Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 16/7/2012

  • Hành động thiết thực cho Hoàng Sa – Trường Sa (Thái Văn Cầu) - Là quốc gia với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1994 và bắt đầu xây dựng Luật Biển từ năm 1998. Trong 10 năm qua, chuyên gia trong các lãnh vực khác nhau góp phần hoàn chỉnh Luật Biển.
  • Trong lạm phát, chính phủ được lợi nhiều nhất (TTXVA) – Ngày 22-6 vừa qua tại Hà Nội, Giáo sư Ken Schoolland người Mỹ đã có cuộc nói chuyện với độc giả Việt Nam nhân dịp Quỹ Friedrich Naumann (Đức) và NXB Tri Thức ra mắt cuốn sách Gullible du ký…
  • Ngọn nến hướng về Con Cuông (NVCL) – Trước nỗi đau quyền tự do tôn giáo bị chà đạp tại Con Cuông, trước thân phận những giáo dân Con Cuông bị nhà cầm quyền Cộng sản Nghệ An…
  • Con đường của Marx (Nguyễn Văn Thạnh) – Hãy tưởng tượng xem, nếu toàn nhân loại theo con đường đó thì hôm nay thế giới sẽ như thế nào? Kinh đô ánh sáng Paris sẽ tối tăm như Bắc Hàn, người..
  • CIA dự phóng: Phương Tây suy yếu, châu Á đi lên (Dan luan) – Bài viết đề tựa « CIA dự báo viễn cảnh thế giới hậu Hoa Kỳ » của hai tác giả Rémy Dupuis và Corine Lesnes đăng trên nhật báo Le Monde số ra hôm nay. Dự báo tương lai : chính là tham vọng của Hội đồng Tình báo Quốc gia (NIC), một chi nhánh thuộc CIA.
  • Hạ lưu như…một số quan chức ! (Người ba Đồn) – Các bác quan chức ạ, các bác tưởng các bác làm như thế là phái “cấy” thích đâu. Họ tức lắm, họ so sánh cái đầu của các bác e chỉ bằng cái đầu con chim thôi?
  • Ba ba- đầu cá đuôi thú (Đào Tuấn) – “Câu chuyện ‘con ba ba Quảng Bình’ bị bắt giữ ngày hôm nay, dường như “có họ có hàng” với hòn đá bị bắt giam ở Chư Sê hôm qua. ‘Họ hàng’ ở việc đẩy nghĩa vụ chứng minh vô tội cho phía nạn nhân. “Họ hàng” ở chỗ thích thì coi ba ba là ‘cá’, không thích thì bảo đó là ‘thú’. ‘Họ hàng’ ở sự mẫn cán đến đáng kinh ngạc của chính quyền. Sự mẫn cán trong việc chèn ép những người có đặc điểm chung là thấp cổ bé họng”.
  • Nợ xấu, biệt phái và lương  (Nguyễn Vạn Phú) – “Không cải cách toàn diện khu vực kinh tế nhà nước để loại bỏ các ‘điển hình tiêu cực’ như Vinashin hay Vinalines thì khoan vội nói đến giải quyết nợ xấu. Thành lập công ty mua bán nợ có thể giải quyết các khoản nợ cũ nhưng chưa bịt được lỗ hổng về quản lý các doanh nghiệp nhà nước thì sớm muộn gì cũng sẽ nảy sinh những khoản nợ xấu mới. Không lẽ lúc đó lại tính chuyện thành lập tiếp công ty mua bán nợ mới?”
  • THƠ THẾ SỰ – 1 (Thái Bá Tân) – “Có những thứ rác rưởi/ Người ta rước về nhà,/ Tôn lên thành lý tưởng/ Rồi làm khổ dân ta./ Có những thằng lãnh đạo/ Độc ác và ngu si,/ Làm hàng vạn người chết,/ Coi như không có gì”.
  • Tốt và thật (Tien phong) – “Lạ thật, hành dân từ ‘chỗ tối’, dần rồi công khai luôn. Đảng, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều chương trình giáo dục tư tưởng cán bộ nhưng có ai sợ dân đâu? Đi tìm cán bộ sợ dân như ta đã giáo dục khó lắm”.
  • Báo Trung Quốc rầm rộ khoe quân đội diễu võ dương oai (PNTD) – Những ngày gần đây báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin bài và hình ảnh binh lính nước này tập trận rầm rộ, với mục đích phô trương sức mạnh, Trung Quốc đang chìa “cây gậy” ra đối với tất cả đối thủ của mình…
  • Thông tấn Trung Quốc bực tức với Mỹ vì Biển Đông(VnExpress) – Hãng tin của nhà nước Trung Quốc hôm qua viết rằng ngoại trưởng Mỹ “can thiệp” vào vấn đề Biển Đông, sau khi bà Hillary Clinton kêu gọi các bên giải quyết vấn đề tranh chấp trong hòa bình và không hăm dọa hay dùng vũ lực.
  • Úc: Tranh luận nổi lên sau vụ cá mập trắng tấn công người (RFI) – Các bãi biển nằm ở phía Tây nước Úc vẫn đóng cửa đối với công chúng sau vụ một người chơi lướt sóng bị cá mập trắng cắn chết vào ngày hôm qua, thứ bảy 14/7/2012. Vụ tấn công khơi dậy tranh luận xung quanh loài động vật cần được bảo vệ này.
  • Ngoại trưởng Mỹ Clinton gặp các tướng lĩnh Ai Cập (RFI) – Theo lịch trình chuyến đi thăm Ai Cập hai ngày, hôm nay, chủ nhật 15/7/2012, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã gặp các quan chức quân sự cao cấp Ai Cập tại Cairo. Trước đó, nhân buổi gặp gỡ tổng thống tân cử Mohamed Morsi hôm qua, bà Clinton đã bày tỏ sự “ủng hộ mạnh mẽ” cho tiến trình dân chủ hóa của đất nước.
  • Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông (RFI) – Theo lời kêu gọi của Tòa Giám mục Vinh, hôm nay, 15/07/2012, hàng chục ngàn giáo dân đã tham dự các thánh lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông, nơi mà chính quyền địa phương đã đàn áp các giáo dân và linh mục, xúc phạm các biểu tượng tôn giáo. Thông báo của Tòa giám mục Vinh cho biết các thành lễ hôm nay là để “cầu nguyện cho các nạn nhân và cho công lý, hòa bình được thực sự tôn trọng.”
  • Rolling Stones kỷ niệm 50 năm sự nghiệp ca nhạc (RFI) – Hôm thứ năm vừa qua, 12/07/2012, đúng 50 năm sau lần đầu tiên bước lên sân khấu, nhóm nhạc rock đầy huyền thoại của Anh quốc Rolling Stones đã khai trương tại Somerset House ở Luân Đôn một cuộc triển lãm miễn phí về sự nghiệp của ban nhạc đã làm nên cuộc cách mạng trong lịch sử nhạc rock thế giới.
  • Nông dân Văn Giang bị hành hung tố cáo thủ phạm là người của Ecopark (RFI) – Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay 15/07/2012, công an huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án khoảng 20 tên côn đồ dùng hung khí đuổi đánh dã man một số nông dân tại Văn Giang, làm cho ba người bị trọng thương hôm 12/7. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, các nạn nhân khẳng định những kẻ hành hung là người được Ecopark thuê canh giữ máy móc tại khu đất cưỡng chế của dân.
  • Đài Loan dự tính nối dài phi đạo trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa (RFI) – Tờ báo Liberty Times hôm nay 15/07/2012 loan tin, chính quyền Đài Loan đang có dự án nối dài  thêm 500 mét đường bay trên Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, mà Đài Loan gọi là Thái Bình đảo. Đảo này hiện thuộc quyền kiểm soát của Đài Bắc, nằm cách Đài Loan đến 1.376 km.
  • Hài Nhi Ra Đời Vào Mùa Thu Có Thể Sống Thọ 100 Tuổi (VietBao)CHICAGO – Nhóm nghiên cứu của trường đại học Chicago cho biết: nếu bạn đang kế hoạch hoá sinh đẻ, nên nhớ thời gian trong năm mà con mình chào đời có ảnh hưởng theo khoa học với tuổi thọ, tuy không có thuốc mầu để bảo đảm sống lâu.
  • Chưa có tuyến máy bay (Người Buôn Gió) – Giấy triệu tập lên cơ quan điều tra an ninh TPHN vào sáng mai, lúc 7 giờ 30 để làm việc về an ninh trật tụ xã hội. Giờ đang ở xa, chỗ này không có tuyến máy bay, làm thế nào bây giờ
  • Sao lại cứ nảy nòi thêm ra thế? (Bà đầm xòe) - “Cứ tưởng sau khi Tầu Cộng lộ rõ bộ mặt ăn cướp trắng trợn, trong giới lãnh đạo sẽ có thêm những người yêu nước, tin cậy vào nhân dân, cùng xuống đường biểu tình phản đối Tàu Cộng với nhân dân. Nào ngờ thêm chưa thấy đâu lại thấy lộ thêm ra một tay cai thầu xây dựng, coi thường dân, vu vạ dân, gián tiếp tiếp tay cho những kẻ đang rắp tâm biến nước mình thành Giao Chỉ quận
  • Thái Hữu Tình: Gửi Thái Bá Tân (Boxitvn) – “Lên mạng Dân làm báo/ Đọc thơ Thái Bá Tân/ Mắng những thằng hỗn láo/ Theo giặc, ác với Dân/ …” Thái Bá Tân mắng cháu: “Vứt mẹ cái khẩu hiệu/ Còn đảng là còn mình./ Thế mai kia đảng chết,/ Không lẽ mày quyên sinh?…”
  • Phải gọi là CƯỚP chứ không được gọi là bắt! (Nguyễn Tây Ninh) – “…các anh chị dùng từ BẮT thì hóa ra ngư dân nhà mình vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của ai đó nên bị chúng BẮT…mà phải dùng từ CƯỚP để nói lên rằng quân bành trướng đã vi phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật VN”.

 

Đài Loan dự tính mở rộng phi đạo trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa

Đảo Ba Bình có chu vi 2,8 km với diện tích 43,2 hecta, được bao bọc bởi một vòng đá san hô (Google Map).
Đảo Ba Bình có chu vi 2,8 km với diện tích 43,2 hecta, được bao bọc bởi một vòng đá san hô (Google Map).
Nguồn internet
Tờ báo Liberty Times hôm nay 15/07/2012 loan tin, chính quyền Đài Loan đang có dự án mở rộng đường bay thêm 500 mét trên Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, mà Đài Loan gọi là Thái Bình đảo. Đảo này hiện thuộc quyền kiểm soát của Đài Bắc, nằm cách Đài Loan đến 1.376 km.
Theo tờ báo Đài Loan nói trên, lý do được đưa ra để biện minh cho dự án này là “tình hình Nam Hải ( Biển Đông ) ngày càng phức tạp thêm”.
Phi đạo hiện nay trên đảo Ba Bình có chiều dài 1.150 mét đã được Đài Loan xây dựng vào năm 2006 bất chấp sự phản đối của các nước có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, đặc biệt là Việt Nam.
Trong thời gian qua, Đài Loan đã tăng cường khả năng phòng thủ ở Biển Đông, trong bối cảnh mà theo lực lượng tuần duyên Đài Loan, ngày càng có nhiều tàu cá của Việt Nam xâm nhập vào vùng biển mà Đài Bắc cho là thuộc chủ quyền của mình, cụ thể là năm ngoái đã có đến 106 vụ, tăng so với con số 42 vụ trong năm 2010.
Tháng 5 vừa qua, Đài Bắc đã thành lập một đơn vị không vận đặc biệt, có chức năng phản ứng nhanh, tức là trong trường hợp cần thiết có thể được vận chuyển tới Trường Sa trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Căng thẳng ở vùng Biển Đông đã gia tăng kể từ sau vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, mà cả hai nước đều khẳng định chủ quyền.

 

Đài Loan ‘kéo dài đường băng’ ở Trường Sa

Phi trường ở Trường sa  trên Đảo Ba bình mà Đài loan chiếm đã xây dưng cỡ một vận tải cơ C130 đáp được-  Nay lại “dài thêm” thì như thế nào?-Trong “thời điểm này” mà Đài loan làm hành động này là như thế nào??? Do ta quá khiếp nên đàn em của bành trướng ngoài miệng thì không theo nhưng ăn ké- Bắc kinh rất muốn điều này.- Cứ “như thế này” thì nguy cơ mất HS-TS vĩnh viễn không phải là chuyện đùa-Và Biển của ta từ đó cũng sẽ chỉ còn là cái bờ để “nhúng chân” cho biết nước biển nó như thế nào.!?
______________________________________________________________________
Cập nhật: 06:52 GMT – chủ nhật, 15 tháng 7, 2012 – BBC
Đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là Thái Bình thuộc Trường Sa
Đài Loan hiện đang kiểm soát hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa
Đài Loan đang xem xét mở rộng đường băng trên một hòn đảo đang có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa trong một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, hãng tin Pháp AFP dẫn lời truyền thông hòn đảo này cho biết.
Nếu được chấp nhận, dự án này sẽ kéo dài đường băng thêm 500 mét trên đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất trên quần đảo này nằm cách đảo Đài Loan 1.376 cây số mà phía Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, AFP dẫn tờ Thời báo Tự do (The Liberty Times) cho biết.
“Giới chức an ninh quốc gia mới đây đã triệu tập một phiên họp để đánh giá đề xuất này trong lúc tình hình ở Nam Hải đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết,” The Liberty Times dẫn lời một nguồn tin an ninh quốc gia của Đài Loan cho biết.
Đường băng hiện tại có chiều dài 1.150 mét được xây dựng vào năm 2006 bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên này, bao gồm Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Trong thời gian gần đây ở Đài Loan ngày càng có nhiều lời kêu gọi tăng cường năng lực quốc phòng trên vùng biển tranh chấp trong bối cảnh các nước khác cũng đang có động thái tương tự.
Hồi tháng Năm lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết số tàu thuyền Việt Nam ‘xâm nhập’ vào khu vực họ kiểm soát lên đến 106 chiếc hồi năm ngoái, tăng thêm 42 chiếc so với năm trước đó, theo AFP.
Cũng trong cùng tháng đó, Đài Loan đã thành lập một đơn vị không quân đặc biệt có khả năng bay đến Biển Đông chỉ trong vài giờ sau một chuyến thăm của ba nghị sỹ và một vài tướng lĩnh quân sự cao cấp đến đảo Ba Bình/Thái Bình để tái khẳng định chủ quyền trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trong khu vực.
Tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trừ Brunei đều có quân trú đóng trên các hòn đảo trong vùng biển này vốn bao gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, các bãi san hô và đảo đá ngầm với tổng diện tích ít hơn 5 cây số vuông.

Lào : Cỗ xe khổng lồ Trung Quốc lắm khi gây ngờ vực và thù ghét

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong ngày 11/07/2012.
(Le Monde) Chính tại một đất nước đang bị ảnh hưởng Trung Quốc đè nặng, mà bà Hillary Clinton đã viếng thăm chớp nhoáng hôm thứ Tư 11/07/2012. Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Lào kể từ chuyến viếng thăm của John Foster Dulles năm 1955, có thể ước lượng tại chỗ quyền lực của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỉ đô la, trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Lào, cùng với Việt Nam và Thái Lan. Từ năm 2011, Trung Quốc đã soán ngôi Việt Nam, tiến lên ngôi vị hàng đầu về đầu tư nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chế độ cộng sản độc đảng lên nắm quyền từ sau chiến thắng của « cách mạng » năm 1975.
Nhưng sự xuất hiện của Trung Quốc, mà Washington không thể không nhận ra, cũng gây ra ngờ vực, thậm chí đôi khi là sự thù địch không che giấu. Điều này cũng minh họa cho sự nhập nhằng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á khác, bị giằng xé giữa sự cần thiết phải giao thương với Bắc Kinh và phản xạ cảnh giác tự nhiên trước sự gần gũi đáng ngại về địa lý.
Tại Lào, Trung Quốc đè nặng lên đôi vai gầy của một quốc gia nằm lọt thỏm bên trong, thưa dân và đa chủng tộc. Ở thủ đô Vientiane, một trí thức không ưa mấy những chú « con trời », đã giễu cợt : « Khi người Tàu đi tiểu trên sông Mêkông, thì chính chúng tôi bị lụt… ». Khá căng đây!
Một trong những dự án lớn gây rất nhiều tranh cãi liên quan đến người Trung Quốc, là việc xây dựng một tuyến đường tàu cao tốc nối liền Côn Minh – thủ phủ tỉnh Vân Nam với Bangkok, chạy xuyên qua Lào. Tuyến đường này cho phép miền tây nam Trung Quốc có thể nhanh chóng nối với Malaysia và Singapore.
Đây là một dự án khổng lồ : phần nằm trên lãnh thổ Lào sẽ được Trung Quốc tài trợ 70%, khoảng 7 tỉ đô la. Tuyến đường này dài 480 km, trong đó có 200 km chạy qua các đường hầm và những cây cầu. Tuy vậy dự án này vào năm 2011 đã bị chính quyền Vientiane hoãn lại vô thời hạn. Có thể giải thích quyết định này qua những đòi hỏi của người Trung Quốc : họ đòi quyền sử dụng hàng trăm mét, thậm chí hàng chục kilomet đất tính từ hai bên đường tàu (trên suốt tuyến đường).
Mục đích của yêu sách này là lấy đất dùng cho nông nghiệp hay bất động sản, một thủ đoạn để thu hồi lại vốn bằng cách bóc lột trên lưng người Lào ! Hơn nữa, công trường xây dựng kéo theo việc hàng ngàn công nhân Trung Quốc tràn ngập vùng ngoại ô Luang Namtha, thủ phủ của một trong những tỉnh nằm gần biên giới.
Tại vùng giáp ranh Trung Quốc, một số nông dân đã biết được số phận đang chờ đợi họ một khi công trình xây dựng bắt đầu : « Tuyến đường sắt chạy ngang qua làng tôi, rồi con đường đằng kia sẽ chạy xuyên qua núi qua một đường hầm ». Bác Kumpan vòng tay diễn tả bao quát con đường nhựa, đồi núi với rừng rậm bao phủ xung quanh : « Nó sẽ đi xuyên qua đây, và chúng tôi sẽ phải di dời ».
Người Lào này là thành viên sắc tộc Khmou (11% dân số Lào), một người đàn ông 66 tuổi nhỏ thó. Ông sống ở Ban Guen, một ngôi làng nhỏ bé nép mình trong một thung lũng, sống bằng nghề làm muối. Kumpan tỏ ra lạc quan : « Người ta nói rằng chúng tôi sẽ được tái định cư ở bên kia, phía sau ngọn núi. Đối với tôi thì như vậy là ổn, cuối cùng tôi cũng được sống cùng gia đình trong một căn nhà chắc chắn… »

Luang Namtha
Tại Luang Namtha, các nhà buôn Trung Quốc đã có mặt đông đảo, làm chủ các cửa hàng trong một phần ngôi chợ nằm gần con đường chính, mang lại cho thành phố phương đông này dáng vẻ của một ngôi làng vùng Viễn Tây. Tại các thành phố trong khu vực, mặt tiền những cửa hiệu đầy những pa-nô chữ Hoa. Thip, một phụ nữ Lào đang coi tivi trong quầy hàng bán áo thun nhỏ bé nói : « Có cả một làn sóng các nhà buôn từ Trung Quốc sang, họ bán hàng điện tử, tivi, máy tính, điện thoại di động. Tôi vẫn chưa bị cạnh tranh nhiều, cho dù nhiều người Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn quần áo made in China ».
Ở khu vực « Tàu » trong chợ, các vị « thiên tử » đang ở đó, hàng chục vị. Trong một dãy các cửa hàng bán dụng cụ điện san sát nhau, ông Liu cho biết mình đến từ Hồ Nam, một tỉnh miền tây Trung Quốc. Với giọng pha thổ âm của quê hương Mao Trạch Đông, một chút ngờ vực trước người khách tò mò, ông ta nói : « Vâng, làm ăn được lắm… »
Vùng này đã bùng nổ công nghiệp cao su, và các công ty Trung Quốc hầu như là độc quyền. Một sự phát triển mà người dân địa phương không mấy ác cảm, cho dù một số chuyên gia lên án sự tham lam của các công ty Trung Quốc : họ buộc người Lào – thường không rành giá cả thị trường – bán mủ cao su cho họ với giá do họ ấn định.
Sen, một phụ nữ người Hmong (8% dân số Lào) 31 tuổi, sở hữu 1.000 cây cao su tại dãy đồi gần đó nói : « Người Trung Quốc đến đây và mua đủ mọi thứ, còn chúng tôi thì mua được hàng hóa Trung Quốc giá rẻ. Họ mang đến sự thịnh vượng ».
Kế hoạch khu vực của chính phủ Lào – theo như chuyên gia Danielle Tan ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) viết, thì nhằm « cố tình ve vãn Trung Quốc để tiết chế sự vượt trội của Thái Lan trong nền kinh tế Lào, và làm đối trọng trước sự lệ thuộc truyền thống về chính trị đối với Việt Nam ». Sự ủng hộ của Hà Nội, đồng minh của cách mạng Pathet Lào trong « cuộc kháng chiến chống Mỹ », mang tính quyết định trong sự sụp đổ của chính phủ Hoàng gia.

Chùa That Luang, nơi lưu giữ một sợi tóc được cho là của Đức Phật.
Tại thủ đô Vientiane, sự bùng nổ hiện diện của người Trung Quốc cũng làm dấy lên những làn sóng. Năm 2007, chính quyền ký hợp đồng với một tổ hợp quy tụ ba công ty Trung Quốc. Các công ty này sẽ xây dựng xung quanh một vùng đất sình lầy gần ngôi chùa nổi tiếng That Luang, biểu tượng của quốc gia, một phức hợp gồm nhà ở sang trọng, thương xá và nhà hàng. Vụ này gây dư luận ầm ĩ ngay cả trong một đất nước không có luật biểu tình – một số khu đất là sở hữu của các cán bộ đảng. Hậu quả là năm 2009 chính phủ đã phải hủy bỏ dự án.
Một doanh nhân Lào tâm sự : « Có những người đã bắt đầu nói rằng một số thành viên trong đảng đang bán rẻ đất nước cho người Tàu ». Một viên chức cao cấp cười ngất, bảo rằng : « Khi nghe nói về một China Town ở Vientiane, người ta chẳng ưa chút nào, chẳng ưa chút nào ! Nhưng chúng tôi sẽ tái thúc đẩy dự án, chỉ đơn giản không gọi nó là China Town nữa mà thôi ! »

 

Làm thất bại chiến lượcDNHB: Từ “lợi ích nhóm” đến “tự diễn biến”

Huy Thiêm
-
Tuy vẫn chưa được giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, nhưng “lợi ích nhóm” nay đã trở thành cụm từ quen thuộc chỉ một bộ phận những người có chung lợi ích tác động đến cơ quan, người có quyền ra những quyết định theo hướng có lợi cho họ – nó đi ngược lại với lợi ích của tập thể.
Lợi ích nhóm ở nước ta có quy mô hết sức đa dạng, nhỏ thì người này với người kia, bộ phận này với bộ phận kia, lớn thì ngành này với ngành khác liên kết với nhau “lách luật” làm méo mó, bẻ cong đường lối, chính sách của Đảng để trục lợi. Đây chính là một hình thức tham nhũng tập thể, được biểu hiện dưới nhiều dạng vẻ khác nhau như báo cáo không trung thực, chạy dự án, chạy chức, chạy quyền, chạy chính sách… Khi đạt được lợi ích riêng của cá nhân, của bộ phận thì lợi ích chung, của đất nước, của nhân dân bị xâm hại. Thế mới có chuyện doanh thu của doanh nghiệp lỗ, lương vẫn cao, thưởng vẫn lớn. Những ngày vừa qua, thanh tra công bố số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng lên tới 202 nghìn tỷ đồng (8,6%), con số đó cao gần gấp đôi so với con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trước đó. Vì sao lại báo cáo thấp hơn con số thực? Báo cáo thấp để vẫn được hưởng lương cao, vẫn thưởng và giảm bớt được quỹ dự phòng rủi ro. Thanh tra còn cho biết, nợ xấu ngoài nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu, còn do ngân hàng đổ tiền vào bất động sản, chứng khoán, mà không ít trong số đó chính là doanh nghiệp sân sau của các ngân hàng… Nghĩa là, cũng xuất phát từ lợi ích nhóm.
Lợi ích nhóm làm rối loạn, gây thất thoát nền kinh tế đất nước thì đã quá rõ, ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng hậu quả nghiêm trọng hơn, lớn hơn không dễ nhìn thấy của “lợi ích nhóm” còn là nguy cơ thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ. Phải chăng, do tiên lượng được “sức công phá” của lợi ích nhóm mà cả hai Nghị quyết Trung ương 3, 4 (khóa XI) về các vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và xây dựng Đảng, Đảng ta đều cảnh báo nguy cơ dẫn đến “tự diễn biến” từ lợi ích nhóm, từ tư duy nhiệm kỳ, từ những tính toán cục bộ.
Do vun vén cá nhân, lại thiếu tu dưỡng rèn luyện, một bộ phận cán bộ đảng viên đã đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao cho để tham ô, tham nhũng dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông qua lợi ích nhóm. Họ không chỉ làm hoen ố truyền thống vẻ vang của Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân, mà còn tiếp sức cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” lật đổ chế độ từ bên trong.
Một thực tế là lợi ích nhóm càng phát triển, càng mang lại lợi ích cá nhân cho một số người thì càng khoét sâu sự mất công bằng trong xã hội; càng khuyến khích lối sống không lành mạnh trong xã hội, bóp nghẹt dân chủ, nội bộ nghi kỵ lẫn nhau và khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội càng doãng ra. Đó là những điều đi ngược lại với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đảng chiến đấu hy sinh trước hết và trên hết vì lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Cũng từ mục tiêu cao cả đó mà Đảng được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Nếu lợi ích nhóm và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên không được ngăn chặn thì nguy cơ dẫn đến sụp đổ chế độ là điều có thật.
Thực trạng đó, hơn lúc nào hết đòi hỏi Đảng ta phải kiên quyết, hành động để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ lợi ích nhóm như tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đề ra. Phải thấy rằng trong lúc này chống lợi ích nhóm chính là chống nguy cơ “tự diễn biến”.
Xóa bỏ lợi ích nhóm cũng như cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí đều phải rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhưng quan trọng không kém nữa là Nhà nước, Chính phủ phải đề ra được những cơ chế, chính sách phù hợp, “bịt” được những kẽ hở không để “lợi ích nhóm” có đất để nảy nở, sinh sôi. Phải có cơ chế để khống chế quyền lực. Mà cơ chế để khống chế quyền lực có hiệu quả nhất là thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch để người dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
 Đồng thời phải chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, phải chọn được những cán bộ thực sự có đức, có tài bố trí vào những vị trí then chốt có quyền ban hành, quyết định công tác tổ chức, quyết định chính sách… Cơ quan, người ban hành các quyết định, các chính sách phải vượt qua được chính mình, phải coi lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của nhân dân của đất nước là “tối thượng”. Trong thực tế, không phải không có những tổ chức, những cán bộ cố tình kéo chậm sự hoàn thiện của cơ chế, chính sách để lợi dụng. Kéo dài quy hoạch một khu phố, một con đường, một trường học; thay đi, đổi lại một quyết định nhằm tạo ra khoảng trống cho những kẻ cơ hội lách vào. Nghiêm trọng hơn thậm chí nhóm lợi ích lại thắng thế trong những quyết định cụ thể, làm cho lợi ích chung bị xâm hại, mà không bị xử lý kỷ luật.
Thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp, bỏ hẳn cơ chế “xin-cho” và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế…
 Để xóa bỏ lợi ích nhóm, suy cho cùng là phải hiểu đúng và thực hiện triệt để lời dạy của Bác Hồ “Dĩ công, vi thượng”. Muốn ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, phải triển khai thật thiết thực, hiệu quả Nghị quyết 4 về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03 của BCT về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vừa củng cố niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, vừa góp phần quan trọng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ./.
Theo: QĐND

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét