì không tuân theo yêu cầu đó, khả năng anh Đoàn Huy Chương bị kỷ luật nặng trong trại là đều tất yếu. Một người từng ở chung tù với anh Đoàn Huy Chương và nay đã mãn án, ông Trương Minh Đức, cho biết thông tin mà bản thân ông này nhận được về tình trạng của anh Đoàn Huy Chương trong nhà tù qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh sau đây. Trước hết ông Trương Minh Đức cho biết:

nh chụp anh  Đoàn Huy Chương tại SG ngày 15/05/08.
Hình chụp anh Đoàn Huy Chương tại SG ngày 15/05/08.

Cách đây ba ngày có một người quen trong trại giam K4, Xuân Lộc về đến báo cho biết anh Đoàn Huy Chương có nhắn gửi ra rằng tình hình của anh Đoàn Huy Chương hiện nay rất khó khăn bởi cán bộ trại giam đưa ra điều kiện cho anh Đoàn Huy Chương làm bản nhận tội nếu không họ sẽ đưa anh Đoàn Huy Chương xuống nhà cùm. Đó là cách làm rất quen thuộc đối với những người đấu tranh cho dân chủ mà bị giam tại trại giam Xuân Lộc như bản thân tôi từng biết đến.

Gia Minh: Người tù vừa mãn hạn đó có sẵn lòng cho biết tên hay không?

Ông Trương Minh Đức: Họ cho biết vì về còn phải buộc làm ăn sinh sống ở địa phương nên họ không cho biết tên tuổi rõ. Tôi biết tên nhưng họ nói cần phải bảo mật cho họ.

Gia Minh: Ông vừa nói ông cùng từng ở trong trại và biết đến nhà cùm, vậy khi vào đó có gì gây trở ngại cho tù nhân?

Ông Trương Minh Đức: Nhà cùm họ gọi là nhà kỷ luật, diện tích rất hẹp giam chỉ hai người trên bệ xi măng. Nó như conex, và bị cùm hai chân lại, chế độ ăn uống cũng khó khăn. Ở ngoài thì được hai chén cơm vào đó chỉ có một vắt cơm với muối, mà muối nhiều hơn cơm. Nói tiếng nhà cùm nhưng cũng là cực hình về cả ăn uống.

Gia Minh: Thường thời gian đưa vào nhà cùm hay nhà kỷ luật như vậy thời hạn bao lâu?
Trước đây một lệnh như vậy là bảy ngày; nhưng gần đây Cục 8 Bộ Công an tăng lên đến 10 ngày.  Nếu qua 10 ngày mà những người bị đưa xuống cùm không làm tờ cam kết nhận tội theo ý của trại giam thì tiếp tục cùm tiếp - Ông Trương Minh Đức
Ông Trương Minh Đức: Trước đây một lệnh như vậy là bảy ngày; nhưng gần đây Cục 8 Bộ Công an tăng lên đến 10 ngày. Nếu qua 10 ngày mà những người bị đưa xuống cùm không làm tờ cam kết nhận tội theo ý của trại giam thì tiếp tục cùm tiếp.

Gia Minh: Là người được biết và có liên lạc về tình hình ông Đoàn Huy Chương, thì ông biết gia đình ông này có thăm nuôi cho ông này thế nào không?

Ông Trương Minh Đức: Cách đây hai ba ngày khi nghe tin này thì tôi có đến gặp chị Tường Mạnh là vợ của anh Đoàn Huy Chương, hiện đang làm công nhân bao bì tại một xí nghiệp ở huyện Bình Chánh. Chị cũng cho biết gia đình của chị hiện cũng rất khó khăn. Chị phải gửi hai con cho bà ngoại ở dưới quê ăn học, vì chị ở quê thì không biết làm gì ra tiền.

Chị phải lên trên này thuê nhà ở chung với một số công nhân nữ để đi làm tại xí nghiệp đó, mỗi ngày được từ 120-140 ngàn đồng. Chị nói để được trên 100 ngàn thì mỗi ngày phải làm 10 giờ thì mới có đủ để trang trải nhà trọ, và có khi phải nhín lắm để gửi về quê nuôi các con. Chị nói có khi một tháng, hơn một tháng; khi nào kẹt tiền là hai tháng (mới đi thăm nuôi chồng). Đó là khó khăn của chị Tường Mạnh hiện nay.

Gia Minh: Qua kinh nghiệm bản thân ông thấy thăm nuôi ở ngoài có thể hổ trợ đến mức nào cho người trong trại giam?

Ông Trương Minh Đức: Nếu được gia đình thăm nuôi thì mình có tương đối đầy đủ thức ăn cho hằng ngày. Nhưng họ hạn chế việc gửi vào. Nói về thức ăn thì chủ yếu của gia đình gửi vào chứ còn ở trại mỗi tuần chỉ có một hai lần có đồ ăn thôi. Thường họ chỉ phát cơm với rau muống luộc vài cọng lỏng bỏng thôi- mà thường gọi là ‘canh đại dương’.

Gia Minh: Như vậy thức ăn do gia đình gửi cũng đến được tay của tù nhân?
Nghĩa là đến nhà thăm nuôi phải chi cho họ một vài trăm ngàn, rồi khi vào trong cổng cán bộ quản giáo xét cũng phải chi một hai trăm ngàn nữa mới cho đem vào. - Ông Trương Minh Đức
Ông Trương Minh Đức: Vâng, hiện nay những người tù, như anh tù mới ra đây cũng cho tôi biết rằng đối với trại giam Xuân Lộc việc gửi quà vào rất khó khăn, mà cán bộ trại giam cũng có những tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiểu đối với người thăm nuôi. Họ đặt ra những điều lệ mà không biết Bộ Công an, Nhà Nước Việt Nam có cho phép hay không: họ không cho gửi đồ ăn mặn, đồ kho vào; còn nếu muốn gửi thì phải chi cho họ.

Nghĩa là đến nhà thăm nuôi phải chi cho họ một vài trăm ngàn, rồi khi vào trong cổng cán bộ quản giáo xét cũng phải chi một hai trăm ngàn nữa mới cho đem vào. Họ trắng trợn làm những điều ấy từ khi tôi ở trong đó mà chưa có cơ quan nào giải quyết được; mặc dù gia đình tù nhân phản ánh rất nhiều kể cà tù chính trị và tù thường phạm.

Gia Minh: Trở lại chuyện anh Đoàn Huy Chương, ông là người có nghe, có biết và có liên lạc thì ông đánh giá thế nào về anh Đoàn Huy Chương?

Ông Trương Minh Đức: Từ lúc ở trong K4, tôi cũng đánh giá rất cao về tinh thần đấu tranh của anh Đoàn Huy Chương. Rất kiên nghị. Nhiều lần cán bộ đưa bản kiểm điểm lên cho anh Đoàn Huy Chương và tôi. Tôi và anh Đoàn Huy Chương rất kiên nghị về chuyện đó và tuyệt đối không làm bản nhận tội theo yêu cầu của cán bộ trại giam. Những anh em thường phạm cũng rất quí mến anh Đoàn Huy Chương. Từ chỗ đó cán bộ khó gây khó dễ cho anh ta; nhưng cũng tùy theo lúc. Có những lúc theo yêu cầu của cấp trên thế nào đó họ có chiến dịch ép các tù nhân ký các bản nhận tội theo ý họ, nếu không họ có những trấn áp theo từng đợt.

Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức.

Xin phép được nhắc lại anh Đoàn Huy Chương bị bắt hồi đầu năm 2010 sau khi tổ chức cho công nhân đình công tại nhà máy Mỹ Phong ở Trà Vinh. Tại phiên xử hồi tháng 10 năm 2010, anh bị kết án 7 năm tù giam.

Tổ chức Freedom Now, trụ sở tại Hoa Kỳ, hồi tháng 10 năm nay, gửi thỉnh nguyện thư đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu trả tự do cho anh Đoàn Huy Chương và hai người khác là Đỗ Thị Minh Hạnh cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án trong một vụ việc.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Về phiên tòa lịch sử 'Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông'

Cách đây 81 năm, một vụ án chấn động dư luận Hồng Kông bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị với ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31/7/1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 19/9/1931.
Nghi can của vụ án là một nhân vật vô cùng đặc biệt của tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương- tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, Tống Văn Sơ (được Đảng cộng Sản Việt Nam thừa nhận là Nguyễn Ái Quốc hay chính là Hồ Chí Minh). Vụ án lịch sử này đã được dựng thành phim với nhan đề “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, ngay khi khởi chiếu, nội dung cũng như dàn diễn viên tham gia đã làm bản thân Hai Lúa vô cùng yêu mến.
Theo những gì mà cá nhân tôi tìm hiểu dựa vào những tài liệu lịch sử (những trang báo mạng không bị chặn tường lửa tại 64 tỉnh thành ở Việt Nam)  thì đầu năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng tại Cửu Long, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia, Singapore rồi quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Ông ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Lung, Cửu Long – Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí của ông.
Ngày 30/4/1931, mật thám Pháp tại Sài Gòn bắt được một số người “tình nghi cộng sản” trong đó có Nguyễn Thái, sau này được biết là “Thư ký Công hội Nam kỳ”, Sứ ủy viên. Khám trong người ông Thái, mật thám bắt được thư của Nguyễn Ái Quốc viết ngày 24/4/1931. Tiếp đó, mật thám Anh tại Singapore đã bắt được Serge Lefranc, phái viên Quốc tế Cộng sản đi công tác Đông Nam Á. Trong giấy tờ của Serge Lefranc có địa chỉ “186 Tam Lung – Hongkong”. Mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông đã mặc cả những điều kiện có lợi cho cả hai bên để bố ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc – Tống Văn Sơ ở địa chỉ trên ngày 6/6/1931. Lúc đó, họ chưa nắm chắc đó là ai và chỉ suy đoán theo logic đó phải là người rất quan trọng chống lại nước Pháp. Nếu bắt được Nguyễn Ái Quốc thì Pháp sẽ cử tàu Angiê sang áp giải Nguyễn Ái Quốc về Đông Dương, để thực thi một án tử hình mà Nguyễn Ái Quốc vắng mặt tại toà Đại hình Vinh theo phán quyết số 115 (10-10-1929).

Ảnh Hồ Chí Minh tiếp gia đình luật sư Loseby tại Việt Nam năm 1960 (internet)
Theo thông lệ ở Hong Kong nếu có việc bắt bớ thì báo chí sẽ “săn” tin và đưa ngay lên báo. Nhưng lần này chính quyền HongKong đã cấm phương tiện thông tin báo chí đưa tin. Cảnh sát Anh sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết “Một người mang tên Tống Văn Sơ – chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng ngày 6/6“. Luật nước Anh quy định rõ, sau khi bắt người trong 14 ngày phải đem xử án, nếu không thì phải trả tự do cho họ. Nhưng chính quyền HongKong đã giam ông Tống Văn Sơ quá hạn rồi nhiều lần ký lệnh giam thêm. Tuy nhiên, báo chí Anh ở Hồng Kông lại không bị kiểm duyệt nên nhiều tờ như tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng”, “Buổi sáng HongKong”, “Bưu điện HongKong”… đã đăng bài tường thuật các phiên tòa xét xử rất chi tiết, đòi bảo vệ công lý, đòi thi hành đúng pháp luật. Tại Pháp Báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, ra ngày 19/6/1931 đăng tin về việc nhà cầm quyền Anh bắt nhà cách mạng An Nam Nguyễn Ái Quốc (dù lúc đó Nguyễn Ái Quốc chính là Tống Văn Sơ). Dưới sức ép của dư luận mà đặc biệt là những tờ báo không phải của chính quyền Hồng Kông, của luật sư Loseby đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử công khai trước Pháp viện tối cao.
Còn tại Việt Nam, điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta có quy định rõ, “không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” nghĩa là họ vẫn phải chịu một số biện pháp cưỡng chế nhất định nếu bị tình nghi, nhưng không ai được xem là có tội và không chịu bất kỳ một hình phạt nào khi chưa có bản án chính thức của Toà án.
Diễn biến của các phiên tòa xét xử vụ án, sự thông minh sắc sảo của luật sư Loseby đã được ghi chép khá chi tiết và ca tụng, điều đó chúng ta không phủ nhận. Nhân vật Nguyễn Ái Quốc là một nhân vật được xếp vào đối tượng “đặc biệt nghiệm trọng cho an ninh nước Pháp”. Sau khi cử người tới tận nhà giam để nhận diện, mật thám Pháp đã gần như chắc chắn, Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt dưới một cái tên là Tống Văn Sơ. Vì thế, họ muốn kết tội Nguyễn Ái Quốc với một bản án hợp pháp bởi chính quyền Hồng Kông và dẫn độ tội phạm về nước. Và vì thế họ cũng ngụy tạo chứng cứ, bắt cóc Nguyễn Ái Quốc ngày 06/06/1931 nhưng lệnh bắt lại được ký vào 12/06/1931.
Trong phiên tòa thứ nhất mở ngày 31/7/1931, buổi thứ nhất, Tống Văn Sơ không có mặt, thế nhưng do yêu cầu của luật sư, buổi thứ hai nghi can Tống Văn Sơ đã được xuất hiện trước sự chứng kiến của báo giới cùng đông đảo người dân quan tâm. Một chi tiết của ghi chép lịch sử khác với tình tiết trong phim là:tham gia tranh tụng tại phiên tòa có luật sư J.C Jenkin và luật sư Loseby nhưng chỉ có một mình luật sư J.C Jenkin tham gia tranh tụng (do luật sư Loseby ủy quyền). Trong phiên toà này luật sư Jenkin đã cầm tờ giấy thẩm cung (được yêu cầu cung cấp từ pháp viện tối cao Hồng Kông) và đọc lại lời hỏi- đáp giữa một người Anh lão luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụ và  Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931. Ở dưới bản cung có ký tên tuyên thệ của W.Thomson.
“ – Hỏi: (bằng tiếng Anh) Tên là gì?
- Đáp: Tống Văn Sơ (tên khác là Lý Thụy, tên khác nữa là Nguyễn Ái Quốc).
- Hỏi: Bao nhiêu tuổi?
- Đáp: Ba mươi sáu tuổi.
- Hỏi: Sinh quán ở đâu?
- Đáp: ở thị trấn Đông Hưng – Liêm Châu – Quảng Đông – Trung Quốc.
- Hỏi: Người ta bảo rằng anh là một người cộng sản đang tuyên truyền cộng sản, có thành tích bất hảo. Sự có mặt của anh ở Hồng Kông là một nguy hiểm cho an ninh trật tự. Anh có muốn nói gì để khỏi bị trục xuất không?
- Đáp: Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người cộng sản, nhưng tôi theo chủ nghĩa dân tộc, để xóa bỏ chế độ áp bức của Pháp. Chúng tôi có ba phái: Phái thân Nhật, phái thân Đức, phái muốn trông cậy vào nước Anh…. Tôi không hiểu vì sao tôi bị bắt. Tôi không nhận cái biệt danh Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương). Tôi có thuê nhà 186 Tam Lung của một người tên là Vương, ông này đã rời Hồng Kông vào tháng 4. Tôi đến ở và trả tiền thuê nhà. Ông Vương là nhà buôn, không phải là nhà cách mạng… Tôi có ở Thượng Hải, cách đây nhiều năm rồi.
- Hỏi: Anh ở Hồng Kông từ bao lâu ?
- Đáp: Độ bảy tháng
- Hỏi: Có quen ai ở đây không?
- Đáp: Không.
- Hỏi: Anh có gì làm chứng?
- Đáp: Không.
Rõ ràng, theo bản cung trên thì Tống Văn Sơ đã tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc – mục đích cuối cùng của thực dân Pháp – Anh.
Ngay lập tức, luật sư Jenkin lên tiếng đọc tờ khiếu nại của Tống Văn Sơ rồi vạch trần chi tiết những sai phạm trong việc hỏi cung và nghiêm trọng hơn, chính quyền đã làm giả bản hỏi cung. Chính những lập luận và dẫn chứng cho sự vô chứng cứ kết tội Tống Văn Sơ mà Trong phiên tòa thứ 8, ngày 12/9/1931, Chánh án đã buộc phải thừa nhận 4 điểm:
1. Việc bắt Tống Văn Sơ là trái phép
2. Việc giam Tống Văn Sơ là trái phép.
3. Việc hỏi cung Tống Văn Sơ không đúng thủ tục.
4. Chính quyền Hồng Kông đã làm giả mạo tờ cung.
Những thông tin được Hai Lúa tô chữ đỏ là những thông tin mà ông Tống Văn Sơ – Nguyễn Ái Quốc đã dối trá trước tòa án. Việc Tống Văn Sơ nhập cư vào Hồng Kông là bất hợp pháp và chính quyền Hồng Kông chỉ còn một biện pháp cuối cùng là “Trục xuất Tống Văn Sơ khỏi Hồng Kông”. Rõ ràng điều này chẳng những bản thân ông Tống biết rõ mà cho đến nay chính Đảng cộng Sản Việt Nam cũng phải thừa nhận dù ông Tống (là Nguyễn Ái Quốc) đã đưa tay tuyên thệ trước tòa. Thế nhưng những tình tiết này là nút thắt của vụ việc, chỉ cần công nhận thì nó đồng nghĩa với một bản án tử hình hay chí ít cũng bị biệt giam như một tội phạm lật đổ chính quyền. Bản thân tôi nghĩ, không phải những vị thẩm phán phiên toà, mật thám Pháp hay vị William Thomson- một người Anh chuyên thẩm cung đầy lão luyện- lại thiếu kinh nghiệm hay sự nhạy bén để không biết tầm quan trọng của nhân vật Tống Văn Sơ mà họ chịu bó tay. Cái mà họ thiếu là chứng cớ để chứng minh Tống Văn Sơ chính là Nguyễn Ái Quốc dù đó là sự thật cũng như họ đuối lý trong việc ngụy tạo chứng cớ để kết tội nghi phạm. Tống Văn Sơ  (Nguyễn Ái Quốc) lúc đó đã không đưa ra một chứng cứ nào để chứng minh mình vô tội và phán quyết của tòa chỉ dựa vào những gì họ có được.
Thế nhưng một chi tiết mà Đảng Cộng Sản Việt Nam dù không muốn cũng phải thừa nhận, tòa án tối cao của Hồng Kông lúc bấy giờ dưới sự bảo trợ pháp lý của “Thực dân Anh” đã tuân thủ nghiêm túc theo tinh thần “không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Dù có những khuất tất và ngụy tạo chứng cớ phía sau phiên tòa nhưng sự thượng tôn của pháp luật trong một vụ án (mà rõ ràng họ đúng) vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt và được đặt trên hết.
Đã gần một thế kỷ trôi qua, vụ án lịch sử này có lẽ sẽ được lưu giữ và kể lại với một niềm tự hào vô bờ bến của những Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam qua những cú “lách luật”. Họ không nói đến nó trên một tinh thần tôn trọng sự thật mà kể về nó với tất cả niềm tự hào về sự khôn ngoan thông minh khéo léo của Nguyễn Ái Quốc- Tống Văn Sơ, cùng sự sắc sảo của luật sư Loseby và cộng sự của ông. Phiên tòa đó có sự tham gia của pháp luật hai “đế quốc thực dân Pháp và Anh” mà theo đánh giá của Marx là xã hội đầy rẫy những bất công, người bóc lột người, vô nhân đạo;  còn theo đánh giá của bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thì xã hội của họ kém xa chúng ta hàng vạn lần về dân chủ.
Trông người mà nghĩ đến ta, thử hỏi nếu nghi can lúc đó là Nguyễn Ái Quốc lại “may mắn” được xét xử ngay trong tòa án của chế độ tươi đẹp XHCN này, một phiên tòa mà ngay cả mẹ, vợ, con, anh chị em ruột cũng không được tham dự, liệu điều gì sẽ xảy ra, liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ thực sự ra sao và đi về đâu khi người thủ lĩnh khởi xướng Đảng bị kết án tử hình được toà Đại hình Vinh phán quyết? Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy biết cám ơn phiên tòa đó, cám ơn họ, cám ơn sự thượng tôn pháp luật, cám ơn cái nền pháp luật TBCN- mà họ chỉ là giai đoạn quá độ của Việt Nam  mà thôi.
Trải qua gần một thế kỷ rồi, phiên toà đó vẫn là niềm khao khát, ước mơ của không biết bao nhiêu nhà dân chủ, có những đấu tranh và phản biện hết sức ôn hòa của Việt Nam, đã không dùng những bản án bỏ túi, những ý muốn chủ quan để kết tội con người.
(Hailua blog) 

Alan Phan - Giải thưởng con ếch…vàng

 
Năm hết Tết đến, cả thế giới đang chộn rộn ghi nhận vinh danh thành quả của hoạt động năm cũ, tặng nhau những giải thưởng huân chương nghe rất hoành tráng. Giới điện ảnh quốc tế có Cây Cọ Vàng, Sư Tử Vàng; điện ảnh ta thì cũng khoe Con Diều Vàng…và bao nhiêu loại vàng khác (thường thường không nguyên chất).

Trong khi chuẩn bị về Mỹ làm ăn, lão già Alan muốn mời BCA đề nghị và bình chọn một giải thưởng cho một sự kiện kinh tế xã hội đã, đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt Việt Nam trong 10 năm tới. Rất nhiều lựa chọn nghe các bạn: nợ xấu ngân hàng, bong bong BDS, doanh nghiệp nhà nước, y tế giáo dục, sự vô cảm giả dối, hội nghị trung ương, quan làm báo, bầu Kiên, hoặc bất cứ nhân vật hay công ty nào đã tạo một ảnh hưởng siêu khủng trên đám dân đen, dù tiêu cực hay tích cực.

Bạn nào giải mã được ý nghĩa sâu xa của tên giải thưởng sẽ được ông già Alan tặng cho 9 cuốn sách Anh-Việt của ông với chữ ký và một bữa ăn tối cho 2 người tại nhà hàng Chris Ruth ở Chicago (phải tự túc vé máy bay và khách sạn).

Giải thưởng sẽ được tôn danh là “con ếch vàng của 2012”. Bạn nào giải mã được ý nghĩa sâu xa của tên giải thưởng sẽ được ông già Alan tặng cho 9 cuốn sách Anh-Việt của ông với chữ ký và một bữa ăn tối cho 2 người tại nhà hàng Chris Ruth ở Chicago (phải tự túc vé máy bay và khách sạn).

Vì không được tham dự cuộc bình chọn, ông già Alan xin bật mí suy nghĩ của ông hiện giờ. Theo ông, chương trình thu mua vàng trong dân để đem tiền tươi rót cho …đang thua lỗ thất thế để tạo cú hích cho nền kinh tế trì trệ là một chấn động lịch sử. Bạn BCA nào giải đoán chính xác và đầy đủ các lý do của sự lựa chọn này, xin comment. Ông già Alan sẽ để lại một món quà Giáng Sinh cho bạn.

Tôi nghe nói là các lãnh đạo tài chánh ta đã thỉnh một chuyên gia kinh tế Trung Quốc thuộc Đại Học Beijing để nhờ tư vấn về chương trình này. Sau khi nghe từ A đến Z các diễn tiến và mục tiêu, từ lúc cấm giao dịch vàng miếng đến việc tạo dựng một thương hiệu độc quyền quốc gia, đồng chí TQ đã bắt tay khen ngợi sự sáng tạo và quả cảm của các đồng chí ta. “Đây là sự kiện đầu tiên trong lịch sử của kinh tế thị trường. Không quốc gia nào có thể thuyết phục được người dân bỏ tiền túi ra để các ngài kinh doanh dùm. Một hình thức OPM tuyệt diệu nhất.”

Các bác Việt vẫn thắc mắc, “ Nhưng đây là việc chúng ta vẫn làm thường xuyên trong nền kinh tế XHCN?” “ Một XHCN chính thống như Bắc Triều Tiên thì dân chỉ có “vàng..chó tha” thu gom làm phân bón chứ mua bán với ai? Nhưng các đồng chí phải cẩn thận. Bọn dân đen lúc này khôn ra nhờ Internet. Bạn đẩy tới, họ sẽ đẩy lại. Hai lực đẩy mhư hai toa xe lửa đang chậm chạp tiến ngược chiều và sẽ đâm vào nhau vì cùng trên một đường ray”

“Đồng chí có giải pháp nào khác để giúp?”
“Tôi sẽ kêu phone cho lão già Alan bay từ Hồng Kông về.”
“Thằng cha đó nó giỏi thế à?”
“Không, nó cũng chẳng biết giải pháp gì đâu. Nhưng tôi chắc trong 67 năm đời hắn, hắn chưa bao giờ thấy 2 xe lửa đâm vào nhau cả.”

Alan Phan
 
PS: Trong hội thảo ở Hà Nội, cô Lê Quyên có gởi tôi 2 câu hỏi về “định hướng”. Mãi hôm nay mới có thì giờ để trả lời. Xin lỗi về sự chậm trễ:

Câu hỏi của cô Lê Quyên:

Câu 1

- Tiến sỹ Alan Phan có suy nghĩ gì cho sinh viên Việt Nam? Khi ông thấy thực trạng của các bạn ấy có vấn đề về tư duy? Hoặc trong bài viết gần đây nhất ông có hơi nặng lời đó là lớp người không biết tư duy? Vậy, ông là người có nhiều kinh nghiệm, trãi nghiệm ông nên có góp ý giải pháp nào cho các bạn trẻ sinh viên đó?

Trả lời:

Tôi không nghĩ là mình đã nặng lời hay chê lớp người trẻ Việt hiện nay “không biết” tư duy. Tôi luôn đánh giá cao về trí tuệ của người Việt so với các dân tộc khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy là lớp trẻ Việt trong nước “không muốn” tư duy và thích rập khuôn theo những lề lối mà các bậc trưởng thượng (cha mẹ, thầy cô, bạn bè, quan chức…) đã chọn sẵn cho họ. Sự thiếu độc lập và cởi mở tạo nên một hệ thống suy nghĩ bầy đàn, ù lì và lười biếng…khó thích hợp cho một nền kinh tế của kiến thức và sáng tạo. Ngày nào mà giới trẻ Việt còn hành xử như những ông “cụ non”, mệt mỏi và già nua, thì ngày đó nền kinh tế và mức sống của Việt Nam còn tụt hậu vào nấc thang dưới của thế giới.

Câu 2

“Gây dựng cho mọi nhân viên trong nhà máy một tư duy sống và làm việc như đang ở tại một quốc gia tiền tiến”. Đó là bài ông viết về một nhà máy ở tỉnh Trà Vinh của bạn ông, Sau khi bôn ba nơi đất khách quê người đã giành dụm những đồng tiền mồ hôi đó về xây dựng một nhà máy hiện đại ngay trên quê hương Trà Vinh, như một món quà tặng tri ân với quê hương. Đó là đào tạo những con người nông dân trên mảnh đất này thành con người hiện đại. Vậy, với ông sẽ có một dự án tương tự nào cho sinh viên Việt Nam khi ra trường sẽ có được một môi trường như vậy để làm việc hay không?

Trả lời:

Tôi thực sự thán phục anh Mỹ qua việc tạo dựng nhà máy Mỹ Lan và văn hóa mới cho những nông dân Trà Vinh. Chắc chắn tôi đã không có một thành tích nào tương tự qua 43 năm kinh doanh. Hiện nay, tôi đã 67 tuổi, dù nhiệt huyết vẫn còn, nhưng không đủ sức khỏe và thời gian để làm việc như anh Mỹ. Tôi chỉ hy vọng là qua những bài viết, tôi có thể kích động tinh thần và lương tri của các doanh nhân trẻ khác để họ có thể trở thành những “anh Mỹ Trà Vinh” trên quê hương làng nước của họ. Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang rất cần những con người và tấm lòng như anh Mỹ.
(Góc nhìn Alan Phan

Chú ý: Tài khoản Skype account có thể bị hack

Có người vừa khám phá ra Skype có một lỗ hổng an ninh lớn qua việc reset lại mật khẩu. Chỉ cần biết được địa chỉ email của tài khoản Skype đó là đủ để hack vào skype. 

Một cách ngắn gọn là nếu kẻ gian biết được email nào dùng để ghi danh cho tài khoản skype của bạn thì họ sẽ mở một tài khoản skype khác dùng cùng email đó. Sau đó kẻ gian sẽ yêu cầu Skype reset lại mật khẩu. Skype sẽ cho phép họ chọn reset tài khoản mới hoặc tài khoản nguyên thủy của bạn.
Với mật khẩu mới kẻ gian sẽ chiếm lấy tài khoản skype của bạn.

Lỗ hổng an ninh này được hacker Nga khám phá ra cách đây hơn 2 tháng nhưng mãi đến nay mọi người mới được biết rộng rãi khi thenextweb.com khui vụ này ra.
Ngay sau đó Skype đã lập tức "đóng" lỗ hổng này lại và thay đổi cách thức reset mật khẩu an toàn hơn. Skype cũng thông báo là họ sẽ liên lạc với những ai mà Skype nghĩ là tài khoản bị xâm nhập.


Kiểm lại các tài khoản Skype của bạn
Bạn nên kiểm lại tài khoản Skype của bạn bằng cách đăng nhập vào Skype với mật khẩu hiện thời. Nếu bạn vào được thì an tâm. Tuy nhiên bạn nên xem các hướng dẫn về việc sử dụng skype an toàn.
Nếu bạn là nạn nhân
Nếu bạn không login vào được tài khoản Skype, đồng thời nếu bạn thấy trong hộp thư email dùng để ghi danh với Skype có email của Skype gửi "password token" cho bạn thì coi như là tin tặc đã xâm nhập.
Trong trường hợp này thông báo cho vòng đai quen biết của bạn để họ xóa bỏ nick Skype này ra khỏi contact list của họ. Ngoài ra vì tin tặc đã chiếm lấy tài khoản Skype thì họ cũng biết được email bạn sử dụng là gì. Hãy bỏ email đó và thông báo cho vòng đai quen biết không liên lạc với email đó nữa.
Trong trường hợp Skype có liên lạc với bạn để giúp lấy lại tài khoản Skype thì nên tiến hành. Lấy lại tài khoản để ngăn chận không cho kẻ gian lạm dụng tài khoản đó. Tuy nhiên không nên tiếp tục sử dụng tài khoản đó nữa.

Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/11/14
Nguồn: thenextweb.com

Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói gì về tự nhận điểm 8 và nửa giải Nobel?

"Về chỗ báo chí nói về việc tôi nhận điểm 8 thì đó là chỉ nói cho vui thôi".

Những ngày qua, dư luận hết sức chú ý đến những thông tin ngắn gọn trên báo chí về việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong khi trả lời chất vấn đã tự nhận "điểm 8" và nhận "nửa giải Nobel".

Với những thông tin như vậy, nhiều người không theo dõi đầy đủ phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp dễ hiểu rằng: Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và nửa giải Nobel cho toàn bộ công tác điều hành hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong một năm qua kể từ khi nhậm chức.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (Ảnh: Nhật Minh/VNE)

Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: “Về chỗ báo chí nói về việc tôi nhận điểm 8 thì đó là chỉ nói cho vui thôi. Câu nói của tôi trong một hoàn cảnh đại biểu Quốc hội nói là bổ sung con tôm vào diện cho vay ưu đãi thì không những cho tôi điểm 9 mà còn nghiêng mình cảm ơn.

Đại biểu nói như vậy thì tôi cũng không dám nhận điểm 9, điểm 10. Nếu đại biểu có cho thì cũng chỉ là cho 8 điểm thôi. Dụng ý của tôi lúc đó chỉ là nói vui và khiêm tốn thôi.

Còn về giải Nobel thì đó cũng chỉ là một cách nói ví von. Bởi vì trên thế giới, người nghĩ ra bộ ba bất khả thi (tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá) thì người ta được giải Nobel rồi. Bây giờ Quốc hội giao cho tôi 3 cái đó không bớt khả thi thì chắc là phải thêm một cái giải Nobel nữa nhưng rất khó và tôi không thể làm được. Và nếu tôi có làm được thì cũng chỉ dám nhận một nửa giải Nobel.

Thực tế thì làm gì có nửa giải Nobel. Và câu nói đó của tôi nói với Chủ tịch Quốc hội để thấy rằng việc đó rất khó, không thể làm được và có làm thì chỉ có thể ở một mức độ nào đó chấp nhận được. Cách thức nói như thế để khẳng định rằng thế giới còn thấy là khó nữa là mình”.

Ông Bình cười nói: “Về việc báo chí nói về phần trả lời chất vấn của tôi là nhận nửa giải Nobel và điểm 8, tôi nói như thế này không phải là để thanh minh gì cả”.

Nội dung câu hỏi và phần trả lời chất vấn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình liên quan đến việc nhận điểm 8 và nửa giải Nobel

Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) chất vấn: “Công văn số 5294 ngày 20/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước ghi: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1149 ngày 8/8/2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên tại công văn này Ngân hàng Nhà nước bóp lại chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng vay là các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Như vậy, con tôm sú không nằm trong diện này, đây là một bất lợi và thiệt thòi nặng nề cho người nuôi tôm. Bởi người nuôi cá tra bị thua lỗ ít nhiều có bán được cá, trong khi đó hàng chục ngàn người nuôi tôm đang bị thiệt hại bởi bệnh lạ tôm sú chết hàng loạt. 

Vậy, xin đặt câu hỏi với Thống đốc việc chỉ đạo như vậy có nhất quán không và vì sao chỉ có đối tượng cá tra được cho vay ưu đãi? tới đây Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ con tôm như đối với cá tra theo Công văn 1149 ban hành tháng 8-2012 của Thủ tướng Chính phủ là giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất 11%/năm hay không. Xin Thống đốc cho biết và trả lời cụ thể vấn đề này vì cử tri là nông dân nuôi tôm đang quan tâm theo dõi trực tiếp tuyền hình trả lời của Thống đốc và đang mong chờ kết quả, sẵn sàng cho điểm 9 và nghiêng mình cảm ơn Thống đốc nếu Thống đốc chỉ đạo có hiệu quả cho các ngân hàng thương mại thực  hiện nhất quán theo tinh thần Công văn 1149 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng cho đối tượng là người nông dân nuôi tôm sú, thủy sản”.

Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Đại biểu Trần Khắc Tâm có đề nghị vấn đề trong công văn của ngân hàng Nhà nước nên đưa thêm đối tượng nuôi tôm. Dưới góc độ như đại biểu nói chúng tôi cũng hết sức xúc động và hết sức chia sẻ với đồng bào nuôi tôm, nhưng chúng tôi cũng chỉ thực hiện Quyết định 1140 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối tượng chỉ là cá tra và chăn nuôi gia cầm và lợn, chứ danh mục không có con tôm. Cho nên, chúng tôi cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc như trên ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nhanh chóng có đánh giá để cùng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung con tôm vào trong danh mục này. Tôi cũng chỉ cần điểm 8, không cần điểm 9, điểm 10”.

Và khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở: “Đề nghị đồng chí lưu ý câu của đại biểu Trần Du Lịch: Siết tín dụng như thế có làm điêu đứng doanh nghiệp không? Giải quyết như thế nào cho hợp lý?”

Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Quả thật chúng ta cũng phải thấy mọi chính sách, đặc biệt là chính sách vĩ mô thì không thể nào đáp ứng được mọi yêu cầu, ví dụ tôi đã có dịp trình bày với Quốc hội nhân vật người ta tìm ra được bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được 1 trong 2. Đó là điều khó của chính sách. Do vậy, cuối năm 2010 chuyển sang năm 2011 Chính phủ lập tức có Nghị quyết số 11 và Bộ chính trị cũng đã có Kết luận số 02 về việc triển khai các biện pháp để nhằm nhanh chóng kiềm chế được lạm phát”. 
(GDVN)  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét