Tướng tá TQ lên chức để giữ nhà?
Thay đổi nhân sự trong Quân Giải phóng có mục tiêu tăng ảnh hưởng của ông Tập Cận Bình và duy trì vị thế của Hồ Cẩm Đào, theo các bình luận từ bên ngoài.
Chưa đầy hai tuần trước Đại hội Đảng 18, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố một loạt thay đổi ở hàng tướng lĩnh, đưa lên những người trẻ hơn hẳn lớp đang phải về hưu.
Trong số các vị trí này có một Tổng tham mưu trưởng và hai Phó Tổng tham mưu trưởng mới và các chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Hậu cần và Thiệt bị.
Trước đó, trong năm nay Trung Quốc cũng đã thay một loạt các tư lệnh quân binh chủng quan trọng, hoặc quân khu, gồm cả tư lệnh lực lượng đóng ở Đặc khu Hong Kong.
Nhưng các chức vụ mới này còn có mục tiêu chính trị là nâng vị thế của người dự kiến lên làm Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình.
Chủ tịch Đảng Hồ Cẩm Đào cũng có nhiều khả năng tuy rời vị trí về mặt Nhà nước và Đảng nhưng vẫn nắm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương để đảm bảo sự kiểm soát với Quân đội.
Đảm bảo thân tín
Theo bình luận của Jeremy Page trên báo Mỹ, tờ Wall Street Journal hôm 25/10, Thượng tướng Phòng Phong Huy, nhân vật thân tín của ông Hồ Cẩm Đào, được bổ nhiệm rằng tân Tổng tham mưu trưởng.
Trước đó, ông Phòng Phong Huy (61 tuổi) là tư lệnh quân khu Bắc Kinh, lực lượng trọng yếu, chuyên bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Trung Quốc.
Tướng Thường Vạn Toàn (62 tuổi), một trong số nhân vật được thăng chức, là người do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đỡ đầu.
Tướng Trương Hựu Hiệp (62 tuổi), người có tiếng là thân với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, nhận chức mới là Chủ nhiệm Tổng cục Thiết bị Quân sự, cơ quan lo mua và phát triển các loại vũ khí mới cho Trung Quốc.
Nếu như ông Tập thuộc hàng con ông cháu cha (Thái tử đảng) thì Trung tướng Trương cũng có gốc gác tương tự.
Cha ông, Tướng Trương Tông Tốn là một nhân vật lão thành cách mạng, từng làm tham mưu trưởng quân đoàn 4 của Hồng quân Công nông Trung Quốc và một trong 10 vị tướng nổi tiếng thời Kháng Nhật.
Tướng Trương Tông Tốn còn là bạn thân của ông Tập Trọng Huân, một nhân vật cao cấp trong Đảng thời lập quốc, cha của ông Tập Cận Bình.
Có tin nói sau khi ông Tập trở thành Phó Chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương năm 2010 đã có ít nhiều tiếng nói trong vụ phong tướng cho ông Trương Hựu Hiệp năm 2011, theo bài trên tờ Wall Street Journal.
Một vị tướng 'con ông cháu cha' là Lưu Nguyên, con của cố Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, tuy vẫn là Chính ủy Học viện Quân sự Quân giải phóng nhưng không được lên nắm Tổng cục Chính trị vì quan hệ gần với ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh vừa bị phế truất.
Nhưng độ tuổi của các nhân vật được thăng chức cũng trẻ hơn lứa phải từ nhiệm hoặc về hưu tới cả một thập niên.
Không chỉ các vị Trương Hựu Hiệp và Phòng Phong Huy đều mới vào tuổi 60, Tướng Trương Dương, tân Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị năm nay 61 tuổi.
Tướng Mã Hiểu Thiên, tân Tư lệnh Không quân năm nay 63.
Tướng Nguỵ Phượng Hòa, năm nay 58.
Họ là thế hệ thay thế cho các tướng về hưu như Lương Quang Liệt (72), Trần Bỉnh Đức (71), Lý Kế Nại (70), Liêu Tích Long (72).
Chuyển hướng chiến lược
Các chức vụ mới này còn cho thấy hướng đi của Quân giải phóng đã khác trước, theo bình luận của Christopher Bodeen, AP từ Bắc Kinh hôm thứ Năm.
Chẳng hạn chức tư lệnh Không quân được phong cho Tướng Mã Hiểu Thiên, cựu phi công cho thấy không quân ngày càng đóng vai trò quan trọng cho chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh.
Theo đánh giá của giới quan sát được AP trích dẫn, kể từ sau Chiến tranh Biên giới với Việt Nam nổ ra năm 1979, quân đội Trung Quốc chưa hề lâm chiến ở một trận lớn nào.
Vì thế, thành tích chiến trường cũng không còn là tiêu chuẩn để thăng chức.
Nhưng Trung Quốc cũng hướng tới phát triển hỏa tiễn, không quân và hải quân mạnh hơn trước, dù toàn bộ các binh chủng gồm cả lực lượng bộ binh chính quy và địa phương, vẫn còn rất đông, tới 2,3 triệu quân.
Quân đoàn Tên lửa 2, đơn vị chiến lược của Trung Quốc, cũng liên tục có các cuộc thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa trong những năm qua.
Hải quân Quân Giải phóng cũng vừa đưa vào sử dụng để huấn luyện hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc đóng lại từ một tàu cũ của Ukraina.
(BBC)
Trung Quốc cải tổ giàn lãnh đạo quân đội : Hải quân và Không quân lên ngôi
Đoàn đại biểu quân đội đến dự mít-tinh tại quảng trường Thiên An Môn
nhân kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày
04/03/2012. (Reuters)
Chỉ khoảng hai tuần lễ trước lúc khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản, giới lãnh đạo Trung Quốc vừa cho tiến hành việc cải tổ giàn lãnh đạo quân đội, chỗ dựa quan trọng của chế độ. Ngoài việc những người được cho là « trung thành » với các tân lãnh đạo được đề bạt, giới phân tích còn ghi nhận tầm quan trọng được giành cho hai binh chủng Hải quân và Không quân, được xem là hai trụ cột trong chiến lược của Bắc Kinh muốn tranh quyền bá chủ vùng Thái Bình Dương đang nằm trong tay Washington.
Gương mặt nổi bật nhất được thăng cấp lần này là tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), 63 tuổi, một gương mặt quen thuộc với các giới chức quốc phòng và quân sự Hoa Kỳ cũng như quốc tế, vì thường xuyên dẫn dầu phái đoàn Quân đội Trung Quốc tham gia các cuộc họp hay hội nghị quốc tế.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 23/10 vừa qua xác nhận là tướng Mã Hiểu Thiên được cử làm Tư lệnh Không quân mới. Vị trí này rất quan trọng vì hầu như chắc chắn ông sẽ được bầu vào Quân ủy Trung ương, cơ chế Đảng vốn là bộ phận chỉ huy tối cao của toàn bộ lực lượng võ trang Trung Quốc.
Nhân vật mạnh thứ hai được thăng chức là tướng Trương Dương (Zhang Yang), 61 tuổi, được cử lên lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội, một chức vụ cũng gần như chắc chắn bảo đảm cho sở hữu một trong 12 chiếc ghế trong Quân ủy Trung ương.
Theo giới phân tích, sở dĩ tướng Trương Dương được tin tưởng, đó là vì ông là một sĩ quan có năng lực, cho đến nay chỉ quan tâm đến quân đội và nhất là không màng đến các tính toán chính trị. Việc đề bạt ông cho phép loại bỏ hai viên tướng khác được cho là thân cận với lãnh đạo bị thất sủng Bạc Hy Lai.
Cũng theo giới phân tích, việc cải tổ ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc lần này để đề bạt các tướng lãnh then chốt rất quan trọng, vì diễn ra vào lúc lực lượng vũ trang Trung Quốc phải nhanh chóng phát triển sức mạnh của Không quân và Hải quân để thách thức thế thống trị của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt vào lúc Washington tập trung lực lượng của mình qua châu Á, tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh, cũng như mở rộng quan hệ với các đối tác.
Vai trò của Không quân và Hải quân lại rất quan trọng vào lúc Bắc Kinh không còn che giấu tham vọng trên biển, muốn thống trị hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các phản ứng của các láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines…. Trung Quốc cũng sẵn sàng đọ sức với Nhật Bản để đòi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và không ngần ngại tranh đua với Ấn Độ trong vùng Ấn Độ Dương.
Trong bối cảnh đó, các nhà quan sát rất chú ý đến khả năng viên tướng nào sẽ được bầu vào vị trí Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương mà hai chỗ thường được giành cho các sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội. Hai phó chủ tịch này cũng đồng thời có chân trong Bộ Chính Trị, cơ chế bao gồm các lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng.
Trên vấn đề này giới phân tích cho rằng nếu trước đây, cả hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Quốc phòng thường xuất thân từ Lục quân, năm nay, ít ra là hai trong số ba người này có thể đến từ các binh chủng Hải Quân và Không quân.
Theo báo Wall Street Journal, những nguồn thạo tin tại Trung Quốc cho biết là người tiền nhiệm của tướng Mã Hiểu Thiên làm Tư lệnh Không quân là Tướng Hứa Kỳ Lượng có nhiều triển vọng nhất được cử làm một trong các Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương. Còn đương kim Tư lệnh Hải quân Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) có rất nhiều khả năng được cử làm bộ trưởng Quốc phòng.
Đối với giới quan sát, có đại diện trong cơ chế lánh đạo cao nhất, hai binh chủng hải quân và không quân Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng bảo vệ các ưu tiên phát triển của mình. Điều đó cũng phù hợp với sự thay đổi trong nhiệm vụ của Quân đội Trung Quốc, từ việc chủ yếu can dự vào các cuộc chiến tranh trên bộ trước đây với các láng giềng từ Ấn Độ đến Việt Nam, ngày nay đang chuyển qua việc bảo vệ các vùng biển tranh giành với nước khác, hay là bảo vệ điều được coi là lợi ích của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hay xa hơn nữa.
Trọng Nghĩa (RFI)
Đan Mạch đóng ba dự án, vẫn hỗ trợ VN
Chính phủ Đan Mạch loan báo đóng ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam nhưng không nói đã xảy ra tham nhũng hay không.
Thông cáo ngày 25/10 trên trang web Bộ Ngoại giao Đan Mạch nhắc lại sự kiện tháng Năm năm nay, khi Đan Mạch tạm ngừng hỗ trợ ba dự án nghiên cứu sau khi cơ quan kiểm toán phát hiện nghi vấn trong quản lý.
Theo thông cáo, vào thời điểm đó, cả ba dự án “gần như đều đã hoàn tất các chủ đề nghiên cứu”.
“Bộ Ngoại giao Đan Mạch, hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Việt Nam, đã có một loạt hoạt động tiếp theo xem xét mọi yếu tố liên quan các dự án này.”
“Các hoạt động tiếp theo nay đã hoàn tất và hai phía đồng ý đóng ba dự án nhỏ với một cuộc kiểm toán độc lập theo như thỏa thuận ban đầu.”
“Các bên cũng đồng ý thắt chặt việc quản lý các dự án tương tự trong tương lai bao gồm các biện pháp kiểm toán,” theo thông cáo.
Đan Mạch không cho biết liệu đã có bê bối xảy ra hay không, mà chỉ nói “hai phía đồng ý vụ việc này sẽ không ảnh hưởng các hoạt động tích cực do Đan Mạch hỗ trợ ở Việt Nam và quan hệ tốt giữa hai nước”.
Tiếp tục hợp tác
Trong một diễn biến khác, phía Việt Nam đưa tin hôm 19/10 tại Hà Nội có buổi gặp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Đại sứ quán Đan Mạch.
Nội dung được nói là thảo luận về kết quả thực hiện của Chương trình và những hoạt động tiếp theo của Chương trình Thích ứng và Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Hai tỉnh được thí điểm là Quảng Nam và Bến Tre, được cho là dễ bị tác động vì biến đổi khí hậu.
Bà Phó đại sứ Đan Mạch được dẫn lời nói nước bà sẽ xem xét gia hạn chương trình đến năm 2015.
Nhưng bà Lis Rasmussen Rosenholm yêu cầu Việt Nam lưu ý cung cấp đầy đủ các báo cáo kết quả thực hiện cũng như các tài liệu cần thiết khác cho Đại Sứ quán.
Thứ trưởng Việt Nam Trần Hồng Hà nói các cơ quan quản lý Chương trình phải giám sát chương trình từ khâu thẩm định dự án cho đến khi kết thúc dự án.
Ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu bị ngừng cấp tài trợ từ hôm 29/5 năm nay sau khi có kết quả kiểm toán của PWC.
(BBC)
Cảnh sát thuế, cảnh sát luật
Trong
câu chuyện “thuế” được bàn sáng nay tại Quốc hội, “cảnh sát thuế” lại
được nhắc đến dù nó đã nhận cái “gạch chéo” của Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
Dường như câu chuyện giảm thu “thấp kỷ lục nhiều năm”, dường như 25.500 tỷ đồng giảm thu nội địa, dường như việc ngân sách cạn đáy khi không có nổi 60 ngàn tỷ đồng để tăng lương đã ám ảnh các nhà làm luật. Đến nỗi, Luật Quản lý thuế hầu như chỉ bàn ở giác độ các biện pháp làm sao để “những phường gian dối” hết đường trốn thuế.
Có một câu cửa miệng dân gian vô cùng thú vị “Nào chúng ta cùng trốn (thuế)” để nói về tình trạng thuế được coi như thứ “của chùa” mà không trốn mới là bất bình thường. Đăng đàn Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đưa ra con số: Trong lĩnh vực nhập khẩu, có khoảng 20% DN thường xuyên chây ì thuế và vi phạm pháp luật về hải quan.
Phải chấn chỉnh “nguồn thu chủ yếu” của ngân sách quốc gia là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng có một chi tiết không nhỏ, được nhắc đi nhắc lại ngay cả khi nhận được cái “gạch chéo” của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đó là ý tưởng đặt ra một thứ “cảnh sát thuế”.
Một ĐBQH, thuộc khối tư pháp, đương nhiên, đã đăng đàn quyết liệt để bảo vệ, với lập luận: “Sự chuyên nghiệp của cơ quan điều tra, kiểm sát cũng không thể bằng cơ quan thuế”. Có nghĩa là vì khó, cho nên phải lập riêng một lực lượng mới để đối phó với các DN có ý định trốn thuế? Và 20% DN chây ì là lý do dẫn đến việc lập ra một lực lượng gắn kèm hai chữ “cảnh sát”?
DN Việt Nam đang chịu đủ thua thiệt, riêng trong lĩnh vực thuế, ĐBQH Trần Hoàng Ngân đã dùng chữ “quá cao”, trong khi thuế Thu nhập doanh nghiệp được nói “khan cổ” suốt từ kỳ họp này sang kỳ họp khác vẫn đang là những hòn đá tảng, đè nặng lên những DN còn có thể thoi thóp. Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại cuộc “làm luật” sáng nay, cũng có không ít lời kêu than: Thuế cao, thuế nhiều, thuế nặng, thuế trùng và một tình trạng thời sự nóng hổi là phạt chậm nộp thuế, như giọt nước cuối làm tràn “chiếc ly sức chịu đựng” của DN.
Điều cần làm bây giờ, và kể cả sau này là có một mức thuế không cao hơn các nước khu vực để DN Việt không chết trong “ao nhà”, trước khi nói chuyện “ra biển lớn”. Là quyết liệt với những câu chuyện phi thuế, hoặc thuế phí ‘không hóa đơn”, để họ có thể đàng hoàng làm “những chiến sĩ xung kích trong thời bình”, như lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chứ không phải dáo dác luồn nọ lách kia. Chứ không phải là việc đặt ra một lực lượng cảnh sát thuế.
Ngày 13-10-1945, tức chỉ ít ngày sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi giới công thương toàn quốc long trọng cam kết “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết”, bởi theo ông Cụ: “Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, nghĩa là việc kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng”.
Và hôm nay, đúng vào thời điểm ngân sách cạn đến không còn đủ tiền tăng lương, câu chuyện “cảnh sát thuế” cho thấy còn có một cách nhìn khác. Bởi đặt ra cảnh sát thuế, có nghĩa, các nhà làm luật đang nhìn các DN dưới giác độ những “tên tội phạm tiềm ẩn”, thay vì thấy họ như những người tạo ra nhiều nhất của cải và việc làm cho xã hội. Và thứ đáng để nói hơn cả trong câu chuyện “cảnh sát thuế” là đang cho thấy tồn tại một “tâm lý cảnh sát” trong đầu những nhà làm luật. Thứ tâm lý vẫn dai dẳng từ thời bao cấp, khi DN được gọi miệt thị là “con buôn”, khi sự giàu sang giống y như sự vô đạo đức.
Theo Đào Tuấn
Dường như câu chuyện giảm thu “thấp kỷ lục nhiều năm”, dường như 25.500 tỷ đồng giảm thu nội địa, dường như việc ngân sách cạn đáy khi không có nổi 60 ngàn tỷ đồng để tăng lương đã ám ảnh các nhà làm luật. Đến nỗi, Luật Quản lý thuế hầu như chỉ bàn ở giác độ các biện pháp làm sao để “những phường gian dối” hết đường trốn thuế.
Có một câu cửa miệng dân gian vô cùng thú vị “Nào chúng ta cùng trốn (thuế)” để nói về tình trạng thuế được coi như thứ “của chùa” mà không trốn mới là bất bình thường. Đăng đàn Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ đưa ra con số: Trong lĩnh vực nhập khẩu, có khoảng 20% DN thường xuyên chây ì thuế và vi phạm pháp luật về hải quan.
Phải chấn chỉnh “nguồn thu chủ yếu” của ngân sách quốc gia là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng có một chi tiết không nhỏ, được nhắc đi nhắc lại ngay cả khi nhận được cái “gạch chéo” của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đó là ý tưởng đặt ra một thứ “cảnh sát thuế”.
Một ĐBQH, thuộc khối tư pháp, đương nhiên, đã đăng đàn quyết liệt để bảo vệ, với lập luận: “Sự chuyên nghiệp của cơ quan điều tra, kiểm sát cũng không thể bằng cơ quan thuế”. Có nghĩa là vì khó, cho nên phải lập riêng một lực lượng mới để đối phó với các DN có ý định trốn thuế? Và 20% DN chây ì là lý do dẫn đến việc lập ra một lực lượng gắn kèm hai chữ “cảnh sát”?
DN Việt Nam đang chịu đủ thua thiệt, riêng trong lĩnh vực thuế, ĐBQH Trần Hoàng Ngân đã dùng chữ “quá cao”, trong khi thuế Thu nhập doanh nghiệp được nói “khan cổ” suốt từ kỳ họp này sang kỳ họp khác vẫn đang là những hòn đá tảng, đè nặng lên những DN còn có thể thoi thóp. Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại cuộc “làm luật” sáng nay, cũng có không ít lời kêu than: Thuế cao, thuế nhiều, thuế nặng, thuế trùng và một tình trạng thời sự nóng hổi là phạt chậm nộp thuế, như giọt nước cuối làm tràn “chiếc ly sức chịu đựng” của DN.
Điều cần làm bây giờ, và kể cả sau này là có một mức thuế không cao hơn các nước khu vực để DN Việt không chết trong “ao nhà”, trước khi nói chuyện “ra biển lớn”. Là quyết liệt với những câu chuyện phi thuế, hoặc thuế phí ‘không hóa đơn”, để họ có thể đàng hoàng làm “những chiến sĩ xung kích trong thời bình”, như lời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chứ không phải dáo dác luồn nọ lách kia. Chứ không phải là việc đặt ra một lực lượng cảnh sát thuế.
Ngày 13-10-1945, tức chỉ ít ngày sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi giới công thương toàn quốc long trọng cam kết “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết”, bởi theo ông Cụ: “Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, nghĩa là việc kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng”.
Và hôm nay, đúng vào thời điểm ngân sách cạn đến không còn đủ tiền tăng lương, câu chuyện “cảnh sát thuế” cho thấy còn có một cách nhìn khác. Bởi đặt ra cảnh sát thuế, có nghĩa, các nhà làm luật đang nhìn các DN dưới giác độ những “tên tội phạm tiềm ẩn”, thay vì thấy họ như những người tạo ra nhiều nhất của cải và việc làm cho xã hội. Và thứ đáng để nói hơn cả trong câu chuyện “cảnh sát thuế” là đang cho thấy tồn tại một “tâm lý cảnh sát” trong đầu những nhà làm luật. Thứ tâm lý vẫn dai dẳng từ thời bao cấp, khi DN được gọi miệt thị là “con buôn”, khi sự giàu sang giống y như sự vô đạo đức.
Theo Đào Tuấn
ĐB Quốc hội Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Yến có liên quan đến CIA ?
Tiếp
tục điều tra, Cò phát hiện nhiều chuyện “kinh dị” về nhân thân bà Yến
và ông Tâm sờ sờ ngay trước mắt mà không ai nhìn thấy. Đó là:
(1) Bà Yến là Công dân Mỹ chính hiệu con nai vàng từ năm 2007, mà vẫn có thể làm ĐBQH Việt Nam khoẻ re: Rất tình cờ và may mắn, Cò phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ: cả trên hộ chiếu phổ thông (bản copy) và hộ chiếu công vụ của bà Yến (đã bị thu hồi) đều không có dán VISA nào của Mỹ! Vậy bà này đi đi về về Mỹ kiểu gì ? Ai ở Mỹ đều biết, chắc bà này phải có Thẻ Cư trú (thẻ Xanh) hoặc là Công dân Mỹ. Dấn sâu kiểm tra thêm thì bà này không những ra vào Mỹ tự do mà còn có thể bảo lãnh cho bất kỳ ai sang Mỹ. Chỉ riêng Tân Tạo, bà này đã bảo lãnh VISA cho hơn 100 người ra vào Mỹ suốt thời gian qua. Theo Luật Cư trú của Mỹ, chỉ có công dân ưu tú của Hoa Kỳ có đảm bảo an ninh (security clearance) được phép thực hiện điều này. Để chắc chắn là nghi vấn của mình đúng đắn , Cò đã kiểm tra trực tiếp bằng cách bay cùng bà Yến trên một chuyến bay nội địa của Mỹ, kết quả cho thấy: bà Yến không những là công dân Mỹ mà còn là công dân được ưu tiên về security khi qua Immigration của Bộ Nội an Hoa Kỳ (ưu tiên của người làm cho public service sector).
(2) Ông Đặng Thành Tâm là nguồn tin cấp cao được Mỹ bảo vệ, chuyên cung cấp thông tin về BCT, ĐCS VN, các lãnh đạo VN,… cho Mỹ: Thử kiểm tra đối với ông Tâm, Cò phát hiện ông Tâm có 1 VISA vào Mỹ nhiều lần (multi entry) đã hết hạn vào tháng 04/2012 và chưa được cấp mới hay gia hạn thêm. Nhưng vào tháng 7/2012, ông này vừa qua họp “nội các” Quan Làm Báo với bà Yến tại Mỹ? Hay làm VISA lúc nhập cảnh ? Không hề có.
Sự thật là từ năm 2011, ông Tâm đã có và luôn cất thẻ xanh của mình ở bóp da, túi sau. Nó là bùa hộ mệnh của ông này. Khi có biến khẩn cấp, ông này có thể chạy vào Đại sứ quán Mỹ ở HN hay Lãnh sự quán Mỹ ở Saigon. Nếu không gấp lắm thì ông này có thể thoát ra khỏi VN, sau đó bay đến Mỹ một cách tự do.
Kinh khủng hơn, một sự thật lồ lộ trước mũi cả thể giới mà không ai chịu thấy: Trong hàng triệu tài liệu ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ, có 9 tài liệu MẬT-CONFIDENTIAL của sứ quán Mỹ tại VN báo cáo Bộ ngoại giao Mỹ (Ví dụ: công điện mã số 09HANOI927-“Preliminary Assessment of Politburo Bad Boy To Huy Rua”, 09HANOI527-“BAUXITE CONTROVERSY PRODUCES LEADERSHIP DIVISIONS”, 09HANOI823-“INSTITUTIONAL RAMIFICATIONS OF THE 2011 PARTY CONGRESS: A”,…), trong đó chỉ rõ ông Đặng Thành Tâm là nguồn cung cấp tin cấp cao cho Mỹ về BCT, ĐCS VN, các tin nhạy cảm về lãnh đạo VN,…. Và ông Tâm được hưởng chế độ bảo vệ từ xa (nguồn tin được bảo vệ) của mật vụ Mỹ. Nếu tìm hiểu kỹ hơn mọi người sẽ thấy, nếu ông Tâm bị bắt, Mỹ có thể tổ chức giải cứu hoặc can thiệp bằng mọi giá.
Để kiểm tra, mọi người chỉ cần hỏi … Google: “Dang Thanh Tam cable us embassy vietnam” sẽ thấy ngay điều cần tìm. Lưu ý: tìm trong các điện ngoại giao (cable) được xếp loại SECRET và TOP SECRET sẽ có nhiều thông tin thú vị hơn cable CONFIDENTIAL.
Tóm lại: Sự việc cho thấy Quốc Hội VN cần rà soát lại công tác xác minh Đại biểu, không chừng trong QH người Mỹ, TQ nhiều hơn người Việt. Hèn chi việc trong nhà chưa biết thì mấy thằng Tây mũi lỏ và mấy thằng Tàu biết trước hết trơn, phát biểu dự báo như đúng rồi kết quả nhân sự cấp cao, tình hình nội bộ của VN,…
Bỏ trốn khỏi VN năm 1998, đến 2007 bà Yến trở về VN với số tiền nghe nói lên đến hàng trăm triệu USD và bắt đầu tạo dựng “Đế chế Hoàng Yến”. Truyền thông choáng ngợp, bà Yến rải thảm từ các tỉnh lẻ cho đến cung vua, rồi Quốc Hội, … mọi thứ suôn sẽ đến mức không ai đặt câu hỏi: “Thực sự bà Yến kiếm được bao nhiêu tiền ở Mỹ?”
Muốn biết điều bí ẩn đằng sau số tiền khổng lồ này …
Mời xem hồi sau “Phần 4 – Bà Yến mang tiền của ai về đầu tư tại VN?” sẽ rõ.
(Bồ câu đen)
(1) Bà Yến là Công dân Mỹ chính hiệu con nai vàng từ năm 2007, mà vẫn có thể làm ĐBQH Việt Nam khoẻ re: Rất tình cờ và may mắn, Cò phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ: cả trên hộ chiếu phổ thông (bản copy) và hộ chiếu công vụ của bà Yến (đã bị thu hồi) đều không có dán VISA nào của Mỹ! Vậy bà này đi đi về về Mỹ kiểu gì ? Ai ở Mỹ đều biết, chắc bà này phải có Thẻ Cư trú (thẻ Xanh) hoặc là Công dân Mỹ. Dấn sâu kiểm tra thêm thì bà này không những ra vào Mỹ tự do mà còn có thể bảo lãnh cho bất kỳ ai sang Mỹ. Chỉ riêng Tân Tạo, bà này đã bảo lãnh VISA cho hơn 100 người ra vào Mỹ suốt thời gian qua. Theo Luật Cư trú của Mỹ, chỉ có công dân ưu tú của Hoa Kỳ có đảm bảo an ninh (security clearance) được phép thực hiện điều này. Để chắc chắn là nghi vấn của mình đúng đắn , Cò đã kiểm tra trực tiếp bằng cách bay cùng bà Yến trên một chuyến bay nội địa của Mỹ, kết quả cho thấy: bà Yến không những là công dân Mỹ mà còn là công dân được ưu tiên về security khi qua Immigration của Bộ Nội an Hoa Kỳ (ưu tiên của người làm cho public service sector).
(2) Ông Đặng Thành Tâm là nguồn tin cấp cao được Mỹ bảo vệ, chuyên cung cấp thông tin về BCT, ĐCS VN, các lãnh đạo VN,… cho Mỹ: Thử kiểm tra đối với ông Tâm, Cò phát hiện ông Tâm có 1 VISA vào Mỹ nhiều lần (multi entry) đã hết hạn vào tháng 04/2012 và chưa được cấp mới hay gia hạn thêm. Nhưng vào tháng 7/2012, ông này vừa qua họp “nội các” Quan Làm Báo với bà Yến tại Mỹ? Hay làm VISA lúc nhập cảnh ? Không hề có.
Sự thật là từ năm 2011, ông Tâm đã có và luôn cất thẻ xanh của mình ở bóp da, túi sau. Nó là bùa hộ mệnh của ông này. Khi có biến khẩn cấp, ông này có thể chạy vào Đại sứ quán Mỹ ở HN hay Lãnh sự quán Mỹ ở Saigon. Nếu không gấp lắm thì ông này có thể thoát ra khỏi VN, sau đó bay đến Mỹ một cách tự do.
Kinh khủng hơn, một sự thật lồ lộ trước mũi cả thể giới mà không ai chịu thấy: Trong hàng triệu tài liệu ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ, có 9 tài liệu MẬT-CONFIDENTIAL của sứ quán Mỹ tại VN báo cáo Bộ ngoại giao Mỹ (Ví dụ: công điện mã số 09HANOI927-“Preliminary Assessment of Politburo Bad Boy To Huy Rua”, 09HANOI527-“BAUXITE CONTROVERSY PRODUCES LEADERSHIP DIVISIONS”, 09HANOI823-“INSTITUTIONAL RAMIFICATIONS OF THE 2011 PARTY CONGRESS: A”,…), trong đó chỉ rõ ông Đặng Thành Tâm là nguồn cung cấp tin cấp cao cho Mỹ về BCT, ĐCS VN, các tin nhạy cảm về lãnh đạo VN,…. Và ông Tâm được hưởng chế độ bảo vệ từ xa (nguồn tin được bảo vệ) của mật vụ Mỹ. Nếu tìm hiểu kỹ hơn mọi người sẽ thấy, nếu ông Tâm bị bắt, Mỹ có thể tổ chức giải cứu hoặc can thiệp bằng mọi giá.
Để kiểm tra, mọi người chỉ cần hỏi … Google: “Dang Thanh Tam cable us embassy vietnam” sẽ thấy ngay điều cần tìm. Lưu ý: tìm trong các điện ngoại giao (cable) được xếp loại SECRET và TOP SECRET sẽ có nhiều thông tin thú vị hơn cable CONFIDENTIAL.
Tóm lại: Sự việc cho thấy Quốc Hội VN cần rà soát lại công tác xác minh Đại biểu, không chừng trong QH người Mỹ, TQ nhiều hơn người Việt. Hèn chi việc trong nhà chưa biết thì mấy thằng Tây mũi lỏ và mấy thằng Tàu biết trước hết trơn, phát biểu dự báo như đúng rồi kết quả nhân sự cấp cao, tình hình nội bộ của VN,…
Bỏ trốn khỏi VN năm 1998, đến 2007 bà Yến trở về VN với số tiền nghe nói lên đến hàng trăm triệu USD và bắt đầu tạo dựng “Đế chế Hoàng Yến”. Truyền thông choáng ngợp, bà Yến rải thảm từ các tỉnh lẻ cho đến cung vua, rồi Quốc Hội, … mọi thứ suôn sẽ đến mức không ai đặt câu hỏi: “Thực sự bà Yến kiếm được bao nhiêu tiền ở Mỹ?”
Muốn biết điều bí ẩn đằng sau số tiền khổng lồ này …
Mời xem hồi sau “Phần 4 – Bà Yến mang tiền của ai về đầu tư tại VN?” sẽ rõ.
Những cái vuốt đuôi trơ trẽn
(TTHN) - Nguyên văn ông Dương Trung Quốc phát biểu rằng "Thái độ thành khẩn của Thủ tướng PHẦN NÀO làm an lòng dân" bị VNN xuyên chế thành "Thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân". Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm của không ít người
Lời tác giả gửi bạn đọc: Thể theo lời góp ý của một vị thức giả rất đáng kính trong nước, kể từ bài viết này, tôi bắt đầu dùng các chữ “Ông, Bà v.v..” khi “nhắc lại tên họ từ lần thứ nhì” cho “gần gũi” với độc giả ở Việt Nam hơn, vì theo lời ông, nhiều người trong nước chưa quen với lối viết của báo chí Tây phương nên có thể hiểu nhầm ý của Tác giả . Tôi hy vọng sự thay đổi này có thể bắt đầu cho một tín hiệu để trong-ngoài hiểu biết nhau hơn.
Lời tác giả gửi bạn đọc: Thể theo lời góp ý của một vị thức giả rất đáng kính trong nước, kể từ bài viết này, tôi bắt đầu dùng các chữ “Ông, Bà v.v..” khi “nhắc lại tên họ từ lần thứ nhì” cho “gần gũi” với độc giả ở Việt Nam hơn, vì theo lời ông, nhiều người trong nước chưa quen với lối viết của báo chí Tây phương nên có thể hiểu nhầm ý của Tác giả . Tôi hy vọng sự thay đổi này có thể bắt đầu cho một tín hiệu để trong-ngoài hiểu biết nhau hơn.
“…cứ làm ẩu, gây thiệt hại cho dân cho nước rồi “nhận lỗi” là huề cả làng để tiếp tục nói cười ngọt sớt trên sự đau khổ của dân…”
Nếu Hội nghị 6 Trung ương đảng XI CSCSVN chưa để lại một vết “không
sạch” nào cho việc thi hành Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì những hành động vuốt đuôi đồng
lõa với quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị
và một đồng chí trong Bộ Chính trị” và những lời xin lỗi đãi môi của Ban
Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng vì không làm tròn nhiệm vụ với dân với nước đã
không vớt lên được uy tín đảng từ dưới đáy tầng địa ngục.
Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng này?
Tại vì nếu cứ làm hỏng, làm không được và liên tục gây ra thiệt hại cho
dân và hoang phí không biết bao nhiêu công lao mồ hôi, nước mắt của dân
rồi lại dửng dưng nhận lỗi, kiểm điểm và phê bình để phạm tội tiếp thì
cháu bé lên 3 cũng làm được, cần chi phải đến lượt những người có quyền
cao chức trọng trong đảng và nhà nước?
Những người lãnh đạo ngày nay cũng nên biết rằng từ năm 1976, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cũng đã xin lỗi toàn dân, xin kiểm điểm và phê bình trước
đảng, trướcQuốc hội về những thiếu sót của Hội đồng Chính phủ.
Từ đó về sau, có kỳ họp Đảng hay Quốc hội nào mà người dân không phải
banh lỗ tai ra mà nghe những lời nhận lỗi, xin chấp hành nghiêm chỉnh
những phê bình của đồng chí, của Đảng, của Quốc hội?
Nhưng rồi tật đâu vẫn hoàn đó, chứng nào vẫn thói ấy. Tham nhũng cứ tự
do leo thang không ai ngăn chặn được. Lúc nào cũng chỉ “tiến được 1
bước” rồi lại “vẫn còn nghiêm trọng” nghe đến phát ngượng, phát chán đến
tận mang tai!
Đến nỗi từ “một bộ phận” rồi leo thang lên “một bộ phận không nhỏ”, và
bây giờ, theo lời cử tri Trần Minh Quang (phường Bến Thành, Sài Gòn) nói
với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, đã thành “tập đoàn”.
Ông Quang nói :”Nếu không giải quyết được vấn đề này thì rất nguy hiểm.” (VietNamNET, 17/10/2012)
Chủ tịch Trương Tấn Sang đồng tình nhìn nhận: “Vấn nạn tham nhũng đã là
sự thật không thể né tránh, mặc dù nói ra điều này hết sức đau lòng”.
Rồi ông còn nói với dân: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng.
Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có
đồng chí còn nói là cả một tập đoàn”.
Đau lòng lắm chứ, tại sao không? Nhưng nếu lãnh đạo đảng, cầm đầu nhà
nước chỉ đau một tí để “làm cảnh” thì dân đau ngàn lần hơn vì dân là
nạn nhân của tham nhũng do cán bộ và đảng viên gây ra chứ dân có “nặn”
ra tham nhũng cho đảng phải gánh đâu?
Trước mắt dân, những lời nói thật như “bóc bánh” của ông Sang, người
Long An ở trong Nam, quả đã thấm đến tận tim gan, nhưng nghe mãi những
lời nói dù có rút ra từ tim óc của lãnh đạo cũng không bớt được tham
nhũng mà phải giết nó đi.
Nhưng ai dám giết và giết bằng cách nào thì có ông Sang mách nước rằng:
“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách
nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng.
Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ
bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người
ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân
tộc này”.
Đúng như thế nhưng mà người dân không có súng và nhất là không có quyền
để đi bắt kẻ tham nhũng, trong khi những kẻ phạm tội lại có quân quyền
bảo vệ, bao che vòng trong vòng ngoài lúc nào cũng sẵn sàng ăn tươi nuốt
sống người đi tố cáo thì có cho ăn vàng cũng không có anh dân nào dám
ngo ngoe, nói chi đến chuyện dám gồng mình “cùng hệ thống chính trị đấu
tranh chống tham nhũng” như kêu gọi mớm cơm của ông Sang?
Do đó mà tại sao trên 80 triệu dân đã không còn có tâm và có tầm để
chống tham nhũng vì 3 triệu rưỡi đảng viên không thể “tự cai” và không
muốn chống đồng chí, đồng đội của mình tham nhũng mà còn lấy tham nhũng
làm phương tiện để mua quan, bán chức và tiến thân thì dân làm gì được?
Ngay đến những khuyết tật trên bảo dưới không nghe, bao che cho nhau,
chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, mua bằng giả, học dổm, mánh mung,
nói dối, suy đồi đạo đức, làm gương mù, nêu gương xấu của cán bộ, đảng
viên cứ tha hồ mà tung hoành chả ai dám khuyên răn, mà có khuyên can có
ai thèm nghe, có khi còn bị đánh cho bể mặt!
Vì vậy từ những hành động mất phẩm chất, đảo ngược luân thường đạo lý
dân tộc, truyền thống gia phong của người lớn đã thuốc độc vào các thế
hệ con cháu nên mới sản sinh ra những con người vô cảm, vào hùa kích
động, vỗ tay khoái trá trước đám nữ sinh nắm tóc đánh nhau vỡ đầu sứt
trán ngay trong lớp học và công khai lột quần đối phương giữa đường phố
mà có ai dám nhẩy vào can thiệp bảo vệ kẻ bị hại?
Những tội phạm ngoài xã hội cũng còn công khai và được tổ chức để xâm
nhập vào học đường như các vụ thi gian, quay cóp, ném phao, mua bài, thi
hộ, mua bằng có thầy cô tổ chức, ăn chia thì có ai bảo không có trách
nhiệm của Chính phủ và của các đảng bộ ngành Giáo dục ?
Nhận lỗi để phạm lỗi tiếp
Từ những chuyện xâm hại dân của cán bộ, đảng viên cỏn con ở đường phố,
ngõ hẻm, tận mỗi thôn, bản, làng và gia đình của người dân cho đến cấp
cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương đảng thì cũng chỉ xung quanh chuyện
những kẻ có chức, có quyền bao giờ cũng được đặc quyền đặc lợi và quyền
ăn trên ngồi trốc để hành dân đến lè lưỡi phải bỏ tiền ra mới chịu
thôi.
Vì thế mà dân không ngạc nhiên khi phải nghe Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú
Trọng nói trước Ban Chấp hành Trung ương kỳ họp 6 ngày 15/10/2012: “Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi
trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác
xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế
có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh
đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu
sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế
đó.”
Rồi Ban Chấp hành Trung ương cũng “tát nước theo mưa” khi nói rằng: “Ban
Chấp hành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của
mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu
kém trong thời gian qua. Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê
bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm
hết sức mình để từng bước khắc phục.”
Là người đã bị Bộ Chínbh trị đề nghị chịu một hình phạt kỷ luật cho
những yếu kém của mình trong vai trò đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng bắt chước công khai nhận lỗi.
Trong diễn văn đọc trước Quốc hội hôm 22/10/2012, ông Dũng cũng tỏ ra
thành khẩn, dù không mếu máo như ông Trọng hôm 15/10/2012: “ Với trọng
trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận
trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật
nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu
kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất
là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty,
điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có
nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh
hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.”
Đây là lần đầu tiên ông Dũng đã nhận lỗi trong hai vụ làm ăn thua lỗ
nhiều trăm ngàn tỷ bạc của 2 Tập đòan Vinashin và Vinalines, nhưng nhận
lỗi không hốt lại được những giọt mồ hôi của người dân đã đổ ra để bây
giờ trắng tay mà vẫn phải lao động đóng thuế cho nhà nước trả nợ thì có
còn gì bất công và nhục nhã hơn không?
Rồi theo gót những người tiền nhiệm, ông Dũng lại thề: “Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với
mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm,
nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực
hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì
Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền
vững của đất nước.”
Mẹ hát con khen hay
Trước những lời nhân lỗi rất muộn màng đá bùn sang ao của ông Dũng không
được các nhà báo tự do và nhiều trí thức trong nước đồng tình thì Báo
Quân đội Nhân dân lại giương cao cổ lên hát rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu
đã nói rằng: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta, người
đứng đầu Chính phủ trực tiếp xin lỗi quốc dân đồng bào. Lời xin lỗi chân
thành này nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ của các đại biểu Quốc hội
trong hội trường và đông đảo người dân theo dõi kỳ họp qua truyền hình.
(sai, vì ông Phạm Văn Đồng đã nhận lỗi từ năm 1976-Lời tác giả bài viết
này)
Có lỗi thì dám nhận lỗi. Đó là hành động thể hiện rõ trách nhiệm của
người đứng đầu, một vấn đề được đề cập sâu sắc trong Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Tuy nhiên, điều cử tri cả nước quan
tâm, trông đợi hiện nay là việc khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đã
được chỉ rõ trong đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua.” (Báo
Quân đội Nhân dân, 23/10/2012)
Ban Biên tập báo Quân đội Nhân dân hãy lục lại hồ sơ những việc làm được
và không làm được của ông Dũng từ khi ông thay Thủ tướng nghỉ hưu Phan
Văn Khải từ năm 2006 xem đã bao nhiêu lần ông nhận lỗi rồi lại phạm lỗi
nghiêm trọng hơn trước khi về hùa với cái “đấm ngực” ăn năn để có được
tờ giấy “môn bài” đi buôn gánh hàng “phạm lỗi” tiếp thì “trách nhiệm”
về ai sẽ rõ hơn.
Ngay đến Đại biểu Dương Trung Quốc của Tỉnh Đồng Nai, một Nhà sử học có
uy tín trong nước cũng vội vã kết luận: “Với việc Thủ tướng nhận trách
nhiệm của mình với tư cách cá nhân, một cán bộ cao cấp của Đảng, với tư
cách Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ, tôi cho là làm sáng tỏ vấn đề
Hội nghị TƯ 6 vừa đưa ra.
Thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân. Tâm lý người dân đã
nghe nhiều sự thành khẩn, thừa nhận khuyết điểm ở mức độ khác nhau của
các thành viên Chính phủ, giờ đây là người đứng đầu Chính phủ, nên điều
mong muốn là có hình thức giám sát để có thể đánh giá sự sửa chữa đó
được thể hiện trong thực tiễn.” (ViệtNamNet,23/10/2012)
“Giám sát”, nhưng ai giám sát ai ? Ngay cả Mặt trận Tổ Quốc có quyền
giám sát; Quốc hội cũng có quyền giám sát và ngay cả Đại biểu Quốc hội
cũng có quyền này mà đã bao giờ làm nên cơm cháo gì ? Riêng ông Dương
Trung Quốc đã “giám sát” được việc gì đem lại lợi ích cho dân cho nước
chưa ?
Bằng chứng như bốn chuyện tầy trời còn sờ sờ trước mắt như Dự án để cho
Trung Quốc nhẩn vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên; cho các Công ty
Tầu Bắc Kinh, Hồng Kông và Đài Loan thuê hàng ngàn mẫu đất rừng chiến
lược dọc biên giới Việt-Trung trong 50 năm; và có ai biết có bao nhiều
ngàn công nhân Tầu Bắc Kinh đang làm việc công khai không có giấy phép
lao động hay có tay nghề “chuyên gia” gỉa còn nhởn nhơ, ẩn náu tại các
cơ sở làm ăn của Công ty Tầu đã “trúng thầu rẻ” để cướp bát cơm của
công nhân Việt Nam ?
Và sau cùng đã có ai đi “giám sát” các phố Tầu đang mọc lên như nấm ở
Việt Nam chưa ? Còn chuyện “văn hóa” lồng đèn có cần phải “giám sát”
không ?
Vì vậy Đại biểu Dương Trung Quốc có nên “tái thẩm” thế nào là “an lòng
dân” không, hay cứ làm ẩu, gây thiệt hại cho dân cho nước rồi “nhận lỗi”
là huề cả làng để tiếp tục bắt tay nhau nói cười ngọt sớt trên sự đau
khổ của dân?
Thế rồi đến phiên ông Đại tướng 90 tuổi về hưu Nguyễn Quyết cũng cố
gắng chia phần khen ông Thủ tướng: “Trước hết tôi hoan nghênh Ban cán
sự Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, tự phê
bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với trọng trách là
Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm túc nhận trách
nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ, công khai nhận lỗi trước
Quốc dân đồng bào, việc đăng đàn của Thủ tướng Chính phủ nói riêng và
BCH TƯ, Bộ Chính trị nói chung đã thể hiện một cách rất nghiêm túc. Đây
là một điều tốt lành của Đảng ta….Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng vừa rồi cái hay nhất, tốt nhất là Thủ tướng đã thẳng thắn thành
thật tự phê bình khuyết điểm, công khai nhận lỗi trước Đảng, Quốc hội và
toàn thể nhân dân, đây là tính đẹp nhất của người đứng đầu Chính phủ.”
(Báo Cựu Chiến Binh, 23/10/2012)
Tuy nhiên, trái với những tiếng nói phản ảnh quan điểm “mẹ hát con khen
hay”, Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Ðức Kiên dứt khoát:
”Lần đầu trên diễn đàn QH và trong một buổi truyền hình trực tiếp, người
đứng đầu Chính phủ đã nhận lỗi, điều này so với các khóa Quốc hội trước
là một sự đột phá. Và không phải tự nhiên lại có động tác này, đó là
kết quả của những ngày Bộ Chính trị kiểm điểm tự phê bình và phê bình
theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) và thể hiện rõ ở báo cáo của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI)
vừa rồi. Chúng ta thấy rằng, Chính phủ đã nhận khuyết điểm, nhìn ra yếu
kém nhưng điều mà nhân dân, đảng viên, cử tri cả nước mong chờ là hành
động cụ thể. Như vậy, lời hứa phải đi kèm theo kế hoạch hành động nhất
định và có chỉ tiêu, số liệu cụ thể để cử tri, đảng viên và nhân dân
giám sát lại… Quốc Hội là đại diện cho quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
Vậy hơn ai hết, Quốc Hội phải phản ánh được mong mỏi của người dân
trong kỳ họp này, đối với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cần có trách
nhiệm trong việc tiếp thu những mong mỏi của người dân để xây dựng.”
(Đài Tiếng nói Việt Nam)
Có lẽ người dân trong nước cũng chỉ mong có thế. Không ai đang tâm đá
người đã ngã ngựa, nhưng ông Dũng không có bản lĩnh xin từ chức để bảo
vệ danh dự mà cứ cố bám lầy chiếc ghế dù có bị nhục thì uy tín của ông
và đảng CSVN có còn giá bằng đồng xu trước nhân dân chăng?
10/012
Phạm Trần(Thông luận)
Ông Ðặng Thành Tâm nghỉ họp Quốc Hội, gây nhiều đồn đoán
(NV) - Ông Ðặng Thành Tâm, một trong những người giàu nhất Việt Nam, và
cũng là đại biểu Quốc Hội CSVN, nghỉ họp nguyên khóa họp kéo dài một
tháng, một số báo tại Việt Nam loan tin nói ông này xin vắng mặt “vì lý
do sức khỏe.”
Ông Ðặng Thành Tâm tại kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội. (Hình: VNExpress) |
Ông Ðặng Thành Tâm, 48 tuổi, từng tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đi dự một số hội nghị kinh tế ở ngoại quốc, từng là chủ xí nghiệp
tư nhân đầu tiên được chế độ Hà Nội tặng thưởng “Huân Chương Lao Ðộng
Hạng Nhất” hồi tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, ông là đối tượng để hai tờ báo
PetroTimes và Cựu Chiến Binh mở chiến dịch đánh dữ dội. Ông bị những báo
này cáo buộc “khuất tất nghiêm trọng cần phải điều tra làm rõ” đối với
số tiền 600 tỉ đồng. Ông bị tố cùng với gia đình có sai trái trong việc
tái cơ cấu ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ mấy năm trước.
Theo tin VNExpress, đơn xin nghỉ họp của ông Ðặng Thành Tâm “đã được Chủ
tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng chấp thuận.” Nguồn tin dẫn thuật lời ông
Nguyễn Hạnh Phúc, chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, phàn nàn rằng “dù là lý
do sức khỏe mà nghỉ cả kỳ họp thì cũng không nên.”
Hiện không rõ ông có phải đang ở Mỹ “chữa bệnh” hay không, không biết
đích xác. Nhưng báo VietnamNet thuật lời ông Phúc ngầm ý đe dọa ông Tâm
về sự vắng mặt suốt khóa họp rằng, “Ðã là đại biểu của dân thì phải đi
họp. Không đi họp thì anh không thực hiện được nhiệm vụ đại biểu, cử tri
người ta sẽ đánh giá. Nghỉ nhiều quá thì Mặt Trận Tổ Quốc địa phương
cũng có thể đánh giá xem đại biểu đó có còn xứng đáng với sự tín nhiệm
của cử tri hay không.”
Báo Cựu Chiến Binh ngày 22 tháng 10, 2012 nói, “Kết thúc Hội nghị APEC
(họp tháng 6 vừa qua ở Vladivostock, Nga), các thành viên trong đoàn về
nước, riêng ông Ðặng Thành Tâm ở lại nước ngoài từ bấy đến giờ vẫn chưa
về Việt Nam. Ngày tiếp xúc cử tri ông cũng không có mặt, gây bất bình
cho cử tri nơi đơn vị mà đại biểu này ứng cử.”
Báo Cựu Chiến Binh kể lại lá đơn xin nghỉ họp mà ông Tâm gửi cho trưởng
đoàn đại biểu đơn vị Sài Gòn (mà ông là một thành viên) lấy lý do, “Do
bị áp lực của nền kinh tế... sức khỏe của ông bị giảm sút mất 10kg, năm
nay 48 tuổi mà trông già đi khoảng 10 tuổi, hiện giờ nhìn ông như người
60 tuổi, bác sĩ người Nhật khuyến cáo ông nên đến bệnh viện để điều trị
kẻo huyết áp tăng...”
Từ đó có tin đồn ông trốn đến Nhật Bản sau hội nghị APEC để xin tị nạn. Tuy nhiên ông đã lên tiếng phủ nhận.
Ngày 8 tháng 9, 2012 ông Ðặng Thành Tâm đã gửi một lá đơn đến các lãnh
tụ cao nhất đảng và nhà nước cùng Quốc Hội kêu cứu về việc một nhân viên
của ông trong công ty Cổ Phần Ðầu Tư Sài Gòn (SGI) bị công an bắt ở Hà
Nội và cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.”
Nguyễn Duy Hưng, ông Tâm gọi là một nhân viên cấp thấp “chỉ lo tiếp tân,
hậu cần,” đã bị “một số người mặc thường phục khống chế bắt đi” ngày 5
tháng 9, 2012. Ông gọi chuyện bắt giữ này “rất bất bình thường” và “có
dấu hiệu khuất tất” và đặt nghi vấn kẻ ra lệnh bắt ông Hưng “phục vụ mưu
đồ nào đó.”
Cùng một ngày với việc bắt nhân viên của ông Ðặng Thành Tâm ở Hà Nội,
một nữ nhân viên của bà Ðặng Thị Hoàng Yến (chị ông Ðặng Thành Tâm) bị
bắt ở Sài Gòn cũng kiểu bắt giữa đường y như vậy với cáo buộc “Lợi dụng
các quyền tự do dân chủ...”
Hai chị em bà Ðặng Thị Hoàng Yến và Ðặng Thành Tâm từng nổi tiếng là
những tay tư bản đỏ hàng giầu có nhất Việt Nam mấy năm liền từ 2007 đến
2010 dựa trên số cổ phiếu họ nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Bà Yến bị Quốc Hội CSVN bỏ phiếu truất chức hồi cuối tháng 5 vừa qua vì
bị tố cáo “không trung thực” trong kê khai lý lịch khi ứng cử ở đơn vị
Long An.
Những tai tiếng chị em bà bị báo chí bới móc có vẻ nằm trong một chiến
dịch mà một số người theo dõi thời sự Việt Nam cho đây là hậu quả của
cuộc đấu đá phe nhóm giữa ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong guồng máy chính trị tại Việt Nam, một cá nhân khi còn trong vòng
bảo bọc của đảng, những tai tiếng, từ tham nhũng đến khai gian bằng cấp
hoặc những điều tiếng khác, đều không hề thấy xuất hiện. Nhưng khi đã bị
thất sủng hoặc nằm trong một cuộc chiến phe cánh, kẻ thù khi được bật
đèn xanh từ cấp cao liền tung chiến dịch bới móc, khó ngóc đầu lên nổi
trừ phi có cái dù che đủ bảo đảm.
(Người Việt) Vài suy nghĩ nhân việc công bố tờ trình tuyệt mật của Bộ Chính trị xem xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Kính gửi : Đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Rất bất ngờ tôi đọc được trên mạng tờ trình số 73/TLHN ngày 11/10/2012
của Bộ chính trị, tôi tìm hiểu mới biết sự thể và xin có mấy điều cần
nói như sau:
1- Đây là tờ trình dùng trong hội nghị Trung ương 6 để gởi tới các uỷ
viên Ban chấp hành TW đề nghị xem xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận với rất nhiều ý kiến phản đối,
Ban chấp hành TW đã bỏ phiếu kín và đến 74% có lẻ không đồng tình với đề
nghị của Bộ chính trị. Có nghĩa là không có kỷ luật và tờ trình của Bộ
chính trị đã không còn hiệu lực. Sau hội nghị TW 6 có người hỏi ông
Nguyễn Minh Triết, ông Triết là người rất thân thiết với 2 đệ tử của ông
Trương Tấn Sang là Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến và cũng không
ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng ông nói : “Quyết định của Ban
chấp hành TW là cao nhất, Bộ chính trị và mọi đảng viên phải chấp hành,
không nên nói gì nữa”. Tôi đồng tình với ý kiến này.
Vậy thì việc gởi tờ trình 73 của Bộ chính trị cho các tỉnh thành và tán
phát lên mạng là một việc làm sai nguyên tắc của đảng, vi phạm điều lệ
đảng. Ai chỉ đạo làm việc này ? cần phải kiểm điểm vì động cơ gì ? có
phải “cố đấm ăn xôi” làm việc đã rồi không ? là một đảng viên hơn 50
tuổi đảng, tôi hoàn toàn không hiểu và không chấp nhận cách làm thiếu
tình đồng chí vô nguyên tắc này của Ban bí thư và Bộ chính trị.
Trên tinh thần nghị quyết TW4 tôi yêu cầu những người có liên quan phải tự giác kiểm điểm nghiêm túc việc làm này.
2- Trên cơ sở tờ trình cần mổ xẻ ra như sau :
Trong nhóm khuyết điểm đầu để suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên
thì đó là trách nhiệm của Tổng bí thư, Thường trực Ban bí thư, của
Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban tuyên giáo và của tập thể Bộ chính trị mà
chính là khoá trước, là của các đ/c Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Hồ
Đức Việt, Tô Huy Rứa. Đ/c Nguyễn Tấn Dũng chỉ là 1 uỷ viên như các uỷ
viên Bộ chính trị khác không thể bắt đ/c Nguyễn Tấn Dũng nhận thay được.
Về nhóm khuyết điểm 2 thì đúng là trách nhiệm của Thủ tướng, nhưng không
phải chỉ là khoá này. Tôi biết việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế
nhà nước và Tổng công ty nhà nước là do đ/c Võ Văn Kiệt đề xuất, nó
phải có trách nhiệm của đ/c Võ Văn Kiệt, đ/c Phan Văn Khải và đ/c Nguyễn
Tấn Dũng cùng các Phó Thủ tướng và một số Bộ trưởng có liên quan. Bộ
chính trị đã gần chục lần nghe báo cáo cho ý kiến và phê chuẩn cách làm
của Chính phủ, Tổng bí thư và thường trực Ban bí thư cũng phải chịu
trách nhiệm. Đại hội đảng lần thứ 11 đã có nghị quyết kết luận việc này.
Nay Bộ chính trị lật lại để làm gì ? lại một lần nữa vi phạm nguyên tắc
Đảng, là duy ý chí. Từ “ý chí” cá nhân muốn lật lại để trị đ/c mình mà
không vì đại cục, vì dân tộc.
3- Có vài lời khuyên :
Tình hình kinh tế đang rất khó khăn, Chính phủ đang ngày đêm lái con
thuyền qua cơn bão khủng hoảng suy thoái, Bộ chính trị BCH TW cần đoàn
kết tạo sức mạnh cùng Chính phủ và Thủ tướng đưa kinh tế đi lên để cứu
90 triệu cán bộ nhân dân Việt Nam đang sống khó khăn vì cơn bảo kinh tế
toàn cầu.
- Biển đông vẫn đang phức tạp, đ/c Tổng bí thư và các đ/c Bộ chính trị
cần đồng lòng lên tiếng qua mọi con đường như Thủ tướng đã làm để bảo vệ
biển đảo.
- Tôi khuyên đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng với cái tâm của mình, hãy
tách xa kẻ cơ hội, xúi bậy làm rối đảng, đang bám chặt đ/c mà cụ thể là
đ/c Trương Tấn Sang để tỉnh táo ngồi lại với Thủ tướng, Chủ tịch quốc
hội để tìm ra:
+ Cách đi đột phá cho kinh tế Việt Nam
+ Cơ chế cứng và cơ chế mềm để diệt, để ngừa nạn tham nhũng và lãng phí.
+ Xây một cơ chế và giải pháp bắt buộc để nâng cao đạo đức cho đảng
viên-cán bộ, sống theo qui tắc, bình đẳng, tạo một đội ngũ cán bộ thật
sự có đức có tài.
+ Làm ngay việc đổi mới giáo dục để chúng ta có một lớp người mới có
những thế hệ mai sau có kiến thức, có trí tuệ và biết yêu dân yêu nước.
+ Cổ phần hoá các Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước, chỉ nên để lại 5-6
Tập đoàn mang tầm chiến lược để nhà nước nắm, áp dụng sớm BOT các đường
trục đường cao tốc quan trọng để có hạ tầng nhanh mới mong kinh tế phát
triển.
+ Từ việc cổ phần hoá đó sẽ có nguồn tiền để tăng lương và giải quyết an sinh xã hội.
+ Việc kiểm điểm phê tự phê phải làm thường xuyên, nghiêm túc, tuyệt đối
biến thành đấu tố. Cải cách ruộng đất là bài học đấu tố, cách mạng văn
hoá Trung quốc là bài học đấu tố mà chúng ta cần tránh xa. Chỉnh đốn
đảng mà lấy đốn làm chính như kiểu Trương Tấn Sang thì Đảng sẽ yếu và sẽ
tan.
Tôi đồng tình và hoan nghênh ý kiến của Đại tướng Nguyễn Quyết, lúc này
hơn lúc nào hết hãy đoàn kết để tạo sức mạnh, hãy ủng hộ Thủ tướng để
tạo thành công. Nếu phải xem xét kỷ luật thì người cần xem xét kỷ luật
trước nhất là đ/c Trương Tấn Sang một người rất cá nhân, cơ hội, nham
hiểm và mỵ dân đang đang đầy rẫy những sai phạm, vi phạm. Rất mong đ/c
Tổng bí thư sáng suốt, tỉnh táo và dũng cảm.
Vương Minh
(CB lão thành cách mạng)
Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Có khả năng mất 500 tỷ từ nợ thuế”
(Dân trí) - 500 tỷ đồng nhiều khả năng bị mất, theo Bộ trưởng Vương Đình
Huệ là số nợ thuế hàng nhập về để sản xuất hàng xuất khẩu, trong khi nợ
đọng thuế tính đến 30/9 là khoảng 20.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ tại hành lang Quốc hội (ảnh: Việt Hưng). |
Đề xuất giữ quy định thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu
Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý Thuế tại phiên thảo luận sáng 25/10, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) cho rằng: “Tôi thấy chưa cần thiết phải thay đổi quy định hiện hành bỏ ân hạn 275 ngày đối với các doanh nghiệp sản xuất bình thường hiện nay. Dĩ nhiên hiện nay có một thiểu số lợi dụng ân hạn này để kéo dài, chây lười trong vấn đề nộp thuế, có tiêu cực, nên quan điểm là bịt cái này, tôi nghĩ rằng cần thiết.
Tuy nhiên, một nguyên tắc của quản lý thuế và thu thuế bây giờ là hướng vào thuận lợi cho số đông, chứ không bao giờ đi quy định vì thiểu số, thậm chí ở nhiều nước người ta chấp nhận thất thu thuế thiểu số để làm thuận lợi cho đa số", đại biểu Trần Du Lịch nói.
Để ý kiến của mình thêm sức thuyết phục, đại biểu Lịch lấy dẫn chứng từ kiến nghị của Hiệp hội ngành hàng Việt Nam, đại diện cho 5 hiệp hội da giày, dệt may, bông vải sợi, mỹ nghệ chế biến gỗ, thủy sản (đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khi thay đổi quy định thời gian ân hạn, nếu tính lãi vay bình quân ngoại tệ ở mức 12% thì chi phí tài chính tăng thêm 1,5 tỷ USD và chi phí giá thành xuất khẩu tăng 1,5%.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu đoàn Lạng Sơn cho biết: Bộ Công thương đã báo cáo tại kỳ họp của Chính phủ và xin đề nghị cân nhắc xem xét để báo cáo với Quốc hội chưa nên có quy định sửa đổi này.
Theo Bộ trưởng Hoàng, tình hình của năm 2012 với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu mặc dù có tăng nhưng bước sang 2013 những khó khăn này tiếp tục diễn biến phức tạp. Trước vấn đề này, Bộ Công thương rất lo với dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ở mức khoảng 10%.
"Trong bối cảnh hiện nay chúng tôi rất lo không biết bằng cách nào có thể đạt được mục tiêu này. Vì vậy, với tình hình thực tế và với những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo cũng như Quốc hội xem xét và trước mắt chưa có thay đổi quy định này", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất.
Qua các cuộc làm việc với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, Bộ Công thương đều được phản ánh sự lo ngại với việc thay đổi điều quy định này. Riêng về Hiệp hội da giày, họ cho rằng, nếu như áp dụng quy định này thì một năm sẽ tăng chi phí của ngành da giày lên 600 triệu USD, trong khi kim ngạch thì khoảng 6 tỷ USD.
Mất 500 tỷ đồng từ nợ đọng thuế
Trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, đại diện cơ quan quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo dự án Luật này cho rằng, luật hiện hành cho ân hạn 275 ngày nhưng với phải thỏa mãn một trong hai điều kiện, thứ nhất là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng và thứ hai là chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ tiền thuế.
Tuy nhiên, hiện nay quy định cho ân hạn với đối tượng chấp hành tốt pháp luật và không nợ tiền thuế có vấn đề. Bộ trưởng Bộ Tài chính dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho hay, 9 tháng đầu năm, cả nước có 311.943 lô hàng nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, song 5.784 lô hàng và 961 hợp đồng gia công thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt vẫn chưa tiến hành thanh toán với số tiền nợ thuế quá hạn là 1.497 tỷ đồng. “Trong đó, số của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh đã và đang bị điều tra khởi tố mà không có khả năng thu hồi là 500 tỷ đồng Số 500 tỷ này là khả năng mất hẳn”, Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Huệ: “Nếu như trường hợp phải có bảo lãnh với số liệu chúng tôi tính toán nhanh thì năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷUSD. Trong số này chỉ có 2,1 tỷ USD phải chịu thuế nhập khẩu, còn lại là miễn thuế nhập khẩu”.
Do đó, với mức thuế suất của khu vực ASEAN là 5%, ngoài ASEAN là từ 6% đến 10%-11% với mức bình quân khoảng 6% thì tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu USD tiền thuế. Với mức bảo lãnh là 0,05%/1 tháng tính trên 126 triệu USD, Bộ trưởng Huệ khẳng định “không thể nào có con số chi phí tăng lên 1,5 tỷ USD như hiệp hội ngành hàng đó báo cáo”.
Bởi, “phí bảo lãnh là tính trên tiền thuế phải nộp chứ không phải tính trên tổng kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu cũng không phải tất cả là đều chịu thuế. VAT thì không phải nộp rồi, chỉ còn có thuế nhập khẩu thôi. Thuế nhập khẩu thì cũng không phải tất cả các số này phải nộp. Nếu như thế này, chúng tôi tính ra nó chỉ bằng 0,013%. Chi phí tăng thêm chỉ 0,013% thôi”.
Nguyễn Hiền
Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý Thuế tại phiên thảo luận sáng 25/10, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) cho rằng: “Tôi thấy chưa cần thiết phải thay đổi quy định hiện hành bỏ ân hạn 275 ngày đối với các doanh nghiệp sản xuất bình thường hiện nay. Dĩ nhiên hiện nay có một thiểu số lợi dụng ân hạn này để kéo dài, chây lười trong vấn đề nộp thuế, có tiêu cực, nên quan điểm là bịt cái này, tôi nghĩ rằng cần thiết.
Tuy nhiên, một nguyên tắc của quản lý thuế và thu thuế bây giờ là hướng vào thuận lợi cho số đông, chứ không bao giờ đi quy định vì thiểu số, thậm chí ở nhiều nước người ta chấp nhận thất thu thuế thiểu số để làm thuận lợi cho đa số", đại biểu Trần Du Lịch nói.
Để ý kiến của mình thêm sức thuyết phục, đại biểu Lịch lấy dẫn chứng từ kiến nghị của Hiệp hội ngành hàng Việt Nam, đại diện cho 5 hiệp hội da giày, dệt may, bông vải sợi, mỹ nghệ chế biến gỗ, thủy sản (đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khi thay đổi quy định thời gian ân hạn, nếu tính lãi vay bình quân ngoại tệ ở mức 12% thì chi phí tài chính tăng thêm 1,5 tỷ USD và chi phí giá thành xuất khẩu tăng 1,5%.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu đoàn Lạng Sơn cho biết: Bộ Công thương đã báo cáo tại kỳ họp của Chính phủ và xin đề nghị cân nhắc xem xét để báo cáo với Quốc hội chưa nên có quy định sửa đổi này.
Theo Bộ trưởng Hoàng, tình hình của năm 2012 với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu mặc dù có tăng nhưng bước sang 2013 những khó khăn này tiếp tục diễn biến phức tạp. Trước vấn đề này, Bộ Công thương rất lo với dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ở mức khoảng 10%.
"Trong bối cảnh hiện nay chúng tôi rất lo không biết bằng cách nào có thể đạt được mục tiêu này. Vì vậy, với tình hình thực tế và với những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo cũng như Quốc hội xem xét và trước mắt chưa có thay đổi quy định này", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất.
Qua các cuộc làm việc với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, Bộ Công thương đều được phản ánh sự lo ngại với việc thay đổi điều quy định này. Riêng về Hiệp hội da giày, họ cho rằng, nếu như áp dụng quy định này thì một năm sẽ tăng chi phí của ngành da giày lên 600 triệu USD, trong khi kim ngạch thì khoảng 6 tỷ USD.
Mất 500 tỷ đồng từ nợ đọng thuế
Trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, đại diện cơ quan quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo dự án Luật này cho rằng, luật hiện hành cho ân hạn 275 ngày nhưng với phải thỏa mãn một trong hai điều kiện, thứ nhất là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng và thứ hai là chấp hành tốt pháp luật hải quan và không nợ tiền thuế.
Tuy nhiên, hiện nay quy định cho ân hạn với đối tượng chấp hành tốt pháp luật và không nợ tiền thuế có vấn đề. Bộ trưởng Bộ Tài chính dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho hay, 9 tháng đầu năm, cả nước có 311.943 lô hàng nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và 5.752 hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, song 5.784 lô hàng và 961 hợp đồng gia công thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt vẫn chưa tiến hành thanh toán với số tiền nợ thuế quá hạn là 1.497 tỷ đồng. “Trong đó, số của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh đã và đang bị điều tra khởi tố mà không có khả năng thu hồi là 500 tỷ đồng Số 500 tỷ này là khả năng mất hẳn”, Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Huệ: “Nếu như trường hợp phải có bảo lãnh với số liệu chúng tôi tính toán nhanh thì năm 2011 tổng giá trị kim ngạch nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khoảng 6,2 tỷUSD. Trong số này chỉ có 2,1 tỷ USD phải chịu thuế nhập khẩu, còn lại là miễn thuế nhập khẩu”.
Do đó, với mức thuế suất của khu vực ASEAN là 5%, ngoài ASEAN là từ 6% đến 10%-11% với mức bình quân khoảng 6% thì tổng số thuế phải nộp của số này chỉ có 126 triệu USD tiền thuế. Với mức bảo lãnh là 0,05%/1 tháng tính trên 126 triệu USD, Bộ trưởng Huệ khẳng định “không thể nào có con số chi phí tăng lên 1,5 tỷ USD như hiệp hội ngành hàng đó báo cáo”.
Bởi, “phí bảo lãnh là tính trên tiền thuế phải nộp chứ không phải tính trên tổng kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu cũng không phải tất cả là đều chịu thuế. VAT thì không phải nộp rồi, chỉ còn có thuế nhập khẩu thôi. Thuế nhập khẩu thì cũng không phải tất cả các số này phải nộp. Nếu như thế này, chúng tôi tính ra nó chỉ bằng 0,013%. Chi phí tăng thêm chỉ 0,013% thôi”.
Nguyễn Hiền
Long An: Cậu bé câm điếc uống xăng như uống nước?
Vừa câm vừa điếc
lại nghiện uống xăng, có khi bị đánh đập bầm dập chỉ vì thích uống xăng.
Đó là cậu bé Hồ Văn Thạo ngụ ở ấp 1, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc
Hóa, tỉnh Long An.
Hồ Văn Thạo vừa câm điếc vừa nghiện uống xăng. |
Kỳ lạ cậu bé uống xăng không sao!
Ông Trần Văn Vũ - Phó chủ tịch UBND xã Bình Phong
Thạnh cho biết, việc Thạo uống xăng là có thật. Sau khi Thạo uống xong
có say một chút rồi thôi. Mọi người chưa ai thấy Thạo vào viện hay đau
ốm gì sau khi uống xăng.
Rất nhiều người trong ấp 1 đã khẳng định thấy Thạo
uống xăng trong chai thuốc rầy hoặc thuốc khai hoang hôi rình. Họ cũng
xác nhận Thạo chỉ nghiện xăng còn những thứ khác như dầu nhớt hay dầu
lửa thì Thạo không uống.
Bà Hồ Thị Sáu, 82 tuổi, bà nội của Thạo cho biết:
Thạo là đứa con duy nhất của con bà là anh Sáu Bùa với người vợ trước.
Khi Thạo vừa mới sinh, mẹ Thạo đã bỏ nhà đi biệt. Cha của Thạo lấy vợ
mới, sống riêng.
Từ 8 tháng tuổi đến nay, Thạo sống với bà nội và
mang họ của bà - Hồ Văn Thạo. Khiếm thính, nhà lại nghèo, Thạo không
được học hành. Thạo sống với người thân đủ các thế hệ trong căn nhà lụp
xụp, trong đó đa số bị bệnh, phần lớn là thiểu năng trí tuệ.
Bà Sáu kể về chuyện Thạo uống xăng: "Tối ngày nó đi
ngoài ruộng lấy cắp xăng từ các máy bơm nước của người ta uống. Có hôm
nó bị bắt được, bị đánh, bị ném xuống kênh. Người ta còn đến tận nhà
chửi mắng. Tui sợ nó đi uống bậy, lại bị đánh đập nên xích trói nó chừng
4-5 ngày. Rồi nó cũng bứt dây trốn đi".
Theo BS Nguyễn Ngọc Quang (Giám đốc Trung tâm Giám
định pháp y tâm thần TP HCM): Đây là một trường hợp hiếm có trong y văn
Việt Nam cũng như trên thế giới. Về chuyên khoa tâm thần thì người ta
xếp vào chương F98 - ICD10 (bảng phân loại bệnh quốc tế) về các rối loạn
không đồng nhất ở một số mặt, trong đó đề cập đến vấn đề rối loạn ăn
uống xảy ra ở trẻ em.
Em Thạo bị chậm phát triển tâm thần kèm theo chứng
tự kỷ và rối loạn hành vi mang tính chất bệnh lý tâm thần rõ rệt như:
Lấy các đồ vật như, điện thoại, đèn pin… rồi đem đập nát.
Mặt khác, Thạo còn bị câm điếc di truyền vì có cha cũng bị câm điếc, có một số người bên nội cũng bị thiểu năng trí tuệ.
Như chúng ta đều biết, ăn hoặc uống một chất mang
tính chất độc hại, không có chất dinh dưỡng, nhất là xăng thì đương
nhiên là nguy hại cho chính bản thân người sử dụng. Nguy cơ các cơ quan
nội tạng trong cơ thể bị phá hủy là quá rõ vì trong xăng có chứa chì
(Pb) tác hại trực tiếp đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương…
Là thành viên cá biệt trong lớp!
Chúng tôi gặp Hồ Văn Thạo đang ở tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Long An. Thời gian qua, Thạo được nuôi dưỡng và tạo điều
kiện hòa nhập với những người xung quanh bằng cách cho Thạo tham gia
nhóm đan giỏ dây bẹ.
"Ngày đầu Thạo tới học việc trông rất ngoan và
hiền, nhưng đến ngày hôm sau cả lớp loạn lên vì Thạo chọc phá, la ó gây
mất trật tự và không ai làm việc được" - chị Yến, Phòng Hướng nghiệp dạy
nghề của Trung tâm đang dạy các bệnh nhân đan giỏ cho biết.
"Ngày thường Thạo rất quậy phá, hay ăn cắp đồ của
người khác, buổi tối thì hú, la ó gây mất trật tự. Ở đây ai cũng rất
hiền và ngoan, chỉ riêng có Thạo là quậy nhất", chị Trần Thị Cẩm Nhung -
người chăm sóc khu vực tâm thần nam nói về Hồ Văn Thạo.
Ông Huỳnh Ngọc Dũng - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã
hội Long An cho biết: "Hồ Văn Thạo có giấy xác nhận của bác sĩ là tâm
thần nên được chúng tôi bố trí ở khu tâm thần nhẹ, lúc trước trung tâm
có tạo điều kiện cho cháu đi học ở TP HCM nhưng cháu không chịu học nên
được gửi về. Chuyện uống xăng thì từ ngày Thạo về đây, tôi không thấy
biểu hiện nữa".
Chị Trần Thị Cẩm Nhung, một trong số những người
chăm sóc trực tiếp cho Hồ Văn Thạo kể: "Lúc Thạo mới vào, thấy chiếc xe
máy là lại ngửi, nhưng giờ không còn ngửi nữa. Tôi không biết lúc trước ở
Mộc Hóa, Thạo có uống xăng hay không nhưng từ khi về đây Thạo không đòi
uống xăng hay phá phách xe máy, mặc dù xe của cán bộ, nhân viên ở đây
rất nhiều.
Tuy nhiên, Thạo rất thích chơi bật lửa nên có hôm em lấy của người khác 4, 5 cái, chúng tôi phải lấy lại trả cho họ".
Nói về hiện tượng uống xăng, y sĩ Bạch Văn Kiều -
Phó phòng Y tế chăm sóc phục hồi sức khỏe Trung tâm Bảo trợ xã hội Long
An cho biết: "Qua giám định y khoa của Bệnh viện Long An, chẩn đoán Hồ
Văn Thạo chậm phát triển trí tuệ, tâm thần và câm điếc bẩm sinh.
Tôi nghe người ta đồn là Thạo uống xăng chứ thật ra
tôi không được chứng kiến. Theo ngành y tế thì uống xăng rất nguy hiểm,
có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc. Lúc chuyển đến đây, Thạo đã ở trạng
thái bình thường, không có biểu hiện của người nghiện uống xăng".
Trung tâm Bảo trợ xã hội Long An muốn tạo điều kiện
phát triển trí tuệ cho Hồ Văn Thạo, nên đã gửi Thạo đến học tại Trung
tâm Bảo trợ - dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP HCM (xin
gọi tắt TTBT).
Nhưng qua hơn một tháng giáo dục, TTBT phải gửi trả
Hồ Văn Thạo cho Trung tâm Bảo trợ xã hội Long An với lý do: "Học viên
Hồ Văn Thạo không tiếp thu và không chấp hành nội quy nội trú như:
thường xuyên la hét; quậy phá các lớp học, ổ điện; lục phá tủ riêng của
bạn ở cùng phòng; thức, ngủ không đúng giờ quy định; không biết vệ sinh
cá nhân; không tự đến lớp học mà phải chờ giám thị bắt đi học...".
Cán bộ TTBT cho biết, ngay từ ngày đầu nhập học lớp
bổ túc văn hóa (19/4/2012), Hồ Văn Thạo lên lớp được một tiết sau đó
giả bệnh để được nghỉ học. Các ngày tiếp theo, Thạo không vào lớp học mà
đi lang thang trong trung tâm.
Hàng ngày, giám thị phải đi tìm để dắt Thạo lên lớp
nhưng khi vừa tìm thấy, Thạo liền chạy lên khu nội trú và trốn vào nhà
vệ sinh; hay nằm vạ trước phòng làm việc hoặc ngay trong sân... gây ảnh
hưởng đến công tác quản lý học viên.
Bên cạnh học bổ túc văn hóa buổi chiều, Hồ Văn Thạo
còn được trung tâm bố trí học dự thính lớp sửa xe gắn máy vào buổi
sáng. Nhưng Thạo vẫn không tập trung học mà tiếp tục quậy phá.
Vì vậy, TTBT nhận thấy Hồ Văn Thạo không thể theo
học các lớp bổ túc tại đây, nên trung tâm đã đề nghị Ban Giám đốc gửi Hồ
Văn Thạo về lại Trung tâm Bảo trợ xã hội Long An.
Từ đây, cuộc sống của Thạo sẽ gắn với Trung tâm Bảo
trợ xã hội Long An nếu không còn ai và không còn phương pháp để giúp em
phát triển trí tuệ như một con người bình thường.
Mong muốn của những người cán bộ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Long An là sớm giúp cậu bé kỳ lạ này tái hòa nhập cộng đồng.
(Petrotimes)
Lê Thanh Tâm - Quan nói nhăng nói cuội, dân tin kiểu gì?
Cuối cùng rồi vụ án phá hai căn nhà của anh em ông Đoàn Văn Vươn và ông
Đoàn Văn Quý khi cưỡng chế đất đai ở xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng) cũng có những chuyển động tích cực sau tám tháng im hơi lặng
tiếng. Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn đối tượng đều là quan chức địa
phương.
Khi chưa có tòa án phán quyết thì chưa thể nói bốn đối tượng này là kẻ
phạm tội, nhưng dù sao kết quả điều tra vẫn cho thấy rất khác những gì
mà những người có chức trách TP Hải Phòng từng tuyên bố trước đây.
Cho đến giờ, dư luận vẫn không quên việc ông Đỗ Trung Thoại - phó chủ
tịch UBND TP Hải Phòng - nói trong cuộc giao ban báo chí ở Bộ Thông tin -
truyền thông vào ngày 17-1-2012, rằng “dân bức xúc nên phá nhà ông
Vươn”. Không rõ khi ấy ông Thoại có cơ sở gì để đưa ra những lời như
vậy.
Chỉ biết khi những lời phát biểu của ông Thoại được thông tin công khai
thì những người dân xã Vinh Quang có thái độ phản ứng không mấy tốt đẹp.
Họ nói họ chẳng mắc mớ gì mà phá nhà ông Vươn, họ còn nói họ là những
người nông dân nặng lòng tình làng nghĩa xóm, chẳng ai nỡ nào lại đi làm
trò “đánh hôi”. Không đồng tình với phát biểu của ông Thoại, vợ của ông
Vươn và ông Quý đều có đơn tố cáo khẳng định: hội đồng cưỡng chế đã hủy
hoại tài sản, đập phá nhà cửa của họ.
Vụ án phá nhà ông Vươn đang dần được đưa ra ánh sáng. Theo đó, có dấu
hiệu chứng minh cho lời tố cáo của vợ ông Vươn và ông Quý là đúng sự
thật. Chỉ đáng tiếc là việc làm rõ vụ án diễn tiến quá chậm, trong khi
ngay từ đầu đã có nhiều bằng cứ để trả lời câu hỏi: “Ai phá nhà ông
Vươn?”.
Ngoài lá đơn của người thân ông Vươn và ông Quý, ông Lê Đức Tiết - phó
chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Mặt trận Tổ quốc
VN, thành viên đoàn giám sát vụ việc của tổ chức này - cũng nêu rõ:
những người dân xã Vinh Quang nói với đoàn giám sát là chính quyền cho
máy xúc vào phá nhà ông Vươn. Hơn thế nữa, báo chí còn gặp gỡ và chỉ
đích danh những nhân chứng từng trực tiếp lái máy ủi phá nhà ông Vươn
ngay giữa ban ngày ban mặt. Những nhân chứng này khai cụ thể về việc làm
của mình, về chuyện ai thuê họ và những nhân vật họ đề cập tới không ai
khác là những đối tượng vừa bị khởi tố. Rõ ràng là vụ án không hề phức
tạp như thượng tá Phạm Duy Diên - chánh văn phòng Công an TP Hải Phòng -
cho biết. Vụ án này không cần thiết phải chờ đợi ngần ấy thời gian mới
khởi tố bị can.
Chưa rõ lý do gì mà việc điều tra vụ án tiến triển quá chậm. Nhưng cần
phải nhấn mạnh rằng việc kéo dài điều tra vụ án gây ra những hậu quả
không nhỏ.
Có lẽ “vụ Tiên Lãng” vẫn chưa tới hồi kết. Nhưng những phát biểu cẩu thả
của ông Đỗ Trung Thoại rất cần phải được xử lý nghiêm túc theo tinh
thần nghị quyết trung ương 4.
Lê Thanh Tâm
(Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét