EU thúc giục VN tăng cường cải thiện nhân quyền
Defend the Defenders – Ngày 31/10/2012 – Áp lực quốc tế lên Việt Nam tăng cao
hôm Thứ tư, yêu cầu phải đề cao quyền con người khi EU lên tiếng về
việc bỏ tù hai nhạc sĩ can tội tuyên truyền chống nhà nước ở quốc gia
cộng sản này.
Điều này “rất quan trọng” đối với Việt Nam để tái khẳng định “cam kết
cải cách, bao gồm quản trị tốt, nguyên tắc pháp quyền và quyền con
người”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết trong một
cuộc họp báo với nhà lãnh đạo của Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội.Thêm một bài viết trơ tráo của báo Nhân Dân
“Thêm một màn kịch chính trị trơ tráo của SBTN”
Lam Sơn (Nhân Dân điện tử) - Lợi dụng kỷ
niệm Ngày Quốc tế nhân quyền (10-12-2012), SBTN (đài truyền hình phát
bằng tiếng Việt tại Mỹ), do Trúc Hồ làm Giám đốc điều hành, vừa phát
động cái gọi là “chiến dịch triệu con tim, một tiếng nói”.Em yêu…con rận
Nhật Tuấn
– Hẻm tôi cái gì cũng… trả tiền trừ coi tivi, tất nhiên coi qua ăng ten
chứ không qua cáp. Cũng không phải ông lãnh đạo nào cũng “coi mặt, tắt
tivi”. Tối nay có ông đang chém gió quốc hội, chị Gái hủ tíu tắt cái
phụt, cô Phượng cave la toáng:
“Ấy ấy đừng tắt… cứ để coi ổng nói gì?”
Chưa mất an toàn
Blog Thùy Linh - Ai trả lời giùm mình: thế nào là chưa mất an toàn? Mình “tóm” được câu này vì nghe phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định trước Quốc hội là, chưa có dấu hiệu mất an toàn về hồ chứa và đập thủy điện sông Tranh II.
Tính đến giờ đã có 850 nhà dân nứt, lún vì động đất. Mà động đất thì
chưa rõ căn nguyên và cũng chưa biết lúc nào thôi cựa mình khó chịu? Dân
thì bất an, lo di dời nhà cửa. Nỗi sợ đeo đẳng hàng ngày, ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống…Vậy nếu mất an toàn thì sẽ là thế nào?
Học sinh cấp 1 đã được luyện nói dối
Viết những suy nghĩ, cảm nhận của em về cô giáo chủ nhiệm: “Cô
có giọng nói như chim hót. Mỗi lần cô giảng bài là chúng em chăm chú
lắng nghe như nuốt từng lời. Cô rất dịu dàng với chúng em, quan tâm rất
kỹ đến mọi hoạt động của chúng em… Cô như một người mẹ hiền ở trường
tiểu học…”. Đến tối, lựa lời hỏi con, cậu chàng tỉnh bơ nói: “Thì
con phải viết như thế để yên ổn học hết năm lớp 3 này chứ. Con mà viết
như những gì con nói với mẹ thì chắc cô cho con ở lại lớp quá”.
Đ. Hồng (Đất Việt) -
Trẻ em cần được hình thành nhân cách ngay từ nhỏ, vậy mà hiện nay,
không ít học sinh cấp một đã được “luyện” nói dối khi đến trường.
“Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”
Nguyễn Lê - Đại biểu đề nghị cả Quốc hội và Chính phủ cùng hứa trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ tham nhũng… Đây là đề xuất tha thiết của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng của Quốc hội chiều 1/11.Những câu hỏi tại sao về án tham nhũng
Chung Hoàng (Vietnamnet)
- Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga tại phiên thảo luận về phòng,
chống tham nhũng chiều 1/11 nêu hàng loạt câu hỏi liên quan án tham
nhũng.
“Tại sao các vụ án về trật tự trị an, thời gian càng kéo dài thì
càng mở rộng án, đối tượng phát hiện ngày càng nhiều, tính chất phạm tội
càng nghiêm trọng, chứng cứ càng được củng cố chặt chẽ, nhưng với án
tham nhũng thì ngược lại, càng kéo dài thời gian xử lý càng thu hẹp
phạm vi đối tượng, tính chất phạm tội, thay đổi tội danh, tài liệu chứng
cứ, thậm chí bị mất theo hướng có lợi cho đối tượng phạm tội, sau đó
không còn xử lý được nữa?“, bà Lê Thị Nga nêu.Vì Độc lập, vì Tự do…
Le Nguyen (Danlambao) - Từ hiện tượng Phương Uyên, đảng cần kiểm điểm lại bản thân, đừng ngoan cố mang ảo tưởng rằng đảng tài tình sáng suốt có thể muôn năm trường trị và hệ thống tuyên truyền đồ sộ của đảng có thể biến không thành có, biến giả thành thật cho âm mưu độc quyền lãnh đạo. Phải thấy rằng hiện tượng Phương Uyên một hạt giống đỏ lừng lững bước ra ngoài khung đảng lãnh đạo là điềm báo đảng đã bước sang chu kỳ suy tàn và độc ác dối trá đã lỗi thời không còn là vũ khí có thể đảo ngược tình thế sụp đổ là tất yếu của đảng cộng sản Việt Nam…Ổn định chính trị
Trần Hoàng Lan (Danlambao)
- Trước hội nghị TƯ 6 đã có nhiều phán đoán, đồn đại về sự ra đi của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nó gần như trở thành khẳng định khi biết
trước đại hội mỗi đại biểu được phát một tập tài liệu dài 313 trang A4,
trong đó thể hiện đầy đủ các số liệu báo cáo, hình ảnh, bảng biểu, đồ
thị… về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và những hệ lụy của nó mà cha
con ông Dũng cùng nhóm lợi ích đã phạm phải. Ngoài ra trong những trang
cuối còn có hình ảnh từ bên ngoài lẫn bên trong của tòa nhà thờ họ quá
hoành tráng của ông. Nhưng sau đại hội kết quả thật bất ngờ. Hình ảnh
ông Dũng tươi cười đứng cạnh hai ông Sang, Trọng vẻ mặt tiu nghỉu, buồn
bã cho thấy: Một lần nữa ông lại thoát hiểm một cách ngoạn mục. Nhiều,
nhưng trong số đó có một nguyên nhân rất quan trọng được ông tổng bí thư
“kín đáo” nhắc đến trong diễn văn bế mạc “Ban Chấp hành Trung ương
đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và
đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và
một đồng chí trong Bộ Chính trị.” là ổn định chính trị.
Phượng yêu (tập 3)
Phượng yêu của bác,
Thanh Phượng đừng ngạc nhiên khi, vẫn tiếp tục chứng nào tật nấy, cóc
ke (tiếng bên chồng Mỹ cút là “no care”) lệnh cấm hỏa tốc của “một đồng
chí ủy viên trong Bộ Chính trị” còn gọi là “đồng chí Ếch”, tức là tía
cháu, mò vào Danlambao, đọc được “Phượng Yêu tập 3” này, vì mới xong “PY tập 1” qua đò “PY tập 2” chưa cập bến, bác đã xê gút-bai tức vĩnh biệt cháu.Thế lực thù địch của Ba Đình
Chân dung Tổng biên tập báo Yên Bái: Lừa trên dối dưới, kẻ đạo báo có hạng
Giàng A Tu (Danlambao) - Xin được thưa với độc giả rằng: Giàng A Tu, là người không thù hằn, hay kèn cựa chức tước gì đối với Bùi Anh Túy- Tổng biên tập (TBT) báo Yên Bái. Trong bài viết: “Ai bao che, dung dưỡng cho TBT báo Yên Bái?”, Giàng A Tu chỉ muốn vạch mặt một kẻ dối trá, tên ăn cắp có hạng đã leo lên chức TBT bằng những thủ đoạn bẩn thỉu, một kẻ lừa trên dối dưới và đạo báo trắng trợn như thế nào.Công “khai ngấy”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Phiên tòa tuyên bố là xét xử “công khai” Nhưng nhìn khung cảnh, chúng ta thấy “lực lượng an ninh” đang “công khai tè” lên sự “công khai” khiến nó như tỏa ra cái mùi xú uế “bịp bợm, khai ngấy”!?.Các ông là ai?
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Các ông là ai mà bắt người yêu nước? Các ông là ai mà đứng về phía quân thù? Các ông là ai mà xử tù lòng ái quốc? Các ông là ai mà che chở cho giặc ngoại xâm? và các ông là ai mà biến người công dân chống tham nhũng thành tội phạm và là “thế lực thù địch” mà là thù địch của ai?- Thù địch của đảng cầm quyền?Vàng thật không sợ lửa, chỉ sợ… cứt ruồi!
Xèng La Bở (Danlambao) - Vàng thật dù là ai sản xuất và sản xuất ở đâu chất lượng vàng cũng giống nhau: vẫn một màu vàng ánh kim đẹp đẽ, không bị lửa thiêu, không bị hóa chất ăn mòn. Đặc điểm đáng quí của vàng là luôn đồng nhất về chất lượng. Cho nên, khác với những mặt hàng khác từ lâu vàng đã không có cái MADE IN.SJC đang vừa đá bóng, vừa thổi còi?
Hà An (CAND) - TS
Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, trước khi công bố SJC
là thương hiệu vàng quốc gia, cần phải xây dựng một đề án cụ thể để quy
định rõ các tiêu chí về miếng vàng này. Vì chưa có, nên SJC mới vừa đá bóng vừa thổi còi, còn các quy định của NHNN thì cứ làm theo kiểu vừa chạy vừa xếp hàng…
Mang 12 lượng vàng SJC đi kiểm định, chị Nguyễn Thị Hậu, nhà ở Trung
Hòa – Nhân Chính (Hà Nội) cho biết, mấy ngày nay, chị như ngồi trên đống
lửa. Hai vợ chồng làm lụng tích cóp cả mấy năm, chị mua mấy cây vàng
SJC để dành tiền sang Nga mổ mắt cho đứa con không may bị khiếm thị.Ma trận của Bộ trưởng Vương Đình Huệ
Trước Quốc hội ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khiến cử tri và nhân dân lạc vào “ma trận” khi tung ra hàng loạt những thuật ngữ kiểu “tỷ lệ động viên thuế phí”, rồi “ngân sách”, rồi “% GDP”.
Thưa Bộ trưởng, cả nước chỉ có hơn 24 ngàn tiến sĩ, mà cũng không phải tất cả đều là tiến sĩ kinh tế để có thể hiểu được điều ông nói.
Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.
Những con số mà Bộ trưởng thậm chí dùng “GDP” để nói, thật ra khiến người dân mù tịt. Và đã mù tịt thì làm sao có thể thuyết phục được họ tin. Nhưng dường như việc sử dụng “thuật ngữ ma trận” không hoàn toàn tình cờ. Bởi khi khẳng định thuế phí ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với thế giới và khu vực, thì Bộ trưởng lại “quên” không so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam so với thế giới và khu vực.
Cách đây chưa lâu, đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra một thực tế: GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia. Còn Còn theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng không chỉ những con số đang cho thấy sự “trời vực” về thu nhập giữa người dân Việt Nam so với khu vực, châu Á, và thế giới mà chất lượng sống của người Việt Nam cũng đang bị đánh giá là “suy giảm” và “có nguy cơ tụt lại phía sau” so với các nước.
Sự “suy giảm”, “tụt lại phía sau” biểu hiện ngay trong chính thứ mà Bộ trưởng Huệ cũng đã sử dụng ngày hôm qua “giá thế giới”. Cụ thể hơn, trong khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới “hội nhập” với giá cả thế giới. Chẳng hạn như giá xăng, thứ giá mà Việt Nam đang hướng và quản lý “theo giá thế giới”- như khẳng định của Bộ trưởng Huệ. Hoặc giá điện “thấp hơn giá thế giới” mà vài hôm nữa, thế nào Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng sẽ kêu than.
Sự suy giảm và tụt lại về mặt thu nhập và đời sống, so với mức thuế phí được thanh minh là “trung bình so với thế giới và khu vực” đang cho thấy tư duy trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thuế phí là rất thiếu công bằng với đời sống người dân. Không nói đâu xa, khi quyết định số tiền lương tăng thêm 100 ngàn (mà cũng chỉ cho 8 triệu đối tượng) thì Bộ Tài chính cũng quyết thu đúng 100 ngàn theo kiểu “bổ đầu” đối với hơn 40 triệu chiếc xe máy, thực ra là đôi chân, là chiếc cần câu cơm của dân chúng. Thậm chí, xe đạp điện cũng không được tha.
Người dân sẵn sàng chia sẽ khó khăn với ngân sách nhà nước. Nhưng dứt khoát đó không phải là từ việc tư lệnh ngành tài chính đưa ra một thứ “ma trận” để cử tri và nhân dân thực lạc vào đó mà không biết đầu cua tai nheo thế nào. Lại càng không thể chỉ nói đến chuyện “nộp” như thế là chưa nhiều, mà không quan tâm đến việc họ “có” bao nhiêu trong túi, và những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt đó có đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không.
Bệnh hoành tráng và tình trạng “Lãng phí chiến lược”
Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trịnh trọng như một ông giáo làng, đã dùng hình ảnh “tấm chăn” để nói về ngân sách nhà nước: “co đầu này thì đầu kia sẽ thiếu”
Vì sao ngân sách giảm thu, để đến nối không bố trí được khoản chi thường xuyên, tối quan trọng và đã được hoạch định lộ trình sẵn là lương. Cử tri và nhân dân đã không được trả lời khi QH thảo luận về một trong những vấn đề quan trọng của đất nước là ngân sách.
Buổi thảo luận, ở một ý nghĩa nào đó, giống với một cuộc than khổ tập thể, khi các bộ, ngành, địa phương coi đó là một cơ hội trình bày sự khốn khó, để xin tiền ngân sách. Mà Ngân sách 2013 thì nào có dư dả gì. Có 180 ngàn tỷ. Con số mà ĐBQH Trần Quang Chiểu đánh giá là “thấp nhất trong các năm”, thậm đến mức “chưa nhìn tới mục tiêu trung dài hạn”.
Có câu “Có thực mới vực được đạo”. Chính sự thiếu hụt trong đồng tiền ngân khố là câu trả lời chính xác nhất cho chất lượng của sự phát triển, của những lạc quan và bi quan về trình trạng của nền kinh tế.
Hôm qua, Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trịnh trọng như một ông giáo làng, đã dùng hình ảnh “tấm chăn” để nói về ngân sách nhà nước: “co đầu này thì đầu kia sẽ thiếu”. Thế còn thành tích vượt thu 98 ngàn tỷ năm 2010? Thế còn 74 ngàn tỷ “vượt kế hoạch thu”? Thế còn trách nhiệm của một tư lệnh tài chính phải biết “khéo co”, phải biết “căn cơ” như chữ dùng cùa chính Bộ trưởng?
Nhưng cái khó của miếng bánh ngân sách ngày hôm nay đang có tác dụng lột tả những khoản chi cực kỳ hoành tráng, không tí “khéo co”, cũng không hề “căn cơ”. Đó là dự án cảng Vân Phong, vốn đầu tư tăng từ 3 ngàn tỷ ban đầu, lên 6 ngàn tỷ lúc khởi công, và nay dự kiến lên đến 10 ngàn tỷ. Thứ đội giá mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng gọi là “Lãng phí chiến lược”.
Đó là Hà Giang, với đại công trường đang bỏ hoang. Nói như Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên “Dù Hà Giang từng bị kỷ luật vì nợ đầu tư xây dựng cơ bản 1.100 tỉ đồng, nhưng đến nay số nợ của Hà Giang gấp 10 lần số thu ngân sách địa phương”.
“Căn bệnh hoành tráng” phổ biến mà ĐBQH Nguyễn Thành Tâm nói tới đã khiến một tỉnh miền núi còn nghèo, với toàn bộ nguồn thu đáp ứng 10-12% tổng chi và hàng năm “vác rá” xin tiền ngân sách, đã “trăm hoa đua nở” với chiến dịch đầu tư hàng ngàn tỷ cho xây dựng cơ bản. Tất nhiên, những con số “ngàn tỷ” này là tiền âm, có được bằng cách đề nghị DN ứng vốn. Có một thời, các ngân hàng thương mại của Hà Giang có tổng nợ xấu cao nhất nước, với khoảng 25% số nợ. Có ngân hàng có tới 80% dư nợ là nợ xấu. Căn bệnh hoành tráng một thời giờ đã biến Hà Giang thành một con nợ khổng lồ và dư trấn của nó nặng nề đến nỗi không biết bao giờ Hà Giang mới có thể gượng dậy, chứ chưa nói đến việc trả nợ.
Nhưng Hà Giang chưa bao giờ là cá biệt. Miếng bánh ngân sách từ TƯ đến địa phương đã được đầu tư quá tràn lan, dàn trải, và thực tế, đang bị chôn vùi trong cỏ dại ở những đại công trường hoang tàn, trong phong trào “người người sân bay, nhà nhà cảng nước sâu”, và không thể không nói đến một con số khổng lồ về nguồn lực khi cả triệu tỷ đồng (không biết là bao nhiêu con số nữa) đang “chôn trong đất”. Đến mức đánh giá của Bộ Tài chính nói về tình trạng này với mấy chữ “diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng”.
“Tấm chăn ngân sách” đang bé lại, mỏng đi. Có lẽ không “khéo co” cũng không được. Nhưng ai sẽ phải là người khéo co nếu như trước hết không phải là tư lệnh ngành tài chính.
Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”!
BVN: Tại sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư
và nguyện vọng của tất cả nông dân? Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước
phải trả lời công khai cho nông dân chúng tôi được biết: Tại sao Đảng
lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và
Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?
*
Để lãnh đạo xã hội một cách anh minh, Đảng phải tạo sự công bằng cho mọi
thành phần trong xã hội. Bắt nông dân như những con tốt một mình tiến
lên Chủ nghĩa xã hội, bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo” bằng
cách chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc nông dân ngày càng
nghèo hơn trong khi mọi thành phần khác ngày càng giàu lên khi đất nước
phát triển, là một chính sách bất công đối với người nông dân.
Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”
Đảng đã trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh tế khác, thì
tại sao lại tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân? Tại sao lại
bắt nông dân phải một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Ở miền Nam, sau năm 1975, để tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng quốc hữu
hoá mọi tư liệu sản xuất, Đảng và Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tư liệu
sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nên đất đai phải thuộc
sở hữu Nhà nước.
Thế nhưng, sau đó, Đảng đã lùi một bước từ Chủ nghĩa xã hội về Chủ nghĩa
xã hội có định hướng, chấp nhận kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa, Đảng đã trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh
tế khác, thì tại sao lại tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân?
Tại sao lại bắt nông dân phải một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Trước đây, Đảng đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay, tất cả mọi
thành phần, mọi giai cấp khác điều dừng lại chưa tiến lên Chủ nghĩa xã
hội, Đảng đã trả quyền tư hữu lại cho mọi giai cấp khác, mà không trả
lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân là Đảng đối xữ không công bằng
với nông dân.
Quốc hữu hoá ruộng đất chỉ đúng khi đã tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay,
chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội mà bắt nông dân phải hy sinh quyền lợi để
tiến lên một mình, tức là bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”.
Đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân hay sỡ hữu của Đảng?
Điều 5 khoản 1 qui định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Điều 5 khoản 2 mục c lại quy định Nhà nước có quyền thực hiện quyền định
đoạt: “Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất”, với quy định này, Đảng và Nhà nước chính thức
chiếm đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, bằng cách quốc hữu hoá
ruộng đất của nông dân.
Chúng ta điều đã biết: “toàn dân” tức là không phải của ai cả, không của
ai cả mà Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước lại có quyền thu hồi
đất thì có nghĩa là đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước. Đảng bộ các cấp
lãnh đạo chính quyền các cấp, thế nên, thực chất của Điều 5 khoản 1 nói
cho đúng sẽ như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”.
Nông dân có đồng ý cho Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu ruộng đất của mình không?
Câu trả lời tất nhiên là không.
Đất đai là tài sản thiêng liêng của nông dân, không nông dân nào lại
muốn Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu của mình, để có thể bị thu hồi
và bị cưỡng chế bất cứ lúc nào với giá đền bù rẻ mạt.
Nếu bây giờ, Đảng và Nhà nước thử trưng cầu nông dân ý về quyền sở hữu
đất đai, tôi tin rằng 99,99% nông dân sẽ không đồng ý cho Đảng và Nhà
nước chiếm quyền sở hữu ruộng đất của mình (không được 100% là do tôi
trừ hao một số đảng viên có đất, nhưng vì tấm thẻ đảng nên buộc phải
đồng ý với Đảng).
Cho nên, cần phải khẳng định rằng quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” mà thực chất là: “Đất đai thuộc sở
hữu Nhà nước do Đảng là đại diện sở hữu” là một quy định đi ngược lại
tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông dân.
Tại sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của tất cả nông dân?
Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho nông dân
chúng tôi được biết: Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của
nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của
nông dân chúng tôi?
Cần phải khẳng định: Thay đổi quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
hay không, không phải là công việc nội bộ của Đảng, mà liên quan đến
quyền lợi của tất cả nông dân, mà là tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông
dân.
Vì thế, Đảng phải có nhiệm vụ giải thích cho tất cả nông dân biết, lợi
ích to lớn nào của quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” khiến cho
Đảng quyết tâm bám giữ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” – một
quy định đi ngược lại nguyện vọng của nông dân.
Tốt nhất, Đảng hãy đưa những ông đảng viên nào quyết tâm nhất trong việc
bám giữ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong đại hội Đảng vừa
rồi, đăng đàn giải thích rõ ràng lợi ích tuyệt đối của “đất đai thuộc
sở hữu toàn dân” so với “đất đai thuộc sở hữu nông dân” cho nông dân
chúng tôi được “sáng mắt sáng lòng”.
Tôi dám đảm bảo, các ông đảng viên cương quyết nhất này nếu không bị
nông dân chúng tôi phản biện cho cứng họng, thì Đảng xử tội gì tôi cũng
chịu.
Riêng Hoàng Kim tôi, nếu được tranh luận trực tiếp với đại diện của Đảng
về quyền sở hữu ruộng đất, một mình tôi xin chấp một chục ông chuyên
gia của Đảng.
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước” tạo ra nửa triệu dân oan
“Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, kể từ khi luật đất đai năm 2003
bắt đầu có hiệu lực, đã có gần 1 triệu lượt đơn thư, khiếu nại tố cáo
liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong số này số lượng các vụ khiếu nại
tố cáo đúng, hoặc có đúng có sai chiếm tỷ lệ gần 50%. Cũng có nghĩa là
10 năm qua, trong lĩnh vực đất đai đã có xấp xỉ gần 500.000 sai phạm của
các cấp chính quyền.
Những con số thống kê cho thấy, luật đất đai 2003 đang tồn tại nhiều bất
cập. Đó cũng chính là nguyên nhân của tình trạng lạm quyền và hoặc tham
nhũng của cán bộ, thiệt thòi và bức xúc của nhân dân.
10 năm thực hiện luật đất đai 2003 cho thấy: Những công trình mà người
dân mất đất chịu nhiều thiệt thòi nhất lại thường là những công trình do
nhà nước đứng ra thu hồi đất. Có thực tế, đất đai mặc dù ở cùng một khu
vực nhưng có thể được các địa phương định giá đền bù quá chênh lệch.
Bên cạnh đó, người dân trong cùng một địa phương, nhưng nếu nhà nước thu
hồi đất thì giá đền bù có thể thấp hơn nhiều so với việc được chủ đầu
tư tự thỏa thuận. Thậm chí trong cùng một dự án, ở cùng một địa phương,
nhưng vẫn lại có thể có sự chênh lệch về giá đền bù khác nhau do sự khác
biệt về thời điểm thu hồi đất và cách vận dụng văn bản quy phạm pháp
luật” – Đài Truyền hình Việt Nam cho biết.
Trong vòng 10 năm bắt đầu phát triển, cán bộ đảng viên đã gây oan ức,
đau khổ cho 500.000 gia đình nông dân, nếu tính mỗi gia đình nông dân có
4 người, thì có 2 triệu con người bị cán bộ, đảng viên đưa vào vòng oan
ức, khiến cho 2 triệu con người đau khổ triền miên vì tài sản lớn duy
nhất của mình bị tước đoạt bất chính là cả một tội ác.
10 năm tới con số sẽ là bao nhiêu triệu gia đình nông dân bị oan khuất?
Đất nước càng phát triển nông dân biến thành dân oan càng nhiều, đất
nước càng phát triển, mọi thành phần khác điều giàu lên nhờ quyền tư hữu
tư liệu sản xuất nên hớn hở vui tươi, chỉ có nông dân một mình than
khóc vì mất đất do ruộng đất bị thu hồi, bị cưỡng chế là một nghịch lý
vô đạo đức, đầy bất công với nông dân, sẽ đẩy nông dân vào thế đối kháng
với Đảng và Nhà nước.
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước” đẻ ra “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối lộ và các chủ dự án
Ở Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân là 135.000 đồng/ m2, nhưng giá bán
đất rẻ nhất là 20 triệu đồng/m2, đắt nhất là 45 triệu đồng/ m2.
Dù lấy giá rẻ nhất là 20 triệu đồng/ m2 thì chênh lệch giữa đền bù cho
nông dân và giá bán là 19.865.000 đồng/ m2, trừ cho chi phí đầu tư các
chủ dự án vẫn đạt được siêu lợi nhuận.
Siêu lợi nhuận này, khiến cho chủ dự án đủ sức mua đứt mọi đảng viên lãnh đạo các cấp liên quan đến việc thu hồi đất.
Siêu lợi nhuận này sẽ tạo ra “liên minh ma quỷ” giữa chủ dự án và đảng viên lãnh đạo ăn hối lộ.
Thu hồi đất càng nhiều, đền bù đất càng rẻ thì chủ dự án càng lời to, có
lời to các chủ dự án hối lộ cho đảng viên lãnh đạo càng nhiều, nhận
được hối lộ càng nhiều đảng viên lãnh đạo thu hồi đất càng tăng, đền bù
đất càng rẻ để nhận hối lộ nhiều hơn, “ liên minh ma quỷ” này sẽ càng
ngày càng gia tăng việc thu hồi đất của nông dân.
Điều đặc biệt là “ liên minh ma quỷ” này lại nhân danh những điều tốt
đẹp, nhân danh quy hoạch, nhân danh phát triển đất nước… để giựt đất của
nông dân, và chúng trở lại tố cáo nông dân vi phạm pháp luật để xua
quân cưỡng chế.
“Liên minh ma quỷ” này nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Trung Ương.
Thay đổi Luật Đất Đai đúng đắn phải trả quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân
Khi đất nước chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội, để công bằng, Đảng phải trả quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân.
Nếu đất đai thuộc quyền sở hữu của nông dân, ai muốn sở hữu đất này phải
thoả thuận mua của nông dân, nông dân có quyền ấn định giá bán, nông
dân có quyền không bán đất nếu không muốn.
Thế nhưng, nay Đảng lại chiếm quyền sở hữu đất đai của nông dân, rồi lại
giao cho đảng viên của mình quyền thu hồi đất, quyền cưỡng chế đất,
khiến cho nông dân mất cả hai quyền là quyền ấn định giá bán và quyền
không bán đất nếu không muốn.
Ở Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân chỉ có 135.000 đồng/ m2, sau đó
chủ dự án chỉ đầu tư vào một ít, giá đất lên đến 20 – 45 triệu đồng/ m2,
giá trị gia tăng do chuyển mục đích từ đất làm lúa sang đất đô thị chủ
dự án hưởng trọn, nông dân chỉ được đền bù rẻ mạt theo giá đất nông
nghiệp.
“Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: “nhiều ý kiến tán thành việc định giá
đất để bồi thường cho người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại
thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng
đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước
vì phần này không do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất
bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc
làm cho người có đất bị thu hồi”” – theo báo Tuổi Trẻ.
Thưa ông Giàu:
Cha ông của nông dân chúng tôi mấy đời bám trụ ở mảnh đất khỉ ho cò gáy,
chịu cực khổ thiếu thốn đủ điều để gìn giữ và truyền lại mảnh đất đó
cho nông dân chúng tôi, nay mảnh đất khỉ ho cò gáy đó nằm ở địa thế phát
triển thành đô thị, gía đất sẽ tăng, vậy tại sao nông dân chúng tôi lại
không được nhận phần giá trị gia tăng đó?
Mấy đời bám trụ của ông bà, cha mẹ chúng tôi ông không thèm tính, vậy
theo ông ai xứng đáng hưởng giá trị tăng thêm do đất đó phát triển thành
đô thị? Đảng của ông xứng đáng hơn nông dân chúng tôi chăng? Hay các
tay trọc phú là chủ dự án xứng đáng hưởng hơn chúng tôi?
Trong thực tế, hiện nay, chính “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối
lộ và các chủ dự án táp hết giá trị gia tăng này đấy, và cả sau khi luật
đất đai sửa đổi theo kiểu không sửa gì cả này “ liên minh ma quỷ” sẽ
tiếp tục táp hết giá trị gia tăng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các
mục đích sử dụng khác.
Tôi đưa thêm một thí dụ làm sáng tỏ rằng Luật Đất Đai dù có sửa đổi vẫn bất công với nông dân:
Giả sử tôi có 1 ha đất là lúa nằm cặp lộ lớn, có một người muốn mua đất
của tôi để xây dựng nhà máy, giá thoả thuận là 1 triệu đồng một mét
vuông, thế nhưng tôi bán không được, vì muốn chuyển từ đất lúa sang đất
phi nông nghiệp phải trình đến Thủ tướng, thế rồi có dự án thành lập khu
công nghiệp, đất tôi lọt vào qui hoạch, bị thu hồi và đền bù có 100.000
đồng/ m2, vì tôi không được hưởng giá trị gia tăng, không cho tôi bán
đất giá cao 1 triệu đồng/ m2 rồi thu hồi đền bù giá thấp 100.000 đồng/
m2 liệu có hợp lý không thưa ông Giàu?
Đất tăng giá mà nông dân không được hưởng, để cho các chủ dự án và đảng
viên ăn hối lộ hưởng là một chính sách ngu xuẩn và bất công đấy, ông
Giàu ạ.
Không trả quyền tư hữu đất đai cho nông dân thì dù có đổi: “Nhà nước xác
định giá đất sát với giá thị trường” thành “giá đất do Nhà nước quy
định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp
với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” cũng sẽ tiếp tục đẻ ra
“liên minh ma quỷ” và tiếp tục tạo ra dân oan.
Không thay đổi Luật Đất Đai để trả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân,
Đảng treo trên đầu nông dân thanh gươm Damocles thu hồi, cưỡng chế đất.
Nhưng không trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân Đảng cũng tự treo
thanh gươm Damocles dân oan, dân đối kháng trên đầu chính mình.
Hoàng Kim
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
BẢN LĨNH ÔNG TƯ SANG và TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯỚC THẦN DÂN.Huynhngocchenh
Hai ngày sau kết thúc hội nghị TW 6, tiếp xúc với cử tri TP-HCM, CT nước TTS hô hào: Người ta có thể hại một số người, một nhóm người chứ không thể hại được tất cả…Vì thế bà con nhân dân hãy đứng lên diệt sâu, bài trừ tham nhũng, chống ngoại xâm cứu nước. CT nước còn khẳng định: Nếu không làm tròn trách nhiệm tôi sẽ về quê trả lại 51m2 nhà cho Đảng, Nhà nước. Trước đó, nhân lễ 2/9 ông CT nước còn viết trên tờ báo Tuổi Trẻ đã chỉ ra: Có kẻ “thọc gậy bánh xe” và “cõng rắng cắn gà nhà”.
Bài trừ tham nhũng phải có quyền lực
mới thực hiện được, còn chống giặc ngoại xâm thì mọi con dân nước Việt
đều có thể tham gia bằng nhiều hình thức: đồng bào ta ở biên giới hải
đảo, con em chúng ta tham gia lực lượng võ trang trực tiếp chống giặc
ngoài biên cương hải đảo, đồng bào ở tuyến sau, trong nước, ngoài nước
biểu thị lòng yêu nước bằng việc tiếp tế nuôi quân, mít tinh biểu tình,
thông tin, thơ ca, nhạc họa, viết văn, viết báo…cổ vũ lòng yêu nước.
Cháu Phương Uyên, 20 tuổi, SV
trường Đại học Công Nghiệp T-HCM bị CA bắt cóc, mẹ cháu đi tìm con đến
đồn CA chối quanh co, cuối cùng (10 ngày sau) họ nêu lý do Phương Uyên
bị bắt vì tội tuyên truyền chống nhà nước…
Hàng trăm bạn học, SV nhà trường đã
viết đơn gởi đến CT nước đòi trả tự do cho bạn Phương Uyên. Nhưng đến
nay chưa được phản hồi.
Mới đây 144 nhân sĩ trí thức trong nước
và ở nước ngoài một lần nữa gởi kiến nghị thư đến CT nước và các cơ
quan cấp cao của Đảng, Nhà nước đòi trả tự do cho cháu Nguyễn Phương
Uyên.
Tôi thiết nghĩ, Chủ tịch nước là người
đứng đầu đất nước, dưới Ngài gần 90 triệu thần dân. CT nước hô hào nhân
dân bài trừ tham nhũng chống giặc ngoại xâm cứu nước. Cháu Phương Uyên,
chụp ảnh, rải truyền đơn chống bành trướng Bắc Kinh (nếu có) bị bắt cóc
10 ngày, và CA kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước… Liệu cháu
Phương Uyên có chung số phận với 2 anh nhạc sĩ Việt Khang và T.V.A. Bình
lãnh 10 năm tù vì tội viết nhạc xích Tàu.
Vậy ngài CT nước có bảo vệ được thần
dân, bảo vệ cháu Nguyễn Phương Uyên? Bảo vệ những người cổ súy bảo vệ
biển đảo biên cương tổ quốc.
Nhân dân đã và đang ngưỡng mộ, dõi
theo câu giáo huấn của Ngài: Nếu không làm tròn trách nhiệm tôi sẽ về
quê trả lại 51m2 nhà ở cho Đảng, Nhà nước!???
PT
Nguoibuongio : Đại Vệ Chí Dị – Vàng và đậu phụ.
Nguoibuongio
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67. Vệ Kính Vương năm thứ hai.
Ngày 7 tháng 10 năm 2012
37 Lý Nam Đế – Điện thoại: 04.62700002
© Phạm Quế Dương
© Đàn Chim Việt.
I . Bắt đầu từ các dự án:
Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng Tài sản được cấp phép ( Đó là Đất đai).
Mấu chốt là ở chỗ này. Có phải Doanh nghiệp định giá đất bằng chính cái giá doanh nghiệp đền bù (Không! Hoàn toàn không!). Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng giá đất trên thị trường ( thời kỳ năm 2009 khi đã trở thành đất dự án nó có giá tối thiểu 40 triệu đồng / 1m2
Bài toán thứ hai:
- Giá đất 100 000m2 khi đó sẽ là 100 000 m2 x 40 triệu VND = 4000 tỷ đồng
- Chênh lệch khoản tiền so với đền bù là : 4000 tỷ - 26 tỷ = 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )
- Ngân hàng cho vay toàn bộ dự án 350 tỷ - 87,5 tỷ = 262, 5 tỷ vì Tài sản thế chấp lớn hơn giá trị dự án
Khi triển khai doanh nghiệp không phải tập trung đầu tư vào mỗi một cái dự án này mà họ sẽ làm Năm Bảy cái dự án khác và với công việc trên cứ triển khai dự án, cứ vay tiền
Bài toán thứ Ba:
- Khi có tiền chủ doanh nghiệp lấy mỡ nó dán nó để tiêu tan một phần cải khoản lợi khùng 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )là đi Bôi trơn hệ thống:
+ Từ cán bộ giải phóng mặt bằng trở lên đến các quan cấp TW không loại trừ cả đồng chí X
+ Thậm chí có những doanh nghiệp mua cả xe cho xếp : “ Thưa anh anh nên thay xe khác không nên đi loại 900 triệu để tiếp khách ngoại quốc, và họ sẵn sàng trang bị cho xếp xe trị giá 6-7 tỷ đồng ”
TỪ SỰ DÀN TRẢI ĐẾN BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ NÊN TỶ LỆ CÁC DỰ ÁN HOÀN THÀNH ĐẾM ĐƯỢC TRÊN ĐẦU NGÓN TAY
Hết ăn đất ( Cướp đất ) mánh lới được tung ra là bán căn hộ chung cư dưới hợp đồng Hợp tác đầu tư . Dân tôi ơi sao mà mê muội thế!!!
Nếu bán căn hộ chung cư thì hợp đồng phải có căn hộ tầng mấy?, số bao nhiêu ? của chung cư nào ? Ai là chủ đầu tư? bao giờ hoàn thành ? bao giờ bàn giao? v.vv.. và vv. Và họ phải xuất Hóa đơn tài chính được nhà nước quản lý như xe trả góp chứ!
Sao lại ký hợp đồng góp vốn đầu tư ??? Đã không có nhà ở thì phải nộp tiền trước mà mua nhà chứ sao lại góp vốn đầu tư. Đã góp vốn đầu tư thì lời ăn lỗ chịu bây giờ còn kêu ca gì ??? Tội nghiệp quá!
III. Chung quy lại là tại ai?
1.11.2012
Tác giả: Tiêu Man
Người dịch: XYZ
Sau khi báo Mỹ “New York Times” ngày 25.10 cho đăng bản báo cáo điều tra dài, phơi bày gia tộc Ôn Gia Bảo có khối tài sản 2,7 tỉ USD, trang mạng tiếng Trung của báo này đã bị đóng, báo chí chính thống của Trung Quốc cũng nhất loạt im tiếng. Nhưng việc đóng tất cả các trang mạng cũng không ngăn cản được sự truyền lan tin tức này, thời gian càng kéo dài, số cư dân mạng biết được và sôi nổi tranh luận về sự kiện này sẽ càng đông.
Trong chuyên mục Người Hoa ở Paris ngày hôm nay, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trương Kiện, nhà truyền giáo người Hoa ở Paris, ông Trương Kiện cũng là một nhà bất đồng chính kiến hoạt động tích cực ở Paris, thông qua chat room, ông đã giữ liên lạc, tiến hành đối thoại và tranh luận với rất nhiều cư dân mạng ở trong nước. Chúng ta hãy tìm hiểu thông qua lời giới thiệu của ông Trương Kiện: Phản ứng về bài viết trên “New York Times” của cư dân mạng Trung Quốc ra sao trong tình trạng mạng bị chặn và báo chí im tiếng. Trong khi trả lời phỏng vấn, ông Trương Kiện còn giới thiệu thêm lời kêu gọi mà họ đã tung lên mạng: Mỗi người hãy bỏ ra một đồng để giúp Ôn Gia Bảo kiện tụng và công bố tài sản gia tộc. Đầu tiên, ông giới thiệu phản ứng trước bản báo cáo điều tra dài trên “New York Times” về tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo của cư dân mạng Trung Quốc:
Trương Kiện: Báo “New York Times” công bố về tình hình tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo mà họ đã điều tra, ảnh hưởng từ điều này tới trong nước là cực lớn, mặc dù giới chính thống Trung Quốc đã cho đóng toàn bộ các trang mạng và báo chí, nhưng một vài cộng đồng như “Thiên nha” và “Khải địch” vẫn có các tin tức liên quan, nhất là sự đáp trả từ trang báo chính thống Trung Quốc people.com mới đây đối với “New York Times”, mặc dù không nhắc gì đến gia tộc Ôn Gia Bảo, nhưng lại dẫn đến sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng, họ đã sử dụng cách thức vượt tường lửa để truy cập vào các trang mạng hải ngoại mà lấy được những tin tức liên quan một cách nhanh chóng.
RFI: Các ông từng có một vài cuộc tranh luận và tương tác trên mạng với các cư dân mạng ở bên trong Trung Quốc, về đại thể họ có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Trương Kiện: Với những người bạn trong nước có liên lạc thường xuyên và mở các video room thì tin này không hề gây ngạc nhiên, bởi vì trên mạng có rất nhiều “room” tả phái của Trung Quốc, chúng tôi gọi đó là “room [phái] Mao tả”, từ ba bốn năm trước, thậm chí còn sớm hơn, đã có “10 đại gia tộc Trung Quốc” do họ dựng lên, bao gồm “gia tộc Giang Trạch Dân”, “gia tộc Lý Bằng”, “gia tộc Ôn Gia Bảo”, “gia tộc Hồ Cẩm Đào”…, đã liệt kê ra rất nhiều tài liệu nói những gia tộc này có rất nhiều tài sản, họ đã bắt chước kiểu “4 đại gia tộc” thời Trung Hoa Dân quốc để liên tục truyên truyền trên mạng. Chúng tôi có ấn tượng không tốt về “[phái] Mao tả”, chúng tôi vẫn cảm thấy khá là chắc chắn đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi thấy ít ra thì ông ta cũng đã có rất nhiều lời khuấy động dân chủ ở Trung Quốc để tiến hành cải cách xã hội. Đặc biệt là sau vụ Bạc Hy Lai, những nhân vật “tả phái” ấy đã làm cho sự việc này dữ dội hơn trên mạng, nhất là “[phái] Mao tả”, ngay từ rất lâu đã thấy những lời chỉ trích tương tự như vậy đối với Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình ở trên mạng, chỉ có không chi tiết bằng mà thôi, còn “New York Times” thì hiển nhiên là khá chi tiết rồi.
RFI: Sau khi bài viết trên “New York Times” được công bố, những kẻ “Mao tả” ấy có phản ứng gì?
Trương Kiện: “Mao tả” trước đây luôn công kích“New York Times” và báo chí Châu Âu và Pháp là báo chí chống Trung Quốc của Phương Tây, là không công bằng khi đưa tin về Trung Quốc, là muốn lật đổ Trung Quốc. Nhưng hiện giờ những kẻ “Mao tả” này lại đổi giọng nói “New York Times” là tốt, điều này làm cho người ta phải ngạc nhiên. Một tờ báo luôn được cho là không khách quan vô tư, thì sao lại có thể đưa tin về Ôn Gia Bảo trở nên khách quan vô tư được? Điều này chứng tỏ có rất nhiều thứ được ẩn giấu ở đằng sau dính dáng đến cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.
RFI: Loại trừ “Mao tả” đi, thì những cư dân mạng Trung Quốc khác mà ông từng tiếp xúc nhìn nhận ra sao?
Trương Kiện: Một bộ phận đáng kể cư dân mạng thực ra cũng không ngạc nhiên gì. Họ luôn cho rằng: Trung Quốc cải cách mở cửa đã 30 năm, rất nhiều quan chức Trung Quốc, kể cả quan chức trong Bộ chính trị cho dù bản thân có không “thối nát” đi nữa, thì người nhà của họ cũng nhất định sẽ là kẻ hưởng lợi trực tiếp từ cải cách mở cửa 30 năm, chỉ có điều là được hưởng lợi ít nhiều không giống nhau mà thôi. Họ chính là một tập đoàn được hưởng lợi, ngăn cản cải cách chính trị ở Trung Quốc thực ra chính là những tập đoàn lợi ích này, chứ không phải là những kẻ “tả phái”, cũng không phải là những người “hữu phái” được gọi là “Hán gian”như chúng tôi.
RFI: Các cư dân mạng Trung Quốc này sẽ chờ đợi gì ở bước tiếp theo?
Trương Kiện: Chúng tôi đang phát động một cuộc vận động trên mạng, kêu gọi mỗi người dân Trung Quốc hãy bỏ ra 1 đồng để ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo trực tiếp kiện “New York Times”, đồng thời cũng ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia tộc mình trên “New York Times”. Đại để là một phiên bản trên “New York Times” phải tốn mấy trăm nghìn USD, vậy thì cả Trung Quốc 1,3 tỉ dân, mỗi người 1 xu là dứt khoát có thể đăng được rồi. Nếu như Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia đình mình, thì điều này sẽ tiến được một bước rất lớn theo hướng chống thối nát giữ thanh liêm thực sự, theo hướng dân chủ hóa thực sự ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc phát triển tới ngày hôm nay, kinh tế đã bước được tới vùng nước sâu của cải cách, tình hình hiện thực buộc xã hội này phải tiến hành cải cách chính trị. Xã hội dân sự Trung Quốc đã quá thất vọng với sự tiến hành cải cách chính trị tự thân của Trung Quốc, Đại hội 18 họp lại kìm kẹp ngôn luận ở khắp nơi, rất nhiều người bạn ở trong nước “bị mời đi uống trà”, thậm chí còn bị chuyển tới những thành phố khác, có thể thấy được sự lo sợ và thiếu tự tin của giới chính thống là như thế nào. Trước tình thế này, những người mà theo chúng ta, ít ra về biểu hiện có tác phong đạo đức khá cao nếu có can đảm làm được một việc gì đó, thì mới thể hiện được cái tâm chống thối nát thực sự, thúc đẩy sự tiến bộ dân chủ của Trung Quốc thực sự ở họ.
Hỡi các bạn độc giả, trên đây là tình hình và những phân tích có liên quan đến bài viết trên “New York Times”đang gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng mà ông Trương Kiện, nhà truyền giáo và nhà bất đồng chính kiến người Hoa ở Paris giới thiệu, đồng thời ông cũng kêu gọi hãy quyên góp giúp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong việc kiện tụng.
Bản tiếng Việt © BS 2012
Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.
Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.
Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.
Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.
Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.
Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.
Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)
Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.
Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.
Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.
Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.
Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.
Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67. Vệ Kính Vương năm thứ hai.
Mùa thu, có cơn bão đổi hướng
không dự đoán được, tàn phá nặng nề vùng duyên hải, cây cối hoa màu
ngoài đồng không kịp thu hái dập nát, tả tơi.
Năm ấy nhà Sản chỉnh đốn quan lại,
kiểm kê nợ nần, số nợ thật là khủng khiếp. Mọi việc đều đổ tại cho phủ
Chúa quản lý không ra gì mới đến nỗi vậy. Chúa là người cơ mưu ứng biến
tài giỏi, trước việc khó vẫn tươi cười như không. Khi xưa còn thưở là
cai đội ở miền heo hút tận cùng đất nước, đã hiểu được chuyện kinh tài
rành rẽ. Lại từng canh cửa biển ngăn chặn bọn vượt biên, nên ngài nắm
được trong dân còn có nhiều vàng lắm.
Chúa họp bầy tôi lại phán.
- Giữ cho dân trong rọ, cũng
như giữ được vàng trong túi. Nay lệnh cho bộ Hình tăng cường xiết chặt
không để cho dân chúng dám có ý khác. Sau đó sẽ có kế lấy vàng thanh
khoản nợ công.
Bộ Hình ra tay khắp nước, bắt bớ,
xét xử lại bắt bớ. Dân chúng cúi đầu im thin thít, người đi đường không
dám ngẩng đầu chào nhau. Ai cũng lo việc nhà nầy. Động một lời phàn nàn
cũng thành tội nói xấu triều đình. Bởi thế không ai dám nói gì đến chính
sự.
Rồi Chúa ra lệnh cấm vàng trong
dân, ai có phải mang bán cho triều đình lấy tiền giấy. Rồi lại khuyên
dân mang tiền giấy ấy mà gửi ngân khố triều đình. Cầm giấy chứng nhận mà
hàng tháng đi lấy tiền lời.
Dân có ý thăm dò, nhìn nhau. Một tháng trôi qua, chả ai mang vàng đến bán.
Bầy tôi coi kho bạc đến gặp Chúa hiến kế như vầy, như vầy.
Chúa cấp tốc xuất kho, cho người
cầm vàng đi ra thương điếm bán. Đồng thời lại sai bộ Hình đi theo nhằm
lúc bán mà bắt. Rồi phao tin trong thiên hạ có kẻ bị bắt tich thu trắng
cả mấy trăm lượng vàng. Thiên hạ nghe ai cũng xót xa nghĩ đến phận mình,
ruột gan bồn chồn thấp thỏm lo lắng nếu ai có chút vàng giữ trong nhà.
Lúc này quan coi kho mới cho người
cầm vàng, lẻn cổng sau đến cổng trước xếp hàng. Rồi lấy đó mà tiếng
rằng mỗi ngày kho bạc triều đình mua đến cả xe vàng.
Chúa lại lệnh rằng quyết tâm giữ không để lạm phát, mất giá đồng tiền.
Lác đác người dân thấy giao dịch
bên ngoài thì lỡ công sai thấy thu trắng mất,bèn đem bán cho kho bạc
kém giá một chút nhưng an toàn,vả lại Chúa cam kết thế rồi lo gì tiền
mất giá, đem tiền ấy gửi cho ngân khố lấy lời có hơn là để vàng chôn
dưới đất.
Có mụ đi chợ thấy miếng đậu phụ ngoài chợ bỗng bé hơn bình thường. Lúc về phàn nàn với chồng. Gã chồng nói.
– Cái mẹo người bán đầu tiên
cho bé dần đi để người mua không để ý. Đến khi bé lắm rồi, mới chợt làm
to bằng như cũ với giá cao hơn. Thiên hạ cứ tưởng là vì to hơn thì giá
cao hơn, thực tình là đã tăng giá còn miếng đậu phụ vẫn thế mà thôi.
Hào phú bên cạnh nghe thấy, lập
tức gom hết vàng trong nhà đem đi chôn giấu thật kỹ. Phu nhân mới hỏi
sao lại làm chuyện lạ đời lúc này thế. Hào phú nói.
- Nhờ có miếng đậu phụ mà ta
nhớ đến câu ” gánh vàng đi đổ sông Ngô, đêm nằm tơ tưởng đi mò sông
Thương.” Chuyện này cứ thế, không nói nhiều kẻo đắc tội triều đình.
Phu nhân là người am hiểu, nghe thế không hỏi thêm gì nữa.
Lại bàn về tự do tôn giáo ở Việt Nam
Sau khi bán nguyệt san Tổ Quốc đăng bài: “Chính quyền CSVN có tôn trọng
tự do tôn giáo không?” của tôi, nhiều bạn đến thăm, điện thoại hỏi
chuyện. Bà con làng tôi rất cảm ơn tập san Tổ Quốc.
Nhưng đấy mới là một chuyện của Tử Dương Vọng Đình ở số 8 phố Hàng Buồm,
Hà Nội. Còn chuyện ở quê tôi, điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng cũng bị
một đảng ủy viên xã chiếm từ năm 1955, sau kháng chiến chống Pháp thắng
lợi.
Làng tôi vốn có một ngôi đình, bốn ngôi chùa. Nhưng đình bị phá, hai
ngôi chùa bị phá, một ngôi chùa phá lấy đất cho Bộ thủy lợi làm nhà an
dưỡng, sau Bộ bán cho một công ty. Cuối năm 1990 mới xây lại được đình.
Danh tướng Phạm Nhữ Tăng là hậu duệ đời thứ bốn của tướng Phạm Ngũ Lão
phò nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Danh tướng Phạm Nhữ Tăng
phò vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành mở rộng bờ cõi đất nước
xuống phía nam. Cụ mất, dòng họ Phạm xây điện thờ cụ, bây giờ còn giữ đủ
địa bạ.
Cháu chắt cụ đều đi kháng chiến cả nên sau 1975, đất nước thống nhất,
dòng họ Phạm ở quê mới đi đòi Điện. Nhưng cũng vất vả, sóng gió như đòi
Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội.
Tôi cũng được dòng họ Phạm bầu vào ban liên lạc dòng họ Phạm. Bao năm
gặp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh (Hà Tây cũ) đều được Tỉnh bảo về Huyện,
Huyện bảo về Xã. Xã bảo lên Huyện, Huyện bảo lên Tỉnh. Rồi Ủy ban Nhân
dân bảo đưa ra Tòa an Nhân dân. Tòa án Nhân dân bảo gặp Ủy ban Nhân dân.
Ngày 21 tháng 2 âm lịch là ngày lễ giỗ Cụ. Dòng họ Phạm tổ chức ngày lễ
giỗ Cụ, mời nhiều nhà sử học, học giả, báo chí v..v… về dự. Nhưng cũng
rất lủng củng. Bà con về đông nhưng có năm bị phá.
Bây giờ hồ ao Điện thờ đã bị lấy làm nhà, không biết Ủy ban Nhân dân xã bán hay người chiếm Điện thờ bán.
Ông Trần Dũng Tiến đã có bài “Hoan hô Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu” viết về
vấn đề này. Trần Dũng Tiến vốn là quyết tử quân Hà Nội đã từng là lính
bảo vệ ông Hồ Chí Minh những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi
viết bài này Trần Dũng Tiến bị bắt bỏ tù.
Tôi cũng đã đưa ông bà Nguyễn Khắc Viện, nhà đại trí thức Việt Nam đi
xem Tử Dương Vọng Đình và về quê tôi xem Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ
Tăng.
Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Mỹ Ty-mô-ti Oan-xơn (Thymoti Walson) cũng
đã được tôi đưa đi xem Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội rồi về quê tôi xem
Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng.
Thấy T. Walson rất mê đình, chùa Việt Nam, tôi còn đưa ông về thăm chùa
làng Hội Xá gần quê tôi, đất chùa rất đẹp nhưng cũng bị chiếm. Rồi về
tận Đồng Văn thăm chùa Cảnh Phúc Tự vốn là một trong hai chùa đẹp nhất
tỉnh Hà Nam cũng bị chiếm phá. Bà con Đồng Văn đã phải đấu tranh rất
găng, làm lều bạt giữa đất chùa ngày đêm ăn ở đấy. Gian nan khốn khổ lắm
mới đòi được đất chùa và đang tôn tạo được một phần.
Nhưng … Tử Dương Vọng Đình và Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng của làng tôi thì đến nay vẫn … không!
Vậy Việt Nam có tự do tôn giáo không? Mong sẽ được phán xét!
Ngày 7 tháng 10 năm 2012
37 Lý Nam Đế – Điện thoại: 04.62700002
© Phạm Quế Dương
© Đàn Chim Việt.
Nợ xấu, hệ quả của mối liên kết “Tam giác quỷ”: Ngân hàng – Quan chức – Bất động sản
Các tam giác quỷ này đang bóp cổ nhân dân ?!
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,..( xem)
Theo định nghĩa trên thì Nợ xấu đang tồn tại ở phân đoạn giữa Ngân hàng
và Doanh nghiệp. Hiện tại Nợ xấu nằm ở các dạng như sau :
- Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản ( Chủ yếu ) có thể lên đến 80% tổng nợ xấu
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty cho thuê tài chính ) với các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến Tài sản cho thuê tài chính mà làm ăn bị thua lỗ
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty Chứng khoán ) vì “ôm cổ phiếu” không đúng thời điểm nay giá cổ phiếu
Để cùng bạn đọc cho ý kiến tôi xin nêu chủ yếu về khoản nợ xấu thứ nhất “Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản” để cùng bạn đọc lột truồng nó ra và tìm cái cách nào đấy để tháo rỡ. ( Cứ như ông “ Bình ruồi ” thì đang tìm cách “đánh bùn sang ao”
- Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản ( Chủ yếu ) có thể lên đến 80% tổng nợ xấu
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty cho thuê tài chính ) với các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến Tài sản cho thuê tài chính mà làm ăn bị thua lỗ
- Ngân hàng ( thông qua các Công ty Chứng khoán ) vì “ôm cổ phiếu” không đúng thời điểm nay giá cổ phiếu
Để cùng bạn đọc cho ý kiến tôi xin nêu chủ yếu về khoản nợ xấu thứ nhất “Ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản” để cùng bạn đọc lột truồng nó ra và tìm cái cách nào đấy để tháo rỡ. ( Cứ như ông “ Bình ruồi ” thì đang tìm cách “đánh bùn sang ao”
Vào những năm 2002-2004 các dự án bắt đầu được cấp tốc vẽ ra và xin được
phép đầu tư chủ yếu nằm ở đất nông nghiệp Lấy giá đất năm 2009 theo
Quyết định số: 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố thì
mức cao nhất đền bù là 260 000 đồng/1m2
Doanh nghiệp vẽ ra cái dự án ( Giả thử đó là dự án khu chung cư cao tầng và văn phòng cho thuê có diện tích 10 Ha ( 100 000 m2 ). Ta sẽ tính toán
- Tiền đền bù đất : 260 000Đ/m2 x 100 000m2= 26 tỷ đồng
- Dự án đầu tư ( có quyết định của UBND tỉnh thành phố giả sử 350 tỷ đồng
- Muốn thực hiện dự án doanh nghiệp phải có tối thiểu 25% vốn ( tức là 87, 5 tỷ ) bằng bất kỳ giá nào Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ( Báo cáo đểu cũng được ) về nguồn vốn cho đủ 87,5 tỷ )
Như vậy sau khi có dự án Doanh nghiệp vác tất cả đi làm HỒ SƠ VAY VỐN ĐẦU TƯ
II. Quá trình Vay vốn và Tài sản thế chấp.
Doanh nghiệp vẽ ra cái dự án ( Giả thử đó là dự án khu chung cư cao tầng và văn phòng cho thuê có diện tích 10 Ha ( 100 000 m2 ). Ta sẽ tính toán
- Tiền đền bù đất : 260 000Đ/m2 x 100 000m2= 26 tỷ đồng
- Dự án đầu tư ( có quyết định của UBND tỉnh thành phố giả sử 350 tỷ đồng
- Muốn thực hiện dự án doanh nghiệp phải có tối thiểu 25% vốn ( tức là 87, 5 tỷ ) bằng bất kỳ giá nào Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính ( Báo cáo đểu cũng được ) về nguồn vốn cho đủ 87,5 tỷ )
Như vậy sau khi có dự án Doanh nghiệp vác tất cả đi làm HỒ SƠ VAY VỐN ĐẦU TƯ
II. Quá trình Vay vốn và Tài sản thế chấp.
Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng Tài sản được cấp phép ( Đó là Đất đai).
Mấu chốt là ở chỗ này. Có phải Doanh nghiệp định giá đất bằng chính cái giá doanh nghiệp đền bù (Không! Hoàn toàn không!). Doanh nghiệp sẽ thế chấp bằng giá đất trên thị trường ( thời kỳ năm 2009 khi đã trở thành đất dự án nó có giá tối thiểu 40 triệu đồng / 1m2
Bài toán thứ hai:
- Giá đất 100 000m2 khi đó sẽ là 100 000 m2 x 40 triệu VND = 4000 tỷ đồng
- Chênh lệch khoản tiền so với đền bù là : 4000 tỷ - 26 tỷ = 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )
- Ngân hàng cho vay toàn bộ dự án 350 tỷ - 87,5 tỷ = 262, 5 tỷ vì Tài sản thế chấp lớn hơn giá trị dự án
Khi triển khai doanh nghiệp không phải tập trung đầu tư vào mỗi một cái dự án này mà họ sẽ làm Năm Bảy cái dự án khác và với công việc trên cứ triển khai dự án, cứ vay tiền
Bài toán thứ Ba:
- Khi có tiền chủ doanh nghiệp lấy mỡ nó dán nó để tiêu tan một phần cải khoản lợi khùng 3 974 tỷ ( Ba ngàn chín trăm bày mươi tư tỷ đồng )là đi Bôi trơn hệ thống:
+ Từ cán bộ giải phóng mặt bằng trở lên đến các quan cấp TW không loại trừ cả đồng chí X
+ Thậm chí có những doanh nghiệp mua cả xe cho xếp : “ Thưa anh anh nên thay xe khác không nên đi loại 900 triệu để tiếp khách ngoại quốc, và họ sẵn sàng trang bị cho xếp xe trị giá 6-7 tỷ đồng ”
TỪ SỰ DÀN TRẢI ĐẾN BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ NÊN TỶ LỆ CÁC DỰ ÁN HOÀN THÀNH ĐẾM ĐƯỢC TRÊN ĐẦU NGÓN TAY
Hết ăn đất ( Cướp đất ) mánh lới được tung ra là bán căn hộ chung cư dưới hợp đồng Hợp tác đầu tư . Dân tôi ơi sao mà mê muội thế!!!
Nếu bán căn hộ chung cư thì hợp đồng phải có căn hộ tầng mấy?, số bao nhiêu ? của chung cư nào ? Ai là chủ đầu tư? bao giờ hoàn thành ? bao giờ bàn giao? v.vv.. và vv. Và họ phải xuất Hóa đơn tài chính được nhà nước quản lý như xe trả góp chứ!
Sao lại ký hợp đồng góp vốn đầu tư ??? Đã không có nhà ở thì phải nộp tiền trước mà mua nhà chứ sao lại góp vốn đầu tư. Đã góp vốn đầu tư thì lời ăn lỗ chịu bây giờ còn kêu ca gì ??? Tội nghiệp quá!
III. Chung quy lại là tại ai?
Tại cái tam giác quỷ ( Ngân hàng – Quan chức – Bất động sản ) chúng bắt chính sách làm con tin để quanh co chối tội !
Việc của mọi người là phải xử tội cái tam giác quỷ ấy ( xin thưa chỉ cần thay từ “Bất động sản” bằng từ khác sẽ có một tam giác quỷ khác...
Các tam giác quỷ này đang bóp cổ nhân dân./.
Hà Nội 01/11/2012
Nguyễn Y.
(PVĐ)
Việc của mọi người là phải xử tội cái tam giác quỷ ấy ( xin thưa chỉ cần thay từ “Bất động sản” bằng từ khác sẽ có một tam giác quỷ khác...
Các tam giác quỷ này đang bóp cổ nhân dân./.
Hà Nội 01/11/2012
Nguyễn Y.
(PVĐ)
1341. TRƯƠNG KIỆN: MỖI NGƯỜI HÃY BỎ RA MỘT ĐỒNG ĐỂ GIÚP ÔN GIA BẢO KIỆN “NEW YORK TIMES” VÀ CÔNG BỐ TÀI SẢN GIA TỘC
RFI tiếng Trung1.11.2012
Tác giả: Tiêu Man
Người dịch: XYZ
Sau khi báo Mỹ “New York Times” ngày 25.10 cho đăng bản báo cáo điều tra dài, phơi bày gia tộc Ôn Gia Bảo có khối tài sản 2,7 tỉ USD, trang mạng tiếng Trung của báo này đã bị đóng, báo chí chính thống của Trung Quốc cũng nhất loạt im tiếng. Nhưng việc đóng tất cả các trang mạng cũng không ngăn cản được sự truyền lan tin tức này, thời gian càng kéo dài, số cư dân mạng biết được và sôi nổi tranh luận về sự kiện này sẽ càng đông.
Trong chuyên mục Người Hoa ở Paris ngày hôm nay, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trương Kiện, nhà truyền giáo người Hoa ở Paris, ông Trương Kiện cũng là một nhà bất đồng chính kiến hoạt động tích cực ở Paris, thông qua chat room, ông đã giữ liên lạc, tiến hành đối thoại và tranh luận với rất nhiều cư dân mạng ở trong nước. Chúng ta hãy tìm hiểu thông qua lời giới thiệu của ông Trương Kiện: Phản ứng về bài viết trên “New York Times” của cư dân mạng Trung Quốc ra sao trong tình trạng mạng bị chặn và báo chí im tiếng. Trong khi trả lời phỏng vấn, ông Trương Kiện còn giới thiệu thêm lời kêu gọi mà họ đã tung lên mạng: Mỗi người hãy bỏ ra một đồng để giúp Ôn Gia Bảo kiện tụng và công bố tài sản gia tộc. Đầu tiên, ông giới thiệu phản ứng trước bản báo cáo điều tra dài trên “New York Times” về tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo của cư dân mạng Trung Quốc:
Trương Kiện: Báo “New York Times” công bố về tình hình tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo mà họ đã điều tra, ảnh hưởng từ điều này tới trong nước là cực lớn, mặc dù giới chính thống Trung Quốc đã cho đóng toàn bộ các trang mạng và báo chí, nhưng một vài cộng đồng như “Thiên nha” và “Khải địch” vẫn có các tin tức liên quan, nhất là sự đáp trả từ trang báo chính thống Trung Quốc people.com mới đây đối với “New York Times”, mặc dù không nhắc gì đến gia tộc Ôn Gia Bảo, nhưng lại dẫn đến sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng, họ đã sử dụng cách thức vượt tường lửa để truy cập vào các trang mạng hải ngoại mà lấy được những tin tức liên quan một cách nhanh chóng.
RFI: Các ông từng có một vài cuộc tranh luận và tương tác trên mạng với các cư dân mạng ở bên trong Trung Quốc, về đại thể họ có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Trương Kiện: Với những người bạn trong nước có liên lạc thường xuyên và mở các video room thì tin này không hề gây ngạc nhiên, bởi vì trên mạng có rất nhiều “room” tả phái của Trung Quốc, chúng tôi gọi đó là “room [phái] Mao tả”, từ ba bốn năm trước, thậm chí còn sớm hơn, đã có “10 đại gia tộc Trung Quốc” do họ dựng lên, bao gồm “gia tộc Giang Trạch Dân”, “gia tộc Lý Bằng”, “gia tộc Ôn Gia Bảo”, “gia tộc Hồ Cẩm Đào”…, đã liệt kê ra rất nhiều tài liệu nói những gia tộc này có rất nhiều tài sản, họ đã bắt chước kiểu “4 đại gia tộc” thời Trung Hoa Dân quốc để liên tục truyên truyền trên mạng. Chúng tôi có ấn tượng không tốt về “[phái] Mao tả”, chúng tôi vẫn cảm thấy khá là chắc chắn đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi thấy ít ra thì ông ta cũng đã có rất nhiều lời khuấy động dân chủ ở Trung Quốc để tiến hành cải cách xã hội. Đặc biệt là sau vụ Bạc Hy Lai, những nhân vật “tả phái” ấy đã làm cho sự việc này dữ dội hơn trên mạng, nhất là “[phái] Mao tả”, ngay từ rất lâu đã thấy những lời chỉ trích tương tự như vậy đối với Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình ở trên mạng, chỉ có không chi tiết bằng mà thôi, còn “New York Times” thì hiển nhiên là khá chi tiết rồi.
RFI: Sau khi bài viết trên “New York Times” được công bố, những kẻ “Mao tả” ấy có phản ứng gì?
Trương Kiện: “Mao tả” trước đây luôn công kích“New York Times” và báo chí Châu Âu và Pháp là báo chí chống Trung Quốc của Phương Tây, là không công bằng khi đưa tin về Trung Quốc, là muốn lật đổ Trung Quốc. Nhưng hiện giờ những kẻ “Mao tả” này lại đổi giọng nói “New York Times” là tốt, điều này làm cho người ta phải ngạc nhiên. Một tờ báo luôn được cho là không khách quan vô tư, thì sao lại có thể đưa tin về Ôn Gia Bảo trở nên khách quan vô tư được? Điều này chứng tỏ có rất nhiều thứ được ẩn giấu ở đằng sau dính dáng đến cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.
RFI: Loại trừ “Mao tả” đi, thì những cư dân mạng Trung Quốc khác mà ông từng tiếp xúc nhìn nhận ra sao?
Trương Kiện: Một bộ phận đáng kể cư dân mạng thực ra cũng không ngạc nhiên gì. Họ luôn cho rằng: Trung Quốc cải cách mở cửa đã 30 năm, rất nhiều quan chức Trung Quốc, kể cả quan chức trong Bộ chính trị cho dù bản thân có không “thối nát” đi nữa, thì người nhà của họ cũng nhất định sẽ là kẻ hưởng lợi trực tiếp từ cải cách mở cửa 30 năm, chỉ có điều là được hưởng lợi ít nhiều không giống nhau mà thôi. Họ chính là một tập đoàn được hưởng lợi, ngăn cản cải cách chính trị ở Trung Quốc thực ra chính là những tập đoàn lợi ích này, chứ không phải là những kẻ “tả phái”, cũng không phải là những người “hữu phái” được gọi là “Hán gian”như chúng tôi.
RFI: Các cư dân mạng Trung Quốc này sẽ chờ đợi gì ở bước tiếp theo?
Trương Kiện: Chúng tôi đang phát động một cuộc vận động trên mạng, kêu gọi mỗi người dân Trung Quốc hãy bỏ ra 1 đồng để ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo trực tiếp kiện “New York Times”, đồng thời cũng ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia tộc mình trên “New York Times”. Đại để là một phiên bản trên “New York Times” phải tốn mấy trăm nghìn USD, vậy thì cả Trung Quốc 1,3 tỉ dân, mỗi người 1 xu là dứt khoát có thể đăng được rồi. Nếu như Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia đình mình, thì điều này sẽ tiến được một bước rất lớn theo hướng chống thối nát giữ thanh liêm thực sự, theo hướng dân chủ hóa thực sự ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc phát triển tới ngày hôm nay, kinh tế đã bước được tới vùng nước sâu của cải cách, tình hình hiện thực buộc xã hội này phải tiến hành cải cách chính trị. Xã hội dân sự Trung Quốc đã quá thất vọng với sự tiến hành cải cách chính trị tự thân của Trung Quốc, Đại hội 18 họp lại kìm kẹp ngôn luận ở khắp nơi, rất nhiều người bạn ở trong nước “bị mời đi uống trà”, thậm chí còn bị chuyển tới những thành phố khác, có thể thấy được sự lo sợ và thiếu tự tin của giới chính thống là như thế nào. Trước tình thế này, những người mà theo chúng ta, ít ra về biểu hiện có tác phong đạo đức khá cao nếu có can đảm làm được một việc gì đó, thì mới thể hiện được cái tâm chống thối nát thực sự, thúc đẩy sự tiến bộ dân chủ của Trung Quốc thực sự ở họ.
Hỡi các bạn độc giả, trên đây là tình hình và những phân tích có liên quan đến bài viết trên “New York Times”đang gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng mà ông Trương Kiện, nhà truyền giáo và nhà bất đồng chính kiến người Hoa ở Paris giới thiệu, đồng thời ông cũng kêu gọi hãy quyên góp giúp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong việc kiện tụng.
Bản tiếng Việt © BS 2012
Bí ẩn đặc nhiệm Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam
Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh
Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam
lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam.
Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô
Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng
Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu
tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã
thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp
không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc
chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra.
Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.
Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.
Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.
Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.
Hội nghị Geneva 1954. Ảnh: Internet |
Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.
Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.
Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.
Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.
Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.
Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.
Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)
Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.
Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.
Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet
|
Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet |
Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Internet
|
Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.
Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.
Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.
Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.
Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là
vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh
lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực
hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu
tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời vì không phải lúc
nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt
nghiêm trọng vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.
Xua tan những nghi ngờ
Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.
Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.
Xua tan những nghi ngờ
Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.
Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.
Trong chiến tranh chống
Mỹ Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến
T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100
trực thăng và đã được Liên Xô chuyển giao cho Hà Nội, như là một nguồn
viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.
|
Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ.
|
Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô
|
Trong chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đã được Liên Xô viện trợ tổ
hợp phòng không tự hành ZSu-23-4-Shilka mới nhất và hiện đại nhất thế
giới vào thời điểm đó.
|
Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ
quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia,
gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất
cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà
Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng
chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ
kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác
và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời
gian gần đây.
Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.
Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.
(*) Tất
cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung
thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính
trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế
nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng
6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở
Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ
là sự phóng đại.
Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh. Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét