Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

Ông Nguyễn Tấn Dũng: Tôi nói về văn hóa từ chức chứ không phải chuyện từ chức

Hôm nay trời khá mát nhưng dân mạng nhà ta cứ nóng rần rần vụ thủ tướng Dũng trả lời chất vấn Quốc hội, thực ra chắc cũng chẳng có chuyện gì để nói vì quanh đi quẩn lại cũng có bấy nhiêu chuyện mà báo đài phản ảnh rồi giờ thì xem như đứng lên trả lời này nọ có lệ trấn ai dư luận, TVB chẳng buồn xem có gì hot.

Bỗng dưng thấy một cái tít trên báo Tiếng nói Nước Nga rất hãi hùng bèn đánh tay cái bốp sao mà viết hay thế: Ông Nguyễn Tấn Dũng bị yêu cầu từ chức , nội dung như thế này: "Người ta cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các đại biểu Quốc hội công khai lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Việt Nam từ chức.". Hình như các bạn trong ban biên tập này cũng có xu hướng thích chọc ngoáy VN thì phải, mà cũng không biết moi đâu ra cái tiêu đề giật tới nóc thế không biết.

Sau một hồi lướt qua lướt lại trên net mới hiểu ra tại sao, hoá ra chỉ là câu hỏi chất vấn của ông Dương Trung Quốc về thái độ văn hoá việc từ chức của các quan nhà ta nhưng không hiểu sao bài viết trên lại lái 360 độ từ việc bàn luận sang việc kêu gọi còn nhấn nhá là lần đầu tiên trong lịch sử, ôi thần Phật Chúa trời ơi....


Cứ vào ngay đoạn này mà kiểm chứng nhé các bác: http://www.youtube.com/watch?v=SR2Qx_ZICIY#t=200 , TVB trích đoạn lời ông nói đề các bác nghe cho kĩ hiểu cho rõ đừng có mới nhìn thấy cái tít bài trên hoặc blog tào lao nào đó thì hoảng lên: ôi tít hay quá lôi về blog ngay giật thêm nữa cho nó máu - Thủ tưởng từ chức sau chất vấn, ông Dương Trung Quốc "đánh" Thủ tướng Dũng tại Quốc hội, phe Thủ tướng Dũng bị đánh tại Quốc hội, <- đại loại mình mới nghĩ ra được mấy cái tít như thế do trình giật còn thấp nếu vào blog lề trái chắc còn "hay và hót" hơn nhiều.

Thôi không dong dài, trích lời:

Xin nhắc lại rằng, xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Đảng ta đã từng có vị Tổng bí thư, người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trận.

Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?

Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?

Và Thủ tướng cũng trả lời như thế này, làm biếng quá các bác xem luôn trong video nhé:
http://www.youtube.com/watch?v=SR2Qx_ZICIY&feature=player_embedded
CHÚ Ý: TVB không đánh giá về thủ tướng nói gì và trả lời như thế nào câu hỏi của ông Quốc tuy nhiên cái muốn nhấn mạnh ở đây là thời buổi nhiễu nhương tin tức, báo chí chính thống thì quá yếu trong việc đưa tin tức đến với dân không muốn nói là cùi bắp. Toàn tin là cải lá mít, hot girl, hot boy, sex,..... đầu độc giới trẻ.

Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các blog theo mọi người thường nói là lề trái vì toàn nói chuyện sai sự thật, ngồi một chỗ làm anh hùng bàn phím, tìm mấy sự kiện viết vài bài câu ít view ngồi rung đùi tự sướng ta đây mà không nghĩ đến cái hậu quả của nó là như thế nào.

Có bao giờ các blog đó tự hỏi có làm được gì ngoài việc bơi móc nói xấu ? Đành rằng tham nhũng tham ô, hối lộ, lợi ích nhóm đầy rẫy ra đó nhưng đừng vì những bực tức bản thân không giải quyết được hay trực tiếp chịu ảnh hưởng mà lấy lãnh đạo ra làm bia bắn cho đở tức. Nói thật TVB cũng chẳng làm được gì cả nhưng được cái là đang đi điều hướng đâu là luồng thông tin cho đúng với những gì nó muốn truyền đạt.

Em xin hết ạ, vì cái tiêu đề mà nãy giờ em múa chuột hơi nhiều động chạm cũng hơi nhiều.
(Blog TVB) 

Phạm Viết Đào - Nguyễn Tấn Dũng: Một con người ghê gớm khó lường ( 1)

Bình luận 1 trong chùm bài: Về những ý kiến trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại tại Diễn đàn Quốc hội ngày 14/11/2012...
Phamvietdao.net: Trong phiên chất vấn hôm qua 14/11 khi được hỏi: Đâu là giải pháp đột phá của Chính phủ nhằm  giải thoát đất nước ra khỏi tình trạng hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu một ý kiến hết sức quan trọng gây ngỡ ngàng cho không ít người trực tiếp theo dõi phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Theo tôi đây là giải pháp cơ bản, quyết định và cũng là động lực bao trùm để chúng ta thực hiện thành công viêc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện được công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đổi mới toàn diện đất nước thành công để xây dựng và bảo vệ đất nước…”
Đáng tiêc, ý kiến đáng chú ý, quan trọng này của Thủ tướng lại không được một tờ báo chính thống nào ghi lại, kể cả Đài truyền hình Trung ương trong Bản tin thời sự 19 giờ, kể cả Trang tin điện tử của Quốc hội trong ngày, kể cả tờ báo điện tử của Chính phủ?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nêu ra mà còn nhấn mạnh, đi sâu phân tích 4 ý nghĩa to lớn của vấn đề dân chủ hóa xã hội, dân chủ hóa nền kinh tế ? Đây không thể là một ý kiến ngẫu hứng, tùy hứng mà chắc chắn ông đã chuẩn bị sẵn từ trước để phát biểu tại diễn đàn Quốc hội được truyền hình trực tiếp ?
Vậy khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu loại ý kiến có thể nói là thật sự đụng chạm tới một vấn đề hết sức nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay; trong con mắt của giới quan sát chính trường Việt Nam thì: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn được xem là người rắn, bàn tay sắt bọc nhung đứng sau những hành động đàn áp, truy cứu những người vẫn được coi là đang hoạt động để dòi quyền dân chủ như Vụ án Cù Huy Hà Vũ và nhiều blog bị bắt; việc đàn áp các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc .v.v.
Vậy thì giữa lời nói và việc làm của ông Nguyễn Tấn Dũng có gì “ sái’ nhau không? Xin đặt ra một vài giả thuyết sau đây để rộng đường dư luận để cùng kiểm chứng về một con người, một chính khách vào diện hàng đầu đất nước, theo ngôn ngữ hành chính thuộc hàng nguyên thủ: Nguyễn Tấn Dũng ?
1.Thông điệp thứ nhất:
Phải chăng do ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhận ra sự oán ghét của số đông dân chúng do tình trạng mất dân chủ ngày càng trầm trọng trong đời sống xã hội Việt Nam; mọi chỉ trích đang nhằm vào ông và Chính Phủ của ông nên ông tranh thủ diễn đàn này để thanh minh và giải độc cho mình bằng những ý kiến hết sức bài bản và sâu sắc?
Quả thật, khi nghe những điều ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu rất hay, rất sâu sắc về vấn đề dân chủ người nghe cảm thấy ý kiến của ông có khác gì ý kiến của Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu và nhiều vị vẫn lớn tiếng đòi quyền lợi cho đất nước và nhân dân Việt Nam ? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những nhận chân ra giá trị một cách sâu sắc ý nghĩa của vấn đề dân chủ xã hội mà thậm chí Thủ tướng không hề vô cảm với chiếc “ bánh thánh “ dân chủ này…
Vấn đề vừa trừu tượng, vừa cụ thể của phạm trù dân chủ xã hội được thốt ra từ miệng của Thủ tướng tại diễn đàn Quốc hội, lại được truyền hình trực tiếp thì cái thông điệp này của Thủ tướng không thể xem thường, xem nhẹ được…Vậy mục tiêu của cái thông điệp này là gì ?
Liệu Thủ tướng có muốn thanh minh rằng: Ông cũng là người cũng thiết tha với dân chủ lắm chứ, cũng hiểu được giá trị của dân chủ, và cũng rất muốn xây dựng một thể chế dân chủ theo đúng nghĩa của cặp phạm trù này của thế giới nhưng do ông là kẻ thừa hành: Đảng giao, Đảng phân công buộc ông phải hàng động dưới sự lãnh đạo, giám sát của Đảng nên có điều gì đó từ kinh tế đến vấn đề dân chủ xã hội ông chỉ chịu một phần thôi? Do vậy, quốc dân hày thông cảm cho ông, nếu chỗ nào nền dân chủ của ta bị méo mọ, bị băng hoại thì đừng có đổ tất cả lên đầu ông, ông đâu là kẻ “vô tri vô giác” về dân chủ ?
Thủ tướng phải hành động đôi khi trái với nhận thức, cảm nhận của mình một phần do cái tình cảnh: Gặp thời thế, thế thời phải thế…Đảng phân công, Đảng giao tôi không thể thoái thác, không thể làm khác như ông đã giải trình…Nếu ông được bầu, được phân công vào cái cương vị Tống Bí thư, Chủ tịch nước chẳng hạn thì chắc chắn cái "đề án" dân chủ hóa xã hội tại Việt Nam nhất quyết sẽ được triển khai dước bàn tay “ nhạc trưởng” của ông thành công ?
2. Thông điệp thứ 2:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hiểu rõ như ai về vấn đề dân chủ cùng với các giá trị thơm tho của nó nhưng ông vẫn hành động theo ý chí, quán tính quyền lực của mình ? Như vậy với những lời phát biểu có cánh tại diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vô tình đã đã lộ nguyên là một vị chư tăng “ khẩu phật, tâm xà “ ?
Dẫu sao, trong hoàn cảnh nào, “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” này chắc không chỉ là bi kịch nếu không muốn nói là thảm kịch của riêng ông Nguyễn Tấn Dũng, quan chức đứng đầu một Chính phủ mà có lẽ cũng là nỗi đau chung của biết bao thân phận con người trong giai đoạn hiện nay…
Trích ý kiến trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề dân chủ:
( Clip được ghi lại bằng máy ảnh nên không thật đầy đủ, quý vị nào lấy được clip gốc  xin gửi cho để đưa lên hoàn chỉnh )
Đại biểu có hỏi: Để tái cơ cấu nền kinh tế, để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đổi mới toàn diện đất nước thành công đâu là giải pháp đột phá, câu hỏi này rất là rộng lớn, tôi xin trình bày mấy ý kiến sau đây…
Theo tôi không có cách nào khác, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phải tăng cương sự quản lý của nhà nước, tất nhiên thực hiện đầy đủ đồng bộ, đồng thời, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta, trong đó đặc biệt triển khai có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, các định hướng giải pháp đặc biệt là 3 khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững mà Đại hội XI của Đảng vừa đề ra. Không có cách nào khác chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý của nhà nước…
Trong cái tổng thể, đồng bộ đồng thời như đại biểu nêu thì tôi có nghĩ trong cái việc thực hiện tổng thể, đồng bộ, đồng thời các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước cải giải pháp có ý nghĩa quyết định, cơ bản, động lực nhất đó là
Dân chủ là động lực của xã hội như Bác Hồ đã dạy: mọi lực lượng là ở dân, mọi lợi ích là của dân; Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Theo tôi đây là giải pháp cơ bản, quyết định và cũng là động lực bao trùm để chúng ta thực hiện thành công viêc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện được công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đổi mới toàn diện đất nước thành công để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bởi vì không có dân chủ thực sự trong hoạt động kinh tế, không có sự bình đẳng công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế thì không có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không có việc huy động được và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của dân tộc ta, đất nước ta kể cả vật chất và con người, không thể nâng cao được hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế, không hội nhập được nền kinh tế toàn cầu và như vậy không tái cơ cấu được nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Không có dân chủ đầy đủ thực sự không thể bảo đảm, phát huy quyền tự do chính đáng của người dân mà Hiến pháp, luật pháp đã quy định. Và như vậy cũng sẽ không tạo ra được sự đồng thuận xã hội, không thể tạo được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, không thể tạo được sức mạnh làm nên lịch sử của nhân dân, không thể có được cái sự ”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thàn công đại thành công” trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Không có dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch thì cũng không thể xây dựng được Đảng, Nhà nước ta…( mất một đoạn ) Không có dân chủ thực sự thì cũng khó mà hoạch định được đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách phủ hợp…
Đại biểu có nêu giải pháp nào là giải pháp mang ý nghĩa quyết định nhất, cơ bản nhất theo tôi phải thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta, trong đó hết sức coi trọng việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo những lợi ích chính đáng của nhân dân, đảm bảo dân chủ thực sự là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước…

(Còn nữa)
Phạm Viết Đào
(Blog PVĐ)

Sửa Hiến pháp: Cân nhắc thẩm quyền Chủ tịch nước

Còn nhiều quan điểm khác nhau về nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992...

Với dung lượng gần 15 ngàn chữ, bản tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện các nội dung góp ý chi tiết đến từng điều.

Theo đó, rất nhiều nội dung còn có quan điểm khác nhau, không chỉ ở câu chữ.

Đề nghị nghiên cứu nhất thể hóa chức danh

Với các ý kiến góp ý ở chương “Chủ tịch nước”, một số vị đại biểu đã đề nghị làm rõ vai trò của Chủ tịch nước, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Tổng bí thư; nghiên cứu nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, làm rõ mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quân ủy Trung ương.

Bên cạnh đó cần bổ sung quy định về cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng thuộc Chủ tịch nước.

Cũng có vị đại biểu đề nghị cân nhắc quy định giới hạn Chủ tịch nước chỉ đảm nhiệm chức vụ tối đa không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời tăng quyền của Chủ tịch nước để kiểm soát quyền lực của các cơ quan khác.

Bản tập hợp cho biết, 11 ý kiến ở 6 tổ tán thành quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao (tướng lĩnh các cấp và bổ nhiệm chức vụ tương đương). Chỉ có 1 ý kiến khác đề nghị giữ như Hiến pháp hiện hành.

Có đại biểu đề nghị cân nhắc thẩm quyền phong hàm cấp tướng, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đồng thời quy định rõ các cấp bậc trong công an và việc phong quân hàm trong lực lượng công an.

3 vị đại biểu ở 3 tổ khác nhau đã cùng đề nghị quy định rõ nội hàm của việc “thống lĩnh lực lượng vũ trang” hoặc thay từ “thống lĩnh” bằng từ khác.

Lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp?

Về việc bảo vệ Hiến pháp, có 10 ý kiến ở 7 tổ tán thành việc giao cho nhiều cơ quan có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp, không thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.

Loại ý kiến thứ hai, đề nghị có cơ quan chuyên trách về bảo vệ Hiến pháp, cũng nhận được sự đồng tình của 10 ý kiến ở 7 tổ. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng, khi cần thiết thì thành lập hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội.

Tại tờ trình Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ quan điểm tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Theo Ủy ban, cần tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban pháp luật của Quốc hội trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, tiếp tục giao Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát, quản lý của mình.

Lập luận của các ý kiến cho rằng cần thành lập Hội đồng Hiến pháp là, hội đồng này sẽ giữ vai trò là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập để giúp Quốc hội kiểm tra, kết luận về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan ở trung ương và địa phương ban hành.

Trường hợp phát hiện có vi phạm Hiến pháp thì yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản. Đây là việc làm cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đại hội IX và X về việc xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành.

Cân nhắc vai trò kinh tế nhà nước

Liên quan đến nội dung còn nhiều tranh cãi về các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế nhà nước, theo tổng hợp, 12 ý kiến ở 8 tổ tán thành quy định tên các thành phần kinh tế trong Hiến pháp. Tuy nhiên, 9 ý kiến ở 8 tổ lại đề nghị không nêu tên cụ thể các thành phần kinh tế trong Hiến pháp, vì vậy nên bỏ đoạn “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”.

Một số vị đại biểu cũng đề nghị cân nhắc, xác định vị trí, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Liên quan đến thời gian lấy ý kiến nhân dân, có đến 10 ý kiến tại 7 tổ đề nghị nên tăng. Cụ thể, nên kéo dài thêm 1 đến 2 tháng, từ ngày 1/12/2012 đến 1/4/2013, cũng có ý kiến cho rằng cần ít nhất 6 tháng để thực hiện việc này.

Chiều 15 và cả ngày 16/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
(VnEconomy)

Nhà Chủ tịch nước đang chứa chấp nghi phạm?

Từ cuối tháng 10/2012, nhà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại 51 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội có thêm hai đối tượng đến trú ngụ, đó là Đặng Thành Tâm - Chủ tịch SGI và bà trùm ngành mía đường Huỳnh Thị Bích Ngọc – Chủ tịch Bourbon Tây Ninh. Theo quy định của pháp luật, căn nhà 51 Phan Đình Phùng là nơi nhà nước cấp cho Chủ tịch nước và gia đình sinh sống, được hưởng chế độ bảo vệ an ninh đặc biệt và nhiều ưu tiên khác. Hiện căn nhà này đang bị 4Sang sử dụng sai mục đích để làm căn cứ điều hành các hoạt động phạm pháp và chứa chấp các nghi phạm, thủ phạm của những vụ việc động trời nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4Sang đang sử dụng tiền thuế của dân để bao che và bảo vệ cho bọn tội phạm bằng cách chứa chấp chúng trong nhà công vụ được nhà nước giao cho.

Hàng ngày, một xe biển số đỏ kín mít do một số ít cán bộ biến chất của TC2 – Bộ Quốc phòng đưa đón Tâm, ĐBQH nào cũng thấy từ khi về nước Tâm được xe ưu tiên này đưa đón khi đi họp. Một lần nữa, các thế lực tha hoá biến chất lại dùng tiền thuế của nhân dân để đem xe công phục vụ an ninh quốc phòng ra phục vụ cho bố già Tâm, kẻ đã cấu kết với 4Sang vơ vét không biết bao nhiêu tiền của người dân đã gửi gắm vào các ngân hàng do y lập nên với ý định lừa đảo, gây thoát lớn và cũng là kẻ đã vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật. Các cán bộ biến chất này của TC2 - Bộ Quốc phòng đã nhận bao nhiêu tiền của Tâm để phục vụ và bảo vệ tên tội phạm tầm cỡ này? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có biết được việc này không?

Vấn đề là tại sao 4Sang lại liều cả sinh mạng chính trị của mình để chứa chấp nghi phạm?

Như đã phân tích trong bài “Nhóm lợi ích SANG-YẾN-TÂM và dâm cụ PHÊ đã bắt đầu như thế nào?”, dù bây giờ đã là Chủ tịch nước nhưng 4Sang vẫn chỉ là một “vật nuôi” của Yến và Tâm không hơn không kém. Yến biểu gì 4Sang phải răm rắp tuân theo, vì hơn ai hết 4Sang hiểu độ liều và máu điên của “con quỷ cái Đặng Thị Hoàng Yến” – một con đàn bà không có chuyện gì là không dám làm và không ngán bất cứ ai. 4Sang lo sợ nếu làm trái ý Yến thì sẽ mất tất cả vì thật ra Yến mới chính là Chủ tịch nước CHXHCNVN buông rèm nhiếp chính chứ không phải 4Sang, trên đỉnh cao quyền lực như vậy thì việc Yến không ngán ai là điều dễ hiểu! 
 
Chị em nhà họ Đặng nhảy nhót trên chính trường suốt hơn 10 năm qua
Trong suốt thời gian hơn 10 năm chăn dắt 4Sang, Yến và Tâm đã lừa và lợi dụng 4Sang làm rất nhiều điều sai trái, phát ngôn những lời bậy bạ theo chỉ đạo của Yến và Tâm. 4Sang nhiều lần cũng nhận ra sai lầm của mình nhưng vì há miệng mắc quay và đã ở quen trong háng của “chị Yến” nên khó ăn khó nói, đành nhắm mắt … đưa tay.

Lối thoát nào cho 4Sang trong bi kịch này?

Tại sao 4Sang lại đang rất cố gắng đi khắp nơi như một con rối để nói xa nói gần, lợi dụng việc đóng góp ý kiến của cử tri để đẩy các vấn đề lên nhằm phục vụ cho các mục đích của Tâm và Yến. Thói đời có ăn thì phải có trả, 4Sang đã vay mượn, đồng loã với tội ác để trục lợi và nhận quá nhiều từ Yến và Tâm, gia đình Đặng Văn Thành – Sacombank, nên đã đến lúc phải trả cũng đúng thôi. Vấn đề là 4Sang đang lạm dụng quyền lực và tài sản XHCN được nhà nước giao phó do mồ hôi xương máu của nhân dân lao động, doanh nghiệp đóng thuế mà có để bảo vệ những bố già lừa đảo, vơ vét tiền bạc, đất đai của nhân dân là điều không thể chấp nhận được. Điều trớ trêu của lịch sử là bọn nhóm lợi ích Sang-Yến-Tâm có lối sống vô đạo đức, xem thường pháp luật này lại hay lên giọng dạy đời về đạo đức và kêu gọi tuân thủ kỷ cương pháp luật nhất – giống như gái đĩ lại chuyên đi nói chuyện trinh tiết.

Đất nước này sẽ đi về đâu nếu có một Chủ tịch nước sống chui nhủi dưới váy “một con quỷ cái” như Yến, một Chủ tịch nước suốt ngày đi ám chỉ xa gần đánh võ bằng mồm, không dám nói thẳng, một Chủ tịch nước tà dâm mê L., bao che cho tội phạm, một Chủ tịch nước lừa vị Tổng bí thư liêm khiết phải nhúng tay vào chàm khi tham gia vào một cuộc bôi đen nhằm hạ bệ những người đồng chí của mình trong lúc dầu sôi lửa bỏng giặc ngoại xâm ngoài ngõ ?!!

Trương Tấn Sang, ông đã chịu chui ngay ra khỏi váy của mụ Yến chưa??!

Nếu còn nằm trong đó, ông sẽ trả lời thế nào với nhân dân về các hành động của mình đây? Ông ăn nói với TBT Nguyễn Phú Trọng thế nào về các hành động qua mặt, đánh lừa TBT, BCT trong HNTW6 vừa qua? Quan trọng hơn hết là ông còn mặt mũi nào nhìn mặt ông cha, tổ tông và những người đã nằm xuống cho ngày hôm nay? Lịch sử sẽ ghi nhận ông là một con người thế nào đây? Tại sao ông lại làm theo mệnh lệnh của những con rắn có tư tưởng xa lạ, cõng rắn cắn gà nhà, gây nên cảnh nồi da xáo thịt như hiện nay! Mọi việc tuy muộn nhưng chưa phải là kết thúc đối với ông.

Hãy bắt đầu bằng việc chui ngay ra khỏi háng Đặng Thị Hoàng Yến, đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ tha  thứ cho ông vì sự can đảm đó!
Vũ Quy - 0909306868
(Blog  DHĐ)

* Bài viết từ một trang blog trên mạng, được đăng lại với mục đích mang thông tin đến cho bạn đọc khảo cứu tính trung thực. TTHN không chịu trách nhiệm về sự chính xác của bài viết và không phản ảnh quan điểm của trang TTHN.

Ối giời ơi! - Nóng: TTHN chính là Hacker đột nhập blog QLB (!?)

(TTHN) - Sao không hiểu chủ nhân TTHN là ai, sống ở đâu mà đã khiến QLB lại kinh sợ đến thế. Tướng Hưởng là ai mà chị nguyên dân biểu Én vàng chủ blog QLB đề cao thế nhỉ? Blog QLB toàn đăng tin bịa đặt, coi thường độc giả nên khi họ biết thì họ chia tay, không thèm đọc. Đơn giản như thế mà không biết, tiên trách kỷ, hậu trách nhân chứ? Blog không ai vào đọc vì có biết viết blog đâu, trình độ ĐBQH Việt nam có thế thôi sao? Và hơn nữa nguồn tin từ trong nước của chị Én đã bị bóp thì blog của chị chỉ ngáp ngáp chờ chết. Tướng Hưởng thì không biết thế nào, nhưng thị Chồn "Vợ " ảnh thì căm chúng em lắm, chị ấy bảo chúng em là Việt T gì đấy chị Én nhé :))

TTHN là một trang thông tin độc lập, bất vụ lợi mang tin tức đa chiều đến bạn đọc. Chứ xin đừng đề cao TTHN và chủ trang (không biết là ai) quá mà chúng em xí hổ muốn chít đóa chị dân biểu Én vàng ạ. Chúng em là người có học, học nghề gì thì mần nghề ấy, không được như cái lũ vô học buôn Vua như bọn chị, cái éo gì cũng mần mà có cái gì mần ra hồn đâu? Cuối cùng là chạy mất dép :)) Nhưng cũng phải cám ơn chị Én đã PR cho TTHN quá trời lun. Cứ thế phát huy nhé, chị Én. Hé.hé...
*
(Quanlambao) - Đến hôm nay chính thức chúng tôi đã lấy lại được email quanlambao.vn@gmail.com và một 'món quà' tặng kèm đầy bất ngờ!!!
Có lẽ chúng ta không thể hình dung ra được kẻ đã Hacked vào Quan làm báo và Post những Video clip không những vi phạm pháp luật mà còn bẩn thỉu, đê tiện đến mức mà không một người có lương tâm nào không phỉ nhổ... Vậy mà kẻ đó chính là chủ của tintuchangngay.org!
Chúng tôi đã thông báo cho độc giả biết: chủ nhân của tintuchangngay.org, bocauden.net, tranhung9, 4sang, kami blog đều được điều hành của một nhóm an ninh do chính Nguyễn Văn Hưởng sáng lập. Nhưng cũng không ai có thể ngò được rằng chúng đã trắng trợn và coi Trời bằng vung khi sử dụng đúng mạng lưới gián điệp nằm vùng ngay tại Mỹ - Chủ nhân của các Blog trên và cũng chính là kẻ đã Hacked vào Quan làm báo.


Theo QLB Trang Bồ Câu đen của "Tướng Hưởng", vậy mà lại bị An ninh mạng đánh sập??
Thông tin cá nhân của tên gián điệp nằm vùng của Hưởng đã lưu lại khi chính kẻ bẩn thỉu này dùng Thẻ tín dụng của y để cố gắng tìm cách lừa cả google rằng y là chủ nhằm cướp lại email quanlambao.vn@gmail.com. Cũng chính tên gián điệp nằm vùng này là Chủ nhân đã dùng chính thẻ tín dụng của mình mua Domain tintuchangngay.org. Hiện nay chúng đã vội vã đã xóa cái tên "Stephens Grady" cùng các thông tin thể hiện y là chủ của tintuchangngay.org, tuy nhiên chúng tôi đã chụp được đầy đủ và dù có vội vã chùi phân thì khi cần FBI cũng sẽ lôi y ra với đày đủ vật chứng, tang chứng!
Đây là thông tin về tên gián điệp hiện đang 'chường mặt' ra:
-->
Paid with: VISA xxx-2392
Ship to:
Stephens Grady
1713 Texas Pkwy, Missouri City, TX 77489
Apt, suite, bldg
Missouri
HO CHI MINH CITY
VIET NAM
Như vậy thầy trò Nguyễn Văn Hưởng đã đẩy cả mạng lưới gián điệp nằm vùng được tạo dựng,đào tạo để phục vụ lợiích Quốc gia vào phục vụ mưu đồ  cá nhân. Chính Tên Nguyễn Văn Hưởngđã hy sinh mạng lưới giánđiệp của Việt Nam chỉđể phục vụ cho riêng hắn.
1/ Bộ công an Việt Nam có thể dùng ngay 'Luật' 7169 của Nguyễn Tấn Dũng để xét xử hành vi phản quốc của Nguyễn Văn Hưởng cùng tổ an ninh của Bộ công an đang ăn lương của Bộ Công An điều hành tintuchangngay.org, bocauden.org, 4sang suốt thời gian qualiên tục bôi nhọ, viết bài chống Bộ Trưởng Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng!
2/ Gia đình bà Hoàng Yến có thể chính thức khởi kiện tên gián điệp nằm vùng nàyđể từđo phanh phui ra toàn bộ hệ thốngđiệp viên mạngdo Hưởng cài cắm tại Mỹ, từ đó sẽ phăng ra cả hệ thống tội phạm gián điệp mạng nối với Bộ Công An Việt Nam! Chính Phủ Mỹ sẽ vô cùng cảm kích vềđiều này!
Chúng tôi sẵn sàng cung cấp tài liệu hiện đang nắm được cho Chính Phủ Hoa Kỳ và gia đình bà Hoàng Yến để đưa những tên gián điệp nằm vùng này ra vành móng ngựa!
Thám tử Quan
(QLB)

Nguyễn Vạn Phú - Sửa gì ở Hiến pháp?

Thông thường các nước sửa Hiến pháp khi có một hai vấn đề gì đó thật bức xúc, cấp bách hay cần hợp thức hóa, phải đưa ra biểu quyết ở Quốc hội hay trưng cầu dân ý trước toàn dân. Ví dụ như khi Nga sửa Hiến pháp năm 2008 kéo dài nhiệm kỳ tổng thống nước này từ 4 lên 6 năm, Ấn Độ tu chính Hiến pháp năm 1967 để bổ sung tiếng Sindhi làm ngôn ngữ chính thức, Ireland sửa Hiến pháp năm 1973 để giảm độ tuổi đi bầu từ 21 xuống 18 tuổi…

Nếu đọc kỹ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, thật khó có thể nêu bật lên vấn đề nào nổi trội trong đợt sửa đổi lần này. Tờ trình của Ủy ban dự thảo có nói về mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là: “… để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.” Đây là một mục đích rất chung chung, có thể đúng vào bất kỳ thời điểm nào hay áp dụng vào bất kỳ tình huống nào.

Sau khi Dự thảo được công bố tại Quốc hội, dư luận cho rằng Dự thảo Hiến pháp lần này đã tăng quyền cho Chủ tịch nước như một điểm nhấn sửa đổi. Thật ra đây là nhận xét hơi vội vàng vì những điều Dự thảo nói về Chủ tịch nước cũng dựa trên căn bản Hiến pháp năm 1992, chỉ có điều được làm rõ về mặt chi tiết ở một số điều khoản.

Trong Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước vẫn có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ…; vẫn là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Chủ tịch nước, theo Hiến pháp 1992, có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết.

Nay Dự thảo chỉ làm rõ thêm những điểm này, ví dụ chuyện phong hàm thì “quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”; chuyện họp với Chính phủ thì “Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Trong bối cảnh nạn tham nhũng đang tàn phá đất nước, nhiều người đặt vấn đề tham nhũng tồn tại được là vì cơ chế kiểm soát quyền lực ở nước ta yếu, nhiều lỗ hổng, dễ bị lợi dụng. Hay hiện nay đang có tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan khi tỉnh nào cũng chạy đua cho có bến cảng, sân bay, khu công nghiệp… Cũng có người cho rằng đó là bởi quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương còn nhiều bất cập để xảy ra tình trạng cả nể, xét duyệt dự án đầu tư của địa phương vì các áp lực khác nhau chứ không vì lợi ích chung của đất nước.

Đấy là những vấn đề mà việc sửa đổi Hiến pháp phải bao quát để giải quyết trong đợt sửa đổi lần này.

Với chuyện kiểm soát quyền lực, cần nhấn mạnh và làm rõ được quan điểm sửa đổi mà Ủy ban Dự thảo có nêu: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Làm sao để giải quyết hai vế đối nghịch nhau trong cùng một câu: vừa thống nhất, có sự phân công, phối hợp lại vừa có sự kiểm soát giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp?

Chuyện dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực là chuyện thế giới đã trải qua, đã trăn trở và thu lượm nhiều kinh nghiệm trong hàng trăm năm qua; tại sao chúng ta không tiếp thu thành tựu chung của nhân loại trong lãnh vực này mà cứ khăng khăng nói và làm theo cách của chúng ta.

Hiến pháp phải được sửa đổi để sao cho các bộ trưởng, mỗi khi ra văn bản trái luật thì ngay tức thì bị Quốc hội cách chức; lệnh của Thủ tướng Chính phủ nếu sai luật sẽ bị Chánh án tòa án nhân dân tối cao bác bỏ theo đơn kiện của công dân; Quốc hội phải chuyên nghiệp hoàn toàn, phải chủ động xây dựng các dự án luật và có toàn quyền triệu tập các thành viên Chính phủ đến giải trình mọi chính sách.

Lấy ví dụ chuyện kiểm soát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sao cho làm ăn có hiệu quả, không vì lợi nhuận nhất thời mà đầu tư tràn lan ra ngoài lãnh vực chính hay không vì vị thế độc quyền mà chèn lấn các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Bởi các bộ hay thậm chí chính phủ là chủ sở hữu doanh nghiệp, ắt hẳn sẽ đứng về lợi ích của doanh nghiệp, vai trò giám sát các tập đoàn, tổng công ty phải giao cho các bộ phận kiểm toán độc lập thuộc Quốc hội chẳng hạn để tìm sự cân bằng về quyền lực. Ngành tư pháp cũng phải đứng ra một cách công minh để xét xử những trường hợp độc quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác hay cho toàn xã hội.

Nói một cách hình ảnh, Luật Doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hình thành cơ chế giám sát lẫn nhau giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát để cổ đông hưởng được lợi ích cao nhất thì Hiến pháp cũng phải làm được chuyện tương tự giữa Quốc hội, Chính phủ và hệ thống tòa án.

Nếu chưa làm được điều đó, thiết nghĩ chưa cần phải sửa đổi Hiến pháp theo cách sửa đổi hình thức như hiện thời.
Nguyễn Vạn Phú

Cuộc đời kỳ lạ của cha đẻ Xuân Tóc Đỏ

Thẻ nhà báo của Vũ Trọng Phụng
Theo ông Nghiêm Xuân Sơn, nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng quê gốc ở Mỹ Hào - Hưng Yên. Sinh thời, gia cảnh nhà văn rất nghèo, cái nghèo "gia truyền" như lời nhà văn Ngô Tất Tố đã nói. Trong bài viết có tựa đề "Gia thế ông Vũ Trọng Phụng" đăng trên Tạp chí văn học Tao Đàn số tưởng niệm Vũ Trọng Phụng, có sự tham gia của các cây bút lừng danh thời ấy như Tam Lang, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Trương Tửu, Thanh Châu, Nguyễn Triệu Luật, nhà văn Ngô Tất Tố cảm thán: "Trong các nhà văn hiện thời, ông Phụng là người nghèo lắm. 

Khác hẳn những ông Trần Tế Xương và Nghiêm Phúc Đồng, cái nghèo của ông là thể nghèo "gia truyền" không phải "nghèo lỏi". Những người hiếu danh thường hay giấu giếm gia thế, nếu như tiền nhân của họ không có người nào hiển đạt. Ông Phụng không có óc ấy. Chính ông kể cho tôi nghe tổ phụ của ông chỉ làm lý trưởng, thân phụ ông chỉ là một người thường dân và đã tạ thế khi ông mới 7 tháng tuổi, tổ phụ ông mới ngoài 60. Ở nơi quê quán, ông không có một tấc đất cắm dùi".
Cuộc đời kỳ lạ của cha đẻ “Xuân tóc đỏ”

Hơn 70 năm sau ngày thôi “ở trọ trần gian”, nhà văn Vũ Trọng Phụng, cha đẻ của những nhân vật tiểu thuyết độc đáo bậc nhất thế kỷ XX như Xuân tóc đỏ, Thị Mịch, Nghị Hách… vẫn để lại cho hậu thế vô vàn câu chuyện đầy ám ảnh xoay quanh cuộc đời ngắn ngủi nhưng đặc biệt sống động của ông. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng (20/10/1912 - 20/10/2012), gia đình, người thân, bè bạn và cả độc giả lại chia sẻ với nhau nhiều hồi ức về ông, truyền tai nhau những giai thoại kỳ lạ về bậc tài danh từng được xưng tụng “ông hoàng phóng sự đất Bắc”…
1.Qua cổng làng Giáp Nhất còn nguyên phong vị cổ, cái ồn ào náo nhiệt của phố phường Hà Nội bỗng ngưng đọng, lùi lại phía sau. Hỏi đường vào nhà ông Nghiêm Xuân Sơn, một người đàn bà đang lúi húi với bữa cơm chiều mau mắn chỉ dẫn. Đã qua tuổi "xưa nay hiếm" từ lâu, ông Nghiêm Xuân Sơn trông vẫn còn nhanh nhẹn, tráng kiện. Thành lệ, khách tìm đến nhà hỏi chuyện văn chương, lại được ông đưa ra khu tưởng niệm của gia đình, viếng phần mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Làm rể nhà văn, lấy bà Vũ Mỵ Hằng, người con gái duy nhất của Vũ Trọng Phụng từ năm 1956, ông Sơn đã cùng vợ phụng dưỡng chăm sóc cả bà nội vợ (mẹ nhà văn Vũ Trọng Phụng) và mẹ vợ (cụ Vũ Mỵ Lương - vợ nhà văn). Cũng sinh sống tại làng Giáp Nhất gần cầu Mọc, ông Sơn quen bà Hằng khi bà mới 16 tuổi, rồi chờ cho đủ 18 tuổi là kết hôn. Từ đó, ông Sơn đã cáng đáng trọng trách trau chuốt gìn giữ di sản văn chương quý giá mà bố vợ mình - nhà văn Vũ Trọng Phụng để lại.            

Theo ông Nghiêm Xuân Sơn, nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng quê gốc ở Mỹ Hào - Hưng Yên. Sinh thời, gia cảnh nhà văn rất nghèo, cái nghèo "gia truyền" như lời nhà văn Ngô Tất Tố đã nói. Trong bài viết có tựa đề "Gia thế ông Vũ Trọng Phụng" đăng trên Tạp chí văn học Tao Đàn số tưởng niệm Vũ Trọng Phụng, có sự tham gia của các cây bút lừng danh thời ấy như Tam Lang, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Trương Tửu, Thanh Châu, Nguyễn Triệu Luật, nhà văn Ngô Tất Tố cảm thán: "Trong các nhà văn hiện thời, ông Phụng là người nghèo lắm. Khác hẳn những ông Trần Tế Xương và Nghiêm Phúc Đồng, cái nghèo của ông là thể nghèo "gia truyền" không phải "nghèo lỏi". Những người hiếu danh thường hay giấu giếm gia thế, nếu như tiền nhân của họ không có người nào hiển đạt. Ông Phụng không có óc ấy. Chính ông kể cho tôi nghe tổ phụ của ông chỉ làm lý trưởng, thân phụ ông chỉ là một người thường dân và đã tạ thế khi ông mới 7 tháng tuổi, tổ phụ ông mới ngoài 60. Ở nơi quê quán, ông không có một tấc đất cắm dùi".

Ông Nghiêm Xuân Sơn kể, ngay trước ngày Hội Nhà văn Việt Nam chính thức tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụng (ngày 22/10 vừa qua), con gái nhà văn Ngô Tất Tố đã mang bản copy bài báo có tuổi đời hơn 70 năm đến tặng gia đình ông. Nhà văn Ngô Tất Tố còn viết tiếp: "Tôi biết ông từ thời làm Báo Công dân, cách đây độ 4, 5 năm chi đó. Hồi đấy có lẽ là hồi quẫn bách nhất trong đời ông, vì rằng, ngoài làm Báo Công dân ông không còn chỗ làm nào khác, mà Báo Công dân thì lại chỉ là cơ quan của một bọn anh em nhà văn nghèo dúm rau dúm bếp làm với nhau, ít khi trả tiền in rồi trong két có được tiền thừa mà trả cho người cầm bút.

Thế nhưng, ông cũng không tỏ ra mình cần tiền. Mỗi khi ở Gia Lâm sang tòa báo, ông cứ cặm cụi cuốc bộ đi, cuốc bộ về, hôm nào mỏi lắm mới lấy 5 xu đi xe. Một điều quan trọng nữa là đời ông luôn thấy sự túng thiếu, nhưng không lúc nào ông tự đem sự túng thiếu của mình mà làm phiền lụy người nào, dù khi túng thiếu cực điểm cũng vậy".

Cái nghèo đeo bám, khiến Vũ Trọng Phụng lao vào viết như một người nông phu đang vào vụ, không thể ngơi tay vì sợ bỏ lỡ tiết trời. 27 năm cuộc đời, lăn lộn vào chốn văn chương chừng 10 năm, ông đã kịp để lại cho hậu thế một gia tài đồ sộ, hơn 30 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 phóng sự dài, 7 vở kịch và nhiều bài bình luận văn chương, xã hội sâu sắc… Lao lực do làm việc nhiều, lại không có điều kiện để chăm sóc y tế kịp thời, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao phổi. Bệnh nặng, tự chữa trị thuốc thang ở nhà nên bệnh tiến triển càng nhanh, ngay cả sức trẻ tuổi 20 cũng phải đầu hàng số mệnh.

Nhà văn Ngô Tất Tố (1893 - 1954) - người bạn vong niên từng khóc thương cho số kiếp của Vũ Trọng Phụng: "Ông đau từ mấy năm trước. Trước khi chết độ 6 - 7 tháng, ông đã có một đêm nguy kịch. Sáng sớm hôm sau ông cho gọi tôi lên nhà thăm bệnh và nói cho tôi biết rằng: Chiều hôm trước một viên bác sĩ chữa bệnh cho ông đã khuyên ông đi nhà thương. Trong đêm vừa rồi ông đã làm sẵn mấy bản chúc thư. Ông bị đau phổi, vẫn sốt hâm hấp, ho ra đờm đặc. Từ mấy bữa trước không thể gượng ngồi dậy mà chỉ nằm được một bên sườn. Ho cũng đau, nói cũng đau, hễ trở mình thì trong sườn nghe có tiếng óc ách.

Bấy giờ người ông tuy đã tiêu nước, nhưng mạch hai tay vẫn còn có lực. Sau khi coi mạch và hỏi các chứng, tôi kê cho ông bài "nhị thang trần" hợp bài "nung thang" gia một lạng ý dĩ và dặn ông uống một ngày hai thang. Sáng mai tôi lại lên thăm ông, ông khoe với tôi bệnh đã bớt nhiều, có lẽ không chết. Từ đó ông uống mãi đơn ấy, tuy thỉnh thoảng cũng thay đổi ít nhiều, nhưng đại thể vẫn không ngoài hai phương thuốc trước. Một tháng sau ông đã dậy được, đã đến thăm tôi ở Báo Thời vụ. Đau ngực, đau sườn, tiếng nước óc ách, khỏi cả, chỉ có cái sốt hâm hấp không khỏi và sắc mặt ông vẫn xanh như người hết máu".

2.

Cầm cự được một khoảng thời gian ít ỏi trong cảnh túng thiếu cùng cực, nhà văn Vũ Trọng Phụng về cõi vĩnh hằng ngày 13/10. Bạn bè văn chương ngày ấy đã mô tả đám tang ông một cách hết sức thê lương, ảm đạm trong một ngày thu trong veo, đẹp trời. Ai cũng ái ngại cho gia đình của nhà văn, thương cảm người vợ trẻ và đứa con gái duy nhất chưa đầy một tuổi.

Thi hài Vũ Trọng Phụng được an táng tại nghĩa trang Thanh Xuân, sau này là khu vực mà người dân Hà Nội quen gọi là Cao, Xà, Lá. Mất chồng khi tóc còn đương xanh, bà Vũ Mỵ Lương, vợ nhà văn Vũ Trọng Phụng đã ở vậy, lần hồi nuôi con, nuôi mẹ chồng. Bà Lương người ngay làng Giáp Nhất, là con gái nhà giàu, danh giá xinh đẹp nhưng đã chấp nhận làm vợ một anh nhà văn nghèo, cả đời bươn chải trong kiếp ở nhà thuê.

Năm 1956, chàng trai trẻ Nghiêm Xuân Sơn về làm rể nhà văn, bắt đầu chặng đường dài toan lo cho đại gia đình vợ. Giai đoạn ấy, mẹ đẻ của nhà văn vẫn còn mạnh khỏe, vui sống cùng con dâu, cháu nội, cháu rể và các chắt. Ông Nghiêm Xuân Sơn nhớ lại, một người con trai của ông ngay lúc còn nhỏ xíu, bị bệnh nặng đã trút hơi thở cuối cùng ngay trên tay cụ nội. Năm 1964, đến lượt cụ bà mẹ đẻ nhà văn qua đời. 12 năm sau, năm 1976, bà Vũ Mỵ Lương, vợ nhà văn tìm về đoàn tụ bên chồng sau hơn 30 năm âm dương cách biệt.

Ông Nghiêm Xuân Sơn đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, sau học thêm bằng kế toán rồi về làm việc bên Tổng cục Đường sắt. Bà Vũ Mỵ Hằng ở nhà đan len, xoay trở chăm con, chăm chồng. Ông Sơn bảo khu đất mà ông đang ở cùng các con rể và cháu ngoại, có mộ phần Vũ Trọng Phụng nguyên là của gia đình vợ nhà văn, sau này được ông Sơn đứng ra mua thêm rồi một tay xây sửa.

Dù không có dính líu gì tới văn chương, nhưng ông Nghiêm Xuân Sơn đã sớm ý thức được tầm vóc lừng lững và gia tài vô giá của bố vợ trong chốn văn chương. Công việc sưu tầm các hiện vật liên quan đến Vũ Trọng Phụng đã được vợ chồng ông Sơn, bà Hằng thực hiện từ sớm. Do hoàn cảnh khách quan, nhiều lần phần mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng phải di dời, chuyển chỗ, cho đến năm 1983, vợ chồng ông Sơn đã đưa ra một quyết định táo bạo: Chuyển mộ phần nhà văn về an táng tại khu đất của nhà ở ngay làng Giáp Nhất. Trước đó, khi nghĩa trang Thanh Xuân bị giải tỏa, xây dựng khu công nghiệp Cao, Xà, Lá, ông Sơn đưa mộ phần bố vợ về mảnh ruộng của dòng họ trên cánh đồng làng. Cánh đồng bị đánh bom, xơ xác, nhà văn lại được con cháu đưa về nghĩa trang Quán Dền.

Cuối cùng, khi nghĩa trang Quán Dền cũng bị thu hồi đất để xây cống thoát nước, mà ông Sơn hồi ức, đấy chính là khu vực đường Lê Văn Lương ngày nay, vợ chồng ông xin ý kiến Hội Nhà văn Việt Nam, chuyển mộ phần cha về ngay khu đất đai hương hỏa của gia đình để tiện chăm nom.

Trên diện tích chừng 300m2, ông Nghiêm Xuân Sơn xây dựng nên một khu tưởng niệm riêng biệt, độc đáo, ấm cúng, thanh bình cho bố vợ và những người gần gũi, thân yêu nhất của nhà văn. Mộ phần nhà văn đã trở thành địa chỉ giàu ý nghĩa với người dân làng Giáp Nhất, với những người yêu mến văn chương, độc giả say mê tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và cả nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh văn khoa các trường đại học.

Cảm kích trước sự tận tâm, chu đáo của vợ chồng con gái, con rể Vũ Trọng Phụng, nhà phê bình - GS-NGND Hoàng Thiếu Sơn trong một bài viết đọc trước mộ phần nhà văn đã tha thiết: "Từ ngày ấy không còn mong được đọc gì thêm của Vũ Trọng Phụng nữa, chúng ta chỉ còn mỗi một ước mong: Vũ Trọng Phụng có được một mộ phần xứng đáng với cống hiến của mình cho quốc văn và cho dân tộc, để những kẻ hậu sinh được đến thăm viếng, tưởng niệm và tri ân. Ước mong ấy mọi người giữ mãi trong lòng, cả trong những năm tháng tối tăm mà bóng đen ngột ngạt đè lên toàn bộ sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng. Cuối cùng ngày 1/5/1988, Vũ Trọng Phụng đã trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình (thôn Giáp Nhất, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội), nơi mình đã sống phần lớn cuộc đời thật ngắn để viết ra những tác phẩm thật dài, đã sống và còn sống rất lâu dài, sống mãi mãi trên đất nước chúng ta. Có thể tìm đâu cho Vũ Trọng Phụng một mộ phần tốt hơn cái phần đất làng Mọc này".

Nhà phê bình Hoàng Thiếu Sơn khẳng định: "Sở dĩ phần mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng cùng cụ thân mẫu và người bạn đời của mình đã hoàn thành là do bao công sức, sự hy sinh tận tụy của chị Vũ Mỵ Hằng, con gái nhà văn và chồng là anh Nghiêm Xuân Sơn. Đây không chỉ là việc làm riêng cho gia đình để thỏa lòng mong mỏi của con cháu, mà còn làm cho cả xã hội, để đáp lại nguyện vọng của bao nhiêu người xưa nay ngưỡng mộ nhà văn".

Bà Vũ Mỵ Hằng, giọt máu duy nhất mà nhà văn Vũ Trọng Phụng để lại cõi trần gian cũng qua đời năm 1996. Từ ngày vợ mất, ông Nghiêm Xuân Sơn đã từ TP HCM trở ra, ở hẳn Giáp Nhất để tiện bề coi sóc trông nom mộ phần những người thân. Khu tưởng niệm gồm cả phần mộ của nhà văn Vũ Trọng Phụng luôn sạch sẽ, khang trang và tạo một cảm giác ấm áp vì luôn được gần bên cháu con, luôn có tiếng người vào ra thăm viếng.

Cả đời lo cho gia đình vợ, đến giờ này, nguyện vọng duy nhất của ông Sơn chỉ là, được Nhà nước công nhận, xếp hạng khu tưởng niệm và mộ phần nhà văn Vũ Trọng Phụng, để ông được đường hoàng gắn vào đó 3 chữ "Cấm vi phạm": "Đất đai giờ là toàn đất vàng, đất kim cương, lúc này cháu con tôi đang ngoan, đang tử tế. Biết đâu sau này đến lúc tôi nằm xuống, chúng nó lại đổi ý, muốn bán khu đất này thì sao. Tôi giữ là giữ cho con cháu, giữ cho Nhà nước, giữ lại một địa chỉ văn hóa giàu tâm tưởng trong lòng người. Vậy nên, tôi chỉ xin Nhà nước cho 3 chữ "Cấm vi phạm”.
Mỹ Trân
 (ANTG)

Để mời bà BT Y tế đọc: Phải chết (truyện ngắn)

anh116 
Truyện ngắn của Mạnh Quân.
Đây là chuyện thật tới… 70%, trừ một số phần phải bịa về hoàn cảnh xuất phát câu chuyện. Nhưng đáng ra gọi là một ghi chép hơn. Nhân vật trong bài viết là mà bà nằm cùng phòng bệnh với mẹ tôi ở bệnh viện Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. Khi tôi đến phòng bệnh mẹ tôi năm trước thì bà bệnh nhân này đã được chuyển đi, sau lần tự tử thứ 3. Nhưng câu chuyện về tên bác sĩ thú vật đó (nghe kể là bác sĩ của bệnh viện 103) vẫn làm cho những người trong phòng xúc động. Hôm nay tôi về nhà, mẹ tôi đọc truyện này xong bảo… tạm được. Hê hê. Nhưng còn thiếu một số chi tiết như sau khi nhận tiền lần 2, tay bác sĩ đếm xong, hỏi: Bao tiền đây? Người nhà bệnh nhận đáp: 7 triệu. Hắn nói: Tạm được, nếu cứ đưa như thế lúc đầu có phải đã tốt không rồi mới quay vào mổ. Mẹ tôi nói, bà nằm cạnh giường chị kia, rất khổ vị chị ta không có lúc nào ngủ được vì sau khi mổ hỏng, cơn đau lúc nào cũng xói như kim châm khắp đỉnh đầu và luôn hỏi mọi người: có cách nào chết cho nhanh không, tôi khốn khổ quá.Tiếc là, cái thứ mình viết này không được giống truyện ngắn cho lắm. May mà Thời Nay thương tình đăng cho, tuy nhiên, cũng lưu ở đây để nhắc nhở mình rằng: đừng bao giờ quay lại với ý tưởng viết văn nữa. Thê thảm lắm. Ha ha
Phải chết
Người phụ nữ oặt oẹo nằm trên sàn nhà. Cả người đầm đìa mồ hôi, chị vặn vẹo, lết đi từng phân một để cố gắng trở lại chiếc ghế, nơi vừa lúc trước, chị đã phải ngã khuỵu xuống, lăn ra cách xa gần một mét vì một cơn đau xói lên tận đỉnh óc. Phải, chị phải lết tới đó, dù chỉ vài găng tay nữa thôi, để bằng mọi cách bám lấy, đứng lên, đưa tay lên phía trên. Ở đó, đã treo sẵn một sợi dây dù, nhỏ thôi nhưng phải bằng cả một cố gắng phi thường trong hơn một giờ đồng hồ lúc trước, chị mới vắt ngang được qua cái móc treo quạt trần. Đó là số phận của chị, nơi để chị kết thúc mọi nỗi đau đớn, khổ sở kéo dài hàng tháng mà như hàng thế kỷ qua ở chị.
Đây là lần thứ 4 chị tìm đến cái chết. Cả 3 lần trước, khi thì đang chuẩn bị hành động, thì việc chị định làm đều đã bị người nhà hoặc bà hàng xóm phát hiện. Tất cả lại xúm sít, trách móc, khuyên can. Nhưng chẳng ai khuyên được chị nữa. Cuộc sống với chị, thế là đã hết rồi. Các bác sĩ nói rằng, cuộc sống còn lại của chị chỉ còn đo được bằng một, hai năm là cùng. Chủ yếu phải nằm trên giường vì tuy có thể còn đi lại được chút ít nhưng, với chị, mỗi lần cố gắng đứng dậy để làm gì đó là vô cùng khó khăn với những cơn đau xé dọc sống lưng. Chẳng còn có thể làm gì, chị sống sao sướng bằng chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát cho chị khỏi kiếp sống trần ai này.
Cách đây chừng 4 tháng, chị vẫn là một người phụ nữ còn khỏe mạnh. Khi ấy, chị là một thành viên của đội quân cửu vạn đông đúc, chuyên chở hàng từ bên kia biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn. Công việc hàng ngày của chị là gồng lưng kéo cỗ xe nặng kể đến cả tấn hàng nào là quần áo, vải vóc, tivi, đầu đĩa, loa đài, máy bơm…từ cửa khẩu bên kia về đến tận chợ bên này. Dù có người đẩy sau nhưng chị vẫn luôn hết sức đề kéo, ghìm 2 cái càng xe phía trước luôn có xu hướng chổng vọt lên trời. Mỗi ngày, khi nhận tiền công trở về, là cũng lúc chập tối. Khắp người mở rời rã, đau ê ẩm, nhất là sống lưng, cổ và 2 bên cánh tay.
Chị phải lao động cật lực để hàng tháng đưa tiền về phụ với chồng nuôi 3 đứa con. Một đang học đại học, một mới 13 tuổi, đang học cấp 2 và một đứa mới 9 tuổi, học cấp 1. Chồng chị, già hơn chị gần chục tuổi làm nghề mộc nhiều năm ngay trong làng nhưng tiền công hàng tháng hầu như chỉ đủ cho chính ông ăn và cho chứng nghiện rượu của ông ấy. Mọi thứ đều trông vào số tiền chị kiếm được từ nơi cửa khẩu này. Đúng thời hàng hóa, buôn lậu qua biên giới 2 bên như thác lũ nên mình chị, tháng nào cũng kiếm được đủ tiền lo ăn, học cho 2 đứa nhỏ nhất. Còn thằng lớn, học đại học nhưng đã tự ra ngoài làm thêm ở một xưởng giép gia công để kiếm tiền tự nuôi mình và nộp học phí hàng tháng.
Vào một ngày bình thường, rủi cho chị, một thùng hàng toàn đồ điện tử, có lẽ là mấy cái đầu đĩa DVD buộc phía trên nhưng chưa chặt lắm trên cái xe mà chị đang kéo phía trước lại trượt ra đằng trước, rơi, giáng thẳng vào lưng chị. Một cơn đau điếng người làm chị choáng váng. Cơn đau như muốn gãy sống lưng rồi lan ra khắp toàn thân. Những người bạn cùng nhóm với chị đã nhanh chóng đưa chị về bệnh viện Bắc Giang, nơi không xa nhà chị lắm để gia đình chị tiện tới chăm sóc. Nhưng xem chừng cú rơi khá mạnh làm tổn thương nặng cột sống của bệnh nhân, các bác sĩ bệnh viện tỉnh nói chị nên xuống Hà Nội tìm bệnh viện có chuyên khoa để phẫu thuật và điều trị.
Được vài người quen mách nước, gia đình chị đã tìm được một bệnh viện đa khoa lớn, được tiếng là có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi mà chi phí không quá tốn kém. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, chị bị tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Cần phải tiến hành một ca mổ để xếp lại phần xương đệm.
Mới lần đầu thấy mặt vị bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ đạo ca mổ, chị đã thấy ớn lạnh. Cho dù trong đời, đã làm ở nhiều nơi: chợ búa, cửa khẩu, bến xe… biết mặt toàn những thành phần bất hảo: trộm cướp, nghiện hút, dân buôn…Nhưng chẳng có khuôn mặt nào lạnh lẽo, không có chút sinh khí, không thể hiện là hiền hay dữ ở người bác sĩ trông cũng đã nhiều tuổi này.
Chị nhớ, lần đầu khi ông ta đi vào phòng khám, đã đặt cả mấy ngón tay xương xẩu, lạnh ngắt ấn sâu vào lưng chị làm chị đau điếng. Lão nói: “Đau đâu, đây à, người nhà đâu ?”.
Khi kết quả chẩn đoán được công bố, cũng không biết thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống là nguy hiểm thế nào nhưng chị cũng mường tượng là căn bệnh chị mắc phải là rất nguy hiểm. Bệnh phải mổ, nhưng khi nghe chồng chị nói về khoản viện phí chẳng biết chị đã buột miệng than thở câu gì, ông bác sĩ nghe câu được câu chăng đã phán một câu: “ Không tiền thì thôi, nghỉ mổ nhé. Về quê nằm nhà, chồng nuôi !”. Rồi, phất phơ 2 vạt áo blue trắng, ông ta bỏ ra ngoài.
Không mổ sao được, nếu chị không bình phục thì con chị ai nuôi bây giờ ?. Những người bà con, họ hàng của chị khi thăm nom chị ở nhà và hôm đầu tại bệnh viện, mỗi người một ít cũng đã gom góp cho chị đủ một khoản để trang trải. Giờ thì chỉ chờ ngày mổ và ccả nhà chị chỉ còn biết cầu trời khấn phật cho ca mổ thành công.
Tuy nhiên, cái cảm giác rằng vận đen của mình đã đến, rằng ca mổ sẽ không thành công khi chị thấy gương mặt lạnh băng, cáu bẳn của tay bác sĩ và cả kíp mổ đã trở thành sự thật. Nhưng người thân thiết, quen biết chị chờ đợi tin sau mổ đều thấy ngạc nhiên vì sao có tiền bồi dưỡng rồi mà cả một cái tin thông báo trong hồ sơ khám bệnh về tình trạng bệnh nhân cũng không rõ ràng. Chỉ có chồng chị hiểu. Mặt ông bỗng nghệt ra. Rồi vùng lên, ông chạy ra ngoài, vác hòn đá xông vài phòng tìm tay bác sĩ. Nhưng bảo vệ đã kịp ngăn ông lại, đẩy ông ra ngoài.
Khi bình tĩnh trở lại, được gặp lại vợ mình, lúc chị đã tỉnh lại, ông quỳ xuống, đấm thùm thụp vào ngực, mặt mình xin vợ tha thứ. Ông đã không làm tốt việc chị giao, là việc đưa tiền bồi dưỡng cho bác sĩ và nhóm phụ mổ-một việc mà muôn người hiện nay vào tình cảnh như thế này thường phải làm. Vì tiếc số tiền dành dụm được, ông đã bớt ra một nửa số tiền để cất đi và điều này, chắc chắn đã làm tay bác sĩ kia tức giận.
Ông nói, ông sẽ đi kiện tay bác sĩ khốn nạn đó tới cùng và phải buộc bệnh viện cử nhóm bác sĩ có chuyên môn nhất phẫu thuật lại cho chị. Đau đớn và thất vọng tận cùng nhưng với bản tình hiền lành, hầu như chưa cãi vã với ai bao giờ, chị nhớ, chị đã nói với chồng: “Mình đứng lên và đừng làm thế nữa đi. Bác sĩ họ vào, họ nghe rồi cũng không ra làm sao. Có lẽ số phận của em nó vậy. Bây giờ có kiện cũng chưa giải quyết được gì. Phải tìm cách nào để khỏi bệnh đã, mình ạ”.
Không còn đủ tiền để làm theo lời khuyên của bác sĩ rằng, để chữa chị dứt hoàn toàn, phải sang Singapore phẫu thuật lại với số tiền tính ra ít nhất vài trăm triệu đồng. Số tiền ấy nhà chị làm sao có được ? Dù có bán cả nhà, đất đang ở đi cũng chưa đủ được một phần ba. Gia đình chị lại năn nỉ xin được phẫu thuật lại. Vẫn tay bác sĩ ấy và lần này, chị ruột của chị đã trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng cho bác sĩ chính và ca mổ. Trước khi bắt đầu mổ, bác sĩ ra ngoài và lần này cẩn thận hơn, ông đếm tiền ngay tại chỗ. Rồi ngoắc tay đám phụ mổ vẫn nhìn ông chờ đợi, lão xỏ găng cùng cả nhóm rảo bước đi vào phòng mổ.
Tuy nhiên, kết quả dường như tồi tệ hơn. Bệnh viện đề nghị gia đình nhận chị về với lời khuyên là đưa về bệnh viện địa phương đề điều trị theo phương pháp đông y. Và cũng không có thêm một lời giải thích vì sao ca mổ tiếp sau vẫn không thành công.
Chẳng còn cách nào khác và cũng chẳng còn tiền, chồng chị và đứa con trai cả tạm thời nghỉ học để chăm mẹ đã đưa chị về bệnh viện huyện gần nhà. Ở đây cũng có phòng khám đông y. Vị trưởng khoa ở đây cũng tốt, và bằng kiến thức và kinh nghiệm trình độ cấp huyện của mình, ông cũng hiểu rằng, bệnh nhân của ông đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật vô cùng tệ hại. Hậu quả của cả 2 ca mổ khi trước là đĩa đệm cũng chưa xếp lại được mà cột sống của bệnh nhân đang trong tình trạng rách màng cứng, gây rò rỉ dịch não tủy, đồng thời bị nhiễm trùng. Ông nói với chồng chị:
“Tôi rất thông cảm. Nhưng phải nói thẳng với anh là, bệnh chị nhà quá nặng. Theo quan sát của tôi thì bệnh của chị ấy biến chứng rồi, ảnh hưởng nặng đến thần kinh và bệnh nhân đã mất khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện. Nếu không điều trị tiếp thì khả năng sống được cũng rất thấp. Chúng tôi có thể chuyển vợ anh qua các khoa khác phẫu thuật lại một lần nữa để xếp lại đĩa đệm, giúp khắc phục được tình trạng nhiễm trùng, nhưng việc rách màng cứng hiện nay cũng gây biến chứng thì bệnh viện của chúng tôi không làm nổi mà tôi tin với dạng biến chứng này, hiện nay ở Việt Nam, không có bệnh viện lớn nào xử lý được”.
Chồng chị hoảng hốt: “Không thể có cách nào hồi phục được dù chỉ để đi đứng bình thường hay sao, thưa bác sĩ ?”
Ông bác sĩ bảo:“Vẫn có thể đi lại được đôi chút. Nhưng cơ bản là không thể nào được hồi phục, đi đứng được bình thường như trước đâu mà tuổi thọ của chị nhà chỉ có thể tính còn vài năm nữa là cùng. Khi phẫu thuật, khắc phục tình trạng nhiễm trùng xong thì anh đưa chị về khoa bên này, chúng tôi có thể giúp một phần hồi phục sức khỏe. Sau đó thì anh đưa chị về gia đình chăm sóc”.
Tuyệt vọng với những điều bác sĩ nói nhưng những người thân, họ hàng của chị cũng giúp thực hiện những đề nghị như của vị bác sĩ trưởng khoa đông y nọ. Bệnh viện tuyến huyện tuy nhếch nhác, nghèo nàn về dụng cụ, phương tiện, bác sĩ, y tá cũng có đòi hỏi nhất định về tiền bồi dưỡng thêm nhưng hóa ra cũng quá tệ so với nơi chị khám trên tuyến trung ương. Chỉ có điều, kết quả cuối cùng dành cho chị, y như lời ông bác sĩ đông y nói, chị không còn bị nhiễm trùng nhưng thời gian còn lại của cuộc đời, chủ yếu phải nằm dài trên giường . Có thể gượng dậy đi lại chút nhưng rất khó khăn và đau đớn. Bệnh viện huyện không thể giúp gì thêm.
Đó là tất cả việc dẫn đến việc chị phải tranh thủ lúc chồng đi vắng, những đứa bé của chị cũng đang đi học, mọi người đã lơi lỏng với việc đề phòng, tìm cách không cho chị có cơ hội tự tử để lại tìm đến cái chết ngày hôm nay. Phải chết, đó là nối tuyệt vọng nhưng là cách duy nhất để chị chấm dứt tất cả những nỗi khổ đau đến với chị trong những tháng ngày qua và cả những năm dài sắp tới. Hai đứa con còn bé của chị, chị mong, chúng sẽ được bà con, nội ngoại và rồi thằng anh lớn của chúng, sắp ra trường nuôi nấng. Chỉ cố thêm một chút thôi, quàng được cái vòng thòng lọng oan nghiệt kia qua cổ, mọi nỗi khổ đau sẽ đi qua với chị.
Chỉ chừng khoảng 10 phút sau, khi một người hàng xóm, như mọi khi, vẫn có lòng tốt qua thăm nom, giúp chị qua lại sang nhà để nói chuyện xem có giúp gì được không đã nhìn thấy người phụ nữ bất hạnh ấy lủng lẳng trên sợi dây treo giữa nhà. Đã quá muộn để cứu chữa. Mặt người phụ nữ treo cổ khi chết co rúm, lộ rõ nét đau đớn nhưng cũng vương vấn một nếp gì đó như sự hài lòng, mỉm cười với chính mình trước giây cuối cùng từ giã cõi đời.
Nhưng người phụ nữ ấy và tất cả người thân, người quen của chị có thể vẫn không biết rằng, ca mổ đầu của chị sở dĩ không thành công vì gã bác sĩ ở bệnh viện trung ương sau chỉ 10 phút đeo găng, tiến hành phẫu thuật đã bỏ ra ngoài, tức giận vì tiền phong bì bị bớt và giao việc mổ chính cho một bác sĩ trẻ măng gần như mới thực tập, thực hiện ca mổ đầu tiên. Anh này cũng có những cố gắng nhưng kinh nghiệm và kiến thức không đủ đã khiến đường dao trên tay đi chệch vài lần. Dù chỉ là một chút nhưng nó đã dẫn đến sự quẫn chí, kết thúc cho một kiếp người.
(Đăng trên báo Thời Nay số 70, ngày thứ 5, ngày 9.9.2010) 

Nghịch lý Việt Nam: Nhập 'ông chủ', xuất 'ôsin'

Thử hỏi, là con người có ai muốn sinh ra phải sống trong nghèo khó, phải chấp nhận làm thân phận của một ôsin nơi xứ lạ quê người?
Gần đây thông tin về thị trường "xuất khẩu lao động" sang Hàn Quốc có nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn (hiện tại là tạm dừng) làm đau đầu các nhà quản lý, nhất là người đứng đầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Những giải pháp chỉ có tính nhất thời
Nguyên nhân của vấn đề này được phía Hàn Quốc xác nhận là do nhiều người Việt Nam sau khi hết hợp đồng lao động đã không chịu về nước, mà tìm cách bỏ trốn, cư trú trái phép lại nước họ.
Qua các phương tiện truyền thông, được biết theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, nếu Hàn Quốc đóng cửa vĩnh viễn thị trường lao động phổ thông này thì sẽ gây thất thu cho nền kinh tế nước nhà ít nhất cũng trên dưới 1 tỷ USD mỗi năm.
Một câu hỏi cấp thiết đang đặt ra là làm sao để trong thời gian sớm nhất người Hàn Quốc thay đổi quyết định, mở cửa lại thị trường nhập khẩu lao động từ Việt Nam?
Nhiều người cho rằng giờ chỉ còn một cách duy nhất là phải quay về nhà đóng cửa lại mà "dạy bảo", "uốn nắn" lại dân mình thôi. Trước mắt, các nhà quản lý địa phương phải làm tốt công tác giáo dục và tuyên truyền đến người dân ý thức chấp hành những quy định liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Phải giáo dục cho người dân về lòng tự trọng, về phẩm giá "nghèo cho sạch rách cho thơm" của người Việt để không phải mang tiếng xấu với thiên hạ...
Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần vắt óc để nhanh chóng soạn ra những chế tài xử lý các cá nhân không chấp hành quy định của pháp luật, những địa phương nào không quản lý tốt chuyện người lao động khi qua nước sở tại, để họ tìm cách bỏ trốn...
Xin thưa, câu trả lời hoàn toàn không phải như vậy. Những giải pháp trên thực ra chỉ có tính nhất thời mà thôi. Từ góc nhìn văn hóa mà nói, những giải pháp trên suy cho cùng chưa thể hiện được cái sự "vì dân", chưa thấy rõ ý thức trách nhiệm của người điều hành và quản lý xã hội.
Nếu Hàn Quốc đóng cửa vĩnh viễn thị trường lao động phổ thông này thì sẽ gây thất thu cho nền kinh tế nước nhà ít nhất cũng trên dưới 1 tỷ USD
Trách nhiệm thuộc về ai?
Vậy phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn đề này? Đâu mới được xem là giải pháp mang tính căn cơ và lâu dài nhằm khắc phục triệt để tình trạng trên? Có lẽ, trước khi bàn về chuyện này thiết nghĩ cũng nên trao đổi vài vấn đề xung quanh việc xác định nguyên nhân nào đã làm cho người dân Việt Nam khi ra nước ngoài lao động đã bỏ trốn và không chịu về nước.
Dù muốn dù không, phải thẳng thắn thừa nhận là người Việt tuy là đã "mở cửa" làm ăn với bạn bè thế giới đã lâu, nhưng nhìn chung đến nay vẫn chưa thật sự có "tác phong công nghiệp" trong lao động.
Điều này ngay cả với những người được xem là có học hành và có tri thức hẳn hoi, chứ đừng nói đến những người dân vốn có xuất phát điểm là nền tảng học vấn, giáo dục thấp, phải chấp nhận ra nước ngoài làm những việc chủ yếu thiên về "chân tay", "cơ bắp" (lao động phổ thông).
Tuy vậy, nếu chỉ khăng khăng cho rằng, "ý thức chấp hành lao động kém" là nguyên nhân căn bản và chủ yếu nhất của vấn đề trên thì đó là cái nhìn rất vô cảm đối với người nghèo trong xã hội. Cái nhìn của những kẻ chỉ quen ngồi trong "phòng lạnh" và chỉ tay năm ngón, mà không thấy hết những khó khăn vất vả của người dân trên bước đường lưu lạc, tha hương tìm kế sinh nhai.
Trước hết, chúng ta thử mổ xẻ bản chất của vấn đề "xuất khẩu lao động" ở nước ta trong thời gian qua là gì.
Cụm từ này đọc lên nghe rất hay, cho có vẻ sang, chứ thực ra là những người dân nghèo - những người có trình độ học vấn thấp qua những nước có nền kinh tế phát triển, đời sống tốt hơn để làm... "ôsin" cho họ.
Nhìn ở góc độ văn hóa, đó cũng là nỗi đau và nỗi buồn. Vì một dân tộc vốn có bề dày lịch sử, văn hóa rất lâu đời, vậy mà khi "mở cửa" trao đổi, hợp tác làm ăn với bên ngoài, những lúc cần nhập thì chúng ta phải nhập "ông chủ", nhập "chuyên gia", còn khi xuất thì chủ yếu là xuất... "ôsin". Thậm chí giờ đây việc "xuất ôsin" này đang có nguy cơ bị người ta từ chối nữa.
Xin hỏi, đã có những chuyên gia kinh tế, chuyên gia văn hóa nào bình tâm suy nghĩ kỹ chuyện này chưa?
Đó là cái nhìn ở tầm "vĩ mô". Còn ở góc độ "vi mô", chỉ  có những người dân nghèo, trình độ văn hóa thấp (đa phần là vậy) mới chấp nhận bỏ xứ mình để sang xứ người làm những công việc nặng nhọc, vất vả của một ôsin, những việc mà người dân nước sở tại họ không muốn làm.
Đau đớn thay, để được làm ô sin nước người, có khi cả gia đình, cả dòng họ phải đi vay mượn khắp nơi để hoàn thành các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của hai nước trong vấn đề cam kết trao đổi lao động.
Nếu đơn giản nhìn sự việc ở phương diện cuộc sống là  sự trao đổi, bán mua; nhìn vấn đề ở chỗ bị thất thu 1 tỷ USD/ năm... thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu và cảm thông với những nỗi đau đớn, sự tủi hổ, nhục nhã, ê chề; cái tâm trạng "chẳng đặng đừng" của những người dân nghèo. Nhất là người dân ở một số tỉnh nghèo miền Trung hay phía Bắc đang bằng mọi cách để được đi ra nước ngoài, sau đó thì trốn chui trốn lủi ở lại làm ôsin cho thiên hạ.
Thử hỏi, là con người có ai muốn sinh ra phải sống trong nghèo khó? Phải chấp nhận làm thân phận của một ôsin nơi xứ lạ quê người không?
"Cáo chết ba năm quay đầu về núi","lá rụng về cội","nước chảy về nguồn"... tất cả những điều này vốn đã ăn sâu trong tâm thức bao đời của người Việt. Cho nên, vì một lý do nào đó mà người dân buộc phải "tha hương cầu thực", buộc phải vợ xa chồng, anh xa em, con xa mẹ (cha)... thì phải hiểu rằng đó là một tình cảnh bất đắc dĩ, chẳng một người dân nào muốn.
Ngày xưa, ông thi sĩ "nhà quê' Nguyễn Bính chỉ mới làm mấy chuyến "hành phương Nam" thôi mà đã ngậm ngùi thế này: Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại/Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la/ Cũng may cho những người lưu lạc/
Càng khỏi trông trăng khỏi nhớ nhà/ Mấy tháng chưa nguôi sầu hận cũ! Nằm  đây chăn chiếu của người ta... (Trích Đêm mưa đất khách)
Phải giáo dục cho người dân về lòng tự trọng, về phẩm giá "nghèo cho sạch rách cho thơm" của người Việt để không phải mang tiếng xấu với thiên hạ...
...Xin thưa, câu trả lời hoàn toàn không phải như vậy. Những giải pháp trên thực ra chỉ có tính nhất thời mà thôi. Từ góc nhìn văn hóa mà nói, những giải pháp trên suy cho cùng chưa thể hiện được cái sự "vì dân", chưa thấy rõ ý thức trách nhiệm của người điều hành và quản lý xã hội.
Nguyễn Bính chỉ mới tha hương trong nước thôi mà đã như vậy. Còn những người dân nghèo của chúng ta hiện nay thì sao? Họ phải lưu lạc nơi xứ người để làm những công việc cực nhọc không ai muốn làm là vì cơn cớ gì?
Là vì cuộc sống hiện tại ở quê nhà quá nghèo khó vất vả. Là chấp nhận hi sinh bản thân để kiếm tiền gửi về quê trả nợ, để lo cho cha yếu mẹ già, cho con cái có miếng cơm manh áo, có sách vở đến trường; để dành dụm chút đỉnh để phòng khi bệnh tật đau yếu. Để phòng thiên tai bão lũ bất ngờ ập xuống đầu họ lúc nào không hay...
Cho nên, đâu phải chỉ vì nguyên nhân họ "không có ý thức", "kém ý thức" hay không biết giữ "thể diện quốc gia" để rồi chấp nhận trốn chui trốn lủi, chấp nhận cam chịu cảnh bơ vơ một mình nơi xứ lạ quê người.
Mà sao lại phải bắt những người dân nghèo, trình độ học vấn thấp gánh vác trọng trách "giữ thể diện quốc gia" lớn lao này chứ? Vì lẽ ra, trách nhiệm này thuộc về những người có "văn hóa", có "học thức" cao đang quản lý và điều hành đất nước mới công bằng.
Thử hỏi, đã có những "chuyên gia kinh tế", những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý lao động nào nghĩ đến để thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia những nỗi niềm, tâm tư của những người dân, vì nhu cầu sinh tồn mà họ đã buộc phải bỏ xứ, đi tìm miếng cơm manh áo nơi xứ lạ quê người hay chưa?
Nếu chúng ta không thay đổi cách tư duy, không có cái nhìn xa trông rộng, đặc biệt là không biết "thương dân như con"; không biết xấu hổ trước sự thua kém của dân tộc và đất nước thì cùng lắm chỉ tìm ra những giải pháp có tính nhất thời mà thôi.
Bao giờ cán cân "nhập- xuất" xoay chiều
Muốn có giải pháp lâu dài để giải quyết vấn đề này thì ở cấp độ quản lý Nhà nước, ngành chức năng cần thay đổi cách tư duy.
Thay vì cứ ngồi đó năn nỉ và thuyết phục người Hàn Quốc mở cửa lại thị trường "xuất khẩu lao động phổ thông" (để không bị thất thu mỗi năm 1 tỷ USD) sao chúng ta không nghĩ đến chuyện năm mười năm sau Việt Nam sẽ không còn cảnh nhập "ông chủ", nhập "chuyên gia" và xuất... "ôsin" nữa?
Sao không nghĩ nhất định làm sao để cán cân "nhập - xuất" này phải xoay chiều ngược lại? Nói một cách cụ thể hơn, các chuyên gia kinh tế, cách nhà hoạch định chính sách hiện nay cần phải đưa ra quyết định lựa chọn một trong hai phương án sau:
Một, là chấp nhận "an phận thủ thường" để được thu về 1 tỷ USD một năm bằng việc "xuất khẩu... ôsin" lâu dài và mãi mãi.
Hai, đột phá trong tư duy quản lý; trong điều hành và xây dựng nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Tạo công ăn việc làm với lợi thế là nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội thật tốt chăm lo ổn định đời sống người dân...
Để người dân tự triệt tiêu cái "ước mơ" xuất ngoại, và sau đó là trốn chui trốn lủi cam phận ôsin nơi xứ người, vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến "thể diện quốc gia" trên trường quốc tế hiện nay.
Ngyễn Trọng Bình
(TVN)

Sự thật về ông Đặng Thành Tâm công bố các dự án đầu tư lên tới 16 tỉ USD: Dự án lớn, năng lực đầu tư bé nhỏ

Ông Đặng Thành Tâm
Một con số ảo
Bốn năm trở lại đây, ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - SGI) được coi như một người thành đạt, thâu tóm rất nhiều danh hiệu của các tổ chức trao tặng, nổi bật nhất là danh hiệu người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, thực tế với những diễn biến bất thường tại các dự án triển khai mà ông Đặng Thành Tâm trình diễn trên giấy tại nhiều tỉnh, thành chỉ phục vụ mục đích "bán lại cho chủ đầu tư khác nhằm hưởng lợi chênh lệch". Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư tại các dự án mà SGI đã công bố lên đến 16 tỉ USD. Xét về tài chính đầu tư thì đây là một con số kỉ lục vì ngay cả việc thua lỗ của Vinashin tổng số nợ công bố 86 nghìn tỉ đồng, tức là chỉ hơn 4 tỉ USD.
Theo đánh giá của giới đầu tư, 16 tỉ USD là con số ảo, không có cơ sở và cũng chưa có tổ chức nào kiểm tra mà chỉ đơn thuần là công bố của ông Đặng Thành Tâm. Thực chất hầu hết các dự án mà SGI đã khởi công xây dựng từ trước đến nay đều rất ít vốn đầu tư. Hình thức chỉ là bằng các mối quan hệ, ông Tâm chạy dự án, tổ chức khởi công nhưng sau đó ít sản xuất - kinh doanh nên dự án nằm im để tìm kiếm đối tác chuyển nhượng, bán lại, hưởng chệnh lệch. Ông Đặng Thành Tâm còn sang nước bạn Lào hứa hẹn ủng hộ hàng triệu USD để xin đất, khởi công dự án nhưng sau đó lại chờ đợi để sẵn sàng sang nhượng cho các doanh nghiệp khác.

Dự án của ông Đặng Thành Tâm ở Quảng Ngãi đang “trùm mền”.
Ở Quảng Ngãi, 3 dự án bị thu hồi 2
Từ năm 2008, Tập đoàn Tân Tạo (lúc đó ông Tâm chủ trì) xúc tiến 3 dự án đầu tư lớn tại tỉnh Quảng Ngãi với số vốn đăng kí lên đến 50 triệu USD và 1.485 tỉ đồng. Sau nhiều năm được cấp phép, hầu hết các dự án vẫn "án binh bất động". Ngày 11-12-2008, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina thuộc Tập đoàn Tân Tạo, đầu tư xây dựng khu thương mại - dịch vụ - phim trường Vina Universal Paradise ở huyện Sơn Tịnh, diện tích 60 ha, nằm sát chân núi Long Phụng, tổng vốn đầu tư 949,6 tỉ đồng bao gồm các khu du lịch, khu thương mại, khu biệt thự cao cấp, khu biệt thự trên đồi, khu thể dục thể thao. Dự kiến thực hiện trong 4 năm (2008 - 2011). Được khởi công đầu năm 2009, nhưng bỏ hoang từ đó đến nay, khả năng sẽ không tiếp tục triển khai được theo cam kết của ông Đặng Thành Tâm.
Còn lại hai dự án khác cũng nằm im lìm. Thứ nhất là khu du lịch phim trường Vina Universal, vốn đầu tư 50 triệu USD, thực hiện trên diện tích gần 2.600 ha tại huyện Đức Phổ; thứ hai là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) trên 157 ha, vốn đầu tư hơn 285 tỉ đồng. Lúc khu du lịch phim trường Vina Universal rục rịch khởi động, người dân ở 3 xã trong vùng dự án gồm Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ Châu rất phấn khởi, kì vọng về một tương lai tươi sáng, nhưng sau 3 năm, nhiều diện tích đất bỏ hoang làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Tháng 6-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thu hồi dự án này.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong, chủ đầu tư không triển khai hạng mục nào, chỉ mới lập xong khảo sát đền bù. Do đó, ngày 13-4-2012 UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn phê bình lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi về việc chậm quyết định thu hồi dự án dù tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép.
Theo dự kiến, dự án khu thương mại dịch vụ Vina Universal Paradise Sơn Tịnh gồm khu nhà ở với 237 nhà liên kế, 183 nhà biệt thự vườn và 56 bungalow, 5 khu thương mại dịch vụ, trường học, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao… Từ năm 2009 đến nay, dự án chưa giải quyết xong việc bồi thường và tái định cư cho người dân, mới đền bù phần diện tích ruộng, còn phần đất vườn và nhà dân thuộc địa bàn thị trấn Sơn Tịnh thì chưa được bồi thường. Dự án mới đổ nền và xây dựng đường nội bộ trong vài ha cho khu tái định cư và nhiều tháng qua cũng giậm chân tại chỗ. Nhiều hộ dân đang đối mặt với khó khăn. Hàng chục ha ruộng bị bỏ hoang, người dân muốn làm nhà ở cũng không được.
Tháng 4 năm 2012, trả lời trên Báo Người Lao Động, ông Lê Hồng Hà, Phó Trưởng ban Quản lí KCN tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nguyên nhân khiến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phổ Phong chậm xây dựng được chủ đầu tư trình bày là do ưu đãi về cơ chế của tỉnh chưa cao. Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh giá cho thuê đất và hỗ trợ không tính lãi suất; đề nghị tiền đền bù cho dân do Nhà nước chịu và đề nghị được hỗ trợ 70 tỉ đồng giống như các dự án ưu đãi vùng khó khăn... Theo ông Hà, tất cả các đề nghị này đều không hợp lí và không được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận. "Nguyên nhân chính là do năng lực tài chính của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) không đáp ứng được" - ông Hà khẳng định.
Còn ở Bắc Giang?
Còn Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng không ít dự án dở dang. Điển hình là năm 2004, ông Đặng Thành Tâm được UBND tỉnh Bắc Giang cấp cho 426 ha đất ở thành phố Bắc Giang, sát Quốc lộ 1A (mới). Sau hơn 8 năm, dự án mới lấp đầy khoảng 10% diện tích. Gần 400 ha đang bỏ hoang, người dân muốn canh tác cũng không được vì đã san lấp cát. Hàng rào dự án đang bị phá dỡ. Không biết tỉnh Bắc Giang có xem xét thu hồi không?
Vũ Phong - Minh Tuấn
(Người cao tuổi) 

Trần Đăng Tuấn - Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ v/v xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” 5 tháng không có hồi âm

Lời bình của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Ông Trần Đăng Tuấn gửi lá thư ngỏ cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thủ tục xin thành lập “Quỹ Cơm có thịt” được gửi đến quý Bộ bị ách tắc đến 5 tháng không một hồi âm. Vậy là hy vọng để thành lập được cái quỹ chính thức cho trẻ miền núi có thịt ăn lâu dài đã bị dập tắt bởi nếu được chấp nhận bây giờ thì tiền quy định kiểu như vốn điều lệ đã là 5 tỷ VN đồng thay cho 2 tỷ trước đây. Không cho, không muốn hay là lối làm ăn tắc trách kiểu xin cho trong một bộ phận công quyền Nhà nước. Là một nhà văn ủng hộ Cơm có thịt từ đầu tôi cảm thấy bị xúc phạm. Điều đáng nói là sự xúc phạm này kéo theo hệ lụy cho Chương trình Cơm có thịt vì không có pháp nhân sẽ bị ảnh hưởng và kết thúc.

Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt. 
Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện
5.841 học sinh được ăn cơm có thịt
Bắt đầu từ bài viết “Hôm nay lên Suối Giàng”, đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), dự án “Cơm có thịt” đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.
Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.
T.C.
Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.

Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.
Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”. 
Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.
 
Các đại sứ cơm có thịt
Tôi sẽ không nói gì về chuyện có hay không có việc lãnh đạo vụ và bộ bận đến mức suốt năm tháng chỉ có đi hết chuyến công tác này đến chuyến khác, đến mức chuyên viên chẳng thể trình được hồ sơ. Chuyện đó ông bộ trưởng biết hơn tôi. Còn về chuyện thứ hai là cái tên quỹ “Cơm có thịt”, dù chưa nhận được đề nghị bằng văn bản nào từ quý bộ đề nghị giải trình, tôi cũng xin giải thích: Nhóm tham gia từ đầu của hoạt động này chủ yếu là những nhà văn, nhà báo. Họ chắc không thiếu chữ nghĩa để đưa ra những cái tên sang trọng.
Nhưng rồi chúng tôi đã quyết định để nguyên cái tên ban đầu đó, vì hai lẽ: Một là, nó đúng là mục tiêu, nguyện vọng mà chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé để hiện thực hóa nó trong cuộc sống học sinh nội trú vùng cao. Hai là: nhiều ngàn người góp tiền cho hoạt động này đã chẳng thấy cái tên ấy có gì không hay, không tốt. Hiện nay không chỉ trong nước mà sinh viên Việt Nam ở nhiều nước, bắt đầu từ Úc, cho đến Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore... đang gọi nhau đến với “Cơm có thịt”, và chưa thấy ai không hài lòng với cái tên đó. Khi cái tên (dẫu hay, dẫu chưa hay) nhiều người ủng hộ đã biết, việc thay đổi sẽ không tốt cho hiệu quả hoạt động. 
Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm. Tôi viết thư này là mong bộ trưởng bỏ thời gian để xem xét hai việc.
Thứ nhất, mong bộ trưởng cho rà soát lại có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Nguyên do ở đâu, có phải là sự chậm trễ quan liêu đơn thuần, hay có sự e ngại nào với việc quản lý hoạt động thiện nguyện? 
Thứ hai: trước khi làm hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ, chúng tôi đã vất vả để tìm cách có nguồn tiền ở mức 2 tỉ đồng để sau này được Bộ Nội vụ công nhận có đủ điều kiện hoạt động. Nhưng sau khi chúng tôi nộp hồ sơ, theo quy định mới mức tiền mà quỹ nhất định phải có từ ban đầu đã cao hơn gấp vài lần (theo nghị định 30/2012-NĐ/CP đã nói ở trên là 5 tỉ đồng trở lên). Quy định này tất nhiên xuất phát từ những điều hợp lý, nhưng không phải cho mọi trường hợp. Thành lập quỹ không phải lúc nào cũng là người hay đơn vị nhiều tiền. Quan trọng là quỹ có vận động được nhiều người ủng hộ không. Nếu cứ phải có nhiều tiền mới lập được quỹ thì mới chỉ là “Lá lành đùm lá rách”. Thậm chí không phải lá lành, mà lá rất lớn mới được quyền đùm lá rách. Nhưng chúng ta chẳng vẫn thường hay nói tiếp nữa là: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” đó sao.
Đây là quy định của Chính phủ, nhưng ta đều biết các nghị định dẫu do Thủ tướng hay Phó thủ tướng ký đều được soạn thảo và đề xuất từ các bộ, ngành. Hi vọng ông bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, ông hãy tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.
Chúc ông bộ trưởng sức khỏe.
Trân trọng.
Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần 2kg và 5.000 đồng tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi: Sao lại 5.000 đồng thì chúng nó ăn uống kiểu gì? Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế... (trích).
Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.
Hỏi: 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à? Bác người Mông nói: Nồi to lắm đấy, 13-14 cân gạo mới đầy đấy. Lại hỏi: Thế ăn cơm với cái gì? - Với canh rau... Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu chứ không có trong bếp. Hỏi: Sao ít rau thế? - Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy. Thế có thịt cá ăn bao giờ không? - Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt...
(Trích bài “Hôm nay lên Suối Giàng” 18-10-2011- blog Trần Đăng Tuấn)
Trần Đăng Tuấn
Lãnh đạo Bộ Nội vụ chưa tiếp cận hồ sơ
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh khẳng định lãnh đạo Bộ Nội vụ chưa tiếp cận hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt”.
* Theo phản ảnh của ông Trần Đăng Tuấn thì chuyên viên giải quyết hồ sơ nói rằng do lãnh đạo bộ bận quá nên chưa trình lên được?
- Không phải như vậy. Nếu trình lên thì bất cứ lúc nào chúng tôi cũng xem xét. Có thể là đang trong quá trình trao đổi, thống nhất với nhau. Ví dụ như thủ tục có khi nghiên cứu không đầy đủ cho nên phải trao đi đổi lại. Thông thường, chuyên viên trực tiếp làm việc gần hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan với ban sáng lập rồi mới báo cáo lên lãnh đạo phê duyệt.
* Thưa ông, việc thành lập một quỹ từ thiện có khó không?
- Quy trình lập quỹ như vậy không khó nếu chuẩn bị đầy đủ theo pháp luật. Trong việc thành lập các hội, các quỹ có vấn đề là điều lệ hoạt động thường phải làm đi làm lại. Ví dụ như hội thì còn chờ đại hội, còn đối với quỹ khi ra quyết định thành lập đồng thời công nhận điều lệ luôn, cho nên điều lệ phải được hoàn chỉnh kỹ lưỡng.
* Ông Trần Đăng Tuấn băn khoăn xung quanh vấn đề thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày, mà nay đã năm tháng chưa có hồi âm?
- Có thể là các vụ chuyên môn xem hồ sơ xong lại chuyển cho các anh điều chỉnh. Các vụ chuyên môn làm xong thì mới trình chúng tôi để ký hay không ký. Về thủ tục, đặc biệt là điều lệ, nếu chưa hoàn thiện thì phải trao đi đổi lại.
* Theo quy định hiện nay, mức tiền mà các quỹ nhất định phải có từ ban đầu (các sáng lập viên phải góp) là từ 5 tỉ đồng trở lên, như vậy liệu có quá nhiều cho hoạt động từ thiện đôi khi là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”?
- Nghị định trước đây quy định là 2 tỉ đồng, nhưng nghị định mới điều chỉnh lên 5 tỉ đồng, và không chỉ điều chỉnh về tiền mà còn một số vấn đề khác. Quỹ từ thiện cũng phải đảm bảo các nguyên tắc pháp luật và còn phải chặt hơn vì liên quan nhiều đến kinh tế, vì sau này ngoài tiền đóng góp ban đầu thì các nhà lập quỹ còn có thể có những hoạt động như vận động, quyên góp cả xã hội. Một số vấn đề khác, ví dụ liên quan đến tên quỹ, đều được quy định cụ thể trong nghị định 30.
(Tuổi trẻ) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét