Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Cập nhật tin nóng

http://www.youtube.com/watch?v=szuZCCanp2Q&feature=player_embedded
Thống đốc giải trình vụ bầu Kiên bị bắt  vnexpress.net/ Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, những nhà đầu tư, điển hình là trong trường hợp thâu tóm Sacombank chưa bao giờ báo cáo Ngân hàng Nhà nước. “Do đó chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền đâu ra”, người đứng đầu ngành ngân hàng quả quyết.

Gia sản kếch xù của bầu Kiên đến từ đâu?
(GDVN) - Nổi danh là một doanh nhân thành đạt, nhưng ít ai ngờ rằng ông Nguyễn Đức Kiên không xuất thân từ gia đình “vốn đã giàu”.
Bầu Kiên sinh năm 1964, là con trai của bộ đôi giáo viên cực kỳ nổi tiếng ở trường Cao Bá Quát: thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Lung và cô Nga dạy văn.
Có bố mẹ là giáo viên giỏi và nổi tiếng cả miền Bắc khi đó, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên không theo nghề sư phạm, mà vào…quân đội.
Thời trai trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985).
Trong gần 10 năm sau đó, ông Kiên là cán bộ của Tổng công ty Dệt - May.
Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của ACB và có một thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này.
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.
Ảnh: Chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên .
Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.
Ảnh: Chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên. Được đặt cho biệt danh "tàu cao tốc bọc nhung" - chiếc siêu xe này có giá trên 500.000 USD khi về đến Việt Nam.
Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.
Ảnh: Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom ở sân Hàng Đẫy

Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.
Ảnh: Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom của bầu Kiên ở sân Hàng Đẫy.
Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.
Ảnh: Nhiều người dân hiếu kỳ đứng ngắm xế xịn của bầu Kiên .
Bầu Kiên hiện đang sở hữu một biệt thự vào loại đắt và đẹp nhất Hà Nội hiện nay. Biệt thự tọa lạc cạnh Hồ Tây, thuộc mảnh đất “kim cương” ở Hà Nội.
Phỏng vấn bầu Kiên trước giờ bị bắt
Lúc hơn 18 giờ chiều qua (20.8), phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch VPF về vấn đề tiêu cực của V-League. Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, ông Kiên bị công an bắt tạm giam, khám xét nơi ở.
Bầu Kiên bị bắt, chứng khoán Việt Nam mất 19,100 tỷ đồng
Ngăn hệ lụy bầu Kiên, ACB hạn chế giải ngân cho khách
NHNN lên tiếng về vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố
Tội kinh doanh trái phép nhận mức phạt nào?-

Theo Điều 159, Bộ Luật hình sự, hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép được chia thành 3 trường hợp:

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Trích Bộ Luật hình sự

Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang

-Đối thoại với người dân sáng 21/8, lãnh đạo Bộ Tài nguyên khẳng định việc thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) phục vụ cả lợi ích quốc gia lẫn công cộng. Quyết định cưỡng chế đất thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Luật sư Trần Vũ Hải (áo sọc) và Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển trong cuộc đối thoại sáng 21/8. Ảnh: N.Hưng.
Sáng 21/8, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc đối thoại với đại diện gần 100 hộ dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan (Văn Giang).
Liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho các hộ dân đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài nguyên tham mưu cho quyết định 303 của Thủ tướng xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án khu đô thị Văn Giang) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án, 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở.Theo Thứ trưởng Hiển, quyết định 303 xác định 500 ha là quỹ đất tạo vốn xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, còn xác định các loại đất ở, đất cây xanh phải thực hiện theo quyết định phê duyệt khu đô thị Văn Giang do UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ quy hoạch này, có 30% (tương đương 149 ha) đất ở, đất thương mại dịch vụ (133 ha) chiếm 26,8%. Quyết định của UBND tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, xác định rõ đất ở là 149 ha.
Cũng liên quan tới quyết định 303, đại diện các hộ dân ở Văn Giang chất vấn vì sao tờ trình của UBND tỉnh không được HĐND thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường bỏ qua, không báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hiển, chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là chủ trương lớn, tất cả dự án đổi đất phải trình, Thủ tướng đồng ý mới được thực hiện. Hưng Yên đã trình Thủ tướng chủ trương này và đã được đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy HĐND và thường trực UBND đồng ý.
"Tại thông báo 435 ngày 5/12/2003 của Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về triển khai chủ trương, nói rõ có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND. Chúng tôi căn cứ văn bản này", ông Hiển cho hay.
Cuối buổi đối thoại, đại diện người dân Văn Giang chất vấn lãnh đạo Bộ Tài nguyên về tính hợp pháp của việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24/4.Theo Thứ trưởng Hiển, việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải Bộ Tài nguyên Môi trường. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự thủ tục cưỡng chế mà "phải theo các luật khác".
"Xung quanh vụ cưỡng chế, Thủ tướng đã có thông báo kết luận. Khiếu nại các quyết định hành chính được thực hiện tại tòa án theo quy định pháp luật và tôi biết bà con đang khiếu nại ra tòa", ông Hiển không trả lời trực tiếp câu hỏi.
Theo ông Hiển cho biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao phối hợp cùng UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ. "Đoàn của Bộ Tài nguyên đi với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, để nắm tình hình chứ không phải rà soát hay có trách nhiệm chính trong việc xem xét giải quyết", ông Hiển nói.
Bo Tai nguyen doi thoai voi dan Van Giang
Buổi đối thoại kéo dài hơn 4 giờ. Ảnh: N.Hưng.
Trong suốt buổi đối thoại kéo dài gần hơn 4 giờ, đại diện của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hưng Yên, Văn phòng Chính phủ đều có mặt và được người dân yêu cầu trả lời, song chỉ có người chủ trì - Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đối thoại.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng- Bộ Tài nguyên đối thoại với dân Văn Giang (VNE).

Bộ Tài nguyên - Môi trường đối thoại với người dân huyện Văn Giang
- Hơn 2000 dân Văn Giang đang trực tại bộ TNMT để đối thoại với bộ trưởng    –   (Xuân VN). - Tin nóng: phe áo đỏ tập trung trước cổng trụ sở bộ Tài Nguyên và Môi Trường(TTXVA).
-Website của TĐ Nam Cường đã gỡ thông tin sạt lở do Sông Đà Thăng Long
(GDVN) - Theo một đại diện của TĐ Nam Cường, việc đăng tải các thông tin trên trang là của thông cáo báo chí và.

Hố tử thần khổng lồ xứng đáng tầm vóc Thủ đô to
(Phunutoday) – Hà Nội có thể đề cử danh hiệu chiếc hố tử thần to nhất thế giới, cũng có thể kiên nhẫn đợi 1.000 năm sau để làm hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thế giới, tiêu biểu cho phong cách xây dựng Việt Nam thời nay.

- Những công trình, dự án gây tranh cãi - (boxitvn).

 -20 ngày, 3 đại gia Việt ‘cộm cán’… bị ‘vật’ vào trại giam

Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia ‘nghìn tỷ’ (infonet 20-8-12) -- Điểu tôi thắc mắc là: sản nghiệp của bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ của Cường) từ đâu mà có? Bạn nào biết, xin chỉ giáo! Những cỗ quan tài bạc tỷ của đại gia (VTC 20-8-12)

Thống đốc: Có ngân hàng vẫn báo lãi dù mất hết vốn (sao ko xử lý nhỉ????)

-Thực phẩm bẩn: “Chưa thấy cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm”
(T2 – DSPL) “Nếu chỉ phạt hành chính thì đâu lại vào đó”
Vẫn loay hoay thắt chặt quản lý thực phẩm bẩn
-- Phát hiện trứng bắc thảo ngâm hóa chất (NLĐ).-Hóa chất ngâm trứng vịt bắc thảo có cả sút, nước rửa bát- Cảnh giác với thuốc Trung Quốc bạc triệu phòng xuất huyết não (DV).- Sự thật viên thuốc gần 1 triệu đồng phòng xuất huyết não (Bee). - Củ “ấu tàu” cực độc được hô biến thành…thần dược  (NĐT).
-Rộ tin đồn cấy trứng đỉa vào thức ăn hại người
-  –  Phát hiện nhiều vụ lưu hành tiền giả (TN).
Đến lượt rết xuất đi Trung Quốc
Hiện con rết đang được nhiều đầu nậu thu mua với giá từ... 5.000- 7.000 đồng/con! Đa số rết này được sấy khô để xuất sang Trung Quốc.
-“Truy” trách nhiệm quản lao động nước ngoài tại Việt Nam
VnEconomy -Đã có độ vênh về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an
-- Nhật:  7 người chết vì ăn bắp cải dầm giấm của Trung Quốc (LĐ).


 -Tuồn bản đồ "xâm chiếm" vào VN: TQ là bậc thầy “đổi trắng thay đen”
Biển Đông: Trung Quốc "góp gió thành bão", chính giới Mỹ bối rối
Doanh nghiệp Trung Quốc bán bản đồ Việt Nam sai sự thật
Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế?
Trung Quốc theo đuổi chính sách "thái từng lát xúc xích" tại Biển Đông
Trung Quốc đang đẩy mạnh "đánh lận con đen, ngụy tạo bằng chứng"
-– Kami: Tranh chấp Biển Đông: Tại sao ban lãnh đạo đảng CSVN im lặng? (RFA’s blog).
– Nguyễn Hưng Quốc:Hãy gọi đối thủ là đối thủ (VOA’s blog).
-Giáo sư Carl Thayer nói về tương lai Việt Nam và chính sách Châu Á của Mỹ
- Hiệp định TPP đang từng bước trở thành hiện thực (VOA).
'Hoa Kỳ và Việt Nam đạt tiến bộ lớn'
  - Trung Quốc xem Mỹ ra sao: How China Sees America (Foreign Policy). -Máy bay của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ bị tên lửa tấn công
Nhận diện chân tướng Thời Báo Hoàn Cầu (TT 20-8-12) -- Bài này khá!

- Rầm rộ căng khẩu hiệu ‘bao vây’ đòi tiền ngân hàng HD Bank (Infonet).
Chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng bao nhiêu tiền? (VietQ).
-Công nhân ngành thép phải nghỉ việc luân phiên Ngành thép cắt giảm lượt công lao động của công nhân do tiêu thụ sụt giảm, tồn kho nhiều.
- Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt ở Moscow   –   (BBC): - Nga phát hiện xưởng may hơn 1.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp (Infonet). - Hàng vạn cựu TNXP chưa được hưởng chính sách (PLTP).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét