Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Việt Nam độc lập từ khi nào?

>
  • Tàu chiến VN lần đầu thăm Philippines (RFA) - Hai tàu chiến tối tân nhất của Việt Nam lần đầu tiên viếng thăm Philippines vào hôm nay (25/11/2014). Tuy nhiên một quan chức Hà Nội nói với hãng Reuters rằng Việt Nam không có ý thách thức lực lượng hải quân hùng mạnh của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông Việt Nam.
  • Bốn nông dân Dương Nội tiếp tục bị giam (RFI) - Phiên xử phúc thẩm bốn dân oan Dương Nội diễn ra nhanh chóng trong buổi sáng ngày 25/11/2014. Thân nhân của các dân oan không được tham dự. Nhân chứng duy nhất không được phát biểu. Bên ngoài, nhiều người biểu tình mang biểu ngữ đòi trả tự do cho cha mẹ và lên án hành động cướp đất, bắt người vô tội.
  • Tòa xử y án dân oan Dương Nội - 300 dân oan biểu tình tuần hành (RFA) - Tòa y án sơ thẩm 15 tháng tù đối với bà Cấn Thị Thêu và 20 tháng tù với ông Trần Văn Sang... Con của hai ông bà Cấn Thị Thêu- Trịnh Bá Khiêm vào lúc 10:15 phút sáng ngày 25 tháng 11 cho biết như sau:
    “... họ cấm hết không cho gia đình và người thân vào... Hiện tại họ lập ba hàng rào thép trước cửa tòa... Bà con đã biểu tình đi tuần hành qua các đường phố và bây giờ hiện bây giờ đang quay lại phiên tòa để biểu tình tiếp. Số người hiện tại rất đôn
  • Đèn Cù tập 2: Bí ẩn cung đình đỏ và thân phận con người (RFA) - Tác phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới đây. Những dòng tự sự về thân phận con người trong chế độ cộng sản cũng như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được phơi bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc giả đầu tiên của Đèn cù phần hai.
  • Hồng Kông giải tán thêm một tụ điểm biểu tình (RFI) - Sáng ngày, 25/11/2014, chính quyền Hồng Kông tiếp tục chiến dịch giải tỏa biểu tình tại Mongkok. Đây là một trong các điểm tập hợp chủ yếu của phong trào dân chủ đòi quyền bầu trực tiếp lãnh đạo đặc khu. Phong trào xuống đường ở Hồng Kông đã diễn ra từ cuối tháng 9/2014.
  • Phong trào dân chủ Hồng Kông đã thất bại (RFI) - Phong trào chiếm đường phố từ Mỹ đã lan rộng khắp thế giới và đến với Hồng Kông từ hơn hai tháng nay qua việc người dân Hồng Kông, mà đa phần là giới học sinh-sinh viên, xuống đường yêu cầu chính phủ Bắc Kinh cho tự do bầu người đứng đầu đặc khu hành chính này.

    Thế nhưng, phong trào đã không dành được chiến thắng như ở nhiều nước. Phần thắng lại thuộc về nhà cầm quyền. Vì sao thất bại ? Báo chí Pháp đã có đôi lần bàn đến. Báo La Croix : « Chia rẽ và mệt mỏi ».
  • RSF lên án vụ hành hung nhà báo Trương Minh Đức (RFI) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới - RSF trụ sở tại Paris, lên án vụ hành hung nhà báo độc lập Trương Minh Đức vào đầu tháng 11 tại Thủ Dầu Một. Nhà báo này hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
  • Gặp gỡ Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt trong mùa lễ Tạ ơn (RFA) - Đại diện của Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt, Trung tá Mimi Phan, đặc trách về Y tế Cộng đồng và cựu Đại úy Không quân - Tino Đinh đã dành cho RFA buổi phỏng vấn, nhằm chia sẻ hoạt động của Hội cũng như cuộc đời binh nghiệp của những quân nhân Mỹ gốc Việt.
  • Việt Nam tham gia Liên minh thuế quan Âu-Á (RFI) - Hôm nay, 25/11/2014, sau cuộc hội kiến với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Sotchi, Tổng thống Nga Vladimir Poutine tuyên bố Liên minh thuế quan Âu-Á đang hình thành sẽ bao gồm Việt Nam. Hiện tại, nhiều hợp đồng lớn giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí và nông phẩm, đã được ký kết.
     
  • Đàm phán hạt nhân của Iran kéo dài đến đầu tháng 7/2015 (RFI) - Iran và nhóm 5+1 đã thất bại trong nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận được gọi là " lịch sử " . Tuy nhiên từ Washington cho đến các thủ đô châu Âu và Teheran đều giữ thái độ lạc quan vì thương thuyết được kéo dài thêm 7 tháng, tính từ hạn cuối 24/11/2014.
  • Thái Lan dọa cấm bà Yingluck xuất ngoại (RFI) - Ngày 25/11/2014, lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan, tướng Chan-O-Chan, tuyên bố có thể cấm cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra ra nước ngoài. Đe dọa này được đưa ra ngay sau khi bà Yingluck có một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, gián tiếp chỉ trích cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân cử của bà.
  • Dân biểu Anh hủy chuyến đi Trung Quốc (RFI) - Ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, một dân biểu Anh bị Bắc Kinh cấm visa. Lập tức, phái đoàn dân biểu Anh hủy bỏ chuyến viếng thăm Trung quốc để phản đối.
  • Biển Đông dậy sóng vì đảo nhân tạo Trung Quốc (RFI) - Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo với sân bay tại quần đảo Trường Sa khiến sóng gió lại nổi lên ở Biển Đông, nhất là kể từ khi bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng về hành động này của Bắc Kinh.
  • Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Senkaku/Điếu ngư (RFI) - Ba tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm nhập vùng quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản nhưng gần đây Bắc Kinh tranh giành với tên gọi Điếu Ngư. Hai tuần sau « cú » bắt tay lạnh giá giữa Shinzo Abe và Tập Cận Bình, liệu tình hình xung khắc biển đảo giữa hai cường quốc châu Á sẽ nóng lên ?
  • Mỹ và Trung Quốc lại đối đầu về biển Đông (BaoMoi) - Mỹ và Trung Quốc lại đối đầu về biển Đông, khi Mỹ cùng các nước đều xem việc Trung Quốc (TQ) xây dựng đảo nhân tạo trên bãi san hô Đá Chữ Thập - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng bị TQ chiếm đóng - để lập dựng sân bay quân sự là một nỗi đe dọa an ninh khu vực.
  • Bầu cử tổng thống Tunisia : Cựu Thủ tướng Essebsi về đầu (RFI) - Cách nay hai ngày, tại Tunisia đã diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước này. Cơ quan bầu cử Tunisia chính thức thông báo kết quả vòng một : hai ứng viên lọt vào vòng hai là cựu Thủ tướng Essebsi và Tổng thống mãn nhiệm Marzouki. Phái đoàn quan sát viên Châu Âu tuyên bố cuộc bầu cử diễn ra " minh bạch ".
  • Gruzia bất bình vì hiệp ước quân sự Nga-Abkhazia (RFI) - Matxcơva và Abkhazia, một nước cộng hòa ly khai với Gruzia ký kết vào ngày 24/11, một hiệp ước " liên minh và đối tác chiến lược ". Tin này do điện Kremlin thông báo, gây bất bình cho Gruzia. Chính quyền Tbilissi lên án Nga "sáp nhập " lãnh thổ Gruzia. Litva cũng đang bị Nga gây khó dễ ở biên giới.
  • Pháp hoãn giao chiến hạm Mistral cho Nga (RFA) - Trong tuyên bố phổ biến hôm 25/11/2014 tại Paris, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, tình hình ở miền Đông Ukraine vẫn chưa cho phép Pháp bàn giao một trong hai chiếc tàu chiến lớp Mistral theo hợp đồng với Nga. Do cuộc khủng hoảng Ukraine, Pháp chịu áp lực của Hoa Kỳ và đồng minh không thể bàn giao tàu chiến với công nghệ quân sự tối tân cho Nga.
  • Báo động tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng (P2) (RFA) - Trong chương trình kỳ trước, chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả một số điểm đáng chú ý về tầm mức quan trọng của báo cáo do Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu- IPCC công bố hồi đầu tháng 11 vừa qua. Mời quí vị tiếp tục theo dõi vấn đề này trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
  • Người Việt trẻ tại Australia quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc (BaoMoi) - Các lưu học sinh Việt Nam tại Queensland đã thể hiện mong muốn góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước, tăng cường hiểu biết của bạn bè quốc tế về tinh thần kiên quyết đấu tranh của người Việt để gìn giữ Hoàng Sa Trường Sa và đã có những đóng góp thiết thực để xây trường học trên đảo Sinh Tồn.
  • Đánh bom ở Afghanistan làm chết 2 binh sĩ NATO (VOA) - Hãng tin AP trích lời cảnh sát Kabul cho biết các binh sĩ thiệt mạng khi một quả bom gắn vào xe đạp phát nổ gần một đoàn xe quân sự nước ngoài ở thủ đô Afghanistan
  • 'Trung Quốc đang lập mưu đánh lạc hướng các nước' (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc đang chìa một “cánh tay hòa bình” nhằm kéo sự chú ý của các nước trong khu vực khỏi hoạt động mà cánh tay còn lại đang làm – đó là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á nhận xét.
  • Trung Quốc muốn gì? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Giới báo chí quốc tế, trong đó có những tờ báo lớn như CNN, AFP, Reuters, New York Times (NYT) đang sùng sục với thông tin Trung Quốc có dự án cải tạo lớn trên bãi Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tất cả bài viết đều chỉ trích động thái của Bắc Kinh là bất hợp pháp và ngang ngược. Trong đó, tờ NYT đặt ra nhiều câu hỏi và những phân tích sâu xa về ý đồ đằng sau việc xây đảo nhân tạo gây sóng gió lần này của Trung Quốc.
  • Những cụm bến yêu thương (BaoMoi) - Là điểm sáng của "đường mòn trên biển" huyền thoại, bến Vàm Lũng - Cà Mau vinh dự đón con tàu chở vũ khí đầu tiên cập bến an toàn, mở thông con đường vận tải chiến lược trên Biển Đông. Chúng tôi đã gặp được những người mẹ, người chị nơi bến bờ ấm áp, bình yên, thấm đẫm nghĩa tình năm ấy. Nhưng sự bình yên cho các bến tiếp nhận, vũ khí đến được các đơn vị chiến đấu an toàn đâu chỉ đổi bằng mồ hôi, nước mắt, mà còn xương máu của nhân dân - trong đó có những người phụ nữ phải hy sinh cả hạnh phúc làm mẹ.

Việt Nam độc lập từ khi nào?

Nhật báo Điện tín loan tin Việt Nam độc lập. (Ảnh: Wikipedia)

“Bởi người Việt Nam am hiểu lịch sử dân tộc đều biết ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, ra tuyên bố này khác,… là do sức ép của phát-xít Nhật, qua đó chấp nhận thay thế thế lực ngoại xâm đô hộ này (Pháp) bằng thế lực ngoại xâm đô hộ khác (phát-xít Nhật)”.
Trong bài viết “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!”, báo Nhân Dân đã có đoạn viết như trên, và cho rằng cựu luật sư Lê Công Định đã “tự chứng tỏ anh ta hoặc là người rất kém hiểu biết lịch sử, hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử để phủ nhận một sự kiện, một giá trị quan trọng của đất nước Việt Nam”.
Sự kiện “giá trị quan trọng” mà báo Nhân Dân muốn nói đến là ngày 02-09-1945 với sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
TƯ CÁCH ĐỂ ĐỘC LẬP
Theo tài liệu của ông Lê Xuân Khoa, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học, sau khi lật đổ chính quyền Pháp trên toàn cõi Đông Dương (9-3-1945), Nhật duy trì hoàng đế Bảo Đại và hứa hẹn sẽ để cho Việt Nam được độc lập.
Bảo Đại cũng không ngờ rằng Nhật lại để ông tiếp tục làm vua thay vì đưa Hoàng thân Cường Để về nước cầm quyền. Ông đã hỏi Đại sứ Marc Masayuki Yokohama về chuyện này và nói: “Tôi gắn bó với dân tộc tôi chứ không phải ngai vàng”.
Ngày 11-3-1945, Hoàng đế Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là Đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để chứng kiến việc tuyên bố Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo. Bản tuyên cáo có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Phúc Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính.
Ngày 12-3-1945, Hoàng đế Bảo Đại lại triệu tập Đại sứ Yokoyama Masayuki và trao cho ông bản tuyên cáo. Kể từ ngày hôm sau 13-3-1945, báo giới khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đồng loạt loan tin Việt Nam độc lập.
Với Dụ số 1 ra ngày 17-3, Hoàng đế nêu khẩu hiệu “Dân vi quý” (Hán-Việt: 民爲貴; lấy dân làm quý) làm phương châm trị quốc. Ông giải tán nội các cũ, các Thượng thư đồng loạt từ chức. Nhà sử học Trần Trọng Kim được Hoàng đế vời ra Huế trao nhiệm vụ thành lập tân nội các, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Sau đó, vào ngày 18-8-1945, Hoàng đế Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam một lần nữa.
Bảo Đại từng thúc giục ông Trần Trọng Kim: “Trước kia, người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước”.
Trần Trọng Kim thành lập chính phủ trong tình trạng độc lập nửa vời vì chưa được trao trả trọn vẹn chủ quyền và lãnh thổ, nhưng như lời nhận định nêu trên của Bảo Đại, đây là một cơ hội để cho Việt Nam có thể chuẩn bị đầy đủ khả năng nhận lãnh hay đòi hỏi độc lập hoàn toàn.
Nếu không nắm lấy cơ hội này, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng bị quân phiệt Nhật thay thế Pháp cai trị một cách khắt khe trong những điều kiện của chiến tranh chống quân đội đồng minh.
TỪ CHỐI NHẬT…
Trước tình thế rối ren của Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Trần Trọng Kim được quân đội Nhật cho biết họ “còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội đồng minh đến thay”, nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ chính phủ và muốn duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn.
Trước đó, trong chuyến đi ra Hà Nội để điều đình với Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuitsu để lấy lại Nam Kỳ và các cơ sở chủ quyền còn lại, Trần Trọng Kim đã tìm hiểu kỹ lưỡng về Mặt trận Việt Minh đang gây thanh thế ở miền Bắc.
Ông nhận định rằng “Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo”.
“Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái có chung mục tiêu giành lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có người theo…”
“Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như hội truyền bá quốc ngữ khi mới lập thành ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỉ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh”.
So sánh một lực lượng cách mạng đã hoạt động lâu năm có ảnh hưởng trong quần chúng và đang có thời cơ với một chính phủ trí thức yêu nước nhưng mới ra đời được bốn tháng, chưa có đủ quyền hành, chưa kịp có quân đội, Trần Trọng Kim đã quyết định đúng khi ông không nhờ quân đội Nhật can thiệp, một quân đội lúc đó đã mất hết tinh thần đang chờ bị tước khí giới và giam giữ.
Chính phủ Trần Trọng Kim mang tiếng là thân Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chính Pháp để nắm lấy quyền cai trị nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Đó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh, cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó.
Khoảng tháng 6-1945, khi Thủ tướng Trần Trọng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam.
Ông đã nói: “Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui”.
Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Trần Trọng Kim phải ra đi.
LỊCH SỬ VINH DANH
Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, Chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước như đã nói trên.
Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim không phải là “bù nhìn” của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải “bánh vẽ”, nhất là so với những điều kiện của một “quốc gia tự do” và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.
Có thể thấy rằng lập luận của cựu luật sư Lê Công Định, không phải thiếu căn cứ, hay cảm tính:
“Với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11-3-1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi”.
Nguyễn Gia Định 
(The Pacific Chronicle

Việt Nam thu hồi tài sản của quan chức, quyết ‘diệt’ tham nhũng?

Việt Nam mới ra quyết định thu hồi nhà đất của một giới chức từng làm tổng tranh tra của chính phủ, sau khi công chúng đặt nghi vấn về tài sản của ông này.
Giới hữu trách Việt Nam cho rằng ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, đã “thiếu trung thực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư luận xấu”.
Báo chí trong nước, mà đi đầu là tờ Người Cao Tuổi, từng đưa tin về các tài sản được cho là trị giá “cả chục triệu đôla” của ông Truyền.
Nguyên ổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Nguyên ổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Theo kết luận của cơ quan chức năng của Việt Nam, ông Truyền bị coi là đã “có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất liên quan tới sáu căn nhà do ông và người thân đứng tên”.
Về một căn biệt thự tại tỉnh Bến Tre, chính quyền Việt Nam cho rằng ông Truyền đã “thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn”.
Bà Lê Hiền Đức, một nhà giáo về hưu, tham gia các hoạt động chống tham nhũng, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng vụ việc liên quan tới ông Truyền “quá lộ liễu nên không thể che đậy được”.
“Tôi nghĩ rằng một phần nhỏ cũng là có mạnh tay hơn chút xíu. Bây giờ tham nhũng tràn lan quá mà dân thì quá bức xúc. Nhiều cái quá trắng trợn cho nên bắt buộc cũng phải làm, gọi là mạnh tay hơn chút xíu. Nhưng thực ra, Trần Văn Truyền về hưu rồi, mới dám khui, mới dám làm. Chứ nếu còn đương chức, tôi chắc chắn không dám làm đâu. Ngoài Trần Văn Truyền ra, còn nhiều, nhiều nữa, nhưng một, là đương chức, hai là, cũng không thể nào đủ sức để moi ra hết được, bởi vì tham nhũng nó quá nhiều”.
Người được mệnh danh là “cụ bà chống tham nhũng” nói thêm rằng đây “cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người tham nhũng còn đương chức”.
Truyền thông trong nước vừa qua đã cho đăng tải nhiều bài viết liên quan tới vụ ông Truyền với những hàng tít như “Từ vụ ông Trần Văn Truyền: Chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi”, “Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?” hay “Dân có quyền nghi ngờ việc giơ cao đánh khẽ”.
Một đại biểu quốc hội mới đây đã lên tiếng cho rằng chưa có một cán bộ cấp cao nào ở Việt Nam bị xử lý vì tham nhũng.
Ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, được VnExpress trích lời nói: "Công chức nào đó nhận phong bì vài trăm nghìn đồng thì bị lên án mạnh mẽ, còn cán bộ cấp cao tham nhũng một lô đất, căn biệt thự công vụ hàng chục tỷ đồng thì từ trước đến nay chưa xử ai".
(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét