Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 17/7/2012

  • Ý kiến ngắn: Áp lực kinh tế từ Trung Quốc (Đoàn Hưng Quốc) – Nhật báo New York Times số ngày 8 tháng 7 năm 2012 đăng tin Thủ tướng Ôn Gia Bảo thúc giục các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường xuất khẩu sang Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á để bù đắp các lổ trống do khủng hoảng kinh tế tại Âu-Mỹ mang đến.
  • Tai nghe, mắt thấy (và có thể ít nhiều nghĩ suy) (Phạm Ngọc Luật) – Băng biển, khẩu hiệu, cờ quạt ở đất nước ta có lẽ hơi bị nhiều quá chăng? Quanh năm, suốt tháng lúc nào cũng thấy thường một màu đỏ rực chói chang treo ngang đường, trên cây cối, bờ tường, cột điện…
  • Kẻ thù của chế độ (VAOL) – Giới lãnh đạo Việt Nam thường chỉ tay về hướng này hướng nọ và la toáng tên: “Kẻ thù!” Cái gọi là “kẻ thù” ấy mang nhiều tên khác nhau, từ “phản động” đến “diễn biến hòa bình”, nhưng phần lớn đều có một xuất…
  • Tập đoàn Nhà nước đồng loạt cắt giảm lương (TTXVA) – Thực hiện cam kết với Bộ Tài chính về cắt giảm chi phí trong năm 2012, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đồng loạt cắt giảm lương của người lao động từ 5%-30%, khiến người lao động thêm…
  • Vừa Thó (Ảnh) vừa Vu Oan ? (Người Buôn Gió) – Càng nghĩ càng thấy bực và khó hiểu,khi chả có bằng cớ gì mà mình lại cứ bị khoác vào cái áo phải đi làm việc liên quan đến an ninh trật tự. Ngay cả cái hôm 27/11/2011 tất cả các clip, ảnh không thấy mình làm gì chỉ đi bộ qua. Thế mà cũng xông vào tóm , lôi về trụ sở lập biên bản tự đọc, tự ký, tự xem với nhau bảo mình gây rối trật tự công cộng.
  • Vấn nạn ‘Bạo vương’ của Trung Quốc (Francis Fukuyama) – Như ta đã thấy hiện nay, những nền dân chủ hiện đại bị trói buộc bởi luật lệ và bầu cử thường sản xuất ra những nhà lãnh đạo tầm thường hoặc yếu kém. Đôi khi những nền dân chủ cũng sản sinh ra những con quái vật như Adolf Hitler.
  • Một đất nước ngày càng vô pháp luật !!! (Tự Do Ngôn Luận) – Điều ấy đã được nhìn thấy trong những năm tháng cuối cùng của Liên Xô lẫn các quốc gia Đông Âu cộng sản và đang được nhìn thấy tại Cuba, Trung Quốc lẫn Việt Nam. Tình trạng vô pháp luật này biểu hiệu qua việc nhà cầm quyền ngày càng sử dụng bạo lực hành chánh, sử dụng bạo lực vũ khí và bỏ mặc trách nhiệm quản lý xã hội. Sau đây là những ví dụ thời sự và điển hình.
  • iPad, nợ xấu và bán lén (Đào Tuấn) – “Giảm lãi suất đối với nợ cũ là… trách nhiệm xã hội. Cái này nghe quen quen. Giống như là : Làm đường sắt cao tốc bằng quyết tâm chính trị, hay gần nhất : Đóng phí là yêu nước”.
  • Không minh bạch – Nguyên nhân chính của mọi thất bại (Tầm nhìn) -  “Nợ xấu là bao nhiêu? Không ai biết. Lúc thì nói chỉ hơn 3%, rồi 6%, lúc lại bảo 10%, nhưng rồi có lẽ sợ “nhạy cảm” lại không thấy ai chính thức nói đến con số 10% ấy nữa. Gần đây lại có con số 8,6 % và một số tiền đến 202 tỷ đồng, con số tài chính mà cứ nhảy múa kiểu “bọ gậy” gặp trời mưa như vậy thì căn cứ vào đâu để lập công ty xử lý nợ xấu AMC.”
  • Thống đốc Ngân hàng sẽ giải trình về nợ xấu (VnExprees) – Tại kỳ họp tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và 3 Bộ trưởng khác dự kiến sẽ tham gia trả lời chất vấn về những vấn đề cử tri quan tâm.
  • Giặc trong, giặc ngoài (Văn Công Hùng) – “Ấy là giặc ngoài, nó đến sát… biển rồi, cửa biển ấy. Ngồi đấy mà  hữu hảo nhé. Còn trong, đất nước dân chủ vạn lần hơn bọn đành đạch giẫy chết mà côn đồ tấn công dân ở Văn Giang giữa ban ngày, công an phải khởi tố ngay chắc là nóng lắm rồi, bởi trước đấy có mấy vụ có thấy động tĩnh gì đâu”.
  • Gửi ông Nguyễn Thế Thảo (Thái Bá Tân) – “Cho nên, xin nói thật,/ Là ông còn hồ đồ./ Ông đâu phải con nít./ Hay giả vờ ngây ngô?/  Tôi và những người khác/ Tham gia đi biểu tình/ Chống thằng Tàu xâm lược,/ Thực hiện quyền của mình./  Khi nhà ông bị cướp./ Vợ con ông kêu lên,/ Mà ông ngồi im lặng/ Thì ông là thằng hèn…”
  • Tổng hòa Plus (Lê Quốc Quân) – “Phần bổ sung của màn ‘Tổng hòa’ là cảnh đấu tố cổ điển. Nó dối trá, tệ bạc và vô duyên, nhưng vì là trò kinh điển, nên vẫn được ưa dùng.  Có phần Plus là vì đài báo lên án tôi; nhà tôi bị rao bán trên mạng; xe ôtô bị cài giấy chửi và điện thoại thì bị quấy nhiễu”.
  • Lời hay ý đẹp: Tại sao bảo tôi gây rối (Nguyễn Thông) – Mấy anh chức việc nhà nước lại còn dám vặn cụ Đức chuyện yêu nước, biểu tình… Em xin, em xin mấy anh. Mấy anh không cãi lại nổi cụ đâu. Còn nếu anh nào giỏi, hãy đọc câu giả nhời dưới đây của cụ và cho biết cụ Đức gây rối ở chỗ nào.
  • Học tập HCM thì có học bài này không? (Người Buôn Gió) – “Lũ không yêu trẻ, kính già/ Lũ cướp đất, lũ đốt nhà xôn xao/ Lũ đòi sưu nặng thuế cao/ Lũ đi chém giết đồng bào Việt Nam/ Bắn được chúng chết cũng cam/ Vì mình dù chết, nước Nam vẫn còn…”
  • « Đinh tặc » tại Vòng đua nước Pháp ? (RFI) – Những chiếc đinh rải trên đoạn đường chặng đua thứ 14 của Vòng đua xe đạp nước Pháp (Tour de France) năm nay đã gây ra một loạt các vụ bể bánh, té xe, làm cho một cua-rơ bị thương.
  • Hillary Clinton đến Israel (RFI) – Sau Ai Cập, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sang Israel, tiếp xúc với lãnh đạo Israel và Palestine tại Jerusalem. Mục tiêu như một viên chức cấp cao Mỹ đã nêu lên : trao đổi quan điểm trên những diễn biến trong khu vực và thúc đẩy tiến trình hoà bình Israel – Palestine.
  • Thủ đô Damas trong tình trạng chiến tranh (RFI) – Thủ đô Syria đang là nơi diễn ra các cuộc xung đột dữ dội liên tiếp từ hai ngày qua, giữa lực lượng nổi dậy và quân chính phủ dưới quyền chỉ huy của Maher Al Assad, em trai Tổng thống Bachar Al Assad. Ngoại trưởng Nga cho rằng hy vọng thuyết phục ông Assad rời bỏ quyền lực là « không thực tế ».
  • Hàn Quốc đòi Bắc Triều Tiên trả nợ (RFI) – Ngày 16/07/2012 Hàn Quốc phàn nàn việc Bắc Triều Tiên vẫn im lặng trước đòi hỏi phải trả đợt đầu món nợ 720 triệu đô la. Trong khi đó Bình Nhưỡng lên án Seoul và Washington sử dụng những người Bắc Triều Tiên đã đào thoát cho nhiệm vụ phá hủy các tượng đài lãnh tụ.
  • Mỹ nhắc lại cam kết yểm trợ Philippines (RFI) – Theo thông báo của phát ngôn tổng thống Philippines Begnino Aquino, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear hôm nay 16/07/2012 vừa nhắc lại cam kết của Mỹ giúp Manila hiện đại hóa quân đội.
  • Ba nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi nông dân bị kết án tù (RFI) – Ngày 15/07/2012, tòa án tỉnh Bắc Giang tuyên án 5 năm rưỡi tù đối với nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi nông dân Nguyễn Kim Nhàn với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Hai nhà hoạt động kia là Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng lãnh án 4 năm tù với cùng tội danh. Cả ba đều sẽ bị quản chế tại gia sau khi mãn hạn tù.
  • Học giả Đài Loan đến đảo Ba Bình – Trường Sa (RFI) – Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan được AFP đưa lại hôm nay 16/07/2012, một nhóm gồm 12 nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật Hải dương của trường đại học Thành Công đã đến thăm đảo Ba Bình ở Trường Sa, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình. Hành động này diễn ra trong lúc tình hình vẫn đang căng thẳng tại Biển Đông.
  • Lãnh đạo quân đội bị bãi nhiệm vì lý do “sức khoẻ” (RFI) – Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA ngày 16/07/2012, Tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho, đã được « miễn nhiệm vì lý do sức khoẻ ». Đây là một quyết định khá bất ngờ, vì ông Ri Yong Ho là một trong những lãnh đạo thân cận nhất của Kim Jong Un.
  • Madonna bị kiện (BBC) – Madonna đứng trước nguy cơ bị đảng Mặt trận Quốc gia của Pháp đưa ra tòa vì hình ảnh trong video của cô.
  • Khởi tố vụ án hành hung nông dân Văn Giang (RFA) – Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ sáu tuần rồi đã cho khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích xảy ra tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
  • Lào cho thanh sát dự án Xayaburi (RFA) – Lào sẽ cho một phái đoàn nước ngoài thanh tra địa điểm dự tính xây đập thuỷ điện Xayaburi vốn bị nhiều chỉ trích.
  • Trung Quốc viện trợ Campuchia “vô điều kiện”? (Dân trí) - Theo ước tính, 5 năm qua Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia hơn 2 tỉ USD “không kèm theo điều kiện nào”. Sau “hành động hào hiệp” này của Bắc Kinh, Trung Quốc được gì và Campuchia được gì?
  • Làm quan để kiếm chác, thế có chết không! (Tamnhin.net) – Chúng ta có nhiều giá trị phù hợp với xu thế thời đại, nhưng đáng tiếc là đang bị những cái thực dụng che khuất mất. Đó là những chia sẻ của GS.TS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Khó phát triển nếu không minh bạch (Nguyen Quang A) – Khi không minh bạch, thông tin bị bóp méo thì khó có thể phát triển. Đấy là một căn bệnh trầm kha của Việt Nam cũng như nhiều nước chậm phát triển trên thế giới.

 

Di họa của quá khứ


Ngô Nhân Dụng _ Nguoiviet
Ngày Thứ Tư, 11 Tháng Bẩy 2012 vừa qua, hải quân tuần phòng Nhật Bản nhìn thấy ba chiếc tầu tuần duyên của Trung Cộng đi tới gần quần đảo Sensaku, người Trung Hoa gọi là Ðiếu Ngư Ðài, là nơi hai nước đang tranh chấp.
Ba chiếc tầu Trung Quốc chỉ xuất hiện thoáng qua (báo Economist viết là briefly). Chỉ có thế. Nhưng chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo tới Bộ Ngoại Giao để chính thức phản đối hành động xâm phạm chủ quyền này. Tại cuộc họp của khối ASEAN ở Phnom Penh, Camphuchia, ngoại trưởng Nhật đã yêu cầu gặp riêng ngoại trưởng Trung Quốc để nhắc lại lời phản đối.
Chủ quyền của Nhật Bản trên các đảo Ðiếu Ngư không có căn bản vững chắc bằng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật chiếm các đảo Ðiếu Ngư này sau khi đánh thắng quân nhà Thanh năm 1895, cùng lúc cũng chiếm cả Ðài Loan. Khi Nhật Bản bại trận năm 1945, Mỹ đã trả Ðài Loan lại cho Trung Quốc; nhưng Ðiếu Ngư Ðài vẫn coi như thuộc quần đảo Okinawa của Nhật, do quân Mỹ quản trị. Khi Mỹ ký hiệp ước chấm dứt việc quản trị Okinawa, Nhật Bản coi Sensaku thuộc nước mình. Cả chính phủ Ðài Loan lẫn Bắc Kinh đều không chịu, coi Ðiếu Ngư thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Cuộc tranh chấp về Sensaku đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, chưa biết bao giờ mới chấm dứt; mà người ngoại cuộc cũng không thể đồng ý với nhau là bên nào có lý. Hai chính quyền Trung Quốc và Ðài Loan cũng như Nhật Bản đều “hưu chiến.” Nhưng chính phủ Nhật Bản đã hành xử đúng với tư cách một quốc gia tự trọng. Hễ thấy đối phương xúc phạm đến chủ quyền của nước mình thì phản đối ngay, với các hành động ngoại giao mạnh mẽ, quyết liệt. Người Việt Nam có thể so sánh mà cảm thấy tủi hổ về các hành động rụt rè, nhút nhát của chính quyền cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm qua, mỗi lần tầu Trung Cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, bắt cóc ngư dân Việt Nam, vân vân. Gần đây, trước lòng dân phẫn nộ, chế độ cộng sản đã phải đổi giọng, lâu lâu nói những lời cứng rắn. Ðó chỉ là những lời nói suông nhằm xoa dịu lòng dân phẫn uất; còn trong hành động thì họ vẫn né tránh, không dám cưỡng lại các “đồng chí anh em” Trung Cộng.
Gần đây một lãnh tụ cấp trung đã tuyên bố rất hăng, nói ông ta sẽ cương quyết chống lại Trung Cộng nếu xâm phạm vùng biển thuộc thành phố Ðà Nẵng. Ðây cũng chỉ là một lời nói “không tốn tiền,” với mục đích mị dân. Người dân dốt đến đâu cũng biết: Một thành phố không có lính tráng, không hải quân, không cả một đoàn tầu tuần duyên, thì lấy sức đâu ra chọi với quân xâm lược?
Người dân Nhật lại được tự do bày tỏ thái độ chống Trung Quốc. Thông thường, chủ quyền kinh tế trong vùng biển chung quanh các hòn đảo chỉ được quốc tế công nhận kéo ra xa vài trăm cây số nếu trên hòn đảo có dân cư sinh sống. Cho nên một gia đình người Nhật, Kurihara, trong thập niên 1970, đã mua bốn trong số 5 hòn đảo ở Sensaku, để chứng tỏ họ đang có dự án sinh nhai tại chỗ. Một số thanh niên Nhật Bản yêu nước đã tự động kéo nhau đến Sensaku, mang theo hai con dê thả đó cho sống, coi như đang thực sự khai thác hòn đảo này. Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng Tokyo đã bày tỏ ý muốn mua lại các hòn đảo từ tay gia đình Kurihara cho thành phố; với mục đích thúc đẩy chính phủ Nhật phải đưa hải quân ra bảo vệ. Lời hô hào của ông Ishihara được dân Nhật ủng hộ, người ta tự nguyện góp tiền cho thành phố Tokyo mua đảo, số tiền lạc quyên được đã lên tới 1.3 tỷ yen; tương đương với 16.4 triệu đô la Mỹ. Từ bao lâu nay, người dân Nhật Bản bày tỏ lòng yêu nước như vậy, không một người nào bị công an ngăn cấm, bắt bớ khi biểu tình chống Trung Cộng; giống như Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc ở Sài Gòn, chở ra Quảng Nam, rồi lại thả về. Không một blogger nào bên Nhật Bản bị công an bắt hỏi cung về những bài phản đối Trung Cộng.
Tại sao người dân Việt Nam lại chịu khốn khổ như vậy? Một lý do là đảng Cộng Sản Việt Nam lỡ nằm trong giọ của Trung Cộng rồi, không cựa quậy được. Từ thời Hồ Chí Minh đã trót theo Trung Cộng, đã thần phục Mao Trạch Ðông, bắt cả nước theo bác Mao ngay từ năm 1950. Bây giờ tất cả đảng cộng sản bị há miệng mắc quai.
Hồ Chí Minh đã ca tụng công ơn của Stalin, Mao Trạch Ðông tại Ðại hội Toàn quốc Ðảng (Lao Ðộng) tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951. Hồ nói, tất cả các chiến sĩ Việt Nam kháng chiến chống Pháp lúc đó đều liều chết là nhờ “giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” và được các đồng chí vĩ đại khuyến khích. Các lời tuyên bố của Hồ Chí Minh đã được một phóng viên của tờ Học Tập liên khu 4 ghi lại nguyên văn như sau: “Ông Mao ở cách đây mấy nghìn dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm… Ông theo dõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta.” Hồ Chí Minh không hề nói tới lòng yêu nước thương nòi, mà đó mới là động cơ chính thúc đẩy các thanh niên Việt Nam hy sinh chiến đấu. Tấm lòng trung thành với Mao Trạch Ðông và Trung Cộng được tiếp diễn đến những năm cuối đời, năm nào Hồ Chí Minh cũng sang Trung Quốc nghỉ dưỡng bệnh rất lâu để được các bác sĩ và hộ lý Trung Cộng săn sóc.
Một hậu quả của thái độ thần phục và tinh thần nô lệ đó là bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958. Ngày 4 tháng 9 năm đó chính quyền Bắc Kinh đã phát hành bản “Công bố của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về lãnh hải.” Ðoạn đầu viết rất rõ ràng: “Lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Ðài Loan cùng…, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa…”
Chính phủ Bắc Kinh liệt kê tên các đảo quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của nước ta), Nam Sa (Trường Sa của nước ta), coi như thuộc nước Tàu hết. Vậy mà, mười ngày sau, ông Phạm Văn Ðồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai viết rằng chính phủ cộng sản Việt Nam “ghi nhận và tán thành” bản công bố đó; lại nói sẽ “tôn trọng quyết định ấy” và ra lệnh các cơ quan nhà nước “triệt để tôn trọng và thi hành” vân vân.
Bây giờ, mỗi lần có tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng sản Trung Quốc chỉ cần đưa bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ra để bịt miệng!
Năm 1992 ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, họp báo tại Hà Nội giải thích rằng: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 về vấn đề Ðông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.” Ông Cầm quên một điều này: Sau năm 1954, Hiến Pháp cả hai miền Nam, Bắc đều định nghĩa nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, và họ tự có quyền trên cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ có một nửa lãnh thổ. Nếu lý luận như ông Cầm thì ví thử bản Công bố về hải phận năm 1958 của Trung Cộng ghi tên Phú Quốc, Côn Sơn thuộc vào nước họ, đảng cộng sản Việt Nam cũng gật đầu “ghi nhận và tán thành” nốt hay sao?
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng đã di họa cho dân tộc Việt Nam, vì họ tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản. Ðối với người Cộng sản theo một chủ nghĩa quốc tế, thì không cần đến quốc gia, dân tộc nữa. Hồ Chí Minh viết: “…Nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình” (Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội, năm 2000, tập 11, trang 166). Ông cũng ngưỡng mộ Mao không khác; các cố vấn Trung Cộng viết hồi ký kể rằng trong nhiều trận đánh việc chọn một ngọn đồi làm mục tiêu chiến thuật ông Hồ cũng thỉnh thị ý kiến Mao Trạch Ðông trước khi ra lệnh tấn công.
Tinh thần nô lệ các “đồng chí anh em” Trung Cộng đã gây ra phản ứng ngược ngay trong đảng Cộng sản. Chịu không được nỗi nhục đó nên sau năm 1975 Lê Duẩn phản phúc, chống Trung Cộng triệt để, tuyên bố nước Nga mới là tổ quốc thứ hai. Ðiều này Lê Duẩn cũng chỉ lập lại lời Hồ. Năm 1990, Liên xô tan rã, viện trợ cạn kiệt, đảng Cộng sản Việt Nam trước nguy cơ sụp đổ phải quay trở lại xin thần phục Bắc Kinh. Trong tình cảnh “không đánh đã xin quy hàng” như vậy, Cộng sản Trung Quốc có thế đặt để các điều kiện. Một điều kiện cụ thể: Phái đoàn đi thần phục phải đem Phạm Văn Ðồng cùng sang Thành Ðô. Ðó là một cách nhắc nhở lại bức công hàm năm 1958 do ông Ðồng ký!
Khi nào đảng Cộng sản vẫn còn cai trị nước Việt Nam thì những di họa do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng gây ra không thể xóa bỏ được. Muốn có một chính quyền đủ tư cách nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc như chính phủ Nhật Bản; muốn người dân Việt Nam được tự do phản đối các hành động xâm lăng của Trung Quốc như người dân Nhật vẫn làm; thì nước Việt Nam cần phải dân chủ hóa, thiết lập một chính quyền do người dân tự do bầu cử. Người Việt Nam phải tự quyết định thân phận mình. Hàng triệu thanh niên đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi nghĩa gọi là “giải phóng miền Nam” Ðem xương máu hàng triệu con người để xây dự và củng cố bộ máy cường quyền, cho một lũ tham ô hưởng thụ, chia chác với nhau những của cải do tài nguyên và sức lực của toàn dân đóng góp. Dân Việt Nam không thể để cho đảng Cộng sản tiếp tục lừa dối và đè nén được nữa.

http://www.youtube.com/watch?v=mEteRvwF0K0&feature=player_embedded

Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào


(Với một tỷ đôla một năm, đó là một giá quá rẻ để Trung Quốc chống đỡ một chế độ côn đồ bên cạnh)
Andrei Lankov, Foreign Policy, 12-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trông người mà ngẫm đến ta…
Bauxite Việt Nam
Đối với những người luôn luôn lo lắng về hành vi của Bắc Triều Tiên, thời gian những tháng vừa qua có thể được mô tả chính xác nhất như là một thời gian tuyệt vọng âm thầm. Từ khi Bắc Triều Tiên bội ước thỏa thuận về viện trợ lương thực “Ngày 29-2” bằng cách công bố thí nghiệm một tên lửa tầm xa (thí nghiệm này về sau đã thất bại), sự thể đã trở nên hiển nhiên một cách nhức nhối rằng, cả thái độ thân thiện lẫn biện pháp trừng phạt đều không đưa đến điều mà nhiều nhân vật tại Washington sẽ coi là kết quả duy nhất có thể chấp nhận được: giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Và Trung Quốc (TQ), một nước được coi là niềm hy vọng lớn nhất trong việc thúc đẩy Bắc Triều Tiên đi theo con đường đúng đắn, đã dùng bảy tháng vừa qua kể từ khi Kim Jong Un lên nắm chính quyền để đẩy mạnh những nỗ lực nhằm duy trì nguyên trạng (the status quo) của nước láng giềng bất ổn định này, bằng cách gia tăng viện trợ và thương mại với Bình Nhưỡng.

TQ đã kiểm soát gần 3/4 khu vực ngoại thương của Bắc Triều Tiên và là nước cấp viện trợ lương thực nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên – có lẽ đây là yếu tố duy nhất giúp Bắc Triều Tiên khỏi rơi vào nạn đói. Nhưng thay vì bóp viện trợ để đáp lại hành vi xấu xa của Bình Nhưỡng, TQ đã biểu lộ mạnh mẽ quyết tâm dùng tài chánh để hà hơi tiếp sức cho dòng họ Kim, và qua tiến trình này âm thầm phá hoại những biện pháp trừng phạt quốc tế. Từ khi Liên Hiệp Quốc đưa ra những biện pháp trừng phạt tiếp theo sau vụ Bắc Triều Tiên thí nghiệm vũ khí hạt nhân năm 2006, quan hệ thương mại và viện trợ TQ – Bắc Triều Tiên đã tăng theo cấp số nhân. Thương mại song phương, phần lớn được TQ tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, đã tăng hơn ba lần, từ 1,7 tỷ USD năm 2006 lên 5,6 tỷ USD năm 2011. Theo tin tức báo chí, Bắc Kinh còn mời hàng chục ngàn công nhân Bắc Triều Tiên sang làm việc tại TQ; có giả thuyết cho rằng những công nhân này sẽ mang lại ngoại tệ có giá trị cho tổ quốc mình đồng thời không bị nhiễm những tư tưởng mà Bình Nhưỡng cho là nguy hiểm.
TQ gần như không bao giờ công khai chỉ trích Bắc Triều Tiên. Thỉnh thoảng một vài lời chỉ trích về những hành vi kỳ quặc của Bắc Triều Tiên được đăng trên báo chí nhà nước TQ, như trường hợp tờ Hoàn cầu thời báo, một tờ báo khổ rộng do nhà nước TQ quản lý, vào tháng 5 đã lịch sự cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên nên “hiểu biết sự công phẫn của xã hội TQ một cách thật rõ ràng” khi Bắc Triều Tiên bắt cóc một số ngư dân TQ. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể hiện một hành động công khai cụ thể nào tiếp theo sau những chỉ trích hiếm hoi này. TQ lấy lý do là ảnh hưởng của mình không đủ mạnh. “Họ không chịu lắng nghe chúng tôi”, Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), một Thứ trưởng Ngoại giao TQ đã nói vào tháng 6 năm nay, “chúng tôi không thể dùng áp lực với họ”, và ông còn thêm rằng Bắc Triều Tiên là một “quốc gia có chủ quyền”.
Như vậy, vì sao TQ không giúp thế giới một tay? Một là, Bắc Triều Tiên đang được lãnh đạo bởi một Kim Chánh Vân (Kim Jong Un) quá trẻ tuổi, chưa được thử thách, và khó tiên liệu. Hai là, các lãnh đạo chính trị TQ, vừa mới kinh qua cuộc thanh trừng Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai có tiềm năng làm lung lay chế độ và đang lo lắng về cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra 10 năm một lần vào mùa Thu này, không muốn liều lĩnh làm một điều gì khác có khả năng gây sóng gió cho con thuyền quốc gia. Mặc dù TQ không bằng lòng với tình hình hiện nay, nhưng có ba khả năng thay thế hiện thực thậm chí tồi tệ hơn, từ góc nhìn của TQ: một Bắc Triều Tiên sắp sụp đổ, một Bắc Triều Tiên bị Nam Triều Tiên sáp nhập, và một Bắc Triều Tiên được trang bị đầy đủ vũ khí hạt nhân.
Một con số ngày càng đông đảo những nhà phân tích TQ nhìn nhận riêng tư rằng chế độ Kim cuối cùng có thể sụp đổ, và đôi khi họ còn nói ra quan điểm này ở các hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, một số học giả TQ tỏ ra tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng xảy ra càng chậm bao nhiêu, thì TQ càng có khả năng ngăn chặn nó bấy nhiêu, vì ảnh hưởng âm thầm của TQ đang gia tăng từng ngày. Vì thế, việc duy trì nguyên trạng (the status quo) của Bắc Triều Tiên lâu được chừng nào hay chừng ấy sẽ giảm thiểu hậu quả của sự sụp đổ tất yếu của chế độ Bắc Triều Tiên.
Nhưng thậm chí nếu muốn thay đổi chế độ, Bắc Kinh, khác với Hoa Kỳ, vẫn muốn thấy bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Bắc Triều Tiên là một vùng trái độn cần thiết, và TQ đang sử dụng quan hệ bất ổn giữa hai quốc gia Triều Tiên để nắm lợi thế ngoại giao và địa chiến lược. Không có những căng thẳng này, Bắc Kinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nắm giữ các đặc quyền khai thác khoáng sản và sử dụng hải cảng tại Bắc Triều Tiên, và đối thủ của TQ là Nam Triều Tiên sẽ có khả năng trở nên hùng mạnh hơn sau một tiến trình quanh co đưa đến thống nhất. Ngoài kho tàng khoáng sản của Bắc Triều Tiên, được chính phủ Nam Triều Tiên ước tính vào năm 2009 có trị giá 6 ngàn tỷ Mỹ kim, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ cho phép Seoul chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ đến châu Âu và châu Á và có tiềm năng cạnh tranh giành ảnh hưởng khu vực với Nhật Bản và Ấn Độ. Một nước Triều Tiên thống nhất gần như chắc chắn sẽ theo thể chế dân chủ và có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, có khả năng duy trì quan hệ tương đối gần gũi với Hoa Kỳ, đối thủ địa chính trị quan trọng của TQ. Thống nhất cũng có thể mang ngụ ý là quân đội Mỹ đóng sát biên giới TQ – một kịch bản đầy ác mộng đối với Bắc Kinh và là một kịch bản mà trong quá khứ Bắc Kinh đã phải đổ máu để ngăn chặn.
Nỗ lực giải trừ vũ khi hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đứng ở nấc thứ ba khá thấp trong bản liệt kê các ưu tiên của TQ. TQ muốn thấy một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân; họ sợ loại vũ khí này rơi vào những bàn tay thù nghịch. Là thành viên của một câu lạc bộ quốc tế riêng biệt, TQ không muốn thấy đặc quyền của mình bị bào mòn vì sự lan tràn của vũ khí hạt nhân. TQ cũng sợ rằng một Bắc Triều Tiên thủ đắc vũ khí hạt nhân có thể thúc đẩy các quốc gia khác trong khu vực đi tìm sự che chở dưới chiếc dù hạt nhân của Mỹ, hay thậm chí dẫn họ đến việc tự mình phát triển khả năng quân sự hạt nhân.
Nhưng TQ không muốn gây nguy cơ cho những mục tiêu nhắm vào ổn định tình hình quan trọng hơn và cho việc duy trì sự chia cắt lâu dài Bán đảo Triều Tiên. Những đe dọa do tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên là gián tiếp và tương đối nhẹ so với sự bộc phát một tình trạng hỗn hoạn tại một nước láng giềng hay một đồng minh hùng mạnh của Mỹ nằm ngay biên giới TQ.
Ngay cả nếu TQ có muốn trừng trị Bắc Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của nước này đi nữa, TQ cũng không nằm trong một tư thế có thể làm việc đó. Một sự cắt giảm viện trợ nhỏ bé sẽ ít có ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, một chính quyền mà lãnh đạo chính trị nghĩ rằng họ cần vũ khí hạt nhân hơn cần tăng trưởng kinh tế. Muốn đủ hiệu quả trong việc ảnh hưởng lên một điều gì nghiêm trọng như thái độ đối với vũ khí hạt nhân, sự cắt giảm viện trợ phải đủ gay gắt để đe dọa chính sự sống còn của nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Như một nhà ngoại giao cấp cao Nam Triều Tiên có lần đã nói với tôi, “TQ không có sức mạnh đòn bẩy khi đối phó với Bắc Triều Tiên; TQ chỉ có trong tay một chiếc búa [để đập phá]”.
Nói như thế có nghĩa là, nếu TQ ngưng viện trợ, TQ sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng tại Miền Bắc. Các lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể khấu đầu trước các áp lực như thế, nhưng có một khả năng lớn hơn là, họ sẽ chống cự cho đến khi đất nước bắt đầu tan rã. Bình Nhưỡng đã đối diện một thách thức rất giống như vậy vào đầu những năm 1990, khi Liên Xô trong tiến trình sụp đổ đã đột xuất cắt ngang các tài trợ cho Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng phải tìm cách hạn chế mọi mặt – và, nhờ thế, chế độ đã sống còn, mặc dù dân chúng phải trả một cái giá khủng khiếp. Biết đâu Bình Nhưỡng lại có cơ may tồn tại thêm một lần nữa, nhưng một đại họa kinh tế cũng có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ.
Một bước ngoặt gồm những biến cố như vậy sẽ tạo ra tình trạng bất ổn định rất nghiêm trọng: hàng chục, nếu không muốn nói, hàng trăm ngàn người tị nạn, việc buôn lậu các vật liệu và công nghệ hạt nhân, và có lẽ nổ ra tình trạng bạo động có vũ trang ngay ở biên giới TQ. Một cuộc khủng hoảng như vậy cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên dưới sự giám hộ của một miền Nam giàu có, dân chủ, và dân tộc chủ nghĩa – đây là một lựa chọn cay đắng đối với Bắc Kinh, mặc dù như thế vẫn còn hơn một tình trạng bất ổn định triền miên tại Triều Tiên.
Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã làm hết sức mình để duy trì nguyên trạng (the status quo) tại Bắc Triều Tiên. Và đây là một giá khá rẻ – mặc dù dữ liệu không được rõ ràng, nhưng tất cả mọi trợ cấp trực tiếp cũng như gián tiếp có vẻ chưa tới 1 tỷ đôla một năm. Đối với TQ, đây là một giá rất hời để tránh khỏi những vấn đề có tiềm năng khủng khiếp.
Chính trị quá lắm khi chỉ là một sự lựa chọn giữa một tình trạng tồi tệ và một tình trạng còn tồi tệ hơn. Thật không may cho Washington và cho đại đa số nhân dân Bắc Triều Tiên, TQ đang coi một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân nhưng ổn định chính trị như là một trường hợp rõ nét của một điều ác nhỏ bé hơn (the lesser evil).
Andrei Lankov là Giáo sư của Đại học tại Seoul và là tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử và chính trị Bắc Triều Tiên.
Nguồn bản gốc: foreignpolicy.com
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Từ Bali đến Phnom Penh

 

Văn Trường (Danlambao) - Hội Nghị Ngoại Trưởng Asean 2012 đã bế mạc, với chuyện Trung Cộng phá vỡ được sự liên kết của các thành viên Asean, đưa đến kết quả hội nghị không có được thông cáo chung. Đây được xem là thắng lợi của chiến thuật đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc, trong mưu đố chiếm trọn biển Đông. Chúng tôi xin mời các bạn nhìn lại những gì đã xảy ra từ khi có DOC 2002, cùng ý đồ của Trung Cộng trong âm mưu nuốt trọn Biển Đông, để từ đó ta có thể thấy được biến chuyển trong những ngày tới. 
Đây là lần đầu tiên trong 45 năm của Asean mà một Hội nghị Bộ trưởng không có thông cáo chung, trong khi đó Campuchia cáo buộc Việt Nam và Philippines bắt nạt các nước khác trong quá trình bàn thảo nội dung thông cáo. Campuchia – chủ tịch Asean năm 2012 – nói rằng không hài lòng với đòi hỏi của hai nước này, và Ngoại trưởng Campuchia nói không có chuyện nước ông bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, trong khi dư luận chỉ trích và cáo buộc Campuchia ngả về phía Trung Quốc, nước đã dành nhiều viện trợ cho Phnom Penh.
Dù cho lời ngụy biện khéo thế nào, đã là không sự thật thì không thuyết phục được ai, phía Campuchia thì phân trần, là muốn đưa ra tuyên bố chung mà không nhắc đến tranh chấp Biển Đông. Campuchia cũng nói rằng Hội nghị của ngoại trưởng Asean không phải là tòa án, hay một nơi phán quyết về tranh chấp, và Campuchia không theo nước nào trong xung đột song phương. Trong khi tay chủ chốt TQ, một ngày sau khi hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean bế mạc, đã lên tiếng ca ngợi thành công hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí tốt đẹp.
Tân Hoa Xã đưa tin theo lối trắng thành đen “Qua trao đổi thẳng thắn và sâu sắc, Bộ trưởng Ngoại giao của các nước Asean ca ngợi sự nỗ lực và đóng góp của Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và Asean”. Và Dương Khiết Trì Ngoại trưởng TQ thì nói “các hội nghị ngoại trưởng đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đạt được nhiều thành quả”, và tuyên bố thêm “nhận xét và lập trường trên các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực của Trung Quốc đã nhận được sự cảm thông và ủng hộ của nhiều nước tham dự hội nghị”.
Chúng ta đã biết toàn vùng biển đông, mà mọi người hiện nay gọi là vùng tranh chấp, của 6 nước Việt nam – Philippines – Malaysia – Brunei cùng hai anh Tầu cộng và Tầu Đài loan, thực sự là của ông cha chúng ta tự những năm của thế kỷ 17 và có phần còn sớm hơn thế nữa. Ông cha chúng ta chiếm hữu và sử dụng lâu dài hai quần đảo vô chủ này, đặt chúng dưới chủ quyền của đất nước ta, chứng tích lịch sử, tài liệu, bản đồ, chúng ta có đủ, theo đúng luật biển nó hoàn toàn thuộc về chúng ta.
Nhưng phải thấy là chúng ta không may, khi có một láng giềng to xác xấu tính là TQ. Lợi dụng cái khó khăn của dân tộc ta trong chiến tranh, rồi hành động càn rỡ kiểu kẻ cướp bá quyền, TQ chiếm  quần đảo Hoàng Sa, và một phần Trường Sa của chúng ta. Từ thủ đoạn lén lút của kẻ trộm năm 1956 (hai đảo Phú Lâm và Linh Côn), đến vũ lực của kẻ cướp những năm 1974 Hoàng Sa – 1988 Trường Sa – Và bây giờ biển đông của VN, Bắc triều đã ngang nhiên tuyên bố là vùng lãnh hải là của họ.
Kết quả đạt được trong diễn đàn lần thứ 44 tháng 07-2011, là bản hướng dẫn thực hiện tuyên bố DOC 2002, trên thực tế đã không đem lại được những gì, mà các nước Asean tham dự mong đợi, sau một thời gian quá dài trông đợi là gần 9 năm. Thật rõ ràng, chỉ vì nó không trấn an được các nước trong khối Asean, họ không an tâm trước cách hành xử, luôn trấn áp các nước nhỏ của TQ, do đó các nước muốn có được, một bản nguyên tắc ứng xử COC, có tính ràng buộc pháp lý hơn hầu đối phó với TQ.
Về phía Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton cũng tuyên khi kết thúc AMM 44: “Đó chỉ là bước đi đầu tiên, cần hành đông nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên cơ sở luật pháp quốc tế”, và bà cũng kêu gọi về một bộ quy tắc ứng xử COC (Code Of Conduct) toàn diện hơn và mang tính ràng buộc. Như ta đã biết năm 2002, Asean không làm được COC với TQ, mà chỉ đạt được một bản DOC không có tính ràng buộc.
Đã thế vào năm 2011, Asean lại gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu cũng lại là từ phía TQ, như trong nội dung bản thảo, của bản hướng dẫn về phương thức làm việc, Asean mong muốn 4 nước Việt nam – Brunei – Malaysia – Philippines gặp nhau trước, rồi gặp các nước thành viên khác còn lại của Asean, sau đó mới gặp TQ. Nhưng TQ từ chối, theo TQ nếu như thế tức thừa nhận có sự tranh chấp, hay rõ hơn Trường Sa sẽ trở thành vấn để giữa Asean với TQ.
Điều này cho ta thấy, TQ muốn thể hiện vai trò “ông trùm” khu vực, mà TQ tự cho mình có cái tư cách đó trong mọi giải quyết, luôn phủ nhận thực tế sai trái của mình trên biển Đông. Trong khi về phía Asean, thì họ đang trông đợi sau DOC, họ sẽ có được một COC mà họ muốn có, như vậy kết quả đem lại từ AMM44, là bản hướng dẫn, thì đó chỉ là hình thức bên ngoài, nếu không muốn nói là tính cách phô diễn chính trị, cho thấy có sự hợp tác và trên cơ sở xây dựng lòng tin.
Mà nói tới lòng tin giữa các bên, thì trên thực tế toàn khối Asean, không một thành viên nào của Asean, thật sự tin là TQ thành thật hợp tác cả. Chuyện của năm 2012 với cuộc xung đột Scarborough, và 9 lô dầu VN đã chứng minh điều đó. TQ cố tình kéo dài thời gian, vì hiện trạng tại biển Đông đang có lợi thế cho TQ, trong khi chính quyền VN không có một hành động nào tích cực chống đối sự chiếm hữu bất hợp pháp HS-TS của TQ. Còn những gì đang gây chú ý cho dư luận, đó lại cũng là những hành động lấn át của TQ, xảy ra, hoàn toàn, nằm trong lãnh hải kinh tế 200 hải lý hợp pháp, của các nước nạn nhân.
Do đó, khi nói rằng cái tính chất lưu manh của TQ là ở chỗ này. TQ muốn biến vùng hợp pháp của người ta, thành vùng tranh chấp, còn vùng đang tranh chấp, tức là cái lưỡi bò do họ dựng lên, trở thành vùng hợp pháp của riêng họ. TQ chỉ muốn Hà Nội đàm phán song phương trên vấn đề chồng lấp của lằn ranh chín khúc của cái lưỡi bò lấn sâu vào thềm lục địa Kinh tế 200 hải lý của VN, còn HS theo họ đó là lãnh thổ hiển nhiên của TQ, không có gì để thương lượng (RFA 25-08-11).
Chính vì vậy mà Philippines luôn kiên trì tuyên bố, là phải phân định rõ rệt, các vùng biển nào là tranh chấp, và vùng biển nào không tranh chấp, và bắt đầu từ ngày 29-07-2011 phát ngôn viên ngoại giao Philippines, tuyên bố họ tìm hậu thuẫn, từ các thành viên Asean cho đề nghị trên của Philippines. Theo họ sự tách biệt vùng tranh chấp, và không tranh chấp, sẽ làm giảm căng thẳng trong khu vực, khi đó với vùng không tranh chấp, các nước chủ quyền có thể khai thác tài nguyên của riêng mình, còn vùng tranh chấp thì có thể hợp tác chung trong khai thác.
Trong khi chờ đợi một phương thức để giải quyết tranh chấp, thì Philippines đang tăng cường sức mạnh quân sự, luôn cứng rắn đương đầu cùng TQ, trong sự bảo vệ quyền lợi của mình, với tình hình như thế, nhiều người e ngại cho một cuộc chiến sẽ xảy ra giữa hai bên. Mặt khác Phillippines luôn yêu cầu được đưa ra phân xử trước tòa án quốc tế, cả thế giới mọi người đều biết, TQ không bao giờ chấp thuận đàm phán đa phương, hoặc cao hơn nữa là đưa vấn đế tranh chấp ra trước tòa án quốc tế.
Điều này rất dễ hiểu, TQ biết như thế TQ sẽ thua, vì trên cơ sở TQ hoàn toàn không chứng minh, được tính xác thực của những bằng chứng, dùng để bảo vệ cái lập luận, đường lưỡi bò là đúng đắn. Có rất nhiều nhận xét, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin đơn cử tiêu biểu chỉ một cho thấy thế giới họ biết rất rõ vấn đề nhận vơ bẩn thỉu này của TQ chứ không phải không. Đó là phát biểu ngày 29-07-2011 của chuyên gia Dan Blumenthal, từng là Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của bộ Quốc phòng Mỹ, điều trần trước nhóm nghị sĩ phụ trách vấn đề Trung quốc (China Caucus) của hạ viện Mỹ.
Chuyên gia Dan Blumenthal nói “Đòi hỏi chủ quyền đường lưỡi bò của TQ ở biển đông, dựa trên sự giải thích mập mờ về lịch sử, và diễn giải sai lệch luật quốc tế”, ông nói thêm là “TQ từ chối cách diễn giải luật tập quán quốc tế, mà Hoa Kỳ và hầu hết các nước tham gia công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS) sử dụng”.
Từ DOC 2002 đến AMM44 Bali Indonesia – Và AMM45 vừa bế mạc tại Phnom Penh Campuchia, qua thời gian và qua cả hai lần hội nghị AMM phía nhà nước VN, nhìn sự việc ra sao, chúng tôi cũng xin tóm tắt. Năm 2011 phía VN đã đồng thuận với TQ qua câu nói của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh: “Không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, những vấn đề chỉ liên quan đến VN và TQ thì giải quyết song phương”. Cũng đầu tháng 09/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp kiến sứ thần TQ Đới Bỉnh Quốc, và chấp nhận những gì Bắc Kinh sắp đặt, cho vấn đề biển đảo cùng biên giới của lãnh thổ VN.
Lúc đó báo trong nước đăng lời Thủ tướng Dũng nói “Về biên giới lãnh thổ, thủ tướng đánh giá cao kết quả đạt được khi thực hiện thỏa thuận trong các văn kiện liên quan đến biên giới lãnh thổ giữa hai nước, qua đó hai bên đã xây dựng được đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển”. Với lời phát biểu này, tiện thể chúng tôi chỉ xin nhắc lại chuyện Hiệp ước vịnh Bắc bộ năm 2000, thỏa thuận và âm thầm ký kết song phương hai nước với nhau, khiến lãnh hải VN mất đứt 10% (khoảng 12.000 km vuông), mà cho tới bây giờ chính quyền vẫn cố che giấu.
Ngày 13/07/2012 Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh bày tỏ sự thất vọng, sau khi Asean không thể đưa ra tuyên bố chung, vì mâu thuẫn quanh vấn đề Biển Đông: “Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có một tuyên bố chung, vì thế rất là thất vọng”. Đây là lần đầu tiên phía VN cho chúng ta thấy ít nhiều sự quan tâm cùng cố gắng của phía Ngoại Giao trong vấn đề quyền lợi lãnh hải VN, trước bàn tay thủ đoạn TQ. Chuyện Dương Khiết Trì bày tỏ sự biết ơn trong cuộc gặp TT Hunsen, về “sự ủng hộ bền bỉ và kiên định” của Campuchia đối với những vấn đề có liên quan đến “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đã nói lên điều đó (Tân Hoa Xã 10/07).
Qua khoảng thời gian khá dài từ khi có DOC đến nay là chẵn 10 năm, đủ để ta thấy một TQ chủ trương kéo dài thời gian nằm ngoài vòng kềm tỏa của các ràng buộc pháp lý, do đó với một COC không dễ gì các nước Asean có được sớm với TQ. Mà dẫu có được COC sớm đi chăng nữa cũng khó cầm chân được một TQ tráo trở hung hăng đang đói dầu và nạn nhân mãn, chúng đã tuyên bố hôm 09/07 là rồi đây trong tương lai là cả COC cũng “không thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền”. Trong khi đó với những đàn em như một “Campuchia đang cho thấy mình là con ngựa mồi của Trung Quốc” sẽ sẵn sàng làm “Kẻ phá vỡ khối đoàn kết Asean”.
Trong tranh chấp Bãi đá Scarborough cùng Philippines, cuộc đối đầu của hai bên cho thấy vấn đề trước mắt là chuyện bên nào được phép đánh bắt cá, nhưng đằng sau là toan tính của TQ, cố giành cho được chủ quyền với toàn bộ 3,5 triệu km vuông biển Đông. Và đây không chỉ là vấn đề song phương hai bên, mà là một cục diện đa phương, qua đó TQ sau vụ này sẽ áp dụng đường lối cứng rắn của họ, để đưa các nước Asean vào “khuôn phép”, do đó người ta e ngại một cuộc xung đột, sẽ không tránh khỏi mà chủ động sẽ là TQ.
Còn qua chuyện chúng tung tin Thái lan hay Malaysia, thuận hợp tác trong khai thác dầu khí của Việt Nam, cũng bắt nguồn từ chuyện tháng qua, TQ đã thành công trong chuyện xé lẻ một vài quốc gia Đông Nam Á, điển hình là Campuchia và Thailand. Người ta đã thấy TQ dùng đòn bẩy kinh tế trong cản trở sự hợp nhất của Asean, rồi đây họ sẽ còn ngăn không cho vấn đề biển Đông, trở thành vấn đề giữa họ cùng các nước Đông Nam Á.
Sống gần một láng giềng như TQ, lại thêm sự yếu hèn của nhà nước VN, những mong an toàn cho chế độ, nhưng thử hỏi cứ lùi bước mãi trước những đòi hỏi không ngừng của TQ có phải là giải quyết hợp lý? Trong khi đó chứng minh hùng hồn là dân ta vẫn tồn tại được cho đến ngày nay trước bao lần phương Bắc động binh, thì thiết nghĩ với sức mạnh toàn dân đoàn kết, thì đánh giặc Tầu không khó.
Lịch sử nước Việt đã chứng minh dân tộc Việt không phải là một dân tộc khiếp nhược, và nay là thời hoàn cầu liên minh, cái khôn ngoan trong cuộc đấu tranh giữ nước là ta phải biết tìm đúng đồng minh để liên kết. Cái cần nhất là phải cương quyết, phải gạt bỏ suy nghĩ tự ti nước ta nhỏ, còn TQ là nước lớn cần phải nhịn nó, cái cứng rắn của Philippines trong đối đầu cùng TQ đáng để ta suy gẫm. Giữa cái hy sinh và cái nhục mất nước, thì mất nước là lớn.

Ông Hun Xen đẹp mặt: cho tay chân học theo Tàu đúng cả những động tác “diễn trò” trong các phiên họp của ASEAN

Cái gì khiến ông Thủ tướng Campuchia làm điều đó, hay nói toẹt ra như Tân Hoa Xã: “Thủ tướng Cambodia đã ủng hộ những quyền lợi thiết yếu của Bắc Kinh”, hoặc nữa như nhận xét của GS. Carl Thayer khi trả lời đài RFI: Trung Quốc sử dụng trắng trợn Chủ tịch ASEAN như là kẻ đại điện thừa hành của mình”? Hẳn chắc không một người nào có chút hiểu biết trên thế giới này mà lại không nhìn thấy và tìm ngay được câu trả lời gần với sự thật nhất.
Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói ở đây không chỉ có thế. Chúng tôi dám chắc, không sớm thì muộn, ông Ngoại trưởng Trung cộng Dương Khiết Trì thế nào cũng sẽ phải thân hành sang Việt Nam, tìm đến ngôi mộ của tử tù Năm Cam để sửa một lễ cúng và tự mình quỳ xuống khấn khứa vái lạy mấy vái, vì Năm Cam đã từng có câu nói để đời tổng kết đúng những chiêu cơ bản mà nhà nước Trung Cộng từ bao lâu nay vẫn áp dụng bài bản và cũng khá thành công đối với không ít Chính phủ thuộc loại những nước nghèo hoặc những nước đang cố tìm con đường đầu tư phát triển để giàu lên, ở mọi khu vực trên thế giới chứ không riêng gì vài ba nước Đông Nam Á. Năm Cam đã nói rành rẽ như sau: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”.
Tuy nhiên, Dương tiên sinh chớ có vội hý hửng. Bảo cho họ Dương biết để về tâu lại với các đấng bề trên, rằng chớ có quên một câu châm ngôn khác cũng đang là bài học sờ sờ đối với Đảng cộng sản của nước các ông: “Tiền mua được tất cả trừ lòng tin thì không bao giờ mua được”.
Bauxite Việt Nam

1. ASEAN bế tắc, vì đâu?

Việt-Long, RFA
Vốn liếng các bên đặt vào Biển Đông ngày càng tăng cao khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược trở lại châu Á, nhờ đó Philippines và Việt Nam chọn lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Thế nhưng…
clip_image001
Hai Ngoại trưởng Việt Mỹ chào hỏi tại hội nghị ASEAN+3 – RFA photo
“Đơn giản thôi: Trung Quốc đã mua đứt!”
Hội nghị Ngoại trưởng khối ASEAN lần thứ 45 đã kết thúc trong không khí chia rẽ gay gắt khi chạm đến vai trò của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược Nam Trung Hoa, mà Bắc Kinh đã xác định.
Các Ngoại trưởng đã không thể đồng thuận về bản tuyên bố chung. Và lần đầu tiên từ 45 năm nay, hội nghị đã không đạt được một văn bản kết thúc.
Sự chia rẽ trong 10 quốc gia thành viên ASEAN xảy tới sau một loạt sự kiện đụng chạm trên Biển Đông liên quan đến tàu bè của Trung Quốc trong vùng biển giàu tiềm năng nhiên liệu, gây nguy cơ chiến tranh.
clip_image002
Ngoại trưởng Hillary Clinton tại hội nghị ASEAN+3 – RFA photo
Philippines tuyên bố lấy làm tiếc về sự thất bại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi xử lý vấn đề xung khắc ngày càng tệ hại đó.
Manila chỉ trích Phnom Penh, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, về cách hành xử đối với vấn đề Biển Đông với cương vị của Cambodia là nước Chủ tịch thường niên của khối ASEAN, trong suốt hội nghị Ngoại trưởng tuần qua.
Biển Đông đã trở nên khu vực nóng bỏng nhất tại châu Á, với nguy cơ bùng nổ chiến tranh, chỉ vì Bắc Kinh giành chủ quyền bằng đường Lưỡi Bò khoanh chiếm gần trọn Biển Đông.
Vốn liếng các bên bỏ vào nơi này đã tăng cao khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược trở lại châu Á, nhờ đó mà đồng minh Philippines và cựu thù Việt Nam của Mỹ chọn lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Sự chia rẽ của khối ASEAN lần này là một điềm gở cho một khối liên kết muốn hình thành một cộng đồng kinh tế khu vực vào năm 2015, tương tự Liên minh châu Âu. Khối kinh tế ASEAN trong tương lai sẽ hạ giảm các hàng rào thuế quan, lao động và thị trường tài chính, để cạnh tranh với Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao không muốn nêu tên tiết lộ với báo New York Times về lý do không hình thành được tuyên bố chung: “Rất đơn giản, chỉ là Trung Quốc đã mua đứt chiếc ghế, vậy thôi”.
clip_image003
Hội nghị ASEAN+3 – RFA photo
Nhà ngoại giao chỉ một bài báo của Tân Hoa Xã hôm thứ năm loan tin Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cám ơn Thủ tướng Cambodia Hun Xen đã ủng hộ những quyền lợi thiết yếu của Bắc Kinh.
Nhà ngoại giao ẩn danh cũng cho biết Việt Nam và Philippines đã tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ý kiến của Cambodia về bản tuyên bố chung. Rồi hai Ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục Bộ trưởng Hor Namhong, nhưng ông này từ chối, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi phòng họp!
Đến Ngoại trưởng Trung Quốc nếu có ở đó cũng sẽ hành xử hệt như vậy và cũng chỉ làm đến như vậy là cùng!
Vai trò của Washington được minh định
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Hoa Kỳ, rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, khi bà nói cuộc xung khắc ở Biển Đông cần được giải quyết không áp chế, không bức hiếp, không đe doạ và không sử dụng võ lực.
Ảnh hưởng của Trung Quốc, do Ngoại trưởng họ Dương đại diện, đã thể hiện rõ ở sau hậu trường của những tính toán về Biển Đông, trên nhiều khía cạnh, đã chia rẽ những nước chịu ơn Bắc Kinh với những nước đối đầu với Bắc Kinh.
Cambodia là nước nhận viện trợ lớn lao của Trung Quốc, kể cả viện trợ quân sự mới mấy tháng nay.
Indonesia là quốc gia không giành chủ quyền ở biển Đông, đã cố gắng tạo một văn bản hòa hợp để được đồng thuận vào phút chót, nhưng cũng không thành công.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa ca ngợi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tỏ ra quan tâm mà vẫn dành cơ hội cho các bên nỗ lực đạt thỏa thuận.
Vào lúc mà một bên là Hoa Kỳ với thế lực áp đảo về hải quân xưa nay, bên kia là Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, cả hai cùng tìm cách tăng cường lực lượng hải quân, cuộc tranh chấp trở nên đáng sợ hơn.
Trung Quốc nhắc đi nhắc lại với giới ngoại giao Hoa Kỳ rằng Biển Đông giàu tiềm năng nhiên liệu không dính dáng gì tới nước Mỹ.
clip_image004
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh tại Phnom Penh – RFA photo
Nhưng chính quyền Obama cũng nhiều lần nói rất rõ rằng quyền tự do lưu thông hàng hải đang lâm nguy ở nơi thủy lộ giao thương quan trọng nhất trên thế giới.
Thêm vào đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton xác định với báo chí, không thể nào rõ hơn, rằng “Hoa Kỳ là một cường quốc thường trú của Thái Bình Dương”.  Ngụ ý của bà Ngoại trưởng với Trung Quốc cùng các nước Đông Nam Á là nước Mỹ không những vẫn duy trì sự hiện diện mà còn gia tăng hiện diện ở nơi này.
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố:”Chúng ta từng thấy những trường hợp đáng lo ngại của sự áp chế về kinh tế, sự sử dụng sức mạnh quân sự có vấn đề, và tàu bè của Nhà nước liên can vào những tranh chấp giữa các ngư dân”.  Sự áp chế về kinh tế ngụ ý nói đến việc Bắc Kinh quyết định ngưng nhập khẩu chuối và hạn chế du khách đến Philippines, gây cho xứ này thiệt hại tài chính đáng kể.
Bắc Kinh thắng một nước cờ
Trung Quốc đã minh định rằng chỉ giải quyết tranh chấp ở biển Đông với từng quốc gia liên quan, không qua một diễn đàn khu vực.  Lập trường đó đã đóng khung cho nội dung tổng quát của bản Quy tắc ứng xử trên Biển Đông mà Bắc Kinh đồng ý bàn thảo với các quốc gia ASEAN trong tương lai.
Và Bắc Kinh có vẻ đã thành công đối với Philippines và Việt Nam để chia ASEAN thành từng cây đũa, khi khối ASEAN không kết hợp được thành một thực thể pháp nhân để đối đầu với Trung Quốc, theo đúng ý Bắc Kinh xếp đặt từ lâu, trước cả lúc viện trợ ồ ạt cho Phnom Penh.
Giới ngoại giao châu Á hôm thứ năm cho biết những yếu tố chính của bản dự thảo bản Quy tắc ứng xử mà Hoa Kỳ đã thúc giục khối ASEAN chấp nhận, đã được đồng ý trong buổi họp trong tuần.  Những nhà ngoại giao này không chịu tiết lộ nội dung chi tiết của dụ thảo văn bản.
Chuyến đi một vòng Đông Nam Á của Ngoại trưởng Clinton tuần qua là để chứng tỏ việc chuyển trục chiến lược của Washington sang châu Á còn nhắm tới những mục tiêu xa hơn lãnh vực quân sự.
clip_image005
Ngoại trưởng Clinton trong Hội nghị EAS – RFA photo
Chuyến công du này bị báo chí Hoa lục chỉ trích. Nhân dân nhật báo hôm thứ năm cho rằng Hiệp ước Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, mà Hoa Kỳ đang hình thành với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và gạt Trung Quốc ra ngoài, là một nỗ lực làm suy yếu sự hội nhập của châu Á.
Báo “Tin tức kinh doanh Trung Quốc”, China Business News, nhắc đến “những kẻ thổi phồng đề tài biển Nam Trung Hoa”, ám chỉ Hoa Kỳ.
Hội nghị ở Phnom Penh được tổ chức tại một tòa nhà hội nghị có những cây cột trắng ngoạn mục, do Trung Quốc kiến tạo cho vòng hội nghị này.
Ở nơi này, khi được hỏi về việc Hoa Kỳ trợ giúp Cambodia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc đến sự khác biệt giữa hai đường lối viện trợ của Hoa Kỳ và của Trung Quốc. Bà nói:
”Chúng ta không nhắm đến những tòa nhà lớn” và bà cho biết viện trợ của Hoa Kỳ nhằm nuôi sống những người cần được nuôi sống, bảo đảm sự sống còn của phụ nữ phải sinh nở, và gắng cải thiện cuộc sống của mọi người, nhất là cuộc sống của các thiếu nhi”.
V.L.
Nguồn: rfa.org

2. Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN

Trong lịch sử ASEAN, chưa bao giờ một Hội nghị cấp Ngoại trưởng của khối lại không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến trình đàm phán, thảo luận. Thế nhưng điều không thể tưởng tượng nổi đó đã xảy ra tại các Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, vừa kết thúc hôm qua, 13/07/2012. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, Giáo sư Carl Thayer cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN.
clip_image006
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong trong lễ bế mạc Hội nghị ASEAN (Reuters)
Nguyên nhân chính là do có bất đồng không thể giải quyết giữa Philippines và Cam Bốt liên quan đến Biển Đông. Chính quyền Manila muốn ghi tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại bãi đá Scarborough vào trong bản Tuyên bố chung, một đề nghị đã bị Cam Bốt, trong tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN bác bỏ. Bất chấp các đề nghị thỏa hiệp, cả hai bên đều không thay đổi ý kiến, và Cam Bốt quyết định là Hội nghị sẽ không có được tuyên bố chung.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã phê phán thái độ của Cam Bốt cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Ông phân tích như sau :
Hành động của Cam Bốt trong tư cách Chủ tịch ASEAN đã xóa nhòa sự phân biệt giữa Cam Bốt, một trong 10 thành viên của ASEAN và Cam Bốt, Chủ tịch ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội Đông Nam Á, các Ngoại trưởng đã phải cùng nhau làm việc trên một chương trình nghị sự rất nặng nề nhưng lại bị mất đi phương tiện truyền thống để công bố các quyết định của mình, vì cho đến nay, bản Tuyên bố chung của Chủ tịch ASEAN có mục tiêu ghi lại các quyết định của toàn khối [đã không công bố được].
Tình hình bắt nguồn từ hành động của Cam Bốt đã đẩy ASEAN vào một tình thế chưa từng thấy. Trang web của Ban Thư ký ASEAN hoàn toàn im hơi lặng tiếng lặng về những vấn đề này.
Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Cam Bốt?
Nói cách khác, sau một tuần thảo luận một loạt các vấn đề – không chỉ là vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà thôi – cả khu vực và phần còn lại của thế giới đều không biết được là ASEAN đã quyết định những gì. Đây là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN.
Có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Cam Bốt. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Cam Bốt trong vai trò Chủ tịch đã tỏ ra bướng bỉnh và không khoan nhượng. Họ liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm dọa Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, Cam Bốt cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp.
Rất có thể là tranh cãi về các từ ngữ trong bản Tuyên bố chung sẽ lan qua và gây nhiễu cho tiến trình đàm phán giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc trên một bộ Quy tắc Ứng xử (tại Biển Đông). Cam Bốt đã lộ mặt như là một “con ngựa kềm bước” giúp Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc khó khăn hơn. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Cam Bốt trong việc giữ kín các lập trường đàm phán bí mật của họ.
Định hướng đối ngoại của ASEAN đến nay đi theo hai chủ trương. Đầu tiên hết là ASEAN cần duy trì quyền tự chủ của khu vực, chống việc các cường quốc ngoài khối xen vào công việc nội bộ của minh. Kế đến, ASEAN nhấn mạnh đến khẳng định vai trò “người cầm lái” hoặc là nhân tố trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực. Hành động của Cam Bốt cho thấy rõ ràng là sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, công cụ giúp khối này cách ly với thế lực bên ngoài, đã bị sứt mẻ nặng nề. Không những Trung Quốc đã xâm nhập được vào trong ASEAN, mà họ đã làm được như vậy thông qua đại diện là Cam Bốt. Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vai trò “người cầm lái” của ASEAN.
Liệu còn nước ASEAN nào tin được Cam Bốt?
Đối với Giáo sư Thayer, hành động của Cam Bốt đã làm xóa bỏ sự tin tưởng lẫn nhau trong khối, gây trở ngại cho ASEAN trong nỗ lực tiến tới một Cộng đồng vào năm 2015.
Hành động của Cam Bốt sẽ đầu độc các hoạt động của ASEAN từ nay cho đến tháng Mười một, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức. Cam Bốt đã mất đi vai trò trung lập của họ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, và một số thành viên ASEAN sẽ nghi ngờ sự điều hành của Cam Bốt trong phần còn lại của năm 2012 này.
Hiện nay đã có một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN, và vết này có thể trở thành một kẽ nứt và cản trở việc thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015. Tình trạng rắc rối vừa qua làm tăng khả năng ASEAN bị tách thành hai nhóm: các quốc gia lục địa và các quốc gia duyên hải và hàng hải.
Nếu ASEAN muốn trở thành một cộng đồng, họ phải có được một “nhận thức về chúng ta”, rằng các thành viên chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn là với các cường quốc bên ngoài. Nền an ninh của ASEAN phải được xem như là không thể chia cắt. Hành động của Cam Bốt trong tuần này cho thấy là nhận thức về một cộng đồng ASEAN rất là mong manh.
Trung Quốc thắng trước nhưng có thể thua sau
Phải chăng sự cố vừa qua là một chiến thắng của Trung Quốc trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một thất bại của Hoa Kỳ trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất? Về vấn đề này, Giáo sư Thayer phân tích:
Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung.
Trung Quốc có thể là đã chỉ giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng trước nhưng lại thua sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do phản ứng trước việc Trung Quốc sử dụng trắng trợn Chủ tịch ASEAN như là đại điện thừa hành của mình.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Các cuộc thảo luận chính thức dự kiến có thể mở ra vào tháng Chín. Trung Quốc đã bắn tin là họ sẵn sàng đàm phán với các thành viên ASEAN khi điều kiện “chín muồi”.
ASEAN đã tự dặt ra thời hạn chót là tháng Mười một năm nay phải đạt được thỏa thuận, để bộ Quy tắc Ứng xử có thể được Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào thời điểm đó thông qua.
Từ nay đến đó con đường còn khó khăn, Trung Quốc có thể được khuyến khích để xoáy vào khác biệt quan điểm trong ASEAN để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Lợi ích của Trung Quốc là cho thấy về mặt hình thức là họ làm việc với các thành viên ASEAN để tiến tới một giải pháp. Tại sao vậy ? Để khỏi bị Hoa Kỳ thúc bách sau lưng nó.
T.N.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Được đăng bởi bauxitevn

Cho Mỹ thuê đảo Trường Sa Lớn, tại sao không?

Nguyễn Hữu Quý – Boxitvn
Lấy hiện tại để đánh giá sai lầm của quá khứ ở thời điểm này có thể chưa phù hợp cho lắm; tuy nhiên, nếu không dám mạnh dạn nhìn ra từ những sai lầm của quá khứ thì có khi lại mắc phải sai lầm còn lớn hơn, lịch sử Việt Nam không thiếu những giai đoạn sai lầm như thế.
Chẳng nói đâu xa, mới chỉ khoảng trên dưới nửa đời người thôi, tức là từ năm 1974 đến nay, toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung cộng, và nay Quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ cùng chung số phận. Cùng với nó là hơn 80% diện tích Biển Đông có thể sẽ rơi vào tay người phương Bắc, không gian sinh tồn của người Việt bị mất đi, đồng nghĩa với nó là dân tộc Việt sẽ dần bị Hán hóa và đi đến mất nước, mặc dù đã hơn 4000 năm tổ tiên ta đã chống chọi rất ngoan cường.

Cứ theo lối suy diễn từ những hiện tượng: giao rừng giáp biên giới cho Trung cộng thuê 50 năm, đưa Trung cộng vào khai thác bô xít tại Tây Nguyên, Trung cộng trúng thầu đến 80% các công trình trọng điểm quốc gia và có mặt suốt dọc chiều dài đất nước từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, Lạng Sơn…, đặc biệt người Tàu đang làm chủ dải đất miền Trung vốn rất nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, như nuôi cá lồng ở Vũng Rô (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa), mua đến cả trăm ha đất ở Bình Thuận, v.v. thì có thể nói, chưa có khi nào nguy cơ mất nước lại như trong thời điểm hiện tại.
Trước những hành động hung hăng, táo tợn, mang tính xâm lược của Trung cộng đối với Biển Đông, kể từ hôm 21/6/2012, khi Quốc hội Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM, như cảnh báo người Việt Nam rằng, rất có thể sẽ có máu đổ ngoài Biển Đông, và nếu chủ quan tin vào “láng giềng hữu nghị”, thì cũng rất có thể một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ rơi vào tay Trung cộng trong thời gian ngắn tới đây.
Ngày 23/6/2012, khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, và đặc biệt, ngày 12/7/2012 vừa qua, Trung cộng đưa 30 tàu cá, tổ chức thành 2 biên đội với 6 tổ đồng loạt tiến ra khu vực quần đảo Trường Sa để gọi là “đánh bắt cá”, thì thực sự đây đã là cuộc chiến tranh xâm lược thật rồi.
Hành động Trung cộng đưa tàu xuống Trường Sa hôm nay có khác gì với việc nhà Nam Hán (năm 938), nhà Tống (981) và nhà Nguyên (1288) đưa quân vào xâm lược nước ta từ cửa sông Bạch Đằng năm xưa?
Rõ ràng, đây là cuộc chiến tranh xâm lược của thế kỷ 21, có khác chăng là Trung cộng chưa dùng đến súng đạn mà thôi!
Tiếc thay, nếu như nguy cơ mất nước đến từ sức mạnh và sự hũng hãn của Trung cộng là một trong các yếu tố quan trọng, thì sự khác biệt giữa nhận thức và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam (“đã có Đảng và Nhà nước lo”, hoặc “giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển” v.v… ) với đa số nhân dân Việt Nam như trong thời gian qua, thực sự mới là nguy cơ chính để rồi rất có thể Việt Nam để mất Trường Sa vào tay Trung cộng!
Chẳng hạn, Trung cộng đang rất vui mừng như cách phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội hôm 13/7 vừa rồi (?!).
Trước tình hình đó, để giữ vững chủ quyền ngoài Biển Đông, nên chăng cho Mỹ thuê hòn đảo Trường Sa Lớn?
clip_image002
Vị trí đảo Trường Sa Lớn (8°38’30″N;111°55’55″E) trên Biển Đông
Có thể có nhiều người không đồng ý với quan điểm trên, nhưng tại sao ta lại không nghĩ đến phương án này, trong điều kiện cụ thể hiện nay?
Với vị trí rất đắc địa, nằm giữa Việt Nam và Philippines và án ngữ trên tuyến hải trình từ eo biển Malaca đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… rất có thể Mỹ đang rất cần cho phương án này.
Vấn đề được đặt ra là:
- Lãnh đạo Việt Nam có dám thay đổi tư duy để cho Mỹ thuê trong khoảng 50 năm, với điều kiện vừa phục vụ lợi ích quân sự của Mỹ, góp phần ổn định và hòa bình trên Biển Đông, đồng thời kết hợp với việc cứu hộ cứu nạn cho ngư dân (Việt Nam và các nước khác).
- Mỹ có đồng ý với phương án đề xuất này hay không?
- Điều kiện tự nhiên (về luồng lạch, độ sâu…) có đáp ứng các yêu cầu để tàu cỡ lớn ra vào bình thường hay không?
Cần lưu ý rằng, nước Mỹ hôm nay đến với Việt Nam trong một tâm thế khác, với một nền dân chủ tôn trọng nhân quyền, vốn là sức mạnh mềm vượt trội của Mỹ, mà bất kỳ quốc gia nào cũng mơ ước, sẽ là tiêu chuẩn của nhân loại trong thế kỷ 21 và nhiều thế kỷ tiếp theo.
Hy vọng, sẽ có nhiều ý kiến tham gia, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, trước một Trung cộng đang rất hung hăng và có những bước tính nguy hiểm.
15.7.2012
N.H.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
——————
Một số thông tin về đảo Trường Sa Lớn:
Trường Sa Lớn (Spatley Island), Toạ độ: 8°38’30″N   111°55’55″E: Việt Nam đóng quân
Trùng tên tiếng Anh dùng cho quần đảo Trường Sa, được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”.
Hòn đảo nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa, là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.
Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km², là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa.Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.
Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quý có sản lượng lớn và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim.
clip_image003
clip_image004
Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa (ảnh Internet).
clip_image005
… và nay đã thuộc về Trung cộng
———————————————————
Trường Sa Lớn (Spatley Island), Toạ độ: 8°38’40″N   111°55’8″E: Việt Nam đóng quân
Trùng tên tiếng Anh dùng cho quần đảo Trướng Sa, được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”
Hòn đảo nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa, là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.
Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km², là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa.[1] Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.
Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quý có sản lượng lớn và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim
clip_image006
————————————————-
Thứ tư, 30/11/2011, 15:35 GMT+7
Dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa
clip_image007
Tưởng nên nhắc lại ở đây là hội nghị quốc tế ở San Francisco 1951, đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trương Sa do Liên Sô đưa ra. Trong phiên khoáng đại ngày 5-9-1951 Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô, đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng ký kết hòa ước với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Kết qủa, 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Trong khi đó, phía Việt Nam đã tham dự Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên trong khối Liên hiệp Pháp. Đại biểu VN đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị, mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia. Nghĩa là hội nghị chấp nhận lời tuyên bố về chủ quyền này của phái đoàn Việt Nam một cách toàn diện.
Riêng phía Trung cộng, tuy bị bác bỏ lời yêu cầu trong hội nghị tháng 9-1951 ở San Francisco, nhưng nội dung công hàm đề ngày 4/9/1958 của Chu Ân Lai lại đặt để chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó được Quốc Hội Trung Quốc biểu quyết thuận theo nội dung công hàm này! Rõ ràng là một sai trái. Khốn thay, nhà nước VNDCCH đã xác minh thuận theo cái ý này của TC, ta lấy gì mà đòi? Chờ lập quy bằng một luật mới chăng?
—————————————————-
Thứ bảy, 30/6/2012, 10:28 GMT+7

‘Thành phố Tam Sa’ được Trung Quốc chuẩn bị kỹ lưỡng

Một số cơ quan báo chí và các trang mạng của Trung Quốc đăng ý kiến phát biểu của một vài tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi quân sự hóa “Tam Sa”, “trên các đảo của Tam Sa chỗ nào đóng quân được thì đóng quân”.
clip_image014
——————————–
Đăng ngày Thứ bảy, 07 Tháng 7 2012 08:51
Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Được đăng bởi bauxitevn

Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử

“Quần đảo Nam Sa nằm ở cực nam biên cương phía nam của Trung Quốc, là một cụm bãi san hô hình bầu dục với nhiều đảo và bãi cạn và phạm vi rộng nhất trong các đảo ở Nam Hải. Quần đảo Nam Sa thuộc chủ quyền nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.”
Trên đây là Bản tin của Xin Hua và được CRI loan tải – Mấy Ông Bà không cho những người Yêu Nước biểu tình chống trung cộng và ngài chủ tịch Thảo còn cho rằng “bọn phản động xúi giục”- Vậy thì theo lời mấy ngài nói thì chính mấy ngài là đảng và nhà nước chớ ai,hãy lo dùm vụ này coi.Và xem thử thằng con phản động nào xúi giục trung cộng đây??? 
2012-07-16 09:22:59     Xin Hua – CRI
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử
Theo Tân Hoa xã: Chập tối ngày 15/7, đội tàu cá gồm 30 chiếc đến Nam Sa của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã tới vùng biển gần đảo Vĩnh Thử thuộc Quần đảo Nam Sa và thả neo tại đây. Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc cũng kịp thời tới đảo Vĩnh Thử triển khai công tác hỗ trợ nghề cá.
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử
30 tàu cá của Hải Nam được chia làm hai đội với 6 nhóm đến Nam Sa triển khai hoạt động đánh bắt cá, là đội tàu cá có quy mô lớn nhất đến Nam Sa từ trước tới nay của Hải Nam. Sau khi xuất phát từ cảng Tam Á ngày 12/7, đội tàu cá đã vượt qua hành trình gần 78 tiếng đồng hồ trên biển. Dự kiến đội tàu cá sẽ tác nghiệp từ 5-10 ngày tại vùng biển gần đảo Vĩnh Thử, thời gian cụ thể sẽ được xác định căn cứ tình hình đánh bắt thực tế.
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử
Quần đảo Nam Sa nằm ở cực nam biên cương phía nam của Trung Quốc, là một cụm bãi san hô hình bầu dục với nhiều đảo và bãi cạn và phạm vi rộng nhất trong các đảo ở Nam Hải. Quần đảo Nam Sa thuộc chủ quyền nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Ảnh: Đội tàu cá Hải Nam quy mô lớn nhất đến Nam Sa tới đảo Vĩnh Thử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét