11h50′ - ACB yêu cầu các chi nhánh, PGD tạm ngưng giải ngân cho vay (Cafef). - Bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB (PetroTimes). - ACB và bầu Kiên không nắm giữ cổ phần Sacombank (VinaCorp).
12h – Nóng nữa!!! Đã bắt tất cả là … 5 (đại gia?) … Chờ thông tin 3 vị kia là ai.
12h7′ – VTV-Thời sự trưa đã đưa tin.
12h35′ – Tin tài chính VTV: Tội danh chco bầu Kiên là “kinh doanh trái phép, chỉ liên quan tới hoạt động của 3 Cty của NĐK thôi. Sàn TPHCM giảm khủng khiếp 20,72 điểm! Lượng hàng bán tháo không tưởng tượng được … Sàn Hà Nội, sụt 3,76 điểm.
12h55′ – Cuộc làm việc của Bộ TNMT với bà con Văn Giang đã kết thúc, nhưng có chỉ đạo ở trên là báo chí không được đăng. Chiều nay BS sẽ có nội dung chi tiết bằng văn bản của các luật sư.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trường Sa: Tình đảo, tình người (NCT). - Bao giờ có bộ tài liệu chuẩn về Hoàng Sa, Trường Sa? (Infonet).
- Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa: Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận thức sai về biên giới biển (TP).
- Đài Loan sắp tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (VTC). - Đài Loan sắp tập bắn đạn thật ở Trường Sa (VNE).
- Giông tố đang quần tụ trên Biển Đông (SGTT). - Mỹ quan ngại việc Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo (TTXVN).
- Tướng Trung Quốc muốn đặt tên tàu sân bay là Điếu Ngư (VNE). - Nhật Bản trong thế tam nan với 3 cường quốc (VNN). - Mỹ, Hàn tập trận giữa thủ đô Seoul (VNE).
- Trung Quốc lo ngại ý đồ can dự vào biển Đông của Nga (Sohanews/TTVN). - Trung Quốc và Nga họp bàn về an ninh chiến lược (TTXVN).
- “BỐ GIÀ” NGUYỄN ĐỨC KIÊN – (Phạm Viết Đào). - Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật – (Cầu Nhật Tân). - Kế hoạch chặt đứt từng cái rễ trong chùm rễ mafia – (Xuân VN). - BÚA LIỀM ĐÃ VUNG LÊN VÀ MỘT CON SÂU CHẢY MÁU – (Mai Xuân Dũng). - PHẢN PHÁO (!?) – (Bùi Văn Bồng).
- “Đây là việc của cá nhân ông Kiên” (TT). - Bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với bầu Kiên (TN). - Bầu Kiên bị bắt: Cập nhật liên tục (GDVN). - Giới ngân hàng “choáng” khi bầu Kiên bị bắt (VEF). - Khởi tố và bắt tạm giam “bầu” Kiên (VTV).
- Hơn 2000 dân Văn Giang đang trực tại bộ TNMT để đối thoại với bộ trưởng – (Xuân VN). - Tin nóng: phe áo đỏ tập trung trước cổng trụ sở bộ Tài Nguyên và Môi Trường(TTXVA).
- “Làm thịt” đất nông, lâm trường: Giao dịch tiền tỷ bằng… giấy viết tay (NNVN). - Giao trách nhiệm giải phóng mặt bằng cao tốc Nội Bài – Lào Cai (VnMedia).
- Thăm Ls Lê Quốc Quân bị đánh: Hung tàn có tiêu diệt được đại nghĩa? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Trí tuệ hay thảo khấu? – (DLB).
- Anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải vui mừng khi biết màu áo đen lan tỏa khắp nơi – (DLB). - Những bài thơ không tên của bác Đặng Thị Kim Liêng – (DLB). “Không cho mẹ được gặp con / Trở về lặng lẽ tủi hờn lệ rơi / Con ơi! ơi hỡi! Con ơi! / Lệ tràn đau xót mong trời giúp con”.
- Xây dựng Đảng theo kiểu…lưu manh – (Bà Đầm Xòe). “Như
vậy, có thể kết luận: Báo Sài Gòn Giải phóng Online và ông Hoài Nam
thực chất là đang tiếp tay, cổ vũ và bảo vệ cho những đảng viên thoái
hóa, biến chất, lưu manh. Điều này cũng có nghĩa nữa là báo Sài Gòn Giải
phóng và ông Hoài Nam đang Xây Dựng Đảng theo kiểu …lưu manh”.
- Bùi Tín: Cuộc tắm rửa rất đáng ngờ (VOA’s blog). “Nếu
chỉ rủ nhau nhúng nước qua loa như những anh chàng chuyên ở bẩn, sợ
nước, rồi lu loa là đã kỳ cọ kỹ càng, ai nấy đã trong sạch thơm tho, thì
chỉ là một màn kịch nhạt nhẽo, làm cho toàn xã hội vừa cười mỉm vừa lắc
đầu bịt mũi mà thôi”.
- Bài báo trên An ninh Thủ đô và lá đơn khiếu nại – (Nguyễn Tường Thụy). - Kỷ niệm về mẹ con cháu Hoàng – (Nguyễn Tường Thụy).
- Sai phạm tại tập đoàn sẽ làm “nóng” phiên chất vấn Tổng Thanh tra (DT). - Sắp thanh tra HUD, Petrolimex (Infonet).
- Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ (TP). - ‘Thổi’ giá tàu thanh lý, 2 tổng giám đốc bị điều tra (VNE).
- Vui: Hà Nội sẽ dẫn đầu giải quyết vấn đề kinh tế biển (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Về việc chứng minh nhân dân ghi tên cha mẹ: Tư pháp nói “không”, công an nói “nên” (TT).
- Quê hương xa mà gần (VOA’s blog).
- Người Nga nghĩ gì về vụ Pussy Riot? (VOA).
- Myanmar mở cửa báo chí (VNN).
KINH TẾ- Chiều nay, Thống đốc ngân hàng trả lời chất vấn về nợ xấu (VOV). - Nợ xấu: Con số nào sát thực? (VTV).
- TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng: Cảnh giác với tăng trưởng tín dụng (TP).
- Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm: Kiểm soát chi phí ngân hàng mới hạ được lãi suất (TP). - ‘Sức khỏe’ hệ thống ngân hàng ra sao? (TP).
- Ông Đinh Xuân Thảo, Ủy viên UB Kinh tế của QH: NHNN có vai trò gì trong việc sáp nhập vừa qua? (TP).
- Vàng cán mốc 43 triệu đồng/lượng (VOV). - Bầu Kiên bị bắt: Vàng tăng nóng, chứng khoán đỏ sàn (NLĐ).
- Thị trường chứng khoán đang ‘rơi tự do’ sau tin ‘bầu’ Kiên bị bắt (Petrotimes). - Chứng khoán ‘rúng động’ vì bầu Kiên bị bắt (ĐV). - Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam? (ĐV). - ACB: “Tình hình khách hàng không đáng ngại” (TT).
- Nhất thế giới mà… lo (ĐĐK).
- Gà lậu được kiểm soát: Người chăn nuôi thêm hy vọng (KTĐT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đào giếng, được tiền cổ thời Bắc Tống (TP).
- SỰ NGUY HIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG HOÀNG QUANG THUẬN: BÁNG BỔ THẦN THÁNH VÀ BÁNG BỔ CẢ GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG – (Phạm Viết Đào). - Thơ đồng bóng – Trường hợp Hoàng Quang Thuận (Chu Mộng Long).
- Tôn Thảo Miên: Trần Thanh Mại và hai tác phẩm nghiên cứu phê bình văn học trước 1945 – Nguyễn Hữu Sơn- Trịnh Bá Đĩnh: Về một lối cảm thụ và phê bình “bắt vít” (PBVH).
- Trần Chiến: Tiếng ta lang thang (viet-studies).
- Gieo hạt từng ngày (Trannhantong.net).
- Cây me – hồn phố Sài Gòn xưa (NĐT).
- Triển lãm ‘Đủ đường’ – Ai sẽ bứt phá? (TTVH).
- Tuổi trẻ và những sáng tạo nghệ thuật (Petrotimes).
- Pascal Lardellier: Văn hóa đại chúng: hình ảnh và huyền thoại (PBVH).
- Chiếc huy chương Olympic bí mật của Tây Tạng (Courrier International/ Thụy My).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- NHỮNG CÁCH PHẢN ỨNG TRƯỚC THẤT BẠI (Tâm Sáng).
- Thí sinh cần tỉnh táo trong xét tuyển (DT). - Thủ khoa khuyết tật chinh phục ước mơ làm giáo viên Triết học (GDTĐ).- “Dù ăn đói, mặc rách, nhưng xin cho con được đi học”(Petrotimes).
- Tránh lãng phí “chất xám” của sinh viên (GDVN).
- Petr Alekseevich Nikolaev: Khoa nghiên cứu văn học trong hệ thống các khoa học (PBVH).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đời câu ném (NNVN).
- “Đinh tặc” lộng hành trên con phố trung tâm Thủ đô (DT). - Người Hà Nội soi đèn nhặt đinh rơi khắp phố (TN).
- Bắt được đại bàng nặng gần 2kg (TP).
QUỐC TẾ- TT Obama kêu gọi TT Syria từ chức, cảnh cáo al-Assad chớ sử dụng vũ khí hóa học (VOA). - TT Obama: Syria sẽ vượt rào nếu sử dụng vũ khí hóa học (VOA). - Syria bác bỏ nhận định của đặc phái viên Liên Hợp Quốc (VOV). - Tổng thống Obama dọa đánh Syria (Infonet). - Tổng thống Mỹ Obama vạch “giới hạn đỏ” cho Syria (Petrotimes). - Syria: Giao tranh dữ dội, 100 người thiệt mạng (TT). - Obama “dọa” can thiệp quân sự nếu Syria dùng vũ khí hóa học (DT).
- Iran “coi thường” đe dọa tấn công của Israel (VnMedia).
1214. Vai trò của các bloggers trong các cuộc phản đối liên quan đến chuyện đất đai ở Việt Nam
Tác giả: Stuart Grudgings
Người dịch: Thủy Trúc
19-8-2012
Hà Nội – Người nông dân có tên Lê Dũng và những người dân làng ông đã tích trữ gạch đá, bom xăng để đánh lại công an, khi công an cố cưỡng chế đất của họ để lấy chỗ xây một khu đô thị xa hoa gần thủ đô của Việt Nam.
Tuy nhiên, vũ khí mạnh nhất của họ hóa ra lại là thứ mà họ đã tạo nên nhờ có sự giúp đỡ của các nhà hoạt động trên mạng, để họ ghi lại và phát tán thông tin về cuộc đối đầu với công an – sự kiện mà truyền thông của Nhà nước đã phớt lờ.
Xung đột diễn ra vào một buổi sáng tháng tư trong sáng. Chỉ trong vài giờ, những hình ảnh ghi lại cảnh vài ngàn công an phun hơi cay và đánh nông dân huyện Văn Giang, nằm ngay phía đông Hà Nội, đã lan truyền như virus.
Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng gia tăng nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực.
Chính quyền Việt Nam đáp trả bằng hành động trấn áp blogger, và vì điều đó mà họ nhận được danh hiệu quốc gia “Kẻ thù của Internet” từ tổ chức đấu tranh vì tự do truyền thông, Phóng viên Không Biên giới. Tổ chức này nói rằng chỉ có mỗi Trung Quốc và Iran là bắt giam thêm nhiều nhà báo.
Lực lượng kiểm duyệt ở nhà nước độc đảng này thường xuyên chặn (block) Facebook và các trang mạng xã hội khác, mặc dù cộng đồng các nhà hoạt động trên web, vốn dĩ tháo vát nhanh nhẹn, thường tìm được cách vượt tường lửa. Điều ấy chứng tỏ một thách thức cực kỳ lớn mà chính quyền phải đối diện, ở một đất nước mà một phần ba trong số 88 triệu dân đã biết vào mạng.
“Lúc đầu chúng tôi cũng không hiểu Internet sẽ giúp mình như thế nào, nhưng bây giờ thì chúng tôi thấy giá trị rồi. (Thông tin về) Cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ được xuất bản ra thế giới” – Ông Lê Dũng, người từng tham gia cuộc chiến năm 1979 của Việt Nam chống Trung Quốc, nói như thế khi ông đang ngồi dưới một bức ảnh chân dung đóng khung của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. “Nếu chúng tôi không dùng Internet thì chắc chính quyền giết chúng tôi rồi: bây giờ thì họ cũng biết là họ phải cẩn thận”.
Vụ Văn Giang và nhiều vụ tranh chấp đất đai khác mà các blogger đưa tin đã gây nên một cuộc tranh cãi nóng bỏng bất thường, trên bình diện quốc gia, về việc nhà nước nên cải cách luật đất đai của Việt Nam như thế nào trước khi cái hạn thuê đất công 20 năm của nông dân kết thúc vào năm sau, 2013.
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã tạo sức ép lên người nông dân, khi mà đất công nghiệp, nhà ở, đường xá mở rộng dần, dẫn đến việc những vụ tranh chấp đất đai một cách bạo lực xảy ra ồ ạt. Nông dân khiếu nại về mức đền bù quá thấp mà các doanh nghiệp – thường là có mối quan hệ với những chính trị gia có ảnh hưởng – trả cho họ là quá thấp.
Đầu năm nay, người nông dân nuôi cá, ông Đoàn Văn Vươn, đã được tôn làm anh hùng sau khi ông tổ chức một cuộc phản kháng, có vũ trang, nhằm vào lực lượng quan chức địa phương – những kẻ đã cố cưỡng chiếm mảnh đất của ông ở ngoại thành Hải Phòng. Vụ việc này được cả báo chí chính thống lẫn blogger đưa tin.
Mối hận Trung Quốc kích động blogger
Các blogger liên hệ chuyện đất đai với những nguyên nhân khác nữa, mà theo họ là đều có điểm chung: Một chính quyền chỉ nhìn vào lợi ích kinh tế của mình mà phớt lờ nguyện vọng của dân chúng.
“Phong trào blog đang lớn mạnh” – ông Nguyễn Văn Đài nói. Ông là luật sư và là nhà hoạt động nhân quyền, từng bị giam bốn năm vì tội sử dụng Internet kêu gọi dân chủ, và hiện vẫn chịu một hình thức quản thúc nhẹ ở Hà Nội.
“Chính quyền không thể giữ bí mật mọi chuyện như trước kia nữa”.
Một nhà hoạt động có ảnh hưởng khác, lấy bí danh Boris và hiện làm việc cho một công ty quốc doanh, đã giúp nông dân Văn Giang hiểu được về quyền của họ, và hướng dẫn họ cách gửi ảnh, video bằng điện thoại di động. Mặc dù đến nay, có khoảng 1000 hộ dân đã thất bại trong việc ngăn chặn dự án Ecopark trên mảnh đất 500 hecta, nhưng Boris cho rằng dư luận rộng lớn về vụ việc này đã ngăn chặn những công ty đầu tư bất động sản khác xúc tiến các dự án tương tự.
Boris khoe rằng anh có thể huy động tới 1000 người dân kéo lên Hà Nội mà chỉ cần thông báo trước một ngày. Anh bảo anh cũng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các cuộc biểu tình thường xuyên chống lại các mục tiêu của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông – một lời kêu gọi mà nhiều blogger khác cũng ủng hộ. Năm ngoái, chính quyền có cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra, nhưng rồi đã nhanh chóng đàn áp biểu tình, sau khi thấy rõ rằng đó có thể là một tia lửa mở đầu cho cơn bất mãn ngày một lớn hơn.
Một số nhà hoạt động tỏ ra liều lĩnh đến bất ngờ khi nói tới những hình phạt tù giam nghiêm khắc đã dội xuống đầu những cá nhân khác vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Alfonso Le, một blogger 42 tuổi, viết blog có tên “Quê hương nổi dậy”, nói với Reuters tại một quán café nhỏ xíu ở Hà Nội, trong tầm tai nghe của một viên công an mặc cảnh phục xanh lá cây – từ vị trí này có thể nghe cả phòng. “Bây giờ mạng xã hội đã phổ biến hơn rồi, công an không dễ bắt người đâu” – Lê nói. Anh xưng danh bằng tên trên Facebook của mình. “Nếu bị công an làm phiền, tôi chỉ cần gửi một thông báo trạng thái lên Facebook, và nhiều người sẽ kéo đến”.
Anh đã phải trả giá vì hoạt động của mình. Anh kể, anh đã từng ba lần bị bắt, và đã ly dị vợ sau khi người vợ khai thông tin cho công an.
Một blogger khác, xin giấu tên, cũng chiếm lĩnh thế giới của những blogger có sự thỏa hiệp. Chị cho rằng mình an toàn, miễn là viết không quá giới hạn (nguyên văn là “red line”, nghĩa là “lằn ranh, vạch đỏ” – ND). Trên blog của chị, một cuộc biểu tình có thể được diễn đạt thành “tuần hành” hoặc “đi dạo”. Tuy vậy, thỉnh thoảng chị vẫn bị công an theo dõi và đã từng bị bắt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong tháng này, bị giữ một ngày ở trại phục hồi nhân phẩm dành cho “con nghiện và gái mại dâm”.
“Họ (chính quyền) sợ chết khiếp trước những gì đã xảy ra ở Myanmar và mùa xuân Ảrập” – chị nói.
Cựu sĩ quan quân đọi Lê Thanh Tùng là nhà hoạt động trên mạng gần đây nhất bị trừng phạt, trong tháng này. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết, ông Tùng nhận bản án 5 năm tù, sau một phiên tòa kéo dài một tiếng đồng hồ. Chuyện xảy ra không đầy một tuần sau khi blogger Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù.
Phiên xử ba blogger tiếng tăm khác cũng đã bị hoãn trong tháng, sau khi mẹ của một trong ba bị cáo tự thiêu.
Có đàn áp cũng vô ích?
Washington đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đối với Việt Nam, về một dự thảo nghị định mới, theo đó người sử dụng Internet phải đăng ký tên thật, và điều này giúp chính quyền dễ dàng truy tìm những kẻ đã chỉ trích họ trên mạng.
Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng mọi nỗ lực của chính quyền nhằm kiểm soát Internet có lẽ đều vô hiệu, trong bối cảnh web đã thâm nhập vào Việt Nam, và blogger ngày càng tài tình hơn trong việc vượt qua những rào cản bằng công nghệ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Việt Nam nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng về sử dụng Internet cao nhất thế giới.
Tỷ lệ người dùng Internet ở Hà Nội và tại TP.HCM – thủ đô về kinh tế của đất nước, ở miền Nam – đã tăng lên hơn 50%.
“Đó là một cuộc chiến mà tôi không nghĩ chính quyền Việt Nam sẽ thắng” – ông Thayer nói.
Vấn đề quyền sở hữu đất đai, vốn dĩ rất gai góc, là cốt lõi của tính chính danh của Đảng Cộng sản, mà nền tảng sức mạnh truyền thống của họ là hơn 10 triệu nông dân. Vấn đề đất đai này cũng là lĩnh vực mà trong đó, giới blogger có ảnh hưởng lớn nhất.
Sau vụ bạo lực ở Văn Giang và Hải Phòng, một số nhà lập pháp và học giả đã kêu gọi thực hiện sở hữu tư nhân về đất đai để bảo vệ nông dân – một đề xuất mà cho đến gần đây vẫn là không thể tưởng tượng được, ở một quốc gia nơi mà nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai là một điều được ghi nhận thiêng liêng trong hiến pháp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch ủy ban kinh tế của Quốc hội, nói với Reuters rằng Luật Đất đai của Việt Nam sẽ được xem xét lại, và nông dân sẽ được phép ở lại trên mảnh đất của họ sau năm 2013. Diễn giải theo nghĩa đen là, luật hiện hành cho phép nhà nước lấy lại đất đai mà không phải đền bù gì cho nông dân, khi thời hạn cho thuê đất đã hết.
“Đất đai là một vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng trong xã hội” – ông Kiên nói.
Bình luận của ông Kiên và các bình luận của những quan chức khác đã làm các nhà hoạt động kiêm blogger tin rằng thời hạn cho thuê đất sẽ được kéo dài, mặc dù điều đó tự nó không giải quyết được vấn nạn các nhà đầu tư tư nhân, được sự hậu thuẫn của nhà nước, cưỡng chiếm đất đai của nông dân.
“Blogger là một phần quan trọng trong câu chuyện” – blogger Lê nói. “Chúng tôi kể lại mọi chuyện từ một khía cạnh khác. Chúng tôi kể để cho thấy rằng lời nói của đảng cầm quyền chẳng đi đôi với việc làm của họ”.
Biên tập: Jason Szep và Paul Tait.
Ảnh: Một phụ nữ đang chụp ảnh blogger tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 22-7-2012. Mối liên minh không mong đợi giữa nông dân và những nhà hoạt động người thành thị trên Internet là minh chứng cho một thách thức ngày càng lớn hơn với tốc độ nhanh chóng, đe dọa quyền lực của chính quyền cộng sản, khi mà người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra táo gan hơn trong những cuộc biểu tình của họ – về một loạt vấn đề từ quyền sở hữu đất đai cho đến tham nhũng và ảnh hưởng ngày một lan rộng của Trung Quốc trong khu vực. Ảnh chụp ngày 22-7-2012, REUTERS/Alfonso Le.
Nguồn: Reuters/ MSNBC
Bản tiếng Việt © BS 2012
1215. Vụ Bầu Kiên bị tóm: “Bắt gà sống”, “Bắt gà chết”
Rõ ràng, trong vụ Bầu Kiên, báo “lề đảng” đã không làm nổi chức năng phát hiện, dự báo của mình như lâu nay đảng vẫn yêu cầu, răn dạy; bạn đọc vẫn đòi hỏi. Trong nghề báo, người ta gọi hiện tượng chỉ làm được cái việc mô tả lại sự kiện đã rõ như ban ngày (công an đã bắt đương sự, tòa án đã kết án, đảng đã ra quyết định kỷ luật, thanh tra đã có kết luận… ) là “bắt gà chết”.Vụ Bầu Kiên bị tóm:
“Bắt gà sống”, “Bắt gà chết”
Võ Văn Tạo“Quanlambao – Chúng tôi là người đầu tiên đã đưa tin đến bạn đọc lưc 0 giờ 21/8/2012 về việc bố già Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt vì hàng loạt những tội phạm mà Quan làm báo đã phanh phui, đó chính là cơ sở để hình thành chuyên án đặc biệt do trực tiếp Bộ Trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo với sự kết hợp giữa Bộ Công An và Tổng cục 2 (an ninh quân đội – VVT) thực hiện trong suốt 01 tháng qua … “
Trên đây là mấy dòng mở đầu của bài “Baogiờ đến lượt những kẻ khác “theo hầu” bầu Kiên” trên trang “quanlambao.blogspot.com” sáng 21-8-2012. 9 tiếng đồng hồ sau bản tin đầu tiên của quanlambao, hàng loạt báo “lề đảng” mới lục tục đưa tin Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) bị bắt lúc tối 20-8, mà cũng chỉ vắn tắt “chưa rõ nguyên nhân”, hoặc “sai phạm về kinh tế”.
Khác với bạn đọc các báo “lề đảng” – hầu hết lâu nay chỉ nghe danh Bầu Kiên ở trò bóng đá, hoặc loáng thoáng là kẻ phất nhanh trong lĩnh vực ngân hàng, từ nhiều tháng nay, bạn đọc các báo “không lề” không lạ gì Bầu Kiên – một bố già mafia, một phù thủy trong giới ngân hàng, nhờ bàn tay nhám nhúa của một vài kẻ có thế lực trong chính giới mà bòn rút không biết bao nhiêu nghìn tỷ đồng ngân sách, lũng đoạn nền tài chính quốc gia.
Rõ ràng, trong vụ Bầu Kiên, báo “lề đảng” đã không làm nổi chức năng phát hiện, dự báo của mình như lâu nay đảng vẫn yêu cầu, răn dạy; bạn đọc vẫn đòi hỏi. Trong nghề báo, người ta gọi hiện tượng chỉ làm được cái việc mô tả lại sự kiện đã rõ như ban ngày (công an đã bắt đương sự, tòa án đã kết án, đảng đã ra quyết định kỷ luật, thanh tra đã có kết luận… ) là “bắt gà chết”. Con gà chết, đã nằm ngay đơ, thằng con nít mới biết đi nào chẳng bắt được? Lúc nó còn sống, chạy nhảy lanh lẹ, chẳng phải ai cũng bắt được!
“Bắt được gà sống”. Hoan hô báo “không lề”! Vụ này, lẽ ra Ban Tuyên giáo, thực hiện chức trách của mình, phải kịp thời biểu dương, khen thưởng, đề nghị các báo “lề đảng” học tập các báo “không lề”, ít nhất cũng về nghiệp vụ chuyên môn (!).
Qua đây, báo giới “lề đảng” và giới chức quản lý có tự vấn: thua xa báo “không lề” – vì sao? Rộng hơn, không chỉ lĩnh vực kinh tế, vấn đề an nguy của vận mệnh đất nước hiện nay, nếu các báo “lề đảng” vẫn trong “vòng kim cô” “bắt gà chết”, một một buổi sáng không đẹp trời nào đó, mở tờ báo ra đọc, thấy dòng tin sững sờ: Quân xâm lược… (không viết nổi nữa).
VVT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét