(NDH) HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Thị trường Việt Nam, trong đó đánh giá khái quát của ngân hàng này về Việt Nam có thể thấy được qua tiêu đề “Sự trở lại của thâm hụt kép sắp sửa xảy ra”.
Nhu cầu nội địa tăng gây ra thâm hụt
Trong báo cáo công bố ngày 3/12, HSBC cho rằng nhu cầu nước ngoài yếu đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Việt Nam
Cụ thể, nhu cầu nước ngoài yếu là nguyên nhân chính khiến đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng 11 giảm xuống mức thấp trong 4 tháng qua. Kết quả là chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng qua lại giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, chỉ đạt 49,4 điểm.
Hoạt động xuất khẩu được dự báo có thể sẽ khó cải thiện đến hết quý I/2016, nhưng HSBC cho rằng xuất khẩu sẽ hồi phục trong cả năm 2016 khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân vào các dự án.
Về dài hạn hơn, HSBC cho rằng các nhà sản xuất của Việt Nam nên tiếp tục nắm bắt thị phần xuất khẩu toàn cầu khi những nỗ lực tự do hóa thương mại hiện tại bắt đầu mang lại thành quả.
Tuy nhiên, nhu cầu nội địa đang tăng mạnh sẽ khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ nới rộng thêm. Theo HSBC, nguyên nhân chính khiến thâm hụt tăng là hoạt động nhập khẩu gia tăng chứ không phải do xuất khẩu giảm.
Nhu cầu trong nước gần đây đã hồi phục mạnh, phản ánh tình trạng kinh tế lại đang được hỗ trợ từ đòn bẩy tín dụng. Tăng trưởng tín dụng vẫn đang hướng tới mức tăng 17% trong năm nay.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn thấp, có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có cơ hội giữ lãi suất ổn định trong thời điểm hiện tại.
Nhưng tốc độ tăng trưởng có khả năng sẽ vẫn mạnh trong những quý tới, nên HSBC dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2016, lên mức 4,9% (trên có sở so sánh theo năm).
Với nhu cầu trong nước mạnh hơn, HSBC cũng dự báo Việt Nam sẽ chứng kiến tài khoản vãng lai rơi vào ngưỡng thâm hụt trong năm 2016, với mức tương đương 1,6% GDP.
Tuy mức thâm hụt này được cho là vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng HSBC cho rằng NHNN có thể chọn giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm tới để duy trì một định hướng phát triển bền vững.
HSBC dự báo NHNN sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên vào quý III/2016 với mức tăng 0,5%, đưa mức lãi suất thị trường mở (OMO) lên 5,5%.
Thâm hụt thương mại nới rộng “tốt” hay “xấu”?
Phân tích sâu hơn về tình trạng thâm hụt thương mại, HSBC cho biết những khó khăn trong thương mại toàn cầu đang góp phần vào việc nới rộng mức thâm hụt của Việt Nam.
Những yếu kém của hoạt động xuất khẩu gần đây, đặt biệt là về giá trị xuất khẩu, đã gây ra một số lo ngại về triển vọng cán cân đối ngoại của Việt Nam. Thật vậy, thâm hụt thương mại hàng hoá đã xấu đi trong năm 2015, đứng ở mức 4,6 tỷ USD trong tháng 11. Do tính chất mùa vụ, nên khả năng mức thâm hụt có thể nới rộng trong tháng 12, đưa con số cả năm vượt mức 6 tỷ USD, tăng so với mức 0,6 tỷ USD của năm 2014.
Thâm hụt thương mại tăng do nhập khẩu vượt xa xuất khẩu. Nhưng tin tốt là một phần quan trọng của con số nhập khẩu tăng 13,7% từ đầu năm đến nay liên quan đến nhu cầu nhập khẩu những thứ như máy móc, thiết bị (tăng 25%). Do đây là hoạt động đầu tư để chuẩn bị cho xây dựng năng lực sản xuất, nên HSBC cho rằng mức tăng nhanh của nhập khẩu là không quá đáng ngại, nhất là khi tốc độ nhập khẩu máy móc đi song song với tốc độ vốn FDI được giải ngân.
Ngân hàng này cho rằng nếu như chỉ do nhập khẩu máy móc thiết bị tăng thì không cần phải lo lắng quá mức. Khi xem xét kỹ hơn về cán cân thương mại, có thể thấy nhập khẩu hàng hóa liên quan đến tiêu dùng cũng tăng, đặc biệt là nhập khẩu ô tô đã tăng 96,7% so với năm ngoái. Điều này phản ánh điều kiện tín dụng của Việt Nam đang nới lỏng hơn.
HSBC càng nghi ngại hơn khi khoảng cách về cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước nới rộng. Trong quá khứ, thâm hụt thương mại của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, đã tăng lên do tiêu dùng và đầu tư dựa vào vốn vay.
Tín dụng tăng trở lại cũng đang khiến cho thâm hụt tăng thêm. Dù chưa đến mức báo động, nhưng tín dụng vẫn đang tăng trưởng mạnh hơn nhiều trong năm 2015, giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,5% trong 9 tháng đầu năm.
Tín dụng cải thiện, cùng với những thay đổi trong quy định về sở hữu nước ngoài cũng châm ngòi cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản. Cho đến nay, cho vay bất động sản mới hồi phục nhẹ, tăng 14,6% tính từ đầu năm đến tháng 9, và không giống với thời kỳ đầu cơ thái quá dẫn đến sự sụp đổ của thị trường bất động sản năm 2008 và lặp lại năm 2012.
Theo HSBC, có vẻ Chính phủ và NHNN đang tích cực hồi phục thị trường bất động sản bởi vì giá nhà đất phục hồi sẽ thúc đẩy giá trị ký quỹ của các ngân hàng và giúp lĩnh vực ngân hàng thoát khỏi vấn đề nợ xấu đang tồn tại.
Trong báo cáo công bố ngày 3/12, HSBC cho rằng nhu cầu nước ngoài yếu đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Việt Nam
Cụ thể, nhu cầu nước ngoài yếu là nguyên nhân chính khiến đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong tháng 11 giảm xuống mức thấp trong 4 tháng qua. Kết quả là chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng qua lại giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, chỉ đạt 49,4 điểm.
Hoạt động xuất khẩu được dự báo có thể sẽ khó cải thiện đến hết quý I/2016, nhưng HSBC cho rằng xuất khẩu sẽ hồi phục trong cả năm 2016 khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân vào các dự án.
Về dài hạn hơn, HSBC cho rằng các nhà sản xuất của Việt Nam nên tiếp tục nắm bắt thị phần xuất khẩu toàn cầu khi những nỗ lực tự do hóa thương mại hiện tại bắt đầu mang lại thành quả.
Tuy nhiên, nhu cầu nội địa đang tăng mạnh sẽ khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ nới rộng thêm. Theo HSBC, nguyên nhân chính khiến thâm hụt tăng là hoạt động nhập khẩu gia tăng chứ không phải do xuất khẩu giảm.
Nhu cầu trong nước gần đây đã hồi phục mạnh, phản ánh tình trạng kinh tế lại đang được hỗ trợ từ đòn bẩy tín dụng. Tăng trưởng tín dụng vẫn đang hướng tới mức tăng 17% trong năm nay.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn thấp, có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có cơ hội giữ lãi suất ổn định trong thời điểm hiện tại.
Nhưng tốc độ tăng trưởng có khả năng sẽ vẫn mạnh trong những quý tới, nên HSBC dự báo lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2016, lên mức 4,9% (trên có sở so sánh theo năm).
Với nhu cầu trong nước mạnh hơn, HSBC cũng dự báo Việt Nam sẽ chứng kiến tài khoản vãng lai rơi vào ngưỡng thâm hụt trong năm 2016, với mức tương đương 1,6% GDP.
Tuy mức thâm hụt này được cho là vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng HSBC cho rằng NHNN có thể chọn giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm tới để duy trì một định hướng phát triển bền vững.
HSBC dự báo NHNN sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên vào quý III/2016 với mức tăng 0,5%, đưa mức lãi suất thị trường mở (OMO) lên 5,5%.
Thâm hụt thương mại nới rộng “tốt” hay “xấu”?
Phân tích sâu hơn về tình trạng thâm hụt thương mại, HSBC cho biết những khó khăn trong thương mại toàn cầu đang góp phần vào việc nới rộng mức thâm hụt của Việt Nam.
Những yếu kém của hoạt động xuất khẩu gần đây, đặt biệt là về giá trị xuất khẩu, đã gây ra một số lo ngại về triển vọng cán cân đối ngoại của Việt Nam. Thật vậy, thâm hụt thương mại hàng hoá đã xấu đi trong năm 2015, đứng ở mức 4,6 tỷ USD trong tháng 11. Do tính chất mùa vụ, nên khả năng mức thâm hụt có thể nới rộng trong tháng 12, đưa con số cả năm vượt mức 6 tỷ USD, tăng so với mức 0,6 tỷ USD của năm 2014.
Thâm hụt thương mại tăng do nhập khẩu vượt xa xuất khẩu. Nhưng tin tốt là một phần quan trọng của con số nhập khẩu tăng 13,7% từ đầu năm đến nay liên quan đến nhu cầu nhập khẩu những thứ như máy móc, thiết bị (tăng 25%). Do đây là hoạt động đầu tư để chuẩn bị cho xây dựng năng lực sản xuất, nên HSBC cho rằng mức tăng nhanh của nhập khẩu là không quá đáng ngại, nhất là khi tốc độ nhập khẩu máy móc đi song song với tốc độ vốn FDI được giải ngân.
Ngân hàng này cho rằng nếu như chỉ do nhập khẩu máy móc thiết bị tăng thì không cần phải lo lắng quá mức. Khi xem xét kỹ hơn về cán cân thương mại, có thể thấy nhập khẩu hàng hóa liên quan đến tiêu dùng cũng tăng, đặc biệt là nhập khẩu ô tô đã tăng 96,7% so với năm ngoái. Điều này phản ánh điều kiện tín dụng của Việt Nam đang nới lỏng hơn.
HSBC càng nghi ngại hơn khi khoảng cách về cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước nới rộng. Trong quá khứ, thâm hụt thương mại của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, đã tăng lên do tiêu dùng và đầu tư dựa vào vốn vay.
Tín dụng tăng trở lại cũng đang khiến cho thâm hụt tăng thêm. Dù chưa đến mức báo động, nhưng tín dụng vẫn đang tăng trưởng mạnh hơn nhiều trong năm 2015, giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,5% trong 9 tháng đầu năm.
Tín dụng cải thiện, cùng với những thay đổi trong quy định về sở hữu nước ngoài cũng châm ngòi cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản. Cho đến nay, cho vay bất động sản mới hồi phục nhẹ, tăng 14,6% tính từ đầu năm đến tháng 9, và không giống với thời kỳ đầu cơ thái quá dẫn đến sự sụp đổ của thị trường bất động sản năm 2008 và lặp lại năm 2012.
Theo HSBC, có vẻ Chính phủ và NHNN đang tích cực hồi phục thị trường bất động sản bởi vì giá nhà đất phục hồi sẽ thúc đẩy giá trị ký quỹ của các ngân hàng và giúp lĩnh vực ngân hàng thoát khỏi vấn đề nợ xấu đang tồn tại.
Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét