BIỂN ĐÔNG VÀ CHIẾN LƯỢC “BINH PHÁP CÔNG TÂM” (Nguyenxuandien)
Hành động thiết thực cho Hoàng Sa – Trường Sa -Thái Văn Cầu- Boxitvn
Tin tức cập nhật cuộc khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima tới giai đoạn từ ngày 10-7-2012 đến 12-7-2012 -Blogpost Justin McKeating – 13-7-2012 -HL dịch -Phạm Toàn hiệu đính -Boxitvn
Nhân cái chết của nhà văn Nguyễn Mộng Giác -Những chặng đường của Tạp chí Văn Học -Gửi hương hồn Cao Xuân Huy và Nguyễn Mộng Giác -Hoàng Khởi Phong – Boxitvn
Gửi Thái Bá Tân -Thái Hữu Tình-(Boxitvn)- Lên mạng Dân làm báo/Đọc thơ Thái Bá Tân /Mắng những thằng hỗn láo/Theo giặc, ác với Dân…
Nỗi niềm nông dân -Hai Kim(Boxitvn) - Tôi muốn được một lần/Làm người nông dân Thái/Sướng vui và thoải mái/Khi Chính phủ thương dân……
Làm thế nào để hai dân tộc Mỹ Việt thương kính nhau nhiều hơn -Nguyễn Duy Vinh-Boxitvn
________________________________________________________________________________________Liệu công lý có được thực hiện? (RFA)-Vào ngày 17 tháng 7 sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án xét xử trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào tháng 2 năm 2011.
VN gia hạn hợp đồng với tập đoàn dầu khí Ấn Độ (RFA) —Việt Nam muốn duy trì sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông (RFI) —Tư lệnh hạm đội TBD thăm Việt Nam (RFA) —Nông dân Văn Giang bị hành hung tố cáo thủ phạm là người của Ecopark (RFI)
Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông(RFI) —Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN(RFI)
Di họa của quá khứ (Ngô nhân Dụng-Nguoiviet) -Ngày Thứ Tư, 11 Tháng Bẩy 2012 vừa qua, hải quân tuần phòng Nhật Bản nhìn thấy ba chiếc tầu tuần duyên của Trung Cộng đi tới gần quần đảo Sensaku, người Trung Hoa gọi là Ðiếu Ngư Ðài, là nơi hai nước đang tranh chấp.
Trung Quốc khai thác mỏ sắt “chui” ở Phú Yên(Nguoiviet) –Lãnh đạo nhà nước lười xài Internet(Nguoiviet)
Sóng gió Người Việt (BBC) -Báo Người Việt phải sa thải phụ tá chủ bút vì đăng thư “thân cộng”.
Ngoại trưởng Mỹ sang Cairo thảo luận tiến trình chuyển tiếp chính trị Ai Cập (VOA) —Tổng thống Pháp lại chỉ trích Nga và Trung Quốc về Syria (VOA) —Miến Điện ký hợp đồng với công ty GE sau khi chế tài được nới lỏng(VOA) —Khủng hoảng tại Bắc Mali đe dọa Châu Phi(VOA)
Hạn hán ở Mỹ có thể ảnh hưởng tới các nước đang phát triển(VOA) —-Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ giải tán người Kurd biểu tình(VOA) —Hai du khách Hoa Kỳ bị bắt cóc tại Ai Cập(VOA) —-”Đại hồng thủy” tại vùng tây nam Nhật Bản (RFI) —Nhật tìm kiếm người mất tích do lụt (BBC)
Sự thật về “lòng yêu nước” của Lê Quốc Quân
Ông Lê Quốc Quân
Thành Tâm
-
Liên tiếp trong hai ngày
chủ nhật vừa qua (1 và 8-7), một số người đã tụ tập, tuần hành, biểu
tình với danh nghĩa phản đối Trung Quốc. Những hành vi này gây mất ANTT,
TTATGT, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt bình thường của người dân
Thủ đô.
Nguy hiểm hơn, những hành vi đó bị kích
động bởi một số đối tượng có động cơ chống đối chế độ, đòi lật đổ chính
quyền. Một trong những kẻ đó là Lê Quốc Quân (sinh năm 1971, trú tại tổ
dân cư 64, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy…
Đại diện người dân phường Yên Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Bảo Lâm |
Đối với vấn đề chủ quyền biển đảo, trước
tiên phải khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên
quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các vấn
đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, trên cơ sở pháp
luật quốc tế, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển đất nước. Nhằm
bảo đảm và duy trì ANTT trên địa bàn TP, giữ vững môi trường hòa bình,
hữu nghị, thực hiện tốt đường lối quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước,
giữ gìn hình ảnh Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, ngày 18-8-2011,
UBND TP đã ban hành thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động biểu tình,
tuần hành tự phát trên địa bàn.
Cần phải khẳng định những cuộc biểu tình
gần đây chắc chắn không làm cho đất nước mạnh lên, trái lại còn khiến
tình hình ANTT mất ổn định, tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không những thế, đó
còn là cái cớ để các thế lực thù địch ráo riết lợi dụng tiến hành các
hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước. Những kẻ kích động, lôi kéo người
dân đi biểu tình chắc chắn không vì những mục tiêu cao cả như chúng rêu
rao, mà chỉ nhằm lợi dụng những sự kiện này để hướng tới ý đồ phá hoại
sự ổn định của đất nước…
Là người hiểu biết về pháp luật, thế
nhưng Lê Quốc Quân lại đã liên tục vi phạm pháp luật Việt Nam, là một
nhân vật thường xuyên xuất hiện tại các đám đông gây rối trật tự công
cộng, với vai trò kích động, lôi kéo. Năm 2008, Lê Quốc Quân đã từng
tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy
hoại tài sản, chống người thi hành công vụ tại khu vực 42 Nhà Chung
(quận Hoàn Kiếm) và 178 Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa). Tháng 4-2011,
Quân cùng một số người gây rối trật tự công cộng bên ngoài phiên tòa xét
xử vụ án Cù Huy Hà Vũ, bị CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo. Chưa dừng ở đó, từ tháng 7-2011
đến nay, Lê Quốc Quân còn nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước, biểu
tình phản đối Trung Quốc để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công
cộng. Tháng 11-2011, cũng vì tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại khu
vực tượng đài vua Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), Lê Quốc Quân tiếp tục bị
CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình
thức cảnh cáo.
Căn cứ Nghị định 163/CP và hai quyết định
xử phạt vi phạm hành chính của CA quận Hoàn Kiếm đối với Quân về hành
vi gây rối trật tự công cộng, ngày 13-1-2012, Chủ tịch UBND phường Yên
Hòa đã ký quyết định đưa Lê Quốc Quân vào diện giáo dục tại xã, phường
trong thời hạn 6 tháng, để chính quyền và nhân dân giáo dục, giúp đỡ
Quân tiến bộ. Thế nhưng, trong thời hạn áp dụng quyết định trên, Quân
tiếp tục có những hành vi vi phạm, bất hợp tác với chính quyền nhân dân,
vi phạm Luật Cư trú đối với người đang thuộc diện quản lý, giáo dục tại
xã, phường theo Nghị định 163/NĐ-CP. Quân thường xuyên trả lời phỏng
vấn, cung cấp thông tin sai sự thật cho một số cơ quan truyền thông nước
ngoài; đăng tải những thông tin chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cá nhân và tổ
chức trên blog cá nhân. Gần đây nhất, bất chấp các quy định của pháp
luật, ngày 8-7, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, lợi dụng danh nghĩa yêu
nước, Quân tiếp tục tham gia lôi kéo người dân tụ tập, kích động gây rối
trật tự công cộng.
Tối 13-7, UBND phường Yên Hòa đã tổ chức
họp tổ dân cư nơi Lê Quốc Quân cư trú để công bố quá trình 6 tháng thực
hiện quyết định giáo dục tại xã, phường theo Nghị định 136/CP đối với Lê
Quốc Quân. Dù được chính quyền mời họp nhưng một lần nữa, Lê Quốc Quân
thể hiện thái độ bất hợp tác, coi thường pháp luật, coi thường chính
quyền bằng việc tuyên bố từ chối dự họp. Tại buổi họp, đại diện cán bộ,
nhân dân tổ dân phố nơi công dân Lê Quốc Quân cư trú đã thẳng thắn phê
phán thái độ ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường chính quyền
và nhân dân của Lê Quốc Quân. Ông Nguyễn Duy Khoắc khẳng định, quyết
định của UBND phường Yên Hòa là hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thời gian
qua, Lê Quốc Quân thực hiện nghĩa vụ công dân chưa tốt, chưa có ý thức
chấp hành pháp luật. Ông Nguyễn Trọng Tình, tổ trưởng dân phố, người
được chính quyền phân công trực tiếp giáo dục Quân cho biết thêm: Quá
trình 6 tháng thực hiện quyết định của UBND phường Yên Hòa về giáo dục
Lê Quốc Quân tại xã, phường, Lê Quốc Quân hoàn toàn bất hợp tác, không
khai báo tạm vắng, không chấp hành giấy triệu tập làm việc của chính
quyền, không viết kiểm điểm, không những thế còn tham gia gây rối trật
tự công cộng.
Bức xúc về thái độ coi thường pháp luật,
coi thường chính quyền và nhân dân nơi cư trú của Lê Quốc Quân, bà Hồ
Kiều Oanh, công dân tổ dân cư 64 phường Yên Hòa, phát biểu: Lê Quốc Quân
cũng như chúng tôi, đều là công dân Việt Nam và phải chấp hành pháp
luật Việt Nam. Anh ta đã làm ảnh hưởng đến cả tổ dân cư chúng tôi. Ông
Nguyễn Minh Anh cũng chung quan điểm trên và nhấn mạnh: Nhân dân ở tổ
dân cư rất bức xúc và thấy rằng cần phải có biện pháp tiếp tục giáo dục
Lê Quốc Quân. Trước những hành vi của Lê Quốc Quân, nhiều người dân tại
địa bàn nơi công dân này cư trú đều cho rằng, Lê Quốc Quân là phần tử
góp phần gây mất ổn định, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước. Vì vậy, đã có nhiều ý kiến kiến nghị chính quyền nên có biện
pháp cứng rắn và kiên quyết hơn để giáo dục Lê Quốc Quân. Bà Nguyễn Thị
Thanh nhận xét và kiến nghị: Là người hiểu biết pháp luật nhưng Lê Quốc
Quân không tôn trọng người dân trong khu dân cư, không tôn trọng pháp
luật thì không thể là đại diện cho người dân, vì vậy đề nghị chính quyền
và các cơ quan chức năng phải có biện pháp nghiêm khắc hơn để buộc Lê
Quốc Quân tôn trọng pháp luật…
Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham
gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo “yêu nước” nhưng Lê
Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống
đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phục vụ động cơ đó, Lê
Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất
ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên
tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ
giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi
chế độ… Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi
ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp
luật.
Theo: HNM
Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc (Luis Aragon)
Photo AFP/Hoang Đình Nam. Người Việt Nam tập trung biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 1/7/2012.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-07-15
Chúa Nhật 15 tháng 7 tuần này không có
biểu tình tại Hà Nội như hai Chủ Nhật trước đây. Phải chăng lời tuyên bố
của chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã làm chùn bước những
người từ trước đến nay vẫn thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình
chống Trung Quốc?
Mặc Lâm có thêm chi tiết về câu hỏi này.
Vấn đề xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam là rõ ràng và không thể tranh cãi. Các hy sinh của người lính của cả hai chế độ cho thấy điều đó. Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 là những bằng chứng không thể chối cãi trước công luận quốc tế về hành động xâm lược giết người của Trung Quốc. Máu đã đổ xuống trên hai vùng đất này và nhân dân Việt Nam với quyết tâm chống xâm lăng không thể không tiếp tục đổ máu nếu Trung Quốc tiếp tục xâm lược Việt Nam cho dù dưới hình thức nào đi nữa.
Vấn đề xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam là rõ ràng và không thể tranh cãi. Các hy sinh của người lính của cả hai chế độ cho thấy điều đó. Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 là những bằng chứng không thể chối cãi trước công luận quốc tế về hành động xâm lược giết người của Trung Quốc. Máu đã đổ xuống trên hai vùng đất này và nhân dân Việt Nam với quyết tâm chống xâm lăng không thể không tiếp tục đổ máu nếu Trung Quốc tiếp tục xâm lược Việt Nam cho dù dưới hình thức nào đi nữa.
Sự chống đối rực lửa ấy đã thể hiện qua
nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà nhiều nhất là tại Hà Nội vào
mỗi Chúa Nhật đã tăng thêm ý thức cảnh giác cho người dân cả nước về mưu
toan mới xâm chiếm Biển Đông vì tài nguyên dầu hỏa đã khiến Trung Quốc
bất chấp công luận quốc tế. Chỉ sau vài tuần, người biểu tình đã chạm
một làn sóng mạnh bạo thậm chí tàn nhẫn của cơ quan an ninh, dân phòng
khi đàn áp thẳng tay những công dân yêu nước xuống đường ấy.
Xuống đường, xuống đường….
Ông Andre Hồ Cương Quyết giương cao biểu
ngữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Saigon hôm 01/07/2012.
Photo courtesy of NXD’s blog.
Phong trào xuống đường biểu tình chống
Trung Quốc được một người Việt gốc Pháp tham dự nhiệt tình, đó là ông
Andre Menras. Cái tên Việt Nam Hồ Cương Quyết của ông đã được rất nhiều
người Việt biết tới trong các đoàn biểu tình tại TP Hồ Chí Minh, ông cho
biết tại sao mình đi biểu tình:
“Bây giờ tôi đã trở thành một công
dân Việt Nam có nghĩa là trách nhiệm và nghĩa vụ của tôi là bảo vệ quốc
gia Việt Nam, bảo vệ dân tộc Việt Nam, vì vậy khi một nước khác là Trung
Quốc xâm lược Việt Nam thì tôi phải xuống đường lên tiếng tố cáo họ.
Bây giờ tôi đã trở thành một công dân Việt Nam có nghĩa là trách nhiệm và nghĩa vụ của tôi là bảo vệ quốc gia Việt Nam, bảo vệ dân tộc Việt Nam, vì vậy khi một nước khác là Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì tôi phải xuống đường lên tiếng tố cáo họ.
Ô. Andre Hồ Cương Quyết
Tuy rất hòa bình nhưng cương quyết và
để biểu tỏ tôi sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Hồi
xưa tôi đã bị tù, tôi đã chịu khổ cũng vì một số anh chị em sinh viên
học sinh trong phong trào hồi xưa chống xâm lược của Mỹ thì bây giờ tôi
tiếp tục nắm lá cờ của Việt Nam chống cuộc xâm lược mới có thể nguy hiểm
hơn cả hồi xưa là cuộc xâm lược của Trung Quốc.”
Ban đầu người biểu tình nghĩ rằng nhà
nước sợ cơn sóng Hoa Lài nhân cơ hội biểu tình chống Trung Quốc sẽ tràn
vào Việt Nam nhưng ngày qua ngày không có dấu hiệu nào của một cuộc cách
mạng tương tự như thế có thể xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên sự đàn áp
người biểu tình vẫn không có chiều hướng thuyên giảm, trái lại ngày một
tinh vi và táo bạo hơn.
Lời hứa khó hiểu
Khu vực quanh toà đại sứ TQ ở Hà Nội được tăng cường bảo vệ suốt ngày 1 tháng 7, 2012. AFP photo.
Người dân trên thế giới nếu nghe được câu
chuyện Trung Quốc bị nhân dân Việt Nam biểu tình chống đối lại có khả
năng ra lệnh cho lãnh đạo Hà Nội cấm người dân đi biểu tình chống mình
thì sẽ không ai tin và cho là chuyện tiếu lâm chính trị.
Vậy mà việc này lại xảy ra trên giấy
trắng mực đen khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng
của Việt Nam đã long trọng hứa với Bắc Kinh là “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và “dứt khoát không để sự việc tái diễn.”
Nếu cấm đoán mà không nêu được lý do
chính đáng thì dư luận sẽ nổi giận và vì vậy chiều 13 tháng 7 mới đây,
ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trong một cuộc họp
Hội đồng Nhân dân Thành phố đã nêu lý do mà ông cho là chính đáng để
chính thức ra lệnh cấm các cuộc biểu tình mà ông gọi là do thế lực thù
địch đứng phía sau kích động xúi giục, ông Thảo nói:
“Gần đây xuất hiện tình trạng tập
trung đông người kéo về Hà Nội khiếu kiện có tổ chức theo sự chỉ đạo của
đối tượng xấu lợi dụng tình hình trên các thế lực thù địch và số cơ hội
chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các
địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những
khiếu nại, yêu sách.
Trước tình hình như vậy đồng thời với
việc tăng cường thực hiện các biện pháp khôi phục phát triển sản xuất
kinh doanh giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lợi ích
chính đáng của dân, thành phố sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải
pháp tuyên truyền vận động đấu tranh về chính trị, về tư tưởng, về hành
chính pháp luật, để phối hợp chặt chẽ các lực lượng tại các địa phương,
nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo tuyệt đối an toàn trật tự trên
địa bàn thành phố, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
và đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân.
Thực tế những người biểu tình họ rất trật tự ôn hòa và nếu như có phản động thì công an họ đã tìm ra. Thế mà ông ấy nghĩ ngay đến chỗ phản động, xúi giục thì ông dựa vào đâu để ông ấy nói điều đó?
Thạc sĩ Đào Tiến Thi
Ngoài việc khiếu kiện về đất đai,
trong hai tuần vừa qua vào ngày Chủ Nhật tại trung tâm thành phố đã diễn
ra những cuộc tụ tập biểu tình chống Trung Quốc có những hành động xâm
phạm chủ quyền biển đảo của ta, tuy nhiên đa số những người tham gia là
những người khiếu kiện về đất đai, bị lợi dụng để gây phức tạp về an
ninh trật tự.”
Phản ứng trước tuyên bố này là một làn
sóng căm phẫn trong cộng đồng mạng. Có người không ngần ngại cho rằng
ông Thảo đang có hành vi bán nước vì đã tiếp tay bịt miệng người biểu
tình không cho họ tỏ rõ ý chí chống xâm lược. Thạc sĩ Đào Tiến Thi một
người có nhiều bài viết mạnh mẽ chống lại việc này cho biết:
“Tôi là người theo dõi việc này rất
nhiều và việc ông Nguyễn Thế Thảo nói tôi rất bức xúc và cũng đã có
nhiều ý kiến phản ứng. Ở đây cái sai của ông Nguyễn Thế Thảo là tự nhiên
kết tội người biểu tình mà không dựa trên bất cứ điều gì cả. Thực tế
những người biểu tình họ rất trật tự ôn hòa và nếu như có phản động thì
công an họ đã tìm ra. Thế mà ông ấy nghĩ ngay đến chỗ phản động, xúi
giục thì ông dựa vào đâu để ông ấy nói điều đó? Đó là điều tôi thấy rất
bất bình.
Việc thứ hai, trước sự xâm phạm rất
láo xược của Trung Quốc và đất nước đang trong tình thế lâm nguy hiểm
nghèo như thế này, ông Thảo là người có trọng trách lớn là chủ tịch
thành phố, thủ đô mà ông không lo gì về việc chống xâm lược. Ông không
có một đau xót gì, không có một giận dữ gì đối với kẻ xâm lược. Ông
không đau xót gì trước tình trạng chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Không
đau xót gì trước nguy cơ mất nước ông bỏ qua tất cả mọi chuyện đó thì
không thể chấp nhận.”
Vẫn là hòa bình và hợp tác
Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007. AFP PHOTO.
Ông Nguyễn Thế Thảo xác nhận chủ trương
của nhà nước về việc đối phó với Trung Quốc trong đó mục tiêu chính vẫn
là hòa bình và coi trọng việc hợp tác hữu nghị giữa hai nước, ông nói:
“Chủ trương của đảng và nhà nước ta
là cương quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ đồng thời ra sức gìn
giữ môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Nhà
nước ta kiên trì sử dụng biện pháp hòa bình, sử dụng tổng hợp các biện
pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý.
Chúng ta rất coi trọng việc duy trì
và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc. Thực hiện nhất quán
chủ trương trên và từ tình hình thực tiễn UBND thành phố yêu cầu các
cấp các ngành cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để
người dân hiểu rõ, không bị các phần tử xấu, cơ hội chính trị xúi giục
xuống đường tụ tập biểu tình gây rối mất trật tự an ninh của thủ đô.”
Thạc sĩ Đào Tiến Thi nhận xét về những lập luận này như sau:
“Chúng tôi có thể thông cảm cho ông
là ông có thể không nói được trong lúc này vì lý do gì đó. Thế nhưng ông
không thể nào có thái độ cấm nhân dân đối với kẻ xâm lược. Ông dựa vào
đâu mà dám kết luận chuyện biểu tình là do phản động xúi giục kích động?
Ông lôi ra vài người phản động thử xem nào? Tôi tin rằng nếu có thì
công an họ đã làm.
Phải nói là 11 cuộc biểu tình từ năm
ngoái chống Trung Quốc còn trong năm nay thì đã hai cuộc tại Hà Nội,
không có một dấu hiệu nào là của phản động cả. Nếu có thì công an người
ta đã làm và báo chí đã làm um sùm rồi bởi vì người ta cố tìm và với hệ
thống công an lớn như thế thì không có một ông phản động nào lọt vào cả.
Việc mà ông Thảo và một số người nói
tôi nghĩ là để trấn áp biểu tình nên ông ấy cố nói như thế thôi vì ông
ta không thể nào chứng minh được những gì ông ấy nói.”
Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc
Người biểu tình bị đàn áp hôm 21/8/2011. AFP photo
Người dân đã phần nào thấy được sức ép
mạnh mẽ của Trung Quốc đè chặt trên vai của chính quyền Việt Nam. Sức ép
ấy có người cho rằng do kinh tế và quân sự của Việt Nam bị lép vế.
Nhưng cũng không ít người cáo buộc hệ thống cầm quyền sở dĩ im lặng vì
đã bị mua chuộc, không chế bằng nhiều cách trong đó những đồng tiền bất
chính nhận từ Trung Quốc trong các hợp đồng, dự án to lớn và Bắc kinh
lấy đó làm bằng chứng, sẵn sàng dùng vào việc bịt miệng một số người tay
trót nhúng chàm khi giao hảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên rất nhiều người không nằm trong
hai luồng ý kiến này. Họ khẳng định rằng cách đối phó với người biểu
tình một cách khó hiểu xuất phát từ tâm thế nô lệ của chính quyền mặc dù
ngoài miệng họ luôn luôn kêu gọi chống ngoại xâm bằng tất cả sức lực
của người dân.
Trên tấm bia ghi công liệt sĩ Yên Bái có
khắc lại một câu bất hủ của Luis Aragon viết vào tháng 6-1930 trên Báo
Công đoàn Paris về cuộc khởi nghĩa Yên Bái sau khi Nguyễn Thái Học và
các đồng chí trong đó có người anh hùng Phó Đức Chính bị chém đầu vào
ngày 17 tháng 6 năm 1930 như sau:
“Đây là điều nhắc nhở ta rằng
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”
Dư luận so sánh câu văn bất hủ này nếu áp
dụng vào trường hợp của ông Nguyễn Thế Thảo cũng không phải là quá khập
khiểng. Mặc dù lý do phản động xúi dục đã làm cuộc biểu tình hôm Chúa
Nhật 15 tháng 7 không thể xảy ra, nhưng để bịt miệng cả một dân tộc
trước họa ngoại xâm từ Trung Quốc thì chỉ mình ông Thảo chắc chắn là
không thể.
Xét cho cùng lưỡi kiếm của đao phủ thực
dân có khác gì với miệng lưỡi của chính quyền khi cố dập tắt tiếng nói
bất khuất của người dân nước mình. Lịch sử đã chứng minh ai đi ngược với
nguyện vọng của thời đại sẽ bị đào thải. Điều này chưa bao giờ sai chỉ
có thời gian nhanh hay chậm mà thôi.
Đối diện với TQ, nước cờ nào cho VN trên bàn cờ thế giới hiện nay?
Lê Nguyên
-
VHNA: Tình hình đất nước ta đang có
không ít khó khăn. Vấn đề cơ bản nhất, khó khăn nhất là phải đối phó với
chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ đang có
nhiều âm mưu, thủ đoạn vừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn, lỗ mãng
nhằm thôn tính Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam. Làm gì và làm như thế nào để bảo vệ chủ quyền của đất nước? Đây
đang là mối quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bài phân tích tình hình của Lê Nguyên
mà chúng tôi giới thiệu là một trong nhiều ý kiến để bạn đọc tham khảo.
Đây là ý kiến của cá nhân Lê Nguyên, không phải là quan điểm của VHNA.
Nếu lấy cái mốc 2007-2008 là thời điểm có
những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt – trong nước, năm 2007,
lần đầu tiên có sự bùng nổ các phong trào biểu tình chống Trung Quốc vốn
kết tụ từ những âm ỉ trước đó, và trong quan hệ với quốc tế, từ năm
2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO – thì có thể thấy
trong vòng dăm năm trở lại đây, Việt Nam đang dần tiến tới một khúc
quanh quan trọng mang tính quyết định cho vận mệnh của chính mình. Nếu
đặt Việt Nam giữa các “ông lớn” trên bàn cờ thế giới hiện nay và thu gọn
lại thành một quan hệ tay ba Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ thì có thể
công thức hoá khúc quanh quan trọng này dưới dạng các câu hỏi mang tính
chiến lược, và việc lựa chọn đáp án nào sẽ mang tính quyết định cho vị
thế của Việt Nam trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương cũng
như thế giới nói chung: 1/ Đi gần hơn nữa với Trung Quốc trên mặt trận
chống lại sức ảnh hưởng (ảnh hưởng vốn có và nỗ lực ảnh hưởng trở lại
mang tính chiến lược) của Mỹ? 2/ Cố gắng giữ thăng bằng, hay là đu dây,
giữa các cường quốc mà đặc biệt là giữa hai gã khổng lồ của thế kỉ 21 là
Mĩ và Trung Quốc? và 3/ Trở thành đồng minh với Mĩ trong nỗ lực ngăn
chặn Trung Quốc?
Thực ra đã có nhiều bài báo từ nhiều
phía, nhiều lực lượng khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp cổ xuý và vận
động cho từng đáp án này. Trước hết đánh giá một cách sơ bộ về 3 câu
hỏi: câu 1 dường như ít có khả năng xảy ra, bất chấp những cáo buộc, đôi
khi là cực đoan, của các tiếng nói bất mãn trong và ngoài nước trước
những phản ứng có vẻ như quá nhu của Việt Nam trước các động thái của
Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngoại trừ những tuyên bố phần nhiều
là có tính toán về mặt ngoại giao và thường được để cho giới lãnh đạo
cấp cao Việt Nam về bên Đảng lên tiếng, cộng với những tuyên bố vừa cứng
rắn, doạ dẫm, vừa phủ dụ lôi kéo của phía Trung Quốc được thể hiện qua
tờ Hoàn cầu Thời báo, thì khó có thể tưởng tượng được kịch bản 1 này lại
được Việt Nam lựa chọn. Hai lựa chọn còn lại (giữ thăng bằng, đu dây,
hay liên minh với Mĩ) thường gây nhiều tranh cãi nhất, và sẽ là trọng
tâm mà tôi phân tích ở đây. Do vậy, trong bài báo này tôi sẽ đặt mối
quan hệ này vào một bối cảnh rộng hơn với việc khu biệt hoá thành 6 lực
lượng trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương hiện nay: 1/ Việt
Nam – 2/ Trung Quốc – 3/ Hoa Kỳ – 4/ Đông Nam Á – 5/ Các cường quốc bậc
trung hoặc từng là siêu cường có mối ràng buộc gần với những động thái
giữa ba bên (Việt – Trung – Mỹ) bao gồm Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc,
Australia, và Nga – 6/ Liên Âu và phần còn lại của thế giới nói chung.
Sau khi phân tích những vấn đề nội tại trong sự phát triển của Việt Nam
và mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại, tôi sẽ cố gắng
đi tới câu trả lời là một lựa chọn nước cờ cho Việt Nam.
Về cơ bản, mối tương tác giữa các lực lượng nêu trên là mối tương tác dựa trên sự ràng buộc giữa giá trị và lợi ích.[i]
Mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại do vậy cần được các
nhà hoạch định chính sách nhìn nhận trong mối tương tác giữa giá trị và
lợi ích này. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào một thế
giới toàn cầu hoá, không quá khó để xác định và đánh giá bình diện giá
trị: đó là các giá trị về tự do, dân chủ và luật chơi quốc tế. Đó là các
yếu tố cần thiết vừa đem lại chính “giá trị” và “lợi ích” cho người dân
trong nước, vừa tạo nên “quyền lực mềm” cho quốc gia với tư cách là một
đối thủ trong cuộc chơi toàn cầu. Bình diện còn lại, “lợi ích,” mới là
yếu tố khó giải quyết vì bản chất của con người – xét ở cấp độ cá nhân
cũng như một thực thể lớn hơn và trừu tượng hơn là quốc gia – là lòng
tham. Lòng tham này được kích thích hay chế ngự dựa vào các yếu tố, thứ
nhất là thực lực của bản thân từng đối thủ, và thứ hai là các “giá trị.”
Nếu một lực lượng nào đó trên bàn cờ chính trị này bị chi phối quá lớn
bởi bình diện “lợi ích” và bất chấp cả bình diện “giá trị,” lúc đó tất
yếu nảy sinh mâu thuẫn và xung đột với các lực lượng còn lại. Các thế
lực có thực lực yếu hơn, do vậy thường nhấn mạnh bình diện “giá trị,”
dựa vào “giá trị” để bảo vệ mình, tất nhiên đồng thời với đó là tranh
thủ thời gian để phát triển thực lực, tăng sức mạnh thực tế hỗ trợ cho
cuộc cạnh tranh.
Trong thời gian qua, có thể quan sát thấy
Việt Nam đã có những bước đi khá khôn ngoan và đúng hướng trong việc
nhấn mạnh “giá trị” đồng thời ra sức củng cố và phát triển thực lực của
mình. Bên cạnh việc mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng một
lực lượng quân đội ngày càng tinh nhuệ như là những biểu hiện cụ thể
nhất của việc phát triển thực lực, ít nhất là đủ sức răn đe đối thủ,
việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua luật biển vào cuối tháng 6 vừa
rồi với những điều chỉnh cho phù hợp hơn với luật quốc tế, chính là
những điều chỉnh khôn ngoan để phát triển bình diện “giá trị,” tranh thủ
sự ủng hộ của quốc tế.
Đó chính là những động tác cụ thể trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước thực hiện theo nguyên tắc tự lực
tự cường mà Việt Nam đã quá thấm thía trong suốt chiều dài lịch sử của
mình. Song đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, cộng với một thực tế là thực
lực của mình còn rất yếu nếu so sánh với Trung Quốc sát cạnh như một gã
khổng lồ và tham lam, những động tác trên là không đủ nếu thiếu đi
những tương tác với các lực lượng bên ngoài còn lại trong sơ đồ nêu
trên. Vấn đề cần đặt ra, do vậy, là phải đánh giá được “giá trị,” “lợi
ích” và ý đồ của mỗi thế lực nêu trên trong cuộc chơi để từ đó có những
bước đi hợp lí trong quan hệ với từng đối tượng.
Cho đến thời điểm này thì có thể nói
không quá khó để nhận ra ý đồ, tham vọng của từng bên trong mối quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc. Với Việt Nam, trước hết là bảo vệ những lợi ích
chính đáng của mình theo đúng quy định của luật quốc tế về phạm vi 200
hải lí của khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tiếp
theo, bảo vệ phần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) mà mình đã chiếm hữu và
quản lí liên tục trong lịch sử. Với Trung Quốc, hiện tại khó có thể dám
phiêu lưu vào một xung đột quân sự trên biển Đông, song tham vọng lợi
ích của nó đã quá rõ ràng: quyết tâm cướp đoạt Hoàng Sa và Trường Sa,
biến 80% diện tích biển Đông thành cái ao nhà của mình, từ đó thực hiện
tham vọng lớn hơn: dùng biển Đông làm bàn đạp tiến ra xưng hùng với thế
giới.
Do vậy, trong mối quan hệ trực tiếp với
Trung Quốc, bên cạnh gấp rút trở thành một thực lực đủ mạnh về kinh tế
lẫn quốc phòng, Việt Nam cần phải cho Trung Quốc thấy giới hạn của sự
hoà hiếu và tính nguyên tắc trong việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của
mình. Bên cạnh một số chiến lược đã và đang được các nhà lãnh đạo Việt
Nam thực hiện như chiến lược “nhím xù lông,” chiến lược “chống tiếp
cận,” Việt Nam cần phải sử dụng đa dạng các phương cách khác nhau như
ngoại giao nhân dân, ngoại giao đa phương, tranh thủ nước lớn và cộng
đồng quốc tế. Đặc biệt Việt Nam có thể sử dụng truyền thông và tiếng nói
của các học giả để nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam sẵn sàng chiến
đấu đến cùng một khi bị dồn đến chân tường, rằng gây sự với Việt Nam,
Trung Quốc có thể lặp lại sai lầm trong lịch sử: 600 năm trước, bại trận
ở Việt Nam đã khiến nhà Minh phải co về cố thủ nội địa và từ bỏ mộng
vươn ra đại dương của mình. Lần này cũng vậy, sa lầy vào một xung đột
quân sự lâu dài với Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc trở nên khốn đốn
và tan tành mộng bá chủ toàn cầu.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với lực lượng
ngoài Trung Quốc, lực lượng số 6, tức “EUvà phần còn lại của thế giới
nói chung,” là ở xa nhất và có tác động ít trực tiếp nhất. Song EU với
tư cách là một thực thể kinh tế quan trọng và cái nôi của các giá trị
toàn cầu như tự do, dân chủ, vai trò của nó cũng không hề nhỏ. Về mặt
kinh tế, có thể thấy sự ràng buộc rất lớn giữa EU như là một khu vực
đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn về kinh tế, và Trung Quốc
như là một thế lực kinh tế mới nổi, có dự trữ ngoại tệ rất lớn và một
công xưởng sản xuất hàng hoá cho toàn thế giới. Sự phụ thuộc về mặt kinh
tế, tài chính của EU và Trung Quốc là điều có thể trông thấy rõ, song
không vì thế mà Trung Quốc có thể hoàn toàn khuất phục được EU trong
việc ủng hộ các tham vọng quá đáng về lợi ích của mình. Bên cạnh đó, các
nước EU cũng ngày càng tỏ ra e ngại Trung Quốc không chỉ như một thế
lực hung hãn đang trỗi dậy, mà còn vì bản chất của nó là một sự kết hợp
giữa nền toàn trị phi dân chủ với một chủ nghĩa tư bản hoang dã sẵn sàng
vi phạm các cam kết về an toàn thực phẩm cũng như về luật lệ quốc tế và
về nhân quyền nói chung chỉ để thực hiện các tham vọng lợi ích của
mình. Do vậy, trong mối quan hệ với lực lượng này (EU và phần còn lại
của thế giới nói chung), Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa
về kinh tế và chính trị để biến mình thành một địa chỉ hấp dẫn cho quan
hệ kinh tế với EU, xây dựng sự ràng buộc lợi ích lớn hơn giữa hai bên.
Những cải cách về chính trị cũng là để đi gần hơn với EU và tranh thủ sự
ủng hộ của EU trên bình diện “giá trị.”
Các cường quốc bậc trung trong vùng (Ấn
Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga) ở các mức độ khác nhau đều có
xung đột về lợi ích với Trung Quốc và ngày càng cảnh giác trước một
Trung Quốc hung hãn. Nhật, Hàn Quốc, Australia và ở một góc độ nào đó là
Ấn Độ, đều là đồng minh của Mĩ. Tuy có thể không nói ra trực tiếp, song
kiềm chế một nước Trung Quốc độc đảng và tham lam đều là mục tiêu chung
của các quốc gia này dưới sự dẫn dắt của Mĩ. Trường hợp của Nga có phức
tạp hơn. Nga từng là siêu cường một thời, song với tình hình hiện thời,
uy thế ngày xưa đã mất cũng như mối ràng buộc quyền lợi của Nga với
Việt Nam và vùng Đông Nam Á không còn trực tiếp thiết thân như xưa, cho
nên trong bài toán Việt – Trung hiện nay, tạm thời có thể xếp Nga vào
nhóm các cường quốc bậc trung trong vùng này. Nga có quan hệ lợi ích
kinh tế mật thiết với Trung Quốc và có thể liên minh tạm thời với Trung
Quốc để kiềm chế Mĩ. Song về lâu dài, Nga không thể trở thành đồng minh
với Trung Quốc và vẫn luôn cảnh giác với Trung Quốc, không muốn Trung
Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới. Xét về bình diện“giá trị,” dù hiện thời
chính quyền Putin có là một chế độ độc tài được bọc ngoài bởi một lớp
nhung dân chủ, thì về lâu dài, xã hội – văn hoá Nga vẫn gần gũi Mĩ – Âu
hơn là với Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam do vậy phải không ngừng
củng cố quan hệ kinh tế và chính trị với các cường quốc này, lôi kéo các
cường quốc này can dự sâu hơn vào vấn đề biển Đông, tăng cường sự ràng
buộc về mặt lợi ích với các nước, đồng thời cần cải cách chính trị, phát
huy tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc này trên
bình diện “giá trị.”
Thực ra hai lực lượng khó giải quyết nhất
chính lại là ASEAN và một phần nào đó là Mĩ. Với Asean, trước hết phải
có những phương thức ngoại giao khác nhau để các nước trong khối thấy
được yêu cầu đoàn kết để tiếng nói chung bởi Trung Quốc sẽ là một thế
lực có tiềm năng gây nguy hại không chỉ với những nước có can hệ trực
tiếp về mặt lợi ích với Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực và thậm
chí là cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Song, đối phó với việc Trung
Quốc đang dùng quyền lực của cơ bắp lẫn đồng tiền để khiến Asean phải
thúc thủ, Việt Nam không thể đủ tài chính và cơ bắp để chạy đua theo
cách đó với Trung Quốc. Một chiến lược thu phục lâu dài đối với các nước
Asean mà Việt Nam cần tạo ra phải là sự thu phục bằng quyền lực mềm,
bằng “giá trị”. Muốn làm được điều đó, bản thân Việt Nam phải chứng tỏ
mình sẵn sàng tạo nên và đi theo các “giá trị” ấy, thông qua đó tác động
lên những nước đang hoặc có nguy cơ rơi vào vòng tay Trung Quốc, giúp
các nước cảnh giác trước những mối lợi trước mắt do Trung Quốc đem lại,
và nhận ra rằng các bình diện “giá trị” như tự do, dân chủ, pháp quyền
là cái đích tất yếu cần phải đi đến để đảm bảo một sự phát triển bền
vững cho mỗi quốc gia, giúp mỗi quốc gia kia tự xây dựng nên “sức đề
kháng” đối với một gã láng giềng khổng lồ, độc tài và tham lam.
Song những diễn biến căng thẳng của diễn
đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa diễn ra tuần rồi với sự thất bại của cả
khối không đưa ra được tuyên bố chung buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam
phải thấy rằng với toàn bộ tính chất phức tạp về lịch sử, tôn giáo,
chính trị, địa dư,… giữa 10 nước, phải mất một thời gian khá dài, có thể
lên tới tầm ít nhất vài thập kỉ, thậm chí là nửa thế kỉ nữa thì ASEAN
mới có thể tạo ra được một sự thống nhất như của châu Âu hiện thời. Dựa
vào Asean là cần thiết nhưng không đủ, đặc biệt không kịp cho diễn tiến
phát triển dồn dập của bàn cờ chính trị khu vực, và cho những tình huống
cấp bách có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con bài chốt, chung quy lại,
không ai khác, chính là Mĩ.
Với Mĩ, bên cạnh sự khó khăn mà nền kinh
tế khổng lồ này đang gặp phải, sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung
Quốc, Mĩ còn tỏ ra e dè ngại va chạm với Trung Quốc phần nhiều vì những
lí do lịch sử: những va chạm và thất bại của Mĩ ở Đông Á (chiến tranh
Triều Tiên) và Đông Nam Á (chiến tranh Việt Nam) trong thế kỉ 20 luôn
luôn nằm trong thế kình địch với Trung Quốc. Đó vẫn là những vết thương
lịch sử khiến Mĩ thận trọng và cân nhắc kĩ cho mỗi hành động trong hiện
tại. Trong mối quan hệ Việt – Mĩ, hai bên đã có những bước tiến dài đáng
kinh ngạc sau khi bình thường hoá vào năm 1995, song mối nghi kị lẫn
nhau vẫn chưa phải là hoàn toàn chấm dứt. Mĩ với tư cách là lãnh đạo của
thế giới tự do, ở một mức độ nào đó hẳn vẫn còn cái nhìn nghi ngại về
Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam hẳn cũng vẫn còn nghi ngại Mĩ rất nhiều vì
vẫn chưa quên nỗi đau về việc bị các cường quốc trong thế kỉ 20 thoả
hiệp trên lưng mình, trong đó có Mĩ. Song, quá khứ là bài học cần phải
nhớ để rút ra kinh nghiệm cho bài toán hiện tại và tương lai; trong khi
đó, xét trên tổng thể, chỉ có Mĩ là lực lượng duy nhất có thể làm đối
trọng với Trung Quốc hiện nay.
Như vậy, qua sự phân tích các bình diện
“giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của từng lực lượng trong sơ đồ trên, có thể
đi đến một nhận định: bài toán then chốt nhất trong số các bài toán
trên là phát triển mối quan hệ với Mĩ, lấy Mĩ làm đối trọng chính hỗ trợ
cho sự đương đầu với Trung Quốc. Và trước hết, vấn đề then chốt trong
bài toán then chốt cần giải này là phải cố gắng xoá tan sự nghi ngại đến
từ cả hai phía, xây dựng và phát triển lòng tin lẫn nhau.
Làm thế nào để đạt được điều đó? Câu trả
lời là: phải làm thế nào để cho hai bên tương hợp về “giá trị” và “lợi
ích.” Tương hợp về “lợi ích” gần như đã không cần bàn cãi: bên cạnh yếu
tố kinh tế thì xét về mặt địa – chính trị chiến lược, trong khi Việt Nam
cần Mĩ làm đối trọng với Trung Quốc, Mĩ cũng rất cần Việt Nam như là
một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện kiềm chế tham vọng của
Trung Quốc để cố gắng giữ ngôi vị bá chủ và tham vọng toàn cầu của mình.
Sự “quyền biến” của Mĩ trong mối quan hệ
với hai nước đồng minh của mình là Nhật Bản với Phillipines trong cuộc
đối đầu với Trung Quốc vừa qua đưa ra cho Việt Nam những bài học quan
trọng: Mĩ sẵn sàng “cắt nghĩa” bản hiệp ước an ninh với Nhật theo hướng
có lợi cho Nhật, tuyên bố có trách nhiệm bảo vệ quần đảo Senkaku (mà
Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) cho Nhật bởi một thực tế thấy rõ là Nhật
có thực lực. Trong khi đó, tình hình ngược lại với Phillippines trong
vụ xung đột ở bãi đá ngầm Scarborough bởi thực lực của nước này quá yếu,
đặc biệt là về mặt quân sự – quốc phòng.
Những cố gắng trong việc giữ thăng bằng
giữa hai cường quốc Mĩ và Trung Quốc, kéo các cường quốc khác tham gia
vào cuộc chơi để tăng thanh thế cho bản thân, đồng thời bên cạnh đó là
những bước đi thận trọng, kín đáo ngày càng gần gũi hơn với Mĩ, là những
nước đi khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Song một vấn đề chiến
lược quan trọng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thống nhất được với
nhau, đó là giữ mối cân bằng này đến mức nào, đằng sau mối cân bằng này
là mục tiêu chiến lược nào cần hướng đến. Liệu mối cân bằng này có duy
trì mãi được không? Và quan trọng hơn, liệu mối cân bằng này có là giải
pháp tối ưu hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không?
Nếu câu trả lời là “không” thì lãnh đạo Việt Nam phải trả lời tiếp câu
hỏi: Vậy phải xây dựng mối quan hệ với Mĩ đến mức độ nào mới đủ sức làm
thoái lui dã tâm của Trung Quốc và trong tình huống khẩn cấp xảy ra (một
cuộc xung đột vũ trang chẳng hạn) thì lập tức có ngay lực lượng hỗ trợ
đủ mạnh để đập tan ý chí của Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa
với việc các Việt Nam cần phải xác quyết một mục tiêu chiến lược rạch
ròi, phải thống nhất được với nhau và quyết tâm đi tới mục tiêu đó. Mục
tiêu đó là gì?
Dự đoán chính trị là một điều rất khó.
Trong khoa học chính trị, người ta thường đưa ra các dự báo dựa trên các
biến thiên (tham số) là các hành động của mỗi bên trong cuộc chơi
chung, theo công thức: nếu các tham số a, b thì sẽ cho ra kết quả X; nếu
các tham số là c, d thì sẽ cho ra kết quả Y. Trong bài toán đang đặt ra
cho Việt Nam ở đây cũng vậy. Một kịch bản tốt đẹp và có phần lí tưởng
là Trung Quốc sẽ gạt bỏ “lợi ích” của mình để tuân theo “giá trị” chung;
lúc đó chiến lược giữ thăng bằng của Việt Nam hẳn tiếp tục phát huy tác
dụng. Song dựa trên các dữ kiện lịch sử với các tham số như chủ nghĩa
dân tộc của người Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại Hán cũng như
diễn biến dồn dập và căng thẳng gần đây, rõ ràng kịch bản trên khó lòng
xảy ra. Trung Quốc có vẻ không sẵn sàng từ bỏ “lợi ích” của mình và đồng
thời có vẻ không còn che giấu cho tham vọng soán ngôi bá chủ toàn cầu.
Do vậy Việt Nam cũng phải sẵn sàng các bước đi cần thiết cho chiến lược
của mình trong cuộc chơi này. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cố gắng giữ
thăng bằng trong chừng mực còn thấy nó cần thiết, trong khi đóphải luôn
tỉnh táo quan sát và dự báo động thái của đối thủ.Đồng thời, bằng các
cách thức không khoa trương gây ồn ào và khó chịu không cần thiết cho
đối thủ, Việt Nam càng thân thiết với Mỹ càng tốt để làm sao có thể thiết lập một mối quan hệ Việt – Mỹ có tính đồng minh không chính thức hay có thể gọi là đồng minh dự bị,
chẳng hạn như mối quan hệ giữa Mĩ và Singapore hiện nay. Mối quan hệ
đồng minh dự bị có sự ràng buộc cần thiết nhất định nào đó về mặt hỗ trợ
quân sự giữa hai bên, đồng thời nó có tính bước đệm cho một quan hệ
đồng minh chính thức khi cần thiết.
Song vấn đề đặt ra là trong khi khéo léo
giữ mối thăng bằng, phải làm sao để cho các bước đi này có tiến độ nhanh
hơn. Để đạt được tiến độ cần thiết cũng như là một mục tiêu chiến lược
cần hướng đến, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm. Xét từ mối quan hệ
giữa “giá trị” và “lợi ích” mà tôi nêu trên, rõ ràng lời giải là phải
làm cho “giá trị” và “lợi ích” giữa hai bên trở nên tương hợp. Mĩ kêu
gọi Việt Nam tham gia vào TPP và Việt Nam đã có phản hồi tích cực, sẵn
sàng tham gia, đó là những bước đi rất quan trọng và hữu ích. Mĩ cũng
nên có một số hành động mang tính biểu tượng, chẳng hạn huỷ bỏ lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để thứ nhất, thể hiện sự hợp tác toàn
diện về mặt quân sự; thứ hai, nó như là một sự khuyến khích động viên
cho Việt Nam tiếp tục cải cách; và thứ ba, rõ ràng Mĩ cũng thu được mối
lợi của việc xuất khẩu vũ khí mà lâu nay, bất chấp lệnh cấm trên của Mĩ,
Việt Nam vẫn có nguồn cung ứng hữu hiệu từ Nga.
Song mong muốn là một chuyện, thực tế lại
là chuyện khác và phức tạp hơn nhiều. Không phải cứ muốn kết ước đồng
minh là lập tức có thể đặt bút kí kết ước đồng minh. Bên cạnh việc phải
có những nước đi khéo léo và tiệm tiến, tránh gây sốc cho một Trung Quốc
khổng lồ ngay sát bên, thì còn một trở ngại khác quan trọng hơn cần
phải giải quyết: dù sao đi nữa cũng khó có thể tưởng tượng được việc Mĩ
lại có một đồng minh là một quốc gia cộng sản và là kẻ thù cũ của nhau.
Đó là những trở ngại khó vượt qua cho việc đi đến kết ước đồng minh.
Nhưng nếu cả hai bên cùng có thiện chí trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau
thì vẫn có thể đạt được mục đích. Phạm vi bài viết này không cho phép
bàn quá rộng, song có thể dễ dàng đồng ý với nhau là nền kinh tế phát
triển mạnh và vững chắc, bền vững chỉ khi được hỗ trợ bởi một thể chế
dân chủ, và sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do
và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.[ii] Nếu bước đi này xảy ra, Mĩ có thể (và nên) phản hồi theo hướng tích cực là hình thành một quan hệ đồng minh dự bị với Việt Nam để khi chín muồi, mối quan hệ đồng minh dự bị này có thể dễ dàng phát triển ở mức cao hơn.
Một khi đã phân tích thấu đáo từng lực
lượng trên bàn cờ chính trị thế giới, dự đoán các kịch bản khác nhau cho
cuộc chơi này, từ đó xác quyết cho mình chiến lược cần theo đuổi và cái
đích cần đi tới, thì việc đạt được kết quả hay không chỉ còn phụ thuộc
vào ý chí và sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Một điều tưởng
đã nhàm, song chung quy lại, rõ ràng cái cần phải làm ngay và làm xuyên
suốt, vẫn là tiếp tục dân chủ hoá đất nước, xây dựng một nhà nước pháp
quyền thực sự với một thể chế tam quyền phân lập. Đó là điều cần thiết
để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh đặng theo đuổi triết lí tự lực
tự cường đã được đúc rút qua chiều dài lịch sử chống ngoại xâm.
[i] Xem thêm: Lê Nguyên: “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’,” link: http://www.vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/2121-gia-tri-myq-va-qloi-ich-myq-trong-van-bai-qcach-mang-hoa-nhaiq.html
[ii] Xem thêm bài viết “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’” ở link trên, đặc biệt là đoạn kết.
Theo: VHNAClinton ‘phá bĩnh’
Ngoại trưởng Mỹ Clinton bị Tân Hoa Xã chỉ trích nặng nề sau khi vừa kết thúc chuyến thăm châu Á
BBC
-
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm thứ Bảy ngày 14/7 đã đăng bài xã luận chỉ trích chuyến Á du mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là gây căng thẳng trên Biển Đông.
Dưới tiêu đề ‘Sự can dự của Mỹ
không có lợi cho ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương’,
Tân Hoa Xã cho rằng việc Clinton ‘nhúng mũi’ vào Biển Đông ‘một
lần nữa làm dậy sóng Nam Hải’.
‘Bao vây ngoại giao’
“Gây sức ép chiến lược không có lợi
cho sự phát triển của châu Á cũng như lợi ích lâu dài của Hoa
Kỳ,” bài xã luận viết.
Theo Tân Hoa Xã thì chuyến công du của bà Clinton đến một loạt nước láng giềng của Trung Quốc như Afghanistan, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào và Campuchia là ‘chẳng gì khác hơn mà hiển nhiên là bao vây ngoại giao’ đối với Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã thì chuyến công du của bà Clinton đến một loạt nước láng giềng của Trung Quốc như Afghanistan, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào và Campuchia là ‘chẳng gì khác hơn mà hiển nhiên là bao vây ngoại giao’ đối với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cáo buộc ngoại trưởng Mỹ
đã ‘chõ mũi’ vào vấn đề Biển Đông với việc nhiều lần nhấn
mạnh lợi ích của Mỹ trên vùng biển này và công khai hậu thuẫn
các quốc gia Asean đơn lẻ ‘làm phức tạp thêm tranh chấp’.
“Trong nhiều thập nhiên qua, vấn đề Nam Hải đại thể vẫn yên ổn vì Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp khác đều tìm kiếm giải pháp dựa trên sự đàm phán hữu hảo song phương.”
Tân Hoa Xã
Cũng theo hãng tin này thì chính Hoa Kỳ là thủ phạm gây ra sóng gió trên Biển Đông trong thời gian qua.
“Trong nhiều thập nhiên qua, vấn đề
Nam Hải đại thể vẫn yên ổn vì Trung Quốc và các quốc gia có
tranh chấp khác đều tìm kiếm giải pháp dựa trên sự đàm phán
hữu hảo song phương,” bài xã luận viết.
Tuy nhiên kể từ khi Ngoại trưởng
Clinton loan báo rằng Washington có ‘lợi ích quốc gia’ ở Biển
Đông và sẽ quay trở lại châu Á thì ‘căng thẳng đã ngầm sục
sôi’.
Bài báo đưa ra các dẫn chứng cho
việc căng thẳng bùng phát là Philippines ‘đòi chủ quyền ở
Hoàng Nham Đảo’, ‘trò hề của Nhật Bản để mua lại Điếu Ngư
Đảo’ và ‘Viêṭ Nam thực thi một đạo luật khẳng định chủ quyền
đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa’.
“Nhiều sự việc đã chứng tỏ rằng
trên vấn đề Nam Hải đã có những đổi thay to lớn kể từ khi
Washington ‘xoay trục’ quân sự và kinh tế về phía châu Á – một
chiến lược mà nhiều người cho rằng là nỗ lực của Mỹ nhằm
kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực,” bài báo cáo
buộc.
‘Hành động một chiều’
Tân Hoa Xã cáo buộc Mỹ đang ve vãn các nước láng giềng của Trung Quốc để ‘bao vây’ họ
Theo phân tích của Tân Hoa Xã thì
mặc dù ‘Hoa Kỳ một mặt tuyên bố không đứng về phía ai nhưng
mặt khác họ lại có những hành động một chiều’.
Tân Hoa Xã viện dẫn việc Washington
‘không những tiến hành tập trận chung với Philippines mà còn
bán hai chiến hạm lớp Hamilton cho nước này’ kể từ khi bùng
phát cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough hồi tháng Tư để chứng
minh cho lập luận trên.
Một bằng chứng nữa, theo Tân Hoa Xã,
là việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây loan báo thay đổi
cán cân sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương và
Đại Tây Dương theo tỷ lệ 5-5 như hiện nay thành 6-4 nghiêng về
Thái Bình Dương cho đến năm 2020.
“Tục ngữ Trung Quốc có câu ‘Cây muốn
lặng mà gió chẳng đừng’. Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng kiềm
chế và nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại
giao nhưng một số nước vẫn tiếp tục thách thức Trung Quốc mà
điều này chắc chắn có liên quan với việc tái can dự của
Washington vào khu vực,” bài xã luận cáo buộc.
“Washington nên hiểu rằng quay trở lại châu Á bằng cách diễu võ giương oai về quân sự, can thiệp về ngoại giao trong các tranh chấp song phương là sai lầm và thiển cận.”
Tân Hoa Xã
Cũng theo Tân Hoa Xã, thì Bắc Kinh
‘hoan nghênh’ việc chuyển hướng của chính quyền Tổng thống
Barack Obama sang châu Á-Thái Bình Dương ‘miễn là điều này có
lợi cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực’.
Tuy nhiên, những gì xảy ra hai năm qua
đã cho thấy kết quả ‘rõ ràng là đi ngược lại ổn định khu
vực’, Tân Hoa Xã nhận định.
“Washington nên hiểu rằng quay trở
lại châu Á bằng cách diễu võ giương oai về quân sự, can thiệp
về ngoại giao trong các tranh chấp song phương là sai lầm và
thiển cận,” bài xã luận viết.
“Sai lầm vì nó tạo điều kiện cho
đối đầu thay vì hợp tác mà điều này thì không có lợi cho sự
phát triển của châu Á và cũng đi ngược lại lợi ích lâu dài
của Mỹ.”
Bài xã luận kết luận rằng Mỹ nên
làm việc nhiều hơn để thúc đẩy ‘hợp tác cùng có lợi’ còn hơn
là ‘gây rối loạn cho hòa bình và phát triển’ của khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?
Peter Mattis
-
Những luận điệu nóng giận phát ra từ các
nhà bình luận quân sự của Trung Quốc trong mấy tháng qua khiến một số
nhà quan sát tự hỏi, có phải chăng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc (QĐTQ) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chính sách
đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh? Bước ngoặt mà nhìn bề ngoài
có vẻ quyết liệt hơn của Trung Quốc – dường như phù hợp với quan điểm
của các học giả phái diều hâu – ngay cả có thông minh đi chăng nữa, thì
cũng làm cho câu chuyện ảnh hưởng quân sự ở Trung Nam Hải trở thành một
vấn đề quan trọng để có thể hiểu chính sách của Mỹ nhằm định hình Trung
Quốc có thật sự hiệu quả không.
Liệu có thể giải thích ảnh hưởng có vẻ
ngày càng tăng của QĐTQ ở Bắc Kinh mà không cần nhắc đến những lời lẽ
thường xuyên sôi sục của phái bình luận diều hâu – những người mà quyền
lực của họ trong trường hợp tốt đẹp nhất thì cũng vẫn khó hiểu – như hai
nhà bình luận rất năng suất là Dương Nghị (Yang Yi) và La Nguyên (Luo
Yuan)? Câu trả lời ngắn gọn là có, và số bằng chứng chứng minh điều này
đang nhiều dần lên. Tuy nhiên, những hàm ý về ảnh hưởng của QĐTQ thì vẫn
chưa rõ ràng.
Thứ nhất là, vào thời điểm khi mà các phe
phái chính trị dường như ít gắn kết và ít đúng đắn hơn trước, thì các
nhà quan sát nên lưu ý rằng PLA kiểm soát chỉ hơn 20% Ban Chấp hành
Trung ương Đảng – cơ quan mà về hình thức là có quyền chọn ra Bộ Chính
trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. QĐTQ có thể không phải là lực lượng
chi phối việc bổ nhiệm; tuy nhiên, họ có quyền phủ quyết những gương mặt
được lựa chọn cho vị trí lãnh đạo cấp cao, tại Đại hội Đảng 18 mùa thu
tới đây. Điều này có khả năng đặt quân đội vào vị trí có quyền ép các
lực lượng khác phải nhượng bộ, hứa hẹn, và khuyến khích các tham vọng
chính trị nhằm ủng hộ ưu thế của QĐTQ.
Tuy vậy, giới quan sát nên thận trọng,
không nên đi quá sâu vào chuyện này – ít nhất là nếu không có những
nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn và gần đây nhất về các phe phái trong
QĐTQ được xuất bản cách đây gần 20 năm, và chúng ta không biết đến sự
gắn kết của Ban Chấp hành Trung ương của QĐTQ như một khối quyền lực.
Hơn thế nữa, QĐTQ chỉ có hai ghế trong Bộ Chính trị, không có ghế nào
trong Ban Thường vụ, do đó vai trò của quân đội trong chính trị có thể
là gián tiếp và không nhất thiết là có ảnh hưởng hàng ngày.
Thứ hai là, như ông David Finkelstein
thuộc Tập đoàn CNA đã nói từ đầu năm nay, QĐTQ cũng có thể lãnh đạo bằng
các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm
1995-1996, QĐTQ phải thừa nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng họ hầu như
không làm gì được Đài Loan, cũng không làm gì được lực lượng quân đội
do Mỹ triển khai tới khu vực. Ngày nay chuyện đó không còn nữa. Cho dù
là bàn về việc sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Lybia, việc tuần tra
chống cướp biển ở Vịnh Aden, hay về những năng lực mới để cưỡng chiếm
(nhưng không tiếp quản) Đài Loan, QĐTQ đều đã chứng tỏ rằng họ có nhiều
thứ để dâng cho Trung Quốc. Những người có thể đưa ra các lựa chọn và
giải pháp thì gần như luôn luôn chiến thắng trên bàn ra quyết định,
trước những người chỉ đem lại trở ngại.
Thứ ba là, QĐTQ đang ngày càng chuyên
nghiệp hóa như một lực lượng chiến đấu, với một dải rất rộng khả năng
tác chiến trên đất liền, biển, đường không, và tên miền không gian. Nhằm
hiện đại hóa, quân đội Trung Hoa đang cố gắng phá vỡ các ứng dụng kiểu
“ống khói” (stovepipe services) ở các miền (domain) này. Sự tập trung
ngày càng lớn của Trung Quốc vào thao tác chính xác, bên cạnh một “hệ
thống của các hệ thống có năng lực vận hành” để vượt qua những “ống
khói” đó, sẽ giúp cho QĐTQ chiến đấu theo một cách khác về căn bản. QĐTQ
đã liên tục làm giới quan sát ngạc nhiên vì tốc độ hiện đại hóa của họ;
tuy nhiên, họ vẫn là một quân đội đang trong thời kỳ quá độ, đứng trước
những thay đổi lớn về lý thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là hiểu
được QĐTQ có thể làm gì là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều, so với khi
Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979, hoặc là khi họ gửi “các tình
nguyện viên nhân dân” sang Hàn Quốc vào năm 1950.
Thứ tư là, lãnh đạo dân sự ngày nay hầu
như không có kinh nghiệm trực tiếp nào với các vấn đề quân sự, và phải
phụ thuộc hoàn toàn vào QĐTQ để có thể có được chuyên môn quân sự, và ở
một mức độ thấp hơn là chuyên môn chính trị-quân sự. Không như Mao Trạch
Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người nhiều khả năng sẽ kế nhiệm
ông – Tập Cận Bình – không có kinh nghiệm trực tiếp với việc sử dụng
sức mạnh quân sự để đạt mục đích chính trị, và có lẽ sẽ phải phụ thuộc
vào lực lượng khác để có được kinh nghiệm ấy. Trong một hệ thống vốn dĩ
cố ý giới hạn quyền dân sự tiếp cận với quân sự, điều ấy có nghĩa là Hồ
và Tập phải phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm ít ỏi về quân sự của họ
mỗi khi cần đưa ra đánh giá về những hành động thích hợp nào đó. Họ có
biết phải hỏi những câu gì không? QĐTQ có đưa ra các quyết định sáng
suốt, không chứa biệt ngữ gì, để họ hiểu không? QĐTQ và Ban Quân sự
Trung ương phản ứng nhanh tới mức nào trước các đề nghị tăng cường cung
cấp thông tin?
Cũng chưa rõ liệu Hồ và Tập có thể tìm
được sự ủng hộ về tri thức khi họ cần hay không. Cho dù là việc tìm kiếm
các bài báo quân sự trên tờ Hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Hoa, hay là
nghiên cứu tủ sách Trung Quốc, các tác giả của QĐTQ cũng giữ địa vị
thống trị trong nghiên cứu chiến lược. Ngược với Anh hay Mỹ, Trung Quốc
dường như không có một giới phân tích quốc phòng dân sự phát triển mạnh.
Chẳng hạn, nếu quan chức Nhà Trắng muốn
có một bản đánh giá khác ngoài bản của Lầu Năm Góc, họ có thể đi tới bất
kỳ cơ quan nào trong số một loạt viện nghiên cứu, viện tư tưởng (think
tank) – ví dụ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, Trung tâm
Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới – và
nhận được những bản phân tích quân sự được làm rất chuyên nghiệp. Trong
khi đó, nếu Trung Nam Hải muốn rung cây, cũng chẳng biết liệu lãnh đạo
Trung Quốc có thể có được bản đánh giá độc lập nào từ QĐTQ không. Điều
này tạo cho QĐTQ quyền lực cực lớn – thậm chí họ không cố ý như thế – để
che đậy những gì họ đang thực sự làm và ảnh hưởng đầy đủ của các hành
động của họ, mà không cần xem xét kỹ lưỡng.
Giới quan sát thường nhắc đến vụ thử tên
lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, coi đó như dấu hiệu cho rằng quá trình
ra quyết định ở Trung Quốc rất thiếu sự phối hợp. Một số người có ý nói
là lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin – hoặc không được
thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu QĐTQ chỉ trình cho Hồ
Cẩm Đào một mẩu giấy đề nghị “Chúng ta có nên tiếp tục cuộc thử nghiệm
đã lên kế hoạch đối với chương trình X không?”. Đám công chức quan liêu
có thể che giấu được rất nhiều thứ, trừ phi có ai đấy có đủ thời gian và
sức lực để tìm hiểu mọi chuyện. Và vào thời điểm đó thì Hồ là vị lãnh
đạo dân sự duy nhất có quyền lực đối với QĐTQ.
Ảnh hưởng của QĐTQ có lẽ đang gia tăng,
nhờ một số lý do. Bất kể những người tham gia có là ai, QĐTQ có vị trí
rất vững vàng để có thể áp đặt lợi ích và quan điểm của họ lên bộ máy
hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Tuy nhiên,
vẫn còn chưa rõ liệu có tồn tại một tiếng nói có tính chất tổ chức về
chính trị đảng phái và chính sách quốc gia – không chỉ là lợi ích vật
chất của QĐTQ và biện pháp chiến đấu – và liệu tiếng nói đó có nhất quán
ở tất cả các chi nhánh khác nhau của quân đội không?
Ngay cả khi QĐTQ có tiếng nói lớn hơn
trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì
QĐTQ nói cũng không rõ ràng. Đương đầu với các khó khăn trong hiện đại
hóa là việc nhiều khả năng sẽ khiến QĐTQ phải tập trung vào nội bộ, và
có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy QĐTQ có một nỗ lực, một quyết tâm tự
đánh giá. Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tịch Hồ đứng đầu đã phê chuẩn
bản đánh giá quan trọng nhất, gọi là “hai điểm bất tương hợp” – năng
lực của QĐTQ không phù hợp để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh tin
học hóa và không phù hợp để đáp ứng các sứ mệnh lịch sử của QĐTQ. Điều
này nghe không giống giọng diều hâu, cái giọng luôn đòi lãnh đạo phải
hành động. Và những ngụy biện tinh vi của các lý thuyết QĐTQ cùng các
đổi mới công nghệ của họ cho thấy các tướng lĩnh không phải là những kẻ
hiếu chiến, đang mong muốn một cách tiếp cận thô bạo.
Mối lo lắng thực sự nên là, liệu các lãnh
đạo dân sự của Trung Quốc có kinh nghiệm tri thức hay là năng lực để
tiếp cận thông tin quân sự độc lập với QĐTQ, để kiểm soát sức mạnh và
ảnh hưởng ngày càng gia tăng của QĐTQ. Đảng kiểm soát súng – 1,8 triệu
trong tổng số xấp xỉ 3 triệu quân nhân QĐTQ và cảnh sát có vũ trang là
đảng viên – nhưng vấn đề ở đây không phải là QĐTQ có bất lương không, có
quan tâm tới Trung Nam Hải không. Vấn đề là các nhà hoạch định chính
sách dân sự Trung Quốc, đặc biệt Hồ và Tập, thật sự hiểu năng lực và
giới hạn của QĐTQ cũng như những lựa chọn QĐTQ đưa ra đến mức nào – và
sự hiểu đó ảnh hưởng tới các quyết định liên quan tới chiến tranh và hòa
bình ra sao.
Tác giả: Peter Mattis là chủ bút tờ China Brief của Quỹ Jamestown.
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © BS 2012
Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm: Điểm đáng đáng chú ý
2012-07-15
Với nhiều lo lắng hơn là lạc quan
trong nửa đầu năm, liệu kinh tế Việt Nam nửa cuối năm sẽ có
những dấu hiệu tích cực hơn và những chính sách điều tiết
của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng.
Bước sang quý 3 với những kết quả
ảm đạm, trong đó, tình trạng công ty phá sản, giải thể lên tới
gần 30,000, hàng tồn kho ứ đọng chiếm quá một phần tư tổng
lượng hàng hóa, dòng tín dụng cho các doanh nghiệp bị nghẽn
mạch và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới 9 – 10%,
kinh tế Việt Nam được ví là “vừa nín thở vừa bước qua khó
khăn.” Mục tiêu lớn là tốc độ tăng trưởng GDP trong nửa đầu năm
đã không đạt được chỉ tiêu 6 – 6,5%, vì thế, nửa cuối năm, gánh
nặng đạt được mục tiêu này chắc chắn rất nhiều thách thức.
Thế nhưng, trên bình diện khác, mục tiêu lớn nhất là khống chế lạm phát về một con số xem ra khả quan, khi chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm mạnh, đồng thời, Chính phủ cũng đã bắt đầu áp dụng những bước cắt giảm lãi suất, khơi thông dòng vốn.
Thế nhưng, trên bình diện khác, mục tiêu lớn nhất là khống chế lạm phát về một con số xem ra khả quan, khi chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm mạnh, đồng thời, Chính phủ cũng đã bắt đầu áp dụng những bước cắt giảm lãi suất, khơi thông dòng vốn.
Lạc quan cho doanh nghiệp
Siêu thị ở Hà Nội. RFA photo.
Hẳn thắc mắc mà nhiều người đang
tự đặt ra là liệu 6 tháng cuối năm, đám mây u ám bao trùm lên
các doanh nghiệp có được cải thiện hay không? Đặt câu hỏi này
với TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng phân tích của Viện Kinh
tế – Xã hội Hà Nội, chúng tôi được ông cho biết:
“Bức tranh về doanh nghiệp thì
trong vòng 1-2 tháng nữa, trong quý 3 vẫn có thể còn khó khăn
do nối tiếp của quý 1 và quý 2, nhưng sang quý 4 thì sẽ khá
hơn, sáng sủa hơn, do gắn liền với xu hướng hạ thấp nhanh lãi
suất cho vay, cũng như việc mở rộng đầu tư công hay giải ngân
các dự án trước đây đang bị đình trệ. Cùng với nữa là xu
hướng các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.
Nên triển vọng cuối năm, đặc biệt là quý 4 sẽ có nhiều dấu
ấn và động thái chuyển sáng tốt hơn so với những quý đầu
năm.”
Bức tranh về doanh nghiệp thì trong vòng 1-2 tháng nữa, trong quý 3 vẫn có thể còn khó khăn do nối tiếp của quý 1 và quý 2, nhưng sang quý 4 thì sẽ khá hơn, sáng sủa hơn, do gắn liền với xu hướng hạ thấp nhanh lãi suất cho vay, cũng như việc mở rộng đầu tư công hay giải ngân các dự án trước đây đang bị đình trệ.
TS Nguyễn Minh Phong
Tuy nhiên, theo phân tích của TS
Nguyễn Minh Phong, để doanh nghiệp có được viễn cảnh lạc quan
hơn, thì biện pháp tháo gỡ khó khăn phải đến từ cả hai phía,
vừa từ Nhà nước và vừa từ chính bản thân các doanh nghiệp.
Nhà nước phải giảm 3 gánh nặng chính cho doanh nghiệp đó là
nghĩa vụ tài chính hay những khoản thuế đóng góp, gánh nặng
lãi suất, để doanh nghiệp có vốn làm ăn và gánh nặng về thể
chế chính sách. Theo giới phân tích, trong 4 tháng trở lại đây,
Chính phủ liên tục giảm cả lãi suất huy động lẫn cho vay, và
gần đây nhất là quyết định hạ lãi suất những khoản vay cũ
xuống khoảng 15%, thì đây là một tín hiệu đáng mừng.
Trong khi đó, bản thân phía doanh
nghiệp cũng phải “tự cứu mình” bằng cách “cắt lỗ,” rà soát
lại các sản phẩm bị ứ đọng và phải thay đổi tư duy chụp
giật, lấy việc an toàn và hiệu quả làm tiêu chí đầu tiên trong
vấn đề xác định những hoạt động trong tương lai.
Giảm lãi suất, mở rộng tín dụng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam. RFA
Trong khi nguồn tín dụng, vốn vay
vẫn đang là rào cản chính đối với các doanh nghiệp, thì ở
chiều ngược lại, ngân hàng lại không dám cho vay tiền ra vì lo
sợ nợ xấu tiếp tục tăng cao. Vòng luẩn quẩn doanh nghiệp thiếu
tiền kinh doanh, ngân hàng thừa tiền nhưng mất lòng tin vẫn chưa
được giải quyết. Theo TS Nguyễn Minh Phong để khắc phục điều
này, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng giảm lãi suất cho vay và
mở rộng tín dụng ở những lĩnh vực trọng điểm, trong khi vẫn
tiếp tục kiểm soát sát sao hoạt động này ở những lĩnh vực
không ưu tiên như bất động sản hoặc chứng khoán:
“Tiền thì nhiều nhưng ngân hàng
không dám cho vay vì sợ nợ xấu tiếp tục tăng lên, các doanh
nghiệp không dám vay vì sợ trả lãi suất cao cũng như những hợp
đồng sản xuất mới, và nợ xấu trên thực tế thay vì 3,3% hay
3,5% như thông báo trước đây, thì Thống đốc nói lên tới 10%. Nếu
tiếp tục cho vay như cũ, theo cả định hướng cơ cấu cũng như
mức độ lãi suất như cũ thì chắc chắn sẽ tiếp tục tích lũy
các nợ xấu này.
Ngân hàng Nhà nước vừa rồi tiến
hành điều chỉnh khá mềm dẻo và đúng hướng, giảm lãi suất
cho vay, nới rộng cho vay ở những lĩnh vực khác, tiếp tục thắt
chặt cho vay ở những lĩnh vực không cần thiết và tăng cường
kiểm soát hơn những ngân hàng có nợ xấu cao.”
Chưa rơi vào giảm phát
Hàng hóa chất cao trong một siêu thị ở Hà Nội hôm 11/6/2012. RFA photo
Ngoài phải giải quyết hai mảng
chính là tín dụng nghẽn mạch và nợ xấu gia tăng, thì vấn đề
lạm phát cũng vẫn là trọng tâm chính trong chính sách vĩ mô
nửa cuối năm nay. Mặc dù, lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng âm
trong vòng 38 tháng, nhưng theo nhiều nhà phân tích thì nền kinh
tế vẫn chưa rơi vào giảm phát. Lạm phát 6 tháng đầu năm so
với cuối năm ngoái, tăng chỉ dưới 3%, tuy vậy, nếu so với cùng
kỳ năm ngoái thì vẫn còn ở mức trên 12%, hiện tượng chỉ số
giá tiêu dùng giảm trong đầu năm chủ yếu gắn liền với tổng
cầu trong nước sụt giảm.
Vấn đề đang làm Chính phủ đau đầu
chính là lượng tiền tín dụng và lượng tiền ngân hàng Nhà
nước bơm ra nhiều, nhưng không vào đến doanh nghiệp, không vào
đến người dân, vì thế nó không góp phần vào làm tăng khả năng
thanh toán của người dân cũng như của doanh nghiệp, khiến tình
trạng ứ đọng hàng hóa và người dân thì thắt chặt chi tiêu do
bị sức ép về thất nghiệp hoặc giảm thu nhập. Những lý do
này, khiến cho hàng hóa không tăng lên chứ không phải là bị
giảm. Rõ ràng, nếu so với các nước khác CPI chỉ ở mức 2%,
thì Việt Nam vẫn ở mức cao. Chưa kể còn một số mặt hàng như
điện, nước, tiền giá thuê nhà và một số mặt hàng khác cơ bản
vẫn có xu hướng gia tăng. Vì lẽ đó, nếu cho rằng Việt Nam rơi
vào giảm phát có lẽ còn quá sớm.
Cần chú ý gì?
Ngân hàng Vietcombank ở Hà Nội. AFP Photo/ Hoang Dinh Nam.
Vậy những chính sách vĩ mô trong
nửa cuối năm sẽ được Chính phủ tập trung hướng tới cũng như
Việt Nam cần phải lưu ý gì khi thực hiện các biện pháp này,
TS Nguyễn Minh Phong kết luận:
“Chúng tôi cho rằng có những
điểm cần phải hết sức lưu ý. Một là, chống cực đoan về chính
sách đặc biệt là từ thắt chặt sang nới lỏng một cách tùy
tiện, những luồng vốn trong tháng tới phải được chuyển vào
đúng đối tượng và trong đúng địa bàn, với các điều kiện cần
thiết để đảm bảo tăng trưởng chứ không phải nuôi dưỡng hoạt
động đầu cơ hay những ấp ủ nguy hiểm bùng nổ trong thời gian
qua.
Đó là những điểm nhấn từ nay cho đến cuối năm, nếu làm tốt như vậy, thì nửa cuối năm sẽ tốt hơn nửa đầu năm.
TS Nguyễn Minh Phong
Thứ hai nữa, là phải đặc biệt
chú ý khắc phục lợi ích nhóm hay tư duy nhiệm kỳ và cả duy ý
chí từ giờ cho đến cuối năm.
Thứ ba nữa, cần phải giảm thật
nhanh 3 gánh nặng cho doanh nghiệp, gánh nặng về mặt nghĩa vụ
tài chính, gánh nặng lãi suất, gánh nặng về mặt thể chế,
những gánh nặng trung gian, những chi phí bôi trơn gắn liền với
nhũng nhiễu của quan chức, bộ máy, cũng như những thủ tục. Đó
là những điểm nhấn từ nay cho đến cuối năm, nếu làm tốt như
vậy, thì nửa cuối năm sẽ tốt hơn nửa đầu năm.”
Có thể nói kinh tế Việt Nam năm nay
là một trong những năm rất khó khăn, vẫn còn rất lớn sức ép
của đề án tái cấu trúc nền kinh tế cũng như vấn đề liên quan
đến xử lý lợi ích nhóm và chống tham nhũng. Thêm vào đó, khu
vực tư nhân phải đóng vai trò là động lực và trở thành ưu tiên
hàng đầu trong thời gian tới. Kết luận trên của nhiều vị
chuyên gia cao cấp chắc chắn là lời nhắc nhở về món nợ mà
Chính phủ Việt Nam còn dang dở khi kết thúc năm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét