Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Tin ngày 04/10/2012

  • Bầu cử Hoa Kỳ : Sôi động chủ đề Trung Quốc (RFI) - Đến hẹn lại lên, cứ đến kỳ tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ, Trung Quốc lại trở thành một trong những chủ đề kiếm phiếu của các ứng cử viên. Trong kỳ tranh cử lần này, kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn nợ công, nạn thất nghiệp lại cao, khu vực kinh tế sôi động nhất thế giới là vùng Châu Á Thái Bình Dương đang thu hút chú ý của các cường quốc phương Tây.
  • Ngân hàng Trung Quốc tẩy chay Hội nghị World Bank và IMF tại Tokyo (RFI) - Trong không khí căng thẳng hiện nay do tranh chấp Trung-Nhật về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã quyết định không tham dự các hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ mở ra tại Tokyo vào tuần tới.
  • Các nước Đông Nam Á họp bàn về an ninh hàng hải (RFI) - Hôm nay 03/10/2012 các viên chức ngoại giao cao cấp thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Philippines để bàn bạc về việc tăng cường hợp tác trong lãnh vực hàng hải. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển gay gắt, đe dọa sự ổn định của khu vực.
  • Công an Việt Nam khám xét công ty thuộc gia đình luật sư Lê Quốc Quân (RFI) - Hôm nay, công an đã đến trụ sở chính tại Hà Nội của công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nhân Việt Nam ( VietnamCredit) của ông Lê Đình Quản ( em trai của luật sư Lê Quốc Quân ), thu giữ toàn bộ các tài liệu của công ty này. Văn phòng đại diện của VietnamCredit tại Sài Gòn, do người em trai Lê Quốc Quyết điều hành, cũng bị khám xét và thu giữ tài liệu.
  • Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông (VOA) - Hai nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng đặc nhiệm không-địa chiến của thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương
  • ASEAN họp bàn về Biển Đông (VOA) - Quan chức cấp cao và giới chuyên gia về an ninh hàng hải của các nước ASEAN họp tại thủ đô Manila giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang đe dọa an ninh khu vực
  • Xấu và đẹp (VOA) - Trong 9 tháng qua, có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai, trên địa bàn Hà Nội
  • Thêm lời khai về Lương Ngọc Anh (BBC) - Chính phủ Úc từ lâu đã nghi ngờ ông Lương Ngọc Anh là an ninh nhưng vẫn giao dịch với ông này, theo lời khai tại tòa ở Melbourne.
  • Gangnam Style nổi tiếng ở Anh (BBC) - Đoạn video Gangnam Style đưa ca sỹ rap PSY trở thành người Hàn Quốc đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng bài hát đơn của Anh.
  • Nông dân Mỹ bị heo ăn thịt (BBC) - Nhà chức trách đang điều tra vụ một nông dân ở bang Oregon bị đàn heo của ông ăn thịt, chỉ để lại bộ răng giả và một phần thi thể.
  • Video chưa công bố của Beatles (BBC) - Đoạn video chưa từng được công bố của ban nhạc huyền thoại hồi quay phim Magical Mystery Tour năm 1967 vừa được tung lên mạng.
  • VN: Cái giá của tăng trưởng nóng (BBC) - Giới phân tích nói ổn định vĩ mô chưa đủ để giải quyết hậu quả của chính sách 'tăng trưởng bằng mọi giá' của Việt Nam.
  • Đảng ở Tây và Đảng ở Ta (BBC) - Mùa họp đảng ở Anh và tại Việt Nam có điểm chung là giới chính trị phải ứng phó với nợ xấu và cố thu lấy lòng dân.
  • Hội xăm London 'khoe da' (BBC) - Đại hội xăm hình năm nay ở London có hơn 20 nghìn đến từ khắp nơi trên thế giới để khoe 'da'.
  • "Tàu hải giám Trung Quốc vẫn sẽ tuần tra Điếu Ngư" (BaoMoi) - THX đưa tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 3/10 cho biết các tàu hải giám của nước này sẽ tiếp tục tuần tra trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).
  • Ngân hàng TQ rút, hải giám tiến sâu vào Senkaku (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hôm nay, tàu TQ lại tiếp tục tiến vào vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản nỗ lực ngoại giao, trong khi đó các ngân hàng TQ đồng loạt rút khỏi những sự kiện liên quan tới các hội nghị thường niên diễn ra ở Nhật
  • Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Tân Hoa Xã ngày 2/10 đưa tin, 4 tàu Hải giám số hiệu 50, 15, 26 và 27 tổ chức thành 1 đội đã tiến vào vùng biển phụ cận nhóm đảo Senkaku ngày hôm qua 2/10 để thực hiện cái gọi là tuần tra bình thường tại khu vực cả Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền. Cảnh sát biển Nhật Bản đã phái tàu công vụ ra ngăn chặn 4 tàu Hải giám này không để người Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku mà phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Một cuộc rượt đuổi giữa tàu Cảnh sát biển Nhật Bản với tàu Hải giám Trung Quốc lại xảy ra trên biển Hoa Đông.
  • ASEAN bàn tự do hàng hải (BaoMoi) - Quan chức ngoại giao cấp cao của các nước ASEAN hôm nay gặp gỡ tại Philippines để tham gia một diễn đàn nhằm cải thiện hợp tác hàng hải, trong bối cảnh những tranh chấp trên biển đe dọa ổn định khu vực.
  • Thế giới 24h: Thành Long ước làm siêu nhân (BaoMoi) - (VTC News) – Quan hệ Trung – Nhật tiếp tục xấu đi; công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Obama; ngôi sao Thành Long ước làm "siêu nhân" cứu Điếu Ngư/Senkaku;… là những tin đáng chú ý trong ngày 3/10.
  • Jackie Chan nhảy vào tranh chấp Trung - Nhật (BaoMoi) - Ngôi sao võ thuật Jackie Chan vừa phát biểu chính kiến về tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, và ước trở thành siêu nhân để kéo chuỗi đảo này về gần Trung Quốc.
  • Nhật Bản lại gửi công hàm để phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Theo Kyodo, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 3/10 ba tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
  • Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo? (BaoMoi) - SGTT.VN - Hiệu ứng từ Đại hội lần thứ 18 sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được giới quan sát phán đoán từ nhiều mặt. Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ để lại dấu ấn như thế nào trong quan hệ quốc tế?
  • Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - TTO - Tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp do Tokyo kiểm soát trên biển Hoa Đông ngày 3-10. Đây là ngày thứ hai liên tiếp xảy ra vụ việc.
  • ASEAN khẳng định kết nối nội khối (BaoMoi) - (VOV) -Các nước ASEAN khẳng định sẽ tăng cường cộng đồng và kết nối nội khối để đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
  • Ba tàu Trung Quốc lại vào vùng tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Hãng Kyodo dẫn nguồn tin từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết trưa 3/10 ba tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tranh chấp trên Biển Hoa Đông.
  • Ảnh độc: Tên lửa bờ biển “khủng” Trung Quốc dọa Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trước thông tin Tàu sân bay hạt nhân Mỹ tiến vào biển Hoa Đông, nhiều tờ quân sự của Trung Quốc cho đăng ảnh 3 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển khủng nhất nước này, được coi là khắc tinh của tàu sân bay Mỹ
  • Tàu Trung Quốc lại tuần tra Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - Hôm qua (2/10), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận, 4 tàu hải giám nước này đã trở lại và tiến hành cuộc tuần tra trên vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản –Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Những đợt sóng dồn về từ Hoàng Sa (BaoMoi) - SGTT.VN - “Trung Quốc đang sử dụng các yếu tố phi quân sự để đạt các mục tiêu chiến lược. Điều này không chỉ xảy ra ở bãi cạn Scarborough, mà đang diễn ra ngay tại Hoàng Sa hiện nay”, ThS Hoàng Việt nói.
  • Tàu Trung Quốc lấn sâu vào Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TT - Khi bão Jelawat suy yếu trên vùng biển Hoa Đông, tàu tuần tra Trung Quốc và Đài Loan lại tiếp tục lấn sâu vào vùng biển cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 12 hải lý (khoảng 22km) mà Nhật Bản kiểm soát.
  • Việt Nam mong sớm có Quy tắc ứng xử Biển Đông (BaoMoi) - Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hôm qua phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ sớm thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC).
Bản tin tiếng Anh
  • Come on let's cruise (Washington Post) - More and more Chinese are spending their holidays on board luxury ships.
  • Internet gift shopping booming in China (Washington Post) - Online gift shopping is a new trend for consumers when it comes to Chinese festivals or personal celebrations, and it has created a rapidly developing e-commerce gift market.
  • Intl brands' pricing strategy in China (Washington Post) - Trawling through the various online shopping sites in China, one would be surprised to see the huge number of purchasing agents offering international products.
  • Freedom of road (Washington Post) - A new policy to scrap highway toll fees during major holidays boosted the number of domestic tourists and saved money - although not everyone is convinced by the move.
  • Chinese firm urges fairness in US purchase deal (Washington Post) - An official with a Chinese company said Saturday that the company was shocked that the United States has blocked its wind farm purchase deal, adding it will seek "a fair and square result."
  • Luxury cars roll into new markets (Washington Post) - The President and CEO of Mercedes-Benz (China) Ltd, Klaus Maier, recently returned from a trip along the Silk Road in Xinjiang Uygur autonomous region, where he was impressed by the potential for growth in the automobile market.
  • Cooking up pure tastes (Washington Post) - His father wanted him to be a carpenter, but Christian Hoffmann found that he was much happier in the kitchen putting together dishes made from local produce than out in the workshop putting together furniture.
  • Savoring Chinese micro-towns (Washington Post) - Most travel magazines have a standard list of must-see places in China, which include major cities. But you might be able to find some nuggets in micro-towns, which are municipalities with less than 100,000 people. The best way to appreciate them is by foot.
  • Anchored to mobiles (Washington Post) - Smartphone dependency is at least a growing phenomenon - if not a problem.
  • Jubilant display of living color (Washington Post) - The Chinese capital has come up with its most elaborate floral display yet to celebrate the 63rd birthday of the People's Republic of China this year.
  • Where locals go (Washington Post) - Tianjin and Chengdu are good choices if you want to spend the National Day holiday exploring the lesser-known yet charming parts of the country.
  • Downtrodden route (Washington Post) - It was a trip down memory lane, heart-wrenching memories, for a group of pilots and the relatives of late Hump pilots. Listen to their stories.
  • Evergreens on the table in Macao (Washington Post) - Macanese staples and international fare in a garden setting has made Cafe Panorama a favorite with locals for the past generation.
  • Chinese premier awarded Agricola Medal (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Tuesday pledged that China will seek the steady growth of agricultural products and enable Chinese farmers to share the achievements of the country's economic development and social progress.
  • Chinese ships patrol around Diaoyu Islands (Washington Post) - Chinese maritime surveillance ships conducted Tuesday another patrol in waters off the Diaoyu Islands, keeping close watch on the illegal entrance of the Japanese right-wingers in the areas.
  • China and France to further improve ties (Washington Post) - China and France should develop a comprehensive strategic partnership, enhancing cooperation in terms of urbanization, sanitation and high-tech development, said Chinese Vice-Premier Li Keqiang on Saturday.
  • Chinese mark National Day (Washington Post) - More than 80,000 people from across China rallied at Tian'anmen Square in the heart of Beijing at daybreak Monday to watch the raising of the national flag.
  • China launches mission to ASEAN (Washington Post) - China inaugurated its Mission to ASEAN in Jakarta to strengthen its ties with ASEAN, a statement released by the ASEAN Secretariat said here on Monday.
  • Premier forecasts 'brighter future' (Washington Post) - Premier Wen Jiabao reiterated his adherence to institutional reform and opening-up policies before a once-in-a-decade leadership transition.
  • US won't mediate in Diaoyu dispute (Washington Post) - The United States isn't seeking to mediate an escalating dispute between China and Japan over the Diaoyu Islands, a senior US diplomat said on Friday.

 1282. Tò mò làm quái gì cái Hội nghị TƯ 6?

Tô Văn Trường
03-10-2012
Một sự kiện lớn đang diễn ra là Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 khoá XI. Theo những thông tin chính thống, được biết Hội nghị này rất quan trọng ( thì có hội nghị nào của Trung ương là không quan trọng đâu, chỉ có kỳ này dài  hơn các hội nghị Trung ương khác). Tuy nhiên, người dân cũng không rõ là Hội nghị lần này quan trọng ở chỗ nào và nó sẽ giải quyết những vấn đề gì gay cấn cho nhân dân và đất nước? Bởi vì chủ đề đưa ra thảo luận liên quan đến kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ …trong thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến khá đầy đủ, sâu sắc  và tâm huyết của các chuyên gia, trí thức còn nặng lòng với đất nước. Vấn đề chắc còn chỉ là ở chỗ “nghe”, thảo luận, tiếp thu và hành động của giới hữu trách, trước hết là những người có chức, có quyền các cấp.
Sự kiện quan trọng đến như Đại hội Đảng thì cuối cùng cũng  là  chuyện nhân sự Lần này cũng thấy nói đến chuyện nhân sự cao cấp nhưng là cho nhiệm kỳ 5 năm sau này cơ. Do vậy, người quan tâm và chịu suy luận sẽ cảm thấy có một cái gì đó khác thường ở Hội nghị lần này. Theo lẽ tự nhiên những người này trở nên tò mò muốn biết chuyện gì đang xảy ra nhưng không dễ mà biết được.
Cũng xưa nay vẫn thế, khi thông tin chính thống mập mờ thì người ta  tìm đến các thông tin không chính thống vốn chẳng biết có chính xác hay không nhưng thường là hấp dẫn  và gây cảm giác tò mò.  Sau này rất nhiều thông tin từ nguồn không chính thống đã tỏ ra chính xác. Người thạo tin thì có thể nhạy cảm hơn người bình thường để cảm nhận được cái gì là hợp logic, cái nào là thông tin rác hoặc bịa đặt. Dần dần người ta có cảm giác rằng muốn tìm sự thật có lẽ thà mất công đào bới trong cái đống lộn xộn không chính thống lại dễ tìm hơn là đọc và nghe từ các nguồn chính thống trơn tru và ngăn nắp. Người cẩn thận hơn thì tiếp cận thông tin từ nguồn không chính thống và chờ thông tin ấy được xác nhận bằng nguồn chính thống.
Nhưng ngay nguồn thông tin chính thống cũng rối mù. Nghe nói đã có nhiều sai lầm và khuyết điểm của bộ máy điều hành đất nước dẫn đến việc làm nghèo đất nước, rồi sự tha hoá của “bộ phận không nhỏ”, một “bầy sâu”,  rồi một loạt các vụ án đình đám. Nhưng nhiều cuộc họp kiểm điểm các cấp từ Trung ương đến địa phương thấy nói mọi người, mọi việc vẫn tốt? Rồi rốt cuộc nhà cầm quyền Trung Quốc là bạn vàng hay kẻ đang có những hành động xâm lược thâm hiểm và trắng trợn?
Một câu hỏi đặt ra là những công dân bình thường quan tâm đến Hội nghị Trung ương  lần này ở mức độ nào?. Họ có hy vọng gì không vào kết quả của Hội nghị?. Ai cũng thấy đất nước đang khó khăn toàn diện, chữ khủng hoảng cũng  được xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và trên nhiều lĩnh vực khiến lòng dân ly tán và ngao ngán.
Theo một lẽ tự nhiên, dư luận đang tò mò muốn biết những nguyên nhân gốc rễ nào đẩy đất nước vào tình trạng hiện nay? Liệu có thể sửa chữa những khuyết tật ghê gớm đang tàn phá đất nước?. Và rồi câu chuyện lại dẫn đến chủ đề quan trọng và hấp dẫn – nhân sự!  Những ai phải chịu trách nhiệm và chịu như thế nào?  Có câu châm ngôn là còn sống thì còn hy vọng. Những người dân bình thường chắc cũng luôn mong muốn ngày mai sẽ tốt hơn nhưng để có thể hy vọng một cách lạc quan  thì phải có những cơ sở và niềm tin nhất định. Nếu như có thể hy vọng Hội nghị Trung ương lần này sẽ giải quyết rốt ráo những vấn đề căn cơ của đất nước thì các cơ sở đó là gì?
Cái được nói mạnh nhất trong thời gian qua là phong trào phê và tự phê bình. Tuy nhiên đây là việc đã được nói  tới và được thực hiện từ hàng chục năm nay nên khó có thể là một “biệt dược” hữu hiệu.
Ngay trên báo chí hoặc một số diễn đàn chính thống cũng đã nhắc tới “lỗi hệ thống” nhưng chưa cụ thể rõ ra xem đó là cái gì  hoặc bao gồm những gì và cần thay đổi những gì?. Nếu bệnh mà chung chung như thế thì bác sỹ chắc cũng khó kê đơn. Một số thứ có vẻ thuộc về tầm cỡ “hệ thống” thấy vẫn như cũ -  kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo, nhiều tập đoàn nhà nước vẫn độc quyền trong các lĩnh vực kinh doanh của mình, đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, vẫn là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng vẫn độc quyền lãnh đạo đất nước  theo chế độ toàn trị, không có tam quyền phân lập.
Ai cũng biết là nếu chỉ  thay người dù là ‘tứ trụ triều đình” mà giữ nguyên hệ thống thì rồi đâu cũng lại vào đó. Ngay cả về nhân sự, nhà nước ta vẫn tự coi là nhà nước pháp quyền, tất cả theo Hiến pháp và pháp luật. Vậy thì nếu có cá nhân nào làm sai thì cứ chiểu theo luật pháp mà xử lý tại sao lại phải đợi đến Hội nghị Trung ương?  Thực ra, vẫn là cách làm cũ – nhà nước pháp quyền vẫn còn là 1 cái đích xa. Nhân sự của bộ máy nhà nước vẫn còn là việc riêng của Đảng và Đảng vẫn đang hành động như xưa nay đã làm.
Hồng phúc cho đất nước là vẫn còn nhiều người dân, đặc biệt là giới trí thức  nặng lòng với dân tộc và giang sơn Việt Nam này. Dân gian thường nói tới ” VÒNG ĐỜI THỊNH, SUY “. Đừng quên rằng Đảng cộng sản Liên Xô đã từng khẳng định Liên Xô đời đời bền vững mà rồi cũng đổ đánh cái rụp! Thậm chí đổ quá bất ngờ đối với cả kẻ thù của Liên Xô. Đó chỉ là một trong muôn vàn ví dụ chẳng có gì cưỡng lại nổi quy luật của cuộc sống. May cho chúng ta là thế giới văn minh đã thống nhất trong nhận định mô hình Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, Xã hội dân sự là thứ tuy chưa thể hoàn hảo nhưng vẫn là hợp lý nhất, có sức sống nhất , do vậy chúng ta không phải tự mày mò lâu tìm lối thoát cho dân tộc. Vẫn cứ phải tự an ủi như vậy để lạc quan trong lúc tăm tối nhất và dành năng lượng để thắp sáng một ngày mai hửng nắng theo đúng cái vòng tuần hoàn của tạo hóa.
Người viết bài này, lại không muốn “tò mò” vì chẳng cần nghe ngóng gì cũng có thể phán đoán ra các kịch bản chính khác nhau. Kịch bản 1 đang hiện thực nhất là thỏa hiệp để giữ chế độ với cái giá rất đắt cho đất nước. Còn lại 2 kịch bản (2 và 3) một bên thắng và một bên thua (A thắng B thua, và ngược lại), ít khả năng xảy ra hơn. Song cả 3 kịch bản này đều có chung hệ quả là đất nước thua và phải trả giá. Lẽ ra Hội nghi Trung ương  phải bàn việc cải cách chính trị cứu nguy đất nước như Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra, song tiếc thay đây lại không phải là vấn đề được quan tâm! Thế thì còn tò mò để làm gì?
T.V.T.

 Tương lai của Thủ Tướng Dũng không biết về đâu

(AFP) - Các chuyên gia phân tích cho rằng, tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam lơ lửng trong bấp bênh khi các lãnh đạo đảng cộng sản tập trung để bàn bạc về sự đen tối của những vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế.

Từ khi được quốc hội do đảng kiểm soát chính thức phê chuẩn mình vào một nhiệm kỳ thủ tướng năm năm lần thứ hai từ tháng 7 năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã chẳng có gì nhiều để ăn mừng .

Bị trúng đòn từ một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng tăng của các khó khăn về kinh tế, các nhà quan sát nói rằng mặc dù việc loại bỏ ông có thề không xảy ra ngay nhưng vai trò lãnh đạo của ông có thể gặp nguy hiểm.

Sự gia tăng bất mãn của công chúng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát hồi sinh, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng đã đặt Dũng dưới áp lực ngày càng tăng khi 175 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng về họp tuần này.

Theo Việt Nam chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc, cuộc họp có khả năng nhìn thấy "một cuộc so đấu giữa Thủ tướng và những người chỉ trích ông",

Viết trong một báo cáo hôm thứ ba, Carl cho biết, "Tối thiểu, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm các quyền hạn rất lớn từng được thủ tướng và văn phòng chính phủ của ông tích lũy được".

"Câu hỏi lớn là liệu những chỉ trích người Thủ tướng có thúc đẩy việc bãi nhiệm ông hay không," Thayer nói thêm.

Phiên họp kín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã bắt đầu vào hôm thứ Hai và dự kiến sẽ kéo dài hai tuần - gấp đôi thời gian thường lệ - làm nổi bật một danh sách gia tăng những việc phải làm đang đối mặt với các quan lại chính trị của Việt Nam.

"Hiếm khi có quá nhiều vấn đề phải bàn đến trong chương trình họp của một hội nghị trung ương và bởi vì chúng đã kéo dài quá lâu", báo Nhân dân trích lời phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSNguyễn Phú Trọng, người được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng.

"Hầu hết các chủ đề mà chúng ta phải thảo luận và quyết định là rất quan trọng, khó khăn và nhạy cảm", ông nói thêm.

Các chuyên gia lưu ý rằng Ủy ban Trung ương Đảng, trong đó bao gồm ông Dũng, có quyền lực để loại bỏ bất kỳ thành viên nào trong hàng ngũ của mình hoặc trong 14 ủy viên quyền lực của Bộ Chính trị, bao gồm các nhà lãnh đạo đầu sỏ.

Chính phủ độc tài Việt Nam đang phải vất vả đối phó với tình trạng bất mãn ngày càng tăng từ công chúng vì sự gia tăng phổ biến của các trang blog, các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội, như một lối thoát cho các biểu hiện chính trị.

Nhà chức trách đã tìm cách đàn áp những trang blog với một loạt các án tù khắc nghiệt, nhưng các trang blog chính trị trực tuyến vẫn còn là một nguồn tin rất phổ biến trong quốc gia có chính sách kiểm duyệt nặng nề này.

"Chưa bao giờ có một vị thủ tướng bị tấn công mạnh mẽ ở nơi công cộng vì các khó khăn kinh tế và tham nhũng như thế này", một quan chức Đảng Cộng sản cho biết trong điều kiện giấu tên.

"Đó là cuộc chiến đấu tại trung tâm của đảng giữa một lực lượng có tiền và một lực lượng có quyền lực, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ của mình" ông nói thêm, đề cập đến Dũng cùng các đồng minh kinh tế của ông trong đảng ở một phe và các đối thủ chính trị của Dũng ở một phe khác.

Dũng, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành một thủ tướng quyền lực chưa từng có trong đất nước này.

Được xem là một nhà hiện đại hóa khi mới được bổ nhiệm, ông đã sử dụng quyền lực của mình để tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sùng bái lối phát triển kiểu chaebol của Nam Hàn, dựa vào các công ty quốc doanh khổng lồ để lèo lái nền kinh tế.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, lạm phát lại gia tăng một lần nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm và những lo ngại về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mong manh đã chồng chất cao.

Sự việc gần sụp đổ của công ty vận chuyển khổng lồ Vinashin trong năm 2010 đặt chú ý vào những rắc rối tài chính của các công ty quốc doanh khổng lồ, trong khi việc bắt giữ một nhà ngân hàng, người triệu phú bị ghét bỏ từng được xem như một đồng minh của Dũng, trong tháng tám, làm kinh sợ các nhà đầu tư trong nước và kích hoạt một cuộc rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng.

Mối quan tâm ngày càng tăng tuần trước lập tức đưa đến việc Moody đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam, với lý do là những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và "nguy cơ dâng cao" về một gói cứu trợ ngân hàng tốn kém của chính phủ .

Các nhà quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đáng chú ý là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có vẻ muốn Dũng phải trả giá cho các thất bại của ông.

"Với nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn sâu sắc về kinh tế, nguy cơ của cuộc đấu tranh quyền lực đang leo thang giữa thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vốn có thể dẫn đến việc lật đổ thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông đang gia tăng" Rajiv Biswas, người chỉ đạo phân tích kinh tế châu Á tại công ty tư vấn IHS Global Insight nhận xét.

Nhưng các nhà quan sát cũng lưu ý, Dũng, từng vượt qua được các cơn bão chính trị trong quá khứ và có thể qua khỏi như vậy một lần nữa.

"Sa thải ông ta là một điều không dễ" một viên chức Đảng cho biết.

Didier Lauras - AFP
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức?

LTS: Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 của đảng CSVN vừa khai mạc trước bối cảnh phe nhóm và bản thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang liên tục bị tấn công là lạm quyền, gây nạn tham nhũng lan tràn và tạo bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, khiến dư luận xôn xao về những dự đoán sẽ xẩy ra trong hội nghị này. Nhiều người đưa ra giả thuyết rằng đây có thể là dịp Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức.
Trong một bài viết gửi cho nhật báo Người Việt, hôm 2 Tháng Mười, một ngày sau khi hội nghị mở màn, Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên nghiên cứu Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cũng đặt câu hỏi lớn là:
“Liệu phe chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không?”
Hàng loạt vụ tai tiếng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian vừa qua và các công ty quốc doanh trước đó, cho thấy chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng hoạt động không hiệu quả. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)
Trước khi trả lời câu hỏi, Giáo Sư Carl đưa ra nhận xét là các ký giả nước ngoài khi nhận định và tường trình về sự tranh giành quyền lực bên trong nội bộ đảng, đa số đều tập trung vào các nhà lãnh đạo hàng đầu - như thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư, “trong khi đó Trung Ương đảng, bộ phận nắm nhiều quyền lực nhất nước, lại ít nhận được sự chú ý.”
Ông giải thích thêm rằng Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương có thẩm quyền cách chức bất kỳ thành viên nào, cũng như khai trừ họ ra khỏi Bộ Chính Trị. Ngược lại, hội nghị cũng có quyền đưa thêm người vào và bổ nhiệm thành viên mới vào Bộ Chính Trị. Luật của đảng buộc Ban Chấp Hành Trung Ương phải họp ít nhất hai lần một năm. Các phiên họp này được tiến hành trong “bí mật.”
Về tính cách “bí mật” của các cuộc họp kín này, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng giới truyền thông Việt Nam phần lớn sẽ im lìm không đưa tin về cuộc thảo luận của Ủy Ban Trung Ương trong hai tuần lễ kế tiếp. Nếu có đưa tin thì cùng lắm báo chí lề phải cũng chỉ tóm lược các bài diễn văn khai hay bế mạc, viết về một vài nghị quyết được thông qua, và thông cáo báo chí kết thúc buổi họp. Không những thế, nhiều phần là các bài phát biểu và tài liệu đã được soạn trước, còn các nghị quyết quan trọng có thể không được phát hành trong một thời gian dài. Nói tóm lại, nếu chờ vào báo chí trong nước thì người dân thực sự có lẽ không biết gì về những diễn tiến của hội nghị.
Giáo Sư Carl Thayer nhận định:
“Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp Hành Trung Ương hứa hẹn sẽ là một cuộc họp bất thường.”
Lý do, theo ông Thayer, là vì hội nghị không những đã được triệu tập tại một thời điểm “khi guồng máy phê bình kiểm thảo đang được xoay.” mà còn ở thời điểm căng thẳng, khi đấu đá nội bộ đang gay cấn nhất về việc ai phải chịu trách nhiệm cho nạn tham nhũng tràn lan trong các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực ngân hàng và hoạt động kinh tế èo uột.
Một đoạn trong bài bình luận viết:
“Cái 'lưng bẩn' của Việt Nam đã được các trang blogs cung cấp những chi tiết tỉ mỉ về nạn tham nhũng gây ra bởi một mạng lưới gồm toàn tay chân và thân hữu lạm quyền của Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi tính cách xác thực của các cáo buộc trên chưa kiểm chứng được, dư luận cho rằng với những chi tiết cụ thể được dẫn chứng trên các blog này, thì chắc chắn những tin này phải do nội bộ đảng xì ra. Nhiều người suy đoán rằng những dữ kiện này đến từ tài liệu của Bộ Công An.”
Giáo Sư Carl Thayer vạch ra rằng để phản pháo những bài viết trên các trang web nổi tiếng đã làm giảm uy tín và thẩm quyền của mình, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát hành một nghị định cấm các trang web liên quan như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Ðông, và khẳng định:
“Có nhiều xác suất cao là Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 sẽ chứng kiến một trận đấu giữa thủ tướng chính phủ và những người chỉ trích ông.”
Dẫn chứng cụ thể, bài diễn văn khai mạc của Nguyễn Phú Trọng đề cập đến việc tái lập bộ kinh tế trực tiếp dưới quyền Ủy Ban Trung Ương, Giáo Sư Thayer dự đoán rằng có thể đảng CSVN sẽ giảm thiểu quyền lực bao la đã được tích lũy nhiều năm bởi ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu.
Trở lại câu hỏi lớn là liệu những người chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng:
“Câu trả lời KHÔNG tùy thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, các thành viên Bộ Chính Trị (BTC) phải vừa được thuyết phục rằng lời tự kiểm thảo của ông Dũng là chân thành, và thêm vào đó, họ phải chấp nhận những giải pháp ông đưa ra.”
Tuy nhiên, vẫn theo Thayer, trong quá khứ, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra rất “chuyên nghiệp” khi vừa nhận trách nhiệm có các vụ tham nhũng quanh công ty Vinashin, vừa biến những người mà chính ông bổ nhiệm thành những con vật tế thần.
Theo nhận xét của Giáo Sư Thayer, việc Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, nếu có, là điều chưa từng xẩy ra. Nó cũng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, và phản tác dụng với mục tiêu của những người phê bình ông.
Trong phần cuối của bài bình luận, Giáo Sư Thayer nhắc đến tin đồn là nếu Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, có thể cựu phó thủ tướng và hiện là chủ tịch Quốc Hội, ủy viên Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên nhật báo Người Việt, Giáo Sư Carl Thayer nói:
“Tôi không nghĩ rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức. Có thể đảng CSVN sẽ giám sát công việc của ông chặt chẽ hơn và giảm bớt một số quyền hành mà ông đang có.”
Tuy nhiên, ông trình bày thêm:
“Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, người kế vị ông sẽ là thuộc hàng phó thủ tướng. Bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng vào chức thủ tướng sẽ khiến chiếc ghế chủ tịch Quốc Hội bị bỏ trống, và cần tìm người thay thế.”
Cũng cần nhắc lại là hội nghị này sẽ chấm dứt vào 15 Tháng Mười, và kỳ họp Quốc Hội sẽ bắt đầu một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo, đây là thời điểm thuận lợi nhất, vì sau đó quyết định của đảng sẽ được Quốc Hội thực thi.”

Hãy chờ xem!

Hà Giang

(Người Việt)

Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang tị nạn chính trị ở nước ngoài?

03/10/2012
Sáng 6/9/2012, Đại biểu QH Đặng Thành Tâm tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Nga tham dự Hội nghị APEC, đến nay vẫn chưa về VN. Tị nạn: buộc phải tìm nơi trú ẩn ngoài đất nước thường trú của mình vì sợ bị bức hại, truy tố bởi lý do liên quan đến chính trị, tôn giáo, sắc tộc, quốc tịch … (theo Công ước của LHQ về Người tị nạn – UNCRSR). Như vậy, nếu Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa bị bắt hoặc thủ tiêu thì về tính chất, ông đã thực sự trở thành người tị nạn chính trị ở nước ngoài.
Sáng 6/9/2012, đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã đi Nga tham dự Hội nghị APEC. Đóng chật 1 chuyên cơ có: Chủ tịch nước cùng phu nhân, Trợ lý CTN, Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bí thư tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương; Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng; Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông; Chủ tịch UBND Hải Phòng Dương Anh Điền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng; Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cùng đông đảo các sỹ quan an ninh, trợ lý, giúp việc, doanh nhân.
Cùng đi trong đoàn tháp tùng Chủ tịch nước có Đại biểu QH Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn SGI.
Ra nước ngoài trên chuyên cơ của Chủ tịch nước từ sáng 6/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đến nay vẫn chưa về lại Việt Nam.
Ngày 7/9/2012, Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) tại HN, được cho là bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự
Ngày 8/9/2012, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm gửi thư kêu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị, Quốc hội (chắc không cần gửi cho VP Chủ tịch nước vì cả ông Chủ và ông Chánh đều đang ở cạnh ông Tâm).
Ngày 2/10/2012, tổ đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 6 (TP.HCM) gồm Đại biểu Đinh Thị Bạch Mai (Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ TP), Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP) đã đi tiếp xúc cử tri quận Bình Thạnh. Riêng Đại biểu Đặng Thành Tâm (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn SGI) thuộc đơn vị bầu cử số 6 vẫn vắng mặt tại cuộc tiếp xúc lần này.
Theo quy định hiện hành, việc quản lý đoàn ra nước ngoài thuộc phạm vi công tác của các cơ quan Đảng, đoàn thể, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chiểu theo Quy chế quản lý đoàn ra đoàn vào của Ban Bí thư và thành phần đoàn của Chủ tịch nước:
Thẩm quyền cử, cho phép ra nước ngoài:
 
– Chủ tịch nước do Thường trực Bộ Chính trị quyết định
– Bộ trưởng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Thứ trưởng do Bộ trưởng quyết định
– Bí thư tỉnh ủy do Bộ Chính trị quyết định
– Chủ tịch TP do Ban Bí thư quyết định
– Đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định
Hộ chiếu sử dụng:
Theo quy định tại NĐ 136/2007/NĐ-CP và 65/2012/NĐ-CP, ông Đặng Thành Tâm là đại biểu QH nên được cấp và sử dụng hộ chiếu ngoại giao.
Về chuyến đi dự Hội nghị APEC hôm 6/9/2012, Chủ tịch nước và toàn bộ thành viên đoàn tháp tùng đã về Việt Nam từ lâu song riêng Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa trở về Việt Nam và vẫn “biệt vô âm tín” một cách khó hiểu.
Tị nạn: buộc phải tìm nơi trú ẩn ngoài đất nước thường trú của mình vì sợ bị bức hại, truy tố bởi lý do liên quan đến chính trị, tôn giáo, sắc tộc, quốc tịch … (theo Công ước của LHQ về Người tị nạn – UNCRSR).
Như vậy, nếu Đại biểu QH Đặng Thành Tâm chưa bị bắt hoặc thủ tiêu thì về tính chất, ông đã thực sự trở thành người tị nạn chính trị ở nước ngoài.
Trước đơn kêu cứu mà ông đã gửi cùng sự mất tích đầy nghi vấn của Đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm, người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực cao nhất, các cơ quan chức năng cùng hơn 700 báo đài vẫn giữ thái độ vô cảm và im lặng. Thậm chí, ngày hôm qua, tờ Pháp luật TPHCM vẫn lạm dùng từ “đi công tác” để chỉ sự vắng mặt này của ông Tâm.
Bây giờ thật đúng lúc để các bậc trí tuệ siêu phàm như Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) phát biểu một tiếng giúp xem các cơ quan tuyên truyền nhà nước hành xử kiểu này thì thuộc diện trái đất tròn hay “trái đất vuông”? (xin mượn đúng từ của ông phát biểu đêm Trung thu vừa qua trên VTV1 – đoạn cuối clip này).

Cấm đi ô tô cho “quần chúng” à?

"Thành ủy Hà Nội đưa ra dự thảo cấm cán bộ, đảng viên không được tổ chức cưới quá 50 mâm, tương đương 300 khách mời để thảo luận, theo tôi là một quy định cứng nhắc. Nếu muốn cấm sự xa hoa, xa xỉ của họ, làm cho cán bộ gần dân theo tư duy kiểu này thì có nhiều thứ phải cấm lắm, ví như cấm cán bộ không được chơi golf, không được dùng ô tô riêng đi làm... Xin đừng chỉ quá vụn vặt mà lại động đến quyền công dân!", PGS.TS Nguyễn Văn Huy thẳng thắn bày tỏ.

Không thể cào bằng

Thành ủy Hà Nội vừa đưa ra thảo luận dự thảo Chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố. Theo đó cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo, quản lý các cấp tổ chức cưới không quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ. Ý kiến của ông thế nào về điều này?

Sao lại có quy định này? Nó rất hình thức, vụn vặt, cụ thể quá và chắc chắn rất khó thực hiện, rồi cũng sẽ như việc cấm đốt vàng mã mà thôi.

Vì sao ông lại có sự liên tưởng như thế?

Chúng ta cần biết rằng, cưới hỏi, tang ma thuộc về phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia, thậm chí là mỗi làng, bản. Hệ thống văn hóa ấy rất đa dạng chứ không phải đồng nhất. Đặc biệt, trong xã hội kinh tế thị trường hiện nay có sự phân hóa giai tầng, các tầng lớp xã hội sâu sắc: có thành thị và nông thôn, có người rất giàu - người giàu - người có mức sống trung bình - người nghèo và người rất nghèo.
 
Vì thế, nhu cầu văn hóa của các nhóm này cũng khác nhau. Nó vận hành theo phong tục, tập quán chung, đồng thời theo nếp sống của xã hội và các quan hệ xã hội chứ đâu phải ai cũng như ai được?

Phải chăng, ý ông là với quy định này, người ta đang cào bằng nhu cầu văn hóa đó?

Đúng thế. Cán bộ, đảng viên thì cũng có nhiều tầng lớp. Có người rất giàu, có người khá giả, lại có người ở mức sống bình dân như thang bậc chung của xã hội. Cho nên khi thực hiện nếp sống thì theo tôi cần chú ý tới các nhóm xã hội, nhu cầu khác nhau của các nhóm này và không thể cào bằng được.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Quy định như vậy rất tai hại!

Trên thực tế, lâu nay vẫn có chuyện con cái cán bộ, đảng viên tổ chức tiệc cưới linh đình, gây sự hồ nghi, bất bình trong dân về sự xa xỉ, rằng phải chăng để giàu có như thế là do tham nhũng mà ra? Có ý kiến cho rằng, việc Thành ủy Hà Nội đưa ra dự thảo này âu cũng để hạn chế tiêu cực đó?

Quan niệm xa xỉ cũng tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Với người này là xa xỉ nhưng với người khác thì bình thường. Nhiều cán bộ, đảng viên được đi nghỉ ở nước ngoài, có ô tô riêng đi làm, nếu đem so sánh với người lao động bình thường thì rõ ràng đó là xa xỉ. Ngay trong một cơ quan cũng có người đi ô tô riêng, có người lại đi xe đạp. Chẳng lẽ vì thế mà cấm người ta không đi ô tô cho "quần chúng" à?

Yêu cầu cán bộ, đảng viên không được cưới ở khách sạn 5 sao, không mời quá 300 khách nhưng nếu như vợ (chồng), thậm chí là con cái họ làm chủ doanh nghiệp, họ giàu có, họ hàng đông thì sao lại bắt họ phải như người khác? Sao lại bắt đại gia chơi với những người bán hàng rong, ông xích lô, ông xe ôm được! Thực ra, ranh giới của khách sạn 4 sao với 5 sao cũng không khác nhau bao nhiêu. Quy định như vậy rất tai hại!

Vì sao ông lại cho rằng nó tai hại?

Bởi nó đang tạo ra sự phân biệt nhân dân với cán bộ, đảng viên. Tôi nhớ là cách đây không lâu, UBND TP Hà Nội đã có quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, ma chay, lễ hội rồi. Quy định đó được áp dụng cho toàn thành phố, không phân biệt cán bộ lãnh đạo, đảng viên hay nhân dân.
 
Bây giờ, Thành ủy lại đưa ra thêm một Chỉ thị (dự thảo) để áp dụng riêng cho cán bộ, đảng viên. Chẳng lẽ, cán bộ, đảng viên là công dân đặc biệt à? Mà đã là công dân thì đều phải bình đẳng trước pháp luật chứ? Sao lại còn tách họ thành một nhóm xã hội khác - nhóm "không được cưới ở khách sạn 5 sao" với những quy định siết chặt hơn như thế?

Cưới ở nhà cũng hối lộ được

Ông cứ bảo rằng phải tuân theo nhu cầu xã hội trong việc cưới hỏi. Mà nhu cầu thì biết lối nào mà lần, người ta có thể làm cỗ cưới tới hàng trăm mâm với hàng nghìn khách mời, diễn ra nhiều ngày, ở nơi sang trọng thì cũng được ư, trong khi rất nhiều hộ dân còn đang chật vật lo miếng cơm, manh áo?

Việc mời 300 khách trong đám cưới theo tôi cũng là hợp lý nhưng không nên quy định cụ thể, nhất là cho riêng cán bộ, đảng viên. Quy định thế vụn vặt, cứng nhắc lắm! Thêm nữa, nói rằng không làm thế thì cán bộ, đảng viên cách xa dân quá. Đây không phải là bản chất vấn đề. Có nhiều cách để người ta gần dân, lấy được niềm tin của dân chứ đâu phải chỉ có việc tổ chức cưới? Cứ sợ rằng tiền người ta tổ chức đám cưới to là do tham nhũng thì tại sao không để họ thoải mái tổ chức đi, như thế lại càng may đấy chứ?

Cũng có một thực tế là hiện nay, nhiều khi cái phong bì mừng cưới đã bị biến tướng để lo lót, hối lộ. Giả dụ, chỉ thị này được thông qua và thực thi, với số lượng khách mời hạn chế thì ông có cho rằng nó sẽ ngăn chặn được phần nào biến tướng ấy?

Không thể. Nếu người ta đã có ý muốn hối lộ thì dù có cưới ở nhà, có làm chục mâm với chỉ họ hàng đến dự thì cũng vẫn có cách hối lộ được. Tóm lại, không thể hạn chế nhu cầu của người ta bằng những quy định quá chi tiết như thế. Theo tôi, quy định của UBND Thành phố trước đó đã đủ và hợp lý rồi. Xã hội sẽ tự điều chỉnh các nhu cầu và nếp sống ấy.

Chẳng bao giờ thành công được!

Ông nói nhiều đến sự "vụn vặt", "chi tiết" khi đề ra quy định này. Phải chăng, nó phản ánh tầm nhìn của những người đưa ra quy định cấm ấy cũng rất... vụn vặt?

Tôi không dám nói như thế. Nhưng chúng ta giải quyết những vấn đề xã hội thì cần nhìn tổng thể, phải trên cơ sở nhu cầu thực sự của xã hội. Ta đang duy ý chí quá, ta muốn làm theo phong trào, xây dựng những phong trào nhưng thực ra lại không dựa trên cơ sở văn hóa, tâm lý, xã hội để giải quyết vấn đề. Thế thì chẳng bao giờ thành công được!

Nếu không thể cấm cán bộ, đảng viên tổ chức cưới không quá 50 mâm với 300 khách mời thì theo ông, chúng ta cần phải làm gì để cán bộ, đảng viên thật sự gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Theo tôi, tuyên truyền, vận động, khuyến khích như quy định của UBND Thành phố về nếp sống văn minh trong việc cưới trước đó là đủ.

Xin cảm ơn ông!

"Ta đã thực thi nền kinh tế thị trường nghĩa là ta chấp nhận xã hội có sự phân tầng giàu nghèo, có người làm công ăn lương, người làm thuê, người làm chủ. Bây giờ, tại sao lại tạo ra hình ảnh giả tạo để làm gì? Quy định như thế rõ ràng là giả tạo đấy chứ? Cán bộ muốn gần dân, đồng cảm với dân thì có nhiều cách kia mà. Đừng cứ nhìn vào cái việc quá nhỏ là tổ chức đám cưới như thế! Phải đi vào bản chất, gốc rễ của vấn đề. Trong xã hội bây giờ dứt khoát không thể bình quân và mệnh lệnh như thời xưa được".
PGS.TS Nguyễn Văn Huy
 
Vũ Thủy (thực hiện)

Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản

Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản 
Năm nay, Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới hướng tới đấu tranh vì “Lương thực, nước sạch, y tế và nhà ở là quyền của mọi dân và người lao động”.
Hôm nay (3.10), nhân 67 năm Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới (LHCĐTG- 3.10.1945 - 3.10.2012), Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đã cùng tổ chức míttinh tại Hà Nội bày tỏ sự đồng tình, nhiệt liệt hưởng ứng ngày hành động quốc tế có ý nghĩa sâu sắc này với tinh thần “Tình đoàn kết quốc tế là công cụ hữu hiệu chống lại chủ nghĩa tư bản và các tập đoàn đa quốc gia”.
Công đoàn hai nước tin tưởng rằng, dưới sự tập hợp lực lượng của Liên hiệp Công đoàn thế giới, tinh thần đoàn kết chống áp bức bóc lột, đối phó với những chính sách chống lại giai cấp công nhân và người lao động nhất định sẽ góp phần làm nên thắng lợi của phong trào công đoàn thế giới.
Ngày 3.10.1945, tại Paris, đại biểu công đoàn các nước - mà nòng cốt là Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt Liên Xô đóng vai trò quan trọng nhấ - đại diện cho 67 triệu người lao động từ 56 tổ chức cấp quốc gia, đến từ 55 nước và 20 tổ chức quốc tế, đã bỏ phiếu thành lập LHCĐTG với tuyên ngôn : “Chống chiến tranh và những nguyên nhân gây chiến tranh, nhằm thiết lập một nền hòa bình ổn định, lâu dài trên thế giới”.
Không chỉ dừng lại ở việc chống chủ nghĩa phátxít, mà LHCĐTG còn thiết lập sự đoàn kết giữa những NLĐ và các quốc gia bị áp bức trên toàn thế giới để ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ngày nay, trước những tác động của toàn cầu hoá, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản đã trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết, các tập đoàn xuyên quốc gia lũng đoạn nhà nước, dùng cơ chế pháp luật để gia tăng các biện pháp bóc lột công nhân và người lao động; khủng hoảng kinh tế thế giới, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu càng làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện sống, làm việc và thu nhập của phần lớn người lao động trên toàn cầu. Chính vì lẽ đó, LHCĐTG đoàn kết cùng với các tổ chức công đoàn mỗi nước khẳng định vai trò của mình, huy động sức mạnh tổng hợp để bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động.
Tháng 4.2009, lần đầu tiên LHCĐTG đã tổ chức Ngày Hành động quốc tế vì quyền lợi người lao động và chống bóc lột. Các cuộc biểu tình, hành động và đình công đã diễn ra ở trên 45 nước đòi đáp ứng các yêu sách và mục tiêu mà LHCĐTG đề ra. Ý tưởng hành động này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong nhiệm kỳ mới của LHCĐTG.
Năm 2010, LHCĐTG đã thành công trong việc kêu gọi công nhân và lao động toàn thế giới tham gia ngày hành động quốc tế 7.9. Trên khắp 56 quốc gia đã diễn ra nhiều phong trào và chiến dịch vận động. Hàng trăm nghìn công nhân thế giới đã thống nhất được tiếng nói chung, yêu cầu về giải pháp thoát khỏi khủng hoảng. Thành công của phong trào góp phần nâng cao uy tín và củng cố thêm cho chặng đường hoạt động mới của LHCĐTG.
Năm 2011, với khẩu hiệu “An sinh xã hội cho tất cả mọi người; thương lượng tập thể và thỏa ước tập thể; tự do dân chủ; làm việc 35 giờ một tuần, 7 giờ một ngày, 5 ngày một tuần; lương cao hơn” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người lao động và công đoàn các quốc gia trên thế giới.

(Lao động)

Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.
Trẻ em Mỹ "không cần" trường
"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.
Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).
Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.
Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.
Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.
Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp.


Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.
Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.
Các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước
Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.
Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.
Coi nhà trường như doanh nghiệp
Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.
Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: Học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.
Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật...Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!
Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5. Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới.
Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.

Ngô Tự Lập

Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB

(Nguoiduatin.vn) - Ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, từng phát biểu với cơ quan ngôn luận về việc ông có "bảo bối" để tự bảo vệ mình. Ông cho rằng "cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm".
Hiện vụ việc liên quan đến ông Trần Xuân Giá đang được cơ quan chức năng điều tra. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khía cạnh pháp lý trong vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với  luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật sư An Phát Phạm.
Ông Trần Xuân Giá, một trong 4 bị can trong vụ bê bối tại Ngân hàng ACB vừa bị khởi tố cho rằng, ông có "bảo bối" để bảo vệ mình và cũng căn cứ vào các quy định của pháp luật, ví dụ như luật Doanh nghiệp, nếu vậy có phải hiện nay vấn đề "vênh" nhau giữa các bộ luật vẫn tồn tại?
Chỉ xét riêng hành vi "kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh" đã thấy sự "vênh" nhau giữa Bộ Luật hình sự (BLHS) và các luật khác.
Cụ thể, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hành vi hoạt động không đúng quy định ghi trong giấy phép hoặc hành vi hoạt động ngân hàng không có giấy phép bị coi là các hành vi vi phạm hành chính, nếu bị phát hiện thì bị phạt tiền theo quy định (Điều 8 Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng).
Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Luật Doanh nghiệp cấm kinh doanh các ngành, nghề khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc doanh nghiệp kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh sẽ bị xử lý hành chính về hành vi không đăng ký hoặc đăng ký không đúng thời hạn các thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Luật Thương mại (tại Điều 7) quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật. Như vậy, quan điểm của Nhà nước về việc "đăng ký” và "xin phép" đối với hoạt động kinh doanh đã rõ.
Trong khi đó, BLHS lại quy định hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp lại trở thành tội phạm hình sự Kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS).
Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề công dân được làm những việc mà luật pháp không cấm?
Theo tôi, để quản lý trật tự xã hội, điều chỉnh ứng xử của công dân không chỉ đơn thuần phân biệt những việc cấm và không cấm. Trong số những việc không cấm thì nhiều việc vẫn đòi hỏi các điều kiện hoặc quy trình nhất định để Nhà nước quản lý vì lợi ích cộng đồng và sự bình đẳng. Ví dụ, Nhà nước không cấm công dân kinh doanh nhưng kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh, nếu kinh doanh mà không đăng ký thì sẽ bị xử lý.
Trong số những việc pháp luật cấm cũng cần phải lưu ý là không phải cứ vi phạm những việc pháp luật cấm đều trở thành tội phạm. Ví dụ, luật cấm phương tiện giao thông đi vào đường ngược chiều, nhưng nếu vi phạm thì cũng chỉ bị coi là vi phạm hành chính.
Được biết, các lãnh đạo vừa bị khởi tố của ACB này đã uỷ thác cho nhân viên của mình đem VND và USD gửi vào 29 ngân hàng khác nhau để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong khi chính ACB cũng là một ngân hàng, ông có thể giải thích về điều này?
Theo tôi, các cựu lãnh đạo ACB đã vận dụng tối đa cơ chế thị trường khi làm vậy. Và phải xem họ làm như vậy từ bao giờ. Còn việc tại sao một ngân hàng phải gửi tiền sang một ngân hàng khác thì tôi đồng ý với ý kiến của một số chuyên gia ngân hàng rằng do đang có sự mập mờ giữa vai trò của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, mà đáng lẽ Luật Các tổ chức tín dụng không nên xóa bỏ "bức tường lửa" giữa hai loại hình ngân hàng này, khiến cho tại Việt Nam, các nhà băng “gần như là đa năng”.
Luật sư Phạm Văn Phất.
Thời gian gần đây, có không ít các quan chức Nhà  nước, làm công tác quản lý Nhà nước, kinh tế bị khởi tố với tội danh Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông có bình luận gì về điều này?
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra thì việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hay cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế... vì vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân khác, cũng diễn ra. Khi phát hiện những hành vi vi phạm này, việc khởi tố là cần thiết để đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.
Ông có suy nghĩ gì về việc một người có thể coi là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp, lại là một cựu quan chức có nhiều năm kinh nghiệm về công tác quản lý kinh tế, nay lại bị khởi tố với tội danh liên quan đến quản lý Nhà nước về vấn đề kinh tế?
Cá nhân tôi cho rằng quy định "vênh" nhau giữa các luật và tình trạng nhiều quy định của pháp luật hiện hành chưa được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với sự phát triển đa dạng của các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới sự khác nhau trong nhận thức, trong cách hiểu và áp dụng pháp luật tại nước ta hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Xuân Giá: “Tôi có bảo bối để bảo vệ mình”
Trước khi bị khởi tố, ông Trần Xuân Giá nói với PV báo Tiền Phong ngày 21/9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ mình. Ông nói: "Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Tôi là cha đẻ của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là đứa con sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm". (Theo Tiền Phong)
Quang Trung (Thực hiện)

Minxin Pei - Đảng CS Trung Quốc sẽ chịu số phận bi đát không?

Liệu giới lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh có thể phải chịu chung số phận với giới lãnh đạo Liên Xô cũ hay không? Có lẽ.

Bản thông cáo vào hôm thứ Sáu vừa qua cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ triệu tập Đại hội Đảng thứ 18 vào ngày 8 tháng 11 đã mang lại sự nhẹ nhõm tâm tư cho những ai lo lắng rằng những tai tiếng chính trị và cuộc tranh chấp quyền lực ở chóp bu của Chính phủ Trung Quốc đã phá hỏng cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo, cứ mười năm mới diễn ra một lần. Cuối cùng, giới lãnh đạo chóp bu của Đảng có vẻ đã thỏa thuận với nhau là phải làm gì với cựu Bí thư Trùng Khánh thất sủng Bạc Hy Lai (có khả năng đi tù) và đã nhất trí về việc đưa ai vào Bộ Chính trị và Ban Thường vụ nhiều quyền uy hơn.

Vì tất cả những lý do hiển nhiên, giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức mình trong những tháng tới để phóng chiếu một hình ảnh đoàn kết và tự tin, đồng thời thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng thế hệ lãnh đạo kế tiếp sẽ có đầy đủ khả năng để duy trì độc quyền chính trị của Đảng.

Đáng tiếc là, nỗ lực này sẽ khó có hiệu quả. Lòng tin của người dân đối với sự cố kết nội bộ và ban lãnh đạo Đảng đã bị lung lay vì vụ Bạc Hy Lai, vì nạn tham nhũng tràn lan, vì sự đình đốn của chương trình cải tổ trong thập kỷ qua, vì một nền kinh tế đang trì trệ, vì quan hệ với các nước láng giềng và với Mỹ ngày một xấu đi, và vì các bất ổn xã hội ngày một gia tăng. Những câu hỏi đang làm nhiều người trăn trở hiện nay là, Đảng còn bám víu vào quyền hành được bao lâu nữa? Và liệu Đảng có khả năng để quản lý một cuộc chuyển đổi sang thể chế dân chủ để tự cứu mình không?

Những câu hỏi này chắc chắn không phải là sản phẩm của những đầu óc chây lười. Trên nhiều phương diện, quyền lãnh đạo của Đảng sắp đi vào một thập kỷ khủng hoảng có tính hệ thống. Đã cai trị Trung Quốc 63 năm, Đảng đang tiến tới, trong vòng 10 năm nữa, tuổi thọ được ghi nhận của những chế độ độc đảng lâu dài nhất thế giới – Đảng Cộng sản Liên Xô cũ (74 năm), Quốc Dân Đảng tại Đài Loan (73), và Đảng Cách mạng Thể chế Mexico (71). Như một con người, một tổ chức như ĐCSTQ cũng phải già nua.

Hơn nữa, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đẩy nước này quá cái ngưỡng thường được gọi là “khu vực chuyển đổi sang dân chủ” (democratic transition zone) – tức là, một mức lợi tức đầu người trong khoảng từ 1000 USD đến 6000 USD (tính bằng sức mua tương đương của đồng tiền, Purchasing Power Parity, hay PPP). Các nhà khoa học chính trị đã nhận xét rằng các chế độ độc tài đối diện với nguy cơ thay đổi chế độ cao hơn khi mức thu nhập của người dân gia tăng. Cơ may để duy trì chế độ độc tài càng giảm một khi lợi tức đầu người của một nước vượt quá 6000 USD (PPP). Lợi tức đầu người của Trung Quốc đã lên tới 8.500 USD (PPP). Và gần như tất cả các chế độ độc tài trên thế giới với lợi tức đầu người cao hơn TQ đều là các quốc gia dầu lửa. Như vậy, Trung Quốc đang ở trong một môi trường kinh tế xã hội, trong đó việc quản trị quốc gia theo đường lối độc tài ngày càng trở nên thiếu tính chính đáng và không đứng vững. Những ai không tin điều này, xin hãy nhìn vào mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (hay các blog cá nhân) để biết người dân Trung Quốc đang nghĩ gì về chính phủ của họ.

Như vậy, câu trả lời cho tính bền vững của chế độ độc đảng tại Trung Quốc là rõ ràng: viễn cảnh của chế độ này rất bi đát.

Câu trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để một chế độ độc đảng có thể quản lý sự chuyển đổi chính trị để tự cứu mình, là đáng chú ý và phức tạp hơn.

Trên cơ bản, có hai con đường cho các chế độ độc đảng: con đường của Liên Xô chắc chắn dẫn đến sự tự hủy; và con đường của Đài Loan và Mexico dẫn đến sự tự canh tân và chuyển đổi chính trị.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ đã bày tỏ quyết tâm không lặp lại thảm kịch Xô viết. Chính sách của họ, do đó, là tiếp tục chống lại mọi hình thức cải tổ chính trị. Kết quả, thật không may, là một đảng cầm quyền ngày càng xơ cứng, bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, và các quan chức cơ hội chủ nghĩa, tham nhũng, sa đọa như Bạc Hy Lai. Mặc dù Đảng có trên 80 triệu thành viên, nhưng hầu hết bọn họ gia nhập Đảng chỉ để khai thác các tài lợi mà Đảng cung cấp. Chính họ đã trở thành một nhóm đặc quyền đặc lợi, tách rời với xã hội Trung Quốc. Nếu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) đưa ra được những bài học thực tế nào, thì những bài học đó nhất định không phải là lập trường chính thống của giới lãnh đạo Trung Quốc, khi cho rằng chính những cải tổ của Gorbachev đã đưa đến sự sụp đổ của Đảng. Sự thật đáng buồn là: chế độ Xô viết đã quá bệnh hoạn, không còn cứu vãn được nữa vào giữa thập niên 1980, bởi vì chế độ này đã chống lại mọi cải tổ suốt hai thập niên truớc đó dưới sự lãnh đạo của Brezhnev. Nghiêm trọng hơn nữa, ĐCSTQ phải biết rằng, cũng như hàng triệu đảng viên ĐCSLX, hàng ngũ của nó cũng gần như chắc chắn sẽ tan rã vào những lúc chế độ gặp khủng hoảng. Khi ĐCSLX sụp đổ, không có lấy một trường hợp điển hình nào mà các đảng viên trung thành chạy đến bảo vệ chế độ. Một số phận như thế đang chờ đợi ĐCSTQ.

Sự thể này chỉ để lại cho ĐCSTQ một lựa chọn duy nhất: đó là đường lối tự canh tân và chuyển đổi theo mô hình Đài Loan và Mexico. Những chế độ độc đảng tại Đài Loan và Mexico rõ ràng là những chế độ thành công nhất trong nỗ lực tự chuyển đổi thành những thể chế dân chủ đa đảng trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua. Mặc dù quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ của hai nước này là khác nhau và phức tạp, nhưng chúng ta có thể đúc kết bốn nhận định sau đây về sự thành công của họ.

Thứ nhất, giới lãnh đạo tại Đài Loan và Mexico đã đối đầu với một cuộc khủng hoảng về tính chính đáng (a legitimacy crisis) vào những năm 1980 và nhận thấy rằng các chế độ độc đảng nhất định sẽ thất bại. Họ không thể tự lừa dối mình bằng các ảo tưởng hay những điều láo khoét được nữa.

Thứ hai, lãnh đạo của hai nước này đã hành động trong khi chế độ của họ còn mạnh hơn phe chống đối và trước khi họ bị mất uy tín hoàn toàn, như vậy họ còn đủ khả năng để quản lý một sự chuyển đổi dần dần.

Thứ ba, lãnh đạo của hai nước đã tập trung quyền lực và thi hành chính sách độc tài trong Đảng, chứ không phải dân chủ trong đảng, để khống chế sự chống đối của phe bảo thủ trong chế độ. Trong những chế độ độc đảng, thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng chắc chắn sẽ dẫn đến một sự rạn nứt công khai trong giới lãnh đạo chóp bu, như vậy làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của một chế độ có chủ trương cải tổ, trong việc quản lý sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ. Ngoài ra, việc làm cho toàn bộ một hệ thống chính trị trở nên dân chủ hơn, chủ yếu thông qua các cuộc tuyển cử có tính cạnh tranh ở cấp thành phố và cấp quốc gia, sẽ cung ứng cho giới lãnh đạo chóp bu cơ hội để học hỏi một kỹ năng tối quan trọng: tìm kiếm hậu thuẫn của cử tri để giành phiếu và thắng cử. Những kỹ năng này không thể học hỏi từ việc thể hiện trí trá cái gọi là dân chủ trong nội bộ Đảng, mà thực chất chỉ là một tên gọi khác của sự mặc cả và sử dụng thủ đoạn với nhau trong giới lãnh đạo chóp bu.

Thứ tư, một lực lượng đối lập dân chủ ôn hòa là người bạn tốt nhất và lợi thế lớn nhất mà một chế độ độc đảng có chủ trương cải tổ cần phải có. Một lực lượng đối lập như thế là một đối tác thương thuyết và có thể giúp chế độ duy trì sự ổn định trong thời kỳ quá độ. Nó còn có thể đưa ra những điều kiện tốt đẹp hơn nhiều trong việc bảo vệ lợi ích của giới lãnh đạo chóp bu và thậm chí còn giúp họ tránh được tù tội.

Khi chúng ta nhìn vào các phần thưởng mà Quốc Dân Đảng (tại Đài Loan) và Đảng Cách mạng Thể chế (tại Mexico) đã gặt hái, chúng gồm có không chỉ những điều kiện thuận lợi cho việc đi ra khỏi bộ máy quyền lực (ngoại trừ Tổng thống Salinas, người bị buộc phải lưu vong vì tội tham nhũng), không một lãnh đạo cao cấp nào bị truy tố hình sự, cả Quốc Dân Đảng lẫn Đảng Cách mạng Thể chế đã chiếm lại được phủ tổng thống, vị trí quyền lực chính trị của hai nước, sau khi trải qua hai nhiệm kỳ trong thế đối lập.

Nhưng ĐCSTQ có thể thực sự học hỏi từ Quốc Dân Đảng hay Đảng Cách mạng Thể chế không?

Tạm gác ý muốn của mình qua một bên, ĐCSTQ gặp thêm một trở ngại nữa. Đảng này vẫn còn là một đảng toàn trị (a totalitarian party), chứ không phải là một đảng độc tài thông thường (an authoritarian paty). Sự khác biệt giữa hai loại đảng này là, một đảng toàn trị bám sâu và lan rộng trong bộ máy Nhà nước và trong nền kinh tế hơn nhiều. ĐCSTQ kiểm soát quân đội, ngành tư pháp, bộ máy quan liêu, và nền kinh tế ở một mức độ lớn hơn Quốc Dân Đảng và Đảng Cách mạng Thể chế rất nhiều. Rút một đảng toàn trị ra khỏi một bộ máy Nhà nước là khó hơn nhiều. Thật vậy, nỗ lực này chưa bao giờ được thử nghiệm thành công. Tại Liên Xô cũ, nỗ lực này đã dẫn đến sự sup đổ chế độ. Tại Đông Âu, các cuộc cách mạng dân chủ đã không cho các chế độ toàn trị một cơ may thử nghiệm.

Vì thế, trách nhiệm dành cho các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Việc đầu tiên của họ là tránh lao vào một cuộc cải tổ chính trị (political perestroika) kiểu Gorbachev, nhưng phải đi theo một tiến trình tháo gỡ tính toàn trị trong bộ máy Nhà nước và chuyển đổi ĐCSTQ thành một đảng như Quốc Dân Đảng của Đài Loan và Đảng Cách mạng Thể chế của Mexico. Nếu không theo biện pháp trung chuyển này ngay lập tức, ĐCSTQ có thể thấy rằng một sự sụp đổ kiểu Xô viết là tương lai duy nhất của mình.

Minxin Pei

Trần Ngọc Cư dịch

* Minxin Pei là một giáo sư môn Chính phủ tại Đại học Claremont McKenna và là một nhà nghiên cứu thâm niên không thường trú tại Quĩ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quaterly, Journal of Democracy và trong nhiều sách được biên tập. Nhiều bài xã luận của ông đã xuất hiện trên các báo Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, và International Herald Tribune, cũng như nhiều nhật báo quan trọng khác.

(BVN)

Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

(Energy Tribune) - Việt Nam là câu chuyện thành công thứ hai của châu Á . Dù thường bị che khuất trong cái bóng của Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ và đôi khi là kẻ thù ở phương bắc, phép lạ kinh tế của Việt Nam không chỉ là một ấn tượng mà thậm chí còn có thể nhiều hơn như vậy. Giữa đống tro tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam tàn phá và sự nghèo khó, đất nước này đã xuất sắc nổi lên ở khu vực Đông Nam Á, khiến nhận được sự tôn trọng của cả khu vực và quốc tế.

Trong thực tế, phép lạ kinh tế của riêng Việt Nam đã trở thành huyền thoại, một phép lạ mà chỉ vài năm trước đây Ngân hàng Thế giới từng gọi Việt Nam là một "câu chuyện thành công về sự phát triển". Vào năm 1986, khi các cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Chỉ trong 25 năm, vào cuối năm 2010, Việt Nam đã được liệt kê trong hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD. Tỷ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% của năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Và đất nước đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thập niên ban đầu của mình đồng thời cũng đang sắp đạt được thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.

Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, mọi thứ đều trở nên không tốt cho Việt Nam. Nạn tham nhũng và một chính phủ độc tài toàn trị vẫn đàn áp tự do báo chí, và dự phần vào các cuộc đàn áp tôn giáo khiến tiếp tục làm xa lánh các đồng minh Tây phương tiềm năng, đặc biệt là Hoa Kỳ (đất nước từng cố gắng nhưng đã không thể làm ngơ những tin tức về tội ác vi phạm nhân quyền xảy ra từ đất nước này) gây tai hại cho quốc gia.

Thực tế là, vào ngày 11 tháng 9, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để phản đối các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Về phần mình Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng, phản đối dự luật ấy. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng quyết định vô giá trị ấy đã dựa trên những thông tin sai lệch và chỉ có xu hướng muốn cản trở sự tiến bộ của việc bình thường hóa quan hệ dựa trên sự cởi mở và tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ,.

Dù Việt Nam có thể có khả năng vượt qua các khó khăn ấy khi Hà Nội trưởng thành, trở nên thấu hiểu hơn các phức tạp của ngoại giao quốc tế trong thế kỷ 21 và học được cách cân bằng tham vọng của mình trong khi vẫn ngoan cố bám chặt lý tưởng cộng sản ở trong nước, đất nước này vẫn có nhiều khó khăn hơn để phải đối phó với hai vấn đề cấp bách hơn: cơn biến động tài chính gần đây khiến đưa đến hậu quả dự báo GDP thấp và tình trạng thiếu năng lượng - cả hai đều có thể khiến phép lạ kinh tế thứ hai của châu Á rối lên, có thể phải ngừng hẳn lại.

Những vết rạn nứt trên cỗ máy kinh tế Việt Nam

Các khó khăn về kinh tế đã bắt đầu ăn mòn sự thịnh vượng còn non trẻ của Việt Nam. Trong tháng Năm, Dịch vụ Tin tức Việt Nam (VNS) báo cáo rằng trong khi nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau các biện pháp tài chính và tiền tệ từng được chính phủ thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng GDP nhắm mục tiêu từ 6 đến 6,5% năm nay sẽ khó đạt được. Tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện được dự báo là từ 4,5 đến 5%. Tuy nhiên, các nhà dự báo khác tiên đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 4%.

Một khó khăn khác là nạn lạm phát. Trớ trêu thay, các doanh nghiệp Việt Nam đãc ố gắng chống đỡ một đồng bạc Việt Nam suy yếu bằng cách sử dụng đô la Mỹ, lối thanh toán được ưa chuộng tại nhiều khách sạn, cửa hàng và kinh doanh ở các thành phố lớn hơn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành vào đầu tháng Chín cho rằng lạm phát của Việt Nam gần mức 20% trong năm 2011, gấp đôi so với năm 2010, và tỉ lệ nợ có chủ quyền của đất nước trở nên tồi tệ hơn. Việt Nam đã bị giáng 10 bậc trong bảng xếp hạng hàng năm về môi trường kinh doanh và tài chính của mình.

Đất nước này đã tụt xuống xuống hạng 75 từ hạng 65 vào năm trước và hạng 59 trong năm 2010, khiến trở thành đứng hạng gần chót của tám nước trong số mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo báo cáo thường niên của WEF có trụ sở tại Thụy Sĩ về tính cạnh tranh toàn cầu. Bản báo cáo cũng liệt kê tham nhũng là một trong những thủ phạm chính trong cuộc tuột dốc gần đây của Việt Nam.

Các biến động ngân hàng cũng kéo nền kinh tế Việt Nam đi xuống, đến mức hồi đầu tháng Chín, đã có tin đồn là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể phải ra tay cứu nguy,khiến chính phủ nhanh chóng loại bỏ tin này.

Vấn đề bắt nguồn từ thực tế là nhiều ngân hàng Việt Nam đã thực hiện các khoản nợ xấu trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Ba tuần trước, tờ Wall Street Journal tường thuật rằng chính phủ Việt Nam thừa nhận các khoản cho vay không đòi được (đa số là cho các công ty kém hiệu quả thuộc sở hữu nhà nước) có thể đến mức 10% của hệ thống ngân hàng, cao hơn đáng kể so với báo cáo của từng ngân hàng. Các nhà phân tích của Fitch Ratings cho rằng con số này thực sự cao đến mức 15%.

Gareth Leather, một nhà kinh tế tại Capital Economics cho rằng các vấn đề kinh tế của Việt Nam chủ yếu là từ khu vực ngân hàng, và dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 5% trong những năm tới. Ông nói rằng mặc dù cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ở phương Tây, mức 5 %được coi là chậm đối với một quốc gia châu Á đang phát triển như Việt Nam và có thể sẽ không đủ nhanh để tạo ra đủ công ăn việc làm cho dân số phát triển của mình.

Khủng hoảng năng lượng

Không chỉ kinh tế Việt Nam chậm lại, cả lĩnh vực năng lượng của Việt Nam cũng đúng là có vấn đề. Thoạt tiên, Việt Nam trợ cấp giá để công dân của mình chi trả được phí tổn cho khí đốt tự nhiên. Họ không muốn tăng giá đối với người xử dụng đến mức đủ đảm bảo lợi nhuận cho các công ty nước ngoài tìm kiếm (khí đốt) rồi sau đó lại phải trả một khoản tiền lớn để phát triển nguồn dự trữ.

Ngoài ra, mặc dù điều này có thể thay đổi như cú trượt ngã GDP của Việt Nam, nhu cầu điện của cả nước đã tăng tốc khi nền kinh tế tiếp tục phát triển. Trong 15 năm qua, GDP của nước này tăng ít nhất 7% hàng năm. Nhu cầu điện (đi theo tăng trưởng kinh tế) tăng 15% hàng năm kể từ giữa những năm 1990, theo một báo cáo năm 2010 của Ngân hàng Thế giới.

Từ năm 2007, tình trạng thiếu điện và cắt giảm đã gây hại trên cả nước. Hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn trong mùa nóng của những năm 2010 và 2011 khi điện bị cắt vài lần một tuần, khiến người dân nổi giận và gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cả nước đã cố gắng đa dạng hóa ngành năng lượng trong khi cũng tích cực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng khoảng 1/3 năng lượng tiêu thụ của Việt Nam là từ năng lượng sinh học truyền thống và chất thải. Khoảng 70% dân số cả nước sống ở nông thôn và nông nghiệp chiếm một phần lớn GDP của đất nước.

Gần 1/4 nguồn tiêu thụ năng lượng xuất phát từ dầu mỏ, trong khi từ thủy điện là 10%, than đá 20% và khí tự nhiên ở mức 11%.

Sản lượng dầu của Việt Nam đã tụt giảm từ năm 2004, sau nhiều năm gia tăng ổn định và đất nước đã trở thành một nước nhập khẩu dầu ròng từ năm 2011. Tuy nhiên, sản xuất khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng từ cuối những năm 1990 và được sử dụng hoàn toàn để cung cấp cho thị trường trong nước. Mặc dù các công ty nước ngoài thường do dự không muốn đi vào ngành năng lượng của Việt Nam, gần đây, TNK-BP đã dạt được thành công.

Trong tháng tư, chỉ hơn ba tháng sau khi khởi công, TNK Việt Nam, một công ty con của TNK-BP, công ty dầu khí khổng lồ của Nga, thông báo rằng họ thành công trong việc hoàn tất khoan hai giếng dầu trong lĩnh vực Lan Đỏ. Với sản lượng hàng năm dự kiến ở 2 tỷ mét khối (bcm), TNK-BP tuyên bố rằng họ hy vọng mỏ dầu Lan Đỏ ngoài khơi của mình tại Việt Nam sẽ giúp bù đắp thiếu hụt ở các khu mỏ khai thác gần đó cũng như sẽ giúp đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước đang phát triển.

Lượng khí đốt đầu tiên từ Lan Đỏ được dự kiến sẽ chuyển vào các đường ống dẫn trong quý thứ tư của năm 2012. TNK-BP dự kiến sản xuất hàng năm của Lan Đỏ sẽ duy trì mức sản xuất hiện nay ở Lô 06,1 là 4,7 bcm/một năm. Khu vực khai thác này ở cách dàn khai thác ngoài khơi Lan Tây 28 km tại Lô 06.1 ở Nam Côn Sơn nơi TNK-BP đang sản xuất khí đốt để phát điện tại Việt Nam.

Một số nhà phân tích nghĩ rằng điều này sẽ có tác động tích cực lên thị trường điện nội địa của đất nước, vốn đang cần nguồn nhiên liệu bổ sung để đáp ứng với nhu cầu trong tương lai.

Jamie Taylor, nhà phân tích nghiên cứu cho Wood Mackenzie, mang lại một góc nhìn khác. Phát biểu qua điện thoại, ông nói với Energy Tribune rằng sự phát triển của Lan Đỏ sẽ giúp bù đắp những gì ông xem như là một sự suy giảm sản xuất từ các khu vực khai thác ở Lan Tây bên cạnh hơn là có kết quả trong việc gia tăng nguồn cung cấp từ dự án.

Taylor đề cập đến một vấn đề nữa với ngành năng lượng Việt Nam khiến thường gây ra sự khó chịu cho các quốc gia thành viên ASEAN. "Sự chậm tiến bộ trong việc thực hiện các dự án năng lượng ở miền Nam Việt Nam đã khiến không tránh khỏi sự thiếu điện trong khu vực", ông nói. "Nhìn vào tình trạng hiện tại của các dự án năng lượng, ngay cả khi Việt Nam tăng tốc các dự án, thâm hụt điện có thể sẽ tiếp tục trong vài năm tới".

Ông nói thêm rằng tăng trưởng GDP chậm lại ở Việt Nam có thể sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng trong tương lai và có thể làm giảm tác động của tình trạng thiếu điện. Nếu vậy, đó chính là một phước lành hỗn hợp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gần đây của đất nước.

Chris Faulkner, Giám đốc điều hành của tổng công ty Breitling Oil & Gas có trụ sở tại Dallas nói với tờ Energy Tribune rằng ngành công nghiệp dầu khí đã đóng vai trò nổi bật trong sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu năng lượng đã vượt qua cả nền kinh tế và cơ sở hạ tầng năng lượng của Việt Nam .

"Mặc dù gần đây Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống kinh tế theo phong cách thị trường tự do, đất nước này vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng để cung cấp cho nguồn năng lượng ổn định vốn sẽ là chìa khóa để duy trì một GDP tích cực", ông nói.

Faulkner cho biết là Việt Nam đang ở một khúc quanh quan trọng trong cách chính sách và việc cung cấp năng lượng trong nước. Trong tương lai gần đất nước này sẽ không sản xuất đủ khí đốt tự nhiên trong nước để theo kịp với nhu cầu, trừ khi họ tìm và phát triển được các nguồn khai thác nội địa mới.

Ông nói thêm rằng sự tăng trưởng dân số kết hợp với nhu cầu gia tăng khí đốt thiên nhiên cho các máy phát điện sẽ sớm vượt qua trữ lượng hiện tại của Việt Nam và đưa đất nước này ra khỏi tình trạng hiện tại như một nước xuất khẩu vào vị trí không mong muốn là trở thành một nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên.

"Việt Nam cũng sẽ cần phải nghiêm túc về hiệu quả năng lượng. Một chính sách năng lượng trong nước để giải quyết hiệu quả năng lượng, đầu tư nước ngoài, thăm dò tìm kiếm, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, phân phối, giá cả, và nhập khẩu là con đường duy nhất đi đến thành công mà tôi có thể nhìn thấy để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh trong nước ", Faulkner cho biết.

Tim Daiss - Energy Tribune
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét