Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY - cập nhật

Hồ sơ Biển Đông : Pháp nhập cuộc

Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Pháp viếng thăm Philippines ngày 19/10/2012.Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Pháp viếng thăm Philippines ngày 19/10/2012.    Reuters
Vài ngày trước khi tổng thống Pháp François Hollande tới Lào để dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), được tổ chức ngày 05 và 06/11, ở thủ đô Viêng Chăn, chính quyền Manila thông báo mua 5 tàu tuần dương của Paris. Theo giới quan sát, cử chỉ này của Pháp chắc chắn mang tính chính trị.
Do thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh David Cameron không có mặt, tổng thống Pháp F.Hollande đương nhiên là người chủ xuớng, đại diện cho châu Âu tại Thượng đỉnh Á-Âu lần này.
Trên trang web Asie Info, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti cho rằng điều này cũng hợp lý, vì Hội nghị Á-Âu được đưa ra vào năm 1996, theo sáng kiến của tổng thống Pháp Jacques Chirac, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Singapore.
Câu hỏi được đặt ra là Pháp làm gì trong khu vực này ? Giữa tháng 10 vừa qua, thủ tướng Pháp Jean-Marc Yarault công du Singapore, một đối tác chiến lược của Paris và đặc biệt là ông đã tới Philippines để thúc đẩy việc bán vũ khí. Philippines đang trong quá trình tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rất lo ngại việc Trung Quốc muốn chiếm giữ các đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Hơn nữa, Manila còn chính thức đặt tên cho vùng biển này là biển Tây Philippines.
Manila tuyên bố là việc mua tàu tuần duyên của Paris không có liên quan gì đến những lo ngại về tranh chấp biển đảo. Một chuẩn đô đốc hải quân Philippines cho báo chí nước này biết, tổng giá trị hợp đồng lên tới 90 triệu euro và chiếc tàu đầu tiên sẽ được giao vào năm 2014.
Trong bối cảnh Nga đóng tàu ngầm cho Việt Nam, Đức bán xe bọc thép cho Indonesia, theo nhận định của nhà báo Jean Claude Pomonti, đương nhiên qua hợp đồng bán tàu tuần duyên nói trên, Paris không chỉ tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á. Pháp biết rõ là điều này làm cho Trung Quốc khó chịu, nhưng bỏ ngoài tai những cảnh cáo của Bắc Kinh. Theo báo Le Monde, sau những chao đảo, thất bại trong quan hệ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, hiện nay, điện Elysée (phủ tổng thống Pháp) và bộ Ngoại giao Pháp đang nghiên cứu một chính sách mới trong quan hệ với Bắc Kinh, bao gồm ba yếu tố chính tạo cơ sở cho sự ổn định trong quan hệ song phương. Những yếu tố này là « Tôn trọng lẫn nhau, Trách nhiệm và Có đi có lại ». Theo tiếng Pháp, đây là công thức 3 R : Respect mutuel, Responsabilité, Réciprocité.
Liên quan đến Nhật Bản, báo Le Monde nhắc lại rằng đây là một trụ cột trong quan hệ của Paris với khu vực. Trong cuộc gặp các đại sứ Pháp vào cuối tháng Tám năm nay tại Paris, tổng thống F.Hollande đã coi quan hệ với Nhật là một ưu tiên. Theo ông, Nhật Bản, « nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới », « đã không có được sự chú ý tương xứng trong những năm qua ». Tổng thống Pháp khẳng định, Nhật Bản sẽ là nước đầu tiên trong chuyến công du của ông trong năm 2013 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với các nước châu Á.
Theo giới phân tích, các sáng kiến của Paris cho thấy tổng thống F.Hollande đã hiểu rõ vai trò của châu Á trong thế kỷ 21, nơi mà các doanh nghiệp Pháp ngày càng hiện diện đông đảo, kể cả trong khu vực Đông Nam Á.
Vấn đề « Trách nhiệm », yếu tố thứ hai trong chính sách đối ngoại của tổng thống Pháp có nghĩa là « mỗi quốc gia cần phải hành động phù hợp với vị trí và khả năng của mình ». Có thể diễn giải điều này như sau : Trung Quốc phải tuân thủ các quy định trong tư cách một cường quốc lớn. Tương tự, Pháp cũng sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của mình.

La voie chinoise- Đường lối của Trung Quốc

Công an Trung Quốc kiểm tra giấy tờ khách bộ hành trên quảng trường Thiên An Môn ngày 02/11/2012.  Càng gần đến ngày Đại hội Đảng, an ninh được tăng cường thêm.
Công an Trung Quốc kiểm tra giấy tờ khách bộ hành trên quảng trường Thiên An Môn ngày 02/11/2012. Càng gần đến ngày Đại hội Đảng, an ninh được tăng cường thêm.
Reuters
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Barack Obama chiếm thế thượng phong sau trận bão Sandy, tổng thống Hollande trấn an cộng đồng người Do Thái nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Israel ; Trung Quốc họp trù bị trước Đại hội đảng. Đó là những đề tài được các báo Paris quan tâm hôm nay.
Báo L’Humanité đã có một bài phỏng vấn dài với giáo sư kinh tế Michel Aglietta, đồng tác giả cuốn sách mang nhan đề « La voie chinoise. Capitalisme et empire – Đường lối của Trung Quốc. Tư bản và đế quốc », nhà xuất bản Odile Jacob. Trong tác phẩm này, giáo sư Aglietta và một nhà nghiên cứu trẻ của Trung Quốc, cô Quách Bách, đã nhắc lại quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế Trung Quốc và làm thế nào quốc gia châu Á này đã phác họa ra một hướng đi riêng biệt để tiến đến chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc cũng đã từng bước đặt nền móng cho một loạt các chương trình cải tổ, để vươn lên một siêu cường kinh tế của thế giới.
Trong mắt hai tác giả, phát triển kinh tế chỉ là một phương tiện để duy trì ổn định xã hội, sự đoàn kết trong quần chúng. Theo quan báo L’Humanité « La voie chinoise » là một trong những cuốn sách thú vị nhất viết về Trung Quốc hiện nay.
Trả lời phỏng vấn báo L’Humanité, giáo sư Aglietta ngược dòng thời gian nhìn lại quá trình phát triển trong hàng ngàn năm của Trung Quốc. Ông nhắc lại : trước xa châu Âu, từ thế kỷ thứ 9, Trung Quốc đã là một nền kinh tế thị trường, nhưng tiếc là vào thời điểm đó ngành công nghiệp của Trung Quốc chưa được mở mang và mô hình kinh tế thị trường không giúp cho Trung Quốc phát triển.
Thế rồi sau này Mao Trạch Đông là người đầu tiên đã hiểu ra rằng, nếu Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc cách mạng, thì điểm xuất phát phải từ nông thôn. Một nền nông nghiệp vững mạnh sẽ cho phép Trung Quốc tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp. Đến thời Đặng Tiểu Bình, ông này chủ trương phải « cải tổ sâu rộng trước khi tính tới việc mở cửa ». Thí điểm của các chương trình cải tổ do họ Đặng tiến hành lại cũng bắt nguồn từ nông thôn.
Khi mà đời sống của nông dân được cải thiện thì cũng là lúc Bắc Kinh bắt đầu xóa bỏ chính sách kế hoạch hóa. Tuy nhiên cái giá phải trả là lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt. Theo giáo sư Aglietta, tình trạng này đã dẫn tới phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh.
Thiên An Môn phản ánh một cuộc khủng hoảng chính trị vô cùng nghiêm trọng trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc, giữa một bên là phe cải tổ và bên kia là những thành phần bảo thủ. Trong cuộc độ sức này, phần thắng đã nghiêng về cánh cải tổ, chủ yếu là nhờ uy tín của cá nhân ông Đặng Tiểu Bình.
Trong giai đoạn hậu Thiên An Môn, giáo sư Anglietta cho rằng Trung Quốc dưới bàn tay Đặng Tiểu Bình đã tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ. Từ đó Trung Quốc hướng tới hai động cơ chính : xuất khẩu và đầu tư. Năm 2001 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế của Trung Quốc khi quốc gia này chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
L’Humanité nêu lên một câu hỏi khác với giáo sư Aglietta : thế hệ lãnh đạo đang chuẩn bị lên cầm quyền sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sẽ phải cải tổ kinh tế theo chiều hướng nào ? Đồng tác giả cuốn « La voie chinoise » trả lời : với khủng hoảng toàn cầu 2009, Bắc Kinh ý thức được rằng, không thể chỉ trông vào khu vực xuất khẩu để đem lại thịnh vượng kinh tế, mà đã đến lúc Trung Quốc cần khai thác nguồn tiêu thụ vô giá của 1,3 tỷ dân.
Thứ hai là, để tồn tại, Trung Quốc phải nâng cấp các sản phẩm « made in China », đồng thời tăng lương, để qua đó nâng cao sức mua của người lao động và đương nhiên bước kế tiếp là Trung Quốc sẽ phải cải tổ mạng lưới an sinh xã hội. Điều mà giáo sư Aglietta gọi là giai đoạn ba của cuộc cách mạng kinh tế Trung Quốc.
Cuối cùng, giáo sư người Pháp, cho rằng đe dọa chia rẽ nội bộ giữa các thành phần lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai sẽ không ghê gớm như những gì từng xảy ra trong quá khứ. Đành rằng trong hàng ngũ của đảng luôn có các phe cánh, nhưng hầu hết đều theo đuổi một lợi ích chung : đó là tính chính đáng của chính quyền trung ương. Như vậy các bên sẽ tìm ra những đồng thuận, tránh để Trung Quốc bị tê liệt.
Các thành viên đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay đều là những thành phần trẻ và có trình độ hiểu biết cao để vượt qua những bất đồng. Vấn đề còn lại là Trung Quốc sẽ tiến hành khâu thứ ba trong quá trình cải cách với tốc độ nào mà thôi.
Đại hội 18, khúc quanh lịch sử ?
Vẫn liên quan đến Đại hội Đảng sắp tới của Trung Quốc, xã luận nhật báo La Croix nói tới « một khúc quanh » trong lịch sử Trung Quốc. Một ban lãnh đạo mới đang chuẩn bị lên cầm quyền với hai ưu tiên : tiếp tục hiện đại hóa guồng máy kinh tế và duy trì ổn định chính trị.
Trong 30 năm qua, kinh tế nước này đã trải qua một cuộc cách mạng, cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Sự thành công vượt bực đó đã diễn ra trong một thời gian cực ngắn, khiến nhiều người chờ đợi ông khổng lồ châu Á này sẽ có lúc « hụt chân » : đó sẽ là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy mô hình của Trung Quốc thất bại, khi mà kinh tế thị trường đặt trong tay một đảng phái chính trị duy nhất.
La Croix nhìn nhận có nhiều « sự bất cân đối » nghiêm trọng đang làm suy yếu mô hình Trung Quốc. Uy tín của đảng bị mai một vì tham nhũng. Do vi phạm nhân quyền , Đảng Cộng sản Trung Quốc rất thận trọng trước mọi hình thức chống đối. Việc người dân Trung Quốc thường xuyên chuyển tiền ra nước ngoài là một dấu hiệu khác cho thấy con cháu của các ông Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình không mấy tin tưởng vào tương lai trên quê hương họ.
Dù vậy, trong 3 thập niên qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vững tay lái. Trung Quốc trở thành một nền kinh tế hùng mạnh. La Croix kết luận : dù muốn dù không, quốc tế nên ý thức rằng, trong tương lai ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ càng ngày càng lớn và Trung Quốc thì sẽ càng ngày càng mạnh.
Hồi kết của một triều đại
Nhìn lại 10 năm cặp bài trùng Hồ Cẩm Đào- Ôn Gia Bảo lãnh đạo Trung Quốc, ở trang trong tờ báo nhận xét : bản thân thủ tướng Ôn Gia Bảo đang bị suy yếu sau khi gia đình ông bị tố cáo làm chủ một tài sản khổng lồ 2,7 tỷ đô la. Nhiều nghi vấn cũng đang dấy lên chung quanh tài sản của ông Tập Cận Bình, nhân vật số 1 của guồng máy chính trị Trung Quốc sắp tới.
Những tuần lễ cuối cùng của thời đại Hồ Cẩm Đào- Ôn Gia Bảo cho thấy mô hình chính trị và kinh tế Trung Quốc đang bị hụt hơi. Tác giả bài báo tỏ ra tiếc cho ông Hồ Cẩm Đào, bởi vì chính dưới nhiệm kỳ của ông, Trung Quốc đã soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới. Cũng dưới triều đại Hồ Cẩm Đào, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đã được nhân lên gấp đôi.
Bí ẩn chung quanh sức khỏe tổng thống Nga
Rời khỏi châu Á để nhìn sang châu Âu, bài báo mang tựa đề « Chứng đau lưng bí ẩn của Putin » trên tờ Le Figaro không khỏi gây chú ý. Nhật báo Nga Vedomosto hôm qua 01/11/2012 đang một bài báo dài về tình trạng sức khỏe của tổng thống Vladimir Putin, đây là đề tài nổi cộm nhất trong thời sự Matxcơva hiện nay.
Nhưng như thường lệ, điện Kremlin đang làm tất cả để ẻm nhẹm vụ này vì ở Nga, thông tin về tình hình sức khỏe của các vị lãnh đạo luôn là điều cấm kỵ, nếu không muốn nói là một bí mật quốc gia.
Le Figaro nhắc lại là vào đầu tháng 9, trong cương vị chủ nhà tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia diễn đàn APEC, ông Putin đã đi khập khiễng. Từ đó đến nay, tất cả các chuyến công du nước ngoài của chủ nhân điệm Kremlin đều đã bị hoãn lại. Lý do là tổng thống Nga đang rất đau lưng.
Từ hai tuần nay, ông Putin hầu như không ra khỏi ngôi nhà ở ngoại ô Matxcơva. Theo các nguồn tin thông thạo, có thể ông sẽ phải giải phẫu để dứt bệnh đau lưng. Đương nhiên tin trên đã được phủ tổng thống Nga bác bỏ. Tờ báo nhắc lại trong quá khứ, Matxcơva đã từng giấu tin ông Boris Eltsin bị đau tim giữa hai vòng bầu cử tổng thống năm 1996. Đối với ông Putin, điện Kremlin lo rằng thông tin ông bị đau lưng sẽ làm sứt mẻ hình ảnh của người hùng, của một nhà vô địch về judo và của một chính khách rất năng động !

Ðội tàu ngầm giúp Việt Nam ngăn cản xâm phạm từ biển

HÀ NỘI (NV) - Tin tức cho hay Nga đã hạ thủy chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên đóng cho Việt Nam hồi giữa tháng 8 vừa qua, dự trù sẽ chuyển cho khách hàng vào đầu năm 2013.

Tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đang đặt mua của Nga. (Hình: Internet)
 
Một bài phân tích trên tạp chí The Diplomat nêu ra những ưu khuyết điểm của chiến lược phòng vệ biển của Việt Nam khi đặt hàng mua 6 chiếc tầu ngầm của Nga sẽ được giao hàng từ năm tới đến năm 1916.
Sự hối hả đóng những chiếc tàu ngầm này theo sự thúc giục của người mua thay vì dự tính 5 năm hiểu được trong bối cảnh các căng thẳng trên Biển Ðông mỗi ngày một lộ liễu hơn.
So với phương Bắc có một đội tàu ngầm vừa đông gấp bội lại có cả tàu ngầm nguyên tử, mang hỏa tiễn tầm xa, Hà Nội ráng mua 6 tầm ngầm hạng Kilo trong khả năng ngân sách hạn hẹp của nước nhỏ.
Tàu ngầm Kilo lượng giãn nước 2100 tấn, được đánh giá khá cao với khả năng tránh mắt radar khá tốt, trang bị hỏa tiễn chống tàu và chống cả máy bay. Ngoài những tàu ngầm tự đóng, Trung Quốc hiện cũng đang có ít nhất 12 chiếc Kilo, chỉ tính đến năm 2006.
Dù ít, đội tàu ngầm sắp hình thành của Hải Quân CSVN sẽ là một lực lượng rất đáng kể trong chiến lược chống xâm phạm từ bên dưới mặt nước.
Ít nhất, tuy ăn trùm mọi mặt, Trung Quốc cũng sẽ không thể tự tung tự tác. Nhưng khi cả hai nước kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh thổ thúc đẩy bởi lòng yêu nước cũng như những tiềm năng dầu khí, thủy sản, Biển Ðông là một tình thế có thể bùng nổ xung đột.
Chiến lược của Việt Nam là dùng một lực lượng nhỏ và yếu hơn chống một lực lượng mạnh hơn đông hơn. Các tàu ngầm được sử dụng cho mục đích chống xâm phạm có khả năng sống sót cao hơn những loại phương tiện khác trong một cuộc tấn công dù biết có thể bị địch dùng số đông áp đảo. Nhưng các tàu Kilo của Việt Nam cũng có thể dùng cho mục đích tấn công khi lén áp sát căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, nơi đội tàm ngầm của hạm đội Nam Hải Trung Quốc trú đóng. Không phải các tàu ngầm Trung Quốc ra vào căn cứ này mà không bị nguy hiểm.
Nhìn vấn đề trong chiến lược chống bá chủ Biển Ðông của Trung Quốc, theo sự nhận định của báo The Diplomat, nó sẽ kích thích leo thang mua sắm tàu ngầm ở một vùng biển vốn đã đông đảo tàu chiến đủ loại của nhiều nước.
Ngoài những tàu ngầm của Trung Quốc, rồi tàu Kilo của Việt Nam, tàu ngầm Hoa Kỳ chạy tới chạy lui thường xuyên. Rồi đến Ấn Ðộ cũng mở rộng tầm nhìn sang phía Ðông. Các nước của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cũng có những loại tàu ngầm khác nhau để bảo vệ quyền lợi của đất nước họ.
Tác giả bài phân tích thuật lại lời bình luận của Robert Kaplan, một ký giả nổi tiếng của Mỹ, cho rằng Biển Ðông là nơi diễn ra các “xung đột trong tương lai.”
Hiện các nước ASEAN đang họp ở Thái Lan nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử hy vọng sẽ được Trung Quốc chấp thuận, nhưng nhiều nhà ngoại giao, kể cả của Việt Nam, tỏ ra bi quan hơn là lạc quan. 
(Người Việt

Vì sao gia đình ông Đặng Văn Thành Chủ tịch Sacombankbị bắt (!?)

Người thân cựu Chủ tịch Sacombank bán cổ phiếu cá nhân cho công ty do mình làm chủ, rồi  mới chuyển nhượng tiếp lúc giá đang ở đỉnh.

Trong khoảng tháng 7 đến tháng 9/2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số cổ phiếu này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành là chủ tịch HĐQT, mua hết. Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu cổ phiếu Sacombank, trong đó có cả phần mua lại của gia đình ông Đặng Văn Thành.
Khi Thành Thành Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu cổ phiếu Sacombank, đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm. Sacomreal rút 17,3 triệu, Bourbon Tây Ninh thoái 7,5 triệu đơn vị; trong khi Đường Biên Hòa bán gần 1,5 triệu cổ phiếu. Vào thời điểm đó, cả 4 cổ đông là tổ chức trên đều là những công ty mà vợ, con gái và con trai của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ chức vụ chủ chốt hoặc là cổ đông lớn.
Cổ phiếu Sacombannk được người nhà ông Thành bán tháo qua đường vòng
Gần nhất, ngày 29/10 vừa qua, ông Đặng Hồng Anh cũng hoàn tất việc thoái 2/3 số cổ phiếu đang nắm giữ tại Sacomreal, thu về khoảng 113 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch Sacomreal là cổ đông cá nhân lớn nhất tại công ty này, nắm giữ khoảng 4,15 triệu đơn vị, tương ứng với 9,9% vốn điều lệ.
Không chỉ người nhà ông Thành, nhiều cổ đông khác cũng đã nhanh chóng thoái bớt vốn khỏi ngân hàng này trong vòng 2 tháng qua. Đầu tư Sài Gòn EXim bất ngờ thoái 3 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn từ ngày 21/9, Chứng khoán Phương Nam thậm chí còn bán "chui" 2 triệu cổ phiếu mà không thông báo lên Sở Giao dịch Chứng khoán.
Sau hàng loạt sự thay đổi, gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn giữ 8,19% vốn điều lệ tại Sacombank, tương ứng với gần 80 triệu cổ phiếu. Trong đó, ông Thành là cổ đông cá nhân lớn thứ ba tại Sacombank, sau ông Trần Phát Minh và con trai đại gia Trầm Bê - Trầm Trọng Ngân. Ông Đặng Hồng Anh giữ 9,9% cổ phần tại Sacomreal, bà Ngọc giữ 1,5 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh.
Hiện nay, cơ nghiệp của gia đình họ Đặng chủ yếu tập trung tại Thành Thành Công Group và 14 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như địa ốc, mía đường, kho vận, du lịch và sản xuất điện. Trong đó, vợ ông Thành, người phụ nữ từng được mệnh danh là "nữ hoàng ngành mía đường" hiện giữ ghế Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công, Phó chủ tịch HĐQT Sacomreal (Thành Thành Công hiện sở hữu hơn 35 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh).
Từ 1/9 đến 31/10, gần 97 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng 9,95% lượng cổ phần đang lưu hành của Sacombank đã chuyển nhượng dưới hình thức thỏa thuận. Tính riêng trong tháng 10, số cổ phiếu của ngân hàng này được thỏa thuận là hơn 28 triệu cổ phiếu, tương đương gần 536 tỷ đồng. Trong suốt thời gian bán thỏa thuận khối lượng "khủng" này, giá cổ phiếu của Sacombank luôn được giữ ở 20.000 đồng một đơn vị với từ 4-5 phiên liên tục giao dịch ở mức tham chiếu.
Hạ Minh
(Infonet)
 

Hồ sơ của "đại gia" Đặng Văn Thành

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 02 tháng mười một năm 2012

Từ vị trí Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công, ông Đặng Văn Thành đã thành lập Sacombank và giữ chức Chủ tịch trong 18 năm liên tục.
Ông Đặng Văn Thành sinh ngày 11/4/1960 (52 tuổi), quê quán Hải Nam - Trung Quốc. Cựu Chủ tịch Sacombank là cử nhân quản trị kinh doanh, thông thạo tiếng Trung và tiếng Anh. 
Ông Thành rời vị trí Chủ tịch Sacombank sau 18 năm
Vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc - từng là thành viên HĐQT Sacombank. Ông Thành có bốn người con, gồm: Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Huỳnh Anh Tuấn, Đặng Huỳnh Thái Sơn.
Tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm 42,7 triệu cổ phiếu (4,38% cổ phần) và con trai Đặng Hồng Anh nắm 37,1 triệu cổ phiếu (3,32%). Ngoài ra, gia đình ông Thành còn nắm giữ cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như Sacomreal, Thành Thành Công…
Ông Thành hiện là người giàu thứ 16 trên sàn chứng khoán với lượng cổ phiếu STB trị giá 798 tỷ đồng. Con trai cả của ông Thành là ông Đặng Hồng Anh ở vị trí thứ 17 với lượng cổ phiếu trị giá 767 tỷ đồng.
Quá trình công tác:
+ Từ 1978 – 1980: Đi nghĩa vụ quân sự
+ Từ 1980 – 1989: Làm kinh tế gia đình
+ Từ 1989 – 1990: Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công
+ Từ 1993 – 1994: Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
+ Từ 1994 đến nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành: Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản)
Ông Đặng Văn Thành khởi đầu từ nghề kinh doanh mật rỉ từ cuối thập niên 1980 với cở sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...
Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, còn bà Ngọc vợ ông chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc đã thay ông Thành quản lý cơ sở kinh doanh cồn - tiền thân của Thành Thành Công sau này.
Bên cạnh việc kinh doanh, vợ chồng ông Thành luôn rất quan tâm đến việc chăm lo cho gia đình. Nguyên tắc của ông Thành là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau.
Vợ chồng ông Thành cùng 2 con lớn đều là những doanh nhân nổi tiếng. Ông Đặng Hồng Anh (32 tuổi) hiện là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal và là thành viên HĐQT của Sacombank. Bà Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) theo mẹ kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện bà Ức My là Tổng giám đốc của Thành Thành Công, Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh.
(TTVN)

Kinh tế xuống nhưng ‘Giấc mơ Mỹ’ vẫn còn

BBC
Luật sư Trần Duy Hưng tại California nói thực trạng kinh tế Mỹ có đi xuống nhưng “Giấc mơ Mỹ” vẫn còn.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, luật sư Hưng nói vấn đề họ [cử tri] quan tâm nhiều nhất, và cũng là chuyện bình thường, là túi tiền của mỗi người.
“Do đó khi kinh tế khó khăn thì cộng đồng người Việt nói riêng và người Mỹ nói chung quan tâm nhiều hơn tới bầu cử tại vì vấn đề kinh tế”.
Bình luận về câu hỏi mới đây có thăm dò cho thấy 60-70% người Mỹ được hỏi nói rằng Hoa Kỳ đang bị tụt dốc.
Ông Hưng nói “Chuyện suy thoái hoàn toàn và yếu thế hoàn toàn thì tôi nghĩ không đến mức như vậy”.
“Đằng sau sự thành công của người đàn ông có bóng dáng của người đàn bà”
Luật sư Trần Duy Hưng
“Giai đoạn này vẫn có người thất bại và vẫn có người ăn nên làm ra. Chiều hướng tương lai, Hoa Kỳ vẫn phải cố gắng phục hồi bất kỳ người nào thuộc đảng nào”.
Ông Hưng cũng bình luận về điểm khác biệt trong lúc tranh cử giữa người Mỹ và người gốc Việt ở chỗ người Việt không mấy khi đưa vợ con ra giới thiệu lúc tranh cử (các ghế cấp tiểu bang, hay thành phố).
“Đằng sau sự thành công của người đàn ông có bóng dáng của người đàn bà”, luật sư Trần Huy Hưng dẫn chiếu tới một thành ngữ.
“Người Mỹ có khuynh hướng muốn biết người bạn đời ra nắm chức vụ quan trọng như thế nào. Tôi là một người đã lập gia đình thì tôi thấy ‎ y kiến người bạn đời của mình rất quan trọng”.
“Có thể vì văn hóa Việt Nam, phụ nữ thường không chen chân vào công việc của chồng. Có lẽ đó là văn hóa khác biệt thôi”.
Mặc dùi luật sư Hưng nói rằng thế hệ trẻ khi ra tranh cử cũng mang vợ con ra giới thiệu nhưng ông cho biết rằng “ngay chính cả những người đó cũng ít phát biểu về các vấn đề liên quan đến công việc hay ‎y kiến của người chồng”.
Trong tương lai thì có thể có thay đổi nhưng hiện giờ thì chưa.

Tâm Thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên

Kính thưa quý bác, cô chú nhân sỹ trí thức,
Chúng cháu những sinh viên của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm chân thành cảm ơn các vị nhân sỹ trí thức đã đứng cùng chúng cháu, hậu thuẫn những đề nghị chính đáng của tập thể sinh viên lớp 10CDTP1, lên tiếng để bảo vệ cũng như yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang can thiệp để trả tự do ngay cho bạn Nguyễn Phương Uyên. 
Sau khi bức thư chúng cháu viết cho bác Chủ tịch nước được gởi đi, cho đến nay vẫn không có hồi đáp gì. Thật sự chúng cháu rất là buồn. Chúng cháu còn quá trẻ, trên đường đời nhiều cam go không có đủ kinh nghiệm ngoài trái tim nóng bỏng của tuổi trẻ và lòng yêu nước thiết tha. Vì thế chúng cháu rất vui mừng khi thấy 157 vị nhân sỹ trí thức, trong đó đặc biệt là giáo sư Ngô Bảo Châu, người mà giới sinh viên chúng cháu xem là thần tượng và là mục tiêu phấn đấu trên con đường học hành đã đồng hành và cất tiếng nói cùng chúng cháu.
Lá thư khẩn của quý bác, cô chú gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã giúp cho chúng cháu cảm thấy tự tin hơn vì biết rằng trên con đường gian nan và vào những giây phút khó khăn này, bên cạnh chúng cháu đã có các bậc cha anh nâng đỡ khi chúng cháu vấp ngã. Hơn ai hết chúng cháu hiểu được tình thương yêu và nâng đỡ của thế hệ đi trước dành cho chúng cháu, dành cho hoài bão trong sáng của thế hệ trẻ, của các thanh niên sinh viên đang tiếp tục nối bước cha anh góp phần vào việc bảo vệ đất nước và xây dựng quê hương theo đúng khát vọng chung của dân tộc.
Nhân dịp này, chúng cháu xin cảm ơn quý bác, cô chú, các anh chị đã hết lòng hỗ trợ, lên tiếng, bày tỏ quan điểm ủng hộ lòng yêu nước của bạn Nguyễn Phương Uyên cũng như đã an ủi, khuyến khích chúng cháu để chúng cháu có đủ tinh thần vừa phải học hành, vừa phải lo cho bạn đang bị bắt giữ và vừa phải đối đầu với những khó khăn chồng chất chỉ vì thương mến bạn Phương Uyên và thương yêu giống nòi.
Chúng cháu xin hứa sẽ giữ vững truyền thống hào hùng của tổ tiên, của những vị anh hùng dân tộc cứu nước và dựng nước mà nhờ vào đó mà chúng cháu đã ngẩng cao đầu để luôn tự hào chúng cháu là người Việt Nam.
Xin cho chúng cháu gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc.
Đại diện lớp 10CDTP1 
*
Chúng cháu cũng xin được thông tin khẩn đến với mọi người: 
Sau khi bức thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được soạn từ trong trường đại học CNTP, thì áp lực từ phía nhà trường, và từ phía chính quyền luôn giám sát mọi động tĩnh của sinh viên chúng cháu.
Vào chiều hôm nay ngày 2/11/2011 một số cán bộ đã đến làm việc với 4 lớp CNTP đặc biệt là lớp 10CDTP1 mà chúng em và Phương Uyên theo học.
Phái đoàn gồm có:
+ Thành đoàn TPHCM
+ Phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP
+ Trưởng khoa CNTP
+ Bí thư đoàn trường
+ Bí Thư đoàn Khoa, và một số thầy cô.
Phái đoàn đã đến tận lớp để thông báo việc bạn Nguyễn Phương Uyên và theo các cán bộ thì Phương Uyên bị bắt là do có hành vi rãi truyền đơn chống lại đảng cộng sản, chứ không phải truyền đơn chống Trung Quốc như bức thư của sinh viên gởi chủ tịch nước.
Họ đã tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi người phải viết cam kết là không có viết lá thư gởi cho chủ tịch nước và không có ký tên. Xong rồi nộp lại cho nhà trường, nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho chủ tịch nước.
Thầy giáo chủ nhiệm lớp 10cdtp1 là thầy Trần Quyết Thắng (thangtq@cntp.edu.vn) (hiện đang làm giảng viên bên Khoa CN Thực Phẩm) đã bị cắt điểm thi đua và bị kỷ luật về mặt đảng vì vụ bạn Uyên.
Hiện giờ nhà trường kèm cặp và tạo áp lực với sinh viên, xung quanh các hàng quán đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.
Đại diện lớp 10CDTP1
 
 ___________________________________
Những bài viết, thông tin về Nguyễn Phương Uyên:
- Thư khẩn của 144 nhân sỹ trí thức kính gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
- Vì Độc lập, vì Tự do…
Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?
- Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
- “Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng” - Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin
- Phương Uyên con gái Sông Phan
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”
 

Lại bàn về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Tác giả: – Đanchimviet

Sau khi bán nguyệt san Tổ Quốc đăng bài: “Chính quyền CSVN có tôn trọng tự do tôn giáo không?” của tôi, nhiều bạn đến thăm, điện thoại hỏi chuyện. Bà con làng tôi rất cảm ơn tập san Tổ Quốc.
Nhưng đấy mới là một chuyện của Tử Dương Vọng Đình ở số 8 phố Hàng Buồm, Hà Nội. Còn chuyện ở quê tôi, điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng cũng bị một đảng ủy viên xã chiếm từ năm 1955, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
Làng tôi vốn có một ngôi đình, bốn ngôi chùa. Nhưng đình bị phá, hai ngôi chùa bị phá, một ngôi chùa phá lấy đất cho Bộ thủy lợi làm nhà an dưỡng, sau Bộ bán cho một công ty. Cuối năm 1990 mới xây lại được đình.
Danh tướng Phạm Nhữ Tăng là hậu duệ đời thứ bốn của tướng Phạm Ngũ Lão phò nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Danh tướng Phạm Nhữ Tăng phò vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam. Cụ mất, dòng họ Phạm xây điện thờ cụ, bây giờ còn giữ đủ địa bạ.
Cháu chắt cụ đều đi kháng chiến cả nên sau 1975, đất nước thống nhất, dòng họ Phạm ở quê mới đi đòi Điện. Nhưng cũng vất vả, sóng gió như đòi Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội.
Tôi cũng được dòng họ Phạm bầu vào ban liên lạc dòng họ Phạm. Bao năm gặp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh (Hà Tây cũ) đều được Tỉnh bảo về Huyện, Huyện bảo về Xã. Xã bảo lên Huyện, Huyện bảo lên Tỉnh. Rồi Ủy ban Nhân dân bảo đưa ra Tòa an Nhân dân. Tòa án Nhân dân bảo gặp Ủy ban Nhân dân.
Ngày 21 tháng 2 âm lịch là ngày lễ giỗ Cụ. Dòng họ Phạm tổ chức ngày lễ giỗ Cụ, mời nhiều nhà sử học, học giả, báo chí v..v… về dự.  Nhưng cũng rất lủng củng. Bà con về đông nhưng có năm bị phá.
Bây giờ hồ ao Điện thờ đã bị lấy làm nhà, không biết Ủy ban Nhân dân xã bán hay người chiếm Điện thờ bán.
Ông Trần Dũng Tiến đã có bài “Hoan hô Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu” viết về vấn đề này. Trần Dũng Tiến vốn là quyết tử quân Hà Nội đã từng là lính bảo vệ ông Hồ Chí Minh những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi viết bài này Trần Dũng Tiến bị bắt bỏ tù.
Tôi cũng đã đưa ông bà Nguyễn Khắc Viện, nhà đại trí thức Việt Nam đi xem Tử Dương Vọng Đình và về quê tôi xem Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng.
Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Mỹ Ty-mô-ti Oan-xơn (Thymoti Walson) cũng đã được tôi đưa đi xem Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội rồi về quê tôi xem Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng.
Thấy T. Walson rất mê đình, chùa Việt Nam, tôi còn đưa ông về thăm chùa làng Hội Xá gần quê tôi, đất chùa rất đẹp nhưng cũng bị chiếm. Rồi về tận Đồng Văn thăm chùa Cảnh Phúc Tự vốn là một trong hai chùa đẹp nhất tỉnh Hà Nam cũng bị chiếm phá. Bà con Đồng Văn đã phải đấu tranh rất găng, làm lều bạt giữa đất chùa ngày đêm ăn ở đấy. Gian nan khốn khổ lắm mới đòi được đất chùa và đang tôn tạo được một phần.
Nhưng … Tử Dương Vọng Đình và Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng của làng tôi thì đến nay vẫn … không!
Vậy Việt Nam có tự do tôn giáo không? Mong sẽ được phán xét!
Ngày 7 tháng 10 năm 2012
37 Lý Nam Đế – Điện thoại: 04.62700002
© Phạm Quế Dương
© Đàn Chim Việt
 

Nguyễn Ngọc Già – Còn cái gì “mới” để mà “đổi” nữa?!

Trong khi tác giả Hoàng Kim yêu cầu Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”! [1] để phản đối quan điểm tối quan trọng hiện nay về quyền tư hữu đất đai – nằm gọn trong tay ĐCSVN, thì nhà báo Nguyên Hà đặt câu hỏi “Nợ của Việt Nam hiện như thế nào?” [2], trong đó các con số trở nên lùng nhùng, bất khả tín về cái gọi là “nợ xấu” của Việt Nam. ĐCSVN nợ nông dân quyền sở hữu tư nhân về đất đai, nợ “tiền” đối với bạn bè thế giới, họ nợ luôn cả toàn bộ dân tộc Việt Nam về Quyền Con Người mà họ cam kết mấy mươi năm qua. Họ nợ tất cả! Nợ trọn bộ, nợ toàn tập, nợ đủ kiểu vầ nợ đủ món. Tiếc thay, họ lại không chịu trả!
Mới đây, trong bài báo Quản DNNN: Hết nâng lên lại hạ xuống trang VNN cho biết [3]:
“Chính phủ lại dự kiến “trả” các DNNN lớn về cho các bộ quản lý. Trong khi đó, mô hình “bộ chủ quản DN” đã từng được nỗ lực chấm dứt để tách quản lý nhà nước khỏi chủ quản DN dường như đang quay lại”.
Cái mô hình bao cấp, ban phát, tròng tréo giúp cho nền quản lý lề mề, tùy hứng nẩy nở và giúp cho nạn tham nhũng tràn trề sinh sôi với “đặc thù” “giấy phép con” mà người Cộng sản kỳ công mất GẦN 20 NĂM để “trả nợ” cho môi trường “tự do kinh doanh”, giờ như đang chuẩn bị “đội mồ sống dậy” để tiếp tục quậy phá đất nước xơ xác này nhằm tạo ra những món nợ mới nữa?!
Người Cộng sản dường như đang xé phăng tất cả những gì mà họ đã cam kết bằng văn bản hẳn hòi khi được đứng vào hàng ngũ 150 thành viên của tổ chức WTO!!!
Không biết họ có chợt giật mình nhớ rằng, mới đó, thời gian đã thấm thoát mất 6 năm kể từ 7/11/2006 – cái ngày họ hồ hởi khi đàm phán thành công với bạn bè thế giới và khui sâm banh ăn mừng chiến thắng [4]???
Chẳng lẽ họ không nhớ khi đặt bút ký với thế giới?!:
Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018) [5].
Quả vậy, cho đến nay, chỉ có KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG trên hành tinh này mà thôi. Hãy dẹp ngay cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng XHCN” do Nguyễn Phú Trọng ấm ớ đẻ ra! Cái thứ “kinh tế thị trường” đầu Ngô mình Sở mà chẳng nước nào, chẳng chuyên gia nào có đủ “tài năng” để lý giải nó là cái giống gì!
Đó cũng là điểm phi lý mấu chốt mà giới cầm quyền Việt Nam phớt lờ khi đem so sánh bất kể tiêu chí/tiêu chuẩn kinh tế nào với thế giới. Chính nó đã làm khốn đốn, thậm chí là phải thúc thủ khi lý giải, phân tích, đề ra biện pháp giải quyết đối với bất kỳ kinh tế gia nào. Đó cũng làm bối rối và nan giải khi áp bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào cho nền kinh tế Việt Nam, dám nào nói riêng về cái tiêu chuẩn “thế nào là nợ xấu” mà các chuyên gia đang cãi nhau chí chóe!
Thế nào gọi là “xấu”? Chỉ riêng cái cách gọi: “nợ xấu”, “nói xấu lãnh tụ”, “nói xấu nhà nước” đã chỉ ra tư tưởng quê mùa và ấu trĩ của người CS khi áp vào – dù cho thuộc phạm trù kinh tế hay phạm trù chính trị – cái tư tưởng rặt cảm tính đó đều như nhau!
Quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô càng không có chỗ cho cảm tính, bởi đó là khoa học. Điều hành nào cũng cần có tiêu chuẩn rõ ràng của nó và kèm theo đó là sự trừng phạt nghiêm minh đối với nhà quản lý, mới mong có một nền kinh tế vận hành hữu hiệu.
Chẳng lẽ người CSVN không màng đến sự kiện Việt Nam là thành viên WTO? Chẳng lẽ “tư duy nhiệm kỳ” là cơ sở cho họ phản bác lại những gì cam kết với thế giới? Chẳng lẽ bảo rằng đó là chuyện của Phạm Gia Khiêm, của Trương Đình Tuyển, của Lương Văn Tự, họ đã ký và giờ họ đã rút lui, cho nên những người kế nhiệm không có trách nhiệm tuân thủ???!!!
Ăn nói sao với thế giới đây, khi những vụ kiện quốc tế về chống bán phá giá có nguy cơ xảy ra rất cao, một khi các “DNNN lớn” trở về dưới trướng của các Bộ với vốn kinh doanh là “tiền chùa”, với “xin – cho”, với “trợ cấp”? Bài học về kiện bán phá giá [6] như: cá basa, tôm, lốp xe máy, lốp xe đạp, giấy, thép, bao nylon v.v… còn đầy ra đó! Bài học về kiện tụng với món nợ như chúa chổm từ Vinashin cũng vẫn còn đó!
Nền kinh tế Việt Nam đâu phải là “cái bánh bông lan” to tướng, khi một mình Nguyễn Tấn Dũng “ăn ngập họng”, “ói lên ói xuống” đến chịu không nổi rồi xẻ bớt (cái bánh) cho các ông (bà) bộ trưởng khác “ăn phụ” nhằm sớt bớt “trách nhiệm ăn” và “trách nhiệm chịu”!
Người CSVN có bao giờ nghĩ về việc đối chiếu những quyết định của họ với cam kết WTO: cả hơn 10.000 dòng thuế, với hơn 300 trang tài liệu cam kết khác, cùng hơn 11 năm cam go đàm phán? Họ có tham khảo các chuyên gia kinh tế kỳ cựu trong những quyết định quan trọng như thế để tránh những thiệt hại trong những cuộc kiện tụng chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Việt Nam có thể đối mặt trong tương lai gần khi gắn kết với tình hình kinh tế bi đát hiện nay? Và cũng bởi “trợ cấp” hoàn toàn có thể “sống lại” khi các “DNNN lớn” trở về tay các bộ.
Cuộc “ăn chia” nếu xảy ra kỳ này, chỉ có khác một chút: trước, một mình Nguyễn Tấn Dũng “có ăn có chịu (sỉ vả)”; sau: chia đều cho các ông (bà) Bộ trưởng và cho ông Dũng. Khôn nhỉ? Đúng, khôn… lỏi! Đúng hơn, “tư tưởng” lưu manh!
Liệu sức khỏe nền kinh tế này còn đủ sức chịu đựng những cuộc kiện tụng quốc tế tầm cỡ Vinashin, nhưng lần này không phải do một mình Nguyễn Tấn Dũng gây ra, mà do các ông (bà) Bộ trưởng “phát huy truyền thống vẻ vang” từ ông Dũng để noi theo đẻ ra hàng loạt món nợ to tướng không kém? Ai dám nói điều này không xảy ra khi các DNNN tiếp tục xài “vốn chùa”?!
Muốn hay không, Việt Nam đã chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm. Từ đây tới đó chỉ còn 6 năm nữa thôi! Sáu năm còn lại sẽ ra sao, khi “làm ăn” với thế giới mà cứ đi tới nước nào là “xin” nước đó công nhận Việt Nam có “nền kinh tế thị trường”? Làm ăn gì kỳ vậy? “Làm ăn” kiểu đó có cần kêu gọi “lòng tự trọng” như Nguyễn Tấn Dũng vừa kêu không?
Tại sao người CSVN cứ mãi loay hoay, hí hoáy “đổi mới”? Đổi “kiểu này” không xong quay ra “kiểu khác”, “kiểu khác” không xong lại quay về “kiểu này”. Một sự thụt lùi thậm nguy về mọi mặt, đặc biệt thụt lùi thảm hại trong tư duy kinh doanh chuyên nghiệp, mà bà Virginia Foot đã khuyến cáo [7]:
“Hiện nay Việt Nam có cách làm kinh doanh không giống ai, theo phương cách Việt Nam. Tiếp tục như thế, Việt Nam chỉ có thể làm việc với người Việt Nam mà thôi. Muốn làm ăn toàn cầu Việt Nam cần phải áp dụng cách thức làm ăn quốc tế”
Chưa đủ nhục nhã ư?
***Người CSVN vẫn như một con bệnh “ăn chơi trác táng”, vừa muốn được chữa bệnh lại vừa không muốn khai tất cả các triệu chứng bệnh tật với bác sĩ, vì xấu hổ (!).
Rồi 2018 sẽ đến, nhanh thôi! Nếu chế độ độc đảng toàn trị vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm đó, có thể nói dứt khoát, Việt Nam sẽ không tài nào thực hiện đúng cam kết hạn chót về nền kinh tế thị trường như đã ký.
Rồi sẽ ra sao? Việt Nam chẳng lẽ như đám lục bình trôi vật vờ và lờ phờ trên “dòng sông lơ đãng” hay “dòng sông đang lở”?!
Nguyễn Ngọc Già
___________________________________________________
[1] Hoàng Kim – Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”!
[2] Nợ của Việt Nam hiện như thế nào?
[3] Quản DNNN: Hết nâng lên lại hạ xuống
[4] Nhìn lại 5 năm gia nhập WTO: Bài học đàm phán
[5] Công bố toàn văn cam kết WTO
[6] “Các vụ kiện chống bán phá giá sẽ không dừng lại ở con số 42”
[7] Việt Nam làm ăn vẫn “không giống ai”

Hoàng Dũng – Thư gửi báo Nhân Dân đề nghị làm rõ quan niệm về Quyền Con Người

Hoàng Dũng
Kính gửi: Ông Thuận Hữu – Tổng Biên tập báo Nhân dân
Tôi là Hoàng Dũng, thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam. Phong trào có mục tiêu là làm cho quyền con người được tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân từ đó làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình.
Ngày 30 tháng 10 năm 2012, trên địa chỉ http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/t-h-i-ngo-i-ngh-v-cac-nha-dan-ch-1.374783 của báo Nhân dân điện tử có bài “Từ hải ngoại nghĩ về các “nhà dân chủ”” của tác giả Trần Mai bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Sau khi đọc kỹ bài viết trên, tham khảo nhiều tài liệu chính thức, tôi nhận thấy tác giả Trần Mai đã có những nhận định sai lầm nghiêm trọng về quyền con người. Việc đăng bài viết của tác giả có nghĩa rằng Báo Nhân Dân cũng đồng ý với những nhận định đó.
Tôi sẽ chỉ đi vào nhận định sai lầm nghiêm trọng nhất của Quý Báo, bởi nhận định này là nguyên nhân gốc để toàn bộ bài báo trở thành 1 quan điểm vô cùng nguy hại cho các độc giả trong và ngoài nước về quyền con người.
Xin trích dẫn nhận định sai lầm của tác giả Trần Mai trong bài viết này: “Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người”. (Đoạn bôi đậm do tôi nhấn mạnh)
Đây là nhận định sai lầm nghiêm trọng mà tôi muốn nhắc đến. Bởi:
1. Theo Công ước Quốc tế về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 mà Việt Nam đã tham gia năm 1982, điều 1 và điều 2 khẳng định:
Điều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Điều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
Xem chi tiết tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền
2. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập của Hồ chủ tịch khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Hồ Chủ tịch tuyên bố rằng:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi“.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Xem đầy đủ tại: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1092&Itemid=69
Từ 03 (ba) đoạn trích dẫn nêu trên đã thấy được nhận định của tác giả Trần Mai, báo Nhân dân trái ngược hoàn toàn với Công ước Q uốc tế về Nhân quyền và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch.
Vì những điều nêu trên, tôi đề nghị Báo Nhân dân làm rõ quan điểm của Quý Báo về quyền con người. Liệu có một âm mưu nào đó đứng sau bài báo này để hòng lớn tiếng phản bác lại Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch, gián tiếp phản bác lại thứ thiêng liêng nhất của nhân dân Việt Nam, của loài người?
Sau khi nhận được hồi đáp của Quý Báo, tôi sẽ tiếp tục phân tích thêm những quan điểm khác của Quý Báo về Dân chủ ở bài báo này.
Tôi chờ đợi hồi đáp của Quý Báo. Trong khi chờ đợi, tôi cũng gửi thư đề nghị này tới một số cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước, hầu mong được cùng bàn bạc với mọi người, bởi quyền con người không chỉ dành cho tôi, cho Quý Ông Tổng Biên tập báo Nhân dân, tác giả Trần Mai… mà là của bất cứ ai đang được sống, đang muốn sống như một con người.
Kính chào trân trọng.
Ngày 02 tháng 11 năm 2012.
Hoàng Dũng.
Email: hoangngocanan@gmail.com
Địa chỉ: Phú Nhuận, Tp HCM, Việt Nam

Liêm sỉ ở đâu khi so Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CHXHCN Việt Nam với Luật Hình Sự của Mỹ và Đức???              Danluan

486298_549674581725960_1537682649_n.jpg
Dòng chữ trên áo phông: “Đ.M [Tổng Thống] Bush”. Người dân Hoa Kỳ có quyền phản đối chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo, bày tỏ thái độ bất bạo động mà không sợ bị bắt giam vì điều 88 Bộ Luật Hình Sự như ở Việt Nam.
Đầu tiên có thể nói ngay rằng ở Việt Nam, Hoa Kỳ và Đức đều có điều luật hình sự quy định về tội gọi là “chống chính quyền” nhưng định nghĩa một hành vi thế nào gọi là “chống chính quyền” hoàn toàn khác biệt.Ở Mỹ, điều luật đề cập tới hành động “chống chính quyền” quy định ở điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) nguyên văn tiếng Anh như sau:Bất cứ người nào cố tình HOẶC chủ ý vận động, tiếp tay, khuyên bảo người khác, HOẶC giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát, HOẶC có hành vi lật đổ HOẶC hủy diệt chính quyền liên bang Hoa Kỳ HOẶC chính quyền bất kỳ tiểu bang, địa hạt, quận BẰNG VŨ LỰC HOẶC BẠO LỰC HOẶC bằng cách mưu sát bất kỳ nhân viên chính quyền của bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ HOẶC
Bất cứ người nào có mục tiêu hành động để lật đổ HOẶC tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào bằng cách in ấn, xuất bản, chỉnh sửa, phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối HOẶC trưng bày nơi công công bất kỳ tài liệu viết HOẶC được in nào có nội dung vậng động, quảng bá HOẶC giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát lật đổ HOẶC tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ BẰNG vũ lực hoặc bạo lực HOẶC thử làm những hành vi trên; HOẶC
Bất kỳ ai tổ chức HOẶC giúp đỡ HOẶC cố gắng tổ chức bất kỳ công đồng, nhóm, HOẶC hội họp những người giảng dạy, vận động, HOẶC khuyến khích việc lật đổ HOẶC tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ BẰNG vũ lực HOẶC bạo lực; HOẶC trở thành HOẶC đã là thành viên hoặc là một chi nhánh của các cộng đồng, nhóm HOẶC hội họp cùng những người có các hành vi đó
Sẽ bị phạt vì nội dung điều luật này HOẶC bị bỏ tù không qua 20 năm, hoặc cả hai hình thức này, và sẽ bị từ chối tư cách làm việc cho chính quyền Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bộ phận, cơ quan nào của chính quyền trong vòng 5 năm sau khi bị kết tội….” [1]
Bất kỳ ai đọc nguyên văn điều luật này của Hoa Kỳ cho dù là dân không chuyên về luật cũng hiểu được một điều cơ bản rằng Mỹ cấm tuyệt đối những hành động lật đổ chính quyền bằng bạo động dưới mọi hình thức.
Ở Đức, điều luật “chống chính quyền” được quy định từ điều 81 đến điều 83 trong bộ luật hình sự nước này. Nguyên văn như sau:
Điều 81 định nghĩa thế nào là “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” [2]
1. Ai thực hiện dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm phá họa sự tiếp tục tồn tại của chính quyền Công hòa liên bang Đức.
HOẶC
2. Ai thực hiện dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm thay đổi Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức.
Sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị bỏ tù từ mười năm cho tới chung thân.
Điều 83 Quy định mức xử phạt đối với người chưa có hành vi phản nghịch mà chỉ mới “ý định” chứ chưa hành động:
(1) Ai có ý định sử dụng những hành động phản nghịch [3] chống lại chính quyền liên bang sẽ bị kết án từ một năm đến mười năm, trừ một số trường hợp sẽ được xem xét giảm án còn từ một năm đến năm năm.
(2) Ai có ý định sử dụng những hành động phản nghịch chống lại chính quyền tiểu bang, sẽ bị phạt tù từ ba tháng tới năm năm.
Như vậy, hai quy định về luật pháp trong luật hình sự của Mỹ (rất chi tiết) và Đức đều cấm tuyệt đối các hành động “lật đổ chính quyền” bằng “bạo lực” chứ không phải bằng cách đấu tranh ôn hòa như viết blog phê phán chính quyền, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do báo chí, đòi được phép xuất bản báo chí tư nhân… như điều 88 thường kết tội.
So sánh với 2 điều luật trên của các nước được cho là có lịch sử lập hiến, lập pháp lâu đời và dân chúng được hưởng phần đông các quyền tự do, dân chủ sẽ thấy điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam là vô cùng mù mờ.
Mù mờ là bởi không hề định nghĩa được một điều vô cùng căn bản: thế nào là “chống chính quyền”, “chống phá nhà nước” (?) Bởi không hề có định nghĩa chi tiết ấy, điều 88 được dùng để kết tội một cách tùy tiện bất kỳ người nào cho dù họ thể hiện ý kiến bất đồng quan điểm với chính quyền Việt Nam, với ĐCSVN, đòi thay đổi chế độ độc đảng…một cách ôn hòa, phi bạo lực.
Thực tế cho thấy chưa từng có bất kỳ bản án nào được tuyên ở Hoa Kỳ và Đức dành cho một người hoạt động một cách hòa bình, đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhân quyền thậm chí là đòi tổng thống từ chức hoặc bị bị bỏ tù vì ủng hộ chủ nghĩa cộng sản trên đất Mỹ.
Điều 88. Bộ luật hình sự Việt Nam 1.“Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
[1] http://uscode.house.gov/download/pls/18C115.txt
[2] http://www.gesetze-im-internet.de/englisch_stgb/englisch_stgb.html#p0801
[3] “High treason”: Tội phản nghịch, đã được định nghĩa ở điều 81 và 82, đều liên quan đến “by force or through threat of force” (sử dụng bạo lực hoặc qua đe dọa sử dụng bạo lực).

Trần Văn Thọ – Tại sao không phải Việt Nam?

Trần Văn ThọDanluan
Trong thời gian gần đây ở Nhật Bản có hai sự kiện liên quan kinh tế châu Á làm tôi suy nghĩ nhiều đến Việt Nam. Thứ nhất là Hội nghị quốc tế về Myanmar nhằm giúp nước nầy phục hưng kinh tế, tổ chức tại Tokyo ngày 11/10, ngay sau hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Thứ hai là hiện tượng một cuốn sách về kinh tế của một nước châu Á đang bán rất chạy, đó là cuốn Indonesia: Cường quốc kinh tế của Sato Yuri, nhà nghiên cứu Nhật Bản chuyên về Đông Nam Á.
dungcuoi.jpg
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa do Dân Luận thêm vào (Nguồn: AP) =>
Hình ảnh của Myanmar trên vũ dài quốc tế ngày càng sáng sủa, kể từ khi chính phủ mới thành lập tháng 3 năm 2011, với thái độ, chính sách hòa hợp hòa giải của tổng thống Thein Sein và sự hưởng ứng tích cực của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD). Mỹ đã hứa giải trừ hầu hết chính sách cấm vận và cộng đồng quốc tế đã đi đến đồng thuận là giúp Myanmar phát triển.
Hội nghị quốc tế về Myanmar có sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trong đó có những nhà tài trợ lớn như Nhật, Ngân hàng thế giới, IMF, và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Đây cũng là những chủ nợ lớn của Myanmar từ trước. Mục đích của hội nghị là để quyết định việc xử lý những nợ tồn đọng làm tiền đề cho những khoản tài trợ mới nhằm giúp nước nầy xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, mở đầu kỷ nguyên phát triển. Tại hội nghị, Nhật Bản, chủ nợ lớn nhất (500 tỉ yen) của Myanmar, đã cam kết xóa 300 tỉ yen và các ngân hàng thương mại Nhật sẽ cho vay 200 tỉ yen để trả số nợ còn lại. Ngân hàng thế giới cũng hứa cho vay 400 triệu USD và ADB cho vay 500 triệu USD để Myanmar trả họ các món nợ cũ. Đầu năm sau, Nhật và các cơ quan quốc tế sẽ quyết định cho Myanmar vay những khoản mới để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong tình hình mới nầy, Câu lạc bộ Paris mà các nước Âu châu là thành viên cũng dự kiến có hành động tương tự đối với Myanmar.
Từ trước hội nghị quốc tế, ở Nhật đã xảy ra hiện tượng “Bùng nổ Myanmar”: Sách báo viết về Myanmar, chương trình truyền hình về nước nầy xuất hiện nhiều, doanh nghiệp Nhật đổ xô sang Myanmar tìm cơ hội đầu tư. Đặc biệt Tổ chức xúc tiên mậu dịch Nhật (JETRO) và nhiều tập đoàn kinh tế đã lập phòng đại diện tại Yangon, cựu thủ đô và là thành phố lớn nhất Myanmar. Các tập đoàn Mitsubishi, Sumitomo và Marubeni đã quyết định xây dựng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước nầy. Ngày 15/10, hãng hàng không ANA bắt đầu đường bay trực tiếp từ Tokyo đến Yangon.
Sự kiện này làm tôi nhớ lại năm 1993, năm “Bùng nổ Việt Nam” trên vũ đài thế giới, nhất là tại Nhật. Nhật đi đầu trong việc nối lại viện trợ cho Việt Nam (vào cuối 1992) và vận động các nước khác và các tổ chức tài chánh quốc tế để đi tới Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (Hội nghị nầy sau đó tổ chức hàng năm với tên gọi là CG –Consultative Group). Tôi vẫn nhớ rất rõ không khí sôi nổi không phải chỉ trong giới doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức kinh tế, mà còn trong giới truyền thông, học thuật,… khi bàn về triển vọng phát triển của Việt nam. Doanh nghiệp, ngân hàng Nhật đã ồ ạt sang Việt Nam như ta đã biết.
Nhưng hiện tượng “bùng nổ Việt Nam” chỉ kéo dài độ 3 năm, đến khoảng đầu năm 1996. Tại Nhật, quan tâm về Việt Nam nguội dần. Trên thực tế, nhiều dự án đầu tư của Nhật tại Việt Nam dừng lại, và rất ít dự án mới, nhiều văn phòng đại diện của ngân hàng thu hẹp phạm vi hoạt động, có cả trường hợp họ đóng cửa và cho văn phòng ở Bangkok kiêm nhiệm. Không phải chỉ có sự thay đổi từ Nhật Bản. Nhìn toàn thể, FDI vào Việt Nam bị ngưng trệ trong một thời gian dài (từ 1997 đến 2004). Về nguyên nhân của tình trạng nầy, như ta đã biết, chính sách thu hút FDI có nhiều nội dung không hợp lý, xa lạ với thường thức quốc tế nhưng chậm được cải thiện, chính sách kinh tế hay thay đổi, thủ tục hành chánh rườm rà, chính sách gía cả dịch vụ phân biệt đối xử với người nước ngoài, và nhất là định hướng phát triển công nghiệp không rõ ràng, không có những yểm trợ cần thiết, v.v.
Cùng lúc đó, có hiện tượng bùng nổ đầu tư mới tại vùng duyên hải Trung Quốc và FDI chuyển nhanh sang thị trường lớn đó. Đầu năm nay, trong một hội nghị tại Tokyo, tôi gặp một cựu quan chức Bộ Tài chánh Nhật, một trong những người đại diện chính phủ Nhật phụ trách việc nối lại viện trợ cho nước ta và vận động chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế về Việt Nam năm 1993. Ông nói với tôi đầy sự tiếc rẻ: “Hồi đó chúng tôi nghĩ Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Việt Nam chứ không phải Trung Quốc”.
So sánh thời điểm hai hội nghị quốc tế và hai hiện tượng bùng nổ, cũng như xét về tình trạng hạ tầng và nhiều tiêu chí khác, ta thấy Myanmar đi chậm hơn Việt Nam khoảng 20 năm. Nếu tình hình ở Việt Nam hiện nay không thay đổi, nếu Việt nam không nhanh chóng thực hiện thành công chiến lược tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng như đã bàn thì chuyện Myanmar theo kịp và vượt qua Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Bây giờ bàn về cuốn sách Indonesia: Cường quốc kinh tế. Với dân số 240 triệu, thu nhập đầu người khoảng 3.500 USD, nền kinh tế 850 tỉ USD (tư liệu năm 2011) tuy không nhỏ (gấp 7 lần Việt Nam) nhưng cũng chưa thể gọi Indonesia là cường quốc kinh tế. Cuốn sách nầy cũng không có ý nói Indonesia đã là một cường quốc kinh tế. Nhưng bằng những phân tích từ lý luận kinh tế phát triển, bằng khảo sát chi tiết về tiềm năng, về thể chế, về chiến lược phát triển kinh tế vừa công bố năm ngoái và về khả năng của tầng lớp lãnh đạo hiện nay, tác giả đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng Indonesia đang bước vào giai đoạn phát triển cao, bền vững và sẽ là một cường quốc kinh tế trong tương lai không xa. Có thể tóm tắt 3 điểm chính:
Thứ nhất, ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, là nước đông dân thứ tư trên thế giới, Indonesia được thuận lợi nhiều mặt về quy mô thị trường. Hơn nữa, cơ cấu dân số trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng trong khoảng 20 năm tới sẽ giúp cho nước nầy tăng tích lũy và bảo đảm nguồn lao động trong quá trình phát triển nhanh sắp tới. Nhưng điểm nầy chỉ là thuận lợi chứ không cơ bản. Hai điểm sau đây quan trọng hơn.
Thứ hai, chất lượng thể chế của Indonesia ổn định và ngày càng được cải thiện, được thế giới đánh giá cao. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á kéo theo sự sụp đổ của tổng thống Suharto (tháng 5/1998), quyền hạn của Quốc hội và tư pháp được củng cố, thể chế tam quyền phân lập được xác lập từng bước. Năm 1999 lần đầu tiên Indonesia thực hiện tổng tuyển cử, 5 năm sau, lần đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu tổng thống. Tổng thống được bầu Susilo B. Yudhoyono tiếp tục ổn định tình hình xã hội, kinh tế và được tái cử năm 2009. Ông đươc báo Time (Mỹ) năm 2009 bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng trên thế giới, trong đó ông được xếp ở vị trí rất cao (thứ 9). Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định, chẳng hạn lạm phát từ năm 2009 đến nay được giữ ở mức trung bình 4%, tỉ lệ nợ công trên GDP liên tục giảm (gần đây chỉ còn độ 25%), cán cân thanh tóan và cán cân vãng lai tính theo năm thì luôn xuất siêu từ những năm gần đây, v.v… Liên quan chất lượng thể chế để bảo đảm cho kinh tế ổn định, một điểm đáng nói là thống đốc ngân hàng nhà nước được độc lập, không bị chính trị chi phối, vì theo luật mới, một khi đã được Quốc hội bầu thì suốt nhiệm kỳ 5 năm cả tổng thống và quốc hội không có quyền bãi miễn.
Thứ ba, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế dài hạn được hoạch định công phu, nội dung có sức thuyết phục và các cơ chế, biện pháp thực hiện được dư luận trong và ngoài nước đồng tình. Năm 2009, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, tổng thống Yudhoyono xúc tiến lập Chiến lược phát triển kinh tế 15 năm (2011-2025) với phương châm kế hoạch phải phát huy được hết tiềm năng của Indonesia và là khi công bố phải “biểu thị được ý chí phát triển không có gì đáng hổ thẹn với thế giới”. Phương pháp lập kế hoạch là huy động trí tuệ của chuyên gia, trí thức và triệt để dân chủ và phân quyền. Cứ vài ba tháng, tổng thống triệu tập lãnh dạo của 13 châu trong cả nước và đại diện các đoàn thể kinh tế cùng với giới chuyên gia hội họp một lần để bàn nội dung kế hoạch và các công cụ chính sách để thực thi. Sự phân công về vai trò của nhà nước và thị trường, của trung ương và địa phương cũng được đặc biệt lưu ý.
Tháng 5 năm 2011, khi kế hoạch soạn xong, đích thân tổng thống Yudhoyono công bố với cả giới truyền thông trong và ngoài nước. Nội dung chiến lược 2011-2020 được công bố bằng cả tiếng Indonesia và tiếng Anh. Theo chiến lược nầy, toàn quốc sẽ chia làm 6 vùng phát triển, gồm tất cả 22 ngành, mỗi vùng phát triển chú trọng một số ngành tùy theo đặc điểm của mình. Nhìn chung, 22 ngành ấy có cả nông lâm ngư nghiệp, chế biến công nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, v.v.. phản ảnh tính chất và quy mô của một nền kinh tế đông dân và nhiều tài nguyên. Chủ thể đầu tư chính cho chiến lược là tư nhân trong và ngoài nước. Kể cả các dự án kết hợp tư nhân và chính phủ (hình thái PPP), tỉ lệ của tư nhân (bao gồm FDI) trong tổng đầu tư chiếm gần 75%. Đầu tư của chính phủ tập trung vào hạ tầng và đặt trong tâm vào việc liên kết các vùng kinh tế.
Chiến lược 15 năm nầy dự kiến kinh tế Indonesia phát triển trung bình 7-9%/năm và vào năm 2025, Indonesia sẽ là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP khoảng 4.000- 4.500 tỉ USD và GDP đầu người độ 14-15 nghìn USD. Ngoài 3 đặc điểm giới thiệu ở trên, trong cuốn sách đã dẫn, tác giả Sato phân tích nhiều mặt khác, như bộ máy hành chánh, chất lượng quan chức, sự thay đổi tư duy của giới doanh nghiệp,… và kết luận là khả năng thành công của Chiến lược 2011-2025 của Indonesia là rất lớn.
Đọc cuốn Indonesia: Cường quốc kinh tế, trong đầu tôi luôn hiện ra câu hỏi: Tại sao không phải Việt Nam? Tới bao giờ Việt Nam mới được người dân trong nước và dư luận quốc tế tin tưởng sẽ có ngày trở thành một nền kinh tế có địa vị đáng kể trên thế giới? Tuy dân số không bằng Indonesia nhưng Việt Nam cũng là một nước đông dân (xếp thứ 13 trên thế giới). Các điều kiện khác thì Việt Nam thuận lợi hơn nhiều. Indonesia có hơn 10.000 đảo lớn nhỏ, việc xây dựng hạ tầng rất tốn kém và khó có hiệu quả cao. So với Việt Nam, khí hậu Indonesia không thuận lợi bằng và họ lại nằm xa các trung tâm phát triển ở Á châu. Việt Nam còn nhiều yếu tố thuận lợi khác nữa.
Hiện nay quan hệ Nhật Trung xấu đi nên Nhật chuyển đầu tư sang các Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Do đó mặc dù nhìn chung, FDI vào Việt Nam gần đây giảm nhiều nhưng riêng của Nhật thì tăng đáng kể. Tuy nhiên, cần chú ý là Nhật đang chú trọng đầu tư ở Thái Lan và Indonesia hơn là Việt Nam. Năm ngoái tuy FDI của Nhật tại Việt Nam đạt 150 tỉ yen, tăng 2,4 lần so với năm trước, nhưng trong cùng thời kỳ FDI của Nhật tại Thái Lan lên tới 570 tỉ yen, tăng gần 3 lần, và tại Indonesia 280 tỉ yen, tăng tới 7 lần và còn đang tăng nhanh. Một điểm đáng lưu ý nữa là dư luận ở Nhật nói chung ngày càng ít lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam nên khuynh hướng tăng FDI của Nhật có thể sẽ không bền vững, trừ trường hợp Việt Nam cho thấy có tiến bộ rõ rệt trong quá trình cải cách thể chế và có chiến lược phát triển được đánh giá là khả thi.
Liên quan đến FDI tại Á châu, một điểm nổi bật gần đây là các công ty xe hơi của Nhật và Hàn Quốc đã chọn Indonesia làm cứ điểm sản xuất mới và đang triển khai nhiều dự án cụ thể. Cuối thập niên 1980, Thái Lan đã thành công trong việc thu hút FDI của Nhật và từ thập niên 1990 đã trở thành cứ điểm sản xuất xe hơi quan trọng. Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội trong hai thập niên 1990 và 2000 để bây giờ cơ hội đó đang chuyển sang Indonesia.
Tiềm năng của nước ta rất lớn, nhưng đến bao giờ mới được phát huy? Trào lưu phát triển ở Á châu đang bỏ Việt Nam lại đằng sau./.

Đảng Làm Báo và bộ mặt thật của khối 8406

Như bài viết trước đây nguoilambaovn đã đưa qua bài: Giải mã Đảng Làm Báo(danglambao).
Ban biên tập chúng tôi đã nêu rõ bộ mặt thật của blog danglambao một blog ra đời gây khá nhiều thị phi và hoài nghi về tính trung thực và thật giả của tin đăng. Những blogger khác thì nghi ngờ blog này của đảng cộng sản, nhưng hiện nay đã lộ rõ chân tướng và đã xác định được chủ nhân thực sự của blog này là ai?
Đây là nguồn tin riêng khá uy tín mà nguoilambaovn chúng tôi thu thập được .
Thời gian gần đây, blog này liên tục thay đổi giao diện lẫn cách viết bài, có thể nói là quay ngoắt 180, Vì sao thế? Tại sao ban đầu lại giả danh “lề phải” rồi đến bây giờ lộ rõ chân tướng của mình? Như kiểu thu hút độc giả rồi quay ngoắt, đọc giả có cảm thấy ngỡ ngàng và bở ngỡ không? Cái cách đánh lừa đọc giả làm cho những blogger khác cảm thấy khó chịu, hôm này chúng tôi sẻ vạch đúng bộ mặt thật của nhóm này, cho bạn đọc thấy rõ Đảng Làm Báo là của nhóm “Tuổi Trẻ Yêu Nước” của khối 8406. Thu hút độc giả rồi hiện đúng bộ mặt thật của mình, câu hỏi ở đây là có phải ban đầu hiện nguyên hình là khối 8406 thì đọc giả không thèm ghé vào đọc tin? Hiện nay những blog kiểu kêu gọi “giả danh yêu nước” cứ nhan nhản trên mạng theo kiểu blog, làm chúng tôi đọc mà cũng thấy ngán ngẩm.
Cứ suốt ngày “đâm bị thóc, chọc bị gạo” cứ thấy chuyện gì là xoáy cho đến tận cùng, xoáy từ một thành mười. Rồi đến khi không có chuyện để nói thì nằm im ỉm đi copy mấy bài viết nhảm nhẳm về đăng, cứ y như rằng 1 blog có bài gì lạ là nháo nhào copy/paste cho đầy các blog khác
Mang danh là “yêu nước” sao không cùng dựng xây nước nhà mà cứ chằm chằm đi chống phá, được cái gì thế? Câu hỏi này đã được giải đáp từ bài viết trước đây nguoilambaovn đã đưa: Nghề mới ?:Tuyên truyền chống phá Nhà nước để kiếm tiền. Cứ cho ta đây là hiểu biết để bày chuyện viết bài biến không thành có, biến trắng thành đen để lung lạc tư tưởng của nhân dân, sau khi lôi kéo được những phần tử còn chưa hiểu biết rộng như: Nguyễn Phương Uyên,Khang Việt, Trần Vũ Anh Bình …tuyên truyền rải truyền đơn để rồi bị công an khám phá, làm khổ cả bản thân lẫn gia đình(đã là luật pháp quy định,sống ở đất nước nào thì nên giữ mình theo thể chế hiến pháp và pháp luật của đất nước đó)
Cần phải nói đây, những đối tượng trên đều là phẩn tử của nhóm: Tuổi Trẻ Yêu Nước thuộc khối 8406
Giờ thì lộ bộ mặt thật của mình rồi nhé khối 8406, lần sau nếu có chơi bờ lốc thì nêu rõ bản chất của mình ra, đừng làm kiểu đánh lừa đọc giả là không nên .
Nguồn Người Làm Báo VN
————————————————————-
DANGLAMBAO VIET08:47 Ngày 31 tháng 10 năm 2012
Thông Báo: Chúng tôi là Điều Hành của trang mạng Đảng Làm Báo trước đây có địa chỉ là danglambao.blogspot.com hiện nay đã bị hackers đánh cướp . Hackers đã xâm nhập vào máy tính của chúng tôi và cướp luôn email danglambao@gmail.com
Hiện nay email của chúng tôi liên kết vào trang blog mới danglambaovn.blogspot.com là danglambao2@gmail.com. Chúng tôi không còn liên quan gì tới email danglambao@gmail.com.
Trang blog mà hacker đánh cướp và sử dụng là (danglambao.blogspot.com) đưa lên những hình ảnh bôi xấu Đảng và nhà nước. Chúng tôi lên án những kẻ xấu đã dùng tên Đảng Làm Báo của chúng tôi để phát tán những tài liệu xấu, tung tin thất thiệt có nội dung xấu chống phá lại đất nước Việt Nam .
Trong thời gian chỉnh sửa lại trang mạng mới nầy xin các bạn tiếp tục ủng hộ chúng tôi.
Thay Mặt Điều Hành Đảng Làm Báo
Phan Huy Đức
http://danglambaovn.blogspot.com/
http://danglambao.blogspot.com/2012/10/ang-lam-bao-va-bo-mat-that-cua-khoi-8406.html

1342. VÌ SAO TÔI KÝ TÊN KIẾN NGHỊ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẢ TỰ DO CHO NỮ SINH NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN?

HOÀNG HƯNG Vâng, sau kiến nghị đòi trả tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ, đây là lần thứ hai tôi ký vào một kiến nghị can thiệp cho một người bị bắt vì tội danh tuyên truyền chống Nhà nước. Bạn có thể hỏi vì sao?
Trước hết, cần thừa nhận vài năm gần đây, những vụ trấn áp người bất đồng chính kiến, người biểu tình chống xâm lược Trung Quốc ngày càng tăng cao, mức độ phi đạo lý, bất chấp luật pháp, bất chấp công luận ngày càng nặng. Là một công dân, một người cầm bút đã cao tuổi, tôi không đủ sức để lên tiếng về tất cả mọi trường hợp cần lên tiếng, đó thực sự là ‘lực bất tòng tâm’.
Nhưng tôi đã không thể im lặng trước vụ Cù Huy Hà Vũ, vì sự phi lý và lố bịch trắng trợn trong việc bắt ông, vì tôi cảm phục tinh thần của một trí thức thừa điều kiện để vinh thân phì gia nhưng đã nêu tấm gương thẳng thừng và kiên định chống lại những người, những việc, những chủ trương của nhà cầm quyền mà ông thấy nguy hiểm cho đất nước.

Lần này, tôi lên tiếng vì cảm phục một em nữ sinh ngây thơ, trong sáng, biểu lộ lòng yêu nước một cách hồn nhiên và chân thành, cũng lại vì việc bắt em một lần nữa bộc lộ sự tùy tiện, vi phạm pháp luật của chính lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật.
Khác với những kiến nghị trước thường gửi chung cho tập thể các nhà lãnh đạo, tôi ký kiến nghị này là kiến nghị gửi đích danh Chủ tịch nước. Vì sao?
Lâu nay tôi thường tự đặt và cũng đặt với bạn bè câu hỏi: Chẳng lẽ trong số bao nhiêu vị lãnh đạo từng thể hiện lòng yêu nước, có khi phải hy sinh bản thân và gia đình, giờ đây không còn ai giữ được cái mà Thiền sư Nhất Hạnh gọi rất hay là cái “tâm ban đầu” ấy? Chẳng lẽ trong số con em, đệ tử của họ không còn ai theo được truyền thống ban đầu ấy? Chẳng lẽ tất cả đã suy thoái, biến chất thành những kẻ ích kỷ hại dân và sẵn sàng bán rẻ quyền lợi của Tổ quốc để bảo vệ lợi ích riêng?
Không, tôi không muốn tin như thế, ngàn lần không. Vì vậy tôi, cũng như nhiều bạn bè đồng tâm chí, không ngại, không nản chí, liên tiếp cất lên tiếng nói phản biện, phê phán, thỉnh cầu, kiến nghị… mà không hề cho việc làm của mình là phí công vô ích như có người nghĩ. Chúng tôi lên tiếng chính là để thúc giục những người tốt trong bộ máy cầm quyền suy nghĩ lại về những sai lầm và quyết tâm hành động để sửa sai, ngõ hầu cứu vãn đất nước này. Đó sẽ là hồng phúc cho đất nước, cho dân tộc, vì tôi biết con đưởng đẹp nhất để nước ta, dân tộc ta thoát khỏi hiểm họa xâm lăng và sụp đổ là những người đang cầm quyền biết lắng nghe và làm theo ý nguyện đúng đắn của người dân. Một cái kênh quan trọng phản ánh ý nguyện ấy là tiếng nói trung thực của những trí thức chân chính.
Để được như thế, điểu đầu tiên nhà cầm quyền phải làm không thể chậm trễ, đó là tôn trọng thực sự quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của nhân dân. Trong chuyện này, có một điều hết sức cấp thiết là phải chấm dứt ngay việc khủng bố, đàn áp những người bất đồng chính kiến khi họ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa dưới mọi hình thức. Vì đó sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất rằng chính quyền thực lòng muốn xây dựng nền Dân chủ Pháp quyền. Vì đó không chỉ liên quan đến mấy chục, mấy trăm blogger hay người bất đồng và gia đình họ, mà là tấm gương cho toàn dân, cho cả thế giới nhìn vào để biết thực sự nhà nước này có pháp quyền dân chủ hay không. Vì mọi biện pháp đàn áp, khủng bố đều đã thất bại, hậu quả chỉ là ngày càng làm dân không tin chính quyền, dân oán ghét công an, và con số những người bất đồng ngày càng tăng, càng trẻ tuổi, càng nhiều tầng lớp, càng rộng khắp, hành động ngày càng đa dạng, mạnh mẽ. Nguy hiểm hơn nữa, việc khủng bố đàn áp ngày càng bất lực thì ngày càng phải thô bạo, rồi tàn bạo, bất chấp luật pháp, giống như giải khát bằng thuốc độc, tất yếu sẽ dẩn đến nguy cơ phát xít hóa bộ máy an ninh. Từ đó đến tổng khủng hoảng của chế độ, và tất nhiên cũng là của toàn xã hội, không xa!
Tôi không hề muốn điều bi thảm đó xảy ra cho đất nước, cho dân tộc đã quá đau thương vì chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến! Tôi muốn nền dân chủ của VN được xây dựng trong sự chuyển hóa hòa bình.
Tôi có ảo tưởng không? Hãy nhìn sang Myanmar. Một chế độ độc tài quân sự vừa mới đây còn xả súng vào các sư sãi, rồi cũng phải đến ngày hôm nay, khi ông Tổng thống từng là nhà độc tài lâu năm sánh bước với nhà đối lập hàng đầu và sẵn sàng trao lại cho bà ngôi vị qua một cuộc bầu cử công bằng.
“Của tin còn một chút này”. Đó là tâm sự chân thành gửi lên ông Chủ tịch nước khi tôi đặt bút ký tên kiến nghị ông can thiệp để trả tự do cho cháu Phương Uyên.
Tôi thiết tha hy vọng trường hợp cháu Phương Uyên sẽ đi vào lịch sử như cái mốc chuyển biến của Việt Nam trên con đường xây dựng nền Dân chủ Pháp quyền.
H.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét