Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không?

--Thông Điệp Cửu Long Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Báo Xuân Nhâm Thìn 2012

Luận rồng năm Thìn: những biến cố đánh thức chín con rồng....
Rồng là con vật không có thật. Ai cũng biết vậy. Mà ai cũng có thể nói về rồng vì đấy là con vật thần thoại phổ biến trong các tôn giáo hay văn hóa từ Á sang Âu, từ Đông qua Tây sang tới Mỹ. Riêng có người Việt ta, đón mừng một năm Thìn thì mình có thể nói tới... chín con rồng lận!
Từ truyện tích "con tiên cháu rồng", rồng là biểu tượng của tổ tiên – với hai đức tính là trí tuệ và sự dũng mãnh – còn tiên là biểu hiệu của từ tâm, lòng nhân ái. Chuyện ấy, chúng ta mượn của văn hoá Trung Hoa, mình nói ngàn năm cũng chưa hết.
Người ta thường tin rằng rồng là loài lưỡng cư – hay lưỡng thê – sinh vật có thể sống với đất và nước. Riêng có rồng của ta lại là loài... đa thê. Khác với hình tượng rồng của Trung Hoa chỉ vần vũ trên mây, rồng Việt Nam, với đầy đủ năm móng, được trình bày với hoa văn tượng trưng cho cả mây và nước. Từ đất nước vọt lên trời!

Trong thế kỷ 21, Việt Nam cũng mơ có nền kinh tế của con rồng, là bay lên ngang tầm các nước tân hưng châu Á. Xin hãy đợi đã.

Nhưng vì sao lại đòi nói đến chín con rồng? Xin hãy đợi đã!



***


Con người ta thường mượn những gì thấy trước mắt để diễn tả những gì... không hiểu được.

Con rồng xuất hiện như vậy, với hình ảnh của những giống vật có thật. Có thể là con cá nước ngọt, cá sấu, đã cho ta hình tượng giao long và truyện tích về kinh đô Thăng Long. Có thể là sinh vật dưới biển, như loài rắn biển cho ta truyện thuồng luồng và tục xâm mình. Cũng có thể là loài bò sát có vảy, như kỳ đà, rồng đất hay giống khủng long mà hình ảnh còn rơi rớt lại từ thời tiền sử.

Thế rồi chúng ta phát huy trí tưởng tượng.

Vẽ rắn thêm chân, chắp cánh lên lưng cá, điểm cặp sừng hươu, châm bờm sư tử, cho rắn phun lửa bay lên trời thành linh vật thần kỳ. Con vật ấy trở thành phi phàm, siêu khoa học và kết tụ những mơ ước hoặc ám ảnh vô cùng của chúng ta. Các tôn giáo cũng từ đó quy nạp linh vật thành biểu tượng của thiện và ác. Thiện như con rồng của Ấn giáo và Phật giáo, như rồng của thổ dân Nam Mỹ, ác là con rồng Tây phương....

Đấy là sản phẩm của cái tâm, dựa trên giới hạn của cái trí. Và phóng dội niềm khâm phục hoặc nỗi e sợ cái dũng vượt quá sức mạnh của con người.

Khốn nỗi, các Hoàng đế Trung Hoa bèn... quốc hữu hóa con rồng, lấy làm biểu tượng của mình. Đã thế, còn cho mình duy nhất có năm móng. Rồng của dân gian thì chỉ được bốn móng thôi. Hèn chi mới hóa long đong.

Sau này, từ năm 1958 rồi, Tây phương có môn "rồng học", "dracology" hay "dragonologie", để nghiên cứu về con rồng trong các nền văn hoá thế giới.

Mà lý thú làm sao khi ta thấy mô hình rồng trong môn "rồng học" của Nga, cứ tưởng như loài khủng long có cánh thời xưa nhưng lại tương tự như một phi cơ không người lái thời nay của Mỹ. Hoa Kỳ có một hỗn danh cho loại võ khí siêu hiện đại này là "dragonfly". Nếu có dịch là "chuồn chuồn" thì e rằng... chưa tới! Nhân đây, khi đọc tờ báo Xuân này, độc giả nên nhớ đến biệt danh của máy bay thám báo U2 ngày xưa là "Dragonlady", hoặc loại trinh sát tự động ngày nay là RQ-14 có tên là "Dragon Eye". Nếu dịch ra Long Nữ hay Mắt Rồng thì có lẽ sai bét.

Cho hay, khoa học cũng biết trả thù và mượn lại thần thoại để tô điểm cho sự uy dũng của mình!
  Rồng Mỹ

Con rồng theo nét vẽ của bộ môn "rồng học" của Nga - 
Trông như một "máy bay không người lái" kiểu hiện đại của Mỹ!



***


Từ khi tóc còn để chỏm, bài địa lý đầu đời của chúng ta dạy rằng Việt Nam nằm trên vùng giao lưu giữa hai nền văn hoá lớn của châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa. Bán đảo ta gọi là Đông Dương mà có tên Ấn-Hoa – Indo China – thì cũng từ cái lẽ đó.

Những di chỉ còn lại – chưa bị phủ lấp hoặc tẩu tán – đều nói đến sự hiện hữu của các sắc dân bản địa không thuộc Trung Hoa. Mà các sắc dân Đa đảo hay Nam đảo ấy còn sớm du nhập văn hoá Ấn Độ, kể cả Phật giáo, trước khi biết thế nào là Thánh hiền phương Bắc. Chỉ vì từ thời xưa rồi, luồng giao lưu hàng hải khiến miền Nam nước ta - "Đàng Trong" là tên gọi sau này - đã tiếp nhận tư tưởng và hàng hóa từ những nơi rất xa, khi mà văn hoá Trung Hoa vẫn chỉ có sắc thái đại lục và chưa tràn xuống nước Nam để lánh nạn cường Tần.

Chúng ta quên mất lịch sử khi chỉ nhìn thấy ảnh hưởng Nam tiến của văn hoá Trung Hoa làm nhiều người nghĩ rằng Việt Nam chỉ là hậu duệ hay chư hầu của phương Bắc. Người ta quên mất phần đóng góp của nhiều sắc thái văn hoá khác mà tổ tiên đã tiếp nhận từ miền Nam. Sau này còn học thói Trung Hoa mà gọi đó là man mọi! Chúng ta không hát và múa như người Hoa chính là nhờ Chiêm Thành....

Thế rồi, việc nước ta phát triển xuống miền Nam, chính thức từ năm 1558, đưa đến hai thay đổi lớn: 1) phân nửa của quốc gia mặc nhiên ra khỏi quỹ đạo Trung Hoa, và 2) tiếp nhận những đóng góp mới của "dị tộc", từ dân Chàm đến Java, Mã Lai, để thành cường quốc Đông Nam Á. Chúng ta quên hẳn kết quả bất ngờ đó của thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Khi nước nhà được thống nhất năm 1802, thì Việt Nam lại tự trôi vào trật tự Trung Hoa. Đó là thành tích của nhà Nguyễn Sơ, trước tiên là của vua Gia Long. Ông có công thống nhất đất nước, mà lại thống nhất theo quy củ văn hoá và chính trị của Mãn Thanh!

Đời sau, đời nay, Hoàng thành Thăng Long cổ xưa đã xuất hiện mấy năm - chớp nhoáng thôi, vì bị lãnh đạo u mê thời nay chôn thêm lần nữa - xin đọc lại Xuân Việt Báo của những năm trước cho khỏi quên chuyện "Các Cụ Hiện Ra". Dù chỉ như ánh chớp, di sản bị chôn vùi dưới mấy tầng văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật cũng giúp ta kiểm chứng được những gì đã thấy trên mặt đất, trụ in kinh trong các ngôi chùa cổ chẳng hạn. Đó là phần đóng góp của văn hoá Ấn Độ.

Sau ngàn năm Bắc thuộc rồi ngàn năm tự Hán hóa vì hệ thống tập quyền của triều đình và độc quyền tư tưởng của Nho thần, chúng ta mặc nhiên xóa dần những yếu tố Ấn Độ và cả di sản Ấn Độ từ các nước Đông Nam Á.

Trong một giai đoạn quá dài, con rồng Việt Nam tự nhắm một mắt mà trôi vào mây mù Trung Hoa. Rồi quên cả sông lạch nước non, mất luôn đường ra biển. Năm Nhâm Thìn này có khi là năm thức tỉnh, mở mắt.

Chỉ vì thời sự vừa nhắc nhở rằng Ấn Độ đã trở về Đông hải, đã kết hợp với Nhật Bản và Hoa Kỳ, để đảm bảo quyền tự do giao lưu ngoài biển. Khi Việt Nam nói chuyện hợp tác với Ấn Độ về quân sự, chúng ta không nhắc đến chuyện "thỉnh kinh Thiên trúc" hay Hà Nội liên kết với đảng Quốc Đại, một đồng chí "xã hội chủ nghĩa" của Liên bang Xô viết năm xưa. Chuyện ấy xưa rồi.

Từ một quốc gia đa chủng, đa văn hoá, đa nguyên và dân chủ, nền dân chủ lớn nhất địa cầu với hơn một tỷ dân, ngưởi ta có thể học lại nhiều thứ. Học lại vì là nhiều điều đã biết mà lại quên!


***



Trở lại lịch sử, khi Nguyễn Hoàng đi vào Thuận Hóa từ năm 1558, với con cháu anh hùng là các đời chúa Nguyễn, Việt Nam thật sự bung ra khỏi châu thổ sông Hồng sông Mã. Và tiếp nhận rất nhiều kiến thức mới trên một vùng địa dư rộng gấp đôi, thong dong buôn bán và giao tiếp bình đẳng với các nước. Sau này, một người kết hợp được những yếu tố hiện đại ấy chính là Nguyễn Huệ, một nhân vật trưởng thành từ vùng đất mới và không hề khiếp sợ phương Bắc, dù là Bắc Hà hay Bắc Kinh.

Thời Tây Sơn, chiến công của tổ tiên không chỉ có các trận thủy chiến lừng danh lịch sử ở trên sông mà còn là hải chiến, ở ngoài biển, từ cửa Thị Nại qua các hải đảo Phú Quốc, Cổ Long đến Vịnh Xiêm La. Địa dư hình thể - vì phân nửa miền Nam của chữ S đã đưa ra ta ra biến lớn chứ không bị khép trong Vịnh Bắc bộ – và tinh thần khai phóng của dân miền Nam có thể giải thích hiện tượng đó.

Thế rồi, đúng 300 năm sau khi Nguyễn Hoàng mở nước – và 10 năm sau Chiến thắng Đống Đa – Việt Nam lại bị ngoại bang khuất phục vào năm 1858, với việc ba tỉnh miền Đông của Nam kỳ Lục tỉnh rơi vào tay quân Pháp. Rồi mất nốt ba tỉnh còn lại vào năm 1862, 60 năm sau khi Gia Long thống nhất đất nước. Mười năm sau đó, một dúm quân Pháp tiến ra Bắc, rồi tước đoạt luôn chủ quyền nước Nam, vào năm 1884, với "Hoà ước" Giáp Thân.

Ách Pháp thuộc chỉ thực sự kết thúc với Hiệp định Genève năm 1954 - đúng 70 năm sau - và lại mở ra cảnh phân chia Nam-Bắc cho đến năm 1975. Sau đó là khủng hoảng và tụt hậu trên một lãnh thổ thống nhất. Chuyện rồng cọp gì thì cũng chỉ là sừng thỏ lông rùa, bất khả về thực tế.

Một trong những nguyên nhân khiến quân Pháp vào Nam rồi mới ra Bắc chính là sự hiểu lầm về địa dư! Y như triều đình Pháp sau này, thương nhân và bọn tứ chiếng Phú Lãng Sa cứ tưởng có thể ngược dòng Cửu Long mà vào tới Vân Nam và giao thương với các tỉnh nội địa của Trung Quốc. Khi thấy bị nghẽn, họ mới tiến vào châu thổ sông Hồng!

Ngẫm lại thì đi sau Đế quốc Anh nên tới Ấn Độ rồi Đông Á khá trễ, lại bị Đức khuất phục vào năm 1870, vậy mà Đế quốc Pháp vẫn làm chủ nước Nam trong gần một thế kỷ. Chỉ vì nước ta lụn bại dần trong nội loạn dưới vòng Hán hóa độc chuyên và lạc hậu của triều Nguyễn. Khi bị giặc Pháp tấn công, triều đình còn muốn tựa vào Bắc Kinh lẫn thổ phỉ Tầu.

Cũng thế, khi tiến hành cách mạng vô sản tại miền Bắc, rồi "giải phóng miền Nam", đảng Cộng sản Việt Nam lại trông cậy vào Trung Quốc. Dù đã thấy Hoàng Sa bị cướp năm 1974, rồi xứ sở bị tấn công trong một bài học nháng lửa vào năm 1979, đảng vẫn lại nương vào bài bản cải cách của Bắc Kinh từ năm 1991 cho đến sau này. Cho đến khi con rồng bị chặn ngoài Đông hải, xương sống bị điểm huyệt tại Tây nguyên và cái đầu lại là đầu gấu đầu bò.

Cái gốc của thảm họa ngày nay nằm trong trào lưu tai hại đó.


***


Bây giờ mới đến chuyện chín con rồng....

Từ trước khi có Hiệp định Genève chia đôi đất nước bằng con sông Bến Hải vào năm 1954, một nghệ sĩ đã ví ba dòng sông nước Nam như ba cô gái. Và mơ ngày hợp nhất ngoài đại dương. Đó là nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong bài "Hội Trùng Dương" mà ai cũng biết, cũng nhớ:

Ô hò ơi! Ra biển khơi. Trùng Dương...
Ba chị em là ba miền
Nhưng tình thương đã nối liền
Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên
Hẹn nhau.
Pha hòa sóng lan bốn phương trời,
Đem tự do tranh đấu bao người,
Cho quê hương ấm no muôn đời
Giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ
Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt cùng hô
Dựng mùa vinh quang hứa đời tự do.

Cầm bản Hội Trùng Dương, thấy in ở bìa lưng: "K.D. Số 559 T.X.B. ngày 29-7-54" do nhà An Phú xuất bản tại Sàigon, với chi tiết "Tổng phát hành Bắc Việt: Nhà sách A.B.C 52 Hàng Gai Hà Nội", chúng ta bỗng bồi hồi: Hoài Bắc Phạm Đình Chương soạn hợp khúc này như một giấc mơ đoàn tụ từ trước khi có chuyện chia ly! Lý do là hiệp định Genève được ký ngày 20 Tháng Bảy năm đó.

Sau đấy, mùa Xuân 1960, Phạm Duy hoàn thành giấc mơ ấp ủ từ 1954, bỏ dở trong các năm 1956-1958, là ra mắt Trường ca "Con Đường Cái Quan".

Y như trong "Hội Trùng Dương", đoạn cuối của ca khúc cũng là tiếng sông Cửu Long:

Cửu Long Giang! Gió về vui như sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con

Và kết thúc với đoạn hoan ca nghe như lời tiên tri ở câu cuối" "con đường thế giới xa xôi":

Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!
Người tạm dừng bước chân vui, người ơi!
Người mơ ước tới: đường tan ranh giới
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài.
Con đường thế giới xa xôi,
Trong lòng dân chúng nơi nơi....

Trực giác của người nghệ sĩ thường nhìn ra nhiều chuyện trước những kẻ phàm tục là chúng ta.

Cả hai nhạc sĩ tài ba đều thấy rằng người người đều sẽ xuôi Nam. Bắc kỳ di cư cũ mới gì, từ Nguyễn Hoàng, Đào Duy Từ hay "năm tư", "bảy lăm" gì thì ai ai cũng muốn xoá tan ranh giới để cùng gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên. Ngày Xuân, ai mà chẳng muốn một cuộc hội ngộ để dựng mùa vinh quang như vậy?

Nhưng thực tế là Đông hải đã nổi sóng "ngư chính" của Trung Quốc. Và Cửu Long Giang ở sau lưng thì bị cạn dòng.

Đấy là lúc mình nhớ đến Lê Thương và ba bài "Hòn Vọng Phu" bất hủ. Bài số hai, "Ai Xuôi Vạn Lý" có nhắc đến chín con rồng của Cửu Long như một ẩn dụ tiên báo:

Chín con long thật lớn
Muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống
Chúng kêu ca dưới ngàn...

Đấy là lúc ta mở lại tấm bản đồ.

Bắt nguồn từ Tây Tạng, trên cao độ hơn 5.000 thước của rặng Hy Mã Lạp Sơn, sông Mekong chảy qua gần 5.000 cây số, tỏa nhánh trên mấy trăm ngàn cây số vuông của năm nước là Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cam Bốt, trước khi trở thành dòng Cửu Long hùng vĩ mà hiền hòa của Việt Nam. Bài địa dư đầu đời của chúng ta nghi như vậy. Một cách thi vị mà thực tế không kém, gốc từ Tây Tạng, chín con rồng này tuôn ra Đông hải và đang nuôi sống 20 triệu người Việt Nam dưới hạ nguồn.

Nuôi sống hay giết chết....

Chỉ vì trên thượng nguồn, con sông bị Trung Quốc lạm thác để giải quyết nhu cầu của họ, nhân tiện khống chế các nước họ coi là hạ lưu ở bên dưới!

Mọi chuyện khởi đầu từ năm 1949: Trung Quốc khống chế Tân Cương, chiếm đoạt Tây Tạng rồi sau này xây đập trên thượng nguồn Mekong để có thể trấn nước 60 triệu dân dưới hạ nguồn. Hoặc cho hạn hán vào mùa mưa. Một phần ba dân số 60 triệu đó là người Việt, những người sống trên vùng đồng bằng Cửu Long!

Nghĩa là khi chúng ta mơ ước trùng phùng để xây đời tự do ở bên dưới, thì từ đầu nguồn, chín con rồng của chúng ta đã bị bó gân, khoét ruột....


***


Từ năm 1957, cùng Ủy ban Kinh tế ECAFE (sau này là ESCAP) của Liên hiệp quốc, bốn nước Đông Dương là Việt, Mên, Lào, Thái đã lập ra Ủy ban  Mekong để cùng nghiên cứu và khai thác nguồn sống sinh tử này. Một nước thứ tư không có mặt, là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội! Cái xứ không phải là cộng hoà mà cũng chẳng có dân chủ đang bận chuyện khác: giải phóng miền Nam để hoàn thành cách mạng vô sản trên toàn cõi Đông Dương!

Rồi chinh chiến Đông Dương khiến Ủy ban Mekong quay trong chân không, và bị tê liệt vì chính trị trong hai chục năm sau 1975. Khi Ủy ban này được hồi sinh thì cũng là lúc Trung Quốc xen lấn, trong nghĩa đen.

Tháng Tư năm 1995, đúng 20 năm sau khi... "miền Nam được giải phóng", Việt Nam và Thái Lan tổ chức màn trình diễn mừng lễ ký kết Hiệp định Mekong: một giang thuyền sẽ nối liền hai nước, với sự cổ võ của hai xứ Miên Lào ở giữa. Tuyệt chiêu! 

Nhưng chiếc du thuyền "hoành tráng" này bị kẹt giữa dòng nước cạn: trên đầu nguồn, Bắc Kinh cho bơm nước vào hồ chứa của đập Mạn Loan. Thiên triều đỏ chắc cũng biết chơi chữ. Mạn Loan là cho Loạn Man, các dị tộc man di mọi rợ ở miền Nam phải biết có trên có dưới chứ!

Nhắc lại chuyện đó, ta mới mở ra cái nan quạt như xương rồng: Bắc Kinh muốn gồm thâu lục quốc. Chiếm đóng Tây Tạng rồi khuynh đảo năm nước Mekong là Miến, Lào, Miên, Thái, Việt!

Nhưng thiên bất dung gian.

Trên thượng nguồn, đập Tam Hiệp và một dẫy công trình thủy lợi hay thủy điện vĩ đại của Trung Quốc đã trở thành những trái bom nguyên tử nổ chậm. Chẳng có phóng xạ mà cũng gây đại họa.

Tại Tân Cương, mối lo về phong trào Hồi giáo ly khai không giảm mà tăng, cùng nội loạn ở nhiều tỉnh. Từ Tứ Xuyên về Đặc khu Tự trị Tây Tạng, là lãnh thổ Tây Tạng, phong trào chống đối lan rộng với tăng ni xuống đường biểu tình, tự thiêu. Sáu triệu dân Mông Cổ ở Nội Mông ngóng cổ nhìn sang Cộng hoà Mông Cổ ở phía Bắc nay đã có dân chủ. Việc Cộng hoà Mông Cổ bất chấp lời phản đối của Bắc Kinh mà đón chào đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng là tín hiệu khó lầm cho người Mông Cổ, xưa nay vẫn theo Lạt ma giáo, Phật giáo Tây Tạng....

Từ Ấn Độ qua tới Dharamsala của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng – nay đã có một Thủ tướng mới là một học giả của Harvard – vào đến đất Tầu, dân chúng đều loan truyền lời tiên tri của Chư Thiên đã nhập vào một bé gái người Ấn, Achary Sambhavi: năm 2012 này Trung Quốc sẽ có dân chủ và Tây Tạng được giải phóng!

Vốn đã quen thuật tuyên truyền qua sấm ký và đồng dao, các đấng Thiên tử đỏ bỗng thấy chột dạ về cái lẽ hư thực của thánh thần. Và e ngại cái chuyện lộng giả thành chân!

Có cái gì đó rất lạ đang làm Bắc Kinh rung chuyển, ngoài trăm mối tơ vò về kinh tế, nào suy trầm, lạm phát, nào nợ nần, bong bóng đầu tư bị bể, tư doanh phá sản, v.v... Đến cuối năm, dân Ô Khảm của thị trấn Lục Phong tại Quảng Đông biểu tình phản đối nạn cướp đất. Khi bị đàn áp, họ nổi dậy đánh đuổi đảng bộ và chính quyền địa phương - để lập ra... công xã tự trị!

Bên trong đã như vậy, bên ngoài thì Ấn Độ kết hợp với Nhật Bản, Hoa Kỳ tuyên bố trở lại Đông Á và cộng tác về quân sự với Indonesia và Úc, lên tiếng bênh vực Philippines... Quái đản nhất, một xứ phên giậu của Trung Quốc là Miến Điện bỗng dưng nghĩ lại.

Lãnh đạo xứ này cho phép tổ chức bầu cử và hủy bỏ một dự án thủy điện trị giá hơn sáu tỷ đã ký với doanh nghiệp Trung Quốc. Rồi Ngoại trưởng Mỹ liên tục hội họp với Ngoại trưởng của năm nước trong Ủy ban Tiểu vùng Mekong.

Từ thượng nguồn Tây Tạng xuống tới sông Cửu Long, hình như con rồng đã quậy, làm mặt rồng tại Bắc Kinh bỗng xám ngoét!


***


Đầu năm ôn cố tri tân, chúng ta khởi sự từ chuyện tiên rồng và tình cảm gắn bó của từng người đến nơi chôn rau cắt rốn. Ta theo dõi bước chân của cả trăm thế hệ và nhiều thế kỷ để thoát khỏi sự tù hãm mà tiến tới vùng đất của khai phóng tư tưởng. Dân ta ca tụng sông Hồng anh dũng, sông Hương thơ mộng và Cửu Long hiền hòa dẫn mình đến thịnh vượng và giao lưu cùng thế giới.... Cả một phần đời của chúng ta đã được nuôi sống trong những giấc mơ đó.

Cho đến khi Cửu Long cạn dòng và Đông hải bị khóa, chín con long không thể kêu ca mãi dưới ngàn mà có lúc vùng dậy. Nhâm Thìn có thể báo hiệu chuyện đó.


(Bài này được viết cho Giai phẩm Xuân Nhâm Thìn 2012 của Việt Báo, vừa phát hành tại Quận Cam, miền Nam California, vào ngày Thứ Sáu 06 Tháng Giêng 2012 vừa qua. Chủ để ghi trên trang bìa là... "Thông điệp Cửu Long" Xin quý độc giả hãy tìm mua... NXN)



-Nguồn:1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không? (TVNThế nhưng có phải người giàu có nào ở Việt Nam cũng có thể tự nhận là xứng đáng với tài sản mà họ có được không? Rằng trong quá trình tích lũy tài sản, họ đã tạo ra được giá trị mới cho xã hội?
Những năm gần đây, khi đăng bài về tình hình kinh tế Việt Nam và để nhấn mạnh khoảng cách giàu nghèo đang ngày một lớn, báo chí phương Tây thích đưa hình ảnh những cửa hàng đồ hiệu sang trọng, thường là Louis Vuitton hoặc Chanel, đi kèm là hình ảnh một ông xe ôm nằm ngủ gật trên yên xe máy, hoặc một bà bán rong đội nón, gánh thúng lủi thủi đi ngang.

Khi nhìn những hình ảnh này, tôi thường nhớ đến bài học chính trị năm lớp 10. Một thời chúng ta được dạy để tin vào sự bình đẳng trong xã hội, khi tất cả mọi người trong xã hội đều như nhau. Nhưng lịch sử dường như đã và đang diễn ra không theo bài học tôi được học. Việt Nam mở cửa với nền kinh tế thị trường, thay đổi chóng mặt trong vòng hơn 20 năm qua. Đi kèm với những đổi thay đó là khoảng cách ngày một lớn giữa các tầng lớp có thu nhập khác nhau trong xã hội. Điều đáng nói là, câu chuyện của Việt Nam cũng là câu chuyện chung của thế giới, của cả những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc. Liệu khoảng cách giàu nghèo có phải là một mối đe dọa đến an ninh xã hội, hay là một hiện tượng hiển nhiên?
Phong trào "Chiếm phố Wall" nở rộ ở các thành phố lớn của Mỹ kể từ hồi tháng 9-2011 được coi như là một "cuộc chiến giai cấp" đang nổ ra trong lòng xã hội Mỹ. "99% chúng ta" - tức là đa số dân cư trong xã hội, chống lại "1% chúng nó", những người có thu nhập cao nhất xã hội, được cho là nắm đa số tài sản xã hội trong khi phần đông còn lại không có gì. Những người biểu tình tự cho là đại diện cho 99% không có yêu sách gì cụ thể, nhưng thành công thấy rõ của họ là bày tỏ được nỗi bất bình đang ngày càng tăng lên trong xã hội Mỹ, vào thời điểm nền kinh tế sa sút, khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều gia đình nợ nần chồng chất.
Mặc dù vậy, 1 và 99 có thể là những con số mang tính ước lệ để gây ấn tượng hơn là chính xác. Không có những thống kê chính xác để chứng minh rằng 1% dân số là những người giàu nhất ở Mỹ đang nắm 99% của cải trong xã hội. Theo một kết quả điều tra về giới giàu có của nước Mỹ do Harrison Group và American Express Publishing công bố, những người giàu nhất ở Mỹ được xác định là có khoảng 668.000 hộ gia đình, chiếm 0,6% dân số, với thu nhập trung bình trên 950.000 đô la/năm và tài sản trung bình khoảng 4,5 triệu đô la. Còn theo danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn, người giàu nhất là Bill Gates với 59 tỉ đô la, và người "nghèo" nhất danh sách này có tài sản trên 1 tỉ đô la. Bốn trăm người giàu nhất Mỹ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ - 0,0000013% trong tổng dân số Mỹ.
Chưa biết chắc "1% chúng nó" có nắm hết 99% tài sản hay không, nhưng nhìn cách họ tiêu xài là "99% chúng mình" thấy bực mình rồi. Doanh số bán các loại xe đắt tiền như Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini, Porsche và Maybach trên toàn thế giới có giảm một chút vào năm 2007 nhưng từ đó đến nay liên tục tăng. Tình hình kinh tế tuy có khó khăn sa sút, nhưng chi tiêu của giới giàu có không hề sụt giảm. Theo một nghiên cứu thị trường của Bain & Company và hiệp hội hàng xa xỉ Ý Fondazione Altagamma, trong năm 2010, doanh số bán hàng xa xỉ ở Mỹ tăng 12%, ở châu Âu tăng 6%, châu Á tăng 22% và Trung Quốc tăng 30%.
Nói đến khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội, Trung Quốc có thể coi là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn. Tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc ở quốc gia này trong thời gian qua đã đi kèm với sự trỗi dậy của giới tư bản tư nhân. Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc được cho là cao hơn cả Mỹ, với chỉ số bất bình đẳng ở mức 0,47 (mức 0 là hoàn toàn bình đẳng, và mức 1 là cực kỳ bất bình đẳng). Khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (khoảng 674 triệu người) sống ở khu vực nông thôn, có thu nhập trung bình trong năm 2010 ở mức 898 đô la/người, chưa bằng một phần ba mức thu nhập trung bình của người sống ở khu vực thành thị (2.900 đô la/người).
Ảnh minh họa
Tổng số người thuộc diện chính sách nghèo đói ở Trung Quốc hiện vào khoảng 128 triệu người, tức là khoảng trên 13% dân số nước này. Cùng lúc, Trung Quốc là nơi có nhiều người giàu mới nhất thế giới. Tuy tổng số tỉ phú ở nước này ở mức 115 người năm 2011, còn thấp hơn nước Mỹ, nhưng Trung Quốc lại có nhiều tỉ phú mới nhất, 54 tỉ phú "mới ra lò" trong năm ngoái, theo danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Như đã dẫn các số liệu ở trên, Trung Quốc hiện là thị trường hấp dẫn nhất đối với các công ty hàng xa xỉ vì những nhà giàu mới nổi không ngại chi tiêu, hưởng thụ những gì được coi là tốt nhất, đắt nhất.
Ở Việt Nam, câu chuyện phổ biến nhất cho khoảng cách này có lẽ vẫn còn là chuyện về tô phở bò có giá gần 1 triệu đồng ở Hà Nội, gây xôn xao dư luận hồi đầu năm 2011. Một triệu đồng, hay 50 đô la, có thể không phải là một khoản chi tiêu lớn với nhiều người, nhưng đã bằng nửa tháng lương tối thiểu của một công nhân may ở Bình Dương. Câu chuyện được kể vào thời "bão giá" khi những người thu nhập thấp phải vật lộn với giá cả leo thang gây ra nhiều tâm trạng bất bình trong xã hội. Nhưng cùng lúc, báo chí "lá cải" với nhan nhản các tin tức về đại gia đi xe "khủng", người đẹp chân dài xài đồ hiệu... dường như đã giúp cho công chúng làm quen và chấp nhập cái khoảng cách đang ngày càng gia tăng ấy. Cô diễn viên Lý Nhã Kỳ không ngần ngại khoe chiếc váy Alexandra McQueen giá 40.000 đô la, một điều cũng trở nên bình thường như một người bán hàng rong đi qua cửa tiệm Louis Vuitton, biết hay không biết chiếc túi treo trong tiệm có thể trị giá bằng thu nhập cả sự nghiệp bán hàng rong của mình. Giàu nghèo là chuyện của muôn đời. Tại sao cái khoảng cách đang tăng lên ấy phải khiến chúng ta suy nghĩ?
Kinh tế thị trường đi kèm với cơ hội kinh tế cho mọi người, trong đó sẽ có người thành công và có người không. Sẽ có những người làm ông chủ, và có người làm nghề phục vụ. Điều đáng quan tâm, không phải là có một khoảng cách tồn tại giữa những tầng lớp thu nhập khác nhau, mà là khoảng cách ấy được tạo ra như thế nào, và liệu thể chế xã hội có đảm bảo được sự phát triển cân bằng không, khi sự bất bình đẳng trở nên quá lớn? Steve Jobs, khi còn sống, nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ, và xứng đáng như vậy với tầm nhìn và những sản phẩm ông đã tạo ra cho thế giới. Thế nhưng có phải người giàu có nào ở Việt Nam cũng có thể tự nhận là xứng đáng với tài sản mà họ có được không? Rằng trong quá trình tích lũy tài sản, họ đã tạo ra được giá trị mới cho xã hội? Rằng họ đã chia sẻ lại cho xã hội một phần những gì họ giành được?
Ý tưởng về một xã hội hoàn toàn bình đẳng trong bài học lớp 10 dường như còn xa xôi. Nhưng khi chứng kiến đám đông những người biểu tình "Chiếm phố Wall" ở Mỹ, ít nhất người viết bài này thấy một mong muốn chung: mong muốn một xã hội mà ai cũng có cơ hội bình đẳng để vươn lên.
Theo TBKTSG

1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không? (TVN).


-

Ông Tư cây cảnh (NLĐ).


---"Việt Nam là một đất nước, không phải là chiến trường" ---- IMF giảm bớt dự báo kinh tế năm 2012  —  (VOA).
Khủng hoảng kinh tế và cuộc đào tẩu của người Hy Lạp (Tầm nhìn/Deutsche Welle).- Warren Buffett kiếm bạc tỷ, tiêu bạc cắc (Sàn OTC). - Những thất bại chết người của Kodak (VEF). - 2012 : một năm đầy khó khăn cho dân Ý  —  (RFI). - Pháp đề nghị đánh thuế vào các khoản dịch vụ tài chính   —  (RFI).-World Bank to recommend China financial reforms
CHICAGO (Reuters) - The World Bank will recommend reforms to China's domestic financial system as part of broader proposals to help wean the country from a dependence on exports to sustain economic growth, World Bank President Robert Zoellick said on Saturday.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét