Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

NHỮNG BẤT ỔN SẮC TỘC TRUNG HOA

Bài viết gốc: China’s Ethnic Tremors

Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á.(Asian Juggernaut(1) and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)

NEW DELHI - Trong sự đối mặt với tình trạng bất ổn dân sự lan rộng của người Uighur (người Duy Ngô Nhĩ) ở Trung Hoa, thiện chí (love-fest) của chính phủ Trung Hoa với các đồng minh tráo trở (all-weather), Pakistan, có lẽ bắt đầu xấu đi (sour). Thật vậy, chính quyền tỉnh Tân Cương của Trung Hoa đang buộc tội một người Duy Ngô Nhĩ ly khai nổi tiếng rằng người ấy đã bị bắt đã được đào tạo khủng bố ở Pakistan. Không ít lúng túng cho Pakistan, việc buộc tội trong khi giám đốc tình báo, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, tổ chức các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh để đảm bảo sự hỗ trợ lớn hơn của Trung Hoa để đẩy lùi áp lực ngày càng tăng về phía Islamabad của Hoa Kỳ.

Không một quốc gia nào đã làm nhiều hơn so với Trung Hoa để nâng đỡ nhà nước Pakistan – những hỗ trợ bao gồm chuyển giao công nghệ vũ khí hạt nhân tên lửa. Bằng cách chơi quân bài người Kashmir để chống lại Ấn Độ trong nhiều cách khác nhau - thậm chí còn triển khai các đơn vị Quân đội Giải phóng Nhân dân Pakistan-Kashmir để chiếm đóng gần tuyến kiểm soát với Ấn Độ - Trung Hoa có dấu hiệu rõ ràng trong những năm gần đây, họ mong muốn để sử dụng việc liên minh với Pakistan để siết chặt Ấn Độ. Với mức độ đầu tư chiến lược của Trung Hoa tại Pakistan, mối quan hệ song phương là không thay đổi.

Cho đến lúc này, việc cáo buộc hỗ trợ người Duy Ngô Nhĩ khủng bố, bởi các quan chức địa phương của Trung Hoa, phản ánh sự chọc tức của Trung Hoa đối với Pakistan ngay cả khi Pakistan không có khả năng để chứa chấp phong trào của một số người Duy Ngô Nhĩ ly khai qua biên giới. Tuy nhiên, Trung Hoa phải đối mặt không phải là một cuộc chiến gián tiếp hoặc thậm chí cả một cuộc chiến mà có sự tham gia của nước ngoài tại Tân Cương, mà là một phản ứng dữ dội gia tăng của người dân Duy Ngô Nhĩ chống lại thực dân Hán tộc.

Và người Duy Ngô Nhĩ không đơn độc. Ngay cả ở Tây Tạng - nơi mà khả năng chống sự cai trị của Trung Hoa vẫn chủ yếu là bất bạo động và không có nhóm khủng bố nào bị cáo buộc - Trung Hoa đang ngày càng nhận hậu quả cay đắng của những chính sách đã từ chối văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số bản địa, và những lợi ích nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ.

Để giúp cho chính sách đồng hóa (Sinicize) của Trung Hoa ở những vùng đất dân tộc thiểu số, chính phủ Trung Hoa đã sử dụng một chiến lược gồm năm điểm chính: Vẽ lại biên giới để làm thay đổi những bản đồ quê hương của từng dân tộc, di dân tràn ngập đến vùng có văn hóa không phải của người Hán, xét lại lịch sử để biện minh cho sự kiểm soát của Trung Hoa; cưỡng chế thi hành đồng nhất văn hóa để làm lu mờ bản sắc địa phương, và đàn áp chính trị. Việc đồng hóa Mãn Châu vào xã hội Hán tộclàm lu mờ người dân địa phương ở vùng Nội Mông Cổ chỉ để lại có người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ có nguồn gốc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ như là những hành vi lừa đảo (holdouts).

Nhưng các cuộc nổi dậy trở lại của người Tây Tạng từ năm 2008, cuộc nổi loạn người Duy Ngô Nhĩ từ năm 2009, và tái diễn trong năm nay các cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân tộc Nội Mông trong cộng đồng các dân tộc Nội Mông đã chỉ ra rằng chiến lược thực dân kinh tế và đồng hóa dân tộc đang bắt đầu phản tác dụng. Trong khi một cuộc đấu tranh của các tu sĩ dẫn đầu trên cao nguyên Tây Tạng tiếp tục thách thức các cuộc đàn áp của Trung Hoa, vài chục người đã bị giết chết ở Tân Cương từ tháng trước khi cuộc đụng độ người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã lây lan từ thị trấn sa mạc của thành phố Hòa Điền (和田, Hetian hoặc Hotan) đến Kashgar (địa khu Kashgar hay còn gọi là Địa khu Khách Thập: 喀什地区) của Con đường tơ lụa.
Bản đồ Tân Cương - Xinjiang, vùng đất của người Duy Ngô Nhĩ thuộc các nước Đông Turkestan - bị Trung Hoa xâm lược và chiếm đóng từ năm 1949 - Người dịch

Tân Cương, một địa danh giáp biên giới Afghanistan, Nga, các nước Trung Á, và khu vực Kashmir bị Pakistan và Trung Hoa chiếm đóng, gần đây đã được sáp nhập khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, một năm trước khi Trung Hoa bắt đầu cuộc xâm lược Tây Tạng. Điều đó đặt dấu chấm hết cho Cộng hòa Đông Turkestan(2) ở Tân Cương, nhóm Hồi giáo, mà đã được hỗ trợ bởi Josef Stalin, thành lập vào năm 1944, trong lúc chiến tranh thế giới thứ II đang hồi khốc liệt. Trong sáu thập kỷ kể từ đó, hàng triệu người Hán đã di chuyển tới Tân Cương, cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 2 sắc tộc (interethnic) đối với lãnh thổnguồn nước, đó là chưa kể đến việc kiểm soát các nguồn tài nguyên hydrocarbon phong phú của khu vực.

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bởi các triều đại nhà Minh (1369-1644) chủ yếu là để phân biên giới chính trị của Đế chế nhà Hán. Tuy nhiên, Trung Hoa ngày nay, đã có diện tích gấp ba lần so với thời nhà Minh - triều đại nhà Hán hiện thời - với biên giới của mở rộng ra xa về phía tây và tây nam của Vạn Lý Trường Thành.

Bản đồ Trung Hoa hiện nay với ba vùng đất - Tây Tạng(Tibet) - Tân Cương(Xinjiang - và Nội Mông(Inner Mongolia) - mới xâm lược. Người dịch.

Như vậy, hiện tại sự kiểm soát lãnh thổ Đại Hán là to lớn nhất mọi thời đại của nó: thủ đô văn hóa của Tân Cương, Kashgar, nằm gần Baghdad hơn Bắc Kinh, và Lạp Tát (Lhasa: 拉萨), thủ đô của Tây Tạng, một khoảng cách địa lý gần như gấp đôi đến thủ đô Trung Hoa so với New Delhi của Ấn Độ. Thật vậy, buộc phải đồng hóa Tây Tạng và Tân Cương đã bắt đầu chỉ sau khi Trung Hoa đã tạo ra một hành lang lãnh địa giữa hai vùng này bằng cách nuốt chửng 38.000 km2 Aksai Chin (tiếng Hindu là: अक्साई चिन, tiếng Hán là: 阿克赛钦: A Khắc Tái Khâm) của Ấn Độ, một phần của các vương quốc Jammu và Kashmir, sau một cuộc xâm lược của Ấn Độ vào năm 1962.

Tuy nhiên, những chính sách của Trung Hoa hiện nay đòi hỏi tăng chi phí an ninh nội bộ, sự hồi sinh của tình trạng ly khai ở một số khu vực. Cho rằng sự bất ổn ở quê hương của đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 60% lãnh thổ của Trung Hoa – chỉ gộp lại Tây Tạng và Tân Cương đã chiếm gần một nửa diện tích những vấn đề an ninh nội bộ của Trung Hoa rộng lớn hiện ra lù lù ở sau lưng của Ấn Độ.

Trong khi Ấn Độ hoan nghênh tính đa bản sắc dân tộc của mình, Trung Hoa lại tìm cách áp đặt văn hóa và ngôn ngữ thống nhất, mặc dù Trung Hoa chính thức 56 sắc tộc khác nhau. Và, trong việc thi hành đồng nhất văn hóa (monoculturalism), Trung Hoa cũng cố gắng để che đậy những sự bất đồng trong phần lớn dân tộc Hán, vì sợ rằng lại nổi lên những sai lầm lịch sử về phân biệt Bắc Nam. Trong thực tế, Trung Hoa là một quốc gia lớn của thế giới duy nhất mà ngân sách chính thức cho an ninh nội bộ cao hơn ngân sách quốc phòng chính thức.

Với cái gọi là kiên định theo chính sách của Vi Ôn(3), hay còn gọi là duy trì sự ổn định, đã cho ra đời một bộ máy an ninh làm việc thích hợp và thành công (well-oiled) giám sát mọi hành động dân chúng bằng mọi phương tiện khoa học kỹ thuật tối tân (state-of-the-art) và các trung tâm giam giữ ngoài luật pháp cho đến một đội quân cung cấp thông tin, ám toán và với những khu phố được "tuần tra an toàn" đề phòng (lookout) cho mọi cuộc gây rối. Mặc dù chính sách cai trị của Vi Ôn có mặt rộng khắp ngay cả đến những vùng đất trung tâm của người Hán, nhưng các cuộc biểu tình nông thôn đang gia tăng mạnh như tăng trưởng GDP của Trung Hoa, cho nên các dân tộc thiểu số của những vùng đất truyền thống đã trở thành gót chân Achilles của Trung Hoa.

 Nội Mông Cổ - Inner Mongolia, vùng đất của Mông Cổ bị Trung Hoa xâm chiếm từ năm 1949. Cả hai Tân Cương và Nội Mong gộp lại chiếm gần 50% diện tích Trung Hoa ngày nay - Người dịch

Người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Mông Cổ ở Trung Quốc phải đối mặt với một lựa chọn khắc nghiệt: đấu tranh cho quyền lợi của họ hoặc bị giảm vị thế như người Mỹ bản địa ở Hoa Kỳ. Có hoặc không có trợ giúp bên ngoài, số lượng ngày càng tăng những người dân bản địa sẵn sàng nổi dậy làm cho chính sách thực dân về kinh tế và chủng tộc nhiều thập kỷ của Trung Quốc, điều này không phải là điềm tốt cho chiến lược trị dân theo kiểu Vi Ôn.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

Ghi chú của người dịch:

1. Juggernaut: tên một vị thánh của Ấn Độ. Hình ảnh của vị thánh này trước kia được đặt tên cho một chiếc xe diễu qua phố và những người cuồng tín đổ xô vào để xe cán chết. Tác giả dùng hình ảnh này để mô tả cho cuốn sách của ông viết về sự hủy hoại môi sinh của Trung Hoa như là một sự hy sinh mù quáng cho sự phát triển kinh tế.

2. Cộng hòa Đông Turkestan: là khu vực Tân Cương, Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Duy Ngô Nhĩ tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc Dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch cầm đầu. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Duy Ngô Nhĩ nổi dậy dưới sự hỗ trợ của Liên Xô do Josef Stalin lãnh đạo, nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hòa Đông Turkestan, và Cộng hòa Uyghurstan, hoặc là Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan. Cộng hòa Đông Turkestan có tính thế tục, xã hội chủ nghĩa và đa sắc tộc, với những người sáng lập bao gồm người Kazakh, Uzbek, Hán, Kyrgyz, Nga, cũng như Duy Ngô Nhĩ. Năm 1949, sau khi phe Quốc gia của Tưởng Giới Thạch tại Trung Hoa thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

3. Vi Ôn ( : Weiwen): là một quan chức làm đến chức tể tướng của vua Trung Tông đến đời Võ Tắc Thiên thuộc nhà Đường ở thế kỷ thứ VIII của Trung Hoa. Vi Ôn là người đặt ra chính sách trị dân với cái gọi là tình báo nhân dân mà sau này các chính khách cộng sản sử dụng để theo dõi, bắt bớ và thủ tiêu dân chúng không theo pháp luật, khi cần thiết để bảo vệ chính quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét