Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 13/6/2012

  • Bộ trưởng thương mại Mỹ bị động kinh, đụng 2 xe ở California (AP) – Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ John Bryson có thể bị truy tố tội hình sự đụng xe rồi bỏ chạy, sau khi liên hệ đến hai vụ đụng xe hôm Thứ Bảy rồi sau đó được tìm thấy bất tỉnh trong chiếc xe ông đang lái, theo tin sở sheriff ở quận hạt Los Angeles.
  • Phúc ấm đa chiều (Xích Tử) – Với vào công trình tạo tiền lệ như vậy, rồi đây, khi quyền lãnh đạo duy nhất của đảng được giữ vững, “quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ”, sẽ có biết bao nhà thờ họ của những người cộng sản ưu tú được xây khắp nước từ nam chí bắc.
  • Điều chưa nói ra (Nguyễn Thông) – “Đừng có ti toe tự do ngôn luận/ Đám dân này cứ phải vòng kim cô/ Xiết cho chặt, xiết càng ngày càng chặt/ Một triệu lão Đường tăng niệm chú chẳng hề gì”.
  • Á TẾ Á CA – Tác giả PHAN BỘI CHÂU (Trần Kỳ Trung) – “Suy cho cùng, bất cứ một chính thể nào đi ngược lại quyền lợi dân tộc, bên trong bóc lột, đàn áp thậm tệ người dân, bên ngoài tự nhận là tai sai cúc cung hèn hạ đầu hàng ngoại bang thì tất yếu sẽ có những PHAN BỘI CHÂU mới và những bài Á TẾ Á CA mới vạch trần những thủ đoàn tàn bạo của chính thể đó và làm thức tỉnh những người dân yêu nước”.
  • Nói với vong hồn quan Nội sai Hoàng Ngũ Phúc (Bùi Văn Bồng) – Câu nói nổi tiếng của ông để nhắc nhở thuật trị nước: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác”.
  • Tổ Quốc cũng nhức đầu (DLB) – “Bộ trưởng hái clips/ Ký giả hái lửa/ Phóng viên hái thụi/ Cán bộ hái bằng/ Quan chức hái đất/ Cầu sập hái chữ/ Huyện đường hái đá/ Kiểm lâm hái sưa/ Giao thông hái phí…”
  • Nhân vật tôi chưa từng bình luận (Đông A) – Việc có mặt những nhân vật Cộng sản đương chức trong danh sách mời cho thấy hoặc phong trào này rất thơ ngây, không thực tế, hoặc đây là trò bịp bợm mua vui chưa được một trống canh.
  • Vụ tự tử đáng ngờ của nhà đối lập Trung Quốc Lý Vượng Dương (RFI) – « Vụ tự tử kỳ lạ của nhà đối lập Trung Quốc Lý Vượng Dương » là nhận xét của tờ nhật báo thiên tả Libération, số ra hôm nay. Theo bài báo, có nhiều tình tiết cho thấy là nhà đấu tranh dân chủ kỳ cựu này đã bị mưu sát và cái chết của ông được ngụy trang thành vụ tự tử. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc và Hồng Kông, đã có nhiều nói đòi hỏi làm sáng tỏ cái chết của nhà ly khai.
  • Việt Nam : Hơn 20 nông dân Văn Giang bị câu lưu, khi biểu tình trước nhà Quốc Hội (RFI) – Hôm nay 12/06/2012, theo tin trong nước, hơn 20 nông dân Văn Giang – Hưng Yên và một phụ nữ từ Vũng Tàu đã bị công an câu lưu khi tham gia vào một cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, để yêu cầu chính quyền trung ương giải quyết vụ án đất đai bị chủ dự án Eco Park cưỡng đoạt, với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh.
  • Tại Matxcơva, hơn 100 ngàn người biểu tình chống tổng thống Nga (RFI) – Đối lập Nga đã thành công huy động một lực lượng đông đảo chống Tổng thống Putin, bất chấp hành động dọa nạt của chính quyền. Cuộc biểu tình tập hợp « hơn 100 ngàn người », theo lãnh đạo Mặt Trận Cánh Tả Serguei Udaltsov, mặc dù ngày hôm qua 11/06/2012 và hôm nay 12/06, công an Nga đã biểu dương sức mạnh trấn áp.
  • Mỹ tiếp tục trừng phạt Trung Quốc, vì mua dầu lửa Iran (RFI) – Hoa Kỳ hôm qua 11/06/2012 cho biết sẽ miễn cho bảy quốc gia mới nổi không bị trừng phạt vì mua dầu lửa từ Iran, trong đó có Ấn Độ. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt mới này vẫn được áp dụng đối với Trung Quốc. Hôm nay 12/06 Bắc Kinh đã lên tiếng cho rằng việc mua dầu của Iran là hợp pháp và minh bạch.
  • Một phần ba trẻ em Bắc Triều Tiên bị còi xương (RFI) – Một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hôm nay 12/06/2012 cho biết, hàng triệu người Bắc Triều Tiên hiện đang thiếu ăn, khiến cho một phần ba số trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương. Báo cáo nhấn mạnh là nền kinh tế nước này không hề có dấu hiệu được cải thiện.
  • Quốc hội Thái Lan hoãn thảo luận luật « hòa giải dân tộc » (RFI) – Theo AFP, chính quyền Thái Lan hôm nay, 12/06/2012, thông báo vì lo ngại việc xem xét bộ luật mới chủ trương hòa hợp dân tộc có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, Quốc hội nước này đã quyết định hoãn việc thảo luận dự luật này sang kỳ họp sau vào tháng 8 tới.
  • Tổng thống Nga chọn trấn áp thay vì đối thoại với dân chúng (RFI) – Ban hành luật chống biểu tình với hình phạt tương đương một năm lương trung bình, lục soát tư gia đối lập, bắt trình diện cơ quan điều tra ngay ngày nghỉ lễ. Hàng chục ngàn công an cảnh sát trấn giữ thủ đô để hù dọa dân biểu tình. Để bảo vệ quyền lực, Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn con đường trấn áp phong trào chống tham nhũng và độc tài.
  • Trung Quốc : Dân Vũ Hán không thể ra đường do mây mù ô nhiễm (RFI) – Kể từ hôm qua 11/06/2012 đại đa số trong 9 triệu dân của thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã phải ở trong nhà vì một màn sương mù màu vàng bí ẩn bao phủ cả thành phố. Lãnh sự quán Pháp cho rằng nguyên nhân có thể là do ô nhiễm từ chất clor, nhưng chính quyền Trung Quốc lại nói màn sương mù này do khói đốt rơm rạ.
  • Chiến thắng của Ukraina đe dọa cục diện bảng D (RFI) – Nước đồng chủ nhà Ukraina tối qua, 11/06/2012, khởi đầu Euro 2012 với chiến thắng bất ngờ 2-1 trước Thụy Điển, nhờ công của đội trưởng Andrei Shevchenko. Ukraina vươn lên dẫn đầu bảng D và trở thành mối đe dọa đáng kể cho Anh và Pháp, trước đó đã cùng nhau chia điểm trong trận hòa 1-1.
  • Euro 2012 : Nga – Ba Lan trận cầu nóng ở ngoài sân cỏ (RFI) – Ngày thi đấu hôm nay, 12/6/2012, bảng A bước vào loạt trận thứ hai. Trận cầu gây sự chú ý đặc biệt là trận giữa chủ nhà Ba Lan và Nga không phải bởi những tranh chấp bên trong sân cỏ, mà bởi những căng thẳng đến từ bên ngoài sân cỏ từ nhiều ngày qua có nguồn gốc từ những hiềm khích và bất đồng trong lịch sử giữa hai nước.
  • Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt bạo động tôn giáo tại Miến Điện (RFI) – Chính quyền Miến Điện bị áp lực của quốc tế thúc giục phải giải quyết tình trạng bạo động giữa tín đồ Hồi giáo và Phật tử ở bang Rakhin. Hàng trăm nhà cửa bị thiêu hủy, 7 người chết theo tổng kết đầu tiên hôm thứ sáu tuần trước 08/06/2012, tuy nhiên các tổ chức nhân quyền thẩm định thiệt hại nhân mạng có thể lên đến « nhiều chục người».
  • Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc yêu cầu được bổ sung vũ khí (RFI) – Trong bối cảnh các mối đe dọa của Bình Nhưỡng đối với Seoul gia tăng, chỉ huy các lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc đã yêu cầu bộ Quốc phòng Mỹ bổ sung thêm phương tiện chiến đấu gồm tên lửa và trực thăng chiến đấu.
  • Chương Tử Di kiện báo Hong Kong (BBC) – Nữ diễn viên Chương Tử Di kiện báo Apple Daily vì đã đưa tin cô bán thân cho quan chức Trung Quốc, gồm cả ông Bạc Hy Lai.
  • Bí Sử Dòng Họ: Mary Kennedy Xử Tệ Con Riêng Của Chồng (VietBao) – WASHINGTON – Hô sơ pháp lý mới công bó cho hay ông Robert F. Kennedy Junior tố cáo vợ là Mary Kennedy lạm dụng các con trong cuộc hôn nhân trước của ông, như lấy trộm vật dụng của con gái, không mời mà đến trong các chuyến đi của ông sau khi 2 người đã ly thân, có khi gọi điện thoại cho ông hàng chục lần trong ngày.
  • Gian Nan Với Anh Tàu (VietBao)Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi bàn tay quậy phá của Trung Quốc, tuy rằng luôn luôn nhường nhịn, hy vọng sẽ có lúc đàn anh mở lòng từ bi.
  • Người dân loanh quanh tìm cách giữ tiền (VEF) – Lãi suất giảm nhanh xuống 9%, người dân đang tìm mọi cách để giữ tiền một cách có lợi nhất nhưng xem ra điều này thật khó khi các kênh đầu tư khác…

Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan” ở Biển Đông


Vietinfo.vn
Dù trong những năm qua, Trung Quốc đã phải đổ ra khá nhiều tiền để “mua” đồng minh, đặc biệt là ở Đông Nam Á nhưng sự tham lam ở Biển Đông đã khiến những nỗ lực này có nguy cơ tan thành mây khói.
Trung Quốc `tiến thoái lưỡng nan` ở Biển Đông
Ngư dân Philippines trở về từ bãi cạn Scarborough, nơi vừa xảy ra cuộc chạm trán về chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong một thập kỷ, Trung Quốc đã chuyển hàng tỷ đô la tiền viện trợ phát triển cho các láng giềng – thay đổi bộ mặt của Phnom Penh, Campuchia, và tung chiếc phao cứu sinh cho chính quyền quân đội già nua của Myanmar trong lúc phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận với nước này. Tại châu Phi và Nam Mỹ, tiền mặt đang chảy đến đây nhiều hơn do Trung Quốc muốn đoạt được các nguồn năng lượng và lương thực của hai khu vực này.
Sự hào phóng của Trung Quốc còn được thể hiện qua gói 2,8 tỷ đô dành cho các dự án băng thông rộng và các dự án khác ở Philippines, quốc gia đối thủ của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền với các mỏ dầu và khí dưới lòng Biển Đông. Sau khi tiền Trung Quốc chảy đến, hai nước đã kí một thỏa thuận cùng khảo sát nguồn tài nguyên trên vùng biển này.
Hiện nay, thỏa thuận đó đã bị xé tan do Bắc Kinh và Manila mắc kẹt vào một cuộc tranh chấp chủ quyền về bãi cạn Scarborough trên Biển Đông. Trung Quốc cảnh cáo Philippines phải buộc các ông ty năng lượng trong nước ngừng khoan trên biển. Trong khi đó, nhiều dự án do Trung Quốc tài trợ cho Philippines đã sụp đổ vì bất mãn và các cáo buộc tham nhũng.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Năm tuần trước đã nói với tờ Wall Street Journal tại Washington rằng chính phủ các nước khác sẽ sớm đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc. “Nếu bây giờ họ không tuân thủ luật pháp quốc tế, sẽ có nhiều quốc gia khác nữa giống như chúng tôi tự hỏi rằng: “Mối quan hệ của chúng ta với người Trung Quốc nên như thế nào đây?”, ông Aquino nói.
Hôm thứ Sáu, ông Aquino đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Aquino cho biết có một số tiến bộ làm giảm căng thẳng tại khu vực tranh chấp nhưng ông cho rằng tranh chấp đó chỉ là một rắc rối của mối quan hệ rộng lớn, phức tạp và căng thẳng.
Câu chuyện về mối quan hệ Trung-Philippines bị sứt mẻ cho thấy tâm lý chống Trung Quốc đang tiếp tục lớn lên ở một số quốc gia bất kể việc Bắc Kinh triển khai viện trợ phát triển và tạo quyền lực mềm ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Tranh chấp này cũng thúc đẩy sự tăng cường của Mỹ tại châu Á do các nước như Việt Nam và thậm chí là Myanmar tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với Washington để giúp họ có thể chống lại “bóng ma” Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang gia tăng hiện diện quân đội và ngoại giao tại các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.
Theo hiệp ước quốc phòng song phương được kí cách đây 60 năm, Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải đến hỗ trợ Manila trong trường hợp nước này bị tấn công quân sự, một tình huống mà các chuyên gia cho rằng khó có khả năng xảy ra nhưng không phải là không thể nếu quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc xấu đi nhanh chóng.
Philippines, quốc gia một thời là thuộc địa của Hoa Kỳ, từ lâu đã là một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á nhưng đến năm 1991, thượng viện Philippines đã đóng cửa các căn cứ của Mỹ nằm rải rác tại vịnh Subic và sân bay Clark. Lúc này, một nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm được cảm tình của Philippines bằng tiền đã mở cánh cửa cho Hoa Kỳ một lần nữa, một kết quả cho thấy các bước đi sai lầm của Trung Quốc lại trở thành nguồn lợi tiềm năng cho Hoa Kỳ trong khu vực này.
Chính quyền Aquino đã nhiều lần đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều hơn. Hồi tháng 4, các binh sĩ Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với quân đội Philippines dùng để đào tạo binh sĩ Philippines cách đối phó với cuộc tấn công từ một thế lực bên ngoài.
Hoa Kỳ cũng tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia khác trong khu vực. Lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, tàu hải quân Mỹ đã đến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng Tám năm ngoái và hôm 2/6 vừa qua Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến thăm Vịnh này. Hồi tháng 4 vừa qua, gần 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Darwin, Úc do Mỹ muốn tăng cường hiện diện ở đây nhằm giúp đảm bảo tự do hàng hải qua Biển Đông.
Trước đó, Trung Quốc đã từng vấp phải sự phản kháng dữ dội đối với việc mở rộng thương mại và quân đội của nước này. Tại Zambia, Tổng thống Michael Sata mới nhậm chức năm ngoái đã chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất kim loại đồng của nước này. Cựu tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki cũng đã cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc biến châu Phi thành thuộc địa của mình. Tháng 9 năm ngoái, Myanmar đã dừng dự án thủy điện trị giá 3,6 tỷ đô la do Trung Quốc tài trợ vì lo ngại công trình này sẽ phá hủy vùng đất sản xuất nông nghiệp của nước này.
Lợi ích của Philippines đặc biệt rất cao về vấn đề Biển Đông. Theo cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, vùng biển mà phần lớn bị Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei tuyên bố chủ quyền, có khoảng từ 28 tỷ đến 213 tỷ thùng dầu. Hiện chưa rõ lượng dầu có thể khai thác là bao nhiêu nhưng một số chuyên gia cho rằng trữ lượng khai thác có thể chỉ đứng sau Ả rập Xê út và Venezuela.
Trước đây, Trung Quốc đã từng tham gia xung đột tại khu vực này. Trung Quốc đánh bại quân đội miền nam Việt Nam và chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và lại gây gổ với Việt Nam vào năm 1988 khiến hàng chục thủy thủ thiệt mạng.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên phần lớn Biển Đông, bao gồm cả Bãi Cỏ Rong cách bờ biển Philippines 80 hải lý và Trung Quốc cảnh cáo Philippines phải buộc các công ty năng lượng nước này phải dừng khai thác và cả bãi cạn Scarborough nơi vừa xảy ra chạm chán tàu chiến – tàu đánh cá giữa hai nước.
Vào những năm 1990, Trung Quốc tìm cách làm dịu căng thẳng bằng cách tiến hành các chương trình trao đổi giáo dục với các nước láng giềng.
“Tuy nhiên, Philippines là quốc gia khá ư “khó nhằn” đối với Trung Quốc. Quốc gia đồng minh của Mỹ và theo đạo Thiên chúa này có văn hóa nghiêng về phía Hoa Kỳ rất nhiều”, Ernie Bower, một cố vấn kì cựu của Trung tâm nghiêm cứu chiến lược quốc tế ở Washington nhận định, “Và cuối cùng, Trung Quốc nhận ra rằng tiền chính là công cụ để thực hiện mục đích của mình”.
Sau đó vào tháng 2 năm 2011, một con tàu thăm dò dầu khí của Philippines và Anh khi khảo sát bãi Cỏ Rong đã bị 2 tàu hải giám Trung Quốc quấy rối. Philippines đã điều máy bay đến cảnh cáo các tàu Trung Quốc khiến 2 con tàu này nhanh chóng rút lui. Trung Quốc phủ nhận đã đe dọa con tàu thăm dò nhưng yêu cầu Philippines không được thăm dò vùng biển này mà không có sự đồng ý của Trung Quốc.
Một tháng sau đó, giới chức Trung Quốc từ chối giảm nhẹ án tử hình cho 3 người Philippines bị bắt vì vận chuyển ma túy bất kể Tổng thống Philippines đã đề nghị Trung Quốc với tư cách cá nhân và 3 người này đã bị tử hình.
Manila cũng tăng cường thảo luận với Hoa Kỳ và các quan chức Philippines cũng gây sức ép buộc Hoa Kỳ và làm rõ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước quốc phòng song phương năm 1951 và kết quả là “Tuyên bố Manila” hồi tháng 11 năm ngoái đã tái khẳng định hiệp ước này.
Sau đó, vụ chạm chán mới nhất trên Biển Đông giữa hai nước đã diễn ra tại bãi cạn Scarborough. Vụ chạm trán bắt đầu khi tàu hải quân Philippines chuẩn bị bắt giữ các tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt hải sản tại bãi cạn thì các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện và ngăn chặn tàu hải quân Philippines.
Đến giữa tháng 5, căng thẳng bùng phát. Hơn 200 người biểu tình Philippines đã tuần hành bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.
Các đại lý du lịch Trung Quốc đã hủy các chuyến du lịch đến Philippines. Các quan điểm hiếu chiến ở Trung Quốc yêu cầu phải có hành động cứng rắn hơn.
Còn về phía Philippines, Trung tướng Juancho Sabban đã từng mỉa mai sau vụ bãi Cỏ Rong năm 2011 rằng: “Có lẽ chúng ta sẽ phải gửi một đội tàu đánh cá nhỏ để bảo vệ các tàu thăm dò của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ bảo về quyền của họ khi khai thác các tài nguyên của chúng ta”.
Chính phủ của Tổng thống Aquino cũng đã chấp nhận thêm 5 vụ đấu thầu cho các hợp đồng khai thác và thêm một đề xuất đấu thầu diễn ra vào tháng 7 tới để khai thác tại khai khu vực gần bãi Cỏ Rong đang tranh chấp.
“Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Điểm mấu chốt là (bãi Cỏ Rong) thuộc chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi”, Tổng thống Aquino phát biểu tại Washington hôm thứ Năm tuần trước.
Lê Dung
Mỹ không để Trung Quốc “song phương” trên Biển Đông
Philippines: Chưa có lối ra cho tranh chấp trên biển Đông
Biển Đông: Philippines và Trung Quốc thỏa thuận “hạ hỏa”

Mua nợ để cứu ai?

Tienphong  – Đăng đàn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên hình hài và cách thức hoạt động của công ty này sẽ ra sao vẫn là ẩn số. Việc mua nợ này để cứu ai?
Bao nhiêu tiền để có thể mua hết nợ xấu? Ảnh: Hồng Vĩnh
Bao nhiêu tiền để có thể mua hết nợ xấu. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Mua nợ có thời hạn
Từ 3,6% hồi cuối năm 2011, nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa được Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố, đã tăng lên tới 10%. Thực tế, theo các chuyên gia, nợ xấu của các NHTM có thể còn lớn gấp rưỡi con số trên.
Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đại diện một số ngân hàng thừa nhận đang “ôm” một khoản nợ xấu nên phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%.
Mục đích của việc có một đơn vị đứng ra giải quyết cục nợ này từng được NHNN khẳng định nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và doanh nghiệp, qua đó sẽ đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.
Chia sẻ với Tiền Phong, một cán bộ NHNN cho biết, việc thành lập công ty mua nợ này thực sự là cần thiết. Không nên nghĩ tiêu cực là việc lập công ty này phục vụ lợi ích nhóm.
Thực chất, nếu công ty này ra đời cùng lúc giải quyết được hai việc, vừa tăng tính thanh khoản, có lợi cho ngân hàng vừa giải quyết vốn cho doanh nghiệp.
Trước những băn khoăn về việc sở dĩ có cục nợ to như vậy là bởi không ít ngân hàng và nhiều ông chủ, một thời gian dài chạy theo lợi nhuận lớn, giải ngân những khoản khổng lồ tại hai lĩnh vực là chứng khoán và bất động sản.

Việc lập công ty mua bán nợ xấu sẽ giúp làm sạch sổ sách ngân hàng, nhưng doanh nghiệp có vay được vốn hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ Ảnh: Hồng Vĩnh
Việc lập công ty mua bán nợ xấu sẽ giúp làm sạch sổ sách ngân hàng, nhưng doanh nghiệp có vay được vốn hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ.  Ảnh: Hồng Vĩnh.
Nếu mua nợ, vô hình trung Chính phủ, Nhà nước đang đi gánh lại nợ xấu? Vị cán bộ NHNN phân tích: “Phải bóc tách và xem kỹ vấn đề lãi ngân hàng là lãi thực hay là lãi giả. Còn về cách thức mua nợ sau này, phải rõ ràng theo nguyên tắc khoản nợ xấu, lỗ nào xuất phát từ lỗi “chủ quan” thì ngân hàng phải chịu. Trường hợp nếu mua lại, NHNN có thể sử dụng hình thức mua nợ có thời hạn (một vài năm). Nếu hết thời hạn mua, mà con nợ không trả được thì ngân hàng đó phải chia sẻ tỷ lệ cổ tức (lợi nhuận) cho công ty mua nợ và phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cho khoản nợ này. Như thế nhà nước không sợ mất vốn”.
Tuy nhiên, theo ông, việc mua bán nợ này phải có tiêu chí rõ ràng, được công khai, minh bạch, nếu không dễ phát sinh tiêu cực.
Nguồn tiền và cách thức mua bán
Vấn đề đặt ra là nguồn vốn để xử lý nợ xấu sẽ lấy từ đâu và triển khai thực hiện như thế nào? Đại diện NHNN cho biết, ý tưởng lập công ty mua nợ xấu mới trong giai đoạn chuẩn bị.
Tuy nhiên, theo tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin của phóng viên, để có tới 100 nghìn tỷ đồng, chắc chắn Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào việc phát hành trái phiếu.
Theo chuyên gia Fiachra Mac Cana, Giám đốc Nghiên cứu của Cty Chứng khoán TPHCM (HSC), nhiều khả năng Chính phủ sẽ huy động vốn dài hạn có thể thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 – 10 năm để huy động vốn.
Về nguồn tiền, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng NHNN có thể huy động từ các NHTM đang thừa vốn bằng bảo lãnh phát hành trái phiếu khoảng 100.000-120.000 tỷ đồng, tương đương 5-6 tỷ USD, để bóc được phần lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của NHTM.
Khi đó doanh nghiệp mới trở lại đủ điều kiện đạt chuẩn tín dụng, để có thể vay mới.
TS Nguyễn Đại Lai, Phó giám đốc Trung tâm thông tin tín dụng CIC thuộc NHNN, đề xuất, để được phân loại và mua bán nợ, các doanh nghiệp có nợ quá hạn từ nhóm 3 trở lên mang hồ sơ đến cơ quan đã cấp phép hoạt động cho mình, để chứng minh bằng văn bản rằng nếu Chính phủ mua nợ xấu cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phát triển được.
Theo các chuyên gia ngân hàng, trong đợt “xóa nợ” xấu ngân hàng giai đoạn 2001 – 2004, Nhà nước từng thành lập hội đồng liên ngành gồm các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và NHNN kiểm tra từng trường hợp; lập hồ sơ xóa nợ và phải có 4 chữ ký đi kèm gồm: giám đốc NHNN chi nhánh địa phương, tổng giám đốc ngân hàng thương mại là chủ nợ, trưởng ban xử lý nợ của NHNN trình lên Chính phủ và phải thông qua mới được xóa. Đề án mua bán nợ xấu tới đây cần phải đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu này.
Công ty mua bán nợ sẽ dựa vào phương pháp định giá nào khi mua nợ xấu từ các ngân hàng và quy trình định giá nợ xấu sẽ được thực hiện như thế nào?
Từ kinh nghiệm nhiều năm đi mua bán nợ, giám đốc một công ty mua bán nợ bật mí: Giả sử giá trị tài sản thế chấp của các khoản nợ đã giảm mạnh (ví dụ giá bất động sản đã giảm khoảng 30 – 40%) thì có khả năng công ty mua bán nợ sẽ mua lại nợ với giá thấp hơn đáng kể so với mệnh giá các khoản nợ.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận mắc nhất là lúc đàm phán bởi các ngân hàng, vì họ ít khi chịu phần thiệt và chỉ chấp nhận bán những khoản nợ ít tiềm năng thu lại được.
Khánh Huyền

Lãi lớn sao lại bắt Nhà nước gánh nợ?
Năm 2011, dù các doanh nghiệp khó khăn nhưng các ngân hàng phần lớn đều công bố lãi hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là các NHTM của nhà nước như: Vietinbank, BIDV, Vietcombank…
Hiện nay, bản thân các NHTM cũng đang trả thù lao, lương cho lãnh đạo ngân hàng hàng tỷ đồng, thậm chí cả triệu USD mỗi năm.
Trao đổi với Tiền Phong, một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, các ngân hàng công bố lãi lớn đó cần tự dùng chính lợi nhuận khủng của mình để xử lý nợ xấu trước, còn với các NHTM khó khăn, thì bản thân lãnh đạo ngân hàng không được phép hưởng thù lao, lương cao.
“Việc phải mua bán nợ xấu, để khơi thông dòng tiền cho nền kinh tế là đúng, nhưng không thể để tình trạng lãi thì ngân hàng hưởng, còn nợ xấu thì Nhà nước gánh. Vì thế việc lập công ty mua bán nợ xấu phải có tiêu chí rất rõ ràng, minh bạch, nếu không, thì cứ vài năm Nhà nước lại phải mua lại nợ xấu cho NHTM” , ông nói.
Nhật Anh
> Tiền đâu mua lại nợ ngân hàng?

Số lớn Quan chức Sẵn sàng để Thoát hiểm khỏi Trung Quốc

Đaikynguyen
Tác giả: Ariel Tian Epoch Times Staff -Thứ hai, 04 Tháng 6 2012
Một số lớn cán bộ ưu tú của Trung Quốc, mà con số lớn hơn như người ta tưởng, có thể được coi là “quan chức trần truồng”. Những nhân viên này thường xuyên đưa vợ, chồng, con cái của họ, các thành viên khác trong gia đình, và tài sản ra nước ngoài, tới các nước phương Tây, theo một báo cáo của tạp chí Trend Hong Kong.
Khoảng 90% thành viên Uỷ ban Trung ương, Ủy viên thay thế, và các thành viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương có gia đình sống hoặc làm việc ở nước ngoài, hoặc sinh sống ở các nước phương Tây, theo báo cáo tìm thấy. Các quan chức này đã ra một tuyên bố rằng các thành viên gia đình của họ làm việc ở nước ngoài.
Một tài liệu ký chung giữa các thực thể nói trên tuyên bố tất cả các quan chức cần phải khai báo thông tin về gia đình của họ trước ngày 01 tháng 7, theo báo cáo được công bố ngày 27 tháng Tư. Nếu đảng viên không làm như vậy, họ có thể phải đối mặt với trừng phạt..

Trong tháng Hai, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy rằng hầu hết các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng gia đình của họ “sẽ có thể có” hộ chiếu thường trú ở một nước khác. Khoảng 75% quan chức cấp cao xếp loại theo nguyên tắc xếp loại “quan chức trần truồng”, một thuật ngữ hoàn toàn cấm trong các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cho đến năm 2008.
Bo Xilai, cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, người đã bị tước mất quyền lực cách đây hai tháng, được cho là một “quan chức trần truồng” đầu tiên của Trung Quốc, sở hữu một số tài sản ở Hồng Kông, Singapore, New York, và Vancouver.

Shi Zangshan, có trụ sở tại Washington DC, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc, cho biết động thái thúc đẩy “quan chức trần truồng” phải công bố thông tin của họ là một chỉ thị trực tiếp từ Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
“Rõ ràng Ôn Gia Bảo là phía sau chỉ thị của Ủy ban Trung ương để bắt các quan chức “quan chức trần truồng” báo cáo về hoàn cảnh gia đình của họ”, Shi nói. “Có nhiều sự cố thú vị hơn sắp tới”.
Tin tức được đưa ra khi càng nhiều người Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm của họ trong các giao dịch của các “quan chức trần truồng”, và một số đã chỉ ra rằng nó là một khía cạnh khác của bản chất tham nhũng của ĐCSTQ.
Trong một bài viết gần đây trên Twitter giống như trang web Sina Weibo, Cơ quan Tin tức Focus News Agency đã gửi một tin nhắn mỉa mai cho 73.000 người, nói: “Đại sứ [Mỹ] Gary Locke là quan chức duy nhất ở Trung Quốc có gia đình thực sự sống ở Trung Quốc” Nó được yêu thích và chuyển tiếp hơn 600 lần.

Đối phó với thái độ “ưu tú”
Gan Yisheng, phó bí thư Trung ương Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, tuyên bố trên trang web của Bộ Giám sát hôm thứ Tư rằng ngăn chặn các quan chức cấp cao trốn thoát từ Trung Quốc là một quá trình lâu dài, phức tạp, và khó khăn “.
Trong một cuộc họp, Bộ Giám sát đã ra lệnh thiết dựng một bộ máy an ninh để ngăn chặn các quan chức ĐCSTQ thoát ra nước ngoài. Bộ máy sẽ chủ yếu nhắm mục tiêu các nhân viên nhà nước có vợ, chồng, trẻ con, hoặc các thành viên khác trong gia đình đang sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài.
Thành viên Bộ Chính trị Tập Cận Bình, được coi như người thừa kế lãnh đạo Đảng, Hồ Cẩm Đào, cho biết trong một buổi học tập huấn luyện cho các bộ trưởng, rằng quan chức trần truồng cao cấp thường ‘có các thành viên thân nhất trong gia đình có quốc tịch ‘đôi’ và vợ hoặc chồng và người thân là sở hữu chủ hoặc quản lý của các doanh nghiệp tư hoặc doanh nghiệp nhà nước được hưởng ưu đãi “, theo Trend Magazine.
Ông nói thêm rằng hiện tượng này dẫn đến lãng phí các quỹ thực phẩm công cộng, giao thông vận tải, và các chi phí khác, đã làm dấy lên sự tức giận của công chúng “.
“Xu hướng hiện nay trong xã hội cho thấy ba vấn đề mà sẽ làm sụp đổ ĐCSTQ và quốc gia”, ông tiếp tục. “Một cuộc khủng hoảng chính trị, một cuộc khủng hoảng bất ổn chính trị, và một cuộc khủng hoảng của người dân và đảng.”

Bài viết liên quan
-Ý tưởng ‘quan chức trần truồng’ trở nên được chấp nhận trong số cán bộ đoàn
“Cuộc khủng hoảng có thể được khắc phục hay không tùy thuộc vào sức mạnh và quyết tâm để cải cách Đảng và hành động của xã hội.”
Bộ Chính trị đã thảo luận về kết quả khảo sát số lớn “quan chức trần truồng” hiện đang trong ĐCSTQ. Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), một thành viên Bộ Chính trị và người đứng đầu của Bộ Tổ chức, cho biết bộ phận của mình “khó có thể tin nơi kết quả điều tra, nhưng chúng ta phải đối mặt với sự thật đau đớn: Tình hình là nghiệt ngã”

NÓNG LẠI CHUYỆN TRỊNH VĨNH BÌNH

Năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan mang về Việt Nam 4 triệu USD để đầu tư làm ăn. Do va chạm quyền lợi riêng tư của một số cá nhân quyền thế ở Vũng Tàu cũng như đụng chạm vào bao nhiêu chuyện nhạy cảm phức tạp khác, ông Bình bị sa vào con đường lao lý một cách oan khuất, khó hiểu. Ông bị tòa án BRVT kết án 13 năm tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản vào năm 1988. Nhưng lại vì một lý do khó hiểu nào đó, ông Bình “được đào thoát khỏi Việt Nam” đang lúc bị công an di lí từ Nam ra Bắc theo đường máy bay.
Năm 2005, ông Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án quốc tế để đòi bồi thường 100 triệu USD.
Không biết vụ kiện ấy đi tới đâu thì năm 2006, ông“được Chính phủ VN giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam. Đối với tài sản, Chính phủ xem xét phần nào hợp lý sẽ giải quyết cho ông Bình theo quy định của pháp luật” (Theo Thanh Niên).
Và bây giờ nhiều chuyện hậu Trịnh Vĩnh Bình lần lượt diễn ra



Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm

11/06/2012 3:28

Bán tài sản trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình một cách bất minh, trong đó có khu “đất đẹp” giá rẻ về tay người nhà của mình, 3 cán bộ thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang chuẩn bị hầu tòa.

Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chuyển cáo trạng, truy tố ra trước TAND cùng cấp để xét xử Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo cáo trạng, vào năm 1999, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử vụ án “Trịnh Vĩnh Bình vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”. Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm số 688/HSPT của TAND tối cao kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất do ông Trịnh Vĩnh Bình mua trên địa bàn tỉnh. Số tài sản này được giao cho Phòng THA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Cục THADS) xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình thi hành bản án, Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều sai phạm. Cụ thể, khi kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình trên đường Võ Thị Sáu (P.2, TP.Vũng Tàu), Hoàng và Linh phát hiện có 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu nhưng Hoàng và Linh vội vàng tiến hành cưỡng chế, kê biên số tài sản này. Gần 1 năm sau, Mười mới tổ chức xác minh chủ sở hữu 12 xe ô tô nói trên. Lúc này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản yêu cầu THADS tỉnh cần làm việc với TAND tối cao và Viện KSND tối cao để xin ý kiến. Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) cũng có công văn chỉ đạo THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được xử lý 12 xe ô tô khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Thế nhưng, những văn bản chỉ đạo của các cấp thẩm quyền không được Mười để ý tới. Mười đã chỉ đạo Linh tự tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô không thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc làm của Mười đã vi phạm Pháp lệnh THADS và Quy chế bán đấu giá tài sản, gây thiệt hại cho ông Trịnh Vĩnh Bình.
Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình
Nhà hàng Gành Hào (TP.Vũng Tàu) hiện là khu đất của em ruột bị can Trần Văn Mười – Ảnh: Nguyễn Long
Đặc biệt, trong vụ phát mãi căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú, P.5 (TP.Vũng Tàu); theo chỉ đạo của Mười, Hoàng và Linh đã tự tổ chức bán đấu giá không thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản. Điều đáng chú ý, Mười nhờ người đứng tên đăng ký tham gia đấu giá và gửi công văn tới Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch khu đất này. Khi nhận được văn bản của Sở Xây dựng thông báo khu đất này không được xây dựng nhà ở, Hoàng và Linh đã nói cho những người đăng ký tham gia đấu giá biết nhằm mục đích loại bớt số người muốn mua nhà. Sau đó, tài sản này được em ruột của Mười trúng đấu giá với số tiền 510 triệu đồng (hiện nay khu đất này đang là nhà hàng hải sản Gành Hào nổi tiếng ở TP.Vũng Tàu – PV).
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức phát mãi nhà, đất được tuyên trong bản án, Mười cũng có nhiều vi phạm, như không gửi quyết định thi hành án, cưỡng chế kê biên tài sản không có mặt đương sự hoặc người nhà đương sự; tự ý trả lại khoản tiền đặt cọc (1%) cho những người mua đấu giá nhưng bỏ không tham gia… Hành vi của 3 bị can được xác định, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 600 triệu đồng, gây thiệt hại cho cá nhân ông Trịnh Vĩnh Bình hơn 60 triệu đồng.
Vào năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình (SN 1947, là Việt kiều Hà Lan) đem tiền về Việt Nam đầu tư. Do thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Sau đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ”.
Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999). Ngoài ra, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai quản lý; kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh (sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho THADS bán đấu giá dẫn đến sai phạm đã nêu trên).
Sau khi án có hiệu lực, ông Bình trở về Hà Lan sinh sống, đến năm 2006, thì được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt tù, cho về Việt Nam. Đối với tài sản, Chính phủ xem xét phần nào hợp lý sẽ giải quyết cho ông Bình theo quy định của pháp luật.
Theo đơn của ông Trịnh Vĩnh Bình gửi một số cơ quan trung ương, ông Bình cho biết đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Chính phủ xem xét, giải quyết, trả lại tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được thực hiện dù Chính phủ đã có văn bản giao trách nhiệm này cho Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết.
Gia Khánh
Nguyễn Long- Gia Khánh/ báo Thanh Niên
____________________

Cái nôi của dân tộc Trung Quốc (phần 1)

Dòng sông mang tên Hoàng Hà uốn lượn hơn 5000 kilômét từ Cao nguyên Tây Tạng cho tới cửa sông ở Vịnh Bột Hải. Một chuyến đi dọc theo bờ của nó cho thấy cường quốc thế giới này đẩy mạnh sự thăng tiến của nó nhanh cho tới đâu – và tàn nhẫn cho tới đâu
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 22 / 2012
Thanh Hải là nơi tận cùng của thế giới. Cả một thời gian dài, tỉnh hẻo lánh ở giữa Cao nguyên Tây Tạng và sa mạc ở phía Bắc này được xem là Siberia của Trung Quốc. Những người thống trị ở Bắc Kinh gửi tù nhân của họ đến đây, hình sự cũng như chính trị.
Vùng đất này hẻo lánh cho tới mức hiện giờ đến trại lao động cũng bị giải tán và được chuyển đến những vùng dễ đi lại hơn. Trong Chủ nghĩa Xã hội đặc biệt của Trung Quốc, cả trại giam cũng phải tạo ra lợi nhuận – điều không muốn thành công ở Thanh Hải hoang vắng.
Thanh Hải có nghĩa là “Biển Xanh”, theo tên của một hồ nước mặn lớn ở phía Đông của tỉnh. Nhưng cả những cánh đồng cỏ vô tận cũng giống như một biển xanh, những cánh đồng mà người dân du mục Tây Tạng thả những con bò Tây Tạng và những đàn cừu của họ trên đó. Người chăn cừu thường không còn ngồi trên yên ngựa nữa, mà trên một chiếc xe gắn máy.
Trước tỉnh lỵ Tây Ninh của tỉnh, con đường đi cao lên mái nhà của thế giới. Cờ cầu nguyện Tây Tạng bay phất phới trên những con đèo trên núi, một vài đèo cao trên 5000 mét. Hoàng Hà bắt nguồn từ trong phong cảnh đầy huyền thoại và đầy những sinh vật thần thoại này, cách biên giới của Vùng Tự trị Tây Tạng không xa lắm – “mẫu hà” của Trung Quốc. Nó được xem như là biểu tượng cho cả quốc gia với lịch sử nhiều thiên niên kỷ của nó và với nền văn hóa hướng đến chính mình. “Ai kiểm soát Hoàng Hà, người đấy sẽ kiểm soát Trung Quốc” – câu châm ngôn đúng vô thời hạn này được cho là của Đại Vũ, người trị vì đầu tiên của nhà Hạ. Người này, nếu như ông ấy có thật, được cho là đã sống khoảng 2200 trước Công Nguyên.
Sông Nil là những gì cho người Ai Cập, Mississippi cho người Mỹ, Rhein cho người Đức thì đấy là Hoàng Hà cho người Trung Quốc. Có những tượng đài khổng lồ mang nhiều biểu tượng đứng cạnh bờ của nó, thể hiện những người mẹ đang bồng con. Tổ tiên của người Trung Quốc ngày nay được cho rằng đã khắc những ký tự đầu tiên lên mai rùa ở gần bờ sông bùn lầy của nó, Hiên Viên Hoàng Đế huyền thoại được cho là đã cai trị ở đây, ngày xưa mỗi năm dòng sông được hiến dâng một cô gái đẹp.
Thượng lưu của Hoàng Hà trong tỉnh Thanh Hải
Thượng lưu của Hoàng Hà trong tỉnh Thanh Hải. Ảnh: Der Spiegel
Dòng sông uốn lượn 5464 kilômét qua đất nước rộng lớn này, nhà triết học Khổng Tử đã sinh ra đời ở gần bờ sông của nó mà thuyết của ông ấy về một sự “hài hòa” bao gồm hết thảy hiện đã trở thành chính sách nhà nước của những người Cộng Sản ở Bắc Kinh. Ở dòng sông này, Mao Trạch Đông và các đồng chí của ông ấy đã lui về vùng hoàng thổ của Bắc Trung Quốc năm 1935 trong cuộc chiến với chính phủ Tưởng Giới Thạch đang thống trị thời bấy giờ. Dưới cái tên “Vạn Lý Trường Chinh”, lần thoát khỏi vòng vây của quân lính quốc gia Trung Quốc đã thăng tiến trở thành huyền thoại chính của ĐCS.
Thỉnh thoảng, các chúa tể chiến tranh của Trung Quốc còn sử dụng dòng sông như là vũ khí nữa: ở gần thành phố Trịnh Châu, tướng Tưởng Giới Thạch đã cho nổ đê năm 1938, để ngăn chận cuộc tiến công của quân đội Nhật – bạn và thù đã chết đuối hàng trăm ngàn người.
Ngày nay, Hoàng Hà là nguồn nước quan trọng nhất cho 140 triệu người và hàng ngàn nhà máy. Ở cạnh dòng chảy của nó có không biết bao nhiêu là khoáng sản, than đá, dầu, khí đốt và đất hiếm, những cái ngày càng quan trọng hơn cho sự tăng trưởng của Trung Quốc.
Có thể nhận thấy được ở Hoàng Hà cái giá khổng lồ nào mà lần thăng tiến của Trung Quốc vào hàng ngũ của các quốc gia hùng mạnh nhất Trái Đất đã phải trả, những kẻ thống trị nó đã đối xử nhẫn tâm với nhân dân của chính họ như thế nào, họ đã khai thác cướp bóc thiên nhiên không thương tiếc cho tới đâu. Nhưng cũng có thể phát hiện ra sức mạnh mà đất nước này tiến lên cùng với nó – cũng như dòng sông này. Và một hành trình xuôi theo dòng sông cho thấy rõ: Trung Quốc, đất nước trung tâm, đã đầy tự tin lấy lại chỗ đứng quen thuộc của nó – sau một thế kỷ bị hạ nhục bởi các thế lực thù địch.
Ai muốn tiến đến nguồn của Hoàng Hà đều phải dừng lại ở thị trấn nhỏ bé Maduo trên Cao nguyên Thanh Hải. Maduo cao hơn mực nước biển 4300 mét, nhà cửa vừa mới được quét vôi lại, cảnh sát vừa xây xong cho mình một trụ sở mới. Người dân du cư Tây Tạng xung quanh đó mua ở Maduo ngũ cốc, thuốc men, những thứ cần thiết cho cuộc sống.
Những người công nhân di cư cũng đã đến đây từ lâu, nơi mà không khí loãng khiến cho hô hấp trở nên khó khăn và mỗi một lần cố sức đều bị trừng phạt bằng cơn đau đầu. Đó là những con người như Li Bing, 23 tuổi, từ tỉnh An Huy ở phía Đông của Trung Quốc. Từ năm năm nay, anh ấy may và bán vật trang trí cho chùa và cờ cầu nguyện trong gian hàng nhỏ chưa tới năm mét vuông của anh ấy. Việc anh ấy, một người Trung Quốc vô đạo, lại buôn bán chính các đồ vật tôn giáo Tây Tạng, có một lý do đơn giản theo cách nhìn của anh ấy: “Người Tây Tạng làm việc với đơn đặt hàng và tiếp vận không được chuyên nghiệp.”
Hiện giờ, Li đã mang vợ của anh ấy đến và đã đầu tư tính ra là tròn 20.000 euro vào cửa hàng. Đôi vợ chồng sống trong một góc nhỏ trên gian phòng bán hàng mà ở trong đó còn có cả cái máy may cho cờ cầu nguyện nữa. “Cuộc sống ở đây rẻ”, họ nói. “Chúng tôi chỉ trở về An Huy khi có được một triệu nhân dân tệ.” Đấy là khoảng 120.000 euro – đối với Li và Yu thì đó là một số tiền sẽ khiến cho họ trở nên thật sự giàu có. Cũng có khả năng là hai người đấy sẽ đạt được điều đó.
Đó là nhiều dòng nước nhỏ, những dòng nước chảy xuống từ dãy núi Bayan Har ở phía Đông Bắc của Cao nguyên Tây Tạng, hợp nhất lại với nhau và chảy qua các hồ Gyaring và Goring trên núi. Ở một ngọn đồi trên các hồ đấy, Đảng Cộng Sản đã cho dựng một đài kỷ niệm, vươn lên trời như một cái sừng cách điệu của một con bò Tây Tạng. Trên một tấm bảng đồng là những lời tuyên bố về tầm quan trọng của dòng sông cho sự nhận dạng của Trung Quốc: “Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc. Vùng Hoàng Hà là nơi sản sinh ra nền văn hóa Trung Quốc cổ xưa vĩ đại. Tinh thần của dòng sông là tinh thần của nhân dân Trung Quốc.”
Mao Trạch Đông ở cạnh Hoàng Hà năm 1952
Mao Trạch Đông ở cạnh Hoàng Hà năm 1952. Ảnh: Der Spiegel
Nhưng đến ở trên này mà thế giới cũng không còn yên ổn nữa. “Ngày xưa lạnh hơn bây giờ nhiều”, nhân viên trông vườn quốc gia nói, người canh giữ con đường vào hai hồ. “Thỉnh thoảng, tuyết đã cao tới mức vào sáng sớm tôi không mở cửa ra được, ngày nay thì nó chỉ tới mắt cá chân của tôi thôi.” Con đường dẫn đến bờ sông đang được sửa chữa; nó lún xuống vì tuyết vĩnh cữu tan ra.
Nhưng có lỗi trong sự biến đổi môi trường này không chỉ là những cái ống đang nhả khói và khí thải của ô tô 4000 mét ở dưới kia sâu trong nội địa của đất nước. Cả những người chăn cừu Tây Tạng cũng tham gia vào trong việc phá hủy quê hương của họ. Vì nhu cầu len đắt tiền từ Cashmere tăng cao nên dân du cư chăn những đàn cừu ngày càng lớn hơn trên đồng cỏ. Và những con cừu Cashmere đối xử rất tàn bạo với các cánh đồng cỏ của chúng, chúng giật cọng cỏ với rễ ra nên đất bị cát hóa.
Bây giờ, những cánh đồng cỏ truyền thống của dân du cư đã bị rào lại. Chính phủ chuyển những người chăn cừu sang các vùng khác, và điều đấy lại gây ra nhiều căm ghét ở người Tây Tạng.
Nằm ở đầu lối vào thị trấn là tu viện Gasawang: một vài ngôi nhà gạch, một vài lều của dân du mục. Đấy là trung tâm của tôn giáo là gốc rễ cho Hoàng Hà. Một vị sư già dẫn khách tham quan vào căn nhà chính và thuật lại lịch sử của ông ấy. Từ 1961 cho tới 1980, người Trung Quốc đã ném ông vào từ, ông ấy nói.
Trong gian cầu kinh, ông ấy treo bốn bức ảnh của Đạt lại Lạt ma, một bức đứng ở phía sau một chai rượu mạnh Tuo rỗng có hoa nhân tạo cắm ở trong đó. Ông cụ còn sắp xếp một chỗ ngồi mang tính biểu tượng cho Đức Đạt lại Lạt ma nữa, cái mà ông cũng trang hoàng bằng một bức ảnh.
Trong vùng tự trị Tây Tạng, treo ảnh Đạt lại Lạt ma là việc bị cấm nghiêm khắc. Nhưng trong Thanh Hải láng giềng là sự can thiệp của chính trị có cởi mở hơn một chút, ở đây người ta còn được phép trưng bày ảnh của nhà sư bị chính phủ chửi rủa như là “kẻ chia rẽ” và “tên phản bội”. Đức Đạt lại Lạt ma, sống lưu vong từ năm 1959 ở Ấn Độ, cũng là một đứa con của Hoàng Hà, trước đây gần 77 năm, ông sinh ra đời trong làng Taktser trong Thanh Hải.


Lan Châu nằm cách đó tròn 200 kilômét, thủ phủ của tỉnh Cam Túc. Từ những năm 50, thành phố đã phát triển trở thành một nơi quan trọng cho công nghiệp dầu và hóa, ngày nay có 3,5 triệu người sống ở đây. Đến một khái niệm về bảo vệ môi trường còn chẳng tồn tại cả một thời gian dài. Không chỉ các nhà máy, cả hộ dân của toàn thành phố cũng bơm nước thải của họ vào Hoàng Hà. Mãi đến bây giờ người ta mới xây nhà máy xử lý nước thải ít nhất là cho các khu dân cư.
Nhà sư trên Cao nguyên Tây Tạng
Một cáp treo chở khách tham quan qua con sông đến ngôi Chùa Trắng. Nhà văn Yang Xianhui, 66 tuổi, chọn một quán trà ở gần đấy – không chỉ vì quang cảnh đẹp của thành phố và chiếc cầu sắt lâu đời nhất của Hoàng Hà, do kỹ sư Đức xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Yang tin là không bị quấy rầy ở đây. Ông ấy cảm thấy phải có trách nhiệm phải làm sáng tỏ quá khứ đen tối của Trung Quốc.
Yang muốn ghi lại sự tàn nhẫn của một thời kỳ lịch sử mà cho tới ngày nay ĐCS vẫn không muốn nói về nó: “Đại nhảy vọt” của Mao vào cuối những năm 50. Thời đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn dùng bạo lực để công nghiệp hóa đất nước, như muốn bắt kịp Liên hiệp Anh về mặt kinh tế “trong vòng 15 năm”.
ĐCS ra lệnh cho nông dân phải xây những lò luyện thép nhỏ và nấu thép. Đồng thời họ yêu cầu phải nộp này càng nhiều ngũ cốc hơn cho các thành phố. Cuộc “Đại nhảy vọt” chấm dứt trong một thảm họa, cho tới 45 triệu người Trung Quốc đã chết đói.
Được cổ vũ bởi nhà cải cách kinh tế Đặng Tiểu Bình sau này, trong cùng thời gian đó Đảng đã giam giữ tròn nửa triệu những người bị cho là hữu khuynh vào trong các trại cải tạo. Người trong trại, thường là dân có học từ thành phố, bị tố cáo là đã hoài nghi chính sách của ĐCS. Nhiều người đã không sống qua được sự hành hạ đấy. Một trong các trại đó ở tại Giáp Biên Câu trong sa mạc Gobi.
Nhà văn Yang đã đi tìm những người còn sống sót của trại này và công bố các tường thuật của họ trong một tờ báo văn học nhỏ ở Thượng Hải mà các biên tập viên của nó đã phớt lờ sự cấm đoán của những người kiểm duyệt. Vào buổi sáng đấy, ông đã đến cùng với Chen Zonghai, nguyên là thầy giáo, một người đàn ông 79 tuổi cường tráng, thuộc trong số ít những người đã sống sót qua được trại Giáp Biên Câu từ tổng cộng là tròn 3000 tù nhân.
Đầu của Chen trọc, ông đeo một cái kính mắt to. Sự bất hạnh của ông ấy là ông ấy đã “quá thụ động” trong các buổi họp phê bình thông thường của thời đấy mà ở trong đó Đảng dùng chúng để xét nghiệm ý thức giai cấp của thần dân. Các cán bộ lên án ông rằng ông đã không tố cáo ai cả. Thế là họ mang ông đến bờ sông Hoàng Hà trên một chiếc xa tải và chở ông cùng với những người hữu khuynh khác đến Giáp Biên Câu.
Người chăn bò Tây Tạng
Cái xảo quyệt của hình thức giam giữ này: nó không có giới hạn về thời gian. “Chúng tôi cần phải làm việc siêng năng ngày đêm và tự cải tạo chúng tôi”, Chen nhớ lại. Thế nhưng những trại đó đã phát triển trở thành những trại của cái chết, khẩu phần ăn đã thiếu hụt lại ngày một ít đi và ít đi, rồi không có thức ăn nữa. Nhân viên canh gác đứng nhìn tù nhân chết đói hết người này đến người khác.
Chen nhổ một cọng cỏ trên mặt đất. “Thứ này là có thể ăn được”, ông ấy nói. “Thời đấy tôi đã mơ về những bữa ăn thịnh soạn. Trong mùa Đông 1959, ngày càng có nhiều tù nhân chết.” Cuối cùng, sự việc ghê sợ đấy đã chấm dứt vào năm 1961. Cơ quan nhà nước trả tự do cho số ít những người sống sót qua được.
Ai muốn vào trại tử thần ngày xưa phải bay một giờ đồng hồ đến Gia Dục Quan – và rơi vào trong một thế giới mà quá khứ và hiện tại đang hiện diện như nhau. Ở đây, Vạn Lý Trường Thành đã hư hỏng vì mưa gió, cái ngày xưa có nhiệm vụ bảo vệ người Trung Quốc trước những dân tộc cưỡi ngựa sống du cư. Và ngày nay, nhân viên kỹ thuật hạt nhân Trung Quốc sống ở đây, những người có phòng thí nghiệm của họ ở trong sa mạc cách đấy tròn một trăm kilômét. Mỗi sáng vào lúc 7 giờ 40, một chiếc tàu hỏa chở nhân viên kỹ thuật và công nhân vào trung tâm nguyên tử bí mật, vào khoảng 18 giờ nó mang họ trở về.
Từ thành phố có một con đường dẫn đến một trong số bốn nhà ga vũ trụ của Trung Quốc. Ở một lúc nào đó trên con đường đến đấy có một lối rẽ vào một con đường gập ghềnh – con đường đi vào trại chết đói Giáp Biên Câu ngày xưa.
Nhìn thoáng qua, không có gì khiến cho người ta nhớ lại cái kinh khủng của thời đấy: Giáp Biên Câu ngày nay là một ốc đảo thịnh vượng mà ngô, dưa và ớt đang được trồng ở đó. Ở lối vào có một tấm bảng cảnh báo: “Ai hôm nay không làm việc cho thành thật thì ngày mai có thể đi tìm việc làm khác.” Bên cạnh đó là những lời trích dẫn viết bằng phấn của các lãnh tụ Đảng Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Không có một tấm bảng, không có một tảng đá tưởng niệm nhắc đến quá khứ. Sinh viên y khoa từ Lan Châu đã thu nhặt tất cả những người chết ngay từ năm 1960, các bộ xương được phân chia về cho các trường đại học để làm vật giảng dạy.
Ông Chen, không có họ hàng với người nguyên là thầy giáo, lãnh đạo nhà máy nông nghiệp quốc doanh. Ông ấy cảm thấy bất an khi phải mở ra một chương đen tối của lịch sử Trung Quốc cho khách tham quan từ nước ngoài. Nhưng ông ấy đánh giá cao nhà văn Yang, thế nên rồi ông ấy chỉ cho xem những ngôi mộ do tù nhân đào và những cây do họ trồng. “Ở đây đã có trên một ngàn người đứng thành hàng để vận chuyển đá”, ông ấy nói.
Rồi Chen nói về “sự hy sinh cần thiết” mà một đất nước như Trung Quốc đòi hỏi để tạo khả năng cho sự tiến bộ. Và ông ấy tìm thấy một so sánh làm giảm gánh nặng cho lương tâm của ông ấy. Lần xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng đã khiến cho nhiều người chết, ông ấy nói, “nhưng nó đã hợp nhất đất nước”.
Trong quán trà ở Lan Châu, người thầy giáo già nhìn xuống Hoàng Hà và biển mái nhà của thành phố lớn này. “Tôi không còn tin vào điều gì nữa cả”, ông ấy nói. Mặc dù vườn trà rộng lớn và gần như không có người, có ba người đàn ông ngồi xuống ngay ở bàn bên cạnh và chăm chú lắng nghe. Nhà văn Yang cố tình nói to khi ông thuật lại câu chuyện Giáp Biên Câu: “Các cậu anh ninh quốc gia trẻ tuổi này cần nên lắng nghe những gì đã xảy ra vào thời đấy.”
Thành phố triệu dân Lan Châu
Người Trung Quốc còn có một cái tên khác cho dòng sông lớn này. Họ gọi nó là “nỗi lo của Trung Quốc”, vì tất cả những tấn bi kịch đã diễn ra ở cạnh bờ sông của nó.
Thêm 600 kilômét xuôi dòng từ Lan Châu, dòng sông là nỗi lo của Trung Quốc dường như đã đổ vào địa ngục.
Ở đấy, trên đường đến Wuda trong Nội Mông, Hoàng Hà uốn lượn chậm chạp quanh các ốc đảo qua thảo nguyên và sa mạc. Và bất thình lình phong cảnh trông giống như trên Mặt Trăng: đá cuội, bụi. Tất cả đều có màu xám. Không có một cọng cỏ mọc, không một con bọ cánh cứng bò ở đây, chim cũng biến mất. Và ở dưới bề mặt, lòng đất đang sôi sục, ai đứng lại đây quá lâu, đế giày của người đó sẽ chảy ra. Và thỉnh thoảng đất lại mở ra và kéo con người xuống cái hố sâu đang nóng rực đấy.
Một địa ngục của môi trường trải dài qua nhiều kilômét vuông. Từ trên 50 năm nay, than đá cháy ở sâu trong lòng đất. Nó đã tự bốc cháy, lửa thường bùng phát lên lại vì ôxy thâm nhập vào qua những đường hầm đã bị bỏ hoang.
Khó thở, không khí đầy chất độc hại, mưa chua. Nhiều triệu tấn than đá đã cháy mất ở đây. Dần dần, những người chữa cháy đã có thể kiểm soát được ngọn lửa nhờ vào sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức. Họ cô lập các đám cháy bằng những bức tường ở dưới mặt đất, đổ đất lên để làm tắt lửa.
Ngay cạnh rìa của địa ngục Wuda, công nhân vừa đổ bê tông cho một con đường mới, như thể họ muốn chứng minh rằng họ không để cho thiên nhiên chiến thắng mình. Và ở phía bên kia của con đường, chỉ cách nền đất đang sôi sục vài mét, lại có những mỏ than mới thành hình. “Ở đây không còn nguy hiểm nữa”, giám đốc Chen Zengfu của mỏ than Huaying thứ nhì quả quyết. “Chúng tôi xuống sâu đến 700 mét.”
Mao đã chuyển nhiều phần của công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo vũ khí của ông ấy vào vùng hoang vắng này trong những năm 60, vì ông ấy muốn bảo vệ chúng trước một cuộc tấn công của Liên bang Xô viết. “Tuyến thứ ba” là tên của dự án đó. Sau này, không phải lúc nào cũng tự nguyện, người nông dân đến khai khẩn sa mạc ở cạnh Hoàng Hà.
Khói từ những nhà máy công nghiệp cổ lỗ này làm tối đen bầu trời, xe tải hạng nặng thở hổn hển chạy đến trên những con đường đầy ổ gà. Các cô gái bán dâm chờ tài xế xe tải trong những ngôi nhà gạch buồn tẻ. Nhà máy thép Zhurong kêu lèo xèo cạnh bờ Hoàng Hà. Cách đấy một vài trăm mét, trên một khoảng đất trong làng có tên là Ngôi sao Đỏ, đơn vị thứ 2, người dân đang nấu cải bắp cho mùa Đông. “Chúng tôi không thở được”, họ nói. “Tất cả chúng tôi đều có vấn đề với phổi.”
Nhà máy trả cho làng mỗi năm 80.000 nhân dân tệ (tròn 10.000 euro) như là tiền bồi thường cho không khí bị ô nhiễm. Những người nông dân dùng tiền đấy để mua nước từ Hoàng Hà mà họ dùng nó để tưới ruộng.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét