Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Lại chuyện thích mua đắt - Sân bay Long Thành - Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Sân bay Long Thành - Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?

(VNTB) - Đọc bài phân tích “Nhiều nghi vấn trong bản tin "Máy bay VNA suýt đâm máy bay quân sự"  trên giaoduc.net và “Lật tẩy sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất” trên vietnamnet, tôi chợt nhớ lại câu chuyện khai thác Bauxite Tây Nguyên.
Vòng đời dự án - vòng đời con dân
Để làm cho bằng được dự án khai thác Bauxite, người ta đã công phu tới mức đẻ thêm hẳn một đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Đak Nông để có sự “ủng hộ từ dưới lên trên”. Nó không đơn giản là vì gói viện trợ 20 tỷ USD từ TQ đối phó với khủng khoảng kinh tế. Kéo theo nó là hàng trăm ngàn ha rừng bị phá trắng, hàng ngàn tỷ đồng tiền lỗ mỗi năm. Một vị trí xung yếu bậc nhất khu vực Đông Nam Á chứ không riêng của Việt Nam mang dấu chân TQ....
Nó cũng không đơn giản mối nguy cơ ô nhiễm môi trường, các hệ lụy bởi hàng tỷ mét khối bùn đỏ treo lơ lửng trên thượng nguồn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Không chỉ là việc vét cạn tài nguyên bán đổ bán tháo, để lại đói nghèo cho con cháu.
Vì khai thác Bauxite Tây Nguyên, một tổ chức với gần 100 nhân sĩ, trí thức phải giải tán vì bị cấm lên tiếng phản biệt bằng khoa học. Hàng trăm cán bộ, viên chức vì phản đối khai thác Bauxite bị đẩy ra khỏi vị trí công tác. Một thầy giáo Đinh Đăng Định phải trả giá bằng mạng sống sau những năm tháng tù đày, bao nhiêu người phải vất vưởng sau giải tỏa, sau mất việc…
Cuối cùng thì sức mạnh chuyên chế vẫn đè lên. Vẫn nặn ra bằng được cái công trình hàng chục ngàn tỷ mang tên khai thác Bauxite, một cục nợ khổng lồ trong gánh nợ công mà người dân phải gánh chịu không biết đến bao giờ trả được! Cái dự án mà để chứng minh nó có lời, người ta đã miễn cả tiền điện nước – thứ mà dân nghèo phải bỏ thêm tiền vì tăng giá mỗi ngày để có thể có dùng. Người ta đã lấp liếm hàng trăm ngàn tỷ tiền lỗ trong cả chục năm bằng các phép tính cho ra khoản lời chỉ ngang với khoản lãi vay trong thời gian toàn bộ vòng đời dự án nếu tính theo mức chi phí tài chính tương đương mức trượt giá (!)
“Sự cố” ghê tởm và bộ mặt tàn bạo
Giờ đây, để có thể xây sân bay Long Thành, hàng loạt "sự cố" đã và đang được lên kịch bản nhằm chứng minh nó có hiệu quả (!). Từ những ông nghị chưa được "khám sức khỏe tâm thần", ăn nói không tròn câu đăng đàn ủng hộ chốn nghị trường, tới các chiêu trò máy bay Vietnam Airlaine suýt đâm phải máy bay Jetstar, hàng loạt các sự cố bay nhầm, trễ chuyến được dựng lên. Những kịch bản thô thiển tới mức đưa ra những con số phóng đại hô biến một trực thăng thuộc loại đồng nát bỗng bay nhanh hơn cả máy bay quân sự siêu thanh tối tân nhất thế giới!
Có ai đó đọc bài phân tích thấy buồn cười. Nhưng tôi thì vừa sợ hãi vừa ghê tởm!
Sợ hãi vì những kịch bản liên tiếp như vậy thể hiện một âm mưu, một ý chí sắt đá quyết làm cho được. Liệu có khả năng nào những kẻ đạo diễn phía sau sẽ dấn thêm một bước đem máu của dân ra để làm dẫn chứng? Ai dám đảm bảo không có khả năng xảy ra một tai nạn khủng khiếp với hàng trăm, hàng ngàn sinh mạng khi vài ba máy bay dân sự đâm vào nhau vì một lý do nào đó được cố tình tạo ra?
Một máy bay MH370 với gần 300 con người biến mất, dọn đường cho TQ đưa tàu vào hoàn tất việc dò dẫm luồng lạch nơi cuối cùng của đường lưỡi bò. Một MH 17 bị bắn hạ, xảy ra trước một cuộc chiến tương tàn chưa có hồi kết vì âm mưu tranh giành quyền lực ở Ucraine.
Với cảnh người dân Việt Nam bước tới cửa công thì lăn đùng ra chết vì những lý do vớ vẩn, cho thấy sinh mạng người dân rẻ mạt ra sao thì "kịch bản máu" cho sân bay Long Thành không có gì là không thể xảy ra! Và nếu như sự cố mất điện đầy bí ẩn phi lý ở đài kiểm soát không lưu vừa qua thì việc tai nạn chưa hình thành có thể nói nếu không phải là trò lừa bịp thì chỉ có thể là một phép màu!
Một kịch bản mà kéo theo nó là sự sụt giảm uy tín một cách nghiêm trọng cho ngành hàng không. Thậm chí là kể cả khi Việt Nam có sân bay Long Thành chưa chắc đã xóa được sự ám ảnh để thuyết phục được các khách hàng, các đối tác tham gia hợp tác khai thác.
Bộ mặt tàn bạo của những âm mưu lợi ích nhóm đã phơi bày mức độ ghê tởm nhất! Người dân Việt Nam chỉ có một trong hai lựa chọn: Hoặc kiên quyết đứng lên chăn bàn tay tội ác trước khi phải mang sinh mạng ra làm vật thí nghiệm. Hoặc cúi đầu im lặng, bỏ mặc cho quyền lực phe nhóm tự tung tự tác, còng lưng gánh nợ và đổ nợ cho con cháu đời sau tiếp tục gánh chịu!
      Thiên Điểu
Nguồn tham khảo: http://giaoduc.net.vn/gdvn-post152585.gd
 (Việt Nam Thời Báo)

Lại chuyện thích mua đắt

Trong khi đi nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá khá cao, từ 1.500 - 1.600 đồng/KW, thì EVN lại ép giá đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước với giá rất thấp, chỉ từ 800 - 900 đồng/KW
Trước thông tin rằng không có cơ sở và lý do để nói Việt Nam nhập khẩu điện từ nước ngoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, ông Vũ Ngọc Cừ khẳng định, nói như vậy không chính xác.  
Theo ông Cừ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang nhập khẩu điện của Trung Quốc. 
Lại chuyện thích mua đắt
Ảnh minh họa
Thiếu thì nhập, thừa thì xuất. Đó là chuyện rất bình thường trên thương trường. Miễn là việc nhập và xuất đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mang lại sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. 
Nếu nhập được điện với giá rẻ để có cơ hội giảm giá, khiến người dân dễ thở hơn, thay vì việc cứ dăm bảy tháng lại giật mình khi nghe ngành điện thông báo tăng giá, thì đó là việc tuyệt vời. Có gì phải tranh cãi. 
Tuy nhiên, điều cần phải nói ở đây là: Trong khi đi nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá khá cao, từ 1.500 đến 1.600 đồng mỗi KW, thì EVN lại ép giá đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước với giá rất thấp, chỉ từ 800 đến 900 đồng mỗi KW, nghĩa là chỉ bằng một nửa so với giá nhập. 
Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện đã có trên 30 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, có công suất dưới 30 MW, phần lớn là do tư nhân xây dựng, đã đi vào hoạt động. 
Theo vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, thì các nhà máy này đều cho sản lượng điện tốt, nằm trong quy hoạch. Các nhà máy này tham gia hệ thống sẽ là nguồn điện rất tốt, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia. 
Tuy nhiên, vẫn theo lời ông Vũ Ngọc Cừ, thì nhiều nhà máy thủy điện công suất 5-7 MW, không đủ điều kiện tham gia thị trường điện cạnh tranh nên buộc phải bán cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thuộc EVN, và bị ép giá.  
Trong điều kiện hạ tầng yếu kém, các nhà máy trên chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, địa bàn bị chia cắt, khiến suất đầu tư tăng cao, bình quân mỗi nhà máy phải bỏ ra 30 tỷ đồng cho mỗi MW điện. Chỉ bán được điện với giá từ 800 đến 900 đồng một KW, đã thiệt thòi rồi, nhưng giá điện thương phẩm của EVN để tính thuế tài nguyên nước lại là 1.500 đến 1.600 đồng mỗi KW.
 Sự chênh lệch gần gấp đôi giữa giá bán và giá tính thuế này, lại gây thêm một thiệt hại nữa cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nói trên, khiến họ lâm vào tình cảnh sống dở chết dở. 
Từ năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện đã có công văn kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính và EVN, xin điều chỉnh giá mua, bán điện, nhưng không được hồi âm. 
Vì sao có tình trạng đó?
 Câu trả lời vẫn là: Độc quyền.
 30 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ chứ hàng trăm nhà máy thủy điện như thế, dù làm ra bao nhiêu điện thì cũng chỉ có một nơi bán duy nhất là EVN, nên EVN mua với giá thế nào họ cũng phải bán, nếu không muốn đem nhà máy của mình đi bán sắt vụn. 
Xưa nay, người ta chỉ nhập một loại hàng khi giá nhập về thấp hơn giá của loại hàng đó sản xuất trong nước. Nhưng độc quyền đã khiến EVN có thể làm ngược hẳn với quy luật của kinh tế thị trường, là nhập điện của Trung Quốc với giá cao, nhưng lại ép giá điện của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước.
 Nhập điện giá cao, dù có lỗ cũng không sao. Lỗ, thì sẽ tăng giá để bù vào. Bởi người tiêu dùng cũng không thể mua điện của ai khác ngoài EVN. 
Còn nhập với giá cao, đằng sau đó cán bộ của EVN được gì thì chịu. Có người nói, phải được gì bỏ túi thì EVN mới đi làm chuyện ngược đời là mua đắt rồi về bán rẻ chứ.  
Vậy bạn đọc thử đoán xem họ được gì.  
VŨ HỮU SỰ
(Nông Nghiệp)

TQ vẫn chưa phải đối thủ của Mỹ

Một số quan điểm phân tích, hải quân TQ mặc dù phát triển nhanh nhưng chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với một đối thủ như Mỹ.
Dựa trên khái niệm lỏng lẻo "Biển tự do", UNCLOS đã đưa ra khái niệm EEZ, cho phép các quốc gia ven biển có quyền đặc biệt đối các nguồn tài nguyên trong phạm vi 200 hải lý, nhưng vẫn cho phép tự do đi lại và bay trên vùng trời nằm ngoài vùng biển thuộc lãnh thổ mở rộng 12 hải lý tính từ bờ biển. TQ đã phê chuẩn UNCLOS.
TQ có cách giải thích không giống với phần lớn các quốc gia khác về việc các tàu hải quân cần phải xin phép trước khi đi vào EEZ. Trong năm 2013, một tàu hải quân TQ đã cắt ngang đường đi của một tàu hải quân Hoa Kỳ Cowpens, buộc tàu này phải thay đột đột ngột đổi lộ trình để tránh va chạm. Sự kiện này làm Hoa Kỳ rất lo ngại.
Nếu TQ cương quyết thực thi luật pháp theo cách của mình, rủi ro sẽ là rất nghiêm trọng. Trong cuốn sách "Nổ súng trên biển: TQ, Hoa Kỳ và tương lai của Thái Bình Dương" Robert Haddick lưu ý vấn đề về sự hạn chế đối với các tàu chiến nước ngoài trên tất cả các đường biển trong vùng eo biển Malacca tới các đảo gần Nhật Bản.
Nếu TQ chỉ cho phép các tàu thương mại được tự do đi lại thì toàn bộ khái niệm an ninh hàng hải sẽ bị đe dọa. Hoa Kỳ buộc phải trả đũa. Kịch bản này là đáng báo động, mặc dù nhiều chuyên gia nói TQ dường như không lợi lộc gì khi phải ra mặt với Hoa Kỳ như vậy, ít nhất là kịch bản này chưa xảy ra. Những người lạc quan cho rằng hải quân TQ mặc dù phát triển nhanh nhưng chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với một đối thủ như vậy. Hơn nữa, chiến tranh sẽ gây tổn thất khủng khiếp cho TQ, nền kinh tế dựa vào thương mại sẽ sụp đổ.
biển Đông, Trung Quốc, Mỹ, Hải quân, TPP, công xưởng, thương mại, nguy cơ xung đột, tập trận, do thám, UNCLOS, đường chín đoạn, Senkaku, Nhật Bản, Henry Kissinger
Một cuộc tập trận RIMPAC của Mỹ và đồng minh. Ảnh: U.S Navy
Những người bi quan cho rằng mặc dù có thiện chí của cả hai bên, nhưng do tính toán sai lầm hoặc không hiểu nhau vẫn có thể dẫn đến tai họa. Ông Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói với các người đồng cấp tại hội nghị Đối thoại Shangri-La vào tháng 5 vừa qua là nước này phản đối mọi nỗ lực nhằm hạn chế các chuyến bay trên vùng trời nước khác và cương quyết bảo vệ quan điểm của mình.
Các nhà phân tích an ninh cho rằng đối với các tranh chấp đảo, TQ sẽ tiến hành giao chiến với các đồng minh của Hoa Kỳ nhằm thử thách cam kết của Hoa Kỳ về bảo vệ đồng minh theo pháp luật ủy nhiệm, giao chiến sẽ theo từng bước nhỏ đủ để làm Hoa Kỳ khó trả đũa. Quá trình này sẽ tiến hành dần dần nhằm tạo nên cái gọi là "sự kiện đã rồi" nằm trong cái "ao sau nhà" của TQ.
Tác giả Euan Graham thuộc Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam ở Singapore cho biết những bước đi này cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho TQ mở rộng EEZ của mình thành một vùng đệm ven biển rộng lớn.
Cái gọi là đường chín đoạn của TQ chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông và hơn một nửa các EEZ của các nước lân cận. Sau khi chiếm bãi đá Vành khăn 1995, TQ chiếm quần đảo Trường Sa với Việt Nam và đã đặt các đơn vị đồn trú trên đó, TQ cũng đã chiếm bãi đá ngầm Scarrborough sau va chạm năm 2012 với Philippines.
Trong năm nay, một công ty khai thác dầu lớn của TQ đã đặt giàn khoan tại vị trí cách bờ biển của Việt nam 120 hải lý đã gây ra các làn sóng phản đối TQ tại Việt Nam. Những căng thẳng tại đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ năm 2010 đã và đang làm tổn hại quan hệ Trung - Nhật.
Ông Haddick gọi chiến thuật từng bước thực thi các yêu sách về các đảo của TQ là "lát cắt salami", đó là tích tụ dần các thay đổi nhỏ, sao cho mỗi một thay đổi không tạo nên cớ để gây ra chiến tranh, nhưng theo thời gian các thay đổi này sẽ tạo nên các biến đổi chiến lược quan trọng.
Ông Ronald O' Rourke, một nhà phân tích hải quân thuộc Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ cho biết các quan chức TQ gọi phương pháp này là "chiến lược bắp cải", các đảo này sẽ bị bọc lại như cái bắp cải, theo từng lớp liên tục, nối tiếp nhau gồm lớp thuyền đánh cá, lớp tàu hải giám và cuối cùng là lớp tàu hải quân.
Ít khả năng TQ sẽ triển khai lực lượng quân sự đối với các vụ xâm chiếm dần dần như trên, thay vào đó, như lời của Ông Ian Storey từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á là TQ sẽ sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, để thể hiện TQ đang thực thi chủ quyền.
Chiến thuật này sẽ làm các bên tranh chấp khó triển khai các hoạt động quân sự. Đô đốc Dennis Blair, cựu chỉ huy lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đánh giá: "Người TQ đang thực hiện một chiến lược khá thông minh và tất cả chúng ta chưa nghĩ ra được cách phản ứng tốt nhất". Ông cho rằng các nước bị TQ hăm dọa nên phối hợp xử lý các tranh chấp lãnh thổ với nhau trước sau đó sẽ thiết lập một mặt trận thống nhất chung chống lại TQ.
Ông Russel nói: "Quan trọng là TQ sẽ không triển khai lực lượng hải quân của Quân giải phóng, tuy nhiên dù bất kể cách ứng xử của TQ là gì, vấn đề là sẽ dẫn đến sự leo thang và đối đầu, do vậy các hành động kiềm chế là cần thiết".
Cuối tháng 9 vừa qua, hơn 18.000 lính, hải quân, không quân và cảnh sát biển Hoa Kỳ đã tham gia cùng tập trân đột xuất ở ngoài đảo Guam, Thái Bình Dương, hành động không công bố mục đích này của giới quân sự Hoa Kỳ là nhằm thử phản ứng của TQ khi nước này thực hiện chiến lược "chống biển" bao gồm các vũ khí tên lửa, tàu ngầm và hoạt động tấn công mạng nhằm chống lại các đe dọa của hải quân đối phương.
Ông Mark Montgomery, Thiếu tướng Hải quân, chỉ huy hạm đội 7 của Hoa Kỳ, cho biết một tàu TQ đã xuất hiện và quan sát cuộc tập trận nằm trong EEZ của Hoa Kỳ, đây là lần thứ hai trong năm một tàu TQ "rình mò" vào vùng biển của Hoa Kỳ khi nước này đang tập trận. Hoa Kỳ cho rằng TQ đang áp dụng các quy định của UNCLOS mang lại lợi ích cho mình.
Vào đầu năm nay, Hải quân của TQ, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi ký Bộ quy tắc xử lý các va chạm bất ngờ trên biển, Bộ quy tắc đưa ra các hướng dẫn cho các tàu và máy bay hải quân khi bất ngờ tiến gần đến nhau. Bộ quy tắc quy định các biện pháp kiểm soát tổn thất nhưng lại không ràng buộc về mặt pháp lý và không áp dụng cho các vùng biển chủ quyền của một nước, do vậy sẽ được áp dụng một cách chủ quan như UNCLOS.
Đối với TQ, khi nỗ lực trở thành một cường quốc hàng hải, một câu hỏi lớn được đặt ra là ý đồ của TQ là những gì trong một vùng biển rộng lớn vượt ra ngoài các nước lân cận. Ông Kausikan của Singapore đã đưa ra câu hỏi liệu TQ sẽ ủng hộ một hệ thống luật pháp đem lại lợi ích cho mình hay tiếp tục là "kẻ ăn theo toàn cầu", câu hỏi này đang ngày càng rõ hơn trong môi trường hàng hải hiện nay.
Khi Hoa Kỳ ít phụ thuộc vào dầu lửa ở Trung Đông hơn nhờ cuộc cách mạng công nghệ khai thác dầu đá phiến, liệu TQ có hỗ trợ bảo vệ các đường biển dọc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vì lợi ích của tất cả các bên không?
Mai Linh (theo Economist)
(Tuần Việt Nam)

Con ông Truyền kê khai tài sản như thế nào?

Bổ nhiệm vào vị trí đội trưởng từ tháng 11-2012 nhưng đến tháng 3-2014, ông Trần Hoàng Anh (con trai ông Truyền) mới kê khai tài sản.
Liên quan đến thông tin về việc kê khai tài sản của con trai ông Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh (hiện là cán bộ công an), trao đổi với chúng tôi, Đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến Tre, cho biết: Đại úy Trần Hoàng Anh (sinh năm 1981), hiện là đội trưởng Đội Văn phòng, thuộc Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (Công an tỉnh Bến Tre). Theo quy định hiện hành, ông Hoàng Anh thuộc diện phải kê khai tài sản.
Tuy nhiên, ông Tân không nêu rõ tài sản của ông Anh kê khai gồm những gì, với lý do ông không được phép tiết lộ thông tin về bản kê khai tài sản cá nhân của cán bộ.
Một nguồn tin cho biết ông Hoàng Anh được bổ nhiệm chức đội trưởng từ tháng 11-2012. Tuy nhiên, năm 2013 không thấy ông Anh kê khai. Đến ngày 6-3-2014 (trước thời gian này báo chí đã phản ánh về khối bất động sản của ông Truyền), ông Anh mới bắt đầu kê khai tài sản.
Tìm hiểu thêm vấn đề này, một cán bộ Công an tỉnh Bến Tre cho rằng hành vi trên có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về kê khai tài sản và nếu xác định sai phạm thì các cơ quan chức năng và đơn vị nơi ông Hoàng Anh đang công tác sẽ tiến hành thẩm tra làm rõ và xử lý.
Căn biệt thự ở xã Sơn Đông (TP Bến Tre) do ông Trần Hoàng Anh xin giấy phép xây dựng và đứng tên. Ảnh: T.PHÚC
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì thửa đất hơn 16.000 m2 (ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre), nơi tọa lạc căn biệt thự gây xôn xao dư luận đầu năm nay, là do ông Trần Hoàng Anh mua vào khoảng năm 2009-2010 với số tiền hơn 1,4 tỉ đồng. Đến tháng 12-2012, ông Trần Hoàng Anh được UBND TP Bến Tre cấp phép xây dựng căn nhà mà dư luận gọi là “dinh thự khủng”. Tháng 5-2014, UBND TP Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh.
Liên quan đến số tiền xây dựng căn nhà này, theo kết luận trên, ông Truyền có báo cáo giải trình nguồn gốc chi phí đầu tư xây dựng là 11 tỉ đồng. Trong đó, 7 tỉ đồng tiền của vợ chồng ông dành dụm và 4 tỉ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM và hiện ông Truyền đang ở căn nhà này.
Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nói về vụ ông Truyền
. Phóng viên: Về nội dung kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, liên quan đến khối tài sản của ông Truyền bị thu hồi, ông có ý kiến gì?
+Ông Nguyễn Thái Xây (ảnh): Việc này báo chí lên tiếng suốt trước đó rồi; Tổng Bí thư cũng đã tuyên bố trên một diễn đàn rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm tới nơi tới chốn. Chuyện này công bố cho bàn dân thiên hạ biết bởi vấn đề này đã nổ ra trên diễn đàn Quốc hội, không công bố thì làm sao được.
. Người dân đánh giá vụ ông Truyền:“Cán bộ về hưu mới bị moi và làm thẳng thắn chứ cán bộ cao cấp đương chức, sai phạm đâu có ai dám lôi ra ánh sáng”, ông nghĩ sao?
+ Đúng rồi, tôi xem trên một số phương tiện thông tin đại chúng, thấy báo chí đặt vấn đề: Còn bao nhiêu trường hợp như ông Truyền? Câu hỏi này hàm ý có thể là cán bộ đương chức, cán bộ đã nghỉ hưu... Dư luận quan tâm vì anh Truyền từng đứng đầu cơ quan thanh tra, đi kiểm tra cá nhân, tổ chức sai phạm, làm trái chính sách nhà nước. Vậy mà bản thân anh tích tụ một khối tài sản cá nhân quá lớn, dư luận bất bình là phải.
Chưa nói anh Truyền từng giữ vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của trung ương. Và đặc biệt là mỗi lần khi Quốc hội họp hay trên các diễn đàn, anh hay tuyên bố chống tham nhũng rất mạnh. Những câu nói của anh đến bây giờ người ta vẫn còn nhớ và nhắc lại. Nói thật, tôi cũng rất buồn khi biết những thông tin mới đây nhất về khối tài sản của anh.
Tâm Phúc thực hiện
(Pháp Luật)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét