Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Tin thứ Bảy, 28-07-2012

Tin thứ Bảy, 28-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Sáng qua mới khen báo nhà nước có được 4 bài tưởng nhớ các liệt sĩ chống bọn giặc Tàu, trong đó Thanh niên có 2 bài, tối qua lại thêm bài nữaKhánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc.  - Trường Sa: Cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ (PLTP). Lại thêm cả Sài Gòn GP mới lạ chớ: Những đứa con của Trường Sa (SGGP). Nhưng … lại có cái “lạ” khác, là không gọi bọn “lạ” là Trung Quốc, mà gọi là “nước ngoài”. Đọc mà muốn … “đi ngoài ra nước” (xin bà con bỏ qua, không văng tục là may). Chưa hết! Tính khen thằng VTV, nhưng rồi phải bụm miệng ngay: Linh thiêng lễ tưởng niệm các AHLS ở Trường Sa (VTV). Tức là có mấy tấm hình từ tháng 4, giờ đem ra xài cho phải phép, ghép thêm mấy chữ Gạc Ma, Cô Lin cho oai. Vậy thôi. Dù sao thì cũng có bước tiến bộ hiếm thấy, không biết có phải được “bật đèn xanh” ở trên. Bà con coi điểm còn sót bài nào xin mách dùm.
Riêng Tuổi trẻ ba bữa nay có hơn hai chục bài, nhưng về thời “chống Mỹ” thôi. Í quên … có một bài tri ân các liệt sĩ chống Pháp từ … 1858 nữa. Bổ sung, đang tiếp tục đưa tin bài thì độc giả KN gửi email cho biết: “Sáng nay báo Tuổi trẻ giấy có đăng 1 bài dài khoảng 2/3 trang nói về nghĩa trang Vị Xuyên với tựa đề “Ký ức ở trong tâm” chắc đến trưa là có bài trên mạng. Nhưng tuyệt nhiên không nhắc 1 chữ đến “Trung Quốc” , đúng là báo quốc doanh. Chắc do nói tới biên giới phía bắc nên bà con tự hiểu là đánh với thằng bạn vàng.”  - Khắp nơi tri ân các liệt sĩ (TN). - Tình yêu Trường Sa của con gái người anh hùng (VNE). - Tưởng niệm và trách nhiệm (TT). Bổ sung, đây rồi: Ký ức ở trong tâm.

NHỮNG VÒNG ĐỒNG KÝ ỨC (Mai Thanh Hải).  - VIẾT SAU NGÀY 27/7(Hồ Như Hiển).  - TRI ÂN CÁC ANH HÙNG – LIỆT SỸ NGÃ XUỐNG NƠI BIÊN CƯƠNG NĂM 1979 - (Thành). NHÌN QUANH MÌNH, THÁNG 7… (Pác Thuận FB/ Mai Thanh Hải).  - Trần Nhương: Lời mẹ “Bố các con liệt sĩ Điện Biên/ Anh các con liệt sĩ Khe Sanh Đường Chín/ Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng/ Đều vì nước quên sinh/ Đều vì con Hồng cháu Lạc/ Sao các con lòng đen dạ bạc?/ Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ ?” 
- Đỗ Trung Quân: NAY CHỈ CÒN MỘT THỨ ĐỂ YÊU   –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Thằng từng hô hào đánh Tàu cho tan tác/ Thành thằng trấn áp bất kể trẻ già/ Tôi cười khẩy/ Máu chúng tao đã chảy tao có quyền cười/ vào bọn đười ươi…”  – Nguyễn Thúy Quỳnh: Hướng ấy, là Vạn Lý Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn). – “Chết đến đít” rồi mới chịu Tăng nhận thức tuyên truyền biển đảo cho báo chí (TTXVN).  - Mở rộng giáo dục nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo (SGGP).  – ĐẤT NƯỚC (Võ Ngọc Thọ).
TS Mai Ngọc Hồng: Bản đồ nhà Thanh năm 1904 cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Reuters/ABS-CBN News/ TCPT). - THÊM MỘT BẢN ĐỒ TRUNG HOA KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA  - (Huỳnh Ngọc Chênh).  - Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Tấm bản đồ “biết nói” (VH).  – Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới (VNE).   – Còn mãi những nhớ thương (ICTPress).  - “Đường lưỡi bò gông cổ Trung Quốc” (NLĐ). - Chấn chỉnh khu du lịch sai phạm (TN).
-  «Tam Sa» có phải chỉ để hù dọa không? (boxitvn). - Trung Quốc gia tăng đe dọa Việt Nam tại biển Đông   –   (RFA).  – Trung Quốc bổ nhiệm lãnh đạo khu cảnh bị Tam Sa (VOA).  – Trung Quốc chỉ định các cấp chỉ huy quân sự «thành phố Tam Sa»    –   (RFI).  - TQ bổ nhiệm chỉ huy đơn vị đồn trú ở ‘Tam Sa’ (VNN). - Trung Quốc lại gây hấn ở biển Đông (PLTP).  - Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông (VNE).  - Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1) (Infonet).  – Sự kiện “Tam Sa” – tham vọng độc chiếm Biển Đông! (Petrotimes).  – Ngộ nhận (SK&ĐS). – Căn cứ mới của Trung Quốc gây thêm căng thẳng ở Biển Đông (VOA).  – Thuốc súng biển Đông đang cháy?   –   (RFA). - “Tàu TQ ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông” (TTXVN). - Trung Quốc “mắc hàng loạt sai lầm nghiêm trọng” (TT). – Rất khó để điều khiển nhiều cuộc tranh chấp cùng một lúc: Hard to navigate multiple tugs of war (Brisbane Times).
- Phát biểu của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino về Bãi cạn Scarborough (?/ BoxitVN). “Nhưng nếu có một người nào đó vào ngôi vườn của bạn và nói với bạn rằng hắn làm chủ ngôi vườn ấy, bạn có chịu không? Liệu có đúng không, khi chúng ta giao cho kẻ khác những gì chính đáng thuộc về chúng ta?Và vì thế tôi kêu gọi đồng bào phải đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta phải nhất trí nói cùng một tiếng nói. Xin đồng bào giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta”. - Hoa Kỳ quở trách Trung Quốc về kế hoạch đồn trú: US raps Chinese garrison plan (Inquirer).
- Anh Ba, anh Tư ơi, hu hu… - (Quê Choa). “Ngoài báo chí và anh Lương Thanh Nghị lên tiếng, dân chúng đợi dài cổ vẫn không thấy các bác nói năng chi. Vào lúc nước sôi lửa bỏng thế này mà các bác im hơi lặng tiếng thì thật lạ quá.”
Có một điều muốn nói từ lâu, nhân Bọ Lập thắc mắc, thì nói luôn. Trước hết phải nhắc rằng không có cuộc tranh chấp lãnh thổ nào trên thế giới lại khác thường như cuộc tranh chấp Việt-Trung, từ Anh Quốc-Argentina, Thái-Campuchia, cho tới Nga-Trung, thậm chí kể cả Trung-Đài. Cái “khác thường” ở đây chắc ai cũng thấy, đó là tranh chấp giữa hai nước cộng sản “anh em”.
Nhưng điều muốn nói, muốn “lật tẩy” ra thứ đằng sau điều ai cũng thấy đó chính là: ở hai quốc gia vẫn dưới chế độ “(chỉ một) đảng lãnh đạo” tuyệt đối, thì mọi cãi cọ, “lên tiếng” giữa hai nhà nước chỉ như trò đánh lừa thiên hạ, một khi các vị đứng đầu, các cơ quan đầu não của hai đảng đó vẫn “hữu hảo”, với những ngôn từ hoa mỹ chưa từng thấy.
Nghi ngờ Trung-Đài có tranh chấp gì thì rồi cũng “bắt tay”, sẽ có ngày “thống nhất” ư? Không thể bằng mối nghi ngờ quốc tế, của ASEAN rằng những người cộng sản đặt quyền lợi giai cấp lên trên quốc gia, dân tộc, mộng “làm cách mạng thế giới”, vậy thì họ có (làm bộ) cãi vã về lãnh thổ, rồi cũng sẽ có ngày hòa hợp trong cái “liên bang” cộng sản. Công phu bàn tính, trợ giúp cho họ sẽ chỉ là công cốc!
Nói lên điều này là với mục đích duy nhất, cao nhất, rằng các vị lãnh đạo của đảng CSVN hãy đưa ra quyết định chính thức, công khai lên tiếng, tỏ thái độ với đảng CSTQ về những hành động xâm lăng trắng trợn, bất chấp “tình nghĩa anh em” của họ. Mọi cố gắng gọi “chỉnh đốn” đang làm hòng lấy (lại?) niềm tin, uy tín trong lòng dân không thể khỏa lấp được đòi hỏi tối thượng đó trong lúc này. 
Cho nên, lời kêu gọi của Bọ Lập, rằng ”mình làm ăn kém nát dân đã mất tin rồi, bây giờ giặc giã đang quấy nhiễu ta, làm nhục ta mà các bác vẫn ngậm miệng ăn… chế độ thế này thì còn chút xíu niềm tin của dân chắc chắn sẽ bay mất đấy”, e là hơi … nhầm địa chỉ. Phải kêu gọi bác Tổng Trọng, các bác Huynh, Rứa, Nghị thì trúng hơn. Mời coi luôn một sản phẩm dưới tay bác Nghị: Lòng yêu nước và trách nhiệm công dân (HNM). “Những ngày gần đây xuất hiện một số kẻ đứng lên hô hào, lôi kéo, kích động người dân tham gia tụ tập, biểu tình. Thậm chí họ còn lớn tiếng trên một số trang mạng cá nhân hoặc các trang web “đen” công khai đả kích, bêu xấu, tuyên truyền chống chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam … ”  
- Và đây, trách nhiệm của ai: “Phố Tàu” ở Hà Tĩnh (TN).  “Chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi khiến vùng quê bình yên phía nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đảo lộn mọi thứ.”  Hàng loạt bảng vi phạm nhưng ngành văn hóa Hà Tĩnh không biết. =>
Tình hữu nghị Việt – Trung: Những nghĩa cử không thể nào quên - nghe như một tiếng … rên (QĐND).  BTV: Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam để VN đánh Mỹ cho TQ, mà một lãnh đạo thời đó đã nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…”. Các nhà báo phương Tây cũng như giới chức Mỹ nhận ra rằng TQ muốn VN “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Việt Nam đã hy sinh mấy triệu mạng người dân trong cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, đất nước tan hoang, cũng vì thằng “bạn” nhân danh “láng giềng tốt”, vẫn chưa đủ hay sao mà bây giờ còn biết ơn chúng? Mời xem lại bài phát biểu của TBT Lê Duẩn năm 1979: Về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam (CWIHP).
LỘ RÕ BỘ MẶT THẬT TRUNG NAM HẢI(Bùi Văn Bồng). “Sách lược của Trung Quốc là nhất định phải làm mọi cáchđể Việt Nam sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm trọn Việt Nam, cả bán đảo Đông Dương, làm bàn đạp bành trướng về phía Thái Lan, Mianma, Malaysia rồi bao chiếm toàn bộ Đông Nam Á phải thuộc về Trung Quốc- được như thế mới xứng tầm Trung Nam Hải.”  -  Trung Quốc sẽ ê chề vì tư tưởng diều hâu (TN).
Quốc phòng Việt – Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược (RFA).  - Những tam giác chiến lược của hải quân Mỹ (SGTT).
- Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt Nam-Nga (VOV).   – Nga thương lượng mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba    –   (RFI).  – Việt Nam sẵn sàng cho Nga mở lại căn cứ hải quân ở Cam Ranh  (VOA). – Việt Nam cho phép tàu Nga vào cảng Cam Ranh bảo dưỡng (NLĐ).  – Nga và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông   –   (RFI). - Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam – Nga (TN).
Thêm 2 tàu cá Trung Quốc bị Nga bắt giữ vì xâm nhập trái phép (Infonet). - Tàu cá Trung Quốc lại bị bắt (NLĐ). 

- Nhật Bản sẵn sàng đưa quân đến Senkaku để bảo vệ chủ quyền    –   (RFI).  – Nhật không ngại dùng quân đấu với TQ vì Senkaku (NLĐ). - Thế giới 24h: Nhật sẽ đáp trả Trung Quốc (VNN). - Nhật Bản dọa dùng vũ lực với Trung Quốc (VnMedia). - Nhật có thể dùng quân sự bảo vệ lãnh thổ (VNN).
Trung – Đài cùng khai thác đảo Ba Bình? (BBC). - Biển Đông: Liệu Trung-Đài có bắt tay? (TVN). - Đài Loan – TQ hợp tác bắt hàng trăm tội phạm (RFA). - Trung Quốc đưa tranh cãi chính trị vào Olympic (TN).
Hồi ký 5 tháng trong HANG SÓI (tiếp theo): CUỘC CHIẾN ĐƠN TỪ HAY DẠY DỖ VỀ LUẬT PHÁP CHO CÁC QUẢN GIÁO - (Bùi Hằng).  - Bố Tôi.
- Giật gân! Bí mật “bật mí”?!  Trung tá an ninh bắt tay gián điệp Trung Quốc (Cầu Nhật Tân). Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra ngay liệu đây có phải lại là một kiểu chia rẽ nội bộ, làm “lộ bí mật nhà nước”, hay bịa đặt vu khống?
- Phát hành bộ tem “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (NLĐ).  - Nguyễn Việt Chiến: Mẹ Tổ quốc vẫn từng ngày ghi nhớ (Trần Nhương).    – Lê Duy Phương: Nước mắt   –  Dương Đức Quảng: Nổi chìm đời lính và một tấm lòng .  - Nguyễn Nguyên Bảy: Nói với người đang sống. “Xin người sống nhớ cho/ Chết là điều duy nhất tiếc/ Đừng để chúng tôi tiếc mình chết phí/ Máu nhuộm cờ phải mãi thiêng liêng…”
- Đánh đĩ chính trị (Nguyễn Tường Thụy). “Nhưng vào Đảng với mục đích để thăng quan tiến chức, bóc lột nhân dân, vơ vét cho bản thân, gia đình và họ hàng được nhiều chứ không phải như những gì họ tuyên thệ khi vào Đảng thì gọi là đĩ chính trị”. – THƯ THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN CỦA BÁC TÚ CAY GỬI CHỦ BLOG VÀ NHÀ VĂN THÁI BÁ TÂN    –   (Phạm Viết Đào).  “Đã ‘đấu tranh giai cấp’/ Để ‘thế giới đại đồng’/ Đã từng bắn địa chủ/ Đưa ruộng cho nhà nông/ Đã từng đấu tư sản/ ‘Nhà máy về công nhân’/ Giờ ‘đại gia’ giầu sụ/ Chỉ biết ‘ăn’ và ‘tham’ !…
- Trường hợp gia đình tù nhân Phan Ngọc Tuấn   –   (RFA).
- “Thương binh nặng” lại quậy ở Q.Long Biên   –   (Bà Đầm Xòe). “Chính quyền đã dùng giang hồ để quậy phá, trấn áp những người bất đồng chính kiến, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Bùi Hằng…nay chính ‘thương binh’ đã ‘chơi’ lại chính quyền, ‘gậy ông lại đập lương ông’ là như thế”.
- Vụ Ecopark-VOV: Băn khoăn từ việc xử phạt kẻ hành hung nhà báo (PLTP).  - Công nhân đánh nhà báo: phạt 1,5 triệu đồng/người (TT). - TRÒ CHUYỆN CÙNG NHÀ BÁO: PHI LON & NGỌC NON  –   (Sơn Thi Thư). Mời xem lại: Không chỉ là chuyện cá nhân hai nhà báo (DV). “Cả 2 phóng viên của VOV đều ‘không đề nghị khởi tố hình sự vụ án’, và từ chối giám định thương tích. Dù với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự ích kỷ và thiếu trách nhiệm không thể che giấu. Thiếu trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với hàng nghìn đồng nghiệp đã, đang và sẽ còn bị hành hung. Liệu ai có thể bảo vệ nhà báo nếu ngay chính họ cũng không muốn tự bảo vệ mình?”  – Trở lại vụ việc 2 nhà báo VOV suýt thành tử sĩ (Phair Zios).
- Viết từ một đám tang (Alan Phan). “Ước gì VN chúng ta có một môi trường tự do thực sự, để lúc đó mỗi công dân chúng ta được ‘là người đích thực’, để khi nói về con người ‘ta phải trân trọng, chứ sao lại thương hại’ (Goorki), phải dùng chữ hoa ‘NGỪỜI’ khi nói về con người”.
Sắp xử vụ doanh nghiệp kiện UBND tỉnh Bình Thuận (DV).
Cần Thơ: chợ xây 8 năm không xong (TT).
- Nguyễn Quang Thân: Nhẹ dạ hay lòng tham? (DV).
- Chưa có tài liệu cho thấy Dương Chí Dũng bỏ tiền để lấy thông tin thoát thân (TN).
-  Cảnh báo nạn mạo danh Văn phòng Chính phủ và VTV (TN). Vậy là sau khi phát hiện cán bộ VPCP quyền to, khắp nơi khiếp vía, giờ đám tội phạm phát hiện thêm phóng viên VTV cũng không kém. Nhưng … điều tức cười và khả nghi là việc VTV “có văn bản gửi các địa phương khẳng định đơn vị này tuyệt đối không cho phép phóng viên của đài ký hợp đồng sản xuất chương trình với các địa phương, doanh nghiệp” đâu có thể khẳng định rằng họ chấp hành cái quy định đó.
Phóng viên tố thanh tra giao thông giật điện thoại, máy ảnh (NLĐ).
- HCM: Tuyển dụng công chức phải qua thi tuyển (NLĐ). - “Nhạy cảm” khi kê tên bố mẹ lên chứng minh thư (NĐT).  - Tranh cãi quanh việc kê tên bố mẹ lên chứng minh thư.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Miến Điện thấy có đà tiến giữa hai nước (VOA). - Cộng đồng Hồi giáo quan ngại về số phận người Rohingya ở Miến Điện  (VOA).  – ICG: Cấm vận Mỹ tác hại đến dân Miến Điện nhiều hơn tập đoàn quân sự    –   (RFI).
<- Triều Tiên tưng bừng kỷ niệm ‘ngày chiến thắng’ (VNE).  – Triều Tiên có tân phó chủ tịch quân ủy trung ương (TT).  – Ông Ri Yong-ho bị thanh trừng vì bất tuân thượng lệnh? (TN). - Kim Jong Un cùng vợ đi thăm công viên  (KP). - Đình chiến mãi chưa hết chiến (TN). - Thông tin mới về vợ Kim Jong-un (TN).
- Trung Quốc dọa ‘trừng phạt’ những người chỉ trích chính phủ trên mạng (VOA).   – Tòa án TQ giảm án tù cho nhà hoạt động bị khuyết tật Nghê Ngọc Lan (VOA).  – Trung Quốc muốn xử lý dứt điểm vụ bê bối Bạc Hy Lai trước đại hội Đảng   –   (RFI).  – Ông Bạc Hy Lai có thể không bị truy tố tội hình sự (TTXVN).
- Người Cộng Sản và các kế hoạch năm năm (hết) (Der Spiegel/ Phan Ba).
-  Kỷ niệm Ngày Khởi nghĩa vũ trang Cu-ba (ND).

- Nga : Hàng ngàn người biểu tình tại Matxcơva đòi tự do cho các nhà đối lập    –   (RFI).
– Chử Đình Phúc:  BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN: HOÀNG SA – TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC  (Tễu).
 Hãy hành động vì hoà bình  (KTĐT). “…một số đối tượng cơ hội chính trị vẫn lớn tiếng hô hào, lôi kéo, kích động người dân tham gia biểu tình trái phép tại khu vực trung tâm Hà Nội vào các ngày Chủ nhật từ đầu tháng 7/2012 đến nay. Họ không biết rằng, mình đang trở thành công cụ cho các thế lực phản động, lợi dụng phục vụ cho những mục đích đen tối…” Kẻ cơ hội vô chính trị, núp dưới cái gọi là “Nhóm Phóng viên nội chính” trong bài này, lớn tiếng hô hào bôi nhọ người yêu nước, không biết rằng mình đang trở thành công cụ cho các thế lực xâm lăng phương Bắc phản động, lợi dụng phục vụ cho những mục đích xâm lược thông tính đất nước mình hay sao?
 - Không được nhân danh yêu nước để vi phạm pháp luật (HNM). Hic! “Thành Tâm”. Chán tụi mạo danh, đội danh, ngụy danh, vô danh, ẩn danh … này rồi! Không bình nữa.


SÁNG HÔM NAY EM ĐI CHẶN…BIỂU TÌNH  –   (Phạm Viết Đào). “Đêm nay về em kể gì với mẹ?/ Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình/ Theo lịnh công an, Đoàn Thanh niên của ‘Bác’/  Mẹ thở dài rồi ngoảnh mặt làm thinh…
- Hữu Nguyên: Việt Nam có sức mạnh của lẽ phải trên Biển Đông (ĐĐK) nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào? (Người Việt). “Lúc đó ông tổng thống Việt Nam Cộng Hòa chắc phải biết rằng những người lính sắp ra trận sẽ phải chịu hy sinh. Dù biết như vậy, ở địa vị người lãnh đạo một quốc gia, ai cũng phải ra lệnh tử chiến. Họ không thể chỉ nghĩ đến kế an toàn cho mỗi người lính. Vì phải bảo toàn danh dự quốc gia, vì còn phải nghĩ đến tổ tiên và con cháu”.
Quốc phòng Việt – Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược   –   (RFA).  - Giáo sư Carl Thayer nói về chuyến đi Mỹ của Nguyễn Chí Vịnh   –   (Người Việt). “… được hỏi, ‘Tại sao, trong khi quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, lệnh cấm vận bán võ khí vẫn còn hiệu lực?’ Ðại Sứ Michalak đã trả lời, ‘Ðó là một trong những lãnh vực mà vấn đề nhân quyền có ảnh hưởng. Chúng tôi rất muốn phát triển quan hệ quân sự gồm cả việc bán võ khí, nhưng chừng nào chúng tôi chưa cảm thấy yên tâm với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thì khi đó (vấn đề bãi bỏ cấm vận bán võ khí) vẫn chưa có thể xảy ra’.”
Hoan hô Thủ tướng Nhật (Dân Trảo Nha).
Không, xin cảm ơn! (TN). “Việc UBND tỉnh Phú Yên từ chối công nghệ sử dụng cyanua cực kỳ độc hại trong khai thác vàng của một công ty Trung Quốc là sự quyết liệt cần thiết”. - Tránh kiểm tra, bác sĩ Trung Quốc “rủ nhau” về nước (LĐ).
- Vụ 2 nhà báo bị tẩn: SIÊU NGỮ !  –   (Sơn Thi Thư).
- Quảng Bình: Giằng súng với CSCĐ, bị đạn bắn xuyên ngực (DV). Trong lúc ngày càng nhiều vụ lạm quyền của công an thì báo chí cũng nên xem lại lối đưa tin chỉ dựa vào nguồn tin một chiều của chính phía có thể là nghi can này. Với lực lượng CSCĐ lại càng phải lưu ý, vì hầu như các em này còn rất trẻ, gọi là “lính nghĩa vụ”, chỉ được đào tạo ngắn hạn tựa như các “vệ sĩ” của các công ty dịch vụ bảo vệ, nhưng lại được trao quyền to, vũ khí “nóng”. Ở Hà Nội, mỗi tối họ chạy xe máy từng cặp, chặn xe các thanh niên, khám người, khám xe rất dễ dãi. Không biết các sếp trên có nghe con cái mình kể chuyện “chung chi” cho các “bạn” này như là chuyện … chân lý hay không? Ngoài ra, nghe nói các sếp cũng đang mệt đầu vì các chú “nghĩa vụ” này, định kỳ cứ phải “họp phụ huynh” để cậy gia đình phối hợp chấn chỉnh dùm (nghe tức cười quá há?), nhiều chú tiêu xài, “chơi” sao đó phải “cắm” cả “trang thiết bị” của mình.
- KS Nguyễn Văn Thạnh: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG-TÀN BẠO VÀ NHÂN ĐẠO (Huỳnh Ngọc Chênh).

KINH TẾ
Nợ xấu: Chủ ngân hàng không thể vô can (VEF). - Nhức nhối nợ xấu: Nợ có khả năng mất vốn của Sacombank tăng 92% (Stox).
Tiền giấy rơi vào giai đoạn nguy hiểm mới (Gafin).
Cần “chiến dịch” giải cứu doanh nghiệp (SGGP).  - ‘Không có đề án cụ thể thì không thể thoát khỏi khó khăn’ (Petrotimes).   - Thêm ngân hàng giảm lãi tiếp sức doanh nghiệp (PLTP). - 20% doanh nghiệp thép có thể phá sản (PLTP).
-  WB thúc giục giải ngân các dự án ở Việt Nam (TN).  - Người nghèo cần “lưới an toàn” để bảo vệ (ĐT).
- 1,61 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản (VTV). - Khó khăn, FDI vẫn đổ vào bất động sản (VnMedia).
Chứng khoán, món ăn ngon nhưng đang dần bị… “chê” (VnEco).
- Doanh nghiệp lại tính tăng giá xăng dầu (TBKTSG).
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn lạc quan (TT).
Người nuôi heo lỗ nặng, người bán lãi cao (TT).
Đầu tư 300 tỉ đồng mở rộng nuôi cá tầm Nga (TT).
Tràn ngập mực Trung Quốc rẻ bèo  (KP). - Lo thép Trung Quốc tràn ngập thị trường (TT) - Hàng Trung Quốc sắp… hết thời (NLĐ). Quần áo TQ giá rẻ, chất lượng kém ngày càng khó bán = > 
- Vụ Muaban24: Cách thức kinh doanh đang tạo dư luận tiêu cực (DT).
- TS. Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM: “Điều tôi lo nhất là tính thanh khoản của thị trường” (VnEconomy).
- Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu than đá xuống mức 10% (QĐND).
NHNN cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng (NDHMoney).
Giá vàng có sóng: Cơ hội kiếm lời (VEF).
- Ngân hàng Trung ương châu Âu sẵn sàng bảo vệ đồng euro    –   (RFI).
- Olympique Luân Đôn vực dậy kinh tế nước Anh ?    –   (RFI).
Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm (VOA).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 65)   –   (Nhật Tuấn).
Chuyện PHÙNG QUÁN (5) (Ngô Minh).  - Chuyện PHÙNG QUÁN (6)
- “Choáng” với clip ăn buffet tại một nhà hàng ở Việt Nam (NĐT).  – Người Việt ăn ỉa (Trương Duy Nhất). Oh My Goodness! Miễn bàn.
- Tạp bút: “MIẾNG NGON NHỚ LÂU – ĐOÀN ĐAU NHỚ ĐỜI”   –   (Bà Đầm Xòe).
<- Bí ẩn pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam (PN Today).
- “Bảo tàng sống” đồng bào Chơ Ro (NĐT).
Khẩn cấp cứu tuồng (TN).
- Chu Thơm: Bỏ tiền tỷ dựng vở diễn vì ai ? (Lê Thiếu Nhơn).
Ngõ “khổ” Hà Thành (ĐẸP).
- Thị trường truyền hình trả tiền(Bài 2): Công nghệ nào? (VH).
Đêm thơ nhạc từ thiện “Bông hồng dâng mẹ” (TTVH).
- Thi hát: Khán giả dễ chán ngấy (Petrotimes).
- Lật tẩy bí mật hậu trường showbiz Việt (Petrotimes).  – Cấm hát nhép: Ca sĩ nào bị “lộ giọng”? (NLĐ).
- “Tây hóa” tên Việt: Sính ngoại kệch cỡm (ANTĐ).
Báo chí quốc tế thích thú tranh cổ động VN (ĐV).
- Inrasara: Thực trạng sáng tác & Lí luận phê bình văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay (Inrasara).
- Blog Bà Đầm Xòe: Nhà sư Thích Tâm Mẫn dự định sẽ viên tịch tại Yên Tử (?!) (chùa Phúc Lâm).
- Tìm thấy thung lũng lớn bằng đại vực Grand Canyon (TTXVN).
Tranh giải Sư tử Vàng 2012: Điện ảnh Mỹ chiếm ưu thế (TTVH).
Gia đình Michael Jackson tranh chấp tài sản (NLĐ).
Phong trào nhạc trẻ 1960 : Vở ca nhạc kịch đầu tiên    –   (RFI).
Smithfield: Chợ thịt hơn 800 năm ở London   –   (BBC).
- Thuận lợi, khó khăn của VN ở Olympic   –   (BBC). – Nghệ sỹ hài chúc đoàn VN may mắn   –   (BBC).  – Có huy chương ‘là hết sức vinh dự’   –   (BBC).
- Ngọn đuốc Olympic gần tới điểm kết thúc sau hành trình trên toàn thế giới (VOA).  – London đã sẵn sàng cho lễ khai mạc Olympic (VOA). – Olympic 2012: Chúng tôi đã sẵn sàng   –   (RFA).  – Luân Đôn tưng bừng không khí lễ hội chào đón Olympic 2012 khai mạc    –   (RFI).  – Đồng hồ Big Ben điểm 40 hồi để chào mừng lễ khai mạc Olympic London (VOA).   - Lễ khai mạc Olympic sẽ đầy bất ngờ thú vị (VNN). - Lễ khai mạc OIympic London 2012: Ấn tượng với “Hòn đảo kỳ diệu”! (TN). - “Nữ hoàng” Anh nhảy dù trong lễ khai mạc Olympic 2012 (NLĐ). - Huy chương vàng Olympic London đắt nhất trong lịch sử (VEF).
- Bóng chuyền nữ Mỹ đi tìm HCV Olympic đầu tiên (VOA).  – Mỹ có ngả cờ để chào Nữ hoàng Anh?   –   (BBC).
- Trung Quốc : Một bác sĩ tố cáo Bắc Kinh cho vận động viên dùng doping trong thập niên 80-90    –   (RFI). Rất khớp với những màn gian trá của xứ này 4 năm trước. Mời bà con tiếp tục coi lại những bài dịch 52.Sự thật Trần trụi từ lễ Khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008.


Hà Nội là một mớ hỗn độn, tham nhũng, chộp giật (VNN/ Dân Trảo Nha). Ảnh đầu bài là ở Sài Gòn, lấy từ video clip này.
TRUYỆN KHUYẾT DANH (Sơn Trung).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nữ sinh đầu tiên đỗ thủ khoa hai đại học lớn (VNE).  – Đề thi “mở” nhưng thí sinh vẫn “đóng” (NĐT). - Còn nhiều chỉ tiêu sau nguyện vọng 1 (TN). - Tạm ngưng tuyển sinh ĐH khối K (TT).
Rớt đại học, còn nhiều lựa chọn (TT).
- Học chữ trước khi vào lớp 1: Lợi bất cập hại (Petrotimes). Ông Lê Ngọc Điệp – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM = >
- Học sinh, sinh viên khó khăn được nộp chậm học phí 3 tháng (QĐND).
- Cơn lốc tệ nạn cuốn sinh viên (Petrotimes).
-Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ (TS).
Những đại học đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất (VNN).
- Phát động giải khoa học ứng dụng trị giá 30.000USD (TTXVN).
- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau và hoa  (TTXVN).
Thêm 2 người hết HIV nhờ ghép tủy (TTVH). - Mỹ sử dụng thuốc chống ung thư để điều trị AIDS(TTXVN).
NASA dùng kính thiên văn “dọn dẹp” dải ngân hà.



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sai phạm của các phòng khám tư nhân: Bộ bảo có thể tước giấy phép, Sở bảo khó (PNTP).
Hơn 6.000 vụ tai nạn lao động ở Việt Nam mỗi năm (VTC). - Mỗi ngày xảy ra 23 vụ tai nạn, 20 người thiệt mạng (TTXVN).
VIETNAM TAKES STEP TO LEAD ASIA ON MARRIAGE EQUALITY (GNN).
Người giúp việc thích làm theo giờ, theo ca (TT).
< Đúng là “Chợ An Cư” … một mình - Ép tiểu thương vào chợ mới (PLTP).
- Ô tô đang chạy bị “bà hỏa” thiêu rụi (VTC).   – Xe máy bùng cháy dữ dội giữa phố Sài Gòn
‘Ông trùm giàu nhất Quảng Ninh’ không thoát án tử hình (ĐV).
Mảnh đất màu mỡ của tội phạm lừa đảo (Thanh Tra).
- Cẩu tặc tương tàn bi hài ký (PLVN). - Lừa tiền tỉ bằng cục nhựa “đồng đen” (PLTP).
Cận cảnh phá rừng ở Quảng Bình (PLTP). - “Dọn dẹp” sông Hồng (VH).
- Khánh thành trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (ĐV).  – Giật mình với cứu hộ.  – Cứu hộ động vật hoang dã: Thiếu và yếu! (NLĐ). - Thêm một trạm cứu hộ động vật hoang dã (TN).
- Đổi rừng lấy điện (ANTĐ).
- Trung Quốc công nhận đã có ít nhất 77 người chết vì lũ lụt tại Bắc Kinh    –   (RFI).
Hội nghị về bệnh AIDS kết thúc sau tranh luận về việc tài trợ (VOA).



QUỐC TẾ
- Các nhà tranh đấu: Chính phủ Syria tiếp tục tấn công ở Aleppo  (VOA).  – Lo ngại thảm sát ở Aleppo   –   (BBC).  – Tiết lộ bức thư ông Assad vừa gửi cho chủ tịch Kim Jong-Un (NLĐ). (NLĐ).  – Tương lai nào cho Syria? (NLĐ).
- Kenya điều tra cái chết của một nhà ngoại giao Venezuela (VOA).
- Zambia: Lãnh đạo đối lập nói tổng thống làm suy yếu phe đối lập  (VOA).
Tổng thống Obama loan báo viện trợ cho Israel trước chuyến thăm của ông Romney (VOA). - TT Obama sẽ ký dự luật về ăn ninh với Israel trước chuyến thăm của ông Romney (VOA).
Nga bác tin lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài (DT).
Pháp: Tổng thống mới và quan hệ Pháp-Á (VNN).
Trung Quốc tìm mua lương thực của Ukraina (VOA).
- Indonesia và Trung Quốc bàn sản xuất tên lửa (NLĐ).
Thời cơ của Rahul Gandhi (NLĐ).
- Đấu súng ở Phillipines, 19 người thiệt mạng (VNE). 300 cảnh sát tỉnh Basilan được lệnh bắt giữ quân phiến loạn sau khi các lính thủy đánh bộ Phillipines bị chặt đầu hồi tháng 7/2007 = >
Lào tiến gần tới việc gia nhập WTO (RFA).
- Dự sinh nhật Thaksin, cảnh sát trưởng Thái Lan bị chỉ trích (NLĐ).
- Nga: Chấn động 248 xác trẻ sơ sinh phát hiện…  (NĐT).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 27/07/2012;  + Cafê sáng – 27/07/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 27/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 27/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 27/07/2012;  + Thời sự 19h – 27/07/2012.

 

Trung tá an ninh bắt tay gián điệp Trung Quốc

Từ trước đến nay, người dân đã phong phanh biết chuyện một vị lãnh đạo Văn phòng chính phủ bị bắt vì hoạt động cho sứ quán Trung Quốc, một vị sỹ quan an ninh cao cấp Bộ chỉ huy quân sự Cao Bằng bán mật mã, bản đồ phòng thủ vùng biên cho Trung Quốc… Câu chuyện về một sỹ quan an ninh, lãnh đạo một cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ chống gián điệp Trung Quốc nhưng lại tình nguyện làm bà đỡ cho nhiều hoạt động gian trái của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ soi rọi thêm ánh sáng vào mảng tối vô tận trong các cơ quan an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Đêm 27/11/2010 trên đường Lý Thánh Tông, quận Đồ Sơn, chiếc xe ô-tô biển số 16N-2992 lao với tốc độ kinh khủng đã lao hẳn sang trái đường đâm vào hai người dân đang tham gia giao thông khiến một người chết tại chỗ, một người bị thương nặng. Lái xe là nữ đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Trên xe còn chở 4 người đàn ông Trung Quốc. Cả lái xe và khách ngồi trên xe đều nồng nặc mùi rượu.
Điều tra của Công an quận Đồ Sơn và Phòng PC67 Công an Hải Phòng cho thấy chiếc xe trên đăng ký tên Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh – Phó phòng An ninh chống gián điệp Trung Quốc PA65. Nhân chứng là người dân đều cho biết lái xe và những người đàn ông trên xe đều có mùi rượu nồng nặc khi ra khỏi xe.

Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh

Sinh năm 1972, học trung cấp an ninh, là con gái vị phó giám đốc công an Hải Phòng, người có công đưa Trần Bá Thiều, trước đây, lên giám đốc CA Hải Phòng. Trần Bá Thiều sau đó trả ơn bằng cách cấy Nguyễn Thị Lan Anh vào chân phó phòng PA65. Hiện, ông Thiều là Thiếu tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an (đang làm hồ sơ thăng quân hàm Trung tướng).

Ai đi với Trung tá Nguyễn Thị Lan Anh?

Theo nguồn tin của Phòng PC67, hai trong số bốn người khách đi trên xe cùng bà Lan Anh chính là Giám đốc và kế toán của Công ty Đông Phương (TQ) nhà thầu đang thi công Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Trung tá Lan Anh và các khách Trung Quốc đã ăn tối trong một nhà hàng tại Đồ Sơn. Hành trình này của Trung tá Lan Anh là chuyến đi thu tô hàng tháng của bà đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn trên đất Hải Phòng. Riêng Công ty Đông Phương chịu ơn bà Lan Anh rất lớn bởi vị Trung tá này đã nhiều lần “bảo lãnh” cho Công ty trong những tình huống thập tử nhất sinh. Mặc dù trong quá trình thi công, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng bị nổ 3 lần tổng cộng làm 9 người chết và hơn 30 người bị thương, mọi việc đều bị chìm xuồng nhờ các báo cáo tốt của Trung tá Phó trưởng phòng PA65.
Hai vị khách khác là những ông chủ Trung Quốc chuyên đánh hàng quốc cấm (quốc tế cấm) từ châu Phi về TQ và từ TQ đi châu Phi, Trung Đông, quá cảnh qua cảng Hải Phòng. Hai vị này đã nhanh chóng thoát qua đường tiểu ngạch về Trung Quốc sau vụ tai nạn để tránh bị lộ tung tích.
Điều đáng nói là quận Công an Đồ Sơn và PC67 Hải Phòng đã nhanh chóng áp dụng các “biện pháp nghiệp vụ” rất tài tình. Đầu tiên là bẻ hồ sơ: không đưa Trung tá Lan Anh đi kiểm tra nồng độ cồn, cấy hai vị người nhà của bà Lan Anh làm khách đi trên xe, tổ chức cho họ thông cung, khai như thật theo một kịch bản thống nhất. Kết quả, hồ sơ kết luận nguyên nhân tai nạn là do … nạn nhân. Nạn nhân Nguyên Tân Cương (đã chết) có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, sinh sống trong một ngôi nhà ổ chuột. Bố anh Cương là thương binh loại 3/4, được Công an Hải Phòng và Đồ Sơn “tận tình” hướng dẫn làm đơn bãi nại.

Trả công hậu hĩnh


Sau vụ này, chẳng những Trung tá chống gián điệp Trung Quốc không bị xử lý mà người ta còn thấy quan hệ giữa các nhà buôn, nhà thầu Trung Quốc, các ông chủ đưa lao động Trung Quốc sang VN làm chui với vị Trung tá an ninh này mặn nồng hơn xưa. Ông Bùi Đình Chiến, công an quận Đồ Sơn phụ trách việc bẻ hồ sơ, được thăng lên Trưởng phòng PC67 và kéo dài thời gian công tác qua tuổi nghỉ hưu. Các ông Nguyễn Xuân Đài, Đinh Đình Thanh (Phó và Trưởng Công an quận Đồ Sơn) mặc dù tống tiền doanh nghiệp bằng cách gửi công văn báo tang mẹ Trưởng CA quận cho các doanh nghiệp trên địa bàn mà vẫn không bị xử lý. Đại tá Dương Tự Trọng vẫn ung dung làm Phó giám đốc Công an TP, lại còn bảo kê để bị can Dương Chí Dũng (giám đốc Vinaliness là anh trai ông Trọng) lẩn trốn lệnh truy nã. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng thì được giang hồ đất cảng bỏ tiền vừa chạy xong bằng tiến sỹ tại Học viện CSND đang nhăm nhe một chân Phó Tổng cục trưởng trên Bộ Công an và sắp được phong Thiếu tướng dù cho vụ Tiên Lãng mang nặng dấu ấn võ biền của ông Ca.

Hậu quả


Dưới tán của bà Trung tá An ninh chống gián điệp Trung Quốc, lao động Trung Quốc ùn ùn đổ sang đất cảng biến Hải Phòng trở thành “đất thánh” cho doanh nghiệp và lao động Trung Quốc. Bà Trung tá an ninh gần đây còn se duyên cho con gái Bí thư huyện ủy Thủy Nguyên lấy A-lùn, một đại gia hoạt động chui trên đất cảng. Cảng Hải Phòng có nguy cơ bị phong tỏa bất cứ lúc nào bởi các hoạt động kinh doanh và sản xuất chiếm dụng mặt nước trái phép của các doanh nghiệp Trung Quốc tồn tại chui. Cảng Hải Phòng lại càng nhộn nhịp với nhiều chuyến hàng quá cảnh của Trung Quốc chứa vũ khí, sừng tê, ngà voi thậm chí ma túy kết nối Trung Quốc với Tây Âu, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, trong đó cơ quan an ninh  Hải Phòng tiếp tay và hưởng lợi. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động chui thu lợi bất chính nhưng để lại hậu quả nặng nề mà Việt Nam phải gánh chịu như vụ cháy xưởng giày tại An Lão làm 13 người chết hơn 20 người bị thương nặng. Tất cả đều có công lớn của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ PA65 Hải Phòng.
Nhiều chuyến hàng cấm chảy từ Trung Quốc qua cảng Hải Phòng để đi châu Phi, châu Mỹ, Tây Âu hoặc theo chiều ngược lại đều là hàng của Bộ Quốc phòng và tình báo Trung Quốc. Sự chót lọt của những chuyến hàng trên có công rất lớn của bà Lan Anh. Từ đây, có đủ cơ sở khẳng định rằng Trung tá An ninh này là mắt xích quan trọng trong đường dây tình báo của Trung Quốc. Dư luận đang đặt câu hỏi, cái sợi xích vô hình này còn vươn ra tận đâu, cơ quan nào và buộc vào những vị tai to mặt lớn nào nữa ở Việt Nam?


Sự thật Trần trụi từ lễ Khai mạc Thế vận hội

Hãng thông tấn Đức dpa
Thứ Bảy, 16-8-2008
Ngày 7-8-2007, các lực sĩ trẻ từ Trường Thể thao Thanh thiếu niên Quận Yangpu treo mình trên chiếc xà ngang trong năm phút như một phần trong chương trình đài tạo của các em. Những cậu bé, từ 5 đến 9 tuổi, được rèn luyện gian khổ với nỗ lực đại diện cho Trung Quốc trong một đội hình thể dục của Olympic thời gian tới (Hình BS sưu tầm cho thêm phần sinh động, từ Reuters, không phải hình của bài báo).
BẮC KINH – Hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc trẻ tuổi nộp đơn xin 200 vị trí hướng dẫn từng lực sĩ của nước này vào Sân vận động Quốc gia cho buổi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic tuần trước phải có chiều cao ít nhất là 1m66, phải có khuôn mặt xinh xắn – và đã phải thoát y trong thời gian tuyển chọn.
Tờ The Beijing News, trong một câu chuyện kể chi tiết về hành động xúc phạm gần đây nhất qua lễ khai mạc, đã cho hay việc cởi hết quần áo đo kích thước các cô gái đã là một yêu cầu độc nhất để xin làm công việc ấy.
Hàng ngàn phụ nữ trẻ từ các trường đại học và các trường múa tại Bắc Kinh đã đua tranh cho cơ hội được xuất hiện trước một lượng khán giả khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới.
Theo tờ The Beijing News, trong quá trình tuyển chọn, các cô gái được yêu cầu cởi bỏ quần áo để các giáo viên có thể đo kích thước cơ thể của họ và phán xét xem các cô này có đủ tiêu chuẩn hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn với một trong những cô gái đã đua tranh để có công việc đòi hỏi tiêu chuẩn cao này, cô sinh viên đại học 20 tuổi Zhang Fan cho tờ báo hay là các cô gái đã được đưa vào một căn phòng và các giáo viên đo đạc họ bằng một cái thước.
Không có những chi tiết cụ thể được tiết lộ song các cuộc đo lường được gọi là “đo xương” điển hình gồm đo độ rộng của vai và vòng eo, độ dài của thắt lưng và chiều cao.
Những cô gái này phải cao ít nhất là 1m66, phải có một khuôn mặt xinh đẹp và thể hiện sức sống của tuổi trẻ, theo bài báo cho hay.
Cô Zhang đã không đủ tiêu chuẩn, nhưng sau đó cô được chọn vào một trong 400 cổ động viên trên sân vận động là những người phải tham gia trình diễn lâu nhất trong suốt cuộc biểu diễn cầu kỳ sặc sỡ suốt ba tiếng rưỡi đồng hồ ngày 8 tháng Tám.
Vận bộ áo váy ngắn, mang ủng và đội mũ toàn màu trắng, các cô gái phải liên tục nhảy múa và tung hô, nhằm tạo nên một không khí lạc quan và khích động 91.000 khán giả trên vận động trường.
400 cô gái cũng đã trình diễn chương trình nụ cười – mà trong đó họ nhảy múa và mở những chiếc ô có hình một khuôn mặt đang tươi cười với họ.
Để có cuộc trình diễn ba phút đó, các cô gái phải trải qua nửa năm luyện tập, hàng ngày dậy từ 5 giờ sáng để tới sân tập lúc 6 giờ và trở về ký túc xá của nhà trường lúc 8 hay 9 giờ, cô Zhang kể.
Thỉnh thoảng có buổi tập bắt đầu vào giờ trưa thì các cô phải luyện tới 1, 2 giờ sáng.
Theo bài báo, họ tập xếp thành một hàng theo những vị trí khác nhau trên sân vận động, và cũng phải luyện các động tác nhảy múa và mở xếp ô – một công việc đơn giản mà mỗi người phải thực hiện hơn 1.000 lần.
Zhang kể là do cô phải cười quá nhiều trong thời gian luyện tập nên các cơ ở mặt bị cứng lại, song cô thấy vui khi được chọn.
Những chi tiết về cách thức mà Trung Quốc đã sắp đặt cho buổi lễ khai mạc một cách có tổ chức đã dần dần được tiết lộ – bao gồm cả những tiết lộ có thể gây tranh cãi.
Sau buổi lễ, các nhà tổ chức đã tự thú nhận rằng hầu hết các màn pháo hoa được thấy trên màn ảnh truyền hình thực tế không phải là pháo hoa được bắn lên vào buổi tối đó, mà là đã được ghi hình từ trước rồi phát lại.
Họ còn cho biết một bé gái hát trong buổi lễ từng được khắp nơi khen ngợi trên thực tế đã không xuất hiện tại vận động trường, và tiếng hát của em đã được lồng vào điệu bộ của một bé gái khác được đánh giá là có sức cuốn hút hơn đối với khán giả ngoại quốc *.
Và vào hôm thứ Sáu, truyền thông nhà nước đã cho biết gần 900 binh lính vận hành một hình cuốn khổng lồ làm thành tâm điểm của cuộc trình diễn tuần trước đã phải ẩn kín dưới một công trình tới 7 tiếng đồng hồ, mặc những cái tã của trẻ em do họ không được phép nghỉ để đi vệ sinh.
Khoảng một phần ba dân số thế giới – một lượng dân chúng hơn 2 tỉ người một chút – đã xem lễ khai mạc, theo công ty tìm hiểu thị trường toàn cầu Nielsen vào hôm thứ Năm cho hay.
Người dịch: BS
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © BS2008

* Xem bài ” Lễ khai mạc Olympic Sử dụng Giọng hát của Cô bé Mà không Cho cô Xuất hiện”.
——————-

Bangkok Post
————
Opening ceremony
The naked truth

(dpa)
Saturday, August, 16, 2008
Beijing – Thousands of young Chinese women applicants for the 200 jobs to lead each country’s athletes into the National Stadium for last week’s opening ceremony of the 2008 Olympic Games had to be at least 1.66 metres tall, have a pretty face – and strip naked for the job recruiters.
The Beijing News, in a story detailing the latest opening-ceremony outrage, said stripping naked for measurements was a requirement merely to apply for the position.
Thousands of young women from colleges and dance academies in Beijing competed for the chance to appear before a huge worldwide audience.
During the selection process, the women were required to strip so teachers judging whether they were qualified could measure their body proportions, The Beijing News said.
In an interview with one of the girls who competed for the high profile job, the 20-year-old college student Zhang Fan told the paper that the girls were put in a room and teachers measured them with a ruler.
No specifics were given but the measurements were called “bone measurements” which typically include measuring the width of shoulders and waists, length of waists and height.
The women had to be at least 1.66 metres tall, have a pretty face and possess youthful energy, the report said.
Zhang did not qualify but she was later selected to be one of the 400 cheerleaders on the stadium who were the longest performers during the three-and-a-half-hour long extravaganza on August 8.
Dressed in short white dresses, boots and caps, the women had to constantly dance and cheer, to create a good atmosphere and rouse the audience of 91,000 people at the stadium.
The 400 women also performed the smiling programme – in which they danced and opened umbrellas each with a smiling face on them.
For that three-minute performance, the women had to undergo half a year of training, rising every day at 5 am to get to the practice site by 6 am and returning to their school dormitory as late as 8 or 9 pm, Zhang said. Sometimes when the training starts at noon, the women would practice till 1 am or 2 am.
They practiced standing in a row at different positions on the stadium, and also rehearsed dance movements and the opening and closing of umbrellas – a simple task which each women had to practise doing for more than 1,000 times, the report said.
Zhang said she smiled so much during practice that her facial muscles stiffened, but she was glad to have been selected.
Details about how China put together the spectacular opening ceremony are slowly being revealed – including revelations that were controversial.
After the ceremony, organisers admitted that most of the fireworks display shown on television were actually not the fireworks set off that evening, but were recorded in advance.
They also said a girl whose song during the ceremony won wide praise did not actually appear in the stadium and her song was mimed by another girl who was considered more attractive to foreign audiences.
And on Friday, state media said the nearly 900 soldiers operating the huge scroll that formed the centrepiece of last week’s show had to stay hidden under the structure for up to seven hours, wearing nappies because they were not allowed toilet breaks.
Almost one third of the world’s population – a little over 2 billion people – watched the ceremony, according to the global market research company Nielsen on Thursday.

105. TBT Lê Duẩn: về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam


Đôi lời: Để hiểu thêm thực chất mối quan hệ Việt-Trung trong mấy chục năm nay, không còn chút mơ hồ nào nữa, đặc biệt trước rất nhiều hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc trong thời gian gần đây, xin giới thiệu một tư liệu cá nhân nho nhỏ của cố TBT Lê Duẩn khi sinh thời, và một bản dịch từ tư liệu nước ngoài Bài phát biểu của ông về “tập đoàn phản động Trung Quốc”, cùng với đoạn trích Hiến pháp 1980 liên quan tới Trung Quốc.
1) Đây là bản chụp vài dòng bút ký cá nhân, như tự dặn với riêng mình, của cố Tổng bí thư BCHTW ĐCSVN Lê Duẩn năm 1978, một năm trước khi Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN, được lưu trữ trong kho tư liệu riêng của gia đình ông. Đoạn này đề cập tới quan hệ với Trung Quốc.
Ông viết: “Phải xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có hạnh phúc cho nhân dân phải giàu mạnh và hùng cường. Đó là vì vị trí lịch sử và địa dư của Việt Nam. Không thể khác được. Vì chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người”.
Không nghi ngờ gì nữa, đó là ám chỉ tới người láng giềng Trung Quốc, đất nước với lịch sử từng có tập tục “người ăn thịt người” mà chính Văn hào Lỗ  Tấn đã đề cập tới nhiều lần trong tiểu thuyết Nhật ký người điên. (Mời xem thêm: Ăn thịt đồng loại – Wikipedia). Đương nhiên, qua nội dung này và bài phát biểu của ông, cũng như Lời nói đầu trong bản Hiến pháp 1980, sự đánh giá đó không phải với tuyệt đại bộ phận người dân Trung Quốc.
Cũng không có gì khác biệt trong tinh thần của nội dung trên với quan điểm cứng rắn của vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng CSVN trong suốt một thời gian dài đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Như bao nhiêu bậc quân vương khác, không thể tránh được những mặt yếu, mạnh, hay, dở trong lúc trị vì, nhưng riêng cách nhìn và thái độ đối với người láng giềng phương Bắc, cố TBT Lê  Duẩn là vị lãnh đạo kiên quyết và rõ ràng nhất, như bao nhiêu thế hệ ông cha đã từng răn dạy.
2)  HIẾN PHÁP  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1980, Lời nói đầu (Trích): “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam- pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”
3) Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam:

(Trích): “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
 Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.”
CWIHP

Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.
 Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).
Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì  các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …
Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.
Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.
Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.
Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào]  ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.
Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.
Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”
Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”
Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?
Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].
Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.
Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.
Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.
Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.
- Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].
Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.
Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.
- Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.
Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:
- Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.
Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?
Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.
Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.
Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.
– Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.
Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.
Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.
Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.
Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến ​​của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.
Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.
Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.
Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.
Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi hợp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.
Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.
Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận ​​khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).
Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]“. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.
Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.
Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.
Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn, và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.
Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.
(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.
Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …
Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.
Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].
Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:
- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?

Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.
- Chú đã thấy gì?

Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.
Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ (ý nói ở thế thủ). Mọi người dân chiến đấu.
Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.
Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến kéo dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này,] họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế này.
… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.
Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.
… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.
Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.
… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …
Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.
Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.
Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.
Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.
- Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.
- Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.
Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.
- Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.
Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?
Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của Anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…
Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.
- Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.
- Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …
- Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.
… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.
Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.
Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến ​​thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách đây] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên [về cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1979].
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét