Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng về nợ phải thu khó đòi

Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?

Những người thuộc diện kê khai phải giải thích nguồn gốc tài sản tăng thêm, không còn chuyện muốn kê khai bao nhiêu thì khai mà phải giải trình
Những ngày qua, trả lời báo chí về việc kê khai tài sản của đại úy Trần Hoàng Anh (33 tuổi; đội trưởng Đội Văn phòng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an tỉnh Bến Tre; con ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ), đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến Tre, cho biết theo quy định hiện hành, ông Anh thuộc diện phải kê khai tài sản. Tuy nhiên, ông Tân không nêu rõ tài sản của ông Anh kê khai gồm những gì, với lý do không được phép tiết lộ thông tin về bản kê khai tài sản cá nhân của cán bộ.
Nguồn tin báo chí cho biết ông Anh được bổ nhiệm chức đội trưởng từ tháng 11-2012 nhưng năm 2013 không thấy kê khai tài sản, đến ngày 6-3-2014 (trước thời gian này, báo chí đã phản ánh về khối bất động sản của ông Trần Văn Truyền)mới kê khai tài sản.
Cần sửa hệ thống văn bản
Dù cách thức thực hiện có thể khác nhau song các quốc gia khi xây dựng quy định về công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đều chú trọng đối tượng phải công khai, nội dung bản kê khai, phương thức công khai, điều kiện tiếp cận thông tin, chế tài xử lý khi có vi phạm.
Chủ trương phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của nước ta đã đặt ra việc giảm thiểu tối đa những quy định bí mật nhà nước, bí mật công nghệ, bí mật nghề nghiệp. Trong thực tế, một số cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lợi dụng cái gọi là bí mật để không cung cấp thông tin về hoạt động. Nhưng theo Luật Phòng chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị phải công khai về mặt tổ chức, hoạt động. Vì vậy, cần phải sửa đổi hệ thống văn bản về bí mật nhà nước. Cái nào thực sự làm phương hại đến an ninh quốc gia (nếu thông tin đó bị lộ), ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, có tác dụng ngược tới xã hội thì không công khai. Kinh nghiệm thế giới cho thấy càng công khai càng minh bạch thì tham nhũng sẽ giảm.
Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?

Thiết nghĩ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trên cơ sở bảo đảm được sự công bằng và minh bạch, quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nội hàm về thông tin bảo mật của nhà nước như quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hiện quá rộng, chung chung, dẫn đến việc người có quyền có thể hiểu theo hướng có lợi cho mình, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc.
Về thẩm quyền xác định và ban hành quy định những thông tin nào là mật và bảo mật hiện nay có nhiều bất cập, thiếu khoa học, thậm chí quyền hạn của quan chức và cơ quan hành chính nhà nước vượt quá những quy định của Hiến pháp cũng như pháp luật hiện hành.
Việc tiếp cận thông tin và quy định phạm vi bí mật nhà nước phải do Quốc hội quy định chứ không thể do Chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ, thậm chí cấp thấp hơn quy định.
Nhiều ý kiến cho rằng quy định về mức độ thông tin, tài liệu mật hiện nay là không rõ ràng, có xu hướng phổ biến mật hóa trên diện rộng nên quyền tiếp cận thông tin của công dân bị thu hẹp. Vì vậy, nhà nước cần phải xác định rõ và cụ thể các quy định tài liệu mật ngay trong luật chứ không thể từ các văn bản dưới luật.
Quyền tiếp cận thông tin là quyền tìm kiếm, thu nhận thông tin của người dân; đồng thời là nghĩa vụ công khai thông tin của cơ quan, tổ chức. Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật và các điều ước quốc tế.
Về nguyên tắc chung, quyền này được nhà nước bảo đảm thực hiện vì đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm thực hiện quyền con người. Theo khảo sát, hiện chúng ta có khoảng 50 trong tổng số 300 luật, pháp lệnh liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, do chưa có đạo luật riêng về quyền tiếp cận thông tin nên chưa có cách hiểu đầy đủ về quyền này. Cơ quan nhà nước là đầu mối lớn nhất nắm giữ thông tin nên việc tiếp cận thông tin của người dân vẫn khó khăn do tính công khai, minh bạch chưa được thực hiện tốt, thậm chí còn bị hạn chế bởi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Phải giải trình
Riêng về bản kê khai tài sản, từ khi có Nghị định 68/2011/NĐ-CP (ngày 8-8-2011) về minh bạch tài sản, thu nhập là sự tiến bộ một bước so với Nghị định số 37/2007/NĐ-CP (ngày 9-3-2007) khi quy định công khai bản kê khai tài sản. Thế nhưng, phải khẳng định là công khai có nguyên tắc bởi trong Luật Phòng chống tham nhũng, lúc chưa sửa đổi, có nói bản kê khai tài sản được lưu cùng hồ sơ cán bộ mà hồ sơ cán bộ lại thuộc về bí mật nhà nước.
Chỗ này đã phải sửa để phù hợp. Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 và Nghị định 78/2013/NĐ-CP (ngày 17-7-2013) quy định về kê khai tài sản có hai điểm mới, gồm công khai bản kê khai và trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Hai điểm mới này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, trước đây bản kê khai là một thành tố của hồ sơ cán bộ, thuộc về tài liệu mật thì nay không còn là tài liệu mật, đương nhiên không còn là thành tố của hồ sơ cán bộ; thứ hai, từ nay trở đi, cán bộ, công chức, những người thuộc diện kê khai phải giải thích nguồn gốc tài sản tăng thêm, không còn chuyện muốn kê khai bao nhiêu thì khai mà phải giải trình.
Các cơ quan làm công tác phát hiện tham nhũng như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra đảng, CQĐT… sẽ được khai thác bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức để phục vụ việc phát hiện tham nhũng. Như vậy, những bản kê khai này sẽ không còn nằm trong danh mục tài liệu mật.
Diệp Văn Sơn
Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?
Kê khai mà bí mật thì như không!
Việc cán bộ kê khai tài sản nhưng lại được giữ bí mật, không công khai như cách nói của ông chánh văn phòng Công an tỉnh Bến Tre thì kê khai tài sản chẳng có ý nghĩa gì. Bởi, mục đích của việc kê khai tài sản mà Đảng ta đưa ra cũng là một trong những biện pháp nhằm làm rõ tài sản hiện có của cán bộ, qua đó giúp ích rất lớn trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Vì vậy, sau khi cán bộ kê khai tài tài sản thì nên dán thông báo công khai tại cơ quan để cán bộ, nhân viên trong toàn cơ quan được biết, nhằm giám sát lẫn nhau để phản ánh kịp thời những tài sản “ngoài luồng” mà cán bộ không kê khai. Có như vậy, công cuộc phòng chống tham nhũng của chúng ta mới đạt hiệu quả cao.
Còn nhớ thời kỳ trước giải phóng, khi tôi tham gia lực lượng cách mạng, mỗi lần gia đình gửi quà vào đơn vị đều phải báo cáo công khai với đơn vị là gửi quà gì. Việc kê khai tài sản rồi thông báo công khai không có gì phải giữ bí mật. Nếu chỉ một bộ phận lãnh đạo mới có quyền biết việc kê khai tài sản thì xem như công cuộc phòng chống tham nhũng khó đạt kết quả khả quan.
H.Dũng
Xác minh để trả lời cho công luận rõ
Chiều 29-11, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho biết luật hiện hành quy định việc xác minh bản kê khai tài sản chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu cho thấy người kê khai không trung thực hoặc bản kê khai có nhiều tài sản bất minh. Không có dấu hiệu gì bất thường thì không thể xác minh được. Việc xác minh tài sản cũng có thể thực hiện trong giai đoạn cơ quan quản lý xem xét bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.
Trường hợp ông Trần Hoàng Anh còn trẻ tuổi nhưng đã đứng tên sở hữu nhiều tài sản “khủng”, ông Đạt khẳng định thẩm quyền xem xét bản kê khai tài sản có trung thực hay không thuộc về Công an tỉnh Bến Tre. Nếu Công an tỉnh Bến Tre thấy những tài sản ông Anh kê khai có nhiều dấu hiệu không đúng với thực tế thì có thể thành lập đoàn xác minh để trả lời cho công luận rõ.
T.Kha
Tài sản không thuộc bí mật đời tư
Công khai tài sản là quy định bắt buộc đối với những cá nhân thuộc diện phải công khai theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
Theo đó, tài sản của cá nhân phải kê khai gồm: nhà (hoặc công trình xây dựng khác), quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận; nhà, đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc giấy chứng nhận đứng tên người khác; nhà, đất đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu nhà nước; các tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên là tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân và ngân hàng, ô tô, mô tô, xe máy, tàu, thuyền, kim loại quý, đá quý, cổ phiếu và các tài sản khác, các khoản tiền do người khác nợ.
Những tài sản nói trên của cá nhân không thuộc danh mục bí mật nhà nước cần phải giữ bí mật. Ngược lại, cá nhân là sĩ quan công an từ cấp phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng trở lên trong Công an Nhân dân thì phải minh bạch.
Dưới góc độ bí mật đời tư thì pháp luật điều chỉnh tại điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2005: Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Theo điều luật này, chỉ thu nhập mới thuộc bí mật còn tài sản không thuộc bí mật đời tư và luật chỉ điều chỉnh đối tượng là cá nhân bình thường không thuộc diện phải minh bạch tài sản, thu nhập. Cho nên không có bất kỳ lý do gì mà không minh bạch tài sản của cá nhân là sĩ quan công an thuộc diện phải minh bạch tài sản, thu nhập.
Trần Đình (quận Gò Vấp, TP HCM)
(Blog Kim Dung)

Võ Thị Hảo - Ai bảo vệ dân trước nạn Rắn lục Đuôi đỏ?

Đại nạn rắn độc tấn công đồng loạt
Trong những ngày gần đây, nạn rắn lục đuôi đỏ (RL) cắn người dân xuất hiện liên tiếp, thậm chí đồng loạt ở nhiều tỉnh thành tại VN, khiến người dân ở các vùng như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam Quảng Ngãi, Phú Yên, Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác đều lo sợ. Hàng ngàn người dân đã bị RL cắn, có người đã chết, nhiều người khác đang điều trị trong bệnh viện, bị đe dọa đến tính mạng.
Chỉ riêng bệnh viện Quảng Ngãi, từ đầu tháng đến nay đã có gần 50 người bị loài RL cắn nhập viện cấp cứu (theo Vnexpress.net).
randuoido1-622.jpg
Rắn lục Đuôi đỏ.
Tại TPHCM, PGS.TS Trần Quang Bính, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết gần như ngày nào cũng tiếp nhận người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Ngày 24/11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã tiếp nhận, điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11, với 41 ca. (Theo Neww.zing. 27/11/2014).
Theo vov.vn 6/11/2014, Thống kê tại Trại rắn Đồng Tâm, tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang,  từ đầu năm đến nay, trại tiếp nhận điều trị rắn độc cắn trên 1.200 ca, trong đó trên 850 ca do bị rắn lục đầu dồ đuôi đỏ cắn.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm cho biết: “Trong 4 loại rắn lục hiện nay thì độc nhất là rắn lục đầu đỏ đuôi đỏ. Nọc của nó gây tổn thương về máu, làm vỡ hồng cầu, giảm yếu tố đông máu, làm giảm tiểu cầu dẫn tới xuất huyết tại chỗ, sưng nề... bệnh nhân chết do tụt huyết áp, giảm tuần hoàn, suy thận.”
Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm, vào mùa mưa bão, nước lũ như gần đây, số người bị rắn độc đầu dồ đuôi đỏ cắn gia tăng. Có thời điểm khoa cấp cứu của đơn vị đã quá tải. Hiện nay, mỗi ngày đơn vị điều trị rắn độc cắn cho trên dưới 10 bệnh nhân.
Ông Cường rùng mình khi nhớ lại cảnh rắn bò bên bờ rào. Theo ông này rắn đã phát triển thành từng ổ với số lượng rất nhiều. “Chuột, muỗi thì còn có thuốc diệt chứ rắn lục thì dân làng chịu. Mùa này tiết trời ẩm ướt lại rất phù hợp để rắn sinh sôi nữa. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì chẳng còn ai dám ra vườn. Có nhà cả 6 người trong gia đình bị rắn lục cắn. (theo http://news.zing.vn/Ran-doc-tran-ve-lang-tan-cong-nguoi-dan-o-Nghe-An).
RL nguy hiểm về nhiều mặt. Không những nọc cực độc gây chết người, chỉ sếp sau loài hổ mang chúa, chúng lại có khả năng ngụy trang cực tốt,. Người ta đã chụp được ảnh những cây xanh có hàng trăm con  nhưng rất khó phát hiện vì chúng lẫn vào cành lá. RLĐ mang thai như loài thú. Người bị cắn nếu không kịp cứu chữa tại những cơ sở y tế hiện đại có huyết thanh kháng nọc thường sẽ chết.
Hiện nay ở Việt Nam, loài này đang gia tăng ồ ạt về số lượng. Năm 2014 chúng ồ ạt xuất hiện ở nhiều khu dân cư và tấn công đồng loạt trên diện rộng ở Việt Nam.
Chưa có phác đồ điều trị
Hiện nay chưa có phác đồ điều trị RL cắn.
ran-28a07-400.jpg
Một bệnh nhân bị Rắn lục Đuôi đỏ cắn đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 121, Cần Thơ. Courtesy Dân Việt.
Tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang, hơn một tháng nay có 21 ca nhập viện vì rắn cắn. Bác sĩ cho biết con số này tăng đột biến và gần bằng cả 6 tháng trước.
Khoảng một tháng trở lại đây, ngoài huyện Thăng Bình, nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Nam như Điện Bàn, Tiên Phước, Quế Sơn… người dân liên tục  bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo Vietnamnet ngày 25/11/2014, có tới hơn 100 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn tại ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, chưa kể Nghệ An và các tỉnh khác.
Bao điện tử Chính Phủ, ngày 24/11/2014 cũng phải lên tiếng về nạn rắn xuất hiện nhiều bất thường: “Hơn 1 tuần trở lại đây, trên địa bàn quận Sơn Trà và Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, người dân rất lo lắng khi thường xuyên thấy rắn lục đuôi đỏ ở gần khu vực dân cư, thậm chí chui vào nhà.
Không chỉ Đà Nẵng, rắn lục đuôi đỏ còn xuất hiện ở các tỉnh miền Trung và cắn khiến nhiều người phải nhập viện”.
Như cảnh trong phim kinh dị, RL leo cây, bò dưới đất, ẩn trong bụi, bò vào nhà nằm sẵn trong chăn màn, gối chiều, gầm giường, lối đi lại, kể cả nơi người ta dắt xe máy tại ĐH Cần Thơ, mổ vào đầu người ta từ trên cao, không ai đụng chạm gì cũng lao cả vào cắn mổ ngay cả những em bé đang ngủ trong nhà... Thậm chí có người  mua rau ngót trong siêu thị tại TPHCM cũng có cả rắn lục.
Ai không đến kịp bệnh viện có các trang thiết bị hiện đại, có huyết thanh chống rắn độc hoặc được cứu chữa kịp thời, đúng cách thì sẽ bị tử vong.
Và như vậy, những người nghèo, người vùng sâu vùng xa phương tiện đi lại khó khăn, người không có tiền đến bệnh viện hoặc những người dù đã có tiền, đã đến viện nhưng y bác sĩ tắc trách, đợi phong bì đủ nặng tay mới cứu chữa thì cũng cầm chắc cái chết hoặc nhẹ thì hoại tử chân tay, có sống cũng thân tàn ma dại.
Theo News.zing.vn, người ta đã chụp được cận cảnh những cây cối có hàng trăm con RL quấn trên cành,.Những búi rắn xanh mắt màu đỏ rực trông rất ghê rợn trên cây nhưng nhìn bằng con mắt bình thường thì sẽ khó nhận ra. Những con rắn cái – cực kỳ hung dữ, tích nọc kịch độc suốt trong hai tháng mang thai, đẻ ra một ổ nhung nhúc từ 7- 16 con rắn lục con, dài 12-16 cm, rất khỏe mạnh, mang đầy đủ đặc tính của mọt con rắn trưởng thành và đã có thể cắn và gây độc cho nạn nhân. Thậm chí sau khi đã chết, con RL vẫn còn có khả năng gây hại. Con RL mẹ sẽ chết, nhưng độ vài tháng sau khoảng một nửa trong mười mấy  RL con đó sẽ đẻ ra hàng trăm con khác... thử hình dung thế cũng đủ thấy nguy hại đến mức nào.
Khắp nơi là những thông tin cấp báo nạn rắn lục và ác mộng rắn lục. Trong khi đó, các cơ quan hữu trách không hề cảnh báo cho người dân trước khi nhiều tờ báo phải lên tiếng. May mà có những nhà báo có trách nhiệm còn quan tâm đến sự còn mất của dân, nếu không, sẽ rất nhiều nạn nhân chết trong im lặng vì nạn RL.
“Đầu hàng... con rắn”
Bắt người và “đầu hàng”. Thế là rũ bỏ trách nhiệm?
“Đầu hàng... con rắn”. Đó là đầu đề của một bài  đăng trên báo Người lao động ngày 24/11/2014.  Bài báo phản ánh sự tắc trách và bất lực của các cơ quan chức năng. Khi trước những mối nguy nước sôi lửa bỏng cho người dân như vậy mà họ cũng chỉ nói chung chung, Đa phần cho rằng cho rằng do tác động của biến đổi khí hậu; hay năm nay không có lũ, nên rắn có điều kiện phát triển thậm chí đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau và nếu không tìm ra nguyên nhân thì cũng không ai hề hấn gì.
Tệ hơn nữa, thông tin về nạn RL còn có xu hướng bị bưng bít bởi sự việc một thanh niên bị bắt với tội “tung tin thất thiệt”. Điều này khiến cho mọi người sợ hãi khi cung cấp thông tin về đại nạn này.
Theo báo NLĐ, sáng 28/11, Công an tỉnh Quảng Ngãi tạm giữ Võ Quốc Anh (20 tuổi) ngụ thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để làm rõ vì hành vi tung tin thất thiệt về  rắn lục đuôi đỏ.
Có đáng để bắt người thanh niên này không?
Thực sự thanh niên này rất khó chứng minh việc thấy người mang bảo tải rắn đi thả ngay cả anh , vì nếu có người thả, họ đã phi tang ngay và Võ Quốc Anh không phải nhà điều tra để có trách nhiệm và đủ phương tiện bắt quả tang.
Nếu thực sự anh ta chỉ “nghe tin đồn”, thì cũng chỉ đáng mức phạt nhắc nhở , yêu cầu đính chính và xin lỗi trên Face book. Hành động bắt bớ không chỉ đe dọa Qquoosc Anh, mà còn đe dọa những người dân khác đang là nạn nhân hoặc người chứng kiến đại nạn này và cần phải lên tiếng để cứu cộng đồng.
Khi bị bắt vào đồn công an, Quốc Anh không có gì để tự vệ. Bơ vơ trong đồn công an,  cũng chẳng ai có thể  làm chứng rằng anh vô tội hoặc cứu anh nếu bị ép cung, nhục hình như nhiều vụ trước đây thường xẩy ra tại nhiều đồn công an.
Bài học nhỡn tiền cho anh ta là nhiều người vào đó là thân sống, ra là xác chết, nếu không thì cũng thân tàn ma dại. Để sống sót, thậm chí buộc anh ta nhận là thủ phạm thả rắn lục trên cả nước này, anh ta cũng phải nhận!
Lẽ ra cơ quan điều tra cần bình tĩnh hơn, phải đứng về phía người dân đang là nạn nhân của đại nạn RL trên cả nước để tìm bằng được nguyên nhân. Việc bắt người vào đồn công an để khẳng định rằng không có chuyện người thả rắn lục ra đồng ruộng là phao tin đồn nhảm là chưa đủ thuyết phục.
Vì những tin tức mà người dân cung cấp là có kẻ mang rắn đi thả ở khu dân cư xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước. Thông tin trên nhiều tờ báo khẳng định như vậy.
Một số người dân thôn Lương Xá (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc) phản ánh việc nhìn thấy một thanh niên cầm hộp xốp nghi đựng rắn lục đuôi đỏ đi thả vào khu dân cư nhằm tạo lây lan.
Nhiều tin đồn rằng có kẻ xấu mang rắn lục đuôi đỏ thả gần khu dân cư. Điều này khiến người dân rất lo lắng, hoang mang, nên các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, xác định nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường, để kịp thời có biện pháp xử lý, tổ chức ra quân truy diệt loại rắn nguy hiểm chết người.
Rắn tràn về và cắn người dân Thanh Hóa. Xã phải phát loa cảnh báo.
Theo lời của người dân thôn An Hà 3, trước khi rắn lục đuôi đỏ được phát hiện, có thấy một nhóm người đàn ông lạ mặt đến địa phương. Ông Phan Quang Út - hàng xóm nhà bà Cách, nhớ lại, nhóm có khoảng 10 người. Khi thấy họ mang bao đi dọc bờ mương, kênh dẫn nước ở trong vùng nên có hỏi thì họ trả lời “đi hái cây cà gai leo về bán”. Tuy nhiên theo người dân thì vùng này cây cà gai leo rất hiếm. Vì vậy dư luận trong vùng hoài nghi chính nhóm người trên mang rắn lục đuôi đỏ đến thả.
Có nhiều người phân tích rằng không thể chỉ do mất cân bằng sinh thái mà RLlại xuất hiện tràn lan ở khắp nơi như vậy.
Với cách xử lý này, chỉ vài tháng nữa, ai có thể đảm bảo chúng không lây lan sang các địa phương khác trên toàn VN?
Bưng bít thông tin là giết dân
Người VN đã phải chịu nhiều đại nạn trong những năm gần đây. Đại nạn nhiều khi xuất hiện và bùng nổ cũng do tình trạng bưng bít thông tin hoặc bóp méo thông tin, coi như sự việc không có gì, chỉ là phóng đại, để các quan chức địa phương và những người hữu trách trốn trách nhiệm. Thay vì phải cảm ơn người dân, các bệnh viện và báo chí đã thông tin và cảnh báo về nạn RL, các cơ quan hữu trách lại trả lời đơn giản là do biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Thế là xong ư?
Không thể xong được, vì người dân đang chết, tiếp tục chết vì nạn RL và nhiều nạn khác.
Một bệnh dịch chỉ chết hoặc ốm đau cỡ vài chục, trăm người thì ngành y tế cũng đã phải cảnh báo trên toàn quốc, chính phủ và các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhưng nạn RL sau một thời gian ngắn đã làm nguy hại tính mạng cả ngàn người, thì lại thờ ơ. Và đương nhiên là thông tin sẽ bị ém nhẹm sau khi công an bắt một người cho rằng là phao tin đồn nhảm. Báo chí cũng sẽ sợ hãi, các bệnh viện sẽ không dám trả lời về thực trạng dân bị hại bởi RL.
Người dân VN làm sao để đối phó với nạn rắn độc rình rập? Chúng ta có thể đau lòng nhìn thấy hình ảnh của họ, chân dép và tay không, theo tiếng gọi của chính quyền đi tìm diệt rắn. Cuộc đi tìm diệt những kẻ thù ẩn mình nếu không được bảo vệ đúng cách, liên tục, thì cũng như những cuộc tự sát vậy.
Thế có ổn không? Cả một bộ máy khổng lồ, một hệ thống nghiên cứu khoa học được trả lương để làm gì? Thế là một cách giết dân gián tiếp đấy!
Trước bao thí dụ nhỡn tiền về những tai họa nhập khẩu mang tính chất chiến tranh sinh học như ốc bươu vàng, nuôi đỉa, mua móng trâu bò, mua lá cây ăn quả, rễ cây, nội tạng rữa, gà độc thải loại, hoa quả độc, với những loại hóa chất gây hại bán rẻ như cho để người VN tẩm vào tất cả các loại lương thực thực phẩm và  giết dần mòn người dân VN, vì sao các cơ quan hữu trách không cảnh giác, không nghĩ đến việc đề phòng một đại nạn mang tầm vóc của một những vũ khí sinh học và hóa học tinh vi, dai dẳng, bển bỉ năm này qua tháng khác của một cuộc chiến tranh nhằm hủy diệt người VN?
Ai được lợi khi người VN bị hủy diệt?
Và người bưng bít thông tin là ai? Ai được lợi trong việc này?
Người nắm được câu trả lời chính xác nhất là nhà chức trách.
Võ Thị Hảo
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
(Blog RFA)

Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số

Toc do tang truong GDP cua nen kinh te Viet Nam cung khong duoc nhu ki vong ban dau.  
Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á. Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB
Đánh giá Triển vọng 2014   Cập nhật  
Đánh giá
triển vọng 2015 Cập nhật
Tăng trưởng GDP 5.6 5.5 5.8 5.7
Lạm phát 6.2 4.5 6.6 5.5
Nguồn: ADB
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiên với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU.
Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Theo bảng xếp hạng này, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia ( hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).
gam mau kem tuoi cua kinh te viet nam hinh anh 1
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm.
Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.
Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề.
Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp.
Giáo dục Đại học của Việt Nam bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học
Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012.
Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu.
Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.
Về dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thua cả Campuchia.
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.
Theo dữ liệu từ World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại VN ở mức 1.910 Đô la Mỹ trong năm 2013.
Con số này ở Lào là 1.645, và ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 đô la Mỹ.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực
Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam

Nguyễn Thị Quỳnh Như
(Tổng hợp)
(Một thế giới)

Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng về nợ phải thu khó đòi

Theo báo cáo mới nhất về tình hình nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà Chính phủ vừa gửi Quốc hội, tổng số nợ phải thu tính đến hết năm 2013 của khối doanh nghiệp này lên tới 298.645 tỉ đồng (bằng 11,3% tổng tài sản), tăng 1,6% so với năm 2012.
“Trong số này, tổng nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỉ đồng, tăng 15,8% so với năm 2012, chiếm 3,46% tổng số nợ phải thu. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2013 là 11,3% (năm 2012 là 11,5%). Báo cáo của các công ty mẹ, tổng nợ phải thu khó đòi là 4.482 tỉ đồng, tăng 7,7% so với thực hiện năm 2012, chiếm 1,87%/tổng số nợ phải thu”, Chính phủ báo cáo.
Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng đầu bảng trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, với 2.856 tỉ đồng; đứng thứ hai là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam: 890 tỉ đồng; đứng thứ ba là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam: 678 tỉ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Bắc: 430 tỉ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: 417 tỉ đồng…
Cũng theo báo cáo này, một số công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, nợ phải thu 1.054,489 tỉ đồng, bằng 73%; công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, nợ phải thu 1.123,542 tỉ đồng, bằng 64,7%; công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, nợ phải thu 1.037,583 tỉ đồng, bằng 58,4%; công ty mẹ – Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, nợ phải thu 213,528 tỉ đồng, bằng 54,8%.
Chính phủ cũng cho biết, có những công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao, đó là: công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, nợ phải thu khó đòi là 11 tỉ đồng; chiếm 59% tổng nợ phải thu; công ty mẹ – Tổng công ty Chè Việt Nam, nợ phải thu khó đòi 29.187 tỉ đồng; chiếm 59% tổng nợ phải thu…
THEO THANH NIÊN

Một điệp viên Mỹ tại Việt Nam

Ông William E. Colby
Ông William E. Colby đứng đầu văn phòng CIA tại Nam Việt Nam từ năm 1959-1962.
Đối với nhiều người Mỹ thời đó, cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai trên thực tế, đã chấm dứt vào năm 1968.
Báo chí và công chúng tại Hoa Kỳ xem cuộc tấn công Tết Mậu thân là một thất bại lớn cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Vào năm 1968, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ đã lan rộng và thu hút nhiều nhân vật của chính phủ và các thành viên của tầng lớp trung lưu.
Sau năm 1968, cuộc chiến hầu như biến mất khỏi các trang nhất trên báo chí quốc gia.
Nhưng thực ra Tết Mậu thân là một thất bại quân sự lớn đối với người cộng sản miền Nam (Việt Cộng). Vì vậy mà khi thất bại xảy đến cho miền Nam Việt Nam vào năm 1975, nó đã được tiến hành thông qua một cuộc xâm lược của quân đội Bắc Việt mà không phải là một tấn công tổng nổi dậy, do Việt Cộng khơi mào.
Can dự tích cực của Mỹ vào cuộc chiến còn tiếp tục trong bốn năm nữa sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
‘Thu phục nhân tâm’
Đến năm 1968, chính quyền Johnson từ bỏ phương pháp chiến tranh ‘tìm và diệt’ của Tướng William Westmoreland đi kèm việc ném bom bừa bãi.
Trong giai đoạn nửa sau của cuộc xung đột, Mỹ nhấn mạnh nỗ lực chống nổi dậy và bình định, dẫn đến chiến dịch của Mỹ và giới chức Nam Việt Nam nhằm chinh phục nhân tâm ở nông thôn.
Động lực đằng sau sự thay đổi này là William E. Colby, cựu đặc công Mỹ ở thế chiến II, dẫn dắt văn phòng CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) ở Sài Gòn từ năm 1959-1962 và là người đứng đầu Cục Viễn Đông của CIA từ 1963-1968.
Trong giai đoạn Tết Mậu thân, Colby được cắt cử đến Nam Việt Nam để lãnh đạo CORDS, chiến dịch khổng lồ chống nổi dậy/bình định được hợp tác giữa Hoa Kỳ - Nam Việt Nam, vốn được bắt đầu vào năm 1967.
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này.
Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
Trong thời gian nắm giữ chức Giám đốc Cục Viễn Đông, Colby là kiến trúc sư của cuộc chiến bí mật tại Lào. Tại đó CIA đào tạo và vũ trang cho các thành viên bộ tộc Hmong và gửi họ tới chiến đấu chống lại quân đội Pathet Lào cũng như quân đội Bắc Việt.
Colby tin rằng an ninh ở các vùng quê tại miền Nam Việt Nam chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề.
Ông Colby và George Bush (cha)
Nhiều ý tưởng của ông Colby từ cuộc chiến Việt Nam được áp dụng ở Iraq và Afghanistan, theo tác giả.
Những người Mỹ trên cơ sở quan hệ đối tác với các chuyên gia bình định miền Nam Việt Nam như Thiếu tá Trần Ngọc Châu phải phân tán vào các xóm làng ở Nam Việt Nam, sống với những người nông dân, giúp cải thiện đời sống của họ, vũ trang cho họ và khuyến khích họ đối phó lại cán bộ cộng sản.
Điều mà Colby và các đồng nghiệp của ông hình dung là một cuộc cách mạng từ “cơ sở”, từ “gốc” sẽ mang lại tự trị cho các tỉnh lỵ và trao quyền cho nông dân để bảo vệ chính mình.
Vấn đề là các chế độ quân sự khác nhau ở Sài Gòn lại coi bất kỳ các nhóm vũ trang có gắn kết về chính trị mà họ không kiểm soát được là mối đe dọa đến quyền lực của họ.
Thất bại
Chiến dịch chống nổi dậy và bình định (CORDS) là hoạt động kết hợp quân sự với dân sự đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ.
CIA đã thành lập một trung tâm tại Vũng Tàu để đào tạo cán bộ chính trị và các nhóm chống khủng bố cho Nam Việt Nam.
Tại Washington, một Trung tâm Đào tạo Việt Nam cung cấp hỗ trợ, đào tạo ngôn ngữ suốt năm cho CIA, các sĩ quan quân đội Mỹ, các cán sự ngoại giao và nhân viên Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Họ không thể vượt qua được uy tín dân tộc chủ nghĩa của đối thủ, bản chất áp bức và tham nhũng của chính quyền Sài Gòn, hoặc quyết tâm của chính quyền Nixon kết thúc chiến tranh.
Vào năm 1970, có người Mỹ nói tiếng Việt ở hầu như mỗi thôn xóm ở miền Nam Việt Nam.
Các sĩ quan chiến dịch CORDS và các đồng minh Nam Việt Nam đạt được một số tiến triển chống lại các hoạt động nổi dậy giải phóng của cộng sản ở các vùng nông thôn, mặc dù cộng sản tiếp tục có sự hiện diện lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung Bộ, và tại các khu vực thuộc mạn nam và đông của Sài Gòn.
Cuối cùng, Colby và các đồng nghiệp của ông đã thất bại.
Họ không thể vượt qua được uy tín dân tộc chủ nghĩa của đối thủ, bản chất áp bức và tham nhũng của chính quyền Sài Gòn, hoặc quyết tâm của chính quyền Nixon kết thúc chiến tranh.
Chiến dịch CORDS phần nào đã trở thành mô hình áp dụng cho người Mỹ chiến đấu ở Iraq và Afghanistan.
Colby trở thành lãnh đạo CIA từ 1973-1976. Tại đây ông hứng chịu cuộc khủng hoảng từ việc công bố "trang sức gia đình" của CIA, tức là những hoạt động bất hợp pháp như âm mưu ám sát nhắm vào các nhà lãnh đạo nước ngoài và việc theo dõi trong nước.
Là người chẳng mấy tin vào sự hợp tác và cởi mở với Quốc hội, Colby đã bị Tổng thống Gerald Ford sa thải vào năm 1976.
Giáo sư Randall B. 
Woods Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
Bài viết do Randall B. Woods, giáo sư lịch sử tại Đại học Arkansas, gửi cho BBC. Ông là tác giả của cuốn "Shadow Warrior: William E. Colby and CIA" (tạm dịch: "Người chiến binh trong bóng tối: William E. Colby và CIA"), do Nhà xuất bản Basic Books, New York, ấn hành năm 2013.
(BBC) 

Quốc Dân Đảng thua phiếu ở Đài Loan

Tổng thống Mã Anh Cửu xin lỗi người ủng hộ
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa đã từ chức sau khi đảng thân Trung Quốc của ông thất bại nặng trong cuộc bầu cử địa phương.
Quốc Dân Đảng dường như mất kiểm soát ở nhiều nơi, gồm cả văn phòng thị trưởng tại thủ đô Đài Bắc.
Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Bảy được xem là cuộc trưng cầu về quan hệ với Trung Quốc.
Người ủng hộ Quốc Dân Đảng muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc. Họ lo ngại chiến thắng của đảng Dân Tiến đối lập có thể khiến quan hệ kinh tế với Trung Quốc xấu đi.
Nhưng thất bại của Quốc Dân Đảng phản ánh sự thất vọng của cử tri về các vấn đề như an toàn thực phẩm, lương thấp và khoảng cách giàu nghèo.
Nó cũng phản ánh lo ngại về chính sách thân Trung Quốc.
Mặc dù thương mại song phương đem lại lợi ích cho Đài Loan, nhưng cử tri cũng cảm thấy chỉ có các công ty được lợi.
Từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu thắng cử năm 2008, cuộc sống của nhiều người dân Đài Loan không khá hơn.
Ngược lại, họ lo lắng quan hệ với Trung Quốc rồi sẽ ảnh hưởng đến nguyện vọng độc lập của Đài Loan.
Quốc Dân Đảng nay sẽ đối diện thách thức trong cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm 2016.
(BBC)

Tập Cận Bình muốn áp đặt luật chơi trên trường quốc tế như thế nào ?

Theo nhật báo Le Figaro, người đứng đầu Trung Quốc đang tập trung quyền lực trong tay nhằm đạt cho được các tham vọng.
Lần đầu tiên từ mười năm qua, Bắc Kinh là chủ nhà hội nghị thượng đỉnh APEC vào đầu tháng 11. Chủ tịch Trung Quốc đã sắp đặt mọi thứ sẵn sàng trước hội nghị quan trọng này.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương gồm 21 nước thành viên ; trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản ; chiếm 40% dân số thế giới và 46% trao đổi thương mại toàn cầu. Tập Cận Bình, vốn đã chú tâm củng cố quyền lực từ khi lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ tịch nước cách đây gần hai năm, ngự trị trong các buổi tiếp tân trong lớp áo của vị hoàng đế đỏ, hiện thân của sức mạnh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong dịp này, dân Bắc Kinh được nghỉ sáu ngày…để cho bầu trời không còn bị ô nhiễm và không làm ảnh hưởng đến « sự hài hòa » được tuyên truyền lâu nay. Chủ tịch Trung Quốc chú tâm giảm bớt tình hình căng thẳng ở các địa phương, nhằm trưng ra hình ảnh một cường quốc không còn mặc cảm và có tinh thần trách nhiệm.
Từ ba mươi năm qua, Trung Quốc nhấn mạnh đến « sự cất cánh hòa bình ». Từ ngữ này đã biến mất trong các bài diễn văn chính thức. François Godement, giám đốc chương trình Châu Á- Trung Quốc của European Council on Foreign Relation nhận xét : « Bắc Kinh không còn nói về sự hài hòa trong quan hệ quốc tế, cũng như việc dân chủ hóa đối với vai trò của các nước nhỏ ».
Trong ba thập kỷ, Trung Quốc đã làm theo khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, cha đẻ chính sách cải cách kinh tế, « giấu đi những gì sáng chói và gắn bó với những góc tối » trong chính sách đối ngoại. Nay thì Tập Cận Bình muốn đảm bảo « giấc mơ Trung Hoa », đó là sự hùng cường và vị thế vừa tìm lại được.
1) Phải chăng người đứng đầu Trung Quốc từ nay kiểm soát được tất cả các đòn bẩy quyền lực ?
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ được đánh dấu với ý hướng của Tập Cận Bình : nắm lại một nền tư pháp bị suy yếu bởi nạn thông đồng lợi ích ở địa phương. Đây không phải là việc xây dựng một nền tư pháp độc lập, nhưng là việc tập trung hóa, tách rời khỏi ảnh hưởng địa phương, với nét mới là cho phép kháng cáo.
Biện pháp này nằm trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, tăng cường dấu ấn của ông ta lên chế độ. Trong hai năm, ông Tập đã lập ra vô số các ủy ban mà ông ta là chủ tịch : quốc phòng, an ninh, kiểm soát internet, cải cách kinh tế…không có lãnh vực quan trọng nào thoát tầm tay của ông Tập cả.
Tập Cận Bình là lãnh đạo Trung Quốc được báo chí nhà nước nêu tên nhiều nhất kể từ thời người sáng lập chế độ là Mao Trạch Đông đến nay. Nhiều nhà quan sát khẳng định sau Người cầm lái vĩ đại, chưa có lãnh đạo nào khác thâu tóm bằng ấy quyền lực. François Godement xác nhận : « Người Trung Quốc nói rằng mọi con đường đều dẫn đến cá nhân Tập Cận Bình ». Chính sách đối ngoại cũng không thoát khỏi quy luật này, và từ nay được điều phối ở cấp Hội đồng An ninh Quốc gia do ông Tập lãnh đạo.
2) Sự liên minh với nước Nga của ông Putin có là điều đáng ngại cho phương Tây ?
Ngay từ cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga, Tập Cận Bình đã thổ lộ là cá tính hai người có rất nhiều điểm chung…tuy không nói rõ là những điểm gì. Họ cùng sùng bái quyền lực độc đoán, cùng thống nhất với nhau trong việc chối từ các giá trị phương Tây (dân chủ, nhân quyền, tự do), và trong nỗi hoài nhớ đế chế Liên Xô cũ. Trong một bài diễn văn, Tập bày tỏ sự tiếc nuối là không ai ở Liên Xô có can đảm chặn lại sự sụp đổ của hệ thống xô-viết và sự tan rã của đế chế này.
Các biện pháp trừng phạt Matxcơva của phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraina, đã khiến Nga vội gieo mình vào cánh tay Trung Quốc, đang đói năng lượng và nhờ đó có được khách hàng mới. François Godement ghi nhận : « Trung Quốc nhận ra điểm yếu của Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng này, thấy đây là cơ hội để thủ lợi về kinh tế mà chẳng mất mát gì cả ».
Các lãnh đạo phương Tây hiện không cảm thấy là đáng ngại. Một nhà ngoại giao cho rằng đây không phải là « một sự xích lại gần lâu bền. Trung Quốc đã tiến xa hơn so với Nga. Đây là một liên minh ý thức hệ cơ hội, chống lại những gì đến từ phương Tây ».
3) Trung Quốc vẫn luôn đối đầu với Hoa Kỳ ?
Tập Cận Bình đã có cuộc gặp song phương với Barack Obama bên lề thượng đỉnh APEC. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước đó đã tiếp Dương Khiết Trì, cựu Ngoại trưởng này là cố vấn Nhà nước Trung Quốc tại Boston, để làm giảm nhẹ căng thẳng Mỹ-Trung trước cuộc gặp.
Cho rằng đã tiến quá nhanh, Bắc Kinh không còn chấp nhận danh sách các nhà ly khai mà các vị khách Mỹ đưa ra đòi trả tự do. Và các lãnh đạo Trung Quốc cũng không ngần ngại công khai nói lên những bất đồng với Washington. Các chủ đề không thiếu : cuộc khủng hoảng Hồng Kông, nhân quyền, căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông với các láng giềng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tin tặc.
François Godement khẳng định : « Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc đối đầu chiến lược với Hoa Kỳ. Bắc Kinh ý thức được rằng dù tầm mức không bằng Washington, nhưng cho rằng thời gian sẽ đứng về phía mình »…Sự suy yếu của phương Tây làm tăng nhanh tốc độ đi lên của Trung Quốc, mà nền kinh tế có thể gấp đôi so với Hoa Kỳ vào năm 2030 theo một số ước đoán. Đại cường này lúc đó có thể trở nên mờ nhạt hơn.
4) Phải chăng các nước láng giềng châu Á có lý, khi lo sợ tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ?
Các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đáp ứng một mệnh lệnh bên trong của ĐCSTQ : vượt qua tất cả các dạng cạnh tranh nội bộ về dân tộc chủ nghĩa, và sử dụng làm công cụ để thay thế cho ý thức hệ cộng sản quá cố. Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi, Trung Quốc đã khiến cho đa số các nước láng giềng ở Biển Đông lo ngại.
Tháng 11/2013, Bắc Kinh đã gây ra bão ngoại giao khi đơn phương quy định vùng nhận dạng phòng không trên phần lớn Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Tháng 5/2014, Trung Quốc cho kéo một giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam, gây ra khủng hoảng nghiêm trọng với Hà Nội. Bắc Kinh liên tục tiến hành các hoạt động xây dựng để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, nơi họ yêu sách đến 90% : khu vực chiến lược này là nơi giao thoa của các tuyến đường hàng hải quan trọng, và một số đảo cũng được Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, Đài Loan đòi hỏi chủ quyền. Tháng 10/2014, Bắc Kinh còn xây dựng đường băng trên một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, được đặt tên lại là Yongxing, trở nền điểm tiền tiêu của tham vọng trên biển Trung Quốc.
Lấn dần từng bước theo kiểu tằm ăn dâu, Trung Quốc ghi điểm trong cuộc xung đột lãnh thổ « lịch sử » mà các giải pháp xem ra từ nay trong tầm tay họ. Trong cuộc đấu với Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc dòm ngó xem Washington có thể bảo vệ các đồng minh của mình đến mức nào.
François Godement nhấn mạnh : « Trung Quốc giảm căng thẳng xuống lúc sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Bắc Kinh có khả năng giảm tần suất và cường độ xảy ra các sự cố trong những tháng gần đây, chứng tỏ một sự phối hợp ngoại giao và sự nắm quyền rất chặt chẽ của Tập Cận Bình, nhất là đối với quân đội. Các nước trong khu vực hết sức lo ngại».
5) Trung Quốc có còn cần đến quyền lực mềm để tác động ?
Cho dù triển khai mạng lưới các Viện Khổng tử cùng khắp – công cụ để truyền bá văn hóa Trung Hoa – ngoại giao kinh tế vẫn là đòn bẩy chính của quyền lực mềm Trung Quốc. Với 4.500 tỉ đô la dự trữ ngoại hối, Bắc Kinh có năng lực tấn công khủng khiếp. Đầu tư trực tiếp Trung Quốc ra nước ngoài không ngừng phá các kỷ lục. Năm 2014, con số này có thể vượt ngưỡng 100 tỉ đô la. Bắc Kinh ban bố các ân huệ kinh tế theo lợi ích của chính mình và theo không khí chính trị với các đối tác.
Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào châu Phi, tại đây Bắc Kinh đã vượt qua ảnh hưởng của Mỹ. Trao đổi thương mại với châu lục này tăng 30% kể từ năm 2000. Trung Quốc đầu tư nhắm vào các dự án hạ tầng của Nhà nước, mà không quan tâm đến chế độ ấy như thế nào. Mô hình quản lý « không dân chủ » của Bắc Kinh được một số nước hoan nghênh, và cũng được dùng để tự ca ngợi trong nội bộ.
Cũng nhờ châu Phi mà Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung năng lượng. Ảnh hưởng Bắc Kinh tại lục địa mà các lá phiếu có trọng lượng khá trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, là một vũ khí đáng ngại để tạo nên liên minh. Trong số 54 nước châu Phi, chỉ có ba nước công nhận Đài Loan (Burkina Faso, Swaziland, Sao Tomé-et-Principe). Nhưng thường là để nói không và hiếm khi có sáng kiến.
Bắc Kinh tỏ ra thận trọng trong việc nhận trách nhiệm quốc tế phù hợp với trọng lượng kinh tế của mình, đóng vai trò người ổn định trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới. Trung Quốc chờ đợi đến khi đạt đến sức mạnh tối đa để áp đặt trên trường quốc tế.
THEO RFI

Nóng: Ông Hồng Lê Thọ bị bắt khẩn cấp theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự

Dân Luận: Theo chúng tôi được biết, ông Hồng Lê Thọ là một Việt Kiều từ Nhật đã hồi hương Việt Nam. Ông là chủ blog Người Lót Gạch (http://nguoilotgach.blogspot.com/), nơi vẫn đăng tải các bài viết về chính trị - xã hội ở Việt Nam, trong đó có bài từ Dân Luận. Sau khi ông bị bắt, blog Người Lót Gạch đã chuyển sang chế độ riêng tư, người ngoài không còn đọc được nữa.
Việc blog Nguyễn Tấn Dũng có thông tin rất sớm về vụ này cho thấy blog này có quan hệ rất mật thiết với Bộ Công An.

Bắt quả tang, khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ

Theo tin tố giác của quần chúng, hồi 10h30’ ngày 29/11/2014, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949; hộ khẩu thường trú tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
GS. Hồng Lê Thọ
Theo cơ quan An ninh điều tra, đối tượng Hồng Lê Thọ đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại điều 258 – BLHS nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của Hồng Lê Thọ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 258: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Ảnh chụp màn hình trang NguyenTanDung.org
(Dân Luận)

Bắt ông Hồng Lê Thọ vì lý cớ gì?

Giáo sư Hồng Lê Thọ

(VNTB) - Sáng sớm ngày 30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15, quận 10, TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga (vợ anh Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp luật sư bảo vệ anh như thế nào.


Quen biết đã nhiều năm, cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí thức ôn hòa chính trị, không phe phái và rất chừng mực về cách cư xử. Là một Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần ngồi cà phê với anh, tôi luôn được thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với dân tộc của anh, về tất cả những gì mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc trước hiện tình rối ren đổ nát của xã hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng là một trong những trí thức có cái nhìn sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ quốc tế và quan điểm “thoát Trung”.


Tuy lặng lẽ, Hồng Lê Thọ không hề là một nhân vật “nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trọng trong giới kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Anh cũng được nhiều người trong giới tranh đấu dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam biết đến.


Nhưng cũng bởi thế, điều có vẻ khó hiểu là Cơ quan an ninh điều tra lại “chọn” bắt anh, thay vì hành xử tương tự đối với một nhân vật nào đó ít tên tuổi và uy tín xã hội.


Chưa biết họ sẽ “điều tra” ra những gì, chỉ có thể hiểu rằng việc Hồng Lê Thọ bị bắt sẽ lập tức gây phát sinh phản ứng ở mức độ căng thẳng của số đông kiều bào người Việt đối với Nhà nước Việt Nam. Rồi tất yếu cũng dẫn đến phản ứng có thể không hề trầm lắng của Hoa Kỳ, một số nước phương Tây và các tổ chức quốc tế về nhân quyền dành cho ngành công an và chính quyền Việt Nam, vô hình trung sẽ càng làm khó hơn lối thoát lận đận của nhà nước này nhờ vào TPP và các lợi ích khác  về ngoại giao và chính trị.


Một lần nữa, điều luật 258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” được Cơ quan an ninh điều tra ngành công an áp chế. Từ giữa năm 2013, thay cho các điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” và điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, người ta đã “vận dụng” điều luật 258 để bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào tháng 5/2014.


Tuy nhiên cũng có vài khác biệt đáng để ý trong động thái bắt blogger Hồng Lê Thọ. Khác với những trường hợp trước đây, cơ sở để tuyên truyền cho việc bắt giữ anh Thọ là “theo tin tố giác của quần chúng”. Trong thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này thường áp dụng với đối tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.


Mặt khác, Cơ quan an ninh điều tra cũng sử dụng hình thức “Lệnh khám xét và tạm giữ hình sự” mà không phải là “bắt khẩn cấp, tạm giam” hay “bắt giam”, và chưa kèm theo lệnh khởi tố bị can.


Hai tuần trước khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt, chúng tôi đã gặp nhau nói chuyện phiếm. Cũng như những lần gặp nhau trước đó, tôi không nghe anh Thọ nói về một dấu hiệu cảnh báo “sẽ bị bắt” nào từ phía cơ quan an ninh.


Vụ việc bắt giữ anh Hồng Lê Thọ khiến tôi có cảm giác không khí bắt bớ bất đồng chính kiến có những dấu hiệu đang quay trở lại gần giống với trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối tháng 12/2012, sau khi Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc can thiệp Biển Đông.


Còn lần này, Nhà nước và ngành công an Việt Nam liệu có trưng ra được nguyên cớ nào đủ “thuyết phục” đối với hành động bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ, hay là không?

Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản? (Phần 2)

(VNTB) - Tôi có thể sai, nhưng tôi có cảm giác khá chắc là Việt Nam sẽ khá giống Tusinia khi họ khai phát súng đầu tiên. Việt Nam hiện giờ phồn thịnh và tự do hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài lịch sử. Mọi thứ đã trở nên tốt hơn, và đó là những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy sự chuyển giao dân chủ thành công.



Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế  đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.

“ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cái từ cộng sản có ý nghĩa khác?”, tôi hỏi một người Việt sống ở Hà nội tên Huy. Ông ta tự gọi mình là Jason khi ông ta nói chuyện với người Mỹ vì dễ phát âm hơn, vì vậy từ đây trở đi tôi sẽ gọi ông ta là Jason.

“Chủ nghĩa cộng sản ngày nay có nghĩa là chúng tôi bị cai trị bởi chính quyền độc đảng.”, Jason nói, “ Một số người than phiền về điều này nhưng mà đó không phải là vấn đề lớn đối với tôi khi mà chính phủ vẫn tạo ra được môi trường kinh doanh và điều kiện sống tốt. Tôi không cần các đảng phái khác tranh giành lẫn nhau và gây ra khủng hoảng như ở Thái lan.”

Quân đội Thái đã lật đổ chính phủ tháng năm 2014.

“ Nếu như anh không hài lòng với chính phủ, anh có bày tỏ chính kiến công khai hay không?” Tôi hỏi.

“Không sao cả! Chúng tôi làm như vậy hoài. Chúng ta vẫn đang ở nơi công cộng và tôi đâu có phải hạ giọng đâu. Anh có thể chỉ trích chính quyền bất cứ điều gì bằng lời mà không phải bằng hành động. Chính quyền không cho phép biểu tình nhưng mà gần đây chúng tôi có khá nhiều cuộc biểu tình chống Trung quốc. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có các cuộc biểu tình chống chính phủ ở ngay tại Hà nội này. Chuyện này xảy ra thường xuyên ở Hà nội hơn là ở Sài gòn. Người miền Nam họ không quan tâm tới chuyện này như là người miền Bắc. Nhưng những cuộc biểu tình cũng thường bị giải tán rất nhanh chóng. ”

“ Những người biểu tình có bị gì không? Họ có bị bắt không?”, tôi hỏi.

“Không, cơ quan chức năng chỉ cải huấn họ thôi.”

Một thuật ngữ thật thú vị, “cải huấn ”. Ở Mỹ trại cải huấn là vô tù.

“Cải huấn nghĩa là gì?”, tôi hỏi.

“ Họ nói biểu tình là xấu.”, Jason nói, “ Rằng không được phép biểu tình và nếu vi phạm nữa thì sẽ bị tù. Người ta nghe thấy vậy thì sợ và bỏ không biểu tình nữa. Vậy thôi. Một số những người cực kỳ cực đoan sau khi bị cảnh cáo sẽ bị ghi tên vô sổ đen và nếu tái phạm họ sẽ gặp rắc rối. Nhưng nếu họ đi về nhà và không tái phạm thì họ sẽ an toàn. Không ai bị gì cả. Việt Nam đâu có phải Bắc Triều tiên.”

Đương nhiên là không, Việt Nam không phải Bắc Triều tiên. Việt nam cũng không phải Syria dưới quyền  Bashar al-Assad hay Iraq trong thời  Saddam Hussein. Việt Nam cũng không phải hà khắc như Trung Quốc. Việt Nam ít hà khắc hơn Miến Điện gần đây và chính quyền Miến Điện đã bắt đầu công cuộc cải tổ của họ. Quá trình cải tổ của họ chưa hoàn thiện và có thể sẽ bị giật lùi nhưng dù sao thì nó cũng đang diễn ra.
“ Việt Nam thay đổi ra sao trong suốt cuộc đời anh?”, tôi hỏi Jason.

“ Việt Nam thay đổi rất nhanh, đặc biệt là Sài gòn. Miền Nam phát triển nhanh hơn miền Bắc”.

“ Tại sao lại như thế?”

“ Bởi vì miền bắc là thủ đô. Mọi thứ ở đây đều bị giới hạn và kiểm tra chặt chẽ nhưng ở miền Nam thì cởi mở hơn. Chính quyền cho phép miền Nam mở cửa để nền kinh tế phát triển, và như thế dòng tiền tệ sẽ lưu thông từ miền Nam ra miền Bắc.”
Tôi thật sự ngạc nhiên khi được biết rằng Hà nội lại chặt chẽ và bảo thủ hơn Sài gòn. Bề ngoài thấy Hà nội không có vẻ bị giới hạn và kiểm soát chặt. Tầm nhìn có thể bị giới hạn là điều dĩ nhiên. Sự cản trở cũng không phải luôn thể hiện rõ. Tôi vốn giỏi đánh hơi các rào cản chính trị nhạy cảm, và tôi có thể nói thật lòng rằng tôi không cảm thấy gì cả. Một trong những lý do khiến tôi nhận biết sự ngăn trở vì người Việt sẵn lòng nói cho tôi nghe ở nơi công cộng. Việt Nam không có khái niệm về sự sợ hãi như nhà bất đồng chính kiến Soviet Natan Sharansky nêu ra, đó là “xã hội sợ hãi” nơi mà người dân sẽ không nói những gì họ thật sự nghĩ nếu họ sợ có ai đó nghe được.

“ Vậy chính quyền kiểm tra cái gì ở đây?”, tôi hỏi Jason, “ Khi tôi quan sát quanh đây tôi không thấy có sự kiểm soát nào cả. Hay đó không phải là cái tôi nhìn thấy?”

“ Quán rượu bị bắt buộc đóng cửa sớm ở Hà nội. Sau nửa đêm sẽ không có dịch vụ giải trí nào được mở cửa. Ở Sài gòn thì họ mở cửa ngày đêm. Ở đây chúng tôi phải đi về nhà và ngủ. Chúng tôi có thể ở ngoài đường sau nửa đêm nhưng chúng tôi không thể tụ tập vì công an sẽ đến và yêu cầu chúng tôi giải tán.”

“ Chỉ có vậy thôi sao?” Tôi hỏi.

“ Chúng tôi gọi đó là luật thủ đô. Chỉ có ở Hà nội thôi. Chúng tôi phải giải tán sau nửa đêm.”
Rõ ràng đồng nghiệp Việt nam của tôi trong giới truyền thông không thể viết về bất cứ điều gì họ muốn.

Tôi hỏi một nhà báo địa phương về hệ thống kiểm duyệt và dường như cô ta đã trả lời cho tôi thật lòng. Tôi sẽ không nêu tên cô ra vì tôi không muốn cô gặp rắc rối. Việt Nam không phải là Bắc Triều tiên nhưng Việt Nam cũng chưa phải là Canada.

“ Chính quyền sở hữa tất cả nhưng không kiểm soát mọi thứ một cách trực tiếp. Tôi thật sự không biết tôi có bao nhiêu quyền tự do báo chí và tôi cũng không biết bao nhiêu lần tôi phải tự kiểm duyệt vì tôi đã quá quen với nó.”

Nhà báo không có đất dụng võ ở đây!

“ Không ai nói với tôi là tôi có thể viết và không thể viết về cái gì. Tôi chỉ nhận biết theo trực giác những gì tôi không nên nói vì tôi lớn lên ở đây. Luật bất thành văn nhưng mà luật lệ có thay đổi. Trong quá khứ chúng tôi không được in chữ dân chủ trong bất kỳ bài nào, nhưng giờ đây chúng tôi được phép. Chỉ trích Trung Quốc cũng từng bị giới hạn nhưng giờ đây cũng được đề cập đến.”
“ Nếu cô phạm luật thì sao?”

“ Thì biên tập viên sẽ không duyệt bài của tôi.”, cô nói. Dĩ nhiên là sẽ không lọt lưới biên tập được. Biên tập viên phải họp với Ban Tuyên huấn một tuần một lần để nhận chỉ thỉ họ được và không được phép đề cập vấn đề gì. “ Nếu lọt lưới biên tập viên bằng cách nào đó thì chính quyền sẽ gọi điện yêu cầu gỡ bỏ bài báo.”

“Chúng tôi được phép đụng tới tham nhũng nhưng chỉ có những người có chức vụ thấp bị nêu danh mà không bao giờ là một vị bộ trưởng hay người có cấp bậc cao hơn”, cô nói, “ Nếu báo chí đề cập tới tham nhũng ở cấp cao thì cả bộ máy chính quyền bị khiển trách tập thể mà không phải một cá nhân riêng biệt nào trong đó.”

Các trang mạng xã hội không còn bị cấm đoán nhưng bị theo dõi. Nếu anh than phiền về chính phủ trên Facebook với mức độ vừa phải thì “được phép”, nhưng anh sẽ bị theo dõi. Nếu anh than phiền theo nhóm thì anh sẽ bị phiền phức. Và nếu anh lập nhóm trên Facebook, than phiền rồi mang xuống đường thì anh sẽ biết anh gặp phải chuyện gì.

Bỏ qua hết những điều này thì Việt nam ít rào cản hơn bất cứ quốc gia độc đảng nào mà tôi đã viếng thăm. Việt nam ít hà khắc hơn nước Cuba cộng sản anh em. Chế độ độc tài Castro siết chặt tất cả mọi thứ trong khi chính quyền Việt Nam chỉ siết chặt những gì cần thiết để duy trì quyền lực và điều này dẫn đến một nghịch lý khác là họ ít kiểm soát đời sống thường nhật của dân chúng hơn.

Tunisia cũng giống như Việt Nam khi Ben Ali còn nắm quyền ngay trước khi mùa xuân Ả Rập xảy ra, khi Christopher Hitchens chỉ ra một cách tính quái rằng “ hệ thống của chính quyền phần nào đó đã kém thông minh hơn và chịu mạo hiểm hơn đại đa số dân chúng.” Bên cạnh chế độ độc tài, mọi việc đã diễn ra khá suôn sẻ ở đó năm 2004 khi tôi đến Tunisia. Chính phủ phải hứng chịu khó khăn nhưng bản thân xã hội lại cởi mở, khoáng đạt, phồn thịnh và phức hợp. Đối với tôi không có gì ngạc  nhiên khi Tunisia chuyển từ thống trị độc trị sang chế độ dân chủ một cách trơn tru và không sa vào nội chiến hay phản ứng độc trị ngược như ở Syria, Lybia hay Ai cập.

Tôi có thể sai, nhưng tôi có cảm giác khá chắc là Việt Nam sẽ khá giống Tusinia khi họ khai phát súng đầu tiên. Việt Nam hiện giờ phồn thịnh và tự do hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài lịch sử. Mọi thứ đã trở nên tốt hơn, và đó là những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy sự chuyển giao dân chủ thành công.

Khi một bộ phận dân chúng với xuất thân nghèo khổ được gia nhập vào tầng lớp trung lưu trong thời gian này thì họ có xu huớng đề cao thành quả lao động họ đã gặt hái và sống hài lòng với những gì họ có được mà không đòi hỏi gì hơn. Nhưng với thế hệ trẻ được sinh ra sau thời kỳ gian khổ thì việc thiếu tự do về chính trị là không thể chấp nhận được. Thậm chí những công dân thuộc tầng lớp trung lưu đứng tuổi cũng bắt đầu cảm thấy họ có đủ tự tin để đòi hỏi nhiều hơn.
Cho dù sau này có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì những gì đang diễn ra ở Việt Nam rất rõ ràng. Công dân Việt Nam và chính quyền đã đạt được một thỏa thuận ngầm tạm thời: nếu anh không làm phiền tôi thì tôi sẽ để cho anh yên. Sự thỏa thuận này là một kết cục đáng buồn cho bất cứ ai có quan tâm tới chính trị và đặc biệt đối với tôi là người chuyên viết về mảng chính trị; nhưng với hầu hết người Việt Nam thì họ thờ ơ phần nào với chính trị. Tôi nghĩ rằng họ phải làm như vậy nhưng cũng có một phần vì nền văn hóa của họ chỉ ưu tiên chú trọng tới phát triển kinh thương.

Tranh luận về chính trị là một trò tiêu khiển ở hầu hết các quốc gia Trung Đông mặc dù chỉ có vài nước có sự thoải mái về chính trị. Công dân của họ không thể bàn luận mãi về chính phủ trung ương nhưng họ được phép và có bàn luận về chính quyền địa phương. Ở Trung Đông tôi luôn cảm thấy tôi ở giữa dòng lịch sử đang được phơi bày ra. Ở Việt Nam tôi không có được cảm giác này nhiều. Hiện tại của Việt Nam chắc chắn có sự chuyển mình, nhưng thiếu sự lôi cuốn và hiếm chuyện diễn ra công khai. Ở Việt nam đó không có chiến tranh, không có cách mạng và không có khủng bố.

Nhưng bánh xe lịch sử không bao giờ ngừng quay ở Đông Nam Á. Trung Quốc lấn chiếm các nước lân cận. Quân đội Thái Lan lật đổ chính quyền. Miến Điện cuối cùng cũng vượt qua chế độ độc tài tàn khốc. Còn bao lâu nữa thì những việc tương tự như vây sẽ xảy ra ở Việt Nam? Thật ngạc nhiên khi Miến Điện đã vượt lên trên trước với một xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều, nhưng nếu nó đã xảy ra ở Miến điện thì nó cũng sẽ có khả năng bám rễ ở Hà Nội hay Sài Gòn.

Sự thiếu vắng của một sự bùng nổ làm đòn bẩy cho Việt nam đã làm cho công việc của tôi khó khăn hơn trên cương vị của một nhà báo, nhưng trên cương vị một người dân thường thì tôi lại thấy đó là một làn gió mới. Trung Đông cũng đã có một khoảng lặng trong lịch sử như Việt Nam giờ đây. Nhưng mà khoảng lặng thì cũng phải có lúc kết thúc và lúc đó chắc hẳn mọi chuyện sẽ xảy ra.

Micheal J. Totten
Người dịch: Phương Thảo
(còn tiếp)
(Việt nam Thời báo)

Trộm Thơ

Hồ Chí Minh (HCM) được chế độ cộng sản (CS) xem là một nhà thơ lớn. Các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học CS thi nhau bốc thơm. Trong các kỳ thi trung học dưới mái trường CS, thơ HCM thường được đưa ra làm đề tài cho các em học sinh bình giải.
Theo viện Văn học Hà Nội, thi phẩm vĩ đại nhất của HCM là quyển Ngục trung nhật ký viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Hà Nội năm 1960, gồm 132 bài thơ, đại đa số là tứ tuyệt (thơ 4 câu 7 chữ). Viện nầy cho biết HCM “đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943”. (Lê Hữu Mục trích dẫn, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Toronto: Văn Bút Hải Ngoại, 1990, tt. 12-13.) Ngục trung nhật ký đã được dịch qua chữ Việt, phát hành hàng trăm ngàn bản ở trong nước và cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở hải ngoại.

Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục, nguyên là giáo sư văn chương Việt Nam tại Đại học Văn khoa Huế và Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau năm 1975 định cư tại Montreal, Canada, đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng tập thơ nầy và chứng minh rằng đa số các bài thơ trong Ngục trung nhật ký do một người Trung Hoa tên là “Già Lý” sáng tác, và chỉ có khoảng trên dưới 10 bài tứ tuyệt là của HCM. (Lê Hữu Mục, sđd. tr. 112.) ("Ông già họ Lý" là người bị giam chung với HCM vào đầu thập niên 30 tại khám lớn Victoria ở Hồng Kông.)
Giáo sư Lê Hữu Mục đã phân tách tỉ mỉ tác phẩm nầy và đưa ra nhận xét như sau: "Phần phân tích ở trên chứng thực già Lý là chủ nhân của những bài thơ xây dựng theo kĩ thuật thơ Đường; những bài thơ nầy chiếm hết ba phần tư tác phẩm. Phần còn lại có thể coi là của Hồ Chí Minh. Tôi chỉ nói là có thể vì tôi không khẳng định được rõ ràng bài thơ nào đích thực là của Hồ Chí Minh, bài thơ nào thuộc về các tác giả khác." (Lê Hữu Mục, sđd. tr. 94.)
Chỉ cần nhìn sơ qua hình bìa nguyên bản quyển Ngục trung nhật ký cũng đã thấy mâu thuẫn ngay từ đầu. Tấm bìa nguyên thủy của sách nầy ghi rõ ngày, tháng và năm sáng tác là 29-8-1932 / 10-9-1933, trong khi Viện Văn học cho rằng HCM sáng tác tập thơ nầy trong hai năm 1942 và 1943.
Ngoài những nghiên cứu của giáo sư Lê Hữu Mục, còn có những phát hiện khá thú vị khác về tài cóp thơ hoặc là trộm thơ của người khác của HCM. Ví dụ trong tuyển tập Quốc Học, trường tôi do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành tại Huế năm 1996, có đăng bài thơ "Tầm hữu vị ngộ" của HCM.
Tuyển tập nầy chú giải rằng bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” là của HCM gởi cho Võ Nguyên Giáp năm 1954, và "mới được phát hiện". Giáo sư Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ, trong bài "Ai là tác giả bài Tầm hữu vị ngộ?", tạp chí Hương Văn, California, số 5, tháng 2-1999, tt. 91-96, cho rằng nếu bài thơ nầy của một lãnh tụ (HCM) tặng cho một viên tướng (Võ Nguyên Giáp), được sáng tác năm 1954, cả hai đang cầm quyền và cầm quân, mà sao đến năm 1990 mới được phát hiện? Hai người nầy đều là những nhân vật quan trọng đầu não của chế độ CS, mà sao bài thơ có thể thất lạc một thời gian dài (1954-1990)? Giáo sư Tuệ Quang đi sâu vào chi tiết bài thơ và nhận xét: "Tóm lại, bài thơ "Tầm hữu vị ngộ", xét về hình thức lẫn nội dung, không phù hợp với thi cách và khuynh hướng của ông Hồ".
Hai câu chuyện trên đây còn đang được tranh cãi, nhưng qua đến câu chuyện bài thơ dưới đây thì có lẽ khó cãi. Số là trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội in lần thứ hai, năm 2000, trang 101, đăng bản phiên âm bài thơ bằng chữ Hán của HCM gởi cho trung tướng Trần Canh (sau lên đại tướng). Bài thơ nầy còn được in trong sách Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Hà Nội: Nxb. Văn Học, 1990, tt. 39-40. Nguyên văn bản phiên âm bài thơ như sau:
TẶNG TRẦN CANH ĐỒNG CHÍ
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
Bản dịch nghĩa của sách nầy:
TẶNG ĐỒNG CHÍ TRẦN CANH
Rượu ngọt “sâm banh” trong chén ngọc dạ quang
Sắp uống, tỳ bà trên ngựa đã giục giã
Say sưa nằm lăn nơi sa trường, anh đừng cười nhé!
Chớ để một tên địch nào trở về.
(Theo đúng nguyên văn trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 tr. 101.)
Hồ Chí Minh và Trần Canh
Trần Canh (Chen Geng) lúc đó là một viên trung tướng thân cận của Mao Trạch Đông, đang là ủy viên dự khuyết ban Chấp hành Trung ương đảng CSTQ, tư lệnh quân khu Vân Nam kiêm chính ủy binh đoàn số 4, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Hồ Chí Minh trực tiếp xin Mao Trạch Đông gởi Trần Canh qua làm cố vấn quân sự cho Việt Minh (VM).
Theo lệnh Mao Trạch Đông, Trần Canh đến Thái Nguyên gặp HCM vào cuối tháng 7-1950. Trong chiến dịch biên giới, Võ Nguyên Giáp dự tính tấn công Cao Bằng, nhưng Trần Canh chủ trương đánh Đông Khê. Theo Trần Canh, địa thế Cao Bằng hiểm trở, công sự phòng thủ kiên cố và quân Pháp ở đây đông, nên khó tấn công. Trong khi đó, Đông Khê tuy nhỏ, nhưng giữ một vị trí chiến lược quan trọng trên phòng tuyến giữa Cao Bằng và Lạng Sơn; quân Pháp ở đây ít, dễ tấn công hơn. Cuối cùng, VM vâng theo ý kiến của Trần Canh.
Ngày 16-9-1950, VM dùng chiến thuật biển người theo kiểu Trung Cộng, tung khoảng 10,000 quân tấn công Đông Khê, một cứ điểm nhỏ do 260 quân Pháp trấn giữ. Đông Khê ở phía đông nam Cao Bằng, phía bắc Thất Khê. (Thất Khê ở phía tây bắc Lạng Sơn). Sau ba đêm và hai ngày kịch chiến (16 đến 18-9-1950), VM chiếm Đông Khê.
Trận Đông Khê là trận thắng đầu tiên của VM, cô lập Cao Bằng và cắt đứt tỉnh lộ số 4, nối Cao Bằng với Lạng Sơn. Sau trận nầy, Trần Canh còn cố vấn cho Võ Nguyên Giáp thi hành kế hoạch “công đồn đả viện”, chận đánh riêng biệt hai cánh quân do hai trung tá Pháp chỉ huy. Cánh quân của trung tá Marcel Lepage rời Thất Khê tiến lên Đông Khê, bị VM phục kích ở Cốc Xá (nam Đồng Khê) ngày 8-10-1950. Trong khi đó, đơn vị của trung tá Pierre Charton rút khỏi Cao Bằng ngày 3-10-1950, cũng bị VM phục kích ngày 10-10-1950 tại đồi 477, tây nam Đông Khê.
Trong hai trận nầy, số quân Pháp vừa tử trận, vừa bị bắt làm tù binh lên đến 4,000 binh sĩ, 354 hạ sĩ quan và 98 sĩ quan, trong đó có hai sĩ quan cấp trung tá. Đây là trận thất bại nặng nề đầu tiên của Pháp kể từ khi chiến tranh bắt đầu năm 1946. Ngoài số thương vong và thất thoát võ khí trên đất, lần đầu tiên 15 chiến đấu cơ của Pháp bị súng cao xạ của VM do Trung Cộng viện trợ, bắn hạ. Ngược lại, hai cuộc phục kích nầy là chiến thắng lớn lao nhất của VM từ năm 1946, hoàn toàn do quyết định của tướng TC.
Theo ghi chú dưới bài thơ HCM tặng Trần Canh trong sách Hồ Chí Minh toàn tập tập 6, tr. 101, thì HCM gởi bài thơ nầy cho Trần Canh trước ngày 9-10-1950, nghĩa là HCM chúc mừng Trần Canh sau trận thắng Đông Khê ngày 18-9-1950, nhưng trước hai trận VM phục kích ở phía nam Đông Khê tháng 10-1950.
Đọc bài thơ nầy, ai cũng cảm thấy phảng phát âm hưởng bài thơ rất nổi tiếng của Vương Hàn đời Đường bên Trung Hoa là bài “Lương Châu từ”, được phiên âm như sau:
LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Trần Trọng San dịch:
BÀI HÁT LƯƠNG CHÂU
Rượu bồ đào, chén dạ quang
Muốn say, đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến may người về đâu?
So sánh hai bài thơ tứ tuyệt “Tặng đồng chí Trần Canh” của HCM và “Bài hát Lương Châu” của Vương Hàn, cách nhau cả hơn một ngàn năm, mỗi bài thơ chỉ có 28 chữ, mà hai bài thơ chỉ khác nhau có bảy chữ. Đó là hai chữ đầu bài thơ (“bồ đào” thay bằng “hương tân” tức rượu champagne; và năm chữ câu cuối). Còn hai câu giữa hoàn toàn giống nhau, nghĩa là hết ba phần tư (3/4) bài thơ nguyên là của bài “Lương Châu từ” của Vương Hàn.
Câu kết bài thơ HCM tặng Trần Canh trong tổng thể cả bốn câu của bài thơ, thật là vô duyên và lại lạc đề, vì ý nghĩa câu nầy chẳng ăn nhập gì đến ý nghĩa ba câu trên của bài thơ. Ba câu trên đang nói chuyện uống rượu trong một cái chén dạ quang sang trọng, phải vội vàng ra đi theo tiếng nhạc xuất quân, dù có say sưa ngoài chiến trường thi xin mọi người đừng cười... Bài thơ đang đến hồi sảng khoái, hào hùng thì HCM lại kết luận trật chìa một cách vô duyên, chẳng có hồn thơ, làm mất hứng thơ: “Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi”. (Chớ để một tên địch nào trở về). Đang nói chuyện xin đừng cười kẻ lỡ say ngoài chiến trường sao mà “chớ để một tên địch nào trở về”, thì thật là lãng nhách.
Trong khi đó, câu kết của Vương Hàn “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Từ xưa chinh chiến mấy người về), vừa hào hùng phù hợp với ý tưởng ba câu thơ trên, vừa là tâm trạng của những chiến binh xông pha trận mạc, biết rằng chiến tranh có những rủi ro không sao đoán trước được, nên từ xưa đến nay, những người ra đi xông pha chiến trận, thì mấy người trở về? Vì vậy mới xin đừng cười kẻ lỡ say trên đường ra trận. Lời thơ trong câu kết của Vương Hàn vang lên như là một điệu nhạc vừa hùng tráng và cũng vừa bi ai. (Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.)
Trừ trường hợp Trần Canh là người dốt nát, không biết đọc chữ thì Trần Canh mới không phát hiện được HCM chép lại thơ Vương Hàn. Tuy nhiên, Trần Canh là người đã từng đủ điều kiện để theo học khóa 1 trường võ bị Hoàng Phố (Quảng Châu) tháng 5-1924, nổi tiếng học giỏi và được mệnh danh là một trong ba nhân tài của Hoàng Phố (Hoàng Phố tam kiệt), đã từng là hiệu trưởng trường Lục quân Bành Dương, đã lên tới cấp trung tướng, đang giữ chức tư lệnh quân khu Vân Nam kiêm chính ủy binh đoàn số 4, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Chắc chắn Trần Canh có một trình độ học vấn căn bản và vốn là một quân nhân, Trần Canh phải biết bài thơ trứ danh về chiến tranh của Vương Hàn, nhất là hai câu chót: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu / Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, hầu như là hai câu nằm lòng của giới nhà binh. Nay HCM lại “múa rìu qua mắt thợ”, lấy nguyên văn hai câu thơ của Vương Hàn làm quà tặng cho đồng hương con cháu của Vương Hàn. Trần Canh nghĩ sao về việc nầy?
Phải chăng đây là thơ “tập cổ” theo lối người xưa? Nếu tập cổ thì mượn một câu chứ không mượn 3/4 bài, và ít nhất khi in lại cũng ghi là thơ tập cổ từ thơ của ai? Hay đây là lối đánh lận con đen trí trá cố hữu của HCM? Nếu ai biết thì chối là thơ tập cổ, nếu ai không biết thì khoe là thơ của HCM và đăng vào sách, lưu truyền về sau. Ngày nay, chỉ cần chép nguyên văn một câu của người khác mà không đề xuất xứ, thì bị ghép vào tội đạo văn, ăn cắp thơ. Trong bài thơ nầy, HCM ăn cắp những ba phần tư (3/4) bài thơ của Vương Hàn.
Đúng là HCM, chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức nhà nước cộng sản Bắc Việt Nam, xứng đáng là chủ tịch trộm thơ liều lĩnh. Thế mà đảng CSVN luôn luôn kêu gọi học tập đạo đức HCM tức là học luôn cách trộm thơ hay trộm công trình sáng tác của người khác. Có thể do nhờ học tập đạo đức kiểu đó nên viên hiệu phó Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã đạo văn luận án tiến sĩ của người khác. Chỉ khác một điều là vào đầu năm nay (2014) có người tố cáo viên hiệu phó ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác, mà chẳng ai chịu tố cáo HCM đã trộm thơ của người khác. Nếu viên hiệu phó Đại Học Bách Khoa Hà Nội công khai thừa nhận đã trộm luận văn của người khác vì đã học theo gương đạo đức HCM, thì hy vọng có thể khỏi bị truy tố.
Chẳng những trộm thơ, mà HCM còn trộm tư tưởng của người khác. Ví dụ rõ nét nhất còn được các trường học ở Việt Nam hiện nay truyền tụng như là tư tưởng HCM, là câu mà HCM đã phát biểu trong cuộc học tập chính trị khoảng hơn 3,000 giáo viên ngày 13-9-1958 tại Hà Nội: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958.) Câu nầy, HCM ăn cắp nguyên ý của Quản Trọng, tể tướng ngước Tề thời Xuân Thu (722-479 trước CN). Quản Trọng nói: "Nhất niên chi kế tại ư thụ cốc; thập niên chi kế tại ư thụ mộc; bách niên chi kế tại ư thụ nhân.”(Kế một năm trồng lúa; kế mười năm trồng cây; kế trăm năm trồng người.) Nếu kể chuyện HCM đạo văn thì còn nhiều chuyện nữa, kể cả bản Tuyên ngôn ngày 2-9-1945 của HCM…
Lãnh tụ số một của CSVN còn như thế, thì trách chi hiệu phó Đại Học Bách Khoa Hà Nội trộm luận án và trách chi nền văn hóa giáo dục CSVN suy sụp và xuống cấp.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 26-11-2014)
(Diễn đàn Thế kỷ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét