Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

BÁC HỒ VẪN PHẢI CHỊU ĐAU ĐỚN OAN KHUẤT DƯỚI SUỐI VÀNG ...


Trong ngày lễ động thổ nhà thờ Tổ tiên bác Hồ, người ta thấy Nguyễn Văn Bình và bà Thái Hương như hình với bóng và là những người đa có công, có của tài trợ …. Hộ đã làm sao để rút tiền của nhân dân xây nhà thờ?
Nguyễn Sinh Hùng - Thái Hương đang làm lễ khởi công
 Vừa là chủ của Ngân hang TMCP Bắc Á, vừa là chủ nhân của hàng loạt công ty TH, bà Thái Hương – Người đồng hương của Chủ Tịch Nguyễn Sinh Hùng hiện đang ôm 23.000 tỷ đồng tiền nợ vay của Bắc Á, của BIDV, của Agribank. Trong đó khoảng gần 3.000 tỷ bà Hương lấy tiền của NH Bắc Á đầu tư vào các dự án của mình từ 7 đến 5 năm KHÔNG hề trả lãi một đồng mà cũng KHÔNG chia lợi nhuận cho Ngân hàng Bắc Á.

Làm thế nào mà với kiểu cách làm ăn khoa trương, đánh bóng, nhưng thực chất là thua lỗ mà vẫn rút được tiền của nhà nước, ngay cả lúc NHNN có chủ trương xiết chặt tín dụng thì từ tháng 8/2011 NHNN đã rót cho Bắc Á gần 4000 tỷ đồng? Đây là một vài mánh khoé của bà Thái Hương:
1.   Lập hàng loạt dự án ma như Dự án nuôi cá và Xây dựng nhà máy chế biến cá, dự án trồng và chế biến Olive tại Nghệ An! Dự án xây dựng nhà máy xi măng tại biên giới với Lào!...
2.   Có lẽ chỉ cần nghe tên dự án, không cần đến người am hiểu kinh tế cũng thấy đây là một dạng dự án như ‘Vinashin’! Bà Hương lập dự án cốt yếu là để rút tiền nhà nước. Thông qua mối quan hệ đồng hương với Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và mối quan hệ Tình Tiền với Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng, bà Thái Hương đã biến những dự án không tưởng của mình thành những dự án khả thi và được ngân hàng rót tiền cho vay ưu đãi!
3.   Dự án xây dựng chuồng trai nuôi bò sữa của bà Thái Hương cũng đã được kê khống lên hàng trăm lần, có thể lấy ví dụ:
·      Thiết bị của Dây chuyền vắt sữa tự động của Afilkim trị giá chưa tới 1 triệu USD/ dây chuyền để có thể vắt sữa được 2.000 con bò/ ngày thì đã được kê lên hàng trăm triệu USD trong đề án để ngân hàng BIDV và Agribank rót vốn cho vay ưu đãi! Hai ngân hàng này hiện đã rót cho bà ta gần 10.000 tỷ đồng! trong đó đến 90% số tiền của các ngân hàng bà Thái Hương đã rút ra khỏi dự án chuyển lậu ra nước ngoài một phần, một phần dùng đi hối lộ và một phần trả lãi cho các khoản vay trước.
·      Đến thời điểm cuối tháng 11/2011 Công ty sữa TH mới nuôi được 500 con bò, nhưng đã kê khống tài sản để vay lên tới 10.000 tỷ đồng, khi bị phát hiện bà ta nhanh chân nhập thêm đàn bò từ Ixrael về, nâng tổng số đàn bò lên khoản 1.000 con, nhưng đã kê khống lên thành 11.000 con!
·      Một mánh khoé để rút tiền là ký hợp đồng tư vấn với đại diện của Afilkim trị giá 10 triệu USD cho việc lắp đặt thiết bị trị giá chưa tới 1 triệu USD! Tại sao phải làm vậy? Đơn giản là để rút tiền mặt từ ngân hàng cho vay ưu đãi lấy tiền đi hối lộ và trả lãi vay cho các khoản 5-7 năm trước!
Tại sao bà Thái Hương có thể dễ dàng lừa được mọi bộ phận tín dụng, thẩm định của các NH? Chỉ vì đã có Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bảo kê và Thầy trò Nguyễn Tấn Dũng thì ưu ái cho Bắc Á để đánh đổi lại sự nương nhẹ của Quốc Hội và để Nguyễn Văn Bình không bị ra chất vấn!
Ngày khởi công đền thờ Tổ Tiên của Nguyễn Sinh Hùng, cả Thái Hương và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đều có mặt. Đây chính là hai kẻ cung cấp tài chính cho dự án: Bình lấy tiền nhà nước rót cho bà Thái Hương thông qua Bắc Á và các dự án ma, ngược lại Thái Hương  lấy một phần để xây dựng nhà thờ tổ tiên của Nguyễn Sinh Hùng.
Có lẽ Bác Hồ ở nơi chin suối cũng đau lòng  vì con cháu ruột thịt của mình đang kiếm tiền trên tên tuổi của Bác! Khi Bác ra đi cũng chỉ có mấy bộ quần áo ka-ki và đã bị thầy trò Lê Duẩn giam lỏng tại K9 để phục vụ cho kế hoạch thần thánh hoá mỵ dân.  Thực sự những người Việt Nam có lương tri vẫn dành cho Bác một tình cảm như một người cha già đã khai sinh ra Tổ Quốc Việt Nam. Nếu thật sự có tấm lòng với Bác thì tại sao Nguyễn Sinh Hùng không dũng cảm công bố lại những trang lịch sử  đã bị viết sai cho toàn dân thấu hiểu nỗi đớn đau của con người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam, nhưng những năm tháng cuối đời đã phải chịu những oan trái và uẩn khúc của một người tù bị giam lỏng?
Rất nhiều người đã rơi nước mắt khi đến tham quan K9, nhìn thấy cái phòng của Bác sống những năm tháng cuối đời chưa được 20 m2 với chiếc giường chỏng trơ, không nệm, không chăn ấm và không điện thoại! Làm sao ai có thể tin được đó là phòng ở của một vị lãnh tụ! Đến điện thoại còn không có! Chỉ đến những ngày sắp ra đi, Bác mới được đưa về Hà nội…
Ông bà ta có câu ‘Một giọt máu đào hơn ao nước lã…’. Tại sao Nguyễn Sinh Hùng không thấy đau sót trước những cảnh tượng đó? Tại sao không dám vạch trần cái câu chuyện có thật: Lê Duẩn đã giả bộ cùng Bác và toàn thể Bộ Chính trị đi sơ tán lên K9, rồi sau đó len lén lần lượt trốn về Hà Nội, để ngày hôm sau khi không còn một ai, Bác hỏi các cận vệ và đã phải thốt lên ‘Các chú lừa bác rồi…
Tại sao điều đáng làm thì không làm mà lại dung túng để cho một kẻ như Thái Hương lợi dụng danh nghĩa xây cái nhà thờ để lấy hàng chục ngàn tỷ của nhân dân và phải thoả hiêjp với thầy trò Nguyễn Tấn Dũng làm cho lòng dân căm phẫn, nguyền rủa?
Nếu có những loại con cháu như Nguyễn Sinh Hùng thì có lẽ đời này Bác Hồ vẫn còn ngậm ngùi nơi chín suối nỗi oan khuất của mình mà không sao siêu thoát cho được!
Ngừời Hà Nội

CHỦ TỊCH SABECO LÀ AI VẬY....?



Ông TS giấy Phan Đăng Tuất 'đấu súng' với Ban Lãnh đạo Sabeco dành ghế Chủ tịch

Thời phong kiến, ông bà ta có câu 'Một người làm Quan cả họ được nhờ!'. Câu đúc kết này xem ra ở thế kỷ 21 này tại Việt Nam vẫn hiệu nghiệm. Chả thế mà ngày 7/5/2012 đồng loạt các báo đưa tin  'Ông Phan Đăng Tuất giữ chức Chủ tịch HĐQT Sabeco. Bộ Công Thương đã có các quyết định về việc ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco...'

Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), một công ty đang nắm 35% thị phần bia của cả nước, đặc biệt chieesm đến 70% thị phần dòng bia cao cấp, doanh thu năm 2011 đạt 22400 tỷ đồng và lợi nhuận thuần đạt trên 2.700 tỷ đồng với 28 công ty, nhà máy .... Có thể nói là một miếnh bánh ngon béo bở dành giật nhau từ nhiều năm qua. Hiện Sabeco trong qúa trình giảm bớt vốn của nhà nước từ 89.7% xuống còn 51% và ai sẽ dành được miếng bánh ngon lành này sẽ phụ thuộc rất lớn vào vị Chủ tịch!

Phan Đăng Tuất xuất thân từ một anh cán bộ quèn ở Bộ Công Nghiệp, ngay sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên nắm trọng trách thì 'vèo' một cái Phan Đăng Tuất trở thành Viện Trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công Thương, rồi tham gia Uỷ viên Hội đồng quản trị của Sabeco! Nhưng có lẽ chức vụ Uỷ viên hội đồng quản trị cũng chưa thể làm mưa làm gió được, nên sau nhiều năm nằm phục tìm sơ hở vi phạm của nguyên Chủ tịch và Tổng giám đốc 'mật báo'cho cơ quan điều tra của Bộ Công An vào cuộc .... và rồi hai vị nguyên Chủ tịch và phó chủ tịch bị cho thôi chức để điều tra , làm rõ  thì  Phan Đăng Tuất bỗng chốc đại nhảy vọt lên chức vụ Chủ Tịch!

Vậy Phan Đăng Tuấn là ai mà Bộ công thương và Tổng cục điều tra của Bộ công an phải dày công vất vả dọn đường cho ông ta lên vậy?

Xin thưa: Phan đăng Tuất chính là EM RUỘT của bố vợ Nguyễn Thanh Nghị - Con trai lớn của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng! Quả thật Ở trong nhà có một ông Thủ Tướng mà đến cả   EM TRAI CỦA BỐ VỢ CỦA CON TRAI  cũng được hưởng phước thì quả ông Thủ Tướng mới chu đáo làm sao! Phải chi ông Thủ Tướng cũng dành trí tuệ và thời gian để lo cho dân cho nước như vậy thì có lẽ người dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã không rơi vào cảnh thất nghiệp, bị 'cướp ngày' tang thương như hiện nay...

Mời xem tiếp bài sau...


Phan Đăng Tuất - Em ruột bố vợ Nguyễn Thanh Nghị - Con trai Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa công bố quyết định cử ông Phan Đăng Tuất, cán bộ quản lý phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), thực hiện nhiệm vụ phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco từ ngày 1/5 thay ông Nguyễn Bá Thi.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có các quyết định về việc ông Nguyễn Bá Thi và ông Nguyễn Quang Minh thôi nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại Sabeco.

Chiều cùng ngày, các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco đã thống nhất bầu ông Phan Đăng Tuất giữ chức Chủ tịch HĐQT và giới thiệu bà Phạm Thị Hồng Hạnh- Ủy viên HĐQT làm Tổng Giám đốc Sabeco.

Sabeco là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam với bề dày hơn 30 năm xây dựng và phát triển.

Hiện Sabeco có 28 đơn vị thành viên là các công ty con, đơn vị trực thuộc và công ty liên kết với địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các vùng miền của Việt Nam.

Năm 2010, SABECO đã đạt mốc 1 tỷ lít bia và quyết tâm phấn đấu trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống có trình độ sản xuất và sức cạnh tranh cao, luôn đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Theo VOV

CON ĐƯỜNG THÂU TÓM SABECO (Phần 1)


Phan Đăng Tuất - EM TRAI CỦA BỐ VỢ NGUYỄN THANH NGHỊ CON TRAI LỚN THỦ TƯỚNG
Theo SGTT ‘Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 15%/năm, thị trường bia Việt Nam được xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam.Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của Heineken trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt. Sức tiêu thụ khổng lồ này khiến thị trường bia Việt Nam “tăng độ” với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới.’

Như vậy triển vọng của Sabeco lớn tới mức không cần phải bàn cãi! Một thị trường VUA của loại hàng hoá tiêu thụ đặc biệt với siêu lợi nhuận của mọi thời đại! Sabeco là thương hiệu được xây dựng với gần nửa thế kỷ độc quyền – Đó là lợi thế mà chẳng có thương hiệu bia nào ở Việt Nam có thể sánh bằng!
Đến 31/12/2011, theo báo cao tổng kết của Tổng công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã chiếm 51.4% thị phần bia của Việt Nam nói chung và chiếm tới 70% thị phần bia cao cấp tức là thị phần của bia Heinken của Sabeco! Với 28 công ty thành viên đầy ấn tượng, tổng tài sản trên sổ sách 16.571 tỷ đồng, Vốn điều lệ và các quỹ đầu tư phát triển lên đến 9.533 tỷ đồng. Đến 31/12/2011, mặc dù trong giai đoạn cả nước khát vốn thì Sabeco có số dư trên 4.000 tỷ tiền mặt vào 31/12/2011 và thừa tiền mặt đến mức đã bỏ ra 6.400 tỷ đầu tư chủ yếu đầu tư vào các ngân hàng Eximbank và cho vay 341 tỷ với lãi suất 1.8% đến 6.6%/Năm và 294 tỷ đồng  mua trái phiếu  lãi suất 6-12%/năm!
Con mồi càng ngon thì cuộc chiến càng khốc liệt.
Quy trình thâu tóm
Trong khi 04 đối tác chiến lược nước ngoài hàng đầu củ Nhật Bản, Mỹ, Đức...đang tranh giành nhau để được làm cổ đông chiến lược của  Sabeco, thì một vụ mờ ám đã xảy ra: Bỗng dưng số cổ phần 89.59% của nhà nước đang nắm giữ bỗng trên sổ sách tụt xuống còn 51% với những giải thích quanh co của bà Trịnh Thị Tuyết Minh – Phó Tổng giám đốc – rằng “Để cho dễ cổ phần hoá!” 
Thực chất đằng sau những mờ ám này là gì? Là Tập đoàn Masan và Bản Việt muốn chiếm toàn bộ số cổ phần này. Nhưng Chủ tịch Nguyễn Bá Thi và Tổng giám đốc Nguyễn Quang Minh là kỳ đà cản mũi nên chưa thể thực hiện được trót lọt! Cho dù hai ông này trong thời gian qua cũng đã thể hiện thiện chí mua cổ phần của EXimbank, cho vay lãi suất thấp, song chỉ là ‘con mạt’ bé xíu so với khối tiền mặt và tiềm năng của Sabeco, vì vậy mà những kẻ thâu tóm đang chết khát càng muốn ăn tươi, nuốt sống con mồi thật nhanh! Song muốn thâu tóm được thì việc trước tên phải loại vỏ được hai cái gai này!
Từ năm 2010, phó thủ tướng Nguyễn Vĩnh Trọng theo chỉ đạo của Thủ Tướng cũng cầm đầu Ban chống tham nhũng vào quần nát hồ sơ Sabeco, nhưng cũng ra về với bản kết luận chưa đủ chứng cớ để 'trừng trị' Nguyễn Bá Thi và Nguyễn Minh Quang… Không chịu thua, Nguyễn Tấn Dũng một mặt buộc thanh tra Chính Phủ vào cuộc, một mặt lùa Cơ quan điều tra vào khởi tố vụ án… Đến ngày 4/5/2012 dù bị bãi miễn thì cả cơ quan điều tra và ban thanh tra vẫn chưa thể thống nhất kết luận kết tội tham nhũng để tống hai ông Thi và Minh vào tù được!
Không thể chờ đợi thêm được nữa
Đến ngày 20/4/2012, báo công an nhân dân  mà tổng biên tập là đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng đã công khai đăng bài quy kết, chụp mũ Chủ Tịch Nguyễn Bá Thi và Tổng giám đốc tội gây thiệt hại do ký một hợp đồng mua vỏ bia thời hạn tới 03 năm mà không phải ký 01 năm, bất chấp việc vi phạm quy định luật pháp báo chí KHÔNG được đăng tải thông tin trong khi cho cơ quan điều tra chưa có kết luận và trong quá trình vẫn đang tiếp tục điều tra!
Mặc dù bị đủ cơ quan chức năng vào ‘soi’ nhiều lần, song đến nay vẫn chưa thể ra được kết luận buộc tội ông Nguyễn Bá Thi và Tổng giám đốc như ý đồ ban đầu của những kẻ chủ mưu! Bản thân ông Nguyễn Bá  Thi đã phát biểu trên báo cho rằng quyết định bãi miễn điều chuyển ông là không bình thường. Ông Thi đặt vấn đề:  “Kết luận cơ quan điều tra và thanh tra nhiều lần đều không thống nhất và chưa ra được kết luận, bản thân Sabeco trong những năm qua vẫn mang lại lợi nhuận thuần sau thuế 2.700 tỷ cho năm 2010 và 2.400 tỷ đồng cho năm 2011 trong khi Vinashin, Vinaline bị thua lỗ nghiêm trọng thì sao?”
Vậy là, ngày 24/4/2012 trực tiếp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng họp chỉ đạo phải điều chuyển và thay ban lãnh đạo của Sabeco vì nội bộ mất đoàn kết thì đến 2/5/2012 đã có quyết định điều ông Tuất về thay vị Chủ tịch Nguyễn Bá Thi và TGD Nguyễn Quang Minh với lý do ‘nội bộ mất đoàn kết’! Ngay lập tức Bộ công thương – Ông Bộ trưởng ‘đầu gỗ’ Vũ Huy Hoàng đã giới thiệu Phan Đăng Tuất – Em TRAI (Chúng tôi xin cải chính lại chính xác là em trai – Phan Đăng Tuất sinh năm 1957) CỦA BỐ VỢ NGUYỄN THANH NGHỊ CON TRAI LỚN CỦA THỦ TƯỚNG – lên thay.
Dù cho đã phải dùng đến sức mạnh tổng hợp, lực lượng công an, thanh tra chính phủ và báo chí, song cũng không thể kết tội được Chủ tịch và Tổng giám đốc của Sabeco và cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng đã phải ‘chơi bài cùn’ bằng cái kết luận của kẻ làm cha mẹ ức hiếp con “Mất đoàn kết nội bộ” để đuổi bằng được dàn lãnh đạo cũ đi thay thế bằng ‘dây mơ, rễ má’ nhà mình.
Nguyên nhân sâu xa hơn chính là: Masan của Nguyễn Đăng Quang – Hồ Hùng Anh – Tướng Nguyễn Văn Hưởng và Bản việt của cô con gái rượu Nguyeexn Thanh Phượng KHÔNG THỂ CHỜ ĐƯỢC NỮA MÀ CẦN PHẢI LÀM THẬT NHANH ĐỂ CHIẾM TOÀN BỘ SABECO trong khi lo ngại thế lực của Nguyễn Tấn Dũng còn chưa biết ra sao trong thời gian tới!
 Ngay sau bài báo, Khi chúng tôi đăng bài Chủ tịch của Sabeco là ai…? Thì có người vô danh phản ứng rằng: Ông Phan đăng Tuất là Tiến Sĩ đã được ông Đỗ Văn Hào thứ trưởng giới thiệu lên chứ không phải từ anh cán bộ quèn(!)
Vậy thì chúng tôi xin nói lại cho rõ thêm: Ông Phan Đăng Tuất từ một ông cán bộ quèn vô danh tiểu tốt đã nhảy tót lên chức viện phó rồi một thời gian ngắn lại lên ngay Viện Trưởng kiêm luôn UỶ viên Hội đồng quản trị của Sabeco! Hỏi xem bao nhiêu ông tiến sĩ ở Việt Nam được như vậy? Chưa kể, thử hỏi ông tiến sĩ Tuất xem đã có bao nhiêu công trình nghiên cứu, bao nhiêu đầu sách của ông được xuất bản trong và ngoài nước?????  Rõ ràng con đường quan lộc của ông ta gắn liền với thế lực đi lên của Ngài Nguyễn Tấn Dũng!
Dùng công an và đòn bẩn loại Nguyễn Bá Thi, Nguyễn Quang Minh để đưa  Phan Đăng Tuất lên mới là giai đoạn đầu của quá trình ăn cướp Sabeco của cha con Nguyễn Tấn Dũng và nhóm SÓI NGA Nguyễn Đăn Quang - Hồ Hùng Anh là cháu và được sự bảo trợ của Nguyễn Văn Hưởng!

Còn tiếp...
Bao công

Ai đã âm thầm mua gần 40% vốn điều lệ Sabeco?

Bộ Công thương chỉ còn nắm 51% vốn điều lệ của Sabeco, thay vì 89,59% trước đó. Tuy nhiên Phó Tổng giám đốc Sabeco trả lời, thực tế chưa có việc giảm sở hữu của cổ đông nhà nước.

Không có thông tin chuyển nhượng cổ phần, nhưng hiện Bộ Công thương chỉ còn nắm 51% vốn điều lệ của Sabeco, thay vì 89,59% trước đó.
Hồi hộp nghi vấn

Vừa qua, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) công bố thông tin về việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần. Điểm đáng chú ý, cổ đông nhà nước là Bộ Công thương chỉ sở hữu hơn 327,053 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Sabeco. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính gần nhất của Sabeco, Bộ Công thương sở hữu tới hơn 574,519 triệu cổ phần, tương đương 89,59% vốn điều lệ. Vậy ai đã mua gần 247,5 triệu cổ phần Sabeco?
Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này, bởi trên thực tế, đầu năm 2012, báo chí đã đưa tin liên quan đến việc Bộ Công thương đang thực hiện lựa chọn đối tác chiến lược để giảm sở hữu tại Sabeco về mức 51% vốn điều lệ.
Sự việc càng được nhà đầu tư quan tâm hơn khi với số cổ phần ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sabeco, phần cổ đông sáng lập của Bộ Công thương thấp hơn so với mức sở hữu của Bộ này trước đó hơn 247,5 triệu cổ phần, tương đương với 2.475 tỷ đồng mệnh giá. Nếu tính theo giá giao dịch cổ phần Sabeco trên thị trường ở mức hơn 30.000 đồng/cổ phần, thì giá trị khoản bán nêu trên cũng lên tới gần 8.000 tỷ đồng; còn nếu bán theo giá IPO, thì con số này lên tới gần 17.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nào đã bỏ ra khoản tiền lớn như vậy để mua cổ phần Sabeco từ Bộ Công thương?
Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu Sabeco thắc mắc, tại sao Bộ Công thương thoái vốn mà không thông báo, dù đang là cổ đông lớn? Tại sao đi kèm với động thái này là việc chuyển vai trò người đại diện theo pháp luật của Sabeco từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc?
Câu trả lời… bất ngờ
Trao đổi với ĐTCK, bà Trịnh Tuyết Minh, Phó tổng giám đốc Sabeco cho biết, trên thực tế, chưa có việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước, đại diện là Bộ Công thương tại Sabeco về 51%. Cũng theo bà Minh, Sabeco vẫn đang chờ chỉ đạo của Bộ Công thương về việc thực hiện bán cổ phần, giảm vốn nhà nước về 51% như kế hoạch.
Vậy tại sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sabeco chỉ ghi sở hữu của cổ đông sáng lập Bộ Công thương là 51%, chứ không phải là 89,59% vốn điều lệ như thực tế? Bà Minh cho hay, việc đăng ký như vậy là để thuận tiện cho việc giảm cổ phần của cổ đông sáng lập.
“Do Bộ Công thương có kế hoạch giảm phần vốn nhà nước ngay từ khi Sabeco tiến hành IPO, nên khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh thì Tổng công ty ghi như vậy để tránh phải làm thủ tục xin bán phần vốn khi thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông sáng lập”, bà Minh nói.
Như vậy, những suy đoán của nhà đầu tư căn cứ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Sabeco là chưa thành hiện thực. Điều này cũng đồng nghĩa với kỳ vọng niêm yết cổ phiếu Sabeco trong một ngày gần đây vẫn chỉ là… kỳ vọng.
Theo Uyên Phạm
ĐTCK

"Lộ diện" danh mục gần 6.400 tỷ đồng tiền mặt và đầu tư của Sabeco

Đến cuối năm 2011, Sabeco và các công ty con có hơn 4000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong danh mục đầu tư có 450 tỷ đồng mua cổ phiếu của 3 ngân hàng.
Theo TTVN

Đằng sau sự kiện Bia Sài Gòn trảm tướng


Bộ Công Thương vừa quyết định thay thế cả hai vị trí nhân sự cao nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Theo lẽ thông thường, việc thay đổi nhân sự tại một doanh nghiệp là chuyện hết sức bình thường. Nhưng việc thay thế cùng lúc cả 2 vị trí chủ chốt tại một doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành bia nội địa, mà kết quả kinh doanh của năm sau luôn cao hơn năm trước, lại là chuyện bất thường.
Mất đoàn kết

Với những người có chút am hiểu về hoạt động của Sabeco, những rắc rối trong nội bộ Sabeco không phải mới bắt đầu gần đây, mà đã âm ỉ trong nhiều năm qua, nhưng dường như chưa bao giờ được giải quyết rốt ráo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, trong một cuộc họp báo vào chiều ngày 2/5/2012, khi được báo giới hỏi về việc thay thế cùng lúc cả Chủ tịch HĐQT lẫn Tổng giám đốc của Sabeco đã cho hay, việc sắp xếp lại các cán bộ đại diện phần vốn của nhà nước và đang nắm các vị trí điều hành chủ chốt tại Sabeco là để tăng cường sự phối hợp, đoàn kết trong nội bộ ban lãnh đạo công ty. Và chưa đầy 24 giờ sau, chiều ngày 3/5, Bộ Công Thương đã công bố quyết định thay thế cả hai vị trí nói trên.
Ông Nguyễn Bá Thi, người vừa bị rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của Sabeco cho rằng, việc này không bình thường và chưa đủ căn cứ pháp lý. Lập luận mà ông Thi đưa ra là, từ khi ông được giao nhiệm vụ tham gia quản lý vốn nhà nước tại Sabeco cho đến nay, Sabeco luôn đạt mức tăng trưởng cao, vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển. Dĩ nhiên, đây cũng là những căn cứ chủ yếu để đánh giá năng lực của cán bộ được cử. Nếu chỉ nhìn vào mức lợi nhuận lên tới 2.700 tỷ đồng trong năm 2010 hay khoảng 2.200 tỷ đồng trong năm 2011, ý kiến này của ông Thi là hoàn toàn có lý. Nhất là khi ngó sang những thua lỗ và tổn thất lớn tại các tập đoàn nhà nước khác như EVN hay Vinashin.
Theo những người trong cuộc, việc mất đoàn kết nội bộ tại Sabeco đã diễn ra từ khá lâu, do nhiều nguyên nhân chưa được làm rõ. Một số cán bộ chủ chốt của Sabeco cũng đã từng bị xử lý kỷ luật khiển trách vào năm 2009, mặc dù chính những người trong cuộc cho rằng, chính do cơ chế và cách xử lý của Bộ Công Thương đã gây nên nỗi.
Nhận xét từ chính ông Thi cho hay, từ khi Sabeco chuyển sang công ty cổ phần vào hồi tháng 4/2008 cho đến nay, Bộ Công Thương - cổ đông nhà nước chiếm 89,59% cổ phần- đã dùng quyền quản lý nhà nước của mình can thiệp quá sâu, thậm chí sai pháp luật vào hoạt động của Sabeco. Chẳng hạn: quy định bộ phận quản lý vốn nhà nước phải thống nhất tuyệt đối mới được thông qua HĐQT, cử nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra vào thanh tra tại Sabeco mà không xử lý dứt điểm, không phân xử kịp thời, minh bạch những vấn đề thiếu thống nhất trong bộ phận quản lý vốn nhà nước… Bởi vậy, chính người trong cuộc cho rằng, việc làm này của Bộ Công Thương gây mâu thuẫn nội bộ kéo dài, làm giảm quyền hạn của HĐQT theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không tôn trọng các cổ đông thiểu số, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
Vào ngày 1/3 vừa qua, Sabeco cũng chính thức chuyển quyền đại diện theo pháp luật từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc. Trước đó, mô hình Chủ tịch HĐQT là người đại diện pháp lý, thay vì Tổng giám đốc như tại các doanh nghiệp khác, cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng "ông chẳng, bà chuộc" tại Sabeco trong thời gian qua.
Có hết bùng nhùng?
Vào ngày 22/12/2011, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng (C48) đã khởi tố vụ án, điều tra hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng tại Sabeco. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã làm việc tại Sabeco và xác định có sai phạm tại tổng công ty này. Trong những năm 2008-2009, Bộ Công Thương cũng đã hai lần ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra xung quanh các vấn đề như: thay đổi nhãn bia; mua, bán nguyên vật liệu đầu vào (malt, houblon và vỏ lon bia 333 từ năm 2008 đến thời điểm thanh tra); xác minh thông tin tổng giám đốc Sabeco có tài khoản ngoại tệ ở Vietcombank do người nhà đứng tên; tính suất đầu tư xây dựng các nhà máy bia. Song, những lần thanh tra này đều cho những kết luận trái chiều, khiến những nghi vấn trong nội bộ lẫn dư luận ngày càng gia tăng.
Sau đó, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, đã giao Thanh tra Chính phủ (Thông báo số 19/TB-VPBCĐ ngày 7/11/2010) thực hiện thanh tra Sabeco. Cơ quan này đã tiến hành thanh tra việc mua lon bia 333 rỗng và thanh tra việc mua cổ phần Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội của Sabeco. Ngoài ra, 5 nội dung khác trong vụ việc của Sabeco được giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an.
Giữa năm 2011, Thanh tra Chính phủ cũng đã xác định được hàng loạt sai phạm của các lãnh đạo Sabeco và yêu cầu các cá nhân liên quan như ông Nguyễn Bá Thi - Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Quang Minh - Tổng giám đốc, phải kiểm điểm trách nhiệm và có biện pháp chấn chỉnh bởi đã để xảy ra những sai phạm tại đơn vị này. Còn với vụ việc do C48 tiến hành, hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng đã yêu cầu ông Phan Đăng Tuất, tại thời điểm đó là Ủy viên HĐQT của Sabeco, kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Sabeco Hà Nội (đồng thời đang nắm chức Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương), phải kiểm điểm trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Sabeco Hà Nội, bởi thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, trong khi những việc cần phải thực hiện liên quan đến việc kiểm điểm các nhân sự liên quan đến việc mua vỏ lon bia 333 và hoạt động của Công ty cổ phần Sabeco Hà Nội chưa được xử lý triệt để theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ định ông Phan Đăng Tuất làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco, giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Điều này khiến nhiều người lo rằng, câu chuyện "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" trong nội bộ Sabeco vẫn chưa thể chấm dứt...
Năm 2011, sản lượng tiêu thụ của Sabeco là 1,2 tỷ lít, chiếm khoảng 50% tổng lượng bia tiêu thụ của cả nước. Điều này đã mang lại doanh thu hơn 22.130 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2010.
Trong khi chưa chọn được đối tác chiến lược, hơn 43% cổ phần của nhà nước tại Sabeco đã "biến mất" trong Giấy phép kinh doanh cấp lại cho Sabeco hồi đầu tháng 3/2012. Theo đó, số cổ phần của cổ đông nhà nước là Bộ Công Thương chỉ còn hơn 327,053 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ.
Theo DĐDN

DẤU HỎI VỀ THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH*

Ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc– Lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare.
 
“Nhân vật của năm 2011”
Với học vị tiến sĩ khoa học kinh tế và được xem là người có chuyên môn về ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của dư luận và báo giới, trong bối cảnh nền tín dụng và tiền tệ Việt Nam chìm sâu trong cơn buốt giá lạm phát cùng quá nhiều nguy cơ vừa phát lộ vừa tiềm tàng trên thị trường tiền tệ và các thị trường đầu cơ sau tiền tệ.

Khi năm suy thoái 2011 chưa kết thúc, người vẫn còn được xem là tân Thống đốc của Ngân hàng nhà nước đã được VnExpress, một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn ở Việt Nam, bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động vận động trên đã diễn ra vào thời thịnh trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với vai trò gần như không thể thay thế trong Bộ Chính trị, tiếng nói của Dũng đã trở nên có tính quyết định về bước đường công danh cho người đệ tử của ông.
Cùng lúc, gương mặt sáng giá của Nguyễn Văn Bình cũng làm nên một lớp sơn tôn tạo cho ông trong con mắt của báo giới. Trong thời gian đầu Bình chấp nhiệm chức vụ thống đốc, không chỉ VnExpress mà một số tờ báo khác đã bày tỏ thái độ nhiệt tình ủng hộ đối với ông, đặc biệt liên quan đến một số vấn đề có tính cải cách quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, ngoại tệ và lãi suất mà ông nêu ra.
Khá dễ hiểu là đối với bất kỳ một quan chức nào trong bộ máy chính quyền, người dân cũng chỉ mong ngóng đến sự thay đổi, dù là một chút. Chỉ có điều, không có người dân Việt Nam nào có thể tự tin về một sự đổi thay đất nước như Tổng thống Barack Obama đã làm cho dân tộc Mỹ sau khi thắng cử.
Uy tín của Nguyễn Văn Bình có thể đã đạt đến đỉnh cao chỉ sau hai tháng hành động. Vào đầu tháng 9/2011, quyết định về tái thiết lập trần lãi suất huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước và tiếp theo đó là động tác xử lý quyết liệt những vi phạm vượt trần tại một số chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, đã làm cho dư luận bất ngờ sôi nổi, càng khiến người ta kỳ vọng vào động cơ trong sáng của thống đốc nhằm làm trong sạch ngành ngân hàng – nơi vẫn bị xem là tập trung rất nhiều khuất tất của nạn đầu cơ ngầm, cũng như đã tạo ra hố phân hóa giàu nghèo quá lớn so với khối doanh nghiệp trong hoàn cảnh con tàu kinh tế đất nước đang lao về vực thẳm.
Chỉ có điều, cho đến lúc đó vẫn ít ai nghiệm ra được cái vực thẳm ấy đã được tạo ra bởi một vực thẳm khác.
Vực thẳm khác chính là thị trường liên ngân hàng.
Vực thẳm thanh khoản
Vào đầu năm 2012, trong một hội nghị ngành ngân hàng, giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội, ông Ngô Văn Dũng, đã cung cấp những thông tin rất tương đồng với dư luận về vấn đề vượt trần lãi suất huy động trong thời gian gần đây: “Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo”.
Phát ngôn trên là thái độ thừa nhận công khai đầu tiên của một quan chức ngành ngân hàng, sau nhiều dị nghị của dư luận nhưng vẫn chưa hề nhận được hồi đáp hoặc lời giải thích nào từ phía lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Dĩ nhiên sự phân hóa trong khối ngân hàng đã không diễn ra một cách bằng phẳng, càng không mang dáng dấp của hình ảnh công bằng mà các quan chức thường diễn thuyết về chủ nghĩa xã hội. Mà thực tế, đó chỉ là một thi trường của loài cá lớn và những con cá bé.
Bị chèn ép cũng là một động lực khiến cho người ta có thể phải tiết lộ về hoàn cảnh của mình vào một lúc bĩ cực nào đó.
Từ giữa tháng 10/2011, đột nhiên lãi suất liên ngân hàng trong thị trường II tăng mạnh. Ban đầu mức tăng đến 16% đã được xem là khá cao. Nhưng sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã tái hiện hình ảnh của chỉ số lạm phát trong năm 2011 khi tăng đến 23%. Thậm chí có thời điểm đến 30%.
Thị trường II khi đó được mô tả như một sự hỗn loạn. Những người có thâm niên kỳ cựu trong ngành ngân hàng đều phải thừa nhận là hiếm có một thị trường liên ngân hàng nào trên thế giới lại dễ bị thao túng và dễ chao đảo như ở Việt Nam.
Một sợi dây thòng lọng đã được thắt nút, nhưng không phải với doanh nghiệp đã và đang khát vốn, mà nhắm đến chính một số ngân hàng thương mại nhỏ. Đó cũng là những ngân hàng bị xem là yếu kém, bị dư luận nhỏ to đồn đoán về một danh sách “đen” nào đó của Ngân hàng Nhà nước chứa đựng những ngân hàng như thế.
Tình hình trở nên hỗn loạn trên thị trường liên ngân hàng trong suốt tháng 10/2011. Hàng loạt ngân hàng thương mại nhỏ, dù trước đó chưa từng kêu ca về chuyện “thỏa thuận” lãi suất huy động lên đến 20-25% với khách hàng, lại buộc phải kêu thét về cái giá cắt cổ mà họ phải đi vay từ các ngân hàng lớn.
Vì sao lại xảy ra nạn đói vốn ghê gớm mà đã dẫn đến chuyện kêu khóc như thế?
Một chuyên gia ngân hàng và cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia – tiến sĩ Trần Hoàng Ngân – vào thời điểm đó đã đánh giá: tác động điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% một năm lên 15%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14% lên 16% mỗi năm, áp dụng từ ngày 10/10/2011 cũng là một nhân tố đẩy lãi suất liên ngân hàng dâng cao. Và một khi lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao thì nó cũng giống như cơn bệnh đã lộ ra, tức dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh thiếu thanh khoản.
Tất nhiên có nhiều lý do để giải thích cho tình trạng “bất ngờ” thiếu hụt thanh khoản của một số ngân hàng thương mại. Nhưng về mặt thời điểm, rõ ràng chỉ từ khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn, những ngân hàng bị liệt vào loại “có vấn đề” mới thật sự phải đối mặt với chọn lựa sinh tồn.
Tân thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đi nước cờ đầu tiên – một bước đi rất có tính toán và dự cảm nhiều hứa hẹn.
Trong toàn bộ bối cảnh trắng đen lẫn lộn như thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề phát ra một nhận định hoặc có chỉ đạo điều chỉnh nào.
Những kẻ tuẫn nạn
Nhưng vào thời gian quý 3/2011, giới phân tích ngân hàng và báo giới hầu như bị hút sự chú ý sang vấn nạn đầu cơ vàng – một địa chỉ vẫn luôn nhận được lời hứa hẹn “sẽ giải quyết” của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cũng như thị trường ngoại tệ luôn nhấp nhổm thế phá trần của nó. Trên một phương diện khác, báo chí rất thường phản ánh tình trạng đói vốn và sắp rơi vào tình thế kiệt quệ của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản, nhưng lại hầu như quên mất ngân hàng cùng những lợi ích ẩn giấu mới là nguồn gốc sâu xa gây ra những hậu quả ấy.
Chỉ mãi về sau này, nhìn lại và suy ngẫm, người ta mới thấy trong khi đã không có bất cứ một vấn nạn đầu cơ hay khát vốn nào được Ngân hàng nhà nước giải quyết trong thời gian đó, thì lại đã diễn ra những cuộc sáp nhập ngân hàng rất mau lẹ và thành công.
Kết quả của sự thành công đã được trù liệu ấy là một danh sách những ngân hàng nhỏ cần phải được thâu tóm. Lẽ dĩ nhiên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan lập ra danh sách đó và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ. Những ngân hàng được lựa chọn cũng đương nhiên phải thỏa mãn điều kiện yếu kém về thanh khoản. Không được bơm vốn, ngược lại còn bị siết chặt bởi một số quy định ngặt nghèo về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và những ràng buộc liên quan như tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu, số ngân hàng này chẳng mấy chốc đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Được “lựa chọn” đầu tiên, vấn đề tồn vong của ba ngân hàng thương mại Ficombank, TinNghiaBank, SCB không phải gì khác hơn là cơn khủng hoảng thanh khoản. Chỉ khi đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước mới thật sự lộ diện bằng việc chấp thuận cho sự hợp nhất của ba ngân hàng này.
Tuy vậy, trò chơi chỉ mới bắt đầu.
Sau trung tuần tháng 10/2011, một sự bất ngờ nữa lại xảy đến khi Ngân hàng Nhà nước nêu ra bốn quan điểm về tái cấu trúc hệ thống –  nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, “sáp nhập ngân hàng là xu hướng tất yếu”.
Chỉ một tuần sau, bài toán xử lý những kẻ đói ăn đã được giải quyết phần nào: 5 hoặc 6 ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng, và đương nhiên các khoản tái cấp vốn này đều được gắn kèm với điều kiện ngặt nghèo của nó.
Trước đó, những ông chủ của các ngân hàng “có vấn đề” đã không thể hình dung họ bị đẩy vào một tình thế buộc phải “ngửa tay xin bố thí”. Kết cuộc của tình thế này chỉ được nhận ra khi mọi sự đã an bài, khi phần thắng chắc chắn đã nằm trong tay kẻ cầm chịch.
Nhưng lúc đó mọi chuyện đã quá muộn dù chỉ để vớt vát.
Trò chơi thôn tính đã lên đến đỉnh điểm khi một ngân hàng thương mại nhỏ có tên là Phương Nam bị thâu tóm. Sự kiện này đã không được nhiều người để tâm, nếu như nó không dẫn đến một sự kiện lớn hơn nhiều: từ vai trò xếp gần cuối bảng trong tổng sắp ngân hàng về tiêu chí tín dụng, từ vai trò bị thâu tóm, Phương Nam lại được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm ưu tiên về tăng trưởng tín dụng, đồng thời trở thành ngân hàng thâu tóm một con cá mập rất lớn là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Vào cuối năm 2011, toàn bộ giới đầu tư và các ngân hàng đều xôn xao về vụ việc thâu tóm này, theo một kịch bản mà người ta chỉ có thể hình dung xảy ra ở Phố Wall. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy nửa năm, Sacombank đã nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt.
Đế vương và hành khất
Cho đến đầu năm 2012, vụ việc thâu tóm Sacombank đã hoàn tất. Những lãnh đạo chủ chốt của Sacombank hoặc bị đẩy vào thế làm thuê cho ông chủ mới, hoặc nghỉ hưu non. Tất cả diễn ra một cách hoàn toàn âm thầm và lạnh lùng, như nó phải thế trong bầu không khí “capitalisme sauvage” (chủ nghĩa tư bản dã man) ứng với kịch bản đương đại Việt Nam..
Trong khi đó, tình trạng bĩ cực của các doanh nghiệp đã lên đến gần đỉnh điểm. Tết 2012 đã chứng kiến một sự phân hóa chưa từng thấy từ kể từ mùa Xuân năm 1975 và hơn hẳn hậu quả bi thảm nhưng cào bằng của chiến dịch giá – lương – tiền năm 1985: trong khi ít nhất 80.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng hàng trăm ngàn công nhân không có đủ vài trăm ngàn đồng để mua vé tàu về quê ăn tết, hầu hết các ngân hàng lại công bố không thương xót số tiền thưởng bình quân lên đến 40-50 triệu đồng cho nhân viên của mình.
Như để vớt vát thể diện đã bắt đầu sa sút của mình từ những dư luận về thâu tóm ngân hàng lẫn thái độ dung túng cho các nhóm đầu cơ vàng lộng hành, vào thời điểm sát tết 2012, Nguyễn Văn Bình đã phát đi một thông điệp về yêu cầu “tiếp tục thắt lưng buộc bụng để kềm chế lạm phát”, cũng như tiếp tục hứa hẹn sẽ “điều hành chính sách tín dụng linh hoạt và uyển chuyển”.
Nhưng từ thời điểm đó trở đi, xã hội đã trở nên dị ứng trước chuỗi ngôn từ phủ dụ của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước. Ngay cả một tờ báo có khuynh hướng ủng hộ Bình trước đó như VnEconomy cũng dần chuyển sang thái độ hoài nghi.
Hơn bất kỳ một quan chức nào, Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của năm 2011” như trang tin VnExpress bình chọn, với những kết quả rõ rệt phục vụ cho nhóm tài phiệt ngân hàng chỉ trong chưa đầy nửa năm nhậm chức.
Thành quả lớn nhất mà nhóm tài phiệt ngân hàng đã đạo diễn trên sân khấu thôn tính có lẽ là cái tên Phương Nam. Từ vị thế một kẻ hành khất, ngân hàng này đã được biến thành một đế vương.
Nhưng bằng chứng cho sự thay lông đổi áo trên lại không bao giờ đến từ những công bố công khai của Ngân hàng Nhà nước hay Văn phòng Chính phủ. Chỉ đến giữa năm 2012, bằng chứng ấy mới được trưng ra bởi một báo cáo chi tiết của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – một cơ quan tư vấn trực thuộc Chính phủ. Theo báo cáo này và theo quan điểm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phương Nam cần phải xếp vào loại “tiêu cực”.
Thời điểm hoàn thành báo cáo trên là cuối năm 2011. Tuy vậy, đường đi của bản báo cáo đã bị án ngữ ngay tại bàn làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Từ đó đến nay, sân khấu thâu tóm ngân hàng và nạn hoành hành đầu cơ vàng đã tạm nhường chỗ cho sân khấu chính trị, với mối liên hệ ràng buộc về số phận của người được “tôn vinh” là vị thủ tướng tai tiếng và tham nhũng nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng “Nhân vật của năm 2011”.
Ở một thái cực khác, lại đã xuất hiện những dấu hiệu rút tiền đầu tiên khỏi Ngân hàng Phương Nam của một số đại gia.
Tạm kết, “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” – lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare.
Còn tiếp…
© 2012 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Vàng đã hết thời vàng son?


Việc chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia được xem là giải pháp nhằm chấm dứt mọi hiện tượng đầu cơ trên thị trường vàng. Tuy nhiên, có thể thấy thị trường vàng đã và đang tỏ ra “cứng đầu” hơn sự tính toán của cơ quan quản lý.
Vàng đã hết thời vàng son?
Vàng nữ trang cũng ế ẩm hơn trước - ảnh: Kỳ Anh
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế ở mức từ 1,5-2 triệu đồng/lạng là khoảng cách chênh lệch thường xuyên và quá xa, mà người tiêu dùng không thể chấp nhận.
Không còn sức hấp dẫn

Nếu như trước đây, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới ở ngưỡng nói trên sẽ khiến cho thị trường vàng vật chất nóng ran, thì nay việc này không thúc đẩy giới đầu tư quay lại với vàng miếng. Mua, bán trên thị trường vẫn hết sức èo uột. Trên thị trường vàng vật chất, theo một số công ty kinh doanh vàng nhận xét, thời gian gần đây lượng vàng giao dịch giảm còn chưa tới 1/3 so với trước, chỉ khoảng vài trăm lạng mỗi ngày. Lượng giao dịch giảm ít nhiều do những tác động từ Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang khiến nhà đầu tư vàng e ngại. Một DN vàng từng có lượng giao dịch vài ngàn lạng mỗi ngày ở TPHCM cho biết, ngay cả với vàng SJC sức mua bán cũng giảm mạnh.

Trong khi đó, mặc dù có thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện đề án chuyển đổi vàng “phi” SJC sang vàng SJC theo tinh thần không làm người dân thiệt thòi, nhưng diễn biến trên thị trường gần đây cho thấy người dân vẫn có tâm lý không muốn giữ vàng “phi” SJC. Cũng chính từ đây nảy sinh hiện tượng bắt ép khách hàng với những luận giải chẳng giống ai là “vàng cong vênh, méo mó” nên mất giá của nhiều chủ tiệm kinh doanh vàng.

Anh Hoàng ở quận Tân Phú cho biết, mới đây anh mang vàng miếng hiệu SBJ ra bán ở một tiệm vàng đường Nguyễn Hồng Đào, quận Tân Bình, chủ tiệm chỉ mua vào với giá 40,8 triệu đồng/lạng, thấp hơn gần 2 triệu đồng so với giá vàng SJC cùng thời điểm. Nếu mang ra ngân hàng bán thì phần lớn họ chỉ mua vàng SJC hoặc SBJ. Nhưng dù là gì thì cũng không có chuyện mua theo đúng giá vàng SJC trên thị trường.

Thực tế, tình trạng vàng “phi” SJC bị ép giá không mới và đã xảy ra từ nhiều tháng qua từ khi có thông tin SJC trở thành vàng thương hiệu quốc gia, dù NHNN khẳng định các thương hiệu vàng miếng được bảo đảm quyền lợi ngang nhau. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, nhiều tiệm vàng trên địa bàn TPHCM đã từ chối mua vàng “phi” SJC hoặc mua giá thấp hơn, với lý do vàng làm nguyên liệu sản xuất nữ trang.

Một số doanh nghiệp (DN) vàng lớn cũng hạ giá vàng của thương hiệu mình thấp hơn vàng SJC. Đến nay, vàng miếng Rồng Thăng Long, AAA… vẫn thấp hơn vàng SJC khoảng hơn 1 triệu đồng/lạng. Nếu người dân bán vàng miếng các loại để đổi sang SJC sẽ bị thiệt trên 1 triệu đồng/lạng. Với việc hạ giá này, các DN đang gom vàng miếng các loại giá thấp sẽ thu được lợi nhuận khá lớn từ chênh lệch khi chuyển sang vàng SJC. Ngay cả những người giữ vàng miếng SJC cũng đang có những vấn đề riêng. Không thể kiếm lời từ thị trường vàng miếng, nhiều ngân hàng nhanh tay hạ lãi suất huy động vàng, thậm chí là không huy động vàng, giữ hộ vàng thì có tính phí.

Bên cạnh đó, đi kèm với quyết định vàng SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia là việc nhiều DN sở hữu thương hiệu vàng miếng riêng không giữ được thương hiệu của mình. Đây đã trở thành vấn đề nóng hổi, gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua. Chọn SJC, điều đó đồng nghĩa với việc các thương hiệu vàng miếng của nhiều công ty lớn như vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, vàng Phượng hoàng PNJ-DAB của Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Ngân hàng Đông Á (DAB), vàng ACB của Ngân hàng Á Châu, vàng Thần tài Sacombank-SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-SBJ sẽ không còn tồn tại. Đánh giá về thị trường vàng miếng, một chuyên gia vàng bạc tại SJC cũng thừa nhận “đã hết thời”. Bởi vì sau khi NHNN lấy thương hiệu vàng miếng SJC, người mua vẫn có quyền mua, nhưng giá sẽ do NHNN quy định và công bố mỗi ngày. Còn muốn bán, không phải đi đâu cũng bán được vàng miếng.

Lối thoát của doanh nghiệp

Chuyển sang vàng nữ trang đang là “lối thoát” duy nhất cho các DN kinh doanh vàng sau “thời vàng son” của vàng miếng. Tuy nhiên, con đường này cũng không dễ. Anh Nguyễn Hùng, chủ một tiệm vàng lớn tại chợ Bến Thành, TPHCM cho biết, hoạt động chủ yếu của tiệm hiện này là bán nữ trang, còn thu nhập từ vàng miếng chỉ đóng góp 5% trong tổng doanh thu. Nhưng với tình hình hiện nay, nữ trang cũng ế ẩm hơn lúc trước nhiều. Ông chủ tiệm vàng này đã phải thay đổi địa điểm cửa hàng, lấy mặt bằng cho thuê lại vì thu nhập này còn nhiều hơn là kinh doanh vàng. “Hoạt động mang lại nguồn thu cho cửa hàng là bán vàng miếng coi như đã chấm dứt từ cuối năm ngoái đến nay, khiến cửa hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Chỉ bán nữ trang thôi thì không đủ để có lời”, ông chủ tiệm vàng trên nói.

Thời “vàng son” của kinh doanh vàng miếng đã qua - ảnh: G.HUY
Chị Trang, tiệm vàng trên đường Nguyễn Hồng Đào, quận Tân Bình cho biết, đã nhiều năm kinh doanh vàng miếng, nhưng nay việc kinh doanh của cửa hàng chịu ảnh hưởng ngay sau khi bản dự thảo trên được công bố. Người dân giảm hẳn hoạt động mua bán vàng, và đến nay thì hoạt động của cửa hàng chị chỉ ở mức độ cầm chừng. “Trước đây bán cả vàng miếng, vàng nữ trang, hai cái bù qua sớt lại cho nhau, nhưng mấy tháng nay vàng miếng ế quá, giờ phải chú trọng vào nữ trang để tìm lối thoát…. Tuy nhiên, hiện giờ tôi cũng đang tính toán xem có nên tiếp tục kinh doanh vàng miếng trong thời gian chờ chuyển đổi (6 tháng) hay chuyển sang lĩnh vực khác”.

Ngay cả với SJC, từ tháng 4 đến nay, tình hình mua bán vàng miếng cũng hết sức ảm đạm, sức mua đã giảm khoảng 50% so với trước. SJC đã dọn đường sẵn cho việc chuyển hướng sang kinh doanh nữ trang, coi đây là khâu kinh doanh then chốt. Ngoài mở rộng thị phần nữ trang trong nước, SJC cũng đang tìm hướng xuất ngoại cho các sản phẩm của mình sang Thái Lan, Campuchia và một số nước trong khu vực. Nhưng theo như nhận xét của một vị lãnh đạo của SJC, thị trường mới không phải dễ dàng chinh phục. Bên cạnh đó, trong những tháng gần đây, việc buôn bán nữ trang cũng chậm, nếu không muốn nói là yếu, mãi lực không bằng mọi năm.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc - đá quý Phú Nhuận (PNJ) thì cho biết, thời gian qua, PNJ đã mua vào một lượng lớn vàng PNJ và tăng bán ra SJC để phục vụ nhu cầu người dân. Hệ quả là, đến nay, PNJ bị ứ đọng một khối lượng khá lớn vàng miếng. Trong khi đó, dây chuyền máy móc dập vàng miếng, đã niêm phong từ tháng 10.2011, vẫn chưa khai thác được vào sản xuất trang sức do tính chất đặc thù của thiết bị.

Về đề án huy động vàng

Theo thống kê thì VN nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu người dân có thói quen giữ vàng, và theo tính toán sơ bộ, lượng vàng SJC nằm trong dân hiện đang có từ 400- 500 tấn. Nguồn lực đó rõ ràng là rất lớn. Hiện nay, NHNN đang xây dựng Đề án huy động vàng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tỏ ra khá lo lắng về đề án này, nhất là qua hệ thống ngân hàng trong bối cảnh tràn đầy “rủi ro” đạo đức hiện nay. Trước hết, khối lượng vàng đó có thể tương đương với khoảng 50-60 tỉ USD, tức là bằng một nửa GDP VN.

Nếu huy động được khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy, các nhà quản lý đã suy nghĩ đến việc làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực này giúp tăng trưởng kinh tế. Và quan trọng là làm thế nào để bảo đảm an toàn cho khối lượng tài sản khổng lồ ấy. Câu hỏi lớn nhất cho phía cơ quan quản lý là huy động được rồi thì có bán đi để tạo vốn cho nền kinh tế? Nếu bán thì trường hợp giá vàng tăng cao lấy đâu bù lỗ? Nguồn nào sẽ trả lãi suất cho số vàng này? Bởi vì không ai dám đưa ra một dự báo chính xác về giá vàng hiện nay, có thể là rất lâu nhưng cũng có thể chỉ là một đêm sau một biến động nào đó.
Gia Miêu 
Lao động

TRÒ LỪA ĐẢO NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA SỮA TH TRUE MILK


Lễ khởi công Đền Thờ Tổ... Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng & bà Thái Hương

Qlb - Có lẽ ít người biết cái tên 'TH' trong TH True Milk chính là tên viết tắt của bà Thái Hương - Chủ tịch Ngân hàng Bắc Á - Một gương mặt như hình với bóng với Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, vừa là người cùng quê xứ Nghệ, vừa tài trợ để xây dựng nhà thời Tổ Tiên của Bác Hồ đình đám vừa được khởi công mà dân cư mạng đã tốn khá nhiều giấy mực.

Bản thân sữa TH True Milk chỉ vừa mới ra đời vào cuối năm 2010 đã gây sóng gió trên thị trường cả nước về quảng cáo làm cho ngừoi tiêu dùng hiểu lẫn lộn rằng 'TH True Milk “sạch” còn sữa khác thì không' và Sự việc được dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp hội Sữa gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ "sạch" trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk'... Nhưng rồi Vũ Huy Hoàng - 

ông Bộ trưởng 'GỖ MỤC' 

http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/bai-1-chan-dung-vu-huy-hoang.html

cũng đánh bài 'làm thinh'.... Rồi đến tuyên bố gây sốc của Bà Thái Hương rằng TH Milk sẽ qua mặt Vinamilk vào năm 2015!

Chân tướng của những trò giật gân cố ý lừa đảo người tiêu dùng này thật sự là gì? 

1. Sữa TH True Milkcủa bà Hương mặc dù quảng cáo làm cho các bà mẹ nhầm tưởng rằng là SỮA TƯƠI SẠCH được làm từ SỮA TƯƠI của đàn bò bà ta đang nuôi. Trong khi thực tế tại thời điểm quảng cáo thì đàn bò của bà ta mới có 500 con được mang về chỉ nhằm một mục đích: QUẢNG CÁO & ĐÁNH LỪA DƯ LUẬN!  Bất cứ ai muốn kiểm tra thì đã có 500 con bò Ixrael 'trưngbày' làm kiểng ở Nghệ An đó! Trong khi đó, gần 100% vật tư làm sữa được Công ty TH Milk của bà Hương nhập SỮA BỘT từ TRUNG QUỐC về pha trộn với Vitamine, các phụ gia khác để ra SẢN PHẨM “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” như quảng cáo của TH Milk! Thật tội nghiệp cho không biết bao bà mẹ cứ nghĩ rằng mình đã tìm được loại SỮA TƯƠI SẠCH cho con yêu của mình mà có biết đâu con cái họ uống vào có thể còn bị thiểu năng trí tuệ hoặc chất độc tích trữ nhiều năm sau mới phát tác cũng như thói thâm độc của xứ Tàu!

2. Bản thân bà Thái Hương đang giãy giụa trong đống nợ trên 23.000 tỷ đồng huy động của người dân. Cũng chính bà ta là người đã được người 'đồng hương' với Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng BIDV, ngân hàng Agribank cho vay ưu đãi trên 10.000 tỷ đồng lấy cớ 'đầu tư vào nông nghiệp' trong khi cả nước đang điêu đứng vì xiết chặt tín dụng và chính bản thân Ngân hàng Bắc Á cũng đang bị mất thanh khoản trầm trọng do chính TH Milk của bà ta làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả lãi! Thậm chí với cương vị Chủ tịch cả NH Bắc Á và Công ty TH Milk, bà ta đã tự quyết định rót vốn cho mình dưới danh nghĩa 'đầu tư dài hạn', 'đầu tư chứng khoán' để HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI TRẢ LÃI MÀ CŨNG CHẲNG HỀ CHIA LỢI NHUẬN SUỐT 05 NĂM QUA!

(Tham khảo bài: http://quanlambao.blogspot.com/2012/07/hoi-lo-anh-bac-cap-tien-cua-nhan-dan-o.html). 

Song còn mt hoạt động ngầm mà đến nay vẫn chưa được phanh phui. Đó là, TH Milk  chính là một thành viên tích cực tham gia nhóm thâu tóm của bố già NGUYỄN ĐỨC KIÊN - NGUYỄN ĐĂNG QUANG - HỒ HÙNG ANH & 'QUỐC VỤ KHANH CHÍNH PHỦ' NGUYỄN THANH PHƯỢNG.

Bằng nhiều thủ đoạn, dùng chính quyền chèn ép, kích động dân phản đối..., cuối cùng đến tháng 4/2011 TH Milk đã mua đứt cả nhà máy đường Tate & Lyle của nhà đầu tư từ Anh Quốc phải bỏ của chạy lấy người.  Công ty đường Tate & Lyle, chính là đối thủ cạnh tranh của Công ty đường Thành Công của vợ Đặng Văn Thành - Chủ tịch Samcombank! Gần đây báo chí liên tục tố cáo Công ty Thành Công dùng ảnh hưởng nắm giữ 40% thị phần để thao túng giá cả ...- Đó cũng là đòn tấn công do bà Hương đạo diễn bằng cách MUA CHUỘC PHÓNG VIÊN VÀ CÁC QUAN CHỨC BỘ CÔNG THƯƠNG đánh hội đồng gia đình ông Đặng Văn Thành... 

Ngay sau khi mua nhà máy, bà Thái Hương đã được NHNN, NH BIDV và Agribank ưu ái rót tiền cho vay ưu đai với lý do 'Đổi mới công nghệ tiên tiến'... Thật là 'Nhất cử lưỡng tiện'! Vừa có cớ để rút tiền của nhà nước, vừa đánh ĐƯỢC bà vợ của một Chủ tịch ngân hàng ngoài Quốc doanh thuộc loại hàng đầu của Việt Nam,  dồn được con mồi đến bước đường cùng không còn khả năng chống trả cho nhóm Mafia cướp được Samcombank trị giá 7 tỷ USD của gia đình ông Thành tạo dựng 20 năm!

3. Một con người không hề có đạo đức kinh doanh với tham vọng thôn tính đen tối bất chấp thủ đoạn, nhưng kinh doanh thua lỗ bét nhè như vậy liệu có thể làm được diều gì tốt đẹp? Hơn nữa, nếu xét về mặt tâm lý: Một con người có tham vọng vị kỷ đến mức mang cả tên của mình đặt cho sản phẩm sữa, cái tên hoàn toàn không những KHÔNG hề mang lại thuận lợi cho quảng cáo mà còn gây phản cảm đến người mù cũng còn cảm nhận được, vậy mà vẫn ngang nhiên đặt tên thì cũng cho ngay các nhà phân tích tâm lý cũng phải kết luận bà chủ của các sản phẩm sữa này BẤT CHẤP THỦ ĐOẠN MIỄN SAO PHỤC VỤ CHO MƯU ĐỒ VÀ LỢI ÍCH CỦA CÁ NHÂN MÌNH?!

" TH Milk sẽ “qua mặt” Vinamilk vào năm 2015?

picture  
Sản phẩm của TH True Milk và Vinamilk - Ảnh minh họa.
Phát biểu tại Hội thảo đối thoại chính sách về việc thực hiện Nghị quyết 13 và Đề án tái cơ cấu nền kinh tế, do Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam tổ chức sáng 13/7 tại Hà Nội, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á và là nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk, đã có một tuyên bố “gây sốc” cho nhiều người. Cụ thể, bà Hương cho rằng, đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số 3.700 tỷ đồng và khi đó TH Milk sẽ chiếm tới 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam.

“Tiêu thụ của TH Milk hiện nay rất tốt, sữa của chúng tôi đi đến đâu hết đến đó, mới chưa đầy 2 năm hoạt động đã đạt tổng cộng 2.000 tỷ đồng doanh thu. Giờ đây nếu quý vị đến thăm trang trại của TH Milk, quý vị sẽ thấy dáng dấp của một nông trang hiện đại của châu Âu”, bà Hương nói.

Bà Hương cũng cho biết đến cuối năm nay, chủ đầu tư của TH True Milk sẽ hoàn tất việc đầu tư 350 triệu USD trong giai đoạn 1, trong tổng số 1,2 tỷ USD của dự án này.

Từ cuối tháng 12/2010, thương hiệu sữa TH True Milk ra đời và được giới thiệu là dòng sửa tươi sạch, được sản xuất theo quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm…

Tuy nhiên, phát biểu của bà Hương khiến cho nhiều người băn khoăn vì trên thực tế, Vinamilk vẫn đang là người dẫn đầu trên thị trường sữa nói chung và sữa tươi nói riêng tại Việt Nam.

Cụ thể, hiện nay Vinamilk vẫn đang dẫn đầu thị trường sữa tươi với thị phần khoảng trên 40%. Vậy nếu TH True Milk đạt mốc 50%, công ty này sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 về sữa tươi.

Mục tiêu này có thể gây ra những nghi ngờ, vì trên thực tế, ngoài việc đang duy trì vị trí số 1 với thị phần vượt trội, Vinamilk cũng đang phát triển chóng mặt.

3 tháng đầu năm 2012, công ty này đã đạt tổng doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2011, đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Dự kiến đến hết năm 2012, Vinamilk sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 26.500 tỷ đồng.

Cũng cần nhắc lại là vào năm 2011, Vinamilk cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh số đạt hơn 22.279 tỷ đồng, tăng 37%.

Chiến lược của Vinamilk trong thời gian tới là phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017, nhảy khá nhiều bậc so với vị trí thứ 68 hiện nay.

Đặc biệt, Vinamilk dự kiến sẽ cho vận hành một nhà máy có công suất 400 triệu lít sữa tươi/năm tại Bình Dương, tương đương tổng công suất của gần 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk cộng lại. Trong rất nhiều phát biểu và báo cáo của mình, lãnh đạo Vinamilk vẫn luôn khẳng định mục tiêu dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam.

Với những số liệu như vậy, chưa rõ TH Milk sẽ làm gì để cạnh tranh với Vinamilk nhằm hướng tới mục tiêu 50% thị phần vào năm 2015.

VNEconomy 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét