Chính trị – Xã hội
Hà Nội yêu cầu dân không biểu tình (BBC) -Chính quyền Hà Nội đã đến nhà một số người dân và yêu cầu họ không biểu tình chống Trung Quốc. —-Nhật giúp Việt Nam tuần tra biển(RFA) —-ASEAN đang gặp vấn đề gì?(SGTT) —–Tàu cá Trung Quốc lấn tới ngay trên ngư trường Việt Nam (SGTT) —-Cảnh báo mối nguy từ Baidu (SGTT)Trung Quốc viện trợ Campuchia “vô điều kiện”? (TT)
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam TT
– Ngày 15-7, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin đoàn tàu đánh cá 30
chiếc của Trung Quốc đã lũ lượt kéo đến khu vực 10 độ vĩ Bắc gần đảo Đá
Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam lúc 17g chiều cùng ngày.
30 tàu cá Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa (NLĐO) – Khoảng 17 giờ chiều 15-7, 30 tàu cá xuất phát từ đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới vùng biển thuộc bãi đá Chữ Thập của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trông người mà ngẫm đến ta TS
Nguyễn Minh Hoà – SGTT.VN – Cuối tháng 6 vừa qua, tôi được mời tham dự
hội thảo với chủ đề “Củng cố và phát triển mạng lưới đô thị Đông Nam Á”
với sự tham gia của các nhà khoa học và các nhà quản lý đại diện cho tất
cả các thành phố lớn của ASEAN.
Người dân yêu đất nước, người
dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm
máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi
dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết.
Nguy cơ đánh mất vai trò trung tâm của ASEAN SGTT.VN
- Bắc Kinh có thể tiếp tục mưu đồ đánh tráo mâu thuẫn giữa Trung Quốc
với ASEAN về Biển Đông thành mâu thuẫn giữa một ASEAN biển đảo với một
ASEAN lục địa về Biển Đông.
Quyền lực của quân đội Trung Quốc cỡ nào? SGTT.VN
– Quân đội Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình
hoạch định chính sách an ninh của Bắc Kinh, vấn đề là trong thời gian
gần đây đã trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn.
Trung Quốc có thể thêm hành động khiêu khích (TN) -Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Hội nghị ASEAN vừa qua không thể đưa ra Thông cáo chung sẽ là một khó khăn lâu dài cho cả khối. —Trung Quốc hỉ hả sau Hội nghị ASEAN (TN)
Chỗ dựa tin cậy cho ngư dân yên lòng ra khơi (*) (NLĐ) -Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiền hòa, yêu hòa bình, yêu tự do, yêu chân lý, yêu nước nồng nàn. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta là một thiên anh hùng ca, kiên cường chống lại ách áp bức, bóc lột suốt 1.000 năm nô lệ từ phương Bắc, gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và 22 năm chống lại đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhưng hôm nay thì “đừng biểu tình chống Trung cộng” xâm phạm lành Hải Đảo cướp bóc Ngư dân đang hành nghề trên Nhà ta…để nối tiếp “truyền thống anh hùng”???ngược!Hay là “anh hùng quá hóa hèn”.
Biển đảo là máu thịt đời người (NLĐ)
Chính quyền Nghệ An huy động xe thiết giáp trước cổng TGM Xã Đoài (RFA) —-Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông (RFI) —-Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc (Luis Aragon)(RFA)Khởi tố vụ án hành hung nông dân Văn Giang(RFA) —Nông dân Văn Giang bị hành hung tố cáo thủ phạm là người của Ecopark (RFI) —-Tại sao nông dân Văn Giang (Hưng Yên) lại bị đánh dã man ? (Tamnhin)
Philippines ngừng phản đối sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi Trường Sa (RFI) —Olympic Luân Đôn 2012 : Thể thao Việt Nam hy vọng có huy chương (RFI)
Hội luận cùng ông Lý Thái Hùng về vấn đề biển Đông và quan hệ Việt-Mỹ nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của bà Hilary Clinton (CTM)
‘Mặc áo mới’ cho chính quyền (TVN) -Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, để thay “chiếc áo quá chật” cần phải tìm ra “chiếc áo phù hợp” hơn là “mặc vội vàng một chiếc áo mới” rồi chỉnh sửa, thêm bớt cho vừa vặn. Sự thành công không nằm ở việc có được một “mẫu” chính quyền đô thị hoàn hảo mà ở cách vận hành bộ máy.
Từ thần tượng trong đề thi, ngẫm thần tượng của công chức (VNN) -Thần tượng của đa số công chức là ai? Chắc hẳn câu trả lời thường là thủ trưởng cơ quan, vì năm nào thủ trưởng cũng được bầu là chiến sĩ thi đua và được khen thưởng! —-Hủy bỏ 8 dự án thủy điện chậm tiến độ(VEF) —-Kiến nghị thu hồi 97 dự án trên đảo Phú Quốc (TN)
Phát hiện hàng loạt hố nghi chôn người tập thể (VNN) -Trong quá trình thi công san ủi mặt bằng tại Dự án tái định cư Ngàn Trươi – Cẩm Trang (Hà Tĩnh), lực lượng thi công đã phát hiện hàng loạt những hố đất đen cùng với nhiều cổ vật. —Rừng bị ‘giết’, Bắc Kạn ‘trảm’ hàng loạt cán bộ (VNN)
Dân ta xả rác (TN) -Trong khi chính quyền TP.HCM tìm nhiều giải pháp giữ cho đô thị văn minh sạch đẹp thì một bộ phận người dân kém ý thức đã và đang ngày đêm xả rác bừa bãi ra môi trường, khiến hầu như ra đường là gặp rác. —Sẽ di dời 70% dân phố cổ (TN)
Báo động đỏ !
(TN) -Vụ việc người bệnh tử vong đêm 14.7 tại phòng khám (PK) “ngoại”
Maria (Hà Nội) là hồi chuông báo động rất khẩn cấp đối với cơ quan quản
lý y tế nước nhà. Ngành y tế cần cấp bách và nghiêm túc xem lại trách
nhiệm của mình trước sự an nguy tính mạng của người dân, người bệnh
trong nước! >>>Bệnh nhân tử vong, bác sĩ Trung Quốc biến mất
Chuyện khó tin về “sổ đỏ”
(TN) -Quản lý đất đai lỏng lẻo, để “kẻ gian” chui vào lập khống cả giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, cạo sửa hồ sơ theo dõi… nhưng cơ quan
chức năng lại lần lữa, trốn tránh trách nhiệm gây ra nhiều hệ lụy cho
người dân. -cũng “khó tin” là “quản lý lỏng lẻo”??
Không minh bạch – Nguyên nhân chính của mọi thất bại? (Tamnhin) —-Công ty CP tư vấn xây dựng Hà Tĩnh đang đánh mất thương hiệu (?!) (Tamnhin.net) – Trong một số sai phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở Hà Tĩnh mới bị phanh phui gần…
“Hốt bạc” từ việc “xẻo” mặt tiền ở Nghệ An: Chậm hay “quên” quyết định của Thủ tướng? (Tamnhin) —Nghi vấn doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư chui tại Bình Thuận (Tamnhin)
Thăm Bản Giốc, phiêu du Tổng Cọt SGTT.VN
– Đã lên tới thủ phủ Cao Bằng mà không tới thác Bản Giốc là điều đáng
tiếc, còn nếu đã tới đệ nhất thác mà không du ngoạn theo con đường Tổng
Cọt men biên giới thì càng đáng tiếc hơn.
Bệnh nhân chờ nửa ngày mới mua được thuốc (SGTT) —-Quảng Bình: trả lại tiền lắp máy đài tàu cho ngư dân (SGTT)
Không thể cứ đổ tiền vào phễu! (SGTT)
PGS.TS Đỗ Đức Định-Người dân lúc này đan xen giữa vui và buồn. So với
lúc đầu đổi mới, đời sống người dân khá hơn nên có niềm vui. Còn buồn là
đến giai đoạn này, lợi ích của họ ít được quan tâm…
Tôi muốn so sánh xu hướng phát triển giữa Việt Nam với những nơi
khác. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, với
20% dân số giàu và 20% dân số nghèo nhất thì chênh lệch giàu nghèo của
họ là 20 lần, đến nay, còn năm lần. Còn ở Việt Nam, đầu thời kỳ đổi mới,
bình quân chủ nghĩa, mọi người nghèo như nhau, mà có người nói vui là
“bình đẳng trong nghèo đói”. Nhưng đến nay, chênh lệch trên mười lần.
Như vậy chúng ta đi ngược lại với xu hướng của Nhật Bản, Hàn Quốc. Thực
tế rõ ràng, mọi người có thể nhìn thấy những hình ảnh phản cảm: nhiều vị
khoe sở hữu các ngôi biệt thự, khu vui chơi giải trí sang trọng bên
cạnh nhiều người vất vưởng ngoài đường, thậm chí đi nhặt rác.
Việt Nam trao thư thời chiến tranh cho Mỹ (NLĐ) —Nhân viên SPT lại kêu cứu (NLĐ) -S-Telecom tiếp tục cho 211 lao động nghỉ việc nhưng không thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc và trả sổ BHXH
Kinh tế
Giải quyết vấn đề nợ để cứu nền kinh tế (TVN) —-Trung Quốc đổ hàng tỉ USD vào Campuchia (NLĐ)Kinh tế khó khăn, các nước siết nhập cư (VEF) - >>>Qatar mua hãng thời trang Valentino của Italy>>>Sự hi sinh của Hàn Quốc và bài học cho châu Âu>>>Ngân hàng cấu kết kiếm lợi: Lòng tham xé nát niềm tin
Nói và làm: Hạ lãi suất, tùy hứng ngân hàng(VEF) —Sức mua thấp, siêu thị vẫn đua nhau mở rộng(VEF) —Thời đắt đỏ, cửa hàng lui vào trong ngõ(VEF) —-Hàng Việt sẽ vào siêu thị Trung Quốc TT – “Chúng tôi cam kết chỉ sau 60-90 ngày, hàng VN sẽ có mặt tại kệ hàng ở siêu thị Trung Quốc”.
HDBox, TV3D đang thoái trào tại VN (VNN) -Sau thời gian tăng trưởng nhanh, các thiết bị giải trí HDbox cũng như thị trường TV3D tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Thực phẩm giảm giá, sức mua vẫn yếu (TN) —Trung Quốc và Ấn Độ suy yếu, nhà đầu tư đổ xô đến ĐNÁ (TN)
Lãi suất phân hóa mạnh
(NLĐ) -Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng đang cách biệt rất
lớn, nhất là trên lĩnh vực bất động sản. Xuất hiện tình
trạng lách trần lãi suất huy động
Văn hóa – Giáo dục
Học văn: Trò giỏi điểm 5, trò trung bình điểm 8 (VNN) –ĐH Hùng Vương: Cần được xử lý nghiêm minh! (TVN)Nguyệt Quỳnh viết về bài thơ “Gặp lại các em ” của Nguyễn Đình Chiến (CTM) —Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế (VNN)
Phẫn nộ nam thanh niên đứng lên đầu ‘cụ rùa’ (VNN) —Gợi ý giải đề thi môn toán (Khối A, A1, B, D)(TN) —Gợi ý giải đề thi môn sử (Khối C) (TN)
Thi cao đẳng, nhiều thí sinh ngủ gục vì “đuối”(TNO) Do đã trải qua hai đợt thi đại học khá căng thẳng nên trong đợt thi tuyển sinh cao đẳng hôm nay 15.7, nhiều thí sinh (TS) không giấu được vẻ đuối sức, mệt mỏi.
Cái tâm nghề nghiệp vào đề thi văn (TNO) Đề thi văn khối C, D của đợt 3 tạo hứng thú cho thí sinh với câu nghị luận bàn về cái tâm trong nghề nghiệp.
Đại chiến Bạch Đằng (TN) -Phim hoạt hình của một nhóm SV Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đang có gần 66.000 lượt xem, hàng trăm bình luận, chia sẻ.
Nhiều phòng thi… vắng hoe
TT – Trong ngày thi đầu tiên, tại nhiều trường CĐ có tỉ lệ thí sinh dự
thi khá thấp. Tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM) thuộc
hội đồng tuyển sinh Trường CĐ Viễn Đông có khá nhiều phòng thi rất vắng…
Thế giới
Syria bác bỏ cáo buộc họ đã dùng vũ khí nặng trong vụ bạo động mới nhất (VOA) —-LHQ điều tra vụ giết 200 người ở Syria (BBC) —-Chính phủ Syria chối bỏ vụ thảm sát ở làng Treima (RFA)Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh các quyền dân chủ trong chuyến đi thăm Ai Cập(VOA) —NT Hillary Clinton hội đàm cùng các lãnh đạo quân đội Ai Cập (RFA)
Bộ trưởng Afghanistan thoát chết(VOA) —Bầu cử quốc hội ở Cộng hòa Dân chủ Congo(VOA) —AU: Các phần tử chủ chiến Hồi giáo ở Bắc Mali là mối đe dọa đối với thế giới(VOA) —-Trung Quốc cứu tàu hải quân bị mắc cạn trên Biển Đông(VOA)
Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước (RFA) —”Đại hồng thủy” tại vùng tây nam Nhật Bản(RFI) —Nhật tìm kiếm người mất tích do lụt (BBC)
Tổng thống Venezuela phát động chiến dịch tái tranh cử(VOA) —Pháp diễu binh mừng Quốc khánh (BBC/hình) —–Đảng cựu hữu Pháp sẽ kiện ca sĩ Madonna vì tội phỉ báng (RFI)
Phụ nữ Cam Bốt phải bán tóc để lấy tiền mua gạo (RFI) —Nhân hội nghị thế giới về SIDA : Hy vọng khống chế được nạn dịch thế kỷ (RFI) —-Chính quyền Cuba công nhận có 158 ca bệnh dịch tả (RFI)
Úc: Tranh luận nổi lên sau vụ cá mập trắng tấn công người (RFI) —Triều Tiên bất ngờ muốn đàm phán hạt nhân (VNN) —-Xe tự hành tư nhân của Nga sắp lên Mặt trăng (VNN)
Căn cứ Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương
(TN) -Các căn cứ hiện tại lẫn trong quá khứ của Mỹ tại châu Á – Thái
Bình Dương (TBD) thu hút sự quan tâm trong bối cảnh nước này trở lại khu
vực.
Tổng thống tiết kiệm
(NLĐ) -Tổng thống (TT) Pháp François Hollande trong 2 tháng đầu nhậm
chức đã gây được ấn tượng tốt đối với người dân do phong cách và lối
sống tiết kiệm như đã cam kết trong vận động tranh cử.
XH_MT
Đau đầu vì “cơn sốt khoe thân Can Lộ Lộ” =>>10 clip ‘nóng’: Nhìn trộm ngực cô gái (VNN)
Dịch vụ “ôm xả stress” (TNO) Những người phải làm việc căng thẳng mỗi ngày có thể tận hưởng dịch vụ “ôm xả stress” với giá 60 USD/giờ.—- Lái xe đánh 2 nhân viên gác chắn bị thương (TT)
Sau khánh thành, cầu Rạch Chiếc xuất hiện ổ gà
TT – Cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội, hướng từ cầu Sài Gòn đến ngã tư
Thủ Đức mới khánh thành được năm ngày (từ ngày 10-7) nhưng hiện nay đã
xuất hiện nhiều ổ gà gây nguy hiểm cho người đi đường.
Con nghiện… hành khất (NLĐ) -Một gã đàn ông xin tiền, ăn, ngủ và chích ma túy đều đặn hằng ngày trên chiếc xe lăn quanh quẩn trong khuôn viên Bến xe Miền Đông – TPHCM nhưng không cơ quan nào xử lý
“Ma men” đánh võng, gây tai nạn rồi bỏ trốn (NLĐO) —Không sinh được con trai, bị chồng 4 lần hạ độc (NLĐO) —-Rủ bạn gái chát chít vào nhà nghỉ để… trộm iPhone 4(NLĐO) —-Long An: Bắt thêm 2 hung thủ chém chết người(NLĐO) —-Truy tố kẻ dùng clip sex tống tiền bạn tình(NLĐO)
Nhạc số ăn cắp bản quyền trắng trợn(NLĐO) —Câu tiền thuê bao bằng tổng đài rác(NLĐO) —Một nữ công nhân mất tích bí ẩn(NLĐO) — Trả thù cho bạn gái, đánh chết người(NLĐO)
1143. ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
Tài liệu Tham khảo đặc biệtThứ sáu, ngày 13/7/2012
TTXVN (Angiê 12/7)
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong hệ thống chính trị của Trung Quốc không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác và những đòn bẩy được sử dụng, ngoài đàn áp, đều tỏ ra có hiệu quả. Theo ông Francis Daho, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, với lòng yêu nước về kinh tế, tiến bộ xã hội, tăng lương, thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ và lập trường cứng rắn trước việc Mỹ thâm nhập vùng ảnh hường của mình, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có được một loạt các lợi thế để từ đó có thể kích thích lòng yêu nước, trách nhiệm công dân và sức mạnh văn hóa đế làm chỗ dựa cho tính hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù nhiều tín hiệu báo động, thực sự là đáng báo động, liên tiếp xuất hiện trên báo chí trên toàn thế giới, bộ máy tăng trướng vẫn có được yếu tố hỗ trợ là nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và khả năng xoay xở, phần nào vẫn chưa được khai thác hết, về phát triển miền Tây, nơi đồng lương – cho dù đã được tăng – vẫn thấp hơn ba lần so với ở miền Đông. Tuy vậy, nguy cơ vẫn gia tăng với các làn sóng bất bình lan truyền trên Internet và các mạng xã hội, vượt rất xa so với những thách thức về kinh tế.
Đầu tháng 6/2012, tại huyện Thập Phương, cách Thành Đô 50 km về phía Bắc thuộc tỉnh Tứ Xuyên, đông đảo dân chúng biểu tình phản đối xây dựng nhà máy đồng, với hai biểu ngữ chính kêu gọi bảo vệ môi trường. Các vụ đụng độ gia tăng tỷ lệ thuận với những lệch lạc về đạo đức của cán bộ địa phương bị đám đông người giận giữ lăng mạ vì bị kích động, và bị chính quyền trung ương phê phán. Tình hình đó cho thấy, trước hết không có sự đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo ở Bắc Kinh và lãnh đạo cấp dưới của đảng vốn phải đương đầu với mâu thuẫn của quá trình phát triển với chuẩn mực hiện đã vượt quá các con số thống kê bị nhào nặn, và đòi hỏi xã hội và sinh thái phải hiện đại hơn. Các vụ va chạm đó dĩ nhiên gây ra thái độ lưỡng lự ở cấp lãnh đạo đảng cao nhất, giữa một bên là sự cần thiết phải cải cách mô hình tăng trưởng của đất nước và hệ thống chính trị và bên kia là nỗi lo sợ nếu tiến tới có nhiều quyền tự do hơn sẽ làm suy yếu chế độ.
Người đứng đầu một cơ quan đảng bộ địa phương không hẳn đã được trang bị đầy đủ về phương diện chính trị để đối phó với việc dân chúng nổi loạn trước các dự án kinh tế – chắc chắn là không được lòng dân và gây ô nhiễm. Tuy nhiên, người cán bộ đó lại nghĩ rằng việc xây dụng nhà máy mới cho phép tạo việc làm và mang lại nguồn thu để hoạt động bởi họ không được Bắc Kinh cung cấp hay hầu như cung cấp rất ít vốn là điều kiện để có ổn định xã hội – mà người cán bộ cấp dưới này được liên tục nhắc nhở rằng đó là ưu tiên chính trong hệ thống chính trị.
Hơn nữa vì lãnh đạo cấp trên thường có phản xạ kiểm soát chặt chẽ xã hội và đàn áp. Chẳng hạn bộ máy đàn áp thẳng tay và thẳng thừng trấn áp dân chúng, như ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi những người ly khai có vẻ đặt lại vấn đề đối với “vai trò lãnh đạo thiêng liêng của đảng”. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi cán bộ lãnh đạo địa phương phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vì họ bị kẹt giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau, cộng với những tín hiệu chính trị không rõ ràng và thường xuyên thay đổi theo tình hình và, có lúc, theo địa phương.
Nhiều vụ bạo loạn đã nổ ra ở nhiều tỉnh, như Liêu Ninh ở Đại Liên hay Thượng Hải và Quảng Đông, nơi chính quyền buộc phải lùi bước trước đám đông dân chúng giận dữ và làn sóng phản kháng trên Internet vì hành động xâm phạm môi trường không thể chấp nhận được hay cán bộ địa phương chiếm dụng đất đai. Các vụ đụng độ vừa xảy ra ở Tứ Xuyên là biểu tượng của tình trạng lệch pha giữa chính quyền trung ương và địa phương,
Sau các cuộc đụng độ dẫn đến bạo lực giữa dân chúng và cảnh sát làm nhiều người bị thương với hình ảnh được lan truyền trên Internet, ngày 2/7, Lý Kim Thành, Bí thư đảng bộ huyện Thập Phương, nơi theo kế hoạch sẽ xây đựng một nhà máy luyện đồng, thông báo dự án trị giá một tỷ USD này sẽ được hoãn vô thời hạn. Đồng thời, tờ “Nhân dân nhật báo” đăng một bài xã luận phê phán dân chúng ở Thập Phương “thiếu hiểu biết khoa học” và vì “lo ngại thái quá về sinh thái” có thể sẽ “gây trở ngại cho các doanh nghiệp vốn mang lại lợi ích cho phát triển”. Cùng lúc đó, tò’ “Thời báo Hoàn cầu” phê phán tình trạng thiếu phối hợp giữa người dân và chính quyền địa phương. Một vài ngày sau, Bí thư đảng bộ Thập Phương, người trước đó đã nhận được chứng nhận của cơ quan môi trường đối với nhà máy nói trên, bị cách chức trong khi đảng bắt đầu truy tìm nhũng người cầm đầu cuộc phản kháng, kêu gọi họ ra đầu thú để được khoan hồng và dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc nếu họ cố tình lẩn trốn. Đó là cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn làm trong những hoàn cảnh như vậy.
Ngoài những triệu chúng không ăn khớp, theo đó cán bộ cấp dưới ở địa phương bị chính quyền trung ương phê phán và hy sinh như vật thí nghiệm mỗi khi những hình ảnh về cuộc nổi loạn vượt qua được hàng rào kiểm duyệt, lúc này còn có thêm dấu hiệu về thái độ lưỡng lự nghiêm trọng và mâu thuẫn ở cấp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc về cách thức đối phó với các cuộc nối dậy lan rộng, vớí những hình ảnh khiến các nhà kiểm duyệt bị bất ngờ và chính quyền bất an, nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội của chính Trung Quốc hoạt động ngày càng tích cực với khoảng 513 triệu cư dân mạng.
Tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo cao cấp cũng đứng ngồi không yên, một mặt bị xáo động trước hậu qua nặng nề của vụ Bạc Hy Lai và mặt khác bị tấn công bởi báo chí ngày càng muốn có minh bạch và tiết lộ ngày càng nhiều mạng lưới làm ăn trong các cấp lãnh đạo cao nhất trong đảng, từ đó làm mất tác dụng phần nào những lời khích lệ của đảng kêu gọi giữ gìn đạo đức và đấu tranh chống tham nhũng. Mục tiêu mới nhất không phải là ai khác mà là Tổng bí thư tương lai khi mạng Bloomberg ngày 29/6 tiết lộ một ban danh sách dài lợi ích kinh tế và tài chính của gia đình ông được che giấu dưới nhiêu cái tên giả, trong các lĩnh vực bất động sản, đất hiếm và điện thoại di động.
Bản thân Hồ Cẩm Đào đã có dịp lượng được tình thế không rõ ràng và mong manh đó, khi ông bị một nhà hoại động ở khu hành chính đặc biệt Hồng Công ngày 1/7 chất vấn trong dịp kỷ niệm ngày vùng lãnh thổ này được trao trả Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, làm thế nào có thể đối phó, mà không gây ra nguy cơ trầm trọng, với cơn giận dữ quá mức của nhũng người ở ngoài lề xã hội hay những người nhờ sức mạnh chính trị của Internet đang tham gia ngày càng tích cực vào kiểm soát đất nước hay để đưa ra ý kiến và quyền của mình?
Từ sau sự kiện Thiên An Môn, Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ xem xét hậu quả của việc đàn áp thô bạo và không phân biệt. Cho dù đôi khi vẫn sử dụng biện pháp này trong những trường hợp bần cùng khi cho rằng sự thống nhất của đất nước và sự trường tồn quyền lực của họ bị đe dọa song từ lâu đảng đã ra lệnh giảm nhẹ đến mức tối thiểu các vụ đụng độ với dân chúng và bằng mọi giá phải tránh đổ máu.
Trước các câu hỏi không phải là nhỏ và thường gián tiếp gợi nhớ đến vấn đề nhạy cảm là lòng trung thành với đảng trong khi chính bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa biết nên đi theo hướng nào, hệ thống chính trị Trung Quốc đưa ra hai loại câu trả lời đã được thảo luận tại Trường đảng trung ương và với ý tứ không phải độc lập với nhau.
Ngoài thỏa hiệp chống đàn áp thô bạo và không phân biệt, các lời giải đáp trên đưa ra một số giải pháp thay thế khác nhau.
Thứ nhất là những giải pháp có thể nói là “bảo thủ” chủ trương tìm kiếm vật hy sinh và phê phán sự bất tài của cán bộ cấp dưới và những hệ quả xấu do ảnh hưởng của nước ngoài, đồng thời tăng cường tuyên truyền tư tưởng và khẳng định đặc điểm riêng của nền văn hóa Trung Hoa. Nhóm này trung thành một cách tự nhiên với Lý Trường Xuân, phụ trách tuyên truyền trong Bộ chính trị, cùng như Hồ Cẩm Đào và ngươi kế nhiệm ông là Tập Cận Bình, khi cả hai mới đây đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi này dưới góc độ khác về văn hóa. Nói cách khác, đối với nhóm này, giáo dục chính trị phải thuyết phục dân chúng rằng từ nay trở đi, trong tình hình rối loạn trên thế giói và những vấn đề được đặt ra về sự trường tồn của phương Tây và hệ thống của các nước này, Đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng đưa ra một cái gì khác nữa chứ không chỉ là tiến bộ kinh tế và xã hội.
Thứ hai là loạt giải pháp mang tính “cải cách” hơn nhận được sự ủng hộ của Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người kế nhiệm ông là Lý Khắc Cường, cũng như Lý Nguyên Triều, nhân vật thiên về thỏa hiệp, từng học tại Harvard Kennedy School và hiện là Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phái này chủ trương nâng cao trình độ cán bộ để giúp họ có thêm năng lực đi trước vân đề và biết lắng nghe hơn, bằng cách đào tạo và nâng cao tiêu chuẩn tuyên mộ và tuyển chọn. Muốn lựa chọn được những người xuất sắc nhất, theo Lý Nguyên Triều, không thể mãi bỏ qua khâu tuyển chọn một cách dân chủ các ứng cử viên thông qua một quá trình tuyển chọn công khai và mang tính cạnh tranh vì, cùng với cuộc đấu tranh chống lạm dụng quyền lực và tham nhũng, đó là cách duy nhất để nâng cao tính hợp pháp của đảng viên.
Về mặt triết lý, hai khuynh hướng đó hoàn toàn đối nghịch nhau. Khuynh hướng thứ nhất lặp lại khuynh hướng cũ ca ngợi nền văn hóa Trung Hoa phản bác ngoại bang, với ẩn ý bên trong là bác bỏ chính sách mờ cửa chính trị theo kiểu phương Tây bị coi là nguy hiểm đối với quyền lực của đảng. Khuynh hướng thứ hai cũng không muốn gây nguy hại cho chế độ, nhưng thiên về nâng cao năng lực thông qua cạnh tranh dân chủ, minh bạch, mở cửa và tôn trọng Nhà nước Pháp quyền.
Tuy nhiên, có thể nhầm nếu tin rằng các trào lưu này hòa quyện vào nhau mà không có khoảng trống nào giữa chúng với nhau. Nhưng vào lúc này, khuynh hướng chủ đạo vẫn là khuynh hướng của Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, mang tính bài ngoại chống phương Tây rõ ràng và ít ủng hộ cải cách hơn. Cả hai khuynh hướng này dường như liên kết với nhau đế áp đặt đường lối của đảng và thống nhất tư tưởng của hệ thống chính trị Trung Quốc trong thời kỳ hỗn loạn này.
Biểu ngữ mà người biểu tình giương ra ở Thập Phương vừa muôn đẩy nhà máy đồng ra khỏi vùng này vừa muốn đảng trường tồn, có thể khiển họ nghĩ mình vẫn còn khả năng xoay xở.
***
Bạc Hy Lai bị phế truất sẽ gây tác động
ra sao tới thành phần Ban thường vụ mới Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung
Quốc và yếu tố này, chắc chắn cho thấy sự cân bằng mong manh trong cấp
lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, sẽ lái cường quốc kinh tế thế giới thứ
hai đi theo hướng nào trong 10 năm tới? Tạp chí “Đại Tây Dương” đánh giá
đây mới chỉ là “tập một” trong câu chuyện dài về thời kỳ chuyển tiếp
trong ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vì Trùng Khánh, thành phố lớn
nhất thế giới chìm đắm trong lộn xộn chính trị, có thể sẽ làm Trung Quốc
mất ổn định.Tuy tỏ ra thận trọng, song giới quan sát và nghiên cứu nhận thấy trong sự ra đi của Bạc Hy Lai là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới, có lợi cho phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ cẩm Đào. Chuyên gia Jean Hadine khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng hai thuật ngữ trên đối với một nước mà đảng cộng sản trị vì bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu thuộc CERI-Sciencas Po Paris (Pháp), cho rằng lúc này có thể nói phái Đoàn thanh niên, được hướng lợi từ vụ Bạc Hy Lai và chắc chắn Uông Dương vẫn còn cơ may để lọt vào Thường vụ Bộ chính trị. Để đạt mục đích và tham vọng đó, Uông, vốn là người thuộc phái Đoàn thanh niên, sử dụng bệ phóng là tỉnh Quảng Đông quê hương của ông, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo khuynh hướng “tự do” này nổi lên với tư cách là một nhà lãnh đạo đảng. Điều trở trêu của lịch sử là Uông Dương lại là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai tại Trùng Khánh.
Một nhà nghiên cứu khác, Willy Lam, thuộc Chinese University (Hồng Công), nhận xét Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc đấu tranh giành quyền lực ngày càng gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái “Thái tử”, con cháu các nhà cách mạng, như Bạc Hy Lai, con trai của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên của Hồ Cẩm Đào trước thềm Đại hội 18. Nhưng vấn đề, theo ông Willy Lam, là phải xem liệu chiếc ghế định dành cho Bạc Hy Lai có rơi vào tay một “hoàng tử đỏ” khác không hay được dành cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên.
Ông Guo Yingjie, nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học công nghệ Xítni (Ôxtrâylia), lưu ý Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những người “ủng hộ cải cách”, trong khi Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn cải cách kinh tế chững lại và ưu tiên vấn đề công bằng xã hội. Việc Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, bị phế truất được ví như một trái bom gây ra sóng xung kích lan ra cả nước, và bộc lộ tinh trạng chia rễ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đầy quyền lực. Mọi chuyện đều có thể xảy ra ở 1 Trùng Khánh, thành phố 34 triệu dân này vốn ở quá xa trung ương, cách Bắc Kinh hơn 2,000 km, và cũng từng là nơi xảy ra nhiều mưu đồ chính trị nổi tiếng.
Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, cánh tay phải một thời của ông, đúng là đã đánh gục maphia ở Trùng Khánh, song một số người trung thành với Bạc Hy Lai vẫn chưa bị đụng đến và đang chờ thời cơ thuận lợi hơn. Kết quả của bộ đôi này phơi bày ra một xã hội ngầm gắn liền với xây dựng nhà xã hội giá thấp nhờ đóng góp tài chính bắt buộc của doanh nghiệp, với thành tích kinh tế tổng quan rất tích cực, với tăng trưởng Tổng sản phẩm nội vùng 16% vào năm 2011. Nhưng kết quả công tác của Bạc Hy Lai cũng cho thấy hình ảnh chính quyền kiểm soát chặt chẽ về kinh tế và chính trị ở Trùng Khánh, nơi việc chia chác bổng lộc có được từ các dự án bất động sản, hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất công nghiệp để đổi lấy hoa hồng, áp lực đối với luật sư của những người bị tình nghi cũng như với các tập đoàn kinh tế tỏ ra lưỡng lự, ưu đãi đành cho các đồng minh…, đều nằm dưới sự chi phối của Bí thư thành ủy và phe nhóm của ông ta.
Vụ Bạc Hy Lai, với quy mô khiến người khác cảm thấy lo ngại, là một cú đòn mạnh giáng vào tiếng tăm của Trung Quốc. Đó là minh chứng cho thấy kình địch nội bộ quyết liệt giữa các phe phái, trong bối cảnh lợi ích phường hội chồng chéo nhau và mâu thuẫn nhau nặng nề nhằm duy trì bông lộc khi thấy triển vọng phải điều chỉnh chính trị ngày càng không thể tránh khỏi. Vụ Bạc Hy Lai cũng cho phép khẳng định trong khung cảnh chính trị ở Trung Quốc mà nhiều người tưởng trong sạch, vẫn còn chồng chất những cuộc đấu đá không khoan nhượng và ngấm ngầm được một số người so sánh với những cuộc đấu đá tệ hại nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu chuyện dài về gia đình nhà Bạc là một chiếc gương tuyệt hảo nữa cho thấy mặt trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ban lãnh đạo nước này định che giấu càng lâu càng tốt.
Nhưng thế giới đã thay đổi. Internet và các biểu tượng của nó như Twitter và WikiLeaks, khi tiết lộ các bí mật sâu kín nhất với tốc độ ánh sáng và với sức mạnh ở khắp mọi nơi, lột trần những sự thấp hèn của giới đầu nậu trên thế giới và mở ra một kỷ nguyên mới, ở Trung Quốc cũng như các nước khác, trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Vấn đề còn lại là Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình, không muốn vì một vụ tham nhũng đơn thuần mà gây ra một cơn chấn động lớn trước công luận. Phải làm sao để Bạc Hy Lai bị xem là một mối đe dọa và mối đe dọa đó chỉ được phép có nguyên nhân duy nhất là chính trị. Nhưng kể cả trong câu chuyện này, Bắc Kinh đáng lẽ phải hành động một cách mềm dẻo hơn. Song cách thức xử lý thô bạo cho thấy Bắc Kinh quyết tâm nhanh chóng chấm dứt vụ việc, hơn nữa vì câu chuyện Trùng Khánh nhận được sự ủng hộ của đông đảo những người Trung Quốc quá bực tức trước một bản danh sách dài những hệ quả xấu về xã hội và đạo đức của tiến trình hiện đại hóa mang tính tư bản chủ nghĩa.
Kể cả các công dân mạng cũng không thờ ơ trước vụ sa thải Bạc Hy Lai. Nhiều người lên tiếng bảo vệ ông trước khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt. Theo họ, Bạc Hy Lai ra đi, còn người dân rơi nước mắt, giấc mơ thịnh vượng được chia sẻ tan thành mây khói, số lãnh đạo tham nhũng lại cười trước tình hình đó vì họ có thể tiếp tục bắt ép dân chúng và buộc họ phải chi tiền. Một số khác cho rằng 1,3 tỷ người Trung Quốc đang ở trong thế kỷ 21, đã bước vào kỷ nguyên hiện đại và đang tìm người đen, cứu mình hay một vị hoàng đế rộng lượng. Nhung họ cho rằng người dân phải thức tỉnh và tìm kiếm một hệ thống chính trị tốt hơn chứ không phải một vị cứu tinh, một Nhà nước pháp quyền, mở cửa và minh bạch. Theo chuyên gia Guo Yingjie, khi chặn đứng đường tiến của Bạc Hy Lai, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng muốn bảo đảm họ vẫn sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng sau khi rời quyền lực. Đó là truyền thống đặc trưng của Trung Quốc.
Nếu như không gian chính trị ở Trung Quốc có thể được xem là tốt đẹp và được Đảng Cộng sản Trung Quốc gọt rũa nhẵn nhụi, đấu đá giữa các phe phái cho thấy đời sống chính trị ở nước này hoàn toàn không phải là một cỗ máy chính trị vận hành trơn tru. Ông Jean-Philippe Béja, đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng xã hội Trung Quốc là một trong những hệ thống mập mờ nhất thế giới, chỉ sau Bắc Triều Tiên. Chắc chắn là vấn đề kế nhiệm đã không được giải quyết và tình hình nội bộ không ổn định. Bà Valérie Niquet, nhà Trung Quốc học thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược, nhìn nhận vụ Bạc Hy Lai và tình trạng chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc như một “cuộc chiến có tính chất quyết định” để giành quyền kiểm soát đảng.
Trong cuộc đối đầu này, phái “Thái tử” cho rằng tương lai của Trung Quốc là các doanh nghiệp Nhà nước lớn chuyên xuất khẩu, từ đó không muốn thay đổi hình mẫu kinh tế vì có thể làm suy yếu việc kiểm soát của đảng đối với đất nước, trong khi phái Đoàn thanh niên chủ trương cải cách và ưu tiên tiêu thụ trong nước. Nhà báo Martin Wolf thuộc tờ ‘Financial Times” cho rằng Trung Quốc đang bước vào một tiến trình chuyển tiếp nhằm hai mục tiêu: giảm tăng trưởng và điều chỉnh bản chất của tăng trưởng. Ông không loại trừ khả năng đó sẽ là một tiến trình chuyến tiếp với hai mảng chính trị và kinh tế cùng một lúc.
Chuyên gia Jean-Philippe Béja cho rằng cũng như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, trong năm 2012, chính sách của Trung Quốc vẫn luôn không rõ ràng và không thể lường trước được. Vụ Bạc Hy Lai cho thấy những ai khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc được thể chế hóa, đã nhầm và ông Jean-Philippe Béja không loại trừ khả năng sẽ còn nảy sinh nhiều vụ việc khác nữa, một khi Trung Quốc lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị như hiện nay.
***
Trong bối cảnh vụ Bạc Hy Lai và trước
khi diễn ra Đại hội 18, theo ông Francis Daho, chuyên gia phân tích của
tạp chí “Tin Trung Hoa”, ưu tiên cấp bách nhất của Đảng Cộng sản Trung
Quốc là bằng mọi giá bảo vệ sự gắn kết trong hệ thống chính trị, điều
chỉnh tiến trình lựa chọn giới tinh hoa để tránh đặt những kẻ phá rối
mới vừa nhiều thủ đoạn vừa cơ hội vào bệ phóng lên các vị trí quyền lực
cao nhất.Ngày 18/6/2012, trong một cuộc họp đảng tại Trùng Khánh, Trương Đức Giang, người thay thế Bạc Hy Lai làm Bí thư thành phố lớn với 34 triệu dân ở miền Tây Trung Quốc này, đưa ra một tuyên bố khá thẳng thừng đối với người tiền nhiệm và được tờ “Nhân dân nhật báo” đưa lại. Ông nhấn mạnh rằng “sự phát triển của thành phố và công việc của thành ủy có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng. Theo ông, nhũng khiếm khuyết đó – nảy sinh qua vụ Vương Lập Quân, cái chết của Neil Heywood và các vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của đồng chí Bạc Hy Lai – đã làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của đảng và nước Trung Quốc”.
Nên hiểu ràng trong bối cảnh ở Trung Quốc thường có tình trạng không rõ ràng, việc một trong những ứng cử viên tiềm tàng nhất vào Ban thường vụ Bộ chính trị công khai thừa nhận như vậy, có ý nghĩa như thế nào. Đưa ra trước công luận một vụ trục trặc nghiêm trọng như vậy ở các cấp lành đạo cao nhất trong chính quyền vừa có nghĩa là đặt lại vấn đề đối với thói quen giữ bí mật, vừa chắc chắn là điểm khởi đầu của một chiến , dịch làm trong sạch trên quy mô toàn quốc. Đồng thời, Bắc Kinh đưa ra một số dấu hiệu cho thấy có tiến triển tích cực trong mối quan hệ với xã hội dân sự.
Tuy vậy, không loại trừ khả năng để bảo vệ tiếng tăm của chế độ – đây là bằng chứng nữa về bản chất thiên hình vạn trạng, hay thay đổi và thực dụng trong các chiến lược của Trung Quốc – cách hành xử bí mật và thao túng cũ được duy trì để cho đảng luôn có được hình ảnh đẹp đẽ, và nếu cần, cũng sẵn sàng trả giá bằng những hành động thu xếp nghiêm trọng về đạo đức và công lý.
Vào lúc bộ máy chính trị của đảng tiến hành lựa chọn các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước, trong lúc nảy sinh trong nội bộ những vấn đề quan trọng về mô hình phát triển và mở cửa chính trị, tính minh bạch của đảng và điều chỉnh về đạo đức trong đảng, vụ Bạc Hy Lai từ nay khiến người khác phải xa lánh vì kéo theo tiếng xấu về sự vô liêm sỉ, tính độc đoán và tham nhũng thông qua câu chuyện rối rắm ở Đại Liên và Trùng Khánh của một con người chủ trương lấy mục đích để minh chứng cho cách làm của mình.
Chủ đề này lại trở nên nhạy cảm hơn – chính bản thân Trương Đức Giang cũng nói ra điều này – khi những thành tựu mà Bạc Hy Lai đạt được ở Trùng Khánh và được thừa nhận bởi Tôn Lập Bình, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và là người gần gũi với Tập Cận Bình (tăng trưởng 16%, xây được 800.000 nhà ở xã hội, môi trường được cải thiện, hệ thống khám chữa bệnh được nâng cấp, dự án xã hội được doanh nghiệp Nhà nước tài trợ), giúp ông ta có được lòng tin của dân chúng, tuy không đúng chỗ và khiến họ khó xử vì có những lệch lạc về kỷ luật và đạo đức.
Trương Đức Giang phải đưa ra lời tuyên bố đau lòng đó là do phải nhượng bộ trước đòi hỏi phải minh bạch, còn ủy ban kiểm tra trung ương đảng, một cơ quan tư pháp ngầm thực sự và hoàn toàn kín cổng cao tường, bắt đầu triển khai một chiến lược vòng tránh bằng cách phê phán trước hết vợ Bạc Hy Lai, người mà bản thân cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh đã không còn gắn kết, và nói ông ta đang trong tiến trình ly dị. Điều này diễn ra đúng thời điểm vì Cốc Khai Lai thú nhận giết Neil Heywood vào mùa Thu năm 2011.
Lợi ích của Bắc Kinh trong vụ Bạc Hy Lai cũng thể hiện qua chiếc bẫy được giăng ra tại Phnom Penh để bắt Patrick Devillers, một kiến trúc sư người Pháp gần gũi với cặp vợ chồng Bạc Hy Lai trong những năm ở Đại Liên và có thể là người tình của Cốc Khai Lai trước năm 2007. Ông này bị bắt mà không được biết mình bị bắt vì tội gì và trong điều kiện pháp lý không rõ ràng, với sự đồng lõa của cảnh sát Campuchia bị lóa mắt trước sự đền đáp hậu hĩnh của Trung Quốc. Patrick Devillers có thể cũng bị cáo buộc ít nhất là tham gia chuyển vốn bất hợp pháp cho Cốc Khai Lai. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đưa ra được bằng chứng.
Sức chấn động đối với bộ máy chính quyền và tầm quan trọng đối với Bắc Kinh còn được minh chứng bằng việc Hạ Quốc Cường, Trưởng ban kiểm tra trung ương đảng, có mặt ở thủ đô Campuchia, cùng ngày với vụ “bắt cóc” kiến trúc sư người Pháp nói trên. Ông này đến Phnôm Pênh với nhiều món quà dưới hình thức đầu tư và vốn vay với lãi suất thấp, để đổi lấy việc Bắc Kinh đòi dẫn độ Patrick Devillers về Trung Quốc. Trong chuyến thăm Phnôm Pênh vừa qua, nhân vật số 8 trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc này, người thường ít khi đi công cán ra nước ngoài, trao tặng 450 triệu USD cho chính phủ nước này.
Trong khi mối đe dọa đè nặng lên kiến trúc sư người Pháp là một lời cảnh báo đối với tất cả những người nước ngoài có ý định tiếp tay làm thất thoát vốn trong bối cảnh thanh toán lẫn nhau trước khi diễn ra Đại hội 18, không phải là vô ích nếu nhắc lại rằng Hạ Quốc Cường là một trong những người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Hạ Quốc Cường từng bị gây phiền phức trong các chiến dịch chống maphia của cảnh sát được báo chí đưa tin rầm rộ, ở nơi chính ông ta từng là người phụ trách, và là một trong số những kẻ thù tệ hại nhất của vị “hoàng tử đỏ” vừa bị thất thế.
Sau khi kiểm tra thông tin và nhào nặn lại câu chuyện để bảo vệ chế độ, vấn đề còn lại đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là công tác tuyển lựa về lâu dài giới tinh hoa và đào tạo họ, nhằm tránh những lệch lạc về cách ứng xử, hay tệ hơn nữa là những cuộc chạy đua riêng lẻ của một kẻ cơ hội có nhiều tham vọng. Việc tuyển lựa người trước Đại hội 18 là bằng chứng cho thấy mối quan tâm này. Quả thực là cẩn thận và minh bạch trước dư luận một cách không bình thường là nhũng đặc điểm nổi bật trong việc lựa chọn đại biểu dự đại hội, những người sẽ lựa chọn các nhà lãnh đạo tương lai.
Trong bầu không khí tuyên truyền chính trị chống Bạc Hy Lai, cùng với việc xóa bỏ các mạng lưới đồng lõa trong cảnh sát và quân đội, trong một bài viết đăng trên tờ “Nhật báo Trùng Khánh”, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh đến phẩm chất ứng xử, sự kín đáo và tính “bình thường” của các ứng cử viên. Báo chí chính thức cũng khích lệ cán bộ chơi “trò chơi dân chủ” và minh bạch để bảo đảm phẩm chất của các ứng cử viên thích ứng với yêu cầu của vị trí mà người đó sẽ đảm trách.
Khuynh hướng chung mới và công khai trong tiến trình tuyển lựa, hoàn toàn đi ngược lại với thói quen giữ bí mật, dường như được rút ra từ những sai lầm trong quá khứ. Xu thế đó cũng cho thấy ở đâu có thể được, là ở đó những người thuộc phái cải cách, tuy không chủ trương áp dụng dân chủ kiểu phương Tây, ít nhất cũng rảnh tay để tìm cách áp đặt các tiến trình ít khép kín và mập mờ hơn so với trước đây, khi chúng hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc tranh giành giữa các phe phái và kình địch nhau trong chính quyền.
Chế độ Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tương lai về lâu dài, nếu có thể được đều đưa họ đi học ở nước ngoài, tốt nhất là ở Mỹ, vừa là một hình mẫu ưa thích về phát triển, vừa là đối tác thương mại không mấy dễ chịu, nhưng thường là kẻ phá quấy khó chịu và tệ nhất là có thể, trở thành kẻ thù chiến lược. Bên cạnh số lượng đông đảo con cái các nhà lãnh đạo theo học tại các trường ở Mỹ, còn có một số không ít các nhà lãnh đạo học ở trong nước, dù đó là người đã leo được chức vụ lãnh đạo cao hay chỉ mới được đưa vào bệ phóng.
Cách đây hơn 10 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra chương trình đào tạo đầy tham vọng đối với số cản bộ được lựa chọn kỹ càng để các nhà lãnh đạo tương lai có được kỹ năng cần thiết trong xử lý các tình huống quốc tế ngày càng phức tạp vốn là những thách thức đối với chính sách độc tài của Chính phủ Trung Quốc. Ít có nước nào có được nỗ lực như vậy. Khoảng 4.000 cán bộ đảng được cử đi học tại Harvard, Stanford, Oxford, Cambridge, Tokyo, INEP tại Pari, ENA, hay theo học tại các trường kỹ thuật hay thương mại, nếu không cũng theo học tại chi nhánh tại Bắc Kinh của Trường trung ương Pháp mỗi năm đào tạo 100 kỹ sư, với chương trình học 6 năm, bằng tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Kiểm soát thiệt hại phụ nảy sinh từ vụ Bạc Hy Lai và nỗ lực tuyên chọn cán bộ qua thực chưa giải quyết được các vấn đề chính trị lớn như tính độc lập của ngành tư pháp, cơ quan dân cử địa phương kiêm soát chính sách công, điều kiện thích ứng mô hình phát triển bị suy yếu do đồng vốn kém hiệu quả, và bộ máy công nghiệp lãng phí và trùng lắp. Cũng không hề có một tranh luận cộng khai nào về tách biệt đảng khỏi nhà nước và quân đội, mà vấn đề này chỉ được gói gọn trong các cuộc tranh luận mang tính chiếu lệ hay trong phạm vi chính quyền.
Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra những dấu hiệu cởi mở tích cực về xã hội dân sự, quyền công dân và đối xử với các tín đồ giáo phái Pháp luân công.
Ngày 7/5/2012, Lý Lập Quốc, Bộ trưởng Các vấn đề dân sự, thông báo chính sách đăng ký hoạt động mới theo đó các tổ chức phi chính phủ sẽ không chịu sự kiểm soát của đảng nữa. Theo báo chí chính thức Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông sẽ là nơi thử nghiệm mô hình mới này. Ngày 9/5/2012, Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, phụ trách việc thử nghiệm, khăng định triết lý mới này và, trong một lần phát biểu, gợi ý Đảng cộng sản nên nới lỏng kiểm soát đối với xã hội. Ông nói: “Chúng ta cần xóa bỏ tư tưởng cho rằng hạnh phúc của nhân dân là một đặc ân mà đảng dành cho họ… Nhân dân có quyền tự tìm kiếm hạnh phúc cho mình và vai trò của chính phủ chỉ là cho họ được quyền tự do thử nghiệm các con đường mà họ muốn đi.” Một tuần lễ sau, tờ “Nhân dân nhật báo” đăng một bài dài cả một trang báo về cải cách chính trị, trong đó nhấn mạnh đến quyền công dân và chính trị cũng như nghĩa vụ của đảng phải thu hẹp quyền lực của mình.
Nhưng theo một tờ báo Hồng Công, sự việc còn đi xa hơn thế nữa. Có thể đang diễn ra thảo luận trong các cấp lãnh đạo cao nhất của đảng để xem xét vấn đề trách nhiệm trong vụ Thiên An Môn và bồi thường cho gia đình nhũng người bị chết và mất tích. Nếu thông tin này là đúng có thể đây sẽ là một giai đoạn mạnh mẽ trong tiến triển chính trị ở Trung Quốc đồng thời cũng là một cuộc tấn công trực tiếp vào Giang Trạch Dân và phe cánh của ông này.
Cuối cùng, có nhiều dấu hiệu cho thấy có thể việc đàn áp giáo phái Pháp luân công sẽ giảm. Lần thứ hai trong vòng hai tháng, hàng trăm người kiến nghị tập hợp tại Hà Bắc đòi trả lại tự do cho Zhang Xiangxing, thành viên Pháp luân công. Zhang gia nhập Pháp luân công từ năm 2003 bị bắt ngày 25/2/2012 rồi được đưa về bệnh viện tâm thần Ankang và tại đây sức khỏe của anh ta bị suy sụp nghiêm trọng. Gia đình anh nhận được hóa đơn trị giá 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1.250 euro) là tiền mua thuốc an thân dạng ma túy để tiêm ở bệnh viện. Sau cuộc biểu tình ở Zhouguantan vào tháng Tư, một cuộc biểu tình khác diễn ra ở Tangshan ngày 29/5 vừa qua. Tháng 3/2012, một số luật sư đảm nhận bào chữa cho thành viên Pháp luân công ở tỉnh Hắc Long Giang cho rằng giáo phái này bị đàn áp ít hơn trước. Đồng thời, một số cư dân mạng Trung Quốc cho biết có thể vào được các trang mạng của Pháp luân công cũng như các trang mạng nói về nạn buôn bán nội tạng của tù nhân thành viên giáo phái này.
Trong khi đó, thuật Khí công, vốn bị đánh giá xấu trong một thời gian dài vì gần gũi với cách hành đạo của Pháp luân công, dường như sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong giới y học chính thức Trung Hoa. Nhiều tờ báo của nước này mới đây ca ngợi kỹ thuật dưỡng sinh này, 13 năm sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kết án, qua đó cho thấy lập trường chính thức của Bắc Kinh có tiến triển trong vấn đề này. Nhiều thầy thuốc và nhân viên chăm sóc sức khỏe mới đây được theo học một khóa hướng dẫn luyện Khí công trong 9 ngày, còn Sở y tế tỉnh Cam Túc công bố tác dụng của kiểu dưỡng sinh này. Nếu không được sự chấp thuận của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ không bao giờ có được sự tiến triển đó. Tờ “Epoch Times” dẫn một nguồn tin ở Bắc Kinh khẳng định một tiến trình có thể đang diễn ra ở cấp lãnh đạo cao nhất hướng tới việc phục hồi các thành viên Pháp luân công bị ngược đãi.
***
(Đài BBC 5/7)Tạp chí uy tín Foreign Policy vừa có bài phân tích tình hình nền kinh tế Trung Quốc, với nội dung sau:
Ánh sáng đang trở nên mập mờ trong nhà máy điện của nền kinh tế thế giới. Mặc dù tương lai của Trung Quốc được cho là vẫn có thể khá lạc quan nếu so sánh với châu Âu, nhưng những con số thống kê đang cho thấy động cơ tăng trưởng của nước này đã bị lỡ số.
Các doanh nghiệp được vay vốn ngày càng ít. Nhu cầu cho ngành sản xuất đình trệ. Lãi suất bị cắt giảm đột ngột. Nhập khẩu không hề tiến triển. Tăng trưởng GDP cũng tụt giảm xung quanh sự tranh cãi của dư luận rằng Trung Quốc có lẽ đã ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Vào tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bị cho là dè dặt khi đặt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012 ở mức 7,5%. Giờ đây, điều đó được xem như là một lời tiên tri.
Trên thực tế, đây là mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990, khi đất nước này phải đối mặt với sự cô lập của quốc tế, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989. Vậy những dấu hiệu nào thực sự chứng minh rằng sự trì hoãn của nền kinh tế Trung Quốc không đơn thuần chỉ là thống kê trên giấy? Dưới đây là 5 dấu hiệu trên thực tế biểu hiện khó khăn kinh tế Trung Quốc:
Tạm biệt BMW
Gói kích cầu lên đến 586 tỉ USD, đã giúp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, giờ đây trở thành một gánh nặng đối với chính quyền địa phương, khi các bộ phận này phải tìm cách trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với những chính sách thắt lưng buộc bụng cực kì khắt khe.
Những đoàn xe bóng loáng mà các quan chức địa phương vẫn ung dung rước về trong những năm bùng nổ tăng trưởng, ở hàng đầu trên danh sách những thứ bị loại bỏ. Chính quyền thành phố Ôn Châu đang lên kế hoạch bán đấu giá đến 80% tổng số xe dành cho quan chức (1.300 chiếc) trong năm nay. Chính quyền ở các địa phương khác cũng đang tiến hành những kiểu bán tống bán tháo tương tự. Ngay cả hãng Ô tô Ferrari, cũng đang lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc và điều này không chỉ vì Bạc Hy Lai vừa bị loại khỏi danh sách khách hàng tiềm năng của họ.
Một vấn đề đau đầu khác cho chính quyền địa phương đó là sự ứ đọng bất động sản từ hậu quả của chỉ thị làm nguội thị trường bất động sản của Chính quyền Trung ương, sự túng thiếu về cả tiền bạc lẫn niềm tin từ các khách hàng tiềm năng. Vào tháng 6, mức giá mua nhà bình quân trên 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 9 tháng, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,9% so với năm ngoái. Một số tòa nhà chính phủ có thể sẽ nằm trong danh sách được bán tiếp theo, sau khi những người chủ tư nhân mới lái đi những chiếc xe công chức. Và thế là sự tiết kiệm tột bậc bắt đầu: Những bữa tiệc của các quan chức Trung Quốc có thể sẽ trở nên buồn tẻ hơn rất nhiều.
Bạo động ở Quảng Đông
Những quan chức cấp cao trong nhiều thập kỉ đã cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Ngoại trừ một số trường họp ngoại lệ, sức tăng trưởng của một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại đã đủ sức để khiến đa phần dân số không phải phàn nàn nhiều. Tuy nhiên, với mức GDP tụt xuống dưới 8% lần đầu tiên sau nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể đang trong một trạng thái căng thẳng, nhất là khi hàng nghìn, nếu không phải hàng triệu người lao động nhập cư đang đứng trước nguy cơ mất việc.
Lu Ting, nhà kinh tế của chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Hồng Công, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg BusinessWeek: “Rõ ràng sự suy thoái của tăng trường xuất khẩu từ tình trạng tiêu cực của kinh tế châu Âu, châu Mỹ đang là gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc”. Những công ty xuất khẩu đang tiếp tục phá sản, số khác đang giảm thời lượng làm việc từ ba ca xuống chỉ còn một ca, để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh, Lao động nhập cư đã luôn là dầu nhớt giúp động cơ tăng trưởng tại Trung Quốc nổ máy. Tuy nhiên, việc đảm bảo lực lượng lao động này, để họ được nhận phần thưởng xứng đáng, là một yếu tố quan trọng nhằm đảm báo ổn định tại nước này. Sự bất mãn của lực lượng lao động này sẽ là hiểm họa tiềm tàng gây thiệt hại cho Trung Quốc, giống như bạo động được cho là chấn động lớn trong thời gian gần đây tại thị xã Tây Sa, tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc. Cuộc bạo động này tuy được ngăn chặn, nhưng những người dân Tây Sa đông đảo cũng đã khiến chính quyền địa phương phải dốc hết sức lực.
Tầng lớp thượng lưu mất tích
Khi tình hình trở nên gay go, kẻ giàu hướng thẳng tới sân bay. Những mặt hàng xa xỉ, vốn tăng trưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc, đã bắt đầu có những dấu hiệu chậm lại vào đầu năm nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người giàu tại Trung Quốc đã ngừng tiêu tiền. Họ chỉ chọn ngưng tiêu tiền tại Trung Quốc.
Vào cuối năm ngoái, một điều rõ ràng là nhiều người giàu có tại Trung Quốc đã tỏ ra suy giảm niềm tin đối với thị trường trong nước và bắt đầu quay sang đầu tư vào tài sản có tính hoán đổi, ví dụ như ngoại tệ, thay vì tài sản cố định, ví dụ như bất động sản.
Hiện nay, những người này đang có xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp tại nước ngoài, một phần vì những giới hạn đầu tư trong nước kèm theo giá hời ở nước ngoài, nhưng cũng một phần vì sự e ngại nhũng bất ổn chính trị và kinh tế tại Trung Quốc. Thực tế này ăn khớp với kết quả khảo sát vào cuối năm 2011, ràng hơn một nửa số triệu phú Trung Quốc đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước và định cư tại nước ngoài.
Các ủy viên Công tố của Trung Quốc cho biết hơn 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua trong khi đang tìm cách trốn ra nước ngoài với số tiền bất hợp pháp kiếm được. Họ dùng thuật ngữ “nude official”, để nói về những quan chức đã thành công trong việc cất giấu những khối tài khoản trái phép tại nước ngoài, đưa những thành viên gia đình mình đến đó trước một cách an toàn và chỉ đợi thời cơ để nhảy lên tàu trốn đi. Những người giàu có và nắm trong tay quyền lực chính trị, thường là thành viên của cùng một gia đình. Nếu như Trung Quốc thực sự rơi vào khủng hoảng kinh tế, rất nhiều người giàu có sẽ có thể bỏ chạy.
Một mùa Hè dài và nóng
Mức tiêu thụ điện thường leo thang vào mùa Hè, khi người dân mở máy điều hòa để chống chọi với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên năm nay, rất nhiều những người dân Trung Quốc đang chịu đựng cái nóng để tiết kiệm. Những đống than, lẽ ra phải được sử dụng ở các nhà máy năng lượng, giờ này nằm chồng chất tại các cảng Trung Quốc. Sản lượng giảm cũng là một trong những lí do cho điều này. Chỉ mới năm ngoái đây, Bắc Kinh còn nói đến chuyện xây dựng trữ lượng than dự phòng để đề phòng trường hợp cạn kiệt.
Hiện tại, Trung Quốc dường như đang nhập khẩu nhiều dầu hơn nhu cầu thực tế, trong bối cảnh những người dân lam lũ, nhũng doanh nghiệp và các nhà máy đang phải cắt giảm mức tiêu thụ điện để giảm chi phí. Giá than trên toàn quốc đã giảm 10% kể từ năm ngoái. Sự giảm giá này có thể gây thêm sứt mẻ đối với kinh tế thế giới và làm suy giảm thêm nhu cầu đối với ngành xuất khẩu Trung Quốc. Sự toàn cầu hóa đích thị là đây: Một người Trung Quốc tắt điều hòa và cả thế giới bị cảm lạnh.
Giá cả leo thang
Giá thịt lợn và thịt bò tại Trung Quốc đang tăng ngày càng cao, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng. Điều này biến lạm phát thành mối bận tâm hàng đầu với các nhà lập pháp Trung Quốc.
Năm 2007, mức tiêu thụ thịt lợn ở mức 1,7 triệu con mỗi ngày. Vào năm 2011, Cục Thống kê Quốc gia cho biết giá thịt lợn hàng năm đã tăng lên 57%. Tuy nhiên, trong bốn tháng vừa qua, nhu cầu thịt lợn đã suy giảm. Kết quả của nguồn cung cấp quá mức đã khiến tỉ lệ giá lợn so với con giống giảm, đến mức độ chăn nuôi lợn trở nên dễ kiếm lời hơn. Chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp và thu mua thịt lợn đế bình ổn giá. Ngay cả khi thịt lợn giảm, giá trứng lại tăng nhanh đến mức những người tiêu dùng bắt đầu sử dụng cụm từ “trứng tên lửa”.
Thêm vào đó, đối với những người tiêu dùng Trung Quốc, niềm tin của họ không chỉ bị lung lay bởi tình hình kinh tế ảm đạm, mà còn vì một chuỗi những tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người này, ngày càng có xu hướng tự trồng rau và trái cây, để thứ nhất là không phái trả giá cắt cổ, thứ hai để tránh thảm cảnh phải ăn dưa leo được bơm đây những chất, mà lẽ ra không thứ dưa leo nào phải chứa.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ đảm đương chức vụ Chủ tịch Trung Quốc trong một sự kiện chuyển giao quyền lực lãnh đạo một thập kỉ mới có một lần vào mùa Thu này. Trong bối cảnh những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong nền móng kinh tế của đất nước, người ta không khỏi tự hỏi liệu ông Tập có vẫn còn ưa thích vị trí này hay không./.
1144. Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông
Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông
Tác giả: Jane PerlezNgười dịch: Nguyễn Tâm
12-07-2012
PHNOM PENH, Campuchia — Các tranh chấp trên biển Đông, vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, cho thấy rất dễ gây bất đồng tại đây khi cuộc họp khu vực hàng năm [Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN] kết thúc mà không hề có thông cáo chung, hình như điều này đã bị Trung Quốc ngăn chặn.
Chủ trì hội nghị này của ASEAN là Campuchia, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối đóng vai trò theo thông lệ là tìm kiếm sự đồng thuận từ 10 quốc gia thành viên, do vậy làm hủy hoại khả năng thống nhất lập trường trong khối, một quan chức ngoại giao cao cấp của hiệp hội này cho biết hôm thứ Năm.
“Trung Quốc đã mua đứt chiếc ghế [Camphuchia], đơn giản là thế”, đó là nhận xét của nhà ngoại giao, người từ chối công khai danh tính theo nghi thức ngoại giao thông thường. Vị này cũng chỉ rõ một bài viết hôm thứ Năm đăng trên Tân Hoa xã, thông tấn xã của nhà nước Trung Quốc, theo đó bộ trưởng ngoại giao nước này, Dương Khiết Trì, được trích lời bày tỏ cám ơn thủ tướng Campuchia vì ủng hộ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, người đã có cuộc gặp với các vị đồng nhiệm khối ASEAN tại hội nghị, đã đưa ra nhận định rất rõ nhằm vào Trung Quốc: điều quan trọng là các tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần “không chèn ép, không dọa nạt, không đe dọa, và không sử dụng vũ lực”.
Theo tiết lộ của nhà ngoại giao cao cấp nói trên, cố gắng cuối cùng nhằm đạt sự đồng thuận về bản thông cáo chung có lời lẽ nhẹ nhàng hơn đã thất bại sau khi Campuchia, vốn được Trung Quốc chống lưng, tỏ ra không đồng ý. Vị này cũng cho hay các ngoại trưởng Indonesia và Singapore đã cố thuyết phục ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong theo hướng thỏa hiệp. Nhưng quan chức Campuchia này đã bác bỏ, cho rằng đây là “vấn đề mang tính nguyên tắc” đối với hiệp hội ASEAN, là không đứng về bất cứ bên nào trong những tranh chấp song phương.
Cũng theo nhà ngoại giao này, Việt Nam và Philippines, hai quốc gia hiện đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, đã đồng ý đi đến thỏa hiệp [về bản thông cáo chung]. Sau khi ngoại trưởng Singapore và Indonesia gia tăng nỗ lực thuyết phục, vị đồng nhiệm phía Campuchia đã cầm lấy giấy tờ và giận dữ bỏ ra khỏi phòng họp.
Ảnh hưởng của Trung Quốc, với đại diện tại hội nghị là ông Dương Khiết Trì, đã tạo mối bận tâm đối với những toan tính phía sau hậu trường ở nhiều phương diện trên bàn cờ biển Đông, gây chia rẽ giữa nhóm nước đang “mang ơn” Trung Quốc và nhóm nước đang sẳn sàng đương đầu với Trung Quốc.
Campuchia nhận sự trợ giúp rất lớn từ Bắc Kinh, bao gồm khoản viện trợ quân sự mới toanh mà quốc gia này nhận được chỉ cách đây ít tháng.
Indonesia, nước không có yêu sách lãnh thổ trên biển Đông, đã cố gắng tạo nên sự đồng thuận tại hội nghị vào phút chót, nhưng không thành công. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khen bà Clinton vì “đã thể hiện sự quan tâm nhưng cũng tạo bầu không khí cần thiết” trong nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh hải trên biển Đông đã leo thang trong vài tháng qua giữa Trung Quốc với Philippines, và giữa Việt Nam với Trung Quốc. Phải kể đến cuộc xung đột kéo dài hàng tháng nay, liên quan đến cuộc giằng co giữa các tàu vũ trang hạng nhẹ của Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough, ngoài khơi bờ biển Philippines. Một tranh cãi khác [giữa Trung Quốc và Việt Nam] tập trung vào Luật Biển vừa được Việt Nam thông qua, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Trung Quốc cũng có yêu sách chủ quyền.
Khi Mỹ, siêu cường giữ ưu thế vượt trội từ lâu và Trung Quốc, quốc gia đang vươn lên nhanh chóng theo đuổi sự tăng cường sức mạnh hải quân trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những tranh chấp này đã trở thành nguy cơ đe dọa nhiều hơn.
Trung Quốc nhắc đi nhắc lại với giới chức ngoại giao Mỹ rằng vùng biển Đông giàu năng lượng không phải là công việc của Washington.
Nhưng chính quyền Obama nêu rõ quyền tự do đi lại đang bị đe dọa tại một trong các vùng biển quan trọng nhất thế giới về mặt thương mại.
Trong tuyên bố với giới truyền thông, bà Clinton khẳng định “Mỹ vẫn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”, một cụm từ nhằm đưa ra tín hiệu với Trung Quốc và các nước trong vùng, rằng Mỹ đang tiếp tục ở lại, và thậm chí đang gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực.
“Không nước nào có thể cho rằng mình không liên quan đến sự gia tăng căng thẳng, cũng như hiện tượng châm thêm những lời lẽ đối đầu và bất đồng chung quanh vấn đề khai thác tài nguyên”, bà Clinton nhấn mạnh.
Bà nói, “chúng ta đã nhìn thấy một số trường hợp chèn ép về mặt kinh tế đáng quan ngại, và việc sử dụng lập lờ các tàu quân sự và tàu chính phủ can thiệp vào tranh chấp giữa các ngư dân trên biển”. Sự đề cập tình trạng chèn ép kinh tế có vẻ ám chỉ quyết định của Trung Quốc ngưng nhập khẩu chuối của Philippines và đình chỉ các đoàn khách du lịch Trung Quốc [đến Philippines].
Trung Quốc tuyên bố rõ họ muốn giải quyết tranh chấp biển Đông với từng quốc gia riêng lẻ, chứ không phải qua bất kỳ diễn đàn khu vực nào. Lập trường này đã làm cho tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển Đông trở nên mờ mịt.
Giới ngoại giao các nước châu Á cho biết hôm thứ Năm rằng, các yếu tố chính của Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông mà Mỹ vẫn thúc giục nhóm các nước Đông Nam Á thực hiện, đã được các nước đồng ý tại cuộc họp tuần này. Giới ngoại giao từ chối nêu rõ nội dung của Bộ quy tắc dự kiến.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc lập lại tuyên bố Trung Quốc sẽ sẳn sàng thảo luận về COC chỉ khi “các điều kiện chín muồi”.
Chủ nhật vừa qua, bà Clinton đã bắt đầu chuyến công du đến châu Á, chuyến đi nhằm biểu thị sự chuyển hướng của chính phủ Mỹ đối với khu vực này còn vượt xa hơn cả sự can dự về mặt quân sự.
Chuyến đi của bà Clinton đã thu hút làn sóng đưa tin tiêu cực trên báo chí Trung Quốc từ hôm thứ Năm. Tờ Nhân dân Nhật báo viết rằng, hiệp định thương mại mà Washington đang theo đuổi, gọi là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, không bao gồm Trung Quốc, là nỗ lực làm suy yếu sự hội nhập của các nước châu Á. Tờ China Business News đề cập “những nước đang thổi phồng vấn đề biển Đông”, một sự ám chỉ úp mở với Mỹ.
Cuộc họp được tổ chức trong một đại sảnh hội nghị với những hàng cột màu trắng, mang tên Cung Điện Hòa Bình, được chính phủ Trung Quốc đứng ra xây dựng phục vụ cho sự kiện này. Khi một phóng viên Campuchia hỏi bà Clinton về sự giúp đỡ của Mỹ dành cho nước này, bà viện dẫn sự khác nhau giữa viện trợ của Trung Quốc và của Mỹ.
“Chúng tôi không thể nhắm đến việc xây dựng tòa nhà to lớn nào đó”, bà cho biết viện trợ của Mỹ là nhằm giúp những người dân Campuchia đang trong hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo sức khỏe của các bà mẹ, cố gắng cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là trẻ em.
Nguồn: New York Times
Bản tiếng Việt © BS 2012
Bản tiếng Việt © Nguyễn Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét