Chính trị – Xã hội
Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông? (VTC News) – Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc nói, Việt Nam được Mỹ ủng hộ về Biển Đông, nhưng cũng sẽ không bị Mỹ ‘giật dây’.
Nào là Bản đồ cổ của Trung cộng….,những Người “tử tế” của Trung cộng…..cũng chỉ là thêm vào những dữ kiện để chứng minh về chủ quyền Biển đảo của ta- Nhưng không thể bằng được về “thái độ và cách hành xử” của Chính phủ và Đảng CSVN cùng Dân quân cán chính của Việt nam hiện tại như thế nào,thì Trung cộng mới “thụt đầu” được, và Thế giới có ủng hộ thật tình với ta về việc “giữ nước”….- Còn cứ “khơi khơi” thì mọi hậu quả tệ hại phải gánh lấy.Thế này,trong khi Trung cộng chiếm Biển đảo của ta tuyên bố thành lập đơn vị hành chánh ,quân sự….trước cả Thế giới,thì Nhà nước ta cứ là Hữu hảo,hợp tác toàn diện,nhắc lại chịu ơn Trung cộng….với Trung cộng,thì thử hỏi như thế là thế nào??? Nhà nước ta có dám kiện ra Liên HQ và các Tổ chức Pháp lý Thế giới để đòi lại hay không??? Gần 40 năm còn gì???Hiện tại là thấy không dám!!! Trung cộng sẽ làm tới luôn- Hồ cẩm Đào và Tập cận Bình sẽ thay nhau vào cuối năm nay,với “bản chất” Đại hán,họ sẽ “ghi dấu ấn” cho mà xem- Đến nỗi Dân Trung hoa của họ đồng nòi giống mà khi bất đồng họ còn tàn sát dã man không thương tiếc ,thì Việt nam ta khác dòng giống thì ra cái gì???Hãy tỉnh cơn mê đi.Tệ hại là 2 cái Hiệp định 1999 và 2000 về Biên giới và Lãnh thổ Biển Đảo ký với Trung cộng,Quốc hội Vn cũng đã thông qua từ lâu mà có bao nhiêu Ngườ Dân Việt Nam thấy được,chớ đừng nói là đọc!!! Tại sao không in ra “phát không” cho Dân chúng Việt nam??? Tốn nhiều tiền à??? Vi na xỉn phá tiêu ma bao nhiêu tiền thuế của Đồng bào ta ,Dương chí Dũng nuốt bao nhiêu…… không hơn sao??? Tại sao???
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2) (Infonet) —-Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1) (Infonet)
Bộ Ngoại giao và Quốc phòng trả lời thắc mắc về vấn đề bảo vệ Biển Đông (RFA) —-Trung Quốc và Đài Loan có thể hợp tác xẻ thịt biển Đông(PLTP)
Marty Natalegawa: “Nguy cơ mâu thuẫn ở biển Đông lộ rõ”(PLTP) —–CSIS: Mục tiêu của Mỹ trước hết là gìn giữ hòa bình(PLTP) -CSIS (Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lước) đề nghị Mỹ nên chú trọng nhiều hơn đến Đông Nam Á và Nam Á. —Trung Quốc khiến khu vực lo ngại (NLĐ)Biển Đông : Bắc Kinh càng hung hăng, láng giềng càng mất lòng (RFI) —Hiện đại hóa hải quân để bảo vệ chủ quyền (VNN) —-Việt Nam Tuần Qua (RFA) —–Những vần thơ chống Trung Quốc (RFA) —-Nga giảm nhẹ tin về cảng Cam Ranh (BBC) —Trung – Đài cùng khai thác đảo Ba Bình? (BBC)
Việt Nam cho phép hải quân Nga vào Cam Ranh (DDDN)
Biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc tại Toronto Canada. (RCTM)
SÁNG HÔM NAY EM ĐI CHẶN…BIỂU TÌNH (Lê quốc Quân ) – Bài thơ hay và rất thời sự sau đây được đăng trên blog Phạm Viết Đào. Tôi đã đi và đã chứng kiến những ánh mắt đó. Có một cái gì đó vừa đau xót vừa thương cảm với mình và với các em. Sau khi nhìn những ánh mắt đó, tôi đã quay người lại, xoay lưng về phía các em, đối diện với bà con biểu tình bắt đầu hô to: Trường Sa – Hoàng Sa – Việt Nam. Phía trước những người biểu tình đều giơ những cánh tay mạnh mẽ và hô vang. Phía sau, các em không dám giơ tay lên, nhưng mặt đã cúi sâu hơn.
NHỮNG ĐIỀU TÔI SUY NGHĨ VÀ NHÌN THẤY (Bùi Hằng)
Hồi ký 5 tháng trong HANG SÓI (tiếp theo): CUỘC CH… (Bùi Hằng =Danoanbuihang)
Nhiệm vụ cứt và mắm tôm (Bùi Hằng)
Chính quyền cần chấm dứt những hành vi thấp kém, hèn mọn! (Mạc văn Trang-Nguyentuongthuy)
Chuyện của cụ Lê Hiền Đức ngày 28/7/2012 (Nguyentuongthuy) – 3 giờ chiều, Phường Láng Thượng Quận Đống Đa tổ chức một cuộc họp bất thường gồm khoảng hơn 30 cán bộ các cấp. Nội dung cuộc họp chỉ bàn xung quanh một việc đơn giản là: Bằng mọi giá thuyết phục cụ Lê Hiền Đức sáng mai (29/7) không đi biểu tình.
Tới lúc này thì đã xác định được ai là kẻ bán nước làm tay sai cho ngoại bang bóc lột đàn áp Nhân Dân ta – Đảng cọng sản Việt nam nên một lần nữa hãy “hy sinh” dẫn đầu Nhân Dân vùng lên làm “cách mạng chống ngoại xâm giải phóng Dân tộc và Thống nhất Tổ quốc” đi nhé….,vì Biển Đảo….ta bị mất chớ đã được làm CHỦ trọn vẹn đâu???- Tại sao mất? ai cướp mất? mất vì đâu???phải Chiến đấu với kẻ thù để theo lời Bác dạy chớ” Vua Hùng có công dựng nước-Bác cháu ta phải giữ nước” mà-Giữ kiểu gì như hiện nay kỳ dzậy??????? Ai bắn giết cướp của Ngư dân ta đang đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam???ai?- Ai ngang nhiên lập thành phố…trên Biển đảo của Việt Nam??? Bạn ,đồng chí đấy à???Dân tộc ta Anh hùng như thế à???Hãy nhìn về Chính phủ và Nhân dân Phi luật Tân xem???
BẢN ĐỒ TQ, NHẬT: HOÀNG SA – TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC (Nguyenxuandien) – Xin chân thành cảm ơn bạn Chử Đình Phúc đã chia sẻ hình ảnh tư liệu bản đồ cổdo người Trung Hoa và Nhật Bản vẽ và ấn hànhtrong đó chưa từng xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đế quốc Trung Hoa 1. Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)….
Thư giãn cuối tuần: KHÓ KIỂM DỊCH VÌ GÀ KHÔNG BIẾT NÓI TIẾNG TRUNG QUỐC (NXD) -Mỗi ngày hơn 10 tấn gà loại thải Trung Quốc vào Hà Nội Ngày 26/7, ông Nguyễn Huy Đăng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung Quốc được đưa về tiêu thụ ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín, Hà Nội).> Gà thải TQ tràn ngập: Thảm…
_____________________________________________________________________________– Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên phát triển quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (CRI).
TRỞ LẠI CAM RANH – TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC CỦA NGA – (Bùi Văn Bồng)Phỏng vấn anh Đỗ Văn Phẩm về việc bloggeur Paulus Lê Sơn bị chuyển trại giam.(RCTM)
1171. XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?
1170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN -Tác giả: Carlyle A Thayer -Asia Times
__________________________________________________________________________________________
Tâm tình của bà Bùi Thị Rề, vợ nhà dân chủ Nguyễn Văn Túc(RCTM)
Hà Tĩnh: Những dự án phô trương (NĐT) —–Chết bò, ra nhiều chuyện (TVN) —-Thiếu tiền để bảo vệ người tiêu dùng (VEF) >>>Mù mờ về luật, người tiêu dùng cắn răng chịu thiệt<<<<Ngang nhiên bày đủ cách móc túi người tiêu dùng
Thế giới 24h: TQ tàn hại môi sinh Biển Đông (VNN) —-Cá đuối hai mồm tuyệt chủng vì đông y Trung Quốc (VNN)
Đi du lịch bị “giam lỏng” (VNN) – ….”Cuối cùng đến 11g đêm khi đã nằm vật vã quá mệt mỏi ngoài tiền sảnh nên tất cả mọi thành viên trong đoàn chấp nhận giao passport để được vào phòng. Tuy nhiên, sự việc càng diễn ra căng thẳng hơn vào sáng hôm sau khi phía đối tác của Công ty lữ hành Thái Việt ở Thái Lan không chịu trả lại passport vì cho rằng công ty này còn mắc nợ tiền của họ. Mọi người trong đoàn buộc phải hủy tất cả hành trình thăm chùa và mua sắm còn lại, bị buộc phải ở tại khách sạn” – ông Y. nói…..
Đấy từ, chuyện “bị dễ ăn hiếp” do những hành xử về ý thức Tổ quốc và Dân tộc….mà trên Thế giới họ nhìn và đánh giá ta….mới sinh ra mọi chuyện tệ hại như thế này- Trung cộng cầm đầu ăn hiếp ,rồi đến Miên,Đài loan….nay chỉ là chuyện đi chơi qua Thái lan thì như thế này???Cho nên đừng đổ lỗi cho TGM Ngô quang Kiệt nói “sai”- Tại ta tất cả.
Kinh tế
DN khát vốn mà tiền ngân hàng thì tồn kho(PLTP) —-20% doanh nghiệp thép có thể phá sản(PLTP) -Nhiều doanh nghiệp thép đã chết lâm sàng, có doanh nghiệp đang chạy nợ, xù tiền lương công nhân, bảo vệ.Doanh nghiệp nhà đất kiệt quệ (NLĐ) -90% doanh nghiệp địa ốc đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản
Đầu cơ đất: Cầm cự rồi “mất tích” (NLĐ) —-Thủ đoạn mới chiếm đoạt tiền từ tài khoản chủ thẻ (SGTT) —-Khai thông hàng tồn kho (DĐDN)
Được cứu trợ 9.000 tỷ đồng, DN cá tra vẫn than khó (Infonet) —-Thép rẻ bèo của Trung Quốc “đè bẹp” thép nội (Infonet)
Đầu tuần, vàng hướng đến mốc 43 triệu (VEF) —-Sắp tăng giá xăng và gas? (VEF) —9000 tỷ cứu cá tra: Nông dân, DN bao giờ thấy tiền(VEF)
Cuối năm lãi suất có thể xuống 8%/năm(VEF) —-Nóng: Hàng loạt các dự án chung cư mất giá (BĐS) —-BĐS góp vốn đầu tư: NĐT có nguy cơ mất vốn (BĐS)
Lách luật thu gom, mở sàn ảo: Vàng chưa thể yên (VEF) -Trong
bối cảnh “vàng thực” lộn xộn như hiện nay, khái niệm “vàng ảo” cụ thể
là “sàn vàng ảo” tiếp tục vẫn là vấn đề nóng trên thị trường tiền tệ ở
ta.
Sàn vàng ảo Việt Nam và cú lừa động trời 60 tỷ USD (VNN) -Chỉ
ngay sau khi có tin về vụ vỡ sàn vàng ảo tại Trung Quốc gây thiệt hại
cho hàng ngàn nhà đầu tư với tổng số tiền lên đến 60 tỷ USD, các nhà đầu
tư vàng ảo tại Việt Nam vội vàng tìm cách rút tiền
Văn hóa – Giáo dục
Số phận bi thương của tuyệt sắc giai nhân Nam – Bắc triều (Nguoiduatin.vn) – Trong một lần về Ninh Bình, chúng tôi thực sự có ấn tượng về thần phả của đền thờ Bà Chúa Vực Vông. Điều bất ngờ đem đến cho chúng tôi là người được thờ tự ở đây chính là bà Nguyễn Thị Niên, một tuyệt sắc giai nhân, cách nay đã hơn 500 năm.
Đình Sắc – nơi thờ danh nhân họ Nguyễn và bà Niên====>>
Cập nhật kiến thức biển, đảo giảng dạy cho sinh viên, học sinh(PLTP) —–Liên thông đại học không phải dễ(PLTP)
Chấn chỉnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập(PLTP)
Mỗi năm tổng kết lại thêm buồn về môn Sử (Nguoiduatin.vn) – Có những thí sinh viết lan man đến 4 trang giấy nhưng vẫn chỉ nhận được 0,25 điểm vì nỗ lực không để… giấy trắng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Xem lại quan niệm về học sử (NĐT) —Tìm thấy tổ tiên chung của mọi loài trên Trái đất (VNN)
Thế giới
Nga và Nhật không đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp đảo (RFA) —Sri Lanka thúc giục Úc trục xuất thuyền nhân(RFA) —-Trung Quốc biểu tình chống đối ô nhiễm nước thải(RFA) —-Biểu tình chống ô nhiễm tại TQ (BBC/xem) —-TQ hủy xây đường ống vì biểu tình (BBC) —-Trung Quốc hủy bỏ dự án gây ô nhiễm sau khi hàng chục ngàn dân phản đối (RFI)Nam Hàn kỷ niệm lần thứ 59 ngày ký kết Thỏa hiệp Đình chiến(RFA) —Lũ lụt Bắc Hàn làm chết 88 người (BBC)
Nhật Bản tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới (VOA) -Các học giả Trung Quốc đề nghị Bắc Kinh tuyên bố đòi chủ quyền quần đảo Lưu Cầu của Nhật, kể cả đảo Okinawa, nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ
London vẫn tưng bừng trong ngày đầu tiên của Olympic (VOA)
Nữ hoàng Anh và điệp viên 007 nhảy dù khai mạc Thế vận hội Luân Đôn (RFI) -Sau
bảy năm chờ đợi, tối hôm qua 27/07/2012, Luân Đôn đã tưng bừng mở hội
khai mạc Olympic, trong buổi lễ khai trương ngoạn mục hoành tráng đậm
chất « Ăng-lê », với điểm nhấn là Nữ hoàng Anh quốc và điệp viên 007.
Luân Đôn lập kỷ lục vì là thành
Công viên Hyde ở London mở cửa lại sau vụ lo ngại về an ninh (VOA) —-Huy chương vàng đầu tiên lọt vào tay Trung Quốc (RFI)Syria: quân đội tăng cường tấn công thành phố lớn nhất nước(VOA) —-Vụ Bạc Hy Lai: Bà Cốc Khai Lai chấp nhận hai luật sư do nhà nước chỉ định(VOA) —-Cuộc điều đình hiệp ước LHQ về mua bán vũ khí thất bại(VOA) —–Hà Lan tạm ngưng viện trợ cho Rwanda(VOA)
Liên Hiệp Quốc lên án Miến Điện đàn áp người Rohingya (RFI) —-Chính quyền Cuba : Nhà ly khai Oswaldo Paya chết do tai nạn (RFI) —–Rumani sắp trưng cầu dân ý về việc truất phế tổng thống (RFI)
“Biểu tượng” sex Marilyn Monroe từng là điệp viên của Liên Xô? (Nguoiduatin.vn)VH-XH-MT
Lĩnh đủ vì “khoe hàng” ngoài phố (Nguoiduatin.vn) – Đã có trường hợp bị kẻ xấu dùng dao rạch vào những phần da thịt bị phơi bày khiến các cô nàng phải lãnh cả một bài học xót xa khi nghĩ lại kiểu ăn mặc thiếu văn hoá nơi công cộng.==>>
Khóc dở mếu dở vì những kiểu “yêu” và chiêu “lạ” (NĐT)
Thanh tra giao thông cản trở phóng viên tác nghiệp (PLTP) -Bị quay phim việc làm sai quy trình, hai thanh tra giao thông giật điện thoại và máy ảnh của phóng viên.
Hai nghi can đánh PV Phương Nam ra trình diện(PLTP) —–Phóng viên Báo Dân Trí bị chém trọng thương (NLĐ)Bắt giữ gần năm tấn quặng thiếc vận chuyển trái phép(PLTP) —-Ép tiểu thương vào chợ mới(PLTP) -Hơn 60 tiểu thương ở chợ An Cư (xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) khiếu nại UBND xã đột ngột cắt hợp đồng thuê mặt bằng ở chợ cũ để buộc họ vào chợ mới mua bán.
Cướp giật giữa trưa ở khu dân cư(PLTP) —Trường gà đua nhau sát phạt (NLĐ) —Bị nhắc nhở, học sinh giết bảo vệ trường(NLĐ) —Xe chở khách mất lái lao xuống vực, 12 người bị thương(NLĐ)
Vụ đào huyệt đòi chôn sống vợ: Quá dã man! (VNN) —Người cha đồi bại mang linh hồn ác quỷ (VNN) —-Cơ thể biến dạng kinh dị vì…ăn uống bừa bãi (VNN) —-Uống rượu say, dùng điếu cày sát hại bố đẻ (VNN) —-Báo nước ngoài ghi cảnh giết khỉ ở nhà hàng Việt (VNN)
Bị biến thành nữ giới vì thuốc chữa hói đầu (VNN) —Phở 24 bị nghi dùng bì lợn làm giả gân bò (VNN)
Đánh đĩ chính trị
Trước hết, cần mở rộng khái niệm đĩ. Không phải cứ bán trôn nuôi miệng mới gọi là đĩ. Phàm những ai bán danh dự để kiếm tiền đều có thể gọi là đĩ cả.
Đĩ theo quan niệm hẹp tạm gọi là đĩ tình. Còn theo khái niệm mở rộng thì có đĩ buôn người, đĩ môi giới (hối lộ, chạy chọt), đĩ báo chí … Có loại đĩ hiến thân không trực tiếp lấy tiền mà là để tiến thân do khát quyền lực (loại này mới kinh) người ta thường gọi là đĩ cao cấp.
Tóm lại có nhiều loại đĩ lắm. Trong đó, loại đĩ dễ kiếm tiền nhất là đĩ chính trị. Loại đĩ này hơn hẳn những loại đĩ khác là không những kiếm bộn tiền mà còn có cả danh vọng nữa.
Vào Đảng CSVN (sau đây gọi tắt là Đảng) là để hy sinh cho lý tưởng cộng sản, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đó là những đảng viên chân chính, mặc dù tôi chẳng thích phấn đấu cho cái gọi là “lý tưởng cộng sản”. Tuy vậy, tôi vẫn cứ kính trọng thành phần đảng viên này dù không biết họ là ai, ở đâu, có hay không có.
Nhưng vào Đảng với mục đích để thăng quan tiến chức, bóc lột nhân dân, vơ vét cho bản thân, gia đình và họ hàng được nhiều chứ không phải như những gì họ tuyên thệ khi vào Đảng thì gọi là đĩ chính trị.
Dưới đây, tôi không dám nói đến những đảng viên chân chính mà chỉ nói đến đĩ chính trị thôi.
So với đĩ tình thì đĩ chính trị nguy hiểm hơn rất nhiều. Người ta cứ hay nói đến chuyện chân dài với các đại gia. Xét cho cùng thì đám chân dài chỉ vi phạm về đạo đức, về thuần phong mỹ tục thôi. Việc họ làm chẳng chết ai, chẳng ảnh hưởng đến bố con thằng nào. Của họ thì họ cho hay đổi chứ có phải của chính quyền đâu.
Nhưng đĩ chính trị thì có sức tàn phá ghê gớm. Nó làm khánh kiệt ngân sách quốc gia vì tham nhũng; tàn phá đất nước; phá hoại giá trị văn hóa, tinh thần của nòi giống; làm băng hoại đạo đức xã hội; làm suy giảm lòng tin của dân chúng đối với chế độ. Tóm lại, nó làm suy yếu đất nước và có thể dẫn đến mất nước bất cứ lúc nào.
Cứ bảo vào Đảng là để hy sinh, khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân nhưng hãy để ý mà xem, thông thường ai cứ vào Đảng là được đề bạt nhanh, tỉ lệ thuận với số tiền kiếm được. Hy sinh gì.
Vậy trong số 3,6 triệu đảng viên, bao nhiêu phần trăm đảng viên vì lý tưởng cộng sản, bao nhiêu vì động cơ vị kỷ. Điều này mọi người đều có thể đoán được. Nếu có một cái máy thẩm định được chính xác thì kết quả hẳn sẽ cho một con số kinh ngạc.
Có đảng viên cộng sản nào dám trả lời thật những câu hỏi sau:
Đồng chí có tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin không?
Đồng chí có phấn đấu cho lý tưởng cộng sản không?
Đồng chí vào Đảng có phải để hy sinh nhiều hơn quần chúng, sướng sau quần chúng không?
Vân vân …
Tôi đoán có 99% nói dối. Nếu còn 1% nói thật, tức là bằng 1% x 3600000 = 36000 (ba mươi sáu nghìn đảng viên) cũng là đã quá nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc loại ra một lúc 36 nghìn đảng viên vì Đảng đâu chấp nhận những đảng viên không có lý tưởng cộng sản. Không có lý tưởng cộng sản thì sao gọi là đảng viên cộng sản.
Vào đảng CSVN không khó mà cũng chẳng dễ.
Không khó là Đảng không kén chọn văn hóa, đại học cũng được, lớp mấy cũng xong. Chỉ cần cứ im im làm việc, chăm chỉ tham gia các phong trào, đừng bày tỏ thái độ gì. Lâu thì vài năm, mau thì một năm, tự dưng người ta cho đi học một buổi rồi bảo viết đơn, thế là vào.
Chẳng dễ tức là khó. Nhất là đối với mấy anh gọi là có học như có bằng đại học là dễ bị soi nhất. Anh nào có chí thì cũng trầy trật lắm mới đạt được nguyện vọng. Họ thường có tật như hay nói thẳng, nhiều lúc mải chuyên môn, không có thời gian hút thuốc lào, tán chuyện vặt thì bị coi là không quần chúng. Cánh này lại ưa sạch sẽ, hay tắm gội, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đó là nhiễm phong cách tiểu tư sản.
Chả thế mà cơ quan tôi trước đây cứ thấy năm nay kết nạp một cô nhà bếp, năm sau kết nạp một cậu lái xe hay bảo vệ. Không kết nạp thì không đạt chỉ tiêu còn mấy cậu kỹ sư cứ đợi hết đợt nọ đến đợt kia. Thỉnh thoảng tổ chức lại cho anh ta đi học lớp đối tượng do ông bí thư trình độ 4/10 giảng về đường lối của Đảng, về chủ nghĩa duy vật biện chứng, về các cặp phạm trù, về kinh tế chính trị Mác – Lê Nin hay chủ nghĩa xã hội khoa học để nuôi hy vọng cho anh ta cho anh ta đừng phá. Loại này mà vào Đảng là nguy hiểm lắm, vì nó đe dọa cái ghế của sếp.
Có là đảng viên thì mới đề bạt được. Vì vậy mới sinh ra sếp văn hóa lởm khởm chỉ đạo kỹ sư làm việc. Mà cánh này thấy chỉ đạo sai khó mà không cãi nên cứ thế tiếp tục đóng vai quần chúng.
Cuối cùng thì một anh kỹ sư tư chất thông minh với bao nhiêu công lao học hành, tốn bao nhiêu tiền của vẫn không bằng anh nhân viên tạp vụ không cần đi học, không biết viết cái đơn vào đảng mà phải đi nhờ mấy đứa quần chúng. Vì vậy mới có chuyện sếp xuất thân từ công nhân, từ cán bộ phong trào. Đến cỡ nào đó vẫn có đủ bẳng cử nhân, thạc sĩ mặc dù không biết sếp học vào lúc nào và có làm nổi toán cấp 2 không.
Sau này, tình trạng ấy có đỡ đi. Tỉ lệ sếp không biết chữ dần dần co lại. Nhưng về cơ bản vẫn lấy tiêu chuẩn có phải là đảng viên hay không để đề bạt, cất nhắc.
Nói thế để thấy rằng, đầu tư vào chính trị là có hiệu quả nhất, tuy không phải ai cũng làm được vì có người thạo nghề này nhưng không thạo nghề khác hoặc bị con lương tâm nó cắn rứt.
Nhân dịp có cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tôi chỉ đề nghị một việc đơn giản là cứ đảng viên nào không tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không vì lý tưởng cộng sản thì cho ra khỏi Đảng hết. Chỉ e rằng nếu làm đúng như thế thì không biết “Đảng ta” còn lại được người nào không, nếu còn thì mấy người lơ thơ này có đủ số lượng để gọi là một đảng chính trị không.
27/7/2012
NTT
(Mời Bà con ai quan tâm tới vụ “đĩ” này qua đọc Còm bên trang chủ NTT theo đường dẫn)
Đĩ theo quan niệm hẹp tạm gọi là đĩ tình. Còn theo khái niệm mở rộng thì có đĩ buôn người, đĩ môi giới (hối lộ, chạy chọt), đĩ báo chí … Có loại đĩ hiến thân không trực tiếp lấy tiền mà là để tiến thân do khát quyền lực (loại này mới kinh) người ta thường gọi là đĩ cao cấp.
Tóm lại có nhiều loại đĩ lắm. Trong đó, loại đĩ dễ kiếm tiền nhất là đĩ chính trị. Loại đĩ này hơn hẳn những loại đĩ khác là không những kiếm bộn tiền mà còn có cả danh vọng nữa.
Vào Đảng CSVN (sau đây gọi tắt là Đảng) là để hy sinh cho lý tưởng cộng sản, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đó là những đảng viên chân chính, mặc dù tôi chẳng thích phấn đấu cho cái gọi là “lý tưởng cộng sản”. Tuy vậy, tôi vẫn cứ kính trọng thành phần đảng viên này dù không biết họ là ai, ở đâu, có hay không có.
Nhưng vào Đảng với mục đích để thăng quan tiến chức, bóc lột nhân dân, vơ vét cho bản thân, gia đình và họ hàng được nhiều chứ không phải như những gì họ tuyên thệ khi vào Đảng thì gọi là đĩ chính trị.
Dưới đây, tôi không dám nói đến những đảng viên chân chính mà chỉ nói đến đĩ chính trị thôi.
So với đĩ tình thì đĩ chính trị nguy hiểm hơn rất nhiều. Người ta cứ hay nói đến chuyện chân dài với các đại gia. Xét cho cùng thì đám chân dài chỉ vi phạm về đạo đức, về thuần phong mỹ tục thôi. Việc họ làm chẳng chết ai, chẳng ảnh hưởng đến bố con thằng nào. Của họ thì họ cho hay đổi chứ có phải của chính quyền đâu.
Nhưng đĩ chính trị thì có sức tàn phá ghê gớm. Nó làm khánh kiệt ngân sách quốc gia vì tham nhũng; tàn phá đất nước; phá hoại giá trị văn hóa, tinh thần của nòi giống; làm băng hoại đạo đức xã hội; làm suy giảm lòng tin của dân chúng đối với chế độ. Tóm lại, nó làm suy yếu đất nước và có thể dẫn đến mất nước bất cứ lúc nào.
Cứ bảo vào Đảng là để hy sinh, khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân nhưng hãy để ý mà xem, thông thường ai cứ vào Đảng là được đề bạt nhanh, tỉ lệ thuận với số tiền kiếm được. Hy sinh gì.
Vậy trong số 3,6 triệu đảng viên, bao nhiêu phần trăm đảng viên vì lý tưởng cộng sản, bao nhiêu vì động cơ vị kỷ. Điều này mọi người đều có thể đoán được. Nếu có một cái máy thẩm định được chính xác thì kết quả hẳn sẽ cho một con số kinh ngạc.
Có đảng viên cộng sản nào dám trả lời thật những câu hỏi sau:
Đồng chí có tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin không?
Đồng chí có phấn đấu cho lý tưởng cộng sản không?
Đồng chí vào Đảng có phải để hy sinh nhiều hơn quần chúng, sướng sau quần chúng không?
Vân vân …
Tôi đoán có 99% nói dối. Nếu còn 1% nói thật, tức là bằng 1% x 3600000 = 36000 (ba mươi sáu nghìn đảng viên) cũng là đã quá nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc loại ra một lúc 36 nghìn đảng viên vì Đảng đâu chấp nhận những đảng viên không có lý tưởng cộng sản. Không có lý tưởng cộng sản thì sao gọi là đảng viên cộng sản.
Vào đảng CSVN không khó mà cũng chẳng dễ.
Không khó là Đảng không kén chọn văn hóa, đại học cũng được, lớp mấy cũng xong. Chỉ cần cứ im im làm việc, chăm chỉ tham gia các phong trào, đừng bày tỏ thái độ gì. Lâu thì vài năm, mau thì một năm, tự dưng người ta cho đi học một buổi rồi bảo viết đơn, thế là vào.
Chẳng dễ tức là khó. Nhất là đối với mấy anh gọi là có học như có bằng đại học là dễ bị soi nhất. Anh nào có chí thì cũng trầy trật lắm mới đạt được nguyện vọng. Họ thường có tật như hay nói thẳng, nhiều lúc mải chuyên môn, không có thời gian hút thuốc lào, tán chuyện vặt thì bị coi là không quần chúng. Cánh này lại ưa sạch sẽ, hay tắm gội, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đó là nhiễm phong cách tiểu tư sản.
Chả thế mà cơ quan tôi trước đây cứ thấy năm nay kết nạp một cô nhà bếp, năm sau kết nạp một cậu lái xe hay bảo vệ. Không kết nạp thì không đạt chỉ tiêu còn mấy cậu kỹ sư cứ đợi hết đợt nọ đến đợt kia. Thỉnh thoảng tổ chức lại cho anh ta đi học lớp đối tượng do ông bí thư trình độ 4/10 giảng về đường lối của Đảng, về chủ nghĩa duy vật biện chứng, về các cặp phạm trù, về kinh tế chính trị Mác – Lê Nin hay chủ nghĩa xã hội khoa học để nuôi hy vọng cho anh ta cho anh ta đừng phá. Loại này mà vào Đảng là nguy hiểm lắm, vì nó đe dọa cái ghế của sếp.
Có là đảng viên thì mới đề bạt được. Vì vậy mới sinh ra sếp văn hóa lởm khởm chỉ đạo kỹ sư làm việc. Mà cánh này thấy chỉ đạo sai khó mà không cãi nên cứ thế tiếp tục đóng vai quần chúng.
Cuối cùng thì một anh kỹ sư tư chất thông minh với bao nhiêu công lao học hành, tốn bao nhiêu tiền của vẫn không bằng anh nhân viên tạp vụ không cần đi học, không biết viết cái đơn vào đảng mà phải đi nhờ mấy đứa quần chúng. Vì vậy mới có chuyện sếp xuất thân từ công nhân, từ cán bộ phong trào. Đến cỡ nào đó vẫn có đủ bẳng cử nhân, thạc sĩ mặc dù không biết sếp học vào lúc nào và có làm nổi toán cấp 2 không.
Sau này, tình trạng ấy có đỡ đi. Tỉ lệ sếp không biết chữ dần dần co lại. Nhưng về cơ bản vẫn lấy tiêu chuẩn có phải là đảng viên hay không để đề bạt, cất nhắc.
Nói thế để thấy rằng, đầu tư vào chính trị là có hiệu quả nhất, tuy không phải ai cũng làm được vì có người thạo nghề này nhưng không thạo nghề khác hoặc bị con lương tâm nó cắn rứt.
Nhân dịp có cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tôi chỉ đề nghị một việc đơn giản là cứ đảng viên nào không tin vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không vì lý tưởng cộng sản thì cho ra khỏi Đảng hết. Chỉ e rằng nếu làm đúng như thế thì không biết “Đảng ta” còn lại được người nào không, nếu còn thì mấy người lơ thơ này có đủ số lượng để gọi là một đảng chính trị không.
27/7/2012
NTT
(Mời Bà con ai quan tâm tới vụ “đĩ” này qua đọc Còm bên trang chủ NTT theo đường dẫn)
“Phố Tàu” ở Hà Tĩnh
28/07/2012 3:40 - Thanhnien
Chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi khiến vùng quê bình yên phía nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đảo lộn mọi thứ.
Đỏ mắt với biển hiệuChúng tôi đến huyện Kỳ Anh và không khỏi giật mình trước những gì chứng kiến được. Theo quốc lộ 1A hướng từ Nam ra Bắc, xe vừa qua khỏi hầm Đèo Ngang – ngăn cách giữa Hà Tĩnh với Quảng Bình – được vài cây số, đoạn thuộc địa phận xã Kỳ Phương đã thấy chình ình một bảng hiệu khổ lớn chi chít chữ Trung Quốc dựng trên chân đế cao hơn 2 m. Chúng tôi thực sự “choáng” khi đến địa phận các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh. Không phải tự nhiên mà nhiều người thốt lên “phố Trung Quốc” bởi dọc hai bên trục đường xương sống 1A đầy rẫy biển hiệu như nấm mọc sau mưa. Hầu như bảng hiệu nào cũng tràn ngập chữ Trung Quốc, từ tên công ty, ngành nghề kinh doanh đến các thể loại nhà hàng, ăn uống, dịch vụ cưới hỏi, rửa xe, hút bụi…
Không hiếm cảnh công nhân Trung Quốc chở 3 sau giờ tan ca - Ảnh: T.Q.Nam |
Những gia đình lai
Hết giờ làm việc buổi sáng, nhiều công nhân bịt kín mặt “kẹp” ba, bốn người trên một xe máy từ công trường thi công tổ hợp cảng biển và nhà máy luyện gang thép FORMOSA trở ra. Một số về nhà trọ nghỉ, số đi ăn cơm quán.
Một nữ công nhân người Việt chỉ cho chúng tôi biết vài quán cơm mà người Trung Quốc thường hay ăn. Ghé vào một quán gần cầu Khe Lau (xã Kỳ Liên), cảnh tượng ồn ào, hỗn độn, nhếch nhác thấy rõ. Người ăn, người nói, tiếng Việt, tiếng Trung xô đẩy lẫn nhau. Đối diện bên kia đường có tấm bảng với dòng chữ Việt duy nhất “Ẩm thực Đài Loan”, còn lại toàn chữ Trung Quốc. Chủ quán là người Đài Loan và vợ người Việt Nam, họ mới thuê lại nhà của một vợ chồng người địa phương. Hỏi chuyện được biết cô vợ người Sóc Trăng, lấy chồng Đài Loan được 7 năm nhưng chưa có con, vợ biết tiếng Hoa nhưng chồng chẳng biết tiếng Việt.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương bày tỏ sự lo lắng: “Trên địa bàn có hơn 10 gia đình cho người nước ngoài thuê ở. Bước đầu có ảnh hưởng, cái lo nhất là tình trạng lừa đảo về kinh tế đã xảy ra. Trước kia, đây là vùng thuần nông, giờ ruộng đất mất hết rồi, hiện người dân có thể làm những việc phổ thông, chân tay chứ đến lúc xây dựng xong thì biết làm gì. Lo nhất những người trong độ tuổi 40-60”.
Chuyện quan hệ gái trai, hôn nhân cũng đang khiến chính quyền vã mồ hôi. Mới đây, L.T.H (22 tuổi, ở thôn Liên Phú) đã đăng ký kết hôn, tổ chức cưới hỏi với một người quê Thanh Hóa. Đùng cái, H. hủy hết tất cả mọi thứ để theo một người Đài Loan từng thuê ở trong nhà mình. Hai người lén lút qua lại với nhau, nghe đâu là vì ông đó có tiền. Cũng đã xuất hiện một số trường hợp người Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên mua đất.
Thượng tá Trương Xuân Tịnh – Trưởng công an H.Kỳ Anh – cho biết: “Hiện trên địa bàn có trên 420 người Trung Quốc. Họ ở tại các văn phòng, nhà dân, khách sạn. Người Trung Quốc rất khó quản lý, họ đã không trình báo như người các nước châu Âu mà còn trốn tránh sự kiểm tra. Nhiều người thuộc diện hợp đồng lao động ngắn hạn đã tìm mọi cách ở lại khi hết thời hạn. Nhiều người ở luôn trong các container tại công trường nên rất khó kiểm soát. Cũng đã có vụ 2 người Trung Quốc đánh 1 người Việt Nam”.
Công an huyện Kỳ Anh thừa nhận rất khó để vào trong công trường FORMOSA nên họ chỉ kiểm tra ở các địa bàn dân cư. Đầu tháng 7, Công an huyện phát hiện 7 người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu du lịch nhưng ở lại làm việc, đã mời đến trụ sở công an nhưng họ bỏ trốn sau đó.
Quản lý lỏng lẻo
Chúng ta đã có quy định cụ thể về việc sử dụng tiếng nước ngoài trên các bảng hiệu, trong đó quy định không đặt chữ viết tên nước ngoài lên trên chữ tiếng Việt, và tên nước ngoài phải nhỏ hơn tên tiếng Việt. Tại sao bảng, biển chữ Trung Quốc đầy rẫy, trưng thành cả phố dài mấy cây số trên trục đường huyết mạch như vậy mà vẫn ngang nhiên tồn tại?
Chúng tôi tìm gặp Chánh văn phòng UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Đức Thắng nhưng chỉ nhận được những câu trả lời không rõ ràng và “UBND huyện chỉ có trách nhiệm giải phóng mặt bằng”. Còn Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nguyễn Lộc Hằng cho rằng mức độ chưa có gì để phải xử lý. Ông Hằng nói: “Chỉ một số ít các công ty nước ngoài trưng biển hiệu trước trụ sở. Tên nước ngoài vẫn được quảng cáo nhưng theo quy định trong Nghị định 75, ví như kích cỡ chữ như thế nào…”. Nói thế nhưng khi chúng tôi hỏi phòng đã tiến hành kiểm tra tại các xã vùng nam chưa thì ông Hằng ấp úng.
Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương đã nhìn nhận thẳng thắn: “Việc này mới nở rộ từ đầu năm nay. Không thể để chữ Trung Quốc nhiều hơn chữ Việt Nam được, điều này rất phản cảm, sống giữa đất nước Việt Nam sao không dùng chữ Việt Nam. Đành rằng để phục vụ người Trung Quốc mới sang không biết tiếng Việt nhưng vậy cũng không được, không thể Trung Quốc hóa Việt Nam. Làm như thế, người đi qua địa bàn này sẽ đặt câu hỏi tại sao đây là đất Việt Nam mà lại toàn chữ Trung Quốc. Vừa rồi giao ban chúng tôi đã giao cho Trưởng ban Văn hóa xã tham mưu cho Phòng Văn hóa huyện để có biện pháp xử lý. Đầu tiên sẽ xử lý những biển hiệu làm không đúng quy định”.
Hàng loạt bảng vi phạm nhưng ngành văn hóa Hà Tĩnh không biết - Ảnh: T.Q.Nam |
>> Nhiều người Trung Quốc khám bệnh “chui”
>> Vụ giao đất cho người Trung Quốc ở Bình Thuận: Chưa chặt chẽ, thiếu minh bạch…
>> Vụ người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh: Yêu cầu xử lý sai phạm tập thể và cá nhân liên quan
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI – COMMENT (12)
Triệu
Liệu TQ đang có âm mưu gì?! TQ hóa Việt Nam. Mong rằng không phải
như vậy! Nhưng tình trạng người TQ tràn lan, sinh sống khắp đất nước VN,
khiến cho chúng ta phải đến lúc suy nghĩ.
Khôi Anh
Buông lỏng quản lý trách nhiệm thuộc về ai. Bây giờ đang là vầy sợ 10 – 20 năm nữa việt nam sẽ toàn là “Tàu” lai.
Lê Trung
Ta đang đấu tranh bảo vệ từng mét biển từng hòn đảo trên biển đông
với TQ , còn trên đất liền thì thả lỏng cho họ tung hoành từ Bắc vào Nam
,sao mất cảnh giác thế nhỉ !
ong nguyen
Cảm ơn TG bài viết đã đưa lên mạng mọt sự thật đau lòng (dù chưa
thật đầy đủ) tại Qh HT (Ky Anh–khu CN Vũng Áng) chúng tôi. Thiết nghĩ,
cũng cần có những PV chịu khó lặn lội. tìm hiểu sâu sát, phản ánh đày dủ
về một vùng quê bình yên đang bị “hán hóa” nhanh chóng.
luugu
địa phương nào để xảy ra tình trạng trên thì lãnh đạo địa phương đó
cần phải bị kỷ luật nặng, cách chức, không thể để người TQ ngang nhiên
hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam như thế được, bây giờ có thể chưa thấy
gì nhưng hậu quả về lâu dài sẽ là rất lớn, để xảy ra vụ việc trên các
bác lãnh đạo đừng có nói là không biết và không được báo cáo nhé nghe
chối tai lắm.
Nguyen Van Trung
Nhìn thấy mà đau long quá. Tính dân tộc của người Hà Tỉnh bỏ đâu
mất,nhất là trong tình hình hiện đang căng thăng do TQ leo thang xâm
chiếm bờ cỏi Tổ quốc. Thiết nghĩ Hà Tỉnh cần mạnh dạng chấn chỉnh lại và
cần co thái độ cứng rắng hơn, đây là VN Tổ quốc của chung ta không phải
là trung quốc
lê quyết chí
Kinh hoàng ! Phố tàu ở Hà Tĩnh. Những ảnh hưởng, hệ lụy khôn lường do người Trung Quốc gây ra là như thế nào?
Người dân
không biết hiện nay có bao nhiêu khu vực trên 63 tỉnh thành có phố
tàu như thế?Liệu không có căng thẳng như hiện nay thì các vấn đề trên có
được đặt ra không?
TRAN
Bảng hiệu dù có viết chữ Trung Quốc thì cũng chỉ được viết nhỏ
thôi, chữ Việt phải được viết to lên. Cũng phải quy định rõ ràng chữ
Việt phải chiếm nhiều diện tích hơn chữ TQ chứ. Những cái bảng này phải
dẹp ngay đi, đây là Việt Nam cơ mà!
NVM
Trời đất, CB ta sao mà hỏi người nào củng ú ớ hết vậy. Chắc Hà Tỉnh
phải nhờ lương y Vỏ Hòang Yên ra trị tập thể. Chứ để như vậy khó coi
quá. Xưa kia khi mới chiếm TQ, người Tàu cai trị bằng cách dùng tiếng
“quan thọai”. Quan là ông quan, thọai là nói . Ai muốn kêu ca, thưa
kiện, thỉnh cầu điều chi phải dùng tiếng quan thọai. Không biết thì ráng
chịu. Không hiểu sao thấy ở Hà Tỉnh giống quá. Các quan địa phương xem
lại.
HỒNG HÀ
Nòi giống việt nam đang bị Hán hóa, không phải chỉ có ở Hà-tĩnh mà
còn ở rất nhiều các địa phương khác, có thể nói là từ Bắc chí Nam. Người
Trung quốc, giống người ngoại tộc duy nhất đang hoành hành trên khắp
đất nước Việt nam, hầu như họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
Nguyễn văn trúc
không thể nói như thế được. An ninh quốc gia mà như đùa vậy!
Có nên du lịch Trung Cộng không?
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel – Nguoiviet
Nếu chúng tôi có bán chuyến land tour đi chơi 4 thành phố Thượng Hải, Vô Tích, Hàng Châu và Tô Châu 7 ngày 5 đêm với giá tour là $175 hoặc là chuyến land tour 9 ngày 7 đêm đi năm thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu với giá là $205 (dĩ nhiên cả hai chuyến này đều phải cộng thêm vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Trung Cộng).
|
Công nhân quét nước mưa trước quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Hình: Lintao Zhang/Getty Images) |
Chưa có một đất nước nào lại lại có những tour du lịch rẻ như Trung Cộng đang quảng cáo như vậy. Dĩ nhiên ai cũng có câu hỏi trong đầu, bán rẻ như thế họ làm sao sống được! Ấy thế mà họ sống, còn sống mạnh nữa là đằng khác. Bởi vì sau chuyến du lịch đó, người bị “suy yếu” không phải là họ mà là chính bạn. Họ đã thành công khi khách hàng chỉ vì tham rẻ mà tham dự chuyến du lịch của họ. Ðiều kiện duy nhất của chương trình du lịch là họ đưa du khách đi mua sắm chứ không nhằm mục đích đi thăm danh lam thắng cảnh nên bạn sẽ được đi mua “ngọc trai” ở Vô Tích (Wuxi), mua “lụa” ở Tô Châu, mua “trà Long Tỉnh” ở Hàng Châu, mua “đá quí” “cẩm thạch” ở Thượng Hải hay mua “thuốc Ðông Y” và thăm nơi làm và bán “ngọc” ở Bắc Kinh.
Những món hàng đó luôn được quảng cáo là đẹp, tốt, sang trọng, và là “đồ thật” nên giá cả ở các cửa hiệu quốc doanh này lúc nào cũng được theo bảng giá bay bổng trên mây. Người Hoa nắm được cái ý thích của khách hàng nên họ được huấn luyện nói năng như vẹt mà không hề ngượng miệng, họ sẵn sàng nói láo, nói hạ giá và níu kéo du khách để bán cho bằng được. Chỉ có một điều mà nếu tinh ý thì người ta sẽ thấy khách nội địa Trung Cộng chẳng thấy ai mua những món hàng “made in China” này cả vì cái giá trời ơi đất hỡi mà các cửa hàng quốc doanh bán lừa du khách ngoại quốc. Tôi đã từng chứng kiến cảnh họ bán năm cái vòng ngọc đeo tay (có cùng một giá trên quầy hàng) theo 5 cái giá khác nhau, khác biệt nhau đến hơn $300. Người mua cuối cùng là được rẻ nhất, nhưng không có nghĩa là không mua hớ. Tôi vẫn cho rằng không có du khách nào là không mua hớ cả, chỉ có mua hớ nhiều hay ít mà thôi. Ði Trung Cộng mà không mua hớ là chưa phải đi Trung Cộng.
Còn nói đến các tiệm thuốc Ðông Y của Trung Cộng thì hay tuyệt, thuốc trị bá bệnh. Chỉ cần bạn ghé vào các cửa hàng quốc doanh bán thuốc Ðông Y, nhìn cách họ xây cất và trang trí tiệm thuốc thì người ta nhận biết là họ làm việc rất có lớp lang để moi tiền du khách. Trước tiên, bạn được họ mời khám bệnh “miễn phí,” ông thầy thuốc Ðông Y tốn chừng 10 phút bắt mạch, nói chuyện đoán mò như thầy bói với bạn. Trước khi đứng lên, ông sẽ viết cho bạn toa thuốc và nói bạn nên dùng trong bao lâu như ba tháng, sáu tháng hay một năm. Nhưng khi đem toa thuốc ra quầy bán thuốc thì du khách mới bật ngửa ra vì giá cả quá đắt. “Năm bảy căn bệnh khác nhau” do các ông thầy Ðông Y này chẩn bệnh đều được kê toa dùng chung một toa thuốc. Bệnh nào cũng chỉ cần uống thế thôi, nhưng phải uống ít nhất sáu tháng mới thấy hiệu nghiệm. Còn đắt quá thì thầy thuốc nói bạn nên mua thử uống ba tháng, hết thì lại gửi email order, họ sẽ gửi đến nhà cho bạn. Thế mới thấy cái siêu việt của các ông thầy Ðông Y quốc doanh Trung Cộng. Các ông đi chữa bệnh cho người khác mà sao nhìn các ông cũng không được khỏe lắm.
Mua ngọc, mua trà, mua thuốc, chẩn bệnh, bán thuốc Ðông Y hay mua bất cứ món hàng nào ở Trung Cộng thì du khách nên nhớ rằng bạn đang mua những món hàng “made in China.” Không phải vô cớ mà những món hàng giống như trên lại tốt hơn nếu mua ở Ðài Loan hay Singapore vì các cửa hàng ở các nơi đây không nằm trong hệ thống quốc doanh như bên Trung Cộng.
Người dân Ðài Loan, Hongkong, Singapore họ đã có một nền giáo dục cao hơn rất nhiều so với người dân Trung Cộng. Trung Cộng không phải là Trung Quốc mà chính người dân Ðài Loan mới xứng đáng được gọi là Trung Quốc vì sự văn minh của con người và xã hội. Hơn nữa danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Ðài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Ðến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung Cộng. (Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.)
Có nhiều khách hàng hỏi tôi khi nào tôi tổ chức lại tour du lịch Trung Cộng, tôi thường hay trả lời lần lữa vì vẫn mong muốn có sự đổi thay của Trung Cộng với người dân của các nước láng giềng chung quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng thời gian trôi qua và sự kiêu căng của Trung Cộng chỉ tăng lên và không hề giảm đi sự ngạo mạn đó. Hơn thế nữa những sự giả dối, thiếu phẩm chất trong các sản phẩm làm từ Trung Cộng cũng là một chuyện mà tôi cho là cần thời gian để suy nghĩ về tour du lịch Trung Cộng. Tôi không muốn khách hàng của chúng tôi bị lừa phỉnh và gạt gẫm bởi cái vô trách nhiệm và không có phẩm chất của các con buôn Trung Cộng.
Hơn nữa, một tour đi Trung Cộng như hiện nay thì phẩm chất của một tour du lịch cũng giảm nhiều với sự đắt đỏ leo thang. Khách ngoại quốc đến ít hơn ngày trước, vì thế một tour du lịch Trung Cộng hiện tại thì người ta thường hay cho người dân nội địa tham dự tour chung với người nước ngoài. Ðây là một điều gây bực bội rất nhiều cho du khách nước ngoài vì hai nền văn hóa khác nhau. Bạn có muốn thử và tìm hiểu xem nền “văn hóa Trung Cộng” tốt như thế nào thì cũng rất nên đi Trung Cộng một chuyến cho biết nếp “lịch sự Trung Cộng.” Khạc nhổ trước mặt người khác, đàn bà đàn ông lúc nào nói chuyện cũng như đánh nhau đến nơi, bệnh “tiểu đường” thì nhan nhản khắp ngõ ngách, họ không có khái niệm xếp hàng theo thứ tự nên chen lấn thoải mái, hàng nhái hàng giả mạo thì bán công khai từ ngoài ngõ đến cả trong khách sạn năm sao. Lái xe là một thứ tự do tuyệt đối tại xứ này, ai lái sao cũng được. Tranh nhau giành đường là chuyện bình thường hàng ngày của phương tiện giao thông.
Nhưng nếu du khách là một người không quan tâm đến những vấn đề như trên thì chuyện đi du lịch Trung Cộng vẫn có thể tạm chấp nhận cho một chuyến du lịch theo ý thích của mình.
Không ai chối cãi được rằng Trung Hoa lục địa có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đáng xem, đáng du ngoạn. Ngày nay, các nơi chốn lịch sử và văn hóa cũng đã bị “phục chế” rất nhiều, nhiều vật cổ mới được làm xong ngày hôm qua (antique yesterday) đem trưng bày và tour guide luôn nói là vật cổ vài trăm năm, nhưng du khách Việt Nam thường hay dễ tính vì khách người Việt cũng chỉ cần biết qua loa nơi chốn đó, nơi đã có những câu chuyện lịch sử văn hóa xảy ra. Nhưng chắc chắn một điều đất nước đó không phải là nơi xứng đáng để làm tour du lịch, mua sắm vì sự không lương thiện của con người và của hệ thống quốc doanh Trung Cộng.
Nhưng một lý do chính đáng hơn để chúng tôi bất hợp tác với các tour du lịch Trung Cộng là vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Trung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ra cái bộ mặt đại hán của họ. Sự kiêu căng ngạo mạn của Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian vài năm nay đang là một vết thương đau cho những ai còn con tim và lương tri dành cho hai chữ Việt Nam (không dành cho Việt gian tay sai cho Tàu Cộng). Tại sao chúng ta lại phải đi du lịch và làm giàu cho những kẻ đang gậm nhấm đất nước của con cháu chúng ta sau này?
Có nhiều cách thể hiện sự chống đối tinh thần bá quyền Trung Cộng như biểu tình chống họ, như bất hợp tác và không mua hàng hóa “made in China.”
Biểu tình là một thái độ chính trị thực dụng để Trung Cộng thấy rõ được sự bộc lộ giận dữ của dân tộc Việt Nam. Tôi ngưỡng mộ những người đã can đảm bầy tỏ thái độ như vậy. Bất hợp tác và không mua hàng hóa Trung Cộng thì tôi cho rằng đó không phải là một thái độ chính trị thực dụng mà đó chỉ là một thái độ tự trọng và sống tôn kính với tổ tiên Việt Nam mình, những người đã xả thân bảo vệ dòng giống Việt Nam từ ngàn năm qua để chúng ta còn hiện hữu đến hôm nay.
Trung Cộng chắc cũng quan ngại đến điều này vì có rất nhiều món hàng (bán khắp thế giới) không còn dám đề “made in China” nữa, họ tránh chữ China mà viết là “made in PRC” (made in People’s Republic of China) hay họ không đề gì cả. Mỗi lần mua một món quà kỷ niệm nào đó, khi không thấy nhãn hiệu làm ở đâu, tôi thường hay hỏi người bán: món hàng này có phải “made in China” không? Thường thì người bán trả lời là không biết hay họ im lặng, thế là tôi hiểu ngay món hàng làm từ đâu.
Tôi không đến Trung Cộng khi tinh thần đại hán vẫn còn nằm trong đầu óc của những người lãnh đạo hiếu chiến kiêu căng tự ti hợm hĩnh tưởng rằng có thể khắc phục được người Việt phương Nam. Thế giới đã thay đổi, chủ nghĩa cộng sản đã chết hơn 20 năm nay nhưng để lại cho người dân Trung Hoa cả một kho tàng văn hóa ô nhiễm cộng sản: bẩn thỉu và vô văn minh. Văn minh không phải tự dưng trên trời rơi xuống mà là bao gồm cả một nền dân trí giáo dục và trình độ xã hội. Trung Cộng cần 20 năm nữa khi mà thế hệ kiêu căng ngạo mạn không còn nữa thì may ra mới tiến lên bậc thềm đầu tiên của hai chữ Trung Quốc.
Trung Cộng là chiếc xe “made in China,” Việt
Nam là cái đòn bẩy. Chỉ cần một cái thế đúng, đòn bẩy có thể làm chiếc
xe lật nhào. Danh tướng Lý Thường Kiệt của Ðại Việt đã từng chứng minh
như thế. Trung Cộng không tin thì cứ xem lại lịch sử sẽ rõ.
Giáo sư Carl Thayer nói về chuyến đi Mỹ của Nguyễn Chí Vịnh
Việt Nam cải thiện nhân quyền, Mỹ mới bán vũ khí
Nhân chuyến đi Mỹ của thượng tướng, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN mới kết thúc, báo Người Việt phỏng vấn GS Carl Thayer về chuyến đi này.
-Người Việt: Chuyến thăm mới diễn ra của ông Nguyễn Chí Vịnh có liên quan đến việc Việt Nam muốn mua võ khí của Hoa Kỳ cũng như muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương hay không?
-GS Thayer: Tôi cho rằng có 4 lý do trong chuyến thăm Mỹ của Trung Tướng Vịnh.
Trước hết, tiếp nối theo những đồng ý hai bên đã đạt được nhân chuyến thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, đặc biệt là sự trợ giúp của Hoa Kỳ giúp đối phó với hậu quả của chiến tranh như chất độc Da Cam, rà phá bom mìn chưa nổ. Tướng Vịnh có thể xin yểm trợ kỹ thuật và trang bị liên quan đến phá hủy bom mìn.
Thứ hai, muốn được Mỹ cam kết nhiều hơn trong sự trợ giúp Việt Nam tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới của LHQ. Ðiều này cũng liên quan đến việc đánh giá của chính phủ Mỹ là khi nào và ở chỗ nào Việt Nam nhiều phần sẽ đóng góp lực lượng tham dự.
Thứ ba, thảo luận lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới với các cơ quan liên hệ của LHQ kể cả Sở Bảo Vệ Hòa Bình của LHQ (UN Department of Peacekeeping).
Thứ tư, Tướng Vịnh gặp một số dân cử. Ông có thể đã thăm dò họ về các kềm chế trong Nghị Ðịnh (Kiểm Soát Mua Bán) Vận Chuyển Võ Khí Quốc Tế ITAR (International Trafficking in Arms Regulations) của chính phủ Mỹ, hiện đang giới hạn việc bán võ khí và dịch vụ quân sự cho Việt Nam.
Nhu cầu nội bộ của Việt Nam về rà phá bom mìn và tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới có lẽ là những vấn đề dễ nhất để xin Quốc Hội Mỹ gỡ bỏ một số trong những lệnh cấm. Thêm nữa, hành động đối với ITAR có thể được xem là trả giá, cho đi cái này lấy được cái kia để Việt Nam nâng sự hợp tác quốc phòng với quân đội Hoa Kỳ.
-NV: Việc thương lượng của Việt Nam để mua võ khí Mỹ bây giờ đã đến đâu?
-GS Thayer: Việt Nam coi tất cả các trang bị Mỹ (sản xuất) để lại Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt là chiến lợi phẩm và trở thành tài sản của họ. Việt Nam muốn mua bộ phận thay thế cho trực thăng Huey và các thiết vận xa. Các điều cấm trong Nghị định ITAR được chính phủ Bush điều chỉnh tháng 4, 2007 cho phép bán dịch vụ quân sự và các trang cụ không sát thương trên căn bản từng trường hợp một. Việc bán võ khí sát thương vẫn bị cấm cũng như việc cấm bán các trang bị kiểm soát đám đông (chống biểu tình) và máy nhìn ban đêm (night goggles) dùng cho lực lượng quân sự nhưng cũng dùng cho cả lực lượng công an. Việt Nam có thể nộp đơn xin giấy phép mua một số bộ phận rời cho các chiến lợi phẩm mà Mỹ sản xuất.
-NV: Có phải Mỹ đặt điều kiện buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền mới chịu bán võ khí không?
-GS Thayer: Chắc chắn như vậy. Ðây là điều được nhắc lại rõ rệt nhiều lần. Nguyên Ðại Sứ Michael Michalak khi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam kỷ niệm 15 năm bình thường hóa bang giao (11 tháng 7, 2010) ông được hỏi, “Tại sao, trong khi quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, lệnh cấm vận bán võ khí vẫn còn hiệu lực?” Ðại Sứ Michalak đã trả lời, “Ðó là một trong những lãnh vực mà vấn đề nhân quyền có ảnh hưởng. Chúng tôi rất muốn phát triển quan hệ quân sự gồm cả việc bán võ khí, nhưng chừng nào chúng tôi chưa cảm thấy yên tâm với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thì khi đó (vấn đề bãi bỏ cấm vận bán võ khí) vẫn chưa có thể xảy ra.”
Lập trường này được Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta lập lại khi ông đến thăm Hà Nội gần đây để thảo luận với đối tác đồng cấp, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Hồi đầu năm cũng thông điệp này được các nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman nêu ra khi họ đến Hà Nội.
Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói rộng rãi hơn khi bà muốn đưa mối quan hệ song phương lên tầng cao hơn và ngay cả vấn đề phát triển đối tác chiến lược. Nhưng bà chỉ ra rằng trừ phi thành tích nhân quyền của Việt Nam cải thiện thì điều đó không thể đạt đến.
-NV: Việt Nam đòi những điều kiện gì để Mỹ được phép tiếp cận căn cứ Cam Ranh nhiều hơn?
-GS Thayer: Năm 2009, Thủ Tướng Nguyễn Tân Dũng loan báo (Việt Nam) mở cơ sở thương mại tại Cam Ranh cho hải quân tất cả các nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên hưởng ứng đề nghị này. Cho đến nay, đã có 3 tàu tiếp liệu quân sự đã đến sửa chữa. Ðó là những dịch vụ bảo trì sửa chữa nhỏ với phí tổn từ $400,000 đến $500,000 USD. Dường như không có giới hạn nào với cho số lần sửa chữa đối với loại tàu này. Các tàu này được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn dân sự và chúng là các tàu tiếp liệu, không phải tàu chiến.
Việt Nam sẽ không cho phép chiến hạm Mỹ đến quân cảng Cam Ranh. Ðây vẫn là khu vực quân sự bị cấm tiếp cận. Hoa Kỳ, như các nước khác, chỉ được chấp thuận cho một chuyến thăm viếng (hải quân) mỗi năm. Hai bản Sách Trắng Quốc Phòng vừa qua mà bản mới nhất ra năm 2009, đặt ra chính sách mà tôi gọi là chính sách “3 không.” Không có căn cứ ngoại quốc ở Việt Nam, không liên minh quân sự với một nước khác và không dùng một nước nào để chống lại nước thứ ba. Nói tóm, Việt Nam sẽ từ khước cho phép các chiến hạm Mỹ đến Cam Ranh trong tương lai gần trước mặt.
-NV: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này!
Asia Times
Người dịch: Thủy Trúc
27-7-2012
Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường thôi”.
Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông, cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.
Natalegawa đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong khi ông công bố tuyên bố sáu điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Hor Namhong thì không thể cưỡng lại chuyện đổ hết mọi tội lỗi trong việc ASEAN không ra được tuyên bố chung cho Việt Nam và Philippines, hai quốc gia ASEAN có đụng độ rõ ràng nhất với Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Brunei, Malaysia và Indonesia cũng có tranh chấp với Trung Quốc về một số địa điểm cụ thể trong khu vực biển này.
Tuy vậy, biên bản Hội nghị Hẹp của ASEAN (AMM Retreat) lại ghi một câu chuyện khác hẳn. Theo các bản ghi nhớ về những cuộc thảo luận do một thành viên tham dự soạn thảo (mà tác giả có viết bài nhận định), Campuchia đã hai lần bác bỏ đề nghị của Philippines, Việt Nam và các thành viên ASEAN – đề nghị có một tham chiếu đến các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Lần nào Campuchia cũng đe sẽ hủy tuyên bố chung. Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong suốt phiên toàn thể của Hội nghị Hẹp của ASEAN. Philippines lên tiếng đầu tiên và sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario kể lại những ví dụ trong quá khứ và hiện tại về “sự bành trướng và thái độ hung hăng” của Trung Quốc, đã ngăn cản Philippines “thực thi luật pháp và buộc Philippines phải rút lui khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chính mình”.
Ông Del Rosario hùng hồn: “Đâu là giá trị thực sự của bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nếu chúng ta không thể gìn giữ DOC [Tuyên bố về Ứng xử của Các bên]?” – văn bản này đã được chính Trung Quốc tán thành đầu tiên vào năm 2002. Del Rosario chấm dứt bài diễn văn can gián của mình với tuyên bố “rất cần phải phản ánh được cam kết tập thể của ASEAN trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN”.
Bốn nước khác cũng trực tiếp đề cập tới vấn đề này. Việt Nam gọi việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa gần đây trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, và việc Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài thầu thăm dò khai thác ở những vùng biển tranh chấp khác, là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở EEZ và thềm lục địa của Việt Nam”.
Việt Nam cho rằng tuyên bố chung phải phản ánh được thực tế này. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN hành động theo một tiếng nói thống nhất, và lưu ý các bên rằng những diễn biến gần đây đều gây lo ngại cho tất cả các thành viên ASEAN. Indonesia tán thành ký bộ Quy tắc Ứng xử, và hứa sẽ “lưu hành một bản ghi không chính thức các yếu tố khả thi, bổ sung cho COC”.
Malaysia ủng hộ bình luận của Indonesia và nhấn mạnh: “Chúng ta phải nói một tiếng nói duy nhất; ASEAN phải thể hiện tiếng nói đoàn kết [của mình]; [nếu không] chúng ta sẽ bị mất tín nhiệm”. Malaysia kết luận: “Chúng ta phải nhắc đến tình hình ở Biển Đông, đặc biệt là bất kỳ hành động nào vi phạm luật quốc tế về EEZ và thềm lục địa. Dứt khoát không thể chấp nhận được, nếu chúng ta không đưa được điều đó vào tuyên bố chung. ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung”.
Singapore lưu ý rằng “các diễn biến gần đây đặc biệt đáng lo ngại” bởi vì chúng làm gia tăng “sự diễn giải kỳ lạ luật pháp quốc tế, một sự diễn giải có thể phá hoại hoàn toàn cơ chế UNCLOS”. Singapore kết luận bằng câu nói: “ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung… [Sẽ là] tổn hại cho chúng ta nếu chúng ta không nói gì cả”.
Đồng thuận tan vỡ
Trước khi Campuchia cất tiếng thì không có nước nào phản đối các diễn văn can ngăn của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore. Khi đến lượt Campuchia phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao của họ hỏi, tại sao lại cần phải nhắc đến chuyện bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines gần đây có cuộc đụng độ kéo dài hai tháng.
Sau đó, ông bất ngờ tuyên bố: “Tôi phải nói thẳng với các vị, trong trường hợp chúng ta không thể tìm được lối ra, Campuchia không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra nữa. Khi đó, sẽ không có văn bản nào hết. Chúng ta không nên cố gắng áp đặt quan điểm quốc gia; chúng ta nên cố gắng phản ánh các quan điểm chung, trên tinh thần dung hòa”.
Đến lúc này, cuộc thảo luận nóng hẳn lên, cả Philippines lẫn Việt Nam đều tiếp tục tranh cãi. Malaysia, Indonesia và Singapore có thêm diễn văn bổ sung. Hội nghị Hẹp của ASEAN kết thúc bằng tuyên bố của Hor Namhong: “Chúng ta không bao giờ có thể đạt được thỏa thuận, cho dù chúng ta có ngồi đây thêm 4 hay 5 tiếng nữa cũng vậy… Nếu các vị không thể nhất trí về nội dung của tuyên bố chung; chúng tôi không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra, trên cương vị Chủ tịch ASEAN”.
Natalegawa đã chỉ ra rất đúng, rằng mặc dù không ra được tuyên bố chung, nhưng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã đạt được thỏa thuận về “các yếu tố chủ chốt” của một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Kết quả của chuyến ngoại giao con thoi là, ông nói rằng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã nhất trí với “bản đầu của một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực trên Biển Đông”.
Campuchia, với quyền hạn của mình trên cương vị chủ tịch ASEAN, đã tổ chức hai hội nghị không chính thức giữa quan chức cấp cao ASEAN với Trung Quốc để thảo luận con đường trước mắt tiến tới COC. Trung Quốc công khai tuyên bố rằng họ sẵn sàng bước vào thảo luận chính thức với ASEAN “khi các điều kiện chín muồi”.
Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các phương thức (thể thức) cho những cuộc thảo luận sắp tới. Họ vẫn còn cần phải xác định sẽ tiếp xúc với nhau ở cấp nào, thường xuyên hay không, và sẽ báo cáo cho ai. Theo kế hoạch, thảo luận chính thức sẽ bắt đầu vào tháng 9, và giới chức ASEAN hy vọng sẽ kết thúc đàm phán trước tháng 11.
Hoạt động ngoại giao con thoi của ông Natalegawa đã tạo ra một cú hích tinh thần rất cần thiết cho ASEAN. Các nỗ lực của ông cũng đã giúp xua tan khỏi Đông Nam Á quan niệm cho rằng các thành viên ASEAN không thể đoàn kết khi bàn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.
Quan trọng hơn, sự hòa giải (can gián) của Indonesia đã lưu ý Campuchia rằng, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia không thể đơn phương kiểm soát chương trình nghị sự của ASEAN. Sự can thiệp của Natalegawa là chưa từng có tiền lệ: đảm nhận vai trò lãnh đạo mà thông thường là thuộc về nước chủ tịch ASEAN, và là tín hiệu cho thấy Indonesia sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong các vấn đề khu vực. Điều này trái ngược với những năm tháng dưới thời Suharto, khi Indonesia, vốn được nghiễm nhiên coi là nhà lãnh đạo của Đông Nam Á, giữ một vai trò kiềm chế “mềm yếu” hơn.
Tuy nhiên, đằng sau sự thể hiện của Natalegawa cũng có thể có một ý nghĩa khác, rằng ASEAN đang “trở lại với công việc như bình thường thôi”. Nghĩa thứ hai này có thể là một cách ám chỉ mơ hồ tới thái độ tiếp tục hung hăng của Trung Quốc khi họ tìm cách thực thi quyền tài phán trên Biển Đông.
Có ba hình thức thể hiện. Thứ nhất là, Trung Quốc đã nâng cấp Tam Sa từ một hạt cấp huyện lên cấp tỉnh, và cho nó quy chế hành chính, quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa (bãi Macclesfield) và Trường Sa. Quả thật, chính quyền tỉnh Hải Nam đã khẩn trương chỉ định quan chức địa phương đến đơn vị mới này công tác, và sẽ tổ chức bầu cử để lựa chọn đại biểu vào Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức là Quốc hội – ND).
Thứ hai là, Hải Nam – tỉnh miền nam Trung Quốc – không bao lâu sau đó đã phái 30 tàu cá và bốn tàu hộ tống đến vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa. Lúc đầu đội tàu này đánh cá ngoài khơi dải Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), sau đó di chuyển đến dải Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), cả hai đều là vùng biển đang có tranh chấp.
Thứ ba, và quan trọng nhất, là Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc đã ra chỉ thị xây một khu nhà tù quân sự tại đơn vị hành chính Tam Sa. Nhà tù này, với trụ sở đóng tại đảo Phú Lâm (Woody Islands) sẽ có chức năng quốc phòng, bảo vệ cho một khu vực biển có diện tích bao trùm 2 triệu dặm vuông.
Do đó, trở lại công việc như thường lệ, theo nghĩa thứ hai, còn có thể có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán COC với Bắc Kinh, Trung Quốc có lẽ sẽ đồng thời, tiếp tục gây áp lực và đe dọa cả Philippines và Việt Nam, và tìm các cách khác để gieo rắc bất đồng trong 10 nước thành viên của khối ASEAN.
Carlyle Thayer là Giáo sư Danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra.
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © BS2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ tư, ngày 25/7/2012
TTXVN (Pari 22/7)
Báo Le Monde ngày 17/7 đã tổ chức thảo luận về tình hình Xyri hiện nay với sự tham gia của Ziad Majed, một nhà chính trị học Libăng, chuyên gia về Trung Đông, giáo sư Đại học Américainede Paris, nội dung chính như sau:
+ Các cuộc giao tranh tại Đamát có dấu hiệu tạo bước ngoặt cho cuộc xung đột?
- Đúng vậy. Chắc chắn đang có một chuyển biến lớn khi thành trì an ninh của chế độ đã bị các lực lượng cách mạng tấn công chao đảo. Hơn nữa, chế độ đã không còn lớn tiếng khẳng định cả hai thành phố lớn Alep và Đamát, cũng như vùng ngoại ô của hai thành phố này, nơi tập trung gần 25% dân số Xyri, được miễn trừ khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, chiến sự tại Đamát cũng chứng minh rằng Quân đội Xyri tự do (FSA) và các chiến binh của phe đối lập đang nhận được sự ủng hộ rất quan trọng của người dân, kể cả về mặt cung cấp hiệu quả các thông tin tình báo. Điều này càng khiến chế độ Assad suy yếu nhanh hơn. Nhưng cũng không vì thế mà nói rằng chế độ này sẽ sụp đổ ngay trong những ngày tới, Đây chỉ là khởi đầu của một tiến trình kéo dài của cách mạng Xyri.
+ Các lực lượng nổi dậy có thực sự được trang bị và tổ chức đầy đủ để đương đầu với quân đội chính quy và đi đến đích cuối cùng?
- Họ không được trang bị tốt, nhưng đã biết áp dụng chiến thuật của chiến tranh du kích. Họ được tổ chức thành những nhóm cơ động để tránh rơi vào các xung đột mà quân chính phủ huy động được hỏa lực. Chiến thuật này “đã phát huy được lợi thế quan trọng tại nhiều vùng chiến sự, nhất là về mặt chiến tranh tâm lý. Theo đánh giá, các lực lượng quân chính phủ hiện chi còn kiểm soát khoảng 50% lãnh thố đất nước và các nhóm nổi dậy đã có thể di chuyển trong một phạm vi rộng lớn, có điều kiện để tìm kiếm và huy động vũ khí dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua các binh sĩ chính phủ đào ngũ và các mối tiếp xúc của những người này. Việc gần đây, súng phóng lựu và chống tăng của lực lượng nổi dậy phát huy tốt hiệu quả trong các cuộc giao tranh đã chứng minh nhận định trên.
+ Đã có thành phố lớn nào nằm dưới sự kiếm soát thườmg trực của các lực lượng nổi dậy chưa?
- Chưa có, nhưng ở mỗi thành phố lớn, ngày càng có nhiều khu vực thoát khỏi tầm kiểm soát của lực lượng chính phủ. Ở phía Bắc, ven thành phố Idlib, các lực lượng FSA đang giành quyền kiểm soát một khu vực rất rộng lớn. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại thành phố Homs ở miền Trung, tại các khu vực ngoại Ô xung quanh thành phố Hama và tại các vùng khác ở ngoại vi đất nước.
+ Có những kênh nào cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy?
- Đến nay có ba kênh. Có những binh sĩ đào ngũ cung cấp những vũ khí có thể nhất. Và rồi có cả một thị trường vũ khí bên trong lãnh thổ, nhất là các khu vực gần đường biên giới, nơi có rất nhiều vũ khí được lưu hành ngay trước cách mạng. Kênh thứ ba thông qua các hoạt động buôn lậu vũ khí qua một số tuyến biên giới, trong đó chủ yếu là biên giới Irắc, sau đó là biên giới Libăng và cách đây ít tuần là biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều nhất vẫn là các loại vũ .khí được cung cấp từ các nguồn bên trong lãnh thổ, kế đó mới là các nguồn bên ngoài.
+ Có đúng là một số cường quốc phương Tây đang đào tạo, huấn luyện và tham gia cuộc nội chiến tại Xyri?
- Cho đến nay, các nước phương Tây vẫn tỏ ra do dự trong việc can thiệp vào Xyri. Họ hoàn toàn không muốn một cuộc xung đột vũ trang kéo dài có thể mang lại những hậu quả khôn lường đối với các nước láng giềng của Xyri. Nhưng đồng thời, các nước phương Tây cũng không thể đưa ra một chính sách thực sự rõ ràng đối với Xyri do vấp phải lập trường của Nga và Trung Quốc hoặc do thiếu tin tưởng vào các lựa chọn thay thế chính quyền hiện nay tại Xyri.
Hơn nữa, chưa ai đánh giá đúng bản chất những gì đang xảy ra trong cuộc nội chiến hiện nay. Đành rằng có những diện mạo của một cuộc nội chiến, nhưng rõ ràng chúng ta đang được chứng kiến những dữ kiện của một cuộc cách mạng, bởi các cuộc giao tranh diễn ra giữa một bên là phe đối lập, được quân sự hóa từ cách đây một năm, và một bên là các lực lượng của chế độ đang tìm mọi cách đàn áp, oanh tạc các khu dân cư và làng mạc để trừng phạt. Nhưng nếu tình hình tiếp diễn trong một thời gian dài, e rằng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều cuộc đụng độ hoặc phản ứng của người dân, Có nghĩa là chính các thường dân cũng bị kéo vào nội chiến.
+ Liệu lực lượng nổi dậy có thể lật đổ chính quyền mà không cần viện trợ của quốc tế?
- Có thể. Nhưng cần thận trọng với cái cách mà sự việc diễn tiến trên thực địa những ngày tới và những tuần tới, nhất là trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Đó là thời điểm sẽ diễn ra những cuộc huy động lớn hòa bình đồng thời với các chiến dịch quân sự. Có một điều chắc chắn, đó là nền tảng xã hội của chế độ – gồm khả năng kinh tế, biểu tượng quyền lực – đang dần bị xói mòn và vì vậy, chỉ riêng sức mạnh súng ống thôi sẽ không đủ để chế ngự cuộc cách mạng.
Đơn giản hơn, chính quyền sẽ không còn bất cứ cơ hội nào giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại xã hội của chính mình, chỉ có điều xã hội này cũng cần có thời gian để diễn biến. Đáng tiếc là để kết thúc chính quyền hiện nay, xã hội Xyri sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất. Trong mọi trường hợp, người Xyri luôn nhấn mạnh rằng họ sẽ trông cậy vào chính mình chứ không phải dựa vào bên ngoài, nơi các nước phương Tây đang tỏ ra rất chậm chạp trong việc đưa ra các sáng kiến khả thi và việc gây sức ép đối với chế độ Assad.
+ Đến nay, phe của Chính phủ Xyri vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất ổn nào… Có đúng là họ đang bị lung lay?
- Không hẳn là như vậy. Nhưng Chính phủ Xyri đã thay đổi phần nào cấu trúc an ninh và quân sự trong việc đàn áp phong trào nổi dậy, bởi họ không còn tin tưởng các tướng lĩnh và các nhân vật chức trách vốn không thuộc gia đình Assad hoặc các gia đình và các nhóm thân cận nhất xét ở cấp độ quan hệ.
Cũng nên hiểu rằng phe Assad đang ra sức hàn gắn nền tảng xã hội đang ủng hộ ông ta bằng cách thổi bầu không khí sợ hãi đến khắp nơi, hòng duy trì một mối đe dọa thường trực đối với các nhóm sắc tộc và cộng đồng rằng chế độ đương quyền là một bảo đảm đối với sự tồn tại của họ. Nhưng cũng phải nói rằng với những vụ đào ngũ xảy ra liên tục và việc mất dần quyền kiểm soát đối với nhiều vùng, trong nội bộ phe cánh và nhóm hạt nhân của Assad chắc chắn sẽ có những rạn nứt ngày càng sâu rộng.
+ Sức ép của người dân Xyri liệu có hiệu quả?
- Hiệu quả trong chừng mực. Bashar Al-Assad đôi khi áp dụng cái mà cha ông ta đã làm như một chiến lược bạo lực trong những năm 1980. Assad sử dụng lực lượng thuộc các đơn vị khác nhau để vấy máu vào tay phần lớn các sĩ quan xung quanh mình, để tất cả trong số họ, gia đình và những người thân của họ đều cảm thấy cùng lênh đênh trên một con tàu và gắn liền với số phận của ông ta. Vì thế mà một phần cộng đồng và một số trung tâm quyền lực trong đất nước này cảm thấy phải cùng chung con tàu với Assad. Nhưng ngay cả điều này cũng có thể vận động và thay đổi nếu trên thực địa và ở cấp độ đàm phán quốc tế giữa Matxcơva và phương Tây và Arập, người ta có thể đưa ra một quyết định dứt khoát về sự ra đi của ông ta. Như vậy, những người xung quanh ông ta sẽ cảm thấy ông ta bị gạt ra rìa và cần phải đàm phán về số phận của họ tách biệt số phận của ông ta.
+ Có đúng Nga cung cấp vũ khí cho chế độ Đamát?
- Chắc chắn là như vậy. Đó không phải là tin đồn mà chính thức là như vậy. Quân đội Xyri được trang bị vũ khí của Nga. Mới đây thôi, một tàu vận tải Nga đã cập sườn phía Tây Xyri và giao vũ khí cho Đamát tại đây. Và cũng như Iran, Nga vẫn đang tiếp tục cung cấp thiết bị gián điệp cho các cơ quan tình báo của chế độ Assad.
+ Nhiều người nói Xyri đang chao đảo trong một cuộc chiến giữa người Alawite và người Sunni, đúng hay sai?
- Đó là một nhận định đơn giản hóa tình hình đi rất nhiều. Đúng là tại Trung Đông, vấn đề cộng đồng đang ngày càng được đặt ra giữa người Sunni và người Shiite nếu xét về chính trị giữa Iran một bên và Arập Xêút một bên. Nhưng những gì đang diễn ra tại Xyri còn lâu mới đơn giản hóa theo góc độ như vậy. Có một chính quyền, một gia đình từ cha đến con thống trị từ năm 1970 đến giờ. Có một chính quyền tồn tại dựa trên nguyên tắc độc đảng, với một tình trạng khẩn cấp tại đất nước bị nghiêm cấm thành lập các chính đảng khác, các tổ chức dân sự và phương tiện thông tin tự do trong suốt 4 thập kỷ qua. Có những cơ quan đặc biệt can thiệp thô bạo vào mọi phương diện của đời sống công chúng. Vì vậy, cách mạng Xyri diễn ra là nhằm lật đổ chế độ Assad, một chế độ đang tìm cách bịt lại các tổn thương mà chính nó gây ra cho người Alawite, để rồi tự giới thiệu là kẻ bảo trợ cho cộng đồng này. Và điều này đã và đang tạo ra những căng thẳng về giáo phái và cộng đồng tại Xyri.
Nhưng ngay từ đầu, trong tất cả các bài báo, diễn văn chính trị và phát biểu chính thức từ các đại diện của mình, cách mạng Xyri luôn cố gắng tránh đề cập đến vấn đề giáo phái mà chỉ nêu vấn đề trên khía cạnh chính trị và nhân đạo. Vì vậy, ngay cả khi có yếu tố căng thẳng cộng đồng, cách mạng Xyri trước hết là một sự nổi dậy vì tự do và phẩm giá, và để kết thúc chế độ chuyên quyền của Assad.
+ Đa số quân nổi dậy có thái độ phục tùng tôn giáo như thế nào?
- Xã hội Xyri là một xã hội gồm những mảnh ghép cộng đồng và sắc tộc thực sự. về sắc tộc, Xyri có người Arập và người Cuốc, ngoài ra còn có người Tuôcmênia và các dân tộc thiểu số khác, về tôn giáo, có đa số người theo Hồi giáo Sunni, đồng thời có các cộng đồng Alawite, Cơ đốc, Dzuze và Ismailite. Cách mạng phản ánh hiện thực xã hội và nếu đứng ở góc độ dân số mà nói thì đa số các công dân Xyri xuống đường hiện nay là ngưòi Hồi giáo Sunni. Nhưng họ nổi dậy không phải vì niềm tin tôn giáo mà vì một mong muốn chính trị, cũng như các công dân thuộc các cộng đồng khác vậy.
+ Quan điểm của các cộng đồng Cơ đốc giáo, đặc biệt là người Ácmênia thì sao?
- Có những cá nhân thuộc tất cả các cộng đồng, Cơ đốc giáo hay các tôn giáo khác, tích cực tham gia cách mạng. Nhưng nếu xét ở chừng mực cộng đồng theo đúng nghĩa, là một cộng đồng nhỏ ở Xyri, họ quan tâm đến việc chấm dứt bạo lực nhiều hơn. Nói cách khác, cũng như những người đồng bào Xyri khác, họ mong muốn tự do và ổn định, cần phải nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người nhập cư ở Xyri, đặc biệt là người Cơ đốc giáo cũng như người Ácmênia, luôn có một vai trò rất quan trọng. Vì vậy hiện nay, cũng như các cộng đồng khác, họ mong muốn hòa bình cho đất nước.
+ Cựu đại sứ Xyri tại Irắc từng tuyến bố với BBC rằng chế độ Xyri đang sở hữu các loại vũ khí hóa học và rất có thể họ sẽ đem ra sử dụng. Có đúng họ có một kho vũ khí như vậy? Và nếu có, họ có sẵn sàng sử dụng không?
- Đúng là chế độ Xyri có một kho vũ khí hóa học. Thực tế các nhà nghiên cứu và giới ngoại gỉao thường băn khoăn về cách quản lý kho vũ khí này trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Xyri hoặc trong trường hợp chính quyền Assad sụp đổ. Ngược lại, việc sử dụng các vũ khí này sẽ rất phức tạp xét về khía cạnh kỹ thuật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc chế độ này muốn tự sát tập thế. Hy vọng tình huống này sẽ không xảy ra.
+ Nên nói thế nào về tình hình thánh chiến tại Xyri? Các phần tử này có đông không và chúng từ đâu đến?
- Kể từ khi cách mạng bùng nổ, chế độ Đamát và các đồng minh của họ thường nêu lên mối nguy hiểm của thánh chiến để đe dọa xã hội Xyri và dư luận các nước phương Tây. Nhưng đến nay, 17 tháng trôi qua kể từ ngày đầu cách mạng, chỉ có rất ít bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các phần tử thánh chiến tại Xyri. Chắc chắn là có các nhóm Hồi giáo Xyri cũng tham gia cách mạng và một số nhóm được trang bị vũ khí. Và sau nhiều tháng chịu đựng cơ cực, tra tấn, tử hình, tại Xyri đã hình thành tình cảnh người dân bị phó mặc cho cỗ máy giết người và chính điều này đà khích lệ tình cảm tôn giáo trong các cộng đồng người Xyri. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu, lời cầu nguyện và sự có mặt thường xuyên của tín đồ trong các nhà thờ Hồi giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư tưởng thánh chiến đang kiểm soát thực địa Xyri.
Công bằng mà nói, trong nhiều năm qua, chế độ Đamát đã chi phối nhiều nhóm thánh chiến và gửi chúng sang đất Irắc và Libăng, và các cơ quan đặc biệt của Xyri cũng thường xuyên giới thiệu về các phần tử thánh chiến trong khu vực với các cơ quan tình báo phương Tây và Arập. Nói như vậy để biết rằng Xyri biết rất rõ các cơ cấu, tổ chức thánh chiến trong khu vực và nếu thực sự có bằng chứng quan trọng về sự hiện diện của các đối tượng này trên lãnh thổ của mình, họ sẽ phơi bày ngay lập tức Điều đó nói lên rằng nếu xung đột vũ trang tiếp diễn, sự tàn bạo không được phơi bày và nếu chế độ Đamát tiếp tục các hành động đàn áp và thảm sát, sẽ có nguy cơ các phần tử thánh chiến và các nhóm vũ trang từ nhiều nước kéo đến Xyri với những bao biện khác nhau.
Nhưng thực tế Xyri hiện chưa đến mức đó, và các chiến binh FSA đều có xuất thân từ các đơn vị của quân đội Xyri và nhận được sự ủng hộ của nhiều người tình nguyện và các thanh thiếu niên đến từ các thành phố hoặc các khu vực nông thôn đang bị quân đội chính phủ bao vây kìm kẹp.
+ Nếu chế độ Assad sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra tại Xyri
- Rất khó để dự báo thực trạng sau khi chế độ Assad sụp đổ. Thứ nhất, tất cả phụ thuộc vào cách thức chế độ này sụp đổ và những tổn thất do sự sụp đổ này gây ra xét ở khía cạnh các mối quan hệ xã hội và hạ tầng cơ sở nhà nước cũng như sức khỏe kinh tế của đất nước… Thứ hai, cũng như tất cả các nước thoát khỏi ách độc tài kéo dài khác, Xyri cần có thời gian để đứng dậy và tiến hành các chương trình tái thiết. Và chính người Xyri sẽ tự quyết định mô hình chính trị cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước họ.
+ Các tín đồ Hồi giáo có thể nắm chính quyền tại Xỵri?
- Những người nắm chính quyền tại Xyri sẽ phải là những người giành thắng lợi qua các phiếu bầu của cử tri. Nếu người Xyri theo xu hướng Hồi giáo cho một nhiệm kỳ 4 năm thì đó là lựa chọn của họ. Nhưng cũng có thể nói cụ thể rằng thực tế dân số, cộng đồng sắc tộc và tôn giáo tại Xyri, như đã nêu trên đây, sẽ làm giảm cơ hội của các tín đồ Hồi giáo và thúc đẩy họ, cũng như các cộng đồng khác, tham gia một chính trường với tầm nhìn thực dụng và ôn hòa hơn. Tất nhiên, tất cả phải diễn ra trong một giai đoạn quá độ hòa bình.
+ Trở lại tình hình chiến sự liệu chế độ Assad có thể mất quyền kiếm soát tại thủ đô Đamát?
- Có thể điều này sẽ không đến trong những ngày tới, nhưng sẽ diễn ra cùng với thời gian. Hiện nay, không chỉ các khu vực ngoại vi mà ngay cả các khu phố ơ trung tâm thủ đô Đamát cũng bắt đầu được huy động vào cuộc nổi dậy. Quan trọng hơn, tại các khu phố này đã xuất hiện nhiều sáng kiến đoàn kết với quân nổi dậy. Điều này được thể hiện ở sự ủng hộ bằng cách dựng chướng ngại vật trên các đường phố, đốt lốp xe, tập họp biểu tình để ngăn chặn sự di chuyến của các lực lượng chính phủ và để chứng minh rằng ngay cả các khu phố không có chiến sự cũng sẵn sàng hỗ trợ các khu phố láng giềng đang có chiến sự. Tháng Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu và ý nghĩa xã hội quan trọng của nó có thể sẽ là cơ hội để lực lượng nổi dậy và các công dân ủng hộ cách mạng tăng cường tổng động viên. Chính quyền Assad đang lo lắng hơn bao giờ hết và điều này được thể hiện ở toan tính bằng mọi giá phải bóp nghẹt phong trào phản kháng tại các thành phố trước tháng Ramadan.
+ Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tháng Ramadan sẽ kìm hãm cách mạng và có lợi cho chế độ Assad?
- Không, hoàn toàn không phải như vậy. Kinh nghiệm năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Các cuộc biểu tình trước tháng Ramadan năm 2011 đã diễn ra vào ngày thứ sáu hàng tuần nhưng trong tháng Ramadan đã diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, việc các công sở chính quyền đóng cửa sớm trong ngày làm việc càng tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia tập hợp hoặc biểu tình. Cuối cùng, phải nêu ra ý nghĩa biểu tượng của tháng Ramadan, bởi nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của các binh sĩ nổi dậy và gây nhiều mối lo sợ hơn cho chế độ.
Ba, có thể là bốn nhân vật cao cấp của chế độ Xyri ngày 18/7 đã thiệt mạng trong một vụ khủng bố tại thủ đô Đamát nhằm vào Trụ sở An ninh Quốc gia Xyri. Nếu các cuộc đụng độ đang diễn ra ác liệt tại thủ đô thì người em trai của Tổng thống Assad là Maher đang tiếp tục chỉ đạo sư đoàn số 4 chống lại lực lượng nổi dậy. Theo “Mạng tin Trung Đông”, hiện không thể khẳng định đó là một bước ngoặt quyết định hay một giai đoạn mới của cuộc nổi dậy. Theo những thông tin mới nhất từ các phương tiện thông tin đại chúng khu vực, chính một vệ sĩ bảo vệ vòng trong của Tổng thống Bashar al- Assad đã đặt bom trong phòng họp trước khi tẩu thoát. Vụ tấn công trên được nhiều nhóm vũ trang chống đối, trong đó có Quân đội Xyri tự do (FSA) nhận trách nhiệm. Mục đích của vụ tẩn công là nhằm tiêu diệt bộ chỉ huy của chế độ Assad. Trong số tướng lĩnh thiệt mạng có Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, tướng Hassan Turmani-chỉ huy đơn vị khủng hoảng và Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Tư lệnh An ninh Quốc gia Xyri, Assef Shavvkat đồng thời là anh rể của Tổng thống Bashar al-Assad. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Shaar cũng bị thương nặng. Mọi đánh giá hiện nay cho thấy những sự kiện vừa mới xảy ra không bảo đảm kết thúc cuộc xung đột. Những binh sĩ trung thành với chế độ đang tiếp tục triển khai các phương tiện tiện tấn công lực lượng nổi dậy. Sư đoàn thiết giáp số 4 đang sử dụng các xe bọc thép được vũ trang súng máy trong khi lực lượng nổi dậy bị phong tỏa. Đơn vị trên cũng đang triển khai các nhóm pháo binh bắn phá một số khu phố để tiêu diệt phiến quân.
Ngay từ đầu cuộc chiến trong thủ đô, việc huy động sư đoàn số 4 đã cho thấy tình hình diễn biến nghiêm trọng và chế độ đang gặp khó khăn. Sư đoàn sô 4 có phương tiện quân sự quan trọng để chống lại các nhóm phiến quân có tổ chức, song không được vũ trang đầy đủ. Quân đội cũng đã bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang để tấn công. Thủ đô Đamát từ lâu không xảy ra các trận đánh. Các lực lượng trung thành với chế độ luôn chứng minh kiểm soát được tình hình. Lần này các nhóm phiến quân đã ẩn náu trong các khu dân cư. Ngoại Ô Đamát là nơi sinh sống của những người dân nghèo, có thể một phần đã ủng hộ lực lượng nổi dậy. Họ cung cấp chỗ trú ẩn, lương thực cho các nhóm phiến quân, trong đó sự bí mật và tốc độ là vũ khí quan trong của lực lượng này chống lại các đơn vị quân đội chính quyền. Trung tâm thủ đô gồm đa số thương nhân có mức sống khá giả, theo đạo Cơ đốc hay các các nhóm tôn giáo thiểu số có ảnh hưởng, lúc này vẫn ủng hộ Tổng thống Assad.
Trả lời tạp chí “Le Figaro”, một số nhà ngoại giao phương Tây đánh giá các trận đánh trên chưa thể đảo ngược tình hình hiện nay. Trước hết đó chỉ là một hình thức quấy rối mới bên trong thủ đô. Các vụ tấn công đã nhằm vào những điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Tuy nhiên, chế độ lúc này vẫn có khả năng hành động. Ziad Majed, chuyên gia về Trung Đông, đánh giá: “Những vụ bạo lực mới đây tại trung tâm thủ đô Đamát cho thấy một cấp độ phát triển mới. Đó là sự yếu kém về khâu an ninh của chế độ trước phong trào nổi dậy. Các trận đánh tại Đamát chứng minh FSA và phe đối lập nhận được một sự ủng hộ đáng kể. Những diền biến mới đang làm suy yếu chế độ Assad. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sự thất bại của chế độ xảy ra trong những ngày tới”./.
Nam Phương-Hà Giang/Người Việt
CANBERRA, Úc (NV) - Thứ Trưởng Quốc Phòng
CSVN Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ 10 ngày bắt đầu từ 14 tháng 7, 2012 có 4 mục
tiêu chính gồm: xin Mỹ viện trợ kỹ thuật để rà phá bom mìn; Mỹ viện trợ
cho Việt Nam tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình Liên Hiệp Quốc; thảo
luận với các cơ quan LHQ về sự tham dự của Việt Nam trong lực lượng bảo
vệ hòa bình thế giới, và vận động gỡ bỏ lệnh cấm vận bán võ khí cho Việt
Nam.
<<<===Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh. (Hình: AFP/Getty Images)
Ðó là nhận định của Giáo Sư Carlyle Thayer, chuyên viên các vấn đề
Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc. Ông cũng có một công ty
tư vấn chính sách chính trị quốc phòng. Báo chí quốc tế rất hay tìm
phỏng vấn ông, nhờ ông viết bài phân tích, để biết ý kiến của một chuyên
viên có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu xa về khu vực Ðông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng.Nhân chuyến đi Mỹ của thượng tướng, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN mới kết thúc, báo Người Việt phỏng vấn GS Carl Thayer về chuyến đi này.
-Người Việt: Chuyến thăm mới diễn ra của ông Nguyễn Chí Vịnh có liên quan đến việc Việt Nam muốn mua võ khí của Hoa Kỳ cũng như muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương hay không?
-GS Thayer: Tôi cho rằng có 4 lý do trong chuyến thăm Mỹ của Trung Tướng Vịnh.
Trước hết, tiếp nối theo những đồng ý hai bên đã đạt được nhân chuyến thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, đặc biệt là sự trợ giúp của Hoa Kỳ giúp đối phó với hậu quả của chiến tranh như chất độc Da Cam, rà phá bom mìn chưa nổ. Tướng Vịnh có thể xin yểm trợ kỹ thuật và trang bị liên quan đến phá hủy bom mìn.
Thứ hai, muốn được Mỹ cam kết nhiều hơn trong sự trợ giúp Việt Nam tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới của LHQ. Ðiều này cũng liên quan đến việc đánh giá của chính phủ Mỹ là khi nào và ở chỗ nào Việt Nam nhiều phần sẽ đóng góp lực lượng tham dự.
Thứ ba, thảo luận lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới với các cơ quan liên hệ của LHQ kể cả Sở Bảo Vệ Hòa Bình của LHQ (UN Department of Peacekeeping).
Thứ tư, Tướng Vịnh gặp một số dân cử. Ông có thể đã thăm dò họ về các kềm chế trong Nghị Ðịnh (Kiểm Soát Mua Bán) Vận Chuyển Võ Khí Quốc Tế ITAR (International Trafficking in Arms Regulations) của chính phủ Mỹ, hiện đang giới hạn việc bán võ khí và dịch vụ quân sự cho Việt Nam.
Nhu cầu nội bộ của Việt Nam về rà phá bom mìn và tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới có lẽ là những vấn đề dễ nhất để xin Quốc Hội Mỹ gỡ bỏ một số trong những lệnh cấm. Thêm nữa, hành động đối với ITAR có thể được xem là trả giá, cho đi cái này lấy được cái kia để Việt Nam nâng sự hợp tác quốc phòng với quân đội Hoa Kỳ.
-NV: Việc thương lượng của Việt Nam để mua võ khí Mỹ bây giờ đã đến đâu?
-GS Thayer: Việt Nam coi tất cả các trang bị Mỹ (sản xuất) để lại Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt là chiến lợi phẩm và trở thành tài sản của họ. Việt Nam muốn mua bộ phận thay thế cho trực thăng Huey và các thiết vận xa. Các điều cấm trong Nghị định ITAR được chính phủ Bush điều chỉnh tháng 4, 2007 cho phép bán dịch vụ quân sự và các trang cụ không sát thương trên căn bản từng trường hợp một. Việc bán võ khí sát thương vẫn bị cấm cũng như việc cấm bán các trang bị kiểm soát đám đông (chống biểu tình) và máy nhìn ban đêm (night goggles) dùng cho lực lượng quân sự nhưng cũng dùng cho cả lực lượng công an. Việt Nam có thể nộp đơn xin giấy phép mua một số bộ phận rời cho các chiến lợi phẩm mà Mỹ sản xuất.
-NV: Có phải Mỹ đặt điều kiện buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền mới chịu bán võ khí không?
-GS Thayer: Chắc chắn như vậy. Ðây là điều được nhắc lại rõ rệt nhiều lần. Nguyên Ðại Sứ Michael Michalak khi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam kỷ niệm 15 năm bình thường hóa bang giao (11 tháng 7, 2010) ông được hỏi, “Tại sao, trong khi quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, lệnh cấm vận bán võ khí vẫn còn hiệu lực?” Ðại Sứ Michalak đã trả lời, “Ðó là một trong những lãnh vực mà vấn đề nhân quyền có ảnh hưởng. Chúng tôi rất muốn phát triển quan hệ quân sự gồm cả việc bán võ khí, nhưng chừng nào chúng tôi chưa cảm thấy yên tâm với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thì khi đó (vấn đề bãi bỏ cấm vận bán võ khí) vẫn chưa có thể xảy ra.”
Lập trường này được Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta lập lại khi ông đến thăm Hà Nội gần đây để thảo luận với đối tác đồng cấp, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Hồi đầu năm cũng thông điệp này được các nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman nêu ra khi họ đến Hà Nội.
Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói rộng rãi hơn khi bà muốn đưa mối quan hệ song phương lên tầng cao hơn và ngay cả vấn đề phát triển đối tác chiến lược. Nhưng bà chỉ ra rằng trừ phi thành tích nhân quyền của Việt Nam cải thiện thì điều đó không thể đạt đến.
|
Giáo Sư Carl Thayer trong một buổi hội thảo về Biển Ðông tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2011. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
-GS Thayer: Năm 2009, Thủ Tướng Nguyễn Tân Dũng loan báo (Việt Nam) mở cơ sở thương mại tại Cam Ranh cho hải quân tất cả các nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên hưởng ứng đề nghị này. Cho đến nay, đã có 3 tàu tiếp liệu quân sự đã đến sửa chữa. Ðó là những dịch vụ bảo trì sửa chữa nhỏ với phí tổn từ $400,000 đến $500,000 USD. Dường như không có giới hạn nào với cho số lần sửa chữa đối với loại tàu này. Các tàu này được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn dân sự và chúng là các tàu tiếp liệu, không phải tàu chiến.
Việt Nam sẽ không cho phép chiến hạm Mỹ đến quân cảng Cam Ranh. Ðây vẫn là khu vực quân sự bị cấm tiếp cận. Hoa Kỳ, như các nước khác, chỉ được chấp thuận cho một chuyến thăm viếng (hải quân) mỗi năm. Hai bản Sách Trắng Quốc Phòng vừa qua mà bản mới nhất ra năm 2009, đặt ra chính sách mà tôi gọi là chính sách “3 không.” Không có căn cứ ngoại quốc ở Việt Nam, không liên minh quân sự với một nước khác và không dùng một nước nào để chống lại nước thứ ba. Nói tóm, Việt Nam sẽ từ khước cho phép các chiến hạm Mỹ đến Cam Ranh trong tương lai gần trước mặt.
-NV: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này!
1170. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN
Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN
Tác giả: Carlyle A ThayerNgười dịch: Thủy Trúc
27-7-2012
Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường thôi”.
Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông, cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.
Natalegawa đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong khi ông công bố tuyên bố sáu điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Hor Namhong thì không thể cưỡng lại chuyện đổ hết mọi tội lỗi trong việc ASEAN không ra được tuyên bố chung cho Việt Nam và Philippines, hai quốc gia ASEAN có đụng độ rõ ràng nhất với Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Brunei, Malaysia và Indonesia cũng có tranh chấp với Trung Quốc về một số địa điểm cụ thể trong khu vực biển này.
Tuy vậy, biên bản Hội nghị Hẹp của ASEAN (AMM Retreat) lại ghi một câu chuyện khác hẳn. Theo các bản ghi nhớ về những cuộc thảo luận do một thành viên tham dự soạn thảo (mà tác giả có viết bài nhận định), Campuchia đã hai lần bác bỏ đề nghị của Philippines, Việt Nam và các thành viên ASEAN – đề nghị có một tham chiếu đến các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Lần nào Campuchia cũng đe sẽ hủy tuyên bố chung. Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong suốt phiên toàn thể của Hội nghị Hẹp của ASEAN. Philippines lên tiếng đầu tiên và sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario kể lại những ví dụ trong quá khứ và hiện tại về “sự bành trướng và thái độ hung hăng” của Trung Quốc, đã ngăn cản Philippines “thực thi luật pháp và buộc Philippines phải rút lui khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chính mình”.
Ông Del Rosario hùng hồn: “Đâu là giá trị thực sự của bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nếu chúng ta không thể gìn giữ DOC [Tuyên bố về Ứng xử của Các bên]?” – văn bản này đã được chính Trung Quốc tán thành đầu tiên vào năm 2002. Del Rosario chấm dứt bài diễn văn can gián của mình với tuyên bố “rất cần phải phản ánh được cam kết tập thể của ASEAN trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN”.
Bốn nước khác cũng trực tiếp đề cập tới vấn đề này. Việt Nam gọi việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa gần đây trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, và việc Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài thầu thăm dò khai thác ở những vùng biển tranh chấp khác, là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở EEZ và thềm lục địa của Việt Nam”.
Việt Nam cho rằng tuyên bố chung phải phản ánh được thực tế này. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN hành động theo một tiếng nói thống nhất, và lưu ý các bên rằng những diễn biến gần đây đều gây lo ngại cho tất cả các thành viên ASEAN. Indonesia tán thành ký bộ Quy tắc Ứng xử, và hứa sẽ “lưu hành một bản ghi không chính thức các yếu tố khả thi, bổ sung cho COC”.
Malaysia ủng hộ bình luận của Indonesia và nhấn mạnh: “Chúng ta phải nói một tiếng nói duy nhất; ASEAN phải thể hiện tiếng nói đoàn kết [của mình]; [nếu không] chúng ta sẽ bị mất tín nhiệm”. Malaysia kết luận: “Chúng ta phải nhắc đến tình hình ở Biển Đông, đặc biệt là bất kỳ hành động nào vi phạm luật quốc tế về EEZ và thềm lục địa. Dứt khoát không thể chấp nhận được, nếu chúng ta không đưa được điều đó vào tuyên bố chung. ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung”.
Singapore lưu ý rằng “các diễn biến gần đây đặc biệt đáng lo ngại” bởi vì chúng làm gia tăng “sự diễn giải kỳ lạ luật pháp quốc tế, một sự diễn giải có thể phá hoại hoàn toàn cơ chế UNCLOS”. Singapore kết luận bằng câu nói: “ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông, trong bản tuyên bố chung… [Sẽ là] tổn hại cho chúng ta nếu chúng ta không nói gì cả”.
Đồng thuận tan vỡ
Trước khi Campuchia cất tiếng thì không có nước nào phản đối các diễn văn can ngăn của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore. Khi đến lượt Campuchia phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao của họ hỏi, tại sao lại cần phải nhắc đến chuyện bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines gần đây có cuộc đụng độ kéo dài hai tháng.
Sau đó, ông bất ngờ tuyên bố: “Tôi phải nói thẳng với các vị, trong trường hợp chúng ta không thể tìm được lối ra, Campuchia không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra nữa. Khi đó, sẽ không có văn bản nào hết. Chúng ta không nên cố gắng áp đặt quan điểm quốc gia; chúng ta nên cố gắng phản ánh các quan điểm chung, trên tinh thần dung hòa”.
Đến lúc này, cuộc thảo luận nóng hẳn lên, cả Philippines lẫn Việt Nam đều tiếp tục tranh cãi. Malaysia, Indonesia và Singapore có thêm diễn văn bổ sung. Hội nghị Hẹp của ASEAN kết thúc bằng tuyên bố của Hor Namhong: “Chúng ta không bao giờ có thể đạt được thỏa thuận, cho dù chúng ta có ngồi đây thêm 4 hay 5 tiếng nữa cũng vậy… Nếu các vị không thể nhất trí về nội dung của tuyên bố chung; chúng tôi không còn lý do gì để đưa vấn đề này ra, trên cương vị Chủ tịch ASEAN”.
Natalegawa đã chỉ ra rất đúng, rằng mặc dù không ra được tuyên bố chung, nhưng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã đạt được thỏa thuận về “các yếu tố chủ chốt” của một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Kết quả của chuyến ngoại giao con thoi là, ông nói rằng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã nhất trí với “bản đầu của một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực trên Biển Đông”.
Campuchia, với quyền hạn của mình trên cương vị chủ tịch ASEAN, đã tổ chức hai hội nghị không chính thức giữa quan chức cấp cao ASEAN với Trung Quốc để thảo luận con đường trước mắt tiến tới COC. Trung Quốc công khai tuyên bố rằng họ sẵn sàng bước vào thảo luận chính thức với ASEAN “khi các điều kiện chín muồi”.
Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các phương thức (thể thức) cho những cuộc thảo luận sắp tới. Họ vẫn còn cần phải xác định sẽ tiếp xúc với nhau ở cấp nào, thường xuyên hay không, và sẽ báo cáo cho ai. Theo kế hoạch, thảo luận chính thức sẽ bắt đầu vào tháng 9, và giới chức ASEAN hy vọng sẽ kết thúc đàm phán trước tháng 11.
Hoạt động ngoại giao con thoi của ông Natalegawa đã tạo ra một cú hích tinh thần rất cần thiết cho ASEAN. Các nỗ lực của ông cũng đã giúp xua tan khỏi Đông Nam Á quan niệm cho rằng các thành viên ASEAN không thể đoàn kết khi bàn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.
Quan trọng hơn, sự hòa giải (can gián) của Indonesia đã lưu ý Campuchia rằng, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia không thể đơn phương kiểm soát chương trình nghị sự của ASEAN. Sự can thiệp của Natalegawa là chưa từng có tiền lệ: đảm nhận vai trò lãnh đạo mà thông thường là thuộc về nước chủ tịch ASEAN, và là tín hiệu cho thấy Indonesia sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong các vấn đề khu vực. Điều này trái ngược với những năm tháng dưới thời Suharto, khi Indonesia, vốn được nghiễm nhiên coi là nhà lãnh đạo của Đông Nam Á, giữ một vai trò kiềm chế “mềm yếu” hơn.
Tuy nhiên, đằng sau sự thể hiện của Natalegawa cũng có thể có một ý nghĩa khác, rằng ASEAN đang “trở lại với công việc như bình thường thôi”. Nghĩa thứ hai này có thể là một cách ám chỉ mơ hồ tới thái độ tiếp tục hung hăng của Trung Quốc khi họ tìm cách thực thi quyền tài phán trên Biển Đông.
Có ba hình thức thể hiện. Thứ nhất là, Trung Quốc đã nâng cấp Tam Sa từ một hạt cấp huyện lên cấp tỉnh, và cho nó quy chế hành chính, quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa (bãi Macclesfield) và Trường Sa. Quả thật, chính quyền tỉnh Hải Nam đã khẩn trương chỉ định quan chức địa phương đến đơn vị mới này công tác, và sẽ tổ chức bầu cử để lựa chọn đại biểu vào Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức là Quốc hội – ND).
Thứ hai là, Hải Nam – tỉnh miền nam Trung Quốc – không bao lâu sau đó đã phái 30 tàu cá và bốn tàu hộ tống đến vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa. Lúc đầu đội tàu này đánh cá ngoài khơi dải Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), sau đó di chuyển đến dải Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), cả hai đều là vùng biển đang có tranh chấp.
Thứ ba, và quan trọng nhất, là Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc đã ra chỉ thị xây một khu nhà tù quân sự tại đơn vị hành chính Tam Sa. Nhà tù này, với trụ sở đóng tại đảo Phú Lâm (Woody Islands) sẽ có chức năng quốc phòng, bảo vệ cho một khu vực biển có diện tích bao trùm 2 triệu dặm vuông.
Do đó, trở lại công việc như thường lệ, theo nghĩa thứ hai, còn có thể có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán COC với Bắc Kinh, Trung Quốc có lẽ sẽ đồng thời, tiếp tục gây áp lực và đe dọa cả Philippines và Việt Nam, và tìm các cách khác để gieo rắc bất đồng trong 10 nước thành viên của khối ASEAN.
Carlyle Thayer là Giáo sư Danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra.
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © BS2012
1171. XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?
XYRI: CHIẾN SỰ TẠI ĐAMÁT CÓ TẠO RA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG?
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ tư, ngày 25/7/2012
TTXVN (Pari 22/7)
Báo Le Monde ngày 17/7 đã tổ chức thảo luận về tình hình Xyri hiện nay với sự tham gia của Ziad Majed, một nhà chính trị học Libăng, chuyên gia về Trung Đông, giáo sư Đại học Américainede Paris, nội dung chính như sau:
+ Các cuộc giao tranh tại Đamát có dấu hiệu tạo bước ngoặt cho cuộc xung đột?
- Đúng vậy. Chắc chắn đang có một chuyển biến lớn khi thành trì an ninh của chế độ đã bị các lực lượng cách mạng tấn công chao đảo. Hơn nữa, chế độ đã không còn lớn tiếng khẳng định cả hai thành phố lớn Alep và Đamát, cũng như vùng ngoại ô của hai thành phố này, nơi tập trung gần 25% dân số Xyri, được miễn trừ khỏi các cuộc giao tranh. Mặt khác, chiến sự tại Đamát cũng chứng minh rằng Quân đội Xyri tự do (FSA) và các chiến binh của phe đối lập đang nhận được sự ủng hộ rất quan trọng của người dân, kể cả về mặt cung cấp hiệu quả các thông tin tình báo. Điều này càng khiến chế độ Assad suy yếu nhanh hơn. Nhưng cũng không vì thế mà nói rằng chế độ này sẽ sụp đổ ngay trong những ngày tới, Đây chỉ là khởi đầu của một tiến trình kéo dài của cách mạng Xyri.
+ Các lực lượng nổi dậy có thực sự được trang bị và tổ chức đầy đủ để đương đầu với quân đội chính quy và đi đến đích cuối cùng?
- Họ không được trang bị tốt, nhưng đã biết áp dụng chiến thuật của chiến tranh du kích. Họ được tổ chức thành những nhóm cơ động để tránh rơi vào các xung đột mà quân chính phủ huy động được hỏa lực. Chiến thuật này “đã phát huy được lợi thế quan trọng tại nhiều vùng chiến sự, nhất là về mặt chiến tranh tâm lý. Theo đánh giá, các lực lượng quân chính phủ hiện chi còn kiểm soát khoảng 50% lãnh thố đất nước và các nhóm nổi dậy đã có thể di chuyển trong một phạm vi rộng lớn, có điều kiện để tìm kiếm và huy động vũ khí dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua các binh sĩ chính phủ đào ngũ và các mối tiếp xúc của những người này. Việc gần đây, súng phóng lựu và chống tăng của lực lượng nổi dậy phát huy tốt hiệu quả trong các cuộc giao tranh đã chứng minh nhận định trên.
+ Đã có thành phố lớn nào nằm dưới sự kiếm soát thườmg trực của các lực lượng nổi dậy chưa?
- Chưa có, nhưng ở mỗi thành phố lớn, ngày càng có nhiều khu vực thoát khỏi tầm kiểm soát của lực lượng chính phủ. Ở phía Bắc, ven thành phố Idlib, các lực lượng FSA đang giành quyền kiểm soát một khu vực rất rộng lớn. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại thành phố Homs ở miền Trung, tại các khu vực ngoại Ô xung quanh thành phố Hama và tại các vùng khác ở ngoại vi đất nước.
+ Có những kênh nào cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy?
- Đến nay có ba kênh. Có những binh sĩ đào ngũ cung cấp những vũ khí có thể nhất. Và rồi có cả một thị trường vũ khí bên trong lãnh thổ, nhất là các khu vực gần đường biên giới, nơi có rất nhiều vũ khí được lưu hành ngay trước cách mạng. Kênh thứ ba thông qua các hoạt động buôn lậu vũ khí qua một số tuyến biên giới, trong đó chủ yếu là biên giới Irắc, sau đó là biên giới Libăng và cách đây ít tuần là biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều nhất vẫn là các loại vũ .khí được cung cấp từ các nguồn bên trong lãnh thổ, kế đó mới là các nguồn bên ngoài.
+ Có đúng là một số cường quốc phương Tây đang đào tạo, huấn luyện và tham gia cuộc nội chiến tại Xyri?
- Cho đến nay, các nước phương Tây vẫn tỏ ra do dự trong việc can thiệp vào Xyri. Họ hoàn toàn không muốn một cuộc xung đột vũ trang kéo dài có thể mang lại những hậu quả khôn lường đối với các nước láng giềng của Xyri. Nhưng đồng thời, các nước phương Tây cũng không thể đưa ra một chính sách thực sự rõ ràng đối với Xyri do vấp phải lập trường của Nga và Trung Quốc hoặc do thiếu tin tưởng vào các lựa chọn thay thế chính quyền hiện nay tại Xyri.
Hơn nữa, chưa ai đánh giá đúng bản chất những gì đang xảy ra trong cuộc nội chiến hiện nay. Đành rằng có những diện mạo của một cuộc nội chiến, nhưng rõ ràng chúng ta đang được chứng kiến những dữ kiện của một cuộc cách mạng, bởi các cuộc giao tranh diễn ra giữa một bên là phe đối lập, được quân sự hóa từ cách đây một năm, và một bên là các lực lượng của chế độ đang tìm mọi cách đàn áp, oanh tạc các khu dân cư và làng mạc để trừng phạt. Nhưng nếu tình hình tiếp diễn trong một thời gian dài, e rằng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều cuộc đụng độ hoặc phản ứng của người dân, Có nghĩa là chính các thường dân cũng bị kéo vào nội chiến.
+ Liệu lực lượng nổi dậy có thể lật đổ chính quyền mà không cần viện trợ của quốc tế?
- Có thể. Nhưng cần thận trọng với cái cách mà sự việc diễn tiến trên thực địa những ngày tới và những tuần tới, nhất là trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Đó là thời điểm sẽ diễn ra những cuộc huy động lớn hòa bình đồng thời với các chiến dịch quân sự. Có một điều chắc chắn, đó là nền tảng xã hội của chế độ – gồm khả năng kinh tế, biểu tượng quyền lực – đang dần bị xói mòn và vì vậy, chỉ riêng sức mạnh súng ống thôi sẽ không đủ để chế ngự cuộc cách mạng.
Đơn giản hơn, chính quyền sẽ không còn bất cứ cơ hội nào giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại xã hội của chính mình, chỉ có điều xã hội này cũng cần có thời gian để diễn biến. Đáng tiếc là để kết thúc chính quyền hiện nay, xã hội Xyri sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất. Trong mọi trường hợp, người Xyri luôn nhấn mạnh rằng họ sẽ trông cậy vào chính mình chứ không phải dựa vào bên ngoài, nơi các nước phương Tây đang tỏ ra rất chậm chạp trong việc đưa ra các sáng kiến khả thi và việc gây sức ép đối với chế độ Assad.
+ Đến nay, phe của Chính phủ Xyri vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất ổn nào… Có đúng là họ đang bị lung lay?
- Không hẳn là như vậy. Nhưng Chính phủ Xyri đã thay đổi phần nào cấu trúc an ninh và quân sự trong việc đàn áp phong trào nổi dậy, bởi họ không còn tin tưởng các tướng lĩnh và các nhân vật chức trách vốn không thuộc gia đình Assad hoặc các gia đình và các nhóm thân cận nhất xét ở cấp độ quan hệ.
Cũng nên hiểu rằng phe Assad đang ra sức hàn gắn nền tảng xã hội đang ủng hộ ông ta bằng cách thổi bầu không khí sợ hãi đến khắp nơi, hòng duy trì một mối đe dọa thường trực đối với các nhóm sắc tộc và cộng đồng rằng chế độ đương quyền là một bảo đảm đối với sự tồn tại của họ. Nhưng cũng phải nói rằng với những vụ đào ngũ xảy ra liên tục và việc mất dần quyền kiểm soát đối với nhiều vùng, trong nội bộ phe cánh và nhóm hạt nhân của Assad chắc chắn sẽ có những rạn nứt ngày càng sâu rộng.
+ Sức ép của người dân Xyri liệu có hiệu quả?
- Hiệu quả trong chừng mực. Bashar Al-Assad đôi khi áp dụng cái mà cha ông ta đã làm như một chiến lược bạo lực trong những năm 1980. Assad sử dụng lực lượng thuộc các đơn vị khác nhau để vấy máu vào tay phần lớn các sĩ quan xung quanh mình, để tất cả trong số họ, gia đình và những người thân của họ đều cảm thấy cùng lênh đênh trên một con tàu và gắn liền với số phận của ông ta. Vì thế mà một phần cộng đồng và một số trung tâm quyền lực trong đất nước này cảm thấy phải cùng chung con tàu với Assad. Nhưng ngay cả điều này cũng có thể vận động và thay đổi nếu trên thực địa và ở cấp độ đàm phán quốc tế giữa Matxcơva và phương Tây và Arập, người ta có thể đưa ra một quyết định dứt khoát về sự ra đi của ông ta. Như vậy, những người xung quanh ông ta sẽ cảm thấy ông ta bị gạt ra rìa và cần phải đàm phán về số phận của họ tách biệt số phận của ông ta.
+ Có đúng Nga cung cấp vũ khí cho chế độ Đamát?
- Chắc chắn là như vậy. Đó không phải là tin đồn mà chính thức là như vậy. Quân đội Xyri được trang bị vũ khí của Nga. Mới đây thôi, một tàu vận tải Nga đã cập sườn phía Tây Xyri và giao vũ khí cho Đamát tại đây. Và cũng như Iran, Nga vẫn đang tiếp tục cung cấp thiết bị gián điệp cho các cơ quan tình báo của chế độ Assad.
+ Nhiều người nói Xyri đang chao đảo trong một cuộc chiến giữa người Alawite và người Sunni, đúng hay sai?
- Đó là một nhận định đơn giản hóa tình hình đi rất nhiều. Đúng là tại Trung Đông, vấn đề cộng đồng đang ngày càng được đặt ra giữa người Sunni và người Shiite nếu xét về chính trị giữa Iran một bên và Arập Xêút một bên. Nhưng những gì đang diễn ra tại Xyri còn lâu mới đơn giản hóa theo góc độ như vậy. Có một chính quyền, một gia đình từ cha đến con thống trị từ năm 1970 đến giờ. Có một chính quyền tồn tại dựa trên nguyên tắc độc đảng, với một tình trạng khẩn cấp tại đất nước bị nghiêm cấm thành lập các chính đảng khác, các tổ chức dân sự và phương tiện thông tin tự do trong suốt 4 thập kỷ qua. Có những cơ quan đặc biệt can thiệp thô bạo vào mọi phương diện của đời sống công chúng. Vì vậy, cách mạng Xyri diễn ra là nhằm lật đổ chế độ Assad, một chế độ đang tìm cách bịt lại các tổn thương mà chính nó gây ra cho người Alawite, để rồi tự giới thiệu là kẻ bảo trợ cho cộng đồng này. Và điều này đã và đang tạo ra những căng thẳng về giáo phái và cộng đồng tại Xyri.
Nhưng ngay từ đầu, trong tất cả các bài báo, diễn văn chính trị và phát biểu chính thức từ các đại diện của mình, cách mạng Xyri luôn cố gắng tránh đề cập đến vấn đề giáo phái mà chỉ nêu vấn đề trên khía cạnh chính trị và nhân đạo. Vì vậy, ngay cả khi có yếu tố căng thẳng cộng đồng, cách mạng Xyri trước hết là một sự nổi dậy vì tự do và phẩm giá, và để kết thúc chế độ chuyên quyền của Assad.
+ Đa số quân nổi dậy có thái độ phục tùng tôn giáo như thế nào?
- Xã hội Xyri là một xã hội gồm những mảnh ghép cộng đồng và sắc tộc thực sự. về sắc tộc, Xyri có người Arập và người Cuốc, ngoài ra còn có người Tuôcmênia và các dân tộc thiểu số khác, về tôn giáo, có đa số người theo Hồi giáo Sunni, đồng thời có các cộng đồng Alawite, Cơ đốc, Dzuze và Ismailite. Cách mạng phản ánh hiện thực xã hội và nếu đứng ở góc độ dân số mà nói thì đa số các công dân Xyri xuống đường hiện nay là ngưòi Hồi giáo Sunni. Nhưng họ nổi dậy không phải vì niềm tin tôn giáo mà vì một mong muốn chính trị, cũng như các công dân thuộc các cộng đồng khác vậy.
+ Quan điểm của các cộng đồng Cơ đốc giáo, đặc biệt là người Ácmênia thì sao?
- Có những cá nhân thuộc tất cả các cộng đồng, Cơ đốc giáo hay các tôn giáo khác, tích cực tham gia cách mạng. Nhưng nếu xét ở chừng mực cộng đồng theo đúng nghĩa, là một cộng đồng nhỏ ở Xyri, họ quan tâm đến việc chấm dứt bạo lực nhiều hơn. Nói cách khác, cũng như những người đồng bào Xyri khác, họ mong muốn tự do và ổn định, cần phải nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người nhập cư ở Xyri, đặc biệt là người Cơ đốc giáo cũng như người Ácmênia, luôn có một vai trò rất quan trọng. Vì vậy hiện nay, cũng như các cộng đồng khác, họ mong muốn hòa bình cho đất nước.
+ Cựu đại sứ Xyri tại Irắc từng tuyến bố với BBC rằng chế độ Xyri đang sở hữu các loại vũ khí hóa học và rất có thể họ sẽ đem ra sử dụng. Có đúng họ có một kho vũ khí như vậy? Và nếu có, họ có sẵn sàng sử dụng không?
- Đúng là chế độ Xyri có một kho vũ khí hóa học. Thực tế các nhà nghiên cứu và giới ngoại gỉao thường băn khoăn về cách quản lý kho vũ khí này trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Xyri hoặc trong trường hợp chính quyền Assad sụp đổ. Ngược lại, việc sử dụng các vũ khí này sẽ rất phức tạp xét về khía cạnh kỹ thuật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc chế độ này muốn tự sát tập thế. Hy vọng tình huống này sẽ không xảy ra.
+ Nên nói thế nào về tình hình thánh chiến tại Xyri? Các phần tử này có đông không và chúng từ đâu đến?
- Kể từ khi cách mạng bùng nổ, chế độ Đamát và các đồng minh của họ thường nêu lên mối nguy hiểm của thánh chiến để đe dọa xã hội Xyri và dư luận các nước phương Tây. Nhưng đến nay, 17 tháng trôi qua kể từ ngày đầu cách mạng, chỉ có rất ít bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các phần tử thánh chiến tại Xyri. Chắc chắn là có các nhóm Hồi giáo Xyri cũng tham gia cách mạng và một số nhóm được trang bị vũ khí. Và sau nhiều tháng chịu đựng cơ cực, tra tấn, tử hình, tại Xyri đã hình thành tình cảnh người dân bị phó mặc cho cỗ máy giết người và chính điều này đà khích lệ tình cảm tôn giáo trong các cộng đồng người Xyri. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu, lời cầu nguyện và sự có mặt thường xuyên của tín đồ trong các nhà thờ Hồi giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư tưởng thánh chiến đang kiểm soát thực địa Xyri.
Công bằng mà nói, trong nhiều năm qua, chế độ Đamát đã chi phối nhiều nhóm thánh chiến và gửi chúng sang đất Irắc và Libăng, và các cơ quan đặc biệt của Xyri cũng thường xuyên giới thiệu về các phần tử thánh chiến trong khu vực với các cơ quan tình báo phương Tây và Arập. Nói như vậy để biết rằng Xyri biết rất rõ các cơ cấu, tổ chức thánh chiến trong khu vực và nếu thực sự có bằng chứng quan trọng về sự hiện diện của các đối tượng này trên lãnh thổ của mình, họ sẽ phơi bày ngay lập tức Điều đó nói lên rằng nếu xung đột vũ trang tiếp diễn, sự tàn bạo không được phơi bày và nếu chế độ Đamát tiếp tục các hành động đàn áp và thảm sát, sẽ có nguy cơ các phần tử thánh chiến và các nhóm vũ trang từ nhiều nước kéo đến Xyri với những bao biện khác nhau.
Nhưng thực tế Xyri hiện chưa đến mức đó, và các chiến binh FSA đều có xuất thân từ các đơn vị của quân đội Xyri và nhận được sự ủng hộ của nhiều người tình nguyện và các thanh thiếu niên đến từ các thành phố hoặc các khu vực nông thôn đang bị quân đội chính phủ bao vây kìm kẹp.
+ Nếu chế độ Assad sụp đổ, điều gì sẽ xảy ra tại Xyri
- Rất khó để dự báo thực trạng sau khi chế độ Assad sụp đổ. Thứ nhất, tất cả phụ thuộc vào cách thức chế độ này sụp đổ và những tổn thất do sự sụp đổ này gây ra xét ở khía cạnh các mối quan hệ xã hội và hạ tầng cơ sở nhà nước cũng như sức khỏe kinh tế của đất nước… Thứ hai, cũng như tất cả các nước thoát khỏi ách độc tài kéo dài khác, Xyri cần có thời gian để đứng dậy và tiến hành các chương trình tái thiết. Và chính người Xyri sẽ tự quyết định mô hình chính trị cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước họ.
+ Các tín đồ Hồi giáo có thể nắm chính quyền tại Xỵri?
- Những người nắm chính quyền tại Xyri sẽ phải là những người giành thắng lợi qua các phiếu bầu của cử tri. Nếu người Xyri theo xu hướng Hồi giáo cho một nhiệm kỳ 4 năm thì đó là lựa chọn của họ. Nhưng cũng có thể nói cụ thể rằng thực tế dân số, cộng đồng sắc tộc và tôn giáo tại Xyri, như đã nêu trên đây, sẽ làm giảm cơ hội của các tín đồ Hồi giáo và thúc đẩy họ, cũng như các cộng đồng khác, tham gia một chính trường với tầm nhìn thực dụng và ôn hòa hơn. Tất nhiên, tất cả phải diễn ra trong một giai đoạn quá độ hòa bình.
+ Trở lại tình hình chiến sự liệu chế độ Assad có thể mất quyền kiếm soát tại thủ đô Đamát?
- Có thể điều này sẽ không đến trong những ngày tới, nhưng sẽ diễn ra cùng với thời gian. Hiện nay, không chỉ các khu vực ngoại vi mà ngay cả các khu phố ơ trung tâm thủ đô Đamát cũng bắt đầu được huy động vào cuộc nổi dậy. Quan trọng hơn, tại các khu phố này đã xuất hiện nhiều sáng kiến đoàn kết với quân nổi dậy. Điều này được thể hiện ở sự ủng hộ bằng cách dựng chướng ngại vật trên các đường phố, đốt lốp xe, tập họp biểu tình để ngăn chặn sự di chuyến của các lực lượng chính phủ và để chứng minh rằng ngay cả các khu phố không có chiến sự cũng sẵn sàng hỗ trợ các khu phố láng giềng đang có chiến sự. Tháng Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu và ý nghĩa xã hội quan trọng của nó có thể sẽ là cơ hội để lực lượng nổi dậy và các công dân ủng hộ cách mạng tăng cường tổng động viên. Chính quyền Assad đang lo lắng hơn bao giờ hết và điều này được thể hiện ở toan tính bằng mọi giá phải bóp nghẹt phong trào phản kháng tại các thành phố trước tháng Ramadan.
+ Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tháng Ramadan sẽ kìm hãm cách mạng và có lợi cho chế độ Assad?
- Không, hoàn toàn không phải như vậy. Kinh nghiệm năm qua đã chứng minh điều ngược lại. Các cuộc biểu tình trước tháng Ramadan năm 2011 đã diễn ra vào ngày thứ sáu hàng tuần nhưng trong tháng Ramadan đã diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, việc các công sở chính quyền đóng cửa sớm trong ngày làm việc càng tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia tập hợp hoặc biểu tình. Cuối cùng, phải nêu ra ý nghĩa biểu tượng của tháng Ramadan, bởi nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của các binh sĩ nổi dậy và gây nhiều mối lo sợ hơn cho chế độ.
***
TTXVN (Angiê 24/7)Ba, có thể là bốn nhân vật cao cấp của chế độ Xyri ngày 18/7 đã thiệt mạng trong một vụ khủng bố tại thủ đô Đamát nhằm vào Trụ sở An ninh Quốc gia Xyri. Nếu các cuộc đụng độ đang diễn ra ác liệt tại thủ đô thì người em trai của Tổng thống Assad là Maher đang tiếp tục chỉ đạo sư đoàn số 4 chống lại lực lượng nổi dậy. Theo “Mạng tin Trung Đông”, hiện không thể khẳng định đó là một bước ngoặt quyết định hay một giai đoạn mới của cuộc nổi dậy. Theo những thông tin mới nhất từ các phương tiện thông tin đại chúng khu vực, chính một vệ sĩ bảo vệ vòng trong của Tổng thống Bashar al- Assad đã đặt bom trong phòng họp trước khi tẩu thoát. Vụ tấn công trên được nhiều nhóm vũ trang chống đối, trong đó có Quân đội Xyri tự do (FSA) nhận trách nhiệm. Mục đích của vụ tẩn công là nhằm tiêu diệt bộ chỉ huy của chế độ Assad. Trong số tướng lĩnh thiệt mạng có Bộ trưởng Quốc phòng Daoud Rajha, tướng Hassan Turmani-chỉ huy đơn vị khủng hoảng và Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Tư lệnh An ninh Quốc gia Xyri, Assef Shavvkat đồng thời là anh rể của Tổng thống Bashar al-Assad. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Shaar cũng bị thương nặng. Mọi đánh giá hiện nay cho thấy những sự kiện vừa mới xảy ra không bảo đảm kết thúc cuộc xung đột. Những binh sĩ trung thành với chế độ đang tiếp tục triển khai các phương tiện tiện tấn công lực lượng nổi dậy. Sư đoàn thiết giáp số 4 đang sử dụng các xe bọc thép được vũ trang súng máy trong khi lực lượng nổi dậy bị phong tỏa. Đơn vị trên cũng đang triển khai các nhóm pháo binh bắn phá một số khu phố để tiêu diệt phiến quân.
Ngay từ đầu cuộc chiến trong thủ đô, việc huy động sư đoàn số 4 đã cho thấy tình hình diễn biến nghiêm trọng và chế độ đang gặp khó khăn. Sư đoàn sô 4 có phương tiện quân sự quan trọng để chống lại các nhóm phiến quân có tổ chức, song không được vũ trang đầy đủ. Quân đội cũng đã bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang để tấn công. Thủ đô Đamát từ lâu không xảy ra các trận đánh. Các lực lượng trung thành với chế độ luôn chứng minh kiểm soát được tình hình. Lần này các nhóm phiến quân đã ẩn náu trong các khu dân cư. Ngoại Ô Đamát là nơi sinh sống của những người dân nghèo, có thể một phần đã ủng hộ lực lượng nổi dậy. Họ cung cấp chỗ trú ẩn, lương thực cho các nhóm phiến quân, trong đó sự bí mật và tốc độ là vũ khí quan trong của lực lượng này chống lại các đơn vị quân đội chính quyền. Trung tâm thủ đô gồm đa số thương nhân có mức sống khá giả, theo đạo Cơ đốc hay các các nhóm tôn giáo thiểu số có ảnh hưởng, lúc này vẫn ủng hộ Tổng thống Assad.
Trả lời tạp chí “Le Figaro”, một số nhà ngoại giao phương Tây đánh giá các trận đánh trên chưa thể đảo ngược tình hình hiện nay. Trước hết đó chỉ là một hình thức quấy rối mới bên trong thủ đô. Các vụ tấn công đã nhằm vào những điểm nhạy cảm đối với chính quyền. Tuy nhiên, chế độ lúc này vẫn có khả năng hành động. Ziad Majed, chuyên gia về Trung Đông, đánh giá: “Những vụ bạo lực mới đây tại trung tâm thủ đô Đamát cho thấy một cấp độ phát triển mới. Đó là sự yếu kém về khâu an ninh của chế độ trước phong trào nổi dậy. Các trận đánh tại Đamát chứng minh FSA và phe đối lập nhận được một sự ủng hộ đáng kể. Những diền biến mới đang làm suy yếu chế độ Assad. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sự thất bại của chế độ xảy ra trong những ngày tới”./.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên phát triển quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(CHỊU - CHẢ HIỂU THẾ NÀO NỮA - TRONG KHI THẰNG BẠN NÓ VẪN ĐANG ĐÈ MÌNH CHÍ TỬ)
2012-07-28 17:44:25 Xin Hua
Theo tin Tân Hoa xã: Ngày 28/7,
tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng
Quang Thanh nói tại một hội nghị rằng, Quân đội Nhân dân Việt
Nam coi trọng cao phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đây là chủ trương
nhất quán và xem xét ưu tiên nhất trong chính sách ngoại giao
quốc phòng của Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nói, Quân đội Nhân dân Việt Nam
luôn mong duy trì cục diện hoà bình, ổn định với Trung Quốc anh
em, đồng thời phát huy vai trò quan trọng cho việc giữ gìn hoà
bình ổn định trong khu vực và cả thế giới. Quân đội hai nước
Việt Nam Trung Quốc sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế hợp tác
hiện có, mở kênh đối thoại trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng hai
nước và tiếp tục nghiên cứu thành lập cơ chế hợp tác mới.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Khương Tái Đông cho biết, Bộ Quốc phòng hai nước đã tổ chức năm lần đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh, hải quân hai nước đã tổ chức 13 lần tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã đi đến nhận thức chung về mở đường dây điện thoại nóng giữa Bộ Quốc phòng hai nước .
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Khương Tái Đông cho biết, Bộ Quốc phòng hai nước đã tổ chức năm lần đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh, hải quân hai nước đã tổ chức 13 lần tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã đi đến nhận thức chung về mở đường dây điện thoại nóng giữa Bộ Quốc phòng hai nước .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét