TIN LÃNH THỔ
- Nga thiết lập hệ thống bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa PHAP LUAT ONLINE
- Máy bay C919 TQ lệ thuộc lớn vào công nghệ phương Tây, khó xuất khẩu GIAO DUC
- TQ dùng tàu ngầm đáp trả việc Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam? GIAO DUC
- Nga sẽ cung cấp trước máy bay Su-35 bản tiêu chuẩn cho Trung Quốc? GIAO DUC
- Việt-Nga ký kết thỏa thuận về thủ tục tàu chiến Nga đến Cam Ranh GIAO DUC
- Tàu ngầm nguyên tử Nga bắn thử tên lửa liên lục địa Bulava PHAP LUAT ONLINE
- Những khẩu súng dát vàng lừng danh thế giới PHAP LUAT ONLINE
- Pháp khởi tố vụ ăn cắp bí mật quân sự trên tàu chiến Mistral PHAP LUAT ONLINE
- CCTV tiết lô hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng của tàu chiến TQ GIAO DUC
TIN XÃ HỘI
- Phú Yên – Bình Định đón bão số 4 PHAP LUAT ONLINE
- Sáu chuyến bay bị chậm vì một hành khách đau bụng PHAP LUAT ONLINE
- Ngày 9-12 sẽ đối chất vụ ‘xe cá thối’ PHAP LUAT ONLINE
- Mơ thấy bị bóp cổ, cầm dao chém chết người yêu NGUOI DUA TIN
- Bị bắt vì yêu bạn gái nhí quen trên Facebook NGUOI DUA TIN
- Đồng đội tiễn đưa huyền thoại săn bắt cướp Hai Thành NGUOI DUA TIN
- Người mẹ đau xót kể con gái bị ‘hại’ vì đi chơi qua đêm NGUOI DUA TIN
- ‘Cô gái lột váy trước mặt cảnh sát để khoe cơ thể’ NGUOI DUA TIN
- Bị đâm thủng cố vì … ghen NGUOI DUA TIN
- Vào tận nhà đâm vật nhọn vào ‘vùng kín’ nữ sinh NGUOI DUA TIN
- Gặp ‘thầy’ Kinh Dịch bí hiểm và chiêu bài gieo rắc họa sát thân NGUOI DUA TIN
- Lời khai rợn người vụ gái bán dâm nổi lòng tham giết khách NGUOI DUA TIN
- Giám đốc Ban quản lý rừng Bà Nà-Núi Chúa bị luân chuyển PHAP LUAT ONLINE
- Chống tham nhũng đời bố, củng cố… đời con PHAP LUAT ONLINE
- ‘Chiều mẹ con mày về tao cho chết hết’ NGUOI DUA TIN
- Một điệp viên Mỹ tại Việt Nam BBC
- Phó Thủ tướng yêu cầu thanh tra công ty vận tải để xảy ra tai nạn VNEXPRESS
- Truy lùng cá sấu sổng chuồng bên hồ Trị An TIEN PHONG
- Cá sấu sổng chuồng trúng đạn VNEXPRESS
- Cận cảnh tô phở ‘ăn hết được thưởng một triệu“ TIEN PHONG
- Xe đám cưới nát bét dưới ruộng: Tài xế khai “đã ngủ gật” TIEN PHONG
- Dừng dự án triệu đô ở Hải Vân vì vận mệnh dân tộc TIEN PHONG
- Điện của hàng trăm hộ dân phát nổ đùng đùng TIEN PHONG
- Cựu Tổng Bí thư yêu cầu điều tra tiếp ông Truyền BBC
- “Bà Chúa” gà Đông Tảo thời hiện đại khiến nhiều người thán phục GIAO DUC
- Danh tính 20 nạn nhân vụ lật xe đi đám cưới ở Nghệ An GIAO DUC
- Bão Sinlaku suy yếu sau nhiều giờ hoành hành Bình Định – Phú Yên VNEXPRESS
- Xe container kéo sập cây, đè lên nhà dân rồi bỏ chạy VNEXPRESS
- Nghị quyết đổi mới giáo dục có gì mới? VNECONOMY
- Vinalines nhất bảng lỗ của tổng công ty nhà nước VNECONOMY
- Xe khách đi đám cưới bị lật, ít nhất 20 người thương vong GIAO DUC
- Lấy phiếu tín nhiệm ba mức và một lần: “Cử tri sẽ hiểu” VNECONOMY
- Hành khách sống sót trên xe gặp nạn: ‘Tôi thấy tài xế nhắm mắt lái’ VNEXPRESS
- Quốc hội chỉ rõ trách nhiệm của Chính phủ và 4 Bộ trưởng GIAO DUC
- Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm nếu lãnh đạo bị phát hiện vi phạm pháp luật GIAO DUC
- “Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm công tâm” VNECONOMY
- Quốc hội yêu cầu chống “lạm phát cấp phó” VNECONOMY
- Hai tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công BBC
- Xử phúc thẩm Bầu Kiên BBC
- VN đơn giản hóa cho tàu Nga vào Cam Ranh? BBC
- Bão số 4 giật cấp 11, hướng vào Bình Định – Khánh Hòa THANH NIEN
- Bắt quả tang kiểm sát viên nhận 150 triệu đồng để chạy án THANH NIEN
- Cá sấu xuất hiện ở khu vực lòng hồ Trị An THANH NIEN
- Hàng loạt cán bộ bị kỷ luật do để doanh nghiệp tự ý mở đường THANH NIEN
- Tàu cá có 7 lao động bị vỡ hộp số trên đường đi tránh bão THANH NIEN
TIN KINH TẾ
- Người trẻ nên vay tiền mua nhà hay là mãi đi thuê? BAO DAU TU
- Dodge Viper GTS 2015 có giá từ 107.995 USD BAO DAU TU
- 16 điều trong “đạo của Warren Buffett” DOANH NHAN
- Biến tấu chỉ với một món đồ DOANH NHAN
- TGĐ Manulife Việt Nam: Đam mê và có mục tiêu rõ ràng DOANH NHAN
- Thất bại – bài học của mọi doanh nhân DOANH NHAN
- Tăng estrogen: Giảm nguy cơ loãng xương DOANH NHAN
- Dồn sức cho vay cuối năm NGUOI LAO DONG
- Biệt thự biển miền Bắc: Sành chơi sá gì mưa lạnh VEF
- Làn sóng FDI thứ 3: Được tiếng và chờ có miếng? VEF
- Nhật nới visa, du khách Việt lên ‘cơn sốt’ VEF
- Bão số 4 đang đổ bộ vào Phú Yên BAO DAU TU
- Cây ATM mini bán buôn tại Trung Quốc chỉ có giá 2.000 đồng NGUOI DUA TIN
- Thu nhập 25 triệu có nên nghỉ mở shop quần áo? VNEXPRESS
- Khoản nợ khổng lồ của anh trai ông Hà Văn Thắm tại OCH NGUOI DUA TIN
- Bất động sản phía Đông Sài Gòn rục rịch tăng giá VNEXPRESS
- Cơ hội đầu tư vào Khu đô thị Phước Lý, Đà Nẵng BAO DAU TU
- Bitexco mở rộng hợp tác với Siemens BAO DAU TU
- Ồ ạt mở bán căn hộ thuộc gói tín dụng 30.000 tỷ TIEN PHONG
- TP.HCM chấn chỉnh công tác quy hoạch đô thị VIETSTOCK
- Chế tạo, bàn giao giàn khoan dầu cho Ấn Độ TIEN PHONG
- Sân chơi cho doanh nhân NGUOI LAO DONG
- “Nới vốn cho vay trung dài hạn sẽ hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp” VIETSTOCK
- Tỷ giá tiếp tục ổn định trong ngày cuối tuần VIETSTOCK
- Vietinbank giúp Phú Quốc mời gọi doanh nghiệp TIEN PHONG
- Đại gia Hà Thành: 140 cây vàng dát vòi xịt, hộp giấy toilet NGUOI DUA TIN
- Phồng dẹt túi tiền, đại gia nóng ruột ngóng tin trời Tây TIEN PHONG
- Lốp không hơi được đưa vào sản xuất NGUOI DUA TIN
- PVX tiếp tục thoái một loạt cổ phiếu “đầu P” VNECONOMY
- Khu vực FDI vẫn đang “lớn” SAIGONTIMES
- Lịch trả cổ tức từ 1-15/12 VNECONOMY
- Giá vàng, dầu thô đồng loạt đổ dốc VNECONOMY
- Nhận định chứng khoán tuần 1-5/12: “Cơ hội bắt đáy” VNECONOMY
- Doanh nghiệp Việt nào đứng đầu bảng lỗ 2014? NGUOI DUA TIN
- Việt Nam đã thực sự phát triển kinh tế thị trường? VIETSTOCK
- Kinh tế hội nhập: Lương sẽ tăng theo năng suất và chất lượng lao động VIETSTOCK
- Ngư dân Bình Định cấp tập về cảng bán cá tránh bão VNEXPRESS
- VietinBank hợp tác với Indochinabank VIETSTOCK
- Vốn ngoại vẫn “âm thầm” chảy vào SAIGONTIMES
- Cảng hàng không Cà Mau tạm đóng cửa TIEN PHONG
- 4.385 đồng lãi và gốc cho sổ tiết kiệm 30 năm được Vietinbank tính như thế nào VNEXPRESS
- Mời sao Bollywood quảng bá du lịch Việt Nam VEF
- ‘VN cần sáng tạo để duy trì tăng trưởng’ BBC
- Cổ phần hóa 20 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam GIAO DUC
- Đã tìm ra nguyên nhân mất điện tại Trung tâm kiểm soát không lưu GIAO DUC
- Chính phủ tiếp tục hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp GIAO DUC
- Giá dầu lao dốc sau hội nghị Opec BBC
- Nới tối đa gói 30.000 tỷ: Tha hồ vay vốn VEF
- Quốc hội mời chuyên gia phản biện dự án sân bay Long Thành VNEXPRESS
- Blog chứng khoán: Nền tảng tích lũy chưa ổn VNECONOMY
- Chưa thông qua chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành GIAO DUC
- Chứng khoán ngày 28/11: GAS, PVD chưa thể “cầm máu” VNECONOMY
- Cận cảnh máy bay A320 đầu tiên của Vietjet về đến Việt Nam GIAO DUC
- Muốn ‘khối ngoại’ mua nhà cần phải cụ thể BBC
- Cố phần hóa ở VN ‘có nhiều vướng mắc’ BBC
- Bộ Quốc phòng đã đề nghị dừng dự án trên đèo Hải Vân VNECONOMY
- Giá vàng chạm đáy 2 tuần, USD tự do vượt 21.470 đồng VNECONOMY
- Vụ “4.385 đồng”: VietinBank đã lỡ cơ hội vàng? VNECONOMY
- Mở bán toà B Hoà Bình Green City giá từ 38 triệu/m2 VNECONOMY
- Tổng nợ tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng VNECONOMY
- Opec họp giữa lúc giá dầu giảm mạnh BBC
- Giá vàng giảm, USD tự do liên tục tăng VNECONOMY
- “Điều khác biệt” tại khu công nghiệp Hòa Khánh Mở Rộng VNECONOMY
- “Nhiều doanh nghiệp buộc phải kinh doanh tôn thép giả” VNECONOMY
- Thừa Thiên – Huế dừng dự án resort trên đèo Hải Vân VNECONOMY
- Tôn giả, tôn nhái và hai cách “móc túi” người tiêu dùng VNECONOMY
- Vì sao tôn, thép giả tràn ngập thị trường? VNECONOMY
- Sang Pháp đón máy bay, Vietjet Air ký hợp đồng 300 triệu USD VNECONOMY
- Muốn thuê nhà công vụ, ít nhất phải là thứ trưởng VNECONOMY
- Vinamilk vào top công ty giá trị nhất Đông Nam Á VNECONOMY
- Đề xuất thêm gói ‘ngàn tỉ’ hỗ trợ vay mua nhà VIETSTOCK
- Hơn 50 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản VIETSTOCK
- Nhiều loại hàng sẽ được miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu VIETSTOCK
- VPH: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án La Casa hơn 73 tỷ đồng VIETSTOCK
- Tiến độ dự án của VIC và triển vọng cuối năm 2014 VIETSTOCK
- 20 doanh nghiệp nội cung cấp sản phẩm cho Intel THANH NIEN
- Bộ Quốc phòng đề nghị dừng dự án ở đèo Hải Vân THANH NIEN
- Diễn đàn WEF Davos 2015 sẽ tổ chức sự kiện lớn về Việt Nam THANH NIEN
- Giá vàng giảm về mức 35,04 triệu đồng/lượng THANH NIEN
- Vinalines lỗ lũy kế 19.110 tỉ đồng THANH NIEN
TIN DIỄN ĐÀN
- Bạn biết gì về tính cách người Nhật DOANH NHAN
- Một chuyến đi phượt để biết mình là ai DOANH NHAN
- Mỹ đào tạo nhiều tỷ phú nhất thế giới DOANH NHAN
- Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế DOANH NHAN
- Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng sang EU: Dò dẫm tìm đường DOANH NHAN
- Uber – cấm hay quản? SAIGONTIMES
- Điếu Cày và ‘phép thử cờ vàng’ BBC
- Họp Quốc hội ở VN có gì nguy hiểm vậy? BBC
- Tấm bằng du học còn có giá ở VN? BBC
- Chính trường VN giằng co đến bao giờ? BBC
- Báo chí Việt Nam ‘tuyệt vọng câu khách’? BBC
- Xin cơ chế ngoài luật SAIGONTIMES
- Góc cạnh kinh tế của một đề án giáo dục SAIGONTIMES
- Quyền được nghỉ yên SAIGONTIMES
- Casino có thực sẽ là mỏ vàng? SAIGONTIMES
TIN GIÁO DỤC
- Coi nhẹ bồi dưỡng tâm hồn NGUOI LAO DONG
- Mở rộng kiến thức trong cuộc thi “Đỉnh núi trí tuệ” NGUOI LAO DONG
- Học thạc sĩ ở Mỹ PHAP LUAT ONLINE
- Học bổng Chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam PHAP LUAT ONLINE
- 164 học bổng của chính phủ Úc cho sinh viên Việt Nam PHAP LUAT ONLINE
- Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn suốt 14 ngày PHAP LUAT ONLINE
- Tỉ phú Malaysia âm thầm ‘cắm rễ’ trên đất Việt NGUOI LAO DONG
- Tiếp viên trưởng VNA xách tay 345 bao thuốc lá cao cấp từ Hàn Quốc NGUOI LAO DONG
- Môi giới bán dâm cho khách ngoại, chủ tiệm hớt tóc ngồi tù NGUOI LAO DONG
- ‘Ngày 11.11.2014 là ngày Đại học Duy Tân ở TP.Pittsburgh, PA, Hoa Kỳ’ THANH NIEN
- 78% học sinh được khảo sát ở Hà Nội bị bạo lực giới tại nhà trường THANH NIEN
- Sao phải trả tiền sổ liên lạc điện tử ? THANH NIEN
- Sao phải trả tiền sổ liên lạc điện tử ?: Một dịch vụ không cần thiết THANH NIEN
- Áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới từ năm học 2018 – 2019 THANH NIEN
TIN ĐỜI SỐNG
- Amber Heard – Người đẹp lưỡng tính nóng bỏng nhất hành tinh PETROTIMES
- Chuyện khó tin nhưng có thật (số 31): Tôi đã có con với anh trai của chồng PETROTIMES
- Khi “cậu ấm, cô chiêu” nhà sao trở thành người mẫu PETROTIMES
- Han Ji Min đẹp tinh khôi trên tạp chí Elle PETROTIMES
- Chuyện khó tin nhưng có thật (số 30): Hãy giúp tôi thoát ra khỏi nỗi đau này… PETROTIMES
- Bão số 4 vào Bình Định, Phú Yên NGUOI LAO DONG
- Tài xế ngủ gật: 1 người chết, 20 người bị thương NGUOI LAO DONG
- Cách tẩy vết cà phê trên tấm thảm VNEXPRESS
- Tiền đâu phải lá mít! NGUOI LAO DONG
- Lập biên bản vụ gây rối ở kho cà phê Trường Ngân NGUOI LAO DONG
- Bị bạn quen trên Facebook hại đời con gái PHAP LUAT ONLINE
- Bắt giữ kẻ đưa hơn 30 người trốn ra nước ngoài PHAP LUAT ONLINE
- Thêm quyền nhưng lắm cái khó NGUOI LAO DONG
- Sấy quần áo ướt trong nhà có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe VNEXPRESS
- Nức nở khi cầm thiệp hồng của anh trên tay NGUOI DUA TIN
- Chán vợ chưa cưới từ ngày có sếp nữ! NGUOI DUA TIN
- Clip: Chú chó ‘hát’ đệm cho nghệ sĩ đường phố NGUOI DUA TIN
- Đường cong quyến rũ của mỹ nữ xứ kim chi NGUOI DUA TIN
- Vì sao bào thai rắn lục đuôi đỏ từng rất được ưa chuộng? NGUOI DUA TIN
- Bố trí căn hộ 37 m2 có nhiều đồ đạc VNEXPRESS
- Tết đoàn viên VNEXPRESS
- Mong mỏi ngày về VNEXPRESS
- Chủ trang web bán phần mềm gián điệp bị đề nghị truy tố VNEXPRESS
- Kẻ lạ mặt xông vào nhà tấn công nữ sinh VNEXPRESS
- Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn suốt 14 ngày PHAP LUAT ONLINE
- Thâm nhập “thiên đường cờ bạc” vùng biên Campuchia (3) DAN VIET
- Gần 20 năm khắc khoải nuôi hy vọng gặp lại con gái bị bắt sang Trung Quốc DAN VIET
- Chùm ảnh cuộc sống binh sĩ Ukraine cố thủ sân bay Donetsk DAN VIET
- Trực chiến 24/24 tại vùng tâm bão số 4 DAN VIET
- Xe tải “đấu đầu” bẹp dúm, hai tài xế văng ra thoát chết kỳ diệu DAN VIET
- Vào tận nhà đâm vật nhọn vào ‘vùng kín’ nữ sinh PHAP LUAT ONLINE
- Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn suốt 14 ngày PHAP LUAT ONLINE
- Thú tội của gái bán dâm giết bạn tình trong nhà nghỉ VNEXPRESS
- Bão số 4 tiến vào biển Đông THANH NIEN
- Bão số 4: Gió giật mạnh cấp 7, mưa to ở Bình Định – Phú Yên THANH NIEN
- Hàng trăm điện thoại bị cài phần mềm nghe lén THANH NIEN
- Đặc biệt trên báo in ngày 30.11.2014 THANH NIEN
- Đặc biệt trên báo in ngày 29.11.2014 THANH NIEN
TIN CÔNG NGHỆ
- ‘Máu’ trong củ cải đường THANH NIEN
- Máy in 3D trong không gian THANH NIEN
- Sinh ra đã cô độc THANH NIEN
- Điều khiển chuột máy tính bằng… mắt THANH NIEN
- Ứng dụng mới cho đĩa DVD cũ THANH NIEN
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Đi tuyển “chân dài” tuổi thiếu niên BAO MOI
- Đám cưới vàng của làng xe đạp VN BAO MOI
- Beckham mơ Việt Nam vô địch, thích siêu phẩm Thành Lương BAO MOI
- “Tuyển VN sẽ còn chơi tốt hơn” BAO MOI
- Southampton trước thách thức lớn BAO MOI
- Mẹo tán phấn má hồng cho từng kiểu gương mặt VNEXPRESS
- Bánh, trái cây thơm ngon trong tranh Ben Schonzeit VNEXPRESS
- ‘Sơn Tùng được phía Hàn Quốc xác nhận không đạo nhạc’ VNEXPRESS
- Bốn ông bố nghệ sĩ vật lộn bếp núc nấu ăn cho con VNEXPRESS
- Hình ảnh hiếm hoi thời huy hoàng của ca sĩ Bảo Yến GIAO DUC
- Các tín đồ thời trang nhí mặc đẹp trong tuần VNEXPRESS
- Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2014 diện bikini “hớp hồn” du khách GIAO DUC
- Ca sĩ Phi Nhung làm… giám khảo GIAO DUC
- Unessco vinh danh “Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh” GIAO DUC
- Mr Đàm dời địa điểm tổ chức liveshow vì siêu xe dát vàng 40 tỷ đồng GIAO DUC
TIN THẾ GIỚI
- Cựu tổng thống Pháp được bầu làm chủ tịch đảng đối lập VOA
- Tam giác tàu ngầm Mỹ-Nhật-Úc PHAP LUAT ONLINE
- Tổng thống Venezuela muốn giảm lương PHAP LUAT ONLINE
- Phá đám ngày vàng giảm giá ở Mỹ PHAP LUAT ONLINE
- Thái Lan, Malaysia và Philippines bắt hơn 70 ngư dân Việt VOA
- Thoát chết nhờ… Google PHAP LUAT ONLINE
- Thủ tướng Đài Loan từ chức sau thất bại của đảng cầm quyền VOA
- Đánh bom đền thờ ở Nigeria, 120 người chết PHAP LUAT ONLINE
- Tổng thống Abbas hối thúc LHQ hành động cho độc lập của Palestine VOA
- Ai bảo vệ dân trước nạn Rắn lục Đuôi đỏ? VNEXPRESS
- Al-Qaeda nhận đã đánh bom trước tòa đại sứ Mỹ ở Yemen VNEXPRESS
- Quốc Dân Đảng thua phiếu ở Đài Loan BBC
- Bầu cử ở Ðài Loan cho thấy đảng đương quyền đang mất sự ủng hộ VOA
- Ai Cập: Tòa án bãi bỏ vụ án của cựu TT Mubarak VNEXPRESS
- Đức Giáo hoàng thăm nhà thờ Hồi giáo ở Istanbul VNEXPRESS
- Australia – Sri Lanka bị cáo buộc hợp tác ngăn tàu chở người tị nạn VNEXPRESS
- Ai Cập xóa tội danh đồng lõa sát nhân cho cựu Tổng thống Mubarak RFI
- Interpol bắt giữ 118 người mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng giả RFI
- Mất trộm thiết bị “nhạy cảm” trên tàu Mistral Pháp đóng cho Nga GIAO DUC
- Con trai Tổng thống Ukraine tiết lộ thời gian tham chiến ở miền Đông GIAO DUC
- CNN: Cô ruột Kim Jong-un đã đột tử GIAO DUC
- Trung Quốc “chọc” vào sân sau Ấn Độ GIAO DUC
- Đánh bom khủng bố ở Tân Cương, 15 người chết VNEXPRESS
- Giáo hoàng mang thông điệp hòa giải đến Thổ Nhĩ Kỳ RFI
- Ông Mubarak được xóa tội giết người BBC
- Phe ủng hộ độc lập giành chiến thắng ở Đài Bắc VNEXPRESS
- Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh RFI
- Đài Loan bầu cử – trắc nghiệm chính sách với Bắc Kinh VNEXPRESS
- Chế biến đồ ăn bằng máy trộn bê tông VNEXPRESS
- Nga bắn thành công hỏa tiễn liên lục địa Boulava RFI
- Giáo hoàng kêu gọi các nước Hồi giáo lên án IS VNEXPRESS
- Giáo hoàng Francis thăm Istanbul BBC
- Ukraine xây hào chống tăng, công sự dọc biên giới Nga GIAO DUC
- Bầu cử Đài Loan: Kỳ sát hạch đối với KMT BBC
- “Đế chế” dầu lửa của Nga ngập trong nợ VNECONOMY
- Thái Lan ra luật cấm ‘đẻ thuê’ BBC
- Thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông được tại ngoại chờ xét xử VNECONOMY
- Giá dầu hạ chóng mặt sau quyết định của OPEC VNECONOMY
- Cửa hiệu ở Bắc Kinh tuyên bố không tiếp khách Trung Quốc VNECONOMY
- Vaccine chống Ebola bước đầu thành công trên người VNECONOMY
- Bí ẩn bao trùm số phận cô của Kim Jong-un THANH NIEN
- Dây đèn Giáng sinh lập kỷ lục với 1,2 triệu bóng đèn THANH NIEN
- Hơn 500 luật sư Trung Quốc ký tên phản đối dự luật THANH NIEN
- Hải quân Hàn Quốc nhận tàu đổ bộ, khu trục hạm mới THANH NIEN
- Đông Á vắng tàu sân bay Mỹ THANH NIEN
Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản? (Phần 1)
(VNTB) - Tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh Việt nam dường như
sẽ có được một cuộc chuyển mình dân chủ bất bạo động... Trước biến cố
Mùa xuân Ả rập thì tình trạng ở Tunisia cũng tương tự như vậy, hay như
Azerbaijan ngày nay.
............................................................................................................................
Việt nam, quốc gia độc đảng có vẻ như là một quốc gia tự do.
Người Việt chế giễu chính phủ lộ liễu mà không sợ sẽ bị liên lụy. Tôi đã
nhìn thấy rất nhiều người mặc quân phục cả nhà binh lẫn cảnh sát nhưng
trông họ không có vẻ gì là đáng sợ hay cũng làm ra vẻ đe dọa ai. Cách họ
mặc quân phục cũng tự tin giống như những binh lính Mỹ hay Canada.
Tôi
thậm chí cũng không chút mảy may lo lắng căn phòng trong khách sạn của
tôi sẽ bị họ cài máy do thám. Họ không cài và nếu cho là có đi nữa thì
tôi cũng không quan tâm tới điều đó. Tôi không cần phải che giấu thân
phận nhà báo của tôi như khi tôi ở Cuba hay Libya. Nếu ở Trung quốc hay
đặc biệt ở Bắc Triều tiên thì tôi đã phải che giấu nhân thân thật của
mình. Nhưng chuyện này không hề cần thiết ở Việtnam.
Trước biến cố Mùa xuân Ả rập thì tình trạng ở Tunisia cũng tương tự như
vậy, hay như Azerbaijan ngày nay. Còn Đài loan và Hàn quốc cũng trải qua
quá trình này ngay trước khi họ chuyển mình sang chế độ dân chủ.
Nếu thật thận trọng xem xét, thì có người sẽ cho rằng những ngày tàn của
chế độ độc tài hết thời đã và đang được định hình không phải là chuyện
xấu. Ít nhất là khi các chế độ này được so sánh với những quốc gia độc
tài và đặc biệt là các quốc gia cực quyền khác.
Ý tưởng về một chính thể độc tài tốt trong số các quốc gia này là một sự
lố bịch. Tuy nhiên rồi thì sẽ có một chính thể độc tài tử tế hơn xuất
hiện sau một quãng thời gian dài đen tối. Robert D. Kaplan đã định nghĩa
các thể chế hiếm hoi đó như “một người có các chuyển biến ít tính mạo
hiểm hơn khi họ chuẩn bị cho dân chúng chờ đón một chính thể đại nghị”.
Ông đã đơn cử trường hợp của ông Lý Quang Diệu như một minh chứng.
Không phải chính phủ của ông Lý Quang Diệu ưu việt hơn một chính thể dân
chủ nào khác. Ông Lý Quang Diệu chỉ hơn hẳn các nhà độc tài khác ở chỗ
ông đã tạo ra được những điều kiện cần thiết để kiến tạo các chuyển
giao bất bạo động nhằm đạt được sự tự do và cởi mở hơn.
Trong quyển sách “Asian's Cauldron”, Kaplan đã viết “ Nhà độc tài ghê
gớm nhất sẽ để lại cho người kế nhiệm sự hỗn loạn tệ hại nhất. Đó là do
những kẻ độc tài kém cỏi đã xóa bỏ các tổ chức trung gian giữa những nhà
lãnh đạo chóp bu và các cơ quan đoàn thể bên dưới như các các hiệp hội
chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhóm chính trị, ... trong khi các
tổ chức trung gian này là những yếu tố cốt lõi của một xã hội dân sự.”
Đó là những gì mà Saddam Hussein làm ở Iraq, Bashar al- Assad đã làm ở
Syria. Moammar Quaddafi đã hủy hoài Libya cùng một cách thức như Pol Pot
đã đối xử với người dân Campuchia, hay như Hitler và gia đình Kim nhật
Thành.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng chế độ cộng sản đã thi hành chính sách này ở tất
cả các quốc gia mà họ nắm quyền nhưng tôi không chắc rằng đó là sự thật
hiển nhiên. Đảng cộng sản Việt nam đã đổi mới, trước hết là việc chủ
nghĩa kinh tế Mác đã bị xóa bỏ, sau đó là hủy bỏ việc quản lý cuộc sống
cá nhân của công dân Việt nam ở tầm vi mô. Chính phủ hiện hành đã thực
hiện những điều này một cách tự nguyện.
Kaplan chỉ ra tiếp rằng “ những nhà độc tài tốt sẽ dung dưỡng sự phát
triển kinh tế, cùng với những việc khác, họ sẽ khuyến khích xã hội đa
dạng để hình thành các hội nhóm xã hội dân sự và sự phân chia quyền lực
chính trị dựa trên quyền lợi kinh tế một cách ôn hòa chứ không phải là
sự phân chia vì lợi ích nhóm và sắc tộc bè phái.”
Chính quyền Việt nam đang mấp mé ở ngưỡng cửa đó. Nhưng cũng phải rạch
ròi nhận biết điều này có nghĩa gì. Điều này không có nghĩa là do chế độ
độc tài của Việt nam khá tốt so với các chế độ độc tài khác và nó sẽ
phải tồn tại. Chính thể độc tài không thể nào tồn tại được. Chính thể
độc tài Việt nam chỉ “tốt” khi so sánh với các chính thể tương tự nếu
Việt nam cũng có thể chuyển mình sang một hế thống dân chủ hơn mà không
cần dùng đến vũ lực hay thảm sát như Syria, Ai cập, Yugoslavia thời hậu
cộng sản, Ukraine sau khi lật đổ Viktor Yanukovych, Somalia sau khi đảng
cộng sản của Siad Barre sụp đổ năm 1991, và cả Lybia sau khi chế độ độc
tài Quaddafi bị tiêu diệt.
Việt nam ngày nay đang tiến gần đến với chế độ tiền dân chủ nhu ở Đài
loan và Hàn Quốc, và chính thể Việt nam được định hình tốt hơn về mặt
kinh tế và chính trị nếu so với chính thể Việt nam cộng hòa trước đây.
Việt nam không có kinh nghiệm với nền dân chủ, ngay cả Hàn quốc cũng
không có được kinh nghiệm này trước những năm cuối của thập kỷ tám mươi
và thực thi dân chủ một các thông suốt. Người Đài loan cũng chưa từng
trải qua bầu cử dân chủ dưới thời Quốc dân đảng của Tưởng Giơi Thạch nắm
quyền nhưng họ đã chuyển mình khá mềm mại trong hai thập kỷ 80 và 90.
Sự chuyển biến của Tunisia trải qua nhiều biến cố hơn nhưng ít ra họ đã
đón đầu trước được những rủi ro.
Tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh Việt nam dường như sẽ có được một cuộc
chuyển mình dân chủ bất bạo động. Tôi có thể sai. Nhưng những nhà sử học
lạc quan thường sai lầm và tôi cũng thế. Điều sai lầm có thể xảy ra với
bất cứ ai khi họ nghĩ rằng họ có thể đoán biết trước được sự việc nào
sẽ xảy ra.
Du khách khi tới thăm Hà nội nên cân nhắc lời khuyên của Bill Hayton
trong quyển sách “ Vietnam: Rising Dragon”, một nơi đang khoác lên mình
cái vẻ bên ngoài là thủ đô của một quốc gia tự do. “ Bộ cánh tự do hiện
diện ở mọi ngóc ngách đường phố nhưng từ lĩnh vực kinh tế cho tới
truyền thông, Đảng cộng sản vẫn duy trì quyền lực độc tài. Bên dưới sự
chuyển mình kỳ diệu đó ẩn giấu sự hoang tưởng và hệ thống chính trị độc
đoán sâu đậm. Bức tranh toàn cảnh ở Việt nam không trong sáng như nhiều
người lầm tưởng. ”
Hòa thượng Thích Quảng Độ, chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống
nhất là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong nước.
Hòa thượng đã giành được giải thưởng Homo Homini về nhân quyền năm 2002
và đã được đề cử giải Nobel Hòa bình chín lần. Ngài hiện bị quản thúc
tại một ngôi chùa ở Sài gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh). Ngài phạm tội gi?
Tội yêu cầu Dân chủ.
Trong một cuộc phỏng vấn hòa thượng cho biết “ Trong mấy năm qua tôi
sống như một người tù bị xích lại. Cả ngày tôi chỉ ở trong phòng. Tôi ăn
một ngày một bữa. Ngày nào cũng giống y như khi tôi còn ở trong tù.
Ngoài cửa phòng có một cái ghế, vào mỗi bữa ăn trưa lức 11:00 họ sẽ
mang đồ ăn từ bếp lên và đặt lên ghế cho tôi. Tôi mang đồ ăn vô phòng và
ăn trong đó. Khi tôi ăn xong thì mang đặt trả cái khay lại trên ghế. Họ
sẽ tới và mang cái khay đi. Giống hoàn toàn như khi tôi ở trong tù”.
Ông Al Jacobson thuộc Tổ chức ân xá quốc tế đã thụ lý hồ sơ của Hòa
thượng Thích Quảng Độ từ năm 2002. Ông cho biết: “Chúng tôi kiên trì sau
khi chúng tôi tiếp nhận hồ sơ ông ta. Vì tầm ảnh hưởng lớn của ông mà
chính phủ Việt nam đã xem Giáo hội Phật giáo thống nhất như một sự đe
dọa cho chính phủ và không thừa nhận giáo hội này. Họ đã thừa nhận nhà
thờ thiên chúa giáo một vài năm trước nhưng số con chiên của nhà thờ vẫn
ít hơn nhiều so với số lượng phật tử của giáo hội phật giáo.”
“ Đây chỉ là vấn đề về chính trị hoặc tôn giáo hay là cả hai?” Tôi hỏi.
“ Đây là một vấn đề chính trị lớn lao. Nhà thờ đã có được một lượng lớn
giáo dân và họ bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ với chính quyền cộng sản.
Tôi theo dõi vấn đề này sít sao và tôi chưa bao giờ nghe bất cứ điều gì
cho thấy chính quyền cộng sản chống lại nhà thờ vì bất kỳ lý do tôn giáo
nào”.
Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất chỉ yêu cầu tự do bày tỏ quan
điểm, tự do tín ngưỡng, và tự do hội họp. Ông Jacobson cho biết: “ Họ
phản đối sự độc quyền của Chính phủ Việt nam nói chung”.
Gần đây khi tranh chấp về biển Đông dâng cao, Hòa thượng Thích Quảng Độ
bày tỏ ý muốn tổ chức một cuộc biểu tình của phật tử chống Trung quốc,
nhưng cảnh sát bao quanh chùa đã không cho phép ông rời khỏi nơi giam
giữ. Chính quyền lo ngại việc tụ tập đông người vì bất cứ lý do gì cũng
là sự đe dọa cho nhà cầm quyền ngay cả khi chính quyền và Giáo hội Phật
giáo đã hoàn toàn thống nhất chương trình biểu tình.
“ Chính quyền rất mánh khóe trong việc đối xử với ông ta” Jacobson nhận
xét. “ Họ nói Anh thấy đó, ông ta đâu có bị bỏ tù, ông ta vẫn ở trong
chùa của ông ta mà. Nhưng hòa thượng không có quyền gì và chúng tôi – tổ
chức Ân xá quốc tế xem ông ta là một tù nhân lương tâm”.
Chính quyền giam lỏng hòa thượng trong chùa mà không bỏ tù vì những lý
do tinh khôn, nhưng dù gì đi nữa thì họ cũng đã không có quẳng hòa
thượng vô trong trại lao động khổ sai như hầu hết những người Bắc Triều
tiên phải gánh chịu. Việt nam làm gì có trại lao động khổ sai. Cái trại
cải tạo ở Việt nam cũng đã bị xóa sổ. Tôi đã dự định đến diện kiến hòa
thượng ở Sài gòn nhưng rồi tôi phải rút ngắn chuyến đi vì lý do sức
khỏe.
Tôi nói với Jacobson, “ Nếu có một cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Việt nam
thì anh nghĩ chính quyền sẽ làm gì để đối phó? Họ có sẽ hành động như
chính quyền Trung quốc đã làm với Thiên An Môn năm 1989 và giết hại hàng
trăm người? Tôi có cảm nghĩ là họ sẽ không làm. Giờ đây Việt nam dường
như bị ảnh hưởng tính cách tư sản hơn rồi.” Nhưng tôi nghĩ Jacobson sẽ
có cảm nhận tốt hơn tôi về vấn đề này.
“ Có sự liên hệ lớn giữa thảm sát diện rộng và việc ngăn cản ôn hòa. Tự
do ngôn luận, tự do hội họp đã bị hạn chế và đây là những vấn đề mà Tổ
Chức Ân xá quốc tế quan ngại. Việc vi phạm nhân quyền không chỉ riêng
đối với Hòa Thượng Thích Quảng Độ mà ngay cả với những nhà bất đồng
chính kiến trên mạng khác là sự hiển nhiên. Tôi không nghĩ họ sẽ dùng
bạo lực để ngăn chận các hoạt động lớn, nhưng cũng không ai có thể biết
chắc được. Dù bằng cách nào đi nữa thì vị thế của chúng tôi vẫn không
thay đổi.”
Micheal J. Totten
Người dịch: Phương Thảo
(Theo Việt Nam Thời Báo)
“Tự do báo chí ở Việt Nam tệ hơn rất nhiều”
(VNTB) - “ Mảng báo chí điều tra chỉ có thể phát triển trong
một nền báo chí tự do. Hay nói một cách khác, tự do báo chí nuôi dưỡng
mảng báo chí điều tra. Không có tự do báo chí sẽ không có báo chí điều
tra. Báo chí điều tra là sự thể hiện sinh động sức sống của một nền báo
chí có chất lượng”, ông David E. Kaplan- Giám đốc Mạng lưới báo chí điều
tra toàn cầu (Global Investigative Journalism Network) đã nói như vậy
trong lần gặp gỡ với Việt Nam Thời Báo (VNTB) tại Manila- Philippines.
Hiểu một cách đơn giản, tự do báo chí đối với ông có nghĩa là gì?
Ông David E. Kaplan: Tự do báo chí là việc bạn có thể nói,
đăng tải và phát sóng bất cứ gì bạn muốn. Trong một xã hội tự do, mọi
người đều có quyền tranh luận với nhiều ý tưởng khác nhau. Tương tự thị
trường hàng hóa và dịch vụ, bạn cũng cần một thị trường của những ý
tưởng.
Theo ông, quốc gia nào có chỉ số tự do báo chí cao nhất?
Ông David E. Kaplan |
Ông David E. Kaplan: Câu hỏi này tôi không phải là chuyên gia để
trả lời, một số tổ chức chuyên theo dõi vấn đề này sẽ biết rõ hơn tôi.
Tuy nhiên, theo tôi thấy, thông thường những thứ hạng cao nhất thuộc về
các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Hoa Kỳ và
Canada cũng có thứ hạng khá cao. Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở
Liên Xô và Đông Âu, tự do báo chí đã lan rộng trên thế giới. Giờ đây
hầu hết các nước đều có tự do báo chí nên nhà báo và những người làm
nghề viết khác có thể đăng tải mọi điều họ muốn. Nhưng thật sự thì vẫn
còn một số ít quốc gia cho rằng việc kiểm duyệt dư luận là cần thiết.
Trong một thế giới đã toàn cầu hóa, để cạnh tranh với các nước khác, bạn
cần phải có dòng chảy tự do của thông tin. Nơi nào vẫn chưa gỡ bỏ gọng
kìm kiểm soát truyền thông và tự do tư tưởng thì nơi đó sẽ bị tụt lại
phía sau. Đó không chỉ là vấn đề nhân quyền mà nó còn là trở ngại cho
phát triển kinh tế. Nhận thấy được điều đó nên Liên Hiệp Quốc đã ghi
nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là những quyền phổ quát.
Vì sao các tổ chức quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới và
Freedom House luôn xếp hạng những quốc gia có thể chế độc tài như Trung
Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thấp nhất?
Ông David E. Kaplan: Do tư duy lạc hậu của những người lãnh đạo
vẫn còn sống trong quá khứ. Việt Nam vốn có tiềm năng vô cùng to lớn.
Các bạn là những người rất chăm chỉ, các bạn còn có nguồn tài nguyên
thiên nhiên trù phú và một lớp người trẻ muốn hướng đến tương lai. Nhưng
các bạn không thể hướng đến tương lai nếu không có tự do thông tin. Chủ
trương kiểm soát mọi mặt thông tin trong xã hội đang ngày càng trở nên
lỗi thời. Làm thế nào có thể giữ kín mọi bí mật trên Internet? Bạn không
thể áp đặt sự kiểm soát lên thông tin khi mà ngày nay nó không còn bị
ngăn trở bởi biên giới nữa. Vì vậy, điều quan trọng là bạn đưa được
tiếng nói của mình đến với nhiều người. Tất nhiên, chính quyền Việt Nam
có quyền trình bày quan điểm của họ, nhưng họ phải biết sống chung với
các chỉ trích. Chính quyền cần học cách tiếp nhận các phê phán và chỉ
trích như Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Brazil hay Tổng thống của
Indonesia ngày nay.
Việt Nam rồi sẽ thay đổi, đó không phải là câu hỏi “có hay không” mà là
“khi nào” mà thôi. Kiểm soát thông tin chỉ hiệu quả trong thế kỷ 20. Bây
giờ là thế kỷ 21, thời đại mà trên Internet thông tin có mọi cách để
tìm đến mọi người. Vì vậy, với các nước như trên, khi nào họ mới tính
đến viễn cảnh tương lai, bây giờ hay khi đã trễ?
Trong tương lai gần và tương lai xa, chỉ số tự do ở các nước vừa
nói trên liệu có được cải thiện không và mức độ cải thiện đến đâu?
Ông David E. Kaplan: Từ những bài học lịch sử gần đây, chúng ta
thấy mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhanh một khi thông tin gần như không
thể bị ngăn chặn được nữa. Thanh niên ngày nay lớn lên trong sự tiếp
nhận một lượng lớn thông tin từ Internet. Và bạn thử nhìn xem, chính
quyền không còn có thể kiểm soát mọi thứ. Từ những thông tin ở cấp lãnh
đạo chóp bu cho đến những vấn đề thời sự hằng ngày như y tế, thuốc men,
giáo dục, hay tính hiệu quả của chính quyền địa phương. Ở những nước
trải qua quá trình hiện đại hóa – Việt Nam đang bắt đầu quá trình này –
sẽ xuất hiện một tầng lớp trung lưu. Những người từ tầng lớp này sẽ có
những câu hỏi yêu cầu sự trả lời. Họ có quyền đặt câu hỏi. Bạn biết đấy,
chẳng hạn như, ‘Vì sao dịch vụ hành khách công cộng lại không hoạt động
hiệu quả?’, ‘Vì sao tuyến đường này vẫn chưa được sửa?’, hay ‘Vì sao
ngày càng có nhiều công an nhận hối lộ?’. Không thể kìm nén những thắc
mắc đó mãi được. Cuối cùng cả hệ thống sẽ thay đổi. Công việc của nhà
báo đơn giản là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Chúng ta là những
người giám sát với nhiệm vụ phản ánh tâm tư và thắc mắc từ xã hội. Vì
vậy khi tư duy và tiếng nói của xã hội ngày càng độc lập và mạnh mẽ hơn,
báo chí cũng sẽ theo đó phát triển.
Thưa ông, ông có quan tâm đến báo chí Việt Nam hay không? Theo
ông, Việt Nam có tự do báo chí hay không và Việt Nam cần phải làm gì để
có tự do báo chí?
Ông David E. Kaplan: Tôi nghĩ các bạn sẽ là người quyết định phải
nên làm gì. Các bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ tù tội, sách nhiễu và
đàn áp vì những điều các bạn viết ra. Đó là việc rất khó để tôi có thể
hiểu được, và tôi không muốn các bạn phải gặp bất kì nguy hiểm nào.
Truyền thông chỉ là một phần của xã hội, và xã hội của các bạn đang thay
đổi. Vì vậy bên cạnh các nhà báo, có những người khác cũng đang nỗ lực
cho cải cách. Đó là thanh niên, sinh viên, giới chuyên môn, tầng lớp
trung lưu, những người làm ăn kinh doanh cần sự minh bạch thông tin; đó
còn là các quan chức cấp tiến trong chính phủ các bạn. Áp lực thay đổi
sẽ đến từ nhiều nơi khi xã hội dần hiện đại hóa.
Chúng ta biết rằng để quá trình hiện đại hóa diễn ra thành công, cần hội
đủ các điều kiện gồm chính sách thương mại tốt, một nền kinh tế lành
mạnh, dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng. Và chúng ta cũng cần có
truyền thông độc lập với vai trò là người giám sát – một phần không thể
thiếu. Một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng là vì họ đã khôn
ngoan nhìn thấy rõ điều này.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tự do báo chí ở Việt Nam tốt hơn hay tồi tệ hơn?
Ông David E. Kaplan: Phải nói là tệ hơn rất nhiều. Việt Nam hiện
đang bị đẩy ra rìa, đất nước tách biệt so với các quốc gia còn lại.
Myanmar đã bắt đầu hiện đại hóa và dỡ bỏ kiểm duyệt. Indonesia và
Philippines giờ là những nước tự do. Thailand đang có dấu hiệu thụt lùi
nhưng so với Việt Nam vẫn có sự tự do hơn. Bạn biết không, khi chúng tôi
đang trong quá trình chuẩn bị hội thảo này (Hội thảo báo chí điều tra
Châu Á lần thứ nhất), một nhà báo Việt Nam vì quá sợ nên đã từ chối có
tên trong danh sách diễn giả. Đó là kiểu luật pháp gì khi mà làm một
diễn giả trong một hội thảo cũng bị cho là phạm tội? Thật điên rồ.
Việt Nam đang cầm tù rất nhiều nhà báo, blogger do họ có chính
kiến khác với nhà cầm quyền. Ông đánh giá như thế nào về hành xử của
chính quyền Việt Nam đối với sự bắt giữ này?
Ông David E. Kaplan: Trong ngắn hạn, những hành động này khiến
những người cầm quyền cảm thấy an tâm, nhưng về lâu dài đó là sự lãng
phí thời gian và phản tác dụng đối với xã hội. Cần có môi trường tự do
trao đổi ý tưởng, cần có sự chấp nhận những khác biệt để tranh luận công
bằng. Đó là cách một xã hội tiến lên. Thoạt nhìn đó là một không gian
hỗn độn nhiều chiều nhưng cuối cùng lại rất hữu ích. Bởi nếu tồn tại
tham nhũng, yếu kém, thiếu năng lực hay lãng phí trong quản lý, những
vấn đề này sẽ được công khai trước ánh sáng. Và điều đó tốt cho tất cả
mọi người từ trên cao xuống thấp.
Tóm lại, điều tôi muốn nói là truyền thông tự do và độc lập không chỉ
đơn thuần là một quyền con người, nó còn là phần không thể thiếu của quá
trình phát triển. Vì vậy, để Việt Nam tiến lên phía trước, song song
với kinh tế, đất nước các bạn cũng cần mang lại tự do cho truyền thông
báo chí.
Tâm Don- Alex Truong thực hiện
(Việt Nam Thời Báo)
-Rada sân bay Tân Sơn Nhất “tê liệt”, máy bay Hà Nội phải quay đầu
Giadinh
Ngày 20 Tháng 11, 2014 | 02:06 PM
GiadinhNet – Sự cố nghiêm trọng này được
cho là xảy ra vào khoảng hơn 11h ngày hôm nay. Máy bay của hãng hàng
không VietJet đã không thể hạ cánh và quay đầu trở lại sân bay Nội Bài.
Sự cố rada khiến máy bay không thể hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất. (ảnh minh họa)
Lý do được các bên thông báo cho hành khách là trạm ra đa của sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố nên tất cả máy bay không thể hạ cánh.
Về sự cố này, hang VietJet cũng xác nhận việc có chuyện máy bay của họ phải quay trở lại sân bay Nội Bài. Lý do đúng như thông tin khách hàng của hãng này cung cấp là do trạm ra đa của đài không lưu Tân Sơn Nhất không bắt được tín hiệu nên tất cả các chuyến bay đều không thể hạ cánh xuống sân bay này.
Cũng liên quan đến sự cố của đường hàng không, chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines và một máy bay trực thăng của quân sự đã suýt đụng nhau trên bầu trời Tân Sơn Nhất – TPHCM. Sự việc xảy ra khi đài chỉ huy quân sự và dân dụng đều cấp huấn lệnh cho máy bay cất cánh từ Tân Sơn Nhất.
Minh Anh
-Số phận của văn học miền nam sau 1975
Nguyễn Hưng Quốc -VOA
Lời tác giả: Nhân dịp một cuộc hội thảo về văn học miền Nam
1954-75 sắp được tổ chức tại hai toà soạn hai nhật báo Người Việt và
Việt Báo tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tôi xin
đăng lại một đoạn trong cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản
1945-1990 để quý bạn đọc thấy được số phận bi thảm của văn học miền Nam
sau năm 1975.
***
Tháng 4.1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Đảng Cộng sản nắm chính quyền trong cả nước.
Chính sách có tính chất “chuyên chính vô sản” đầu tiên được áp dụng tại miền Nam là nhắm vào văn hoá, văn học miền Nam trước 1975.
Trước khi chủ trương bắt các sĩ quan và các công chức trung, cao cấp thuộc chính quyền cũ đi học tập cải tạo, trước khi tung ra chiến dịch đánh tư sản mại bản tại các thành phố lớn miền Nam, cộng sản, ngay từ tháng 3 và tháng 4.1975, chiếm được địa phương nào, đã tức khắc ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở sinh hoạt văn học nghệ thuật, từ báo chí đến nhà xuất bản, nhà phát hành và các hiệu sách, đã ra lệnh cho dân chúng phải tiêu huỷ toàn bộ dấu vết của nền văn học nghệ thuật miền Nam. Trong lúc vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế năm thành phần thì cộng sản chỉ chấp nhận một thành phần văn học duy nhất: thành phần văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, chịu sự thống trị tuyệt đối của đảng.
Mà thật ra, không phải đợi đến tháng 4.1975, ngay trước đó nữa, từ những năm đầu tiên của thập niên 1960, ở miền Bắc, cộng sản đã có ý đồ huỷ diệt văn học miền Nam bằng hai biện pháp: một là chụp mũ nền văn học miền Nam là “văn học thực dân mới” để qua đó, xoá bỏ vị trí uy nghi của nó trong tiến trình văn học dân tộc, hai là, ngụy tạo ra cái gọi là “văn học giải phóng miền Nam Việt Nam” với những người cầm bút ở miền Bắc được lén lút đưa dần vào miền Nam, ẩn náu trong rừng núi, bưng biền, tự xưng là nói lên những tiếng nói tâm huyết nhất của đồng bào miền Nam.
Phụ hoạ với hai biện pháp trên, báo chí miền Bắc không ngớt vu khống, xuyên tạc văn học miền Nam. Theo Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, trong quyển Nhà văn Việt nam, tập 1, từ năm 1954 đến 1975, không kể các bài phát trên sóng của đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ tính riêng trên các tạp chí và tuần báo lớn tại Hà Nội như Học Tập, Thống Nhất, Nghiên cứu nghệ thuật, Văn Nghệ, Tạp Chí Văn Học… đã có tới 286 bài viết thực hiện âm mưu này (tr. 305).
Sau năm 1975, chiếm được miền Nam, mức độ chống phá văn học miền Nam của đảng Cộng sản ngày càng gia tăng với một quy mô rộng khắp và với một mức độ vô cùng dữ dội. Không có cuộc Đại hội đảng nào, cộng sản lại không nêu việc xoá bỏ văn học nghệ thuật miền Nam lên thành một nhiệm vụ chính trị khẩn cấp. Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội khoá 5, Lê Duẩn chỉ thị: “Sau ngày giải phóng, nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hoá ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để”.
Để chống lại ảnh hưởng của nền văn học miền Nam trước đây, cộng sản sử dụng cùng lúc hai biện pháp chính: tuyên truyền và khủng bố.
Chưa có ai thống kê thử số lượng những bài báo nhằm bôi nhọ văn học miền Nam từ năm 1975 đến nay là bao nhiêu. Chắc chắn là không ít hơn con số 286 bài viết mà Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã nêu ra trong thời kỳ 1954-1975. Có những tờ báo và những tạp chí dành hẳn một số đặc biệt về chủ đề phê phán văn học miền Nam như Đại Đoàn Kết số ra ngày 21.7.1977, Nghiên cứu Nghệ thuật số 3.1977, tạp chí Văn Học số 4.1977… Rồi còn sách nữa. Sách của một người và sách của nhiều người. Sách chửi bới một cách không khống hồ đồ và sách giả vờ nghiên cứu một cách khệnh khạng, trịch thượng. Thuộc loại này, đến nay (1990), có cả thảy mười một “tác phẩm” đã được xuất bản: một, Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (hai tập) của các tác giả: Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hoa Lục Bình (1977); hai, Tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tàn dư văn hoá mới của Hà Xuân Trường (1979); ba, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của các tác giả: Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng (1980); bốn, Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương (1981); năm, Nọc độc văn học thực dân mới của Trần Trọng Đăng Đàn (1983); sáu, Nọc độc văn hoá nô dịch của Chính Nghĩa (?); bảy, Những tên biệt kích cầm bút của nhà xuất bản Công an Hà Nội (1986); tám, Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đình Kỵ (1987); chín, Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ của Trần Trọng Đăng Đàn (1987); mười, Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975 (tập 1) của Trần Trọng Đăng Đàn (1988); và mười một, Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam cũng của Trần Trọng Đăng Đàn (1990).
Trong hầu hết những bài báo và những quyển sách kể trên, cộng sản đều sử dụng một thủ đoạn bất lương quen thuộc: vu khống. Vu khống những tác giả chống cộng là CIA. Vu khống những người chuyên viết về các chuyện tình cảm nhẹ nhàng là “trụy lạc”. Vu khống cả những người chỉ biết mải mê làm văn chương thuần tuý là “tâm lý chiến”. Với cộng sản, tất cả những gì nằm ngoài quỹ đạo thống trị của cộng sản đều là “phản động” và đáng bị lên án. Luận điệu sau đây rất tiêu biểu: “…các loại sách truyền bá chủ thuyết hiện sinh, hư vô chủ nghĩa, kích động dục tình, tuy bề ngoài không phát ngôn quan điểm chính thức của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng thực chất thuộc hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới, phục vụ cho âm mưu của chính trị và tư tưởng phản động của Mỹ và tay sai”. (Sài Gòn Giải phóng ngày 15-2-1987).
Song song với các hoạt động tuyên truyền mà bản chất là vu khống và xuyên tạc, cộng sản còn huy động công an và thanh niên xung phong đi lùng sục tịch thu sách báo cũ, bắt bớ những người lưu hành sách báo cũ. Ngày 20 tháng 8.1975, Bộ Thông tin Văn hoá của cộng sản miền Nam Việt Nam ra thông tri số 218/CT.75 về việc cấm lưu hành cách “loại sách phản động về chính trị và loại sách dâm ô”. Ngày 8.3.1976, cũng cái Bộ Thông tin Văn hoá ấy lại tiếp tục ra tiếp thông tri số 15 nhắc lại lệnh cấm trên. Riêng tại Sài Gòn, tháng 5.1977, Sở Văn hoá Thông tin ra thông tri số 1230/STTVH/XB yêu cầu dân chúng hoặc phải tiêu huỷ hoặc phải giao nộp toàn bộ các ấn phẩm văn hoá của chế độ cũ. Mỗi bản thông tri trên đều được đính kèm một danh sách dài ngoằng những tác phẩm bị kết tội là “phản động” và “dâm ô”. Cả bản thông tri lẫn bản danh mục đều được đăng tải rộng rãi trên báo chí trong nước. Riêng bản danh mục thì sau này được bổ sung và tập họp thành một quyển sách khổ lớn, dày cộm, nhan đề là Danh mục những sách cấm lưu hành được bày bán khắp các hiệu sách trong nước.
Sau mỗi bản thông tri, hầu như là một quy luật, cộng sản lại mở chiến dịch truy quét văn hoá phẩm một cách rầm rộ. Công an bủa giăng đầy các đường phố để chận bắt những người lén lút mua bán sách báo cũ. Công an xông vào tận nhà dân chúng, lục lọi khắp nơi để tìm kiếm và tịch thu sách báo cũ. Cho đến nay, cộng sản đã mở ít nhất năm chiến dịch truy quét lớn như thế vào các thời điểm: cuối năm 1975, đầu năm 1976, giữa năm 1977, giữa năm 1981 và giữa năm 1985.
Việc tàng trữ và lưu hành các sách báo cũ bị xem là một “trọng tội” trước pháp luật nhà nước. Trong bộ Luật hình sự do cộng sản công bố, đăng trên báo Nhân dân từ ngày 12 đến ngày 17.7.1985, điều 82 dưới danh xưng “Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”, thuộc mục A, chương I, phần “Các tội phạm” ghi rõ:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt từ 3 năm đến 12 năm:
a/ Tuyên truyền xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa.
b/ Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
c/ Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Cũng trong phần Các tội phạm, điều 99 dưới danh xưng “Tội truyền bá văn hoá đồi trụy”, mục B, chương I, ghi rõ:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ, nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những phẩm vật khác có tính chất đồi trụy cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a/ Có tổ chức.
b/ Vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
c/ Tái phạm nguy hiểm.
Không phải chỉ đe dọa suông. Trong những năm 1980, 1981 cộng sản đã truy tố trước toà án nhiều người buôn bán sách báo cũ, trong đó, gây xôn xao trong dư luận nhất là vụ án Vinh Sử và Bùi Đình Hà bị kết tội 20 năm tù giam tại Sài Gòn.
Tịch thu sách báo cũ. Bắt bớ những người lưu hành sách báo cũ. Chưa hết. Từ năm 1975 đến nay, cộng sản còn tung ra nhiều chiến dịch khủng bố tàn khốc nhắm vào những văn nghệ sĩ cũ của miền Nam. Cơ man những người bị bắt, bị đày ải trong các nhà tù, các trại cải tạo. Năm 1978, sau nhiều năm tháng điều tra, tạp chí Quê Mẹ tại Paris đã công bố bản danh sách 163 văn nghệ sĩ miền Nam bị cộng sản giam giữ trong các trại cải tạo. Báo Express số ra ngày 12.8.1978, đã đăng tải đầy đủ tên tuổi 130 văn nghệ sĩ trong số 163 văn nghệ sĩ nạn nhân của chính sách trả thù của cộng sản. Ngày 30.4.1980, trong một cuộc họp báo tại Paris, tạp chí Quê Mẹ lại cung cấp thêm danh sách 40 văn nghệ sĩ mới bị bắt hoặc bị bắt lại trong năm 1980.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
***
Tháng 4.1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Đảng Cộng sản nắm chính quyền trong cả nước.
Chính sách có tính chất “chuyên chính vô sản” đầu tiên được áp dụng tại miền Nam là nhắm vào văn hoá, văn học miền Nam trước 1975.
Trước khi chủ trương bắt các sĩ quan và các công chức trung, cao cấp thuộc chính quyền cũ đi học tập cải tạo, trước khi tung ra chiến dịch đánh tư sản mại bản tại các thành phố lớn miền Nam, cộng sản, ngay từ tháng 3 và tháng 4.1975, chiếm được địa phương nào, đã tức khắc ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở sinh hoạt văn học nghệ thuật, từ báo chí đến nhà xuất bản, nhà phát hành và các hiệu sách, đã ra lệnh cho dân chúng phải tiêu huỷ toàn bộ dấu vết của nền văn học nghệ thuật miền Nam. Trong lúc vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế năm thành phần thì cộng sản chỉ chấp nhận một thành phần văn học duy nhất: thành phần văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, chịu sự thống trị tuyệt đối của đảng.
Mà thật ra, không phải đợi đến tháng 4.1975, ngay trước đó nữa, từ những năm đầu tiên của thập niên 1960, ở miền Bắc, cộng sản đã có ý đồ huỷ diệt văn học miền Nam bằng hai biện pháp: một là chụp mũ nền văn học miền Nam là “văn học thực dân mới” để qua đó, xoá bỏ vị trí uy nghi của nó trong tiến trình văn học dân tộc, hai là, ngụy tạo ra cái gọi là “văn học giải phóng miền Nam Việt Nam” với những người cầm bút ở miền Bắc được lén lút đưa dần vào miền Nam, ẩn náu trong rừng núi, bưng biền, tự xưng là nói lên những tiếng nói tâm huyết nhất của đồng bào miền Nam.
Phụ hoạ với hai biện pháp trên, báo chí miền Bắc không ngớt vu khống, xuyên tạc văn học miền Nam. Theo Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, trong quyển Nhà văn Việt nam, tập 1, từ năm 1954 đến 1975, không kể các bài phát trên sóng của đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ tính riêng trên các tạp chí và tuần báo lớn tại Hà Nội như Học Tập, Thống Nhất, Nghiên cứu nghệ thuật, Văn Nghệ, Tạp Chí Văn Học… đã có tới 286 bài viết thực hiện âm mưu này (tr. 305).
Sau năm 1975, chiếm được miền Nam, mức độ chống phá văn học miền Nam của đảng Cộng sản ngày càng gia tăng với một quy mô rộng khắp và với một mức độ vô cùng dữ dội. Không có cuộc Đại hội đảng nào, cộng sản lại không nêu việc xoá bỏ văn học nghệ thuật miền Nam lên thành một nhiệm vụ chính trị khẩn cấp. Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội khoá 5, Lê Duẩn chỉ thị: “Sau ngày giải phóng, nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hoá ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để”.
Để chống lại ảnh hưởng của nền văn học miền Nam trước đây, cộng sản sử dụng cùng lúc hai biện pháp chính: tuyên truyền và khủng bố.
Chưa có ai thống kê thử số lượng những bài báo nhằm bôi nhọ văn học miền Nam từ năm 1975 đến nay là bao nhiêu. Chắc chắn là không ít hơn con số 286 bài viết mà Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã nêu ra trong thời kỳ 1954-1975. Có những tờ báo và những tạp chí dành hẳn một số đặc biệt về chủ đề phê phán văn học miền Nam như Đại Đoàn Kết số ra ngày 21.7.1977, Nghiên cứu Nghệ thuật số 3.1977, tạp chí Văn Học số 4.1977… Rồi còn sách nữa. Sách của một người và sách của nhiều người. Sách chửi bới một cách không khống hồ đồ và sách giả vờ nghiên cứu một cách khệnh khạng, trịch thượng. Thuộc loại này, đến nay (1990), có cả thảy mười một “tác phẩm” đã được xuất bản: một, Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (hai tập) của các tác giả: Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hoa Lục Bình (1977); hai, Tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tàn dư văn hoá mới của Hà Xuân Trường (1979); ba, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của các tác giả: Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng (1980); bốn, Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương (1981); năm, Nọc độc văn học thực dân mới của Trần Trọng Đăng Đàn (1983); sáu, Nọc độc văn hoá nô dịch của Chính Nghĩa (?); bảy, Những tên biệt kích cầm bút của nhà xuất bản Công an Hà Nội (1986); tám, Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đình Kỵ (1987); chín, Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ của Trần Trọng Đăng Đàn (1987); mười, Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975 (tập 1) của Trần Trọng Đăng Đàn (1988); và mười một, Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam cũng của Trần Trọng Đăng Đàn (1990).
Trong hầu hết những bài báo và những quyển sách kể trên, cộng sản đều sử dụng một thủ đoạn bất lương quen thuộc: vu khống. Vu khống những tác giả chống cộng là CIA. Vu khống những người chuyên viết về các chuyện tình cảm nhẹ nhàng là “trụy lạc”. Vu khống cả những người chỉ biết mải mê làm văn chương thuần tuý là “tâm lý chiến”. Với cộng sản, tất cả những gì nằm ngoài quỹ đạo thống trị của cộng sản đều là “phản động” và đáng bị lên án. Luận điệu sau đây rất tiêu biểu: “…các loại sách truyền bá chủ thuyết hiện sinh, hư vô chủ nghĩa, kích động dục tình, tuy bề ngoài không phát ngôn quan điểm chính thức của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng thực chất thuộc hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới, phục vụ cho âm mưu của chính trị và tư tưởng phản động của Mỹ và tay sai”. (Sài Gòn Giải phóng ngày 15-2-1987).
Song song với các hoạt động tuyên truyền mà bản chất là vu khống và xuyên tạc, cộng sản còn huy động công an và thanh niên xung phong đi lùng sục tịch thu sách báo cũ, bắt bớ những người lưu hành sách báo cũ. Ngày 20 tháng 8.1975, Bộ Thông tin Văn hoá của cộng sản miền Nam Việt Nam ra thông tri số 218/CT.75 về việc cấm lưu hành cách “loại sách phản động về chính trị và loại sách dâm ô”. Ngày 8.3.1976, cũng cái Bộ Thông tin Văn hoá ấy lại tiếp tục ra tiếp thông tri số 15 nhắc lại lệnh cấm trên. Riêng tại Sài Gòn, tháng 5.1977, Sở Văn hoá Thông tin ra thông tri số 1230/STTVH/XB yêu cầu dân chúng hoặc phải tiêu huỷ hoặc phải giao nộp toàn bộ các ấn phẩm văn hoá của chế độ cũ. Mỗi bản thông tri trên đều được đính kèm một danh sách dài ngoằng những tác phẩm bị kết tội là “phản động” và “dâm ô”. Cả bản thông tri lẫn bản danh mục đều được đăng tải rộng rãi trên báo chí trong nước. Riêng bản danh mục thì sau này được bổ sung và tập họp thành một quyển sách khổ lớn, dày cộm, nhan đề là Danh mục những sách cấm lưu hành được bày bán khắp các hiệu sách trong nước.
Sau mỗi bản thông tri, hầu như là một quy luật, cộng sản lại mở chiến dịch truy quét văn hoá phẩm một cách rầm rộ. Công an bủa giăng đầy các đường phố để chận bắt những người lén lút mua bán sách báo cũ. Công an xông vào tận nhà dân chúng, lục lọi khắp nơi để tìm kiếm và tịch thu sách báo cũ. Cho đến nay, cộng sản đã mở ít nhất năm chiến dịch truy quét lớn như thế vào các thời điểm: cuối năm 1975, đầu năm 1976, giữa năm 1977, giữa năm 1981 và giữa năm 1985.
Việc tàng trữ và lưu hành các sách báo cũ bị xem là một “trọng tội” trước pháp luật nhà nước. Trong bộ Luật hình sự do cộng sản công bố, đăng trên báo Nhân dân từ ngày 12 đến ngày 17.7.1985, điều 82 dưới danh xưng “Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”, thuộc mục A, chương I, phần “Các tội phạm” ghi rõ:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt từ 3 năm đến 12 năm:
a/ Tuyên truyền xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa.
b/ Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
c/ Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Cũng trong phần Các tội phạm, điều 99 dưới danh xưng “Tội truyền bá văn hoá đồi trụy”, mục B, chương I, ghi rõ:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ, nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những phẩm vật khác có tính chất đồi trụy cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a/ Có tổ chức.
b/ Vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
c/ Tái phạm nguy hiểm.
Không phải chỉ đe dọa suông. Trong những năm 1980, 1981 cộng sản đã truy tố trước toà án nhiều người buôn bán sách báo cũ, trong đó, gây xôn xao trong dư luận nhất là vụ án Vinh Sử và Bùi Đình Hà bị kết tội 20 năm tù giam tại Sài Gòn.
Tịch thu sách báo cũ. Bắt bớ những người lưu hành sách báo cũ. Chưa hết. Từ năm 1975 đến nay, cộng sản còn tung ra nhiều chiến dịch khủng bố tàn khốc nhắm vào những văn nghệ sĩ cũ của miền Nam. Cơ man những người bị bắt, bị đày ải trong các nhà tù, các trại cải tạo. Năm 1978, sau nhiều năm tháng điều tra, tạp chí Quê Mẹ tại Paris đã công bố bản danh sách 163 văn nghệ sĩ miền Nam bị cộng sản giam giữ trong các trại cải tạo. Báo Express số ra ngày 12.8.1978, đã đăng tải đầy đủ tên tuổi 130 văn nghệ sĩ trong số 163 văn nghệ sĩ nạn nhân của chính sách trả thù của cộng sản. Ngày 30.4.1980, trong một cuộc họp báo tại Paris, tạp chí Quê Mẹ lại cung cấp thêm danh sách 40 văn nghệ sĩ mới bị bắt hoặc bị bắt lại trong năm 1980.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét