Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

HOT - Tin nóng trong ngày

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi: Bài 1: Nhận diện một “Việt Nam biển” (SGTT).  – Khẳng định chủ quyền: Biên giới và biển đảo Việt Nam (ĐĐK). – Ngư dân miền Trung thắng lớn (ĐV). KINH TẾ
- Lạm phát ở Việt Nam sẽ tới đâu? (ĐV). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Càn Long sai người vẽ chân dung vua Quang Trung…giả (Bee). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thất vọng về một bản Thông báo (TQ).  – Clip “tố tiêu cực” và “tấm lòng Bồ Tát” của Bộ trưởng (PL&XH).  – Bộ trưởng và việc đúng nên làm (VNN).  – Clip giám thị… giúp thí sinh làm bài môn sử (TT).  – 5 “Cái mất” do cách tổ chức thi tốt nghiệp như hiện nay (DT).  – Có lẽ không hội đồng thi nào, cán bộ quản lý nào “dám” làm việc nghiêm túc… (DT).  – “Bật mí” của một giáo viên từng làm giám thị (DT).  – Thanh tra giáo dục sinh ra để làm gì? (Petrotimes).  – Các chuyên gia giáo dục ủng hộ mạnh tay với tiêu cực ở Bắc Giang (GDVN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- An Giang: Cấm công nhân… làm việc (DV). QUỐC TẾ
- Lộ diện sát thủ “ma” của chính quyền Syria (Daily Mail, Kuwaittimes/NLĐ).  – Trẻ em Syria biến thành ‘lá chắn sống’ (Infonet).

  NỖI ĐAU CỦA TƯỚNG VỊNH!

Tướng Nguyễn Chí Vịnh và quả cà rốt của Thủ Tướng!
Trước Đại hội khoá XI, giới thạo tin đồn đoán kỳ này Tướng Nguyễn Chí Vịnh hạng bét cũng lên ngang bằng ‘hổ tử’ Nguyễn Chí Thanh. Đại hội xong rồi, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy không đạt được đỉnh cao danh vọng làm Tổng bí thư song cũng được giải an ủi mà không phải ra về, Tướng Nguyễn Văn Hưởng ít nhất cũng thoát thân bằng cách kiếm được chiếc ghế cố vấn cho Thủ Tướng về ‘Nhân quyền’! Còn Tướng Vịnh thì ăn quả đắng với chức Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng hữu danh vô thực, thậm trí chức vụ Uỷ viên Thường vụ Quân Uỷ Trung Ương – một điều kiện cần để còn leo cao – cũng trượt vỏ chuối!
NHỮNG NƯỚC CỜ SAI CỦA TƯỚNG VỊNH
Nghe theo lời đường mật của Thủ Tướng với củ cà rốt “Bộ trưởng Bộ An Ninh” mà Thủ Tướng Dũng vẽ lên rằng: Sẽ tách một phần từ Bộ Công An va Bộ Quốc Phòng và giao cho Tướng Vịnh! Mặc dù lên ghế Thứ Trưởng từ lâu, Tướng Vịnh không muốn buông Tổng cục 2, nay lại được Thủ Tướng bàn bạc kín để thành lập một cái bộ ‘’khủng” như CIA của Việt Nam và cái ghế này chắc chắn sẽ phải là Uỷ viên Bộ Chính Trị! Đúng là mơ cũng chẳng khi nào dám, nay lại được đích thân Thủ Tướng ‘hội kín’ thì còn gì bằng ngoài việc cúc cung phục vụ Thủ Tướng. Để đổi lại, Tướng Vịnh sẽ phải làm:
  1. Phải bắt tay với Tướng Hưởng! Cả hai luôn là kẻ thù của nhau. Tướng Hưởng luôn căm phẫn với sự thành công của Tổng cục 2 do Tướng Vịnh cầm đầu.  Bởi do chức năng của hai bên có những yếu tố khác nhau nên quân tướng thầy trò Hưởng hàng ngày cọ sát với tiền tài, danh vọng, riêng thầy trò Tướng Vịnh thì có ai biết ở đâu mà hối lộ! Có lẽ nhờ vậy mà thầy trò Tổng cục 2 lại làm việc hữu hiệu, thậm trí nhiều việc Tướng Hưởng mù tịt! Cay mũi nghề nghiệp, nhất là người có tính cách như Hưởng thì là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy mà về danh nghĩa cả hai Tổng cục an ninh do Hưởng và Vịnh đứng đầu đều phụng sự ĐCSVN, nhưng hai Tướng lại mỗi người mỗi ngả, nếu có cơ hội hạ bệ nhau cũng chẳng từ. Rồi đến thời Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu hục hặc thì mối thù càng chồng chất vì Tướng Hưởng đã lợi dụng Lê Khả Phiêu một thời là đệ tử của Lê Đức Anh nên cũng là thầy của Tướng Vịnh, do vậy Phiêu biết rõ mọi ‘nồi, niêu, xoong chảo nhà Vịnh để ở đâu’,  Tướng Hưởng đã tận dụng tối đa kẻ chiêu hồi Lê Khả Phiêu để bày đủ trò nhằm giết chết Tướng Vịnh, dù làm cho Vịnh điêu đứng, không thể vào Uỷ viên Trung Ương Đảng được, nhưng cũng không thể hạ bệ được. Thua keo này ta bày keo khác, Hưởng chưa bao giờ buông tha Tướng Vịnh, thậm trí đã tham mưu cho Lê Khả Phiêu với chức danh kiêm luôn cái Quân Uỷ Trung Ương điều Tướng Vịnh sang phụ trách vụ án ở Cămpuchia để điệu hổ ly sơn, cắt chân cắt tay của Lê Đức Anh. Tướng Vịnh đã phải khăn gói lên đường để rồi sau đó ‘nhìn trước ngó sau’ khi đã cắt được đuôi theo dõi của Hưởng thì vội quay ngược trở lại Việt Nam và rút lui vào hoạt động bí mật! Có lẽ cũng nhờ công của Tướng Vịnh mà Đại hội Đảng lần thứ 09 đã hạ bệ được Lê Khả Phiêu vì bản tính máu mê gái đẹp! Vậy mà bây giờ phải bắt tay kẻ thù của mình! Nhưng rồi danh vọng hão được Thủ Tướng ‘dền dứ’ đã làm cho Tướng Vịnh đành phải tạm quên đi nỗi hận bắt tay Tướng Hưởng cùng phụng sự Thủ Tướng!
  2. Hiến Khu đất vàng 3A Tôn Đức Thắng thuộc sở hữu của Tổng cục 2 trị giá khoảng vài trăm triệu đô la cho gia đình ‘Nguyễn Tấn’ gần như cho không! Khu đất đã được Nguyễn Thanh Phượng cho thiết kế làm dự án giải trí phồn hoa bậc nhất thiên hạ, nhưng vào cái thời suy thoái nên cậu của Phượng – Tức em vợ Thủ Tướng thì kinh doanh quán nhậu và chia nhỏ thành từ lô cho đăng báo cho thuê với câu mời chào thật hấp dẫn “ Đất sở hữu tư nhân”. Khu đất mang nhiều dấu ấn lịch sử vì bên trong lòng đất có hầm giam các tù nhân cộng sản quan trọng ngay dưới mặt đất được xây dựng từ thời Pháp chiếm đóng rồi đến thời nguỵ quyền Sài Gòn lại tiếp tục giam cầm các đồng chí lãnh đạo cộng sản trung kiên.
Sai lầm thứ nhất của Tướng Vịnh ‘bắt tay kẻ thù truyền kiếp của Tổng cục 2’ đã làm cho Tướng Vịnh mất đi sự kính trọng và phục tùng của giới chức quân đội nói chung và ‘giới nghiệp vụ’ nói riêng. Người ta lo ngại không biết ngày nào Tướng Vịnh sẽ bán đứng mình cho Hưởng hay cho bất cứ ai khác?!
Sai lầm thứ 2 khiến  Tướng Vịnh bỗng dưng để cho nhiều kẻ trong giới chức Quân đội nắm được gót chân A –sin, bởi đất đai của Tổng cục 2, không phải của riêng Tướng Vịnh! Đặc biệt làm cho các cựu chiến binh, các Tướng lĩnh thì ứa gan khi nhìn thấy di tích lịch sử chứng kiến sự hy sinh hào hùng của họ sắp bị xoá sạch dấu vết bởi đô la và gái đẹp khi ở đây mọc lên chốn ăn chơi phồn hoa.
 Người rành chuyện thì thấy ngay Tướng Vịnh đã bị lừa từ đầu nước, một Uỷ viên dự khuyết con con mà lại mơ tưởng đến cái ghế BCT đầy quyền lực! Dù Thủ Tướng có cho thì Hưởng cũng sẽ chống phá đến hơi thở cuối cùng! Có lẽ tham vọng làm Tướng Vịnh đầu óc không còn minh mẫn, bài toán vỡ lòng của những thủ đoạn chính trị hiển nhiên ai cũng biết rõ: Thủ Tướng cũng KHÔNG bao giờ muốn tập trung quyền lực vào vào một người để rồi trở thành nô lệ? Chia để trị là bài học kinh diển mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là bậc thầy!

Cuối cùng Tướng Vịnh mất hết cả chì lẫn chài, bơ vơ ngay trong chính ngôi nhà Quân đội của mình! Giờ này ngồi ôm cái ghế thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ‘rỗng’ nên lâu lâu lại phải ‘khuấy’ lên mấy câu trả lời phỏng vấn về biển đông để còn thấy mình đang tồn tai!
Tin đồn: Gần đây Thủ Tướng lại tiếp tục mang củ cà rốt cũ mèm ra nhử với câu thòng ‘Nếu có đủ quyền hành …’ – Ý của Thủ Tướng ám chỉ nếu hất cẳng được ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và đánh tan được bè lũ Trương Tấn Sang để lên thay Tổng bí thư giữa nhiệm kỳ… Tướng Vịnh lại như chết đuối vớ phải cọc mà không biết nhìn lại bài học quá khứ chỉ vừa mới đây thôi…
Quân sư
 
 

LẠI BỊT MIỆNG NHÂN DÂN!


Thủ tướng & Chủ tịch QH bịt miệng nhân dân thì bị xử tội gì?

Các báo trong nước đưa tin “Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đều không có trong danh sách chính thức các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.”
VNEconomy viết tiếp “Lý giải cho việc không chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, dù có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thời gian qua, trong quản lý, điều hành của ngân hàng đã có những chuyển biến khá tích cực… Đồng thời tại kỳ họp thứ hai vừa qua, Thống đốc cũng đã được các vị đại biểu chất vấn, việc thực hiện lời hứa đang được Quốc hội, cử tri theo dõi, đánh giá. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa bố trí Thống đốc trả lời tại kỳ họp này nhưng vẫn  bố trí để ông tham gia báo cáo giải trình về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngành khi chất vấn bộ trưởng khác.

Tương tự, với “tư lệnh’ ngành giao thông, mặc dù có nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ, được nhiều đại biểu và cử tri, dư luận xã hội quan tâm, nhưng tại kỳ họp thứ hai Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời chất vấn…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực triển khai thực hiện nghị quyết sau chất vấn tại kỳ họp trước và đạt được kết quả bước đầu… Vì thế, Bộ trưởng Thăng sẽ chỉ ở vị trí “chia lửa” khi chất vấn các bộ trưởng khác có nội dung liên quan mà thôi
.”
Mặc dù đã bị kiểm duyệt đến từng milimet, song báo VNEconomy vẫn phải kêu lên “Giải thích này đã không hoàn toàn nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu”
Cả hai Bộ trưởng “con cưng” của Thủ Tướng, hiện đang bị nhân dân cả nước phẫn nộ vì các vụ án vinashin, Vinaline, Sông Đà…. Thất thoát vài chục ngàn tỷ đồng, vậy mà Chính Phủ còn lên kế hoạch 100.000 tỷ đầu tư cho Vinaline… Đặc biệt trong các măm tài khoá của nhà nước, Bộ giao thông vận tải luôn đứng đầu được cấp ngân sách… Vậy không  biết bao nhiêu tỷ tấn lúa của nông dân đã bị Chính Phủ dung túng ‘nuông chiều những đứa con hư’ là các tập đoàn nhà nước phung phí, chia chác cho nhau? Biết bao câu hỏi của nhân dân đang nằm chờ vì những điều bất bình thường đến phi lý của Chính Phủ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây ra và vẫn đang tiếp tục dấn tới như không hề có điều gì xảy ra…
 Riêng đối với Thống đốc Bình – Người đã triển khai thực hiện hàng loạt vụ như ép buộc các Ngân hàng trong nước phải xoá nợ đến 80% cho Vinashin để cứu Thủ Tướng; hay việc Ngân hàng nhóm 4 mất thanh khoản Phương Nam với sự tiếp tay rót 10.000 tỷ của Ngân hang nhà nước đã thôn tính ngân hàng Samcombank chỉ trong vòng 2 tháng gây trấn động dư luận, hay việc bà Thái Hương – Chủ nhân của Ngân hàng Bắc Á rút tiền của ngân hàng tài trợ cho các dự án của riêng mình làm cho NH Bắc Á mất thanh khoản, không bị xử lý mà Thống đốc Bình lại thông qua Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Agribank và BIDV để tài trợ 10.000 tỷ từ nguồn vốn ưu đãi lấy cớ là phát triển nông nghiệp để cứu bà Thái Hương khỏi vòng lao lý; hay hệ quả của việc bóp méo ‘Đề án tái cấu trúc ngân hàng’ phục vụ nhóm lợi ích một cách trắng trợn làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết… mà gần như 100% các đoàn đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri cả nước đã nêu rất gay gắt khi họp tổ thảo luận…

Tất cả những bức xúc của nhân dân đều là những vấn đề nước sôi, lửa bỏng, vậy mà Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đứng đầu là Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sau khi họp với Chính Phủ đã quyết định ‘giải thoát’ cho hai Bộ trưởng đang được người dân ngóng chờ, biết rằng cũng không trông mong ‘để hỏi cho ra nhẽ’ song cũng có thể hỏi được dăm điều! Vậy là nhân dân lại bị bịt miệng tiếp! Chú công an chỉ bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý đã làm cả thế giới phẫn nộ. Còn Chủ Tịch Quốc Hội đồng loã với Thủ Tướng bịt miệng nhân dân thì cần phải xử lý thế nào?
Dân nghèo thành thị
 
 

Vì sao Thống đốc Bình và Bộ trưởng Thăng không đăng đàn?

picture
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

Được nhiều đại biểu Quốc hội chọn song cả Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đều không có trong danh sách chính thức các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.Theo văn bản gửi đến các vị đại biểu trong phiên họp sáng nay (12/6), đã có 427 đại biểu hồi âm về đề xuất 7 vị bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn. Đa số ý kiến đồng ý chọn 4 vị, và các vị có nhiều ý kiến đề nghị là bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.




Sau khi trao đổi ý kiến với Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bốn vị Bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Công an sẽ trực tiếp trả lời chất vấn.

Lý giải cho việc không chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, dù có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thời gian qua, trong quản lý, điều hành của ngân hàng đã có những chuyển biến khá tích cực. Như có nhiều giải pháp để giảm trần lãi suất, góp phần quan trọng trong tiến trình ổn định giữ vững ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế ở kỳ họp này, Thống đốc cũng đã trực tiếp báo cáo giải trình, tiếp thu những vấn đề liên quan trước Quốc hội. Đồng thời tại kỳ họp thứ hai vừa qua, Thống đốc cũng đã được các vị đại biểu chất vấn, việc thực hiện lời hứa đang được Quốc hội, cử tri theo dõi, đánh giá.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa bố trí Thống đốc trả lời tại kỳ họp này nhưng vẫn  bố trí để ông tham gia báo cáo giải trình về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngành khi chất vấn bộ trưởng khác.

Tương tự, với “tư lệnh’ ngành giao thông, mặc dù có nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ, được nhiều đại biểu và cử tri, dư luận xã hội quan tâm, nhưng tại kỳ họp thứ hai Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời chất vấn. Tiếp đó, tháng 4/2012, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã yêu cầu Bộ giải trình tại phiên họp về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực triển khai thực hiện nghị quyết sau chất vấn tại kỳ họp trước và đạt được kết quả bước đầu. Mặt khác, các giải pháp, biện pháp đối với lĩnh vực giao thông vận tải cũng cần có thời gian nhất định để triển khai, thực hiện. Vì thế, Bộ trưởng Thăng sẽ chỉ ở vị trí “chia lửa” khi chất vấn các bộ trưởng khác có nội dung liên quan mà thôi.

Giải thích này đã không hoàn toàn nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nam Định Nguyễn Anh Sơn nói rằng, cả ở vấn đề chung và cụ thể đều cần chất vấn Bộ trưởng Thăng nên ông và nhiều vị đại biểu khác mới đánh dấu vào ô đồng ý ở phiếu xin ý kiến.

Tập hợp chất vấn bằng văn bản của đại biểu tại kỳ họp này cũng cho thấy có tới 17 chất vấn với nhiều nội dung được dành cho Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, đứng đầu về số lượng so với 18 bộ ngành còn lại. Và có thêm 35 ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung, sau khi phiếu xin ý kiến được gửi đến đại biểu. Trong đó có 5 vị đại biểu muốn chất vấn về các biện pháp nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn và sự thiếu thận trọng trong đề xuất của Bộ này.

Thống đốc Bình cũng nhận được chất vấn của 9 đại biểu với nhiều nội dung và 34 ý kiến đặt vấn đề thêm về lãi suất, tín dụng đen, vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính…

Chỉ nhận được chất vấn của 1 đại biểu là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau đó qua phiếu xin ý kiến có 20 ý kiến bổ sung tập trung vào dư luận xấu đối với cán bộ ngành công an, việc phong và thăng nhiều quân hàm cấp tướng trong ngành, vấn đề liên quan đến Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn…
Đông Nhi
VNEconomy
 

Ngân hàng ơi xin đừng "bóp chết" DN để nền kinh tế ổn định hơn ?

Lời Quan làm báo: Đến hôm nay các báo lề 'Đảng' đã phải đăng lên lời 'năn nỉ' của các đại biểu Quốc Hội - Cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam thì bức tranh mà Quan làm báo cung cấp đến các bạn những ngày vừa qua đã ngày một rõ hơn ... Mời xem tiếp báo lề phải viết:
Đó là nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội khóa XIII và tại các phiên thảo luận ở tổ cũng như các buổi chất vấn trực tiếp tại diễn đàn Quốc hội. Nếu tập hợp các ý kiến này có lẽ đã nổi lên dòng chữ "vì lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng" đã & đang bóp chết hệ thông doanh nghiệp Việt Nam đây cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu làm lũng đoạn nền kinh tế trong quãng thời gian dài không ai kiểm soát.

Các PV Báo chí đã ghi nhận trực tiếp tại các phiên thảo luận đều nhận 


Các PV Báo chí đã ghi nhận trực tiếp tại các phiên thảo luận đều nhận định không thể dưới vài chục ý kiến lời phê và than của các đại biểu cho rằng  hiện nay Chính phủ đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng kiểu duy nhất và chỉ có ở Việt Nam làm cho nền kinh tế gặp quá nhiều bất ổn khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kinh tế suy giảm sâu vì Doanh nghiệp khát vốn "chết hàng loạt" còn ngân hàng thì thừa tiền ôm lãi "khủng". Một biểu hiện của chính sách "độc tài" về tiền tệ của ngành ngân hàng và biểu hiện của sự "độc quyền" trong kinh doanh mà không được có ở nền kinh tế  thị trường.
Bàn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã được đề cập đến từ những kỳ họp tước của QH khóa XIII, nhưng cho tới nay nhìn vào bảng tổng kết báo cáo của Chính phủ hôm khai mạc kỳ họp thì ý kiến ở tất cả 18 tổ thảo luận đều cho rằng báo cáo bổ sung của Chính phủ về năm 2011 chưa đánh giá được sự kiểm soát của Chính phủ đối với tín dụng của các ngân hàng, thị trường bất động sản, việc huy động và sử dụng vốn huy động của các ngân hàng thương mại. Như vậy cứ 6 tháng một lần QH họp, đưa ra bản thảo xong, kết luận đánh giá rồi "đóng gói" lại để 6 tháng sau sẽ thảo luận tiếp hoặc cùng lắm là tiếp tục "chất và vấn"  xong rồi đóng lại chờ thêm vài kỳ họp nữa theo kiểu hạ lãi suất tín dụng cho vay của hệ thống  ngân hàng hiện nay.
Nhận định và đánh giá rất sát của các chuyên gia kinh tế các nhà khoa học nghiên cứu kinh tế và cả tầng lớp doanh nhân thực hiện kinh doanh thực tế đều có chung câu kết luận là thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại được thành lập, nhưng dòng vốn đưa vào nền kinh tế ở mức thấp, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản và tăng trưởng ảo. Do vậy hiện tượng tín dụng đen xảy ra ở nhiều địa phương, kể cả các thành phố lớn. Hệ thống tín dụng cũng như vai trò của Ngân hàng nhà nước điều tiết không hiệu quả dẫn đến các ngân hàng đua nhau đẩy lãi suất lên cao.
Không nói quá nhưng có lẽ là mức lãi suất cho các doanh nghiệp, khách hàng vay mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam áp dụng được xếp hạng "cao kỷ lục" hay là "nhất thế giới" trong lịch sử phát triển của ngành tài chính thế giới! Và có lẽ Việt Nam cũng là môi trường kinh doanh tiền tệ "hấp dẫn" nhất thế giới trong quá khứ hiện tại hay cả tương lai không biết nữa? Vì chỉ có ở Việt Nam mới có mức lãi biên "khủng" như vậy có giai đoạn lên tới gần 18-20%, mức lãi này chỉ có thể đem ra so đọ với mức lãi siêu lợi nhuận của kẻ đi  buôn lậu, hoặc buôn hàng cấm mà thôi. 
Nhưng có điều rất lạ, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thủ tục rườm rà, phức tạp. Tình trạng ngân hàng chậm hạ lãi suất tín dụng và huy động vượt trần lãi suất vẫn còn xảy ra. Mặt khác lại còn có nhiều chiêu điều tiết kiểu phát sinh thêm thủ tục và quy chế xin cho như quy định về các nhóm ưu tiên, diện ưu tiên nhưng trần lãi cho vay lại không khống chế thế là lại thực hiện thêm một giải pháp kiểu "đánh bùn sang ao".
Nếu Doanh nghiệp, cá nhân muốn có tên trong danh sách "ưu tiên" xin hãy gặp các nhà ngoại giao được gọi tắt là phải có "quan hệ" hoặc không quan hệ thì hãy gặp "chú cò" thế là cuối cùng mức lãi biên gộp lại vẫn không dưới 10% bao giờ cả... Do vậy Doanh nghiệp vẫn không có khả năng vay, hay có vay được cũng lại không có khả năng trả lãi...vậy là nợ xấu chồng nợ xấu thế là các ngân hàng ôm tiền tính chuyện giao bán "con nợ" nợ xấu cho nhau...Cám cảnh tín hiệu suy yếu của nền tài chính quốc gia.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích tại sao giảm trần lãi suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn quá chênh lệch so với lãi suất tiền gửi? Liệu đây có phải là giữ thế độc quyền không?
Phần giải pháp chủ yếu trong điều hành thời gian còn lại của năm nay, nhiều đại biểu đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đưa dòng vốn vào doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng đề nghị là vậy, than phiền cũng nhiều là vậy ? hơn nữa thực tế doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng là vậy ? Nhưng những đề nghị và những câu hỏi cần thiết nhất phải có phương án thực hiện và giải pháp trả lời thì đều bị các nhà chức trách "bỏ quên".
Nếu  Ngân hàng nhà nước thay vì quy định trần lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước nên quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động là 3% để kéo giảm lãi suất và khi đủ điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất theo thị trường thì bỏ biện pháp hành chính. Nhưng dường như vẫn có một "thế lực" vô hình nào đó ngăn cản sự điều tiết phù hợp cho nền tài chính quốc gia theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường là cạnh tranh phải bình đẳng và chống thế độc quyền.
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, sớm hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng chính sách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn.
Mặt khác Ngân hàng Nhà nước cần công khai dư nợ tín dụng theo lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực của các ngân hàng và ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp. Chứ trên thực tế một số ngân hàng thương mại đang lũng đoạn nền kinh tế, điều này ai cũng biết nhưng“không ai nói được vì lợi ích nhóm xuất hiện ở đây”.
Thực tế với chính sách  tài khóa hiện nay mà ngân hàng Nhà nước  đang áp dung thì hệ thông ngân hàng đã & đang "bóp chết" doanh nghiệp và có thể làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia gây bất ổn cho nền kinh tế? Không hiểu lý do gì mà các vị đại biểu cũng là  doanh nhân cho rằng, chỉ có ngân hàng là ngành sướng nhất hiện nay vì được "đặc ân" trao cho quyền thu lãi khủng với mức lãi biên quá 10% năm, đúng là "ngồi mát ăn bát vàng" thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay ! Ai cho ngân hàng cái "đặc ân" ấy? Dấu hỏi này chắc cũng được các nhà chức trách lại "bỏ quên"! Nhưng các doanh nghiệp phải than rằng Ngân hàng ơi xin đừng "bóp chết " chúng tôi để nền kinh tế bớt khó khăn và đần ổn định rồi mới hồi phục và phát triển trong cái hồi phục ấy rất có thể cũng có phần của hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia. 
Lan Hương TH&PT
Theo Tầm nhìn
 

Một số ý kiến ban đầu về kết quả Hội nghị TW5 Khóa XI

Lời QLB: Hãy đọc chính báo lề Đảng nói về Văn Giang và Tiên Lãng để thấy rõ nhân dân cả nước đều hiểu rõ bản chất của vụ việc như QLB chúng tôi đã nêu.
Nhìn thực tế từ các vụ cưỡng chế thu hồi đất (tại Miền Bắc), có thể gợi lên một số vấn đề cần có sự xem xét, đánh giá rõ hơn: 

Nhìn từ Hiến pháp, luật và thực tế
- Tính chất hệ thống của các vụ cưỡng chế thu hồi đất từ vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, qua các vụ cưỡng chế tại Bắc Giang, Vụ Bản, …. đến vụ tại Văn Giang. Tại Văn Giang, Công ty Vihajico đã đầu tư xây dựng tuyến đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến TP Hưng Yên cho UBND tỉnh để đổi lấy 500 ha thực hiện dự án Ecopark.
- Điều đáng lưu ý là dự án Ecopark nằm trên tuyến đường mà Vihajico xây cho tỉnh Hưng yên nên có thể nói là tuyến đường này, về thực chất, là một bộ phận cấu thành của dự án Ecopark, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ecopark. Mặt khác cũng cần lưu ý là Công ty Vihajico  được thành lập vào ngày 19/8/2003 nhưng đến 31/10/2003 đã được TTg phê duyệt dự án Ecopark, giao đất cho Vihajico để thực hiện dự án này.. Mặt khác, công ty Trong chừng mực nhất định, có thể thấy đấy là hoạt động có tính chất tổ chức của các nhóm lợi ích hoạt động tại các địa bàn khác nhau tại Miền Bắc ? Phải chăng các vụ cưỡng chế tại Bắc giang-Vụ bản có tính chất thăm dò phản ứng và thấy dư luận xã hội (và các cơ quan chức năng khác, không có phản ứng gì rõ rệt nên các nhóm lợi ích trên thị trường BĐS thực hiện một mũi tiến công mạnh hơn tại Văn Giang để tiếp tục thăm dò thái độ, phản ững của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như phản ứng của dư luận xã hội.
- Ngay sau vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, rộ lên vấn đề phải sửa đổi Luật đất đai nhưng với một nét chủ yếu là đòi hỏi phải thay đổi chế độ sở hữu đất đai, theo đó phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất. Điều này cũng dẫn đến việc phải sửa điều tương ứng của Hiến pháp 1992. Đòi hỏi này đã tồn tại từ lâu và các thế lực thù địch đã đạt kết quả ban đầu bằng dùng Luật để sửa đổi Hiến pháp. Tại Luật tổ chức Chính phủ được thông qua tại kỳ họp thứ 10, QH K X, tuy điều 6, khoản 4 và tại điều 9, khoản 6 đã nhắc lại nguyên văn nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại điều 112, khoản 4 của Hiến pháp là Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “… quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, …” nhưng ngay tại điều 9 khoản 6 nói trên lại quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ là “… thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại DN có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.” Tiếp đó, tại Luật dân sự được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của QH K XI, điều 200 đã xác định là “Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước bao gồm đất đai, ….” Qua đó đã thực hiện việc sửa đổi Hiến Pháp bằng chuyển các tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
-Tuy nhiên, trước xu hướng đòi hỏi thay đổi chế độ sở hữu toàn dân, HN TƯ 5 đã có khẳng định lại là vẫn tiếp tục thực hiện chế độ sở hữu toàn dân, đồng thời có làm rõ là Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (chứ không phải là chủ sở hữu như tại Luật dân sự) và có nhiệm vụ quyền hạn là phải thực hiện chức năng quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân (như điểu 112, khoản 4 của Hiến pháp. Đồng thời xác định rõ mổi quan hệ giữa “quyền sở hữu tài sản” với “quyền sử dụng tài sản, quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa đặc biệt”. Qua đó phủ định xu  hướng coi việc người có quyền sử dụng tài sản lại có những quyền thừa kế, chuyển nhựơng, … là, về thực chất là sự đồng nhất quyền sử dụng tài sản với quyền sở hữu tài sản. Quan điểm coi “quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa” được thừa nhân tại các điều khoản tương ứng của Luật dân sự của các nước và của VN. 
Trong nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, quyền sử dụng tài sản được coi là một loại hàng hóa đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ dưới hình thức cho vay tiền. Qua đó người chủ sở hữu tiền giao bán quyền sử dụng tiền cho người đi vay và giá bán quyền sử dụng đó là khoản lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Sau này quyền sử dụng tài sản được mở sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như trên thị trường BĐS qua các hình thức thuê đất, thuê nhà; trên thị trường lao động, đã chuyển từ hình thức mua bán sức lao động của người nô lệ sang mua bán quyền sử dụng sức lao động của người lao động không còn là nô lệ, dưới hình thức thuê, mướn lao động. …. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì, các Luật gia và các nhà khoa học vê Luật vẫn không nhận thức và khẳng định quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa mà chỉ dừng lại ở quyền sở hữu tài sản với các quyền tương ứng (thừa kế, chuyển nhượng, …) để đi tới đồng nhất quyền sử dụng tài sản với quyền sở hữu tài sản.
Chính vì thế nên một số nội dung của HN TƯ 5, chẳng hạn về chế độ sở hữu toàn dân, vẫn chưa được một số người chấp nhận và chắc chắn trong số những người đó, có những người thuộc nhóm lợi ích BĐS. Do đó cũng cần thấy là NQ HN TƯ 5 không được sự đồng thuận cao như các NQ HN TƯ 3, 4.
Nhưng người dân đồng tình và ủng hộ việc khẳng định chế độ sở hữu toàn dân là hợp lý, nhưng cần phải phân định rõ ràng về vấn đề đại diện chủ sở hữu toàn dân là ai (Quốc hội )  và trách nhiệm quyền hạn chỉ là người đại diện chứ không phải là chủ sở hữu vì vậy cần có quyền bầu và miễn nhiệm đại biểu QH thuộc về nhân dân(cử tri cả nước).
N.Lang
Theo Tầm nhìn

Vụ cổ phiếu Sacombank: Ngâm cho "thiu" mới phạt

Lời QLB: để rộng đường cho mọi người kiểm chứng thông tin mà QLB đã cung cấp cho các bạn về nhóm thâu tóm Ngân hàng Samcombank. Đến nay cả Báo Tuổi trẻ - Cánh tay phải của Đảng cũng đã phải viết úp mở về vụ thôn tính mờ ám này để thấy rõ thông tin QLB gởi đến các bạn có đáng tin cậy hay không?!
Gần nửa tháng sau khi thương vụ thâu tóm Sacombank (STB) hạ màn, UB Chứng khoán nhà nước mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB cách nay hơn... ba tháng.
Mặc dù việc thâu tóm và đại hội cổ đông Sacombank đã hoàn tất nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc từ cơ quan quản lý cần làm rõ - Ảnh: T.ĐẠM
Điều bất thường là suốt quá trình diễn ra vụ thâu tóm Sacombank, một ngân hàng (NH) với hơn 70.000 cổ đông, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) vẫn giữ thái độ “im lặng là vàng”, bất chấp dư luận nhiều lần kêu gọi cơ quan này lên tiếng.
Cơ quan quản lý bị “vô hiệu”?
* Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim là thành viên của Eximbank, trong đó Eximbank là một trong những thành viên sáng lập. Nhóm cổ đông Eximbank hiện có hai thành viên tham gia HĐQT Sacombank.
* Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hữu Phú - nguyên phó chủ tịch HĐQT Eximbank, vừa được bầu vào HĐQT Sacombank tại ĐHĐCĐ Sacombank ngày 26-5, hiện là phó chủ tịch HĐQT Sacombank. 
Trong quyết định ra ngày 8-6, SSC công bố xử phạt Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh trong nhóm cổ đông tham gia thâu tóm Sacombank, với số tiền phạt mỗi trường hợp là... 60 triệu đồng.
Theo SSC, lý do xử phạt là ba nhà đầu tư này đã không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Thông tin từ SSC cũng cho biết cả ba nhà đầu tư này trở thành cổ đông lớn của Sacombank chỉ sau một giao dịch duy nhất.
Cụ thể ngày 9-1, Công ty CP đầu tư Exim đã mua hơn 42 triệu cổ phiếu Sacombank, nâng số lượng nắm giữ cổ phiếu Sacombank lên hơn 50 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của NH này với tỉ lệ nắm giữ lên tới 5,17%.
Tương tự, ngày 24-2, ông Trần Phát Minh mua hơn 1,544 triệu cổ phiếu Sacombank và trở thành cổ đông lớn của NH này với tỉ lệ nắm giữ 5,01%. Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu cũng trở thành cổ đông lớn của Sacombank vào ngày 1-3, với tỉ lệ nắm giữ 5,01% sau khi tổ chức này mua thêm gần 22 triệu cổ phiếu Sacombank.
Trao đổi với chúng tôi, tổng giám đốc một công ty chứng khoán bày tỏ ngạc nhiên khi cho rằng vai trò quản lý của SSC đã bị “vô hiệu” một cách bất thường xung quanh vụ thâu tóm Sacombank vốn được dư luận rất quan tâm. Theo vị này, ngày 17-2, thời điểm NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) tuyên bố là đại diện ủy quyền của nhóm cổ đông nắm giữ hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank, ngoài Eximbank còn có ít nhất một cổ đông lớn khác của Sacombank cùng tham gia vụ thâu tóm là Công ty CP đầu tư Exim - một thành viên của Eximbank.
“SSC không thể không biết thông tin này nhưng đã giữ thái độ im lặng” - vị này nói. Theo một số chuyên gia, với một thương vụ thâu tóm đình đám như Sacombank, người trong cuộc đã lên tiếng, SSC không thể không quan tâm, đồng thời có chỉ đạo rà soát các giao dịch liên quan đến cổ phiếu Sacombank.
Điều bất thường là sau khi Eximbank bộc lộ rõ ý định thâu tóm, hai nhà đầu tư khác liên quan đến nhóm cổ đông này là ông Trần Phát Minh và Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu tiếp tục mua thêm cổ phiếu Sacombank, trở thành cổ đông lớn của NH này nhưng không công bố, SSC cũng không có động thái để xử lý.
Theo các chuyên gia, sự “vô hiệu” của cơ quan quản lý thị trường đang gây lo ngại cho các công ty niêm yết do khả năng bị rơi vào tình huống đã rồi, không có cơ hội tự vệ nếu có những nhóm đầu tư mua “chui” để thôn tính công ty.
Phạt chậm là... bình thường?
Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng với công nghệ quản lý đến từng tài khoản nhà đầu tư của Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), SSC hoàn toàn nắm được các giao dịch, đặc biệt là các cổ đông lớn. Theo vị giám đốc này, đã có trường hợp nhà đầu tư mua vượt quá tỉ lệ 5% của một cổ phiếu rồi lập tức bán ngay sau khi phát hiện nhưng vẫn bị VSD “tuýt còi” ngay. Do đó không có chuyện SSC không nắm thông tin về các giao dịch này cũng như tên tuổi các cổ đông lớn. Liên quan vụ sai phạm của một số cổ đông tham gia thâu tóm Sacombank, theo vị giám đốc này, lẽ ra SSC phải rà soát và công bố ngay thông tin thay vì ngâm đến “thiu” mới công bố xử phạt.
“Quyền lợi của cổ đông nhỏ đã không được cơ quan quản lý thị trường quan tâm và bảo vệ...” - anh N.Đ.P., một nhà đầu tư tại sàn chứng khoán SJCS, nói. Theo anh P., việc tham gia hay rời bỏ một doanh nghiệp niêm yết của các cổ đông lớn đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cũng như quyết định của nhà đầu tư, chưa kể vụ thâu tóm Sacombank đã lùm xùm trước đó. Hơn nữa, không loại trừ các nhà đầu tư tận dụng thông tin nội bộ về vụ thâu tóm để trục lợi, việc che giấu thông tin giao dịch là một bằng chứng.
Trả lời Tuổi Trẻ chiều 11-6, ông Vũ Bằng - chủ tịch SSC - cho rằng không có gì khuất tất trong vụ xử lý thông tin liên quan đến các tổ chức và cá nhân tham gia vụ thâu tóm Sacombank. Theo ông Bằng, quy trình xử lý vi phạm hành chính kéo dài vài tháng là... bình thường do quy định đối tượng vi phạm phải ký vào biên bản.
Tuy nhiên, ông Bằng thừa nhận từng yêu cầu Eximbank giải trình thông tin liên quan đến tuyên bố của NH này, nhưng SSC đã không nhận được phản hồi của Eximbank. “Tôi đã yêu cầu thanh tra SSC giải trình xung quanh việc xử lý thông tin liên quan đến ba cổ đông lớn này, nhưng tôi tin anh em họ làm đúng quy trình, không có gì bất thường cả” - ông Bằng nói.
Cũng trong chiều 11-6, một lãnh đạo thanh tra SSC cho biết trước đó trong giải trình gửi cơ quan này, Công ty CP đầu tư Exim đã cho rằng việc mua vượt 5% và không báo cáo cổ đông lớn là do Sacombank... mua cổ phiếu quỹ, làm giảm số cổ phiếu lưu hành của NH này! Vị này thừa nhận thông tin về việc mua 100 triệu cổ phiếu quỹ đã được Sacombank công bố từ đầu tháng 11-2011, nên tổ chức này không thể nói không biết.
Tuy nhiên, vị này từ chối trả lời các câu hỏi liên quan việc chậm công bố thông tin liên quan đến các giao dịch của những cổ đông lớn này, đồng thời khẳng định việc xử lý vi phạm là tuân thủ theo quy trình thủ tục, việc xử phạt mức 60 triệu đồng mỗi đối tượng là căn cứ vào hành vi vi phạm.
Phải công bố cổ đông lớn trong thời hạn 7 ngày
Theo quy định tại Luật chứng khoán và thông tư (09) về hướng dẫn công bố thông tin, tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn.
Theo nghị định 85 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, các tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng mà không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định cho công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng.* Ông Trần Phát Minh (sinh 1974) hiện là thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Nam, công ty thành viên của NH TMCP Phương Nam, NH hiện có bốn thành viên tham gia HĐQT Sacombank.
HẢI ĐĂNG
Tuổi trẻ

TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG VÀ NHÓM LỢI ÍCH “GIẤU MẶT”


Thống đốc - Một ẩn số

Trong một phát biểu gần đây, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, minh bạch sẽ là chìa khóa để vượt qua sự chi phối của lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Nhưng trên thực tê, phải chăng chính cách triển khai như hiện nay lại tạo điều kiện để các nhóm lợi ích thao túng thị trường; thôn tính nhau một cách thiếu minh bạch.
Lệch hướng?
Đề án tái cấu trúc hệ thống NH cho thấy, mục tiêu đầu tiên của kế hoạch sẽ là dẹp ngân hàng nhỏ hoặc sáp nhập ngân hàng yếu để tăng chất lượng hoạt động. Nhưng theo chính Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đó là sự nhầm lẫn rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, trọng tâm đầu tiên của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là cần xử lý toàn bộ nợ xấu để làm sạch bảng cân đối tài sản. Và, để thành công, cần đi từ xử lý nợ xấu, cải tổ tổ chức, hoạt động đến nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát.
Việc tái cơ cấu cũng cần bắt đầu từ những ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh (NHQD). Bởi theo NHNN tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng vào cuối quý I/2012 khoảng 3,6%, (trong khi Fitch Ratings ước lượng nợ xấu của Việt Nam khoảng 12 -13% và theo một số nghiên cứu trong nước là khoảng 10%), và nếu chỉ tính với mức 3,6% thì hầu như các NHQD đã bị mất từ 50-70% vốn điều lệ, vì tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng này hiện rất lớn, chỉ 4 ngân hàng đã là hàng trăm nghìn tỷ. Nợ xấu đang tác động nghiêm trọng đến các ngân hàng này và nếu tình trạng bị đẩy đến đổ vỡ thì tác hại sẽ rất khủng khiếp.
Mặt khác, trong một văn bản trả lời các Đại biểu Quốc hội về việc tái cấu trúc 09 ngân hàng, mới đây Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định các ngân hàng này có thị phần chưa chiếm đến 10% nên không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống. Vậy tại sao NHNN lại chọn những thứ “không ảnh hưởng” để làm khâu đột phá trong kế hoạch quan trọng này?
Vấn đề đặt ra là kế hoạch tái cấu trúc liệu đã đi đúng hướng hay chưa khi mà vấn đề cần giải quyết tức thời là nợ xấu và khu vực cần tái cấu trúc gấp là NHQD đã không được NHNN tính đến. Việc đi sai hướng đã và sẽ gây những tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế xã hội.
Trở lại với câu chuyện tái cấu trúc mà NHNN đang thực hiện; ngay từ “phát súng” đầu tiên là sáp nhập 03 ngân hàng yếu là Ficombank, TinNghiaBank, SCB; đồng thời chỉ đạo BIDV với tư cách đại diện vốn nhà nước tham gia vào vụ sáp nhập này với hy vọng tạo ra một ngân hàng mới hùng mạnh. Tuy nhiên, ngay khi sự kiện được công bố đã gây tâm lý hoang mang cho khách hàng dù cho BIDV đã đổ vào đây số tiền khổng lồ, nhưng đến nay, sau 8 tháng thì 3 ngân hàng này vẫn “chết lâm sàng” và số vốn nhà nước, mồ hôi nước mắt của nhân dân chưa biết bao giờ mới lấy lại được trong khi tài chính đất nước đang khó khăn phải xoay sở đến từng đồng. Từ sự kiện này cho thấy, kết quả của việc sáp nhập những ngân hàng yếu kém không phải là tạo ra một ngân hàng mạnh mà chỉ tạo ra “những cái chết tốn kém” mà thôi.
Ai hưởng lợi?
Khi đề án tái cấu ngân hàng theo hướng “làm mạnh những ngân hàng yếu” được đưa ra, dư luận đã đặt dấu hỏi: Liệu có bàn tay đạo diễn của một nhóm lợi ích muốn thao túng thị trường ngân hàng? Và khi xâu chuỗi những sự kiện đã diễn ra gần đây thì người ta biết rằng, câu trả lời là có!
Một chuyên gia của chương trình giảng dậy kinh tế Fulbringht đã phải thốt lên: “Vị thế của nhóm cổ đông lợi ích đã lớn đến mức không chỉ có khả năng chi phối và thao túng trong một vài ngân hàng cổ phần nhỏ mà còn có thể chi phối cả một phần hệ thống ngân hàng.”
Một trong những “sản phẩm” rõ nét nhất của kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng và cũng là ví dụ rõ nét nhất cho biểu hiện thao túng là nhóm lợi ích đứng sau vụ thôn tính Sacombank mà đại diện là các “doanh nhân giấu mặt”. Tuy nhiên, để hiểu câu chuyện này, cần bắt đầu từ Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthermBank). Thật nực cười và đau xót khi một ngân hàng có vốn điều lệ chỉ 3.200 tỷ đồng; có tổng tài sản hơn 70.000 tỷ, trong lúc đã mất 20.000 tỷ và mất thanh khoản, bị xếp vào nhóm 4 lại có thể dẫn đầu vụ thôn tính một ngân hàng có trị giá tài sản hàng tỷ USD và đang xếp nhóm một và là công ty đại chúng đang niêm yết tại Sàn CK TP.HCM!
SouthermBank, nhiều năm nay vẫn bị coi là một ngân hàng yếu. Ngân hàng này bị các “cổ đông chiến lược” của mình biến thành cỗ máy huy động vốn và tài trợ cho các dự án đầy tham vọng, mạo hiểm và rủi ro của mình. Trong tháng 9.2011, SouthermBank đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản sớm nhất (do NHNN xiết chặt trần lãi suất), trong khi số tiền huy động được đã được ngân hàng này cho các công ty nợ xấu vay. Tình trạng mất thanh khoản tại SouthermBank tồi tệ tới mức NHNN đã phải bơm tiền “giải cứu” và đưa vào tình trạng giám sát đặc biệt.
Việc NHNN bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại bị mất thanh khoản thể hiện nỗ lực của Chính phủ không muốn để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng nhưng tự nó không làm hệ thống ngân hàng thương mại tốt lên mà nó còn tạo kẽ hở để những người đứng đằng sau lợi dụng. Không hiểu bằng cách nào nhưng vào tháng 11.2011, bằng danh nghĩa tái cấu trúc,  giải cứu SouthermBank, NHNN đã hào phóng chỉ đạo rót 5.000 tỷ vào ngân hàng này để giúp cho SouthermBank thoát khỏi tình trạng khách hàng rút tiền mà không có thanh toán (con số này được thể hiện trong báo cáo tài chính 2011 của SouthermBank).
Và đặc biệt, bước sang năm mới, tháng 1. 2012, NHNN lại tiếp tục ưu ái SouthermBank bằng việc tiếp tục cho vay 5.000 tỷ để trả nợ chính NHNN nhưng rót vòng, thông qua BIDV và biến đây thành một hoạt động cho vay liên ngân hàng thông thường. Có thể nói, đây chính là mấu chốt vấn đề, bởi khi SouthermBank chưa trả được 5.000 tỷ cho NHNN thì vẫn bị giám sát, vẫn nằm trong nhóm 4 thuộc diện phải sáp nhập. Nhưng khi trong sổ sách của SouthermBank  không còn hiển thị số nợ NHNN mà chỉ nợ BIDV như một hoạt động vay liên ngân hàng bình thường thì NHNN có thể rút toàn bộ giám sát ra và ung dung đẩy SouthermBank nhảy vọt từ nhóm 4 lên nhóm 2; được cấp tăng trưởng tín dụng 15%; được đi vay liên ngân hàng; “giải cứu” SouthermBank một cách ngoạn mục để ngân hàng này chuẩn bị cuộc “cách mạng cá bé nuốt cá lớn”; tham gia thôn tính “đại gia” Sacombank.
Cũng như nhiều người khác, nhóm lợi ích do những “đại gia tài chính” nêu trên  nhận thức rất rõ về sự “béo bở” của Sacombank. Bởi lẽ, cho tới thời điểm hiện tại, với tổng tài sản hiện có là 160.000 tỉ đồng, hơn 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh, phòng giao dịch ở ba nước Đông Dương, 1 triệu khách hàng và tới 80% các điểm giao dịch là bất động sản thuộc sở hữu riêng, Sacombank thực sự là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Mà những ưu điểm này, có mơ thì những Eximbank, SouthermBank của các đại gia nêu trên cũng phải mất hàng chục năm nữa mới có thể gây dựng được. Do vậy, thôn tính là lựa chọn tốt nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc này cũng hết sức bình thường. Nhưng điều bất bình thường ở đây là không có sự minh bạch, không đàng hoàng. Phần lớn số tiền vay từ NHNN, BIDV, ACB và các ngân hàng khác đã được những nhóm lợi ích nêu trên đầu tư vào thương vụ thôn tính Sacombank.
Với những phép “biến hoá” như vậy nhóm lợi ích nêu trên đã nắm thêm 15% CP STB cùng với 16% do Eximbank nắm giữ và 24% Southermbank mua bằng “tiền giải cứu” từ NHNN và vay tín chấp tại ACB… để hội đủ số % cổ phần để thâu tóm và đưa Sacombank vào “liên minh” của mình.
Có thể nói, đằng sau “thương vụ” tái cấu trúc ngân hàng phương Nam, đã lộ rõ nhóm lợi ích lợi dụng kẽ hở để dùng tiền nhà nước đi thao túng và thôn tính thị trường tài chính. Với một ví dụ về nhóm lợi ích nêu trên, chúng tôi mong muốn coi đây là một cảnh báo về những dấu hiệu tiêu cực đằng sau kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN. Chính thống đốc Nguyễn Văn Bình từng phát biểu: “Với lòng yêu nước của nhân dân ta và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tôi tin rằng, chúng ta sẽ không để lợi ích nhóm chi phối lợi ích quốc gia.”. Vì vậy, chúng tôi rất mong những điều nêu trên sẽ sớm được làm sáng tỏ.
Người sài gòn gởi cho QLB


LỜI KHUYÊN
Nghe tin ông Trọng ra quân
Tháng bẩy ngày rằm xá tôi vong nhân
Ông tin thắng lợi trăm phần
Đã bắt đúng bệnh, thuốc cân đủ rồi
Chỉ còn người ốm nữa thôi
Có chịu uống thuốc hay rồi dấu đi?
Nhưng mà dân chúng hài bi
Một ông lang lận, mạch suy bắt nhầm
Tham nhũng đâu phải bênh tình
Chỉ là cái chứng phơi bày ra thôi
Ngữ ông sao sánh mệnh trời
Đảng ông bệnh trọng, tài ông thấp tè
Chính ông đổ bệnh ra bè
Giáo điều bảo thủ bao che lợi quyền
Ông đừng vỗ ngực xưng tên
Rằng ta trong sạch, không thèm một trinh
Ông ham tham nhũng chức quyền
Cũng là tham nhũng ngàn ngàn đô la
Trước ông mấy tổng hò la
Phải chống tham nhũng,lòng là nhũng tham
Nên khi thât bại đổ càn
Kẻ thù diễn biến hòa bình phá ngang
Ông thì đòn dọc đòn ngang
Chỉ che đứt gánh thuốc càn mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét