Tin Chủ Nhật, 29-07-2012
- Hiện đại hóa hải quân để bảo vệ chủ quyền (VNN). “Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao vừa có văn bản trả lời những chất vấn, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ về vấn đề Biển Đông.” - Bộ Ngoại giao và Quốc phòng trả lời thắc mắc về vấn đề bảo vệ Biển Đông (RFA).
- “Đảo con”… hát quốc ca(SGGP). - Bản đồ cổ thu hút người xem. – Phạm Xuân Nguyên: Biển Đông và môn Sử (PLTP). - Festival các cảng biển quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam. - Hồi ký của GS Nguyễn Xiển: Hoàng Sa là của Việt Nam! (VTC). - “Ngàn năm thương nhớ mãi Trường Sa” (GDVN).
- Bảo Quốc: Hãy Về Đi Em (Nguyễn Tường Thụy). “Em đứng trước dãy hàng rào sắt/ Sau lưng em sào huyệt giặc Tàu/ Em đau đớn trái tim nhỏ máu/ Vì sao em phải nuốt nỗi đau ?/… Về đi em ! Hãy về đi em !/ Hãy hoà mình với bao bạn trẻ/ Hãy thét vang tiếng đòi công lý :/ - ‘Hoàng Trường Sa là của Việt Nam’.” – Mời xem lại bài đã điểm trưa qua: SÁNG HÔM NAY EM ĐI CHẶN…BIỂU TÌNH – (Lê Quốc Quân).
- NHỮNG ĐIỀU TÔI SUY NGHĨ VÀ NHÌN THẤY – (Bùi Hằng). – PGS.TS Mạc Văn Trang: Chính quyền cần chấm dứt những hành vi thấp kém, hèn mọn! (Nguyễn Tường Thụy). “Một chính quyền quản lý xã hội bằng dân chủ, pháp luật, minh bạch, theo đuổi những giá trị tốt đẹp mới hy vọng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại. Nhưng trước hết mong chính quyền hãy chấm dứt những hành vi thấp kém, hèn mọn như đã nêu trên, đừng để bọn trẻ hoặc bắt chước, hoặc coi thường!”
- Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ quân đội được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ (ND). - Khắc ghi tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” (QĐND). Độc giả K.N. méc có bài này và bình: “Tối nay tin thời sự VTV2 (10h30) cũng chiếu cảnh tay bắt mặt mừng này. Vui vẻ bắt tay [người của] đại sứ quán TQ, thật là ứa gan trong khi hàng ngàn liệt sĩ VN năm 1979 chết vẫn còn mất xác, hàng năm bà con ngư dân bị bắt, bị đánh, bị đòi tiền chuộc sống dở chết dở. Chả trách vì sao bọn ‘chó săn’ này làm mọi cách để bảo vệ dinh thái thú không cho bà con biểu tình tới. Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng … chắc cũng phải đội mồ sống dậy để ‘vật’ bọn này”. =>
So sánh hai tin/bài trên hai báo thấy rõ ngay sự khác biệt lớn, từ cái tựa, nội dung, cho tới hình ảnh. Trên Nhân dân chỉ đưa ngắn ngủi, như chiếu lệ, thậm chí còn không có tên tác giả, như thể không có ai muốn chường mặt ra dính líu với bọn ngoại bang xâm lược trong lúc này. Còn Quân đội ND thì rất chi tiết, nhiều hình ảnh, tựa bài rất “ấn tượng”, thứ ấn tượng cho ta cảm giác lũ “gián” (nội gián, gián điệp) đang chui sâu, leo cao tới đâu. – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên phát triển quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (CRI).
- TRỞ LẠI CAM RANH – TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC CỦA NGA – (Bùi Văn Bồng). - Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ ở Việt Nam – (RFI). - Nga bác tin mở thêm căn cứ hải quân ở nước ngoài (VNN). - Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác công tác lập pháp (TN). - VN – LB Nga sẽ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện (VTV).
- Đoan Trang: Con đường nam tiến của Trung Quốc (PLTP). “Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc.” - Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a sẽ thiết lập cơ chế đối thoại Hải quân (CRI). - Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Trung Quốc và Đài Loan có thể hợp tác xẻ thịt biển Đông. - Tình hình Biển Đông: Ngày càng trở nên tồi tệ? (CFR/ BoxitVN). - Tình thế khó xử của Mỹ trong vấn đề Biển Đông – (RFI). – Trung Quốc khiến khu vực lo ngại (NLĐ). – Biển Đông : Bắc Kinh càng hung hăng, láng giềng càng mất lòng – (RFI). – Thiện Tùng: Trung Quốc với Đông Nam Á – (BoxitVN). – Chuyên gia quốc tế chỉ rõ miệng lưỡi cú diều Trung Quốc(PN Today). - Marty Natalegawa: “Nguy cơ mâu thuẫn ở biển Đông lộ rõ” (PLTP). - Đảng đối lập Đài Loan phản đối cái gọi là “khu phòng thủ Tam Sa” (GDVN). - Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông? (Global Times/VTC). - Thế giới 24h: TQ tàn hại môi sinh Biển Đông (VNN). - Rất khó có Bộ Quy Tắc Ứng Xử vì Trung Quốc (NV). - Indonesia khôn khéo trong hợp tác quân sự với Trung Quốc và các nước (GDVN). - Biển Đông: “Cái bẫy giam hãm Trung Quốc” (TT). - Trung Quốc nên học cách lắng nghe! (ANTĐ).
- Tối qua điểm tin Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904 trên Tuổi trẻ. Tin trên VNExpress chi tiết hơn: Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa. Vụ này gợi lên mấy suy ngẫm: 1- Trung Quốc đã chính thức đưa lại sự kiện bất ngờ này, như vậy sớm muộn sẽ có những tranh cãi qua lại. Các cơ quan hữu quan, nghiên cứu của VN càng cần sớm vào cuộc. Một ví dụ cần đề phòng: TQ có thể lại tung ra một vài “bằng chứng” nào đó, tương tự Công hàm Phạm Văn Đồng, hay một loạt những bản đồ trước đây VN từng “nhờ” TQ in hộ, song đã không “tỉnh”, để lại dấu ấn nào đó không có lợi cho VN về chủ quyền. 2- Thêm một chút kinh nghiệm, học hỏi ngay đối thủ trong truyền thông và nghiên cứu, khoa học là sự chủ động và công minh, không tránh né, che đậy. - Tiến sĩ Mai Hồng người vừa hiến tặng bản đồ: Nên công bố rộng rãi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (ĐĐK).
- Bài của GS Carl Thayer bị Global Times cắt xén (NV/ Hữu Nguyên). Bài gốc của GS Carl Thayer: Vietnam is the Real Pivot. Còn đây là bài trên Hoàn Cầu Thời báo: Vietnam looking to play pivotal role with both China and US.
<- Tàu chỉ huy 30 tàu cá TQ ra Trường Sa chết máy trên biển Đông(GDVN). - Trung Quốc khoe “tàu tuần tra lớn nhất” (TN).
- Nhật Bản tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới (VOA).
- Bình Thuận: Phát hiện thêm việc chuyển nhượng đất ruộng trái phép cho thương nhân người Trung Quốc (PLXH). - “Kỹ sư, chuyên gia” Trung Quốc làm lao động phổ thông (TN). - Phó Chủ tịch Quốc hội thăm Di tích Vũng Rô (SGGP).
- Nhà văn Phạm Đình Trọng – Gửi người đang yêu (Thư gửi tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ) – (Dân Luận). “Tất cả những thảm họa đó của dân tộc Việt Nam là do chủ nghĩa Mác Lê mang lại. Thế mà những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, kiên trì rước họa về cho dân tộc Việt Nam thì họ có còn chút lương tâm con người, chút hồn Việt Nam không mà tiến sĩ Thọ hi vọng, trông chờ?”
- HỆ LỤY CỦA CHIẾN TRANH – (Kha Trà Phương). “Liệu chúng ta nay có thể bàn cách để tránh những cuộc chiến không? Ta có học các nước xung quanh tránh những cuộc chiến không? Mà vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ dân ta không bị chúng đánh trên biển, trên đất, trên các nước dân Việt cư trú không?”. BTV: Rất nhiều ý kiến cho rằng, nếu VN không bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, thì VN đã tránh được cuộc chiến biên giới năm 1979. Liệu VN có học được gì từ những bài học trong quá khứ để tránh những cuộc binh đao sắp tới? Mời xem lại: Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ? (phần 1) – (RFA). - Phần 2 – (RFA).
- Nhà cách mạng tiền bối, liệt sĩ Nguyễn Phong Sắc: Chí lớn, lòng son, trọn đời vì Tổ quốc (CAND). - Vừa xong Nguyễn Văn Cừ, lại đến Lập Ban Tổ chức kỷ niệm ngày sinh Lê Hồng Phong (TTXVN). Sao cái đảng này đẻ dày vậy ta? – Ồn ào 65 năm ngày TBLS, vẫn nhiều nơi cướp nhà, cướp đất, khủng bố gia đình Liệt sỹ – (Xuân VN). – CÁI RÉT VÀ NỖI NHỚ… – (Cua Rận). “Chợt mình nhận ra đã từ lâu người ta không dám nhắc đến cuộc kháng chiến chống Trung quốc xâm lược. Vậy ra người ta cố tình quên. Vì sợ?”.
- Minh Văn – Bớt đi một cái tai hại – (Dân Luận). “Một nhà nước mà chuyên đi đổ lỗi những sai trái của mình cho những quốc gia khác, thì đó là kiểu nhà nước gì? Em nên suy nghĩ lại, người trí thức phải có cách tư duy độc lập và tự do. Không nên chỉ nghe người ta tuyên truyền mà không biết cân nhắc đúng sai, lợi hại”. – VÀI ĐIỀU NÊN NHỚ – (Thùy Linh).
- Tiến sĩ Trần Nhơn – Quyền lực trao cho ai? – (Dân Luận). “Không thể trao quyền lực nhân dân/ Cho hôn quân, gian tướng, loạn thần;/ Hãnh tiến, hợm đời quan phụ mẫu,/ Bán tương lai, quá khứ ăn dần…”.
- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ánh Mắt Con Cuông (D ĐTK).
- Phối hợp thực hiện Công ước về chống tham nhũng (PLTP).
- ”Trước thông tin Dương Chí Dũng đã trốn trước khi có lệnh bắt là do đã mất rất nhiều tiền để được “phím” trước và thoát thân” thì thay vì nói “chúng tôi sẽ/đang cho điều tra”, ông trung tướng lại khuyến cáo: ‘Không suy diễn Dương Chí Dũng trốn thoát do lộ thông tin’(ĐV). - Cán bộ trại giam giúp can phạm trốn chạy (TN).
- Truy nã nguyên giám đốc Chi nhánh Eximbank Bình Dương (DT). - Truy nã nguyên Giám đốc Chi nhánh Eximbank Bình Dương (SGGP). - Cựu giám đốc ngân hàng lập hồ sơ ‘ảo’ vay 135 tỷ(VNE). - Những con rắn thành đạt (PLTP). Không có tên tác giả.
- Nữ phó trưởng ấp quan hệ bất chính với cấp trên rồi tống tiền (ANTĐ).
- TP.HCM: Sẽ thành lập Tòa án theo khu vực (PLXH). Nhưng việc dựa vào số vụ án thụ lý hàng năm để sát nhập tòa quận/huyện liền kề thành tòa khu vực nghe chừng không ổn. - Cựu thẩm phán Đinh Văn Quế: Nên hiểu đúng về “án bỏ túi” (PLTP) “ là một thuật ngữ nhằm ám chỉ mọi quyết định của HĐXX đã được định sẵn không phụ thuộc vào kết quả xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa; một bản án có tính áp đặt từ trước, trái với quy định của pháp luật. Nó khác với dự thảo bản án (viết trước).”
- Vietnam bỏ mặc nhân viên ngoại giao của họ chết? – (BoxitVN).
- Hải Phòng cần sớm giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai (QĐND). Không nhắc đến nhưng làm nhớ đến Đoàn Văn Vươn. Gần 7 tháng trời rồi mà vẫn im lặng.
- Ai “tưng bừng” trong ngày 27-7? (PLTP). Hay! Bắt trúng phóc những con vẹt truyền thông. “Không biết từ bao giờ, những người làm truyền thông cho ngày 27-7 lại lồng được chữ “tưng bừng” vào những khẩu hiệu, những tít báo. Lý do gì khiến cho anh “tưng bừng” kỷ niệm trong cái ngày mà đáng lẽ việc cần làm là xoa dịu những nỗi đau?” Lý do là … ăn theo, nói leo, sống nhờ hài cốt. Thử kiểm chứng luôn, sợt trên mạng với cụm từ “tưng bừng” và “liệt sĩ”, được 239.000 kết quả.
- Ngọc Năm và Phi Long đã bán rẻ đồng nghiệp – (Xuân VN). – CÔNG AN CÒN HƠN CÔN ĐỒ NHƯNG ĐƯỢC BAO CHE – (Huỳnh Ngọc Chênh). BTV: Còn phải nói. Chó bị đánh còn được quyền “ẳng”, nhà báo bị đánh mà không được phép “ẳng”, thế mới đau. Mời xem lại: CON CHÓ VÀ NHÀ BÁO (Thuy Cuc FB/ Mai Thanh Hải). =>
- Thanh tra giao thông cản trở phóng viên tác nghiệp (PLTP).
- 2 nghi can dùng súng điện tấn công
- Gãy răng không phải tại công an (TT).
- Phóng viên Báo Dân Trí bị chém trọng thương (NLĐ).
- Bảo vệ bằng… mồm (Đào Tuấn). “Hóa ra, VN có thêm biện pháp bảo vệ động vật hoang dã bằng… mồm. Hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. BTV: Hay! Chúng phải chết mới cho vào mồm được.
- Chết bò, ra nhiều chuyện (TVN).
- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch: Quyết liệt chấn chỉnh hiện tượng lệch chuẩn trong nghệ thuật biểu diễn (SGGP). – Ra quy định nghĩa vụ chính trị của nghệ sĩ (ĐV). – Trọng Tấn-Anh Thơ (Cavenui). - Dự thảo mức thu tác quyền mới: Các nhạc sĩ sẽ chịu thiệt? (TTVH).
- Truyện ngắn Phạm Thành: Người Cơ Quan 2 (tiếp theo) – (Bà Đầm Xòe).
- Chính quyền Cuba : nhà ly khai Oswaldo Paya chết do tai nạn – (RFI).
- Rumani sắp trưng cầu dân ý về việc truất phế tổng thống – (RFI).
<- Liên Hiệp Quốc lên án Miến Điện đàn áp người Rohingyas – (RFI).
- Vụ Bạc Hy Lai: Bà Cốc Khai Lai chấp nhận hai luật sư do nhà nước chỉ định (VOA).
- Biểu tình chống ô nhiễm ở Trung Quốc, đụng độ với cảnh sát hôm 28-07-2012: Pollution protestors clash with police in China – 28 Jul. 2012 (News5World). Hầu hết là thanh niên trẻ TQ xuống đường biểu tình, mặc dù đây là vấn đề môi trường, không phải vấn đề chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm như ở VN. – Biểu tình chống ô nhiễm tại TQ – (BBC). - Chính phủ TP phải nhượng bộ: TQ hủy xây đường ống vì biểu tình – (BBC). – Trung Quốc hủy bỏ dự án gây ô nhiễm sau khi hàng chục ngàn dân phản đối – (RFI). - Trung Quốc: biểu tình phản đối xả chất thải ra biển (TT). - Dân Trung Quốc biểu tình rầm rộ phản đối dự án nước thải (DT). - Giang Tô hủy dự án do biểu tình (TN).
- Nam Hàn kỷ niệm lần thứ 59 ngày ký kết Thỏa hiệp Đình chiến (RFA).
- Chuyện của cụ Lê Hiền Đức ngày 28/7/2012 – Chuyện cụ Lê Hiền Đức “dạt vòm” (Nguyễn Tường Thụy). BTV:
Xứ tự do gì mà một bà cụ không có tiền án, tiền sự, không có lệnh bắt
của tòa mà mỗi khi muốn đi khỏi nhà phải dùng kế để trốn “bạn dân” như
thế này? Lại tiếp trò mèo này nữa: Đội bóng đá No-U Sài Gòn đang đá bóng thì bị cúp điện lần2 – (blog Thành). - Tôi cực lực, cực lực phản đối cấm biểu tình…. – (Phương Bích). - Hiểm họa mất nước và nhu cầu dân chủ hóa (DLB).
- Cù Huy Hà Bảo: Bỏ đảng theo Dân mà giữ nước (DLB).
- Phải thấy, phải nghe (TP). - Một việc làm giúp người dân Trung Quốc hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam (VOV). - 8 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa (VNE).
- Thái Sinh: Ba Khựa là ai? (Trần Nhương). - Chủ động cụ thể hóa công tác quản lý nhà nước về Biển (DT).
- Gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc tự đưa mình vào “thòng lọng” (GDVN). - Trung Quốc phô trương tàu tuần tra lớn nhất (VOV). - 13 ngày hùng hổ, bi hài tàu TQ xâm phạm Trường Sa (PN Today).
- Lầu Năm Góc kêu gọi điều thêm tàu đến Thái Bình Dương (Infonet). - Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (phần 3) (Infonet).
- ĐÃ ” CHƠI” THÌ ” CHƠI” TỚI LUÔN! ĐỪNG CHẦN CHỪ, DO DỰ. THƯA ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC! – Bình luận (Trần
Kỳ Trung). BTV: Không phải ông chủ tịch không dám “chơi” tới bến, mà có
thể Nga sợ làm “bạn láng giềng” nổi giận, nên bác bỏ thông tin mở căn
cứ ở VN? Mời xem lại: Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ ở Việt Nam – (RFI).
- Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào (NCBĐ).
- Trần Hoàng Lan: Báo “Lề Dân” (DLB).
- VỀ VỤ TỬ NẠN MÁY BAY CỦA TRUNG TƯỚNG, TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG ĐÀO TRỌNG LỊCH NGÀY 25/5/1998 BÊN LÀO – (Phạm Viết Đào).
- Huyện “náo loạn” vì siêu dự án san lấp mặt bằng (Infonet). – Vướng mắc trong đền bù dự án Kim Sơn (Đông Triều- Quảng Ninh): 82 hộ dân Đông Triều chưa chịu nhận tiền, giao đất (LĐ).
- Nghệ An: Thu hồi 8 dự án treo (NNVN).
- Ý nghĩa việc Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) đưa chuyên gia sang giúp Việt nam tái cấu trúc kinh tế (DLB). - Rusalka, chuyện còn lâu mới hết (Thiềm Thừ).
- Phát triển không gian ngầm (TN). - Đề xuất thành lập cơ quan quản lý không gian ngầm (SGTT).
- Lục Dân: Xem Ôlympíc Luân Đôn nghĩ đến ông nông dân ra tỉnh (Trần Nhương).
- Người dân Trung Quốc rầm rộ phản đối 1 dự án nước thải (VOV). - Trung Quốc bỏ dự án vì bị dân phản đối (TP).
KINH TẾ
- Phỏng vấn TS.Cao Sĩ Kiêm: “Ngân hàng Nhà nước cần có những quyết định dứt khoát” (NĐT). - Tỷ giá USD đang rẽ hướng nào? (ĐV).
- Ngân hàng còn xa doanh nghiệp (TT). - Khai thông vốn cho doanh nghiệp(NLĐ). - DN khát vốn mà tiền ngân hàng thì tồn kho (PLTP). - Lãi suất vẫn cao (TN). - Nhưng hứa hẹn là Lãi suất có thể xuống 8%/năm vào cuối năm (VOV).
- Lãi suất “quét sạch” lợi nhuận doanh nghiệp (TQ). - Đề án ‘cứu doanh nghiệp’: Cần giải pháp cho từng ngành (TP). - Doanh nghiệp nhà đất kiệt quệ (NLĐ).
- Lách luật thu gom, mở sàn ảo: Vàng chưa thể yên (VEF).
- Dung Quất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (VNE).
- Thiếu tiền để bảo vệ người tiêu dùng (VEF).
- Hai doanh nhân người Anh ở Vũng Tàu kêu cứu (PLVN). Mần ăn ở xứ Việt, lại “đụng” bà vợ Việt … Chết chắc! = >
- Thu thuế tiểu thương bị cháy chợ Quảng Ngãi? (TT).
- Tháng 7 xuất siêu có phải là “hương vị ngọt ngào”? (SGTT).
- 9000 tỷ cứu cá tra: Nông dân, DN bao giờ thấy tiền (VEF).
- ĐỌC SÁCH: “ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ” (DĐTK).
- 10 tỷ phú giàu nhất châu Âu (VNE).
- Tìm lối ra cho nền kinh tế Việt Nam: Kỳ 2: Đột phá là bền vững (DT).
- Hồi hộp chờ giải cứu nợ xấu (Petrotimes).
- Cắt giảm chi phí qua lương là hạ sách (DNSG).
- Bùng nổ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Những cuộc “hôn phối” tiền tỉ (LĐ).
- Thời của giá rẻ (DNSG). - Phá ‘băng’ BĐS bằng bán rẻ nhà, đất (ĐV).
- Thịt lợn và thịt gà sẽ thành hàng hóa xa xỉ (Gafin/VOV).
- “Lão gàn” nuôi tôm (TT).
- Giá vàng sẽ tăng trong tuần tới? (VOV). - Cuối tuần, vàng thế giới tăng mạnh (TP).
- Trung Quốc cũng bị đe dọa bởi hạn hán Mỹ (Gafin/VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Carsten Jensen: Ước Gì Tôi Có Thể – Sở Hữu Khuôn Mặt Của Vĩnh Hằng (DĐTK). “Việt Nam là đất nước duy nhất trên những chặng du hành của mình mà ở đó tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn. Với từng cái đụng chạm, một lớp vỏ hành khác lại bong ra và tôi đi dần đến chỗ đầu hàng, điều này nằm ngay trong sự chấp nhận chính cái bản chất vô danh của mình. “
- MIỀN…”CỤP” LẠC (KỲ 22) – (Nhật Tuấn).
- Đức Hậu: Có một Thái Bình trong CHU VĂN (Lê Thiếu Nhơn). - HOÀNG NHÂN – VĂN BẢY: Vĩnh biệt người mê tranh lạ lùng.
- Hội họa Việt Nam có nguy cơ mất gốc? (SK&ĐS). – Nghệ sĩ Đinh Quang Thành: Nhiếp ảnh Việt thiếu những tác phẩm gây sửng sốt (SGGP).
< – Sử thi “Phuỳ ca Na ca” của người Hà Nhì (TCPT).
- Tiểu thuyết Thiên ý- câu chuyện về số phận con người (DT).
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa “tái ngộ” Ý tưởng trẻ thơ (TTVH).
- Phương Bối – Tu viện Bát Nhã: Còn hay đã mất (chùa Phúc Lâm).
- Khai mạc lễ hội “Nhịp cầu xuyên Á” (TN).
- Có một người lặng lẽ tôn vinh văn học (SK&ĐS).
- Không “đột phá” du lịch Hà Nội sẽ tự “đánh mất mình” (NĐT). - Đi du lịch bị “giam lỏng” (TN).
- Chặng đường dài cho các nữ đạo diễn (SGGP).
- Người phả hồn Việt vào tranh lụa (TN).
- Những bức tranh nude đắt nhất thế giới (DT).
- Nguyễn Hưng Quốc: Mì Quảng ở Hội An Bistro – San Jose (VOA).
- Nghệ thuật trong tai mắt Hegel (Zetamu).
- Lịch sử thuốc nhuộm tóc (TN).
- Quốc Toàn mang về tấm huy chương đầu tiên tại Olympic London? (DT). - Đột phá của thể thao Việt Nam (TN).
- Olympics khai mạc với thông điệp lịch sử – (BBC). – Nữ hoàng Anh và điệp viên 007 nhảy dù khai mạc Thế vận hội Luân Đôn – (RFI). – Huy chương vàng đầu tiên lọt vào tay Trung Quốc – (RFI). – HCV Olympics đầu tiên thuộc về bắn súng – (BBC). – Judo Việt Nam chia tay Olympics – (BBC). – Chuyện… không chỉ xảy ra ở London – (RFA). - Đoàn Trung Quốc dẫn đầu với 4 HCV (TTXVN).
- Trấn Vũ Quán (Petrotimes).
- Bế mạc Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp: Sân khấu “nổi gai ốc” (TTVH).
- Đi tìm sự “bình đẳng” cho phim truyền hình và điện ảnh (Petrotimes).
- Đồ rê mí ép mầm tài năng? (PN Today).
- Ra mắt bảng xếp hạng thời trang TKT (Tin khó tin).
- Du lịch bốn đảo ở Nha Trang: Sốc vì “văn hóa dung tục” (Infonet). - Cần nâng cấp dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế (PL&XH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS Nguyễn Minh Thuyết phản biện GS Hồ Ngọc Đại về giáo dục – Một bài của Vũ Quang Việt về “công nghệ giáo dục” của Hồ Ngọc Đại (Zetamu).
- MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HIỆN NAY – (ĐHQGHN/ Chi).
- Điểm chuẩn có trường tăng đến 2,5 điểm (TN). - Liên thông đại học không phải dễ (PLTP).- Đã có thủ khoa đạt điểm tuyệt đối 30/30. - Điểm chuẩn nhiều trường tăng mạnh (NLĐ). - Con trai phụ hồ nghèo đậu thủ khoa đại học (VOV). - Rầu lòng vì con đỗ đại học(PLVN). - Những người trẻ khác biệt (TN).
- Cập nhật kiến thức biển, đảo giảng dạy cho sinh viên, học sinh (PLTP).
- Trông trẻ giúp mẹ, vẫn đỗ thủ khoa (DT).
- NÓI CÙNG NHAU, TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI (1) - (Mai Thanh Hải). Các cô giáo Mường Nhà gửi ảnh về: Bữa ” Cơm có thịt” đầu tiên = >
- Khóc cười với “chợ” giáo dục online (NĐT).
- Giáo dục âm nhạc học đường – Chưa được quan tâm đúng mức (SGGP).
- Nhân giống Chạch sông quý hiếm đạt kết quả tốt (TTXVN).
- Nghiên cứu khoa học: Không chạy theo số lượng! (ĐV). Mà phải chạy theo số … tiền? Hề hề! Cứ vài tỉ trở lên một đề tài, một ông lãnh đạo Ban, Bộ, … là chủ nhiệm, là “Gút! Gút!” Tức là ăn cho lắm vào rồi nó sinh ra cái bịnh gút.
- BS Lương Lễ Hoàng: CẨN THẬN HỎNG GAN VÌ UỐNG ATISÔ QUÁ NHIỀU – (Phạm Viết Đào). - Dùng thuốc chữa ung thư máu để trị virus HIV – (RFI). - Nhiễm bệnh viêm gan B và C vì xăm mình (PLTP). - Hoàn chỉnh các gen để khắc phục tật điếc bẩm sinh ở người.
- Tranh luận việc YouTube khuyến nghị dùng tên thật (TN).
- Vệ tinh Việt Nam cập trạm vũ trụ (PLTP).
- Phát hiện hệ mặt trời “song sinh” (TN).
- Hàng loạt trường công bố điểm thi đại học, cao đẳng (TP). - Thủ khoa 30 điểm ‘rất ít đi học thêm’ (Infonet). - Cách tính điểm ưu tiên khu vực? (TT).
- Dạy con theo từng giai đoạn phát triển tâm lý (Petrotimes).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thông tin mới nhất về vụ khai quật hố chôn gần 700 người (VOV). “ Một hố chôn tập thể 182 hài cốt được bọc trong túi ni-lông dành cho binh lính tử trận, có sắc phục của quân đội chế độ cũ … một chiếc ví của một người lính chế độ cũ có thẻ căn cước, quê quán ở Điện Nam – Điện Bàn – Quảng Nam.” “Ông Nguyễn Sự – Bí thư Thành ủy Hội An khẳng định: “Có thông tin hơn 600 bộ hài cốt này là của bộ đội ta. …” - Phát hiện, cất bốc 670 bộ hài cốt (TN).
- Công bố Đề án giảm tải bệnh viện: Thuốc đặc trị “bệnh mạn tính” (SK&ĐS).
- Hà Nội ngập do đàn ông… ghen! (DT).
- Ùn tắc vì chờ xe lửa (TT).
- Thu phí cầu Bình Triệu 1, giao thông hỗn loạn (VNN).
- Thêm một đám cưới đồng tính nữ đình đám (Infonet).
<- Trường gà đua nhau sát phạt (NLĐ).
- Đại gia Việt: 5 triệu ăn cua, 50 triệu xơi rùa vàng (PN Today). - Bán mắm dạo (PLTP).
- Khánh Hòa bắt vụ vận chuyển 4.800kg quặng thiếc (TTXVN).
- Bắt nghi can buôn bán thuốc giả (TN).
- Tử hình “ông trùm đường biên” (TN).
- Điện Biên: Loài chim cực kỳ quý hiếm xuất hiện ngày càng nhiều trong thành phố (Infonet).
- Hà Tĩnh: Lại cháy rừng trồng hàng loạt (SGGP).
- Bé gái sơ sinh bị cắt cổ, vứt thùng rác ở TQ (TT).
- Triều Tiên: Mưa lớn kéo dài, 88 người thiệt mạng (TTXVN). - Lũ lụt Triều Tiên làm chết 88 người (BBC). - Lũ ở Triều Tiên, 88 người chết (TN).
- Hội nghị bệnh AIDS bế mạc ở Washington (VOA). – Hội nghị về SIDA kết thúc với hy vọng bệnh sớm được đẩy lùi – (RFI).
- ‘Chi viện’ cho ngư dân bám biển (ĐV). - Lão ngư săn cá đuối khổng lồ (TP).
- Hà Nội ơi, mưa to là …ngập (TP). - Mưa lớn gây ách tác giao thông trên quốc lộ 70 (TTXVN).
- Dấu hỏi về trận lụt Bắc Kinh (TTVH).
QUỐC TẾ
- Quân đội Syria tấn công với quy mô lớn vào Aleppo (TTXVN). - Syria tấn công ồ ạt vào phe nổi dậy (TN). - Tổng thống Pháp hối thúc HĐBA can thiệp vào Syria (TTXVN). - Chiến sự ác liệt ở Syria (NLĐ). – Quân đội Syria tổng tấn công vào Alep – (RFI). – Syria: quân đội tăng cường tấn công thành phố lớn nhất nước (VOA).
- Iran cam kết sẽ tiếp tục đàm phán với Nhóm P5+1 (TTXVN).
- Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Israel (VTV).
- Cuộc điều đình hiệp ước LHQ về mua bán vũ khí thất bại (VOA). – Liên Hiệp Quốc không thông qua được hiệp ước chế tài mua bán vũ khí – (RFI).
- Nhà ngoại giao hàng đầu của Venezuela ở Kenya chết vì bị siết cổ (VOA).
- Hà Lan tạm ngưng viện trợ cho Rwanda (VOA). = >
- Nhật-Nga đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ (TTXVN).
- Phát hiện xác tàu ngầm Đức ngoài khơi bờ biển Mỹ (GDVN).
- Bầu cử Tổng thống Mỹ: ông Obama đang trong thế “bấp bênh” (Lefigaro/VOV).
- Nghi phạm vụ thảm sát Colorado đang điều trị về tâm thần, trước khi giết người – (RFI).
- Xả súng ở Thái Lan, 4 người chết (TN).
- Syria: Quân chính phủ sẽ tổng phản công ở Aleppo (SGGP). - Quân đội Syria quyết giành lại thành phố Aleppo (VOV). - Nga đáp trả nếu căn cứ hậu cần ở Syria bị tấn công (TTXVN). - Phương Tây càng can thiệp, dân Syria càng đổ máu nhiều hơn (LĐ/TTXVN). - Quân chính phủ Syria mở màn ‘đại chiến Aleppo’ (ĐV). - Ngoại trưởng Nga: Moscow sẽ không cung cấp tị nạn cho TT Syria (GDVN).
- Sự chuyển mình của thế giới Ả-rập (Journal of Democracy/ Phạm Hồng Sơn).
LỘ RÕ BỘ MẶT THẬT TRUNG NAM HẢI
Lộ
rõ bộ mặt thật Trung Nam Hải
Trung Nam Hải là khu tòa nhà trụ sở làm việc và tiếp
khách của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Trung Nam Hải nằm ở phía tây của khuôn viên
Tử Cấm Thành có 3 hồ lớn là: Trung Hải, Nam Hải, và Bắc Hải tại công viên, vườn
thượng uyển của các vương triều xưa. Trong thời kỳ phong kiến, Trung Nam Hải
được các hoàng gia làm nơi vui chơi giải trí với các vườn quanh hồ, đền đài,
khuê các được xây dựng ven hồ.
Thuật ngữ "Trung Nam Hải" đồng nghĩa với
giới chóp bu đầu não lãnh đạo Trung Quốc. Hiện nay, đây là nơi làm việc của
Đảng, Nhà nước, và Chính phủ (Quốc vụ viện) Trung Quốc, đây cũng là nơi thường
đón tiếp các lãnh đạo cấp cao, các yếu nhân thuộc hàng lãnh tụ nước ngoài tại
quần thể này...=>
Định nghĩa theo tiếng Hoa, Trung Quốc tự coi nước mình
nằm ở vị thế trung tâm toàn cầu, là quốc gia ở giữa thế giới. CờTrung Quốc có
ngôi sao lớn, 4 ngôi sao nhỏ như "hầu chầu" viền quanh. Theo lý giải
của Trung Quốc thì đó là dân tộc lớn nhất là người Hán(ngôi sao lớn), còn 4 dân
tộc khác là Mãn, Hội, Mông, Tạng (là những ngôi sao nhỏ). Theo nhiều nhà nghiên
cứu Đông Phương, hàm ý bên trong của Mao Trạch Đông khi cho ra đời lá cờ này là
Trung Quốc phải là nước lớn ở giữa, nằm ở góc trên cao, trong thế võ Thiếu Lâm
gọi là “Thượng phong thế”, còn các nước khác cả 4 phương trên thế giới chầu
chung quanh.
Riêng tên gọi Trung Nam Hải là nước ở giữa biển Nam
Hải (Trung Quốc ghi trên bản đồ là biển Nam Trung Hoa). Các hồ trong công viên
tại Trung Nam Hải cũng đặt tên là Trung Hải (biển ở giữa, gồm cả vịnh Bác Bộ của
Việt Nam, Nam Hải – kéo xuống tận châu Úc, Bắc Hải, vươn lên phía Bắc – vùng
biển Nga, Nhật…). Từ mưu đồ bao chiếm cả vùng biển lớn, trong đó có biển Đông
về mình, Trung Quốc đã và đang gây ra nhiều cuộc tranh chấp với vùng biển của
Nga, tranh chấp đảo Senkaku của Nhật (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), tranh chấp
bãi ngầm Scarborough với Philippines, chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, một phần
Trường Sa và liên tục xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, tranh chấp chủ
quyền vùng Aksai Chin, vùng Arunachai Pradesh với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải
với Malaysia, Brunei, vẽ “đường Lưỡi bò” đến tận vùng nội thủy của
Indonesia…chiếm 80% biển Đông.
Trung Nam Hải phản ánh mộng bá vương, bành trướng, bá
quyền của Trung Quốc xuống toàn bộ vùng Đông Nam Á, đó không những đơn thuần là
tư tưởng nước lớn, mà còn là chiến lược đầy tham vọng của nhà cầm quyền Trung
nguyên phong kiến. Ngay sau khi thành lập nước CHNDTH (1949), thì tháng 9-1950,
tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải
chinh phục trái đất, đó là mục tiêu của chúng ta”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết: Trong cuộc hội
đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽlàm Chủ tịch
500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”. Trong cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung
Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng ta phải giành cho
được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và
Singapore… một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…
xứng đáng với sựtốn kém cần thiết để chiếm lấy…”.
Mao Trạch Đông-Kissinger |
Tại cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung
Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai khẩn
khoản: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động
Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”.
Thực chất từ trong mưu đồ, các thế hệ trong giới cầm
quyền Trung Nam Hải không đơn thuần “mong VN mở cho con đường xuống Đông Nam
Á”, mà chính họ muốn đánh chiếm Việt Nam để “Nam tiến” giành toàn khu vực Đông
Nam Á. Nói khác đi, Việt Nam là cái gai mà Trung Quốc muốn đốn nhổ để rộng
đường tiến chiếm biểnĐông và các nước Đông Nam Á.
Do vậy, trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, Trung Quốc đã có chủ trương rõ rệt: “Thống soái về
chính trị, thuộc lụy về kinh tế,khống chế về quân sự, chiếm cứ bất vũ trang”.
Sách lược của Trung Quốc là nhất định phải làm mọi cách để Việt Nam sáp nhập vào
lãnh thổ Trung Quốc, chiếm trọn Việt Nam, cả bán đảo Đông Dương, làm bàn đạp
bành trướng về phía Thái Lan, Mianma, Malaysia rồi bao chiếm toàn bộ Đông Nam Á
phải thuộc về Trung Quốc- được như thế mới xứng tầm Trung Nam Hải.
Từ chủ đích mang tính chiến lược ấy, Trung Quốc đặt
địa danh các tỉnh giáp Việt Nam cũng thể hiện rõ mưu đồ. Có Bắc Kinh, Hà Bắc, tỉnh
Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây, nhưng riêng tỉnh Quảng Nam thì “đểdành”. Khi nào
chiếm được Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương thì đặt tên là tỉnh Quảng Nam chăng (?!).
Trước
sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương, Trung
Quốc thấy thế mạnh của đối phương như vậy, cho nên đã liên tục “chơi” trò hai
mặt. Một mặt giúp Việt Nam để đất nước nhỏ bé phía Nam này thành bia đỡ đạn, giúp giữ yên cho Trung Quốc.
Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lo đối phó với Việt Nam, sa lầy nghiêm trọng ở Việt
Nam vì vậy Việt Nam trở thành bức “bình phong” che chắn hiệu quả cho Trung
Quốc. Mặt khác, Trung Quốc ngầm bắt tay với Pháp và sau này với Mỹ để “chia
phần”, cắt Việt Nam thành 2 đoạn, miền Bắc thuộc Trung Quốc, miền Nam thuộc
Pháp hoặc Mỹ. Vì thế, cả hai Hiệp định (Giơ-ne-vơ 1955 và Pa –ri 1973), Trung
Quốc đều nhúng tay vào, cả trong việc bày kế, thỏa hiệp và xúi giục). Điều đó
càng thể hiện đường lối theo Chủ nghĩa Cộng sản của Trung Quốc chỉ là vỏ bọc bề
ngoài, bản chất là đế quốc Đại hán tham lam và bành trướng xưa nay vẫn không hề
thay đổi!.
Kissinger-Chu Ân Lai |
Sự bất đồng với Liên Xô trước đây là do Trung Quốc từ
lâu đã muốn tìm cơ hội bắt tay với Mỹ để dẹp bỏ, làm suy yếu Liên Xô, không
muốn có một nước Đông Âu lớn bên cạnh mình, đồng thời cũng có chủ trương bành
trướng cương thổ lên phía Bác. Mối bất đồng Trung-Xô bùng nổ kể từ khi Khrushop
bắt đầu thương thảo với Mỹ, TQ lo sợ bị bao vây cô lập nên vội phê phán Chủ
nghĩa xét lại đối với LX, bên trong thì thực hiện cách mạng văn hóa, hô hào
"tự lực cách sinh", chủ trương "đại nhảy vọt" để qua mặt
LX, chia rẽ khối đông âu và lôi kéo VN...Trong khi đó, một tay của Trung Quốc
cũng lén giấu phía sau bắt quan hệ nhằm thỏa hiệp với Mỹ để “ăn chia” nước
Việt, không muốn Liên Xô nhúng tay vào.
Khi nhận thấy Việt Nam có khả năng thực hiện giải
phóng, thống nhất đất nước, Trung Quốc lại ngấm ngầm bắt tay thỏa hiệp với Mỹ,
đánh cướp quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, sau đó Trung Quốc dựng lên chế độ
Khmer Đỏ độc tài, phát xít, tự diệt chủng cho hết cả hơn 7 triệu dân Campuchia
hòng thay người Trung Quốc vào chiếm cứ nước này. Trung Quốc dùng chính sách
“Miên tự diệt Miên”, “Diệt Hắc hầu thay người Taù sang” (Hắc hầu là loài khỉ
đen, ám chỉ người Campuchia đen như khỉ).
Xe tăng Trung Quốc ở Campuchia |
Chỉ trong hơn 3 năm,bọn phát xít Khmer Đỏ đã tàn sát
hết hơn 3 triệu người dân Campuchia. Trung Quốc tuyền chọn bè lũ chóp bu của
chế độ diệt chủng Polpot, Iêngxary, Khieuxamphon, cả ông Hoàng Xihanúc, gọi là
“Trung ương 3 phái” đưa sang Trung Quốc nhồi sọ, đào tạo, huấn luyện, bày ra kế
hoạch lật đỏ Lon non, trang bị cho quân đội Khmer Đỏ mọi thứ đến tận răng. Cùng
thời điểm Việt Nam vừa giải phóng miền Nam, Trung Quốc còn lừa nước Lào, mở
đường xuyên qua biên giới Trung-Lào, chạy dọc xương sống Việt Nam phía Tây giáp
Lào để nối thông với Campuchia. Đường diệt chủng mới đi được một nửa, Trung
Quốc còn cho giúp cho Polpot chiếm đảo Thổ Chu, để rồi chiếm Phú Quốc, từ đó
đánh tập hậu Việt Nam từphía Tây Nam.
Nếu cắm chân được vững chắc tại Campuchia, Trung Quốc
sẽ tạo ra thế ép Việt Nam từ bốn phía: Tây Nam, phía Lào, phía Bắc và phía Biển Đông. Trung Quốc
toan tính, khi diệt hết người Campuchia, ít nhất ban đầu sẽ đưa được 20 triệu
người Trung Quốc vào thay thế người Khmer,đứng chân coi như lãnh thổ Trung Quốc
trên toàn bộ diện tích Campuchia. Âm mưuđó cũng nằm trong sách lược của Trung
Quốc mở vùng định cư mới, “giãn dân”xuống Đông Nam Á. Chiếm được Việt Nam thì
Trung Quốc “bóp nghẹt” Lào, chiếm cả Đông Dương, khống chế Thái Lan, Mianma,
Malaysia…
Bản đồ quân sự TQ tấn công xâm lược Việt Nam 1979
(lưu ở Hạm đội Nam Hải)
QuânTình nguyện Việt Nam đã giúp Mặt trận Dân tộc
thống nhất Cứu quốc Campuchia(CCP)tiêu diệt Khmer Đỏ giải phóng đất nước, cứu
hơn 4 triệu dân còn lại của Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng vào ngày
7-1-1979.Trước thất bại này,Trung Quốc tức lồng lộn lên như chó sói điên, bởi
Trung Quốc cũng đâu có ngờ một mưu đồ chiến lược đã tưởng như đã nằm trong tầm
tay, nay bị sụp đổ chóng vánh. Vì thế, chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 17-2-1979,
Trung Quốc hùng hổ xua quân xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phia Bắc
của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố“Dạy cho Việt nam bài học”. Bài học gì, đó
là bài học làm mất miếng mồi ngon của Trung Quốc, phá vỡ cả chiến lược “Hậu
chiến Việt Nam, thay chân Mỹ chiếm Đông Dương”.
Từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc liên tục xâm lấn, quấy
rối biển Đông, trực tiếp nhất là với hai “nước láng giềng gần gũi” là Việt Nam
và Philippines. Sau khi Việt –Trung “bình thường hóa” quan hệ trở lại năm 1990,
nhà cầm quyền Trung Nam Hải (Bắc Kinh) đưa ra chiêu bài đạo đức giả hiệu, lừa
phỉnh với cái gọi là “16 chữ và 4 tốt” nhưng vẫn rất hung hăng leo thang gây
hấn ở biển Đông, cắt cáp 2 tàu khảo sát dầu khí của chúng ta, liên tiếp bắn
giết ngư dân , bắt tàu cá của ta để đòi tiền chuộc, luôn to mồm tuyên bố một
cách vô lý chủ quyền "không thể tranh cãi" chiếm gần hết biển Đông và
các quần đảo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhiều lần dọa đánh Việt Nam
và Philippines… Những hành động của nhà cầm quyền Trung Nam Hải cố tình gây
hấn, tạo ra các điểm nóng tranh chấp đang gây những bất bình trong dư luận quốc
tếvà sục sôi tâm huyết của toàn dân Việt Nam vốn có truyền thống quật cường
chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trung Quốc tập trận trên biển Đông |
Với việc mời thầu 9 lô mỏ dầu và ngay sau đó Tuyên
bốthành lập thành phố Tam Sa, tổ chức bầu cử và lập ra chính quyền gồm 75 thành
viên và Bộ chỉ huy quân đồn trú thành phố Tam Sa, đưa tàu chiến thưởng trực và
tổ chức diễn tập ở Trường Sa, mục đích Trung Nam Hải của Trung Quốc đã quá rõ,
cả thế giới đều biết mưu đồ bành trướng xuống Đông Nam Á đang được Trung Quốc
ráo riết thực hiện. Diễn tập bắn đạn thật của 27 tàu chiến tại Trường Sa, ngay
trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã trở thành hành động xâm lược trắng
trợn. Bộ mặt thật của Trung Nam Hải đã phơi bày ra hết, coi như mọi sự đã “hai
năm rõ mười”.
Đến nước này thì không thể vì bất cứ lý do gì mà còn
có thể tin vào cái miệng lưỡi lúc nào cũng "hề hề hảo hảo" ngọt xớt
của Trung Quốc, còn cố bám riết lấy "16 chữ vàng", "4 tốt"
một cách đơn phương để rồi khi nước mất nhà tan dù có trăm lần hối hận cũng
không thể nào bù đắp được gì (?!). Cần nhận diện cho rõ bản chất và diễn biến
cả nghìn năm lịch sử, gần nhất là những sự kiện từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay,
để có đối sách phù hợp, nhạy bén và cao tay. Cần phân biệt rõ đâu là đối ngoại,
đối trọng, đối tác, đối tượng và cả đối đầu. Nếu vẫn giữ mãi sự cả tin, mất
cảnh giác, thiếu kiên quyết dứt khoát thì sẽ rất nguy hại và xảy ra hậu họa
không lường hết được. Nếu như không có bản lĩnh, thiếu quyết đoán, kém quyết
sách, chủ quan duy ý chí là có tội với dân tộc và với lịch sử.
Đại tá Bùi
Văn Bồng
Cuộc gặp bí mật giữa đại diện Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm
Tháng Bảy 20, 2012
Ông Cao Xuân Vỹ cung cấp một số hồi
ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi
về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông kể về cuộc gặp bí mật giữa
đại diện Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm. Không lâu sau đó, một số hoạt
động hòa giải hai miền được tiến hành. Tình báo Trung Quốc đã dập tắt
mọi nỗ lực hòa giải. Họ cho nổ máy bay chở phái viên đặc biệt của Bắc
Việt dự tính gặp đại diện Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị Bandung
(Indonesia) năm 1955 khiến một số quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Bắc
Việt thiệt mạng. Kỷ niệm ngày chia cắt hai miền (20/7/1954), mời quý vị
đọc bài sau.1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?
Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.
2. Hỏi: Ông có thể cho biết gia đình ông có liên hệ gì với gia đình ông Hồ không?
Đáp: Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đình Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần vì ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là hình căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem hình căn nhà.)
3. Hỏi: Có tài liệu của phía Cộng Sản, như của Sơn Tùng và Nguyễn Đắc Xuân nói, khi thấy ông Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng khoa Ất Mùi, (năm 1895), ông Cao Xuân Dục đã giúp cho ông Nguyễn Sinh Sắc được vào Huế, để có phương tiện và đủ sách vở hầu tiếp tục việc học và có thể thành đạt. Điều này có đúng không?
Đáp: Đúng. Ông cố tôi còn can thiệp để cho ông Nguyễn Sinh Sắc, dù không phải là con quan cũng được vào học ở Quốc Tử Giám. Đến khoa thi năm Tân Sửu (1901) chánh chủ khảo Cao Xuân Dục thấy khóa sinh Sắc không trúng tuyển đã cho lệnh xét lại bài thi của 4 thí sinh để rồi xin vua Thành Thái cho ông ta đậu phó bảng. Khóa ấy có 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. Ông Sắc đậu phó bảng thứ 11.
4. Hỏi: Hồi còn nhỏ ông có biết về hoạt động của Cộng sản ở quê nhà và có chứng kiến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản thường được gọi là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh không?
Đáp: Có. Phong trào này mạnh nhất ở hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nhiều người bị chết oan. Cộng Sản đã giết hai tri phủ. Vì thế phản ứng của chính quyền bảo hộ cũng rất quyết liệt. Pháp đem bom thả cũng giết nhiều người, trong số ấy có cả Cộng Sản lẫn thường dân. Cha tôi có kể lại rằng để đối phó với phong trào này, ông Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ Lại của Triều Đình Huế, (tương đương với chức thủ tướng thời nay), đã cho áp dụng một kế hoạch chiêu dụ Cộng Sản khá thành công. Lúc ấy ông cố tôi cùng ở trong nội các Nguyễn Hữu Bài.
5. Hỏi: Khi Việt Minh cướp chính quyền ông ở đâu? và có ủng hộ họ không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang học ở Hà Nội. Tôi nhớ là mấy tháng trước khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh niên sinh viên Hà Nội chúng tôi rất hăng hái ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, vì là chính phủ của Việt Nam độc lập đầu tiên, dù phải nhờ có người Nhật lật đổ người Pháp. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi và đã ủng hộ hết mình. Tiếc rằng bỗng nhiên chính phủ này từ chức ngày 7 tháng 8 (1945). Thật khó hiểu. Tuy từ chức nhưng chính phủ Trần Trọng Kim vẫn xử lý theo lệnh nhà vua. Khi mà Việt Minh tới trám vào chỗ trống chính trị này thì chúng tôi đã đi theo Việt Minh. Chúng tôi không biết Việt Minh là Cộng Sản. Thực ra lúc ấy chả mấy người biết Việt Minh là Cộng Sản.
6. Hỏi: Ông có gặp ông Hồ bao giờ không?
Đáp: Có. Hồi ấy tôi ở trong phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu. Chúng tôi được hai ông Hoàng Minh Giám và Phan Mỹ giới thiệu để gặp ông Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Lúc ấy ông ấy có cái vẻ bề ngoài rất ân cần và dễ mến. Về sau tôi mới hiểu tại sao ông ấy đã chiêu dụ được nhiều người đi theo ủng hộ Việt Minh. Cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ ông ta thật là thông minh và xảo quyệt. Lại được tay Võ Nguyên Giáp cũng rất thông minh trợ tá đắc lực. Tôi học với Võ Nguyễn Giáp 4 năm, Tôi biết ông ta rất rõ. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tỏ ra sắc sảo và quả đoán… Rất “độc tài”. Nhưng dầu sao Võ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đình Nhu. Còn Phạm Văn Đồng thì không đáng là học trò Ngô Đình Nhu.
7. Hỏi: Rồi tại sao ông lại bỏ Việt Minh?
Đáp: Vì chúng tôi kết án ông Hồ đã ký thỏa ước mồng 6 tháng 3, nhượng bộ Pháp quá nhiều. Hơn nữa họ đã hãm hại nhiều người yêu nước bất đồng chính kiến. Chúng tôi chạy sang phía Việt Cách của các ông Nguyễn Hải Thần và Nghiêm Kế Tổ…
8. Hỏi: Khi nào thì các ông rời Hà Nội?
Đáp: Liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19-12-46. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến. Thì chúng tôi gồm 36 nhà trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấu chạy vào khu Tư, gồm Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn hòa lập một phòng tuyến mới phi Cộng Sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.
9. Hỏi: Ông có thể cho biết tên một số trong 36 nhà trí thức mà ông bảo đã rời Hà Nội vào Liên Khu Tư sau kháng chiến bùng nổ không?
Đáp: Tôi còn nhớ chẳng hạn có Luật Sư Trần Chánh Thành, các ông Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, sau này trở thành rể của ông Hồ Đắc Điềm, ông Nguyễn Duy Quang, người của ông Bảo Đại, ông Phan Huy Xương, anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán, ông Tôn Thất Trạch v.v… Các ông này về sau đã hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ông Trần Chánh Thành từng là bộ trưởng phủ thủ tướng, với ông Tôn Thất Trạch là đổng lý văn phòng. Ngoài ra, về phía thường dân tôi nhớ còn có bà Hòa Tường là một thương gia giầu có ở phố Hàng Đào cũng đi theo.
Tôi xin nói thêm ông biết điều này, là những vị này và tôi hồi đầu theo Việt Minh. Nhưng tất cả đều không phải Cộng Sản. Và ngay từ 1930 thì đã có hai phe cùng chống Pháp một bên là Đảng Cộng Sản, lúc ấy chưa có Việt Minh. Một bên là các nhân vật và tổ chức quốc gia phi Cộng Sản trong đó ngoài những người như ông Ngô Đình Diệm đã bắt đầu hoạt động từ đó, còn có các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà đảng trưởng là Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí đã bị Pháp xử bắn.
10. Hỏi: Khi nào ông rời Liên Khu Tư vào Sài Gòn và gặp ông Ngô Đình Nhu?
Đáp: Chúng tôi rời Liên Khu Tư ra Hà Nội. Chứ chưa vào Sài Gòn. Lúc ấy là vào khoảng đầu năm 1953. Ông Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin và Mao Trạch Đông khỉ sự chuẩn bị mở chiến dịch Giảm Tô và cải cách ruộng đất. Có người thân trong Việt Minh cho chúng tôi biết. Nên tìm đường chạy trước. Về sau trong họ tôi có nhiều người có chút tư điền bị đem ra đấu tố. Chị ruột tôi cũng bị giết. Tôi “dinh Tề” qua ngả Phúc Nhạc, Phát Diệm là khu an toàn tự trị dưới quyền trông coi của giám mục Lê Hữu Từ. Khó khăn lắm mới tới được Hà Nội. Hà Nội lúc ấy đang sống an bình dưới chính quyền Bảo Đại. Tôi đi thoát được là nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành. Ở Hà Nội tôi gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát từng hoạt động chung với chúng tôi thời 1945.
Trong thời gian còn ở Liên Khu Tư chúng tôi nghe biết cán bộ Cộng Sản trong tổ chức Việt Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cán bộ Trung Cộng. Sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa vào cuối năm 1949, ông ta đã bắt Hồ Chí Minh gửi một số lớn cán bộ Việt Cộng sang Tầu để tẩy não, cải tạo tư tưởng, bắt học tập chủ nghĩa Mao-ít. Vì cái chủ nghĩa này mà các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất đã đẫm máu với những vụ con tố cha, vợ tố chồng và nông dân tàn sát lẫn nhau thật rùng rợn. Làng tôi có ông hàn Lương biết mình sắp bị đưa ra đấu tố đã nhảy xuống giếng tự tử, vậy mà đội cải cách đã lôi xác ông lên để đấu cái thây ma. Chúng đánh nát bấy cái thây ấy. Tôi mong có người thâu thập những tin tức khắp nước về cuộc Cải Cách Ruộng Đất thời gian đó để cho mọi người biết Cộng Sản dã man chừng nào.
11. Hỏi: Khi nào thì ông gặp ông Ngô Đình Nhu?
Đáp: Cuối năm 1953. Tôi vào Sài Gòn thì gặp lại ông Trần Chánh Thành. Ông Thành giới thiệu tôi với ông Nhu. Ông Thành vào Sài Gòn năm 1952 cùng một lượt với phần lớn trong số 36 nhà trí thức đã vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại tôi thì ông Thành đang làm cho tờ báo Xã Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đình Du…
12. Hỏi: Theo chỗ chúng tôi biết thì ông Ngô Đình Nhu từng có 5 nhiệm vụ quan trọng: một là dân biểu Quốc Hội, hai là Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, ba là thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, bốn là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao Nhân Vị, và sau hết vào năm cuối cùng ông còn là chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược. Vậy ông ấy có một lực lượng nhân sự nào đáng kể để giúp thi hành chừng ấy nhiệm vụ không? Ví dụ ông ấy có mấy văn phòng? Có bao nhiêu nhân viên được ăn lương?
Đáp: Ông ấy chỉ có một mình thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn phòng, thường được gọi là chánh văn phòng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khoản nào dành cho ông Cố Vấn. Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm thì gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. Vì thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ gì chính thức.
Còn về thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, thì ông chỉ thị cho chúng tôi, phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi gì.
Về văn phòng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đề “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v.. thì ông mới tới trình bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một mình ông cáng đáng. Tôi thật phục sức làm việc của ông Nhu.
13. Hỏi: Thế còn chức chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược thì sao? Có văn thư nào quy định không?
Đáp: Chức này thì có. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ tọa các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận. Ông Nhu quan niệm chương trình Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược để đối phó với sự xâm nhập và khủng bố của Cộng Sản mà thôi. Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời mình, làm chủ được xã hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang.
Ông để rất nhiều thì giờ đích thân soạn những bài thuyết trình có tính lý luận cao dành cho các cấp lãnh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những hình ảnh và ngôn ngữ bình dân dễ hiểu. Mục đích của ông là tiến dần tới một xã hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thành những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xã hội theo kiểu Cộng Sản. Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu thì việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lược được an toàn trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công thì Cộng Sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.
14. Hỏi: Về đảng Cần Lao Nhân Vị, nó thành hình ra sao, và ai là những đồng chí cốt cán nhất của ông Nhu?
Đáp: Hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông. Nhưng vì không muốn gợi ý về cái liên minh công nông của Cộng Sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao. Còn vế Nhân Vị thì sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp. Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. Ông Nghĩa đã giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale. Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia thì đúng. Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố tình xuyên tạc để hạ uy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất quý trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đã ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi ký.
Văn phòng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một mình Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.
15. Hỏi: Ông Ngô Đình Diệm có giữ vai trò gì trong đảng Cần Lao không?
Đáp: Không. Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân. Tôi còn nhớ khoảng năm 1956, Tổng Thống gọi tôi vào bảo tôi lên cao nguyên đèo heo hút gió để quan sát nghiên cứu tìm ra những địa điểm thích hợp để lập các khu dinh điền, hòng đưa người kinh lên trấn giữ địa điểm mà ông bảo là vô cùng quan trọng về mặt chiến lước. Tôi thấy mình đi thì ông Nhu thiếu một trợ lý. Lại cũng hơi ngán cảnh cô đơn ở nơi xa lạ. Tôi bèn thưa với Tổng Thống: Công tác đoàn thể của ông Cố Vấn đang thiếu người. Tổng Thống nói: Đoàn thể gì. Dẹp. Tuy nhiên rồi ông cũng đấu dịu. Cứ đi đi. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên với anh… Cũng cần thêm rằng ông Diệm rất quan tâm đến vùng cao nguyên. Ông thường nói: giữ được cao nguyên thì giữ được miền Nam. Và ông tìm cách đưa nhiều cán bộ và những người dân có kinh nghiệm với Cộng Sản lên đó lập nghiệp.
16. Hỏi: Ông nghĩ gì về việc chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế ông Bảo Đại?
Đáp: Nhiều người chê ông Diệm, là nhà Nho mà bất trung, không giữ lời thề trung thành với cựu hoàng. Nhưng tôi thấy không đúng. Trước hết chính cựu hoàng bảo ông Diệm chỉ thề trước Thánh Giá trung thành với Tổ Quốc. Thứ nữa, khi cựu hoàng triệu ông sang Pháp, ông Diệm đã sẵn sàng lên đường, dù biết sang đó sẽ mất chức thủ tướng.
Nhưng chính nhóm liên khu Tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes . Chúng tôi xúm vào yêu cầu ông ở lại lấy cớ tình hình không cho phép vắng mặt. Chúng tôi phải nói với thủ tướng rằng nếu Cụ bỏ chúng tôi lại mà đi một mình thì sinh mệnh chúng tôi ai sẽ lo? Chúng tôi đã bỏ tất cả vào đây là vì cụ, vì tin cụ sẽ bảo vệ phần đất tự do còn lại này, bảo vệ chúng tôi. Nay cụ nỡ lòng nào bỏ chúng tôi, bỏ đất nước này cho Thực dân, Cộng Sản? Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng cầu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hóa hành động của chúng tôi.
17. Hỏi: Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt. Điều này có đúng không?
Đáp: Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.
18. Hỏi: Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?
Đáp: Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.
19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.
20. Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Đáp: Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.
21. Hỏi: Gần ngày đảo chính đại sứ Cabot Lodge có điện đàm với Tổng Thống Diệm. Lúc đó ông có ở bên cạnh Tổng Thống không?
Đáp: Không.
22. Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống.
Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên: Chết thì đã sao.
Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. Ông còn nói quân đội là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng Thống.
Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc Hội yêu cầu cho triệu tập Quốc Hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.
Lúc ấy không phải chỉ có Lữ Đoàn xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà còn có cả một đại đội biệt kích thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài Gòn cũng báo cáo là lực lượng phòng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham Mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn Phòng Vệ phủ Tổng Thống để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Nguyễn Văn Phú, lúc ấy còn là Thiếu Tá đã tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói. Tổng Thống không chấp thuận.
Viên đại úy đại đội trưởng Biệt Kích đề nghị cho lực lượng của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có xe bọc thép dẫn đầu tiến tới bao vây bộ Tổng Tham Mưu, còn đại đội của anh ta sẽ đột kích bọc hậu từ phía sân vận động vào bắt sống các tướng. Tôi rất buồn bực và lấy làm khó hiểu tại sao ông cụ lại không cho đánh. Ông Nhu ngồi cạnh đó cũng chẳng nói gì.
23. Hỏi: Theo ông trong số các tướng lãnh lúc ấy ai có khả năng nhất?
Đáp: Tôi hầu như không tiếp xúc với các tướng. Ngay cả Phó Tổng Thống cũng vậy. Hầu như chẳng bao giờ gặp. Nhưng tôi có nghe ông Nhu nói ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc ấy mang lon đại tá, là một tư lệnh (sư đoàn 5) giỏi nhất. Ông Nhu có nhận xét đó sau khi nghe ông Thiệu thuyết trình ở hội trường Suối Lồ Ồ.
Còn các tướng thì rất sợ Tổng Thống Diệm mỗi khi phải thuyết trình cho ông về tình hình an ninh. Bởi vì ông nắm vững tình hình và nhất là địa hình địa vật… địa lý của từng vùng. Kiến thức về quân sự của ông cũng rất uyên bác. Tôi được biết, khi mới về nước làm thủ tướng, ông đã yêu cầu tổng lãnh sự ở Hồng Kông mua cho ông tất cả tác phẩm của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài để đọc và bắt ông Nhu phân tích nghiên cứu trình lên.
24. Hỏi: Nghe nói ông bà Nhu có một biệt thự đẹp lắm ở Đà Lạt. Ông có tới đó bao giờ không?
Đáp: Ông nói đến cái biệt thự này, tôi lại nhớ tới cái ông luật sư Trương Phú Thứ ở Seattle . Ông ấy muốn tìm cách phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu mà không sao được. Chẳng rõ tại sao ông ta biết nhà tôi, tìm đến xin tôi giới thiệu với bà Nhu. Tôi biết đã từ lâu bà ấy ẩn dật không muốn báo chí nhắc tới. Nhưng tôi biết bà ấy hãy còn quyến luyến ngôi nhà hai phòng ngủ của một người Pháp, bỏ hoang đã lâu mà anh em chúng tôi hùn tiền mua cho ông bà ấy vào khoảng năm 1960, mà không đủ tiền sửa chữa, cho nên đến khi ông Nhu bị sát hại và bà Nhu sống lưu vong, cũng mới chỉ sửa được phần nửa.
Tôi bảo ông Thứ hãy về Việt Nam, lên Đà Lạt chụp ảnh ngôi nhà ấy rồi mang theo sang Pháp, tìm cách đưa tấm hình đó tận tay bà Nhu thì may ra bà ấy cho gặp. Thì quả thật chắc ông đã biết, ông Thứ đã viết một bài cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong nói về bà Nhu ở tuổi gần bát tuần sống như một nhà tu ở Paris. Tôi mong ông Thứ có dịp phổ biến tấm hình này để độc giả thấy cái “ngôi biệt thự xinh đẹp” của ông bà Nhu.
25. Hỏi: Thống tướng Maxwell Taylor, Đại sứ Frederick Nolting và nữ ký giả Marguerite Higgins đều nói được Tổng Thống Diệm tiếp hơn kém khoảng 5 giờ đồng hồ. Ông có biết điều đó và có ý kiến gì không?
Đáp: Lúc ấy nhiều người nói tổng thống tiếp khách lâu quá. Tôi có trình ông, bảo người ta phê bình tổng thống độc thoại!
Ông cười. Ông bảo: Người Mỹ họ ít hiểu về dân tôc mình về lịch sử của nước mình. Mình phải lợi dụng lúc họ chịu nghe để nói cho họ hiểu chứ. Mấy người này đều chăm chú nghe tôi và đặt nhiều câu hỏi. tôi phải trả lời cho họ chứ.
26. Hỏi: Gần ngày đảo chính Tổng Thống có mời ông bà Đại Sứ Mỹ lên Đà Lạt nghỉ tại biệt điện của Tổng Thống và dự dạ tiệc thân mật. Ông có biết họ thảo luận về việc gì không?
Đáp: Tôi có biết và nhớ là Tổng Thống đề nghị chính phủ Mỹ thông cảm những khó khăn của miền Nam và đừng ép ông phải cải cách gấp rút. Ông cũng hứa sẽ xem xét những đề nghị của chính phủ Mỹ một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cần phải có thời gian. Phía ông Lodge thì nằng nặc đòi Tổng Thống phải đưa ngay ông Nhu ra ngoại quốc. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ Tổng Thống nhượng bộ điều này được.
27. Hỏi: Xin ông tha lỗi, ông là Phật tử chứ ạ? Và trong vụ Phật Giáo có ai nhờ ông làm trung gian để thương lượng giàn xếp giữa chính quyền và bên Phật Giáo đấu tranh không?
Đáp: Phải, tôi là Phật tử đã quy y… – Ông vào phòng lấy ra một cuộn giấy mở cho tôi thấy tờ PHÁI QUY Y rồi nói tiếp – Tôi quy y với thầy Thích Minh Châu. Khi vụ Phật Giáo xảy ra tôi có ra Huế gặp thầy Thích Trí Thủ để nhờ thầy can thiệp với Thượng Tọa Thích Trí Quang… nhưng Hòa Thượng Trí Thủ nói bây giờ các thầy trẻ học thức nhiều, họ có đường lối riêng, các sư già chúng tôi nói họ không nghe. Nên không kết quả. Nhiều người khác cũng can thiệp nhiều ngả khác, cũng không hơn gì. Hồi ấy còn cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được. Tôi rất ân hận là không giúp gì được với tư cách là một Phật tử.
28. Hỏi: Theo ông thì ai cố ý giết hai ông?
Đáp: Theo tôi thì người ra lệnh trực tiếp là tướng Dương Văn Minh. Còn ông Minh có nhận lệnh ở trên nào không thì không biết. Sở dĩ tôi dám quả quyết ông Minh, là vì chính ông Minh sai cận vệ của ông ta là đại úy Nguyễn Văn Nhung cùng đi với tướng Mai Hữu Xuân, để “thi hành nhiệm vụ”(!). Và Nhung đã leo lên xe bọc thép trong đó có hai anh em Tổng Thống. Nhung là một tay giết người không gớm tay, y còn khắc dấu vào cán dao găm mỗi lần giết được một người. Ngay tối mồng hai y còn khoe “con dao lịch sử” của y với con của tướng Đôn cơ mà. Đó là theo chính lời của tướng Đôn thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng. Còn tướng Xuân thì khi “đi đón ông cụ” về và ông cụ đã chết rồi, đã tới trước Dương Văn Minh giơ tay làm dấu, miệng nói: “Mission accomplie” (Nhiệm vụ hoàn thành). Cứ theo những lời trên của tướng Đôn, thì không nghi ngờ gì người chủ trương và ra lệnh giết hai ông là tướng Big Minh.
29. Hỏi: Thời gian quấy rầy ông đã quá dài. Nhất là trong lúc ông còn bịnh nhiều. Xin cám ơn ông đã mất công trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và nếu có thể được xin ông cho một cảm tưởng chung về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu.
Đáp: Tôi cũng xin cám ơn ông đã tốn công đi từ xa đến để cho tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Cụ Vỹ dằn cơn xúc động bắt tay tôi khi tôi từ biệt ra về…
Theo Việt Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét