http://www.youtube.com/watch?v=1QENlDKcQSo&feature=player_embedded
Chính trị – Xã hội
Tình hình Biển Đông: Đài Loan ngoan cố, Trung Quốc lo Nga(Phunutoday) —–Trung Quốc tập nhảy dù, đổ bộ đường không ở biển giới(Phunutoday)Chuyên gia TQ: Không có tàu sân bay sẽ không thành cường quốc thực sự (GDVN) —-Tướng Trung Quốc lặng lẽ thăm Mỹ(GDVN)
‘Hoàng Sa, nỗi đau mất mát’ sẽ được chiếu ở Quảng Ngãi? (RFA) – Trong vài tuần gần đây, có nhiều thông tin liên quan đến việc bộ phim ‘Hoàng Sa, nỗi đau mất mát’ của ông Andre Hồ Cương Quyết sẽ không được chiếu ở Quảng Ngãi như dự định của địa phương trước đó.
‘TQ sử dụng dân quân gây hấn trên biển’ (VNN) —Việt Nam và Thái Lan bàn hợp tác tuần tra trên biển (NLĐ)
Hình ảnh nhạt nhòa của bầu Kiên trong mắt hàng xóm(Phunutoday) —-Các ngân hàng lên tiếng, bầu Kiên mất 132 tỷ(Phunutoday) —-“Khi tòa biệt thự bị khám xét, bầu Kiên vắng mặt” (GDVN) —Bầu Kiên: Chân dung ông bầu đầu bạc khét tiếng Việt Nam (Kỳ 1)(GDVN)Bà con An Giang khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu (RFA) —Nam Phi và Việt Nam hợp tác chống mua bán sừng tê giác (RFA) —-Tạm hoãn phiên tòa xử nhà báo Hoàng Khương (RFA)
3 công ty bị tố vi phạm pháp luật của “bầu” Kiên kinh doanh gì?(GDVN) —Bầu Kiên bị bắt, dân mạng kêu gọi nhau ‘bình tĩnh’ (GDVN) —TS Lê Đăng Doanh: vụ “Bầu” Kiên là hệ quả việc thiếu giám sát quyền lực (RFA) —Thị trường chứng khoán Việt Nam hốt hoảng trước tin Bầu Kiên bị bắt (RFA)
Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh sau vụ bắt giữ tỉ phú Nguyễn Đức Kiên (VOA) —-Vụ bắt bầu Kiên làm nóng phiên chất vấn Thống đốc (VNN) —-Bầu Kiên: Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng (VEF)
Khởi tố bị can, bắt giam “trùm” Kiên (TN) -Hôm qua 21.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về hành vi kinh doanh trái phép theo điều 159, BLHS.
Bóng đá VN sốc quanh vụ bắt bầu Kiên(TN) —Làm rõ quan hệ cá nhân bầu Kiên – Lý Xuân Hải TTBình tĩnh (TN) -Những phản ứng đầu tiên của nhiều người ngay sau khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt là hoang mang, không biết có nên đi rút tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng (NH) ACB và một số NH khác được cho là có vốn của bầu Kiên hay không.
Hố tử thần khổng lồ xứng đáng tầm vóc Thủ đô to(Phunutoday) —- ‘Hố tử thần’: Không thể đổ tội cho mưa bão (VNN) —-Thái Phiên: ‘Con tôi bị bạn bè xa lánh vì bố chụp ảnh cởi truồng’!(GDVN) —-Việt Nam lo ngại quá nhiều phim nước ngoài chiếu trên truyền hình (VOA)
Tiền trăm mua nhà ở, bạc vạn tậu láng giềng (TVN) – Vũ cao Phan -Láng giềng tốt đâu phải tự nó sinh ra và ông trời cũng chẳng cho, mà phải thiện tình thiện tâm cùng nhau xây dựng.
Không thể bổ nhiệm người kém mà không ai chịu trách nhiệm (VNN) – Ông Trời chịu. —-Xử nghiêm lao động nước ngoài ‘chui’ (VNN) – Cái này “nghe quen quen” -không “lạ”.
‘Khu tập thể khốn khổ’ cạnh Hồ Gươm (VNN) —Tiền nhà đắt đỏ, bỏ lên cơ quan tá túc (VEF.VN)
Hạ tầng cảng biển Việt Nam thiếu đồng bộ (TN)
Cháu bé bị mẹ kế bạo hành (TN) -Chiều 20.8, bức xúc vì cháu Nguyễn Anh Toàn (ở tổ 43, KV.6, P.Nhơn Bình, TP.Quy Nhơn, Bình Định) liên tục bị mẹ kế bạo hành, sau khi báo với các cơ quan chức năng, nhiều phụ nữ ở địa phương đã kéo đến nhà cháu Toàn để “làm cho ra nhẽ”
Tổng thanh tra Chính phủ đang trả lời chất vấn (truyền hình trực tiếp) (TN) —-VKSND Tối cao điều tra vụ chạy án ở Long An (NLĐ)
Tạm dừng cấp CMND ghi tên cha mẹ (NLĐO)
Kinh tế
Xăng dầu lại kêu lỗ: Tăng giá và rối loạn? (VEF) —BĐS thời thiếu tiền: Chuyện ngược đời về giao nhận nhà (VEF) —-Một Công ty ‘họ’ Sông Đà bị đòi nợ ráo riết(BĐS)Dự án ParkCity: Vinaconex bắt tay nhà đầu tư ngoại vẫn ‘bất động’(BĐS) —Yêu cầu thay ngay nhà thầu Vinaconex (BĐS)
Giá vàng SJC lên 43 triệu đồng/lượng (TN)
Giá vàng SJC tăng đột biến (TN)
Vàng tăng giá, chứng khoán “xìu” (NLĐ) -Giá vàng tăng rất mạnh và lượng giao dịch cũng tăng cao. Ngược lại, chứng khoán đã có một phiên lao dốc với hàng loạt mã nằm sàn
Ngân hàng đi… gửi tiền (TN) -Thử
“lục” vào báo cáo tài chính của một số NH lớn hiện nay để tìm hiểu
đường đi của vốn sẽ thấy một bức tranh rất chua chát. Đó là các NH, với
chức năng cho vay nhưng thực tế, lại đi gửi tiền với số lượng lớn. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vốn không thể chảy vào
sản xuất.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc thiếu kiềm chế hơn người miền Nam?(GDVN) —-TS.Nguyễn Tùng Lâm: “HS sinh văng tục, chửi bậy là vấn nạn của xã hội”(GDVN)Văn hóa ‘xuống cấp’- vì đâu (I)? (TVN)
Thế giới
Trung Quốc đắp vũ khí mới cho Thi Lang vì… Ấn Độ? (PNTD) —-Đài Bắc không bắt tay với Trung Quốc để gây áp lực với Nhật (RFA) —-Bạc Cốc Khai Lai bị án chết treo (Trần đông Đức – RFA) —-TNS Jim Webb kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông (VOA) —-Hội nhà báo quốc tế: Phóng viên nước ngoài bị đánh đập, xách nhiễu ở Trung Quốc (VOA)Ảnh: Nhật Bản diễn tập bắn đạn thật quy mô cực lớn(GDVN) —Ông Romney quyên được nhiều tiền hơn Tổng thống Obama (VOA)
Hoa Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Syria (RFA) —TQ và Nga cảnh báo Hoa Kỳ phải thông qua UNSC về vấn đề Syria(RFA) —-Giao tranh tiếp diễn ở Syria (VOA)
Miến Điện đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ(RFA) —ADB lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Miến Điện (VOA)
Bắc Hàn đang xây lò phản ứng hạt nhân(RFA) —-Thủ lĩnh phe “Áo Vàng” không nhận tội phỉ báng Hoàng Gia(RFA)
Liệu Kim Jong Un có thể đưa Triều Tiên bước qua thế kỷ 21? (TVN) —Thế giới 24h: Sự kiện cực hiếm ở Triều Tiên (VNN) -Hơn trăm công ty từ 11 quốc gia đã tới Triều Tiên để tham gia hội chợ thương mại quốc tế, Seoul từ chối đề xuất của Nhật ra Tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp…là các tin nóng trong ngày.
Thái Lan khuyến khích dân tố tham nhũng (TT) —Hội chứng “sợ truyền thông” ở Trung Quốc (TT) —-Trung Quốc tìm kiếm hòa hoãn với Mỹ? (TT)
Xe cán chó chó cán xe
Irina Shayk khoe thân hình chuẩn không cần chỉnh (VNN)===>>>
Những chuyện ‘bệnh hoạn’ trên điện thoại tư vấn (VNN) —Video: Phát hoảng xe container bốc cháy dữ dội trên đường(GDVN) —-Chùm ảnh: Cháy lớn thiêu rụi CLB bi da nổi tiếng tại Vũng Tàu(GDVN) —Vụ quăng quật xác thai nhi: Nếu được chọn lại tôi vẫn bắt con phá thai(GDVN)Vụ lở đường Lê Văn Lương kéo dài: “Cty CP TĐ Nam Cường đã phiến diện”(GDVN) —Nguyên HT trường ĐH Xây Dựng: “Đường Lê Văn Lương nứt đôi do nền rỗng”(GDVN)
Nữ doanh nhân xinh đẹp, lương cao giăng băng rôn tìm… chồng(GDVN) —Hà Nội: Một nữ nhân viên khách sạn bị bắt cóc bí ẩn (GDVN) —-Kẻ đồi bại chiều hiếp dâm em, tối cưỡng bức chị(GDVN)
Phá ổ mại dâm “núp bóng” quán cơm(GDVN) —Cựu công an “cắm” xe ô tô bằng thẻ ngành giả (GDVN) —-Sững sờ khi kẻ giết người dã man thoát án (VNN)
Giám đốc Sở VH-TT-DL bị mất tài liệu quý (TN) —-Va chạm giao thông, rút súng bắn chỉ thiên (TN) —-Nguyên chủ tịch và kế toán xã hầu tòa (TN)
Đào Tuấn - Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân nói về “nhóm lợi ích”
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân chỉ ra nguy cơ lớn nhất hiện nay trong công tác quy hoạch cán bộ là tình trạng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và thứ tự tiêu chuẩn: “Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”.
PV: Nghị quyết TƯ 4 đã nhắc đến vấn đề “lợi ích nhóm”. Dường như đây là vấn đề không mới và có tác động mạnh đến công tác cán bộ, thưa ông?
Ông Mai Thúc Lân: Khi tôi còn ở TƯ 7, 8, vẫn có chuyện chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ, nhưng bấy giờ chưa có vấn đề nhóm lợi ích. Dường như sau việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội và đặc biệt là vụ việc Vinashin vừa qua, vấn đề nhóm lợi ích mới bắt đầu nổi lên. Vì sao công tác quy hoạch cán bộ của chúng ta chưa thật “chuẩn”. Là bởi có những tác động của những nhóm lợi ích, của những “đại gia” trong việc đề bạt và sử dụng cán bộ. Tôi rất mừng vì Nghị quyết TƯ 4 khóa XI đã nêu rất kỹ về vấn đề này. Chúng ta phải làm rõ những gì liên quan đến lợi ích nhóm, bởi dứt khoát không được để các nhóm lợi ích chi phối công tác bán bộ, bởi nếu để “lợi ích nhóm” dùng tiền tài, quyền lực khống chế công tác tổ chức, cán bộ thì làm sao giữ được bản chất cách mạng trong sáng của Đảng. Vấn đề thời sự nhất hiện nay là câu chuyện mua bán nợ xấu chẳng hạn, cần phải đặt ra vấn đề nhóm lợi ích, phải trả lời được câu hỏi việc mua bán nợ xấu làm lợi cho ai.
Nhưng công tác quy hoạch của chúng ta chưa “chuẩn” là còn vì vấn đề “con ông cháu cha” đưa vào quy hoạch chưa hợp lý, gây phản cảm trong dư luận. Tôi nghe rất nhiều dư luận rất chua sót. Người ta bảo bây giờ trong công tác cán bộ thì “Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”. Chính những yếu tố này đã dẫn tới trong thực tế tình trạng người làm được thì lại không được bố trí, người không làm được thì lại cơ cấu.
Ngay từ ĐH 6 đã xác định “Những sai lầm và khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Kết luận trong báo cáo chính trị ĐH 6 đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Vì hậu quả của nó là sự mất niềm tin.
PV: Sáng nay, phát biểu trong Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận của Bộ Chính trị về đổi mới công tác cán bộ, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm dứt khoát phải làm quy hoạch cán bộ, song song với việc “trọng dụng mọi nhân tài”. Nhưng dường như các Bộ trưởng hiện này đều là Ủy viên TƯ?
Ông Mai Thúc Lân: Đảng lãnh đạo thì đúng rồi, nhưng Đảng cần đổi mới phương thức lãnh đạo của mình để sử dụng được trí tuệ nhân dân. Hiện nay, dù không có quy định nào bắt buộc Bộ trưởng phải là đảng viên, nhưng thực tế hầu như không có Bộ trưởng nào không phải là ủy viên TƯ.
Thời tôi là Ủy viên TƯ, có các anh Nguyễn Đình Lộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Lê Ngọc Hoàn, Bộ trưởng Bộ GTVT đều không phải là ủy viên TƯ. Trong lịch sử, còn có rất nhiều các vị Bộ trưởng không phải là đảng viên như Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, Nghiêm Xuân Yêm…Đảng cần có nghệ thuật lãnh đạo. Cụ Hồ trước đây đã làm được thì vì sao bây giờ chúng ta lại không làm được.
Hồi Quốc hội khóa 8, tôi còn nhớ TBT Nguyễn Văn Linh đã đưa chị Nguyễn Thị Phượng làm Phó Chủ tịch Quốc hội, hay luật gia Ngô Bá Thành làm chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Đảng chỉ có 3 triệu đảng viên, nhưng trong các tầng lớp nhân dân, có rất nhiều người tài. Vấn đề là làm thế nào đề đề xuất, bồi dưỡng, sử dụng được trí tuệ nhân dân. Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối không có nghĩa phải là Đảng hết.
Nếu muốn trọng dụng nhân tài, theo tôi, cần chú trọng phát hiện bồi dưỡng, đề bạt những người có đạo đức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để họ giữ trọng trách trong các cơ quan trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước. Cần có cơ chế thực hiện việc lấy ý kiến giới thiệu và đối tượng không nhất thiết chỉ thu hẹp trong các cấp ủy hoặc phải là đảng viên.
PV: Thưa ông, hồi ông làm Phó Chủ tịch Quốc hội, vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đã được đặt ra. Về sau, có quy định 20% đại biểu tán thành sẽ tổ chức bỏ phiếu các chức danh do Quốc hội bầu. Nhưng dường như quy định này là không khả thi?
Ông Mai Thúc Lân: Về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, quy định phải có 20% đại biểu đồng ý là quá khó để thực hiện nếu như không nói là không có tính khả thi. Qua 2 khóa XI, XII, có nhiều vấn đề về nhân sự do QH phê chuẩn, nhưng cũng chưa thực hiện được việc bỏ phiếu tín nhiệm, dù có những trường hợp chính các ĐBQH đã đề xuất. Các ĐBQH đã nhận thấy những bất hợp lý trong quy định những cũng chưa thể sửa đổi được. Và đây rõ ràng là một bất cập.
Theo tôi, việc xử lý cán bộ không nghiêm cũng là một căn bệnh của công tác cán bộ. Trước đây, có những vụ xử lý khá nghiêm: Vụ đường dây 500 kw khiến một Bộ trưởng bị xử lý hình sự. Trong vụ Năm Cam, cả những đồng chí ủy viên TƯ đều bị xử lý hình sự. Hay vụ Lã Thị Kim Oanh, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT sau đó phải từ chức, thứ trưởng bị xử lý hình sự. Việc xử lý nghiêm cán bộ sai phạm, dù là ai, cấp nào cho thấy sự nghiêm minh của công tác cán bộ của Đảng. Bây giờ, bức xúc nhất trong dư luận là vụ Vinashin, mà có đại biểu QH phát biểu nghị trường, đánh giá nghiêm trọng gấp 100 lần vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng có cán bộ có trách nhiệm cấp cao nào bị xử lý đâu, người dân họ nói chỉ thấy “Tái cơ cấu”. Sang đến Vinalines, lại thấy trường hợp bổ nhiệm Dương Chí Dũng. Sai phạm, sau đó trốn mất, để lại rất nhiều điều tiếng.
Nghị quyết TƯ 4 có đặt lại vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm và gần đây, thông báo của Bộ Chính trị có nhắc đến việc kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến Vinashin, tôi cho đó là một tín hiệu đáng mừng bởi nếu không xem xét, dư luận không thể đồng tình. Vừa rồi, việc kiểm điểm trong Bộ Chính trị thực ra làm rất bài bản, và hy vọng kỳ này sẽ có nhiều chuyển biến chống những suy thoái về tư tưởng, đạo đức, trong đó có những biến chuyển về quy hoạch cán bộ.
Xin trân trọng cảm ơn ông
Đào Tuấn (thực hiện)
TS Lê Đăng Doanh: vụ “Bầu” Kiên là hệ quả việc thiếu giám sát quyền lực
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-08-21
Ông Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt lớn xếp thứ 14 danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam vừa bị bắt giam chiều 20/8 ở Hà Nội về sai phạm kinh tế.
Vụ việc gây chấn động dư luận trong nước, Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương về vấn đề liên quan.
Nam Nguyên: Ông Nguyễn Đức Kiên là một nhà tài phiệt rất lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính Việt Nam, việc ông bị bắt có ảnh hưởng như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là một tín hiệu tốt đối với việc thực thi pháp luật ở Việt Nam, và điều ấy có thể gởi tới một tín hiệu mạnh mẽ rằng không phải là người nào quá giàu cũng có thể thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, nếu như người ấy phạm pháp. Tôi nghĩ đấy là mặt tích cực.
Điều thứ hai là, ông Kiên bị bắt và đang được điều tra về những sai phạm trong khi thực hiện quản lý 3 công ty của mình, trong đó có công ty đầu tư tài chính của ACB thì tôi nghĩ rằng điều này cũng phản ánh một tình trạng phức tạp trong giai đoạn vừa qua của khối kinh doanh tài chính và ngân hàng đã phát triển quá nóng, đã có tăng trưởng quá nhanh và vì vậy chất lượng không được bảo đảm.
Và điều thứ ba vụ này cũng phản ánh trình độ quản lý và giám sát của nhà nước Việt Nam đối với thị trường rất quan trọng, nhưng cũng rất mẫn cảm này chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay phải chờ kết luận điều tra thì mới biết được rõ ràng, tuy vậy thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Hà Nội và TP.HCM đã có những phản ứng hốt hoảng và các chỉ số đều đã giảm rất mạnh.
Nam Nguyên: Thưa TS, tình trạng như vừa nói chỉ là tạm thời hay có thể ảnh hưởng lan rộng ra các lãnh vực khác nữa?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay tôi chưa có căn cứ gì để nói là nó có thể lan rộng. Tuy vậy, trước mắt sự phản ứng như ngày hôm nay chắc chắn là phản ứng tâm lý. Để có thể lan rộng còn phải có thêm các căn cứ, những chứng cứ khác mà hiện nay chưa được công bố hay công luận chưa biết rõ, cho nên cũng chưa có thể dự báo được rằng tình hình có thể lan rộng hay không.
Tuy vậy tin này diễn ra trong khi tình hình nợ xấu rất căng thẳng và các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những yếu kém được dư luận trong nước và ngoài nước chỉ rõ, thì nó càng như thêm một giọt nước tràn ly để làm cho tình hình thêm phức tạp hơn.
Nam Nguyên: Có tin nói ông Kiên trong thời gian dài tạo được ảnh hưởng nhóm về một mặt nào đó đối với chính sách tiền tệ ngân hàng của Việt Nam. Tin nói ông Kiên liên kết với một số tài phiệt khác và được lợi lớn nhờ chính phủ thắt chặt tiền tệ, tái cơ cấu sáp nhập ngân hàng, qua sáp nhập đã có sự chuyển đổi những cổ đông lớn và khuynh loát thị trường ngân hàng. Thưa, về mặt chuyên môn có thể có được chuyện này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Vừa qua thì việc thâu tóm Sacombank thì có những hiện tượng rất không bình thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đã phạt một số công ty vì đã không có báo cáo kịp thời. Còn những dư luận hoặc thông tin trên mạng điện tử thì có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp. Tuy vậy, hiện nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các thông tin đó, bởi vì những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.
Nam Nguyên: Thưa TS, qua việc ông Nguyễn Đức Kiên thì sắp tới Việt Nam cần có những hành động gì để tránh những vụ bê bối như vụ của ông “Bầu” Kiên có thể xảy ra?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, kết luận rút ra chắc chắn không phải chỉ là bản án nào đó đối với ông Kiên mà kết luận quan trọng hơn rất nhiều tức là: Việt Nam cần phải cải cách thể chế một cách rất là nghiêm chỉnh, cần phải có cơ chế giám sát quyền lực. Bất kỳ quyền lực ở một cấp nào cũng phải có sự giám sát và thực hiện công khai minh bạch, thực hiện quyền giám sát của người dân và thực hiện xét xử một cách độc lập theo pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Tôi nghĩ đó là những điều rất cần thiết để có thể thực hiện những cải cách khác về hệ thống tài chính ngân hàng. Nếu không có sự độc lập, sự công minh, không có sự minh bạch thì những cải cách có thể có được hay là người ta đang mong đợi thực hiện sẽ chỉ có kết quả một cách hạn chế mà thôi. Nếu như chúng ta thấy hệ thống ngân hàng ở các nước đã phát triển rồi vẫn mắc những sai lầm ghê gớm như thế nào, thì chúng ta cần phải hết sức cảnh giác hết sức nỗ lực xem việc cải cách thể chế nhà nước nói chung, thực hiện xây dựng một Nhà nước Pháp quyền Dân chủ công khai minh bạch của dân do dân vì dân và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh về thời gian dành cho đài Á châu Tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét