CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tập trung phát triển kinh tế biển (NLĐ). - Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam: “Nậy” – nơi thiếu nước, thừa gió (VH). – Các đảo ở Việt Nam đang được khai thác tự phát (VNE).
- Ảo lòi với sự phá giá “vé tàu nhanh” (Đào Tuấn). “… khi ‘Ông Mỹ’ ở Cam Ranh là chuyện bình thường, thì cũng chẳng có gì khác thường khi mấy ông ngư dân Tàu cũng ở Cam Ranh …” - VỤ NGƯỜI TRUNG QUỐC NUÔI THỦY SẢN TRÁI PHÉP TẠI VỊNH CAM RANH: Ngày 11-6, UBND tỉnh Khánh Hòa họp giải quyết (NLĐ). - Rà soát việc cấp phép tàu cá nước ngoài vào đánh bắt (TN).
- Cà Mau: Còn 8 thương lái Trung Quốc tạm trú mua cua (SGGP).
- CHIẾN DỊCH CỨU NẠN TÀU HQ-614 Ở ĐẢO THUYỀN CHÀI (2/1989) (QSVN/ Mai Thanh Hải).
<- Tổng thống Philippines thăm Hoa Kỳ (BBC). - Mỹ – Philippines tuyên bố về Biển Đông (BBC). - TQ dùng ‘chiến lược biển người’ trước Philippines? (VNN). - Tổng thống Philippines hối thúc Mỹ bảo vệ nếu bị tấn công (DT). - Philippines muốn Mỹ công khai tuyên bố bảo vệ (ĐV). - Mỹ, Philippines sẽ hội đàm về kinh tế, an ninh (VOA). - Mỹ cam kết giúp Philippines tăng cường quốc phòng (RFI). – TT Philippines và Obama thúc giục hòa bình ở biển Đông: PNoy, Obama urge peace in South China Sea (AFP). – TT Obama tái khẳng định hỗ trợ việc phòng thủ cho Philippines: Obama reaffirms US support for PH defense (ABS CBN). – Bà Clinton nói, Hoa Kỳ sẽ giúp lập Trung tâm Quan sát Bờ biển Quốc gia cho Philippines: Clinton: US to help build PH Coast Watch Center (ABS-CBN).
- Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc (BQP Mỹ/ NCBĐ). – Bản ghi nhớ số 14 về kế hoạch đối phó với các sự cố bất ngờ: Xung đột vũ trang ở Biển Đông (COFR/ Ba Sàm). – Mỹ xác nhận chiến lược về châu Á (NLĐ). - Tầm nhìn về Thái Bình Dương của Bộ trưởng Panetta: Panetta’s Pacific Vision (CounterPunch). – Bên trong chính sách ngoại giao thầm lặng của Mỹ ở Biển Đông: Inside America’s quiet diplomacy on the South China Sea (Foreign Policy). – Washington –Bắc Kinh đọ sức ở Biển Đông; – Trung Quốc dùng vũ khí kinh tế đối với Philippines (RFI). - Về giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc (Huy Bom).
- Cận cảnh tàu sân bay của hải quân Ấn Độ (DT).
- Tàu cá Quảng Ngãi lại bị TQ bắt (BBC). – Từ Giả đến Thật (Bà đầm xòe). “Sau khi đã nhuần nhuyễn trận giả, thì bất kỳ lúc nào quân dân mình cũng có thể đánh trận thật, vì ” tàu lạ” lượn lờ như ” lá tre” lúc nào cũng có trên biển ta và luôn “đánh trận thật” với ngư dân ta mỗi khi tàu thuyền ta ra vùng biển của ta để đánh bắt cá”.
- Vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ trái phép, sáng qua 2 tờ PLTP và SGTT có đưa tin, thế nhưng tới chiều thì đã thấy biến mất, chỉ còn được lưu lại trên vài trang khác: Báomới.com và YahooNews. Ngoài ra, còn mới phát hiện thêm NLĐ nữa, cũng có bài Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, đăng 20h trước, nhưng đã gỡ bỏ sạch bách, không còn cả trên cache. May mà còn trên trang Việt báo. Chẳng khó để đi tìm lời giải đáp, bởi nó vẫn là cái tát nhục mạ của thằng “bạn vàng” được diễn đi diễn lại bao năm nay mỗi khi đang hoặc sắp có những màn giao hảo gì đó giữa hai đảng “anh em”. Trò này BS đã vạch mặt từ mấy năm trước.
Còn nay thì mời xem bằng chứng ở đây: Ngày 2/6 – Các tỉnh và tỉnh Vân Nam của TQ tăng cường hợp tác
(TTXVN). 4/6 – Hải quân Việt Nam, Trung Quốc diễn tập chống cướp biển (VNE). 6/6 – Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSVN). 6/6/ - Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá Việt Nam (PLTP). 7/6 - Tăng cường hợp tác lý luận Việt Nam – Trung Quốc (VOV). Tiếc rằng những trò bỉ ổi này đã không bị lên án, mà ngược lại, kẻ ăn tát lại tự lấy tay bịt miệng (dân) mình, hay dùng hình tượng khác, là không “ẳng!” mà lại … ngoe nguẩy đuôi.
- Ngón đòn “xâm lấn mềm”:Trung Quốc dự báo thời tiết toàn bộ biển Đông (GDVN).
- Huỳnh Văn Úc: Chuyện chàng cốc sĩ (Văn chương Việt). “Một ngày đẹp trời Bốn Tê Tê sai lính mang trát đến đòi cốc sĩ Diện Xuân phải đến nhiệm sở trình diện … bạn của chàng là Lão Bà Bà và anh thày cãi đoán được thâm ý của Bốn Tê Tê nên biết trước rằng Diện Xuân mà đến trình diện thì lành ít dữ nhiều nên đòi đi theo.”- Ecopack – dự án bị mang con bỏ chợ - (Phóng viên tự do).
- ĐÚNG HAY SAI, HÈN HAY KHÔNG, LỀ CẢI CHẮC TỰ BIẾT - (Mai Xuân Dũng). “Các chú cứ biểu diễn ‘Bắn chìm tầu lạ’ đi cho sướng, anh thì cứ bắt tầu về đòi tiền chuộc thôi. Hảo hảo… Vậy mà các chú VTV, HTV1, Bộ 4T, PetroTimes…chỉ thấy mải mê ‘vạch quần’ cụ bà Lê Hiền Đức 82 tuổi mà soi lên soi xuống. Sao không thấy ủng oẳng gì về chuyện ngoại bang nó bắt nạt ngư dân là làm sao? Chẳng lẽ sứ mạng truyền thông chỉ có vậy?“
- BTV: Sau khi đưa bài của Dương Đức Quảng lên: Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?, rồi gỡ bỏ, không rõ lý do, báo của đại tá công an Như Phong đăng tiếp bài về cụ Lê Hiền Đức: Chuyện ba xạo (PetroTimes). – Thêm Dân trí đăng lại bài của DĐQ từ PetroTimes thì vẫn còn nguyên. – Thêm bài viết trên blog Đầu gối của Dương Đức Quảng, chiều qua đã điểm: Trả lời
- Nguyễn Ngọc Già – Công dân Lê Hiền Đức đừng chần chờ nữa! (Dân Luận). “… công dân Phạm Thị Dung Mỹ hãy tập hợp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu bà bị ngược đãi, hành hạ và bôi nhọ vừa qua, đặc biệt các tài liệu của hàng ngàn dân oan cả nước khiếu kiện, cũng như các bằng chứng cụ thể về tham nhũng (mà có thể bà có được) của giới cầm quyền từ địa phương đến trung ương, để chuẩn bị tiếp đón đoàn luật sư do Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế cử đến để hợp tác cùng bà khởi kiện giới cầm quyền Việt Nam”.
- Gây rối trật tự công cộng – Cái lý cùn! - (Phương Bích).
- Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ ” Cứu Cụ Hiền Đức “ - (Nguyễn Xuân Diện).
Vậy là cho tới bữa nay, chiến dịch tổng tấn công ông TS Nguyễn Xuân Diện đã qua được 3 tuần. “4 mũi giáp công” nghe chừng đều sứt mẻ.
1- Xã hội đen: tưởng kích động, gây xung đột rồi ăn vạ với đối tượng chính để “cơ quan chức năng” vào cuộc, không ngờ từ kịch bản tồi cho tới diễn viên đầu đất, nên mũi giáp công lại chĩa vào “đàn bà”. Thua hẳn!
2- Xử lý hành chính: kém năng lực, kinh nghiệm, thậm chí cả nhiệt tình và khả năng phối hợp, nên Thanh tra Sở 4T đang tạm lui quân chụm đầu bàn phương án mới, “xương” nhất là trả lời bản Khiếu nại của đối tượng, dễ mắc sai lầm tiếp, và nguy nhất là mất mặt, mất uy. Trong khi đó, thời hạn ông PTT giao cho phải xong trước cuối tháng 5 đã xa dần. Cà cuống!
3- Truyền thông: bị bất ngờ với sự có mặt của cụ bà Lê Hiền Đức, nên phương án thành ra chụp giựt, điều thêm quân chủ lực cực mạnh của trung ương (VTV, Báo điện tử ĐCSVN, Petro Times) chĩa mùi dùi sang bà già nổi tiếng. Vừa không lường hết mặt trái của cú chuyển hướng này, vừa không được tiếp sức bằng cánh quân Thanh tra Sở 4T, nên truyền thông bị hụt hơi, không còn đạn để bắn (thiếu đạn tới mức phải thì thụt xài lại đạn xịt của Dương Đức Quảng, lại khác chủng loại-tức là không phải để dùng cho đối tượng chính, là thấy rõ rồi). Tịt ngòi!
4- Cơ quan chủ quản: mặc dù chỉ thị gắt gao Viện Khoa học Xã hội VN phải “xử lý” đối tượng,
nhưng thực thi không dễ, vì ông này không có phốt. Nếu đem ra mổ xẻ, “bới lông tìm vết” thì chưa chắc đã được nội bộ cơ quan tán đồng. Chỉ còn bài “thuyên chuyển công tác”, nhưng thủ tục cũng sẽ nan giải qua nhiều khâu, nhiều cấp, nếu làm không chắc, bị kiện ngược thì tóe tòe loe ra, đối tượng nổi tiếng thêm nữa. Tếu!
*Cho tới 6h30′ sáng nay, trên mục “Thăm dò dân mạng” đã có 2.700 trả lời cho câu hỏi “Ý kiến của quý vị về thái độ của truyền thông đảng CSVN với cụ Lê Hiền Đức“, trong đó hơn 93% phản đối thái độ của báo đài ĐCSVN. Hơn 2.700 trả lời cho câu hỏi “Ý kiến của độc giả về việc TS Nguyễn Xuân Diện khiếu nại Thanh tra Sở 4T “, trong đó hơn 94% hoàn toàn ủng hộ việc khiếu nại của TS NXD.
Các báo đài quốc doanh tham gia chiến dịch này liệu có thử học thực hiện những cuộc thăm dò dư luận tương tự không?
Và, thảm hại thay cho toàn bộ hệ thống truyền thông khổng lồ và quyền uy này là với cả đống bài vở công phu như vậy mà không có lấy được một phản hồi của độc giả. Trong khi đó, chỉ riêng bài TS Nguyễn Xuân Diện khiếu nại về quyết định và hành vi của Thanh tra Sở 4THN trên BS, cho tới sáng nay, mà đã có tới gần 400 phản hồi, trong đó gần như tuyệt đối ủng hộ TS NXD, chỉ trích hành động của Thanh tra Sở 4T và hệ thống truyền thông nhà nước.
- Khỏa thân để giữ đất (phần II) (RFA). - Hết hạn giao đất, vẫn tiếp tục được sử dụng (NLĐ). - Cảnh báo nguy cơ bất ổn chính trị từ đất đai (RFA).
- Bùi Tín: Anh Công an – Bạn dân (VOA).
<- Nhà dân chủ Lê Thăng Long được tự do (RFA). BTV: Vậy là ông Lê Thăng Long đã được ra trước thời hạn 6 tháng sau khi đã thụ án 3 năm tù, trong bản án 5 năm, sau đó giảm còn 3 năm rưỡi. Còn 3 người cùng bị kết án trong vụ án này là Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Công Định, ThS Nguyễn Tiến Trung vẫn còn trong tù.
- Sách “Thế hệ F” về biểu tình yêu nước tại Việt Nam (NV).
- Gia Đình Các Thanh Niên Công Giáo Được Thông Báo Miệng Là Các Anh Đã Nộp Đơn Kháng Cáo (TNCG).
- Dân biểu Mỹ quan ngại về nghị định kiểm soát Internet sắp ban hành ở VN (VOA). – Do vấn đề nhân quyền, Mỹ chưa thể bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (RFI).
- Tưởng Năng Tiến: Bút & Viết (RFA’s blog). Huỳnh Bá Thành, cố tổng biên tập báo Công an TPHCM: “Thời chế độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng, nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh thật quá đáng!”
- Nguyễn Văn Thạnh: Luật pháp và kẽ hở của luật pháp (ĐCV). – Iris Vinh Hayes – Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc? (Dân Luận).
- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: “Những hạn chế của Chính phủ có trách nhiệm của Quốc hội” (VnEco). “Qua những năm tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy rằng: một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính phủ như thế ấy”.
- Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế qua phân tích của chuyên gia -TS Nguyễn Đình Cung (Tầm nhìn).
- Đề nghị “Đặt tập đoàn dưới sự giám sát đặc biệt của Quốc hội” (VNEco). - QH cần giám sát đặc biệt tập đoàn nhà nước (PLTP). Nếu vậy thì thêm một “mất mát” nữa cho Thủ tướng sau cái chức trưởng ban phòng chống tham nhũng về tay TBT. - Quốc hội thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế – Triệt tiêu lợi ích nhóm (SGGP).
- Việt Nam-Đan Mạch thảo luận về vụ ngưng viện trợ do nghi ngờ gian lận(VOA). - Vụ Đan Mạch tạm dừng tài trợ: Báo cáo kiểm toán có nhiều điểm “mờ” (DV).
- Vinalines lỗ hay lãi? (BBC). – QH cần giám sát đặc biệt tập đoàn nhà nước (PLTP).
- Thanh Hóa: Ì ạch dự án thép nghìn tỷ (DV).
- Thủ tướng: ‘Huy động cảnh sát xử lý vi phạm giao thông’ (TP).
- Đưa hối lộ trá hình bằng… chuyến du lịch nước ngoài (Infonet).
- Cười cái coi_5 - (Bùi Văn Bồng).
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Armenia (NLĐ). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón tiếpTổng thống Serzh Sargsyan = >
- Việt Nam xem xét cấp visa điện tử và visa cửa khẩu (RFA).
- Phân cấp trong đăng ký hộ tịch sẽ giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng (PLVN).
- Điểm tin ngày phát lộc 8.6 (Nguyễn Thông). “Bác Quốc phát biểu thật tài / Dân nghe thì sướng, quan hay thì phiền./ Vụ thi tiêu cực Bắc Giang/ Quyết tìm ra đứa quay phim- chuyện đùa./ Thả 5 người mẫu thích đô./ Bác Dương Đức Quảng mưu mô điều gì”.
- BA LÝ DO PHẢI XỬ NẶNG NGƯỜI ĐẸP BÁN DÂM (Bố cu Hưng).
- Căn bệnh trầm kha (NLĐ). – Cán bộ văn hóa hiếp dâm người thuê trọ (NLĐ).
- “Làm luật”, cán bộ QLTT bị đình chỉ công tác (NLĐ). – 5 năm tù về tội “dùng nhục hình” (NLĐ).
- Đề nghị truy tố nguyên Cục phó Cục Điện ảnh (TN).
- Ứng viên Việt trong kì bầu sơ bộ 2012 ở California (Bùi Văn Phú).
- GS Tương Lai: Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc (TVN).
- Trần Wũ Khang: Xin làm ơn (Inrasara). “Hãy mang tôi ra [khỏi] Việt Nam/ một hồn đầy tranh thủ, đầy tông xe, đầy núi trọc, thừa chạy mánh, thừa thu gom”.
- Khói hương Quân sử (ĐCV). – Kịch bản 75: Xin cùng nhau viết lại lịch sử (ĐCV). – Thăm lại mộ thuyền nhân Việt (BBC).
- Aung San Suu Kyi – Tự do khỏi nỗi khiếp sợ (Pro&Contra). – Miến Điện bị tố cáo bắn vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya (RFI).
- Giới đầu tư chú ý đến Miến Điện khiến các nhà hoạt động tranh đấu lo ngại (VOA). - Úc dỡ bỏ phần lớn cấm vận Myanmar (TN).
- Đặc sứ Hoa Kỳ: Bắc Triều Tiên cần noi gương cải tổ của Miến Điện (VOA).
- Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên trả nợ (NLĐ).
<= Chiến hạm chở trực thăng của Trung Quốc thăm cảng Hong Kong- Quân đội TQ ‘tìm cơ hội’ (BBC). - Những công nhân lắp rắp Apple ở Trung Quốc dấy loạn (Obozrevatel/Kichbu). - Chính quyền Trung Quốc xóa vết tích đàn áp tại làng của Trần Quang Thành (RFI). – Câu chuyện mới về Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân (NLĐ). – Lược dịch từ bài: In Chinese Murder Mystery, Take 2 for Big Scene (NYT). - An Ninh Trên Thiên Đình - (Nguyễn Xuân Nghĩa/Viet Tribune).
- Lê Diễn Đức: Nước Nga luôn luôn trung thành với các nhà độc tài (Dawid Warszawski/ RFA’s blog).
- SỰ LIÊN TỤC CỦA TRIỀU ĐẠI ANH - (DĐTK).
- Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Máu xương làm dấu mốc biên cương (TN). - Dâng hương tưởng niệm chiến sĩ nhà giàn DK (TP). - Vũng Tàu giữ biển đảo (Người buôn gió).
- Lời kêu cứu sau khi tàu bị bắt ‘hụt’ ở Hoàng Sa (TP). “Nếu
viết báo, nhớ cho tui gởi lời cám ơn tới ông Hồ Cương Quyết, hồi tuần
trước đã đến tận nhà hỗ trợ gia đình tui 5 triệu đồng. Đây là số tiền hỗ
trợ lớn nhất gia đình tui được nhận từ trước đến nay”.
- Xử lý cán bộ ‘hỗ trợ’ người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô (VNE). - Xử lý dứt điểm vụ người TQ nuôi cá trái phép (VNN).
- Philippines muốn Mỹ đảm bảo về quốc phòng (TP). - Lãnh đạo Mỹ, Philippines tái cam kết an ninh châu Á. - Mỹ – Philippines ủng hộ tự do hàng hải biển Đông (TT). - Obama ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông (VNE). - Ấn Ðộ nói Biển Ðông cần được tự do thông thương (NV). - Trung Quốc có thể không tuân thủ luật pháp quốc tế (PLTP).
- Nhà dân chủ Lê Thăng Long ra tù (NV).
- MỘT BÀI THƠ THEO CHÂN LÍNH LÊN CHỐT HÀ GIANG, ÁM ẢNH HỌ GẦN BA CHỤC NĂM CHƯA BIẾT TÊN TÁC GIẢ ? ( CLIP ) (Phạm Viết Đào).
- Nguyễn Văn Gia: Thời sự — (Huỳnh Ngọc Chênh). “Có
lẽ nào tôi không có quyền được biết / Cái gì đã dồn mẹ chị cha anh ta
vào bước đường cùng / Tổ quốc sẽ ra sao / Nếu cứ mất dần ruộng vườn /núi
sông biển đảo / Đất nước sẽ mồ côi /Nếu không có nhân dân”.
- Nguyễn Đình Ấm: Ai biết kịch bản mới nào sẽ xảy ra với TS Nguyễn Xuân Diện? — (Bà đầm xòe). – Nguyễn Văn Khải-Ông già Ozon: BẰNG CHỨNG CỦA NỀN GIÁO DỤC XUỐNG DỐC KHÔNG PHANH (Nguyễn Xuân Diện). - Hoàn thành nhiệm vụ, rút kinh nghiệm (Quê choa). - MINH BẠCH ƠI! (Bà đầm xòe).
Bổ sung,: “Sự phá sản của âm mưa hảm hại Cụ Đức và TS Diện của nhóm lợi ích bất động sản!
Cay cú vì bà Đức hiên ngang về Văn Giang dẫn đầu đoàn nông dân “ra đồng trồng cây” ngay trên mảnh đất cưỡng chế. Còn TS Diện lại trưng ra bằng cớ tán tận lương tâm : cày xới mồ mả của dân. Hai người này vì bảo vệ dân mà “làm ảnh hưởng” nồi cơm của nhóm lợi ích BĐS Ecopark nên quyết tâm thuê người đánh phá. Rất buồn là ngay đến báo ĐCSVN cũng có hai bài, chả nhẻ đây là đối tượng của báo? Cái quan trọng nhất bây giờ là đoàn kết toàn dân, thực hiện Nghị Quyết 4 chống tham nhũng, vực dậy nền kinh tế, phòng chống bọn Đại Hán thì báo ĐCSVN không làm, lại đi bêu rếu một bà già, một cán bộ, một Đảng viên tốt (có thể bà Đức non tay, lọt âm mưu của Sở 4T).”
Cay cú vì bà Đức hiên ngang về Văn Giang dẫn đầu đoàn nông dân “ra đồng trồng cây” ngay trên mảnh đất cưỡng chế. Còn TS Diện lại trưng ra bằng cớ tán tận lương tâm : cày xới mồ mả của dân. Hai người này vì bảo vệ dân mà “làm ảnh hưởng” nồi cơm của nhóm lợi ích BĐS Ecopark nên quyết tâm thuê người đánh phá. Rất buồn là ngay đến báo ĐCSVN cũng có hai bài, chả nhẻ đây là đối tượng của báo? Cái quan trọng nhất bây giờ là đoàn kết toàn dân, thực hiện Nghị Quyết 4 chống tham nhũng, vực dậy nền kinh tế, phòng chống bọn Đại Hán thì báo ĐCSVN không làm, lại đi bêu rếu một bà già, một cán bộ, một Đảng viên tốt (có thể bà Đức non tay, lọt âm mưu của Sở 4T).”
- Cái đẹp, dối trá và… (VNN). - THỜI CỦA MẸ ĐĨ LÊN NGÔI (Nguyễn Xuân Diện).
- Hoan hô bác Dương Trung Quốc! (Quê choa)
- Cuốn nhật ký đến muộn (TT).
KINH TẾ- Tái cơ cấu nền kinh tế – quan trọng nhất là yếu tố con người (SGGP). – Kiên quyết loại bỏ DNNN yếu kém (Infonet). – Lo lắng cho hoạt động các tập đoàn kinh tế (NLĐ). - Tái cấu trúc để làm vững mạnh DNNN (VnMedia).
- Rối bời xử lý nợ xấu (VEF). - Phải cơ cấu lại nợ xấu của doanh nghiệp (NLĐ). – TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG: Giải nợ xấu, quyết sáp nhập… (NLĐ). - Xử lý 9 ngân hàng yếu kém (TN).
- Theo các chuyên gia quốc tế: “Không đáng lo” việc Việt Nam hạ lãi suất (VnEco). - Chạy đua gửi tiền lãi suất cao V(EF). - Chỉ có người gửi tiền bị thiệt (TN). - Lãi suất giảm thêm 2%/năm (TN). – Trần lãi suất huy động giảm còn 9%/năm (NLĐ). – Đồng loạt hạ lãi suất huy động (NLĐ). – Ngân hàng mời khách “thương lượng” lãi suất (PLTP).
- Khát vốn: Bi hài đại gia thành ‘cừu non’ (VEF). - Doanh nghiệp tiếp cận vốn vay: Nắng hạn gặp… hạn (SGGP).
- Việt Nam tăng thuế nhập khẩu xăng dầu (VOA). - Việt Nam giảm giá xăng dầu nhằm kìm hãm lạm phát (RFI). - Giá xăng giảm, cước vận tải lờ tịt (VEF). - Giá cước vận tải sẽ giảm (SGGP).
- THƯƠNG MẠI VIỆT – NGA: Phấn đấu đạt kim ngạch 10 tỉ USD vào năm 2020 (NLĐ).
<- Khan hiếm gạo thơm xuất khẩu (PLTP) có phải do Thương lái Trung Quốc lại giở trò (NLĐ)?
- Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre (TN).
- “Thận trọng khi giao dịch với khách hàng Trung Quốc” (DT).
- Nhái Trung Quốc hàng lưu niệm Việt Nam ế khách (ĐV).
- Lực đẩy chánh trị trong kinh tế Trung Quốc (Alan Phan). - Trung Quốc giảm lãi suất cho vay (BBC). – Thị trường nghi ngại trước việc Trung Quốc hạ lãi suất (RFI).
- Fitch hạ 3 nấc điểm tín nhiệm của Tây Ban Nha (RFI).
- Ông Obama: Châu Âu phải đối mặt với những chọn lựa kinh tế khó khăn (VOA).
- LHQ kêu gọi từ bỏ chính sách kinh tế khắc khổ (Tầm nhìn).
- Lỗ hổng pháp lý “giết mòn” tập đoàn kinh tế Nhà nước (VOV). - Tái cấu trúc không phải để triệt tiêu mà làm cho DNNN mạnh lên (VOV).
- Mua nợ để cứu ai? (TP).
- Chuyện Dài 23% (Alan Phan).
- Cuối tuần, vàng lên lại 42 triệu đồng/lượng (TT). - Vàng tăng giá mạnh, USD tự do tiếp tục giảm (VnEconomy).
- Hàng nghìn tỉ đồng “trôi” theo dự án (DĐDN).
- Nông dân Bến Tre ồ ạt chặt dừa (TT).
- EU với ba mâu thuẫn lớn (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 45) - (Nhật Tuấn).
- Đề xuất đưa tranh của vua Hàm Nghi về nước (TT).
- NGUYỄN VĂN THỌ: Bao giờ có một con đường mang tên Phạm Tiến Duật? (Lê Thiếu Nhơn).
- PHAN CUNG VIỆT: VIÊM ĐẠI TRÀNG THƠ (Lê Thiếu Nhơn).
- PHAN THẾ HỮU TOÀN: Chàng thi sĩ mù và chuyện tình đẹp như cổ tích (Lê Thiếu Nhơn).
- Chuyện tình giữa Hòa Thượng Liên Hoa và Công Chúa Long Thành có thật chăng? (1) (ĐCV).
- Quách Tuấn Du: Tu là tránh làm điều trái với lương tâm (Bee).
- Đi qua nỗi buồn… (Trần Nhương).
- Như Quỳnh: NHUẬN BÚT CUỐN SÁCH 6,7 TRIỆU USD “BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG” (Nguyễn Trọng Tạo). TS Vũ Duy Mẫn = >
- CHIẾC ĐĨA TAXI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nam Dao: NGỤM CHÁO LÚ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Quốc Huy Hoa Kỳ in trên vé ca nhạc ở Cà Mau (NV). Mời xem lại: Yêu cầu xử lý vụ vé xem văn nghệ in phù hiệu Lục quân Mỹ (NLĐ).
- Kịch bản điện ảnh không phải là tác phẩm văn học hoàn chỉnh (VH).
- Cơ hội thưởng thức nghệ thuật ca trù đỉnh cao (ND).
- Gò Đống Đa: Đừng biến di tích thành công viên giải trí… (Bee).
- THÚ CHƠI CHIM (BS Hồ Hải).
- Mạc Thực Thái Doãn Chất: VỀ HAI “CÁI ẤY” VÀ “CHUYỆN ẤY” TRONG CA DAO, TỤC NGỮ (Faxuca).
<- Cậu bé khiếm thị chơi được 7 loại nhạc cụ (VH).
- Truyện Nguyễn Nhật Ánh thành giáo trình tại Nga (TN).
- Tolstoi và Tagore (PNToday).
- Hoàng gia Đan Mạch mặc áo dài Việt Nam (TTVH).
- Triển lãm Paris qua muôn ngàn bài hát (RFI).
- Ấn Độ: hoa hậu hay nữ chiến binh? (BBC).
- Euro 2012, trước giờ bóng lăn (RFA). – Ai sẽ đoạt chức vô địch Euro 2012? (BBC). – Hình ảnh ấn tượng tại lễ khai mạc VCK EURO 2012 (TTXVN). – Ba lan chào đón Cúp bóng đá châu Âu Euro 2012 trong tinh thần tự tin (RFI). - Bảng A khai cuộc : Bảng đấu cởi mở và khó dự đoán (RFI). – BẢNG A, BA LAN 1-1 HY LẠP: Hy Lạp bỏ lỡ cơ hội ngược dòng trước Ba Lan (PLTP).
- Thế Phong: LÝ DO VIẾT VĂN LÀM THƠ? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Những bài hát của một thời (36): Hồi tưởng (Nguyễn Thông).
- Phạm Thành: Hậu Chí Phèo và Dư luận, phần VI: Thuốc thần làng Vũ Đại (tiếp theo phần V) — (Bà đầm xòe).
- Hào quang bóng đá và thực tế xã hội (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Xuất hiện video cáo giác tiêu cực thi cử (BBC). – Học sinh quay clip: công hay tội? (RFA). – Điều tra dấu hiệu làm lộ bí mật trong vụ ném ‘phao’ thi (VNE). – Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Áp lực thành tích trong giáo dục quá lớn (Infonet). - Trái hay phải: Nghe Bộ trưởng Giáo dục lên lớp về dại khôn, dối trá… (PhunuToday). - Phản ứng lạ của nhiều bạn trẻ (TT). - Nộp thêm 6 đoạn phim gian lận thi cử (TN).
- SAO VẬY TA? — (Nguyễn Quang Vinh). “Nếu không hành động theo cách mà bác cho là ‘tiêu cực’ này, để hàng năm, Bộ Giáo dục phối kết hợp với các bác lại có báo cáo sạch sẽ: Năm nay, kết quả thi tốt nghiệp là rất nghiêm túc và vân vân a?”. – Giáo sư à, giáo sư ôi (Nguyễn Thông). Mời xem lại: Clip gian lận phòng thi: “Không thể dùng biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực” (DT).
- GS Hoàng Tụy: “Việt Nam đã không đến nỗi vô danh về toán” (Tia sáng). = >
- Quy chế riêng cho trường nghệ thuật (TN).
- GS Trịnh Xuân Thuận được trao Giải thưởng Thế giới Cino del Duca (VOA).
- Pháp giúp VN đào tạo nhân lực điện hạt nhân (Tia sáng).
- Ăn cá nhiều nhớt có thể bị nhiễm độc (Bee).
- Trung – Hàn tranh cãi về chiều dài Vạn Lý Trường Thành (Infonet).
- Bệnh thành tích tái diễn (NLĐ). - Đình chỉ gần 30 giám thị Hội đồng thi Trường THPT Đồi Ngô (TN). - Bắc Giang: HS không dũng cảm, sự việc sẽ ‘chìm xuồng’ (VNN). - Học sinh tố tiêu cực ở Bắc Giang được mời học (VNN). - Không nên kỷ luật học sinh quay clip (TP). - ‘Trách nhiệm trước hết thuộc hội đồng coi thi (TP).
- Chàng sinh viên đắt giá (TN).
- Tảo tần vì con (TT).
- Bài toán rợn người (TT).
- Khỏa thân phản đối học phí tăng! (NLĐ).
- Việt Nam phối hợp sản xuất thuốc điều trị HIV/AIDS (TP). - Người đầu tiên trên thế giới khỏi bệnh AIDS: ‘Tôi ổn’ (VNE).
- Tàu thám hiểm sao Hỏa gặp sự cố (VNE).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Chi phí không chính thức: “Bệnh” nan y trong… bệnh viện! (VH). – Đào tạo nhân lực ngành y tế : Vừa thiếu vừa yếu (ND).
- Đến năm 2015 có 15 triệu người được điều trị ARV (TTXVN).
- Hội chẩn bệnh viêm da lạ theo hướng nhiễm hóa chất (SGGP).
- Tai biến sản khoa: Câu hỏi chưa tìm ra lời giải! (NB&CL).
- Người đàn bà viết lên số phận (Bee).
- Nhiều phụ nữ Việt Nam bị đưa sang Malaysia làm mại dâm (RFA).
- Đại gia và mỹ nữ: Diễm Hương và gã “chồng hụt” bị FBI truy nã (GDVN).
- Thót tim vì sự cố máy bay (NLĐ).
- Những cây cầu sắp sập trên quốc lộ 3 (ND).
- Rừng đặc dụng Na Hang: Tan hoang vì bị lâm tặc tàn phá (Infonet). - Đác Nông: Hơn 8,5 ha rừng bị phá trắng, chủ rừng không hay biết (ND). - Quảng Bình: Ba cây gỗ huê bị đốn hạ như thế nào? (VH). - Lâm tặc dùng nỏ bắn vào… mắt cán bộ bảo vệ rừng (PLTP). - Một kiểm lâm tử nạn khi truy đuổi xe gỗ lậu (PLTP). Nhưng 11 người đốn sưa xin được khoan hồng (PLTP).
- BÃI TẮM AN BÀNG – Viết về Hội An (Trần Kỳ Trung).
- 8 năm tù cho thư ký xinh đẹp của hãng tin AP tại VN (Infonet).
- Hành xử côn đồ vì tranh giành khách (TN).
- Hội Tam Hoàng và bí ẩn “kinh thiên động địa” (NĐT). - Trung Quốc: Nấm kim châm bị ngâm trong hóachất cực độc (ANTĐ). =>
- Niềm tin bệnh hoạn “chữa HIV bằng trinh nữ” (TN).
- Anh ra luật phạt tội ép gả con (BBC).
- ‘Nhật cần khởi động lại điện hạt nhân’ (BBC).
- Chuyện kể từ sòng bạc đẹp nhất thế giới (Phan Ba).
- Bệnh ‘lạ’: Bộ Y tế vẫn một mình một chợ (TP). - Dioxin lọt vào tầm ngắm của “bệnh lạ” (Nguyễn Văn Tuấn).
- Gây chết sản phụ-bác sĩ chỉ rút kinh nghiệm? (Cu Làng Cát). - Thêm sản phụ chết vì bác sĩ tắc trách? (VNN). - Chia trách nhiệm bệnh viện quên gạc trong bụng sản phụ (VNE).
- ADN lật tẩy nhà ngoại cảm dỏm (VNE).
- Vườn Quốc gia Phú Quốc: Báo cáo sai thực tế (TP). - Lai Châu: Rừng Nậm Tăm đang “chảy máu” (VOV). - Tiếng kêu cứu ở Phong Nha-Kẻ Bàng (PLTP).
QUỐC TẾ- Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria? (Infonet). – 17 người chết trong các vụ bạo động ở Syria (VOA). – Ông Annan: Cần có hậu quả nếu Syria không thực thi kế hoạch hòa bình (VOA). – Ông Kofi Annan đề nghị thành lập nhóm tiếp xúc mới về Syria (RFI). – Mỗi ngày đều có thêm tin xấu tại Syria (NLĐ). – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chống can thiệp quân sự vào Syria (VOA). – Quan sát viên LHQ bị bắn gần nơi xảy ra các vụ giết người ở Syria (VOA). - Anh, Pháp và Mỹ thảo nghị quyết trừng phạt Syria (TTXVN). - Ngoại trưởng Mỹ và Đặc phái viên LHQ thảo luận về khủng hoảng Syria (VOV).
- Đánh bom ở Nigeria, xe cảnh sát chất đầy xác chết (TTXVN). - Đánh bom ở Pakistan, hơn 60 người thương vong (TTXVN). – Nổ bom trên xe buýt ở tây bắc Pakistan (VOA).
- Trung Quốc hứa ‘giúp đỡ không vụ lợi’ cho Afghanistan (VOA).
- Hội nghị về hạt nhân giữa IAEA và Iran thất bại tại Vienna (VOA). - Iran “đòi” quyền hạt nhân trước vòng đàm phán mới (DT). - IAEA, Iran bắt đầu vòng thảo luận mới về việc tiếp cận cơ sở hạt nhân (VOA).
- Tổng thống Nga ký ban hành đạo luật gia tăng tiền phạt các cuộc biểu tình (VOA).
<- Thái Lan: Phe “áo đỏ” quyết định dừng tuần hành (TTXVN).
- Đức sắp trao trả nghi can sát nhân người Canada (VOA).
- Một thẩm phán quân sự Hoa Kỳ bác việc bãi nại vụ WikiLeaks (VOA).
- Trắc trở quan hệ đối tác Nga – Trung (TN).
- Ấn Độ chạy thử tàu sân bay (NLĐ).
- Nhật Bản: Cựu chủ tịch Tepco bị điều tra về sự cố ở Fukushima (NLĐ).
- Giáo Hội Công Giáo Cuba và đối lập mở lại đối thoại (RFI).
- Dấu vết vụ tàn sát ở làng Qubair (BBC). - Giám sát LHQ tiếp cận hiện trường thảm sát ở Hama (TTXVN).
- Mỹ có kế hoạch bí mật ở căn cứ hải quân Thái Lan? (VnMedia).
- Ứng viên Việt trong kì bầu sơ bộ 2012 ở California (Bùi Văn Phú).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 08/06/2012 ; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/06/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/06/2012; + Cuộc sống thường ngày – 08/06/2012; + Thời sự 19h – 08/06/2012.Quáng gà lụy cáo già
Nguyễn Hữu Vinh
14.12.2007
1. Thừa cơ, hở cơ
Tháng 10-2007: Trung Quốc quảng cáo du lịch ra quần đảo Hoàng Sa. Nhật báo Công nhân Trung Quốc đã trích lời một viên chức Chính phủ nói về vấn đề này [1].Ngày 16-10-2007: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an khóa 2008-2009. Là thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an, lá phiếu ủng hộ của Trung Quốc rất quan trọng.
Ngày 16-11-2007: Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (kéo dài tới 23-11-2007).
Ngày 19-11-2007: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 khai mạc (kéo dài tới 21-11), có sự tham dự của Trung Quốc với một màn trình diễn rất ấn tượng với nước chủ nhà Singapore [2].
Ngày 23-11-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối cuộc tập trận (ngày 16-11) của Trung Quốc [3].
2. Mất mặt
Ngày 23-8-2006: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc [4].(Trước đó) tháng 7-2006: Trung Quốc công bố “bản đồ chuẩn” trên mạng cho dân chúng xem, ngầm xác định “chủ quyền” những quần đảo đang tranh chấp.
Ngày 10-4-2007: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc [5].
Ngày 15-5-2007: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Trung Quốc [6].
Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 tàu đánh cá của Việt Nam [7].
Ngày 10-4-2007 (ngay trong thời gian chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng): Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc hợp tác với hãng BP Anh xây dựng đường ống khí đốt ở vùng biển Trường Sa [8].
Ngày 21-7-2007: đàm phán biên giới Việt-Trung [9] .
(Trước đó) Ngày 9-7-2007: tàu hải quân Trung Quốc nã súng vào một số tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa13.
(Sau đó) Ngày 10-8-2007: China Daily, tờ báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin, được Chính phủ thông qua, Sở Du lịch Hải Nam mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa[10].
Ngày 27-11-2007: đàm phán biên giới Việt-Trung [11] trên biển và đất liền.
(Trước đó) Ngày 16-11: Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa3.
(Cùng lúc đó) Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
3. “Nướng dân đen…”
Ngày 8-1-2005: tàu hải quân Trung Quốc bắn chết 9, và làm bị thương nhiều ngư dân Việt Nam [12] . Người phát ngôn Trung Quốc nói đó là những tàu “ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển”. Cho đến nay chưa có thông tin chính thức nguyên nhân, diễn biến (từ các nhân chứng, chính quyền).Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 thuyền đánh cá Việt Nam (gồm 41 người) [13] hoạt động trong vùng biển gần Trường Sa.
Ngày 27-6-2007 tàu hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam. Sáu công nhân trên tàu bị thương [14] .
Ngày 9-7-2007: hải quân Trung Quốc nã súng vào ngư dân Việt Nam [15] , một người thiệt mạng. Hai tàu chiến của Việt Nam đến hiện trường nhưng bị hỏa lực Trung Quốc quá mạnh nên không thể đến gần.
Tháng 8-2007, nhiều tàu của ngư dân Việt Nam bị bắt, nhiều người bị bắn chết, bị thương [16].
4. Dằn mặt
Từ tháng 1 đến tháng 4-2007: dầu tràn trên Biển Đông, khả năng từ một giàn khoan của Trung Quốc tại đảo Hải Nam [17] , gây thiệt hại nhiều cho Việt Nam. Có đầy đủ điều kiện để truy tìm (ảnh vệ tinh, giám định loại dầu…) nhưng cho tới nay vẫn chưa có công bố chính thức nguyên nhân.Ngày 31-5-2007: tàu huấn luyện hàng hải của Mỹ USS Golden Bear vào Hải Phòng[18].
Ngày 15-7-2007, tàu Bệnh viện USS Peleliu của Mỹ cập cảng Đà Nẵng [19] .
Ngày 14-11-2007: 2 tàu chiến Mỹ vào cảng Hải Phòng [20] .
Cuối tháng 11-2007: Trung Quốc không cho tuần dương hạm Mỹ Kitty Hawk cùng nhóm chiến hạm của tàu vào Hong Kong dự lễ Tạ Ơn [21] .
Trước đó, Trung Quốc đã không cho tàu quét mìn của Mỹ vào cảng Hong Kong [22] để tránh bão và lấy nhiên liệu.
Ngày 4-12-2007: Trung Quốc “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng” với Mỹ về việc hàng không mẫu hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan [23] (sau khi không được cập cảng Hong Kong).
5. “Cùng hội khác thuyền”
Tháng 11-2007, Đài Loan xây dựng lại đường băng và bia kỷ niệm công trình trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa [24] .6. “Đánh trống rớt dùi”
Tháng 3-2004: Việt Nam quảng cáo chương trình du lịch lặn biển ở các đảo phía Nam, trong đó có Trường Sa, bắt đầu chuyến 19-4-2004. Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà cũng nói tới kế hoạch này khi ở Singapore [25] . Trung Quốc đã phản ứng giận dữ một ngày sau khi nghe tin. Sau đó, không thấy nói về chương trình du lịch này nữa.Hợp đồng thăm dò dầu khí, lắp đặt đường ống khí đốt tại vùng biển Trường Sa trị giá 2 tỉ đô-la đang được tiến hành. Tháng 4-2007 Trung Quốc “cảnh báo” về việc này, tháng 6-2007, BP tuyên bố ngừng dự án [26] . Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP hiện đang cung cấp khí gas phục vụ tới 40% nhu cầu điện năng của Việt Nam.
7. Điệp khúc “Bài thán ca buồn”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam:…
Ngày 1-6-2002: “… Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… [27] “
…
Ngày 14-7-2006: “… Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam… [28] “
Ngày 24-11-2007: “… Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… [29] “
Ngày 3-12-2007: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… [30] “
8. Lú
Ngày 10-4-2007: tại Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung tốt như hiện nay” [31]Ngày 10-4-2007: Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc hợp tác với hãng BP Anh xây dựng đường ống khí đốt ở vùng biển Trường Sa8.
9. “Được đằng chân lân đằng đầu”
Trung Quốc: trong cả năm 2007, liên tục nhiều động thái khẳng định chủ quyền trong vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Việt Nam: đều chỉ lên tiếng phản đối qua “Người phát ngôn” (có lúc chỉ nêu việc tàu đánh cá Việt Nam bị “một số nước” bắt giữ), nhưng lại “khen” mối quan hệ “hợp tác hữu nghị”[31].
Cuối tháng 11-2007 Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
10. “Dồn tới gầm chuồng”
Ngày 9-12-2007: hàng trăm thanh niên (có cả nhà báo, nghệ sĩ…) Việt Nam biểu tình trước Sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và TPHCM [32] (sự kiện chưa từng có trong ngót 30 năm qua), thái độ kiên quyết với hành động của Trung Quốc, nhưng lại dè dặt với chính quyền, e ngại bị “phiền phức”.Tại TPHCM, chính quyền đã cử các ông phó chủ tịch thành phố, bí thư Thành đoàn tới gặp gỡ người biểu tình [33] .
Phản ứng của dân chúng trên mạng internet, điện thoại di động rất dữ dội, thậm chí còn có tin hacker đã tấn công website của Trung Quốc [34] . Nhiều ý kiến bất bình với thái độ không rõ ràng của chính quyền, không cho báo chí đưa tin, lên tiếng.
Ngày 10-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố [35] “đây là việc làm tự phát, chưa được phép của cơ quan chức năng Việt Nam…” (Hiến pháp Việt Nam cho phép biểu tình “theo quy định của pháp luật [36] “, nhưng chưa có Luật Biểu tình. Ngót 30 năm qua, ở Việt Nam chưa có cuộc biểu tình nào “được phép”).
Ngày 11-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố [37] “… quan ngại về những diễn biến mới đây ở Việt Nam. Điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước“.
Ngày 12-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không có phản ứng về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc [38] .
Rất có thể sẽ có những người của nhà nước (nhà báo, cán bộ, văn nghệ sĩ,…) gặp phiền toái, bị kỷ luật vì phản đối hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa nhưng không theo cách của Đảng và Nhà nước đã làm trong nhiều năm nay.
…
© 2007 talawas
[2]BBC, ngày 18/11/2997
[3]Tiền Phong, ngày 24/11/2007
[4]VietNamNet, ngày 15/8/2006
[5]VietNamNet, ngày 16/4/2007
[6]VietNamNet, ngày 15/5/2007
[7]BBC, ngày 19/7/2007
[8]BBC, ngày 11/4/2007
[9]BBC, ngày 29/7/2007
[10]BBC, ngày 19/8/2007
[11]VietNamNet, ngày 29/11/2007
[12]Thanh Niên, ngày 12/1/2005
[13]BBC, ngày 19/7/2007
[14]BBC, ngày 23/10/2007
[15]BBC, ngày 19/7/2007
[16]BBC, ngày 23/10/2007
[17]Tuổi Trẻ, ngày 28/4/2007
[18]VietNamNet, ngày 1/6/2007
[19]VietNamNet, ngày 16/7/2007
[20]BBC, ngày 14/11/2007
[21]BBC, ngày 7/11/2007
[22]Tuổi Trẻ, ngày 7/12/2007
[23]VOA, ngày 5/12/2007
[24]VietNamNet, ngày 15/11/2007
[25]BBC, ngày 3/4/2004
[26]BBC, ngày 14/6/2007
[27]VietNamNet, ngày 1/6/2002
[28]Thanh Niên, ngày 14/7/2006
[29]Tuổi Trẻ, ngày 24/11/2007
[30]Tuổi Trẻ, ngày 4/12/2007
[31]Tiền Phong, ngày 11/4/2007
[32]BBC, ngày 10/12/2007
[33]Blog Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do
[34]VietNamNet, hồi 8giờ 50′ ngày 8/12/2007:” Đêm 7/12 vừa qua, Báo điện tử VietNamNet đã nhận được thông tin của độc giả gửi qua email về việc một số website của Trung Quốc đã bị tấn công. mục đích của hành động này nhằm lên án việc Quốc vụ viện nước này thông qua việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam…”
[35]Tuổi Trẻ, ngày 10/12/2007
[36]Hiến pháp nước CHXHCNVN, 1992, Điều 69:Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
[37]BBC, ngày 11/12/2007
[38]Năm 1988, sau khi tàu chiến của hải quân Trung Quốc khiêu khích, bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, giết hại 74 quân nhân Việt Nam, ngăn cản Việt Nam cứu hộ những người bị thương … Chính phủ CHXHCNVN đã thông báo cho Liên hợp quốc, liên tục gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh các ngày 17, 23, 26-3-1988 (theo Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Lưu Văn Lợi, NXBCAND, 1995, tr. 154).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét