Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

HOT: các sự kiện đình đám VN

UBCK Xử phạt cổ đông “ngấm ngầm” thâu tóm cổ phiếu Sacombank

Vũ Bằng - Chủ nhiệm UBCK Xử phạt rồi, giờ ngồi chờ bị Trời đánh!...
Ủy ban Chứng khoán vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim, ông Trần Phát Minh.

Cụ thể, ngày 7/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB).

Theo đó, ngày 1/3/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu đã mua 21.913.623 cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 48.783.623 cổ phiếu (5,01%) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank, nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định hiện hành.

Tương tự, ngày 9/1/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim, có cổ đông sáng lập là Eximbank, đã mua 42.139.266 cổ phiếu STB, nâng lượng cổ phiếu sở hữu lên 50.355.510 cổ phiếu (5,17%) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Ngoài hai doanh nghiệp trên, ngày 24/2/2012, ông Trần Phát Minh, người từng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), đã mua vào 1.544.520 cổ phiếu STB, nâng số cổ phiếu sở hữu lên 48.819.777 (5,01%) và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

'Xét tính chất và mức độ vi phạm, Ủy ban Chứng khoán xử phạt mỗi đơn vị, cá nhân 60 triệu đồng'.

Trầm Bê                               Nguyễn Đức Kiên                 Nguyễn Thanh Phượng
Những Người chủ mới thật sự của Samcombank

 Thực chất, Đại hội cổ đông của Sacombank ngày 26/5/2012, người của Eximbank và Ngân hàng Phương Nam  đã được đưa sang chiếm áp đảo Hội đồng Quản trị Sacombank. Và kể từ ngày 1/6 vừa qua, Tổng giám đốc của NH Phương Nam cũng đã sang thay thế Tổng giám đốc của Sacombank. Kết thúc một chu kỳ thôn tính. Chủ thật sự đứng sau chính là Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê tại sao  Uỷ Ban Chứng Khoán không phạt?

Mỹ Xuân và Dương Chí Dũng

Dư luận Việt Nam đang chứng kiến một hiện tượng truyền thông thú vị:

Sai phạm hàng nghìn tỉ đồng tại Vinalines và một vị cục trưởng đang bỏ trốn không thu hút sự quan tâm của báo chí và độc giả bằng vụ việc các người đẹp chân dài bị phát hiện bán dâm với giá vài ngàn USD.
Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng vế so sánh hai vụ việc này với nhau vẫn cho ra những kết quả đáng buồn (và có thể cả “cười” nữa).
Google đã từng đưa ra thống kê cho thấy người Việt Nam tìm kiếm về sex nhiều nhất thế giới. Điều này có thể giải thích phần nào sức hút từ sự nóng bỏng của nghi án bán dâm liên quan đến hoa hậu Mỹ Xuân. Cũng vì quan tâm và tò mò về sex như một nhu cầu bản năng đã bị kìm kẹp bởi nhiều giáo điều phản tự nhiên trong nhiều năm, nên khi xã hội mở cửa, người Việt Nam bùng nổ nhu cầu của mình cả trên mạng và ngoài đời, thể hiện qua lưu lượng truy cập các trang web sex và việc mua dâm.
Vế so sánh cũng cho thấy trong khi các cô gái bán “vốn tự có” của mình đang bị lên án cả về pháp lý lẫn đạo đức thì những người bị nghi vấn chi tiêu sai phạm “vốn của dân” như Dương Chí Dũng, hoặc những kẻ tham nhũng hằng ngày đục khoét ngân khố Nhà nước lại đang trốn tránh được cả lưới trời và dư luận. Đó là những điều không dễ giải thích cho thấu đáo.
PLVN

Cơn khủng hoảng triền miên ở Vinalines và nhân vật Dương Chí Dũng



Vài ngày trước đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng phân bua với dư luận rằng, ông ta bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để cứu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Có nghĩa là nếu Dũng còn ở lại thì Vinalines còn mất đoàn kết, còn đấu đá nội bộ và dẫn tới suy thoái…
Lời trần tình này làm nhớ lại chuyện cách đây 7 năm…
Năm 2005 cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình được Thủ tướng Phan Văn Khải giao nhiệm vụ phải tìm gấp một người đủ uy tín, có năng lực lãnh đạo, có phẩm chức đạo đức tốt để ông bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vinalines thay ông Hà Đức Bàng. Nguyên nhân chính là nếu ông Bàng còn tại vị thì Vinalines còn rối ren, còn năm bè bảy mối và rệu rã.
Và ông Đào Đình Bình đã tiến cử Dương Chí Dũng – đương kim Tổng Giám đốc Tổng công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco).
Ngày 23-08-2005 ông Phan Văn Khải kí quyết định bổ nhiệm Dương Chí Dũng theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ.
Tại buổi lễ được tổ chức rất hoành tráng, tốn kém, ông Đào Đình Bình công bố quyết định của Thủ tướng, vui mừng thông báo rằng tân Tổng Giám đốc Dương Chí Dũng là người được đưa về để cứu Vinalines!

CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT KÉO DÀI
Chính thức thành lập năm 1995, Vinalines tập hợp các thành viên ở cả ba miền bao gồm các công ty vận tại biển lớn, các cảng biển quan trọng và nhiều đơn vị phục vụ… Trong bối cảnh ngành đường biển thế giới đang ổn định và tiến triển, Vinalines từng bước hội nhập, mua sắm nhiều tàu lớn xây dựng và nâng cấp nhiều cơ sở hạ tầng kĩ thuật đáp ứng nhu cầu vận tải, xếp dỡ và làm các dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra uy tín của Vinalines bắt đầu lan toả, thu hút nhiều hãng tàu lớn, nhiều tập đoàn tầm cỡ thế giới đến Việt Nam hợp tác và liên doanh với Vinalines. Trụ sở chính của Vinalines từ một ngôi nhà nhỏ bé, khiêm nhường nằm trên phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội được di chuyển về toà nhà cao chót vót nằm kề ngã tư Kim Liên – Lê Duẩn, nhìn sang là hồ Bảy Mẫu.
Những tưởng rằng về nơi ở mới phong thủy dư thừa Vinalines sẽ làm ăn phát đạt, thăng tiến vù vù, lắm tiền nhiều của, nhưng trái ngược lại, sự an bình mau chóng bị phá vỡ. Cuộc chiến âm ỉ từ lâu nay có dịp bùng phát và tâm điểm là sự xung đột một còn một mất giữa ông Vũ Ngọc Sơn, Chủ tịch hội đồng quản trị và ông Hà Đức Bàng, Tổng Giám đốc. Đơn thư tố cáo lẫn nhau gửi đi khắp nơi khiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhảy vào cuộc và bên nào cũng tìm kiếm đồng minh nhằm tạo thêm vây cánh và sức mạnh để loại bỏ đối thủ!
Trận chiến kéo dài, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề, tốn nhiều tiền của, thời gian chạy chọt và đấm mõm những kẻ tát nước theo mưa… rồi cũng vào hồi kết.
Anh hùng lao động thời kì đổi mới, nguyên Tổng Giám đốc, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Vũ Ngọc Sơn ngậm ngùi rời ghế về Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Giao thông Vận tải ngồi chơi xơi nước, ít lâu sau xin nghỉ hưu. Một con người năng động, một chuyên gia đối ngoại cừ khôi, một lãnh đạo chủ chốt làm nên danh tiếng của công ty cổ phần Gemadept… đã phải lui vào hậu trường, nhường lại sân khấu cho ông Hà Đức Bàng múa may. Để tạm giữ yên lòng người đang ly tán, Bộ Giao thông Vận tải phải gượng ép phân công Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Duy Anh tạm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines và ông Hà Đức Bàng làm Tổng Giám đốc.
Sóng gió tưởng đã lặng đi sau mấy tháng yên lành thì những con cáo biển lại giằng xé nhau. Lần này ngoạn mục hơn và hấp dẫn hơn.
Thàng 10, năm 2004 những lá đơn tố cáo ông Hà Đức Bàng mắc nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, trong việc điều hành Vinalines và cả những chuyện cũ từ thời ông Bàng còn làm Giám đốc Inlaco, cả chuyện liên quan đến suất học bổng của con gái ông Phạm Duy Anh. Những lá đơn báo hiệu một cuộc chiến mới sắp xảy ra. Khác với những lần trước, thư tố cáo do cả ba ông Phó Tổng Giám đốc ký tên. Đó là các ông Mai Đình Hùng, Huỳnh Hồng Vũ, Đỗ Văn Nhân. Chuyện chưa từng xảy ra trong ngành Giao thông Vận tải.
Tháng 11, năm 2004, chuyện tới tai Thù tướng Phan Văn Khải. Ông lập tức ra lệnh tổ chức thanh tra và chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xử lý vụ việc. Tới tháng 7, năm 2005, dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ, ông Khải kí quyết định kỉ luật khiển trách ông Hà Đức Bàng. Do đã chỉ đạo ông Đào Đình Bình tìm người thay thế nên ông tin vào báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ về nhân vật đủ uy tín, đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt nên ông yên tâm kí quyết định bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Tổng Giám đốc Vinalines vào ngày 23 tháng 8, năm 2005. Với quyết định này ông hi vọng Dương Chí Dũng mau chóng ổn định tình hình, xóa bỏ xung đột kéo dài gây quá nhiều rối ren, xáo trộn nhân tâm ở Vinalines. Kèm theo đó, ông bãi chức Hà Đức Bàng để Bộ Giao thông Vận tải sắp xếp vịêc mới…
Xót xa thay, Thủ tướng đã bị cấp dưới bịt mắt, che giấu một sự thật phũ phàng là, chỉ trong 3 năm (2003-2005), Tổng Giám đốc Dương Chí Dũng đã gây nhiều tai họa lớn ở Tổng công ty xây dựng đường thủy Vinawaco. Di chứng của nó cho tới hôm nay vẫn chưa khắc phục nổi mặc dù những người kế nhiệm đã tìm mọi cách bù đắp những thiệt hại mà Dương Chí Dũng đã gây nên.
VINAWACO – NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG
Vinawaco thuộc loại tổng công ty 90 do Bộ Giao thông Vận tải quản lí, từ thời ông Nguyễn Thanh Bình (Bình voi) lập nghiệp (sau đó ông làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và đã mất) rồi qua thời Trường kính, Trần Nguyên…, đã đóng góp nhiều công sức khai thông luồng lạch, xây dựng nhiều công trình cảng lớn từ Hòn Chông – Kiên Giang tới Tiên Sa – Đà Nẵng về Hải Phòng, Quảng Ninh… Khởi đầu từ nhũng con tàu hút, tàu cuốc lạc hậu, công suất thấp, Vinawaco vay vốn, đầu tư mua sắm nhiều thiết bị hiện đại của Mĩ, Hà Lan, Bỉ… công suất 1500, 3000, 4000 m3/giờ, có thể phun xa cả ngàn mét, đủ sức tham gia đấu thầu các công trình mang tầm quốc tế.
Tiếc thay giữa ước mong với thực tế là hai ngả trái ngược nhau. Có tàu lớn mà thiếu việc làm, lãi mẹ đẻ lãi con nợ nần chồng chất, Vinawaco phải trông nhờ vào sự giúp đỡ của Bộ chủ quản. Các đời Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn, Đào Đình Bình đều tìm cách “đấu” mà “giao” cho Vinawaco nhiều gói thầu lớn nhưng cũng chỉ tạm giật gấu vá vai sống tạm bợ qua ngày. Năm 2011 Chính phủ phải chỉ đạo Bộ Tài chính cho phép Vinawaco chưa hạch toán tiền chênh lệch tỷ giá và lãi vay phải trả về khoản vay đầu tư mua ba tàu nạo vét của Mỹ. Thế mà khi “Tiến sĩ” Dương Chí Dũng nhận chức Tổng Giám đốc Vinawaco năm 2003, ông ta tiếp tục khuyến khích và kí duyệt dễ dàng cho các thành viên vay vốn, mua tàu hiện đại hơn, điển hình là Công ty nạo vét – xây dựng đường thủy 1 được vay gần 20 triệu USD (khoảng 280 tỉ đồng) mua tàu mang tên Thái Bình Dương trong lúc họ đã có hai con tàu trị giá 370 tỉ đồng đang nằm chờ việc! Có mấy ai tin nổi một công ty sắm toàn thiết bị tân kì nhưng doanh thu cả năm 2005 chỉ đạt… 87 tỉ đồng??? Các thành viên khác cũng chẳng hơn gì nên 8 doanh nghiệp của Vinawaco đã làm thâm hụt vốn chủ sở hữu tới 252 tỉ đồng. Cơ quan Kiểm toán nhà nước từng công bố số liệu: tại Vinawaco một đồng vốn làm lỗ 0,02 đồng!
Theo báo cáo của Vinawaco gửi Bộ Giao thông Vận tải năm 2005, số nợ mà Vinawaco phải trả là 2.556 tỉ (trong đó nợ ngắn hạn 1.626 tỉ) và năm 2006 số nợ lên tới 2.886 tỉ.
Nợ ngập đầu, khó khăn chồng chất, công nhân thiếu viêc làm nhưng quan chức lãnh đạo lại giàu lên nhanh chóng, dẫn tới việc đơn thư tố cáo bay như bươm bướm gửi đến những cơ quan chúc năng. Có lẽ chưa ở nơi nào số đơn thư tố cáo lên tới 5, 7 trăm như ở Vinawaco. Tuy thế, tất cả đơn thư đó cũng chẳng có kết quả gì.
Dương Chí Dũng ra đi bỏ lại sau lưng một gánh nợ khổng lồ, cái ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc bị bỏ trống. Theo luật bất thành văn, ai giỏi chạy chọt, ai lắm của nhiều tiền và có người nâng đỡ thì dễ dàng nhảy vào chỗ trống, nhưng ở Vinawaco một chuyện lạ đã xảy ra. Bộ trưởng Đào Đình Bình mời ông Lưu Đức Tiến – một giám đốc dự án chinh chiến nhiều nơi, nhiều phen cứu thua cho Vinawaco – về làm Tổng Giám đốc “miễn phí”!!!
Ngồi trên ghế nóng với những chồng đơn thư khiếu kiên đầy ắp trên bàn cùng với chuông điện thoại réo liên tục mỗi ngày đòi nợ, ông Tiến mất ăn mất ngủ, áp lực đè nặng tháng này qua tháng khác. Ông cùng các cộng sự lao tâm khổ tứ 6, 7 năm nay nhưng tình hình công nợ vẫn không có cách khắc phục triệt để vì món nợ quá lớn, làm ăn ngày một khó khăn…
Trong khi ấy Dương Chí Dũng thả sức múa may trên cương vị Tổng Giám đốc rồi được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho kiêm luôn Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, tranh thủ kết thân với nhiều quan chức cao cấp, gây dựng mối quan hệ mà người đời nói đó là lợi ích nhóm.
Con đường vinh thân phì gia đầy ánh hào quang phát lộ đúng vào dịp chiến lược phát triển kinh tế biển được cổ súy, Dương Chí Dũng ngó sang người anh em Vinashin đang tăng tốc nhờ những đống vàng, đô la từ trên trời rơi xuống, có quá nhiều cơ hội đục nước béo cò.
Và ông Dương Chí Dũng quyết chí theo chân ông Phạm Thanh Bình lao tới…!!!
Lê Trung Thành

Loạt bài về Bố già Bầu Kiên: Bài 1: Trò chơi bóng đá và câu hỏi quyền lực


Với lý lịch doanh nhân thành đạt nhưng công chúng chỉ biết đến ông Kiên qua sự kiện ầm ĩ liên quan đến phát biểu tại lễ tổng kết năm 2011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Lựa chọn bóng đá để bước ra công luận, đó là vì tình yêu, vì tiền bạc hay vì mục đích gì?


Xét về mặt kinh doanh, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch VPF là một doanh nhân thật sự có chiến lược và tầm vóc. Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là ông Kiên chưa bao giờ nổi tiếng nhờ lĩnh vực hoạt động chính của mình.
Năm 30 tuổi, tức năm 1994, ông đã trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á châu - ACB. Hiện ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á… và ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Sẽ là xứng đáng nếu đánh giá Nguyễn Đức Kiên như một kiểu “khủng long” trong hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, vị Chủ tịch của Hà Nội ACB còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Đồng thời ông Kiên là thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh.
Với lý lịch doanh nhân thành đạt như vậy mà công chúng chỉ biết đến ông Kiên qua sự kiện ầm ĩ liên quan đến phát biểu tại lễ tổng kết năm 2011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Lựa chọn bóng đá để bước ra công luận, đó là vì tình yêu, vì tiền bạc hay vì mục đích gì?
Bầu Kiên (Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam).

Cho dù là một trong những doanh nhân đầu tiên góp mặt ở V-League nhưng trong suốt gần 10 năm thật khó có thể tìm thấy những biểu hiện của tình yêu bóng đá thể hiện qua hành động của ông Kiên. Triết lý bóng đá lớn nhất của ông Kiên chỉ là “cứ vào sân đá hết sức, thắng hay thua cũng không phải ân hận”. Có lẽ triết lý đó sẽ thích hợp với những giải bóng đá thiếu nhi hơn là một sân chơi chuyên nghiệp. Thế nên không ngạc nhiên khi dưới bàn tay ông, đội bóng Hà Nội ACB, đội bóng giàu “chất” Hà Nội nhất và là đội có nhiều CĐV nhất của bóng đá Hà thành đã đánh mất chính mình. Vị trí thứ 5 ở V-League 2004 là thành tích cao nhất của Hà Nội ACB. Các mùa bóng còn lại, đội bóng được xem là “truyền nhân” của Công an Hà Nội phải vất vả lắm mới trụ được hạng. Năm 2008, đội này chỉ có 19 điểm sau 26 vòng đấu, phải xuống hạng Nhất.
Mất hai năm, Hà Nội ACB mới tái ngộ V-League sau khi vô địch hạng Nhất năm 2010. Nhưng chỉ được một mùa, tới V-League 2011, đội bóng của bầu Kiên cùng Đồng Tâm Long An phải xuống hạng Nhất. Ngày Hà Nội ACB bị Sông Lam Nghệ An đánh bại 3-2 ở Mỹ Đình, chính thức về lại hạng Nhất, ông Kiên chẳng biểu lộ cảm xúc ngoài câu nói: có buồn nhưng chẳng thất vọng bởi đội đã chơi hết mình.
Với tất cả những gắn bó như vậy với bóng đá Việt Nam trong suốt 10 năm qua không khó để thấy rằng tình yêu bóng đá hình như là một thứ quá “xa xỉ” đối với ông Kiên. Xét cho cùng thói quen của một doanh nhân vẫn là yếu tố cốt lõi để tạo nên phong cách của con người này. Gần 10 năm làm bóng đá, ông Kiên chưa từng mua cầu thủ nào có giá tiền tỷ. Đồng thời ông Kiên cũng chẳng tốn kém đầu tư cho công tác đào tạo lớp trẻ. Hà Nội ACB vì thế chỉ là tập thể của những cầu thủ vô danh hoặc đã hết thời.
Yếu về lực, không có mục tiêu, đã có lúc người ta gọi Hà Nội ACB là đội bóng ba không: không định hướng, không khát vọng, không tương lai. Với ước muốn một thứ bóng đá đúng nghĩa hơn, cổ động viên của đội nhiều lần trưng biểu ngữ đề nghị ông “bầu” này bán đội. Thế nhưng ông Kiên vẫn đều đặn ra sân. Ông “bầu” đầu bạc này thậm chí còn kiêm cả huấn luyện viên khi sẵn sàng giành lấy sa bàn chỉ đạo và hò hét thúc giục cầu thủ tấn công. Hầu như bóng đá chỉ đơn thuần là một trò chơi, một cuộc thử nghiệm nho nhỏ mà mục đích chính chẳng hơn gì một sự giải trí của một người đã có thừa tiền bạc…
Cùng một thứ tình yêu bóng đá nhưng nếu ở cấp câu lạc bộ chẳng để lại một dấu ấn tích cực nào thì ở cấp độ quốc gia ông Nguyễn Đức Kiên lại tạo nên một cuộc “địa chấn”. Với những phát biểu công khai về thực trạng của nền bóng đá bấy lâu nay cộng sự đói đề tài của giới truyền thông, bỗng tên tuổi “bầu” Kiên vụt sáng.
Trong mắt công chúng, người đàn ông với mái đầu bạc đã thoắt mang dáng dấp của một vị “anh hùng” đấu tranh cho công lý. Sau khi giành chiến thắng ngoạn mục với VFF, “bầu” Kiên tiếp đà khơi mào cuộc chiến về bản quyền truyền hình với AVG. Tất cả đều nhân danh những điều tử tế và tốt đẹp: vì một nền bóng đá trong sạch và chuyên nghiệp, vì quyền lợi của hàng triệu khán giả.
Thế nhưng sự tử tế và tốt đẹp đó đã ở đâu trong suốt gần 10 năm ông Kiên gắn bó với Hà Nội ACB và nền bóng đá Việt Nam?
Thậm chí ngay cả hiện tại, VPF, đứa con gắn bó với hình ảnh của “bầu” Kiên cùng vô số những hứa hẹn mỹ miều và sắt đá về một tương lai của một nền bóng đá chuyên nghiệp vẫn đang tỏ ra bất lực trước “tính chất” của bóng đá Việt Nam. Vòng đấu đầu tiên của Cúp QG và Super League, sân cỏ xuất hiện vô số những tình huống bạo lực. Một số vua sân cỏ kêu ca mình bị nợ lương, về tình trạng náo loạn khán đài một số sân bóng đã được đẩy lên tới mức pháo sáng được ném thẳng vào Ban huấn luyện đối phương.
Trước những vấn đề thuộc về “chuyên môn giải đấu” như thế, VPF đã làm gì? Họ đã phạt cái sân náo loạn kia 20 triệu đồng, một cái án mà chỉ vừa xuất hiện lập tức đã được người ta nhận định là “xử như không”. Họ đã treo một cầu thủ mắc tội “oánh nhau” nọ 2 trận đấu, nhưng lại treo ở trận địa Cup QG, cái cúp “vô thưởng vô phạt”. Trong khi về lý, đáng ra cầu thủ ấy phải bị treo ở sân chơi Super League.
Nếu thật sự muốn tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bóng đá và công chúng, có lẽ VPF đã phải hành xử khác?
Ngày 8/12/2010, VFF đã ký Hợp đồng số 08/HĐ/2010/VFF-AVG, theo đó cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá tại Việt Nam từ 2010-2030. Thời điểm đó, ông Kiên đã gắn bó với bóng đá Việt Nam được khoảng 7 năm. Thế nhưng ông không hề lên tiếng hay đưa ra bất kỳ ý kiến nào với bản hợp đồng này. Hình như quyền lợi khán giả đã bị ông tạm thời lãng quên. Chỉ sau chiến thắng với VFF và VPF được thành lập mà “bầu” Kiên là một thành viên chủ chốt, “bầu” Kiên mới khởi động cuộc chiến với AVG để giành lại bản quyền truyền hình. Tổ chức nào được lợi nhiều nhất nếu AVG thua cuộc? Không khó để trả lời đó chính là VPF. Thậm chí để thể hiện quyền hành của mình, VPF đã gửi Công văn số 20/CV/VPF/2011 cho phép ghi hình và phát sóng các trận bóng khi cuộc tranh luận với AVG chưa ngã ngũ và không hề có bất kỳ phán quyết pháp luật nào.
Trước đó, chỉ với khoảng 30 phút “vạch tội” VFF, “bầu” Kiên đã quá khôn khéo khi chọn đối thủ là VFF vào thời điểm bóng đá Việt Nam thất bại trên mọi mặt trận. VFF là một đối thủ quá nhiều những điểm yếu chí tử để có thể ra đòn quyết định. Không cần đến “bầu” Kiên mà bất kỳ người Việt Nam quan tâm đến bóng đá nào cũng có thể chỉ ra những điều dở và rất dở của VFF. Chỉ có điều “bầu” Kiên thì có tiền và vì thế có tiếng nói, có vị thế.
Có thể cuộc chiến với AVG cũng chỉ là một cách thức để “bầu” Kiên duy trì mạch thắng của mình.
Trong thế giới bóng đá, hẳn ai cũng biết đến Berlusconi, nguyên Thủ tướng Italia cũng là người với lượng tài sản khổng lồ và cũng có một cuộc chơi bóng đá. Nhiều thời điểm trong cuộc đời chính trị của mình, câu lạc bộ với màu áo truyền thống đỏ đen thành Milan đã gắn chặt với sự thăng trầm của Berlusconi. Những người hâm mộ túc cầu ấy cũng có thể là người sẽ bỏ phiếu để bầu ai làm Tổng thống. Nếu có điều gì khác biệt lớn lao giữa Berlusconi và “bầu” Kiên thì chỉ là “bầu” Kiên chưa bao giờ có quyền lực chính trị. Tuy nhiên, một người với lượng tài sản lớn và giành được tình cảm của công chúng thì điều đó chỉ là thích hay không thích và đến sớm hay đến muộn.
Năm 1994, khi “bầu” Kiên thành lập Ngân hàng ACB thì đó đã là một tầm nhìn cho một tương lai rất dài. Giờ đây khi thực hiện một chiến lược với bóng đá và trái tim người hâm mộ, hẳn “bầu” Kiên cũng có một tầm nhìn cho riêng mình. Tình yêu là điều không thể thẩm định, tài chính không còn là điều quan trọng thì chắc hẳn những toan tính quyền lực là chuyện không thể tránh khỏi. Và thói quen của một doanh nhân vẫn là kinh doanh. Chỉ có điều đôi khi họ kinh doanh những thứ mà chúng ta không ngờ tới hoặc không đoán được…
Thanh Tùng
Báo CAND

Tại sao Chính Phủ 'Ôm' các Tập đoàn?


Chủ trương thành lập các Tổng công ty 90, 91 làm quả đấm thép chính là tác phẩm của ông cựu Tổng bí thư Đỗ Mười rồi sau đó cho thí điểm lên Tập đoàn từ năm 2005. Sau một thời gian áp dụng đã có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh các Tập đoàn, do vậy mà nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã có ý kiến đề nghị Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng không nên ‘ôm’ các doanh nghiệp nhà nước mà để hoạt động theo Luật doanh nghiệp và để các Bộ quản lý theo ngành. Song Thủ Tướng đã phớt lờ và tiếp tục ‘ôm’ thậm trí còn chặt hơn và thúc giục các Tổng công ty lên Tập đoàn...  Thực sự mọi người chưa rõ ý đồ của Chính Phủ.... Đến hôm nay 12 Tập đoàn – Những quả đấm thép đều đang tan chảy thành vụn sắt với bắt đầu sự sụp đổ của Vinashin vào năm 2009, tiếp nối đến Vinaline, Sông Đà, Tổng công ty Hoá chất.... Thực chất, trước đó từ rất lâu dư luận đã nói về sự đổ bể của Vinashin, tuy nhiên Thủ Tướng dường như vẫn để ngoài tai và tiếp tục bơm tiền một cách chính thống thông qua việc bảo lãnh của Chính Phủ và rót 700 triệu đô la từ trái phiếu Chính Phủ, mặt khác thúc dục các Ngân hàng thương mại trong nước cho Vinashin vay vì đây là ‘ngành Công nghiệp đại diện cho bộ mặt Quốc gia có trên 3700 km bờ biển”, chính vì vậy mà BIDV, Vietinbank, Vietcombank và hàng loạt các ngân hàng trong nước khác đang phải ngậm đắng nuốt cay chịu hậu quả của việc buộc phải xoá xổ hơn 80.000 tỷ vừa qua theo lệnh của chính Thủ Tướng.
Báo chính thống của Việt Nam đưa tin đại biểu Trần Quốc Tuấn Quốc Hội khoá 13 đã phát biểu:
Theo số liệu thống kê năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, chiếm 50% vốn đầu tư của Nhà nước, chiếm 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, chiếm 70% nguồn vốn ODA nhưng chỉ đóng góp chưa đến 38% GDP của nền kinh tế. Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân ít được quan tâm so với doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại đóng góp hơn 45% GDP của nền kinh tế
Như vậy cho thấy bức tranh tổng thể tài sản của nhà nước, tiền đóng thuế của dân đã bị các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với sự ôm ấp của  Chính Phủ đã làm cho cả nền kinh tế của Việt Nam suy thoái thế nào. Với hiệu quả kinh doanh gấp 2 lần DNNN trong khi hầu như không được ưu ái, song các Doanh nghiệp tư nhân đã tự thân vận động và đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước. Với một bằng chứng hùng hồn như vậy từ nhiều năm qua, vậy tại sao Chính Phủ của Thủ Tướng nguyễn Tấn Dũng vẫn không chịu thả lũ con hư hỏng DNNN ra  hoạt động theo pháp luật? Tại sao Chính Phủ vẫn ôm cứng các DNNN và từ ông Chủ tịch Hội đồng quản trị đến Tổng giám đốc của các Tập đoàn vẫn do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm? Tại sao từ mua thuốc trị hắt hơi, sổ mũi đều phải thông qua Chính Phủ?
Hãy nghe một số Tổng công ty bật mí thì sẽ hiểu:
Đỗ Văn Hậu - TGĐ Petrovietnam 
“ Cứ một văn bản xin chủ trương cho đầu tư thì phải mang đến đưa Thủ Tướng 100.000 ngàn đô la”
“Hoàng Trung Hải thì còn kinh khủng hơn nữa: ăn rồi còn không chịu làm, còn Thủ Tướng đã nhận là ký liền…”
Trần Xuân Hoà - CT HĐQT Vinacomin
“Một Tổng giám đốc đến tuổi về hưu được ký cho ở lại thêm 2-3 năm nữa cũng phải tốn 100.000 đô la cho chính Thủ Tướng”

Vinacomin và Thủ Tướng
“Cứ mang thẳng đến nhà đưa trực tiếp… và Thủ Tướng còn cám ơn… Chuyện này là bình thường lắm mà!”
Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải thăm Vinacomin 
"Mỗi lần mời xuống thăm phải đến nhà đưa từ vài ngàn đến vài chục ngàn"

AI ĐƯA DƯƠNG CHÍ DŨNG LÊN?


Hề hề, thế này mà còn chỉ đạo báo cáo về việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm chi nữa hè? Quyết định Thủ Tướng ký rành rành đây nè.

Quyết định số 142/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam



THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_________
Số: 142/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch
Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
__________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 8794/TTr-BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2011; Bộ Nội vụ tại Tờ trình số 07/TTr-BNV ngày 09 tháng 01 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và ông Dương Chí Dũng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
  
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
  Vụ KTN, VPBCS(3);
- Lưu: VT, TCCV. AT
                                                       Theo Cổng thông tin điện tử của Chính phủ

Mới đây, ngày 25.5, các báo đưa tin:

Báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ giải trình làm rõ vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng Hải.  
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ trước ngày 31/5/2012 phải có báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trong khi Thanh tra Chính phủ đang thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh

DẤU ẤN NGUYỄN TẤN DŨNG



Uống mừng 10 dấu ấn không thể nào quên của lịch sử dân tộc Việt Nam!

 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã để lại 10 dấu ấn ‘đáng ghi nhớ’ và lập kỷ lục hàng đầu so với các bậc đàn anh đi trước. Sau đây xin lược qua:

1.   S vỡ nợ của Tập đoàn Vinashin và Phạm Thanh Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin bị kết án 20 năm tù giam vào tháng 4/2012  để lại tổng số nợ theo báo cáo của Thanh tra Chính Phủ hơn 100.000 tỷ đồng Việt Nam (Tương đương 5-8 tỷ USD). Nhưng đến tháng 5/2012 thì tổng số nợ này đã được Thủ Tướng chỉ đạo và Thống đốc Nguyễn Văn Bình bức tử các ngân hàng thương mại trong nước xoá nợ, do vậy hiện nay theo báo cáo thể hiện trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ thì chỉ còn 19.500 tỷ đồng!
Bảo bối hô biến của Thống đốc Nguyễn Văn Bình


2.   Vụ án Dương Chí Dũng và Tập doàn Vinalines gây phẫn uất trong nhân dân vì tham nhũng, thất thoát thua lỗ khi mua các tàu già cũ hết thời hạn sử dụng và sự biến mất đầy bí ẩn của Đương sự.
Báo cáo anh đã mua xong ụ nổi M83 rồi ạ!
3.   Thanh tra của Chính Phủ công bố PetroVietnam đầu tư gây thất thoát 18.800 tỷ đồng;
4.   Công bố của Thanh tra Chính Phủ Sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà lên đến 10.676 tỉ đồng;
Phải xử lý nghiêm...

5.   Công bố Tập đoàn nhà nước  nợ các ngân hàng trong nước trong tình trạng không có khả năng trả nợ 415.347 tỷ đồng, trong đó có 12 Tập đoàn con cưng của Chính Phủ nợ 218.738 tỷ, điển hình: Petrovietnam nợ: 72.300 tỷ, EVN: 62.800 tỷ, Vinacomin: 20.500 tỷ, Vinashin: 19.500 tỷ (sau khi bằng CV số 43/TTg-KTTH Thủ Tướng đã cho hô biến hơn 80.000 tỷ bằng cách buộc các ngân hang trong nước xoá nợ)
6.   Công b 10 Ngân hàng trong nước cho các Doanh nghip nhà nước vay đến 317.335 t đồng/ Tng dư n cho vay 2.162.335 t đồng, trong đó Vietinbank cho vay ln nht: 106.845 t đồng...

7.   Ngân hàng Thương mi c phn Samcombank tr giá khong 7 t USD b thôn tính bi Ngân hang Thương Mi c phn Phương Nam (PNB) vi s tiếp tay rót 5.000 t ca Thng đốc Bình và câu nói ni tiếng ca Th Tướng: ‘Nếu lùm xùm quá thì tm thi cho NHNN ly v 24% c phn PNB đang nm Samcombank rồi tính sau!


8.   Ý kiến ch đạo x lý bảo vệ kẻ phạm pháp gây tranh cãi ti Tiên Lãng, Hi Phòng để phục vụ chiêu bài đánh bóng và mỵ dân...
9.   Cưỡng chế ti Văn Giang cho d án EcoPark bng 3000 cnh sát gây trn động thế gii.
10. Ch đạo v tranh chp bn quyn truyn hình bóng đá gia Công ty C phn bóng đá chuyên nghip Vit Nam (VPF) và Công ty C phn Vin thông và Truyn thông An Viên (AVG) mt cách đầy bt ng sau công b ca b già Kiên “Va ăn ti vi Th Tướng”.
 Kẻ nhặt rác

CÙNG CHƠI BÀI 'Ù'


Trận cuồng phong sắp tới của Hà Nội dự đoán vào tháng 7/2012 - Tháng bắt đầu của đợt chỉnh đốn Đảng - chưa biết phân thắng bại thế nào. 
Phe chỉnh đốn Đảng khởi sướng bởi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Phe của kẻ độc tài tham nhũng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta cùng chơi bài 'Ù' để đoán xem các bên có những con bài tảy nào nhé! 
1.     Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đây là đối thủ - Ân nhân của Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao lại gọi là ‘ân nhân’, có lẽ chính do thói ba phải của Trương Tấn sang nên chính vào lúc nguy cấp nhất của ba Dũng trước thềm đại hội 11 thì Tư Sang lại trở cờ chạy sang giúp cho ba Dũng thoát nạn. Nếu không có kiểu chơi cờ ‘dởm’ như vậy thì có lẽ giờ này dân Việt Nam đỡ khổ biết bao. Nhận rõ tội lỗi của mình nên chắc rằng Trương Tấn Sang sẽ phải sửa sai, do vậy có thể tính điểm Positive +
2.    Bộ trưởng Bộ Công An Thượng Tướng Trần Đại Quang: Đây là nhân vật quan trọng, người ta nói rằng sau hang chục năm bị ba Dũng và Hưởng đày ải tại Sài Gòn làm cho Tướng Đại Quang sẽ rất khôn khéo không để lộ quan điểm của mình, song nếu trận chiến này thành công, chưa biết chừng Đại Quang có thể giữ vị trí Chủ tịch nước, do vậy vì tương lai của mình khi bỏ phiếu cũng sẽ là Positive +
3.    Bí Thư TP.HCM Lê Thanh Hải (Hai Nhựt): Nhân vật này bản chất chung chiêng chẳng hề có bản lĩnh và sẽ chì theo xu thế mà thôi. Cũng mang danh cầm tinh con hổ, nhưng có lẽ là con hổ nhà nên không dám đấu lại cỡ hổ rừng hoá quỷ Nguyễn Tấn Dũng rồi. Thậm trí người ta còn đồn rằng Hai Nhựt đã phải nhờ cả thầy của mình đưa đến nhà ba Dũng thăm và kiếm bữa nhậu cho thân tình. Đây đúng là hiện thân của dân hai hệ nên chắc sẽ bỏ phiếu trắng +/_.
4.    Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh: Đây là một người sẽ làm nặng ký phe nào được ủng hộ. Thời gian gần đây Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã cùng Tổng Bí Thư làm việc với một số đơn vị quan trọng của Bộ Quốc Phòng. Vì vậy mà giới tướng lĩnh đồn đoán họ cùng một phe dù cho ông Lê Đức Anh có ra sức bảo vệ NTD thì PQT có lẽ sẽ Positive +
5.    Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng: Đây là người trước đây có mối thâm thù với Thủ Tướng NTD vì đã vô hiệu hoá ông ta suốt nhiệm kỳ làm Phó Thủ Tướng. Tuy nhiên họ đã kịp giảng hoà với nhau trong vấn đề nhân sự để đưa Vũ Văn Ninh – đệ tử ruột của Nguyễn Sinh Hùng lẽ ra bị kỷ luật vụ Vinashin thì lại lên nắm giữ chức Phó Thủ Tướng. Nhất là qua kinh nghiệm Quốc hội khoá 12, ba Dũng không còn dám lơ là vai trò của Quốc Hội nữa nên mối quan hệ của họ đang phát triển đôi bên cùng có lợi. Một điều  quan trọng nữa, giũa Chủ tịch Quốc Hội VN và Thủ Tướng Chính Phủ VN đều có chung rất nhiều lợi ích đan xéo qua các đệ tử của mình. Ví dụ, Nguyễn Đức Kiên (Bố già hay còn gọi là Bầu Kiên)– Một trong những lá bài của Thủ Tướng trong ván bài thâu tóm lĩnh vực tài chánh, tiền tệ thì cũng lại là nhân vật gắn bó với Nguyễn Sinh Hùng từ gần 20 năm trước qua các hợp đồng béo bở xuất hàng trả nợ giũa Chính phủ Việt Nam cho Chính Phủ các nước Đông Âu và Liên Xô. Mối quan hệ lợi ích vật chất đã gắn kết họ với nhau, do vậy đến hiện nay Nguyễn Sinh Hùng có thể sẽ kết với Thủ Tướng để chống lại phe chỉnh đốn Đảng. Vậy là Thủ Tướng NTD có thể sẽ được 01 phiếu này và phe chỉnh đốn Đảng có thể nhận Negative -;
6.    Phạm Quang Nghị: Là Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi qua đại hội XI vừa qua, từ chỗ có lúctưởng như sẽ về nắm giữ vị trí mà Nguyễn Sinh Hùng đang tại vị, song cuối cùng mất trắng. Nhân vật này có nhiều khả năng sẽ không chấp nhận ba Dũng rồi, do vậy hy vọng sẽ là Positive +;
7.    Trưởng ban Tổ chức Tô Huy Rứa: Về nguyên tắc nhân vật này sẽ không ủng hộ Thủ Tướng, ông ta lên được là nhờ các phe cánh của Đảng nên sẽ ăn cây nào rào cây nấy. Tuy nhiên việc cô con gái khờ dại nhận ngay cái ghế Chủ tịch của một  công ty xây dựng – Thực ra một công ty chỉ có tiếng mà chẳng có miếng lại thuộc lĩnh vực của Thủ Tướng và nếu căn cứ theo 19 Điều Đảng viên không được làm thì có thể Tô Huy Rứa cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Song có lẽ vẫn là Positive +;
8.    Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huy: Nhân vật này sẽ vô cùng khó nói. Việc Đinh Thế Huynh bỗng nhiên trở thành sáng giá là điều khó hiểu. Người ta nói rằng Huynh là người có quan hệ làng xóm và ân nghĩa với Đinh La Thăng và Đinh La Thăng đã phải bỏ ra cả chục triệu đô la Mỹ để mua cái ghế hiện nay cho Đinh Thế Huynh. Nếu đúng như vậy thì sẽ rất khó nói. Tuy nhiên người am hiểu bản chất của những đảng viên ĐCSVN ngày nay thì đoan chắc rằng: Đinh La Thăng cũng sẽ chẳng là gì, sẽ sẵng sàng bị hy sinh vì sự nghiệp của chính mình.
9.    Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng Ngô Xuân Dụ: Nhân vật này cũng được Thủ Tướng cho nhiều ân tình khi còn đang giữ cái ghế hữu danh vô thực ở VP Trung Ương Đảng và có lẽ hơi bất ngờ cho nhiều người rằng Thủ Tướng sẽ có một phiếu của nhân vật này.
10. Nguyễn Xuân Phúc: Là Uỷ viên ăn may được vào BCT gây nhiều bất ngờ nhất. Dù là Phó thủ tướng, song chưa hẳn đã ủng hộ Thủ Tướng. Cứ tạm xếp +/-
11.  Tòng Thị Phóng: Nhân vật nữ duy nhất này gắn bó với Tổng bí thư từ khi còn là Chủ tịch QH, do vậy sẽ có thêm một Positive +;
12. Thường trực Ban Bí Thư Lê Hồng Anh: Người đồng hương này chắc chắn phải bỏ phiếu cho Thủ Tướng, dù rằng có người nói rằng ông ta cũng đang bị vướng vào rắc rối vì vụ Trụ sở của Bộ Công An tiêu tốn vài chục ngàn tỷ mà bây giời đầy rệp của ‘Trung cộng, của Mỹ, của…’ nên không dám dọn về. Do vậy chưa chắc Lê Hồng Anh dám mở miệng để bảo vệ Thủ Tướng.
Vậy thì có mấy phiếu có thể chắc chắn ủng hộ Phe khởi sướng chỉnh đốn Đảng do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Dư đoán: Chắc chắn là 8 phiếu/14. Còn Thủ Tướng sẽ chỉ có thể chắc chắn có 03 phiếu kể cả bản thân. Tuy nhiên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lội ngược dòng rất hay và bản tính quyết liệt cộng với sự bạo tàn, độc ác, nham hiểm có thể cũng làm nhiều người run sợ không dám chống phá. Song bản chất này cũng là con dao hai lưỡi nên chưa biết rồi chính trường Việt Nam sẽ thế nào?
Hà Nội đồn thổi rằng: khi sang thăm Phật tổ tại Ấn độ, một lá cây Bồ đề đã rơi xuống đầu Ngài Nguyễn Phú Trọng khi đó đang là Chủ tịch Quốc Hội VN khoá 12, nhờ vậy mà Nguyễn Phú Trọng đã trở thành Tổng bí thư. Không biết thực hư thế nào…
Vậy hãy chờ cho đến tháng 7 sẽ xem bánh xe lịch sử Đảng CSVN có làm được gì cho dân, cho nước hay vẫn chỉ là anh tuyên giáo!….
Người Hà Nội

Dương Chí Dũng trốn đâu?


Đang du hí Đồ Sơn đây!

Có người đồn đoán ‘hắn bị khử rồi’, khử đi để bịt đầu mối, có người lại nói rằng ‘Hắn đã trốn sang Úc rồi!’,… Những người tin rằng Dũng đã trốn đui75c thì quá coi thường hệ thống an ninh của Công an nhân dân!
Vì vậy mà có một nguồn tin đáng suy nghĩ hơn cả: Đó là Dương Chí Dũng đang trốn ở Hải Phòng! Dũng có em trai giữ chức vụ Phó giám đốc Công An Hải Phòng, do vậy cơ sở của nguồn tin này khả dĩ. Chỉ có đá mới chọi được với đá.
Ngày 18/5/2012 có lệnh khởi tố bị can Dương Chí Dũng, chiều 17/5 người ta nhìn thấy Dũng lần cuối cùng tại trụ sở Cục Hàng Hải và từ đó đến nay mất tăm. và nguồn đưa tin nói rằng: Hiện Dương Chí Dũng đang trả giá để bị bắt và khai thế nào? Ai bảo đảm sinh mạng cho y?
Cũng những người thạo tin nói rằng: Những Người chỉnh đốn Đảng thì muốn tóm cổ Dương Chí Dũng càng sớm càng tốt, nhưng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không muốn, vậy là ba Dũng thì muốn cho ‘Chí phèo’ Dũng lặn thật sâu.
Cái oái oăm này làm cho Thượng Tướng Bộ Trưởng Trần Đại Quang trở thành nhân kẹp thịt của hai phe phái: Bắt hay không bắt? Nếu bắt mà rồi phe cánh ba Dũng lật lại thế cờ vì kè nắm thực mới vực được đạo, còn phe cánh của cụ Tổng chỉ có nói xuông thì ở xứ sở ‘đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn’ đang ngự trị thì cũng chưa biết thắng thua thế nào. Có lẽ cuộc đấu tranh nội tâm chưa hạ hồi phân giải, nên Dương Chí Dũng vẫn còn chưa bị bắt. Nhìn vào đây cho thấy: Thế lực của ba Dũng quả thật vô cùng mạnh, đáng mặt kẻ giàu nhất Châu Á!
Lời khuyên: Nếu gia đình của Dương Chí Dũng còn yêu quý thân xác  y thì nên khuyên y mau chóng ra đầu thú xin được thực hiện ‘chương trình bảo vệ nhân chứng’, kẻo không sớm thì muộn cũng sẽ bị Nguyễn Văn Hưởng cho ‘tèo’ thôi.

BÃO NỔI LÊN RỒI…


Lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chứng minh cứ mỗi kỳ chuẩn bị đại hội là các phe cánh đấu đá, thanh trừng nhau, bình quân 1 năm trước kỳ đại hội gần như các thế lực chỉ lo đánh đấm nội bộ, mọi hoạt động khác để phát triển đất nước đều ngừng lại. Ngay cả cấp thấp cũng ‘đi nhẹ nói khẽ’ để không phát ra tiếng động kẻo sẽ bị rơi vào vòng kim cô thí tốt. Mặc dù mang tiếng là độc Đảng, song thực chất nội bộ ĐCSVN chưa bao giờ là một khối đoàn kết vì đất nước và càng thế hệ sau thì nhà càng mất phúc nên đến bây giờ thật sự hỗn loạn.
Chưa có khi nào sự hỗn loạn lại như xu thế chính trị của Việt Nam thời gian vừa qua và hiện nay đang càng bộc lộ rõ nét.
Trước Đại hội XI khoảng một năm, các phe cánh trong Đảng thanh trừng nhau, rồi lại thoả hiệp, rồi lại thanh trừng… Chu kỳ đó thì bất kỳ Đại hội nào của ĐCSVN đều diễn ra, song Khoá XI đã để lại những di chứng khác hẳn. Mặc dù Đại hội xong, cho dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn vẫn câu muôn thuở “Đại hội đã thành công tốt đẹp…”. Nhưng nếu nhìn vào chính trường Việt Nam sau Đại hội sẽ thấy hoàn toàn khác và những người am hiểu thì dè dặt phát ngôn ‘’đại hội không thành công’. Bằng chứng:
Thông thường sau các kỳ đại hội Đảng, mọi người yên vị và ít nhất cũng có 4 năm làm việc vì cái chung và vì cả cái riêng để đến năm cuối cùng mới chuẩn bị dàn thế trận cho việc sắp xếp nhân sự của đại hội tiếp theo. Còn Khoá XI thì sao? Dù đại hội đã xong từ lâu, nhưng các phe cánh vẫn tiếp tục dè chừng nhau và các vị trí hàm Bộ trưởng, thứ trưởng trong các cơ quan Chính Phủ vẫn đua nhau tiếp tục chạy việt giã cho đến tận ngày đưa ra bỏ phiếu phê chuẩn tại Quốc hội Việt Nam vào tháng 7/2011.
Một nhân vật đang làm mưa làm gió trên chính trường ....
Ngay trong những ngày Quốc hội làm nhân sự các phe cánh vẫn chưa chịu buông sung, nhiều ứng viên mới  được đại biểu giới thiệu them ngay tại Quốc Hội và nhiều người dù cho Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (UBTVQH) gọi lên vận động để rút, nhưng họ vẫn không rút… Cuối cùng UBTVQH đã dùng tiểu xảo đưa ra lấy ý kiến Quốc Hội, nhưng không hề cho ứng viên được phát biểu lấy một lời. Do vậy kết quả thua có thể thấy ngay từ đầu.
Có lẽ chưa bao giờ UBTVQH Việt Nam lại vất vả làm nhân sự như vậy. Để cho có vẻ dân chủ nên họ cho phép được thảo luận, nhưng chỉ được thảo luận theo từng đoàn riêng lẻ. Ngoài hai đoàn TP. HCM và đoàn TP. Hà Nội có số lượng đại biểu nhiều, còn lại các đoàn tỉnh chỉ vài người và hầu hết chỉ làm nghị gật  thứ nhất đại biểu ở các tỉnh xa xôi với trên 40% đại biểu mới trúng cử, khi thảo luận ở trong đoàn của mình thì có khác gì tự nói với cái đầu gối của mình vậy! Vì thế mà chỉ có cách duy nhất là đồng ý. Đó là lý do vì sao trước một vấn đề nhân sự khó khăn UBTVQH luôn luôn áp dụng chiêu bài KHÔNG cho thảo luận tại hội trường, hoặc ít nhất cũng phải cho thảo luận theo tổ (Mỗi tổ gộp từ 5-6 đoàn nên cũng có khảong vài chục đại biểu) để đỡ lộ liệu quá!
 Nhiều ứng viên Bộ Trưởng như Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận – Người nổi tiếng với câu nói “Tôi thấy việc 2000 học sinh thi môn lịch sử bị điểm 0 cũng là bình thường…” và Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng là một vài ứng viên mà các đại biểu cho rằng nếu cho phép thảo luận tại Hội trường thì khó mà qua được….
Nói như thế để thấy việc làm nhân sự đến giờ phút đó vẫn còn gay cấn.
Những tưởng  Quốc Hội bầu bán phê chuẩn Chính Phủ xong là ổn và các ‘Quan phụ mẫu’ sẽ bắt tay vào để chăm con dân… Không ngờ, ngài Thủ Tướng không hề cảm thấy mình may mắn đã thoát qua khỏi vụ án Vinashin và tự cảm thấy việc tái đắc cử Thủ Tướng là bị lưu ban… Nỗi uất ức khi bị coi như kẻ tội đồ điều trần trước Quốc Hội lại bị vợ con khơi gợi, nhắc nhở càng cảm thấy không thể chịu nổi. Hội nghị ‘Diên Hồng’ của nhà họ ‘Nguyễn Tấn’ được triệu tập và sau khi bàn luận: “Nhiệm kỳ trước đây làm quần quật không kể ngày đêm, không tiếc công sức… vậy mà còn bị đưa lên diễn đàn đấu tố… Làm chi cho khổ…. Và Nghị quyết đã được đưa ra: Bây giờ sẽ chuyển hướng: Phục vụ cho cô con gái út làm giàu như các hình mẫu của các nước trong khối Asean như Indonesia, Phillipine….
Xác định  tài chánh – tín dụng sẽ là chìa khoá để mở cửa đánh sộc vào sân sau của tất cả các quan chức Bộ chính trị (BCT), thử hỏi có ai không có người thân, gia đình, đệ tử làm ăn??? Ai không cần đến vốn vay? Ai không cần đến ngân hàng?
Chính vì vậy mà mục tiêu thôn tính ngân hàng và tóm gọn các đại gia vào trong tay đã được Thủ Tướng quyết định. Đó là lý do vì sao mà cuộc chiến của Ngân hàng nhà nước (NHNN) suốt 06 tháng qua khốc liệt đến như vậy. Tuy đã làm cho nền kinh tế điêu đứng, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã chết, nhóm lợi ích liên quan trực tiếp đến Thủ Tướng và thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thâu tóm về tay mình hang chục tỷ đô la trị giá tài sản. Song một điều hiện đang làm đau đầu Nguyễn Tấn Dũng là những mục tiêu xác định là hậu phương tài chánh của các đối thủ trong BCT thì vẫn chưa tìm ra được. Với kiểu cách lấy bụng ta suy bụng người dường như không có kết quả ở đây… Do vậy mà chỉ cách đây mấy ngày Thủ Tướng triệu tập Thống đốc lên một lần nữa để ép phải ‘thịt’ bằng đượcnhững Ngân hàng mà Thủ Tướng vẫn cho rằng là hậu phương tài chánh của người khác… Đó là cách Nguyễn Tấn Dũng đang theo đuổi để hy vọng sẽ dung đấy làm con bài để đánh đổi với Dương Chí Dũng và còn nhiều nhiều đệ tử ruột trong các Tập đoàn Nhà nước khác thua lỗ, thất thoát hang tram ngàn tỷ sắp bị lên thớt như Sông Đà, như PetroVietnam, như Vinacomine, Như BIDV….
Đối đầu lại, có thể nói gần hết BCT cũng thấy rõ nước cờ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và vòng kim cô mà Nguyễn Tấn Dũng tung ra, nhưng đứng về thế và lực thì cả BCT tập hợp lại vẫn không cân sức. Thủ Tướng với nguyễn Văn Hưởng bên cạnh là biểu tượng của sự Bạo tàn với bàn tay sắt không việc gì không dám làm. Chính vì vậy mà BCT với sự dẫn đầu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đang từng bước để giải độc các nước cờ của Thủ Tướng:
Thứ nhất: Lần đầu tiên sau hàng chục năm 19 Điều Đảng viên không được làm đã được khẳng định mạnh mẽ và người ta nói rằng ‘Vậy thì Thủ Tướng phạm tới 21 điều rồi!’ . Ngay tại phiên họp Trung Ương, trong buổi tin thời sự người nhanh mắt còn kịp nhìn thấy Thủ Tướng bữu môi khi Tổng Bí thư phát biểu và sau đó thì dùng tờ báo che mặt…
Rồi Hội nghị Trung Ương mới đây, chức Trưởng ban chống tham nhũng của Thủ Tướng đã bị tước mất. Dân thạo tin đồn rằng Tổng bí thư đang chọn mặt gửi vàng, chọn một nhân vật cơ cấu vào BCT trong khoá tới để về làm Trưởng ban nội chính là cái ban quyết định sự thành bại của bàn cờ Chỉnh đốn Đảng mà BCT đã đưa ra.
Tháng 7 này sẽ là tháng bắt đầu kiểm điểm. Bão đang đi vào vùng tâm xoáy. Liệu Tổng bí thư có làm được gì không hay lại như 15 năm ngồi tại Quốc Hội không hé răng nửa lời? Hà Nội rỉ tai nhau rằng: Tết nguyên đán vừa rồi Tổng bí Thư đóng kín cửa, nhà tắt đèn kiên quyết không tiếp khách để giữ mình trong sạch…. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng  mọi người đặt nhiều hy vọng, tuy nhiên mọi việc còn xem hồng phúc của đất nước đến đâu...
Người Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét