Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tin thứ Năm, 25-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Một tàu cá bị tàu lạ đâm (TP).
- CLB bóng đá No-U đá giao hữu tối 24/10/2012 (blog Thành). – Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong các trường phổ thông (TQ).  - Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Về địa danh Vạn Lý Trường Sa (BBC).
- Nước Pháp với Biển Đông: Đối với Trường Sa (TQ). – Úc kêu gọi các bên tranh chấp duy trì ổn định tại Biển Đông (RFI). - Úc mong muốn sớm hoàn tất COC (PLTP).
Indonesia triển khai hạm đội miền Tây ở Biển Đông (TTXVN).
- Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò” (DT).  – Trung Quốc và Đài Loan sẽ hợp sức bảo vệ cơ sở pháp lý của đường “lưỡi bò” (RFI). – Học giả Trung Quốc, Đài Loan nghiên cứu ranh giới trên Biển Đông (VOA).  - Phản đối nhóm học giả TQ nghiên cứu đường lưỡi bò (TTXVN).
Nhật – Trung bí mật đàm phán (TT).  – Nhật – Trung thảo luận kín về quần đảo tranh chấp ANTĐ).  – Nhật Bản xác nhận đối thoại với Trung Quốc về các đảo tranh chấp (VOA).  - Tàu Trung Quốc lại tiến gần biển Nhật Bản (DV). - Trung – Nhật: Dồn dập “khoe” sức mạnh thị uy (VnM). - Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc? (Infonet).
Tàu hộ vệ tên lửa Úc thăm TP.HCM (TN).
- Việt-Trung tăng cường hợp tác công an (VOA). “Đôi bên nhất trí rằng trong thời gian qua, công an Việt-Trung đã hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong việc chống tội phạm đe dọa an ninh, trật tự hai nước“. – Trung – Việt ‘hợp tác chống tội phạm’ (BBC). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Công an TQ (RFA).
- Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (RFI).  – Chú Ý: Công An Đang Truy Lùng Tuổi Trẻ Yêu Nước Tại Hà Nội, Sài gòn, Long An (ĐLB). – SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè (RFA).- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép” (DLB).  – Gió Lang Thang – Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ? (FB GLT/ Dân Luận).
- Đừng xác định tội Phương Uyên thay công an (Nguyễn Tường Thụy).  – Nuôi án (Người Buôn Gió). “Một đất nước ổn định về chính trị, cứ tưởng là không có những người phạm tội chống chế độ, tuyên truyền nói xấu chế độ, âm mưu lật đổ chế độ cơ. Chứ đã đầy rẫy những người ra toà vì tội như thế rồi mà lại còn nuôi án cả những tội đó để lấy thành tích nữa thì quá là đáng ngại”.
- Làm việc với Công an Hà Nội ngày 2/7/2012 (Lê Anh Hùng).  – “Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng” (DLB).
- Nguyễn Văn Đài: Quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí (ĐCV).
- VĂN HÓA XIN LỖI (Hai Lúa).  – Xin lỗi dân (Trương Duy Nhất). – Khi vua đấm ngực ăn năn (DLB). “Khi vua đấm ngực ăn năn/ Nhân dân giãy chết nhăn răng cả rồi!/ Vua mà chuyên đóng kịch tồi/ Dân càng sùng sục lửa sôi căm thù!/ ‘Dân ngu’ dân trí nào ngu,/ Phỉnh phờ, dối trá, dọa hù được ai?
Tự trọng (Hữu Nguyên).  Các ông quan lớn, hãy học hai chữ “tự trọng” từ em học sinh này cho thuộc, trước khi đi dạy dỗ người khác: Thư gởi vong linh cháu gái lớp trưởng (SGTT). – Tặng nhà làm sử Dương Trung Quốc: Cảm tác sau khi xem tivi (Nguyễn Thông).  Nhân phát ngôn của ông nghị Dương Trung Quốc, lại nhớ lại chuyện ông nghị Hoàng Hữu Phước năm ngoái phản đối QH ra Luật Biểu tình, họ cùng mắc một tính xấu rất đáng chê trách, đó là mượn danh nhân dân. Nghị Phước nói “Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Còn ông nghị Dương Trung Quốc thì “Thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân”.
Dẫu cho  các vị là dân biểu, nghị sĩ, tức là đại diện cho dân, song trên thực tế từ việc ứng cử, đề cử, vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri, thực thi nhiệm vụ trong suốt nhiệm kỳ… ở xứ này hầu như đều không thể hiện tính “đại diện” đó. Thêm nữa, các vị dù có đại diện cũng chỉ cho một nhóm dân cư mà thôi. Vậy mà mỗi khi cố thuyết phục dân chúng phải tin theo mình một việc hệ trọng nào đó thì các vị lại lợi dụng cái diễn đàn “quốc doanh” để tiếp sức cho việc lợi dụng danh nghĩa “nhân dân”, nói thay nhân dân. Hành vi đó nếu không phải là một lối xảo ngôn thì cũng là một tật xấu đã ăn sâu vào tiềm thức các vị, do sống trong một môi trường quá quái dị lâu ngày, rồi tự huyễn hoặc về mình.
- Từ chức, cứ từ từ! (VietQ). “Tham quyền cố vị được lì hóa như một nét văn hóa của quan trường sẽ trở thành lực cản lớn bóp nghẹt mọi sự sáng tạo, bóp nghẹt sự phát triển của một quốc gia. Nền chính trị pháp lý phong kiến ngày xưa đã bị các cuộc cách mạng dân chủ lật đổ, nay một số quốc gia có sự độc tài, chuyên quyền cũng cho thấy sự kém cỏi trong cuộc đua ra ngoài biên giới quốc gia mình trong nhiều giá trị cơ bản cần có của một dân tộc”. BTV xin tặng các quan mấy câu thơ: Quan chức ngày nay lắm kẻ “tài”/ Phá tan đất nước vẫn ngồi hoài/ Đúng, sai, phải, trái không phân biệt/ Còn không mau cút? Chớ đùa dai!
- Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, Canada: Lực đảng & thế nước (Trương Duy Nhất).  – Nguyễn Ngọc Già – Ông Sang, ông Trọng có thể làm được…? (Dân Luận).  – Còn tin đảng đến bao giờ? (ĐCV).
- Ngô Nhân Dụng: Khủng hoảng vì cơ cấu (Người Việt). “Lý do khiến Ba Dũng an toàn là vì đã tự bày trận đấu trên một sân banh khác, và theo những luật chơi khác… Cuối cùng, trận đấu giải tán; không có kết quả nào cả vì không thể tính điểm ai thắng, ai thua. Ðể khỏi mất mặt cả bầu đoàn, họ đành phải đưa ra những khẩu hiệu trống rỗng cùng với những biện pháp nửa mùa, không thể gây ra hiệu lực cụ thể nào cả. Họ lúng túng, bế tắc vì không theo một luật chơi chung. Mà họ cũng không thể quay lại, sử dụng các luật chơi kiểu Stalin hay Mao”.
- Không thấy Hy vọng từ một đổi mới (KTĐT).  – Nguyễn Đình Ấm: LIỆU QUỐC HỘI CÓ “CỞI TRUỒNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Những ‘đánh giá cao, nghiêm túc, thẳng thắn, nghiêm khắc rút kinh nghiệm, đoàn kết, quyết liệt, phấn đấu, thế lực thù địch…’ đã mòn tai thiên hạ… Vì vậy lần họp này nếu không có những thay đổi đột biến về tư tương, thế, lực, không có nhiều những đại biểu có liêm sỉ, không sợ mất quyền lợi như GS Thuyết… thì đến lượt quốc hội cũng cởi sạch y siêm nốt”. – Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ hành động (TBKTSG).
<- Chiến sĩ Thống đốc, chiến sĩ nông dân (Đào Tuấn). “… điều làm cho dư luận kinh ngạc nhất là trong danh sách 60 cái tên được đề cử thì có tới 59 quan chức, người còn lại là một nhà giáo, và không một ai là nông dân. Không vô cớ khi có người đã nhìn thấy xu hướng ‘quan chức hóa’ những danh hiệu thi đua. Không vô cớ khi có người gọi bản danh sách này là ‘quan thi đua.”
- “Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (Vietstock).
Về phòng chống tham nhũng: “Chẳng ai tự xử mình cả! (DV). - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Hạn chế báo chí là bước lùi trong phòng chống tham nhũng (SGGP). – Sửa không khéo, luật chống tham nhũng như hổ không răng (VNN).
Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội: Nghe Chính phủ báo cáo: Lo! (PLTP).
- Nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị bắt giam: Dân mừng vì vụ án không bị lãng quên (GĐ).  – Minh Diện: LẠI LÀ ÔNG KHANH À? (Bùi Văn Bồng). “Vậy là một người được dân khen tốt thì bị bắt,  kẻ tham lam, gian ác hại dân hại nước vẫn ngoài vòng pháp luật, thậm chí ngất nghểu ngồi ghế lãnh đạo phán xét như thánh tướng. Nghịch lý ấy đang hiện diện ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ứng cử Đại biểu Quốc hội”.
- Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Các chủ đầm nói về việc ông Khanh bị bắt (LĐ).  – “Tội” của nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng: Biết sai vẫn làm! (PL&XH).    - Vợ ông Nguyễn Văn Khanh tìm luật sư cho chồng (NLĐ).  – Vụ Tiên Lãng: Chỉ khởi tố bốn người là không thỏa đáng (PLTP).  – Đề nghị truy trách nhiệm nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng (DT).  – Lời nói của quan và niềm tin của dân (TT). - Ông Đoàn Văn Vươn chỉ được tiếp tục thuê đất 5 năm (TT).
- Hàng trăm dân Văn Giang lại tập trung trước VP Quốc hội (RFA).  – Dân oan khắp nơi tại Hà nội hôm nay (Xuân VN).
Bắc Trà My thêm 2 trận động đất (TP).   – Động đất ở Sông Tranh 2 chưa thể gây đổ nhà! (LĐ).  Chưa đổ, mới nứt, lún thôi: 850 nhà dân nứt, lún vì động đất ở Sông Tranh 2 (VNE). - Chạy động đất (TT).  – Hàng chục hộ dân lên núi dựng lều ở tạm vì lo sợ động đất (TN).   – Không thể đẩy nỗi sợ cho dân (NLĐ).
- Một nền y tế …nhếch nhác (PV Tự do). “Tại hội nghị mới rồi ở đồng bằng sông Cửu long, chị chém gió nhiều và hầu như đổ lỗi tất tần tật cho khách quan, cho các bệnh viện, cho con bệnh. Mặc nhiên chị – người đứng đầu ngành y tế Việt nam – không có tí lỗi nào hết, như thế chị đã tự cho mình còn giỏi hơn cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người vừa xin lỗi trước toàn đảng, toàn dân hôm kia“. Nhìn hiện trạng của ngành y tế hiện nay thì không còn gì nói thêm : nhếch nhác, luộm thuộm, điêu chác chả khác gì hình ảnh của chị Tiến. =>
- Đừng trì hoãn tăng lương tối thiểu (NLĐ).  – Đại biểu Quốc hội ‘buồn’ về đề xuất hoãn tăng lương (VNE).
- Vụ nhà báo bị giữ laptop ở Tiền Giang: Khi luật bị vận dụng sai (LĐ).
- Công ty phá sản, công nhân về nước (RFA).
- Xử phạt bọn ba que xỏ lá (Phair Zios).
- Gửi móng chân để phản đối dùng sừng tê (BBC).
- Các nhà hoạt động phản đối Việt Nam định dời một khu nuôi gấu (VOA).
Xăng pha cồn: Bị dân chê, càng làm càng lỗ (VNN).
Quả đắng vì nhà thầu Trung Quốc (TP).
- Người Quốc gia trong chiến tranh Việt nam (ĐCV).
- Kỳ án 194 phố Huế: Bao giờ ca khúc khải hoàn? (DT).
- Đằng sau sự cúng dường ‘bề trên’ trong các cấp GHPG (chùa Phúc Lâm).
- Quảng Ngãi đề nghị loại bỏ 8 thủy điện (TT).   – Điện hạt nhân: Bài học tồn vong từ thảm họa (Hoàng Xuân Phú).  - Thế nhưng đâu cần học, nên giờ vẫn Chưa xác định giá thành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (ND).
<- Another Tibetan in west China self-immolates, dies (MSA).   – Thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại thị trấn Xiahe (RFA).   – Trung Quốc tố Đức Đạt Lai Lạt Ma xúi giục người Tây Tạng tự thiêu (RFI).  – Trung Quốc thưởng tiền cho những thông tin về tự thiêu (VOA).
- China hints at reform by dropping Mao wording (Reuters). Lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa, tư tưởng Mao Trạch Đông và tên tuổi của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, Mác và Lê nin, bị loại bỏ ra khỏi văn kiện ĐH Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18, sẽ khai mạc vào tháng 11 sắp tới. Một cuộc cách mạng đổi mới thực sự hay chỉ là sự đối phó của giới lãnh đạo TQ đối với sự bất mãn ngày càng cao của dân chúng đối với ĐCS Trung Quốc?
- Huawei để Úc tiếp cận mã nguồn (BBC). – Công ty Huawei của Trung Quốc bác bỏ cáo buộc gián điệp (VOA).
- Sinh viên Phật giáo Miến Điện biểu tình chống người Hồi giáo (RFI). – Hơn 1.000 nhà cửa bị đốt vì bạo động tôn giáo ở Miến Ðiện (VOA). – Miến Điện: căng thẳng gia tăng giữa Phật Giáo và Hồi Giáo (RFA). – Bạo động ở miền tây Myanmar, 3 người thiệt mạng (TT).
- Bắc Hàn thanh trừng nhiều quan chức? (BBC).  – Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về Bắc Triều Tiên (VOA).  - Mỹ, Hàn sẽ “không tha thứ” nếu Triều Tiên gây hấn (TTXVN).
- Nga định thêm tội danh phản quốc (BBC). – Nhà hoạt động Nga Razvozzhayev nói bị bắt cóc, tra tấn, ép cung (VOA). =>
- Thủ tướng Đức tưởng niệm những người Rom nạn nhân của chủ nghĩa phát xít (RFI). – Đức khánh thành công trình tưởng niệm nạn nhân Holocaust (VOA).
- Kỷ niệm 56 năm khởi nghĩa Budapest (BBC).
KINH TẾ
- Việt Nam xếp hạng 99/185 về môi trường kinh doanh (VOA).
- Tái cơ cấu nền kinh tế cần quyết liệt hơn (VOV).  – TS Trần Du Lịch: Đề nghị lập ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế (TP).
- Không loại trừ tiền ngân hàng cũng đổ vào “tín dụng đen” (LĐ).
Cần cắt giảm khoản chi không cần thiết để tăng lương (DT).
Dữ trữ quốc gia rối vì… ôm đồm? (DT).
- Fitch: Tiến trình tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam còn mờ nhạt (DT).  – Bóng bể, ngân hàng kẹt vốn vì nợ xấu (RFA).  - Có hay không chuyện ngân hàng lãi khủng? (PLTP).  - Ngân hàng kè kè giục nợ khách (VnE).
Công khai đúng nợ xấu (SGGP).  – Ngại nhất nợ xấu đảo ngược  (TBKTSG).  – Nhiều “ma thuật” để giấu nợ xấu (DT).  – Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm: Khó giảm nợ xấu xuống dưới 3% (KTĐT).
- Việt Nam: Lạm phát lại tăng trong tháng 10 (RFI).  – Lạm phát tiếp tục tăng dù có giảm tốc (BBC).
DN không muốn giãn thuế vì lo ‘mang nợ’ (VEF).
- Công ty Chứng khoán Hà Nội bị đình chỉ hoạt động 6 tháng (NDHMoney).
Mạnh tay với bán khống: Chỉ e “đánh trống bỏ dùi” (TTXVN).
- Việt Nam: 17% “thượng đế” bị o ép (NLĐ).
- Vàng rối loạn vì… độc quyền (NLĐ).  – Vàng giả, vàng nhái: Ai đen thì chịu? (VEF).  - Quảng Nam: Đào được hơn 4,5 tấn vàng (VEF).
- Trang trại tiền tỷ nơi ốc đảo (DV).
Bắt đầu cuộc chiến về nhà giá rẻ (VnM).
- NGHỀ NƯỚC MẮM NGẮC NGOẢI: Nhiều thương hiệu điêu đứng (NLĐ).
<= Photo: Agroviet. - Gỡ khó cho ngành thủy sản (TT).
Xót xa nghề muối (ANTĐ).
Bật mí về vụ kiện ống thép hàn cacbon VN (Khampha).
Chặn thép Trung Quốc “đội lốt” cách nào? (TT).
- Thái Lan sẽ mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (RFI).
- Tập đoàn sản xuất đất hiếm hàng đầu Trung Quốc tạm ngừng sản xuất (RFI).
- Facebook: vẫn lỗ mặc dù doanh thu tăng (BBC).
Nhật gồng mình trước cuộc chiến tranh tiền tệ (VEF).
- Apple tung ra “iPad” mini cạnh tranh với các máy tính bảng giá rẻ (RFI). – Apple rầm rộ tung ra loạt sản phẩm mới (BBC).
- Ấn Độ thử nghiệm chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người nghèo (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Tại sao vua Trần Nghệ Tông bổ dụng Hồ Quý Ly? (KT).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 88) (Nhật Tuấn).
- 3 BÀI THƠ MỚI CỦA NGUYỄN MINH KHIÊM (Nguyễn Trọng Tạo).
- 183. BÍ ẨN VỀ 1.089 BỘ HÀI CỐT Ở BÃI ÂM HỒN (Việt sử ký).
- Trần Đông Đức: Tại Sao Phải Gọi Việt Nam Là Duê Nản (RFA’s blog).
- Nghịch cảnh bảo tàng (KTĐT).
- Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối (NLĐ).
- Mong manh tình nghệ sỹ (GĐVN).
Hẩm hiu xướng ca nhà đám (ANTĐ).
- Còn không, văn hoá trầu cau (ND).  - Trầu cau kể chuyện (TT).
- “Chợ ngoại” giữa lòng Hòn ngọc Viễn Đông (NĐT). =>
- “Kinh đô điện ảnh Việt” – Bao giờ sẽ thành hiện thực? (NĐT).
- Kém học, ít nghe, cạn nghĩ (Vương Trí Nhàn).
- Những ngạc nhiên về sự gian dối của đàn ông và phụ nữ (Người Việt).
- Xuân Hạ Thu Đông… rồi lại Xuân – Con người trong giả định của thiện và ác? (Khải Đơn).
- Về phim Phật và Thánh chúng, TT Thích Chân Tính: “Bàn tán thì nhiều, khi làm lại chẳng thấy ai” (chùa Phúc Lâm).
- Anh chàng rapper Psy dạy ông Ban Ki-moon, TTK LHQ điệu Gangnam Style: UN Gangnam Style: PSY meets Sec-Gen Ban Ki-moon (AlgosysFx).
- Google chuyển qua toàn cảnh tại Grand Canyon (VOA).
- NHẬN BAN PHÚC “TIKA” TỪ TỔNG THỐNG NEPAL (Nguyễn Phú Nepal).
- Trung Quốc chống tệ ” buôn thần bán thánh” (RFI).
Nhà cũ Lý Tiểu Long được phát giá 23 triệu USD (VnE).
- Ðức Giáo Hoàng tấn phong 6 tân Hồng y không thuộc Châu Âu (VOA).
Kết quả Champions League: Nhiều bất ngờ khó tin (TTXVN). - Dortmund 2-1 Real Madrid: Chủ nhà mở hội (Thể thao số).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- PGS Văn Như Cương: ‘Bệnh thành tích nằm ngay ở Bộ Giáo dục (VnE).  – Mở đường cho giáo dục khai phóng (VNN).  - Khép lại diễn đàn “ Đổi mới giáo dục – đòi hỏi cấp thiết ”… (TT).
- Đề phòng tiêu cực cả ở kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (LĐ).
Cho trúng tuyển dưới điểm sàn (TN).  - Cần tính đường xa (TN).
“Không chỉnh lương, giáo viên khó sống” (ANTĐ).  – Thua cả ‘giáo Thứ’! (TVN).
- Chuyện gieo chữ ở Trường Sơn Đông (SGGP).

- Nhất định đến giảng đường (SVVN).
<- Nỗi day dứt từ hai vụ học sinh tự tử vì làm mất quỹ lớp… (Kênh 14). – Xót xa những cái chết phi lý (NLĐ).  - “Mổ xẻ” lý do học trò phản ứng bằng… sinh mạng (DT).
- Có nên dạy “Tấm Cám” trong trường? (RFA).
Lạm thu vẫn gây bức xúc (ANTĐ).  – Trả lại phụ huynh những khoản thu sai (LĐ).
- Bớt xén tiền ăn của trẻ, hiệu trưởng bị cách chức (DV).
- VN: Bị hiệu phó đánh, học sinh nhập viện cấp cứu (NLĐ). – TQ: Cô giáo tát học sinh mẫu giáo 120 cái (NLĐ).  – Cô giáo TQ tát tới tấp trẻ 5 tuổi (BBC).
Ngày vui trên bản Cò Phày (TT).
- Xã hội không-có-lần-thứ-hai (Tia Sáng).
- Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) – Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc): Nghiên cứu khoa học của VN tiếp tục tụt hạng: Báo động từ nghiên cứu giáo dục (TT).
- Đôi chút về quy nạp và suy diễn – Đỗ Thụy Đằng (Ngô Đồng – Triều Dương).
- Đọc danh sách viện trường 2012 của SCImago (Nguyễn Văn Tuấn).
- Người Việt tiên phong làm búp bê… thật như người (NĐT).
- Bài nói chuyện của tiến sĩ Y học Walloc (Tâm Sáng).
- Phát hiện thiên thạch hơn 4 tỉ năm tuổi (NĐT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khoảng 1,5 tấn bom đạn dưới nền nhà (TN).
Phát hiện hài cốt người trong con tàu đắm (LĐ).  – Thực hư tàu đắm có 3 sọ người ở Thanh Hóa (KT).
- ‘Yêu là Yêu’ về người đồng giới (BBC). – Triển lãm ảnh về người đồng giới ở VN (BBC).
- Bi hài đám cưới “giả toàn tập” ở Vĩnh Long (Kiến thức). - Chú rể giả và sính lễ… vàng giả (PLTP). - Xôn xao ở Vĩnh Long: Đám cưới “3 giả” (TN).
Kẻ gian đột nhập chùa, trộm pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi (ANTĐ).
40.000 người sập bẫy “tập đoàn” lừa đảo đa cấp Tâm Mặt Trời (DT).
Phá âm mưu nổ trạm dừng chân bằng “bom” gas (PLTP).
- UN Women giúp VN hoàn tất chương trình Bình Đẳng Giới (RFA).
- Hôm nay, xét xử “sát thủ cuồng dâm” (NLĐ).  - Hà Nội: Hôm nay, xét xử sát thủ cuồng dâm giết, hiếp 2 cháu nhỏ (DT).
- Nguy cơ lây bệnh từ thú nhồi bông (NĐT).
- Thịt chó trả bằng máu (KP).
- Người đói khổ ở miền núi phía Bắc Việt Nam tăng vọt (Người Việt).
- Nhiều thiếu nữ ở Lào Cai mất tích bí ẩn (DV). Thiếu nữ người dân tộc Mông Bắc Hà =>
- Ngày 26/10, cưỡng chế di dời nhà D2 Giảng Võ (KTĐT).
- Hơn 5.000 người dân có nguy cơ nhiễm độc do Công ty Dệt 19.5 xả thải bẩn (DV).
- Bộ NN&PTNT yêu cầu kiểm tra vụ nuôi nhốt hổ trái phép (Thiên nhiên).
Đắk Nông: Khởi tố tám người phá 8,5 ha rừng (PLTP). - Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh thừa nhận sai phạm (LĐ).
Khoảng tối đằng sau sự xa hoa của “Gangnam Style” (TTXVN).
- Chim di trú lan truyền bệnh sốt xuất huyết (VOA).
- Tìm hiểu thực chất tình trạng người nghèo ở Mỹ (VHNA). “Chuẩn nghèo với hộ độc thân năm 2012 là thu nhập 11.170 USD/năm hoặc 931 USD/tháng (ở bang Hawaii và Alaska là 12.860 và 13.970 USD/năm), tương đương gần 20 triệu VNĐ mỗi tháng. Thu nhập cao ngất ngưởng như vậy ở Mỹ gọi là nghèo ! Thảo nào họ lắm người nghèo thế”.
- Hoa Kỳ đầu tư hơn 40 triệu đôla để ứng phó biến đổi khí hậu tại VN (Chuacuuthe).
- Tàu Mỹ cứu năm ngư dân Philippines (BBC).
- Ý phạt tù 7 chuyên gia địa chấn vì không dự báo được động đất (RFI).
QUỐC TẾ
Syria: Đánh bom làm hàng chục người thương vong (TTXVN).   - Chính phủ Syria chấp nhận ngừng bắn vào dịp lễ Hiến sinh (VOV). – Syria đình chiến bốn ngày kể từ 26-10 (TT).  – Chính phủ Syria, một số nhóm nổi dậy đồng ý ngưng bắn trong dịp lễ (VOA).  - Quân nổi dậy Syria “có tên lửa vác vai” (TN).  – Nga tố giác quân nổi dậy Syria có súng phòng không chế tạo tại Mỹ (VOA).
- Hoa Kỳ muốn một chính phủ Liban không bị ảnh hưởng của Syria (RFI).  - Thủ tướng Lebanon quyết không từ chức (VOV).
- Bầu cử Tổng thống Mỹ : Tranh luận kết thúc nhưng cuộc đua chưa ngã ngũ (RFI).  – Phn ng thế gii trưc tranh lun tng thng M ti Th Hai (Người Việt).  – Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút (BBC).  - Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ vận động tranh cử từ đông sang tây (VOA). – Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ vận động tại các bang dao động (VOA).  - Chính sách đối ngoại – Áp lực đối với các ứng cử viên tổng thống Mỹ (Reuters).   – Ông Obama, Romney tiếp tục đả kích nhau sau cuộc tranh luận chót (VOA).   - Dân Mỹ giữa hai con đường (VNN).  - Ứng viên tổng thống Mỹ và ấn tượng “con đàn cháu đống” (DV).
Phe thân Chính phủ Libya đã kiểm soát Bani Walid (TTXVN). - Những người thân cận Gaddafi hiện nay ra sao? (DV).
Thách thức châu Á với bầu cử tổng thống Mỹ thế nào? (PLTP).
- Phương Tây điều chỉnh chiến lược đối với Iran (VOV).
- Afghanistan: Taliban sát hại 10 nhân viên an ninh (TTXVN).
- Cảnh sát Italy bắt giữ 41 nghi can mafia (VOV).
- Pháp lộ “tàu sân bay của tương lai” tại Euronaval (KT).
<- Chuyến thăm Gaza của Quốc vương Qatar là thắng lợi cho Hamas (VOA).
- Máy bay không người lái giết chết 3 người tại Pakistan (VOA).
Israel sẽ đáp trả các vụ bắn rốc két của Palestine (VOV).
- Bổ nhiệm vị trí đại diện thường trực Nga tại NATO (TTXVN).
Tên lửa Nga bảo vệ địa cầu (TN).
Tranh chấp biên giới khiến chiến tranh Trung – Ấn sẽ lặp lại? (Infonet).
- Úc muốn kéo các tầu xin tỵ nạn ra biển? (RFA).
- Campuchia trục xuất quản đốc TQ (BBC).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 24/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 24/10/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 24/10/2012;  + Phỏng vấn đại biểu quốc hội – 24/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 24/09/2012;   + PTL nước ngoài: Thế hệ thánh chiến – Phần 2;   + Thời sự 19h – 24/10/2012.

 

 Ngày tàn của những chế độ

“…Một chế độ vô thần nay bỗng nhiên tin vào thần linh là một chỉ dấu cáo chung của chế độ…”
Nhà Ngô đầu hàng

"[...] Tôn Hạo lên ngôi hoàng đế, phong Tôn Linh làm Dư Chương vương, gia phong Ðinh Phụng làm Ðại Tư Mã. Từ khi lên ngôi thì Tôn Hạo cũng như hậu chúa tin dùng bọn hoạn quan Sầm Hôn.
    
Bộc Dương Hưng và Trương Bố chỉ vì can gián mà bị xử trảm.
    
Lại tin dùng thầy bói, gọi một thầy bói tên Thượng Quan về giữa triều mà cúng bói.
    
Thầy bói đoán :
    
Sang năm Canh Tý, Bệ Hạ sẽ diệt Tôn mà vào Lạc Dương.
    
Tôn Hạo mừng lắm, lại càng hoang dâm xa xỉ.
    
Huệ Kiểu can gián :
    
Xin Bệ Hạ lo tu nhân tích đức cho bá tánh nhờ, hơi đâu mà nghe bói toán những chuyện nước ngoài làm gì.
    
Tôn Hạo giận nói :
    
Ta không nghĩ tình cựu thần thì chém ngươi rồi. Nói xong, hô quân đuổi Huệ Kiểu ra.
    
Huệ Kiểu liền trốn về quê...
    
[...] Bên Ngô thì Ðinh Phụng và Lục Kháng đã mất cả, Ngô Chúa vui chơi cùng bọn hoạn quan, ngày đêm say sưa, dĩ chí bày ra các cách trị tội ác độc như khoét mắt, lột da... làm cho nhân dân đồ thán...
    
[...] quân Tấn tới đâu, binh Ngô đầu tới đó.
    
Ngô Chúa được tin thất kinh hỏi quần thần :
    
Tại sao binh ta không chịu đánh ?
    
Quân thần tâu :
    
Ðó là cái họa Bệ Hạ nghe lời bọn Sầm Hôn mà sanh ra. Nay muốn cho tướng sĩ tiếp tục chiến đấu chống địch thì Bệ Hạ hãy giết Sầm Hôn trước đã.
    
Ngô chúa không chịu, quần thần tức lắm liền ào ạt xông vào cung bắt Sầm Hôn đem ra phanh thây, mỗi người lại lắt một miếng thịt mà ăn cho hả giận.
    
Sau đó quần thần đồng thanh xin ra đánh, Tôn Hạo bèn cho Ðào Thao thống lãnh các đạo Ngự Lâm Quân, Trương Tượng dẫn các đạo thủy binh xông ra đánh quân Tấn.
    
Tuy nhiên quân sĩ đã nản lòng hết, mặc cho các tướng đốc thúc, bỏ chạy tứ tán.
    
Khi Vương Tuấn đến thì Trương Tượng chỉ còn vài mươi quân sĩ đành phải đầu hàng.
    
Vương Tuấn sai Trương Tượng đi chiêu dụ Thạch Ðầu Thành, nơi này cũng đầu hàng nốt.
    
Ngô chúa cả sợ toan tự vận thì có Hồ Xung cản lại mà rằng :
    
Sao chúa công không làm theo Lưu Thiện ?
    
Tôn Hạo liền dắt hết bá quan ra xin đầu hàng Vương Tuấn..." (1)
    
Cuối cùng Tư Mã Viêm, con của Tư Mã Chiêu, cháu nội của Tư Mã Ý, thâu tóm hai nước Ngô và Thục lập nên nhà Tấn. Chuyện "Tam Quốc " kết thúc ở đây.

Rasputin và Nga Hoàng


Gia đình Nga hoàng Nicolas 2 trước khi bị thảm sát
    
Hoàng tử Alexei bị bệnh loãng máu do di truyền từ bà cố là nữ hoàng Victoria. Các thái y của Nga hoàng bó tay - chẩn định rằng Alexei sẽ phải chết sớm vì chứng máu không đông.
    

Hoàng hậu Nga lo sợ, nhờ bạn mình là Anna Vyrubova tìm mời vị thần y Rasputin đến chữa. Rasputin được nhiều lời đồn cho rằng ông có khả năng chữa bệnh bằng lời cầu nguyện. Mỗi khi Alexei bị chảy máu, ông lại vào cung cầu nguyện để trấn an hoàng gia và Alexei có vẻ hồi phục. Từ đó càng ngày hoàng gia Nga càng tin dùng Rasputin.
    

Có nhiều lý do hoàng tử Alexei bớt bệnh mỗi khi Rasputin cầu nguyện. Có thể ông dùng kỹ thuật thôi miên, hoặc chỉ nhờ ông có khả năng trấn an giúp Alexei bớt lo sợ và từ đó tự cơ thể hoàng tử có khả năng chống lại căn bệnh. Nhiều giả thuyết khác cho rằng ông dùng đỉa cho vào vết thương làm máu dễ đông lại. Theo Diarmuid Jeffreys thì Rasputin thành công là nhờ ông ngăn cản không cho Alexei uống các loại thuốc của các thái y Nga, trong đó có thể có aspirin là một loại thuốc chống đau mới phổ biến, rất thịnh hành lúc đó, nhưng có tác dụng phụ là làm loãng máu.
    

Gia đình Nga hoàng gọi Rasputin là thánh sống, người của hoàng gia, tiên tri của thượng đế… Rasputin dần dần tạo uy tín và ảnh hưởng lớn đến hoàng hậu Alexandra. Bà cho rằng thượng đế liên lạc với bà qua Rasputin.
    

Sau này, Rasputin  nói rõ cho hoàng hậu biết : "Tôi sẽ chết một cách vô cùng đau đớn. Sau khi tôi chết, thể xác của tôi cũng không yên ổn. Bà sẽ mất ngai vàng. Bà và con bà sẽ bị thảm sát cùng với toàn thể gia đình. Sau đó một tai họa lớn sẽ đổ lên nước Nga và nước Nga sẽ rơi vào những bàn tay quỷ. (2)
    

Ðúng như lời tiến đoán của Rasputin, ông đã bị ám sát. Ba tháng sau khi ông chết, Hoàng đế Nicolas II phải thoái ngôi. Nhóm Bolchevik quật mộ hoàng hậu và đem xác hoàng hậu Alexandra ra hỏa thiêu, tro tàn của thân xác bà bị rải phân tán khắp nơi. Toàn thể gia đình hoàng gia bị giết trong căn hầm ngôi biệt thư Ipatiev, ở Iekaterinbourg vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 7 năm 1918.

Việt Nam: chủ nghĩa cộng sản và thần linh

"[...] Người xem "ngoại đạo" sốt ruột đợi đến tàn canh hầu, nhưng theo nhận xét của bà đồng, thầy đi cùng chúng tôi thì cô đồng này hầu khá nhanh, không bị hỗn đồng và làm một cách tuần tự, đúng sách. Buổi hầu kết thúc khi toàn bộ 13 mâm lễ với hoa quả, bia, các đồ ăn khác được phát cho khách. 7 triệu tiền mã đã được hóa vàng hết, trả lại vẻ rộng rãi vốn có của nhà đền. Ðoàn hát vãn, ngoài số tiền công đã trả trước 1,5 triệu ra, còn được thưởng gấp đôi vì hơn 30 lần vỗ gối khoái chí của cô đồng. Ước tính người hầu đồng lần này đã phải chi ra một khoản tiền không dưới 20 triệu đồng. Không biết là đắt hay rẻ nhưng sau buổi hầu đồng này, ai cũng thấy hơn hở.
    

Nhiều người cho rằng chi phí cho một buổi lên đồng là tốn kém nên chỉ những người làm ăn buôn bán, kinh doanh mới là con nhang, đệ tử của những cô đồng, bà bóng. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm, bởi lên đồng còn thu hút nhiều người giàu có, hay những người cảm thấy ăn năn về quá khứ của mình. Người ta đua nhau đi tán lộc khiến cho bản danh sách của các đồng thầy ngày một dài hơn.
    

Xem danh sách của một thày đồng, thấy có cả tên của một ông tiến sĩ là vụ phó Bộ Giáo dục. Ông này lập phủ linh đình. Mỗi lần mở phủ, ông bỏ ra ít nhất là 30 triệu đồng. Ông sùng đạo đến mức xây nguyên một ngôi điện tại tầng thượng nhà mình để tiện cúng bái. Ngôi điện của ông được đánh giá là bề thế và đẹp nhất trong số điện của giới đồng tại Hà Nội hiện nay. Cứ mỗi Rằm hay mồng Một, anh chị em cán bộ trong Bộ lại tới nhà ông để khấn bái và công đức.
    

Ông tiến sĩ trên chưa phải là người đứng đầu trong danh sách những người hầu đồng phủ hiện nay. Danh hiệu đứng đầu thuộc về một quan chức của ngành hàng không tên Ð. Mỗi lần mở phủ chỉ tính khách thôi thì mỗi người cũng đã được chiếu lộc không dưới bạc triệu/người. Sở thích hầu đồng không chỉ ông có, mà cả đại gia đình nhà ông gồm anh, em, con, cháu đều tham gia một cách tích cực. Không biết họ tham gia vì thấy có lợi cho mình hay tham gia để làm vừa ý ông.

Khi xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì hiện tượng đồng tính, đồng cô và đồng bóng có chiều hướng gia tăng. Số người tin và theo hiện tượng này phát triển theo tỷ lệ thuận. Không biết bao nhiêu người đã hao tiền, tốn của, khánh kiệt tài sản vì những đàn đại mã, những mâm lộc tố hảo, những lần vỗ gối vì thấy hay, thấy thánh giáng...". (3)

Kiến trúc nguy nga của chùa Bái Đình, Ninh Bình
 Ba câu chuyện trên đây xảy ra ở vào những địa điểm và thời điểm khác nhau, tuy nhiên chúng có cùng một điểm giống nhau. Ðó là hiện tượng mê tín vào lúc cuối trào của các triều đại. Tôn Hạo tin lời tên thầy bói Thượng Quan, hoàng hậu Alexandra tin dùng tên thầy cả Rasputin và các quan chức cộng sản Việt Nam tin dùng những cô đồng, những "nhà ngoại cảm", nghe lời những thầy bói.

Hiện nay có phong trào các quan chức cộng sản Việt Nam thi nhau xây dựng chùa miếu thật là huy hoàng để chuẩn bị hậu sự, lỡ thế giới bên kia có thực, may ra còn có chỗ đứng. Việc xây dựng Chùa Bái Ðình nguy nga, hoành tráng là một ví dụ điển hình. Họ buôn thần bán thánh để mong tạo phước đức cho đời sau. Chủ nghĩa Mác -Lê không còn một giá trị nào đối với họ. Một chế độ không còn tin vào những giáo điều nền tảng đã xây dựng nên chính nó chắc chắn sẽ tàn lụi. Một chế độ vô thần nay bỗng nhiên tin vào thần linh là một chỉ dấu cáo chung của chế độ.

Khi kẻ nắm quyền không còn gì để mà tin, không còn chủ thuyết và dự án tương lai nào để theo đuổi, họ thường tin vào những điều rất ư nhảm nhí. Ðó là triệu chứng chung của tất cả những triều đại, những chế độ đã đến ngày tận số. Tại Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến tiến trình hủy hoại của một chế độ phong kiến trá hình.

Nguyễn Gia Thưởng (Bruxelles)

-------

Những bí ẩn đằng sau tờ 1 đô la Mỹ

Có rất nhiều bí ẩn đằng sau đồng 1 đô la nhỏ bé của nước Mỹ.

Đồng 1 đô la trị giá bao nhiêu? 
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc 1 đô la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ. 
Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra.
Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy. Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra.
Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào? 


Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.
Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.
Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối.
Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc, Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ.

Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh.
Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta.
Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM – Một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời.
Ở bên đối diện, vòng tròn bên phải có nhiều chi tiết giống với ấn tín của nước Mỹ – con đại bàng đầu trọc, biểu tượng của chiến thắng. Thứ nhất, nó không sợ bão tố vì đủ sức mạnh và trí thông minh để vượt qua bão tố.
Thứ 2, nó không đội vương miện vì nước Mỹ lúc đó vừa đập tan quyền lực của Vua nước Anh George III. Vì vậy, cái lá chắn trước ngực con đại bàng không có dây đeo. Điều đó có nghĩa là quốc gia này từ đây hoàn toàn tự lập. Phía trên lá chắn có một loạt vạch trắng song song: với ý nghĩa: Chúng tôi liên kết với nhau thành một quốc gia.

Trước mỏ đại bàng có dòng chữ vắt ngang: E PLURIBUS UNUM, nghĩa là: Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc. Trên đầu đại bàng là 13 ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 13 tiểu bang mới ra đời. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của một ngôi sao 6 cánh.
Ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng (66), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa.
Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ô liu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự xuất hiện của con số 13 trên tờ 1 đô la:
1. 13 thuộc địa đầu tiên
2. 13 người ký Tuyên ngôn độc lập
3. 13 sọc trên lá cờ
4. Phiên bản cuối cùng của Đại Ấn được đệ trình vào ngày 13 tháng 6
5. Kim tự Tháp có 13 bậc
6. 13 chữ cái trong các dòng chữ Latin
7. 13 ngôi sao trên đầu con Đại bàng
8. 13 vạch trên chiếc khiên
9. 13 chiếc lá trên cành ô liu
10. 13 quả ô liu (nhìn kỹ) và 13 mũi tên
11.  Và ít được biết hơn là Lần sửa đổi thứ 13
Nguồn: Genk/ VNN
 

Xấu hổ vì 'cái nước mình nó thế'

Cứ mỗi sáng Chủ nhật, bên hồ Hoàn Kiếm lại xuất hiện một người kiên nhẫn nhặt từng cái rác. Ông là doanh nhân người Nhật và đã cần mẫn làm công việc này suốt một năm qua.

Tay trái ông cầm cái túi nylon to, tay phải cầm kẹp sắt dài nửa mét, cúi gập cả người xuống gầm ghế đá ven hồ moi những mẩu thuốc lá hút dở lẫn vào đất hay vỏ chai nước nằm lăn lóc. Đầu phố Đinh Tiên Hoàng, gần đài phun nước cũng có nhiều bạn sinh viên đang lúi húi với chiếc kẹp sắt nhặt rác.

Chúng tôi tự hỏi, trong lúc doanh nhân người Nhật này và các bạn trẻ đang làm những việc ý nghĩa đó, những người đi ngang có cảm giác thế nào, và hôm ấy liệu người qua lại có vẫn tiếp tục thờ ơ, cố tình ném rác xuống đường nữa không?

Nhiều lần chúng tôi bắt gặp một người đàn ông có gương mặt hiền lành, đôi mắt tinh anh hụp lặn ở bãi tắm đẹp ven vịnh Đà Nẵng. Mỗi chiều ông vừa tắm biển, vừa tranh thủ vớt rác trôi trên biển. Nhớ dáng ông thanh thản đi trên cát, tay cầm một cái bao to đựng rác, trong đó là bao nylon, cá chết, lá chuối, thức ăn thừa. Người đàn ông nhặt rác biển ấy là vị cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng thập niên 1990, sau đó ông là Trưởng Văn phòng đại diện của Tổng cục Du lịch tại miền Trung.

Người vớt rác dưới biển như ông không nhiều. Nhưng hình ảnh mỗi chiều ông từ biển đi lên, tay cầm một bao nylon đựng rác có thể tác động đến người xung quanh, người ta sẽ thận trọng hơn với những gì đem theo ra biển.

Dần dần tôi đã thấy rất nhiều người trước khi rời khỏi bãi biển đã dọn sạch rác quanh chỗ mình ngồi! Cuối cùng, không biết có phải do sự việc nhiều người cùng tham gia đi nhặt rác tác động mà chính quyền đã có lệnh cấm nghiêm ngặt mang thức ăn vào bãi tắm, rồi đâu đâu cũng thấy giỏ đựng rác và những tấm biển nhắc nhở gìn giữ môi trường.
Hình minh họa
Bây giờ, theo thói quen, thỉnh thoảng ông vẫn vừa tắm, vừa nhặt rác trôi trong con sóng, nhưng rõ ràng hình ảnh ông cựu Chủ tịch thành phố nhặt rác để bảo vệ môi trường đã có tác dụng giáo dục vô cùng lớn, nó góp một phần không nhỏ tạo nên ý thức giữ gìn môi trường biển và không gian nghỉ dưỡng biển cho ngành du lịch Đà Nẵng hôm nay.

Một cô giáo kể, trong một chuyến du lịch tới nước Mỹ xa xôi mà tới giờ nhớ lại cô vẫn thấy ngượng ngùng. Ngồi chơi bên bờ hồ ngắm cảnh, sau khi ăn một thanh sôcôla, cô vứt luôn miếng giấy gói xuống nước. Người bạn Mỹ đi cùng đã thảng thốt kêu lên, la mắng cô, và anh ấy lội ngay xuống hồ nước ngập ngang ngực để vớt bằng được miếng giấy gói kẹo.

Nghe đến đây, thấy quá “đau” khi nhớ lại từng xem một clip quay cảnh cụ Rùa Hồ Gươm ăn xác một con mèo chết bị ném xuống hồ, và đã có biết bao người đứng trên bờ cười chế nhạo! Liệu có bao nhiêu người cảm thấy áy náy khi nhìn rác trôi bập bềnh trên mặt nước Hồ Gươm, khi nơi đây không chỉ là một điểm tham quan du lịch, mà còn gần như là trái tim văn hóa của thủ đô?

Người doanh nhân Nhật nhặt rác ở Hồ Gươm là một bài học trực quan kêu gọi mọi người phải có ý thức giữ gìn môi trường. Vậy mà có tờ báo lại đi phỏng vấn các công nhân vệ sinh và ghi lại lời nói phủ nhận công việc của người doanh nhân Nhật: “Nếu muốn nhặt rác sao không đi từ 4 giờ sáng mà quét dọn, chúng tôi quét sạch rồi, còn gì mà nhặt.”...

Một lần, trong lúc đợi ở cửa một lớp học thêm, các cô cậu học sinh cấp 2 vừa rời trường học, được cha mẹ chở đến lớp học thêm, chúng ăn bánh mì, uống sữa rồi vứt hộp giấy, bao nylon ngay tại chỗ đứng, xong vội vàng vào lớp. Chúng không có thì giờ để đi tìm một thùng rác công cộng, cũng không có thì giờ nghĩ về chuyện ấy.

Rời khỏi ghế nhà trường chính khóa, thời gian còn lại trong ngày dành trọn cho việc học thêm. Quan sát cảnh này, có bao nhiêu phụ huynh biết “đau” khi thấy một lớp trẻ học ngày học đêm vẫn chưa “thành nhân”, chưa thực hiện được những điều tốt đẹp tối thiểu của một lối sống có văn hóa?

Chúng ta cũng không cần phải quá tự ti mà thốt lên như GS.Hoàng Ngọc Hiến từng thốt: “Cái nước mình nó thế!”. Rất nhiều nơi trên thế giới cũng vậy, nên Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) được trình bày tại Hội nghị Đại dương Thế giới hồi tháng 5/2009 tại Indonesia, nơi 120 quốc gia tập trung họp bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường toàn cầu, đã phải đưa ra các giải pháp để buộc người dân tham gia gìn giữ môi trường.

Ở Mỹ, chính quyền sở tại buộc những người bán hàng rong tại các công viên quốc gia phải sử dụng đĩa, ly đựng thức ăn bằng chất liệu có thể phân hủy sinh học. Tính riêng ở Hawaii, sáng kiến thưởng tiền mặt cho ngư dân nhặt rác thải đã giúp thu gom được gần 75 tấn chất thải trong hơn 2 năm. Ở Ireland, việc đánh thuế 0,02USD cho mỗi túi nylon đã thu về gần 13 triệu USD và giảm tới 90% mức tiêu thụ túi nylon dùng một lần. Số tiền thu được này dùng đóng góp cho những hoạt động môi trường của quốc gia. Ở Hàn Quốc, ngư dân được trả tiền để thu gom rác thải.

Ở Việt Nam thì sao? Có lẽ chỉ có hai địa điểm là bãi tắm biển Đà Nẵng được giữ sạch bằng ý thức công dân kết hợp với các quy định khắt khe của chính quyền; và Hội An với thành phố ít tiếng động cơ và không sử dụng bao nylon. Không biết đến bao giờ doanh nhân người Nhật nói trên ra Hồ Gươm chỉ để ngắm cảnh?

Hồng Bích
(Doanh nhân SG)

Trung Quốc: Cái chết của một 'Thái tử đỏ' và sự xáo trộn giới lãnh đạo

(SGTT) - Trong khi toà án chuẩn bị xử Bạc Hy Lai, các quan chức kiểm duyệt và an ninh cố gắng ém kín một vụ scandal có thể gây ra những chỉ trích gay gắt đối với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và có thể làm cho các nỗ lực đánh bóng hình ảnh của Đảng CS Trung Quốc (Đảng) vấp thêm khó khăn.
Chỉ ba ngày sau khi ông Bạc bị huyền chức bí thư Trùng Khánh vào tháng ba, đứa con trai 23 tuổi của người tâm phúc nhất của chủ tịch Hồ đã gây tai nạn với chiếc Ferrari màu đen vào lúc 4 giờ sáng trên một con đường vành đai Bắc Kinh trơn trượt vì tuyết rơi.
Lệnh Cốc chết tại chỗ, theo nguồn tin nội bộ Đảng, các phóng viên Trung Quốc và một số địa chỉ web. Vụ tai nạn bị ém nhẹm đang dần rộ lên các chi tiết. Hai phụ nữ người Tạng trên xe bị thương nặng do va đập, một người đã chết sau đó.
Mọi chi tiết về vụ tai nạn, kể cả tên người lái xe, nhanh chóng bị ỉm đi. Lệnh Kiến Hoa, người cha và là viên chức thân cận với chủ tịch Hồ, được chỉ thị không để lộ tin tức về lối sống của con trai ông. Sau đó vài tháng, ông lặng lẽ chuyển xuống một chức vụ thấp hơn, nhưng vẫn còn quan trọng.

Lệnh Kiến Hoa (phải) là một đồng minh thân cận của chủ tịch Hổ Cẩm Đào. Ảnh: Zuma Press
Sự khác biệt về cách giải quyết vụ ông Bạc và công tử đỏ họ Lệnh nói lên nhiều điều về những thách thức mà Đảng phải đối mặt trước kỳ Đại hội thứ 18, bắt đầu vào hôm 8.11.
Lãnh đạo đã cố gắng làm cho thấy ông Bạc - đang bị cáo buộc nhiều tội, trong đó có nhận hối lộ, bê bối tình dục và lạm quyền trong vụ điều tra tội giết người của vợ ông - như là không bình thường. Ông Bạc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng.
Nhưng vụ tai nạn xe và hậu kỳ cũng có thể gói gọn trong những vấn đề mà Đảng đang gặp phải, như các quí tử của giới tinh hoa chơi toàn hàng đắt tiền, chứng tỏ rằng có nhiều hạn chế trong chính sách đối với quan chức cao cấp.
Số phận trái ngược nhau của ông Bạc và Lệnh Kiến Hoa cũng phản ánh sự tranh giành trong hậu trường giữa ê kíp mới, và lớp cũ đang cố bảo vệ người của mình để giữ cho được lợi ích và ảnh hưởng chính trị.
Vài giờ trong buổi sáng sớm xảy ra vụ tai nạn xe Ferrari, báo chí Trung Quốc đồn thổi rằng tài xế là con trai của một lãnh đạo cao cấp và những thắc mắc cũng rộ lên làm sao sắm được chiếc xe cỡ đó. Tệ hơn, còn có tin đồn là những người trong xe đều trần truồng hoặc nửa trần truồng.
Vụ tai nạn và việc bịt kín thông tin gieo thêm một cảm giác nữa vào một công chúng đang hoang mang trước vụ ông Bạc, vốn có chỗ dựa vào quân đội và an ninh, bị huyền chức.
Các nhân viên cấp cứu và phóng viên bị im lặng. Tin tức về vụ tai nạn và nhân thân tài xế bị gỡ khỏi internet. Cô gái bị thương nặng còn sống sót được dấu đi. Tại đại học Bắc Kinh, các bạn học của Lệnh Cốc, vốn đăng ký học dưới cái tên giả là Vương Tử Vân, được báo là “anh ta xuất dương”.
Một bạn học của Lệnh nói: “Chúng tôi không tin chuyện đó. Chúng tôi biết có chuyện nghiêm trọng xảy ra. Anh ta không thể biến mất như thế.”
Giới thạo tin cho biết, Lệnh Kiến Hoa tìm mọi cách bịt kín thông tin vụ tai nạn với sự giúp đỡ của Văn phòng bảo vệ Trung ương, một cơ quan thuộc quyền của Tổng Văn phòng.
Dấu hiệu chính thức về con người và sự nghiệp của Lệnh Kiến Hoa gần sáu tháng sau mới lộ ra khi ông được thông báo chuyển xuống một chức vụ thấp hơn – lãnh đạo cơ quan Lao động của mặt trận thống nhất - mà không có lý do.
Lệnh Kiến Hoa cũng giống như ông Bạc, được xem là những thành phần ưu tú được cất nhắc vào đại hội khi thay đổi lớp cũ đã lãnh đạo thập kỷ vừa qua.
Một viện sĩ Trung Quốc tư vấn và thường tiếp xúc với các lãnh đạo Đảng nói: “Vụ đó không chỉ làm tổn hại cho ông Lệnh mà cả cho Hồ Cẩm Đào. Nó làm phức tạp thêm các tranh luận về ông Bạc và hàng lãnh đạo mới.”
Lệnh Cốc tốt nghiệp khoa nghiên cứu quốc tế, đại học Bắc Kinh, năm ngoái và đăng ký vào đại học sư phạm, theo các bạn học. Ban đầu, anh ta không gây chú ý gì, thổ lộ với rất ít người về gốc gác, mặc dầu các bạn trong lớp sớm biết anh ta ra sao.

Vụ tai nạn trên tờ Bắc kinh Tin tức buổi chiều. Ảnh: wsj.com
Anh ta ăn mặc hàng hiệu, sống trong căn hộ riêng hơn là trong khu kí túc xá, và thường vào lớp muộn, hoặc về sớm, các bạn học cho biết.
Anh ta từng khoe anh ta có thu nhập từ một quỹ đầu tư do một người bạn của cha điều hành, theo một người thân của anh ta cho biết.
“Anh ta không phải tay chơi. Anh ta đàng hoàng. Nhưng dường như anh ta có tiền và có nhiều bạn quý tử,” một bạn cùng lớp nói.
Nhiều bạn học của Lệnh Cốc nghĩ rằng dường như chiếc Ferrari bị tai nạn không phải của Lệnh Cốc hay của cha mẹ anh ta. Anh ta thường chạy một chiếc BMW và được biết có nhiều bạn bè trong các doanh nghiệp lớn và thuộc các gia đình quyền lực, thường chạy xe nhanh và xài xe đắt tiền. Những quý tử này thường đổi xe cho nhau.
Lệnh Cốc thành lập một CLB tại đại học theo kiểu hội kín Sọ và Xương ở đại học Yale, các sinh viên nhớ lại những lần anh ta tranh luận về vụ đó. Anh ta mời những sinh viên gốc gác cao, có nhiều quan hệ tốt vào CLB, nhưng biết rằng chính quyền không cho phép lập hội như thế, anh đặt tên cho CLB nghe rất kêu: Hội đồng nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Các bạn học không biết rõ hai cô gái trong xe là ai, họ cho biết Lệnh cặp bồ với hai cô gái nhưng đều không phải là dân Tạng.
Một người bạn của cô gái sống sót nói cô ta trong độ tuổi 20 và là con gái của một quan chức chính quyền Tây Tạng. Người bạn dẫn lời cô gái sống sót cho biết cô gặp Lệnh trước đêm tai nạn, nhưng không biết rõ về anh ta, và chỉ biết anh ta dưới cái tên giả là Wang. Cô ta nhớ là anh ta nói anh ta làm trong lĩnh vực đầu tư.
Cô gái tử nạn được cho là thân với Lệnh. Bị bỏng nặng và chết hồi tháng 7 hoặc tháng 8, theo người bạn của cô gái sống sót.
Cô gái sống sót cần ít nhất một cuộc phẫu thuật nữa để ngăn chảy máu trong, theo người bạn cô cho biết. “Họ bảo với chúng tôi cô không thể sống sót,” người bạn nói.
Theo người bạn, cô gái nói nguyên nhân đơn giản là chạy quá nhanh trên đường trơn khi tuyết bắt đầu rơi.
Người bạn cũng bối rối khi hỏi cô gái sống sót về những tin nói về sự trần truồng nhưng nghi ngờ tính chính xác, anh cho biết là cô gái bị thương không phải là tuýp người lang chạ.
Nguồn tin nội bộ cho biết vụ tai nạn đã khuấy động mạnh vụ tranh luận về hàng ngũ lãnh đạo sắp tới và xử ông Bạc như thế nào.
Chris Johnson, một nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng “vụ tai nạn chắc chắn có lợi tức thì cho ông Giang Trạch Dân.”
Trong khi đó, các nhà phân tích trong nội bộ, ngoại giao và chính trị cho rằng Lệnh Kiến Hoa có thể vào bộ Chính trị, nhưng cơ hội tiến xa hơn đã mất.
P. V.
(wsj.com)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét