- 8h: Truyền hình trực tiếp trận: Barack Obama vs Mitt Romney (ABC News). Bà con để ý nụ cười của “võ sĩ” Mitt Romney. Nụ cười gượng gạo mỗi khi nói xong nhiều lần như thế, có thể làm mất cảm tình một số cử tri. – Ông Obama, Romney đối mặt với rủi ro cao trong cuộc tranh luận đầu tiên (VOA).
Ai thắng trong trận so găng vừa rồi? BTV nhận thấy, “võ sĩ” Romney thi đấu tốt hơn nhiều người nghĩ, luôn ở thế chủ động, tấn công đối phương, mặc dù có nhiều thế võ Romney đưa ra thuộc hàng “ma giáo” (nhiều điều Romney nói không đúng mà người nghe có thể cãi lại được). Ngược lại, ”võ sĩ” Obama không ở thế công, nhiều chỗ Obama có thể tấn công đối phương nhưng rất tiếc Obama đã bỏ lỡ cơ hội.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyễn Anh Tuấn: Chợt hiểu Tổ quốc đến xót xa… (Trần Nhương).
- Thư gởi anh Võ Văn Thưởng (Nguyễn Tường Thụy). Nói về bài: “Mĩ nhân” Trung Quốc tiếp tục dở chiêu trò “khóc”? (Võ Văn Thưởng). Ở đây có thể có sự ngộ nhận rất nguy hiểm. Trước hết, trang web có tên là Võ Văn Thưởng, cũng như cả trăm trang web mang tên các vị lãnh đạo VN, từ cấp tổng cục Bộ Công an trở lên tới Tổng Bí thư, từ lâu không rõ được lực lượng nào lập nên, với mục đích gì. Phía nhà nước, trước hết là báo QĐND, rồi NLĐ, gần đây nhất là chỉ thị của thủ tướng, đã ám chỉ các trang này là của “các thế lực thù địch”.
Kế đến, bài được cho là của ông Võ Văn Thưởng, có bút danh Hải Dương, được đăng trên tất cả các trang web kia, ví dụ như trang Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, bài viết vội vã khen ngợi ông Thưởng, trúng vào thời điểm nhạy cảm này, với một quan đầu tỉnh, ủy viên trung ương, đã làm một việc không ai tin là có thể xảy ra trong chế độ này, thì cái sự khen đó giống như “khen cho nó chết”. Chưa kể tới việc lâu nay hình ảnh ông Thưởng dù sao so với nhiều quan chức cùng hạng cũng thuộc diện sạch, có ít nhiều thiện cảm. Bác Nguyễn Tường Thụy cần xem lại việc đăng tải bài này.
- Thương mại Việt-Trung nở rộ bất kể tranh chấp Biển Ðông (VOA).
- Thế giới 24h: Lún sâu tranh chấp (VNN). – Các nước Đông Nam Á họp bàn về an ninh hàng hải (RFI). - Đông Nam Á thảo luận tăng cường an ninh hàng hải (TN). – Lãnh đạo các lực lượng bảo vệ biển ở Châu Á họp tại Ấn Độ (VOA). – ASEAN họp bàn về Biển Đông (VOA). - Indonesia đề xuất dự thảo quy tắc ứng xử Biển Đông (TTXVN). - UNCLOS là nền tảng cho an ninh hàng hải (PLTP).
- Tổn thương Nhật – Trung lan rộng (NLĐ). - 3 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật (VOA). - Hồng Lỗi: Senkaku có thể là nguyên nhân gây chiến tranh (GDVN). - Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc (PN Today). – “Tàu hải giám Trung Quốc vẫn sẽ tuần tra Điếu Ngư” (TTXVN). – Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông (GDVN). - Ngân hàng Trung Quốc tẩy chay Hội nghị World Bank và IMF tại Tokyo (RFI). – Nhật sẽ quảng cáo Senkaku/Điếu Ngư trên báo nước ngoài (TN). - Vai trò nòng cốt trong tranh chấp biển đảo Đông Á (TVN).
- Mỹ có quyền hỗ trợ 3 bên đang tranh chấp với Trung Quốc? (LĐ). – Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông (VOA).
- Biển Đông: Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc (GDVN). – Trung Quốc chật vật đòi nợ Philippines 500 triệu USD (GDVN).
- Hoa địa ngục về cõi vô thường (BBC). – VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN (Nhật Tuấn). – Nguyễn Xuân Hoàng: Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (VOA’s blog). – ‘Ngục sỹ’ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại Mỹ (BBC). - Phan Thanh Tâm – Ai Giữ Tập bản thảo Hoa Địa Ngục? (DĐTK). – Hai tập thơ tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh (DLB). – Ngô Nhân Dụng: Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện (Người Việt). – Video: Đinh Quang Anh Thái nói về sự ra đi của Nguyễn Chí Thiện (RFAVietnamese).
<= Anh Lê Quốc Quyết, em của LS Lê Quốc Quân, trưởng văn phòng VietNamCredit ở Sài Gòn. – Công ty của gia đình luật sư Lê Quốc Quân bị tấn công (VOA). – Khám xét công ty nhà LS Lê Quốc Quân (BBC). – Công an Việt Nam khám xét công ty thuộc gia đình luật sư Lê Quốc Quân (RFI). – Ngày bận rộn (Người Buôn Gió).
- Hồi ký trong hang sói (15): Lần thăm gặp ĐẦU XUÂN 2012 – HỒI KÝ 5 THÁNG TRONG HANG SÓI (Kỳ số 16) (Bùi Hằng).
- Nguyệt Quỳnh – Khi Lòng Dân Đã Quyết (Dân Luận).
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhân danh (VOA’s blog). “Từ lúc được thành lập vào năm 1930 đến 1954, đảng cộng sản Việt Nam lúc nào cũng nhân danh lòng yêu nước để tập hợp quần chúng và thâu tóm quyền lực. Đánh Pháp: họ nhân danh lòng yêu nước. Ừ, thì cũng được. Nhưng giết hại các đảng phái quốc gia, những người cũng đang tìm cách chống Pháp như họ, họ cũng nhân danh lòng yêu nước. Từ năm 1954 về sau, họ vừa nhân danh lòng yêu nước vừa nhân danh cách mạng để phát động cuộc chiến tranh Nam Bắc kéo dài cả hai mươi năm…”
- Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6 – Hội nghị Trung ương 6 – Chấn chỉnh Đảng – Những thay đổi nhân sự có thể sau hội nghị trung ương 6 (RFA). – Hội nghị Trung ương Đảng định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (RFI). – Tương lai không biết về đâu của Thủ Tướng Dũng khi các nhà lãnh đạo đảng về họp đại hội (AFP/ x-café). – Ðấu đá nội bộ đảng CSVN: Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức? (Người Việt).- Giải thể hai tập đoàn xây dựng ở VN (BBC). Đó là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD). - Dừng thí điểm hai “siêu” tập đoàn (TN). – Có dấu hiệu thất thoát tài sản nhà nước tại Cty Phytopharma (LĐ). – Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam (Energy Tribune/ x-café). - VN: Cái giá của tăng trưởng nóng (BBC). “Ổn định vĩ mô không đủ sức bù đắp được cho rủi ro đến từ sự xuống cấp được dự đoán trước của hệ thống ngân hàng“.
Theo tin vỉa hè mà BTV nhận được thì anh Sinh Nguyễn sẽ giữ QUYỀN tê tê, chú Bình ruồi thì về quê, còn anh La Hét thì bị chuyển đi nơi khác. Tin chỉ đúng vào thời điểm này, bởi vì các đấu thủ vẫn còn tiếp tục thương lượng. – TẠI SAO CỨ ĐỔ TẤT CẢ LÊN ĐẦU THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (DĐCN).
- Nhân chuyện Trầm Bê mất sừng tê “anh Ba” mấy hôm nay, nhờ bà con ở Sài Gòn, nếu có đi qua đường Nguyễn Đình Chiểu, nhớ coi dùm từ khi Trầm Bê bị chiếu tướng, trong sân biệt thự 91 cặp tùng trị giá 9 tỷ có còn đó không?
- NGUYỄN PHÚ TRỌNG, NGÔI SAO VỤT SÁNG? (VNLB). – Thư giãn: Phút 89 (DLB). – Điềm Giời (Đông A).
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang tị nạn chính trị ở nước ngoài? (Cầu Nhật Tân). “Như vậy, nếu Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa bị bắt hoặc thủ tiêu thì về tính chất, ông đã thực sự trở thành người tị nạn chính trị ở nước ngoài”. Đại biểu QH là người đại diện cho dân, mà không thể bảo vệ chính mình thì làm sao bảo vệ quyền lợi của dân được?
- Quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá có hiệu lực từ khi nào? (NĐT).
- Phiếm và biếm: Nước mắt cá sấu (SGTT).
- Thái Sinh: KHUYẾT ĐIỂM CỦA THỦ TRƯỞNG (Trần Nhương).
- Các ông trùm thâu tóm nền kinh tế Nga thế nào? (TQ).
- Tiếp tục cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (VnEco). - Cử tri TPHCM kiến nghị: Mở rộng đối tượng xem xét xử lý tham nhũng (SGGP).
- Bi kịch nông dân hết ruộng (NLĐ). – Công An xáp lá cà cưỡng chế xí nghiệp THƯƠNG BINH 27/7, Hà tĩnh 25/9/2012 (TTXVA). “Lực lượng cưỡng chế ra lệnh: THẢ QUÂN VỚI CHÓ RA! Nhưng gặp sự phản ứng quyết liệt của những cựu chiến binh”. =>
- Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản (LĐ). “Ngày nay, trước những tác động của toàn cầu hoá, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản đã trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết, các tập đoàn xuyên quốc gia lũng đoạn nhà nước, dùng cơ chế pháp luật để gia tăng các biện pháp bóc lột công nhân và người lao động… “. – Giám đốc cầm cố nhà cửa, công nhân màn trời chiếu đất (NĐT).
- KÊU CẦU THỦ TƯỚNG CỨU VQG CÁT TIÊN, BỊ KỶ LUẬT! (Saving Cát Tiên). “Văn bản hành chính không chuẩn mực chẳng nghĩa lý gì cả, khi nâng quan điểm lộ bí mật cơ quan, nhảm nhí hết sức, có lẽ nếu không tự chấn chỉnh và bị chấn chỉnh thì nên giải tán BQL Vườn QG này vì: 1/ Vườn QG là không có gì phải bí mật cả, đây có phải an ninh QG đâu… 2/ Cho làm thủy điện thì còn gọi gì là Vườn QG nữa, nên chuyển sang BQL công trình thủy điện là vừa”.
- Địa điểm xây Sông Tranh 2 là sai lầm ? (TN). - Thủy điện Sông Tranh 2: Động đất cao nhất cỡ 6 độ richter (DV). - “Chúng tôi không biết” (TP). – Phạm Nguyễn: Chưa bao giờ người dân lại cô đơn đến thế! (Quê Choa). “Nhìn từ Sông Tranh, người ta thấy rằng, chưa bao giờ sự vô cảm lại… vô cảm đến thế! Chưa bao giờ người dân lại nhiều trách nhiệm đến thế! Và chưa bao giờ người dân lại cô đơn đến thế!”. – Hài kịch vừa ăn cắp vừa la làng (Đào Tuấn). “Nói người dân cần tin vào lương tâm, vào trách nhiệm của cán bộ, thật ra giống với việc bảo người dân tin vào sự dối trá. Chỉ có một điều người dân tin tưởng. Đó là vở bi hài kịch mang tên Sông Tranh có lẽ còn lâu mới chấm dứt”. Mời xem lại: “Công nghệ” sao chép (TT).
- Minh Diện viết về vụ án “ông vua chả giò” Trịnh Vĩnh Bình: MỘT NHÓM LỢI ÍCH QUANH “MIẾNG CHẢ GIÒ” (Bùi Văn Bồng). – Mời xem lại: Tổng cục II và vụ án Trịnh Vĩnh Bình (Người Việt/ MGT). – Một Việt kiều kiện nhà nước Việt Nam trước toà quốc tế đòi bồi thường 100 triệu đô-la (VietMercury/ Talawas).
- CÁI GIÁ CỦA SỰ HÈN NHÁT (Tâm Sáng). “Sự hèn nhát thường thể hiện ở các quan chức không dám nhận trách nhiệm về mình mà đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh khách quan, khi công việc thuộc phạm vị mình phụ trách trì trệ, đổ bể. Tiếc rằng trong trường hợp này, những người phải trả giá cho sự hèn nhát đó là dân. Kẻ hèn nhát thường khiếp sợ trước kẻ mạnh, nhưng sẵn sàng ức hiếp kẻ yếu hơn mình”.
- Đề nghị xem xét điều kiện công nhận “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (TT). – Cần thay đổi ngay thứ quy định vô cảm, vô nhân (Nguyễn Thông). “Một đất nước qua mấy chục năm chiến tranh, gánh nặng còn nhiều, còn dài. Chính sách chế độ thế nào cho phải đạo, hợp lòng người, để nghĩ đến mai này lỡ xảy ra chiến tranh nữa thì còn động viên được sức người sức của. Cứ cái kiểu ăn cháo đá bát, sẽ kêu gọi được ai. Chả mẹ nào muốn tiễn con ra trận nữa”.
- Coca và Samsung rút quảng cáo trên Zing vì cho phép tải lậu các bài hát Việt và phương Tây (BBC). Đúng là Zing “điếc không sợ súng”! Download lậu các bản nhạc, phim ảnh, cũng như một số phần mềm khác, ở một số nước bị phạt rất nặng, thậm chí có thể đi tù, chẳng hạn như ở Nhật. Hơn ba năm trước, một phụ nữ Mỹ đã bị phạt 1,9 triệu Mỹ kim do tải lậu 24 bài hát.
Rất nhiều người Việt Nam (cả trong và ngoài nước) xài các phần mềm lậu nhưng xem như bình thường, trong khi người nước ngoài xem chuyện xài phần mềm lậu như là đi vào 1 cửa hàng lấy 1 món hàng mà không trả tiền. Sao chép 1 phần mềm lậu như Windows 7, chỉ mất vài giây, nhưng để có bản gốc, Microsoft đã phải bỏ ra vài trăm triệu Mỹ kim để thuê cả ngàn người viết 40-50 triệu code lines mới có. Nếu ai cũng xài chùa thì Microsoft sẽ sạc nghiệp, chẳng có tiền đâu mà viết tiếp các phần mềm mới.
- Thêm lời khai về Lương Ngọc Anh (BBC).
- Càng nhiều tiền càng thấy thiếu… (TVN). – Lương hưu có đủ sống? (NLĐ).
- Thu bằng lái thì không được lái xe (TN).
- Cù cưa hay đùn đẩy trách nhiệm kí văn bản Kết luận thẩm tra? (Chu Mộng Long).
- Bệnh viện Tai Mũi Họng có cho đấu thầu khuôn viên? (Nguyễn Tường Thụy).
- Bùi Tín: Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông (VOA’s blog). “Cái hay là cả Trần Nhân Tông thời xưa và bà Aung San Suu Kyi cùng ông Thein Sein thời nay đều là đệ tử thâm sâu của đạo Phật, dựa trên tinh túy của đạo lý là lòng nhân ái, từ bỏ mọi lòng tham quyền lực, tham vật chất và tham hưởng thụ ích kỷ cá nhân trong cuộc đời ngắn ngủi này”.
Có lẽ những ai quá hồ hởi với giải thưởng Trần Nhân Tông và những người trao giải cũng cần suy ngẫm thêm nhiều thứ “trái chiều”, trong đó cần đọc thêm một bài viết thú vị: RẮC RỐI VỀ PHẬT GIÁO CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI (William McGowan, FP Foreign Policy/ Thư viện Hoa Sen). “Bà Suu Kyi có một rắc rối về mặt Phật Giáo. Nói một cách rõ hơn, bà đang phải đối đầu với trở ngại chính là chủ nghĩa sô- vanh (nước lớn), tinh thần bài ngoại của Phật giáo Theravada khuyến khích kỳ thị chủng tộc và cho rằng tôn giáo mình là tối thượng trong đầu óc tín đồ Phật giáo chiếm đa số …” Bà “đã phản ứng giống như một con nai chóa mắt bởi ánh đèn pha khi phải đối đầu với vấn đề Rohingya”. - Aung San Suu Kyi: “Miến Điện phải tìm con đường dân chủ riêng cho mình” (RFI).
- Cuba: Ít nhất 533 người bị bắt tùy tiện trong tháng 9 (RFI).
- Công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Obama (VOA). – Bị chặn dự án, công ty TQ kiện Obama (BBC). – Một công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Mỹ vì bị cấm mua cơ sở điện gió (RFI).
KINH TẾ
- ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam (TN). – Bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn qua sự suy giảm tổng cầu (CafeF). - “Miếng bánh FDI” đang nhỏ lại (Khampha).
- Triển vọng tăng trưởng phụ thuộc giải quyết nợ xấu (TP).
- Cân nhắc khi điều chỉnh giá để kiểm soát CPI (Tin tức).
- Ban hành thông tư về bảo lãnh ngân hàng (PLTP). – Không giao dịch với ngân hàng vẫn có sổ tiết kiệm tiền tỉ (LĐ). - Ngân hàng yếu kém nên “âm thầm” đóng cửa (VOV).
- Bỏ ân hạn thuế: Hải quan đẩy khó cho DN? (VEF).
- Không vội vã huy động vàng trong dân (Đầu tư). – Vì sao giá vàng trong nước tăng bất thường? (VOV).
- Nhập hàng TQ “thượng vàng hạ cám”: Cần biện pháp phòng vệ (NLĐ). =>
- EVN: hệ thống điện đang…thừa năng lực phát điện (VOV). – Bài toán kinh doanh của ngành điện (DV).
- Giải mã giảm giá bất động sản (SGGP). – “Bán phá giá” căn hộ: Chủ tịch HAGL lên tiếng (VnEco). - Găm sẵn tiền: Đón sóng hạ giá chung cư cuối năm (VEF).
- Xuất khẩu dệt may sẽ vượt 15 tỷ USD (TP).
- Mở cửa mời tư nhân nước ngoài đầu tư sân bay (VnE).
- Khoáng sản kẹt cứng vì hàng tồn kho (VEF).
- Hạ Long: Tàu du lịch khốn khổ với thuế mới (VEF).
- Kinh doanh Casino: Từ sự ra đi của Genting (VnEco).
- Câu chuyện kinh doanh Cái tốt chưa được đem khoe (TT).
- Sự thực về những công việc “dễ làm, lương ngon” (VnEco).
- “Bí” đường sang Campuchia, giá lúa gạo trong nước giảm mạnh (TBKTSG).
- Dầu thô rớt giá thảm, vàng đi ngang (NĐH).
- Ấn Độ thảo luận mua xe lửa cao tốc với Pháp và Nhật (RFI).
- ADB giảm dự báo tăng trưởng châu Á (PLTP). – Ngân hàng ADB hạ thấp dự báo tăng trưởng ở Châu Á (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội bị kỷ luật vụ Chùa Trăm Gian (TQ). – Về việc xâm hại chùa Trăm Gian – Kiểm điểm Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội (SGGP). – Thông qua phương án tu bổ chùa Trăm Gian (TT).
- Soha: Không thể chấp nhận được tình trạng Công trình Nghìn năm Thăng Long: Xuống cấp và lãng phí mà không có kẻ nào chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm đầu tiên phải là những kẻ quyết định xây dựng những công trình này. Biết là tốn kém ghê gớm, chưa cần thiết trong lúc đất nước còn nghèo, giữa lúc thực trạng tham nhũng tràn lan, bọn ăn cắp thường lợi dụng kiểu xây vội để “đục nước béo cò”, … vậy mà vẫn cứ quyết xây. Không thể không đặt dấu hỏi về mối quan hệ cộng sinh giữa những “quyết tâm chính trị”, tưởng chỉ mang mục đích tuyên truyền ngô nghê từ giới chóp bu, xuống tới tận đám … thợ xây ăn cắp vật liệu.
- CHIA SẺ CÙNG NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG vừa mất mẹ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Lê Xuân Quang: “THẰNG (THẤT) PHU” HỮU TRÁCH VỚI QUỐC GIA – Nguyễn Ngọc San: PHÙ THĂNG, CHUYỆN GIỜ MỚI KỂ… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hồ Liên: Phan Ngọc trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam (VHNA). – Lý Thương Ẩn – Hoa lan trong rừng vắng (4) (VHNA).
- Nguyễn Văn Gia – Tặng các thân hữu đã một thuở đi tìm cái-không-có: NGÀY VỀ CỦA MỘT NGƯỜI BẠN THƠ (NXB HNV/ Huỳnh Ngọc Chênh).
-Thời huy hoàng say-Nguyễn Quang Lập (Bạn bè viết) (Phạm Ngọc Tiến).
- Nguyễn Hữu Trí – ‘Đàn ông không nhậu thì về mặc váy với vợ’ (Dân Luận). Cả chuyện hút thuốc nữa; nhiều người quan niệm rằng, đàn ông không nhậu, không hút thuốc, không phải là đàn ông, cho nên rất nhiều lá gan, lá phổi của đàn ông xứ mình đều cúng cho rượu, bia và thuốc lá! Ở một số nước văn minh, hiếm khi thấy cảnh đàn ông nhậu nhẹt say sưa, bù khú, hay phì phèo thuốc lá, bởi ngoài giờ làm việc, kiếm tiền lo cho gia đình, họ còn dành thời gian để làm những công việc hữu ích khác cho cộng đồng, chẳng có thời gian để chén chú, chén anh. Còn tiệc tùng thì cũng uống rất ít vì còn phải lái xe về nhà, do uống rượu nhiều mà lái xe, bị cảnh sát bắt được, bị mất bằng lái, coi như bị “cụt chân”, không đi đâu được.
Kể ra thì BTV trách các ông cũng không công bằng cho lắm, bởi các ông được sinh ra không phải lúc, không phải thời, nên đôi khi phải mượn các thú vui kia để quên hết sự đời. – Xem đây, người Việt uống bia nhiều nhất Đông Nam Á: Những con số gây choáng về người Việt (Kiến thức). – Đàn ông Việt Nam có tệ như bị đánh giá? (RFA).
- Làm ngược (Tin khó tin).
- Trương Nhuận thay Lê Hùng làm Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ (TQ).
- Huy Chương: Đêm thơ Côn Sơn – kỷ niệm 570 năm ngày mất Nguyễn Trãi, kỉ niêm 712 ngày mất Trần Hưng Đạo (Hội VNHT HD/ Trần Nhương).
<= Đền Trần ở Nam Định. – Thiên Trường – Nam Định: Hành trình 750 năm tự hào (SGGP).
- Phim lịch sử, cổ trang: Thiếu trầm trọng bối cảnh, không gian lịch sử! (VH).
- Công tử Bạc Liêu không như giai thoại (DNSG).
- 8 đặc tính của loài hoa “đỡ bàn chân” đức Phật (Kienthuc)
- Giám khảo các chương trình ca nhạc: Thành thật hay chỉ cần diễn tròn vai? (VH).
- Lịch sử hình thành nước Đức – Nguyễn Thế Tuyền (nguoiviet.de).
- Tài sản mềm của nước Mỹ (VNN). - Ngọn núi tổng thống ở Mỹ (TT&VN).
- Bảo tàng Guimet Paris giới thiệu lịch sử của trà (RFI). - Bạn hiểu gì về cà phê?: Sự dịch chuyển từ trà qua cà phê (TN).
- Đã tìm thấy hài cốt nàng Mona Lisa? (VNN).
- Video chưa từng biết đến của ban Beatles (BBC).
- Gangnam Style nổi tiếng ở Anh – Phỏng vấn Phan Ý Ly về Gangnam Style (BBC).
- Ngôi sao bóng ném Pháp Karabatic bị khởi tố trong nghi án bán độ (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo – Bắt đầu từ đổi mới tư duy (Tin tức). – Hội nghị Trung ương 6 – Cải tổ giáo dục (RFA). - Cần một cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục (DT).
- GS Vũ Khiêu: “Ở làng tôi, giàu có chưa chắc đã được trọng bằng có chữ” (ANTG/GDVN). - “Cơm ăn có thể thiếu chứ không thể bỏ học” (DT).
- Mạng Việt Nam mang giáo dục số đến với trẻ em vùng biên (VTC).
- Sẽ ban hành chuẩn trường quốc gia ở cấp THCS, THPT trong năm nay? (GDVN).
- Phụ huynh vẫn khổ vì tiền trường (TN). – Trường “chất lượng cao”: Tiền thu đã cao còn muốn… cao hơn! (VH).
- Cách chức trưởng khoa của ĐH Khoa học Huế vì gian lận (VOV).
- Công trình gần 8 tỷ “chết yểu”, hàng trăm học sinh lao đao (CAND). – Chùm ảnh: Những nỗi khổ của học sinh Việt Nam (P2) (GDVN). =>
- ‘Sức chịu đựng của học sinh bây giờ rất kém’ (VNN).
- Để phát triển năng lực của mọi học sinh (TN).
- Bốn câu chuyện “ngược đời” của giáo dục Mỹ (DĐDN/GDVN).
- Lúc khủng hoảng, nhiều nước vẫn tăng đầu tư giáo dục (TN).
- Bình Thuận triệt sản… ruồi (TBKTSG).
- Đêm nay, vệ tinh của FPT được thả vào vũ trụ (LĐ).
- Khoa học tự nhiên là trọng tâm của giáo dục đào tạo trong thế kỷ 21? (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Năm người Đài Loan tử nạn ở Hạ Long (BBC). – Tai nạn chìm tàu trong vịnh Hạ Long: Năm du khách Đài Loan thiệt mạng (RFI). – Tai nạn trên Vịnh Hạ Long, 5 người Đài Loan tử nạn (TTXVN). – Tai nạn trên Vịnh Hạ Long: 5 người chết, 13 người bị thương (VOV). – Quảng Ninh xử lý vụ chìm tầu trên vịnh Hạ Long (VOV).
- Một tàu cá bị đâm chìm trên biển, 9 ngư dân được cứu sống (TN).
- Biển xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng (TN). - Mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi (TN). - Bão số 7 sẽ đổ bộ vào miền Trung (DV).
- Cháy tại chung cư 25 tầng, hàng trăm người hoảng loạn (DT).
- Động đất 4,4 độ Richter tại Hải Phòng (TN). - Hải Phòng, Hà Nội… rung lắc vì động đất (ANTĐ).
- Tai biến tăng vì đua… đẻ năm rồng (NLĐ). – Vụ sản phụ chết bất thường trong phòng đẻ : Hồ sơ bệnh án thiếu một phiếu kết quả siêu âm? (PL&XH).
- Việt Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc (RFI).
- Gà loại thải làm thức ăn cho… chó (DV).
- Lý giải nguyên nhân động đất tại Hải Phòng (TT).
- Thú vị clip dạy thoát hiểm của chuyên gia tâm lý (TT).
- “Đầu con tui, đuôi con người ta” (PLTP).
- Phận đời nghiệt ngã sau án tử (NLĐ). – LÀM TÍ TÙ – TẬP # 1 (Tuân Phẹt).
<- Biển quảng cáo đang làm ‘làm loạn’ Thủ đô (Petrotimes).
- Phát hiện chai trà Dr.Thanh chứa màng nhầy ghê sợ (GDVN).
- Săn chim sau cổng trời (KT).
- Hà Lan: 70 tuổi vẫn ‘bán hoa’ (BBC).
- Thắng lợi nhỏ của giới bảo vệ môi trường Aceh (VOA).
- Số người cao niên sẽ lên đến 1 tỷ trong vòng 10 năm nữa (VOA).
- Hồng Kông điều tra vụ đắm phà (TN).
QUỐC TẾ
- Giao tranh dữ dội tại Aleppo (Syria) (TN). – Ðánh bom tại quảng trường chính ở Aleppo, Syria (VOA). - Syria: Đánh bom làm 130 người thương vong (DV). – Syria : Quân chính phủ và phe nổi dậy cố giành quyền kiểm soát Alep (RFI). - Syria: Quân nổi dậy bắn hạ trực thăng quân chính phủ (NLĐ). - Syria lên án các vụ đánh bom tại Aleppo (VOV). – Cuộc chiến Syria dưới ống kính của truyền thông thân chính phủ (VOA).
- Syria pháo kích biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, lần đầu tiên có thương vong (DT). - Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo đáp trả Syria (GD&TĐ). – Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria sau khi 5 thường dân thiệt mạng vì đạn pháo của Syria (VOA).
- Iran đe dọa sẽ tiêu diệt Israel chỉ trong vòng 24 tiếng (TTXVN). - Bạo loạn bùng phát ở thủ đô Iran vì đồng nội tệ mất giá (DT). – Cảnh sát Iran đụng độ với người biểu tình sau khi tiền bị mất giá (VOA). – Tại sao nhiếp ảnh gia của tổng thống Iran đào tẩu? (TN).
- Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ chuẩn bị giờ chót cho cuộc tranh luận (VOA). – Hiệp đấu đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ (RFI). - Obama – Romney vào cuộc quyết đấu (TN). – Bầu cử Hoa Kỳ : Sôi động chủ đề Trung Quốc (RFI). 5 chủ đề cần lưu ý trong trận đấu giữa 2 “võ sĩ” Obama – Romney: Presidential debate: 5 themes to watch (WKYC). – Tranh luận bầu cử ở Mỹ có quan trọng? (BBC). – Có vẻ dân chúng Hoa Kỳ không hài lòng với cả hai ông (Người Việt). Dân chúng Hoa Kỳ nếu không hài lòng với cả hai ông thì cũng có thể không phải chọn ông nào để bầu, khi đi bầu có thể bầu bất cứ người nào mình muốn chọn làm tổng thống. Còn dân VN thì còn lâu mới có được cái quyền đó. – Michelle Obama: ‘Cuộc tranh luận làm tôi căng thẳng’ (Người Việt).
- Gruzia bắt đầu tiến trình chuyển tiếp chính trị (VOA). – Gruzia: Đối lập chuẩn bị chung sống hòa bình (RFI). - Nga, Mỹ, EU ủng hộ kết quả bầu cử Quốc hội Gruzia (SGGP). - “Giấc mơ” thay đổi vì tương lai của Grudia (Tin tức). – Nga hy vọng bầu cử Gruzia sớm dẫn đến bình thường hóa quan hệ (VOA).
- Thủ tướng Gillard vận động ráo riết tại New York (VOA).
- Rainsy lập Đảng Cứu quốc Campuchia (BBC). – Cam Bốt: Hai đảng đối lập hợp nhất trước bầu cử Quốc hội (RFI).
- Các nhà sư Thái Lan tuần hành chống bạo động nhắm vào Phật tử Bangladesh (VOA).
- Philippines thông qua luật tội phạm mạng gây tranh cãi (TT). – Luật tội phạm mạng ở Philippines làm dấy lên các cuộc biểu tình (VOA).
- Mỹ, Afghanistan lập ủy ban song phương (VOA). – Hoa Kỳ miễn thị thực cho Ðài Loan, một đặc quyền hiện dành cho 36 quốc gia (VOA).
- Canada: Chính phủ bán tài nguyên, phe đối lập phản đối (PLTP).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/10/2012; + Cuộc sống thường ngày – 03/10/2012.
1283. MIANMA: VÁN CÁ CƯỢC CHIẾN LƯỢC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
TTXVN (Angiê 29/9)Do vị trí địa lý và tài nguyên năng lượng, Mianma trở thành ván cá cược địa chính trị lớn mà Trung Quốc không thể bỏ qua, cũng không thể để rơi vào tay các cường quốc khác, dù đó là Ấn Độ hay phương Tây. Nhưng tướng Pháp Jean-Bernard, chuyên gia địa chính trị và tình báo kinh tế, cho rằng Trung Quốc đã nhận được những bài học đầu tiên vì đánh giá thấp trào lưu dân tộc chủ nghĩa trong ban lãnh đạo Mianma.
Lý giải tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra ở Mianma trên tạp chí “Focus”, tướng Jean-Bernard nói đó là câu trả lời của phái dân tộc chủ nghĩa trong giới cầm quyền quân sự Mianma đối với ý đồ thực dân hóa dần dần của Trung Quốc. Quả thực là Trung Quốc phụ thuộc vào việc vận chuyển bằng đường biển một phần lớn năng lượng của mình từ Trung Đông về. Tuyến đường biển đó buộc phải đi qua Hormuz và Malắcca, hai eo biển dễ dàng bị các cường quốc hàng hải, trong đó có Mỹ, kiểm soát. Vận chuyển dầu mỏ và khí đốt qua lãnh thổ Mianma sẽ giúp Trung Quốc khắc phục được sự lệ thuộc bắt buộc đó, đặc biệt là eo biển Malắcca.
Hơn nữa, trữ lượng khí đốt đã được khẳng định ở Mianma là rất lớn vì tương đương với khoảng ba năm tiêu thụ của Trung Quốc với mức như của năm 2009. Việc Trung Quốc xây dựng hạ tầng kết nối giữa nước này và Mianma cho thất Bắc Kinh coi trọng ván cá cược chiến lược này. Một tuyến đường ô tô đang được hoàn thành giữa Trung Quốc và Kengtung, ở phía Đông bang Shan. Quân đội Trung Quốc cũng đặt trạm nghe trộm ở Coco Islands, một quần đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc còn tham gia xây dựng một số cảng nước sâu ở Ấn Độ Dương để chuẩn bị cho việc triển khai ở mặt bờ biển phía này. Một đường ống dẫn khí đốt sắp tới sẽ nối Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, với cảng Sittwe của Mianma và Kyaukpyu, trên đảo Ramsee, cách cảng Sittwe khoảng năm chục cây số về phía Nam. Đường ống dẫn dầu này sẽ vận chuyển 400.000 thùng/ngày từ Trung Đông về.
Đồng thời, đường ống dẫn khí đốt được Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đầu tư hơn mộ tỷ USD, được dùng để vận chuyển 25 tỷ mét khối khí trong 30 năm từ mỏ Shwe ( tiếng Mianma nghĩa là “vàng”) ở ngoài khơi Mianma, cách Sittwe (thủ phủ bang Arakanai) khoảng ba chục cây số, được ký với PetroChina vào mùa Xuân năm 2005 và được bổ sung năm 2008 bằng một bản ghi nhớ giữa các công ty khai thác và CNPC, về mua và vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các mỏ A-1 và A-3 về Trung Quốc. Các đường ống này có tổng chiều dài 1.200 km, cộng với 45 km thuộc đường ống Yadana chạy trên đất liền được một tổ hợp do Total làm chủ thực hiện.
Tầm quan trọng của tuyến đường vận chuyển năng lượng này có tính chiến lược đối với Trung Quốc đến mức khiến người ta đặt câu hỏi liệu có phải từ hai chục năm nay, nước này đang tiến hành thực dân hóa dần dần vùng đất mà hai đường ống này chạy qua không. Tỉnh Mandalay của Mianma, vốn là thành lũy bộ tộc và văn hóa truyền thống ở Mianma, nằm trên đường đi của các đường ống này, gần như bị người Trung Quốc “thôn tính”. Hiện người Trung Quốc chiếm khoảng 30-40% số dân ở thành phố Mandalay, tức gần bằng số người Mianma, hơn nữa thành phố này còn có một cộng đồng lớn người Ấn Độ-Mianma. Tiếng Mianma vẫn là ngôn ngữ chính ở Mandalay, nhưng tiếng Quan thổ ngày càng được sử dụng nhiều ở đây, cụ thể là tại các khu thương mại như chợ Zegyo.
Trung Quốc hiện diện ở vùng này cả về con người, kinh tế lẫn quân sự. Từ những năm 1990, với việc ký hợp đồng bán vũ khí trị giá một tỷ USD, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mianma. Trung Quốc cung cấp đều đặn cho Mianma trang thiết bị quân sự hạng nặng, cụ thể là xe tăng tấn công, xe bọc thép chở quân và phụ tùng pháo (súng chống tăng và phòng không, pháo tự hành…)
Trung Quốc hiện diện ở Mianma nhiều đến mức gây ra tâm lý chống nước này rất mạnh trong dân chúng ở miền Bắc vì họ cho đó là một hình thức thực dân hóa kinh tế mới. Trong hai tháng 5 và 6/2012, một loạt các vụ đánh bom nhằm vào các công trường và cơ sở khí đốt và dầu mỏ của Trung Quốc ở Mianma. Một số nhà quan sát nhấn mạnh rằng tâm lý bực tức, được một số nguồn tin gọi là hiện tượng “bài Trung Quốc”, ngày càng lan rộng ở Mianma, đặc biệt là trước làn sóng di cư mới đây vào miền Bắc nước này. Dân chúng địa phương nhận thấy hoạt động của cộng đồng người Trung Quốc ở Mianma không có lợi cho mình và than phiền những người mới di cư đến không hề có nỗ lực hòa nhập nào. Trong con mắt của dân địa phương Mianma, các thế hệ người di cư Trung Quốc trước đây hòa nhập tốt hơn vào môi trường địa phương vì họ cũng theo đạo Phật và nói tiếng Mianma, trong khi số người di cư mới dường như vì động cơ kinh doanh là chính nên không nỗ lực hòa nhập và tôn trọng luật lệ địa phương.
Tâm lý chống Trung Quốc đó mới đây thể hiện trong các vụ tấn công vũ trang vào các dự án xây đập nước trên sông Irawaddy để cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đập nước lớn nhất là Myitsone trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh vì các thiểu số sắc tộc sống ở vùng này. Các tổ chức Quân đội độc lập Kachin (KIA) và Quân đội Nhà nước Shan tổ chức phong tỏa việc vận chuyển trang thiết bị từ Trung Quốc đến, gây thiệt hại cho quân đội chính trị được điều đến để bảo vệ người lao động Trung Quốc, nhưng lại được dân chúng ủng hộ. Đến mức ngày 30/9/2011, Tổng thống Thein Sein thông báo trước Quốc hội ngừng việc xây đập Myitsone để “tôn trọng ý nguyện của dân chúng”.
Quyết định đó khiến Chính phủ Trung Quốc nổi giận vì họ quen coi Mianma là một “nước tự trị” (theo nghĩa dưới thời thực dân Anh, đây là một vùng lãnh thổ có thể được tự giải quyết các vấn đề tài chính, chính sách đối nội và thương mại của mình, nhưng không được kiểm soát chính sách đối ngoại, và có quyền có quân đội riêng), nhưng chính vì vậy mà Bắc Kinh đánh giá thấp trào lưu dân tộc chủ nghĩa và trào lưu nô dịch Bắc Kinh, là việc hai quan chức cao cấp Mianma tháng 1/2010 bị kết án tử hình tại Răngun với tội danh làm lộ bí mật quốc gia. Vốn là cựu sĩ quan quân đội, Win Naing Kyaw và Thura Kyaw, 2 viên chức Bộ Ngoại giao, có thể đã tổ chức tuồn thông tin và hình ảnh về chuyến thăm của một số tướng lĩnh Mianma ở Bắc Triều Tiên và Nga vào các năm 2006 và 2008. Trong tài liệu có ghi rõ việc mua một hệ thống tên lửa có điều khiển của Nga và Bắc Triều Tiên xây đường hầm. Về phương diện này, việc Bắc Triều Tiên và Nga bị nêu danh trong những điều chiếu theo của bản án là rất có ý nghĩa và nhằm mục đích gửi một thông điệp đến chính quyền hai nước này, đặc biệt là Mátxcơva. Thông điệp đó là “Đừng có đụng đến Mianma”. Tuy phụ thuộc vào Nga về năng lượng, song Trung Quốc không thể chấp nhận bất kỳ sự can thiệp chiến lược nào của Nga vào một nước mà họ coi là một phần của vùng ảnh hưởng đặc quyền của mình.
Tình hình trên khiến người ta nghĩ rằng tiến triển dân chủ mới đây ở Mianma, với việc nhân vật đối lập Aung San Suu Kyi trở lại sân khấu chính trị Mianma trong chiến thắng, là kết quả bước đầu của trào lưu dân tộc chủ nghĩa trong quân đội và nhằm cho phép củng cố quân đội. Quả thực là bước khởi đầu cho dân chủ hóa ở Mianma giúp các nhà lãnh đạo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa có được chỗ dựa là dân chúng để chống lại áp lực từ Bắc Kinh và vĩnh viễn loại trừ các viên sĩ quan nô dịch Bắc Kinh trong Bộ chỉ huy quân sự cấp cao./.
1284. VẤN ĐỀ DO THÁI TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
TTXVN (Cairo 1/10)Để tranh thủ lá phiếu của người Do Thái, cử tri đa số của đảng Dân chủ, ứng cử viên Tổng thống Mỹ, Mitt Romney, đã ra sức đề cao quan điểm ủng hộ Ixraen. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Jeune Afrique”, tác giả Jean-Eric Boulin đề cập đến vấn đề này như sau:
Chắc hẳn, chúng ta còn nhớ cái tên Sheldon Adelson. Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/1012, doanh nhân giàu có người Do Thái sở hữu một số sòng bạc ở Las Vegas với tài sản ước tính 25 tỷ USD này, đã tuyên bố sẽ dành 100 triệu USD để đánh bại Barack Obama. Đây là một số tiền lớn nhất do một cá nhân ở Mỹ đầu tư cho mục đích bầu cử kể từ trước đến nay. Trong chuyến thăm Ixraen gần đây của Mitt Romney, Adelson, người còn có quốc tịch Ixraen, đã tổ chức tại khách sạn King David ở Giêruxalm, một bữa ăn sáng để gây quỹ cho ứng cử viên Tổng thống Mỹ này. Khoảng 80 nhà tài trợ người Mỹ gốc Do Thái đã tới tham dự. Chỉ trong một buổi sáng, 1 triệu USD đã được quyên góp. Những người tham dự ra về với phù hiệu cài ngực mang tên Mitt Romney bằng tiếng Do Thái…
Tại vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống, Newt Gingrich, người rất nổi trong giới doanh nhân người Do Thái – anh em nhà David và Charles Koch, ông trùm hóa dầu và người thứ 3 giàu nhất nước Mỹ cũng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bầu được ứng cử viên thuận lợi nhất cho Ixraen. Đổi lại, người này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ quan điểm cực đoan của họ về Trung Đông: bác bỏ biên giới năm 1967 như là cơ sở cho các cuộc đàm phán Ixraen-Palextin, từ chối giải pháp hai quốc gia sống cạnh nhau, ủng hộ một cuộc tấn công phòng ngừa có thể nhằm chống lại Iran… Nhưng còn có một cam kết khác mang tính biểu tượng hơn, đó là phóng thích điệp viên Jonathan Pollard, bị tòa án Mỹ kết án chung thân vào năm 1987, và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Ten Avíp đến Giêruxalem, thủ đô bất khả xâm phạm của nhà nước Do Thái.
Không ai đi đường thẳng trên bàn cờ chính trị Mỹ – Do Thái. Ngay cả đối với Ủy ban Mỹ về các vấn đề Ixraen (AIPAC), cơ quan có thế lực trong việc vận động hành lang ủng hộ Ixraen, thường tổ chức hội nghị thường niên ở Washington DC, là lối đi bắt buộc cho bất kỳ ứng cử viên thường niên nào trong chiến dịch bầu cử (kể cả Tổng thống Obama và ứng cử viên Tổng thống Romney đều phát biểu tại đây vào một ngày khác nhau trong tháng 3/2012). Về danh nghĩa, Adelson đã rời bỏ AIPAC năm 2007 khi Ủy ban này tuyên bố ủng hộ việc cấp viện trợ kinh tế của Mỹ cho người Palextin…
Tổng thống Obama đã ủng hộ Ixraen khá mạnh mẽ và không bỏ qua một cơ hội nào để nhấn mạnh “mối quan hệ giữa hai nước là không gì lay chuyển được”. Chính Romney đã nhận được sự ủng hộ của Adelson và phe cánh của ông ta. Ông ta là người theo đạo thiên Chúa, một trong số những người ủng hộ một nước Ixraen đại đế. Trên danh nghĩa cá nhân, chắc chắn ông là người ủng hộ giải pháp hai nhà nước, điều này là không hay trong con mắt của những kẻ cực đoan. Mối quan hệ giữa ông với Benjamin Netanyahu không hề thua kém mối quan hệ giữa Thủ tướng Ixraen với Tổng thống Obama. Về hồ sơ Iran, ứng cử viên Tổng thống đã ghi thêm điểm trong chuyến công du đến Ixraen khi ông công khai ủng hộ một cuộc tấn công chống Iran.
Người hiếu chiến
Là cộng tác viên của tờ Nhật báo phố Uôn và kênh truyền hình Fox News, Dan Senor, một trong những cố vấn chính sách đối ngoại của Romney, là người nổi tiếng hiếu chiến, tác giả của cuốn “The Story of Israel’s Economic Miracle” (tạm dịch là câu chuyện về sự thần kỳ của nền kinh tế Ixraen), đã trực tiếp truyền cảm hứng cho những ý kiến tai hại của Romney về sự vượt trội văn hóa của người Ixraen so với người Palextin. Ưu thế này giải thích sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa nhân dân hai nước. Em gái của Senor chỉ đạo văn phòng AIPC tại Giêruxalem.
Ở trong nước, các doanh nhân và những người vận động hành lang Do Thái không hề tiếc công sức để thuyết phục cộng đồng tôn giáo của họ bỏ phiếu cho Romney vào tháng 11/2012. Liên minh Cộng hòa của người Do Thái, một nhóm được Adelson hỗ trợ, đã tung ra một chiến dịch quảng cáo hàng triệu USD tại các tiểu bang chiến lược Ohio, Pennsylvania và Florida. Trong một cuộc bầu cử có vẻ sít sao, 600.000 người Do Thái sống ở Florida có thể sẽ tạo ra sự khác biệt. Đã có tiền lệ hồi tháng 9/2011, Bob Turner, ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã giành được chiến thắng trước David Weprin trong sự ngạc nhiên của mọi người ở một đơn vị bầu cử của thành phố Niu Yoóc (Queens, Brooklyn) với đa số dân Do Thái và có truyền thống dân chủ. Tuy nhiên, David Weprin là người Công giáo, trong khi đối thủ của ông là người Do Thái, và ông tỏ ra cố chấp về vấn đề Palextin.
Thuyết phục 5 triệu người Mỹ Do Thái bỏ phiếu cho Romney rõ ràng vẫn là một thách thức. Bởi vì quan điểm của đa số họ là được tự do về quyền phá thai, hôn nhân đồng tính và nhập cư, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái vẫn còn là một pháo đài của Đảng Dân chủ. Lần cuối cùng, cộng đồng này đã bỏ phiếu cho một Tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là Ronald Reagan hồi năm 1980. Đảng Dân chủ cũng nhớ rằng người Do Thái Niu Yoóc đã bỏ lá phiếu của họ cho người của Đảng Cộng hòa hồi tháng 9/2011, họ chiếm đa số trong những người cực kỳ bảo thủ và thiểu số trong cộng đồng.
Không có “vấn đề Do Thái” đối với Tổng thống Obama
Nếu tin vào Jeremy Ben-Ami, người sáng lập J Street, đối thủ lớn của AIPAC (cơ quan vận động hành lang này hỗ trợ tài chính cho các ứng cử viên ủng hộ một giải pháp cân bằng ở Trung Đông), người Mỹ Do Thái không thừa nhận họ có cùng quan điểm được Adelson ra sức ủng hộ. “Phải chăng Barack Obama cho là sẽ không phải đương đầu với vấn đề người Do Thái để có thể tái đắc cử”. Cùng với cách nhìn của ông, Mik Moore, người sáng lập của Hội đồng Do Thái về Giáo dục và Nghiên cứu (Jewish Council for Education and Research), ước tính rằng “khoảng 10% đến 15% số người Do Thái đã bầu cho Tổng thống Obama trong năm 2008 có thể bỏ phiếu cho Romney trong năm 2012. Không ai có thể đánh giá thấp tác động có thể có của chiến dịch tiêu tiền khổng lồ”.
Nhức nhối vì thất bại ở Niu Yoóc, Đảng Dân chủ tăng cường hành động đối với cộng đồng. David Axelrod, cố vấn của Tổng thống Obama, và Joe Biden, Phó Tổng thống của ông, làm việc với các chương trình truyền hình và các hội nghị được sắp xếp trước của các tổ chức tôn giáo và nhấn mạnh rất nhiều vào sự cam kết của Tổng thống ủng hộ Ixraen. Đối với những người vẫn còn nghi ngờ, họ nhắc lại sự phản đối của Tổng thống Obama, trong năm 2011, về việc công nhận một nhà nước Palextin tại Liên hợp quốc và quyết định của ông tăng viện trợ quân sự của Mỹ cho nhà nước Do Thái lên 3 tỷ USD, trong đó có 250 triệu USD cho hệ thống phòng không Iron Dome, một loại lá chắn để bảo vệ người dân của miền Nam Ixraen tránh được bom của Hamas.
Thật sự, yếu tố cơ bản là việc chậm tách rời hai kinh nghiệm của người Do Thái: một theo kiểu Mỹ và một theo kiểu Ixraen. Đó là sự sợ hãi của một số chính trị gia và các nhà vận động hành lang ở cả hai nước. Theo một cuộc khảo sát gần đây, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, chính xác là người Mỹ gốc Do Thái có cùng một mối quan tâm với người đồng hương không phải Do Thái của mình: trước tiên là nền kinh tế, sau đó là khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, tương lai của Ixraen ở vị trí cuối cùng. Ngay cả cam kết của Adelson cũng là mơ hồ. Theo tờ New York Times, tương lai của Ixraen thực sự chỉ là thứ yếu trong việc ông ta ủng hộ Romney./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét