Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Tin thứ Hai, 16-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Gần 40 tỉ đồng ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”(NLĐ).  - Chớ vội biểu Ngư dân yên lòng mang lưới ra khơi (PLTP). –  PGS-TS Nguyễn Chu Hồi: Để mạnh từ biển, giàu từ biển (SGGP). - Biển đảo là máu thịt đời người (NLĐ). - Chỗ dựa tin cậy cho ngư dân yên lòng ra khơi (NLĐ). Diễn văn của ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch tổng LĐLĐVN. - Hơn 37 tỉ đồng cho “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” (NLĐ). - Tiến ra biển: Ngành nào cũng tiến, nhưng thiếu đồng bộ (ĐV). - TƯỢNG ĐÀI BIỂN ĐÔNG (Võ Ngọc Thọ).
- Vết đen trong lịch sử cầm quyền của chế độ nói chung và của chính quyền HN nói riêng: Hà Nội yêu cầu dân không biểu tình  —  (BBC). Bà Lê Hiền Đức: “Tôi đi là thể hiện lòng yêu nước. Tôi không đánh nhau, cãi cọ với ai cả. Tại sao bảo tôi gây rối trật tự công cộng?
- Video: Chính quyền Hà Nội đấu tố người dân đi biểu tình yêu nước chống giặc Tàu (ĐHLV). Blogger ĐHLV cho biết: “Bản tin này nói thiếu 1 sự kiện là luật sư Lê Quốc Quân đã từng đi biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 9/12/2007”. – Sự vô cảm và hữu cảm của báo chí chính thống (Nguyễn Tường Thụy).  - Sự thật về “lòng yêu nước” của Lê Quốc Quân (HNM).  - Hanoimoi – Một tờ báo phản động, phản Quốc, hại dân - (Xuân VN).
- Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc (Luis Aragon)  —  (RFA).
Tin Buồn! - (Blog Thành). “Lễ khai mạc và trận đấu bóng khai mạc giải “Cup bóng đá doanh nhân cống hiến – Cúp báo Người Hà Nội 2012″ đã không thể diễn ra khi ban tổ chức giải thông báo một cách muộn màng với CLB bóng đá No-U rằng: Đã có một chỉ thị từ một cấp cao nào đó không đồng ý cho diễn ra giải bóng đá khi mà có đội bóng đá No-U tham gia. Bởi có các phần tử tham gia biểu tình!”
15/7/2012. Biểu tình lớn ở Vũng Tàu do Bùi Hằng tự tổ chức cho mình.   –  CÔN ĐỒ XƯNG DANH CÔNG AN TẤN CÔNG NGƯỜI DÂN NGAY GIỮA ĐƯỜNG PHÓ SÀI GÒN.
Đoàn tàu đánh cá hùng hậu của Trung Quốc đã đến đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa(AFP/ Thụy My).  BTV:  Chúng tới rồi bà con ơi! Bọn này mới thật sự là thế lực thù địch, vì chúng mà người dân mới đi biểu tình, mới bị đánh đập, sách nhiễu. – Big China fishing fleet arrives at disputed Spratlys (AFP).  – Ván bài lật ngửa - (ĐCV). - 30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa (TTXVN). - Tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam (TT). - Mưu đồ được tính toán trước của Trung Quốc (TP).

- Báo Trung Quốc rầm rộ khoe quân đội diễu võ dương oai (PNTD).   – Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào? (Diplomat).  – Trung Quốc tăng tàu chiến thực hiện mưu đồ ở Biển Đông (PNTD).  – Trung Quốc đưa tin sai lệch việc đưa tàu ra Trường Sa (PNTD).  – Thông tấn Trung Quốc bực tức với Mỹ vì Biển Đông (VNE).  – Clinton ‘phá bĩnh’  —  (BBC). - Biển Đông: Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới? (GDVN). - Mồm miệng đỡ chân tay (TN). - Chuyên gia kỳ cựu: Trung Quốc vừa ăn cắp, vừa la làng (VTC).
Trung Quốc viện trợ “không điều kiện” cho Campuchia? (TT).
- Lê Nguyên: Đối diện với TQ, nước cờ nào cho VN trên bàn cờ thế giới hiện nay? (VHNA).  - Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: Phải nỗ lực đoàn kết trong ASEAN (TP).   – Tương Lai: LIỆU ĐÃ ĐẾN LÚC ĐƯA HAI TỪ “TÀU LẠ” VÀO BẢO TÀNG?  —  (Người lót gạch).  -  CHINA MUA ĐỨT CAMBODIA(Nguyễn Phú). - Bế tắc ở Biển Đông: Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thử sức (TCPT). - Hội nghị ASEAN – thông tin đa chiều (Hiệu Minh). - Trung Quốc hỉ hả sau Hội nghị ASEAN (TN). - Trung Quốc có thể thêm hành động khiêu khích (TN).  - Campuchia “gây hại” cho ASEAN (PLTP). - ASEAN cần một mặt trận chung (TT). - COC cần sự tham gia của các nước lớn (LĐ). - Trung Quốc muốn phá thế độc lập của ASEAN. - Trung Quốc hỉ hả sau Hội nghị ASEAN (TN). Ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong (phải) và người đồng cấp Trung Quốc 
Dương Khiết Trì trao đổi bên lề các hội nghị của ASEAN = >
- Trung Quốc cứu tàu hải quân bị mắc cạn trên Biển Đông (VOA).   – Tàu TQ mắc cạn đã ‘được trục vớt’  —  (BBC).  – ‘Làm sao tàu TQ kẹt ở biển Philippines?’  —  (BBC).  – Philippines ngừng phản đối sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi Trường Sa  —  (RFI).
- Đài Loan ‘kéo dài đường băng’ ở Trường Sa  —  (BBC).  – Đài Loan dự tính nối dài phi đạo trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa  —  (RFI).  – Đài Loan gây thêm căng thẳng (PLTP).
- Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490 (Thayer Consultancy).
Minh bạch hóa thông tin về tình hình biển Đông (Tia Sáng). - ‘Việt Nam cần tăng năng lực chấp pháp ở Biển Đông’ (VNE). - Thường vụ Quốc hội bàn về xây dựng lực lượng kiểm ngư (VNE).
- Việt Nam muốn duy trì sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông   —  (RFI). - Nhật Bản giúp Việt Nam tăng cường phòng thủ trên biển (NHK).
-  Đừng coi bạn Lào ngang một tỉnh của mình với cái tựa này: TPHCM – Lào cùng xây đắp tình hữu nghị son sắt (SGGP).
- Philippines theo đuổi giải pháp đa phương (NLĐ).
- Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc  —  (RFI). – Japan’s ambassador to China returns for talks amid new fight over islands (Washington Post).  – Báo Nhật Bản: “Rất khó lường vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ” (Infonet).  – Trung Quốc căng mắt nhìn Mỹ- Nhật trên biển (PNTD). - Nhật triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước (TN).
- VỤ “NGƯỜI TRUNG QUỐC “GOM” ĐẤT Ở BÌNH THUẬN”:  Ông Phạm Phú Thạnh đầu cơ đất từ năm 2007 (NLĐ).
<- Tường thuật tại chỗ sự kiện Miền Trung (Xuân VN).  – Chính quyền Nghệ An huy động xe thiết giáp trước cổng TGM Xã Đoài  —  (RFA).  – Đoàn xe thiết giáp diễu hành trước Tòa giám mục Xã đoài, dọa giáo dân ?
- Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông  —  (RFI).
- Thư hiệp thông từ các Giáo phận với anh chị em tín hữu Con Cuông.  – Tình hiệp thông cao cả: Hình ảnh Thánh lễ tại các giáo hạt ngày 15-7-2012 (GPVO).
- Xã Đoài cầu nguyện cho Con Cuông ngày 15/7/2012 (Youtube).    – Kỳ Anh đau chung nỗi đau Con Cuông  —  (NVCL).
- Các cuộc biểu tình lớn làm rung chuyển TP Vinh, do các cuộc tấn công tàn bạo của chính quyền Việt Nam chống lại người công giáo: Massive protests rock Vinh over brutal attacks against Catholics by Vietnamese government (VietCatholic). – Việt Nam – các cuộc biểu tình lớn sau khi chính phủ đàn áp Giáo hội Công Giáo: Vietnam: mass protests after government crackdown on Catholic Church (ICN).
- Điều tra vụ đánh người Văn Giang  —  (BBC).   – Nông dân Văn Giang bị hành hung tố cáo thủ phạm là người của Ecopark  —  (RFI).  – Tốt và thật (TP). “Lạ thật, hành dân từ ‘chỗ tối’, dần rồi công khai luôn. Đảng, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều chương trình giáo dục tư tưởng cán bộ nhưng có ai sợ dân đâu? Đi tìm cán bộ sợ dân như ta đã giáo dục khó lắm”.  -  Ecopark khẳng định không liên quan đến vụ truy sát (VNN). - Hướng điều tra vào người của đơn vị thi công (TT).
-  Lại “nóng” vụ “Thu hồi 5.000m2 đất đền bù 2 triệu đồng” (DT).
“Khu đất vàng” bị bỏ hoang: Ai chịu trách nhiệm? (LĐ). - Mở “đại chiến dịch” xử lý đất vàng bỏ hoang (VnMedia).
Từ “lợi ích nhóm” đến “tự diễn biến” (QĐND). 1- Bọn “lợi ích nhóm” là dễ “tự diễn biến”, dễ bị “Tây hóa”, để “các thế lực thù địch” lôi kéo, mua chuộc? Chưa rõ, nhưng chắc chắn chúng đang tàn phá đất nước, đè đầu cưỡi cổ dân, làm cả Dân tộc suy yếu, dễ bề cho kẻ ngoại xâm thao túng, lấn lướt. 2- Còn một bọn khác, không kiếm chác bộn được như bọn “lợi ích nhóm” thì đi ôm chân kẻ thù phương Bắc, rồi tính cách đổ tội hết cho bọn “lợi ích nhóm”, phỉnh dân là chính bọn đó mới là kẻ thù số một, chứ không phải bọn bành trướng Bắc Kinh. Nghĩ mà kinh cho hai lũ này. 3- Chỉ có nhân dân là “Tọa sơn quan cẩu đấu!” Khi lũ cẩu suy yếu, chúng ắt phải nghĩ tới câu “dựa vào dân”. 
-” … xây dựng đền thờ các cụ thân sinh và anh chị em ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực chất, đây là nhà thờ Tổ của họ Nguyễn Sinh, không nên gộp là Thờ Tổ tiên của Bác Hồ.”  BÁC THẤY THÊM BUỒN, LẠI CÀNG ĐAU!(Bùi Văn Bồng). “…có lẽ Bác Hồ ở nơi chín suối cũng đau lòng  vì con cháu ruột thịt của mình đang kiếm tiền trên tên tuổi của Bác!” =>
Mời tham khảo:  + 20. Từ Hồ Sĩ Tạo tới Hồ Chí Minh (VN thư quán/ Fuxxuca). + 21. MỘT GÓC KHUẤT TRONG THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA HỒ SĨ TẠO. + Trần Quốc Vượng: Trong cõi (VN thư quán).
‘Mặc áo mới’ cho chính quyền đô thị (TVN). Không cần … quần? Bị lột truồng mấy chục năm nay rồi, lộ ra một quái thai của cha Sô Viết, mẹ làng xã VN. 
O bế làm hỏng cán bộ được quy hoạch (DT).
- Thái Sinh: Sợ thử kêu bắn…chấm chấm (Trần Nhương).
Kiến nghị thu hồi 97 dự án trên đảo Phú Quốc (TN).
Đường tiêu chuẩn quốc gia phải làm lại sau 9 năm sử dụng (LĐ).
Nhiều khuất tất trong Đoàn bay 919 (NLĐ).
- THƠ THẾ SỰ – 1Có những thứ rác rưởi/ Người ta rước về nhà,/ Tôn lên thành lý tưởng/ Rồi làm khổ dân ta./ Có những thằng lãnh đạo/ Độc ác và ngu si,/ Làm hàng vạn người chết,/ Coi như không có gì”. – THƠ THẾ SỰ – 2   –  TẢN MẠN VỀ THƠ VÀ ĐỒNG NGHIỆP   –    ĐÁNH THUẾ NGƯỜI SỢ VỢ   –   THÁI BÁ TÂN CHÍ DỊ (Thái Bá Tân).
- Đảng viên đang bị “già hóa”  —  (Bùi Văn Bồng).  -  Từ thần tượng trong đề thi, ngẫm thần tượng của công chức (VNN).
- Vụ trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng: Liệu công lý có được thực hiện?  —  (RFA)Gia đình đau đớn ngày tang lễ ông Trịnh Xuân Tùng = >
Biên bản hòa giải ở xã: Giá trị đến đâu? (PLTP).
- Đồng loạt Xin thôi chức để phản đối tháo dỡ nhà văn hóa (NLĐ).
- CẤM ỐM & ỈA ĐÁI THEO GIỜ   —  (Sơn Thi Thư).
- KÝ TIỂU TỬ – Mũ bảo hiểm   –   (Sơn Trung).
- Địa chính trị-kinh tế quốc tế và VN: 15-7-2012 (VF).
- Báo Người Việt gặp sóng gió  —  (BBC). Mời xem lại: Ðại diện Người Việt gặp gỡ cộng đồng   –   (Người Việt).
- Chiều qua đã điểm bài trên CAND, sáng nay Boxitvn đăng lại với lời bình: Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể chậm tiến độ khởi công.
SAU HÀNG CHỤC NĂM TRỜI IM LẶNG, BÁO NHÂN DÂN BẮT ĐẦU ĐƯA TIN KHÉO VỀ TỔN THẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VỚI TRUNG QUỐC? - (Phạm Viết Đào).  - HỒI KÝ CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN XUÂN ĐƯỢC, NGUYÊN TT BỘ QUỐC PHÒNG VỀ TRẬN 12/7/1984.  - ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 NGÀY 12/7/1984 TẠI THANH THỦY HÀ GIANG: XẢ THÂN, HY SINH VÌ SỰ VẸN TOÀN CỦA BIÊN GIỚI TỔ QUỐC (Phần 1).
- Loạt bài về chiến tranh Việt Nam: Những tiếng hô Hồ Chí Minh (Der Spiegel/ Phan Ba).
Những đội quân kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam (VTC).
- Người phụ nữ bí ẩn là vợ nhà lãnh đạo Kim Jong-un? (TTXVN). - Tổng Tham mưu trưởng của Triều Tiên bị mất chức (TTXVN).
-  Cuba muốn ướp thi hài của Fidel Castro sau khi mất? (Kichbu). Sống đã làm dân đói, chết mà vẫn chưa chịu thôi ư?


- Các anh ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa: Kỳ 1: Cơn lốc định mệnh  (ĐĐK).
- Nguyến Đình Ấm: Ông Thảo ra mặt anh hào  —  (Bà đầm xòe).
TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG MÀ CHƠI THẾ NÀY THÌ ĐỂU QUÁ! (Nguyễn Xuân Diện/Đào Bá Hải).

KINH TẾ
- Nợ xấu, biệt phái và lương   –   (Nguyễn Vạn Phú). “Không cải cách toàn diện khu vực kinh tế nhà nước để loại bỏ các ‘điển hình tiêu cực’ như Vinashin hay Vinalines thì khoan vội nói đến giải quyết nợ xấu. Thành lập công ty mua bán nợ có thể giải quyết các khoản nợ cũ nhưng chưa bịt được lỗ hổng về quản lý các doanh nghiệp nhà nước thì sớm muộn gì cũng sẽ nảy sinh những khoản nợ xấu mới. Không lẽ lúc đó lại tính chuyện thành lập tiếp công ty mua bán nợ mới?” - Tập đoàn nhà nước cắt giảm lương (TP).
Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi (VnEco). - Nói và làm: Hạ lãi suất theo hứng của ngân hàng (VEF). - Hạ lãi suất nợ cũ (TN). - Nhiều ngân hàng chưa giảm lãi suất khoản vay cũ (VOV). - Muốn vay vốn nhanh phải hối lộ 5-10% (TT). - Giảm lãi suất nợ cũ làm khó ngân hàng nhỏ (TQ).  - Lãi suất phân hóa mạnh (NLĐ). –  Hạ lãi suất nợ cũ (TN). –  Vì sao ngân hàng hồ hởi giảm lãi suất? (PLTP).
Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng – Thị trường đang biến hóa (SGGP). - Giá vàng SJC cao hơn thế giới 1,8 triệu đồng/lượng (TN).
- Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm: Điểm đáng đáng chú ý  —  (RFA).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính VN 15-7-2012(VF).
-  Chứng khoán UpCom như ngôi chợ “ma” (PLTP). - Sẽ rút ngắn thời gian xử phạt (TT).
Sức mua thấp, siêu thị vẫn đua nhau mở rộng (VEF).
Câu tiền thuê bao bằng tổng đài rác (VNE).
Thật, giả chuyện thừa – thiếu đường (SGGP).
- Ba ba- đầu cá đuôi thú  —  (Đào Tuấn). “Câu chuyện ‘con ba ba Quảng Bình’ bị bắt giữ ngày hôm nay, dường như “có họ có hàng” với hòn đá bị bắt giam ở Chư Sê hôm qua. ‘Họ hàng’ ở việc đẩy nghĩa vụ chứng minh vô tội cho phía nạn nhân. “Họ hàng” ở chỗ thích thì coi ba ba là ‘cá’, không thích thì bảo đó là ‘thú’. ‘Họ hàng’ ở sự mẫn cán đến đáng kinh ngạc của chính quyền. Sự mẫn cán trong việc chèn ép những người có đặc điểm chung là thấp cổ bé họng”.  – Đọc cuộc sống (TP).
Suy kiệt vì tôm chết (TT).
<-  Xuất cá cảnh sang Mỹ (TT).
Hàng ế đầy kho, phó tổng giám đốc cũng phải đi bán hàng (VTC).
- Hàng loạt nông dân vỡ nợ vì mua “gian hàng điện tử” (TP).
Chợ An Hòa (Cần Thơ): Tiểu thương và BQL chợ “tố” nhau (SGGP).
Máy móc thiết bị chủ yếu vẫn nhập từ Trung Quốc (TT).
Little Saigon có mặt tại Úc (NLĐ).
Nữ nhi mà chẳng …thường tình (PLTP).
Thị trường vàng tiếp tục ngóng chờ Fed (NDH).
- Kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục suy yếu trong năm nay (TTXVN).


- PGS.TS Đỗ Đức Định: Không thể cứ đổ tiền vào phễu! (SGTT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hạ lưu như…một số quan chức !  –   (Người ba Đồn).
- HẺM…”BUÔN” CHUYỆN ( KỲ 1): Có một thứ quan không …”ăn”  —  (Nhật Tuấn).
- 142. Tiếc cho một con đường di sản… (Xưa&Nay).
- Bùi Văn Nam Sơn – Triết gia ngồi xe buýt (TP). = >
Thụy Khuê – Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định (DĐTK).
CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 61) - (Nhật Tuấn).
- Phạm Phú Phong: Tiểu thuyết- Tô Nhuận Vỹ vẫn còn lặn lội ở Vùng sâu (Trần Nhương).
Phan Vũ thách đố tuổi tác (TT).
PHẠM QUANG ĐẨU kể chuyện hiệu trưởng mua dâm (Lê Thiếu Nhơn/VNCA). -  Truyện ngắn của VÕ TẤN phen này xin Ngán…!!!. - Trường ca của NGUYỄN HOÀNG ĐỨC kẻ hành hương từ đời đến thơ – Kỳ 2.
Trong cánh rừng tuổi thơ hư ảo (TN).
- SỐ “0” VÀ SỐ “1” —  (Nguyễn Trọng Tạo). - Nguyễn Trọng Hoàn: CẢM VÀ LUẬN VĂN CHƯƠNG. - Lại Nguyên Ân: CUỐN NHẬT KÝ BẠN TÔI.
- Những bài hát của một thời (40): Biển hát chiều nay  —  (Nguyễn Thông).
- “Lũ quét” khai màn LH sân khấu kịch toàn quốc 2012 (TQ).
- Sao Mai Điểm Hẹn: Minh bạch hay không minh bạch (TP).
- Rolling Stones kỷ niệm 50 năm sự nghiệp ca nhạc  —  (RFI).
- PHÓ CHỦ TỊCH LĐBĐ VN LÊ HÙNG DŨNG: “Người làm thì ít, người nói thì nhiều” (PLTP).
- Đảng chính trị dọa kiện Madonna  —  (BBC).  – Đảng cựu hữu Pháp sẽ kiện ca sĩ Madonna vì tội phỉ báng   —  (RFI).
Khởi tranh cuộc đua xe đạp “Về Trường Sơn – 2012” (VnEco).
- Olympic Luân Đôn 2012 : Thể thao Việt Nam hy vọng có huy chương  —  (RFI).  – Nét văn hóa Việt Nam giữa London (BBC).  – Olympic là ‘cơ hội lớn’ cho doanh nghiệp   —  (BBC). - Văn hóa Việt ghi điểm (TT).


Lo cho Bạch Mã (TTCT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ Giáo dục điều chỉnh đáp án môn Lịch sử (VNN). -  Bộ Giáo dục sửa đáp án môn Lịch sử kỳ thi Đại học 2012 (GDVN). –  Bộ GD-ĐT sửa đổi đáp án môn sử ở kỳ thi đại học: Điều chỉnh có lợi cho thí sinh (TN). Một độc giả thân thiết, là nhà giáo, gửi email  bình: “Tui chấm thi hôm qua đến nay tức ói máu: đáp án đề thi môn Sử rất ba trợn. Còn Câu 1, câu 2, câu 3 nữa. Đúng là một lũ dốt.” –  Đề vừa sức, thí sinh hào hứng (NLĐ). - Đề thi cao đẳng: Chạm đến vấn đề thiết thân của thí sinh (TN). - Sửa đổi đáp án Đại học môn Lịch sử: Chỉnh nhưng chưa chuẩn (GDVN). - Thí sinh có thể mất 2,5 điểm vì đáp án Sử ‘có vấn đề’ (VNE).
Thi Cao đẳng 2012: Sĩ tử hy vọng ở môn cuối (GDVN). - Nhiều phòng thi… vắng hoe (TT).
- Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10 không chuyên (TT).  Các trường chuyên Hà Nội đồng loạt hạ điểm chuẩn (DT).
<- Dạy nghề theo tiêu chuẩn quốc tế (PLTP).
Chuyện thần tượng qua đề thi đại học (TT).
Đoàn Olympic sinh học VN đoạt 4 huy chương (TT). -  Học sinh Việt Nam đạt 4 huy chương Olympic Sinh học quốc tế 2012 (ANTĐ).
-  Khai mạc khóa học kỳ quân đội miễn phí (TT).
-  “Vietnamese Week” của du học sinh Việt tại Nhật (Kênh 14).
- ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CẦN HỌC LÀ HỌC CÁCH HỌC (Tâm sáng).
-  Dịch chuyển “thị trường giáo dục” (SGGP).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tử vong sau vài tiếng vào phòng khám có bác sĩ Trung Quốc (NLĐ).  – Hé lộ tình tiết cái chết bất thường tại phòng khám Maria (Bee). - Bệnh nhân chết tại phòng khám Trung Quốc, người nhà náo loạn (Infonet).
-  Vụ lừa gái quê đưa sang Trung Quốc: Công an vào cuộc điều tra (PLTP).
- Con nghiện… hành khất (NLĐ).
Còn đối phó khi mặc áo phao sang sông (TT).
Bọn nhà quê (Đông Ngàn). - Hoàng Minh Tường: Rác và chúng ta (Trần Nhương). “Chúng ta quá mộng mơ đến những cao siêu viễn tưởng, dồn sức quá nhiều cho những hời hợt, sáo rỗng… mà quên đi những hành xử  văn minh tối thiểu hằng ngày.”
- Thợ cắt tóc vỉa hè thời @ (VNE).
-  Vợ Tỷ Phú Facebook Là Người Việt? (BBCT).
Xe con lao xuống vực sâu ‘cướp’ mạng 2 người (VTC).
Tầm nã tội phạm: Bước sa chân của một cán bộ phụ nữ (TN).
Khai thác than thổ phỉ trái phép ở Quảng Nam bùng phát (VTV).
<- Rừng Phú Quốc bị chặt phá tan hoang (PLTP).  -  10ha rừng tại đèo Hố Chùa bị thiêu trụi (CA).
- Chính quyền Cuba công nhận có 158 ca bệnh dịch tả  —  (RFI).
- “Đại hồng thủy” tại vùng tây nam Nhật Bản  —  (RFI). – Nhật Bản tìm kiếm người mất tích do lụt  —  (BBC). - Nhật Bản: Hàng ngàn người bị kẹt giữa mưa lũ (VOA).
- Úc: Tranh luận nổi lên sau vụ cá mập trắng tấn công người  —  (RFI).
- Nhân hội nghị thế giới về SIDA : Hy vọng khống chế được nạn dịch thế kỷ (RFI).



QUỐC TẾ
Tổ chức đối lập: Giao tranh ác liệt nhiều nơi ở Syria (VOA). - Syria: Giao tranh ác liệt nhất ở ngoại vi của thủ đô (TTXVN). - Syria bác bỏ cáo buộc họ đã dùng vũ khí nặng trong vụ bạo động mới nhất (VOA).  – LHQ điều tra vụ giết 200 người ở Syria  —  (BBC).  – Tổng thống Pháp lại chỉ trích Nga và Trung Quốc về Syria (VOA).
- Bộ trưởng Afghanistan thoát chết (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ Clinton có chuyến thăm tới Israel (TTXVN).
- AU: Các phần tử chủ chiến Hồi giáo ở Bắc Mali là mối đe dọa đối với thế giới (VOA).
Bầu cử quốc hội ở Cộng hòa Dân chủ Congo (VOA).
Ngoại trưởng Clinton hội đàm với giới lãnh đạo Ai Cập về viện trợ Mỹ (VOA).  - Ngoại trưởng Mỹ sang Cairo thảo luận tiến trình chuyển tiếp chính trị Ai Cập (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ Clinton gặp các tướng lĩnh Ai Cập  —  (RFI).  – Hai du khách Hoa Kỳ bị bắt cóc tại Ai Cập (VOA).
Pakistan tiếp tục chiến dịch tuần hành chống NATO (VOV).
- Tổng thống Venezuela phát động chiến dịch tái tranh cử (VOA). = >
- Pháp diễu binh mừng Quốc khánh (BBC). - Tổng thống Pháp đóng kín đời tư (TN).
Obama đấu Romney về chuyện “xuất khẩu việc làm” (TTXVN).
Tóm được kẻ bị truy nã nhất nước Mỹ (VNN).
- Phụ nữ Cam Bốt phải bán tóc để lấy tiền mua gạo  —  (RFI).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 15/07/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 15/07/2012;  + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 15/07/2012;  + Thời sự 19h – 15/07/2012.

1145. Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?

The Diplomat

Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?

Tác giả: Peter Mattis
Người dịch: Đỗ Quyên
13-7-2012
Những luận điệu nóng giận phát ra từ các nhà bình luận quân sự của Trung Quốc trong mấy tháng qua khiến một số nhà quan sát tự hỏi, có phải chăng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐTQ) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh? Bước ngoặt mà nhìn bề ngoài có vẻ quyết liệt hơn của Trung Quốc – dường như phù hợp với quan điểm của các học giả phái diều hâu – ngay cả có thông minh đi chăng nữa, thì cũng làm cho câu chuyện ảnh hưởng quân sự ở Trung Nam Hải trở thành một vấn đề quan trọng để có thể hiểu chính sách của Mỹ nhằm định hình Trung Quốc có thật sự hiệu quả không.
Liệu có thể giải thích ảnh hưởng có vẻ ngày càng tăng của QĐTQ ở Bắc Kinh mà không cần nhắc đến những lời lẽ thường xuyên sôi sục của phái bình luận diều hâu – những người mà quyền lực của họ trong trường hợp tốt đẹp nhất thì cũng vẫn khó hiểu – như hai nhà bình luận rất năng suất là Dương Nghị (Yang Yi) và La Nguyên (Luo Yuan)? Câu trả lời ngắn gọn là có, và số bằng chứng chứng minh điều này đang nhiều dần lên. Tuy nhiên, những hàm ý về ảnh hưởng của QĐTQ thì vẫn chưa rõ ràng.
Thứ nhất là, vào thời điểm khi mà các phe phái chính trị dường như ít gắn kết và ít đúng đắn hơn trước, thì các nhà quan sát nên lưu ý rằng PLA kiểm soát chỉ hơn 20% Ban Chấp hành Trung ương Đảng – cơ quan mà về hình thức là có quyền chọn ra Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. QĐTQ có thể không phải là lực lượng chi phối việc bổ nhiệm; tuy nhiên, họ có quyền phủ quyết những gương mặt được lựa chọn cho vị trí lãnh đạo cấp cao, tại Đại hội Đảng 18 mùa thu tới đây. Điều này có khả năng đặt quân đội vào vị trí có quyền ép các lực lượng khác phải nhượng bộ, hứa hẹn, và khuyến khích các tham vọng chính trị nhằm ủng hộ ưu thế của QĐTQ.
Tuy vậy, giới quan sát nên thận trọng, không nên đi quá sâu vào chuyện này – ít nhất là nếu không có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn và gần đây nhất về các phe phái trong QĐTQ được xuất bản cách đây gần 20 năm, và chúng ta không biết đến sự gắn kết của Ban Chấp hành Trung ương của QĐTQ như một khối quyền lực. Hơn thế nữa, QĐTQ chỉ có hai ghế trong Bộ Chính trị, không có ghế nào trong Ban Thường vụ, do đó vai trò của quân đội trong chính trị có thể là gián tiếp và không nhất thiết là có ảnh hưởng hàng ngày.
Thứ hai là, như ông David Finkelstein thuộc Tập đoàn CNA đã nói từ đầu năm nay, QĐTQ cũng có thể lãnh đạo bằng các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, QĐTQ phải thừa nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng họ hầu như không làm gì được Đài Loan, cũng không làm gì được lực lượng quân đội do Mỹ triển khai tới khu vực. Ngày nay chuyện đó không còn nữa. Cho dù là bàn về việc sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Lybia, việc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden, hay về những năng lực mới để cưỡng chiếm (nhưng không tiếp quản) Đài Loan, QĐTQ đều đã chứng tỏ rằng họ có nhiều thứ để dâng cho Trung Quốc. Những người có thể đưa ra các lựa chọn và giải pháp thì gần như luôn luôn chiến thắng trên bàn ra quyết định, trước những người chỉ đem lại trở ngại.
Thứ ba là, QĐTQ đang ngày càng chuyên nghiệp hóa như một lực lượng chiến đấu, với một dải rất rộng khả năng tác chiến trên đất liền, biển, đường không, và tên miền không gian. Nhằm hiện đại hóa, quân đội Trung Hoa đang cố gắng phá vỡ các ứng dụng kiểu “ống khói” (stovepipe services) ở các miền (domain) này. Sự tập trung ngày càng lớn của Trung Quốc vào thao tác chính xác, bên cạnh một “hệ thống của các hệ thống có năng lực vận hành” để vượt qua những “ống khói” đó, sẽ giúp cho QĐTQ chiến đấu theo một cách khác về căn bản. QĐTQ đã liên tục làm giới quan sát ngạc nhiên vì tốc độ hiện đại hóa của họ; tuy nhiên, họ vẫn là một quân đội đang trong thời kỳ quá độ, đứng trước những thay đổi lớn về lý thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là hiểu được QĐTQ có thể làm gì là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều, so với khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979, hoặc là khi họ gửi “các tình nguyện viên nhân dân” sang Hàn Quốc vào năm 1950.
Thứ tư là, lãnh đạo dân sự ngày nay hầu như không có kinh nghiệm trực tiếp nào với các vấn đề quân sự, và phải phụ thuộc hoàn toàn vào QĐTQ để có thể có được chuyên môn quân sự, và ở một mức độ thấp hơn là chuyên môn chính trị-quân sự. Không như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người nhiều khả năng sẽ kế nhiệm ông – Tập Cận Bình – không có kinh nghiệm trực tiếp với việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt mục đích chính trị, và có lẽ sẽ phải phụ thuộc vào lực lượng khác để có được kinh nghiệm ấy. Trong một hệ thống vốn dĩ cố ý giới hạn quyền dân sự tiếp cận với quân sự, điều ấy có nghĩa là Hồ và Tập phải phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm ít ỏi về quân sự của họ mỗi khi cần đưa ra đánh giá về những hành động thích hợp nào đó. Họ có biết phải hỏi những câu gì không? QĐTQ có đưa ra các quyết định sáng suốt, không chứa biệt ngữ gì, để họ hiểu không? QĐTQ và Ban Quân sự Trung ương phản ứng nhanh tới mức nào trước các đề nghị tăng cường cung cấp thông tin?
Cũng chưa rõ liệu Hồ và Tập có thể tìm được sự ủng hộ về tri thức khi họ cần hay không. Cho dù là việc tìm kiếm các bài báo quân sự trên tờ Hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Hoa, hay là nghiên cứu tủ sách Trung Quốc, các tác giả của QĐTQ cũng giữ địa vị thống trị trong nghiên cứu chiến lược. Ngược với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một giới phân tích quốc phòng dân sự phát triển mạnh.
Chẳng hạn, nếu quan chức Nhà Trắng muốn có một bản đánh giá khác ngoài bản của Lầu Năm Góc, họ có thể đi tới bất kỳ cơ quan nào trong số một loạt viện nghiên cứu, viện tư tưởng (think tank) – ví dụ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới – và nhận được những bản phân tích quân sự được làm rất chuyên nghiệp. Trong khi đó, nếu Trung Nam Hải muốn rung cây, cũng chẳng biết liệu lãnh đạo Trung Quốc có thể có được bản đánh giá độc lập nào từ QĐTQ không. Điều này tạo cho QĐTQ quyền lực cực lớn – thậm chí họ không cố ý như thế – để che đậy những gì họ đang thực sự làm và ảnh hưởng đầy đủ của các hành động của họ, mà không cần xem xét kỹ lưỡng.
Giới quan sát thường nhắc đến vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, coi đó như dấu hiệu cho rằng quá trình ra quyết định ở Trung Quốc rất thiếu sự phối hợp. Một số người có ý nói là lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin – hoặc không được thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu QĐTQ chỉ trình cho Hồ Cẩm Đào một mẩu giấy đề nghị “Chúng ta có nên tiếp tục cuộc thử nghiệm đã lên kế hoạch đối với chương trình X không?”. Đám công chức quan liêu có thể che giấu được rất nhiều thứ, trừ phi có ai đấy có đủ thời gian và sức lực để tìm hiểu mọi chuyện. Và vào thời điểm đó thì Hồ là vị lãnh đạo dân sự duy nhất có quyền lực đối với QĐTQ.
Ảnh hưởng của QĐTQ có lẽ đang gia tăng, nhờ một số lý do. Bất kể những người tham gia có là ai, QĐTQ có vị trí rất vững vàng để có thể áp đặt lợi ích và quan điểm của họ lên bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ liệu có tồn tại một tiếng nói có tính chất tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia – không chỉ là lợi ích vật chất của QĐTQ và biện pháp chiến đấu – và liệu tiếng nói đó có nhất quán ở tất cả các chi nhánh khác nhau của quân đội không?
Ngay cả khi QĐTQ có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì QĐTQ nói cũng không rõ ràng. Đương đầu với các khó khăn trong hiện đại hóa là việc nhiều khả năng sẽ khiến QĐTQ phải tập trung vào nội bộ, và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy QĐTQ có một nỗ lực, một quyết tâm tự đánh giá. Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tịch Hồ đứng đầu đã phê chuẩn bản đánh giá quan trọng nhất, gọi là “hai điểm bất tương hợp” – năng lực của QĐTQ không phù hợp để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh tin học hóa và không phù hợp để đáp ứng các sứ mệnh lịch sử của QĐTQ. Điều này nghe không giống giọng diều hâu, cái giọng luôn đòi lãnh đạo phải hành động. Và những ngụy biện tinh vi của các lý thuyết QĐTQ cùng các đổi mới công nghệ của họ cho thấy các tướng lĩnh không phải là những kẻ hiếu chiến, đang mong muốn một cách tiếp cận thô bạo.
Mối lo lắng thực sự nên là, liệu các lãnh đạo dân sự của Trung Quốc có kinh nghiệm tri thức hay là năng lực để tiếp cận thông tin quân sự độc lập với QĐTQ, để kiểm soát sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của QĐTQ. Đảng kiểm soát súng – 1,8 triệu trong tổng số xấp xỉ 3 triệu quân nhân QĐTQ và cảnh sát có vũ trang là đảng viên – nhưng vấn đề ở đây không phải là QĐTQ có bất lương không, có quan tâm tới Trung Nam Hải không. Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách dân sự Trung Quốc, đặc biệt Hồ và Tập, thật sự hiểu năng lực và giới hạn của QĐTQ cũng như những lựa chọn QĐTQ đưa ra đến mức nào – và sự hiểu đó ảnh hưởng tới các quyết định liên quan tới chiến tranh và hòa bình ra sao.
Tác giả: Peter Mattis là chủ bút tờ China Brief của Quỹ Jamestown.
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © BS2012

1146. Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490

Thayer Consultancy

Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490

Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
09-07-2012
Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh kiểm tra công tác SSCĐ và chụp ảnh với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn
Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục sau đây “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Hồi tháng 5, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi tạp chí quân sự có tên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (xem bức hình bên phải và các bức ảnh bên dưới).


Tháng sau, báo Đất Việt, một tờ báo tiếng Việt (số ra ngày 11 tháng 6 năm 2012) đã đăng bức ảnh giống như hình phía trên bên phải và xác định tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Tờ báo này cũng đưa tin Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud. Bảo Đất Việt đã xác định đơn vị sản xuất là Lữ đoàn B90 (xem ảnh bên dưới).
Trong thập niên 1980, tin cho biết rằng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số tên lửa Scud B (xem tin trong khung bên dưới). Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Lực lượng chiến lược

Có lẽ vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg). Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn cách đáng tin cậy đối với Quân đội Trung Quốc (PLA) đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam. Trong tháng sau đó (ND: tháng 6-1994), Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên. Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm như một khách mời, để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng. Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam. Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km. Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
Nguồn: Carlyle A. Thayer, Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phát triển và hiện đại hóa. Loạt bài giảng về Lực lượng Vũ trang. Tài liệu số 4, Bandar Seri Begawan: Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Vua Haji Hassanal Bolkiah, năm 2009.
Trùng hợp với những phát triển này, báo United Daily News đưa tin hôm 2 tháng 7, Trung Quốc đã thiết lập một lữ đoàn tên lửa mới, Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827, ở thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông. Báo Đài Loan đưa tin với suy đoán rằng, Lữ đoàn Tên lửa này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21 và Đông Phong 16, loại lửa đạn đạo mới hơn, có tầm hoạt động xa hơn. DF-21 có tầm hoạt động từ 2.000-3.000 km và tin tức cho biết, khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển với độ chính xác cao. DF-16 có tầm hoạt động 1.200 km và do đó có khả năng bắn trúng Hà Nội.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở đảo Hải Nam, gồm căn cứ hải quân Du Lâm, gần Tam Á, và các thành phố nằm trong bán kính 500 km ở miền nam Trung Quốc như Nam Ninh.
Nguồn: Thayer Consultancy
Bản tiếng Việt © BS2012
* Mời xem thêm: Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng và huấn luyện của Lữ đoàn 490 (TCQP Toàn dân).   - Việt Nam sản xuất thành phần nhiên liệu tên lửa Scud (Đất Việt).  – China forms missile brigade for South China Sea (Focus Taiwan).   - Báo Hoàn Cầu khinh thường Scud B Việt Nam (blog vibay).

20. Từ Hồ Sĩ Tạo tới Hồ Chí Minh

Đôi lời: Có quá nhiều điều muốn nói khi đăng lên hai bài viết này, nhưng … tự nhiên chẳng muốn nói gì nữa, chỉ chợt nghĩ: một khi còn những sự việc, con người của lịch sử bị che giấu nhiều bao nhiêu, thì dân ta còn khổ, đất nước còn nghèo hèn bấy nhiêu. Vậy thôi!

TÔI ĐI TÌM MỘ CỤ HỒ SĨ TẠO

 Phạm Xuân Cần
.
Bác Hồ Thanh Chương, nguyên là đại tá, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân, ở thành phố Hồ Chí Minh, quê làng Lai Nhã, xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương. Bác là cháu nội cụ cử nhân Hồ Sĩ Tạo, đồng thời cũng là em đồng hao của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bác cho biết, bác quê ở Thanh Chương, nên sau mới đổi tên từ Hồ Giả Chương thành Hồ Thanh Chương.  Tuy nhiên, bác không sinh ra và lớn lên ở Thanh Chương, mà sinh ra và lớn lên ở Quảng Trạch, Quảng Bình, nơi cụ Hồ Sĩ Tạo trước đây đã từng làm tri phủ. (Hai con trai của bác Chương được đặt tên là Quảng và Bình). Đã hàng chục năm bác Chương không về quê, nhưng vẫn canh cánh bên lòng chuyện chưa tìm được mộ ông nội.
Bác cho biết ông nội bác sau khi thôi chức Tri phủ Quảng Trạch, thì về quê dạy học ở Thanh Trường, Thanh Chương (Nay gọi là xã Xuân Tường). Nơi cụ mở trường dạy học về sau được gọi là Cồn Trường. Tại đây cụ gá nghĩa với một người phụ nữ, thường gọi là bà Chổi. Có lẽ do bà thường đi bán chổi kiếm ăn. Đó là người đàn bà thứ năm của bậc tài hoa và đào hoa Hồ Sĩ Tạo. Theo bác Chương, sau khi mất, cụ Hồ Sĩ Tạo không được chôn cất ngay, mà học trò của cụ còn để đến ba tháng sau mới làm lễ. (Điều này hơi khác với những gì mà ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh đã viết trong bài ký nổi tiếng “Chuyện ở sân sau”).
Đầu năm 1998, sau khi nghỉ hưu, bác Hồ Thanh Chương từ thành phố HCM ra Vinh, cùng anh em chúng tôi là những học trò của bác đi tìm mộ cụ Hồ Sĩ Tạo. Đó cũng là chuyến về quê đầu tiên sau hơn hai mươi năm của bác.
Về quê, bác Chương chỉ có một nguồn tin duy nhất do bà cô cho biết: mộ cụ Hồ Sĩ Tạo ở xã Thanh Trường, huyện Thanh Chương. Mộ có một tấm bia đá nhỏ, bị sứt góc phía bên trái. Bà còn cho biết ở xã này có một ông già họ Mai biết nơi đặt ngôi mộ.
Xuất phát từ Vinh từ sáng sớm, việc đầu tiên của chúng tôi là tìm ông già họ Mai. Gần trưa thì mới tìm được ông cụ họ Mai. Qua một vài câu chuyện, tôi đã hơi nghi ngại, vì ông cụ đã bắt đầu lẫn. Ông kể chuyện đi chiến dịch Điện Biên phủ gặp Bác Hồ, nói chuyện đồng hương với Bác, mà quả thật tôi cũng không biết thực hư ra sao. Nhưng dù sao ông cụ cũng là điểm tựa duy nhất lúc này, vì vậy vẫn phải mời cụ lên xe ra “hiện trường”. Đến nơi ông cụ khoát tay chỉ một vùng đồi rộng lớn và nói: “ở đây”. Đây là vùng đồi chắc là đã chia cho từng hộ gia đình, nên được ngăn cách bằng những hàng rào bằng tre, hoặc những loại cây có gai. Nhìn khắp nơi tôi không hề thấy dấu hiệu gì là có mồ mả cả. Ban đầu chúng tôi còn theo ông cụ, luồn hết đồi này sang đồi khác, nhưng càng đi càng thấy mông lung, nên sau tôi bàn với bác Chương, chia ra mỗi người một khu vực để tìm. Thế nhưng, càng tìm càng mất hút, nhìn chỗ nào cũng tưởng như là có ngôi mộ, nhưng đến gần thì không thấy có dấu hiệu gì.
Đã quá trưa, đói và mệt, lại bị gai cào, ông cụ và cả bác Chương nữa cũng không biết đang tìm ở đâu, tôi ngồi xuống nghỉ một chốc cho lại sức. Đang nghỉ, tự nhiên thấy một bé trai độ chín mười tuổi cũng đang lò dò tìm kiếm gì đó trong vườn đồi. Tôi gọi cháu đến và hỏi: “Cháu ở đây có biết chỗ nào có ngôi mộ không?”. Cháu bé trả lời ngay: “Đằng bụi tre này có cái bia chú ạ”. Nói rồi nó tất tả đi trước chỉ cho tôi đến chỗ có tấm bia. Tấm bia quay lưng vào một lùm tre, xung quanh cây cối rậm rì. Có lẽ đã hàng chục năm không người chăm sóc, ngôi mộ không còn nhô lên nữa. Nó chỉ còn là một tấm bia đá nhỏ cắm giữa cây dại, phía sau là lùm tre đã bắt đầu lấn ra cả phía tấm bia. Tôi gần như quỳ ngay xuống tấm bia khi nhìn thấy nó. Đây rồi, bị sứt góc phía bên trái! Mấy chữ Hán trên bia hãy còn rõ. Tôi bứt vội mấy lá cây xát lên bia và đọc được chữ “Hồ”, chữ “Tiểu”, dưới đó là một chữ gì đó rậm rì, có bộ thủy, cuối cùng chữ “chi mộ” thì quen rồi, biết ngay. Tôi còn đọc được chữ “Quảng”, chữ “Phủ” phía bên phải. Sao lại là “Hồ Tiểu” nhỉ, ông là Hồ Sĩ Tạo kia mà, chữ Sĩ và chữ Tạo thì tôi biết. Nghĩ thế, nhưng tôi vẫn tin chắc là mộ cụ Hồ Sĩ Tạo. Tôi khum tay gọi bác Chương vang động cả vùng đồi.
Mãi hàng chục phút sau bác Chương mới bươn đến, mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại. Ông quỳ ngay xuống trước tấm bia. “Đây thật rồi! Đây thật rồi!”. Tôi hỏi: “Nhưng tại sao lại là Hồ Tiểu hả bác?”. Bác Chương nói ngay: “Hồ Tiểu Khê! Hồ Tiểu Khê! Tiểu Khê là tên hiệu của ông nội mình. Tiểu Khê nghĩa là dòng suối nhỏ”. Thế thì chính xác rồi. Tôi vào một gia đình có nhà gần đó mượn một con dao. Hai thầy trò cùng chặt cành, phát quang, dọn sạch khu vực quanh tấm bia. Sau đó, đem hương mang theo, thắp hương cắm lên mộ. Hai thầy trò đứng nghiêm trước mộ phần của cụ, nghẹn ngào, không nói được lời nào. Bác Chương chắc xúc động lắm. Nguyện ước cả đời đã đạt được. Để chắc chắn hơn, tôi cẩn thận chép lại từng chữ Hán trên tấm bia. Tối hôm đó cha tôi đã dịch nội dung tấm bia. Dòng trên cùng là chữ Lai Nhã thôn. Bên trái là “mậu thìn giải nguyên’, bên phải là “Quảng Trạch tri phủ”, chính giữa là “Hồ Tiểu Khê chi mộ”. Có nghĩa: Mộ của Hồ Tiếu Khê, người làng Lai Nhã, đậu giải nguyên năm Mậu thìn, làm tri phủ Quảng Trạch.
Xong nghi lễ, hai thầy trò vào gia đình có khu vườn đồi. Bác Chương cám ơn gia đình, gửi lại cho họ một ít tiền, nhờ chăm sóc, hương khói cho phần mộ trong lúc chưa tôn tạo lại được. Ông chủ nhà cho biết cách đó chừng tám chín, năm, tức là  khoảng năm 1989, 1990 gì đó cũng đã có một vài người, nói là cán bộ văn hóa về tìm ngôi mộ. Gia đình cũng biết ngôi mộ này chắc là của một nhân vật quan trọng, nên cũng có ý thức giữ gìn.
Có một chút ân hận nhỏ, là mải lo chuyện, tôi quên mất đứa trẻ đã chỉ cho mình ngôi mộ, khi hỏi ông chủ nhà thì ông cũng lắc đầu “không biết đứa mô”. Ông già họ Mai cũng vậy. Xong việc, tôi lại bươn khắp vùng đồi, vừa gọi vừa tìm ông, nhưng mãi vẫn không thấy. Tin chắc không có gì bất trắc, thầy trò chúng tôi đành lên xe, không quên ghé qua nhà ông gửi cho gia đình một ít tiền, thay lời cám ơn.
Chiều hôm đó bác Chương mới về đến Thanh Khê, sau hơn hai mươi năm. Họ hàng đón ông mừng mừng tủi tủi. Tiếp chuyện với chúng tôi là ông Hồ Sĩ Dũng, gọi bác Chương bằng bác. Ông Dũng người trông khắc khổ, nhưng tỏ ra khá hiểu biết về lịch sử và văn hóa. Sau khi nghe kể lại quá trình tìm mộ, ông tỏ ra tiếc rẻ. “Nếu bác về quê trước thì chắc không vất vả như vậy, vì ở quê vẫn có một số người biết ngôi mộ này”. Ông cũng kể nhiều giai thoại về cụ Hồ Sĩ Tạo. Ông cho biết, cụ Hồ Sĩ Tạo có một tập thơ, tựa là “Tiểu Khê thi tập”, gồm trên dưới một trăm bài thơ. Những năm 60, 70 có đoàn sưu tầm văn hóa dân gian của tỉnh về đã mượn tập thơ đó, nay chắc Phó giáo sư Ninh Viết Giao đang giữ. Ngay hôm sau về Vinh, tôi đã nhờ người đưa bác Chương lên gặp PGS Ninh Viết Giao. Hai người nói chuyện rất tâm đắc về Hồ Sĩ Tạo. Nhưng về tập thơ, ông Giao cho biết ông cũng nghe nói vậy, chứ chưa hề nhìn thấy nó. Nếu có thì chắc chắn ông đã tìm cách giới thiệu rồi. Gần đây nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu, tác giả nhiều công trình nghiên cứu về gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói cụ Hồ Sỹ Tạo có một tập nhật ký tìm họ, nói về việc tìm lai lịch họ Hồ, không biết nay thất lạc ở đâu.
Sau chuyến đi tìm mộ, bác Chương còn về nhiều lần nữa. Ngôi mộ đã được sửa sang lại khang trang hơn và đã được con cháu lui tới chăm sóc. Năm 2010, ngôi mộ đã được đầu tư tôn tạo lại hết sức khang trang. Hôm trở lại đây dự lễ khánh thành ngôi mộ, tôi hầu như không nhận ra nơi mười hai năm về trước mình đã có một chuyến đi vất vả mà đầy ý nghĩa. Buổi lễ khánh thành được tổ chức thật trọng thể và nghiêm trang. Ban liên lạc họ Hồ toàn quốc, cùng với con cháu khắp trong Nam ngoài Bắc về dự. Trong các đoàn lên dâng hương, tôi nghe giới thiệu cả đoàn đại biểu họ Hà. Tôi được bác Hồ Thanh Chương trịnh trọng giới thiệu là “một ân nhân của họ Hồ ta”. Tự nhiên nước mắt cứ thế tuôn trào. Hôm đó, bác Chương cũng thay mặt con cháu nói mấy câu cám ơn. Một vị được giới thiệu là trưởng ban sử của dòng họ lên nói vanh vách về lịch sử họ Hồ và Hồ Sĩ Tạo. Ông không ngần ngại trình bày hết sức rõ ràng, thuyết phục về những gì gọi là giai thoại, là thâm cung bí sử quanh nhân vật Hồ Sĩ Tạo.
Lại nhớ, buổi chiều của năm 1998 ở Thanh Khê. Khi bước vào nhà thờ họ thắp hương, tôi, bác Chương và mấy người cùng đi sửng sốt trước bức phả hệ được vẽ trên tấm vải trắng, treo trang trọng giữa nhà thờ. Trên đó, dưới cái tên Hồ Sĩ Tạo có một mũi tên chỉ xuống. Dưới mũi tên là những cái tên quen thuộc. Bác Chương nghiêm sắc mặt: “Không được! Không được!”. “Chi mà không được bác?”, ông Hồ Sỹ Dũng nói. “Không được là không đươc. Đã rõ ràng chi mô!”. “Bác hay thật. Có chi nữa mà không rõ ràng?” “Không được”. Bất giác, tôi cũng nói theo bác Chương: “Không được. Không được…”
Ảnh: 1- Trước mộ cụ Hồ Sĩ Tạo khi vừa tìm thấy ngày 12/4/1998; 2- Bia mộ cụ Hồ Sĩ Tạo; 3- Mộ cụ Hồ Sĩ Tạo hiện nay.
—-

Câu chuyện về cụ thân sinh ra

Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng

Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy

Trần Quốc Vượng
(Trích từ cuốn Trong Cõi, xuất bản tại Mỹ. Chương 15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia – Kinh nghiệm điền dã)
Tôi đã mở (đầu) bài kinh nghiệm điền dã Folklore này của mình bằng câu chuyện một vị tiến sĩ vô danh, nghĩa là không còn tên tuổi, để dẫn dắt đến câu chuyện của những người có tên tuổi.
Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tuổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur (1), như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên nôm là làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm thừa biện bộ Lễ ở Huế rồi tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị cách chức quan) cụ phiêu dạt vô Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu… Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm thế là vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng là vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ý thức chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường…
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh. Nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa… Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta Sợ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh “Life and Death in Shanghai” (2), đã được phiên dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là “bí mật quốc gia”.
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ. Cụ Nguyễn Sinh Huy. Mà cũng là truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ), đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi quê ông, bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo Dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng viện Văn Học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: “Hồng nhan đa truân” (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”… “Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”…
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo lấy tứ dân (Sĩ Nông Công Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng “Xướng ca vô loài”.
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân – tài tử – giai nhân: “Trai tài Gái sắc” mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng “không chồng mà chửa”. Mà ông cử Tạo thì đã có vợ có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái “chửa hoang” hạng “gian phu dâm phụ”. Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm “thầy đồ” được hết sức kính trọng trong nhà mình, nhà họ Hà phải bù đầu suy tính…
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, “cho không” cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã “to bụng”.
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn “của thừa”, “người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)”. “Miệng tiếng thế gian xì xầm”, ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời “nói ra nói vào”, lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông, mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng “tiếng bấc tiếng chì” hơn trước vì ngoài việc bố chồng “rước của tội của nợ”, “lấy đĩ làm vợ” thì nay còn nỗi lo: Người con trai này – được ông nhận làm con – lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên 4, về ở với người anh gọi là “cùng cha khác mẹ” mà thật ra là “khác cả cha lẫn mẹ”, cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng “em hờ” của chồng đi cho “rảnh nợ”.
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ hàng chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông Tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng. Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sen “quê nội”, “quê cha hờ”. Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông Cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi ông Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít bên bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng học điền, ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm, chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gắm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: Để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực gọi là “danh gia tử đệ”. Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một “cử chỉ đẹp” với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898) ông lại trượt.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901), bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm, rồi trở vào kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được “vinh quy bái tổ” về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen – Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã dựng nhà tranh 5 gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan Phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về “quê nội”. Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau), về ở quê nội, nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì “đích thực” và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông Phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy 3 năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê… Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa…
*
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái “bí mật” về cội nguồn của cụ Phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn – Nguyễn Tất Thành có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ Phó bảng hay bà Thanh hay ông Đạt lại không kể với ông về “bí mật” của gốc tích phụ thân mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc, biết hay không biết chuyện này… Sau này khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa…
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi “về với Các Mác, Lê Nin” năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành một huyền thoại. Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả một cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ… Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh – tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen “quê nội” (3)!
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
*
Tôi không muốn có bất cứ một kết luận “khoa học” gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm hay là cái “mặc cảm” của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê (4).
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện:
“Thư bất tận ngôn, Ngôn bất tận ý”
(Viết không (bao giờ) hết lời nói,
Lời nói không (bao giờ) hết ý!)
Tháng 1-1991
(1) Xem phụ bản bức thư này công bố trong: G. Boudarel, La Bureaucratie au Vietnam, par L’Harmattan, 1983.
Nguyễn Thế Anh: Du rêve mandarinal au chemin de la Révolution, Ho Chi Minh et l’école coloniale, La Voie nouvelle (Đường Mới) N1, Paris 6/1983, p. 13-14.
Một chút về tiểu sử Nguyễn Sinh Sắc và thời thơ ấu của Hồ Chí Minh, xin xem Sơn Tùng, Búp Sen Xanh (in lần thứ 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984). Cuốn sách này tuy là “tiểu thuyết”, khi mới in lần thứ nhất, đã bị cán bộ Viện bản tàng Hồ Chí Minh phê bình trên báo Nhân Dân là có những chi tiết không đúng sự thực lịch sử (chủ yếu là mối tình đầu của cụ Hồ).
(2) Cheng Nien: Life and death in Shanghai, Globe Crafton Books, 1986. Trịnh Khắc Niệm: Sống và chết ở Thượng Hải, NXB. Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh 1989.
(3) Xem “Le Nghe Tinh, province natale de Ho Chi Minh”, Etudes Vietnamiennes, Hanoi, N59, 1979.
(4) Về những cách nhìn khác, chính thống hơn, lịch sử hơn, xin xem: Les lettres devant l’histoire. Etudes Vietnamiennes, Hanoi, 1979.

21. MỘT GÓC KHUẤT TRONG THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA HỒ SĨ TẠO

THÔNG TIN HỌ HỒ NGHÊ AN

MỘT GÓC KHUẤT TRONG

THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA HỒ SĨ TẠO

SỐ 2/2008
Trần Minh Siêu
Dưới triều đại vua Lê Duy Tông (1705- 1729), ở xã Thanh Quả, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có quan Hữu sự Toàn Quận công người họ Đậu, hưu trí về quê chiêu tập người bốn phương khai khẩn đất hoang, lập thành xã Thất thôn gồm có: Nã Điền, Thanh Chư, Bàn Thạch, Bảo Đức, Lai Nhã, Mô Vinh.

Cùng lúc ấy, theo lời kêu gọi của quan Quận công họ Đậu ở làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh có ông bà Lương, người họ Hồ, hậu duệ của Hồ Tôn Thành đến huyện Thanh Chương tham gia khai phá đất rừng, lập nên thôn Lai Nhã. Đến triều vua Cảnh Thịnh thứ 5 (1798) có Hồ Yên Định là quan Chánh sứ phẩm Thống Chương đại phu đổi xã Thất Thôn, thành Thái Nhã, Thôi Lôi Nhã, Thành Lai Nhã. Thôn Lai Nhã thuộc xã Thái Nhã nên thường gọi là Song Nhã.
Người con trai thứ 4 của Hồ Yên Định là Hồ Sỹ Tuyển đậu 3 khoa tú tài nên nhân dân thường gọi là Mền Tuyển.
Con trai của Hồ Sỹ Tuyển là Hồ Sỹ Tạo, sinh năm 1841. Gia phả họ Hồ ở Song Nhã chép: “Ông Hồ Sỹ Tạo, húy là Thàng, đẹp trai, học giỏi, thông minh, thi Hương đậu giải Nguyên, thị Hội trúng Tam trường. Lúc vào tứ trường phúc hạch thì bị vua đánh hỏng bởi vì đến triều Nguyễn, thời vua Tự Đức, Pháp sang xâm lược nước ta. Vua Tự Đức thì muốn đầu hàng, bèn ra bài thi phỏng vấn thí sinh, ai theo ý vua muốn đầu hành thì đậu. Còn ai muốn đánh Pháp là trái ý vua. Bài của ông Tạo rất hay, song trái ý vua, cũng như những người yêu nước khác nên bị hỏng. Sau ông được bổ làm quan giáo dục huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tái bổ làm quan Thông phán 6 tháng. Sau đó tái bổ làm quan Tri phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Tương truyền lúc ông Hồ Sỹ Tạo trên 20 tuổi, tuy con nhà Nho giáo, song rất nghèo và thanh liêm, nên ông phải vừa đi học, vừa tự túc học thêm để trau dồi văn chương. Sử chép ông rất đẹp trai, nhất là hát đối đáp và đàm đạo văn chương. Ông từng ngồi dạy học ở nhà ông Hà Văn Cẩn. Trong gia phả chữ Hán có chép có cô con gái rượu của ông Cẩn là Hà Thị Hy, một người nhan sắc xinh đẹp đã yêu ông Tạo. Khi ông Tạo về nhà xin cha cho hỏi cô Hy làm vợ, thì ông Tuyển chưa cho lấy, vì chưa đậu đạt thành danh. Do đó, ông Tạo đành ngậm ngùi, không dám xuống làng Mậu Tài dạy học nữa và nói lời từ biệt… Tương truyền khi bà Hy lâm bệnh chết, ông Tạo làm điếu văn, đọc ở mộ, mọi người có mặt ai cũng cảm động và khóc cùng tang quyến”.
Ở trang sau trong gia phả, phần “Đôi điều suy diễn” chép tiếp: “Truyền rằng cụ Hồ Sỹ Tạo đi lại với bà Hà Thị Hy ở làng Mậu Tài, Nam Đàn thuở xuân xanh. Khi bà Hy còn mang thai, thì cụ Tuyển chưa cho ông lấy vợ để lên đường chấp kinh thi cử. Cụ Nguyễn Sinh Nhậm chết vợ, lấy bà Hy làm vợ kế. Thai này ra đời là cụ Nguyễn Sinh Sắc” (Nguyên văn chữ Hán do ông Hồ Sỹ Thanh dịch, tháng 12/1948).
Sau khi Bác Hồ về cõi vĩnh hằng, tôi được về Khu di tích Kim Liên công tác (cuối 1969), có nghe các cụ già trong làng Sen nói loáng thoáng câu chuyện tình giữa chàng Nho sinh tài hoa giữa Hồ Sỹ Tạo với cô thôn nữ tài sắc nổi tiếng Hà Thị Hy.
Mấy năm sau, cụ Võ Thiện Giá (nay đang sống trên 100 tuổi), quê ở làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động cách mạng từ thời kỳ 1930-1931 (Nay nhà ở phường Hưng Bình, thành phố Vinh), rủ tôi cùng đi lên Lai Nhã, xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương để xác minh sự việc, một số cụ già ở Lai Nhã cũng nói là nghe loáng thoáng như một số cụ già ở Làng Sen, Kim Liên. Chúng tôi đến nhà thờ họ Hồ, xin phép được thắp hương và xem gia phả. Nội dung gia phả có đoạn đã chép như trên.
Đầu năm 1991, cụ Võ Thiện Giá ra Hà Nội gặp Thủ tưởng Phạm Văn ĐỒng trình bày câu chuyện đã nghe được ở làng Sen và Lai Nhã. Sau khi nghe cụ Giá trình bày xong, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm ơn cụ Giá rồi nói: Cụ đã làm một việc đúng lúc, đúng chỗ và đúng người. Đúng lúc là thời điểm năm 1991, chứ không phải năm 1990, chúng ta đang kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Đúng chỗ là tại Văn phòng Thủ tướng. Đúng người là tôi (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) nghe trực tiếp. Nhưng thôi, không nên nói chuyện này ra, không có lợi cho thời cuộc hiện nay.
Trên đây là câu chuyện “Một góc khuất trong thế giới tình cảm của Hồ Sỹ Tạo” mà các cụ già đương thời cũng chỉ nghe loáng thoáng, gia phả họ Hồ ở Lai Nhã, Thanh Khê cũng ghi là “Tương truyền…”.
Sau sự kiện Thượng tọa Thích Chân Quang (Hồ Chí Việt) trụ trì ở chùa Phật Quang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra Nghệ An nhận họ Hồ (theo thông tin từ nội bộ họ Hồ, số 1/2007) thì câu chuyện trên có một số người lại xôn xao bàn tán .
Tôi thiết nghĩ: Hiện nay dùng phương tiện khoa học để xác minh chân lý của câu chuyện  “Một góc khuất trong thế giới tình cảm của Hồ Sỹ Tạo” là cực kỳ khó khăn, không biết có làm được không. Tôi thì một lòng, một dạ, hoàn toàn tự hào và vui sướng được nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã sinh ra và dưỡng dục cho dân tộc Việt Nam một con người vĩ đại: Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thế giới phong tặng: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới.
T.M.S.


142. Tiếc cho một con đường di sản…

TẠP CHÍ XƯA & NAY

Tiếc cho một con đường di sản…

SỐ 406 (06 – 2012)
Nguyễn Văn Toàn
Nhà cổ trên đường Chi Lăng
CỨ MỖI ĐỘ FESTIVAL VỀ TRÊN ĐẤT HUẾ, KHI PHỐ PHƯỜNG RỰC RỠ SẮC MÀU CỜ HOA, TÔI LẠI LẶNG LẼ BUỒN VÀ LẶNG LẼ… TIẾC CHO CON ĐƯỜNG NƠI TÔI ĐANG SỐNG. CON ĐƯỜNG CHI LĂNG, ĐƯỢC GIỚI NGHIÊN CỨU HUẾ ĐÁNH GIÁ LÀ KHU ĐẸP NHẤT CỦA PHỐ CỔ GIA HỘI VẪN SÂU LẮNG VÀ ĐẦY HẤP DẪN. NHƯNG ĐÁNG TIẾC CHẲNG CÓ TOUR DU LỊCH NÀO ĐẾN NƠI ĐÂY.

Chiều dài lịch sử con đường
Con đường Chi Lăng nằm phía đông  Kinh  thành  Huế,  nay  thuộc địa phận ba phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, TP Huế. Khởi đầu từ đường Trần Hưng Đạo (tiếp giáp đầu cầu Gia Hội), con đường chạy qua ngã ba các đường Tô Hiến Thành, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương rồi qua chợ Dinh, qua đường Nguyễn Gia Thiều với chiều dài 1850m. Đoạn nối dài của nó chạy sâu vào đất làng An Quán xưa ra tận bờ sông Hương phía nhà thờ Bãi Dâu có chiều dài gần 860m.
Đường Chi Lăng hình thành từ đầu thế kỷ XIX, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành Huế dưới thời vua Gia Long. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khu phố Gia Hội – Chợ Dinh và khu phố Hoa kiều, con đường nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của khu phố đông Kinh thành. Năm 1908, dưới chính quyền thực dân, đường Chi Lăng ngày nay được sáp nhập vào địa phận thành phố Huế với cái tên “Rue Gia Hoi” (đường Gia Hội). Sau năm 1956, chính quyền miền Nam đặt lại tên con đường là đường Chi Lăng, lấy theo tên một quan ải miền Bắc (ải Chi Lăng). Tên gọi đó được lưu giữ cho đến tận ngày nay như một kí ức lịch sử.
“Chất Huế” rất riêng
Nếu kinh thành Huế và lăng tẩm các vua triều Nguyễn là những gì còn sót lại của một vương triều đã lùi xa vào dĩ vãng thì con đường Chi Lăng chính là “dấu ấn” vẫn chưa vội phai mờ của đời sống cư dân mảnh đất thần kinh xưa. Đến nay, trên con đường Chi Lăng, nhiều di tích lịch sử rất có giá trị đối với dòng chảy văn hóa Huế vẫn được lưu giữ và bảo tồn.
Đầu tiên là “khu phố Tàu”. Đầu thế kỷ XIX, khi Huế trở thành kinh đô của nước Việt thống nhất dưới thời Nguyễn, người Hoa kiều tập trung đến khu phố đông Kinh thành làm ăn sinh sống rất đông. Con đường Chi Lăng đã trở thành địa điểm có cộng đồng người Hoa lớn nhất ở Huế từ trước đến nay. Các công trình kiến trúc của người Hoa trên trục đường nơi đây đẹp không thua gì ở phố cổ Hội An. Thậm chí cảnh quan và nội thất vẫn nguyên vẹn y như lần đầu xây mới. Từ đền Chiêu Ứng, Chùa Bà, Chùa Quảng Đông đến Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến (và mấy năm gần đây là Hội quán Quảng Triệu) đều được các cộng đồng người Hoa xây dựng rất công phu, uy nghi và tráng lệ. Nhà thuốc Bắc Hòa Thạnh Đường và các xóm người Hoa xung quanh các di tích tâm linh nói trên đã tạo nên một khu phố Tàu rất “riêng” cho con đường Chi Lăng xưa và nay.
Dưới khu phố Tàu là khu chợ Dinh. So với “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại” thì khu chợ Dinh ngày nay nhỏ bé hơn và khiêm nhường hơn. Nhưng địa danh này lại gắn liền với một nhân vật lịch sử quan trọng thời Nguyễn là cụ Trần Tiễn Thành, một trong ba vị quan đầu triều nhà Nguyễn thời thực dân Pháp xâm lược nước ta. Theo một số người già ở đường Chi Lăng, cụ Trần Tiễn Thành rất được người dân kính trọng nên ở khu phố Chi
Lăng xưa được gọi là phố chợ Dinh (ở đây còn vết tích dinh thự của cụ Văn Nghị Công).
Tuy nhiên, có một cách hiểu khác là do đường Chi Lăng có rất nhiều phủ đệ của các ông hoàng bà chúa và các quan đại thần nên dân gian mới gọi là phố chợ Dinh. Ở đường Chi Lăng hiện vẫn còn một số phủ đệ như Phủ Thọ Xuân, Phủ Thoại Thái Vương, Phủ Hòa Thạnh Vương, Phủ Quảng Biên Quận Công.
Đặc biệt hơn, con đường Chi Lăng còn là tuyến đường có nhiều công trình kiến trúc tâm linh của người Việt như Thanh Bình Từ Đường, trụ sở Thiên Tiên Thánh giáo của Việt Nam, nhà thờ Trần Hưng Đạo và chùa cổ Trường Xuân. Thanh Bình Từ Đường, nhà thờ tổ ngành sân khấu được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia loại 1 vào lần đầu tiên. Các gánh hát trong nước thường về làm lễ tế tổ ở đây hằng năm rất đông. Thời xưa, bao quanh từ đường là Thự Thanh Bình, cơ quan quản lý công việc múa hát cung đình. Đây là trụ sở của các đội Võ can – tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp của triều đình và những lớp Đồng ấu, trường đào tạo nghệ nhân múa hát từ tuổi thiếu niên.
Trụ sở Thiên Tiên Thánh giáo Việt Nam cũng là một di tích tâm linh rất đặc biệt. Đặc biệt là vì nó là trụ sở gần như duy nhất và là điểm “làm lễ” đầu tiên để tổ chức lễ chính thức tại điện Hòn Chén. Nhà thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng khá đẹp bên cạnh từ đường dòng họ Phạm, trên một đoạn là từ đường dòng họ Nguyễn Tư. Còn ngôi chùa cổ Trường Xuân được dựng lập từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và dưới triều Nguyễn gọi là Xuân An Tự. Nhân dân Huế mỗi dịp lễ Tết đều đến chùa bái vọng và cầu xin sức khỏe, vận mạng rất đông đúc.
Bên cạnh đó, đường Chi Lăng hiện nay còn bảo tồn khá nhiều nhà cổ. Một số ngôi nhà đã được Nhà nước cấp kinh phí trùng tu nên giữ được dáng vẻ vững chãi của ngôi nhà cổ ba gian hai chái.
Nếu như các di tích là “biểu hiện di sản” thì những đặc sản ẩm thực của con đường Chi Lăng lại hấp dẫn du khách. Du khách đến Huế thường ghé vào cửa hàng Thiên Hương để mua mè xửng về làm quà hoặc nhâm nhi thưởng thức lúc đêm về. Các quán bún bò Huế (ngon nhất là quán O Liễu, gần cầu Gia Hội), quán Bến Đò Cồn (bánh khoái và nem lụi), quán Tranh (bèo nậm lọc), Chè Sữa (gần chợ Cồn Phú Cát), Chợ Dinh (cháo trai và bún mắn nêm) đã trở thành những thương hiệu ẩm thực tin cậy cho du khách đến Huế. Đối với những du khách ưa ẩm thực hàng “rong”, những quán bún hến, cháo lòng, bún thịt nướng, bánh canh nam phổ… cũng sẵn sàng phục vụ với những giá rất là bình dân nhưng khá ngon miệng.
Bên cạnh những món ẩm thực nổi tiếng nhất nhì Huế, đường Chi Lăng còn nổi tiếng với thú chơi đồ cổ, hai nhà hàng tổ chức đám cưới, tiệm vàng Hoàng Đức, rạp Hoàn Mỹ cũ và xóm Chùa làm hàng mã. Hai cha con ông Nguyễn Văn Cường và bác sĩ Nguyễn An Huy – những nhà chơi tiền cổ nổi tiếng Việt Nam hiện đang sống tại số 166 Chi Lăng. Hai nhà hàng tổ chức đám cưới được xây theo lối kiến trúc cổ (Gia Hội và Cung Hỷ) cũng khiến đường Chi Lăng lộng lẫy hơn. Tiệm vàng Hoàng Đức số 75 Chi Lăng được giới buôn bán trang sức bằng vàng Huế ưu chuộng vì có một xưởng gia công vàng ngay sau tiệm với những thợ thủ công lành nghề. Rạp Hoàn Mỹ vẫn còn bảng hiệu như thời vàng son của nó. Xóm Chùa Chi Lăng thì tỏa hàng mã đi khắp các chợ và các vùng ở TP Huế với “thương hiệu” đã có truyền thống trăm năm (nhất là nghề làm quạt).
Thanh Bình, nhà thờ Tổ ngành sân khấu
Khi nào mới có tour du lịch?
Nhà văn xứ Huế Nguyễn Khắc Phê đã từng nói rằng: “Đến Huế, mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài Vương phủ ở chốn cựu kinh, thì coi như… chưa đến”. Tuy nhiên trong thực tế, con đường Chi Lăng với khá nhiều di tích và rất nhiều “điểm hẹn” như trên hầu như đã bị lãng quên bởi các tour du lịch và các chương trình lễ hội. Trong khi qua quan sát của cá nhân tôi, lượng du khách “bụi” đi bộ, đạp xe đạp, chạy xe máy đến tham quan, chụp ảnh tại con đường Chi Lăng và khu phố cổ Gia Hội mỗi ngày không phải là con số ít. Anh Nguyễn  Đôn  Long,  hướng  dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành Huế từng trao đổi với tôi về ước mơ có một tour du lịch về khu phố cổ Gia Hội để quảng bá rộng rãi và chính xác hơn cho du khách về “hồn xưa nét Huế”. Nhưng đến nay mọi việc vẫn dừng ở mức độ “ý tưởng”.
Nghĩ mà tiếc và buồn cho một con đường di sản…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét