Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Công cụ tìm kiếm thay thế trí nhớ con người


Internet đã chính thức trở thành một phần trí tuệ mở rộng của con người và chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào nó. Hầu hết mọi người chỉ cần gõ vài phím trên máy tính là có thể tìm kiếm câu trả lời về bất cứ lĩnh vực gì.
[title]

Các công cụ tìm kiếm đóng vai trò như một bộ nhớ ngoài não bộ con người. (iStockphoto)

Tiến sĩ Betsy Sparrow và đồng nghiệp thuộc Đại học Columbia đã công bố báo cáo nghiên cứu trên tạp chí ‘Science’ (Khoa học) số ra giữa tháng 7/2011, cho hay, ngày nay, có bằng chứng cho thấy trí não con người có xu hướng dựa vào nguồn internet khi muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi nào đó.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết con người nhớ nguồn tìm kiếm thông tin tốt hơn nhiều so với việc nhớ chính những thông tin này.
Một nhóm sinh viên Đại học Harvard đã tham gia nghiên cứu, Họ không được truy cập internet nhưng được đặt ra một loạt câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau mà họ chỉ có thể trả lời ‘có’ hoặc ‘không’. Câu hỏi khó trong số này có thể là ‘mắt đà điểu có to hơn não của nó hay không?’.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một mẹo được các nhà tâm lý học yêu thích có tên gọi là hiệu ứng Stroop.
Ngay sau những câu hỏi đa dạng, các sinh viên tham gia nghiên cứu được cho xem các từ được tô màu đỏ hoặc xanh và được yêu cầu nói tên màu của từ đó. Các nhà nghiên cứu đo quãng thời gian ngắn những sinh viên này cần để nhớ lại tên màu của mỗi từ.
Nếu người được hỏi mới nghĩ về từ được tô màu hoặc từ đó quan trọng với họ, nó sẽ tác động vào quy trình xác định màu sắc và khoảng thời gian cần thiết dài hơn một chút.
Các nhà nghiên cứu đưa cả những từ như 'Yahoo' và 'Google' trong bài thử nghiệm Stroop và phát hiện thấy việc xử lý những từ này chậm hơn các từ khác như nhãn hiệu hàng tiêu dùng, đặc biệt với những sinh viên được yêu cầu trả lời những câu hỏi về lĩnh vực khó.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng ý nghĩ ‘tìm kiếm bằng google’ ăn sâu trong tâm trí của các sinh viên khi họ cố gắng trả lời những câu hỏi.
“Khi không biết câu trả lời, những người tham gia nghiên cứu tự động nghĩ rằng internet là nguồn tìm kiếm thông tin giải đáp cho các câu hỏi”, Tiến sĩ Sparrow nhận xét.

Không gợi nhớ hoàn toàn

Trong thí nghiệm thứ hai, những người tham gia nghiên cứu được đưa một danh sách 40 câu về nhiều lĩnh vực khác nhau và được yêu cầu gõ lên máy tính. Một nửa số người được thông báo các thông tin này sẽ được lưu lại trong khi số còn lại được biết thông tin sẽ bị xóa.
Sau khi hoàn thành việc đánh máy, tất cả những người tham gia được hướng dẫn viết lại những câu họ có thể nhớ được.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người được báo trước thông tin của họ bị xóa có thể nhớ được số lượng câu nhiều hơn đáng kể so với số người còn lại.
“Những người tham gia nghiên cứu rõ ràng không cố gắng ghi nhớ khi họ nghĩ sau đó họ có thể tìm lại những câu mà họ đã đọc”, các nhà nghiên cứu viết.
Tiến sĩ Sparrow cho rằng internet hiện đang được sử dụng như một dạng hệ thống trí nhớ nhóm - một kho lưu trữ thông tin bên ngoài não bộ mà con người có thể truy cập.
Trong một nghiên cứu độc lập khác, Tiến sĩ Sparrow cho biết con người nhớ các thư mục trên máy tính (nơi một mẩu tin được lưu trữ) rõ hơn bản thân thông tin đó.
“Đây là bằng chứng ban đầu cho thấy khi con người cho rằng thông tin vẫn tồn tại, giống như khi nghĩ rằng có thể truy cập internet , mọi người sẽ nhớ nguồn có thể tìm kiếm thông tin chứ không để ý đến các chi tiết thông tin”, bà Sparrow nhận xét.
Bà Sparrow cũng nhận thấy các bằng chứng tương tự với các hệ thống trí nhớ nhóm như sách, tệp dữ liệu và các tài liệu ghi nhớ khác của con người.
“Hôm trước, tôi hỏi chồng tôi (một cổ động viên bóng chày) ai là người cuối cùng đạt được 3000 cú phát bóng chày, và bây giờ tôi không thể nhớ được đó là ai bởi tôi luôn có thể hỏi lại ông ấy”, bà Sparrow đưa ra dẫn chứng.

19/07/2011 - 14:32 Clare Pain    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét