Tin thứ Ba, 12-06-2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT<- Mỗi một cánh buồm là một cột mốc biên cương (Petrotimes). – Hành trình Trường Sa – Hành trình của cảm xúc. – Tăng Thế Phiệt: Trường Sa ơi (Trần Nhương). - Ân tình gửi lại Trường Sa (TT).
- Mùa Hè 2011: Những con số và sự kiện đáng nhớ (Nguyễn Tường Thụy). “Chính quyền đã thành công trong việc dập tắt biểu tình dù bất cứ mục đích nào. Bây giờ không ai dám xuống đường biểu tình nữa cho dù ‘nước lạ’ hung hăng đến đâu”.
- VỤ “NGƯỜI TRUNG QUỐC NUÔI CÁ TRÁI PHÉP”: UBND tỉnh Khánh Hòa hoãn công bố thông tin (NLĐ). – Bè cá của người Trung Quốc: Phạt 4 triệu đồng! (TT).
- Mỹ – Việt xích lại gần nhau: US, Vietnam inch closer together (Asia Times). Cho nên Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ (RFI). – Lầu Năm Góc di chuyển chiến hạm sang Thái Bình Dương: Pentagon shifts war fleet to Pacific (Workers World). – Washington dường như ở ngoài biển khơi châu Á: Washington seems to be at sea in Asia(Tehelka). - Tương lai hải quân Mỹ (TN).
- Hồ sơ UNCLOS và Mỹ: Kỳ 1: Giải mã một hành trình đầy gian truân (SGTT). - Mỹ sẽ điều trần lần hai về Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc (LĐ).
- TQ không chịu rút khỏi vùng đảo đá tại Biển Đông (TTXVN). – Bắc Kinh tuyên bố không rút khỏi vùng đảo đá ngầm Scarborough (RFI). - Bật mí về lực lượng “bí mật nhất” Trung Quốc (VNN). – Trung Quốc “khoe” Lữ đoàn tên lửa tài ba (China Daily/NLĐ). – Trung Quốc đặt mục tiêu 4.000 máy bay vào năm 2015 (PLTP). – Trung Quốc muốn phối hợp với Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương (PLTP).
- Nhật – Trung cam kết hữu hảo trong các vấn đề nhạy cảm (DT). - Nhật – Trung căng thẳng vì “câu cá” (TT).
- Singapore có khả năng trở thành trọng tài xử tranh chấp biển Đông? (GDVN).
- Công văn tối mật “VangAnh nhận được từ Sở Thông Tin Truyền Thông”: Nóng Phỏng Tay: Công Văn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xử lý Blog Nguyễn xuân Diện (TTXVA). “Bộ Thông Tin và Truyền Thông, căn cứ vào quy định của pháp luật xem xét xử phạt hành chính, ngừng cung cấp dịch vụ, đóng blog cá nhân của Nguyễn Xuân Diện… Bộ Công an … tiến hành các biện pháp nắm chắc tình hình thu thập tài liệu, phục vụ công tác tấn công nghiệp vụ nhằm vô hiệu hóa, hạ thấp uy tín đối với Nguyễn Xuân Diện để xử lý về hình sự khi cần thiết”. BTV: ABS đâu, còn không mau xác minh rồi… chép sử?<- Hơn 50 Cựu Tù Nhân Lương Tâm đi dự tiệc cưới tại Biên Hòa Đồng Nai (Chuacuuthe).
BS: Rất đáng bình vụ này, nhưng là về chuyện rò rỉ thông tin “mật” của nhà nước. Trở lại cách đây mấy tháng, tự nhiên RFI lại được biết rằng quyết định trả tự do cho bà Bùi Hằng là từ thủ tướng. Thế rồi gần đây, BBC biết chuyện PTT Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị “xử lý” blog Nguyễn Xuân Diện. Giờ thì … đi xa hơn, tung cả công văn “mật” ra.
Văn bản đó có (hoàn toàn) “thật” không? Nếu thật/không thật thì việc tung ra ngoài do đâu, có (những) lý do, mục đích gì? Có thâm ý “một viên đạn bắn … ba, bốn con thỏ” không, hay chỉ là “vô tình” bởi những con người được “giác ngộ”? Chuyện hậu trường chính trị, nhất là ở VN lâu nay, là vô cùng bí hiểm. Bữa nay xin mời bà con bình trước.
Bổ sung, một độc giả vừa email cho biết là cũng được thấy cái thứ “tối mật” này từ mấy bữa trước. Còn chính BS thì cách đây 4 bữa, có người khoe, hỏi có muốn coi không. Nghe “tối mật” mà sợ tối mắt tối mũi, muốn mất mật luôn … iem cứ là xin lạy cả nón!
Một độc giả phản hồi tại bài Thanh tra Sở 4T Hà Nội và Viện Hán Nôm với TS Nguyễn Xuân Diện, xin trích: “Theo tôi, chân thực mà nói, PTT NXP nhận lệnh nhưng khi thi hành lệnh có trăn trở, nghiên cứu, vừa được lòng trên, vừa không vi phạm cái ác. Cả lãnh đạo Viện Hán Nôm cũng cùng một tâm trạng. Phải hiểu một cách công bình như vậy để thấy hết cái tốt trong sâu thẳm ở mỗi một con người. Chuyển TS NXD, từ PGĐ Thư Viện Hán Nôm qua Phó Trưởng Phòng Nghiên Cứu Văn Bản Hán Nôm là việc “xử lý” và điều chuyển hết sức khôn ngoan và nhân văn về trường hợp của anh Diện. Có từng sống trong guồng máy công chức Cộng Sản, có từng chứng kiến những chiêu thanh trừng vô cùng độc ác mà kẻ được nhận lệnh điều chuyển công tác mới chỉ còn duy nhất một cách chọn lựa là khăn gói ra khỏi ngành. Anh Diện thật may mắn khi làm việc trong một cơ quan có được vài ba lãnh đạo Viện còn tấm lòng. Xin ghi nhận hành xử đầy ắp nhân văn của lãnh đạo Viện …”
- Việt Nam chặn một loạt blog ‘lề trái’ (BBC). – Phản đối chặn blog — (Đông A). “…dù bận công việc thế nào, các blogger hãy tích cực viết blog của mình để cho những kẻ ngăn chặn thấy rằng nỗ lực của bọn chúng chỉ là công dã tràng mà thôi”. – Bà Đầm Xòe tự sự — (Bà đầm xòe). “Có lẽ họ ngăn cấm mạng mẻo vì họ sợ ngày cả nước đồng thanh nói sự thật đang đến gần”.
Phải nói cho công bằng chút, là việc chặn riêng BS chỉ xảy ra trước đợt này, từ mấy nhà cung cấp FPT, Viettel. Đợt này rất đặc biệt, có VNPT là nhà cung cấp quốc doanh, hiếm khi ra mặt chặn bằng tường lửa, lại vào cuộc, và lần đầu tiên chặn toàn bộ hệ thống blog của WordPress, không phải với riêng BS. Còn việc chặn hệ thống blog của Blogspot thì lâu nay cũng có lúc bị, lúc không, nhưng không có VNPT tham gia, nay thì một cuộc huy động tổng lực, loang dần các khu vực trên cả nước.
Không phải chỉ chặn, mà hình như đường truyền nói chung cũng đã bị chậm đi hẳn, do cố tình, hay do chính việc chặn này gây ra hậu quả? Không rõ cuộc chiến này kéo dài, mở rộng được tới đâu, chỉ là “thời vụ”, hay là (dám) duy trì lâu dài?
- Chấn chỉnh quản lý thông tin trên in-tơ-nét (ND). – NGHỊ ĐỊNH Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng (Dự thảo lần 3) (Bộ TTTT). - Hà Sỹ Phu: Nghị định (dự thảo) này làm thỏa lòng ai vậy? – (BoxitVN). –
- Đền bù 4.000 – 13.500 đồng/m2 đất, bán tới 50 triệu đồng/m2 (TN). – Bùi Tín: Hòn đất mà biết nói năng… (VOA).
- LÚA VÀNG – THƯƠNG MẸ VĂN GIANG – (blog Thành) . – Dân Thủ Thiêm kêu cứu và kiến nghị (Chuacuuthe). – Tập trung chất vấn về đầu tư công và đất đai (NLĐ).
- Shin-Lines, ai nữa? “Tẩu vi thượng sách”? (DLB). – Tham nhũng: Ai chống ai ? — (Trần Kinh Nghị). – Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến: Tôi không sợ hãi (TT). – Tiền tỷ cho “loa đèn kèn trống ken dồi chó” — (Đào Tuấn). “Một lễ khởi công 4 tỷ đồng, gấp 80 lần quy định. Một con số thật không thể tin nổi“. – Đảng viên bị kỷ luật tăng (SGGP). - Bê bối ở nhà máy nước ngàn tỉ (TN). - Nhà máy nước nghìn tỉ, sai phạm hơn 165 tỉ (TT). - Sai phạm lớn tại Nhà máy Nước Đồng Tâm (NLĐ).
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xuất hiện 19 lỗi (DV).
- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 4 bộ trưởng trả lời chất vấn (TN). - Quốc hội dành 2,5 ngày để chất vấn (SGGP). - “Tôi muốn chất vấn đầu tiên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục” (VnMedia). - Quốc hội thảo luận giải pháp ‘cứu’ doanh nghiệp (VNE). - Thu ngân sách vượt cao – thu nhập người dân không tăng (VTC).
- Diễn đàn thanh niên xa mẹ có bài đồng dao tếu quá (tathy.com). Có điều, tuồng như cài cắm trong đó là những câu có mùi đấu đá nội bộ. “Lâm tặc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức/Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu/Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp/Ngồi họp hay ngáp là Bác Đỗ Mười/Tiếp dân hay cười là Nguyễn Minh Triết …”
- Xé rào bổ sung dự án và giao thông đắt nhưng dỏm (PLTP). “Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng hiện nay đang có tình trạng chạy dự án“. – Chạy dự án: Đại biểu nói có, bộ trưởng nói không (PLTP). – Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực (TVN). Bản gốc của tác giả: Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực: Có phải “nó” ko làm đâu ? (Mạnh Quân).
- Mua một tặng hai (Alan Phan). “Tôi cũng nghĩ về những con người cố tình sống trong giả dối bịp bợm vì lười biếng (ai sao tôi vậy), cố tình nói dối để yên thân (sự thật phiền toái quá), cố tình quên đi niềm tin hay đạo đức (vì vài quyền lợi nông cạn), cố tình quên rằng mình đã bị gạt gẫm (vì sĩ diện không muốn nhận là mình sai)…”. – Những điều trông thấy (RFA). – Chuyện anh phóng viên thường trú – (Người Ba Đồn). – KS Nguyễn Văn Thạnh: Việt Nam – Những sụp đổ đúng luật (DLB).
- Nhọc – (Nguyễn Thông). “Anh bảo rằng luẩn quẩn thế này thì nhọc lắm/ Sao người ta cứ giả dối hành hạ nhau/ (Em hiểu anh đang cố kìm giận dữ/ Ngoài trời đang mưa, gió anh thổi phương nào?)/ Anh bảo chúng nó tụng kinh niệm phật/ Miệng nam mô bụng bồ dao găm”.
- Chuyện phố phường Ích gì đâu! (ND).
- Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” tác phẩm (Inrasara).
- Dự trữ quốc gia sao không có khoáng sản, năng lượng? (VNN). - Hàng dự trữ quốc gia không dùng để bình ổn thị trường (DT).
- Hơn 30 ha rừng Biên Hòa bị dân cư… xóa sổ (PLTP).
- CSGT tát tài xế xe tải giữa đường? (VNE/ DT). – VIDEO: CSGT dùng dùi cui vụt lái xe vi phạm giao thông trên đường (GDVN). – Ninh Bình: CSGT hành hung tài xế xe tải trên phố (DT/ PLTP).=>
- NÓNG LẠI CHUYỆN TRỊNH VĨNH BÌNH – (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Công ty có thành viên người nước ngoài, tòa nào xử? (PLTP).
- TS Trần Vinh Dự: Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 1) (VOA). – LƯỢM LẶT ẤN TƯỢNG – (Lê Đức Thịnh).
- Hồ Chí Minh qua ống kính Phương Tây (BBC).
- Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ An Ninh (GDVN).
- Ngày 22-6, xử phúc thẩm vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (NLĐ).
- Tóm tắt nội dung sách “Vì sao các quốc gia thất bại” do TS Nguyễn Quang A dịch: Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó (VHNA/ Dân Luận).
- QUẢNG TRỊ MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972 (Đĩa 2A-2B) – TƯ LIỆU TỪ PHÍA BÊN KIA – (Phạm Viết Đào). – Chuyện về chiếc xe gắn với ngọn lửa bất diệt (Bee).
<- Dân Nhật thu thập chữ ký chống điện hạt nhân (RFI).
- Bạo động tôn giáo có thể đe dọa tiến trình cải tổ của Miến Điện (RFI). – Miến Ðiện: Bạo động leo thang ở bang Rakhine (VOA). – LHQ rút nhân viên khỏi vùng bất ổn Myanmar (TT). – Bạo động tôn giáo ở Miến Điện : Liên Hiệp Quốc sơ tán nhân viên (RFI). - Bất ổn ở miền tây Myanmar (TN). - Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ở miền Tây (DT).
- Seoul dọa trả đũa ngay tức khắc, nếu bị Bình Nhưỡng tấn công(RFI). - Cuộc triển lãm lớn của Nam Triều Tiên đang cố thu hút khách đến xem (VOA). - Triều Tiên chiếu phim ca ngợi mẹ nhà lãnh đạo Kim Jong Un (TP).
- Bước nhẩy vọt của chủ nghĩa gia đình trị ở Trung Quốc (NYT/ Dân Luận). – Cái nôi của dân tộc Trung Quốc (phần 2) (Der Spiegel/ Phan Ba). Mời xem lại: Cái nôi của dân tộc Trung Quốc (phần 1).
- Hội thảo biển đảo Việt Nam tại Đại học Harvard (Mỹ) (ĐĐK). - Những ngư dân quả cảm trên biển Đông (LĐ). - DANH SÁCH NGƯ DÂN LÝ SƠN BỊ TAI NẠN – THIỆT HẠI NẶNG KHI ĐÁNH BẮT CÁ, KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA (Mai Thanh Hải).
- Hoa Kỳ tạm thời bỏ qua tranh chấp Biển Đông: U.S. Takes A Pass — For Now — On China Sea Disputes (TIME).
“The territorial disputes in the South China Seas are over, China has won, and the U.S. couldn’t care less. But that’s not necessarily bad.” Tạm dịch: Những
vụ tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông đã kết thúc, Trung Quốc thắng, Mỹ
không thể cố hơn được. Nhưng điều đó chưa hẳn đã tồi tệ.
“So the U.S. is telling China it can take all the fish and oil it can grab – but don’t try to stop any ships along the way.” - Hoa Kỳ muốn Trung Quốc nghe rõ thông điệp: vét hết thủy sản và dầu mỏ tại đó đi, nhưng đừng nghĩ tới việc phong tỏa Biển Đông.
- Trung Quốc ấp “những con Rồng” làm phức tạp hơn những bế tắc trên biển: China’s brooding ‘Dragons’ complicate standoffs at sea (Japan Times). - Tàu Trung Quốc ‘canh chừng’ ở Scarborough/Hoàng Nham (VTC). - Trung Quốc ‘khoe’ lực lượng ở tập trận đa quốc gia (VNE).
- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện bị chuyển công tác (NV). - TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO TS NGUYỄN XUÂN DIỆN KHỞI KIỆN ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC RA TÒA HÀNH CHÍNH — (Phạm Viết Đào).
- THÊM MỘT ” VÒNG KIM CÔ” CỦA “NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN” CHUẨN BỊ RA LÒ ĐỂ… — (Phạm Viết Đào). - Dân & Nước, Nước & Dân — (Nguyễn Vĩnh).
- TIN NÓNG : BÀ CON VĂN GIANG SANG 35 NGÔ QUYỀN BỊ HỐT HẾT LÊN XE BUÝT ! — (Xuân Diện). - Thư cám ơn của bà con Văn giang — (Xuân Diện).
- TỰ DO (Thùy Linh).
- Nên xây cả nhiều đền thờ của thầy, bạn, đồng chí của bác Hồ nữa (Người buôn gió).
- Chất vấn Thủ tướng: Cháy xe, đất đai, Vinalines (VnEco). - Không ai chịu trách nhiệm, sẽ còn Vinalines khác (VNN). - Vì sao Thống đốc Bình và Bộ trưởng Thăng không đăng đàn? (VnEco). - Chiều nay, Bộ trưởng Bộ TT&TT trực tuyến với nhân dân (VTC).
- Nghị trường và sân cỏ (Hiệu Minh).
- Tiếp diễn bạo lực ở Miến Điện; - Mỹ kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện (BBC). - Myanmar: Tình hình ở Rakhine đã được kiểm soát (TTXVN).
KINH TẾ- Khủng hoảng kinh tế Việt Nam (DĐKTVN). “Nay dân nghèo tới mức không mua nổi NƯỚC MẮM, thì đó là tàn mạt thê thảm tận cùng, không còn đường nào rút lui nữa. Giảm mua BĐS đã đành, giảm mua xe thì còn ok, nhưng giảm tới TIÊU THỤ NƯỚC MẮM thì rõ ràng nền KT đang bị KHỦNG HOẢNG nặng nề”. – Tiền Nhà nước, tiền nhà nghèo – (Bùi Văn Bồng).
- Không thể lại trao cho ngân hàng một thứ quyền “không đáng có” (Tầm nhìn). – Lãi suất huy động ngân hàng nào cao nhất? (VnEco). – Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi dài hạn (TBKTSG). – Vì sao ngân hàng tăng USD lên kịch trần? (PLTP). - Thả nổi nhưng không chạy đua (TP). - Hạ lãi suất: Cơ hội cho tín dụng ‘đen’ trỗi dậy? (VTC).
- Bộ Tài chính muốn có chế tài thúc tiến độ cổ phần hóa (VnEco).
- Người dân loanh quanh tìm cách giữ tiền (VEF).
- Thị trường bất động sản cần cơ cấu lại nợ (Thanh Tra). - Đáy bất động sản sắp bị phá? (VEF).
- Đánh bạc với cổ phiếu siêu rẻ, sắp phá sản (VEF).
- Hỉ, nộ, ái, ố… công bố thông tin (PLTP).
- Hàng hóa bị làm giá (TN).
- Giá cước vận tải giảm chậm (TT).
- Đề xuất gói hỗ trợ ngành sản xuất cá tra (TT).
- Nhiều công ty du lịch Trung Quốc ép giá (TBKTSG). – Khó quản thương lái Trung Quốc (NLĐ).
- Nông sản lại “ế” do Trung Quốc giảm mua. - Thương lái Trung Quốc thao túng lúa gạo: Lật mặt nhiều chiêu bẩn (DV).
- Ì ạch quảng cáo trực tuyến (NLĐ).
- Thượng viện Mỹ sắp bỏ chương trình kiểm tra cá da trơn nhập khẩu từ VN (VOA). =>
- Việt Nam-Đài Loan tổ chức hội thảo thương mại (VOA).
- Việt Nam, Sri Lanka tăng cường hợp tác du lịch (VOA).
- Đầu tư giữa Việt Nam và Indonesia cần tăng gấp đôi vào năm 2015 (RFA).
- Thị trường tài chính khởi sắc, sau kế hoạch hỗ trợ Tây Ban Nha 100 tỷ euro (RFI). – Thị trường thế giới tăng sau khi các ngân hàng Tây Ban Nha được cứu nguy (VOA). - Kết quả kế hoạch cứu nguy Tây Ban Nha phai nhạt trên thị trường thế giới(VOA). - Eurozone ‘bàn thảo cứu Tây Ban Nha’ (BBC). - Từ cái nôi của dân chủ Tây phương, thành cái giỏ nợ của Âu Châu (NV).
- Giá vàng và USD đồng loạt rớt mạnh (VnEco).
- Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2012 (RFA).
- Ôtô trong nước tháng 5: Hết đường lùi (VnEco).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cần sự đồng thuận cao trong tu bổ, tôn tạo di tích Gò Ðống Ða (ND).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 46) – (Nhật Tuấn).
- Làm thế nào để trở thành nhà văn nổi tiếng – (Goldmund).
- 3 TRUYỆN NGẮN CỦA ĐẶNG HÀ MY (Nguyễn Trọng Tạo). Vô coi hình đã hơn đọc truyện!
- Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo (Phê bình Văn học).
- “Chuyện đời như lửa” của Đỗ Nam Cao: “Có thơ không để tôi rơi xuống trần” (Trần Nhương). – ĐỖ NAM CAO – THƠ NGON RƯỢU NGON VÀ BẠN BÈ NGON (Nguyễn Trọng Tạo). – Đỗ Nam Cao: “Có thơ không để tôi rơi xuống trần” — (Bà đầm xòe).
- THƠ TRỊNH SƠN, ĐÔI ĐIỀU… – (Văn Công Hùng). BTV: nhắn bác VCH và các bác khác, cẩn thận với cái proxy pagewash vì đôi khi có malware trong đó, có thể phá hỏng máy. Các bác có thể vào phần computer management kiểm tra, đa số các lỗi gây ra do pagewash. Nên xài proxy khác.
- Đồng Chuông Tử: Chế Linh hát ở Hà Nội 02 (Inrasara). “Để vào được bên trong xem thần tượng hát, khán giả phải qua 4 vòng kiểm soát an ninh. Mỗi vòng kiểm soát là một lần đoàn người hồi hộp, ngao ngán. Chỉ một đêm hát thôi, làm thấy ghê quá, căng thẳng còn hơn cả chuyện xâm lăng xâm lấn gì đó. Thẻ diễn viên đẹp thế, vậy mà chiếc kéo các anh bảo vệ cũng không chút do dự xén một miếng dứt khoát, trông phát rầu dễ sợ”. Mời xem lại: Đồng Chuông Tử: Chế Linh hát ở Hà Nội (Inrasara).
- Trần Mộng Tú – chiếc hồ huyền bí – (DĐTK).
- Nghệ thuật đi tua (Truyện ngắn mini) (Phạm Ngọc Tiến).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 60) (Trần Nhương).
- Hoàng Phủ Ngọc Phan—PHUM CÙMRHU – (Người Lót Gạch).
- Albert Einstein và đạo Phật (Phù Sa).
- Nguyễn Hoài Vân – Sự chết của Thiên Chúa trong dòng lịch sử – (DĐTK).
- Nghiêm Lương Thành: Con lạy bố! (Trần Nhương).
- Vì yêu sách nên biết xếp hàng (TT).
- Chuyên thi hát cải lương ! (NLĐ). – NSƯT Lệ Thủy đón nhận danh hiệu NSND muộn (NLĐ). “Thú thật, nếu không có sự đặc cách của lãnh đạo TPHCM (vì thiếu các huy chương tại các liên hoan, hội diễn toàn quốc), tôi và các nghệ sĩ Viễn Châu, Kim Cương, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết khó có thể đón nhận danh hiệu cao quý này”.
<- Favic, tốp ca không có người Việt chuyên hát nhạc Việt nam (RFA).
- Đặc trưng mỹ học (Phê bình Văn học).
- VƯƠNG TÂM: Mường Mán độc đáo 5 trong 1 (Lê Thiếu Nhơn).
- Xăm đá, trào lưu lập dị của bộ phận giới trẻ (DT).
- Jerzy Pilch, Ba Lan: Dưới cánh Thiên thần Rượu (Lê Thiếu Nhơn).
- Phát hiện thêm binh mã ở lăng nhà Tần (BBC).
- Campuchia: Nghệ thuật mới được hoạch định cho một vương quốc cũ (VOA).
- Ai vẽ kiểu cho lá cờ Mỹ? (VOA).
- Có ai mua CĐV không? (TT).
- Hồi hộp trước người Nga (TN).
- Nadal vô địch French Open 2012 (BBC). – Rafael Nadal phá kỷ lục Roland Garros (RFI). – Nadal lập kỷ lục 7 lần vô địch Pháp Mở rộng (VOA).
- HLV tuyển Pháp phê ‘lối đá’ của Anh (BBC). – Tuyển Pháp gặp tuyển Anh. – Ý – Tây Ban Nha thủ hoà. Anh và Pháp ra quân (RFI). – EURO 2012 – Bảng D (RFA). – Pháp & Anh bất phân thắng bại (VNN). – Bóng Đá và Kỳ Thị(RFA). - Có ai mua CĐV không? (TT). - Hồi hộp trước người Nga (TN).
- Hoàng thành Thăng Long sẽ quy hoạch làm Công viên Lịch sử (Tầm nhìn). - Hoàng thành Thăng Long sẽ thành công viên (TP).
- Ngộ chữ hay ngộ nhận? (CAND).
- Xuất khẩu nhạc Việt – Ðường dài xa ngái! (SK&ĐS).
- Những cái ngáp “EURO” (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ Giáo dục đang làm ngơ trước một sự thật? (VNN).
- Thêm hình ảnh sai phạm từ camera ngoài trường (TT). – Bộ Giáo dục kết luận vụ ném ‘phao’ thi ở Bắc Giang (VNE). – “Vụ Đồi Ngô”:Chấm thanh tra toàn bộ bài thi (TQ). – Sẽ xử lý “thí sinh quay clip” theo hướng giáo dục (NLĐ). – Phỏng vấn TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp): Cần biểu dương thí sinh quay clip (NLĐ). – Bài văn thực tế (SK&ĐS). - Lại “sốc” với Clip gian lận môn Địa lý tại trường Đồi Ngô, Bắc Giang (GDVN). - Quay cóp là nỗi nhục quốc thể. - Bộ GD&ĐT: Gian lận thi Bắc Giang là có tổ chức (VTC). - Tiêu cực ở Bắc Giang: Có dấu hiệu giải đề từ bên ngoài (VNN). - Clip tiêu cực thi cử: Có dấu hiệu giải bài từ ngoài đưa vào (TP).
Thực ra “nỗi
nhục” này chỉ là một trong những “nỗi nhục” và xuất phát từ những nỗi
đau có tính căn nguyên. Đó là những sai lầm, phi lý có tính vĩ mô, hệ
thống, chúng cứ được duy trì hàng chục năm trời, không chịu/dám sửa đổi.
Thế là, như một lẽ tự nhiên, người dân cứ phải xoay sở để tồn tại, họ
phải dối trá, đối phó bằng mọi cách.
Chuyện đồng lương không đủ sống là một ví dụ. Tất cả phải lăn vào một cuộc ăn cắp vặt qua nhiều thế hệ.
Đồng lương các “mẹ hiền” quá tệ, cơ sở vật chất y tế cũng tệ không kém, nên các “mẹ hiền” dễ “ăn thịt” các “con”.
Quy hoạch đô
thị, làm đường sá tệ hại, dân phải bươn bả mà sống trong môi trường ngột
ngạt, thành thử dễ vi phạm luật giao thông.
Luật lệ lăng
nhăng, bất hợp lý, chồng chéo, không rõ ràng, quan thì lợi dụng, dân thì
phải “lách”, lo lót, và v.v.. không biết bao nhiêu ví dụ để mà minh
chứng cho cả một hệ thống phi lý đến kinh người này, nó tàn phá sức dân,
tài nguyên, niềm tin, thời gian …
- Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều ngành thiếu thí sinh (PLTP). - Bộ GDĐT giải đáp về kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012 (GDVN).- Nếu không có học sinh… (TN).
- Thư viện thông minh cho học sinh (VNE). =>
- Việt Nam thuê thêm nhiều giảng viên Hoa ngữ từ Đài Loan (VOA). – Việt Nam thuê thêm giáo viên Đài Loan khi nhu cầu học tiếng Trung gia tăng: Vietnam to hire more Taiwanese teachers as interest in Mandarin grows (Focus Taiwan). - Nhiều giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn (GDVN).
- Một đề toán, nên cười hay mếu? (DLB).
- Thiếu trường, hơn 1.000 học sinh Khánh Hòa bỏ học (NĐT).
- Cảm phục trẻ em làng Bèo, Bọt vượt sông tìm chữ (DT/ PLTP).
- Trẻ mắc tự kỷ gia tăng do gia đình thiếu hiểu biết (TTXVN). - Trẻ mắc tự kỷ gia tăng do gia đình thiếu hiểu biết (VOV).
- ĐBSCL: Được tuyển sinh Đại học “trên sàn, dưới chuẩn” (SGGP).
- Lưu ý về đề thi tuyển sinh đầu cấp (TN).
- Tệ nạn tấn công làng đại học: Cho sinh viên vay nặng lãi (TN).
- Thông tin những bệnh nhân được cứu sống từ lá đu đủ (Bee).
- Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng (TVN).
- ’50 năm nữa, lịch sử sẽ quên Steve Jobs’ (VNE).
- Apple bùng nổ tại WWDC 2012 (TN).
- Bộ Giáo dục nói về video tiêu cực thi cử (BBC). – Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: ‘Nếu công bố tiếp clip phao thi, tôi không có đất sống’ (VNE). - Giám thị tuồn phao, kỳ thi vẫn nghiêm túc? (ĐV). - Clip: Giám thị ‘trông’ cho thí sinh quay bài môn Địa (VTC). - Clip: Giáo viên vô tư chỉ bài cho thí sinh môn Sử (VTC).
- Cha mẹ cấm yêu, con bỏ nhà đi bụi (VNN).
- Tiền thưởng của giải Nobel giảm bớt (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tàu cá bất ngờ cháy nổ ngoài khơi biển Đông (Bee). – Cứu sống 38 thuyền viên tàu cá bị cháy trên biển (TTXVN).
- Đà Nẵng: Ô nhiễm kinh khủng ở Hòa Thọ Tây (DV).
- Có một vùng quê như thế (Trần Nhương).
- Chung tay giúp mẹ con “người rừng” (NLĐ).
<- Thực hư “ngôi mộ chữa bệnh” ở Thừa Thiên – Huế (TTXVN/ Bee).
- U Minh kỳ thú (NLĐ).
- Mất đất, nhà vì nạn khai thác cát (PLTP).
- Bí ẩn hai mẹ con “người rừng”: Lấy mẫu ADN để tìm cha cháu bé (TN).
- Sớm sửa chữa dải phân cách gây tai nạn (TT).
- Bí ẩn loài ác thú giết hại hàng loạt trâu bò ở Sơn La (GDVN).
- Táo bọc túi tẩm thuốc sâu đang gây lo ngại ở Trung Quốc (PLTP). – Chùm ảnh: Nông dân Trung Quốc tự chế túi thuốc sâu bọc táo (GDVN).
- Động đất mạnh vùi lấp nhà cửa ở miền bắc Afghanistan (VOA).
- Thêm nhiều ám ảnh từ bệnh viện (LĐ).
- Cơm ký ở Sài Gòn (RFA).
- Vào nơi công khai sản xuất rượu độc (VTC).
- Đắk Nông: Dân khốn khổ vì đập Đắk Nur tràn bờ (Tầm nhìn).
QUỐC TẾ
- Lực lượng nổi dậy Syria kêu gọi giới chức từ bỏ chế độ (RFI). – Các lực lượng chính phủ Syria tiếp tục tấn công phe nổi dậy (VOA). - Giao tranh ác liệt giữa trung tâm Dammascus (Lenta/ĐV). – Syria: Vẫn nhùng nhằng (NLĐ). – Phe nổi dậy Syria có vũ khí hóa học(PLTP). - Tòa án hình sự quốc tế yêu cầu Libya thả các nhân viên (VOV).
- Trung Quốc cam kết hợp tác tái thiết kinh tế Libya (TTXVN). - Libya dời bầu cử sang tháng 7, Liên Hiệp Quốc hoan nghênh (VOA).
- Nga nỗ lực tối đa tại cuộc gặp Nhóm P5+1 và Iran (TTXVN).
- NATO đồng ý hạn chế không kích vào khu vực dân cư ở Afghanistan (VOA).
- Xe buýt bị tấn công tại Pakistan, 3 người thiệt mạng (VOA). - Hoa Kỳ, Pakistan bất đồng về chuyện tiếp tế cho Afghanistan (VOA).
- Nhà chức trách Israel bắt giữ hàng chục di dân Phi Châu (VOA).
- ECOWAS mất kiên nhẫn với phe nổi dậy ở Bắc Mali (VOA).
- Công an Nga lục soát tư gia các nhà đối lập (RFI). – Cảnh sát Nga bố ráp nhà của nhiều thủ lãnh đối lập (VOA). – Zyuganov: luật biểu tình có thể giáng một đòn vào tính tích cực công dân (KP/Kichbu). – Nga: Ngày 12 tháng Sáu 70 nghìn cảnh sát sẽ xuống đường (inosmi/Kichbu).
- Bầu cử Quốc hội Pháp : không có làn sóng màu hồng (RFI). – VÒNG 1 BẦU CỬ QUỐC HỘI PHÁP: Đảng Xã hội giành thắng lợi NLĐ). – Tổng thống Pháp có thể có được đa số tuyệt đối cánh tả tại Quốc hội (RFI). – Kết quả bầu cử quốc hội Pháp (VOA). - Hạ viện Pháp có thể “đổi màu” (TN). - Bầu cử Quốc hội Pháp: Cánh tả giành thắng lợi (DT).
- Người biểu tình Chilê tìm cách ngăn chặn cuốn phim vinh danh ông Pinochet (VOA). =>
- Myanmar triển khai quân đội ở bang Rakhine (PLTP).
- Bộ trưởng Thương mại Mỹ bị điều tra về tai nạn xe (VOA).
- Syria ‘có thể tiếp tục thảm sát’ (BBC). - Mỹ gấp rút chuẩn bị không kích Syria? (TT). - Mỹ đẩy nhanh công tác chuẩn bị không kích Syria (VTC). – Syria: Vũ khí hóa học có thể rơi vào tay khủng bố (TP).
- Iran nhất trí thảo luận về đề xuất hạt nhân tại Nga (TTXVN). - Hoa Kỳ tăng áp lực lên Iran bằng biện pháp miễn trừ (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 11/06/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 11/06/2012; + Cuộc sống thường ngày – 11/06/2012; + Thời sự 19h – 11/06/2012.TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG VÀ NHÓM LỢI ÍCH “GIẤU MẶT”
Thống đốc - Một ẩn số |
Trong một phát biểu gần đây, người đứng đầu Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, minh bạch sẽ là chìa khóa để
vượt qua sự chi phối của lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng.
Nhưng trên thực tê, phải chăng chính cách triển khai như hiện nay lại tạo điều
kiện để các nhóm lợi ích thao túng thị trường; thôn tính nhau một cách thiếu
minh bạch.
Lệch hướng?
Đề án tái cấu trúc hệ thống NH cho thấy, mục tiêu đầu tiên của kế hoạch sẽ là dẹp ngân hàng nhỏ hoặc sáp nhập ngân hàng yếu để tăng chất lượng hoạt động. Nhưng theo chính Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đó là sự nhầm lẫn rất lớn.
Đề án tái cấu trúc hệ thống NH cho thấy, mục tiêu đầu tiên của kế hoạch sẽ là dẹp ngân hàng nhỏ hoặc sáp nhập ngân hàng yếu để tăng chất lượng hoạt động. Nhưng theo chính Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đó là sự nhầm lẫn rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, trọng tâm đầu tiên của tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng là cần xử lý toàn bộ nợ xấu để làm sạch bảng cân đối
tài sản. Và, để thành công, cần đi từ xử lý nợ xấu, cải tổ tổ chức, hoạt động đến
nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát.
Việc
tái cơ cấu cũng cần bắt đầu từ những ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh
(NHQD). Bởi theo NHNN tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân
hàng vào cuối quý I/2012 khoảng 3,6%, (trong khi Fitch Ratings ước lượng nợ xấu
của Việt Nam khoảng 12 -13% và theo một số nghiên cứu trong nước là khoảng
10%), và nếu chỉ tính với mức 3,6% thì hầu như các NHQD đã bị mất từ 50-70% vốn điều lệ, vì tổng dư nợ cho vay của
các ngân hàng này hiện rất lớn, chỉ 4 ngân hàng đã là hàng trăm nghìn tỷ. Nợ
xấu đang tác động nghiêm trọng đến các ngân hàng này và nếu tình trạng bị đẩy
đến đổ vỡ thì tác hại sẽ rất khủng khiếp.
Mặt khác, trong một văn bản trả lời các Đại biểu Quốc hội về việc tái cấu trúc 09
ngân hàng, mới đây Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định các ngân hàng này có thị phần
chưa chiếm đến 10% nên không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống. Vậy tại sao NHNN lại
chọn những thứ “không ảnh hưởng” để làm khâu đột phá trong kế hoạch quan trọng
này?
Vấn đề đặt ra là kế hoạch tái cấu trúc liệu đã đi đúng hướng hay
chưa khi mà vấn đề cần giải quyết tức thời là nợ xấu và khu vực cần tái cấu
trúc gấp là NHQD đã không được NHNN tính đến. Việc đi sai hướng đã và sẽ gây những
tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế xã hội.
Trở
lại với câu chuyện tái cấu trúc mà NHNN đang thực hiện; ngay từ “phát súng” đầu
tiên là sáp nhập 03 ngân hàng yếu là Ficombank, TinNghiaBank, SCB; đồng thời chỉ đạo BIDV với tư cách
đại diện vốn nhà nước tham gia vào vụ sáp nhập này với hy vọng tạo ra một ngân
hàng mới hùng mạnh. Tuy nhiên, ngay khi sự kiện được công bố đã gây tâm lý
hoang mang cho khách hàng dù cho BIDV đã đổ vào đây số tiền khổng lồ, nhưng đến
nay, sau 8 tháng thì 3 ngân hàng này vẫn “chết lâm sàng” và số vốn nhà nước, mồ
hôi nước mắt của nhân dân chưa biết bao giờ mới lấy lại được trong khi tài
chính đất nước đang khó khăn phải xoay sở đến từng đồng. Từ sự kiện này cho
thấy, kết quả của việc sáp nhập những ngân hàng yếu kém không phải là tạo ra
một ngân hàng mạnh mà chỉ tạo ra “những cái chết tốn kém” mà thôi.
Ai hưởng lợi?
Khi
đề án tái cấu ngân hàng theo hướng “làm mạnh những ngân hàng yếu” được đưa ra,
dư luận đã đặt dấu hỏi: Liệu có bàn tay đạo diễn của một nhóm lợi ích muốn thao
túng thị trường ngân hàng? Và khi xâu chuỗi những sự kiện đã diễn ra gần đây
thì người ta biết rằng, câu trả lời là có!
Một chuyên gia của chương
trình giảng dậy kinh tế Fulbringht đã phải thốt lên: “Vị thế của nhóm cổ đông
lợi ích đã lớn đến mức không chỉ có khả năng chi phối và thao túng trong một
vài ngân hàng cổ phần nhỏ mà còn có thể chi phối cả một phần hệ thống ngân
hàng.”
Một trong những “sản
phẩm” rõ nét nhất của kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng và cũng là ví dụ rõ nét nhất
cho biểu hiện thao túng là nhóm lợi ích đứng sau vụ thôn tính Sacombank mà đại
diện là các “doanh nhân giấu mặt”. Tuy nhiên, để hiểu câu chuyện này, cần bắt
đầu từ Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthermBank). Thật nực cười và đau xót khi
một ngân hàng có vốn điều lệ chỉ 3.200 tỷ đồng; có tổng tài sản hơn 70.000 tỷ,
trong lúc đã mất 20.000 tỷ và mất thanh khoản, bị xếp vào nhóm 4 lại có thể dẫn
đầu vụ thôn tính một ngân hàng có trị giá tài sản hàng tỷ USD và đang xếp nhóm
một và là công ty đại chúng đang niêm yết tại Sàn CK TP.HCM!
SouthermBank, nhiều năm
nay vẫn bị coi là một ngân hàng yếu. Ngân
hàng này bị các “cổ đông chiến lược” của mình biến thành cỗ máy huy động vốn và
tài trợ cho các dự án đầy tham vọng, mạo hiểm và rủi ro của mình. Trong tháng
9.2011, SouthermBank
đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản sớm nhất (do NHNN xiết chặt trần lãi
suất), trong khi số tiền huy động được đã được ngân hàng này cho các công ty nợ
xấu vay. Tình trạng mất thanh khoản tại SouthermBank tồi tệ tới mức NHNN đã
phải bơm tiền “giải cứu” và đưa vào tình trạng giám sát đặc biệt.
Việc NHNN bơm tiền cứu các ngân hàng
thương mại bị mất thanh khoản thể hiện nỗ lực của Chính phủ không muốn để xảy
ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng nhưng tự nó không làm hệ thống ngân hàng thương mại
tốt lên mà nó còn tạo
kẽ hở để những người đứng đằng sau lợi dụng. Không hiểu bằng cách nào nhưng vào
tháng 11.2011, bằng danh nghĩa tái cấu trúc, giải cứu SouthermBank, NHNN đã hào
phóng chỉ đạo rót 5.000 tỷ vào ngân hàng này để giúp cho SouthermBank thoát
khỏi tình trạng khách hàng rút tiền mà không có thanh toán (con số này được thể
hiện trong báo cáo tài chính 2011 của SouthermBank).
Và đặc biệt, bước sang
năm mới, tháng 1. 2012, NHNN lại tiếp tục ưu ái SouthermBank bằng việc tiếp tục
cho vay 5.000 tỷ để trả nợ chính NHNN nhưng rót vòng, thông qua BIDV và biến
đây thành một hoạt động cho vay liên ngân hàng thông thường. Có thể nói, đây
chính là mấu chốt vấn đề, bởi khi SouthermBank chưa trả được 5.000 tỷ cho NHNN
thì vẫn bị giám sát, vẫn nằm trong nhóm 4 thuộc diện phải sáp nhập. Nhưng khi
trong sổ sách của SouthermBank không còn
hiển thị số nợ NHNN mà chỉ nợ BIDV như một hoạt động vay liên ngân hàng bình
thường thì NHNN có thể rút toàn bộ giám sát ra và ung dung đẩy SouthermBank
nhảy vọt từ nhóm 4 lên nhóm 2; được cấp tăng trưởng tín dụng 15%; được đi vay
liên ngân hàng; “giải cứu” SouthermBank một cách ngoạn mục để ngân hàng này
chuẩn bị cuộc “cách mạng cá bé nuốt cá lớn”; tham gia thôn tính “đại gia”
Sacombank.
Cũng như nhiều người khác, nhóm lợi ích do những “đại gia tài chính”
nêu trên nhận thức rất rõ về sự “béo bở”
của Sacombank. Bởi lẽ, cho tới thời điểm hiện tại, với tổng
tài sản hiện có là 160.000 tỉ đồng, hơn 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh, phòng
giao dịch ở ba nước Đông Dương, 1 triệu khách hàng và tới 80% các điểm giao
dịch là bất động sản thuộc sở hữu riêng, Sacombank thực sự là một trong những
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Mà những ưu điểm này, có mơ thì những
Eximbank, SouthermBank
của các đại gia nêu trên cũng phải mất hàng chục năm nữa mới có thể gây dựng
được. Do vậy, thôn tính là lựa chọn tốt nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc này cũng hết sức bình thường. Nhưng điều
bất bình thường ở đây là không có sự minh bạch, không đàng hoàng. Phần lớn số
tiền vay từ NHNN, BIDV, ACB và các ngân hàng khác đã được những nhóm lợi ích
nêu trên đầu tư vào thương vụ thôn tính Sacombank.
Với những phép “biến hoá” như vậy
nhóm lợi ích nêu trên đã nắm thêm 15% CP STB cùng với 16% do Eximbank nắm giữ
và 24% Southermbank mua bằng “tiền giải cứu” từ NHNN và vay tín chấp tại ACB…
để hội đủ số % cổ phần để thâu tóm và đưa Sacombank vào “liên minh” của mình.
Có thể nói, đằng sau “thương vụ” tái
cấu trúc ngân hàng phương Nam, đã lộ rõ nhóm lợi ích lợi dụng kẽ hở để dùng
tiền nhà nước đi thao túng và thôn tính thị trường tài chính. Với một ví dụ về
nhóm lợi ích nêu trên, chúng tôi mong muốn coi đây là một cảnh báo về những dấu
hiệu tiêu cực đằng sau kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN. Chính
thống đốc Nguyễn Văn Bình từng phát biểu: “Với lòng yêu nước của nhân dân ta và
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tôi tin rằng, chúng ta sẽ không để lợi ích nhóm
chi phối lợi ích quốc gia.”. Vì vậy, chúng tôi rất mong những điều nêu trên sẽ
sớm được làm sáng tỏ.
Người sài gòn gởi cho QLB
The Diplomat
Người dịch: Dương Lệ Chi
10-06-2012
Sự lạc quan trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2008 đã không còn nữa. Đảng Cộng sản biết rằng họ phải hành động. Nhưng dường như họ chẳng biết phải làm gì.
Một bên của ngôi chợ Hoà Bình kiên cố và rộng lớn ở quận 5, TP Hồ Chí Minh, là một “ngôi chợ trời”, nơi những người bán hàng lắp các bóng đèn nhỏ trên hàng hóa và thịt cá của họ, và dây điện quấn vòng qua những chiếc ô dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, cảnh sát có thể xua đuổi họ, thậm chí bắt giữ hàng chục người buôn bán này. Đôi khi, hàng hoá bị tịch thu. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của họ hiện nay.
“Kể từ năm ngoái, thu nhập của gia đình chúng tôi đã giảm 40%, chỉ còn gần một nửa thu nhập trước đây”, cô Phan Thị Khánh nói, khi cô sắp sửa lại các bắp xà lách trong một cái rổ tre nông.
Cô Khánh làm việc 16 tiếng một ngày và nói rằng cô mang về nhà từ 100.000 – 200.000 đồng (khoảng 5 đến 10 đô la). Cô nói rằng chồng của cô giúp cô trong công việc buôn bán, trong khi các cậu con trai của họ làm việc tại các nhà máy địa phương. Cô nói, mấy đứa con trai vẫn sống chung trong nhà, bởi vì tiền thuê nhà quá mắc, chúng không đủ khả năng để ra ở riêng.
Cô nói: “Hầu hết những người mua sắm ở đây là các công nhân nhà máy hoặc những người ngoại tỉnh. Người giàu chẳng mua sắm ở đây. Giá đã tăng, nhưng mức lương của người lao động không tăng, nên họ mua sắm ít hơn“.
Không rõ con số chính thức, nhưng người dân địa phương nói rằng, các cuộc đình công tại các nhà máy ngày càng gia tăng, do mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Lo lắng về tiền lương càng trở nên trầm trọng hơn do lạm phát leo thang trong những năm gần đây. Lạm phát lên tới đỉnh điểm 23% hồi tháng 8 năm ngoái, trước khi giảm xuống còn 18% vào đầu năm 2012. Nhưng vẫn còn ở mức hơn 8% hồi tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế một lần nữa đã giảm xuống và có vẻ như không vượt quá 5,2% trong năm nay, theo tin từ chính phủ.
Chính phủ đang đáp ứng qua kế hoạch cải cách lớn trong ba lĩnh vực chính: lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, lĩnh vực ngân hàng và đầu tư công. Doanh nghiệp nhà nước đã bị lỗ lã quá nhiều trong nhiều năm. Thật vậy, công ty vận tải biển Vinalines là doanh nghiệp nhà nước, mà các phương tiện truyền thông chính phủ cho biết, đã “lãng phí” một tỷ đô la, chỉ là ví dụ rõ ràng nhất trong nhiều doanh nghiệp nhà nước. Ba giám đốc điều hành của công ty đã bị bắt, trong một lĩnh vực kinh doanh ước tính chiếm khoảng 40% nền kinh tế.
Trong khi đó, Tập đoàn Đóng tàu Vinashin đang đùa với trò phá sản sau nhiều năm quản lý yếu kém. Một trong những vấn đề được nhận diện là, công ty này đã chuyển hướng sang các thành phần kinh doanh “không căn bản”, như quản lý khách sạn.
Báo chí trong nước cho biết, trong một báo cáo gần đây gửi tới Quốc hội, cơ quan lập pháp của đất nước, chính phủ cho biết, các doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm chi tiêu gần 660 triệu đô la trong 5 năm, kết thúc vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, các quan chức chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến những vụ làm ăn thua lỗ lớn của nhà nước. Chẳng hạn như, ông Đỗ Văn Dương, Đại biểu Quốc hội TP HCM, đã nói với báo Thanh Niên: “Đã đến lúc phải khởi tố, điều tra những dự án làm thất thoát tài sản của đất nước, để quy trách nhiệm rõ ràng”. Ông nói rằng các trường hợp gần đây như Vinashin và Vinalines chính là sự quản lý kém của doanh nghiệp nhà nước.
Các công ty hiện đang được yêu cầu phải công bố thu nhập, nhưng kế hoạch này chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nhưng cho dù chính phủ có tuyên bố gì đi nữa, dường như cải cách thực sự sẽ không sớm xảy ra, khi các doanh nghiệp nhà nước đang chống lại sự thay đổi, đầu tư nước ngoài hay tái cấu trúc. Ngoài ra, nhiều người (âm thầm) than phiền rằng, các quy định của chính phủ để bảo đảm một lực lượng lao động lớn trong khu vực nhà nước và các dịch vụ [công] miễn phí cho người nghèo đang gặp vấn đề khó khăn, khi cố gắng nâng cao hiệu quả – họ than thở.
Năm ngoái, một số nhà kinh tế trong nước đã đưa ra những lời đề nghị thay đổi lớn nhất kể từ thời kỳ đổi mới, một chính sách bắt đầu từ năm 1986, đã mở cửa trở lại nền kinh tế của đất nước cộng sản bị cô lập, và là một hành động được nhiều nhà phân tích ghi nhận như là một động lực thực sự đằng sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hai thập niên qua.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát hoài nghi về những điều như thế. Ông Douglas “Pete” Peterson, cựu Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã nói về sự so sánh với thời kỳ đổi mới trong một cuộc phỏng vấn: “Ồ, tôi rất muốn nhìn thấy điều đó“. Ông Peterson là một tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến Việt Nam và là Đại sứ Mỹ đầu tiên thời hậu chiến ở Việt Nam, phục vụ từ năm 1997-2001. “Đổi mới là một quyết định lớn, chỉ diễn ra một lần nhưng đã có được lợi ích về mọi mặt“.
Ông nói rằng đã có một số lợi ích tức thì từ chính sách đó. Ông Peterson nói: “Người dân không còn bị đói. Nông dân được trả lại đất đai, năng suất gia tăng nhanh và mọi người được bảo đảm đủ lương thực. [Trước khi cải cách], người dân bị đói đến chết trên đường phố“.
Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ sau đó, niềm tin của người tiêu dùng đã xuống thấp. Thật vậy, theo công ty khảo sát thị trường Cimigo, trong tháng 10 năm 2011, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.
“[Các số liệu của tháng 10] là số liệu thấp nhất mà tôi chưa từng thấy”, ông Richard Burrage, một đối tác quản lý của công ty nói thêm rằng, sự suy giảm như thế thường xảy ra ngay sau khi giá xăng đạt tới đỉnh cao. Từ cuối tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, chỉ số tiêu dùng thực phẩm và chỉ số giá xăng dầu đã gia tăng đều đặn.
“Với mức lạm phát đó, người dân kiếm được ít hơn so với trước đây”, ông Burrage nói, lưu ý rằng có “nhiều lạc quan hơn” trong thời kỳ bùng nổ kinh tế trước năm 2008.
Tuy nhiên, giá xăng dầu không phải là chỉ số duy nhất mà các nhà phân tích để mắt tới – doanh số bán hàng điện thoại di động được xem như một cách không chính thức khác để đánh giá niềm tin của người tiêu dùng trên khắp cả nước. Việt Nam có số lượng lớn người sử dụng điện thoại di động, hầu hết giới trẻ sở hữu một vài cái điện thoại.
Trương Thị Ái Châu, 30 tuổi, đã từng quản lý một cửa hàng điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí Minh trong sáu năm. Nhưng cô nói rằng mọi thứ trở nên khó khăn hơn, không phải chỉ do các siêu thị hiện đang giảm bớt những cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn.
Cô nói: “Bây giờ khó khăn hơn nhiều. Trước đây, họ có thể mua các hiệu đắt tiền, nhưng bây giờ họ chỉ cần mua một cái để xài“.
Jonathan Pincus, một kinh tế gia của Harvard, đã giảng dạy ở Việt Nam hơn tám năm, tin rằng, mặc dù Đảng Cộng sản đã xác định đúng ba lĩnh vực thật sự cần cải cách, nhưng vấn đề cần làm thực sự thì vẫn chưa làm.
Ông nói: “Có sự thiếu đồng thuận về cách thực hiện. Tôi nghĩ rằng không có sự bất đồng về ý thức hệ” giữa các đảng viên. Ông cho rằng, đó chính là sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích đặc biệt hiện đang gây sự chia rẽ.
Với nhiều người bên ngoài, cách xử lý vấn đề của đảng nằm ở tầm mức từ không rõ ràng cho tới không thể hiểu được. Tuy nhiên, trong quá khứ, những gì đã rò rỉ ra bên ngoài cho thấy, có những rạn nứt bên trong nội bộ đảng và chính phủ, giữa các nhóm bảo thủ và nhóm cải cách.
Mặc dù, lần này có thể liên quan đến sự khác biệt lợi ích thương mại giữa các doanh nghiệp nhà nước và các nhóm khác. Chắc chắn, sau các thông báo rất rõ của chính phủ hồi năm ngoái, một số tin tức báo chí đã chỉ trích “lợi ích đặc biệt” do sự chống lại những cải cách quan trọng trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước.
“Họ cần phải làm gì đó, nhưng họ chẳng biết làm gì“, ông Pincus nói.
Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trong một thập niên theo sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, cuộc khủng hoảng này đã đe dọa phá hoại những sự tiến bộ trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong năm năm qua, nền kinh tế đã xoay chuyển giữa các chu kỳ tăng trưởng và suy thoái.
Ông Pincus nói: “Các vấn đề khó khăn hiện nay là nghiêm trọng. Chúng ta sẽ bị kẹt trong chu kỳ tăng trưởng và suy thoái này cho đến khi mọi thứ được sửa đổi. Giai đoạn phát triển dễ dàng đã qua rồi“.
Nguồn: The Diplomat
Đất Việt
Scribd
Người dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
1. Liên quan đến Dự thảo Nghị định mới về Quản lý Internet ở Việt Nam: liệu đây có phải là một hành động kiểm duyệt internet? Ông có nghĩ rằng nghị định này có khả năng thông qua?
Đáp: Dự thảo Nghị định này là thêm một bước nữa trong việc thắt chặt kiểm duyệt và kiểm soát Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện dự thảo nghị định này đang được đưa ra lấy ý kiến của công chúng. Có thể thấy có những sửa đổi, nhưng theo đánh giá của tôi thì, nó sẽ được ban hành tương đối không thay đổi gì mấy trong tháng 6 này.
2. Ông nghĩ gì về Dự thảo Nghị định này?
Đáp: Dự thảo Nghị định là sự cố gắng để theo kịp phát triển công nghệ. Nghị định không đưa ra thêm nhiều hạn chế mới, mà chỉ sửa đổi để kiểm duyệt internet. Nghị định đưa ra các biện pháp chi tiết rằng các cá nhân, các công ty thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo. Cá nhân cũng sẽ bị buộc phải tiết lộ tên thật nếu họ sử dụng bút danh.
Điều 7 của dự thảo Nghị định là điều quan trọng. Điều này lặp lại vô số các hạn chế trước đây, đã được ghi trong luật pháp Việt Nam và các nghị định của chính phủ, những hạn chế này được gom lại để trói buộc trực tiếp vào việc sử dụng Internet (ví dụ: truyền dẫn các dữ liệu qua mạng) của khách hàng là các cá nhân, tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan chính phủ.
3. Ông nghĩ gì khi chính phủ bị buộc phải hành động ngay bây giờ?
Đáp: Có ba lý do có thể giải thích việc ban hành Dự thảo Nghị định này. Lý do thứ nhất, Dự thảo Nghị định này là một sự phát triển mới nhất trong việc hạn chế Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông áp đặt. Các quan chức chính phủ Việt Nam không muốn mất khả năng kiểm soát thông tin và không muống mọi người công khai bày tỏ ý kiến. Dự thảo Nghị định này là một sự cố gắng để đuổi kịp thời gian.
Lý do thứ hai, Dự thảo Nghị định ngay lập tức đã làm cho các nhà hoạt động chính trị, các nhà bình luận xã hội, và các blogger tự do bày tỏ quan điểm, lo ngại về việc sử dụng Internet. Một mối lo ngại lớn đó là, sự liên kết giữa các bài bình luận trong nước và chính sách đối ngoại. Khi căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông thúc đẩy Việt Nam tiến tới hợp tác chiến lược và quốc phòng với Hoa Kỳ, Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược. Năm nay, nếu các thủ tục trước đây về trao đổi thăm viếng của các bộ trưởng quốc phòng ba năm một lần được tiến hành, thì ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới thăm Hà Nội. Rõ ràng là các cuộc bầu cử ở Mỹ trong tháng 11 năm nay đã có thêm áp lực để đạt được thỏa thuận và tổ chức chuyến viếng thăm này sớm hơn, thay vì muộn hơn.
Một số nhân vật cực kỳ bảo thủ trong đảng nghi ngờ về “diễn biến hòa bình” và tác động của nó đối với chính trị trong nước, cũng như quan hệ với Trung Quốc. Dự thảo Nghị định sẽ siết chặt các nhà bất đồng chính kiến trong nước và hạn chế khắc khe các hoạt động của họ bằng cách làm cho họ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet chịu trách nhiệm về việc phổ biến tài liệu hoặc lưu trữ trên mạng internet.
Thứ ba, rõ ràng là dự thảo Nghị định được thảo ra với mục đích nhắm vào các đàm phán Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. Với mục đích này, nó có thể được xem như một biện pháp ưu tiên để Nghị định có hiệu lực trước khi các cuộc đàm phán của TPP hoàn thành.
Dự thảo Nghị định nhằm mục đích khẳng định quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, ngay cả việc yêu cầu họ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định của Nghị định này, các công ty nước ngoài sẽ bị buộc phải hợp tác để cùng kiểm duyệt bằng cách cài tường lửa và các công nghệ giám sát khác, báo cáo các vi phạm về Điều 7 cho các cơ quan của chính phủ, và tiết lộ thông tin về khách hàng. Các công ty nước ngoài sẽ bị yêu cầu cung cấp tên của các viên chức, những người chịu trách nhiệm để áp dụng Nghị định này trong các hoạt động hàng ngày của họ. Nói cách khác, bằng cách yêu cầu các văn phòng đại diện thành lập tại Việt Nam, các cơ quan an ninh Việt Nam có thể có các thông tin cần thiết về các cá nhân này và biết rõ về họ, nếu cần.
4. Dự đoán là có một dự luật khác, yêu cầu các kênh truyền hình trả tiền, cung cấp các phụ đề tiếng Việt, sẽ có hiệu lực trong tháng 5. Phải chăng chính phủ đang xiết chặt hơn nữa đối với các phương tiện truyền thông? Nếu đúng như vậy, tại sao họ lại làm điều này bây giờ?
Đáp: Có hai khía cạnh yêu cầu các kênh truyền hình trả tiền để cung cấp phụ đề Việt ngữ. Thứ nhất là văn hóa tư tưởng và liên quan đến quan điểm của Đảng về bản sắc dân tộc Việt Nam. Các bộ phim nước ngoài với phụ đề Việt ngữ nếu được chấp thuận, sẽ đến được với đông đảo khán giả hơn. Thứ hai, yêu cầu này cũng được thiết lập như là rào cản thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp phim truyền hình trong nước của Việt Nam và tăng chi phí cho việc nhập khẩu các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Lần đầu tiên khi Việt Nam tuyên bố “đổi mới”, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản lúc đó đã cảnh báo rằng, nếu mở rộng cửa sổ, thì ruồi và muỗi sẽ bay vào. Lời cảnh báo đó vẫn còn có tác dụng cho đến ngày nay. Đại Hội đảng lần thứ 11 đã đề ra mục tiêu “chủ động hội nhập” với nền kinh tế toàn cầu. Điều này có nghĩa là, những người giám sát cực kỳ bảo thủ về hệ tư tưởng và văn hóa Việt Nam phải nỗ lực gấp đôi để cách ly Việt Nam khỏi các hiện tượng tiêu cực nước ngoài.
———-
Người dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
1. Nghị định này sẽ giải thích rõ về nhiều hạn chế hiện tại ở mức độ nào? Chẳng hạn như, điều 7 đưa ra một loạt những điều cấm về nội dung Internet, nhưng tôi không rõ là liệu những điều này có thực sự thể hiện những hạn chế mới hay không. Điều 14 nói về việc tạo ra một “trạm trung chuyển Internet” quốc gia và tôi tò mò muốn biết liệu điều này đã có trước đó hay chưa.
Đáp: Điều 7 lặp đi lặp lại các hạn chế trước đó đã thể hiện trong luật pháp và các nghị định khác nhau của chính phủ Việt Nam (xem đoạn trích phía dưới). Điều này cũng gom các nghị định và các luật lệ lại với nhau để hạn chế trực tiếp việc sử dụng Internet (ví dụ: chuyển dữ liệu qua mạng điện tử) của khách hàng là những cá nhân, tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ internet và các cơ quan chính phủ. Nói cách khác, Nghị định này là sự cố gắng để bắt kịp phát triển công nghệ. Nghị định này không đưa ra thêm nhiều hạn chế mới, mà chỉ sửa đổi để kiểm duyệt internet, như thiết lập các biện pháp chi tiết để các công ty thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo. Các cá nhân cũng sẽ bị buộc phải tiết lộ tên thật, nếu họ sử dụng bút danh.
Về điều 14 và tham chiếu của điều này đối với Trạm Trung chuyển Internet Quốc gia Việt Nam. Việt Nam thành lập hệ thống Trung chuyển Internet Quốc gia (VNIX) đầu tiên ở Hà Nội hồi tháng 11 năm 2003 và lập VNIX thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2004. Điều 14 chủ yếu tập trung vào thương mại và doanh thu cho các cơ quan Chính phủ.
2. Nghị định này có ý nghĩa gì đối với các cuộc đàm phán thương mại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra, trong đó Hoa Kỳ đang cố gắng tạo ra các tiêu chuẩn mới về “dòng chảy tự do” cho các dữ liệu? Phải chăng, điều này báo hiệu rõ ràng là Việt Nam chống lại vấn đề này?
Đáp: Rõ ràng là dự thảo Nghị định này được soạn với mục đích nhắm vào các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ. Nó còn nhằm mục đích khẳng định quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet cho Việt Nam, ngay cả ở mức độ yêu cầu họ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định của nghị định này, các công ty nước ngoài sẽ bị buộc hợp tác để kiểm duyệt, bằng cách cài tường lửa và các công nghệ giám sát khác, báo cáo các vi phạm Điều 7 cho các cơ quan chính phủ, và tiết lộ thông tin về khách hàng. Các công ty nước ngoài sẽ được yêu cầu cung cấp tên của các viên chức của họ, những người chịu trách nhiệm thực thi Nghị định này trong các hoạt động hàng ngày. Nói cách khác, bằng cách yêu cầu các văn phòng đại diện được thành lập tại Việt Nam, các cơ quan an ninh Việt Nam có thể có được các thông tin cần thiết về các cá nhân và biết rõ về họ, nếu cần.
Dự thảo Nghị định này có các quy định sẽ cho phép Việt Nam trừng phạt hơn nữa việc vi phạm bản quyền Internet, một mối quan ngại đối với những người thúc đẩy Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Mặt khác, và quan trọng hơn, là Nghị định này có các quy định chắc chắn sẽ cản trở “dòng chảy tự do” của các dữ liệu, và do đó, nó chính là rào cản thương mại.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm mười lăm quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt, tôi đã viết: “Bốn vấn đề cần giải quyết: nới lỏng hạn chế truy cập Internet, kết luận về một hiệp ước đầu tư song phương, chấp thuận cho gia tăng số nhân viên làm việc tại Đại Sứ quán Mỹ, và nâng cao hợp tác giáo dục như cho phép các trường đại học Mỹ hoạt động ở Việt Nam“. Có khoảng 200 trường đại học Mỹ đã ký các bản ghi nhớ khác nhau về hợp tác giáo dục với các đối tác Việt Nam. Rất ít bản ghi nhớ [đã ký] này được thực hiện. Một mối đe dọa phổ biến là, do việc từ chối nới lỏng hạn chế Internet ở Việt Nam, nên các sinh viên Mỹ theo học ở Việt Nam khó có thể tự do truy cập Internet.
3. Ông có biết khi nào thì dự thảo Nghị định này có hiệu lực? Và ông có biết vì sao Nghị định này sẽ có hiệu lực vào thời điểm cụ thể đó hay không?
Đáp: Tôi không biết khi nào thì Nghị định này có hiệu lực, nhưng tôi không ngạc nhiên [về thời điểm Nghị định có hiệu lực]. Tôi đã từng viết rằng, một lúc nào đó Việt Nam có ý định thắt chặt kiểm soát Internet.
Vì sao nghị định xuất hiện vào thời điểm này? Để tôi đoán thử xem. Có bốn lý do có thể giải thích việc ban hành dự thảo Nghị định này. Lý do thứ nhất, dự thảo Nghị định này là bước phát triển mới nhất trong việc hạn chế Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông áp đặt. Các quan chức chính phủ Việt Nam không muốn mất khả năng kiểm soát thông tin và không muốn mọi người công khai bày tỏ ý kiến. Dự thảo Nghị định này là một sự cố gắng để theo kịp với thời gian và hạn chế các hoạt động không bị luật pháp và các nghị định trước đó kiểm soát một cách tương thích.
Thứ hai, dự thảo Nghị định gây lo ngại về việc sử dụng Internet của các nhà hoạt động chính trị, các nhà bình luận xã hội, và các blogger, những người tự do bày tỏ quan điểm của họ. Một mối lo ngại chính là mối liên hệ giữa các bài bình luận đối nội và chính sách ngoại. Khi căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông gia tăng, đã khiến Việt Nam đẩy mạnh hợp tác chiến lược và quốc phòng với Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược. Năm nay, nếu các thủ tục trước đây về trao đổi thăm viếng của các bộ trưởng quốc phòng ba năm một lần được tiến hành, thì ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới thăm Hà Nội. Rõ ràng là các cuộc bầu cử ở Mỹ trong tháng 11 năm nay đã có thêm áp lực để đạt được thỏa thuận và tổ chức chuyến viếng thăm này sớm hơn, thay vì muộn hơn.
Một số nhân vật cực kỳ bảo thủ trong đảng nghi ngờ về “diễn biến hòa bình” và tác động của nó đối với chính trị trong nước, cũng như quan hệ với Trung Quốc. Dự thảo Nghị định này sẽ siết chặt các nhà bất đồng chính kiến trong nước và hạn chế khắc khe các hoạt động của họ bằng cách làm cho họ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet chịu trách nhiệm về việc phổ biến tài liệu hoặc lưu trữ trên mạng internet.
Thứ ba, rõ ràng là dự thảo Nghị định được thảo ra với mục đích nhắm vào các đàm phán về Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. Với mục đích này, nó có thể được xem như một biện pháp ưu tiên để Nghị định có hiệu lực trước khi các cuộc đàm phán của TPP hoàn thành.
Và thứ tư, dự thảo Nghị định có thể xuất hiện như là kết quả của quá trình quan liêu nội bộ, phù hợp với một số lịch trình làm việc đã được tán thành trước đó.
Tất cả mọi điều nói trên hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, có thể giải thích cho sự xuất hiện của Nghị định vào thời điểm này.
———–
Lần đầu tiên khi Internet được giới thiệu ở Việt Nam, các cơ quan chính phủ lập tường lửa để ngăn chặn truy cập các trang web mà họ cho là lật đổ chính trị. Những trang web này được điều hành bởi các nhóm chống cộng người Việt định cư ở nước ngoài, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng tin quốc tế như các ban Việt ngữ của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Các hạn chế đối với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã được nới lỏng trong năm 2009 nhưng với Đài Á châu Tự do thì vẫn giữ nguyên. Cuối tháng 12 năm 2009, những bức tường lửa này đã được mở rộng gồm cả Ban Việt ngữ Đài BBC và Facebook.
Bộ Công an và Tổng cục II thường xuyên theo dõi các cuộc điện thoại, điện tín, thư từ, e-mail, Internet và điện thoại di động. Các thành viên Khối 8406 đã cố gắng tránh bị phát hiện sử dụng điện thoại kỹ thuật số và công nghệ mã hóa trên các trang web, được cung cấp bởi dịch vụ nói chuyện qua mạng, như PalTalk, Skype và Yahoo! Messenger, để lập các phòng thảo luận ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Năm 2008-2009, các quan chức Việt Nam đã phải đối mặt với các thách thức gia tăng đối với quyền hành của mình – bình luận chính trị trên Internet do các blogger viết, những người không có mối quan hệ với phong trào ủng hộ dân chủ (Duy Hoàng, Cường Nguyễn và Angelina Huỳnh 2009). Ví dụ, đầu năm 2009, một nhóm 700 người đã ký tên trên một trang Facebook để phản đối khai thác bôxit (theo bài báo Bauxite Basher, báo The Economist, ngày 23 tháng 4 năm 2009). Các nhà hoạt động môi trường khác đã thành lập một trang web rất nổi tiếng, dành cho vấn đề khai thác bauxite gây tranh cãi. Một số blogger độc lập cũng đã xuất hiện và thu hút sự quan tâm của dân chúng trên blog của họ.
Các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bị đặt vào vị thế bất tiện khi phải biện hộ việc xử lý các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, từ những lời chỉ trích của những công dân yêu nước có đầu óc dân tộc chủ nghĩa, gồm các thành viên trong giới tinh hoa chính trị. Chế độ đã phản ứng bằng cách đàn áp các nhà phê bình, rồi chuyển sang việc tước đoạt chuyện viết blog trên Internet. Tháng 5 năm 2010, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, công bố trong một cuộc họp báo rằng, tổng cục của ông đã ‘phá hủy 300 blog cá nhân và trang web xấu’ (trích trong Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á 2010b).
Những người chỉ trích chính phủ cáo buộc Tổng cục II đã bị ảnh hưởng chính trị từ Bắc Kinh và đã sử dụng thiết bị điện tử tinh vi để xác định các ‘nhà hoạt động chống Trung Quốc’ (Crispin 2009). Năm 2010, một loạt các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DOS) đã tấn công trang Thông Luận, một trang web bình luận chính trị, và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, một trang web Công giáo, đã truy ra dấu vết địa chỉ IP đến từ Viettel, một công ty thuộc Bộ Quốc phòng (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á 2010b).
Có khả năng là các đơn vị đặc biệt trong Bộ Công an cũng đã tham gia trong các đợt tấn công chưa từng có, trực tiếp chống lại các trang blog độc lập, bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 và gia tăng trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010. Trong thời gian này, các cuộc tấn công trên mạng đã tấn công hơn hai chục trang web và blog, những trang do người Công giáo điều hành (liên quan đến các vấn đề đất đai), các diễn đàn thảo luận chính trị, các nhóm chính trị đối lập và những nhà bảo vệ môi trường (khai thác bôxit).
Các tin tặc đã chiếm trang blog Osin trong tháng 1 năm 2010 và đã đăng các tin vịt, nói rằng chủ blog, nhà báo Huy Đức, nghỉ hưu vì ông ‘không còn ý tưởng mới’ [để viết] (Việt Tân 2010). Một tin vịt khác cũng đã xuất hiện trên DCVOnline, trang web về tin tức và thảo luận, thông báo đóng cửa trang web do xung đột nội bộ. Các tin tặc đã truy cập vào database của diễn đàn thảo luận x-cafevn.org và đăng tải: tên đăng nhập, email, chỗ ở và các địa chỉ IP của hơn 19.000 người sử dụng trang web này. Hồ sơ giả mạo về các quản trị viên và các nhà hoạt động liên quan với x-cafevn.org đã được đăng tải tại địa chỉ: www.x-cafenv.db.info. Tóm lại, ‘mục đích là làm cho cộng đồng mạng tin rằng, các nhân viên tình báo của Hà Nội làm việc với tin tặc, có thể có được hồ sơ thật sự của bất kỳ nhà hoạt động Việt Nam nào hoặc bất kỳ người nào sử dụng internet (Việt Tân 2010).
Các cuộc điều tra độc lập của Google và McAfee, một công ty chuyên về bảo mật internet, xác định rằng, đa số các máy chủ kiểm soát và điều khiển đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng, được thực hiện qua các địa chỉ IP ở trong nước Việt Nam. Giám đốc kỹ thuật của McAfee, ông George Kurtz kết luận: ‘Chúng tôi tin rằng thủ phạm có thể có động cơ chính trị và có thể có liên quan đến chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Đây có thể là ví dụ mới nhất về tin tặc và các cuộc tấn công mạng với động cơ chính trị’ (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 2010b, nhấn mạnh trong bản gốc).
Các cuộc điều tra của Google và McAfee đã xác định rằng các cuộc tấn công mạng đã sử dụng malware ‘botnet’ (W32/Vulvanbot) ngụy trang trong phần mềm gõ tiếng Việt, VPSKeys, để xâm nhập vào các trang blog, thu thập thông tin của người sử dụng, và sau đó điều khiển các cuộc tấn công ồ ạt bằng DOS, chống lại các trang web vi phạm và những người Việt ở hải ngoại sử dụng máy tính để truy cập vào các trang web này. Neel Mehta, một thành viên trong nhóm bảo mật của Google kết luận rằng, các cuộc tấn công trên mạng đã được chỉ đạo nhắm vào các blog có chứa các thông điệp về bất đồng chính kiến. Đặc biệt là các cuộc tấn công này đã cố gắng đè bẹp sự phản kháng đối với các nỗ lực khai thác boxit ở Việt Nam ‘(Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 2010b, nhấn mạnh trong bản gốc). Thật vậy, từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ đã đánh sập trang web bauxiteViet Nam.info.
Bộ Văn hóa – Thông tin
Bộ Văn hóa Thông tin là một trong những tổ chức chủ động ban hành các quy định nhằm chống lại việc sử dụng Internet của những người được gọi là các nhà bất đồng chính kiến trên mạng, các nhóm và các cá nhân hoạt động chính trị. Chẳng hạn như, chính phủ ban hành Nghị định 55/2001 ND-CP về quản lý và sử dụng Internet (23 tháng 8 năm 2001). Nghị định này áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt trên Internet, gồm các yêu cầu phiền phức cho các chủ quán cà phê mạng báo cáo vi phạm luật lệ. Một quy định tiếp theo được ban hành hồi tháng 8 năm 2005, quy định việc sử dụng nguồn lực Internet chống lại nhà nước là trái luật, gây mất ổn định an ninh, kinh tế hay trật tự xã hội, vi phạm các quyền của tổ chức, cá nhân, và can thiệp với các máy chủ của hệ thống tên miền (DNS) của nhà nước. Một nghiên cứu của OpenNet Initiative trong năm 2006 về các nỗ lực của Việt Nam kiểm soát việc sử dụng Internet, phát hiện rằng, Bộ Công an ưu tiên chặn truy cập vào các trang web có chứa thông tin liên quan đến Hiệp ước Biên giới trên Đất liền của Việt Nam ký với Trung Quốc năm 1999 và các bình luận chính trị khác.
Bộ Văn hóa Thông tin đã đối phó với việc sử dụng Internet của những người bất đồng chính kiến trên mạng bằng cách yêu cầu các quan chức chính phủ thực thi kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn như giữa năm 2007, các nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh được yêu cầu ngăn chặn việc phổ biến các tài liệu chống chính phủ trên Internet của “các thế lực thù địch”. Cùng lúc đó, các hạn chế được áp đặt nhằm giới hạn truy cập vào truyền hình vệ tinh. Tháng 8 năm 2007, Bộ Văn hóa Thông tin bắt đầu kiểm tra các điểm truy cập Internet ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ để bảo đảm mọi người tuân thủ.
Ngày 3 tháng 8 năm 2007, Tổng cục Bưu chính Viễn thông đã chỉ đạo chính quyền các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các quán cà phê Internet và cảnh cáo rằng sẽ đưa ra các hình phạt nặng nếu những người vi phạm tải và phát tán các thông tin ‘độc hại’. Các bộ và các cơ quan chính phủ được yêu cầu biên soạn danh sách tất cả các trang web và các dịch vụ bị cấm trên Internet.
Ngày 7 tháng 8 năm 2007, Bộ Văn hóa Thông tin tạm thời đóng cửa trang web của Công ty Giải pháp Sáng tạo VVT, một trang web nổi tiếng ở Hà Nội. VVT bị cáo buộc cho phép đăng tải các bài báo có ‘thông tin không chính xác’, vi phạm Luật Báo chí và Nghị định 55 của chính phủ. Các nhà chức trách đã đưa ra trường hợp ngoại lệ đặc biệt về tài liệu trên diễn đàn mạng đã chỉ trích chính phủ việc nhượng bộ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về hiệp ước biên giới năm 1999 và tài liệu thảo luận về sai lầm trong mối quan hệ của Đảng Cộng sản VN với Hoa Kỳ, và yêu cầu thay đổi chính trị.
Năm 2007, sau khi thanh tra việc truy cập internet của các trang web ở 61 tỉnh, thành phố, Bộ Văn hóa Thông tin đã có các bước củng cố tường lửa để chặn các tài liệu được cho là lật đổ và có hại cho an ninh quốc gia. Bộ cũng đã chỉ đạo cho cổng internet duy nhất của Việt Nam là Công ty Điện toán và Truyền số liệu, chặn các trang web dựa theo danh sách do Bộ Công an đưa ra và cập nhật thường xuyên. Cùng lúc, Bộ Văn hóa Thông tin ban hành các quy định yêu cầu các chủ quán cà phê Internet phải có giấy phép đặc biệt, quy định kiểm tra gia đình, nghề nghiệp và tình hình tài chính của họ. Bộ cũng đã công bố rằng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ phải chịu trách nhiệm ngăn chặn các trang web chống chính phủ. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đã được yêu cầu [những người sử dụng phải] có chứng minh nhân dân có ảnh, và các nhà cung cấp dịch vụ internet phải giám sát và lưu trữ thông tin về các hoạt động trực tuyến của những người sử dụng.
Ngày 10 tháng 10 năm 2007, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành một quyết định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải có giấy phép trước khi lập một trang web mới. Theo quyết định của Bộ, những người cung cấp nội dung Internet chỉ được phép chuyển những thông tin mà họ đã được cấp phép và được yêu cầu giữ lại chi tiết về hồ sơ thông tin liên lạc. Những người cung cấp nội dung Internet cũng bị cấm đăng tải thông tin kích động người dân chống chính phủ hoặc gây ra sự thù địch giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Năm 2007, Việt Nam nhận diện gần 2.000 trang mạng mang tính lật đổ, gồm Thông Luận, Hận Nam Quan, Con Ong, Con Vịt, Việt báo Online và Ký Con. Tổng Công ty Dữ liệu Việt Nam chịu trách nhiệm lọc những trang web này.
Hạn chế Internet tiếp tục được áp đặt trong năm 2008. Ngày 28 tháng 8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97, quy định việc lạm dụng internet để phản đối chính phủ, tiết lộ bí mật quốc gia, và cung cấp thông tin xuyên tạc là bất hợp pháp. Tháng 12, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư số 7, chỉ thị cho các blogger hạn chế đăng các bài viết liên quan đến các vấn đề cá nhân và cấm các tài liệu đụng chạm tới chính trị, vấn đề được coi là bí mật nhà nước, lật đổ hoặc đe dọa trật tự xã hội và an ninh quốc gia.
Tháng 11 năm 2008, các quan chức an ninh tăng cường can thiệp mạnh bạo hơn, nếu không, đóng cửa các trang trên Facebook, nơi các blog đã được lập để chống lại việc khai thác boxit (Stocking 2009). Về vấn đề này, họ đang bắt chước Trung Quốc, nhà chức trách nước này cũng đã chặn Facebook hồi tháng 7, và sau đó áp đặt các hạn chế lên Twitter và YouTube. Chính phủ cũng đối phó với các cuộc biểu tình chống lại việc lấy đất đai của người Công giáo, bằng cách chặn các trang web Công giáo.
Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 4 năm 2010, Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 15/2010/QD-UBND yêu cầu cài đặt Phần mềm Quản lý các Đại lý Internet (còn gọi là ‘Lục Bá’, tức ‘Green Dam’) vào tất cả các máy tính ở các quán cà phê Internet, khách sạn , nhà hàng, sân bay, trạm xe buýt và các địa điểm khác cung cấp truy cập trên mạng vào cuối năm nay. Phần mềm này sẽ cho phép chính phủ theo dõi các hoạt động của người sử dụng và ngăn chặn việc truy cập đến các trang web.
Theo Quyết định số 15, những người sử dụng internet ở Hà Nội đều bị cấm làm bất cứ điều gì trên mạng nhằm chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chiến tranh, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, dâm ô, tội ác, bất ổn xã hội, phá hoại các giá trị văn hóa; kêu gọi biểu tình bất hợp pháp, tẩy chay, [kêu gọi] tụ tập đông người khiếu kiện không đúng quy định của pháp luật.
Các nhóm bị nhắm tới trong việc đàn áp sách nhiễu các blogger. Trong thời gian bảy tháng, từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010, Việt Nam đã bắt giữ bốn blogger độc lập và thẩm vấn trong thời gian kéo dài. Năm 2009, nhà báo Huy Đức viết blog dưới bút danh ‘Osin’ đã viết bình luận về nhân quyền ở Liên Xô. Ông bị sa thải khỏi báo Sài Gòn Tiếp Thị, do bị áp lực từ các quan chức an ninh. Bùi Thanh Hiếu, người đã viết blog dưới cái tên ‘Người Buôn Gió’, đăng tải bình luận chỉ trích việc xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam, tranh chấp đất đai công giáo và khai thác bôxit. Anh Hiếu liên tục bị cảnh sát thẩm vấn trong năm 2008-2009 về vai trò xúi giục trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị bắt vào tháng 8 [năm 2009] (Stocking 2009).
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã viết blog dưới cái tên ‘Mẹ Nấm’, cũng đã đăng bài trên blog, thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc, khai thác bôxit và tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Cô bị cảnh sát thẩm vấn về việc tham gia in áo thun với khẩu hiệu “Không làm boxit, Không Trung Quốc; Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam (Stocking 2009)”.
Và cuối cùng là blogger Phạm Đoan Trang, đã bị giam giữ theo các điều khoản về luật an ninh quốc gia Việt Nam, do các bài của cô viết về biển Đông, sự phân chia Việt Nam năm 1954 và vai trò của Trung Quốc như là một bá quyền (Deutsche Presse Agentur, 31-08-2009). Cô đã được phóng thích sau khi cảnh sát kết luận rằng cô không liên quan đến bất kỳ mạng lưới bất đồng chính kiến chính trị nào. Về phần mình, cô Trang nói cô đã học được rằng, chỉ thảo luận về các vấn đề cá nhân trên internet và hứa sẽ tránh xa các chủ đề chính trị.
06-05-2012
Bối cảnh
Trích từ “Thayer Consultancy Background Briefing”, ngày 17 tháng 4 năm 2012
“Có khoảng 200 trường đại học Mỹ đã ký các bản ghi nhớ khác nhau về hợp tác giáo dục với các các đối tác Việt Nam. Rất ít bản ghi nhớ đã ký này được thực hiện. Một ý kiến chung là việc từ chối nới lỏng các hạn chế Internet của Việt Nam nên các sinh viên Mỹ theo học ở Việt Nam khó có thể tự do truy cập Internet [phần nhấn mạnh được thêm vào]”.
[Tên người hỏi đã bị xóa]
Chúng tôi có một thắc mắc liên quan đến các thông tin gần đây của ông về Nghị định Internet. Chúng tôi quan tâm đến sự bế tắc trong việc thực hiện các Bản Ghi nhớ giữa các trường Đại học Mỹ và các đối tác Việt Nam, và chúng tôi đề nghị, ông có thể giải thích vì sao ông nghĩ rằng việc kiểm soát Internet của Việt Nam đã ngăn cản tiến trình thực hiện Bản Ghi nhớ, và nó cản trở như thế nào. Một quản trị viên ở một Trường Đại học Mỹ tuyên bố, việc kiểm soát Internet của Việt Nam không phải là nhân tố lớn trong việc cản trở tiến trình. Xin ông làm ơn nói lại cho rõ quan điểm của ông liên quan đến các Bản Ghi nhớ này?
Đáp: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hồi tháng 7 năm 2010 tôi đã được yêu cầu viết một bài cho Tập san Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Đông Tây, văn phòng Washington. Đoạn cuối trong bài viết, tôi đã nêu ra những thách thức lớn đối với quan hệ quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi lưu ý rằng, một số người bảo thủ trong đảng xem trao đổi giáo dục như là một phần của âm mưu diễn biến hòa bình. Tôi lưu ý rằng những hạn chế trong việc sử dụng của Internet là một vấn đề. Và tôi cũng lưu ý rằng Việt Nam đang tụt hậu trong việc cho phép cho các trường đại học Mỹ hoạt động tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, có khoảng 200 Bản Ghi nhớ nằm trong hồ sơ đã không được phản hồi.
Tất cả những điều này để lùi lại cho nghị định internet hiện tại. Tôi chắc chắn rằng có nhiều vấn đề khác, ngoài vấn đề truy cập Internet, đang gây cản trở việc hợp tác giáo dục. Có bằng chứng là một số trường đại học quan tâm đến việc sinh viên Mỹ theo học tại Việt Nam gặp khó khăn do hạn chế internet và họ muốn [những hạn chế này bị] dỡ bỏ. Tôi nghĩ quan điểm của tôi là, lập luận bảo thủ về diễn biến hoà bình có liên quan đến việc kiểm soát Internet. Bất kỳ sự thúc đẩy nào của Mỹ nhằm dỡ bỏ hạn chế cũng sẽ được những người bảo thủ xem như có thêm bằng chứng là Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và hợp tác giáo dục là một trong những phương cách chính (Tổ chức Hòa bình – Peace Corps – cũng đã bị lên án tương tự).
[Tên người hỏi ngày 3 tháng 5 đã bị xóa]:
Chúng tôi muốn biết nếu có bất kỳ trường đại học Mỹ nào đã xem việc kiểm soát Internet là rào cản chính trong việc thiết lập các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Ông có thể cung cấp tên của bất kỳ trường nào như thế, nếu ông có thông tin trong tài liệu.
Đáp: Tôi đã xem lại các hồ sơ về Quan hệ Việt – Mỹ năm 2010 mà tôi sử dụng để viết bài cho Tập san Châu Á – Thái Bình Dương và tôi không tìm thấy một trường đại học Mỹ nào được ghi nhận là việc kiểm soát internet là rào cản chính để thiết lập các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Tôi có bằng chứng lặt vặt là việc truy cập Internet đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận, nhưng khi xem lại tài liệu của mình, tôi không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho rằng đây là mối quan tâm chính.
Nhưng có trường hợp ngược lại. Chính Việt Nam bị thất bại trong việc thúc đẩy cải cách giáo dục trong nước và thực hiện rất chậm trong việc cho phép các trường đại học Mỹ (và các nước khác) tham gia vào thị trường giáo dục với số lượng lớn. Việc chậm trễ trong việc thực hiện Bản Ghi nhớ rất có thể là sự trì trệ quan liêu của Việt Nam. Tôi nói “rất có thể”, bởi vì các dữ liệu mà tôi có được chỉ mang tính chung chung. Một yếu tố quan trọng là, một số tư tưởng của những người bảo thủ trong đảng thực sự tin rằng, Mỹ đang theo đuổi “âm mưu diễn biến hòa bình” và nối kết các mối quan tâm của họ với (a) việc thúc đẩy nhân quyền của Hoa Kỳ (b) chính phủ Mỹ gây áp lực để nới lỏng kiểm soát internet và (c) các trường đại học Mỹ và Tổ chức Hòa bình. Điều này rõ ràng là rất khó để có được sự đồng thuận trong việc thực hiện các Bản Ghi nhớ.
Nhìn lại vấn đề, tôi nên viết lại câu “Một ý kiến chung là Việt Nam từ chối nới lỏng các hạn chế Internet, để sinh viên Mỹ học tại Việt Nam có thể có được quyền tự do truy cập Internet“, thành: “Một ý kiến chung là những mối lo ngại của những người bảo thủ trong Đảng [Cộng sản] Việt Nam về tác động của việc gia tăng số sinh viên Mỹ học tập ở Việt Nam sử dụng internet để truy cập thông tin mà các nhà chức trách Việt Nam muốn hạn chế và phổ biến ý tưởng đa nguyên chính trị và dân chủ giữa các sinh viên Việt Nam“. Nhưng, như đã nói ở trên, trở ngại chính để thực hiện 200 Bản Ghi nhớ nằm ở bộ máy quan liêu Việt Nam.
Nguồn: Scribd
Thời kỳ phát triển kinh tế dễ dàng đã không còn ở Việt Nam
Tác giả: Bridget O’FlahertyNgười dịch: Dương Lệ Chi
10-06-2012
Sự lạc quan trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2008 đã không còn nữa. Đảng Cộng sản biết rằng họ phải hành động. Nhưng dường như họ chẳng biết phải làm gì.
Một bên của ngôi chợ Hoà Bình kiên cố và rộng lớn ở quận 5, TP Hồ Chí Minh, là một “ngôi chợ trời”, nơi những người bán hàng lắp các bóng đèn nhỏ trên hàng hóa và thịt cá của họ, và dây điện quấn vòng qua những chiếc ô dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, cảnh sát có thể xua đuổi họ, thậm chí bắt giữ hàng chục người buôn bán này. Đôi khi, hàng hoá bị tịch thu. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của họ hiện nay.
“Kể từ năm ngoái, thu nhập của gia đình chúng tôi đã giảm 40%, chỉ còn gần một nửa thu nhập trước đây”, cô Phan Thị Khánh nói, khi cô sắp sửa lại các bắp xà lách trong một cái rổ tre nông.
Cô Khánh làm việc 16 tiếng một ngày và nói rằng cô mang về nhà từ 100.000 – 200.000 đồng (khoảng 5 đến 10 đô la). Cô nói rằng chồng của cô giúp cô trong công việc buôn bán, trong khi các cậu con trai của họ làm việc tại các nhà máy địa phương. Cô nói, mấy đứa con trai vẫn sống chung trong nhà, bởi vì tiền thuê nhà quá mắc, chúng không đủ khả năng để ra ở riêng.
Cô nói: “Hầu hết những người mua sắm ở đây là các công nhân nhà máy hoặc những người ngoại tỉnh. Người giàu chẳng mua sắm ở đây. Giá đã tăng, nhưng mức lương của người lao động không tăng, nên họ mua sắm ít hơn“.
Không rõ con số chính thức, nhưng người dân địa phương nói rằng, các cuộc đình công tại các nhà máy ngày càng gia tăng, do mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Lo lắng về tiền lương càng trở nên trầm trọng hơn do lạm phát leo thang trong những năm gần đây. Lạm phát lên tới đỉnh điểm 23% hồi tháng 8 năm ngoái, trước khi giảm xuống còn 18% vào đầu năm 2012. Nhưng vẫn còn ở mức hơn 8% hồi tháng trước. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế một lần nữa đã giảm xuống và có vẻ như không vượt quá 5,2% trong năm nay, theo tin từ chính phủ.
Chính phủ đang đáp ứng qua kế hoạch cải cách lớn trong ba lĩnh vực chính: lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, lĩnh vực ngân hàng và đầu tư công. Doanh nghiệp nhà nước đã bị lỗ lã quá nhiều trong nhiều năm. Thật vậy, công ty vận tải biển Vinalines là doanh nghiệp nhà nước, mà các phương tiện truyền thông chính phủ cho biết, đã “lãng phí” một tỷ đô la, chỉ là ví dụ rõ ràng nhất trong nhiều doanh nghiệp nhà nước. Ba giám đốc điều hành của công ty đã bị bắt, trong một lĩnh vực kinh doanh ước tính chiếm khoảng 40% nền kinh tế.
Trong khi đó, Tập đoàn Đóng tàu Vinashin đang đùa với trò phá sản sau nhiều năm quản lý yếu kém. Một trong những vấn đề được nhận diện là, công ty này đã chuyển hướng sang các thành phần kinh doanh “không căn bản”, như quản lý khách sạn.
Báo chí trong nước cho biết, trong một báo cáo gần đây gửi tới Quốc hội, cơ quan lập pháp của đất nước, chính phủ cho biết, các doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm chi tiêu gần 660 triệu đô la trong 5 năm, kết thúc vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, các quan chức chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến những vụ làm ăn thua lỗ lớn của nhà nước. Chẳng hạn như, ông Đỗ Văn Dương, Đại biểu Quốc hội TP HCM, đã nói với báo Thanh Niên: “Đã đến lúc phải khởi tố, điều tra những dự án làm thất thoát tài sản của đất nước, để quy trách nhiệm rõ ràng”. Ông nói rằng các trường hợp gần đây như Vinashin và Vinalines chính là sự quản lý kém của doanh nghiệp nhà nước.
Các công ty hiện đang được yêu cầu phải công bố thu nhập, nhưng kế hoạch này chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nhưng cho dù chính phủ có tuyên bố gì đi nữa, dường như cải cách thực sự sẽ không sớm xảy ra, khi các doanh nghiệp nhà nước đang chống lại sự thay đổi, đầu tư nước ngoài hay tái cấu trúc. Ngoài ra, nhiều người (âm thầm) than phiền rằng, các quy định của chính phủ để bảo đảm một lực lượng lao động lớn trong khu vực nhà nước và các dịch vụ [công] miễn phí cho người nghèo đang gặp vấn đề khó khăn, khi cố gắng nâng cao hiệu quả – họ than thở.
Năm ngoái, một số nhà kinh tế trong nước đã đưa ra những lời đề nghị thay đổi lớn nhất kể từ thời kỳ đổi mới, một chính sách bắt đầu từ năm 1986, đã mở cửa trở lại nền kinh tế của đất nước cộng sản bị cô lập, và là một hành động được nhiều nhà phân tích ghi nhận như là một động lực thực sự đằng sau sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hai thập niên qua.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát hoài nghi về những điều như thế. Ông Douglas “Pete” Peterson, cựu Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã nói về sự so sánh với thời kỳ đổi mới trong một cuộc phỏng vấn: “Ồ, tôi rất muốn nhìn thấy điều đó“. Ông Peterson là một tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến Việt Nam và là Đại sứ Mỹ đầu tiên thời hậu chiến ở Việt Nam, phục vụ từ năm 1997-2001. “Đổi mới là một quyết định lớn, chỉ diễn ra một lần nhưng đã có được lợi ích về mọi mặt“.
Ông nói rằng đã có một số lợi ích tức thì từ chính sách đó. Ông Peterson nói: “Người dân không còn bị đói. Nông dân được trả lại đất đai, năng suất gia tăng nhanh và mọi người được bảo đảm đủ lương thực. [Trước khi cải cách], người dân bị đói đến chết trên đường phố“.
Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ sau đó, niềm tin của người tiêu dùng đã xuống thấp. Thật vậy, theo công ty khảo sát thị trường Cimigo, trong tháng 10 năm 2011, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.
“[Các số liệu của tháng 10] là số liệu thấp nhất mà tôi chưa từng thấy”, ông Richard Burrage, một đối tác quản lý của công ty nói thêm rằng, sự suy giảm như thế thường xảy ra ngay sau khi giá xăng đạt tới đỉnh cao. Từ cuối tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm nay, chỉ số tiêu dùng thực phẩm và chỉ số giá xăng dầu đã gia tăng đều đặn.
“Với mức lạm phát đó, người dân kiếm được ít hơn so với trước đây”, ông Burrage nói, lưu ý rằng có “nhiều lạc quan hơn” trong thời kỳ bùng nổ kinh tế trước năm 2008.
Tuy nhiên, giá xăng dầu không phải là chỉ số duy nhất mà các nhà phân tích để mắt tới – doanh số bán hàng điện thoại di động được xem như một cách không chính thức khác để đánh giá niềm tin của người tiêu dùng trên khắp cả nước. Việt Nam có số lượng lớn người sử dụng điện thoại di động, hầu hết giới trẻ sở hữu một vài cái điện thoại.
Trương Thị Ái Châu, 30 tuổi, đã từng quản lý một cửa hàng điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí Minh trong sáu năm. Nhưng cô nói rằng mọi thứ trở nên khó khăn hơn, không phải chỉ do các siêu thị hiện đang giảm bớt những cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn.
Cô nói: “Bây giờ khó khăn hơn nhiều. Trước đây, họ có thể mua các hiệu đắt tiền, nhưng bây giờ họ chỉ cần mua một cái để xài“.
Jonathan Pincus, một kinh tế gia của Harvard, đã giảng dạy ở Việt Nam hơn tám năm, tin rằng, mặc dù Đảng Cộng sản đã xác định đúng ba lĩnh vực thật sự cần cải cách, nhưng vấn đề cần làm thực sự thì vẫn chưa làm.
Ông nói: “Có sự thiếu đồng thuận về cách thực hiện. Tôi nghĩ rằng không có sự bất đồng về ý thức hệ” giữa các đảng viên. Ông cho rằng, đó chính là sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích đặc biệt hiện đang gây sự chia rẽ.
Với nhiều người bên ngoài, cách xử lý vấn đề của đảng nằm ở tầm mức từ không rõ ràng cho tới không thể hiểu được. Tuy nhiên, trong quá khứ, những gì đã rò rỉ ra bên ngoài cho thấy, có những rạn nứt bên trong nội bộ đảng và chính phủ, giữa các nhóm bảo thủ và nhóm cải cách.
Mặc dù, lần này có thể liên quan đến sự khác biệt lợi ích thương mại giữa các doanh nghiệp nhà nước và các nhóm khác. Chắc chắn, sau các thông báo rất rõ của chính phủ hồi năm ngoái, một số tin tức báo chí đã chỉ trích “lợi ích đặc biệt” do sự chống lại những cải cách quan trọng trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước.
“Họ cần phải làm gì đó, nhưng họ chẳng biết làm gì“, ông Pincus nói.
Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trong một thập niên theo sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, cuộc khủng hoảng này đã đe dọa phá hoại những sự tiến bộ trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong năm năm qua, nền kinh tế đã xoay chuyển giữa các chu kỳ tăng trưởng và suy thoái.
Ông Pincus nói: “Các vấn đề khó khăn hiện nay là nghiêm trọng. Chúng ta sẽ bị kẹt trong chu kỳ tăng trưởng và suy thoái này cho đến khi mọi thứ được sửa đổi. Giai đoạn phát triển dễ dàng đã qua rồi“.
Nguồn: The Diplomat
Đất Việt
Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc
Cập nhật lúc :09:03, 11/06/2012
(Đất Việt) Phía
nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt
Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ
công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông – những công
việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.
.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã
Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là
dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện cung ứng, thi công và
lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1
và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến độ, số lượng công
nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 – 3.000 người.
Xử ép tiền lương lao động trong nước
Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.
Lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc trên công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Hưng Nguyên). Ảnh: G.Linh.
Phức tạp
Đại diện Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.
“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiến nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ, tình trạng mất cắp thường xảy ra…, trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề, bằng cấp” (?).
Khó quản lý
Tuy nhiên, một cán bộ Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định, không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.
Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khu nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công) do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 – 400 người thuê nhà dân trong làng tá túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.
Xử ép tiền lương lao động trong nước
Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.
Lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc trên công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Hưng Nguyên). Ảnh: G.Linh.
Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty
CP Nhiệt điện Hải Phòng gửi Công an huyện Thủy Nguyên, con số này gần
1.500 người. Đây là số người được Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cấp giấy phép
lao động 1 năm. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số
người trung Quốc sang lao động phổ thông tại công trường không có giấy
tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năng của thành phố phải tìm cách trục
xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa ai thống kê nổi.
.
Do
lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên số ít lao động người
Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết
kêu ai. Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng
nhiều lao động Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó,
mức lương thấp nhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều
so với lao động Việt Nam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo
vệ người Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu
Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu
đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền
Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lần so với tiền lương
của bảo vệ người Việt Nam.Phức tạp
Đại diện Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.
“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiến nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ, tình trạng mất cắp thường xảy ra…, trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề, bằng cấp” (?).
Khó quản lý
Tuy nhiên, một cán bộ Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định, không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.
Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khu nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công) do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 – 400 người thuê nhà dân trong làng tá túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói.
Giang Linh
Scribd
Việt Nam: Dự thảo Nghị định Internet áp đặt các hạn chế mới
Tác giả: Carlyle A. ThayerNgười dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
1. Liên quan đến Dự thảo Nghị định mới về Quản lý Internet ở Việt Nam: liệu đây có phải là một hành động kiểm duyệt internet? Ông có nghĩ rằng nghị định này có khả năng thông qua?
Đáp: Dự thảo Nghị định này là thêm một bước nữa trong việc thắt chặt kiểm duyệt và kiểm soát Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện dự thảo nghị định này đang được đưa ra lấy ý kiến của công chúng. Có thể thấy có những sửa đổi, nhưng theo đánh giá của tôi thì, nó sẽ được ban hành tương đối không thay đổi gì mấy trong tháng 6 này.
2. Ông nghĩ gì về Dự thảo Nghị định này?
Đáp: Dự thảo Nghị định là sự cố gắng để theo kịp phát triển công nghệ. Nghị định không đưa ra thêm nhiều hạn chế mới, mà chỉ sửa đổi để kiểm duyệt internet. Nghị định đưa ra các biện pháp chi tiết rằng các cá nhân, các công ty thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo. Cá nhân cũng sẽ bị buộc phải tiết lộ tên thật nếu họ sử dụng bút danh.
Điều 7 của dự thảo Nghị định là điều quan trọng. Điều này lặp lại vô số các hạn chế trước đây, đã được ghi trong luật pháp Việt Nam và các nghị định của chính phủ, những hạn chế này được gom lại để trói buộc trực tiếp vào việc sử dụng Internet (ví dụ: truyền dẫn các dữ liệu qua mạng) của khách hàng là các cá nhân, tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan chính phủ.
3. Ông nghĩ gì khi chính phủ bị buộc phải hành động ngay bây giờ?
Đáp: Có ba lý do có thể giải thích việc ban hành Dự thảo Nghị định này. Lý do thứ nhất, Dự thảo Nghị định này là một sự phát triển mới nhất trong việc hạn chế Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông áp đặt. Các quan chức chính phủ Việt Nam không muốn mất khả năng kiểm soát thông tin và không muống mọi người công khai bày tỏ ý kiến. Dự thảo Nghị định này là một sự cố gắng để đuổi kịp thời gian.
Lý do thứ hai, Dự thảo Nghị định ngay lập tức đã làm cho các nhà hoạt động chính trị, các nhà bình luận xã hội, và các blogger tự do bày tỏ quan điểm, lo ngại về việc sử dụng Internet. Một mối lo ngại lớn đó là, sự liên kết giữa các bài bình luận trong nước và chính sách đối ngoại. Khi căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông thúc đẩy Việt Nam tiến tới hợp tác chiến lược và quốc phòng với Hoa Kỳ, Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược. Năm nay, nếu các thủ tục trước đây về trao đổi thăm viếng của các bộ trưởng quốc phòng ba năm một lần được tiến hành, thì ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới thăm Hà Nội. Rõ ràng là các cuộc bầu cử ở Mỹ trong tháng 11 năm nay đã có thêm áp lực để đạt được thỏa thuận và tổ chức chuyến viếng thăm này sớm hơn, thay vì muộn hơn.
Một số nhân vật cực kỳ bảo thủ trong đảng nghi ngờ về “diễn biến hòa bình” và tác động của nó đối với chính trị trong nước, cũng như quan hệ với Trung Quốc. Dự thảo Nghị định sẽ siết chặt các nhà bất đồng chính kiến trong nước và hạn chế khắc khe các hoạt động của họ bằng cách làm cho họ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet chịu trách nhiệm về việc phổ biến tài liệu hoặc lưu trữ trên mạng internet.
Thứ ba, rõ ràng là dự thảo Nghị định được thảo ra với mục đích nhắm vào các đàm phán Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. Với mục đích này, nó có thể được xem như một biện pháp ưu tiên để Nghị định có hiệu lực trước khi các cuộc đàm phán của TPP hoàn thành.
Dự thảo Nghị định nhằm mục đích khẳng định quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, ngay cả việc yêu cầu họ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định của Nghị định này, các công ty nước ngoài sẽ bị buộc phải hợp tác để cùng kiểm duyệt bằng cách cài tường lửa và các công nghệ giám sát khác, báo cáo các vi phạm về Điều 7 cho các cơ quan của chính phủ, và tiết lộ thông tin về khách hàng. Các công ty nước ngoài sẽ bị yêu cầu cung cấp tên của các viên chức, những người chịu trách nhiệm để áp dụng Nghị định này trong các hoạt động hàng ngày của họ. Nói cách khác, bằng cách yêu cầu các văn phòng đại diện thành lập tại Việt Nam, các cơ quan an ninh Việt Nam có thể có các thông tin cần thiết về các cá nhân này và biết rõ về họ, nếu cần.
4. Dự đoán là có một dự luật khác, yêu cầu các kênh truyền hình trả tiền, cung cấp các phụ đề tiếng Việt, sẽ có hiệu lực trong tháng 5. Phải chăng chính phủ đang xiết chặt hơn nữa đối với các phương tiện truyền thông? Nếu đúng như vậy, tại sao họ lại làm điều này bây giờ?
Đáp: Có hai khía cạnh yêu cầu các kênh truyền hình trả tiền để cung cấp phụ đề Việt ngữ. Thứ nhất là văn hóa tư tưởng và liên quan đến quan điểm của Đảng về bản sắc dân tộc Việt Nam. Các bộ phim nước ngoài với phụ đề Việt ngữ nếu được chấp thuận, sẽ đến được với đông đảo khán giả hơn. Thứ hai, yêu cầu này cũng được thiết lập như là rào cản thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp phim truyền hình trong nước của Việt Nam và tăng chi phí cho việc nhập khẩu các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Lần đầu tiên khi Việt Nam tuyên bố “đổi mới”, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản lúc đó đã cảnh báo rằng, nếu mở rộng cửa sổ, thì ruồi và muỗi sẽ bay vào. Lời cảnh báo đó vẫn còn có tác dụng cho đến ngày nay. Đại Hội đảng lần thứ 11 đã đề ra mục tiêu “chủ động hội nhập” với nền kinh tế toàn cầu. Điều này có nghĩa là, những người giám sát cực kỳ bảo thủ về hệ tư tưởng và văn hóa Việt Nam phải nỗ lực gấp đôi để cách ly Việt Nam khỏi các hiện tượng tiêu cực nước ngoài.
———-
Dự thảo Nghị định về quản lý Internet của Việt Nam
Tác giả: Carlyle A. ThayerNgười dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
1. Nghị định này sẽ giải thích rõ về nhiều hạn chế hiện tại ở mức độ nào? Chẳng hạn như, điều 7 đưa ra một loạt những điều cấm về nội dung Internet, nhưng tôi không rõ là liệu những điều này có thực sự thể hiện những hạn chế mới hay không. Điều 14 nói về việc tạo ra một “trạm trung chuyển Internet” quốc gia và tôi tò mò muốn biết liệu điều này đã có trước đó hay chưa.
Đáp: Điều 7 lặp đi lặp lại các hạn chế trước đó đã thể hiện trong luật pháp và các nghị định khác nhau của chính phủ Việt Nam (xem đoạn trích phía dưới). Điều này cũng gom các nghị định và các luật lệ lại với nhau để hạn chế trực tiếp việc sử dụng Internet (ví dụ: chuyển dữ liệu qua mạng điện tử) của khách hàng là những cá nhân, tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ internet và các cơ quan chính phủ. Nói cách khác, Nghị định này là sự cố gắng để bắt kịp phát triển công nghệ. Nghị định này không đưa ra thêm nhiều hạn chế mới, mà chỉ sửa đổi để kiểm duyệt internet, như thiết lập các biện pháp chi tiết để các công ty thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo. Các cá nhân cũng sẽ bị buộc phải tiết lộ tên thật, nếu họ sử dụng bút danh.
Về điều 14 và tham chiếu của điều này đối với Trạm Trung chuyển Internet Quốc gia Việt Nam. Việt Nam thành lập hệ thống Trung chuyển Internet Quốc gia (VNIX) đầu tiên ở Hà Nội hồi tháng 11 năm 2003 và lập VNIX thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2004. Điều 14 chủ yếu tập trung vào thương mại và doanh thu cho các cơ quan Chính phủ.
2. Nghị định này có ý nghĩa gì đối với các cuộc đàm phán thương mại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra, trong đó Hoa Kỳ đang cố gắng tạo ra các tiêu chuẩn mới về “dòng chảy tự do” cho các dữ liệu? Phải chăng, điều này báo hiệu rõ ràng là Việt Nam chống lại vấn đề này?
Đáp: Rõ ràng là dự thảo Nghị định này được soạn với mục đích nhắm vào các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ. Nó còn nhằm mục đích khẳng định quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet cho Việt Nam, ngay cả ở mức độ yêu cầu họ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định của nghị định này, các công ty nước ngoài sẽ bị buộc hợp tác để kiểm duyệt, bằng cách cài tường lửa và các công nghệ giám sát khác, báo cáo các vi phạm Điều 7 cho các cơ quan chính phủ, và tiết lộ thông tin về khách hàng. Các công ty nước ngoài sẽ được yêu cầu cung cấp tên của các viên chức của họ, những người chịu trách nhiệm thực thi Nghị định này trong các hoạt động hàng ngày. Nói cách khác, bằng cách yêu cầu các văn phòng đại diện được thành lập tại Việt Nam, các cơ quan an ninh Việt Nam có thể có được các thông tin cần thiết về các cá nhân và biết rõ về họ, nếu cần.
Dự thảo Nghị định này có các quy định sẽ cho phép Việt Nam trừng phạt hơn nữa việc vi phạm bản quyền Internet, một mối quan ngại đối với những người thúc đẩy Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Mặt khác, và quan trọng hơn, là Nghị định này có các quy định chắc chắn sẽ cản trở “dòng chảy tự do” của các dữ liệu, và do đó, nó chính là rào cản thương mại.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm mười lăm quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt, tôi đã viết: “Bốn vấn đề cần giải quyết: nới lỏng hạn chế truy cập Internet, kết luận về một hiệp ước đầu tư song phương, chấp thuận cho gia tăng số nhân viên làm việc tại Đại Sứ quán Mỹ, và nâng cao hợp tác giáo dục như cho phép các trường đại học Mỹ hoạt động ở Việt Nam“. Có khoảng 200 trường đại học Mỹ đã ký các bản ghi nhớ khác nhau về hợp tác giáo dục với các đối tác Việt Nam. Rất ít bản ghi nhớ [đã ký] này được thực hiện. Một mối đe dọa phổ biến là, do việc từ chối nới lỏng hạn chế Internet ở Việt Nam, nên các sinh viên Mỹ theo học ở Việt Nam khó có thể tự do truy cập Internet.
3. Ông có biết khi nào thì dự thảo Nghị định này có hiệu lực? Và ông có biết vì sao Nghị định này sẽ có hiệu lực vào thời điểm cụ thể đó hay không?
Đáp: Tôi không biết khi nào thì Nghị định này có hiệu lực, nhưng tôi không ngạc nhiên [về thời điểm Nghị định có hiệu lực]. Tôi đã từng viết rằng, một lúc nào đó Việt Nam có ý định thắt chặt kiểm soát Internet.
Vì sao nghị định xuất hiện vào thời điểm này? Để tôi đoán thử xem. Có bốn lý do có thể giải thích việc ban hành dự thảo Nghị định này. Lý do thứ nhất, dự thảo Nghị định này là bước phát triển mới nhất trong việc hạn chế Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông áp đặt. Các quan chức chính phủ Việt Nam không muốn mất khả năng kiểm soát thông tin và không muốn mọi người công khai bày tỏ ý kiến. Dự thảo Nghị định này là một sự cố gắng để theo kịp với thời gian và hạn chế các hoạt động không bị luật pháp và các nghị định trước đó kiểm soát một cách tương thích.
Thứ hai, dự thảo Nghị định gây lo ngại về việc sử dụng Internet của các nhà hoạt động chính trị, các nhà bình luận xã hội, và các blogger, những người tự do bày tỏ quan điểm của họ. Một mối lo ngại chính là mối liên hệ giữa các bài bình luận đối nội và chính sách ngoại. Khi căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông gia tăng, đã khiến Việt Nam đẩy mạnh hợp tác chiến lược và quốc phòng với Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán một thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược. Năm nay, nếu các thủ tục trước đây về trao đổi thăm viếng của các bộ trưởng quốc phòng ba năm một lần được tiến hành, thì ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới thăm Hà Nội. Rõ ràng là các cuộc bầu cử ở Mỹ trong tháng 11 năm nay đã có thêm áp lực để đạt được thỏa thuận và tổ chức chuyến viếng thăm này sớm hơn, thay vì muộn hơn.
Một số nhân vật cực kỳ bảo thủ trong đảng nghi ngờ về “diễn biến hòa bình” và tác động của nó đối với chính trị trong nước, cũng như quan hệ với Trung Quốc. Dự thảo Nghị định này sẽ siết chặt các nhà bất đồng chính kiến trong nước và hạn chế khắc khe các hoạt động của họ bằng cách làm cho họ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet chịu trách nhiệm về việc phổ biến tài liệu hoặc lưu trữ trên mạng internet.
Thứ ba, rõ ràng là dự thảo Nghị định được thảo ra với mục đích nhắm vào các đàm phán về Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. Với mục đích này, nó có thể được xem như một biện pháp ưu tiên để Nghị định có hiệu lực trước khi các cuộc đàm phán của TPP hoàn thành.
Và thứ tư, dự thảo Nghị định có thể xuất hiện như là kết quả của quá trình quan liêu nội bộ, phù hợp với một số lịch trình làm việc đã được tán thành trước đó.
Tất cả mọi điều nói trên hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, có thể giải thích cho sự xuất hiện của Nghị định vào thời điểm này.
———–
Bối cảnh
Sau đây là một phần trích dẫn từ bài nghiên cứu của tôi: “Bộ máy độc tài toàn trị ở Việt Nam”, tài liệu nghiên cứu số 118, Hồng Kông: Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, College of Liberal Art and Social Sciences, Trường Đại học Hồng Kông, tháng 1 năm 2012.Lần đầu tiên khi Internet được giới thiệu ở Việt Nam, các cơ quan chính phủ lập tường lửa để ngăn chặn truy cập các trang web mà họ cho là lật đổ chính trị. Những trang web này được điều hành bởi các nhóm chống cộng người Việt định cư ở nước ngoài, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng tin quốc tế như các ban Việt ngữ của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Các hạn chế đối với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã được nới lỏng trong năm 2009 nhưng với Đài Á châu Tự do thì vẫn giữ nguyên. Cuối tháng 12 năm 2009, những bức tường lửa này đã được mở rộng gồm cả Ban Việt ngữ Đài BBC và Facebook.
Bộ Công an và Tổng cục II thường xuyên theo dõi các cuộc điện thoại, điện tín, thư từ, e-mail, Internet và điện thoại di động. Các thành viên Khối 8406 đã cố gắng tránh bị phát hiện sử dụng điện thoại kỹ thuật số và công nghệ mã hóa trên các trang web, được cung cấp bởi dịch vụ nói chuyện qua mạng, như PalTalk, Skype và Yahoo! Messenger, để lập các phòng thảo luận ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Năm 2008-2009, các quan chức Việt Nam đã phải đối mặt với các thách thức gia tăng đối với quyền hành của mình – bình luận chính trị trên Internet do các blogger viết, những người không có mối quan hệ với phong trào ủng hộ dân chủ (Duy Hoàng, Cường Nguyễn và Angelina Huỳnh 2009). Ví dụ, đầu năm 2009, một nhóm 700 người đã ký tên trên một trang Facebook để phản đối khai thác bôxit (theo bài báo Bauxite Basher, báo The Economist, ngày 23 tháng 4 năm 2009). Các nhà hoạt động môi trường khác đã thành lập một trang web rất nổi tiếng, dành cho vấn đề khai thác bauxite gây tranh cãi. Một số blogger độc lập cũng đã xuất hiện và thu hút sự quan tâm của dân chúng trên blog của họ.
Các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bị đặt vào vị thế bất tiện khi phải biện hộ việc xử lý các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, từ những lời chỉ trích của những công dân yêu nước có đầu óc dân tộc chủ nghĩa, gồm các thành viên trong giới tinh hoa chính trị. Chế độ đã phản ứng bằng cách đàn áp các nhà phê bình, rồi chuyển sang việc tước đoạt chuyện viết blog trên Internet. Tháng 5 năm 2010, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, công bố trong một cuộc họp báo rằng, tổng cục của ông đã ‘phá hủy 300 blog cá nhân và trang web xấu’ (trích trong Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á 2010b).
Những người chỉ trích chính phủ cáo buộc Tổng cục II đã bị ảnh hưởng chính trị từ Bắc Kinh và đã sử dụng thiết bị điện tử tinh vi để xác định các ‘nhà hoạt động chống Trung Quốc’ (Crispin 2009). Năm 2010, một loạt các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DOS) đã tấn công trang Thông Luận, một trang web bình luận chính trị, và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, một trang web Công giáo, đã truy ra dấu vết địa chỉ IP đến từ Viettel, một công ty thuộc Bộ Quốc phòng (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á 2010b).
Có khả năng là các đơn vị đặc biệt trong Bộ Công an cũng đã tham gia trong các đợt tấn công chưa từng có, trực tiếp chống lại các trang blog độc lập, bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 và gia tăng trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010. Trong thời gian này, các cuộc tấn công trên mạng đã tấn công hơn hai chục trang web và blog, những trang do người Công giáo điều hành (liên quan đến các vấn đề đất đai), các diễn đàn thảo luận chính trị, các nhóm chính trị đối lập và những nhà bảo vệ môi trường (khai thác bôxit).
Các tin tặc đã chiếm trang blog Osin trong tháng 1 năm 2010 và đã đăng các tin vịt, nói rằng chủ blog, nhà báo Huy Đức, nghỉ hưu vì ông ‘không còn ý tưởng mới’ [để viết] (Việt Tân 2010). Một tin vịt khác cũng đã xuất hiện trên DCVOnline, trang web về tin tức và thảo luận, thông báo đóng cửa trang web do xung đột nội bộ. Các tin tặc đã truy cập vào database của diễn đàn thảo luận x-cafevn.org và đăng tải: tên đăng nhập, email, chỗ ở và các địa chỉ IP của hơn 19.000 người sử dụng trang web này. Hồ sơ giả mạo về các quản trị viên và các nhà hoạt động liên quan với x-cafevn.org đã được đăng tải tại địa chỉ: www.x-cafenv.db.info. Tóm lại, ‘mục đích là làm cho cộng đồng mạng tin rằng, các nhân viên tình báo của Hà Nội làm việc với tin tặc, có thể có được hồ sơ thật sự của bất kỳ nhà hoạt động Việt Nam nào hoặc bất kỳ người nào sử dụng internet (Việt Tân 2010).
Các cuộc điều tra độc lập của Google và McAfee, một công ty chuyên về bảo mật internet, xác định rằng, đa số các máy chủ kiểm soát và điều khiển đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng, được thực hiện qua các địa chỉ IP ở trong nước Việt Nam. Giám đốc kỹ thuật của McAfee, ông George Kurtz kết luận: ‘Chúng tôi tin rằng thủ phạm có thể có động cơ chính trị và có thể có liên quan đến chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Đây có thể là ví dụ mới nhất về tin tặc và các cuộc tấn công mạng với động cơ chính trị’ (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 2010b, nhấn mạnh trong bản gốc).
Các cuộc điều tra của Google và McAfee đã xác định rằng các cuộc tấn công mạng đã sử dụng malware ‘botnet’ (W32/Vulvanbot) ngụy trang trong phần mềm gõ tiếng Việt, VPSKeys, để xâm nhập vào các trang blog, thu thập thông tin của người sử dụng, và sau đó điều khiển các cuộc tấn công ồ ạt bằng DOS, chống lại các trang web vi phạm và những người Việt ở hải ngoại sử dụng máy tính để truy cập vào các trang web này. Neel Mehta, một thành viên trong nhóm bảo mật của Google kết luận rằng, các cuộc tấn công trên mạng đã được chỉ đạo nhắm vào các blog có chứa các thông điệp về bất đồng chính kiến. Đặc biệt là các cuộc tấn công này đã cố gắng đè bẹp sự phản kháng đối với các nỗ lực khai thác boxit ở Việt Nam ‘(Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 2010b, nhấn mạnh trong bản gốc). Thật vậy, từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ đã đánh sập trang web bauxiteViet Nam.info.
Bộ Văn hóa – Thông tin
Bộ Văn hóa Thông tin là một trong những tổ chức chủ động ban hành các quy định nhằm chống lại việc sử dụng Internet của những người được gọi là các nhà bất đồng chính kiến trên mạng, các nhóm và các cá nhân hoạt động chính trị. Chẳng hạn như, chính phủ ban hành Nghị định 55/2001 ND-CP về quản lý và sử dụng Internet (23 tháng 8 năm 2001). Nghị định này áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt trên Internet, gồm các yêu cầu phiền phức cho các chủ quán cà phê mạng báo cáo vi phạm luật lệ. Một quy định tiếp theo được ban hành hồi tháng 8 năm 2005, quy định việc sử dụng nguồn lực Internet chống lại nhà nước là trái luật, gây mất ổn định an ninh, kinh tế hay trật tự xã hội, vi phạm các quyền của tổ chức, cá nhân, và can thiệp với các máy chủ của hệ thống tên miền (DNS) của nhà nước. Một nghiên cứu của OpenNet Initiative trong năm 2006 về các nỗ lực của Việt Nam kiểm soát việc sử dụng Internet, phát hiện rằng, Bộ Công an ưu tiên chặn truy cập vào các trang web có chứa thông tin liên quan đến Hiệp ước Biên giới trên Đất liền của Việt Nam ký với Trung Quốc năm 1999 và các bình luận chính trị khác.
Bộ Văn hóa Thông tin đã đối phó với việc sử dụng Internet của những người bất đồng chính kiến trên mạng bằng cách yêu cầu các quan chức chính phủ thực thi kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn như giữa năm 2007, các nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh được yêu cầu ngăn chặn việc phổ biến các tài liệu chống chính phủ trên Internet của “các thế lực thù địch”. Cùng lúc đó, các hạn chế được áp đặt nhằm giới hạn truy cập vào truyền hình vệ tinh. Tháng 8 năm 2007, Bộ Văn hóa Thông tin bắt đầu kiểm tra các điểm truy cập Internet ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ để bảo đảm mọi người tuân thủ.
Ngày 3 tháng 8 năm 2007, Tổng cục Bưu chính Viễn thông đã chỉ đạo chính quyền các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các quán cà phê Internet và cảnh cáo rằng sẽ đưa ra các hình phạt nặng nếu những người vi phạm tải và phát tán các thông tin ‘độc hại’. Các bộ và các cơ quan chính phủ được yêu cầu biên soạn danh sách tất cả các trang web và các dịch vụ bị cấm trên Internet.
Ngày 7 tháng 8 năm 2007, Bộ Văn hóa Thông tin tạm thời đóng cửa trang web của Công ty Giải pháp Sáng tạo VVT, một trang web nổi tiếng ở Hà Nội. VVT bị cáo buộc cho phép đăng tải các bài báo có ‘thông tin không chính xác’, vi phạm Luật Báo chí và Nghị định 55 của chính phủ. Các nhà chức trách đã đưa ra trường hợp ngoại lệ đặc biệt về tài liệu trên diễn đàn mạng đã chỉ trích chính phủ việc nhượng bộ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về hiệp ước biên giới năm 1999 và tài liệu thảo luận về sai lầm trong mối quan hệ của Đảng Cộng sản VN với Hoa Kỳ, và yêu cầu thay đổi chính trị.
Năm 2007, sau khi thanh tra việc truy cập internet của các trang web ở 61 tỉnh, thành phố, Bộ Văn hóa Thông tin đã có các bước củng cố tường lửa để chặn các tài liệu được cho là lật đổ và có hại cho an ninh quốc gia. Bộ cũng đã chỉ đạo cho cổng internet duy nhất của Việt Nam là Công ty Điện toán và Truyền số liệu, chặn các trang web dựa theo danh sách do Bộ Công an đưa ra và cập nhật thường xuyên. Cùng lúc, Bộ Văn hóa Thông tin ban hành các quy định yêu cầu các chủ quán cà phê Internet phải có giấy phép đặc biệt, quy định kiểm tra gia đình, nghề nghiệp và tình hình tài chính của họ. Bộ cũng đã công bố rằng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ phải chịu trách nhiệm ngăn chặn các trang web chống chính phủ. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đã được yêu cầu [những người sử dụng phải] có chứng minh nhân dân có ảnh, và các nhà cung cấp dịch vụ internet phải giám sát và lưu trữ thông tin về các hoạt động trực tuyến của những người sử dụng.
Ngày 10 tháng 10 năm 2007, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành một quyết định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải có giấy phép trước khi lập một trang web mới. Theo quyết định của Bộ, những người cung cấp nội dung Internet chỉ được phép chuyển những thông tin mà họ đã được cấp phép và được yêu cầu giữ lại chi tiết về hồ sơ thông tin liên lạc. Những người cung cấp nội dung Internet cũng bị cấm đăng tải thông tin kích động người dân chống chính phủ hoặc gây ra sự thù địch giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Năm 2007, Việt Nam nhận diện gần 2.000 trang mạng mang tính lật đổ, gồm Thông Luận, Hận Nam Quan, Con Ong, Con Vịt, Việt báo Online và Ký Con. Tổng Công ty Dữ liệu Việt Nam chịu trách nhiệm lọc những trang web này.
Hạn chế Internet tiếp tục được áp đặt trong năm 2008. Ngày 28 tháng 8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97, quy định việc lạm dụng internet để phản đối chính phủ, tiết lộ bí mật quốc gia, và cung cấp thông tin xuyên tạc là bất hợp pháp. Tháng 12, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Thông tư số 7, chỉ thị cho các blogger hạn chế đăng các bài viết liên quan đến các vấn đề cá nhân và cấm các tài liệu đụng chạm tới chính trị, vấn đề được coi là bí mật nhà nước, lật đổ hoặc đe dọa trật tự xã hội và an ninh quốc gia.
Tháng 11 năm 2008, các quan chức an ninh tăng cường can thiệp mạnh bạo hơn, nếu không, đóng cửa các trang trên Facebook, nơi các blog đã được lập để chống lại việc khai thác boxit (Stocking 2009). Về vấn đề này, họ đang bắt chước Trung Quốc, nhà chức trách nước này cũng đã chặn Facebook hồi tháng 7, và sau đó áp đặt các hạn chế lên Twitter và YouTube. Chính phủ cũng đối phó với các cuộc biểu tình chống lại việc lấy đất đai của người Công giáo, bằng cách chặn các trang web Công giáo.
Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 4 năm 2010, Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 15/2010/QD-UBND yêu cầu cài đặt Phần mềm Quản lý các Đại lý Internet (còn gọi là ‘Lục Bá’, tức ‘Green Dam’) vào tất cả các máy tính ở các quán cà phê Internet, khách sạn , nhà hàng, sân bay, trạm xe buýt và các địa điểm khác cung cấp truy cập trên mạng vào cuối năm nay. Phần mềm này sẽ cho phép chính phủ theo dõi các hoạt động của người sử dụng và ngăn chặn việc truy cập đến các trang web.
Theo Quyết định số 15, những người sử dụng internet ở Hà Nội đều bị cấm làm bất cứ điều gì trên mạng nhằm chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chiến tranh, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, dâm ô, tội ác, bất ổn xã hội, phá hoại các giá trị văn hóa; kêu gọi biểu tình bất hợp pháp, tẩy chay, [kêu gọi] tụ tập đông người khiếu kiện không đúng quy định của pháp luật.
Các nhóm bị nhắm tới trong việc đàn áp sách nhiễu các blogger. Trong thời gian bảy tháng, từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010, Việt Nam đã bắt giữ bốn blogger độc lập và thẩm vấn trong thời gian kéo dài. Năm 2009, nhà báo Huy Đức viết blog dưới bút danh ‘Osin’ đã viết bình luận về nhân quyền ở Liên Xô. Ông bị sa thải khỏi báo Sài Gòn Tiếp Thị, do bị áp lực từ các quan chức an ninh. Bùi Thanh Hiếu, người đã viết blog dưới cái tên ‘Người Buôn Gió’, đăng tải bình luận chỉ trích việc xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam, tranh chấp đất đai công giáo và khai thác bôxit. Anh Hiếu liên tục bị cảnh sát thẩm vấn trong năm 2008-2009 về vai trò xúi giục trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị bắt vào tháng 8 [năm 2009] (Stocking 2009).
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã viết blog dưới cái tên ‘Mẹ Nấm’, cũng đã đăng bài trên blog, thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc, khai thác bôxit và tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Cô bị cảnh sát thẩm vấn về việc tham gia in áo thun với khẩu hiệu “Không làm boxit, Không Trung Quốc; Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam (Stocking 2009)”.
Và cuối cùng là blogger Phạm Đoan Trang, đã bị giam giữ theo các điều khoản về luật an ninh quốc gia Việt Nam, do các bài của cô viết về biển Đông, sự phân chia Việt Nam năm 1954 và vai trò của Trung Quốc như là một bá quyền (Deutsche Presse Agentur, 31-08-2009). Cô đã được phóng thích sau khi cảnh sát kết luận rằng cô không liên quan đến bất kỳ mạng lưới bất đồng chính kiến chính trị nào. Về phần mình, cô Trang nói cô đã học được rằng, chỉ thảo luận về các vấn đề cá nhân trên internet và hứa sẽ tránh xa các chủ đề chính trị.
Dự thảo Nghị định về quản lý Internet Việt Nam – Cập nhật tiếp theo
Carlyle A. Thayer06-05-2012
Bối cảnh
Trích từ “Thayer Consultancy Background Briefing”, ngày 17 tháng 4 năm 2012
“Có khoảng 200 trường đại học Mỹ đã ký các bản ghi nhớ khác nhau về hợp tác giáo dục với các các đối tác Việt Nam. Rất ít bản ghi nhớ đã ký này được thực hiện. Một ý kiến chung là việc từ chối nới lỏng các hạn chế Internet của Việt Nam nên các sinh viên Mỹ theo học ở Việt Nam khó có thể tự do truy cập Internet [phần nhấn mạnh được thêm vào]”.
[Tên người hỏi đã bị xóa]
Chúng tôi có một thắc mắc liên quan đến các thông tin gần đây của ông về Nghị định Internet. Chúng tôi quan tâm đến sự bế tắc trong việc thực hiện các Bản Ghi nhớ giữa các trường Đại học Mỹ và các đối tác Việt Nam, và chúng tôi đề nghị, ông có thể giải thích vì sao ông nghĩ rằng việc kiểm soát Internet của Việt Nam đã ngăn cản tiến trình thực hiện Bản Ghi nhớ, và nó cản trở như thế nào. Một quản trị viên ở một Trường Đại học Mỹ tuyên bố, việc kiểm soát Internet của Việt Nam không phải là nhân tố lớn trong việc cản trở tiến trình. Xin ông làm ơn nói lại cho rõ quan điểm của ông liên quan đến các Bản Ghi nhớ này?
Đáp: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hồi tháng 7 năm 2010 tôi đã được yêu cầu viết một bài cho Tập san Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Đông Tây, văn phòng Washington. Đoạn cuối trong bài viết, tôi đã nêu ra những thách thức lớn đối với quan hệ quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi lưu ý rằng, một số người bảo thủ trong đảng xem trao đổi giáo dục như là một phần của âm mưu diễn biến hòa bình. Tôi lưu ý rằng những hạn chế trong việc sử dụng của Internet là một vấn đề. Và tôi cũng lưu ý rằng Việt Nam đang tụt hậu trong việc cho phép cho các trường đại học Mỹ hoạt động tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, có khoảng 200 Bản Ghi nhớ nằm trong hồ sơ đã không được phản hồi.
Tất cả những điều này để lùi lại cho nghị định internet hiện tại. Tôi chắc chắn rằng có nhiều vấn đề khác, ngoài vấn đề truy cập Internet, đang gây cản trở việc hợp tác giáo dục. Có bằng chứng là một số trường đại học quan tâm đến việc sinh viên Mỹ theo học tại Việt Nam gặp khó khăn do hạn chế internet và họ muốn [những hạn chế này bị] dỡ bỏ. Tôi nghĩ quan điểm của tôi là, lập luận bảo thủ về diễn biến hoà bình có liên quan đến việc kiểm soát Internet. Bất kỳ sự thúc đẩy nào của Mỹ nhằm dỡ bỏ hạn chế cũng sẽ được những người bảo thủ xem như có thêm bằng chứng là Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và hợp tác giáo dục là một trong những phương cách chính (Tổ chức Hòa bình – Peace Corps – cũng đã bị lên án tương tự).
[Tên người hỏi ngày 3 tháng 5 đã bị xóa]:
Chúng tôi muốn biết nếu có bất kỳ trường đại học Mỹ nào đã xem việc kiểm soát Internet là rào cản chính trong việc thiết lập các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Ông có thể cung cấp tên của bất kỳ trường nào như thế, nếu ông có thông tin trong tài liệu.
Đáp: Tôi đã xem lại các hồ sơ về Quan hệ Việt – Mỹ năm 2010 mà tôi sử dụng để viết bài cho Tập san Châu Á – Thái Bình Dương và tôi không tìm thấy một trường đại học Mỹ nào được ghi nhận là việc kiểm soát internet là rào cản chính để thiết lập các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Tôi có bằng chứng lặt vặt là việc truy cập Internet đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận, nhưng khi xem lại tài liệu của mình, tôi không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho rằng đây là mối quan tâm chính.
Nhưng có trường hợp ngược lại. Chính Việt Nam bị thất bại trong việc thúc đẩy cải cách giáo dục trong nước và thực hiện rất chậm trong việc cho phép các trường đại học Mỹ (và các nước khác) tham gia vào thị trường giáo dục với số lượng lớn. Việc chậm trễ trong việc thực hiện Bản Ghi nhớ rất có thể là sự trì trệ quan liêu của Việt Nam. Tôi nói “rất có thể”, bởi vì các dữ liệu mà tôi có được chỉ mang tính chung chung. Một yếu tố quan trọng là, một số tư tưởng của những người bảo thủ trong đảng thực sự tin rằng, Mỹ đang theo đuổi “âm mưu diễn biến hòa bình” và nối kết các mối quan tâm của họ với (a) việc thúc đẩy nhân quyền của Hoa Kỳ (b) chính phủ Mỹ gây áp lực để nới lỏng kiểm soát internet và (c) các trường đại học Mỹ và Tổ chức Hòa bình. Điều này rõ ràng là rất khó để có được sự đồng thuận trong việc thực hiện các Bản Ghi nhớ.
Nhìn lại vấn đề, tôi nên viết lại câu “Một ý kiến chung là Việt Nam từ chối nới lỏng các hạn chế Internet, để sinh viên Mỹ học tại Việt Nam có thể có được quyền tự do truy cập Internet“, thành: “Một ý kiến chung là những mối lo ngại của những người bảo thủ trong Đảng [Cộng sản] Việt Nam về tác động của việc gia tăng số sinh viên Mỹ học tập ở Việt Nam sử dụng internet để truy cập thông tin mà các nhà chức trách Việt Nam muốn hạn chế và phổ biến ý tưởng đa nguyên chính trị và dân chủ giữa các sinh viên Việt Nam“. Nhưng, như đã nói ở trên, trở ngại chính để thực hiện 200 Bản Ghi nhớ nằm ở bộ máy quan liêu Việt Nam.
Nguồn: Scribd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét